SỰ KIỆN TRONG THÁNG
>>
07/11 BÁO CHÍ HÁT
20/11 NGÀY NHÀ GIÁO VN
>>
>>
Tập Viết
Số 12 - Tháng 11/2010 Lưu hành nội bộ
27/11 MÍT TINH: 20 NĂM KỶ NIỆM THÀNH LẬP KHOA BCTT
Tiêu điểm >> 10 chuyện chưa kể về Báo chí Hát III Chương trình ca múa nhạc của sinh viên được cho là hoành tráng bậc nhất Nhân Văn đã tạm khép lại với những dư âm tốt đẹp. Hãy cùng nghe những bật mí mới nhất về BCH3... ► Trang 5
DIỄN ĐÀN CỦA SINH VIÊN K53 BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
!
Học. Học nữa. Học lạ !
Sau 2 năm học, chúng ta đã học như thế nào? Tập Viết đã làm 1 cuộc khảo sát nhỏ với 65 sinh viên lớp mình. Và đây là kết quả:
43%
57% Hoïc laïi
29.7%
59.5%
100%
Tæ leä cuï theå caùc moân “dính” hoïc laïi:
9 điều có thể bạn
CHƯA BIẾT VỀ BÁO GIẤY
21.6%
Mới đây, theo Nghị định 49/2010/ NĐ-CP, ngày 14/5/2010 của Chính phủ. Hiệu trưởng trường ĐHKHXH&NV đã công bố quyết định mức học phí mới cho 01 tín chỉ của môn học trong các chương trình đào tạo đại học hệ chính quy 2010 – 2011 là 78.000 đồng. ► Trang 3
24.3%
Khoâng hoïc laïi
45.9%
Chuyện học phí
5.9%
Boùng roå
Dance sport
Boùng chuyeàn
Theo danh sách nhà trường công bố ngày 21/10 mà LPHT nhận được, 13 bạn thuộc diện trên gồm có: Văn Công, Đỗ Hòa, Đức Huỳnh, Hương Lion (1989), Lê Lan, Nhật Linh, Lô Linh, Đàm Luyến, Hà Ngân, Ngân HN, Hồng Nhung, Thảo Voi, Quách Tuyết. Trong đó, có 1 HB loại B, 8 HB loại C và 4 HB diện TCXH, tổng trị giá học bổng lớp nhận được kỳ này lên tới 16 triệu đồng. LPHT sẽ triển khai làm thủ tục để chuyển số tiền đến các bạn trong thời gian sớm nhất. Ngoài những học bổng trên, vừa qua, BC53 còn có 3 bạn: Ngân HN, Thảo Mèo, Đàm Luyến được nhận học bổng ChungSoo.
Voõ thuaät
13 bạn đạt học bổng học kỳ IV
Aerobic
► Trang 7
Rieâng theå duïc
Các bạn đang băn khoăn về vấn đề gì? Hãy gửi đề tài vào mail: tapviet.bc53@gmail.com và cùng Tập Viết khảo sát thêm ngay hôm nay!
Ñieàn kinh
Đứng dậy bước đi và lao thân vào gió bụi
5.9%
5.9%
41.8%
TỚ ĐƯỢC ĐI DIỄU HÀNH NHÉ! ►► NHÂN VẬT Một ngày vô cùng tình cờ và bất ngờ mình được bạn lớp trưởng xướng danh “phải” đi diễu hành đại lễ 1000 năm Thăng Long. Mình hơi buồn vì không được đi “đú” vào dịp đại lễ 1000 năm có một nhưng ai mà biết được những điều bất ngờ lại đem đến cho mình những cảm xúc không thể nói thành lời.
► Trang 6
Chân dung “Cụ đồ” khoa Báo ► Trang 4
Kinh teá
Caùc moân khaùc
► Trang 5
100%
Quoác phoøng
85.8%
đa góc cạnh
Logic
Thùy Ngân Cô nàng
70.6%
► Trang 3
2 Trà My ngừng làm việc cho Vietnamnet
Sau 6 tháng lao động miệt mài với tổng số 106 sản phẩm bao gồm bản tin, phóng sự chuyên đề, từ tháng 11.2010 chị đã không còn đảm nhiệm vị trí Phóng viên, Phát thanh viên ở RadioVNN. Hiện tại, My đang là cộng tác viên của chuyên đề 2! và 2! Đẹp của báo Sinh viên Việt Nam và sắp tới có thể chị sẽ tham gia viết truyện cười cho một tờ báo hài. Trà My trúng tuyển vào làm việc ở Vietnamnet cùng đợt thi tuyển với nhiều thành viên BC53 hồi giữa tháng 04.2010. Chị phụ trách chính ở chương trình RadioVNN, một chương trình phát thanh trực tuyến của báo điện tử Vietnamnet.
Văn Công, Trung Hiếu đang theo học dự án Chúng ta làm phim
Đây là khóa học ngắn hạn về điện ảnh dành cho đối tượng học sinh sinh viên dưới 22 tuổi của trung tâm Phát triển tài năng trẻ điện ảnh (TPD) – Hội điện ảnh Việt Nam. Sau khi trải qua 3 vòng tuyển, các bạn có thể tham gia khóa học trong vòng 8 tuần này hoàn toàn miễn phí. Sau Công và Hiếu, một nhóm các thành viên như Minh Chiến, Lạc Trung, Văn Kiên, Bùi Hà… cũng tham gia thi tuyển, tuy nhiên hiện vẫn chưa có kết quả. Dự án này thường xuyên tổ chức tuyển sinh. Các bạn quan tâm có thể xem thêm thông tin ở trang web http:// chungtalamphim.vn.
TIN TỨC Quỹ lớp BC53 thâm hụt
►► CƠ HỘI VÀ HỌC BỔNG Cuộc thi ảnh “ Thành phố Xanh của bạn” Hãy chụp một bức ảnh về thành phố của mình đồng thời viết chú thích bằng tiếng Anh không quá 20 từ về mối quan hệ giữa bức ảnh và vấn đề môi trường, sau đó gửi về địa chỉ thư điện tử howgreenisyourcity@britishcouncil.org.vn trước ngày 01/12/2010 để có cơ hội nhận được giải thưởng là những
chuyến du lịch hoặc khóa học tiếng Anh miễn phí. Cuộc thi ảnh do Hội đồng Anh Việt Nam tổ chức với mục đích nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ về các vấn đề mội trường. Thông tin chi tiết về thể lệ cuộc thi có thể xem thêm ở địa chỉ http://www.britishcouncil.org/vi/ vietnam-how-green-is-your-city-
competition.htm Giữa tháng 9 vừa qua, Lạc Trung cũng vừa đạt giải khuyến khích cuộc thi ảnh về môi trường, “Canon – Lăng kính xanh 2010” cùng với phần thưởng là một chiếc máy in ảnh.
C u ộ c t h i v ề p h i m t à i l i ệ u - V i e tDocs Cuộc thi VietDocs, một dự án của Viện Goethe Việt Nam, mong muốn tạo dựng một sân chơi dành cho các nhà làm phim tài liệu trẻ, hoặc các bạn trẻ muốn trở thành nhà làm phim tài liệu, để sản xuất những bộ phim ngắn về các chủ đề sinh thái. Chủ đề trọng tâm của năm 2011 sẽ là “Biến đổi khí hậu và tác động của nó tới cuộc sống của tôi”. Một Hội đồng xét duyệt gồm các chuyên gia về phim tài liệu sẽ chọn ra những ý tưởng dự án
►►
hay nhất để tài trợ sản xuất, trong đó sẽ bao gồm việc được tham gia nhiều khóa học (workshops) tại Trung tâm phim tài liệu và Thử nghiệm Video (DocLab) tại Viện Goethe Hà Nội. Những bộ phim tốt nhất sẽ được chiếu cho công chúng vào tháng 5/6 năm 2011, đồng thời sẽ được tài trợ để phát hành rộng rãi (được chiếu trên VTV6). 3 bộ phim hay nhất sẽ được trao giải. Ngoài ra, người thắng cuộc sẽ được tài trợ kinh phí để sản xuất một bộ
phim dài về cùng chủ đề và sẽ được tham gia Liên hoan phim tài liệu SeaDocs. Dự án VietDocs được Tổ chức hỗ trợ phát triển Đức (DED) và Tổ chức nâng cao năng lực quốc tế Đức (InWEnt) tài trợ. Thông tin chi tiết về thể lệ cuộc thi, mẫu đơn đăng ký cũng như lịch cụ thể của các sự kiện liên quan tới cuộc thi được đăng tải ở địa chỉ: http://www.goethe.de/ins/vn/han/ kue/flm/dfw/viindex.htm
Nộp vé xe tháng 12 trước ngày 28/11
LPĐS đã nhắc các thành viên lớp chủ động liên lạc lại với Trà My để đóng tiền vé xe tháng 12. Giá vé áp dụng là 70 ngàn đối với xe đạp và 150 ngàn với xe máy.
BC52 học chung buổi cuối cùng
Buổi học môn Quảng cáo, chiều 23/11/2010, được coi là buổi học chung cuối cùng của tập thể lớp BC52. Theo đúng tiến trình học bình thường, sau khi hoàn thành các bài thi cuối kỳ, các sinh viên lớp BC52 sẽ trải qua 3 tháng thực tập và làm báo cáo thực tập vào học kỳ sau, tức là kỳ học cuối cùng của sinh viên BC52. Sau báo cáo thực tập sẽ là việc thi tốt nghiệp hoặc làm và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp.
TIN ẢNH
BC54 đi tham quan Đài THVN
Lô Linh thay số vì mất điện thoại
Chị cho biết, chiếc điện thoại di động hiệu Nokia 1200 cùng 100 ngàn đồng tiền mặt đã bị kẻ gian rạch túi lấy mất trên xe buýt ngày 11/11. Sự việc này khiến cho mọi người không thể liên lạc với Linh qua điện thoại trong quãng thời gian hơn 1 tuần. Vì một số lý do, Linh không thể sử dụng lại số điện thoại cũ. Mọi liên lạc đến Lô Linh xin chuyển qua số điện thoại mới là 0163.49.69.529.
Lớp phó đời sống BC53 – Bùi Trà My – đã thông báo trong thông báo tổng kết quý đầu năm 3. Chỉ sau một số ít hoạt động chi tiêu trong quý đầu năm mà trọng điểm là Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, quỹ lớp hiện tại chỉ còn 6 trăm ngàn đồng. Tuy nhiên, cũng theo tính toán của LPĐS, đến hết học kỳ này, BC53 vẫn chưa cần thiết phải thu thêm quỹ lớp. LPĐS cũng không quên nhắc các bạn còn nợ quỹ lớp, khẩn trương hoàn thành trước khi bị bêu tên lên trước lớp, diễn đàn, cũng như các phương tiện truyền thông của lớp.
Chiều 09/11, các thành viên lớp BC54 đã đi tham quan Đài THVN dưới sự hướng dẫn của nhà báo Vũ Thanh Hường (cựu sinh viên khoa). Trong chuyến đi, các bạn được giới thiệu về trường quay, quy trình thực hiện một chương trình truyền hình, giới thiệu về các thiết bị ở Đài TH... Chuyến đi nằm trong khuôn khổ môn học Tổ chức và hoạt động Tòa soạn.
Anh Quốc Hưng dẫn đầu đoàn “nam đại biểu” BC53 thăm nhà Văn Quý
ở Thạch Thành, Thanh Hóa. Theo đoàn còn có Trung Tuyến, Văn Tùng, Nho Việt, Tuấn Nam, Công Luật, Quân Trang, Vi Dũng, Thiện Long. Chuyến đi 3 ngày diễn ra vào cuối tháng 10.2010.
►► VĂN NGHỆ - THỂ THAO
►►
QUẢNG CÁO
BC53 United giành vị trí á quân giải BC54 mở rộng
Thất thủ 0-3 trước đội Báo Pháp luật Việt Nam, các cầu thủ BC53 chấp nhận về nhì trong lần đầu tiên thi đấu một trận chung kết, kể từ khi thành lập đội bóng. Vị trí thứ 2 lần này, là thành tích cao nhất mà đội đạt được trong khuôn khổ các giải đấu mà đội bóng tham gia. Đội đang tích cực chuẩn bị để hướng tới 2 giải đấu quan trọng sắp tới là JCO 2011 và K53 Cup lần 3. Đó được coi là những giải đấu cuối cùng thời sinh viên của các chân sút BC53.
Hội trại với chủ đề “Tuổi trẻ - Truyền thống” Ngày 13/11, tại sân trường ĐHKHXHNV đã diễn ra cuộc thi Hội trại với chủ đề “Tuổi trẻ - Truyền thống”. Sinh viên các lớp khoa Báo chí và Truyền thông đã tham gia dựng trại với tên trại là “Tình báo” và kết quả đạt được giải 3 chung cuộc. Buổi tối cùng ngày, đêm chung khảo cuộc thi Tiếng hát Cán bộ Sinh viên trường chào mừng 65 năm thành lập trường cũng đã diễn ra. Đoàn khoa Báo chí và Truyền thông đạt giải khuyến khích ở hạng mục giải tập thể và giải ba cho tiết mục đơn ca của Trần Thảo, lớp BC54.
Thùy Dương lọt vào vòng chung khảo cuộc thi hát Sing To Learn PTIT 2010
Bản đồ đến Đình Hà Trì:
Khai trương Bánh khoai Liên Mập
Q
uán bánh khoai Liên mập Đây là cuộc thi hát tiếng Anh do trường HV Bưu chính viễn thông tổ chức. Sau khi xuất sắc vượt qua 2 vòng sơ sẽ khai trương vào 8h sáng, khảo, mặc dù không đạt được 3 vị trí cao nhất ở đêm chung khảo diễn ra hôm 28/10, Dương vẫn hoàn toàn có ngày 28/11/2010 tại Đình Hà Trì thể tự hào khi lọt vào top 6 chung cuộc tại một cuộc thi trên “sân khách”. Các bạn có thể xem đoạn clip tham gia – Hà Đông – Hà Nội. Nhân dịp cuộc thi của Thùy Dương tại địa chỉ http://www.youtube.com/watch?v=8Kmor4-RWKQ khai trương, quán bánh Liên mập sẽ có chương trình giảm giá, mỗi chiếc bánh có giá chỉ 2000 đồng. • Trung Hiếu
Tập Viết K53 BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG ĐH KHXH & NV – ĐH QG HÀ NỘI
Tòa soạn: Phòng 402AB, trường ĐH KHXH&NV 336 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội Email: tapviet.bc53@gmail.com Tập Viết số 12 – Phát hành ngày 25/11/2010
Chịu trách nhiệm: CVHT Bùi Việt Hà Phụ trách nội dung: Trung Hiếu Phụ trách thiết kế: Thanh Hằng Biên tập: Thảo Bò
• Lô Linh Đến đây, quý khách sẽ được phục vụ bởi đội ngũ nhân viên xinh xắn, nhiệt tình và vui vẻ : Lô Linh, Lý Lĩnh, Trần Linh, Hương Nấm và Huyền Đô. Hãy nhanh chân để được tận hưởng từng chiếc “bánh khoai Liên mập” vừa ngon vừa rẻ!
Tập Viết đã nhận được tin, bài, ảnh của các bạn: Việt Quỳnh, Nhật Linh, Lô Linh, Lạc Trung, Tuấn Nam, Hoàng Tuân... và nhiều bạn khác cung cấp thông tin và tư liệu. Rất mong nhận được sự cộng tác đông đảo hơn nữa của các bạn từ các số tiếp theo.
3
GIẢNG ĐƯỜNG – NGHIỆP VỤ
Chuyện học phí (Tiếp theo trang 1)
thành một nỗi ám ảnh...
Những nỗi lo tăng theo học phí
Giấc mơ xa vời...
Thực hiện chỉ thị của Bộ Giáo dục, ban giám hiệu trường ĐHKXH&NV đã kí quyết định tăng mức học phí từ 64.000 đồng/ 1 tín chỉ lên 78.000 đồng/ tín chỉ áp dụng cho tất cả các chương trình đào tạo đại học hệ chính quy của trường. Tăng học phí kéo theo rất nhiều những mối lo toan bởi lẽ đây không phải là nguồn kinh phí duy nhất mà mỗi năm sinh viên (sv) “ngốn” của gia đình; bên cạnh đó còn tiền nhà, tiền điện, tiền sinh hoạt. Cung có hạn trong khi cầu không có dấu hiệu ngừng.
Giảm học phí - Đó là ước mơ của rất nhiều sinh viên đang theo học tại các trường đại học hệ chính quy trên cả nước. Với những cơ chế mới để thúc đẩy giáo dục hiện nay, rất nhiều người đã từng hi vọng có một ngày học phí sẽ giảm dần, tạo đà thúc đẩy sự phát triển giáo dục từ mọi tầng lớp nhân dân vì “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai”. Thế nhưng học phí vẫn tăng và trở thành mối quan tâm lớn của đông đảo các sinh viên theo học tại các trường đại học. Bước qua cánh cửa hẹp để vào được đại học đã là gánh nặng đối với mỗi sĩ tử và gia đình nhưng nỗi lo cơm áo gạo tiền
Học phí và những con số Chỉ tính riêng trong vòng 3 năm qua, học phí đã leo thang từ 48.000 đồng/ tín chỉ lên 64.000 đồng/ tín chỉ và bây giờ là 78.000 đồng/ tín chỉ. Nỗi lo tăng học phí trong khi các mặt hàng thiết yếu rục rịch diện thêm giá mới là điều rất thực tế. Nếu trước đây trung bình mỗi sinh viên với 20 tín chỉ sẽ phải nộp 960.000 đồng thì bây giờ con số đó là 1.560.000 đồng. Ảnh hưởng xấu từ thiên tai lũ lụt trong thời gian vừa qua làm cho kinh tế không ít gia đình gặp khó khăn, đó là những bài toán mà sinh viên xa nhà nào cũng phải tính đến. Mỗi năm, một gia đình phải chi hàng chục triệu đồng cho các hoạt động sinh hoạt và học tập của con em mình. Những con số ấy đang ngày càng tăng lên và trở
HỌC PHÍ TĂNG SINH VIÊN N Ó I
GÌ???
Điêu Dũng Lúc đầu cũng hơi bất bình , nhưng dù sao thì nhà nước đã bỏ tiền ra hỗ trợ SV rất nhiều rồi nên đành cố gắng thôi. Dân lập học phí còn 700.000 cơ mà!
200
%
Mức tăng học phí qua các năm
162.5% 133.3%
100
100%
Ở một số trường, nhiều SV đã phản đối việc tăng học phí
phía sau đó lại khiến nó càng trở nên trĩu nặng hơn.
Việt Quỳnh Tớ thấy nếu với sinh viên có gia đình khá giả thì không sao, nhưng với sinh viên hoàn cảnh khó khăn thì hơi vất vả.
Minh Chiến Mình cũng bất ngờ vì học phí tăng liên tục, điều này thật không tốt với đời sống khó khăn của SV chúng mình, nhất là SV ngoại tỉnh.
0
• Thái Hà
Lô Linh Tớ không muốn tăng học phí nhưng cũng không bất ngờ cho lắm vì đã nghe từ đầu kì rồi, dù sao thì nhà vẫn lo được.
2008-2009
Hoàng Tuân Chuyện đó cũng bình thường, trước sau gì cũng tăng, điều tất yếu ấy mà. Mỗi tội mình thương bố mẹ mình lắm.
2009-2010
Kim Anh Sao mà đắt thế! Tiền học mà cứ tăng như vàng lên giá thế này thì những gia đình không khá giả sẽ khó đảm bảo cho việc học hành của con em mình.
2010-2011
Văn Kiên Tăng học phí thế này sinh viên nghèo lấy tiền đâu mà đi học. Thật ra tớ và nhiều bạn cũng hơi lo lắng, chưa biết tính sao.
►►GÓC NGHIỆP VỤ
9
Tờ Yomiuri Shimbun (http://www. yomiuri.co.jp/) của Nhật Bản là tờ báo giấy đang lưu hành lớn nhất thế giới với 14 triệu độc giả thường xuyên. Theo Hiệp hội báo in thế giới (WAN), 6 trong số 7 tờ báo in lớn nhất thế giới đều nằm ở Nhật Bản. (Xem thêm bảng xếp hạng 100 tờ báo lớn nhất thế giới tại địa chỉ http://www.wan-press.org/ article2825.html )
Trong số 429 tờ báo của Mỹ trưng bày ở Bảo tàng lưu trữ nhật báo (http://www.newseum.org/todaysfrontpages/default.asp) thì có 123 tờ (khoảng 28%) sử dụng phông chữ cho măng-séc là biến tấu từ phông Gothic.
điều có thể bạn chưa biết về tờ báo giấy
Luôn có ít nhất 1 tờ báo giấy trên mỗi lục địa của trái đất. Ngay cả nơi có điều kiện sống khắc nghiệt bậc nhất thế giới là vùng đất Antartica ở Nam Cực, nơi tạm trú và làm việc của các nhà khoa học, cũng có ở đó một tờ báo là tờ The Antarctic Sun. (http://antarcticsun.usap.gov/)
Có thể bạn đã nghe tới khẩu hiệu nổi tiếng của tờ New York Times: “All the News That’s Fit to Print” (Tin tức chưa đầy trang báo). Nhưng còn tờ Aspen Daily thì sao khi lại có phương châm: “If You Don’t Want It Printed, Don’t Let It Happen” (Nếu không muốn bị lên báo thì đừng có để chuyện đó xảy ra) hoặc như tờ Mason Valley News của Yerington, bang Nevada, Mỹ lại tuyên bố rằng: “The Only Newspaper in the World That Gives a Damn About Yerington.” (Tờ báo duy nhất trên thế giới quan tâm đến Yerington).
Anne Royall (sinh năm 1769) được coi là nữ nhà báo chuyên nghiệp đầu tiên ở Mỹ, đồng thời, cũng là người phụ nữ đầu tiên phỏng vấn một vị tổng thống Mỹ: ngài John Với lịch sử 210 năm tuổi, tờ The Quincy Adams. Dartmouth (http://thedartmouth. com/), thành lập năm 1799, là tờ báo trường lâu đời nhất nước Mỹ.
Biên dịch: Thất Học Nguồn: http://www.10000words. net/2009/05/9-things-you-didntknow-about/
Tờ báo giấy nhỏ nhất thế giới, theo cuốn sách Kỷ lục Thế giới Guinness, là tờ First News of Surrey, Anh. Kích thước của tờ báo là 32 x 22 mm.
Tờ The Washington Post có riêng một bài nhạc với tên là “The Washington Post March,” (“Hành khúc Washington Post) được John Phillip Sousa sáng tác năm 1889. Khúc nhạc hiệu quen thuộc này đã được ban quản lý tờ báo công nhận và đến nay vẫn được nghe thấy ở nhiều cuộc diễu hành. Các bạn có thể nghe bản nhạc này tại địa chỉ: h t t p : / / w w w. y o u t u b e . c o m / watch?v=pOCxegQupMU
Tờ báo đạt nhiều giải Pulitzer nhất là tờ New York Times với 101 giải (tính đến hết năm 2009). Pulitzer về lĩnh vực báo chí là một trong những giải thưởng danh giá và uy tín bậc nhất của Mỹ và thế giới.
4
TIÊU ĐIỂM – NHÂN VẬT Bạn bè nói gì về Bạn bè nói gì về
Bá Hưng? Thùy Ngân? Trung Hiếu
Hưng là người đa tài, sống chan hòa với mọi người. Cậu ấy còn là người rất chu đáo; năng nổ, nhiệt tình trong các hoạt động tập thể.
Hưng làm hướng dẫn viên du lịch trong chuyến đi về làng Dương Liễu
Chân dung “Cụ đồ” khoa Báo Phùng Bá Hưng là một nhân vật rất nổi bật trong tập thể K53 Báo Chí và Truyền Thông với không ít tài lẻ, đặc biệt là khả năng viết thư pháp “chuẩn”. Ngoài ra, cậu bạn còn có rất nhiều điều thú vị khác khiến các bạn trong lớp phải tò mò.
Viết thư pháp Hưng bắt đầu tập viết thư pháp từ khi là sinh viên năm nhất. Nickname “Cụ đồ” do các bạn trong lớp đặt cũng xuất phát từ khả năng này của cậu bạn. Nhìn chữ Hưng viết ai cũng thấy thích thú vì mỗi tác phẩm đều rất mới mẻ và độc đáo. “Mỗi khi viết xong một tác phẩm và nhìn lại nó, tớ có một cảm giác vui, thấy lòng thanh thản và yên bình hơn”, Hưng chia sẻ.
Chụp ảnh
Bằng chứng rõ nhất cho khả năng này của cậu bạn là giải nhất chủ đề “Hoài Niệm” trong cuộc thi sáng tác ảnh nhanh Canon Photo Marathon. Trong cuộc sống thường ngày, bạn bè đi chụp ảnh với Hưng không chỉ để lưu lại những khoảnh khắc của cuộc sống mà còn có những trải nghiệm thú vị. Hưng thích chụp những bức ảnh với góc nhìn và chủ đề đời thường nhất như nông thôn, con người (đặc biệt là trẻ con), thiên nhiên và cả thể thao. .
Dựng phim và thiết kế
Mặc dù sang năm học thứ 3, ít thời gian để dựng phim nhưng khi rảnh hoặc vào những dịp đặc biệt, Hưng lại ngồi cặm cụi cho ra những clip về bạn bè. Mỗi lần dựng phim là một lần Hưng phải suy nghĩ cách mở đầu clip ra sao, thứ tự các cảnh thế nào, hiệu ứng thêm vào những gì... Đó cũng là những khi Hưng cảm thấy vui vì được sáng tạo thêm một điều gì đó vào chính tác phẩm của mình. Hưng không nhận mình là người thiết kế giỏi, nhưng nhìn những
tác phẩm của cậu bạn ai cũng cảm thấy tác giả có mắt thẩm mĩ không tồi. Là trưởng ban Thông tin của đội sinh viên làm CTXH, Hưng thường xuyên được tin tưởng giao phụ trách làm poster Hưng lựa chọn nghề báo Bức ảnh được giải Canon marathon của Hưng vì thích được đi nhiều, khám Profile phá nhiều nơi, • Họ tên: Phùng Bá Hưng đặt chân đến • Ngày sinh: 07 – 07- 1990 những vùng đất • Quê quán: Hoài Đức- Hà Nội chưa biết đến. • Sở thích: Học Tiếng Anh, nghe nhạc quốc Không tự nhận tế, chụp ảnh và đi du lịch nhưng Hưng • Thành tích: Đoạt giải nhất chủ đề “Hoài được rất nhiều niệm” trong cuộc thi Photo Canon diễn ra bạn bè đánh giá vào tháng 9/2010. là người chân • Các hoạt động đang tham gia: Trưởng ban thành, thẳng Thông Tin của Đội Sinh viên làm Công thắn, nghiêm tác xã hội; phó ban thiết kế, truyền thông túc với đam mê chương trình Báo Chí Hát 2010. của mình.
Trải nghiệm
Hè vừa rồi, Hưng đã đi được rất nhiều nơi: Nha Trang, Phan Thiết, Biên Hòa, Đắc Lắc và Sài Gòn. Có rất nhiều điều Hưng muốn chia sẻ với mọi người, trong đó điều đặc biệt nhất là cậu bạn đã được tận mắt nhìn thấy bộ xương cá voi lớn nhất Đông Nam Á ở Phan Thiết.
Mình cảm thấy rất dễ chịu, vui vẻ, thoải mái khi chơi cùng Hưng. Thích nhất ở Hưng là tính vô tư và chân thật, nhiều khi phải nói là "thật như đất". Mình thích điều nữa là bạn ấy rất nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc.
Thùy Ngân
Hưng vẽ đẹp và hay vẽ tặng mọi người những thứ rất dễ thương. Bạn ấy còn năng động, hay tham gia các hoạt động cùng đội CTXH. Mình thấy Hưng rất hiếu khách, hay rủ các bạn về nhà chơi.
►► TIÊU ĐIỂM
Ngân là một người bạn rất tốt, đôi khi đến mức cả nể, không nỡ từ chối bạn bè. Mình được Ngân giúp đỡ nhiều. Tính cách bạn ấy cũng rất vui vẻ và thoải mái nữa.
• Việt Quỳnh
Chắc hẳn, các bạn vẫn còn nhiều những thắc mắc, tò mò của riêng mình về các nhân vật của chúng ta. Hãy gửi những thắc mắc riêng ấy về tapviet.bc53@gmail.com với tiêu đề thư “Thắc mắc về bạn xyz (tên người bạn thắc mắc)”. Tập Viết sẽ là cầu nối để các nhân vật của chúng ta đăng đàn, giải quyết những tò mò về mình của “người hâm mộ”. Còn chờ đợi gì nữa, hãy gửi Tập Viết thắc mắc và đón chờ Cụ Đồ và Ngân Hà Nội đăng đàn vào số sau. Sẽ lại có thêm cơ hội nhận quà từ Tập Viết cho các bạn có thắc mắc thật... “hiểm” :P
Hà Còi
hước và hát hay.
Mình ít khi tiếp xúc với bạn Ngân nhưng mình biết bạn ấy có thành tích học tập tốt, được bạn bè yêu quý. Ngân còn khá hài
Thảo Bò
Bạn ấy nói chuyện kết hợp cả ngôn ngữ cơ thể rất biểu cảm, mặt nhìn mũm mĩm đáng iêu và hơi giống người Hàn Quốc. Ngoài ra Ngân còn tốt bụng, làm việc có trách nhiệm và… ăn tham.
Báo chí Hát 3 – 3, 2, 1 Lên s
10 chuyện
hững đại biểu được chờ đợi
nhất.
Làm phóng viên ảnh cho một tạp chí chuyên ngành hoặc hoạt động trong lĩnh vực truyền thông là những điều hiện tại Hưng ấp ủ và đang nỗ lực rất nhiều để hiện thực hóa.
Ngân là người khá vui nhộn, nhiệt tình với bạn bè; chỉn chu, luôn cố gắng hoàn thành tốt những công việc được
Trà My
Hưng là người làm việc chăm chỉ, cũng là người yêu cầu cao đối với công việc. Bạn ấy nhiều tính tốt: chân thành, thật thà, thẳng thắn, nghiêm túc với đam mê của mình.
N
Kỷ niệm
Dự định trong tương lai
giao.
Kiều Yến
Cá tính
Trong chương trình Giáng Sinh Ấm 2009 do Đội sinh viên làm CTXH tổ chức, Hưng đã tặng cho 1 em nhỏ 11 tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội 2 quyển truyện Đorêmon mà cậu bạn rất thích và những bức ảnh chụp chung với em. Sau chương trình, em nhỏ ấy đã gửi thư cho Hưng kèm theo 1 bức tranh tự vẽ về ước mơ của mình. Đó là kỉ niệm làm Hưng cảm động nhất.
Thùy Dương (K52 BC)
Hải Anh
Đó là chị Bùi Thu Thủy, chị Đỗ Bạch Dương, anh Đồng Mạnh Hùng, anh Lưu Minh Vũ. Chị Thủy là cựu sinh viên K37 (khóa II của khoa), hiện là Phó trưởng ban VTV3, Đài truyền hình Việt Nam, ngồi ngay từ hàng ghế đầu tiên cùng các thầy cán bộ khoa. Chị Bạch Dương là cựu sinh viên K37, hiện đang là Trưởng phòng Nội dung 1, Ban Thanh thiếu niên VTV6, Đài truyền hình Việt Nam. Chị Dương còn đến dự BCH3 cùng với con trai. Anh Đồng Mạnh Hùng, khóa K36 (khóa đầu), Phó GĐ Hệ chính trị thời sự VOV1, trước đêm BCH3 cũng đã có buổi lên lớp giao lưu cùng các bạn sinh viên lớp K54. Riêng anh Lưu Minh Vũ, là sinh viên K38, hiện đang công tác tại VTV3, Đài truyền hình Việt Nam, theo nguồn tin từ một thành viên
của BTC, thì anh có xuất hiện ở đầu chương trình nhưng không dự được tới cuối cùng do có vấn đề nhỏ về... sức khỏe.
C
Phương Linh… suýt tham BCH3. Ngoài Phương Linh, còn 3 ca sĩ đã được BTC BCH3 đưa vào tầm ngắm cho đêm diễn là Khắc Hiếu, Thắng Lợi, Mạnh Quân. Tuy nhiên đến phút chót, cái tên duy nhất đến được với đêm BCH3 là Mạnh Quân. Có 2 tiết mục rock và múa bụng (belly dance) cũng đã được lên dự kiến nhưng có lẽ sẽ được BTC dành lại cho BCH4. a sĩ
gia
Ư
ớc tính khoảng
800
khán giả
đã theo dõi trực tiếp đêm live-
BCH3. Trong đó là khoảng 600 ghế ngồi của hội trường KTX Mễ Trì, và khoảng 200 khán giả đứng kín các lối đi, hành lang, cửa show
5
TIÊU ĐIỂM – NHÂN VẬT
Thùy Ngân Cô nàng đa góc cạnh Ai cũng biết Ngân là một cô bạn dễ mến, hoà đồng, hát hay nhưng còn rất nhiều điều về bạn ấy mà không ít người trong tập thể K53 Báo Chí sẽ không khỏi ngạc nhiên khi nghe đến…
Sở trường kiêm sở thích
bụng) và “ấp ủ” ý định học đàn tranh nhưng chưa có thời gian. Làm những vật nho nhỏ thể hiện sự quan tâm với bạn bè và nấu nướng cũng là 2 trong số rất nhiều sở thích “con gái” của cô bạn này. Bình thường Ngân nấu ăn khá ngon nhưng đôi khi lại sáng tạo… quá tay ra những món ăn “không giống ai” như món… cháo xoài “để đời” mà cô bạn đã từng chia sẻ với bạn bè. “Món đấy màu đẹp nhưng vị thì… không thể ăn nổi”, Ngân “thú nhận”.
Ngân là một cô nàng rất có khiếu văn nghệ. Các “mem” trong lớp đều biết đến giọng hát ngọt ngào của bạn ấy qua những ca khúc Ngân thể hiện trên lớp. Từ bé cô bạn đã tham gia các cuộc thi hát ca khúc măng non; múa hát ở phường, quận; các hoạt động văn nghệ ở trường cấp 2, cấp 3. Thời gian gần đây, Ngân tích cực tham gia dựng bài và biểu diễn cùng các bạn trong khoa để chuẩn bị cho chương trình Báo chí hát vào tháng 11.
Tính cách có phần hướng ngoại nên cô bạn này rất thích đi nhiều nơi, thích “phượt”. Mới đây, trong 1 lần đi uống cà phê, tự nhiên “hứng chí” thích đi Đà Nẵng, Ngân và 2 người bạn gái sau khi tìm hiểu kĩ thông tin đã xách ba lô đến đó và có một chuyến đi rất đáng nhớ. “Trong tương lai nếu sắp xếp được thời gian chắc chắn tớ sẽ còn nhiều chuyến đi như thế nữa”, Ngân vui vẻ nói.
“Tớ thích nghệ thuật, thích học nhạc cụ và nhất là hát hò nhảy múa”, Ngân chia sẻ. Hiện tại cô bạn đang học Belly Dance (múa
Ngân quyết định thi vào khoa Báo Chí và Truyền Thông, ĐH KHXH&NV HN vì thích nghề báo được đi nhiều, công việc không gò
sóng
Những dự định cho tương lai
Báo chí Hát 3 – 3, 2, 1 Lên sóng
chưa kể về ra vào của hội trường. Khu vực ghế ngồi của khán giả cũng được BTC quy hoạch: Hàng ghế đầu dành cho các thầy cô trong khoa, các thầy cô khoa khác, đại diện Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên, đại diện Nhà tài trợ), hàng ghế 2-3 được dành cho các cựu sinh viên, hàng ghế 4-12 dành toàn bộ cho sinh viên khoa nhà. Nhiều đại biểu là cựu sinh viên, do đến không đúng giờ nên đã ngồi lẫn luôn vào cùng các em sinh viên khóa hiện tại. Trong quá trình bàn bạc, BTC đã quyết định chọn địa điểm diễn là hội trường KTX Mễ Trì, thay cho hội trường tầng 8, nhà E, trường ĐHKHXNV vì cho dù được miễn phí thuê hội trường, tuy nhiên, hội trường tầng 8 nhà E lại có sức chứa nhỏ hơn.
B
a cặp người dẫn đã được sử
dụng cho đêm
BCH3. Đó là Biên
bó nhưng vẫn có áp lực đặc trưng. Ai đã từng làm bài tập nhóm với Ngân đều biết Ngân là một người làm việc rất nghiêm túc, luôn cố gắng hoàn thành tốt những công việc được giao. Hiện cô bạn đang là CTV của báo “Thế giới học đường” và rất thích công việc này vì “tớ thấy không quá khó, đề tài gần gũi và nhất là phù hợp với bản thân”. Trong tương lai, cô bạn muốn làm trong lĩnh vực truyền thông, báo phát thanh hoặc những tạp chí dành cho tuổi teen, ẩm thực, gia đình... Ngoài ra Ngân còn 1 mong muốn ít người biết đó là mở 1 hiệu may nhỏ tại nhà để tự may quần áo cho bản thân. Nhưng đó chỉ là những dự định trước mắt của cô bạn bởi “dự định của tớ thì nhiều lắm, bây giờ cứ tạm thế thôi”. Ba năm học, tuy thời gian không nhiều nhưng Ngân Hà Nội (đây là nickname các bạn trong lớp gọi để phân biệt với bạn Ngân Nghệ An) đã để lại nhiều ấn tượng với mọi người và thật khó để quên đi 1 gương mặt như thế trong tập thể K53 Báo chí và Truyền thông đầy cá tính.
• Việt Quỳnh
Profile
• Họ tên: Trần Thuỳ Ngân • Ngày sinh : 20 - 03 - 1990 • Quê quán: Hà Nội • Điểm tích luỹ : 3,19 nấu nướng, “phượt”... • Sở thích: uống cafe, học nhạc cụ,
Báo chí Hát 3 – 3, 2, 1 Lên sóng
Báo chí Hát 3 – 3, 2, 1 Lên sóng
Báo chí Hát 3 diễn, nhiều bạn nữ K51 còn tham gia trang điểm giúp các bạn tham gia biểu diễn. Đến gần đêm diễn, BTC còn rất đau đầu vì tình hình thiếu MC nam trầm trọng trong số các sinh viên đang học ở khoa. Thậm chí đã tính đến phương án cho bạn nữ ăn mặc phong cách tomboy để làm MC. Tuy nhiên mọi chuyện đã được giải quyết khi Phong Anh nhận lời làm MC cho BCH3.
T
rần Thảo
Tiết mục nhảy Jaiho trên sân khấu Mễ Trì Thùy (K49) – Trọng Huy (K53), Phong Anh (K50) – Thúy Quỳnh (K54), Hà Tâm (K54) – Việt Nga (K54). Chị Võ Biên Thùy được coi là “mẹ đẻ” của chương trình BCH. Thời sinh viên, chị Thùy từng là một cây MC chủ chốt của
trường. Phong Anh có thể đã quen mặt với nhiều hoạt động cùng sinh viên khoa, tuy nhiên ít ai biết, đây mới là lần đầu tiên anh xuất hiện với tư cách là một MC cho một chương trình ca nhạc. Trước giờ
(K54) là người tham 7/17 tiết mục của đêm diễn: Múa Cánh mặt trời, Liên khúc 20, Nhạc kịch Báo chí truyền thông, Đồng ca Điểm hẹn ước mơ, Tốp ca nữ Là con gái thật tuyệt, Nhảy KPOP, Nhảy Jaiho. Thảo cho biết em đã giảm được 2kg sau những tháng ngày ăn ngủ của BCH3. gia nhiều tiết mục nhất với
C
ác thầy cô trong khoa đặc
BCH3 từ quá trình tập luyện chuẩn bị. Đáng nhớ là những lần: thầy Đinh Hường thưởng nóng để bồi dưỡng cho các thành viên đang luyện tập trước cửa Văn phòng khoa; thầy Lân cũng “tài trợ” kinh phí cho BTC mua đồ ăn cho các thành viên trước một buổi họp của BCH3; cô Thu Giang mua đồ ăn, đem tận nơi tới cho các bạn đang luyện tập cho BCH3… và còn nhiều quan tâm, động viên quan tâm, hỗ trợ về tinh thần khác mà không thể đong đếm từ phía các thầy cô kính mến, góp phần rất quan trọng vào thành công của BCH3. (Xem tiếp trang 7) biệt quan tâm đến
ĐỜI SỐNG SINH VIÊN
6
►► BOX CHIA SẺ
Các thành viên BC53 tham gia diễu hành (Tiếp theo trang 1)
TỚ ĐƯỢC ĐI DIỄU HÀNH NHÉ! Những ngày đầu luyện tập Trước khi đi đã được thầy Lân dặn dò rất kĩ lưỡng là phải tập cho nghiêm túc vào đấy, tự dưng mình thấy sợ lắm vì mình vốn ưa nhí nhố quen rồi. Buổi đầu tiên mọi người từ tất cả các báo tập trung và xếp hàng, chẳng ai quen ai nên thấy ngại ngại, cả buổi chẳng nói với ai câu nào. Buổi thứ 2 bắt đầu “quen bạn quen trường” và đúng là dân báo cứ nói chuyện rào rào làm bác phụ trách cứ phải nhắc thường xuyên. Những ngày sau đó mọi người chẳng ai bảo ai cứ tìm nhau để xếp hàng cạnh nhau và chia sẻ những kinh nghiệm viết lách. Thật là thích. Lúc đầu cứ nghĩ chỉ phải tập đi bình thường thôi nào ai ngờ đi như duyệt binh. Hàng ra hàng, lối ra lối nên cứ phải nhìn để chỉnh hàng chóng cả mặt. Cả buổi chỉ có đi và đi, mệt vô cùng. Bù lại nhưng lúc giải lao hay tập trung là lại mon mem ra “hóng” chuyện các bác lớn tuổi. Ấn tượng vô cùng với một bác đại tá ở báo Quân đội Nhân dân – bác ấy lớn tuổi mà tập đâu ra đấy lại nhiệt tình nữa làm mình ngại quá cũng phải cố gắng hơn. Hôm sơ duyệt, mọi người được cầm cờ, hoa lúc giơ lên vẫy thật là tuyệt. Mình và 20 người lùn nhất bị đứng ở cuối tự dưng “bị” chuyển lên đầu làm nhiệm vụ cầm dải lụa. Các bác bảo bọn tớ vinh dự lắm đấy và bắt phải giơ tay chào thế mà ai cũng chào rất chuyên nghiệp hệt như mấy cô hoa hậu vậy.
Trước ngày diễu hành Hôm tổng duyệt, bọn tớ được duyệt thật ở quảng trường Ba Đình, được đi đường cấm mà thấy
oai vô cùng. Lúc duyệt qua quảng trường xong phải đi tiếp đến các tuyến phố. Điều thú vị nhất là mọi người đổ ào ra đường xem bọn mình và cổ vũ rất nhiệt tình. Quay phim và chụp ảnh hoàng tráng cứ như người nổi tiếng vậy. Ngày Đại Lễ bọn mình phải dậy từ rất sớm và đêm hôm trước phải ngủ nhờ nhà Trang Trần gần đấy để đi cho kịp. 4 giờ sáng, lóc cóc dắt xe ra ngoài đường, chẳng có một ai chỉ thấy các anh cảnh sát đã đứng làm việc rồi. khâm phục các anh thật. Hôm đó mình còn bị lạc đường 2 lần, cảm giác ban đầu là rất sợ vì một mình trên đoạn đường vắng tanh sau đó thì thấy thật thú vị vì thấy Hà Nội bình yên ngoài sức tưởng tượng. 6 giờ sáng, có mặt ở đường Phan Đình Phùng, người nào cũng áo dài thướt tha, con trai thì đóng thùng nhìn rất “khủng”. Còn những 1 tiếng 45 phút nữa mới được diễu hành nên “dân tình” ai cũng tranh thủ “tự sướng”. Một mình, hai mình, 3, 4 ,5 mình, rồi tập thể. Hết ôm cây, cột điện, ngồi e thẹn giữa đường lại đến cầm hoa sen. Lan rồi Ly đủ loại. Chán chê thì chạy sang đội bạn bè quốc tế chup ảnh với người nước ngoài đến bở cả hơi tai. Cả buổi được cả đống ảnh đẹp có 1 không 2.
Những
khoảng khắc thiêng
liêng
Sau một hồi nhí nhố cuối cùng cũng đến giờ. Lời bác Nguyễn Minh Triết vang vọng mở đầu buổi diễu hành. Tất cả mọi người đứng lên chào cờ và trên đâu bọn tớ là 10 chiểc trực thăng có gắn cờ Đảng, Tổ quốc và biểu tượng 1000 năm Thăng Long. Vừa hát quốc ca
vừa xen lẫn niềm tự hào đất nước, thấy mình thật vinh dự biết bao. Khi bước vào Quảng trường được nhìn thấy các vị lãnh đạo đất nước chỉ cách mình khoảng cách rất gần, được các bác vẫy tay chào những đại diện của khối Thông tấn Báo chí và được chào lại các bác mà suýt nữa thì mình khóc vì sung sướng. Sau đó bọn mình phải diễu hành qua các tuyến phố, lại một lần nữa nhận được sự cổ vũ của mọi người. Những cụ già nắm tay bọn mình và cười rất hiền hậu, các bác trung tuổi còn cầm quạt phe phẩy cho bọn mình mát một tẹo, rồi các em nhỏ cứ thi nhau cầm tay các anh chị rồi hét lên sung sướng. Cho dù khoác lên người bộ áo dài nóng vô cùng và đôi chân thì mỏi nhừ nhưng bọn mình vẫn cười rất tươi. Tất cả vì sự nhiệt tình và cổ vũ của mọi người.
Và
những kỉ niệm vô cùng đáng nhớ
Ngày đầu tiên, các chiến hữu BC53 yêu quý của tớ ẵm được hẳn 1 thùng bánh mì về nhà trong sự ghen tị của rất nhiều người. Những ngày sau biết ý nên lấy ít hơn. (^^!) Đó là ngày vì bắt xe buýt không được nên phải đi xe máy, nhưng thật đau lòng là tắc đường, mình đã đến muộn 20 phút. Nguyên tắc là không được đi muộn mình sợ xanh cả mắt, phóng như bay đến, may mà không sao, vẫn được điểm danh bình thường. Bác phụ trách hàng ngày nghiêm nghị là thế là thỉnh thoảng mình lại thấy bác lấp vàp gốc cây và chụp “trộm” ảnh cả đoàn, làm bọn mình cứ phải cười hết cỡ. Đó là khi bọn con gái trong lớp hàng ngày nghịch như quỷ bỗng nhiên thướt tha trong tà áo dài làm các bạn nam tha hồ mà… “nhỏ thuốc đau mắt”. Ban đầu là thế nhưng sau thì vẫn buộc tà và đuổi nhau ầm ĩ. Tớ kết luận một câu
“bản chất vẫn là bản chất không thay đổi được”. Đó là những người bạn mới quen thật tuyệt. Đúng là dân báo từ lớn đến nhỏ buôn dưa lê thôi rồi. Có bạn có tiếng nhạc chuông điện thoại rất hay và mình bị hội chững lẩm bẩm theo tiếng nhạc đó. Đó còn là khi một mình lang thang trên đường ở HN lúc 4 giờ sáng vừa sợ vừa thích thú vì được trải nghiệm. Tự hào vô cùng khi được đứng dưới quảng trường Ba Đình trong một ngày lịch sử như vậy. Và đó là lúc bố mình gọi điện nói rằng: “Bố thấy thật tự hào khi có con gái bố đứng trong đó”, xúc động vô cùng. Chắc hẳn ai cũng như mình, đều có những trải nghiệm và những kỉ niệm thật đáng nhớ về 1000 năm Thăng Long.
• Đặng Linh
(ảnh: Hoàng Tuân)
7
Đứng dậy bước đi và lao thân vào gió bụi Sinh viên Báo Chí năm 3, 22 tuổi. Cuộc sống hàng ngày vẫn trôi qua: Học, lướt net, chat, chơi game, ngủ .. và chỉ làm những việc mình cho là cần thiết. Với mọi người, cuộc sống đó thật tẻ nhạt nhưng với tôi, nó rất bình thường. Chưa bao giờ tôi nghĩ sẽ thoát ra khỏi cuộc sống đó để làm một công việc thật có ích và xứng với những gì tôi có.. Thật khó để xác định khi nào cuộc sống đó chấm dứt cho đến một ngày…Thầy giáo cho nghỉ học.. Được nghỉ học là niềm vui lớn với tôi, nếu như mọi ngày tôi sẽ về nhà, bật laptop nghe nhạc rồi đi ngủ nhưng hôm đó là Em vẫn một ngày đặc biệt, nhìn lại quá khứ tôi chợt nhận ra : “Khi mọi thứ xung quanh đang thay đổi thì dường như tôi vẫn đứng yên, thời gian trôi qua quá nhanh còn tôi ngày càng chậm lại. Bạn bè tôi đang cố gắng từng ngày để khẳng định mình còn tôi vẫn chưa có gì…”. Tấm poster trên bảng tin của trường vẫn chạy dòng chữ : “Sinh viên Báo Chí tự tin, năng động”. Bấm điện thoại gọi cho ông anh đang làm phóng viên báo Pháp Luật Việt Nam, ông anh há hốc mồm khi nghe thằng em quanh năm không biết cái gì ngoài game trình bày : “Em muốn theo anh học nghề, anh đi viết bài ở đâu thì cho em theo với”. Sau một vài lời giáo huấn, giới thiệu công việc, ông anh kết lại “Nếu thực sự cảm thấy quyết tâm và làm được, thứ 5 đi Quảng Ninh với anh”. Ông anh đi rồi, ngồi một mình suốt mấy tiếng đồng hồ, đầu tôi lẫn lộn những suy nghĩ. Quyết định như vậy nhưng liệu nó sẽ theo tôi được bao lâu ? Tôi có thể hoàn thành được công việc không ?... Tất cả, tôi không chắc sẽ làm được… Sáng thứ 5, trời mưa. “Chẳng ảnh hưởng gì, mình sẽ bỏ học và ở nhà
ngủ”, đó là suy nghĩ của tôi ngày trước. Hôm nay thì khác, tôi dậy sớm, chuẩn bị quần áo và đồ dùng vào ba lô, 1 tiếng nữa ông anh mới đến nhưng tôi vẫn ra cửa chờ. Tôi hồi hộp, tự nhủ cứ quyết tâm là sẽ làm được, dù sao cũng chỉ là học nghề. Tôi đã nghĩ có lẽ nên bỏ cuộc, nếu vậy “mình sẽ được ngủ ngon lành, lại cày game và chẳng phải lo nghĩ về chuyện vẩn vơ đâu đâu, cuộc sống của mình hiện giờ tẻ nhạt nhưng chẳng phải là không tốt”. Tôi phải quyết định... 2 tiếng sau, tôi ngồi hàng ghế cuối trên xe xuống Quảng Ninh, ông anh tôi vừa cười vừa nói : “Chắn chắn chưa đấy, đi đừng có bỏ về muốn đi… nhé !”. Chiếc xe chạy êm trên đường cao tốc. Lần đầu tiên tôi tự hỏi về nghề, về công việc và kinh nghiệm. Ông anh chỉ cho tôi rất nhiều. Có những điều tôi không được biết trong sách vở thì ở đây lại hết sức rõ ràng, thật sự thú vị, hứng thú, khác hẳn với những buổi học tẻ nhạt trên giảng đường. Bộ dạng ngái ngủ, ông anh nói thêm vài câu : “Chẳng qua là chú lười đi nên không biết, chứ những cái này là bình thường, phải đi nhiều thì mới khôn lên được em ạ”. Nghĩ lại đúng là vậy, tôi đã học năm thứ 3, vậy mà những điều cơ bản cũng không rõ, tôi thấy tiếc cho thời gian đã bỏ phí. Con đường bám đầy bụi than đen, trời đang mưa phùn nhưng tôi và ông anh vẫn mải miết đi. Ở trên trường, rất ít khi tôi ra khỏi nhà chứ đừng nói phải đi trong thời tiết thế này, mà lại là đi bộ. Đi được hơn 3km, tôi hỏi ông anh khi nào mới tới thì nhận được câu trả lời : “Bình thường trời nắng anh đi 6, 7 km chứ thế này đã là gì, cứ đi đi, mày có phải dân Báo không mà chưa gì đã kêu thế!”. Buổi trưa xuống muộn, chưa kịp ăn cơm thì ông anh đã dẫn đi làm
Ảnh kỷ niệm của tác giả và các thành viên BC53 trong chuyến đi tác nghiệp ở Tháa Bình (nhà của Thọ Phước), 10/10/2010 việc luôn cho kịp giờ, cơm để tối về ăn. Dù rất đói nhưng tôi vẫn đi theo, công việc nhiều đủ để 2 anh em bở hơi tai. Sắp xếp giấy tờ xong xuôi, ông anh lại lôi tôi đi. Anh bảo : “Cố gắng lên, còn vài chỗ nữa, làm báo rất cần thời gian, mình không phải chỉ làm vì mình mà còn rất nhiều người dân trông cậy vào nữa”. Cuộc sống có nhiều điều cần quan tâm, nhưng một lúc nào đó ta phải bỏ qua lợi ích bản thân để phục vụ lợi ích của cộng đồng – đó chính là điều cần nhớ của người làm báo. Một ngày thật bận rộn, vất vả nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy vui như lúc đó. Tôi thấy mình làm được những việc có ích, học hỏi được nhiều và có cái nhìn đúng hơn về những vấn đề xung quanh.
Sau bữa cơm tối, ông anh gọi tôi và hỏi về ngày đầu tiên làm báo, kết quả của ngày làm việc hôm đó rất ấn tượng, tôi thấy vui. Ông anh nói : “Cuộc đời làm báo tuy vất vả nhưng bù lại ta học được mọi thứ và trải nghiệm rất nhiều, cố gắng giữ lửa để say nghề là được”. Cuộc điện thoại gọi đến, ông anh nói có vụ việc mới xảy ra tại Thái Bình, nếu tôi muốn có thể đi theo hoặc anh sẽ bắt xe cho về Hà Nội. Tôi mỉm cười, lần này tôi quyết định chắc chắn và dứt khoát : “Không, em theo anh xuống Thái Bình, em vẫn muốn đi”. Trên chuyến xe đêm, hầu hết hành khách đã ngủ. Anh tôi tranh thủ ngồi gõ bài viết để gửi về. Tôi
ngồi nhìn ngoài cửa sổ nghĩ vẩn vơ. Mới chỉ hôm qua thôi, con người tôi hoàn toàn trái ngược. Nhờ một quyết định bất chợt, nhờ một chuyến đi học nghề, suy nghĩ của tôi thay đổi hoàn toàn. Tôi đã quyết định và cảm thấy hài lòng với quyết định đó. Bạn cũng như tôi, sẽ có một lúc do dự trước một vấn đề, dù thế nào, tôi khuyên bạn nên tin tưởng vào bản thân mình. Đừng do dự mà hãy đứng dậy bước đi, chúng ta đã trưởng thành, đã có thể tự quyết định đâu là hướng đi mình nên chọn. Dù kết quả thế nào thì hãy vui lòng vì nó. Hãy tự tin lên và bước lên phía trước, hãy mạnh mẽ lên vì chúng ta đang học cái nghề mà ở đó rất cần những người sẵn sàng lao thân vào gió bụi!
• Điêu Dũng
10 chuyện chưa kể về Báo chí Hát 3
(Tiếp theo trang 5)
Đ
úng theo chu kỳ
BCH3
1
năm thì
đáng lẽ ra phải diễn ra từ
2009. Tuy nhiên vì một số lý do, đến tháng 3/2010, BCH3 mới được đưa ra bàn bạc và khởi động cho đích lên sóng đúng vào tháng 5/2010. Tuy nhiên lại một lần nữa chương trình buộc phải dời lên tháng 11/2010 để được hòa chung cùng không khí kỷ niệm 20 năm thành lập khoa. Toàn bộ ekip BTC phải trải qua một mùa hè dài đằng đẵng để ấp ủ ý tưởng, giữ lửa BCH3 tới tận tháng 11. Ngày diễn cũng từng được chốt là 14/11 nhưng lại bị vướng vào Hội thi Tiếng hát CBSV của trường nên bất đắc dĩ phải diễn ra sớm hơn 1 tuần, tức là ngày 7/11.
thống nhất ngay từ ban đầu là tông màu nền hồng, họa tiết và chữ màu đen. Đến sau khi BTC phát áo, xuất hiện cả những mẫu áo nền đen, họa tiết chữ màu hồng, vô tình tạo nên những cặp áo đôi âm bản dương bản trông rất ấn tượng. Ít ai biết rằng sự việc trên xuất phát từ sự cố của đối tác làm áo, khi họ không còn đủ áo màu hồng để làm theo yêu cầu ban đầu từ phía BTC BCH3, mà buộc phải sử dụng áo màu nền đen để thay thế. Và cũng là trong cái khó ló cái khôn, mẫu áo đen có vẻ được đánh giá khá tốt, thậm chí có khi còn được thích nhiều hơn cả mẫu áo hồng.
Trung Hiếu (phải) và Tuấn Anh (trái), hai “kĩ thuật viên” của Chương trình BCH 3
cuối năm
S
au
khi
màn cho BCH3, “Cánh mặt trời” do (K52) – Dạ Oanh
mở
tiết mục múa
Hương Thủy
(K53) biên đạo cũng đã được nhà trường chọn để biểu diễn khai mạc cho đêm chung kết Tiếng hát CBSV vào 13/11/2010. Nếu không có gì thay đổi, màn nhảy Jai Ho trong màu áo hồng quảng bá cho BCH3
đã được nhãn hàng Samsung mời biểu diễn tại “Ngày hội kiến tạo tương lai”.
Đ
ồng phục của
BCH3 được
N
gay trong đêm của buổi diễn, phông sân khấu cũng như các băng rôn lớn đã được “phân phối” lại ngay cho các cá nhân có nhu cầu và cả “nhanh tay nhanh chân”
nữa. Phan Lạc Trung (K53) đã thành chủ sở hữu của tấm phông sân khấu rộng. Phùng Bá Hưng (K53) “giành được” một tấm băng rôn đứng treo ngoài hội trường diễn ra BCH3. Những “chiến lợi phẩm này” ngoài về giá trị sử dụng còn là những kỷ vật đầy ý nghĩa của BCH3, đồng thời những người sở hữu chúng hiện tại cũng hoàn toàn xứng đáng với những đóng góp của các bạn cho chương trình.
Các bạn có thể theo dõi các thông tin cập nhật về chương trình, cũng như các hình ảnh, bài hát về Báo chí Hát 3 tại: http://facebook.com/BaochiHat http://youtube.com/baochihat
•
trung hiếu (tổng hợp)
GIẢI TRÍ
8
►►
Ô CHỮ
1. Nhanh phá mê cung-Tìm bạn học cùng! S
D
Ư
Ợ
Ô
F
J
Y
L
V
R
Ẹ
Ô
A
H
K
X
F
Ó
D
H
K
Q
Ì
Ứ
Ê
C
O
P
A
K
R
J
Ô
Ư
K
À
K
K
J
A
V
R
I
S
J
T
Ư
F
S
Ô
T
T
H
A
N
H
H
Ằ
N
G
G
N
Ư
H
Ô
Ư
S
F
R
H
R
Ô
P
D
G
G
E
H
J
Q
U
O
Ơ
S
I
M
Ư
I
Ư
E
Ê
H
K
A
L
P
A
H
H
N
Ê
Đ
P
D
D
S
K
D
H
G
A
X
B
J
Ư
E
V
N
G
Ê
J
Ư
Ô
T
2. Nickname của cô bạn được mệnh danh là “hot singer” của lớp.
U
Ê
J
C
S
J
D
H
L
B
E
I
S
H
A
H
K
H
M
E
U
O
S
C
V
R
Ô
G
J
K
C
A
S
G
P
Ư
Ư
S
O
J
E
T
D
S
Y
Y
C
S
P
A
3. Tên và đệm của người “mũm mĩm” nhất lớp. Anh cũng là ông chủ thương hiệu phở nổi tiếng ở… Ngã Tư Sở.
T
Y
K
Y
E
H
Y
L
Ư
C
J
U
I
X
I
Ù
U
C
Y
Ư
U
D
I
C
M
B
Y
I
Ô
M
E
Ư
S
Ạ
P
Ư
H
Ư
U
N
Ư
E
I
I
Ư
D
U
T
Y
A
Á
C
Ề
E
H
K
D
K
C
C
J
V
J
G
K
S
S
B
R
C
Ư
A
U
Ô
R
O
C
U
U
D
J
Ư
C
J
U
T
C
J
Ẹ
J
Ê
J
K
L
Ô
Ư
G
H
G
X
T
K
T
N
Ă
N
K
I
Ề
N
Y
R
Ư
Y
I
L
F
D
G
N
Ư
H
Á
B
Ẹ
N
H
H
T
R
Ọ
N
G
H
U
Ữ
G
U
T
T
Ư
Ư
T
Ư
S
F
S
S
Ư
Ê
U
Z
Ị
E
L
R
Y
Ư
R
Ư
G
Ư
U
N
Y
E
Y
I
I
E
J
U
C
S
D
Ấ
K
Y
C
I
I
Ế
Ư
I
Y
D
Y
E
Ư
G
C
I
F
D
D
Q
Q
Ô
V
Ú
P
O
Ế
V
F
V
N
X
Y
P
P
F
P
Q
Y
O
Đ
U
S
O
D
D
P
L
S
Y
A
N
K
E
V
K
H
E
D
Ư
K
A
Y
Q
Á
C
O
T
D
P
C
A
R
G
Ê
L
Ư
P
I
O
I
E
C
Y
N
E
C
I
V
C
U
R
S
Q
D
U
R
C
Í
D
S
C
E
G
Ư
Ê
O
E
Ú
O
U
F
Ư
V
H
Ọ
Y
O
D
C
N
K
Ư
Ệ
Ô
J
Y
E
E
D
U
M
T
E
N
S
H
T
L
N
Ư
D
S
Ư
Ư
D
Ư
I
F
U
Ư
D
J
E
J
G
H
T
Ư
Y
Y
E
U
G
E
T
F
O
A
Ư
U
I
C
À
E
J
Y
I
I
D
E
J
Ư
Ư
Ư
T
I
H
I
Ư
Y
I
U
T
E
I
I
D
Ò
T
U
Ấ
N
A
N
H
R
U
E
P
U
Ữ
H
D
E
J
X
H
P
Ậ
M
Á
C
Ư
Y
Ư
Ư
H
P
T
H
D
T
Ư
F
U
U
Ư
V
E
K
T
O
Ư
C
B
E
U
Ư
I
J
S
O
È
Y
Ê
O
I
Q
U
A
I
Y
E
O
À
Ô
U
Ê
Ứ
O
Ư
Y
J
“5 phần quà thú vị từ Trọng Huy, Thảo Bò, Thùy Ngân... là những cuốn sách và tạp chí rực rỡ sắc màu đang chờ các bạn đọc may mắn nhất!!!” Để “rinh” được quà bạn chỉ cần làm theo 4 bước đơn giản sau đây: - Đọc 10 gợi ý ở bên để tìm ra 10 nhân vật bí ẩn - Chỉ ra 10 nhân vật này bằng cách gạch rõ tên của họ trong “mê cung chữ” (trái sang phải, phải qua trái, trên xuống, dưới lên, và hàng chéo) - Gửi ngay đáp án về cho bạn Thảo Bò BC53. - Chờ đợi bốc thăm trúng thưởng vào sáng thứ 2 tuần kế tiếp nhé.
2. Ô chữ chủ đề: Các lễ hội nổi tiếng thế giới
Gợi ý:
1. Tên và đệm của “hotboy” hay cười K53 Báo chí. Anh nổi tiếng nhờ giọng nói “không giống ai”.
4. Họ tên đầy đủ của cô bạn “cầm trịch” dự án xã hội về… WC. 5. Tên và đệm của đạo diễn gameshow “Ai là tỷ phú”, nickname của cậu ấy là “bí thở”. 6. Tên và đệm của người đã làm khoa báo “nở mày nở mặt” khi “rinh” về giải nhất trong cuộc thi Canon Photo Marathon. 7. Tên và đệm của cậu bạn người Hải Phòng rất tâm huyết với What’s new kể từ khi tờ báo này ra đời tới nay. 8. Tên và đệm của cô bạn cực “mát tay” trong các lĩnh vực hội họa, thiết kế thời trang, thiết kế báo, thậm chí là thiết kế… WC. 9. Tên và nickname của cô bạn “máu” làm PG (Promotion girl) nhất lớp, bạn ấy đã từng “đầu quân” cho gia vị Knor, Ovi Nokia, Comfort… 10. Cách gọi thân thiện của các thành viên trong lớp với thành viên “đặc biệt” nhất đã hơn 50 tuổi.
►►
TRUYỆN CƯỜI
Giáo sư môn logic học bị mất kính. Ông bèn suy luận: “Ai lấy cắp? Đương nhiên là kẻ cắp rồi. Và tên này có thể bị cận thị, có thể không. Có thể hắn đã có kính, có thể chưa có. Nhưng nếu chưa có làm sao hắn có thể trông thấy kính của mình? Điều này chứng tỏ hắn không bị cận thị. Mà không bị cận thị thì đâu cần tới kính. Từ những giả thuyết trên, có thể kết luận là không ai lấy kính của mình cả. Chắc chắn nó nằm ở đâu đây thôi. Nhưng mình đã nhìn khắp rồi, không thấy gì cả. Mà mình nhìn được như vậy có nghĩa là mình đang đeo kính.”
☺
Có một cô gái chạy xe đạp qua biên giới với 2 bao cát trên lưng, chạy đến chỗ mấy anh biên phòng giữ lại kiểm tra, cô nói chỉ là cát. Hai anh đồn biên phòng không tin bắt bỏ bao xuống kiểm tra. Sau 1 hồi kiểm tra kỹ thì chỉ là bao cát không và cứ thế 2 năm liền cô chạy xe đạp qua biên giới với 2 bao cát trên lưng. Sau này, 1 trong 2 anh biên phòng đã nghỉ việc, gặp cô và hỏi: “Tao được đào tạo chuyên nghiệp mà vẫn không biết mày buôn lậu cái quái gì nữa”. Cô gái trả lời: “Em buôn lậu xe đạp!”.
Hàng ngang 1. Lễ hội diễn ra hàng năm tại Hải Phòng. Nhân vật chính trong lễ hội này là các chú trâu 2. Lễ hội nổi tiếng tại Nhật Bản mà ở đó người tham gia đều ăn mặc sao cho giống với những nhân vật trong truyện tranh hay các video game nổi tiếng. 3. Đây là ngày lễ nổi tiếng diễn ra vào thời điểm chính giữa mùa thu, có nguồn gốc từ Trung Hoa và còn được gọi là “Lễ hội mặt trăng”. 4. Tên lễ hội nổi tiếng của một số nước Đông Nam Á. Trong dịp lễ này, người ta mang nước ra đường và đổ vào người qua đường như một cử chỉ cầu phúc an lành trong năm. 5. Tên một loại thức uống đã trở thành lễ hội được tổ chức quy mô hàng năm tại Đức và tính đến năm nay, lễ hội đã tròn 200 tuổi. 6. Một trong những lễ hội hóa trang lâu đời nhất trên thế giới được tổ chức hàng năm tại thành phố này của nước Ý. 7. Một ngày lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm ở các nước phương Tây. Biểu tượng của ngày lễ này là những trái bí ngô được khoét theo những khuôn mặt tưởng tượng. 8.Tên gọi khác của ngày lễ Giáng Sinh.
Hàng dọc Đây là tên tiếng Anh của lễ hội hóa trang, được tổ chức ở nhiều nước trên thế giới, nhưng được biết đến nhiều nhất là lễ hội ở Rio de Janeiro của Brazil.
☺
Thuyền trưởng Sinbad nổi tiểng vì sự dũng cảm. Một lần tàu của anh gặp một chiếc tàu cướp biển, trước khi chiến đấu Sinbad ra lệnh: "Mang cho ta một chiếc áo đỏ!". Trận này, Sinbad thắng, mọi người hỏi anh vì sao lại mặc chiếc áo đỏ, Sinbad trả lời: "Ta thay áo đỏ vào để thủy thủ của ta không nhìn thấy máu ta chảy ra ngoài, để họ không bị mất tinh thần chiến đấu, nhờ vậy ta thắng". Một lần khác, tàu của Sinbad gặp một đội cướp biển khác, nhưng lần này chúng không đi một tàu mà là mười tàu. Trước khi chiến đấu, Sinbad thét lớn: "Người đâu? Mau! Mang cho ta một chiếc quần màu vàng!..."
☺ Cháy lớn tại bệnh viện. Sau khi dập tắt đám cháy một lính cứu hỏa báo cáo với chỉ huy: - Lửa đã bị dập tắt hoàn toàn!. Tại tầng hầm chúng tôi cứu được 9 nạn nhân. Đã làm hồi tỉnh được 4, còn 5 người kia rất tiếc đã chết. Viên trưởng nghe xong liền ngất đi. Một lúc sau, tỉnh lại ông ta mới thều thào nói: - Chúa ơi! Dưới tầng hầm là cái nhà xác của bệnh viện mà.