4 minute read

1.1.3. Tiến trình giải quyết vấn đề

Thành phần/ Thành tố

Đánh giá và phản ánh giải pháp

Advertisement

Hành vi Tiêu chí

Mức 4 Mức 3 Mức2 Mức 1

Thực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ Thực hiện kế hoạch độc lập hoặc hợp lí. Đánh giá việc thực hiện giải pháp GQVĐ.

Suy ngẫm về cách thức và tiến trình GQVĐ. Nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp. Thực hiện giải pháp GQVĐ nhưng chưa đánh giá được giải pháp. Nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp nhưng chưa đầy đủ.

Điều chỉnh và vận dụng trong tình huống mới. Vận dụng được trong tình huống mới một cách độc lập. Biết điều chỉnh hợp lí, vận dụng được trong tình huống mới. viên, bạn học. Thực hiện được giải pháp GQVĐ nhưng chưa hoàn thành. Chỉ thực hiện khi có sự hướng dẫn của giáo viên.

Nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp khi trao đổi với người khác. Biết cách điều chỉnh nhưng chưa vận dụng trong tình huống mới. Có suy ngẫm về cách thức và tiến trình GQVĐ.

Biết cách điều chỉnh nhưng nhờ sự giúp đỡ của người khác.

1.1.3. Tiến trình giải quyết vấn đề

Tiến trình giải quyết vấn đề của các nhà khoa học được diễn ra như sau:  Xác định rõ nội dung, yêu cầu của vấn đề cần giải quyết, những điều kiện đã cho và những điều cần đạt tới;  Tìm hiểu xem trong kho tàng kiến thức, kinh nghiệm của loàingười đã có cách giải quyết vấn đề đó hoặc vấn đề tương tự chưa;  Nếu đã có thì liệt kê tất cả những giải pháp đã có và lựa chọn một phương pháp thích hợp;  Nếu chưa có thì phải đề xuất giải pháp mới hay xây dựng kiến thức, phương tiện mới dùng làm công cụ để giải quyết vấn đề;

 Thử nghiệm áp dụng kiến thức mới, giải pháp mới vào thực tiễn để đánh giá tính hiệu quả của chúng, từ đó bổ sung, hoàn thiện kiến thức đã xây dựng, giải pháp đã đề xuất. Để hình thành ở HS năng lực giải quyết vấn đề, GV có thể phỏng theo tiến trình giải quyết vấn đề của các nhà khoa học để tổ chức các HĐNT cho HS. Tuy nhiên, để tổ chức thành công các HĐNT cho HS, GV cần phải chú ý đến những điểm khác nhau giữa nhà khoa học và HS khi giải quyết vấn đề. Khi chấp nhận giải quyết một vấn đề, nhà khoa học đã có trình độ kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết, còn HS thì chỉ bước đầu làm quen với việc giải quyết vấn đề khoa học. Những kiến thức mà HS cần chiếm lĩnh là những kiến thức mà nhiều thế hệ các nhà khoa học đã trải qua thời gian dài mới đạt được, còn HS thì chỉ được dành một khoảng thời gian ngắn để phát hiện ra kiến thức đó. Bên cạnh đó, nhà khoa học đã có trong tay những phương tiện chuyên dùng đạt độ chính xác cao và những điều kiện thích hợp nhất đểGQVĐ, còn HS thì chỉ có những phương tiện thô sơ của trường phổ thông với độ chính xác chưa cao, chỉ có điều kiện làm việc tập thể ở lớphay ở phòng thực hành đôi khi không thể lặp đi lặp lại nhiều lần. HS không thể hoàn toàn tự lực xây dựng kiến thức khoa học được mà cần phải có sự giúp đỡ của GV. Sự giúp đỡ của GV không phải là giảng giải, cung cấp cho HS những kiến thức có sẵn mà là tạo điều kiện để HS có thể trải qua các giai đoạn chính của việc GQVĐ, đồng thời GV cũng phải khuyến khích, động viên HS kịp thời trong quá trình GQVĐ đặt ra. HS chỉ có thể giải quyết được vấn đề đặt ra khi HS phát hiện được vấn đề cần giải quyết, xác định được mục tiêu của việc giải quyết vấn đề và tìm ra được giải pháp để giải quyết vấn đề đó. Bên cạnh đó, HS còn phải biết phân tích hiện tượng, phối hợp với các HS khác và sáng tạo trong quá trình giải quyết vấn đề. Khi thu được kết quả, HS phải biết tổng hợp và đánh giá kết quả đó. Đồng thời, sau khi giải quyết được vấn đề đặt ra, HS phải đề xuất được vấn đề mới từ kết quả thu được.

GV phải tổ chức các HĐNT sao cho HS có thể phát hiện được vấn đề mới cần giải quyết thông qua việc đề xuất vấn đề và sự định hướng của GV. Sau khi HS đã xác định được vấn đề cần giải quyết, để HS có thể tự lực giải quyết được vấn đề đặt ra GV phải hướng dẫn cho HS cách thức chung để giải quyết vấn đề đó. Trước hết, HS phải xác định được mục tiêu của việc giải quyết vấn đề. Kế tiếp, HS phải suy nghĩ làm thế nào để đạt được mục tiêu đó. HS phải tìm xem có bao nhiêu cách để giải quyết vấn đề đó và chọn một giải pháp tối ưu đề thực hiện nó. Trong các cách giải quyết trên, HS phải kết hợp việc phân tích hiện tượng, phân tích vấn đề, sử dụng dữ kiện cung cấp, suy luận, tổng hợp để tìm câu trả lời cho vấn đề đặt ra. Thông qua kếtquả tìm ra được, GV phải hướng dẫn HS biết cách đánh giá nó đúng hay chưa đúng. Nếu kết quả HS

This article is from: