Architect project _ Living space and Community activities, Vietnamese returned at Dau Tieng lake

Page 1


PHỐI CẢNH TỔNG THỂ


1 - TỔNG QUAN

1 2 3

03

1.3 VỊ TRÍ KHU ĐẤT

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tính thực tiễn

Trong vòng 5 – 7 năm trở lại đây. Ở những khu vực biên giới, các tỉnh giáp với nước bạn Campuchia như Tây Ninh, Long An, An Giang thì các kiều bào Việt Nam trở về sống lay lắt, tạm bợ gây ảnh hưởng đến chính bản thân họ và cộng đồng địa phương. Thống kê vào 2015 và 2016 cho thấy đã có hơn 1500 kiều bào hồi hương sống lay lắt trên vùng hồ Dầu Tiếng. Cùng với đó là sự siết chặt chính sách của nước bạn Cam- puchia ở khu vực hồ Tonle Sap, Kompong Chhnang trong vòng 5 năm tới đến năm 2019[1:nguồn xem phụ lục trang 36] dẫn đến người Việt khó khăn trong cuộc sống nên họ đành phải trở về nước ở một khu vực tương tự kiếm kế sinh nhai.

Tính thời sự

Cộng đồng người Việt hồi hương sống trên vùng hồ Dầu Tiếng rất khó khăn vì thiếu thốn kinh tế, chỗ ở phải sống tạm bợ quanh khu vực hồ Dầu Tiếng, gây ra nhiều bất cập về mặt trật tự xã hội rất cần khẩn trương giải quyết đây cũng là thực trạng ở các địa phương khác có đườngbiên giới giáp với Campuchia như Long An, An Giang, Bình Dương …

1.4 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Khí hậu Khí hậu tương đối ôn hòa, chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và tương phản rất rõ với mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11).Chế bộ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định. Nhiệt độ trung bình năm là 27.4oC, lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày có đến 6 giờ nắng. Lượng mưa trung bình năm từ 1800 – 2000mm, độ ẩm trung bình năm vào khoảng 70 – 80%. Tốc độ gió 1.7m/s và thổi điều hòa trong năm. Chịu ảnh hưởng bởi 2 hướng gió chính là gió Tây - Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc – Đông Bắc vào mùa khô.

Giá trị nhân văn

Sự giúp đỡ và cứu trợ đồng bào gốc Việt không những thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc mà còn là tình yêu thương đối với những người không may trong xã hội. Khuyến khích những người Việt lưu vong kiếm sống không ổn định hồi hương.

Vị trí khu đất được lựa chon trong khu vực bán bán 15 Km xung quanh khu vực hồ Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh. Có ba vị trí được lựa chon, thích hợp cho việc phát triển thành khu ở cho người Việt hồi hương. Các tiêu chí đánh giá để chọn ra khu đất thích hợp nhất để xây dựng theo bảng dưới.

Thủy văn Nguồn nước mặt ở chủ yếu dựa vào hệ thống kênh rạch trên địa bàn toàn tỉnh, với chiều dài của toàn bộ hệ thống 617km, trung bình 0,11 km/km2 và chủ yếu dựa vào 2 sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Hồ Dầu Tiếng với dung tích 1,45 tỷ m3 và 1.053 tuyến kênh có tổng chiều dài 1.000km đã phát huy hiệu quả trong cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra Tây Ninh còn có nhiều suối, kênh rạch; tạo ra một mạng lưới thủy văn phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn, đạt 0,314 km/km2. Nguồn nước ngầm khá phong phú, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh – tổng lưu lượng nước ngầm có thể khai thác được 50 – 100 ngàn m3/giờ. Vào mùa khô, vẫn có thể khai thác nước ngầm, đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

1.2 NỘI DUNG VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Quy hoạch Quy hoạch một khu ở với quy mô đáp ứng được 1500 - 2000 người, trên khu vực bờ hồ Dầu Tiếng tỉnh Tây Ninh. Trong đó quan tâm đến xây dựng một cộng đồng bền vững, đoàn kết, sinh kế tốt đồng thời phát huy giá trị điển hình cho mô hình khu ở và sinh hoạt cộng đồng người Việt hồi hương. Tính toán diện tích sàn cho từng loại hộ gia đình và diện tích cho sinh hoạt cộng đồng. Xác định số lượng, phân chia không gian các công trình cho phù hợp. Thiết kế hệ thống giao thông, hành lang, sân kết nối nhà ở với nhau, với các công trình công cộng, cảng tàu, đảm bảo an toàn và thuận tiện. Chú trọng thiết kế bền vững, sử dụng tài nguyên tại chỗ, vận hành hiệu quả.

Kiến trúc Tổ chức các không gian ở, cảnh quan và sinh hoạt cộng đồng. Xác định cụ thể mẫu nhà dựa trên các yếu tố điều kiện tự xã hội và định hướng rõ ràng. Các công trình nhà ở có các chức năng tối thiểu và tiện ích. Công trình nhà sinh hoạt cộng đồng đảm bảo tính lưu thông và tiếp cận các chức năng chính. Các công trình cần phải đảm bảo: Chiếu sáng và thông gió tự nhiên. Sử dụng vật liệu tự nhiên là chính.

Nghiên cứu Phát triển cộng đồng • Các phương pháp giúp cho cộng đồng phát triển phụ hợp với đặc điểm cộng đồng hiện có. • Phát huy hết giá trị mà cộng đồng đang có đồng thời gia tăng tính kinh tế cho cộng đồng. • Hài hòa cộng đồng với khu vực dân cư lân cận. Vật liệu • Sử dụng các vật liệu địa phương, dễ kiếm, dễ vận chuyển. • Vật liệu có khả năng tái chế, • Dễ sử dụng và có thể lắp ghép nhanh. Phương pháp thi công • Ứng dụng phương pháp thi công nhanh và hiệu quả. • Hạn chế sự can thiệp máy móc cơ giới. • Sử dụng các phương pháp lắp ghép theo modul Kết cấu công trình • Các kết cấu nhẹ, dễ thi công • Có khả năng liên kết cơ học giữa các đối tượng lại với nhau. • Ưu tiên các kết cấu tre,gỗ

Địa hình và địa chất Vùng nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng. Trên địa bàn vùng cao phía Bắc nổi lên núi Bà Đen cao nhất Nam Bộ (986m). Nhìn chung, địa hình tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho phát triển toàn diện nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng.

Mặt cắt địa hình

KẾT LUẬN: Sau khi xem xét các tiêu chí thì vị trí 3 phù hợp cho xây dựng một khu ở cho người Việt hồi hương. Vị trí thuộc khu vực: Ấp 5,Suối Dây,Huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Phía bắc giáp: một nhánh hồ Dầu Tiếng Phía nam giáp: đất nông nghiệp Phía Tây giáp: hồ Dầu Tiếng Phía Đông giáp: đường huyện Tân Thành.

Vùng ngập quanh hồ Dầu Tiếng Hơn 1/3 diện tích khu đất bị ngập trong 6 tháng mùa mưa


1 - TỔNG QUAN

04

1.5 HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

1.6 HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG XÃ HỘI

Hệ thống giao thông

Các giai đoạn hình thành

Về đường bộ: Gần khu vực nghiên cứu có trục đường huyện lộ Tân Thành – Đồng Kèn là tuyến đường chính có chức năng giao thông đối ngoại, lộ giới 6m. Ngoài ra, các tuyến đường giao thông khu vực, đường nội bộ lộ giới 3m dài 750m Về đường thủy: Khu vực nghiên cứu có hồ Dầu Tiếng có chức năng giao thông thủy và canh tác, diện tích 27000 ha.

Dân cư:

Nghề nghiệp

Dân số

Dân số hiện hữu của khu vực khoảng 1 200 người, Ngoài ra khu vực Tân Đông có khoảng 500 - 700 người Việt Kiều hồi hương sống xen kẽ với người dân địa phương. Dân cư hiện hữu tập trung chính trên đường huyện Tân Thành - Đồng Kèn và ấp khu vực Suối Dây. Số người trong một hộ: 4 6người/hộ.

Văn hóa - phong tục tập quán Văn hóa - phong tục tập quán

Cấp điện

Có hệ thống điện quốc gia nhưng không được chung cấp cho toàn khu dân cư vì lí do an toàn. Hơn nữa chỉ có những nhà khu vực ven huyện lộ Tân Thành – Đồng Kèn mới có thể sử dụng điện nếu có giấy tờ.

Số người biết chữ trong cộng đồng thấp, hầu hết trẻ em không được đến trường. Hơn 90% người lớn đều không biết chữ.

Phong tục tập quán - sinh hoạt

Bản đồ các tỉnh có người di cư

Bản đồ phân bố nghề nghiệp

Hầu hết không được sinh hoạt hằng tháng. Các hoạt động chủ yếu là buôn bán cá đánh bắt được ở vùng hồ Lễ hội chủ yếu là tết cổ truyền phù hợp, đi chùa là chủ yếu.

Liên kết với người dân địa phương

Chủ yếu thông qua các hoạt động buôn bán Mâu thuẫn chiếm 2% Được chính quyền hỗ trợ và các tổ chức bảo trợ giúp đỡ.

Cấp nước

Hiện chưa có mạng phân phối nước máy thành phố, dân cư trong khu vực hiện sử dụng nước ngầm khai thác tự khoan tại chỗ, giếng khoan ở tầng nước mạch nông, chất lượng nước tốt, dùng cho sinh hoạt và tưới cây. Ngoài ra dân cư còn sử dụng nguồn nước mặt trên sông rạch và hệ thống kênh tưới thủy lợi… nhằm phục vụ cho việc trồng trọt và chăn nuôi.

Hệ thống thoát nước thải và Xử lý chất thải rắn đô thị

Nghề nghiệp

Nghề nghiệp chủ yếu là đánh bắt cá trên vùng hồ Dầu Tiếng (nghề truyền thống từ lúc ở Campuchia) Ngoài ra còn có các nghề khác như buôn bán tạp hóa, kinh doanh vật liệu xây dựng, làm thuê.

Bản đồ luồng di cư

Khu vực ấp Tà Dơ, xã Tân Thành, hiện nay chưa xây dựng hệ thống cống thoát nước thải và công trình xử lý. Hệ thống thu gom rác chỉ tập trung ở các trục giao thông chính và khu dịch vụ công cộng.

Các vấn đề khác

Hiện trạng thông tin liên lạc

Khu vực thiết kế hiện chưa có bưu điện. Tuy nhiên hệ thống TV truyền hình vệ tinh và mạng dây đã về tới khu vực..

Bản đồ hồ Tonlesap

Hình ảnh hiện trạng

Các tỉnh có người Việt hồi hương

Không có người quản lý trong khu vực. Việc chăm sóc sức khỏe thiếu thốn. Bản đồ phân bố số người trong 1 hộ


2 - PHÂN TÍCH 2.1 PHÂN TÍCH SWOT

05

2.3 PHÂN TÍCH Ý TƯỞNG

Hoạt động cộng đồng

Tồn tại cộng đồng

Phát triển cộng đồng

2.4 NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ

NGUYÊN TẮC KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG

NGUYÊN TẮC ĐÁP ỨNG VỚI ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Thủy văn

Nhận diện vấn đề

Sau quá trình thu thập tài liệu, bản đồ và đưa ra đánh giá cho từng hạng mục. Có một số vấn đề cốt lõi được rút ra đối với khu vực được lựa chọn thiết kế đó là khu vực này đang bị ảnh hưởng của 3 vấn đề lớn mà nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển thiếu định hướng, sự quan tâm không đúng mức của chính quyền địa phương tới khu vực này. Đầu tiên là sự thiếu kiểm soát bởi chính quyền địa phương dẫn tới việc hồi hương của các kiều bào Campuchia về sinh sống từ đó hình thành nên khu vực thiếu tiện nghi và ảnh hướng đến cuộc sống của những người dân dịa phương nói chung và chính bản thân họ nói riêng. Thứ hai là trong cộng đồng khó khăn từ chỗ ở, sinh hoạt đến giấy tờ cho việc hợp thức hóa các khung pháp lý để họ có thể sinh sống và phát triển ổn định. Thứ ba nghề nghiệp của họ chưa được phát triển và quan tâm đúng mức dẫn đến sự nghèo khó trong cuộc sống.

Khu ở cho cộng đồng người VIệt hồi hương

Trong dòng di cư từ Campuchia về việc thì việc họ đi theo đoàn và người trong đoàn thường là các thành viên trong gia đình hoặc là chung trong một dòng họ với nhau. Vì vậy trong tổng thể, kết nối những nhà với nhau và kết nối những nhà lại trong một khu vực sân chung, khu vực đó trở thành khu vực cho các hoạt động nghề nghiệp.

Khu đất thuộc vị trí bờ hồ Dầu Tiếng và bị ảnh hưởng bởi mực nước trong hồ. Cụ thể trong 6 tháng mùa mưa thì 1/3 diện tích khu đất bị ngập nước.. Trong quy hoạch tổng thể, thiết kế hệ thống đường để có thể đáp ứng được vùng ngập và thiết kế hệ thống nhà phù hợp với 2 mùa mưa và mùa khô của khí hậu.

Nguyên tắc đáp ứng điều kiện tự nhiên

NGUYÊN TẮC ĐÁP ỨNG NHU CẦU TỐI THIỂU

Cộng đồng ngừi Việt hồi hương tại vùng hồ Dầu Tiếng chỉ yếu làm nghề đánh bắt cá và vì chính quyền siết chặt nên họ về ngụ cư tại nơi này, khó khăn trăm bề chủ yếu là những hộ nghèo khó không đủ không gian ở và sinh hoạt Vì vậy khi thiết kế nhà ở chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của một hộ gia đình và các chức năng có thể chuyển hóa lẫn nhau đồng thời họ có thể mở rộng nếu trong tương lai có nhu cầu. Đối với công trình công cộng chức năng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người.

2.2 What - Why - How

Nguyên tắc kế nối cộng đồng

NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

Nguyên tắc phát triển cộng đồng

Trước đây và hiện nay, khi đề cập đến vấn đề phát triển cho những cộng đồng khó khăn nhất là khu vực nông thôn, các nhà hoạch định chính sách và nghiên cứu phát triển tập trung giải quyết vấn đề khó khăn của cộng đồng dân cư, nên họ cố gắng tìm cách để bù đắp cho những vấn đề thiếu hụt đó. Từ quan điểm như vậy, người dân được xem như là những “khách hàng” nhận những hỗ trợ từ bên ngoài đưa tới và là người “tiêu dùng” - tiêu thụ những sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ đó. Vì vậy, nơi nào càng nghèo thì càng được quan tâm và nhận được nhiều hỗ trợ nên thay vì phấn đấu trở thành “ tự lực phát triển” thì các địa phương thường có xu hướng phấn đấu trở thành “địa phương nghèo” và người dân thì phấn đấu trở thành “hộ nghèo” và “người nghèo””. Theo nguyên tắc này các công trình nhà ở đều không xây hoàn thành 100% chỉ đáp ứng nhu cầu hiện có và họ sẽ mở rộng ra trong tương lai.

LÁT CẮT CỘNG ĐỒNG Nguyên tắc đáp ứng nhu cầu tối thiểu

Lát cắt cộng đồng

Sử dụng phương pháp Assets Based for Community Development (ABCD). Để tạo ra được một tổng mặt bằng tốt tốt cần phải dựa nhiều vào yếu tố, đầu tiên là phân tích, đánh giá các khía cạnh khác nhau, sau đó cần dựa vào khả năng tư duy và sắp xếp các thành phần, mỗi thành phần tồn tại ở mỗi vị trí cần giải thích được lý do tồn tại của nó cũng như hình dung được dây chuyền hoạt động và mối liên hệ của từng thành phần đối với các thành phần khác khi đưa vào hoạt động. Dựa vào lát cắt tại khu vực để có thể định vị trí đâu là khu vực ở, đâu là khu vực cho công trình công cộng, đâu là nơi để sản xuất...


3 - QUY HOẠCH

06

3.2 CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

3.1 NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

Tại khu vực nghiên cứu có trên 1000 người Việt Kiều hồi hương sinh sống. Đồng thơi khu vực Tân Đông cách vị trí nghiên cứu 10 km về phía bắc có khoảng 500 người Việt Kiều sinh sống xen kẽ với người dân địa phương Vì vậy nhiệm vụ quy hoạch khu ở cho khoảng 1500 - 2000 người.

Phương án 1

3.2 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG ÁN

Các tiêu chí đánh giá các phương án được đưa ra ba mức độ với các màu khác nhau(xem bảng dưới). Các tiêu chí được lập ra để đánh giá được phương án nào là tối ưu và có thể khắc phục được các điểm yếu vẫn còn tồn tại trong phương án chọn.

1. Đáp ứng quy chuẩn quốc gia

Tất cả các phương án đều đáp ứng.

Nam.

Với tiêu chí này thì phương án 1 sử dụng tối đa được diện tích đất, tao ra các dãy nhà phố đặc trưng của đô thị Việt

2 Tiêu chí sử dụng đất STT

LOẠI ĐẤT

1 2 3 4 5

Đất ở Đất công trình công cộng Đất giao thông Đất cây xanh - mặt nước Tổng

DIỆN TÍCH (m2) 47000 5700 7700 32600 92000

TỶ LỆ (%) 51% 6% 8% 35% 100%

CHỈ TIÊU m2/người

3. Không gian quy hoạch vùng

27.5 3.35 4.52 19.1

Cả 2 phương án đề có tính liên kết đối với các vùng và khu vực lân cận . Khu vực cộng đồng phương án 1 nằm ở trọng tâm nên tính đối ngoại giảm. Phương án 2 và 3 khu vực cộng đồng và chợ đem ra rìa vừa tiếp xúc với nước hồ vừa ngoại tiếp với khu vực xung quanh.

4. Thích ứng với điều kiện tự nhiên

Ưu điểm Nhược điểm • Tối đa được diện tích ở. • Tăng vốn đầu tư dự án. • “Ứng phó” với điều kiện tự nhiên. • Trung tâm cộng đồng ở giữa khu, không giao lưu đối ngoại được với khu vực.

5 Giảm thiểu vốn đầu tư

Phương án 2 STT

LOẠI ĐẤT

1 2 3 4 5

Đất ở Đất công trình công cộng Đất giao thông Đất cây xanh - mặt nước Tổng

DIỆN TÍCH (m2) 47755 5500 7125 31600 92000

Ưu điểm • Tối đa được diện tích ở. • Ứng phó” với điều kiện tự nhiên. • Kết nối mọi nhà với nhau thông qua sân chung. • Trung tâm cộng đồng đem ra rìa khu đất tiếp xúc một phần với hồ để phát huy nghề chày lưới đồng thời tiếp xúc với đường chính khu vực.

TỶ LỆ (%) 52% 6% 8% 34% 100%

CHỈ TIÊU m2/người

Phương án 1 và 2 do làm bờ kè chính để tránh hiện tượng bán ngập nước nên vốn đầu tư hạ tầng tăng lên đồng thời phải có giải pháp tốt cho việc thoát nước. Phương án 3 việc bán ngập vẫn xảy ra nhưng ta thích ứng bằng việc làm nhà nổi.

6. Giài quyết số lượng người ở

LOẠI ĐẤT

Phương án 1 hình ảnh đặc trưng nhà phố, môi trường sinh kế là buôn bán nhà phố. Phương án 2,3 : có không gian cho phát huy ngành cá bằng sân chung là nơi phơi, chứa, các dụng cụ và sản phầm ngoài ra còn phát triển đan lưới, và các dịch vụ liên quan.

28.09 3.2 4.1 18.5

8. Khả năng phát triển nghề mới

1 2 3 4 5

Đất ở Đất công trình công cộng Đất giao thông Đất cây xanh - mặt nước Tổng

49200 5300 12500 25000 92000

TỶ LỆ (%) 53% 6% 14% 27% 100%

CHỈ TIÊU m2/người

Phương án 1 hầu như rất ít có khả năng giữa lại nghề cũ, chủ yếu là buôn bán kinh doanh. Phương án 2,3 có khả năng phát triển nghề chài lưới.

STT 1 2 3 4 5 6 7 8

Nhược điểm • Tăng vốn đầu tư dự án . • Khu vực ngập trong 6 tháng mùa mưa không sửa dụng được sân chung.

DIỆN TÍCH (m2)

Cả ba phương án đều giải quyết số lượng người ở theo tính toán ban đầu.

7. Không gian đáp ứng nghề nghiệp

Phương án 3 STT

Phương án 1,2 ứng phó với điều kiện bằng việc xây bờ kè. Phương án 3 thích ứngvới điều kiện bằng việc nhà ở xây kiểu nhà sàn và có cầu nối.

TIÊU CHÍ ( Rất tốt, tốt, khá) Đáp ứng các tiêu chuẩn quy chuẫn quốc gia Tiêu chí sử dụng đất Không gian quy hoạch liên kết vùng Thích ứng với điều kiện tự nhiên Giảm thiếu vốn đầu tư Giải quyết khối lượng người ở Không giản ở đáp ứng với nghề nghiệp hiện có Khả năng phát triển nghề nghiệp mới

KẾT LUẬN: 28.9 3.1 7.3 14.7

Ưu điểm Nhược điểm • Kết nối mọi nhà với nhau thông • Giải quyết vấn đề vệ sinh cho khu vực qua sân chung. ngập tong 6 tháng mùa mưa. • Thích ứng với điều kiện tự nhiên • Không có vành đai cây xanh chống sạc lở • Phát huy nghề nghiệp tại chỗ, sân bờ hồ. chung là chỗ giao lưu và hoạt động nghề nghiệp. • Trung tâm cộng đồng giao lưu kết nối với khu vực.

Phương án 1

Phương án 2

Sau khi xem xét các tiêu chí thì phương án 3 là phương án chọn để nghiên cứu và thiết kế.

3.3 VỐN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG

Phương án 3


4 - MẶT BẰNG TỔNG THỂ

07


5 - QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH

08


6 - THIẾT KẾ NHÀ Ở 6.1 HIỆN TRẠNG NHÀ Ở

09

6.2 MỤC TIÊU

6.5 CƠ SỞ THIẾT KẾ

6.6 MODUL THIẾT KẾ

- Đáp ứng nhu cầu tối thiểu của một hộ gia đình. - Mỗi gia đình được cung cấp nhà ở với chức năng như nhau và buộc họ phải mở rộng tùy vào quy mô số thành viên của từng hộ. - Vật liệu xây dựng sử dụng vật liệu địa phương chú trọng tính kinh tế. - Kết cấu nhà dễ dàng cho người dân có thể tự xây dựng.

6.3 CHỨC NĂNG Các hoạt động trong nhà chủ yếu là ngủ, ăn uống, tiếp khách và vệ sinh.

6.4 Quy mô nhà ở theo giai đoạn phát triển gia đình

6.7 CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG

6.8 ĐỀ XUẤT CHỨC NĂNG

Mỗi hộ dân được cung cấp 2 modul căn bản, giống nhau. 1 modul là không gian bếp, vệ sinh, một modul là không gian cho ngủ và phòng khách. Mỗi hộ cho dù số lượng người khác nhau đều cũng được cung cấp là 2 modul vì họ có số người lớn hơn nên sức lao động lớn hơn vì vậy khả năng tạo dựng ngôi nhà lớn hơn (phương pháp Assets Based for Community Development).

Từ các modul cung cấp cơ bản thì người dân tiếp tục phát triển để phù hợp với số lượng người mà gia đình hiện có. Các chức năng chủ yếu trong một căn hộ là phòng ngủ, phòng khách, vệ sinh, bếp, ngoài ra còn không gian kinh doanh.


6 - THIẾT KẾ NHÀ Ở

10

6.9 BẢN ĐỒ VỊ TRÍ CÁC MẪU NHÀ

6.10 TRIỂN KHAI MẪU 4 VÙNG NGẬP 1 THẾ HỆ

Nhà 1 - 2 thế hệ vùng bán ngập chủ yếu dành cho những gia đình vừa mới từ Campuchia trở về với nghề nghiệp là đánh cá và khu vực nhà vùng bán ngập tiếp xúc với hồ Dầu Tiếng thuận lợi cho họ tiếp tục phát triển nghề cá. Nhà 2 thế hệ vùng cạn, có đường dẫn ra cầu tàu để tiếp tục nghề cá. Nhà 3 thế hệ vùng rìa có thêm không gian kinh doanh để họ kết hợp kinh doanh theo truc đường Tân Thành - Đồng Kèn..

Vị trí nhà triển khai mẫu 4

Mặt bằng

Thống kê số lượng nhà ở

Mặt đứng và mặt cắt Tính toán sơ bộ vốn đầu tư ban đầu và mở rộng

Cơ chế hoạt động mẫu 4

Đề xuất chức năng mẫu 4


6 - THIẾT KẾ NHÀ Ở

11

6.11 TRIỂN KHAI MẪU 3 VÙNG CẠN 2 THẾ HỆ Vị trí nhà triển khai mẫu 3

Cơ chế hoạt động mẫu 3

Đề xuất chức năng mẫu 3

Phối cảnh nhà vùng ngập mùa khô

Phối cảnh nhà vùng ngập mùa mưa

Phối cảnh sân trong


6 - THIẾT KẾ NHÀ Ở

12

6.12 TRIỂN KHAI MẪU 7 VÙNG RÌA 3 THẾ HỆ Vị trí nhà triển khai mẫu 7

Cơ chế hoạt động mẫu 7

Đề xuất chức năng mẫu 7

Phối cảnh mặt tiền nhà vùng cạn

4.5 CÁC BƯỚC XÂY DỰNG


7 - THIẾT KẾ NHÀ CỘNG ĐỒNG 7.1 MỤC TIÊU - Trước tiên là giải quyết vấn đề kiểm soát người Việt hồi hương trong khu vực hiện tại đồng thời có thể tiếp cận và quản lý những người Việt hồi hương trong tương lai. - Giải quyết tình trạng thiếu học không chỉ của trẻ em nơi đây mà còn là phổ cập giáo dục cho người lớn. - Thêm các chức năng không gian sinh hoạt, y tế để hoàn thiện và đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản trong sinh hoạt hằng ngày..

7.2 CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ YÊU CẦU THIẾT KẾ Các chức năng cơ bản có trong một khu ở bao gốm trường học,y tế, sinh hoạt chung và quản lý những người Việt kiều hồi hương. Trường học sẽ đáp ứng cho dân số 1500 - 2000 người và 40% người lớn không biết chữ. Sinh hoạt chung: chủ yếu là chức năng tổ dân phố ngoài ra còn có các câu lạc bộ nghề nghiệp và phát triển cộng đồng. Quản lý không những kiểm soát những người ở hiện tại mà còn rà soát, kiểm tra những người hồi hương mới đồng thời quản lý các khu vực lân cận.

7.3 TIÊU CHÍ THIẾT KẾ Các chức năng chủ yếu được sắp xếp chủ yêu dựa vào các quan hệ đối nội và đối ngoại của công trình với người dân trong khu và với khu vực bên ngoài. Chợ là khu vực kết nối giữa người dân trong khu vực với người Việt hồi hương thông qua việc buôn bán giao thương và cá là sản phẩm chủ yếu được đánh bắt từ hồ Dầu Tiếng. Y tế, quản lý là khu vực cần sự nối tiếp giữa bên trong và bên ngoài. Sinh hoạt cộng đồng, trường học đáp ứng nhu cầu chủ yếu cho việc học và vui chơi cũng như sinh hoạt cho người dân trong khu ở của cộng đồng người Việt hồi hương trong khu ở. Ngoài ra toàn bộ công trình còn đặt vị trí gần một nhánh của hồ Dầu Tiếng , có cầu tàu tạo ra sự lưu thông với hồ và nghề chài cá.

7.4 PHÂN TÍCH PHÁT TRIỂN HÌNH KHỐI VÀ MẶT BẰNG

13 Mặt bằng mái nhà sinh hoạt cộng đồng T/L 1:250


7 - THIẾT KẾ NHÀ CỘNG ĐỒNG Mặt tầng 1 nhà sinh hoạt cộng đồng T/L 1:200

14 Mặt tầng 2 nhà sinh hoạt cộng đồng T/L 1:200


7 - THIẾT KẾ NHÀ CỘNG ĐỒNG Phối cảnh nhà cộng đồng

Mặt cắt toàn khu

15


7 - THIẾT KẾ NHÀ CỘNG ĐỒNG

16


17


8 - VẬT LÝ KIẾN TRÚC

18

8.1 SỐ LIỆU ĐẦU VÀO KẾT LUẬN: - Gió hướng Tây Nam khi thổi vào toàn bộ khu đất thì vào sân trong trong còn sức gió 3 m/s so với tốc độ gió ban đầu 23.17 m/s (theo quy chuẩn QCXDVN 02 : 2008/BXD) - Gió hướng Đông Bắc thổi vào mùa khô thì sức gió vào toàn bộ khu ở khoảng 4 m/s so với tốc bộ gió ban đầu 23.17 m/s - Sân trong thông thoáng và có đường mở cho hướng gió vào nên các nhà phía bên kia nhận tốc độ gió khoảng 1 m/s

Gió hướng Tây Nam tổng thể

Gió hướng Tây Nam sân trong

6.2 PHÂN TÍCH GIÓ NHÀ Ở

6.3 PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG NHÀ Ở

Nhà vùng bán ngập 1 - 2 thế hệ hầu hết các không gian trong phòng đều có gíó lưu thông Vùng khuất của nhà cũng có tốc độ gió lên đến 2m/s

Nhà vùng ngập 1 - 2 thế hệ: gió

Nhà vùng ngập 1 - 2 thế hệ: ánh sáng

Nhà vùng bán ngập ánh sáng khảo sát là phòng khách Kết quả cho thấy đạt khoảng 500lux

Gió hướng Đông Bắc tổng thể

Gió hướng Đông Bắc sân trong

Nhà vùng cạn 2 - 3 thế hệ: gió

Nhà vùng cạn 2 - 3 thế hệ: ánh sáng


8 - VẬT LÝ KIẾN TRÚC

19

6.4 NGUYÊN VẬT LIỆU

6.6 CÁC GIẢI PHÁP KHÁC

6.5 PHÁT THẢI VÀ VỆ SINH

Vật liệu xây dựng công trình nhà ở chủ yếu là các vật liệu tự nhiên như tre, gỗ tràm, lá dừa nước, đất, có khả năng tái chế. Các nguồn nguyên liệu địa phương với khoảng cách không quá 20 km. Vật liệu chủ của nhà sinh hoạt cộng đồng là tường đất kết hợp ximăng, đảm bảo khô ráo khi trời mưa và mát mẻ khi trời nắng. Vật liệu tre cùng tấm lợp sinh thái Onduline không độc hại và có độ bền cao, cách âm và nhiệt tốt.

Nhà vùng ngập vấn đề phát thải chất thải rắn hằng ngày phải giải quyết Giải pháp.nhà vệ sinh nổi. - Thùng phuy được lựa chọn làm bể chứa vì giá thành rẻ, dễ mua, độ bền và yếu tố kĩ thuật đều đạt khi thử nghiệm. - Về vật liệu liên kết các thùng phuy là khung sắt. - Mô hình tuân thủ quy trình đảm bảo vệ sinh theo tiêu chuẩn Bộ Y tế. Qua bộ phận ống thông hơi, chất thải trải qua quá trình phân giải hiếu khí rồi được đưa qua ngăn kị khí bằng áp lực nước tự nhiên. Sau khi phân giải kị khí, chất thải đi qua hệ thống lọc than hoạt tính thành nước, được dẫn ra môi trường bên ngoài. Hệ thống nhà vệ sinh có 2 thùng phuy Thùng thứ nhất làm bể chứa kết nối với thùng thứ 2 bằng ống có phi 90 Thùng thứ 2 có ngăn lọc kết nối bên ngoài bằng ống phi 27 Bồn vệ sinh kết nối với thùng phuy thứ nhất bằng ống PVC phi 27 Toàn bộ hệ thống có thể nổi lên trên mặt nước và hệ thống phân hủy chất thải bằng phương pháp kị khí.

Cảnh quan

Hệ thống tưới đầu phun tự động RD 1800. Lợi ích: - Vẫn đảm bảo độ thẩm thấu của nước trong lớp đất (diện tích bề mặt thấm nước tăng lớn, sử dụng tại bên dưới bãi đậu xe, Cường độ nén cao cho phép sử dụng theo lĩnh vực giao thông, Bảo quản và vận chuyển chi phí thấp, Không có mối nguy hiểm lưu trữ nước mặt) - Rút bề mặt và trữ nước tạm thời. - Chống ngập lụt trong cục bộ công trình. - Giảm được lượng nước thải và hệ thống cống thành phố.

Cơ cấu 3 ngăn

Bờ kè và cấp nước

- Nước được tái sử dụng cho cảnh quan và các trang thiết bị dùng nước trong các khu chức năng và các khối của công trình. - Hệ thống tưới cây: dùng “đầu phun RD 1800” - Hệ thống quản lý cấp nước: Cảm biến mưa RSD - Sử dụng nước cấp thành phố trong trường hợp không có nước dự trữ nhiều.

6.7 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ TRE

Bờ kè và cấp nước

- Nước được tái sử dụng cho cảnh quan và các trang thiết bị dùng nước trong các khu chức năng và các khối của công trình. - Hệ thống tưới cây: dùng “đầu phun RD 1800” - Hệ thống quản lý cấp nước: Cảm biến mưa RSD - Sử dụng nước cấp thành phố trong trường hợp không có nước dự trữ nhiều.

Hệ thống khi mùa khô

Hệ thống khi mùa nước


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.