Mùa nối mùa đẩy nhau đi mãi…biết bao cánh phượng chao nghiêng một thoáng, bung xòe giữa những ngày tháng Năm đỏng đảnh nắng mưa. Mùa gọi mùa trở về giữa những ngày tháng Sáu trong vắt vạt nắng tinh khôi. Nắng tháng Sáu nghiêng mình len lỏi trong từng góc khuất, chạy dài hành lang mỗi giờ lên lớp. Và ai hay? Giọt nắng kia càng tôn thêm sắc phượng đỏ trời, càng làm tím hơn nhành bằng lăng rợp lối ta đi, càng thôi thúc khát khao cháy bỏng, rồi chênh chao lặng tìm nỗi niềm riêng những ngày cuối năm học. Nắng tháng Sáu gọi về miền kí ức, một năm học nữa lại đi qua. Tiếng ve sôi ồn ào mà lòng lặng thinh những chia ly, dẫu ngắn ngủi cũng đủ nhòe bờ mi cô gái trẻ. Trái tim đập vồn vã những khát vọng mà tuổi trẻ nối dài trên chặng đường mênh mang cùng câu hát tình nguyện xanh. Nhịp sống thường nhật của những cô cậu sinh viên sẵn sàng cống hiến, ươm những mầm xanh hi vọng đang thổi cao cánh diều mang ước mơ còn dang dở… Tháng Sáu sóng sánh nắng vàng, những tán lá xanh mướt, những chồi non khẽ cựa mình đón nắng, thầm nhắc ta về tiếng cười ngày tới lớp, nhắc khẽ ta rằng mỗi phút giây trôi qua là mỗi giây phút sống cho đam mê, sống cho tuổi trẻ. Phượng cháy đỏ niềm tin vời vợi của những sinh viên năm cuối vẫy tay chào mái trường Đại học Văn hóa Hà Nội như cánh diều nương gió, dang mình giữa biển trời bao la. Và tháng Sáu ơi! Hãy cứ nhẹ nhàng buông nắng, cứ ngân nga giai điệu của những cơn mưa, để chúng tôi - những người thực hiện nội san Sinh Viên Văn Hóa gửi khúc ca sâu lắng nhất của niềm tin, hi vọng tới các bạn. Chúc các sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội một mùa hè căng tràn nhựa sống, biết khám phá, trải nghiệm trong mỗi hành trình, trong từng bước đi. Chúc mùa hè thật dịu dàng, mùa của những ước mơ bay, trong khung trời đầy nắng! Ban biên tập
HUC
Media Chịu trách nhiệm nội dung Phạm Văn Tám Những người thực hiện Mai Anh Tuấn Nguyễn Thị Tuyên Trần Thị Cúc Nguyễn Thu Hà Nguyễn Thị Thơ Lê Thị Diệu Linh Phan Hằng Trịnh Thị Mai Nguyễn Phi Hùng Nguyễn Thùy Dương Phạm Thanh Nhàn Hoàng Ngân Anh Kỹ thuật Nguyễn Thị Huyền Trang
Trong soá naøy Điểm tin ...................................................................4 Không gian HUC Tiếng nói thầy cô ......................................................8 Tủ sách Sinh viên ...................................................10 Gương mặt sinh viên ..............................................14 Học, học nữa, học mãi ............................................16 Trò chơi dân gian ...................................................22 Lễ ra quân Hưởng ứng Tháng phòng, chống ma túy 2013 ..........................38 Cùng suy ngẫm Sinh viên Viết báo đang có nhiều cơ hội nghề nghiệp .......................................18 Thời gian ơi xin hãy ngừng trôi .............................28 Tạm biệt nhé! .........................................................29 Gửi lại nơi đây .......................................................30 Du lịch 17A - Giữ hoài những kỷ niệm .................31 Giải trí Tản mạn với bố trong ngày mưa ............................20 Camera giấu kín .....................................................23 F5 Fashion ..............................................................24 Trắc nghiệm vui .....................................................40 Văn học - nghệ thuật ..............................................42 Cười nghiêng ngả ..................................................46 Bước chân tuổi trẻ CLB Bước xanh .....................................................26 Sống khỏe - Sống đẹp Những điều cần biết khi đi biển .............................32 Ngụy trang hoàn hảo cho da bị mụn ......................34
Ban biên tập xin được trân trọng cám ơn sự quan tâm, ủng hộ của Đảng ủy - Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trong trường và các bạn sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Đặc biệt, Nội san Sinh viên Văn hóa số 06 - 2013 xin được gửi lời cám ơn chân thành tới PGS.TS Ngô Văn Giá - Trưởng khoa Viết văn - Báo chí, bạn Hoàng Hòa Bình - VHH1B đã nhiệt tình tạo điều kiện cho BBT hoàn thành cuốn nội san Sinh viên Văn hóa. Chúng tôi rất mong muốn sẽ tiếp tục được nhận những ý kiến đóng góp, bài viết cộng tác từ các thầy cô giáo và các bạn sinh viên. Mọi bài viết xin được gửi về địa chỉ hucmedia@huc.edu.vn. facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Điểm tin NICK VUJICIC ĐẾN VIỆT NAM Ngày 22/05/2013, anh chàng không tay không chân Nick Vujicic đã đến Việt Nam và tham gia những buổi diễn thuyết dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam. Đây có thể được coi là một sự kiện nóng nhất trong thời gian qua. Nick Vujicic từ khi sinh ra đã không may mắn khi cơ thể anh không được lành lặn, bình thường Nick Vujicic - “Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng” như bao đứa trẻ khác. Anh là một cậu bé không tay tấm vé mời cũng trở nên cực kỳ khó kiếm. Buổi không chân. Rất nhiều lần anh đã muốn gục ngã diễn thuyết của anh chỉ diễn ra trong vỏn vẹn 2 giờ và từ bỏ mọi thứ để tìm đến sự tuyệt vọng và tiêu đồng hồ và phải kết thúc sớm do mưa lớn nhưng cực nhất. Nhưng chính những lời động viên của dư âm đọng lại thì vẫn còn vẹn nguyên. Từng hình gia đình, của bạn bè và bằng một nghị lực sống phi ảnh trình chiếu về anh, về cuộc đời anh, về những thường, anh đã đứng dậy, tiếp tục cuộc sống tươi điều mà anh đã dùng chính nghị lực, ước mơ của đẹp ở phía trước. Và ngày hôm nay, anh có thể tự mình để vươn tới. Tấm gương của Nick đã động hào với những gì anh đang có dù cho cơ thể của viên, là niềm an ủi rất lớn cho những người khuyết anh không đẹp bằng nhiều người khác. tật ở Việt Nam và trên toàn thế giới nói chung. Buổi giao lưu của Nick với 15000 sinh viên Các bạn có thể tìm đọc 3 cuốn sách của Nick Hà Nội tổ chức tại Sân vận động Mỹ Đình vào tối hiện đã được xuất bản tại Việt Nam để hiểu rõ về ngày 23/05 đã không còn một chỗ trống. Những con người tuyệt vời này. Huyền Trang
SINH VIÊN KHOA VĂN HÓA HỌC THỰC TẾ MỘC CHÂU - SƠN LA Trong 2 ngày 01 - 02/06/2013, sinh viên khóa 2 và khóa 3 khoa Văn hóa học đã tham gia chuyến đi thực tế tại Mộc Châu - Sơn La. Ngay từ sáng sớm ngày 1/6, chuyến hành trình của gần 200 sinh viên cùng với các thầy cô trong khoa đã bắt đầu thắng tiến tới Mộc Châu - Sơn La. Chuyến đi như một món quà tinh thần kịp thời mà các thầy cô dành tặng cho sinh viên của mình sau kỳ thi học kỳ 2 đầy căng thẳng kết thúc vào ngày 31/5. Chuyến hành trình đã đưa các bạn đến với những cung đường đèo dốc quanh co của núi rừng Tây Bắc, ngắm nhìn những bản làng ẩn hiện thấp thoáng sau những làn sương mờ. Hình ảnh rừng thông buổi sáng sớm, đồi chè xanh ngắt rộng bao la hay vườn lan thơm ngát của núi rừng Tây Bắc sẽ là những hình ảnh thật đẹp được lưu giữ trong trái tim mỗi sinh viên tham gia chuyến đi này.
4 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Chụp ảnh kỷ niệm tại đồi chè Mộc Châu Nhân dịp này, các bạn cũng được khám phá sự tươi trẻ, hồn nhiên của các thầy cô trong khoa qua cuộc thi nhỏ “VHH’s Voive”. Đêm lửa trại trong vòng tay bè bạn sẽ là cầu nối cho những tình bạn đẹp trong thời gian tới. Một chuyến đi thật tuyệt vời! Trang Mập
SINH VIÊN NĂM TƯ BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHÓA HỌC 2009 - 2013 Đầu tháng 06/2013, các sinh viên năm tư ở 08 khoa chuyên ngành bắt đầu bước vào kỳ thi tốt nghiệp và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp khóa học 2009 - 2013. Sau kỳ thi học kỳ II đầy căng thẳng thì sinh viên năm tư lại tiếp tục nghiệp đèn sách với những môn thi tốt nghiệp Đại học. Những môn thi bắt buộc làm điều kiện tốt nghiệp là Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa học Mác-Lênin, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên môn. Đối với các sinh Sinh viên khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật tại lễ viên đủ điều kiện làm khóa luận bảo vệ tốt nghiệp bảo vệ khóa luận tốt nghiệp (tiêu chí đánh giá của từng khoa là khác nhau phụ cho sự nỗ lực học tập, nghiên cứu không ngừng thuộc vào điểm tổng kết qua 04 năm học), các bạn của những sinh viên năm tư. sẽ bắt tay vào việc chuẩn bị thật tốt cho phần trình Các bạn đã rất tự tin và bản lĩnh trước hội đồng bày đề tài trước hội đồng chấm khóa luận. chấm khóa luận trong suốt quá trình trình bày đề 08 khoa chuyên ngành năm nay có số lượng tài bảo vệ. Kết quả thu về cũng cực kỳ xứng đáng sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp khá đông với với công sức các bạn đã đầu tư cho “đứa con tinh tổng số 214 đề tài. Trung bình mỗi khoa có 26 đề thần” của mình. Chúc mừng nhé!☺ tài được bảo vệ. Đây thực sự là kết quả tuyệt vời Huyền Trang
HỌC QUÂN SỰ Tháng Sáu đến cũng là lúc các sinh viên năm nhất bước vào tháng học Quân sự. Từ năm học 2011 - 2012, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội triển khai kỳ học quân sự dành cho các sinh viên theo hình thức tín chỉ. Các sinh viên năm nhất sẽ được học tập trung môn Quốc phòng an ninh trong một tháng. Thời gian học sẽ là tháng Những giờ học thực hành trên “thao trường” Sáu thay vì đầu năm học như các năm trở về trước. về những bài học bảo vệ an ninh Tổ quốc, những Việc học quân sự tập trung, “gói gọn” trong một kiến thức cơ bản về các vũ khí, quân trang dùng tháng đã giúp ích rất nhiều cho sinh viên trong thời trong chiến đấu, trong lĩnh vực quân sự. Các bạn gian học. Di chuyển thuận tiện, thời gian học hợp còn được trực tiếp cầm những khẩu súng trên tay, lý là những điểm cộng rất rõ. tập bắn, tập ngắm như những người lính thực thụ. Điểm khác biệt so với các năm trước là từ năm Học quân sự vào tháng Sáu với thời tiết oi nóng học triển khai hình thức đào tạo tín chỉ, các sinh của mùa hè, đây sẽ là một thử thách cực kỳ lớn viên K53 đã chính thức bước vào công cuộc đăng dành cho những người lính sinh viên Văn hóa. ký lớp học cho từng môn, kể cả quân sự cho bản Kỳ học Quân sự cũng sắp trôi qua rồi. Chúc các thân mình. Các bạn tự tìm lớp, chọn lớp phù hợp bạn sẽ có thật nhiều kỷ niệm đẹp với màu áo xanh với thời gian biểu của mình. Học quân sự là học thân thương nhé! Hải Âu
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 5
GIAO LƯU BÁO CHÍ CHÀO MỪNG NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 2013 Nhân dịp kỉ niệm 88 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/ 1925 – 21/06/2013), ngày 20/06/2013, thầy và trò khoa Viết văn – Báo chí đã long trọng tổ chức buổi “Giao lưu báo chí chào mừng ngày Báo chí cách mạng Việt Nam” tại phòng Hội đồng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Buổi giao lưu đã diễn ra trong không khí sôi nổi, hào hứng với cuộc trò chuyện, trao đổi kinh nghiệm qua sự phân tích của các nhà báo TS Trần Bá Dung với “Các nhà báo Việt Nam hôm nay trước những đòi hỏi của truyền thông hiện đại - cơ hội và thách thức”; TS Nguyễn Sĩ Đại với “Những phẩm chất cần thiết của nhà báo chuyên làm báo về lĩnh vực văn hóa văn nghệ trong bối cảnh truyền thông hiện đại”; những chia sẻ về “Tri thức và kinh nghiệm làm báo/tạp chí về văn nghệ của nhà báo Đỗ Bích Thúy. Bên cạnh đó là những câu hỏi của các sinh viên thể hiện sự quan
Các khách mời chụp ảnh kỷ niệm tại buổi giao lưu tâm với lĩnh vực báo chí trong bối cảnh truyền thông đại chúng. Kết thúc buổi giao lưu, sinh viên Hoàng Thúy Hiền (VB1) đại diện cho toàn thể các sinh viên đã phát biểu về việc học chuyên ngành viết báo tại khoa. Buổi giao lưu đã thàng công tốt đẹp. PGS.TS. Ngô Văn Giá đã phát biểu lời cảm ơn tới các vị khách mời, lời gửi gắm sinh viên đang học tập tại khoa với mong muốn các bạn sẽ trau dồi học tập, rèn luyện kỹ năng và thành công với nghề đã chọn. Cúc Trần
GIAO LƯU GẶP MẶT SINH VIÊN HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC Một không khí rộn ràng, sôi động, xen lẫn những niềm vui, niềm xúc động của cả thầy và trò, đó chính là cảm nhận chung của những ai tham dự chương trình giao lưu với các học viên của 9 lớp, hệ Vừa làm vừa học (VLVH) đến từ 7 tỉnh diễn ra sáng ngày 21/06/2013, tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Cuộc hội ngộ thực sự đã tạo nên một kỷ niệm khó quên với không chỉ các giảng viên mà còn đối với các thế hệ học viên có mặt trong buổi giao lưu. Những chia sẻ từ đáy lòng của chính các thầy cô giáo giảng dạy, những kỷ niệm của các học viên trong quá trình học tập đã tạo nên một bầu không khí đầy xúc động, những vần thơ, câu hát, những khúc ngâm mượt mà về đất Huế, Quảng Trị lam lũ... Với chất lượng đào tạo không ngừng được nâng cao, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội ngày càng
6 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Buổi giao lưu thân tình giữa thầy và trò được đông đảo các học viên từ khắp mọi miền Tổ quốc gửi hồ sơ về theo học theo hệ Vừa học vừa làm. Đây quả thật là một động lực lớn thúc đẩy hơn nữa chất lượng dạy và học của Nhà trường. Trong buổi giao lưu, TS. Nguyễn Việt Hương – Trưởng phòng đào tạo đã chính thức khai thông Cổng thông tin đào tạo cho hệ VLVH và hướng dẫn các học viên đăng nhập để tìm kiếm thông tin hỗ trợ trong học tập tại đây. Với Cổng thông tin đào tạo này, các học viên sẽ thường xuyên được cập nhật thông tin về lịch học, lịch thi, kết quả học tập... tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các học viên trong quá trình học tập. huc.edu.vn
LỄ TRAO BẰNG TỐT NGHIỆP CHO TIẾN SỸ KHÓA I VÀ THẠC SỸ KHÓA 17 Sáng ngày 28/05/2013, trong không khí sôi động của những ngày hè rực nắng, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã long trọng tổ chức lễ trao bằng Tiến sĩ khóa đầu tiên và Thạc sĩ khóa 17. Kế thừa và phát triển các thành quả giáo dục đại học nhằm thực hiện mục đích đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói riêng và cho đất nước nói chung, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã thực hiện hiệu quả và nghiêm túc công tác đào tạo Sau Đại học. Dù đối tượng khá phong phú từ người làm công tác Nụ cười hạnh phúc của tân Thạc sỹ nghiên cứu, cán bộ, chuyên viên tại các cơ quan bằng cho cả hai trình độ Tiến sĩ và Thạc sỹ trong quản lý nhà nước đến giảng viên của nhiều trường đó có 5 tân tiến sĩ (2 tiến sĩ ngành Văn hóa học, 3 Đại học, Cao đẳng trong nước nhưng các học viên tiến sĩ ngành Khoa học Thông tin - Thư viện) và đều đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, tuân thủ 133 tân thạc sĩ khóa 17. Buổi lễ không chỉ đặt dấu mốc quan trọng mà nghiêm túc quy chế đào tạo và hoàn thành xuất sắc Và năm 2013 là năm đánh dấu quan trọng về còn mở ra những thành công mới cho sự nghiệp Đào tạo Sau Đại học của Trường Đại học Văn hóa giáo dục và đào tạo của trường Đại học Văn hóa Hà Nội khi lần đầu tiên, nhà trường tổ chức trao Hà Nội trong những năm tiếp theo. huc.edu.vn
LỄ BỔ NHIỆM TÂN TRƯỞNG PHÒNG CTSV VÀ TRƯỞNG PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC 02 vị trí quan trọng của Nhà trường là Trưởng phòng Công tác sinh viên và Trưởng phòng Đào tạo sau Đại học đã chính thức có chủ mới. Sau một thời gian hoạt động tích cực và hiệu quả với nhiều đóng góp cho phong trào chung của phòng cũng như Nhà trường, TS Lê Thị Thu Hà và Th.S Lại Phú Hạnh đã được xem xét, đề bạt lên vị trí Trưởng phòng Đào tạo Sau Đại học và Trưởng phòng Công tác sinh viên. Quyết định bổ nhiệm cho 02 vị trí với thời hạn hoạt động 05 năm. Trong buổi lễ bổ nhiệm, 02 Tân Trưởng phòng Tân trưởng phòng Công tác sinh viên chụp ảnh bày tỏ lời cảm ơn chân thành và hứa sẽ quyết tâm, cùng các cán bộ trong phòng không ngừng cố gắng để nâng cao trình độ chuyên Th.S Lại Phú Hạnh. Hi vọng trong thời gian tới, môn và năng lực quản lý, tham mưu giúp việc cho với sự cống hiến lao động không ngừng nghỉ, 02 Ban Giám hiệu Nhà trường và gắn bó lâu dài với Tân Trưởng phòng sẽ có thật nhiều những sáng sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo của Trường Đại học kiến hay cho Nhà trường, đem đến những diện mạo mới cho sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo của Văn hóa Hà Nội. Chúng ta hãy chúc mừng TS. Lê Thị Thu Hà và Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. huc.edu.vn facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 7
Tiếng nói thầy cô
PGS.TS Ngô Văn Giá:
“VIEÁT ñeå bieåu ñaït
Con ngöôøi mình”
PV: Dù bận rộn công việc quản lý khoa Viết văn – Báo chí, nhưng thầy vẫn thường xuyên viết, cả nghiên cứu lẫn sáng tác. Làm thế nào mà thầy có thể cân bằng thời gian, tâm trí giữa nghề dạy và nghiệp viết? Thầy Văn Giá: Nghề dạy trước hết là một công việc, sau đó là niềm vui. Khi có giờ thì tôi lên lớp. Song không phải lúc nào cũng tìm được cảm hứng dễ dàng cho việc dạy học đâu. Thường lúc mới bước vào lớp chưa có được cảm hứng là mấy. Rồi bắt đầu quan sát, gặp những ánh mắt học trò đang trông đợi ở mình điều gì đấy; khi mà họ trông đợi một điều gì mà mình không đáp ứng được thì mình cảm thấy có lỗi, thế là ít phút sau lại cao hứng luôn. Việc dạy học là công việc hiểu theo cách như vậy. Ngoài ra thì có những công việc quản lý chen ngang và lắm khi cũng bận rộn, thậm chí có lúc khiến mình trở nên sốt ruột và cáu kỉnh. Nhưng suy cho cùng chẳng có gì là quan trọng, ghê
gớm lắm kiểu như “cháy nhà, chết người” (cười) nên mọi thứ sớm được cân bằng trở lại. Còn lại nghiệp viết là một cái gì đó rất đặc biệt. Nó là một niềm đam mê, một nhu cầu tự thân. Khi nào có cảm hứng, tìm được ý tưởng thì phải viết, thậm chí thức đêm thức hôm để viết. Theo tôi, trong nghề sáng tạo, như là nghề viết chẳng hạn, có lẽ một đời sống cân bằng về tinh thần chưa chắc đã hay. Cân bằng tức là rơi vào trạng thái chân không, khi đó sẽ hoàn toàn không viết được. PV: Thông thường, người nghệ sĩ, nhất là giới văn chương rất hay dành thời gian cho bạn bè, vừa để giao lưu học hỏi vừa để bông phèng đủ thứ. Vì thế, họ hay bị gia đình “quở trách”. Vậy với thầy, gia đình, đặc biệt là người vợ của mình, thường “quở trách” hay động viên cổ vũ? Thầy Văn Giá: Câu này khó nhỉ (cười lớn). Ngoài công việc theo giờ hành chính thì bản thân tôi còn có đời sống sinh hoạt văn
8 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Tên thật là Ngô Văn Giá. Sinh ngày 7/5/1959 tại Bắc Giang. Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội II, thầy lên dạy học ở Tây Bắc. Năm 1986, thầy chuyển về Hà Nội học Cao học tại Đại học Sư phạm Hà Nội. Năm 1990, giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Cuối năm 2006, thầy về “đầu quân” làm chủ nhiệm khoa Sáng tác, Lý luận và Phê bình văn học, nay là khoa Viết văn - Báo chí. Ngoài công tác dạy học, thầy Văn Giá còn là một cây bút nghiên cứu phê bình và sáng tác văn chương khá sung sức. Trong hơn 20 năm cầm bút, thầy đã xuất bản cả chục đầu sách, tiêu biểu là: Vũ Bằng, bên trời thương nhớ (2000), Một khoảng trời văn học (2000), Đời sống và đời viết (2005), Một ngày nát vụn (2009), Viết cùng bạn viết (2010), Người khác và tôi (2013)... chương, báo chí, bạn bè muôn nơi; nên nhiều lúc đi sớm, về khuya, rồi ham chơi bê trễ việc nhà. Thi thoảng, tôi lại đi công tác. Đặc biệt, vai trò chăm sóc những đứa trẻ trong gia đình hầu như tôi không có gì. Đối với việc nhà, có lẽ tôi là người vô tích sự.
Nhưng “nội tướng” nhà tôi là người rất biết…chịu đựng. Khi nào không thể chịu đựng được thì có than phiền đôi chút. Song không phải là mâu thuẫn lớn, mưa nắng một chút rồi lại mau qua. Phải nói rằng, sau thành công của mỗi người cầm bút, công lao người phụ nữ là vô cùng lớn. PV: Hiện nay, phần lớn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Viết văn nhưng lại đi làm báo. Phải chăng, sinh viên bây giờ không còn mặn mà gì với văn chương chữ nghĩa? Thầy có suy nghĩ gì về vấn đề này? Thầy Văn Giá: Nhìn cái nhìn tổng quát về lớp trẻ, thì sinh viên bây giờ không còn mặn mà lắm với văn chương chữ nghĩa như xưa nữa. Tuổi trẻ ngày nay có rất nhiều lựa chọn đối với các loại hình giải trí, văn chương chỉ là một trong số đó. Phải thật sự tâm huyết, say mê thì mới có thể theo đuổi và sáng tạo văn chương. Đặc biệt khi đã vào học ở khoa Viết văn – Báo chí, phải sống trong những cuộc đua tranh sáng tạo, viết lách, tự khẳng định mình một cách âm thầm, bền bỉ, khi đó, không phải tất cả đều thành công. Tuy nhiên, đó là một không khí rất tốt cho sự sáng tạo. Có một nghịch lý rằng nhìn trên tổng quát thì có vẻ như xã hội ngày càng nhạt với văn chương, chữ nghĩa, song cũng lại có không ít bạn trẻ lựa chọn văn chương báo chí để qua trang viết bày tỏ, biểu đạt con người mình.
Khi con người cá nhân được đề cao, nhu cầu khẳng định bản thân mạnh mẽ thì viết chính là phương tiện biểu đạt đầy ưu thế trong việc trình bày con người mình trước thế giới với tất cả những suy nghĩ, quan niệm, cảm xúc, tâm hồn của mỗi cá nhân. PV: Vậy thầy có nghĩ mô hình đào tạo Viết văn rồi đây sẽ thu hút hơn mô hình đào tạo Viết báo? Thầy Văn Giá: Trong vài năm gần đây, Báo chí trở thành một nghề rất sôi động. Có rất nhiều nơi đào tạo Báo chí, nhưng số lượng sinh viên đăng kí vào chuyên ngành này ở khoa chúng tôi chưa bao giờ đáng lo ngại. Còn Viết văn là loại hình đào tạo phụ thuộc vào năng khiếu, nên có sự lựa chọn rất kĩ. Chuyên ngành Viết văn ở khoa Viết văn – Báo chí chỉ tuyển ba năm một lần, chấp nhận lựa chọn ít để đào tạo cho tinh và đầu tư bài bản. Theo tôi, mỗi loại hình đào tạo có sức hút riêng. Nếu như Báo chí hấp dẫn đại trà, rộng rãi, nhiều đối tượng, thì Viết văn hấp dẫn ở những đối tượng có tính chất chọn lọc, tinh tuyển. PV: Được biết đầu năm thầy có ra mắt cuốn chuyên luận “Người khác và tôi”. Thầy có thể chia sẻ đôi điều với sinh viên về nội dung cuốn sách này và bật mí về những dự định tiếp theo của thầy? Thầy Văn Giá: Một nhà văn muốn tồn tại nhất định phải có tác phẩm, không có tác phẩm không còn là nhà văn nữa. Bởi vậy cứ khoảng vài năm, tôi lại cố gắng xuất bản một cuốn sách. Sách của tôi có hai loại: Nghiên cứu phê bình văn học và Truyện ngắn. Đầu năm nay, tôi có cho ra mắt cuốn sách phê bình “Người
khác và tôi”. Ý tưởng xuyên suốt của cuốn sách mà tôi muốn biểu đạt là làm phê bình thực chất là trình bày cách đọc của tôi về người khác, và như vậy khi viết về người khác thì con người mình cũng đồng hiện. Cuốn sách gồm 2 phần: Phần 1 là chân dung các văn nghệ sĩ; Phần thứ 2 là đánh giá về các tác phẩm của các văn nghệ sĩ. Cuối năm nay, tôi có định ra mắt tập truyện ngắn thứ hai mang tên “Một ngày lưng lửng”. Hy vọng nó sẽ tạo ra một ấn tượng nào đó đối với bạn đọc rộng rãi. PV: Kỉ niệm sâu sắc nhất của thầy trong nghề dạy học là gì? Thầy Văn Giá: Mảnh đất Tây Bắc ngày đầu đi dạy học là kỉ niệm lớn nhất trong nghề dạy của tôi. Đó là những tháng ngày gian truân, khổ ải nhưng đầy hạnh phúc. Sáu năm dạy học ở Tây Bắc khởi đầu khát vọng tuổi trẻ với bao niềm vui nỗi buồn. Có thể nói rằng, mảnh đất núi rừng này là nơi tôi trưởng thành, góp phần hình thành tư cách một nhà văn, nhà báo trong tôi. Có lẽ vậy mà nhiều truyện ngắn của tôi thấp thoáng bóng dáng núi rừng Tây Bắc. PV: Một năm học nữa lại đi qua, thầy có muốn nhắn nhủ gì đến sinh viên của mình? Thầy Văn Giá: Tôi chỉ có một điều duy nhất muốn gửi đến sinh viên của mình rằng: phải bước vào nghề sớm. Cùng với việc học, trang bị tri thức, sinh viên phải nhập cuộc, phải đăng đàn in ấn trên các diễn đàn văn chương, báo chí. Phải nhẩy xuống nước mới hy vọng biết bơi. Nếu cứ rụt rè, lười biếng sẽ khó trưởng thành lắm. Chúng tôi luôn bên cạnh, động viên, ủng hộ các bạn. N.A
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 9
Tủ sách sinh viên
Auschwitz, Holocaust vaø saùch (phaàn
1)
Auschwitz (tên Đức của thành phố Oswiecim gần Krakov [Ba Lan], nơi có hệ thống trại tập trung khét tiếng tàn bạo của Đức quốc xã), Holocaust (‘lò thiêu’ – về sau được định danh hóa để chỉ cuộc thảm sát dã man mà phát xít Đức và các phe đồng minh đã gây ra đối với hàng triệu người Do Thái trong Thế chiến thứ II) là những sự kiện lịch sử đã kết thúc, đang dần trôi về kí ức, tưởng niệm. Nhưng dư chấn của nó vẫn chưa hề nguôi ngoai trong lòng cộng đồng Do Thái nói riêng và toàn thể châu Âu nói chung. Có một luồng cảm xúc bất an, sợ hãi, đau đớn dường như đã bao trùm toàn bộ tâm trí, đời sống nhân loại kể từ khi Auschwitz và các hình thức lò thiêu xuất hiện. Và một luồng cảm xúc khác, không kém phần dai dẳng, là sự căm ghét, phẫn nộ, tố cáo, kết án đối với tội ác mà Đức quốc xã đã gây ra. Nhưng sau hết, người ta vẫn cố gắng duy trì thái độ phân tích, mổ xẻ và cật vấn để ngỏ hầu đưa ra các lí giải thấu đáo cho cảm giác choáng váng, tuyệt vọng, tủi nhục tột độ mỗi khi phải lật giở lại quá khứ đen tối, phải đối diện với câu hỏi tại sao trong thời đại đề cao văn minh, con người hiện đại lại có thể tạo nên và lâm vào Auschwitz và Holocaust. Theodor W. Adorno, nhà phê bình nổi tiếng, đã từng đưa ra một châm ngôn đáng nhớ, hàm chỉ mặc cảm tội lỗi của những người cầm bút hậu-chủ nghĩa phát xít: “Sau Auschwitz, làm thơ là một hành động man rợ”. Tuy nhiên, trước, trong và sau Auschwitz, Holocaust, người ta vẫn luôn viết về nó như một hành động tự thân. Biết bao tên tuổi văn nghệ sĩ, từ văn chương đến nhiếp ảnh, hội họa, điện ảnh, âm nhạc đã lấy Auschwitz và Holocaust làm đề tài. Những tác phẩm sinh ra từ đây không chỉ của những cá nhân hay quốc gia từng là nạn nhân chủ nghĩa phát xít mà còn của các thế hệ sinh sau 1945 đến từ nhiều nơi trên thế giới. Chỉ tính riêng văn chương, thì trên trang mạng goodreads. com uy tín với hàng trăm người bình chọn, cũng đã
10 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
cho chúng ta một danh sách dài những cuốn sách hay nhất về Holocaust. Trang mạng sách toàn cầu amazon.com cũng bình chọn danh sách tương tự, có mở rộng ra các thể tài khác nhau, về Auschwitz. Như thế, Auschwitz và Holocaust đã trở thành nhu cầu đọc không thể chấm dứt trong bất cứ thời điểm nào. Thay vì điểm những cuốn sách hay của tháng/ quí như đã từng làm ở SVVH các số trước, kể từ số này trở đi, tôi sẽ cố gắng tập trung giới thiệu sách theo từng chủ đề. “Auschwitz, Holocaust và sách” là chủ đề đầu tiên và sẽ được kéo dài vài số, để không chỉ giới thiệu những cuốn sách viết về Auschwitz, về Holocaust mà còn gây cho các bạn đọc SVVH một sự chú ý nhất định về những biến cố được coi là chấn thương của loài người. Tôi nghĩ, việc trở lại chấn thương này, một cách nghiêm túc, sẽ giúp các bạn có những trải nghiệm lịch sử không thuộc về dân tộc mình nhưng chắc chắn thuộc về ý thức nhận diện, suy ngẫm quá khứ của con người có học thức, có lương tri. Bất luận bạn có yêu thích
hay không những cuốn sách này, tôi vẫn cảm thấy không hoài công vì đã viết ra đây nhiều lần danh từ Auschwitz, Holocaust khiến bạn lưu tâm đôi chút giữa bận rộn mơ hồ của tuổi hai mươi yêu dấu. 1. Cái trống thiếc (tiểu thuyết, Gunter Grass; Dương Tường dịch, Nxb HNV, H.,2002): Tiểu thuyết này xoay quanh cuộc đời của Oskar Matzerath, với không gian chính là thành phố Danzig, trong một khoảng thời gian tương đối dài, từ 1924 đến 1950. Oskar có gốc gác Ba Lan với bà ngoại là một nông dân, còn ông ngoại, bí ẩn và phức tạp hơn, từng là một tội phạm mang tên Ba Lan Goljaczek, lại bị hiểu theo tiếng Kashubes là Koljaiczek, rồi nghe nói trở nên giàu có tại Mỹ dưới cái tên Colchic. Gốc gác mang màu sắc huyền thoại ấy đã mở đầu cho câu chuyện kì lạ mang tên Oskar, cho một cái nhìn sâu sắc, đẫm chất ngụ ngôn về diễn trình lịch sử Ba Lan, Đức xuyên qua hai cuộc đại chiến thế giới và những năm đầu hậu chiến - khởi điểm của chiến tranh lạnh. Trong một thế giới rặt người lớn với vô vàn tính toán, bận rộn, thờ ơ và những biến cố phi nhân liên tiếp đổ ập xuống, Oskar đã tự mình đưa ra quyết định quan trọng: chấm dứt sự lớn lên của cơ thể vào buổi sinh nhật lần thứ 3. Kế hoạch ấy được Oskar chuẩn bị rất chu đáo, ngay khi ở trong bụng mẹ, và thực thi một cách quyết liệt cho đến khi trí óc cậu thực sự trưởng thành và cuộc đời cậu trải qua nhiều phiêu lưu. Oskar “cô đơn, không người tri âm” đã gắn với cái trống thiếc, một thứ đồ chơi trẻ con, từ khi biết đi lẫm chẫm đến khi gia nhập đoàn kịch người lùn Bebra lưu diễn khắp nơi. Oskar vừa có tuổi thơ vừa đánh mất tuổi thơ, vừa có tình yêu mê đắm với Maria Truczinski vừa đau khổ khi để người cha dượng cướp mất người tình. Oskar là nhân chứng của thời tao loạn và cũng đã khiến những bộ máy thiết chế khổng lồ phải đôi lần rối loạn lên một cách đáng thương và khôi hài. Cái trống thiếc gây ám ảnh bởi khả năng tạo nên chuỗi biểu tượng về thời Đức quốc xã mà nhờ nó, ta hình dung rõ ràng cuộc trở về quá khứ như một nhu
cầu lương tri thường trực của người Đức hiện tại. Vượt qua những mô tả, ghi chép thông thường về thể chế Đức quốc xã, Cái trống thiếc tiến hành dò thấu tâm tưởng của con người Đức lúc đó mà điểm nổi bật là cảm quan thế giới lố bịch, bất an. Từ tầm cao 90cm của cậu bé Oskar, một kiểu người lùn dị dạng, thế giới trở nên thật xô lệch, méo mó, dị kì. Chối từ cuộc sống người lớn, chối từ sự lớn lên của cơ thể, Oskar đại diện cho một nước Đức bị mặc cảm siết chặt nhưng đồng thời, cũng là hiện thân của nước Đức bất khả luận giải quá khứ, lịch sử. Bi kịch của Oskar chỉ có thể giải thoát bằng cách hét thật to. Hét - mãnh lực nội tâm, đã trở thành cách thế sống của Oskar và không chỉ riêng của Oskar. Tiếng hét có thể làm vỡ tất cả các cửa kính ấy vừa ngạo nghễ khi chứng tỏ sự bất tuân phục các luật lệ, vừa ngậm ngùi thu vào mặc cảm bị xem thường, bị nghi ngờ, bị hắt hủi... Từ sau Cái trống thiếc, văn chương thế giới, bỗng nhiên, đã bị xáo trộn bởi tiếng trống và tiếnghét -vỡ- thủy- tinh của Oskar, như đã bị mê hoặc bởi những điển phạm có sức lay tỉnh trí óc khủng khiếp: ngọn giáo của hiệp sĩ Don Quixote, bản hợp đồng của quỉ Mephistopheles, cái búa của Raxcolnikov... Cái trống thiếc viết năm 1959. Đến năm 1999 thì tác giả của nó, Gunter Grass được nhận giải Nobel văn học, đánh dấu sự trở lại của người Đức trên thảm đỏ của Viện hàn lâm Thụy Điển. 2. Người đọc (tiểu thuyết, Bernhard Schlink; Lê Quang dịch, Nxb Phụ Nữ, H., 2009): Chưa đến hai trăm trang nhưng tiểu thuyết Người đọc có sức bao chứa một quá khứ dài rộng, nhất là khi, quá khứ ấy lại nhắc đến một trong những hình ảnh hãi hùng bậc nhất trong lịch sử nhân loại là hệ thống trại tập trung của Đức quốc xã. Giai đoạn lịch sử đen tối này hẳn là vết chàm bội nhiễm liên tục tái phát đối với nhiều thế hệ người Đức, kể cả khi họ không phải là chứng nhân hay đương sự can dự. Câu chuyện bắt đầu từ thời hiện tại, lúc Michael Berg đã là người đàn ông từng trải
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 11
nhất quyết phải kể về Hanna, người đàn bà làm tuổi 15 ngày xưa của anh chìm vào mối tình trái cấm, và từ đó, tự thú luôn những cảm giác đi liền cùng nó, là sự hổ thẹn, dằn vặt, đau đớn… Khi gặp Micheal, Hanna đã ngoài ba mươi tuổi. Cô đã lấy cơ thể hao gầy để ban tặng cho Michael, ngoài tình yêu và chút hưng phấn của người đàn bà luống tuổi, thì chủ yếu vì Michael đã đọc cho cô thật nhiều sách. Từ sách, Hanna đã nhập tâm vào một thế giới thật riêng tư, nơi cho phép cô thỏa thích đuổi theo từng số phận nhân vật, từng cảm xúc chữ nghĩa, điều mà Michael lúc đó chỉ hình dung như sự trao đổi hành vi. Micheal vừa là người tình vừa là người làm nhiệm vụ đọc sách theo đúng nghĩa đen. Còn Hanna có nhiều hơn thế. Cô có hạnh phúc của kẻ được khỏa lấp điểm khuyết thiếu tự thân: mù chữ. Phải nhiều năm sau Michael mới nhận ra nỗi hổ thẹn mà Hanna cố giấu kín. Còn khi ấy, cậu sẵn sàng nhận sai khiến. Mối tình dị biệt, như thế, không chỉ vì chênh lệch tuổi tác, mà còn vì động cơ ẩn đằng sau đó, khiến các biến cố tiếp theo hoàn toàn gây bất ngờ và rẽ ngoặt sang hướng khác chứ không dẫm chân dừng lại ở hồi ức tình ái. Một sự thật đã làm Michael chết điếng là Hanna đã từng là công cụ giết người dưới thời Đức quốc xã. Michael biết sự thật này khi anh đang là sinh viên trường luật và đã xa rời Hanna một thời gian khá lâu. Phiên tòa xử Hanna với cáo trạng đẩy hàng chục người vào trại Auschwitz, dù kéo dài và có tranh luận, mà sinh viên luật Michael âm thầm theo dõi, vẫn đi theo đáp số thường thấy: kẻ ác bị đền tội. Án chung thân dành cho Hanna làm nổi bật vai trò công lí của tòa án từ sau Thế chiến II. Nhưng Michael thì khác. Anh không niềm hứng khởi như đám sinh viên cùng thế hệ được tận mắt chứng kiến “công cụ giết người” bị trừng phạt. Phiên tòa xử Hanna giúp anh phát hiện ra sự thật rằng, Hanna mù chữ và đó là lí do cô không thể biện luận rõ hơn các kết luận trong cáo trạng. Càng phức tạp hơn khi kẻ mù chữ kia một thời từng đầu gối tay ấp với mình, nên tất lẽ, khi sự ghê tởm tội ác bùng phát cũng là lúc kí ức tình yêu song hành. Michael không có lựa chọn nào khác ngoài im lặng và đi tìm bằng cớ về ả tội phạm Hanna. Thái độ của Người đọc là thái độ của người may mắn sinh sau biến cố bi thảm: thay vì khoét sâu tội lỗi, hãy tạo ra các giá trị nhân văn mới để kẻ phạm tội không phải là đối tượng bị thanh trừng vĩnh viễn. Michael, trong phút giây đốn ngộ, đã liên tục
12 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
gửi cho tù nhân Hanna hàng chục băng cassette ghi âm các tuyệt phẩm văn chương. Và nhờ đó, Hanna bắt đầu học chữ. Mù chữ, hay nói rộng hơn, không tri thức, liệu có phải là nguyên cớ biến con người trở thành công cụ phát xít không? Xã hội Đức thời quốc xã là một xã hội mù chữ khổng lồ, kể cả những người như cha Michael, một giáo sư triết học ? Vì mù chữ hay cố tình mù chữ nên nhiều thế hệ đã từ chối trách nhiệm, với cả nỗi hổ thẹn dìm kín, trước những thực đã và đang là vết thương của bao con người? Người đọc tìm câu trả lời, trước hết, bằng cái chết của Hanna, khi cô mãn hạn tù và đã đọc thông viết thạo. Nghĩa là, lương tri lương năng con người phục hồi một phần vì hiểu biết, vì khả năng giáo hóa khai tâm đến từ sách vở. Nhưng sự hiểu biết chưa chắc đã tiêu diệt được cái ác, tiêu diệt được tội lỗi. Hanna thanh thản tự vẫn vì cô hoàn toàn tri nhận được tội lỗi của mình. Chưa cần hoặc không nhất thiết phải viện đến sự hiểu biết của tòa án. Hanna là ngẫu thành tội ác và tự tiêu tội lỗi. Cái ngẫu thành có thể do tác nhân bên ngoài. Tự tiêu thì đến từ nội/động lực bên trong. Hanna chọn cái bên trong tâm tư mình để bước qua những phán quyết mà lịch sử có thể đã bỏ sót. Còn lịch sử, trong điểm nhìn hiện tại của Michael, sẽ chọn Hanna như khúc mắc để minh giải. Song, Hanna đã chết. Đó không phải là một kết thúc quá bi ai. Đó là giải thoát. 3. Kinh cầu cho một đứa trẻ không ra đời (tiểu thuyết, Kertész Imre, Giáp Văn Chung dịch, Nxb Lao động và Nhã Nam, H., 2011): Cuốn tiểu thuyết rất ngắn này là một sự tiếp nối mang tính cá nhân đầy đau đớn, sau kiệt tác Không số phận, của một nhà văn từng bị đày vào Aushwitz, Kertész Imre (Giải Nobel văn chương năm 2002). Không có một nội dung câu chuyện gay cấn, kịch tính; cũng không có những tuyến nhân vật phức tạp, tiểu thuyết này chỉ là dòng độc thoại và kí ức triền miên của người kể chuyện – một nhà văn bình thường đã may mắn sống sót sau Holocaust. “Không” – đó là câu mở đầu và là câu thường xuyên tái lặp mà nhân vật nhà văn đưa ra trước câu
hỏi của bác sĩ Obláth rằng có muốn có con không. Đấy cũng là câu trả lời mà nhà văn dành cho vợ mình, người rất khao khát có đứa con và được làm mẹ. Sau đó là chuỗi những lí lẽ, biện hộ, những nỗ lực giải thích và thuyết phục mà nhà văn đưa ra để chứng tỏ quyết định của mình là đáng tin, là đúng đắn. Bề mặt của lời lẽ này chỉ nhắm đến tính hữu lí của thái độ từ chối có con, từ chối có một thế hệ sau mình. Nhưng ẩn giấu dưới bề mặt ấy, là chuỗi kinh nghiệm của đau thương mà nhà văn đã mang theo trong kiếp làm người bị bắt vào trại tập trung. Kinh nghiệm ấy chỉ ra rằng, không- ra- đời có khi là một may mắn, là đáng được chào đón hơn là thực tế được làm người, nhất là người Do Thái, đối tượng đã bị tiêu diệt nhục nhã như thế nào. “Không ra đời”, như thế, cũng là một biến thể của Không số phận, nơi tương lai đã bị từ chối bởi quá khứ nặng nề, bởi hiện tại bị dằn vặt, hoang mang trong nỗi ám ảnh mất mát, thống khổ, cay đắng. Chấp nhận vô sinh, không có thế hệ nối tiếp, dường như là
phản ứng tự vệ cuối cùng mà một con người nhỏ bé có thể làm được trước tội ác do chế độ phát xít gây ra. Và Kertész Imre còn muốn coi đó là thông điệp rằng, trong một chế độ toàn trị bất kì, ai cũng có thể quyết định như vậy. Đọc Kinh cầu cho một đứa trẻ không ra đời không thật dễ dù đây là một tiểu thuyết có dung lượng ít ỏi. Rất nhiều tinh thần tôn giáo đã được tác giả lẩy ra một cách sâu sắc và đặt trong cấu trúc ngôn ngữ âm nhạc đặc biệt. Các lớp ngôn ngữ được chồng lên nhau như các bè âm đan bện cầu kì và người đọc, như một người nghe nhạc, phải trải qua các điểm nhấn, hoặc cao trào, hoặc miên man trầm lắng trên mạch cảm xúc người kể chuyện. Một tiểu thuyết đặc sắc cả về tư tưởng lẫn văn phong như thế rất đáng để thưởng thức như việc muốn nghe một lời kinh cầu.
M.A.T
Moät mình trong moät ngaøy Những âm thanh ồn ã của buổi sớm, những tia nắng trong veo của mùa hè, những cái nhìn thờ ơ, những ánh mắt âu yếm, những bước chân vội vã, những nhịp chân nhẹ nhàng, những tâm hồn nhạy cảm, những trái tim sai nhịp… Có không em, khi mà, một buổi sáng thức dậy, em đột nhiên cảm thấy tất cả những điều đó đều lạ lẫm, đều khiến em thích thú, hân hoan lạ thường. Có không em, khi mà, trái tim em bỗng nhảy những điệu tan-go khi nhìn vào từng vệt nắng trên bậu cửa sổ. Có không em, khi mà, tiếng rao khe khẽ của một bà cụ bán hàng rong lại khiến em ngoảnh mặt đi, lau vội giọt nước mắt đang chầm chậm chảy, rồi bỗng thấy mình nhỏ bé quá… Có không em, khi mà, vào một ngày trong ơi là trong, em cảm thấy có thể tha thứ được cho tất cả những người khiến em đau lòng, rồi em sẽ nhẹ nhàng mỉm cười, hòa lẫn vào đám đông, không biến mất, cũng chẳng xuất hiện, chỉ là để nỗi đau ấy, một mình em đưa nó đi xa… Có không em, cô gái? Em đơn giản, nhưng em chẳng mạnh mẽ lắm đâu, cũng chỉ là gồng mình lên, quệt vội vài giọt nước, rồi lại bước tiếp những tháng ngày rộng dài của tuổi 18 mà thôi…
Em không yếu đuối đâu, 18 ấy mà, mẹ dạy phải sống cho người ta nữa, bạn bảo phải sống cho đời nở hoa nữa, anh nhắc phải trưởng thành thôi em… Vậy là, vào một ngày trong veo như hôm nay, em đang ngồi thu lu ở trên giường, gõ lách cách vài điều tủn mủn này, thoang thoảng trong không khí ngột ngạt của căn phòng là mùi tinh dầu oải hương. Vẫn còn tiếng xì xào, vẫn còn những cái nhìn, vẫn còn những nhỏ nhen, chật chội của lòng người. Nhưng là, hôm nay, em thấy mọi điều thật khác, thật lạ, và thật nhẹ nhàng. Em, chỉ cần có thế… Hoàng Thúy Hiền – VB1
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 13
Gương mặt sinh viên
Hoaøng Hoøa Bình naøng thuû khoa ña taøi
PV: Khi biết tin mình là Thủ khoa đầu tiên của khoa Văn hóa học, cảm xúc của bạn thế nào? Hòa Bình: Mình cũng mới biết thông tin này được vài ngày và thực sự bây giờ vẫn còn bất ngờ. Khi được HUC Media liên lạc để phỏng vấn mình còn ngạc nhiên hơn! (Cười) PV: Bạn có thể chia sẻ 1 chút “bí kíp” của sự thành công này? Hòa Bình: Nếu nói là “bí kíp” thì mình không có gì đặc biệt để chia sẻ. Thật ra khi mới vào trường, mình khá hoang mang với môi trường học tập và các môn học lạ hoắc, thời gian đầu lúng túng lắm. Tuy nhiên sau kỳ đầu tiên của năm học thứ nhất, mình đã ngộ ra được vài điều. Đại học là tự học, phải hiểu và nắm bản chất chứ không thể học thuộc đơn thuần, nhất là chuyên ngành Văn hoá học mình theo đuổi lại có khá nhiều môn học khó. Không phải cứ có nhiều môn khó là mình sẽ cắm đầu vào học, đọc thuộc để thuộc lòng theo kiểu “học vẹt”. Mình không học nhiều, nhưng khi học thì thật sự tập trung. Mình nghĩ đó mới là phương pháp tốt nhất để nạp kiến thức vào bộ não.
14 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
PV: Trải qua 4 năm là Sinh viên, chắc hẳn bạn đã có rất nhiều kỷ niệm. Hòa Bình: Có nhiều điều chắc mình sẽ không bao giờ quên được. Mình đã có rất nhiều kỷ niệm vui buồn với bạn bè trong suốt 4 năm là sinh viên. Kỷ niệm nào với mình cũng rất đáng quý. Thầy cô và bạn bè đã dành nhiều tình cảm và cho mình nhiều bài học đáng quý. Mình rất nhớ những giờ giải lao cùng ngồi buôn chuyện với bạn bè, nhớ những buổi tập văn nghệ vất vả rồi cảm xúc như vỡ oà khi khoa 3 năm liên tiếp giành giải cao. Mình cũng nhớ cả những chuyện xích mích vì hiểu lầm giữa bạn bè, xa nhau rồi lại gần nhau...Để chia sẻ hết những kỷ niệm trong suốt quãng thời gian sinh viên thì sẽ tốn nhiều thời gian lắm (cười). Vì mỗi ngày đi qua đều là một kỷ niệm, một hồi ức đẹp để mai sau khi có dịp, sẽ nhắc lại để gợi nhớ về những ngày tháng này.
PV. Là lứa sinh viên đầu tiên tốt nghiệp của khoa Văn hóa học, chắc hẳn bạn có rất nhiều cảm xúc? Hòa Bình: Chắc chắn rồi! Thuộc khóa sinh viên đầu tiên của một khoa còn non trẻ, mình và những người bạn của mình đều cảm thấy hãnh diện, tự hào và một chút “áp lực” nữa. Hãnh diện vì là những “mầm xanh” đầu tiên của khoa được ươm trồng, được chăm sóc bởi những người thầy, người cô tận tụy với nghề, với sinh viên của mình. Tự hào là những người anh, người chị của các em sinh viên khóa dưới. Chúng mình luôn cố gắng học tập với tinh thần cao nhất để làm gương cho các em, mong sao các em sẽ cùng với các anh chị xây dựng nên truyền thống học tập, nghiên cứu tốt đẹp cho khoa Văn hóa học. PV: Không chỉ học giỏi mà bạn còn là gương mặt quen thuộc trong nhiều chương trình của khoa, trường, bạn có thể chia sẻ thêm về điều này? Hòa Bình: Như mình đã chia sẻ, mình không dành toàn bộ thời gian cho việc học. Khi tham gia các hoạt động của khoa và trường mình cảm thấy rất vui. Đó không chỉ là cơ hội để mình thực hiện sở thích, thể hiện tài năng và rèn luyện sức khoẻ mà còn học tập nhiều điều mới. Quá trình tham gia các hoạt động văn nghệ hay tình nguyện cũng giúp mình làm quen thêm rất nhiều người bạn thú vị. PV: Dự định trong tương lai gần của bạn là gì? Hòa Bình: Có lẽ tâm lý của sinh viên sau khi ra trường đều mong muốn tìm được một công việc tốt và phù hợp. Tuy nhiên mình vẫn muốn trau dồi thêm kiến thức vì vậy mình đã quyết định tiếp tục học cao học. Mình muốn thử sức mình, vừa đi học vừa đi làm. Hi vọng có thể hoàn thành tốt cả hai mục tiêu và trau dồi được thêm nhiều kinh nghiệm quý giá. Cám ơn Hòa Bình về buổi trò chuyện thú vị này!
Pro5:
Name: Hoàng Hòa Bình Thần dân: Văn hóa học 1B D.O.B: 10/1/1991 Sở thích: âm nhạc, du lịch, nấu nướng, nhiếp ảnh. Thành tích: - Có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 20092011 - Sinh viên 5 tốt 2010 - 2011. - Có thành tích xuất sắc trong hoạt động phong trào Đoàn và thanh niên năm 2011. - Sinh viên xuất sắc ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch làm theo lời Bác năm 2011. - Hoàn thành xuất sắc chương trình biểu diễn nghệ thuật tại Lào và Thái Lan năm 2011. - Giải Khuyến khích cuộc thi ảnh “Mái trường tôi yêu” năm 2012. - Sinh viên giỏi năm học 2011-2012. - Sinh viên giỏi năm học 2012-2013. - Sinh viên giỏi toàn khoá 2009-2013.
Huyền Trang
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 15
Học, học nữa, học mãi
Sinh vieân naêm cuoái:
Hoïc
heát söùc
Soáng
heát mình! Sinh viên - một khoảng thời gian ngắn để chúng ta được trải nghiệm với những tri thức hoàn toàn mới, một môi trường học tập, rèn luyện mới. Thời sinh viên là khoảng thời gian đẹp nhất trong suốt một thời cắp sách tới trường. Và đó cũng là khi chúng ta tiếp nhận những kinh nghiệm sống một cách toàn diện nhất. Sau đây hãy cùng nhau lắng nghe những chia sẻ của một số anh chị sinh viên năm cuối về phương pháp học tập, việc tiếp cận những tri thức mới cũng như những kinh nghiệm sống mà họ đã tích lũy được trong 4 năm “dùi mài kinh sử”.
Kinh nghiệm học tập! Học tập tại môi trường Đại học không phải quá khó như nhiều bạn vẫn nghĩ. Nhưng nó cũng không hề đơn giản nếu như bạn không có phương pháp học tập đúng đắn, không xác định cho mình mục tiêu học tập trong 4 năm cắp sách lên giảng đường. Làm cái gì, học cái gì cũng cần có đam mê, nhiệt huyết và tình yêu dành cho nó thì bạn mới có thể có được những kết quả tốt nhất.
16
biết trân trọng và dám “dấn thân” vì nó. Điều đó có nghĩa là nếu bạn đã chọn học nghề nào thì hãy dành tình yêu cho nó, phấn đấu và cống hiến vì nó. Có như vậy thì sau khi ra trường, các bạn mới thực sự thành công trong nghề của mình. Dương Nhật Nam (AN2, Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật) chia sẻ: Bên cạnh những kiến thức trong sách vở, các bạn cũng cần rèn luyện kĩ năng thực hành cho thật tốt, để khi vào nghề các bạn sẽ không rơi vào tình thế bị động, mất tự tin hay không thể hiện được tài năng của mình. Do vậy, các bạn nên thực hành về ngành học của mình thật nhiều để chúng ta có những kinh nghiệm nhất định. Trần Ngọc Thái (BT29A, Khoa Di sản Văn hóa) cho rằng: Học tốt là việc không chỉ sử dụng những kiến thức trong sách vở, trên các kênh thông tin, trong thực tế mà còn phải sử dụng đến sự nhạy bén, biết chạy theo những thị hiếu của xã hội trong khả năng của mình. Có nghĩa là, chúng ta phải biết lĩnh hội kiến thức theo nhu cầu của xã hội, xã hội cần gì thì ta lĩnh hội nhiều cái đó, có sự phân hóa và chọn lọc tri thức.
Phùng Thị Hương Ly (VV12, Khoa Trong quá trình học, các bạn không chỉ cần Viết văn – Báo chí) chia những kiến thức trong các cuốn giáo trình thông sẻ: Để học tốt dụng mà các bạn nên am hiểu về một thứ tiếng ngành học nước ngoài nào đó (tiếng Anh, Pháp, Nhật…) để mà mình đã có được những thông tin đa dạng hơn, phong phú lựa chọn hơn. Điều đó sẽ đồng nghĩa với việc các bạn phải thì các bạn học thật tốt về thứ tiếng đó - chia sẻ của Trần Huy phải có nhiệt huyết với nó, phải (BT29B, Khoa Di sản Văn hóa). facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Kinh nghiệm sống tập thể! Không chỉ học cùng nhau suốt 4 năm học trên ghế giảng đường, các bạn sẽ còn trải qua những ngày tháng giận hờn vu vơ, những xung đột trong môi trường tập thể. Những tính cách riêng của từng cá thể sẽ cần phải có những giây phút hòa vào cái “Chung” của tập thể. Không phải lúc nào cuộc sống tập thể cũng dễ chịu. Những cuộc tranh cãi nảy lửa, những lần to tiếng, thậm chí cả những xung đột lớn hơn. Tình bạn đôi khi cần được thử thách qua thời gian. Vượt qua được những thử thách đó không phải chuyện dễ dàng. Nhưng khi vượt qua được, các bạn sẽ càng thấy trân trọng những tình cảm này hơn. Hãy cùng lắng nghe những tâm sự về chuỗi thời gian thử thách đó của những anh, chị sinh viên năm 4 nhé! Biết đâu chúng ta sẽ có được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong việc giải quyết những tình huống tương tự như thế sau này ☺
và tôn trọng nhau.
N g u y ễ n Kiều Trang (VHH2A, Khoa Văn hóa học) nói: Ngoài những niềm vui trong học tập, tôi luôn tìm thấy niềm vui từ những người bạn trong suốt 4 năm đại học của mình. Điều quan trọng để làm lên niềm vui ấy là tình yêu thương giữa mọi người với nhau. Chúng ta nên tin tưởng, nhường nhịn
Giàng Thị Hoa (VHDT15A, Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số) nhận định: Cuộc sống tập thể không phức tạp như mọi người vẫn nghĩ. Cuộc sống đó có phức tạp hay không là do mỗi chúng ta. Nếu mọi người sống hòa đồng, đoàn kết, yêu
thương và coi nhau như một phần của nhau thì tập thể đó sẽ vững mạnh. Hằng Nga (QLVH10B, Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật) chia sẻ: Cuộc sống tập thể trong một môi trường hơn 50 con người không phải chuyện đơn giản. Việc nhường nhịn, tôn trọng và luôn sẵn sàng sẻ chia tâm tư, suy nghĩ của mình với các thành viên xung quanh đã giúp mình sống hòa đồng hơn với lớp, được mọi người thông cảm, yêu thương nhiều hơn. Với anh chàng Dương Đức Hà (TV40A, Khoa Thông tin thư viện) thì: Môi trường Đại học sẽ là môi trường đầy lý tưởng cho mỗi chúng ta được cọ xát, được giao lưu và thử thách rất thật với cuộc sống sau này qua chính những người bạn đến từ nhiều vùng miền khác nhau, những cá tính riêng, những sở thích riêng. Chúng ta có thể hòa hợp được, sống vui vẻ được thì sau này, khi đi làm trong một môi trường cạnh tranh hơn, ganh đua hơn, các bạn sẽ không bị “giật mình” và “ngỡ ngàng” quá nhiều. Hãy nén cái Tôi của mình xuống, đặt lợi ích Chung của tập thể lên trên chính là phương châm sống của tôi trong suốt 4 năm học qua. Và nó đã có được những kết quả tuyệt vời đối với bản thân tôi. Những chia sẻ về phương pháp học tập, về kinh nghiệm sống của các anh, chị sinh viên năm cuối thật thú vị phải không? Hi vọng chúng ta sẽ có thêm cho mình những lựa chọn, những phương thức tốt hơn trong học tập cũng như cuộc sống tập thể ở môi trường đại học. Biết đâu trong tương lai gần, chính chúng ta sẽ là những đàn anh, đàn chị truyền dạy lại kinh nghiệm cho thế hệ kế cận mình ☺
Cúc Cúc Trần facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 17
Sinh vieân Vieát baùo ñang coù nhieàu cô hoäi ngheà nghieäp Hướng tới kỷ niệm 88 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2013), khoa Viết văn - Báo chí tổ chức buổi “Giao lưu Báo chí - Chào mừng Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam”. Buổi giao lưu là nơi gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp của thế hệ các nhà báo trước những yêu cầu của Báo chí hiện đại Việt Nam.
Truyền thông hiện đại – Cơ hội và thách thức Trao đổi về vấn đề “Các nhà báo Việt Nam hôm nay trước đòi hỏi của truyền thông hiện đại - cơ hội và thách thức”, nhà báo, TS Trần Bá Dung Trưởng ban Nghiệp vụ Báo chí Hội Nhà báo Việt Nam đưa ra 3 tiêu chí: Chủ thể, đối tượng và môi trường của truyền thông hiện đại. Theo ông, với môi trường truyền thông thuận tiện như ngày nay, cả chủ thể (nhà báo) và đối tượng (công chúng) đều có nhiều điều kiện để tiếp cận với báo chí hơn. Mặt khác, báo chí hiện đại đòi hỏi cao về sự tương tác, công chúng hướng đến những thông tin đa chiều, công chúng quyết định đến hiệu quả của báo chí, và như thế nhà báo phải viết theo yêu cầu của công chúng. Trước tình hình đó, báo chí hiện đại mang đến nhiều cơ hội. Sự xuất hiện của nhiều cơ quan báo chí mở ra nhiều cơ hội cho các bạn sinh viên thử sức, đó cũng là cơ hội để học tập nâng cao kĩ năng, tiếp xúc xã hội, giao lưu quốc tế một cách cởi mở, thông thoáng.
ra thì lại khá nhiều, chứ không nói đến là rất nhiều. Chúng ta phải đối mặt giữa một bên là quốc tế hóa báo chí và một bên là lợi ích của dân tộc; xử lí mâu thuẫn giữa nâng cao kĩ năng làm báo chuyên nghiệp và thói quen nghiệp dư; sức ép, sức cạnh tranh gay gắt giữa các nhà báo chuyên nghiệp và các nhà báo công dân; vấn đề đạo đức nghề báo. Đạo đức nghề báo là một vấn đề nóng hiện nay, đang được quan tâm không chỉ bởi những người trong nghề mà là của toàn xã hội. Hiện nay, có không ít nhà báo đã bị tha hóa, biến chất bởi cuộc sống mưu sinh thực tại. Những bài viết, tác phẩm báo chí không còn giữ được sự trong sáng, sự chính xác của thông tin. Điều này đã gây nên luồng sóng phản hồi từ phía công chúng. Nhà báo là người cầm bút trong tay. Các bạn có quyền sinh quyền sát với chính cây bút của mình nhưng không có quyền sát quyền sinh với thông tin của xã hội, của công chúng.
Phẩm chất của của người làm báo văn hóa văn nghệ Nhà báo Nguyễn Sĩ Đại - Vụ phó Vụ Văn hóa Cơ hội để các nhà báo hiện nay tiếp cận với nghề nghiệp, với thông tin trong môi trường truyền - văn nghệ Báo Nhân dân tâm sự: “Tôi rất tự hào thông hiện đại hiện nay có 4 cơ hội chính. Nhưng về thế hệ trẻ ngày nay, càng tự hào bao nhiêu tôi lại càng lo cho các em bấy nhiêu, không biết các thách thức đăt em có kiếm ăn được bằng nghề báo không?”. Trước những thử thách lớn trước mắt, ông đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về nghề cầm bút. Thứ nhất phải biết phân tích và định hướng thông tin; thứ hai phải có cái nhìn riêng, cái nhìn đặc biệt, có thẩm quyền; nhưng quan trọng nhất là phải chọn được hướng đi riêng cho bản thân mình. “Những phẩm chất cần thiết của nhà báo chuyên làm báo về lĩnh vực văn hóa, văn nghệ trong bối cảnh truyền thông hiện đại”, nhà báo
18 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Nguyễn Sĩ Đại đã chỉ ra 4 phẩm chất mà các nhà báo trẻ cần chú ý: phải biết kiếm sống, điêu ngoa một chút, ăn chơi một chút và tính trung thực. Theo ông, người làm nghề báo phải có những phẩm chất đặc biệt. Ông chú trọng: “Nhà báo thì phải biết kiếm cơm trước”, tức là phải đa năng, thể loại nào cũng phải biết “dấn thân”. Để làm được điều đó, phải có vốn kiến thức sâu rộng, đặc biệt về lịch sử, các di tích, di sản, văn hóa dân gian… của đất nước. Và muốn có được vốn kiến thức đó, các bạn sinh viên không chỉ cần chăm chỉ học tập kiến thức trong sách vở mà còn phải luôn tích lũy, trau dồi những kiến thức, kỹ năng ngoài thực tế cuộc sống. Người cầm bút phải thực sự biết khẳng định mình, tin tưởng ở bản thân và bám sát sự thật, tức là phải trả lời được câu hỏi: “Anh (chị) là ai?” trước khi bước vào nghề. Mỗi người chúng ta cần biết mình là ai? mình đang đứng ở vị trí nào? mình làm gì? Khi xác định được vị trí của mình, công việc của mình thì chúng ta sẽ có những mục tiêu, những định hướng rõ ràng hơn cho cuộc sống của mình.
Nguyên tắc của nghề báo Nhà báo Đỗ Bích Thúy - Phó Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội cho hay, muốn khẳng định bản thân mình với nghề thì quan trọng nhất phải tự học, tự mày mò kiến thức ngay từ khi còn là sinh viên. Các bạn sinh viên đừng quá tham lam vào việc cộng tác cho các báo, tạp chí. Các bạn chỉ cần cộng tác thân thiết với một đến hai tờ báo, tạp
chí là đủ. Với mỗi tờ báo, tạp chí đó, các bạn hãy tự mình cố gắng rèn luyện cách viết bài, thường xuyên gửi bài cộng tác, tạo dựng được các mối liên hệ với các cây bút cứng của chuyên mục mình cộng tác cho tới cả tòa soạn. Nhà báo cũng rất thẳng thắn trao đổi và chia sẻ về cách ứng xử của nhà báo một cách chuyên nghiệp. Đây tưởng chừng là việc đơn giản nhưng nhiều bạn khi mới bước vào nghề lại không hề chú ý đến và đã khiến cho chính các bạn gặp phải những khó khăn. Là một nhà báo chuyên nghiệp thì việc giờ giấc là rất quan trọng. Tính nhanh nhẹn, nhạy bén, sự xông pha đối với thông tin là những điều cơ bản để các bạn sống được với nghề báo. Đơn giản hơn, kỹ năng tìm hiểu đối tượng viết bài, tìm hiểu về thông tin mình cần quan tâm cũng là một điều mà nhiều nhà báo trẻ hiện nay bỏ qua khi đi tác nghiệp. Nếu như các bạn không tự rèn luyện, bổ sung cho mình những kỹ năng căn bản, những bước đệm đó thật tốt thì các bạn sẽ rất khó có thể đi xa, đi sâu trong nghề.
Kết Buổi giao lưu diễn ra trong không khí sôi nổi, ấm áp giữa những thế hệ nhà báo: những người “lâu năm” trong nghề - những nhà báo tương lai đang trong quá trình học tập, phấn đấu trở thành một nhà báo chuyên nghiệp. Có không ít những sinh viên tốt nghiệp khoa Viết văn - Báo chí, nay đã trở thành những nhà báo có chỗ đứng trong làng báo cũng đã trở về tham gia buổi giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm, những kỹ năng thực tế cho thế hệ đàn em. Những buổi giao lưu, chia sẻ như thế này luôn có những ích lợi nhất định đến định hướng, tư duy của các sinh viên. Hy vọng sẽ có nhiều những buổi giao lưu như vậy để những người làm báo có cơ hội chia sẻ với nhau nhiều hơn nữa về công việc mình đang theo đuổi. Thúy Hồng
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 19
Taûn maïn vôùi boá trong ngaøy möa Ông trời ném cơn thịnh nộ của mình xuống nhân gian, nơi mà con người đã làm cho môi trường sống tự nhiên của thiên nhiên bị vẩn đục với một sự ô nhiễm nặng bằng những trận mưa lớn! Gió! Lốc! Sấm! Sét! Và bão giông cuồng nộ! Cây đổ trên rất nhiều con phố của Hà Thành khiến giờ tan tầm càng trở nên chật trội và tắc nghẽn. Cảm giác ngột ngạt bởi cái nóng, khói, bụi được thay thế bằng cảm giác lo sợ bởi mưa giông và bão lũ. Ai cũng sợ; cây đổ vào người, gió lốc cuốn, sấm sét, hay chỉ đơn giản là ướt mưa, là tắc đường kẹt xe về trễ. Người ta chen lấn phóng nhanh, vượt ẩu để chạy tìm đến nơi trú ẩn an toàn, hoặc dài hơi và toàn vẹn hơn cả là về đến nhà. Về đến nhà rồi thì mặc xác ngoài trời có sao, ra sao. Lúc này và lúc 40 độ nóng, ngoài phố có tìm thấy điều gì được gọi là sống chậm để cảm nhận cảm giác của nhân gian. Hay có tìm đâu đó được sự nhường nhịn của một ai đó; có tìm thấy được sự giúp đỡ của một người trẻ cho một người già, của một thanh niên cho một cô gái, của một người lành lặn cho một người tàn tật, của một người lớn cho một em bé nhỏ. Cơn mưa gió lúc này chẳng còn mang đến sự dịu mát…
20 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Thực sự là con không chịu đựng được đâu khi nhỏ bạn con cứ tựa đầu vào vai con khóc nức nở lên khi nghĩ về quê nó. Con cần làm một điều gì đó dù nhỏ thôi. Miền Trung đang quằn quại trong giông bão, miền quê nghèo khó của nhỏ bạn thân con đang mất mát vì thiên tai. Và bố ơi, đó cũng là miền quê thứ hai của con mà chưa một lần con đặt chân tới đó, miền quê thứ hai mà con chỉ biết và hình dung về nó qua nỗi nhớ của nhỏ bạn thân con. Và lúc này đây, trong kí túc xá còn riêng mình con thức với tiếng muỗi vo ve, với bóng tối và với trang viết thân thiết này. Bóng tối đã trả cho cuộc sống cái bình yên tĩnh lặng vốn có của nó. Bóng tối lúc này cũng trả con về lại chính mình trong kí ức tuổi thơ, trong nỗi nhớ quê nhà da diết, trong giấc mơ hạnh phúc bên gia đình. Và cuộc sống đã cuốn con đi xa quá những điều giản dị ấy. Mẹ của con chắc giờ này đã ngủ, giấc mơ có còn ú ớ cơn mê về những lo toan cho cuộc sống mưu sinh thường ngày. Con yêu mẹ, yêu quê mình nghèo khó, yêu nơi chôn nhau cắt rốn của mình, yêu từ con đường trải đầy hoa dại mỗi ngày con vẫn đạp xe đến lớp, yêu mùi rơm đống rạ chất ở góc
sân, yêu lũy tre làng rì rào ca hát, yêu đồng lúa chín vàng trĩu nặng bông, yêu những cánh diều sặc sỡ sắc mầu bay cao, mang theo bao ước mơ tuổi nhỏ để gửi vào nền trời xanh biếc. Con đi học xa nhà, xúng xính áo quần cho bằng bạn bằng bè thấy thèm về một thời đội hoa dâm bụt lên mái tóc đen dài để làm cô dâu chú rể, thấy thèm những chiều đi nướng khoai bắt cá ngoài đồng. Mệt thì lăn trèo lên triền đê bãi cỏ, ngóng trời ngóng đất để thả hồn phiêu tới một miền cổ tích thật xa. Con đi học xa nhà, trang viết luôn thấm đầy nước mắt. Thương về những luống cày đất nâu bạc thếch dưới cái nắng hè chói chang gay gắt. Thương màu xanh hành tỏi vụ đông đang xót xa trong cái buốt giá quê mình. Xa rồi những chiều leo núi đến trật cả quai dép để đi tìm những quả sim béo tròn chín mọng, xa rồi những hoàng hôn hắt ánh lên bãi lau sậy ven sông, con cùng bạn bè tụm năm tụm bảy chơi trò ngụp lặn đến thỏa thuê. Trọ học trên mảnh đất này đã gần được 3 năm mà sao con vẫn chưa quen được cuộc sống xa quê. Cậu bạn ôm cây đàn ghi ta và gảy bài “ Cây đàn sinh viên” rồi đến bài “ Quê hương” phổ nhạc từ một bài thơ mà con rất thích của Đỗ Trung Quân. Khuôn mặt thanh tú đang trầm ngâm như hòa vào từng nốt nhạc. Kí túc xá Đại học Văn hóa Hà Nội vốn ồn ào là thế, mà sao tối nay bỗng yên ắng lạ thường, tựa hồ như những giai điệu kia đã lay động đến thẳm sâu tâm hồn của mỗi cô cậu sinh viên xa nhà đang nhớ quê hương đến quay quắt. “Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày. Quê hương là đường đi học, con đường rợp bướm vàng bay”. Con nhìn khắp lượt gương mặt bạn bè mình trong căn phòng nhỏ, mỗi người đều theo đuổi tâm trạng của riêng mình khi nghe tiếng đàn kia. Cô bạn nào lén lau nước mắt. Ai đang hoài niệm về nỗi khốn khó quê mình? Xin cho con nghe lại một lần tháng 6, tu hú kêu vào mùa vải chín. Những trái vải yêu thương như
đậu g i ọ t n ắ n g ngọt của m ù a . Xin cho con đi lại một lần con đường quê đã mòn bánh xe tuổi nhỏ, lá vàng có còn buông rơi trải thảm khắp lối đi. Mưa chiều nay, bắt được chuyến xe ngược Hà Nội về thăm quê cũ, tai vẫn còn văng vẳng tiếng lũ trẻ quê mình ngồi vắt vẻo hát mấy khúc đồng dao. “ Chim di là dì sáo sậu, sáo sậu là cậu sáo đen, sáo đen là em tu hú…” Quen thuộc quá đi thôi những câu đồng dao ấy, để giờ đây đọng lại trong con đâu chỉ đơn thuần là một nỗi nhớ quê? Phan Hằng
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 21
Trò chơi dân gian
KEÙO CO
K é o co đề cao tinh thần thượng võ, sức khoẻ và tinh thần đồng đội. Trò chơi luôn có mặt trong các lễ hội cổ truyền, phổ biến trên toàn thế giới và lôi kéo được rất nhiều người tham gia.
Luật chơi Luật chơi của trò kéo co khá đơn giản. Sẽ có hai đội chơi được xác định với số lượng người bằng nhau, thường từ 10 người trở lên/1 đội. Hai đội sẽ nắm vào một sợi dây, thường là dây thừng và sợi dây này sẽ được đánh dấu bằng một vạch trung tâm ở giữa. Ngoài ra, trên mặt đất còn đánh dấu môṭ vạch kẻ tương tự như trên sợi dây. Thông thường sẽ có một trọng tài phất cờ ra hiệu để hai bên thi đấu. Khi hiệu lệnh của trọng tài được phát đi, người chơi của 2 đội sẽ dùng hết sức của mình để kéo sợi dây về phía đội mình. Bên nào kéo được phần có đánh dấu ở trung tâm sợi dây qua vạch trên mặt đất thì bên đó giành chiến thắng.
Anh, cuộc thi đấu kéo co đầu tiên được ghi nhận là diễn ra tại vùng Norfolk vào thế kỷ 16. Kéo co dưới hình thức là một môn thể thao hiện đại bắt đầu từ con tàu Cutty Sark. Vào khoảng thời gian từ năm 1885 đến 1895, Richard Woodget, thuyền trưởng tàu Cutty Sark, đã thường xuyên tổ chức các cuộc thi đấu kéo co cho các thủy thủ của mình để rèn luyện sức khỏe và trau dồi bản năng chiến đấu.
Bạn có biết? Trò chơi kéo co vốn đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những hình chạm trổ trên tường ngôi mộ cổ Ai Cập cho thấy người Ai Cập cổ đại đã từng tổ chức những cuộc thi đấu kéo co từ năm 2500 (TCN). Khi đó, người ta chơi kéo co mà không dùng đến dây thừng. Trong thời kỳ phong kiến, kéo co là một trò chơi rất được ưa chuộng trong triều đình Trung Kéo co có mặt trên đấu trường Olympic từ Quốc, đặc biệt là vào thời nhà Đường và sau này khoảng năm 1900 đến 1920. Nhưng kể từ năm là thời nhà Tống. 1920 trở về sau, kéo co bị loại khỏi nội dung thi Ở Tây Âu, lịch sử kéo co bắt đầu từ năm 1000. đấu của thế vận hội. Kéo co hiện đã có luật thi đấu Các chiến binh Viking thường chơi một trò chơi quốc tế với đầy đủ các nội dung như các môn thể có tên gọi là “kéo da”. Theo đó, người ta dùng da thao khác. Diệu Linh (St) động vật thay cho dây thừng để chơi kéo co. Tại
22 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
HOÏC QUAÂN SÖÏ !!!
Hoïc quaân söï döôùi thôøi tieát noùng nhö thieâu nhö ñoát cuûa thaùng 6, caùc “chieán binh HUC-er” naêm Nhaát luoân coù caùch choáng noùng, baûo veä söùc khoûe rieâng cuûa mình. Vaø caû nhöõng caùch giaûi khuaây thuù vò sau nhöõng giôø hoïc caêng thaúng treân “thao tröôøng” nöõa chöù.
SVVH (St) facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 23
F5 Fashion Muøa heø - söï leân ngoâi cuûa chaát lieäu cotton bôûi söï thoaùng maùt, deã baûo quaûn, thaám moà hoâi, deã maëc. Nhöõng chieác aùo phoâng hoïa tieát noåi baät, ñôn giaûn phoái hôïp vôùi short hay legging/tregging seõ laø löïa choïn thích hôïp cho muøa heø naøy. Neáu yeâu thích phong caùch caù tính haõy keát hôïp theâm vôùi muõ snapback. ñoà trang söùc taùn ñinh ñang laøm möa laøm gioù ñeå taïo ñieåm nhaán cho boä trang phuïc cuûa mình.
Before Ai sẽ là model trên SVVH số 07 ? Hãy gửi thông tin cá nhân của bạn về địa chỉ hucmedia@huc.edu.vn để được trải nghiệm những cảm giác thú vị cùng HUC Media !!!
24 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Model: Tanie To Stylist: Han SangYoo - Dế Hâm Clothes: Jealous House (72 Hàng Chiếu) Photographer: Nam Tzô ̀ - Phú Bin facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
25
Bước chân tuổi trẻ
CLB SVTN
BÖÔÙC XANH
Tình nguyện vì cộng đồng Mùa hè – mùa dịch chuyển cho những ý tưởng, nhiệt huyết căng tràn tuổi trẻ. Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng có dự định cho riêng mình. Người thì về quê với gia đình sau một năm học đóng đô ở ký túc xá, người thì bắt đầu tập tành đi làm thêm trang trải kinh phí. Còn đối với các thành viên của Câu lạc bộ Bước xanh, khoa Viết văn - Báo chí, mùa hè sẽ là mùa của những chuyến đi tình nguyện. CLB Bước Xanh là một trong những câu lạc bộ tình nguyện lớn mạnh, trực thuộc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Văn Hoá Hà Nội. CLB thành lập ngày 27/3/2009 đã trải qua nhiều đời chủ nhiệm. Hiện nay, CLB có một chủ nhiệm là Anh Nguyễn Đình Tuyến (VB1), hai phó chủ nhiệm là Phạm Xuân Tuấn và Phạm Quỳnh Như đến từ lớp VB2. Mùa hè – Mùa của tình nguyện Đến hẹn lại lên, mùa hè đến cũng là lúc các thành viên Câu lạc bộ (CLB) Sinh viên tình nguyện Bước Xanh – khoa Viết văn - Báo chí lại háo hức chuẩn bị hành trang cho hoạt động tình nguyện lớn nhất trong năm.
26 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Bước Xanh là CLB tập trung các bạn sinh viên trong khoa có cùng niềm đam mê và nhiệt huyết tuổi trẻ với những phong trào hoạt động tình nguyện. Với lực lượng còn khá mỏng, khoảng 50 thành viên, việc hoạt động của CLB cũng gặp không ít những khó khăn. Với mục đích tình nguyện vì cộng đồng, những chuyến đi tình nguyện của CLB thường hướng đến những vùng xa, vùng cao, những nơi điều kiện còn thiếu thốn. Hành trình của các bạn đã vượt qua mọi trở ngại về địa hình, đi theo những con đường mòn còn chưa rõ lối đến với từng làng bản vùng cao. Bao khó khăn, trở ngại vì điều kiện vật chất quá thiếu thốn: những bản làng xơ xác, những con đường mòn nối các nhà gập ghềnh heo hắt, nơi ở tạm bợ chật hẹp, điện nước và các điều kiện sinh hoạt không đầy đủ. Ngôn ngữ cũng là vấn đề làm mọi người suy nghĩ nhiều,vì không thể giao tiếp trực tiếp với người dân địa phương, những khó khăn cứ nối tiếp khó khăn. Nhưng với sức trẻ cộng với niềm đam mê, nhiệt huyết và sự quyết tâm, các thành viên của CLB đã vượt qua mọi khó khăn, khắc phục những trở ngại. Buổi tối, các bạn đến từng nhà thăm hỏi người dân, khuyến khích họ cho con em đi học, giúp đỡ,
chỉ dạy các em nhỏ học tập. Ban ngày thì tham gia lao động cùng người dân, dựng lại những ngôi nhà tạm, sửa lại lớp học. Những công việc tuy vất vả nhưng chung tay góp sức thì nhanh chóng hoàn thành và đem lại niềm vui nho nhỏ cho tâm hồn. Những ngày ngắn ngủi trong chuyến đi xa, dù chỉ là một, hai tuần nhưng bao khát vọng cứ lớn dần lên, tuổi trẻ như nối dài thêm trong mỗi chặng đường.
Những kỷ niệm ấm áp Những góc kỉ niệm nhỏ ấm nồng tình thương trải dài trong mạch xúc cảm của mỗi thành viên sau mỗi hành trình. Đó là những buổi giao lưu văn nghệ với các em nhỏ trong ánh lửa bập bùng miền núi cao. Là những món quà xinh xắn được mọi người kì công chuẩn bị. Hay những đêm trăng lộng gió, cùng nhau hát vang trong tiếng guitar, tiếng vỗ tay và những vòng tròn tình bạn – tình người cứ rộng dần ra. Là những giọt nước mắt xúc động khi lắng nghe những ước mơ của những em bé vùng cao về một ngày được đi học cái chữ, được sống trong ngôi nhà không còn xiêu vẹo ... Mỗi hành trình – mỗi kỷ niệm luôn được từng thành viên trân trọng và giữ gìn. Những kỷ niệm đó sẽ còn theo chân chúng tôi trên nhiều nẻo đường của Tổ Quốc, trên những chuyến đi trong tương lai. “Những niềm vui khi được hát cùng các em nhỏ, những cái siết tay thật chặt của người dân địa phương khi tiễn biệt chúng tôi lại thôi thúc chúng tôi trở lại đó hơn, thúc giục chúng tôi hãy cống hiến nhiều hơn cho xã hội” – chia sẻ của bạn Đình Tuyến. Các bạn sinh viên tình nguyện đã gieo tình yêu và niềm tin đến tâm hồn trẻ thơ, mang đến niềm vui trên những gương mặt già nua cùng sự khắc khổ của năm tháng nơi những người dân miền núi. Hành động tuy nhỏ nhưng lại mang lại ý nghĩa vô cùng lớn lao. Mỗi hành trình là mỗi bài học quý giá giúp mọi người biết trân trọng những gì mình có và cố gắng đóng góp nhiều hơn để cuộc sống thêm tươi đẹp. Chi Lăng – Lạng Sơn: Chờ ngày lên đường! CLB Bước Xanh với 4 năm hình thành, xây dựng và phát triển. Từng thành viên đã cùng nhau xây
nên những viên gạch vững chắc cho ngôi nhà chung này, mang về th nhiều đóng góp và những thành tích nổi bật. Tháng 07/2013, CLB dự định sẽ có chuyến đi Chi Lăng – Lạng Sơn với nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa. Ngay từ những ngày tháng Tư, Ban chủ nhiệm CLB đã lên kế hoạch cho chuyến đi. Các bạn cũng kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ, quyên góp quần áo, sách vở từ mỗi thành viên trong CLB, sinh viên trong khoa cho đến các sinh viên trong trường. Những món quà nhỏ nhưng chứa đựng bao tâm huyết, ước mong đã được các bạn gói thật kỹ và nâng niu. Với các bạn VBK2, đây sẽ là chuyến đi đánh dấu mùa hè tình nguyện đầu tiên của quãng đời sinh viên. Chúng tôi tin rằng, truyền thống tốt đẹp của CLB sẽ được các bạn phát huy, xây dựng và vững mạnh hơn nữa trong tương lai. Chúng ta hãy cùng ủng hộ và chúc CLB Bước xanh – khoa Viết văn – Báo chí có một mùa hè đầy năng lượng, vui vẻ trong chuyến hành trình xa. Chúc Bước Xanh mãi xanh màu áo của nhiệt huyết và tuổi trẻ. Thơ Nguyễn
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 27
Cùng suy ngẫm “Giôø chia tay ñaõ ñeán baïn ôi... Môùi hoâm qua ta coøn vôùi nhau, Giôø chia tay ñaõ ñeán baïn ôi Môùi hoâm qua ta cuøng vôùi nhau Tay trong tay vai saùt vai ta chung ñöôøng. Naøy baïn thaân ôi giôø naøy chia tay vaø xin nhôù Trong tim ta luoân khaéc ghi bao kyû nieäm... Duø thôøi gian troâi duø nhieàu ngaên caùch Vaø xin nhôù nhau töø ñaây...” (Taïm bieät) Giôø phuùt chia ly ñaõ ñeán thaät gaàn... Nhöõng gioït nöôùc maét haïnh phuùc khi caàm treân tay taám baèng cöû nhaân. Nhöõng aùnh maét thieát tha trao taëng cho nhau trong nhöõng ngaøy thaùng cuoái cuøng beân nhau vôùi tö caùch Sinh vieân/ Bieát bao caûm xuùc muoán göûi laïi treân töøng trang löu buùt thôøi sinh vieân. Bieát bao kyû nieäm muoán ñöôïc seû chia. Bieát bao öôùc mô seõ ñöôïc chaép caùnh töø ñaây - maùi tröôøng Ñaïi hoïc Vaên hoùa Haø Noäi. Haõy cuøng vôùi Sinh vieân Vaên hoùa laéng laïi moät chuùt trong nhöõng doøng kyù öùc aáy, trong nhöõng kyû nieäm ñoù maø ñeán giôø phuùt naøo ñoù, moãi ngöôøi chuùng ta ñeàu seõ moät laàn traûi qua.
Thôøi gian ôi xin haõy ngöøng troâi Nhanh quá đi thôi - Bốn năm đó, trôi vụt một cái, cứ ngỡ như là hôm qua. Nhớ ngày nào chân ướt chân ráo bước chân vào cánh cổng trường đại học. Nhớ ngày nào còn là cô bé lơ ngơ đi đăng ký nhập học, chính thức trở thành cô sinh viên đại học. Những ngày tháng của thời sinh viên, tôi mãi sẽ chẳng bao giờ quên được. Tôi đươc dịp vẫy vùng trong yêu thương, được đong đầy bởi những kỉ niệm. Tình yêu thương của thầy cô dành cho chúng tôi trong từng bài giảng trên lớp. Tình thân giữa những thành viên trong lớp, dù có lúc vui lúc buồn, nhưng đến ngày chia ly thì ai cũng buồn, cũng bâng khuâng một cảm xúc không thể nói thành lời. Giờ đây cái cảm giác hàng ngày không được đi tới trường, hàng ngày không được ngắm nhìn những khuôn mặt, những nụ cười thân quen mà trước đây nhìn nhiều đến phát ghét thật là không dễ dàng vượt qua chút nào. Sẽ không còn những câu nói bông đùa, những cái ôm hôn thắm thiết để đứa bạn hét lên “Kinh quá!”. Chia tay mái trường đại học, cầm trên tay tấm bằng cử nhân Văn hóa, tôi sẽ chính thức trở thành “cựu sinh viên”. Sẽ là những trăn trở, những lo toan cho cuộc sống này. Ừ thì người ta cũng đến
28 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
lúc phải trưởng thành, làm sao mà sống mãi trong quá khứ với những ký ức và kỷ niệm được. Phải lớn lên thôi! Mạnh mẽ lên nhé tôi ơi!!! Những tháng ngày sinh viên tươi đẹp trong quá khứ sẽ được tôi lưu giữ thật chặt trong trái tim mình. Với tôi, đó là một quãng thời gian đẹp nhất, tuyệt vời nhất!
Đào Thị Hà Trang (Di sản Văn hóa)
Taïm bieät nheù! Thời gian luôn như thế, trôi đi rất nhanh và chẳng chờ đợi ai cả, để đến khi ta giật mình nhìn lại, tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm về những tiết học đầu tiên tại giảng đường Đại học. Kỷ niệm của những cô cậu sinh viên cùng nhau tắm cơn mưa đầu hè đầu tiên của thời sinh viên. Kỷ niệm cả lũ hùa nhau lên hát hò mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam trong tiếng vỗ tay át tiếng hát … Những kỷ niệm có bao giờ là đủ để nhắc về thời sinh viên này. 4 năm thôi! 4 năm trước tưởng chừng thời gian như ngừng quay! Chậm chạp đến lạ kỳ! Tôi đã từng mong muốn, cầu nguyện cho 4 năm học Đại học trôi qua thật nhanh, như một cơn gió lướt qua thôi cũng được. Cũng 4 năm … nhưng giờ đây…tôi chỉ ước sao cho thời gian có thể quay chậm hơn chút nữa…nhích chậm hơn chút xíu nữa…để chúng tôi – từng thành viên trong ngôi nhà chung này có thể được ngồi bên nhau học thêm những tiết học nữa. Chúng ta sẽ có thêm thời gian để đi thực tế thêm những chuyến đi cùng các thầy cô, cùng các em khóa dưới nhiều hơn nữa. Chỉ mong vậy thôi! Bốn năm học cuối cùng cũng sắp kết thúc, trong mỗi chúng ta đều có những cảm xúc trộn lẫn, nhưng nhiều nhất vẫn là nỗi buồn, sự bịn rịn. Sâu thẳm trong mỗi sinh viên đều có những kỷ niệm cho riêng mình. Kỷ niệm thời sinh viên sẽ là những hình ảnh tuyệt vời nhất, đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người chúng ta. Sẽ không thể nào quên những tháng ngày vô tư với những người bạn – “người đồng đội” trên mặt trận chinh phục tri thức tại giảng đường ngày nào. Ngày mai xa nhau rồi Trường mến thương xa rồi Xa __ Nghe từ đó mà thấy trống rỗng và lưu luyến quá! Mới đó mà đã bốn năm học trôi qua. Tthời gian bay vút vô tình tựa gió, không đợi ai bao giờ. Lớp chúng mình, những sinh viên “Nhất Quỷ Nhì Ma”, chẳng người nào giống người nào. Mỗi đứa mỗi tính cách, mỗi tình cảm, suy nghĩ riêng. Cảm giác thật buồn khi đọc một bài viết mà bên cạnh tên đứa này không có những đứa khác.
Cảm giác thật hụt hẫng khi nhìn tấm ảnh dù chỉ thiếu đi một thành viên. Từ khi nào chúng ta đã trở thành một khối tập thể không thể tách rời? Yêu lớp mình, yêu trọn vẹn tất cả thành viên. Tôi yêu trường những ngày mưa bất chợt… … Những cơn mưa đầu mùa hạ, lành lạnh mà xao xuyến … chợt đem về một chút bâng khuâng ... Chia tay là gì mà con người ta cảm thấy buồn thế này? Tôi buồn! Các bạn cũng buồn! Chia ly có bao giờ là vui? Từng người chúng ta, dù ở phương nào, đều sẽ thấy luyến tiếc khi phải rời xa từng phòng học thân quen, từng dãy bàn chiếc ghế gắn bó thưở nào… Những tích tắc cuối cùng bên nhau đang dần trôi. Một năm, hai năm, ba năm, bốn năm không đủ để nói hết những điều mình muốn nói, không đủ cho những giờ phút vui vẻ mà chúng ta bên nhau. Một trăm ngày không bao giờ đủ… Các bạn thân thương ơi! Hãy cùng ghi nhớ những khoảnh khắc đẹp đẽ ấy vào sâu thẳm nơi nào đó trong trái tim của mình, cho những ngày buồn tan biến hết, cho thầy cô, cho mái trường, cho bạn, và cho tôi… Tạm biệt nhé, những năm tháng sinh viên vui vẻ và đầy ắp những kỉ niệm ngọt ngào. Tạm biệt nhé mùa hè yêu thương! “Mùa hè ơi sao đến vội vàng. Chia tay nhé bạn thân và từ biệt mái trường…”
Thanh Nhàn
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 29
Göûi laïi nôi ñaây... “Mai ta về sao nước mắt rưng rưng Gốc phượng đầu sân trường rơi từng chiếc lá Những ngày ta sống ở đây qua đi vội vã Thời sinh viên mới đó đã qua rồi...” Lần khai giảng đầu tiên, tôi vào lớp 1. Cảm giác bỡ ngỡ, mắt tròn xoe rưng rưng nước mắt nhìn mẹ. Nghe các anh chị hát Quốc ca, muốn hát theo mà không thuộc lời. Mẹ tôi dường như bật khóc. Buổi lễ đó thật trẻ con và hơi mờ nhạt trong tôi. Lần khai giảng vào lớp 6, tôi trưởng thành hơn. Khai giảng bắt đầu với việc diễu hành vòng quanh sân trường như một nghi thức chào học sinh mới. Việc đó phải tập đi tập lại khiến nhiều đứa mệt mỏi nhưng tôi lại vô cùng thích thú vì được ngắm nhìn những chùm bóng bay đầy màu sắc bay lên bầu trời... Tôi nhớ như in và mang cảm xúc của cô bé 12 tuổi năm ấy đến buổi lễ khai giảng cuối cùng của thời học sinh... Thời phổ thông với tà áo dài trắng trôi qua thật nhanh. Buổi lễ bế giảng năm nào được mặc lên người tà áo dài trắng tinh, cầm biển lớp đi giữa sân trường trong ánh nắng rực rỡ của những ngày đầu thu. Lễ bế giảng đầu tiên của thời phổ thông cũng trôi qua nhanh như một kỷ niệm ngọt ngào. Tạm biệt ngôi trường cấp ba với bao kỉ niệm ngây ngô một thời, tôi bước đôi chân đầy bỡ ngỡ vào cánh cổng trường Đại học. Bao cảm xúc vui mừng, lo sợ ngày cầm trên tay giấy trúng tuyển Đại học, mình sẽ thế nào đây khi cuộc sống sinh viên là xa nhà, là tự lập... Ấy thế mà bốn năm qua đi, tưởng chừng thời gian như cơn gió mùa thu nhẹ nhàng lướt qua nhanh chóng nhưng dư vị nó để lại còn vương vấn mãi trong tim...
30 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Thế là hết những ngày thơ mơ mộng Phượng nở vội vàng giục giã mùa thi Lớp mình rồi đây kẻ ở người đi Lưu luyến quá nên ta còn ngồi lại Sống bên nhau từ những ngày thơ dại Mai xa rồi thương lắm bạn bè ơi Quãng đời sinh viên 4 năm trôi qua nhanh như một giấc mơ mà ta chưa kịp nhớ lại thì đã tỉnh giấc. Những ký ức đó sẽ mãi còn lại trong tâm trí ta nhưng lúc mờ lúc rõ. Đời sinh viên niềm vui cũng nhiều mà nước mắt cũng không ít. Những lần cúp tiết cả lũ rủ nhau đi chơi, ngắm hoàng hôn xuống trên Hồ Tây còn đâu đó trong tâm trí ta. Hay những lần thức đêm dọa ma lũ con gái trong buổi đi chơi dã ngoại của cả lớp sẽ còn đó, không thể nào xóa mờ. Kể sao hết những lần tập văn nghệ, tập thì ít mà “buôn dưa” thì nhiều. Ấy thế mà kết quả vẫn vượt ngoài sức tưởng tượng. Kể sao đủ những lần liên hoan tưng bừng cùng cả khoa, những lần hát hò ầm ĩ một góc sân trường với bao ánh mắt tò mò hướng đến. Vui lắm sinh viên ạ! Những ký ức này, sẽ chôn thật chặt trong tim, sẽ cất giữ cẩn thận tại chiếc tủ “Không được phép quên” của bộ não. Mai xa nhau rồi … lo toan cuộc sống, căng thẳng và mưu sinh thì hãy nhớ đến chiếc tủ kỷ niệm đó để làm động lực và niềm tin cho ngày mai đứng dậy và bước tiếp! Thành công nhé các bạn của tôi! Sẽ mãi nơi đây – trái tim tôi hướng về các bạn!
Nguyễn Văn Đạt (PH28A)
Du lòch 17A- Giöõ hoaøi nhöõng k yû nieäm Chắc hẳn không chỉ riêng tôi mà những sinh viên năm cuối ai cũng có chung cảm giác thật buồn khi xa trường lớp, thầy cô và bạn bè. Một chút hụt hẫng, một chút lưu luyến. Sẽ phải làm quen với một cuộc sống mới, và cả những thử thách sau khi bước chân ra trường đi làm. Ừ thì bốn năm. Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi đã trải qua được những cảm xúc thú vị nhất của thời sinh viên. 1 năm...2 năm...3 năm... 4 năm cũng dần trôi qua! Kỉ niệm của thời sinh viên sao kể xiết. Những trò đùa tưởng chừng phát ghét ấy thế mà giờ nhớ da diết trong tôi. Từng ghét cay ghét đắng những buổi tập văn nghệ đến tối muộn cho kịp chương trình của khoa. Từng mong sao những tháng ngày luyện tập cho cuộc thi nhảy flashmob trôi qua thật nhanh lên. Từng ước mình sẽ không phải tập đi tập lại một điệu múa chỉ vì muốn kiếm tốt cho bài thi cuối kỳ. Từng ghét lắm những ngày phải thức đêm học bài, bỏ biết bao cuộc chơi với lũ bạn. Ôi! Từng ghét lắm cái quãng thời gian ấy! Thế mà giờ đây, khi sắp mất đi những “cái ghét” ấy, lại mong sao được là cậu tân sinh viên năm nào, được chân ướt chân ráo vào trường để làm quen nhiều hơn với bạn bè. Được tập nhiều hơn những chương trình văn nghệ cho trường, được đứng trên sân khấu nhà văn hóa nhiều hơn nữa. Bỗng dưng thấy nhớ quá ánh đèn sân khấu từng nóng đến phát điên ấy. Bỗng dưng thèm quá những buổi tối muộn, tất cả các anh chị em cùng tụ tập
và hát vang cả sân trường khúc nhạc ngày nào. Ước sao được là sinh viên năm 2 để được tiếp tục tham gia thi nhảy cùng mọi người trong khoa. Cùng trải qua cái cảm giác hồi hộp khi nghe xướng tên các đội chiến thắng, cùng vỡ òa trong niềm hạnh phúc khi khoa mình giành giải Nhất. Những cảm xúc ấy đâu có thể đến với ta lần thứ hai! Ước chi là sinh viên năm 3 thôi cũng được. Nếu thế, tôi sẽ tận tình hơn nữa, nhẹ nhàng hơn nữa với các em khóa dưới trong những buổi tập văn nghệ chào mừng 20/11. Sẽ không gắt gỏng, không cáu nhặng xị với các em mỗi khi lười biếng, đến tập muộn nữa. Hay cho tôi quay lại những ngày đầu năm học thứ 4 cũng được. Tôi sẽ chăm chỉ học tập hơn, sẽ tập trung nhiều hơn cho những bài tiểu luận. Sẽ yêu thương các bạn quanh tôi nhiều hơn! Sẽ cười nhiều hơn mỗi ngày lên lớp! Đi học đầy đủ hơn, không trốn đi chạy sô này kia nữa. “Nếu có ước muốn cho thời gian trở lại…” Câu hát ấy còn vang vọng mãi trên môi nhiều người chúng ta…dù chúng ta vẫn biết “ước muốn chỉ là ước muốn”. Thời gian có bao giờ quay trở lại! Vì thế, nếu ai còn được may mắn là sinh viên, được sống tiếp những ngày tháng vô tư, hồn nhiên, nhiều ước mơ của tuổi trẻ thì hãy trân trọng, các bạn nhé! Đừng để hối tiếc như tôi bây giờ! Hãy nhớ nhé … thời gian vẫn trôi và sẽ mãi không bao giờ có thể quay ngược trở lại cho điều “nếu như…” của chúng ta.
Trần Xuân Hùng (VHDL17A) facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 31
Nhöõng ñieàu
caàn bieát khi ñi bieån
Muøa heø ñeán cuõng laø luùc chuùng ta daønh thôøi gian cho nhöõng chuyeán du lòch cuøng gia ñình, baïn beø sau moät naêm hoïc caêng thaúng. Nhöõng kyø nghæ taïi bieån chaéc chaén ñöôïc nhieàu ngöôøi löïa choïn. Noâ ñuøa cuøng soùng bieån, xaây nhöõng toøa laâu daøi hay chæ ñôûn giaûn laø dieän nhöõng boä caùnh maxi ñi daïo treân bieån cuõng ñuû tuyeät! Nhöng baïn ñaõ bieát ...?
Những vật dụng cần thiết Kem chống nắng: Các bạn gái nên mang theo để bảo vệ làn da nếu không muốn sau một kỳ nghỉ làn da của mình chuyển màu bánh mật. Sản phẩm chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên mới bảo vệ được da khi bạn phơi mình trên cát. Mũ rộng vành, kính mát: Hai thứ không thể thiếu nếu bạn muốn giữ mái tóc đen mượt và bảo vệ đôi mắt khỏi bị chói khi ra biển. Những chiếc mũ cót chắc hẳn sẽ cực kỳ ổn với bikini khi chúng ta đi dạo trên biển. Kính bơi: Nhiều bạn nghĩ rằng tắm biển thì đâu cần dùng đến kính, nghe thật trẻ con! Nhưng bạn hãy nhớ rằng, kính bơi sẽ là vật cản cực kỳ hữu ích cho bạn nếu trong quá trình bơi lội có “kẻ thù” muốn tấn công bạn (vật nhọn hay con vật nào đó
32 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
chẳng hạn). Đừng tiết kiệm diện tích nhỏ xíu cho một chiếc kính bơi bạn nhé! Thuốc nhỏ mắt, bông ngoáy tai: Cả ngày ngụp lặn ngoài biển, chắc chắn nước sẽ làm bạn bị ngứa và ướt tai. Hãy để chúng giúp bạn làm sạch sẽ như ban đầu. Xăng đan: Bạn không nên đi giày da, giày thể thao ra biển. Nên sắm xăng đan cho gọn nhẹ và để đôi chân được thoáng mát, thoải mái thưởng thức cảm giác cát mịn dưới chân. Nếu các bạn muốn “tông-xuyệt-tông” thì hãy chọn một chiếc mũ cói rộng vàng đi kèm với một đôi dép cói. Cực thời trang! Cực không khí biển! Đồ bơi, khăn tắm, phim ảnh, các loại nước hoa quả đóng hộp: Bạn nên mang theo từ nhà, những thứ này sẽ giúp bạn chủ động có đồ uống hợp khẩu vị và tiết kiệm một khoản tiền không nhỏ trong quá trình đi du lịch đặc biệt là trong thời gian bão giá như hiện nay.
Khi tắm biển - Ánh sáng mặt trời chỉ tốt cho cơ thể vào lúc trước 9h hoặc sau 15h. Ngoài những giờ trên, ánh nắng rất gay gắt, gây tổn hại nhiều cho da và mắt. Vì vậy, việc chống nắng là rất quan trọng. Lúc này những tuýt kem chống nắng sẽ là thứ bạn cần luôn mang bên mình. Kem chống nắng có rất nhiều nhãn hiệu nhưng tác dụng chính thì chỉ có 2: khuếch tán hoặc hấp thu ánh sáng, có loại chống tia cực tím (UV). Để phòng tránh tình trạng dị ứng da, nên chọn và thử kem trước khi sử dụng. Bôi thử một ít kem vào mặt trong cánh tay từ 30 phút đến 1 ngày, nếu không có cảm giác khó chịu là được. Nên chọn loại có chỉ số SPF cao trên 30 và có thêm tác dụng chống trôi (water proof) để thuốc vẫn dính trên da sau khi ngâm nước. Chỉ số SPF càng cao, tác dụng của kem càng kéo dài. Tuy vậy sau 2 giờ nên bôi kem lại. Tránh bôi kem gần mắt.
thương cực kỳ lớn và nguy hiểm nếu không sơ cứu nhanh.
- Khởi động làm nóng cơ thể trước khi xuống tắm là một việc cực kỳ cần thiết nhưng rất nhiều bạn lại bỏ qua. Trước khi xuống nước nên khởi động làm nóng cơ thể bằng các động tác thể dục toàn thân, tránh ăn quá no hay uống rượu say trước khi xuống biển để tránh bị chuột rút khi đang tắm. Nếu tình huống đó xảy ra, bạn nên bình tĩnh kéo ngược hướng nhóm cơ đang bị rút, làm cơ giãn ra để giảm đau, rồi tìm cách gọi mọi người giúp để đưa bạn vào bờ. Cần nghỉ ngơi ít nhất một giờ mới xuống nước lại.
Hãy cẩn thận với những vùng biển lặng sóng Còn một hiện tượng khác nguy hiểm hơn, đó là sau khi sóng biển liên tục đánh vào bờ một lúc thì thường sẽ tạo thành một dòng nước đi ngược ra biển. Dòng nước ngược này có thể ổn định không thay đổi trong suốt cả tháng hoặc cả năm, tuy nhiên chúng cũng có thể liên tục thay đổi hàng giờ. Có không ít những tai nạn chết đuối đã xảy ra do dòng chảy ngược.
Những lưu ý cơ bản - Không nên phơi nắng quá lâu trước khi xuống nước. - Đừng để bụng quá đói hoặc quá no. - Luôn phải đi cùng với 1 – 2 người khác, càng đông càng an toàn và có thể hỗ trợ nhau khi có sự cố. - Không xuống tắm nếu nhiệt độ dưới 180C; Xuống nước từ từ, không nên lao mình xuống ngay để tránh thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột dẫn đến cảm lạnh. - Không bơi quá xa bờ 15m hoặc ở khu vực sâu quá 5m. Cách dễ dàng nhất là luôn để ý đến cờ báo giới hạn bơi mà hầu hết các vùng biển đều có. - Chú ý lên bờ ngay khi thấy các triệu chứng sau: Cơ thể ngứa ngáy, cảm thấy lạnh. Thấy mệt - Đội mũ rộng vành và đeo kính mát khi tắm mỏi khác thường, nhức trán hoặc sau gáy. Bị chuột biển và cả khi ngồi trên bờ. Chọn kính màu sậm, rút, rối loạn thị giác. Có dấu hiệu bị chướng bụng, khi đeo phải có cảm giác dễ chịu và không loá mắt, đau khuỷu tay và đầu gối. - Đừng mang theo đồng hồ, đồ trang sức nhất là không làm méo mó hình ảnh, nếu kính có thêm tác dây chuyền, đề phòng sóng làm tuột mất. dụng chống tia tử ngoại thì rất tốt.
- Nếu đột nhiên có cảm giác rát bỏng, có khả năng bạn bị sứa cắn. Hãy lập tức lên bờ, dùng chanh xoa lên chỗ bị đau, sau đó nên tắm lại bằng nước ngọt. Ngoài ra, các bạn có thể dùng giấm bôi vào chỗ bị sứa cắn. Nếu không có chanh, giấm thì các bạn hãy rửa vết sứa chích bằng nước biển rồi lấy cát đắp lên. Như vậy nọc độc của sứa sẽ được hạn chế bớt. Vết cắn của sứa có thể gây nên vết
Dòng chảy ngược là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp cứu nạn và chết đuối khi tắm biển trên thế giới. Lý do là nó kéo người biết bơi ra xa bờ, làm cho người biết bơi kiệt sức hoảng loạn rồi chết đuối do kiệt sức khi cố bơi ngược dòng chảy. Đối với người không biết bơi, dòng chảy ngược có thể kéo người ta ra chỗ sâu hơn dù người đó đang đứng ở mực nước chỉ ngang hông. Khi đó người không biết bơi sẽ hoảng loạn và có thể chết đuối. Vì thế, các bạn hãy thật bình tĩnh, không cố bơi ngược dòng chảy kẻo mất sức. Hãy cố gắng bơi song song và bơi vào vùng có sóng đánh vào bờ. Chúc các bạn có một kỳ nghỉ vui vẻ!!!
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 33
Sống khỏe -Sống đẹp
Nguïy trang
hoaøn haûo cho da bò muïn
Mùa hè đến luôn là lúc các bạn gái lo lắng cho làn da của mình. Vì sao ư? Sợ tia cực tím sẽ hủy hoại làn da “trứng gà bóc” gìn giữ cả mùa đông nay chuyển qua làn da bánh mất. Sợ mồ hôi và chất nhờn sẽ là cơ hội tốt cho mụn phát triển. Mụn luôn đáng sợ! Chúng ta phải làm sao???
Rửa sạch mặt với một ít sữa rửa mặt dịu nhẹ dành cho da mụn. Đầu tiên rửa sạch mặt với nước ấm và sau đó rửa lại với nước lạnh. Thấm khô khuôn mặt bằng một chiếc khăn mềm. Điều này giúp se khít các lỗ chân lông.
Áp dụng thoa kem che khuyết điểm cho da mụn trên các nốt mụn trứng cá và những vùng xấu xí khác của khuôn mặt. Chú ý màu sắc của kem che khuyết điểm phải phù hợp với màu da của bạn.
34 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Áp dụng thoa nước hoa hồng trên khuôn mặt và cổ với một miếng bông mềm. Điều này giúp làm sạch những bụi bẩn còn sót lại trên da của bạn sau khi rửa mặt.
Thoa kem dưỡng ẩm trên khuôn mặt của bạn để hạn chế da nhờn, thì lúc này mới bắt đầu thoa kem che khuyết điểm. Bạn có thể thoa kem che khuyết điểm trực tiếp trên những nốt mụn của bạn.
Thoa kem nền trên lòng bàn tay và áp dụng đồng đều trên tất cả khuôn mặt với các chuyển động tinh tế và sâu rộng. Bạn cũng có thể kết hợp một số kem nền dạng bột để phủ các nốt mụn trứng cá.
Rửa sạch ngay lớp trang điểm ngay sau khi trở về nhà. Làm cho làn da của bạn được thở và các nốt mụn có được không khí trong lành càng nhiều càng tốt.
Sử dụng một bàn chải trang điểm sạch sẽ áp dụng thoa phấn hồng nhẹ nhàng trên má. Thoa một chút phấn bột trên khuôn mặt của bạn để kết thúc hoàn hảo q u á trình trang điểm giúp làn da mụn mịn màng hơn. Kết thúc bằng việc kẻ mắt, tô mắt hoặc son môi, màu sắc tùy ý bạn. Mùa hè, các bạn nên chọn tông màu sáng, nhẹ để tránh gây cảm giác nóng trên khuôn mặt mình. Son môi cũng nên chọn loại son có chứa chất chống nắng SPF khỏi tin cực tím nhé ☺ Vôùi nhöõng chia seû “maùch nöôùc” treân, Sinh vieân Vaên hoùa hi voïng caùc baïn seõ boå sung cho nhöõng kyõ naêng chaêm soùc da maët cuûa mình toát hôn. Laøn da raát quan troïng vaø ñaëc bieät laø khuoân maët. Chính vì theá, chuùng ta haõy luoân chuù yù quan taâm thaät kyõ ñeán “maët tieàn” cuûa mình nheù. Laøm ñeïp khoâng khoù nhöng caàn söï beàn bæ, kieân trì. Caùc baïn haõy aùp duïng caùc phöông phaùp treân moät thôøi gian vaø caûm nhaän söï khaùc bieät nheù.
N.A (St) facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 35
Bình yeân giöõa loøng
Nghieâm Hoa Quaùn Cuộc sống thường ngày với những mệt mỏi, lo toan dường như tan biến sau những phút tán gẫu, trò chuyện cùng bạn bè. Bên cạnh những không gian hiện đại, sôi động như café, nhà hàng … được ưa chuộng làm chốn tâm giao, nhiều sinh viên vẫn tìm cho mình khoảng không giản dị, mộc mạc tại các trà quán. Đối với dân nghiền trà đạo, có lẽ Nghiêm Hoa Quán là cái tên làm hài lòng tất cả - một không gian mang đậm màu sắc nghệ thuật trà Việt tại Hà Nội. Cách biệt với những huyên náo, ồn ào của phố xá, Nghiêm Hoa Trà nằm sâu trong ngõ 80 chùa Láng. Đặt chân tới căn nhà 17/30 hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên trước sự bình yên đến lạ kì. Những rặng dài phi lao rũ bóng, cung đường tháng 6 ngập tràn nắng hắt vào mảng tường rong rêu in màu của tháng năm, như chứng kiến bao cuộc gặp gỡ của hạnh phúc, của tình yêu, như níu chân những người mới đến và những kẻ đi xa…
Nghiêm Hoa Trà bắt mắt từ không gian chủ đạo là hai màu đen trắng. Thay vì khoác lên tường tấm áo kiêu sa rực rỡ sắc màu, dưới bàn tay của thi pháp gia Trịnh Tuấn, các bức tường từ tầng một đến tầng ba đều dày đặc những câu nhạc của Trịnh Công Sơn, những câu thơ của Bùi Giáng, Anh Vũ, Vân Anh… sống động, tài tình. Ngoài không gian ấm áp thơm nồng hương sen phía trong, khoảng ban công bên ngoài cũng rất được yêu thích. Nếu muốn thả hồn giữa lao xao nắng gió, cùng màu xanh dịu mát của cây cảnh xung quanh, góc nhỏ
36 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
này chắc hẳn sẽ làm bạn hài lòng (ảnh trên) Menu trà của Nghiêm Hoa rất phong phú. Bạn thoải mái lựa chọn những hương vị trà Việt quen thuộc như: Trà cúc, Trà nhài, Trà tâm sen…. Đến những loại trà thảo dược phù hợp với sức khỏe như: Nhân sâm trà, Nhị bảo hoa trà, Thanh xuân trà, Bách dược miên trà… với một hương vị đậm đà khó quên. Hơn nữa để đáp ứng nhu cầu họp nhóm, họp lớp của phần đông sinh viên, Nghiêm Hoa Trà cũng có những món ăn nhẹ, sinh tố, thức uống khác nhau với giá trung bình chỉ khoảng 25k đến 60k.
Ngoài không gian mang đậm chất thi ca, nghệ sĩ, đến với Nghiêm Hoa bạn còn được thưởng thức nét văn hóa Việt trong cách pha trà, thưởng trà của quán. Còn gì tuyệt hơn khi bạn tìm hiểu về văn hóa trà, tự tay pha một ấm trà theo cách truyền thống và trò chuyện cùng gia đình. Đó hẳn là món quà giản dị nhưng ấm nồng hạnh phúc dành tặng mẹ cha (ảnh dưới)
Và còn một không gian yên bình khác, không gian của âm nhạc, của đam mê và cảm xúc dành tặng bạn khi đến với Nghiêm Hoa Quán. Đều đặn hàng tuần, Quán luôn dành không gian cho Âm nhạc trữ tình. Ai yêu thích piano có thể ghé thăm vào tối thứ 2 và thứ 7. Lắng đọng tâm hồn cùng giai điệu guitar mượt mà mỗi tối thứ 6, hay sôi động cũng hòa tấu Ngẫu hứng trẻ tối thứ 4 hàng tuần. Đặc biệt, Nghiêm Hoa trà sẽ dành không gian điện ảnh vào tối thứ 5 để chiếu phim (hoàn toàn free nhé). Và điều thú vị hơn dành cho những bạn trẻ đam mê chụp hình là những góc ảnh lạ trong không gian “cầm – kì – thi – họa” này. Bạn có muốn một lần trải nghiệm?
Ở Nghiêm Hoa Trà không có sự sang trọng của những đồ vật đắt tiền, cũng không nghiêng về những thứ mang màu sắc hưởng thụ của bậc giàu sang. Ở Nghiêm Hoa Trà chỉ có sự giản dị, mộc
mạc, những tách trà gắn kết tâm hồn, những giai điệu xua tan mệt mỏi (ảnh dưới) Góc nhỏ của anh - ban-con tự vẫn phút ồn ào Tự vẫn những đua chen, hờn ghen Hà Thành bụi bặm Không có em… Anh đốt mình với tách trà thơm, cây gió hiền ngoan, điệu nhạc tình tang, cuốn sách gọi tên những khung đời rực lửa Em cứ đến.. Vì ban- con này, ban mai này chưa bao giờ nhàu cũ… (Lương Đình Khoa) Một góc nhỏ bình yên như thế chờ bạn tìm đến và cảm nhận!
Hieän nay Nghieâm Hoa Traø ñang toå chöùc cuoäc thi “Lovely Melody 2 - Gioïng haùt hay Nghieâm Hoa Traø laàn 2” vôùi tinh thaàn giao löu vaø giaûi thöôûng raát haáp daãn. Neáu baïn yeâu thích ca haùt, muoán hoøa chung vaø thaép ngoïn löûa vaøo khoâng gian cuûa Nghieâm Hoa thì haõy nhanh tay truy caäp page: facebook.com/NghiemHoaTra ñeå ñaêng kyù nheù. Thôøi gian ñaêng kyù: 18/6 - 30/8/2013 Chung keát: thaùng 10/2013 Theå leä: - Tuoåi töø 18 - 30 - Haùt caùc ca khuùc nhaïc tröõ tình, nhaïc nheï - Haùt tröïc tieáp vôùi piano vaø guitar, khoâng haùt vôùi nhaïc beat. Giaûi thöôûng: - Giaûi Nhaát: 5.000.000 ñoàng - Giaûi Nhì: 2.000.000 ñoàng - Giaûi Ba: 1.000.000 ñoàng
N.A facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 37
LEÃ RA QUAÂN HÖÔÛNG ÖÙNG
THAÙNG PHOØNG, CHOÁNG MA TUÙY 2013
Những bức hình cổ động được trưng bày trang trọng trước lối đi tiến vào hội trường nhà văn hóa đã thu hút sự tham quan của đông đảo sinh viên và khách mời.
Höôûng öùng Thaùng cao ñieåm phoøng, choáng ma tuùy 2013, Tröôøng Ñaïi hoïc Vaên hoùa Haø Noäi long troïng toå chöùc buoåi leã ra quaân höôûng öùng Thaùng phoøng, choáng ma tuùy 2013 do Boä Vaên hoùa, Theå thao vaø Du lòch chæ ñaïo. Buoåi leã haân haïnh ñöôïc ñoùn tieáp caùc ñoàng chí laõnh ñaïo cuûa Boä Vaên hoùa, Theå thao vaø Du lòch, Boä Coâng an, Boä Y teá, ... Ñaëc bieät, hoäi tröôøng nhaø vaên hoùa ñaõ chaät kín choã ngoài bôûi söï tham gia ñoâng ñaûo cuûa caùc sinh vieân trong tröôøng ñoái vôùi söï kieän lôùn vaø yù nghóa naøy. Haõy cuøng Sinh vieân Vaên hoùa ñieåm laïi moät soá hình aûnh tieâu bieåu cuûa Leã ra quaân höôûng öùng Thaùng phoøng, choáng ma tuùy 2013 nheù!
Các đồng chí lãnh đạo đến tham dự Lễ ra quân và tham quan khu vực tranh cổ động
38 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Sự ra quân của sinh viên Nhà trường trong Tháng cao điểm phòng, chống ma túy 2013
Hội trường nhà văn hóa chật kín ghế ngồi.
CLB Truyền thông tác nghiệp tại hiện trường
Những tiết mục văn nghệ do sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội biểu diễn được đầu tư công phu, mang ý nghĩa tuyên truyền cao.
Nhật Trang, Minh Chuyên, Hoàng Sơn là những ca sĩ xuất hiện tại lễ ra quân
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 39
Trắc nghiệm vui
Khaùm phaù tính caùch baûn thaân vôùi
BIEÅN
Nắng vàng - biển xanh và ta! Thỏa sức vùng vẫy trong những con sóng, đi dạo trên hàng cát dài vàng mịn hay nghịch những vỏ ốc, vỏ sò còn vương lại... Tất cả những điều tưởng chừng đơn giản thân quen đó lại có thể giúp khám phá chính tính cách của mỗi chúng ta. Nếu không tin các bạn hãy thử xem có đúng không nhé? 1. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang ở đại dương. Thời điểm đó là khi nào? a. Mặt trời lặn b. Giữa buổi sáng c. Giữa trưa 2. Bạn từ từ đi về hướng biển và chân đã bắt đầu ướt. Bạn cảm thấy nước khi đó như thế nào? a. Rất trong xanh b. Hơi ấm c. Quá lạnh 3. Nước biển màu gì? a. Màu xanh trong b. Rất trong và sạch sẽ c. Màu xanh đậm 4. Bạn có tiến ra ngoài khơi không? a. Nhảy xuống bơi b. Quay lại trên bờ c. Không, đứng yên tại chỗ 5. Sau khi trở lại bờ, bạn sẽ đi bộ một đoạn.
40 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Bạn nhìn thấy gì khi đùa nghịch với cát? a. Vỏ sò b. Sỏi c. Những hình vẽ trên cát
Ñaùp aùn ñaây roài Ña soá ñaùp aùn laø A:
Bạn rất thích những hoạt động mạo hiểm (có vẻ hay đây☺), thích thử sức mình. Sự nhạt nhẽo, bình lặng sớm làm bạn cảm thấy cuộc sống vô vị và tẻ nhạt. Trong mắt của mọi người xung quanh, bạn thuộc tuýp người lạc quan và bản lĩnh. Bạn giải quyết tình huống rất tốt, đặc biệt trong các trường hợp phải đưa ra quyết định nhanh chóng. Bạn luôn tin rằng nếu bạn có dịp tìm hiểu kỹ về bất kỳ ai thì họ cũng có những nét đẹp riêng rất đáng tôn trọng. Bạn luôn tin vào bản chất lương thiện của con người, chỉ có hoàn cảnh làm người ta thay đổi.
Ña soá ñaùp aùn laø B:
Bạn là người có cái nhìn khách quan, đa chiều. Thế giới luôn có những điều thật thú vị để khám phá. Cuộc sống cũng vậy, thật tuyệt vời và đa màu sắc. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người xấu, nhiều tình huống xấu có thể xảy ra nên bạn luôn chuẩn bị tinh thần. Bạn sẵn sàng chấp nhận những rủi ro của cuộc sống và biết mình phải làm gì để đứng dậy sau thất bại. Bạn luôn tin rằng mỗi người có một thế giới riêng và nếu tìm hiểu kỹ thì ai cũng có những nhược điểm. Điều quan trọng để sống vui vẻ là biết chấp nhận thực tế và hướng tới tương lai tươi sáng hơn.
Ña soá ñaùp aùn laø C:
Bạn thấy cuộc sống thoải mái nhất khi bạn am hiểu về nó. Bạn luôn tìm hiểu để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Bạn thuộc mẫu người sống khá nội tâm. Bạn ít khi thể hiện ra những suy nghĩ hay tâm tư của mình nhưng đa số mọi người xung quanh đều khâm phục sự kiên trì, bền bỉ và không ngừng sáng tạo của bạn. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng bạn thích sự ổn định, bình yên. Sự bấp bênh hay bất ổn thường dễ mang lại cho bạn cảm giác bất an. Bạn tin rằng nếu tìm hiểu thêm về người nào đó thì sẽ phát hiện ra cả điểm tích cực và tiêu cực của người đó. Tuy nhiên, điều đó là hết sức bình thường vì “ngọc còn có vết” huống chi là người.
Chúc HUC-ers có một kỳ nghỉ hè vui vẻ, thoải mái và nạp đầy năng lượng sẵn sàng cho một năm học mới! Đừng quên chia sẻ những kỷ niệm, khoảnh khắc khó quên của các bạn về cho BBT tại địa chỉ hucmedia@huc.edu.vn. Thu Hà
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 41
Văn học - nghệ thuật
Goïi
Gọi tia nắng ấm áp cho lòng ai Gọi cơn mưa lao xao cho nỗi nhớ Gọi giọt sương đọng trên mi mắt nhỏ Gọi tất cả những gì là tuổi thơ..! Con gọi mẹ lời bi bô tập nói Trái tim con mẹ che chở, lấp đầy Con gọi cha mái tóc bạc thân gầy Mỗi hôm sớm cha âm thầm, tần tảo Em gọi cả lời thầy cô dạy bảo Vẫn miệt mài bên trang giáo án xanh Gọi đôi mắt cô đen huyền long lanh Cho em thấy con đường đang rộng mở Tớ gọi cả cánh phượng đang hé nở Tiếng ve kêu râm ran những đêm hè Để tớ thấy những kỉ niệm ùa về Xa xôi quá những tháng ngày mơ mộng Gọi yêu thương giữa bầu trời cao rộng Để dòng sông lơ lững chảy êm đềm Gọi tất cả, tất cả những nỗi niềm Để khóa chặt trong lòng ta giữ trọn. Lê Hoàng Bảo Anh
Kyû nieäm phoâi pha 42 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Mùa hè đến sắc phượng nở đỏ tươi, Tiếng ve sầu giăng lối ai bước về. Thời gian cứ thế lặng lẽ vẫn xoay, Còn ta sang tuổi mười tám đôi mươi. Cái tuổi phơi phới đẹp nhất trong đời, Tinh nghịch cũng lắm, mộng mơ cũng nhiều. Ve kêu, phương nở là lúc chia xa, Gửi lại nơi ấy kỉ niệm tháng năm. Lời thầy cô mang đi làm hành trang, Tình bằng hữu xin khắc tận trong tim. Trao gửi anh cái bắt tay chân thành, Cái ôm nồng thắm mai xa nhau rồi. Nghĩ đến ngày mai sẽ không còn gặp lại, Ta buồn lắm buông rơi giọt nước mắt. Mùa hè đến là ngấm vị chia phôi, Xin giữ lại nụ cười còn vấn vương, Ánh mắt thân thương còn đang nhìn tôi. Sẽ nhớ lắm những cô nàng xinh xắn, Và nhớ cả những anh chàng tinh nghịch. Bạn hiền ơi! Ở mãi trong tim tôi. Đỗ Duy Hoài
Saøi Goøn thaùng Saùu muøa möa Tháng Sáu lại về, đem theo chút vết dấu của những c h ù m phượng vĩ và khóm bằng lăng tím ngắt của tháng Năm còn chưa bung nở hết. T h á n g S á u , những tia sáng và ánh nắng chói chang lại nô đùa thoả thích trên tán lá, mơn man ve vuốt nụ hoa đang chúm chím sắc hương... Tháng Sáu, bên quán café Sài Gòn hoa lệ, chợt bồi hồi nhớ lại những vần thơ trong bài “Tháng Sáu trời mưa” của thi sĩ Nguyên Sa: “Tháng sáu trời mưa, trời mưa không ngớt/ Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa/ Anh lạy trời mưa phong toả đường về/ Và đêm ơi xin cứ dài vô tận…”. Cũng phải, ai bảo rằng tháng Sáu chỉ có nắng chói chang, những mặt đường sần sùi, xấu xí và bỏng rát? Sài Gòn - tháng Sáu - mùa mưa, mưa như sự giận dữ của chàng Thủy Tinh đem quân “chiến đấu” với Sơn Tinh vì đã không đến được với nàng Mỵ Nương. Tháng Sáu ở Sài Gòn, mưa bất chợt và không được báo trước, như một trò đùa của ông trời hướng tới con người. Quá trưa hay chớm chiều, rạng sáng hay đêm khuya…Sài Gòn rất có thể đón những cơn mưa tầm tã, và phần nhiều những cơn mưa ấy như muốn cuốn đi tất cả vết dấu của con người, của sự sống…
Tôi vẫn còn yêu lắm cảm giác mưa chạm vào mặt, mát lạnh như một luồng khí mới chạy ngang qua người. Sài Gòn tháng Sáu vẫn nóng rát. Nắng tháng Sáu vàng tươi óng ánh như trải thảm trên mặt đất, khoác lên chiếc áo vàng quý phái, lộng lẫy đầy kiêu hãnh cho Sài Gòn. Nhưng Sài Gòn – tháng Sáu và mùa mưa, có đôi khi những đoạn đường lênh láng nước và còn đó những lô cốt che khuất tầm nhìn vẫn mờ ảo trong mưa, như một “nét riêng” tạo sự khác biệt với nhiều địa phương khác của cả nước. Nhưng tôi đã yêu tất cả những điều đó. Cô gái xứ Bắc như tôi, dù có thế nào vẫn cứ yêu mùa mưa và mưa Sài Gòn nhiều lắm. Bởi có mưa Sài Gòn bất chợt, nỗi nhớ về những chuỗi ngày rất cũ, nỗi nhớ quê nhà lại ùa về trong tâm trí một cách tự nhiên và gần gũi. Và quan trọng hơn tất cả, mưa chính là tặng phẩm tuyệt vời của tạo hóa ban cho nhiều người đang phải vật lộn với sự nóng bức, chật chội, đông đúc của xứ này – Sài Gòn…
Quỳnh Hoa
Tôi đã thích và yêu Sài Gòn những ngày trời mưa như thế! Người Sài Gòn, đi làm về, chỉ cần những cơn mưa rào nặng hạt thì mọi người ai cũng hối hả đi thật nhanh, ai cũng muốn tránh cảm giác ướt lạnh bởi mưa mang lại. Nhưng tôi, đứa con gái Bắc Kỳ lại thích cái cảm giác những hạt mưa rơi tí tách, lộp bộp mang đến cho bao người sự mát mẻ.
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 43
Khoâng thuoäc veà nhau Ngày … tháng… năm 2012 Màn đêm buông xuống với những cảm xác vô tình, tôi với cái thói quen nhâm nhi cà phê với đống giấy tờ, kế hoạch, bất chợt tôi nhớ tới anh. Người quá khứ…. Tôi với anh... Không phải người yêu... cũng ... chẳng phải bạn thân nhưng lại không chỉ là hai người bình thường của nhau. Tôi với anh gặp nhau khi hoài nghi trong cuộc sống trở nên quá to lớn, niềm tin trở nên vỡ vụn và như hai con thú hoang gặp nhau, dựa vào nhau để tồn tại nhưng không bao giờ hết dè chừng nhau. Một mối quan hệ không đặt tên, không có áp lực của sự ràng buộc, không vượt quá ranh giới của bất cứ cái gì có thể định nghĩa, như hai người đồng hành song song cùng nhau, cảm nhân những gì mà người bạn đường vấp phải nhưng chỉ đưa tay ra khi người kia vươn tay tới. Mỗi khi buồn, chúng tôi nhắn tin cho nhau, những tin nhắn quan tâm đầy thương yêu. Nhưng tôi hiểu, nó chẳng có ý nghĩa gì cả, với tôi và cả với anh, nó đơn giản là để chúng tôi xua đi cái cảm giác trống trải khi bên cạnh mình không còn ai nhưng lại không muốn công nhận mình cần dựa dẫm vào một ai đó. Và cũng chỉ dừng lại ở đó, chúng tôi biết thế nào là giữ cho một mối quan hệ không trở thành hài kịch, nhưng mà tôi không chắc nó có trở thành bi kịch hay không. Chúng tôi có thể cafe, đi dạo, đi ngắm sao cùng nhau nhưng tuyệt nhiên chúng tôi không giống hai người đang hò hẹn. Tôi rất thích dựa vào vai anh khi ngồi bên cạnh anh, anh cũng không ngần ngại để tôi làm cái điều mà như bao nhiều người yêu nhau đó vẫn làm chỉ khác là chúng tôi không phải như thế. Cảm giác mối quan hệ này giống như một chùm bóng bay nhiều màu, bay lơ lửng trên bầu trời, rất đẹp nhưng rất mông lung và vô định. Bên anh còn có một người con gái khác, ngoài tôi, và người ấy là sự lựa chọn của anh, trước đây tôi có lẽ đã từng phiền lòng nhưng khi đã thấu hiểu, tôi không còn quan tâm, cũng không trách
44 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
móc, vì đơn giản, tôi biết tôi và anh đều không thể thay đổi được gì. Đôi khi tôi muốn hỏi anh thực sự chúng tôi là gì của nhau? Nhưng tôi sợ, sợ phải định nghĩa cái điều mà chưa bao giờ tôi định nghĩa được và tôi đoán anh cũng thế. Và biết đâu, đó là cách tôi làm nổ dần từng quá bóng bay nhỏ bé màu sắc trong chùm bóng đang bay lơ lửng trên bầu trời. Tôi chưa bao giờ sợ một ngày nào đó gió mưa sẽ làm tan tác và vỡ tung tất cả đám bóng đó nhưng tôi lại sợ nếu như chính tay chúng tôi làm nó tan vỡ... Có đôi khi, người ta đến với nhau không chỉ vì họ muốn tìm kiếm tình yêu. Có đôi khi người ta cảm thấy bình yên ngay trong một mối quan hệ hỗn loạn. Có đôi khi im lặng là cách tốt nhất để nói với nhau và hiểu tất cả. Tôi không biết chúng tôi sau này sẽ như thế nào. Có lẽ rồi anh sẽ ấm êm bên cô gái của mình, sẽ không nhắn tin cho tôi vào những buổi đêm đơn độc, và tôi sẽ không còn tìm kiếm anh mỗi khi không có ai bên mình. Chúng tôi sẽ rời xa nhau như định mệnh của 2 mảnh nam châm cùng cực... Cõ lẽ trước khi chúng tôi dành được chiến thắng của riêng mối người chúng tôi sẽ rời xa nhau. Có lẽ chỉ là ngày mai tôi lại nhớ đến anh... Dù thế nào... tôi cũng không oán trách, bởi có lẽ tôi và anh không thuộc về nhau. Quá khứ chạy qua như thước một thước phim. Hãy ngủ yên hỡi quá khứ kia, hãy chôn chặt trong anh trong tôi , nằm trong góc sâu trái tim, chỉ một chút, một chút thôi . Nhâm nhi những giọt cà phê cuối cùng, tôi nhận ra có lẽ tôi nên thay đổi cái thói quen này, hít một ít không khí thấy lòng nhẹ nhõm làm sao. Điện thoại chợt rung, màn hình hiện lên hai chữ “ GÀ BÔNG”, tôi mỉm cười và chuyện tình mới bắt đầu. Quên đi quá khứ và đi tiếp cho tương lai.
Hà Thu
Nhöõng caây caàu baéc qua cuoäc ñôøi Trong một dịp rong chơi, tôi được người bạn kể cho nghe một câu chuyện rất thú vị. Chuyện kể rằng có hai mẹ con người đàn bà ăn xin đến gõ cửa nhà một ông giáo nọ. Trời nắng nóng, lại bị quấy rầy giấc ngủ trưa, nên vợ ông giáo liền đuổi họ đi với những lời lẽ rất thậm tệ. Khác với vợ, ông giáo mời mẹ con người ăn xin vào nhà, rót nước rồi hỏi han hoàn cảnh. Sau khi chuyện đã đến hồi thân mật, người đàn bà hồ hởi nói “Nhà nước mình thật quan tâm đến dân chúng, xây những hai cây cầu lớn, to, đẹp quá!”. “Hai cây cầu nào vậy?” Ông giáo hỏi. Người đàn bà ăn xin vui vẻ trả lời: “Là cầu Long Đong ( Thăng Long? ) và cầu Liêng Biêng (Long Biên?) đấy ông.” Hẳn ai trong chúng ta nếu nghe người đàn bà nói thế, sẽ tin, hoặc là bà ta nói ngọng, nói tiếng địa phương, hay bà này có thâm ý gì đây. Đừng coi thường những phận người lam lũ nhé. Họ cũng thâm thúy, lắm ngụ ý chứ chẳng phải đùa. Nếu ai trong chúng ta nghĩ thế, thì ông giáo cũng nghĩ thế. Nghe người đàn bà nói, ông giáo giật mình nghĩ bụng: “Đúng quá đi chứ”. Chẳng phải cây cầu lớn nhất mà đời người phải đi qua là Long Đong và Liêng Biêng hay sao? Tôi cũng có may mắn đi qua hai cây cầu ấy. Cầu Thăng Long và Long Biên thật chứ không phải trong câu nói mà hàm ý bị hiểu một cách phong phú của người đàn bà ăn xin kia. Cầu Thăng Long như lướt trên dòng sông Hồng mênh mông và sương mù lảng bảng. Cầu Long Biên với đôi bờ cỏ lau tím ngát, thơ mộng. Cả hai cây cầu đều rất dài và khiến tôi có cảm giác nó kéo dài bất tận. Tôi liên tưởng rằng mình đang bay lên chạm vào mây
xanh, và dòng chảy ngàn năm dưới gầm cầu kia vô cùng huyền hoặc. Đôi khi tôi đã mê mải cảm giác hạnh phúc với những vẻ đẹp ấy mà quên rằng dưới chân cầu Thăng Long có biết bao cuộc đời lam lũ với cát sỏi và bến bãi. Quên rằng dưới chân cầu Long Biên là những bãi bồi với bao cuộc đời cơ cực đến khó ngờ giữa lòng thủ đô sôi động. Với những thân phận lam lũ đó, nhịp cầu nào nối những bờ vui? Đầu cầu nào là no đủ? Họ còn đi trên cây cầu “Long Đong” đến bao giờ mới tới đầu cầu Hạnh Phúc? Nếu không có những dòng sông, không có sự ngăn cách, thậm chí là nếu không có ...sự ùn tắc thì cây cầu hiện diện chẳng để làm gì? Có bao nhiêu cây cầu bắc qua một dòng sông? Có bao nhiêu nhịp cầu mà con người phải đi trong suốt một cuộc đời? Với dòng sông thì dễ đếm, với đời người dĩ nhiên không đơn giản. Phải không? Và người ta thường coi sự hiện diện của cây cầu là lẽ đương nhiên. Người ta đi qua mà chẳng bận tâm gì, chẳng ngoái lại nghĩ ngợi mà làm gì. Thế nên đôi khi người ta không nhận ra cây cầu có mặt trên đời là vì những cách ngăn, cản trở trước đó. Như dòng sông, như vực thẳm, như sự ùn tắc. Giữa bạn và những người xung quanh bạn có cây cầu nào kết nối không? Nếu có một cây cầu, bạn tin không, là vì nó được xây bởi nền tảng của sự xa cách. Khi bạn đi trên những cây cầu kết nối, đừng xây thêm ngăn cách cho những nhịp cầu dài rộng thêm ra. Khi bạn đi trên những cây cầu kết nối, bạn hãy hỏi mình: Nhịp cầu nào nối những bờ vui? Phạm Thanh Thúy
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 45
Cười nghiêng ngả
Những áng văn bất hủ của sinh viên Việt Nam !!! Chị Dậu, như người ta vẫn nói ‘con giun xéo lắm cũng quằn’, đã nói với bọn lính lệ như thế này ‘Mày động vào chồng bà đi, rồi bà cho bà cho mày xem’. Và chị cho chúng nó xem thật.” Lời bình: Không hiểu là xem cái gì nhỉ? (Trích bài văn bình tác phẩm “Tắt đèn”) Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: “Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!” Lời bình: Có khả năng nhà bạn này ở khu vực hay bị cắt điện đột xuất. (Tả cảnh sinh hoạt buổi tối ở nhà em) Bạn em không cao không thấp, trung bình. Bạn em không gầy, không béo, trung bình. Bạn em không đen không trắng, trung bình. Bạn em không giỏi không kém, trung bình...” Lời bình: điệp ngữ đây, điệp ngữ đây. (Tả bạn thân của em là thế đấy) Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại. Lời bình: Tả bà nội một cách chân thực ☺ Con lợn nhà em đầu tròn như quả bóng da, người nó hình cái hộp các-tông còn cái đuôi thì giống cái chân chống xe máy!” (Tả con lợn nhà em)
46 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân”. Lời bình: Có lẽ em này chuyên đọc những truyện tranh kiểu như: “Ðấm! Ðá! Hự ! Bụp!...” (“Áng văn” độc đáo) Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch... cạch... cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp... Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp...” Lời bình: ám ảnh truyện trinh thám ☺
Chúc HUC-ers sẽ có thêm nhiều “áng văn” hay, hấp dẫn và độc đáo hơn thế này ☺ Huyền Trang (st)
Toâi
yeâu Maùi tröôøng
Vaên hoùa Nhöõng böùc hình seõ maõi laø kyû nieäm ñeïp cuûa thôøi sinh vieân nhieàu mô öôùc, tinh nghòch taïi maùi tröôøng Ñaïi hoïc Vaên hoùa Haø Noäi. Seõ nhôù laém ... queân sao ñöôïc ... tröôøng Vaên hoùa thaân yeâu! (AÛnh söu taàm)