TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP BỒI DƯỠNG ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC TRƯỜNG THCS

Page 1

BỒI DƯỠNG ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC

vectorstock.com/28062440

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP BỒI DƯỠNG ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ WORD VERSION | 2021 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP BỒI DƯỠNG ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH : LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN HÓA HỌC) MÃ SỐ : 601410


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BDHSG: CĐSP:

bồi dưỡng học sinh giỏi Cao đẳng sư phạm

dd:

dung dịch

ĐHKHTN: ĐHSP:

Đại học Khoa học tự nhiên Đại học sư phạm

đktc: ĐLBTKL:

điều kiện tiêu chuẩn định luật bảo toàn khối lượng

g: GV: HS: HSG: PTHH: THCS: THPT: VD:

gam giáo viên học sinh học sinh giỏi phương trình hóa học trung học cơ sở trung học phổ thông ví dụ


DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng: 3.1. Kết quả kiểm tra lần 1, 2, 3 Bảng: 3.2. Kết quả thi học sinh giỏi cấp Quận Bảng: 3.3. Kết quả thi học sinh giỏi cấp Quận của trường THCS Cầu Giấy


MỤC LỤC Lời cảm ơn ........................................................................................................ i Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................. ii Danh mục các bảng .......................................................................................... iii MỞ ĐẦU ................................................................................................. …. .... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................... 5 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 5 1.2. Hoạt động nhận thức và phát triển tư duy của học sinh trong quá trình dạy học hoá học........................................................................................................ 6 1.2.1. Tư duy và hoạt động nhận thức............................................................... 6 1.2.2. Các giai đoạn của tư duy ......................................................................... 7 1.2.3. Rèn luyện các thao tác tư duy trong quá trình dạy học hóa học ............. 8 1.2.4. Các hình thức cơ bản của tư duy ............................................................. 10 1.3. Bài tập hóa học ........................................................................................... 13 1.3.1. Khái niệm về bài tập hoá học .................................................................. 13 1.3.2. Tác dụng của bài tập hoá học .................................................................. 13 1.3.3. Quan hệ giữa việc giải bài tập hóa học và việc phát triển tư duy của học sinh .................................................................................................................... 14 1.3.4. Những định hướng thiết kế bài tập hóa học ............................................ 15 1.4. Bồi dưỡng đội tuyển sinh giỏi hóa học ở trường THCS ............................ 17 1.4.1. Quan niệm về học sinh giỏi..................................................................... 17 1.4.2. Năng khiếu hoá học. Những phẩm chất và năng lực cần có của một học sinh giỏi hoá học ............................................................................................... 18 1.4.3. Những năng lực giáo viên cần có khi bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ........................................................................................................................... 21 1.4.4. Thực trạng bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi hóa học ở trường THCS ........................................................................................................................... 21


CHƯƠNG 2: TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP BỒI DƯỠNG ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI THCS ............................ 26 2.1. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập.......................................................... 26 2.2. Các phương pháp giải toán hóa học ........................................................... 27 2.2.1. Phương pháp đường chéo........................................................................ 27 2.2.2. Phương pháp bảo toàn khối lượng .......................................................... 30 2.2.3. Phương pháp tăng giảm khối lượng ........................................................ 32 2.2.4. Phương pháp dùng khối lượng mol trung bình ( M ) ............................... 35 2.2.5. Phương pháp ghép ẩn số ......................................................................... 36 2.2.6. Phương pháp giải bài tập tự chọn lượng chất ......................................... 36 2.2.7. Phương pháp biện luận............................................................................ 38 2.3. Hệ thống bài tập ......................................................................................... 39 2.3.1. Hệ thống bài tập vô cơ theo trình tự lý thuyết sách giáo khoa ............... 39 2.3.2. Hệ thống bài tập vô cơ theo các chuyên đề............................................. 74 2.3.3. Hệ thống bài tập hữu cơ .......................................................................... 89 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................... 111 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ............................................ 111 3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .............................................................. 111 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ............................................................. 111 3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ................................................................. 111 3.3. Phương pháp thực nghiệm ......................................................................... 111 3.3.1. Đối tượng học sinh và địa bàn thực nghiệm ........................................... 111 3.3.2. Giáo viên dạy thực nghiệm ..................................................................... 111 3.3.3. Kế hoạch giảng dạy ................................................................................. 112 3.4. Kết quả thực nghiệm .................................................................................. 112 3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm ................................................................... 115 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 116 1. Kết luận ......................................................................................................... 116 2. Khuyến nghị .................................................................................................. 117


TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 118 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 120


MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong thế giới xã hội tri thức – đây là một hình thái xã hội – kinh tế trong đó tri thức trở thành yếu tố quyết định đối với nền kinh tế hiện đại và các nguyên tắc tổ chức của xã hội. Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập thế giới. Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện này thì đổi mới nền giáo dục là một trong những trọng tâm của sự phát triển. Ngành giáo dục phải tạo ra những con người lao động có tri thức, tự chủ, năng động và sáng tạo đáp ứng yêu cầu thời đại. Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X vẫn tiếp tục khẳng định : Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục – đào tạo là động lực, tiền đề để phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nội dung cơ bản của phát triển giáo dục là bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu của mỗi học sinh. Đất nước ta đang chuyển mình theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Một trong những tiềm lực quan trọng của chúng ta là phát triển công nghiệp hóa chất, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ban tặng để thúc đẩy sự phát triển của đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng. Muốn vậy, cần có đội ngũ lao động giỏi trong các lĩnh vực của công nghệ hoá học. Ngay từ bây giờ, việc tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ giáo viên (GV) phải được coi trọng; việc phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu bộ môn càng đặt ra cấp thiết ngay từ đầu cấp, khi học sinh (HS) vừa bước vào môn hoá học. Những năm đầu này, các kiến thức, kỹ năng cơ bản là nền tảng cho các em tiếp tục học lên, tập thói quen làm việc khoa học, có định hướng nghề nghiệp tương lai. Do đó, bên cạnh giáo dục đại trà, các trường Trung học cơ sở (THCS) cũng luôn quan tâm, đầu tư cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG). Nó bao gồm phát hiện năng khiếu, bồi dưỡng năng lực, xây dựng hệ thống bài tập đa dạng từ cơ bản đến nâng cao. Ngoài ra, bồi dưỡng phương pháp tự học thông qua hệ thống bài tập là phương pháp hữu hiệu nhất trong việc nâng cao năng lực nhận thức, phát triển tư duy logic từ đó gây hứng thú học tập cho các em và đào tạo đội ngũ HSG. Điều này rất phù hợp với phương ngôn Trung Hoa: “Tôi nghe, tôi quên. Tôi nhìn, tôi nhớ. Tôi làm, tôi hiểu”.

1


Hiện nay, với chương trình hoá học lớp 9 đổi mới và trình độ học sinh ngày càng cao thì nội dung và phương pháp bồi dưỡng HSG cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp. Trong thời đại công nghệ thông tin, nguồn tài liệu tham khảo cần cho việc dạy học của GV có khá nhiều, tuy nhiên lại chưa có tính hệ thống. Đối với học sinh THCS thì các em chưa có đủ năng lực nhận thức để lựa chọn những sách tham khảo phù hợp với mục đích học tập của mình. Mặt khác, qua điều tra trên địa bàn thành phố Hà Nội, chúng tôi thấy rằng GV dạy hóa học ở các trường THCS hiện nay có tuổi đời còn khá trẻ, có sự nhiệt tình trong công tác nhưng còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy nói chung và bồi dưỡng HSG nói riêng. Một phần nguyên nhân là do nguồn đào tạo GV THCS là các trường Cao đẳng sư phạm (CĐSP) chưa chú trọng vào việc dạy bài tập và phương pháp xây dựng bài tập nâng cao. Do đó việc học tập, bồi dưỡng HSG môn hoá học của HS – GV trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác hiện nay đang diễn ra như sau : các em HS học tập chủ yếu dựa vào sách giáo khoa mà nội dung sách giáo khoa chỉ chứa đựng những bài tập cơ bản, cô đọng; GV bồi dưỡng HSG tự mày mò xây dựng bài tập và tham khảo một số tài liệu thường phân loại bài tập theo nội dung chương trình học. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng bài tập bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi hoá học trường Trung học cơ sở” nhằm tạo điều kiện cho GV và HS THCS có thêm tư liệu tự bồi dưỡng, phát triển năng lực của mình.

2. Mục đích nghiên cứu Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập lý thuyết định tính và định lượng dạng phân hoá nhằm giúp các em HSG trường THCS có tài liệu tự học, tự bồi dưỡng, phát triển năng lực tư duy; GV dạy môn hóa THCS có tư liệu tham khảo để học tập và giảng dạy tốt hơn.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng đội tuyển HSG hoá học trường THCS. Tổng kết được cơ sở lý luận của việc phát triển tư duy, các phương pháp và thao tác tư duy trong quá trình dạy và học môn hoá học. - Đề xuất hệ thống bài tập có thể giúp HS tự học, tự nghiên cứu nhằm phát triển năng lực tư duy của mình.

2


- Thực nghiệm sư phạm : Đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của hệ thống bài tập đã đề xuất trong việc bồi dưỡng đội tuyển HSG hoá học trường THCS.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu : Quá trình dạy học hoá học ở trường THCS.

4.2. Đối tượng nghiên cứu: Lý luận về bồi dưỡng HSG hoá học lớp 9 và hệ thống bài tập nhằm phát triển tư duy HS trong việc bồi dưỡng đội tuyển HSG hoá học trường THCS.

5. Giả thuyết khoa học Nếu GV thiết kế được hệ thống bài tập có chất lượng, đa dạng, phong phú và có phương pháp sử dụng chúng một cách hợp lý trong dạy học thì sẽ giúp HS nâng cao được kiến thức, rèn luyện khả năng tự học, tự nghiện cứu, chủ động và sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn và hiệu quả của quá trình bồi dưỡng HSG.

6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu, tổng hợp các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài. Tham khảo các tài liệu về phương pháp dạy học hoá học, các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, các đề tài nhằm phát triển tư duy của HS. - Nghiên cứu các tài liệu về bồi dưỡng HSG, các đề thi HSG hoá học lớp 9 ở cấp quận, thành phố; đề thi vào lớp 10 chuyên hóa.

6.2. Nghiên cứu thực tiễn - Điều tra thực trạng bồi dưỡng đội tuyển HSG hoá học lớp 9 ở các trường trên địa bàn thành phố. - Đúc kết kinh nghiệm của bản thân và trao đổi kinh nghiệm với các GV bồi dưỡng đội tuyển HSG hoá học ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đề xuất hệ thống bài tập bồi dưỡng HSG hoá học lớp 9. - Đề xuất cách sử dụng hệ thống bài tập bồi dưỡng HSG hoá học lớp 9.

6.3. Thực nghiệm sư phạm - Kiểm tra, đánh giá chất lượng của hệ thống lý thuyết, bài tập đã đề xuất.

3


- Kiểm nghiệm hiệu quả của việc đề xuất phương pháp sử dụng hệ thống lý thuyết, bài tập.

7. Đóng góp mới của đề tài - Tổng kết cơ sở lý luận về năng lực hay năng khiếu của HSG hoá học. - Sưu tầm, xây dựng hệ thống bài tập theo từng chủ đề và phương pháp giải nhằm giúp cho HS có thể tự học tập và làm tài liệu tham khảo cho GV THCS trong quá trình giảng dạy. - Đề xuất một số hướng sử dụng hệ thống bài tập hợp lý và hiệu quả. Từ đó nâng cao chất lượng của quá trình dạy và học.

4


CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong công cuộc cải cách giáo dục hiện nay, việc phát hiện và đào tạo HSG nhằm cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng ở tất cả các cấp học. Xác định được nhiệm vụ quan trọng này, đã và đang có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề phát hiện, bồi dưỡng HSG ở tất cả các bộ môn trong nhà trường. Bộ môn Hóa học đã có nhiều luận văn, luận án nghiên cứu về hệ thống bài tập dành cho học sinh giỏi như: - “Xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm rèn luyện tư duy trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường Trung học phổ thông” – Luận án tiến sĩ giáo dục học – Vũ Anh Tuấn (2004). - “Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập phần dung dịch, sự điện li và phản ứng oxi hóa - khử dùng cho học sinh khá, giỏi, lớp chọn, lớp chuyên hóa học ở bậc Trung học phổ thông” – Luận văn thạc sĩ – Hoàng Công Chứ (2006) – Đại học Sư phạm Hà Nội. - Hệ thống lý thuyết – xây dựng hệ thống bài tập phần kim loại dùng cho bồi dưỡng học sinh giỏi và chuyên hóa học Trung học phổ thông” – Luận văn thạc sĩ – Nguyễn Thị Lan Phương (2007) – Đại học Sư phạm Hà Nội. - “Xây dựng hệ thống bài tập hóa học vô cơ nhằm rèn luyện tư duy trong bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Trung học phổ thông” – Luận văn thạc sĩ – Đỗ Văn Minh (2007) – Đại học Sư phạm Hà Nội. - “Xây dựng hệ thống lý thuyết, bài tập phần hóa lý dùng trong bồi dưỡng học sinh, chuyên hóa trường Trung học phổ thông” – Luận văn thạc sĩ – Lê Thị Mỹ Trang (2009) – Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. - “Nội dung và biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học hữu cơ Trung học phổ thông” – Luận văn thạc sĩ – Lê Tấn Diện (2009) – Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí

5


Minh. - “Tuyển chọn - xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi hoá học vô cơ lớp 9 trường Trung học cơ sở” – Luận văn thạc sĩ – Tưởng Hồng Nhung (2012) – Đại học Sư phạm Hà Nội. Tuy nhiên, các đề tài này chủ yếu viết về việc bồi dưỡng học sinh giỏi hóa ở trường Trung học phổ thông. Trong các công trình nghiên cứu nêu trên thì luận văn của Thạc sĩ Tưởng Hồng Nhung gần với đề tài nghiên cứu của chúng tôi nhất nhưng tác giả mới chỉ đề cập đến các bài tập hóa học vô cơ, chưa có hệ thống bài tập hóa học hữu cơ bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9.

1.2. Hoạt động nhận thức và phát triển tư duy của học sinh trong quá trình dạy học hoá học 1.2.1. Tư duy và hoạt động nhận thức Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý của con người: nhận thức, tình cảm, ý chí. Nó là tiền đề cơ bản của hai mặt kia và quan hệ chặt chẽ với chúng. Hoạt động nhận thức của con người tuân theo quy luật khách quan đã được khái quát hoá: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn. Quá trình nhận thức của con người có thể chia thành hai giai đoạn lớn là nhận thức cảm tính (cảm giác và tri giác) và nhận thức lý tính (tư duy và tưởng tượng). Nhận thức cảm tính là một quá trình tâm lý. Nó là sự phản ánh những thuộc tính bên ngoài của sự vật và hiện tượng thông qua sự tri giác của các giác quan. Cảm giác là hình thức khởi đầu của sự phát triển hoạt động nhận thức, nó chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật và hiện tượng. Tri giác là sự phản ánh một cách trọn vẹn và theo cấu trúc nhất định. Nhận thức lý tính: Tưởng tượng là quá trình tâm lý phản ánh những điều chưa từng có trong kinh nghiệm cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có. Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, quan hệ bên trong có tính chất quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. Như vậy, tư duy là quá trình tìm kiếm, phát hiện cái mới về chất một cách độc lập của từng cá thể trong quá trình nhận thức tích cực của mỗi người. Tuy nhiên, tư

6


duy cũng có bản chất xã hội bởi vì con người sống trong xã hội, chịu sự chi phối của xã hội. Nét nổi bật của tư duy là tính “có vấn đề” tức là trong hoàn cảnh có vấn đề tư duy mới được nảy sinh. Tư duy có tính trừu tượng hoá và khái quát hoá. Tư duy là mức độ nhận thức lý tính nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính. M.N. Sacdacop cũng đã viết: Tư duy là nhận thức khái quát gián tiếp các sự vật và hiện tượng trong những dấu hiệu, những thuộc tính chung và bản chất của chúng. Tư duy cũng là sự nhận thức sáng tạo những sự vật và hiện tượng mới, riêng lẻ của hiện thực trên cơ sở những kiến thức khái quát đã thu nhận được. [8, tr. 8 - 10] Cùng với nhiệm vụ cung cấp kiến thức, kĩ năng về hóa học, việc dạy học hóa học còn phải góp phần phát triển tiềm lực trí tuệ cho HS – phát triển những năng lực nhận thức cho HS. Năng lực nhận thức bao gồm năng lực tri giác, biểu tượng, chú ý, trí nhớ, tư duy, hứng thú nhận thức, trí thông minh, khả năng sáng tạo trong lao động…[16, tr 20]. Đối với phát triển năng lực nhận thức của học sinh, khâu trung tâm là phát triển năng lực tư duy.

1.2.2. Các giai đoạn của tư duy Tư duy là một hành động. Mỗi hành động của tư duy là một quá trình giải quyết một nhiệm vụ nào đó, nảy sinh trong quá trình nhận thức hay hoạt động thực tiễn. Quá trình tư duy bắt đầu từ khi gặp phải tình huống có vấn đề và nhận thức được vấn đề đến khi vấn đề được giải quyết. Cách giải quyết này lại có thể gây ra vấn đề mới khởi đầu cho hành động tư duy mới lâu dài và phức tạp. Quá trình tư duy gồm 5 giai đoạn: - Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề. Đây là bước khởi đầu và quan trọng nhất của tư duy, bước này nhanh hay chậm phụ thuộc kinh nghiệm của cá nhân. - Huy động các tri thức kinh nghiệm: Làm xuất hiện trong đầu những tri thức, kinh nghiệm có liên quan đến vấn đề và biểu đạt theo nhiệm vụ đã xác định. - Sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết tức là đề ra cách giải quyết nhiệm vụ đúng nhất và tiết kiệm nhất. - Kiểm tra giả thuyết để khẳng định, phủ định hay chính xác hoá giả thuyết đã nêu. Nhờ đó, có thể phát hiện ra những nhiệm vụ mới cho quá trình tư duy mới.

7


- Giải quyết nhiệm vụ đề ra. Quá trình này được thực hiện sau khi giả thuyết được kiểm tra và khẳng định. Quá trình này thường có nhiều khó khăn do: + Chủ thể không nhận thức được một số dữ lỉệu của nhiệm vụ. + Chủ thể đưa vào bài toán một số điều kiện thừa. + Tính khuôn sáo, cứng nhắc của tư duy.

1.2.3. Rèn luyện các thao tác tư duy trong quá trình dạy học hóa học Năng lực tư duy là tổng hợp những khả năng ghi nhớ, tái hiện, trừu tượng hóa, khái quát hóa, tưởng tượng, suy luận – giải quyết vấn đề, xử lý và linh cảm trong quá trình phản ánh, phát triển tri thức và vận dụng chúng vào thực tiễn. Năng lực tư duy của con người như đã nói ở trên, có yếu tố bẩm sinh. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, yếu tố bẩm sinh có vai trò rất quan trọng nhưng chỉ ở dạng khả năng, có thể rèn luyện nâng cao, phát huy được, vì nếu không có tác nhân xã hội thì sẽ mai một dần. Thực tiễn đa dạng, phức tạp, biến đổi nhanh và thông tin, chất xám, khoa học ngày càng có vai trò quan trọng trong cuộc thử thách, đọ sức, cạnh tranh trí tuệ. Thế kỷ XXI, kỷ nguyên của khoa học công nghệ, kỷ nguyên trí tuệ, năng lực tư duy đã trở thành một nguồn lực cơ bản nhất của mỗi con người. Vì vậy việc nâng cao năng lực tư duy sáng tạo là vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển con người ở nước ta. Thế nên việc rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh trong quá trình dạy học hóa học là hết sức cần thiết, trong đó đặc biệt chú trọng rèn luyện cho học sinh một số thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa…[8, tr. 11]

1.2.3.1. Phân tích - tổng hợp Phân tích là quá trình dùng trí óc để phân chia đối tượng nhận thức thành các phần, các bộ phận khác nhau. Tổng hợp là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rời (nhờ sự phân tích) thành một chỉnh thể. Phân tích và tổng hợp có quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành thể thống nhất không thể tách rời: phân tích được tiến hành theo hướng tổng hợp, còn tổng hợp lại thực hiện theo kết quả của phân tích. Xuất phát từ góc độ phân tích, các hoạt động tư duy đi vào thuộc tính của bộ

8


phận từ đó đi tới những giả thuyết, những kết luận khoa học. Sự tổng hợp là kết quả của hoạt động tư duy nhằm xác định các mối liên hệ, quan hệ giữa các yếu tố của sự vật, hiện tượng nguyên vẹn cho ta hiểu biết mới về sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Ở lớp 8, học sinh được nghiên cứu khái niệm axit đí từ các axit cụ thể, phân tích axit là hợp chất có 2 phần: nguyên tử H và gốc axit. Từ đó tổng hợp khái niệm: axit là những hợp chất trong phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit. Sang lớp 9, học sinh được nghiên cứu từng tính chất hoá học riêng biệt của axit và bazơ, oxit bazơ; muối, kim loại và tổng hợp tính chất hoá học chung của một axit, điều kiện phản ứng xảy ra được là axit trao đổi hay thay thế nguyên tử H bởi kim loại. Sang lớp 11, học sinh phân tích bản chất sự điện ly, tổng hợp được là axit là chất có khả năng cho proton, dung dịch axit chứa ion H+ (chính xác là H3O+), kết luận tính chất chung của dung dịch axit là do tính chất của ion H+ quyết định.

1.2.3.2. So sánh So sánh là sự xác định sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng của hiện thực, sự gíống nhau hay khác nhau, sự bằng nhau hay không bằng nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất giữa các đối tượng nhận thức. Thao tác này rất quan trọng ở giai đoạn đầu của học sinh khi học tập bộ môn. Nó liên quan chặt chẽ với phân tích và tổng hợp. Nhờ sự so sánh mà học sinh nhận thức được bản chất của các sự vật, hiện tượng. So sánh có thể ở mức độ đơn giản, dựa vào yếu tố bên ngoài, cũng có thể ở mức độ cao hơn, dựa vào các yếu tố bên trong mà chỉ bằng hoạt động tư duy mới nhận thức được. Cũng nhờ so sánh mà thấy được cả các yếu tố không bản chất, thứ yếu của đối tượng. Ví dụ : Học sinh có thể so sánh rượu etylic với axit axetic ở mức độ bên ngoài giống nhau như trạng thái, màu sắc hoặc cho dung dịch NaOH vào 2 bình đựng rượu và axit thì thấy hiện tượng hoà tan giống nhau. Nhưng bản chất bên trong lại có sự khác nhau: Rượu hoà tan vào nước nên tan vào dung dịch NaOH. Axit axetic phản ứng với NaOH tạo thành muối tan trong nước.

1.2.3.3. Trừu tượng hoá – khái quát hoá - Trừu tượng hoá là dùng trí óc gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những liên hệ không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy.

9


- Khái quát hoá là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ, những quan hệ chung nhất định. Những thuộc tính chung bao gồm những thuộc tính chung giống nhau và những thuộc tính chung bản chất. Trừu tượng hoá và khái quát hoá quan hệ mật thiết với nhau như phân tích và tổng hợp nhưng ở mức độ cao hơn. Muốn vạch được những dấu hiệu bản chất phải có phân tích - tổng hợp sâu sắc sự vật, hiện tượng định khái quát. Trừu tượng hoá là thành phần hoạt động tư duy của khái quát hoá nhưng là thành phần không thể tách rời của khái quát hoá. Nhờ khái quát hoá mà con người nhận ra sự vật, hiện tượng theo hình thức vốn có của chúng mà không phụ thuộc vào độ lớn, màu sắc, vị trí của chúng trong không gian. Hoạt động tư duy khái quát hoá của học sinh có 3 mức độ: + Khái quát hoá cảm tính: là mức độ sơ đẳng, khi trực quan sự vật, hiện tượng. + Khái quát hoá hình tượng khái niệm: là sự khái quát hoá cả những tri thức có tính chất khái niệm, bản chất sự vật và hiện tượng hoặc các mối quan hệ không bản chất dưới dạng các hình tượng trực quan, các biểu tượng. Mức độ này ở lứa tuổi học sinh đã lớn nhưng đôi khi tư duy còn dừng lại ở sự vật, hiện tượng riêng lẻ. + Khái quát hoá khái niệm: là sự khái quát hoá những dấu hiệu và liên hệ chung bản chất đã được tách khỏi dấu hiệu và quan hệ không bản chất, được lĩnh hội bằng khái niệm, định luật, quy tắc. Mức độ này thường được thể hiện ở học sinh THPT.

1.2.4. Các hình thức cơ bản của tư duy 1.2.4.1. Khái niệm Khái niệm là một tư tưởng phản ánh những dấu hiệu bản chất riêng biệt của sự vật, hiện tượng. Khái niệm có vai trò quan trọng trong tư duy, nó là điểm xuất phát, là công cụ và cũng là đích của tư duy. Khái niệm được xây dựng trên cơ sở thao tác tư duy, làm điểm dựa cho tư duy phân tích, tổng hợp, là cơ sở để đào sâu kiến thức, đi sâu vào bản chất và xây dựng khái niệm mới. Khái niệm bao gồm nội hàm và ngoại diên. Nếu nội hàm sai thì ngoại diên cũng sai. Thí dụ: Khái niệm “nguyên tử” là hạt vật chất nhỏ trung hoà về điện. Nguyên tử

10


gồm hạt nhân tích điện dương (p, n) và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm. Nguyên tử Na, K, Fe, Cl… đều là ngoại diên của khái niệm nguyên tử. Nếu không chú ý khái niệm nguyên tử trung hoà về điện thì dễ nhầm lẫn với các ion cũng là hạt vật chất nhỏ được cấu tạo từ proton, nơtron, electron. Vì thế, khi truyền thụ kiến thức, giáo viên phải biết phát hiện những hạn chế trong phân chia khái niệm để xây dựng phương pháp tư duy đúng đắn cho học sinh.

1.2.4.2. Phán đoán Phán đoán là sự tìm hiểu tri thức về mối quan hệ giữa các khái niệm, sự phối hợp giữa các khái niệm thực hiện theo một quy tắc, quy luật bên trong. Nếu khái niệm là một từ hay một cụm từ thì phán đoán là một câu ngữ pháp. Ví dụ: phân tử, nguyên tử là các khái niệm thì phán đoán là “phân tử do các nguyên tử liên kết với nhau tạo nên”. Như vậy, phán đoán chính là hình thức mở rộng đi sâu vào tri thức trên việc liên kết các khái niệm. Phán đoán chân thực hay không tuỳ thuộc khái niệm chân thực hay không và còn phụ thuộc liên kết có đúng quy tắc, quy luật bên trong hay không. Ví dụ: Tất cả dung dịch các axit đều làm cho quỳ tím ngả sang màu đỏ. Khái niệm axit là khái niệm chân thực. Phán đoán này không chân thực mặc dù “axit” chân thực. Muốn có phán đoán chân thực phải có khái niệm chân thực và quy tắc, quy luật bên trong. Phán đoán có phán đoán khẳng định và phán đoán phủ định. Trong logic, phán đoán gồm phán đoán đơn và phán đoán phức. Tính chân thực hay giả dối của phán đoán còn phụ thuộc vào hình thức diễn đạt của nó và hoàn cảnh cụ thể. Cho nên, để có sự khẳng định chân thực hay giả dối, toàn bộ các phán đoán phải đặt trong các trường hợp cụ thể. Ví dụ: “Điều kiện để phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất dễ bay hơi hoặc không tan”. Là một phán đoán sai như các trường hợp: CO2 + H2O + CaCl2  CaCO3↓ + 2HCl H2SO3 + CaCl2  CaSO3↓ + 2HCl Nhưng nó là phán đoán chân thực khi dung dịch axit tham gia phản ứng phân ly mạnh (hoàn toàn) trong nước.

11


H2SO4 + CaCl2 → CaSO4 (i) + 2HCl Từ đó đi đến một phán đoán chân thực hơn: “Axit mạnh đẩy axit yếu ra khỏi dung dịch muối”. Nhưng đây lại là một phán đoán sai trong trường hợp cụ thể: CuS + H2SO4 (l) → CuSO4 + H2S↑ mà chỉ có thể xảy ra trong trường hợp ngược lại. Vì vậy, chỉ có phán đoán đúng khi xét sự điện ly: Phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện li xảy ra theo chiều làm giảm số ion có mặt trong dung dịch. Tóm lại, trong quá trình tư duy, người ta phải luôn chứng minh để khẳng định hoặc phủ định các luận điểm khác nhau để tiếp cận chân lý.

1.2.4.3. Suy lý Suy lý là hình thức suy nghĩ liên hệ các phán đoán với nhau để tạo thành một phán đoán mới. Như vậy, suy lý gồm 2 bộ phận: - Phán đoán có trước gọi là tiền đề. - Phán đoán có sau gọi là kết luận; dựa vào tính chất của tiền đề mà kết luận. Ta thấy, muốn suy lý tốt phải dựa trên cơ sở tiền đề chân thực và phải thông qua quá trình chứng minh; đó là quy tắc của suy lý không được vi phạm. Suy lý được chia làm 3 loại: suy lý quy nạp, diễn dịch và loại suy. - Suy lý quy nạp là đi từ những sự vật, hiện tượng riêng biệt đến khái quát thành quy luật, những nét chung của chúng. Do đó, trong quá trình tư duy, sự suy nghĩ theo lối quy nạp chuyển từ nhận thức riêng lẻ đến việc nhận thức cái chung, là cơ sở nhận thức các định luật, hình thành các khái niệm. Phương pháp này được áp dụng nhiều trong giảng dạy hoá học ở học sinh các lớp 8, 9 khi nghiên cứu tính chất hoá học chung của các kim loại, phi kim, các loại hợp chất vô cơ (quy nạp đơn cử) hoặc hình thành các khái niệm phản ứng oxi hoá – khử, phản ứng thế, hoá hợp… - Suy lý diễn dịch là phương pháp đi từ cái chung, các định luật, các quy tắc đến cái cụ thể, riêng lẻ. Suy lý diễn dịch cho phép chúng ta nắm chắc được đặc tính của từng đối tượng trên cơ sở nghiên cứu các đối tượng cùng loại. Phương pháp này được sử dụng nhiều trong dạy học hoá học, ví dụ khi dạy về Al, Fe ở lớp 9; kim loại nhóm IA, IIA, Al, Fe ở lớp 12 sau khi học sinh đã học đại cương về kim loại.

12


- Loại suy là phương pháp tư duy đi từ riêng biệt này đến riêng biệt khác. Loại suy cho phép chúng ta dự đoán chính xác sự phụ thuộc và sự hiểu biết của các đối tượng. Khi đã hiểu được thuộc tính cơ bản của đối tượng này sẽ loại suy được chính xác đối tượng khác. Ví dụ: Chương halogen chỉ chú trọng giới thiệu về clo. Các halogen khác có thể biết được bằng phương pháp loại suy.

1.3. Bài tập hóa học Thực tế dạy học cho thấy, bài tập hoá học giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo. Bài tập vừa là mục đích vừa là nội dung lại vừa là phương pháp dạy học hiệu nghiệm. Bài tập cung cấp cho học sinh cả kiến thức, con đường dành lấy kiến thức và cả niềm vui sướng của sự phát hiện - tìm ra đáp số - một trạng thái hưng phấn - hứng thú nhận thức - một yếu tố tâm lý góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao tính hiệu quả của hoạt động thực tiễn của con người, điều này đặc biệt được chú ý trong nhà trường của các nước phát triển. Vậy bài tập hoá học là gì?

1.3.1. Khái niệm về bài tập hoá học Theo từ điển tiếng Việt, bài tập là bài ra cho học sinh làm để vận dụng những điều đã học. Còn ‘‘bài toán’’ là vấn đề cần giải quyết theo phương pháp khoa học. Trong các tài liệu lý luận dạy học, thuật ngữ ‘‘bài toán hoá học’’ thường để chỉ những bài tập định lượng (có tính toán) trong đó học sinh phải thực hiện những phép toán nhất định. Bài tập hoá học được hiểu là những bài được lựa chọn một cách phù hợp với nội dung hoá học cụ thể và rõ ràng. Các tài liệu lý luận dạy học hoá học thường phân loại bài tập hoá học gồm bài tập lý thuyết (định tính và định lượng); bài tập thực nghiệm (định tính và định lượng) và bài tập tổng hợp. Học sinh phải biết suy luận logic, dựa vào kiến thức đã học như các hiện tượng, khái niệm, định luật hoá học, các học thuyết, phép toán…để giải được các bài tập hoá học.

1.3.2. Tác dụng của bài tập hoá học - Bài tập hoá học là một trong những nguồn để hình thành kiến thức và kỹ năng mới cho học sinh. Bài tập hoá học giúp họ đào sâu, mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú và hấp dẫn. Thông qua bài tập, học sinh phải tích cực suy nghĩ để tìm

13


ra cách giải, từ đó hình thành được kỹ năng giải từng loại bài tập. - Thông qua giải bài tập hoá học, học sinh hình thành, rèn luyện và củng cố các kiến thức, kỹ năng. Bài tập là phương tiện hiệu nghiệm để học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn, biến kiến thức của nhân loại thành của chính mình. - Bài tập hoá học là phương tiện hữu hiệu để rèn luyện và phát huy tư duy của học sinh. Khi giải bài tập hoá học, học sinh phải thực hiện các thao tác tư duy để tái hiện kiến thức cũ, tìm ra mối liên hệ bản chất giữa các sự vật và hiện tượng; phải phán đoán, suy luận để tìm ra lời giải. - Bài tập hoá học là phương tiện để phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, tính thông minh, sáng tạo của học sinh. Học sinh tự tìm kiếm lời giải, tìm ra được các cách giải khác nhau và cách giải nhanh nhất cho từng bài tập cụ thể. - Bài tập hoá học là công cụ hữu hiệu để kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh. Việc giải bài tập của học sinh giúp giáo viên phát hiện được trình độ học sinh, thấy được những khó khăn, sai lầm học sinh thường mắc phải; đồng thời có biện pháp giúp họ khắc phục những khó khăn, sai lầm đó. - Bài tập hoá học còn có tác dụng mở mang vốn hiểu biết thực tiễn cho học sinh; giáo dục đạo đức, tư tưởng, giáo dục kỹ thuật tổng hợp, rèn luyện tác phong người lao động mới: làm việc kiên trì, khoa học, đặc biệt là tính cẩn thận, trung thực, tiết kiệm, độc lập, sáng tạo trong các bài tập thực nghiệm.

1.3.3. Quan hệ giữa việc giải bài tập hóa học và việc phát triển tư duy của học sinh Việc phát triển tư duy hóa học cho học sinh cần hiểu trước hết là giúp học sinh thông hiểu kiến thức một cách sâu sắc, không máy móc, biết cách vận dụng để giải quyết các bài tập hóa học, giải thích các hiện tượng quan sát được trong thực hành. Qua đó kiến thức mà các em thu nhận được trở nên vững chắc và sinh động. Tư duy hóa học càng phát triển thì học sinh càng có nhiều khả năng lĩnh hội tri thức nhanh và sâu sắc hơn; khả năng vận dụng tri thức trở nên linh hoạt, có hiệu quả hơn. Các kỹ năng hóa học cũng được hình thành và phát triển nhanh chóng hơn. Như vậy sự phát triển tư duy hóa học của học sinh diễn ra trong quá trình tiếp thu và vận dụng tri thức, khi tư duy phát triển sẽ tạo ra kỹ năng và thói quen làm việc có suy nghĩ,

14


có phương pháp; chuẩn bị tiềm lực cho hoạt động sáng tạo sau này của các em. Tư duy hóa học của học sinh phát triển 5 có các dấu hiệu sau: - Có khả năng tự lực chuyển tải tri thức và kỹ năng hóa học vào một tình huống mới. - Tái hiện nhanh chóng kiến thức và các mối quan hệ cần thiết để giải một bài toán hóa học. - Thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ bản chất giữa các sự vật và hiện tượng hóa học. - Có khả năng phát hiện cái chung của các hiện tượng hóa học khác nhau cũng như sự khác nhau giữa các hiện tượng tương tự. - Có năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn đời sống. Để có thể giải quyết tốt bài toán thực tế; đòi hỏi học sinh phải có sự định hướng tốt, biết phân tích suy đoán và vận dụng các thao tác tư duy nhằm tìm cách áp dụng thích hợp; cuối cùng là tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả phương án giải bài toán đó. Như vậy, hoạt động giải bài tập để tìm ra đáp số không phải chỉ là mục đích mà chính là phương tiện hiệu nghiệm để rèn tư duy hóa học cho học sinh. Thông qua hoạt động giải bài tập hoá học mà các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hóa… thường xuyên được rèn luyện; năng lực quan sát, trí nhớ, óc tưởng tượng, năng lực độc lập suy nghĩ… của học sinh không ngừng được nâng cao; biết phê phán, nhận xét đúng, tạo hứng thú, niềm say mê học tập để rồi cuối cùng tư duy của học sinh được rèn luyện và phát triển thường xuyên, đúng hướng, thấy được giá trị lao động, nâng khả năng hiểu biết thế giới của học sinh lên một tầm cao mới, góp phần hình thành nhân cách toàn diện của học sinh.

1.3.4. Những định hướng thiết kế bài tập hóa học Bài tập hoá học có tác dụng rộng rãi, có hiệu quả sâu sắc trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, hình thành phương pháp tự học hợp lý và rèn luyện năng lực tự lực, sáng tạo. Tuy vậy, muốn khai thác được tiềm năng trí - đức dục của bài tập hoá học, giáo viên cần phải làm được những vấn đề cơ bản sau liên quan đến hệ thống bài tập của môn học.

15


1.3.4.1. Xác định hệ thống đa cấp những bài tập hoá học - Phân loại các bài tập: Trước hết cần phải phân loại các bài tập hoá học tuyển chọn, xây dựng và sắp xếp chúng thành kiểu, dạng cơ bản, điển hình, sơ đẳng nhất; rồi phân loại tiếp thành phân kiểu, dạng, biến dạng… đến các bài tập tổng hợp, phức hợp. - Phân hoá bài tập: Tìm ra quy luật biến hoá từ các sơ đẳng, cơ bản, điển hình đến các bài tập dẫn xuất phức tạp, tổng hợp hơn. Đây là chuỗi di tính của logic dọc theo bài tập hoá học. Tiếp đến tìm ra quy luật liên kết các bài toán giữa các kiểu với nhau. Từ những bài toán điển hình, cơ bản nhất của hai hay nhiều kiểu khác nhau ‘‘kết nối’’ thành bài tập tổng hợp. Đây là logic ngang của việc cấu tạo các bài tập. Dựa trên 2 quy luật dọc và ngang của việc hình thành bài tập, có thể sắp xếp chúng lại theo thứ tự từ dễ đến khó. Từ đó, giáo viên có thể lựa chọn đưa ra bài tập vừa sức cho từng đối tượng học sinh giải. Đây là kiểu dạy học phân hoá bằng bài tập phân hoá. Kiểu dạy học này sẽ cho hiệu quả cao vì ta đã cá thể hoá cao học sinh ở trình độ khác nhau.

1.3.4.2. Biên soạn bài tập mới theo yêu cầu sư phạm định trước Khi đã nắm được cách biến đổi bài tập dựa trên sự phân loại các kiểu điển hình, giáo viên có thể vận dụng biên soạn được nhiều bài tập mới. Tuỳ theo yêu cầu sư phạm, có thể đơn giản hoá hay phức tạp hoá bài tập, soạn bài tập có độ khó tăng dần, chứa đựng những yếu tố mới giúp hình thành, rèn luyện kỹ năng riêng biệt nào đó. Bài tập được xây dựng theo mô đun sẽ đáp ứng được yêu cầu nói trên. Từ một số bài tập điển hình nhất ‘‘lắp ghép’’ chúng lại theo nhiều cách khác nhau hoặc tách các bài tập phức tạp thành nhiều bài tập đơn giản hơn.

1.3.4.3. Bảo đảm những yêu cầu cơ bản của việc dạy học bằng bài tập hoá học Khi sử dụng bài tập như là một phương pháp dạy học, cần chú ý những yêu cầu: - Gắn liền tính cơ bản và tính toàn diện. Hệ thống bài tập hoá học phải ‘‘quét’’ hết những thông tin cơ bản nhất của chương trình bộ môn. Học sinh khi giải hệ thống bài tập đó phải huy động tổng hợp toàn bộ kiến thức cơ bản của chương trình và kiến thức hỗ trợ liên môn. Tuy nhiên, không được ‘‘tham’’ kiến thức mà vượt quá nội dung chương trình cho phép, chú trọng phát triển năng lực tư duy.

16


- Bảo đảm tính hệ thống và tính kế thừa, phát triển. Giải bài tập hoá học thực chất là biến đổi các bài tập ban đầu thành bài tập cơ bản, đơn giản, trung gian dựa vào các quy luật hoá học. Những bài tập cơ bản điển hình là kiến thức, công cụ giúp học sinh giải các bài tập tổng hợp. Vì thế, giáo viên phải sắp xếp xây dựng hệ thống bài tập sao cho chúng kế thừa nhau, bổ sung cho nhau: bài trước làm cơ sở cho bài sau; bài sau phát triển những bài trước. Từ đó xây dựng được một hệ thống hoàn chỉnh, toàn vẹn những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo dựa trên hệ thống các lý thuyết cơ sở. - Bảo đảm tính phân hoá của hệ thống bài tập. Hệ thống bài tập phải phù hợp với các loại đối tượng học sinh. Muốn vậy, giáo viên phải từ bài tập ở mức độ trung bình vừa sức với đa số học sinh, phức tạp hoá để cho học sinh khá giỏi và đơn giản hoá để cho học sinh yếu kém. Làm được như vậy sẽ kích thích hứng thú học tập và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. - Bảo đảm giáo dục kỹ thuật tổng hợp. Bài tập hoá học phải làm tốt nhiệm vụ cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa học và hành, giữa nhà trường với đời sống sản xuất. Bài tập là phương tiện giúp cho học sinh có được những kỹ năng chung nhất của sự tự học, của việc giải quyết các vấn đề nhận thức. Nó cũng phải góp phần hình thành ở học sinh những phẩm chất và những nét của văn hoá lao động. - Thường xuyên coi trọng việc hình thành kỹ năng giải bài tập cho học sinh. Trên cơ sở phát hiện ra những đặc trưng của phương pháp giải bài tập hoá học, giáo viên có kế hoạch rèn luyện cho học sinh hệ thống kỹ năng, kỹ xảo giải bài tập. Phương pháp giải bài tập bộ môn làm cơ sở, điểm xuất phát cho việc hình thành và phát triển phương pháp hợp lý duy nhất của sự tự học và hành động.

1.4. Bồi dưỡng đội tuyển sinh giỏi hóa học ở trường THCS 1.4.1. Quan niệm về học sinh giỏi Trên thế giới việc phát hiện và bồi dưỡng HSG đã có từ rất lâu. Mỗi nước có một hình thức giáo dục khác nhau và một khái niệm riêng về học sinh giỏi. Theo luật bang Georgia (Mỹ): “HSG đó là những HS chứng minh được trí tuệ ở trình độ cao và có khả năng sáng tạo thể hiện ở động cơ học tập mãnh liệt và đạt kết quả xuất sắc trong lĩnh vực lý thuyết hoặc khoa học; là đối tượng cần có một sự giáo dục đặc biệt để đạt được trình độ giáo dục tương ứng với năng lực của con người đó”.

17


Theo Clak 2002, ở Mỹ người ta định nghĩa “HSG là những HS, những người trẻ tuổi có dấu hiệu về khả năng hoàn thành xuất sắc công việc trong các lĩnh vực như trí tuệ, sự sáng tạo, nghệ thuật, khả năng lãnh đạo hoặc trong lĩnh vực lí thuyết chuyên biệt. Những người này đòi hỏi sự phục vụ vì các hoạt động không theo trường lớp thông thường nhằm phát triển hết năng lực của họ”. [18, tr. 20 – 21] Ở nước ta, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đòi hỏi nhiệm vụ cấp bách của ngành giáo dục là phải nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. Luật giáo dục 2005 đã khẳng định mục tiêu của giáo dục “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực”. Nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục là phát hiện những HS có tư chất thông minh, khá giỏi nhiều môn học, bồi dưỡng các em trở thành những HS có tình yêu đất nước, có ý thức tự lực, có nền tảng kiến thức vững vàng, có phương pháp tự học, tự nghiên cứu, có sức khỏe tốt để tiếp tục đào tạo thành nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

1.4.2. Năng khiếu hoá học. Những phẩm chất và năng lực cần có của một học sinh giỏi hoá học 1.4.2.1. Năng khiếu hoá học Hiện nay, năng khiếu hoá học chưa có tài liệu nào kết luận thống nhất về nó. Theo ý kiến chúng tôi, năng khiếu hoá học bao gồm 2 mặt chủ yếu là: - Khả năng tư duy toán học. - Khả năng quan sát, nhận thức và nhận xét các hiện tượng tự nhiên, lĩnh hội và vận dụng tốt các khái niệm, định luật hoá học. Hai khả năng này song song với nhau, thiếu một trong hai khả năng này thì khó trở thành học sinh giỏi thực sự. Nếu học sinh có khả năng tư duy toán học tốt, nhưng không có khả năng quan sát, nhận xét, nhận thức các quy luật, hiện tượng hoá học dễ dẫn đến nhận thức khoa học cứng nhắc, phiến diện và toán học hoá các sự kiện, hiện tượng hoá học.

18


- Ví dụ, đối với bài toán: Đốt cháy hoàn toàn 20,7g hỗn hợp A gồm bột các kim loại Al, Fe, Cu trong không khí thu được 28,7g hỗn hợp B gồm 3 oxit. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp B bằng dung dịch H2SO4 20% (D = 1,14g/ml). Tính thể tích tối thiểu dung dịch H2SO4 20% đủ để hoà tan hỗn hợp B. Học sinh thường viết PTHH xảy ra và đặt ẩn theo số mol các kim loại và lập hệ phương trình để giải: o

t  2Al2O3 4Al + 3O2 

x

Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O x/2

x/2 o

t  Fe3O4 3Fe + 2O2 

y

y/3 to

 2CuO 2Cu + O2 

z

3x/2

Fe3O4 + 4H2SO4 →Fe2(SO4)3 +FeSO4 + 4H2O y/3

4y/3

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O z

z

z Ta có hệ phương trình toán học sau: 27x + 56y + 64z = 20,7 51x +

232 y + 80z = 28,7 3

→ 24x + CM =

64 4 y + 16z = 8 hay 1,5x + y + z = 0,5 = 3 3

nH 2 SO4

0,5 20.1.14.10 = 2,3265 (M) → V = = 0,215 (lít). 98 2, 2365

Khi học sinh biết nhận xét : mO = 28,7 - 20,7 = 8 (g)  nO = 0,5(mol) Và: nO =

nH 2 SO4 . Nên V =

0,5 = 0,215 (lít). 2, 2365

Nếu học sinh có khả năng quan sát nhận thức được các đối tượng tự nhiên, say mê hoá học nhưng khả năng tư duy toán học yếu thì sẽ gặp khó khăn trong việc nghiên cứu hoá học. - Ví dụ : Hoà tan 3,84g hỗn hợp A gồm Al, Mg vào 200 ml dung dịch HCl 2,5M. Khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch B. Hỏi dung dịch B có làm quỳ tím đổi màu hay không? Học sinh thường viết được PTHH và lập hệ phương trình toán học:

19


2 Al + 6 HCl → 2 AlCl3 + 3 H2

Mg + 2 HCl → MgCl2 + H2

x

y

3x

2y

27x + 24y = 3,84

9x + 8y = 1,28

3x + 2y = nHCl pư

3x + 2y = nHCl pư.

Học sinh cần biết suy luận toán học : 9x + 6y < 9x + 8y = 1,28 Hay : 9x + 6y < 1,28 → 3x + 2y <

1, 28 = 0,43. 3

Như vậy : nHCl pư < 0,43 < nHCl banđầu = 0,2. 2,5 = 0,5 (mol) Do đó, axit còn dư và quỳ tím sẽ ngả sang màu đỏ trong dung dịch B.

1.4.2.2. Những phẩm chất và năng lực cần có của một học sinh giỏi hoá Thế nào là một học sinh giỏi hóa học? Câu hỏi này được phó giáo sư Bùi Long Biên (Trường Đại học Bách Khoa) trả lời: "HSG hóa học phải là người nắm vững bản chất hiện tượng hóa học, nắm vững các kiến thức cơ bản đã được học, vận dụng tối ưu các kiến thức cơ bản đã được học để giải quyết một hay nhiều vấn đề mới (do chưa được học hoặc chưa thấy bao giờ) trong các kì thi đưa ra". [15, tr. 16] Như vậy, có thể khái quát những phẩm chất và năng lực cần có của một học sinh giỏi hóa học: - Có kiến thức hóa học cơ bản vững vàng, sâu sắc, hệ thống. Để có được phẩm chất này đòi hỏi học sinh phải có năng lực tiếp thu kiến thức, tức là có khả năng nhận thức vấn đề nhanh, rõ ràng; có ý thức tự bổ sung, hoàn thiện kiến thức. - Có trình độ tư duy hóa học phát triển. Tức là biết phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, có khả năng sử dụng phương pháp đoán mới: qui nạp, diễn dịch, loại suy. Để có được nhưng phẩm chất này đòi hỏi người học sinh phải có năng lực suy luận logic, năng lực kiểm chứng, năng lực diễn đạt… - Có khả năng quan sát, nhận thức, nhận xét các hiện tượng tự nhiên. Phẩm chất này được hình thành từ năng lực quan sát sắc xảo, mô tả, giải thích hiện tượng các quá trình hóa học; năng lực thực hành của học sinh. - Có khả năng vận dụng linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo kiến thức, kỹ năng đã có để giải quyết các vấn đề, các tình huống. Đây là phẩm chất cao nhất cần có ở HSG.

20


1.4.3. Những năng lực giáo viên cần có khi bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học Một giáo viên khi dạy bồi dưỡng HSG đòi hỏi phải có khá nhiều các kỹ năng và năng lực quan trọng như năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, khả năng xây dựng bài tập, kỹ năng thực hành, khả năng quan sát phát hiện… Tuy nhiên, tựu trung lại chúng tôi nhận thấy giáo viên cần có các năng lực sau : - Yêu cầu đầu tiên và đặt lên hàng đầu đó chính là năng lực trí tuệ, bởi muốn có trò giỏi thì người thầy trước tiên phải giỏi. - Năng lực chuyên môn + Có khả năng tổ chức và quản lý lớp: hướng hoạt động học tập vào HS, khuyến khích lối học tập tích cực, học tập cộng tác, học tập hợp tác trong đó GV chủ yếu là người thiết kế, huấn luyện và khuyến khích HS bằng cách hỗ trợ các em phát triển năng lực bản thân. Từ đó, người học được chủ động thực hiện việc học tập của bản thân. + Khả năng nghiên cứu tài liệu, cập nhật những kiến thức liên quan đến thức tiễn đời sống. + Khả năng tổng hợp tài liệu, giáo trình để biên soạn lại cho phù hợp với nội dung chương trình của từng trường, phù hợp với đối tượng HS và nhu cầu thực tế của HS. + Kĩ năng kiểm tra - đánh giá: kĩ năng đặt câu hỏi, xây dựng câu hỏi, có nhiều hình thức kiểm tra – đánh giá chất lượng và phong phú. Đưa ra những thách thức để khuyến khích ý tưởng mới. - Đặc biệt, giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi muốn đạt kết quả cao thì nhất thiết phải có phẩm chất đạo đức như học hỏi ở đồng nghiệp, sách vở và cả ở học sinh; phải có tình cảm với học sinh, biết hi sinh công sức cho mục tiêu giáo dục chung.

1.4.4. Thực trạng bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi hóa học ở trường THCS 1.4.4.1. Thuận lợi - Đội tuyển HSG hóa học ở các trường THCS được thành lập khá sớm ngay từ tháng 8 của năm học mới. Việc tuyển chọn HS vào đội tuyển trước hết là theo nguyện vọng của HS có mong muốn thi HSG hóa và thi vào các trường chuyên. Sau đó, các GV giảng dạy căn cứ vào sức học và kết quả học tập của năm học trước chọn ra từ 10

21


đến 15 HS xuất sắc nhất vào đội tuyển. Đối với những trường có số lượng HS ít thì đội tuyển có thể chỉ khoảng 5 em. - Trong một tuần, các nhà trường thường dành 4 tiết để bồi dưỡng đội tuyển HSG. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, có bồi dưỡng cho GV tham gia giảng dạy, khen thưởng những GV có nhiều HS đạt giải. - Sách tham khảo dành cho GV và HS rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó nhờ sự bùng nổ của công nghệ thông tin, GV và HS có thể dễ dàng cập nhật các đề thi HSG của các quận, các tỉnh cũng như cập nhật các phần mềm ứng dụng tin học vào hóa học phục vụ tốt cho công tác giảng dạy của GV và quá trình tự học của HS. - HS có nhiều cơ hội cọ sát, rút kinh nghiệm cũng như đánh giá được trình độ của mình như: Vòng thi HSG cấp trường, 2 vòng thi HSG cấp Quận, thi HSG cấp Thành phố, các kỳ thi thử vào các trường chuyên - HS đạt từ giải Ba trở lên trong kỳ thi HSG cấp Thành phố được cộng điểm ưu tiên khi thi vào các trường chuyên.

1.4.4.2. Khó khăn - Năm học lớp 9 là năm học cuối cấp THCS nên kiến thức và số lượng bài vở của tất cả các môn học khá nặng và nhiều. Đặc biệt, các em HS dành khá nhiều thời gian cho ba môn toán, văn, anh; thậm chí có em học thêm môn toán tận 3 thầy cô giáo khác nhau. Đó là do đa số phụ huynh HS muốn con mình trước tiên cần phải có kết quả cao trong kỳ thi tuyển chọn vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) và vào được những trường tốt. Mặt khác, nhiều trường còn tổ chức học cả ngày nên nhiều em đi học thêm đến tận 9 giờ tối mới về đến nhà. Chính vì vậy, các em có ít thời gian dành cho môn hóa. - Ngoài 4 tiết bồi dưỡng học sinh giỏi (BDHSG), trong 1 tuần GV còn dạy 19 tiết nữa. Bên cạnh việc chính là giảng dạy, GV THCS đặc biệt là các GV trẻ còn phải tham gia rất nhiều các hoạt động phong trào do nhà trường tổ chức. Ngoài ra, GV còn phải hoàn thiện rất nhiều loại hồ sơ, sổ sách khác nhau. Chính vì vậy, GV có mặt ở trường gần như cả ngày. Khi về nhà, các GV nữ còn phải chăm lo cho gia đình.Do đó, thời gian GV dành cho việc soạn bài, đọc thêm tài liệu cũng khá ít. - Bên cạnh sức ép có HSG đạt giải trong các kỳ thi HSG thì chế độ chính sách

22


cho GV bồi dưỡng HSG và HSG còn thấp, do đó không có sức thu hút GV đầu tư nghiên cứu để bồi dưỡng HSG và HS không có động lực để tham gia.

1.4.4.3. Thực trạng của công tác xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng HSG - Giáo viên bồi dưỡng chưa xây dựng được hệ thống bài tập phù hợp. Hầu hết thường cóp nhặt, sưu tầm trong các tài liệu tham khảo khi giáo viên cho là ‘‘hay’’ để giảng dạy. Do đó, chưa có sự phân hoá bài tập, chưa chú ý đến tính hệ thống, toàn diện của chương trình cũng như chưa chú ý được tính kế thừa, phát triển để phát huy trí lực học sinh. Vì vậy, trong các đợt thi, học sinh gặp những bài tương tự bài đã được bồi dưỡng nhưng có biến đổi chút ít là không làm được. - Hầu hết các tài liệu, bài tập biên soạn đã chú ý đến nội dung chương trình, có hướng dẫn phương pháp giải bài tập, nhưng chưa có hệ thống các kiến thức hỗ trợ để cho học sinh có thể tự tham khảo, học tập thuận lợi. - Nhiều bài tập hoá học trong một số tài liệu chưa chú đến bản chất các hiện tượng hoá học, gây khó khăn cho giáo viên và học sinh khi dạy và học. Nhiều khi các bài tập lại có tính chất tương đối làm ảnh hưởng đến tư duy logic, khả năng liên hệ thực tế của học sinh. Chẳng hạn trong các tài liệu tham khảo có những bài: Cho bột sắt dư vào 200 ml dung dịch H2SO4 98% đun nóng (D =1,84) khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. a- Viết phương trình hóa học xảy ra. b- Tính lượng bột sắt bị hoà tan. c- Tính thể tích khí thu được (đktc). Các tài liệu thường chỉ đề cập phản ứng xảy ra ở mục (a) là: o

t 2 Fe + 6 H2SO4 (đ)   Fe2(SO4)3 + 3 SO2 ↑ + 6 H2O

Do đó, ở các câu b, c chỉ tính bột Fe và khí SO2 thoát ra theo phản ứng đó. Thực tế là khi H2SO4 đặc phản ứng, nồng độ sẽ giảm dần (axit loãng) và học sinh khá sẽ thắc mắc tại sao không có phản ứng: Fe + H2SO4 (l) → FeSO4 + H2↑ Và khi nào axit loãng, tại sao không có H2 thoát ra ? Và tại sao không có phản ứng Fe dư khử Fe2(SO4)3 thành FeSO4: Fedư + Fe2(SO4)3 → 3 FeSO4? - Nhiều đề thi học sinh hàng năm không bám sát nội dung chương trình THCS

23


gây khó khăn cho giáo viên khi xác định nội dung ôn tập. - Các bài tập thường ít khai thác hiện tượng thực nghiệm hoặc hiện tượng xảy ra trong thực tế đời sống, sản xuất. Vì vậy, kỹ năng giải thích, vận dụng thực tế của học sinh còn yếu. - Trong thực tế, nhiều giáo viên qua tích luỹ được vốn kiến thức, kinh nghiệm và tiếp cận được các đề thi học sinh giỏi mới có thể xây dựng bài tập và bồi dưỡng học sinh giỏi có kết quả tương đối cao. Chương trình giảng dạy, học tập ở trường CĐSP cũng chỉ đề cập việc xây dựng đề bài tập hoá học mới trong phần thực hành 4 tiết. Do đó, giáo sinh khi ra trường rất lúng túng trong việc xây dựng một hệ thống bài tập phân hoá và cách giải. Điều đó làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi.

1.4.4.4. Điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi hoá học ở trường THCS Từ thực tế nêu trên và yêu cầu cơ bản của lý luận chúng tôi thấy, muốn có hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp cần phải xây dựng trên cơ sở: - Bám sát nội dung chương trình cơ bản của khối lớp. Chương trình thi học sinh giỏi lớp 9 phải được quy định thống nhất cho các trường để giáo viên tiện việc lựa chọn nội dung, đào sâu kiến thức. Mức độ kiến thức hoá học cho học sinh THCS là dựa trên thuyết nguyên tử, phân tử, sơ lược về thành phần cấu tạo nguyên tử và bảng tuần hoàn. - Các dạng bài tập hoá học ở THCS về cơ bản là trùng với các nội dung có trong chương trình THPT, chỉ khác nhau về mức độ phức tạp của kiến thức. Trong chương trình hiện nay, đa số các dạng bài tập hoá học đều có thể đưa ngay vào chương trình lớp 8. Nếu không xác định rõ yêu cầu của từng khối lớp sẽ dễ sa vào lạm dụng kiến thức và làm cho học sinh khó khăn trong việc học tập. Đối với học sinh lớp 9 nên tập trung vào hoàn thiện việc giải các bài tập cơ bản, tính theo hỗn hợp các chất, phần trăm khối lượng, số mol, thể tích, lập công thức phân tử dựa vào tỷ lệ khối lượng và bổ sung các bài tập lập công thức hợp chất dựa vào sản phẩm phản ứng cháy, dạng khả năng phản ứng tạo thành các sản phẩm khác nhau. Chú ý các bài tập phát huy trí lực học sinh dựa vào quy luật, định luật hoá học: bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn thành phần nguyên tố trong hợp chất…

24


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Trong chương này chúng tôi đã trình bày: - Những lí luận cơ bản về nhận thức, các thao tác tư duy trong dạy học hóa học (phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá và khái quát hoá); khái niệm về bài tập hóa học và tác dụng của bài tập hóa học; quan hệ giữa việc giải bài tập hóa học và việc phát triển tư duy của HS. - Vấn đề bồi dưỡng đội tuyển HSG hóa học ở trường THCS. Ở đây, chúng tôi chủ yếu tập trung tìm hiểu về quan niệm thế nào là một học sinh giỏi, tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi, những phẩm chất và năng lực cần có của một học sinh giỏi hóa học, những năng lực GV cần có khi dạy bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học. - Thông qua điều tra phỏng vấn về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học ở một số trường THCS, đưa ra những thuận lợi và khó khăn trong thực tế bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi hóa học hiện nay.

25


CHƯƠNG 2 TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP BỒI DƯỠNG ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI THCS 2.1. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập - Buớc 1: Xác định mục đích của hệ thống bài tập Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện kỹ năng hóa học cho đội tuyển HSG hóa học. - Bước 2: Xác định nội dung hệ thống bài tập Nội dung của hệ thống bài tập phải bao quát được toàn bộ kiến thức chương trình hóa học lớp 9, bao gồm: + Các loại hợp chất vô cơ + Kim loại + Phi kim + Hiđrocacbon + Dẫn xuất của hiđrocacbon - Buớc 3: Xác định loại bài tập, các kiểu bài tập Bài tập phải được xây dựng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp: đầu tiên là những bài tập vận dụng đơn giản, sau đó là những bài tập vận dụng phức tạp hơn, cuối cùng là những bài tập đòi hỏi tư duy, sáng tạo. Chính vì vậy, khi bắt đầu học lớp bồi dưỡng đội tuyển HSG thì đa số HS mới chỉ có kiến thức của chương trình hóa học lớp 8: biết được tính chất của oxi, hidro, nước; các kỹ năng cơ bản như viết PTHH, làm bài toán tính theo PTHH có cho dữ kiện của một chất hoặc bài toán có chất dư, bài toán tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol. Do đó, trong thời gian này các bài tập chủ yếu rèn kỹ năng, ghi nhớ tính chất của các loại hợp chất vô cơ. Sau khi có kiến thức tương đối vững về 4 loại hợp chất vô cơ, GV sẽ có hệ thống bài tập theo các chuyên đề, rèn luyện tư duy gồm: + Bài tập định tính: Dấu hiệu đặc trưng của bài tập định tính là đề bài không yêu

26


cầu phải tính toán trong quá trình giải và yêu cầu phải xác lập những mối liên hệ nhất định giữa các kiến thức và các kĩ năng. Bài tập định tính bao gồm các dạng bài phân biệt, nhận biết chất; tách loại và tinh chế chất; điều chế và hoàn thành dãy biến đổi hóa học + Bài tập định lượng: Dấu hiệu của bài tập định lượng là trong đề bài phải có tính toán trong quá trình giải. Loại bài tập này chiếm đa số trong các đề thi chọn HSG rất đa dạng về thể loại và phương pháp giải. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng bài tập cụ thể mà chúng được giải theo nhiều cách khác nhau, các phương pháp hay gặp là: phương pháp khối lượng mol trung bình, phương pháp tự chọn lượng chất, phương pháp tăng - giảm khối lượng và nhóm phương pháp sử dụng định luật bảo toàn như: bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố... - Buớc 4: Thu thập thông tin để soạn hệ thống bài tập Gồm các bước cụ thể sau: + Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn nội dung thi HSG của Quận và Thành phố. + Sưu tầm, phân tích các đề thi chọn HSG của các Quận, của Thành phố. + Thu thập các tài liệu liên quan đến hệ thống bài tập cần xây dựng. + Tìm hiểu, nghiên cứu thực tế những nội dung hóa học có liên quan đến đời sống. Số tài liệu thu thập được càng nhiều và càng đa dạng thì việc xây dựng càng nhanh chóng và có chất lượng, hiệu quả. Vì vậy, cần tổ chức sưu tầm, tư liệu một cách khoa học và có sự đầu tư về thời gian. - Buớc 5: Tiến hành xây dựng hệ thống bài tập + Soạn từng loại bài tập: Chọn lọc bài tập từ các nguồn đề thi và tài liệu sưu tầm phù hợp với nội dung hệ thống bài tập cần xây dựng. Chỉnh sửa các bài tập không phù hợp như quá khó hoặc chưa chính xác… + Xây dựng các phương pháp giải quyết bài tập. + Sắp xếp các bài tập thành các loại như đã xác định.

2.2. Các phương pháp giải toán hóa học 2.2.1. Phương pháp đường chéo 2.2.1.1. Dạng 1: Pha trộn dung dịch 27


- Khi pha mA gam dung dịch A nồng độ A% với mB gam dung dịch B nồng độ B% cùng chất tan ta thu được dung dịch mới có nồng độ C% ( trong đó A% < C% < B%). Ta có sơ đồ đường chéo: B% - C%

A%

C% C% - A%

B%

m A B%  C%  m C%  A% B  VD: Trộn m1 gam dung dịch NaOH 10% với m2 gam dung dịch NaOH 40% thu được 60 gam dung dịch 20%. Tính m1 và m2. Áp dụng phương pháp đường chéo, ta có: NaCl (10%)

20% 20%

NaCl (40%)

10%

m1 20% 2   m 2 10% 1

m1 = 40g m2 = 20g

mà m1 + m2 = 60 - Khi pha VA lít dung dịch A nồng độ C M với VB lít dung dịch B nồng độ C M có cùng A

B

chất tan, ta thu được dung dịch mới có nồng độ CM (trong đó C M < CM < C M ). Ta có A

sơ đồ đường chéo:

CMA

CMB  CM

CM CMB

C M  CM A

VA C M B  C M  VB C M  C M A

28

B


VD: Tính thể tích dung dịch HCl 10M và thể tích H2O cần dùng để pha thành 400ml dung dịch 2M. Áp dụng phương pháp đường chéo, ta có: HCl (10M)

2M 2M

H2O (0M)

8M

VHCl 2M 1   VH 2O 8M 4

VHCl = 80ml

VH 2O = 320ml

mà VHCl + VH 2O = 400 ml

- Khi làm các bài dạng này, ta còn phải chú ý một số nguyên tắc mang tính giả định dưới đây: + Chất rắn khan coi như dung dịch có nồng độ C% = 100%. + Chất rắn ngậm nước coi như một dung dịch có C% bằng % khối lượng chất tan trong đó. + Oxit hay quặng thường được coi như dung dịch của kim loại có C% bằng % khối lượng của kim loại trong oxit hay quặng đó (hoặc coi như dung dịch của oxi có C% bằng % khối lượng của oxi trong oxit hoặc quặng đó. + H2O (dung môi) coi như dung dịch có nồng độ 0% hay 0M. + Oxit tan trong nước (tác dụng với nước) coi như dung dịch axit hoặc bazơ tương ứng có nồng độ C% > 100%.

2.2.1.2. Dạng 2: Tính tỉ lệ thành phần của hỗn hợp khí qua tỷ khối - Hỗn hợp 2 khí là một dữ kiện dễ dàng bắt gặp trong nhiều bài toán hoá học mà thông thường ta sẽ phải tính số mol hoặc tỷ lệ số mol hoặc thể tích hoặc tỉ lệ thể tích để tìm ra được giá trị cuối cùng của bài toán. Ta có sơ đồ đường chéo:

M - M2

M1

M M1 - M

M2

29


n1 V1 M  M 2   n2 V2 M 1  M - VD: Một hỗn hợp gồm O2 , O3 ở điều kiện tiêu chuẩn có tỉ khối hơi với hiđro là 18. Tính thành phần % về thể tích của O3 trong hỗn hợp. d hh / H 2  18  M hh  18.2  36

Áp dụng phương pháp đường chéo, ta có: O2 (M = 32)

12 VO2

36

VO3

O3 (M = 48)

12 3   %VO3  25% 4 1

4

2.2.2. Phương pháp bảo toàn khối lượng - Nguyên tắc: Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các chất sản phẩm - Xét phản ứng: A + B  C + D Ta luôn có: mA + mB = mC + mD - Lưu ý: Điều quan trọng nhất khi áp dụng phương pháp này đó là việc phải xác định đúng lượng chất tham gia phản ứng và tạo thành (có chú ý đến các chất kết tủa, bay hơi, đặc biệt là khối lượng dung dịch).

2.2.2.1. Biết tổng khối lượng chất ban đầu xác định khối lượng chất sản phẩm và ngược lại. m(đầu) = m(sau) (không phụ thuộc hiệu suất phản ứng) VD: Trộn 8,1 gam Al với 8 gam Fe2O3 rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng, ta thu được m gam hỗn hợp chất rắn. Tính m. m = mhỗn hợp sau phản ứng = mhỗn hợp trước phản ứng = m Al  mFe2O3 = 8 + 8,1 = 16,1 (g)

2.2.2.2. Trong phản ứng có n chất và biết khối lượng của (n - 1) chất, tính khối lượng của chất còn lại. - VD1: Đốt nóng m gam P với khí oxi vừa đủ. Sản phẩm thu được có khối lượng là (m + 8) gam. Xác định m.

30


Đốt nóng m gam P với khí oxi thu được (m + 8) gam P2O5. Do đó, theo định luật BTKL, tính được mO2 = 8 (g) 4P Theo PT:

4. 31 (g)

Theo ĐB:

m (g)

Ta có tỉ lệ:

+

o

t  

5O2

2P2O5

5. 32 (g) 8 (g)

m 8 8.4.31 31  m   m = 6,2 (g) 4.31 5.32 5.32 5

- VD2: Cho 41,9 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 68,95 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua. Tính m. PTHH: Na2CO3 + BaCl2  2NaCl + BaCO3 (1) K2CO3 + BaCl2  2KCl + BaCO3 (2) Ta có: nBaCO3  0, 35 ( mol ) Theo PƯHH: nBaCl2  nBaCO3  0, 35 ( mol )  mBaCl2  0,35.208  72,8 ( g ) Áp dụng định luật BTKL ta có:

m( Na2CO3 , K2CO3 )  mBaCl2  m  mBaCO3

 41,9 + 72,8 = 68,95 + m  m = 45,75 (g)

2.2.2.3. Bài toán: Kim loại + axit  muối + khí mmuối = mkim loại + maxit – mkhí Với axit HCl: nHCl  2nH 2

Với H2SO4 loãng nH 2 SO4  nH 2

VD: Cho 12g hỗn hợp Fe, Mg phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 1M và HCl 1M. a) Tính thể tích H2( đktc) thoát ra. b) Cô cạn dung dịch được bao nhiêu gam muối khan ? nH 2 SO4  0, 2 mol ; nHCl  0, 2 mol

Mg + 2 HCl → MgCl2 + H2 ↑

Fe + 2 HCl → FeCl2 + H2 ↑

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 ↑

1 a) nH2  nH2SO4  nHCl  0,3(mol) 2

 V H 2  0, 3  22, 4  6, 72 ( lit )

31


b) Áp dụng ĐLBTKL: mkim loại + m axit = mmuối + mH2  mmuối = 12 + 0,2.(98 + 36,5) – 0,3. 2 = 38,3 (gam)

2.2.2.4. Bài toán khử hỗn hợp oxit kim loại bởi các chất khí (H2, CO) o

- Oxit kim loại + (CO, H2) t  chất rắn + hỗn hợp khí (CO2, H2O, H2, CO) o

t  CO2 Bản chất là các phản ứng: CO + [O]  o

t H2 + [O]   H2O

Vì thế: nCO  nCO2

nH 2  nH 2O

Áp dụng định luật BTKL: moxit kim loại + m(CO, H 2 ) = mchất rắn + mhỗn hợp khí - VD: Thổi một luồng khí CO dư đi qua ống đựng hỗn hợp hai oxit Fe3O4 và CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra được đưa vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 5 gam kết tủa trắng. hãy tính khối lượng hỗn hợp hai oxit kim loại ban đầu. o

t PTHH: Fe3O4 + 4CO   3Fe + 4CO2 o

t  Cu + CO2 CuO + CO 

CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O mCaCO3  5 g  nCaCO3  0, 05(mol )  nCO2  nCO  0, 05(mol )

Áp dụng định luật BTKL ta có: moxit kim loại + mCO = mKL + mCO2  moxit kim loại + 0,05. 28 = 2,32 + 0,05. 44  moxit kim loại = 3,12 (g)

2.2.3. Phương pháp tăng giảm khối lượng Nguyên tắc của phương pháp: Khi chuyển từ chất A sang chất B, khối lượng mol thay đổi. Do đó, khối lượng chất này so với chất khác tăng hay giảm tỷ lệ với số mol chất tham gia (hay tạo thành).

2.2.3.1. Bài toán kim loại + axit  muối + H2 2M + 2nHX  2MXn + nH2 (l)

2M + nH2SO4  M2(SO4)n + nH2 (2)

m chất rắn tăng lên = mgốc axit – mKL VD: Cho 12g hỗn hợp Fe, Mg phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 1M và HCl 1M.

32


a) Tính thể tích H2( đktc) thoát ra. b) Cô cạn dung dịch được bao nhiêu gam muối khan? nH 2 SO4  0, 2 mol ; nHCl  0, 2 mol

Mg + 2 HCl → MgCl2 + H2 ↑ (1)

Fe + 2 HCl → FeCl2 + H2 ↑

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑ (2)

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 ↑ (4)

a) nH  nH SO  1/ 2nHCl  0,3(mol ) 2

2

4

(3)

 V H 2  0, 3  22, 4  6, 72 ( lit )

b) 1 mol H2SO4 pư, khối lượng muối tăng so với kim loại 96g.  0,2 mol H2SO4 pư, khối lượng muối tăng so với kim loại 96x0,2= 19,2g Theo PTHH: 2 mol HCl pư, khối lượng muối tăng so với kim loại 71g.  0,2 mol HCl pư, khối lượng muối tăng so với kim loại 71x

0, 2 = 7,1g. 2

Vậy khối lượng muối tăng so với kim loại: 19,2 + 7,1 = 26,3 (g).  mmuối = 12 + 26,3 = 38,3 (g).

2.2.3.2.Bài toán nhiệt luyện o

t  rắn (Y) + CO2 (hoặc H2O) Oxit (X) + CO (hoặc H2) 

Ta thấy: dù không xác định được Y gồm những chất gì nhưng ta luôn có vì oxi bị tách ra khỏi oxit và thêm vào CO (hoặc H2) tạo CO2 hoặc H2O  m = mX - mY = mO  nO =

m = nCO = n CO 2 (hoặc = n H 2 = n H 2O ) 16

VD: Thổi một luồng khí CO dư đi qua ống đựng hỗn hợp hai oxit Fe3O4 và CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra được đưa vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 5 gam kết tủa trắng. hãy tính khối lượng hỗn hợp hai oxit kim loại ban đầu. o

t  3Fe + 4CO2 Fe3O4 + 4CO 

o

t  Cu + CO2 CuO + CO 

CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O

mCaCO3  5 g  nCaCO3  0, 05(mol )  nCO2  nCO  nO  0, 05(mol ) mchất rắn  = mO = moxit – mKL  0,05.16 = moxit – 2,32  moxit = 0,05. 16 + 2,32 = 3,12g

2.2.3.3. Bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối - Độ tăng (giảm) khối lượng của kim loại chính là độ giảm (tăng) khối lượng của muối

33


- Coi như toàn bộ kim loại thoát ra là bám hết lên thanh kim loại nhúng vào dung dịch muối. - VD: Cho một thanh Zn vào 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 2M và AgNO3 0,5M. Sau khi kết thúc phản ứng lấy thanh Zn ra khỏi dung dịch, rửa sạch và làm khô thì khối lượng thanh Zn tăng hay giảm bao nhiêu gam?

n Cu ( NO3 )2  2.0,1  0, 2 ( mol ); nAgNO3  0, 5.0,1  0, 05 ( mol ) PTHH: Zn + 2AgNO3  Zn(NO3)2 + 2Ag (1) Zn + Cu(NO3)2  Zn(NO3)2 + Cu (2) Theo PT (1): Cứ 2 mol AgNO3 pư thì mKL = 2.108 – 65 = 151g Có 0,05 mol AgNO3 pư thì mKL = 151. 0,05/2 = 3,755g Theo PT (2): Cứ 1 mol Cu(NO3)2 pư thì mKL = 65 – 64 = 1g Có 0,2 mol Cu(NO3)2 pư thì mKL = 0,2g Vậy sau pư khối lượng thanh Zn tăng: 3,755 – 0,2 = 3,575 (gam)

2.2.3.4.Bài toán chuyển hóa muối này (hoặc oxit) thành muối khác - Khối lượng muối thu được có thể tăng hoặc giảm, do sự thay thế gốc axit này bằng gốc axit khác hoặc sự thay thế oxi bằng gốc axit + Từ 1 mol CaCO3  CaCl2: m = 71 - 60 = 11 + MxOy  MxCl2y (cứ 1 mol O được thay thế bằng 2 mol Cl) + MxOy  Mx(SO4)y (cứ 1 mol O được thay thế bằng 1 mol SO4) - Các điều này chỉ đúng khi kim loại không thay đổi hóa trị. - VD: Cho 41,9 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 68,95 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua. Tính m. PTHH: Na2CO3 + BaCl2  2NaCl + BaCO3 (1) K2CO3 + BaCl2  2KCl + BaCO3 (2) Ta có: nBaCO3  0, 35 ( mol ) Cứ 1mol BaCO3 thu được thì khối lượng muối khan tăng 2.35,5 - 60 = 11g Có 0,35 mol BaCO3 thu được thì khối lượng muối khan tăng 11.0,35 = 3,85g

34


 m = mmuối clorua = mmuối cacbonat + 3,85  m = 41,9 + 3,85 = 45,75 (g)

2.2.4. Phương pháp dùng khối lượng mol trung bình ( M ) - Nguyên tắc của phương pháp: M là khối lượng của 1 mol hỗn hợp. M

M hh khi

m hh n hh

n 1 M 1  n 2 M 2  n 3 M 3  ... n 1  n 2  n 3  ...

V1 M 1  V2 M 2  V3 M 3  ... V1  V2  V3  ...

Hoặc : M = x1M1 + x2M2 + x3M3 + … M1, M2, M3, …: khối lượng mol n1, n2, n3…là số mol các chất trong hỗn hợp. V1, V2, V3…: thể tích các khí trong hỗn hợp khí. x1, x2, x3…: số phần mol của các chất trong 1 mol hỗn hợp. - Phạm vi áp dụng: Phương pháp này thường áp dụng giải bài toán hỗn hợp hai hay nhiều chất khí hoặc các chất rắn (kim loại, bazơ, muối..) cùng loại (có cùng một số phản ứng, cùng hoá trị,…) - VD1: Cho 5,4g hỗn hợp 2 kim loại cùng nhóm I ở 2 chu kỳ liên tiếp nhau tác dụng với nước thu được thu được 2,24 lit khí (đktc). Xác định tên 2 kim loại. Đặt ký hiệu chung của 2 kim loại là R. PTHH: 2 R + 2 H2O → 2 ROH + H2 ↑ 0,2 mol M

0,1 mol 5, 4 0, 2

 27

Vì MNa = 23 < 27 < MK = 39  Hai kim loại đó là Na, K. - VD2: Hoà tan vào nước 7,14g hỗn hợp muối cacbonat trung hoà và cacbonat axit của một kim loại hoá trị I, rồi đổ thêm lượng dung dịch HCl vừa đủ thì thu được 0,672 lit khí (đktc). Xác định tên kim loại tạo muối. Đặt kí hiệu kim loại là M, x, y lần lượt là số mol của M2CO3 và MHCO3. M2CO3 + 2HCl → 2MCl + H2O + CO2 x

x

MHCO3 + HCl → MCl + H2O + CO2 y

35

y


n CO 2 = nhh muối = x + y = M muối =

0,672  0,03 (mol ) 22, 4

7,14  238 . 0,03

Vì M + 61 < M muối = 238 < 2M + 60  89 < M < 177  M là Cs.

2.2.5. Phương pháp ghép ẩn số - Nguyên tắc của phương pháp : Dùng thủ thuật toán học là ghép ẩn số để giải các bài toán có ẩn số lớn hơn số phương trình toán học lập được mà yêu cầu bài ra không cần giải chi tiết, đầy đủ các ẩn. - VD: Cho hỗn hợp X gồm Al, Fe, Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 11,2 lít khí (đktc) và 53g muối. Tìm khối lượng hỗn hợp X. Bài tập này ngoài phương pháp bảo toàn khối lượng, tăng - giảm khối lượng còn có thể giải theo phương pháp ghép ẩn số. Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Mg, Al, Fe. Mg + 2 HCl → MgCl2 + H2 ↑

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

x

z

x

x (mol)

z

z (mol)

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 ↑ y

y

1,5y (mol)

3  (1)  x  y  z  0, 5 Ta có hệ phương trình:  2  95 x  133, 5 y  127 z  53 (2)

Tìm khối lượng 3 kim loại tức là tính tổng: 24x + 27y + 56z. Tách (2) ta được: 24x + 27y + 56z + 71(x + 1,5y + z) = 53.  24x + 27y + 56z = 53 - 0,5.71 = 17,5 (g). Vậy khối lượng của X là 17,5 gam

2.2.6. Phương pháp giải bài tập tự chọn lượng chất - Nguyên tắc của phương pháp: Phần trăm lượng chất trong dung dịch hoặc trong hỗn hợp nhất định là một đại lượng không đổi. - Phạm vi áp dụng: Trong bài toán người ta cho lượng chất dưới dạng tổng quát hoặc không nói đến lượng chất thì có thể chọn lượng chất có một giá trị nhất định để tiện

36


việc giải. Có thể chọn lượng chất là một mol hay một số mol theo hệ số tỷ lượng trong phương trình phản ứng; hoặc lượng chất là 100g,… - VD1: Cho một oxit của kim loại M tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 9,8% thu được dung dịch muối sunphat có nồng độ 14,18%. Tìm công thức oxit. PTHH: M2On + nH2SO4 → M2(SO4)n + nH2O Chọn lượng oxit kim loại là 1 mol tức là (2M + 16n) g. Lượng H2SO4 cần lấy là n mol hay 98n (g). Khối lượng dd cần lấy: m 

98n  100  1000 n  g  9,8

Khối lượng dd thu được: 1000n + 2M + 16n = 2M + 1016n (g). Khối lượng muối thu được: 2M + 96n (g). Nên C% =

(2M  96n) 100  14,18  200M  14,18(2M  1016n)  9600n 2M  1016n

 171, 64 M  4806,88 n  M  28n Với n = 1, 2, 3 thì chỉ có giá trị n = 2, M = 56 là phù hợp. Vậy oxit đó là FeO. - VD2 : Nung nóng m gam hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được V lit CO2. Cũng cho m gam hỗn hợp đó hoà tan trong dd HCl dư thu được 3V lit CO2 (đo ở cùng điều kiện). Tìm % khối lượng của Na2CO3 trong hỗn hợp trên. 0

t 2NaHCO3  Na2CO3 + CO2↑ + H2O (1)

2 mol

1 mol

 NaCl + CO2↑ + H2O (2) NaHCO3 + HCl 

2 mol

2 mol

Na2CO3 + 2HCl   2NaCl + CO2↑ + H2O (3) x mol

x mol

Chọn số mol của NaHCO3 trong hỗn hợp là 2 mol, thì: Số mol CO2 ở (1) là 1 mol, tương ứng với thể tích V. Số mol CO2 ở (2) là 2 mol, tương ứng với thể tích 2V. Số mol CO2 ở (3) là x mol.

37


Theo bài ra ta có: Vậy % mNa CO  2

3

1 V   x  1 ( mol ) . 2  x 3V

1  106  100  38, 69  %  106  2  84

Cũng có thể chọn số mol NaHCO3 (hoặc Na2CO3) trong hỗn hợp bằng 1 và số mol của Na2CO3 (hoặc NaHCO3) là x. Giải tương tự ta cũng tìm được % m Na 2 CO 3 - VD3: Cho m (g) hỗn hợp A gồm Mg, Zn vào dung dịch FeCl2 dư. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m (g) chất rắn. Tìm % khối lượng Mg trong A. Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe↓ Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe↓ Chọn hỗn hợp có 1 mol Zn và n mol Mg. Cứ 1 mol Zn phản ứng, khối lượng chất rắn giảm đi 65 – 56 = 9 (g) 1 mol Mg phản ứng, khối lượng chất rắn tăng thêm 56 – 24 = 32 (g) n mol Mg phản ứng, khối lượng chất rắn tăng thêm 32n (g) Vì khối lượng chất rắn thu được bằng khối lượng hỗn hợp đầu tức là khối lượng tăng thêm bằng khối lượng giảm đi, nên ta có phương trình: 32n = 9  n = 0,28125 (mol). mMg = 0,28125 x 24 = 6,75 (g)  % mMg 

6, 75  100  9, 41 (%) . 6, 75  65

2.2.7. Phương pháp biện luận - Nguyên tắc: Khi tìm công thức phân tử hoặc xác định tên nguyên tố thường phải xác định chính xác khối lượng mol, nhưng những trường hợp khối lượng mol chưa có giá trị chính xác đòi hỏi phải biện luận. - Phạm vi ứng dụng: Biện luận theo hoá trị, theo lượng chất, theo giới hạn, theo phương trình vô định hoặc theo kết quả bài toán, theo khả năng phản ứng. - VD1: Cho 12g hỗn hợp Fe và kim loại M (hoá trị II) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,72 l khí (đktc). Mặt khác, cho 3,6g M tác dụng với 400 ml H2SO4 1M thấy axit còn dư. Xác định tên kim loại M. nH 2 

6, 72  0,3 (mol ); nH 2 SO4  0, 4  1  0, 4 (mol ) 22, 4

38


Đặt ký hiệu chung của Fe và M là R. PTHH: R + 2HCl → RCl2 + H2↑ 0,3 mol

MR 

0,3 mol

12  40 0,3

Vì MFe = 56 > M R = 40  M < 40.  MSO4 + H2↑ Mặt khác: M + H2SO4 

Khi axit dư, chứng tỏ nM < nH 2 SO4  0, 4 mol M 

3, 6 9 0, 4

Vậy 9 < M < 40  M chỉ có thể là Mg. - VD2: Cho 4,8g kim loại R tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 1,68 lít SO2 (đktc).Tìm R.

nSO 2 

1, 68  0, 075 ( mol ) 22, 4

2R + 2n H2SO4đ → R2(SO4)n + nSO2↑ + 2nH2O 2  0, 075 n

 MR =

0,075

4,8  n  32n  n = 2, MR = 64. Vậy R là Cu 0,15

Ngoài các phương pháp cơ bản trên, để giải nhanh các bài toán, GV cần hướng dẫn HS chú ý quan sát, nhận xét hệ số tỷ lượng các chất trong PTHH; tương quan khối lượng mol… để có thể vận dụng trong từng trường hợp cụ thể. Một bài toán có thể giải theo nhiều cách khác nhau, từ đó chọn cách giải hay nhất hoặc nhanh nhất.

2.3. Hệ thống bài tập 2.3.1. Hệ thống bài tập vô cơ theo trình tự lý thuyết sách giáo khoa Hệ thống bài tập này gồm cả bài tập rèn kỹ năng và ghi nhớ tính chất của các chất và bài tập đòi hỏi tư duy. Hệ thống bài tập này gồm có các dạng bài: Viết PTHH, phân biệt chất, bài toán tính theo PTHH (tìm công thức hóa học, tính khối lượng, tính thể tích, tính nồng độ).

39


2.3.1.1. Oxit - Lý thuyết: 2 tiết + Tính chất hóa học chung của oxit + Tính chất, điều chế CaO, SO2 - Bài tập: 3 tiết + Bài tập làm tại lớp: Câu 1 đến câu 10 + Bài tập làm ở nhà: Câu 11 đến câu 15 Câu 1. Cho các phản ứng sau: SrO + H2O  Sr(OH)2 CrO3 + 2KOH  K2CrO4 + H2O

Al2O3 + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2O

Mn2O7 + H2O  2HMnO4

Al2O3 + 2NaOH  NaAlO2 + H2O

Hãy cho biết các oxit CrO3; Mn2O7; SrO; Al2O3 là oxit bazơ, oxi axit hay oxit lưỡng tính? Tại sao? Câu 2. Cho các nguyên tố sau: K, Na, Ba, Mg, Al, Zn, Fe, N(V), Si, P(V), S a) Lập công thức hóa học của các oxit tương ứng. b) Trong các oxit trên, oxit nào tác dụng với nước, axi clohidric, hidro, kali hidroxit, canxi hidroxit. Viết PTHH. Câu 3. Viết các PTHH để hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau: Ca

CaCl2 CaO

Ca(OH)2

S H2S

CaSO3

SO2

FeS2

Na2SO3 SO3  H2SO4  CuSO4

Câu 4. Trong số các khí sau đây: O2, H2, CO2, SO2, CO, H2S; khí nào không được làm khô bởi CaO? Giải thích bằng PTHH. Câu 5. Để làm khô khí SO2 có lẫn hơi nước, có thể dùng chất nào trong các chất hút ẩm sau đây: CaO (rắn); NaOH (rắn); CuSO4 khan; P2O5. Câu 6. Hãy trình bày cách phân biệt: a) Các gói bột: MgO, SiO2, BaO, P2O5, Al2O3

40


b) Các khí không màu: O2, H2, SO2, CO2 Câu 7. Cần hòa tan bao nhiêu gam SO3 vào cốc đựng 40 g nước để thu được dung dịch 24,5%. (Đ/S: 10 g) Giải: Bài toán này có thể giải theo phương pháp đường chéo Coi SO3 là dung dịch H2SO4 có C% =

mH2 SO4 mSO3

.100% 

98 .100% 122,5% 80

Nước là dung dịch H2SO4 có C% = 0% H2SO4 (122,5%)

24,5% 24,5%

H2SO4 (0%) mSO3

m H2O

98% 24,5% 1  98% 4

m SO3 = 10g

Mà m H O = 40g 2

Câu 8. Cho 1,6 gam CuO tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 9,8% thu được dung dịch A a) Tính khối lượng H2SO4 (Đ/S:1,96g) b) Tính C% của muối trong dung dịch A (Đ/S: C%CuSO4 = 14,81%) Câu 9. Cho 12 gam CuO vào cốc đựng 20 gam dung dịch HNO3 12,6%. Tính C% của dung dịch thu được sau phản ứng. (Đ/S: C%Cu  NO3 2  17, 41% ) Câu 10. Để tác dụng vừa đủ với 16 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và MgO cần 140ml dung dịch HCl 5M (d = 1,25g/ml). Tính C% của các muối trong dung dịch thu được. (Đ/S: C % FeCl3  8,508%; C % MgCl2  9,95% ) Câu 11. Hỗn hợp A gồm CuO và Fe2O3 trong đó oxi chiếm 24% về khối lượng. Cần bao nhiêu gam dung dịch HCl 36,5% đủ để tác dụng với 4 gam hỗn hợp A. Gợi ý: Bài này có thể dùng sơ đồ đường chéo để tính tỉ lệ khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp A. Trong CuO, % O = 16/80.100% = 20% Trong Fe2O3, % O = 112/160.100% = 30%

41


Ta có sơ đồ đường chéo: CuO

20

6 24

Fe2O3 30

4

mCuO 6 3   mFe2O3 4 2

m CuO = 2,4g m Fe2 O3 = 1,6g

mà m CuO + m Fe2 O3 = 4  n CuO  0, 03mol; n Fe2 O3  0, 01mol PTHH: CuO + 2HCl  CuCl2 + H2O Fe2O3 + 6HCl  2FeCl3 + 3H2O

Theo PTHH, nHCl = 2.0,03 + 6.0,01 = 0,12 mol  mHCl = 0,12.36,5 = 4,38 (g)  mddHCl 

4,38.100  12 ( g ) 36,5

Câu 12. Khử hoàn toàn 2,4 gam hỗn hợp CuO và FexOy bằng H2 thu được 1,76 gam kim loại. Hòa tan kim loại thu được bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,448 lit khí (đktc). Xác định công thức của oxit sắt. (Đ/S: Fe2O3) Câu 13. Để hòa tan hoàn toàn 8 gam oxit của một kim loại hóa trị III cần 30 gam dung dịch HCl 36,5%. Tìm kim loại và tính C% của dung dịch muối thu được. (Đ/S: Fe, C%FeCl3 = 42, 76%) Câu 14. Cho a gam MgO tan hết trong 20 gam dung dịch HCl 18,25%. Sau phản ứng nồng độ HCl trong dung dịch là 3,65%. Tính a. (Đ/S: a = 1,568g) Câu 15. Hòa tan một mẫu oxit kim loại có hóa trị III bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch muối có nồng độ 12,9%. Tìm công thức oxit. (Đ/S: Fe2O3)

2.3.1.2. Bài toán oxit axit phản ứng với dung dịch bazơ - Lý thuyết: 1 tiết + Bài toán xuôi + Bài toán ngược - Bài tập: 3 tiết

42


Bài tập làm tại lớp: Câu 1, 2, 3, 6, 7, 10. Bài tập làm ở nhà: Câu 4, 5, 8, 9, 11, 12 Câu 1. Cho 9,4 gam K2O vào nước. Tính lượng SO2 cần thiết để phản ứng với dung dịch trên để tạo thành: a) Muối trung hòa. (Đ/S: mSO  6, 4 g ) 2

b) Muối axit. (Đ/S: mSO  12,8 g ) 2

c) Hỗn hợp muối axit và muối trung hòa theo tỉ lệ mol là 2 : 1 (Đ/S: mSO  4,8 g ) 2

Câu 2. Dẫn 1,344 lit khí SO2 (đktc) đi qua 50 ml dung dịch Ca(OH)2 1M. a) Những chất nào có trong dung dịch sau phản ứng và khối lượng là bao nhiêu gam? b) Tính nồng độ mol của các chất thu được sau phản ứng. (Đ/S: mCa ( HSO )  2, 02 g ; CCa ( HSO )  0, 2M ) 3 2

3 2

Câu 3. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lit khí CO2 (đktc) vào 486 ml dung dịch NaOH 16% có d = 1,08 g/ml được dung dịch A. Tính C% từng chất tan có trong dung dịch A sau PƯ. (Đ/S: C % Na CO = 5,91%) 2

3

Câu 4. Đốt cháy hết 3,2 gam lưu huỳnh. Cho toàn bộ khí sinh ra hấp thụ vào 46,3 ml dung dịch KOH 11,2% có d = 1,08 g/ml. Tính nồng độ mol của chất tan trong dung dịch thu được biết thể tích dung dịch tăng thêm 3,7 ml. (Đ/S: C KHSO3 = 2M) Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 18 gam sắt pirit và cho tất cả khí thu được hấp thụ vào 2 lit dung dịch Ba(OH)2 0,125M. Tính khối lượng muối tạo thành. (Đ/S: 58,35g) Câu 6. Dẫn khí CO2 vào 2,4 lit dung dịch Ca(OH)2 0,05M thu được 5 gam kết tủa. Tính thể tích CO2 (đktc) đã dùng và tính nồng độ chất tan có trong dung dịch sau phản ứng (nếu có). (Đ/S: TH1: CCa (OH )2  0, 029 M , TH2: CCa ( HCO3 )2  0, 029 M ) Câu 7. Cho 0,112 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 0,4 lít dung dịch nước vôi trong thu được 0,1 gam kết tủa. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch nước vôi trong. (Đ/S: 0,0075M) Câu 8. Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l thu được 15,76 gam kết tủa. Tính giá trị của a. (Đ/S: 0,04M)

43


Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn một lượng sắt pirit để lấy khí sunfurơ. Dẫn toàn bộ khí thu được qua 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,25M được 2,17 gam kết tủa. Tính thể tích khí sunfurơ (đktc). (Đ/S: TH1: 0,224 lit; TH2: 2,016 lit) Câu 10. Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 10 gam kết tủa. Loại bỏ kết tủa rồi nung nóng phần dung dịch còn lại thu được 5 gam kết tủa nữa. Tính giá trị V. (Đ/S: 4,48 lit) Câu 11. Dẫn luồng khí CO dư đi qua ống đựng 3,2g CuO nung nóng. Toàn bộ khí thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào 100g dung dịch Ca(OH)2 2,22%. a) Tính khối lượng muối thu được. (Đ/S: mCaCO  2 g ; mCa ( HCO )  1, 62 g ) 3

3 2

b) Tính C% của dung dịch thu được sau phản ứng. (Đ/S: C %Ca ( HCO )  1, 624%) 3 2

Câu 12. Khử hoàn toàn 34,8 g một oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao thu được chất rắn có khối lượng giảm so với chất rắn ban đầu là 9,6 g. a) Xác định công thức hóa học của oxit sắt. (Đ/S: Fe3O4) b) Nếu đem toàn bộ lượng CO2 thu được ở trên hấp thụ hết vào dung dịch chứa 37g Ca(OH)2. Tính khối lượng kết tủa tạo được. (Đ/S: 4g)

2.3.1.3. Axit - Lý thuyết: 2 tiết + Tính chất hóa học chung của axit + Tính chất, điều chế axit HCl, H2SO4, HNO3 + Nhận biết gốc clorua, sunfat - Bài tập: 4 tiết + Bài tập làm tại lớp: Câu 1 đến câu 5, câu 6, 8, 10, 14, 16, 18, 20 + Bài tập làm ở nhà: Câu 7, 9, 11, 12, 13, 15, 17, 19 Câu 1. Có những chất sau: Ag, Fe, Cu, CaCO3, Al2O3, Fe(OH)3, Fe2O3. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra: a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí b) Khí nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy c) Dung dịch có màu xanh nhạt d) Dung dịch có màu vàng nâu

e) Dung dịch không có màu.

44


Câu 2. Cho H2SO4 loãng và các chất sau đây: Mg, MgO, Mg(OH)2, Fe, FeO, Fe(OH)2, CuO, Cu(OH)2, CuSO3. Hãy viết tất cả các PTHH điều chế: a) MgSO4

b) FeSO4

c) CuSO4

Câu 3. Từ quặng sắt pirit, nước và các điều kiện cần thiết đầy đủ. Hãy viết các PTHH điều chế: H2SO4, FeSO4, Fe2(SO4)3 Câu 4. Dùng phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch không màu sau: a) HCl, H2SO4, NaOH, NaCl, BaCl2. b) Chỉ dùng quỳ tím: HCl, Na2SO4, NaOH, NaCl, Ba(OH)2, BaCl2 c) Chỉ dùng HCl: BaCl2, Fe(NO3)2, AgNO3, Na2CO3 d) Chỉ dùng thêm một thuốc thử: HCl, H2SO4, NaOH, NaCl, BaCl2, Na2SO4 Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 9,6 gam hỗn hợp Mg, MgCO3 cần 100 gam dung dịch HCl 14,6%. a) Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp. (Đ/S: Mg – 2,88g; MgCO3 – 6,72g) b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng. (Đ/S: C%MgCl2 = 17,95%) c) Dẫn toàn bộ khí thu được hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,05 mol Ca(OH)2. Tính số gam kết tủa tạo được. (Đ/S: 2g) Câu 6. a) Trên 2 đĩa cân ở vị trí thăng bằng có 2 cốc, mỗi cốc đựng 50 gam dung dịch HCl 7,3%. Thêm vào cốc bên trái 8,4 gam MgCO3 và thêm vào cốc bên phải 8,4 gam CaCO3. Hỏi sau khi các phản ứng kết thúc, cân có còn ở vị trí thăng bằng không? Giải thích bằng tính toán. (Đ/S: cân thăng bằng) b) Nếu mỗi cốc ban đầu đựng 125 gam dung dịch HCl 7,3% và cũng tiến hành như trên. Hỏi sau khi các phản ứng kết thúc, cân có còn ở vị trí thăng bằng không? Giải thích bằng tính toán. (Đ/S: cân không thăng bằng, bên cân có MgCO3 nặng hơn) Câu 7. Chia m gam FexOy thành 2 phần bằng nhau: - Để hòa tan hết phần 1 cần dùng 200 ml dung dịch HCl 2M. - Cho luồng khí CO dư đi qua phần thứ 2, sau khi PƯ xong thu được 8,4g chất rắn. Tìm công thức phân tử của oxit sắt. (Đ/S: Fe3O4) Câu 8. Nung 24 gam CaCO3 trong một thời gian thu được chất rắn A. Cho toàn bộ A vào 125 gam dung dịch HCl 14,6% được dung dịch B và 1,344 lit CO2 (đktc).

45


a) Xác định số gam từng chất có trong A. (Đ/S: CaO – 10,08g; CaCO3 – 6g) b) Tính hiệu suất phản ứng nhiệt phân CaCO3. (H = 75%) c) Tính nồng độ phần trăm từng chất tan trong dung dịch B. (Đ/S: C%HCl = 0,53%; C%CaCl2 = 19,24%) Câu 9. Cho m gam hỗn hợp X gồm kim loại M (hóa trị II) và muối cacbonat của nó tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 0,8M thu được 1,568 lit hỗn hợp khí Y ở đktc. Tỷ khối của Y so với khí sunfurơ là 0,3125. Dung dịch sau phản ứng đem cô cạn thu được 8,89 gam muối khan. a) Tính phần trăm về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp Y ( %VH  57,14%; %VCO  42,86%) 2

2

b) Tìm m, M (m = 5,72g; M là Fe) c) Tính thể tích dung dịch HCl. (V = 0,175 lit) Câu 10. Hòa tan 5,4g hỗn hợp Fe và Fe2O3 vào 200g dung dịch HCl 7,3%. Sau khi kết thúc phản ứng, nồng độ HCl giảm xuống còn 3,5549%. Xác định % khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu. (Đ/S: %Fe = 25,93%; %Fe2O3 = 74,07%) Câu 11. Hỗn hợp A gồm Fe và một kim loại hóa trị III. Cho 11 gam A tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư được 8,96 lit H2 (đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 11 gam A trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng được 10,08 lit SO2 (đktc). Xác định tên kim loại. (Đ/S: Al) Câu 12. Cho 100 ml dung dịch H2SO4 20% (d = 1,137g/ml) tác dụng với 400 gam dung dịch BaCl2 5,2% thu được kết tủa A và dung dịch B. a) Tính khối lượng kết tủa A. (Đ/S: 23,3g) b) Tính C% các chất trong dung dịch B. (C%HCl = 1,49%; C%H2SO4 = 2,6%) Câu 13. Cho 1,26 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al theo tỉ lệ mol 3 : 2 tác dụng với H2SO4 đặc, nóng vừa đủ thì thu được sản phẩm là chất khí có mùi trứng thối. Tính thể tích dung dịch H2SO4 36,75% (d = 1,28g/ml) đã dùng. (Đ/S: 15,625 lit) Câu 14. Hòa tan hoàn toàn 0,32 gam một kim loại hóa trị II bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng. Lượng khí SO2 sinh ra hấp thụ hết bởi 45 ml dung dịch NaOH 0,2M. Dung dịch sau phản ứng có chứa 0,608 gam muối. Tìm kim loại. (Đ/S: Cu) Câu 15. Cho 41,4 gam Ba tác dụng với 200 gam dung dịch H2SO4 4,9% a) Tính thể tích H2 tạo thành (đktc) (Đ/S: 6,72 lit)

46


b) Tính C% của dung dịch sau phản ứng (C%Ba(OH)2 = 15,72%) Câu 16. Dẫn 2,24 lit khí CO (đktc) đi chậm qua ống sứ đựng 7,2 gam hỗn hợp X gồm CuO, Cu đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y và khí D có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan Y trong 0,5 lit dung dịch HNO3 đặc. a) Tính khối lượng mỗi chất trong X (Đ/S: mCuO = 4g; mCu = 3,2g) b) Tính nồng độ dung dịch HNO3 và thể tích chất khí thu được (đktc). (Đ/S: C HNO = 0,8M; V = 4,48 lit) 3

Câu 17. Cho khí CO đi qua ống đựng m gam Fe2O3 nung nóng một thời gian thu được chất rắn A. Hòa tan A trong dung dịch HNO3 loãng thu được 0,224 lit khí NO (đktc). Cô cạn dung dịch thu được 18,15 gam muối khan. Tính hiệu suất của quá trình khử oxit sắt. Biết chỉ có phản ứng khử oxit sắt thành sắt. (Đ/S: H = 50%) Câu 18. Cho 2 gam hỗn hợp Fe và kim loại hóa trị II vào dung dịch HCl dư thu được 1,12 lit H2 (đktc). Mặt khác nếu hòa tan hoàn toàn 4,8 gam kim loại hóa trị II cần chưa đến 500 ml dung dịch HCl 1M. Tìm kim loại. (Đ/S: Mg) Câu 19. Hòa tan 1,35 gam một kim loại M bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,24 lit khí NO và NO2 (đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 21. Tìm kim loại M. (Đ/S: Al) Câu 20. Cho m gam Al phản ứng vừa đủ với 2 lit dung dịch HNO3 làm thoát ra 5,6 lit hỗn hợp 2 khí N2O và khí X (đktc). Tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 bằng 22,5. a) Tìm X và tính khối lượng Al đã dùng (Đ/S: X là NO2, mAl = 10,125g) b) Tính nồng độ của dung dịch HNO3 (Đ/S: 0,75M)

2.3.1.4. Bài tập về phản ứng trung hòa - Thời gian: 4 tiết - Bài tập làm tại lớp: Câu 1, 2, 4, 5, 9, 11, 13, 14. - Bài tập làm ở nhà: Câu 3, 6, 7, 8, 10, 12 Câu 1. Trung hòa 20 ml dung dịch H2SO4 2M bằng dung dịch KOH 5,6% có khối lượng riêng là 1,045 g/ml thì cần bao nhiêu ml dung dịch KOH? (Đ/S: 76,56ml) Câu 2. Hòa tan 12 gam SO3 vào H2O được 250 ml dung dịch a) Tính C% và CM của dung dịch thu được sau phản ứng (cho d = 1,08g/ml) b) Cho 6,4 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 vào dung dịch thu được ở trên thì thấy lượng oxit tan hoàn toàn và dung dịch dư axit. Để trung hòa lượng axit dư sau phản ứng cần

47


dùng 40 gam dung dịch NaOH 10%. Tính khối lượng và % về khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp. (Đ/S: CM = 0,6M; C% = 5,44%; mCuO  mFe O  3, 2 g ; %CuO = %Fe2O3 = 50%) 2

3

Câu 3. Cho 10 gam CaCO3 tan hoàn toàn vào 500 gam dung dịch HCl 7,3% a) Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5M (d = 1,05g/ml) để trung hòa hết axit dư b) Tính nồng độ % các chất trong dung dịch sau phản ứng hòa tan CaCO3 (Đ/S: V = 1,6lit; C%HCl = 5,77%; C%CaCl2 = 2,19%) Câu 4. Một loại đá chứa MgCO3 và CaCO3 được hòa tan hết bằng 400 ml dung dịch HNO3 thoát ra 6,72 dm3 CO2 (đktc). Để trung hòa lượng axit dư sau phản ứng trên cần 100 gam NaOH 8% rồi cô cạn dung dịch thu được 63 gam muối khan. a) Tính tỉ lệ số mol MgCO3 và CaCO3 trong loại đá đã dùng b) Tính CM của dung dịch HNO3 đã dùng. Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 24,6 g hỗn hợp Na2O và BaO vào 73,7 g nước được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X bằng dung dịch H2SO4 19,6% vừa đủ được dung dịch Y và 23,3 g kết tủa. a) Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. b) Tính nồng độ % của dung dịch Y. (Đ/S: %BaO = 62,19%; %Na2O = 37,81%; C%Na2SO4 = 10,65%) Câu 6. Trộn 500 ml dung dịch HNO3 có nồng độ x mol/l với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được dung dịch A. Cho quỳ tím vào dung dịch A thấy quỳ tím hóa xanh. Thêm từ từ vào A 100 ml dung dịch HCl 0,1M thấy quỳ trở lại màu tím. Tính x. (Đ/S: x = 0,1) Câu 7. A là dung dịch H2SO4 C%. B là dung dịch NaOH 10%. Trung hòa a gam A bằng b gam B thu được dung dịch Na2SO4 14,2 %. Tính C% của dung dịch A. (Đ/S: C%A = 49%) Câu 8. Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 và NaOH biết: - 30 ml dd H2SO4 được trung hòa hết bởi 20 ml dung dịch NaOH và 10 ml dung dịch KOH 2M.

48


- 30 ml dd NaOH được trung hòa hết bởi 20 ml dung dịch H2SO4 và 5 ml dung dịch HCl 1M. (Đ/S: C H SO  0, 7 M ; C NaOH  1,1M ) 2

4

Câu 9. A là dung dịch HCl. B là dung dịch Ba(OH)2 Trộn 50 ml A với 50 ml B thu được dung dịch C. Cho quỳ tím vào C thấy có màu đỏ. Thêm từ từ dung dịch NaOH 0,1 M vào C cho tới khi quỳ trở về màu tím thấy tốn hết 50ml dung dịch NaOH. Trộn 50ml A với 150 ml B thu được dung dịch D. Cho quỳ tím vào D thấy có màu xanh. Thêm từ từ dung dịch HNO3 0,1M vào D cho tới khi quỳ trở về màu tím thấy tốn hết 350ml. Tính CA, CB. (Đ/S: CA = 0,5M; CB = 0,2M) (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên ĐHKHTN năm học 1998 – 1999) Câu 10. Hòa tan hoàn toàn 1,44 gam một kim loại hóa trị II bằng 250 ml dung dịch H2SO4 0,3M. Để trung hòa lượng axit dư cần dùng 60 ml dung dịch NaOH 0,5M. Hỏi đó là kim loại nào? (Đ/S: Mg) Câu 11. Cho 3 gam oxit của một kim loại hóa trị I vào một lượng nước lấy dư thu được dung dịch kiềm. Chia dung dịch này làm 2 phần bằng nhau: - Phần 1 cho tác dụng với 90 ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng, dung dịch làm quỳ tím hóa xanh. - Phần 2 cho tác dụng với V ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng dung dịch không làm đổi màu giấy quỳ. Xác định công thức của oxit. Tính V. (Đ/S: Li2O, V = 100ml) Câu 12. Cho 9,2 g kim loại hóa trị I vào dung dịch HCl 14,6% được dung dịch A. Để trung hòa dung dịch A cần 200 g dung dịch Ba(OH)2 17,1%, được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B được 65 g muối khan. Xác định tên kim loại và tính nồng độ % từng chất tan trong dung dịch A. (Đ/S: Na; C%NaCl = 11,2%; C%HCl = 7%) Câu 13. a) Nhỏ 60 gam dung dịch NaOH 10% vào 40 gam dung dịch HCl chưa biết nồng độ được dung dịch X có nồng độ phần trăm NaCl là 5,85%. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch HCl. (Đ/S: 9,125%) b) Nhỏ 60 gam dung dịch NaOH 10% vào m gam dung dịch HCl 9,125% được dung dịch có nồng độ phần trăm NaCl là 5,85%. Tính m. (Đ/S: m = 40g hoặc m = 90g)

49


Câu 14. Hòa tan 16,24 gam hỗn hợp X gồm CaCO3, MgCO3 và Al2O3 bằng 250 ml dung dịch HCl 2M. Để trung hòa lượng axit dư cần 80 ml dung dịch NaOH 1M. Khí CO2 thoát ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa 0,2 mol Ca(OH)2 thấy có 15 gam kết tủa. Tính thành phần % về khối lượng mỗi chất có trong X. (Đ/S: %CaCO3 = 61,57%; %MgCO3 = 25,86%; %Al2O3 = 12,57%)

2.3.1.5. Bazơ - Lý thuyết: 1 tiết. Tính chất hóa học chung của bazơ - Bài tập: 6 tiết + Bài tập làm tại lớp: Câu 1 đến câu 5, câu 7, 9, 12, 13, 15, 16, 19, 25, 26, 28, 29 + Bài tập làm ở nhà: Câu 6, 8, 10, 11, 14, 17, 18, 20, 21, 22, 23, 24, 27 Câu 1. Cho các chất sau: KMnO4, KClO3, NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3. Hãy cho biết chất nào bị nhiệt phân hủy? Viết các PTHH xảy ra. Câu 2. Cho các chất sau: Cu, Al, CuO, Al(OH)3, CO2, N2O5, SO3, Na2CO3, AgNO3, Fe2O3. Viết các PTHH xảy ra (nếu có) của từng chất trên với: a) Dung dịch NaOH b) Dung dịch HCl Câu 3. a) Từ các nguyên liệu: BaO, Fe2(SO4)3, H2O, H2SO4 loãng, CuO viết các PTHH điều chế: Ba(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2 b) Từ các nguyên liệu ban đầu: pirit sắt, muối ăn, nước và không khí. Viết các PTHH điều chế: FeCl2, FeCl3, FeSO4, Fe2(SO4)3, NaHSO3, Fe(OH)2, Fe(OH)3. Câu 4. a) Chỉ được dùng thêm duy nhất một thuốc thử, hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch không màu sau: NaNO3, Mg(NO3)2, Al(NO3)3, AgNO3, NH4NO3 b) Chỉ dùng thêm duy nhất dung dịch phenolphtalein, hãy phân biệt các dung dịch sau: NaOH, Ba(OH)2, HCl, H2SO4, NaCl Câu 5. Cho 12,4 g Na2O vào dung dịch HCl 14,6% được dung dịch A. Để trung hòa dung dịch A cần 25 ml dung dịch H2SO4 2M. Tính nồng độ % từng chất tan trong dung dịch A. (Đ/S: C%NaCl = 20,08%; C%NaOH = 4,58%)

50


Câu 6. Nung 16,9 g hỗn hợp Mg(OH)2 và Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi thu được 12,4 g chất rắn. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. (Đ/S: %Mg(OH)2 = 24,02%; %Fe(OH)3 = 75,98%) Câu 7. Nung nóng 19,5 g nhôm hidroxit, sau một thời gian thu được 15,45 g chất rắn. Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân. (Đ/S: 60%) Câu 8. Điện phân có màng ngăn 200 g dung dịch NaCl 11,6% cho đến khi ở catot thoát ra 1,68 lit H2 (đktc) thì dừng điện phân. Tính nồng độ % từng chất tan trong dung dịch sau điện phân. (Đ/S: C%NaCl dư = 7,41%; C%NaOH = 3,08%) Câu 9. Cho 10,8 gam hỗn hợp Na, Na2O vào 149,4 gam H2O được dung dịch A có nồng độ 10%. a) Xác định phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu b) Cho 6,72 lit khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào dung dịch A được dung dịch B. Tính nồng độ phần trăm từng chất tan trong dung dịch B. (%Na = 42,59%; %Na2O = 57,41%; C%NaHCO3 = 9,69%; C%Na2CO3 = 6,12%) Câu 10. Hòa tan 11g hỗn hợp A gồm Fe và Al vào 200 ml dung dịch HCl dư. Dung dịch thu được sau phản ứng tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch NaOH 2M. Kết tủa thu được sau phản ứng đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 18,2g chất rắn. Xác định thành phần % khối lượng các chất trong A và tính nồng độ dung dịch HCl đã dùng. (Đ/S: %Fe = 50,91%; %Al = 49,09%; CHCl = 5M) Câu 11. Lấy 16 gam Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl 7,3% thu được dung dịch A. Cho dung dịch A vào dung dịch NaOH 8% thì thu được kết tủa B và dung dịch C. Lọc rửa kết tủa B và đem nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn D. a) Tính khối lượng dung dịch HCl 7,3% tham gia phản ứng b) Tính khối lượng dung dịch NaOH 8% để tác dụng hoàn toàn với dung dịch A c) Tính nồng độ % của dung dịch C d) Tính khối lượng chất rắn D (Đ/S: mHCl = mNaOH = 300g; C%NaCl = 5,903%; mD = 16g) Câu 12. Dung dịch A chứa hỗn hợp NaOH và Ba(OH)2. Để trung hoà 50ml dung dịch A cần dùng 60ml dung dịch HCl 0,1M. Khi cho 50ml dung dịch A tác dụng với một

51


lượng dư Na2CO3 thấy tạo thành 0,197 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của NaOH và Ba(OH)2 trong dung dịch A. (Đ/S: C NaOH  0, 08M ; C Ba (OH )  0, 02 M ) 2

Câu 13. Lấy 14,4 gam hỗn hợp Y gồm Fe và FexOy hòa tan hết trong dung dịch HCl 2M thu được 1,12 lit khí (đktc). Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch NaOH dư. Lọc lấy kết tủa, làm khô và nung đến khối lượng không đổi được 16 gam chất rắn. a) Tìm CTHH của oxit sắt. Tính thành phần % khối lượng các chất trong Y b) Tính thể tích dung dịch HCl tối thiểu cần lấy để hòa tan Y (Đ/S: %Fe = 19,45%; %Fe3O4 = 80,55%; VHCl = 0,25lit) Câu 14. Cho 39,09 gam hỗn hợp X gồm K2CO3, KHCO3, KCl tác dụng với V ml dung dịch HCl dư 10,52% (d = 1,05g/ml) thu được dung dịch Y và 6,72 lit khí CO2 (đktc). Chia Y làm 2 phần bằng nhau: Phần 1: Để trung hòa dung dịch thì cần 250 ml dung dịch NaOH 0,4M. Sau đó cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan Phần 2: Cho tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 51,66 gam kết tủa a) Tính khối lượng các chất trong X (Đ/S: m K CO  27, 6 g ; m KHCO  10 g , m KCl  1, 49 g ) 2

3

3

b) Tính V và m (Đ/S: V = 231,3ml; m = 44,59g) Câu 15. Hòa tan hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp C gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R vào dung dịch HCl 7,3% vừa đủ thu được dung dịch D và 3,36 lit khí CO2 (đktc). C% của MgCl2 trong dung dịch là 6,028% a) Tìm R và thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong C b) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch D, lọc lấy kết tủa rồi nung ngoài không khí tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính số gam chất rắn còn lại sau khi nung. (Đ/S: R là Fe; %MgCO3 = 59,15%; %FeCO3 = 40,85%; mchất rắn = 8g) Câu 16. Hấp thụ hoàn toàn V lit CO2 ở đktc vào 200 ml dung dịch NaOH 2M được dung dịch A. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch A cần 100 ml dung dịch KOH 5,6% có D = 1,045g/ml. Tính V. (Đ/S: 5,6504 lit) Câu 17. Sục khí CO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch KOH 2M để thu được dung dịch A. Biết khi cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch A được 19,7 gam kết tủa. Tính thể tích khí CO2. (Đ/S: 8,96 lit)

52


Câu 18. Hòa tan hoàn toàn 26,8 gam hỗn hợp MgCO3 và CaCO3 trong 500 ml dung dịch HCl. Dẫn toàn bộ khí thu được vào 750 gam dung dịch Ca(OH)2 2,5% thì thu được 20 gam kết tủa. a) Tính % về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. b) Để trung hòa toàn bộ lượng axit dư cần dùng 400 ml dung dịch NaOH 1M. Tính nồng độ của dung dịch HCl đem dùng. (Đ/S: %MgCO3 = 62,68%; %CaCO3 = 37,31%; CHCl = 2M) Câu 19. Nung 100g CaCO3. Sau một thời gian cho toàn bộ khí bay ra hấp thụ vào 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thấy tạo thành 14,775g kết tủa. Tính thành phần % về khối lượng mỗi chất có trong chất rắn sau khi nung. (Đ/S: %CaO = 4,34%; %CaCO3 = 95,66% hoặc %CaO = 7,4%; %CaCO3 = 92,6%) Câu 20. Sục 11,2 lit khí SO2 (đktc) vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 thấy xuất hiện 65,1g kết tủa. Đun nóng dung dịch thu được, lại thấy xuất hiện thêm 21,7g kết tủa nữa. Tính nồng độ dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. (Đ/S: 4M) Câu 21. Hòa tan hoàn toàn 13,44 gam một kim loại R bằng H2SO4 đặc, nóng thu được khí SO2. Đem toàn bộ khí SO2 dẫn vào 2 lit dung dịch Ba(OH)2 được 45,57 gam kết tủa và dung dịch X. Cho Na2SO4 dư vào dung dịch X được 17, 475 gam chất rắn không tan. Xác định nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 và tìm kim loại R. (Đ/S: R là Fe hoặc Cu; CBa (OH )  0,1425M ) 2

Câu 22. Hỗn hợp A gồm Fe2O3 và CuO có khối lượng 52g. Dẫn 11,2 lit hỗn hợp khí B (CO, H2) qua A thu được hỗn hợp chất rắn C và hỗn hợp khí D. Dẫn D qua dung dịch nước vôi trong dư, thấy bình nước vôi trong tăng 12,24g và xuất hiện 18g kết tủa. Hỗn hợp khí E thoát ra khỏi dung dịch có tỉ khối so với H2 là 9,125. a) Tính % về thể tích các khí trong hỗn hợp B và hỗn hợp D. b) Tính khối lượng chất rắn C và % về khối lượng các chất trong C biết để hòa tan C cần dùng 630ml dung dịch HCl 2M và giải phóng 4,48lit khí (đktc). (Đ/S: Trong B có %VCO = 46%; %VH  54% 2

Trong D có %VCO = 10%; %VH  6% ; %VCO  36%; %VH O  48% 2

2

2

%Fe = 24,73%; %Cu = 16,96%; %Fe2O3 = 35,34%; %CuO = 22,97%)

53


Câu 23. Dung dịch A là dung dịch Ba(OH)2. Dung dịch B là dung dịch Al2(SO4)3. Để trung hòa 25 ml dung dịch A cần 40 ml dung dịch HCl 0,25M. Khi cho 100 ml dung dịch A từ từ vào 75 ml dung dịch B thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Tính nồng độ mol của A và B. (Đ/S: CA = 0,2M; CB = 0,089M) Câu 24. Hòa tan 19,5 gam FeCl3 và 27,36 gam Al2(SO4)3 vào 200 gam dung dịch H2SO4 9,8% thu được dung dịch A. Sau đó hòa tan tiếp 77,6 gam NaOH nguyên chất vào dung dịch A thấy xuất hiện kết tủa B và dung dịch C. Lọc rửa lấy kết tủa B đem nung đến khối lượng không đổi. a) Tính khối lượng chất rắn sau khi nung (Đ/S: 9,6 g) b) Thêm nước vào dung dịch C để thu được 400 gam dung dịch. Tính C% các chất có trong dung dịch C. (Đ/S: C% Na2SO4 = 15,62%; C%NaCl = 5,265%; C% NaAlO2 = 3,28%; C% NaOH = 5,4%) Câu 25. Một hỗn hợp A gồm Al, Al2O3, CuO tan hết trong 2 lit dung dịch H2SO4 0,5M tạo thành dung dịch B và 6,72 lit khí H2 (đktc). Để cho dung dịch thu được bắt đầu cho kết tủa với NaOH thì thể tích tối thiểu dung dịch NaOH 0,5M phải thêm vào dung dịch B là 0,4 lit và để cho kết tủa bắt đầu không thay đổi nữa thì thể tích dung dịch NaOH 0,5M phải dùng là 4,8 lit. Tính thành phần % các chất trong hỗn hợp A. (Đ/S: %Al = 13,64%; %Al2O3 = 25,76%; %CuO = 60,6%) Câu 26. Thêm dần 100 ml dung dịch NaOH vào 25 ml dung dịch AlCl3 thì thu được lượng kết tủa cực đại bằng 1,872 gam a) Tính nồng độ mol của mỗi dung dịch (Đ/S: C NaOH  0, 72 M ; C AlCl  0,96 M ) 3

b) Nếu thêm V ml dung dịch NaOH trên vào 25 ml dung dịch AlCl3 ở trên, sau khi phản ứng xong thu được lượng kết tủa bằng 9/10 lượng kết tủa cực đại. Hỏi trong thí nghiệm đã dùng bao nhiêu ml dung dịch NaOH. (Đ/S: 103,33 ml hoặc 90 ml) Câu 27. Rót V ml dung dịch KOH 2M vào cốc đựng 300 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,25M ta thu được kết tủa A. Lọc tách kết tủa A rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 5,1 gam chất rắn B. Tính V. (Đ/S: 250 ml hoặc 150 ml) Câu 28. A là dung dịch HCl 0,6M; B là dung dịch Ba(OH)2 0,1M. Trộn V1 lit dung dịch A với V2 lit dung dịch B được 0,5 lit dung dịch C. 0,5 lit dung dịch C hòa tan được 1,02 g Al2O3. Xác định V1 và V2. (V1 = 0,2l; V2 = 0,3 l hoặc V1 = 0,1l; V2 = 0,4 l)

54


Câu 29. Cho một lượng muối CO3 của một kim loại hóa trị II tan trong 46g dung dịch HCl thu được dung dịch A trong đó C% của muối là 19%. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH 2M, để được lượng kết tủa lớn nhất cần 115 ml dung dịch NaOH 2M. Lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 4g chất rắn. Xác định công thức muối ban đầu và C% của dung dịch HCl đã dùng. (Đ/S: Mg và C%HCl = 18,25%)

2.3.1.6. Muối - Lý thuyết: 1 tiết. Tính chất hóa học chung của muối - Bài tập: 4 tiết + Bài tập làm tại lớp: Câu 1 đến câu 6, câu 10, 11, 13, 14 + Bài tập làm ở nhà: Câu 7 đến câu 9, 12 Câu 1. Có thể tồn tại một dung dịch chứa đồng thời các chất sau không? Giải thích bằng phương trình hóa học. 1. NaOH, H3PO4

4. BaCl2, H2SO4

7. AgNO3, BaCl2

2. KOH, MgSO4

5. Na2CO3, HCl

8. Na2CO3, KOH

3. Ba(OH)2, Na2CO3

6. K2SiO3, H2SO4

9. Al2(SO4)3, Ba(NO3)2

Câu 2. Viết PTHH và cho biết hiện tượng xảy ra khi cho: a) Kim loại Ba vào dung dịch Na2CO3 b) Cho Na vào dung dịch Al2(SO4)3 c) Cho K vào dung dịch NH4NO3 Câu 3. Viết các PTHH xảy ra khi cho từng chất sau tác dụng với KHSO4 (nếu có): Mg, MgO, Mg(OH)2, MgCO3, BaCl2, NaHCO3. Câu 4. Phân biệt a. Các chất rắn: CaCO3, Na2CO3, NaCl, CaSO4 b. Các dung dịch: HCl, H2SO4, HNO3 b. Các dung dịch: NaCl, K2SO4, KBr, Na2CO3 c. Các dung dịch BaCl2, Mg(NO3)2, AgNO3, Na2CO3 chỉ dùng dung dịch HCl d. Các dung dịch NH4Cl, BaCl2, AlCl3, MgCl2, FeCl2 chỉ dùng thêm 1 thuốc thử Câu 5. Hòa tan 9,2 gam Na vào 151,2 gam H2O được dung dịch A Hòa tan 4 gam SO3 vào 76 gam dung dịch A được dung dịch B

55


Trộn lẫn 16 gam dung dịch A với m gam dung dịch HCl 14,6% được dung dịch chứa 5,85% NaCl. Tính m và C% của các chất trong dung dịch A, B (C%NaOH(A) = 10%; C%NaOH(B) = 4,5%; C%Na2SO4 = 8,875%; m = 24 hoặc 5,33) Câu 6. Hòa tan 13,3 gam hỗn hợp NaCl và KCl vào nước thu được 500 gam dung dịch A. Lấy 1/10 dung dịch A cho phản ứng với AgNO3 tạo thành 2,87 gam kết tủa a) Tính % về khối lượng của mỗi muối có trong hỗn hợp b) Tính C% các muối có trong dung dịch A (Đ/S: %NaCl = 43,98%; %KCl = 56,02%; C%NaCl = 1,17%; C%KCl = 1,49%) Câu 7. Có 80 gam dung dịch chứa 3 chất tan: NaOH, Na2CO3, Na2SO4. Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch trên cần 200 ml dung dịch HCl 0,08M. Dung dịch trên cũng phản ứng vừa đủ với 4,16 gam BaCl2 thu được 4,48 gam kết tủa. Tính C% các chất trong dung dịch. (Đ/S: C%NaOH = 0,3%; C%Na2CO3 = 0,67%; C%Na2SO4 = 2,67%) Câu 8. Cho 27,4g Ba vào 500ml dung dịch MgCl2 0,1M có khối lượng riêng là 1,2 g/ml thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C. Tính thế tích khí A (đktc); khối lượng kết tủa B và nồng độ % các chất trong C. (Đ/S: VA = 4,48 lit; mB = 2,9g; C%Ba(OH)2 = 4,1%; C% BaCl2 = 1,67%) Câu 9. Điện phân dung dịch KCl (chứa 14,9g KCl) có màng ngăn. a) Tính thể tích các khí thu được ở mỗi điện cực biết hiệu suất điện phân là 80%. b) Cho 2 khí thu được tác dụng với nhau rồi cho sản phẩm phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH 0,15M vừa đủ. Tính thể tích dung dịch NaOH đã dùng. c) Lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, tính khối lượng kết tủa thu được. (Đ/S: VH  VCl  1, 792 lit ; VNaOH = 1,067 lit; m = 22,96g) 2

2

Câu 10. Cho 50 ml dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với 100 ml dung dịch Ba(OH)2. Kết tủa thu được sau khi làm khô và nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 0,859 gam. Nước lọc còn lại phản ứng với 100 ml dung dịch H2SO4 0,05M được 0,466 gam kết tủa. Xác định nồng độ mol của dung dịch Fe2(SO4)3 và Ba(OH)2 ban đầu. (Đ/S: CFe SO  = 0,02M; CBa  OH   0, 05M ) 2

56

4 3

2


Câu 11. A là dung dịch ZnSO4 CM. B là dung dịch KOH 0,1M. Lấy 150 ml A rồi thêm vào đó 200 ml B thấy tạo ra 0,99 gam kết tủa trắng keo. Lại thêm vào 150 ml B nữa thì thu được 1,2375 gam kết tủa. Tính CM và nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau cùng. (Đ/S: CM = 0,1M; C K SO  0, 03M ; C K ZnO  0, 005M ) 2

4

2

2

Câu 12. Hòa tan 49,6 gam hỗn hợp gồm muối sunfat và muối cacbonat của một kim loại hóa trị I vào nước thu được dung dịch A. Chia dung dịch A làm 2 phần bằng nhau Phần 1 : Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thu được 2,24 lít khí ở đktc Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 43 gam kết tủa trắng . a) Tìm CTHH của 2 muối ban đầu (Đ/S: Na2SO4; Na2CO3) b) Tính % về khối lượng của các muối trên có trong hỗn hợp (%Na2SO4 = 57,26%) Câu 13. Nung nóng hỗn hợp A gồm bột than và bột đồng II oxit thu được khí B và 2,2 gam chất rắn C. Dẫn khí B đi qua dung dịch bari hiđroxit dư thấy tạo thành 1,97 gam kết tủa trắng. Đem chia C thành 2 phần bằng nhau: Phần 1 được lắc kỹ với dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn lọc lấy dung dịch tạo thành rồi đổ vào dung dịch này một lượng dung dịch kali hiđroxit dư. Phản ứng xong tiếp tục lọc lấy chất kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Đốt phần 2 trong oxi dư được chất rắn nặng 1,2 gam. a) Tính m (Đ/S: m = 0,4g) b) Xác định % khối lượng các chất có trong A. (Đ/S: %C = 9,09%; %CuO = 90,91%) Câu 14. Cho 8,3 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào 1 lit dung dịch A chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn B và dung dịch C đã mất màu hoàn toàn. B hoàn toàn không tan trong dung dịch HCl. a. Tính khối lượng của B và % Al, % Fe trong X (Đ/S: mB = 23,6g; %Al = 32,53%) b. Lấy 8,3 gam hỗn hợp X cho vào 1 lit dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được 23,6 gam chất rắn D và dung dịch E (màu xanh đã nhạt). Thêm NaOH dư vào dung dịch E được kết tủa. Nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 24 gam một chất rắn F. Tính CM của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. (Đ/S: CAgNO = 0,1M; CCu NO   0, 4M ) 3

57

3 2


2.3.1.7. Bài tập về phản ứng trao đổi - Thời gian: 2 tiết - Bài tập làm tại lớp: Câu 1, 2, 4. Bài tập làm ở nhà: Câu 3, 5 Câu 1. Cho 7,3g hỗn hợp gồm BaCO3 và MgCO3 vào 100ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch A và khí B. Dung dịch A tác dụng với Na2SO4 dư được 4,66g kết tủa. Khí B được hấp thụ vào 40ml dung dịch KOH 2M. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch thu được. (Đ/S: C K CO  0, 5M ; C KHCO  1M ) 2

3

3

Câu 2. Hỗn hợp A gồm NaOH, Na2CO3 và Na2SO4. Lấy 2g A hòa tan vào nước và thêm dung dịch BaCl2 dư vào, thu được kết tủa B và dung dịch C. Thêm từ từ dung dịch HCl vào dung dịch C đến khi thu được dung dịch có pH = 7 thì cần 24ml dung dịch HCl 0,5M. Mặt khác 2,5g A tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,224 lit khí (đktc) a) Tính thành phần % của mỗi chất trong A. (%NaOH = 24%; %Na2CO3 = 42,4%) b) Tính thể tích dung dịch HCl 0,25M phản ứng vừa đủ với 1g A. (Đ/S: V = 0,056 lit) c) Tính thể tích dung dịch HCl 0,25M tác dụng vừa đủ với kết tủa B. (V = 0,064 lit) Câu 3. Cho 20g dung dịch Na2CO3 vào 30g dung dịch BaCl2. Kết thúc phản ứng thu được 1,97g chất kết tủa và dung dịch A. Lọc lấy dung dịch A cho tác dụng với HCl dư thu được 1,12lit khí (đktc). Tính C% của dung dịch Na2CO3, BaCl2 ban đầu, C% các chất trong dung dịch A. (Đ/S: C%Na2CO3 = 31,8%; C%BaCl2 = 6,93%; C%Na2CO3(A) = 11,03%; C%NaCl = 2,44%) Câu 4. Cho 20ml dung dịch Na2CO3 (d = 1,392g/ml) vào 25g dung dịch X gồm MgCl2 và CaCl2 thu được 2,84g chất kết tủa A và dung dịch B. Cho 6ml dung dịch HCl 5M vào B thấy có sủi bọt khí và thu được dung dịch C. Để trung hòa dung dịch C cần 5ml dung dịch KOH 2M. Mặt khác lấy A cho vào dung dịch HNO3 dư thu được 672 ml khí (đktc). Tính nồng độ mol của dung dịch Na2CO3 ban đầu và nồng độ % các chất trong X và B. (Đ/S: C Na CO  2M ; C%MgCl2 = 3,8%; C%CaCl2 = 8,88%; C%NaCl = 2

3

7,02%; C%Na2CO3 = 2,12%) Câu 5. Cho 124,8g dung dịch BaCl2 vào 20g dung dịch H2SO4 49% được kết tủa và dung dịch C. Cho 106g dung dịch Na2CO3 20% vào dung dịch C thu được kết tủa và

58


dung dịch D. Cho HCl dư vào dung dịch D được 1,12lit (đktc). Tính nồng độ % của dung dịch BaCl2 ban đầu. (Đ/S: C%BaCl2 = 25%)

2.3.1.8. Bài tập về phản ứng nhiệt phân muối - Lý thuyết: 1 tiết. Nhiệt phân muối cacbonat, hiđrocacbonat và muối nitrat - Bài tập: 3 tiết + Bài tập làm tại lớp: Câu 1, 2, 4, 5, 9 + Bài tập làm ở nhà: Câu 3, 6, 7, 8 Câu 1. Nung 3 gam muối cacbonat của kim loại A (có hóa trị không đổi) thu được 1,68 gam oxit . a) Xác định CTHH của muối b) Nếu hòa tan hoàn toàn 8 gam muối trên bằng V lít dung dịch HCl 2M. Tính V. (Đ/S: A là Ca và V = 0,08 lit) Câu 2. Nung 10 gam hỗn hợp MgCO3, CaCO3, Al2O3 trong đó Al2O3 chiếm 10% khối lượng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,688 gam chất rắn. Khí thoát ra được hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M thu được m gam kết tủa a) Tính khối lượng mỗi muối cacbonat trong hỗn hợp (MgCO3 = 4,2g; CaCO3 = 4,8g) b) Tính m (Đ/S: m = 12,214g) Câu 3. Hỗn hợp A gồm MgCO3, CaCO3, Al2O3 trong đó khối lượng của Al2O3 bằng 1/10 khối lượng các muối cacbonat. Nung A ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B có khối lượng bằng 56,8% khối lượng mẫu A. a) Tính % khối lượng mỗi chất trong A (Đ/S:%MgCO3 = 38,18%; %CaCO3 = 52,73%) b) Hòa tan chất rắn thu được sau khi nung 11,22 gam A bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 1M. Hỏi cần bao nhiêu ml dung dịch HCl? (Đ/S: V = 280,32ml) Câu 4. Cho hỗn hợp A gồm Fe2O3 và muối cacbonat của kim loại R hóa trị II (R tác dụng được với H2O ở điều kiện thường). Nung nóng 50 gam A đến khối lượng không đổi thấy khối lượng chất rắn giảm 4,4 gam. Mặt khác, nếu nung 50 gam trong dòng khí CO dư đến khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giảm 16,4 gam. Tìm công thức của muối cacbonat và % khối lượng của mỗi chất trong A. (Đ/S: R là Ca; %Fe2O3 = 80%; %CaCO3 = 20%)

59


Câu 5. Nung 25,28 gam FeCO3 và FexOy trong oxi dư đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí A và 22,4 gam một oxit duy nhất. Cho A hấp thụ hoàn toàn vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M được 7,88 gam kết tủa. Tìm công thức của oxit sắt. (Đ/S: Fe2O3) Câu 6. Nhiệt phân 7,28g một hỗn hợp gồm KNO3 và NaNO3 được 6g chất rắn. a) Tính % mỗi muối trong hỗn hợp đầu. (%KNO3 = 41,62%; %NaNO3 = 58,38%) b) Nếu lượng oxi thu được cho tác dụng vừa đủ với SO2 rồi cho sản phẩm thu được hấp thụ hoàn toàn vào 50 mol nước. Tính nồng độ % của dung dịch thu được. (Đ/S: 0,86%) Câu 7. Nung 3,9 gam hỗn hợp 2 muối KNO3 và Cu(NO3)2 đến khối lượng không đổi thu được chất rắn A và 0,784 lit khí B (đktc) a) Tính % khối lượng mỗi muối ban đầu (%KNO3 = 51,79%; %Cu(NO3)2 = 48,21%) b) Tính tỉ khối của B so với H2 (Đ/S: d = 20) c) Dẫn một luồng khí CO dư đi qua A nung nóng. Hãy cho biết khối lượng chất rắn A sẽ giảm đi bao nhiêu gam? (Đ/S: m = 0,16g) Câu 8. Nung hỗn hợp X gồm FeCO3 và Fe(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí. Sau khi phản ứng xong thu được 1 chất rắn duy nhất và hỗn hợp A chứa 2 khí. Tính % khối lượng của FeCO3 trong hỗn hợp trước khi nung và tính tỉ khối của khí A so với không khí. (Đ/S: %FeCO3 = 39,19%; dA/kk = 1,56) Câu 9. Nhiệt phân 9,4 gam muối nitrat kim loại tới phản ứng hoàn toàn thấy còn lại 4 gam chất rắn. Xác định kim loại có trong muối. (Đ/S: KL là Cu)

2.3.1.9. Kim loại - Lý thuyết: 1 tiết. Tính chất hóa học chung của kim loại - Bài tập: 3 tiết + Bài tập làm tại lớp: Câu 1, 2, 4, 5, 7, 9 + Bài tập làm ở nhà: Câu 3, 6, 8 Câu 1. Hãy phân biệt các kim loại sau bằng phương pháp hóa học: Na, Mg, Al, Fe. Câu 2. Cho Cu, NaCl, H2O, dung dịch AgNO3, viết phương trình phản ứng điều chế: Ag2O, Cu(OH)2. Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 3,8 gam hỗn hợp gồm Cu và Mg trong oxi thu được hỗn hợp oxit có 20% MgO và 80% CuO về khối lượng.

60


a) Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. (%Cu = 84,21%) b) Nếu đem hòa tan hoàn toàn hỗn hợp oxit trên trong dung dịch HCl 2M. Tính thể tich dung dịch HCl tối thiểu phải dùng. (Đ/S: V = 75ml) Câu 4. Cho 27,4 gam Ba vào 500 gam dung dịch hỗn hợp (NH4)2SO4 1,32% và CuSO4 2%. Sau khi kết thúc phản ứng thu được ta thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C. a) Tính thể tích khí A (đktc). (Đ/S: VA = 6,72 lit) b) Lấy kết tủa B rửa sạch và nung ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn. (Đ/S: mchất rắn = 31,2125g) c) Tính C% của dung dịch C. (Đ/S: C%ddC = 3,04%) Câu 5. Khuấy kỹ m gam bột kim loại M (hóa trị II) với V ml dung dịch CuSO4 0,2M. Phản ứng xong, lọc tách được 7,72 gam chất rắn A. Cho 1,93 gam A tác dụng với lượng dư axit HCl thấy thoát ra 224 ml khí (đktc). Cho 5,79 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 19,44 gam chất rắn. Hãy tính m, V và tìm M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. (Đ/S: M là Zn; m = 7,78g; V = 300 ml) Câu 6. Một hỗn hợp gồm 3 kim loại X, Y, Z được trộn lẫn với nhau theo tỉ lệ về số nguyên tử tương ứng là 4:2:1 và tỉ lệ về nguyên tử khối tương ứng là 3:5:7. Lấy 11,6 gam hỗn hợp đó cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được 7,84 lít H2 (đktc). Xác định tên kim loại X, Y, Z biết rằng chúng đều có hóa trị II trong muối sunfat tạo thành. (Đ/S: X là Mg; Y là Ca; Z là Fe) Câu 7. Dẫn 2,24 lit khí CO (đktc) qua một ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp bột oxit kim loại gồm Al2O3, CuO, Fe3O4 cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chia sản phẩm thu được thành 2 phần bằng nhau. Phần thứ nhất được hòa tan trong dung dịch HCl dư thu được 0,672 lit khí H2 (đktc). Phần thứ hai được ngâm kỹ trong 400 ml dung dịch NaOH 0,2M. Để trung hòa hết NaOH dư phải dùng hết 20 ml dung dịch axit HCl 1M. a) Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. b) Tính V dung dịch H2SO4 1M để hòa tan hết hỗn hợp bột oxit kim loại trên. (Đ/S: %Al2O3 = 50,83%; %CuO = 13,29%; %Fe3O4 = 35,88%; V = 280 ml)

61


Câu 8. Chia hỗn hợp gồm kim loại A (hóa trị II) và kim loại B (hóa trị III) thành 3 phần bằng nhau: Phần 1: cho tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau khi 2 kim loại tan hết thu được 1,792 lit khí H2 (đktc). Phần 2: cho tác dụng với dung dịch NaOH dư. Sau khi kim loại B tan hết để tạo muối NaBO2 thì thu được 1,344 lit khí (đktc) và khối lượng kim loại A không tan bằng 4/9 khối lượng kim loại B phản ứng. Phần 3: đem đốt trong oxi dư được 2,84 gam chất rắn. Trong các phản ứng trên hóa trị của kim loại không đổi. Xác định A, B và thành phần % về khối lượng mỗi kim loại ban đầu. (Đ/S: A là Mg; B là Al; %Mg = 30,77%; %Al = 69,23%) Câu 9. Hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm M và Al. Hòa tan hoàn toàn 2,54 gam X bằng một lượng vừa đủ H2SO4 trong dung dịch loãng tạo ra 2,464 lit H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch Ba(OH)2 cho tới khi gốc sunfat chuyển hết vào kết tủa thì thu được 27,19 gam kết tủa. Xác định kim loại M. (Đ/S: kim loại M là Na)

2.3.1.10. Sắt và hợp chất của sắt - Lý thuyết: 1 tiết. Tính chất của sắt, hợp chất của sắt (oxit, bazơ, muối) - Bài tập: 4 tiết Bài tập làm tại lớp: Câu 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8. Bài tập làm ở nhà: Câu 3, 9, 10 Câu 1. Hoàn thành dãy biến đổi hóa học: Fe2O3  Fe  FeSO4  FeCl2  Fe(NO3)2  Fe(OH)2  FeO  Fe  Fe2(SO4)3  Fe(NO3)3  Fe(OH)3  FeCl3  FeCl2  Fe  Fe(NO3)3 Câu 2. Từ quặng pirit sắt, muối ăn, không khí, nước, hãy viết phương trình hóa học điều chế: Na2SO4, Fe(OH)3 , FeCl2, FeCl3 Câu 3. a) Để hòa tan 4 gam FexOy cần 52,14 ml dung dịch HCl 10% ( d = 1,05 g/ml). Tìm FexOy. (Đ/S: Fe2O3) b) Cho V lit CO (đktc) đi qua ống sứ đựng m gam FexOy, đốt nóng. Giả sử lúc đó chỉ xảy ra PƯ khử FexOy thành Fe. Sau phản ứng ta thu được hỗn hợp khí A đi ra khỏi ống

62


sứ, có tỉ khối so với H2 bằng 17. Nếu hòa tan hết chất rắn B còn lại trong ống sứ thấy tốn hết 50 ml dung dịch H2SO4 0,5M còn nếu dùng dung dịch HNO3 thì thu được một loại muối sắt duy nhất có khối lượng nhiều hơn chất rắn B là 3,48 gam. - Tính % thể tích các khí trong A (Đ/S: %VCO  37,5%; %VCO  62,5% ) 2

- Tính V và m (Đ/S: V = 0,896 lit; m = 1,6g) Câu 4. Cho a gam bột Fe vào 200 gam dung dịch X gồm hỗn hợp 2 muối là AgNO3 và Cu(NO3)2. Khi phản ứng xong thu được 3,44 gam chất rắn B và dung dịch C. Cho dung dịch C tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,68 gam hỗn hợp 2 hiđroxit kim loại. Đem nung hỗn hợp 2 hiđroxit này trong không khí đến khối lượng không đổi được 3,2 gam chất rắn. Tính a và C% từng muối trong dung dịch X. (Đ/S: a = 1,68g; C%AgNO3 = 1,7%; C%Cu(NO3)2 = 2,82%) Câu 5. Cho 9,16 gam bột A gồm Zn, Fe, Cu vào cốc đựng 170 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch B và kết tủa C. Nung C trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 12 gam chất rắn. Thêm dung dịch NaOH dư vào ½ dung dịch B, lọc kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5,2 gam chất rắn D. a) Tính thành phần % về khối lượng của từng kim loại trong A. b) Tính thể tích dung dịch HNO3 5M để hòa tan hết hỗn hợp A. Biết rằng phản ứng chỉ tạo ra khí NO. (Đ/S: %Zn = 28,38%; %Fe = 36,68%; %Cu = 34,94%; V = 0,096 lit) Câu 6. Hòa tan hoàn toàn 22,4 gam bột sắt bằng 500 ml dung dịch HCl 2M. Cho luồng khí Cl2 đi qua dung dịch nhận được, đun nóng, được dung dịch A. Thêm dung dịch NaOH dần vào dung dịch A cho đến dư, thu được một hỗn hợp kết tủa. Sấy và nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn có khối lượng giảm 15,12 % so với khối lượng kết tủa sinh ra sau phản ứng. Tính CM của các chất trong dung dịch A. (Đ/S: C FeCl  0, 6 M ; CFeCl  0, 2 M ; C HCl  0, 4 M ) 2

3

Câu 7. Lấy m gam bột Fe cho tác dụng với dung dịch A gồm AgNO3 và Cu(NO3)2, đến khi phản ứng kết thúc, thu được x gam chất rắn B. Tách B thu được nước lọc C.

63


Cho nước lọc C tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được a gam kết tủa của 2 hidroxit kim loại. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được b gam chất rắn. Cho chất rắn B tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được V lit khí NO (đktc). a) Lập biểu thức tính m theo a và b. (Đ/S: m = 8,575b – 7a) b) Cho a = 36,8; b = 32; x = 34,4. Tính m. (Đ/S: m = 16,8g) c) Tính số mol của mỗi muối trong dung dịch A ban đầu. ( nAgNO = 0,2; n Cu  NO  2  0,3 ) 3

3

d) Tính V (Đ/S: V = 4,48 lit) Câu 8. Trộn m gam bột Fe với p gam bột S rồi nung ở nhiệt độ cao (không có mặt oxi) thu được hỗn hợp A. Hòa tan hỗn hợp A bằng dung dịch HCl dư ta thu được 0,8 gam chất rắn B, dung dịch C và khí D. Cho khí D ( có tỉ khối so với H2 bằng 9) sục rất từ từ qua dung dịch CuCl2 dư thấy tạo thành 9,6 gam kết tủa đen a) Tính m, p b) Cho dung dich C tác dụng với dung dịch NaOH dư trong không khí rồi lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn? (Đ/S: m = 11,2g; p = 4g; mchất rắn = 16g) Câu 9. Hòa tan hoàn toàn một ít oxit FexOy bằng H2SO4 đặc, nóng ta thu được 2,24 lit SO2 (đktc) và dung dịch chứa 120 gam một loại muối sắt duy nhất. a) Tìm FexOy (Đ/S: Fe3O4) b) Trộn 10,8 gam bột Al với 34,8 gam bột FexOy ở trên rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm. Giả sử lúc đó chỉ xảy ra phản ứng khử FexOy thành Fe. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 20% ( d= 1,14 g/ml) thì thu được 10,752 lit H2 (đktc) - Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm (Đ/S: H = 80%) - Tính thể tích tối thiểu dung dịch H2SO4 đã dùng. (Đ/S: V = 464,21 ml) Câu 10. Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M có hóa trị không đổi. Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau. Hòa tan hết phần 1 trong dung dịch HCl được 2,128 lit H2. Hòa tan hết phần 2 trong dung dịch HNO3 được 1,792 lit khí NO duy nhất. a) Tìm M và % khối lượng của mỗi kim loại trong X. (Đ/S: M là Al; %Al = 22,44%) b) Cho 3,61 gam X tác dụng với 100 ml dung dịch A chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch B và 8,12 gam chất rắn C gồm 3 kim loại. Cho chất rắn C

64


tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,672 lit H2. Các thể tích khí đo ở đktc, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính CM của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch A. (Đ/S: M là Al; %Al = 22,44%; %Fe = 77,56%; CCu  NO  = 0,5M; CAgNO  0,3M ) 3

3 2

2.3.1.11. Nhôm và hợp chất của nhôm - Lý thuyết: 1 tiết. Tính chất của nhôm, hợp chất của nhôm (oxit, bazơ, muối) - Bài tập: 4 tiết Bài tập làm tại lớp: Câu 1, 2, 3, 4, 7, 8, 11. Bài tập làm ở nhà: Câu 5, 6, 9, 10 Câu 1. Viết các PTHH để hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau: NaAlO2 Al

Al(OH)3

Al2(SO4)3

Al2O3

Câu 2. Cho các đơn chất: Na, Al, Cl2 và hợp chất: H2O. Viết các PTHH điều chế: Al(OH)3, Al2O3, NaAlO2 Câu 3. Cho từ từ đến hết 11,5 gam kim loại Na vào 75 gam dung dịch AlCl3 26,7%. a) Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc và số gam kết tủa tạo thành. b) Tính nồng độ % của từng chất tan trong dung dịch sau phản ứng. (Đ/S: V = 5,6 lit; m = 7,8g; C%NaCl = 33,45%; C%NaAlO2 = 5,21%) Câu 4. Nhỏ từ từ đến hết 200 ml dung dịch KOH 4M vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 1,2M. a) Tính số g kết tủa thu được. (Đ/S: m = 3,12g) b) Đem toàn bộ lượng kết tủa đó nung đến khối lượng không đổi, tính số gam chất rắn thu được. (Đ/S: mchất rắn = 2,04g) Câu 5. Cho 5,4 g một kim loại hóa trị (III) vào 200 ml dung dịch HCl 4M, thu được 6,72 lit khí H2 (đktc) và dung dịch X. a) Xác định tên kim loại. (Đ/S: Al) b) Tính thể tích dung dịch KOH 2M đã phản ứng với dung dịch A để thu được lượng kết tủa lớn nhất. (Đ/S: V = 0,4 lit) c) Tính thể tích dung dịch KOH 2M tối đa phản ứng với dung dịch A. (V = 0,5 lit)

65


Câu 6. Hòa tan hoàn toàn một kim loại hóa trị III trong 100ml dung dịch H2SO4 1M. Để trung hòa lượng axit dư trong dung dịch thu được phải dùng 30 ml dung dịch NaOH 1M. Lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch KOH để thu được lượng kết tủa lớn nhất. Lọc kết tủa, rửa sạch, sấy khô, nung đến khối lượng không đổi được 2,89 gam chất rắn. Xác định kim loại. (Đ/S: Al) Câu 7. Tính thể tích dung dịch KOH 2M đã phản ứng với 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 1,2M để thu được 11,7 g kết tủa. (Đ/S: V = 0,225 lit hoặc V = 0,885 lit) Câu 8. A là dung dịch HCl nồng độ xM. B là dung dịch KOH nồng độ yM. Trộn 200 ml dung dịch A với 300 ml B được 500 ml dung dịch C. Để trung hòa 100 ml dung dịch C cần dùng 40 ml dung dịch H2SO4 1M. Mặt khác, trộn 300 ml dung dịch A với 200 ml dung dịch B được 500 ml dung dịch D. 100 ml dung dịch D phản ứng vừa đủ với 2,04 g Al2O3. Xác định x và y. (Đ/S: x= 2,6; y = 4,8 hoặc x = 0,2; y = 1,6) Câu 9. Cho hỗn hợp Na, Al vào nước (có dư). Sau khi phản ứng ngừng, thu được 4,48 lit khí H2 và còn dư lại một chất rắn không tan. Cho chất rắn này tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thì thu được 3,36 lit khí và một dung dịch. Các khí đo ở đktc. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. (mNa = 2,3g; mAl = 5,4g) Câu 10. Hòa tan một mẫu hợp kim Ba – Na (với tỉ lệ số mol là 1:1) vào nước được dung dịch A và 6,72 lit khí a) Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 0,1M để trung hòa 1/10 dung dịch A? b) Cho 56 ml CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 1/10 dung dịch A. Tính khối lượng kết tủa tạo thành. c) Thêm m gam NaOH vào 1/10 dung dịch A thu được dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M được kết tủa C. Tính m để cho lượng kết tủa C lớn nhất, bé nhất. Tính khối lượng kết tủa lớn nhất, bé nhất. (Đ/S: V = 0,6 lit; m = 0,4925g; m max = 7,78g; m min = 4,66g) Câu 11. Lấy m gam A (Ba, Mg, Al dạng bột) cho vào nước tới khi hết phản ứng thấy thoát ra 0,896 lit H2 (đktc). Lấy m gam A cho vào dung dịch NaOH dư tới hết phản ứng thấy thoát ra 6,944 lit H2 (đktc). Lấy m gam A hòa tan bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl ta thu được dung dịch B và 9,184 lit H2 (đktc)

66


a) Tính m và % khối lượng của kim loại trong A. b) Thêm 10 gam dung dịch H2SO4 9,8% vào dung dịch B, sau đó thêm tiếp 210 gam dung dịch NaOH 20%. Sau khi kết thúc tất cả các phản ứng, lấy kết tủa thu được đem nung ở nhiệt độ cao (hiệu suất là 100%). Tính khối lượng chất rắn thu được. (Đ/S: m = 9,17g; %Ba = 14,94%; %Mg = 26,17%; %Al = 58,89%; mchất rắn = 6,33g)

2.3.1.12. Phi kim - Lý thuyết: 1 tiết. Tính chất chung của phi kim - Bài tập: 2 tiết Bài tập làm tại lớp: Câu 1, 2, 3, 6. Bài tập làm ở nhà: Câu 4, 5 Câu 1. Cho hidro, oxi, photpho, natri clorua, đồng; hãy viết các PTHH tạo ra: axit photphoric, axit clohidric, đồng (II) hidroxit Câu 2. Hãy phân biệt các khí không màu sau bằng phương pháp hóa học: H2, O2, N2, CO2. Câu 3. Trộn đều 10,8 gam bột nhôm với 16 gam bột lưu huỳnh được hỗn hợp A. Nung hỗn hợp A trong điều kiện không có không khí. Kết thúc phản ứng thu được chất rắn B. Hòa tan B trong dung dịch HCl dư được hỗn hợp khí C. Xác định thành phần % thể tích từng khí trong C và tỉ khối của C so với hidro. (Đ/S: % VH  16,67%; % VH2 S = 83,33%, d C  14,333) 2

H2

Câu 4. Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Al và Mg. Đốt cháy hoàn toàn x gam A trong oxi thu được (x + 9,6) gam chất rắn B. Tính thể tích dung dịch H2SO4 60% có D = 1,5 g/ml đủ để hòa tan hết chất rắn B. (Đ/S: Vdd H SO = 65,33 ml) 2

4

Câu 5. a) Tính thể tích khí O2 thu được ở đktc khi nhiệt phân 10,1 gam KNO3, biết hiệu suất phản ứng nhiệt phân là 90%. (Đ/S: VO = 1,008 lít) 2

b) Với thể tích oxi thu được ở trên phản ứng vừa đủ với 1,62 gam một kim loại hóa trị (III). Xác định tên kim loại. (Đ/S: kim loại là Al) Câu 6. Đốt cháy 12,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg trong oxi đến khối lượng không đổi được 22,2 gam chất rắn.

67


a) Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. (Đ/S: %Al = 42,86%) b) Tính số gam KClO3 đã nhiệt phân để thu được lượng oxi đã phản ứng với 12,6 gam hỗn hợp X. Giả thiết hiệu suất phản ứng nhiệt phân là 75%. (Đ/S: m = 32,67g)

2.3.1.13. Clo - Lý thuyết: 1 tiết. Tính chất, điều chế clo - Bài tập: 3 tiết Bài tập làm tại lớp: Câu 1, 2, 3, 6, 8, 10, 12. Bài tập làm ở nhà: Câu 4, 5, 7, 9, 11 Câu 1. Cho các chất sau: FeO, NaCl, H2O. Viết PTHH điều chế: FeCl3 Câu 2. Cho KMnO4, KCl, H2SO4 đặc. Hỏi trộn các chất nào với nhau thì tạo được khí HCl? Tạo được khí Cl2? Viết PTHH. o

to

t  KHSO4 + HCl KCl rắn + H2SO4 đặc 

 K2SO4 + 2HCl 2KCl rắn + H2SO4 đặc  to

 6K2SO4 + 2MnSO4 + 5Cl2 + 8H2O 2KMnO4 + 10KCl + 8H2SO4 đặc  Câu 3. Viết các PTHH để hoàn thành sơ đồ chyển hóa sau: HCl

Cl2

KCl

KClO3

FeCl2

NaCl

FeCl3

Cl2

Câu 4. Khi đun nóng x (gam) bột kim loại R (chưa rõ hóa trị) với khí clo dư thu được chất rắn có khối lượng bằng 2,902x (gam). Xác định kim loại R. (Đ/S: Fe) Câu 5. Cho dung dịch HCl đặc dư vào 49 gam KClO3. Toàn bộ khí clo tạo được cho hấp thụ hết trong 314,8 gam dung dịch KOH 50% đun nóng được dung dịch A. Tính C% của từng chất trong dung dịch A. Coi các phản ứng xảy ra với hiệu suất 100% và thể tích hơi bay hơi không đáng kể. (Đ/S: C% KOH = 5,75%; C%KCl = 37,25%; C% KClO3 = 12,25%)

68


Câu 6. Gây nổ hỗn hợp gồm 3 khí trong bình kín. - Một khí được điều chế bằng cách cho axit HCl dư tác dụng với 21,45 gam Zn. - Khí thứ 2 thu được khi phân tích hoàn toàn 12,25 gam KClO3 (có xúc tác MnO2). - Khí thứ 3 thu được do HCl dư tác dụng với 2,61 gam MnO2. Tính nồng độ % của chất trong dung dịch thu được sau khi gây nổ. (Đ/S: C% dd HCl = 28,85%) Câu 7. Có hỗn hợp gồm Fe và một kim loại A có hóa trị không đổi x. Nếu hòa tan hoàn toàn hỗn hợp trong dung dịch HCl được7,84 lít H2. Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng hết với clo thì cần một thể tích là 8,4 lít. a) Tính thể tích khí clo đã hóa hợp với A b) Xác định hóa trị x của A biết trong hỗn hợp tỉ lệ về số mol Fe và A là 1:4. c) Nếu lượng kim loại A là 5,4 gam thì A là kim loại gì? Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. (Đ/S: V = 6,72 lit; x = 3; A là Al) Câu 8. Một hỗn hợp gồm H2 và Cl2 đựng trong một bình thủy tinh thạch anh đậy kín và được chiếu sáng bằng ánh sáng khuếch tán. Sau một thời gian ngừng chiếu sáng thì thu được hỗn hợp khí chứa 30% hiđro clorua về thể tích và hàm lượng clo đã giảm xuống còn 20% so với lượng clo ban đầu. Xác định thành phần % về thể tích của hỗn hợp đầu và hỗn hợp sau phản ứng. (Đ/S: - Hỗn hợp đầu: 81,25% H2; 18,75%Cl2. - Hỗn hợp sau: 66,25% H2; 3,75%Cl2, 30%HCl) Câu 9. Cho m gam KMnO4 tác dụng hết với dung dịch HCl đặc làm thoát ra V lít khí Cl2 (đktc). Đổ thêm nước vào dung dịch tạo thành sau phản ứng thu được 400 ml dung dịch A. Chia A thành 2 phần đều nhau: - Để trung hòa phần thứ nhất cần 150 ml dung dịch NaOH 0,2M. - Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào phần 2 tạo thành 8,61 gam kết tủa. a) Tính m và V. (Đ/S: m = 3,16g; V = 1,12 lít) b) Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch A. (Đ/S: CM HCl = 0,15M; CM KCl = 0,05M; CM MnCl2 = 0,05M)

69


Câu 10. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl 14,6% vừa đủ thu được dung dịch muối trong đó ZnCl2 có nồng độ 14,351%. Tính nồng độ của MgCl2 trong dung dịch sau phản ứng. (Đ/S: C%MgCl2 = 7,39%) Câu 11. Cho 6,952 gam KMnO4 tác dụng với một lượng HCl đặc dư rồi dẫn khí clo tạo thành đi chậm qua ống chứa 7,8 gam kim loại M (hóa trị II) nung nóng. Kết thúc phản ứng chia chất rắn tạo thành ra 2 phần đều nhau. Phần I cho tác dụng với lượng dư HCl làm thoát ra 112 ml khí H2 (đktc) Phần II được khuấy kỹ trong dung dịch Cu(NO3)2 dư được m gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định kim loại M và tính m (M là Zn, m = 0,32g) Câu 12. Cho Cl2 tác dụng với 16,2 gam kim loại R chỉ có 1 hóa trị thu được 58,8 gam chất rắn D. Cho oxi dư tác dụng với chất rắn D đến phản ứng hoàn toàn thu được 63,6 gam chất rắn E. Xác định R và % khối lượng các chất trong E. (Đ/S: R là Al; %AlCl3 = 83,96%; %Al2O3 = 16,04%)

2.3.1.14. Cacbon và hợp chất - Lý thuyết: 1 tiết. Tính chất của cacbon và hợp chất (oxit, muối cacbonat) - Bài tập: 2 tiết Bài tập làm tại lớp: Câu 1, 2, 3, 5, 7, 8. Bài tập làm ở nhà: Câu 4, 6, 9 Câu 1. Có các chất sau: Ca(HCO3)2, NaHCO3, Na2CO3, C, CO, CO2, CaCO3. 1. Hãy lập một dãy biến hóa biểu diễn các mối quan hệ giữa các chất đó. 2. Viết các PTHH xảy ra trong biến hóa trên. Câu 2. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp BaCO3, MgCO3, Al2O3 được chất rắn A, khí D. Hòa tan chất rắn A trong nước dư, thu được dung dịch B và kết tủa C. Sục khí D dư vào dung dịch B thấy xuất hiện kết tủa. Hòa tan C trong dung dịch NaOH dư thấy tan một phần. Viết các PTHH. Câu 3. Cho 22,4 lít hỗn hợp A gồm CO2 và CO đi qua than nóng đỏ (không có mặt không khí) thu được khí B có thể tích lớn hơn thể tích A là 5,6 lít. Dẫn B qua dung dịch nước vôi trong dư, thu được 25 gam kết tủa. Xác định thành phần phần trăm thể tích từng khí trong A, biết các thể tích khí đo ở đktc. (Đ/S: % VCO2 = % VCO = 50%) Câu 4. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 ở đktc vào 200 ml dung dịch KOH 1,2M được dung dịch A.

70


a) Xác định nồng độ mol từng chất tan trong dung dịch A (coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). (Đ/S: CM KHCO3 = 0,8M; CMK2CO3 = 0,2M) b) Nếu chia dung dịch A thành 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Phản ứng với dung dịch BaCl2 dư thì thu được tối đa bao nhiêu gam kết tủa? - Phần 2: Cho phản ứng với dung dịch NaOH, tính số gam NaOH tối đa phản ứng. (Đ/S: m = 3,94g, mNaOH = 3,2g) Câu 5. Nung m gam hỗn hợp 2 muối cacbonat trung hòa của 2 kim loại A và B đều có hóa trị II, sau một thời gian thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và còn lại hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HCl dư rồi cho khí thoát ra hấp thụ hoàn toàn bởi dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 15 gam kết tủa. Phần dung dịch đem cô cạn thu được 32,5 gam hỗn hợp muối khan. Viết các PTHH và tính m. (Đ/S: m = 29,2g) Câu 6. Hỗn hợp A gồm CuO và một oxit sắt. Cho 5,52 gam hỗn hợp A phản ứng với CO dư được khí B và chất rắn C. Cho toàn bộ khí B vào 200 ml dung dịch KOH 0,6M được 9,52 gam hỗn hợp muối. Hòa tan chất rắn C vào dung dịch HCl dư thu được 672 ml khí H2 ở đktc. a) Xác định công thức oxit sắt. (Đ/S: Fe3O4) b) Xác định phần trăm khối lượng từng chất trong A. (Đ/S: %CuO = 57,97%) c) Tính thể tích dung dịch hỗn hợp HCl 2M và H2SO4 1M tối thiểu để hòa tan hết 5,52 gam A. (Đ/S: V = 40 ml) Câu 7. Hòa tan hoàn toàn 13,8 gam muối cacbonat của một kim loại hóa trị I trong 200 ml dung dịch HCl 1,1M. Sau khi phản ứng kết thúc, trong dung dịch vẫn còn dư axit và thể tích khí thoát ra đã vượt quá 2,016 lít. Xác định tên muối cacbonat và tính thể tích khí CO2 thoát ra. (Đ/S: R là K; VCO2 = 2,24 lit) Câu 8. Nung nóng 4,64 gam hỗn hợp X gồm FeCO3 và một oxit sắt FexOy trong không khí tới phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí CO2 và 4 gam một oxit sẳt. Cho khí CO2 hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M được 1,97 gam kết tủa. a) Xác định công thức của FexOy. (Đ/S: Fe3O4) b) Tính thể tích dung dịch HCl 2M ít nhất phải dùng để hòa tan 4,64 gam X. (60 ml)

71


Câu 9. Hòa tan hoàn toàn 13,7 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat và hidrocacbonat của kim loại R (có hóa trị I) bằng 250 ml dung dịch HCl 1M, thấy thoát ra 3,36 lít khí CO2 (đktc). Để trung hòa axit dư phải dùng 25 ml dung dịch NaOH 2M. a) Xác định kim loại M và công thức 2 muối ban đầu. (Đ/S: Na2CO3 và NaHCO3) b) Tính phần trăm khối lượng các muối trên. (Đ/S: % Na2CO3 = 38,69%)

2.3.1.15. Silic và công nghiệp silicat - Lý thuyết + bài tập: 1 tiết. Câu 1. Chỉ dùng thêm một hóa chất, hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: natri cacbonat, natri sunfat, natri silicat, natri sunfua. Câu 2. Xác định hàm lượng SiO2 trong một loại cát, biết rằng từ 50 kg loại cát này có thể sản xuất được 78,08 kg natri silicat. (Đ/S: %SiO2 = 76,8%) Câu 3. Một loại thủy tinh có thành phần % khối lượng của các nguyên tố như sau: 15,29% K, 43,92% O, 7,84% Ca và 32,95% Si. a) Hãy biểu diễn công thức của thủy tinh dưới dạng các oxit, biết rằng trong công thức của thủy tinh chỉ có 1 phân tử CaO. (Đ/S: K2O.CaO.6SiO2) b) Hãy tính khối lượng K2CO3, CaO và SiO2 cần dùng để sản xuất 1 tấn thủy tinh có thành phần như trên. (Đ/S: 270,588 kg K2CO3; 109,803 kg CaO; 705,882 kg SiO2) Câu 4. Trình bày phương pháp hóa học để điều chế các kim loại từ hỗn hợp gồm Al2O3, Fe2O3 và SiO2. Al2O3 Fe2O3

chất rắn Fe2O3 NaOH

Fe

NaAlO2

SiO2

+ CO2, to

dung dịch

H2SiO3  keo HCl

Na2SiO3 dư NaOH dư

dung dịch AlCl3, HCl dư + NaOH dư

Al

đpnc p

t0

Al2O3 

+ CO2 + H2O  dư

Al(OH)3

NaAlO2, NaOH dư

2.3.1.16. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Lý thuyết + bài tập: 1 tiết. Câu 1. Hỗn hợp X gồm 2 muối clorua của 2 kim loại kiềm A và B. A và B thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Cho 38,3 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 600 gam dung dịch AgNO3, sau phản ứng thu được 86,1 gam kết tủa và dung dịch D.

72


a) Xác định nồng độ % của dung dịch AgNO3. (Đ/S: C%AgNO3 = 17%) b) Cô cạn dung dịch D thu được bao nhiêu gam muối khan? (Đ/S: m = 54,2g) c) Xác định tên và khối lượng muối clorua trong hỗn hợp X. (Đ/S: mNaCl = 23,4g; mKCl = 14,9g) Câu 2. Hỗn hợp A gồm 2 oxit của 2 kim loại thuộc nhóm II và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Cho 24,8 gam hỗn hợp A tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng tạo muối trung hòa. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 64,8 gam muối khan. Tìm công thức các oxit trong A và khối lượng từng chất trong A. (Đ/S: 8 gam MgO và 16,8 gam CaO) Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 8,15 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn vào 192,1 gam nước dư thu được dung dịch A và V lít khí B (đktc). Để trung hòa ½ dung dịch A cần vừa đủ 250 ml dung dịch H2SO4 0,25M. a) Tìm V. (Đ/S: V = 2,8 lít) b) Xác định 2 kim loại kiềm. (Đ/S: Na và K) c) Tính nồng độ % các chất trong dung dịch A. (Đ/S: C%NaOH = 2%; C%KOH = 4,2%) Câu 4. Hoà tan 28,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại thuộc nhóm II trong bảng tuần hoàn bằng dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch A. a) Tính tổng khối lượng 2 muối trong dung dịch A. b) Xác định tên 2 kim loại nếu chúng ở 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. (Đ/S: 31,7 gam; Mg và Ca) Câu 5. Cho 7,2 gam hỗn hợp A gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau trong nhóm II của bảng tuần hoàn. Cho A hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng thu được khí B. Cho toàn bộ B hấp thụ hết bởi 450 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thì thu được 15,76 gam kết tủa. a) Xác định công thức của 2 muối cacbonat. b) Tính thành phần % về khối lượng của các muối trong A. (Đ/S: 58,33% MgCO3 và 41,67% CaCO3 hoặc 76,67% BeCO3 và 23,33% MgCO3)

73


2.3.2. Hệ thống bài tập vô cơ theo các chuyên đề 2.3.2.1. Bài tập điều chế - viết dãy biến đổi hóa học - Dạng này ta phải sử dụng các cách khác nhau để điều chế ra chất. Để làm được dạng này thì học sinh cũng cần phải nắm rõ tính chất của các hợp chất vô cơ. - Thời gian: 3 tiết - Bài tập làm ở lớp: Câu 1, 2, 6, 10, 11, 12, 14. Bài tập làm ở nhà: 3, 4, 5, 7, 8, 9, 13, 15 Câu 1. Thực hiện dãy biến hóa sau: A → B → C → D → E → G → Cu Biết C là oxit của lưu huỳnh trong đó oxi chiếm 60% về khối lượng A, B, D, E, G là những chất khác nhau tùy chọn. Ghi đầy đủ điều kiện của phản ứng. (Trích đề thi học sinh giỏi quận Cầu Giấy vòng 1 năm 1999 – 2000 ) Tìm được C là SO3. A có thể là S hoặc FeS2 Ta có dãy sau: S → SO2 → SO3 → H2SO4 → CuSO4 → CuCl2 → Cu Câu 2. Từ các nguyên liệu: quặng photphorit, quặng boxit, pirit sắt, nước, không khí. Em hãy viết các phương trình hóa học để điều chế: a) Nhôm

b) Axit sunfuric

c) Supe photphat kép

(Trích đề thi học sinh giỏi quận Cầu Giấy năm 2005 – 2006 ) Quặng photphorit:thành phần chính là Ca3(PO4)2 Quặng boxit: thành phần chính là Al2O3 Quặng pirit sắt: thành phần chính là FeS2 a) 2Al2O3

đpnc criolit

4Al + 3O2

b) FeS2  SO2  SO3  H2SO4 c, Supe photphat kép: Ca3(PO4)2 + H2SO4đ → 3CaSO4 + 2H3PO4 Ca3(PO4)2 + H3PO4 → 3 Ca(H2PO4)2 Câu 3. Hãy tìm các chất A, B, C, D, E và hoàn thành dãy biến hóa sau: CaCO3  A  B  C  D  E  CaCO3 Biết rằng: A, B, C, D, E là các hợp chất khác nhau của Ca. (Trích đề thi học sinh giỏi quận Cầu Giấy năm 2000 – 2001) CaCO3  Ca(OH)2  Ca(HCO3)2  CaCl2  Ca(NO3)2  CaCO3

74


Câu 4. Có sơ đồ biến hóa sau: X → Y→ Z→ Y→ X. Biết rằng, X là đơn chất của phi kim; Y, Z là hợp chất gồm hai nguyên tố, trong đó có chứa T. Dung dịch Y làm đỏ quỳ tím. Z là muối kali, trong đó kali chiếm 52,35%( về khối lượng). Xác định công thức các chất X,Y Z và viết PTHH của phản ứng biểu diễn các biến hóa trên. (Trích đề thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm học 2008 – 2009) Cl2 → HCl  KCl → HCl → Cl2 Câu 5. Có nước, silic đioxit, hãy chọn thêm một bazơ và một muối. Dùng bốn chất này và được dùng các sản phẩm tương tác của chúng. Viết các PTHH của phản ứng tạo ra: KHCO3, KOH, CaSiO3, CO2, K2SiO3, Ca(HCO3). (Trích đề thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm học 2002 – 2003) Chọn thêm bazơ: Ca(OH)2, muối K2CO3. Câu 6. Cho biết A1, A2, A3, A4, A5 là những hợp chất khác nhau của đồng. Hãy chọn các chất thích hợp để hoàn thành những phương trình hóa học của phản ứng theo dãy biến hóa hóa học sau: Cu  A1  A2  A3  A4 A3  A5  A2  Cu (Trích đề thi học sinh giỏi quận Cầu Giấy vòng 1 năm 1998 – 1999) Cu  CuO  CuCl2  Cu(OH)2  Cu(NO3)2  Cu(OH)2  CuSO4  CuCl2  Cu Câu 7. Cho các chất sau: natri, dung dịch axit clohiđric, đồng, nước và không khí. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế đồng (II) hiđroxit. (Trích đề thi học sinh giỏi quận Cầu Giấy vòng 1 năm 1999 – 2000) Câu 8. Viết các phương trình hóa học của phản ứng điều chế sắt(II)sunfat từ nước và quặng pirit sắt (các điều kiện cần thiết có đủ) (Trích đề thi học sinh giỏi quận Cầu Giấy năm 2000 – 2001) Câu 9. Từ quặng pirit sắt, muối ăn, nước, không khí và các thiết bị sản xuất đầy đủ. Em hãy viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế ra sắt(III) hiđroxit. (Trích đề thi học sinh giỏi quận Cầu Giấy năm 2001 – 2002) Câu 10. Có công thức hóa học của các chất: Cu, CuSO4, CuCl2, Cu(NO3)2, CuO, Cu(OH)2. Hãy lập thành 2 dãy biến hóa với đầy đủ các công thức trên và viết phương trình hóa học biểu diễn những biến hóa đó (các PTHH không trùng lặp). (Trích đề thi học sinh giỏi quận Cầu Giấy năm 2004 – 2005) Cu → CuO → CuSO4→ CuCl2 → Cu(NO3)2→ Cu(OH)2

75


Cu → CuSO4→ CuCl2→ Cu(OH)2→ CuO→ Cu(NO3)2 Câu 11. Viết các phương trình hóa học của phản ứng theo dãy biến hóa sau (A, B, C, D, E, G, M, N, P, Q là những chất không trùng nhau) M A  C

Mg(OH)2

P   E

Mg(OH)2 B  N

D

Mg(OH)2

  G Q

(Trích đề thi học sinh giỏi quận Cầu Giấy năm 2000 – 2001) A: MgO, B: H2O, C: MgCl2, D: Ba(OH)2, E: Mg(NO3)2, G: NaOH M: HCl, N: BaO, P: AgNO3, Q: Na2CO3 Câu 12. Cho các chất: Fe, FeCl3, Fe2(SO4)3, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe(OH)2, FeCl2, FeSO4, Fe(NO3)2, Fe2O3, Fe(NO3)3. Hãy sắp xếp các chất trên thành một dãy chuyển hóa và viết các phương trình hóa học thực hiện dãy biến hóa đó (mỗi chất chỉ xuất hiện trong dãy biến hóa một lần, các PTHH không trùng nhau) (Trích đề thi học sinh giỏi quận Cầu Giấy năm 2005 – 2006) Fe  Fe3O4  FeSO4 → FeCl2  Fe(NO3)2 → Fe(OH)2 → Fe(OH)3→ Fe2O3  Fe2(SO4)3 → FeCl3 → Fe(NO3)3 Câu 13. Cho sơ đồ: A1 0

 A3  K 3 PO4  H 2O  CO2 du t  HCl A1   A2   A3  A4  A1   A5    A6  AgNO3  Na2 SO3 A5    A7   A8 (9) (10)

Em hãy chọn các chất thích hợp: A1....A8 cho phù hợp và hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ trên. Biết A2 là oxit của kim loại hóa trị II trong đó kim loại chiếm 71,43% về khối lượng. (Trích đề thi học sinh giỏi quận Cầu Giấy năm 2007 – 2008) A1: CaCO3

A2: CaO

A3: Ca(OH)2

A4: Ca(HCO3)2

A5: CaCl2

A6: Ca3(PO4)2

A7:Ca(NO3)2

A8: CaSO3

76


Câu 14. Viết phương trình hóa học của phản ứng cho sơ đồ sau: (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7 ) A1   A2   A3   A4   A5   A6   A7   A2

A2 (A2 là oxit của kim loại hóa trị II, trong đó kim loại chiếm 60% về khối lượng) (Trích đề thi học sinh giỏi quận Cầu Giấy năm 2008 – 2009) A1: Mg

A2: MgO

A3: Mg(SO4)2

A5: MgCl2

A6: Mg(NO3)2

A7: MgCO3

A4: Mg(OH)2

Câu 15. Các chất A1, A2, A3, A4 đều là những hợp chất chứa oxi của Natri. Xác định công thức các chất A1, A2, A3, A4 và viết PTHH minh họa. A3

+ CaCl2

A1  A2

CaCO3 A4

+ Ca(ỌH)2

(Trích đề thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm học 2011 – 2012) A1: Na2O

A2: NaOH

A3: Na2CO3

A4: NaHCO3

2.3.2.2. Phân biệt và nhận biết các chất rắn, lỏng, khí, dung dịch - Phương pháp + Vật lí: Màu, mùi, tính tan,… + Hóa học: Dùng phản ứng đặc trưng của chất mà có dấu hiệu nhận biết (kết tủa, sủi bọt khí, thay đổi màu sắc, tỏa nhiệt…). - Thuốc thử: Tùy chọn thuốc thử, dùng thuốc thử hạn chế, không dùng thêm thuốc thử. - Thời gian: 3 tiết - Bài tập làm ở lớp: Câu 2, 5, 6, 9, 10, 13, 15,16. - Bài tập làm ở nhà: 1, 3, 4, 7, 8, 11, 12, 14 Câu 1. Có 5 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng riêng rẽ một trong các dung dịch không màu sau: HCl, NaOH, Ba(OH)2, MgCl2, MgSO4. Nếu chỉ dùng thêm dung dich phenolphtalein làm thuốc thử hãy trình bày chi tiết cách phân biệt 5 lọ trên và viết PTHH của các phản ứng xảy ra. (Trích đề thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm học 1999 – 2000)

77


Câu 2. Chỉ dùng quỳ tím hãy phân biệt các dung dịch không nhãn sau: HCl, NaOH, BaCl2, NaCl, H2SO4 và Na2SO4. Viết các PTHH minh họa (nếu có). (Trích đề thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm học 1999 – 2000) HCl

NaOH

HCl

BaCl2

NaCl

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

NaOH

-

BaCl2

-

-

NaCl

-

-

-

H2SO4

-

-

-

Na2SO4

-

-

-

H2SO4

Na2SO4

-

Nhóm 1: Dung dịch thấy 2 lần xuất hiện kết tủa là: BaCl2 Nhóm 2: Dung dịch 1 lần kết tủa: H2SO4 và Na2SO4 Nhóm 3: Dung dịch không có hiện tượng gì: HCl, NaOH, NaCl. Lần lượt nhỏ các dd nhóm 2 và nhóm 3 vào giấy quỳ tím ta phân biệt được các dd. Câu 3. Nêu phương pháp nhận biết các dung dịch bị mất nhãn sau: AlCl3, NaCl, MgCl2, H2SO4. Chỉ dùng thuốc thử duy nhất. Viết các PTHH. (Đ/S: dùng dd NaOH) (Trích đề thi học sinh giỏi quận Ba Đình năm 2000 – 2001) Câu 4. Chỉ dùng một hóa chất, làm thế nào để nhận biết được các dung dịch sau đây: (NH4)2SO4, Fe2(SO4)3, Al2(SO4)3, MgSO4, FeSO4. (Đ/S: dùng dd NaOH) (Trích đề thi học sinh giỏi quận Đống Đa năm 1999 – 2000) Câu 5. Có 4 lọ hóa chất đựng 4 dung dịch NH3, FeCl2, FeCl3, NaOH. Bằng phương pháp vật lý, hóa học hãy nhận biết các chất đó mà không dùng bất kỳ hóa chất nào khác. Cho biết dung dịch NH3 có chứa nhóm OH. - Mẫu có mùi khai: dung dịch NH3 - Cho dung dịch NH3 vào các mẫu còn lại: + Mẫu tạo kết tủa trắng xanh, hóa nâu trong không khí : FeCl2 + Mẫu tạo kết tủa nâu đỏ: FeCl3 + Mẫu không hiện tượng : NaOH (Trích đề thi học sinh giỏi quận Ba Đình năm 1999 – 2000)

78


Câu 6. Chỉ dùng H2O và dung dịch HCl, làm thế nào để nhận biết 4 chất rắn riêng biệt: Na2O, Al2O3, Fe2O3 và MgO. (Trích đề thi học sinh giỏi quận Đống Đa năm 2000 – 2001) Câu 7. Có 6 lọ không nhãn đựng riêng biệt các dung dịch muối của Natri là: nitrat, clorua, sunfua, sunfat, cacbonat, hiđrocacbonat. Các hóa chất trong PTN gồm : dung dịch HCl, NaOH, BaCl2, AgNO3, CuSO4. Hãy nêu cách phân biệt 6 lọ dung dịch muối trên. Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra. (Đ/S: dùng dd CuSO4, HCl, AgNO3) (Trích đề thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm học 2002 – 2003) Câu 8. Có 6 lọ được đánh số từ 1 đến 6, mỗi lọ chứa một dung dịch trong số các dung dịch sau (không tương ứng với số thứ tự lọ ở trên): HCl, NaOH, NaHCO3, Na2CO3, Na2SO4, BaCl2. Thực nghiệm cho thấy: - Rót dung dịch từ lọ 5 lần lượt vào lọ 2 và 3 đều thấy kết tủa. - Rót dung dịch từ lọ 6 lần lượt vào lọ 2 và 4 đều thấy có khí thoát ra. Hãy cho biết dung dịch các chất nào ở trong lọ nào? Viết PTHH. (Trích đề thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm học 2009 – 2010) HCl HCl

NaOH

NaHCO3

Na2CO3

Na2SO4

BaCl2

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

NaOH

-

NaHCO3

-

Na2CO3,

-

-

Na2SO4

-

-

-

-

BaCl2

-

-

-

↓ ↓

Đ/S: lọ 1: NaOH, lọ 2: Na2CO3, lọ 3: Na2SO4, lọ 4: NaHCO3, lọ 5: BaCl2, lọ 6 là: HCl Câu 9. Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch không màu sau: MgSO4, NaNO3, H2SO4, KOH, Na2CO3, BaCl2 (Trích đề thi học sinh giỏi quận Cầu Giấy vòng 1 năm 1998 – 1999) Câu 10. Không dùng thêm bất cứ thuốc thử nào khác, hãy nêu cách phân biệt các lọ không nhãn đựng các dung dịch không màu sau: HCl, BaCl2, H2SO4, Na2CO3. (Trích đề thi học sinh giỏi quận Cầu Giấy vòng 2 năm 1998 – 1999)

79


Câu 11. Không dùng thêm một thuốc thử nào khác. Hãy nêu cách phân biệt các lọ hóa chất không nhãn đựng các dung dịch sau: HCl, AgNO3, Na2CO3, CaCl2. (Trích đề thi học sinh giỏi quận Cầu Giấy vòng 1 năm 1999 – 2000) Câu 12. Có 3 mẫu phân bón hóa học không ghi nhãn là KCl, KNO3, Ca(H2PO4)2. Hãy nêu cách nhận biết các mẫu phân bón trên bằng phương pháp hóa học. (Đ/S: dùng H2O, NaOH, AgNO3) (Trích đề thi học sinh giỏi quận Cầu Giấy năm 2004 – 2005) Câu 13. Có 3 gói bột màu trắng không ghi nhãn, mỗi gói chứa hỗn hợp hai chất sau: KNO3 và NaNO3, Na2SO4 và K2SO4, AgNO3 và BaCl2. Bằng phương pháp hóa học, em hãy phân biệt ba gói bột trên nếu chỉ sử dụng nước và các ống nghiệm. (Trích đề thi học sinh giỏi quận Cầu Giấy năm 2005 – 2006) Câu 14. a. Chọn thêm 2 thuốc thử, hãy phân biệt 4 chất bột: Na2O, BaO, P2O5, SiO2. b. Không dùng thêm thuốc thử, em hãy nêu cách phân biệt các dung dịch sau: NaOH, MgCl2, HCl, NaCl. (Trích đề thi học sinh giỏi quận Cầu Giấy năm 2006 – 2007) Câu 15. Cho hỗn hợp các khí SO2, H2, CO, hơi nước. Trình bày phương pháp nhận biết từng chất trong hỗn hợp. Viết các phương trình hóa học phản ứng cần dùng. (Trích đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên ĐHKHTN năm học 1994 - 1995) - Làm lạnh hỗn hợp khí, thấy hơi nước bị ngưng tụ, nhận biết được H2O - Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch nước Brom, thấy nước Brom bị mất màu, nhận biết được khí SO2: SO2 +2Br2 + H2O → 2HBr + H2SO4 - Đốt cháy 2 khí còn lại ( H2→H2O; CO→ CO2). Làm lạnh sản phẩm, thấy xuất hiện những giọt nước ( H2O, khí ban đầu là H2); Khí còn lại dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư, thấy xuất hiện kết tủa trắng( CO2, khí ban đầu là CO) Câu 16. Có 6 lọ dán nhãn là: 1, 2, 3, 4, 5, 6. Mỗi lọ chứa một trong các dung dịch không màu sau: NaNO3, CuCl2, Na2SO4, K2CO3, Ba(NO3)2, CaCl2. Hãy xác định số của từng dung dịch. Giải thích và viết PTHH của phản ứng. Biết rằng khi làm thí nghiệm thấy có kết quả sau:

80


Thí nghiệm

Kết quả

Thí nghiệm

Kết quả

dd 1+ dd 3

Có kết tủa

dd 2+ dd 6

Có kết tủa

dd 1+ dd 6

Có kết tủa

dd 4+ dd 6

Có kết tủa

dd 2+ dd 3

Có kết tủa

dd 2+ dd AgNO3

Có kết tủa

(Trích đề thi học sinh giỏi quận Cầu Giấy năm 2000 – 2001) NaNO3 NaNO3

CuCl2

Na2SO4

K2CO3

Ba(NO3)2

CaCl2

-

-

-

-

-

-

-

-

-

CuCl2

-

Na2SO4

-

-

K2CO3

-

-

Ba(NO3)2

-

-

-

CaCl2

-

-

-

Đ/S: dd 1: Ba(NO3)2, dd 2: CaCl2, dd 3: Na2SO4 dd 4: CuCl2, dd 5: NaNO3, dd 6: K2CO3

2.3.2.3. Bài tập tách, loại – tinh chế các chất - Kiểu 1: Tách một chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp vật lý Phương pháp giải: Dựa vào sự khác biệt về tính chất vật lý như nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính tan trong nước, khối lượng riêng… - Kiểu 2: Tách riêng một chất, từng chất (hoặc tinh chế từng chất) ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp hoá học Phương pháp giải: + Bước 1. Chọn chất X chỉ tác dụng với A (mà không tác dụng với B) để chuyển A thành dạng A1 kết tủa, bay hơi, hoặc hòa tan; tách ra khỏi B (bằng cách lọc hoặc tự tách). + Bước 2. Điều chế lại chất A từ chất A1 + Nếu hỗn hợp A, B đều tác dụng được với X thì dùng chất X' chuyển cả A, B thành A', B' rồi tách A', B' thành 2 chất nguyên chất. Sau đó tiến hành bước 2 (điều chế lại A từ A') - Thời gian: 2 tiết. Bài tập làm ở lớp: Câu 1, 2, 5, 7. Bài tập làm ở nhà: 3, 4, 6

81


Câu 1. Tinh chế : a) SiO2 có lẫn FeO

b) CO2 có lẫn SO2

c) N2 có lẫn CO, CO2, H2

d) Ag có lẫn Fe, Zn, Al

e) Ag có lẫn Fe, Cu, FeO, CuO f) NaCl từ dung dịch có chứa NaCl, CaCl2, MgCl2, MgSO4, Na2SO4, Ca(HCO3)2 Câu 2. Hãy trình bày phương pháp hóa học để tách từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm BaCO3, CuO, NaCl, CaCl2. (Trích đề thi học sinh giỏi huyện Thanh Chương, Nghệ An năm học 2011 – 2012) Câu 3. Có hỗn hợp FeCl2, NaCl, NH4Cl. Trình bày cách tinh chế để có muối ăn sạch. Câu 4. Có hỗn hợp các chất rắn: Na2CO3, BaCO3, Al2O3, MgO, CuO. Hãy trình bày cách tách các chất đó ra khỏi nhau. Câu 5. Một hỗn hợp rắn A gồm 0,2 mol Na2CO3; 0,1 mol BaCl2 và 0,1 mol MgCl2. Chỉ được dùng thêm nước hãy trình bày cách tách mỗi chất trên ra khỏi hỗn hợp. Yêu cầu mỗi chất sau khi tách ra không thay đổi khối lượng so với ban đầu (Các dụng cụ, thiết bị cần thiết kể cả nguồn nhiệt, nguồn điện cho đầy đủ). (Trích đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2011 – 2012) Na2CO3 BaCl2 +H2O MgCl2

dd NaCl

NaOH +CO2

↓BaCO3 ↓MgCO3

BaO MgO

+H2 O

Na2CO3

Ba(OH)2→BaCl2 MgO→MgCl2

Câu 6. Có hỗn hợp gồm các chất rắn sau: Na2CO3, NaCl, CaCl2, NaHCO3. Làm thế nào để thu được NaCl tinh khiết? Viết PTHH của những phản ứng xảy ra? (Trích đề thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm học 2001 – 2002) Na2CO3 NaCl CaCl2

+HCl dư

dd NaCl + CO2 + H2O CaCl2 (lọc bỏ kết tủa) HCl

NaHCO3

82

NaCl HCl

NaCl


Câu 7. Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm BaCO3, BaSO4, KCl, MgCl2 bằng phương pháp hóa học. (Trích đề thi học sinh giỏi thành phố Hồ Chí Minh năm học 2000 – 2001) BaCO3 BaSO4 +H2O

BaCO3 +HCl BaSO4

KCl MgCl2

dd KCl +KOH

dd BaCl2 Na2CO3 BaCO3 BaSO4 dd KCl Mg(OH)2

MgCl2

2.3.2.4. Phương pháp đường chéo - Lý thuyết + bài tập: 3 tiết. Câu 1. Tính C% của dung dịch thu được khi trộn 200 gam dung dịch NaCl 20% với 300 gam dung dịch NaCl 5%. (Đ/S: C% = 11%) Câu 2. Cần pha bao nhiêu gam nước vào 600 gam dung dịch NaOH 18% để được dung dịch NaOH 15%? (Đ/S: 120g H2O) Câu 3. Cần pha bao nhiêu gam NaCl vào 800 gam dung dịch NaCl 10% để được dung dịch NaCl 20%? (Đ/S: 100gNaCl) Câu 4. Tính CM của dung dịch thu được khi trộn 200 ml dung dịch NaOH 0,01M với 50 ml dung dịch NaOH 1M (Đ/S: CM = 0,208M) Câu 5. Cần pha bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M vào 500 ml dung dịch HCl 1M để được dung dịch 1,2M? (Đ/S: 125 ml) Câu 6. Tính C% của dung dịch thu được khi hòa tan 25 gam CuSO4.5H2O vào 175 gam nước. (Đ/S: C% = 8%) Câu 7. Để thu được 42 gam dung dịch CuSO4 16% cần hoà tan x gam tinh thể CuSO4.5H2O vào y gam dung dịch CuSO4 8%. Tìm x và y (Đ/S: x = 6; y = 36) Câu 8. Hoà tan hoàn toàn m gam Na2O nguyên chất vào 75 gam dung dịch NaOH 12% thu được dung dịch NaOH 58,8%. Tìm m (Đ/S: m = 50g) Câu 9. Tính lượng SO3 cần thêm vào dung dịch H2SO4 10% để được 100 gam dung dịch H2SO4 20% (Đ/S: 8,8g SO3 và 91,2 g H2SO4)

83


Câu 10. 2,24 lit khí NO và NO2 (đktc) có tỉ khối hơi so với hidro là 21. Tính thể tích từng khí có trong hỗn hợp (Đ/S: 0,56 lit NO và 1,68 lit NO2) Câu 11. Một hỗn hợp X gồm MgO và Fe2O3, trong đó oxi chiếm 36% về khối lượng. Tính thể tích khí hidro cần dùng (đktc) để khử được 10 gam X. (Đ/S: 1,68 lit)

2.3.2.5. Phương pháp bảo toàn khối lượng - Lý thuyết + bài tập: 3 tiết - Bài tập làm ở lớp: Câu 1, 3, 6, 7. Bài tập làm ở nhà: Câu 2, 4, 5 Câu 1. Hỗn hợp T gồm MgCO3 và XCO3 không tan trong nước. Cho 120,8 gam T vào 400 ml dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được dung dịch A, chất rắn B và 2,24 lit khí (đktc) Y. Cô cạn dung dịch A thu được 6 gam muối khan. Đem đun nóng chất rắn B đến khối lượng không đổi chỉ thu được 17,92 lit (đktc) CO2 và chất rắn D. a) Tính nồng độ mol/lit của dung dịch H2SO4 đã dùng; khối lượng của chất rắn B và của chất rắn D. b) Xác định kim loại X, biết trong hỗn hợp đầu, số mol của MgCO3 gấp 1,25 lần số mol của XCO3. (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội năm học 2008 – 2009) Đ/S: CH 2 SO4  0, 25 M ; mB = 118,4 g; mD = 83,2 g. X là kim loại Ba Câu 2. Hỗn hợp Z gồm ba oxit: FeO, Fe2O3, Fe3O4. Để hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Z cần vừa đủ 270 ml dung dịch HCl 2M, sau phản ứng thu được 30,09 gam hỗn hợp muối sắt clorua khan. Tìm m. (Đ/S: 15,24 g) (Trích đề thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm học 2008 – 2009) Câu 3. Cho 3,8 gam bột hỗn hợp P gồm các kim loại Mg, Al, Zn, Cu tác dụng hoàn toàn với oxi dư thu được hỗn hợp rắn Q có khối lượng 5,24 gam. Tính thể tích (tối thiểu) dung dịch HCl 1M cần dùng để hòa tan hoàn toàn Q. (Đ/S: 0,18 lit) (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội năm học 2004 – 2005) Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 10,3 gam hỗn hợp gồm 4 kim loại là X, Y, Z (có hóa trị I trong hợp chất) và T (có hóa trị II trong hợp chất) trong nước thu được dung dịch D và 4,48 lit (đktc) khí H2. Để trung hòa một nửa dung dịch D cần vừa đủ v ml dung dịch

84


H2SO4 0,5M, sau phản ứng đem cô cạn sản phẩm thu được m gam muối sunfat khan. Tìm v và m. (Đ/S: v = 200 ml, m = 14,75 g) (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội năm học 2008 – 2009) Câu 5. Hòa tan hoàn toàn x gam hỗn hợp X gồm Fe, kim loại M (có hóa trị m trong hợp chất), kim loại A (có hóa trị a trong hợp chất) trong dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ, thu được 15,68 lit khí H2 (ở đktc) và dung dịch C. Cô cạn dung dịch C, sấy khô thu được 82,9 gam muối khan. Tìm x. (Đ/S: x = 15,7 g) (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội năm học 2003 – 2004) Câu 6. Cho 0,04 mol hỗn hợp A có FeO và Fe2O3 tác dụng với một lượng CO ở nhiệt độ cao. Sau một thời gian phản ứng thu được 4,784 gam hỗn hợp chất B có 4 chất. Khí sau phản ứng được hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 9,062 gam kết tủa. Tính % về số mol các oxit trong A. (Đ/S: % nFeO  25%, % nFe2O3  75% ) (Trích đề thi học sinh giỏi quận Cầu Giấy năm 2007 – 2008) Câu 7. Dẫn V lit khí CO qua ống sứ chứa 23,2 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, CuO nung nóng. Sau một thời gian thu được chất rắn A và hỗn hợp khí B gồm CO, CO2 có tỷ khối so với H2 là 17,2. Dẫn hỗn hợp khí B vào dung dịch có chứa 0,15 mol Ca(OH)2 thu được dung dịch C và 10 gam kết tủa. Đun sôi kỹ dung dịch C lại thấy có m1 gam kết tủa. Thể tích các khí đo ở đktc. a) Tính % về thể tích của hỗn hợp khí B. b) Xác định giá trị V. c) Tính khối lượng của chất rắn A. d) Tính m1. (Trích đề thi học sinh giỏi quận Cầu Giấy năm 2009 – 2010) Đ/S: %CO2 = 40%, %CO = 60%, V = 11,2 lit, mA = 20 g, m1 = 5 g

2.3.2.6. Phương pháp tăng giảm khối lượng - Lý thuyết + bài tập: 3 tiết - Bài tập làm ở lớp: Câu 1, 4, 5, 6. Bài tập làm ở nhà: Câu 2, 3, 7 Câu 1. Ngâm 1 lá Fe có khối lượng 5 gam trong 50ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng là 1,12g/ml. Sau 1 thời gian phản ứng lấy lá Fe ra khỏi dung dịch CuSO4

85


rồi rửa nhẹ, làm khô, cân nặng 5,16 gam. Tính nồng độ % của các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. (C%CuSO4 = 9,31%; C%FeSO4 = 5,44%) Câu 2. Ngâm 1 vật bằng đồng có khối lượng 10 gam vào 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra khỏi dung dịch, lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. Xác định khối lượng của vật sau phản ứng. (Đ/S: 10,76g) Câu 3. Hòa tan 5,94g hỗn hợp 2 muối clorua của 2 kim loại A, B, (có hóa trị II) vào nước đựng 100ml dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 17,22g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y được m(g) hỗn hợp muối khan. Tính m. (Đ/S: m = 9,12g) (Trích đề thi học sinh giỏi quận Cầu Giấy năm 2006 – 2007) Câu 4. Nhúng m gam kim loại M hoá trị II vào dung dịch CuSO4 sau 1 thời gian lấy thanh kim loại thấy khối lượng giảm 0,075%. Mặt khác, khi nhúng m gam thanh kim loại trên vào dung dịch Pb(NO3)2 sau 1 thời gian lấy thanh kim loại thấy khối lượng thanh kim loại tăng 10,65% (biết số mol của CuSO4 và Pb(NO3)2 tham gia ở 2 trường hợp là như nhau). M là kim loại nào? (M là Zn) Câu 5. Cho một luồng khí CO đi qua ống chứa 14 gam CuO nung nóng. Sau 1 thời gian trong ống thu được chất rắn A có khối lượng giảm 1,6 gam so với ban đầu. Cho A dưới dạng bột vào 57,6 gam dung dịch AgNO3 68%, khuấy đều rồi lọc được chất rắn B có chứa 54% là kim loại Ag theo khối lượng và dung dịch C. Tính khối lượng các chất trong B, C% các chất trong C. o

t  Cu + H2O (1) H2 + CuO 

m = mO = 1,6g  nO = nCu thu được = nCuOpư = 0,1 mol - Cho chất rắn A (6,4g Cu và 6g CuO) pư với ddAgNO3 ta có: Cu + 2AgNO3  Cu(NO3)2 + 2Ag (2) Chất rắn B thu được sau pư gồm có Ag, CuO, có thể có Cu dư Gọi nCu đã pư là x mol (x > 0)  mCu dư = 6,4 – 64x (g) Theo PƯ (2): nAg thu được là 2x mol  mAg thu được là 108.2x = 216x(g) Vậy mB = mAg + mCuO + mCu dư = 216x + 6 + 6,4 - 64x = 12,4 +152x (g) Chất rắn B chứa 54% là kim loại Ag 

216 x 54   x = 0,05 mol 12, 4  152x 100

86


Chất rắn B gồm có mCu dư = 6,4 – 64x = 6,4 – 64 . 0,05 = 3,2 nAg = 2x = 2. 0,05 = 0,1 mol  mAg = 108 . 0,1 = 10,8 (g) mCuO = 6g Có 57,6g dung dịch AgNO3 68%  mAgNO3   nAgNO3 

57, 6.68  39,168( g ) 100

39,168  0, 2304(mol ) 170

- Theo PƯ (2): n AgNO

3

= 2x = 2. 0,05 = 0,1(mol)  n AgNO dư = 0,2304 – 0,1 = 0,1304 3

nCu ( NO3 )2 = x = 0,05 (mol)

- mddC = mA + mdd AgNO - mB = 12,4 + 57,6 – (10,8 + 3,2 + 6) = 50 (g) 3

C% AgNO3 dư =

0,1304.170 0, 05.188 .100%  44, 336% C% Cu(NO3)2 = .100%  18,8% 50 50

Câu 6. Hòa tan 4,6 gam một hỗn hợp gồm CuCl2 và FeCl3 vào nước được 50 ml dung dịch A (d = 1,2296 g/ml). Cho 25 gam dung dịch AgNO3 vào dung dịch A được 11,48 gam kết tủa và dung dịch B. Ngâm 1 miếng Zn vào dung dịch B cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng miếng Zn tăng 0,67 gam. Tính CM của các chất trong A, C% dung dịch AgNO3 ban đầu và C% các chất trong dung dịch B. (Đ/S: CMCuCl2 = 0,2M; CMFeCl3 = 0,4M; C%AgNO3 ban đầu = 68%; C%Fe(NO3)3 = 6,45%; C%Cu(NO3)2 = 2,51%; C%AgNO3 dư = 4,53%) Câu 7. Cho 42,87 gam dung dịch AgNO3 vào 10 gam dung dịch CuCl2 13,5% thu được kết tủa và dung dịch B, lọc bỏ kết tủa. Ngâm 1 viên Zn có khối lượng 18,5 gam vào dung dịch B cho tới khi phản ứng xong thấy viên Zn nặng 20 gam. Tính C% các chất trong B và C% của dung dịch AgNO3 ban đầu. 2 AgNO3 + CuCl2 -> 2 AgCl + Cu(NO3)2

(1)

- ddA gồm có Cu(NO3)2, có thể có AgNO3 dư hoặc CuCl2 dư - 18,5g Zn + ddA, sau pư thấy viên Zn nặng 20g -> mZn: 20 – 18,5 = 1,5g Zn + Cu(NO3)2 -> Zn(NO3)2 + Cu 65g

1mol

(2)

64g  mZn: 1g

- Nếu ddA có CuCl2 dư: Zn + CuCl2 -> ZnCl2 + Cu

87

(3)


 mZn càng   ddA phải có AgNO3 dư thì mZn - Vậy ddA gồm có Cu(NO3)2 và AgNO3 dư, CuCl2 đã pư hết Zn + 2 AgNO3 -> Cu(NO3)2 + 2 Ag 65g

2mol

nCuCl2 

(4)

2. 108g  mZn: 216 – 65 = 151g

10.13, 5  0, 01mol 100.135

Theo (1): nCu ( NO3 )2  nCuCl2  0, 01mol  ddA có 0,01 mol Cu(NO3)2 Theo (2): Cứ 1 mol Cu(NO3)2 pư

thì mZn: 1g

Có 0.01 mol Cu(NO3)2 pư  mZn: 0,01g Sau pư (2) mZn là 0,01g

=> sau pư (4) thì mZn là : 1,5

Mà sau pư với ddA mZn là 1,5g

+ 0,01 = 1,51 g

Theo (4): Cứ 2 mol AgNO3 pư Có

thì mZn: 151g

1,51.2  0, 02mol AgNO3 151

 mà mZn: 1,51g

 ddA có 0,02 mol AgNO3 Theo (1): n AgCl  2.nCuCl2  2.0, 01  0, 02 mol  m AgCl  0, 02.143, 5  2,87 g

mddA  mddAgNO3  mddCuCl2  mAgCl  42,87  10  2,87  50 g Vậy ddA có khối lượng là 50g gồm có 0,01 mol Cu(NO3)2 và 0,02 mol AgNO3 Nồng độ % các chất trong dung dịch A:

0, 01.188 .100%  3, 76% 50 0, 02.170  .100%  6,8% 50

CCu ( NO3 )2  C AgNO3

Theo (1): n AgNO3  2.nCuCl2  2.0, 01  0, 02 mol

nAgNO3 lúc đầu = n AgNO (1)  n AgNO dư = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol 3

3

Nồng độ % của dd AgNO3 lúc đầu:

C % AgNO3 lúc đầu = 0, 04.170 .100%  15,86% 42,87

88


2.3.3. Hệ thống bài tập hữu cơ - Bài toán hay gặp trong hóa hữu cơ là tìm công thức phân tử của hợp chất hữu cơ. Giả sử CTPT của chất A có dạng CxHyOzNt. Có thể xác định các chỉ số x, y, z, t theo các cách sau: +

M A 12 x y 16 z 14t     mhchc mC m H mO m N

+

M A 12 x y 16 z 14t     100 %C % H %O % N

+ Qua CT thực nghiệm (CaHbOdNd)n, x: y : z :t 

mC mH mO mN , khi biết MA suy ra n. : : : 12 1 16 14

+ Qua phản ứng cháy: Giả sử khi đốt cháy hợp chất hữu cơ A xảy ra phản ứng sau: o

t A + O2   CO2 + H2O

 hợp chất A chắc chắn có các nguyên tố là C và H, có thể có nguyên tố O. Từ dữ kiện bài toán, tính mC và mH như sau: mC = nC. MC = nCO2 .MC mH = nH. MH = 2. nH 2 O .MH So sánh mC + mH với mA Nếu mC + mH = mA  A không có nguyên tố Oxi Nếu mC + mH < mA  A có nguyên tố Oxi và mO = mA – (mC + mH) Khi đó x : y : z = nC : nH : nO - Để giải các bài toán hữu cơ thường sử dụng phương pháp bảo toàn khối lượng và bảo toàn nguyên tố.

2.3.3.1. Bài tập về hidrocacbon Câu 1. So sánh những điểm khác nhau về cấu tạo phân tử và tính chất hóa học giữa metan, etylen và benzen. Nêu thí dụ minh họa. (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội năm học 1993 – 1994) Câu 2. Viết công thức cấu tạo của các hợp chất có công thức là C4H8. (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội vòng 2 năm học 1991 – 1992) Câu 3. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất khí sau: metan, etilen,

89


cacbon (II) oxit và hidro. (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội năm học 1994 – 1995) Câu 4. 1) Đốt cháy trong oxi các hidrocacbon có công thức CnH2n+2, CnH2n, CnH2n-2 a) Viết PTHH b) Nếu đốt 1 mol mỗi chất hữu cơ trên, hãy so sánh tỉ lệ: + Số mol H2O: số mol CO2

+ Số mol CO2: số mol O2

của các phản ứng trên. 2) Có hỗn hợp khí A gồm C2H6 và C2H2. Cho biết hiện tượng xảy ra trong hai thí nghiệm sau: a) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí A. b) Cho hỗn hợp A đi qua dung dịch brom dư rồi đem đốt cháy khí còn lại. (Trích đề thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm học 2004 – 2005) Câu 5. Trong điều kiện thích hợp, etilen phản ứng được với hidro. a) Viết PTHH. Phản ứng này thuộc loại phản ứng gì? Vì sao etilen có khả năng tham gia phản ứng đó? Giải thích. b) Axetilen có khả năng phản ứng với hidro không? Vì sao? Giải thích. (Trích đề thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm học 2006 – 2007) Câu 6. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất khí sau đây: Cl2, CH4, C2H4, CO và CO2 (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội vòng 1 năm học 1991 – 1992) Câu 7. a) Viết CTCT dạng mạch hở (thẳng và nhánh) và dạng mạch vòng của các hợp chất có chung công thức C5H10. b) Cho hỗn hợp gồm khí clo, etilen và metan vào một ống nghiệm, sau đó đem úp ngược ống vào một chậu nước muối (trong đó có để sẵn một mẩu giấy quỳ tím) rồi đưa ra ánh sáng khuyếch tán. Viết các PTHH và giải thích các hiện tượng xảy ra. (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên ĐHKHTN năm học 1992 – 1993) Hiện tượng xảy ra: Màu vàng lục của khí clo trong ống nghiệm nhạt dần, nước dâng lên ống nghiệm, dung dịch có màu đỏ do phản ứng của quỳ tím với axit (HCl).

90


ASKT  CH3–Cl + HCl CH4 + Cl2 

(Có thể xảy ra phản ứng thế 2 nguyên tử H, 3 nguyên tử H và cả 4 nguyên tử H). H2C = CH2 + Cl2  ClH2C–CH2Cl Câu 8. Viết công thức cấu tạo của tất cả các đồng phân có công thức phân tử C4H10O. (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên ĐHKHTN năm học 1997 – 1998) CH3–CH2–CH2–CH2–OH

CH3–CH2– CH– CH3 OH

CH3–O–CH2–CH2–CH3

CH3–CH2–O–CH2–CH3 CH3

CH3– CH–O–CH3

CH3–C–OH

CH3

CH3

Câu 9. 1. Viết công thức cấu tạo thu gọn của các chất hữu cơ có công thức phân tử: a. C4H10

b. C4H8

2. Axetilen được điều chế bằng cách cho canxi cacbua CaC2 tác dụng với nước. Tương tự, metan cũng có thể điều chế bằng cách cho nhôm cacbua Al4C3 tác dụng với nước. a. Viết phương trình hóa học của 2 phản ứng trên, biết rằng ngoài khí thoát ra, phản ứng còn tạo ra bazơ tương ứng. b. Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa axetilen với brom (trong dung dịch), giữa metan với clo (có ánh sáng). (Trích đề thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm học 2010 – 2011) Câu 10. Đốt cháy 23 gam chất hữu cơ A thu được sản phẩm gồm 44 gam CO2 và 27 gam H2O. a) Hỏi trong A có những nguyên tố nào? b) Xác định công thức phân tử của A biết tỉ khối của A so với hidro là 23. nCO2 

nH 2O 

mCO2 M CO2

mH 2O M H 2O

44  1(mol )  mC  nCO2 .M C  1.12  12 ( g ) 44

27  1,5(mol )  mH  nH .M H  2nH 2O .M H  2.1,5  3( g ) 18

91


- Nhận thấy mC + mH = 12 + 3 = 15g < mA = 23g  trong A có nguyên tố O và mO=8g - Gọi CTPT của A là CxHyOz (x,y,z  IN*) Trong 23 g A có 12 g C ; 3 g H và 8 g O Ta có: x : y : z 

mC mH mO 12 3 8 : :  : :  1: 3: 0,5  x : y : z  2 : 6 :1 12 1 16 12 1 16

- Vậy CT đơn giản của A là (C2H6O)n d A/ H 2  23  M A  46

 n =1. Vậy CTPT của A là C2H6O

Câu 11. Phân tử hợp chất hữu cơ A có hai nguyên tố. Khi đốt cháy 3 gam A thu được 5,4 gam nước. Hãy xác định công thức phân tử của A biết khối lượng mol của A là 30 gam. (Đ/S: C2H6) Câu 12. Đốt cháy 3 gam chất hữu cơ A thu được 8,8 gam khí CO2 và 5,4 gam H2O. a) Trong chất hữu cơ A có những nguyên tố nào? b) Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Tìm công thức phân tử của A. (Đ/S: C2H6) Câu 13. Đốt cháy 4,5 gam chất hữu cơ thu được 6,6 gam khí CO2 và 2,7 gam H2O. Biết khối lượng mol của chất hữu cơ là 60 gam. Xác định công thức phân tử của chất hữu cơ. (Đ/S: C2H4O2) Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon A thu được 2,688l khí CO2 (đktc) và 4,32 g nước. a) Tính khối lượng hidrocacbon A đã đem đốt. (Đ/S: mA = 1,92g) b) Xác định công thức phân tử của hidrocacbon. (Đ/S: CH4) (Trích đề thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội vòng 1 năm học 1998 – 1999) Câu 15. 1. Bằng phương pháp hóa học, làm thế nào để tách được khí metan tinh khiết từ hỗn hợp X gồm khí sunfurơ, khí cacbonic, metan, axetilen, etilen và hơi nước. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra. 2. Lấy cùng một lượng chất hai hiđrocacbon CxHy và Cx+2Hy

+4

(x, y là số nguyên,

dương) đem đốt cháy hoàn toàn thấy thể tích oxi cần dùng ở hai phản ứng này gấp nhau 2,5 lần. Các thể tích đo cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. Tìm công thức của hai hiđrocacbon trên. (Trích đề thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm học 2008 – 2009)

92


1. Dẫn qua nước vôi trong dư để loại bỏ CO2, SO2. Dẫn hỗn hợp khí và hơi còn lại qua dung dịch brom dư để loại bỏ C2H4, C2H2 Hỗn hợp cuối cùng gồm CH4 và hơi nước cho qua H2SO4 đặc để loại bỏ H2O  thu được CH4 tinh khiết. 2. CT của 2 hidrocacbon là CH4 và C3H8 Câu 16. Đốt cháy 10 cm3 chất hữu cơ A với 50 cm3 oxygen. Hỗn hợp khí sau thí nghiệm gồm: CO2, nitơ, hơi nước và oxi dư có thể tích 80 cm3, được dẫn qua CaCl2 khan thì giảm mất một nửa, nếu dẫn tiếp KOH dư thì còn lại 20 cm3 một hỗn hợp khí. Nếu cho hỗn hợp khí nổ tung trong hồ quang điện thì chỉ còn một khí duy nhất (các thể tích khí do cùng điều kiện). Hãy xác định công thức phân tử A. (Đ/S: C2H8N2) (Trích đề thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm học 2000 – 2001) Câu 17. 1) Người ta có thể điều chế axetilen bằng phản ứng nhiệt phân metan. Sau phản ứng thu được hỗn hợp X có tỉ khối đối với H2 bằng 6, gồm axetilen, hidro, metan dư. Tính hiệu suất của phản ứng. (Đ/S: H = 33,33%) 2) Một bình cầu chứa đầy hỗn hợp khí metan và oxi đem cân có khối lượng là 60 gam. Trong cùng điều kiện như trên, bình cầu này mà nạp đầy khí metan đem cân có khối lượng là 57,6 gam, nếu bình cầu đó mà chứa đầy khí oxi đem cân thì có khối lượng là 67,2 gam. Hỏi lượng oxi trong bình chứa hỗn hợp khí trên có đủ để đốt cháy toàn bộ lượng metan đó không? (Đ/S: lượng O2 không đủ đốt cháy toàn bộ lượng CH4) 3) Hỗn hợp X gồm khí CO2 và CH4 có thể tích 448 ml (đktc) được dẫn qua than nung nóng dư. Hỗn hợp khí nhận được đem đốt cháy hoàn toàn, sản phẩm phản ứng được hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong có dư, khi đó tách ra 3,5 gam kết tủa. Xác định tỉ khối của hỗn hợp X so với N2. (Đ/S: d = 1,32) (Trích đề thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm học 2006 – 2007) Câu 18. Để đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hợp chất hữu cơ A (thể khí) cần sử dụng vừa hết 13,44 lít oxi. Phản ứng làm tạo thành hỗn hợp khí B gồm CO2 và hơi nước. Dẫn B lần lượt qua bình I chứa 72,8 gam dung dịch H2SO4 98% và bình II chứa 800 ml dung dịch NaOH 0,625M. Toàn bộ hơi nước bị hấp thụ ở bình I làm tạo thành dung dịch H2SO4

89,18%. Khi qua bình II, khí CO2 bị hấp thụ hết làm tạo thành một dung dịch chỉ

93


chứa 35,8gam muối. Cho biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Hãy xác định công thức phân tử của A. (Đ/S: C4H8) (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội năm học 1998 – 1999) Câu 19. Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có tỉ khối đối với H2 là 5,2. Lấy 11,2 lit hỗn hợp X trên cho đi qua bột Ni nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y gồm H2, C2H2, C2H4, C2H6. Nếu đem đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì cần bao nhiêu lit khí oxi và thu được bao nhiêu lit khí cacbonic? Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội năm học 2007 – 2008) (Đ/S: VO 13, 44 lit , VCO  7,84 lit ) 2

2

Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn 0,672 lit (ở đktc) hỗn hợp 2 hidrocacbon khí có công thức là C3H8 và CnH2n (n ≥ 2), sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng 150 gam dung dịch Ca(OH)2 5% dư thấy trong bình có 7g kết tủa. a) Xác định công thức của hidrocacbon chưa biết. (Đ/S: C2H4) b) Lọc bỏ kết tủa, tính C% của Ca(OH)2 trong dung dịch còn lại. (Đ/S: 1,57%) (Trích đề thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm học 2002 – 2003) Câu 21. Hỗn hợp M gồm một hidrocacbon mạch hở A và một hidrocacbon X có công thức CxH2x-2 (x ≥ 2) có tỉ lệ số mol là 2:1. Tỉ khối của hỗn hợp so với hidro bằng 25,33. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lit hỗn hợp M, sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm đi vào 1000g dung dịch Ca(OH)2 7,4% thấy có 55g kết tủa. Lọc kết tủa, sau đó nếu đun sôi dung dịch thì không thấy có thêm kết tủa xuất hiện. a) Tìm công thức phân tử của A và X biết chúng hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon. b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau khi lọc bỏ kết tủa. (Trích đề thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm học 2005 – 2006) (Đ/S: A là C4H8; X là C3H4; C%Ca(OH)2 dư = 3,4%) Câu 22. 1) Hidrocacbon A có công thức phân tử CnH2n (n > 2) có tính chất hóa học tương tự etilen. Hidrocacbon B có công thức phân tử CnH2n-2 (n > 2) có tính chất hóa học tương tự axetilen. Hỗn hợp khí X gồm A và B. - Trong điều kiện thích hợp, 50 ml hỗn hợp khí X có thể phản ứng tối đa với 80 ml khí H2 (thể tích các khí đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất).

94


- Đốt cháy hoàn toàn 4,76 gam hỗn hợp khí X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng nước vôi trong thu được 25 gam kết tủa và dung dịch Y. Thêm KOH dư vào dung dịch Y lại được thêm 5 gam kết tủa nữa. Xác định công thức phân tử hai chất A và B. (Đ/S: A là C3H6; B là C3H4) 2) Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm 5 hidrocacbon là C2H4, C3H6, C4H8, C5H10, C6H12 cần V lit không khí (đktc) và thu được 11,2 lit khí cacbonic (đktc). Biết trong không khí, nitơ chiếm 80%, oxi chiếm 20% về thể tích. Tính V và m. (V = 84l; m = 7g) (Trích đề thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm học 2006 – 2007) Câu 23. Phương pháp hiện đại để điều chế axetilen là nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao, phương trình hóa học của phản ứng trên như sau: 2CH4

15000 làm lạnh nhanh

C2H2 + 3H2

Hỗn hợp khí thu được gồm axetilen, hidro và metan dư. Lấy m gam hỗn hợp khí này đem đốt cháy hoàn toàn. Khí sinh ra được hấp thụ toàn bộ vào 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M thu được kết tủa và dung dịch Z. Dung dịch Z tác dụng vừa hết với 0,06 mol KOH. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tìm m. (Đ/S: 2,88 g) (Trích đề thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm học 2008 – 2009) Câu 24. Hỗn hợp A gồm các khí Metan, Etylen và Axetylen Dẫn 2,8 l khí hỗn hợp A ở đktc qua bình đựng dung dịch nước Brom, thấy bình bị nhạt màu đi một phần và có 20 g Brom dư phản ứng.Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 5,6 l A (ở đktc), rồi cho toàn bộ sản phẩm chảy qua bình đựng 175,2 g dung dịch NaOH 20%, sau thí nghiệm thu được dung dịch chứa 1,52% NaOH. Tính % (theo thể tích) mỗi khí có trong hỗn hợp A. (Trích đề thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm học 1999 – 2000) (Đ/S: %CH4 = %C2H2 = 40%; %C2H4 = 20%) Câu 25. Dẫn 1,68 lit hỗn hợp khí X gồm CH4, C2H4 và H2 đi qua một bình chứa dung dịch nước brôm, nhận thấy dung dịch bị nhạt màu một phần và khối lượng dung dịch tăng thêm 0,42 gam. a) Xác định % thể tích các khí trong hỗn hợp X biết rằng 0,7 lit hỗn hợp khí này nặng 0,4875 gam. (Đ/S: %CH4 = 60%; %C2H4 = % H2 = 20%) b) Đốt cháy hoàn toàn 1,68 lit khí X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm tạo thành bằng 0,1 lit dung dịch Ca(OH)2 0,5M (khối lượng riêng là 1,025g/ml). Tính C% của các chất trong

95


dung dịch sau thí nghiệm. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. (Đ/S: C%Ca(HCO3)2 = 3,83%) (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội vòng 1 năm học 1991 – 1992) Câu 26. Hiđrocacbon B có công thức CxH2x + 2 (với x: nguyên; x  1), có tính chất hoá học tương tự CH4. a) Hỗn hợp khí X gồm B và H2 có tỉ lệ thể tích tương ứng là 4:1, đốt cháy hoàn toàn 12,2 g hỗn hợp này thu được 23,4 g H2O. Tìm công thức phân tử của hiđrocacbon trên. b) Hỗn hợp khí Y gồm B, C2H4, H2 có thể tích 11,2 lít (đktc) đem đốt cháy hoàn toàn thu được 18 g H2O. + Hỗn hợp khí Y nặng hay nhẹ hơn khí CH4? + Dẫn hỗn hợp khí Y qua xúc tác Ni nung nóng, sau phản ứng thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí Z, hỗn hợp này không làm mất màu dung dịch brom. Xác định thành phần phần trăm về thể tích của C2H4 trong Y. (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội năm học 2006 – 2007) (Đ/S: B là C2H6; Y nặng hơn CH4; %C2H4 = 20%) Câu 27. 1. Hỗn hợp A gồm metan và etilen có tỉ khối đối với hidro là 10,4. Trộn A với một lượng khí hidro được hỗn hợp B. Cho hỗn hợp B qua bột Ni nung nóng thu được hỗn hợp D có tỉ khối đối với hidro là 10,65. Biết rằng D không còn chứa khí hidro. Viết PTHH và tính phần trăm số mol etilen đã tham gia phản ứng. (Đ/S: 62,5%) 2. Hỗn hợp khí P gồm C3H8 (có tính chất hóa học tương tự metan) và C2H4. P chứa 34,375%C3H8 về khối lượng. Dẫn 4,48 lit (đktc) P qua dung dịch brom dư, sau phản ứng bình đựng brom tăng thêm bao nhiêu gam? (Đ/S: 4,2g) Thêm chất khí X vào P thu được hỗn hợp Q có khối lượng riêng bằng khối lượng riêng của P ở cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất (trong điều kiện trên, X không tác dụng với các chất trong P). X có thể là chất nào? (Đ/S: X là O2 hoặc CH3OH) (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội năm học 2010 – 2011) Câu 28. Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon khí có công thức là CnH2n+2 và CmH2m-2 (n, m là số nguyên, n ≥ 1, m ≥ 2) có tỉ lệ lượng chất là 3 : 2. Biết rằng 11,2 lít khí (đktc) hỗn

96


hợp X có khối lượng là 10 gam. Khi thêm k mol khí O2 vào 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X thì thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với không khí là 1. a) Xác định công thức phân tử của hai hiđrocacbon trong X và tính giá trị của k. b) Cho hỗn hợp Y vào bình kín rồi thực hiện phản ứng cháy. Phản ứng kết thúc, đem hấp thụ toŕn bộ lượng CO2 thu được vào p gam dung dịch KOH 28% thu được dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 77,6 gam hỗn hợp muối khan. Tìm giá trị của p. (Trích đề thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm học 2009 – 2010) (Đ/S: CH4 và C2H2; k = 1,5; p = 180g) Câu 29. 1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi: - Nung metan ở nhiệt độ 1500oC (không có không khí) tạo ra axetilen và hiđro. - Thế nguyên tử hiđro trong phân tử metan bằng nguyên tử clo (có ánh sáng). - Đốt cháy metan trong oxi. 2. Trộn 3,2 gam khí CH4 với 14,2 gam khí Cl2 rồi chiếu sáng. Giả thiết chỉ xảy ra hai phản ứng tạo thành hai chất hữu cơ là CH3Cl và CH2Cl2. Sau khi tách CH2Cl2 người ta thu được 7,84 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm CH4, CH3Cl, Cl2, HCl. Để phản ứng hết với lượng Cl2 và HCl trong hỗn hợp khí trên cần 200ml dung dịch NaOH nồng độ 1,25M. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tìm khối lượng của CH3Cl, CH2Cl2 sinh ra. (Đ/S: 2,525g CH3Cl; 4,25g CH2Cl2) (Trích đề thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm học 2007 – 2008) Câu 30. 1. Hỗn hợp khí X gồm metan, etilen, axetilen. Đốt cháy hoàn toàn 7,5 gam hỗn hợp X thu được 24,2 gam khí CO2. Mặt khác 8,064 lít khí X (đktc) vừa đủ làm mất màu dung dịch chứa 76,8 gam Br2. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính phần trăm về khối lượng của các chất trong X. (Đ/S: %CH4 = 10,67%; %C2H4 = 37,33%; %C2H2 = 52%) 2. Hỗn hợp A gồm hiđrocacbon CnH2n+2 và O2 (dư) có tỉ lệ thể tích là 1:3 được cho vào bình phản ứng. Bật tia lửa điện để thực hiện phản ứng cháy rồi ngưng tụ hơi nước, hỗn hợp khí B thu được có tổng số mol các chất bằng một nửa tổng số mol các chất của A. a) Xác định công thức phân tử của hiđrocacbon. (Đ/S: CH4)

97


b) Tìm tỉ khối của hỗn hợp khí B so với hỗn hợp khí A. (Đ/S: d = 1,36) c) Đốt cháy hoàn toàn z mol hỗn hợp A rồi dẫn toàn bộ sản phẩm thu được vào bình đựng 200ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ 1M, sau khi phản ứng xong thấy tạo ra 29,55 gam kết tủa. Tìm z. (Đ/S: z = 0,6 hoặc z = 1) (Trích đề thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm học 2007 – 2008) Câu 31. 1. Có 2 hiđrocacbon là P và Q. a) P có khả năng tham gia phản ứng cộng với clo và brom. Khi lấy cùng lượng chất P tham gia phản ứng cộng sẽ tạo ra 24,5 gam chất A là hợp chất điclo (phân tử chưa 2 nguyên tử clo) hoặc 47 gam hợp chất D là hợp chất đibrom (phân tử chứa 2 nguyên tử brom). Viết các phương trình hóa học và xác định công thức phân tử của P. (C2H2) b) Hai nguyên tử hiđro trong phân tử chất Q bị clo thay thế khi Q tham gia phản ứng thế với clo tạo ra chất B. Biết B có cùng thành phần phân tử với A và phân tử khối của chúng bằng nhau. Tìm công thức phân tử của Q và viết phương trình hóa học. (C2H4) 2. Đốt cháy hết 17,3 gam hỗn hợp khí Z gồm H2, CO, CH4, C2H4, C2H2, C2H6 thu được 46,2 gam CO2 và 20,7 gam H2O. Viết các phương trình hóa học và tính thành phần phần trăm về khối lượng của CO trong hỗn hợp Z. (Đ/S: 24,28%) (Trích đề thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm học 2009 – 2010) Câu 32. 1. Khi cho canxi cacbua vào nước thu được hiđrocacbon A là chất khí không màu. Hiđrocacbon B có hàm lượng hiđro đúng bằng hàm lượng hiđro trong A và phân tử khối MB = 78 (B có cấu tạo mạch vòng, các liên kết đôi xen kẽ với các liên kết đơn). Tiến hành các thí nghiệm với A, B: + Dẫn khí A vào dung dịch brom loãng. + Cho B vào ống nghiệm đựng nước cất, lắc nhẹ, để yên. + Đun nóng hỗn hợp gồm B và brom với một ít bột sắt. Nêu các hiện tượng xảy ra, viết các phương trình hóa học minh họa (nếu có). 2. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm metan và etilen bằng oxi dư rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch NaOH dư thu được 200 gam dung dịch có nồng độ

98


muối là

53a % . Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các chất có trong hỗn 15

hợp X ban đầu. (Trích đề thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm học 2011 – 2012) (Đ/S: A là C2H2; B là C6H6; %CH4 = 53,33%; %C2H4 = 46,67%)

2.3.3.2. Bài tập dẫn xuất hidrocacbon Câu 1. Nêu PPHH để phân biệt các chất lỏng sau: axit axetic, rượu etylic, benzen, dd glucozơ trong nước và etxăng có lẫn một ít nước. Viết các PTHH (nếu có). (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội vòng 2 năm học 1991 – 1992) - Dùng quỳ tím để nhận ra axit axetic. - Dùng phản ứng tráng gương để nhận ra dd glucozơ - Cho Na kim loại vào các chất lỏng còn lại thấy chất không phản ứng là benzen - Phân biệt rượu etylic và etxăng có lẫn nước bằng axit axetic. Câu 2. Có những chất: Rượu etylic, Etilen, Axit axetic, Benzen, Metan và Axetilen a) Em hãy viết công thức phân tử, công thức cấu tạo của những chất đã cho b) Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1mol của hai chất trong số những chất đã cho, người ta thu được nhưng lượng sản phẩm khác nhau như sau: - 2,24 lít CO2 (đktc) - 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O Em hãy suy luận để tìm tên của hai chất đem đốt. Viết các PTHH đã xảy ra. (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội năm học 2000 – 2001) (Đ/S: CH4 và C2H6O) Câu 3. Từ xenlulozơ, các chất vô cơ và các điều kiện cần thiết khác, viết các PTHH xảy ra trong quá trình điều chế rượu etylic và etyl axetat. (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội năm học 2011 – 2012) Câu 4. Axit acrylic CH2 = CH – COOH vừa có tính chất hóa học tương tự axit axetic vừa có tính chất hóa học tương tự etilen. Viết PTHH biểu diễn phản ứng giữa axit acrylic với Na, NaOH, C2H5OH (có mặt H2SO4 đặc, đun nóng), dung dịch nước brom để minh họa nhận xét trên. (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội năm học 2004 – 2005)

99


Câu 5. 1. Hãy nhận biết các dung dịch và chất lỏng đựng trong các lọ mất nhãn: dung dịch Glucozơ, cồn 100o, dung dịch axit axetic, lòng trắng trứng, benzen. 2. Biết axit Lactic có công thức: CH3-CH(OH)-COOH. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho axit Lactic lần lượt tác dụng với các chất: a. Na dư.

b. C2H5OH (H2SO4đặc, đun nóng nhẹ).

c. Dung dịch Ba(OH)2. d. Dung dịch KHCO3. (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên ĐHSP năm học 2004 – 2005) 1. - Đun nóng để nhận ra ống nghiệm đựng lòng trắng trứng. - Dùng quỳ tím để nhận ra dd axit axetic. - Dùng Ag2O/NH3 để nhận ra ống nghiệm đựng dd Glucozơ. - Dùng Na nhận ra ống nghiệm đựng cồn 100o. Còn lại ống nghiệm đựng bezen. 2. a) CH3-CH(OH)-COOH + 2Na  CH3-CH(ONa)-COONa + H2

b) CH3CH(OH)COOH + C2H5OH

H2SO4 ®Æc t oC

CH3CH(OH)COOC2H5 + H2O

c) 2CH3-CH(OH)-COOH + Ba(OH)2  (CH3-CH(OH)-COO)2Ba + 2H2O d) CH3-CH(OH)-COOH + KHCO3  CH3-CH(OH)-COOK + H2O + CO2  Câu 6. A, B, C, D là những hợp chất hữu cơ khác nhau, quan hệ giữa chúng được biểu  CaCO  CO2 diễn bằng sơ đồ sau: A  B  C  D  3

Hãy chọn các chất thích hợp và viết những PTHH thực hiện biến hóa này. (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội vòng 1 năm học 1991 – 1992) (Đ/S: A là tinh bột; B là C6H12O6; C là C2H5OH; D là CH3COOH) Câu 7. Cho sơ đồ biến hoá sau: 1. A + ...  B

3. B + ...  C + H2O 5. D + NaOH  B + ...

2. B + 3O2  2CO2 + 3H2O

4. C + B  D + H2O

Trong đó A, B, C, D là ký hiệu các chất hữu cơ. Hãy xác định công thức, tên gọi của các chất đó và hoàn thành các PTHH. (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên ĐHKHTN năm học 1997 – 1998) (Đ/S: A: CH2=CH2; B: C2H5OH; C: CH3COOH; D: CH3COOC2H5)

100


Câu 8. 1. Trình bày phương pháp sử dụng những kim loại thích hợp để phân biệt các chất lỏng sau: benzen, rượu etylic, axit axetic. (Đ/S: dùng kim loại Mg, Na) 2. Cho A, B, C, D là các hợp chất hữu cơ

A

khác nhau, hãy xác định các chất này và

C Axit axetic

viết những phương trình phản ứng thực

B

D

hiện dãy biến hoá: (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội năm học 1992 – 1993) (Đ/S: A là C2H5OH; B là CH3COOC2H5, C là CH3COOCH3, D là CH3COONa) Câu 9. Cho biết A, B, C, D, E, G, H là những chất hữu cơ khác nhau. Hãy chọn các chất thích hợp và viết những phương trình phản ứng thực hiện biến hóa hóa học sau, ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có (mỗi mũi tên ứng với một phương trình phản ứng): A  B  C  D  E  CH3COONa 

GH (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội năm học 1997 – 1998) (Đ/S: A là tinh bột; B là C6H12O6; C là C2H5OH; D là CH3COOH; E là (CH3COO)2Mg; G là CH3COOC2H5; H là CH3COOK) Câu 10. Cho biết X1, X2, X3, X4, X5 là các hợp chất hữu cơ, còn A, B, C, D, E là những hợp chất vô cơ; hãy xác định các chất thích hợp để hoàn thành những phương trình phản ứng theo sơ đồ sau: 1) X1 + A  X2 + X5 2) X3 + X5  X1 + C 3) A + X4  X2 + B 

4) X5 + O2  X3 + C t

t

5) D + X2  X3 + E  6) X3 + Mg  X4 + H2

(Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội năm học 1999 – 2000) (X1: CH3COOC2H5; X2: (CH3COO)2Ba; X3: CH3COOH; X4: (CH3COO)2Mg; X5: C2H5OH; A: Ba(OH)2; B: Mg(OH)2; C: H2O; D: H2SO4; E: BaSO4) Câu 11. Trong phòng thí nghiệm có 7 bình thuỷ tinh không màu bị mất nhãn, mỗi bình đựng một chất khí hoặc một chất lỏng sau đây: metan, etilen, benzen, khí cacbonic, khí

101


sunfurơ, rượu etylic, axit axetic. Chỉ được dùng thêm nước, nước vôi trong, nước brom, đá vôi; hãy cho biết phương pháp nhận ra từng chất. Viết các PTHH (nếu có). (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên ĐHKHTN năm học 2005 – 2006) - Chất không tan trong nước, nổi lên mặt nước là C6H6. - 2 chất tan cho tác dụng với CaCO3, chất phản ứng tạo ra khí là CH3COOH. Chất không phản ứng là C2H5OH. 2CH3COOH + CaCO3  (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O. - Hai chất tạo kết tủa với Ca(OH)2 là CO2 và SO2: CO2 + Ca(OH)2 = CaCO3 + H2O ; SO2 + Ca(OH)2 = CaSO3 + H2O Cho hai khí này tác dụng với nước brom, chất làm mất màu là SO2, chất không làm mất màu là CO2. SO2 + Br2 + 2H2O = 2HBr + H2SO4 - Cho hai khí không tạo kết tủa với Ca(OH)2 tác dụng với nước Brom, chất làm mất màu là C2H4, chất không làm mất màu là CH4. C2H4 + Br2  C2H4Br2 Câu 12. Các hợp chất hữu cơ A, B, C, D (chứa các nguyên tố C, H, O), trong đó khối lượng mol của A bằng 180 gam. Cho A tác dụng với oxit kim loại R2O trong dung dịch B  D NH3 tạo ra kim loại R. Cho A chuyển hoá theo sơ đồ: A  B  C 

Hãy chọn các chất thích hợp để viết các phương trình phản ứng. (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên ĐHKHTN năm học 2005 – 2006) (Đ/S : A: C6H12O6 ; Oxit là Ag2O; B: C2H5OH; C: CH3COOH; D: CH3COOC2H5) Câu 13. X là hợp chất hữu cơ có chứa 3 nguyên tố C, H, O trong đó oxi chiếm 34,78% về khối lượng. Một mol X nặng hơn một mol H2 là 23 lần. a) Xác định công thức phân tử của X. (Đ/S: X là C2H6O) b) X có 2 đồng phân A và B trong đó A có phản ứng thế với Na. Tìm công thức cấu tạo của A và B. (Đ/S: A là CH3CH2OH; B là CH3 – O – CH3) c) Viết PTHH theo dãy biến đổi hóa học sau, biết A là hợp chất vừa tìm được ở trên, A1, A2, A3, A4, A5 là các hợp chất hữu cơ: A1  A2  A  A3  A4  A5 (Trích đề thi học sinh giỏi quận Cầu Giấy vòng 2 năm 2001 – 2002) (A1: tinh bột; A2: C6H12O6; A3: C2H5OH; A4: CH3COOH; A5: CH3COOC2H5) Câu 14. Hợp chất hữu cơ X có thành phần gồm các nguyên tố C, H, O. Để đốt cháy hoàn toàn 2,688 lit hơi X, cần dùng 5,376 lít O2, kết quả phản ứng thu được 10,56 g CO2 và 4,32 g H2O.

102


a) Xác định CTPT của X, biết rằng các thể tích khí đều đo ở đktc. (Đ/S: C2H4O2) b) Viết các PTHH theo sơ đồ sau biết X có khả năng làm đỏ quỳ tím và các chất A, B, C, D, E, F trong sơ đồ đều là các hợp chất hữu cơ. A  B  C X  D  E  F (Đ/S: A: tinh bột; B: C6H12O6 ; C: C2H5OH; X: CH3COOH; E: CH3COOC2H5; F: CH3COONa) (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội năm học 1993 – 1994) Câu 15. X là một loại rượu etylic 92o (cồn 92o) - Cho 10 ml X tác dụng hết với natri kim loại thì thu được bao nhiêu lít khí (đktc), biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 g/ml và của nước là 1 g/ml. (Đ/S: 2,24 lit) - Trộn 10 ml X với 15 gam axit axetic rồi đun nóng với H2SO4 đặc. Tính khối lượng este thu được, biết hiệu suất của phản ứng este hoá là 80%. (Đ/S: m = 11,264g) (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên ĐHKHTN năm học 1997 – 1998) Câu 16. Các rượu C3H7OH, C4H9OH và CxHyOH (với x, y nguyên dương; y ≤ 2x+1) có tính chất hóa học tương tự rượu C2H5OH. a) Đốt cháy hoàn toàn một lượng rượu CxHyOH rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình đựng tăng z gam đồng thời xuất hiện 1,25z gam kết tủa trắng. Viết các PTHH xảy ra và xác định công thức phân tử của rượu trên. (Đ/S: CH3OH) b) Hỗn hợp A gồm C2H5OH, C3H7OH, C4H9OH, CxHyOH, H2O. Cho a gam A phản ứng hoàn toàn với Na dư thu được 11,76 lit H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn a gam A thu được b gam CO2 và 72,9 gam H2O. Viết các PTHH xảy ra và tìm a, b. (Đ/S: a = 60,9; b = 132) (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội năm học 2005 – 2006) Câu 17. Có hỗn hợp gồm rượu Ca H

2a + 1OH,

axit hữu cơ Cb H

2b + 1COOH

(với a,b:

nguyên; a  1; b  0) được chia làm ba phần bằng nhau: - Phần 1: Đem đốt cháy hoàn toàn rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 thấy bình nặng thêm 34,6 g trong đó có 30 g kết tủa. Dung dịch thu được sau khi lọc kết tủa đem đun nóng lại thấy tạo ra 10 g kết tủa. - Phần 2: Để trung hoà axit hữu cơ người ta phải dùng 100 ml dung dịch NaOH 1M.

103


- Phần 3: Đem đun nóng có mặt H2SO4 đặc thu được q gam este, cho biết hiệu suất của phản ứng là 75%. a) Viết các PTHH. Tìm công thức của rượu và axit hữu cơ. b) Tìm q. (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội năm học 2006 – 2007) (Đ/S: TH1: CH3OH và C2H5COOH; q = 6,6g; TH2: C2H5OH và HCOOH; q = 5,55g) Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam hỗn hợp A gồm benzen và chất hữu cơ X có công thức CnH2n+1OH (n là số nguyên, dương) trong V lit (đktc) không khí dư. Sau phản ứng thu được 3,24 gam H2O và 65,744 lit (đktc) hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch NaOH dư thấy còn lại 62,16 lit (đktc) hỗn hợp khí Z. Cho rằng không khí chỉ gồm O2 và N2. a) Viết PTHH của các phản ứng xảy ra và tìm công thức phân tử của X. b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp A và tìm V. (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội năm học 2008 – 2009) (Đ/S: X: C2H5OH; %C6H6 = 25,32%; %C2H5OH = 74,58%; V = 67,2 lit) Câu 19. Hỗn hợp X gồm 2 rượu là CxH2x+1OH và CyH2y+1OH (với x, y nguyên dương) có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 24,75. a) Đem đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol CxH2x+1OH rồi cho toàn bộ sản phẩm phản ứng vào bình đựng nước vôi trong dư thu được m1 gam kết tủa trắng. Cũng làm như trên với 0,25 mol CyH2y+1OH thì thu được m2 gam kết tủa trắng. Biết m2 – m1 = 25 gam. Viết PTHH của phản ứng xảy ra. Xác định công thức phân tử của 2 rượu. b) Lấy 11,88 gam hỗn hợp X trộn với 18 gam axit axetic đem thực hiện phản ứng este hóa thì thu được bao nhiêu gam mỗi este? Cho biết hiệu suất các phản ứng este hóa đều là 60%. (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội năm học 2007 – 2008) (Đ/S: C2H5OH và C3H7OH; 9,504g CH3COOC2H5 và 3,672g CH3COOC3H7) Câu 20. Dung dịch A chứa axit axetic có khối lượng riêng là 1,02g/ml. Cho V ml dd A vào 80ml dd Na2CO3 0,25M, tạo thành 0,336 lít khí và ddB. Cho B vào cốc chứa 400 ml dd Ca(OH)2 0,05M thu được 0,5 g kết tủa và ddC. Nếu cho V ml dd A tác dụng với lượng dư Na làm tạo thành 8,736 lít khí.

104


a) Xác định V và nồng độ phân tử gam của ddA. (Đ/S: V = 15,3 ml; CA = 1,96M) b) dd C có thể hấp thụ tối đa bao nhiêu lít khí CO2. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc, các muối của axit axetic đều tan trong nước. (V = 0,672 lit) (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội vòng 2 năm học 1991 – 1992) Câu 21. Có 2 axit hữu cơ có công thức CnH2n+1COOH (chất A) và CmH2m+1COOH (chất B). - Trộn 9 gam chất A với 18,5 gam chất B được hỗn hợp X. Để trung hòa hoàn toàn X cần 400 ml dung dịch NaOH 1M. - Trộn 15 gam chất A với 25,9 gam chất B được hỗn hợp Y. Để trung hòa hoàn toàn Y cần 300 ml dung dịch NaOH 2M. a) Xác định công thức của chất A và B. (Đ/S: A: CH3COOH; B: C2H5COOH) b) Chia 16,4 gam hỗn hợp Z gồm A và B thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hoàn toàn với Na dư thu được 1,4 lit H2 (ở đktc). Phần 2 đem đun với lượng dư rượu CxH2x+1OH (có mặt H2SO4 đặc), sau phản ứng thu được 2 este có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 286:221. Giả thiết hiệu suất tạo este của axit như nhau. Viết các PTHH. Tìm công thức của rượu. (Đ/S: C2H5OH) (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội năm học 2002 – 2003) Câu 22. Có chất A là CnH2n+1COOH, B là CmH2m+1OH và D là CxHy(OH)2 (với n, x, y: nguyên, dương và m = n + 1). a) Trộn A và B theo tỉ lệ mol 1:1 được hỗn hợp Y. Đem đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thấy thể tích khí CO2 sinh ra gấp 4 lần thể tích khí CO2 thu được khi cho hỗn hợp vừa trộn trên tác dụng với NaHCO3 dư. Tìm công thức 2 chất A, B biết thể tích khí đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. (Đ/S: A: CH3COOH; B: C2H5OH) b) Tính số gam axit A cần thiết để tác dụng hết với 3,1 gam rượu D (có mặt H2SO4 đặc, đun nóng), tạo nên hỗn hợp hai este có tỉ lệ số mol là 1:4 (hợp chất có phân tử khối lớn chiếm tỉ lệ cao). Biết rằng khi đốt 0,05 mol rượu D cần 0,125 mol O2 và tạo ra 0,1 mol khí CO2. (Đ/S: D: C2H4(OH)2; mA = 5,4g) (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội năm học 2003 – 2004)

105


Câu 23. Trung hòa x gam hỗn hợp 2 axit hữu cơ A, B có công thức chung là CnH2n+1COOH có tính chất tương tự axit axetic cần v ml dung dịch NaOH nồng độ C%, khối lượng riêng d (gam/ml). Đốt cháy hoàn toàn x gam hỗn hợp 2 axit trên thu được m gam CO2. a) Viết PTHH của các phản ứng trên và tính x theo v, C, d, m. b) Nếu v = 160; C = 20; d = 1,225; m = 108,24. Tìm giá trị của x. c) Biết khối lượng mol phân tử của B lớn hơn của A là 14 gam và các giá trị v, C, d, m như câu (b), hãy tìm công thức phân tử của 2 axit. (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội năm học 2008 – 2009) (Đ/S: x = 7m/32 + dvC/125; x = 65,8g; A: CH3COOH; B: C2H5COOH) Câu 24. Có chất A là CnH2n+1COOH, B là CmH2m+1COOH và D là CaH2a+1OH (với n, m, a: nguyên, dương và m = n + 1). a) Trộn A và B được hỗn hợp Z. Đem đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp Z thì thu được khối lượng CO2 lớn hơn khối lượng H2O là 2,73 gam. Nếu lấy cùng một lượng hỗn hợp Z như trên phản ứng với dung dịch NaOH vừa đủ thì sau phản ứng thu được 3,9 gam hỗn hợp muối khan. Xác định công thức 2 axit A và B. b) Cho một lượng rượu D đi vào bình đựng natri kim loại dư thấy khối lượng bình tăng thêm 3,15 gam và có 0,784 lit khí H2 (đktc) thoát ra. Xác định công thức chất D. c) Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp 2 este tạo bởi 2 axit A, B và rượu D người ta thu được 0,54 gam H2O. Tính thể tích khí CO2 tạo ra ở điều kiện tiêu chuẩn. (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội năm học 2004 – 2005) (Đ/S: A: CH3COOH; B: C2H5COOH;D: C2H5OH; V = 0,672 lit) Câu 25. Chất béo B có công thức (CnH2n+1COOH)3C3H5. Đun nóng 16,12 g B với 250 ml dung dịch NaOH 0,4M tới khi phản ứng xà phòng hóa xảy ra hoàn toàn, ta thu được dung dịch X. Để trung hòa lượng NaOH dư trong 1/10 dung dịch X cần 200 ml dung dịch HCl 0,02M. a) Hỏi khi xà phòng hóa 1 kg chất béo B tiêu tốn bao nhiêu g NaOH và thu được bao nhiêu g glixerin ? b) Xác định công thức phân tử của axit tạo thành chất béo B. (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên ĐHKHTN năm học 1992 – 1993)

106


(CnH2n+1COO)3C3H5 + 3NaOH  3CnH2n+1COONa + C3H5(OH)3 nNaOH: 0,25 . 0,4 - (10 . 0,2 . 0,02) = 0,06 (mol) Khối lượng của chất béo: (14n + 45).3 + 41 = 42n + 176 Theo PTHH:

0, 06 16,12 = = 0,02  n = 15  CTPT của axit béo: C15H31COOH. 3 42n  176

Để thủy phân 16,12 g chất béo cần 0,06.40 = 2,4 g NaOH. Để xà phòng hóa 1 kg chất béo đó cần Lượng glixerin thu được:

2, 4 = 0,14888 kg NaOH hay 148,88 g NaOH. 16,12

92.0, 06 = 0,11414 kg hay 114,14 g. 3.16,12

Câu 26. Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hợp chất hữu cơ Y chứa C, H, O cần vừa đủ 5,6 lít ôxi (đktc), thu được khí CO2 và hơi nước với thể tích bằng nhau. a) Xác định công thức phân tử của Y, biết rằng phân tử khối của Y là 88 đvC. b) Cho 4,4 gam Y tác dụng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH sau đó làm bay hơi hỗn hợp thu được m1 gam hơi của một rượu đơn chức và m2 gam muối của một axit hữu cơ đơn chức. Số nguyên tử cacbon ở trong rượu và trong axit thu được là bằng nhau. Hãy xác định công thức cấu tạo và tên gọi của Y. Tính khối lượng m1 và m2. (Đ/S: Y là C4H8O2; m1 = 2,3 g ; m2 = 4,1 g) (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên ĐHKHTN năm học 1997 – 1998) Câu 27. Để đốt cháy hoàn toàn 32,4 gam hỗn hợp Q gồm 2 este là CxH2x+1COOCyH2y+1 và CaH2a+1COOCbH2b+1 (với x, y, a, b: nguyên; x, a ≥ 0; y, b ≥ 1) cần 38,08 lit O2 (ở đktc). Tính thể tích dung dịch KOH 14% (khối lượng riêng là 1,12g/ml) cần dùng để thủy phân hoàn toàn 16,2 gam hỗn hợp Q trên. (Đ/S: V = 71,43ml) (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT Hà Nội năm học 2005 – 2006) Câu 28. Cho 32,8 gam hỗn hợp A gồm 2 chất hữu cơ X, Y tác dụng vừa đủ với 0,2 lít dung dịch NaOH 1M thu được hỗn hợp 2 rượu R1OH, R2OH và 18,8 gam một muối RCOONa (trong đó R, R1, R2 chỉ chứa cacbon, hiđro và R2 = R1 + 14). Cho toàn bộ 2 rượu tác dụng với Na dư thu được 6,72 lít H2 (đktc). Xác định công thức cấu tạo của 2 chất X, Y. (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên ĐHSP năm học 2010 – 2011)

107


Gọi công thức trung bình của 2 ancol: R OH R OH

+

0,6 mol

Na 

R ONa +

1/2 H2 0,3 mol

nNaOH = 0,2×1 = 0,2 mol  0,6 mol = n2 rượu  hỗn hợp ban đầu gồm 1 este và 1 rượu RCOOR’

+ NaOH  RCOONa + R’OH

R’’OH

R’’OH

Áp dụng ĐLBTKL: m2ancol = m2chất ban đầu + mNaOH – mmuối = 32,8 + 0,2×40- 18,8 = 22g R OH= 22/0,6 = 36,67 

32(CH3OH)  R OH= 36,67

 rượu R1OH là CH3OH và R2OH là C2H5OH CH3OH : x mol

ta có hệ

C2H5OH: y mol

x

+y

= 0,6 suy ra

32x + 46y = 22

x = 0,4 y = 0,2

nNaOH = 0,2×1 = 0,2 mol = neste = n(C2H5OH)  gốc rượu trong este là C2H5 32,8 gam

RCOOC2H5 : 0,2 mol CH3OH: 0,4 mol

 (R + 73)×0,2 + 32×0,4 = 32,8  R = 27  R là C2H3  X: CH2=CH-COOC2H5; Y: CH3OH Câu 29. Cho hỗn hợp Z gồm hai chất hữu cơ L, M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 4 gam NaOH tạo ra hỗn hợp hai muối R1COONa, R2COONa và một rượu R'OH (trong đó R1, R2, R' chỉ chứa cacbon, hydro, R2 = R1 + 14). Tách lấy toàn bộ rượu rồi cho tác dụng hết với Na, thu được 1,12 lít H2 (đktc). Mặt khác, cho 5,14 gam Z tác dụng với một lượng vừa đủ NaOH thu được 4,24 gam muối; còn để đốt cháy hết 15,42 gam Z cần dùng 21,168 lít O2 (đktc) tạo được 11,34 gam H2O. Xác định công thức các chất L, M và % khối lượng của chúng trong hỗn hợp Z. (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên ĐHKHTN năm học 2005 – 2006) Hỗn hợp Z có thể 1 axit RCOOH và 1 este R''COOR' hoặc gồm 2 este có công thức trung bình là RCOOR ' . RCOOH + NaOH  RCOONa + H2O

(1)

R''COOR' + NaOH  R''COONa + R'OH (2)

108


hoặc: RCOOR ' + NaOH  RCOONa + R'OH (3) Nếu là hỗn hợp 1 axit, 1 este thì theo (1); (2) số mol rượu < số mol NaOH. Nếu Z gồm 2 este thì theo (3) số mol rượu = số mol NaOH. 2R'OH + 2Na  2R'ONa + H2 Số mol H2 = 0,05  số mol rượu = 0,1 Số mol NaOH = 4 : 40 = 0,1. Suy ra Z gồm 2 este. Áp dụng ĐLBTKL: m CO  m z  m O 2  m H O  15,42  32 21,168  11,34  34,32 2

22,4

2

mC  12.34,32:44

 9,36  mH  2.11,34:18  1, 26  nZ  nO2  4,8:32  0,15 mO  15, 42  9,36 1, 26  4,8 

Suy ra nZ trong 5,14 gam = 0,15 : 3 = 0,05 Theo (3) nZ = nNaOH = n RCOONa = nR'OH = 0,05 Suy ra M RCOONa = 4,24 : 0,05 = 84,8  R = 17,8 Vậy 2 muối là CH3COONa và C2H5COONa. Áp dụng ĐLBTKLcho phản ứng (3) ta có: Số gam rượu = 5,14 + 0,05.40 - 4,24 = 2,9 Mrượu = 58 Suy ra R' là C3H5. Các este L, M là CH3COOC3H5 và C2H5COOC3H5 - Đặt số mol CH3COOC3H5 và C2H5COOC3H5 trong 5,14 gam Z là x,y: 100.0,04 100  77,82 5,14 114.0,01 100x 114y  5,14 (II) y  0,01 %C 2 H 5 COOC3 H 5  100  22,18 5,14 x  y  0,05 (I)

 x  0,04 %CH 3COOC3 H 5 

109


TIỂU KẾT CHƯƠNG II Để quá trình bồi dưỡng HS đạt hiệu cao, GV cần cung cấp cho HS hệ thống kiến thức lý thuyết cơ bản vững vàng. Trên cơ sở hệ thống bài tập đã xây dựng, hướng dẫn HS quy trình giải bài tập, xác định điểm “mấu chốt”, tình huống sai lầm thường mắc phải thông qua các bài tập cụ thể. Từ giải những bài cụ thể, HS sẽ biết cách tháo gỡ những điểm “mấu chốt” của từng dạng bài và tìm “mấu chốt” cho những dạng bài khác. Xác định được “mấu chốt” là cơ sở của việc xác định logic của bài, HS sẽ đưa ra được sơ đồ định hướng đi từ cái đã cho đến cái cần tìm để giải bài tập. Thường xuyên rèn luyện cho HS tự xây dựng cho mình một tiến trình luận giải tốt tức là GV đã dạy học sinh cách thức suy luận, lập luận, liên kết các vấn đề riêng lẻ thành chuỗi vấn đề. Điều quan trọng nữa là GV phải luôn hướng dẫn HS biết tự kiểm tra, đánh giá việc giải bài tập. Kiểm tra, đáng giá việc giải bài tập bao gồm: kiểm tra khảo sát lời giải, quá trình giải, kết quả bài tập và phương pháp giải. HS sẽ tự đặt cho mình câu hỏi: có lời giải nào chính xác hơn không? Có cách lập luận nào chặt chẽ hơn không? Có cách giải nào khác? Có cách nào ngắn gọn? Cách nào tốt nhất? Từ đó, rút ra kết luận cơ bản về kiến thức, phương pháp để khi gặp tình huống tương tự HS có thể tự lực giải quyết nhanh chóng. Tự kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Như vậy, thông qua việc giải bài tập, HS sẽ lĩnh hội một cách tự giác, tích cực cả về kiến thức hoá học, cả về cách thức giải bài tập, cả về phương pháp tư duy và luôn có được niềm vui sướng của sự nhận thức sáng tạo.

110


CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm (TNSP) 3.1.1. Mục đích TNSP Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả của việc tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hoá học trong việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi ở trường THCS.

3.1.2. Nhiệm vụ TNSP - Tham khảo ý kiến một số chuyên gia về hệ thống bài tập đã xây dựng đối với công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi hoá học trường THCS. - Hướng dẫn sử dụng hệ thống bài tập đã biên soạn để bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi hoá học cho các giáo viên thực hiện. - Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của tài liệuthực nghiệm và cách sử dụng nó trong dạy học. - Phân tích kết quả thực nghiệm, từ đó rút ra kết luận.

3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm - Sử dụng hệ thống bài tập để bồi dưỡng học sinh chuẩn bị cho các kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 của Quận và Thành phố. Các bài tập này sử dụng trong các tiết giảng dạy lý thuyết cũng như luyện tập, ôn tập. - Đánh giá hiệu quả của việc dùng bài tập nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh qua quan sát các giờ học, kết quả các bài kiểm tra, kết quả thi học sinh giỏi cấp Quận.

3.3. Phương pháp thực nghiệm 3.3.1. Đối tượng học sinh và địa bàn thực nghiệm Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm trong học kỳ I năm học 2013 – 2014 ở các lớp bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi của các trường trong Thành phố Hà Nội.

3.3.2. Giáo viên dạy thực nghiệm - Trường THCS Cầu Giấy: Đào Nguyễn Thanh Hương, tuổi nghề 7 năm. - Trường THCS Nguyễn Trường Tộ: Hồ Thị Minh Hiền, tuổi nghề 7 năm.

111


- Trường THCS Kim Giang : Nguyễn Thị Vân Anh, tuổi nghề 7 năm. - Trường THCS Nhân Chính: Lê Thanh Hải, tuổi nghề 7 năm. - Trường THCS Thanh Trì: Cao Tuyết Ngần, tuổi nghề 7 năm. - Trường THCS Thành Công: Lã Minh Phương, tuổi nghề 7 năm. - Trường THCS Dịch Vọng: Lê Việt Đức, tuổi nghề 9 năm. - Trường THCS Thực nghiệm: Đào Thị Mai Oanh, tuổi nghề 5 năm Trừ GV của trường THCS Cầu Giấy đã có 3 năm kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển HSG thì các GV còn lại năm nay mới là năm thứ hai tham gia công tác này.

3.3.3. Kế hoạch giảng dạy - Chúng tôi trao đổi với GV về cách thức thực nghiệm và nhất trí như sau: GV dùng bài tập trong hệ thống bài tập và phương pháp nêu vấn đề, tổ chức điều khiển HS tìm tòi cách giải, thu nhận kiến thức thông qua việc giải quyết các bài tập và trả lời câu hỏi. Như vậy, qua từng tiết học, HS sẽ nắm được cả nội dung và phương pháp giải quyết các vấn đề học tập đề ra. GV đóng vai trò điều khiển, hướng dẫn quá trình thu nhận kiến thức, làm chính xác hoá nội dung kiến thức và cách thức tư duy. - Để đánh giá hiệu quả của việc dùng hệ thống bài tập phát huy tính tích cực của học sinh, chúng tôi tiến hành kiểm tra 3 bài với thời gian từ 60 đến 90 phút sau 2 chương (hợp chất vô cơ, kim loại). Sau khi kiểm tra, sẽ tiến hành chấm bài theo thang điểm 10, thống kê kết quả và phân loại theo 3 nhóm: nhóm khá, giỏi có đểm 7,8,9,10; nhóm trung bình có điểm 5,6 và nhóm yếu kém có điểm dưới 5. - So sánh kết quả thi HSG cấp Quận năm học 2013 – 2014 với năm học 2012 2013.

3.4. Kết quả thực nghiệm Bảng: 3.1. Kết quả kiểm tra lần 1, lần 2, lần 3 Điểm xi

TB

Đơn

Kiểm

vị

số

tra

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Xi

1

-

-

-

-

-

1

3

3

1

2

-

7,0

2

-

-

-

-

-

1

1

4

3

1

-

7,2

3

-

-

-

-

-

1

1

3

3

2

-

7,4

Cầu Giấy

10

112


Nguyễn Trường

15

Tộ Kim Giang

10

Nhân

5

Chính

Thanh

5

Trì

Thành Công

10

Dịch Vọng

Thực nghiệm

5

5

1

-

-

-

-

1

2

3

4

2

2

1

6,93

2

-

-

-

-

-

0

4

5

3

3

-

7,33

3

-

-

-

-

-

1

3

4

3

3

1

7,47

1

-

-

-

-

1

2

3

1

3

-

-

6,3

2

-

-

-

-

1

-

4

3

1

1

-

6,6

3

-

-

-

-

-

1

2

4

2

1

-

7,0

1

-

-

-

-

-

-

3

1

1

-

-

6,6

2

-

-

-

-

-

1

1

2

1

-

-

6,6

3

-

-

-

-

-

-

3

0

1

1

-

7,0

1

-

-

-

-

-

-

3

1

1

-

-

6,6

2

-

-

-

-

-

1

1

2

1

-

-

6,6

3

-

-

-

-

-

1

1

0

2

1

-

7,2

1

-

-

-

-

-

2

3

3

1

1

-

6,6

2

-

-

-

-

-

1

3

3

2

1

-

6,9

3

-

-

-

-

-

-

2

5

2

1

-

7,2

1

-

-

-

-

1

-

2

1

1

-

-

6,2

2

-

-

-

-

-

1

1

2

1

-

-

6,6

3

-

-

-

-

-

-

3

1

1

-

-

7,0

1

-

-

-

-

-

-

3

1

1

-

-

6,6

2

-

-

-

-

-

-

2

1

1

1

-

7,2

3

-

-

-

-

-

-

1

1

3

-

-

7,4

Bảng: 3.2. Kết quả thi học sinh giỏi cấp Quận Kết quả

Số Đơn vị

Năm học

Nguyễn

2012 – 2013

Trường Tộ

2013 – 2014

Kim

2012 – 2013

lượng

Giải

Giải

HS

nhất

nhì

0

0

0 0

15 10

113

Giải ba

% số Khuyến HS đạt khích

giải

3

6

60%

2

3

7

80%

0

1

4

50%


Giang

2013 – 2014

Nhân

2012 – 2013

Chính

2013 – 2014

Thanh Trì

5

2012 – 2013

5

2013 – 2014

Thành

2012 – 2013

Công

2013 – 2014

10

2012 – 2013 Dịch Vọng

2013 – 2014

Thực

2012 – 2013

nghiệm

2013 – 2014

5

5

0

1

1

5

70%

0

0

0

1

20%

0

0

1

2

60%

0

0

1

1

40%

0

1

0

1

40%

0

0

2

4

60%

0

1

3

3

70%

0

0

0

0

0%

0

0

0

2

40%

0

0

0

3

60%

0

1

0

2

60%

Bảng: 3.3. Kết quả thi học sinh giỏi cấp Quận của trường THCS Cầu Giấy Kết quả

Số Năm học

lượng HS

% số HS

Giải nhất

Giải nhì

Giải ba

Khuyến

đạt giải

khích

2010 - 2011

3

0

0

0

1

33,33%

2011 - 2012

4

0

0

1

2

75%

2012 – 2013

5

0

0

2

2

80%

2013 – 2014

10

0

1

3

6

100%

Năm học 2013 – 2014, trường THCS Cầu Giấy có 1 HS được đi thi HSG cấp Thành phố môn Hóa học - Kết quả thi vào lớp 10 chuyên Hóa của trường THCS Cầu Giấy + Năm học 2010 – 2011: Có 1/3 HS thi đỗ vào lớp 10 chuyên Hóa của trường THPT Chu Văn An (đạt tỉ lệ 33,33%). + Năm học 2011 – 2012: Có 3/4 HS thi đỗ vào lớp 10 chuyên Hóa. 1 HS thi đỗ vào trường THPT Chu Văn An, 1 HS vừa đỗ vào trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam vừa đỗ vào trường chuyên ĐHSP, 1 HS thi đỗ vào trường chuyên ĐHKHTN (đạt tỉ lệ 75%).

114


+ Năm học 2012 – 2013: Có 5/5 HS thi đỗ vào lớp 10 chuyên Hóa. 3 HS thi đỗ vào trường THPT Chu Văn An, 1 HS đỗ vào trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, 1 HS đỗ vào trường chuyên ĐHSP (đạt tỉ lệ 100%).

3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm Qua quan sát giờ học và số liệu thu thập từ kết quả thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau : - HS nắm kiến thức tương đối vững, biểu hiện ở khả năng tái hiện và vận dụng kiến thức, biết chủ động tìm ra cách giải quyết vấn đề và cách giải tối ưu; điểm trung bình các bài kiểm tra đều ở mức khá. - Lớp có không khí học tập sôi nổi. HS có ý thức thảo luận, tranh luận thường xuyên cả trong và ngoài lớp học. - Kết quả thi HSG cấp Quận năm học sau cao hơn năm học trước. Như vậy, có thể kết luận rằng: việc tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hợp lý hệ thống bài tập hoá học trong quá trình bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi đã mang lại hiệu quả cao hơn, học sinh thu nhận kiến thức chắc chắn, bền vững, sâu sắc hơn; khả năng vận dụng độc lập, sáng tạo và hứng thú nhận thức được phát triển. Bên cạnh kết quả thu được ở trên, các giáo viên dạy thực nghiệm đều nhất trí rằng: nội dung đề tài đã giúp họ có được hệ thống lý thuyết – bài tập tương đối phong phú, đảm bảo chất lượng, bước đầu đáp ứng nhu cầu sử dụng bài tập trong việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi hoá học. Chúng tôi còn tham khảo ý kiến của một số chuyên viên hoá ở các Phòng Giáo dục - Đào tạo và nhận được ý kiến tán thành về đề tài này. Các ý kiến cho rằng: đề tài có tính thiết thực giúp giáo viên THCS có thêm tư liệu trong việc tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học hoá học, nhất là ở THCS. Tuy nhiên, chúng tôi cũng thấy việc áp dụng đề tài vào thực tế còn chưa được liên tục, rộng rãi, mới chỉ tiến hành thử nghiệm trong học kỳ I và phụ thuộc một phần vào giáo viên thực nghiệm nên kết quả có hạn chế. Để đề tài có hiệu quả tốt hơn trong dạy và học, chúng tôi sẽ tiếp tục sưu tầm và xây dựng để làm phong phú hệ thống bài tập, tiếp tục tiến hành thử nghiệm ở các trường trong học kỳ II.

115


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua quá trình tìm hiểu và thực hiện đề tài “Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng bài tập bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi hoá học trường Trung học cơ sở”, chúng tôi đã tiến hành được các công việc sau: - Tổng hợp được cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài bao gồm: tư duy và phát triển tư duy của HS trong dạy học hoá học, những phẩm chất và năng lực quan trọng nhất của một HSG hoá học. - Tổng quan về bài tập hoá học: Khái niệm về BTHH, tác dụng của BTHH trong việc thực hiện các nhiệm vụ môn học, phân loại và yêu cầu lý luận dạy học đối với BTHH, vị trí của việc xây dựng hệ thống BTHH trong việc bồi dưỡng HSG hoá học trường THCS; điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG hoá học. - Tuyển chọn và xây dựng được hệ thống bài tập hoá học lớp 9 theo từng chương, từng chuyên đề, có hướng dẫn và đáp số. Các bài được tuyển chọn ở hầu hết các đề thi học sinh giỏi cấp Quận, Thành phố, đề thi vào các trường chuyên. - Sử dụng hệ thống BTHH đó trong quá trình bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi ở một số trường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo chủ quan của chúng tôi, đề tài đã đem lại một số điểm mới là : - Tổng hợp cơ sở lý luận của năng lực hay năng khiếu của học sinh giỏi hoá học, những yêu cầu lý luận dạy học cơ bản đối với bài tập hoá học. - Đề xuất được hệ thống bài tập từ cơ bản đến nâng cao và phương pháp giải nhằm bồi dưỡng đội tuyển HSG hoá học ở trường trung học cơ sở. - Đề xuất hướng xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong quá trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh. Từ những kết quả thu được, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu tuyển chọn và xây dựng để làm phong phú thêm hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi. Trên đây chỉ là những kết quả nghiên cứu bước đầu. Mặc dù bản thân tôi đã hết sức cố gắng, nhưng vì điều kiện và thời gian nghiên cứu có hạn nên chắc chắn đề tài còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài tiếp tục được hoàn chỉnh hơn.

116


2. Khuyến nghị 2.1. Đối với cơ quan quản lý giáo dục - Cần đưa nội dung tuyển chọn và xây dựng bài tập hoá học phân hoá vào chương trình chính khoá nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho sinh viên trước khi ra trường. - Sở Giáo dục - Đào tạo cần có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về cách xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi hoá học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn ở các trường Trung học cơ sở. - Thường xuyên cập nhật những đầu sách hay cho thư viện. - Cần có những chính sách ưu tiên và khen thưởng cho HSG, chính sách ưu đãi phù hợp với sự đầu tư chất xám và thời gian cho GV dạy đội tuyển HSG. Và những chính sách này phải phù hợp với thực tế xã hội. 2.2. Đối với giáo viên - Tích cực khai thác và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy. - Không ngừng học hỏi tích lũy kiến thức, bồi dưỡng và nâng cao năng lực chuyên môn. - GV cần khuyến khích và khơi dậy năng lực tự học, sự đam mê sáng tạo học tập trong HS.

117


TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Ngọc An (1999), Rèn kỹ năng giải toán hoá học 9. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 2. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học. Bộ Giáo dục và Đào tạo,Vụ giáo viên. 3. Hoàng Công Chứ (2006), Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập phần dung dịch, sự điện li và phản ứng oxi hóa - khử dùng cho học sinh khá, giỏi, lớp chọn, lớp chuyên hóa học ở bậc Trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 4. Nguyễn Cương - Nguyễn Mạnh Dung (2005), Phương pháp dạy học hoá học, tập I. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 5. Nguyễn Cương - Nguyễn Mạnh Dung (2007), Phương pháp dạy học hoá học, tập II. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 6. Nguyễn Cương - Nguyễn Mạnh Dung (2007), Phương pháp dạy học hoá học, tập III. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 7. Lê Tấn Diện (2009), Nội dung và biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học hữu cơ Trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

8. Lê Văn Dũng (2001), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh THPT thông qua bài tập hoá học. Luận án tiến sĩ giáo dục học, Hà Nội. 9. Vũ Cao Đàm (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. 10. Trần Bá Hoành (2003), Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. 11. Trần Bá Hoành, Cao Thị Thặng, Phạm Thị Lan Hương (2003), Áp dụng dạy và học tích cực trong môn hoá học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. 12. Đặng Vũ Hoạt (1997), Giáo dục học đại cương I. Nhà xuất bản giáo dục. 13. Đỗ Văn Minh (2007), Xây dựng hệ thống bài tập hóa học vô cơ nhằm rèn luyện tư duy trong bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ,

118


Đại học Sư phạm Hà Nội. 14. Tưởng Hồng Nhung (2012), Tuyển chọn - xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi hoá học vô cơ lớp 9 trường Trung học cơ sở. Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 15. Nguyễn Thị Lan Phương (2007), Hệ thống lý thuyết – xây dựng hệ thống bài tập phần kim loại dùng cho bồi dưỡng học sinh giỏi và chuyên hóa học Trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 16. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học hoá học tập 1. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 17. Cao Thị Thặng (1999), Hình thành kĩ năng giải bài tập hoá học ở trường trung học cơ sở. Nhà xuất bản giáo dục. 18. Lê Thị Mỹ Trang (2009), Xây dựng hệ thống lý thuyết, bài tập phần hóa lý dùng trong bồi dưỡng học sinh, chuyên hóa trường Trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 19. Lê Xuân Trọng (2001), Bài tập nâng cao Hoá 9. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 20. Nguyễn Xuân Trường (2006), Bài tập nâng cao hoá học 9. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 21. Nguyễn Xuân Trường (2003), Bài tập hoá học ở trường phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. 22. Vũ Anh Tuấn (2004), Xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm rèn luyện tư duy trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường phổ thông. Luận án tiến sỹ giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội. 23. Nguyễn Quang Uẩn (1997), Tâm lý học đại cương. Nhà xuất bản giáo dục.

119


PHỤ LỤC ĐỀ KIỂM TRA LẦN 1 – 60 phút Câu 1 (2,5đ) Cho sơ đồ biến đổi hoá học sau: Fe

A

B

Fe2O3

G

E

Fe(OH)2

C D

A, B, C, D, E, G là các hợp chất của Sắt. Hãy xác định các chất và viết PTHH. Câu 2 (2đ) Từ NaCl, H2O, Al hãy viết các phương trình phản ứng điều chế các chất sau: AlCl3, Al(OH)3, NaAlO2. Câu 3 (2,5đ) Có 4 dung dịch không màu được chứa trong các lọ riêng biệt không ghi nhãn là H2SO4, Na2SO4, MgSO4 và KCl. Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết được dung dịch có chứa trong mỗi lọ. Câu 4 (3đ) Cho 124,8 gam dung dịch BaCl2 tác dụng với 20 gam dung dịch H2SO4 49% thu được dung dịch C và kết tủa. Cho 106 gam dung dịch Na2CO3 20% vào dung dịch C thu được kết tủa và dung dịch D. Cho HCl dư vào dung dịch D thu được 1,12 lít khí (đktc). Xác định C% của dung dịch BaCl2 ban đầu.

120


ĐỀ KIỂM TRA LẦN 2 – 90 phút Câu 1 (1,75 điểm): Có 6 lọ không nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch sau: K2CO3, (NH4)2SO4, FeSO4, Fe2(SO4)3, Al2(SO4)3, MgSO4. Chỉ dùng một hóa chất có thể nhận biết 6 dung dịch trên hay không? Câu 2 (1,25 điểm): Từ các nguyên liệu: Muối ăn, quặng pirit sắt, nước cất, không khí, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế các chất sau: FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCl2, FeCl3. Các dụng cụ, thiết bị và điều kiện cần thiết có đủ. Câu 3 (2 điểm): Hoàn thành dãy biến đổi hóa học sau và viết các phương trình hóa học minh họa:

B

D

A

F A

C

E

A G

A, B, C, D, E, F, G là những chất khác nhau. Biết B là một oxit bazơ trong đó oxi chiếm 40% về khối lượng. Câu 4 (2,25 điểm): Hòa tan một mẫu đá có các muối MgCO3, CaCO3 và tạp chất trơ (không phản ứng) trong dung dịch HCl dư. Toàn bộ chất khí A bay ra phản ứng hết với 2 lit dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Sau khi lọc, được dung dịch trong suốt B và kết tủa C. Cho dần 750 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào B, thấy xuất hiện một kết tủa trắng. Sau khi lọc bỏ kết tủa này, phải dùng hết 100 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa hết lượng bazơ dư trong dung dịch thu được. Tính khối lượng mẫu, thành phần % về khối lượng các muối MgCO3, CaCO3 trong mẫu với giả thiết mẫu chứa 6,4% tạp chất trơ và tỷ lệ số mol giữa MgCO3 và CaCO3 trong mẫu là 1: 1,5 Câu 5 (2,75 điểm): Có 200 ml dung dịch hỗn hợp axit H2SO4 0,6M và HCl 0,8M. Thêm vào đó 16 gam hỗn hợp bột Fe, Mg, Zn. Sau khi phản ứng xong, lấy ½ lượng khí sinh ra cho đi qua ống sứ đựng m gam CuO nung nóng. Kết thúc phản ứng trong ống còn 12,4 gam chất rắn A. Cho A dưới dạng bột tác dụng với 57,6g dung dịch AgNO3 68%, sau một thời gian thu được chất rắn B trong đó Ag chiếm 54% về khối lượng và dung dịch C.

121


Tính m. TÝnh khèi l­îng c¸c chÊt trong B. TÝnh C% c¸c chÊt cã trong dung dÞch C. ĐỀ KIỂM TRA LẦN 3 – 90 phút Câu 1 (1,5 điểm) Hỗn hợp A gồm BaO, FeO, Al2O3. Hoà tan A trong lượng dư nước được dung dịch D và phần không tan B. Sục khí CO2 dư vào D, phản ứng tạo kết tủa. Cho khí CO dư qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tan một phần còn lại chất rắn G. Hoà tan hết G trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng. Viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu 2 (2,5 điểm) Trong phòng thí nghiệm có các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: AlCl3, NaCl, KOH, Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, AgNO3. Dùng thêm một thuốc thử, hãy phân biệt mỗi dung dịch trên. Viết các phương trình hóa học (nếu có). Câu 3 (4,5 điểm) C là dung dịch H2SO4 nồng độ x mol/l, D là dung dịch KOH nồng độ y mol/l. Trộn 200 ml dung dịch C với 300 ml dung dịch D, thu được 500ml dung dịch E. Để trung hòa 100ml dung dịch E cần dùng 40 ml dung dịch H2SO4 1M. Mặt khác trộn 300ml dung dịch C với 200 ml dung dịch D, thu được 500ml dung dịch F. Xác định x, y biết rằng 100 ml dung dịch F phản ứng vừa đủ với 2,04 gam Al2O3. Câu 4 (3,5 điểm) Cho 8,4 gam Fe tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được khí SO2 và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 26,4 gam muối khan. a. Tính khối lượng H2SO4 đã phản ứng. b. Cho toàn bộ lượng khí SO2 thu được ở trên tác dụng với 275 ml dung dịch KOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Tính khối lượng chất tan có trong dung dịch Y. Câu 7 (3,5 điểm) Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Al và Mg. Cho 1,29 g A vào 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,47 g chất rắn B và dung dịch C. Lọc lấy dung dịch C rồi thêm dung dịch BaCl2 dư vào thu được 11,65 g kết tủa. a. Tính nồng độ mol dung dịch CuSO4. b. Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp A. c. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch C thu được kết tủa D, lấy kết tủa D đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được m g chất rắn. Tìm khoảng xác định của m.

122


123


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.