KẾ HOẠCH BÀI HỌC ĐỊA LÍ TIẾP CẬN NĂNG LỰC
vectorstock.com/10212084
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI HỌC ĐỊA LÍ 11 Ở TRƯỜNG THPT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC WORD VERSION | 2021 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HUỲNH LÊ HIỀN THOA
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI HỌC ĐỊA LÍ 11 Ở TRƢỜNG THPT THEO HƢỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC
Chuyên ngành: Sư Phạm Địa Lý Khóa 16 (2016 - 2020)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Văn Thái
Đà Nẵng - 2020
LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, sự tri ân sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Văn Thái giảng viên khoa Địa lý – Trường ĐHSP Đà Nẵng là người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tạo mọi điều kiện để tôi được nghiên cứu và thực hiện đề tài khóa luận. Chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong khoa đã trực tiếp giảng dạy, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin được gửi lời cảm ơn đến: - Trường ĐHSP Đà Nẵng- Đại học Đà Nẵng - Ban giám hiệu, thầy cô giáo và các em HS trường THPT Hòa Vang đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, khảo sát và thực hiện nội dung liên quan đến đề tài khóa luận. Xin chân thành cảm ơn. Chúc thầy cô sức khỏe và thành đạt trong cuộc sống. Đà Nẵng, tháng 01, năm 2020 Huỳnh Lê Hiền Thoa
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................1 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH ......................................................................2 1.
Lí do chọn đề tài ......................................................................................................3
2.
Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................4
3.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...............................................................................4
3.1.
Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................4
Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................5 5. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................................5 5.1. Ở nước ngoài: .........................................................................................................5 5.2. Ở Việt Nam ..............................................................................................................6 3.2.
6. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu .................................................................7 6.1. Các quan điểm tiếp cận ...........................................................................................7 6.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................8 7. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................................9 B. NỘI DUNG..............................................................................................................10 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI HỌC ĐỊA LÍ 11 Ở THPT THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC..10 1.1. Khái niệm và vai trò của xây dựng kế hoạch bài học ...........................................10 1.1.1. Khái niệm ...........................................................................................................10 1.1.2. Vai trò .................................................................................................................10 1.2. Năng lực và dạy học theo định hướng phát triển năng lực ...................................11 1.2.1. Năng lực .............................................................................................................11 1.2.1.1. Khái niệm ....................................................................................................11 1.2.1.2. Đặc điểm của năng lực ................................................................................12 1.2.1.3. Cấu trúc của năng lực .................................................................................12 1.2.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực ...................................................13 1.3. Đặc điểm chương trình Địa lí 11 THPT ................................................................14 1.4. Đặc điểm tâm sinh lý, trình độ nhận thức của HS lớp 11 THPT ..........................18 1.4.1. Đặc điểm tâm sinh lý của HS THPT ..................................................................18 1.4.2. Đặc điểm nhận thức của HS lớp 11 THPT ........................................................18 1.5. Thực trạng xây dựng kế hoạch bài học Địa lí 11 ở trường THPT ........................19 1.5.1. Về nhận thức liên quan đến xây dựng kế hoạch bài học Địa lí .........................19
1.5.2. Về thực hành xây dựng kế hoạch dạy học Địa lí ................................................20 1.5.3. Nguyên nhân của thực trạng ..............................................................................23 CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 Ở TRƢỜNG THPT THEO ĐỊNH HƢỚNG ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC .................24 2.1. Các yêu cầu đối với xây dựng kế hoạch bài Địa Địa lí 11 theo hướng tiếp cận ...24 năng lực ........................................................................................................................24 2.2.
Quy trình xây dựng kế hoạch bài học Địa lí 11 THPT theo định hướng phát triển
năng lực .......................................................................................................................24 2.3. Kế hoạch bài học minh họa ...................................................................................27 2.3.1. Kế hoạch dạy học số 1 .......................................................................................27 2.3.2. Kế hoạch dạy học số 2 .......................................................................................41 CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..............................................................55 3.1. Mục đích thực nghiệm...........................................................................................55 3.2. Nội dung thực nghiệm và phương pháp thực nghiệm ...........................................55 3.3. Tổ chức thực nghiệm .............................................................................................56 3.3.1. Nhiệm vụ thực nghiệm ........................................................................................56 3.3.2. Đối tượng thực nghiệm ......................................................................................56 3.3.3. Tiến trình thực nghiệm .......................................................................................56 3.4. Kết quả thực nghiệm .............................................................................................56 3.4.1. Kết quả đánh giá so sánh giữa lớp đối chứng và thực nghiệm ..........................56 3.5. Kết luận sư phạm...................................................................................................58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................59 1. Kết luận..................................................................................................................59 2. Kiến nghị ...............................................................................................................60 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................61 PHỤ LỤC ................................................................................................................ PL1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Viết đầy đủ
ĐH
Định hướng
HS
Học sinh
GV
Giáo viên
SGK
Sách giáo khoa
ĐC
Đối chứng
TN
Thực nghiệm
KN
Kĩ năng
KHBH
Kế hoạch bài học
NL
Năng lực
PTNL
Phát triển năng lực
GD- ĐT
Giáo dục và Đào tạo
QTDH
Quá trình dạy học
THPT
Trung học phổ thông
PĐG
Phiếu đánh giá
1
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH
Trang Danh sách bảng, biểu Bảng 1.1. Khung chương trình Địa lí 11 ...................................................................... 17 Bảng 1.2. Mức độ thường xuyên xây dựng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực ................................................................................................................. 21 Bảng 1.3. Khả năng xác định và xây dựng các bước của quy trình xây dựng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực ...................................................... 22 Bảng 3.1: Kết quả điểm kiểm tra phiếu khảo sát kiến thức bài 5 tiết 156 Bảng 3.2: Kết quả điểm kiểm tra kiến thức bài 5 tiết 2 ................................................. 57 Danh sách các hình Hình 1.1. Các thành phần cấu trúc của năng lực ........................................................... 13 Hình 1.2. Biểu đồ thể hiện mức độ nhận thức của GV về tầm quan trọng ycủa kế hoạch dạy học ........................................................................................................ ....... 19 Hình 1.3. Mức độ cần thiết của việc thay đổi sang xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực ..................................................................................... 20
2
MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) đã nêu rõ “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” [1]. Đây vừa là định hướng, vừa là thách thức mới đòi hỏi không chỉ ngành GD&ĐT mà là sự nghiệp chung của xã hội khi việc hình thành các kiến thức, kĩ năng và năng lực nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động ở thế hệ trẻ trở thành vấn đề nóng hổi, khi chúng ta đang sống trong thời buổi lấy tri thức, kĩ năng làm động lực phát triển. Năm 2018 Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Việt Nam được công bố với nội dung lấy dạy học phát triển năng lực làm mục tiêu. Để hiện thực hóa yêu cầu, đòi hỏi phải có sử đổi mới đồng bộ ở các khâu trong QTDH, từ đó cho đẫn đến đổi mới trong xây dựng kế hoạch bài học theo hướng là cần thiết và tất yếu. Xây dựng kế hoạch bài học là công việc đầu tiên, căn bản của mỗi GV, đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của tiết dạy. Kế hoạch bài học thể hiện rõ những tiêu chí của QTDH bao gồm mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức và kiểm tra, đánh giá. Với việc đổi mới Chương trình GD, việc xây dựng KH sao cho phù hợp với thời buổi đổi mới và phải tạo ra tiết học tốt, tạo cảm giác hứng thú cho HS khi tham không phải là điều dễ dàng đối với một bộ phận GV khi chưa hiểu rõ ràng về nội dung chương trình dạy học, các nguồn tư liệu về xây dựng kế hoạch bài học hiện nay theo kiểu mới còn chung chung chưa rõ ràng và cụ thể với các môn học nên có một số GV vẫn dạy theo hướng tiếp cận nội dung hoặc áp dụng các phương pháp dạy phát triển năng lực chưa phù hợp và hiệu quả. Cụ thể, Địa lí là môn học quan trọng khi nó cung cấp hàm lượng kiến thức phong phú về tự nhiên, kinh tế - xã hội của các khu vực và quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong Địa lí 11 GV luôn muốn giúp HS nhìn nhận được được bức tranh về tự nhiên, kinh tế- xã hội của các lãnh thổ khác nhau để giải thích được các hiện tượng, các mối quan hệ đã tạo nên sự thay đổi trong môi trường tự nhiên và xã hội đặc biệt trong giai đoạn cả Thế giới đang tiến tới Công nghiệp 4.0. Môn Địa lí còn rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo để HS vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn, làm quen với các phương pháp nghiên cứu, điều tra, làm quen với biểu đồ, xử lí số liệu kinh tế,… để sau này các em không bở ngỡ với những vấn đề mà cuộc sống đặt ra, đó không phải toàn bộ 3
vai trò môn Địa lí mà môn học này còn góp phần rèn luyện phẩm chất, năng lực của HS khi đối mặt với những vấn đề tiêu cực như nạn đói, khủng bố, môi trường, phân biệt sắc tộc, giàu nghèo… sẽ có những ứng xử và hành động phù hợp. Nhưng hiện nay, việc tổ chức dạy học Địa lí vẫn chưa phát huy được năng lực và phẩm chất của HS khi đa số các GV tiến hành dạy học theo cách triền thụ kiến thức là chính nên không phát huy được năng lực của HS. Một số GV khác tiến hành XD KHBH với một số phương pháp tích cực để phát huy năng lực của HS xong chưa hiệu quả vì GV chưa được tập huấn để hiểu rõ quy trình đổi mới việc xây dựng kế hoạch dạy học trong ki đó các kế hoạch mẫu theo định hướng phát triển năng lực còn chưa rõ ràng dẫn đến việc GV lúng túng và ngại thay đổi. Chính vì vậy để hiện thực hóa văn bản đổi mới của ngành GD- ĐT và cỗ vũ tinh thần đổi mới trong dạy học Địa lí tôi xin lựa chọn đề tài “Xây dựng kế hoạch bài học Địa lí 11 ở trường THPT theo hướng tiếp cận năng lực” để nghiên cứu các cơ sở lí luận, thực trạng và những khó khăn của GV đang gặp phải khi xây dựng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực để từ đó đề xuất một số kế hoạch dạy học làm tài liệu tham khảo và thực nghiệm tính khả thi của các kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định quy trình xây dựng kế hoạch bài học Địa lí 11 theo định hướng phát triển năng lực HS, đáp ứng được nhu cầu đổi mới của chương giáo dục THPT và trở thành tư liệu tham khảo cho GV khi xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tiếp cận năng lực HS. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Cách thức xây dựng kế hoạch bài học Địa lí 11 ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu do có nhiều điều kiện hạn chế (về thời gian, tài chính...) nên đề tài chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu: Xây dựng KHBH Địa lí 11 theo định hướng PTNL. Tiến hành điều tra thực trạng xây dựng KHBH của các GV tại trường THPT Hòa Vang và một số thầy cô tại các trường THPT khác trên địa bàn thành phố 4
Đà Nẵng. Thực nghiệm thể hiện tính khả thi của các kế hoạch bài học được tôi xây dựng tại trường THPT Hòa Vang thuộc thành phố Đà Nẵng. Thời gian: tháng 9/2019 đến tháng 12/2019. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác lập cơ sở lí luận liên quan đến xây dựng kế hoạch bài học Địa lí 11 theo định hướng phát triển năng lực; - Điều tra thực trạng xây dựng kế hoạch hoạch bài học Địa lí 11 theo định hướng phát triển năng lực; - Phân tích đặc điểm chương trình môn Địa lí, đặc điểm tâm sinh lý và trình độ nhận thức HS lớp 11; - Xác định các nguyên tắc, yêu cầu khi xây dựng kế hoạch bài học Địa lí 11 theo định hướng phát triển năng lực; - Xây dựng quy trình xây dựng kế hoạch bài học Địa lí 11 theo định hướng phát triển năng lực; - Xây dựng một số kế hoạch bài học Địa lí 11 theo định hướng phát triển năng lực và thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của quy trình đề xuất. 5. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 5.1. Ở nước ngoài: Những nghiên cứu về thiết kế KHDH và bài học (Instruction Design) trên thế giới vô cùng phong phú, trong đó có vấn đề bài học (Lesson Plan). Dựa trên các lí thuyết giáo dục cơ bản như lí thuyết: Kiến tạo, phát triển, hợp tác, lí thuyết lịch sử, lí thuyết học tập dựa vào vấn đề… các nhàC khoa học giáo dục đã đề xuất các mô hình thiết kế day học như sau: 1. Mô hình ADDIE, gồm 5 thành phần bao gồm: (1) phân tích (chương trình, học liệu và người học); (2) Thiết kế (Tính toán, sắp xếp các thành tố day học trong các tình huống khác nhau); (3) Phát triển (Xác định yếu tố kĩ thuật, nội dung, phương pháp, học liệu); (4) Thực hiện (Thực hiện những phương án bằng kĩ thuật và phương pháp cụ thể, xác định); (5) Đánh giá (Tức là đo lường, đánh giá sự hiệu quả của quá trình day học). 2. Mô hình tìm tòi Algorit (Algo- Heuristic Model) đây là mô hình thiết kế chung của day học chương trình hóa. Bao gồm cả qui trình day học bằng qui nạp và diễn dịch quen thuộc. 3. Mô hình thiết kế của Dick và Carey, bao gồm 9 thành phần: Xác định mục 5
tiêu day học, nghiên cứu đặc điểm, nội dung day học, xác định chỉ số xác định mục tiêu, xây dựng tiêu chí, chiến lược học tập và thiết kế thang đánh giá tiến trình cũng như đánh giá quá trình. 4. Mô hình rập khuôn nhanh kiểu xoáy ốc (Rapid Prototyping (spiral) Model) bao gồm: Xác định quan niệm, khung kĩ thuật cần thiết về nội dung, phương pháp, học liệu…, đánh giá GV và HS. Những giai đoạn này lặp lại đến khi thiết kế đem lại hiệu quả. 5. Mô hình tối thiểu hóa nhấn mạnh việc giảm tải nội dung. Bao gồm: Xác định nhiệm vụ học tập gọn nhẹ, trực tiếp tước bỏ những yếu tố rườm rà, nhấn mạnh nhiệm vụ tái nhận thức, xác định nhiệm vụ làm cho hoạt động dạy và học có tính hiệu quả cao. Xây dựng kế hoạch bài học gắn liền với thành tựu của lý thuyết tâm lý học hành vi, tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của Briggs và Wager (1992), Merill (1983), Dick và Carey (2001)… Robetrt M.Gangne đưa ra chín sự kiện day học làm cơ sở cho việc thiết kế day học đó là: Gây chú ý- thông báo mục tiêu học tập và gây động cơ học tập – Ôn gợi kiến thức có liên quan đã biết- trình bày tài liệu mới – Cung cấp các hướng dẫn học tập cần thiết – Thực hiện các hoạt động học tập để làm sáng tỏ bài học – Cung cấp các phản hồi – Đánh giá – Vận dụng [16]. Với kiểu xây dựng kế hoạch bài học dựa trên tiến trình này có ưu điểm là giáo dục có thể tạo ra sản phẩm đồng loạt, trong một thời gian ngắn có thể hình thành cho người học hệ thống kiến thức bài bản, ít tốn kém về thời gian và công sức… Song cũng tồn tại nhược điểm là: Người dạy sẽ chỉ cung cấp được lý thuyết, khó kiểm tra được mức độ nhận thức của HS, ít có cơ hội cho HS trải nghiệm. 5.2. Ở Việt Nam Đề tài “Vận dụng phương pháp dự án trong dạy học Địa Lí lớp 11 – THPT theo định hướng phát triển năng lực” của Nguyễn Hoài Thương đề cập đến quy trình xây dựng kế hoạch bài học theo dự án Địa lí 11. Đề tài của Phạm Thị Hồng Tú và Nguyễn Văn Hồng đã đề cập đến “ xây dựng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực” với thực trạng xây dựng kế hoạch bài học của các GV thuộc các tỉnh phía Bắc, quy trình dạy học. Một số công trình của Đặng Thành Hưng có tính lí luận [6], [7], [8], [9] giới thiệu mô hình TKBH mang tính chất kĩ thuật gồm những thành phần cơ bản sau: “Thiết kế mục tiêu, thiết kế nội dung học tập, thiết kế các hoạt động của người học, 6
thiết kế phương pháp, thiết kế phương tiện và học liệu, thiết kế tổng kết và hoạt động nối tiếp, thiết kế môi trường học tập”. Tóm lại, những nghiên cứu trên đã đưa ra nội dung của TKBH và xây dựng kế hoạch bài học. Dựa vào đây, có thể đưa ra xây dựng kế hoạch bài học có những đặc điểm sau: - Xây dựng kế hoạch bài học không đơn thuần là soạn giáo án, soạn bài mà là cả một quá trình bao gồm các hành động: Nghiên cứu bài dạy, lựa chọn, sắp xếp các nội dung liên quan đến bài dạy. - Xây dựng kế hoạch bài học dựa trên quan điểm, mô hình nào thì kĩ thuật và kĩ năng thiết kế phải phù hợp với mô hình hay quan điểm đó. - Xây dựng kế hoạch bài học bao gồm các KN thành phần sau: KN xác định và thiết kế mục tiêu; KN xác định và lựa chọn nội dung; KN xác định và thiết kế hoạt động học tập; KN xác định và lựa chọn phương pháp, phương tiện, học liệu; KN thiết kế môi trường học tập; KN thiết kế tổng kết và hướng dẫn. Để tiến hành các phương pháp day học tích cực hóa cần xây dựng kế hoạch bài học trên nguyên tắc dựa vào người học theo định hướng phát triển năng lực, đang là một xu hướng toàn cầu hóa và ở mọi cấp học, nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực xã hội. 6. Cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Các quan điểm tiếp cận - Tiếp cận theo quan điểm hệ thống cấu trúc: Cho phép nhìn nhận một cách toàn diện, khách quan về việc xây dựng kế hoạch bài học là khâu chuẩn bị đầu tiên cho QTDH nó trở thành móc xích trong hoạt động giảng dạy của GV, một tiết học tốt đòi hỏi GV phải có sự chuẩn bị kĩ trước khi tiến hành giảng dạy là một hoạt động. - Quan điểm lịch sử - viễn cảnh: Quan điểm này định hướng việc nghiên cứu đề tài phải dựa vào xu thế đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực. Trong nghiên cứu theo hướng mới vẫn luôn đối chiếu những đặc điểm, quan điểm tích cực của việc xâ dựng kế hoạch trước đây trong chương trình tiếp cận theo hướng nội dung để kế thừa và phát huy với tiếp cận mới theo định hướng phát triển năng lực để xây dựng kế hoạch bài học phù hợp và hiệu quả nhất. - Quan điểm định hướng phát triển năng lực: Quán triệt quan điểm này khi 7
tiến hành xây dựng quy trình và đề xuất biện pháp xây dựng kế hoạch bài học theo tiếp cận năng lực cho HS lớp 11, tác giả xác định năng lực cần đạt của người học ở mỗi nội dung nài học, đảm bảo tính vừa sức phù hợp với từng đối tượng và nhóm đối tượng. Biện pháp rèn luyện mang tính khả thi bám sát yêu cầu của chuẩn đầu ra theo khung chuẩn năng lực của giao viên. - Quan điểm thực tiễn: Quan điểm thực tiễn chỉ đạo quá trình nghiên cứu đề tài phải xuất phát từ yêu cầu của giáo dục đào tạo, luôn bám sát theo nội dung chương trình đào tạo hiện hành cũng như chủ trương đổi mới của ngành giáo dục nhằm đảm bảo tính phát triển và kế thừa. Trong quá trình triển khai đề tài nghiên cứu, luôn đối chiếu với những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc xây dựng kế hoạch bài học cho chương trinh Địa lí 11 nói riêng và chương trình Địa lí nói chung. Việc xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài không chỉ giúp làm vững chắc cơ sở khoa học của đề tài mà còn giúp định hướng giải quyết những vấn đề cụ thể trong thời buổi dạy học đổi mới. - Quan điểm lấy HS làm trung tâm: Bản chất của việc day học theo hướng lấy người học làm trung tâm là việc GV phải tính đến nhu cầu, nguyện vọng, đặc điểm tâm sinh lý của HS. Trong quá trình nghiên cứu, luôn chú trọng để có cách tiếp cận xây dựng kế hoạch bài học theo hướng để HS trở thành trung tâm của bài học. Thông qua hoạt động thực hành, các phương pháp dạy học tích cực để tạo điều kiện thuận lợi cho việc rèn luyện và phát huy năng lực của bản thân. 6.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp so sánh sánh, phân tích, tổng hợp: Được sử dụng để tiến hành thu thập, phân tích và lựa chọn tài liệu thu từ các nguồn khác như: sách giáo khoa, sách tham khảo, các luận văn ăn, các công trình nghiên cứu khoa học, phần mềm tin học... Sau đó tổng hợp phân tích so sánh các tài liệu để làm tư liệu cho đề tài của mình. - Phương pháp điều tra: Được dùng để tìm hiểu về thực trạng xây dựng kế hoạch bài học của các GV Địa lí thông qua hình thức khảo sát gián tiếp là Google, hệ thống câu hỏi khảo sát được tổ chức theo dạng bán cấu trúc nhằm tăng hiệu quả cho quá trình phân tích và điều tra nguyên nhân của thực trạng xây dựng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực. Trong nghiên cứu này, việc điều tra được thực hiện với GV và HS lớp 11 trường THPT Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. 8
- Phương pháp chuyên gia: Sử dụng phương pháp này để thu thập thông tin của những GV kinh nghiệm khi tiến hanh xây dựng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực. - Phương pháp thực nghiệm: Được sử dụng nhằm kiểm chứng kết quả nghiên cứu lý thuyết, thu thập thông tin, kiểm tra, phân tích mức độ tin cậy của các giả thuyết và bổ sung những vấn đề mà lý thuyết chưa đề cập đến, đây là phương pháp cơ bản trong nghiên cứu giáo dục. mục đích của thực nghiệm nhằm thu thập. So sánh sự giống và khác nhau sau đó giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. - Phương pháp thống kê toán học: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê trong việc xử lý kết quả khảo sát, thực nghiệm để chứng mình độ tin cậy từ kết quả khảo sát và tính khả thi sao khi thực nghiệm của đề tài. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, nội dung chính của đè tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn xây dựng kế hoạch bài học Địa lí 11 ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực Chương 2: Xây dựng kế hoạch bài học Địa lí 11 theo hướng phát triển năng lực Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
9
B. NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI HỌC ĐỊA LÍ 11 Ở THPT THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 1.1. Khái niệm và vai trò của xây dựng kế hoạch bài học 1.1.1. Khái niệm Là kế hoạch của một tiết học thể hiện tinh thần cơ bản của chương trình môn học, thể hiện được mối liên hệ hữu cơ giữ mục tiêu, nội dung, phương pháp và kết quả, được gọi là 4 thành tố cơ bản của bài học. 1.1.2. Vai trò Bất kì một bài học nào cũng cần thời gian chuẩn bị, ngay cả khi sách giáo khoa hay tài liệu của bài học ngày hôm đó đã có sẵn thì thời gian xây dựng kế hoạch bài học vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc ứng dụng những nguồn tài liệu ấy vào bài giảng một cách khoa học. Xây dựng kế hoạch bài học có một vai trò đặc biệt rất quan trọng, bởi nó giúp GV quản lý thời gian dành cho mỗi đơn vị bài học được tốt hơn. Quan trọng hơn, xây dựng kế hoạch bài học có tác dụng vạch ra rõ ràng đơn vị bài học cần được chú trọng - phần trọng tâm mà HS bắt buộc phải biết - từ đó GV sẽ dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh khung thời gian, tăng giảm nội dung giảng dạy để đề phòng các trường hợp nhất thời gian, thừa thời gian… - Một kế hoạch bài học tốt sẽ cung cấp cho GV một hướng đi rõ ràng. Nó như một thời khóa biểu và bản đồ dẫn đường cho hướng đi của một tiết học. - Kế hoạch bài học cung cấp cho GV nguồn tham khảo, chỉ ra nội dung của bài học và giúp đảm bảo trật tự khoa học của thông tin, đưa ra kỹ năng học tập được sử dụng trong giờ và các phương tiện hỗ trợ cần thiết theo yêu cầu. Việc cung cấp thông tin theo một trật tự khoa học sẽ giúp HS hiểu và nhớ những thông tin đó một cách khoa học. - Xây dựng kế hoạch bài học giúp cho giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả GV và HS nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm đem lại hứng thú học tập cho người học. 10
1.2. Năng lực và dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực 1.2.1. Năng lực 1.2.1.1. Khái niệm Năng lực là một phạm trù từng được bàn đến trong mọi lĩnh vực cuộc sống xã hội. Khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo các nhà tâm lí học, năng lực là thuộc tính phức tạp của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo các hoạt động dạy hiệu quả cao. Theo một số quan điểm thống nhất thì năng lực: “compentency” được hiểu là: “Tổng hợp các yếu tố: Kiến thức, KN và thuộc tính cá nhân để thực hiện một loạt các công việc nào đó”. Theo Thesaurus (1979): “Năng lực: Cá nhân thể hiện khả năng thực hiện, tức là, có được các kiến thức, KN và những đặc điểm nhân cách cần thiết để đáp ứng yêu cầu hoặc đòi hỏi cụ thể của từng tình huống”. Theo John Erpenbegk, “Năng lực lấy tri thức làm cơ sở, được sử dụng như khả năng, được quy định bởi giá trị, được tăng cường qua kinh nghiệm và được thực hiện hóa qua chủ định”. Ở Việt Nam, theo từ điển tiếng Việt: “Năng lực là khả năng,điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó. Năng là lực phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoan thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”. Theo từ điển tâm lí học (Vũ Dũng, 2000), “Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất tâm lí cá nhân đóng vai trò là điều kiện bên trong, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động”. Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Năng lực là đặc điểm tâm lí cá nhân đáp ứng những đòi hỏi của hoạt động nhất định nào đó là điều kiện để thực hiện có kết quả hoạt động đó” [15]. Theo tác giả Đặng Thành Hưng: Trong giáo dục cần hiểu: “Năng lực là thuộc tính cá nhân cho phép cá nhân thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong từng trường hợp cụ thể” [9]. Thuộc tính đó được thực hiện ở tổ hợp những hành động vật chất và tinh thần tương ứng với dạng hoạt động nhất định dựa vào những đặc điểm cá nhân (tâm lí, sinh học, giá trị xã hội), được thực hiện tự giác và dẫn đến kết quả phù hợp với trình độ thực tế của hành động. Trong đề tài tài này, năng lực được hiểu là: Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như 11
hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. 1.2.1.2. Đặc điểm của năng lực - Năng lực là một tổ hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân chứ không phải là một thuộc tính đơn nhất. Nói cách khác nó là sự phối hợp (tổng hợp, huy động) nhiều nguồn lực (kiến thức, động cơ, thái độ, ý chí, kỹ năng,...) trong hoạt động của con người. Chúng không tách rời mà tích hợp, thống nhất với nhau và được chuyển hóa, vận dụng trong những bối cảnh cụ thể. - Năng lực được bộc lộ ở hoạt động nhằm đáp ứng những yêu cầu cụ thể và trong các bối cảnh cụ thể. Chỉ có thông qua hoạt động thì năng lực mới được thể hiện. Vì thế, khi nói đến năng lực là nói đến nó trong một hoạt động cụ thể. - Năng lực thể hiện qua mức độ thành công, tính hiệu quả của hoạt động. Điều này đòi hỏi hành động tạo ra các năng lực phải mang tính chức năng và có mục đích rõ ràng. Đặc trưng này cũng giúp phân biệt năng lực với một khái niệm ở vị trí giữa nó với tiềm năng là khả năng. 1.2.1.3. Cấu trúc của năng lực Để hình thành và phát triển năng lực cho người học cần xác định rõ cấu trúc của năng lực. Tùy thuộc vào yêu cầu của công việc khác nhau lại có nhiều loại năng lực khác nhau. Ví dụ năng lực của HS bao gồm các nhóm năng lực sau: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác và năng lựcgiải quyết các vấn đề và sáng tạo… Theo Meir và Nguyễn văn Cường, khi nói đến năng lực là năng lực hành động thì cấu trúc của năng lực bao gồm: năng lực phương pháp, năng lực chuyên môn, năng lực cá thể, năng lực xã hội. Điều này được thể hiện như sau:
12
Hình 1.1. Các thành phần cấu trúc của năng lực - Năng lực chuyên môn (professional competency): Được hiểu là khả năng nắm được nội dung chuyên môn và phương pháp chuyên môn, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Trong đó bao gồm cả khả năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp, khát quát hóa, trừu tượng hóa. - Năng lực phương pháp (Methodical competency): Năng lực phương pháp là khả năng thực hiện những hành động có mục đích, có kế hoạch trong việc giải quyết nhiệm vụ đặt ra bao gồm cả phương pháp chuyên môn và phương pháp chung. - Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng thực hiện những mối quan hệ xã hội, cũng như trong các mối quan hệ xã hội. - Năng lực cá thể (Induvidual competency): Là sự phát triển cá nhân, xác định được cơ hội, năng khiếu của cá nhân, những quan điểm, chuẩn mực đạo đức chi phối đến thái độ và hành vi ứng xử cá nhân. - Năng lực cụ thể được hình thành trên việc kết hợp nhiều nhóm năng lực khác nhau, vì vậy những năng lực này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đề đề tài này: Cấu trúc của năng lực được xem xét dưới hai góc độ là nguồn lực hợp thành và các năng lực bộ phận. Kết hợp hai góc độ cho phép xem xét năng lực một cách toàn diện, trong đánh giá, chúng giúp xác định các tiêu chí đánh giá để đo lường chính xác và toàn diện năng lực. 1.2.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực 1.2.2.1. Khái niệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực - Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích 13
chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học. - Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là việc bố trí, sắp xếp và tác động đến các thành tố của QTDH nhằm hình thành và phát triển ở HS các năng lực cần thiết. Việc tổ chức và tác động đến các thành tố của QTDH theo định hướng phát triển năng lực được thực hiện một cách toàn diện ở tất cả các khâu, từ việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp đến hình thức tổ chức dạy học cũng như hoạt động đánh giá. 1.2.2.2. Đặc trưng của dạy học theo định hướng phát triển năng lực Sự khác biệt của dạy học theo định hướng phát triển năng lực so với dạy học theo định hướng nội dung thể hiện trong hầu hết các yếu tố liên quan đến QTDH. Những đặc điểm này đồng thời định hướng và gợi ý những vấn đề cần chú trọng trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Các nội dung dạy học qua các bài học, chủ đề cụ thể cần phải có sự liên hệ, chú trọng sự liên quan của chúng đến các kết quả đầu ra. PPDH, hình thức dạy học phải thúc đẩy các tương tác sư phạm, tăng cường sự tham gia của HS trong các hoạt động gắn với thực tiễn cuộc sống. Đánh giá KQHT của HS cần xem xét mức độ đáp ứng các yêu cầu đầu ra cần đạt theo quy định và trước khi thực hiện điều đó, hoạt động đánh giá cần hướng đến việc hỗ trợ HS trong hoạt động học tập nhằm đạt các mục tiêu mong muốn. 1.3. Đặc điểm chƣơng trình Địa lí 11 THPT Chương trình môn Địa lí ban hành trong Chương trình giáo dục phổ thông 2006 là chương trình dạy học theo hướng tiếp cận nội dung. Mục tiêu dạy học gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ cụ thể. Trong đó, nội dung lớp 11 tập trung vào 2 phần: Khái quát nền kinh tế- xã hội Thế giới, Địa lí khu vực và quốc gia.
14
KHUNG CHƢƠNG TRÌNH MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11 Cả năm: 37 tuần – 37 tiết Học kỳ I: 19 tuần - 19 tiết Học kỳ II: 18 tuần - 18 tiết TUẦN
TIẾT
BÀI
NỘI DUNG HỌC KÌ I A.Khái quát nền kinh tế- xã hội thế giới Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế- xã hội của các
1
1
nhóm nước,Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
2
2
2
Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế
3
3
3
Một số vấn đề mang tính toàn cầu
1
Thực hành: Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn 4
4
4
cầu hoá đối với các nước dang phát triển Một số vấn đề của châu lục và Khu vực
5
5
5
Tiết 1: Một số vấn đề của Châu Phi
6
6
5
Tiết 2: Một số vấn đề của Mỹ La Tinh
7
7
5
Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam á và Trung á B. Địa lý khu vực và quốc gia Hoa kỳ
8
8
6
Tiết 1: Tự nhiên và dân cư Hoa Kỳ
9
9
6
Tiết 2: Kinh tế Hoa Kỳ
10
10
6
11
11
Ôn tập
12
12
Kiểm tra 1 tiết
Thực hành:Tìm hiểu sự phân hoá lãnh thổ sản xuất của Hoa Kỳ
Liên minh châu Âu (EU)
15
13
13
7
Tiết 1: EU liên minh khu vực lớn trên thế giới
14
14
7
Tiết 2:EU hợp tác, liên kết để cùng phát triển
15
15
7
Tiết 3: Thực hành tìm hiểu về liên minh Châu Âu Liên Bang Nga
8
Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội
16
16
17
17
Ôn tập học kỳ I
18
18
Ôn tập học kỳ I (tiếp theo)
19
19
Kiểm tra học kỳ I Học kỳ II Liên Bang Nga (tiếp theo )
20
20
8
21
21
8
Tiết 2: Kinh tế Liên Bang Nga Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi GDP và phân bố nông nghiệp của Liên Bang Nga Nhật Bản
22
22
9
23
23
9
24
24
9
Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế Nhật Bản Tiết 3: Thực hành:Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản Trung Quốc
25
25
10
Tiết 1: Tự nhiên dân cư và xã hội Trung Quốc
26
26
10
Tiết 2: Kinh tế Trung Quốc
27
27
10
28
28
Ôn tập
29
29
Kiểm tra viết 1 tiết
Tiết 3: Thực hành:Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc
Khu vực Đông Nam Á 16
30
30
11
Tiết 1: Tự nhiên dân cư xã hội Đông Nam Á
31
31
11
Tiết 2: Kinh tế khu vực Đông Nam Á
32
32
11
Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á
33
33
11
34
34
12
Tiết 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu và viết báo cáo
35
35
12
Tiết 2: Thực hành: Tìm hiểu về dân cư Ô-xtrây- li- a
36
36
Ôn tập
37
37
Kiểm tra Học kì II
Tiết 4: Thực hành:Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á
Bảng 1.1. Khung chƣơng trình Địa lí 11 Về mạch nội dung địa lí Thế giới lớp 11 năm 2006 nhằm giúp cho học sinh nắm được những đặc điểm nổi bật về thiên nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của các châu lục; về nền kinh tế thế giới đương đại, một số vấn đề mang tính toàn cầu và địa lí một số khu vực, quốc gia đại diện cho các trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau trên thế giới, góp phần chuẩn bị hành trang cho học sinh bước vào cuộc sống trong thời đại bùng nổ thông tin và mở rộng giao lưu, hợp tác giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí ban hành năm 2018 hướng tới năm phẩm chất và mười năng lực cần hình thành và phát triển ở HS. Trong đó lớp 11 về cơ bản nội dung vẫn không thay đổi nhiều so với trước đây là địa lí các quốc gia và khu vực trên thế giới. Mặc dù vậy một số điểm mới đó là Chương trình Địa lí đã cập nhập được chuyên đề về ngành du lịch trên Thế giới một ngành dịch vụ phát triển bậc nhất hiện nay và Cuộc cách mạng khoa học 4.0 để giúp các em có thể định hướng nghề nghiệp sau này đáng ứng yêu cầu giáo dục định hướng nghề nghiệp ở chương trình lớp 11 nói riêng. Chương trình Địa lí mới xác định rõ các thành phần năng lực của HS ở mỗi bài học, chuyên đề; chương trình chú trọng tích hợp, thực hành, gắn nội dung giáo dục của môn học với thực tiễn nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức địa lí vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống. 17
Về nội dung đánh giá: Bên cạnh đánh giá kiến thức, cần tăng cường đánh giá các kĩ năng của học sinh như: làm việc với bản đồ, atlat, biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, quan sát, thu thập, xử lí và hệ thống hoá thông tin, sử dụng các dụng cụ học tập ngoài trời, sử dụng công nghệ và thông tin truyền thông trong học tập,. Chú trọng đánh giá khả năng vận dụng tri thức vào những tình huống cụ thể. Đa dạng hóa các hình thức đánh giá, tăng cường đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau. Kết hợp việc đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh. Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kì, trên cơ sở đó tổng hợp kết quả đánh giá chung về phẩm chất, năng lực và sự tiến bộ của học sinh. Tóm lại, khác biệt lớn nhất giữa chương trình cũ và mới là Chương trình mới năm 2018 quy định rõ ràng những yêu cầu cần đạt ở mỗi bài học, yêu cầu sản phẩm rõ ràng, chú trọng đưa đánh giá vào dạy học. 1.4. Đặc điểm tâm sinh lý, trình độ nhận thức của HS lớp 11 THPT 1.4.1. Đặc điểm tâm sinh lý của HS THPT Tuổi HS THPT đặc biệt là HS lớp 11 là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài hòa, cân đối. Cơ thể của các em đã đạt tới mức phát triển của người trưởng thành, nhưng sự phát triển của các em còn kém so với người lớn. Hoạt động trí tuệ của các em có thể phát triển tới mức cao. Học tập vẫn là hoạt động chủ đạo nhưng tính chất và mức độ thì phức tạp và cao hơn hẳn so với tuổi thiếu niên. Đòi hỏi các em tự giác, tích cực độc lập hơn, phải biết cách vận dụng tri thức một cách sáng tạo. 1.4.2. Đặc điểm nhận thức của HS lớp 11 THPT Nhìn chung tư duy của HS THPT đặc biệt là HS lớp 11 phát triển mạnh, hoạt động trí tuệ linh hoạt và nhạy bén hơn. Các em có khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề một cách rất nhanh. Trong bộ môn Địa lí nói riêng các em đã có đủ năng lực để thực hiện các yêu cầu về sản phẩm, các bài tập tự học, kỹ năng mà giao viên giao. Tuy nhiên, ở một số HS vẫn còn nhược điểm là chưa phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính. Vì vậy GV cần hướng dẫn, giúp đỡ các em tư duy một cách tích cực độc lập để phân tích đánh giá sự việc
18
và tự rút ra kết luận cuối cùng. Việc phát triển khả năng nhận thức của HS trong dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người GV. 1.5. Thực trạng xây dựng kế hoạch bài học Địa lí 11 ở trƣờng THPT 1.5.1. Về nhận thức liên quan đến xây dựng kế hoạch bài học Địa lí Hiện nay, các GV Địa lí đều thừa nhận tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch bài học Địa lí, điều này thể hiện được nhận thức của GV về tầm quan trọng của kế hoạch bài học là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của tiết học, tôi đã làm một khảo sát với các giao viên ở nhiều trường khác nhau
Tỉ lệ
Biểu đồ thể hiện mức độ nhận thức của GV về tầm quan trọng của KHDH
Ít cần thiết
Rất cần thiết
Hình 1.2. Biểu đồ thể hiện mức độ nhận thức của GV về tầm quan trọng của kế hoạch dạy học Hình 1.2. cho thấy, có tất cả 50 GV tương ứng với tỉ lệ 100% giáo viên đều đều đánh giá cao tầm quan trọng và không thể thiếu của việc xây dựng kế hoạch bài học. Không có GV nào cho rằng xây dựng kế hoạch bài học là không cần thiết, đây là một điều hết sức tích cực. Khi hỏi GV về sự cần thiết của của việc thay đổi từ xây dựng KHBH theo tiếp cận nội dung trước đây sang kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực thu được kết quả như sau (hình 1.3):
19
Tỉ lệ %
Biểu đồ thể hiện mức độ cần thiết của việc thay đổi sang XD KHDH theo ĐH PTNL
6 0
4 0 Ít cần thiết
Rất cần thiết
Hình 1.3. Mức độ cần thiết của việc thay đổi sang xây dựng kế hoạch dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực Hình 1.3. cho thấy, tất cả các GV đều cho rằng sự thay đổi là cần thiết và điều này cho thấy GV đã nhận thức tích cực. Họ đã tiếp cận được xu hướng đổi mới. Nhưng cách nhìn nhận của GV về mức độ cần thiết và rất cần thiết có sự chênh lệch 20% so với KHBH thông thường vậy điều gì khiến các GV đánh giá các mức độ cần thiết về việc XD KHBH theo định hướng PTNL thấp hơn kế hoạch bài học thông thường có nguyên nhân chủ yếu GV “ngại” thay đổi. 1.5.2. Về thực hành xây dựng kế hoạch dạy học Địa lí Thực hành xây dựng kế hoạch bài học Địa lí của các GV THCS và THPT trên khắp cả nước về mức độ thường xuyên xây dựng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học có kết quả như sau: Bảng 1.3. Mức độ thƣờng xuyên xây dựng kế hoạch bài học theo định hƣớng phát triển năng lực Ý kiến
Số lượng GV
Tỉ lệ (%)
Thường xuyên
30
60
Thỉnh thoảng
15
30
Hiếm khi
5
10
Không bao giờ
0
0
20
Tất cả các GV được khảo sát đều thừa nhận tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực nhưng việc thực hành xây dựng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực ở các GV có các mức độ khác nhau như: thường xuyên xây dựng kế hoạch bài học chiếm 30/50 GV, thỉnh thoảng xây dựng kế hoạch bài học chiếm 15/50 GV, Hiếm khi chiếm 5/50 GV, từ đó có thể thấy rõ một số GV chưa sẵn sàng xây dựng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực cụ thể hơn:
Câu hỏi
Trả lời của GV Rất
Tốt
Khá
tốt
Trung Bình
Thầy (cô), hãy tự đánh giá khả năng
25
15
8 GV
2 GV
khi xác định và xây dựng mục tiêu học
GV
GV
(16%)
(4%)
(50%)
(30%)
Thầy (cô), hãy tự đánh giá khả năng
15
25
10
0 GV
khi xác định và lựa chọn nội dung học
GV
GV
GV
(0%)
(30%)
(50%)
(20%)
Thầy (cô) hãy tự đánh giá khả năng khi
10
30
10
0 GV
xác định và XD KH hoạt động
GV
GV
GV
(0%)
(20%)
(60%)
(20%)
Thầy (cô) hãy tự đánh giá khả năng
7 GV
15
25
3 GV
khi xác định và lựa chọn phương pháp
(14%)
GV
GV
(6%)
(30%)
(50%)
tập
tập
dạy học Thầy (cô) hãy tự đánh giá khả năng khi
2 GV
17
28
3 GV
xây dựng phương tiện và học liệu
(4%)
GV
GV
(6%)
(34%)
(56%)
Thầy (cô) hãy đánh tự giá khả năng
10
25
15
0 GV
khi xây dựng môi trường học tập
GV
GV
GV
(0%)
(20%)
(50%)
(30%)
Bảng 1.4. Khả năng xác định và xây dựng các bƣớc của quy trình xây dựng kế hoạch dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực 21
Bảng 1.4 cho thấy, việc xác định mục tiêu bài học của các GV chiếm tỉ lệ rất tốt và khá tốt chiếm tỉ lệ cao đến 80%, khá chiếm 16%, trung bình chiếm 4%. Nguyên nhân dẫn đến việc xác định mục tiêu học tập của các GV khi tự đánh giá từ trung bình đến khá chủ yếu là không thể xác định đầy đủ mục tiêu bài học đối với các lớp có trình độ và năng lực khác nhau giữa lớp cơ bản và lớp chuyên địa, không thể xác định được mục tiêu bài học khi dạy học tích hợp. Bên cạnh đó, khảo sát đã ta thấy việc xác định và lựa chọn nội dung học tập cho HS đạ tỉ lệ cao nhất là mức tốt và rất tốt chiếm 80%, khá chiếm 20% đây là số liệu đáng mừng khi GV có khả năng tốt trong việc xác định và lựa chọn nội dung học tập cho HS. Khả năng xác định và xây dựng kế hoạch hoạt động đều từ mức độ khá trở lên trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là tốt đến 60% tổng GV đã thể hiện rõ ciệc xác định kế hoạch hoạt động của GV tốt. Khả năng xác định và lựa chọn phương pháp học tập cho HS từ mức độ tốt đến rất tố chỉ chiếm 34%, 50% đạt mức khá, và 6% đạt mức trung bìn, qua đó ta có thể thấy rõ việc xác định lựa chọn phương pháp học tập khi xây dựng kế hoạch bài học của GV còn gặp nhiều khó khăn từ chính bản thân GV, HS và môi trường học tập. Khả năng khi xây dựng phương tiện và học liệu của các GV đang gặp khó khăn ta có thể thấy rõ 38% GV đạt dược mức độ tốt đến rất tốt, khá chiếm tỉ lệ 56%, trung bình chiếm 6% Nguyên nhân chủ yếu các phương tiện dạy học chưa dược đáp ứng do phần lớn cơ sở vât chất chưa được đảm bảo, chi phí cho những phương tiện do GV tự chi cao nên các phương tiện dạy học của một số GV chỉ có SGK và Atlat, nguồn tài liệu tham khảo mở rộng khó tìm kiếm khi đòi hỏi GV phải có kĩ năng cao hơn. Xây dựng môi trường học tập chiếm tỉ cao đến 70% GV đạt mức tốt cho đến rất tốt, 30% loại khá do cơ sở vật chất chưa đảm bảo, thời gian và dung lượng bài học chưa phù hợp để có thể xây dựng một môi trường học tập tốt. Qua khảo sát kĩ năng xây dựng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực có một số GV đã thực hiện được thông qua các phương pháp dạy học nhóm cùng với sử dụng các kĩ thuật như khăn trải bàn chiếm tỉ lệ cao nhất khi có đến 20 GV thực hiện, có 7 GV đã áp dụng phương pháp dạy học dự án vào hoạt động xây dựng kế hoạch bài học của mình. Ngoài ra có một số GV sử dụng các phương pháp đóng vai, chuyên gia, chơi trò chơi, các GV còn lại phần lớn sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 22
1.5.3. Nguyên nhân của thực trạng Qua khảo sát trắc nghiệm và những câu hỏi trả lời ngắn đã có thể cho ta thấy rõ được đa số GV đều nhận thức đúng về vai trò của KHDH. Nhưng việc thực hành xây dựng kế hoạch bài học của GV còn gặp nhiều khó khăn trong việc chưa hiểu rõ các quy định về dạy học theo dạy học phát triển năng lực, chưa được tập huấn đầy đủ, chưa có một hướng dẫn hay kế hoạch cụ thể làm mẫu để tiến hành làm cho GV khá lúng túng khi xây dựng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực, thời gian ngắn dung lượng bài học dài GV không thể thực hiện nhiều hoạt động dạy học tích cực, cơ sở vật chất chưa đảm bảo làm cho GV khá tốn kém chi phí khi tổ chức các hoạt động, phương pháp dạy học tích cực. Sự chuẩn bị cho việc thực hiện các hoạt động phải được theo dõi thường xuyên khiến GV mất thời gian. Tư liệu học tập khó tìm kiếm và khai thác là một trong những trở ngại đối với GV Địa lí nói riêng khi dạy về phần Địa lí kinh tế xã hội. Về phía học sinh, không chịu hợp tác và tích cực với những nhiệm vụ được giao khi GV tiến hành các phương pháp giảng dạy tích cực
23
CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 Ở TRƢỜNG THPT THEO ĐỊNH HƢỚNG ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 2.1. Các yêu cầu đối với xây dựng kế hoạch bài Địa Địa lí 11 theo hƣớng tiếp cận năng lực - Việc xây dựng kế hoạch dạy học phải dựa trên kế hoạch năm học, dựa trên theo các quy định trong chương trình. Điều này cho thấy, đối với kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực, mục tiêu cần dựa vào các yêu cầu cần đạt được mô tả cụ thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới chứ không phải là mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ riêng lẽ như trước đây. - Kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực phải thể hiện đầy đủ các mục tiêu dạy học, những hoạt động chính kết hợp chặt chẽ giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, tiến độ thực hiện phù hợp, khả thi. - Kế hoạch dạy học thể hiện sự thống nhất giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, đã tính đến đặc điểm HS, dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách xử lí. 2.2. Quy trình xây dựng kế hoạch bài học Địa lí 11 THPT theo định hƣớng phát triển năng lực Kế hoạch dạy học là sự chuẩn bị đầu tiên của GV khi bắt đầu một tiến trình dạy học. Nó giúp GV cân đối, chủ động trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, chuẩn bị tốt về mặt phương tiện, phương pháp để đạt được các kết quả cao nhất. Kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực cũng xác định các mục tiêu năng lực trong bài học, các thành tố đánh giá hướng đến. Kế hoạch dạy học Địa lí 11 THPT tích hợp hoạt động đánh giá KQHT của HS theo định hướng phát triển năng lực phải thể hiện các nội dung và cũngn là quy trình các bước cơ bản dưới đây: Giai đoạn 1: Cung cấp nội dung, bối cảnh, mục tiêu năng lực GV trước hết cung cấp các thông tin cơ bản bao gồm tên của bài học, lớp giảng dạy. Tên bài học là tên một bài học hoặc một chủ đề dạy học sẽ giảng dạy được quy định trong chương trình. Lớp giảng dạy là đối tượng dạy học, từ đó cũng giúp GV hình dung các yếu tố liên quan
24
như quy mô lớp học, điều kiện học tập, đặc điểm HS... Đây chính là bối cảnh dạy học. Dựa trên bối cảnh này, và dựa vào đặc điểm nội dung bài học cũng như các yếu tố chi phối khác, ở bước này GV đồng thời xác định các năng lực và thành tố đánh giá có thể phát triển cho HS thông qua bài học hoặc chủ đề dạy học đó một cách cụ thể. Đây chính là mục tiêu của bài học và mục tiêu này phải được cụ thể hóa bằng các thành tố đánh giá của năng lực. Điều này khác với cách xác định các mục tiêu kiến thức, kĩ năng và thái độ trong dạy học theo tiếp cận nội dung. Việc xác định mục tiêu năng lực phù hợp ở bước này có vai trò rất quan trọng. Nó trở thành căn cứ chính để GV phát triển các hoạt động giảng dạy, học tập và đánh giá. Bởi vì mỗi năng lực hoặc thành tố năng lực sẽ phù hợp với một hoặc một số hình thức tổ chức dạy học, phương pháp và cách thức đánh giá nhất định. Từ các thành tố, đối chiếu để xác định các yêu cầu cần đạt liên quan đến nội dung của bài học đó. Giai đoạn 2: Phát triển các hoạt động và lựa chọn phƣơng pháp giảng dạy GV quyết định cách thức dạy các năng lực, thành tố đánh giá đã được xác định ở bước đầu tiên và phát triển hoạt động hoặc các hoạt động để tạo điều kiện cho việc phát triển các kiến thức, kĩ năng, thái độ và giá trị theo các nhóm cụ thể. Như vậy, trong mỗi hoạt động nên hướng đến nhiều thành tố đánh giá. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để HS phát triển năng lực, đồng thời thời giảm số lượng hoạt động GV phải tổ chức mà vẫn đạt hiệu quả mong muốn. Sau đó, GV lựa chọn các phương pháp giảng dạy thích hợp nhất cho các hoạt động đã xác định và cung cấp các mô tả về cách thức mà HS sẽ tham gia vào mỗi hoạt động đó như thế nào. Việc lựa chọn các phương pháp giảng dạy phải theo hướng đa dạng, có sự phối hợp lẫn nhau, cần đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực. Giai đooạn 3: Xem xét về sự đa dạng và đề xuất các nguồn lực cho mỗi HĐ Các hoạt động GV đã phát triển là bản thiết kế dự kiến để thực hiện việc giảng dạy. Chính vì vậy, GV cần hình dung thêm các lựa chọn khác nhau sẵn có trong mỗi hoạt động, ví dụ như sự quan tâm đến các HS có thành tích tốt hoặc không tốt trong lớp, các nội dung cần mở rộng, liên hệ thực tiễn… Điều này sẽ mở ra cơ hội học tập tốt cho tất cả các HS, đặc biệt là những HS cần sự hỗ trợ cá nhân. Sự hỗ trợ được cung cấp bởi GV cũng phải hướng dẫn người học phát triển các kĩ năng, kiến thức, thái độ và giá trị thể hiện quá các năng lực và thành tố đánh giá. Sau khi đã xem xét các khía cạnh liên quan đến hoạt động, GV xác định các phương tiện dạy học cần thiết để hoạt động dạy 25
học đạt hiệu quả. Giai đoạn 4: Đƣa ra chiến lƣợc đánh giá đối với các hoạt động Trên cơ sở các hoạt động dạy học đã được phát triển, GV đưa ra chiến lược đánh giá trong bài học. Chiến lược đánh giá chính là kế hoạch đánh giá dựa trên cơ sở hoạt động dạy học được tích hợp vào hoạt động này. Giáo viên không nhất thiết phải đánh giá tất cả các hoạt động mà có thể chỉ lựa chọn đánh giá đối với một hoặc một số hoạt động chính trong bài học. Nội dung đánh giá không chỉ dựa trên cơ sở hoạt động học tập đó mà có thể liên quan đến những kiến thức, kĩ năng và giá trị mà HS đã tiếp nhận trước đó, đặc biệt là trong dạy học các chủ đề nhằm hỗ trợ tối đa cho hoạt động dạy học. Đối với chương trình hiện hành, do khối lượng nội dung trong một bài học lớn, GV nên thiết kế một hoạt động đánh giá tổng hợp trong bài học. - Chú ý phân bố thời gian Các hoạt động giảng dạy, học tập và đánh giá diễn ra trong bối cảnh lớp học và do đó chịu tác động của giới hạn thời gian tiết học. Giáo viên phải có sự phân bổ thời gian cho mỗi hoạt động một cách hợp lí, có tính đến thời gian dành cho các hoạt động đánh giá. Ở bước này, GV cần đưa ra xác định bao nhiêu thời gian sẽ được bố trí cho từng hoạt động. Điều này giúp GV kiểm soát tốt các bước trong mỗi hoạt động và kiểm soát toàn bộ bài học một cách hiệu quả.
26
2.3. Kế hoạch bài học minh họa 2.3.1. Kế hoạch dạy học số 1 Ngày soạn:.......................... Ngày dạy:............................ Lớp giảng dạy:.................... BÀI 5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC TIẾT 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Các thành tố của năng lực
Yêu cầu cần đạt
- Nhận thức Địa lí theo quan điểm
- Dựa vào bản đồ và kiến thức đã học để giải
không gian.
thích châu Phi khá giàu tài nguyên khoáng
-Giải thích các hiện tượng và quá trình sản, song có nhiều khó khăn do khí hậu của Địa lí
khô, nóng, tài nguyên môi trường bị cạn kiệt, tàn phá...
- Năng lực tự học, giao tiếp và hợp tác - Phân tích được hậu quả của bùng nổ dân -Giải thích các hiện tượng và quá
số, chiến tranh, xung đột đối với phát triển
trình của Địa lí
kinh tế Châu Phi
-Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo
Đưa ra các giải pháp để giải quyết các khó khăn của kinh tế Châu Phi
-Vận dụng tri thức Địa lí để giải quyết một số vấn đề thực tiễn. II. PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp dạy học nhóm. - Phương pháp đóng vai. - Phương pháp đàm thoại gợi mở. III. PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Chuẩn bị của GV: 27
- Máy chiếu, bảng nhóm - Hình 5.1 Các cảnh quan và khoáng sản của Châu Phi (SGK phóng to). - Hình 5.2. Hoang mạc Xahara (SGK phóng to) - Bảng 5.1. Một số chỉ số về dân số năm 2015 (SGK phóng to). - Bảng 5.2. Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước (SGK phóng to). - Một số hình ảnh mở rộng về dân cư Châu Phi. - Bản đồ Thế giới. 2. Chuẩn bị của HS: Để dạy bài này, Giáo viên sử dụng phƣơng pháp dạy học nhóm, phƣơng pháp đóng vai và kĩ thuật “Hỏi chuyên gia” là chủ đạo nên ở cuối tiết học trước (Tiết 4: Thực hành), GV hướng dẫn HS chuẩn bị cho bài tiết sau với các nội dung sau: + Bƣớc 1: Giáo viên thành lập 3 nhóm chuyên gia trong lớp Nhóm chuyên gia 1: Các chuyên gia nghiên cứu các vấn đề tự nhiên của Châu Phi Nhóm chuyên gia 2: Các chuyên gia nghiên cứu các vấn đề dân cư – xã hội Châu Phi Nhóm chuyên gia 3: Các chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề kinh tế Châu Phi Các nhóm được thành lập theo sờ đồ lớp. + Bƣớc 2: Các nhóm sau khi được thành lập sẽ tự bầu trưởng nhóm, thư kí, tự lên kế hoạch nghiên cứu tìm hiểu nội dung, tổ chức thực hiện dựa vào các tài liệu như: SGK, mạng Internet, tư vấn của GV. + Bƣớc 3: Ngoài việc cùng tìm hiểu các nội dung liên quan đến nhóm chuyên gia của mình, các nhóm cũng thảo luận để đưa ra các câu hỏi cho chuyên gia của các nhóm khác hoặc GV của mình. + Bƣớc 4: Giáo viên hướng dẫn, kiểm tra tiến độ làm việc của các nhóm chuyên gia qua facebook, email… V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (5 phút) 2. Bài mới: * CHÖ Ý: Các hoạt động giao câu hỏi cho nhóm chuyên gia được diễn ra cùng 1 thời điểm Thời gian cho các nhóm thẻo luận 5 phút. 28
Hoạt động 1 (khởi động): EM ĐÃ BIẾT GÌ VỀ CHÂU PHI Mục tiêu: - Huy động kiến thức đã về các vấn của Châu Phi, để từ đó HS có thể kết nối kiến thức đã có với kiến thức của bài học mới. - Thăm dò thái độ, cách nhìn nhận của HS đối với các vấn đề về Châu Phi. - Kích thích tư duy cho HS, tạo hứng thú trong học tập. Kĩ thuật: Hỏi chuyên gia Thời gian: 5 phút Hoạt động của GV và HS Bƣớc 1: GV đặt vấn đề Hãy nhìn vào những hình ảnh được
Phƣơng pháp, phƣơng tiện sử dụng Phƣơng pháp: Đàm thoại gợi mở, phỏng
Huy động các kiến thức,hiểu
vấn nhanh.
biết thực tiễn của HS về Châu
Hình ảnh lục địa Phi phóng to.
Phi:
chiếu trên bảng làm em liên tưởng
Châu Phi nghèo, được gọi là lục
đến gì?
địa đen, kinh tế kém phát triển,
Bƣớc 2: HS trả lời.
bệnh dịch.
Châu Phi nghèo, được gọi là lục địa đen, kinh tế kém phát triển, bệnh dịch… Bƣớc 3: GV nhận xét, đặt câu hỏi
Nội dung chính
Hình ảnh ngƣời dân Châu Phi
phỏng vấn ngắn về chủ đề của các em.
30
ĐG
31
Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số vấn đề tự nhiên của Châu phi Mục tiêu: Cho HS hiểu Châu Phi có khí hậu khô nóng, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, thấy được hậu quả và đưa ra những giải pháp khắc phục. Phƣơng pháp: Thảo luận nhóm Kĩ thuật: Hỏi chuyên gia Thời gian: 10 phút Hoạt động của GV và HS
Phƣơng tiện
Bƣớc 1: Vào bài , giới thiệu các
Sách giáo khoa, bản đò, hình ảnh tự nhiên
nhóm chuyên gia
Bản đồ thế giới, LĐ cảnh quan Châu Phi
Nội dung chính
ĐG PL 2 PĐG1
Các nhóm chuyên gia ra mắt (mỗi nhóm 4 HS-có thể hóa trang cho phù
Trang
hợp để tạo không khí sôi nổi và hứng
PL 1
thú trong lớp học) + Nhóm chuyên gia đến từ trung tâm giáo dục thiên nhiên Châu Phi. + Nhóm chuyên gia đến từ trung tâm
I.Một số vấn đề về tự nhiên:
dân số và các vấn đề xã hội Châu Phi.
- Diện tích khoảng hơn 30 triệu Hoang mạc Sahara (SGK)
32
km2
+ Nhóm chuyên gia đến từ trung tâm
- Khí hậu đặc trưng: khô nóng
phát triển kinh tế Châu Phi.
- Cảnh quan chủ yếu: hoang mạc,
Bƣớc 2:
bán hang mạc và xa van.
Đặt câu hỏi cho Nhóm chuyên gia đến
- Tài nguyên nổi bật:
từ trung tâm giáo dục thiên nhiên Châu Phi.
Khai thác gỗ
Câu1: Các chuyên gia hãy giải thích
+ Khoáng sản: Giàu kim loại đen, kim loại màu, đặc biệt là kim cương.
Vì sao Châu Phi lại có khí hậu rất
+ Rừng chiếm diện tích khá lớn
khô và nóng? Ảnh hưởng của nó đến
- Hiện trạng: Sự khai thác tài
sản xuất và sinh hoạt của người dân Châu Phi.
nguyên quá mức, môi trường bị Khai thác khoáng sản
tàn phá, hiện tượng hoang mạc
Câu 2: Tại sao nói Châu Phi là châu
hóa, nguồn lợi nằm trong tay tư
lục giàu tài nguyên nhưng người dân
bản nước ngoài.
ở đây lại nghèo nhất thế giới.
- Biện pháp:
Câu 3: Tại sao việc sử dụng hợp lí tài
+ Khai thác, sử dụng tài nguyên
nguyên thiên nhiên và áp dụng các
thiên nhiên hợp lí.
biện pháp thủy lợi hạn chế khô hạn là
+ Tăng cường thủy lợi hóa.
những giải pháp mang tính cấp bách
+ Trồng rừng.
đối với hầu hết các quốc gia Châu
+ Liên kết các nước cùng hợp tác phát triển
Phi?
33
Bước 2: Các thành viên trong nhóm chuyên gia sử dụng các bản đồ, lược đồ, hình ảnh, đã chuẩn bị trước để giải đáp các câu hỏi. Bước 3: Đại diện nhóm chuyên gia nhấn mạnh lại những vấn đề nổi bật nhất về tự nhiên ở Châu Phi, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lí và khắc phục những khó khăn về tự nhiên. Bước 4: - Các nhóm khác nhận xét, đánh giá phần chuẩn bị và trình bày của nhóm 1 (điểm mạnh, hạn chế, đề nghị) - Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số vấn đề dân cƣ và xã hội của Châu phi Mục tiêu: Cho HS thấy được tình hình dân cư xã hội Châu Phi là nguyên nhân chính dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên. Qua đó đưa ra giải pháp khắc phục.
34
Phƣơng pháp: Hỏi chuyên gia Kĩ thuật: Hỏi chuyên gia Thời gian: 10 phút Hoạt động của GV và HS
Phƣơng tiện
Nội dung chính
ĐG
Bước 1: Đặt câu hỏi cho Nhóm
+ Sách giáo khoa
II. Một số vấn đề về dân cƣ và
chuyên gia đến từ trung tâm dân số
+ Bảng số liệu
xã hội:
PĐG 2
và các vấn đề xã hội Châu Phi.
+ Bản đồ chỉ số HDI
1. Dân cƣ: Dân số Châu Phi đạt
Trang
Câu 4: Năm 1950 dân số Châu Phi
+ Hình ảnh về dân cư và xã hội Châu Phi
1.329 tỷ người, chiếm 16,41%
PL 2
chiếm 9% dân số thế giới, đến năm
+ Một số hình ảnh về nền kinh tế Châu Phi
dân số thế giới (thống kê LHQ
2005 chiếm 14%. Hiện nay dân số
+ Một số vấn đề về chỉ tiêu dân số 2015; bản
30/9),
Châu Phi khoảng 1,3 chiếm 16,41%
đồ chỉ số HDI 2017
dân số đứng thứ 2 thế giới.
đang có xu hướng tiếp tục tăng. Các
a. Đặc điểm:
chuyên gia có thể giải thích vì sao
- Tỉ suất sinh và tỉ suất tử cao
dân số Châu Phi lại tăng nhanh như
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
vậy và điều này sẽ ảnh hưởng như
cao.
thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã
- Tuổi thọ trung bình thấp.
hội các nước này?
- Trình độ dân trí thấp
Câu 5: Nạn đói, tình trạng suy dinh
Hình ảnh dân cƣ Châu Phi
dưỡng trẻ em xảy ra nghiêm trọng
b. Ảnh hƣởng: - Hạn chế đến việc phát triển kinh
nhất là ở khu vực nào của Châu Phi?
tế.
35
PL 2
Tại sao Châu Phi lại là nơi bùng phát
- Giảm chất lượng cuộc sống.
của nhiều dịch bệnh nguy hiểm (sốt
- Ô nhiễm môi trường.
xuất huyết, ebola, đại dịch HIV-
- Chất lượng nguồn lao động thấp.
AIDS)?
2. Xã hội:
Câu 6: Ở Châu Phi còn tồn tại rất
Hình ảnh thực trạng xã hội Châu Phi
a. Đặc điểm:
nhiều hủ tục lạc hậu, vậy các chuyên
- Nhiều hủ tục lạc hậu.
gia có thể kể 1 vài ví dụ cụ thể được
- Xung đột sắc tộc.
không?
- Bệnh tật hoành hành: HIV, sốt rét, ebola, viêm màng não...
Câu 7: Nguyên nhân sâu sa của các cuộc chiến tranh, xung đột ở các
Hình ảnh chiến tranh
Bệnh E-bo-la
- Chỉ số HDI thấp.
nước Châu Phi là gì?
b. Ảnh hƣởng:
Theo các chuyên gia, các nước Châu
Gây tổn thất lớn đến sức người, sức của làm chậm sự phát triển
Phi cần phải làm gì để thoát khỏi cảnh đói nghèo? Bước 2: Các thành viên trong nhóm
Hình ảnh nƣớc SH
Hình ảnh hủ tục
kinh tế - xã hội => Cần có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề dân số, xã hội (một
chuyên gia sử dụng các bảng số liệu, hình ảnh,… đã chuẩn bị trước để giải
Đĩa môi- biểu tượng cho sự xinh đẹp, duyên dáng của các cô gái bộ tộc Mursi Êtiopia, đĩa căng môi càng lớn, bố của cô gái càng đòi được nhiều bò làm của hồi môn khi con gái đi lấy chồng. Thông thường, cô gái có chiếc đĩa căng môi nhỏ sẽ mang về cho gia đình 40 con bò, trong khi chiếc đĩa căng môi lớn hơn sẽ giúp gia đình cô nhận được món hời lớn hơn, tới 60 con bò.
đáp các câu hỏi. Bước 3: Đại diện nhóm chuyên gia nhấn mạnh lại những vấn đề nổi bật
36
trong những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo)
nhất về dân cư – xã hội các nước
=> Kêu gọi nhiều tổ chức và các
Châu Phi.
quốc gia trên thế giới giúp đỡ các
Bước 4:
quốc gia Châu Phi.
- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá phần chuẩn bị và trình bày của nhóm 2 (điểm mạnh, hạn chế, đề nghị) - Giáo viên nhận xét, đánh giá. Hoạt động 4: Tìm hiểu một số vấn đề về kinh tế Châu Phi. Mục tiêu: - Có được những hiểu biết cơ bản về nền kinh tế Châu Phi. - Sự cạn kiệt tài nguyên, xung đột, thống trị của chủ nghĩa thực dân làm kìm hãm sự phát triển kinh tế Châu Phi Phƣơng pháp: Đàm thạo gợi mở, thảo luận nhóm Kĩ thuật: Động não Thời gian: 10 phút Hoạt động của GV và HS Bước 1: Đặt câu hỏi cho Nhóm
Phƣơng tiện Bảng số liệu:
chuyên gia đến từ trung tâm phát triển kinh tế Châu Phi.Nhóm
37
Nội dung chính
ĐG
II. Một số vấn đề kinh tế:
PL2
1. Thực trạng:
PĐG 3
chuyên gia đến từ trung tâm dân số
- Nhìn chung nền kinh tế còn
Trang
và các vấn đề xã hội Châu Phi.
phát triển chậm:
PL 4
Câu 5: Người ta nói Châu Phi là:
+ Quy mô nền kinh tế nhỏ:
“Lục địa đen” cả theo nghĩa đen và
Chiếm 1,9 % GDP toàn cầu,
nghĩa bóng, điều đó có nghĩa là gì?
nhưng chiếm 13 % dân số.
Câu 6: Thực trạng kinh tế của
+ GDP/ người thấp.
Châu Phi
Hình ảnh của các nƣớc Châu Phi khi
+ Năng suất lao động thấp.
Câu 7: Các nước giàu nhất và
hợp tác phát triển kinh tế
+ Cơ sở hạ tầng yếu kém.
nghèo nhất ở Châu Phi hiện nay?
+ Giáo dục y tế kém phát triển.
Bước 2: Các thành viên trong
- Đa số các nước châu Phi
nhóm chuyên gia sử dụng các bảng
thuộc nhóm nước kém phát
số liệu, bản đồ, lược đồ,…đã chuẩn
triển nhất thế giới.
bị trước để giải đáp các câu hỏi
3. Nguyên nhân:
Bước 3: Đại diện nhóm chuyên gia
- Từng bị thực dân thống trị.
nhấn mạnh lại những vấn đề nổi bật nhất về kinh tế các nước Châu Phi.
Một hình ảnh liên quan khác
- Xung đột sắc tộc. - Khả năng quản lí yếu kém
Bước 4:
của Nhà nước.
- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá
- Dân số tăng nhanh.
phần chuẩn bị và trình bày của
38
nhóm 2 (điểm mạnh, hạn chế, đề
=> Những năm gần đây nền
nghị)
kinh tế Châu Phi đã có nhiều
- Giáo viên nhận xét, đánh giá hoạt
chuyển biến tích cực.
động của các nhóm và củng cố nội dung bài học.
39
V. CỦNG CỐ 1. Câu hỏi tự luận Bài 1: Các nước châu Phi cần có những giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá trình khai thác, bảo vệ tự nhiên? Lời giải: - Khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. - Áp dụng các biện pháp thuỷ lợi để hạn chế sự khô hạn. Bài 2: Hãy phân tích tác động của những vấn đề dân cư và xã hội châu Phi tới sự phát triển kinh tế của châu lục này. Lời giải: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao, nên dân số tăng nhanh, gây nhiều áp lực nặng nề đến chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế và tài nguyên, môi trường. -Tỉ lệ người nhiễm HIV cao, làm suy giảm lực lượng lao động. - Các cuộc xung đột tại nhiều khu vực đã cướp đi hàng triệu sinh mạng, trong đó có một lực lượng lớn người trong độ tuổi lao động. - Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục chưa được xoá bỏ, xung đột sắc tộc, đói nghèo; bệnh tật đã và đang đe doạ cuộc sông của hàng trăm triệu người châu Phi. 2. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Châu Phi giáp với đại dương, biển và châu lục nào sau đây? A: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, vịnh Caribe. B: Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, Châu Á, Châu Âu, biển Địa Trung Hải C: Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, châu Á, Châu Úc, biển Đông D: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, châu Á, Châu Mĩ, vịnh Mê-hi-cô. Câu 2: Phần lớn lãnh thổ của Châu Phi là: A: Hoang mạc, bán hoang mạc và Xa- van B: Đồng bằng phì nhiêu, rửng rậm nhiều gỗ tốt C: Hoang mạc xen kẽ đồng bằng màu mỡ D: Cao nguyên rộng lớn và các cánh đồng đá. Câu 3: Điểm nổi bật của cơ cấu kinh tế các nước ở châu Phi là: A: Tỉ trọng nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong GDP khá cân đối B: Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ cao hơn tỉ trọng nông nghiệp trong GDP 39
C: Tỉ trọng nông nghiệp trong GDP vượt trội so với tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ D: Tỉ trọng dịch vụ trong GDP không đáng kể so với tỉ trọng nông nghiệp và công nghiệp trong GDP. Câu 4: Trong các tiêu chí sau, tiêu chí nào Châu Phi đạt cao nhất so với thế giới: A: Tuổi thọ trung bình của dân số B: Tỉ lệ người nhiễm HIV so với dân số C: GDP/ người D: Trung bình số năm đến trường của dân cư Câu 5: Nguyên nhân sâu xa của tình trạng xung đột sắc tộc ở châu Phi là: A: Chế độ bộ lạc vẫn còn tồn tại B: Có quá nhiều hủ tục chưa được xoá bỏ C: Biên giới hình thành theo phạm vi ảnh hưởng của các nước thực dân D: Trình độ phát triển không đồng đều giữa các nước. VI.
DẶN DÕ, BÀI TẬP VỀ NHÀ
-
Học bài cũ
-
Đọc trước bài 5: tiết 1 Một số vấn đề của Mĩ La tinh.
40
2.3.2. Kế hoạch dạy học số 2 Ngày soạn:.......................... Ngày dạy:............................ Lớp giảng dạy:.................... Tiết 7 - Bài 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC Tiết 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Yêu cầu cần đạt
Các thành tố của năng
Yêu cầu cần đạt
lực - Nhận thức thế giới quan
Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và một số đặc
theo quan điểm không
điểm nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến
gian
phát triển kinh tế - xã hội.
- Giải thích được các hiện
Trình bày được vấn đề đô thị hoá, một số vấn đề về dân
tượng và quá trình Địa lí
cư, xã hội và phân tích ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội. Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực.
- Sử dụng các công cụ địa
Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số
lí học
liệu, tư liệu
- Năng lực tự giải quyết
Vẽ được biểu đồ, rút ra nhận xét.
vấn đề và sáng tạo - Sử dụng các công cụ địa lí học - Khai thác Internet phục
Khai thác được thông tin từ các nguồn khác nhau về địa
vụ môn học
lí khu vực Mỹ Latinh.
41
- Năng lực tự chủ và tự học
II. PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC - Đàm thoại gợi mở - Vấn đáp - Thảo luận nhóm Để dạy bài này, Giáo viên sử dụng phƣơng pháp dạy học nhóm và kĩ thuật “Khăn trải bàn” là chủ đạo ngoài ra còm áp dụng kĩ thuật “KWL” nên ở cuối tiết học trước (Tiết 1 bài 5: Một số vấn đề của Châu Phi), GV hướng dẫn HS chuẩn bị cho bài tiết sau với các nội dung sau: + Bƣớc 1: Giáo viên thành lập 6 nhóm chuyên gia trong lớp Nhóm chuyên gia 1 và 4: Nghiên cứu về các vấn đề tự nhiên của Mĩ La tinh Nhóm chuyên gia 2 và 5: Nghiên cứu về các vấn đề dân cư xã hội của Mĩ La tinh Nhóm chuyên gia 3 và 6: Nghiên cứu về các vấn đề kinh tế Mĩ La tinh Các nhóm được thành lập theo danh sách lớp. + Bƣớc 2: Các nhóm sau khi được thành lập sẽ tự bầu trưởng nhóm, thư kí, tự lên kế hoạch nghiên cứu tìm hiểu nội dung, tổ chức thực hiện dựa vào các tài liệu như: SGK, mạng Internet, tư vấn của GV. III. PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC - Máy chiếu, bảng nhóm ( thực hiện kĩ thuật “ Khăn trải bàn”). - Bản đồ Thế giới. - Máy chiếu - Hình 5.3 Các cảnh quan và khoáng sản chính ở Mĩ La tinh (phóng to). - Bảng 5.3. Tỉ trọng thu nhập của các nhóm dân cư GDP của một số nước (phóng to). - Hình 5.4. Tốc độ tăng GDP của Mĩ La tinh. - Bảng 5.4. GDP và nợ nước ngoài của một số quốc gia Mĩ La tinh (SGK phóng to). - Hình ảnh về dân cư xã hội của các quốc gia Mĩ La tinh. các tài liệu như: SGK, mạng Internet, tư vấn của GV.
42
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Bài cũ: (5 phút) Tại sao nói Châu Phi là một là châu lục giàu tài nguyên nhưng kinh tế lại kém phát triển? 3. Bài mới : Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập của Châu Phi và Mĩ La Tinh giành được thắng lợi to lớn. Là một khu vực có vị trí chiến lược quan trọng, điều kiện tự nhiên thuận lợi. Song hầu hết các nước Mĩ La-tinh đều vẫn đang phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống gặp nhiều khó khăn, chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn. Vậy nguyên nhân là do đâu? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta làm rõ vấn đề này.
43
Hoạt động 1 (khởi động): Em đã biết gì về khu vực Mĩ La tinh Mục tiêu: - Huy động kiến thức đã về các vấn đề của Mĩ La tinh, để từ đó HS có thể kết nối kiến thức đã có với kiến thức của bài học mới. - Thăm dò thái độ, cách nhìn nhận của HS đối với các vấn đề về Mĩ La tinh, - Kích thích tư duy cho HS, tạo hứng thú trong học tập. Phƣơng pháp: Đàm thoại gợi mở, vấn đáp. Kĩ thuật: KWL Thời gian: 5 phút Hoạt động của GV và HS
Phƣơng tiện
Bƣớc 1:
-Hình ảnh nhà hàng hải Cristofor
GV: Em hãy hoàn thành bảng sau: Em
Colombo
đã biết, muốn biết và đã học được Em đã
Em
Em đã
biết gì
muốn
học được
về
biết gì về
gì?
Châu
Mĩ
Mĩ
Latinh
-Hình ảnh chiếc tàu Santa Maria.
Latinh Tiến hành sau
44
Nội dung
ĐG
khi kết thúc bài Bƣớc 2: HS: Trả lời GV: phỏng vấn 1 số HS Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm Mục tiêu: - Tạo kĩ năng làm việc làm nhóm -Biết trình bày diễn đạt ý kiến cá nhân Phƣơng pháp: Thảo luận nhóm Kĩ thuật: Khăn trải bàn Thời gian: 5 phút Hoạt động của GV và HS Bƣớc 1:
Phƣơng tiện Khăn trải bàn
GV: Chia nhóm và giao nhiệm vụ Tuần trước GV đã chia nhóm và phân công nhiệm vụ. Chủ đề và câu hỏi nhóm cô đã cung cấp cho các nhóm, các em hãy ngồi đúng vào vị trí của “khăn trải bàn” và phân chia nội
45
Nội dung
ĐG
46
dung thảo luận cho từng cá nhân và tổng hợp ý kiến chung vào ô lớn. Mỗi em đều phải ghi ý kiến thảo luận của mình vào giấy. Nhóm 1 và 4: + Đặc điểm khí hậu, cảnh quan, tài nguyên Mĩ La tinh như thế nào? + Từ những đặc điểm trên sẽ tạo ra những thuận lợi và khó khăn nào cho khu vực Mĩ La tinh? Nhóm 2 và 5: + Phân tích và nhận xét tỉ trọng thu nhập của các nhóm dân cư trọng GDP của của 4 nước? Từ đó rút ra kết luận. + Giải thích vì sao có sự chênh lệch GDP của 2 nhóm dân ở mỗi nước. Nhóm 3: Nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La tinh trong giai đoạn 1985- 2004 và rút ra kết luận và nguyên nhân của thực
47
trạng trên. Nhóm 6 Dựa vào bảng 5.4 GDP và nợ nước ngoài của một số quốc gia của Mĩ La tinh – năm 2004. Tính tỉ lệ nợ nước ngoài của 5 nước Ac-hen-ti-na, Bra-xin, Mê-hi-cô, Pa-na-ma, từ đó rút ra nhận. Đề xuất một số giải pháp Cô sẽ gọi đại diện nhóm lên trình bày. Bƣớc 2: Tiến hành thảo luận (GV giữ trật tự lớp) Hoạt động 3: Tìm hiểu một số vấn đề về tự nhiên, dân cƣ và xã hội Mục tiêu: HS mô tả các đặc điểm về tự nhiên của các nước Mĩ La tinh và ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển kinh tế của các nước Mĩ La tinh. HS giải thích được sự chênh lệch giàu – nghèo trong xã hội, phân tích hậu quả của việc đô thị hóa quá nhanh của các quốc gia Mĩ La tinh Phƣơng pháp: Đàm thoại gợi mở. Thời gian: 15 phút
48
Hoạt động của GV và HS
Phƣơng tiện
Nội dung
Bƣớc 1: Hướng dẫn HS quan sát
-Bản đồ Khu vực Mĩ La tinh
hình 5.3 SGK/24 và trả lời câu hỏi
-Hình 5.3 Các cảnh quan và khoáng sản
sau:
chính ở Mĩ La tinh tự nhiên các nước Mĩ
1. Tự nhiên
Trang
+ Xác định vị trí và gồm những bộ
La tinh (phóng to).
- Cảnh quan chủ yếu: Rừng nhiệt
PL 8
I. Một số vấn đề về tự nhiên, dân cƣ và xã hội
đới ẩm và xích đạo.
phận nào tạo thành Mỹ La Tinh?
- Khoáng sản: đa dạng (Kim loại
HS: - Mỹ La Tinh có 19 quốc gia, có diện tích hơn 21 triệu km2.
màu, kim loại quý và nhiên liệu)
- Gồm 4 tiểu vùng phổ biến:
- Thuận lợi: Đất đai, khí hậu
+ Bắc Mỹ gồm có quốc gia Mê-hi-cô + Eo Trung Mỹ
thuận lợi trồng cây nhiệt đới, -Hình ảnh về rừng và động vật A-ma-dôn.
+ Vùng biển Caribe
chăn nuôi gia súc lớn. - Khó khăn: Tự nhiên giàu có, tuy
+ Nam Mĩ
nhiên đại bộ phận dân cư không
GV: Chuẩn kiến thức
được hưởng các nguồn lợi này.
? Tại sao gọi là Mỹ La Tinh + Lý do thực tế: Các nước và đảo trong vùng này chịu ảnh hưởng của các nước có nền văn hóa và ngôn ngữ La-tinh Bức tường phân chia khoảng cách giàu 49
PL 3 PĐG
+ Lý do lịch sử khi vua Napoleon III của
nghèo được chụp từ vệ tinh.
: Pháp ra lệnh sử dụng từ Châu Mỹ La Tinh (Latin America) kể từ thập niên 1860. Bƣớc 2: Mời nhóm 1 lên thuyết trình GV: Hỏi ý kiến HS, nhận xét, chuẩn kiến thức
Bức tranh sáng tối của khu vực MĨ La tinh
Khí hậu: nằm trong vành đai nhiệt đới và xích đạo điều kiện để phát triển nông nghiệp ( GV: mở rộng rừng Amadon)
2. Dân cƣ và xã hội
Bƣớc 3: Hướng dẫn HS quan sát
Đặc điểm
bảng 5.3 SGK/25 gọi nhóm 5 trả lời câu
- Dân cư phần lớn còn nghèo,
hỏi
Bảng số liệu
chênh lệch giàu nghèo ở khoảng
+ Phân tích và nhận xét tỉ trọng thu
cách lớn.
nhập của các nhóm dân cư trong
- Chênh lệch giàu nghèo giữa các
GDP của của 4 nước? Từ đó rút ra
tầng lớp trong xã hội rất lớn.
kết luận.
- Tỉ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ lớn 37%- 62%.
+ Giải thích vì sao có sự chênh lệch GDP của 2 nhóm dân ở mỗi nước?
50
Bƣớc 2: Học sinh trả lời
Nguyên nhân:
Bƣớc 3: GV chốt và mở rộng kiến thức
- Cải cách ruộng đất không triệt
GV: Do cải cách ruộng đất không triệt
để.
để, cũng là lý do đô thị hóa tự phát.
- Đô thị hoá tự phát
Tầng lớp địa chủ ở đây chỉ chiếm chƣa tới 5% dân số nhƣng sở hữu tới khoảng 75% tổng diện tích đất nông nghiệp. Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số vấn đề về kinh tế Mục tiêu - Biết được thực trạng và nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước ở Mĩ La tinh (kinh tế phát triển không đều, nợ nước ngoài nhiều) - Đọc và trình bày, phân tích bản đồ, số liệu thống kê Phƣơng pháp kĩ thuật dạy học: vấn đáp, đàm thoại gợi mở, động não Thời gian: 10 phút Hoạt động của GV và HS Bƣớc 1: Mời nhóm 3 lên trình bày
Phƣơng tiện Hình 5.4 Tốc độ tăng GDP của MĨ Latinh
Nội dung
ĐG
II. Một số vấn đề về kinh tế
PL 3
Bƣớc 2 : HS thảo luận cùng trả lời
1.Thực trạng
PĐG
Bƣớc 3 : GV nhận xét chuẩn kiến
- Tốc độ phát triển kinh tế
Trang
không đồng đều.
PL 10
thức 51
Bước 4: Mời nhóm 6 lên trình bày
- Quy mô nền kinh tế có sự
Bƣớc 5: Chuẩn kiến thức, mở rộng
chênh lệch lớn giữa các nước.
Các nước thu hút vốn đầu tư nước
- Nợ nước ngoài nhiều.
ngoài, tuy nhiên chưa hiệu quả, gây ra
2.Nguyên nhân
tình trạng thiếu vốn, gánh nợ
- Tình hình chính trị, xã hội
nước ngoài lớn
Tốc độ tăng trưởng GDP của MĨ La tinh
thiếu ổn định.
- Nợ nước ngoài đây là các nước
2005-2018
- Các thế lực phong kiến,
trong khu vực vay các nước phương
Thiên chúa giáo bảo thủ cản
Tây tiền để phát triển KT thông qua gói
trở sự phát triển.
vay ODA(hay viện trợ ODA) với hình
- Chưa xây dựng được đường
thức lãi suất thấp, hoặc vay bằng các
lối phát triển kinh tế độc lập,
dự án, quyền lợi kinh tế, sau thời gian
tự chủ, phụ thuộc nhiều vào
dài các nước không có tiềm lực chi trả
nước ngoài.
- Hai con nợ lớn nhất thế giới là Bra-
- Nợ nước ngoài còn nhiều.
xin và Mê-hi-cô, mỗi nước nợ trên 100
3. Giải pháp
tỉ USD, Ac-hen- ti-na nợ tới 50 tỉ USD.
- Củng cố bộ máy nhà nước. - Phát triển giáo dục. - Quốc hữu hoá một số ngành kinh tế. - Tiến hành công nghiệp hoá.
52
- Tăng cường và mở rộng buôn bán với nước ngoài.
53
V. CỦNG CỐ
1. Câu hỏi tự luận Câu 1: Số dân sống dưới mức nghèo khổ chủ yếu của châu Mĩ Latinh còn khá đông là do:
- Cuộc cải cách ruộng đất không triệt để - Người dân không cần cù, trình độ thấp. - Điều tự nhiên khắc nghiệt, thiếu khoáng sản - Hiện tượng đô thị hóa bùng nổ Câu 2: Nguyên nhân khiến cho kinh tế các nước Mĩ Latinh phát triển không ổn định: + Do nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nên người dân ít lao động + Nền kinh tế chỉ tập trung vào sản xuất nông sản nhiệt đới, ít quan tâm tới ngành công nghiệp + Do ảnh hưởng của các cuộc xung đột vũ trang diễn ra liên tục + Tình hình chính trị không ổn định lại mắc nợ nhiều
2. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Nhận xét đúng nhất về tài nguyên khoáng sản của Mĩ la tinh là A. kim loại màu, sắt, kim loại hiếm, phốt phat B. kim loại đen, kim loại quý và nhiên liệu C. kim loại đen, kim loại màu, dầu mỏ D. kim loại đen, kim loại mày, kim loại hiếm Câu 2. Nhận xét đúng nhất về khu vực Mỹ la tinh là A. nền kinh tế của hầu hết các nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo rất lớn B. nền kinh tế của hầu hết các nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo còn ít C. nền kinh tế của một số nước còn phụ thuộc vào bên ngoài, đời sống người dân ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo rất lớn D. nền kinh tế một số nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân
53
được cải thiện nhiều, chênh lệch giàu nghèo giảm mạnh Câu 3. Mĩ la tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển A. cây lương thực, cây công nghiệp nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ B. cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc C. cây lương thực, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ D. cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi gia đại gia súc Câu 4. Cho tới đầu thế kỷ XXI, số dân sống dưới mức nghèo khổ của Mĩ la tinh còn khá đông, dao động từ A. 26 – 37%
B. 37 – 45%
C. 37 – 62%
D. 45 – 62%
Câu 5. Các cuộc cách mạng ruộng đất không triệt để ở hầu hết các nước Mĩ la tinh đã dẫn đến hệ quả là A. các chủ trang trại giữ phần lớn đất canh tác B. dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm C. hiện tượng đô thị hóa tự phát D. Tất cả các ý trên Câu 6. Đầu thế kỷ XXI tỷ lệ dân thành thị của Mi la tinh chiếm tới A. 55% dân số
B. 65% dân số
C. 75% dân số
D. 85% dân số
VI. DẶN DÕ, BÀI TẬP VỀ NHÀ - Học bài cũ - Đọc trước bài 5: tiết 1 Mốt số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.
54
CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm là khâu cuối cùng trong quá trình nghiêm cứu nhằm tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động ở chương trình Địa lí lớp 11 THPT được xây dựng trong kế hoạch bài học theo định hướng năng lực. Đây là khâu rất quan trọng nhằm xác định, kiểm chứng cơ sở lí luận và khẳng định mức độ hiệu quả và tính khả thi của các việc xây dựng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực HS trong chương trình Địa lí 11 do c tôi xây dựng. Mặt khác, thực nghiệm sư phạm cho phép chúng tôi điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện những dự kiến ban đầu về kế hoạch bài học. Từ đó khẳng định được tính khả thi của để tài và áp dụng vào thực tế một cách có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Địa lí ở nhà trường phổ thông. Căn cứ vào kết quả thực nghiệm sư phạm, chúng tôi sẽ đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, từ đó có khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập môn Địa lí ở trường phổ thông, đáp ứng được mục tiêu của việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học Địa lí nói riêng. Đồng thời qua đó cũng rút ra những kinh nghiệm và kiến thức cho bản phân phục vụ cho QTDH sau này. Trở thành tài liệu tham khảo cho GV trong phục vụ công tác giảng dạy theo Chương trình mới. 3.2. Nội dung thực nghiệm và phƣơng pháp thực nghiệm - Bài thực nghiệm: + Để tiến hành thực nghiệm tôi đã lựa chọn 2 bài trong chương trình 11 + Bài thực nghiệm số 1: Bài 5: Một số vấn đề của Châu Phi (tiết 1) + Bài thực nghiệm số 2: Bài 5: Một số vấn đề của Mĩ La-tinh (tiết 2) - Giáo án thực nghiệm được xây dựng ở kế hoạch bài học số 2 và số 3 - Giáo án đối chứng: Soạn theo cách thông thường gồm mục tiêu, kiến thức, kĩ năng, thái độ. - Tiến hành giảng dạy: Dạy theo giáo án đã thống nhất với trường thực nghiệm
55
- Tiến hành kiểm tra đánh giá: Sau khi dạy xong mỗi bài. 3.3. Tổ chức thực nghiệm 3.3.1. Nhiệm vụ thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm có các nhiệm vụ chính sau đây: Tổ chức thực nghiệm theo kế hoạch đã xây dựng và đánh giá kết quả thực nghiệm (đánh giá định lượng và định tính kết quả thực nghiệm). 3.3.2. Đối tượng thực nghiệm - Học sinh lớp 11 trường THPT Hòa Vang + Lớp thực nghiệm: 11/11_sỉ số 45. + Lớp đối chứng: 11/12_sỉ số 45. Giữa lớp ĐC và lớp TN có kết quả học tập bộ môn kì II năm học 2018-2019 tương đương nhau và do cùng một GV kinh nghiệm giảng dạy. 3.3.3. Tiến trình thực nghiệm Quá trình TNSP được thực hiện theo tiến trình cụ thể, bắt đầu từ chính GV thực tập là người thực hiện đề tài TN; Sau thực nghiệm, tác giả khảo sát ý kiến GV và HS để có thêm cơ sở đánh giá kết quả TN. 3.4. Kết quả thực nghiệm 3.4.1. Kết quả đánh giá so sánh giữa lớp đối chứng và thực nghiệm 3.4.1.1. Về mặt định lượng Bảng 3.1: Kết quả điểm kiểm tra phiếu khảo sát kiến thức bài 5 tiết 1 Điểm
5
6
7
8
9
1 0
HS
%
HS
%
HS
%
HS
%
HS
%
HS
%
TN
0
0
0
0
6
13,3
15
33,4
14
31,1
10
22,2
ĐC
2
4,4
4
9
15
33,3
14
31,1
10
22,2
0
0
Lớp
Phân tích các giá trị thống kê ở bảng 3.1, chúng tôi thấy những điểm khác biệt giữa lớp TN và ĐC. Chất lượng điểm số tốt hơn ở lớp TN thể hiện thông qua số HS đạt điểm ở mức khá giỏi cao hơn lớp ĐC, lớp TN không có HS nào đạt điểm 5 và 6 trong khi ở
56
lớp ĐC đạt tỉ lệ 9,34 %. Các giá trị thống kê mô tả thể hiện sự khác biệt lớn nhất ở điểm số thể hiện ở tỉ lệ HS đạt điểm 10 ở hai lớp, trong khi lớp TN có 10 HS đạt điểm 10 chiếm 22,2 HS thì ở lớp ĐC, con số này 0 HS. Các câu hỏi thông hiểu cả hai lớp ĐC và TN đều trả lời chính xác và ở câu hỏi tự luận của HS lớp ĐC trả lời thường dàn trải, không tập trung vào trọng tâm câu hỏi, không lập luận logic kém hơn lớp ĐC. Bảng 3.2: Kết quả điểm kiểm tra kiến thức bài 5 tiết 2 Điểm
5
6
HS
%
HS
TN
0
0
0
ĐC
1
2,2
3
7 %
8
HS
%
HS
%
0
4
8,9
9
20
6,7
13
28,9 16
35,3
9 HS
%
10 HS
%
15 33,3
17
37,8
10 24,4
2
2,2
Lớp
Phân tích các giá trị thống kê ở bảng 3.2, tôi thấy những điểm khác biệt giữa lớp TN và ĐC. Chất lượng điểm số tốt hơn ở lớp TN thể hiện thông qua số HS đạt điểm ở mức khá giỏi cao hơn lớp ĐC, lớp TN không có HS nào đạt điểm 5 và 6 trong khi ở lớp ĐC có 4 HS đạt tỉ lệ 8,9%. Các giá trị thống kê mô tả thể hiện sự khác biệt lớn nhất ở điểm số thể hiện ở tỉ lệ HS đạt điểm 10 ở hai lớp, trong khi lớp TN có 17 HS đạt điểm 10 chiếm 37,8 HS thì ở lớp ĐC, con số này lần lượt là 2 và 4,4%. Kết quả qua hai lần đánh giá đã thể hiện rõ năng lực của các em khi làm bài lớp TN có kết quả đánh giá cao hơn, năng lực khai thác thông tin ngôn ngữ, hình ảnh trả lời câu hỏi tự luận tốt hơn so với lớp ĐC. Lớp ĐC rất ít HS khai thác được hình ảnh một cách đầy đủ. Qua đó, chúng ta có thể thấy rõ GV áp dụng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực sẽ cải thiện được chất lượng dạy và học ở mỗi trường và làm tăng hứng thú, say mê với môn học Địa lí. 3.4.1.2. Về mặt định tính Cùng với kết quả định lượng trên, tôi tiến hành quan sát, phỏng vấn các GV và HS tại trường đã rút ra được một số ý kiến như sau: Đối với GV việc áp dụng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực được nhiều thầy cô ủng hộ thực thi khi trường chưa có những mẫu kế hoạch bài học
57
theo định hướng phát triển năng lực và trở thành tài liệu tham khảo hỗ trợ GV tiến hành xây dựng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực. Đối với HS: Với đặc thù của môn Địa lí 11 được xem là môn học dễ so với các môn học khác nên việc tổ chức hoạt động cho HS phát huy được năng lực của mình giúp cho tiết học thành công. Năng lực và năng lực chuyên biệt của các em đã được thể hiện rõ thông qua kế hoạch bài học các hoạt động phù hơp làm tăng sự tự tin, kỹ năng thuyết trình, tranh biện của HS; các câu hỏi gắn liền với thực tiễn, cập nhật xu hướng, không máy móc vẫn phù hợp với mục tiêu đề ra làm tăng tính hứng thú, tìm tòi học hỏi từ thế giới bên ngoài. Rèn luyện phẩm chất yêu quê hương, đất nước và tình yêu với môn Địa lí. 3.5. Kết luận sƣ phạm Qua quá trình TN tôi khẳng định được mục đích thực nghiệm sư phạm, hoàn thành được các nội dung thực nghiệm, tổ chức tiến hành thực nghiệm đúng kế hoạch và xử lí chính xác số liệu thực nghiệm. Qua thực nghiệm tôi nhận thấy các ưu điểm khi sử dụng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học Địa lí 11.Quan trọng hơn là đã khẳng định được tính khả thi của việc xây dựng và sử dụng kế hoạch bài học trong dạy học Địa lí 11 theo định hướng phát triển năng lực. Thứ nhất : Có nhiều khả năng vận dụng phương pháp, hoạt động dạy học tích cực vào chương trình Địa Lí 11 – THPT để phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, từ đó có khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập môn Địa lí ở trường phổ thông.Tuy nhiên muốn xây dựng được kế hoạch bài học bằng các phương pháp như đóng vai, phương pháp dự án sử dụng được trong các bài học thì GV phải có những kĩ năng cần thiết đặc biệt là sử dụng CNTT và TT, GV phải tuân thủ và đảm bảo các yêu cầu cũng như các nguyên tắc khi áp dụng các phương pháp dạy học dự án hay đóng vai, đặt biệt chú ý đến trình độ năng lực của HS nếu muốn kế hoạch bài học khả thi. Thứ hai : Việc vận dụng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực sẽ giúp HS nắm vững kiến thức phát huy được mềm cho HS khi ra xã hội giải quyết các vấn đề của cuộc sống
58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực là cần thiết và tất cả các GV đang thực hiện công tác giảng dạy nên thực hiện không những hiện thực hóa quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà còn tạo điều kiện cho GV rèn luyện kĩ năng XD KHBH theo hướng đổi mới, XD KHBH theo ĐH PTNL sẽ giúp GV làm kiểm soát, làm chủ được tình huống lúc tiến hành các hoạt động dạy học. Về phía HS sẽ được GV tạo điều kiện phát huy được phẩm chất, năng lực, kỹ năng, tích tích cực chủ động sáng tạo của bản thân để áp dụng những nội dung đã học để giải quyết cac vấn đề thực tiễn do cuộc sống đặt ra và định hướng được nghề nghiệp cho chính HS. -Để xây KHDH theo ĐH PTNL cần tiến theo quy trình gồm các bước: (1) Cung cấp nội dung, bối cảnh, mục tiêu năng lực (2) Phát triển các hoạt động và lựa chọn phương pháp giảng dạy (3) Xem xét về sự đa dạng và đề xuất các nguồn lực cho mỗi hoạt động (4) Phân bổ thời gian Trong đó điểm khác biệt lớn nhất giữa XD KHDH theo ĐH nội dung và XD KHDH theo ĐH PTNL xác định mục tiêu theo những yêu cầu cần đạt, yêu cầu sản phẩm tạo ra rõ ràng, chú trọng đưa đánh giá vào quá trình dạy học. Kết quả thực nghiệm đã chứng tỏ độ khả thi khi áp KHDH theo ĐH PTNL vào dạy học đã giúp các em HS được tiếp xúc và làm việc theo một cách học mới, hoàn toàn chủ động, tư duy, sáng tạo và phát huy nhiều hơn nữa những thế mạnh của bản thân, học hỏi được những kĩ năng làm việc, kĩ năng sống trong hoạt động của mình để từ đó góp phần giúp các em có thể định hướng nghề nghiệp cho chính bản thân. Đối với chính bản thân của mỗi GV khi tiến hành XD KHBH theo ĐH PTNL sẽ giúp GV bổ sung thêm hàm lượng tri thức mới khi môn Địa lí về kinh tế xã hội luôn biến đổi hằng ngày, rèn luyện kĩ năng thiết kế, xây dựng các hoạt động dạy học một cách logic, hiệu quả, đầy sáng tạo và thu hút HS. Việc tiến hành đề tài này góp phần đảm bảo mục tiêu hàng đầu của ngành Giáo dục trong bối cảnh hiện nay; phù hợp với định hướng của đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra – đánh giá và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và dạy học ở các trường THPT nhằm phát triển năng lực cho HS.
59
Lí luận đã chứng minh và thực tiễn đã khẳng định rằng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực và có hiệu quả trong việc hình thành ở người học những năng lực cần thiết cho bản thân như: tự lực, sáng tạo, hợp tác…đặc biệt là kĩ năng cần có ở thế kỉ 21. Bởi khi xây dựng kế hoạch bài học với các phương pháp tích cực phải được vận dụng phù hợp nội dung bài học với những vấn đề mang tính thực tiễn mới đem lại tiết học đạt yêu cầu và thành công. Khi tham gia vào dạy học ĐH PT năng lực HS người học cần tích cực tham gia vào tất cả các quá trình của hoạt động. Từ thực tế kết quả thực tiễn, tôi rất hi vọng ngày càng phổ biến hơn nữa các kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực mỗi môn học. Mỗi cái mới xuất hiện đều có mặt ưu, mặt hạn chế riêng còn tồn tại nhưng chúng ta nên nhìn nhận với cái nhìn khả quan và tích cực. 2. Kiến nghị Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy và học theo định hướng phát triển năng lực, tôi đề nghị: - Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo nhà trường tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để GV được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ. - Đầu tư, trang bị tốt hơn về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. - Có những chính sách đãi ngộ thu hút nhân tài, mức lương hợp lí để cho mỗi người GV an tâm hết mình công tác vì sự nghiệp trồng người. - Đối với mỗi giáo viên cần tích cực, chủ động học hỏi, không ngại khó khăn khi tổ chức các hoạt động dạy học tích cực với các HS không tích cực trong môn học Địa lí để nâng cao hứng thú học tập của HS, tìm hiểu rõ Chương trình giáo dục đổi mới, thường xuyên rèn luyện kĩ năng sư phạm, nâng cao vốn kiến thức hiểu biết của bản thân đối với môn học mình dạy và các vấn đề thực tiễn của cuộc sống mà các em HS tham gia.
60
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 2. Bộ GD&ĐT (2006), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Địa lí (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). 3. Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể, (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Địa lí, (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). 5. Đặng Thành Hưng (2004), Kĩ thuật thiết kế bài học theo nguyên tắc hoạt động, Tạp chí Phát triển giáo dục, số 10, Hà Nội. 6. Đặng Thành Hưng (2004), Thiết kế phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa, Tạp chí Giáo dục, số 102/12, trang 6-7. 7. Đặng Thành Hưng (2005), Thiết kế bài học nhằm tích cực hóa học tập, Tạp chí Giáo dục, số 107/2. 8. Đặng Thành Hưng (2014), Tiếp cận quản lí giáo dục hiện đại, Tập 2, Đại học sư phạm Hà Nội 2. 9. Đặng Thành Hưng, Trần Thị Tố Oanh (2014), Bản chất và đặc điểm của kĩ năng xã hội, kì 1, tháng 01, Khoa học giáo dục Số 100 tr.17 – 19. 10. Hồ Sỹ Anh (2013), “Tìm hiểu về kiểm tra đánh giá HS và đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, (50); tr.131-143.
61
11. Hồng Hạnh, Lê Hữu Tình (1994), “Rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ cho học sinh”, Nghiên cứu giáo dục Số 3 Tr 17- 20. 12. Lê Ngọc Tường Khanh (2015), “Định hướng đánh giá năng lực viết của HS tiểu học”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 6(71), tr.177-183. 13. Nguyễn Ngọc Trang (2011), Phát triển học tập theo hướng tiếp cận năng lực trong đào tạo nghề ở một số nước trên thế giới, Tạp chí khoa học giáo dục, số 70, tr 61-64. 14. Nguyễn Thanh Hà (2008), Tính đặc thù và phương pháp dạy học thực hành kĩ thuật theo tiếp cận năng lực thực hiện, Tạp chí Giáo dục Số 186 tr. 57- 59. 15. Phạm Minh Hạc (2001), Tâm lý học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 16. Phạm Văn Hải (2016), Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học môn khoa học cho sinh viên
ngành giáo dục Tiểu học, Luận án tiến sĩ giáo dục học tiểu học,ĐHSP HN 2.
62
PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT KĨ NĂNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ( Khảo sát GV) Họ và tên:........................................................ Nơi công tác:.................................................. Trình độ:......................................................... Thâm niên:..................................................... 1. Theo thầy(cô) mức độ cần thiết của việc xây dựng kế hoạch bài học A.
Rất cần thiết
B.
Cần thiết
C.
Ít cần thiết
D.
Không cần thiết
2. Theo thầy(cô) tự đánh giá mức độ thường xuyên xây dựng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Hiếm khi D. Không bao giờ 3. Theo thầy (cô) tự đánh giá khả năng xác định và xây dựng các bước của quy trình xây dựng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực
Câu hỏi
Trả lời của GV Rất tốt
Tốt
Khá
Trung bình
1.Theo thầy (cô), hãy đánh giá khả năng của mình khi xác định và xây dựng mục tiêu học tập 2.Theo thầy (cô), hãy đánh giá khả PL 1
năng của mình khi xác định và lựa chọn nội dung học tập 3.Thầy (cô) hãy đánh giá khả năng của mình khi xác định và xây dựng kế hoạch hoạt động 4.Thầy (cô) hãy đánh giá khả năng của mình khi xác định và lựa chọn phương pháp dạy học 5.Thầy (cô) hãy đánh giá khả năng của mình khi xây dựng phương tiện và học liệu 6.Thầy (cô) hãy đánh giá khả năng của mình khi xây dựng môi trường học tập
4. Thầy cô thường sử dụng phương pháp dạy học nào để phát huy năng lực của HS ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ............................................................................................................................... 5. Thầy (cô), găp khó khăn gì trong việc xây dựng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực. ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ............................................................................................................................... 6. Thầy (cô) cần giúp đỡ gì để có thể xây dựng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực một các hiệu quả. ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ...............................................................................................................................
PL 2
PHỤ LỤC 2 PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DẠY BÀI 5: TIẾT 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI Phiếu đánh giá 1 Mô tả yêu cầu
? Câu 1
ĐIỂM
- Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong vòng nội chí tuyến nên có nhiệt độ cao (0.5 điểm). - Là khối lục địa lớn, địa hình cao, bờ biển ít bị cắt xẻ, hoạt động của dòng biển lạnh, ven biển có nhiều dãy núi, cao nguyên chắn, nằm trong khu vực áp cao ngự trị nên rất khí hậu 4
rất khô hạn ( 2 điểm) => đất đai bị hoang mạc hóa, diện tích hoang mạc, bán hoang mạc chiếm khoảng 30% diện tích Châu lục (0,5 điểm). => Tình trạng khô hạn khiến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn (0,5 điểm). Câu 2
Tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng như: +Khoáng sản: Giàu kim loại đen, kim loại màu, đặc biệt là kim cương. (0,5 điểm). + Rừng chiếm diện tích khá lớn (0,5 điểm).
Câu 3
Nguồn lợi nằm trong tay tư bản (0,5 điểm)
Trình độ dân trí thấp (0.5 điểm)
Dịch bệnh HIV, Ebola, hủ tục (0,25 điểm).
Sự quản lí yếu kém của Nhà nước (0,5 điểm).
3
Xung đột (0,25 điểm) - Phần lớn các nước Châu Phi có khí hậu rất khô và nóng, cảnh quan chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc (0.5 điểm). =>Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, hạn hán thường xuyên xảy ra gây ra nạn đói cho hầu hết các nước. Nhất là khu vực Đông Phi (1 điểm)
PL 3
2
- Tài nguyên rừng, khoáng sản giàu có nhưng bị khai thác quá mức, môi trường tự nhiên bị biến đổi mạnh ( 0,5 điểm) Thái độ
Nghiêm túc , tích cực hoạt động thảo luận, tự tin…. TỔNG
1 10
Phiếu đánh giá 2 Mô tả yêu cầu
? Câu 4
ĐIỂM
-Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao 2,3 % (0,25 điểm), trình độ dân trí thấp (0,5 điểm), hủ tục lạc hậu ( 0,25 điểm) => Đói nghèo (0,25 điểm)=> Kìm hãm sự phát triển kinh tế…(0,25 điểm)=> Chính sách an sinh xã hội, tệ nạn, việc
3
làm, xung đột…(0,5 điểm) Câu 5
Các nước châu Phi ở vùng cận Sahara là khu vực có tỷ lệ đói nghèo cao nhất, cứ bốn người thì có một người đói (0,5điểm).-Khí hậu thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, điều kiện vệ sinh
2
không đảm bảo. (0,5 điểm) - Nhiều hủ tục lạc hậu, trinh độ dân trí thấp (0,5 điểm) - Y tế không được đảm bảo, quản lí yếu kém của Nhà nước (0,5 điêm) => Sinh ra nhiều dịch bệnh và lây nhiễm Câu 6
Tục “thừa hưởng vợ”, chữa bệnh bằng rắn độc Hủ tục uống máu pha nước Tục đấu bò ... Tục giết người 1
Tôn sùng thầy thuốc Tục lệ “chuyện ấy lộn xộn” Đĩa môi chứng tỏ địa vị của các cô gái Câu 7
Hậu quả của chủ nghĩa thực dân Châu Âu để lại khi phân chia tùy tiện phạm vi ảnh hưởng cđầu thế kỉ XX (0,5 điểm)
PL 4
Các đường biên giới giữa các nước Châu Phi khi đó có hình dạng đặc biệt, được vạch thẳng, không hề tính đến sắc tộc hay
3
bộ lạc. Vì thế xung đột sắc tộc thường xảy ra ở khu vực biên giới giữa các nước (0,5 điểm). - Nêu được: + Nâng cao trình độ dân trí (0,5 điểm). + Giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (0,5 điểm). + Phát triển kinh tế, kêu gọi sự trợ giúp các tổ chức (0,25 điểm) + Thực hiện các biện pháp xóa đói giảm nghèo (0,5 điểm). + Thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình(0,25 điểm).. Thái độ
Nghiêm túc , tích cực hoạt động thảo luận, tự tin…. TỔNG
1 10
Phiếu đánh giá 3 Mô tả yêu cầu
? Câu 8
ĐIỂM
Lục địa đen Nghĩa đen: - Người dân Châu Phi có màu da đen (0,5 điểm). -Kim loại đen chiếm trữ lượng lớn (1 điểm). Nghĩa bóng: - Kinh tế , xã hội kém phát triển thể hiện sự tối tăm chậm chạp của kinh tế nơi đây (0,5 điểm). - Dịch bệnh => Bệnh tật cái chết ( 1 điểm).
Câu 9
3
Nhìn chung nền kinh tế còn phát triển chậm: (1 điểm). + Quy mô nền kinh tế nhỏ: Chiếm 1,9 % GDP toàn cầu, nhưng chiếm 13 % dân số (0,5 điểm). + GDP/ người thấp (0,5 điểm). + Năng suất lao động thấp (0,5 điểm). + Cơ sở hạ tầng yếu kém (0,5 điểm). + Giáo dục y tế kém phát triển (0,5 điểm). - Đa số các nước châu Phi thuộc nhóm nước kém phát triển nhất thế giới (0,5 điểm)
PL 5
3,5
Hiện nay kinh tế đã có những chuyển biến tích cực(0,5 điểm) Câu 10
5 nƣớc giàu nhất 1/ Nam Phi GDP khoảng 576.1 tỷ USD 2/ Ai cập GDP khoảng 534.1 tỷ USD 3/ Nigeria GDP khoảng 444.3 tỷ USD 4/ Algeria GDP khoảng 272.5 tỷ USD
2,5
5/ Ma-rốc GDP khoảng 168.9 tỷ USD 5 nƣớc nghèo nhất 1/CH DC Côngô, GDP đầu người: 364.48 $/ năm 2/Liberia. GDP đầu người: 490.41 $/ năm. 3/Zimbabwe. GDP đầu người: 516 $/ năm 4/Burundi. GDP đầu người: 639.51 $/ năm 5/CH Trung Phi. GDP đầu người: 789.21 $/ năm. (mỗi ý trả lời đúng 0, 25 điểm) Thái độ
Nghiêm túc, tích cực hoạt động thảo luận, tự tin…. TỔNG
PL 6
1 10
PHỤ LỤC 3 PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DẠY BÀI 5: TIẾT 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH Phiếu đánh giá hoạt động nhóm Câu
Nội dung
Điểm
hỏi Nhóm 1 và 4
- Chỉ được trên bản đồ nơi phân bố tài nguyên thiên nhiên (2 điểm) - Cảnh quan chủ yếu: Rừng nhiệt đới ẩm và xích đạo (1 điểm) - Khoáng sản: đa dạng (Kim loại màu, kim loại quý và
10
nhiên liệu (1 điểm). - Thuận lợi: Đất đai, khí hậu thuận lợi trồng cây nhiệt đới, chăn nuôi gia súc lớn (2 điểm). - Khó khăn: Tự nhiên giàu có, tuy nhiên đại bộ phận dân cư không được hưởng các nguồn lợi này (2 điểm). - Tinh thần làm việc nhóm, trình bày (2 điểm) Nhóm 2 và 5
Nhận xét: Tỉ trọng thu nhập của các nhóm dân cư ở một số nước Mĩ La Tinh có sự chênh lệch rất lớn (2 điểm) - 10% dân cư nhóm nước giàu nhất có tỉ trọng thu nhập GDP chiếm tới trên 1/3 GDP cả nước (Ghi-lê: 47%, Pana-ma: 43,3%, Mê-hi-cô: 43,1%, Ha-mai-ca: 30,3%) (1 điểm). - Trong khi, 10% dân cư nghèo nhất chỉ chiếm từ 0,7% đến dưới 3% GDP (Pa-na-ma: 0,7%, Me-hi-co: 1%, Chi-lê: 1,2%, Ha-mai-ca: 2,7%) (1 điểm).
PL 7
10
⟹Phản ánh sự chênh lệch giàu - nghèo vô cùng lớn giữa các nhóm dân cư ở châu Phi (2 điểm). Nguyên nhân: Cải cách ruộng đất không triệt để => Đô thị hoá tự phát ( 2 điểm) - Tinh thần làm việc nhóm, trình bày (2 điểm). Nhóm 3
* Nhận xét: (5 điểm) Giai đoạn 1985 -2004, Mĩ La tinh có tốc độ phát triển kinh tế không ổn định (1 điểm). + Giai đoạn 1985 - 1995, GDP của các nước Mỹ Latinh giảm từ 2,3% xuống 0,4% (0,5 điểm). + Giai đoạn 1995 - 2000 tăng từ 0,4% lên 2,9% (0,5 điểm). + Tuy nhiên, năm 2002, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên tốc độ tăng GDP giảm nhanh (từ 2,9% năm 2000 giảm xuống chỉ còn 0,5% năm 2002) (2 điểm). + Từ năm 2002 - 2004, tốc độ tăng GDP tăng, đạt 6% năm 2004 (0,5 điểm). * Nguyên nhân: - Tình hình chính trị, xã hội thiếu ổn định (1 điểm). - Các thế lực phong kiến, Thiên chúa giáo bảo thủ cản trở sự phát triển (1 điểm). - Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế độc lập, tự chủ, phụ thuộc nhiều vào nước ngoài(1 điểm). - Nợ nước ngoài còn nhiều (0,5 điểm). - Tinh thần làm việc nhóm, trình bày (2 điểm).
PL 8
10
PHỤ LỤC 4 BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ SAU GIỜ HỌC Thời gian: 10’ Họ và tên:………………………………… Lớp:………………………………………. I.Trắc nghiệm: (Nhận biết) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất dưới đây: I. Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất dưới đây:
( Mỗi đáp án đúng 0,5 diểm) Câu 1: Tài nguyên nào sau đây hiện đang bị khai thác mạnh ở châu Phi? A. Khoáng sản và thủy sản B. Thủy sản và rừng. C. Rừng và khoáng sản. D. Đất và thủy sản. Câu 2: Những thách thức lớn đối với châu Phi hiện nay là gì? A. Cạn kiệt tài nguyên, thiếu lực lượng lao động. B. Già hóa dân số, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp. C.Trình độ dân chí thấp, đói nghèo, bệnh tật, xung đột. D. Các nước cắt viện trợ, thiếu lực lượng lao động. Câu 3: Nguyên nhân nào dưới đây làm kìm hãm sự phát triển kinh tế của các nước Châu Phi? A. Không có tài nguyên khoáng sản. B. Hậu quả thống trị của chủ nghĩa thực dân. C. Dân số già, số lượng lao động ít. D. Tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác nhiều. Câu 4: Trong các tổ chức kinh tế sau, tổ chức kinh tế nào không thuộc châu Phi? A. EEAC B. SADC C. OAU D. APEC
PL 9
Câu 2: Báo cáo mang tên "Tình trạng an ninh lương thực và dinh dưỡng toàn cầu" do Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) và các cơ quan khác của Liên hợp quốc phối hợp thực hiện, công bố tại New York (Mỹ) bên lề Diễn đàn chính trị cấp cao về phát triển bền vững - nền tảng chính của Liên hợp quốc theo dõi hành động của các nước để thực hiện SDGs. Theo báo cáo, suy dinh dưỡng vẫn đang lan rộng tại châu Phi, ảnh hưởng tới khoảng 20% dân số.
Hình ảnh nạn đói hoành hành ở Châu Phi
Mỗi khi định bỏ thừa đồ ăn, bạn hãy nhớ rằng, còn rất nhiều người đói nghèo trên thế giới này đang cần những thứ đồ mà bạn thẳng tay đổ đi để có thể sinh tồn đấy. Em hãy đề xuất một số biện pháp để khắc phục tình trạng nạn đói thƣờng xuyên diễn ra ở châu Phi? Giải thích ngắn gọn cho lựa chọn của mình? …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………
PL 10
Câu 3
Hình ảnh trên cho em liên tƣởng đến vấn đề gì ở châu Phi? Theo em cần có những giải pháp gì để giải quyết vấn đề trên? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….. Câu 10:
“Mẹ yêu quý, con xin lỗi vì chiếc thuyền đã chìm và con không thể tới châu Âu được nữa. Con xin lỗi vì không thể gửi trả lại khoản tiền mà mẹ đã vay để đưa con lên thuyền. Đừng buồn mẹ nhé nếu họ nói không thể tìm thấy thi thể của con giữa đại dương rộng lớn, một chiếc quan tài không thể mang con trở về với mẹ, nó chỉ mang lại cho mẹ thêm nợ nần, các khoản chi phí tang lễ, chôn cất và vận chuyển mà thôi...
PL 11
Cảm ơn biển cả đã chào đón chúng tôi mà không đòi hỏi visa… Cảm ơn loài cá sẽ ăn thịt cơ thể tôi mà không cần hỏi tôn giáo của tôi là gì, hay vị thế chính trị của tôi ra sao” (Trích bức thư được tìm thấy trong ví của một người tị nạn - Nhiếp ảnh gia Massimo Sestini chụp bức ảnh trên từ một trực thăng hải quân Italy năm 2015 tại vùng biển giữa nước này và Libya.) Hình ảnh và đoạn trích trên cho em liên tƣởng đến vấn đề gì? Tại sao họ phải làm nhƣ vậy và đó có phải là giải pháp tốt nhất cho họ? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………
PL 12
PHỤ LỤC 5 BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ SAU GIỜ HỌC LẦN 2 Thời gian: 10’ Họ và tên:………………………………… Lớp:………………………………………. I.Trắc nghiệm: (Nhận biết) I. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Nhận xét đúng nhất về tài nguyên khoáng sản của Mĩ la tinh là A. kim loại màu, sắt, kim loại hiếm, phốtphat B. kim loại đen, kim loại quý và nhiên liệu C. kim loại đen, kim loại màu, dầu mỏ D. kim loại đen, kim loại mày, kim loại hiếm Câu 2. Nhận xét đúng nhất về khu vực Mỹ la tinh là A. nền kinh tế của hầu hết các nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo rất lớn B. nền kinh tế của hầu hết các nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo còn ít C. nền kinh tế của một số nước còn phụ thuộc vào bên ngoài, đời sống người dân ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo rất lớn D. nền kinh tế một số nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân được cải thiện nhiều, chênh lệch giàu nghèo giảm mạnh Câu 3. Mĩ la tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển A. cây lương thực, cây công nghiệp nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ B. cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc C. cây lương thực, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ D. cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi gia đại gia súc Câu 4. Cho tới đầu thế kỷ XXI, số dân sống dưới mức nghèo khổ của Mĩ la tinh còn khá đông, dao động từ A. 26 – 37%
B. 37 – 45%
C. 37 – 62%
D. 45 – 62%
PL 13
Câu 5. Các cuộc cách mạng ruộng đất không triệt để ở hầu hết các nước Mĩ la tinh đã dẫn đến hệ quả là A. các chủ trang trại giữ phần lớn đất canh tác B. dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm C. hiện tượng đô thị hóa tự phát D. Tất cả các ý trên Câu 6. Đầu thế kỷ XXI tỷ lệ dân thành thị của Mi la tinh chiếm tới A. 55% dân số
B. 65% dân số
C. 75% dân số
D. 85% dân số
II. Tự luận Câu 1:
Tại thành phố Lima, Peru
Tại Buenos Aires, Argentine
Hình ảnh trên trên làm em liên tưởng đến điều gì, nguyên nhân gây ra. Đề suất một số giải pháp giảm thiểu. Số dân sống dưới mức nghèo khổ chủ yếu của châu Mĩ Latinh còn khá đông là do: ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................
PL 14
Câu 2: Nguyên nhân khiến cho kinh tế các nước Mĩ Latinh phát triển không ổn định? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................
PL 15
PHỤ LỤC 6 PHIẾU ĐÁNH GIÁ KIỂM TRA 10 PHÖT LẦN 1
Trắc nghiệm
ĐIỂM
1.C; 2.C; 3B; 4D
2
Câu 2: : Báo cáo mang tên "Tình trạng an ninh lương thực và dinh dưỡng toàn cầu" do Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) và các cơ quan khác của Liên hợp quốc phối hợp thực hiện, công bố tại New York (Mỹ) bên lề Diễn đàn chính trị cấp cao về phát triển bền vững - nền tảng chính của Liên hợp quốc theo dõi hành động của các nước để thực hiện SDGs. Theo báo cáo, suy dinh dưỡng vẫn đang lan rộng tại châu Phi, ảnh hưởng tới khoảng 20% dân số.
Hình ảnh nạn đói hoành hành ở Châu Phi
Mỗi khi định bỏ thừa đồ ăn, bạn hãy nhớ rằng, còn rất nhiều người đói nghèo trên thế giới này đang cần những thứ đồ mà bạn thẳng tay đổ đi để có thể sinh tồn đấy. Em hãy đề xuất một số biện pháp để khắc phục tình trạng nạn đói thƣờng xuyên diễn ra ở châu Phi? Giải thích ngắn gọn cho lựa chọn của mình? Nêu đƣợc các biện pháp và giải thích -Nêu được biện pháp: (1điểm) + Giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên + Phát triển kinh tế + Thực hiện các biện pháp xóa đói giảm nghèo. PL 16
ĐIỂM
+ Phát triển nông nghiệp
2
+ Thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. + Nâng cao trình độ dân trí. - Đưa ra lời giải thích lô-gic và hợp lí (1điểm). Câu 3
Những hình ảnh trên cho em liên tƣởng đến vấn đề gì ở châu Phi? Theo em cần có những giải pháp gì để giải quyết vấn đề trên? Trả lời đƣợc các ý sau
ĐIỂM
- Các hình ảnh trên: + Đề cập đến tình trạng bùng nổ dân số ở Châu Phi (0,5 điểm). + Các nước Châu Phi có cơ cấu dân số trẻ (0,5 điểm). - Học sinh đưa ra được một số các giải pháp sau + Xây dựng và thực hiện chính sách phát triển dân số phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế (0,5 điểm). +Nâng cao trình độ dân trí, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách dân số (0,5 điểm). +Đẩy mạnh phát triển kinh tế sẽ tác động gián tiếp đến tỉ lệ sinh, làm giảm tốc độ bùng nổ dân số(0,5 điểm)..
PL 17
2,5
Câu 10:
“Mẹ yêu quý, con xin lỗi vì chiếc thuyền đã chìm và con không thể tới châu Âu được nữa. Con xin lỗi vì không thể gửi trả lại khoản tiền mà mẹ đã vay để đưa con lên thuyền. Đừng buồn mẹ nhé nếu họ nói không thể tìm thấy thi thể của con giữa đại dương rộng lớn, một chiếc quan tài không thể mang con trở về với mẹ, nó chỉ mang lại cho mẹ thêm nợ nần, các khoản chi phí tang lễ, chôn cất và vận chuyển mà thôi... Cảm ơn biển cả đã chào đón chúng tôi mà không đòi hỏi visa… Cảm ơn loài cá sẽ ăn thịt cơ thể tôi mà không cần hỏi tôn giáo của tôi là gì, hay vị thế chính trị của tôi ra sao” (Trích bức thư được tìm thấy trong ví của một người tị nạn - Nhiếp ảnh gia Massimo Sestini chụp bức ảnh trên từ một trực thăng hải quân Italy năm 2015 tại vùng biển giữa nước này và Libya.) Hình ảnh và đoạn trích trên cho em liên tƣởng đến vấn đề gì? Tại sao họ phải làm nhƣ vậy và đó có phải là giải pháp tốt nhất cho họ? Nêu đƣợc các ý sau
ĐIỂM
-Hình ảnh trên đề cập đến tình trạng người dân Châu Phi vượt biển nhập cư trái phép sang các nước Châu Âu năm 2015 (1 điểm). - Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên
3,5
+Do điều kiện sống khắc nghiệt: khô hạn, dịch bệnh (0,5 điểm) +Do xung đột, chiến tranh xảy ra thường xuyên (0,5 điểm) +Nạn đói hoành hành (0,5 điểm) - Quan điểm của HS về việc nhập cư trái phép (1 điểm).
PL 18
PHỤ LỤC 7 PHIẾU ĐÁNH GIÁ KIỂM TRA LẦN 2 Gợi ý
ĐIỂM
I.Trắc nghiệm: Mỗi đáp án đúng (0.5 điểm) 3
1B; 2A; 3B; 4C; 5D; 6C II.Tự luận Câu 1: Nêu được: - Những hình ảnh trên thể hiện những bức tường phân chia đẳng cấp giàu nghèo (0,5 điểm). - Sự chênh lệch giàu nghèo lớn (0,5 điểm).
5
- Người nghèo chiếm tỉ lệ lớn (0,5 điểm). - Quyền lợi người giàu được ưu tiên (0,5 điểm). Nguyên nhân: - Do cuộc cải cách ruộng đất không triệt để (0,5 điểm). - Người dân không cần cù, trình độ thấp (0,25 điểm). - Điều tự nhiên khắc nghiệt, thiếu khoáng sản (0,25 điểm). - Hiện tượng đô thị hóa bùng nổ (0,25 điểm).. Biện pháp: - Củng cố bộ máy nhà nước(0,5 điểm). - Phát triển giáo dục (0,5 điểm). - Quốc hữu hoá một số ngành kinh tế (0,5 điểm). - Tiến hành công nghiệp hoá (0,5 điểm). - Tăng cường và mở rộng buôn bán với nước ngoài (0,5 điểm). Câu 2: + Do nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nên người dân ít lao động (0,5 điểm). + Nền kinh tế chỉ tập trung vào sản xuất nông sản nhiệt đới, ít quan tâm tới ngành công nghiệp (0,5 điểm).
PL 19
2
+ Do ảnh hưởng của các cuộc xung đột vũ trang diễn ra liên tục (0,5 điểm). + Tình hình chính trị không ổn định lại mắc nợ nhiều (0,5 điểm).
PL 20
PHỤ LỤC 8 GIÁO ÁN ĐỐI CHỨNG BÀI 5: MỘT SỐ VẦN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC TIẾT 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của các nước Châu phi - Trình bày được một số vấn đề cần giải quyết để phát triển kinh tế xã hội ở các quốc gia Châu phi - Ghi nhớ địa danh Nam phi 2. Kĩ năng: Phân tích số liệu, tư liệu về một số vấn đề của châu Phi (dân số, tốc độ tăng trưởng kinh tế) 3.Thái độ: Chia sẻ với những khó khăn mà người dân châu Phi phải trải qua. 4.Trọng tâm: - Tiềm năng phát triển kinh tế ở Châu Phi: tài nguyên khoáng sản, con người - Một số vấn đề cần giải quyết ở Châu Phi: + Khó khăn về ĐKTN: KH khô nóng, phần lớn diện tích lãnh thổ là hoang mạc và xavan. + Vấn đề dân cư và XH: DS tăng nhanh, tuổi thọ trung bình thấp, đa số là dân nghèo; đói nghèo, chỉ số HDI thấp, bệnh tật và các cuộc nội chiến ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống người dân châu Phi. + Vấn đề KT: chậm phát triển và còn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - BĐ địa lí tự nhiên châu Phi, KT chung. - Tranh ảnh về cảnh quan và con người, một số hoạt động KT tiêu biểu III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số, trang phục, vệ sinh … 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài thực hành của học sinh 3. Bài cũ: GV có thể liên hệ thực tế những xung đột, dịch bệnh xảy ra ở Châu Phi hay cảnh quan tự nhiên, công trình Kim tự tháp để bắt đầu về “lục địa đen” Hoạt động của GV vag HS Họat động 1: Một số vấn đề tự nhiên - HS họat động theo cặp để tìm hiểu thuận lợi, khó khăn và các giải pháp khắc phục về tự nhiên Châu Phi GV gợi ý: đất đai, cảnh quan, khí hậu, sông ngòi …
Nội dung chính I. Một số vấn đề tự nhiên Thuận lợi - Tài nguyên rừng và khoáng sản tương đối đa dạng và phong phú Khó khăn: - Khí hậu khô và nóng với cảnh quan chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc và xa van - Rừng và khoáng sản bị khai thác quá mức PL 21
- GV làm rõ việc khai thác TNTN ở Châu Phi do TB nước ngoài nắm giữ và lợi nhuận chủ yếu rơi vào tay TB nước ngoài Họat động 2: Một số vấn đề dân cư và xã hội - So sánh và nhận xét các chỉ số dân số của Châu Phi so với nhóm nước phát triển, nhóm đang phát triển và TG dựa vào bảng 5.1? - Nguyên nhân và hậu quả? - GV bổ sung thêm VN giúp các nước trong nhóm Cộng đồng Pháp ngữ như Senegal, Benanh phát triển NN
- Đất đai bị hoang hóa nhiều => Tài nguyên đang bị cạn kiệt, môi trường bị tàn phá Giải pháp: - Khai thác và sử dụng hợp lí TNTN - Tăng cường hệ thống thủy lợi II. Một số vấn đề dân cƣ và xã hội - Tỉ suất sinh cao nên DS tăng nhanh - Tuổi thọ TB thấp - Dịch bệnh HIV - Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục - Xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật => được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tổ chức TG
Hoạt động 3:Một số vấn đề III. Một số vấn đề Kinh tế Kinh tế - Đa số các nước Châu Phi nghèo, kém phát - Dựa vào bảng 5,2, nhận xét tốc triển độ tăng - Nguyên nhân: trưởng GDP của một số quốc gia + Hậu quả của sự thống trị lâu dài chủ nghĩa châu Phi so với TG? thực dân - GV bổ sung thêm kiến thức cho + Xung đột, chiến tranh, chính phủ yếu HS để thấy tình trạng KT châu kém,…. Phi hiện so với TG hầu như - Nền KT châu Phi cũng đang thay đổi tích thua sút rất lớn, thụt lùi so với cực bản thân 4. Củng cố - Đánh giá 1/ Tình trạng sa mạc hóa ở châu Phi chủ yếu là do: a. Cháy rừng c. Lượng mưa thấp b. Khai thác rừng quá mức d. Chiến tranh 2/ Ý nào không phải là nguyên nhân làm cho nền kinh tế một số nước châu Phi kém phát triển: a. Bị cạnh tranh bởi các khu vực khác b. Xung đột sắc tộc c. Khả năng quản lí kém d. Từng bị thực dân thống trị tàn bạo 3/ Hàng triệu người dân châu Phi đang sống rất khó khăn vì: a. Đói nghèo, bệnh tật b. Kinh tế tăng trưởng chậm c. Học vấn kém, nhiều hủ tục, xung đột sắc tộc d. Tất cả đều đúng 4/ Các cuộc xung đột tại một số nước Châu Phi đã để lại hậu quả: a/ Biên giới các quốc gia này được mở rộng b/ Làm gia tăng sức mạnh các lực lượng vũ trang PL 22
c/ Làm hàng triệu người chết đói hoặc di cư khỏi quê hương d/ Làm gia tăng diện tích hoang mạc 5. Hoạt động nối tiếp Làm BT 2/ SGK/ 23 IV. RÖT KINH NGHIỆM …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………
PL 23
BÀI 5: MỘT SỐ VẦN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC TIẾT 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1.Kiến thức: - Biết tiềm năng phát triển kinh tế ở các nước Mĩ Latinh. - Trình bày được một số vấn đề cần giải quyết để phát triển kinh tế xã hội ở các quốc gia châu Mĩ la tinh - Ghi nhớ địa danh Amazon 2. Kĩ năng: Phân tích bảng số liệu, tư liệu về một số vấn đề kinh tế - xã hội của Mĩ la tinh: so sánh GDP, nợ nước ngoài của các quốc gia. 3. Thái độ: Tán thành với những biện pháp mà các quốc gia Mĩ Latinh đang cố gắng thực hiện để vượt qua khó khăn trong gỉai quyết các vấn đề KT-XH. 4.Trọng tâm: - Vấn đề tự nhiên, dân cư, xã hội: nguồn lợi lớn tự nhiên được khai thác song không mang lợi ích đến cho đại đa số bộ phận dân cư các nước Mĩ Latinh. - Vấn đề xã hội: Đô thị hóa tự phát, tỷ lệ dân nghèo thành thị cao, thu nhập chêch lệch giữa dân cư - Vấn đề KT: tốc độ phát triển KT không đều thiếu ổn định, tổng nợ nước ngoài lớn. Nguyên nhân và một số giải pháp khắc phục. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Phóng to hình 5.4/ SGK - BĐ địa lí tự nhiên châu Mĩ Latinh, KT chung. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số, trang phục, vệ sinh 2. Kiểm tra bài cũ: a/ Nêu các giải pháp khắc phục khó khăn trong vấn đề khai thác tự nhiên của Châu phi b/ Trình bày một số vấn đề xã hội mà các nước châu Phi đang gặp phải? 3. Bài mới Mặc dù tuyên bố độc lập hơn 200 năm nhưng hầu hết kinh tế các nước Mỹ La tinh vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài; đời sống của người dân ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo còn rất lớn. Hoạt động Nội dung Họat động 1: Một số vấn đề tự I. Một số vấn đề tự nhiên, dân cƣ và xã hội nhiên, dân cư và xã hội 1. Tự nhiên Một số vấn đề tự nhiên * Thuận lơi: - GV yêu cầu HS sử dụng BĐ - Nhiều loại kim loại màu, kim loại quý và “cảnh quan và khoáng sản ở Mĩ nhiên liệu Latinh” hình 5.3/24/ SGK để: - Tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát + Kể tên cảnh quan và TN khoáng triển rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây CN sản và cây ăn quả nhiệt đới + Nhận xét cảnh quan rừng xích * Khó khăn: PL 24
đạo và nhiệt đới ẩm => giá trị? - Khai thác tài nguyên chưa đem lại hiệu quả Đồng cỏ => giá trị? 2. Dân cư và xã hội + TN khoáng sản => giá trị? - Dân cư còn nghèo đói - GV bổ sung đa số nguồn tài - Thu nhập GDP giữa người giàu và nghèo nguyên, trang trại đều nằm trong có sự chênh lệch rất lớn tài chủ TB, người lao động hưởng - Đô thị hóa tự phát => đời sống dân cư khó lợi ích không đáng kể khăn => ảnh hưởng vấn đề XH và phát triển Dân cư và xã hội KT - Dựa vào bảng 5.3/26/SGK, nhận xét tỉ trọng thu nhập của các nhóm dân cư ở Mĩ Latinh? => khó khăn đặt ra? Liên hệ so sánh với VN để thấy rõ chênh lệch giàu nghèo ở Mĩ latinh là rất lớn - Vì sao có sự chênh lệch giàu nghèo ở Mĩ latinh lớn? - HS nêu những khó khăn do quá trình đô thị hóa tự phát? Họat động 2: Một số vấn đề II. Một số vấn đề Kinh tế Kinh tế - Tốc độ phát triển KT không đều, chậm - Dựa vào bảng 5.4/26/SGK nhận thiếu ổn định xét tốc độ tăng GDP của Mĩ - Nợ nước ngòai lớn Latinh từ 1985-2004? - Nguyên nhân: - Dựa vào bảng 5.4, những quốc + Tình hình chính trị xã hộithiếu ổn định, gia nào có tỉ lệ nợ nước ngoài cao nhiều rủi ro so với GDP? + Các thế lực bảo thủ cản trở + Họat động cặp + Chưa xây dựng được đường lối phát triển - HS ghi lên bảng và nhận xét KT-XH độc lập, tự chủ - Vì sao phải vay nợ nhiều? => - Hiện nay, các quốc gia Mĩ Latinh đang cải hậu quả vay nợ nhiều? cách bằng các giải pháp: cải cách mô hình quản lí kinh tế - xã hội, tăng cường liên kết kinh tế khu vực, đảm bảo tính độc lập,tự chủ của mỗi quốc gia nhưng vẫn mở rộng buôn bán với nước ngoài. 4. Củng cố - Đánh giá 1/ Số dân sống dưới mức nghèo khổ chủ yếu của châu Mĩ Latinh còn khá đông là do: a/ Cuộc cải cách ruộng đất không triệt để b/ Người dân không cần cù, trình độ thấp c/ Điều tự nhiên khắc nghiệt, thiếu khoáng sản d/ Hiện tượng đô thị hóa bùng nổ 2/ Hướng chảy của sông Amadôn chủ yếu là: a. Bắc Nam b. Đông Tây c. Tây Đông d. Nam Đông 3/ Nguyên nhân khiến cho kinh tế các nước Mĩ Latinh phát triển không ổn định: a/ Do nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nên người dân ít lao động PL 25
b/ Nền kinh tế chỉ tập trung vào sản xuất nông sản nhiệt đới , ít quan tâm tới ngành công nghiệp c/ Do ảnh hưởng của các cuộc xung đột vũ trang diễn ra liên tục d/ Tình hình chính trị không ổn định lại mắc nợ nhiều 5. Hoạt động nối tiếp Làm BT 2/ SGK/ 27 IV. RÖT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………
PL 26