ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
SINH VIEÂN VAÊN HOÙA Nội san sinh viên - Câu lạc bộ Truyền thông
Số 05 Tháng 04+05 - 2013
46
Toâi ñi hieán maùu
HELLO Sum
MER
AÂm vang 30/4 18
Nguyễn Thị Lê Na (QLVH13B)
Các bạn đang cầm trên tay cuốn Nội san Sinh viên Văn hóa (SVVH) số 05 với một tên gọi mới, một diện mạo mới. Từ số này, Sinh viên Văn hóa sẽ được chọn làm tên chính thức cho cuốn Nội san dành riêng cho các bạn sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Không chỉ mang một tên gọi mới, Nội san SVVH cũng có những thay đổi tích cực hơn về nội dung, hình thức nhằm mang đến một cuốn Nội san sinh viên thực sự chất lượng, cung cấp những thông tin bổ ích, hấp dẫn, đậm chất sinh viên nhất. Món quà này thay cho những lời tốt đẹp nhất mà những người thực hiện Nội san SVVH muốn gửi đến các thầy cô giáo, cùng toàn thể các bạn sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội khi mùa hè đang đến thật gần. Chào mùa hè! Ta lại sắp say sưa với màu vàng của nắng, sắc đỏ của những nhành phượng bên góc sân trường, màu tím của những chùm bằng lăng đã bắt đầu nở rộ trên từng con phố hay bay bổng trong bản hoà ca của những chú ve sầu. Những sắc vàng, sắc đỏ sẽ càng làm ta thêm phấn chấn và hào hứng hơn bao giờ hết với đam mê, với lòng cuồng nhiệt của trái tim tuổi trẻ. Hè về rồi! Ta chào hè cùng những chuyến đi xa tới khắp mọi miền Tổ Quốc. Và trong những ngày nắng vàng rực rỡ sắp đến, màu áo xanh tình nguyện sẽ lại tràn ngập trên mọi nẻo đường! Hè về cũng là mùa của những tháng ngày ôn thi. Mùa hè cũng là mùa của những sự chia ly - của những tình bạn một thời áo trắng, cắp sách tới trường. Rời xa mái trường thân yêu, xa bạn bè, xa thầy cô nhưng những cô cậu học trò sẽ bước vào một giai đoạn mới của cuộc đời - quãng đời sinh viên đầy mơ mộng, hoài bão và khát khao. Chúng tôi - những sinh viên Văn hóa rồi sẽ được chào đón các em đến với mái trường này, đến với những hoạt động, những phong trào sinh viên sôi nổi. Hơn hết, chúng tôi sẽ cùng các em tạo nên những tháng ngày sinh viên vui nhất, đậm nét nhất trong cuộc đời này. Chúng tôi đang dang rộng vòng tay chào đón các em. Hẹn gặp các em trong Tiếp sức mùa thi 2013 sắp tới. Hẹn gặp các em trong kỳ thi Đại học căng thẳng phía trước. Và hẹn gặp thật gần trong lễ khai giảng năm học 2013 - 2014. Điều cuối, chúng tôi - những người thực hiện nội san Sinh viên Văn hóa mong rằng các bạn sinh viên sẽ có một khoảng thời gian hữu ích để ôn tập thật tốt cho kì thi học kỳ II sắp tới. Mong rằng các bạn sẽ tận dụng tốt khoảng thời gian này để học tập, để ôn lại những kiến thức trong học kỳ qua, để khi kỳ thi đến, ai ai cũng hoàn thành thật tốt bài làm của mình. Hãy cùng chúng tôi “Chào Mùa Hè!”. Ban Biên tập
HUC
Media Chịu trách nhiệm nội dung Phạm Văn Tám Những người thực hiện Mai Anh Tuấn Nguyễn Thị Tuyên Trần Thị Cúc Nguyễn Thu Hà Đỗ Duy Hoan Lê Thị Diệu Linh Phan Thu Hằng Trịnh Thị Mai Phạm Thanh Nhàn Hoàng Ngân Anh Nguyễn Phương Anh Kỹ thuật Nguyễn Thị Huyền Trang
Trong soá naøy Điểm tin ...................................................................4 Không gian HUC Tiếng nói thầy cô ......................................................8 360 HUC ................................................................10 Tủ sách Sinh viên ...................................................12 Gương mặt sinh viên ..............................................16 Đại hội Đại biểu Hội sinh viên ...............................24 Tiếng Anh học như thế nào cho hiệu quả ...............26 Partime 2013 ..........................................................38 Tôi đi hiến máu ......................................................46 Trò chơi dân gian ...................................................48 Cùng suy ngẫm Âm vang 30/4 .........................................................18 Văn hóa ứng xử của người Hà Nội Một góc nhìn lại .....................................................20 Thế hệ trẻ học tập theo tấm gương Bác Hồ ...........22 Giải trí Phố gầy ...................................................................28 Camera giấu kín .....................................................29 Fashion ...................................................................30 Fusion Cafe ............................................................32 Hương tỏa Sài Gòn .................................................50 Con gái và màu sắc ................................................52 Văn học - nghệ thuật ..............................................54 Cười nghiêng ngả ...................................................56 Bước chân tuổi trẻ CLB Truyền thông .................................................33 Sống khỏe - Sống đẹp 8 hiểm họa rình rập khi thiếu ngủ ..........................40 Bảo vệ sức khỏe trước thời tiết khắc nghiệt ..........44
Ban biên tập xin được trân trọng cám ơn sự quan tâm, ủng hộ của Đảng ủy - Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trong trường và các bạn sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Đặc biệt, Nội san Sinh viên Văn hóa số 05 - 2013 xin được gửi lời cám ơn chân thành tới PGS.TS Đinh Thị Vân Chi - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Văn hóa Hà Nội, các thầy cô Phòng Đào tạo, bạn Nguyễn Thị Lê Na đã nhiệt tình tạo điều kiện cho BBT hoàn thành cuốn Nội san SVVH. Chúng tôi rất mong muốn sẽ tiếp tục được nhận những ý kiến đóng góp, bài viết cộng tác từ các thầy cô giáo và các bạn sinh viên. Mọi bài viết xin được gửi về địa chỉ hucmedia@huc.edu.vn. facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 3
Điểm tin HỘI THẢO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2013 Sau hơn 04 tháng phát động, ngày 25/03 vừa qua, Đoàn TNCS Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tổ chức “Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2012 - 2013” tại hội trường Nhà văn hóa. Sinh viên nghiên cứu khoa học là một hoạt động thiết thực, một phong trào bổ ích do Nhà trường phát động dành cho các bạn sinh viên được tổ chức hàng năm đã thu hút sự quan tâm, tham gia đông đảo của các bạn sinh viên trong toàn Nhà trường. Với 20 đề tài đã được lựa chọn từ các Liên chi đoàn, gửi về Văn phòng Đoàn trường dự thi Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường năm nay, Ban sơ khảo đã chọn ra 04 đề tài tham gia báo cáo tại hội nghị cấp trường. Đó là những đề tài: “Sự biến đổi ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay (Khảo sát qua mạng Facebook của học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội)” của nhóm tác giả Trần Thị Huế, Phạm Thị Hoa (TV43A); “Tác động của mạng xã hội facebook đến hành vi của sinh viên Trường đại học Văn
Sinh viên tự tin trong phần thuyết trình của mình
hóa Hà Nội hiện nay” của nhóm tác giả Trương Văn Sơn, Lê Vũ Quỳnh Nga, Phạm Thị Nguyệt và Hoàng Thanh Tùng (TV43A); “Hình tượng thiên nhiên trong lời ca quan họ” của sinh viên Trần Thị Cúc (VB1); “Đối thoại văn hóa trong ‘Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp (1922 -1932)’ của Phạm Quỳnh” của sinh viên Bùi Hương Thảo (VB1). Hội nghị đã kết thúc thành công. Ban tổ chức hi vọng hoạt động này sẽ ngày càng thu hút sự tham gia đông đảo cũng như chất lượng các đề tài sẽ đi lên theo thời gian. Huyền Trang
HỘI THẢO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA CÁC KHOA CHUYÊN NGÀNH Hưởng ứng phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học do Nhà trường phát động, các khoa chuyên ngành cũng đã tiến hành tổ chức Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học của khoa. Mở đầu là “Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học” của khoa Thông tin - Thư viện. Với truyền thống học tập đã thành thương hiệu riêng của các bạn sinh viên khoa Thông tin - Thư viện, hội thảo năm nay đã đạt được những chất lượng khá tốt từ các đề tài gửi về tham dự. Các bạn sinh viên đã thể hiện sự nhanh nhạy, khả năng nắm bắt thông tin, những vấn đề “nóng” của xã hội hiện nay để đưa vào đề tài nghiên cứu của mình. Trong thời gian cuối tháng 3, đầu tháng 4, các khoa chuyên ngành khác như khoa Văn hóa du lịch(26/3), khoa Quản lý văn hóa Nghệ thuật (26/3), khoa Xuất bản phát hành (28/3), khoa Văn hóa dân tộc thiểu số (28/3), khoa Văn hóa học (2/4), khoa Ngôn ngữ và văn hóa quốc tế (16/4) đã tiến hành tổ
4 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa Văn hóa học
chức Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học của khoa mình. Tại Hội thảo của các khoa, số lượng đề tài của sinh viên gửi về đã tăng so với các năm trước, chất lượng cũng đã có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Các bạn sinh viên đã có sự quan tâm, đầu tư đúng mức cho từng đề tài của mình. Dù là Hội thảo nghiên cứu khoa học cấp khoa nhưng các thầy cô giáo cũng đã rất vất vả để lựa chọn ra những đề tài hay, có tính thời sự cao để sinh viên tham gia thuyết trình tại Hội thảo. Hội thảo Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường vào ngày 03/05 đã đánh dấu mùa Nghiên cứu khoa học thành công nữa của sinh viên. Trần Thị Cúc
SINH VIÊN KHOA THÔNG TIN - THƯ VIỆN THAM GIA NGÀY HỘI SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC 2013 Hưởng ứng Ngày hội Sách và Văn hóa đọc 2013 với chủ đề “Sách làm thay đổi cuộc đời tôi”, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tham gia cuộc thi “Kỹ năng tuyên truyền giới thiệu sách” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào ngày 23/4/2013. Năm nay khoa Thông tin - Thư viện tiếp tục đại diện Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tham gia cuộc thi “Kỹ năng tuyên truyền giới thiệu sách” với việc lựa chọn giới thiệu cuốn sách “ Những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Thầy và trò khoa Thông tin - Thư viện đã tích cực chuẩn bị cho phần dự thi của mình tại cuộc thi Đại diện sinh viên khoa Thông tin - Thư viện lên nhận giải Nhì tại cuộc thi tuyên truyền giới thiệu sách năm nay. Với thành công tại Ngày hội Sách năm 2012 (phần dự thi năm đó trường ta giành giải thi của trường ta đã đem đến một không gian hào Nhất), cuộc thi năm nay thực sự có một chút áp lực hùng, cảm xúc lắng đọng cho người xem. Kết quả chung cuộc, Trường Đại học Văn hóa Hà đồng thời cũng là động lực cực kỳ lớn để các thầy Nội giành giải Nhì; giải Nhất thuộc về trường Cao cô giáo, các bạn sinh viên nỗ lực phấn đấu. Phần dự thi đã được dàn dựng khéo léo thành một vở kịch về đẳng Sư phạm Trung ương. Dương Đức Hà Hoàng Sa - Trường Sa xuyên suốt, liền mạch. Phần
MỪNG SINH NHẬT 1 TUỔI CỦA KHOA NGHỆ THUẬT ĐẠI CHÚNG VÀ KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA QUỐC TẾ Tháng Tư vừa qua đã đánh dấu cột mốc tròn một năm tuổi của khoa Ngôn ngữ và Văn hóa quốc tế (26/3) và khoa Nghệ thuật đại chúng (29/3). Hai khoa đã long trọng tổ chức buổi lễ mừng sinh nhật 1 tuổi, đồng thời cũng là cơ hội để thầy và trò mỗi khoa có cơ hội nhìn lại chặng đường đã qua. Là hai khoa trẻ nhất của trường Đại học Văn hóa Hà Nội, khoa Ngôn ngữ và Văn hóa quốc tế, khoa Nghệ thuật đại chúng cũng đã có được những Các thầy cô giáo tại lễ mừng sinh nhật 1 tuổi khoa Nghệ thuật đại chúng bước đi đầu tiên khá vững chắc của mình. Với số lượng sinh viên khóa đầu không đông, chú trọng bạn đã mang đến một làn gió mới, đầy trẻ trung, đầu tư cơ sở vật chất cộng với sự quan tâm, chỉ đạo năng động, nhiệt tình. Sinh viên Văn hóa xin được gửi lời chúc mừng của Ban Giám hiệu Nhà trường, chất lượng dạy và tới thầy và trò khoa Nghệ thuật đại chúng, khoa học của 02 khoa đã được khẳng định. Sinh viên khoa Ngôn ngữ và Văn hóa quốc tế đã Ngôn ngữ và Văn hóa quốc tế. Chúc các thầy cô và để lại một dấu ấn đậm nét khi giành giải Nhất cuộc các bạn sinh viên sức khỏe để giảng dạy, học tập tốt, thi nhảy dân vũ toàn trường trong đợt chào mừng hạnh phúc, thành công trong cuộc sống. Chúc mừng sinh nhật!!! Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3. Các Diệu Linh facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 5
ĐÊM HỘI DÂN CA “Đêm hội dân ca” là chương trình nghệ thuật do nhóm sinh viên lớp Văn hóa học 2B tổ chức trả bài môn học Thực hành tổ chức sự kiện. Chương trình được tổ chức vào 19h ngày 24/4/2013 tại Hội trường nhà văn hóa. Với mong muốn bảo tồn và phát huy những giá Chèo là một trong những loại hình nghệ thuật dân gian trị văn hóa từ ngàn đời của dân tộc, nhóm sinh viên được giới thiệu trong Đêm hội dân ca lớp VHH2B, khoa Văn hóa học, Trường Đại học được thể hiện năng khiếu ca hát, biểu diễn của mình Văn hóa Hà Nội tổ chức chương trình “Đêm hội cùng với các nghệ sĩ tham gia trong chương trình. dân ca” với các hoạt động giao lưu, trình diễn âm Trong chương trình, 05 loại hình dân gian: chèo, nhạc dân gian với các phường ca trù Thăng Long, ca trù, chầu văn, xẩm, dân ca quan họ được giới Trung tâm nghiên cứu và phát triển tín ngưỡng Việt thiệu tới sinh viên, những người yêu thích văn hóa Nam, Đoàn nghẹ thuật nhà hát chèo Hà Nội… nhằm dân gian truyền thống qua những tiết mục được đầu giới thiệu những nét đẹp của âm nhạc dân gian Việt tư công phu, dàn dựng nghệ thuật. Nam. Đồng thời muốn góp tiếng nói, định hướng Với nội dung thiết thực, hấp dẫn, xuất phát từ giới trẻ tìm về với những giá trị truyền thống nói mục đích nhân văn cao đẹp, chương trình đã thu hút chung và giá trị âm nhạc dân gian nói riêng của dân được sự tham gia của đông đảo các bạn sinh viên tộc. Ngoài ra, chương trình đem đến cho các sinh cũng như những người yêu thích văn hóa dân gian viên, khán giả yêu thích các loại hình truyền thống truyền thống của dân tộc. Hùng Anh
SINH VIÊN ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI GIÀNH GIẢI NHÌ CUỘC THI TRUYỆN NGẮN BÁO VĂN NGHỆ (2011 - 2013) Vào ngày 15/04/2013, Ban tổ chức cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ đã chính thức công bố danh sách các tác phẩm đạt giải. Trong đó, trường ta có 02 sinh viên đạt giải thưởng. Cuộc thi truyện ngắn do Tuần báo Văn nghệ - Hội nhà văn Việt Nam tổ chức từ cuối năm 2011 đến nay đã chính thức có chủ nhân của những giải thưởng, danh hiệu. Cuộc hành trình kéo dài 02 năm đã kết thúc với hơn 2000 tác phẩm dự thi được gửi về. Cuộc thi năm nay đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các văn nghệ sỹ, những người yêu nghệ thuật, truyện ngắn gửi bài về dự thi. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội có 02 sinh viên giành được giải thưởng tại cuộc thi năm nay. Đó là Vũ Thị Thanh Huyền (Viết văn 12) - giải Nhì với truyện ngắn “Lá bùa bỉ ngạn hoa” và Phạm Thanh Thúy (Viết văn 12) - giải Khuyến khích với tác phẩm “Mười hai chiếc bánh Flan”. Đây thực sự là kết quả hết sức tuyệt vời đối với
6 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Tác giả Thanh Huyền lên nhận giải Nhì của cuộc thi không chỉ riêng 02 sinh viên khoa Viết văn - Báo chí mà còn là niềm tự hào của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Xin được gửi lời chúc mừng chân thành tới Thanh Huyền và Thanh Thúy. Lễ trao giải đã được tổ chức long trọng vào sáng ngày 27/4/2013 tại Bảo tàng Văn học Việt Nam. Tham dự lễ trao giải còn có nhà văn Văn Giá - trưởng khoa Viết văn - Báo chí đến chúc mừng, động viên 02 sinh viên của mình. Huyền Trang
NGÀY HỘI HIẾN MÁU Như một hoạt động thường niên của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Ngày hội hiến máu toàn trường đã được tổ chức rất quy mô vào ngày 13/4/2013 tại sân Thể thao của Nhà trường. Ngày hội hiến máu tình nguyện "Trái tim khỏe mạnh - Hiến máu cứu người" do CLB Sinh viên vận động hiến máu tổ chức đã thu hút được sự tham gia đông đảo của các thầy cô giáo, các sinh viên trong nhà trường. Các thầy cô đã cực kỳ nhiệt tình, hăng hái tham gia hiến máu tình nguyện như thầy Phạm Văn Tám - Phó Bí thư Đoàn trường, thầy Nguyễn Trung Dũng - Chủ tịch Hội sinh viên, thầy Phạm Thế Hoàng, thầy Nguyễn Ngọc Quý - GV môn Giáo dục thể chất. Chính hình ảnh các thầy cô vui vẻ, nhiệt tình tham gia hiến máu đã tạo thêm rất nhiều động lực, sự phấn khởi cho các bạn sinh viên cùng nhau thực hiện nghĩa cử cao đẹp này. Bên cạnh việc tham gia hiến máu, các sinh viên còn được thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc, vốn là điểm mạnh của sinh viên Trường Đại
Các thầy cô giáo và các bạn sinh viên chụp ảnh kỷ niệm tại Ngày hội hiến máu
học Văn hóa Hà Nội; tham quan các gian hàng (số gian hàng năm nay tăng đột biến với 18 gian); cùng nhau lắng nghe những thông điệp yêu thương ở phần Ca nhạc theo yêu cầu... Năm nay, chương trình chỉ tổ chức nhận máu tình nguyện với nhóm máu O, A nên số lượng sinh viên được hiến máu cũng giảm xuống. Tổng kết cuối ngày, tổng số đơn vị máu đã nhận được là 115 đơn vị, gần 1000 người tham dự ngày hộvi. Đây thực sự là một kết quả hết sức tuyệt vời. Tới Bùi
GIAO LƯU CÁC THÍ SINH THAM GIA HOA HẬU CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM 2013 Cuộc giao lưu giữa Ban Tổ chức cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2013 với các thí sinh tham gia đến từ Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã được tổ chức vào sáng ngày 25/4/2013 tại hội trường Nhà văn hóa. Với mong muốn tìm kiếm, phát hiện ra những gương mặt sáng giá cho cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2013, buổi giao lưu đã diễn ra trong không khí hết sức thân thiện, vui vẻ và thoải mái. Các thí sinh chụp ảnh kỷ niệm với Ban tổ chức Các sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội đăng ký thiệu bản thân cũng như thể hiện một số tài năng của tham gia cuộc thi năm nay đã có cơ hội được giao mình trước Ban Tổ chức. Những lời góp ý, nhận xét lưu, trao đổi thẳng thắn, trực tiếp với Ban tổ chức, của những người có chuyên môn, có kinh nghiệm Hoa hậu quý bà Kim Hồng, đương kim Hoa hậu chắc chắn sẽ giúp các sinh viên của chúng ta thêm các dân tộc Việt Nam 2012 Triệu Thị Hà. Các bạn tự tin, động lực, bản lĩnh tại "đấu trường sắc đẹp" được các thành viên Ban Tổ chức phổ biến rõ ràng này. hơn về quy chế cuộc thi, những vấn đề có thể phát Cùng chúc cho các cô gái của chúng ta sẽ thực sinh trong quá trình tham gia, những thuận lợi và sự tỏa sáng, thành công tại cuộc thi năm nay, mang cả thử thách mà các bạn có thể phải trải qua. Các vinh quang về cho Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. sinh viên đã rất nhiệt tình, phấn khởi trong phần giới Phương Anh
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 7
Tiếng nói thầy cô
PGS.TS Đinh Thị Vân Chi:
Các bạn sinh viên Văn hóa hãy
"SOÁNG HAØI HOØA" “Những giờ học của cô luôn tràn đầy niềm vui, hứng khởi. Cách cô truyền cảm hứng cho sinh viên chúng mình cũng cực kỳ thú vị. Dường như mỗi tiết học của cô thì chúng mình lại thấy say mê hơn, hứng thú hơn. ” Công Tú
PV: Là người luôn theo sát, ủng hộ và dành nhiều tâm huyết cho hoạt động nghiên cứu khoa học, xin cô cho biết đôi nét khái quát về hoạt động này ở trường ta? Cô Vân Chi: Hoạt động NCKH của sinh viên trường ta từ nhiều năm nay đã có truyền thống và nề nếp. Hàng năm đều có những đề tài đạt giải cấp trường, từ đó chọn gửi dự thi cấp Bộ. Rất nhiều trong số đó đã đạt được những giải cao. Trường ta cũng đã vinh dự 2 lần được nhận bằng khen của Bộ Giáo dục - Đào tạo về thành tích NCKH của sinh viên. Đó là điều rất đáng tự hào. Đặc biệt, một điều rất đáng ghi nhận của sinh viên trường ta là các bạn tham gia NCKH ngay từ năm thứ nhất, chứ không cần chờ tới những năm sau. Đó là nhờ sự nỗ lực của Đoàn trường từ những năm 90 của thế kỷ trước đã động
Cô Vân Chi cùng tân Thạc sỹ do cô hướng dẫn
viên, hướng dẫn và tổ chức cho các bạn năm thứ nhất và thứ hai tập nghiên cứu các môn khoa học cơ bản. Đến nay, hàng năm cứ cuối tháng 3 là Đoàn trường tổ chức hội thảo khoa học sinh viên cho các bạn năm I và II, bên cạnh các hội thảo khoa học chuyên ngành của các anh chị năm trên do các khoa tổ chức. Sang tháng 4 là hội thảo cấp trường, trong đó các bạn năm I, II cũng góp mặt rất tự tin. Cô rất vui khi truyền thống đó được duy trì liên tục và mang lại những kết quả đáng khích lệ. Rất mong các bạn sinh viên giữ mãi được chất “lửa” trong tim mình để luôn đạt thành tích cao trong học tập và NCKH. PV: Khá bận rộn với tư cách là thành viên trong BGH nhà trường và công việc giảng dạy, lại đảm đương công việc của một phụ nữ
8 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
trong gia đình, cô có thể chia sẻ đôi chút về việc phân chia thời gian trong một ngày làm việc? Cô Vân Chi: Một ngày làm việc của cô thì… quả là nhiều khi thấy quá tải thật! Hằng ngày cô tới trường lúc 7 giờ 30, trước giờ làm việc nửa tiếng để tranh thủ làm việc thêm. Cả ngày mải mê với công việc của trường, của các lớp đang giảng dạy và cả những công việc không biết xếp vào “hạng mục” nào. Khoảng 6 giờ tối cô rời trường, về nhà, nấu cơm, ăn tối cùng gia đình và tranh thủ xem TV trong bữa ăn. Dọn dẹp nhà cửa xong thì… bật máy tính làm việc tiếp. Khoảng 12 giờ đêm, kết thúc một ngày cũng là lúc cô cho phép mình nghỉ ngơi.
PV: Có lẽ đó là điểm chung của những người phụ nữ thành đạt. Vậy, với quỹ thời gian ít ỏi cho quá nhiều công việc như thế, cô có bí quyết gì để cân bằng cuộc sống và giảm áp lực? Cô Vân Chi: Cô nghĩ không phải bí quyết mà là… hậu quả: Cô hầu như không còn thời gian để giải trí nữa. Cô tự phân định cho mình: Thời gian ở trường để giải quyết công việc chung. Thời gian ở nhà dành cho 2 việc: cuộc sống gia đình và… nghiên cứu khoa học. Tất nhiên, những khi gấp quá thì cũng phải mang việc ở trường về nhà làm tiếp, nhưng việc ở nhà thì không mang tới trường được. Cũng may là cô không còn bận con nhỏ, lại có người giúp việc theo giờ lúc buổi sáng nên việc nhà cũng không bận rộn nhiều. Nếu không thì sẽ vất vả lắm! Còn việc cân bằng cuộc sống thì công việc quá bận rộn nên chỉ tranh thủ đọc báo hoặc giải trí trên mạng những lúc mệt mỏi. Và với cô, ngày nghỉ cuối tuần, thậm chí chỉ nửa buổi thôi cũng rất quý giá cho những chuyến đi “xả sì- trét”. Nhiều khi chỉ là loanh quanh phố phường, hoặc chạy ra ngoại ô... Còn những chuyến đi công tác, dù bận việc suốt ngày, thì buổi tối cô vẫn tranh thủ vác máy ảnh lang thang đây đó, chứ không bao giờ chịu coi đó thuần tuý là một chuyến công vụ. Vậy nên cô vẫn
có rất nhiều cuộc “rong chơi”, cứ như là rất nhàn rỗi. PV: Em có một suy nghĩ về cô như thế này: Liệu có phải cô là người thích “chuyển động”? Cô Vân Chi: (Cười) Uhm… Nhận xét của em cũng đúng đấy, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng! Cô thích đi đây đó, từ những chuyến du lịch sang trọng đến những chuyến khám phá theo kiểu “ta ba lô” cô đều sẵn sàng và luôn tìm được cảm hứng để tham gia. Tuy không còn trẻ nhưng chẳng ngại khoác ba lô leo dốc trèo núi, phơi nắng dầm mưa… nhiều khi chỉ để có được vài tấm ảnh còn- lâu- mới- gọi- được- lànghệ- thuật. Cô cũng thích sự đổi mới: Bài giảng năm sau phải có gì đó bổ sung so với năm trước; Phương pháp giảng dạy phải có được gì đó mới; Đề tài này nghiên cứu xong phải tiếp nối đề tài khác… Ngồi yên là cô không chịu được. PV: Nguyên là một thủ lĩnh đoàn thanh niên (Bí thư đoàn trường), cô suy nghĩ thế nào về thế hệ trẻ Đoàn viên – sinh viên hôm nay của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Cô Vân Chi: Ô! Đoàn viênsinh viên trường ta hôm nay giỏi lắm. Các em bây giờ là điều không thể tưởng tượng của thế
hệ sinh viên thời cô: Các em tinh thông máy tính, thành thạo các thiết bị công nghệ cao; nhiều em giỏi ngoại ngữ; có em mới năm thứ 2 đã đi làm cho các công ty… Nhìn chung tuổi trẻ ngày nay năng động, dám làm, dám sai để có kinh nghiệm chuẩn bị cho cuộc sống sau này. Nhưng các em cũng cần biết cân đối giữa “trong” và “ngoài” nhà trường. Thời nay có quá nhiều điều bên ngoài xã hội cuốn hút các em. Nếu không tỉnh táo, không có bản lĩnh thì có thể bị rời xa mục tiêu của mình và bị chệch khỏi cái đích mà mình muốn nhắm tới. PV: Nếu chỉ với 3 từ, cô sẽ nhắn gửi những điều gì tới các bạn sinh viên? Cô Vân Chi: Ba từ à? Khó nhỉ! (cười) Xuất phát từ nhận xét trên, cô muốn khuyên các bạn “sống hài hoà”! Xin cảm ơn cô về buổi phỏng vấn! Nguyễn Tuyên
Coâng vieäc ñaàu tieân coâ muoán laøm trong ngaøy: baät TV vaø xem chöông trình "Chaøo buoåi saùng". Neáu coù 24h raûnh roãi: coâ seõ khoaùc maùy aûnh leân coå vaø ñi ñaâu ñoù. Caâu noùi taâm ñaéc nhaát: "Haïnh phuùc laø buoåi saùng ta haêm hôû ñeán nôi laøm vieäc vaø buoåi chieàu haêm hôû trôû veà nhaø". Cuoán saùch goái ñaàu giöôøng: caùi naøy thì seõ thay ñoåi theo ñeà taøi nghieân cöùu cuûa coâ, moãi luùc moãi khaùc. Vaø "saùch nghieân cöùu" seõ luoân laø saùch goái ñaàu giöôøng cuûa coâ bôûi coâ khoâng coù thôøi gian ñeå maø ñoïc truyeän nöõa ☺ Vôùi coâ, ñieàu quan troïng nhaát trong cuoäc soáng chính laø caûm thaáy mình haïnh phuùc. facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 9
360 HUC
PHOØNG ÑAØO TAÏO
Moät chuyeân muïc môùi toanh cuûa Sinh vieân Vaên hoùa. Khoâng gian daønh rieâng cho caùc baïn sinh vieân tìm hieåu, khaùm phaù vaø naém baét caùc phoøng, ban cuûa nhaø tröôøng. Môû ñaàu chuyeân muïc naøy, chuùng ta haõy cuøng tìm hieåu veà phoøng Ñaøo taïo hieän ñang "ñoùng ñoâ" taïi taàng 1 nhaø A.
Chöùc naêng - Tham mưu cho Ban Giám hiệu về công tác tuyển sinh và đào tạo Đại học, Cao đẳng (bao gồm cả liên thông Cao đẳng – Đại học), hệ chính quy tập trung, hệ vừa làm vừa học ; - Quản lý và tổ chức triển khai công tác đào tạo Đại học, Cao đẳng hệ chính quy, hệ vừa làm vừa học theo quy định của nhà nước và nhà trường.
Nhieäm vuï - Thường trực công tác tuyển sinh và quản lý đào tạo. - Trực tiếp thực hiện việc điều phối kế hoạch, thời khóa biểu giảng dạy và học tập. - Quản lý, thu hồi kết quả học tập, xét học vị. - Quản lý văn bằng, chứng chỉ. - Soạn thảo và lưu trữ các văn bản liên quan đến nhiệm vụ của phòng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám hiệu giao. Trong đó, có một số điều cần đặc biệt chú ý nhé các HUC-er: 1. Vì hiện nay trường ta có 10 khoa chuyên ngành nên hệ thống điểm học tập của sinh viên là khá nhiều. Mỗi thầy cô trong Phòng Đào tạo lại phụ trách một hệ thống điểm số của một khoa riêng biệt. Vì vậy, khi các bạn có thắc mắc về điểm số cần nhờ các thầy cô
Cô giáo hướng dẫn các bạn sinh viên về điểm số
tại Phòng giải thích, hướng dẫn thì hãy hỏi chính xác thầy cô phụ trách khoa mình nhé. 2. Các sinh viên muốn nhận hồ sơ/văn bằng liên hệ với cô Võ Thị Thanh. 3. Cô Đặng Thị Toan sẽ phụ trách việc giải quyết các thắc mắc về bảo lưu kết quả học tập, chuyển trường, đăng ký bổ sung... 4. Khi hình thức đào tạo tín chỉ chính thức được triển khai tại trường ta, cổng thông tin đào tạo của Phòng đào tạo cũng được thành lập nhằm giải đáp, tư vấn mọi thắc mắc của sinh viên về lịch học tín chỉ, điểm số, văn bằng 2, ... Khi đến đây, các bạn sẽ được thầy Nghiêm Nam Hùng tư vấn rất nhiệt tình và cởi mở. Nếu vấn đề quá lớn thì các bạn sẽ được thầy hướng dẫn vào gặp thầy cô phụ trách riêng.
10 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Các bạn sinh viên thắc mắc tại cổng thông tin đào tạo
Phoûng vaán nhanh Nhằm mang đến cho các bạn những thông tin chính xác nhất, đầy đủ nhất về Phòng Đào tạo, Ban biên tập đã có buổi phỏng vấn nhanh với TS Nguyễn Việt Hương - Trưởng phòng Đào tạo. PV: Cô có thể cho sinh viên K53 một số lời khuyên khi đăng kí học tín chỉ được không ạ? TS Nguyễn Việt Hương: Lưu ý với các em khi chọn lớp để đăng kí học tín chỉ nên chú ý đến số lượng sinh viên tối thiểu và tối đa của một lớp. Nên tránh đăng kí vào lớp còn quá ít bạn đăng kí rồi để tránh tình trạng lớp có quá ít sinh viên, không thể thành một lớp dẫn đến việc phải hủy lớp. Khi đó, các em lại phải đăng kí lại hoặc phải học lại vào học kì sau. Nếu có thể, cả lớp cùng đăng kí vào một lớp để giúp đỡ nhau trong học tập. PV: Thưa cô, nhiều bạn sinh viên có khó khăn trong học tập nhưng ngại không dám hỏi phòng Đào tạo. Nhiều bạn còn cho rằng phòng Đào tạo, các thầy cô không được thân thiện cho lắm. TS Nguyễn Việt Hương: Vấn đề này cô cũng nhận ra (cười). Có lẽ nhiều bạn không biết, vì công việc của phòng Đào tạo không phải là ít, nhất là trong việc xử lý hồ sơ, số liệu, làm bảng điểm,… áp lực rất lớn. Nhiều hôm các thầy cô làm việc rất muộn, ai cũng mệt mỏi. Vì thế, lúc các bạn đến xin tư vấn có thể thấy các thầy cô không được vui vẻ. Không phải vì các thầy cô khó tính, thầy cô cũng coi các em như con cháu mình thôi, rất sẵn sàng hỗ trợ các em. Thêm nữa nhiều bạn đến xin tư
vấn nhưng chưa hiểu rõ vấn đề của mình là gì, có bạn hướng dẫn đến mấy lần cũng chưa làm đúng. Những lúc đó các em nên thông cảm cho các thầy cô. Có thể về tìm hiểu lại cho kĩ rồi quay lại hoặc chờ một chút để thầy cô tìm cách hướng dẫn chi tiết dễ hiểu hơn cho các em. PV: Thưa cô, nhiều sinh viên thắc mắc về vấn đề nộp tiền học phí theo hình thức đào tạo tín chỉ, số liệu trên cổng thông tin của trường chưa trùng khớp với số liệu thực. Với vấn đề này, chúng em nên hỏi ai để được giải đáp? TS Nguyễn Việt Hương: Vì đây là năm đầu tiên triển khai hình thức đào tạo tín chỉ, nên còn rất nhiều khó khăn trong việc sắp xếp số liệu, bổ sung và thay đổi số liệu với phần mềm của nhà trường. Đào tạo theo tín chỉ không chỉ mới với các bạn sinh viên mà còn mới với cả các thầy cô. Khó khăn lớn là việc thay đổi số liệu trên trang web của trường. Vì là lần đầu triển khai đào tạo theo hình thức tín chỉ nên nhiều sinh viên chưa quen. Để tạo điều kiện cho các bạn, phòng Đào tạo mở thêm nhiều đợt đăng kí tín chỉ trong 01 học kì. Sau mỗi lần đăng kí lại như vậy, các số liệu phải sửa lại tất cả
cho khớp. Phần mềm chưa cập nhật kịp nên dẫn đến sự chồng chéo số liệu, gây ra sự chênh lệch học phí thực tế với số liệu thống kê trên cổng thông tin điện tử. Hiện nay, phòng Đào tạo vẫn đang cố gắng khắc phục vấn đề này để nhanh nhất có thể đưa phần mềm đi vào làm việc một cách chính xác. Với mức học phí các bạn năm nhất đóng, nếu thừa sẽ được đẩy về học kì tiếp theo cho các bạn. Xin cám ơn cô về buổi phỏng vấn! Diệu Linh
Caùc baïn haõy nhôù tìm hieåu thaät kyõ nhöõng thoâng tin lieân quan ñeán vaán ñeà mình thaéc maéc thoâng qua söï giuùp ñôõ cuûa baïn beø, caùc coá vaán hoïc taäp, caùc phöông tieän thoâng tin nhö trang web cuûa tröôøng huc.edu.vn. Neáu vaán ñeà vaãn chöa ñöôïc giaûi quyeát toát nhaát thì haõy nhôø tôùi söï trôï giuùp cuoái cuøng cuûa caùc thaày coâ phoøng Ñaøo taïo nheù! Chuùc caùc thaày coâ phoøng Ñaøo taïo seõ luoân maïnh khoûe ñeå coâng taùc thaät toát, nhöõng nuï cöôøi seõ luoân thöôøng tröïc treân moâi caùc thaày coâ.
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 11
Tủ sách sinh viên
5 cuoán saùch hay cuûa quyù I naêm 2013
Năm 2013 đã đi được hơn một phần ba chặng đường. Hầu hết chúng ta đều biết giá xăng đã tăng kỉ lục, giá vàng tạo nên kịch tính sụt giảm bất ngờ, Champions Laegue bước vào hồi bán kết, bán đảo liên-Triều vẫn liên tục khẩu chiến, nước Mỹ lại rơi vào trạng thái bất an với vụ đánh bom khủng bố ở Boston... Nhưng không phải hầu hết chúng ta đều biết, trong tháng Tư này, có hẳn một ngày liên quan đến sách, đến việc đọc: Từ 1995, 23/4 hàng năm được Unesco chọn là Ngày Sách và Bản quyền thế giới, mà Việt Nam khéo léo chuyển thành Ngày hội Sách và Văn hóa đọc, được tổ chức thường nhiên. Tôi đồ rằng, với những động thái chăm chút đến tầm quan trọng của văn hóa đọc mà cả xã hội đang dốc sức vào, thì ngày 23/4 hằng năm, rồi đây, sẽ trở nên đẹp đẽ nhờ việc mỗi người tự giác mình cầm trên tay cuốn sách yêu thích, tựa như mỗi dịp tết đến xuân về, người ta háo hức lựa chọn nhành mai nhành đào. Để hưởng ứng ngày này, dưới đây, tôi xin giới thiệu 5 cuốn sách mà tôi cho là đáng đọc, được xuất bản trong quí I đầu năm nay. Do khuôn khổ bài báo hạn hẹp nên tôi chỉ cô đọng những đánh giá của tôi về cuốn sách đó và đồng thời, rất mạo muội, đưa ra một khuyến nghị về đối tượng nào thì nên/ đáng đọc cuốn sách ấy nhất. 1. Thư gửi bố (tự truyện, Franz Kafka, Đinh Bá Anh dịch, HNV & Phuongnam-
book xb, 156 tr, 45.000đ): Bức thư có văn phong của một tác phẩm văn học này, theo tôi, gần như là bản “luận tội” mà Kafka dành cho bố đẻ mình, ông Hermann Kafka. Có thể Kafka đã sử dụng lối phóng đại để diễn tả mối bất hòa sâu sắc, dai dẳng giữa mình và bố. Có thể Kafka muốn chứng tỏ, trong mối bất hòa ấy, ông bao giờ cũng là nạn nhân, là kẻ chấp nhận mọi tình huống để hai người vẫn ở đúng vị thế con ra con, cha ra cha. Trong bức thư, Kafka trích dẫn nguyên xi những lời mắng nhiếc, than thở, quở trách của bố. Mỗi trích dẫn đi kèm một bình luận, hoặc mô tả, khiến ông bố hoàn toàn là kẻ thù đáng sợ nhất mà Kafka từng đối mặt. Kafka viết bức thư này năm 1919. Ông Hermann chết năm 1931. Bức thư không đến được tay người nhận vì người viết muốn giấu nó. Nhưng bằng cách viết ra như vậy, Kafka đã có một cuộc phơi mở chính mình, trong thầm lặng và khổ tâm tận cùng. Nó sẽ trở thành dẫn chứng tuyệt vời cho những ai theo S. Freud. Nó cũng là sở cứ để lí giải vì sao, trong nhiều tác phẩm hư cấu, Kafka lại lấy cha mình làm ‘nguyên mẫu’ cho các nhân vật, mà đa số chúng, đều là kẻ đáng lên án. Rất có thể, Thư gửi bố của Kafka sẽ mở màn cho kiểu tự
12 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
truyện tương tự ở Việt Nam, như trường hợp Lê Vân (trong Yêu và sống, 2006) đã nhắc đến cha mình khiến nhiều độc giả đạo đức phản ứng. Tôi nghĩ, tất cả những người trẻ nên đọc Thư gửi bố, vì rõ ràng, chúng ta, đã từng làm con, và không xa nữa, sẽ làm bố/mẹ. 2. Nắng được thì cứ nắng: Phan Khôi từ Sông Hương đến Nhân văn (tiểu sử kí sự, Phan An Sa, Nxb Tri Thức, 688 tr, 170.000 đ): Phan Khôi, hẳn sẽ thuộc vào một trong số ít những cá nhân được coi là tài năng, cá tính và số phận cần trở đi trở lại của lịch sử Việt Nam hiện đại. Cuốn sách này đã rọi chiếu rõ hơn về con người ấy, nhờ những dữ liệu, không thể chi tiết hơn, từ sách vở, bút tích, lời kể, kí ức liên quan đến/về Phan Khôi. Thao tác khôi phục, chắp nối, cố gắng chính xác hóa và “trữ tình hóa” các thông tin, tài liệu của/về Phan Khôi đặng giúp tiểu sử/con người Phan Khôi tường minh, sinh động hơn đã được tác giả Phan An Sa duy trì nhất quán. Vì thế, tác giả chủ động nhập vai nhà thư tịch, nhà bình luận trước khi cất tiếng nói từ vai người thân trước đối tượng mình phục dựng. Dĩ nhiên, cuốn sách rất hấp dẫn này không
thiếu những cảm xúc, cách nhìn từ tâm thế hôm nay, vốn không còn bị bó hẹp hoặc sơ sài nữa, về diễn biến, tính chất của các sự kiện quá khứ khiến mức độ nguyên trạng của “con người này” có phần xê xịch. Ở đây, tôi nghĩ, vẫn có thể chấp nhận được nếu ta hiểu rằng, cuốn sách vừa là động thái tiếp tục chiêu tuyết Phan Khôi, vừa là dịp để bổ khuyết những gì chưa đầy đủ về Phan Khôi mà những người yêu mến, nghiên cứu ông lâu nay vẫn chờ đợi. Cuốn sách rất tốt cho những ai tìm hiểu về Phan Khôi và rộng hơn, diễn biến văn hóa- văn nghệ Việt Nam từ 1945 – 1960. 3. Ba thế hệ trí thức người Việt (1862 - 1954), nghiên cứu lịch sử xã hội (khảo cứu, Trịnh Văn Thảo, Lê Thị Kim Tân dịch, Nguyễn Thừa Hỷ hiệu đính, Thế giới và Từ Văn xb, 457 tr, 135.000đ): Cuốn sách đưa ra những dữ liệu, con số rất cụ thể cũng như những mô tả khái quát nhất về đặc điểm, tính chất, xu hướng hoạt động của ba thế hệ trí thức Việt Nam từ cuối XIX đến nửa đầu XX: thế hệ 1862, thế hệ 1907 và thế hệ 1925, tổng là 222 người. Sự khác biệt giữa ba thế hệ này như GS Thảo chỉ ra, trong bối cảnh Việt Nam đương đầu với quá trình thực dân hóa, phần nào giúp người đọc nhận biết được những nỗ lực không biết mệt mỏi của giới trí thức Việt trong quá trình thích ứng, tiếp nhận và lựa chọn cung cách hành xử trước hai vấn đề có thể coi là cơ bản: giải phóng d â n
tộc và canh tân văn hóa. Đây là cuốn sách cho thấy sự đắc dụng của phương pháp xã hội học trong nghiên cứu lịch sử, trở thành một tài liệu quan trọng và khá hấp dẫn cho giới nghiên cứu. Cuốn sách thích hợp cho các bạn thiên về nghiên cứu văn hóa, lịch sử, văn học. Những ai coi môn xã hội học là “khó và khô” cũng nên tìm đọc cuốn này! 4. Con giai phố cổ (tạp văn, Nguyễn Việt Hà, Nxb Trẻ, 292 tr, 75.000đ): Nguyễn Việt Hà, theo tôi, là một thiên hạ cao thủ tạp văn và “Con giai phố cổ’ chính là tuyển chọn những tạp văn thuộc vào hàng hay nhất của vị cao thủ này. Đọc cuốn sách, có thể thấy người viết tinh thông đủ loại bí kíp bóc mẽ đàn ông/đàn bà cùng thập loại chúng sinh kim cổ, giữ trong tay biết bao kiến văn để từ/ nhờ đó mà luận bàn muôn nẻo tình chung của cõi nhân gian bé tí này. Văn phong có nồng độ kiếm hiệp khá cao nhưng rất mực hài hước, tinh tế. Cuốn sách dành cho những ai thường phải đợi xe bus, đợi người yêu, những người chỉ có năm phút rảnh rỗi mỗi ngày và những người có cả 24h nhưng không biết làm gì. Đương nhiên sách cũng rất đẹp để những ai đang tập tành yêu Hà Nội hoặc tự nhận/cho mình là người Hà Nội, sở hữu. 5. Những lữ khách Ý trong hành trình khám phá Việt Nam (bút kí, Mario Sica, song ngữ Việt-Ý, Thế giới và Nhã Nam xb, 434 tr, 90.000đ): Cuốn sách tái dựng lại những cảm nhận, ghi chép về Việt Nam của những
người Ý, từ thời Marco Polo đến thập niên 1950. Do chỗ mỗi người đều có công việc khác nhau (thám hiểm, thầy tu, nhân chủng học, nhà văn...) nên Việt Nam, từ đó, cũng được khám phá ở nhiều lĩnh vực: phong tục tập quán, chính trị, tôn giáo... Họ, không chỉ là những “lữ khách” thuần túy mà còn là những người ưa quan sát, suy ngẫm, liên tưởng và cố gắng thấu hiểu đối tượng mình đang trải nghiệm. Bởi vậy, cho dù không quá bề thế nhưng cuốn sách, thêm lần nữa, bổ sung tri thức về Việt Nam từ góc nhìn của những người Ý, tiếp nối chuỗi sách “du kí” tương tự được dịch, xuất bản khá đều đặn gần đây: Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688 (W. Dampier), Tập du kí mới và kì thú về vương quốc Đàng Ngoài (Jean- Baptiste Tavernier, ), Những người châu Âu ở nước An Nam (C.B Maybon). Cuốn sách dành cho những bạn yêu thích lịch sử và đang nảy nở ý tưởng đi du thám đâu đó .
M.A.T Với những cuốn sách đã được giới thiệu trong chuyên mục Tủ sách sinh viên tháng này, Ban biên tập hi vọng các bạn sinh viên sẽ có thêm lựa chọn cho tủ sách của mình thêm phong phú và phục vụ công việc học tập của mình một cách tốt nhất.
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 13
Trònh Coâng Sôn - Bob Dylan Nhö traêng vaø nguyeät
Những bài viết, cuốn sách về âm nhạc và con người Trịnh Công Sơn đang được nối dài thêm theo thời gian, đặc biệt là sau khi ông mất (2001). Sức hấp dẫn mang tên Trịnh Công Sơn hẳn là ngoại cỡ bởi các ca khúc của ông liên tục được trình diễn khắp mọi chốn, như một lệ thường có khả năng vĩnh viễn; và bởi, sau rất nhiều những ngợi ca tưởng đã cạn kiệt, người ta vẫn hướng về ông với vô số cảm hứng khác nhau, trong nỗ lực xác thực vị trí bất tử được gói gọn trong từ duy nhất “Trịnh” mà hẳn cuộc đời ngắn ngủi của ông có lẽ chưa từng nghĩ/muốn tới. Mức độ lan rộng của loại cảm hứng này đã hiển thị rất rõ trong các cuốn sách, hoặc của một cá nhân hoặc nhiều tác giả, lần lượt ra đời với số lượng không nhỏ. Chẳng hạn: Trịnh Công Sơn, một người thơ ca một cõi đi về (Nhiều tác giả, 2001), Trịnh Công Sơn cát bụi lộng lẫy (Nhiều tác giả, 2001), Trịnh Công Sơn, người hát rong qua nhiều thế hệ (Nhiều tác giả, 2001), Trịnh Công Sơn, có một thời như thế (Nguyễn Đắc Xuân, 2003), Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé (Hoàng Phủ Ngọc Tường, 2005), Trịnh Công
Sơn, vết chân dã tràng (Ban Mai, 2008), Trịnh Công Sơn, ánh nến và bạn bè (Nhiều tác giả, 2011), Trịnh Công Sơn, hạt bụi trong cõi thiên thu (Nhiều tác giả, 2011), ... Nhìn lại như vậy, đủ thấy, chưa kết thúc mới là chân dung đầy đủ nhất về Trịnh. Những đường biên vẫn ở phía trước và sự lớn lao khi diễn giải ông, dĩ nhiên, chưa dừng lại.. Một đường biên như thế đã tiếp nối bởi cuốn sách Trịnh Công Sơn, Bob DyLan: như trăng và nguyệt của Giáo sư John C. Schafer. Phải thấy ngay điểm khác biệt của cuốn sách này so với phần đa các sách trên: Thứ nhất, sách do một người nước ngoài - người tự nhận là chưa hiểu thấu đáo những khía cạnh tinh tế như các cách chơi chữ, các từ vay mượn từ những bài hát khác, hay từ những thành ngữ, những lời kinh, viết, để hiểu Trịnh theo cách riêng của ông. Thứ hai, đây đúng là một chuyên luận nghiên cứu từ kết cấu, nội dung đến các phương pháp tiến hành. Điểm này khá giống với luận án Chansons anti-guere de Trinh Cong Son (1991) của Yoshii Michiko và sau này là cuốn Trịnh
14 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Công Sơn, ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật (2005) của Bùi Vĩnh Phúc. Thứ ba, lần đầu tiên, hai phong cách âm nhạc được coi là nổi bật nhất những năm 1960 thuộc về hai cơ địa văn hóa, ngữ cảnh khác xa nhau đã được phân tích, đối chiếu một cách thú vị, thuyết phục: Trịnh Công Sơn và Bob Dylan. Với ba điểm như vậy, thì cảm giác đọc như là sự vỡ lẽ sẽ đến đầu tiên khi tiếp xúc với cuốn sách này. Vỡ lẽ bởi Trịnh và Bob là hai cách phản chiến, hai nhân cách và persona khác nhau. Vỡ lẽ là bởi nhạc sĩ Việt thì xuất phát từ/trong truyền thống Phật giáo còn nhạc sĩ Mỹ thì chịu ảnh hưởng sâu đậm của truyền thống Ki-tô giáo. Tuy hai nền văn hóa và tôn giáo khác nhau ấy, nói như John C. Schafer “được đưa lên sân khấu c ù n g m ộ t lúc” nhưng
đều có những ảnh hưởng mạnh mẽ như nhau trong đời sống đương thời của mình. Điểm đáng chú ý nữa của cuốn sách - nhìn từ văn phong, là một lối viết sáng rõ, đôi lúc hóm hỉnh nhưng đặc biệt nghiêm túc ở tư liệu; còn nhìn từ phương pháp, là sự khéo léo của xã hội học văn hóa, của phân tích đối chiếu. Tác giả chuộng sự có lý của văn bản và văn cảnh hơn là những sương mờ huyền thoại phủ lên nó. Chính vì thế, những phát hiện đóng vai trò kết luận ở đây là cách chỉ đúng giá trị thực của đối tượng. Và để hiểu cho tường tận phong cách, kết quả nghiên cứu Trịnh Công Sơn của John C. Schafer không phải bỗng dưng mà thành, tôi nghĩ vẫn nên tìm đọc hai tiểu luận xuất sắc của ông không được đưa vào
sách này: Hiện tượng Trịnh Công Sơn (JAS, Hoa Kỳ, 2007); Cái chết, Phật giáo và chủ nghĩa hiện sinh trong ca khúc Trịnh Công Sơn (JVS, Hoa Kỳ, 2007). Ở khía cạnh khác, việc dịch, tìm đọc các công trình của John C.Schafer hay của Jason Gibbs (Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long, Nxb Tri Thức, 2008) phần nào cho thấy sự phong phú các khả thể nghiên cứu âm nhạc Việt Nam hiện đại. Cần nói thêm rằng, dù có lời thưa rất khiêm tốn nhưng GS. John C. Schafer không quá xa lạ Việt Nam. Ông từng có quãng thời gian dài dạy học tại miền Trung và tiếp nhận khá đầy đủ bối cảnh chính trị - văn hóa xã hội miền Nam cuối thập niên 1960. Những trải nghiệm đó sẽ là cứ liệu tối ưu để ông viết về
Việt Nam không chỉ qua trường hợp âm nhạc Trịnh Công Sơn mà còn ở cả văn chương, tiêu biểu là các tiểu luận về Phạm Duy Tốn, Võ Phiến, Nguyễn Minh Châu, Phan Nhật Nam, Lê Vân... Hiện ông giảng dạy Ngôn ngữ học ứng dụng và Văn học so sánh tại Đại học Humboldt (California, Hoa Kỳ). Nhân dịp 12 năm này mất Trịnh Công Sơn (2001-2013), trân trọng giới thiệu với các độc giả của Sinh viên Văn hóa và những ai yêu mến Trịnh cuốn sách Trịnh Công Sơn, Bob Dylan: như trăng và nguyệt. Sách do Cao Thị Như Quỳnh dịch, Cao Huy Thuần giới thiệu, Nxb Trẻ ấn hành quí II năm 2012.
M.A.T
Ñoâi doøng veà
Trònh Coâng Sôn
Trịnh Công Sơn sáng tác được khoảng hơn 600 ca khúc, những tác phẩm có ca từ độc đáo, mang hơi hướng triết học. Tình yêu là đề tài lớn nhất trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Những bản tình ca chiếm đa số trong danh mục nhạc phẩm. Nhạc tình của ông đa số là nhạc buồn, thường nói lên tâm trạng buồn chán, cô đơn như trong Sương đêm, Ướt mi, những khúc tình ngầm mang sầu ly biệt như Diễm xưa, Biển nhớ, hay tiếc nuối một cái gì đã qua: Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Hoa vàng mấy độ... Ngoài ra còn những bài triết lý tình, mang một bóng dáng ngậm ngùi, lặng lẽ của người tình từng trải: Cỏ xót xa đưa, Gọi tên bốn mùa, Mưa hồng...
Những bài hát này có giai điệu nhẹ nhàng, dễ hát, thường được viết với tiết tấu chậm, thích hợp với điệu Slow, Blues hay Boston. Phần lời được đánh giá cao nhờ đậm chất thơ, bề ngoài trông mộc mạc nhưng rất thâm trầm sâu sắc, đôi khi mang những yếu tố tượng trưng, siêu thực. Trịnh Công Sơn từng nói từ khi còn trẻ ông đã luôn ám ảnh bởi cái chết nên âm nhạc của ông mang trong đó một sự mất mát của những số phận con người. Ông cũng ảnh hưởng bởi Phật giáo của phương Đông và chủ nghĩa siêu thực của phương Tây, nhạc Trịnh Công Sơn thấm đượm màu sắc hiện sinh của các tác giả văn học phương Tây thập niên 60 như Jean Paul Sartre, Albert Camus,... Tiêu biểu là các ca khúc Cát bụi,
Trịnh Công Sơn (1939 - 2001) Đêm thấy ta là thác đổ, Chiếc lá thu phai, Một cõi đi về, Phôi pha,.... Trong đó nhiều bài mang hơi hướng thiền như Một cõi đi về, Giọt nước cành sen. Ai từng nghe nhạc Trịnh Công Sơn chắc hẳn sẽ có thật nhiều suy tư và chia sẻ. Hãy chia sẻ với Sinh viên Văn hóa những cảm xúc của bạn nhé☺
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 15
Gương mặt sinh viên
“YOU CAN
WIN -
IF YOU
WANT !!!” Profile: Name: Nguyễn Thị Lê Na (tên hay nhỉ ☺) D.O.B: 24/11/1994 Sinh viên lớp QLVH13B Là cô gái hay cười, thân thiện và có chút gì đó "tưng tửng" ☻ Thích Big Bang, chụp ảnh, múa hát quay cuồng mỗi khi vui hay buồn, hạnh phúc hay khổ đau ☺ PV: Là một sinh viên năm thứ Nhất, bạn thấy môi trường học tập của cấp III và Đại học có khác nhau nhiều không ? Lê Na: Khác nhau rất lớn! Khác nhau đầu tiên là về môi trường cũng như không gian học tập. Môi trường ở Đại học lớn hơn rất nhiều so với ngôi trường cấp III của Lê Na. Điều khác biệt thứ hai là ở cách học. Ở cấp III thì chắc các bạn vẫn sẽ quen với chuyện đọc - chép. Ở Đại học thì khác hẳn. Các thầy cô giáo để chúng mình tự tìm hiểu tài liệu, tự nghiên cứu cũng như trao đổi thảo luận về những vấn đề trong quá trình tiếp thu kiến thức. Chính điều đó đã khuyến khích trí sáng tạo, sự chủ động ở sinh viên chúng mình. Mình thực sự thích điều đó hơn nhiều so với cách học nhàm chán hồi cấp III. Điểm khác biệt cuối cùng mình thấy là
bạn bè. Bạn bè cấp III vốn dĩ là những người bạn đã thân quen từ nhỏ, nhà gần nhau, chơi với nhau cũng đã lâu nên độ thân thiết, tình cảm cũng gắn bó hơn. Lên Đại học, toàn những người bạn mới, lại còn đến từ nhiều vùng miền khác nhau nên thực sự là Lê Na vẫn còn chưa quen cho lắm. Năm nay, mình học theo hình thức tín chỉ nên với mỗi lớp lại có cơ hội được làm quen với những người bạn mới. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc, tình cảm bạn bè cũng chưa thực sự gắn bó, thân thiết. Hi vọng trong thời gian tới, điều này sẽ đổi thay, mình có thể quen được nhiều bạn hơn. PV: Vậy còn bố mẹ thì sao? Lê Na: Thực sự lúc này, mình rất nhớ bố mẹ. Vì là sinh viên năm thứ nhất, lần đầu tiên làm quen với môi trường mới, xa gia
16 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
đình, xa những điều vốn dĩ đã gắn bó với mình 18 năm nên mình có chút gì đó buồn và cô đơn. Dù hơi ấm, tình thương của bố mẹ, người thân luôn vẫn trong tim, và sự quan tâm cũng không hề vơi cạn, nhưng khoảng cách địa lý và danh giới nhận thức cũng đã ở một khoảng khá xa rồi. Mình không còn nằm trong vỏ bọc của bố mẹ được nữa, nay phải tự trang bị cho mình một hành trang mới bước vào cuộc sống mới. Có thể thời gian đầu chưa quen nhưng đến bây giờ thì mình nghĩ mình đã ổn và thích nghi được với điều đó. Dẫu vậy, mình vẫn luôn muốn được trở về ngôi nhà thân yêu, được ăn những món ăn ngon tuyệt vời của mẹ, được trò chuyện cùng bố sau bữa cơm. Đợt nghỉ 30/4, 1/5, mình sẽ dành thời gian chăm sóc cho bố mẹ và cũng để tập trung ôn thi cho kỳ thi học kỳ II.
PV: Dù mới là sinh viên năm thứ nhất nhưng hình như bạn đã tham gia khá tích cực trong một số hoạt động của Nhà trường như tham gia biểu diễn tại Ngày thơ Việt Nam 2013, Ngày hội Sách 2013...? Lê Na: (Cười) Có được cơ hội tham gia những chương trình hoạt động của Nhà trường, của Đoàn trường tổ chức trong thời gian qua với mình là một sự may mắn. Vì một sinh viên năm thứ Nhất, mới chân ướt chân ráo vào trường thì rất khó để có thể góp mặt trong những chương trình lớn của nhà trường như thế. Mình đã cố gắng nỗ lực và tự hứa sẽ phải làm thật tốt. Có lẽ điều đó đã khiến mình được các thầy cô tin tưởng và tiếp tục chọn lựa tham gia các chương trình nghệ thuật chăng? Nhưng có lẽ điều quan trọng hơn cả là bản thân mình luôn muốn được góp sức tham gia trong những hoạt động, phong trào của nhà trường. PV: Vậy tham gia những hoạt động như thế có gây ảnh hưởng nhiều đến việc học của bạn? Lê Na: Thực ra mình cũng đã băn khoăn khi quyết định tham gia bất kỳ chương trình nào. Vì mỗi một chương trình nghệ thuật như thế, đ ò i hỏi thời gian tập
luyện khá nhiều. Nhưng mình nghĩ không gì là không thể, nếu mình muốn. “ You can win, if you want!” (Bạn có thể chiến thắng nếu bạn muốn) (Cười). Mình cũng đã xin một số “bí kíp” của các anh chị khóa trên trong việc này. Mình đã cố gắng thu xếp ổn thỏa việc học cũng như việc tham gia các hoạt động một cách hợp lý nhất. Với mình, nhiệt huyết của tuổi trẻ mà chỉ có mỗi thành tích học tập với bảng điểm cao thì thật sự là thiếu xót. Mình rất ngưỡng mộ những ai vừa học hành tốt, lại vừa có thể tham gia các hoạt động xã hội và tham gia những sự kiện vui chơi giải trí một cách có tổ chức. Chỉ cần biết sắp xếp thời gian biểu hợp lý, thì mọi sự bận rộn sẽ chỉ là những chất xúc tác giúp mình có thêm động lực học tập và cống hiến.
mình lại có cơ hội được làm việc với các anh chị khóa trên rất là vui vẻ, hòa đồng; được các thầy cô giáo tận tình hướng dẫn. Hơn nữa, các chương trình mình tham gia hiện nay thì cũng giúp mình có thêm những kinh nghiệm trong việc học tập (mình học khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật mà).
PV: Một cô gái nhiều ước mơ, cầu tiến như bạn chắc hẳn cũng đã có cho riêng mình một kế hoạch dài hơn cho quãng đời sinh viên phía trước? Lê Na: Chắc chắn là vậy rồi ☺ Đó là tấm bằng Giỏi khi ra trường và nếu không suôn sẻ như dự định thì phải là tấm bằng Khá. Với mình, đây sẽ là một mục tiêu cụ thể nhất, phù hợp nhất với khả năng của bản thân. Làm cái gì mình cũng muốn một sự chắc chắn an toàn mà (cười). Bên cạnh PV: Chắc hẳn Lê Na đã có thể việc học, mình cũng sẽ tham gia gom góp được kha khá điều thú vị thật nhiều những hoạt động của từ những hoạt động thế này? sinh viên nữa. Chỉ có 4 năm đại Lê Na: Kha khá thôi sao? (cười học thôi, vì thế mình muốn tận lớn). Phải nói là Lê Na đã thu dụng từng giây, từng phút một để được lãi lớn thì đúng hơn. Tham được sống thật trọn vẹn là SINH gia các phong trào, các hoạt động VIÊN, để mai sau khi ra trường, tập thể thế này đã giúp mình có đi làm rồi, đời Sinh viên vẫn là thêm sự tự tin, bản lĩnh sân khấu, quãng đời tuyệt vời nhất☺ những mối quan hệ nữa chứ. Mỗi Cám ơn Lê Na về buổi trò lần tham gia tập chương trình, chuyện thú vị này! Huyền Trang facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 17
Cùng suy ngẫm
AÂm vang 30/4 Kỷ niệm ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 – 30/04/2013), là ngày cả dân tộc lại hân hoan mỗi dịp tháng Tư về. Đã 38 năm trôi qua, nhưng cái âm vang đó mãi mãi đi vào lịch sử: là niềm tự hào, niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam trong đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị kéo dài 117 năm của đế quốc xâm lược, đưa lịch sử của dân tộc ta sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên Độc lập, Tự do và Chủ nghĩa xã hội. Đối với thế hệ chúng tôi, những người sinh ra sau ngày đất nước giải phóng, dù không được hòa mình vào khí thế sục sôi của toàn dân tộc trong niềm hân hoan tột cùng khi đón chào chiến thắng
lịch sử 30/04. Nhưng qua những trang lịch sử, những thước phim tài liệu, chúng tôi cảm nhận được những hy sinh mất mát mà cha anh mình phải trải qua. Từng hố bom, những bãi mìn và hàng rào dây thép gai hoen gỉ như gợi lại ký ức máu lửa của một thời “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, một thời cả dân tộc với tinh thần quật khởi đã đứng lên để tự giải phóng chính cuộc đời mình. Ngày 30/4/1975, kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, cứu nước, thống nhất Tổ quốc, là thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước trong thế kỷ XX, do Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, là trang
18 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
sử hào hùng và mốc son chói lọi trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Kỷ niệm 38 năm sau ngày đất nước được hoàn toàn Giải phóng, thống nhất Tổ quốc, giang sơn thu về một mối, cả nước cùng đi lên Chủ nghĩa xã hội. Huyền thoại về chiến thắng 30/4/1975, kết thúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân đã trở thành mốc son chói lọi trong tranh sử sáng ngời về đấu tranh dựng nước và bảo vệ Tổ quốc của cha ông và cũng là khát vọng của cả dân tộc Việt Nam. Năm tháng rồi sẽ qua đi, nhưng thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam, sẽ mãi mãi đi vào lịch sử, là niềm tự hào, kiêu hãnh của cả một dân tộc.
Đó cũng là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là huyền thoại trong trường ca chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Và chắc chắn, đó là bài học về những giá trị lịch sử để lại cho thế hệ trẻ chúng tôi không những hôm nay mà còn mãi mãi về sau.
tạc được vào thế kỷ 20 “ Một dáng đứng Việt Nam” hiên ngang bất khuất. Có ai ngờ gậy tầm vong, súng kíp, hầm chông mà đẩy lui những “ thần sấm, con ma, pháo đài B52” tàn bạo, nhưng chuyện thần kỳ đó đã xảy ra.
Khát vọng độc lập tự do, ý chí căm thù sâu sắc của cả dân tộc tích tụ, dồn nén trong 21 năm đã bừng lên mãnh liệt, để chỉ trong 55 ngày đêm chiến đấu táo bạo, thần tốc, quân và dân ta đã quét sạch bóng quân thù. Đất nước từ đây thu về một mối. Tổ quốc từ đây bay lên phơi phới với những mùa xuân tuyệt vời. Nguyện vọng thiêng liêng của dân tộc và của Bác Hồ kính yêu được thực hiện. Niềm kiêu hãnh về một quá khứ hào hùng vẫn còn vang mãi trong ký ức của bao thế hệ Việt Nam, qua từng bài giảng lịch sử đằm thắm tình người đi vào lòng bao cô cậu học trò kể từ ngày đầu mới cắp sách đến trường: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” - lời của Bác Hồ đã căn dặn khi Bác còn sống. Một dân tộc không một tấc sắt trong tay mà làm nên lịch sử. Một thế hệ “mũ cối dép cao su” đã đạp lên xác kẻ thù để đến khi chết vẫn còn
Và thế hệ trẻ chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng, để có được thắng lợi vinh quang đó, nhân dân ta đã chịu biết bao tổn thất hy sinh. Hàng triệu người con ưu tú đã anh dũng ngã xuống, hàng triệu người mẹ, người chị phải chịu cảnh goá bụi, đơn côi. Hàng chục vạn đồng chí, đồng bào phải mang thương tật vì bom đạn của kẻ thù... Cái giá của chiến thắng vẻ vang này thật vô cùng lớn lao.
Hình ảnh những cô cậu học trò tại một trường học cấp III cùng nhau ném những phao thi sử xuống sân trường khi biết Sử không nằm trong danh sách thi tốt nghiệp cấp III thời gian qua đã là một tiếng chuông báo động về thực trạng học Sử tại Việt Nam. Tại sao học sinh, sinh viên lại sợ học Sử đến vậy? Tại sao Sử luôn là môn học "ám ảnh kinh hoàng" của những cô cậu
học trò một thời cắp sách tới trường. Lịch sử dân tộc một thời hào hùng là thế, lẫm liệt là thế! Nhưng liệu có bao nhiêu học trò có thể nắm rõ diễn biến cuộc tấn công trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm nào? Liệu những chiến dịch đi vào lịch sử quân sự thế giới có thực sự khiến các bạn tò mò, muốn khám phá? Hay tất cả chỉ là những trang sách khô
Một Tổ quốc lớn lên trong máu lửa, một mảnh đất nghèo nhưng mỗi một con người đều biết cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh. Hơn 38 năm qua, từ sau ngày chiến thắng, nhân dân ta đã trải qua vô vàn thử thách. Khó khăn chồng chất khó khăn, gian khổ chồng chất gian khổ. Nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt và dạn dày kinh nghiệm của Đảng, nhân dân ta đã nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, ý chí tự lực, tự cường ra sức phấn đấu tạo nên nhiều thành tựu rất đáng tự hào. Ngày kỷ niệm 38 năm chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam - thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/04/2013) đã cận kề, xin cho thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay được thắp nén nhang trong tâm tưởng lên bàn thờ Tổ quốc, nói lời biết ơn đến các bậc anh hùng liệt sỹ đã đi xa để mảnh đất chúng tôi đang sống hôm nay được bình yên tươi đẹp, để dân tộc Việt Nam được ngẩng cao đầu với bao dân tộc khác và thế hệ chúng tôi được kiêu hãnh về Tổ quốc mình. Trân trọng quá khứ hào hùng của dân tộc, chúng tôi hiểu phải làm gì cho hiện tại và tương lai.
Mr. Hoan
cứng và sự "bắt buộc" của điểm số? Thật nhiều những câu hỏi mà chúng tôi muốn cùng với các bạn giải đáp. Hiểu rõ lịch sử cũng là cách để bạn nắm rõ được cuộc sống này. Quá khứ thì đã lùi vào dĩ vãng nhưng những bài học, những kinh nghiệm mà nó để lại thì chắc chắn sẽ còn có giá trị đến mai sau. Ban biên tập
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 19
Vaên hoùa öùng xöû
cuûa ngöôøi Haø Noäi -
Moät goùc
nhìn laïi Nhắc về Hà Nội, không ai không nhớ nét đẹp văn hóa của người Tràng An xưa, với cách ứng xử tao nhã, thanh lịch, từ gia đình đến xã hội. "Không thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An". Thời đại thay đổi, môi trường thay đổi, bây giờ, bầu không khí văn hóa Hà Nội đã bị ô nhiễm nặng nề. Cốt cách thanh cao, văn hóa ứng xử thanh lịch của người Hà Nội xưa nay dường như đã chìm trong dĩ vãng hay chỉ còn phảng phất đâu đó trong cuộc sống nhiều bộn bề, bon chen này. Cách xử sự của nhiều người nơi công cộng và không gian chung đã thay đổi quá nhiều. Đa phần con người chỉ quan tâm đến cuộc sống riêng tư, nhưng lại ít đặt ra cái riêng tư trong mối quan tâm chung của cộng đồng. Cái tôi quá lớn đã đè bẹp cái tính tập thể, tính cộng đồng vốn có của người dân Bắc Bộ nói chung, người Hà Nội nói riêng. Vấn đề này thực sự cần thiết để trao đổi.
Không phải bây giờ, mà văn hóa ứng xử của người Hà Nội đã đáng cảnh báo từ thập niên 80, 90 của thế kỷ XX. Về mặt tiêu cực, văn hóa ứng xử của người Hà Nội không phải ở mức báo động, mà đứt gãy, mà đổ vỡ mất rồi. Theo Giáo sư Trần Đình Sử nhận định: "Văn hóa ứng xử người Hà Nội nó vỡ ở tầng “nông” bề mặt, nhưng điều nguy hiểm là nó có nguyên nhân từ tầng sâu hơn". Thực tế cuộc sống luôn biến đổi, sự thay đổi văn hóa ứng xử là điều đương nhiên, không thể tránh khỏi. Hà Nội hôm nay mở rộng đến tận chân núi Ba Vì, dân số đã tăng lên hơn 6,5 triệu dân. Hà Nội thủ đô không còn là một thành phố nhỏ bé nữa rồi, là 1 trong 10 thủ đô lớn nhất thế giới. Và điều đó cũng không phải là vui vẻ gì, tích cực gì nếu xét ở những khía cạnh của xã hội ngày nay, trong văn hóa ứng xử của người Hà Nội thời đại mở rộng. “Người Hà Nội
20 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
gốc” đã trở thành tên gọi trong tiềm thức, bởi bây giờ tứ xứ bốn phương hội tụ trong tinh hoa văn hóa Hà Nội. Trước đây, Hà Nội hơn 80% là đô thị, hiện chỉ còn 35%. Cuộc sống đang thay đổi, phải chăng điều đó khiến lòng con người cũng thay đổi, không còn vẹn nguyên như trước? Cuộc sống mới với những cách sống mới, hiện đại hơn, đầy đủ hơn nhưng liệu có văn minh hơn, tiến bộ hơn không? Chúng ta vẫn luôn nói "văn minh, tiến bộ" - hai tiêu chí đó lúc nào cũng được đặt cạnh nhau. Nhưng liệu có thật vậy không? Hay đó cũng chỉ là một thói quen của dùng từ?
Chúng ta có hàng loạt lý do khi nói về sự xuống cấp của văn hóa ứng xử Hà Nội, nhưng phải nhìn sâu về lịch sử để thấy được những gì chúng ta ta tiếp nhận ngày nay. Có quá nhiều thứ “chảy tràn” vào, buộc chúng ta thay đổi. Sự đổ vỡ văn hóa truyền thống đâu đó cũng là nguyên nhân. Nó khiến cho thế hệ trẻ hoang mang, quay cuồng, khó định hướng, rồi lại chùn lòng tiếp thu những thứ văn hóa giời Tây mặc nhiên chẳng hề suy nghĩ. Khi không có định hướng, không một chỉ dẫn, chúng ta dễ đi sai đường, lạc hướng. Hoặc may mắn hơn thì sẽ tìm đúng nơi chúng ta cần đến, tìm đúng thứ mà chúng ta thiếu. Nhưng phần trăm may mắn đó là bao nhiêu? Nhìn lại những năm 80, 90 của thế kỷ trước, nước ta khó khăn không chỉ về mặt kinh tế mà cả tinh thần. Từ khó khăn đến đa đoan, cay cực. Khi những cay cực không giải quyết được thì người ta giải tỏa bằng những phát ngôn thô tục, không hợp thuần phong, mỹ tục (???). Một sự lựa chọn không hề đúng! Người lớn hôm nay có quá khứ là người trẻ hôm qua. Thế hệ trẻ hôm nay tiếp nhận lại những gì trao lại của thế hệ đi trước ấy. Sự “di truyền” từ thế hệ này sang thế hệ kia đã trở thành quy luật. Văn hóa ứng xử của giới trẻ Hà Nội chỉ là biểu hiện từ những căn nguyên sâu xa đó. Song cái biểu hiện đấy, lại ẩn chứa hành vi đạo đức sai lệch, tạo dựng lối sống vô văn hóa. Không khó để bắt gặp và hình dung về một tốp học sinh đèo ba đèo bốn, vượt đèn đỏ, tóc xanh tóc vàng. Lời nói mà thoáng nghe tưởng chừng kẻ đầu đường xó chợ không được ăn học tử tế thì ngoảnh lại gần hơn, chao ôi, chỉ là một cô gái tóc xõa buông hờ mặt vênh vao tự đắc khiến người nhìn
cũng l ạ n h sống lưng. Dường n h ư những h ì n h ảnh của những cô cậu học sinh, khoác trên mình bộ đồng phục học sinh nói tục chửi thề trên đường phố Hà Nội đã không còn xa lạ hay hiếm có nữa. Tại sao lại như vậy?Phải chăng là người trẻ nên họ có "đặc quyền" tiếp thu mọi điều nhanh đến vậy? Hà Nội ghi dấu trong lòng dân tộc và bạn bè thế giới bằng hình ảnh đẹp tươi, con người thanh lịch. Cốt lõi của văn hóa xuất phát từ chuẩn mực ứng xử của con người. Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là điều mỗi quốc gia cần lên tiếng, đặc biệt là Việt Nam, để văn hóa ứng xử không trở thành “vấn nạn” của quốc gia!
Liệu người Hà Nội có làm được? Liệu giới trẻ Hà Nội - những người con của mảnh đất ngàn năm văn hiến có thể thay đổi và sửa chữa lại những "tật xấu" này, những tật xấu mà vô thức đã bị coi là điều bình thường, là một thói quen? Ngân Anh
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 21
Theá heä treû hoïc taäp theo taám göông Baùc Hoà Hồ Chí Minh, Người vừa là vị Cha già kính yêu của dân tộc, vừa là một lãnh tụ thiên tài, một chiến sĩ cộng sản kiên cường và lỗi lạc của phong trào cách mạng vô sản thế giới, danh nhân văn hóa của nhân loại. Đã hơn bốn mươi năm trôi qua kể từ khi nhân loại vĩnh biệt Người, nhưng những tư tưởng cũng như tấm gương đạo đức của Người còn sáng mãi, sống mãi. Những lời Bác dạy, Bác dặn dò còn vang vọng trong tâm thức mỗi người con đất Việt, phải sống sao cho xứng đáng là “con Rồng cháu Tiên”, cho xứng đáng với những người anh hùng đã hi sinh xương máu cho Tổ Quốc xanh tươi, yên bình. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết đối với thế hệ trẻ ngày nay - những người mang trên vai trách nhiệm xây dựng Tổ Quốc ngày càng giàu đẹp, để có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu…” như ước mong của
Bác. Người cũng nhận thức rằng thanh niên là lực lượng có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự phát triển hiện tại và tương lai của đất nước, vậy nên trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn coi trọng và hết sức quan tâm đến vấn đề thanh niên. Năm 1925 trong bài: “Gửi thanh niên An Nam”, Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: "Hỡi Đông Dương đáng thương hại, người sẽ chết mất nếu đám thanh niên già cỗi của người không sớm hồi sinh". Người còn cho rằng, ngoài đạo đức cách mạng làm nền tảng, mỗi thanh niên cần trau dồi cả về lối sống, phẩm chất con người và kiến thức, không ngừng tiếp thu và rèn luyện có như vậy mới xứng đáng là người chủ của đất nước trong tương lai. Thế nên, thanh niên, sinh viên hiện nay cần cố gắng nhiều hơn nữa, nỗ lực nhiều hơn nữa để xứng đáng với niềm tin yêu của Bác. Và học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng là cách giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình. Có
22 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
nhiều cách để học tập, làm theo tấm gương của Bác, nhưng có lẽ trước hết chúng ta cần thực hiện chính những lời dạy của Bác về thanh niên, rèn luyện những phẩm chất đạo đức mà Bác đòi hỏi ở thế hệ tương lai của nước nhà. Mỗi thanh niên nên ghi nhớ 5 điều Bác dặn thế hệ trẻ. Một là, phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng “trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”; không sợ gian khổ, hi sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp cách mạng.
Hai là, tin tưởng sâu sắc ở lực lượng và trí tuệ của tập thể, của nhân dân; tăng cường đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao ý thức tổ chức và kỉ luật; kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do. Ba là, luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn và giản dị; chống kiêu căng, tự mãn; chống lãng phí, xa hoa; thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh để giúp nhau cùng tiến bộ mãi. Bốn là, ra sức nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kĩ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều hơn cho Tổ quốc, cho nhân dân. Năm là, luôn luôn chú ý dìu dắt và giáo dục thiếu niên và nhi đồng, làm gương tốt về mọi mặt cho đàn em noi theo. Thực hiện tốt những lời căn dặn của Bác, là chúng ta đang giáo dục bản thân mình một cách toàn diện, sống tốt hơn và cống hiến nhiều hơn cho đất nước và xã hội. Đặc biệt, thanh niên, sinh viên cần đẩy mạnh việc trau dồi những phẩm chất đạo đức mà Hồ Chí Minh đòi hỏi ở những con người Việt Nam trong thời đại mới: Trung với nước, hiếu với dân; Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư; Lòng yêu thương con người; Tinh thần quốc tế trong sáng… Mỗi sinh viên phải thấm nhuần giá trị đạo đức tấm gương Hồ Chí Minh. Điều này không chỉ dừng ở việc chỉ đọc lí thuyết suông mà cần phải bằng hành động thực tế chứng minh. Việc học tập Bác không ở đâu xa mà thể hiện ở ngay những hành động cụ thể, những việc làm đơn giản trong cuộc sống như sinh viên trước khi tan học thì tắt điện, giữ vệ sinh chung, bảo vệ của công, không đi học muộn, chăm chỉ học tập,
không gian lận trong thi cử, nói không với các tệ nạn xã hội, sống giản dị, yêu thương con người… Những việc làm tưởng chừng đơn giản nhưng giá trị mà nó mang lại thì không nhỏ chút nào. Rèn luyện nhân cách ngay từ những điều đơn giản đó thì những hoài bão lớn lao mới có thể làm tốt được. Phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được phát động và hưởng ứng sôi nổi trong các cơ sở Đoàn, Hội nhằm hướng những Đoàn viên, sinh viên học tập theo phẩm chất đạo đức ngời sáng của Người, giúp mỗi Đoàn viên, sinh viên thêm hoàn thiện bản thân cả về
đức lẫn tài. Mỗi Đoàn viên, sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội hãy cùng nhau hành động từ những việc nhỏ cho đến những hoạt động chung của cộng đồng để tạo nên những bông hoa tươi thắm nhất dâng lên Bác trong dịp kỷ niệm ngày sinh lần thứ 123 của Người. Nguyễn Thị Bình
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 23
ÑAÏI HOÄI ÑAÏI BIEÅU HOÄI SINH VIEÂN TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VAÊN HOÙA HAØ NOÄI LAÀN THÖÙ VIII, NHIEÄM KYØ 2013 - 2015 Vào ngày 26/4/2013, tại hội trường Nhà văn hóa, Ban chấp hành Hội sinh viên đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu Hội sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2013 - 2015 nhằm bầu ra Ban chấp hành Hội sinh viên nhiệm kỳ mới, bầu ra 11 đồng chí đi tham dự Đại hội đại biểu Hội sinh viên Thành phố Hà Nội lần thứ VI. Hãy cùng với Sinh viên Văn hóa nhìn lại những khoảnh khắc thú vị tại Đại hội Đại biểu Hội sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội lần Ban chấp hành Hội sinh viên khóa VII chụp ảnh kỷ niệm với CLB An ninh xung kích tham gia làm nhiệm vụ tại Đại hội thứ VIII các bạn nhé! Áo dài duyên dáng, màu áo xanh tình nguyện hay sơ mi trắng... đều cực kỳ nổi bật tại Đại hội. Mỗi trang phục đã tạo nên những không gian riêng trong hội trường.
24 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Đại diện Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chụp ảnh kỷ niệm chúc mừng thành công của Đại hội Đại biểu Hội sinh viên Nhà trường lần thứ VIII.
Các đại biểu tham dự Đại hội tranh thủ lưu lại kỷ niệm trong giờ phút giải lao hiếm hoi.
Bàn lễ tân nổi "bần bật" của Đại hội lần này
Trong khuoân khoå "ñaát chaät" aûnh laïi nhieàu neân Ban bieân taäp Sinh vieân Vaên hoùa chæ coù theå göûi ñeán caùc baïn nhöõng böùc aûnh ñaõ coù chuùt choïn loïc. Coøn raát nhieàu nhöõng khoaûnh khaéc ñeïp cuûa Ñaïi hoäi laàn naøy seõ ñöôïc taûi leân taïi ñòa chæ facebook: facebook.com/HUCMedia.
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 25
Học, học nữa, học mãi
Hãy đánh bay suy nghĩ đọc sách giáo khoa. Hãy Baï n ñaõ nhieà u laà n boû cuoä c vôù i Tieá n g Anh? tiêu cực đó đi! Chính suy nghe đài, băng đĩa, thậm Chuùng quaù khoù vôùi baïn! nghĩ đó đã cản bước bạn đến chí là các bài hát Tiếng Ñoù laø caû böù c töôø n g daø y , cao vaø vöõ n g chaé c ? với Tiếng Anh, khiến bạn Anh. Điều này thật đơn nghĩ rằng Tiếng Anh thực sự giản, nhưng hiệu quả khá Khi tìm thấy một từ mới, ta Khó và Không thể vượt qua! cao. Đây là chìa khóa đi Trong thời đại hiện đại, Tiếng nên chép lại cả câu hoặc cụm chữ đến thành công. Anh đóng vai trò quan trọng thế chứa nó. Như vậy ta sẽ cảm nhận Nên nhớ rằng, bạn học bằng nào, chắc hẳn mỗi chúng ta đều được vai trò của từ này trong câu tai chứ không phải bằng mắt. Hãy rõ. Vậy tại sao chính chúng ta lại cũng như mối tương quan giữa nó nghe Tiếng Anh 1 - 3 tiếng một luôn có những suy nghĩ làm nhụt và các thành phần khác trong câu. ngày. Bạn sẽ nhận thấy sự thay chí học tập, tiến lên của bản thân Mặt khác, việc ghi nhớ cả câu đổi ngay sau đó! như thế? Hôm nay, SVVH xin giúp ta dễ dàng xây dựng trí nhớ được chia sẻ với các bạn một vài hình ảnh, dẫn tới việc dễ dàng Quy taéc 4: Hoïc chaäm maø chaéc những quy tắc nho nhỏ trong việc hình dung được ý nghĩa của cả từ học Tiếng Anh. Hi vọng, chúng sẽ giúp bạn có những cái nhìn lạc Quy taéc 2: Döøng hoïc ngöõ phaùp Khi chúng ta học Tiếng anh ở quan hơn, tích cực hơn về học trường, thường thì chúng ta phải Tiếng Anh. tuân theo một giáo trình cụ thể, bị Hãy dừng ngay việc chú trọng gò bó về mặt thời gian và dung Quy taéc 1: Döøng ngay vieäc hoïc NGỮ PHÁP. Các nguyên tắc ngữ lượng kiến thức. Ta không có töø Tieáng Anh moät caùch rieâng leû pháp dạy bạn NGHĨ VỀ TIẾNG thời gian để thuần thục những gì ANH. Nhưng điều bạn cần là nói chúng ta đã học. tiếng anh một cách tự nhiên chứ Nên nhớ rằng, chúng ta cần không phải NGHĨ. hiểu kĩ nhớ lâu, chứ không phải Khi học tiếng anh nên học cách học thật nhanh. Do đó, khi đọc phát âm chuẩn, tiếng anh nói của hay nghe một bài Anh ngữ, hãy bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Bạn sẽ lặp lại nhiều lần. thành công, sẽ nói tiếng anh một Với một bài luyện nghe, một cách tự nhiên mà không hề sợ sai lần không bao giờ là đủ. Ta cần ngữ pháp. phải nghe năm mươi lần, một trăm lần☺. Chừng nào chúng ta Đừng cố ghi nhớ các từ, hãy còn chưa nắm vững Quy taéc 3: Hoïc baèng tai học cả nhóm từ. Nghiên cứu của nội dung của bài đàm khoâng phaûi baèng maét tiến sĩ Dr.James Asher chứng thoại, chưa hiểu ý minh rằng học bằng các nhóm từ nghĩa của từ vựng, Nghe, nghe, nghe! Bạn phải chừng ấy chúng ta sẽ giúp việc học nhanh hơn gấp nghe Tiếng Anh hằng ngày. Đừng còn phải nghe lại☻ 4 - 5 lần các từ riêng biệt.
26 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Quy taéc 5: Haõy söû duïng caâu chuyeän ngaén
Quy taéc 6: Nghe vaø traû lôøi Khoâng phaûi ñeå nhaéc laïi
Đây là cách hiệu quả nhất để học và sử dụng ngữ pháp tiếng Anh một cách tự dộng. Bạn hãy nghe bài học và kể lại thành câu chuyện qua các thù khác nhau: quá khứ, hoàn thành, hiện tại, tương lai… Không quá chú trọng nội dung, không đặt nặng nề về văn phạm, phải học tiếng anh hội thoại tự nhiên. Sử dụng ngôn ngữ hội
thoại một cách thực thụ. Hãy sử dụng các bài học có câu
chuyện. Nghe và trả lời. Trong các bài học có các câu truyện ngắn, người biên soạn sẽ hỏi những câu hỏi đơn giản. Mỗi khi bạn nghe các câu hỏi, hãy dừng lại và trả lời. Bạn sẽ trả lời các câu hỏi một cách nhanh chóng. Khi đó giao tiếp Tiếng Anh sẽ hoàn toàn tự nhiên và chủ động! Chúc bạn thành công ☺ Và hãy nhớ rằng: Tiếng Anh chỉ thực sự dễ dàng khi bạn bắt đầu đúng hướng! Ngân Anh (st)
Caùc baïn Sinh vieân Vaên hoùa noùi gì? Tiếng Anh với sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên đại học Văn hóa Hà Nội nói riêng không phải là điều dễ dàng và có hứng thú cao. Bản thân mình cũng vậy. Tuy nhiên mình không lơ là với kiến thức cơ bản. Hằng ngày mình tiếp xúc với internet rất nhiều nên mình lấy hứng thú học tiếng anh từ đây. Mình search phim nước ngoài có phụ đề tiếng việt để song song vùa hiểu vừa dịch. Nhạc nước ngoài mình cũng nghe nhiều, khi có một bài hát nào đó bạn thích nó sẽ khiến bạn tìm tòi để dịch. Thỉnh thoảng, mình hay tìm những đoạn tiếng anh ngắn và dễ để dịch thử rồi so lại với bản dịch chuẩn từ đó tìm ra lỗi sai dần dần nâng cao độ khó và không mắc phải nữa. Đó cũng là cách học tiếng anh theo mình nghĩ là có thể không đạt hiệu quả cao nhất nhưng về cơ bản bạn đã tìm được hứng thú với tiếng anh và biết thêm nhiều từ mới. Nguyễn Cao Cương (QLVH11b)
Mình thì đang theo học khóa tiếng anh tại trung tâm với các thầy cô giáo là người nước ngoài giảng dạy. Ban đầu mình chưa hiểu được nhiều do cách phát âm của người nước ngoài chuẩn và nhanh☺Mình phải nhờ tới người trợ giảng rất nhiều nhưng sau một thời gian mình đã có thể hiểu được thầy cô giáo nói gì và cách phát âm cũng khá lên. Mình nghĩ việc giao tiếp với người nước ngoài và thường xuyên giao tiếp bằng tiếng anh sẽ giúp bạn học tiếng anh hiệu quả hơn. Cao Ngọc Long (KDXBP30B)
Với riêng mình thì học tiếng anh cũng khó lắm đấy :) Thời gian tiếp xúc với internet nhiều nên chủ yếu mình học trên phương tiện này. Ở facebook cá nhân, mình add những page học tiếng anh cơ bản như: Mỗi ngày ba từ mới, Cùng học tiếng anh, Cấu trúc cơ bản mỗi ngày... Trong xu thế toàn cầu hóa thì tiếng anh là ngôn ngữ luôn được ưa chuộng nhất vì vậy việc học tiếng anh thực sự quan trọng với mỗi sinh viên chúng ta trước ngưỡng cửa tương lai. Nhưng việc chinh phục môn tiếng anh không phải dễ dàng. Quan trọng là sự yêu thích, đam mê của chúng ta dành cho Tiếng Anh lớn đến đâu. Phạm Thanh Nhàn (KD30A)
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 27
PHOÁ GAÀY
Đêm hè hao nắng, ta lê bước chân mỏi mệt về trên phố, chợt nhận ra phố quá hao gầy.
Phố gầy những hàng cây rụng lá, đứng chơ chọi cúi đầu như đoái thương những mùa xanh tốt. Phố gầy những dãy nhà cao vút, chông chênh dưới sức đè của muôn ngàn ý tưởng. Phố gầy những thanh âm của đêm vang vọng đến từng ngõ ngách, từng ngôi nhà, từng giấc ngủ chập chờn. Phố gầy những ánh đèn cao áp thao thức đến võ vàng, xanh xao. Phố gầy những bước chân khuya thập thững của kẻ lữ hành tha hương không tìm được chốn trú ngụ cho linh hồn, từng đêm ru mình vào cõi vô thực, hanh hao của phố. Chỉ chừng ấy thôi cũng đủ để phố gầy thao thác. Phố khoác lên mình xống áo người thiếu nữ buồn. Phố mảnh mai, gầy guộc nghiêng mình nhận nắng, nhận mưa. Bao người đã đi qua, bao người ở lại dường như ai cũng có một tình yêu thầm lặng dành cho phố. Nơi quán trà khuya vỉa hè, ta ngồi hít hà mùi thơm ấm nồng của chén nước đón từ tay bà cụ, thấy mình cũng hao gầy đi vì thương nhớ. Hương trà gợi nhắc một miền quê đẹp như cổ tích xa xưa. Giữa phố gầy
nỗi nhớ khiến ta già nua những t u ổ i . Ta nhớ người n g h ệ sĩ lang t h a n g của thế kỷ trước như nhớ cố nhân. Tự hỏi có khi nào trên chính con phố này ông đã viết nên những ca từ bất hủ: “Có đường phố nào vui cho ta qua một ngày/ Có sợi tóc nào bay trong trí nhớ nhỏ nhoi”. Phố ồn ào, vội vã nhưng có bao giờ phố vui? Bà cụ bán nước như đã ngồi đây từ kiếp nào để kể chuyện phố. Người thì cứ già đi còn phố gầy thêm theo năm tháng. Ở thành phố này có biết bao con đường mang tên những người đã khuất. Ta lang thang từ đường Trần Phú sang Hoàng Diệu rồi lại rẽ vào Nguyễn Tri Phương, Phan Đình Phùng, lòng không khỏi trào dâng những xúc cảm. Còn đó chút chứng tích đền xưa, thành cũ, nhưng còn đâu bóng dáng những anh hùng thuở xưa. Chỉ những hàng xà cừ thay áo theo mùa đứng đó uy nghiêm trầm mặc nhắc người qua đường lòng tưởng nhớ về một thời đau thương, hào
28 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
hùng của bao thế hệ. Phố như gầy thêm trong cái nhìn diệu vợi, xa xăm ngược về quá khứ. Trở về căn phòng nhỏ khi đêm đã khuya lắm. Những ồn ã như lắng lại để nhường chỗ cho phố thở than. Phố cựa mình uể oải rồi thủ thỉ tâm tình những lời gan ruột. Ai đã từng lắng nghe phố vào lúc đêm khuya mới hiểu hết sự bình yên của phố. Phố không xô bồ, vội vã mà đầy dịu dàng, trắc ẩn. Nơi nào đó trong thành phố này ta đã để lạc mất người ta yêu. Phố bé nhỏ bỗng trở nên mênh mông khi chúng ta sống cùng thành phố mà có bao giờ gặp lại. Phố như gầy thêm khi chứng kiến những chuyện tình dang dở. Và đêm nay, phố gầy hơn trong tiếng mưa rơi. Nguyễn Thị Kim Nhung Viết văn K13
Camera giấu kín
Đâu đâu cũng là gối, bến bờ nào cũng là giường êm ái...
Nụ cười tỏa nắng hay là ...
Đố bạn biết cái gì ở trên kia???
Đây là lý do nhiều SV phải đi dép lê đi học! Bữa trưa quây quần !
Thủy Min
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 29
Fashion
Model: Lê Na - Minh Kiên Photographer: Mèo Photos
30 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
K h ô n g quá "cứng nhắc" hoặc kiểu cách với những chiếc blazer, sơmi cài kín cổ và quần xắn gấu, phong cách bụi bặm khiến các bạn nam cảm thấy thoải mái cũng như dễ dàng mix đồ hơn rất nhiều. Chỉ cần quần jeans, giày thể thao áo sơ mi cùng T-shirt là đủ để có set đồ quá "chất". Còn các cô nàng thì sao? Những chiếc váy rực rỡ cùng với họa tiết cổ Peter Pan vẫn tiếp tục lên ngôi trong mùa hè này. Các bạn hãy nhanh tay chọn cho mình những bộ cánh tuyệt vời để chào Hè nhé ! facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 31
FUSION CAFE
Có lẽ sự băn khoăn lớn nhất của teen mình chính là giá cả. Tuy Fusion được đầu tư kĩ lưỡng về không gian và nội thất nhưng giá cả thì hoàn toàn hợp với túi tiền của teen mình. Đồ uống ở Fusion có giá chỉ từ 20k, đồ ăn vặt giá cũng rất mềm từ 10 - 30k.
Đặt chân vào Fusion, ngỡ như bạn đang lạc vào khu vườn lãng mạn, cùng những giai điệu nhẹ nhàng du dương. Gian ngoài cùng hài hòa với không gian bên ngoài, luôn tràn ngập ánh sáng tự nhiên cùng bóng cây xanh mát, thích hợp cho việc đọc sách, nhâm nhi tách café đầy hương vị cuộc sống.
Điều đặc biệt nhất ở Fusion có thể kể đến “Bức tường tình yêu” - nơi pose hình "hot" nhất của quán, thu hút khá nhiều cặp đôi yêu nhau, cũng như là địa điểm tuyệt vời cho album ảnh cưới. 270 ngôn ngữ khác nhau, cùng thể hiện câu “Anh yêu em”. Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn cùng “nửa kia” của mình hẹn hò ở một nơi siêu lãng mạn như thế này!☺ Fusion café 285 Kim Mã không chỉ là điểm hẹn của những cặp tình nhân, nơi gặp gỡ bạn bè, mà còn là điểm hẹn tuyệt vời cho các bạn trẻ đam mê chụp ảnh. Nằm trên phố Kim Mã, đoạn giao cắt với Trần Huy Liệu, chỉ với diện tích rộng hơn một trăm mét vuông, Fusion được mệnh danh là “quán vintage” đẹp giữa lòng Hà Nội với phong cách lịch thiệp, cổ điển và style rất riêng của chủ nhân. Hãy đến và trải nghiệm những điều mới mẻ tại Fusion các bạn nhé !
32 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Không chỉ trẻ trung, đầy hiện đại với các đôi bạn trẻ, điểm hẹn lý tưởng của Fusion còn độc đáo, thu hút bởi không gian Châu Âu ngay trong lòng quán. Bạn sẽ bắt gặp một kiến trúc hoàn toàn khác lạ với tivi cổ, màu sắc, ghế salon da sang trọng. Hẳn như Fusion là không gian mở, chiều được lòng người, kể cả người khó tính nhất. Ngân Anh
Bước chân tuổi trẻ
Caâu laïc boä Truyeàn thoâng Muïc ñích - Kết nối những sinh viên yêu thích hoạt động Đoàn – Hội, thanh niên, yêu thích công việc truyền thông. - Tạo nên môi trường hoạt động sôi nổi, năng động, có tính cạnh tranh, chuyên nghiệp cho các bạn sinh viên. - Là sân chơi bổ ích để các bạn sinh viên có điều kiện ứng dụng, phát triển những lý thuyết, kỹ năng mềm. - Giới thiệu, quảng bá hình ảnh nhà trường tới gần hơn với các bạn sinh viên trong và ngoài trường. - Xây dựng được thương hiệu riêng mang đậm phong cách sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội, khẳng định dấu ấn của HUC-er với sinh viên các trường khác.
Hoaït ñoäng Câu lạc bộ Truyền thông có rất nhiều hoạt động nhằm tạo không gian mở nhất dành cho các bạn thành viên. Trong đó, có 2 hoạt động "đinh" được duy trì từ những ngày đầu thành lập cho đến nay. Đó chính là xuất bản cuốn Nội san Sinh viên Văn hóa dành riêng cho các HUC-er và phát radio hàng tháng được phát trên diễn đàn sinh viên nhà trường và hệ thống Facebook của CLB. Các bạn có thể đăng nhập và thưởng thức những tác phẩm "made by HUC Media" tại các địa chỉ trên. Ngoài ra, các thành viên trong CLB còn được tham gia các buổi tập huấn, trao đổi, chia sẻ về các kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng MC, kỹ năng biên tập nội dung,
xin tài trợ, ... Tất cả những kỹ năng cần thiết cho công việc cũng như phục vụ cho việc học, tham gia các hoạt động đều được CLB chú trọng tập huấn, trau dồi cho các thành viên.
Tips Ngày 17/4 vừa qua, CLB truyền thông đã tiến hành tuyển CTV đợt 1 (trước đó đã có 2 đợt tuyển thành viên). Các bạn sinh viên đến tham gia phỏng vấn đợt này thực sự tiềm năng, hứa hẹn một "tương lai sáng" cho những hoạt động sắp tới của CLB. Nếu các bạn cũng yêu thích, quan tâm đến CLB thì vẫn có thể gửi đơn đăng ký làm CTV. Nếu như trong thời gian cộng tác, các bạn thể hiện tốt thì hoàn toàn có thể trở thành thành viên chính thức của CLB ☺
Trong soá naøy, Sinh vieân Vaên hoùa seõ giôùi thieäu vôùi caùc baïn moät CLB raát treû, tuoåi ñôøi môùi chæ vöøa troøn 6 thaùng tuoåi. Ñoù chính laø CLB Truyeàn thoâng hay coøn ñöôïc bieát ñeán vôùi caùi teân tieáng anh laø HUC Media. Sinh nhaät: 3/11/2012 Soá löôïng thaønh vieân (hieän nay): 22 thaønh vieân + 10 CTV
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 33
CLB Truyeàn thoâng tuyeån CTV ñôït 1
Vào ngày 17/4/2013, tại Văn phòng Đoàn trường, CLB truyền thông đã tổ chức buổi tuyển CTV đợt 1 năm học 2012 - 2013. Buổi tuyển CTV đợt này đã thu hút được sự quan tâm của các bạn sinh viên đến từ các khoa như Quản lý văn hóa Nghệ thuật, Xuất bản phát hành, Văn hóa học, Viết văn - Báo chí, ... Hãy cùng Sinh viên Văn hóa ngắm nghía lại một số khoảnh khắc thú vị của buổi tuyển CTV hôm 17/4 nhé ☺
Ngay từ 8h, Bàn phỏng vấn đã chuẩn bị sẵn sàng công tác cho Các bạn sinh viên có chút lo lắng và hồi hộp buổi phỏng vấn CTV trước không khí khá căng thẳng bên trong
34 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Các bạn sinh viên tham gia buổi phỏng vấn với khá nhiều tâm trạng, trạng thái khác nhau. Có những bạn khá thoải mái và tự tin với phần thể hiện của mình. Cũng có không ít bạn lần đầu đi phỏng vấn nên có chút lo lắng và hồi Bất kỳ chỗ nào cũng có thể được các bạn tận hộp. Dẫu vậy, các bạn cũng đã thể hiện thật tốt trước bàn dụng làm chỗ để điền đơn đăng ký. Thực sự thì nhìn cảnh mà thấy vừa vui vừa buồn quá. phỏng vấn. Chúc mừng các bạn nhé! Vui vì sự nhiệt tình của các bạn dành cho CLB. Buồn vì CLB đã chưa thể mang đến những điều tốt nhất cho các bạn. Hi vọng lần sau sẽ không phải vất vả thế này nữa nhé các HUC-er
Sự xuất hiện của những "mỹ nam" đã làm buổi phỏng vấn trở nên sôi nổi và hào hứng hơn hẳn. Những "bóng hồng" Văn hóa dù đông dù mạnh đến đâu thì những Đến tham dự buổi phỏng vấn tuyển CTV "mỹ nam" như hai anh chàng trên vẫn có được những của CLB truyền thông, các bạn sinh viên đất diễn riêng của mình. Bằng chứng là hai anh chàng đã còn được nhận những bookmark đáng yêu thể hiện cực kỳ tốt phần giới thiệu của mình, để lại dấu có in logo và slogan của CLB như một kỷ ấn đậm nét cho những người phỏng vấn hôm đó. Dù ít ỏi niệm của CLB gửi tặng các bạn. Mong rằng và bị áp đảo nhưng điều đó đâu nói lên được điều gì phải những chiếc kẹp sách này sẽ được các bạn không các "mỹ nam"? "Chúng tôi ít nhưng chúng tôi chất sử dụng thường xuyên để hình ảnh CLB luôn được sát cánh bên các bạn ☺ lượng" Buổi phỏng vấn đã kết thúc vào 16h cùng ngày. Kết quả cuối cùng đã được đăng tải trên FaceNhững thành viên CLB truyền thông đã thực sự rất book của CLB vào lúc 21h35'. Xin chúc mừng 16 vất vả và khó khăn để có thể lựa chọn ra những bạn CTV mới của HUC Media. Chúc các bạn sẽ mau sinh viên đam mê, nhiệt huyết thực sự với hoạt động chóng trở thành những thành viên chính thức của tình nguyện, với công việc truyền thông. CLB.
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 35
HAPPY FOOL'S DAY !!! Chưa kịp ngủ dậy thì đã có chuông điện thoại của nhỏ bạn hẹn sang phòng mình chơi. Mình lanh lẹ trở dậy đánh răng, rửa mặt, không quên gội đầu sau một ngày để lười rồi dọn nhà và đi chợ chuẩn bị đồ ăn. Sau hơn 1 tiếng đồng hồ, tin nhắn của nhỏ kia giục ra điểm bus đón hắn. Mình chạy lẹ ra điểm đỗ, 30 phút sau, thay vì bắt được nhỏ bạn thì "bắt" phải tin nhắn :"Hehe, 1/4 bán được rõ lắm cá. Ra đến nơi thì về phòng nghỉ ngơi nhé tình yêu". Phải nói là cảm giác lúc ấy cực kì tức, nhưng vài phút sau thì thấy buồn cười lắm, cứ vừa đi vừa cười như con ngốc ☺ Thảo Nari
Tự nhiên có cuộc gọi khẩn của anh trai "Ôi sao cái laptop của em lại bốc khói ấy" làm mình hốt hoảng bắt xe về phòng trọ nhằm "mục sở thị" và giải quyết vấn đề. Ai dè ...anh ý chỉ đáp trọn 1 câu tỉnh bơ để kết thúc sự lừa "ngoạn mục" của mình :"Cá tháng 4 có bị lừa gì không em?" May mà trong tâm mình cũng đã định hình sẵn tình huống xấu nhất này! Thu Hương
Chuyện của mình cũng từ Facebook mà ra cả. Mình có hay theo dõi một vài page mua bán kinh doanh online để thuận tiện và nhanh chóng update thông tin giá cả thị trường cũng như các mốt mới ☺. Hôm cá tháng tư, 1 trong số các page kinh doanh lớn đăng bài tuyên bố đóng cửa page. Mình thì đang muốn đặt mua 1 món đồ nên hốt hoảng vào comment hỏi han 1 hồi lâu thì Admin lên thông báo 1 câu xanh rờn: 'Mọi thông tin đã đưa về việc đóng cửa chỉ là “cá”, page xin chúc các bạn 1 bữa lẩu cá ngon miệng!" Hú hồn hú vía, Admin đùa thâm thật đấy! Mymy Phạm
36 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Hôm đ ấ y , mình lên FB của lớp cũ, thấy có 1 người bạn bảo mình về họp lớp. Mình hốt hoảng vì mình vừa mới về hôm kia xong, bây giờ không về được nữa. Cuống cuồng hỏi nó xem có thể lùi ngày lại được không? Chờ mãi thì cuối cùng nó gửi cho mình 1 mặt cười và hỏi: “Zuly ơi hôm nay ngày mấy?”. Lúc ấy mới ngã ngửa ra là bị lừa, vừa tức vừa buồn cười. Zuly
Mình vốn thích nghe nhạc Âu Mĩ. Sáng sớm hôm 1/4, mò lên Fb thấy chúng nó kháo nhau là Kelly Clarkson sắp lưu diễn sang Việt nam. Vui quá mình cũng nhảy vào bình luận đủ kiểu. Một lúc sau, Admin của page đó lên thông báo: "Xin chúc mừng, các bạn đã bị lừa, chào ngày Cá tháng tư nhiều cá thật lớn như cá này!" Hix, lần nào cũng bị lừa mà không chừa ☻ Lệ Quyên
Ngay từ khi bắt đầu lịch báo ngày 1/4 thì mình đã luôn trong trạng thái dè chừng, bán tin bán nghi với tất cả mọi thứ xảy ra trong ngày hôm đó. Thực sự thì những chú cá được "chiên, giòn, nấu canh chưa..." các năm trước của mình quá nhiều rồi nên năm nay, mình quyết tâm không ăn cá vào ngày nữa. Hôm đó, mình đã nhận được rất nhiều tin nhắn tỏ tình (mình vẫn đang FA mà ☺) nhưng mình đã hạ quyết tâm không tin một ai hết. Mọi lời tỏ tình vào 2/4 mình sẽ tin và có thể nhận lời ngay. Cuối cùng thì mình đã không phải ăn chú cá nào hết trong 1/4/2013. Thật tuyệt vời! Đeo Nơ
Đó là Cá tháng tư năm ngoái, mình nhắn tin cho đứa bạn bảo rằng mình đang rất chán nản và đang lang thang ngoài đường một mình. Nó hốt hoảng nhắn tin gọi điện liên tục rồi chạy ra ngoài đường tìm mình. Mình bất ngờ lắm, vì mình với nó cũng không thân lắm, không nghĩ là nó sẽ không chút do dự chạy đi tìm mình như vậy. Mình cũng hốt hoảng theo nó, rối rít gọi điện xin lỗi vì trò đùa dai của mình. Nó rất giận, nhưng hôm sau nó nhắn tin nói rằng nó sẽ coi như không có chuyện gì xảy ra, quên hết chuyện ngốc nghếch đó đi. Từ đó mình chẳng nghĩ đến chuyện đùa dai nữa, và thấy rất cảm động, vì có một người bạn sẵn sàng đến bên mình ngay khi mình cần tới. Ngày Cá tháng tư đã cho mình một bài học về tình bạn rất tuyệt vời ☺ Diệu Linh
Còn các bạn thì sao? Ngày Cá tháng Tư của các bạn thế nào? Chắc chắn mỗi người chúng ta đều có những kỷ niệm, những điều thú vị riêng trong ngày 1/4 phải không? Còn riêng với mình, trong ngày 1/4 này, mình đã nói thật, chỉ nói thật mà thôi. Vì sao ư? Vì mọi điều mình nói thật trong ngày này cũng đều bị mọi người cho là nói dối mà. Thế nên mình cứ sống thật với lòng mình còn mọi người nghĩ sao thì thật là khó cho mình quá! Biết đến bao giờ mới có Ngày Nói thật nhỉ? Hôm đó mình sẽ nói dối ☺
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 37
PART TIME 2013 Part-time cuïm töø khoâng coøn xa laï vôùi sinh vieân chuùng ta nöõa phaûi khoâng? Muøa heø ñeán cuõng laø luùc sinh vieân chuùng ta baét ñaàu coâng cuoäc tìm kieám nhöõng coâng vieäc laøm theâm maø trong naêm hoïc do baän roän vôùi saùch vôû, lòch hoïc, lòch thi neân khoù coù theå laøm ñöôïc. Giôø ñaây chính laø thôøi ñieåm tuyeät vôøi nhaát! Chuùng ta saép ñöôïc traûi nghieäm caûm giaùc laàn ñaàu kieám ra ñoàng tieàn laø theá naøo, traûi nghieäm nhöõng ñieàu maø trong saùch vôû khoù coù theå ñeà caäp ñeán ñaày ñuû nhaát. Coâng vieäc baïn choïn seõ laø ...
Phuïc vuï taïi "fastfood"
Phục vụ đồ ăn nhanh gần như là sự lựa chọn hoàn hảo của sinh viên và tuyệt nhiên sẽ đứng đầu danh sách những việc làm "hot" nhất trong mùa hè này (vẫn giữ vững vị trí trong sự lựa chọn của sinh viên khi đi làm thêm). Phục vụ fast – food không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, có thể linh hoạt giữa các ca làm việc mà thu nhập lại khá ổn. Không dừng lại ở đó, một nhân viên phục vụ nhóm ngành fast- food sẽ được doanh nghiệp đào tạo các kỹ năng mềm như kỹ năng đón tiếp khách hàng, đối mặt với khủng hoảng, và đặc biệt các bạn sẽ được trải nghiệm về việc
thực tập ngoại ngữ trong môi trường năng động trẻ trung đối với những nhà hàng fastfood có lượng khách nước ngoài vào loại "khủng". Khả năng ngoại ngữ của bạn sẽ có cơ hội lên "level" sau một mùa hè trải nghiệm. Nếu bạn thường xuyên cập nhập thông tin từ các “fanpage” đăng tuyển công việc part – time như Lotteria, KFC, Pizza Hut, Highlands Coffee… các bạn sẽ tìm được cho mình vô số lời mời việc đầy thú vị mang tính thời vụ và cực kì dễ dàng nắm bắt. Bên cạnh những điểm cộng to lù như vậy, các bạn cũng đừng quá chủ quan về một công việc nhàn hạ, dễ dàng nhé. Một số bạn đã từng làm việc tại các
38 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
quán fastfood đã chia sẻ rất thật với Sinh viên Văn hóa. Huyền Trang (VHH3B): "Mình đã từng làm việc một thời gian ngắn tại KFC và thực sự thì đó không phải là thiên đường như chúng ta vẫn tưởng. Dù ca làm việc của mình theo thỏa thuận chỉ là 5h/ ngày nhưng thực tế, có những ngày đông khách mình vẫn phải làm tăng ca. Áp lực công việc cùng với sự cạnh tranh giữa các nhân viên đôi khi rất mệt mỏi."
Nhaân vieân raïp chieáu phim
Công việc tiếp theo trong danh sách việc làm thêm hè của các bạn chắc hẳn không thể thiếu "nhân viên rạp chiếu phim". Một công việc cực kỳ thú vị và hấp dẫn.
Tại sao ư? Lí do rất đơn giản. Công việc này không yêu cầu quá cao ở bạn kinh nghiệm, thời gian, kỹ năng. Tất cả những điều đó đều có thể được giải quyết trong quá trình bạn đi làm hoặc một khóa huấn luyện cấp tốc dành cho bạn nếu như bạn vượt qua được vòng hồ sơ. Bên cạnh đó, làm nhân viên rạp chiếu phim còn có rất nhiều những lợi ích khác như: các bạn sẽ được thoải mái xem phim (toàn những phim mới, nóng hổi hẳn hoi nhé ☺) hoàn toàn FREE! Những buổi rạp chiếu tổ chức giới thiệu phim mới với sự góp mặt của các diễn viên tên tuổi, hẳn bạn sẽ được tham dự và với vị trí nhân viên cực kỳ thuận tiện để chụp hình hay tiếp cận người nổi tiếng. Rồi còn cả việc bạn sẽ rèn luyện được khả năng đi trong bóng tối cực kỳ điêu luyện nữa chứ. Để trở thành nhân viên rạp chiếu phim, bạn cần theo dõi, cập nhật nhanh thông tin tuyển nhân viên tại những rạp chiếu. Nếu có bạn bè làm tại đó thì sẽ thuận tiện hơn trong việc này. Tiếp theo là các bạn phải vượt qua vòng phỏng vấn (dù dễ nhưng không phải ai cũng làm tốt ngay từ lần đầu tiên☻). Phong thái tự tin, thể hiện được bản lĩnh trước những nhà phỏng vấn thì hẳn bạn sẽ ghi được điểm tốt. Với những điểm cộng trên thì cũng có một vài những điểm trừ các bạn cần lưu ý. Hiện nay, một số rạp đã có suất chiếu muộn vào buổi tối. Điều đó đồng nghĩa với việc, các bạn sẽ tan ca làm muộn (khoảng 12h đêm). Nếu là con gái thì các bạn nên chú ý để không gặp những tai nạn đáng tiếc nhé. Hãy đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình đầu tiên.
Kinh doanh töï phaùt
Với khoảng thời gian khá dư dả của hè này, nhiều sinh viên đã nảy ra ý tưởng kinh doanh từ khả năng cá nhân của mình. Các bạn có thể làm đồ hand-made độc và lạ, đánh trúng tâm lý của nhiều sinh viên khác từ giá cả đến chất lượng như kinh doanh son dưỡng môi làm từ dầu dừa, tạo một “ngôi nhà di động” phục vụ nhu cầu ăn uống nhanh gọn của sinh viên…. Ưu điểm của công việc này chính là vốn bỏ ra ít, có thể mở rộng mạng lưới kinh doanh từ bạn bè mình. Còn gì thú vị hơn khi trở thành một ông/bà chủ nhỏ cho chính dự án kinh doanh của mình nhỉ? Các bạn có thể thoải mái với thời gian của mình, quyết định của mình. Những bạn khéo tay, có mối quan hệ rộng, sự sáng tạo và khả năng lãnh đạo tốt thì có lẽ sẽ dễ dàng thành công ngay từ chính những dự án nhỏ thế này. Tuy nhiên, bạn cũng phải có thêm những yếu tố khác để có thể chắc chắn cho một thành công ban đầu của mình, tránh rơi vào trạng thái "như đứng đống lửa, như ngồi đống than". Đó chính là yếu tố may mắn từ thị trường cần cung ứng, thuận lợi về kinh tế, vốn đầu tư linh động, sự hậu thuẫn từ "hậu phương", giúp đỡ từ những đối tác khác trong dự án. Đôi khi kinh doanh rất cần
phải mạo hiểm và dám đương đầu với mọi thử thách. Những bạn yếu tim, yếu bóng vía thì có lẽ không phù hợp với hình thức công việc này ☻
Baùn haøng
Công việc này cũng cực kỳ đơn giản, thuận tiện cho sinh viên chúng ta. Các bạn có thể nộp hồ sơ vào rất nhiều cửa hàng, doanh nghiệp để làm công việc này. Địa điểm có thể là shop quần áo, cửa hàng điện tử, điện thoại, các tiệm bánh ngọt, ... Rất nhiều sự lựa chọn cho chúng ta. Quan trọng là các bạn yêu thích địa điểm nào, công việc nào hơn thôi ☺ Bán hàng thì ngoài khả năng giao tiếp, tiếp xúc với rất nhiều khách hàng là những đối tượng khác nhau, các bạn còn được rèn luyện cả tính cẩn thận trong tính toán (nhiều chỗ yêu cầu nhân viên bán hàng và kiêm luôn thu ngân), năng động, ứng biến tốt với nhiều tính huống phát sinh ... Mùa hè – mùa dịch chuyển. Các bạn sinh viên nếu muốn có thêm những trải nghiệm, những kinh nghiệm trong kinh doanh thì hãy một lần thử sức. Mình tin rằng, các bạn sẽ có một mùa hè thú vị. Hãy tìm cho mình một công việc phù hợp để không phí hoài những năm tháng tuổi trẻ, các bạn nhé!
Ngân Anh
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 39
Sống khỏe - Sống đẹp
8 hieåm hoïa rình raäp khi thieáu nguû Ñoät quî
Mặc dù bạn không có các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như béo phì hoặc tiền sử gia đình bị đột quỵ song theo một nghiên cứu năm 2012 thì thiếu ngủ có thể khiến bạn tăng nguy cơ bị đột quỵ. Người lớn ngủ chưa đầy 6 giờ/ ngày tăng gấp 4 lần nguy cơ đột quỵ.
Beùo phì Các nghiên cứu đã chứng minh rằng thiếu ngủ tác động đến cảm giác
Baïn bò maát nguû? Giaác nguû chaäp chôøn vaø khoâng ngon giaác! Hay coù nhöõng ñeâm baïn coù theå thöùc traéng maø khoâng vaán ñeà gì! Baïn nghó vieäc thieáu nguû - maát nguû chæ laø vaán ñeà bình thöôøng ! Ñöøng nghó ñôn giaûn nhuû theá! Thieáu nguû coù theå mang ñeán nhöõng keát quaû cöïc kyø toài teä cho söùc khoûe cuûa baïn ñoù! thèm ăn và chế độ ăn thông qua những ảnh hưởng về hoóc-môn. Nếu cơ thể không được nghỉ ngơi đủ, hoóc-môn liên quan đến cảm giác thèm ăn sẽ tăng rõ rệt và một chế độ ăn không được kiểm soát sẽ dễ dàng dẫn tới béo phì. Hậu quả này thì chắc các cô nàng sẽ
40 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
không thích thú tẹo nào ☺
Tieåu ñöôøng Một nghiên cứu năm 2012 đã phát hiện ra mối liên quan giữa thiếu ngủ và kháng insulin - một yếu tố nguy cơ gây tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy những người tham gia ngủ ít có nguy cơ kháng insulin cao hơn và dẫn tới tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường.
Ung thö Một nghiên cứu vào năm 2010
đã chứng minh rằng thiếu ngủ làm tăng nguy cơ ung thư. Ung thư đại tràng, ung thư vú có thể tấn công nếu bạn ngủ chưa đầy 6 giờ/ngày. Vì vậy nếu bạn gặp các vấn đề về giấc ngủ thì hãy tìm cách cải thiện t ì n h hình để giảm nguy cơ mắc các dạng ung thư này.
Giaûm khaû naêng ghi nhôù Khi cơ thể mệt mỏi, con người thường kém tập trung và dễ quên. Thậm chí thiếu ngủ có thể gây mất trí nhớ tạm thời. Nghiên cứu cho thấy quá trình lưu giữ trí nhớ khi ngủ sẽ bị ảnh hưởng nếu một người không đáp ứng đủ nhu cầu nghỉ ngơi mỗi ngày. Và nếu như các bạn không đảm bảo đủ giấc ngủ của mình trong một ngày thì trí nhớ trong
Boïng maét
học tập cũng như hoạt động công việc sẽ giảm đi rõ rệt. Nếu để ý một chút, những “cô cậu cú đêm” sẽ nhận ra ngay dấu hiệu này thôi ☻
Loaõng xöông Về lâu dài, thiếu ngủ cũng có thể làm tăng nguy cơ loãng xương. Theo một nghiên cứu năm 2012, mật độ khoáng trong xương sẽ giảm đáng kể ở người có chất lượng giấc ngủ kém. Ngoài việc gây tổn hại cho xương, thiếu ngủ cũng khiến cơ thể không thể phục hồi những tổn thương này trước khi có tuổi.
Beänh tim Không chỉ đột quỵ, thiếu ngủ cũng có thể gây nguy hiểm cho
trái tim của chúng ta. Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy thiếu ngủ khiến cơ thể sản sinh ra các hoócmôn và hóa chất dẫn tới bệnh tim. Vì vậy mỗi người hãy đảm bảo ngủ 6-8 giờ/ngày.
Taêng khaû naêng töû vong cao Theo một nghiên cứu năm 2010, những người thường xuyên thiếu ngủ tăng nguy cơ tử vong sớm. Do vậy đừng xem nhẹ chất lượng giấc ngủ để tránh những hiểm họa đối với sức khỏe bản thân.
H ã y biết tự chăm sóc chính giấc ngủ của mình để luôn có một tinh thần khỏe mạnh, sảng khoái học tập, lao động các bạn nhé ☺ Ngân Anh (st)
Boïng maét xuaát hieän khieán “cöûa soå taâm hoàn” cuûa chuùng ta keùm xinh hôn haún. Sinh vieân Vaên hoùa seõ chia seû vôùi caùc baïn moät soá meïo nhoû ñeå chöõa trò vaø loaïi boû boïng maét khoù öa kia nheù.
Nên ăn nhiều đường turbanado (loại đường thu được hoặc kết tinh từ nước ép ban đầu của cây mía, thường có màu vàng nhạt), đường stevia (loại đường được làm từ cây stevia), si-rô gỗ thích (maple syrup), mật ong nguyên chất và mật hoa thùa. Dùng một lượng axit béo cần thiết. Dùng thức ăn hữu cơ tức là thức ăn không chứa hóa chất. Dùng dầu hạt lanh. Dùng các loại ngũ cốc, quả hạch và các loại hạt. Uống nhiều nước ấm. Tránh các loại thức uống đông lạnh và
các loại đồ uống có ga. Tránh dùng những chất kích thích như café và rượu. Dùng thêm dừa, nho khô, đu đủ và những loại trái cây ngọt chứa nhiều nước trong thực đơn ăn uống của bạn. Chỉ dùng một lượng đường vừa phải. Tránh ăn thịt đỏ và các loại thực phẩm chiên. Bạn cũng có thể thử dùng các loại túi trà dược thảo hay túi trà xanh ngâm trong nước ấm một lúc rồi đắp lên mắt trong vòng từ 10 đến 15 phút, làm vài lần như thế trong một tuần.
Nếu đôi mắt của bạn thường xuyên sưng húp vào buổi sáng và bạn muốn nhanh chóng không nhìn thấy chúng nữa. Hãy đặt một chiếc thìa súp vào tủ lạnh suốt đêm và đến sáng khi thức dậy hãy đặt cái thìa đó lên mắt và vùng dưới mắt. Dùng hai lát dưa leo đắp lên mắt cũng giúp bạn cải thiện được tình trạng này. Thái một miếng khoai tây mỏng, cắt làm hai và đặt mỗi miếng lên phía dưới mắt rồi giữ nguyên trong vòng 20 phút.
Huyền Trang (st)
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 41
AÊn ñeå
nguû ngon !!! Nguõ coác Ngũ cốc là loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ. Có nhiều cách để dùng ngũ cốc, dùng riêng hoặc kết hợp với các loại thực phẩm khác. Đơn giản nhất là bạn kết hợp chung với sữa, thưởng thức mỗi sáng và trước khi đi ngủ. Vừa ngủ ngon lại còn đảm bảo dưỡng chất cho cơ thể
Söõa aám
Lúc còn nhỏ, bạn thường được mẹ pha cho một ly sữa ấm để uống trước khi đi ngủ. Đây là một việc rất có lợi cho sức khỏe, và cả cho giấc ngủ. Ngoài việc cung cấp các dưỡng chất tốt cho sức khỏe, trong sữa còn có chứa axit amino tryptophan - một tiền chất cấu thành serotonin trong não, có tác dụng xoa dịu và giúp dễ ngủ. Hơn nữa, uống sữa thường xuyên mỗi ngày còn giúp bạn cải thiện đáng kể chiều cao cũng như cung cấp đủ canxi cho xương thêm vững chắc nữa.
Ñaäu phoäng
Chuoái Hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày của bạn những quả chuối giàu dinh dưỡng vì chúng không chỉ làm đẹp da, giảm căng thẳng mà còn là liệu pháp giúp ngủ ngon tuyệt vời. Với thành phần giàu magie và potassium, chuối giúp cơ bắp thư giãn, làm dịu cơn đau. Ngoài ra, chuối cũng chứa khá nhiều setonin, một hoạt chất giúp não dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ. Bạn nên ăn chuối trước khi đi ngủ từ 1-2 giờ.
Đậu phộng và bơ đậu phộng tự nhiên rất giàu niacin, chất dinh dưỡng giúp cơ thể tăng cường việc phóng thích hormone serotonin - hormone giúp cho giấc ngủ của chúng ta ngon và sâu hơn.
42 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Tröùng gaø
Chắc hẳn nhiều bạn nữ vẫn hay sử dụng trứng gà như một trong những loại mặt nạ cực tốt dành cho da mặt hay trứng gà cũng rất hữu hiệu cho những ai muốn sở hữu một mái tóc bóng khỏe. Trứng gà còn làm được nhiều hơn thế! Trứng gà chứa nhiều protein, rất tốt cho sức khỏe lẫn giấc ngủ của chúng ta. Một tin mừng cho những ai thường xuyên bị chứng đầy hơi, ợ nóng làm phiền giấc ngủ là trứng gà có thể chống lại các cơn ợ khó chịu đó, giúp bạn ngủ ngon hơn.
Nho
Bên cạnh tác dụng chống lão hóa làn da thì nho còn là một thực phẩm cực tốt giúp chúng ta trở nên dễ ngủ hơn. Nho là loại thực phẩm chứa hormone melatonin điều chỉnh giấc ngủ. Ăn nho đều đặn sẽ giúp tăng cường nhịp thức - ngủ tự nhiên của cơ thể. Với nhiều tác dụng như vậy, các bạn hãy nhớ tích trữ nho thường xuyên để có được làn da trẻ, khỏe, sức khỏe minh mẫn sau một giấc ngủ ngon nhé.
Traù i anh ñaøo
Trái anh đào là một trong những loại thực phẩm tự nhiên có chứa chất melatonin - chất kiểm soát đồng hồ sinh học trong cơ thể, giúp cơ thể chuyển sang trạng thái buồn ngủ. Đối với những người bệnh mất ngủ mãn tính, uống nước ép trái anh đào góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ và thời gian ngủ. Tại sao chúng ta không thưởng thức vài trái anh đào tươi hay một ly nước ép mỗi ngày để có một giấc ngủ ngon.
Haïnh nhaân
Là sự kết hợp giữa các thành phần như magie và proteine, giúp giảm căng thẳng cho cơ bắp, đồng thời có tác dụng đẩy lùi chứng ợ nóng hiệu quả. Vì vậy, hạnh nhân là một lựa chọn tốt cho giấc ngủ của bạn.
Bên cạnh những thức ăn bổ dưỡng cho một giấc ngủ ngon, sâu sau một ngày làm việc, học tập căng thẳng mệt mỏi thì các bạn cũng nên lưu ý một số điều sau: - Nói không với đồ uống có cồn, cafein trước khi đi ngủ. - Không nên quá no trong bữa tối vì khi đó dạ dày của bạn sẽ phải làm việc liên tục mà không có thời gian nghỉ ngơi. - Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo. - Nói không với thuốc lá dù là trước khi ngủ hay bất kỳ lúc nào.
Khoai lang
Khoai lang là thực phẩm của giấc ngủ ☺. Loại củ này có thể thúc đẩy hoạt động của serotonin - một chất trung gian hóa học ở não giúp điều hòa chu kỳ ngủ và có tác dụng làm cơ thể dễ chịu hơn. Quả là ngạc nhiên phải không? Bình thường chúng ta ăn khoai lang nhưng chắc chưa biết được tác dụng tuyệt vời này của nó.
Huyền Trang (st)
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 43
Baûo veä söùc khoûe tröôùc thôøi tieát khaéc nghieät Laøm khoâ nhaø cöûa
Nhà cửa ẩm mốc là nơi chứa nhiều vì khuẩn. Vì vậy, để ngừa bệnh trước hết hãy vệ sinh nhà cửa được thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ. Quần áo không treo nhiều trên tường, ngủ phải treo màn. Để tránh nấm mốc, vi nấm cần giảm độ ẩm trong nhà, dọn sạch đồ vật bị nấm mốc để tránh bị dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp... Phòng ngủ cần năng hút ẩm. Không phơi quần áo trong nhà bếp, nhà tắm vì vừa hôi, vừa lâu khô. Trước khi mặc nên là kỹ để quần áo phẳng, đẹp và loại bỏ vi khuẩn sót lại quần áo. Trang phục thơm tho chắc chắn cũng sẽ giúp chúng ta tự tin hơn rất nhiều.
Ñeå chaân ñöôïc "thôû"
Mưa ẩm kéo dài hay mắc nhiễm nấm do đi giày - tất lâu (do không khí khó lưu thông ở chân). Vì vậy, khi ở trong nhà, mọi người nên đi dép thoáng khí để chân không bị ẩm ướt dẫn đến nhiễm trùng nấm. Hàng ngày rửa chân sạch để khô hoàn toàn, mới lại đi giày tất. Hơn nữa, một ngày đôi chân của chúng ta cũng phải làm khá nhiều việc. Các bạn hãy tập cho mình thói quen mat-xa chân trước khi đi ngủ để máu ở chân được lưu thông tốt hơn; giúp giấc ngủ của chúng ta cũng ngon và sâu hơn.
Nhoû maét haøng ngaøy
Theo BS Đặng Văn Quế (BV mắt Quốc tế, Hà Nội), thời điểm này dễ bị đau mắt do dị ứng, với các triệu chứng viêm mi mắt, mắt ngứa, chảy nước, mắt bị sung huyết… Hằng ngày nên nhỏ mắt vài lần bằng nước muối sinh lý natriclorua 0,9%, nếu mắt bị ngứa nhiều thì nhỏ cloroxit 0,4%, không thấy đỡ thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa
44 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
mắt. Không dùng khăn chung, chậu chung để rửa mặt. Điều này các bạn sinh viên hãy chú ý nhé. Vì đôi mắt luôn là 'cửa sổ tâm hồn" của chúng ta mà, hãy biết chăm sóc, bảo vệ bạn ý thật tốt để cửa số đó luôn sáng, khỏe nhé ☺
Boå sung dinh döôõng
Thời khắc chuyển mùa là lúc mà sức đề kháng của bạn phải chịu sự thay đổi lớn từ môi trường bên ngoài. Chính vì vậy để tăng cường sức khoẻ chống lại bệnh tật thì cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng những thực phẩm nhiều vitamin C như: Cam, bưởi, chanh... Bạn nên ăn thêm một số loại rau quả tốt cho đường hô hấp như: Ớt ngọt có tác dụng làm hệ hô hấp thông thoáng; các loại rau họ cải giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các siêu vi nhờ các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn như glucosinolate,
và chất chống ôxy hóa trong rau cải. Hành cũng có khả năng chống viêm đồng thời cũng rất giàu các vi chất có khả năng kháng khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn tấn công hệ hô hấp, các loại siêu vi. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm những thực phẩm giàu chất xơ như: Bắp cải, bông cải xanh, cà rốt, bí ngô và khoai lang… giúp làm giảm sự hấp thu cholesterol xấu trong máu. Nếu bạn bị đau, nhức mỏi cơ thể thì không nên ăn măng tre, cà tím, rau muống, rau nhút, đậu bắp mà bổ sung ăn thịt (chim sẻ, thịt dê, thịt thỏ, thịt nai… ướp bột quế, gia vị vừa đủ) nấu cháo để cơ thể chóng phục hồi.
Khoâng ñi veà khuya
Nghe có vẻ hơi "không liên quan" nhưng thực tế thì việc các bạn đi về khuya có thể ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của các bạn bên cạnh sự an toàn về tính mạng. Về khuya, không khí sẽ loãng, hơi ẩm tăng lên sẽ khiến các vi khuẩn, virut gây bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, ho, viêm mũi, ...phát triển, tấn công sức khỏe bạn. Nếu có việc phải đi về khuya thì hãy nhớ chuẩn bị trước áo ấm, khăn quàng bạn nhé.
Giöõ gìn aùo möa
M ù a n à y những cơn mưa rào, mưa p h ù n đã xuất h i ệ n nhiều h ơ n . Thậm c h í , s á n g s ớ m
những cơn mưa nhẹ còn khiến chúng ta có chút khó khăn, ngại ngùng trong việc đi học, đi làm nữa chứ. Thời tiết như vậy mặc áo mưa đôi khi thật là ngại. Và có rất nhiều bạn không chú ý đến việc bảo quản, giữ gìn áo mưa. Mặc xong cứ nhét vội vào cốp xe lên lớp, về nhà cũng quên béng mấy việc phải vệ sinh cho bạn ý. Hay có rất nhiều bạn không có thói quen chuẩn bị áo mưa, mà nếu có mưa thì tiện bên đường làm chiếc áo mưa giấy, mặc xong là thôi. Các bạn nên biết rằng mưa ẩm làm áo mưa cũng hay bị hôi, mốc trắng, hoặc thâm đen. Khi đi mưa về vẩy ráo nước, treo khô rồi gấp cất. Nếu áo mưa bị bẩn hãy dùng xà phòng và bàn chải mềm chà sạch, phơi chỗ râm mát. Nếu là áo mưa kiểu quần áo thì dùng giẻ nhúng nước xà phòng lau thì áo vừa sạch, vừa không bị sờn. Lỡ áo mưa bị mốc trắng cần dùng khăn vải mềm thấm dấm thanh, lau sạch sẽ hết mốc. Để xử lý những vết thâm kim, mốc nên thấm vải vào nước cốt chanh rồi phơi ngoài nắng vài giờ, rồi thu về giặt lại bằng xà phòng. Hi vọng từ bây giờ, các bạn sẽ chăm sóc áo mưa thật tốt.
Khoâng neân thöùc khuya
Không đi về khuya cũng đồng
nghĩa với việc bạn hãy đi ngủ sớm hơn, đảm bảo giấc ngủ thật tốt cho ngày mai sẵn sàng những công việc mới. Mùa thi cử sắp tới rồi. Những cô cậu "cú đêm" sẽ lại có dịp "tái xuất giang hồ" nào với bài tập cuối kỳ đổ dồn, những bài tiểu luận, bài tốt nghiệp cuối khóa, ... Các bạn hãy cố gắng thu xếp thời gian biểu, sắp xếp các bài vở một cách hợp lý. Nếu cứ đổ dồn kiến thức vào cùng một lúc như vậy sẽ chẳng giúp các bạn thu được kết quả tốt mà còn khiến đầu óc căng thẳng, lúc nào cũng phải căng ra. Thức đêm cũng khiến nhan sắc của chúng ta đi xuống. Nào là sạm da, bọng mắt xuất hiện, tàn nhang, ... Rất rất nhiều những hậu quả khôn lường mà việc thức đêm gây ra cho chúng ta.
Lôøi keát
Với những chia sẻ của Sinh viên Văn hóa trên đây, mong các HUC-er sẽ có những cách thức để bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất để có thể tập trung ôn thi một cách tốt nhất; sẵn sàng chào đón một mùa hè mới đang về, những hoạt động tình nguyện ở phía trước. Vui - Khỏe - Có ích nhé các HUC-er ☺
Ngân Anh (st)
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 45
Toâi ñi hieán maùu
Hôm ấy là lần đầu tiên tôi tham gia hiến máu tình nguyện… Hiến máu tình nguyện.Với ai đó, hành động cao đẹp và giản dị ấy thân quen một cách bình thường, và cũng thật dễ dàng để thực hiện nếu đủ tiêu chí cho một tình nguyện viên hiến máu. Nhưng với riêng tôi, nó lại mang thật nhiều cảm xúc khác lạ. Tôi xem nó như một sự trải nghiệm, một bước ngoặt của sự trưởng thành nhiều hơn là thử sức và cống hiến. Ngày 13-4-2013, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội mở ngày hội hiến máu cho sinh viên trong toàn trường. Cũng như không ít sinh viên khác, tôi hăm hở đón xe bus lên trường chỉ vì sức hấp dẫn của những chương trình văn nghệ hoành tráng, những gian hàng bắt mắt và độc đáo với đủ các thể loại. Nào là bút, tranh ảnh, quần áo, đồ handmade đến những món ăn nhanh mà không sinh viên nào không thích thú như hoa quả dầm, xúc xích…Tôi mê mải lang thang và ngó nghiêng đến các gian hàng mà quên bẵng đi mục đích chính của ngày hội. Thực ra lúc ấy tôi chưa từng nghĩ mình sẽ mạnh dạn đăng ký hiến máu. Đơn giản vì tôi sợ đau, sợ máu, và cũng một phần vì vô tâm chưa nhận thức được ý nghĩa cao đẹp của hành động này. Nhưng rồi, lời nhắn nhủ được gửi gắm qua những thông điệp yêu thương của chương trình giao lưu văn nghệ, cộng thêm một chút tò mò muốn được “thử”, được
trải nghiệm cuối cùng cũng hối thúc tôi tới bàn đăng ký. Tôi chỉ kịp nhớ mình đã rất hồi hộp, tay run run cầm cây bút điền đầy đủ thông tin vào lá đơn, rồi rụt rè theo chân một tình nguyện viên trong đội Máu tới bàn cân và kiểm tra huyết áp. Tôi vẫn nhớ cô y sĩ nhìn tôi mỉm cười: “Đừng hồi hộp quá cô bé, tim đập nhanh thế này sao cho kết quả chính xác được?”. Và tôi phải mất tận hai lần ra ngồi tĩnh tâm để đo huyết áp chuẩn. Huyết áp chỉ 130/80mmHg, rõ ràng tôi được lọt vào “vòng xét nghiệm máu”. Tôi sợ sệt và dè dặt đưa tay cho bác sĩ lấy mẫu thử máu rồi hồi hộp ngồi đợi trong chốc lát. Chợt nhiên tôi thấy mình lo lắng một điều gì không rõ, nỗi lo ấy choáng ngợp, giục giã sự sợ hãi khiến đôi lúc tôi có ý nghĩ ngừng không
46 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
hiến máu nữa. Nhưng những ánh nhìn bình thản, những nụ cười mãn nguyện trên nét mặt thiếu vẻ hồng hào của những người bạn vừa mới hiến máu đi ngang qua khiến tôi có đôi chút hổ thẹn. Tôi đã nghĩ mình thật hèn nhát và vô tâm. Tôi thật ích kỷ và tàn nhẫn khi đã nhụt chí và làm ngơ trước những mảnh đời bất hạnh đang cần có sự giúp đỡ của những người khỏe mạnh như tôi. Nếu như năm xưa bệnh viện không “khan máu”, Ba tôi hẳn giờ đây cũng được sống trọn một đời hạnh phúc, ấm êm bên gia đình; cũng đương dắt tôi từng bước trưởng thành và chứng kiến những bảng thành tích dạn dày mà con gái Ba đã gặt hái trong suốt mười mấy năm qua. Và phải chăng ngay lúc này đây, Ba đang ở bên cạnh nâng bước tôi đến với một nghĩa cử cao đẹp ấy, muốn tôi
dang vòng tay cứu giúp những phận người nhỏ bé trở về với guồng quay cuộc sống để không phải chịu một điểm dừng nghiệt ngã như Ba tôi? Tôi thấy mình tự tin đến lạ, mọi thứ trở nên bình thường tới mức không mảy may một chút sợ hãi. Tên tôi được xướng lên. Cuối cùng cũng đến lượt tôi vào hiến máu. Tôi được các y bác sĩ hướng dẫn tượng tần. Tôi tự thấy hài lòng về cử chỉ và sự nhiệt thành một cách đáng kính của họ. Nằm trên chiếc ghế ngả dài, tôi cảm nhận rõ rệt những giọt máu hồng theo nhau ra bịch đựng máu. Chẳng hiểu sao khi ấy tôi lại khóc. Nước mắt lăn nhẹ bên gò má. Nước mắt của một niềm hạnh phúc lớn lao. Nước mắt của một sự tự hào xen lẫn đôi chút hãnh diện khi thấy mình đã lớn. 250ml m á u được g ó i cẩn thận v à
đưa vào nơi bảo quản. Cô bạn tình nguyện viên nhỏ n h ắ n bước tới bên dìu tôi tới nơi nghỉ ngơi, ăn nhẹ. Cô bé không quên với sang một y sĩ hỏi thăm: “Thưa cô, đã có bao nhiêu lượt hiến thành công rồi ạ?”. “Cũng khá em à, trong buổi sáng đã có 89 lượt rồi”. Tôi nhác thấy cô bé cười. Tôi cũng cười theo. Tôi đã nghĩ đến viễn cảnh hạnh phúc vỡ òa khi ai kia được cứu sống bằng những bịch máu nghĩa tình ấy - trong đó có cả những giọt máu của Ba trong trái tim tôi. Tôi trở về nhà, lòng tràn dâng những niềm vui nho nhỏ. Ngày hội hiến máu kết thúc tốt đẹp, tôi có thêm những người bạn mới, có thêm một trải nghiệm mới mà thiết nghĩ, những ai từng là sinh viên mà chưa có cơ hội được trải qua
một lần làm tình nguyện, quả thực là một thiếu sót lớn trong đời. Tay tôi vẫn ôm món quà nhỏ của ngày hội hiến máu - một kỉ niệm mà có lẽ sẽ mãi mãi tôi chẳng thể nào quên. Kỉ niệm ấy vừa dại khờ ngu ngơ, vừa khôn lớn. Kỉ niệm của một lần sợ hãi và nhút nhát lại thấy mình trưởng thành và hạnh phúc biết bao khi có thể mang đến ai kia một ánh đèn của sự sống được hồi sinh. Và tôi biết, ba trên cao xa đang nhìn tôi âu yếm. Con gái Ba lớn thật rồi phải không Ba?...”
Thanh Mai (VB2)
Một chút trải lòng của cô sinh viên lần đầu đi hiến máu. Những cảm xúc đó, những băn khoăn và cả những nỗi lòng của bạn thật sự khiến chúng tôi - Ban biên tập Sinh viên Văn hóa xúc động. Chắc hẳn Ba của bạn sẽ tự hào lắm về cô con gái nhỏ Thanh Mai.
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 47
Trò chơi dân gian
OÂ AÊN QUAN
Ô ăn quan là một trò chơi dân gian của trẻ em người Kinh, chủ yếu là các bé gái, xuất hiện từ lâu. Đây là trò chơi có tính chiến thuật, có thể sử dụng các vật liệu đa dạng, dễ kiếm để chuẩn bị cho trò chơi.
người chơi có thể cầm, nắm nhiều của người chơi ngồi bên đó. Chuaån bò: quân bằng một bàn tay khi chơi. • Bàn chơi: bàn chơi Ô ăn quan Quan có kích thước lớn hơn dân Luaät chôi: kẻ trên một mặt bằng tương đối đáng kể cho dễ phân biệt với nhau. • Mục tiêu cần đạt được để phẳng có kích thước linh hoạt Quân chơi thường thấy là những giành chiến thắng: người thắng miễn là có thể chia ra đủ số ô viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số cuộc trong trò chơi này là người cần thiết để chứa quân đồng thời loại quả... Số lượng quan luôn là 2 mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng không quá lớn để thuận tiện cho còn dân có số lượng tùy theo luật số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy việc di chuyển quân, vì thế có chơi nhưng phổ biến nhất là 50. theo luật chơi từng địa phương thể được tạo ra trên nền đất, vỉa hoặc thỏa thuận giữa hai hè, trên miếng gỗ phẳng.... người chơi nhưng phổ biến “Những ô ăn quan, que chuyền, bài Bàn chơi được kẻ thành là 1 quan được quy đổi một hình chữ nhật rồi chia hát bằng 10 dân hoặc 5 dân. thành mười ô vuông, mỗi Những đầu trần, chân đất, tóc râu ngô • Di chuyển quân: từng bên có năm ô đối xứng Quá khứ em đâu chỉ ngày xưa người chơi khi đến lượt nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ...” của mình sẽ di chuyển dân của hình chữ nhật, kẻ hai ô Thời gian trắng - Xuân Quỳnh theo phương án để có thể hình bán nguyệt hoặc hình ăn được càng nhiều dân vòng cung hướng ra phía • Bố trí quân chơi: quan và quan hơn đối phương càng ngoài. Các ô hình vuông gọi là được đặt trong hai ô hình bán tốt. Người thực hiện lượt đi đầu Ô dân nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô tiên thường được xác định bằng một quân, dân được bố trí vào cách oẳn tù tì hay thỏa thuận. các ô vuông với số quân đều Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng nhau, mỗi ô 5 dân. Trường hợp tất cả số quân trong một ô có không muốn hoặc không thể tìm quân bất kỳ do người đó chọn kiếm được quan phù hợp thì có trong số 5 ô vuông thuộc quyền Ô quan thể thay quan bằng cách đặt số kiểm soát của mình để lần lượt ô dân còn hai ô hình bán nguyệt lượng dân quy đổi vào ô quan. rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt hoặc vòng cung gọi là ô quan. • Người chơi: thường gồm đầu từ ô gần nhất và có thể rải • Quân chơi: gồm hai loại hai người chơi, mỗi người ngồi ngược hay xuôi chiều kim đồng quan và dân, được làm hoặc thu ở phía ngoài cạnh dài hơn của hồ tùy ý. Khi rải đến quân cuối thập từ nhiều chất liệu có hình thể hình chữ nhật và những ô vuông cùng, tùy tình huống mà người ổn định, kích thước vừa phải để bên nào thuộc quyền kiểm soát chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:
48 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
► Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn. ► Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này ... Do đó trong cuộc chơi có thể có phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình. Một ô có nhiều dân thường được trẻ em gọi là ô nhà giàu, rất nhiều dân thì gọi là giàu sụ. Người chơi có thể bằng kinh nghiệm hoặc tính toán phương án nhằm nuôi ô nhà giàu rồi mới ăn để được nhiều điểm và có cảm giác thích thú. ► Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống
trở lên hoặc sau khi vừa ăn thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương. ► Trường hợp đến lượt đi nhưng cả 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm. ► Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng. Ô quan có ít dân (có số dân nhỏ hơn 5 phổ biến được coi là ít) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định
không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.
Lôøi keát Một thời tuổi thơ bên những người bạn tóc buộc chỏm, bên những cánh đồng thơm mùi lúa chín, bên những trò chơi dân gian. Cuộc sống ngày nay nhiều đổi thay quá! Những trò chơi dân gian đang dần bị lãng quên đi. Bên những đình làng năm xưa, những cô bé vẫn hay nhịp nhàng đếm những Ô quan, tuổi thơ cứ trong trẻo trôi đi, qua những khói bụi của bom đạn xâm lược… Hãy cùng với Sinh viên Văn hóa ôn lại một thời tuyệt đẹp của bản thân mỗi chúng ta, các bạn nhé! Ô ăn quan sẽ là trò chơi đầu tiên được giới thiệu tới các bạn. Sẽ còn nhiều những trò chơi, những ký ức được khơi gợi lại để những người trẻ chúng ta không quên đi quá khứ ngây thơ, hồn nhiên thuở nào... Khi trò chơi không chỉ là trò chơi! Diệu Linh
Caùc baïn Sinh vieân Vaên hoùa noùi gì? Diệu Linh (KD31B): Nhắc đến Ô ăn quan, mình lại nhớ đến cái tuổi thơ quậy phá của mình ngày nào☺ Nhớ mỗi lần được cùng lũ bạn “trẻ trâu” đi tìm từng viên sỏi, từng hòn đá cuội để chơi mà nhớ ghê quá! Thời gian trôi đi nhanh thật đó! Giờ đây lớn rồi, cũng khó chơi nữa. Nhiều lúc muốn chơi lại mà lại ngại bị chọc quê là lớn rồi vẫn còn chơi trò con nít. Nhưng trẻ con bây giờ cũng không thấy chơi mấy trò này là sao nhỉ? Mình thấy bọn trẻ thật là thiệt thòi quá!
Thu Hà (TV43A): Lâu lắm rồi mình không được dịp chơi Ô ăn quan. Dường như cái tên ấy đã bị chìm lại khá lâu trong dĩ vãng rồi. Điều ấy thật là đáng buồn. Mình rất hi vọng có điều kiện được trở lại những ngày hội với những trò chơi dân gian thú vị, bổ ích ấy. Tuổi thơ thì đã qua nhưng những ký ức, những quãng thời gian vui vẻ, hồn nhiên của trẻ con đó thì chắc chắn là còn mãi trong tâm trí mình. Mình rất thích chuyên mục mới mẻ này SVVH.
Bảo Anh (VB2): Theo ý kiến của mình đây là một trò chơi dân gian thú vị và hấp dẫn. Đã lâu lắm rồi, mình không nhìn thấy trò chơi này nữa. Nhờ có Nội san Sinh viên Văn hóa mà mình mới có cơ hội được nhắc đến cái tên Ô ăn quan. Mình rất hi vọng những trò chơi dân gian này sẽ được khôi phục và tiếp tục lưu truyền rộng rãi đến các thế hệ trẻ ngày nay. Hi vọng Nội san Sinh viên Văn hóa sẽ giới thiệu thật nhiều những trò chơi dân gian thú vị.
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 49
Höông toûa
Sài Gòn – Hòn ngọc Viễn Đông luôn biến động không ngừng. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, Sài Gòn đã thể hiện mình là một con người đầy sôi động và vô cùng quyến rũ. Ấn tượng về Sài Gòn là những con đường rực sáng ánh đèn, những dòng người nối nhau đi về mọi ngã như không bao giờ đứt, dãy dãy các cửa hiệu với hàng hóa phong phú đủ màu, đủ loại, góp phần làm nên thương hiệu riêng mà kẻ quyền lực nhất cũng khó lòng tước đoạt được. Sài Gòn dường như không có không có khái niệm "ngủ về đêm". Lúc nào ta cũng có thể thấy Sài Gòn rực rỡ, lung linh trong ánh sáng. Sài Gòn 300 tuổi. Lịch sử hơn ba thế kỷ tạo dựng và phát triển những phong tục tập quán lâu đời của nền văn hóa truyền thống đã thích nghi dần với cuộc sống khai hoang mở đất ở một vùng đồng
bằng sông nước, và đã sớm giao thoa với các nền văn hóa trong khu vực và phương Tây. Trải qua hàng trăm năm biến động thăng trầm của lịch sử, có thể nói văn hóa cả thế giới như hội tụ dưới vòm trời Sài Gòn để lại ấn tượng sâu sắc của một đô thị lớn nhất, náo nhiệt nhất, năng động nhất cả nước. Thật khó để tưởng tượng rằng ở một đô thị lớn, đất chật người đông, Sài Gòn vẫn giữ riêng mình đại lộ dài rợp bóng cổ thụ trăm năm, những công viên rực rỡ đầy hoa lá. Du khách sẽ vô cùng bất ngờ khi chiêm ngưỡng kiến trúc Sài Gòn xưa cùng những công trình hiện đại phát huy từ cảm hứng kiến trúc truyền thống Việt Nam. Có những cung đường yên bình đến lạ, nhưng cũng có những cung đường nhộn nhịp, rộn ràng giao thương như chợ Lớn, chợ
50 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Bến Thành…để rồi ai cũng giật mình “Sài Gòn sôi động và quyến rũ đến vậy sao?”. Thời tiết dường như cũng hòa hợp với nàng thiếu nữ kiêu kì này, bởi nơi đây khí hậu khá dễ chịu, nắng không nóng quá, mưa không kéo dài, vô cùng thích hợp cho du lịch. Ở nơi đây, con người ta cũng dần thích nghi với thời tiết lúc nắng, lúc mưa thất thường. Sài Gòn không có mùa đông, quanh năm có nắng tỏa như chính cuộc sống lúc nào cũng tấp nập, rộn ràng và sôi động của thành phố trẻ này vậy. Có lẽ thế mà nhiều người sống ở Hà Nội muốn một lần được thưởng thức chút n ắ n g vàng của phương Nam.
Hiện nay, Sài Gòn có trên 1000 ngôi chùa, đình là những tài sản quý về văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật. Bên cạnh những ngôi đình đền gắn liền với lịch sử khai hoang mở đất, thì không ít những cách tân nhuần nhuyễn giữa phong cách hiện đại và kiến trúc cổ truyền tạo nên những ngôi chùa đẹp nhất cả nước. Đó có thể là Đền thờ Đức Bà nổi tiếng với kiến trúc Pháp và ngày nay là một điểm đến lý tưởng cho khách du lịch mỗi khi đến thăm mảnh đất này. Ngoài ra Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh còn là nơi có số bảo tàng nhiều nhất so với các tỉnh thành trong cả nước. Với 11 bảo tàng cùng nội dung trưng bày phong phú, không chỉ cung cấp kiến thức về lịch sử văn hóa địa phương, mà còn góp phần quảng bá hình ảnh đát nước đến bạn bè thế giới. Đến với những bảo tàng ở thành phố này, các bạn không chỉ được nhìn, được nghe tái hiện về một thời lịch sử huy hoàng trong quá khứ mà khách tham quan còn được chiêm ngưỡng kiến trúc tuyệt vời. Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh cũng giống như Hà Nội, là nơi quy tụ của nhiều người dân. Hà Nội là chốn kinh kì, dân hội tụ từ tứ phương đến góp màu hương sắc, thì Sài Gòn cũng dang rộng vòng tay đón chào con dân bốn phương. Con người Sài thành vốn vồn vã, hồ hởi nhiệt tình. Họ đẹp – đẹp y như thành phố của mình vậy. Có lẽ Sài Gòn là một thành phố “mở”, trẻ và năng động nên con người Sài Gòn không dừng lại ở sự định hình, mà còn tiếp tục hoàn thiện và thích ứng. 300 năm so với chiều dài lịch sử dân tộc là còn rất trẻ, là còn chứa trong mình sức vươn lên,
dung nạp và tìm tòi những giá trị văn hóa mới… Người xưa đã từng đi khai phá để xây dựng Sài Gòn thì con cháu ngày nay sẽ tiếp tục truyền thống ấy để Sài Gòn đẹp hơn, giàu hơn, văn minh hơn mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc, tỏa hương thơm ngát cho đời. Và hiện nay, Sài Gòn Thành phố vinh dự được mang tên Bác - Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang tiếp tục phát triển, xây dựng và vươn mình rộng lớn hơn nữa. Ngay khi thực hiện bài viết này, tôi cũng đang cực kỳ nóng lòng và háo hức muốn một lần được đặt chân đến với mảnh đất phương Nam đầy nắng, gió.
Hơn hết, điều mà tôi thích thú nhất là đến với vùng đất này, tôi sẽ được đắm mình trong cuộc sống đầy nhộn nhịp, rộn ràng và đang ngày ngày vươn mình đi lên. Cheerry Ngân facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 51
Trắc nghiệm vui
maøu saéc
Con gaùi
vaø
Maøu cam:
Maøu ñoû:
Là cô gái có một trái tim nhiệt huyết như là màu của tình yêu mà cô đã chọn vậy. Có thể nói 80% là cô chưa hề qua một cuộc tình thật sự nào cả, nếu có thì chắc khó ai có thể thay đổi được cuộc tình đó. Khi vào cuộc cô gái có thể yêu say đắm, hết mình, có thể vượt qua trở ngại và sẵn sàng... “có sức chơi có sức chịu”. Cô coi trọng cả tình yêu thể xác và tinh thần. Tuy nhiên, cô gái hơi thẳng thắn và nhiều khi yêu cầu đối phương cũng phải giống như mình vậy.Cô hoàn toàn không thích những người đàn ông yếu đuối nhát gan.
Bạn hãy cẩn thận! Các cô gái này khá... nguy hiểm đối với đàn ông! Họ thường biết nhận xét tỉ mỉ trong tình yêu, biết cách ứng xử, cách chinh phục người khác phái. Cũng có vài cô không phải rất “tâm lý” nhưng nói chung cho dù đẹp hay không đẹp, tâm lý hay không tâm lý, họ cũng có một sức hấp dẫn tiềm tàng trong người, có ma lực lôi cuốn đàn ông. Rất nhiều anh chàng si tình hy sinh cũng tại các cô... “màu cam” này. Chú ý là các cô này nhiều khi rất khéo trong việc “giả nai” nên anh nào càng thích các cô bé... “nai” càng dễ hy sinh.☻
52 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
“Tình yêu có màu gì?” Câu hỏi đơn giản thế nhưng câu trả lời thì lại chứa đựng những bí mật không nhỏ về chủ nhân của mình đâu. Hãy cùng Sinh viên Văn hóa khám phá bí mật đằng sau mỗi màu sắc tình yêu của con gái nhé ☺
Maøu vaøng:
Cô gái thích có một người yêu nổi bật, thích được người yêu tôn sùng. Cô ta xem tình yêu không phải là một giá trị thiêng liêng. Cô có thể bỏ tất cả để theo đuổi nó (vì danh dự) và cũng có thể bỏ nó đi bất cứ lúc nào. Cô thích được vuốt ve chiều chuộng, thích mọi người biết đến và ngưỡng mộ tình yêu của mình. Ðối với cô khái niệm về yêu lần đầu, lần hai hay lần ba không mấy quan trọng.Tuy nhiên quan niệm này trước sau gì cũng sẽ thay đổi.
Maøu xanh laù:
55% là cô gái có người yêu và 35% là cô có một người yêu lý tưởng (lý tưởng theo cô ta). Cô rất hy vọng về tình yêu, cô có thể tìm thấy niềm vui trong đó, tận hưởng nó và hiến dâng cho nó. Cô là người chung thuỷ, dễ tha thứ và cũng dễ bị qua mặt hay xỏ mũi. Nhưng cô cũng không hận thù những người đã lừa dối mình. Cô chỉ coi trọng tình yêu tinh thần và chỉ thích sự chăm sóc nuông chìu có mức độ.Cô luôn quan tâm chăm sóc người yêu và là một điểm tựa cho chàng về tinh thần.
Maøu xanh döông:
Tình yêu đối với cô gái này đầy mơ mộng và lãng mạn.Cô có lòng tin vào nó, yêu quý nâng niu nó nhưng luôn tin rằng nó tốt hơn thực tế nhiều. Cô có lý trí trong tình yêu, nhưng luôn để cho nó đứng sau trái tim. Cô thích các chàng trai có ngoại hình, có phong cách nói chuyện và không thích sự thẳng thắn.
Maøu tím:
Quan niệm về tình yêu của cô gái này rất phóng khoáng, cởi mở và không khó khăn cho việc chinh phục. Tuy nhiên, như các bạn đã biết, cái gì dễ có thì cũng dễ mất. Nếu có được tình yêu của cô ta thì nên nhanh chóng thay đổi quan điểm cho nàng. Cô gái không nghĩ rằng trong tình yêu có nhiều cạm bẫy và cũng không nghĩ rằng khi yêu người ta lại dễ dàng mắc sai lầm đến như vậy.
Maøu ñen:
Nếu cô gái trả lời ngay lập tức thì có lẽ cô đã từng một lần thử lửa và lãnh đạn với tình yêu. Nói chung cô không thích nó, không muốn nó, nhưng cô có quan tâm đến nó và không căm thù nó. Cô hoàn toàn có nghị lực để vượt qua thất bại trong tình yêu nhưng cần có ai đó giúp cô khơi dậy nghị lực đó.Ðối với các cô này thì tinh thần cảnh giác với đàn ông ở một mức độ cao hơn bình thường gấp đôi. Nếu cô gái suy nghĩ một hồi mới trả lời thì rõ ràng cô chưa có khái niệm đúng đắn về tình yêu, cô quan tâm đến sự nghiệp và danh vọng nhiều hơn là tình yêu và không thích chia sẻ tình cảm với người khác phái, cô không thích sự vuốt ve và chìu chuộng nhưng lại thích dạy người khác ứng xử yêu đương như thế nào. Nếu có một anh chàng nào dùng khổ nhục kế để tấn công thì cô sẽ dễ dàng sa bẫy.
Maøu naâu:
Tình yêu chưa được định nghĩa chính xác trong lòng cô gái. Cô coi đó như một lĩnh vực xa lạ, bí ẩn và có phần... nguy hiểm. Cô cũng thích tìm hiểu nhưng thông qua người khác, còn bản thân thì cô nghĩ tốt nhất là đừng có dấn thân vào. Cô không nghĩ rằng những người đàn ông muốn gần gũi cô lại không có một ý định lợi dụng hay nhờ vả gì đó. Nếu cô có người yêu và chia tay với hắn thì lý do duy nhất là ghen. Cô rất coi trọng tình yêu thể xác.
Maøu xaùm:
Tương lai tình yêu của cô gái này hoàn toàn mù mịt, cô thất vọng về nó, không tin tưởng nó. Có nhiều nguyên nhân của điều này như “kinh nghiệm” thất bại, áp lực gia đình, mặc cảm bản thân.. Cô không thích sự quan tâm của người khác phái, coi đó là sự thương hại và căm ghét nó. Cô cũng khó lòng có đủ sức mạnh để vượt qua thử thách tình trường.
Maøu hoàng:
Cô gái còn quá non nớt để tham gia vào tình trường, tuy nhiên cô lại tưởng rằng mình đã đủ lông đủ cánh, cô sẵn sàng vào cuộc và không nghĩ đến thất bại hoặc nghĩ đó là điều dễ khắc phục. Cô chưa đủ từng trải để tìm và đánh giá một người đàn ông có phù hợp với mình không. Tim cô dễ rung cảm, dễ dao động, dễ thay đổi. Tuy nhiên cô là người thông minh và biết suy nghĩ học hỏi. Ảnh hưởng của môi trường có tác động nhiều đến quan niệm của cô.Cô thường rất có duyên và được nhiều người trồng cây si nhưng nhiều khi cô cũng vô tình không hay biết.
Thu Hà (st) facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 53
Văn học - nghệ thuật
Ñi qua nieàm ñau
- Thi bao năm rồi vẫn trượt, em thi nữa để làm gì cho phí công ra. Không thấy mệt à? - Tôi hỏi em giọng đôi chút mai mỉa. - Mà sao em không thi trường khác đi cứ phải thi đi thi lại mãi cái ngành Sáng tác, Lý luận của Trường Đại học Văn hóa ấy làm cái gì? Em im lặng, cũng chẳng ngước nhìn tôi đến nửa cái, lọ mọ cắt chiếc ảnh 4x6 dán vào bộ hồ sơ tuyển sinh đại học. Tôi đâm cáu gắt: - Hai tám cái xuân xanh rồi đấy, định học để làm gái già à? - Thôi anh đừng nói nữa đi, “thở” ra câu nào là làm “thui chột” sức trẻ câu đấy. Mà chuyện em học có ảnh hưởng gì đến “hòa bình thế giới” đâu mà anh lo. - Con gái học nhiều làm cái gì, tính về dạy chồng hả? Em dừng việc cắt dán lại, đặt bộ hồ sơ xuống bàn, nhìn thẳng vào mắt tôi, ánh nhìn gai góc:
- Được học những gì mình thích, đó là hạnh phúc. Em không lấy chồng. Ở giá tới già, nên không dạy ai cả. Thế được chưa? Tôi bối rối, đặt thật nhẹ ly cà phê xuống bàn mà cảm giác tay mình nặng trĩu: - Ai thèm lấy gái già mà ham. Em cầm tách cà phê đã nguội lạnh từ lúc nào, đưa lên môi nhấp một ngụm, đôi mắt nhìn vào khoảng không, vô hồn nhưng lại chất chứa điều gì đó sâu thẳm, mà sau này đôi mắt ấy cứ ám ảnh tôi ngay cả trong những giấc mơ. Em xoay xoay tách cà phê trên tay, ngồi thu mình trên ghế như một con mèo bị ướt mưa. Em vẫn vậy, bướng bỉnh, cứng đầu và không bao giờ gắn mình với hai từ “nữ tính”. Ngay cả lúc này đây, lúc em cất đi những điệu cười lém lỉnh và những hành động, cư xử của một “thằng trẻ con”. Em biến khoảng không trước mắt em là
54 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
khoảng vô tận trong tôi. - Vấn đề không phải là trẻ hay già nữa rồi. Người muốn lấy thì đã bỏ đi… Em nói như thể chỉ để em nghe. Vậy mà, tôi nghe như nó rơi vào tận sâu đáy lòng, lan tỏa mọi ngóc ngách của những nơron thần kinh. Tự dưng tôi rất muốn kéo em vào lòng: - Thì anh đã về đó thôi, có bỏ đi nữa đâu… Em quay sang nhìn thẳng vào tôi, cái nhìn xuyên thấu. Rồi như nhận thấy mình lỡ nói điều gì không nên, em bối rối quay mặt đi chỗ khác nhấp ngụm cà phê thứ hai: - Anh nhầm rồi, có phải em nói anh đâu. Mà lần ấy có phải anh bỏ đi đâu, mà là em từ bỏ anh đấy chứ. Tôi chao đảo, bối rối như rơi từ chín tầng mây xuống tám tầng địa ngục.
- Mạnh và em bây giờ thế nào rồi? - Tôi đột ngột chuyển đề tài, nhưng ân hận ngay sau khi thốt ra câu hỏi ấy. Tôi đang đi sâu vào đề tài cần tránh thì đúng hơn. Em trả lời gọn lỏn: - Vẫn thế? - Thế là thế nào? - Tôi cao giọng. Em đặt ly cà phê xuống bàn, trườn người dựa hai khuỷu tay vào lan can tầng hai nhìn xuống ngã tư đèn đỏ: - Thì vẫn yêu nhau, anh hỏi hay nhỉ? - Thế không ghen khi em đi uống cà phê với anh à? - Ghen? Nếu thế thì không bao giờ em từ bỏ anh để đến với Mạnh cả. Anh ấy là người: hiểu em, yêu em và luôn tin tưởng em. Tôi chới với như thể bị ai đó tạt vào mặt mình một gáo nước lạnh: - Em trách anh đấy à? - Em chẳng trách ai cả, chẳng ai có lỗi hết. - Em xoay người cầm tách cà phê nhấp ngụm thứ 3: - Không ai níu giữ những gì vốn không thuộc về mình. - Sao bây giờ em chao chát và nghiệt ngã với bản thân mình quá vậy. - Tôi nổi khùng. - Mạnh cũng bỏ em mà đi rồi… - Giọng em trùng hẳn xuống. Tôi không thấy em khóc như khi em bỏ tôi để đến với Mạnh, cũng không thấy em khóc như khi em tiễn tôi đi du học nước ngoài cách đây bốn năm. Nhưng trong giọng nói của em ẩn chứa nhiều điều hơn cả “sự khóc”. - Mà sao ngày ấy anh lại đi nước ngoài? - Em đột ngột chuyển hướng. - Không giữ được em, anh ở lại để đào bới kỷ niệm và cho vào chiếc hộp “thất bại” chắc. Em bật cười thành tiếng, nhưng mắt thì đã ngấn nước: - Anh là người lạc quan, hài hước, là người hoàn hảo…
- Nhưng em lại chọn Mạnh. Tôi cắt lời. - Trái tim thì không bao giờ biết chọn lựa. - Em nhấp cạn tách cà phê như thể nhấp ly rượu: - Thôi, em về đây, không hết xe bus. Anh về sau nhé! Em đứng dậy, chẳng cần biết đến phản ứng của tôi. - Để chút nữa anh đèo về. - Tôi thở dài thất vọng: - Về nước anh đến gặp em ngay, mà em thì… - Mình còn gặp nhau nhiều mà. - Em chen ngang: - Hơn nữa em không đi xe máy nên không mang mũ bảo hiểm. À, mà em vẫn không thay đổi thói quen tự đi và đến quán cà phê đâu. Anh ạ! - Bó tay với em. Vậy thì chúc em ngủ ngon. - Ngủ ngon? - Em liếc nhìn đồng hồ đeo tay rồi cầm bộ hồ sơ trên bàn: - Mới có bảy giờ rưỡi mà? Em về viết truyện ngắn bây giờ đây. Mai hết hạn nộp hồ sơ rồi. Tôi nhìn dáng em nhỏ bé đi dưới lòng đường mà lòng nổi sóng. Em vẫn vậy, bướng bỉnh vô lý đến mức khó chịu. Sự khó chịu khiến tôi không thể nào quên,dù đã bốn năm … Em đã về khá lâu rồi mà những gì vừa diễn ra vẫn làm lòng tôi nặng trĩu. Người phục vụ mang cho tôi ly cà phê thứ ba, cũng là lúc tôi nhận được tin nhắn của em: “Now, em sẽ gọi điện cho anh. Sẽ đọc anh nghe một đoạn truyện em vừa đọc. Anh đừng nói gì. Hãy nghe thôi…” Tôi im lặng chờ đợi. Tiếng em run lên trong điện thoại: “Holly áp chiếc áo len vào lòng. Những hồi ức lại ùa về theo mùi hương quen thuộc. Một nỗi buồn vô hạn, một nỗi đau sâu thẳm khiến tim cô nặng trĩu. Cô hoảng sợ, ngồi nhà yên ắng quá! Trong nhà, chỉ có tiếng kêu ong
ong phát ra từ chiếc tủ lạnh và tiếng tích tắc kim đồng hồ chậm rãi gõ nhịp thời gian”. Tim tôi lặng đi, hình như ở đầu dây bên kia có tiếng nấc. “Gerry đã ra đi và mãi mãi không bao giờ trở lại. Điều đó là sự thật. Cô sẽ không còn được luồn tay vào mái tóc mềm mại của anh, không còn được cùng anh nói cười hạnh phúc trong những buổi tối ấm cúng, không còn được anh vỗ về sau một ngày làm việc vất vả, không còn được kề cận bên anh mỗi đêm dài, không còn được nghe anh hắt hơi làm cô tỉnh giấc mỗi sớm mai, không còn phải nạnh nhau chuyện tắt điện trước khi lên giường… Tất cả chỉ còn là hoài niệm”. Em dừng lại. Tôi im lặng mà như nghe thấy tiếng tim vỡ từ phía em . Hai giờ chiều hôm sau tôi đến nhà em theo tiếng gọi “Sos” từ máy điện thoại của em. Tôi nhìn những khung ảnh lưu giữ kỷ niệm của em và Mạnh treo khắp phòng: chiếc áo khoác đen, những lá thư và bưu thiếp … Tất cả đều mang dấu ấn của Mạnh. Tôi sững sờ khi nhìn thấy bốn câu thơ trên tường, được gắn trên khung hình viền đen to nhất chụp em và Mạnh: (xem tiếp trang 57)
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 55
Thaày giaùo treû
Một sớm mùa thu anh trở lại trường xưa Cậu sinh viên vô tư giờ thành thầy giáo trẻ Đứa bạn em thì thầm khe khẽ “Thầy mới về trường đẹp trai quá mày ơi!” Nắng nhạt nhòa theo chiếc lá vàng rơi Che ánh mắt anh ngập ngừng bối rối Trước lũ học trò nam lắm lời như cuội Và tụi nữ bọn em lém lỉnh ranh ma. Tuấn bảo rằng : “thầy là anh người ta Vì người ta học cùng em thầy ấy Nhưng em vẫn gọi anh là thầy đấy Bởi vì anh là thầy giáo của em Thầy giáo cười khoe môt chiếc răng duyên Khiến bao kẻ yếu tim phải động lòng chắc ẩn Em dám chắc sẽ có người ngơ ngẩn Trước nụ cười thân thương quá thầy ơi Nhưng em mong rằng sẽ không có ở đây Ở lớp Văn Chương này một người “yếu tim” như thế Bởi nếu không em tin là thầy sẽ... Sẽ “khổ” vô cùng khi gặp phải bọn em.
Nguyễn Phan Hoàng Anh
56 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Chuyeän ñoâi giaày Anh và chị đều dân tỉnh lẻ, yêu nhau từ thời sinh viên. Tình yêu ấy bắt đầu bằng những giờ lên giảng đường, những lúc xếp hàng dọc hành lang chờ nước, những bữa cơm bụi vẩn mùi gây gây của đồ ăn… và tuyệt nhiên không vướng bận vật chất. Tính chị phóng khoáng, bố mẹ gửi mấy trăm ngàn sau vài ngày đầu tháng đã hết. Bạn bè hỏi vay, chị gật đầu; rủ ra quán cóc, chị không từ chối… Anh thì trái lại, dè xẻn từng đồng. Bởi thế, dù yêu nhau nhưng chị luôn mặc định trong ý nghĩ anh là người ki cóp. Đêm đêm, chị có thói quen lượn lờ ra khu chợ đồ cũ tìm những đôi giày đã qua sử dụng xếp thành từng đống bên đường. Đôi tay xương xương nhặt nhạnh, ngắm nghía rồi ướm chúng vào chân. Với số tiền ít ỏi trong túi chị không bao giờ nghĩ đến việc mua đôi giày mới. Anh thường nhìn xuống chân chị, thật lâu. Anh chưa hỏi câu gì chị đã vội thanh minh: Giày cũ, rẻ lắm. Rồi chị nói giá, bao giờ chị cũng nói thấp hơn dù giá mua đã rẻ như bèo. Anh lẳng lặng quay đi không nói. Nhưng anh cũng lẳng lặng chăm sóc những đôi giày chị mang về. Anh đóng lại đế giày bị lệch, dán lại cái quai sờn rách… chị ngấm ngầm trong đầu vài ý
nghĩ chẳng mấy hay ho: Anh sợ giày hỏng, anh tiếc tiền.
Bây giờ, họ đã có nhà riêng, công việc làm ăn khấm khá. Sinh
nhật mình, chị mang về đôi giày hàng hiệu bóng lộn. Thấy anh lẳng lặng nhìn xuống chân, ánh mắt chị ngời ngời niềm vui và sẵn sàng nói giá lên giời! Lần đầu tiên chị thấy anh cười, đưa đôi tay ban nãy giấu sau lưng một đôi giày hệt như thế. Anh bảo chị ngồi trên ghế, nhẹ nhàng ướm chân chị vào đôi giày. Anh kể, đôi giày này anh đã nhìn thấy 5 năm về trước trong tủ kính sáng choang, khi hai đứa vô tình ngang qua một cửa hiệu. Ánh mắt khát khao của chị đã ám ảnh anh suốt một thời không xu dính túi. Bất chợt chị rưng rưng. Thấy nhói buốt giữa tim mình. Đột nhiên chị nhìn xuống chân anh. Bao năm qua anh chưa bao giờ nói với chị về giá những đôi giày mình mang, đơn giản bởi anh chỉ có một đôi duy nhất trước khi vào đại học. Đôi chân nhỏ nhắn trên tay anh đang bắt đầu run rẩy. Lữ Thị Mai
- Mạnh mất rồi sao? Em khẽ gật đầu. - Bao giờ? Sao em không nói gì với anh? - Ba năm, bốn tháng, hai ngày. Một chiếc xe máy đâm vào anh ấy. Năm tháng như nện vào đầu
lưỡi của em một cách nặng nề. - Thôi, anh đánh máy nhanh cho em đi. Bốn giờ chiều em phải nộp 3 truyện ngắn cùng hồ sơ dự thi rồi. Ngày còn sống, Mạnh luôn mong muốn được nhìn thấy em thi đỗ vào trường này đấy. Phan Hằng
Vậy mà sau khi tốt nghiệp chị vẫn lấy anh làm chồng. Họ ở một phòng trọ rẻ tiền và chật chội. Đời sống khó khăn, nhưng đồng lương và công việc làm thêm cũng tạm ổn cho hai miệng ăn. Chị đã có thể bỏ tiền mua những đôi giày mới với giá bình dân. Chị sung sướng lắm, lần đầu tiên chị cầm đôi giày vung vẩy vừa đi vừa hát. Về đến nhà, chị chưa vội cơm nước, ướm ngay giày mới. Anh lại nhìn xuống chân chị. Chị lại thanh minh giá tiền. Lần này chị nói đúng giá. Anh không nói gì nhưng vẫn lẳng lặng chăm sóc những đôi giày của chị. Khi thì lau bụi, lúc mang xi ra đánh cho sáng bóng.
Đi qua niềm đau (tiếp) “ Người nằm đây dưới nấm mộ hoang tàn. Trong ván lạnh xin đừng cau mày khóc. Em dẫu đi với một người nào khác. Chỉ là bạn đường cho hết kiếp này thôi.”
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 57
Cười nghiêng ngả Sinh viên Việt Nam giỏi nhất? Một cuộc thi nhịn đói được tổ chức. Thành phần tham dự gồm: một nhà sư Trung Quốc, một tu sĩ Ấn Độ và một sinh viên Việt Nam. Mỗi người sẽ bị nhốt trong một căn phòng đóng từ bên ngoài và sẽ phải nhịn ăn, nhịn uống hoàn toàn; nếu ai không chịu đựng nổi nữa thì bấm một nút ở trong phòng, sẽ có người cho ra. Ai chịu được lâu hơn thì thắng. Cuộc thi bắt đầu… Nhà sư Trung Quốc biết võ Thiếu Lâm nên đã vận dụng khí công, người này chịu được mười lăm ngày thì bỏ cuộc. Tu sĩ Ấn Độ rất quen với những kiểu hành xác nên nghĩ rằng mình đã chắc phần thắng. Được một tháng, tu sĩ Ấn Độ ấn nút và thực sự kinh ngạc khi anh sinh viên Việt Nam vẫn chưa ra. Một tháng 5 ngày, vẫn chưa thấy dấu hiệu gì từ anh sinh viên. Một tháng 10 ngày, vẫn vậy. Đến một tháng 15 ngày, ban tổ chức vì sốt ruột nên quyết định tự mở cửa để chúc mừng người thắng cuộc. Trong phòng là một hình người da bọc xương, miệng thều thào: - Cái…cái…nút…hư…hư…rồi!!!
Lờ với nờ Để giúp Bình sửa tập phát âm “L” sai thành “N”. Cô giáo bắt cậu tập đọc và thuộc lòng câu: “Cụ Lý lên chợ làng mua lòng lợn luộc”. Một tuần sau, cô kiểm tra và khen Bình: - Giỏi lắm. Em phát âm đúng rồi đấy. Có khó khăn gì đâu. - Thưa cô, câu này đọc mãi cũng quen, chứ những câu nạ, nắm núc nó cứ nàm sao ấy!
Đằng nào cũng thế Một cô gái hỏi người yêu: - Nếu được chọn 1 triệu USD hoặc em, anh sẽ chọn đằng nào? - Chàng thở dài: Đằng nào cũng thế. Anh lấy một triệu USD. - Vậy là anh không yêu em? - Có chứ! Nhưng nếu anh chê tiền, thì em cũng bỏ anh thôi, vì chả ai lấy một thằng đần như vậy. Không nghe thấy gì cả Thầy giáo trẻ hỏi học sinh: - Ai đã hái trộm táo của trường và còn làm gãy cả cành? - (Im lặng) - Thầy cao giọng hỏi đầy vẻ ám chỉ: Nào Peter, em có biết không? - Thưa thầy, em ngồi ở cuối lớp nên chẳng nghe thấy thầy hỏi gì ạ. - Em nói thế nào ấy chứ. Thôi được rồi, tôi sẽ có cách kiểm tra. Bây giờ em hãy thử hỏi tôi một câu gì đó, xem tôi có nghe rõ không? - Vâng ạ, xin thầy hãy nói xem, hôm qua ai đã hôn chị gái em ở dưới gốc cây sồi già? - Peter, em nói rất đúng. Thầy chẳng nghe thấy em hỏi gì cả. Có điện là mừng rồi ! - Mẹ ơi! Sao chú đó ra vào nhà mình ghi điện mà không chào hỏi ai hết vậy? - Đàn ông “trí thức” ít nói lắm con à! - Chú đó có đi học không mà sao không biết lễ phép vậy mẹ? - Có chứ con! Ổng là thợ điện mà! - Chú đó mang giày vào nhà, rồi mang cả giày leo lên giường mẹ con mình để xem đồng hồ điện nữa. Sao mẹ không nói gì hết vậy? - Kệ “nó” con à! Có điện sáng là mừng rồi! - !!!...
Huyền Trang (st)
58 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
T Ä A U H T Ä E H G N Â N E I B L V C H N Ø A H T N Å TUYE HAÙT
Caùc baïn sinh vieân coù sôû thích vaø naêng khieáu ca haùt. Khuyeán khích caùc baïn sinh vieân ñaõ töøng tham gia caùc chöông trình ngheä thuaät, caùc cuoäc thi ca nhaïc, coù kinh nghieäm bieåu dieãn, saân khaáu. Hình thöùc thi: Ñôn ca. Haùt khoâng nhaïc moät ñoaïn trong moät ca khuùc töï choïn
MC caàu: Yeâu Nam cao 1m65, nöõ cao 1m60; chieàu cao caân ñoái vôùi caân naëng. Töï tin, coù phong caùch rieâng, coù khaû naêng dieãn ñaït maïch laïc, baèng ngoân töø roõ raøng,phöông. Coù khoâng noùi tieáng ñòa ø öùng bieán khaû naêng giao tieáp va tröôùc ñaùm ñoâng. vaán. Daãn Hình thöùc thi: Phoûngkyø do BGK moät chöông trình baát ái ña 5') ñöa ra.(Thôøi gian to
NHAÏC CUÏ Caùc baïn sinh vieân bieát chôi, ñaõ ñöôïc hoïc veà nhaïc cuï. Khuyeán khích caùc baïn sinh vieân ñaõ thaønh laäp ñöôïc nhoùm nhaïc vaø ñaõ töøng tham gia bieåu dieãn. Hình thöùc thi: töï theå hieän khaû naêng cuûa mình baèng moät tieát muïc ñaõ chuaån bò tröôùc.
NHAÛY HIEÄN ÑAÏI/MUÙA Caùc baïn sinh ñaõ töøng hoïc/bieát vevieân hieän ñaïi/muùa cô à nhaûy Khuyeán khích caùc ba baûn. töøng tham gia bieåu di ïn ñaõ eãn, coù kinh nghieäm. Hình thöùc thi: bieå moät baøi nhaûy töï choïu dieãn sinh töï chuaån bò nhaïc n (thí )
Quyeàn lôïi khi tham gia:
- Baïn seõ coù cô hoäi xuaát hieän vaø theå hieän taøi naêng tröôùc haøng ngaøn sinh vieân trong caùc chöông trình, söï kieän trong vaø ngoaøi nhaø tröôøng. - Baïn seõ coù cô hoäi tham gia caùc cuoäc thi vaên ngheä trong tröôøng vaø ngoøai tröôøng toå chöùc, theå hieän taøi naêng, naêng khieáu cuûa mình. - Baïn seõ ñöôïc giao löu vôùi nhöõng ngöôøi coù kinh nghieäm trong lónh vöïc vaên ngheä thuaät bieåu dieãn. - Baïn seõ coù cô hoäi hoïc taäp vaø reøn luyeän caùc kyõ naêng nhö: kyõ naêng giao tieáp tröôùc moïi ngöôøi, kyõ naêng bieåu dieãn, caùch toå chöùc söï kieän, caùc chöông trình ngheä thuaät bieåu dieãn,...
Caùc thí sinh göûi ñôn ñaêng kyù keøm thoâng tin caù nhaân: Teân, lôùp, giôùi tính, chieàu cao, caân naëng (ñoái vôùi MC), soá ñieän thoaïi lieân laïc göûi veà Vaên phoøng Ñoaøn tröôøng. Thôøi haïn ñaêng kyù: 11/5/2013 Moïi chi tieát lieân heä: Phaïm Vaên Taùm - Phoù Bí thö Ñoaøn tröôøng - SÑT: 0936 686 113.
I Ä O Ñ T Ä E I “B
” N E Ñ Ï A U Q
WE ARE HUC MEDIA !!! LIVE FOR PASSSION ! LIVE FOR YOUTH !