3 minute read
Hình 2.10. Máy ly tâm tự động dạng Φ Ê - 1254 K- 7 kiểu chống nổ
Máy ly tâm dạng ΦÔ-120 (-1200): DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 1- Ống nối dưới của vỏ; 2- Các trục đỡ; 3- Cơ cấu để hấp; 4- Cơ cấu rửa; 5- Cơ cấu khoá chuyền của nắp; 6- Nắp vỏ; 7- Khu các ổ trục; 8- Khu dẫn động; 9- Động cơ điện; 10- Khớp nối bằng cao su; 11- Phanh đai; 12- Bộ giảm xóc bằng cao su; 13- Khu dẫn động; 14- Trục; 15- Khoá điều khiển; 16- Vỏ; 17- Rôto; 18- Côn khoá; 19- Đáy vỏ; 20- Khớp tháo; 21- Bộ phân tụ. Huyền phù được nạp vào khi nắp trên đóng kín, có số vòng quay của rôto 333 vòng/phút, côn khoá hạ xuống và huyền phù được đẩy đến đĩa phân phối làm tăng khả năng phân bổ đều huyền phù trong rôto. Sau khi tháo liệu thì tăng dần số vòng quay của rôto đến 1000 vòng/phút. Kết thúc quá trình vắt và rửa cặn thì cho máy ngừng lại, nâng côn khoá và cặn được tháo ra qua đáy rôto. Tải trọng lớn nhất của máy ly tâm 450 kg với yếu tố phân chia cực đại 670. - Máy ly tâm kiểu chống nổ Hình 2.10. Máy ly tâm tự động dạng Φ Ê - 1254 K- 7 kiểu chống nổ 1- Ống nạp liệu ; 2- Bộ điều chỉnh mức cặn; 3- Phễu tháo; 4- Ống ghép; 5- Cơ cấu tái sinh các lưới lọc; 6- Nắp phía trước; 7- Cơ cấu tháo cặn; 8- Rôto; 9- Bàn chải (chổi); 10- Khoang sau của vỏ
149
Advertisement
Khi sản xuất các chất hoạt hoá sinh học trong các giai đoạn tách, DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL thường sử dụng các dung môi hữu cơ. Cho nên sự phân chia các hệ như thế cần phải tiến hành trong các máy ly tâm được sản xuất ở dạng chống nổ. Các máy ly tâm thuộc các dạng Ể, Ê và ΦÂ được sử dụng rộng rãi nhất. Các máy ly tâm thuộc các dạng Ể-353K-2 và 353K-9 được chế tạo bằng thép không gỉ 12X18H10T rất thuận tiện để tách các huyền phù dễ cháy và dễ nổ. Máy ly tâm tự động dạng ΦÊ-1254K-7 được dùng để tách các hoạt chất hoá sinh học bị kết tủa bởi các dung môi hữu cơ. Chúng được sử dụng để trích ly huyền phù trong một khoảng rộng của độ phân tán và nồng độ của pha rắn với kích thước khác nhau của các hạt. Máy ly tâm hoạt động dưới áp suất 3,8 kPa có thổi khí trơ. Máy ly tâm ΦÊ-1254K-7 lắp đặt trên bệ gang và gồm có vỏ, cụm van chính và động cơ thuỷ lực. Bên trong vỏ có rôto 8, được lắp trên trục chính, trục chuyển động được nhờ động cơ và bộ truyền dẫn đai hình thang, cửa 6 được kẹp chặt bản lề trên bệ để đóng kín vỏ. Ở phần trên của vỏ có các đoạn ống để xả hơi và thổi khí trơ, còn phần dưới - các đoạn ống để tháo chất lọc và van tháo dung dịch rửa. Trên nắp có gắn dao quay, bộ điều chỉnh tải trọng rôto, các đoạn ống để rửa cặn và các thiết bị lọc. Van nạp liệu và đồng hồ đo chuyển động của huyền phù được nối với ống nạp liệu, còn van rửa máy và van rửa lưới lọc thì nối với ống rửa. Số vòng quay của rôto khi rửa bằng 70 ÷ 80 vòng/phút và được đảm bảo bởi bộ dẫn động phụ, gồm thiết bị dẫn động thuỷ lực có khớp trục một chiều và trạm bơm dầu. Mở dẫn động phụ chỉ sau khi ngừng dẫn động chính. Huyền phù nạp vào rôto qua van nạp liệu và được điều chỉnh nhờ bộ điều chỉnh tải trọng. Sau khi tách pha lỏng khỏi sản phẩm rắn, có thể tiến hành rửa sản phẩm bằng chất lỏng được đưa qua van và ống rửa. Dùng dao có cơ cấu cắt đê cắt cặn và sau đó cho qua máng để vào thùng nhận. Thời gian thao tác lọc, vắt, rửa và tái sinh lưới lọc được xác định nhờ rơle thời gian. Máy ly tâm dạng ΦÂ-603-2 là thiết bị kín, chống nổ, tác động tuần hoàn với động cơ được lắp đồng trục với trục của rôto. Tất cả các cụm cơ