tạo ra nhựa trùng hợp. Có một số chất tạo màng ngay trong khi quét màng. Các polyme hay được sử dụng nhất để tạo ra sơn cách nhiệt, cách âm là các loại nhựa polyeste, nhựa acrylat, nhựa alkyt, nhựa vinyl, nhựa epoxypolyamit, nhựa PU biến tính, nhựa đa tụ biến tính epoxy,…
Chất tạo màng trên cơ sở nhựa vinyleste Sơn cách nhiệt, cách âm trên cơ sở chất tạo màng là nhựa vinyleste và polyurethan đã được các nhà nghiên cứu Mỹ ghi nhận trong bản hướng dẫn đặc điểm kỹ thuật là các loại sơn chịu nhiệt và chống ăn mòn. Sơn cách nhiệt, cách âm trên cơ sở nhựa vinyleste được đánh giá chất lượng theo các phương pháp sau: - Hệ số dãn nở nhiệt tuyến tính: ASTM D-696. - Khối lượng riêng: ASTM D-1622. - Độ hấp thụ nước: ASTM E-96. - Độ cứng: ASTM D-2583….
Chất tạo màng trên cơ sở nhựa polyvinylformal biến tính với nhựa phenolcardanolformadehyt Do nhựa phenolformadehyt có tính phân cực mạnh, cardanol formadehyt có mạch R ở vị trí meta và đặc biệt do tương quan nhóm hydroxyl ít, độ hút ẩm của nhựa cardanolformadehyt thấp, cho nên để kết hợp tạo ra sản phẩm có độ dẻo, khả năng bám dính cao và độ hút ẩm thấp, nhiều công trình nghiên cứu đã tập trung đi sâu vào quá trình tổng hợp nhựa phenolcardanolformadehyt. Nhựa polyvinylformal biến tính với phenol-cardanol-formaldehyt cho ta chất tạo màng có tính chất quý giá như cách nhiệt, cách âm, cách điện, độ bền uốn cao… Độ bền nhiệt, tính năng cơ lý, tính chất điện của màng nhựa polyvinylformal đã biến tính với phenolcardanolformadehyt là cao hơn so với nhựa polyvinylformal và sự suy giảm tính chất sau khi ngâm nước của sản phẩm là không đáng kể.
Chất tạo màng trên cơ sở nhựa polyeste Nhựa polyeste là nhựa tổng hợp được tạo thành do phản ứng của axit lưỡng chức với rượu lưỡng chức. Chất tạo màng trên cơ sở polyeste có ưu điểm như: lượng chất rắn không bay hơi cao, chịu nhiệt, chịu mài mòn, cách nhiệt, cách âm và cách điện tốt. Tuy nhiên chúng có nhược điểm là khả năng bám dính yếu.
Chất tạo màng trên cơ sở nhựa acrylat