Họ tên: Hoàng Thị Thùy Duyên MSSV: 20510101341 GVHD: Nhan Quốc Trường
L Ờ I
M Ở
Đ Ầ U
Các hình khối hình học thuần khiết bao giờ cũng có sức biểu cảm rất mạnh vì nó luôn tương phản với các điều kiện đường nét tự nhiên của địa hình, cây cỏ và bầu trời.Chẳng hạn, các hình tròn, vuông, tam giác với tính đối xứng rõ ràng, luôn cho ta một ấn tượng mạnh độc đáo và dứt khoát, rất chuẩn mực, trong khi các đường cong tự nhiên, các đường gãy, các hình thức bị chia cắt hay phối kết từ nhiều đường nét hình học bị băm vụn, chia nát... lại tạo cảm giác về sự mềm mại, dễ hòa nhập với thiên nhiên và môi cảnh. Hình khối có tính động và tĩnh rõ ràng qua quan hệ kích thước ba chiều của nó và tính ổn định của hình thức. Kiến trúc sư có thể lợi dụng các tính chất này để tạo sức mạnh định hướng của khối kiến trúc, từ đó tạo ra những ấn tượng chắc khỏe, trầm lắng hay thanh thoát bay bổng, ổn định cân bằng hay sinh động và chuyển hóa không ngừng cho hình khối kiếntrúc. Nhận thức vẻ đẹp kiến trúc không đơn giản, không ai giống ai, nhưng không phải không thể định luợng, không thể đánh giá. Cũng như các bộ môn nghệ thuật khác, sức truyền cảm của kiến trúc cũng có những quy luật, những chuẩn của nó, chỉ ai biết lợi dụng ,khai thác mới làm cho cái đẹp lên tiếng. Mọi người đều thừa nhận ý nghĩa lớn lao của các khái niệm nhịp điệu, tương phản, vi biến, các quan hệ tỷ lệ, tỷ xích, sự phối hợp hài hòa các đường nét, các mảng màu và chất liệu, sự hỗ trợ các phương tiện tạo hình khác... trong sức biểu hiện mỹ cảm của công trình kiến trúc. Tuyển họa là tổng hợp một số thủ pháp tạo hình kiến trúc phổ biến , cũng như ứng dụng của chúng ở các công trình kiến trúc nổi tiếng
01 Tương phản và vi biến
02Vần luật
03 Chính- phụ
04 Tỉ lệ vàng
05 Cân bằng
06 Cô đọng
Mục lục
07 Thống nhất
01 TƯƠNG PHẢN & VI BIẾN Tương phản và Vi biến là sự vận dụng mức độ khác biệt của một nhân tố tổ hợp với liều lượng nhiều hay ít để đạt được hiệu quả nghệ thuật. Trong nghệ thuật kiến trúc, tương phản và vi biến là những biểu hiện trên hình khối, mặt đứng tạo ra những cảm xúc ở những mức độ khác nhau.
Màu sắc, sắc độ
Đường nét
Hình khối
Vật liệu
QUAN HỆ TƯƠNG PHẢN -Tạo ra sự cách biệt rõ, sự đối chọi mạnh, thậm chí trái ngượcvới sự chuyển tiếp thật bất ngờ giữa hai bộ phận, hai hình thức kiến trúc đặt gần nhau, nhằmgây ấn tượng hấp dẫn, sức hút, phá sự nhàm chán, đơn điệu. -Tương phản được biểu hiện trên màu sắc, sắc độ , đường nét, hình khối, vật liệu kiến trúc
Fuji TV Headquarters - Nhật Bản mang hình khối vuông và lớn với khối cầu ở trên tạo nên sự tương phản rõ rệt
LA CITÉ DES AFFAIRES – Pháp Khối hình vuông khổng lồ uốn lượn trên góc phố SaintEtienne- Pháp, là một tác phẩm độc đáo. Với nhiều các cửa sổ kính trong suốt kết hợp với panel màu trắng, vỏ bọc công trình tạo độ tương phản tuyệt đối với mảng tường vàng phía bên dưới
VINH THUY PLAZA – Việt Nam Gồm ba khối chính, khối cao nằm trên khối thấp, tạo nên sự tương phản rõ rệt về hình khối
Màu sắc, sắc độ
Đường nét
Hình khối
Chiều hướng
QUAN HỆ VI BIẾN -Đôi lúc còn được gọi là sự biến hóa, sắc độ là làm cho hai bộ phận đặtgần nhau hơn nhưng chỉ có sự khác biệt nhỏ, nghĩa là cố tạo ra tính gần gủi thống nhất về hình thức, kích thước, cách xử lí bề mặt, màu sắc..., tạo cảm giác hài hòa -Vi biến được biểu hiện trên màu sắc, sắc độ , đường nét, hình khối, chiều hướng kiến trúc
Ho Chi Minh Mausoleum– Việt Nam Sử dụng thủ pháp vi biến. Nhịp biên của các hàng cột lớn hơn nhịp giữa
NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG TẠO TƯƠNG PHẢN VÀ VI BIẾN: -
TƯƠNG PHẢN VÀ VI BIẾN TRONG KÍCH THƯỚC, HÌNH DÁNG CHIỀU HƯỚNG
-
TƯƠNG PHẢN VÀ VI BIẾN NGÔN NGỮ HÌNH THÁI HỌC
-
TƯƠNG PHẢN VÀ VI BIẾN TRONG RỖNG VÀ ĐẶC, HỞ VÀ KÍN
-
TƯƠNG PHẢN VÀ VI BIẾN MÀU SẮC, CHẤT CẢM, BÓNG
Tòa nhà thể chế Antwerp
TƯƠNG PHẢN VÀ VI BIẾN TRONG KÍCH THƯỚC, HÌNH DÁNG CHIỀU HƯỚNG Kích thước,hình dáng, chiều hướng, có thể tạo thành bởi các yếu tố hình học đặc trưng cho ngôn ngữ tạo hình kiến trúc là khối, diện, tuyến- tạo thành hình tượng kiến trúc giàu sức biểu hiện qua phương tiện tương phản và vi biến.
TƯƠNG PHẢN VÀ VI BIẾN NGÔN NGỮ HÌNH THÁI HỌC Người ta thường dùng tương phản, vi biến của đường( đường thẳng, đường cong, đường gãy), tương phản, vi biến của hình( hình cao, hình thấp, hình vuông, hình tròn) và tương phản, vi biến của số lượng( đơn và kép, ít và nhiều, nặng và nhẹ) để đạt được hiệu quả cần thiết
GOTHIC NOTRE DAM– Pháp Có phân vị vươn lên là chính, thỉnh thoảng có những gờ ngang làm thành những bang cột cuốn hay băng tượng nhỏ nằm ngang làm cho kiến trúc rất sinh động
TƯƠNG PHẢN VÀ VI BIẾN TRONG RỖNG VÀ ĐẶC, HỞ VÀ KÍN Những bộ phận khác nhau của kiến trúc là những mảng tường, những phần rỗng của kiến trúc là những cửa ổ, cửa đi, hành lang, logia, hiên… tác động vào cảm giác của con người, gây những liên tưởng khác nhau: nhẹ nhàng, vững chắc, thanh thoát,… LENIN MUSEUM - Taken Có sự tương quan giữa đặc và rỗng. Dùng thủ pháp tương phản giữa phần lõm của hành lang cột cuốn ở tầng dưới đối với mảng thường đặc ở tầng trên tạo nên một hiệu quả rất mạnh mẽ và phong phú
TƯƠNG PHẢN VÀ VI BIẾN MÀU SẮC, CHẤT CẢM, BÓNG -Bóng: được tạo thành trên cơ sơ các thành phần tạo hình. Kiến trúc sư sử dụng nó để hòa tấu sáng tối xen kẽ nhau, giàu sức truyền cảm. -Màu sắc tương phản hoặc vi biến phụ trợ giữa hai màu. Tương phản màu: vàngtím, đen- trắng,…; vi biến màu: đỏ- da cam, da cam- vàng,… -Sắc độ: Tùy hoàn cảnh cụ thể, tùy ý tưởng, mục tiêu của tác phẩm tạo hình mà dung màu sắc cho phù.
-Chất cảm của các vật liệu, hoa văn với độ trơn nhám của nó được sử dụng khi tương phản và vi biến tạo nên những thẩm mỹ cần thiết
Medici Riccardi Palace Một kiệt tác của kiến trúc văn nghệ Phục Hưng Italia, đã được xử lí vi biến cho chất cảm của vật liệu một cách hợp lí: tường dưới cùng đá lớn. Các tầng trên đá nhỏ dần, từ thô nhám chuyển dần sang nhỏ mịn. Phần thô nhám ở dưới có sự tương phản nặng-nhẹ, vững trãi- thanh thoát
”
KẾT LUẬN
Sự phối hợp vi biến và tương phản trong tổ hợp hình khối hay xử lí mặt đứng kiến trúc làm cho kiến trúc phong phú, hấp dẫn, giàu sức truyền cảm, vừa đa dạng, vừa thống nhất, có chính phụ rõ ràng
02 VẦN LUẬT (NHỊP ĐIỆU) Ấn tượng nghệ thuật của kiến trúc khi ngắm nhìn một công trình cũng thường bắt đầu từ sự cảm nhận vần luật trong tổ chức phối trí các bộ phận trên tổng thể.
Trụ sở Mondadori, Milan
Vần luật hay nhịp điệu là sự lặp đi lặp lại, tạo cho con người một ấn tượng mỹ cảm nhất định. Trong kiến trúc thì quy luật bố cục hay vần luật cũng được thể hiện:
KHÁI NIỆM VẦN LUẬT
-Với tổng thể quy hoạch của một khu phố, sự sắp xếp các ngôi nhà với khối hình nhà caothấp, to- nhỏ, vuông- tròn góc cạnh ra sao để đạt được tính thống nhất, hài hò. Đó là vần luật -Với một công trình kiến trúc, sự sắp xếp các mảnh đặc- rộng, đường nét vật liệu, màu sắc cũng theo một quy luật nào thích ứng với chính nó và tổng thể nói chung.
-Với các chi tiết trang trí nội,ngoại thất ,thậm chí đến các đồ đạc trang thiết bị, muốn đạt được tính thống nhất hài hòa, đồng bộ, cũng phải tôn trọng vần luật.
Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Dingli, Trung Quốc
FRIGILIANA VILLAGE TÂY BAN NHA
Ngôi làng nổi bật trên triền núi nhờ một màu trắng xóa của các bức tường và mái ngói màu đỏ nâu. Mỗi góc phố cổ đều có bản sắc riêng. Những ngôi nhà của nó màu trắng và cửa ra vào và cửa sổ với các sắc thái khác nhau của màu xanh lam
Tama Art University Library Để các luồng và tầm nhìn của những người này tự do xâm nhập vào tòa nhà, KTS bắt đầu nghĩ đến một cấu trúc gồm các mái vòm được đặt ngẫu nhiên sẽ tạo ra cảm giác như thể sàn dốc và khung cảnh của khu vườn phía trước đang tiếp tục trong tòa nhà Kiến trúc sư: Toyo Ito & Associates Architects Khách hàng: Đại học Nghệ thuật Tama Diện tích: 159.184,87m2 Diện tích tòa nhà: 2.224,59m2
CÓ NHỮNG LOẠI VẦN LUẬT SAU -Vần luật liên tục -Vần luật tiệm biến -Vần luật lồi lõm -Vần luật giao thoa Ngôi nhà của nhà điêu khắc Xabier Corberó
Vần luật liên tục còn gọi là nhịp điệu đều hay tiết điệu, là vần luật sinh ra do sự sắp xếp lặp lại một cách liên tục một hay một số loại thành phần cơ bản (đường nét, bề mặt, hình khối, không gian)
Dự án nhà ở Nid d'Abeill, Maroc
Nid d'Abeill mang hình thức kiến trúc vần luật liên tục. Những khối vuông được sắp xếp so le và liên tục đều nhau Mặc dù ý tưởng là cung cấp cho người lao động và người di cư nông thôn các lựa chọn nhà ở giá cả phải chăng, nhưng sự phát triển mới lại tỏ ra quá đắt đỏ đối với hầu hết cư dân khu ổ chuột.
Vần luật tiệm biến Vần luật tiệm biến, còn gọi là nhịp điệu tăng giảm đều, là vần luật thay đổi dần dần một cách có quy luật, có sự biến thái trong thành phần của nhịp điệu (tức là các yếu tố kích thước, màu sắc, chất liệu,...).
THÁP BÌNH SƠN Sử dụng liệu vật dụng đá nhỏ dần theo tầng tạo nên vần luật tiệm biến
Vần luật lồi lõm Nếu vần luật tiệm biến chỉ phát triển đơn hướng hoặc tăng đều hoặc giảm đều, thì vần luật lồi lõm vừa là vần luật tiệm biến (tăng, giảm có quy luật), vừa là vần luật dạng dao động hình sóng, lúc lên lúc xuống, lúc âm lúc dương, lúc hạ thấp lúc đột khởi theo quy luật nhất định.
Steyn studio's bosjes chapel
Nam Phi
Mái nhà nhấp nhô của 'nhà nguyện bosjes' lên xuống đáng kể. các dải kính rộng, được hình thành trong đó từng đợt sóng của tán cây tăng lên đến đỉnh, được gắn liền với các cây thánh giá tượng trưng. được nâng cao trên một giá đỡ, hình dạng màu trắng rõ ràng được bao quanh bởi một cái ao phản chiếu được đặt để nhấn mạnh tính không trọng lượng rõ ràng của nó.
Vần luật giao thoa Vần luật giao thoa hình thành do các thành phần kiến trúc đan chéo nhau, chồng lấn giao thoa với nhau.
Modern And Special Darcons Arquitectura Head Office Building Những khối hộp đan nhau, vưởn ra Khối bê tông kết hợp với kính tang them sự sang trọng cho khối công trình Vị trí: Chihuahua, México Project Management: Urbanism and Mexico Edification Structural Design: Structurists and Consultants Diện tích dự án: 1.406 m²
03 CHÍNH-PHỤ Hiệu quả thẩm mỹ thống nhất và hài hoà dễ đạt được nếu trong bản thân một công trình hoặc một quần thể công trình kiến trúc có thành phần chủ yếu và thứ yếu.
Frame Museum
Trong một quần thể tạo hình chiếu trúc một công trình ở giữa và hai công trình ở hai bên được xử lý hình khối kích thước đột suất để nhận lãnh trách nhiệm làm chủ thể
Vienna University of Economics Trung tâm Học viện và Đại học Kinh tế ở Vienna, Áo
Thành phần chủ yếu và thứ yếu của công trình kiến trúc hay quần thể kiến trúc do công năng xác định. Ví dụ như nhà hát và rạp chiều bóng, phòng khán giả là bộ phận chủ yếu,có hình khối to lớn vượt lên làm nhân tổ hợp cho các công trình kết, các phòng diễn viên là những thành phần thứ yếu và mang tính chất phụ trợ.
MAD Architects' Harbin Opera House Nhà hát Opera Cáp Nhĩ Tân của MAD Architects
Phương tiện cụ thể để tạo thành mối liên hệ hợp lý giữa chủ yếu và thứ yếu trong tạo hình là sử dụng thủ pháp tương phản, dùng biện pháp “hô ứng” những thành phần nhỏ phù trợ cho những thành phần chính
TÒA QUỐC HỘI BRAZIL
Kiến trúc sư:Oscar Niemeyer
” KẾT LUẬN Kiến trúc có khi tồn tại hai công trình hoàn toàn giống nhau, đứng cạnh nhau, tạo thành một khối “như nguyên thể”. Nếu để nguyên tình trạng như vậy sẽ có cảm giác đơn điệu, buồn tẻ. Cho nên xử lýkhối công trình có chính phụ sẽ tạo được sự thu hút, tính thẩm mỹ cho công trình
04 TỈ LỆ VÀNG Tỷ lệ vàng là một yếu tố quan trọng quyết định tổng thể của cả công trình. Áp dụng quy tắc tỷ lệ vàng sẽ giúp tạo cảm giác dễ chịu và tự nhiên hơn khi nhìn vào tác phẩm thiết kế của bạn. Nó tạm hiểu là “sự hài lòng thị giác”
The Parthenon
TỈ LỆ VÀNG
Trong công trình kiến trúc đền Parthenon tại Hy Lạp Nhìn vào phác thảo trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra các tỷ lệ xoay quanh một hình xoắn ốc. Chính nhờ vào sự trực quan mà nó mang lại, công trình Parthenon mới đạt được sự hài hoà, cân đối, độc đáo có một không hai trên thế giới.
Người Hy lạp cổ đại đã tìm ra một tỷ lệ vàng (Phi = 1,618) mà họ cho rằng nắm giữ vẻ đẹp của vạn vật. Tỷ lệ ấy được đem áp dụng trong kiến trúc, hội họa và để đánh giá vẻ đẹp con người. Tỷ lệ vàng là một phương trình toán học mà người Hy Lạp cổ đại từng sáng tạo ra với niềm tin rằng tỷ lệ này sẽ đem lại vẻ đẹp cho tất cả những sáng tạo kiến trúc, hội họa, thậm chí là đong đếm được cả vẻ đẹp nhan sắc con người. Đại kim tự tháp Giza của Ai Cập xây dựng hồi năm 2560 trước Công nguyên, đạt 52,35% "tỉ lệ vàng".
Tu viện Westminster của Anh xây dựng hồi năm 1745, đạt 70,50% "tỉ lệ vàng".
Cung điện Osaka của Nhật Bản hoàn thành vào năm 1583, đạt 70,38% "tỉ lệ vàng".
Nhà thờ Thánh Paul, Anh hoàn thành vào năm 1710, đạt 72,28% chuẩn mực "tỉ lệ vàng".
05 NGUYÊN TẮC CÂN BẰNG Trong tác phẩm kiến trúc, cân bằng và ổn định thể hiện trên mặt bằng, mặt đứng và hình khối thông qua mối liên hệ nội tại giữa các thành phần của công trình, giữa công trình với môi trường xung quanh. Sự cân bằng và ổn định gắn bó mật thiết với khái niệm đối xứng, phi đối xứng và phản đối xứng
Đối xứng hoàn toàn (cân bằng đối xứng) Các bộ phận trong một công trình hoặc các công trình trong tổng thể quy hoạch được bố cục đối xứng qua một hay nhiều trục đối xứng trên mặt bằng – hình khối mặt đứng. Đối xứng hoàn toàn gây cảm giác trang nghiêm, hoành tráng thường áp dụng trong kiến trúc cổ như đình, chùa, nhà thờ, trong kiến trúc mới như trụ sở chính quyền cơ quan pháp luật, nhà quốc hội, trụ sở các cơ quan, các tượng đài quảng trường.
Cân bằng phi đối xứng Cân bằng phi đối xứng là thủ pháp cân bằng thường được sử dụng trong kiến trúc hiện đại, đáp ứng được nhu cầu phát triển không gian hình khối đa dạng và tạo thế “cân bằng động”. Thủ pháp này phải bỏ sự cứng nhắc trong cân bằng đối xứng, mang lại vẻ đẹp sinh động cho công trình
Công trình thủy điện Sơn La. Do yêu cầu về công năng, sử dựng tràn xã lũ và nhà máy hai bên tạo thế cân bằng phi đối xứng
Trong kiến trúc thường thấy: đối với các mặt bằng, mặt đứng , hình khối có thể không đối xứng nhưng cảm giác cân bằng và hài hòa, đó là người thiết kế đã tổ chức đối xứng ảo, chia các thành phần công trình có sự cân bằng về diện tích, hình khối,… Thủ pháp này đòi hỏi sự nhạy cảm, linh cảm của người thiết kế kiến trúc TÒA THỊ CHÍNH & THÀNH PHỐ •NA UY Kiến trúc sư: Atelier Lorentzen Langkilde Khu vực: 12000 m²
” KẾT LUẬN Sự cân bằng (balance) trong một bản thiết kế thể hiện ở việc sắp xếp, phân bố các yếu tố tạo nên một bản thiết kế hài hòa, có tình thẩm mỹ. Trong vài trường hợp, một yếu tố có thể được nhấn mạnh, trở nên nổi bật hơn những yếu tố khác. Tuy nhiên quy luật cân bằng khiến không một yếu tố nào có thể chiếm được chú ý đến mức ta không nhìn thấy các yếu tố xung quanh.
06 NGUYÊN TẮC CÔ ĐỌNG Kiến trúc hướng tới giá trị nào đó và tạo lập không gian chặt chẽ, khúc chiết, cô đọng, thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng. Sự đơn giản của hình thức tổng thể, chi tiết kiến trúc, sự tiết chế trong sử dụng vật liệu, màu sắc… nhằm đem lại tính tập trung vào không gian và đưa không gian thành nội dung chủ đạo của công trình
Ít là nhiều (Less is more): Đó là sự khởi nguồn, tư tưởng, triết lý, là nguyên tắc chủ đạo mà kiến trúc sư Mies van der Rohe đã đề ra. Đối ngược lại với trường phái cổ điển và nhiều trường phái khác làm đầy, làm đẹp, làm hoàn thiện kiến trúc bằng những chi tiết, bằng trang trí nội thất; kiến trúc tối giản tự hoàn thiện bằng những gì ít nhất có thể – đó chính là nhiều. Ít nhất, cũng là hướng tới sự hoàn mỹ và thành công.
Neue National Gallery Phòng trưng bày Quốc gia mới Mies van der Rohe, Berlin
Đơn giản mà cô đọng
Những công trình của Tadao Ando thực sự là những tác phẩm nghệ thuật của không gian và ánh sáng, của sự giao hoà của kiến trúc và thiên nhiên, mang một cá tính đặc sắc và đầy sáng tạo.
Bảo tàng lịch sử Chikatsu Asuka / Đền nước / Bảo tàng phụ Naoshima của nghệ thuật đương đại.
Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Fort Worth ở Hoa Kỳ
Giảng đường Crown - Học viện Kỹ thuật Illinois Institute, Chicago
” KẾT LUẬN Có thể nhận thấy kiến trúc đơn giản( nguyên tắc cô đọng) mang lại sự khô cứng, nhàm chán và đơn điệu, thậm chí lạnh lùng và thiếu thân thiện. Nhưng bản chất của kiến trúc không nằm ở cái vỏ bề ngoài. Và để cảm nhận được điều đó, ngoài đôi mắt để nhìn, phải cần có một tư duy rộng mở, khám phá. Một kiến trúc sẽ… cô đọng khi chủ nhân hiểu rõ được bản ngã của mình, và kiến trúc sư chuyển hoá bằng ngôn ngữ kiến trúc
07 NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT Kết hợp sự hài hòa thống nhất chính là việc phô ra những thứ tương đồng nhau.Công trình kiến trúc có sự thống nhất về phong cách, tông màu (nóng/ lạnh), định hướng xuyên suốt không gian
Việc thiết kế, xây dựng bất cứ một công trình kiến trúc nào cũng cần tuân thủ theo những nguyên tắc, kết cấu nhất định để đảm bảo tính kĩ thuật và tính mỹ thuật của công trình đó. Phong cách kiến trúc như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ thiết kế công trình, mang vẻ đẹp thống nhất và có tính ghi nhớ, biểu tượng rõ ràng.
KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI
The Heydar Aliyev Cultural Center project
Công trình Trung tâm Văn hóa Heydar Aliyev của Zaha Hadid
KIẾN TRÚC CỔ ĐIỂN
Berliner Dom: Nhà thờ Đế chế Các chi tiết đều có sự thống nhất của phong cách kiến trúc cổ điển
Tông lạnh
Thống nhất trong kiến trúc là ám chỉ tính nhất quán, và suy nghĩ chín chắn trong ý tưởng thiết kế. Khi thiết kế cần cố gắng hết sức để có sự liên quan về màu sắc, đối tượng, hoa văn, hình dạng và tổng thể.
Esteve Albert High Scool TRUNG HỌC PHỔ THÔNG•SANT VICENÇ DE MONTALT, TÂY BAN NHA Kiến trúc sư: Estudi Nao + José María Gutiérrez Khu vực: 4650 m²
KIPP DC COLLEGE PREP Trường Trung học Dự bị Đại học (KCP) VỊ TRÍ Washington, DC KÍCH THƯỚC 126.500 bộ vuông TÌNH TRẠNG Đã hoàn thành 2015
TÔNG NÓNG không gian mở theo chiều dọc, kết nối trực quan các không gian chương trình chính và nâng các lớp học lên để tận dụng tầm nhìn đặc biệt đến trung tâm đồ sộ của DC.
” KẾT LUẬN Sự thống nhất màu sắc, phong cách, định hướng tạo nên cảm giác gắn kết trong không gian. Sự hòa hợp và thống nhất là nền tảng cơ bản trong mỗi thiết kế. Chúng là 2 yếu tố quan trọng đầu tiên và cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Tuy nhiên cũng nên biết tô thêm những điểm nhấn ấn tượng để tạo cảm giác độc đáo, lạ mắt cho công trình