facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Mùa thu chạm ngõ rồi các bạn ạ! Tháng Tám, thu về, gợi nhớ đến câu chuyện “Tôi đi học” (Thanh Tịnh) mà lòng lại vấn vương những cảm xúc khó quên của những ngày đầu đặt chân đến giảng đường. Trải nghiệm cảm xúc của mỗi ngày đi qua thật khó để lưu lại trên từng trang giấy, song với Sinh viên Văn hóa, nụ cười bè bạn, tình cảm cô thầy là kỉ niệm, kí ức mãi mãi vẹn nguyên. Mùa hè - mùa của những nỗi lo trên gương mặt của những em học sinh trong những ngày thi căng thẳng của kì thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. Đó còn là những giọt mồ hôi của phụ huynh trong cái nắng oi của thời tiết, sự hồi hộp, mong ngóng tin con đằng sau cánh cổng trường thi. Mùa hè - mùa của những ước mơ bắt đầu được chắp cánh và bay đến mọi phương trời. Mùa hè 2013 đã qua đi thật ý nghĩa với màu áo xanh căng tràn nhiệt huyết trên những chặng đường xa. Những bữa cơm đơn sơ nơi miền đất heo hút giúp chúng ta hiểu rằng hạnh phúc giản đơn là nụ cười hằn in vết chân chim trên gương mặt cha mẹ khi biết con luôn chăm ngoan và học tốt. Những ngày tháng tình nguyện bên nhau còn giúp những bóng áo xanh thêm yêu hơn, thêm gắn bó hơn với chính công việc thiện nguyện mình đang làm. Những ước mơ được chắp cánh bay cao và xa hơn trong mỗi chuyến đi tình nguyện vì cộng đồng. Một năm học mới lại bắt đầu với thật nhiều niềm vui và hứng khởi. Mái trường Đại học Văn hóa Hà Nội lại dang rộng vòng tay chào đón các tân sinh viên – người sẽ viết tiếp truyền thống cao đẹp của Nhà trường. Hướng tới kỉ niệm 55 năm ngày thành lập Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (26/3/1959 – 26/3/2014), chúng tôi – những người thực hiện nội san Sinh viên Văn hóa hi vọng rằng tất cả chúng ta - những thế hệ đã, đang và sẽ phát huy thế mạnh của bản thân, cố gắng không ngừng, nỗ lực học tập để bay tới những chân trời mới … Và, hi vọng rằng, Mái trường Đại học Văn hóa Hà Nội sẽ là nơi bắt đầu viết tiếp cuộc hành trình ước mơ của các bạn. Chào năm học mới 2013 - 2014! Hãy để những ước mơ bay cao, bay xa hơn nữa... Ban biên tập
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
HUC
Media Chịu trách nhiệm nội dung Phạm Văn Tám Những người thực hiện Mai Anh Tuấn Nguyễn Thị Tuyên Trần Thị Cúc Nguyễn Thu Hà Lê Thị Diệu Linh Phan Hằng Trịnh Thị Mai Nguyễn Duy Hoan Nguyễn Thùy Dương Phạm Thanh Nhàn Hoàng Ngân Anh Bùi Thị Hương Thảo Kỹ thuật Nguyễn Thị Huyền Trang
Trong soá naøy Điểm tin ...................................................................4 Không gian HUC Tiếng nói thầy cô ......................................................8 Tủ sách Sinh viên ...................................................10 360 HUC ................................................................12 Gương mặt sinh viên ..............................................14 Học, học nữa, học mãi ............................................16 Năm học then chốt .................................................20 Trò chơi dân gian ...................................................22 Xin chào! Tớ là “giám thị” SV ...............................32 HUC Photo Contest 2013 .......................................36 Cùng suy ngẫm Ngôn ngữ Teen: Cần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt ..............34 Giải trí Like Cafe ................................................................22 Fashion ...................................................................24 Xem như một giấc mơ ............................................30 Trắc nghiệm vui .....................................................40 Văn học - nghệ thuật ..............................................42 Cười nghiêng ngả ...................................................46 Bước chân tuổi trẻ Mùa hè xanh: Tuổi trẻ là những chuyến đi .............26 Chuyến đi tình nguyện của CLB SVTN Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số Chúng tôi đi tình nguyện ........................................28
ÑAÏI HOÏC VAÊN HOÙA HAØ NOÄI Ban biên tập xin được trân trọng cám ơn sự quan tâm, ủng hộ của Đảng ủy - Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trong trường và các bạn sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Đặc biệt, Nội san Sinh viên Văn hóa số 07 - 2013 xin được gửi lời cám ơn chân thành tới TS Nguyễn Thị Việt Hương - Trưởng phòng Đào tạo, bạn Nguyễn Thị Như Quỳnh - sinh viên lớp PH29A đã nhiệt tình tạo điều kiện cho BBT hoàn thành cuốn nội san Sinh viên Văn hóa. Chúng tôi rất mong muốn sẽ tiếp tục được nhận những ý kiến đóng góp, bài viết cộng tác từ các thầy cô giáo và các bạn sinh viên. Mọi bài viết xin được gửi về địa chỉ hucmedia@huc.edu.vn. facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 3
Điểm tin TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013 ( HỆ VLVH) TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI Căn cứ chỉ tiêu đào tạo Bộ Giáo dục và Đào tạo giao năm 2013, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội tuyển sinh đại học hệ VLVH ngành Quản lý văn hoá. nghệ thuật, Khoa Thư viện học, Việt Nam học, Bảo tàng học, Kinh doanh Xuất bản phẩm. Đối tượng tuyển sinh là những thí sinh phải có 1 trong những loại bằng tốt nghiệp sau: Trung học phổ thông, Bổ túc Trung học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung học nghề, Trung cấp nghề. Với những thí sinh có văn bằng tốt nghiệp Đại học Sinh viên tìm hiểu về thông tin tuyển sinh của các trường Đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thí sinh là Anh hùng lao động, Anh hùng theo Quy chế đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn sẽ được cấp bằng tốt nghiệp Đại học. quốc (có quyết định của Thủ tướng Chính phủ) có Dự kiến tổ chức thi tuyển sinh vào tháng 10 thể được xem xét tuyển thẳng. năm 2013. Thí sinh đăng ký dự thi xem số báo Thí sinh trúng tuyển học tại Trường Đại học danh và thời gian thi tuyển sinh trên website huc. Văn hoá Hà Nội. Sinh viên sau khi hoàn thành edu.vn từ ngày 01/10/2013 đến 10/10/2013. khóa học và đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp
S.T
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI: BƯỚC ĐẦU THÀNH CÔNG VỚI MÙA TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG 2013 Căn cứ vào chỉ tiêu đào tạo Bộ giáo dục và Đào tạo giao năm 2013, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tuyển sinh 1500 sinh viên (1100 hệ đào tạo Đại học; 400 hệ đào tạo Cao đẳng) gồm 10 khoa chuyên ngành. Ngày 26/7/2013 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã chính thức hoàn tất công tác chấm thi tuyển sinh Đại học năm 2013 và công bố kết quả tuyển sinh trên website của nhà trường huc.edu.vn. Mức điểm sàn trúng tuyển NV1 vào trường của khối C: Sinh viên phấp phỏng tra cứu điểm thi 16; khối D1: 15; khối R: 18,5; khối N1: 23,5; khối Giấy báo trúng tuyển đã được gửi về cho các N3:21,5. tân sinh viên của Đại học Văn hóa Hà Nội. Ngày Với kết quả trúng tuyển khá cao của nguyện 06/09/2013, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tiến vọng 1, nhà trường chỉ dành 230 chỉ tiêu tuyển hành làm thủ tục nhập học cho tân sinh viên K54. sinh NV2 cho trình độ Đại học; 250 chỉ tiêu tuyển Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển NV2: từ ngày 20/8/2013 đến hết ngày 08/09/2013. sinh bổ sung trình độ Cao đẳng. D.H
4 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI TU SỬA CƠ SỞ VẬT CHẤT HƯỚNG TỚI CHÀO MỪNG LỄ KỈ NIỆM 55 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG Nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới chào mừng lễ kỉ niệm 55 năm ngày thành lập Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (26/3/1959 – 26/3/2013), nhà trường đã tiến hành tu sửa cơ sở vật chất từ đầu năm học 2012 – 2013. Đầu tiên là việc luân chuyển, thay đổi không gian căng – tin và Trung tâm Thông tin thư viện hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của sinh viên và cảnh quan sư phạm của nhà trường. Tháng 07/2013, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tiến hành tu sửa toàn bộ giảng đường A, B, D theo lối kiến trúc mới, khá khang trang và sạch đẹp. Do gặp vấn đề khó khăn về thời tiết nên tiến độ thi công công việc có phần chậm hơn so với kế hoạch. Tuy nhiên bắt đầu năm học 2013 – 2014, sinh viên đã được học trong giảng đường mới với cơ sở vật chất ngày một tốt hơn. Giảng đường B đã cơ bản hoàn thiện. Hiện nay phần giảng đường A
Diện mạo mới của giảng đường B
và D đang khẩn trương hoàn thiện để tháng 9 tới, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội mang một diện mạo mới chào đón các em tân sinh viên K54 về nhập học khóa học 2013 – 2017. G.Đ
YOUTH DAY 2013 TÔI TỰ HÀO TÔI NGƯỜI VIỆT NAM Nhằm kết nối thế hệ trẻ - những con người mang đầy nhiệt huyết, chung mục đích, chung lý tưởng và cùng mong muốn hành động thiết thực cho xã hội Việt Nam phát triển và tươi đẹp, Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam, Viện Huyết học Truyền máu TW, Thành Đoàn - Hội LHTN TP Hà Nội, Hội thanh niên vận động hiến máu Hà Nội chuẩn bị tổ chức ngày hội Youth Day 2013 vào ngày 25/8/2013. Youthday 2013 không chỉ nổi bật với các hoạt động hiến máu nhân đạo mà còn tạo cơ hội để các nhóm Tình nguyện viên thể hiện cá tính và sự sáng tạo của mình thông qua việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sự kiện, hưởng ứng 5 chủ đề nóng của giới trẻ hiện nay: Giới trẻ nói không với thuốc lá, Giới trẻ với cộng đồng LGBT, Giới trẻ với An toàn giao thông, Giới trẻ với mạng xã hội, Giới trẻ với hoạt động tình nguyện.
Logo chính thức của Youth day 2013
Hi vọng rằng Youth day 2013 sẽ là ngày hội của những người cùng chung ý tưởng xây dựng một xã hội Việt Nam phát triển tươi đẹp hơn. G.L
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 5
NỮ SINH VIÊN VIỆT NAM DUYÊN DÁNG 2013 Cuộc thi “Nữ sinh viên Việt Nam duyên dáng 2013” do tập đoàn IMC – TodayTV, SNTV phối hợp cùng Cổng tri thức Thánh Gióng tổ chức với quy mô trên toàn quốc từ tháng 7 đến tháng 11/2013, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Trung ương hội Sinh viên Việt Nam… nhằm tìm kiếm, tôn vinh vẻ đẹp, trí tuệ, tài năng dành cho các nữ sinh viên Việt Nam. Với chủ đề “Vẻ đẹp của sự thông minh” cuộc thi còn là hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kì 2013 – 2018 và chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11). Đối tượng dự thi là nữ sinh viên có độ tuổi từ 18-24. Cuộc thi có tổng trị giá gần 500 triệu đồng, trong đó giải nhất được 200 triệu đồng. Ngoài ra, BTC còn trao các giải tài năng, thân thiện, mặc áo dài đẹp nhất... Đặc biệt, thí sinh đạt giải nhất, giải nhì, giải ba cuộc thi được tham gia Hành trình
Hình ảnh về chương trình
Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương ra thăm Trường Sa do Trung ương Đoàn tổ chức năm 2014. Hiện nay, một số sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã nộp hồ sơ tham dự. Với thành công từ những cuộc tìm kiếm nữ sinh tài năng có sự tham gia của Sinh viên trong trường, chúng ta hoàn toàn tin tưởng ở “Nữ sinh viên Việt Nam 2013” cái tên Đại học Văn hóa Hà Nội sẽ được xướng danh một lần nữa! Cheerry
KỶ NIỆM 50 NĂM THANH NIÊN XUNG PHONG TÌNH NGUYỆN VÌ THỦ ĐÔ Hưởng ứng phong trào “Xung phong tình nguyện vượt kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ Nhất (1961 – 1965)” với tinh thần thanh niên sẵn sàng “Đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần đến” do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động, Thành đoàn Hà Nội đã phát động phong trào vận động thanh niên Thủ đô xung phong tình nguyện đi xây dựng kinh tế và phát triển văn hóa miền núi. Kết quả, gần một vạn thanh niên Hà Nội đã đến tham gia lao động sản xuất và công tác ở gần 100 cơ sở thuộc các ngành nông nghệp, lâm nghiệp, giáo dục, giao thông từ các tỉnh miền núi phía Bắc đến miền Trung. Truyền thống của thế hệ cha ông đi trước, những thanh niên xung phong tình nguyện của 80 năm về trước đã là một hình ảnh đầy mẫu mực và
6 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Trao tặng Bằng khen cho thế hệ thanh niên xung phong của 80 năm về trước.
tiêu biểu cho thế hệ người trẻ Việt ngày nay. Đó sẽ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà mỗi người chúng ta vần lữu giữ và phát huy. Hi vọng phong trào Thanh niên xung phong tình nguyện vì Thủ đô sẽ thành công và thu được nhiều thành quả. Miên
CAREER FAIR 2013 - JOB TOWN Trải qua 2 lần tổ chức vào năm 2011 và 2012, sự kiện “Ngày Hội Việc Làm” đã để lại ấn tượng tốt đẹp cho các công ty tham dự cũng như các bạn sinh viên tại Hà Nội. Năm nay, CLB Marketing RMIT tiếp tục giới thiệu Ngày hội nghề nghiệp với chủ đề: “Thị trấn việc làm”. “Thị trấn việc làm” sẽ mang lại cho bạn cơ hội nộp CV và hồ sơ trực tiếp cho các nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, bạn sẽ được lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận với các khách mời – là những chuyên gia trong các bộ phận, lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Có cơ hội tiếp cận đến nguồn thông tin tuyển dụng chuyên biệt. Đây cũng là cơ hội hiếm có để bạn có thể mở rộng các mối quan hệ với các đối tác tương lai. Các lĩnh vực được tuyển dụng: Audit (kiểm toán) Media (truyển thông), Event Management (quản lý sự kiện), Logistics (hậu cần), IT, Hospitality (khách sạn), FMCG (fast moving consumer goods - ngành hàng tiêu dùng nhanh), Securities (chứng khoán), Banking (ngân Poster của chương trình hàng), human resources (nhân sự) ... CROWNE PLAZA, 36 Lê Đức Thọ, Từ Liêm, Hà Bắt đầu từ 13h ngày 24/8/2013 “Ngày hội tuyển Nội. Giá vé vào cửa: 50.000 đồng. D.M dụng – thị trấn việc làm” chính thức mở cửa tại
VIỆT NAM GIÀNH GIẢI NHÌ TẠI ROBOCON CHÂU Á 2013 Chiều 18/8/2013, cuộc thi sáng tạo Robot quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương 2013 (ABU Robocon 2013) lần thứ 12 khép lại với ngôi vị cao nhất thuộc về đội tuyển đến từ Học viện Kỹ thuật Kanazawa, Nhật Bản. Ngôi vị Á quân ABU Robocon 2013 thuộc về đội Việt Nam 1. Cuộc thi Robocon 2013 tổ chức tại Đà Nẵng quy tụ 19 đội tuyển sáng tạo Robot đến từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia tại Việt Nam - nước chủ nhà năm nay. Gia đình là chủ đề của cuộc thi năm sau với thông điệp nêu cao tầm quan trọng của các mối quan hệ trong gia đình. Ấn Độ sẽ là nước đăng cai tổ chức ABU Robocon 2014.++++
Đội Việt Nam lên nhận giải Nhì tại cuộc thi
Hiện nay, ABU Robocon là một sự kiện đặc biệt thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên yêu khoa học công nghệ. Mẫn
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 7
Tiếng nói thầy cô
TS Nguyễn Thị Việt Hương:
“Phaán khôûi vôùi
chaát löôïng ñaàu vaøo”
Vôùi söùc noùng töø muøa tuyeån sinh Ñaïi hoïc, Cao ñaúng 2013 vaø möøng naêm hoïc môùi 2013 - 2014, noäi san SVVH ñaõ coù buoåi troø chuyeän ngaén vôùi TS Nguyeãn Thò Vieät Höông - Tröôûng phoøng Ñaøo taïo xung quanh moät soá vaán ñeà ñang ñöôïc sinh vieân heát söùc quan taâm. PV: Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng luôn là một trong những công việc rất nặng với khối lượng lớn các đầu việc. Cô có thể chia sẻ cụ thể hơn về công tác chuẩn bị cho mùa tuyển sinh? TS Việt Hương: Một mùa tuyển sinh Đại học, Cao đẳng thường được các thầy cô khởi động triển khai từ tháng 11, tháng 12 hàng năm. Công việc là lên danh sách dự kiến các ngành/chuyên ngành sẽ tuyển sinh hay tạm dừng; dự kiến chỉ tiêu đào tạo của mỗi ngành/chuyên ngành gửi lên Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp đến là công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, gửi những thông tin cơ bản trong cuốn “Những điều cần biết về Đại học, Cao đẳng” hàng năm, công tác chuẩn bị cho ngày hội tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. Công việc có lẽ tốn nhiều thời gian, công sức và yêu cầu cao nhất chính là việc tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thông tin cá nhân, kiểm tra mã ngành, mã dự thi để nhập vào máy tính. Cả việc tìm kiếm
8 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
những địa điểm tổ chức thi, rồi thuê địa điểm thi, thuê giám thị, giáo viên chấm thi… cũng cần phải có kế hoạch rõ ràng. Và thông thường lịch công tác tuyển sinh của những cán bộ trong Ban tuyển sinh Đại học, Cao đẳng thường kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm. PV: Những thuận lợi và khó khăn mà các thầy cô trong Ban tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2013 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã trải qua? TS Việt Hương: Thuận lợi lớn nhất của công tác tuyển sinh Đại học, Cao đẳng chính là sự chuẩn hóa cao trong các quy trình của kỳ thi tuyển sinh Quốc gia với những quy định hết sức chặt chẽ. Hội đồng Tuyển sinh các trường Đại học, Cao đẳng sẽ nằm dưới sự chỉ đạo chính của Ban chỉ đạo tuyển sinh Quốc gia. Và khi mùa tuyển sinh bắt đầu, ai cũng nghĩ đây là một công việc hết sức quan trọng nên tất cả đều làm việc với một sự cẩn trọng cao
trong công việc, tinh thần làm việc nghiêm túc để đạt được kết quả tốt nhất, tạo nên mùa tuyển sinh thành công. Còn khó khăn thì có lẽ nhiều hơn. Khó khăn lớn nhất và có lẽ làm căng thẳng nhiều nhất chính là việc hoạt động tuyển sinh vẫn luôn song hành với các hoạt động đào tạo khác của Nhà trường trong suốt cả năm học. Đặc biệt, tháng 5, tháng 6 thường là thời điểm các đầu việc chồng chéo lên nhau trong một thời gian ngắn với thi cuối kỳ của sinh viên, kỳ thi tốt nghiệp, bảo vệ khóa luận của sinh viên năm cuối cùng với thời gian cao điểm của mùa tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. Khó khăn tiếp theo là việc kiểm tra dữ liệu của các thí sinh dự thi. Có rất nhiều bạn không nắm rõ mã ngành, chuyên ngành dự thi để điền đầy đủ, chính xác các thông số. Khi đó, các thầy cô sẽ phải ngồi lại kiểm tra từng mã ngành, từng mã dự thi của các bạn để nhập lại các thông số vào máy tính một cách chính xác nhất. Công việc này đòi hỏi thời gian và công sức khá nhiều. Nếu như không cẩn thận sẽ rất dễ gây ra những nhầm lẫn, sai sót cho các bạn thí sinh. Hay đôi khi có nhiều chuyên ngành mới, các thí sinh không nắm rõ thông tin một cách chính xác nhất nên các thầy cô lại phải nhập lại một lần nữa. PV: Mùa tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2013 đã kết thúc. Cô có thể chia sẻ những thông tin nổi bật nhất của mùa tuyển sinh vừa qua? TS Việt Hương: Mùa tuyển sinh Đại học, Cao đẳng vừa qua, cô thực sự có ấn tượng rất lớn với 3 điều. Điều đầu tiên là điểm 9,5 môn lịch sử tại Hội đồng thi trường ta. Cô đã rất bất ngờ và chính mình đã yêu cầu Hội đồng chấm thi thanh tra lại bài thi đó. Nhưng sau khi xem xét lại thật kỹ bài thi, các thầy cô giáo đã đồng ý bài thi đó hoàn toàn xứng đáng với số điểm thưởng đó. Điều thứ hai thuộc về môn Văn với số điểm 9. Điều thứ ba chính là lần đầu tiên trường ta có một thủ khoa khối C đạt 25,5 điểm. Cả 3 điều đều chưa có tiền lệ trước đó nên với tư cách là Trưởng phòng Đào tạo, cô thấy rất vui với kết quả đó. PV: Nhìn vào kết quả đầu vào của sinh viên K54, cô có suy nghĩ như thế nào về khóa sinh viên mới của trường ta? TS Việt Hương: Nếu như để nhìn vào điểm số đầu vào của sinh viên K54 trường ta thì đây rõ ràng là một dấu hiệu rất đáng phấn khởi và khả quan. Điểm xét tuyển nguyện vọng trúng tuyển đợt 1 của
các em khá cao. Nhưng không vì thế mà chúng ta được chủ quan với chất lượng đào tạo trong thời gian tới. Vì nếu xét trên nhiều chiều, nhiều yếu tố thì điểm đầu vào này chưa thể nói lên tất cả. PV: Năm học 2013 – 2014 là năm học thứ 2 trường ta triển khai hình thức đào tạo tín chỉ. Phòng Đào tạo đã có những kế hoạch cũng như cách thức đăng ký môn học như thế nào dành cho sinh viên K52, K53, và K54 để giúp các bạn nắm rõ hơn về hình thức này? TS Việt Hương: Trường ta đang áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ một cách rất thận trọng. Các thầy cô luôn lo lắng cho việc sinh viên không theo kịp chương trình, không theo kịp với một hình thức đào tạo mới nên đã tận dụng và tạo điều kiện tốt đa giúp đỡ cho sinh viên. Ví như năm đầu tiên vừa qua, với số lượng sinh viên học theo hình thức này còn ít (mới áp dụng với sinh viên K52, K53) nên phòng Đào tạo liên tục mở các lớp học tín chỉ để sinh viên đăng ký và đảm bảo tiến độ học tập. Nhưng sang năm nay và các năm sau, số lượng sinh viên tăng lên thì sẽ không thể có việc mở lớp liên tục như vậy nữa. Sinh viên phải tự chủ động tìm kiếm thông tin về các đợt mở lớp, cách thức đăng ký trên hệ thống. Bên cạnh đó, phòng Đào tạo cũng tiến hành mở lớp tập huấn 2 ngày tại phòng máy cho sinh viên mới để các em nắm bắt cũng như thao tác thành thạo hơn các kỹ năng khi đăng ký học và quản lý tài khoản sinh viên cá nhân của mình. Năm nay, chúng tôi đang chủ trương sẽ tiến hành hướng dẫn các bạn sinh viên tình nguyện các khóa trên về cách thức đăng ký, những môn học tiên quyết trong đào tạo tín chỉ để chính các bạn sẽ là những người trực tiếp hướng dẫn lại cho sinh viên K54. Sinh viên giúp đỡ sinh viên sẽ có những thuận lợi riêng. Xin cám ơn cô về buổi trò chuyện ngày hôm nay! Huyền Trang - Hà Thu (ghi nhanh) Caùc baïn sinh vieân neáu coù thaéc maéc veà hình thöùc ñaøo taïo tín chæ, ñieåm soá hay quaù trình hoïc taäp taïi tröôøng ñeàu coù theå göûi caâu hoûi veà cho BBT theo ñòa chæ e-mail: hucmedia@huc.edu.vn. Caùc baïn coù theå tìm kieám nhöõng giaûi ñaùp nhanh cuûa TS Vieät Höông veà ñaøo taïo tín chæ (huûy lôùp ñoät xuaát, ñieåm nhaäp vaøo heä thoáng, ñieåm caûi thieän...) taïi fanpage cuûa CLB Truyeàn thoâng: facebook.com/HUCMedia
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 9
Tủ sách sinh viên Cuốn tự truyện “Xách ba lô lên và đi” của Huyền Chip vẫn luôn nóng, luôn được nhiều bạn trẻ tìm đọc và trải nghiệm những cảm giác thú vị của cô gái Việt trẻ trên chặng đường khám phá thế giới qua từng trang sách. HUCers ai đã đọc cuốn tự truyện này? Tuổi trẻ, tuổi để đi, để trải nghiệm, để sống với những cảm xúc chân thật nhất của chính mình. Người trẻ bây giờ, ai cũng luôn có nhiều hơn một ước mơ, một khát khao sống, nhưng có người sẽ hỏi “Họ dám mơ, nhưng mấy ai dám làm?”. Rõ ràng khi đánh giá lớp trẻ ngày nay, sẽ có nhiều cái lắc đầu ngán ngẩm, có nhiều cái bĩu môi chê bai, hoặc nhiều suy nghĩ tiêu cực về cách sống của họ. Đọc “Xách ba lô lên và đi” của cô bạn 9X Huyền Chip vào một ngày cuối tháng 8 khi mà lá đã khởi sắc vàng, và nắng chẳng còn hanh hao, tôi thấy băn khoăn về cái thứ gọi là “tuổi trẻ”, về những điều được mình ưu ái gọi bằng hai tiếng “ước mơ”. Năm 2010, cô gái 19 tuổi Huyền Chip đã thực hiện ước mơ đi du lịch vòng quanh thế giới của mình chỉ với 700$ trong túi. Có người tin, có kẻ hoài nghi. Và giữa dư luận có nhiều ý kiến trái chiều này, cô gái nhỏ với trái tim can đảm ấy vẫn thu hút sự chú ý không chỉ từ hàng nghìn bạn trẻ ở khắp mọi nơi trên thế giới mà còn khiến nhiều người sẵn sàng bỏ tiền túi của họ ra để tài trợ cho chuyến đi của Chip. “Xách ba lô lên và đi” không phải một cuốn cẩm nang du lịch, nó không dạy bạn cách làm sao để kiếm đủ tiền cho chuyến đi vòng quanh thế giới. Cuốn sách cũng sẽ không khiến bạn hài lòng nếu bạn đang mong chờ vào một ngòi bút sắc sảo, với câu từ chau truốt, đậm văn phong của nghệ sĩ. Đây đơn giản chỉ là một cuốn sách ghi lại hàng trăm câu chuyện trong suốt quá trình đi của Chip, từ những chuyện to lớn ảnh hưởng đến suy nghĩ của cô gái đến những chuyện vụn vặt xảy ra hàng ngày hàng giờ xung quanh chuyến hành trình. Với cách viết đơn giản, ngắn gọn, ngôn ngữ chân thực, thậm chí là suồng sã, Huyền Chip khiến độc giả mê mẩn những trang viết của mình ngay từ khi nó mới chỉ xuất hiện trên Facebook và blog cá nhân của mình. Xuất bản thành sách, với tựa của
10 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
tập 1 “Châu Á là nhà. Đừng khóc!”, Huyền Chip đã đẩy tên tuổi của mình thành một hiện tượng trong cộng đồng mạng cũng như đối với những người đọc trẻ trong thời gian gần đây. Bắt đầu ở Brunei, sang Malaysia, đến Myamar, những tưởng cô gái không thể trụ được khi mà trong những ngày đầu tiên ở Brunei, Chip thấy thực nản lòng và còn có ý từ bỏ hành trình mạo hiểm này để quay về. Tiền, visa, rồi couchsurfing, độc giả thấy rõ những vấn đề khó khăn mà Chip gặp phải ngay từ khi bắt đầu. Chip đơn độc, lang thang ở đường phố Brunei, đôi lúc chỉ muốn nhanh chóng kết thúc hành trình để trở về nhà. Nhưng bằng một cách nào đấy, cô gái nhỏ vẫn tiếp tục hành trình theo cách của riêng mình. Cứ đi,là lại có động lực, động lực để khám phá những miền đất mới, con người mới. Cứ đến một địa điểm mới, quen những người bạn mới, Chip dường như lại có thêm quyết tâm và khát khao để đi thêm. Qua Sibu,
Kuching, tới Kota Kinabalu, Gawai, Mandalay, Bagan,… rồi là Myamar, Chip đi nhiều hơn những gì mà người đọc có thể tưởng tượng. Đôi khi, ở những năm tháng tuổi trẻ, chúng ta có thể làm được nhiều thứ hơn những gì chúng ta nghĩ trước đó. Thế mới nói, nghĩ mà không làm thì thật đáng chán! Rời Đông Nam Á, Chip tới Ấn Độ - Nepal. Ở Ấn Độ, từ cảnh đến người đều khiến Chip say mê. Kolkata, rồi Sundarbans, Mumbai, Pune rồi Delhi, Diwali, Kashmir, rồi tới Taj Mahah, Varanasi… Có lẽ trong suốt quãng thời gian Chip ở Ấn Độ, độc giả sẽ chẳng thể quên Veera – chàng trai Ấn với nước da nâu sạm, nụ cười tươi khoe má lúm đồng tiền, người mà Chip có nhiều tình cảm nhất ngay từ lần gặp đầu tiên. Mặc dù yêu Veera, nhưng có lẽ vì Chip còn trẻ, nên tình yêu ấy vẫn chưa đủ sức giữ chân Chip. Cô gái nhỏ vẫn lựa chọn bước tiếp, niềm đam mê của Chip vẫn còn, Chip chưa muốn dừng lại, cái khát khao được đi, được trải nghiệm mạnh hơn tất thảy, thôi thúc Chip từ ngày này qua tháng khác. Còn nhớ lời chúc của Veera được Chip in ngay từ những trang đầu tiên của sách như thể hiện sự trân trọng của Chip dành cho anh. Veera viết “Em là cô gái dũng cảm nhất mà anh từng gặp. Đi đến bất cứ nơi nào em muốn, nhưng hãy nhớ rằng, hành trình thực sự không phải là về những nơi em đến, mà là về những người em gặp.” Lại nghĩ, đi nhiều cũng để làm gì khi mà nếu gặp được người này, ta lại quên người kia? Tôi cho rằng, sự níu kéo của Veera theo như lời Chip kể có đến chín phần là tâm ý, một phần là hi vọng. Nhưng khi duyên chưa đủ, tình chưa sâu, thì đành phải để người thất vọng.
những cảm xúc thật thà nhất của một con người trước những biến cố của cuộc sống; là thái độ sống chân thành, giản dị, không màu mè, cũng chẳng chút khoa trương. Dù vô tình hay hữu ý thì những người Chip đã gặp trên đường đi là những người buộc phải xuất hiện trong cuộc đời Chip. Để có tiền duy trì cho hành trình của mình, Chip làm đủ nghề trên đường đi: từ diễn viên quần chúng ở Bollywood, viết báo cho các website tiếng Anh, đến làm ở sòng bạc, hái hoa quả, hay chạy bàn... Có lẽ có nhiều người không tin vào chuyến hành trình của Huyền Chip, không tin vào sức dẻo dai và độ cứng của tuổi trẻ, nhưng không ai có thể phủ nhận những gì Huyền Chip đã trải nghiệm từ gần hai năm đi vòng quanh thế giới. Mới chỉ là tập 1, hành trình của Chip chưa kết thúc, và có lẽ nó sẽ chẳng bao giờ kết thúc trong suy nghĩ của Chip, dù là bây giờ hay sau này. Tuy nhiên, Chip đã nói: “Đi không để chứng minh gì cả, không để thay đổi cuộc sống mà đơn giản vì đi là mơ ước”. Chip có sự đam mê, có sự can đảm, nhưng Chip cũng không bỏ mặc lại tất cả để mà đi. Nói cách khác, Chip đi không phải để trốn tránh trách nhiệm với gia đình, với đất nước, việc “xách ba lô lên và đi” chỉ là một-trong-số những việc Chip muốn làm chứ không phải là việc duy nhất Chip muốn.
Hoàng Thúy Hiền (VB1)
Tạm biệt Ấn Độ, tạm biệt Nepal, Chip bước sang vùng Trung Đông, bắt đầu từ Ai Cập với những kim tự tháp cổ kính, với những biến cố thất thường về các cuộc bạo động. Đi tới Alexandria, Siwa, Luxor, Aswan, rồi sang cả Israel, tìm đến Palestine, Jerusalem, rồi cuối cùng là thiên đường Sinai, Chip đi không ngừng nghỉ, càng đi, “máu” mạo hiểm trong người Chip càng được kích thích. Đến giờ có thể coi việc “đi” của Chip như là một việc làm có quy luật. Công việc này không hề có deadline, cũng chẳng có người quản lý, chỉ duy trì bằng đam mê và sự quyết tâm của Chip. Và cái mà Chip nhận được từ công việc này đó là những người bạn từ lạ lẫm đến thân sơ, là những tình cảm đáng quý giữa người với người trên khắp thế giới, không phân biệt chủng tộc, màu da và độ tuổi; là
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 11
360 HUC
Phoøng Coâng taùc sinh vieân
Phoøng Coâng taùc sinh vieân cuøng vôùi caùc phoøng, ban khaùc trong Nhaø tröôøng vôùi nhöõng chöùc naêng, nhieäm vuï khaùc nhau, nhaèm phuïc vuï toát nhaát cho ñoái töôïng chính laø sinh vieân tröôøng Ñaïi hoïc Vaên hoùa Haø Noäi vôùi muïc tieâu “Laáy ngöôøi hoïc laøm trung taâm”. Song khoâng phaûi sinh vieân Vaên hoùa naøo cuõng bieát roõ nhöõng chöùc naêng, nhieäm vuï cuûa phoøng. Moãi khi coù vaán ñeà thaéc maéc, caùc baïn laïi khoâng bieát phaûi tìm kieám lôøi giaûi ñaùp taïi ñaâu. Haõy cuøng khaùm phaù chöùc naêng vaø nhieäm vuï chính cuûa phoøng Coâng taùc sinh vieân nheù!
Tham mưu cho Ban Giám hiệu về công tác chính trị - tư tưởng đối với cán bộ, sinh viên hệ chính quy, học viên hệ vừa làm vừa học, học viên sau đại học, nghiên cứu sinh; chế độ chính sách của sinh viên.
Chöùc naêng
Cô caáu toå chöùc
Trưởng phòng Th.S Lại Phú Hạnh
Tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến giáo dục chính trị - tư tưởng, chế độ chính sách của sinh viên; khen thưởng, kỷ luật sinh viên và quản lý sinh viên, học viên. Công tác chính trị, tư tưởng và Tổ chức sự kiện.
12 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Công tác Nhà văn hóa.
Công tác văn phòng.
Nhieäm vuï
Coâng taùc chính trò, tö töôûng
Tổ chức Tuần sinh hoạt Công dân – Sinh viên hằng năm; học lại đối với những sinh viên không đủ điều kiện chuyên cần hoặc không tham gia sinh hoạt đầu năm; chấm điểm bài thu hoạch. Tổ chức các chương trình sinh hoạt chính trị - tư tưởng; các hoạt động thông tin tuyên truyền - giáo dục; các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm cho cán bộ và sinh viên, học viên. Tổ chức học tập quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước; các buổi nói chuyện thời sự ngoại khoá trong cán bộ và sinh viên, học viên Chụp ảnh, viết tin, bài trên mục Tin tức – Sự kiện trang website của nhà trường và tham gia Ban Quản trị trang web. Trang hoàng băng, cờ, khẩu hiệu trong khu vực trường và ở các Hội nghị do trường tổ chức.
Quaûn lyù sinh vieân
Tổ chức việc làm Thẻ sinh viên, Thẻ Học viên, làm thủ tục mua các loại bảo hiểm cho sinh viên. Lập hồ sơ quản lý, theo dõi về tư tưởng, đạo đức, quá trình học tập và đánh giá kết quả điểm rèn luyện của sinh viên hệ chính quy. Tổ chức việc xét học bổng khuyến khích học tập sinh viên và thực hiện một số chế độ, chính sách, trợ cấp xã hội khác đối với sinh viên. Phối hợp với Hội sinh viên tổ chức Hội nghị đối thoại hàng năm giữa sinh viên với lãnh đạo nhà trường. Nhận xét, đánh giá sinh viên hàng năm và cả quá trình học tập và đánh giá kết quả điểm rèn luyện trong trường.
Quaûn lyù Nhaø vaên hoùa
Quản lý, sử dụng trang thiết bị được nhà trường trang bị cho Nhà văn hoá và tổ chức hoạt động của Nhà văn hóa theo đúng quy định của nhà trường. Phụ trách công tác cho thuê, mượn Nhà văn hóa.
Soaïn thaûo vaên baûn lieân quan ñeán nhieäm vuï cuûa Phoøng
Caùc nhieäm vuï khaùc
Thoâng tin lieân heä Trụ sở: N.105, N.106, N107 Nhà N. Điện thoại: 043.8511971 – máy lẻ 147, 175 Fax: 043.5141629 Email: congtacsinhvien@huc.edu.vn Năm thành lập: 1998 (tiền thân là Phòng Tuyên huấn) Một số lần đổi tên Phòng: + Từ năm 1998 – 2002: Phòng Công tác chính trị + Từ năm 2002 – 2006: Phòng Công tác chính trị & Quản lý sinh viên + Từ năm 2006 – nay: Phòng Công tác sinh viên
Neáu caùc baïn coù thaéc maéc hay caâu hoûi veà vò trí, chöùc naêng, nhieäm vuï cuûa caùc phoøng ban trong Nhaø tröôøng, xin haõy göûi caâu hoûi veà BBT ñeå chuùng toâi giuùp caùc baïn sôùm tìm ñöôïc caâu traû lôøi chính xaùc nhaát. Caâu hoûi xin göûi veà theo 2 caùch: - E-mail: hucmedia@huc.edu.vn - Fanpage facebook.com/HUCMedia Moïi thoâng tin chi tieát xin lieân heä ñöôøng daây noùng: Huyeàn Trang: 0979 543 992
Xin chaân thaønh caùm ôn caùc thaày coâ phoøng Coâng taùc sinh vieân ñaõ taïo ñieàu kieän toát nhaát cho BBT trong quaù trình laøm vieäc! BBT facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 13
Gương mặt sinh viên
nHÖ qUYØNH: Yeâu
tình nguyeän Thích
ca haùt Pro5: Tên khai sinh: Nguyễn Thị Như Quỳnh Sinh ngày: 30/11/1992 Nick name: Hổ Báo Sở thích: chơi bóng rổ, ca hát Thành tích cá nhân: - Giấy khen tham gia chương trình Chào Xuân 2011. - Sinh viên 5 tốt năm học 2012. - Giấy khen của UBND xã Thụy An (Ba Vì) năm 2013. - Là thành viên tích cực trong các hoạt động văn hóa - nghệ thuật của CLB Nghệ thuật, khoa Xuất bản phát hành. PV: Mùa hè 2013 của Quỳnh như thế nào? Như Quỳnh: Mùa hè của Quỳnh năm nay đã đánh dấu một bước trưởng thành lớn trong suy nghĩ và nhận thức của bản thân. Là sinh viên năm thứ 3, cũng chuẩn bị bước vào năm thứ 4 thì cơ hội được tham gia các hoạt động ngoại khóa không còn được nhiều. Chính vì thế, hè này, tôi đã vinh dự được tham gia hoạt động tại 2 điểm cầu tình nguyện là xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) cùng với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Văn hóa Hà Nội và xã Thụy An (Ba Vì) do chính CLB Sinh viên tình nguyện khoa Xuất bản Phát hành tổ chức. Trong chuyến đi tình nguyện tại xã Tiên Lữ, chúng tôi đã cùng nhau tu sửa lại lớp học cho trẻ em mẫu giáo bằng tất cả sự nỗ lực, nhiệt tình của sinh viên tình nguyện. Tôi tin rằng các bạn đã có những trải nghiệm không thể nào quên trong 9 ngày sống và sinh hoạt tại đó. Và cuối tháng 7 vừa qua, khoa Xuất bản Phát hành đã tổ chức chương trình tình nguyện tại xã Thụy An - Ba Vì. Chúng tôi đã tới thăm và tặng quà cho
14 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
những em nhỏ trong trại phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật. Qua chuyến đi đó, tôi chợt nhận ra mình còn quá may mắn khi được khỏe mạnh và học tập. Nhìn những giọt nước mắt của các bạn thành viên lần đầu tiên được gặp các em, tôi biết các bạn đang rất xúc động. Tôi cũng không thể quên đêm dâng nến tri ân các anh hùng liệt sĩ. Chương trình như một lời nhắc nhở cho thế hệ trẻ chúng tôi về đền ơn đáp nghĩa – uống nước nhớ nguồn. Mùa hè 2013 trôi qua trong tôi trọn vẹn một màu xanh tình nguyện, màu xanh khát vọng và ước mơ. PV: Hiện nay, Quỳnh đang hoạt động khá năng nổ với vị trí Chủ nhiệm CLB SVTN khoa Xuất bản – Phát hành. Đặc biệt, trong chiến dịch mùa hè xanh 2013, bạn đã gần như chủ động hoàn toàn trong việc tổ chức chuyến đi tình nguyện của khoa. Bạn có thể chia sẻ một chút về hành trình tình nguyện này? Như Quỳnh: Đã chia sẻ ở trên, chuyến đi tình nguyện xa năm nay của khoa Xuất bản Phát hành,
tôi hướng tới mục tiêu tương thân tương ái và tinh thần đền ơn đáp nghĩa. Với sự đồng hành đắc lực của bạn Nguyễn Mai Quỳnh là thành viên của CLB và đồng thời là đoàn viên của xã Thụy An thì chuyến đi 5 ngày đã diễn ra thành công với nhiều hoạt động ý nghĩa. Năm nay khi đứng ra tổ chức chuyến đi cho mọi người tôi mới hiểu các anh chị khóa trước đã phải vất vả như thế nào. Số lượng năm nay lại khá đông với 42 thành viên, việc tổ chức và sắp xếp chỗ ăn ở sinh hoạt và an ninh cho mọi người là hết sức quan trọng. Rồi cả sự quan tâm, chỉ đạo từ phía các thầy cô giáo trong khoa Xuất bản Phát hành cũng như BCH Đoàn trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Hôm tổng kết chương trình, chúng mình vinh dự được đón các thầy cô xuống tham dự và phát biểu. PV: Kỷ niệm nào đáng nhớ nhất trong chuyến đi của bạn? Như Quỳnh: Kỉ niệm đáng nhớ nhất của Quỳnh đó chính là vào đêm tổng kết hoạt động tình nguyện của khoa Xuất bản Phát hành. Vào lúc 1 giờ sáng, có một em năm thứ nhất bị đau dạ dày cấp. Khi em không dịu cơn đau ai cũng rất lo lắng. Mình cùng một anh trong BCH Đoàn xã Thụy An đã quyết định mang em qua trung tâm y tế để cấp cứu. Em đau tới nỗi mặt mũi tái mét mà cứ bảo không sao. Đêm hôm đó, trời lại trở mưa nhưng ba anh em vẫn đội mưa đi trong đêm. Chắc ông trời thương nên cho gặp đúng bác sỹ tận tình chu đáo. Tôi ngồi trông em nghỉ và siêu âm chẩn bệnh. Kết quả là bác sỹ cho biết bệnh không quá nghiêm trọng, chỉ cần nghỉ ngơi 1 chút thì có thể về. Ba anh em nhìn nhau mà thở phào nhẹ nhõm. PV: Không chỉ năng nổ tại khoa, Quỳnh còn là một cây văn nghệ trong CLB Nghệ thuật của Nhà trường? Tại sao bạn lại tham gia nhiều như vậy? Như Quỳnh: Tôi thích ca hát lắm cho nên được hoạt động trong CLB Nghệ thuật là vinh dự, mong muốn và niềm vui của Quỳnh. Quỳnh thích
được trải nghiệm và trưởng thành trong nhiều môi trường khác nhau. Những buổi tập và đi diễn cùng mọi người đã cho Quỳnh rất nhiều kỉ niệm đẹp trong quãng đời sinh viên của mình. Cả những cơ hội được gặp gỡ những người nghệ sỹ mình yêu thích, khả năng tự tin trên sân khấu. Đó là những điểm cộng tuyệt vời mà nếu như không tham gia, các bạn sẽ khó mà được trải nghiệm thật. PV: Thời gian hoạt động ngoại khóa đã chiếm khá nhiều thời gian, bạn thu xếp việc học tập như thế nào? Như Quỳnh: Thực sự thì Quỳnh ít khi bị rối ren trong việc phân bổ các công việc của mình. Tại vì ở trên lớp Quỳnh may mắn được làm lớp trưởng nên không được ngủ gật, cũng không dám bỏ học hay trốn tiết (cười). Chủ yếu là Quỳnh học và hiểu bài ngay tại lớp, tránh tình trạng ậm ừ về nhà đọc lại. Sinh viên chúng mình tìm được người chăm tự học ở nhà cũng không phải dễ. Không biết có phải là một sự may mắn của cuộc sống hay không nhưng lịch học, lịch thi của Quỳnh rất ít khi trùng với lịch đi diễn của CLB hay các hoạt động ngoại khóa khác (cười). PV: Mục tiêu trong năm học tới của cá nhân bạn cũng như các kế hoạch bạn muốn thực hiện với CLB SVTN của khoa là gì? Như Quỳnh: Mục tiêu được ưu tiên cao nhất vẫn là hoàn thành các môn học trên lớp. Tiếp đến sẽ là tổ chức được nhiều chuyến đi thực tế cho các thành viên trong CLB sinh viên tình nguyện khoa Xuất bản Phát hành. Năm tới, chúng mình cũng rất mong sẽ tuyển thêm thành viên mới gắn kết tinh thần của mọi người hơn, đưa các hoạt động của CLB và khoa đi lên hơn nữa. Cám ơn Quỳnh rất nhiều về buổi trò chuyện này! Huyền Trang
Moùn aên yeâu thích: boø haàm döa Tình traïng hoân nhaân: ñoäc thaân ☺☺ Moân hoïc khoaùi nhaát: Marketing Sôï nhaát: Nguyeân lyù Maùc Leâ-nin Caâu chaâm ngoân yeâu thích: Caùnh cöûa naøy ñoùng laïi seõ coù caùnh cöûa khaùc môû ra. Chính vì theá, ñöøng bao giôø töø boû hi voïng hay chaùn naûn vôùi nhöõng thaát baïi nhoû trong cuoäc soáng cuûa mình.
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 15
Học, học nữa, học mãi
Lòch söû Vieät Nam
Khoù hay quaù taûi?
Cùng với những môn học như Những nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam cổ đại và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Việt Nam tuy không được giảng dạy trong toàn trường mà phân bổ cho một số khoa như: Viết văn – Báo Chí, Di sản văn hóa, Văn hóa Du lịch nhưng lại là một trong những môn học có số sinh viên thi lại và học lại nhiều nhất trường. Nội san SVVH đã có một buổi trò chuyện rất thú vị với sinh viên Đại học Văn Hóa Hà Nội xung quanh đề tài “Lịch sử Việt Nam – Khó hay quá tải?” để tìm hiểu về thực trạng này.
Khi người trong cuộc thanh minh Được hỏi “Bạn nghĩ gì về môn lịch sử Việt Nam?”, bạn Thúy Hồng (sinh viên năm 3 – khoa Viết văn – Báo chí) chia sẻ: “Thật sự ngay từ hồi cấp 2, cấp 3 mình đã thích học Lịch sử Việt Nam rồi nhưng không hiểu sao mỗi lần học môn này mình cảm thấy rất ái ngại. Có lẽ là do khối lượng kiến thức của môn học này nhiều quá. Môn học cũng có phần khô khan nữa thành ra sự “lười” nó đã lấn át cả sự yêu thích mất rồi.” Cũng với câu hỏi ấy, bạn Hoàng Thị Nụ (sinh viên năm 2 – Khoa Văn hóa Du lịch) thật thà thú nhận: “Năm nay bọn mình mới bắt đầu học môn này. Lúc mới đầu, khi biết có môn Lịch sử Việt Nam trong chương trình học, mình có hơi sợ. Mình thi vào trường là khối D nên chưa quen với cách học của môn lịch sử. Lịch sử là một khối kiến thức khổng lồ, kiến thức này lại liên hệ với kiến thức kia. Hơn nữa, các mốc thời gian lịch sử đòi hỏi mình phải nhớ thật chính xác. Mà khả năng ghi nhớ của mình thì kém lắm”. Tâm sự xong, cô bạn còn lôi từ trong ba lô ra một cuốn Lịch sử Viêt Nam 12 nâng cao mới toanh, vùa cười vừa nói: “Có lẽ phải bắt đầu từ đây thì mới mong qua được môn này”.
đặc biệt là Lịch sử. Mình đã tìm hiểu các phương pháp học tốt môn lịch sử, tìm tòi các kinh nghiệm đi trước của các anh chị. Dần dần, khi có cho mình một phương thức tiếp cận mới về Lịch sử, mình không còn sợ nó nữa mà ngược lại, thấy thích thú nhiều lên”. Với chia sẻ của 3 người bạn ở trên và những người lời tâm sự khác, tôi nghiệm ra rằng: Rõ ràng Lịch sử Việt Nam vẫn được nhiều bạn trẻ yêu thích, muốn tìm hiểu và khám phá. Nhưng phải chăng cách tiếp cận môn học này lại đang làm khó sinh viên, cách truyền dạy lịch sử cũng là một trong những yếu tố làm những người học thấy sợ và ghét?
Có phải người trẻ thờ ơ với lịch sử? Khối lượng kiến thức “đồ sộ”, những con số, cột mốc về ngày tháng thực sự là một thử thách trí nhớ khó khăn tạo nên tâm lí “e ngại” trước môn học này. Lịch sử là những gì đã qua, là cả một chuỗi dài ngày tháng với biết bao sự việc, con người lịch sử. Lịch sử Việt Nam với biết bao cuộc trường chinh, cuộc chiến đấu anh dũng bảo vệ bờ cõi nước nhà trong gần 4000 năm dựng nước và giữ nước. Những cuộc đô hộ của phong kiến phương Hay như chia sẻ của Bá Thức (sinh viên năm Bắc, cuộc chiến đấu với thực dân Pháp, đế quốc 3 - khoa Viết văn - Báo chí): “ Học lịch sử chỉ là Mỹ... Những người anh hùng, những nhân vật lịch ngại học chứ không phải sợ. Nhưng cái ngại, cái sử, những địa danh lịch sử, di tích lịch sử... thật là lười đó cứ tích tụ dần dần đâm ra thành ghét học. một lượng kiến thức phải nạp vào bộ nhớ lên đến Mình là con trai nên khi quyết định chọn thi khối mức độ “khủng”. Phải làm sao để nhớ khi hàng C (Văn - Sử - Địa) đã phải đấu tranh và phấn đấu ngày, sinh viên còn phải tiếp thu thêm kiến thức rất nhiều để có thể học tốt nhất 3 môn thi đó và của những môn học khác, kiến thức xã hội...
16 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Nhắc đến lịch sử hẳn các bạn vẫn còn rất ấn tượng với câu nói của Hồ Chủ Tịch: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu chuyện nằm ở chỗ ấy. Bất kì một quốc gia dù lớn mạnh hay yếu kém, dù văn minh hay mới chỉ đang trên con đường đến với văn minh thì cũng phải có lịch sử ra đời và phát triển của nó. Lịch sử không chỉ là những con chữ thẳng đơ trên trang giấy. Lịch sử là sự biến đổi không ngừng nghỉ của số mệnh dân tộc, của vận mệnh quốc gia, là sự tiến bộ tất yếu của thời đại. Học lịch sử cốt là để yêu thêm dân tộc mình từ những điều như thế. Việt Nam – một dân tộc với quá khứ hào hùng và những trang sử vàng chói sáng. Lịch sử Việt Nam được viết nên bằng máu và nước mắt của biết bao nhiêu thế hệ cha anh đi trước. Những trang sử vàng đó đủ sức gợi lên bao nhiêu niềm thương cảm của bè bạn năm châu quốc tế về đất nước Việt Nam bé nhỏ và kiên cường, một Việt Nam “rũ bùn đúng dậy sáng lòa”. Tại sao thế hệ trẻ như chúng ta lại dễ dàng thờ ơ với lịch sử của chính dân tộc mình?
Lời kết còn bỏ ngỏ... Trong khuôn khổ có hạn của bài viết, thật khó để có thể chia sẻ hết những vấn đề cũng như quan điểm của cá nhân và của những người quan tâm tới thực trạng dạy và học Lịch sử Việt Nam hiện nay của giáo dục Việt Nam. Là một sinh viên vừa trài qua kỳ thi Đại học, Cao đẳng 2013 với khối thi chính là khối C, tôi muốn tìm hiểu và viết nhiều hơn về vấn đề này. Tôi biết rằng không chỉ riêng bản thân tôi mà còn
rất rất nhiều những người thầy, người cô, người bạn của tôi cũng đang mong muốn có được những bước đi mới, những phương pháp học tập mới hơn cho môn học vốn đã bị gán với 2 từ “khô khan” này. Nhưng phải làm thế nào? Phải bắt đầu từ đâu thì thật là khó để trả lời. Từ chính những phương pháp học hiệu quả của bản thân, tôi muốn chia sẻ với Sinh viên Văn hóa để các bạn có thể áp dụng linh hoạt cho mình, giảm tình trạng phải học đối phó, thi đối phó nhằm lấy điểm đối phó cho một bảng điểm đẹp mà kiến thức đẹp lại rỗng trơn. Các bạn hãy thử “tưới thêm nước” cho môn học “khô khan” này bằng cách đừng học - đọc - chép một cách máy móc. Hãy vận dụng những ngày tháng lịch sử như một sự kiện trọng đại trong cuộc đời bạn. Một sự kiện lịch sử nào đó ắt sẽ trùng với ngày sinh của mẹ bạn hay một di tích lịch sử thú vị như Ngã Ba Đồng Lộc có thể là nơi gặp gỡ đầu tiên của ông bà bạn thì sao? Khi đó, bạn sẽ dần có hứng thú tìm hiểu về Ngã Ba Đồng Lộc, về 10 cô gái thanh niên xung phong đã anh dũng ngã xuống. Cứ theo những dòng nước chảy ngầm đó, bạn sẽ tìm ra được với “hồ, sông” và chẳng bao lâu, sự yêu thích khám phá của bạn sẽ đưa đến với “biển” tri thức Lịch sử Việt Nam. Quá khứ cũng giống như hiện tại và tương lai ở chỗ, sự việc nào cũng có liên kết với nhau, cũng có nguyên nhân và kết quả. Đi từ 1 ắt sẽ qua 2 đến 3. Chúc các bạn sẽ tìm được nguồn nước ngầm đó cho riêng mình, để yêu thêm nền lịch sử nước nhà, thấy tự hào hơn về dòng máu Việt đang chảy trong mình. Hương Thảo
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 17
Coù khoù nhö baïn nghó? Việc đầu tiên để tìm học bổng là tìm đến một trung tâm tư vấn có uy tín và năng lực. Tại đây các bạn sẽ nhận được lời khuyên bổ ích, kế hoạch du học và giải pháp tài chính hữu hiệu. Ngoài ra, những trung tâm tư vấn lớn sẽ mang lại cơ hội tìm học bổng cao hơn khi đây là những cánh cửa liên kết với những tổ chức quốc tế lớn trên thế giới nơi sẽ trao tặng học bổng cho những sinh viên ưu tú, đạt thành tích xuất sắc. Bước thứ hai cần làm là đạt một kết quả học tập thật tốt, chứng chỉ ngoại ngữ điểm số cao và phải nộp hồ sơ trong thời gian sớm nhất. Mặc dù ngày nay tính cạnh tranh trong việc xin học bổng đã giảm bớt nhưng việc đạt được những thành tích cao sẽ mở ra cho các bạn những cơ hội học bổng giá trị lớn hơn. Thêm một nguồn nữa để bạn có thể tìm kiếm học bổng là những nguồn thông tin chất lượng, có thể thông qua mạng Internet, qua bạn bè và người thân, những người đi trước đã từng có kinh nghiệm. Ví dụ như học bổng có thể được trao bởi Cộng đồng các nước Châu Âu, học bổng phát triển thuộc các nước phương Tây, học bổng HSP (Huygen) đối với du học sinh tại Hà Lan, học bổng NFP - Nuffic, học bổng Chevening với du học sinh tại Anh, học bổng DAAD tại Đức (yêu cầu 3 năm kinh nghiệm và qua phỏng vấn), học bổng VLIR tại Bỉ và IrishAID dành cho sinh viên muốn du học tai Ireland. Ngoài ra còn một dạng học bổng phổ biến tại châu Âu dành cho sinh viên trước và trong quá trình du học là học bổng Erasmus Mundus. Muốn xin được học bổng từ những tổ chức này, các bạn
18 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng phát triển và du nhập phương Tây ngày một phổ biến hơn, du học nước ngoài đã trở thành một cụm từ không còn xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, chi phí tiền học và sinh hoạt trong nhiều năm sinh sống tại nước ngoài là một con số không hề nhỏ đối với nhiều người. Vì vậy, tìm kiếm học bổng là một giải pháp không những giải quyết những băn khoăn và nỗi lo tiền bạc cho gia đình mà còn là con đường giúp sinh viên đạt được những thành công nhất định từ ban đầu. cần phải tìm hiểu điều kiện từng trường, từng khoa, học bổng bao gồm những điều kiện nào và bản thân có thể đáp ứng được hay không, tìm hiểu thế mạnh của từng trường từng khoa. Sau đó bạn cần nộp hồ sơ xin học bổng trong thời gian sớm, với điểm thi IELTS, TOEFL, Gre hoặc Gmat cùng bảng thành tích của mình, con đường du học nằm trong tầm tay và không chỉ còn là ước mơ xa vời nữa. Các bạn cũng có thể tìm kiếm những cơ hội du học, xin học bổng hay chỉ là đến để nghe, để biết và nuôi dưỡng ước mơ du học cho chính bản thân mình tại các buổi hội thảo du học các nước. Những buổi hội thảo như thế này được tổ chức khá thường xuyên trong cả năm và do các trung tâm uy tín phối hợp với các Đại sứ quán các nước, các trường Đại học, Cao đẳng uy tín tại các nước sở tại tổ chức. Đến đây, các bạn sẽ được tư vấn, giới thiệu rất kỹ về hồ sơ nhập học, những điều kiện để làm hồ sơ du học, ngành học, cơ sở vật chất của nhà trường...
Hồ sơ du học cần có những gì? 1. Học bạ THPT Hồ sơ đương nhiên phải được dịch và công chứng đầy đủ. Nhưng thay vì đem tất cả ra ngoài với chi phí khá cao, bạn có thể vận dụng vốn tiếng Anh của mình để dịch học bạ rồi chỉ cần mang đi công chứng thôi, như thế sẽ tiết kiệm hơn nhiều. 2. Đơn xin học Hãy photo tờ đơn ra làm nhiều bản, để có thể làm lại nếu có sai sót trong quá trình viết. Điền nháp đầy đủ trước một bản, sau đó mới cẩn thận chép vào bản chính. Đây chỉ là tờ khai thông tin cá nhân của bạn, vì thế chỉ cần điền cẩn thận, không lỗi chính tả và sạch sẽ, dễ nhìn là được. 3. Bằng IELTS/ TOEFL/ SAT Có một số ngành học yêu cầu điểm chung không cao, nhưng lại đòi hỏi điểm Viết và Đọc cao hơn hẳn đấy. Điều này bạn có thể tham khảo trước ở trang web trường/ sách hướng dẫn giới thiệu về trường nhé. Một số nơi còn có học bổng cho những bạn có điểm Viết và Đọc cao nữa đấy! 4. Bài luận/ Bản kế hoạch học tập/ Tự giới thiệu bản thân Nếu bạn học những ngành Nghệ thuật, Âm nhạc thì phần tự giới thiệu sở thích bản thân được đánh giá cao lắm đấy. Tuy nhiên, bạn đừng liệt kê những sở thích quá chung chung như: nghe nhạc, đọc sách, xem phim. Hãy nói thật cụ thể rằng bạn mê tít các anh chàng trong One Direction, thuộc nằm lòng tên của các thành viên SNSD, thích các tác phẩm của Marc Levy hay tình yêu dành cho MU cực nồng nhiệt của mình. Nhớ là bạn phải là một chuyên gia ở lĩnh vực nào đó, đừng có lan man quá nhiều thứ khác nhau. Nó hoàn toàn cần thiết vì các trường nước ngoài luôn đánh giá cao những cá nhân giỏi đặc biệt trong một lĩnh vực nào đó , kiểu như những kiến thức sức khoẻ giới tính đã góp nhặt được khi đọc báo, kinh nghiệm lựa chọn và sử dụng nước hoa, hay cũng có thể bạn là chuyên gia về nghệ thuật gấp
giấy Origami, ẩm thực Trung Hoa chẳng hạn. Hãy cho thế giới thấy niềm say mê của bạn. 5. Giấy chứng nhận các hoạt động ngoại khóa Mặc dù điểm số là điều quan trọng nhất để bạn gây ấn tượng tốt với trường. Tuy nhiên nếu chỉ có điểm số không thể giúp bạn gây ấn tượng. Đặc biệt là khi nó giống “y như đúc” với nhiều bộ hồ sơ khác, thậm chí điểm số còn cao hơn bạn nhiều. Điều bạn cần góp nhặt trong suốt quá trình học chính là kinh nghiệm hoạt động xã hội. Chẳng hạn như tham gia chương trình tình nguyện Giờ Trái đất, đấu tranh vì động vật hoang dã, thành viên ưu tú nhất của đội hiến máu nhân đạo… Tất cả những gì dù là nhỏ nhất, bạn đã từng được tham gia góp mặt thì cũng điền vào nhé. Vì đôi khi có những thứ với bạn là nhỏ bé nhưng biết đâu “nhiều người” khác lại không nghĩ thế. Nếu bạn có một công việc làm thêm, đặc biệt là những việc liên quan đến ngành bạn dự định học, thì xin thư giới thiệu từ công ty chính là cách tự PR cực hiệu quả đấy. Đối với một số ngành nghệ thuật, đôi khi bạn phải nộp thêm cả portfolio album/ CD ghi những tác phẩm bạn đã làm nữa. 6. Bảng kê khai tài chính Đây là bằng chứng để chứng minh cho việc gia đình bạn đủ điều kiện để bạn yên tâm học hành mà không lo bị ngừng nửa chừng hay chật vật lo chi phí dẫn đến mất tập trung học tập. Cho nên tuyệt đối đừng có kể lể gì về gia cảnh đấy. Hãy chú ý yêu cầu của riêng đất nước mà bạn dự định đến, tính toán chi phí toàn bộ quá trình học + ăn uống + đi lại…rồi cộng thêm vào một khoản kha khá để bảo đảm. Nhớ là gửi trước vài tháng trước khi làm hồ sơ, nhiều bạn không để ý, đến ngày nộp giấy tờ mới loay hoay đi gửi tiền thì không được đâu nhé! Với những thông tin cơ bản trên, hi vọng HUCes sẽ tìm được cho mình những lựa chọn mới trên con đường học vấn. Hãy chạm đến ước mơ của mình bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ ngay từ hôm nay các bạn nhé. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn tự tin tìm kiếm cho mình một môi trường mới, nuôi dưỡng đam mê nhé HUC-er! Các bạn cũng có thể gửi câu hỏi về cho BBT để được giải đáp thông qua: - Email: hucmedia@huc.edu.vn - Fanpage: Facebook.com/HUCMedia N.A (st)
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 19
Naêm hoïc Then ChOÁT
Một bảng điểm thật đẹp! Tại sao lại không nhỉ? Năm nay là năm thứ 3, là năm mà chúng tôi sẽ tiếp cận với nhiều môn chuyên ngành hơn. Mà theo thông tin các anh chị khóa trên truyền xuống, điểm các môn chuyên ngành thường sẽ cao. Tôi không rõ liệu có đúng thế không? Nhưng thi thoảng được xem qua những bảng điểm của anh chị thì đúng là năm thứ 3, thứ 4 điểm thường cao hơn hẳn năm 1, năm 2 – năm của những môn đại cương.
nhiều sinh viên khác của trường ta nói chung, vẫn N ă m bị thụ động trong khoản Một điều tôi đã ngẫm học 2013 – 2014 đã tìm kiếm nguồn tư liệu ra rằng: quá trình học tập đến thật gần! Chưa bao giờ học tập. Đây là một hạn cũng cần được đầu tư bài tôi lại mong mỏi ngày 19/8 như vậy. chế mà tôi sẽ phải khắc bản ngay từ đầu. Thời Ngày đầu tiên của năm thứ 3 Đại học, phục trong năm nay nếu gian đầu chỉ nghĩ là cứ đi ngày đầu tiên được gặp lại thầy cô, bạn bè như không muốn tiếp tục thi, lấy điểm 6/7 là được sau một thời gian nghỉ hè thật dài. Mùa hè bị “tụt hậu”. Thời gian ở rồi. Điểm chuyên cần và đã ở lại phía sau lưng và trước mắt tôi là cả trên lớp rất ít, kiến thức lại điểm điều kiện cứ cố gắng một năm học hứa hẹn thật nhiều kỷ niệm rộng mà chúng ta không đạt mức tối đa nhất có thể và cả những mục tiêu phấn đấu cho tự tìm hiểu trước thì sẽ là ổn. Nhưng giờ đây, tính riêng mình. Chiến đấu có kế hoạch chỉ có thể thu nạp được điểm theo hình thức tín vẫn tốt hơn là “tay không một phần kiến thức “lông chỉ, lấy đến từ 0,1 điểm bắt giặc”☻ bông” vào trong đầu mà nên điểm thành phần là thôi. Đâu phải ai cũng có cực kỳ quan trọng. 3 điểm tinh thần tập trung cao độ thành phần hay là 2,9 điểm cũng khiến bạn có thể rớt từ hạng A+ xuống suốt cả 5 tiết học? Học đi học lại nhiều lần đôi lúc hạng A nếu cộng cả điểm thi của bạn nữa. Điểm số còn quên huống chi là chúng ta chỉ tiếp cận tri thức giờ đây cũng cần phải tích lũy như tiền tiết kiệm một cách thụ động 1 lần thông qua sự truyền giảng vậy đó. Càng nhiều càng tốt! Càng nhiều thì tương của các thầy cô. Học là để cho mình (giờ đây đã thực sự rút ra được cho chính mình) nên hãy chủ lai càng sáng! động tìm cách “lấy” kiến thức cho mình chứ không Muốn có bảng điểm thật đẹp trong năm nay, tôi phải chỉ là “nhận” từ một phía. sẽ phải cố gắng rất nhiều. Học kỳ I, tôi có 9 môn với Những chuyến đi thực tế thú vị 21 tín chỉ tích lũy. Các môn học đã bắt đầu đi sâu Tôi học chuyên ngành về Văn hóa truyền thông hơn vào chuyên ngành học, kiến thức theo đó cũng đòi hỏi chuyên sâu hơn, nắm vững hơn. Những tài nên chắc chắn sẽ phải đi nhiều, trải nghiệm nhiều. liệu sẽ phải được tự nghiên cứu, tự tìm tòi nhiều Giờ đây, chẳng phải riêng ngành của tôi mới yêu hơn ngoài giờ lên lớp. Không chỉ riêng tôi mà rất cầu như thế mà chính cuộc sống của chúng ta cũng
20 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
cần chúng ta đi nhiều, học nhiều hơn “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Những chuyến đi thực tế sẽ là điều kiện rất tốt cho chúng ta có những trải nghiệm thật về kiến thức và cuộc sống xung quanh. Thông qua những hành động thật, những trải nghiệm thật, các bạn sẽ có được những kiến thức thật và chắc chắn sẽ khắc sâu hơn trong trí não của chúng ta rất nhiều so với việc thụ động học trên lớp. Những chuyến đi như thế cũng là không gian tốt để các thành viên trong lớp, trong đoàn giao lưu, chia sẻ với nhau trong một không gian mở, một cuộc sống tập thể thực sự. Tôi đang ấp ủ dự định với thật nhiều chuyến đi tới những vùng quê khác nhau của đất nước thông qua những cuộc tham quan chính quê hương của các thành viên trong lớp. Mỗi người đến từ một vùng miền khác nhau. 50 con người sẽ là 50 vùng quê khác nhau với những điều thú vị riêng, bản sắc riêng. Những chuyến đi như thế vừa là cơ hội để tìm hiểu về nhau nhiều hơn, cuộc sống gia đình, hoàn cảnh của các bạn để đồng cảm vả gắn bó nhiều hơn. Hơn thế, những chuyến tham quan có mục đích thế này cũng là dịp để tôi và các thành viên trong lớp được đi nhiều hơn, được khám phá nhiều hơn những phong tục tập quán, những bản sắc riêng tại 50 vùng quê khác nhau của dải đất hình chữ S này.
CLB Truyền thông Trường Đại học Văn hóa Hà Nội vào ngày 3/11/2012. Những cuốn nội san Sinh viên Văn hóa đầu tiên ra đời và ngày càng được chỉnh lý tốt hơn, nhận được nhiều hơn sự quan tâm đón đọc từ phía các thầy cô và sinh viên trong trường. Năm nay, chúng tôi đã có cho riêng mình một bản kế hoạch thật chắc chắn với những hoạt động hứa hẹn sự bùng nổ riêng. Đó mới chỉ là 2 trong số nhiều những chương trình hoạt động ngoại khóa mà tôi muốn được tham gia trải nghiệm trong năm thứ 3 sinh viên này. Thời gian học tập và rèn luyện tại mái trường Văn hóa của tôi không còn nhiều. Tôi chỉ có thể tích lũy cho mình từng quỹ thời gian một với mong muốn sau khi là một cựu HUC-er, tôi sẽ có vô vàn điều tuyệt vời khi nhớ lại quãng thời gian “đẹp nhất của một đời người’ này. Xin chào năm học mới của tôi!
Huyền Trang
Và hoạt động ngoại khóa sôi nổi Với một cô gái ưa chuyển động, thích khám phá và muốn được sống đúng nghĩa “ét vê” nhất trong 4 năm học Đại học như tôi thì việc tham gia các hoạt động ngoại khóa là không thể thiếu. Ngay từ ngày nhận được giấy báo nhập học, tôi đã biết mình phải làm gì khi là Sinh viên Đại học. Chính vì thế, từ học kì đầu tiên, tôi đã tham gia tranh cử vị trí vào Ban chấp hành Chi đoàn VHH3B. May mắn thay, tôi đắc cử vị trí Bí thư và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía các bạn trong lớp. Cho đến giờ, tôi vẫn nắm giữ vị trí đó và vẫn luôn cố gắng hoàn thành tốt vai trò nhỏ của mình để xứng đáng với sự ủng hộ lớn của 50 con người trong chi đoàn VHH3B. Năm 2, tôi tiếp tục vẫy vùng với ước mơ về một Câu lạc bộ Truyền thông. Cũng thật may mắn khi ý tưởng của tôi được trình lên BCH Đoàn trường đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ phía các thầy cô. Tôi và những thành viên đầu tiên của CLB đã chính thức được cầm Giấy quyết định thành lập
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 21
Xem - Ăn - Chơi
LIKE Cafe -- Live music Những buổi sáng ở đây, nắng nhảy nhót, nô đùa trên từng tán lá; gió ùa qua mái khu biệt thự cổ, mang hương hoa vấn vít sân vườn. Những buổi chiều yên tĩnh, ngắm nhìn mùa thu ngay trên đầu mình, hoàng hôn rơi xuống loang trên sân gạch, mặc ngoài kia phố xá ồn ào. Những buổi tối ở đây, con người như tan chảy giữa những giai điệu sâu lắng hay cuồng nhiệt thổi đam mê trong vũ khúc Flamenco nóng bỏng, rộn ràng. Có một không gian hài hòa trong cung bậc, sắc màu như vậy. Like café – số 10 Khúc Hạo luôn chào đón bạn trong khu vườn bình yên.
Cơ duyên của mùa thu
Được thiết kế bởi vị nữ chủ nhân xinh đẹp – nhà văn An Hạ, Like có chút gì đó bay bổng, lãng mạn và “rất” Hà Nội ở sự sâu lắng, nhẹ nhàng và đầy hiện đại. Mọi thứ ở Like không quá cầu kì và bắt mắt, từ màu sắc, ánh sáng, nội thất…nhưng Like vẫn thu hút số đông những người yêu café bởi không gian xanh và các dịch vụ đa dạng như: tiệc sinh nhật, liên hoan hay đơn giản là bữa trưa mà Like mang tới. Like café gồm hai tầng riêng biệt, décor theo hai phong cách khác nhau, phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng. Mảnh sân nhỏ ở tầng 1 là không gian để bạn chuyện trò, ngắm phố xá qua tấm kính che hờ bởi những tán lá xanh dài rũ bóng. Đi sâu vào một chút là không gian ấm áp, yên tĩnh cho những ai muốn tìm sự riêng tư. Chỉ gồm hai phòng nhỏ với tông màu chủ đạo là đỏ và trắng, nhưng đây thực sự là nơi hẹn hò lý tưởng dành cho những cặp tình nhân vào cuối tuần. Không gian ở Like không eo hẹp như các quán café khác. Thậm chí tới Like những ngày đầu thu này, bạn sẽ được nghe tiếng khế rụng trong sân vườn ☺ Theo lối cầu thang gỗ nâu trầm bước lên tầng hai, bạn sẽ ngỡ ngàng trong một không gian
22 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
hoàn toàn mới. Yên tĩnh, thoải mái ngút ngàn giữa màu xanh. Đặc biệt phía trong cùng của khu trên này đã chứng kiến bao bạn trẻ nên duyên. Chiếc “xích đu tơ duyên” của quán đã/sẽ viết nên câu chuyện tình yêu ngọt ngào lãng mạn dành tặng bạn. Tuy nhiên, không gian sống thực sự ở Like phải là sân khấu ca nhạc của quán. Khán phòng chính giữa tầng 1 tuy nhỏ nhưng là nơi chắp cánh, nuôi dưỡng đam mê của những người yêu ca hát. Bảy ngày bảy màu sắc âm nhạc mang đến cảm hứng bất tận cho những ca sĩ trên sân khấu của Like. Điểm cộng lớn nhất khiến Like thu hút số đông những người yêu café là ở đây café nguyên chất được say ngay tại sân vườn. Bạn sẽ được thưởng thức một tách café sạch không lẫn bất kì tạp chất bẩn nào. Đặc biệt Like còn sử dụng thẻ ưu đãi dành tặng những người có thói quen uống café hàng ngày.
Hãy thử tới Like một lần để tận hưởng không gian xanh, thưởng thức vị thanh sạch của café. Các bartender điêu luyện và chuyên nghiệp sẽ mang đến cho bạn những món đồ uống tuyệt vời, ngồi dưới tán ô nhấm nháp ly trà mật ong sả, hay đơn giản là dùng bữa trưa với những món ngon tuyệt cú mèo mà giá cả rất phải chăng. Nếu bạn đã/đang theo dõi nội san SVVH; nếu bạn hài lòng với sự dịu dàng, lãng mạn của Fusion café1; nếu bạn gật gù với không gian mộc mạc, bình yên của Nghiêm Hoa Trà2, tôi tin chắc rằng Like café sẽ không làm bạn thất vọng!
N.A 1
. Nội san SVVH số 05 (tháng 4 + 5/2013) 2 . Nội san SVVH số 06 (tháng 6/2013)
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 23
Xinh töôi
Fashion
Thứ Hai năng động!
Chào tuần mới đầy hứng khởi với phong cách trẻ trung, thoải mái và đơn giản. Bạn có thể lựa chọn thật dễ dàng trong tủ đồ của mình với quần jeans, quần kaki kết hợp với áo sơ mi họa tiết trẻ trung, tinh nghịch để trưng diện trong ngày đầu tuần đi học. Những chiếc túi xách, ba lô đi học dành cho phong cách này cũng cực kỳ gọn nhẹ và dễ phối đồ. Nhìn Hương Thảo thật tràn đầy năng lượng với bộ đồ mình chọn để bắt đầu tuần học mới rồi đó. Còn các bạn thì sao? Hãy cùng khởi đầu tuần học mới với Hương Thảo đầy tươi trẻ nhé!
Thứ Ba dịu dàng
Hương Thảo đã quyết định chọn cho mình bộ váy chấm bi đầy dịu dàng và nữ tính diện trong ngày thứ Ba. Với độ dài đến đầu gối, chiếc váy chấm bi vẫn hỗ trợ đắc lực cho Hương Thảo trong việc di chuyển khi đi học cũng như vui chơi với bạn bè mà không làm giảm đi sự duyên dáng, mềm mại con gái. Hương Thảo cũng rất khéo léo khi kết hợp cùng chiếc thắt lưng to bản màu nâu cùng với giày cao gót màu đen để hoàn thiện bộ trang phục của mình ngày hôm nay. Nhìn thật đơn giản nhưng đầy tinh tế phải không các bạn?
24 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Thứ Tư p
Giữa tuần thay đổi ph và “ngầu” một chút thô nay, Hương Thảo chọn quần jeans đơn giản nh croptop ở bên trong và caro bên ngoài đầy phá đang cực “hot” cũng đư “ton-sur-ton” với trang p này các bạn cũng có thể với kẻ mắt để tạo độ s trang phục của mình ☺
Photographer: Nam T Model: Hương Thảo Make up: Việt Hằng N Clothes: Cá Thu Shop
i tôùi tröôøng
phá cách!
hong cách đầy mới lạ ôi nào !!! Ngày hôm n cho mình cũng là hưng kết hợp với áo à một chiếc sơ mi kẻ á cách. Mũ snapback ược tận dụng triệt để phục. Với phong cách ể trang điểm một chút sắc nét hoàn hảo cho
Tzồ - Popper Kandy Stylist: Dế Hâm Nguyễn
Thứ Năm thướt tha!
Váy vàng nổi bật cho ngày thứ Năm tới trường quả là một lựa chọn thật tuyệt phải không các bạn? Con gái mà, ai cũng thích mình thật nổi bật, xinh đẹp và thướt tha trong những bộ váy của mình. Hương Thảo đã chọn chiếc váy trơn màu vàng cùng giày cao gót đen làm thành một bộ trang phục cực kỳ đơn giản mà vẫn rất cuốn hút và nổi bật trên sân trường. Không cầu kỳ với đồ phụ kiện, không cần tốn quá nhiều thời gian để phối hợp áo này quần kia, một chiếc váy đơn giản vẫn đủ để bạn tỏa sáng một góc sân trường rồi☺
Thứ sáu thanh lịch!
Thứ Sáu thường là ngày học cuối cùng trong một tuần. Và đây cũng là ngày mà nhiều bạn sinh viên cảm thấy căng thẳng và mệt sau một tuần học trên lớp. Hãy để đầu óc của bạn được giảm tải áp lực trong việc phải mặc cái gì trong ngày học cuối này cùng Hương Thảo nhé. Hương Thảo trông thật giống cô học sinh cấp ba với áo sơ mi trắng họa tiết ren cùng chân váy chữ A họa tiết caro. Chiếc thắt lưng màu nâu cũng được cô bạn của chúng ta tận dụng triệt để trong mọi bộ đồ của mình mà vẫn cực hợp, cực chuẩn. Việc tái sử dụng phụ kiện, trang phục cần được chúng ta phát huy và giữ gìn đó các bạn.
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 25
Bước chân tuổi trẻ
MUØA HEØ XANH 2013
Tuoåi treû laø nhöõng chuyeán ñi... Chuyến tình nguyện hè đạo xã và đoàn trường Những ngày tháng 7, nắng xôn xao 2013 được tổ chức theo đã có cuộc họp trao vẫy gọi màu áo xanh trên những chặng chủ trương của Trung ương đổi kế hoạch cho chiến đường. Với chiến dịch “Chung tay xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, dịch tình nguyện tại địa nông thôn mới”, những trái tim nhiệt huyết Thành đoàn Hà Nội, dưới phương. của thầy trò trường Đại học Văn hóa Hà Nội chỉ đạo của Đảng uỷ - BGH đã tổ chức thành công chuyến đi tình nguyện Nhà trường, BCH Đoàn Xác định nhiệm vụ xa trên mảnh đất Tiên Lữ Hưng Yên. Chỉ trường và Hội Sinh viên trọng điểm của chiến hơn một tuần tham gia tình nguyện (từ ngày Trường Đại học Văn hoá Hà dịch tình nguyện Hè 12 đến 19 tháng 7) nhưng với những hoạt Nội. Năm nay, Đoàn còn có 2013 là nâng cấp trường động ấm áp nghĩa tình đã gieo nụ cười, nhân sự chung tay của 5 đồng chí Mầm non của thôn Lê niềm vui tới nhân dân địa bàn xã Thủ Sỹ. chiến sỹ thuộc Đoàn Tình Bãi Đồng, giúp các nguyện cơ sở Trung đoàn em nhỏ có mái trường 600, Bộ Tư lệnh Cảnh Vệ, khang trang, rộng rãi đơn vị kết nghĩa thân thiết của Đoàn Trường ĐH trong năm học mới; ngay ngày đầu tiên ra quân, Văn hóa Hà Nội. mọi người đã tiến hành việc tách bóc lớp vôi vữa cũ của ngôi trường. Các hạng mục công việc đề ra Dưới sự hướng dẫn của đồng chí Phạm Văn đều được khẩn trương thực hiện: dỡ ngõi cũ, sửa Tám – Phó Bí thư Đoàn Trường, đồng chí Nguyễn rui mè, kèo, lợp ngói mới, trát tường, quét vôi… Trung Dũng – Chủ tịch Hội Sinh viên trường, bắt Có những bạn chưa từng làm công việc này nên đầu từ 7h15 ngày 12/7, đội tình nguyện gồm 39 những phút đầu có chút bỡ ngỡ. Chỉ sau khoảng thành viên đã lên đường trong không khí vui vẻ, nửa tiếng, một lớp “tập huấn” về nghiệp vụ xây đầy khí thế. Tình nguyện viên trong đoàn, dù đến dựng đã được chính thành viên tổ chức đã giúp các từ nhiều khoa khác nhau, song ai cũng chuyện trò bạn làm việc hiệu quả hơn hẳn. rôm rả, gương mặt ngời ngời niềm vui, hạnh phúc. Có những sinh viên đã trải qua mấy mùa hè xanh, Là sinh viên đã quen với cuộc sống đạm bạc nên song có những sinh viên năm đầu đi tình nguyện các thành viên trong đoàn không khó để ổn định mang nhiệt huyết căng tràn nơi huyết quản. Đúng cuộc sống mới tại Thủ Sỹ trong những ngày đầu 9h15 phút, đoàn tình nguyện đã có mặt tại điạ bàn đặt chân đến đây. Những bữa cơm, màn giao lưu xã Thủ Sỹ. Sau cuộc tiếp đón ân cần, Ban lãnh phút đầu đã giúp mọi người gần gũi và cởi mở hơn.
26 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Chiều ngày 18/7, tại nhà văn hóa thôn Lê Bãi Đồng, xã Thủ Sỹ đã diễn ra “Lễ khánh thành và bàn giao công trình thanh niên cải tạo và nâng cấp Trường mầm non thôn Lê Bãi Đồng”. Buổi lễ đơn sơ nhưng ý nghĩa với sự góp mặt đông đủ của các đồng chí đại diện Tỉnh đoàn Hưng Yên, huyện đoàn Tiên Lữ, Đoàn Thanh niên Bộ Tư lệnh cảnh vệ - Bộ Công an, Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Hưng Yên, đại diện lãnh đạo xã Thủ sỹ. Về phía Trường Đại học Văn hóa Hà Nội có ThS. Hoàng Trọng Nhất - Phó Bí thư Đảng ủy - Phó Hiệu trưởng Nhà trường, ThS. Đinh Công Tuấn Trưởng phòng Hành chính - Quản trị, ThS. Lại Phú Hạnh - Trưởng phòng Công tác sinh viên, trong niềm của bà con trong thôn và tập thể thành viên trong đoàn. Tại buổi lễ, đồng chí Trần Thị Thu Nhung – Bí thư Đoàn trường đã báo cáo quá trình làm việc trong 9 ngày tại địa bàn xã Thủ Sỹ, đồng thời gửi lời cám ơn tới ban Lãnh đạo, BCH Đoàn cơ sở cũng toàn thể nhân dân xã Thủ Sỹ đã nhiệt tình giúp đỡ Đoàn trường Đại học Văn hóa Hà Nội trong thời gian tham gia tình nguyện.
biểu là 3 hộ gia đình bác Phạm Văn Tân, bác Bùi Hữu Cải và cụ bà Phạm Thị Nhâm. Dù chỉ là những lời động viên, những món quà nhỏ nhưng đó là nghĩa cử cao đẹp, ấm áp nghĩa tình kết thúc chuyến đi tình nguyện Hè 2013 với niềm vui, hạnh phúc của thầy và trò trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Chuyến đi mặc dù chỉ tổ chức trong 9 ngày nhưng 9 ngày tháng cùng ăn, cùng ở, cùng ngủ với màu áo xanh tình nguyện đã giúp cho các Đoàn viên, sinh viên tham gia chuyến đi thêm hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về những hoạt động tình nguyện, thêm tự hào hơn về màu áo mình đang mặc, hoạt động xã hội đầy ý nghĩa này. Hi vọng trong thời gian tới, sinh viên Văn hóa sẽ cùng nhau sát cánh trong thật nhiều những hoạt động ý nghĩa hơn nữa. Một mùa hè với biết bao kỷ niệm đã trôi qua! Hẹn gặp lại ở mùa hè xanh 2014! Diệu Linh - Ngân Anh
Thay mặt chính quyền địa phương, đại diện Ban Lãnh đạo xã Thủ Sỹ cũng bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới tập thể đoàn tình nguyện, ghi nhận những đóng góp của đoàn với địa phương trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và mong muốn được tiếp tục phối hợp làm việc với đoàn tình nguyện trường trong những lần tình nguyện tiếp theo. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, hãy cùng chung tay vì tương lai đất nước, đó chính là thông điệp và mong muốn của đoàn tình nguyện Trường Đại học Văn hóa Hà Nội trong mùa hè 2013. Trong tiếng pháo tay giòn giã, tiếng đàn hát vang lừng và niềm vui khôn tả, các vị lãnh đạo đại phương đã cùng đại diện đoàn tình nguyện cắt băng khánh thành Trường Mầm non thôn Lê Bãi Đồng xã Thủ Sỹ, nay đã được tu sửa nâng cấp hoàn thiện hơn, khang trang hơn. Cùng với công trình Trường Mầm non thôn Lê Bãi Đồng xã Thủ Sỹ, hướng tới kỉ niệm ngày Thương binh liệt sỹ 27/7, Đoàn còn tổ chức thăm nghĩa trang liệt sỹ để dâng hương lên các anh hùng liệt sỹ người có công với cách mạng và phát quang nhổ cỏ, vệ sinh lại khu nghĩa trang. Không những thế, đoàn còn cử đại diện đi thăm hỏi các hộ gia đình thương binh liệt sỹ, gia đình chính sách, tiêu
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 27
Chuùng toâi ñi tình nguyeän !
Xã Hoàng Khai là một Với đặc thù đào tạo Mùa hè xanh là hoạt động được sinh xã miền núi, đường sá xa là các chuyên ngành viên tình nguyện trường Đại học văn hóa Hà xôi cũng gây khá nhiều khó về Quản lý nhà nước Nội chờ đợi nhất trong năm. Thực hiện theo khăn cho đội sinh viên tình về văn hóa và tổ chức kế hoạch hoạt động hè của Ban chấp hành nguyện. Cư dân của xã chủ các hoạt động văn hóa, Đoàn trường và được sự đồng ý của Ban yếu là đồng bào dân tộc văn nghệ quần chúng, chấp hành khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, Dao, Tày,…đời sống người những hoạt động của Liên Chi Đoàn khoa Văn hóa dân tộc thiểu số dân phụ thuộc nhiều vào đoàn chủ yếu trọng tâm đã tổ chức chương trình mùa hè tình nguyện trồng trọt và chăn nuôi. Hệ vào việc góp phần xây “Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở” tại xã thống điện, nước đã được dựng đời sống văn hóa Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên xây dựng, cơ bản đáp ứng cơ sở ở địa phương. Quang từ ngày 01/7 đến ngày 05/7/2013. được nhu cầu sinh hoạt của Chỉ trong 3 ngày hoạt người dân. Tuy nhiên, các động chính, 35 cán bộ hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ cho đời sống giảng viên và sinh viên khoa Văn hóa dân tộc thiểu tinh thần của người dân địa phương còn nhiều thiếu số đã thực hiện nhiều hoạt động mang ý nghĩa thiết thốn. Với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh thực, đoàn đã thăm viếng và làm đẹp cảnh quan đạo và sự kết hợp của đoàn viên địa phương, đoàn nghĩa trang liệt sĩ; thăm hỏi và tặng 5 suất quà cho sinh viên tình nguyện khoa Văn hóa dân tộc thiểu các gia đình chính sách; tặng 5 suất học bổng cho số đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc và để các em học sinh nghèo vượt khó, học giỏi; dạy lại nhiều ấn tượng đẹp về sinh viên trường Đại học múa, hát cho các em học sinh mẫu giáo và tiểu văn hóa Hà Nội với người dân nơi đây. học; giúp dân cấy; đào rảnh sân bóng của xã và dọn
28 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
dẹp đường xá ,…Đặc biệt vào ngày 04/7, đoàn sinh viên tình nguyện và Đoàn cơ sở đã đón tiếp 15 thầy cô và sinh viên thuộc Đoàn trường Văn hóa Hà Nội lên cổ vũ, giao lưu bóng đá và tổ chức đêm giao lưu văn nghệ đặc sắc phục vụ bà con. Đêm giao lưu văn nghệ là đêm tổng kết chương trình tình nguyện hè, nên được toàn đoàn và Đoàn thanh niên xã đầu tư rất công phu. Chương trình giao lưu văn nghệ diễn ra lúc 20h00, tại sân UBND xã Hoàng Khai, do đã được thông báo trên loa phát thanh xã nên từ chập tối sân UBND đã ngập khán giả. Cả khán giả và diễn viên đều hồi hộp và mong đợi đến chương trình. Nhưng khi chương trình vừa bắt đầu thì trời đổ mưa, nhưng không vì thế mà chương trình không tiếp tục. Bà con vẫn nán lại đợi mưa tạnh để xem tiếp chương trình, với tinh thần xung kích của sinh viên tình nguyện, cả đoàn quyết tâm dù mưa vẫn diễn cho bà con xem. Cả đoàn đi bộ gần 2km chuyển địa điểm vào nhà văn hóa xã để tiếp tục chương trình. Cô giáo và sinh viên gần như rưng rưng khi trời mưa như vậy nhưng vẫn đông bà con và các em thiếu nhi đến cổ vũ cho chương trình của mình. Mặc dù không được thời tiết ủng hộ nhưng đây có thể coi là một thành công của đoàn sinh viên tình nguyện khoa Văn hóa dân tộc thiểu số. Sáng ngày 05/7/2013, Đoàn sinh viên tình nguyện lên đường về Hà Nội với nhiều kỷ niệm khó quên trên mảnh đất Hoàng Khai – Yên Sơn – Tuyên Quang. Hành trang của mỗi sinh viên khi trở về trường là những trải nghiệm thật mới mẻ, thật ý nghĩa về cuộc sống, về công việc, tình yêu thương con người và hơn hết là về tinh thần đồng đội. Những ngày tháng hoạt động tại đây đã cho từng thành viên hiểu về nhau nhiều hơn, thắt chặt thêm tình cảm thân mật giữa sinh viên trong khoa với nhau. Chuyến đi cũng có sự tham gia của các thầy cô giáo trong khoa Văn hóa dân tộc thiểu số. Và chính những hoạt động như thế này, đã giúp cho sinh viên chúng tôi thêm hiểu và cảm nhận rõ hơn về tình thầy trò, sự sẻ chia và cả những chia sẻ từ phía các thầy cô. Tham gia hoạt động tình nguyện không thấy mệt vì nắng, vì nóng của thời tiết mùa hè mà chỉ thấy mệt với những trận cười bể bụng trong thời gian tập luyện văn nghệ, trêu đùa nhau trong quá trình “tôi tập làm nông dân”... Tình nguyện vui thế đó!
Tới Bùi facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 29
Xem nhö moät giaác mô (Truyện ngắn)
Cậu xuất hiện trước tớ vào một buổi tối mùa thu, nhưng gió lạnh. Trên chuyến xe bus 26 ấy. Sau khi xung đột với trưởng ban biên tập về nội dung phát sóng, tớ chính thức bị đuổi việc. Tớ chạy ra khỏi trường quay, lao ra ngoài đường và chạy như điên dại trong mưa. Tớ nghĩ đến Mạnh, người con trai mà tớ vô cùng yêu thương.Vì lúc này mà có anh ấy ở bên thì tớ tin rằng: mất việc chỉ là một chuyện vô cùng nhỏ bé. Anh ấy vẫn thường nói với tớ “Cánh cửa này khép lại, sẽ có một cánh cửa khác mở ra”. Thế nhưng lúc này, không có anh. Anh cũng bỏ tớ mà đi rồi. Tớ cảm thấy như tất cả các cánh cửa đều đóng lại trước mắt tớ. Chiếc xe bus đột nhiên đỗ lại trước mắt tớ và mở cửa.Có vài người xuống xe với những chiếc ô nhỏ trên tay, nhưng chẳng có người lên. Không lưỡng lự, tớ leo vội lên xe bus ngay kịp lúc xe vừa đóng cửa. Tớ quá nhỏ bé, gầy còm…lại càng thê thảm hơn trong bộ dạng ướt mưa. Mặt tớ tái tím, mắt sưng húp vì khóc, tớ lập cập run lên vì rét. Chiếc áo mỏng bị ướt mưa dính sát người. Tất cả mọi người trên xe bus nhìn tớ, nhưng không ai nhường ghế cho tớ cả, tớ co rúm người lại như một con mèo hen rồi đi thẳng xuống phía cuối xe. Cảm thấy mình cô độc và lạc lõng kinh khủng.
30 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Một người đã ra đi thì có liên quan gì đến thế giới, chỉ như một nụ hoa đã tàn, vậy thôi. Lạnh buốt! Cậu đã đứng dậy nhường ghế ngồi của cậu cho tớ, khi tớ vừa đi đến đấy và chưa kịp đứng lại định thần. Chân tay tớ bủn rủn, như một cái cây trước mùa bão lớn, chỉ kịp nói lời cảm ơn lí nhí rồi đổ phịch xuống ghế. Tựa lưng vào một khung cửa kính xa lạ trên xe bus, nghe tiếng piano vang lên trong radio trên xe. Tiếng piano vang lên nhẹ nhàng, dịu dàng trong mưa. Dịu dàng như cậu khi khẽ cười nhường chỗ ngồi trên xe cho tớ. Dòng âm thanh ma mị ấy đã cứu rỗi tâm hồn tớ. Như cậu. Chuyến xe bus ấy như một định mệnh đã kéo tớ và cậu lại gần bên nhau hơn, khi tớ và cậu hóa ra lại cùng thuê nhà trong khu chung cư ấy. 19 ngày sau… Tóc tớ và tay cậu. Mơn man. Gió gào thét. Ô cửa trong góc quán nhỏ bên đường mưa rơi xuống, đạp rung lên. Nơi lần đầu tiên tay tớ trong tay cậu, môi tớ trong môi cậu…có vẻ chông chênh… Cậu ôm tớ và hướng ra ngoài trời. Đêm khuya, gió lùa mạnh trong góc quán nhỏ không có khung cửa hay then cài. Dường như mọi thứ bên ngoài
góc quán ấy nhỏ và xa vời hơn. Cảm giác tự do vô cùng và cũng hoang dại vô cùng. Tớ thích được cậu ôm như thế trong góc quán nhỏ ấy, huyên thuyên vu vơ, cảm thấy thời gian ngưng đọng lại, sóng sánh và không tích tắc thêm một giây nào nữa. Góc quán vắng về khuya trong đêm mưa, không có người qua lại. Chỉ có tớ và cậu trong men rượu ngà ngà say, nhưng vẫn tỉnh táo để nhận thức mọi thứ. Chỉ có tiếng cậu cười vang vọng, khúc khích trong góc quán nhỏ không người. Vai tớ mềm lả lơi trong tay cậu. Môi mềm ướt sũng như những khao khát hoang dại trong sương sớm. Cậu biết không, cho đến bây giờ, mỗi khi đi qua góc quán mà tớ gọi riêng là “quán say” ấy, trong tớ luôn dấy lên một cảm xúc rất khó tả, dù chúng ta đã quá quen thuộc về nhau. Có lẽ vì quá quen thuộc lên bụi đã phủ mờ đi những thời khắc lãng mạn của thửa ban đầu, hay như chị Lê My nói với tớ rằng…cậu bị cuốn vào sự lãng mạn mà cậu cho là thú vị nơi tớ…Để rồi khi chúng ta đã quá quen thuộc về nhau, khi giây phút lãng mạn ban đầu qua đi, cậu sẽ nhận thấy tớ chỉ là một cơn gió thoảng trong cuộc đời cậu. Cậu biết không, tớ nghĩ việc học hành cùng những công việc làm thêm ngoài giờ sẽ cuốn tớ vào, và tớ đã có thể quên cậu thật rồi. Quên mất cả ngày đầu tiên tớ nhìn thấy người mà tớ biết sẽ khó có thể lãng quên. Thế nhưng không phải thế!
Để rồi tớ chợt ghét mùa thu khi nghĩ về nó, mà không hề có một lý do cụ thể nào. Mà cũng có thể có hàng trăm nghìn lý do như ai đó đã nói: Nắng không gay gắt vàng ươm cho ra nắng, gió chẳng điên cuồng gào thét cho ra gió, mưa chẳng táp vào ngực buốt giá…Ở mùa thu cái gì cũng vừa phải và có khi mang một vẻ dịu dàng giả tạo. Và tớ đi ngang mùa thu hôm ấy, bắt đầu từ hôm gặp cậu bằng đôi chân bất ổn. Từng bước một, tớ đã phá vỡ những điều vun đắp trong biết bao năm. Sống như người đi nhặt củi suốt mùa thu, để rồi trong một đêm muốn ngắm ánh sao lung linh, liền đem đốt hết. Đã có một số điều xảy ra khiến tớ rất buồn. Tớ đã rất trân trọng những lúc cậu chờ tớ… Nhưng việc chờ với một “ willing ness” đã không còn nữa. Chỉ là một miễn cưỡng mà thôi. Tớ nhờ cậu làm một số chuyện nhưng cậu cảm thấy “ Asking too much” - Don’t deny - và cậu lại miễn cưỡng để “Give help”. Và hình như có một dòng sông đã qua đời. Và hình như cậu không còn vui lắm khi gặp tớ. Và hình như mình không còn nhìn thẳng vào mắt nhau. Và có lẽ không gặp nhau, hay gặp nhau cũng không phải là điều gì to tát lắm. Có lẽ chỉ là thế thôi!
Phan Hằng
Ngay khi cơn gió lạnh đầu tiên xuất hiện, nó đã thổi bay những vẩn đục ấy, và vết thương trong lòng tớ lại đau đớn giật giã như mới lần đầu. Như những ngày đầu cái tai nạn khủng khiếp ấy đã cướp mất Mạnh của tớ ra đi mãi mãi không về. Làm thế nào để xác định con đường tớ đi sẽ dẫn về phía nào? Rồi sẽ gặp gỡ những ai, sẽ yêu những ai? Đôi lúc tớ tự hỏi có những con đường và những người ta sẽ gặp, sẽ đi qua, ai sẽ là người cuối cùng? Tớ cầm vợt vớt những mảnh tình yêu. Nhưng tình yêu nào sẽ là cuối cùng. Tình yêu nào sẽ theo gió về trời. Giống như cuộc thiên di không điểm đến…
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 31
Xin chaøo !
Tôù laø “giaùm thò” sinh vieân
Đi làm “Vui mừng, lo lắng Những năm gần đây, các trường Đại học, Cao đẳng đã giám thị, các và xen lẫn cảm xúc hồi điều động một lượng lớn sinh viên tham gia vào công tác coi sinh viên đều hộp bởi không biết bản thi. Mỗi sinh viên ưu tú vinh dự được lựa chọn vào các đợt ý thức được thân có làm tròn trách tuyển sinh đều cảm nhận được trách nhiệm quan trọng của tính chất của nhiệm của một giám bản thân. Với sự nhiệt tình cao, các bạn sinh viên đã nghiêm công việc thị hay không? Nhưng túc hoàn thành tốt công việc của mình. với một môi được tham gia vào một trường làm kì thi tuyển sinh mang việc nghiêm tính chất quốc gia, mình cũng phấn khởi lắm!” – những lời chia sẻ hết túc, có quy định chặt chẽ về giờ giấc. Từ 6 giờ sáng sức chân thành đến từ bạn Trần Đức Cảnh (khoa các bạn đã phải có mặt ở hội đồng tuyển sinh. Lúc Văn hóa Du lịch) về lần đầu tiên coi thi. Đó cũng đánh số báo danh, đếm số bài thi phải cẩn thận để chính là cảm xúc chung của tất cả các bạn sinh viên làm sao không bị nhầm, bị thiếu. Đối với các bạn thí sinh, phải tạo không khí cởi mở, dễ chịu, không mỗi mùa thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng. Còn với bạn Phan Danh Hùng Anh (khoa Văn tạo căng thẳng cho các thí sinh. Rồi đến chuyện ăn hóa học) đây là lần thứ hai bạn đi làm giám thị nên mặc sao cho đàng hoàng, chỉn chu cũng là những cảm giác lo lắng hồi hộp đã đỡ hơn lần đầu: “So chuyện làm đau đầu không ít bạn sinh viên. Dù chỉ là làm giám thị chỉ trong mấy ngày ngắn với năm đầu tiên, năm thứ 2 làm giám thị, mình ngủi, nhưng những bạn sinh viên cũng đã phải hy cảm thấy tâm lí tự tin và thoải mái hơn.” sinh không ít thời gian và cơ hội khác của bản thân. Nguyễn Thị Huyền Trang (khoa Văn hóa học) đã Vượt qua những khó khăn
32 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
xin nghỉ công việc làm thêm trong 3 ngày để hoàn thành tốt công tác coi thi. Bạn chia sẻ: “ Nhà trường đã tin tưởng thì phải cố gắng hết sức”.
Những kỷ niệm khó quên “Mình còn nhớ lần đầu tiên tham gia công tác coi thi, buổi tập trung thí sinh vì hơi lo lắng nên thay vì đọc nguyên quy chế đối với các thí sinh, mình lại đọc luôn quy chế đối với giám thị - điều mình đã được trong buổi học quy chế coi thi. Cũng may đó là sơ suất nhỏ nhưng mình cũng rút kinh nghiệm và không mắc những sai lầm khác” – Quỳnh Anh (đã tốt nghiệp) chia sẻ về lần đầu tiên coi thi. Bạn Nguyễn Thị Ngân (sinh viên năm 2) đã không quên ghi lại những cảm xúc của mình trong trang nhật kí: “Với riêng mình, khi được nhận nhiệm vụ coi thi, mình đã rất phấn khởi và khoe với bố mẹ về trách nhiệm mới của bản thân. Buổi đầu tiên khi tham gia công tác đào tạo về nghiệp vụ coi thi và giải đáp các thắc mắc liên quan, được nghe TS Nguyễn Thị Việt Hương – Trưởng phòng Đào tạo chia sẻ kinh nghiệm, mình đã không khỏi lo lắng. Chỉ cần bất cẩn trong công tác, không nghiêm túc trong lúc làm việc mình có thể sẽ kỷ luật rất nặng. Nói chuyện với cô bạn ngồi bên, thấy cũng chung một tâm trạng. Không chỉ mình, mà tất cả các “giám thị” sinh viên đang được nghe buổi tập huấn này, đặc biệt là những bạn lần đầu tiên tham gia kì tuyển sinh đều cảm thấy căng thẳng và lo lắng. Hít một hơi, lấy lại tinh thần và mình nghĩ là mình sẽ làm tốt. Cho bản thân một cơ hội làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp cũng thật đáng để nêu gương. Sáng hôm sau, buổi nhận phòng của đợt tuyển sinh đại học, cao đẳng lần 2 bắt đầu. Mình đã dạy thật sớm để đến trường dù cả buổi tối hôm qua đã háo hức tới tận khuya mới ngủ. Chọn bộ trang phục đúng quy định, gọn gàng, ngày hôm nay mình chính thức trở thành một giám thị. Trong khi làm thủ tục nhận phòng, mình được cầm tấm thẻ “CÁN BỘ COI THI” trên tay, nắn nót ghi tên mình, rồi cài lên ngực, và cảm thấy rất hãnh diện. Khi Ban chỉ đạo điểm thi gọi đến tên mình để lên bốc thăm và nhận phòng, mình đã có chút e ngại và lo lắng. Lúc đó, mình nhớ lại cảm xúc của hai năm về trước, khi là cô bé học sinh đi thi cũng hồi hộp trước kì thi “sinh tử” như thế này. Và hôm nay cũng vậy, vẫn cảm xúc ấy nhưng cảm xúc đã có chút thay đổi với một vị trí khác - một giám thị, một trách nhiệm của
người phụ trách coi thi. Những bỡ ngỡ khi lần đầu tiên tham gia công tác coi thi đã được cải thiện bởi sự chỉ bảo nhiệt tình của giám thị coi thi số một – thường là các giảng viên và những người đã có kinh nghiệm. Mình không thể nào quên được, lúc đọc tên từng bạn thí sinh vào nhận phòng thi, mình đã rất run. Phải thật cố gắng để không ai biết, đôi tay của giám thị coi thi số 2 đang cầm tờ giấy run run. Ngay lúc đó, mình đã nghĩ nếu mình mà còn run như thế này sẽ làm cho thí sinh thêm phần lo lắng, vậy là không hoàn thành tốt trách nhiệm của giám thị nên phải thật bình tĩnh. Mình đã phải tự trấn an mình rằng “Không sao mà. Mình làm được”. Chính suy nghĩ đó đã giúp mình tĩnh tâm và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Những buổi coi thi tiếp theo, mình đã quen với nhịp làm việc của trường thi nên không còn rụt rè như buổi đầu tiên. Bốn buổi coi thi, mỗi buổi tiếp xúc với một phòng thi khác nhau, những khuôn mặt thí sinh khác nhau, nhưng trách nhiệm và nghĩa vụ thì vẫn vậy. Mình đã cố gắng phối hợp hiệu quả nhất với giám thị coi thi số một, cố gắng để tạo tâm lí thoải mái nhất với các thi sinh mà vẫn giữ đúng được quy chế. Kết thúc mỗi buổi thi, mình không quên chúc các thí sinh làm tốt bài thi tiếp theo và đều thở phào nhẹ nhõm vì đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Về phòng hội đồng, gặp các bạn, lại thao thao khoe về phòng thi hôm nay mình trông có gì đặc biệt không, rồi lại nhắc nhau những lỗi có thể gặp và chia sẻ kinh nghiệm. Buổi coi thi cuối cũng kết thúc. Mình đã có rất nhiều cảm xúc. Lúc hoàn thành xong thủ tục, ra ngoài có 1 bạn thí sinh vẫn đợi mình chỉ để xin số điện thoại. Bạn thí sinh đó làm mình bất ngờ khi chia sẻ : “Em là đứa quên không mang giấy chứng nhận tốt ngiệp đây ạ. Em thấy chị rất thân thiện. Cảm ơn chị đã nhiệt tình giúp em làm những thủ tục cần thiết. Nhờ chị mà em đã cảm thấy thoải mái nhất khi làm bài. Chị cho em số điện thoại, nếu đỗ em sẽ liên lạc với chị”. Mình đã thấy rất vui vì không chỉ hoàn thành tốt mà còn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Lời kết Sau mỗi kì thi như vậy, mình lại cảm thấy bản thân trưởng thành hơn, có thêm nhiều kinh nghiệm cũng như có những trải nghiệm hết sức thú vị. Thông qua những hoạt động thế này, các bạn sinh viên lại có thêm cơ hội ngồi gần nhau, giao lưu và mở rộng với sinh viên các khoa trong trường. Mưa An facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 33
Cùng suy ngẫm
Ngoân ngöõ Teen: Caàn giöõ gìn söï trong saùng cuûa Tieáng Vieät
Theo đà phát triển của lịch sử văn minh, con người dần được khai sáng, tính cộng đồng đòi hỏi cần được mở rộng, ngôn ngữ vì thế ra đời như một hệ quả tất yếu giúp mọi người hiểu nhau hơn. Sự phát triển và vận động của ngôn ngữ trong cả không gian và thời gian đã minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo của con người.Ngôn ngữ Việt cũng vậy. Tiếng Việt thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á, nhánh Môn - Khơ me, nhóm Việt Mường – đã được nhà giáo Đặng Thai Mai tự hào ca ngợi về cái giàu và đẹp trong “ Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc” (1967).
Bắt đầu chỉ là những chữ viết tắt hay những cách viết thay thế, những vay mượn từ tiếng Anh, hay những biểu tượng cảm xúc (emoticon), dần dà với sự lạm dụng của giới trẻ thì việc sáng tạo không chỉ dừng lại ở cách viết khác của Tiếng Việt mà đã thành cả một ngôn ngữ mới nằm ngoài tầm kiểm soát của tiếng mẹ Nhưng có một sự đẻ. Những kí tự thật đáng buồn đang “Với tư cách một người nghiên cứu ngôn ngữ, cũng như mà teen cho là xảy ra thành trào lưu nhiều người yêu tiếng Việt khác, tôi luôn mong muốn cho “cực kì độc đáo”, trong giới trẻ khiến tiếng nước mình phát triển khỏe mạnh và trong sáng. Cái lấy số hay những không ít người đặt lo này dựa trên cả mặt cảm tính và lý tính. Cảm tính ở đây kí tự lạ thay cho ra câu hỏi: Ngôn ngữ là lòng yêu nước, yêu tiếng Việt. Nhưng về mặt lý tính, chữ, rồi hiện trẻ?!... Đã đến lúc chúng ta cũng nên nhìn nhận hiện tượng này một cách tượng viết trại âm cần phiên dịch tiếng khách quan vì nó là một quy luật của xã hội và của cả ngôn tiếng Việt khiến ngữ nữa. Xã hội thay đổi thì ngôn ngữ cũng biến đổi, và Việt. đến lượt mình, ngôn ngữ cũng tác động trở lại cuộc sống”. cho các nhà giáo dục cảnh báo và Trong bối cảnh (Tiến sĩ Ngôn ngữ học Mai Xuân Huy, Viện nghiên cứu sự ảnh hưởng Việt Nam hội nhập ngôn ngữ học) xấu của loại ngôn kinh tế và phát triển ngữ này với sự nền khoa học công nghệ, Internet đã trở nên vô trong sáng và tính học thuật của tiếng Việt. Một vài cùng phổ biến đối với người dân nói chung và đặc tin nhắn với ngôn ngữ kiểu @ ấy khiến người đọc biệt giới trẻ nói riêng. Những người trẻ thường rất bực mình vì phải ngồi rất lâu mới dịch được tin xuyên trao đổi thông tin và liên lạc bằng các nhắn. Ví dụ như: “Em chut ar2 dzui dze trog ngey phương pháp như nhắn tin SMS qua mạng di động, le tizh iu nha!” (tạm “dịch” là: Em chúc anh hai vui chat qua các dịch vụ của Yahoo, skype, các diễn vẻ trong ngày lễ tình yêu nha!), hoặc là: “Ar2 ui, đàn hay mạng xã hội facebook, …Sự sáng tạo của hum ney em bun wa…” (tạm “dịch” là: Anh hai ơi, giới trẻ cùng với việc thường xuyên sử dụng các hôm nay em buồn quá). Nhưng sự phát triển của loại hình nhắn tin này, một kiểu viết Tiếng Việt ngôn ngữ Teen không chỉ dừng lại ở đó - khi mà khác với cách viết truyền thống đã dần được hình những gì họ viết ra nếu không phải tín đồ của cách thành dành riêng cho việc nhắn tin trên điện thoại, nói “@” thì không thể hiểu nổi. Cụ thể: “Zeu ngey chat hay viết trên mạng xã hội, mà thường được moi a hog zi zau, a zhe wua trug dzon e, a zoi em gọi là “ngôn ngữ teen”. wua Bih Qoi choi. Zeu a baz thi nhen tih e bit em
34 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
hoặc một đoạn bị chuyển mã hoàn toàn “”…†|Cl¥ ]_Cl` (µ “])Cl] [†| (µº(“ /º] §º ]º†|Cl][…???”. Các nhà giáo dục cho rằng nó không chỉ ảnh hưởng về mặt ngữ âm mà còn về cấu trúc và ngữ pháp. Tuy vậy các bạn trẻ cũng có lí lẽ riêng của mình về những điểm mạnh của ngôn ngữ teen: tiết kiệm, sáng tạo, gần gũi, và có thể áp dụng trong học tập. Nếu chỉ để tiết kiệm thời gian và ký tự so với việc xây dựng cho mình một thói quen sử dụng ngôn ngữ tốt, chặt chẽ, logic (đúng ngữ pháp, chính tả, có tính thẩm mỹ) thì lý do này có vẻ chưa được hợp lý và suy nghĩ còn hơi nông cạn! Vậy, đâu là nguyên nhân? Thứ nhất, có thể khẳng định, đây là kết quả của quá trình lây lan tâm lý. Những cái mới, lạ khi đã được định hình trong một bộ phận giới trẻ, thị hiếu đó nhanh chóng tạo được hiệu ứng mạnh mẽ. Bởi suy cho cùng, bất kỳ một hiện tượng mới nào, dù xấu hay tốt, giới trẻ bao giờ cũng là đối tượng tiếp thu sớm nhất và nhanh nhất.
đánh giá về nhân cách con người. Tuy nhiên, dưới góc độ văn hóa mà đặc biệt là công tác giáo dục cho giới trẻ về việc phát huy nét đẹp của tiếng Việt, “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, thiết nghĩ cần lắm một sự trao đổi nghiêm túc. Là những con người Việt Nam, chúng ta có quyền tự hào và ngợi ca về tính đa dạng, phong phú, giàu có và đặc sắc của tiếng Việt. Hơn ai hết, đại diện cho tầng lớp trí thức tương lai – giới trẻ chính là những người nắm giữ và có bổn phận nâng niu, nuôi dưỡng và phát triển mạch nguồn này, để nó không bị mai một mà ngày càng hoàn thiện hơn, tinh tế hơn.
Nguyễn Ngân (Bài viết có tham khảo thêm tại nguồn http://vanghe.blogspot.com/)
Thứ hai, hiện trạng này sở dĩ tồn tại phổ biến có thể xuất phát từ sự bắt chước. Có thể một số em nhiều khi không hiểu hết được ý nghĩa, cách thức dùng từ, nhưng vì thấy lạ, hấp dẫn nên nảy sinh tâm lý a dua để khỏi lạc lõng trong cộng đồng của mình. Thứ ba, cũng như việc chạy theo xu hướng thời trang, xác định gu thẩm mỹ âm nhạc, điện ảnh, các em xem việc sử dụng “ngôn ngữ teen” như là một cách để thể hiện bản sắc đặc thù hay chứng tỏ sự hồn nhiên, tinh nghịch, trẻ trung của lứa tuổi mình. Thực ra, một cách công bằng mà nói, vấn đề sử dụng ngôn từ trong giao tiếp là quyền của mỗi người và cần được tôn trọng, miễn là không vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội. Do đó, việc làm này không thể nói là xấu, đáng lên án và không liên quan đến việc nhìn nhận,
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 35
HUC Photo Contest 2013 Trong tháng 7/2013, CLB Truyền thông Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tổ chức cuộc thi ảnh online đầu tiên mang tên HUC Photo Contest 2013 với chủ đề “I’m HUC-er”. Cuộc thi đã bước đầu tạo nên được những tiếng nói riêng của chính các HUC-er về ngôi trường mình đang theo học, về những kỷ niệm với mái trường này. Sau một tháng tổ chức, cuộc thi đã tìm ra được 2 quán quân là bạn Đỗ Hương Thảo (CDKD1A) và Nguyễn Phi Hùng (VB2)
Đỗ Hương Thảo Khoa: Xuất bản - Phát hành Quan niệm sống: Sống hết mình, năng động và niềm nở. Lấy nụ cười làm nền tảng cho mọi việc. Câu nói thích nhất: “Một giây một phút ý nghĩa còn hơn một đời vô nghĩa và đôi khi những điều nhỏ nhặt lại có ý nghĩ rất lớn” Lý do tham gia: Mình sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, mình yêu thích ngôi trường này ngay từ lần đầu tiên đi qua và nhìn thấy nó. Mình đã cố gắng hết sức để được bước chân và trở thành sinh viên của trường. Mình muốn được ghi dấu kỉ niệm tại ngôi trường bằng cách tham gia cuộc thi này. Nguyễn Phi Hùng Khoa: Viết văn - Báo chí Quan niệm sống: Sống để yêu thương. Câu nói yêu thích: Tình yêu cho đi nghĩa là nhận lại. Lý do tham gia: Mình mong muốn sẽ học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm cũng như có thể giao lưu và làm quen với nhiều HUC-er hơn nữa tại cuộc thi này. Với 440 Like và 513 lượt share tại fanpage của CLB Truyền thông, Phi Hùng đã dẫn đầu Top nam để vươn lên giành vị trí Quán quân của cuộc thi HUC Photo Contest 2013. Hương Thảo cũng xuất sắc giành vị trí Quán quân Nữ với 220 Like và 440 lượt share. 2 quán quân sẽ cùng với HUC Media tham gia những hoạt động thú vị trong thời gian tới. Cùng chờ đón nhé !!!
36 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Hàn Ngọc Linh Khoa: Văn hóa Du lịch Sở thích: nghe nhạc, chụp ảnh, đọc truyện, tham gia các hoạt động xã hội, được làm những điều mình đam mê. Sở ghét: ghét bị ép buộc, gò bó, thiếu tôn trọng bản thân và mọi người. Châm ngôn sống: Cứ mỉm cười rồi mọi chuyện sẽ qua, gieo nhân nào ắt gặp quả nấy, cuộc sống luôn là 1 vòng tuần hoàn giữa cho và nhận! Lý do tham gia: Mình muốn tìm kiếm 1 cơ hội để thể hiện khả năng và khẳng định bản thân. Những giá trị về mặt tinh thần do cuộc thi mang lại cũng chính là 1 yếu tố thúc đẩy rất lớn. Và quan trọng hơn vẫn là thu hẹp khoảng cách, mở rộng tình bạn với tất cả các bạn sinh viên trong trường, kết nối cộng đồng HUC-er đoàn kết và sôi nổi hơn.
Nguyễn Minh Đức Khoa: Quản lý văn hóa, nghệ thuật Sở thích: Ca hát, xem phim. Quan niệm sống: Sống hết mình vì một ngày mai tươi sáng. Câu nói yêu thích: To be or not to be. Lý do tham gia: Giao lưu tìm người yêu. Đây sẽ là một động lực rất lớn để mình cố gắng kêu gọi bạn bè ủng hộ, tham gia bình chọn. Mình đã là cựu HUC-er nhưng mình vẫn muốn có thể để lại một chút dấu ấn, một chút kỷ niệm vui trước khi ra trường. Thời gian học tập tại mái trường này, mình đã được quen với những người bạn hết sức vui nhộn trong CLB Nghệ thuật, được tham gia biểu diễn cho những chương trình của Nhà trường. Đó đều là những kỷ niệm rất đẹp và tuyệt vời của thời sinh viên, một thời là HUC-er. Và chắc chắn cuộc thi này cũng là một kỷ niệm đẹp của mình mỗi khi nhắc đến hai từ “sinh viên”
Mình tự hào khi được sinh ra và lớn lên ở Hải Dương - vùng quê giàu truyền thống. Mình đến với HUC cũng như 1 sự tình cờ. Qua lời chỉ dẫn của chị gái, mình nộp hồ sơ thi Đại học vào trường. Điều ấn tượng đầu tiên của mình với HUC đó là đội sinh viên tình nguyện của trường. Đội sinh viên tình nguyện đã làm việc rất tận tâm giúp đỡ tân sinh viên bọn mình trong những ngày thi cử nắng nóng, ngày nhập trường bỡ ngỡ...1 năm gắn bó với HUC đã cho mình biết bao kỷ niệm. Mình cảm thấy yêu ngôi trường này hơn, yêu mọi thành viên của Nguyễn Ngọc San HUC nhiều hơn. Khoa: Văn hóa Du lịch Ngoài chuyên ngành chính mình đang học là Văn hóa Du lịch (cũng là sở thích từ bé của mình) thì mình cũng quan tâm tới nhiếp ảnh. Mình tham gia cuộc thi với mục đích là muốn thử thách chính bản thân mình. Giải thưởng với mình không quan trọng. Quan trọng hơn là cơ hội giao lưu thân thiết với các HUC-er hơn. TÔI TỰ HÀO VÌ TÔI LÀ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI !!!
Hẹn gặp lại tại HUC Photo Contest 2014 !!! facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 37
Trò chơi dân gian
Ñaùnh bi Đánh bi, còn gọi là chơi bi, bắn bi, búng bi (tiếng Pháp: bille), là trò chơi phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Đây là trò chơi có công cụ đơn giản, cách chơi phong phú, thuận tiện nên có thể chơi cả trong nhà lẫn ngoài trời. Ở Việt Nam, trò chơi này chủ yếu dành cho trẻ em, có từ hai người chơi trở lên. Nội san SVVH số 07 sẽ giới thiệu tới các bạn những thông tin cơ bản về trò chơi dân gian thú vị này nhé ! Muốn chơi đánh bi thì ta phải có những viên bi. Bi là viên hình cầu có đường kính khoảng 0,5 cm đến hơn 1 cm nhưng cá biệt có thể lớn hơn. Bi có thể làm từ đất nung (có thể sơn các màu sặc sỡ), gạch, đá hoặc thủy tinh bằng phương pháp thủ công hay sản xuất công nghiệp. Bi đất nếu làm thủ công thường có chất lượng không cao: dễ vỡ, không tròn...nên trẻ em thường chế tác một vài viên bi chất lượng tốt dùng làm bi cái khi chơi. Bên hình là những viên bi đủ sắc màu, họa tiết và kích cỡ được dùng để bắn bi. (ảnh bên) Kỹ thuật chơi chính là động tác bắn bi, có các cách thường dùng sau đây: - Kẹp viên bi giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa, móng của ngón giữa tiếp xúc với đốt ngón tay cái. Nhằm về mục tiêu rồi bật ngón tay trỏ cho viên bi bắn ra. - Ngón tay trỏ cuộn viên bi vào giữa, gập ngón tay cái vào phía trong ở phía sau bi. Nhằm về mục tiêu rồi bật ngón tay cái cho bi bắn ra. Kỹ thuật bắn bi đòi hỏi độ khéo léo, chính xác để trúng mục tiêu theo những cự ly khác nhau. Khi bắn có thể dùng tay kia làm bệ tỳ để viên bi ở độ cao thuận lợi hơn tùy từng tình huống. Hình vẽ có thể thấy người chơi đang dùng một tay làm bệ tỳ để nhắm bắn những viên bi trong “hòm”. (ảnh bên)
38 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Bi hào: vẽ hai vạch thẳng song song cách nhau khoảng 2-3m, gọi là hào. Một vạch làm điểm xuất phát còn một vạch là đích. Ở vạch đích có thể vẽ thêm một hình chữ nhật ở giữa, dài 20-30cm, rộng 7-10cm gọi là tương. Những người chơi lần lượt bắn bi từ vạch xuất phát sao cho bi dừng lại ở trong tương và càng gần vạch đích càng tốt nhưng không vượt quá vạch. Tiếp đến những người chơi sẽ xác định thứ hạng của những viên bi theo luật sau: - Bi ở trong tương xếp trên bi ở ngoài tương. - Cùng ở trong tương hoặc ngoài tương thì bi của ai gần vạch hơn sẽ xếp trên. Nếu bi vượt quá vạch thì thứ hạng được xếp ngược lại, viên bi nào xa vạch hơn sẽ xếp trên. Người xếp đầu tiên được quyền bắn bi của mình lần lượt vào những viên bi xếp từ thứ hai trở đi, nếu bắn trúng thì được “ăn” một số viên bi của người đó, nếu bắn trượt thì lượt chơi chuyển sang cho chính người có bi bị bắn. Do luật chơi như vậy nên khi thấy một người nào đó có khả năng xếp thứ nhất rất cao (ví dụ đã đưa được bi dừng đúng vạch và ở trong tương) thì những người chơi sau sẽ tìm cách gây khó khăn cho người đó bằng cách cố bắn bi sao cho thứ hạng của những viên bi xếp liền nhau càng xa nhau càng tốt. Bi gẩy: là trò chơi của các bé gái, tên gọi phổ biến là khía - đùng, mô phỏng những động tác khi chơi. Thể thức này rất đơn giản, những người chơi góp vào số bi bằng nhau rồi “oẳn tù tì” để xác định người được chơi lượt đầu tiên. Người chơi rải cả nắm bi lên mặt đất sao cho càng đều càng tốt và khoảng cách giữa những viên bi vừa phải. Tiếp đến người chơi sẽ chọn ra một cặp bi, dùng bất kỳ ngón tay nào di trên mặt sân chơi ở khoảng cách giữa hai viên bi đó, gọi là khía. Nếu ngón tay chạm vào bi sẽ bị mất lượt còn nếu không, người chơi sẽ dùng ngón tay gẩy viên bi này vào viên bi kia, gẩy trúng (gọi là đùng) và cả hai không bị chạm vào bất cứ viên nào khác sẽ được “ăn” hai viên bi này, ngược lại thì mất lượt. Cuộc chơi kết thúc khi toàn bộ bi đã bị “ăn” hết. Ngoài ra còn có bi hòm/ bi lồ, bi biển cũng được sử dụng nhiều.
N.A (sưu tầm) facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 39
Trắc nghiệm vui
Söõa chua vaø söï
cuoán Huùt? S ữ a chua là loại thức uống rất bổ dưỡng dành cho sức khỏe. Mùa hè oi ả này có một cốc sữa chua mát lạnh giải nóng thì thật là tuyệt vời phải không nào? Sữa chua thường được dùng trong rất nhiều không chỉ trong đồ ăn mà còn có cả công dụng làm đẹp hữu ích nữa. Sữa chua còn mang theo cả bí mật về sự cuốn hút với những hương vị của riêng nó.
Sữa chua dâu tây Woa woa !!! Bạn là tuýp người ngọt ngào và chu đáo. Việc làm hài lòng mọi người đối với bạn không mấy khó khăn chút nào hết. Bạn đặc biệt ở chỗ không chỉ giỏi giang, ưa nhìn mà còn lôi cuốn người khác bởi cái duyên ngầm. Bạn luôn biết chừng mực cũng như biết dừng lại đúng lúc bởi bạn đủ sắc sảo để nhận ra điều gì nên hay không nên. Các chàng trai sẽ cảm thấy ngất ngây nếu có một người yêu như bạn đấy. Họ sẽ phải lo ngay ngáy vì phải canh giữ người yêu chặt chẽ không cho ai nhòm ngó. Sữa chua nguyên chất Mọi người thường cho rằng bạn quá cẩn trọng và khuôn phép nhưng đó chỉ là cái vỏ bọc mà thôi. Bạn đơn giản hơn bề ngoài bởi bạn biết nhìn xa trông rộng và có một cái đầu thông minh không chê được. Bạn là chỗ dựa vững chắc cho tri kỷ của mình bởi sự đáng tin cậy và những phương án thông minh mà bạn mang tới. Đôi khi sự đơn giản nhưng tinh tế vẫn đạt hiệu quả cao, phải không mọi người?
40 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Sữa chua hoa quả Bạn là người của đám đông. Bạn kết thân và quen biết với nhiều người nhưng số người thân thật sự lại chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bởi bạn ôm đồm và khá tham lam, luôn muốn mọi thứ đều hoàn hảo nên gây ra phản tác dụng. Dù đối với mọi người bạn là một người bạn tốt, mẫu bạn thân lý tưởng nhưng ít ai dám lại gần vì sợ độ nổi tiếng của bạn cũng sẽ khiến cho mối quan hệ không được bền lâu. Những tín đồ của sữa chua hoa quả hãy thử xem lại một chút sự cuốn hút của mình để có thể có được những người bạn thân thật sự và tri kỷ cho riêng mình nhé. Chúc các bạn sẽ thành công!
Sữa chua nha đam Nha đam đã tốt cho sức khỏe nay kết hợp với sữa chua đúng là bổ thêm bổ. Nhưng sữa chua nha đam còn một bí mật mà chúng ta chưa biết. Những bạn nào thích ăn sữa chua nha đam thường luôn đem lại cảm giác mới mẻ cho những người xung quanh. Những lời khuyên bạn tặng cho mọi người luôn hữu hiệu dù bất kể trong hoàn cành nào đi chăng nữa. Điểm cuốn hút nhất ở bạn có lẽ nằm ở sự độc đáo không đụng hàng, duy nhất chỉ có một và cả tình cảm của bạn cũng được thể hiện theo phong cách của riêng bạn. Bạn sống khá tình cảm và thực sự muốn được gắn bó với người mình yêu thương. Sữa chua thạch Bạn luôn cố gắng bứt phá và là người đi đầu trong những phong trào sáng tạo. Bạn cuốn hút mọi người nhờ cách riêng của mình, bằng những phương thức mới lạ và màu mè. Cách này lúc đầu có vẻ hiệu quả, nhưng càng về sau mọi người lại càng nhận ra điều ẩn chứa đằng sau lớp vỏ hoàn hảo của bạn. Dù cho bạn mang đến cảm giác mới mẻ cho đối phương nhưng lại không tạo được sức hút về chiều sâu. Hãy cố gắng cân bằng cả 2 bạn nhé: vừa có sự mới lạ bên ngoài vừa có cả chiều sâu bên trong tâm hồn mình.
Sữa chua gừng Bạn là tuýp người ít hấp dẫn đối với ai chỉ coi trọng vẻ bề ngoài. Bạn chỉ thực sự cuốn hút đối với những ai xứng đáng hay là người bạn “đã qua kiểm duyệt”. Bạn luôn thu hút đối phương một cách có chừng mực bởi bạn là người già dặn trước tuổi, đã có nhiều kinh nghiệm và từng trải hơn người khác đúng theo phong cách “gừng càng già càng cay” ☻Các chàng trai sẽ phải vất vả để có được trái tim của bạn. Nhưng khi đã có thể chinh phục được bạn thì họ sẽ rất an tâm khi có một nửa đáng tin cậy, chín chắn và luôn biết nghĩ trước sau. Đúng là có khó khăn mới có hạnh phúc mà! facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 41
Văn học - nghệ thuật
Saùt thuû hoa hoàng
Phong xoay người trước gương, với tay lấy lọ keo, vuốt dựng mái tóc phía trước, bẻ lại cổ áo, xịt một ít nước hoa vào người, nhìn vào gương hắn tụ cười thầm một mình: “Hừ, chẳng mấy chốc cô em sẽ lại thuộc về mình mà thôi! Em xinh, em kiêu, em kén cá chọn canh cho lắm vào…nhưng sẽ không vượt qua được cửa ải của anh đâu cô bé ạ. Hà hà, anh sẽ giăng lưới và khi em đã sa vào lưới của anh rồi…ồ, cá cắn câu biết đâu đấy!”. Phong tự tin lắm! Cứ mỗi lần bước chân ra khỏi nhà, thấy được những ánh mắt, những cái nhìn bắn về phía mình đầy thiện cảm, chiêm ngưỡng của các cô gái là hắn lại thấy lòng mình như được tô điểm thêm một trời đầy sao vậy. Hắn biết mình thuộc loại đẹp trai nhất nhì trong trường, lại học giỏi, hát hay, chơi guitar cực đỉnh. Và nhất là những bài hùng biện sắc sảo của hắn mỗi lần trường tổ chức hội thảo, hùng biện về luật. Hắn biết mình được các cô bạn trong trường chú ý ngưỡng mộ. Hắn không
42 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
(Truyện ngắn)
cầm “cưa’ để đi “cưa” các em trong trường thì đã có những em xin tình nguyện “đổ” rồi. Phong cách thư sinh cộng với tính tình lãng tử của hắn đã làm không ít các cô gái phải nhắc đến tên hắn - ngay cả trong những giấc mơ. Trong trường hắn được mệnh danh là “Sát thủ hoa hồng” do chính nhóm bạn kì cựu của hắn đặt cho, vì hắn luôn tỏ ra thân mật với tất cả những cô gái: không đặc biệt chú ý đến một cô nào cả, không yêu cô nào nhưng bất kì cô nào đã tiếp xúc với hắn dù chỉ một lần đều ngỡ tưởng mình được hắn chú ý. Và hắn biết, chỉ cần hắn nói một câu thôi, không cần một câu, chỉ nửa câu thôi là “vòng hai” của các nàng sẽ nằm gọn trong vòng tay hắn. Phong học Luật năm cuối, chỉ hơn một tháng nữa là hắn ra trường. Bố hắn đã xếp hắn vào làm việc trong một công ty danh tiếng và chỉ chờ hắn ra trường là đi làm luôn, nhưng hình như hắn có vẻ không thiết tha lắm.
Quán Karaokê “Điểm hẹn” nằm trên đường Nguyễn Chí Thanh gần với trường hắn đang học. Các em ở trong đó thì không còn xa lạ gì với hắn và nhóm bạn. Tuy nhiên, hắn chỉ làm vui lòng bạn bè thôi, chứ chưa bao giờ đi quá giới hạn với bất cứ cô gái nào trong quán. Nhất là với gái làng chơi, hắn lại càng khinh bỉ. Suốt ngày miệng hắn cười cười nói nói với các cô nàng, nhưng kì thực quan điểm của hắn rất rõ ràng: Chỉ là mơn trớn, đùa cợt bên ngoài và hắn khinh khi tất cả những nàng con gái nhìn thấy hắn là sán vào, tỏ tình, bỡn cợt, dễ dãi. Lan thu dọn phòng hát một cách vội vã vì ở ngoài kia nhóm khách khác đang chờ. Cô làm công việc đó thành thạo và tự tin hơn cả nhân viên cũ trong quán. Khi vào đây xin việc cô đã nói cô từng làm nhân viên quán bar trên Tuyên Quang một thời gian. Chỉ trong vòng một ngày bà chủ quán đã tin tưởng vào điều đó khi nhìn thái độ Lan phục vụ khách hát. Lan đong đưa, Lan đon đả, và chưa một vị khách hát nào ra khỏi phòng phải ca cẩm, than vãn hay đòi đổi nhân viên cả. Đến ngày thứ ba, ở quán, bà chủ và mọi người khen Lan khéo mồm, hát hay lại chiều khách. Lan không được xinh xắn nhưng ưa nhìn, khuôn mặt sắc nét và cá tính. Với chiều cao một mét năm tư, cộng với đôi guốc cao gót mười hai phân trông cô vẫn nhỏ nhắn như một cô bé học sinh PTTH vậy. Có lẽ, đó là điểm khác biệt duy nhất của cô ở nơi đây. Bạn hắn nói trong quán có một con bé mới đến được một tuần, không xinh lắm, nhưng nhìn được và cá tính. Duy chỉ có một điều là con bé không vượt quá giới hạn với bất kì ai cả cho dù trả đến bao nhiêu tiền. Vì thế, nhóm bạn thách đố PhongPhong tự nhủ: “Cái loại đàn bà con gái vào tới chốn này rồi mà còn bày đặt làm cao, giữ mình. Hừ! Chỉ là giả tạo, không đáng để Phong trổ tài tán gái”. Phong nhướn cao mày, mở to đôi mắt bướng bỉnh, hất cao mặt về phía nhóm bạn. - Chỉ là gái làng chơi mà tụi bay bày đặt đánh giá cao quá vậy? - Đừng vội phỉ báng đi Phong. Có thể con bé đó thiếu tình, thiếu một thằng đẹp trai như mày chứ không phải thiếu tiền. Con bé coi vậy mà không dễ chơi đâu. Tụi tao hy vọng mày sẽ bóc mẽ được con bé giả tạo đó. Trước sau gì cũng chỉ là “gái gọi” mà còn bày đặt “chính chuyên”. Mày có tự tin vào khả năng của mày không đấy hả Phong? *** Hôm nay, trông Lan thật gợi cảm trong chiếc áo thun mầu tím nhạt, bó sát người, cổ áo khoét sâu
để lộ đường cong nữ tính và đầy sức sống. Mỗi lần Lan chào đón khách vào phòng hát trông Lan lả lơi, gợi tình hơn hết thảy những cô bé nhân viên lâu năm trong quán. Điều đó khiến cho các nhân viên cũ phải có đôi chút ghen tị. Lan quay ra mời nhóm khách tiếp theo vào phòng hát. Đã quá mười giờ khuya nhưng ở nơi chốn này thì đó mới chỉ là bắt đầu. Bất giác Lan giật mình khi nhìn thấy trong sáu vị khách hát kia có một người... “Trời ơi, Phong!” Lan hơi rúng động một chút nhưng lại lập tức bình thường đi qua ngay. - Mời các anh vào phòng hát. Em cùng các chị sẽ bấm cho mấy anh, rất vui lòng được phục vụ hết mình. Lan quàng vai, kéo tay hai người bạn Phong. Phong vô cùng quen thuộc với cái điệu bộ này của các “nàng” nên không tỏ ra lạ lẫm. Nhưng hình như, nhìn cô bé này có nét gì quen quen, hình như Phong đã gặp cô bé này ở đâu rồi… Thôi đúng rồi, con bé học năm thứ ba khoa quốc tế, cùng hùng biện với mình hôm thứ 7 vừa rồi đây mà. Ồ, hoá ra cô em cũng chỉ là tầm thường, hoá ra cô em... *** - Chỉ có hai cách cho cô em chọn lựa: Hoặc tối nay em và anh, hoặc là ngay ngày mai thôi, tất cả trường sẽ biết cô sinh viên ngoan ngoãn sắc sảo của trường ta thực tế lại đang là nhân viên… - Phong im đi! - Giọng Lan run lên đầy giận giữ Phong và Lan đâu có quen gì nhau, đâu có thù oán gì. Hãy để yên cho Lan sống! - Để yên? Anh có làm gì Lan đâu, chỉ là thoả thuận để đôi bên cùng có lợi thôi mà. Em sẽ có tiền và sẽ không phải làm ở đây lâu thêm một ngày. Chỉ cần em ở bên anh hôm nay, chỉ một mình anh, thế là đủ. Lan nước mắt lưng tròng, quay mặt lại: - Bốp! Cái tát của Lan trên má làm Phong chới với gần ngã: - Phong đừng tưởng có tiền là Phong có thể coi thường những cô gái ở đây! Lan chạy đi. Phong đuổi theo kéo Lan lại nhưng chợt nhìn thấy chiếc ví của Lan vừa rơi ra. Phong nhặt lên, giở ra xem. Trong ví Lan, một chiếc thẻ phóng viên, một tờ giấy giới thiệu của toà soạn… Phan Hằng
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 43
Khi hoaøng hoân xuoáng (Tản văn)
Thành phố - khi ánh hoàng hôn buông xuống trên những ngả đường, con hẻm, từng dòng xe cộ như những đàn kiến kéo nhau đi về đâu đó với tổ ấm của mình. Một ngày mưu sinh lại khép lại với những niềm vui, nỗi buồn riêng lẻ của mỗi thân phận giữa cuộc sống bộn bề những lo toan! Lúc ấy, nơi một góc trời nhỏ bé của thành phố nhộn nhịp cũng có một thân phận đang rong ruổi những bước chân trên con phố quen thuộc từ trường về phòng trọ. Chiều nào cũng vậy. Một mình nó với chiếc cặp xinh xắn lặng lẽ đi bên cạnh những dòng xe cộ ồn ào, náo nhiệt. Thỉnh thoảng nó ngây thơ đưa mắt khoanh vùng rồi nhẩm tính những chiếc xe, những người đi lại. Nó chẳng biết vì sao nó làm vậy. Cái bản tính tò mò kiểu trẻ con có lẽ vẫn chưa mất đi trong nó. Nó nhớ ngày xưa khi còn là một cô bé con mỗi chiều đi chăn trâu về cùng bạn bè thấy đàn cò bay trên đầu là lại thách nhau đếm. Có lần nó tính nhanh được hết cả đàn mười mấy con...Thế nhưng chưa bao giờ nó đếm được số đầu xe đi lại trong một vùng nho nhỏ trên con đường mà hằng ngày nó đi về. Nhiều lúc tỏ vẻ suy tư nó liên tưởng đến con đường này cũng tựa như con đường đời, con đường nghề nghiệp mà nó đang theo học vậy: đông đúc, chen lấn... Nghĩ vậy, nó lại thấy bao nhiêu nỗi lo sợ tìm đến! Khi ánh hoàng hôn buông xuống nơi miền quê xa xôi mà nó đã cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc mẹ nó đang bước những bước chân vội vã từ cánh đồng về nhà. Trên vai có thể đang là một gánh cỏ, một gánh rau...đè nặng. Đàn lợn, đàn gà chắc đang kêu om xòm lên ở nhà. Đã rất lâu rồi, khi nó biết gọi mẹ, gọi cha thì đã thấy mẹ với bao nhiêu tất bật lo toan vậy rồi. Ngày ngày mẹ cứ lặng lẽ cặm cụi như thân cò trong câu ca dao xưa...
44 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Đôi khi giữa thành phố phồn hoa phải chống chọi với gánh nặng cơm áo gạo tiền, với bao nhiêu những cám dỗ của cuộc sống, nó chỉ ước được trở về trong vòng tay mẹ; trở về với thời bé con vô tư chạy theo mẹ ra đồng cắt cỏ; với những chiều cùng mẹ đi về giữa ánh hoàng hôn thanh bình của miền quê yên ả! Để được mẹ vỗ về, được ăn những hạt cơm thơm phức do bàn tay mẹ nấu! Mẹ! Nó muốn kêu lên thật to tiếng gọi thiêng liêng ấy ngàn lần để lòng nó thêm vững chãi, làm những bước chân của nó thêm cứng cỏi hơn, bước đi giữa đường đời đầy chông gai cạm bẫy này. Khi ánh hoàng hôn buông xuống trên những mái nhà cũng là lúc nỗi quạnh hiu len lỏi tìm về trong từng góc nhà của mẹ; là lúc làm mẹ nó trống trải, cô quạnh nhất khi nhìn những gia đình bên cạnh đang cùng nhau sum vầy bên mâm cơm sau một ngày mưu sinh; là lúc mẹ nó thương và lo cho nó nhất! Khi hoàng hôn xuống hãy vui và yên lòng mẹ nhé !!!
Miên Du
Muøa yeâu thöông quay veà
(Tản văn)
Đất trời vào độ chớm thu. Những cơn gió mang theo hơi lạnh mỗi sớm mai cũng bắt đầu len lỏi vào, ngang ngược cạnh tranh với hơi nóng còn sót lại của mùa hạ. Đã đi qua rồi những cơn gió nồm nam nóng bức. Cũng đã qua rồi những cơn gió Lào bỏng rát da thịt. Gió thu dịu dàng, tình tứ. Gió mơn man, vuốt ve làn tóc mềm mượt, thoang thoảng hương bưởi quê nhà. Gió vuốt ve đôi má em hồng như người tình lâu ngày không gặp. Lòng người vì thế cũng ôn tồn hơn rất nhiều. Bao nhiêu bực dọc vì nắng, vì nóng nay đã được thay thế bằng vô vàn những khoái trá trong cảm giác, trong tâm hồn. Thu dịu dàng, đằm thắm nên thu thường buồn. Cái lạnh của thu khiến con người ta hay nhớ về quá khứ, hay suy nghĩ về hiện tại và mơ mộng về tương lai. Mùa thu trong tôi đơn giản hơn nhiều. Nó là mảnh hồn làng thân quen đến từng thanh âm, màu sắc. Giờ đây, tôi là đứa con xa quê. Ngày ngày, tôi vẫn bon chen giữa thị thành tấp nập, xô bồ và hỗn loạn để trở về với căn nhà trọ chật hẹp. Nhiều đêm tôi giật mình thức giấc để bỗng thấy mình đã đi xa lắm. Mùi của đất mặn đồng chua, mùi của cỏ non ướt sương đêm tỏa hương man mác… Hình như từ bao giờ tôi đã không còn ngửi thấy, cảm nhận được. Bất giác rùng mình. Sợ lòng mình không còn đủ tinh tế để cảm nhận được những nét thuần
khiết kia. Sợ bản thân sẽ “không lớn nổi thành người” vì đã vô tình lãng quên quê hương mình. Vậy mà cứ ngỡ, cái gì đã thành kí ức thì sẽ không thể nào quên nên yên tâm gói trọn quê hương mình vào một góc trái tim và đặt ở đấy. Hình như nó đã ở đấy quá lâu. Chỉ đến khi những cơn gió mùa thu ùa vào qua khung cửa sổ, báo hiệu một mùa yêu thương đang về, miền kí ức kia lại một lần nữa hiển hiện thật rõ nét, như thể nó chưa bao giờ bị khuất lấp bởi lớp bụi thời gian. Tôi may mắn được trải nghiệm mùa thu ở cái nơi nó đẹp nhất đất nước mình. Nét đẹp của mùa thu nơi ấy đã làm nên những câu hát lay động lòng người: “Có phải em mùa thu Hà Nội? Nghìn năm sau ta níu bóng quay về. Ơi! Mùa thu của ước mơ”. Nhạc sĩ viết nên ca khúc này hẳn phải gắn bó với Hà Nội biết bao nhiêu mới có thể viết nên một mùa thu Hà Nội thân tình đến thế. Tôi cũng như ông, thấy mùa thu Hà Nội đẹp. Nhưng đơn thuần chỉ là đẹp cái đẹp của cảnh sắc thiên nhiên thế thôi. Mùa thu Hà Nội cũng không phải là nơi tôi có thể “níu bóng quay về”. Nơi ấy không thuộc về tôi. Hay đơn giản là tôi vốn đã thuộc về một nơi khác. Gió thu hôm nay lại thổi! Những cơn gió như để thúc giục đứa con xa quê như tôi trở về với đất mẹ hiền hòa. Đã có nhiều hơn một lần tôi chọn cách rời xa quê hương. Đời người là những chuyến đi nhưng lại chẳng bao giờ đủ sức để ra đi mãi mãi. Cuối cùng, ai sinh ra ở đâu lại vẫn về lại nơi ấy. Thu dọn hành lý, tôi bắt chuyến xe sớm nhất để trở về với quê hương sau bao ngày xa cách. Nhất định tôi sẽ gặp lại mùa thu thân thuộc của lòng mình.
Hương Thảo facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn 45
Cười nghiêng ngả Tình cảm và đạo đức Trong lúc nói chuyện với bố người yêu về cách sống của thanh niên thời nay. Bác trai hỏi anh chàng: - Nếu ra đường cậu thấy có 2 túi. Một là túi đạo đức, một là túi tiền, cậu sẽ chọn túi nào? Anh chàng trả lời : - Tất nhiên là túi tiền rồi thưa bác. Ông bố lắc đầu nguầy nguậy bảo: - Thanh niên các cậu chỉ sống vì đồng tiền. Tình cảm đạo đức chẳng có. Nếu là tôi, tôi sẽ chọn túi đạo đức. Anh chàng liền đáp: - Ai thiếu cái gì thì nhặt cái ấy bác ạ. Ông bố: - Mày được!
Tuyệt chiêu Cô gái đi học trên Hà Nội, nửa đêm nhận được tin nhắn: “Chào em, mình làm quen được không? Em có người yêu chưa?” - Em có rồi anh ạ! - Thế á, cha mày đây, sớm mai bắt xe về quê ngay họp gia đình chuyện này! Hôm sau cô gái nhất quyết không về, nửa đêm lại có tin nhắn: - Anh phải làm sao để được làm bạn em? Cho phép anh làm quen nhá! Em có người yêu chưa? - Em chưa! - Em làm anh thất vọng quá, một phép thử đơn giản là biết được lòng nhau ngay, mình chia tay thôi! - Ôi em xin lỗi, em tưởng ông già em, cho e một lời giải thích. - Giải thích gì? Ông già mày đây, mai không về quê thì đừng về nữa! Gọi cả thằng đó về cho tao!
Tội lừa dối ! Trong buổi thi về luật hình sự: - Anh hãy cho biết, thế nào là sự lừa dối? - Thưa giáo sư, điều đó sẽ xảy ra khi thầy cho tôi rớt. - Nghĩa là sao? Hãy giải thích cụ thể? - Theo bộ luật hình sự thì lừa dối là tội của những kẻ chuyên dựa vào việc người khác không biết nhằm gây thiệt hại cho người ta, thưa giáo sư!
Tiếc Tại một kỳ thi của trường Y, giáo sư hỏi một sinh viên: - Với loại thuốc này anh sẽ cho bệnh nhân uống với liều lượng bao nhiêu? - Dạ, ba thìa ạ. Sau vài phút thấy thầy im lặng, thí sinh nọ dè dặt hỏi: - Thưa giáo sư, em muốn trả lời lại. Ông giáo sư nhìn đồng hồ rồi nói: - Tôi rất lấy làm tiếc, bệnh nhân đó đã tắt thở.
Buồn trông... Buồn trông phố thị chiều hôm, Áo em cũn cỡn hờ lườn phô da. Buồn trông chậu nước hắt ra, Người vừa xịch đến biết là tránh đâu. Buồn trông mù mịt xăng dầu, Đường tung cát bụi mờ màu lá xanh. Buồn trông mấy chị mấy anh, “Lời lời vàng ngọc” tuôn quanh ghế ngồi. Buồn trông góc phố đơn côi, Đen đen dòng nước đượm mùi... urê. Buồn trông những nẻo đi về, Vài tên lạng lách mà ghê cả người. Buồn trông... thôi tạm thế thôi, Có ai buồn tiếp cho tôi đỡ buồn.
Huyền Trang (st)
46 facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
MUØA HEØ XANH 2013 Những khoảnh khắc được lưu giữ lại tại mảnh đất Thủ Sỹ - Tiên Lữ - Hưng Yên trong chuyến đi tình nguyện của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 2013.
facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn
Nhöõng ñieåm tin xung quanh theá giôùi HUC
Talk show: Nhìn thaúng - Noùi thaät Nhöõng thöôùc phim ngoä nghónh, haøi höôùc cho chính HUC-er saûn xuaát
HAØI HÖÔÙC TREÛ TRUNG
SAÂU SAÉC
Theo phong caùch cuûa HUC !!! facebook.com/HUCMedia - diendan.huc.edu.vn