4 minute read

Bảng 1. 8. Đặc tính của một số dung môi chủ yếu[23

tạo ra nhựa trùng hợp. Có một số chất tạo màng ngay trong khi quét màng. Các polyme hay được sử dụng nhất để tạo ra sơn cách nhiệt, cách âm là các loại nhựa polyeste, nhựa acrylat, nhựa alkyt, nhựa vinyl, nhựa epoxypolyamit, nhựa PU biến tính, nhựa đa tụ biến tính epoxy,…

Chất tạo màng trên cơ sở nhựa vinyleste

Advertisement

Sơn cách nhiệt, cách âm trên cơ sở chất tạo màng là nhựa vinyleste và polyurethan đã được các nhà nghiên cứu Mỹ ghi nhận trong bản hướng dẫn đặc điểm kỹ thuật là các loại sơn chịu nhiệt và chống ăn mòn. Sơn cách nhiệt, cách âm trên cơ sở nhựa vinyleste được đánh giá chất lượng theo các phương pháp sau: - Hệ số dãn nở nhiệt tuyến tính: ASTM D-696. - Khối lượng riêng: ASTM D-1622. - Độ hấp thụ nước: ASTM E-96. - Độ cứng: ASTM D-2583….

Chất tạo màng trên cơ sở nhựa polyvinylformal biến tính với nhựa phenolcardanolformadehyt

Do nhựa phenolformadehyt có tính phân cực mạnh, cardanol formadehyt có mạch R ở vị trí meta và đặc biệt do tương quan nhóm hydroxyl ít, độ hút ẩm của nhựa cardanolformadehyt thấp, cho nên để kết hợp tạo ra sản phẩm có độ dẻo, khả năng bám dính cao và độ hút ẩm thấp, nhiều công trình nghiên cứu đã tập trung đi sâu vào quá trình tổng hợp nhựa phenolcardanolformadehyt.

Nhựa polyvinylformal biến tính với phenol-cardanol-formaldehyt cho ta chất tạo màng có tính chất quý giá như cách nhiệt, cách âm, cách điện, độ bền uốn cao…

Độ bền nhiệt, tính năng cơ lý, tính chất điện của màng nhựa polyvinylformal đã biến tính với phenolcardanolformadehyt là cao hơn so với nhựa polyvinylformal và sự suy giảm tính chất sau khi ngâm nước của sản phẩm là không đáng kể.

Chất tạo màng trên cơ sở nhựa polyeste

Nhựa polyeste là nhựa tổng hợp được tạo thành do phản ứng của axit lưỡng chức với rượu lưỡng chức. Chất tạo màng trên cơ sở polyeste có ưu điểm như: lượng chất rắn không bay hơi cao, chịu nhiệt, chịu mài mòn, cách nhiệt, cách âm và cách điện tốt. Tuy nhiên chúng có nhược điểm là khả năng bám dính yếu.

Chất tạo màng trên cơ sở nhựa acrylat

Nhựa acrylat là loại nhựa tổng hợp mới, được tạo thành do phản ứng trùng hợp của axit acrylic. Nhựa acrylat có nhiều tính năng quý như: không biến màu, chịu ánh sáng, chịu khí hậu, chịu ăn mòn hóa học, …Do đó màng sơn trên cơ sở chất tạo màng nhựa acrylat cũng có ưu điểm: - Màng sơn khô nhanh. - Có độ bám chắc, tốt - Màng sơn có độ bóng cao, chịu ánh sáng và chịu tia tử ngoại. - Có tính bền hóa học, chịu nước và bền màu

Song chúng có khuyết điểm là: khả năng chịu mài mòn kém, hàm lượng chất rắn ít, khi phun có hiện tượng đóng cục.

Tuy nhiên, nguyên liệu làm sơn khó kiếm, giá thành đắt, vì vậy sơn thường dùng để sơn các sản phẩm cao cấp.

1.4.3.2. Bột màu

Bột màu là những hạt rắn mịn, không hòa tan và phân tán đều và còn lại trong chất tạo màng sau khi màng tạo thành. Bột màu chiếm 10 – 20% trọng lượng sơn, tạo cho sơn có gam màu theo ý muốn, đồng thời làm tăng tính năng cơ lý của màng sơn.

Tác dụng của bột màu: tạo màu, tạo độ đục cho màng phủ, làm thay đổi đặc tính sử dụng của màng phủ.

Bột màu phần lớn là muối oxit hay kim loại, được thêm vào với chất tạo màng không những làm cho bề mặt sơn nhẵn, có màu sắc mà còn ảnh hưởng nhiều đến tính chất lý hóa của màng sơn. Trong nhiều trường hợp bột màu làm tăng tính bền cơ học, tăng tính chống ăn mòn, tăng độ bền thời tiết và một số tính chất khác.

Bột màu thường chia hai loại: loại ưa nước như oxit kẽm, oxit chì,… và loại không ưa nước như graphit, muội đèn… . Bột màu phải kết hợp tốt với chất tạo màng sơn. Sơn có bột màu sáng thường phản xạ nhiệt, ánh sáng tốt.

Kích thước và hình dạng của bột màu cũng ảnh hưởng đến tính chất của màng sơn, bột màu càng mịn càng tốt.

Kích thước của hạt khoảng 0,5µ m đến 10µ m nếu kích thước của hạt quá bé dưới 0,5 – 1µ m thì khả năng phủ kém (g bột màu/ m2 bề mặt sơn) nghĩa là tốn nhiều sơn, nếu kích thước lớn đến giới hạn nào đó có thể vừa giảm được lượng sơn, vừa tăng phẩm chất của màng sơn.

This article is from: