Chúng tôi
VIẾT
NỘI SAN LỚP K55 BC&TT ĐH KHXHNV - ĐHQGHN
số 01
Phát hành 21.10.2010 ngày 21 hàng tháng LƯU HÀNH NỘI BỘ RA NGÀY
Chương trình 20-10 của K55BC thành công rực rỡ
Chuyện 3 nàng thủ khoa Chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10
Họ là 3 cô gái có kết quả thi ĐH tốt nhất của lớp K55BC. Bản thân mỗi người trong số họ đều có những câu chuyện rất thú vị. Nhân ngày 20-10, hãy cùng Chúng tôi Viết khám phá ở TRANG 6-7 >>>
“Yêu nghề mới theo được nghề” CHUẨN BỊ CHO BCH3
Trò chuyện với CVHT lớp K55BC
Cô Thanh Huyền được biết đến là tiến sĩ ngành PR đầu tiên của Việt Nam nhưng đằng sau danh hiệu tiến sĩ cao quý là một nhà giáo rất gần gũi, thân thiện. (Tr3)
Tác nghiệp (Tr8)
Bất ngờ Bài học đầu tiên của dế mèn mèn” K55 kể về chuyến đi tác nghiệp K55BC “Dế đầu tiên của mình ở Thái Bình cùng các (Tr10) anh chị K53, K54...
“Từ cảnh sát “Tuổi nhỏ chí đến nhà báo” không nhỏ”
“Vượtqua
nhữngcúsốc”
Diễn đàn (Tr4)
HỌC SAO ĐÂY? Anh cả của k55bc Đã có không ít những tò mò về nhân vật này. Hãy xem (Tr12) để biết biết anh ta là ai.
K55BC sau những trận đầu ra quân (Tr11)
Ảnh của tháng
K55BC chụp ảnh tập thể trong chương trình mừng ngày 20/10, sáng 18/10, tại G203. K55BC là lớp tổ chức chương trình 20/10 năm nay sớm nhất và cũng được đánh giá là thành công rực rỡ nhất trong các lớp của khoa. (ẢNH: PHƯƠNG LY)
TIN TỨC Báo
đực K55 BC tỏ Galăng. Sáng ngày 18/10/2010, K55.BC-TT đã tổ chức buổi giao lưu chào mừngngày phụ nữ Việt Nam(20/10), cho các bạn nữ trong lớp tại giảng đường G203. Tại buổi giao lưu đã diễn ra nhiều trò chơi vui nhộn như:" Cặp đôi chuối vàng", "Bốc thăm trúng thưởng"...và các tiết mục văn nghệcây nhà lá vườn đã tạo nên một không khí vui vẻ, sôi động. Đặc biệtcác với việc tổ chức buổi giao lưu các "Báo đực" đã có dịp chứng tỏ mình và thể hiện sự quan tâm đối với các "Báo cái" trong lớp. (Đỗ Hòa) 20-10 hoài niệm của K52 BC. "Ngày ấy - bây giờ" là tên Clip sẽ được trình chiếu trong buổi giao lưu chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam của tập thể K52 BC - TT, buổi giao lưu dự tính sẽ diễn ra vào hôm nay (thứ Tư, 20 - 10 - 2010). Cũng chất
Chúng tôi
VIẾT
NỘI SAN LỚP K55 BC&TT ĐH KHXHNV - ĐHQGHN
trong buổi giao lưu, các trò chơi quen thuộc như "Cặp đôi hoàn hảo", “BC Idol” cũng được tổ chức. Anh Khánh - hội trưởng hội sinh viên K52 - cho biết: "Đây sẽ là dịp để các thành viên thắt chặt hơn tình đoàn kết, anh muốn mọi người trước khi ra trường có những ấn tượng tốt về nhau và nhớ đến nhau như những người bạn thực sự!". (CTV) K53BC, K54BC tổ chức thành
công
đại
hội
chi
Đoàn. 13/10/2010, Đại hội đoàn Báo Chí K53 đã thành công tốt đẹp. Bí thư Tuấn Anh tiếp tục giữ vai trò thủ lĩnh hoạt động đoàn của BC K53. Tại Đại hội, BCH Đoàn BC K53 đã đề ra phương hướng hoạt động chính: Tiếp tục phát triển các hoạt động thể thao, đẩy mạnh các hoạt động tập thể trong các giờ sinh hoạt lớp, đề ra các hoạt động thiết thực nhằm đẩy
mạnh tình đoàn kết giũa các thành viên trong lớp, tích cực tham gia các hoạt động của trường, của khoa... Đại hội đoàn BC K54 đã được tổ chức. Tại Đại hội này, đã có cuộc "đổi ngôi" chị Vũ Việt Nga là Bí thư mới của BC K54 thay cho chị Nguyễn Ngọc Diệp. Đại hội đề ra phương hướng hành động là tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời còn chỉ ra mặt tích cực và hạn chế của kì trước. (Bùi Quyên - Xuân Thu) (Tập viết) Báo chí Hát III sẽ diễn ra vào 19h30 chủ nhật 07/11, tại hội trường KTX Mễ Trì. Đây là năm thứ 3 của chương trình ca nhạc thường niên do khoa Báo chí và Truyền thông thực hiện. Chủ đề của chương trình năm nay là “3-2-1 Lên sóng”. Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 20 năm thành lập khoa Báo
chí và Truyền thông. Dự kiến, đêm BCH3 sẽ có sự tham dự của nhiều thầy cô, cựu sinh viên của khoa, hiện đang công tác tại nhiều cơ quan báo chí truyền thông trên cả nước. (Tập viết) Hội thi Tiếng hát Cán bộ và Sinh viên lần VIII sẽ được tổ chức trong ba tối 10, 11 và 13/11/2010. 2 đêm thi sẽ diễn ra vào 19h30 các ngày 10,11/11 tại hội trường KTX Mễ Trì. Đêm công diễn và trao giải sẽ được tổ chức tại sân khấu ngoài trời ĐHKHXHNV, trong khuôn khổ Hội trại chào mừng 65 năm truyền thống Nhà trường. Hội thi được tổ chức 2 năm 1 lần và tại hội thi lần VII - 2008, khoa Báo chí và Truyền thông đã đạt giải nhất. Thông tin chi tiết về cuộc thi được đăng tải tại trang web chính thức của nhà trường http://ussh. edu.vn.
Thông tin tòa soạn Nội san lớp K55BCTT - ĐHKHXNV - ĐHQGHN | Email: chungtoiviet@gmail.com Chịu trách nhiệm: CVHT Nguyễn Thị Thanh Huyền | Tổ chức nội dung: Thọ Phước (K53BC) - Phương Ly Dương Nhàn - Thu Trang - Xuân Thu | Thiết kế trình bày: Trung Hiếu (K53BC)
/ Phỏng vấn ///
Trò chuyện với CVHT lớp BC55
“Yêu nghề mới theo được nghề” Cô Thanh Huyền được biết đến là tiến sĩ ngành PR đầu tiên của Việt Nam nhưng đằng sau danh hiệu tiến sĩ cao quý là một nhà giáo rất gần gũi, thân thiện. Chúng tôi Viết đã có một buổi nói chuyện thú vị với cô. Phóng viên (PV): Chào cô! Rất cảm ơn cô đã dành chút thời gian cho chúng em. Trước hết xin cô giới thiệu đôi chút về bản than, gia đình và nghề nghiệp của mình được không ạ? Cô Huyền: Cô sinh năm 1974, là sinh viên khóa đầu tiên của khoa Báo chí và Truyền thông trường ĐHKHXH&NV - K35. Sau 4 năm học tại trường cô được giữ lại làm giảng viên. Học thạc sĩ trong nước và học tiến sĩ ở Hàn Quốc. Chồng cô là tiến sĩ nghành Khoa học công nghệ. Cô chú đã có một em trai, năm nay em 8 tuổi. Để đạt được thành tích như vậy hẳn cô đã nỗ lực rất nhiều. Vậy cô có thể chia sẻ những khó khăn cô đã gặp phải ? Ngày trước cô học báo không vất vả như các em bây giờ đâu. Các cô là khóa đào tạo chính quy ngành báo đầu tiên của trường nên không chịu áp lực nhiều như các em. Theo cô để học tốt, sinh viên báo chí, nhất là tân sinh viên,cần có phương pháp học tập như thế nào? Sinh viên nào cũng cần có một phương pháp học tạp thật khoa học chứ không chỉ sinh viên khoa báo. Theo cô phương pháp cần thiết và hiệu quả nhất cho sinh viên báo chí, đặc biệt là các tân sinh viên còn nhiều bỡ ngỡ, các em cần phải khai thác kiến thức từ những nguồn sau: Trước hiết là thầy cô giáo, những người mang
đến cho em những kiến thưc cơ bản nhất nhưng lại cần thiết nhất. Thứ hai,các em cần 1 đài cases, đọc nhiều báo, thường xuyên xem thời sự. Thứ 3 là học tập các những người đi trước như các nhà báo, anh chị khoa trên.họ sẽ chia sẽ cho em nững kiến thức thục tế, những kinh nghiệm quý báu. Thứ 4 là em cần có một nghị lực và lòng yêu nghề. Chỉ có yêu nghề em mới có thể toàn tâm toàn ý đi theo nghề Cô nghĩ như thế nào về vai trò của ngoại ngữ đối với nghề báo? Vì em biết là có rát nhiều bạn rất kém về mặt này. Ngoại ngữ hiện nay là điều rất cần thiết đối với mọi ngành nghề. Đối với ngành báo thì nó rất rất quan trọng. Một nhà báo chuyên môn giỏi mà trình độ ngoại ngữ kém thì không ăn thua.Cô nghĩ những người ngành báo nên có biết ít nhất 2 thứ tiếng. Đó là ít nhất,còn biết càng nhiều thì càng tốt. Nó sẽ giúp đỡ em rất nhiều trong học tập và làm việc. Từ nhỏ cô đã được học tiếng Nga, mãi lên cấp 3 cô mới học tiếng Anh. Phương pháp học của cô cũng không có gì đặc biệt. Cô cố gắng nghe thật nhiều,nói thật nhiều,mỗi ngày học thêm ít nhất 1 từ mới. Dần dần vồn ngoại ngữ của mình cũng tăng dần.
Em được biết cô là tiến sĩ ngành PR đầu tiên của Việt Nam. Cô có thể nói một chút về ngành PR được không ạ? Để nói cho em hiểu ngành PR như thế nào thì rất dài và khó. Cô có thẻ nói tóm tắt như thế này: ngành PR là ngành không còn mới trên thế giới, xuất hiện từ thế kỉ 19. Hiện nay, ngành PR vẫn còn khá mới ở nước ta. Những nó lại có rất nhiều điều kiện phát triển. Mọi ngành nghề hiện nay đều cần tới PR. Cô cũng rất vui mừng sắp tới trường có kế hoạch mở thêm ngành đào tạo PR chuyên nghiệp. Các em sẽ được đào tạo về ngàn PR một cách bài bản nhất. Cô có cảm nhận gì về tân sinh của khoa Báo chí và Truyền thông? Cô cảm thấy rất vui. Vì lâu rồi cô mới được làm chủ nhiệm, nhất là làm chủ nhiệm của những sinh viên rất trẻ trung, khao khát được hoc tập. Mỗi lần vào lớp, bắt gắp những ánh mắt trong trẻo của các em cô cảm thẩy rất vui,rất gần gũi. Cảm ơn cô về cuộc trò chuyện này. Chúc cô luôn hạnh phúc, thành đạt!
Chúng tôi
VIẾT
NỘI SAN LỚP K55 BC&TT ĐH KHXHNV - ĐHQGHN
3
/// Diễn đàn /
Ảnh chỉ có tính chất minh họa (ẢNH: TRUNGBCK54)
HỌC SAO ĐÂY? • Phạm Nhung - Thùy Trang
Bối rối tín chỉ
Trải qua kì thi dại học đầy căng go và vất vả,các sĩ tử vượt “vũ môn” thành công lại phải đối mặt với biết bao thử thách còn đợi phía trước.Làm quen với bạn mới,thầy cô mới,môi trường mới. Nhưng điều khiến nhiều bạn đau đầu nhất đó là cách học tín chỉ. Tín chỉ đã trở thành nỗi lắng và băn khoăn của nhiều bạn sinh viên, đặc biệt là các tân sinh viên. Khi được hỏi bạn Đinh Thị Thuỳ Trang - K55 Báo chí và Truyền thông nói lên suy nghĩ của mình về học tín chỉ: "Học vất vả lắm mới
4
Chúng tôi
VIẾT
NỘI SAN LỚP K55 BC&TT ĐH KHXHNV - ĐHQGHN
vào được đại học.bây giờ lại phải học tín chỉ nữa thấy oải quá. Không biết học thế nào nữa”. Còn bạn Nguyễn Quang Huy - K55 Việt Nam Học: "Hơi lo vì từ trước tới giờ có biết học tín chỉ là gì cả? Không biết “nó”(tín chỉ) là bạn hay là thù nữa”.Còn rất nhiều sinh viên cũng cũng suy nghĩ như Huy và Trang. Trong quy định của trường có điều: Nếu điểm tổng kết học kỳ đầu tiên không từ 1.2 trở lên thì sinh viên đó sẽ bỊ buộc phải thôi học. Điều này càng làm các bạn tân sinh viên hoang mang. Nhiều bạn
Lâng lâng trong niềm vui bước chân vào giảng đường Đại học, nhiều tân sinh viên chợt giật mình trước sự thay đổi đến chóng mặt trong cách dạy và học. Vậy học như thế nào là đúng cách? Học như thế nào là hiệu quả? Hãy cho chúng tôi biết câu trả lời của bạn khi đọc xong bài viết này. do quá lo sợ đã lên cho mình một lịch học mà những ai không vững tim sẽ ngất vì quá sốc. Nhiều bạn tiêu cực hơn: "Thôi học tạm thời một thời gian. Năm sau thi lại, vào truờng nào không học tín chỉ mà học”
Chuyên gia lên tiếng
Ngày 13/10 vừa qua, để giải đáp những thắc mắc của các tân sinh viên, đoàn trường đã tổ chức cuộc giao lưu trao đổi về phương pháp học với những thầy cô giáo trẻ,có nhiều kinh nghiệm trong trường.. Tiến sĩ Nguyễn Quang
Liệu (Phòng công tác chính trị) cho biết: "Đại học = tự học. Các thầy, các cô chỉ là nguời đặt ra vấn đề, còn các em mới là người giải quyết vấn đề. Các em phải biến quá trình giảng dạy của thầy cô thành quá trình tự đào tạo của chính các em.” Thạc sĩ Trịnh Lê Anh, phó chủ nhiệm khoa Du lịch học chia sẻ: "Học như 1 con đường nhiều khó khăn và thử thách. Sinh viên hãy tự đi qua con đường đó, thầy cô giáp sẽ là người đồng hành cùng bạn.” Thầy còn nhấn mạnh: "Hãy
/ Góc kỹ thuật /// xem giáo viên là 1 kho tàng về phương pháp, về tài liệu học tập. Nhiệm vụ của các bạn là “bòn rút’ kho tàng đó càng nhiều càng tốt”. Ngoài những lời khuyên của thầy cô giáo, những chia sẻ của các anh chị đi trước cũng rất bổ ích. Chị Thương Huyền K54 Báo chí và Truyền thông, đạt kết quả trên 3.0 trong kỳ thi vừa qua, chia sẻ: "Các em tân sinh viên đặc biệt là sinh viên khoa báo nên xác định cho mình một phương pháp học đúng đắn ngay từ ban đầu. Theo chị, giáo trình là tài liệu chính, rất quan trọng. Các em cần nghiên cứu kĩ, gạch ra nhiều ý nhỏ, để dễ học hơn. Cũng không cần đọc quá nhiều sách, ta nên đọc sách có chọn lọc, tránh đọc ồ ạt, tràn lan đọc theo số lượng, như vậy sẽ không hiệu quả”. Chị Phạm Thị Kiều Trang K53 Lịch sử cho biết: "Học tín chỉ không khó quan trọng là ta học tín chỉ như thế nào. Theo tôi, muốn học tốt cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về măt kiến thức, không nên học chống đối, học vẹt. Mỗi tối cần đọc trước giáo trình, chăm chú nghe giảng trên lớp để hiểu bài….” Đó đều là những lời khuyên rất quý báu cho mỗi chúng ta. Học tín chỉ gống như con dao hai lưỡi. Nó có thể giúp bạn học tốt hơn, hiệu quả hơn nhưng nó cũng có thể biến bạn thành những "cái đầu rỗng” nếu như chúng ta không có cách học đúng đắn.
Tân sinh viên Báo chí nên mua máy tính? • Bảy Học
Ảnh chỉ có tính chất minh họa (ẢNH: APN)
Sinh viên Báo chí năm nhất này, nhà trường sẽ cập một cấu hình, tức là sức nhật các thông báo rất mạnh, nhanh như nhau cần máy tính để làm gì? Một lý do đơn giản là, ở thời đại số này, không biết dùng máy tính thì chẳng làm được việc gì cả, hãy có riêng cho mình một chiếc máy tính để xóa mù càng sớm càng tốt. Bạn khó có thể chữa mù vi tính tại các quán net, hoặc dùng nhờ máy tính người khác bữa được bữa chăng. Có máy tính ở nhà, bạn có thể tự do ngồi hàng giờ để luyện đánh máy 10 ngón mà không sợ ai cười. Học đại học, bạn sẽ phải làm quen với việc làm các bài tập tiểu luận. Viết tay cẩn thận cũng vẫn ổn thôi, nhất là với những bạn có thói quen viết lách cẩn thận từ phổ thông. Tuy vậy, phần lớn bài vở, tiểu luận sẽ được giảng viên khuyến khích hoặc yêu cầu sinh viên đánh máy để văn bản sáng sủa hơn, dễ xem hơn, trông đồng bộ hơn. Hơn nữa, nếu duy trì việc viết tay thì sẽ đến một ngày thể lực viết tay của bạn sẽ cạn kiệt. Không gì khác ngoài chiếc máy tính sẽ giúp bạn khắc phục điều ấy. Ở, trường ta, mỗi bạn sinh viên sẽ có một hộp thư điện tử riêng mà nhà trường cấp. Qua hộp thư
cần thiết với bạn, nếu không có máy tính và mạng Internet thì bạn sẽ không nắm bắt được các thông tin này kịp thời và ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. Cuối cùng qua máy tính và Internet, bạn mới có thể nhanh nhất tiếp xúc với những người bạn mới, mối quan hệ mới. Có máy tính và mạng Internet, bạn có thể tham gia diễn đàn svnhanvan. org để giao lưu với bạn bè trong trường, bạn có thể làm quen, tán gẫu (chat) thoải mái với các bạn cùng lớp qua Yahoo trong khi mà ở trên giảng đường cả gần trăm người, thật khó để tiếp xúc làm quen nhau. Nhờ có việc giao tiếp thông qua mạng Internet, bạn bè trong lớp bắt quen nhanh hơn, hòa đồng với nhau sớm hơn. Nếu các bạn có điều kiện được đi cộng tác báo ngay từ năm nhất, bạn sẽ biết bạn cần máy tính đến nhường nào. Không có cơ quan nào còn nhận bài viết tay nữa, tất cả đều phải chuyển qua thư điện tử. Máy tính để bàn (PC) hay máy tính xách tay (MTXT)? Về giá cả, với cùng
thì MTXT sẽ đắt PC một khoản đáng kể, bởi vì các linh kiện cho MTXT còn phải được thiết kế đặc biệt nhỏ gọn, di động hơn. Như vậy, với cùng một số tiền bỏ ra, nếu mua PC thì sẽ được máy có cấu hình cao hơn là mua MTXT. Về độ bền thì PC có vẻ bền hơn MTXT (xét trong trường hợp giữ gìn cẩn thận như nhau). PC để cố định một chỗ nên sẽ đỡ hỏng hóc hơn là MTXT vốn bị mang vác qua đủ các môi trường, trạng thái khác nhau. Khi có trục trặc thì PC dễ sửa chữa hơn là MTXT, linh kiện để thay cho MTXT thường ít và giá thành cao hơn. Về tính cơ động, PC rõ ràng bị yếu thế. Khi bạn hay phải chuyển nhà, chuyển chỗ trọ, việc di chuyển bộ PC đi lại cũng khá là vất đấy. Nếu như là MTXT thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn nhiều. Nếu có MTXT thì bạn có thể làm việc mọi lúc mọi nơi mà bạn muốn (miễn là mang theo người), còn nếu là PC thì bạn chỉ có thể làm việc khi về nhà thôi. Đó là những gợi ý, cân nhắc là việc của bạn. Chúng tôi
VIẾT
NỘI SAN LỚP K55 BC&TT ĐH KHXHNV - ĐHQGHN
5
/// Chân dung 20-10 /
Chuyện 3 nàng t Nguyễn Thúy An: Từ
Với 24,5 điểm, An là người có số điểm cao nhất khối C của lớp bc 55. Bí quyết nào đã làm nên điều ấy và còn gì khác ở cô thủ khoa nay nữa? Với vẻ ngoài chín chắn, mạnh mẽ, ước mơ của an là thi vào học viện cảnh sát. Nhưng vì một số lý do cá nhân và cũng như là duyên phận, An quyết định theo đuổi nghề báo và thi vào khoa báo chí - truyền thôngcủa đại học khoa học xã hội và nhân văn. Từ hồi còn là học sinh, An đã có những thành tích đáng nể trong học tập: 12 năm liền đều là học sinh giỏi. Với niềm đam mê địa lý, An đã đạt học sinh giỏi cấp thành phố (lớp 9), cấp tỉnh và cấp quốc gia (lớp 12). Để đạt thành tích như thế, An đã tìm những phương pháp học tập mới cho mình. An chia sẻ: “Mình thường
6
Chúng tôi
VIẾT
NỘI SAN LỚP K55 BC&TT ĐH KHXHNV - ĐHQGHN
cảnh sát lên thư viện mượn tài liệu, tìm đề thi các năm trước và ghi vào 1 quyển giải để riêng”. Chiều nào sau khi tan học, An cũng ở lại trường ôn bài. Lá phó bí thư của lớp, An tham gia nhiệt tình các phong trào đoàn hội của lớp,của trường, là người khuấy động các phong trào trong lớp. Hoạt động sôi nổi trong phong trào tập thể nhưng An vẫn giữ vững kết quả học tập. Nỗ lực đó đã được đáp lai bằng kết quả đại học với số điểm khá cao là 24,5 Nhập học vào những ngày Hà Nội đang vào thu, cái se lạnh của mùa thu cùng hương hoa sữa càng làm An thấy nhớ nhà da diết, nhớ những bữa cơm cả nhà quây quần bên nhau, nhớ những kỉ niệm về bạn bè, thầy cô và mài trường mà An đã từng gắn bó suốt 3 năm học. Những hình
đến nhà báo ảnh đó làm cho An thấy ấm áp ơn giữa thành phố hiện đại, ồn ào và trở thành động lực giúp An tiếp tục học tập và rèn luyện. Từ phòng trọ đến trường hơn 10 cây số, phương tiện duy nhất mà An có thể đi là xe buýt. Sáng nào An cũng phải dậy từ 5h, chuẩn bị sách vở và ra bến xe buýt cho kịp giờ. Có hôm vì thức khuya học bài nên sáng dậy muộn, An không kịp ăn sáng. Thế nhưng chưa một lần An đi học muộn. Khó khăn còn ở phía trước nhưng An quyết tâm theo đuổi con đường mình đã chọn. “Là sinh viên năm nhất, mình chưa đủ khả năng và chưa có cơ hội tiếp xúc nhiều vời nghề báo, mình hi vọng trong nhưng năm tiếp theo sẽ được sống đúng bản chất báo chí”- An tâm sự.
P h ạ m P h ư ơ n g L y : Tu ổ i 17 tuổi, tân sinh viên Phạm Phương Ly nhỏ tuổi nhất lớp nhưng lại là người có điểm số đầu vào cao nhất của K55 Báo chí và Truyền thông: 25 điểm – thủ khoa của trường ĐHKHXH&NV. Nghĩ về cô nàng thủ khoa này phải đến từ ngôi trường chuyên ngoại ngữ nào đó, ít ai nghĩ rằng Phương Ly là học sinh ban A của trường THPT Kim Liên, Hàn Nội. Đạt điểm rất cao trong cả 2 kì thi ĐH vừa qua và Tốt nghiệp THPT cô bé này đạt 53,5 điểm (Toán – 10 ; Anh - 10; Hóa - 9,5; Văn, Sử, Địa - 8) là 1 trong những học sinh có điểm tốt nghiệp cao nhất trường Kim Liên. 12 năm liên tục đạt HSG, không ai nghĩ rằng Ly chưa từng thi
nhỏ
HSG bao giờ . Khi được hỏi sao không thi các trường “VIP Ngoại thương, Ki Quốc Dân hay Đ Nội vừa dễ xin v vừa kiếm được tiền, hơi đâu đi ngành báo này vừ vả, khó xin việc khó lấy chồng? đưa câu trả ngắn “Bởi ước mơ của là trở thành nhà mà đã là ước mơ ai cấm người ta hiện ước mơ đâu nữa mình rất yêu này…” Ly tâm sự: “Nh gần Đài truyền Việt Nam, từ nhỏ ảnh các anh chị p viên đã khiến c rất thích thú. Như chỉ là ý nghĩ ba đưa Ly đến với n Sau này, khi tìm rõ ý nghĩa của n
/ Chân dung 20-10 ///
thủ khoa K55BC
ỏ
Dương Thị Nhàn: Vượt
Chí
i: Tại i vào P” như inh Tế ĐH Hà việc lại nhiều i theo ừa vất lại … Ly đã n gọn: a mình à báo ơ thì có a thực u. Hơn u nghề
hà khá hình ỏ hình phóng cho Ly ưng đó an đầu ngành. m hiểu ngành
không nhỏ báo, vai trò của người làm báo càng thôi thúc Ly đi theo ước mơ từ nhỏ của mình, dù nó vất vả, chông gai đôi khi cả nguy hiểm nữa. Nhưng mà đã “yêu” rồi biết phải làm sao?” Mẹ mất từ khi Ly mới 11 tuổi, bố lại thường xuyên công tác không có nhiều thời gian quan tâm đến Ly nên cô bé này đã biết tự lập từ rất sớm. Học chuyên ban A, chương trình học khá nặng về toán, lí, hóa, sinh nhưng Ly vẫn cố gắng sắp xếp thời gian học thêm Anh, Văn để thực hiện ước mơ của của mình và quyết chinh phục con đường mình đã chọn. Thành tích thủ khoa khối D đã minh chứng cho trí tuệ, ước mơ cháy bỏng với nghề báo của cô gái quyền lực nhất BCK55.
Sinh ra trong 1 gia đình làm nông nghiệp tại Khang Ninh - Quỳnh Trang Quỳnh Phụ - Thái Bình, ngay từ nhỏ, Nhàn đã bộc lộ tình yêu đặc biệt của mình đối với môn văn. Bắt đầu từ năm lớp 6, Nhàn đã liên tục trở thành học sinh giỏi các cấp môn Ngữ văn. Bảng thành tích của cô quả thực rất đáng nể: Giải khuyến khích HSG tỉnh Thái Bình năm lớp 6, giải nhì HSG huyện Quỳnh Phụ 2 năm lớp 8 và lớp 9… Lên cấp 3, Nhàn trở thành học sinh trường THPT Chuyên tỉnh Thái Bình, cô đã iếp tục thể hiện khả năng của mình với việc giành giải nhì HSG các tỉnh Duyên hải Bắc Bộ (cuộc thi giành cho học sinh các trường chuyên) trong năm lớp 11, sau đó là giải Nhất HSG tỉnh, giải nhì Olimpic Ngữ văn Chyên Thái Bình năm lớp 12. Trong khoảng thời gian từ tháng 1 dến tháng 3/2010 Nhàn giành toàn bộ thời gian và công sức cho đội
qua những tuyển HSG Quốc gia của trường. Cô đã thực sự “sốc” khi nhận được tin mình là người duy nhất trong đội thất bại trong kì thi HSG này. Suy sụp tinh thần, Nhàn đã mất tới 1 tháng sau đó không “động tay động chân”. Mọi thứ còn tồi tệ hơn khi thi nghiệp cấp 3, Nhàn đã đạt số điểm 2 môn Văn, Sử ở mức tương đối thấp. “Đó là lần đầu tiên điểm 2 môn ấy của mình lại thấp đến thế. Vì điểm số của 2 môn này nên mình đã để “tuột” mấy tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi” Không nản chí trước những “thất bại”, Nhàn lại lao vào ôn luyện chuẩn bị cho cuộc “vượt vũ môn” – kì thi Đại học. Không giống như nhiều người chọn cho mình phương pháp tới các “lò luyện thi” để củng cố kiến thức, Nhàn đã chọn cho mình cách tự học ở thư viện. Tôi có hỏi Nhàn về bí quyết học tập, nhưng Nhàn chỉ mỉm cười: “Mình chẳng có bí quyết
cú sốc… gì cả, cũng ham chơi lắm. Nhưng đã học thì học rất nghiêm túc, có khi mình dậy học từ 3h sang, vì khá yên tĩnh và dễ thuộc bài”. Chính những kiến thức vững vàng cùng với nỗ lực bản thân đã đem đến thành công cho Nhàn. Với số điểm 3 môn Văn, Sử, Địa lần lượt là 8 - 7,5 – 8,75 Nhàn xứng đáng trở thành niềm tự hào của tập thể K55 Báo chí và truyền thông. “Khoa Báo mình đã thực sự trở thành 1 gia đình! Chọn khoa Báo, tôi không hề hối hận! Đó thực sự là 1 quyết định đúng đắn của tôi” Nhàn tự tin khẳng định. Tâm sự với tôi, Nhàn còn bày tở ước muốn trở thành 1 nhà báo nổi tiếng, cô rất mong muốn K55 trở thành 1 tập thể mạnh, mong muốn lớp sẽ có nhiều hơn những hoạt động ngoại khóa, những buổi vui chơi sinh hoạt tập thể, qua đó các thành viên sẽ có nhiều điều kiện hiểu rõ hơn về nhau. Chúng tôi
VIẾT
NỘI SAN LỚP K55 BC&TT ĐH KHXHNV - ĐHQGHN
7
/// Tác nghiệp /
Bài học đầu tiên của “DẾ MÈN”
“Dế mèn” đang tác nghiệp tại nhà nghệ nhân hát chèo Nguyễn Văn Ro, Tháí Bình, 09/10/2010. (ẢNH: TH)
Lần đầu đi tác nghiệp
Nhận nhiệm vụ viết về “bạo lực gia đình” từ anh Phước_trưởng đoàn kiêm “khổ chủ”(anh ấy là người Thái Bình ạ), DM hăng hái lên đường với bao đự tính trong đầu. Những câu hỏi phỏng vấn đã được gạch sẵn. Những hình ảnh của cuộc phỏng vấn đầu tiên của nghề báo khiến DM thỉnh thoảng lại mỉn cười. Một gáo nước lạnh đổ ào xuống đầu DM với lời thông báo của trưởng đoàn: “Do trục trặc ngoài ý muốn bạo lực gia đình phải gác lại”. Bao ý tưởng tắt lịm. Anh Phước nhanh chóng tìm một đề tài khác giao cho DM. Đề tài về mô hình kinh doanh điển hình và hiệu quả. Bài học đầu tiên: học cách thích ứng với mọi trường hợp. Cũng thực hiện với DM là Thu cậu bạn cũng lớp. Mặc dù cũng rất
8
Chúng tôi
VIẾT
NỘI SAN LỚP K55 BC&TT ĐH KHXHNV - ĐHQGHN
bất ngờ do phải đổi đề tài nhưng Thu tỏ ra ra bình tĩnh và nhập cuộc rất nhanh. Thu và DM được giới thiệu với chú Thiện, chủ cơ sở mây tre đan, người sẽ “bị” DM phỏng vấn trong ít phút nữa. Biết DM và Thu là sinh viên mới học nghề, chú Thiện hợp tác rất nhiệt tình. Cũng vì chú nhiệt tình và vui tính nên DM đã quên khấy mất nhiệm vụ phỏng vấn của mình mà sa vào những câu chuyện ngoài lề. Cuối cùng cuộc phỏng vấn thất bại do không đủ thông tin. Bài học thứ 2: Luôn phải tiếp cận vấn đề có trọng tâm. Buổi chiều làm việc kết thúc với sự thất bại thảm hại nhưng DM lại “nặng túi” có được những bài học nghề đầu tiên. DM tự nhủ lòng mình không bao giờ dám quên. Theo đúng kế hoạch, ăn uống, nghỉ ngơi xong, cả nhà có mặt tại
15h30 ngày 08/10, bước xuống xe, “Dế Mèn” đã đến Đông Hưng Thái Bình để tham gia chuyến đi thực tế do Ban biên tập các tờ Tập Viết, Phóng Bút và Chúng Tôi Viết phối hợp tổ chức. quán Karaoke gần nhà anh Phước. Lúc đầu không khí hơi trầm do mọi ngưòi còn e dè, nhường nhau hát. Nhưng tình trạng đó chỉ kéo dài được khoảng 30 phút.Không còn ai hát nữa mà chỉ có những tiếng hét. Đặc sắc nhất là phần trình bày ca khúc “Như một lời chia tay” của anh Hiếu với số điểm… 00. Sau đó là bài “Mắt nai cha cha” do tốp “hét” trình bày. Tất cả mọi người đừng cạnh nhau, nhún nhảy, làm mặt cute. Điểm số cho màn trình diễn này là tròn 100! Dường như đây là một gia đình. 5h30 phút sáng, cả nhà bị đánh thức. Làm vệ sinh cá nhân xong, mọi người đi bộ ra sân đình tập thể dục. Con trai thì đá bóng, con gái thì làm bình luận viên kiêm luôn trọng tài. Không khí trong lành, phảng phất mùi rơm mới làm ai cũng cảm thấy khoan khoái, đầy
/ Tác nghiệp ///
Cả đoàn đang khai thác thông tin nhân vật dưới sự gợi ý của trưởng đoàn Thọ Phước.(ẢNH: TH)
Nhóm phóng viên tập sự cùng chụp ảnh lưu niệm tại nhà anh Phước trước khi chia tay, 10/10/2010. (ẢNH: TVL) sinh lực cho một ngày làm việc hiệu quả. Hơn 8h, mọi người lại tiếp tục công việc còn dang dở của mình. DM dược phân công đi theo nhóm chị Nga, anh Hiếu đến tìm hiểu về nghề hát chèo của xã Phong Châu_Đông Hưng. Hát chèo Đông Hưng đã trở thành cái nôi của ngành hát chèo Việt Nam. Lần đầu được làm quen với loại hình nghệ thuật đặc sắc này, DM đã cảm thấy say mê rồi. Lần này có các anh chị đi cùng chỉ bảo, DM học hỏi được những
kinh nghiệm rất quý báu. DM học được bí quyết thành công của cuộc phỏng vấn là ở sự chuẩn bị của người phóng viên và cách tạo cảm hứng cho người được phỏng vấn. DM vẫn còn phải học hỏi nhiều nhiều…
Đêm lửa trại
Vẫn với tinh thần ngày làm đêm chơi. Đốt lửa trại là tiết mục được mọi người mong chờ nhất.Công tác chuẩn bị đã hoàn tất từ chiều. Một mảnh đất nhỏ trong vườn
nhà anh Phước đuợc dọn sạch, chưng dụng làm nơi đốt lửa trại. Lửa được đốt lên. Mọi người uống chung chén rượu, thấy lòng ấm áp lạ kì. Anh Dũng (BCK53) đề xuất chơi trò “nói thật”. Mọi người lần lượt nói ra nhưng suy nghĩ của mình trong 2 ngày ở Thái Bình. Mọi người chia sẻ với những cảm xúc, những suy nghĩ, những thu hoạch. Những điều được và chưa được, thậm chí là những va chạm trước đó đều được nói ra. Khoảng cách thu dần. Ngọn lửa trại tắt khi đã 1h sáng nhưng trong lòng mỗi người ấm lên ánh lửa tình bạn. Đầu tháng 11 tới, anh Thọ Phước (K53BC) tiếp tục tổ chức một đợt đi thực tế viết bài ở Thái Nguyên. Các bạn có nguyện vọng tham gia chuyến đi này xin hãy đăng ký trực tiếp với anh Phước qua số điện thoại 0972724604 (không nhận tin nhắn) hoặc gửi thông tin cá nhân và ý tưởng đề tài muốn viết đến email: buithophuocvov@gmail.com Số lượng thành viên có giới hạn nên suất đi sẽ ưu tiên cho những bạn quê ở Thái Nguyên hoặc đã có ý tưởng đề tài hay.
Chúng tôi
VIẾT
NỘI SAN LỚP K55 BC&TT ĐH KHXHNV - ĐHQGHN
9
/// Văn nghệ /
Một tiết mục múa của K55BC tại buổi tuyển tiết mục cho BCH3, chiều 14/10 (ẢNH: VIỆT HÙNG BC52)
Chuẩn bị cho Báo chí hát III
Bất ngờ K55BC
Chân ướt, chân ráo bước vào “Chuồng báo” Nhân Văn, Đội văn nghệ K55BC đã tạo cho Ban tổ chức Báo chí hát 3 sự ngỡ ngàng từ những tiết mục tham dự buổi tổng duyệt văn nghệ tuyển chọn tiết mục dự thi cho đêm chung kết diễn ra vào đầu tháng 11/2010.
Buổi tổng duyệt
hoành tráng Buổi tổng duyệt diễn ra vào chiều 14/9 tại phòng 201 nhà A-B Trường Đại học KHXH & NV (ĐHQG HN). Thành phần tham gia gồm có đông đảo các thành viên đến từ K52, K53, K54, K55 BCTT và các lớp tại chức Báo chí. Hội đồng BGK là những người có kinh nghiệm trong BTC “ Báo chí hát”. Do lần đầu được sống trong không khí của Báo chí hát nên những thành viên mới của K55BC không tránh khỏi cảm giác ngợp. Ngaòi thành phần Ban giám khỏa, còn có đông đảo đội truyền thông, khán giả và các anh chị từ khóa trên tham gia tiết mục. Không khí lúc reo hò phấn khích, khi trầm lắng để chăm chú cảm nhận các
10
Chúng tôi
VIẾT
NỘI SAN LỚP K55 BC&TT ĐH KHXHNV - ĐHQGHN
tiết mục tham gia. Mở đầu chương trình là tiết mục của các anh chị đến từ các lớp tại chức. Với những bài hát trữ tình như Gửi em nơi cuối sông hồng hay Tàu em qua núi... nhiều lớp đàn em đã phải mắt tròn, mắt dẹp bởi sự sâu lắng, chuyên nghiệp trong phần thể hiện của các anh chị. Khác với sự sâu lắng của các anh chị Báo chí tại chức, các tiết mục của Sinh viên hệ chính quy mang tới sự sôi nổi nhiệt huyết của tuổi trẻ. Múa, nhẩy và các tiết mục đơn ca, song ca đều mang tới sự rộn ràng say mê.
Ấn tượng K55BC
Với 3 tiết mục tham gia: múa, nhảy hiện đại và hát lớp K55 BC – TT đã để lại ấn tượng sâu sắc
bởi sự dàn dựng công phu, biểu diễn tự tin của các thành viên trong đội văn nghệ. Khi được hỏi cảm nhận về các tiết mục của tân SV K55 BC – TT, các anh chị trong BTC chương trình có nhận xét như sau Chị Oanh (K53 BC) : “Chị thấy tiết mục của các em có sự chuẩn bị hết sức công phu. Trong thời gian ngắn mà các em có thể chuẩn bị những tiết mục dặc sắc như vậy là rất tốt. Tuy nhiên, về nội dung của các tiết mục không hoàn toàn phù hợp với chương trình. BTC sẽ xem xét và có kết quả trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn các em!” "Mình vốn không phải người bị cuốn hút bởi các tiết mục văn nghệ nhưng quả thực, khi xem K55 BC biểu diễn, mình bị
cuốn theo liền. Ấn tượng nhất là tiết mục múa tập thể. Rất nữ tính", Thọ Phước (K53BC) bày tỏ cảm nhận Bạn Quỳnh Trang (phụ trách đội múa K55BC) cho biết: “Vì thời gian rất gấp nên bọn em chỉ tập được tiết mục trong vòng 1 ngày. Hoàn hảo thì không có gì hoàn hảo cả, nhưng em thấy mọi người rất đoàn kết, thể hiện hết mình. Em thỏa mãn với sự thể hiện của cả đội ngày hôm nay, em hi vọng các tiết mục của K55 sẽ được duyệt” Dự kiến, kết quả vòng sơ loại sẽ được sớm thông báo trong tuần này. Nhưng với những gì đã thể hiện, K55 BC tự tin sẽ góp được nhiều tiết mục trong đêm chung khảo.
• Phạm thị vân
/ Thể thao ///
K55BC sau những trận đầu ra quân
Đau đầu tuyến giữa, hàng công
Giải bóng đá giao hữu Báo chí mở rộng do K54. Báo chí - Truyền thông tổ chức, diễn ra tại sân vận động Triều Khúc cuối tháng 9 vừa qua, vừa là giải đấu mang tính chất tập duyệt cho giải bóng đá "Báo chí mở rộng" sẽ diễn ra trong thời gian tới. Tân binh K55BC đã tham gia giải với tư cách một “ẩn số”. Sau giải đấu, điểm mạnh, yếu của K55BC đã lộ dần.
Cuộc phiêu lưu của K55BC
Cùng bảng với các đội bóng mạnh, như K53 BC, Báo Pháp luật Việt Nam, K54 Chính trị học nên cửa đi tiếp của K55BC không được đánh giá cao. Sau trận ra quân thua 0 – 2 trước K53BC, K55BC đã bước vào trận đấu thứ 2 gặp K54 Công tác xã hội với quyết tâm phải thắng. Quyết tâm đó nhanh chóng được thể hiện khi 2 lần K55BC vươn lên dẫn trước. Tuy nhiên, do lơ là trong phòng ngự nên K55BC đã đánh rơi mất chiến thắng khi để đối thủ san bằng tỷ số. Bước vào trận đấu cuối cùng K55 BC đã không thể tạo nên bất ngờ trước đối thủ mạnh phải dừng bước tại vòng bảng sau trận thua 0 - 3.
Số 6 của K55BC trong trận gặp K54CTXH trên SVĐ Triều Khúc vào sáng ngày 25/09, tại giải BC54 CUP. (ẢNH: XUANTOCDOBCK54)
Đi tìm sát thủ
Nhận xét về đội bóng K55BC, Thọ Phước cầu thủ K53 BC nói :"Đội bóng K55 BCcó thực lực tốt, có sự đồng đều giữa các tuyến. Tuy nhiên trong đội bóng chưa có cá nhân nổi trội, tổ chức tuyến giữa còn yếu. Bù lại có những cầu thủ đá cánh rất hay, nếu thi đấu gắn kết và hình thành lối đá thì các bạn sẽ là đối thủ rất khó chịu". Hay
như lời nhận xét của anh Tuấn, Báo Pháp luật Việt Nam: "Các bạn đá rất hay và có nhiều nỗ lực, nhưng vấn đề của các bạn là ở tuyến giữa và lỗi vị trí". Bảo Ngọc, thành viên K54 BC lại đặc biệt chú tâm tới hàng tiền đạo của K55BC. “Vấn đề là tuyến giữa của các bạn không làm chủ được khu giữa sân khiến cầu thủ tiền đạo luôn phải đối mặt với hàng phòng ngự nhiều
người. Hàng tiền đạo cũng chưa có tiền đạo đủ chắc để tận dụng những cơ hội ngon ăn hiếm hoi” “Để K55BC ngày càng gắn kết, các bạn cần đá với nhau nhiều hơn. Đây cũng là dịp để lớp thêm đoàn kết. Các bạn có thể tập duyệt kỹ năng quay dựng, chụp ảnh và tổ chức sự kiện” Trung Hiếu đưa ra ý kiến.
• Đỗ Hòa
Chúng tôi
VIẾT
NỘI SAN LỚP K55 BC&TT ĐH KHXHNV - ĐHQGHN
11
/// Nhân vật /
“ANH CẢ” NGUYỄN BÁ CƯỜNG
GIAN NAN đường đến giảng đường Sinh năm 193 tại Nghệ An, anh Nguyễn Bá Cường là bậc… cao niên của lớp. Vẻ hiền lành, ít nói của anh khiến “dân tình” không khỏi tò mò.
Ngã rẽ cuộc đời
“Hết lớp 12 với nguyện vọng của mình, anh định thi vào Đại học với ước mơ trở thành một chiến sỹ công an nhưng thật không may mắn, anh lại theo khối D3 (Tiếng Nga) mà ngành công an lại không tuyển khối đó.” Anh Cường kê lại. Với sự quyết tâm của bản than và sự động viên của gia đình, anh Cường đã không nản chí trước sự không may kể trên. Anh chuyển qua khối C và tiếp tục đăng ký vào thi Đại học. Những tưởng rằng, thần may mắn sẽ mỉm cười với anh nhưng do vấn đề về sức khỏe nên anh lại một lần nữa không đăng ký thi được vào ngành công an. “Con người có thể lập nghiệp bằng nhiều cách, không nhất thiết phải vào đại học. Vì thế, anh đã quyết định đị xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc. Gia đình lúc đầu phản đối ghê lắm nhưng anh đã gắng thuyết phục mọi người. Nắm 2005, anh xuất ngoại. Năm 2007
12
Chúng tôi
VIẾT
NỘI SAN LỚP K55 BC&TT ĐH KHXHNV - ĐHQGHN
PROFILE • • • •
Họ tên: Nguyễn Bá Cường Ngày sinh: 05/09/1983 Quê quán: Nghi Lộc - Nghệ An Sở thích: Thể thao
thì anh trở về Việt Nam. Hai năm sống tại đất Hàn anh đã có được rất nhiều kinh nghiệm sống, thêm trưởng thành, chững chạc.” anh Cường tâm sự.
Duyên phận Nhân Văn
Trở lại quê hương, với mong muốn tự làm chủ cuộc sống bản thân, đầu
2010 anh TP Vinh để tìm một lối đi cho riêng mình Anh rất mong được trở lại Hàn Quốc bởi nơi đó lưu giữ rất nhiều kỷ niệm đẹp. Thế nên, anh đã đăng ký vào ôn thi tại một lớp dạy tiếng Hàn. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà dự định trên them một lần dang dở. Gần 30 tuổi, xa rời sách
vở cả chục năm trời, lại không xuất thân từ dân khối C thế nên khi việc anh Cường đăng ký thi lại khoa báo chí trường Nhân Văn là một quyết định táo bạo. Lý giải về điều này, anh tâm sự: “Mơ ước của anh là được vào nghề công an. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà anh không bén duyên với nghề đó. Anh nghĩ, nghề báo là nghề phù hợp, gần gũi nhất với nghề cồng an nên an quyết định chọn thi vào khoa báo trường mình.” “Có những bài địa lí, văn học khó mà chương trình ngày xưa anh không được hoc nên anh đã tự mày mò tìm sách vở, tư liệu tham khảo để đọc thêm rất nhiều. Anh thấy trong xã hội nhiều người tự học được, tại sao mình lại không? Đến lúc đi thi thì anh đã có được những kiến thức cơ bản, cộng với một chút may mắn nên anh đạt được số điểm 18.5đ. Thừa một chút đủ để anh đậu vào khoa báo” anh Cường kể thêm. K55BC luôn tự hào về người anh cả có nụ cười hiền lành nhưng tiềm ẩn ý chí, nghị lực phi thường. Chúng ta cùng chúc cho anh sẽ gặt hái được thành công trên con đường đã chọn.
• Lê Hoài (Ảnh: Phương Ly)