Diễn đàn của k54 báo chí và truyền thông - ĐHKHXHNV
Số báo đặc biệt chào mừng ngày 20/10
Số 4 tháng 10/2010 (Lưu hành nội bộ) Số ra hàng tháng của báo Phóng bút
MỤC LỤC
Trong số này Phỏng vấn: Chủ nhiệm khoa BCTT - Thầy Đinh Hường (Trang 4) Giao lưu với nhà báo Nguyễn Hồng Thái : Thư ký tòa soạn sợ nhất bị ma làm (Trang 5) Nhân vật 54BC: Tân bí thư trải lòng (Trang 6) Lời trần tình của cự bí thư (Trang 7)
Tiêu điểm: Trong mắt các “mì chính cánh” BC54 bạn là ai ? (Trang 8 - 9 ) Tin ảnh 20/10 (Trang 9)
Lời tòa soạn Trong cái se se lạnh của mùa thu Hà Nội, phảng phất đâu đó hương hoa sữa cuối mùa theo gió nhẹ lang thang khắp nẻo. Hoà cùng tiết trời thu ấy, Phóng bút số 4 mang đến bạn những bài viết chứa đựng đầy tình cảm, những tâm sự của bạn bè mình sau một năm học tập tại khoa và những sáng tác mới dạt dào xúc cảm. Đồng thời, cũng số này, Phóng bút giới thiệu tới bạn đọc nhiều gương mặt mới, hy vọng sẽ tạo cảm giác thú vị cho những bạn đọc thân thiết của Phóng bút. Chào mừng ngày Phụ nữ VN 20.10, xin gửi đến cô cùng những bạn nữ K54 BC – TT những lời chúc tốt đẹp nhất. Mong sẽ nhận được nhiều hơn sự ủng hộ của các bạn cho Phóng bút. Thân mến!
Văn hóa: Báo chí hát 3 (Trang 10) Thơ ( Trang 11) Blog yêu thương (Trang 11) Truyện ngắn (Trang 16)
Chia sẻ: Một chuyến đi (Trang 12 -13) Niềm hạnh phúc mang tên tôi (Trang 14 -15)
THÔNG TIN TÒA SOẠN
TỔ CHỨC NỘI DUNG
CHỊU TRÁCH NHIỆM
Thọ Phước Vũ Đào Việt Nga
Nguyễn Thu Giang
Thiết kế và trình bày: V.T.T
2 PHÓNG BÚT
Phát hành ngày 20 hàng tháng Thư điện tử phongbut.bc54@gmail.com
TIN TỨC BC54 01. Theo thông báo từ PĐT gửi tới hộp thư sinh viên ngày 12/10, mức học phí mới được ấn định ở mức 78.000đ/1 tín cho năm học 2010-2011. Mức này được áp dụng cho môn học trong các chương trình đào tạo đại học hệ chính quy của trường ĐHKHXHNV trong đó có khoa Báo chí và Truyền thông. Quyết định được nhà trường thông qua ngày 01/10/2010 theo đề nghị của trưởng Phòng Đào tạo. Điều chỉnh lần này đã nâng mức học phí / 1TC tăng thêm 30.000đ so với mức trước đó. Tuy nhiên, mức học phí này chưa được áp dụng cho các môn học lại và học cải thiện điểm mà phải chờ các thông báo sau từ nhà trường. (PV)
BC54 02.
Đại hội ĐTN, HSV k54 BC – TT. 16h chiều ngày 04/10/2010 tại giảng đường AB 402, ban chấp hành Đoàn Thanh Niên, Hội Sinh Viên k54 BC - TT và tập thể lớp k54 BC – TT đã tổ chức đại hội bầu BCH ĐTN, HSV nhiệm kỳ mới, nhiệm kỳ 2010 – 2011. Sau 2h làm việc nghiêm túc, đại hội đã bầu ra ban chấp hành ĐTN, HSV nhiệm kì mới. Theo kết quả bỏ phiếu kín và biểu quyết công khai, các thành viên BCH ĐTN, HSV nhiệm kỳ 2010 – 2011 gồm những thành viên sau. BCH ĐTN gồm: 1. Vũ Việt Nga (Bí thư). 2. Trần Thị Thảo (Phó Bí thư). 3. Trần Bảo Ngọc (Uỷ viên). BDH HSV gồm: 1. Nguyễn Thúy Quỳnh (Chi Hội trưởng). 2. Trần Hồng Thúy (Chi Hội phó). 3. Đào Mai Quyên (Uỷ viên). (PV)
BC54 03.
Hoãn 2 trận đá đấu thuộc vòng bán kết giải Bóng đá BC 54 mở rộng.
BCK54 đã có một ngày 20/10 ngập tràn niềm vui Theo lịch thi đấu của ban tổ chức giải Bóng đá BC 54 mở rộng, sáng ngày 17/10 sẽ diễn ra 2 trận thi đấu thuộc vòng bán kết giữa hai cặp thi đấu là : Pháp luật Việt Nam vs K54 Xã hội học K53 BC – TT vs K54 Chính trị học Tuy nhiên do điều kiện thời tiết không cho phép, Ban tổ chức phải hoãn 2 buổi thi đấu lại. Hiện giờ, việc lên lại lịch thi đấu cho 2 cặp trận bán kết trên đang là vấn đề được Ban tổ chức đặt lên hàng đầu. (PV)
BC54 04.
Một chuyến đi số tới: Hành trình về Thái Nguyên. Ban tổ chức chương trình “Một Chuyến Đi” cho biết: Tháng 11, BTC sẽ chọn địa điểm là tỉnh Thái Nguyên làm điểm đến. Khung chương trình chắc chắc sẽ có một buổi đi vào khu Bảo tồn thiên nhiên quốc gia Thần Sa Phượng Hoàng do 1 lãnh đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên và Chi cục kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên dẫn đi. Ngoài ra, BTC sẽ ưu tiên chọn các bạn đăng ký tham gia chuyến đi sắp tới có đề tài hay triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mọi thắc mắc và nội dung đăng ký các bạn có thể liên hệ cho
anh Trung Hiếu (K53 BC) theo số điện thoại: 01696862612. Hoặc anh Phước theo số 0972724604. (PV)
BC54 05. Con trai Khoa BC – TT tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày 20/10 cho các bạn nữ! Sáng ngày 18/10, con trai lớp K55 BC–TT đã mở màn cho chuỗi chương trình trào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam cho các “chị em” khoa báo. Chiều cùng ngày, con trai lớp K54 BC–TT cũng tổ chức kỉ niệm ngày 20/10 cho chị em. Buổi liên hoan đã ghi nhận nhiều phút giây cười nghiêng ngả, ghi nhận sự cố gắng của nhiều cặp song ca “bất đắc dĩ”. “Vui” là cảm nhận chung của các bạn nữ k54 BC. Theo tin của Phóng bút, vào ngày 20/10, phái “mày râu” K52 và K53 BC – TT cũng sẽ tiến hành tổ chức chào mừng ngày 20/10 cho phái “đẹp” tại lớp với nhữngchương trình hứa hẹn đầy sự bất ngờ. (PV)
PHÓNG BÚT 3
PHỎNG VẤN
THẦY ĐINH VĂN HƯỜNG:
“TIN BÀI, KINH NGHIỆM CHÍNH LÀ ĐIỂM THƯỞNG LỚN NHẤT”
“Là một nhà báo, một nhà giáo gắn bó với khoa báo ngay từ khi mới thành lập thầy Đinh Hường đã dìu dắt nhiều thế hệ sinh viên báo chí nhân văn. Dưới đây là những chia sẻ của thầy với Phóng bút”
(PV) Thưa thầy, chúng em được biết là trước đây thiếu chút nữa thầy đã học trường ĐH Sư phạm I, vậy thầy cơ duyên nào đã đưa thầy đến với ngành Báo chí? Đúng như em nói, đó quả là một sự tình cờ. Hồi học THPT, thầy học lớp chuyên Văn. Năm ấy, thầy đoạt giải học sinh giỏi văn Quốc gia và được tuyển thẳng vào Đại học Sư phạm I - Hà Nội. Tuy nhiên vì muốn “thử cảm giác thi ĐH thế nào”, thầy đã chọn thi vào trường ĐH tổng hợp Hà Nội. Thi đỗ, lại đúng đợt Bộ GD-ĐT đang lựa chọn sinh viên đưa sang Liên Xô đào tạo ngành Báo chí. Thầy đã đăng kí và với điểm số đầu vào cao, thầy được chọn. Thầy sang
4 PHÓNG BÚT
Liên Xô học từ năm 1981. Đến năm 1991, kết thúc khoá học, thầy về nước, quay trở lại khoa và bắt tay vào công việc giảng dạy. Nghề giáo đối với thầy là một sự ngẫu nhiên, ngay từ đầu đã không chọn nó mà cuối cùng vẫn trở lại với nó. Yêu ngành báo chí và hằng ngày lại được tiếp xúc với những gương mặt sinh viên hồn nhiên, thông minh, ham học hỏi, được truyền dạy cho các em những kiến thức về nghề báo, nhìn các em dần trưởng thành hơn, càng ngày thầy lại càng thấy mình chọn đúng nghề. (PV) Thưa thầy, nghề báo là một nghề vất và học ngành báo chí cũng không hề đơn giản. Vậy thầy có lời khuyên nào
dành cho sinh viên chúng em, những người đang học khoa Báo chí – Truyền thông trường mình không ạ? Ở trường ta, việc đào tạo báo chí không phân theo một chuyên ngành nào cả. Các em sẽ được đào tạo theo đa ngành nên cơ hội tìm kiếm việc làm cũng dễ hơn. Tuy thế các em cần học thêm một loại hình nữa để có thể bắt nhịp với công việc được tốt hơn. Việc các em cộng tác viết bài cho các báo là rất đáng hoan nghênh. Các em có thể viết bài cho các báo, đặc biệt là các tờ gần gũi với sinh viên như Sinh viên Việt Nam, Tiền phong, Tuổi trẻ, Phụ nữ thủ đô…Nhưng các em không nên đốt cháy giai đoạn,
tổng kết cho sinh viên nếu sinh viên đó có tin, bài đă ng trên các cơ quan báo chí. Vậy ý kiến của thầy về vấn đề này như thế nào? Liệu trường mình có thể áp dụng hình thức trên?
nghĩa là đồng thời với việc cộng tác viết bài thì các em vẫn phải hoàn thành tốt chương trình học ở trường. Với thế mạnh phông kiến thức tốt cùng với tư duy nhạy bén nữa thì thầy tin nhiều người trong các em sẽ thành công. Các em hãy là con lạc đà cần mẫn kiên trì góp nhặt góp nhặt tùng chút kiến thức và kinh nghiệm chứ đừng như chú ngựa chiến háu đá, thành công cũng nhanh nhưng vấp ngã cũng nhanh. Như vậy quả là đáng tiếc! (PV) Sắp tới ba tờ báo lớp của K53, K54, K55 Báo chí sẽ ra cùng một ngày và có quy chế hoạt động chung. Thầy nghĩ như thế nào về việct này ạ? Thầy luôn ủng hộ việc các em ra nội san riêng. Thầy sẽ cố gắng liên lạc với một số tờ báo để dành cho các em sinh viên vài trang để
PGS - TS Đinh Hường
sinh viên mình có sân chơi để học tập, rút kinh nghiệm. Nhưng mà nhớ hài hòa giữa việc học và việc viết bài nhé! (PV) Theo em được biết, ở một số trường đào tạo báo chí ở nước có áp dụng hình thức khuyến khích sinh viên theo học ngành báo chí bằng cách cộng điểm thưởng vào điểm
Đúng là có việc một số trường áp dụng biện pháp khuyến khích trên. Tuy nhiên, ở trường ta không có quy chế nào quy định điều đó. Hơn nữa, việc các em cộng tác và có tin bài với các báo giúp các em có thêm kinh nghiệm. Theo thầy, tin bài, kinh nghiệm và các mối quan hệ chính là điểm thưởng lớn nhất giành cho các em. (PV) Em xin cảm ơn thầy đã chia sẻ những kinh nghiệm bổ ích cho sinh viên chúng em. Kính chúc hầy và gia đình sức khỏe, thành đạt. .Hoài Thương – Lê Huyền
Thư ký tòa soạn: Sợ nhất bị... ma làm 13h ngày 12/10, tại giảng đường AB402, Thượng tá Nguyễn Hồng Thái, Thư kí toà soạn báo Công an nhân dân đã có buổi trò chuyện, chia sẻ thú vị với sinh viên K54 BC-TT Bằng sự thân tình, gần gũi, nhà báo Hồng Thái chia sẻ: “Một ngày làm việc của tôi bắt đầu từ 7h30’ với việc họp giao ban tại toà soạn và rồi tiếp tục phân công viết bài, nhận bài, biên tập bài…Công việc chỉ tạm nghỉ vào lúc 1h đêm khi báo đã được TBT duyệt và in ra. Nhiều khi về nhà mà không sao ngủ được. Lúc nào cũng lo lắng, sợ nhà in tìm thấy sai sót gì ở tờ báo sắp ra, phải lao đến sửa. Công việc của Thư kí toà soạn lúc nào cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ và chi tiết bới chỉ cần để sót một hình ảnh, một chi tiết sai thôi cũng gây ra hậu quả không thể lường trước được! Có những lỗi mà khi biên tập lại phát hiện ra, không thể lí giải nổi tại sao có thể mắc phải, chúng tôi chỉ còn biết nói vui với nhau là “ma làm”. Sức ép công việc rất lớn, đòi hỏi người Thư kí toà soạn phải có được sự nhạy bén, cẩn thận, công bằng và có tầm nhìn chiến lược. Nếu cứ nghĩ đến những lúc mình đã cẩn thận hết mức, rà soát
kịp thời gửi đến cho độc giả hơn. Các mối quan hệ rộng là đặc thù của nghề báo. Ngay từ khi xác định được đối tượng để viết, nhà báo cần phải biết sử dụng các mối quan hệ khác nhau để tiếp cận, khai thác đối tượng. Thông tin đến với độc giả càng chính xác, càng nhanh bao nhiêu, càng có giá trị bấy nhiêu!”
Nhà báo Nguyễn Hồng Thái
từng chi tiết nhỏ trong các bài của phóng viên mà vẫn sót lại lỗi, vẫn bị TBT phê bình thì có lẽ chẳng ai muốn làm Thư kí toà soạn cả.” Đã có nhiều năm lăn lộn với nghề, nhà báo Nguyền Hồng Thái chia sẻ: “Làm báo, cái cần nhất là những mối quan hệ. Ví thử như với những phóng viên làm việc tại báo Công an nhân dân, làm thế nào để họ có được những thôi tin mới nhất vê một vụ án, một sự kiện nào đấy? Lúc đó phóng viên có quen biết với bên công an thì sẽ dễ dàng tiếp cận đối tượng hơn, phản ánh thông nhanh hơn,
“Hầu hết anh em trong toà soạn chúng tôi bị ảnh hưởng rất nhiều từ Trung tướng, nhà văn Hữu Ước, Tổng biên tập báo Công an nhân dân. Chúng tôi học được ở anh phong cách làm việc, cách đối xử với đồng nghiệp, cách tiếp cận, đánh giá vấn đề. Có thể nói, nghề báo là nghề mà người đã chọn theo ngành này phải xác định là không những luôn phải học mà còn phải biết tìm người tài để mà học, để mà phấn đấu. Kinh nghiệm trong nghề báo là rất quan trọng và việc tiếp xúc với những người tài quanh mình sẽ giúp mình hiểu thêm rất nhiều điều.” Tổng thơ ký tòa soạn chia sẻ kinh nghệm. .Kim Tuyến – Vũ Đào
PHÓNG BÚT 5
NHÂN VẬT 54 dã có lúc Nga bí “lúng túng”. Khi được hỏi về kỷ niệm đáng nhớ nhất Nga tươi cười. Đó là hồi lớp 12, nhà trường phát động cuộc thi tìm hiểu về sức khỏe sinh sản vị thành niên” Một vấn đề khá nan giải và nhạy cảm. Rắc rối của cô bạn nảy sinh, cả lớp không một ai hưởng ứng mà kết quả lại ảnh hưởng đến điểm thi đua của lớp. Sau nhiều đêm nghiên cứu, tìm tòi qua sách vở và lân la hỏi thăm cha mẹ, Nga thấy cuộc thi khá bổ ích, chỉ là nói làm sao cho ổn. Cuối cùng, Nga quyết định viết một câu chuyện để nói về chuyện “khó nói”. Bất ngờ, bài dự thi của Nga đạt giải nhất. Cô nàng được thưởng 200 nghìn đồng và cùng cả lớp liên hoan bỏng ngô. “Đúng là kỷ niệm nhớ đời!” Nga nhí nhảnh.
Nhiệm kỳ mới, Nga làm gì? Suốt năm thứ 1 đvại học, cùng với sự vắng bóng khó hiểu của bí thư Ngọc Diệp, Nga xuất hiện trước lớp phát động nhiều phong trào Đoàn. Với giọng nói “không cần micro” Nga cho lớp nhiều phen cười nghiêng ngả với : Lụt, Đào vừa ra hoa...
Bí thư 54BC Vũ Việt Nga
TÂN BÍ THƯ TRẢI LÒNG...
Chiều ngày 4/10 Với 62/64 phiếu bầu trong Đại hội chi đoàn, Vũ Việt Nga đã chính thức trở thành bí thư của BCK54. Dáng người nhỏ nhắn, luôn nở nụ cười thân thiện, Nga luôn để lại ấn tượng tốt với người đối diện với cô. Bật mí chuyện khó nói… Suốt 3 năm cấp 3, Nga đảm nhiệm chức Bí thư chi đoàn và phó bí thưu đaòn trường.Đấy cũng là lý do mà cái biệt danh Nga bí ra đời. Hoạt động Đoàn khá“hăng”, nhưng kết quả học tập của Nga
6 PHÓNG BÚT
vẫn cực đáng nể: 3 năm học sinh giỏi, học sinh giỏi Văn tỉnh 12, cán bộ chi đoàn giỏi, giấy khen của thành đoàn Hải Dương. Nga tâm sự: “Hoạt động đoàn giúp mình tự tin và học tập đưựoc nhiều điều”. Nhanh nhẹn, tự tin nhưng cũng
Trở thành bí thư chính thức của BCk54, Nga rất xúc động: “Cảm ơn mọi người đã tin tưởng mình, mình sẽ cố gắng để làm tốt hơn nữa đưa phong trào đoàn lớp ta đi lên không phải con tàu dừng ở ga quá lâu hay chệch khỏi đường ray’” Trong thời gian tới có khá nhiều hoạt động :kỷ niệm 20/10,20/11, Báo chí hát,…. Đây là dịp để BCk54 khẳng định vị thế của mình trong khoa, tạo tiếng vang trong trường. Nga nhắn gửi: “Báo chí Họ tên:Vũ Việt Nga
Biệt danh(nhiều cực): Nga “bí”, Nga “ Birthday: 9/8/1991 Quê quán:thành phố Hải Dương, tỉnh
Sở thích: đông, ăn kem, lang thang m Sđt: 0974756967
hát cần lớp ta đóng góp rất nhiều, mình hi vọng các bạn tham gia nhiệt tình, hết mình đúng với chất báo chí: Cá tính, năng động, nhiệt huyết!”.
Lời trần tình của cựu Bí thư lại học tập tại trường được. Đành phải học chậm chương trình hơn các bạn thôi.
Một vài nhận xết về bí thư mới của chúng ta:
PV: Vậy bạn giải thích thế nào về việc vị trí Bí thư bạn đảm nhiệm bị bỏ trống suốt năm học vừa rồi?
Cảnh Chung: “Bạn ý có năng lực làm thủ lĩnh, nhiệt tình, vui tính, năng nổ, mỗi tội... thỉnh thoảng bạn ý đánh tớ rất là đau” Dương kiều Oanh: Nga là 1 ng rất vui tính, nhiệt tình, năng nổ. những lúc vui thì cháy hết mình nhưng những lúc cần sự nghiêm túc thì rất nghiêm túc. Nói chung là bạn ý rất đáng mến, rất dễ gần, rất dễ tâm sự. Thọ Phước: Không đỡ nổi Nga xà beng. Đây là ca khó nhất mà mình từng gặp. Nhưng phải thú thực, đến lớp mà không thấy Nga thì cũng buồn rất nhiều.
“ Không ai muốn nghỉ học cả và mình cũng vậy. Mình rất muốn hoàn thành tốt công việc của lớp và làm bạn với tất cả các thành viên BC54 nhà mình. Nhưng thật sự là sức khỏe của mình không tốt và mình không có sự lựa chọn nào khác.” Diệp tâm sự. PV: Chào Diệp! Đã lâu lắm rồi không gặp Diệp. Hiện nay sức khoẻ của bạn đã ổn chưa? Biến mất suốt một thời gian dài, bạn có thể chia sẻ cho các bạn trong lớp biết thời gian qua bạn đã ở đâu và làm gì không? Diệp: Cảm ơn bạn, dạo này sức khoẻ của mình cũng khá hơn rồi. Suốt thời gian vừa qua mình phải đi chữa bệnh, khi ở Việt Nam khi ra nước ngoài, nói chung đó là quãng thời gian hết sức vất vả với mình cũng như gia đình mình. PV: Vậy còn việc học tập của bạn thì sao?
“xà beng”,…. Hải Dương
một mình bằng chiếc xe đạp…
Diệp: Có lẽ các nhiều bạn trong lớp mình không biêt điều này: Mình đã rất cố gắng học hết kì I năm thứ nhất và sang kì thứ II, mình đã phải xin bảo lưu kết quả học tập để đi chữa bệnh. Mình cũng muốn được đến trường học tập như các bạn nhưng sức khoẻ không cho phép. Rất có thể đến kì II năm học này mình mới quay trở
Diệp: Mình biết năm học vừa qua, khoa và trường ta có rất nhiều hoạt động mà đáng lẽ mình, với cương vị là Bí thư sẽ phải tích cực tham gia cũng như khuyến khích các bạn trong lớp hoà vào những phong trào chung ấy nhưng mình đã không thể làm được. Mình đã rất muốn đóng góp công sức vào các hoạt động chung của lớp nhưng việc sức khoẻ của mình không ổn định làm mình không thường xuyên đến lớp được chính là lí do khiến mình không làm tròn nhiệm vụ của một bí thư (dù mình không muốn)! Chẳng ai muốn bị bệnh và nghỉ học cả nên mình rất mong các bạn thông cảm cho mình. PV: Một năm học mới lại đến rồi, bạn có điều gì muốn nhắn nhủ tới lớp mình không? Diệp: Mình biết dù với lí do gì nhưng việc mình không hoàn thành nhiệm vụ mà cả lớp giao phó là không đúng và mình thực sự xin lỗi cả gia đình BC54 về điều đó. Mình biết trong năm học này, khoa và trường ta sẽ có rất nhiều hoạt động lớn và mình cũng biết là lớp mình đã có một ban chấp hành chi Đoàn mới. Mình hy vọng ban chấp hành chi đoàn mới sẽ khuấy động phong trào của lớp, đưa các thành viên BC54 chúng ta hoà vào các hoạt động tập thể và ngày càng gần nhau hơn. Mong rằng lớp ta ngày càng đoàn kết và học tập đạt kết quả cao. PV: Cảm ơn Diệp! Chúc Diệp mau khoẻ và sớm trở lại với đại gia đình BC – TT. Vũ Đào.
PHÓNG BÚT 7
TIÊU ĐIỂM
TRONG MẮT CÁC “MÌ CHÍNH CÁNH BC54”, BẠN LÀ AI ? Một nửa thế giới là phụ nữ và nếu coi BC54 là một thế giới thu nhỏ thì đây quả là thế giới đặc biệt bởi ở đó có đến “già nửa dân số” là phụ nữ. Vậy những chàng “mì chính cánh” BC54, họ nghĩ sao về phái đẹp lớp mình? Cảm nhận chung: xinh xắn, năng động và tự tin! Lý Văn Dũng (Tuyên Quang) vui vẻ nói: “Các bạn nữ trong lớp mình ngoài xinh xắn, dễ gần và đáng yêu ra còn có nhiều những nét tính cách riêng, đặc trưng của con gái báo chí. Đó là sự tự tin, năng động, cá tính và đôi lúc còn… mạnh mẽ và khá “manly” nữa”. Trung “mụn” lại có những nhận xét của riêng mình: “Mình thấy một số bạn nữ lớp mình rất sôi nổi trong các hoạt động của lớp như: Thúy Quỳnh, Việt Nga, Mai Quyên,… Tuy nhiên nhiều bạn nữ lớp mình vẫn còn hơi trầm và có phần nhút nhát. Mình nghĩ nữ sinh
8 PHÓNG BÚT
báo chí càng cần phải năng động và tham gia các hoạt động tập thể nhiều hơn.” Nhẹ nhàng và rất thẳng thắn, Duẩn chia sẻ những cảm nhận của mình về con gái BC54: “Các bạn đều rất xinh xắn và mang trong mình những nét duyên thầm. Tuy nhiên trong lớp, các bạn vẫn chưa chơi rộng rãi với nhau. Khi mình hỏi về một bạn gái nào đó về một bạn gái khác có bạn trả lời: “Bạn ấy là ai nhỉ, chắc là mình biết mặt nhưng chưa biết tên…!’’. Những lúc ấy mình thấy hơi buồn.” Bạn ấn tượng nhất về bạn nữ nào trong lớp? “Mình ấn tượng nhất với bạn
Nga “Xà Beng”_tân bí thư lớp mình. Bạn ấy luôn hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao, nhận được sự hưởng ứng từ mọi người và luôn là người khuấy động những phong trào tập thể của lớp. Điều làm mình nhớ nhất ở Nga là chất giọng khàn khàn đặc trưng mà không cần cầm mixcro vẫn khiến mọi người phải tập trung. Ngoài ra, cái điệu cười “ặc, ặc” của bạn ấy cũng không lẫn vào đâu được. Nếu theo ngôn ngữ chuyên ngành thì Nga vừa là loa, vừa là mix của BC54 Channel”_ Duẩn hào hứng. Còn Thúy_lớp phó đời sống, thủ quỹ, người được mệnh danh là “người đẹp tiền tệ” lại gây được sự chú ý rất lớn của Vũ Văn Hùng:
“Mình thấy Thúy rất đáng yêu không chỉ bởi đôi mắt đẹp, làn da trắng hay những bước nhảy chachacha điệu nghệ còn bởi cách..tính tiền và khả năng thu tiền siêu nhanh của Thúy nữa. Ngoài ra, mình còn khâm phục Thuý ở trình Tiếng Anh rất “pro”, nếu có dịp mình rất muốn được bạn ấy giúp đỡ nhiều hơn về mảng Tiếng anh. Mình thấy được sức sống trong nụ cười thân thiện và lời kêu gọi độc quyền của Thuý: Các bạn ơi! Nộp tiền!” J Riêng với Phan Cảnh Chung, bạn Nhung (Hà Nam) với tiếng nói “choe choé”, tiếng cười đặc trưng và sự nhí nhảnh “có trộn cũng không lẫn” đã từng gây cho Chung rất nhiều ác mộng chính là cái mà bạn ấy không thể nào quên ở người bạn nữ nhỏ bé này. Với Hà Tâm, Vũ Thành , Bùi Thành thì những cái tên như: Xuân “Tốc Độ”, Dương Hồng Hạnh hay Huyền “hàng” chính là nỗi ám ảnh của các bạn ấy vì mỗi khi có giờ học cùng với các bạn nữ này, các bạn ấy lại bị… “chém te tua”. Nhưng chính những lúc bị chém ấy lại là giây phút tuyệt vời và đẹp đẽ nhất của thời sinh viên mà cả hai bạn Thành và Tâm mãi nhớ: “Chỉ xin các người đẹp vung đao chém nhẹ nhàng thôi nhé!” Bzox: Lời chúc từ “lãnh đạo cao cấp”_Thành lớp trưởng nha! Đã một năm kể từ ngày 106 thành viên nhà BC54 chúng ta học tập cùng nhau. Phải thú thật là ngoại trừ những lúc bị các bạn xoay cho đau đầu thì mình thực sự rất tự hào khi được đứng đầu một “gia đình”…đầy hoa đẹp thế này. Nhân ngày 20/10, mình thay mặt các đấng mày râu, chúc phái “mày không râu” trong gia đình BC54 luôn xinh đẹp, vui vẻ, thành công và nhất là ngày càng “dịu dàng duyên dáng!”.
Phóng sự ảnh: 20/10 BC54 Thầy Nguyễn Đình Lân mờ hành cho ngày 20/10 của K54 Báo chí truyền thông bằng một bài thơ do thầy sáng tác
Con trai K54 thể hiện “lòng biết ơn” của mình đối với chị em. !
Niềm hạnh phúc bộc phát thành tinh thần tự sướng trong màn thi hát giữa các nhóm.
Và dâng trào thành tinh thần đoàn kết một lòng.
Thế này ai mà không thíc hát. Đẹp zai thế cơ mà. !!!
.Ngọc Uyên
PHÓNG BÚT 9
VĂN HÓA
BÁO CHÍ HÁT 3!!!: “HOT” TỪ VÒNG SƠ DUYỆT 17h30 ngày 14/10, tại giảng đường AB102 đã diễn ra vòng sơ duyệt các tiết mục tham gia Báo chí Hát 3. Ngay từ khi sơ duyệt các tiết mục của Báo chí hát III đã thu hút được sự tham gia của cả 4 khóa (K52, K53, K54, K55) và đông đảo các anh chị theo học lớp tại chức. Chúng ta hãy cùng đến với không khí của buổi sơ duyệt này để thấy được sự nhiệt tình và háo hức của các bạn trước thềm Báo chí hát III. Mở đầu cho buổi sơ duyệt là những giọng ca mượt mà, trong trẻo và hết sức trẻ trung của các anh chị đến từ lớp Đại học tại chức. Sự duyên dáng, dịu dàng cùng giọng nữ cao đầy ấn tượng của chị Huyền đến từ lớp tại chức K54 với bài hát “Tàu anh qua núi” đã thực sự chinh phục được những thành viên BC – TT có mặt hôm đó. Một lực lượng đông đảo góp phần tạo cho không khí của tối sơ duyệt thêm phần tươi mới là các em nữ sinh đến từ K55. Những thành viên “mới toanh” ấy đã mang đến rất nhiều những tiết mục đặc sắc: múa “Giấc mơ trưa”, và nhảy K- pop của các em khiến ban giám khảo và ban nội dung hết sức bất ngờ, hứa hẹn sẽ có nhiều tiết mục của K55 góp mặt trong tối 7/11 tới đây. Các anh chị tại chức rất chững chạc trong các bài hát trữ tình, K55 hết sức hồn nhiên và nhí nhảnh trong tiết mục hát, nhảy, múa. K54 lại mang đến những thông điệp, những tình cảm nồng nhiệt của tuổi 20 đầy khát khao cống hiến và yêu thương. Những ca khúc về tình yêu được các bạn K54 thể hiện rất tình cảm và nồng thắm khiến cho cả giảng đường AB102 tràn ngập trong sự ngọt ngào của tình yêu, tình bạn, như: “ Bức thư tình thứ hai” của Phạm Ngoan hay “Yêu em” của cặp song ca Thúy
10 PHÓNG BÚT
Nga Xà Beng và Trần Thảo Quỳnh và Nam ( đến từ Đại học Luật Hà Nội)…Đặc biệt là sự phối hợp đầy thú vị giữa các bạn K54 và các chị K53 trong ca khúc: “Là con gái thật tuyệt” khiến cho những nữ giám khảo cũng như các bạn nữ sinh khoa Báo thấy hết sức tự hào và cổ cũ nhiệt nhiệt. Nơi quy tụ những nhà thiết kế thời trang. Phần thứ hai của buổi sơ duyệt là phần trình diễn thời trang đến từ ba khóa 53, 54, 55. Mỗi bộ sưu là một cách thể hiện khác nhau nhưng tất cả đều xoay quanh một nội dung: thời trang tác nghiệp. Những tờ báo, giấy màu, dây mạng hỏng hay những cuộn film hỏng đều được các bạn sáng tạo trở thành những trang phục của các thể loại báo chí rất ấn tượng. Đặc biệt ý tưởng làm mangsep cắt ra từ logo của báo “Thế giới học đường”- một trong ba đơn vị tài trợ cho Báo chí hát III của chị Nguyễn Thanh Hằng, k53 BC-TT khiến cho mọi người cảm thấy hết sức thú vị. MC so găng! Tuyển MC và speaker là một phần được các sinh viên khoa Báo mong chờ nhất. MC cho chương trình gồm có 3 loại đó là MC dẫn
chính trong phần mở đầu và giao lưu, MC dẫn phần 2-văn nghệ và speaker tương tác với khán giả ở bên dưới. Các anh chị em từ 4 khóa đều hết mình và thể hiện sự cố gắng thể hiện tốt vai trò của người dẫn. Với giọng dẫn ngọt ngào, truyền cảm và lưu loát cũng như cách ứng xử rất linh hoạt của chị Lô Linh K53 đã khiến cho các bạn và ban Giám khảo bị thuyết phục. Mọi người cũng không hề bất ngờ mà chỉ nghiêng ngả cười trước những hành động và lời nói ngộ nghĩnh, nhí nhảnh của bạn Nga “Xà Beng” trong vai trò của một speaker tương tác. Sự mệt mỏi và trầm lắng của cuối buổi sơ duyệt đã bị xua tan đi bởi tiếng cười đặc trưng và giọng nói đặc biệt tự nhiên của cô bạn này. Sau nhiều giờ làm việc khẩn trương, nghiêm túc, buổi sơ duyệt Báo chí hát III đã kết thúc một cách thành công. Tất cả chỉ còn mong chờ vào đêm bùng cháy của sinh viên khoa BC – TT vào ngày 7/11.
.Bùi Uyên
VĂN NGHỆ
Lửa trái tim
Em đặt anh vào trái tim
Để thấy hơi ấm đầy trong lồng ngực Để được đập rung lên sau mỗi lần anh đánh thức Để trọn vẹn thêm một nửa - em đi tìm. Em đặt anh vào giấc mơ Để thấy lòng cồn cào thêm nỗi nhớ Để thấy bình yên khi đôi mắt khép cửa Để thấy anh là một nửa trái tim em Em đặt anh vào cơn mưa Để mỗi khi nhìn mưa Em được thấy hình anh trong giọt nước Để mỗi khi mưa làm hồn em đẫm ướt Anh lại lạc vào sâu thẳm lòng em. Em đặt anh vào trang thơ Để muốn được anh yêu nhiều hơn nữa Trư Bát Giới
Ta là ta! Ta vẫn bước. Những bước dài, bước thẳng Ta vẫn đi dẫu chăng phải đường bằng Dù hôm nay với ta người thua cuộc Dù bầu trời đen kịt bóng mây giăng… Đứng dậy mà đi, bước thật “hăng” Đừng mải bướm ong chớ dùng dằng Dầu người ta phụ, ta chẳng ngại, Muộn phiền gạt bỏ chẳng phân vân! Đất trời là vậy ta là vậy, Đâu cần phải giống ai? Đơn giản… chỉ là ta!
(BLOG)Yêu lắm BC 54!!! Thời gian cứ như con tàu lao đi vun vút mà chẳng chờ đợi ai! Mới ngày nào còn bỡ ngỡ bước chân vào giảng đường, còn e ấp, rụt rè làm quen với từng bạn, thế mà nay đã năm hai rồi. Một chiều mưa! Buồn! ngồi ngơ ngác nhớ! Bỗng thấy mình yêu BC54 biết bao nhiêu…! Bước vào lớp, không quen biết ai, cũng không có lấy một người đồng hương, lóng ngóng lên làm hồ sơ nhập học. Tự hỏi: Đây sẽ là gia đình thứ 2 của mình trong 4 năm đại học sao?” Chưa kịp trả lời, đã vội vã lủi thủi ra về. Những ngày tiếp theo sau đó, cũng không khá hơn là mấy, vẫn những câu hỏi xã giao, vẫn nụ cười gượng gạo, vẫn cứ lặng lẽ tới lớp rồi lại lặng lẽ đạp xe gần 10km đi về. Vẫn chưa tìm được nhà trọ, vẫn phải đi ở nhờ. Mệt mỏi! Ngày ấy, nào đã kịp quen với những bài tiểu luận, nào kịp hiểu những thao tác trên máy tính… Không biết tâm sự với ai. Mình bế tắc, cô đơn, mình thấy tuyệt vọng. Mỗi lần ra chơi chỉ biêt gục mặt xuống bàn, chạy trốn chính bản thân mình! Ngày tháng dần trôi, cái giảng đường thênh thang ấy bỗng trở nên thân thuộc, bỗng nhận ra con đường đến trường rợp bóng bằng lăng sao mà nên thơ thế! Mình mỉm cười với tất cả mọi người, lặng lẽ lắng nghe từng tiếng nói, tiếng cười của các bạn, dõi theo từng gương mặt trong lớp. Một Việt Nga vui tính, hoạt bát, sôi nổi; Hoài Thương dịu dàng, đằm thắm; Trần Thảo với giọng hát thiên thần và cả Chu Mỹ Lan xinh xắn… trong trái tim mình dần đầy lên những hình ảnh thật đẹp. Mình yêu BC54 với những ngày tháng Ba Vì không thể nào quên, yêu tiếng hát của Thành “Mr” với bài hát “Giọt sương”; yêu; yêu cách làm việc của Quỳnh; yêu mỗi tấm vé tháng xe đạp của Thúy; yêu những clip của các bạn nam làm tặng con gái trong lớp nhân ngày 20/10, vụng về thôi nhưng mà sao chứa đầy tình cảm; yêu những giọt mồ hôi của các bạn khi lăn tròn cùng trái bóng…và mình yêu thêm cả chính bản thân mình! Không biết từ bao giờ, mình luôn mong đến trường để gặp các bạn, để được cười nói, kể cho nhau nghe những chuyện trên trời dưới đất. Và mình thấy tự hào biết bao khi có các bạn, tự hào là một thành viên trong “gia đình” k54 BC-TT.
T.Oanh Oanh
Huy Du.
PHÓNG BÚT 11
CHIA SẺ
PV đang tác nghiệp
Cả nhóm tại nhà một người dân
Một chuyến đi “Thái bình ơi! Sao mà yêu đến thế!!!” HUYỀN THÁI NGUYÊN
“Bỏ lại sau lưng cuộc sống xô bồ, vội vã chốn thị thành, gác laị bao dự định chuẩn bị cho ngày đại lễ nghìn năm Thăng Long, nó cùng anh em trong “chuồng” báo 53, 55 đã có một cuộc du hý về quê Thái Bình. Qua chuyến đi lần này, nó đã vỡ lẽ học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, tinh thần làm việc hết mình, chơi xả láng và ấm áp tinh thần…”
12 PHÓNG BÚT
Bình an thôn quê Sáng sớm, trời se lạnh, sương giăng mắc khắp nơi. Vươn vai, hít một hơi thật sâu. Chà! Cái mùi hăng hăng, nồng nồng của đất, của rả ủng quyện với cái mùi thơm thoang thoảng của lúa chín làm nó ngây ngất. Đã lâu lắm rồi, nó mới có cái cảm giác nhẹ nhàng và thanh bình đến vậy. Ra bờ ao ngắm nhìn hoa súng, lòng nó thanh thản lạ thường. Cái cảm giác được chạm vào những Bông súng ở giữa ao của nó được thỏa nguyện khi một bà lão tuổi ngoài 80 đã nhiệt tình...lội xuống ao hái cho nó bông súng làm nó thấy ấm áp tình người chốn thôn quê. 8h sáng, nó cùng các anh lên đường. Quãng đường dài hơn 4km từ nơi nghỉ ngơi đến nơi liên hệ công tác như xa hơn bởi cái nắng, khói và bụi…Hết lên huyện rồi lại về xã để xin giấy phép lấy tư liệu viết bài trong 2 ngày ngắn ngủi. Nó thở phào nhẹ nhõm khi mọi người có một sự khởi đầu khá nhẹ nhàng và hoàn hảo…
Trải nghiệm và sóng gió. Được trực tiếp chứng kiến quá trình, phương thức làm bánh, được thưởng thức cái hương vị dẻo dẻo của nếp cái hoa vàng, cái bùi bùi béo ngậy của mứt bí, cái nha, nó mới cảm nhận được cái hương vị quê hương ấm áp và tha thiết đến thế Nó được nghe nghệ nhân Bùi Văn Ro, ông trùm chèo của làng chèo nổi tiếng nhất cả nước tâm sự về chuyện đời, chuyện nghề. Bỗngvv trong nó và những người bạn đồng hành nảy sinh một thứ tình cảm với cái bộ môn nghệ thuật mà bấy lâu nay nó vẫn thờ ơ. Hai đề tài văn hóa, dường như mới chỉ gây cho nó sự thích thú trên tư cách một vị khách du lịch. Thế nhưng, khi những thành viên trong đoàn phát hiện ra Thành phố ma và công nghệ làm bánh bẩn ở một số gia đình thì bản thân nó thực sự bị cuốn hút. Thành phố ma, thực ra là nghĩa địa của một làng được xây dựng nguy nga. Mỗi ngôi mộ lên tới cả trăm, thậm chí vài trăm triệu. Hay như việc thâm nhập để khám phá ra công
nghệ làm bánh mốc của các anh K53 BC khiến nó cảm thấy hấp dẫn, thú vị. Sau khi đã có đủ thông tin, các thành viên trong đoàn tập trung”quây” đoàn cán bộ xã sở tại để hỏi về chuyện Thành phố ma cùng chuyện làm bánh bẩn. Nhưng thay cho lời giải thích là những lời nói bâng quơ, né tránh câu trả lời. Trong một tình huống Nó vờ tắt máy ghi âm, tỏ thái độ nhún nhường khi ông ta xua tay tỏ thái độ khó chịu để nhử ông này phát ngôn. Nhưng bạn cùng nhóm nó lại không đồng tình như vậy và phản ứng ngay lập tức. Hai người dường như xuất hiện một bức tường vô hình ngăn cách. Đêm lửa trại. Bỏ lại sau lưng nắng, gió, bụi đường, kết thúc ngay làm việc mêt mỏi mà đáng nhớ, tối đến nó cùng các anh, chị quây quần bên ánh lửa bập bùng của lửa trại. Xen lẫn với tiếng nổ ròn tan tanh tách của củi là những câu chuyện hài hước, những tiếng hát vang lên…như để bù lại chút mệt mỏi trong 2 ngày qua.
Cuộc vui tưởng chừng như lặng đi và chùng xuống khi mọi người cùng mở lòng mình ra, chia sẻ những kinh nghiệm, suy nghĩ chất chứa tận đáy lòng trong 2 ngày trải nghiệm cùng nhau. Anh Phước phân tích kỹ hơn về tình huống bất đồng giữa nó và người bạn đồng hành. nó đã hiểu ra đề. Nó nhận ra rằng trong tất cả mọi việc (nhất là công việc làm báo) có một yếu tố rất cần thiết và quan trọng : Đó là sự đoàn kết, hiểu ý nhau giữa các thành viên trong nhóm. Lần lượt, mọi người nói cho nhau nghe về những trải nghiệm, những ấn tượng tốt và những điều còn khúc mắc về nhau. Đến lúc này nó mới thực sự hiểu thế nào là tình đồng đội, đồng chí và thế nào là sẻ chia. Đêm! Ánh lửa bập bùng tắt dần nhường chỗ cho bóng đen len lỏi. Nhưng lòng nó được thắp lên bới ánh lửa tình thân và niềm hy vọng.
PHÓNG BÚT 13
CHIA SẺ
Gia đình đoàn tụ.
NIỀM H Ạ N H P H Ú C M A N G T Ê N T Ô I “Anh ơi, vợ em có thai đến tháng thứ 8. Cô ấy đang bị công an bắt. Vợ em không có tội. Anh về cứu vợ, con em ra…” lời của một bạn đọc khẩn thiết, uất nghẹn và bất lực bên kia đầu dây thôi thúc tôi lập tức về Bắc Ninh, nơi bạn đọc gọi điện để tìm rõ thực hư vụ việc.
Tóm lược hồ sơ. Có mặt tại nhà bạn đọc, tôi lập tức bắt tay vào tìm hiểu vụ việc. Sau khi nghe bạn đọc trình bày và tìm hiểu dư luận người dân địa phương, có thể tóm lược vụ việc trên như sau: Gia đình bạn đọc là 1 đôi vợ chồng trẻ chưa đầy 30 tuổi. Anh chồng tên Chuyển, chị vợ tên Tin. Trong một lần chị Tin
14 PHÓNG BÚT
va chạm với bà hàng xóm, bà này đã ngã xuống một bờ máng. Cú ngã khiến bà hàng xóm gẫy tay. Bà này âm thầm đi nằm viện, vì không nghĩ là mình sai nên vợ chồng anh Tin đã không có sự thăm hỏi. Gần 1 tháng sau, chị Tin được cơ quan công an triệu tập. Cơ quan công an thông báo, chị Tin bị khởi tố bởi tội danh: Cố ý gây thương tích theo khoản 1, điều 104 Bộ luật hình sự. Sau ngày nhận quyết định bị khởi tố, chị Tin vẫn hợp tác với cơ quan điều tra khi có lệnh triệu tập. Vài tháng sau, bất ngờ chị Tin bị bắt theo lệnh truy nã từ cơ quan công an tỉnh Bắc Ninh. Lúc này, chị Tin đang mang thai ở tháng thứ 8. Tìm bản chất vụ việc.
Trước vụ việc phức tạp trên, điều dầu tiên mà phóng viên cần làm là độc lập xác minh thông tin về nhân thân của các đối tượng liên quan tới vụ việc này. Qua dư luận nhân dân, thậm chí là cả người thân của người đàn bà bị gẫy tay cũng nhận xét vợ chồng anh Tin rất hiền lành. Trong khi đó, dân làng nhận xét không tốt về người phụ nữ bị gẫy tay. Điều đặc biệt, phóng viên được biết người phụ nữ bị gẫy tay còn có người nhà làm trong cơ quan công an. Bước tiếp theo, phóng viên tìm hiểu sâu hơn vào nội dung sự vụ cãi nhau thì biết rằng vụ việc không hề có nhân chứng, cơ quan công an không hề thu được hung khí. Những yếu tố quan trọng để khởi tố một vụ án có tội danh cố ý
gây thương tích. Từ những thông tin thu được, tôi rút ra nhận định: Có sự khuất tất trong công tác điều tra của cơ quan công an. Khi tiến hành thu thập sâu hơn, phóng viên tiếp tục thu thập được những thông tin: Trong quá trình lấy lời khai, một chiến sỹ công an đã chửi và tát chị Tin. Trước lúc bị bắt theo lệnh truy nã, chị Tin vẫn sinh hoạt tại gia đình, đi cấy đi gặt bình thường. Thường thì những trường hợp bị bắt tạm giam phải là tội phạm đặc biệt nguy hiểm hoặc trốn lệnh truy nã. Trong trường của chị Tin, chị không phải là tội phạm đặc biệt nguy hiểm. Từ đó có thể suy ra, cơ quan công an đã dựng lên một lện truy nã để hợp lý hóa việc bắt giữ chị Tin. Đấu trí! Sau khi nhận định rõ bản chất sự vụ, tôi âm thầm thu thập những bằng chứng có lợi cho chị Tin. Đầu tiên, tôi đến gặp người dân để xác nhận không có nhân chứng. Tiếp theo, tôi gặp đồng chí trưởng công an xã nơi chị tin sinh sống để xác minh chị Tin vẫn ở nhà. Điều bất n gờ ơn, ôn g trưởng công an xã này còn thừa nhận: Không hề hay biết gì về lệnh truy nã đối với chị Tin. Sau đó, tôi dùng một số di động cực đẹp gọi cho đồng chí công an đã tát chị Tin lúc thẩm vấn. Qua
tìm hiểu, tôi được biết đây là một anh công an mới ra trường. Bằng giọng của một đại gia hiểu biết, tôi dồn anh này vào thế không thể chối: “Anh là công an, sao trong lúc lấy lời khai của chị gái tôi là chị Tin anh lại chửi và tát chị tôi. Anh có còn tính người không vậy?...” Trước sự tấn công như vũ bão của tôi, anh này đành phải chống chế: “Tôi xin lỗi. Lúc đó tôi nóng tính…” Như vậy, tôi có được một chi tiết quan trọng. Trong quá trình tới liên hệ công tác tại cơ quan công an, tôi đã phát hiện ra một sai phạm tại cơ quan này khi thu tiền vé xe của công dân tới trụ sở này làm việc. Điều này là sai luật. Tôi nắm được điểm yếu thứ 2 từ cơ quan điều tra. Sau khi nắm được những thông tin trên, tôi đến gặp thủ trưởng của cơ quan công an phụ trách điều tra vụ việc của chị Tin. Tôi lập tức đưa ông này vào thế bí khi hỏi vặn ông này về chuyện ra quyết định truy nã với chị Tin có đúng trình tự pháp luật không? Cơ quan công an đã đăng tải trên các thông tin đại chúng về lệnh truy nã này? Vì trên thực tế, khi lệnh truy nã được đưa ra thì cơ quan công an phải chứng minh được đối tượng của lệnh truy nã đã bỏ trốn và phải thông báo lệnh truy nã trên trên
phương tiện thông tin đại chúng. Khi ông này vẫn đang bị bất ngờ bởi những câu hỏi dồn, tôi tiếp tục: “Hiện tại, chúng tôi có thể cung cấp cho cơ quan công an về bằng chứng một chiến sỹ công an đã đánh chị Tin khi lấy lời khai. Ngoài ra, vụ việc này không hề có nhân chứng cụ thể, không có hung khí gây án. Chúng tôi chứng minh được khi có lệnh truy nã chị Tin vẫn ở quê. Chúng tôi cũng không hài lòng với việc khi tới cơ quan liên hệ công tác lại bị thu tiền gửi xe.” “Tôi nghĩ, vụ việc này không nhất thiết phải đưa ra tòa. Chắc chắn dư luận sẽ rất bức xúc nếu chúng tôi đăng tải thông tin về một phụ nữ đang mang thai tháng thứ 8 lại bị công an bắt sai luật và có nhiều dấu hiệu mờ ám. Tôi rất mong cơ quan công an sẽ đứng ra hòa giải một lần nữa cho 2 gia đình giải quyết dân sự. Cũng là làm phúc cho đứa trẻ sắp chào đời…” tôi đề nghị. Sau một hồi suy nghĩ, ông này nói chiều liên lạc để biết kết quả. Cuối giờ chiều, tôi hồi hộp chờ điện thoại. Cuộc gọi từ vị thủ trưởng cơ quan công an rồi cũng đến. “Báo với người nhà, thu xếp lên trại tạm giam đón chị Tin về.” Tôi cùng người nhà chị Tin vỡ òa trong niềm hạnh phúc. “Anh à! Vợ tôi sinh con trai rồi! Gia đình tôi thống nhất sẽ đặt cháu tên là Phước. Mong anh cho phép. Đó là cách chúng tôi thể hiện tình cảm, sự biết ơn với anh” anh Chuyển gọi điện báo cho tôi trong ngày chị Tin sinh hạ cháu trai. Tôi lâng lâng trong niềm hạnh phúc mang tên mình.
.Thục Uyên
PHÓNG BÚT 15
TRUYỆN NGẮN Lời tòa soạn: Tác phẩm K54 BC là chuyên mục giành để tải những tác phẩm do các thành viên trong lớp sáng tác và gửi đến Phóng Bút. Trong số báo này, Phóng Bút xin giới thiệu truyện ngắn dài 2 kỳ của tác giả có bút danh Phan Phan. BBT rất mong thời gian tới sẽ nhận được thêm các sáng tác từ độc giả trong lớp.
Truyện ngắn: Nắng… Gió… và một cơn mưa. Tác giả: Phan Phan. Nắng. Tôi gọi anh là Gió. Ngay từ lần gặp đầu tiên tôi đã ngầm quy ước như vậy. Anh đi qua tôi, cứ như là một cơn gió, rất nhanh, mạnh mẽ. Ùa vào lòng tôi những cảm giác khác lạ mà tôi chưa bao giờ cảm thấy được. Có thể anh đã đi qua tôi rất nhanh, khiến những hình ảnh về anh, tôi không thể lưu được nhiều vào đầu. Phải rất lâu sau, khi tuần nào tôi cũng trông thấy anh ít nhất một lần ở dưới sân thể dục, tôi mới phát hiện thêm nhiều điều về anh. Tôi nhìn thấy anh vào mỗi sớm thứ ba hàng tuần. Nhưng hình ảnh anh thì hiện lên trong đầu tôi những lúc tôi không có bài kiểm tra, những lúc tôi rảnh rỗi. Tôi thấy mình may hơn Chức Nữ hơn cả nghìn lần bởi tôi được gặp anh mỗi tuần một lần, ít nhất là như vậy. Nhưng như thế thì đã sao chứ. Tôi chỉ đứng trên tầng ba lặng lẽ nhìn anh chơi bóng trong một khoàng thời gian ít ỏi, chỉ có giờ ra chơi hết tiết một và tiết hai. Anh đuổi sát trái bóng rổ, và khi có cơ hội, anh luôn ghi điểm một
16 PHÓNG BÚT
cách ngoạn mục. Tôi để ý thấy anh rất hay cười. Mỗi lần như thế, tôi thấy mình dường như cũng vui lây. Anh không bao giờ ngồi xuống sân thể dục dù lúc anh mệt nhất. Có lần tôi thấy anh đứng dựa lưng vào cột treo giá bóng rổ. Anh ngẩng cổ lên thở dốc. Có lẽ anh đang rất mệt. Lúc đó tôi chỉ muốn chạy ào xuống sân đưa cho anh chai nước, rồi lại chạy về lớp học, cố nghĩ mọi chuyện phải xảy ra như thế. Nhưng tôi cứ cứng đờ người lại. “Dù sao anh ấy cũng có biết mình đâu”, ý nghĩ đó dâng lên trong đầu, trì hoãn đôi chân của tôi đang ép sát vào tường.... Đã ba tháng! Tôi vẫn lặng lẽ đứng trên lớp học nhìn xuống sân thể dục, ngắm nhìn anh chơi bóng. Thỉnh thoảng, anh lại trò chuyện cùng mấy cô bạn cùng lớp, dừng lại trêu đùa người ta khiến tôi rất
bực mình. Tôi biết Gió đâu phải của tôi, và sự bực tức quả thật là điều ngốc nghếch. Nhưng thà anh cứ trêu đùa các bạn gái cùng lớp hơn là những hôm anh không đi học. Tôi không biết vì sao anh lại nghỉ học. Vì thế tôi rất o lắng. Một nỗi sợ mơ hồ hiện lên trong đầu óc. Tôi tưởng tượng cảnh anh bị ốm không ai chăm sóc. Nhưng rồi sau mỗi buổi nghỉ học anh lại quay lại lớp học, trông anh càng phong độ và chẳng có gì là người mới ốm dậy. Những cơn mưa đáng ghét
những ngày chớm đông khiến lớp thể dục không thể học được. Có một điều lạ, anh vẫn đến sân tập những ngày mưa. Anh dừng lại một chút, rồi lại phóng xe về. Nhìn thấy khuôn mặt anh hiện lên trong lớp áo mưa bằng nilon trắng thật buồn cười. Gió của tôi cứ như là một ông chúa tuyết vậy. - Nhà bạn ở đâu tôi chở về cho, trời mưa thế này… Tôi sợ…. Tôi quay lại, không tin nổi vào mắt mình, Gió đứng đó, vừa gọi tôi. Tôi chỉ ấp úng nói một điều gì đó không rõ. Gió có vẻ chủ động hơn, đạp xe lên trước mặt tôi, chìa ra một bộ áo mưa màu hồng. Gió nói, “Mặc áo mưa vào rồi lên xe tớ làm xe ôm cho....” Tôi im thin thít cho đến khi tôi về nhà. Vội nói cảm ơn một cách vụng về và ngượng ngịu, tôi cười và mở cổng đi vào mà không mời anh vào nhà. Mãi đến sau này tôi mới thấy mình là người bất lịch sự. Nhưng khi định thần lại nhận ra một điều mình thật ngốc nghếch. Tôi không hé răng ra một lời trên suốt đường về thì làm sao anh có thể biết được rõ địa chỉ mà chở tôi về. Tôi nghi ngờ, rồi nhanh chóng quên sạch đi để đắm chìm trong cảm giác mà tôi chưa từng biết, hình như là yêu. Tôi vẫn thầm cảm ơn cái ngày mà nắng gió lẫn lộn bỗng lại sinh ra một cơn mưa. Cơn mưa khiến Gió có thể gặp tôi và chở tôi về qua con đường mưa. Chúng tôi vẫn hay đi trà sữa với nhau sau ngày mưa đưa lối. Thấy lòng vui lạ mỗi khi đi bên anh, buồn buồn mỗi khi mưa về mà không thấy bóng anh. Anh hay hỏi vì sao tôi lại thích anh, tôi vẫn thường trả lời anh, “Bởi vì anh là gió của em”. (Còn tiếp)