2
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
1
2
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
LỜI NÓI ĐẦU
PREFACE
Việt Nam là một đất nước có chiều sâu văn hóa, lịch sử hàng nghìn năm, có nhiều tiềm năng, lợi thế vô cùng to lớn về đa dạng sinh học, về cảnh quan, văn hóa, dân tộc, sản vật của mỗi vùng miền. Trong tiến trình phát triển, các dân tộc đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm truyền thống, chất lượng phục vụ cuộc sống từ ăn, mặc đến trang trí làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp.
Vietnam has a rich culture and a long, thousand years’ history. It has huge potential and advantages in biodiversity, great landscapes, culture, ethnics, and region - al specialties. During their development, our people have created many quality traditional products for better living, from foodstuffs and clothing, to home decoration.
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (One Commune One Product, OCOP) là một nội dung quan trọng trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của mỗi vùng miền trong cả nước, nhất là ở khu vực nông thôn để tạo ra các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.
The program of One Commune, One Product (OCOP) plays a key role in the National Target Programs for New Rural Development. It aims for realizing the potential of each region, especially rural areas, to produce high quality agricultural and non-agricultural products and services to meet market demands, both nationally and internationally.
Sau lần xuất bản thứ nhất, Ban biên tập tạo chí OCOP đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ các bạn đọc trong nước và quốc tế. Trong lần xuất bản này, chúng tôi tiếp tục hoàn thiện để cung cấp kịp thời hơn các hoạt động đang được triển khai rất toàn diện và hiệu quả của chương trình OCOP trên phạm vi cả nước, từ cấp Trung ương đến địa phương.
After the first edition, OCOP Magazine Editor has received a lot of positive feedback from domestic and international readers. In this edition, we try to excel in our job by providing more timely and effective information about the current activities of the OCOP program throughout the country, from central to local levels.
Ấn phẩm Mỗi xã một sản phẩm lần này tiếp tục giới thiệu những tinh hoa sản vật của Việt Nam từ ẩm thực, đến thảo dược, đến dệt vải và may mặc, đến sản phẩm lưu niệm, trang trí và đến các làng quê có phong cảnh tươi đẹp, đậm đà bản sắc văn hóa - nơi miền quê đáng sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
The magazine, One Commune, One Product (OCOP), keeps focusing on introduction of Vietnamese specialties, from foodstuffs to herbal products, from textile weaving to souvenirs, home décor, and beautiful countryside with a rich culture – livable environments for a myriad of Vietnamese communities.
Ban biên tập rất mong nhận được sự cộng tác và ý kiến đóng góp quý báu của các bạn để ấn phẩm trong những lần xuất bản tới được hoàn thiện hơn.
We always gladly look forward to your collaboration and feedback for better magazine in the next issues.
B Ộ N Ô N G N G H I Ệ P VÀ P H ÁT T R I Ể N N Ô N G T H Ô N
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
3
4 4
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHƯƠNG TRÌNH OCOP
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HIỆU QUẢ Trích bài viết của Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo T.Ư các Chương trình Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016- 2020. Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, trong đó, chủ thể thực hiện là các thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế HTX. Để khuyến khích phát triển sản phẩm, cả từ ý tưởng và xuất phát từ nhu cầu, khả năng thực tế của mỗi cơ sở sản xuất, chương trình đề ra một “sân chơi”, đó là Chu trình OCOP được thực hiện theo sáu bước, theo nguyên tắc dân biết - dân bàn - dân làm và dân thụ hưởng. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để hỗ trợ các khâu đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và định hướng qui hoạch các vùng sản xuất hàng hoá, dịch vụ, không áp đặt ý chí chủ quan, mệnh lệnh hành chính trong sản xuất các sản phẩm OCOP, khuyến khích, hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế phát triển sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị hoàn chỉnh. Mục tiêu trong giai đoạn 2018-2020 của Chương trình là tiêu chuẩn hóa gần 2.400 sản phẩm, củng cố 3.920 tổ chức kinh tế tham gia OCOP góp phần thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ Tiêu chí quốc gia về xã NTM.
SÁU NHÓM GIẢI PHÁP, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM Để sớm phát huy những ưu thế rõ nét của Chương trình OCOP đối với phát triển kinh tế ở nông thôn trong điều kiện đất nước đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng bất thường, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, khắc phục hạn chế về quy mô sản xuất hàng hóa, dịch vụ ở khu vực nông thôn còn nhỏ lẻ, các giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh Chương trình OCOP đạt hiệu quả, các bộ ngành và địa phương cần thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau: Thứ nhất, cần làm tốt công tác truyển thông thông tin, phát triển nhận thức cho cả xã hội, thị trường tiêu thụ hiểu được mục đích, ý nghĩa tốt đẹp của Chương trình OCOP, từ đó kích thích tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, tạo điều kiện và động lực cho người sản xuất manh dạn đầu tư, phát triển các sản phẩm lợi thế của mỗi địa phương. Thứ hai, phát triển sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phải đa dạng. Sản phẩm phải từng bước nâng cao chất lượng, quy chuẩn, đáp ứng tiêu chuẩn ở các thị trường khác nhau. Việc phát triển sản phẩm, dịch vụ phải đi liền với phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp (như hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh, DN hoặc HTX. Ở phạm vi quốc gia, sớm thành lập Trung tâm sáng tạo OCOP quốc gia (như bài học thiết kế sáng tạo của nhiều nước, trong đó có Thái-lan), từ đó có các tư vấn, hỗ trợ kịp thời cho công tác thiết kế, sáng tạo sản phẩm OCOP. Việc phát triển sản phẩm phải gắn chặt với công tác đánh giá xếp
hạng sản phẩm của Chương trình OCOP. Sản phẩm OCOP được đánh giá, xếp hạng và gắn sao có thứ hạng cao phải được lòng dân “gắn sao” về uy tín và chất lượng. Thứ ba, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng NTM giai đoạn 2018-2020 bằng những đề tài, mô hình đóng góp thiết thực cho Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư; Đề án phát triển 1.500 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020; Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, cũng như cho các chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững, đề án phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong CNH, HĐH đất nước đã được đề ra. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp mới nhất là các giải pháp tăng cường năng lực tiếp cận của nông nghiệp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhận diện rõ “Nông nghiệp 4.0”, “Nông nghiệp bền vững, công nghệ cao”, “Nông nghiệp hữu cơ” và bước đi, giải pháp khoa học thực hiện trong bối cảnh mới. Thứ tư, các tổ chức tài chính, tín dụng cần nghiên cứu để sớm có chương trình tín dụng hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình OCOP. Các tập đoàn, công ty lữ hành lớn, hãng hàng không, các cơ quan báo chí, truyền thông... cần tăng cường thông tin về các sản phẩm đặc sản các vùng, miền vào chương trình quảng bá du lịch, không chỉ trong nước mà cả quốc tế nhằm tăng cường hơn nữa liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, thực hiện công tác marketing tổng thể chương trình trên phương diện quốc gia. Thứ năm, UBND các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo quyết liệt, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện xây dựng NTM và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp ở địa phương; giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành chuyên môn để xây dựng, thực hiện Đề án, Kế hoạch triển khai Chương trình OCOP. Lưu ý cần lựa chọn bước đi, lộ trình thích hợp, lựa chọn các sản phẩm lợi thế của địa phương để
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
5
đầu tư phát triển, nâng cấp thành sản phẩm xã, huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia và tiến tới xuất khẩu tạo chuỗi giá trị. Công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP được gắn kết chặt chẽ với các chương trình phát triển kinh tế trọng tâm của mỗi địa phương, gắn với thực hiện Đề án phát triển 15 nghìn HTX. Các thủ tục hành chính hỗ trợ người sản xuất phải thực hiện nhanh gọn, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước cần nhiệt tình, tâm huyết và có hiểu biết để chỉ đạo thúc đẩy đề xuất, sáng kiến về sản phẩm từ dưới lên (từ các DN, HTX, hộ sản xuất). Các địa phương cần linh hoạt trong triển khai thực hiện các cơ chế chính sách chung của T.Ư và ban hành các chính sách phù hợp điều kiện của địa phương. Trong chỉ đạo, cần tập trung phát triển các dự án mang tính chất trọng điểm, dự án liên kết vùng huyện, xã. Việc tổ chức các sự kiện vinh danh về sản phẩm, về dịch vụ du lịch (hội chợ, festival) cần được thực hiện thường xuyên. Các địa phương tùy điều kiện, đặc điểm cụ thể, cần chọn bước đi, lộ trình thích hợp, phù hợp điều kiện thực tế địa phương để lựa chọn sản phẩm lợi thế, đầu tư phát triển, nâng cấp sản phẩm từ cấp xã, huyện lên cấp tỉnh, quốc gia; chỉ đạo xây dựng Đề án, phê duyệt kế hoạch và giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành chuyên môn theo hướng có trọng tâm, trọng điểm. Thứ sáu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để thúc đẩy sản xuất, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển ba trục sản phẩm cấp độ quốc gia, cấp tỉnh và cấp địa phương huyện xã, trong đó chú trọng các sản phẩm chủ lực cấp huyện, cấp xã (sản phẩm OCOP), gắn chặt với nhiệm vụ xây dựng NTM. Sớm lựa chọn và triển khai chỉ đạo điểm của T.Ư tại một số tỉnh, thành phố là trung tâm kinh tế của cả nước, các tỉnh có tiềm năng trong phát triển sản xuất, chế biến, chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp, tích cực chỉ đạo thực hiện xây dựng NTM; sớm ban hành các quy định, quy trình và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm OCOP; thực hiện tốt công tác tổ chức đào tạo, đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ quản lý Chương trình OCOP, cho các chủ DN, HTX, tổ hợp tác, các chủ thể tham gia Chương trình để có kiến thức về quản trị sản xuất, kiến thức marketing; duy trì và thực hiện tốt khâu xúc tiến thương mại, giao lưu thương mại giữa các tỉnh, thành trong cả nước, từng bước đưa nông dân hội nhập thị trường; phối hợp thực hiện hiệu quả công tác tư vấn và hỗ trợ ngân sách, đưa tín dụng thương mại sâu rộng vào Chương trình OCOP. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP là một chương trình phát triển kinh tế cho KVNT, khuyến khích thực hiện ở cả khu vực đô thị, chương trình sẽ hỗ trợ tích cực để thực hiện hiệu quả chương trình MTQG xây dựng NTM, kết thúc giai đoạn 20182020 sẽ tổ chức đánh giá và xây dựng kế hoạch lộ trình thực hiện Chương trình OCOP cho giai đoạn tiếp theo. Để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, các bộ, ngành T.Ư, các địa phương cần phải có quyết tâm chính trị cao để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, phát triển các HTX, các DN nhỏ và vừa, thúc đẩy khởi nghiệp DN, nhất là đối với DN, doanh nhân trẻ KVNT. 6
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
7
ONE COMMUNE ONE PRODUCT (OCOP)
SOLUTION FOR RURAL ECONOMIC
DEVELOPMENT AND NEW RURAL DEVELOPMENT Quotes from Mr Vuong Dinh Hue, Member of the Politburo, Deputy Prime Minister, and Head of the National Target Programs for the period of 2016-2020. The object of OCOP Program is to focus on the development of agricultural, non-agricultural products and local specialties in the value chain. Its subjects are the private economic sectors and the cooperatives. To facilitate product development, either starting from business ideas to actual demands and capabilities of each business, the program offers a “playground” to all participants with six steps and citizen participation (people know – people discuss – people work – people earn). The Government plays a key role in making and issuing laws and policies to support trainings, applications of science and technology, branding, trade promotions, advertisements and planning directions for production regions while not imposing subjective opinions and administrative orders in the production of OCOP. Hence, this will encourage and support economic organizations to develop products in the complete value chain. The goal in the period of 2018-2020 is to standardize nearly 2,400 products and encourage 3,920 economic organizations to participate in OCOP, which helps to effectively implement the criteria of “Economics and productions” in The National Criteria on New Rural Areas. SIX KEY SOLUTIONS AND MAIN TASKS The recent deepening integration into the global economic of the country and the unpredictable climate change have significantly affected production. Hence, to take the advantages of the OCOP program for rural economic development and overcome the limitations on the production scale of goods and services in rural areas and to effectively implement the OCOP program, ministries and local authorities should conduct the following key tasks and proposed solutions: First, the communication must be well carried out to raise more awareness for the whole society and consumer market to have a better understanding of the purpose of the OCOP program, therefore increasing consumptions, promoting productions, offering favorable conditions and stimulating motivation for the producers to focus on production and development of their local specialties. Second, the development of products and services must be diversified. Products must gradually be improved in qual8
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
ity to meet the standards in different markets. The development of products and services must be developed based on the appropriate types of production organization (such as production households with business registration, enterprises or cooperatives.) At the national level, the establishment of the National OCOP Creative Center is required in the early stage (as experience learned from many other countries, including Thailand), followed by timely consultations and supports for the design and creation of OCOP products. Products should be highly rated as they have high quality and customers’ satisfaction. Third, the science and technology program for New Rural Development in the period of 2018-2020 should be carried on with the practical contributions to agricultural economic restructuring, disaster prevention and stabilization of people’s living standard; a project on development of 1,500 communes and agricultural communes to operate effectively until 2020; a OCOP program for the period 2018-2020, as well as for sustainable poverty reduction programs, projects for agricultural development, farmers and rural areas in the context of industrialization and modernization. Researches and the latest proposed solutions help strengthen the access of agriculture to the Industry 4.0, clearly identifying as “Agriculture 4.0”, “Sustainable agriculture, high technology”, “Organic Agriculture” and further steps implemented in the new context. Fourth, financial and credit institutions have to conduct on-site research to support the OCOP program in a timely manner. Corporations, travel agents, airlines, press, media, etc. should promote local specialties into both domestic and international marketsto boost sales and improve each elements of the value chain, and perform the overall marketing program in the national aspect. Fifth, local authorities of each province and city should play a key role in the construction of new rural areas and restructure local agricultural productions. They should also assign specific tasks to specialized departments and agencies to implement projects and plans related to the OCOP program. Appropriate steps should be chosen carefully together with specific local specialties should be selected for proper investment and development, which will be expanded to commune, district, provincial and national levels and proceed to export. The implementation of OCOP must be closely related to the core economic development scheme of each locality of 1,500
cooperatives. The administrative procedures to support businesses must be quickly carried out; the state authorities have to be enthusiastic and knowledgeable to manage the product proposals and innovations in the bottom-down approach (to enterprises, co-operatives, production households). Local authorities should be flexible in implementing the common policies and mechanisms of the government and promulgate appropriate policies that meet local conditions. In that way, it is essential to focus on the development of key projects and projects between districts and communes. Events promoting local products or tourism events (i.e. fairs, festivals) should be organized regularly. Regarding of their specific conditions and nature, each region will have to select, invest in and develop appropriate products of their local strength, which should be promoted from commune level to provincial and national level. Each region also helps direct the projects, approve the plan and assign specific tasks to the specialized departments and agencies. Sixth, the Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD) have to focus on coordinating with relevant ministries and sectors to promote production or modify agricultural production towards three levels as national level, provincial level and commune level, but mainly focused on key products at commune level (OCOP products) that closely associated with New Rural Development program. The MARD have to follow the directions
of the government and carry out the implementation in economic center cities, provinces and provinces having potential for product development and processed agricultural products; to actively lead the construction of New Rural Development program; to promulgate OCOP product standards; to well organize trainings intensive trainings for OCOP staffs, businesses, cooperatives, cooperative groups and others participants to know about its administration, production and marketing; to maintain and carry out trade promotion, trade exchange between provinces and cities nationwide, step by step bring farmers to market; to effectively conduct the consultation and credit support for OCOP. The OCOP One Commune One Product is an economic development program for the rural areas but also proposed to implement in the urban areas as well. This program will actively support the effective implementation of the New Rural Development program. By the end of the 2018-2020 period, there will be an evaluation for the program and also the plan to implement the OCOP program for the next phase. In order to successfully achieve the goal of developing new rural areas in the period of 2016-2020, ministries, local authorities should have high political wills to effectively implement OCOP, contributing to the development of production, cooperatives, small and medium enterprises, start-up businesses, especially young private entrepreneurs. MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
9
Chùm tin vắn
Trung ương Quyết định số 490 /QĐ-TTg : Ngày 07/05/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 490 /QĐTTg về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 – 2020. Mục tiêu cụ thể bao gồm: Xây dựng hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP đồng bộ từ trung ương đến địa phương (tỉnh, huyện, xã); Ban hành Bộ tiêu chí, quy trình đánh giá, xếp hạng sản phẩm; Ban hành và áp dụng chính sách đồng bộ để thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP trên phạm vi cả nước; Tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% số sản phẩm hiện có, tương ứng khoảng 2.400 sản phẩm; củng cố, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp; Triển khai thực hiện từ 8 - 10 mô hình Làng văn hóa du lịch; Triển khai xây dựng Trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP gắn 10
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
với quảng bá, giới thiệu sản phẩm ở những vùng có đủ điều kiện; Củng cố, kiện toàn 100% doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP; Phấn đấu phát triển mới khoảng 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP; Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOWP; Đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh cho khoảng 1.200 cán bộ quản lý nhà nước (cấp trung ương, tỉnh, huyện) thực hiện Chương trình OCOP và 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP. Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW: Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương đã ký Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW ngày 22/8/2018 về việc ban hành Kế
hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP. Theo đó, có 11 nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai từ nay đến 2020, bao gồm: Triển khai thực hiện Chu trình OCOP; Tập trung chuẩn hóa và phát triển sản phẩm OCOP; Xây dựng, ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm; Đào tạo, tập huấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất - kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ OCOP; Triển khai các dự án thành phần; Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP; Cơ chế, chính sách và huy động nguồn lực tài chính thực hiện Chương trình OCOP; Củng cố, kiện toàn hệ thống quản lý, điều hành thực hiện Chương trình OCOP; Công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình OCOP; Hợp tác quốc tế. Ngân hàng nhà nước: Nhằm góp phần thực hiện thành công Chương
Latest Central
Government News
trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020, ngày 15 tháng 6 năm 2018, Phó Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Đồng Tiến đã ký ban hành Công văn số 4488/ NHNN-TD về việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020, thực hiện trên phạm vi cả nước. Theo đó, các tổ chức tín dụng cần tập trung nguồn vốn cho vay đối với lĩnh vực sản xuất, dịch vụ có lợi thế ở từng địa phương theo chuỗi giá trị, góp phần hoàn thành các mục tiêu của Chương trình OCOP. Nghiên cứu, phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng phù hợp với từng đối tượng, khách hàng, đặc biệt là hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các đối tượng của chương trình OCOP; đổi mới quy trình cho vay, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, chủ động tham gia chương trình Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp OCOP trên địa bàn.
Decision No. 490/QD-TTg: The Prime Minister has issued the Decision no. 490 on 7th May 2018, approving the One Commune, One product program for 2018 - 2020 with the aims are to develop OCOP management system from center to regional level (i.e. province, district, and commune);to i select products, criteria, evaluation process and policies to employ the OCOP program effectively on a national scale; to standardize minimum 50% of current products, which is equivalent to about 2,400 products, synchronizing the production process by connecting productions between cooperatives and enterprises; to employ 8 - 10 models of cultural tourism villages and creative design centers for OCOP product development to promote and introduce products of qualified regions; to reinforce and support 100% of the enterprises and the participated cooperatives; aim to reach about 500 small and medium enterprises, and participated cooperatives; promote trade promotion programs and advertise OCOP products’ brands; provide trainings on product and business management to about 1,200 government officers (of center, province, district levels) and 100% business leaders, cooperatives, head of production with business registration participating in OCOP. Decision No. 01/QD-BCDTW: The Central Committee has signed the Decision no. 01/QD-BCDTW on 22nd August 2018, approving implementation plans of One Commune, one product – OCOP. There are 11 main
missions that need to be performed from now till 2020, including: processing OCOP cycle, concentrating on standardizing and developing OCOP products, identifying and enforcing evaluation criteria, product arrangement; Educating and training the human resource; Applying scientific technology in production and sales of OCOP’s products and services; Implementing component projects and sales promotions for OCOP’s products; Structuring, planning and mobilizing financial resources for OCOP performance. Consolidating information, propaganda about OCOP program and the International cooperation. The State Bank of Vietnam: Aiming to execute OCOP project successfully for 2018 – 2020, on 15th June 2018, the Deputy Governor of the State Bank, Nguyen Dong Tien, has signed an Official Announce no. 4488/ NHNN-TD on implementing OCOP project for 2018 – 2020 on a national scale. Hence, credit institutions need to focus on lending money to manufacturing and service sectors that have the advantages in each region, depending on the value chain. this eventually contributes to the completion of OCOP’s projects. Research, develop, and diverse suitable credit products with each customer, especially with the cooperatives, small and medium enterprises and other participants, renovating lending process, simplifying loans procedures, actively participate in Bankings and Companies ooperation schemes in each region.
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
11
Chùm tin vắn
địa phương Tỉnh Quảng Ninh: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2366/QĐ-UBND ngày 21/6/2017 phê duyệt Đề án chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh - OCOP” giai đoạn 2017-2020 với tổng kinh phí thực hiện đề án là trên 850 tỷ đồng, trong đó kinh phí do cộng đồng huy động khoảng 644 tỷ đồng, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ khoảng 210 tỷ đồng. UBND tỉnh Quảng Ninh cũng ban hành văn bản số 3401/QĐ-UBND ngày 31/8/2018 phê duyệt danh mục các sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh và định hướng sản phẩm OCOP cấp quốc gia giai đoạn 2018-2020. Theo đó, danh mục chuỗi sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh của Quảng Ninh gồm có 12 sản phẩm: Du lịch làng quê Yên Đức và các sản phẩm du lịch trải nghiệm văn hóa làng quê; gốm sứ mỹ nghệ; nước khoáng thiên nhiên Quang Hanh và các sản phẩm từ nước khoáng Quang Hanh; mực và các sản phẩm từ mực; ba kích và các sản phẩm từ ba kích; chè Đường Hoa và các sản phẩm từ chè; hàu và các sản phẩm từ hàu; miến dong Bình Liêu; ngọc trai Hạ Long và các sản phẩm chế tác từ ngọc trai; lợn Móng Cái và các sản phẩm từ lợn Móng Cái; trà hoa vàng và các sản phẩm từ trà hoa vàng; gà Tiên Yên và các sản phẩm từ gà Tiên Yên. Tỉnh Quảng Nam: UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1599/QĐ-UBND ngày 22/5/2018 phê duyệt Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030. Đề án vạch ra mục tiêu trong giai đoạn 2018-2020: Xác định, hoàn thiện/nâng cấp 130 sản phẩm thế mạnh trong nông nghiệp và dịch vụ du lịch nông thôn hiện có của các 12
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
địa phương; Phát triển mới 100 sản phẩm; Phát triển từ 3 - 4 làng du lịch sinh thái cộng đồng, kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia Chương trình OCOP; Công nhận/ chứng nhận sản phẩm OCOP: Có ít nhất 3 sản phẩm đạt 5 sao cấp tỉnh; 1 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia. Giai đoạn 2021-2030 phấn đấu có 500 sản phẩm OCOP ở thời điểm năm 2030. Phát triển mới ít nhất 60 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP, tạo ra 100 tổ chức kinh tế OCOP vào năm 2030. Tỉnh Ninh Bình: Ngày 12/7/2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 922/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Mỗi vùng có sản phẩm đặc trưng, chất lượng, an toàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018 – 2020 thuộc Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm. Mục tiêu cụ thể của đề án bao gồm việc xây dựng, hoàn thiện bộ máy tổ chức, điều hành Chương trình OCOP của tỉnh; ban hành Bộ tiêu chí, quy trình đánh giá, xếp hạng sản phẩm; thực hiện tốt công tác tuyên truyền; phát triển các sản phẩm chủ lực, phấn đấu tiêu chuẩn hóa tối thiểu 11 sản phẩm hiện có, phát triển mới 13 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn sản phẩm OCOP, 3 sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao, phát triển 1-3 làng văn hóa du lịch đạt tiêu chuẩn 3-5 sao; phát triển các tổ chức kinh tế... Tỉnh Lào Cai: Ngày 28 tháng 9 năm 2018, UBND Tỉnh Lào Cai đã phê duyệt đề án Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 2997/ QĐ-UBND với tổng kinh phí là gần 280 tỷ đồng. Trong giai đoạn 1 từ nay đến năm 2020, Lào Cai sẽ nâng
cấp, phát triển 60 sản phẩm thế mạnh của các địa phương, phát triển mới 30 sản phẩm, củng cố 30 tổ chức sản xuất kinh doanh và phát triển mới 15 tổ chức. Trong giai đoạn 2 Tỉnh sẽ nâng cấp phát triển 200 sản phẩm, tạo ra ít nhất 100 tổ chức kinh tế OCOP vào năm 2030. Tỉnh Hà Giang: Tỉnh Hà Giang phê duyệt đề án Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 tại quyết định số 500/ QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2018. Hà Giang đặt ra mục tiêu đến năm 2020, tỉnh sẽ lựa chọn, hoàn thiện, nâng cấp 80 - 100 sản phẩm thế mạnh nông nghiệp và dịch vụ du lịch nông thôn hiện có của các địa phương; có ít nhất 3 sản phẩm 5 sao cấp tỉnh, 2 sản phẩm 3-5 sao cấp quốc gia; có 700 - 900 sản phẩm, tạo ra 150 - 200 tổ chức kinh tế OCOP ở thời điểm năm 2030... Nguồn kinh phí thực hiện Đề án OCOP gần 141 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước trên 65 tỷ đồng, huy động cộng đồng gần 76 tỷ đồng. Tỉnh Bắc Cạn: Ngày 24 tháng 5 năm 2018, UBND Tỉnh Bắc Cạn đã phê duyệt đề án Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 851/QĐ-UBND với tổng kinh phí là 165,5 tỷ đồng, trong đó kinh phí từ Ngân sách Nhà nước là 50.4 tỷ đồng. Mục tiêu của Bắc Cạn giai đoạn 2018-2020 là phát triển ít nhất từ 30-40 sản phẩm truyền thống đặc sắc, phát triển chuỗi giá trị ít nhất từ 10-20 sản phẩm truyền thống có tiềm năng và khả năng phát triển theo hướng thương mại hóa có quy mô trung bình và lớn, hình thành từ 20-30 tổ chức kinh tế dựa vào cộng đồng và tái cơ cấu 10-15 tổ chức đã có để phát triển và thương mại hóa sản phẩm truyền thống. Tỉnh phấn đấu có 200 sản phẩm OCOP, phát triển mới ít nhất 60 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP, tạo ra 100 tổ chức kinh tế OCOP vào năm 2030. Tỉnh Bắc Giang: Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt tại Quyết định số 975/QĐ-UBND ngày 29/6/2018. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2020 hoàn thành xây dựng tổ chức bộ máy quản lý, điều hành chương trình OCOP từ cấp tỉnh đến cấp xã; triển khai, phát triển tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% số sản phẩm hiện có, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, trong đó phát triển ít nhất 3 sản phẩm OCOP (dự kiến vải thiều Lục Ngạn, mỳ Chũ, gà đồi Yên Thế...) đạt hạng 5 sao cấp quốc gia. Giai đoạn 2021-2030 phát triển thêm 2 - 3 sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao cấp quốc gia; triển khai thực hiện từ 1 - 3 mô hình làng văn hóa du lịch, triển khai phát triển 06 điểm trưng bày gắn với hoạt động du lịch. Tổng kinh phí thực hiện đề án là 150,237 tỷ đồng. MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
13
Latest Local News Quang Ninh province: The People’s Committee of Quang Ninh province issued the Decision no. 2366/QD – UBND on 22nd May 2018, approved OCOP project for 2018 – 2020 with a total cost of over VND 850 billion. The fund raised by the community reached about VND 644 billion while the state fund was about VND 210 billion. The People’s Committee of Quang Ninh issued an official document no. 3401/QD-UBND, on 31st August 2018, approved the list of OCOP’s products on provincial level and overseen OCOP’s products of national level for 2018 – 2020. The official list of Quang Ninh leading products and services include these 12 ones as Yen Duc village tourism and other cultural tourism products, fine arts ceramics, Quang Hanh natural mineral water and its products, squid and its products, Ba Kich plant (Medicinal Indian Mulberry) and products from Ba Kich plant, Duong Hoa tea and other products from tea, oyster and its products, Binh Lieu vermicelli, Ha Long pearl, processed products from pearl, Mong Cai pork and its products, Camellia Chrysantha tea and its products, Tien Yen chicken and products from Tien Yen chicken. Quang Nam province: The People’s Committee of Quang Nam issued Decision no. 1599/QD-UBND, on 22nd May 2018, approved OCOP project in Quang Nam for 2018 – 2020, extended to 2030. The project outlines the objectives for 2018 – 2020: determine, complete and enhance 130 leading products in agriculture and rural tourism service
14
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
of the regions. Develop 100 new products, from 3 – 4 ecotourism community villages, combining the conservation of cultural value that create tourism products. Identifying and certifying OCOP products: have at least 3 products with 5 star quality on provincial level, 1 product of 5 star quality on national level. Throughout the period of 2021 – 2030, the project is to reach 500 OCOP products by 2030. Develop at least 60 of current economic organizations and another 100 OCOP economic organizations by 2030. Ninh Binh province: On 12th July 2018, the People’s Committee issued the Decision no. 922/QD-UBND to approve the project “specific, qualified and safe products of each region” of the OCOP program. This project aims to building, finishing organizational structure, managing OCOP projects of provinces, issuing criteria, evaluating process, product arrangement, good implementation of propaganda, develop leading products, standardize at least 11 available products, develop 13 new products that qualified for OCOP, 3 products with 5 stars, and develop 1 – 3 cultural tourism villages with 3 – 5 star qualification, expanding the economic organizations…. Lao Cai province: On 28th September 2018, the People’s Committee of Lao Cao approved the OCOP project for 2018 – 2020, extended to 2030 under Decision no. 2997/QD-UBND, with the total cost of nearly VND 280 billion. In the
first period from now till 2020, Lao Cai is ready to enhance and develop 60 products of different regions, develop 30 new products, consolidate 30 production and business organizations and expand 15 new organizations at the same time. In the second period, the province will enhance to 200 products and target to have at least 15 OCOP’s new economic organizations by 2030. Ha Giang province: Ha Giang province approved OCOP project for 2018 – 2020, extended to 2030 under Decision No.500/QD-UBND, on the 22nd March 2018. Ha Giang has targeted to work on enhancing 80 – 100 advantageous products and services of agriculture in the regions, to have at least 3 products with 5 stars (provincial level) and 2 products with 3 – 5 stars (national level) and to have about other 700 – 900 products, to establish about 150 – 200 OCOP’s new economic organizations by 2030. The financial resources for OCOP project is nearly 141 billion Vietnam Dong. While the national’s supporting budget is above 65 billion, community mobilization makes up nearly VND 76 billion. Bac Can province: On the 24th May 2018, the People’s Committee of Bac Can approved OCOP project for 2018 – 2020, oriented till 2030 under Decision no. 851/QD-UBND, with the total cost of 165.5 billion Vietnam Dong and the national’s budget is 50.4 billion Vietnam Dong. The
targets of Bac Can province for 2018 – 2020 is to develop at least 30 – 40 special traditional products, expanding its value chain with minimum 10 – 20 potential traditional products and the ability for commercial development on medium and large scale, shaping 20 – 30 economic organizations basing on the community, restructuring 10 – 15 current organizations and commercialize their traditional products. The province is trying to achieve 200 OCOP products, expanding at least 60 new economic organizations, and to build 100 new economic organizations by 2030. Bac Giang province: OCOP project of Bac Giang province for 2018 – 2020, oriented till 2030, was approved by the Chairman of the People’s Committee under the Decision no. 975/QD-UBND, on 29th June 2018. Bac Giang province has aimed to complete the management system, managing OCOP project from provincial level to commune level, standardize at least 50% of the available products, focusing on the leading products, and develop minimum 3 OVOP products (expecting Luc Ngan lychee, Chu noodle, Yen The chicken, etc.) with 5 stars of the national level, operating 1 – 3 models of cultural tourism villages, 6 exhibitions relating to tourism activities. The total cost for project’s operation is about VND 150,237 billion.
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
15
QUẢNG NINH Nơi khởi nguồn cho chương trình mỗi xã một sản phẩm QUỐC GIA
Quảng Ninh là địa phương đầu tiên và dẫn đầu cả nước triển khai chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) từ năm 2013. Từ chỗ chỉ có 40 sản phẩm và 30 đơn vị tham gia chương trình, đến nay, Quảng Ninh đã phát triển thành gần 300 sản phẩm với hơn 200 đơn vị tham gia. Thời gian qua, chương trình OCOP tại Quảng Ninh đã tạo sự lan toả lớn, được người dân ủng hộ và chiếm lĩnh được thị trường với những sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc rõ ràng. Hội chợ OCOP khu vực phía Bắc - Quảng Ninh 2018 vừa được tổ chức, đã thu hút hơn 108.000 lượt người tham quan, mua sắm với tổng doanh thu gần 15,6 tỷ đồng. Các sản phẩm tiêu thụ tốt như sá sùng Vân Đồn, mực khô Cô Tô, gà Tiên Yên, thịt lợn Móng Cái, miến dong Bình Liêu, gạo nếp cái hoa vàng Đông Triều... Với những thành quả mà OCOP Quảng Ninh đạt được, Chính phủ đã quyết định nhân rộng ra phạm vi toàn quốc. Đây là niềm tự hào, vinh dự cho OCOP Quảng Ninh, khẳng định hướng đi đúng đắn, bền vững cho các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Từ việc triển khai cho thấy, chương trình OCOP là một chương trình mở, là một hình thức phát triển kinh tế - xã hội không chỉ vùng nông thôn mà còn cho cả khu vực đô thị thông qua việc thực hiện thúc đẩy, phát triển các tổ chức kinh tế (tập trung tái cấu trúc và thành lập mới doanh nghiệp, hợp tác xã), thông qua việc phát huy nguồn lực địa phương và phát triển sản phẩm, dịch vụ OCOP. Do vậy triển khai thực hiện OCOP không thể nóng vội, phải bền bỉ và thực hiện liên tục theo chu trình để thúc đẩy sự sáng tạo liên tục của người dân. Bài học kinh nghiệm rút ra là: Thứ nhất - Khi triển khai Chương trình cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng mô hình OVOP của Nhật Bản và OTOP của Thái Lan, học tập về nguyên tắc chứ không dập khuôn máy móc, có sự đánh giá và điểu chỉnh từng bước trong quá trình thực hiện cho phù hợp với thực tiễn kinh tế thị trường trong nước và địa phương. Thứ hai - Phải có sự vào cuộc chỉ đạo nhiệt tình, tâm huyết của lãnh đạo trong quá trình triển khai. Tính hệ thống và tổ chức của chương trình phải được tổ chức chặt chẽ và được trao nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp để thực hiện. Phải khởi động, thúc đẩy được sự đề xuất, tính sáng tạo từ dưới lên (từ nhân 16
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
dân, nhóm hộ sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã). Thứ ba - Chương trình OCOP xác định 2 đối tượng chính là Sản phẩm (bao gồm sản phẩm và dịch vụ phục vụ phát triển du lịch) và Tổ chức kinh tế (tập trung vào phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ). Thứ tư - Chương trình phải được tổ chức quản lý khoa học theo hệ thống, từng khâu, từng bước thực hiện; Thiết lập được tính pháp lý của toàn bộ chương trình (Chu trình, tài liệu hướng dẫn, bộ tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá và phân hạng sản phẩm, hệ thống chính sách,..); Xây dựng được hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, hỗ trợ phát triển sản phẩm trên nền tảng hỗ trợ phát triển nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, công tác hướng dẫn lập và quản lý các dự án đầu tư, các dự án sản xuất. Thứ năm - Thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm, cùng với thiết kế sản phẩm, mẫu mã bao bì, đóng gói sản phẩm là rất quan trọng. Thứ 6 - Xây dựng được thương hiệu (hình ảnh nhãn hiệu chương trình, bảo hộ sở hữu trí tuệ, quản lý sử dụng) và bảo vệ chất lượng sản phẩm của chương trình thông qua việc chấm điểm sản phẩm theo quy định. Thứ bảy - Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng về chương trình OCOP, sản phẩm OCOP. Để tiếp tục triển khai Chương trình OCOP đạt hiệu quả, Tỉnh đã phê duyệt kế hoạch cho giai đoạn 20172020 nhằm đưa hoạt động OCOP vào chiều sâu, với 5 mục tiêu tổng quát: Thứ nhất: Đưa Chương trình OCOP trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng của Tỉnh nhằm phát triển sản xuất tập trung quy mô lớn trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa nông nghiệp và phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn và khu vực đô thị; Thứ hai: Tập trung phát triển khối kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP theo hướng gia tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư trong tỉnh; Thứ ba: Xây dựng và triển khai được các dự án khai thác thế mạnh của nông nghiệp Quảng Ninh là thủy sản và lâm sản, nông sản, dược liệu; Thứ tư: Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế khi Việt Nam tham gia thực hiện các Hiệp định thương mại AEC, AFTA và Thứ năm: Xây dựng và quản lý nhãn hiệu OCOP thành thương hiệu mạnh của tỉnh Quảng Ninh trên phạm vi cả nước và dần từng bước trên thị trường quốc tế.
QUANG NINH The Origin of the
“One Commune One Product”
Program
Quang Ninh is the first and leading province in the country to implement the program “One Commune, One Product” (OCOP) since 2013. From only 40 products and 30 participants, Quang Ninh has reached nearly 300 products and more than 200 participants now. In recent years, the OCOP program in Quang Ninh has been widespread and supported by thelocals and entered the market with quality products, ensured food hygiene & safety and genuine origin. The 2018 OCOP fair in the Northern areas held in Quang Ninh attracted more than 108,000 visitors, shoppers with total revenue of nearly VND 15.6 billion. Wellsold products are Van Don peanut worms, Co To dried squid, Tien Yen chicken, Mong Cai pork, Binh Lieu vermicelli, Dong Trieu sticky rice etc. Thanks to the achievements of Quang Ninh OCOP, the local ggovernment has decided to expand the project on a national scale. This is the pride and honor for Quang Ninh OCOP, affirming the right direction and sustainability for its agricultural products. The implementation shows that OCOP is an open program and a form of socio-economic development not only in rural areas but also in urban areas through the promotion and development of economic organizations (focus on restructuring and establishing new enterprises and cooperatives) and through the promotion of local resources and development of OCOP products and services. Thus implementing OCOP cannot be hasty but have to be persistent and carried out in continuous cycles to boost the creativity of the citizens. The lessons learned are: First – When implementing the program, it is necessary to thoroughly study the Japanese OVOP and Thailand OTOP models, learning the principles not blindly following them, evaluating and adjusting each step in the implementation process accordingly with the local market economy. Second – Leaders must engage wholeheartedly and en-
thusiastically during the implementation process. The system and organizations must be strictly organized, giving the right tasks and powers to implement. We have to launch and promote any proposals, creativity from the bottom up (from local people, producer groups, enterprises, cooperatives). Third – The two main categories products of OCOP program are Products (including products and services for tourism development) and Economic organizations (focusing on the development of cooperatives, small and medium enterprises). Fourth – The program must be well organized according to the system, step by step, establishing the legality of the entire program (cycle, guidance document, criteria for product valuation, product classification, policy system, etc.); formulating a system of policies to support the development of enterprises and cooperatives, assisting product development on the basis of supporting research development, applying science and technology, guiding the establishment and management of investment projects and production projects. Fifth – The market and trade promotion activities of products, along with product designs, packaging designs, product packagings are very important. Sixth – Branding (brand name, intellectual property protection, usage management) and product quality protection through product rating according to regulations. Seventh – Communication campaign through the mass media for the OCOP program and OCOP products. In order to carry out effectively the OCOP program, the Quang Ninh government has approved the plan for the period of 2017–2020 with five main actions. The first one is making the OCOP become an important economic development program of the province in a large-scale production of agricultural and non-agricultural products in both rural and urban areas. The second one is making the developments of the collective economy and private sectors to become important driving forces of OCOP implementation in order to increase the benefits for the locals of the province. The third one is developing and implementing the projects that take advantages of Quang Ninh agriculture such as fishery and forestry, agricultural goods, and herbal medicine. The fourth one is improving product quality and the competitiveness in the domestic and international markets as requirements since the country participated in AEC and AFTA. The final action is developing and managing OCOP brands to become a strong trademark of Quang Ninh nationwide and gradually in the international markets. MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
17
HÀ NỘI TIỀM NĂNG
MỖI LÀNG MỘT SẢN PHẨM
Hà Nội tự hào là một trong những chiếc nôi của nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam, nơi có tới 1.350 làng có nghề trải dài theo nhiều quận huyện của Thành phố, trong đó 305 làng đã được công nhận là làng nghề với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, mang trong mình những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú và đa dạng của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Nhắc đến Hà nội là nhắc đến tên của những làng nghề đã trở thành niềm tự hào của ngành thủ công Việt Nam trên thị trường quốc tế. Các làng nghề của thành phố sản xuất 16 nhóm mặt hàng, từ các làng nghề mây tre đan; làng nghề gốm sứ; làng nghề sơn mài khảm trai; làng nghề chế biến lâm sản; làng nghề thêu ren; làng nghề dệt may, làng nghề làm nón mũ; làng nghề chạm và điêu khắc; làng nghề da giầy; làng nghề làm giấy và in tranh; làng nghề kim khí; làng nghề dát quỳ; làng nghề đan tơ lưới; làng nghề chế biến nông sản; làng nghề sinh vật cảnh… và nhiều các làng nghề khác…Làng nghề Hà Nội tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 800.000 lao động của Thủ đô. Tên của những làng nghề như gốm sứ Bát Tràng, dệt lụa Vạn Phúc…đã đem lại hình ảnh một đất nước Việt Nam, một Hà Nội thanh bình và tươi đẹp, nơi có những lũy tre xanh, nơi có những người thợ thủ công rất đỗi giản dị nhưng vô cùng tài hoa đang ngày đêm tạo nên những sản phẩm và tác phẩm làm đẹp cho đời. Làng nghề Hà Nội cũng là nơi dựng xây và phát triển của hơn 8.000 các doanh nghiệp và hợp tác xã, đang ngày đêm nỗ lực đưa các sản phẩm làng nghề của thủ đô đến với người tiêu dùng trong nước và người tiêu dùng ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó phải kể đến các thị trường trọng điểm như thị trường Mỹ, Đức, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc…, đem lại doanh thu hàng năm đạt trên 20.000 tỷ đồng, chiếm trên 4% tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội. Một số làng nghề có doanh thu cao như làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng, làng nghề chế biến nông sản và thực phẩm Dương Liễu, làng nghề bánh kẹo và dệt kim La Phù, làng nghề cơ khí Phùng Xá, làng nghề gốm sứ Bát Tràng…Làng nghề Hà Nội cũng là nơi chào đón biết bao du khách phương xa đam mê các giá trị thủ công truyền thống, là nơi tạo nên biết bao các sản phẩm thủ công quà tặng giới thiệu văn hóa của người Tràng An, góp phần
18
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
quan trọng thu hút ngày càng nhiều hơn khách du khách đến với Thủ đô. Nhận thức rõ tiềm năng phát triển lớn của các làng nghề, Thành phố Hà Nội đã đề ra nhiều chính sách rất thiết thực tạo điều kiện cho các làng nghề và doanh nghiệp phát triển, từ chính sách phát triển làng nghề mới, bảo tồn làng nghề, phát triển thiết kế mới, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu làng nghề đến các chính sách phát triển du lịch làng nghề. Thành phố cũng đã ban hành Văn bản số 3335/UBND-KT, triển khai thực hiện Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020. Đồng thời, Thành phố đang tích cực triển khai phát triển các công nghệ mới hỗ trợ làng nghề phát triển, khẩn trương đầu tư để xây dựng làng nghề du lịch đẳng cấp quốc tế tại làng nghề gốm sứ Bát Tràng và làng nghề dệt lụa Vạn Phúc…để tiếp tục đưa các sản phẩm thủ công sáng tạo đậm đà bản sắc của Hà Nội đến với ngày càng nhiều hơn người tiêu dùng ở khắp năm châu trên thế giới, để rồi tên tuổi của những làng nghề Hà Nội, nơi có những làng nghề nép mình dưới những lũy tre xanh, nơi Hội tụ tinh hoa các giá trị truyền thống để hội nhập mãi mãi bay xa…
HA NOI THE POTENTIAL OF
ONE VILLAGE ONE PRODUCT PROGRAM Hanoi, is proud to be the cradle of Vietnamese traditional handicrafts, where there are up to 1,350 villages with different businesses in various districts of Hanoi. About 305 of these villages are recognized with the long history and development, having their own tangible and intangible cultural heritage that is extremely rich and diverse in Vietnam generally and in Hanoi particularly. When mentioning about Hanoi, it is not only about Hanoi itself but also about the names of its traditional villages which have become the pride of Vietnam’s handicraft industry on the international market. Such villages have produced 16 groups of different products, from rattan, ceramic, Lacquerware, wood processing, lace – weaving, textile, hat – making, sculpting, leather – making, paper crafting, metal ware, gold – making, net – knitting, agricultural processing, farming products and so on. These villages have offered plenty of job opportunities and stable incomes for more than 800,000 people. The names of such villages as Bat Trang Pottery village, Van Phuc Silk Weaving village remind people of peaceful and beautiful landscapes of Hanoi and of Vietnam, where there are green bamboo tree clusters, the very simple but skillful craftsmen who have produced thousands of goods every day. Hanoi’s traditional villages are places of more than 8,000 entrepreneurs and cooperative communities, they are putting every effort to bring their products to both local and international consumers in more than 100 countries and regions in the world, whereas the key markets are the USA, Germany, Japan, Australia, Korea…., with an annual revenue of more than VND 20,000 billion, accounting for over 4% of the products that made in Hanoi. Some villages have earned high revenues such as Son Dong sculpting village, Duong Lieu agricultural and food processing village, La Phu confectionary and knitting village, Phung Xa metal ware village, Bat Trang pottery village…. These places are famous attractions of Hanoi, especially to visitors who love traditional craft, where thousands of handicraft products are made every day, symbolizing the culture of Trang An – old Hanoi.
Having acknowledged the potential development of the traditional villages, Hanoi has imposed many policies to create development opportunities for the villages and entrepreneurs, from developing new villages, preserving existing villages, developing new product designs, trade promoting and building brand names, to developing village tourism. The city authorities have issued Document no. 3335/UBND-KT, to deploy the Decision no.490/QD-TTg, on 7th May 2019, approved by the Deputy Prime Minster, on “One Village One Product – OVOP” program for 2018 – 2020. At the same time, new technologies are actively developed to support the development of villages, quickly investing in building village tourism on international level at several areas such as Bat Trang, Van Phuc, etc. to continue bringing the creative products that highlight specific nature of Hanoi to many consumers throughout the five continents. Hence, the names of these villages which are hiding under the green bamboo tree clusters, reflecting their traditional values will go further around the world.
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
19
20
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
SẢN PHẨM 0C0P VIỆT NAM OCOP PRODUCTS IN VIETNAM MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
21
Làng cây cảnh
Vị Khê Làng Vị Khê nằm ven sông Hồng, thuộc xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) là một làng cây cảnh truyền thống đã có tuổi đời hơn 800 năm và được mệnh danh là đất tổ của nghề trồng hoa, cây cảnh ở Việt Nam. Nơi đây nổi danh với cây cảnh, cây thế, bonsai... được uốn tỉa chăm sóc công phu thành các dáng, thế, đầy nghệ thuật và đẹp mắt. Người làng kể, ông tổ nghề trồng hoa của làng là Tô Trung Tự- một vị quan thời nhà Lý ( thế kỷ XIII). Khi ông 22
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
đến Nguyễn Gia Trang (nay là thôn Vị Khê), thấy nơi đây là vùng đất đẹp, ruộng đồng màu mỡ, dân cư thuần phác, ông đã cho lập hành cung làm nơi đi lại. Tại đây, ngoài việc khuyến khích sản xuất mở rộng nghề nông, ông còn dạy dân địa phương trồng hoa, trồng cây cảnh để làm kế sinh sống lâu dài. Vị Khê là quê hương của nhiều giống hoa như bạch đào, phong lan, địa lan, bạch trà, hồng trà, đỗ quyên, hải đường… cùng hàng trăm các giống
hoa khác như thược dược, lay ơn, đồng tiền... Đặc biệt là hoa Ngâu dùng làm hương liệu ướp chè được trồng rất nhiều, nên ở đây không chỉ có vườn ngâu mà còn hàng rào bằng ngâu, những bờ dậu ngâu, những vòm cổng bằng ngâu xanh biếc. Không chỉ có vậy, đến Vị Khê, du khách còn được chiêm ngưỡng và trầm trồ trước sự khéo léo của các nghệ nhân khi uốn tỉa cây xanh ra những khuôn hình chim thú, Chùa Một Cột, Khuê Văn Các, Tháp Phổ Minh... một cách tài tình như chính thiên nhiên khởi tạo. Cây cảnh ở Vị Khê thật đa dạng, từ đa, sung, lộc vừng, sanh, si, với nhiều thế cây phong phú như thế huyền, thế song phục, huynh đệ, mẫu tử tương thân…, mỗi thế cây lại mang một vẻ đẹp khác nhau, ẩn sau đó một triết lý riêng biệt. Những nghệ nhân cây cảnh ở Vị Khê bảo rằng, dù có tỉa, có uốn theo dáng nào đi nữa, với những triết lý thổi hồn vào từng thế cây, ông cha ta cũng luôn hướng đến chân - thiện - mỹ, cái gốc trường tồn của sự sống bao đời.
Vi Khe bonsai village
Located on the banks of the Red River (Dien Xa, Nam Truc, Nam Dinh), Vi Khe bonsai village is a traditional village with the history of more than 800 years and known as the land of flowers and ornamental plants in Vietnam. The village is famous for its bonsai and ornamental plants which are meticulously trimmed or shaped into unique, artistic and beautiful forms.
century). When he arrived at Nguyen village (Vi Khe village of Dien Xa commune now), he so impressed with the beautiful land, the fertile rice fields and the naive locals that he decided to build his own house to stay here. Not only encouraging agricultural production expansion, he also taught local people how to plant flowers and ornamental trees to earn their living in long term.
According to the villagers, the ancestor of flower cultivation was To Trung Tu - a mandarin of the Ly dynasty (13th
Vi Khe is a place with a wide variety of flowers such as white peach-blossom, orchid, cymbidium, white camellia,
pink camellia, azaleas... with hundreds of other flowers like peony, gladioli, gerbera… Since the flowers of mock lemon trees are used to scent tea, they are planted a lot across the village, for instance, in gardens, on fences or gates… At Vi Khe bonsai village, visitors also admire the craftsmen for their talents of making the trees to look like birds, the One Pillar Pagoda, the Temple of Literature, Pho Minh temple, etc. Vi Khe also has many kinds of ornamental trees such as banyan, Chinese banyan, cluster fig, freshwater mangrove, weeping fig, with so various shapes such as full cascade shape, a love-bird couple (“song phuc”), siblings, or mother-child shape… Each shape has its own beauty, containing a hidden philosophy. According to Vi Khe artists, no matter how different the shape is or the philosophy hidden behind each shape, the Vietnamese people have always considered The True, the Good and the Beautiful, and the eternity of life as a rule of thumb.
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
23
Làng văn hoá du lịch
Community Nam Dam
Những ngôi nhà trình tường thấp thoáng sau những cành hoa đào cùng sự niềm nở, nồng hậu đón khách của cộng đồng những người Dao đỏ đã làm lay động và giữ chân du khách mỗi dịp ghé thăm Nậm Đăm, một làng nhỏ của 51 hộ đồng bào dân tộc Dao Chàm nằm yên bình trong một thung lũng thơ mộng dưới chân Núi Đôi, một địa chỉ đã và đang trở thành điểm dừng chân lý thú của du khách khi đến với xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ trên vùng Cao nguyên đá Đồng Văn của tỉnh Hà Giang.
‘Nha trinh tuong’ (earthen houses) hidden behind cherry blossoms together with the warm welcome of the Red Dao community have touched visitors’ hearts and kept them stay longer everytime they travel to Nam Dam village. Nam Dam is a small village of 51 Red Dao households lied peacefully in a romantic valley along the foothills of Twin mountain – the destination that has become an interesting stop for visitors visiting Quan Ba commune, Dong Van Stone Plateau, Ha Giang.
cộng đồng Nậm Đăm cultural tourism village
Tới miền thôn quê miền sơn cước Nậm Đăm, bạn sẽ được sống cùng gia đình người dân dưới nếp nhà trình tường truyền thống có tường làm bằng đất được nện chặt, mát mẻ về mùa hè, ấm về mùa đông. Bạn sẽ được tận hưởng một khung cảnh nên thơ như trong cổ tích, được ngắm nhìn các dãy núi trùng điệp, những thửa ruộng bậc thang xanh mướt…
In Nam Dam, tourists can live with their host families in “nha Trinh tuong” (traditional houses with walls made from tightly compressed clay) which is cool in the summer and warm in the winter. They can enjoy picturesque sceneries of the mountain range and the green terraced fields like living in the fairy tales.
Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên, bạn còn có thể hoà mình trải nghiệm những phong tục, tập quán truyền thống của đồng bào. Khoác thử lên mình trang phục của người Dao do chính tay những người phụ nữ trong làng thêu may thủ công, đắm mình trong hương vị nước tắm thảo dược là bí quyết của người Dao để làm tan biến đi tất cả những mệt mỏi hàng ngày, trò chuyện tìm hiểu cuộc sống hàng ngày và văn hóa địa phương cùng những người dân vô cùng chất phát, thân thiện và rất tự nhiên hay hơn cả là thưởng thức bữa ăn gia đình gồm những món lạ, mang đậm hương vị của người Dao. Đặc biệt, tất cả các món ăn đều được nấu chín từ chính những bếp lửa đỏ rực không bao giờ tắt trong mỗi nếp nhà - một nét văn hóa truyền thống bất biến ở Nậm Đăm.
Not only natural view but visitors can also experience the traditional customs, and cultural habitsof the locals by trying the traditional hand-made Dao dresses in the embroidery village; having a herbal bath which is the secret of Dao people to relieve daily stress; talking to the friendly locals to learn about their daily life and culture; or even having a local family meal of exquisite dishes and full of flavors of the Dao people. Especially, all the dishes are cooked in the eternal flame of every house – a traditional culture remains unchanged over the years in Nam Dam.
Một ngày của bạn khép lại trong giai điệu những lời ca, điệu múa mộc mạc, nhẹ nhàng nhưng vô cùng sâu lắng của những chàng trai cô gái Dao mỗi lúc đêm về trong không gian se se lạnh của miền sơn cước…Vâng, yên tĩnh, trong lành kết hợp vẻ đẹp tự nhiên hòa vào nét văn hóa đặc sắc đã tạo nên một Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng Nặm Đăm là điểm dừng không thể thiếu trong hành trình của mỗi du khách.
A day of a tourist here will end with the lovely melodies, the gentle dancing moves of the young Dao boys and girls in the cold nights of the mountainous area. Tranquility and fresh air combined with the natural beauty and intriguing culture have made Community Nam Dam – cultural tourism village a must-go destination in the itinerary of tourists.
24
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HÀNG THỦ CÔNG
HANDICRAFTS MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
25
HÀNG THỦ CÔNG – HANDICRAFTS
NÓN LÀNG
CHUÔNG Nằm nép mình bên dòng sông Đáy, làng Chuông (huyện Thanh Oai, Hà Nội) không chỉ nức tiếng với nghề làm nón suốt hơn 3 thế kỷ, mà còn sở hữu vẻ đẹp thanh bình với hình ảnh những chiếc nón lá chao nghiêng trong gió. Không quá nhộn nhịp như các làng nghề khác, làng Chuông vẫn dễ nhận thấy bởi không gian cổ truyền thống với những mảnh sân hay triền đê phơi đầy nón trắng và nguyên liệu lánón. Chợ làng Chuông họp mỗi tháng 6 phiên và chỉ bày bán một thứ hàng duy nhất là nón. Nón lá làng Chuông nổi tiếng ở Việt Nam bởi năm đặc tính: chắc, khỏe, bền, thanh, đẹp. Mỗi chiếc nón phải qua 10 công đoạn từ vò lá, phơi nắng, phơi sương… đến khâu nón, nứt cạp. Lá nón được lấy từ một loại cây họ nhà cọ ở vùng núi non Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An. Người làng Chuông phải lựa loại lá màu sáng và xanh đều thì nón mới đẹp. Lá đem về được vò trong cát, phơi đến hai, ba lần cho chuyển thành màu vàng, rồi được đem đi sơ chế sao cho lá vàng óng, phẳng mịn. Cật nứa được sử dụng để làm vòng nón, nón làng chuông có 16 đến 20 lớp vòng, được xếp vào khuôn, sau đó hai lớp lá sẽ được xếp trong xếp ngoài rồi người thợ sẽ khâu thẳng từ trong ra ngoài. Trong lúc khâu nón, những nghệ nhân làng Chuông trang trí cho chiếc nón đẹp, như dán vào lòng nón những hình hoa lá bằng giấy nhiều màu sắc, hay dùng chỉ màu khâu giăng mắc ở hai điểm đối diện trong lòng nón thành quai nón. Để chiếc nón đẹp thêm, ngoài các hoa văn, người thợ còn kết hợp trang trí bằng chữ màu hình hoa sao. Ngày nay, các bậc cao niên ở làng Chuông vẫn luôn chú tâm truyền dạy nghề làm nón cho con cháu. Du khách có thể bắt gặp ở chợ nón hình ảnh những cô bé vừa phụ giúp mẹ bán nón vừa học cách khâu nón. Mỗi chiếc nón đong đầy tình cảm, đam mê của nhiều thế hệ dày công gìn giữ nghề của cha ông để lại. Người làng 26
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Chuông càng tự hào hơn khi ngày càng có nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến để tìm hiểu về nghề truyền thống của làng.
Conical Hat of Chuong village Located on the bank of Day river, Chuong village (Thanh Oai district, Hanoi) is not only known for its hat making for more than 3 centuries but also for its peaceful beauty and images of the conical hats swinging in the wind. Not as busy as other villages, Chuong village is more peaceful and filled up with thousands of traditional white conical hats. Chuong village market is held every 6 days of the lunar month, on the 4th, 10th, 14th, 20th, 24th and 30th and the only item that is sold in the market is the conical hat. The conical hat of Chuong village is famous throughout Vietnam for its high quality and style. Each hat has to go through 10 steps including crumbling, drying under the sun, frosting, creating the round frame, cracking, and sewing the edge. The leaves are taken from palm trees
of the mountainous Quang Binh, Ha Tinh, Nghe An region. The craftsmen have to select the leaves with bright green color, crumble them in sand, dry them out two to three times until they turn yellow, and make them shiny yellow and smooth. Bamboo stick is used to make the rounded frame. The conical hat has about 16 – 20 rounded layers which are to make the conical shape. After that, the two layers of leaves will be used to cover the outside of the hat and then stitches are sewed from the inside out. During the stage of sewing, the craftsmen may start decorating the hat with the colorful paper flowers or stitching colored threads at two opposite points to make the handle. This is such a work of art. Today, the elders of Chuong village always want to preserve the skills of making conical hats by teaching their younger generations. Tourists may easily find a young girl helping her mom sewing and selling conical hats in the market. Each hat is filled with love and passion from many generations. Chuong villagers are even more proud that there are many local and international tourists have visited to learn about this traditional craft of the village.
HÀNG THỦ CÔNG – HANDICRAFTS
Quạt Nan Thạch Thất Thạch Thất - Hà Nội - nổi tiếng với những nghề thủ công kĩ xảo như nghề làm đồ gỗ Chàng Sơn, nghề cơ khí Vĩnh Lộc, nghề làm bánh chè lam Thạch Xá… và đặc biệt ở thôn Bình Phú, nghề đan quạt vẫn là một nét truyền thống lâu đời, những sản phẩm quạt nan hiện vẫn giữ được sức thu hút và nét độc đáo riêng. Theo người già nhất làng, nghề đan quạt có từ cách đây hơn 100 năm… Quạt nan có nhiều kiểu dáng, màu sắc khác nhau, nhưng vẫn phải trải qua những bước cơ bản như nhau. Để làm ra được sản phẩm quạt nan, người đan phải chọn mua những ống giang (loại cây thuộc họ tre) tốt. Giang mua ở chợ về được cạo vỏ rồi chẻ thành nan, Nan sau đó được tẩy trắng, những sợi nan nhỏ hơn được nhuộm thành nhiều màu xanh, đỏ, vàng khác nhau. Bằng đôi
tay khéo léo, người đan tạo ra những sản phẩm quạt rất đẹp và tiện dụng. Những chiếc quạt nan từ Thạch Thất đã vượt đại dương xuất khẩu sang cả Nhật Bản và Hàn Quốc với mẫu mã, chủng loại, kiểu dáng đa dạng. Không chỉ làm ra quạt giấy, quạt nan, nay người dân còn sản xuất quạt the, quạt lụa, quạt tranh… Quạt nan Thạch Thất không chỉ là vật dụng bình dân thường ngày, giờ đây còn trở thành một nét đẹp văn hoá độc đáo của làng quê thanh bình này, chứa đựng những giá trị thẩm mỹ, bề dày lịch sử cũng như những triết lý của cuộc sống.
Thach That
Bamboo Fan Thach That province - Hanoi - is famous for skillful crafts such as Chang Son carpentry, Vinh Loc mechanics, and Thach Xa green tea. Especially in Binh Phu village, the bamboo tube fan making is a long tradition. Nowadays,
bamboo tube fans still retain their charm and uniqueness. According to the oldest villager, fan making dated back more than 100 years ago. Fans have different designs, colors, but have to go through the same basic procedures. To make the fan, artisans have to choose the right bamboo tubes. They shave the first layer of the bamboo tubes which are then chopped into thinner sticks and bleached with sulfur till turning white. Those sticks are later dyed with different colors such as blue, red, or yellow. With skillful hands, the artisans have created such beautiful and handy fans. These fans have been exported to Japan and Korea with various styles and designs. Not only limited to paper fans or bamboo tape fans, nowadays craftsmen also produce “the” fans, silk fans, and painting fans… The bamboo tube fan is not only used in the daily life of the villagers but it is now considered as the unique cultural beauty of this peaceful village that contains its artistic value, a long history and the philosophy of life.
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
27
HÀNG THỦ CÔNG – HANDICRAFTS
Gốm Biên Hòa Lịch sử nghề gốm sứ của Việt Nam có từ hơn 10.000 năm trước, từ thời tiền sử, thời đồ đồng, thời Lý, Trần… Đến nay gốm sứ đã đạt những đỉnh cao về kỹ thuật lẫn mỹ thuật. Nhiều trung tâm gốm sứ đã hình thành trong cả nước, trong đó có gốm Biên Hòa, một sự kết hợp hài hòa từ kỹ thuật chế tác của gốm bản địa, tiếp thu kỹ thuật tạo tác của gốm Cây Mai (Sài Gòn - Chợ Lớn) và kỹ thuật làm gốm cổ của người Hoa. Năm 1903, Trường Bách nghệ Biên Hòa được thành lập, dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia người Pháp, những giáo viên thế hệ đầu tiên của trường đã tập trung nghiên cứu, cải tạo quy trình sản xuất, tạo mẫu, pha chế men màu, đặc biệt là cải tạo nguyên liệu gốm. Qua nhiều lần thử nghiệm, năm 1923, các nghệ nhân Biên Hòa đã chế tạo thành công gốm mỹ nghệ Biên Hòa. Liên tiếp từ năm 1925 đến năm 1955, gốm mỹ nghệ Biên Hòa đã làm rạng danh tinh hoa văn hóa Việt khi vinh dự được tham dự các triển lãm quốc tế và giành được nhiều huy chương vàng. Xưa, gốm Biên Hòa đẹp về kiểu dáng, họa tiết và cả chất men. “Đặc biệt, chất men ở gốm Biên Hòa có nét độc đáo riêng, không giống như những địa phương khác. Độ lửa, chấm men và kỹ thuật khắc đã làm nên sự hấp dẫn kỳ lạ cho gốm Biên Hòa. Ngày nay, với công nghệ làm gốm ngày càng hiện đại, kỹ thuật làm gốm ngày càng được cải tiến, nhiều tổ hợp, công ty xí nghiệp đi vào sản xuất gốm chuyên nghiệp, theo quy trình công nghiệp… làm cầu nối đưa sản phẩm gốm Biên Hòa tự hào góp mặt tại nhiều nước trên thế giới.
Sơn mài Bình Dương Với bất kỳ người làm nghề sơn mài nào, Bình Dương hay nói chính xác hơn là sơn mài của làng nghề Tương Bình Hiệp ở Thị xã Thủ Dầu Một luôn là một niềm tự hào về đỉnh cao của nghệ thuật. Được hình thành từ thế kỷ 18, đến này các sản phẩm sơn mài của Tương Bình Hiệp đã và đanh được sử dụng rộng rãi ở các công trình kiến trúc, khách sạn cao cấp, được xuất khẩu đến trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sơn mài gồm nhiều thể loại như sơn mài vẽ lặn, vẽ phẳng, vẽ nổi, thếp vàng bạc, sơn mài cẩn ốc, cẩn trứng và sơn khắc,… Sơn truyền thống dùng ở Tương Bình Hiệp là một hỗn hợp sơn Nam Vang (từ Cam Pu Chia) và sơn Phú Thọ được pha chế theo bí quyết riêng. Để tạo sơn quang đen, người thợ cho sơn sống vào chảo sắt và phải dùng chày sắt đánh sơn ở ngoài trời nắng để sơn được đẹp màu. Còn đánh sơn cánh gián thì ngược lại, sơn sống được đổ vào loại chậu gỗ và dùng chày gỗ đánh quấy sơn. Người thợ đánh sơn trong nhiều ngày cho đến khi sơn chín, nổi bọt lăn tăn, sơn trong suốt tựa màu cánh con gián nên gọi là sơn cánh gián. Sau khi đã có nguyên liệu sơn, tùy theo loại sản phẩm mà cốt được tạo bằng những chất liệu khác nhau, như: gỗ dùng làm bàn ghế, tủ, bình; ván ép dùng làm tranh, hộp; gốm dùng làm bình, tượng; vải hay giấy dùng làm cốt cho những sản phẩm thường có kiểu dáng nhẹ, mỏng như bát đĩa, lục bình. Từ đây, người nghệ nhân bắt đầu sáng tác lên trên bề mặt sản phẩm, với những gam màu truyền thống son, đen, nâu, cánh gián, vàng, bạc, các sắc màu đa dạng từ xà cừ, ngọc nữ, bào ngư, trai đỏ, trai trắng… Từng lớp sơn sau ủ khô, đều được mài dần ra, cắt bỏ lớp sơn, màu phía trên để lộ lớp màu cần giữ lại. Sau khi đã mài hoàn chỉnh là công việc đánh bóng, cũng hết sức công phu, tỉ mỉ. Một điều không thể phủ nhận, là độ bền, độ bóng đẹp của chất liệu sơn mài Tương Bình Hiệp trở thành thứ ngôn ngữ của thời gian. 28
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HÀNG THỦ CÔNG – HANDICRAFTS
Bien Hoa Pottery The history of pottery in Vietnam has been existed for over 10,000 years, from the Neolithic/ Stone Age era, the Bronze and Iron Ages, the Ly and Tran Dynasty (XI – XIV century) to today. Since then the pottery industry have evolved and expanded widely all over Vietnam, making ceramic products reach their perfection in shape, decoration and coloring while representing the quintessence of the arts in ceramic. Many ceramic pottery villages have been developed across the country, including Bien Hoa pottery which has evolved through a harmonious combination between the local techniques, Cay Mai techniques (the old Sai Gon) and the Chinese techniques. In 1903, Bien Hoa Vocational school was established with the support of French experts and its first generations of the teachers mainly focused on researching, improving the production process, styling, mixing yeast, and ceramic material management. After a plenty of experiments until 1923, Bien Hoa ceramic art was created successfully. Continuously from 1925 to 1955, the development of Bien Hoa ceramic art and pottery reflected aesthetic aspects of Vietnamese culture since it was invited to participate in many international exhibitions and achieved many gold awards. In the past, Bien Hoa pottery was known for its appealing designs, patterns and unique materials (referred to as clay) unlike any other regions, with a comprehensive process from decoration and glazing to firing. Nowadays, the modern technology have made a huge impact on Vietnamese pottery industry, which results in many professional and qualified ceramics manufacturers, helping Bien Hoa pottery recognized by the international market.
Binh Duong Lacquerware To many lacquerware craftsmen, Binh Duong or more precisely the lacquerware of Tuong Binh Hiep village in Thu Dau Mot commune has always been proud of its pinnacle of art. Since its first establishment in the 18th century till today, lacquerware products of Tuong Binh Hiep have been widely used on many architecture works or luxury hotels in Vietnam, and also exported to more than 100 countries or other regions worldwide. There are several existing decorative techniques of lacquerware, such as creating images with crushed eggshell, painting pigment over gold and tin foil and adding sand to lacquer, inlaid with lacquer of a different color, and deep carved lacquer … Traditional lacquer used in Tuong Binh Hiep is a mixture of Nam Van (from Cambodia) and Phu Tho lacquer with a secret recipe. To have a shiny black color lacquer, the craftsmen have to use an iron pestle to stir the raw lacquer liquid in an iron pan, place under the heat of the sun in order to have a nice color. By contrast, to make a cockroach-wing color lacquer, the raw liquid is poured into a wooden pot and stirred with a wooden pestle. The craftsmen will have to continue stirring for many days until the liquid is well done, frothy, and as brown as cockroach wings. After the lacquer color is done, it will be used in different materials to make different products, such as wood for tables, chairs, cupboards, or vases; plywood for picture frames, boxed; ceramic for vases, statuettes; fabric and paper for light and thin product such as bowls, plates, and vases. After this, each lacquer product will be created with many traditional colors as red, black, brown, puce, gold, silver, and a wide range of colors from conch, pearl, abalone, red pearl, to white pearl…. Each painting layer will be sliced after being dried which only the bottom layer will be kept. After completely the filing process, the product will be polished in a meticulous and skillful manner. One thing that can’t be denied is the long – lasting shininess and durability of Tuong Binh Hiep lacquerware products are the outcomes of a time-consuming process. MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
29
HÀNG THỦ CÔNG – HANDICRAFTS
Khăn nghề dệt Phùng Xá Từ Hà Nội đi về phía nam 40km, làng Phùng Xá ở đó đẹp như một bức tranh phong thuỷ hữu tình với sự uốn lượn duyên dáng của dòng sông Đáy. Nét làng quê Việt hiện lên thanh bình với luỹ tre làng, đấu đó vẫn còn những ngôi nhà mái ngói năm gian, rào hoa râm bụt hay những bờ tường bậu cửa còn trơ ra lớp gạch như một chứng tích của thời gian. Đi khắp thôn làng, đâu đâu cũng vang lên tiếng máy dệt, thứ âm thanh đặc trưng của làng Phùng Xá , thứ tiếng để người xa quê nguôi ngoai nhớ về, tiếng làng. Với nguyên liệu đầu vào là những cối sợi bông, người dân Phùng Xá đã làm ra những chiếc khăn với đủ mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ từ khăn ăn, khăn mặt, khăn tắm đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đối với làng nghề dệt khăn truyền thống Phùng Xá, quá 30
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
trình sản xuất ra sản phẩm khăn trải qua 5 công đoạn : từ mắc sợi, cho đến dệt, tẩy, nhuộm, máy biên mép, cuối cùng là in phun hoa văn, có thể nói đây là quá trình kết hợp giữa lao động thủ công và sự trợ giúp của máy móc. Về Phùng Xá hôm nay, gần như 100% số hộ gia đình trong làng tham gia sản xuất kinh doanh khăn, hằng năm duy trì 3.000 lao động. Các cơ sở kinh doanh mặt hàng khăn ở làng Phùng Xá ngày càng phát triển tạo ra 9.000 việc làm cho lao động không chỉ 2 thôn trong làng (thôn Hạ và thôn Thượng) mà cả cho lao động nơi khác”. Hiện nay sản phẩm khăn dệt Phùng Xá không chỉ được người tiêu dùng trong nước tin dùng mà còn xuất khẩu sang 6 quốc gia: Trung Quốc, Nhật, Mỹ, CH Séc, Hàn Quốc và nhiều nhất là tại Đài Loan.
HÀNG THỦ CÔNG – HANDICRAFTS
Phung Xa textile village Located about 40km in the South of Hanoi, Phung Xa village is just a beautiful place like a picture of Feng Shui with the charming of Day River. It is a typical peaceful Vietnamese hometown with bamboo tree clusters, tiled roof houses, the hibiscus flower fences or the brick walls which have been there for ages. The whole village may be filled with the sounds of textile machines, a unique remark of Phung Xa village, which may remind people of their beloved hometown. With white cotton fibers as materials, skillful hands and creativity, Phung Xa villagers have produced a wide range types of cloths with various designs, colors and sizes, from napkins, facial towels to bathing towels and sold them in both local and international markets. The
process of producing Phung Xa cloths has gone through 5 stages, spinning, weaving, bleaching and coloring, edge finishing, and finally pattern inkjet printing. It is a process of both manual work and machinery. Almost 100% of the households in Phung Xa have been producing cloths/towels nowadays, contributing to at least 3,000 labors every year. Such business of Phung Xa has been well developed and can create 9,000 jobs for people in the 2 towns of the village (Thuong - Upstream and Ha - Downstream) and also for people in other places. At present, Phung Xa towels have been sold locally and exported to 6 countries as China, America, Japan, Czech Republic, Korea and mostly to Taiwan. MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
31
HÀNG THỦ CÔNG – HANDICRAFTS
NGỌC TRAI
Hạ Long
Nằm khuất trong vụng nước kín, được bao bọc bởi những đảo đá nhấp nhô trên Vịnh Hạ Long, vụng Tùng Sâu là một địa điểm mà rất nhiều du khách, đặc biệt là khách du lịch Châu Âu rất thích khi đến đây... Có lẽ, điều hấp dẫn du khách đến đây không chỉ đơn giản vụng Tùng Sâu có phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, yên bình mà còn bởi ở đây có một khu nuôi trai cấy ngọc của Công ty Ngọc trai Hạ Long, một mô hình kết hợp kinh doanh trai thương phẩm với phục vụ du khách tham quan. Trong những năm qua, nhờ kế thừa, áp dụng kỹ thuật nuôi cấy tiên tiến từ các chuyên gia Nhật Bản cùng với các điều kiện thiên nhiên phù hợp, nghề nuôi trai cấy ngọc ở vùng Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long đã thực sự phát triển. Ngọc trai Hạ Long là ngọc trai nước mặn, nên có ưu điểm vượt trội và khác biệt hẳn so với ngọc trai nước ngọt. Ở điều kiện lý tưởng, nếu như ngọc trai nước biển có tuổi thọ lên tới hàng trăm năm, thì ngọc trai nước ngọt có độ bền chỉ từ 20 đến 30 năm. Ngọc trai nước biển có màu sắc tự nhiên, được tạo nên bởi hàng triệu tế bào sống từ con trai nên bản thân mỗi viên ngọc ngoài màu chính của nó (đen, vàng, trắng) còn hội tụ đủ ngũ sắc dưới mỗi góc ánh sáng khúc xạ khác nhau. Bởi vậy, ngọc trai biển còn được gọi dưới cái tên “Vật giải phong thuỷ”. Sản phẩm làm từ ngọc trai khá đa dạng, được chế tác hết sức tinh xảo, màu sắc lấp lánh, bóng sáng, kích cỡ khác nhau tạo ra những món đồ trang sức hấp dẫn cho phái đẹp như: Chuỗi ngọc đeo cổ, đeo tay, nhẫn, hoa tai... Các thành phần khác như vỏ con trai qua bàn tay khéo léo của những người thợ được chế tác thành những đồ trang sức, đồ lưu niệm rất độc đáo... Điểm nổi trội của ngọc trai Hạ Long được giới chuyên gia đánh giá có độ thuần khiết cao, độ bọc của lớp xà cừ dày, nhiều màu sắc tự nhiên sang trọng, quyến rũ như vàng, lưu ly, hồng anh đào, xám thủy ngân… chinh phục những khách hàng khó tính nhất. Ngọc trai Hạ Long hiện là một trong những sản phẩm du lịch độc đáo của Quảng Ninh. Ngoài làm đồ trang sức cao cấp phục vụ nhu cầu mua sắm làm quà kỷ niệm cho khách du lịch đến Quảng Ninh, ngọc trai Hạ Long còn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và một số nước khác trên thế giới. Bên cạnh đó, mô hình tham quan quy trình nuôi, cấy, chế tác ngọc, Công ty Ngọc trai Hạ Long cũng đã góp phần tạo dựng một sản phẩm du lịch mới, đó là “Du lịch làng nghề nuôi trai cấy ngọc” để “níu chân” du khách ở lại lâu hơn, khám phá vẻ đẹp độc đáo của Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. 32
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HÀNG THỦ CÔNG – HANDICRAFTS
Hạ Long
Pearls Located in the breezy water area, surrounded by the undulating rock islands on Ha Long Bay, Tung Sau is a place that attracts many visitors, especially European tourists. Perhaps, the attractions of this place are not only the natural landscape and peaceful scenery but also the pearl breeding area of Ha Long Pearl Company, a combination of commerce and tourists’ attraction. Recently, by applying advanced technique of rearing from Japanese experts, together with the natural conditions, pearl breeding in Ha Long has been developed well. Ha Long pearls are saltwater, so they have outstanding advantages compared with the freshwater pearls. Under the ideal conditions, the saltwater pearl can last for hundreds of years while its counterpart can only last for 20 – 30 years. Sea pearls have a natural color, made up from millions of mussels’ living cells. Besides their typical color (black, yellow, white), they can also be seen with a combination of five primary colors under the refracted light. Therefore, sea pearls are called as a “Feng Shui accessory”. Products made of pearls are very diverse, crafted exquisitely with shining color, different sizes and become attractive accessories for women such as necklaces, bracelets, earrings, etc. Under the skillful hands of craftsmen, other components like the mussels’ shells are also made as accessories, souvenirs…. The remarkable feature of Ha Long pearl is its purity with thick nacre, a natural luxurious color like gold, crystal gem, cherry blossom, mercury grey…. which makes it satisfy the most difficult customers. Ha Long Pearl is currently one the most unique products of Quang Ninh. Besides making luxurious accessories that attract tourists, Ha Long pearls have also been exported to Japan and other countries in the world. Not only that, the idea of visiting pearl breeding village and its making process of Ha Long Pearl Company has also contributed greatly to the growth of a new tourism concept “Pearl & jade craft village tour”, this helps keep tourists stay longer and explore the unique beauty of the Heritage – Natural wonders of Ha Long Bay. MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
33
HÀNG THỦ CÔNG – HANDICRAFTS
Các nhà bán lẻ chínH CỦA HÀNG THỦ CÔNG VIỆT NAM
TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ
34
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HÀNG THỦ CÔNG – HANDICRAFTS
Hàng năm Việt Nam đang xuất khẩu gần 2 tỷ USD các sản phẩm thủ công cho thị trường hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó Mỹ luôn là thị trường nhập khẩu lớn nhất với tốc đọ tăng trưởng nhanh hàng năm. Khác với các thị trường Châu Âu và Nhật Bản, kênh phân phối ở thị trường Mỹ rất khác biệt, trong đó nổi lên vai trò thực sự quan trọng của các nhà bán lẻ. Nắm bắt được các nhà bán lẻ chính tại thị trường này giúp các doanh nghiệp có định hướng tốt hơn trong việc phát triển sản phẩm cũng như phương thức tiếp cận và phát triển thị trường.
Nhà bán lẻ/ đại lý bán lẻ như Walmart, Target… là các cửa hàng “tạp hoá” bán hàng số lượng lớn, bán nhiều loại hàng hóa (đôi khi bao gồm cả thực phẩm) với giá thấp hơn giá thông thường. Thanh toán thì tập trung vào một chỗ còn dịch vụ được giữ ở mức tối thiểu. Phần lớn hàng hoá của họ được nhập khẩu trực tiếp thông qua các đại lý tìm nguồn cung ứng và đôi khi từ các cơ sở sản xuất độc quyền ở nước ngoài. Tại Mỹ, họ thường có hàng nghìn địa điểm và cũng có nhiều cơ sở ở nước ngoài. Trong khi nhiều nhà sản xuất và trung gian mơ ước tạo ra doanh thu lớn thông qua kênh này, thì thực tế kinh doanh với các nhà bán lẻ/đại lý bán lẻ khá là mạo hiểm, dễ gặp nhiều khó khăn và có thời gian rất ngắn. Trung tâm thương mại là các nhà bán lẻ lớn như Macy’s, Bloomingdales và Sears hoạt động khắp đất nước hoặc trong khu vực. Họ bán hàng loạt hàng hóa được sắp xếp theo từng khu vực riêng biệt, mỗi cửa hàng có nhân viên bán hàng và dịch vụ thanh toán riêng. Họ tập trung chủ yếu vào quần áo, giày dép và phụ kiện, thường mua thông qua các nhà nhập khẩu bán buôn, nhiều mặt hàng bán đủ số lượng để hỗ trợ các đơn đặt hàng theo công ten nơ. Điều này giúp cho tỷ lệ nhập khẩu các mặt hàng trực tiếp (với các đại lý) từ các nhà sản xuất nước ngoài ngày càng tăng. Các cửa hàng bách hóa hiện đang trải qua một vòng hợp nhất và đang bị tụt lùi trong cuộc cạnh tranh với các cửa hàng giảm giá. Nhìn chung, các cửa hàng bách hóa không phải là kênh hứa hẹn doanh nghiệp từ các nước đang phát triển; doanh số bán các mặt hàng trang trí nội thất chỉ đại diện cho một phần nhỏ trong tổng doanh thu giảm gần của họ. Ngoài ra các trung tâm thương mại cũng không có truyền thống đặt các mặt hàng nội thất gia dụng trực tiếp từ các nghệ nhân. Chuỗi bán lẻ chuyên biệt, chẳng hạn như Crate & Barrel, Pier 1 Imports và Pottery Barn, tập trung vào một danh mục hàng hóa hoặc các mặt hàng có liên quan mật thiết tới nhau. Một số cung cấp giá thấp với dịch vụ hạn chế, trong khi những người khác tìm cách để trở nên khác biệt thông qua dịch vụ chất lượng cao hơn. Khách hàng mục tiêu của họ rất đa dạng, họ
chia ra nhiều phân khúc thị trường không chỉ về sản phẩm mà còn tới từng nhóm người, có thể theo khu vực hoặc toàn quốc. Khi nhiều công ty vẫn tiếp tục mua hàng từ các nhà nhập khẩu bán buôn, số lượng mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất đã tăng đáng kể nhằm loại bỏ một lớp chi phí. Trong danh mục này cũng bao gồm một nhóm các nhà bán lẻ mới, phát triển nhanh chóng được gọi là cửa hàng “phong cách sống”, nhắm tới đối tượng khách hàng cụ thể và tiếp thị hàng hoá với hình ảnh “chất, có cá tính”. Các nhà bán lẻ kiểu này có nhiều loại sản phẩm như đồ nội thất giọng, đèn xách tay, thảm trải sàn trang trí, các mặt hàng trang trí trên tường và hàng hóa mềm, cùng sự kết hợp của các thiết bị nhỏ lẻ, thực phẩm cao cấp, quần áo, đồ trang sức hoặc đồ chăm sóc cá nhân. Ví dụ về loại cửa hàng này như chuỗi bán lẻ Anthropologie và các nhà bán lẻ độc lập khác. Gần một phần tư các hộ gia đình mua đồ trang trí nội thật thông qua kênh này. Sự tăng trưởng nhanh chóng của các cửa hàng này và sự quan tâm lớn của họ vào các mặt hàng đồ trang trí nội thất khiến họ trở thành khách hàng có tiềm năng cho các nhà sản xuất thủ công mỹ nghệ; tuy nhiên, các yêu cầu về số lượng và vận chuyển có thể tương tự như các nhà bán lẻ/đại lý bán lẻ. Cửa hàng bán lẻ theo catalogue và bán online chủ yếu thông qua một hoặc cả hai kênh này, ví dụ như Catalog Sundance, Smith & Hawken và L.L. Bean. Trong khi một số cửa hàng có thể bán số lượng lớn các sản phẩm khác nhau, những người còn lại không đủ tiềm lực để hỗ trợ các đơn hàng công-ten-nơ mặc dù họ nhập sản phẩm trực tiếp và cả thông qua các nhà nhập khẩu bán buôn. Mặc dù hầu hết các chuỗi cửa hàng và trung tâm thương mại là các nhà bán lẻ đa kênh — họ cho đặt hàng trên mạng và bán theo catalogue — các nhà bán lẻ chủ yếu thông qua hai kênh này khác hẳn vì họ không cần phải quảng cáo sản phẩm trên nhiều cơ sở bán lẻ, cho phép họ, trong vô vàn những lợi thế khác, linh hoạt hơn về số lượng đặt hàng. Trong khi gần như tất cả các catalogue được bán trên mạng, một số ít các nhà bán lẻ kiểu này cho phép người mua đặt hàng theo catalogue gửi qua hòm thư. Các nhà bán lẻ theo catalogue và bán
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
35
HÀNG THỦ CÔNG – HANDICRAFTS
online thường được coi như là kênh trực tiếp tới người tiêu dùng, bao gồm bán hàng trên truyền hình. Tỷ lệ lớn các khách hàng trẻ tuổi bao gồm cộng đồng người Mỹ Latin và người Mỹ gốc Phi đang mua các sản phẩm trang trí nội thất thông qua kênh này. Mặc dù chưa có con số chính xác, rõ ràng là một lượng lớn hàng thủ công mỹ nghệ có thể đi theo con đường này, đặc biệt là các mặt hàng đồ trang sức. Nhà bán lẻ độc lập bao gồm rất nhiều thành phần khác nhau từ các nhà bán nhỏ với một hoặc chỉ một vài cửa hàng, cửa hàng dành cho
khách du lịch, phòng trưng bày nghệ thuật, cửa hàng ở bảo tàng và vườn thú, cửa hàng hoa, quán cà phê bán đồ thủ công, cửa hàng vườn và nhiều cửa hàng bán lẻ tương khác có doanh thu quá thấp để hỗ trợ các đơn hàng công-ten-nơ. Những nhà bán lẻ này có thể tập trung vào bất kỳ số lượng chủng loại nào, từ quà tặng và phụ kiện cho đến quần áo, dụng cụ làm vườn và các mặt hàng cho kỳ nghỉ. Tương đối ít sản phẩm nhập khẩu, phần lớn họ mua hàng hóa từ các nhà nhập khẩu bán buôn và nhận các lô hàng từ các kho trong nước. Phòng trưng bày nghệ
Vietnamese Handicraft
KEY RETAILERS In The USA Market Vietnam is exporting nearly $ 2 billion worth of handicrafts every year to more than 160 countries and territories in the world, of which the US is the largest market with rapid annual growth rate. Unlike the European and Japanese markets, the distribution channel in the US market is very different, in which retailers play an extremely important role. Having a deep understanding of the key retailers in the US could help businesses to have better orientation in product development as well as approaches and market development. Discounters/mass retailers are high-volume, fast turn-over “big-box” stores that sell a variety of merchandise (sometimes including groceries) at lower than conventional prices. Checkout is centralized and service is kept to a minimum. These companies import the majority of their merchandise directly through their own sourcing agents and sometimes from exclusive overseas production facilities. In the United States, they typically have thousands of locations, and some have expanded internationally as well. While many producers and intermediaries dream of making big sales through this channel, the reality of doing business with discounters/ mass retailers can be challenging, risky, and short-lived. 36
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Department stores are large retailers such as Macy’s, Bloomingdales, and Sears that operate nationally or regionally and sell a wide range of merchandise arranged in separate departments, each with its own salespersons and checkout service. They focus primarily on apparel, shoes, and accessories, and though they have traditionally purchased through wholesale importers, many sell items in volumes sufficient to support container-size orders. This allows them to import an increasing percentage of their merchandise directly (with agents) from overseas producers. Department stores are currently experiencing a round of consolidation and have been losing ground in competition with discount stores. Overall, department stores are not a promising channel for developing country producers; home accessory sales represent a small and declining share of their overall business, and these stores have not traditionally sourced from artisans for their home goods. Specialty retailers, such as Crate & Barrel, Pier 1 Imports, and Pottery Barn, are focused on either a single category of merchandise or a few closely related categories. Some offer low prices with limited service, while others seek to differentiate themselves through higher-quality service. They vary in their target audi-
thuật có thể là ngoại lệ vì họ có xu hướng bán các sản phẩm độc đáo, họ mua cả trực tiếp từ các nghệ sĩ nước ngoài, qua trung gian và từ các nhà nhập khẩu trong nước. Các cửa hàng bán lẻ đại diện cho doanh số bán hàng tương đối nhỏ nhưng họ lại là kênh phân phối lớn nhất cho các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Nhiều cửa hàng thể hiện sự khác biệt so với các nhà bán lẻ lớn hơn bằng qua các mặt hàng đặc biệt và tính chất thủ công trong dòng sản phẩm của họ.
HÀNG THỦ CÔNG – HANDICRAFTS
ence, having segmented the market in terms of not only product type but also demographics, and may be either regional or national. While they may continue to purchase some products from wholesale importers, most have significantly increased their direct purchases to eliminate a layer of expense. Included in this category is a new fast-growing group of retailers called lifestyle stores, which target a specific consumer profile and market a “style image” along with their goods. Lifestyle retailers carry several types of products, such as accent furniture, portable lamps, area rugs, wall décor, and soft goods, along with some combination of small applianc-
es, gourmet foods, apparel, jewelry, or personal care items. Examples of this type of store include large chains such as Anthropologies as well as smaller independent retailers. Nearly a quarter of the households that purchased home accessories bought them through this channel. The fast growth of these stores and their heavy focus on home accessory products make them potentially strong customers for handicraft producers; however, the volume and delivery requirements can be similar to those of the discounters/mass retailers. Catalog and internet retailers sell primarily through one or both of these
two channels; they include Sundance Catalog, Smith & Hawken, and L.L. Bean. While some of these retailers sell large volumes in various categories, others are not big enough to support container-size orders; thus, product is sourced both directly and through wholesale importers. Although most chain and department stores are multi-channel retailers—they also sell through the internet and mail-order catalogs—retailers that sell primarily through these two channels differ because they do not need to spread inventory across numerous retail locations, allowing them, among other advantages, greater flexibility in the quantities they order. While nearly all catalogs also sell over the internet, a minority of internet retailers also sell through mail-order catalogs. Catalog and internet retailers are often referred to as the direct-to-consumer channel, which includes television sales. A high percentage of younger consumers, including Hispanics and African-Americans, are buying home accessories through this channel. Although estimates are not available, it is clear that a significant volume of handicrafts may pass through this channel, particularly certain categories such as jewelry. Independent retailers constitute a broad category intended to capture all of the following: small retailers with one or only a few stores, tourist shops, art galleries, museum and zoo stores, flower shops, coffee shops that sell handicrafts, garden stores, alternative trade outlets, and other relatively small retailers with sales volumes too small to support container-size orders. These retailers may focus on any number of categories, from gifts and home accessories to clothing, garden products, and holiday items. Relatively few import products themselves; the majority purchase merchandise from wholesale importers and receive shipments from domestic warehouses. Art galleries can be the exception because they tend to sell one-of-a-kind items and purchase both directly from foreign artists and dealers and from domestic importers. While individually these retailers represent relatively small sales, collectively they are the largest distribution channel for handicrafts. Many differentiate themselves from larger retailers by the more unusual and handcrafted nature of their product lines.
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
37
HÀNG THỦ CÔNG – HANDICRAFTS
Một số chính sách hỗ trợ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
của thành phố Hà Nội Là một thành phố có số lượng làng nghề lớn nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn trong phạm vi châu lục, Hà Nội luôn chú trọng phát triển làng nghề một cách bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh. Thành phố luôn khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng hạ tầng làng nghề, khắc phục và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn Thành phố. Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội sẽ có 1.500 làng có nghề; bảo tồn và khôi phục 21 làng; phát triển làng nghề kết hợp với du lịch ở 17 làng; di dời 14 làng vào cụm công nghiệp làng nghề; nâng cấp cơ sở hạ tầng 70 làng; tạo việc làm ổn định cho 38
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
khoảng 800 ngàn đến 1 triệu lao động nông thôn, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người từ ngành nghề đạt 25 - 30 triệu đồng/năm vào năm 2015 và đạt 50 - 60 triệu đồng/năm vào năm 2030. Đây thực sự là các cơ hội không chỉ cho các làng nghề của Hà Nội mà còn là cơ hội rất tốt để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển làng nghề, các sản phẩm thủ công của làng nghề cũng như du lịch làng nghề. Để khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển làng nghề, các sản phẩm thủ công của làng nghề cũng như du lịch làng nghề, Thành
phố đã có một số chính sách hỗ trợ đầu tư cụ thể như sau: 1. Hỗ trợ đào tạo, nghề, truyền nghề, tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp Thành phố hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề từ 3 tháng đến 1 năm, áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có cam kết bố trí việc làm cho học viên sau đào tạo. Hỗ trợ 100% học phí và tiền mua tài liệu theo quy định của cơ sở đào tạo, thời gian đào tạo cho từng ngành nghề được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hỗ trợ tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp cho chủ các cơ sở
HÀNG THỦ CÔNG – HANDICRAFTS
thương hiệu làng nghề 100% kinh phí (không quá 100 triệu đồng/01 làng nghề/01 nội dung) để thực hiện các nội dung: i) đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và quảng bá thương hiệu; ii) đặt tên thương hiệu, thiết kế biểu tượng (lô gô) và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu tương ứng cho thương hiệu làng nghề; iii) tư vấn chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho thương hiệu làng nghề. 3. Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng làng nghề Doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã, hộ gia đình đầu tư xây dựng mới công trình xử lý nước thải, chất thải tập trung tại các làng nghề có mức độ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do nước thải, chất thải gây ra, có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định và nằm trong kế hoạch thực hiện hàng năm được thành phố hỗ trợ 100% kinh phí để xây dựng công trình trạm xử lý nước thải đầu mối của khu thu gom xử lý nước thải tập trung; khu tập kết chất thải rắn.
sản xuất, lãnh đạo các doanh nghiệp làng nghề. Các cơ sở sản xuất có nhu cầu gửi danh sách đề nghị hỗ trợ tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp về Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã hàng năm để tổng hợp nhu cầu. 2. Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu làng nghề Thành phố hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã khi tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại theo kế hoạch được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt và có trong dự toán hàng năm. Ngoài
việc được hưởng chính sách xúc tiến thương mại theo quy định tại các Điều 5, 6, 7 Thông tư số 88/2011/ TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, khi tham gia hội chợ, triển lãm tại các tỉnh miền Trung (từ tỉnh Quảng Bình trở vào) và miền Nam, các cơ sở còn được hỗ trợ thêm 50% cước phí vận chuyển hàng hóa đến hội chợ, tối đa không quá 6 triệu đồng/ cơ sở/năm. Hỗ trợ các làng nghề được Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định công nhận, có trong kế hoạch và dự toán thực hiện hàng năm xây dựng
Thành phố cũng hỗ trợ xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch làng nghề: Doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã, hộ gia đình đầu tư xây dựng mới bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các làng nghề kết hợp du lịch theo quy hoạch, có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định và nằm trong kế hoạch thực hiện hàng năm được hỗ trợ toàn bộ kinh phí mua vật tư xây dựng bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng. Với mục tiêu nhằm tạo dựng quỹ đất có đủ điều kiện cơ bản về hạ tầng kỹ thuật, mở rộng mặt bằng sản xuất ở các làng nghề, từ năm 2001 Thành phố Hà Nội đã tiến hành quy hoạch các cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn làng nghề. Đến nay đã có 41 cụm sản xuất TTCN đã và đang xây dựng với tổng diện tích 443 ha. Với các quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội cụ thể trên đây, chắc chắn làng nghề Hà Nội sẽ ngày càng phát triển, đem lại việc làm và thu nhập cho người sản xuất cũng như đem lại cơ hội lớn cho các nhà đầu tư vào sản xuất thương mại cũng như du lịch làng nghề.
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
39
HÀNG THỦ CÔNG – HANDICRAFTS
Support Policies to Develop Craft Villages In Hanoi As a city with the largest number of craft villages not only in Vietnam but also within the continent, Hanoi has always focused on developing craft villages sustainably and improve their competitiveness. Hanoi encourages and supports organizations, households and individuals to invest in production, business development, infrastructure construction, alleviation and treatment of environmental pollution in its craft villages. Until 2030, Hanoi aims to have 1,500 craft villages; conserve and restore 21 villages; develop craft and tourism in 17 villages; relocate craft industry in 14 villages; enhance the
40
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
infrastructure of 70 villages; create stable jobs for around 800 thousand - 1 million rural workers. It aims at per capita income from trade of 2530 million VND/ year by 2015 and 50-60 million / year in 2030. This is a very good opportunity not only for the Hanoi villages but also for organizations, individuals, domestic and foreign enterprises to invest in developing craft villages, craft products and tourist villages. To encourage organizations and individuals, domestic and foreign enterprises to invest in developing craft villages, craft products and tourist vil-
lages, Hanoi has the following investment support policies: 1. Support for vocational training and, apprenticeships to improve the level of corporate governance Hanoi supports vocational training and apprenticeships from 3 months to 1 year, applicable to domestic enterprises, cooperatives, cooperative groups, household businesses that have committed to make jobs available for students after training. This supports includes 100 % of tuition fees and the purchase of documents prescribed by training institutions. The training period for each category is approved by the competent authorities. Support in training to improve corporate governance for all leaders of manufacturing establishments and business companies of craft villages. If any company or manufacturing establishment has a training need, it should send its request for training support in corporate governance to the People’s Committees
HÀNG THỦ CÔNG – HANDICRAFTS
of districts or towns who aggregate annual demand. 2. Policies to support trade promotion and branding villages Hanoi supports trade promotion for small and medium-sized enterprises, household businesses, cooperative groups and cooperatives in accordance with the trade promotion plan approved by Hanoi People’s Committee in their annual estimates. In addition to benefiting from promotion incentives as described in Articles 5, 6 and 7 of Circular No. 88/2011 / TT-BTC of the Ministry of Finance, dated 17/6/2011 ( guiding the financial mechanism of the State budget to support implementation of National Trade Promotion Program), the enterprises/cooperatives receive 50% financial support of their transportation expenses (up to a maximum of VND 6 million/establishment/ year) to take part in fairs and exhibitions in the central provinces (from Quang Binh province southwards) and southern provinces.
Otherwise, Hanoi People’s Committee has decided to support 100% (but not over VND 100 million/village/ content) “branding” craft villages in order to perform the following activities: i) training on brand building and promotion; ii) the brand name, logo design and a system of brand identity for branded villages; iii) building strategic consulting and brand development for branded villages.
Hanoi also supports domestic enterprises, cooperatives, households to build infrastructure for tourism villages: new parking lots, public toilets, and an exhibition area for villages products. The project that has been approved by the competent authorities under the provisions, within the annual estimated budget, is devoted entirely to purchase construction materials for parking lots and public toilets.
3. Policies to support investment in village infrastructure construction
In order to create land eligible to satisfy the basic technical infrastructure and to expand production premises in the villages, Hanoi has planned since 2001 to cluster handicraft producers in the villages. At present, 41 clusters of small producers have been built with a total area of 443 ha.
Hanoi supports domestic enterprises, cooperatives, households to invest in the construction of new wastewater treatment facilities, waste concentrated in the villages that have a high level of serious environmental pollution caused by sewage, wastes. The project that has been approved by the competent authorities under the provisions and within the annual estimated budget. It finances 100% for waste water treatment of waste concentrated in the villages and solid waste collection areas.
With the aforementioned regulations on policies to encourage the development of craft villages in Hanoi, the city will undoubtedly develop and bring employment and income for producers as well as provide a great opportunity for investors in commercial production and tourism villages.
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
41
Một ngày
với các làng nghề của
Hà Nội 42
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Đến với Hà Nội là đến với Thủ đô ngàn năm văn hiến của Việt Nam, trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước với nhiều thắng cảnh tự nhiên cũng như các di tích lịch sử lâu đời. Đến với Hà Nội bạn sẽ được đến với tháp Rùa rêu phong, đến với 36 phố phường xưa với những tên phố, tên đường là niềm tự hào của mỗi người Hà Nội… Đến với Hà Nội là bạn đã đến với mảnh đất dù chỉ gọi khiêm tốn là đất trăm nghề nhưng thực ra bạn đã đến với mảnh đất có bề dày 1000 năm lịch sử, là nơi lưu giữ tới 1.350 làng nghề mà không có nơi nào trên thế giới có được…
Làng nghề Hà Nội nằm cách trung tâm thành phố không xa, nép mình bên những lũy tre hay bên những dòng sông là nơi cung cấp nguyên liệu và vận chuyển hàng hóa cho các làng nghề. Bạn không nên bỏ lỡ cơ hội để đến với các làng nghề của Hà Nội, mỗi làng nghề mang trong mình những nét đặc trưng văn hóa riêng, thể hiện từ cổng làng, đền thờ tổ nghề hay trong từng sản phẩm tinh xảo được tạo thành… Chỉ khoảng 30km từ trung tâm thành phố, bạn sẽ đến được nhiều làng nghề nổi tiếng, các làng nghề liền kề ngay nhau, có khi chỉ cách nhau một cánh đồng lúa, một dòng sông như làng gốm sứ Bát
Tràng, làng thêu Quất Động, làng may Trạch Xá, làng sơn mài Duyên Thái, làng khảm trai Chuyên Mỹ, làng Nhân Hiền giỏi nghề điêu khắc, làng cổ Nhị Khê có nghề tiện gỗ, làng Vác làm quạt giấy, làng Chuông làm nón, làng mây tre đan Phú Vinh với hàng mây xiên được mệnh danh là đỉnh cao của nghệ thuật đan lát Việt Nam… Không thể kể hết làng nghề Hà Nội, cũng khó có thể kể hết những bất ngờ đầy thú vị trong tour du lịch tại các làng nghề này nhưng có lẽ khi nói đến du lịch làng nghề Hà Nội, người ta vẫn nhắc nhiều nhất đến làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, làng đan lát Phú Vinh.
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
43
HÀNG THỦ CÔNG – HANDICRAFTS
One day
In Hanoi’s Craft
Villages Hanoi, the millennial capital of fine cultural traditions, is the center of culture and politics of Vietnam with many natural attractions as well as historic sites. Coming to Hanoi, you have the opportunities to visit the ancient Turtle Tower, the Old Quarter of 36 streets whose names give each and every Hanoian a great sense of pride, etc. Even though modestly called an “area of one hundred handicraft villages”, Hanoi, the city with more than a thousand years of history, is where up to 1350 craft villages have been preserved, which cannot be found in any other place in the world.
44
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Located not too far from the city center, Hanoi’s craft villages lie next to the bamboo tree clusters or rivers, which are also their sources of material and transportation. Such villages are must-visit places as each of them has its own cultural features, shown through the village’s gate, the tradition of worshipping the man who first taught the villagers to do these handicraft works or sophisticatedly created products. Only about 30 kilometers from the Old Quarter, there are a large number of famous handicraft villages, which are adjacent to each other, or are separated just by a paddy field or a river, such as Bat Trang pottery
village, Quat Dong embroidery village, Trach Xa sewing village, Duyen Thai lacquer village, Chuyen My mosaic village, Nhan Hien sculpture village, Nhi Khe wood-carving village, Vac paper fan-making village, Chuong conical hat village, Phu Vinh bamboo-weaving village (whose spun bamboo ware products are praised as the peak of Vietnamese weaving art), etc. Though it is not able to mention all of Hanoi’s handicraft villages as well as interesting surprises in craft village tours, Bat Trang pottery village, Van Phuc silk village and Phu Vinh bamboo-weaving village are the most popular names of such tours in Hanoi.
HÀNG THỦ CÔNG – HANDICRAFTS
Làng lụa Vạn Phúc Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được nét cổ kính quê ngày xưa như hình ảnh chiếc giếng làng với những bông hoa sen, cạnh cây đa cổ thụ, buổi chiều vẫn họp chợ trước đình. Làng lụa Vạn Phúc từ lâu đã rất nổi tiếng với nghề dệt lụa truyền thống, ngôi làng có tuổi nghề 1.000 năm này đã được ghi nhận kỷ lục Việt Nam là “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất còn duy trì hoạt động đến ngày nay”. Các sản phẩm của làng lụa Vạn Phúc rất đa dạng về màu sắc, phong phú về chủng loại như gấm, lụa, the, sa, xuyến, băng quế, lĩnh, đoạn, đũi, sa tanh, vải... Trong lịch sử, lụa Vạn Phúc từng được dùng để may quốc phục. Lần đầu tiên lụa Vạn Phúc có mặt trên thị trường quốc tế là tại hội chợ Marseille (1931) và được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương. Và từ năm 1990, lụa Vạn Phúc đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới như: Pháp, Ba Lan, Thụy Sỹ, Campuchia… Đến với làng lụa Vạn Phúc, trong tiếng thoi đưa rộn rã, bạn sẽ hòa vào dòng chảy nhộn nhịp, tấp nập với nhiều du khách ra vào, mua sắm và chọn lựa sản phẩm. Các gian hàng trưng bày sản phẩm lụa Vạn Phúc nằm dọc hai bên đường làng, bày bán những xấp vải nhiều màu sắc đẹp mắt. Sản phẩm nơi đây nổi tiếng về sự mềm mại, nhẹ nhàng và đặc biệt rất bền và đẹp, đây là những nét đặc sắc làm nên tên tuổi của nghề dệt lụa tơ tằm này. Ngoài ra, đến với làng nghề lâu đời này, du khách còn có dịp tham quan quy trình dệt lụa, bạn cũng có thể tận mắt chứng kiến công việc thiết kế, vẽ và thêu hoa văn của các nghệ nhân, thợ dệt trong làng. Chuyến thăm quan làng lụa Vạn Phúc chắc chắn sẽ để lại cho bạn nhiều ấn tượng sâu sắc và thú vị.
Van Phuc Silk Village Located on the bank of the Nhue River, Van Phuc silk village still retains the original characteristics of an ancient village of Vietnam, with age old banyan trees, wells, communal house and the regular afternoon markets. Van Phuc has been famous for the traditional craft of silk weaving for a long time and the history of 1,000 years, making it recognized as “the oldest silk weaving craft village in Vietnam” recently. Van Phuc silk products have a wide range of colors and kinds (brocade, silk, chiffon, satin, etc.). In the past, Van Phuc silk was used to sew the national costumes. At Marseilla Fair in 1931, Van Phuc silk was introduced in the international market for the first time and appraised as a delicate product of Indochina by French people. Since 1990, Van Phuc silk has been exported to many countries such as France, Poland, Switzerland, Cambodia, etc.
Coming to Van Phuc silk village, in the joyful sounds of the looms moving back and forth, you will find yourself in a busy crowd of visitors going in and out of the shops, trying and buying silk products. The shops are placed on the side of the village’s main road, selling stunning and colorful fabrics. The silk products here are famous for being soft, light, and especially resistant and appealing, which created the brand name for this silk weaving village. Besides, when visiting this old craft village, tourists have an opportunity to observe the process of silk weaving themselves, from designing, drawing to embroidering. A tour to Van Phuc silk village will surely leave you with long-lasting and interesting impressions. MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
45
HÀNG THỦ CÔNG – HANDICRAFTS
Làng gốm Bát Tràng Một trong những địa chỉ cho bất kỳ du khách nào khi đến với Hà Nội chính là làng nghề gốm sứ Bát Tràng, một làng nghề có niềm tự hào nhất của làng nghề Hà Nội là làng gốm Bát Tràng với lịch sử hình thành và phát triển đã trên 600 năm. Làng gốm Bát Tràng nằm thanh bình bên dòng sông Hồng hiền hòa với hơn 2.000 lò gốm, sản phẩm sản xuất ra từ xưa đến nay đã lưu hành trên khắp mọi miền đất nước, thậm chí ra cả nước ngoài. Sản phẩm gốm Bát Tràng như lọ hoa, độc bình, song bình, bát, đĩa, ấm trà…. vẽ chuồn, bát vẽ các tích cổ... đã và đang được xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới từ hàng trăm năm nay các lái thương Bồ Ðào Nha, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp... mua với số lượng lớn. Đến với Bát Tràng, không ai có thể bỏ qua một điểm đến vô cùng hấp dẫn đó là làng cổ Bát Tràng. Những con đường nhỏ dài hun hút được bao quanh bằng những bức tường gạch cổ rêu phong màu sương gió thời gian, những bức tường than đen nhánh, những con đường lát gạch, đó đây những vòm cổng nhà cong cong thấp thoáng sau những giàn hoa đầy sắc màu… là cảm nhận đầu tiên khi đến với ngôi làng cổ này… Người Bát Tràng xưa giàu có vì nghề, những con đường nhỏ với vô số các đường nhánh là cách họ muốn làm để bảo vệ tài sản của mình, một người lạ vào làng thì rất khó tìm đường ra, rất khó đưa đồ ra… Trong ngôi làng cổ đó cũng còn đó đây những lò gốm cổ, từ lò đàn, lò bầu, lò hộp… gắn với các giai đoạn phát triển khác nhau, từng nhóm sản phẩm khác nhau của làng nghề… Cũng trong ngôi làng cổ đó còn có đình làng, có nhà thờ các dòng họp cũng như rất nhiều những ngôi nhà cổ cùng những câu chuyện gắn với tình yêu nghề gốm của người Bát Tràng… Người làng cổ Bát Tràng rất mến khách, họ không chỉ giỏi làm gốm mà còn rất giỏi trong việc chế biến những món ăn truyền thống được lưu truyền trong làng nghề. Đến đây du khách sẽ được thưởng thức món mực nấu với măng, món xôi vò hay nhâm nhi li chè hoa sói… Khó có thể diễn tả hết những bất ngờ và thú vị khi đến với làng gốm cổ Bát Tràng…
Bat Trang Pottery village A place of interests that any tourist should visit when they travel to Hanoi is Bat Trang pottery village - a famous craft village of Hanoi with a history of more than 600 years. Bat Trang is located on the side of the peaceful Red river with over 2,000 ceramics factories whose products have been well known across Vietnam and even by overseas markets for decades. Bat Trang ceramic products such as flower vases, decorative vases, bowls, plates, dishes, tea sets, etc… are often decorated with the ancient patterns. They have already been exported to many countries, including Portuguese, Japanese, Holland, French and so on, around the world for hundred years in large quantities. Once visit Bat Trang, visitors should not miss an attractive Bat Trang ancient village. The small long roads are surrounded by the mossy antique brick walls, the charcoal black walls, the curving gates of the houses hidden by colorful flower trusses somewhere. It is the first feeling when people first arrive at this ancient village. In the past, Bat Trang villagers were well – off thanks to their traditional business. This can be told by looking at the tiny roads with many smaller paths that was the way they used to protect their properties, a stranger could hardly find the way out or to take something out of the village. In this ancient village, there are still some ancient ceramic furnaces used in different development periods or to make different products. In this ancient village, there are a lot of pagodas, churches, or old houses, each of which would be related to a story of love for the ceramics production of Bat Trang. Bat Trang people are very friendly and they are also good at making ceramics as well as cooking tradition foods. When tourists come across this village, they will have opportunities to try the dish of calamari mixed with bamboo shoots, crunchy sticky rice or a cup of the sip flower tea. It is hard to describe the impressions and feelings when visit Bat Trang ceramic village.
46
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
47
HÀNG THỦ CÔNG – HANDICRAFTS
Làng đan lát Phú Vinh Chỉ cách làng Vạn Phúc chưa đến 30 phút đi xe là một địa chỉ du lịch làng nghề rất hấp dẫn nữa của Hà Nội – làng nghề đan lát Phú Vinh. Đây có lẽ là làng nghề duy nhất ở Việt Nam bạn có thể được chiêm ngưỡng những tác phẩm đan lát mà có lẽ không đến đây bạn sẽ không bao giờ có thể tưởng tượng ra được. Phú Vinh thực sự là làng nghề của những người thợ, những nghệ nhân hay nói đúng hơn là những nghệ sỹ tài ba của nghệ thuật đan lát. Các nghệ nhân ở đây như ông Nguyễn Văn Tĩnh, ông Nguyễn Văn Trung… có thể đan được chân dung của các lãnh tụ, nhìn vào tranh thấy toát lên hồn của nhân vật… rồi vợ chồng ông Nguyễn Văn Khá mặc dù tuổi đã ngoài 60 nhưng có lẽ là những người duy nhất trên thế giới đan được chiếc lồng bàn nhẹ như lụa với những nan mây bé không thể bé hơn… Đến Phú Vinh, bạn cũng sẽ được hòa mình vào không gian thanh bình của làng nghề đan lát, không gian đậm chất làng quê của đồng bằng Bắc bộ với những lũy tre, rặng mây, với những nếp nhà san sát nơi những chàng trai, cô gái, cụ ông, cụ bà và cả các em nhỏ quây quần ngồi đan đủ loại sản phẩm khác nhau, từ các loại giỏ hoa, túi xách, rổ đựng… Phú Vinh cũng là làng nghề duy nhất ở Việt Nam có kỹ thuật xâu xiên sử dụng chất liệu sợi mây vô cùng tinh tế… là đỉnh cao của nghệ thuật đan lát Việt Nam. Những nghệ nhân giỏi và lâu năm ở Phú Vinh như những “bảo tàng sống” của làng nghề, là người giữ lửa và truyền lửa yêu nghề đến các thế hệ con cháu. Đến thăm Phú Vinh, bạn có thể tìm gặp và trò chuyện cùng các nghệ nhân này, để nghe họ say sưa kể về lịch sử làng nghề, về quá trình hình thành và phát triển, đặc biệt là xem họ trình diễn nghề thật điêu luyện và tài khéo. Với lòng yêu nghề sâu sắc, chắc chắn những nghệ nhân này sẽ là những “hướng dẫn viên” tài tình và tận tâm nhất, đưa du khách vào không gian văn hóa làng nghề đặc sắc.
Phu Vinh bamboo
strips. Once visiting Phu Vinh village, you can also be charmed by its peacefulness which is typical of the Northern countryside with bamboo and rattan tree clusters together with attached town houses where the villagers regardless of ages or genders are gathering to weave thousands of products every day, from flower baskets, bags to storage baskets and so on. Phu Vinh is also the only village in Vietnam that produces delicate spun bamboo ware products which are praised as the best of Vietnamese weaving art.
Only less than 30 minutes driving from Van Phuc village, Phu Vinh bamboo-weaving village is another handicraft attraction of Hanoi. This may be the only craft village in Vietnam where you can find the woven craftworks that you can hardly ever imagine. Phu Vinh is truly a craft village of craftsmen, or more precisely, talented artists of the bamboo-weaving art. Such craftsmen as Nguyen Van Tinh, Nguyen Van Trung, etc. here are capable of weaving soulful portraits of the nation’s leaders. It is possibly that only Nguyen Van Kha and his wife in their 60s can be the only ones in the world who are still able to make Vietnamese food cover tents by using the smallest possible rattan
The experienced and skillful craftsmen in Phu Vinh are considered as the village’s “living museums” that maintain the love of bamboo weaving and transfer it to younger generations. When visiting this village, you can look for and talk to craftsmen who will passionately tell you about the history and development of the village and show you their professional weaving skills. With a great passion for their village and the knowledge of a local, these craftsmen can possibly be ideal “tour guides” who can walk their tourists into an impressive world of the craft village.
and rattan weaving
48
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Các sản phẩm Dệt may
Vietnamese Textiles MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
49
CÁC SẢN PHẨM DỆT MAY - VIETNAMESE TEXTILE
Trạch Xá
- Vẻ đẹp Áo Dài Việt Nam Cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, làng Trạch Xá, huyện Ứng Hoà từ lâu đã nổi tiếng với nghề may áo dài. Tương truyền rằng, thứ phi của vua Đinh Tiên Hoàng học được nghề may trong cung đã đưa nghề may về làng Trạch Xá để truyền dạy cho người dân. Áo dài đã được coi là “quốc hồn quốc tuý”, được coi như một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam thanh lịch. Vẻ đẹp mềm mại, dịu dàng và kín đáo của chiếc áo dài Việt Nam được thể hiện bằng chiếc cổ cao, bờ vai tròn trịa mềm mại với hai tà áo thướt tha. Nếu người phương Tây thích khoe cổ, khoe tay thì chiếc áo dài với đường lượn ở đáy eo cũng đã tạo nên bao sự gợi cảm, cuốn hút cho người con gái Việt. Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì không có tài liệu ghi nhận và chưa có nhiều người nghiên cứu. Tuy nhiên, y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm đã cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Ngay từ những ngày đầu của nền văn học và âm nhạc Việt Nam, áo dài đã là niềm cảm hứng luôn trào dâng cho các nhà thơ, các nhạc sỹ để diễn bày vẻ đẹp và nét duyên dáng mà tà áo dài mang lại cho người con gái Việt Nam. Trong văn học thế giới, chắc hiếm có một áng văn nào miêu tả về quần áo và trang phục lại mang đầy sức sống và lãng mạn giống như những câu ca, lời văn ca ngợi chiếc áo dài trong văn học Việt Nam. Nhắc đến áo dài, người ta nhắc đến Việt Nam và ngược lại gắn liền với Việt Nam luôn là hình ảnh chiếc áo dài duyên dáng. Qua bao thăng trầm, với bao biến đổi kiểu dáng, có lúc thì rộng thùng thình trông đến là lạ mắt (đầu thế kỷ 19), có lúc lại cổ cao, ngực khít. Lúc dài trên đầu gối, lúc lại sát tận gót giày... Khi thì tơ tằm lên 50
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
ngôi, lúc lại là thời của lụa, của tơ sống, của đũi..., nhưng áo dài vẫn luôn là một chủ đề vô tận của các nhà văn nhà thơ. Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn đẹp mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt lại buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ chí trên vòng eo khiến cho cử chỉ người mặc thật thoải mái, lại tạo dáng thướt tha, tôn vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao. Áo dài và người con gái Việt, sự kết dính cứ nhẹ nhàng như “tơ chăng’’, nhưng lại bền bỉ và chặt chẽ. Đẹp và quyến rũ biết bao tà ao dài cùng các nữ sinh trong trang phục tới trường, áo dài tôn dáng người phụ nữ Việt Nam trong các cuộc thi sắc đẹp thế giới... Khi thêm chiếc khăn vành trên đầu như “vương miện”, áo dài trở nên gần gũi và thiêng liêng cho cô gái trong ngày lên xe hoa… Tới lúc làm mẹ, đưa con gái, đón con dâu về nhà... cũng lại chiếc Áo dài nhung làm những bà mẹ trở nên sang trọng và ‘’chững chạc’’ hơn... Trong các buổi dạ tiệc, chiếc Áo Dài Việt Nam cũng sẽ lộng lẫy, độc đáo, không thua bất kỳ bộ trang phục của các quốc gia nào khác trên thế giới. Mỗi người Việt Nam, dù ở trong nước hay ở nước ngoài trong những dịp lễ hội, hội nghi hay cả trong cuộc sống thường ngày không thể thiếu đi hình ảnh chiếc Áo Dài truyền thống mang đậm nét văn hoá dân tộc Việt nam - một biểu tượng văn hóa của cái đẹp được kết tinh qua bao thời đại. Nhưng tựu trung lại, chiếc Áo dài vẫn không bao giờ có thể thiếu vắng trong tủ quần Áo của mỗi thiếu nữ Việt Nam. “Ở đâu có phụ nữ Việt - ở đó có Áo dài Việt”. Không đơn thuần là trang phục truyền thống, mà Áo dài còn là một nét văn hóa nói lên nhân sinh quan và gói trọn tinh thần Việt. Nói cách khác, đó chính là “quốc hồn” của phụ nữ Việt Nam.
CÁC SẢN PHẨM DỆT MAY - VIETNAMESE TEXTILE
Trach Xa - The beauty of Vietnamese Ao Dai Located at about 60 km from the center of Hanoi, Trach Xa village, Ung Hoa district, has long been famous of Ao Dai and festive dresses. It is said that, the Imperial Consort of King Dinh Tien Hoang had learnt tailoring in the palace, introduced it to Trach Xa village and taught the people tailoring that made it become the traditional profession of this village from generation to generation. Ao Dai is considered as “the national soul and spirit”, it is the image an elegant Vietnamese woman. The beauty of softness and gentleness of Ao Dai is represented with a high collar two graceful laps in front and behind. The curve line at the bottom of the waist can also increase the sexiness and attractiveness of the Vietnamese women. Nobody knows when exactly Ao Dai was first made as there is no record and not many people have done any research about it. However, the oldest traditional garment of Vietnam, according to the pattern on the surface of Ngoc Lu kettledrum was thousands of years ago, crafted an image of a woman wearing the long dress with two separated laps. From the very first days of literature and musical culture of Vietnam, Ao Dai has always been the authors’ inspiration, they described the beauty and elegance of Ao Dai on Vietnamese women. In the world’s literature, it is unlike to have any poem describing clothes or costumes that could be so lively and romantic just like songs or poems praising Ao Dai in Vietnamese literature. Talking about Ao Dai, people would think of Vietnam and vice versa. Through ups and downs, with many changes in styles over the years, some-
times it was just so strangely large (at the beginning of 19th century), sometimes it was highly collared, sometimes it was long enough to cover one’s knees but sometimes the laps were extended to one’s heel, and the material could be chosen differently either silks or tussar silks…., Ao Dai has always been an endless theme for the Vietnamese authors. Ao Dai always has its own way to promote the beautiful curves of different body shapes. The top part tightly covers the body and the 2 laps are nicely separated so that people could wear them comfortably but still elegant and feminine. Ao Dai and the Vietnamese woman, is a gentle connection just like “a spinning silk.” As beautiful as a girl can be when wearing Ao Dai to school, Ao Dai symbolizes the beauty of a Vietnamese woman in every international beauty competition…. When wearing a scarf ring on the head, it looks like a “crown”, Ao Dai becomes so familiar and sacred for a woman on her wedding day….In the events, Vietnamese Ao Dai would also sparkle, unique and as special and beautiful as any other traditional costumes in the world. For every Vietnamese person, no matter where they live, in or out of the country, the image of Ao Dai in every occasion would never be forgotten as it highlights a traditional cultural symbol of beauty that remained forever. Ao Dai can be an indispensable outfit in many Vietnamese women’s wardrobe as it is said “wherever the Vietnamese woman stays, there will be the present of Ao Dai.” It is not simply a traditional outfit but also a Vietnamese spirit. In other words, it is the “national soul” in every Vietnamese woman. MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
51
CÁC SẢN PHẨM DỆT MAY - VIETNAMESE TEXTILE
LÀNG Thêu Thắng Lợi
Thang Loi embroidery
Nghề thêu đã xuất hiện ở làng Thắng Lợi từ giữa thế kỷ 15, thuở đó làng nghề thêu chủ yếu phục vụ những nhà quyền quý, các công trình đền chùa, với những sản phẩm truyền thống là câu đối, trướng, lọng. Theo thời gian, những người thợ thêu ở Thắng Lợiđã phát triển và đa dạng những kỹ thuật thêu ngày càng tinh tế và khéo léo hơn với thêu trắng, thêu màu nổi, thêu cuốn và thêu kim tuyến.. Các sản phẩm cũng ngày càng đa dạng hơn, không chỉ giới hạn ở các sản phẩm truyền thống xưa mà còn có nhiều sản phẩm mới phục vụ cho cuộc sống hiện đại, được tiêu dùng không chỉ ở Việt Nam mà còn được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như các loại tranh thêu, khăn quàng, túi xách…
The art of embroidery has appeared in Thang Loi village since the mid of 15th century. At that time, the embroidery mainly served the royal families, many constructions like temples, with many traditional products were distiches and parasols. As time passes, embroidery artisans in Thang Loi slowly developed and they obtained diversified embroidery techniques gradually become more delicate and skillful with white, color and brocade embroidery. The products thus become so diverse to meet the demand of the modern life. It is not only used in Vietnam, but also exported to many countries in the world in different forms such as pictures, scarfs, handbags….
Các sản phẩm thêu của làng nghề Thắng Lợi luôn mang một nét đặc trưng riêng với các đường lượn, đường viền, các khối hình, thêu nổi gân lá, đài hoa, mắt phượng... có các đường chỉ thêu được đan vào nhau mịn màng, chân chỉ của từng chiếc lá, đài hoa luôn đều đặn.. Mỗi sản phẩm, mỗi bức tranh thêu thực sự là một tác phẩm nghệ thuật và mang cả những thông điệp, những “câu chuyện” rất chân thật về cuộc sống và tình người nơi miền quê dân dã... 52
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
The embroidery products of Thang Loi village are always unique with its curving lines, edge lines, blog figures, visible leave figures, flower calyx, phoenix’s eyes…. the sewing lines are knitted smoothly. Each product, each embroidered picture is a work of the art, transmitting a message, a story that can be in real about life or the love of people towards their hometown…
CÁC SẢN PHẨM DỆT MAY - VIETNAMESE TEXTILE
Ngôn ngữ hoa văn
dân tộc H’mong Nằm khuất trong sườn núi cách Hòa Bình 30 cây số, xã Pà Cò là quê hương của cộng đồng người Hmông xanh. Tên gọi này có nguồn gốc từ chính màu sắc quần áo và thổ cẩm nơi đây. Phụ nữ Hmông xanh mặc những chiếc váy xoè rộng được tô điểm bởi hoa văn sáp ong, chắp vải và thêu chữ thập để tạo thành các mẫu hoa văn đa dạng. Những người Hmông kể lại rằng, xưa kia người Hmông cũng có chữ viết, song do cuộc sống phiêu dạt bốn phương nên chữ viết của họ bị thất lạc dần. Để giữ lại chữ viết cho mình, người Hmông đã tạo ra các hoa văn thay cho chữ viết trên y phục của mình... Họ cũng dùng ý nghĩa của những họa tiết hoa văn để cảm nhận cuộc sống, để gửi gắm những tình cảm yêu thương lứa đôi, để báo tin cho họ hàng về mình... Hãy cùng chúng tôi khám phá các câu chuyện về hoa văn của người Hmông ở Pà Cò nhé…
H’mong
traditional patterns Hidden in the mountainous area, 30 km from Hoa Binh, Pa Co is the home to the blue H’mong community. The name came from the colors of their clothes and brocade. Blue H’mong women dress in indigo pleated skirts adorn with sophisticated batik, appliqué, and baby blue cross-stitch patterns. It is said that the H’mong people used to have their own writings but due to their wandering unsettled life they gradually lost their writings. In order to retain them, the H’mong created the pattern instead of their writings on their clothes. The meanings of their patterns are also to express their feelings about life, about love and affection, to make announcements…Let’s join us and learn about the stories of H’mong traditional patterns in Pa Co then. MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
53
CÁC SẢN PHẨM DỆT MAY - VIETNAMESE TEXTILE
Hoa văn Tổ nhện Ngày xưa con dâu của bà chúa Hmông mang thai đứa con đầu lòng. Một hôm cô ra suối giặt áo, thấy có con nhện nằm trên cái mạng rất đẹp; bóng nhện che cho cô khỏi ánh nắng chói chang. Về nhà, cô nhớ lại hình ảnh tổ nhện và vẽ lên cái địu con. Hoạ tiết này vừa thể hiện ước muốn của người mẹ mong tổ nhện che nắng che mưa cho đứa con bé bỏng, vừa thể hiện ao ước cho các con của mình lớn lên khoẻ mạnh, có thể sống trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt như con nhện. Các cô gái Hmông ngày nay tiếp tục truyền thống này và vẽ hoa văn tổ nhện lên cái địu con.
Spider web pattern A long time ago, a Hmong princess was pregnant with her first child. When she went to the stream to wash her clothes, a spider rested on its beautiful web and blocked the intense sunlight for her. She came back and drew the spider’s web on the fabric for her baby, hoping that the spider would protect her baby and that the baby would grow up to be strong against nature like a spider does. Hmong mothers continue keeping this tradition and draw the spider web pattern on their baby swings.
Hoa văn mâm cơm Hàng ngày cả gia đình người Hmông phải lên làm nương rẫy, khi mặt trời lặn trở về nhà người phụ nữ lại phải vất vả chuẩn bữa ăn cho cả gia đình. Trước đây còn có sự phân biệt trong gia đình: khi bữa cơm được dọn ra thì người bố và con trai ăn riêng một mâm trước, sau đó vợ, con dâu và những người phụ nữ trong gia đình mới được ăn ở mâm riêng. Cái sâu xa của hình vẽ này là ước muốn không có sự phân biệt trong bữa cơm và trong gia đình nói chung. Ngày nay, tục lệ ăn riêng này không còn nhưng phụ nữ Hmông vẫn vẽ hoạ tiết này như một biểu tượng cho sự đoàn kết vui vẻ trong mâm cơm gia đình.
Food tray pattern During the day, every Hmong villager goes to work on the field. When they return home at sunset, the women have to cook the dinner for the whole family. In the old time, the food is served first to the father and the sons. The mother, daughters-in-law and any other women in the family would have to eat after, in a separated meal. Elder women in the Hmong tribe in Pa Co drew this pattern with a wish that this separation would one day be gone and the family could have dinner together. Nowadays when this tradition is gone, Hmong women still draw this pattern as a symbol of unity and equality within a family.
54
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CÁC SẢN PHẨM DỆT MAY - VIETNAMESE TEXTILE
Hoa văn Dương xỉ Người phụ nữ Hmông lên rừng làm nương, làm rẫy luôn được ngắm nhìn các cảnh đẹp của thiên nhiên ban tặng cho dân tộc mình, như các dòng suối trong vắt và các loại cây rừng phủ kín triền núi. Họ thấy cây dương xỉ dù mọc trong các khe đá, bờ suối nhưng sức sống luôn mãnh liệt; lá cây dương xỉ luôn xanh tươi bất chấp điều kiện sống khắc nghiệt. Phụ nữ Hmông vẽ và thêu hoạ tiết Dương xỉ lên bộ váy chuẩn bị đi làm dâu để cầu mong hạnh phúc của hai vợ chồng trường tồn qua mọi khó khăn như cây dương xỉ.
Fern pattern Hmong women work on highland agriculture fields surrounded by jungle and mountains. Every day at work, a Hmong woman can enjoy the amazing views of wild trees and mountains streams running through the rocky hillside. Fern is a type of plant that favors the rocky land by the stream. Hmong women admire the durability and strong survival quality of the fern despite harsh living conditions. When a girl prepares textiles for her marriage, she draws or embroiders the Fern pattern to wish for the strength and longevity of the marital bond.
Hoa văn sa quay sợi Hoa văn này mô phỏng cái sa quay sợi lanh của người H’Mông. Làm vải lanh là một quá trình lao động vất vả, đòi hỏi sự cần cù tỉ mỉ của người phụ nữ, từ trồng cây đến tước vỏ, luộc nước tro và lăn bằng cối đá nhiều lần cho mềm, sau đó xoắn thành sợi, xe sợi và dệt thành vải. Vất vả là vậy nên dệt ra được tấm vải lanh là một điều đáng quí mà chỉ những người phụ nữ H’Mông mới thấu hiểu. Mẹ dạy cho con gái, bà truyền cho cháu gái, để dệt ra vải may quần áo cho gia đình và làm tang ma cho cha mẹ.
Spinning wheel pattern This pattern resembles the traditional spinning wheel that Hmong women use to spin hemp yarn. Making hemp fabric is a tedious process that requires dexterity and hard labor. The entire process goes from cultivating hemp, harvesting and removing the best fiber, grinding it with a stone wheel and washing with water, then twinning, spinning and eventually weaving. The art of hemp making has been transferred to the next generations of women in the family. Hemp fabric is very valuable to Hmong people, especially to the women who make clothes for their family or for the funerals.
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
55
CÁC SẢN PHẨM DỆT MAY - VIETNAMESE TEXTILE
Hoa văn dương xỉ Người phụ nữ Hmông lên rừng làm nương, làm rẫy luôn được ngắm nhìn các cảnh đẹp của thiên nhiên ban tặng cho dân tộc mình, như các dòng suối trong vắt và các loại cây rừng phủ kín triền núi. Họ thấy cây dương xỉ dù mọc trong các khe đá, bờ suối nhưng sức sống luôn mãnh liệt; lá cây dương xỉ luôn xanh tươi bất chấp điều kiện sống khắc nghiệt. Phụ nữ Hmông vẽ và thêu hoạ tiết Dương xỉ lên bộ váy chuẩn bị đi làm dâu để cầu mong hạnh phúc của hai vợ chồng trường tồn qua mọi khó khăn như cây dương xỉ.
Fern Pattern Hmong women work on the highland agriculture field surrounded by jungle and mountains. Everyday at work, a Hmong woman can immense herself in the scenic views of wild trees and mountains streams running through the rocky hillside. Fern is a type of plant that favors the rocky land by the stream. Hmong women admire the durability and strong survival quality of the fern despite harsh living conditions. When a girl prepares textiles for her marriage, she draws or embroider the Fern pattern to wish for the strength and longevity of the maritial bond.
Hoa văn nước giải trâu Cũng như người dưới xuôi, con trâu cũng là đầu cơ nghiệp của đồng bào dân tộc Hmông. Ngoài việc dùng trâu trong việc cày ruộng, nương còn được sử dụng trong việc cưới xin, ma chay. Không có trâu không lấy được vợ, không có trâu không làm được nhà… Mặc dù còn có nhiều khó khăn và áp lực như vậy, nhưng người Hmông vẫn hồn nhiên yêu đời trong cuộc sống, khi hai vợ, chồng dắt trâu lên nương: « Chồng dắt trâu đi trước Vợ đi sau, nhìn cái nước giải trâu cung keo (vòng vèo).» Đơn giản như vậy nhưng hoa văn này vừa thể hiện cách nhìn thế giới hồn nhiên và lạc quan, vừa là minh chứng cho sự quan sát tinh tế và trí tưởng tượng của người H mông.
Water buffalos URINE PATTERN The buffalo is an important property to any H’mong family. The buffalo not only helps in agricultural work but also used in many important events such as weddings (as the exchange from the groom’s family) or funerals (as the offers to the ancestors and food for the three-day feast). No matter how difficult their life is, H’mong people still maintain a sense of optimism. They usually cite a traditional folk poem that says: “The husband walks the buffalo, the wife follows, seeing the zigzag urine.” Through this, we can somehow feel their simple yet optimistic perspective of life as well as the keen observation and imagination of H’mong people.
56
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CÁC SẢN PHẨM DỆT MAY - VIETNAMESE TEXTILE
Thổ cẩm Cơ Tu Sống dọc dãy Trường Sơn bạt ngàn dọc theo các huyện Đông Giang và Tây Giang của tỉnh Quảng Nam, dân tộc Cơ Tu là một trong số rất ít dân tộc vẫn còn bảo tồn kiểu khung dệt được coi là cổ sơ nhất của nhân loại... Với người Cơtu, nghề dệt thổ cẩm đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong đời sống cộng đồng và mang đậm bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc. Mỗi cô gái Cơtu đến tuổi lấy chồng đều phải biết dệt vải. Trong những ngày lễ hội, ngày xuân, cô gái nào dệt thổ cẩm giỏi, đẹp thường được các chàng trai để ý. Trước đây đồng bào Cơ Tu trồng bông, sử dụng các dụng cụ truyền thống như dụng cụ tách hạt (êết); dụng cụ bật bông (tơrơmế); que quấn bông (plau) …để làm sợi dệt. Kỹ thuật dệt của người Cơ Tu nổi bật là dệt hoa văn chỉ màu, hoa văn gợn sóng, hoa văn hạt cườm và kỹ thuật khâu đáp. Arắc hay còn gọi là alùng là từ dùng để chỉ những hạt cườm, làm bằng hạt cây, cỏ, đá và hạt cườm nhựa. Đồng bào rất thích dùng những hạt cườm này để trang trí thành hoa văn trên váy và áo của mình. Các sản phẩm dệt của đồng bào dân tộc Cơ Tu như tấm treo tường, túi xách, khan trải bàn với các họa tiết hoa văn cườm sống động được khách hàng hết sức ưa chuộng. Nghề dệt Cơ Tu thể hiện sức sống mãnh liệt của nền văn hóa tộc người. Mỗi sản phẩm dệt Cơ Tu có giá trị về nhiều mặt, nó vừa là vật dụng, bảo đảm nhu cầu sinh hoạt, phục vụ cuộc sống, vừa là của cải, thể hiện sự ấm no, giàu có và hơn thế nữa, nó như những tác phẩm nghệ thuật, chứa đựng nhiều tinh hoa, thể hiện nét đặc trưng độc đáo trong kho tàng văn hóa dân tộc.
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
57
HÀNG DỆT VIỆT NAM - VIETNAMESE TEXTILE
Co Tu brocade weaving Living in the spacious Truong Son Mountains and many districts like Dong Giang and Tay Giang of Quang Nam province, Co Tu ethnic group is one of those groups that are still able to preserve the technique of brocade weaving, which is also the oldest profession of the human kind. For the Katu, brocade weaving has become an indispensable part of their community life and bearing the traditional cultural identity of the nation. Every Cotu girl must know how to weave before getting married. On the festive or spring seasons, girls who can weave good, beautiful brocade are usually noticed by the boys. Co Tu ethnic people have many native cotton varieties, such as kpay plang, kpay lao which are scientifically called as “cotton” or “grass cotton.” In the past, Co Tu people used many of the traditional tools such as grain separator (êết), cotton knapsack (tơrơmế), cotton wrapping stick (plau)…. for making yarns.
58
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
The weaving technique of Co Tu people highlights the weaving flowers with colored thread, wavy pattern, bead pattern and sewing technique. Arac or alung are names used to refer to the beads that are made from plant seeds, grass, stones and plastic beads. People love to use these beads to create patterns decorating on their dresses and clothes. The weaving products of Co Tu such as wall pictures, bags, table cloths with these lively patterns are so attractive and loved by many customers. Co Tu brocade weaving expresses a strong vitality of the culture. Each weaving product is valuable in different facet, it is an item, ensuring the daily needs, serving for life, also an asset represents the well – off, richness and more than that, it is like a work of the art, containing the quintessence and unique features of the national cultural treasure.
HÀNG DỆT VIỆT NAM - VIETNAMESE TEXTILE
Làng lụa
Nha Xá Nằm bên bờ sông Hồng yên ả, làng dệt lụa Nha Xá thuộc xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam. Tương truyền khi xưa, có một vị tướng nhà Trần đi thuyền qua đây, thấy đất tốt, dân lại nghèo nên ông đã chỉ cho dân cách trồng dâu, ươm tơ và dệt lụa. Rồi tiếng lành đồn xa, thương lái tìm đến ngày càng nhiều, có thời có cả làng nghề gánh lụa ra sông Hồng đưa lên thuyền, các thuyền chuyển về kinh thành và phân phối đi khắp nơi. Cứ như vậy, tính đến nay thấm thoát thoi đưa cũng đã trên 600 năm rồi! Trước đây, khác với các làng lụa khác, người Nha Xá rất giỏi dệt lụa trơn và tạo được rất nhiều màu sắc khác nhau. Ngày nay, ngoài lụa trơn truyền thống, người thợ dệt Nha Xá cũng đã dệt thêm rất nhiều các loại lụa với các loại hoa văn họa tiết khác nhau. Để làm nên một tấm lụa đẹp, người Nha Xá thường sử dụng loại tơ tốt nhất được sản xuất từ vùng đất cao nguyên Bảo LộcTơ đạt chuẩn là sợi tơ nhỏ, sáng óng ánh, trên sợi không có vết gợn nào. Tuỳ vào số lượng sợi mà vải lụa sẽ điều chỉnh độ dày mỏng, tạo nên nhiều loại vải lụa phong phú với đủ độ mỏng, rủ, trong, bóng hay mềm, cứng, óng ánh. Kiểu dệt cổ truyền của Việt Nam là phối hợp pha trộn các loại sợi dọc và ngang để tạo ra những mặt hàng khác nhau. Sau khi được dệt thành tấm, từng tấm lụa dài được đem ngâm trong nước để tan hết keo, chuẩn bị cho công đoạn nhuộm. Màu dùng để nhuộm tơ theo truyền thống đều dùng nguyên liệu từ thiên nhiên như vỏ cây, lá cây hay các các loại củ. Bên cạnh đó, kỹ thuật nhuộm hiện đại với phẩm màu công nghiệp cũng được ứng dụng để tạo màu sắc đa dạng, sắc nét và rực rỡ hơn, tạo ra những tấm lụa tơ tằm với nhiều màu, hoa văn độc đáo. Trải qua biết bao thăng trầm, làng lụa Nha Xá hôm nay vẫn miệt mài giữ lấy nghề truyền thống quý báu ông cha truyền dạy từ bao đời. Ngày nay, lụa Nha Xá đã chinh phục rất nhiều thị trường bởi vẻ mềm mịn và chất lượng bền, xứng danh “á hậu” lụa Việt Nam.
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
59
60
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
61
HÀNG DỆT VIỆT NAM - VIETNAMESE TEXTILE
knew about this beautiful village. There was a time when the external demand of silks was so high that the villagers were hired to carry silks and load silks onto the junks (a type of ancient sailing ships were used as seagoing vessels) anchored on the Red river bank where silks would be transported to the royal palace and then distributed to different places. And it has been more than 600 years since then. Back then, unlike other weaving villages, Nha Xa villagers was good in making smooth silks with different colors. Nowadays, besides their traditional smooth silks, the weaving artisans of Nha Xa can also produce many other types of silk patterns. To have beautiful sheets of silk fabric, they have to buy the best yarns that are made in Bao Loc Highland. Such yarns are small but shiny. The amount of yarns used to make silks determine how thick, shiny and/or soft the silks will be. The Vietnamese traditional method of silk weaving is by mixing the vertical yarns and horizontal yarns together to have different patterns. Once a fabric sheet is done, it will be soaked in water to dissolve the glue and get ready for the dyeing stage. The yarn is then dyed with natural colors made from barks, leaves or tubers. Besides, silks can also be dyed with industrial colors which results in a quicker manner, a variety of colors and unique patterns.
Nha Xa Nha Xa weaving village of Moc Nam commune, Duy Tien district, Ha Nam province is located on the south of the Red River. The village has their myth about an eminent general of Tran Dynasty who sailed across this region and saw the fertile land of the village. Back then, the villagers were very poor, thus he guided them to plant mulberry trees, raise silkworms and produce silks. Follow his guidance, the villagers could gradually make a lot of beautiful silk sheets and sold locally. From words of mouth, many market traders 62
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Through many ups and downs, Nha Xa silk village is still able to preserve their traditional craft inherited from their ancestors. Nowadays, Nha Xa silk has the reputation in the market for its softness and high quality, making it deserves to be the 2nd runner up of Vietnam’s top silk producers.
Silk
HÀNG DỆT VIỆT NAM - VIETNAMESE TEXTILE
Tinh hoa làng nghề thêu Minh Lãng Ai đó đã từng một lần được đến đất nước Phù Tang, được chiêm ngưỡng các cô gái Nhật duyên dáng trong bộ đồ Ki-mô-nô truyền thống với những đường nét hoa thêu vô cùng tinh xảo chắc sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng miền quê Minh Lãng của đất Thái Bình với những cánh đồng lúa xanh thẳng cánh cò bay chính là một trong những nơi đã tạo nên những đường thêu tuyệt kỹ đó… Mặc dù chỉ mới bắt đầu được hình thành ở những năm đầu thế kỷ 20 nhưng Minh Lãng nổi tiếng trong làng thêu Việt nam bởi sự năng động, sáng tạo của một làng nghề tương đối trẻ và sự bắt phá đi lên từ khó khăn. Suốt hơn một thế kỷ miệt mài theo nghề thêu, từ những bước đầu sơ khai học nghề tích luỹ kinh nghiệm, đến nay Minh Lãng đã chinh phục được những tuyệt đỉnh của nghệ thuật thêu tay truyền thống và là một trong những cánh chim đầu đàn trong làng thêu Việt Nam. Từ những kỹ thuật thêu thô sơ đơn giản với những gam màu truyền thống (trắng xanh đổ, tía…), đến nay kỹ thuật thêu không những tinh xảo mà còn đa dạng: thêu hàng trắng, hàng nổi, kết hợp thêu dua, ren…trên các chất liệu vải khác nhau như satin, lụa… Chính vì vậy mà sản phẩm của làng thêu Minh Lăng không chỉ có tranh thêu, mà còn ứng dụng vào nhu cầu may mặc, ứng dụng trang trí mỹ thuật như thêu gối, khăn trả giường, khăn bàn,… Ngày nay các sản phẩm của làng thêu Minh Lăng đã vươn đến những thị trường khó tính như Nhật, Pháp, Ý, ... chính nhờ vào sự sáng tạo phát triển nhưng vẫn giữ nguyên những nét tinh tế, tỉ mỉ và cái hồn của thợ thêu tay.
Minh Lang’s
art of embroidery Whoever has been to Japan would be impressed by Japanese girls in their traditional Kimonos decorated with skillful pattern lines. They would even be amazed to know that Ming Lang village of Thai Binh province in Vietnam, where there are many green paddy fields, is actually one of the places that produce those skillful weaving lines. Minh Lang is an embroidery village of Vu Thu district, Thai Binh province. Although only being established in the early 20th century, Minh Lang is well – known in the Vietnamese embroidery villages because of the dynamism and creativity of a relatively new village and the overcoming of difficulties. For more than a century of embroidery, Minh Lang has acquired the mastery of the traditional hand-
made embroidery and become one the leading producers among the Vietnamese embroidery villages. Their embroideries and embroidery techniques were very simple in the past, with a few basic colors (i.e. white, blue, red, purple, etc.). However, the embroideries now are actually more diverse with sophisticated embroidery techniques and different fabric materials such as satin, silk….Hence, Minh Lang products are not only embroidered paintings but also artistic decorative products such as embroidered pillows, bed sheets, table clothes….Recently, Minh Lang’s embroidery products have been very qualified and appreciated for their non-stop creativity, original subtlety, meticulousness and the spirit of embroiderers by such many high - demanding markets as Japan, France, Italy, etc. MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
63
CÁC SẢN PHẨM DỆT MAY - VIETNAMESE TEXTILE
64
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CÁC SẢN PHẨM DỆT MAY - VIETNAMESE TEXTILE
thổ cẨm dân tộc thái Thai TRIBAL TEXTILE Từ hàng trăm năm, dệt thổ cẩm đã trở thành nét văn hoá truyền thống không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân tộc Thái. Nếu như người Hmông trồng lanh và nhuộm sáp ong để trang trí trang phục mình, thì người phụ nữ Thái lại chọn trồng bông và dệt nên những tấm vải đặc sắc từ sợi bông này. Khi mùa vụ đã hoàn thành, khi đến bất kể bản làng nào của đồng bào Thái chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh quen thuộc của các bà, các mẹ, các chị say sưa bên khung cửi se sợi, dệt vải. phụ nữ Thái hầu hết từ tấm bé đã được bà, mẹ truyền dậy cho cách trồng bông, se sợi, dệt vải, thêu hoa văn thổ cẩm là bởi nếp sống xưa cho rằng biết làm vải thì mới là phụ nữ, bằng không thì cho dù người phụ nữ đó dù có chăm chỉ mọi việc khác đến đâu, cũng bị cho là chây lười. Thế nên người Thái quan niệm, cái nết của người đẹp đó là: “...Vui làm vui ăn. Vui quay xa thành sợi. Vui kéo sợi ươm tơ...”; “sấp đôi tay đã thành hoa văn, ngửa bàn tay đã thành hoa lá.” Thổ cẩm của người Thái thường sử dụng những gam màu trắng, đỏ, vàng, xanh lá, tím… rất rực rỡ và bắt mắt. Họ dùng nhiều loại cây khác nhau để tạo màu nhuộm: Cây “co phang” nhuộm màu đỏ, cây “co hem”, cây “pui” nhuộm màu vàng; cây “xét” tạo màu, củ nâu pha với chàm,… Mỗi màu lại có ý nghĩa riêng: màu trắng tượng trưng cho trời; Màu đen tượng trưng cho đất; Màu đỏ tượng trưng cho lửa, mặt trời; Màu vàng tượng trưng cho mặt trăng; Màu xanh chàm tượng trưng cho sự sống, vạn vật. Để tạo hoa văn trên các mảnh vải cần có sự sáng tạo của khối óc và sự khéo léo của đôi bàn tay, bởi nếu chỉ tạo hình khối thì rất đơn giản nhưng để thành sản phẩm thổ cẩm đẹp thì phải cài hoa văn bằng các sợi màu đã được chuẩn bị qua các thao tác cài, đan trực tiếp trên khung dệt. Lấy thiên nhiên làm hình mẫu, thổ cẩm của người Thái không khác gì một thế giới thu nhỏ với muôn vàn những hình tượng động vật, mặt trời, hoa lá, cây cỏ… Đó là những hình thoi như quả trám chạy viền, hoa ban cách điệu, con suối với thác ghềnh tung bọt trắng xóa đây đó những chùm hoa buông dài như xà tích, lá đơn, lá kép, búp cây, dây leo, cây guột…Con khỉ tinh nhanh, lanh lợi và hiếu động như trẻ thơ. Con rái cá tượng trưng cho tình yêu sắt son chung thủy, gia đình hạnh phúc. Ở mặt chăn thường thêu hình con thuồng luồng thể hiện tình cảm, ước mơ và lòng vị tha cao cả của người mẹ, người vợ luôn chung thủy, độ lượng bao dung… Tất cả đều phản ánh quan niệm về sự hoà hợp trường tồn của cuộc sống, quan niệm về vũ trụ, triết lý sống của riêng dân tộc Thái truyền qua bao đời.
For years, brocade weaving has become a cultural and indispensable tradition in the spiritual life of the Thai ethnic group. If H’mong people make their clothes from fine linens and dyed bee wax, Thai people, on the other hand, prefer to grow cotton and weave various types of fabrics sheets to make clothes. Going to any village of Thai people when the crop is over, you can be impressed with the images of the women or mothers weaving fabrics. Most Thai women would be taught to grow cottons, spinning yarns, weaving fabrics and embroidering brocades, because this old lifestyle indicates how a woman should be. Otherwise, no matter how hard a woman works, she is still considered as lazy. That’s why, Thai people’s perspective on the beauty is that “happy to work, happy to eat, happy to turn yarns into fabrics”; “palm down turn into patterns, palm up turn into flowers.” The brocade of the North-western Thai people often has white, red, yellow, green, purple or other eye–catching colors. Different types of plants are used as coloring material. For instance, red is from “co phang” tree, yellow is from “co hem” and “pui” tree, brown is from “xet” tree and dioscorea cirrhosa mixed with indigo…. Each color has its own meaning, the white color represents the sky, the black color represents the earth, the red color symbolizes fire and sun, the yellow color represents the moon, the blue indigo represents life and all living creatures on earth. The creation of patterns on each fabric sheet would require creativity and dexterity of the hands. Making cubic patterns can be simple but to have beautiful brocade products, the patterns should be weaved with colorful threads and the brocade should be directly knitted on the looms. Using nature as a pattern, brocade of the Northwestern Thai people looks like a small living world with animals, sun, flowers, trees and plants. For instance, there are rhinestones-shape lines, stylized flowers, streams with rocks and white bubbles, the long beam of flowers, single or double leaves, buds, vines, witted and active monkeys, otters symbolizing a loyal love and a happy family. On the blanket, there can be some images of serpents showing love, dreams and noble selflessness of the mother, the faithful wife, and so on. They imply the philosophy of the harmony in life, of the universe, and the philosophy of life of Thai ethnic people themselves through years.
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
65
66
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
MÓN NGON VIỆT
VIETNAMESE FOODS MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
67
MÓN NGON VIỆT – VIETNAMESE FOODS
Miến Cự Đà Nằm soi mình bên dòng Nhuệ giang, Cự Đà được biết đến là một ngôi làng cổ đẹp của huyện Thanh Oai, Hà Nội, nơi không chỉ bảo tồn được những ngôi nhà mang kiến trúc Pháp cổ, mà nơi đây còn nổi tiếng với nghề làm miến truyền thống. Nghề làm miến có từ cách đây hàng trăm năm với những sợi miến vàng óng hoặc trắng mịn không nới nào làm được. Để có được sợi miến ngon, người Cự Đà có những bí quyết gia truyền được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Bột rong riềng được ngâm kỹ với nước và chắt lọc lấy phần tinh bột tinh khiết. Một phần bột được ngâm với nước sôi, sau được hòa với bột đã lọc trước khi được tráng thành bánh, hấp chín và phơi đủ nắng. Bánh được cán thành từng sợi miến nhỏ, dài trước khi tiếp tục được phơi khô. Miến Cự Đà ngon, giòn, dai, dù có nấu hơi nhiều lửa một chút thì miến vẫn không bị nát. Miến là món ăn vô cùng quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam và được chế biến theo khẩu vị, có thể nấu cùng với gà, ngan, cua, lươn… Trong các mâm cỗ ngày Tết mỗi gia đìnhluôn một bát miến nấu cùng măng khô, mộc nhĩ nấm hương. Trong món Nem, người ta cũng cắt nhỏ miến trộn vào… Miến đã trở thành thứ khó có thể thiếu khi nhắc đến ẩm thực Việt Nam.
Cu Da
Vermicelli
Reflecting its image in Nhue Giang river, Cu Da has been known as a beautiful ancient village of Thanh Oai district, Hanoi with the remained French colonial houses, and also famous for the tradition of making vermicelli. Producing vermicelli has been existed for hundreds of years ago. Cu Da vermicelli has a shiny golden color or smoothly white that can’t be found anywhere else. To have a delicious thread of vermicelli, Cu Da people have their own secret recipe that has been preserved through many generations. First of all, the flour is soaked into water and then filtered. Part of this flour will be soaked in boiling water. After that, it is brought to mix with filtered flour for coating, steaming and drying under the sun. After being dried, the rice papers go through the rolling – miller in order to have small, long vermicelli threads and are then are dried to be the final product at the final stage. Cu Da vermicelli is delicious, crispy, elastic, even when it is over-cooked on high degree, the vermicelli thread won’t be too soft but chewy. Vermicelli is extremely familiar with Vietnamese people. It can be cooked depending on preferences, with chicken, duck, crabs, and eels…On a typical Vietnamese family meal in special occasions such as Tet holiday, a complete meal should have a bowl of vermicelli with soup, dried bamboo shoots and the scented mushrooms. In the fried spring rolls (Nem), vermicelli is also cut into small pieces and mixed in…. Vermicelli has become an indispensable ingredient in many traditional Vietnamese dishes.
68
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
MÓN NGON VIỆT – VIETNAMESE FOODS
Mắm Việt Dọc theo chiều dài đất nước, khó ai có thể kể hết được tên các loại mắm được sử dụng gần gũi hàng ngày của người Việt Nam. Người ta có thể biết đến tên của những loại mắm đã rất thành danh như nước mắm Phú Quốc, nước mắm Phan Thiết … là những chỉ dẫn địa lý, đang được xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng như vậy là chưa đủ vì còn hàng trăm các loại đặc sản mắm Việt trải dài từ Bắc vào Nam như nước mắm Cái Rồng của Quảng Ninh, nước mắm Cát Hải của Hải Phòng, mắm tôm Hậu Lộc của Thanh Hóa, tôm chua của Huế, mắm mực của Bình Định, mắm rươi của Trà Vinh… Được thiên nhiên ưu đãi với bờ biển dài trải dài, thêm hệ thống kênh rạch chằng chịt là nguồn tài nguyên phong phú để làm nên nhiều loại mắm và nước mắm. Khác với nước mắm của người Pháp ở vùng Bretagne, nước mắm Miolchi aek chok được làm từ cá cơm của người Hàn Quốc hay nước mắm surstromming được làm từ cá trích của người Thụy Điển, mắm Việt rất đa dạng về chủng loại nguyên liệu, từ cá cơm, cá trích, tôm, tép, mực, rươi… Mỗi vùng có một cách chế biến, nêm nếm khác, “linh hồn” của ẩm thực Việt cũng vì thế mà đa dạng, phong phú hơn nhiều. Người Bắc thường thích dùng nước mắm y (nước mắm nguyên chất), nếu pha thường ít ngọt, còn miền Nam lại chuộng nước mắm có vị chua ngọt hài hoà. Nước chấm phong phú nhất phải kể đến mảnh đất cố đô - nơi có hơn 30 loại nước mắm với đủ sắc vị: mặn, ngọt, chua, cay, vừa, đậm, nhạt. Nước mắm là món được coi là “quốc hồn, quốc túy”của người Việt với lịch sử trên 1.000 năm, là thứ làm cho ẩm thực Việt phân biệt với phần còn lại của ẩm thực thế giới. Nước mắm đã trở thành một thành tố tạo nên hương vị đặc trưng trong văn hóa ẩm thực truyền thống dân tộc Việt.
Vietnamese Food Sauce Along the country, hardly anyone in Vietnam could tell all the brand names of fish sauces that are familiar to their daily life. People may know the famous brands such as Phu Quoc or Phan Thiet which have been exported to many countries in the world. However, in fact, there are hundreds of traditional sauces from North to South of the country such as Cai Rong fish sauce of Quang Ninh, Cat Hai fish sauce of Hai Phong, Hau Loc shrimp paste of Thanh Hoa, sour shrimp sauce of Hue, squid sauce of Binh Dinh, clam-worm sauce of Tra Vinh etc.
Being blessed with many beautiful natural beaches together with the complex canal system, Vietnam has various abundant resources for different types of sauces including fish sauces. Unlike French fish sauce of Bretagne, or Korean miolchi aek chok fish sauce made from anchovy or Swedish surstromming sauce made from herring, Vietnamese sauces are made from such a diverse range of ingredients as anchovy, herring, shrimp, baby shrimp, squid, clam – worm, etc. With different ingredients, a map of food sauces has been building on all over the country, contributing to make Vietnamese cuisine more diverse, typical, and enchanted. In fact, even the same type of sauce could taste different since people in different regions had their own recipes of using such same ingredients. For instance, northern people tend to use bland raw fish sauce with a little sugar, while southern people tend to use fish sauce with much sugar. The most distinctive food sauce is from the old capital - Hue, where there are more than 30 types of food sauces with different tastes - salty, sweet, spicy, bland, strong, or light. Food sauce is known as “national soul” of the Vietnamese with a long history of more than 1,000 years, which makes food sauces of Vietnamese cuisine become so diverse and abundant that they have become the spirit of culinary culture and the significant element to differentiate Vietnamese food to other countries. MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
69
MÓN NGON VIỆT – VIETNAMESE FOODS
TƯƠNG Dục Mỹ Nằm cách trung tâm TP. Việt Trì chưa đầy chục cây số về phía Đông, làng Dục Mỹ (xã Cao xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) được nhiều người biết đến với nghề làm tương truyền thống. Đã từ rất lâu về trước, bí quyết làm tương ngon nơi đây vẫn được gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bất cứ ai đã từng được thưởng thức sẽ không thể nào quên được mùi thơm hấp dẫn, hương vị đậm ngọt, béo ngậy và có màu vàng sánh đặc biệt của loại tương này. Truyền thuyết kể rằng người con gái Dục Mỹ luôn gắn liền với hình ảnh của người phụ nữ truyền thống nơi vùng đất Kinh Đô Văn Lang xưa với 4 đức tính là. Công – Dung – Ngôn – Hạnh. Không biết chính xác nghề làm tương có từ bao giờ, chỉ biết khi người con gái Dục Mỹ đi lấy chồng nơi khác thì họ vẫn luôn giữ được bí quyết làm tương và truyền dạy cho thế hệ sau. Để làm đươc tương ngon, người Dục Mỹ phải chọn loại gạo nếp ngon nhất, là loại nếp cái hoa vàng, chọn đỗ tương đều hạt. Gạo nếp nấu thành cơm sao cho chín đều mà không khô, rải ra nong ướp với muối tinh rồi phơi khô. Đỗ tương đãi sạch, rang khô đảm bảo lửa đượm, hạt đỗ chín đều ánh lên màu vàng với mùi thơm nức mũi. Sau đó được đem sảy bỏ vỏ rồi cho vào nối đun sủi, để nguội, đổ vào vại sành, cuối cùng thì hết sức cẩn thận hớt bỏ lớp bọt phía trên để nước có một màu vàng trong vắt trước khi được phơi nắng và sương nhiều ngày để đạt độ chin thơm ngon nhất. Trong mâm cơm Việt, nhiều món rau, dưa, thịt cá đều chấm với tương mới nổi hương vị. Nó đằm thắm mà khiêm tốn, không hào hoa, sắc xảo như các thứ nước mắm miền biển nhưng lại có đủ sức hấp dẫn, gọi mời, hướng tâm thức của mỗi người con tìm về nguồn cội của mình.
70
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
MÓN NGON VIỆT – VIETNAMESE FOODS
Soya Sauce
of Duc My Located in the center of Viet Tri City, Duc My village (Cao Xa commune, Lam Thao district, in Phu Tho province) is well known for its traditional soya sauce. For a long time the secret recipe of its delicious sauce has been well preserved and passed on many generations. Anyone who has ever tried the sauce will never forget its special fragrance, sweetness and yellow color. As legend has it, women in Duc My have been well known as traditional women in the ancient Van Lang (an early nation state of the Vietnamese people) with four attributes of a virtuous (perfect) woman should be, diligent work – elegant appearance – proper speech – good moral (a Confucian ideology that Vietnamese have adopted). It is still unknown when soya sauce first appeared but what is known is that even if a Duc My woman get married away from their village, they would still keep the secret recipe of making soya sauce in mind and pass down to their next generation. To have a delicious taste of soya sauce, Duc My people would have to choose the best type of glutinous rice. The soya beans should be similar in size. The rice will be well cooked but not too dry, and be added some salt and then get dry under the sun. The beans will be washed and roasted until well done with nice fragrance. After the skin is removed, the roasted beans will be boiled and left outside to cool down and then poured into a ceramic vat, finally, carefully remove the foam layer on top in order to have the final clear yellowish liquid sauce before drying under the sun and dew until it has an attractive fragrance. In a Vietnamese meal, many dishes like vegetable, salted vegetable, mean and fish would be dipped into this tasty and delicious soya sauce. It is just so fervid and modest unlike other sauces from coastal regions but it is attractive enough to remind a Vietnamese of their origin.
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
71
MÓN NGON VIỆT – VIETNAMESE FOODS
Nguyên liệu chính để làm ra những sợi mỳ là gạo, tuy nhiên không phải gạo nào cũng làm được mỳ ngon mà chỉ có gạo bao thai hồng, loại gạo duy nhất chỉ được trồng ở đồi Chũ, xã Nam Dương mới đem lại hương vị đặc trưng riêng cho mỳ và được gọi là Mỳ Chũ. Sự hòa quyện của gạo quê và nguồn nước trong lành từ vùng núi đồi sông Lục, cùng những kinh nghiệm truyền thống đã mang lại cho mỳ Chũ độ giòn, dẻo dai và thơm ngon cho Mì Chũ. Đặc điểm nổi trội nhất của Mì Chũ là nếu chưa kịp ăn ngay khi để nguộivẫn không bị nát mà vẫn giữ được hương vị riêng Bí quyết thành công của làng nghề mỳ Chũ là luôn giữ uy tín bằng chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, là sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong chuỗi sản xuất. Mỳ Chũ được Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp bằng chứng nhận nhãn hiệu độc quyền và hiện đang được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan…
Hometown of Chu Rice Noodles It has been a long time that Thu Duong village, Nam Duong commune, Luc Ngan district, Bac Giang province, has been a place that produces rice noodles, which are used by many Vietnamese grandmother and mother to make breakfasts for their families’ members.
QUÊ HƯƠNG MỲ CHŨ Đã từ rất lâu làng nghề truyền thống Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang được biết đến là miền quê sôi động với nghề sản xuất mỳ gạo được các bà, các mẹ ưa chuộng, nấu bữa ăn sáng cho người thân yêu trong gia đình. 72
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
The main material of Chu rice noodles is rice, however not all types of rice can be used, Chu noodle only uses ‘Bao Thai Hong’ rice, the only kind planted on Chu hill, Nam Duong commune that can produce a unique noodle and is called Chu noodle. With the combination of the village rice and clean water source from Luc river, together with the traditional experience that have created the level of crispiness, softness, and nice scent for Chu noodle. The outstanding point of this noodle is that if it is left to cool for a while, it will not be too mushy and still have its own fragrance. The successful secret recipe of Chu noodle is the preservation of its quality, assurance of food cleanliness and the close cooperation between production members. Chu noodles is certified by the Ministry of Science and Technology to be an exclusive brand and exporting to many countries around the world at present such as Japan, Korea, China, Laos, Cambodia, Thailand….
MÓN NGON VIỆT – VIETNAMESE FOODS
Khô mắm An Giang Hầu như du khách nào đến với An Giang cũng sẽ không quên ghé thăm vương quốc mắm ở chợ Châu Đốc, một khu chợ nổi tiếng với các loại mắm, khô cá, bánh, hoa quả, đặc sản của miền Tây. Đến với chợ Châu Đốc, bạn sẽ như được lạc vào không gian của hàng trăm gian hàng các loại mắm và cá khô với vô vàn màu sắc đỏ, trắng, tím, vàng... Nơi đây cũng là địa điểm của hàng nghìn tấn đồ khô được xuất bán ra thị trường. Mắm Châu Đốc ngon có tiếng, hương vị mặn đậm đà. Và để cho dễ nhớ, mỗi loại mắm bày bán sẽ được đặt tên theo tên cá được sử dụng làm nguyên liệu.
With years of experience, the villagers have figured out that though any kind of fish could be used to make sauces, but only a few of them like snakehead, ompok, gourami, mystus, are qualified to produce good quality ones. Each household will have their own secret recipe to make an individual brand of special quality and taste. For example, fresh fish can be used directly to make sauces without being cooked. In the cuisine culture of Chau Doc in particular and the South – Western areas of Vietnam in general, fish sauce is very essential. The existence and development of sauce production in Chau Doc do not only have its economic benefit but more importantly help promote the cuisine culture of Vietnamese ethnic groups.
Theo kinh nghiệm lâu năm của làng nghề, mặc dù loại cá nào cũng có thể làm mắm, nhưng chỉ một số loại cá như cá lóc, cá trèn, cá sặc, cá chốt, cá linh là làm mắm thơm ngon, do thịt cá có độ dai, khi đem làm mắm mới đạt tiêu chuẩn của mắm ngon. Mỗi một hộ dân làm mắm đều sẽ có những bí quyết riêng để tạo nên thương hiệu nổi tiếng, với chất lượng và hương vị đặc biệt. Ví dụ như có thể biến cá tươi thành mắm mà không cần nấu chin. Trong văn hóa ẩm thực của người dân Châu Đốc nói riêng và nhiều địa phương miền Tây Nam Bộ nói chung, mắm cá có một vị trí khá đặc biệt. Sự tồn tại và phát triển bền vững của nghề làm mắm cá ở Châu Đốc không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà quan trọng hơn, nó cộng hưởng, làm giàu thêm bản sắc văn hóa ẩm thực của dân tộc Việt Nam.
An Giang
Dried Salted Fish Most visitors in An Giang may have visited the land of salted fish, which is Chau Doc market, a famous place with various types of sauces, dried fish, cakes, fruits and specialties of the west of Vietnam. Once visit Chau Doc Market, people will be lost among hundreds of shops with many types of sauces, and dried fish of many colors like red, white, purple, yellow…. This is a place with tones of dried products which are then exported to the international market. Chau Do sauce is famously delicious and salty. To remember easily, each type of sauce is given with the name according to the kind of fish used as the ingredient. MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
73
MÓN NGON VIỆT – VIETNAMESE FOODS
CHUỐI SẤY
Lâm Đồng
Chuối là một trong những loại trái cây rất phổ biến xứ nhiệt đới. Thế nhưng ở Lâm Đồng lại có một giống chuối đặc biệt được trồng từ thời Pháp thuộc, đó là chuối Laba. Chuối Laba là thứ quả dân dã. Nó dân dã vì chính vị ngon ngọt chân thật giống như người dân quê hồn hậu. Tiếng tăm của chuối Laba đã vang xa và là món ăn được sử dụng để dâng lên vua, là thức quà quen thuộc sau những bữa ăn nơi thành nội. Thịt chuối Laba nuột nà, vàng sánh, có độ dẻo dẻo và vị thơm đậm đà. Những quả chuối được tuyển chọn kỹ càng, thường là những quả già, to đều, da căng mọng. Từng buồng chuối được cắt và đem ủ chín tự nhiên. Sau đó, chuối được sơ chế và đem vào buồng sấy. Người Lâm Đồng rất giỏi sấy, dù là sấy dẻo hay sấy khô. Cả hai đều giữ nguyên được sắc vàng ươm của chuối, sau khi tách nước, hương vị chuối càng thêm ngọt và đậm hơn. Hương vị chuối sấy Laba rất hợp để dùng với trà nóng. Bên cạnh hương vị, chuối sấy còn giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng của quả chuối tươi. Với nhiều các loại vitamin A, B và các loại khoáng, chuối sấy có thể bổ sung năng lượng tức thời, bổ sung chất xơ, tốt cho tiêu hoá, ổn định huyết áp, giảm nguy cơ bệnh tim…Bởi vậy mà chuối sấy Laba không chỉ là món ăn vặt mà còn là thực phẩm rất hữu ích bổ dưỡng cho mọi lứa tuổi, là món quà không thể thiếu cho du khách mỗi khi đến với Lâm Đồng.
Lam Dong
Dried Banana Banana is one of the popular fruits in tropical areas. But there is a special type of banana planted in Lam Dong from the French colonial period, which is named as Laba. Laba banana is very typical of its sweetness. When fully ripe, the flesh of Laba bananas is soft and nicely fragrant with a yellow color. The Laba banana has even been known outside Lam Dong, as a dessert after meal of Vietnamese people, and once was a sacred fruit gifted to the King. 74
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
The ripe bananas are chosen carefully with big sizes and smooth skins. Each banana bunch is cut and left till fully ripe naturally. After that, they dried. Depending on the drying technologies 2 different types can be produced, either dried or soft dried banana. Both could keep the original yellow color, the natural fragrance and strong sweetness of the banana. Dried bananas are really enjoyable when having it with a cup of tea. Like fresh bananas, this delicious snack also contains valuable nutrients, vitamins (i.e. vitamin A, B, etc.), powerful antioxidants and fiber that helps prevent constipation, lower blood cholesterol and will control blood sugar level. They may also help improve digestive health, aid weight loss and support heart health. Hence, the dried banana is not only a snack but also a healthy food for all ages and every visitor should buy this as a gift when they visit Lam Dong.
MÓN NGON VIỆT – VIETNAMESE FOODS
BÁNH TRÁNG
Nước Dừa
Được thiên nhiên ưu đãi, Bình Định bạt ngàn với những rặng dừa xanh. Dừa Bình Định thơm ngon, người Bình Định cần cù và tình tế trong ẩm thực và như một sự kết hợp tất yếu, món bánh tráng dừa được ra đời, làm say đắm biết bao người từ Nam chí Bắc. Để làm ra bánh tráng cần rất nhiều đến sự khéo léo và kinh nghiệm. Đầu tiên, gạo phải được xay kỹ, sau đó đem trộn với nước cốt dừa và xác dừa nhuyễn. Ngoài ra, mè đen là một nguyên liệu linh hồn của chiêc bánh tráng, cùng với mốt số nguyên liệu phụ khác như, muối, hành tím thái lát mỏng, hạt tiêu.... Ở công đoạn tiếp theo, lá bánh sẽ được tráng trên bếp trấu nóng. Sau khi chín đều, bánh được đem ra phơi nắng để cho khô giòn. Có nhiều cách thưởng thức nhưng cách đơn giản nhất để thưởng thức bánh tráng là nướng. Khi nướng phải lật đều tay, và nướng với than là ngon nhất. Chiếc bánh khi gặp lửa sẽ phồng lên, vàng ươm, dậy mùi hành phi và mùi thơm béo của mè và nước dừa. Bánh có thể ăn không hoặc chấm kèm với xì dầu, mắm gừng đều ngon. Bánh tráng mang đậm hương vị truyền thống địa phương, lại chứa đựng tâm huyết của người dân xứ dừa. Bánh tráng nước dừa là món quà thơm thảo mà người dân địa phương và cả du khách lựa chọn làm quà tặng để giới thiệu đặc sản đất Bình Định.
Coconut
Pancakes
The Central of Vietnam has blessed with the natural climate and land for coconut trees, and Binh Dinh coconut is one of those kinds. The coconut pancake is made with the good quality of delicious coconuts, hard work and diligence, has attracted many people from the North to the South. To make coconut pancakes, it requires lots of skill and
experiences. First of all, the rice needs to be grinded into a liquid mixture, and then is brought to mix with the coconut extract and well – kneaded flesh. Besides, the black sesame is another spiritual ingredient of the pancake, together with other ingredients like salt, purple onion, pepper…In the next stage, the cake’s wrapper is coated on the hot husk. After being cooking, the pancake will be dried under the sun to become crispy. The best way to enjoy coconut pancake is grilling. The size of pancakes are different thus people will have to flip equally, and grilled on charcoal is the best. The meet fire, the pancake will swell, dip in soya sauce or ginger sauce are both delicious. Coconut pancake carries a local traditional taste, containing the heart and love of people this land. This is also considered as a gift that local people and visitors would love to bring back for their family and friends as a traditional specialty of Binh Dinh. MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
75
MÓN NGON VIỆT – VIETNAMESE FOODS
Tôm Chua
xứ Huế
Không chỉ để lại nỗi nhớ quê hương da diết trong lòng người con xa xứ, tôm chua xứ Huế còn bén rễ và gửi lại trong lòng du khách mầm lưu luyến không nguôi…Trong ẩm thực xứ Huế, tôm chua là món ăn quê nhà, món ăn bình dị nhưng được rất nhiều người ưa thích. Cái vị chua thanh của tôm, cay nồng của các loại gia vị làm cho ai đã một lần thưởng thức thì không thể quên Tôm chua mang đủ sự tinh tế của người Huế trong cách chế biến. Người ta không chọn loại tôm biển to, mập, và thay vào đó là những con tôm nước ngọt như tôm sông, tôm đồng, tôm đất. Để chế biến thành công món ăn tổng hòa giữa sắc và vị này, người làm phải thật khéo léo và chú ý đến từng những chi tiết nhỏ nhất trong quá trình làm. Tôm được trộn đều với măng, tỏi, ớt, riềng, nêm vào một chút nước mắm ngon. Theo chia sẽ của những kinh nghiệm lâu đời, tôm nên được ủ trong vại sành, lấy vài thanh tre mỏng gài lại và đậy nắp, để ở nơi có nắng ấm. Cầu kỳ hơn, người ta có thể chôn xuống đất để đảm bảo nhiệt độ ổn định trong quá trình lên men, việc này có thể làm cho tôm càng ngọt và thơm hơn. Tôm chua xứ Huế là một món có sự tổng hòa của âm và dương, cái mát lành của tôm hòa trong cái cay nồng của gia vị, tất cả đem lại 1 sự hài hòa và dễ chịu. Tôm chua có thể ăn không với cơm nóng, hoặc có thể sử dụng là 1 loại nước chấm cho thịt luộc, bánh tráng và các loại rau sống, đem lại cho người ăn cảm giác thích thu và cũng ngon miệng hơn.
Hue Sour Shrimp Sauce In Hue cuisine, sour shrimp sauce is a home dish and many people like it. The fine sour taste of shrimp and the hot spicy taste of the spices may leave an unforgettable memory for anyone who just tries once. Sour shrimp sauce carries the delicacy of Hue people in making. Usually, freshwater shrimps in the rivers, fields, or ponds are often chosen instead of the bigger saltwater shrimps. To successfully make this sauce with good taste, the makers will have to be very careful and pay attention in every single detail during the making process. Shrimps are mixed with fresh bamboo 76
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
shoots, garlic, chili, galingale, and spices with some fish sauce or salt. Such mixture will be poured into a glass container. To be more delicious, the container could be buried under the ground to ensure a stable temperature during the fermentation stage, which would make the shrimps sweeter and tastier. Hue sour shrimp sauce is a sauce with a combination of both yin and yang. The sour shrimp can be used with boiled rice, steamed meat and raw vegetables, allowing people to enjoy a tastier meal.
MÓN NGON VIỆT – VIETNAMESE FOODS
Muối Tôm Dù không có biển nhưng Tây Ninh lại là quê hương của một loại muối thơm ngon, trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng miền Đông Nam Bộ – đó là muối tôm. Muối tôm, như tên gọi, có thành phần chính là sự kết hợp giữa tôm và muối được chế biến theo một công thức riêng để có những hạt muối đậm màu gạch, thơm ngon. Nghe có vẻ đơn giản nhưng để có những hạt muối thơm và đậm đà mang thương hiệu Tây Ninh đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu. Muối và tôm được chọn lọc từ những nguồn tươi và ngon nhất, Chỉ loại muối hột đã được sơ chế sạch sẽ mới được lựa chọn. Ớt và tôm được xay nhuyễn, trộn đều với muối theo một tỉ lệ nhất định, thêm một chút các loại gia vị ngoài lề như tỏi và sả... Sau đó, tất cả được cho lên chảo và rang đều, đây sẽ là quá trình quan trọng nhất khi có thế quyết định chất lượng hạt muối. Người thợ phải canh lửa và rang đều tay để hạt muối có màu gạch, cũng như hương thươm đặc trưng của muối tôm. Trong đời sống của người dân Tây Ninh, muối tôm trở thành một thức chấm quen thuộc cho các loại trái cây như: xoài, ổi....và đây cũng là loại gia vị chính làm nên món bánh tráng trộn của tuổi học trò. Sản phẩm này được rất nhiều khách du lịch lựa chọn làm quà tặng mỗi khi đến đây. Món ăn dân dã, bình dị ấy đã trở thành nét độc đào trong văn hóa ẩm thực, góp thêm hương vị sắc xảo trong cuộc sống người Việt.
Shrimp Salt Despite not having direct access to the sea, Tay Ninh is still the hometown of a special and delicious type of salt, become the local specialty of this Southeast region – that is the shrimp salt. Shrimp salt, just like its name, has the main ingredient is the combination of shrimp and salt, and are processed under a private method in order to have a brick colored salt grain, which is so tasty. Sounds simple but to have a fine and delicious grain of salt of Tay Ninh brand, it requires meticulousness and carefulness. Salt and shrimp is carefully chosen from the best and freshest source, only big grain salt which is cleaned is selected. Chili and shrimp is grinded, mixed with salt under a specific proportion, added with some other spices like garlic and citronella and so. After that, such mixture is roasted on a pan. The quality of the salt depends on this process. Because it is essential to look after the heating level and ensuring the roasting process is done uniformly to a have pink color, as well as the fragrance of the shrimp salt. In the life of Tay Ninh people, shrimp salt becomes an im-
portant spice for many types of fruits such as mango, guava, etc. and it is the main spice for the ‘stirred rice paper salad’ that many Vietnamese students love. This product is chosen by many tourists as a gift whenever they visit this place. This ordinary salt has become a special spice in the Vietnamese cuisine, being part of the Vietnamese lifestyle. MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
77
MÓN NGON VIỆT – VIETNAMESE FOODS
Bánh Pía S o c Tr a ng SÓC TRĂNG P IA CAK E Làng Vũng Thơm thuộc xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng là nơi có đông người Hoa sinh sống, cũng là nơi có nghề làm bánh pía cách đây cũng đã gần 100 năm. Bánh pía không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn bay xa sang Mỹ, Pháp, Úc, Canada, Trung Quốc và nhiều nước khác...
Vung Thom village in Phu Tam commune, My Tu district, Soc Trang province, is a place where many Hoa people are living and also a place with the history of making Pia cake for hundreds of years. Pia cake is not only famous in Viet Nam but its popularity has spread over the border to other countries as USA, France, Australia, Canada, China, and etc.
Sở dĩ bánh pía trở thành món quà đặc trưng của xứ Sóc Trăng vì nhiều nơi khác cũng làm loại bánh này nhưng bánh pía Sóc Trăng mang hương vị rất riêng. Cũng là vỏ bột mì, nhân đậu xanh hoặc khoai môn tán nhuyễn trộn với sầu riêng hay mỡ heo xắt sợi, lòng đỏ trứng vịt muối nhưng bánh pía Sóc Trăng không quá ngọt, không quá béo, khiến người thưởng thức ăn hoài không ngán.
The reason why Pia cake becomes a famous specialty of Soc Trang province is because of its unique taste that cannot be found anywhere else. The outside layer is made from wheat flour, whilst the filler is made from grinded green beans or taros mixed with durian or with some thread of lard, salted egg yolk. Pia cake is not too sweet or too fat, making people would never get sick of it.
Theo các nghệ nhân làm bánh cho biết, bánh pía ngon phải có sầu riêng. Vì vậy, khi vào mùa vụ sầu riêng, các nơi sản xuất thương thu mua, cạo lấy thịt đem trữ đông để sử dụng dần. Bánh pía, ngọt, mềm, thơm hương vị sầu riêng, không lẫn vào đâu được. Ăn bánh pía uống với chung với trà đậm thì quả là khó quên...
78
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
According to the village bakers, a delicious pie cake should be made with durian inside. Thus, when it comes to durian season, the manufacturers will collect the fruits from different places, then take the flesh out and leave them frozen. Pia cakes are sweet, soft, and have the special durian flavor that could not be mistaken with others. If having Pia cakes with a cup of tea would make it so unforgettable.
MÓN NGON VIỆT – VIETNAMESE FOODS
Kẹo Dừa
BẾN TRE
Ben Tre
Coconut Candy
Mời bạn về với Bến Tre, về thăm xứ dừa, thưởng thức những đặc sản từ dừa, trong đó kẹo dừa là một thứ quà dân dã không ai có thể bỏ qua
It is highly recommended to visit Ben Tre, the land of coconuts and its traditional specialties, including coconut candy – a gift that no one wants to miss.
Hương thơm dịu, vị béo ngậy, ngọt thanh thấm đượm tình người của kẹo dừa Bến Tre đã làm lưu luyến bao trái tim yêu dừa, nhớ đất Bến. Sống trong xứ sở mênh mông, bát ngát những hàng dừa, không biết từ thế hệ nào người Bến Tre đã biết dùng thứ quả cho nước ngọt, cùi ngon này để làm ra những chiếc kẹo dừa.
With a light aroma, greasy taste and finely sweet of Ben Tre coconut has remained in the heart of coconut lovers. Living in a huge area fulled of coconut trees, it is unknown when Ben Tre people first used this sweet watery fruit to make coconut candy.
Từ truyền thống cho đến hiện đại, kẹo dừa vừa là một
đặc sản ẩm thực, vừa là một nghề thủ công truyền thống mang đậm văn hóa xứ sở. Dừa được chọn để làm kẹo dừa phải “rám vàng”, vì những trái bắt đầu khô này có hương vị đặc trưng, nước cốt có độ ngọt thanh. Thóc nếp là một loại nguyên liệu khác dùng để nấu mạch nha, hạt phải to chín đều. Và quan trọng hơn tất cả là sự lành nghề điêu luyện để đường nấu có màu vàng tươi. Ngày nay, người dân Bến Tre cũng sáng tạo ra nhiều kẹo dừa với những hương vị khác nhau như kẹo dừa cacao, sầu riêng, mít, hay nhân đậu phộng… nhằm đáp ứng mọi nhu cầu, thị hiếu của nhiều người kể cả những thực khách khó tính nhất…. nhưng có lẽ say lòng người nhất vẫn là cảm giác được cầm chiếc kẹo dừa hình chữ nhật nhỏ xinh, nhìn lớp giấy thấm dầu bọc quanh miếng kẹo béo ngậy là đã thèm, chưa kể đến việc cắn một miếng, vị ngọt của kẹo tan chảy trong miệng…
From the past to the modern life, coconut candy has been seen as a unique specialty and a traditional craft that sym-
bolizes the culture of this land. The coconuts that are selected for candies making have to be ‘sunburnt’ since such fully ripen fruits can be strongly fragrant and their water should be finely sweet. The glutinous rice paddy is another ingredient that is used to make into malt with the seeds need to be equally big and well–cooked. And more importantly, the experience in boiling the sugar to make a fresh yellow color liquid determines the quality of the candy. Today, Ben Tre people also create many kinds of coconut candy with different flavors such as cocoa coconut, durian, jackfruit, or peanut to meet the demand of many difficult consumers. But the one most loved by the people is the small rectangular coconut candy that makes people’s mouth water when just only looking at the paper cover wrapped around the greasy candy. With one bite, it could make people feel its irresistible sweetness.
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
79
80
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
81
MÓN NGON VIỆT – VIETNAMESE FOODS
NƯỚC MẮM SÁ SÙNG
CÁI RỒNG
Được chế biến từ cá biển tươi ngon, nước mắm Cái Rồng từ lâu đã khẳng định thương hiệu, thế mạnh sản phẩm truyền thống của huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Đặc biệt, những người yêu nghề còn sáng tạo, nêm thêm vị ngọt của sá sùng, tạo ra sản phẩm nước mắm sá sùng cao đạm. Nước mắm sá sùng là sản phẩm mới dựa trên sự sáng tạo, kết hợp giữa các nguồn nguyên liệu sẵn có và đặc sản sá sùng Vân Đồn.
CAI RONG
FISH SAUCE Made from fresh water fishes, Cai Rong fish sauce has been well known for its brand, the traditional product of Van Don island, Quang Ninh province. Especially, people tend to create and add some sweet taste from sipunculus in order to have the traditionally typical Cai Rong fish sauce. Fish sauce of Quang Ninh is a product of creativity, a combination of available ingredients and Van Don sipunculus.
Để tạo ra thương hiệu nước mắm sá sùng, nguyên liệu được lựa chọn là cá nhâm, cá cơm, những loại cá ngon ở vùng biển Bái Tử Long, Cô Tô.... Thông thường, cá được tập trung chế biến vào 2 thời điểm, từtháng 3 đến tháng 4 và từ tháng 8 đến tháng 11, bởi đây là giai đoạn cá có chất lượng ngon nhất. Cá và sá sùng được dùng với một lượng nhất định sau đó được ướp muối rồi trải qua quy trình phơi, ngấu hoàn toàn tự nhiên.
To create the brand of sipunculus fish sauce, the chosen ingredients are mashed fish and anchovy. These are the types of fish that can be found and caught in a huge quantity in Bai Tu Long, Co To…. Normally, the fishes are collected in 2 periods, March – April and August – November, as this is when fishes are in good quality. In the seasonal periods, fishes are abundant, greasy, and delicious. Fishes and sipunculus are used with a specific amount, marinated with salt and dried under the sun.
Để tạo hương vị thơm ngon, sau đó sá sùng còn được rang, nghiền kỹ, hòa vào thành phẩm theo một tỷ lệ nhất định. Nhờ đó, mắm sá súng không những dạy mùi, thơm ngon, có màu vàng cánh dán đẹp mắt mà còn giúp tăng cao dộ đạm. Nước mắm sá sùng được bảo quản bằng phương pháp truyền thống, dùng bể muối để lọc mắm vừa tăng độ tinh khiết, vừa bảo quản sản phẩm được lâu...
To have a delicious flavor, the sipunculus is then roasted, grinded, and then mixed with the other ingredients with an appropriate proportion. Thus, Cai Rong fish sauce does not only have a special scent, delicious, with the cockroach wing color, but also high protein. The fish sauce is preserved by traditional methods of using pools of salt to filter the sauce, increasing the level of purity for a long time.
82
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
MÓN NGON VIỆT – VIETNAMESE FOODS
Xoài Yên Châu Yen Chau Mango Huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La không chỉ là một vùng đất truyền thống lịch sử, văn hóa phong phú. Nơi đây còn hội tụ nhiều đặc sản đã có thương hiệu; trong đó, có sản phẩm xoài, gắn bó với người dân Yên Châu từ rất lâu đời. Theo những người dân trồng xoài lâu năm ở Yên Châu thì cây xoài đã xuất hiện từ rất lâu về trước với 2 loại xoài có tên gọi riêng là Muồng Kéo và Muồng Khăm. Muồng Kéo được bà con trồng nhiều nhất bởi loại xoài này quả nhỏ, hạt vừa phải mà ăn ngọt đậm, thịt mềm, mùi thơm lâu, vỏ xanh vàng và có thể giữ được tới một tháng. Muồng Khăm có quả to, dài thịt mềm hơn và có hương vị ngọt thơm mát có thể giữ trong vài tuần. Lần đầu tiên nhìn thấy, có thể bạn sẽ thấy hình dáng trái xoài còn chưa đủ hấp dẫn. Ấy thế mà ai đã ăn một lần là sẽ nhớ vị thơm vị ngọt của nó. Xoài Yên Châu ngọt, thơm khác hẳn các loại xoài ở những vùng khác. Khi chín xoài có màu vàng, tỏa mùi thơm hấp dẫn, đến mức rửa tay rồi, hương thơm của xoài vẫn vấn vít, thoang thoảng nơi cánh mũi. Cây xoài gắn bó mật thiết với truyền thống lịch sử văn hóa đặc sắc lâu đời của nhân dân các dân tộc vùng Yên Châu, gắn liền với hình ảnh người phụ nữ dân tộc Thái Đen duyên dáng với chiếc khăn Piêu, đảm đang, thủy chung, hiếu khách. Nếu có dịp qua Sơn La bạn hay dừng chân ghé Yên Châu để có thể thưởng thức hết từ mỹ vị cho đến mỹ cảnh của vùng đất này.
Yen Chau District in Son La province has a long history of development and richness of culture but also a place that gathers has a lot of famous traditional specialties. According to the farmers of Son La province, mango trees have been planted for a long time ago with two types, ‘Muong Keo’ and ‘Muong Kham.’ ‘Muong Keo’ has been planted the most as the trees produce small but very sweet fruits and can last for a month. When fully ripe, the flesh is soft while the skin is leather-like, waxy, smooth, and fragrant, with color of yellow - green. By contrast, ‘Muong Kham’ produces bigger fruits and the flesh are much softer but can only last for a few weeks. Yen Chau mango may have an unattractive small size and unpleasant appearance at first. But once people try one bite, they would never forget its unique eating quality and sweetness that different from other regions. The mango tree has been closely relating to the long traditional culture of Yen Chau together with images of the elegant, responsible, loyal and hospitable Thai women wearing a Pie scarf. If you have a chance of coming across Yen Chau, you should spend some times enjoying the beautiful cuisine and scenery.
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
83
Rực rỡ đường hoa nông thôn mới
The dazzling flowery roads of a new rural commune
Nằm cách Thành phố Nam Định khoảng 35 km về phía nam, Hải Hậu là huyện thứ 2 của miền Bắc được công nhận là huyện nông thôn mới. Những làng quê ở Hải Hậu, một mảnh đất vùng biển, vốn đã thật lãng mạn với tiếng sóng hát đêm ngày thì nay lại càng thêm lãng mạn hơn khi người người, nhà nhà đang hạnh phúc góp sức mình dựng xây nên trên những con đường làng rực rỡ sắc hoa trải dài tưởng như vô tận... Đến nay, tổng chiều dài đường hoa của toàn huyện Hải Hậu đã đạt hơn 200km, trải dài từ các xã Hải Đông, Hải Tây, cho đến Hải Quang
Located about 35 km in the south of Nam Dinh city, Hai Hau is the second district of the North of Vietnam is recognized as a new rural area. The village of Hai Hau, a coastal area, has already been well known as romantic place with the sound of the waves both day and night. And now it has become even more romantic when almost every family has been contributing in making these endlessly long, dazzling flowery roads. Until today, the total length of this road has reaches 200 km, from Hai Dong, Hai Tay, to Hai Quang region.
Mời bạn cùng chúng tôi đến với những con đường làng của xã nông thôn mới Hải Quang. Một vùng quê thật đẹp và bình yên. Những con đường hoa mười giờ với những màu sắc rực rỡ như hồng, đỏ, vàng, cam, trắng, tím,…đua nhau khoe sắc bên những cánh đồng lúa xanh mơn mởn hay bên những dòng kênh quanh năm nước lững lờ trôi. Những con đường này hoa được trồng sáng tạo bởi chính người dân nơi đây, họ tự tay trồng và chăm sóc, tạo cảnh quan độc đáo cho làng xã, cũng như nét đẹp giản dị, gần gũi cho những con đường thôn quê.
When visit the village roads of Hai Quang commune – a beautiful and peaceful village – the visitor will be impressed by the colorful portulaca grandiflora roads with flowers of many colors like pink, red, yellow, orange, white, purple, etc. blossoming along the green paddy fields or canals. These roads are creatively done by the villagers and mostly by hands, creating a unique view for this village, as well as a simple, familiar beauty for the countryside roads.
Những con đường hoa không chỉ làm làng quê Hải Quang đẹp hơn mà còn là sợi dây kết chặt thêm tình làng nghĩa xóm. Cũng với những con đường hoa này, người dân Hải Quang ngày càng có nhiều hơn những người bạn mới, những du khách là những người yêu cái đẹp tự nhiên, yêu sự thanh bình của vùng làng quê… Nông thôn mới của Hải Quang nói riêng và Hải Hậu nói chung đã thực sự đổi thay rực rỡ như sắc màu của những con đường hoa.
These roads have not only made Hai Quang more beautiful but it is also a deep connection among the villagers as a complete community. Together with these flowery roads, Hai Quang people are welcoming more and more new visitors who love the beauty of the nature and the peacefulness of such rural village. The new rural area of Hai Quang in particular and Hai Hau in general has changed brilliantly just like the colors of their flowery roads.
84
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
ĐỒ UỐNG VIỆT
Vietnamese Beverage Specialties MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
85
Nông nghiệp hữu cơ trên thế giới Ấn bản năm 2018 của nghiên cứu “Thế giới nông nghiệp hữu cơ” (số liệu cuối năm 2016) do FiBL (Viện nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ Thuỵ Sĩ) và IFOAM (Liên đoàn nông nghiệp hữu cơ quốc tế) - các tổ chức về hữu cơ thế giới cho thấy xu hướng tích cực trong những năm qua vẫn được tiếp tục: nhu cầu tiêu dùng cho các sản phẩm hữu cơ ngày càng tăng, canh tác hữu cơ cũng tăng mạnh, càng ngày càng có nhiều đất được chứng nhận hữu cơ cũng như 178 quốc gia đã báo cáo các hoạt động canh tác hữu cơ. Cuộc khảo sát được hỗ trợ bởi Ban thư ký quốc gia về các vấn đề kinh tế Thụy Sĩ (SECO), Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) và NürnbergMesse, ban tổ chức hội chợ BIOFACH.
A BOOMING ORGANIC SECTOR
THỊ TRƯỜNG CÁC SẢN PHẨM HỮU CƠ NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN
THE GLOBAL ORGANIC MARKET CONTINUES TO GROW
Công ty nghiên cứu thị trường Ecovia Intelligence ước tính thị trường thực phẩm hữu cơ toàn cầu đạt 89,7 tỷ đô la Mỹ trong năm 2016 (tương đương hơn 72 tỷ euro). Mỹ là thị trường dẫn đầu với 38,9 tỷ euro, tiếp theo là Đức (9,5 tỷ euro), Pháp (6,7 tỷ euro) và Trung Quốc (5,9 tỷ euro). Trong năm 2016, ở hầu hết các thị trường chính, tốc độ tăng trưởng luôn đặt trên hai con số, riêng thị trường các mặt hàng hữu cơ của Pháp tăng 22%. Chi tiêu bình quân đầu người cao nhất ở Thụy Sĩ (274 Euro) và Đan Mạch có thị phần hữu cơ cao nhất (9,7% tổng thị trường thực phẩm).
The market research company Ecovia Intelligence estimates that the global market for organic food reached 89.7 billion US dollars in 2016 (more than 72 billion euros). The United States is the leading market with 38.9 billion euros, followed by Germany (9.5 billion euros), France (6.7 billion euros), and China (5.9 billion euros). In 2016, most of the major markets continued to show double‐digit growth rates, and the French organic market grew by 22 percent. The highest per capita spending was in Switzerland (274 Euros), and Denmark had the highest organic market share (9.7 percent of the total food market).
GẦN 3 TRIỆU NHÀ SẢN XUẤT TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
ALMOST THREE MILLION PRODUCERS WORLDWIDE
Trong năm 2016, đã ghi nhận 2,7 triệu nhà sản xuất thực phẩm hữu cơ. Ấn Độ tiếp tục là quốc gia có số lượng cao nhất (835.200 người), tiếp theo là Uganda (210.352) và Mexico (210.000 người).
In 2016, 2.7 million organic producers were reported. India continues to be the country with the highest number of producers (835,200), followed by Uganda (210,352), and Mexico (210,000).
ĐẤT TRỒNG TRỌT HỮU CƠ TĂNG 15% LÊN TỚI GẦN 58 TRIỆU HÉC TA
ORGANIC FARMLAND INCREASES BY 15 PERCENT TO ALMOST 58 MILLION HECTARES
Tổng cộng 57,8 triệu ha được xử lý như đất hữu cơ vào cuối năm 2016, tăng 7,5 triệu ha so với năm 2015, mức tăng trưởng lớn nhất từng được ghi nhận. Úc là quốc gia có diện tích nông nghiệp hữu cơ lớn nhất (27,2 triệu ha), tiếp theo là Argentina (3 triệu ha) và Trung Quốc (2,3 triệu ha). Hơn một nữa số đất nông nghiệp hữu cơ toàn cầu là ở Châu Đại Dương (27,3 triệu ha), tiếp theo là châu Âu (23%; 13,5 triệu ha) và châu Mỹ Latinh (12%; 7,1 triệu ha).
A total of 57.8 million hectares were organically managed at the end of 2016, representing a growth of 7.5 million hectares over 2015, the largest growth ever recorded. Australia is the country with the largest organic agricultural area (27.2 million hectares), followed by Argentina (3 million hectares), and China (2.3 million hectares). Almost haft of the global organic agricultural land is in Oceania (27.3 million hectares), followed by Europe (23 percent; 13.5 million hectares), and Latin America (12 percent; 7.1 million hectares).
ĐẤT HỮU CƠ CHIẾM 10% HOẶC HƠN Ở 15 QUỐC GIA
10% OR MORE OF THE FARMLAND IS ORGANIC IN 15 COUNTRIES
Các quốc gia có diện tích đất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất trong tổng diện tích đất nông nghiệp của họ là Liechtenstein (37,7%), Polynesia (31,3%) và Samoa (22,4%). Ở mười lăm quốc gia, đất hữu cơ chiếm tới 10% hoặc hơn trong tổng số đất canh tác, một kỷ lục mới. 86
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
The 2018 edition of the study “The World of Organic Agriculture” (data per end of 2016) published by FiBL and IFOAM – Organics International shows that the positive trend seen in the past years continues: Consumer demand for organic products is increasing, more farmers cultivate organically, more land is certified organic and 178 countries report organic farming activities. The survey is supported by the Swiss State Secretariat for Economic Affairs (SECO), the International Trade Centre (ITC), and NürnbergMesse, the organizers of the BIOFACH fair. An info graphic showing the key organic statistics from 2016.
The countries with the largest organic share of agricultural land of their total farmland are Liechtenstein (37.7 percent), French Polynesia (31.3 percent), and Samoa (22.4 percent). In fifteen countries, 10 percent or more of all agricultural land is organic, a new record.
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
87
Rượu Mơ Huong Tich Hương Tích Apricot Wine Rượu mơ Hương Tích từ lâu đã là một đặc sản mà thiên nhiên núi rừng Hương Sơn ban tặng. Nhờ thổ nhưỡng đặc biệt của vùng núi đá vôi, rừng mơ chùa Hương nổi tiếng khắp đất Bắc nhờ quả mơ to, hạt nhỏ, mọng nước, vị chua thanh thanh mà không gắt. Hàng năm mỗi khi đến mùa mơ ra quả, người dân nơi đây lại đem hái từng trái mơ đem về để ngâm làm cốt mơ và rượu mơ. Để làm ra những chum rượu mơ ngon, quả mơ cũng phải được chọn lựa một cách kỹ càng. Cũng là mơ mọc ở núi này nhưng cây mơ ở phía Đông hoàn toàn khác với cây mơ ở phía Tây. Cây mơ ở phía Đông được hưởng trọn đặc ân của ánh nắng mặt trời, nhờ vậy là trái cũng đầy đặn, chín mọng, hương vị đậm hơn. Đây cũng là lý dó hương và vị rượu sẽ khác hẳn khi ta sử dụng những trái mơ mọc lên ở những nơi khác nhau.
Huong Tich Apricot Wine has been existed for a long time as a regional specialty that has been originated from the nature of Huong Son. Grown on a special soil on lime-stone mountains, the apricot forest of Huong Temple have produced special juicy fruits which are famous across the Northern region for their big size, very fine sour tastes, and small seeds. Every year, whenever apricot trees bear fruits, the farmers will pick and take them home, then select them carefully to make delicious vats of apricot wine. Interestingly, although being grown in a similar condition, the apricot trees in the East of Huong Temple produce fruits significantly different from that of the West. The trees in the East are believed to be exposed to the sun, thus the fruits are so abundant, juicy, and nicely fragrant. This is also one of the reasons that explain why there are different tastes of apricot wines made from the fruits in different areas.
Rượu mơ Hương tích có mùi thơm dìu dịu. Rượu mơ là một loại rượu thuốc, ngâm càng lâu thì rượu càng quý. Rượu mơ đặc biệt có tác dụng rất tốt cho đường tiêu hoá, giúp ăn ngon miệng, giảm căng thẳng thần kinh và trị được cả bệnh mất ngủ. Chính bởi vậy mà rượu mơ Hương tích được người ta yêu quý. Trải qua bao thế hệ thăng trầm, cái tinh tuý của hương vị rượu mơ truyền thống vẫn được gìn giữ, trở thành đặc sản nổi tiếng mà không đâu có được.
Huong Tich Apricot Wine has a light aroma, somehow sweet, tart and bitter. It is also considered as a kind of alcoholic medicine, the longer the soaking of the fruits, the more valuable the wine are. Apricot Wine is healthy as it helps improve digestive health, better appetite, reduce stress and cure insomnia. Through ups and downs, the traditional apricot wine production is still preserved and becomes a famous specialty that cannot be found anywhere else.
88
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Chè Vân ở Bản Sen
Chúng ta đã từng biết đến tên tuổi của những loại chè đồng bằng đã thành danh như Chè Thái Nguyên hay chè ở cổ thụ ở vùng núi cao Tà Xùa, nhưng ít ai biết đến một loại chè có một không hai được mọc trên núi ở giữa biển khơi, là thức uống của ngư dân vùng biển ở xã Bản Sen, huyện Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh, đó là Chè Vân. Trà Vân được người dân địa phương hái một tôm hai lá về phơi nhẹ ngoài nắng trước khi đi vò và cho vào túi ủ từ một đến hai tiếng cho phát đỏ lên thì mang vào bếp sao trên chảo gang. Trà Vân rất được nước, hơn thế nữa, nếu trà xanh uống chát, khé cổ, lúc đói uống rất xót ruột thì trà Vân uống không chát, lại rất mát, hương thơm tự nhiên. Chè Vân có tác dụng an thần, giúp người uống ngủ rất ngon giấc, giúp người nhà ổn định huyết áp, nên luôn được coi là bài thuốc quý gìn giữ sức khỏe. Các bậc cao niên kể lại, xưa kia cây trà mọc hoang trên rừng khắp đảo Vân Đồn, nếu tính theo thời gian thì cây chè ở làng Vân đã tồn tại hàng nghìn năm nay, từ trước khi người ta đến đây cư trú. Thời phong kiến, trà Vân không chỉ được làm, tiêu thụ trên đảo mà còn là sản vật được các bậc quan lại, quý tộc, những người nho nhã rất ưa chuộng.
Van Tea of Sen Village
Many Vietnamese have been familiar with a lot of well-known tea grown in plains such as Thai Nguyen tea or Ta Xua ancient wild tea so far. However, not many people are aware of this one-of-a-kind tea, the unique tea grown on the top of mountains in the middle of the sea called Van tea. It has been the drink of many fishermen in Ban Sen village, Van Don, Quang Ninh. “One bud, two leaves” are picked from tea trees then dried slightly under sunlight. After that, the leaves are crumpled up and put into a bag for 2 hours till they turn red and later they are roasted on an iron pan. Van tea can keep it color instantly. Moreover, people may find a bitter taste of the green tea which may cause stomachache if they drink it when hungry. Van tea, in contrast, is not bitter at all but also has a very fresh and natural aroma. Van tea is a healthy drink that helps improve sleep health and blood circulation. It is also considered as a good medicine. According to the elderly, the ancient tea trees grew wildly on the island of Van Don. The tea trees in Van village have existed for thousands of years, before human came here to reside. In the feudal time, Van tea was not only produced, consumed on the island but was also consumed by the officials, the upper class and the scholar class as well. MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
89
Cà phê Arabica Arabica coffee trên đất Việt of Vietnam Việt Nam nổi tiếng là một quốc gia trồng và xuất khẩu cà phê Robusta, sản lượng đứng thứ 2 thế giới. Tuy nhiên ít người biết được rằng, cà phê Arabica, giống cà phê được đánh giá là có chất lượng tốt nhất trên thế giới cũng đã được du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ XIX và được trồng ở nhiều vùng miền của Việt Nam đem lại những hương vị rất tuyệt vời.
Vietnam is famous for growing and exporting Robusta coffee as the world’s 2nd largest exporter. However, few people know that Arabica coffee, which is considered the higest quality coffee in the world, has been grown in Vietnam since the early 19th century and in many parts of Vietnam with great flavors.
Dọc theo chiều dài đất nước, cà phê Arabica được trồng ở vùng Tây Nguyên, vùng miền Trung đến vùng miền núi phía Bắc, từ Lâm Đồng đến Quảng Trị, Sơn La hay Điện Biên…, phổ biến trên vùng chất đất Bazan và ở vùng có độ cao từ 1.450 đến 1.650 m so với mực nước biển, nhiệt độ quanh năm mát mẻ.
Arabica coffee is grown around the country, in the Central Highlands, in Central and the Northern mountainous regions, from Lam Dong to Quang Tri, Son La or Dien Bien, etc. and in the area of 1,450 - 1,650 meters above sea level with the cool temperature all year round.
Các chủng cà phê Arabica thơm ngon ở Việt Nam có Bourbon và Typica. Đặc biệt là Bourbon, hay còn gọi là moka, có thể xem là giống có giá trị cao nổi tiếng ở Việt Nam với hương vị sánh ngang các loại cà phê nổi tiếng trên thế giới. Giống moka này lần đầu được đưa vào canh tác năm 1875. Sau khi thu hoạch và chế biến, người Pháp tung ra thị trường sản phẩm với thương hiệu “ Arabica du Tonkin”, nổi tiếng vì cực kỳ thơm ngon, chỉ dành cho tầng lớp quý tộc, thượng lưu. Hạt cà phê Moka sau khi rang xay toát ra mùi nồng ấm của gỗ lâu năm. Tách cà phê arabica có màu nâu nhạt, trong trẻo. Hơi nóng toả ra mang mùi chua nhẹ của trái cây rừng, quyện với mùi mật ong đặc trưng. Vị cà phê đủ cân bằng, chua nhè nhẹ, không quá đắng, hậu vị ngọt và kéo dài. Với hương vị tinh tế như vậy, Arabica Việt Nam được đánh giá rất cao và được các hãng cà phê lớn trên thế giới ưa chuộng.
The delicious type of Arabica in Vietnam is Bourbon and Typica. Especially Bourbon, which is also known as mocha and is considered to have a high value in Vietnam since its taste can be compared to other famous coffee in the world. The mocha was first cultivated in 1875 and sold in the market under the brand name “Arabica du Tonkin” by the French, which became very popular among the upper class only. The mocha beans have a warm aroma after being roasted and grinded. Arabica coffee often has a clear, light brown color. The taste is just right, slightly sour, not too bitter, and there is a long lasting sweet taste when it goes through the throat. With such a delicate taste, Arabica of Vietnam is highly appreciated and favored by many large coffee brands in the world.
90
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Chè Shan tuyết
Tà Xùa Dọc theo đất nước Việt Nam, mỗi vùng miền đều mang trong mình những đặc điểm riêng và chính điều này đã tạo nên những sản vật tự nhiên mang đậm nét đặc trưng của từng vùng. Theo kinh nghiệm lâu đời từ những người làm trà, vùng trà của người Mông bao giờ cũng là vùng trà rất ngon bởi hộ thường chon địa bàn cư trú là đỉnh núi cao, quanh năm sương mù bao phủ, độ ẩm lớn, phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển giống trà Shan tuyết cổ thụ và chè Tà Xùa trên mảnh đất Sơn La được biết đến là một loại chè ngon nhất.
Ta Xua
Shan Tuyet Tea Throughout the country, Vietnam, each region has its own nature which helps them develop their own specialties. According to the experienced tea producers, the H’mong tea always has high quality since the people normally live in moutainous areas, which are foggy and highly humid all year round. It is so suitable for the ancient Shan Tuyet tea and Ta Xua tea trees in Son La to grow.
Sinh trưởng ở độ cao gần 2.000 mét so với mực nước biển, những cây chè cổ thụ Tà Xùa có tuổi đời đến hàng trăm năm, gốc cây to chừng hai, ba người ôm không xuể. Đây là giống chè mọc tự nhiên, búp trắng cánh vàng, lá chè to, búp trà sau khi chế biến vẫn còn một lớp lông tơ trắng gọi là tuyết chứa các vi chất rất có lợi cho sức khỏe.
Growing at an altitude of nearly 2,000 meters above sea level, the ancient Ta Xua tea trees are hundreds of years old and so big that two to three adults are not enough to hold hands to reach all the way around. These tea trees grow naturally with white bud, yellow petals and big tea leaves. After being processed, the tea buds still have a white lanugo layer called snow, it contains micronutrients that are good for health.
Chè Tà Xùa có lẽ đã gửi hương của mình nơi vùng đất này rồi vì nếu đem cây chè tới trồng ở nơi khác thì không còn được hương vị đặc trưng của nó nữa. Nét truyền thống làm nên sự độc đáo của trà Tà Xùa chính là việc sao trà ở đây duy nhất do phụ nữ đảm nhiệm, sao hoàn toàn bằng tay với sự cảm nhận tinh tế được truyền lại từ tổ tiên, bà truyền cho mẹ, rồi mẹ truyền cho con, mối liên kết vững bền ấy từ bao đời nay vẫn không hề mai một. Khi rót trà ra cốc, hơi nước có màu trắng tựa như khói bay lả lơi trong khung cảnh hữu tình làm cho con người tiêu tan hết mệt mỏi, xa rời thế giới thực tại để hòa mình vào thiên nhiên.
It is believed that Ta Xua tea trees only favor to grow in this land as if they are planted elsewhere they may no longer keep its natural flavor. The tradition of making such special Ta Xua tea is that only women are in charge of the tea roasting process, completely manually, with the delicate techniques passed down from their ancestor to their mothers to the next generations now and then. When people pour the tea into a cup, the white foggy smoke comes out which helps them forget their tiredness, leave the realistic world behind and simply feel the connection with the nature. MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
91
ĐỒ UỐNG VIỆT - VIETNAMESE BEVERAGE SPECIALTIES
Rượu
Hồng Đào Theo lưu truyền tại vùng quê đất Quảng Nam xưa trong một gia định nọ chỉ có hai cha con. Người cha sống cùng người con gái tuổi độ mười tám rất thạo trồng dâu, dệt lụa, trồng lúa và nấu rượu. Cô con gái có tên Hồng Đào, tính tình hiền thục, đoan trang mà còn nổi tiếng xinh đẹp nhất vùng. Mỗi buổi chiều khi xong việc đồng áng, Hồng Đào lại chăn tằm, dệt lụa và phụ giúp cha bán rượu. Rượu của người cha được nấu từ gạo mới còn nguyên cám, ướp hương từ những quả đào chín mọng, ủ trong chum sành chôn sâu dưới đất, nên rất thơm ngon. Chính vì vậy, rượu này ngày càng trở nên nổi tiếng, bà con ghé mua rồi truyền tai nhau. Cứ như vậy không biết tự lúc nào, rượu Hồng Đào được ra đời và trở thành một đặc sẩn Quảng Nam nổi tiếng cho đến tận bây giờ. Theo kinh nghiệm dân gian, rượu Hồng Đào không chỉ dùng làm thuốc bố dưỡng máu huyết, mà còn làm nước khai vị trước mỗi bữa ăn, giúp cho gia đình thêm ngon miệng. Một ly rượu nồng, gói gắm ý tình sâu nặng của người xưa, nhắc chúng ta về nghĩa tình quê hương, lời thề sắc son với hẹn ước đậm đà và sâu lắng. Thông thường, rượu Hồng Đào thường chỉ được dùng vào việc lễ, dịp cưới hỏi nghinh hôn, lấy làm rượu hợp cẩn giao bôi.
Hong Dao
Wine According to the legend, in the countryside of Quang Ninh, there was a single father and his daughter. The daughter was about 18 years old, and very skillful in growing mulberries, weaving silk, growing rice and making wine. Her name was Hong Dao. She was not only gentle but was also 92
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
the most beautiful lady in the region. In every afternoon, after finishing the farm works, Hong Dao would then take care of the silkworm, weaving silk, and help her father selling wines. The wine of her family was made from the whole grain rice, scented from full ripen peaches, put in a ceramic terra cotta, buried deep into the ground, and thus it was very delicious. Eventually, the wine became popular, more and more people purchased it and then they told each other about
it. And that was how Hong Dao wine had been known and became one of the most famous specialties in Quang Nam until today. According to the traditional experience, Hong Dao Wine is not only used as a tonic for blood pressure but also as a pre-meal appetizer for a better meal. A glass of wine containing a deep love of the ancient people reminds the Vietnamese people about their origins. Usually, Hong Dao wine can only be drunk during Tet holiday, engagements, weddings and other special occasions.
Đặc sản rượu
Ba Kích
Ba kích, có tên khoa học là Morinda officinalis how, là cây dược liệu quý. Ba kích có tác dụng tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng, chống độc, kháng viêm, tăng cường quan hệ vợ chồng, tăng cường hoạt động não, giúp ngủ ngon. Cây ba kích có ở nhiều nơi và trồng được như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Quảng Nam...Tuy nhiên, ba kích ở vùng rừng núi huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh - nơi có khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt phù hợp luôn hội tụ những tinh túy đất trời cho chất lượng củ tuyệt vời của loài cây sinh ra dành cho giới đàn ông này, có lẽ cũng vì thế mà rượu ba kích tím Ba Chẽ luôn được giới mày râu săn lùng ưa thích Để ngâm rượu, củ ba kích sẽ được rửa sạch, bóc vỏ lấy phần thịt, hoặc đập giập để bỏ lõi. Sau đó cho vào ngâm với rượu trắng. Thời gian thích hợp nhất để ngâm loại rượu này là vào mùa xuân hàng năm, khi tiết trời ấm áp. Đợi khoảng một năm, khi tinh chất trong củ ba kích hòa tan vào rượu là ta đã có được một loại thức uống hấp dẫn. Rượu được ngâm càng lâu thì độ sánh, mùi vị và hương thơm lại càng ngon vô tận. Đã là du khách đến với, hãy đừng bỏ qua mà cùng quay quần bên những món đặc sản như chả mực, hải sản tươi sống,...trong men say nhẹ nhàng của u rượu ba kích, đà đưa từng câu chuyện nơi biển trời bao la.
Ba Kich wine Ba Kich, also known as Morinda officinalis, is a precious medicinal plant. Its benefits are increasing endurance, increasing resistance, anti-toxic, anti-inflammatory, strengthening sexual performance, strengthening brain activity, improving sleeping health and so on. Ba Kich grows in many places such as Quang Ninh, Lang Son, Quang Nam… However, the one that grows in the mountainous area of Ba Che com-
ĐỒ UỐNG VIỆT - VIETNAMESE BEVERAGE SPECIALTIES
mune in Quang Ninh always produces exellent quality bulbs as the area is blessed by its nature. Because of its benefits, such purple Ba Kich wine of Ba Che is favored and sought by men. To make wine, Ba Kich bulb will be washed and peeled off the skin, or smashed to remove the pith. After that the flesh will be soaked with white wine. The best time to make this wine is in spring when the weather is warm. After about a year when the white wine and the Ba Kich bulb are totally blended in will produce a delicious liquid. The longer the wine is kept, the better the taste. Once you visit Ha Long, Quang Ninh province, you should not miss a local meal with many traditional foods such as grilled squid, fresh seafood…. and of course a glass of Ba Kich wine when enjoying the beautiful view of the bay.
Mật ong đất Mũi Cà Mau Đến với đất rừng U Minh, du khách được biết đến một đặc sản trứ danh, là một thương hiệu của vùng đất Cà Mau, đó là mật ong . Mật ong được ví là cao của trăm thứ hoa – là một loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, thường dùng làm thuốc, làm thức ăn bồi bổ cho mọi lứa tuổi. U Minh Hạ vốn nổi tiếng với mật ong từ xưa đến nay. Toàn bộ rừng U Minh Hạ là một cái kho nguyên liệu khổng lồ để ong làm mật – đó là hoa tràm. Chất lượng mật ong hoa tràm U Minh Hạ luôn đứng đầu cả nướcĐầu tháng 3 tháng 4 âm lịch, rừng tràm bắt đầu
lác đác trổ bông. Bông tràm nhỏ nhắn, phủ trên ngọn tràm như mái tóc vừa ngã bạc. Từng chùm, từng chùm nhụy mềm mại, mùi thơm dịu, kín đáo lan nhẹ trong không gian, quyến rủ từng đàn ong bay đi hút mật từ những kèo gác trước đó cho ong làm tổ. Mật ong thu hoạch từ mùa này – tức là mùa nắng được xem là thứ mật tốt nhất và giá trị nhất. Người dân nơi đây thu hoạch bằng phương pháp thủ công nhằm giữ nguyên hương thơm, vị ngọt tự nhiên và hoàn toàn nguyên chất. Mật ong Cà Mau có đặc tính riêng không giống với bất cứ loại mật ong nào khác, màu trong, vàng như nước cam vừa được vắt, những giọt mật được chắt lọc kỹ càng. Mật đặc, rót vào chai không cần phểu. Mật không bị pha trộn, để lâu năm không đổi màu, không biến chất và không bị đọng đường. Theo các nhà khoa học, mật ong thường – tức là ong nuôi đã tốt, mật ong thiên nhiên rừng U Minh Hạ càng tốt hơn. Trong thành phần của mật ong U Minh Hạ có nhiều hoạt chất khác nhau như vitamin B6, riboflavin, niacin, sắt, sodium, kẽm, calci, các loại axit amin, đường glucose, fructose... có khả năng giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch.
Ca Mau
Honey Visiting U Minh forest, tourists will be introduced a famous specialty of Ca Mau, which is honey. Honey is known as the “jelly” of hundreds of flowers and it is a nutritional food, often used as medicine for all ages. U Minh Ha has been well-known for its honey. The entire forest of U Minh Ha is a vast source for bees to make honey - it is cajuput. The quality of melaleuca honey of U Minh Ha is always in the top all over the country. Cajuput trees begin to blossom in early March or April of the lunar calendar. Cajuput flowers are small but their gentle fragrance lingering in the air attracts the bees to come and suck the sugary juice in the heart of the flowers and later make honey. Honey that is ed during this season - the sunny season - is considered the best and most valuable product. The local people collect honey manually to keep its fragrance, natural sweetness and complete pureness. Ca Mau’s honey is different from others, the liquid is clear, with an orange color, and each drop is solid. Nothing is added into the honey that helps it be able to be kept for years without changing its color and quality. U Minh Ha honey contains various nutrients such as vitamin B6, riboflavin, niacin, iron, sodium, zinc, calcium, other essential amino acids, glucose, fructose, etc. that are good for health and immune system.
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
93
ĐỒ UỐNG VIỆT - VIETNAMESE BEVERAGE SPECIALTIES
Rượu Sim
Phú Quốc Trên chuyến bay trở về Hà Nội từ Phú Quốc, chúng tôi gặp được anh Kuniharu Yamada, một chuyên gia về sản phẩm đặc sản địa phương của Nhật Bản lần đầu đến Việt Nam. Chia sẻ về chuyến đi, bên cạnh những cảm giác khó diễn tả về hòn đảo ngọc mang vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí với những bãi biển đẹp có một không hai trên trái đất này, anh Yamada còn không ngớt trầm trồ về đặc sản rượu Sim mà anh được thưởng thức. Với anh, vị ngọt chát, mùi thơm của rượu Sim còn mãi đọng lại và trở thành một kỷ niệm khó quên của chuyến đi Phú Quốc là nơi có nhiều cây sim nhất Việt Nam. Khi đặt chân đến đây, hầu hết ai nấy cũng đều phải choáng ngợp trước không gian rộng lớn, như được lạc vào rừng sim với vô số trĩu quả chín mọng trên cây. Sim chín rộ vào mỗi dịp tháng giêng âm lịch nên có nhiều mật ngọt, khi chế biến rượu sẽ rất chất lượng và có hương vị thơm ngon. Rượu Sim được làm từ những trái sim chin ngon nhất, được ủ rất lâu cho đến khi lên men và rượu có màu hồng hồng như màu rượu vang, uống thử vị ngọt thanh và thêm chụt vị chát chát. Giống như rượu vang, rượu Sim có tác dụng tốt cho sức khỏe, tốt cho hệ tiêu hóa, bổ máu, giúp khí huyết ăn ngủ ngon giấc. Không chỉ anh Yamada mà dường như bất kỳ du khách nào đến với Phú Quốc cũng có những chai rượu Sim trong hành trang đem về của mình.
Phu Quoc Sim
(Rhodomyrtus tomentosa berry) Wine On the flight from Phu Quoc to Hanoi, we met Mr. Kuniharu Yamada an expert on local Japanese specialty products. It was his first time in Vietnam. Sharing about the trip, besides his indescribable feelings about the natural and mysterious beauty of the 94
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
island with extraordinary beaches, Yamada was impressed with the Sim wine. For him, its bittersweet taste and sweet smell still remain as an unforgettable memory of the trip. Phu Quoc is the place that plants the largest number of rhodomyrtus tomentosa berry trees in Vietnam. Anyone who has visited this place will definitely be amazed by the huge plantation like getting lost in a rhodomyrtus tomentosa berry forest with heaps of ripe fruits. Rhodomyrtus tomentosa berries’ season is in January of the lunar month when the fruits will be very sweet and the
wine will be of very high quality and very tasty. Sim wine is made from the finest ripe fruits fermented for a long time. It has a pink color similar to the color of other wines but its taste is finely sweet and a little bit tart. It is also a healthy product that is good for digestive health, blood quality, blood circulation, appetite and sleep, especially for the old people who often experience bone retro gradation. Not only Yamada but it seems like every visitors to Phu Quoc will be happy to buy some Sim wine bottles before going home.
THẢO DƯỢC
Herbal Products MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
95
THẢO DƯỢC - HERBAL PRODUCTS
Quế Trà My Mỗi khi nhắc đến Nam Trà My, người ta sẽ nghĩ ngay đến đặc sản nối tiếng của vùng đất này, đó chính là quế Trà My, hay còn được gọi với cái tên mỹ miều “Cao Sơn Ngọc Quế”. Vùng quế Trà My rộng lớn, nhiều cây quế cổ thụ có trên 100 năm tuổi, ngày đêm tỏa hương thơm ngào ngạt khắp bản làng. Người dân tộc Xơ Đăng ở Nam Trà My đến nay vẫn còn giữ một tục lệ quý gắn với cây quế. Đó là khi con cái đi lấy chồng, lấy vợ, nếu người Kinh để bạc để vàng, thì người dân nơi đây hồi môn cho con vườn quế. Vườn ấy thường được trồng từ khi đứa trẻ còn nhỏ, nhanh nhất 15 năm quế cho thu, đứa trẻ trưởng thành cũng chính là lúc thu hoạch, bán quế lấy tiền. Với người Xơ Đăng, Ca Dong, Mơ Nông… ở Trà My, cây quế ấy là bạc, vàng. Nhờ đó mà giống quế gốc Trà My còn được giữ đến hôm nay. Cái nắng gay gắt của miền Trung làm nhiều loài cây khó có thể sinh tồn nhưng lại làm cho quế Trà My cái chất riêng của mình mà không loại quế nào có được. Quế Trà My không chỉ thơm man mát mà còn có hàm lượng tinh dầu rất cao, là nguồn dược liệu quý giá chữa bách bệnh như viêm khớp, nhức đầu, cảm ho, đau họng... Ngoài ra, Quế Trà My đây cũng được xem
96
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
là một trong những loại gia vị phổ biến dùng để ướp hoặc hòa trộn để tạo hương liệu các mon ăn, kem hoặc bánh.
Các sản phẩm quế của Trà My từ vỏ quế, bột quế, tinh dầu quế, đến cả các sản phẩm thủ công trang trí từ Quế được người tiêu dùng hết sức ưa chuộng, được lựa chọn là sản phẩm chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Sản phẩm quế Trà My cũng đã được thị trường thế giới công nhận và đang dần được mở rộng ra nhiều nước trên thế giới như Úc, Mỹ, Canada...
Tra my Cinnamon
Whenever mentioning about South Tra My, many may immediately recall its famous specialty, which is cinnamon, or can be called with a beautiful name as “Cao Son Ngoc Que”.
Tra My village is very big and there are many cinnamon trees of over 100 years old, scenting their fragrance all over the village. Xo Dang ethnic people in South Tra My still preserve their tradition that offers their offspring a cinnamon farm land when they get married. Such farm land has been preserved since the birth of their descendants. The harvest time is 15 years minimum that is also the time when the young people are matured. To Xo Dang, Ca Dong and Mo Nong people in Tra My, cinnamon trees are their treasures like gold and silver. This is why the original cinnamon trees in Tra My are still existed till today. The hot, sunny middle region can hardly plant any other kinds of trees except for cinnamon. Tra My cinnamon does not only have a nice scent but also have many benefits. For instance, it can help cure many diseases such as arthritis, headache, bad cold, sore throat, etc. Besides, Tra My cinnamon is also known as one of the popular spices, used for different kinds of food, ice-cream or cakes. All cinnamon products of Tra My from the crust, powder, essence to handicraft products for decoration have been favored by many people in Vietnam. Tra My cinnamon products have been also known in many places in the world and sold in some countries such as Australia, USA, Canada, etc.
THẢO DƯỢC - HERBAL PRODUCTS
Hương hồi xứ Lạng
Đối với người con xứ Lạng, hương hồi đã trở thành ký ức ngọt ngào của tuổi thơ. Từ trong giấc ngủ cho đến những buổi chăn trâu cắt cỏ, đâu cũng thoang thoảng hương thơm ấy. Thậm chí, trên những con đường đến lớp, cuốn vở cũng đượm mùi thân thương ấy. Vào mùa hồi chín, rừng tràn ngập những cánh hoa hồi, tỏa hương thơm ngào ngạt, đem lại sự ấm no cho đồng bào các dân tộc nơi đây.
đó đây đều nổi lửa, thắp đèn suốt ngày đêm, vui như mở hội.
Với diện tích rừng Hồi có trên 33.000 ha, hình thành vùng sản xuất tập trung và trở thành nguồn hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Lạng Sơn. Các sản phẩm chủ yếu như hoa hồi khô, bột hồi, đặc biệt là tinh dầu hồi…được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống như làm thực phẩm, bánh kẹo, mỹ phẩm... Tinh dầu hồi Lạng Sơn được chiết xuất thủ công với các kinh nghiệm gia truyền luôn tạo được uy tín với khách hàng. Đến với xứ Lạng trong mùa chế biến hồi, khắp bản làng
Anise plant
Hồi Lạng Sơn được bầu là một trong 10 đặc sản thiên nhiên nổi tiếng của Việt Nam, được coi là tài sản quốc gia, được Nhà Nước bảo hộ độc quyền trong nước cũng như ở một số thị trường lớn trên toàn cầu.
Lang Son To many Lang Son people, the scent of anise plant became a sweet memory of their childhood. From their dreams to the time of herding cattle, the fragrance is lingering everywhere, even into each person’s mind, or on the way to school or on the book’s cover. In the season of anise, the forest is full
of anise plants, and its aroma brings a feeling of comfortable life to the people of this land. With an area of 33,000 ha, Anise forest has become the main source for exportation of Lang Son province. The products are mainly dried anise flowers, anise powder, and especially anise essence which are used widely on the market to make food, candy, cosmetics and so on. Anise essence of Lang Son is extracted manually by traditional experiences, which is so popular among consumers. If you visit Lang Son during the season of anise, you can see the whole village lighted up throughout days and nights just like it holds a festival. Lang Son anise plant is voted as one of the 10 famous natural specialties of Vietnam, it is also considered as the nation’s property, which is carefully protected nationally and globally.
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
97
THẢO DƯỢC - HERBAL PRODUCTS
như bột gấc, dầu gấc, thực phẩm chức năng từ gấc… đã gây được tiếng vang lớn với người tiêu dùng và đang được xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc… với sự tiên phong của Công ty VNPOFOOD cùng những người dân vùng nguyên liệu gấc trải dài ở nhiều tỉnh thành và vùng miền trên cả nước như Hải Dương, Bắc Giang, Thái Bình, Tuyên Quang, Lạng Sơn….
Vietnamese Spiny bitter gourd (Gac) Gac (Spiny bitter gourd) had always been familiar to everyone in Vietnam, used to make a traditional dish that is red sticky rice. Along with the time, from being just a normal type of fruit, Gac has become a special fruit with an amazing usage, and the American has named it as “the fruit of paradise”
Gấc Việt Trái gấc từ xưa đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam, gắn liền với món ăn truyền thống là xôi gấc. Cùng với thời gian, trái gấc từ một loại trái dân dã đã “trở thành” một loại quả với nhiều công dụng thần kỳ, và được người Mỹ mệnh danh là “ Loại quả đến từ thiên đường”. Việt Nam là một trong số rất hiếm các nước trên thế giới có cây Gấc. Gấc là cây rất dễ trồng, có thể thích nghi với mọi địa hình, từ bờ ao, bờ mương đến các diện tích đất vườn, gấc trồng một lần thu hoạch được tới 10-15 năm. Từ xưa, ngoài việc dùng để nấu xôi hoặc tạo màu cho thức 98
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
ăn, người Việt Nam đã biết sử dụng dầu gấc bôi vết thương hoặc vết bỏng đang lành để kích thích lên da non. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, và cùng với đó là hàng loạt các công trình nghiên cứu về gấc trên thế giới đã chỉ ra rằng, trong gấc có rất nhiều Beta Caroten, Lycopen, Vitamin E,…Đây là các chất có tác dụng bổ mắt, sáng mắt, chống lão hóa, chống các chất độc hại có trong thức ăn và môi trường, phòng chống các bệnh về tim mạch, phòng chống ung thư, tăng cường sức đề kháng,… Với những công dụng tuyệt vời , các sản phẩm từ gấc của Việt Nam
In the past, besides being used to make sticky rice or color food, Vietnamese have used its oil to heal wounds or burns on the skin. The development of science and technology based on a series of studies on this fruit in the world have found that it contains many nutrients such as Beta-Carotene, Lycopene, Vitamin E, and so on. which are good for eyes, immune system and also helps improve heart health, cancer prevention, aging prevention, toxin reduction in food and the environment. With such great benefits, products from Gac in Vietnam such as Gac flour, Gac oil, Gac functional foods, etc. have been highly appreciated by local consumers and exported to the U.S., Europe, Japan, and South Korea by the pioneering VNPOFOOD company whose suppliers are the farmers from many provinces and regions of Vietnam such as Hai Phong, Bac Giang, Thai Binh, Tuyen Quang, Lang Son….
THẢO DƯỢC - HERBAL PRODUCTS
Artichoke Đà Lạt Đà Lạt – xứ sở thông reo sở hữu những đặc quyền thiên nhiên với khí hậu ôn hòa, mát mẻ, đủ bốn mùa trong một ngày là điều kiện sinh sống tuyệt vời cho cỏ, cây, hoa, lá. Đà Lạt là một địa điểm du lịch lý tưởng đối với những người yêu thích sự lãng mạn bình yên, Đà Lạt cũng là thành phố ngàn hoa, là quê hương của rất nhiều đặc sản nổi tiếng, từ rượu vang, Cà phê Arabica Cầu Đất, chè, các loại mứt hoa quả …Nhưng có lẽ một đặc sản mà bất kỳ ai đến với Đà Lạt cũng đều thưởng thức và mua làm quà chính là các sản phẩm đa dạng từ Atiso. Nhắc đến Atiso, trước hết phải kể đến món ăn nức tiếng, bông Atiso hầm xương heo, Vị ngọt của xươn quyện với vị thanh mát của bông Atiso cho ra đời món canh không chỉ ngon miệng mà còn vó cùng bổ dưỡng. Cách thưởng thức món ăn này cũng rất thú vị “có một không hai”. Bông sau khi được hầm nhừ sẽ múc ra chén, dùng tay gỡ từng lớp cánh, hết lớp này đến lớp khác, nhai từ từ và thật kỹ mới có thể thụ hết vị thanh ngọt của loài bông này. Điểm đặc biệt ở loài cây dược liệu quý này là từ lá đến thân, rễ và bông đều có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau mà không cần phải bỏ bất cứ bộ phận nào. Không chỉ là loại rau hoa cao cấp, bông Atiso được sấy khô để bào quản lâu. Bông Atiso là phần quý nhất của cây, các bộ phận còn lại như lá, thân, rễ thường được phơi khô nấu nước uống. Ngoài ra, lá Atiso được nấu thành cao, đặc biệt tốt cho gan và trị bệnh mất ngủ. Atiso còn nối tiếng ở dạng trà túi lọc. Nếu có dịp ghé qua nơi đây, hãy chậm một chút để tận hưởng ly trà Atiso Đà Lạt tươi mới với vị ngòn ngọt, thanh mát, nóng hổi trên tay. Để khi trở về ta vẫn bồi hồi ngóng trông cái hương vị còn quyến luyến đâu đây. Một Đà Lạt trong bao nhiêu cõi lòng thi vị một Atiso nhớ mãi cho những vị khách vãn lai ghé chân dù chỉ một lần.
Dalat Artichoke Dalat – the peaceful region with natural climate and 4 seasons in a day – is an excellent living condition for grass, trees, flowers, and many other plants. Dalat is an ideal attraction, suitable for people who want to enjoy its romantic peace. Dalat is also known as a city of flowers, the hometown of many famous specialties, from red wine, Arabica coffee, tea, and a wide range of fruit jams. But the most famous one is Artichoke products that no one could miss. Talking about artichoke, first of all, it should be mentioned about the famous food like pork ribs stewed with artichoke. The sweetness from pork ribs is blended with the fine taste of artichoke’s flower bud, which is not only tasty but also very nutritious. The way of enjoying this food is quite inter-
esting “it is one and only”. After the flower bud is stewed, it is poured into a bowl, each layer of the flower have to be separated by hands, and chewed slowly until the sweetness of the flower is totally swallowed. What makes this plant special is that from its leaves, trunk, roots to its bud can be used for different purposes. Artichoke is a luxury flower and normally dried for preservation. The flower bud is the most precious part, while other components like leaves, trunk, and roots are dried and boiled with water as a healthy drink. Besides, Artichoke leaves can be cooked until solid to make a supplement for liver and sleep health. Artichoke is also made in the form of tea bags. If you have a chance to visit this place, simply sit down and enjoy a cup of Dalat Artichoke tea. It will leave an alluring scent in your nose that you will not forget. MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
99
THẢO DƯỢC - HERBAL PRODUCTS
Nghệ
Bắc Cạn
Cây nghệ đã được biết đến và trồng tại Bắc Cạn từ nhiều năm về trước, nhưng với mục đích chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dân. Cây nghệ dù tiềm năng những vẫn chưa được coi là loài cây giá trị. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, công nghệ chế biến hiện đại đã làm ra nhiều sản phẩm hữu ích từ những củ nghệ tươi, khiến nghệ Bắc Cạn dần có chỗ đứng trên thị trường. Giống nghệ Bắc Cạn trồng chủ yếu vẫn là giống nghệ răm, đây là loại nghệ địa phương củ nhỏ, màu vàng đậm, tuy năng suất thấp nhưng chất lượng tốt, hương vị thơm đậm hơn giống nghệ lai. Để làm bột nghệ, đun sôi củ nghệ 30 – 45 phút, sau đó sấy khô và tán thành một loại bột màu vàng cam sẫm, dùng làm gia vị chế biến trong các món ăn hàng ngày. Nhưng phổ biến hơn cả, nghệ Bắc Cạn được thu hoạch về để chiết xuất ra tinh bột nghệ nano bằng dây chuyền hiện đại. Trong tinh bột nghệ có chứa một loạt các hoạt chất chống oxy hóa, kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm, ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, chống viêm…Hơn nữa, trong tinh bột nghệ còn có rất nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh như protein, chất xơ, niacin, Vitamin C, Vitamin E, Vitamin K, kali, canxi, đồng, sắt, magiê và kẽm. Vì vậy, không ngạc nhiên khi tinh bột nghệ được coi là loại thảo dược quý trong việc phòng và chống các loại bệnh tật.
Bac Kan Turmeric
Turmeric plants have been planted in Bac Kan for many years ago, with the main purpose of meeting the essential demand of the growing population. Though turmeric is potential but was not yet recognized as valuable. Nevertheless, recently, the modern processing technology has produced many useful products from fresh turmeric, allowing Bac Kan to gain its position on the market. Bac Kan turmeric is only available in the local area, it has small bulb, dark yellow color. Although the productivity is low, it has a good quality with a strong scent. In order to make curcumin powder, the turmeric will be boiled in 30 – 45 minutes, then dried and dissolved into a yellow powder, and finally use as spices for food. More popular than anything else, Bac Kan turmeric is harvested and processed into nano curcumin powder under the modern chain. Curcumin powder contains antioxidant, anti – virus, anti – bacteria, anti – fungus and anti – inflammatory. Furthermore, this powder also have many other nutrients such as protein, fiber, niacin, Vitamin C, E, K, kali, calcium, metal, magnesium and zinc. Therefore, it is not surprised when curcumin powder is considered as a valuable medical herb for the prevention of many diseases. 100 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THẢO DƯỢC - HERBAL PRODUCTS
Tiêu Cùa Quảng Trị Ai đã một lần đến Quảng Trị thưởng thức ẩm thực của vùng đất này, ít nhiều cũng được nếm gia vị tiêu khô, đặc biệt là Tiêu được trồng tại vùng Cùa thuộc hai xã Cam Chính và Cam Nghĩa của huyện Cam Lộ. Không phải tự nhiên mà hạt tiêu của Quảng Trị nổi danh ở Việt Nam và trên thế giới. Từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, người Pháp đã chọn Quảng Trị làm nơi trồng cây hồ tiêu và xuất khẩu sang Pháp, Singapore, Hồng Kông..., được các nhà buôn nước ngoài coi như “vàng đen” của Việt Nam. Tiêu Cùa ngon và được Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam công nhận tiêu khô Quảng Trị có chất lượng tốt nhất. Các nhà khoa học đã phân tích, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt của Quảng Trị đã làm cho hạt tiêu ở đây vỏ mẩy, hạt chắc, cay và thơm nồng. Cây tiêu được trồng trên cây choái sống, người trồng tiêu chỉ sử dụng nguồn phân bón hữu cơ, chăm sóc theo kiểu truyền thống nên đã tạo ra cho hồ tiêu Quảng Trị một tính chất khác biệt. Dung trọng của tiêu khô đạt trên 600 gam/ lít (hạt tiêu đặc) tiêu cay hơn và thơm hơn những nơi khác. Thế nên, không chỉ được tiêu thụ rất tốt tại thị trường Việt Nam, Tiêu Cùa hiện thu hút được sự quan tâm rất đặc biệt của nhiều khách hàng quốc tế và mỗi lần xuất khẩu ra nước ngoài, “vàng đen” Quảng Trị rất được bạn hàng mua với giá cao hơn các nơi khác nhiều lần. Mời bạn hãy một lần thưởng thức Tiêu Cùa để cảm nhận hương vị nồng cay, thơm ngon không nơi nào trên đất nước Việt Nam sánh được.
Cua Pepper of Quang Tri
Whoever has been to Quang Tri should not forget to try the specialties of this land, especially its pepper, which is planted in Cua village between Cam Chinh and Cam Nghia commune in Cam Lo province. Quang Tri pepper is not only famous in Vietnam but also all over the world. Back to the end of the XIX century and the start of XX century, the French merchandiser had chosen Quang Tri as a place to plant pepper and export to France, Singapore, Hong Kong…., traders regarded it as the ‘black gold’ of Vietnam. Cua pepper is delicious and has been recognized for its high quality by the International Pepper Community (IPC). Scientists have concluded that the weather and harsh climate of Quang Tri play the key role in the production of such special pepper. Pepper trees are planted with organic fertilizers and pesticides in a traditional way, thus Quang Tri pepper has obtained a unique
characteristic. The density of pepper reached above 600 gram/liter (condensed pepper), the pepper is spicier and tastier compared to other places. Hence, such pepper is not only highly consumed in Vietnamese market but also gained attention of many international consumers. Whenever being exported overseas, the “black gold” of Quang Tri can be sold with much high prices comparing to other competitors. It is highly recommended to try Cua pepper to feel its spiciness and deliciousness that can’t be found anywhere else in Vietnam. MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
101
THẢO DƯỢC - HERBAL PRODUCTS
Nước tắm thảo dược
của người Dao
Người Dao đỏ - Tà Phìn, Sapa từ lâu đã rất nổi tiếng với truyền thống sử dụng cây thuốc phong phú và có nhiều bài thuốc đặc hiệu. Trị liệu bằng phương pháp tắm là nét văn hóa đặc trưng, độc đáo, là một phẩn không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người Dao. Tương truyền, lá tắm người Dao được sử dụng để phục hồi cho phụ nữ sau khi sinh. Phụ nữ Dao Đỏ được tắm lá thuốc thường chỉ sau 3 ngày là lên nương làm dẫy, sinh hoạt bình thường. Bên cạnh đó, lá tắm người Dao Đỏ còn được sử dụng cho người mới ốm dậy, cơ thể và sức đề kháng còn yếu. Những người lao động vất vả trong thời gian dài, hoặc đi rừng lâu ngày phục hồi sức khỏe. Nếu bạn lên bản Tả Phìn, Sapa và vào những gia đình người Dao ở đây, chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi bài thuốc tắm này mỗi người sử dụng có một công thức khác nhau. Để có nồi thuốc tắm tốt, ngoài việc tìm kiểm đủ các cây thuốc thì cách pha chế nước tắm cũng rất quan trọng, vì mỗi
loại thảo dược đều có một đặc tính riêng và cách pha chế khác nhau. Mỗi nồi nước tắm có tới 15 loại thảo dược khác nhau, đối với những nước tắm cho cơ thể mệt mỏi hoặc đang trải qua thời kỳ đau ốm, thì dược liệu có thể lên đến trên 30 loại cây. Ai đã một lần đến với Sapa và trải nghiệm tắm thuốc của người Dao đều cảm thấy vô cùng dễ chịu, bao căng thẳng, mệt mỏi của mỗi người sau những tháng ngày vất vả đều chẳng còn ngoài hương thơm nhẹ nhàng luôn còn lan tỏa đâu đây. Để lưu truyền những bài thuốc quý này, với sự nghiên cứu của khoa học hiện đại, các bài thuốc tắm của người Dao đã được bào chế thành các sản phẩm tiện lợi cho khách du lịch đem về, và đến với Sapa chắc chắn đây là những sản phẩm quà tặng du khách không thể quên trong hành trang của mình.
Herbal bathing
of Dao people
Red Dao people – Ta Phin, Sapa, has long been famous for their traditional usages of various herbals and many effective remedies. Therapeutic uses
herbal leaves for bathing has been known as the regional and special cultural of the Dao. It is believed that the herbal leaves are used to regenerate energy for postpartum women. Dao women will be recover within 3 days after bathing in herbal leaves and can do their farm work and normal activities. Besides, this remedy is also used for sick people who have a weak body and immune system as well as people who worked strenuously for long a long period of time. If you come to Ta Phin village, in Sapa and meet local families of Dao people, you will be surprised to know that each family may have the own remedy. To have a medicinal bath on the 30th of Tet holiday, besides looking for all types of herbals, the preparing method is also rather important. As each of these herbals would have a different characteristic and require different methods. Each herbal bath uses 15 different types of herbal, but for those who are experiencing tiredness and sickness, the ingredients can add up to 30 types of medicinal herbs. Whoever has been to Sapa and experienced bathing with medicinal herb would feel so comfortable, and all pressure and tiredness of hard working days are entirely relieved but only a refreshing fragrance left on their body. To promote such remedies successfully, thanks to the modern science, the bathing herbals of Dao people have been made as products that tourists may carry home. When come to Sapa, these products are surely the valuable gifts that no one would leave behind.
102 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Tiềm năng của thị trường
mỹ phẩm tự nhiên Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường nổi tiếng Grand View Research, thị trường mỹ phẩm hữu cơ toàn cầu có thể đạt 15,98 tỷ đô la vào năm 2020 do nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với các dòng sản phẩm tự nhiên và hữu cơ để chăm sóc da, chăm sóc tóc và trang điểm. Một phân tích thị trường mới đây của Persistence Market Research cũng đã chỉ ra rằng sự tăng trưởng hàng năm của thị trường mỹ phẩm hữu cơ toàn cầu sẽ đạt tới gần 22 tỷ đô la vào năm 2024. Những con số này cho thấy tỉ lệ tăng trưởng sẽ đạt xấp xỉ 8-10% mỗi năm. Trước đó, thị trường này đã được ước tính đạt giá trị 11.057,1 triệu USD vào năm 2016. Điều này có nghĩa là các nhà phân tích dự đoán con số này sẽ tăng gấp đôi chỉ trong vòng 8 năm tới. Có nhiều yếu tố giúp đẩy mạnh sự tăng trưởng của thị trường mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ, trong đó có sự mở rộng của các kênh phân phối cũng như sự tăng khả năng tiếp cận khách hàng kể cả qua kênh trực tuyến và qua các kênh bán lẻ. Ngoài ra, sự nghiên cứu và ra đời các dòng sản phẩm phẩm mới, sự phát triển của các chiến lược quảng cáo cũng như sự tăng trưởng trong khả năng chi tiêu của người tiêu dùng vào các sản phẩm cao cấp là những yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng chung của thị trường sản phẩm mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ trên thế giới.
CÁC DÒNG SẢN PHẨM CHÍNH CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM HỮU CƠ Các sản phẩm chăm sóc da vẫn duy trì vị trí hàng đầu trong tỉ lệ bán ra của thị trường mỹ phẩm hữu cơ, và được dự kiến trở thành lĩnh vực thu hút nhất với 30,9% thị phần vào năm 2024, tiếp theo sau là dòng sản phẩm chăm sóc tóc. Điều này có nghĩa là sản phẩm chăm sóc da tự nhiên và organic sẽ chiếm gần một phần ba tổng số thị trường mỹ phẩm hữu cơ của thế giới. Sự tăng trưởng của bộ phận các sản phẩm chăm sóc da trên thị trường mỹ phẩm thiên nhiên và organic được thúc đẩy chủ yếu bởi sự gia tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm có chứng nhận tự nhiên, cùng với sự gia tăng ý thức của người tiêu dùng về vấn đề an toàn sức khỏe của sản phẩm. Nhờ sự phổ biến và sở thích ngày càng gia tăng của người tiêu dùng đối với các kênh bán lẻ mỹ phẩn trực tuyến, thị trường toàn cầu được kỳ vọng sẽ chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn tới. CÁC KÊNH PHÂN PHỐI CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM HỮU CƠ Thị trường làm đẹp tự nhiên và hữu cơ toàn cầu tiếp tục được phân loại trên cơ sở các kênh phân phối như đại siêu thị / siêu thị, nhà bán lẻ, cửa hàng thuốc, các kênh bán lẻ trực tuyến và cửa hàng bán lẻ. Các siêu thị lớn nhỏ là kênh chính để bán các sản phẩm mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ và dự kiến chiếm 28,4% thị phần toàn cầu trong năm 2016. Các nhà bán lẻ trực tuyến cung cấp một kênh bán hàng phổ biến khác, với ước tính trị giá 1.979,3 triệu đô la Mỹ vào cuối năm 2016. Bán lẻ trực tuyến là một trong những kênh phân phối quan trọng nhất được sử dụng bởi nhiều công ty khác nhau, cho phép các công ty đẩy mạnh sự thâm nhập thị trường của các dòng sản phẩm, cải thiện khả tăng tiếp cận tới người tiêu dùng và gia tăng số lượng người tiêu dùng.
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
103
THẢO DƯỢC - HERBAL PRODUCTS
Global Organic Beauty Market:
Main Sectors Theo sự phân tích của các khu vực, Bắc Mỹ là thị trường chính và dự kiến chiếm 33,5% thị phần toàn cầu vào cuối năm 2016. Các thị trường lớn khác là Châu Âu, Châu Á Thái Bình Dương (APAC) bao gồm các thị trường lớn như Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Các nhà phân tích vẫn duy trì cái nhìn tích cực trong sự phát triển dài hạn của thị trường sản phẩm chăm sóc cá nhân tự nhiên và hữu cơ trên toàn cầu. Theo đó, doanh thu toàn cầu được dự đoán vượt 21.776,9 triệu USD vào năm 2024 và với mức tăng trưởng hàng năm là 8,8% trong giai đoạn này.
Skincare maintains the top billing in the global organic beauty market, and is expected to emerge the most attractive segment with 30.9% share by 2024, followed by haircare. This means that natural and organic skincare will form close to one-third of the total global organic beauty market. The growth of the skincare products segment in the global natural and organic skin care products market is driven primarily by increasing demand for clean label products, coupled with increasing number of health conscious consumers globally. Owing to increasing popularity and consumer preference towards online retail channel for purchasing cosmetics and hair care products, the global market is expected to witness significant growth over the forecast period.
Potential of
Global Organic Beauty Market:
According to the report of Grand View Research, the global organic beauty market was likely to reach $15.98bn by 2020, as demand for organic skincare, haircare and colour cosmetics drives consumers to look for natural and organic labels.
The global natural and organic beauty market is further segmented on the basis of distribution channel as hypermarkets/supermarkets, specialty retailers, drug stores, online retail and direct sales. The hypermarkets/supermarkets segment is a major channel for sales of natural and organic personal care products and is expected to account for 28.4% share of the global market in 2016.
organic beauty market Distribution Channels Now new market analysis released by Persistence Market Research has shown that with the year-on-year growth in organic beauty, the global market should be worth just under $22bn by 2024. Those figures suggest approximate growth of 8-10% per year. The current natural and organic beauty market is estimated to reach the value of US$ 11,057.1 Mn in 2016, which means that analysts expects the market’s value to double in the next 8 years. The growth of the global natural and organic personal care product market is driven by factors such as the expansion of distribution channels, increasing online customer reach, and modern retailers’ shift towards offering premium personal care products on shelves. Also, new product development, advertisements, and increasing spending capacity of consumers on premium products are primary factors driving overall growth of the global natural and organic personal care products market. 104 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Online retailers offer another popular sales channel, with this segment estimated to be valued at US$ 1,979.3 Mn by 2016 end. Online retail is one of the most significant distribution channels used by various companies. Online retailers enable companies to enhance product penetration, improve consumer reach, and expand consumer base. As per regional segmentation analysis, North America is the major market and is expected to account for 33.5% share in the global market by 2016 end. Europe and Asia Pacific (APAC) are another major markets for natural and organic personal care products, with Japan, China, and India being other major markets. Analysts maintain a positive long-term outlook on the global natural and organic personal care products market, anticipating global revenue to exceed US$ 21,776.9 Mn by 2024, at an annual growth of 8.8% during this period.
OVOP Quốc tế The international “one
village one product” MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
105
Sáng kiến
IRODORI ở thị trấn KAMIKATSU
Thị trấn Kamikatsu nằm vùng núi của tỉnh Tokushima. Nó từng được coi như ví dụ điển hình của một thị trấn nhỏ nằm ở nơi hẻo lánh với dân số ngày càng giảm của Nhật Bản, từ 6,200 người năm 1955 xuống còn 2,100 người như hiện tại, 46% trong số đó đều hơn 65 tuổi. Sáng kiến Irodori đã thành công trong việc biến thị trấn vô vọng này hồi phục sinh lực. Năm 1979 đánh dấu sự chuyển mình của thị trấn Kamikatsu khi ông Tomoji Yokoishi đến nơi này, lúc đó chỉ là một sinh viên mới tốt nghiệp trường Cao đẳng Nông nghiệp Tokushima, để làm việc như một nhân viên khuyến nông. Khi đến thị trấn ảm đạm này, nơi nông dân chỉ kiếm được thu nhập ít ỏi từ những cánh đồng lúa nhỏ nằm phía sâu trong thung lũng, ông tự hỏi mình có thể làm gì để ngăn chặn sự lụi bại không thể tránh khỏi của nơi đây. Câu trả lời đã đến với ông trong khi ăn tại một nhà hàng sushi ở Osaka khi ông chú ý tới mấy cô gái trẻ ở bàn bên cạnh. Ông nhận ra rằng họ không hứng thú với món sushi mà bởi những chiếc lá nhỏ đầy màu sắc được sử dụng để trang trí món ăn. Kamikatsu không những có nhiều loài cây lá đẹp mà còn có thể cung cấp đa dạng nhiều loại lá và hoa nhỏ, những vật liệu mà các nhà hàng cao cấp ở Nhật Bản yêu cầu quanh năm để dùng như tsumamono (T/N: những chiếc lá cây, hoa theo mùa dùng để trang trí cho món ăn) cho phần trang trí món ăn. Ngoài ra, không giống như trái cam có trọng 106 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
lượng lớn, lá có thể được xử lý dễ dàng bởi phần lớn cư dân lớn tuổi của Kamikatsu. Bất chấp những phản ứng tiêu cực ban đầu từ những người dân thị trấn đối với ý tưởng của mình, quyết tâm và không hề nao núng, ông Yokoishi tiếp tục vận động chiến dịch tìm kiếm sự hỗ trợ, đặc biệt là trong cộng đồng những nông dân nữ cao tuổi. Năm 1986, ông Yokoishi cùng với một số người ủng hộ đã khởi xướng Dự án Irodori với tư cách là một thị trấn hợp tác xã. Tuy nhiên, trong năm đầu họ chỉ thu được 1.2 triệu yên (khoảng 10,000 đô la Mỹ). Với những nỗ lực không mệt mỏi trong việc thu thập thông tin và chi tiêu hầu hết lương của mình tại các nhà hàng Nhật Bản đắt tiền ở Tokushima, Osaka và Kyoto, ông Yokoishi dần dần học được kỹ thuật phát triển và tiếp thị sản phẩm và nhanh chóng bắt tay vào công việc cùng với những người ủng hộ để cải thiện sáng kiến Irodori. Khi đã tích luỹ đủ các tri thức cần thiết về phát triển sản phẩm, kiểm soát chất lượng, phân phối và tiếp thị, số lượng người tham gia dần dần tăng lên và hình ảnh thương hiệu của sáng kiến Irodori bắt đầu được hình thành. Giá trị bán hàng của dự án tăng lên 50 triệu yên trong 5 năm và lên 170 triệu yên trong 10 năm. Trong thời gian 20 năm kể từ khi dự án bắt đầu, nông dân tham gia dự án tăng thu nhập hàng năm của họ lên gấp mười lần, đi kèm với sự gia tăng liên tục về số lượng sản
phẩm từ vài chục sản phẩm cơ bản ban đầu đến khoảng 300 sản phẩm trong mỗi mùa hiện nay. Tất cả các sản phẩm mới đã được phát triển bởi các nông dân riêng lẻ, tận dụng hết sức nguồn tài nguyên địa phương. Có thể cho rằng một phần lí do cũng vì tất cả các thành viên của Irodori được kết nối chặt chẽ với các thị trường ở các thành phố lớn của Nhật Bản thông qua hệ thống thông tin máy tính. Và cũng vì họ thường xuyên ghé thăm các nhà hàng Nhật Bản cao cấp ở nhiều thành phố khác nhau để quan sát cách các nhà hàng sử dụng sản phẩm của họ cũng như xem xét xem sản phẩm nào được coi trọng tại nơi đó. Vì vậy họ luôn tiếp cận các nguồn tài nguyên của mình với tư tưởng mới mẻ, dẫn đến sự phát triển bền vững của các sản phẩm mới. Hoạt động của sáng kiến Irodori ngày nay được hỗ trợ bởi một hệ thống cơ sở hạ tầng mềm và cứng tiên tiến đã được phát triển trong suốt 20 năm qua. Nông dân nào cũng cần có cả thông tin mới nhất (ví dụ: giá của ngày hôm qua) cũng như thông tin dài hạn (như xu hướng trong quá khứ và dự đoán trong tương lai). Những thông tin này được thu thập và xử lý bởi Hợp tác xã Irodori và được cung cấp cho nông dân cá nhân thông qua hệ thống máy tính. Mỗi buổi sáng, trong khi theo dõi thông tin trên máy tính và fax đi thông tin này, mỗi nông dân sẽ quyết định số lượng mỗi sản phẩm sẽ được cung cấp, sau đó thông
báo cho Hợp tác xã về quyết định của mình. Sau đó, mỗi nông dân thu thập lá, cành và hoa từ đất của họ, và gói chúng để vận chuyển. Tất cả các gói được thu thập tại Hợp tác xã Nông nghiệp Kamikatsu trước 4 giờ chiều. Xe tải đặc biệt được sử dụng để vận chuyển chúng đến các thành phố lân cận hoặc đến sân bay Tokushima, nơi chúng được vận chuyển theo đường hàng không đến Tokyo và các thành phố xa xôi khác. Tóm lại, trong sự tuyệt vọng, một người ngoài (Yokoishi) cùng với người dân địa phương đã thành công trong việc phát triển một phong trào OVOP đặc biệt ở một thị trấn xa xôi thông qua những nỗ lực phát triển bền vững suốt hơn 20 năm, trong đó các sản phẩm độc đáo không ngừng được phát triển bằng cách sử dụng một cách sáng tạo nguồn tài nguyên dường như vô cùng bình thường (lá, người cao tuổi và đất ở vùng núi sâu). Do các sản phẩm có thương hiệu (như thương hiệu Irodori) khác biệt hẳn trên thị trường, chi phí vận chuyển cao dường như không hề ảnh hưởng tới nguồn cầu lớn từ các thị thường chính. Như vậy vị trí xa xôi không hề cản trở sự thành công của phong trào OVOP khi có sự hỗ trợ của cơ sở hạ tầng phù hợp. Chìa khóa cho sự phát triển bền vững của phong trào OVOP chính là môi trường sáng tạo, trong đó tất cả những cá nhân tham gia đều được kết nối với phần còn lại của thế giới.
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
107
IRODORI
INITIATIVE IN
KAMIKATSU TOWN
Kamikatsu town is located in the mountains of Tokushima prefecture. It used to represent a typical depopulated rural town in Japan, where the population of 6,200 in 1955 has dropped to nearly 2,100 today, 46 per cent of which is over 65 years old. The Irodori project has succeeded in turning the once hopeless town to an invigorated place. The town of Kamikatsu marks 1979 as its key turning point upon the arrival of Mr. Tomoji Yokoishi, then a fresh graduate of the Tokushima Prefecture Agricultural College, who came to work as an agricultural cooperative extension worker. Upon reaching the gloomy town, where farmers earned incomes from small rice fields in the deep valleys, he asked himself what can be done to prevent the imminent demise of the town. The answer came to him while dining at a sushi restaurant in Osaka when his attention was caught by young girls sitting at a nearby table. He realized that they were not excited by the sushi but by the small colorful leaves that were used to artfully garnish the dish. Kamikatsu not only has trees with beautiful leaves in abundance, but it could provide a wide variety of leaves and small flowers, which seem to be in demand by highend Japanese restaurants as tsumamono for dish presentation throughout the year. In addition, unlike heavy oranges, leaves can be easily handled by Kamikatsu elderly population. Despite the initial negative reactions from town folks to his idea, unfazed and determined, Mr. Yokoishi continued to campaign for support especial108 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
ly among the elderly female farmers. In 1986, Mr. Yokoishi together with some supporters initiated the Irodori Project as a town cooperative. The sales value in the initial year, however, was only 1.2 million yen (around US$10,000). With untiring efforts in gathering information and spending most of his salary in expensive Japanese restaurants in Tokushima, Osaka and Kyoto, Mr. Yokoishi gradually learned product development and marketing techniques, and quickly worked together with his supporters to improve the Irodori project. As the group accumulated the necessary know-how on product development, quality control, distribution and marketing, the number of participants gradually increased and the brand image of the Irodori Project began to take shape. The sales value of the project increased to 50 million yen in five years and to 170 million yen in ten years. Over the period of 20 years since the project started, farmers participating in the project increased their annual income ten-fold. This has been accompanied with a constant increase in the number of products from a few dozens of basic products initially to about 300 products in each season now. All new products have been developed by individual farmers, who utilize local resources that are most ubiquitous in the town. Partly because all members of Irodori are closely connected with the markets in major cities of Japan through computer information system, and partly
because they frequently visit highend Japanese restaurants in various cities in order to find how their products are actually used and what kind of products is appreciated there, they can rethink about their resources always with a fresh outlook, leading to the sustained development of new products. The operation of Irodori Project today is supported by a highly modern and complex system of soft and hard infrastructure that has been developed gradually over the 20 years. Each farmer needs newest information (e.g. yesterday’s prices) as well as longer-term information (i.e., past trend and future projection). Such information is collected and processed by the Irodori Cooperative, and is provided to individual farmers through the computer system. Each morning, while monitoring information on the computer and faxing this information, each farmer decides how much of each product will be supplied, and accordingly notifies the Cooperative of his decision. Then, each farmer collects leaves, sprigs and flowers from its land, and packs them for shipping. All packages are collected at the Agricultural Cooperative of Kamikatsu before 4 pm. Special trucks are used to transport them either to nearby cities or to the Tokushima airport where they are airfreighted to Tokyo and other remote cities. In short, out of sheer desperation, a young outsider (Mr. Yokoishi) together with local people succeeded in developing a unique OVOP movement in a remote town through sustained efforts over 20 years, in which unique products have been constantly developed by utilizing creatively the seemingly ordinary resources (leaves, senior citizens, and land in deep mountain). Given that differentiated products with brand reputation (Irodori brand) can absorb high transport costs to major markets without losing much demand, the remoteness of location has not hindered the development of a successful OVOP movement, albeit with the support of appropriate infrastructure. The key for the sustained development of such an OVOP movement has been the innovative environment in which all individual participants are well connected to the rest of the world.
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
109
Một số phương pháp
TIẾP THỊ CHO SẢN PHẨM OCOP trong thời đại 4.0 Trí tuệ nhân tạo (AI) cùng với Internet vạn vật (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data) là những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Một trong những lợi ích có thể thấy rõ rệt nhất của AI là, nếu như trước đây, hoạt động nghiên cứu thị trường của các tập đoàn lớn thường được tiến hành bởi một đội ngũ chuyên gia làm việc hàng tuần hoặc hàng tháng trước khi chắt lọc được thông tin giá trị phục vụ cho hoạt động khảo sát, đánh giá tiềm năng dự án..., thì giờ đây mọi thứ đơn giản hơn rất nhiều với hệ thống phần mềm trí tuệ nhân tạo. Nhãn hiệu đồ uống nổi tiếng Coca-Cola đã phát minh ra máy bán hàng tự động AI có thể thay đổi công thức uống dựa trên khách hàng và địa điểm đặt máy. IoT cũng tạo ra các giải pháp marketing mới. Giải pháp mới này đã được tập đoàn thức uống Diaego ứng dụng rất thành công trong sản phẩm “chai thông minh” cho thương hiệu rượu Johnnie Walker nổi tiếng, qua đó bằng cách sử dụng nền tảng IoT, Diaego đã biến những chai rượu whisky thượng hạng hiệu Johnnie Walker có gắn các nhãn cảm biến thành những món quà được cá nhân hóa, cho phép người mua tùy chỉnh một video để gửi đến người nhận. Diaego cũng biết được chai rượu còn nguyên niêm hay đã được mở nắp, biết được vị trí hiện tại của chúng trong chuỗi cung ứng… nhằm đề ra các giải pháp marketing phù hợp Với Big Data, nếu để ý, chúng ta sẽ thấy khi mua sắm online trên eBay, Amazon hoặc những trang tương tự, trang này cũng sẽ đưa ra những sản phẩm gợi ý tiếp theo cho bạn, ví dụ khi chúng ta mua cà phê, các trang web này sẽ gợi ý chúng ta mua thêm dụng cụ pha chế… Thông qua sự lựa chọn của khách, eBay, Amazon nghiên cứu được sở thích, thói quen của khách là xây dựng nên những cơ sở dữ liệu lớn. Chỉ cần doanh nghiệp biết khai thác một cách có hiệu quả Big Data thì nó không chỉ giúp tăng lợi nhuận cho chính họ mà còn tăng trải nghiệm mua sắm của người dùng… Một thực tế là những phương thức tiếp thị trên phù hợp với các tập đoàn lớn và với nhiều chủng loại mặt hàng khác nhau. Với các doanh nghiệp OCOP Việt Nam, chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, thì việc chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tiến đến áp dụng AI, IoT và Big Data là rất cần thiết và đòi hỏi một kế hoạch toàn diện với sự quyết tâm rất cao của đội ngũ cán bộ quản lý. Tuy nhiên, với một nguồn lực không cần quá lớn, các doanh nghiệp cũng có thể triển khai được nhiều hoạt động để tạo ra nhiều sự khác biệt trên cơ sở tận dụng những tiến bộ công nghệ mới nhất của kỷ nguyên 110 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
số. Có thể liệt kê một số phương pháp tiêu biểu nhất sau đây: Ứng dụng ảnh/ Video 360: Hiện tại đa phần các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp OCOP nói riêng đang sử dụng hình ảnh tĩnh, 2 chiều trên các công cụ bán hàng trực tuyến của mình (website, facebook…), tuy nhiên việc số hóa và sử dụng các hình ảnh có thể xoay chuyển được 360 độ là một ứng dụng tuyệt vời để tạo ra sự trải nghiệm của sản phẩm ở các góc nhìn khác nhau, đồng thời tăng thêm sự hấp dẫn cho khách hàng Sử dụng công nghệ thực tế ảo VR (Vitual Reality): Các công ty OCOP có thể áp dụng công nghệ này trong việc tạo cho khách hàng tiện ích trải nghiệm không gian khu sản xuất, phòng trưng bày, cửa hàng bán sản phẩm, làng du lịch văn hóa hay các miền quê đáng sống… để khách hàng dễ dàng có được những hình ảnh và thông tin sống động nhất về doanh nghiệp, điểm đến…mà không cần phải đến tận nơi. Doanh nghiệp OCOP cũng có thể đưa thêm những phần giới thiệu bổ sung bằng hình ảnh hay video vào phẩm/ vị trí nhất định trong không gian của mình. Ứng dụng thực tế ảo tăng cường AR (Augmented Reality) trong nhãn truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Ứng dụng truy xuất nguồn gốc trên nền tảng blockchain là “vô tận”, mọi thông tin có thể cập nhật minh bạch, thường xuyên mọi lúc mọi nơi, từ khâu chọn giống, nuôi trồng, chế biến, đóng gói, vận chuyển tới khâu tiêu thụ. Bằng việc áp dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường, các công ty OCOP có thể làm tăng sự sinh động của nhãn truy xuất thông qua các hình ảnh giới thiệu tiếp thị sinh động 3 chiều như một hướng dẫn viên chuyên nghiệp, từ giới thiệu về công ty, về sản phẩm… Ứng dụng thực tế ảo tăng cường AR để phát triển catalogue giới thiệu sản phẩm: Từ 2013, tập đoàn bán lẻ toàn cầu IKEA của Thụy Điển đã cho in các cuốn catalogue có mã phản hồi nhanh QR (Quick Response) và phần mềm ứng dụng để khách hàng có thể tham khảo, lựa chọn các mặt hàng phù hợp trong các kho hàng của IKEA cho không gian sống của mình. Các doanh nghiệp OCOP hoàn toàn có thể áp dụng kỹ thuật này để giới thiệu các sản phẩm của mình trong không gian tương tác 3 chiều một cách ấn tượng nhất. Ứng dụng thực tế ảo tăng cường AR và công nghệ cảm biến chuyển động Kinect để thử sản phẩm: Ứng dụng này rất phù hợp đối với doanh nghiệp OCOP nhóm mặt hàng dệt may và hàng thủ công. Trên thực tế, một cửa hàng trưng bày những sản phẩm được đóng gói sẵn một cách cẩn thận có thể ngăn cản khách hàng trải nghiệm sản phẩm, đặc biệt là với ngành hàng quần áo, giày dép…. Một vài thương hiệu đang sử dụng AR để giải quyết thử thách này. Ví dụ, Lacoste cho phép khách hàng trải nghiệm phương pháp thử giày ảo mà như thật. Sephora, trong khi đó, tạo ra một ứng dụng nghệ sĩ ảo được thiết kế để có thể hiển thị khuôn mặt người dùng thay đổi sau khi dùng những sản phẩm trang điểm. Khi nhìn vào màn hình, bạn có thể dùng thử những sản phẩm của thương hiệu Sephora để xem có phù hợp với mình không thông qua màn hình máy ảnh của điện thoại. Ứng dụng thực tế ảo tăng cường AR còn cho phép để thử sản phẩm 3D trong ngôi nhà của chính bạn. Thông thường, trải
nghiệm tại cửa hàng không giúp khách hàng trực quan hóa sản phẩm phù hợp với họ như khi họ ở nhà mình. Một trong những cách lớn nhất AR sẽ chuyển đổi ngành bán lẻ chính là cung cấp cho khách hàng cơ hội để xem sản phẩm trong nhà trước khi mua hàng. Ví dụ, Magnolia Market hợp tác với nhóm AR của Shopify để tạo ra một ứng dụng cho phép khách hàng xem các sản phẩm của thương hiệu sẽ trông như thế nào khi đặt trong ngôi nhà của họ. Tương tự, Home Depot đã phát hành ứng dụng Project Color vào năm 2015, cho phép người dùng xem màu sơn trông như thế nào trong một căn phòng. Cả hai ứng dụng Mangolia Market và Home Depot đều cho phép người dùng gửi hình ảnh qua văn bản hoặc trên phương tiện truyền thông xã hội để lấy ý kiến của bạn bè trước khi mua hàng. Các hang thời trang lớn như Timberland, Topshop cũng đã tạo phòng thử ảo của riêng mình sử dụng Kinect, cho phép khách hàng xem thân thể họ trông như thế nào trong những bộ trang phục nhất định. Ứng dụng thực tế ảo tăng cường AR để thu thập thông tin: Ngày nay, gần 60% người mua sắm tra cứu thông tin sản phẩm và giá cả trong khi sử dụng điện thoại di động của họ trong các cửa hàng. Thực tế tăng cường có thể cung cấp một giải pháp quan trọng để đáp ứng nhu cầu này của người mua sắm. Công ty American Apparel đã tạo ứng dụng AR cho phép khách hàng quét dấu tại cửa hàng và lấy thông tin sản phẩm, bao gồm đánh giá của khách hàng, tùy chọn màu sắc và đặt giá ngay trên ứng dụng đó. Ứng dụng thực tế ảo tăng cường AR để tổ chức các sự kiện quảng bá tiếp thị: Việc sử dụng ứng dụng thực tế ảo tăng cường AR để tổ chức sự kiện tiếp thị quảng bá sản phẩm tiêu biểu phải nói đến sự kiện “Sản xuất ở Ấn Độ - Make in India, https://www.youtube.com/watch?v=DJ36JY95sHc” được tổ chức tại Hannover (Đức) thu hút được tiếng vang toàn cầu. Các doanh nghiệp OCOP có thứ hạng cao và có nhu cầu xây dựng thương hiệu đẳng cấp quốc tế hoàn toàn có thể xây dựng các kịch bản tương tự để quảng bá cho các dòng sản phẩm của mình.
Marketing for ocop products with
industrial revolution 4.0 The Artificial Intelligence (AI) with Internet of Things (IoT) and Big Data are the core elements of the digital network in the industrial revolution 4.0. One of the biggest advantages of the Artificial Intelligence (AI) which can be seen in the past is that market research activities of big enterprises were often performed by a group of experts who had to work for weeks and months before being able to MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
111
THẢO DƯỢC - HERBAL PRODUCTS collect the valuable information that can be used for survey activities and the evaluation of potential projects. However, everything is much easier with the artificial intelligence software system. For instance, a famous beverage company, Coca – Cola, has invented an automatic vending machine (AI) which can change the beverage recipe based on different customers’ preference and locations. The Internet of Things (IoT) has also been a new solution for marketing. This new solution has been successfully applied by the Diaego applications, producing the “smart bottles” for a famous wine brand – Johnnie Walker. This has helped Diaego transformed the luxurious wine bottles of Johnnie Walker into personalized gifts, allowing the buyers to amend videos before sending to their receivers. This can also help Diaego to see whether the wine bottle is unopened or opened, or to see where the current position of each wine bottle in the supply chain is in order to develop suitable market solutions. With Big Data, when we shop online on various websites like eBay, Amazon or similar web pages, which can recommend us some related products. For examples, when we buy coffee beans or powders, these web pages will suggest us some related products for coffee making and so on. Based on the selections of consumers, eBay and Amazon can collect information about their preferences and habits, then gather such information into a huge database resource. As long as the enterprises could use Big Data effectively, it not only helps increase their profits but also increase the shopping experiences of customers. In fact, the above marketing strategies are suitable for big enterprises and many other different products. While the Vietnamese OCOP businesses which are mainly small and medium enterprises should have plans and preparations for the applications of AI, IoT and Big Data as they are very important and require a perfect planning with high level of management. However, these enterprises can be able to make a difference based on the exploitation of the most advanced technology without using a huge resource. Some typical methods are listed as follow: Camera application/Video 360: At present, most of the businesses in general and OCOP enterprises in particular, are using 2-direction static images for their own online sales (i.e. website, Facebook...), however, digitizing and using pictures that can be rotated 360 degree is an amazing application that creates a product experience at a different angle while enhancing its attractiveness towards customers. The usage of Virtual Reality technology (VR): the OCOP enterprises may apply this technology to let customers to experience the space of production, exhibitions, shops, village tourism or worth–living villages, etc., so that customers could have the liveliest imagination and information about enterprises or destinations easily without spending time on actual travelling. OCOP businesses may also use images or videos of their products or specific locations for the introduction about their business . Augmented Reality (AR) In Identifying the Origin of Products: the application used to identify the origin of products based on blockchain is “endless”, all information can be ac112 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
cessed at anytime and anywhere, from breeding, planting, processing, packaging, transporting to consuming. By applying AR, OCOP enterprises may enhance the liveliness of label retrieval via the 3D images for marketing like a professional consultant when introducing the company or products…. Augmented Reality (AR) in developing product introduction catalogues: From 2013, the global retail group IKEA of Sweden has printed catalogues with quick response codes (QR – Quick Response) and application softwares for customers’ reference, selecting suitable goods at IKEA’s storages for their own house. OCOP businesses may fully applied this technology to introduce their products in 3D interactive space impressively. Augmented Reality and Motion Sensor Technology Kinect for Product Testing: This application is very suitable for OCOP businesses with textiles and handicrafts products. In reality, a shop that sells products in packages, which helps prevent customers from trying on the products, especially clothes, shoes…. Some brands are using AR to solve this matter. For example, Lacoste allows customers to experience the trials of virtual shoes that look very real. Sephora, on the other hand, has created a virtual artist who can change the user’s face according to each time they try its cosmetic products on. Hence, when looking on the screen, they may try on Sephora’s products and see if the products are suitable for them or not via the camera screen of their mobile phone. Augmented Reality also allows people to experience 3D products at home. Normally, experience in store does not help customers fully visualize their preferences as when they are at home. One of the biggest changes that AR has made to the retail industry is offering customers opportunities to visualize their suitable goods at home before purchasing. For example, Magnolia Market cooperated with AR group of Shopify has created an application that allows their customers to see how the goods can fit into their house. Home Depot had released Project Color in 2015 which allows viewers to know how their chosen colors will look like in their room. Both Magnolia Market and Home Depot allow customers to send pictures via documents or on social media, to get comments and suggestions from their friends before buying. Big fashion brands like Timberland, Topshop also have created their own fitting rooms using Kinect, allow customers to see how they will look like in a specific outfit. Augmented Reality (AR) in collecting information: Nowadays, nearly 60% of shoppers do their research about the information and price of products on their mobile phone while in stores. This fact may help provide important solutions to meet the requirements of customers. American Apparel Company has created AR to allow customers to scan product codes in stores to get information about the product, including customer reviews, its colors and price on the application. Augmented Reality (AR) in organizing marketing events: The usage of AR in organizing marketing events, one of which was very successful was the “Make in India”, https://youtu.be/ DJ36JY95sHc”, which was held in Hannover (Germany) has earned its global popularity. OCOP enterprises with high ranking and the target of developing their brand names on global basis should use the similar strategy to market their products.
THẢO DƯỢC - HERBAL PRODUCTS
Trung tâm Thiết kế
và Sáng tạo Thái Lan Nếu bạn muốn tìm một nơi khơi nguồn sáng tạo nhất tại Thái Lan thì đó chính là Trung tâm thiết kế và sáng tạo Thái Lan (TCDC), một trung tâm được Chính phủ Thái Lan thành lập vào năm 2005, do Văn phòng Quản lý và Phát triển tri thức của Văn phòng Thủ tướng Thái Lan quản lý với mục đích mang đến cho các nhà thiết kế và nhà sản xuất của Thái Lan một nguồn tài nguyên ấn tượng để tạo ra các giá trị gia tăng nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh trong nước cũng như tăng cường năng lực cạnh tranh với thị trường nước ngoài. Trung tâm thiết kế và sáng tạo Thái Lan là nơi giới thiệu các thiết kế sáng tạo, tổ chức các triển lãm, các cuộc hội thảo, chiếu phim, các sự kiện xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó, Trung tâm đã xây dựng một nguồn tài nguyên khổng lồ cho các hoạt động thiết kế và sáng tạo của Thái Lan, bao gồm thư viện sách, ngân hàng vật liệu… Trung tâm thiết kế và sáng tạo Thái Lan có văn phòng chính ở Thủ đô Băng cốc và chi nhánh ở các thành phố lớn. Các
bài giảng cùng các nguồn tài nguyên tư liệu được kết nối với 13 chi nhánh của TCDC tại 13 trường Đại học hàng đầu Thái Lan Trung tâm Tài nguyên của TCDC có một trong những thư viện thiết kế lớn nhất châu Á. Thư viện này có hơn 70.000 ấn phẩm liên quan đến thiết kế như lịch sử mỹ thuật, thiết kế nội thất, kiến trúc, thời trang, thiết kế đồ họa…, 210 tạp chí xuất bản định kỳ liên quan đến thiết kế trên thế giới, hơn 5,800 phương tiện truyền thông như phim tài liệu, các bài diễn thuyết… Bên cạnh đó, ngân hàng chất liệu Material ConneXion của Trung tâm có đến 7,500 nguyên vật liệu mới sáng tạo trên thế giới được chia thành các nhóm như polyme, thủy tinh, gốm sứ, kim loại, nguyên liệu tự nhiên… và được cập nhật thường xuyên cùng với hơn 300 nguyên liệu của Thái Lan từ 191 công ty đã được nhập vào cơ sở dữ liệu, giúp các nhà thiết kế quốc tế tiếp cận với các sản phẩm của Thái Lan nhiều hơn nữa. Ngân hàng chất liệu của TDC được kết nối với chín chi
nhánh quốc tế tại New York, Milan, Colgne, Daegu (Hàn Quốc), Istanbul, Skövde (Thuỵ Điển), Tokyo, Bangkok và Chiang Mai (miền bắc Thái Lan). Các thành viên có đăng ký của TDC có quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu online và được cập nhật những thông tin mới nhất về xu hướng thiết kế, thời trang, truyền thông cũng như các chất liệu mới phục vụ cho kinh doanh. Các hoạt động triển lãm và hội thảo của TDC đều dựa trên các nhu cầu thực tế, hết sức cụ thể, và có tính đến các xu hướng và phát triển công nghệ trong tương lai. TCDC đã tổ chức các triển lãm như “What’s in my noodle?” (Cái gì ở trong sợi mỳ của tôi?), một câu chuyện 4000 năm tuổi về sự khéo léo của ngành sản xuất thực phẩm; “Hello World!” (Chào thế giới!) triển lãm về những thay đổi do sự kết hợp của toàn cầu hoá và công nghệ, tạo nên một môi trường ngày càng đánh giá cao sự khác biệt và tiến bộ… Đây là những tiếng trống sôi nổi giúp cho cộng đồng sáng tạo người Thái luôn rộn ràng. TCDC cũng tổ chức thường xuyên những diễn đàn đối thoại và thảo luận mở giữa những nhà sáng tạo, nhà đầu tư tiềm năng và khách hàng. Tại đây, người tham gia có thể trình bày những ý tưởng sáng tạo có thể sử dụng để tạo nên sản phẩm và dịch vụ thực tế. Một ví dụ gần đây chính là The Chili Business, bao gồm những câu chuyện thành công và
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
113
những cơ hội thương mại của doanh nhân địa phương sử dụng mặt hàng “hot” nhất Thái Lan. TCDC cũng giới thiệu các chủ đề toàn cầu hơn trong các diễn đàn thường niên dành cho doanh nhân sáng tạo trong nước và quốc tế. Hội nghị 2014 của TCDC được tổ chức với chủ đề “If…Defining the future” (Nếu…Định nghĩa tương lai), kết nối những chuyên gia phân tích quốc tế chia sẻ ý kiến về việc tìm hiểu nhu cầu thật sự của người tiêu dùng giúp phán đoán tiềm năng và cơ hội tương lai. TCDC cũng có cửa hàng lưu niệm với các sản phẩm có khái niệm và
phương pháp sản xuất độc đáo, một không gian họp với cà phê hay các ẩn phẩm và e-book miễn phí hàng tháng để lan toả kiến thức thiết kế cho cộng đồng. Có thể thấy được những kỳ vọng và tham vọng của Chính phủ Thái Lan trong việc gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh và quảng bá hình ảnh của đất nước mình qua các hoạt động của Trung tâm thiết kế và sáng tạo Thái Lan. Có lẽ đây là một kinh nghiệm quý báu để nhiều quốc gia đang phát triển cân nhắc học tập dựa vào các điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia./.
Thailand Creative
& DESIGN CENTER If you are looking for a place with the best innovations in Thailand, it will be the Thailand Creative and Design Center (TCDC), which was established by the Thailand Government in 2005 and managed by the Management and Knowledge Development Department of Prime Minister Office. Their vision is to obtain an impressive resource for designers and producers to create added values that could enhance the competitiveness in the domestic market as well as in the international markets. TCDC is a place that introduces many creative designs, organizes exhibitions or conferences, shows movies, and promotes commercial events. Besides, the center has also developed a massive range of resources for designing and creative activities in Thailand, including libraries, material banks… The head office of Thailand Creative & Design Centre is located in Bangkok with many branches in other big cities. The lectures and material resources are linked with its 13 branches at top 13 Universities in Thailand. The TCDC has one of the biggest designing libraries in Asia. This library 114 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
has more than 70,000 publications related to historical art, interior design, architecture, fashion, graphic design, etc., 210 termly magazines about worldwide designs, and more than 5,800 media sources related to documentary or presentations. Besides, the material bank (Material ConneXion) has about 7,500 new materials in the world that are divided into different categories such as polymer, glass, ceramics, metal, natural resources… and they are updated frequently with over 300 materials of Thailand from 191 registered companies, allowing international designers to approach Thailand’s products easily. The material bank of TCDC is linked with its 9 international branches in New York, Milan, Cologne, Daegu (Korea), Istanbul, Skövde (Sweden), Tokyo, Bangkok and Chiang Mai (the north of Thailand). All registered members of TCDC are allowed to access its online database and information of new design trends, fashion, media, and new materials for businesses. All exhibition and conference activates of TCDC are based on actual demands, details, and estimations on trends and future developments of technology.
TCDC has held events such as “What’s in my noodle?” – a 4000-year-old story about the skillfulness of the food industry, “Hello World!” – an exhibition about changes due to globalization and new technology, which created an environment that values differences and improvement. These are active drumbeats that help the creative community of Thailand to be always bustling. TCDC also often organizes conversation forums and open discussions for cre-
ators, potential investors and customers where participants can discuss about their ideas of creating new products and in real. Take Chili Business as a recent example, it famous for its successful story and commercial opportunities of a local businessman that had the “hottest” types of product in Thailand. TCDC also introduces many global topics on the forum to both local and international businessmen. The 2014 conference of TCDC was organized with the topic of “If…Defining the future” which gathered international experts to share their opinions on actual consumer demands that help predict potential and future opportunities. TCDC has its own souvenir shops with products of unique
concepts and production methodologies, a meeting space with free coffee or publications and monthly e–books, aiming to spread the knowledge of design throughout the community. Such ambitions and expectations of Thailand government can be obviously seen through their strategies of adding values to their local goods, enhancing the competitiveness and promoting the image of their own nation via the activities of TCDC. This could be a valuable experience that many developing countries should learn from according to their specific conditions and needs./.
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
115
LỜI CẢM ƠN Ấn phẩm “Mỗi xã một sản phẩm” được xây dựng nhờ những nỗ lực và đóng góp quý báu từ các chuyên gia, bạn bè và đối tác của chúng tôi, những người đang ngày đêm đam mê xây dựng những mô hình nông thôn mới. Chúng tôi trân trọng cảm ơn những chỉ dẫn sâu sắc từ Ủy ban Hợp tác quốc tế Mỗi làng Một sản phẩm Tỉnh Oita (Nhật Bản), những đóng góp từ Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề Nông thôn Việt Nam. Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến các Cố vấn của chúng tôi, đến ông Alain Chevalier và Ông Tadashi Uchida đã giúp chúng tôi biên tập và hiệu đính ngôn ngữ bản thảo. Chúng tôi rất biết ơn sự hỗ trợ của các thiết kế, các nhà báo, các nhiếp ảnh gia đã phối hợp để đưa ấn phẩm đến với tay bạn đọc và mong muốn tiếp tục cộng tác với các bạn trong những số xuất bản tới!
ACKNOWLEDGEMENT This magazine was made possible thanks to valuable contributions from our friends and partners. We are grateful to the OITA One Village One Product International Exchange Committee, Vietnam Handicraft Exporters Association (Vietcraft), Vietnam Rural Industries Research and Development Institute (VIRI) for their intellectual guidance. Our deep thanks to our Consultants, especially Mr. Alain Chevalier and Mr. Tadashi Uchida, for their constant guidance and contributions in drafting and editing. For their generous professional support, we are also much indebted to our Vietnamese and foreign writers and designers, photographers who have worked enthusiastically to introduce this beautiful magazine to our readers. 116 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
117
BAN BIÊN TẬP EDITORIAL BOARD CHỈ ĐẠO NỘI DUNG Thứ trưởng Trần Thanh Nam
CONTENT SUPERVISOR Vice Minister Tran Thanh Nam
BAN BIÊN TÂP Nguyễn Minh Tiến Ngô Tất Thắng Đặng Văn Cường Lê Bá Ngọc Nguyễn Bảo Thoa Ngô Phương Dung Tadashi Uchida
EDITOR Nguyen Minh Tien Ngo Tat Thang Dang Van Cuong Le Ba Ngoc Nguyen Bao Thoa Ngo Phuong Dung Tadashi Uchida
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN Vietcraft
IMPLEMENTING AGENCY Vietcraft
CỐ VẤN TIẾNG ANH Alain Chevalier
ENGLISH CONSULTANT Alain Chevalier
THIẾT KẾ MỸ THUẬT ART DESIGN Lê Thị Thu Thuỷ Le Thi Thu Thuy Phạm Trần Dũng Pham Tran Dung ẢNH Lê Việt Khánh Vietcraft
PHOTO Le Viet Khanh Vietcraft
Giấy phép đăng ký xuất bản số 26/GP-XBĐS Do Bộ Thông Tin và Truyền Thông Nước CHXHCN Việt Nam cấp ngày 24/01/2018 118 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
3 5
Lời nói đầu | Preface Chương trình OCOP -Giải pháp phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới One commune one product (OCOP) - Solution for rural economic developmen and new rural development
SẢN PHẨM OCOP VIỆT NAM OCOP PRODUCTS IN VIETNAM
22 24
Làng cây cảnh Vị Khê | Vi Khe bonsai village Làng văn hoá du lịch cộng đồng Nậm Đăm Community Nam Dam - cultural tourism village
HÀNG THỦ CÔNG | HANDICRAFTS
26 28
Nón làng Chuông | Conical hat of Chuong village Gốm Biên Hòa | Bien Hoa Pottery
34
Các nhà bán lẻ chính của hàng thủ công Việt Nam ở thị trường Mỹ | Vietnamese Handicraft key retailers in the USA Market
38
Một số chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của thành phố Hà Nội | Support Policies to Develop Craft Villages In Hanoi
42
Một ngày với các làng nghề của Hà Nội One day In Hanoi’s Craft Villages
CÁC SẢN PHẨM DỆT MAY VIETNAMESE TEXTILES
50
Trạch Xá - Vẻ đẹp Áo Dài Việt Nam Trach Xa - The beauty of Vietnamese Ao Dai
53
Ngôn ngữ hoa văn dân tộc H’mong H’mong traditional patterns
MÓN NGON VIỆT | VIETNAMESE FOODS
68 70 84
Miến Cự Đà (Hà Nội) | Cu Da Vermicelli village Tương làng Dục Mỹ Soya Sauce of Duc My village Rực rỡ đường hoa nông thôn mới The dazzling flowery roads of a new rural area
ĐỒ UỐNG VIỆT VIETNAMESE BEVERAGE SPECIALTIES
88 91
Rượu Mơ Hương Tích (Hà Nội) Huong Tich Apricot Wine (Hanoi) Chè Shan tuyết Tà Xùa | Ta Xua Shan Tuyet Tea
94
Rượu Sim Phú Quốc Phu Quoc Sim (Rhodomyrtus tomentosa berry) Wine
THẢO DƯỢC | HERBAL PRODUCTS
98
Gấc Việt | Vietnamese Spiny bitter gourd (Gac) Nước tắm thảo dược của người Dao
102 Herbal bathing Herbal bathing 103
Tiềm năng của thị trường mỹ phẩmtự nhiên Potential of organic beauty market
OVOP QUỐC TẾ | THE INTERNATIONAL “ONE VILLAGE ONE PRODUCT” kiến irodori ở thị trấn kamikatsu 106 Sáng Irodori initiative in kamikatsu town
110
Một số phương pháp tiếp thị cho sản phẩm OCOP trong thời đại 4.0 Marketing for OCOP products with industrial revolution 4.0
113
Trung tâm thiết kế và sáng tạoThái Lan Thailand creative & design center MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
119
120 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN