ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY VÀ HỌC SINH HỌC - NGUYỄN VĂN HIỂN

Page 1



NGUYỄN VĂN HIỂN

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY VÀ HỌC SINH HỌC •

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC s ư PHẠM


ầ U N I VE R S I T Y

OF

l

E DU CAT IO N

P U BL I SH I NG

HOUSE

ỨNG DỤNG CÕNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY VÀ HỌC SINH HOC Nguyên Vân Hién Sách được xuất bản theo'cHỉăịò Ị)jij»ịsỊ>ạA£i!Ịá trérởTig Đại học sư phạm Hà Nội phục vụ cong tác đào tạo. Mả số sách tiêu ciiuịn quốc tể: ISBN 978-604-54-2632-6 Bản quyển xuất bản thuộc vé Nhà xuát bản Đại học sư phạm. Mọi hình thức sao chép toàn bộ hay một phán hoặc các hình thức phát hành mà không có sự cho phép bàng văn bản của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm đéu lầ vi phạm pháp luật.

Chúng tô i lu ôn m on g m uổn n hận được những ý kiến đóng g ó p của q u ý vị độc già đ ể sá ch n gà y c à n g h o à n thiện hơn. M ọi g ó p ý vé sách, liên h ệ vể bàn th à o và d ịch vụ bản quyển x in vui lòng gử i vể địa c h ì em ail: kehoach@ nxbdhsp.edu.vn

Mã só: 01.01.02/17 - GT 2015

2


MỤC LỤC

Trang LỜI NỐIĐẮU............................................................................................................................5

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỂ c ơ BẢN VỂ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY VÀ HỌC....................................... 7 1. Khái niệm công nghệ thông t in .................................................................................. 7 2. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học....................................................9 3. Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.............................. 11 4. Kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giáo viên.........................................................................................................................15 5. Nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy h ọc.........................20 Bài tập chương 1 ..................................................................................................... 23 Tài liệu tham khảo chương 1 ...............................................................................23

CHƯƠNG 2. KHAI THÁC THÔNG TIN TRÊN MẠNG INTERNET PHỤC VỤ DẠY VÀ HỌC SINH HỌC................................................................26 1. Sơ lược về Internet...........................................................................................................26 2. Khai thác thông tin trên Internet phục vụ dạỵ và học Sinh học..................27 3. Khai thác thông tin từ các thư viện điện tử........................................................... 41 4. Đánh giá thông tin trên Internet...............................................................................45 5. Sử dụng thông tin khai thác được trên Internet một cách phù hợp, đúng quy định.................................................................................................................... 47 6. Giới thiệu một só nguón thông tin sinh học trên Internet.............................51 Bài tập chương 2 ......................................................................................................52 Tài liệu tham khảo chương 2 ...............................................................................53

CHƯƠNG 3. LựA CHỌN, XÂY DựNG VÀ BIÊN TẬP HÌNH ẢNH PHỤC VỤ DẠY VÀ HỌC SINH H Ọ C .............................................................54 1. Lựa chọn tài nguyên thông tin ở dạng hình ảnh phù hợp với bài dạy Sinh học.....................................................................................54 2. Chinh sửa tranh ảnh sinh học.....................................................................................57

3


3. Chỉnh sửa và xây dựng video clip sinh học............................................................ 66 4. Xây dựng hoạt hình mô phỏng kiến thức sinh học........................................... 90 Bài tập chương 3 ............................................................................................... .108 Tài liệu tham khảo chương 3 ............................................................................. .111

CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG XÂY DỰNG VÀ Tố CHỨC BÀI DẠY SINH HỌC......................... 112

1. Xây dựng và tổ chức bài dạy Sinh học có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin................................................................................................................ 2. Xây dựng và tổ chức bài dạy Sinh học tích hợp công nghệ thông tin .....................................................................................121 Bài tập chương 4 .............................................................................................. -.134 Tài liệu tham khảo chương 4 ...........................................................................135

4


LỜI NÓI ĐẨU

Giáo trình ứ n g dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Sinh học dược biên soạn trước hết nhàm phục vụ hoạt động học tập,

nghiên cứu của sinh viên sư phạm ngành Sinh học, theo chương trình đào tạo cừ nhân sư phạm. Giáo trình đề cập đến một lĩnh vực kiến thức có tính cập nhật cao, khá năng ứng dụng rộng, công cụ lại hết sức đa dạng. Do đó, nội dung của giáo trình được cân nhẳc, biên soạn dựa trên một số quan điểm sau: - Bám sát chuẩn đầu ra cùa chương Ưình đào tạo cử nhân sư phạm ngành Sinh học, đó là hình thành năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) cơ bàn cho giáo sinh; - Trang bị các kĩ năng ứng dụng CNTT cho giáo sinh phù hợp với điều kiện giảng dạy thực tế ở trường phổ thông Việt Nam hiện nay, tập trung vào các mô hình bài dạy trực tiếp trên lớp với sự hỗ ượ của CNTT hoặc ở mức tích họp CNTT; - Lựa chọn, giới thiệu các công cụ CNTT sẵn có, phổ biến hoặc miễn phí và có thao tác sử dụng không quá phức tạp. Với những quan điểm trên, giáo trình được cấu trúc thành 4 chương: Chương ì: Một số vẩn đề cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Chương 2: Khai thác thông tin ưên mạng Internet phục vụ dạy và học Sinh học. C/nrưriỊỊ 3: Lựa chọn, xây dựng và biẽxi tập lilnli ảnh pliục vụ dạy và học Sinh học. Chương 4: ứ n g dụng công nghệ thông tin trong xây dựng và tổ chức bài dạy Sinh học. Logic trên của giáo trình về cơ bản đi theo các giai đoạn, các bước mà người giáo viên Sinh học cần trải qua trong quá trình xây dựng và tổ chức bài dạy bộ môn hiện nay. Do đó, giáo trình cũng có thể được sử dụng cho giáo viên Sinh học ở trường phổ thông tham khảo để tự bồi dưỡng nâng cao trình độ. 5


Bên cạnh đó, giáo trình được biên soạn đồng bộ với một website hỗ trợ trực tuyến. Đây là công cụ giúp mờ rộng không ngừng nội dung của giáo trình, phần nào đáp ứng được tính cập nhật của lĩnh vực kiến thức liên quan. Thông tin cơ bản của website này được trình bày trong phần “Giới thiệu ve website của giáo trình”. Trong quá trình hoàn thiện giáo trình này, tác giả đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các tập thể và cá nhân. Tác giả xin trân trọng cảm ơn những góp ý, chinh sửa của Hội đồng thẩm định gồm: GS.TS. Đinh Quang Báo, PGS.TS. Lê Huy Hoàng (Trường Đại học Su phạm Hà Nội) và TS. Ngô Vãn Hưng (Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo); cảm ơn sự ủng hộ và tạo điều kiện của Bộ môn Phưcvng pháp dạy học Sinh học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Phòng biên tập Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Giáo trình được biên soạn lần đầu nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả luôn mong nhận được và trân ưọng mọi ý kiến góp ý của bạn đọc dành cho giáo trình. TÁC GIẢ

GIỚI THIỆU VỀ WEBSITE CỦA GIÁO TRÌNH Địa chỉ website: https://sites.google.com/site/hnuebioict Mục đích của website: - Cung cấp những hình ảnh minh hoạ gốc của giáo trình và được sắp xếp theo từng chương để giúp người đọc dễ theo dõi; - Cung cấp những hình ảnh tư liệu, sản phẩm mẫu, bộ cài đặt phần mềm được sử dụng làm minh hoạ trong quá trình hướng dẫn của giáo trình; - Cung cấp những đường liên kết hữu ích đã được đề cập trong giáo trình. Website sẽ tiếp tục được cập nhật thường xuyên, giúp mở rộng hơn nữa nội dung của giáo trình.

6


CH Ư Ơ N G 1

MỘT SÓ VẤN ĐỂ C ơ BẢN VẼ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY VÀ HỌC

1.

Khái niệm công nghệ thông tin

Thuật ngữ công nghệ thông tin (information technology - IT) xuất hiện vào khoảng nhũng năm 70 của the ki XX. Thuật ngữ này thực chất gan liền với sự phát triên của máy vi tính (computer), thiết bị manh nha ra đời từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Máy vi tính là thiết bị điện tử cho phép lập chương trình, tính toán hay vận hành logic với tốc độ cao hoặc thu thập, lưu giữ, liên kết, xử lí thông tin. Từ những năm 1950 đến nay đã có 4 thế hệ máy vi tính ra đòi. Mỗi thế hệ đều phàn ánh sự thay đổi về phần cứng, vói việc giảm kích thước nhung tăng khả năng hoạt động của máy vi tính. Một số mốc lịch sử liên quan đến máy vi ưnh: - Giữa thập ki 60 của thể ki XX, máy vi tính thể hệ thứ ba với kĩ thuật mạch tích hợp và bộ nhớ bán dẫn ra đời, được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh và quàn lí kinh tế. - Năm 1981 máy vi tính cá nhân (Personal Computer - PC) ra đời. Hàng triệu máy vi tính được sử dụng phố biến trong hầu hết các lĩnh vực. Công nghiệp phần mềm phát triển mạnh. - Thập niên 1990: Bùng nổ các mạng viễn thông truyền dữ liệu quốc gia và quốc tế. Internet và các dịch vụ thông tin trở thành “kết cấu hạ tầng” cho một xã hội thông tin và không ngừng phát triển. Theo từ điển American Heritage thì CNTT là “sự phát triển, cài đặt hay vận hành các hệ thống máy vi tính và các phần mềm ứng dụng”. Theo từ điển Oxford, “CNTT là việc nghiên cứu hoặc sử dụng thiết bị điện tử, đặc biệt là máy vi tính để lưu giữ, phân tích và gửi thông tin”. Theo định nghĩa của hiệp hội CNTT của Hoa Kỳ (Information Technology Association of America), CNTT là “việc nghiên cứu, thiết kể, phát triển, vận hành, hỗ trợ và quản lí hệ thống thông tin dựa trên máy vi tính, đặc biệt là các phần mềm ứng dụng và phần cứng máy vi tính”. 7


“Thông tin” ở đây có thể được “biểu hiện” ở dạng chữ, hình ảnh, âm thanh. Sau thuật ngữ CNTT, vào khoảng năm 2000, thuật ngữ công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT và TT) (Information and communication technologies - ICT) ra đời. CNTT và TT, theo quan điềm của UNESCO, là các dạng công nghệ được sử dụng để truyền, xù lí, lưu giữ, tạo, trình bày, chia sẻ hay trao đổi thông tin bằng các phương tiện điện tử. Các công nghệ ờ đây bao gồm radio, tivi, video, DVD, điộn thoại (cả điện thoại cố định và di động), hệ thống vệ tinh, máy vi tính và phần cứng, phần mềm mạng cùng với tất cả các thiết bị, dịch vụ liên quan đến các công nghệ này như e-m ail (thư điện tử), blog (trang viết cá nhnn trên mạng), hội nghị qua mạng... Tức là có thể thấy, khái niệm CNTT và TT rộng hơn rất nhiều so với khái niệm CNTT. Việc “rộng” hơn ở đây là mờ rộng hơn về phương tiện và dịch vụ. Trong xu thế hiện nay, người ta không tập trung phân biệt hai thuật ngữ này. Bởi xu hướng tích hợp nhiều tính năng, nhiều thiết bị công nghệ lại vói nhau đã làm mờ đi ranh giới giữa các định dạng thiết bị. Ở Việt Nam, khái niệm CNTT đã được đưa ra đầu tiên trong Nghị quyết số 49/CP cùa Chính phủ năm 1993: CNTT là tập họp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yêu là máy tính và các mạng viễn thông - nhằm cung cấp các giải pháp tổng thể để tổ chức, khai thác và sừ dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin phong phú, tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. Trong Luật CNTT, tại điều 4 cũng đã định nghĩa: 1. Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật hiện đại để sán xuất, truyền dua, thu thập, xứ ư, lưu trữ vù trao đổi thông tin so; 2. Thông tin số là thông tin được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số. Từ những phân tích trên, để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu, tài liệu này thống nhất hiểu như sau: CNTT là tập hợp công cụ kĩ thuật hiện đại gồm chù yếu là máy vi tính vá phần mềm máy vi tính cùng hệ thống thiết bị ngoại vi được sử dụng để xù lí, lưu giữ, trình bày, chuyên đỗi, bảo vệ, gửi và nhận thông tin số một cách an toàn. Hay nói cách khác, thuật ngữ CNTT ở đây được sử dụng một cách mờ rộng, theo nghĩa 8


của CNTT và TT. Mô hình hoá cho khái niệm này được trình bày trong sơ đỏ 1.

Sơ đồ 1: Mô hình về khái niệm CNTT 2.

Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học

Có thể nói, CNTT đã trờ thành một trong nhũng nhân tố chính định hình nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế tri thức. Chi trong vòng vài thập ki gần đây, các công cụ mới của CNTT đã làm thay đổi căn bán phương thức con người giao tiếp và làm việc. CNTT cũng làm chuyển biến mạnh mẽ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, y dược, thương mại và mọi lĩnh vực khác trong hoạt động kinh tế, văn hoá, chính trị - xã hội. CNTT có tiềm năng làm thay đổi bản chất dạy và học, làm thay đổi vai trò của giáo viên (GV) và học sinh (HS). Khi được sứ dụng phù hợp, CNTl' trước hết lãm cho giao dục trờ nèn dễ tiếp cận hơn bởi nó cung cấp cho người học khả năng học tập mọi lúc, mọi nơi và hỗ trợ quá trình tự học suốt đời một cách bền vững. Đối với HS, CNTT góp phần tạo động cơ, hứng thú học tập. Việc sử dụng âm thanh, hình ảnh, video sinh động sẽ thu hút sự chú ý của HS, giúp cho quá trình học tập trờ nên hứng thú hơn. Đặc biệt, CNTT có thể tối ưu hoá quá trình học tập cùa mỗi cá nhân. Bằng khả năng chương trình hoá - phân hoá, CNTT cho phép người học tự học theo tốc độ của riêng mình. HS sẽ học tốt nhất khi được “làm” và “tương tác”. CNTT cho 9


người học nhiều cơ hội hơn để chia sẻ ý tường, làm việc theo nhóm. Theo đó, người học được tương tác, được thực hành và từ đó tự cải thiện kĩ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm. CNTT cũng cung cấp những phàn hồi kịp thời và cơ hội ôn tập, củng cố cho HS. CNTT có thề được sử dụng đê lượng hoá quá trình học tập thông qua cách tính phần trăm điểm, phần trăm tiến trình học hay những phản hồi tức thời về tính đúng, sai ở những bài tập ưắc nghiệm. Nghiên cứu cũng cho thấy, học tập vói CNTT, HS cảm thấy tự tin hơn trong một môi trường không có sự “phán xét”, có thể tự nhìn nhận về quá trình học tập của mình một cách độc lập với nhận xét cùa thầy, cô. Điều này rất có giá trị để rèn luyện cho người học kĩ năng tự phản hồi, suy ngẫm sâu về quá trình học tập của bản thân * và từ đó có thể xác định những điểm yếu mà cá nhân cần cải thiện. Đối với GV, CNTT góp phần nâng cao chất lượng bài dạy. Người GV với sự trợ giúp của CNTT và với chiến lược sư phạm phù họp sẽ có khả năng chuẩn bị và tổ chức thành công bài học theo hướng lấy HS làm trung tâm. Ngoài ra, CNTT còn giúp GV đẩy nhanh tiến độ xừ lí các nhiệm vụ có tính chất hành chính (chuẩn bị sổ sách, tính điểm, quàn lí hồ sơ HS, liên lạc phụ huynh...), điều đó giúp họ có nhiều thòi gian và năng lượng để tập trung vào việc tổ chức dạy học hơn. Việc tự bồi dưỡng và được bồi dưỡng chuyên môn của GV cũng sẽ được thực hiện hiệu quả hơn với sự trợ giúp cùa CNTT. Ví dụ, thông qua các cổng thông tin hay diễn đàn trực tuyến dành cho GV hay qua các khoá đào tạo, hồ trợ bang các kênh đa phương tiện, GV có thể tự học, tự bồi dưỡng một cách tự chủ, vừa đủ và kịp thời. CNTT còn cung cấp những công cụ quản lí giáo dục hữu hiệu. Bởi nó có the được sử dụng đc nông cao hiệu quà lập kê hoạch và thực hiện hoạt động giáo dục; hỗ ượ quá trình quản lí và đưa ra quyết định. Cụ thể: CNTT có khả năng phân tích, xử lí, thống kê dữ liệu ở mọi cấp, từ cấp trường đến cấp quốc gia; đưa tài nguyên thông tin tới các trường ở vùng sâu, vùng xa; hỗ trợ các nhà quản lí giáo dục trong việc giám sát hoạt động của nhà trường hay đề ra biện pháp để tận dụng các nguồn lực về con người và cơ sở vật chất; hỗ trợ quá trình giao tiếp, truyền thông giữa nhà trường, gia đình hay các cấp quản lí.

10


3.

Xu hưóng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Việc nghiên cứu các xu hướng sử dụng công nghệ trong giáo dục và đào tạo đã được bàn đến trong nhiều công trình với các phạm vi khác nhau. Dựa trên tiêu chí coi CNTT với giáo dục và đào tạo là hai thành to có quan hộ tác động qua lại lẫn nhau thì s. Retails, Tô Xuân Giáp đã xác định hai xu hướng chính sử dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo. Đó là, CNTT vừa là phương tiện dạy học mới với nhiều ưu điêm vừa là một ngành học với những đặc thù riêng (sơ đồ 2).

CNTT là một nội dung học CNTT trong giáo dục và đào tạo ;

CNTT là phương tiện dạy học

CNTT là một công cụ quàn lí CNTT là một công cụ để dạy

CNTT là môi trường dạy học

CNTT là một công cụ để học Sơ dò 2: CNTT trong giáo dục và dào tạo Những ứng dụng đa dạng của CNTT trong giáo dục cũng đã đưa đến sự đa dạng trong các thuật ngữ biểu đạt các xu hướng sử dụng công nghệ trong giáo dục. Ví dụ như: Học tập dựa vào công nghệ (Technology Based Learning - TBL); Dạy học với sự trợ giúp của máy vi tính (Computer-Assisted Instruction - CAI); Dạy học được quản lí trên máy vi tính (Computer Managed Instruction - CMI); Dạy học tương tác qua đa phương tiện (Interactive Multimedia Instruction - DMI); Hệ thống học tập tích hợp (Integrated Learning Systems - ILS); Đào tạo dựa ưên máy vi tính (Computer Based Training - CBT); Đào tạo dựa trên mạng (Web Based Training - WBT hoặc Internet-Based Training - IBT)... và học tập điện tử qua mạng (Electronic Learning, E-learning) trên web 1.0 đến web 2.0. Hiện nay, trên thế giới đã xuất hiện một xu hướng học tập mới nữa đó là học tập di động (Mobile Learning, M-leaming) dựa trên nền tảng

11


phát triển của công nghệ và thiết bị di động (mobile devices) và đang hướng tới hình thức học tập cá nhân hoá (personalized learning)... Nhưng cũng chính sự đa dạng này đã đưa đến những khó khăn trong việc xác định các đặc trưng của từng xu hướng. Có thể thấy sự phân biệt các hình thức, xu hướng ứng dụng nêu trên chi là tương đối, đôi khi có sự đan xen lẫn nhau giữa các hình thức. Theo T. Leinonen, lịch sử ứng dụng CNTT trong giáo dục đã và đang trài qua 5 giai đoạn - xu hướng (sơ đồ 3), đó là: 1. Cuối những năm 1970 đến đầu những năm 1980: Lập trình, luyện tập và thực hành; 2. Cuối những năm 1980 đến đầu những năm 1990: mô hình đào tạo với sự hỗ trợ cùa máy vi tính (Computer based Ưaining - CBT); 3. Đầu những năm 1990: mô hình đào tạo dựa trên mạng Internet (Internet-based training - IBT); 4. Cuối những năm 1990 đến đầu năm những năm 2000: mô hình E-leaming; 5. Từ cuối những năm 2000: Mô hình của mạng xã hội và nội (dung mờ, miễn phí. Mạng xã hội, nội dung mờ,.. E-learning Đào tạo d ự a trẽn m ạng Internet Đào tạo với s ự hố trợ củ a máy vi tinh Lập trinh, luyện tập và th ự c hành

1975

1980

1985

+

+

+

+

1990

1995

2000

2005

Sơ đồ 3: Lịch sử ứng dụng CNTT trong dạy và học (được tham khảo theo T. Leinonen)

12


Theo quan điêm tiếp cận phương pháp sư phạm trong ứng dụng CNTT trong dạy và học thì xu hướng ứng dụng CNTT - đặc biệt là E-learning dược chia ra 3 mô hình. Ket quả được trình bày trong bảng 1. Bủng 1: Ba mô hình tiếp cận sư phạm trong E-learning Mô hình hỗ trọ nội dung

Mô hình tuong tác

Tập trung vào nội dung học tập

Tập trung vào người học

Tập trung theo nhóm

Dựa trên mô hình truyền tài nội dung học tập

Dựa trên các hoạt động học tập và các nguồn tư liệu khác nhau

Dựa trên các hoạt động học tập hợp tác

Định hướng học tập cá nhân

Định hướng học tập theo cá nhân và nhóm nhỏ

Định hướng theo nhóm học tập hợp tác

Khóng có tương tác, hợp tác với người học khác

Tương tác với người học khác

M ô hình tích họp vào

học

Học tập hợp tác, đồng đẳng

Kết hợp giữa tiến trình lịch sừ với tiếp cận phương pháp sư phạm, các xu hướng ứng dụng CNTT trong dạy học lại có thể nhìn thấy theo các mức độ sau: từ mức độ CBT (Computer-based Training) với đặc điểm học trên máy vi tính, đơn hoặc mạng cục bộ —* WBT (Web-based Training)/IBT (Internet-based Training) với học qua mạng Internet/Intranet —* CSCL (Computer-Supported Collaborative Learning) với đặc trưng học trên môi trường Web 2.0 —*• TEL (Technology Enhanced Learning) với việc học tập được mở rộng bằng các công cụ công nghệ. Cũng theo hướng tiếp cận như vậy mà thuật ngữ E-leaming đã được “mờ rộng” hơn ở tiếp đầu ngữ “E” theo các nghĩa: Exciting (thú vị), Energetic (năng động), Engaging (lôi cuốn) và Extended (mở rộng). Điểm qua một số công trình như vậy để thấy sự đa dạng trong cách tièp cận và cách phân loại các xu hướng ứng dụng CNTT trong dạy - học.

13


Tuy nhiên, nếu nhìn CNTT là một hệ phương tiện dạy học đặt trong mối quan hệ tương tác với các yếu tố người dạy và người học thì hiện nay trên thế giới đang có 3 hướng sừ dụng phương tiện này: (1) CNTT là phương tiện của người GV. Trong đó, người GV sừ dụng CNTT phục vụ trực tiếp cho việc thiết kế và thể hiện bài giảng. Hình thức dạy học vẫn là dạy trực tiếp, mật giáp mặt. Tương tác giữa GV và HS là tương tác trục tiếp. Theo cách này, ờ Việt Nam đã quen gọi đó là các “bài giảng điện tử” (sau đây gọi là “bài giảng điện tử” hay bài dạy có sự hỗ trợ của CNTT). Đây cũng là xu hướng phổ biến ờ Việt Nam hiện nay; (2) CNTT là phương tiện dạy và học của cả thay và ưò. Trong đó, người GV sử dụng CNTT để thiết kế bài dạy và các tài liệu hỗ trợ học tập, ưong khi học sinh sử dụng CNTT là phương tiện để học và để báo cáo kết quả với GV. Hình thức dạy học vẫn là dạy trực tiếp, mặt giáp mặt. Tương tác giữa GV và HS là tương tác trực tiếp (sau đây gọi là bài dạy tích hợp CNTT); (3) CNTT dường như chi là phương tiện của trò, là “môi trường” học tập mới, môi trường học tập ảo. CNTT thay thế cho hình thức dạy học mặt giáp mặt và trở thành môi trường chứa đựng thông tin và tình huống nhận thức mà người học trờ thành chù thể hoạt động trong môi trường đó. Tương tác giữa GV và HS là tương tác gián tiếp. Xu hướng này chính là mô hình E-leaming. Một cách trực quan, có thể biểu diễn ba xu hướng ứng dụng CNTT trong dạy - học vừa được nêu trên Ưong sơ đồ 4.

Sơ đồ 4: Ba xu hưóng úng dụng CNTT trong dạy học 14


Dặc điềm của ba xu hướng này được so sánh cụ thể trong bảng 2. Hãng 2: So sánh đặc diêm của ba xu hướng úng dụng CNTT trong dạy - học Tiêu th í

Huóng 1

Hưóng 3

H ưóng 2

Sự tương tác trực tiếp với CNTT

GV

Cả GV và HS

Cá GV và HS

Tương tác giữa GV và HS

Trực tiếp

Trực tiếp

Gián tiếp

Tiếp cận su phạm

Sừ dụng các phương pháp dạy học (PPDH) truyền thống là chủ yếu

Sừ dụng các PPDH chuyên biệt (dựa trên dự án, giải quyết vấn đề)

Yêu cầu về kĩ năng công nghệ cùa GV

Các kĩ nãng CNTT cơ bàn, khai thác Internet, phần mềm biên tập, xây dựng các tư liệu đa phương tiện

Các kĩ năng CNTT ờ mức nâng cao: biết xử lí các tình huống công nghệ có thể xảy ra khi HS sừ dụng; biết quàn lí, chia sẻ dữ liệu qua mạng LAN

Có khả năng xây dựng các Courseware; xây dựng và quàn lí một hệ thống LMS; tổ chức và quản lí lớp học online

Ví dụ mô hình bùi dạy

Bài giảng điện tử

Sử dụng Blog, Wiki

E-leaming, M-leaming

Sừ

dụng

tiếp

cận thiết kế dạy học theo hướng đáp ứng từng cá nhân người học

Trong tài liệu này. khi nói về các xu hướng, mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học, ba xu hướng ứng dụng CNTT trong dạy học nêu trên sẽ được sừ dụng như cách phân loại chính để trình bày trong các phần tiếp theo. 4.

Kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giáo viên

Năm 2000, Hiệp hội Quốc tế về công nghệ trong giáo dục cùa Hoa Kỳ (Intemaltional Society for Technology in Education - ISTE) đã đưa ra các chuẩn kĩ năng công nghệ của GV nói chung. Hiện nay nhiêu quôc gia cũng đã tham kháo chuẩn này như Thái Lan, Malaysia,... Theo ISTE, có 6 chuẩn kĩ năng công nghệ của GV như sau:

15


1. GV thể hiện sự hiều biết về khái niệm và vận hành công nghệ. 2. GV lập kế hoạch và thiết kế môi trường học tập hiệu quà và trải nghiệm sự hỗ trợ cùa công nghệ (biết thiết kế các cơ hội học tập thích hợp, linh động mà có ứng dụng các PPDH với sự hỗ trợ cùa công nghệ đẻ hỗ trợ những nhu cầu đa dạng của người học; biết tìm và xác định các nguồn tài nguyên công nghệ và đánh giá về tính chính xác của các nguồn tài nguyên này; biết lập kế hoạch quản lí việc học tập cùa HS trong môi trường giàu công nghệ.. .)• 3. GV thực hiện các kế hoạch cùa chương trình bao gồm các cách tiếp cận và phương pháp đề ứng dụng công nghệ nhàm tối ưu hoá việc học tập của HS. 4. GV vận dụng công nghệ để thực hiện nhiều biện pháp, phương pháp kiêm tra đánh giá HS một cách hiệu quả. 5. GV sử dụng công nghệ để nâng cao nghiệp vụ và khả năng chuyên môn (GV sử dụng các nguồn tài nguyên công nghệ để giúp rèn luyện chuyên môn và năng lực học tập suốt đời; sử dụng công nghệ để trao đổi và hợp tác với đồng nghiệp, phụ huynh và cả cộng đồng để khuyến khích HS học tập...). 6. GV hiểu biết về các vấn đề xã hội, đạo đức, pháp luật và nhân văn liên quan đến việc sử dụng công nghệ trong dạy học và vận dụng chúng trong thực tiễn giảng dạy. Đe đánh giá về mức độ hiểu biết và sù dụng công nghệ của GV và HS, Tomei (2005) cũng đã nghiên cứu và đưa ra thang phân loại về lĩnh vực công nghệ (The Taxonomy for the Technology Domain) (bảng 3). Bảng 3: Thang phân loại về lĩnh vực công nghệ cùa Tomei Thang phân loại

Giải thích

Mức 1: Có kiến thức (Hiểu về công nghệ)

Mức độ hiểu biết tối thiểu cần phải có với GV và HS về công nghệ, máy vi tính, các phần mềm dạy học, bộ phần mem office, Internet và biết được giá trị của các công cụ này đối vói dạy học.

Mức 2: Hợp tác (Chia sè ý tường)

Có khả năng dùng công nghệ để cộng tác hiệu quà (sử dụng công nghệ để giao tiếp).

16


Thang phân loại

Giải thích

Múc 3: Đưa ra quyết định (Giải quyết vấn đề)

Có khả năng sử dụng công nghệ để phân tích, đánh giá và biện luận trong những tình huống mới (xử lí số liệu).

Múc 4: Hoà nhập (Học với công nghệ)

Xác định, lựa chọn và vận dụng công nghệ đang có để học trong một tình huống cụ thể.

Mức 5: Tích hợp (Dạy với công nghệ)

Tạo ra được tài liệu hoàn toàn mới dựa trên công nghệ, kết họp được nhiều công nghệ khác nhau để dạy.

Mức 6: Nghiên cứu về công nghệ

Khả năng đánh giá được những tác động nhiều mặt, những giá trị chung và những ảnh hưởng xã hội của việc sừ dụng công nghệ và những ảnh hường của nó tới dạy và học.

UNESCO (2003, 2005) đã đưa ra mô hình 4 giai đoạn (mức độ) phát triển trong việc ứng dụng CNTT của GV và nhà trường, gắn liền với sự phát triển của cơ sở hạ tầng và năng lực của GV. Bốn giai đoạn này được được Việt hoá là: “Biết” (Emerging); “Vận dụng” (Applying); "Tích hợp” (Infusing) và “Đổi mới” (Transforming). - Mức biết: GV bắt đầu nhận thức được vai trò của CNTT. GV được đào tạo về các kĩ năng sử đụng CNTT cơ bản. Bài dạy chủ yếu vẫn theo mô hình “truyền thống”, GV là trung tâm. - Mức vận dụng: GV biết cách sử dụng CNTT. GV bắt đầu thay đồi PPDH. GV có sự tự tin nhất định trong việc sử dụng các phần mềm chung và các phần mềm chuyên ngành trong dạy học. v ề PPDH, mới dừng ở mức biết sừ dụng CNTT để nâng cao chất lượng bài dạy “truyền thống”. Bài học được tố chức ờ dạng học đom môn. - Mức tích hợp: GV biết cách sử dụng và biết khi nào cần sử dụng CNTT. GV tích hợp hoàn toàn CNTT vào tất cả các mặt của quá trình dạy học. Họ không chi sử dụng CNTT để giúp việc học tập của HS thành công mà cả việc tự học của GV cũng hiệu quả. Ở mức độ này, các GV có nhu cầu tự nhiên hợp tác với nhau để xây dựng bài dạy và chia sẻ kinh nghiệm, v ề PPDH, GV trờ thành người hướng dẫn học tập (facilitator). Bài học thường ở dạng tích hợp, liên môn.

17


— Mức đôi mới: GV trở thành “chuyên gia” về ứng dụng CNTT. Cả trường học và GV thay đổi tư duy về tổ chức công việc. CNTT trở thành một thành phần cơ hữu của mọi hoạt động hàng ngày của cả đơn vị giáo dục. Cách tiếp cận thay đổi từ GV là trung tâm sang HS là trung tâm, bài học găn liền với việc giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tế cuộc sống. Lúc này GV có khả năng tạo môi trường học tập sáng tạo. Sự tương ứng giữa các giai đoạn phát triển ứng dụng CNTT với các giai đoạn sử dụng CNTT và PPDH có thể được thể hiện như sơ đồ 5. Các giai đoạn sứ dụng CNTT

Phương pháp dạy học ít !

Chuyên gia về sử dụng CNTT

, Đôi mói £ * ìỊ i‘ s Iịỉ?

*r^'

Tạo môi trường học tập đổi mới

W)!- í i

Biết cách sử dụng và biết khi nào cần sử dụng CNTT

Tích hợp

Biết cách sử dụng CNTT

Vận dụng

Nhận biết về CNTT

Biết

Hướng dẫn học tập Nâng cao chất lượng bài dạy • truyền thống Hỗ trợ công việc của GV

Sơ đồ 5: S ự tương ứng giữa các giai đoạn phát triển ứng dụng CNTT với tnrìh độ CNTT và PPDH của GV Từ những phân tích trên về các mức độ phát triển và chuẩn kĩ năng công nghệ của người GV, có thể thấy rất rõ k ĩ năng s ử dụng C N TT của G V /ro n g dạy học í/lự c ch ấ t bao hàm cả các Ẵ cĩnăng sử d ụ n g công nghệ và PPDH. Giữa kĩ năng sử dụng công nghệ và PPDH có mối quan hệ tuyến tính, trình độ công nghệ tốt kết hợp với PPDH hiệu quả sẽ đưa việc ứng dụng CNTT của GV ưong dạy học đạt ở trình độ cao. Kết luận này được mô hình hoá ờ sơ đồ 6.

18


Các kĩ năng về mặt phương pháp sư phạm

Sơ đồ 6: Mô hình khái quát về k ĩ năng sử dụng CNTT trong dạy học cùa GV Đối với người GV Sinh học, phân tích từ đặc thù kiến thức bộ môn có thể thấy những kĩ năng cơ bàn về mặt công nghệ và PPDH tương đối đặc trưng. Đặc điểm này được trình bày trong bàng 4. Bàng 4: Mối quan hệ giữa một số đặc điểm kiến thức chuyên ngành và yêu cầu đối cơ bản với GV Sinh học về mặt công nghệ và PPDH Đặc điểm kien thức Sinh học

Yêu cầu chung vói giáo viên Sinh học

Kĩ năng công nghệ thông tin CO' bản

Yêu cầu cơ bản về mặt phưong pháp dạy học

Tốc độ gia tãng - Khả năng tự học. - Kĩ năng khai khối lượng thác mạng - Khả năng tìm kiến thức nhanh. kiếm, cập nhật Internet. thông tin.

- Có kĩ năng lựa chọn được tài nguyên dạy học phù họp.

Nhiều kiến thức trừu tượng (kích thưóc đối tượng quá nhò hoặc quá lớn, cơ chế sinh học diễn ra phức tạp ờ cả mức vi mô và vĩ mô).

- Có kĩ năng lựa chọn bài dạy, đơn vị kiến thức phù hợp. - Có kĩ năng lựa chọn, sử dụng PPDH phu hợp; - Có kĩ năng tổ chức kiểm tra đánh giá với sự hỗ trợ của CNTT;

- Khà nũng l ự a chọn bài dạy phù hợp để ứng dụng CNTT.

- Kĩ nũng xử lí hình ảnh số (tĩnh và động).

- Kĩ năng xây - Khả năng minh dựng các hoạt hoạ, trực quan hoá, hình, mô phỏng mô hình hoá. (sử dụng phần - Khả năng tổ chức mềm trình diễn đa phương tiện). bài dạy hiệu quả.

19


Đặc điểm kiến thức Sinh học

Yêu cầu chung vói giáo viên Sinh học

Kĩ năng công nghệ thông tin cơ bản

Nhiều thí nghiệm khó thực hiện trong điều kiện nhà trường phổ thông.

Yêu cầu cơ bản về mặt phưong pháp dạy học - Có kĩ nàng lựa chọn/xây dựng hình thức thể hiện bài dạy với sự hỗ ượ của CNTT một cách khoa học. - Có kĩ năng lập kịch bản mô phòng các kiến thức sinh học bàng CNTT.

c ầ n lưu ý rằng, những kĩ năng được nêu trong bảng 4 là những kĩ năng cơ bản mà người GV Sinh học cần có, được xác định trong hệ toạ độ giữa mối quan hệ của kiến thức bộ môn vói kĩ năng CNTT và kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm. Những kĩ năng này giúp người GV có thể tổ chức được bài dạy Sinh học có sự hỗ trợ của CNTT. 5.

Nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Trước hết, khi coi CNTT là một hệ phương tiện dạy học thì việc sử dụng CNTT trong dạy học cũng cần tuân theo các nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học nói chung. Đó là các nguyên tắc: - Đảm hào sử dụng phưomg tiện Đúng lúc, Đúng rhn và F>ù liều lượng (Nguyên tắc 3Đ). - Đảm bảo sử dụng phương tiện Tiết kiệm, An toàn, Hiệu quà. - Đảm bảo sử dụng phương tiện để Tích cực hoá người học. Bên cạnh đó, nhìn chung việc ứng dụng CNTT ưong dạy học cũng cần đàm bảo các nguyên tắc như: - Sử dụng CNTT cần ưánh lệ thuộc, lạm dụng. - Cần tối ưu hoá tính năng của CNTT theo hướng phát huy tính tích cực của người học. 20


Ngoài ra, khi sử dụng CNTT theo ba xu hướng nêu trên thì cần lưu ý thêm những nguyên tắc được trình bày trong báng 5. Bàng 5: Nguyên tác ứng dụng CNTT trong dạy học theo ba xu hưỏTig sử dụng CNTT Tiêu chí

Hưóng 1

H ưóug 2

H ưóng 3

Việc ứng dụng hiệu quà hơn với các kiến thức có đặc điểm: trùn tượng, quá nhỏ, quá lớn, nguy hiểm, đắt tiền, diễn biến quá nhanh hay ngược lại là trường diễn.

Việc ứng dụng hiệu quả hơn khi kiến thức có tính ứng dụng (người học có thể tự học); có nhiều nguồn tài liệu tham khảo trực tuyến (online).

Việc ứng dụng hiệu quá hơn với kiến thức mà người học có thể tự học, không yêu cầu tương tác hay thực hành trực tiếp; có nhiều nguồn tài liệu tham khảo online.

Dù mô hình bài học là truyền thống, về phưcmg GV vẫn cần sừ dụng các phương pháp, k ĩ tliuật pháp, kĩ thuật dạy dạy học học theo hướng phát huy tính tích cực của người học.

Phù hợp với việc sử dụng với PPDH dựa trên hoạt động nhóm (dạy dựa trên dự án, dạy học giải quyết vấn đề...).

Cần sử dụng PPDH tạo tình huống với những yêu cầu sư phạm rõ ràng; Tài nguyên hỗ trợ rõ ràng, an toàn.

Khi sừ dụng hình ảnh đề minh hoạ các kiến thức trừu tuợng thì cần ưu tiên sử dụng hình Một số lưu ảnh động. ý khác

Các tài nguyên hỗ trợ Việc tổ chức kiểm người học phải rõ tra. đánh giá ràng, an toàn. người học được Việc tổ chức kiểm tra thiết kế sao cho đánh giá cần dựa ưên tránh hiện tượng hoạt động (Performance sao chép trực tiếp. Assessment). Việc quản lí lớp Việc tổ chức, hỗ trợ học, khoá học cần hoạt động của người có biện pháp và kĩ học cần khách quan, thuật phù hợp, thường xuyên. kịp thời.

về đặc điêrn kiến thức

21


Như đã trình bày ở phần trên, việc ứng dụng CNTT trong dạy học C Việt Nam chủ yếu theo hướng (1), sử dụng “bài giảng điện tử”. Dạy học Sinh học cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Do đó, khi xâ) dựng và sử dụng bài dạy Sinh học ở dạng này, GV cần lưu ý những nguyên tẳc sau: - Sinh học là khoa học thực nghiệm. Do đó, GV phải luôn nghĩ đến việc sử dụng mẫu vậưđối tượng/thí nghiệm thật trước khi nghĩ đến sử dụng các mô phỏng, minh hoạ bằng máy vi tính. Chi mô phỏng các đối tượng kiến thức có các tính chất như: trừu tượng, kích thưóc quá nhó không quan sát được bang mat thường (như Sinh học phân tử, Sinh học tế bào) hoặc quá lớn không thể đưa vào lớp học, diễn biến quá nhanh hoặc quá chậm (như Diễn thế sinh thái hay quá trình sinh trưởng, phát triển, cảm ứng của thực vật); thí nghiệm nguy hiểm, hoá chất thí nghiệm độc hại hay quá đắt tiền (như quá trình nhuộm ADN sau điện di). - CNTT chi là phương tiện dạy học. Bàn thân phương tiện không mang lại giá trị dạy học mà biện pháp sứ dụng nó mới là quyết định. Do đó, khi có sự hỗ trợ của CNTT, người GV cần biết biết tận dụng ưu điếm của CNTT để tích cực hoá hoạt động của người học chứ không nên dừng lại ở mức độ trình diễn, minh hoạ. - Bản chất các quá trình Sinh học là phức tạp, cho nên dù minh hoạ, mô phỏng ờ mức độ nào thì cũng chì là biểu diễn những nét chính.Do đó, khi mô phỏng kiến thức, người GV Sinh học cần biết minh hoạ các đối tượng dựa trên những đặc điểm chính, mối quan hệ chủ yếu để từ đó giúp người học nghiên cứu đối tượng được dễ dàng hơn. - Kĩ năng sử dụng CNTT của GV là tổ hợp giữa kĩ năng công nghệ và kĩ năng sư phạm. Vì vậy, để ứng dụng CNTT vào dạy học bộ môn thành công, người GV Sinh học cần có khả năng lựa chọn bài dạy, đơn vị kiến thức phù hợp; lựa chọn tài nguyên hỗ trợ dạy học phù hợp; và sử dụng PPDH phù hợp. Bên cạnh đó, người GV cần có các kĩ năng công nghệ tương ứng như khả năng khai thác tài nguyên trên mạng Internet, xây dựng và biên tập tài nguyên kĩ thuật số phù hợp vói ý đồ su phạm... Việc sử dụng CNTT cũng giống như các phương tiện dạy học khác, nếu không sử dụng phù hợp thì bài dạy sẽ có hiệu quả thấp, làm giảm tư duy trừu tượng của người học cũng như không phát huy đa giác (ju;in của người học. 22


Bài tập chương 1 Câu 1: “Nếu biện pháp sử dụng của GV không tốt thì về mặt bản chất, bài dạy trình bày bang PowerPoint cũng không khác gì việc sử dụng bàng viết thông thường”. Theo anh/chị, nhận định này là đúng hay sai và vì sao? Câu 2: Bối cảnh mà người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, mọi thời liiém với sự hỗ trợ của các thế hệ điện thoại di động thông minh phản ánh xu hướng ứng dụng CNTT nào trong ba xu hướng đã được trình bày? Anh/chị hãy chứng minh nhận định sau đây là đúng: Phương tiện dạy học còn tiếp tục thay đổi nhưng vai trò của người giáo viên thì không thay đổi. Câu 3: Tại sao có thể nói: “Chất lượng dạy học không phụ thuộc vào khả năng trình diễn hào nhoáng của CNTT mà phụ thuộc vào biện pháp sử dụng CNTT của giáo viên”? Câu 4: Khi dạy kiến thức về cơ quan sinh sàn của thực vật hạt kín, một GV đã chiếu hình ảnh về cấu tạo hoa lưỡng tính lên màn hình và tổ chức vấn đáp tìm tòi. Anh/chị có nhận xét gì về cách tổ chức hoạt dộng dạy học của GV này? Câu 5: Ncu một nội dung học tập mà có các phương tiện dạy học phù hợp ờ các dạng như: mô hình; phim; vật thật; sách viết, thì theo anh/chị thứ tự ưu tiên sử dụng các phương tiện này ưong quá trình dạy học nên như thế nào? Vì sao?

Tài liệu tham khảo chương 1 1.

Antonio Cartelli, Marco Palma, Maria Ranieri (2009), Encyclopedia o f Information Communication Technology, Information Science Reference (an imprint of IGI Global), New York.

2.

Chính phủ (1993), Nghị quyết sổ 49/CP (04/8/1993) về phát triển CNTT ờ nước ta trong những năm 90.

3.

Tô Xuân Giáp (1997), Phương tiện dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 23


4.

Guha. S. (2003), Are we all technically prepared? Teachers’ perspective on the causes o f comfort or discomfort in using computers at elementary grade teaching, Information Technology in Childhood Education Annual, tr. 317 - 349.

5.

Guillermo E. Pedroni (1996), The Importance o f The World Wide Web in Education K -1 2 , Submitted as final requirement for the MSE at Southern Illinois University at Edwardsville.

6.

Intel, Website chương trình giáo dục của Intel tại Việt Nam, www.intel.com/education/vn/

7.

ISTE (2000), National Educational Technology Standards (NETS) and Performance Indicators fo r Teachers, International Society for Technology in Education, www.iste.org, USA.

8.

John J. Hirschbuhl (1996), Computers in Education (eighth edition), Dushkin/McGraw - Hill, USA.

9.

Robert B. Kozma (2003), Technology, Innovation, and Educational change: A global perspective, International Society for Technology in Education, USA.

10. Engin Kursun, Sysegul Bakar, Melih Derya Gurer (2006), Modeling technology use in teacher training programs: a case o f a faculty o f education, The 2nd International Open and Distance Learning (IODL) Conference, Ataturk University, Turkey. 11. Nguyễn Quang Lạc, Lê Công Triêm (1992), M ột số điểm về cơ sở lí luận dạy học cùa việc sử dụng máy tính điện tử, Nghiên cứu Giáo dục, (1), Tr. 2 4 - 2 6 . 12. Teemu Leinonen (2005), History o flC T in education - and where we are heading? http://flosse.blogging.fi/2005/06/23/critical-history-ofict-in-education-and-where-we-are-heading/ 13. Microsoft, website chương trình Partners in Learning (PiL) tại Việt Nam: www.mspil.net.vn. 14. Oxford Advance Dictionary (2000), Oxford University Press. 15. Pelgrum, w . J. (2001), Obstacles to the integration o f ICT in education: Results from a world wide educational assessment, Computers & Education, (37), tr. 163 - 178. 16. Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2006), Luật Công nghệ thông tin, số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006, Hà Nội. 24


17. S. Retails, Trends in using new technologies in school education, University of Cyprus, www.softlab.ntua.gr/~retal/papers/BOOKS/ book_schools/ICT-schools.pdf 18. Vicki Sharp (1999), Computer Education fo r Teachers (Third Edition), McGraw - Hill College, USA. 19. Tomei, L.A. (2005), The taxonomy fo r the technology domain, Information Science Publishing, USA. 20. Snoeyink. R. & Ertmer. p. (2001), Thrust into technology: how veteran teachers respond, Journal of Educational Technology Systems, 30 (1), tr. 85 - 111. 21. Đồng Thị Bích Thủy (2011), Đào tạo từ xa qua mạng: Những đặc trung trong thời đại công nghệ ngày nay, Tạp chí Khoa học Giáo dục Kĩ thuật, TP. Hồ Chí Minh. 22. Tomei, L.A. (2005), The taxonomy fo r the technology domain, Information Science Publishing, USA. 23. The American Heritage® Dictionary o f the English Language, Fourth Edition Copyright © 2007, 2000 by Houghton Mifflin Company. Updated in 2007. Published by Houghton Mifflin Company 24. UNESCO (2003), Final Report the Workshop on the Development o f Guideline on Teacher Training in ICT Integration and Standards fo r Competency in ICT, UNESCO Bangkok, Thailand. 25. UNESCO (2004), Integrating ICTs into Education: Lessons Learned, UNESCO Bangkok, Thailand. 26. UNESCO (2005), Regional Guidelines on Teacher Development fo r Pedagogy - Technology Integration (Working Draft), UNESCO Bangkok, Thailand. 27. UNESCO (2007), ICT in Education in the Asia-Pacific Region: Progress and Plans, UNESCO Bangkok, Thailand. 28. Vanfossen p. (1999), Teachers would have to be crazy not to use the Internet!: secondary social studies teachers in Indiana, the Annual Meeting of the National Council for the Social Studies, Orlando. 29. Gerry White (2005), Beyond the horseless carriage: Harnessing the potential o flC T in education and training, Education.au limited. 25


CHƯƠNG 2

KHAI THÁC THÔNG TIN TRÊN MẠNG INTERNET PHỤC VỤ DẠY VÀ HỌC SINH HỌC 1.

So' lưọc về Internet

Internet là một mạng kết nối của hàng triệu máy tính trên toàn cầu, là mạng của mạng. Sự kết nối này có thể bằng trạng thái có dây hoặc không dây. Các máy tính trong mạng này truyền thông với nhau theo một ngôn ngữ (giao thức) chung gọi là TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol), không có máy tính nào, không có người nào làm chủ và điều khiển tất cả và hầu như có rất ít quy định về việc sử dụng nó. Chính vì nó là sự kết nối của hàng triệu máy tính trên toàn thế giới nên nó là một mạng thông tin khổng lồ. Có nhiều dịch vụ khác nhau trên Internet, nhưng các dịch vụ phổ biến nhất là: WWW (Word Wide Web): Cung cap thông tin dạng siêu văn bán (Hypertext), kết hợp văn bản với hình ảnh, âm thanh và được liên kết với nhau giúp truy xuất thông tin nhanh. E-mail (Electronic Mail): Gửi, nhận thu ở trạng thái điện tử ưên Internet. Usenet NewsGroup (Các nhóm thông tin): Khi gửi thông tin tới dịch vụ này thì mọi người ưên Internet có thể đọc được nó và trà lời cho người gửi. Chatting & Conferencing: Cho phép người sử dụng tham gia thào luận với nhau trên Internet. FTP (File Transfer Protocol): Được dùng để tải các file lên máy chủ hay tải các file từ máy chu xuống. Gopher: Truy cập các tệp tin trên Internet bàng hệ thống thực đơn đơn giàn. Với công nghệ ngày càng phát triển thì nhiều dịch vụ mới cũng xuất hiện trên Internet như điện thoại trực tuyến, hội nghị trực tuyến, truyền hình trực tuyến... Với nhiều loại hình dịch vụ như vậy nhưng có thể thấy Internet có tính năng rất cơ bản là xuất bản và trao đổi thông tin hiệu quả (nhanh, cập nhật và lượng người tham gia có thể đến hàng triệu lượt người). 26


Với ưu thế trên mà hiện nay Internet không thẻ thiếu được trong các hoạt động nghiên cứu khoa học và trong dạy học. 2.

Khai thác thông tin trên Internet phục vụ dạy và học Sinh học

Để có thể tiếp cận với Internet, trước tiên chúng ta cần một chương trình máy tính gọi là trình duyệt web (Web Browser). Hiện nay có một số trình duyệt web phổ biến như Internet Explorer, Mozilla Firefox hay Chrome (Hình 1).

Trình duyệt Mozilla Firefox

T a b mơi X ứ n g dung

a D ế ta i

ị Thanh đia chì

1 V áo đ á y tré n th a n h đ á u tran g

V ù n g tùy b iên cá c thuộc tính

_____cuatrinh_duvet__^_ Trình duyệt Google Chrome Hình 1: Hình ảnh trang khỏi động một số trình duyệt web (Hình thật có thể khác qua từng phiên bản hoặc do thiết lập mặc định khác nhau) 27


Đe đến một website nào đó trên Internet chúng ta cần gõ địa chi của nó vào thanh địa chi (Address), rồi nhấn phím Enter. Các địa chì trên Internet còn được gọi là URL (Uniform Resource Locators). Địa chi đầy đủ của một website trên Internet có thể có dạng như sau: http://www.moet.gov.vn (địa chỉ cùa website Bộ Giáo dục và Đào tạo). Có thể phân tích địa chi này như sau: “http” là HypetText Transport Protocol là giao thức của trang web; “www” là dạng dịch vụ world wide web; phần còn lại của địa chi được gọi là tên miền (domain name) - tên miền nói lên đó là dạng web gì, ví dụ trong trường hợp này là “.gov” tức là thuộc nhà nước (Government). Với trình Internet Explorer, người dùng không cần gõ “http” trong địa chỉ, trừ địa chì của site dùng giao thức khác (như FTP). Phần lớn người sử dụng chi cần gõ địa chi bằng chữ thường, ngoại trừ một số địa chi có phân biệt chữ hoa chữ thường. Một lưu ý nữa là mặc dù có rất nhiều website trên Internet nhưng chúng phân biệt rất chặt chẽ nhờ dòng địa chi, vì vậy bẳt buộc phải gõ chính xác dòng địa chỉ đến từng chữ cái nếu không chúng ta sê không đến được vị trí như mong muốn hoặc không thể tìm thấy vị trí đó. Internet là một biển thông tin, nhưng cũng chính vì lẽ đó mà việc tìm ra một thông tin cần thiết không phải dễ dàng và đôi khi nó giống như việc “mò kim đáy bể”. Để tìm đến nguồn thông tin cần thiết trên Internet thì sẽ có hai cách cơ bản sau: Cách 1: Tìm kiếm tĩnh (Tìm kiếm theo thư mục). Tức là cách tìm kiểm sử dụng những cuốn ưang vàng Internet hoặc sổ địa chi Internet ngoại tuyến hoặc trực tuyến, ủ đãy các nguồn thống tin được nhóm lại theo nhiều tiêu chí khác nhau và kèm theo đó là địa chi các website liên quan đến nhóm thông tin đó. Việc dò tìm thông tin giống như sử dụng Niên giám điện thoại, tức là cần định vị thông tin ở trong sách trước, sau đó mới sử dụng đến máy vi tính, trình duyệt để đến nguồn thông tin. Cách này có ưu điểm là có thể nhanh chóng đến với nguồn thông tin cần tìm nếu như nó được cung cấp đầy đủ ở trong sách. Nhưng cũng có nhược điểm là có thể dòng địa chi website trong sách đó đã “lỗi thời”, vì một lí do nào đó mà website đã thay đổi địa chi hoặc không tồn tại nừa. 28


Để giảm bớt những rủi ro trên, người ta sử dụng cách tìm kiếm thứ hai, tìrr. kiếm động. Cách 2: Tìm kiếm động (Tìm kiếm theo từ khoá). Đây là cách tìm kiếm trực tuyến sử dụng những địa chi website giúp tồ chức quá trình tìm kiếm bang các từ khoá, gọi là các công cụ tìm kiếm (Search Engine). Phần sau dây tập trung trình bày cách tìm kiếm động, sử dụng một số công cụ tìrr kiếm phổ biến. 2.1 S ử dụng công cụ tìm kiếm Một số công cụ tìm kiếm thông dụng là: www.google.com.vn (Google); https://www.bing.com (Microsoft Bing hoặc gọi tắt là Bing); wvw.search.yahoo.com (Yahoo); www.lycos.com (Lycos)... Mỗi một công cụ tìm kiếm có cách tổ chức tìm kiếm khác nhau, giao diện người dùng khác nhau và đôi khi kết quà các loại thông tin tìm kiếm được cũng khíc nhau. Để giao tiếp với công cụ tìm kiếm, người sử dụng phải nhập các từ khoá (từ chù chốt liên quan đến chủ đề cần tìm kiếm) vào ô tìm kiếm. Từ khoá có thể là tiếng Việt và các ngoại ngữ khác, chủ yếu là tiếng Anh. Tuy nhiên, vì cơ sờ dữ liệu bằng tiếng Việt trên mạng còn chưa nhiều, tốt nhất nên sử dụng các từ khoá bàng tiếng Anh trên mọi loại công cụ tìir. kiếm. Sau đây giới thiệu cách sử dụng hai công cụ tìm kiếm phổ biến đó là: Google (địa chi: www.google.com.vn) và Bing (địa chi: https://www. bing.com). 2.1.1. Tìm kiếm cơ bủn S ử dụng Google, bật trình duyệt, gõ dòng địa chỉ cùa Google vào thanh địa chì và nhẩn phím Enter. Trong tài liệu này, trình duyệt Mozilla Firefox được sừ dụng để m hh hoạ. Với trình duyệt này, công cụ tìm kiếm Google đã được tích họọ vào ưang khởi động (hình 2).

29


4* fầ

//*«<*•.googl».lon

p>VWfrrMXl/TW>WV>o«ĩaO~ftvtl-OCAuqqMoAg

• e

m m m ■ữ o * # * 1

|1

Q. s»«ch

QHInh s - )■ + Tính năng tìm băng hình ảnh ♦Ban

Gmail

in h

.

0

0 0

-

í

s Jlviệt e Nam

I 1 I ĩ

Coogla.com vn hiện

Quing cáo

Doanh nghi4p

Giới thi4u

đl

có bing ctc ngôn ngữ

kiếm

EnglishFr»n;«i*

B io mjt

Điỉu khoin

Cẳi

đ*t

Hình 2: Công cụ tìm kiếm Google trên trình duyệt Mozilla Firefox Trong cửa sổ công cụ tìm kiếm, phần ô tìm kiếm nàm ở chính giữa màn hình. Với ô tìm kiếm này, có thề tìm thông tin ở rất nhiều định dạng như dạng web (dạng kênh chữ), dạng hình ảnh và dạng video. Phần tính năng tìm kiếm bằng hình ánh sẽ cho phép người dùng chi tìm thông tin ở dạng hình ảnh. Để khai thác thông tin phục vụ các bài dạy Sinh học, GV nên sừ dụng thuộc tính tìm hình ảnh, vì sử dụng các thuộc tính khác đòi hỏi phải có trình độ tiếng Anh nhất định mới có thể khai thác thông tin hiệu quả. Sau khi nhập từ khoá vào ô tìm kiếm, Google sẽ trả kết quả ở màn hình thứ hai. Ớ màn hình này, kết quả tìm kiếm hiển thị mặc định ở dạng web. Người dùng cũng có thể lựa chọn kết quả tìm kiếm ờ các định dạng khác nhau như hình ảnh, video, tin tức hay sách hoặc phần mềm ứng dụng (hình 3).

30


A D M - W ik ip e d ia l u n g V I ,t ----------------------------- r -------------------------- r - ^ vt w tM pl'd.1 úrỘAMkl/ADN » ^ :t !•«(•» frbCr Nu:l*iũ mill ti t AGN It ,40 1-i-nq P h .p hjy (IN-\ !hoo !'* ig Anil) Id Irtôt phán !> a;id nucltic mar,I] Ihĩng ĩtn di tryyin !YiJ h03 cho hiiit Jijfig Ễ>r:h S o lư o c v êA D N ự n g dung kho* hoc AON Irong . Tổng quan vé cáu Ink p hỉn lữ D N A - W ik ip e d ia , th e f r e e e n c y c l o p e d i a e n wi-opvaia orụAnniDNA • Dicn tran g naỹ DNA It w d isu n td lei biologic«! niioiruTtior storage Hie DNA I'jckbonc IS N>3i$ta>i! cleavage, ana both strands of th í double-Mrsnleđ itrvClui* store ti'i Nudaic acid • Introduction lo gsneiics Suamrw Doubl# Hghi D N A B r a n d in g - C ò n g ty t ư v á n v a th lôt k è t h ư ơ n g h iệ u w w w dna com v a ' • OHA Brimiing li côn ạ ly «ẩY ijtffHj thiron? Niu uv Un 1» Vtti Nirn Câ<: dich VJ cuf 0 Ịjém ■ t *tt>9 tl n lược thương hiệu. Li n h lhi/Ofnj liiệu.

Whal is DNA? - Genetics Hom* Reíeience ịl>ir nim r»n £0V • HWa1Dook» C6H.« ano ONA » Dich trang này ('NA 01 dooxỵribonuikx actii, 1$ f.đ lierodiUry m sieiij in l.umai.j jn a ilm cĩt all ctn orpanísms t*tty c»lf in a p * fstn 'i boc) has !h« u m * ['NA

ADN Axit Deo«ynbo Nuclcic li mội phin ỉữ acid nucleic mang thõng tin 3i truyền m i hóa cho hoai đông tinh t(l/ửng v i phải Inổn của c ic vồl chài hữu Cữ bao gồm c ỉ m ỉt số VWU* Wikipsdi*

Các định dạng thông tin của kết quá tìm kiếm

D N A D ig ita l I F a c e b o o k riHQi 'M vỊỊ fgccbooK co m /d n a digital - _____________________________________

Hình 3: Kết quà tìm kiếm thông tin bằng Google lỉài tập 1: Tìm kiếm thông tin về ADN, sử dụng từ khoá tiếng Anh là “DNA”. Tìm kiếm lần 1: - Nhập từ khoá tiếng Anh vào ô tìm kiếm và nhấn phím Enter hoặc nhấp chuột vào biểu tượng kính lúp. - Quan sát kết quả. Tìm kiếm lần 2: - Chọn định dạng kết quả tìm kiếm ở dạng hình ảnh, nhấp chuột vào tính năng “Hình ảnh”. - Quan sát kết quà. Hãy so sánh kết quả của hai cách tìm kiếm trên về mức độ trực quan cùa thông tin. S ử dụng Bing: bật trình duyệt, gõ dòng địa chi của Bing vào thanh địa chỉ và nhấn phím Enter (hình 4). Đối với trình duyệt Internet Explorer, về mặc định, khi khởi động thì đồng thời cũng gọi công cụ


Bing xuất hiện (Ví dụ với các dòng máy vi tính xách tay lai máy tính bảng như Surface).

Hình 4: Công cụ tìm kiếm Bing trên trình duyệt Mozilla Firefox Việc tìm kiếm thông tin bàng Bing về cơ bản giống như bàng Google. Bài tập 2: Tìm kiếm thông tin về ADN, sử dụng từ khoá tiếng Anh là “DNA” bằng công cụ tìm kiếm Bing. Tìm kiếm lần 1: - Nhập từ khoá tiếng Anh vào ô tìm kiếm và nhấn phím Enter hoặc nhấp chuột vào biểu tượng kính lúp. - Quan sát kết quà. Tìm kiếm lần 2: - Chọn định dạng kết quả tìm kiếm ở dạng hình ảnh, nhấp chuột vào thuộc tính “Images” (Hình ảnh). - Quan sát kết quá. Hãy nhận xét về kết quả tìm kiếm giữa công cụ Bing và công cụ Google. Như vậy, có thể tổng kết các bước tìm kiếm cơ bản như sau: Bước 1: Dựa trên nội dung cần tìm để xác định từ khoá/cụm từ khoá. Bước 2: Sừ dụng các công cụ tìm kiếm ứng với từ khoá đã được xác định.

32


2.7.2. Tint kiêm nâng cao Việc tìm kiếm cơ bản như trên xem ra có vè đơn giản. Nhưng thực chất kết quả của việc tìm kiếm phụ thuộc rất nhiều vào từ khoá, cụ thể là “tính chất” của từ khoá. Neu từ khoá liên quan đến chuyên môn hẹp thì kết quả tìm kiếm sẽ dễ dàng đạt được, nhưng nếu từ khoá liên quan đên nhiều chuyên ngành (từ khoá đa nghĩa) hay là một khái niệm rộng thì việc tìm ra thông tin cần thiết lại không hề đơn giản. Ví dụ: từ khoá chuyên ngành hẹp nhu ADN, ARN hay SUCCESSION (diễn thế sinh thái) thi kết quà sẽ rất rõ; nhưng những từ khoá như “giáo dục” (Education), “công nghệ” (Technology) thì kết quà tìm kiếm sẽ rất nhiều và đồng nghĩa với nhiều thông tin “nhiễu”. Để có thể nhanh chóng tìm ra thông tin cần thiết trong trường hợp này, chúng ta phải sử dụng các biện pháp tìm kiếm hiệu quà hơn. Một trong những biện pháp đó là sừ dụng logic Boolean hoặc giả Boolean (Pseudo-Boolean Logic). Cách sử dụng logic Boolean được trình bày trong bảng 6. Bảng 6: Logic Boolean và giả Boolean Logic Boolean (luôn viết hoa) và giả Boolean

ANH hoặc dấu cộng

Kết quả

Ví dụ câu lệnh tìm kiếm

Chi thể hiện phần giao của hai Biology AND tập hợp cần tìm kiếm. Hay Environment cách khác là kết quả liệt kê các Hoặc trang với sự hiệu diện cùa cà Biology + Environment hai yếu tố trong câu lệnh tìm Ket quả trà ra sẽ là thông kiếm. tin liên quan đồng thời đến cà sinh học và môi A AND B trường

0 0

NOT hoặc dấu trừ

Ket quả sẽ loại bò những yếu tố đứng ngay sau chữ NOT.

Virut NO T Computer Hoặc Virut - Computer 33


Logic Boolean (luôn viết hoa) và giả Boolean

Ví dụ câu lệnh tìm kiếm

K ết quả

anotb

(Lưu ý: là dâu trừ phải đi liền với từ khoá muốn loại trừ)

Lưu ý: NOT không có giá trị Kết quả trả ra sẽ là thông với Google. Thay vào đó Ún liên quan đến virut chúng ta phải sử dụng câu nhưng không liên qui' lệnh giả Boolean là dấu trừ. virut máy tính.

OR

Kết quả sẽ thể hiện một trong các yếu tố liên quan đến cụm từ khoá. aorb

Buffalo OR Herbivore Ket quả trà ra sẽ là những thông tin liên quan đến con ưâu và động vật ăn cỏ hoặc cả hai.

Ngoài logic Boolean như trình bày ờ trên, có thể sử dụng một số kĩ thuật khác ưong quá trình tìm kiếm ưên Google và Bing. Cụ thể: - Sử dụng dấu ngoặc kép để giúp tìm chính xác từ, cụm từ nằm trong ngoặc kép. Ví dụ như cụm từ “Vòng đời virut”. Vì vói Google, theo mặc định, nếu cụm từ này không được đặt trong ngoặc kép, công cụ sẽ chuyển về chế độ tìm kiếm như câu lệnh OR và AND. - Sử dụng câu lệnh “piletype” để tìm chính xác định dạng file của th ô n g tin . V í d ụ : M u ố n tìm các file trìn h b à y vồ S in h th ái h ọ c ớ d ạn g

PowerPoint thì dùng câu lệnh: filetype:ppt “Sinh thái học”. - Sử dụng câu lệnh “Define” để tìm định nghĩa về một thuật ngữ. Ví dụ: Muốn tìm định nghĩa về quang hợp bàng tiếng Anh, dùng câu lệnh như: define'.photosynthesis. - Sừ dụng câu lệnh “Site” để tìm ra thông tin từ một địa chi website nào đó. Ví dụ: Muốn tìm thông tin về đổi mới giáo dục tại website của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sử dụng câu lệnh sau: sừe:www.moet.edu.vn “đổi m ới giáo dục”. 34


Nhũng câu lệnh của logic Boolean hay các dạng câu lệnh khác không phái tất cả các công cụ tìm kiếm đềư hỗ trợ. Trong trường hợp đó, cần biết kĩ thuật tìm kiếm nâng cao của các công cụ (Advanced Searching). Sau đây là cách dùng tính năng tìm kiếm nâng cao của Google và Yahoo. Tính nãng tìm kiếm nâng cao của Google: - Tại màn hình trả kết quà tìm kiếm ban đầu, nhấp chuột vào biểu tượng Cài đặt ở phía trên, góc phải và chọn vào tính năng “Tìm kiếm nâng cao” (Hình 5). - Làm theo hướng dẫn trên màn hình (Hình 6). Bổ sung thêm nhiều chi tiết khi tìm kiếm sẽ càng làm chính xác hoá quá trình tìm kiếm. «-

........................ .....................

c_»0

C ^Ie

X. p u f l x M

DMA

-ừ

o

ADN - W lk lp * d la IIÃng v iệ t '•>n .

tb

*.

*

1223231

mm

1

s »

c « 1* llm kUm

C á i d ệ t tim k iế m

NuClalC Qnlt IV AIVJ lh,0 N gôn ngữ

So Ivoc *í AON ững dung hl>oa hoc AT

(L an g u ag es)

B ặ t T im k ié m a n t o à n

DMA - v/Vlkip*dla. th * rt* « « n cy

T .k iế m n â n g c a o

Tb"'*?

* n fr'*•■’*»

ỹ )

L ịc h s ử

DNA B io m lln y - C ó n g ly tư vA(

r^T"

mr.nt nuíl«if mang lh/.ng IA tu tniyỉn ml hò* cho ho*l dínặ amh Irvồng V* phél In4n cửa c*c V* chii M>u cơ bio gim c t

T r o g iú p t im k iế m

—*

SNA - Oku trang n*Y «•»'!> « Í Ị I_«'l in a u auin'i hixljf

DNA

D igital

1Fac*book

n*r

II* It nm IIHA

Hình 5: Bật tính năng tìm kiếm nâng cao trên Google

[Tìm trang CỐ.

i—----

>■■■:— —.. ;lất cả các từ này: — -M I((, hũặc cgmtỉr

Như lệnh AND x£c Như dâu ngoăc kép

j náy:

!bất kỷ lừ nào trong sốnày: Như lênh OR ~

"""

không từ nào trong số này:

Như lệnh NOT

Ị các số trong khoảng từ:

I_______________________________ Hình 6: Màn hình Tìm kiếm nâng cao của Google 35


Tính năng tìm kiếm nâng cao của Yahoo: - Vào trang chủ của Yahoo (http://vn.search.yahoo.com). - Tại màn hình trả kết quả tìm kiếm ban đầu, nhấp chuột vào biểu tượng Cài đặt ở phía trên, góc phải và chọn vào tính năng “l ì m kiếm nâng cao” (hình 7). - Làm theo hướng dẫn trên màn hình với các thiết lập tựa như trên Google (hình 8). c l ie n t.

1 ^ 1 Đ ãn g n hập

2 9

M a il

T h õ n g tin t ả i k h o ả n L ự a c h ọ n ư u tiô n T im k iế m N â n g c a o

í

L ic h s ử tim k i ế m ^ )

!

L » ĩ đnm ft • Arm du lOuf - Rạqon • Sports - FrancB-Moodo - Fails LktuMM ót I* ri p tm «M ki mmt u m tl^ U H MH im im M Ruknquai

DNA • dtflf»ỊỊon 0> PNA &v

Oam nary

DMA A. m

_

_

•Ị*

■iáĩầtâ

Hình 7: Bật tính năng tìm kiếm nâng cao trên Yahoo

»»" M thí Ut K,, <*»**. utr. I..", o», . . . «*. k.*m <v «HÍ «** *J Mn .lo <ĩ< in * K**" <* ci.. a U Hùn *4 kil 'II* v*4

1 Yahoo Tim Iu4m 1

ill fct 1.1««..» IU Mịt|o **

IbvtỷphỉnniouM tanq *1

tv*n tv chính «»c

Bé<ký phér nổo cùa nang ,**ị

bll ký lir néo Irong nhũng lừ n*Ị 1......... khínq lừ Béo troog nhiỉng lừ Itểy Ị

1; b(i ký phân nèo cúe »«ng ífcỊ i bổt ky phin nèo cùa teng »! U ếi !•*! ¥tr nhfef f cố a*J%

T»*t Mteh/Tt* M i* % Bit kỷ tlnnUnnto o CMtim Iiooị miẶn .«■ oChi lim lisng m4n ,»4u o CMUmnom mi^" -9*v o CMlim trong m4n »rg OcM Ikn kiếtn trong m4nrtf>ng níj *•••■»w t» *."g k«rt -«b o iM Ii DIM. ữạng Tật k k* QuA B4 l?c Tim uểm An Kợ dung khi te» ding r*\ịọ CCk*i cM Loe (1 ctc hà qui lim ki*m hinh »fih «d*0 «t Irmg Wtb ngư»< lớn

ạạammmaaytiiteiiatLtmaaiaa^ùaiatt....... — //in/ỉ 8: Màn hình Tìm kiếm nâng cao cùa Yahoo

■............... .................... a w iirn iB Ba a u tn a ± iiB B ±aa tít,

36


Như vậy, quá trình tìm kiếm thông tin trên Internet có thể sơ đồ hoá một cách đơn giản như sơ đồ 7.

S ơ đồ 7: Các bước cơ bản tìm kiếm thông tin trên Internet Ngoài các tính năng tìm kiếm thông tin như trên, Google còn có chuyên trang về tìm kiếm các công trình, bài báo khoa học. Và trong nhiều trường họp, chúng ta có thể tài về toàn văn một số bài báo từ địa chỉ: http://scholar.google.com. Một công cụ tìm kiếm dữ liệu công bố khoa học mạnh mẽ nữa đó là Academic Research của Microsoft (http://academic.research.microsoft.com). Nguyên tắc tìm kiếm dữ liệu khoa học, công trình bàng hai công cụ này về cơ bàn giống như các bước tìm kiếm bang Google hay Bing nêu trên. 2.2. L uu g iữ thông tin từ Internet Tìm kiếm được thông tin trên Internet là quan trọng, nhưng quan trọng hơn cà là việc khai thác nguồn thông tin đó để phục vụ hoạt động dạy và học, đặc biệt là các tài nguyên ớ dạng hình ảnh. Có 3 cách cơ bản để lưu giữ thông tin từ Internet về máy tính. 2.2. L Lưu giữ toàn bộ trang web Trong trường hợp muốn lưu giữ phần lớn hoặc tất cả các thông tin trên một trang web nào đó (bao gồm cả hình ảnh và chữ viết) ta tiến hành lưu giữ toàn bộ trang web như sau. Trong cừa sổ trình duyệt Mozilla Firefox vào File trên thanh thực đcm —) chọn Save Page As —> chọn đường dẫn muốn lưu thông tin —> Trong phần Save as type ta chọn kiểu định dạng muốn lưu lại. Kiểu Text 37


File sẽ lưu thông tin dưới dạng chữ và sẽ mất mọi định dạng hình ảnh nhưng lại có thể mở lại bàng bất cứ phần mềm đọc chữ nào như Word, Notepad... Còn lại các kiểu khác đều ở dạng web và khi mở cần phái sừ dụng một trình duyệt (hình 9).

CtpnMmctjr 27-01X12

Thl sang tâc logo Olympic *lnh học q situ Wu ÍÍH/BCDĐTICTKDCLCĐ Ngéyb«)háohỉ7<M-20l2 TĨpAihkta ftJSSMKnmCLCDJK

New Private Window

Ctrl+N

Open File...

c trl+ o

Ị.

• D ự 'i n t o -ỌP

Email Link... Thực bfn cang rfa tố 23M VPCP-KGVX ogt; lưír.g Clmh phu đổng ý để Vi'1 K n i k | Cìili ' (ISO 201í). Bỉ Clio due v i Đto MOđang blin Id ũ snhboc

O'-'K 'V* r*»X1Sc'«:

t

afcte®-- ■

Page Setup..

KiJo Ktl 4 »^c

ĐỂ Uy ý luởng IJCJ t»0 Um C* lír cho cấc nhấ

I. Thing 9/2012 thông Mo chú tRTOTf của lAbmghoc raih. ««* Vlin l Từ thto(l2/20lỉ bím tra Vi tbu obia b ciu. (hí II da Did ti chức đin n ) ] Trước ngíy 2VU/3013 tẻn( hợf> »* nip Bửu, Hu Ũ Thmt Ht NỘI

JắkếfciM llM » ÉÉM lu Mn hl Iiầ im

Hình 9: Cách lưu lại toàn bộ một trang web 2.2.2. Lưu giữ một phần trang web Trong trường hợp chì cần lưu giữ một phần trang web (chù yếu là phần chữ) thì cách làm như sau: - Dùng chuột bôi đen toàn bộ vùng văn bản muốn lưu giữ.

- Chọn Edit trong thanh thục đơn —> chọn Copy (hoặc kích chuột p h ủ i rồ i c h ọ n Copy h o ặ c n h á n tổ hợ p b àn p h ím C trl + C ) (H ìn h 10).

- Khởi động phần mềm MS.Word (hoặc Notepad; Wordpad...., chương trình xử lí văn bản). - Chọn Edit —> Paste (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+V). - Lưu lại file văn bản này.

38


Tm mái.

/ n ! » 1'IÁII h a

l*« t

tin liil !>-»»>

íiil ;■!

f * .»1 * Tbi luyibl [kulij r j» V*1 (Ui (lặt ta *

aaaaiOTiEEBj Eaanjammaaaffls

I I

Đề án - Dự án

ỊanamEEaa—

ịt

Học bóng - Du học #j ’anBD*f w

.

< t'Jvfn * * J. hM

' *

to ỉta v atan in

G ó p ý d ự t ìĩa o * ĩỹ f .

H ầ n h .c h ír ih

..

rtuỏng ứng Ngéy ' í sm yèu nước nAng cao túc ttiửe nhẳndẳnnlm 2015 '' < ■ nnptong: Muửng dỉn lẻ ctÍK cóng tic tuy4n sr#i M hpc, Cao đỉng hí cNnfc quy ním 2015 ( ị Mr«jtton0: PtÀ hpp ơ i đ*o w ví lưyẻn n*i nếm 201 s (cỗng vin g1> TẴng Thammuu truóng Quỉn rTnrfi t ỉ va«4>onfF PrA hoo crt đ*0 BUvé luyỉn sm nlm 201 S(cAngvtn gift

* 15 , f ,) #T)Kyv MU fr>4f'»rrfi ®l«>: l(.R u^»r.rA r,

cir <»< trfn lr>vi grto V1ÍII l*» |5>>J f i* IV. • 0 r*Ve 310 tjyin '1^0 ũf^ \iVi ta m ự* « hcc hénytò 0*0 »1» t*j I»JUÍ«I ị bffictuvAr

aâtttnBttiteiitt

//i/ỉ/ỉ /ớ: Cách lun một phần trang web (kênh chữ) 2.2.3. Lưu lùnh ảnh Khi sử dụng các công cụ tìm kiếm và đã tìm được những hình ành mong muốn thì cách lưu ánh xuống máy tính về cơ bản có thể thực hiện theo các buớc sau: chọn vào ánh —» nhấp chuột phải —» chọn Save Image As —>chọn đường dẫn đến vị trí lưu ánh —» nhấp nút Save là được. ỉ)ê lưu một hình ảnh cụ thể sau khi đã sử dụng công cụ Google tìm kiếm: - Chủ đề: Hình ảnh về câu tạo tim - Từ khoá: “heart anatomy” - Sử dụng công cụ Google và kết quà tìm kiếm hình ảnh thể hiện như hình 11. - Nhấp chuột vào một hình ưng ý nhất (Hình 12). - Nhấp chuột phải —> chọn Save Image As (Hình 12). - Chọn đường dẫn đến vị trí đặt ảnh. - Nhấp nút Save. 39


^

HỊtory

gooctacomvTv - T

ít , , IIJ

Goi.

le-tte

,r r

M»o

iV f ẽ r |f x |

'• y ‘4tan*&l>K"! ;? r t"

M< ’

HiiiIi .mil

1

rteimort.ooy.vn’SWihoc*

"t ■ ộ

ta

Virisp

S ềth

Tin ỉ'fC

Ê 4

Thèn ”

0 ic r w ) r.d <im kiíiri

:::

Tần M«III trt Usan *

Hình 11: Kết quả tìm kiếm hình ảnh cấu tạo tim bằng Google

O pen Link in N ew Tab O pen Link in N e w P riv a te W indow Bookm ark This Link S a v e Link A s ... A n a t o m y o f th e

C o p y Link L ocation View Im age

Copx. Imayo C o p y Im age Location

Email Im a g e ...

^

S e t A s D esk top B ack g ro u n d ... View Im a g e In fo Tbjs Fram e In sp e ct Elem ent (Q)

Hình 12: Chọn và lưu hình ảnh từ Google

40

ft

s -ịị

"heartanatom/' ww

c;

■" " " 1


Các bước lưu ảnh như trên hoàn toàn có thê áp dụne với công cụ tìm kiếm khác như Bing hay Yahoo,... Việc tải về các thông tin ờ định dạng âm thanh và video có sự khác nhau qua từng trang web. Trước hết, nó phụ thuộc vào khả năng cho phép tái về của trang web. Có thề nhấp chuột phai vào đường liên kết cua file, chọn Save Target As. Tuy nhiên, cách làm này không phái lúc nào cũng thành công. Thông thường cần sứ dụng một sô phần mềm chuyên biệt của bên thứ ba mới có thể tải về các file âm thanh hoặc video. Ví dụ. để tải về phần âm thanh của video trên YouTube, có thê sử dụng công cụ trực tuyến tại địa chi: Peggo.co hay công cụ: http://www. listentoyoutube.com. Hoặc để tải video từ YouTube, có thê sử dụng công cụ trực tuyến như http://keepvid.com hoặc trang http://en.savefrom.net/. Trình duyệt Cốc Cốc của Việt Nam cũng là một lựa chọn đê tài âm thanh và video từ các trang mạng chia sẻ đa phương tiện. 3.

Khai thác thông tin từ các thư viện điện tử

Hiện nay có rất nhiều các thư viện điện tử trong và ngoài nước. Ưu điểm của các thư viện điện tử là giúp GV có thể khai thác được thông tin mà không cần kết nối Internet. Tuy nhiên, nhiều thư viện điện từ lại không cung cấp khả năng cập nhật thông tin (khi có kết nối Internet) nên cũng hạn chế tính đa dạng, tính cập nhật của thông tin. Microsoft Encarta là một bộ Bách khoa toàn thư đa phương tiện do Microsoft xây dựng. Toàn bộ dữ liệu khống lồ của thư viện này được đóng gói trên một đĩa DVD và phát hành liên tục hàng năm từ 1993 đến 2009. Dữ liệu của bộ bách khoa này được trình bày đa dạng từ kênh chữ, kênh hình đến các nội dung tương tác. Sau đây, tài liệu sẽ giới thiệu việc khai thác thông tin từ Bách khoa toàn thư Encatar phiên bản Student 2009 trên đĩa DVD (Microsoft Student With Encarta Premium). Đây là phiên bản có đầy đủ thông tin và chúc năng hơn so với phiên bàn Microsoft Encarta Premium 2009. Sau khi cài đặt và chạy Chương trình Microsoft Student With Encarta Premium thì trang chủ sẽ hiện ra như hình 13.

41


V Microtofl Student 2009 DVD Eile

Edit

Favorites

C Á ặO MCIOScm

Student with Encarta* Premium

Homework

Projects

-> Math Tools

-> Papers & Reports

•> Foreign Language Tools

-> Presentations

Scarch Tools

Charts & Qaphs

Discover ft Learn Explore Enttftta by Subjcct -> College & Career Games & Fun stuff

Hình 13: Màn hình trang chủ cùa Encatar phiên bản Student 2009 Có thề thấy rằng, Encatar phiên bàn dành cho người học có rắt nhiều tính năng hỗ trợ trực tiếp quá trình học tập của HS. Ví dụ như công cụ Homework Tools chứa đựng các công cụ hỗ trợ học tập các bộ môn như Toán, Ngôn ngữ, Địa lí, Khoa học... Tuy nhiên, trong khuôn khổ tài liệu này, chúng ta tập trung vào biện pháp khai thác thông tin từ bộ Bách khoa toàn thư này. Khi thực hiện tìm kiém trên Encatar, sau khi go từ khoá vào ỏ lìm kiếm, Encatar sẽ ưả kết quả theo từng nhóm thông tin (hình 14) như: Phù hợp nhất (Best Matches); Các bài báo liên quan (Articles); Hình ảnh (Photos & More); Các đường liên kết trên mạng (Web Links); Các định nghĩa liên quan trong từ điển (Dictionaries); Bàn đồ liên quan (Maps); Các câu nói nổi tiếng liên quan (Quotations). Khi muốn đến với nguồn thông tin ở dạng nào, người tra cứu chi cần nhấp chuột vào mục đó. Như vậy, về cơ bản, thao tác tìm kiểm thông tin trong Encatar cũng giống như tìm thông tin trên Internet. Đó là chọn từ khoá, gõ từ khoá vào 42


ô tìm kiêm, nhấn nút Go hay nhấn phím Enter và lựa chọn định dạng thông tin cúa kết quả tìm kiếm. IMS!; Jù

( r ĩ Sao

o

Sao Ln © F M r O/Octe(CW*0

S a o L a , also Vu Quang ox, a spacias o f bovid, discovered in 19 9 3 in Phu Q uan n ature reserve in V ietnam . Th« ran ge of th« MO la extends over about 4 0 0 0 1<) km (about 15 0 0 <q m i), constituting the only extensive pristine fo r « t in northern V ietnam . Th« species IS

Best Matches (7) R a o í.tt **<• Vu Q u an j 0

1 a :: I ==J

Anim al: w hen tha sao la w a s d is co v e re d

Ịạ g ị

Vietnam : d isco very of

|a = | |s ^ r |

H av ana : Population Yet Havana IS ...

chiract«riz«d by long, sl«nd«r, n early straight horn*; «longat«d pr«m olars; larg* facial gland* in front o f th« syas, sim ilar to t h o » of duikers; and distinctive coloration. The MO la stands about 8 0 to 90 cm (about 3 0 to 3 5 in) high at the sh oulder and has ftn all hoov«s with short, blunt toes. The an im al's genaral color varies fro m d ark brow n to rich reddish-brow n, and th«re is a n arro w , blackish-brown stripe running down th« middle o f th* back onto th* short tail.

|BJ Atodes (10)

Photos & Mere (0)

The to u l MO u population is currently «stim at«d at 2 0 0 individuals. Aft«r th* discovery o f th« sp * c i« , th« Vi*tnam«M governm ent incr«as*d

g

Web Lrks (0)

th« size o f th« Phu Q uan n ature reserve from 16 ,0 0 0 to 60,0 0 0 hectares (from 40 ,0 0 0 to 15 0 ,0 0 0 acres) and m ade plana for tw o more reserves. T h « sao la IS damPMd as an endang«r*d species.

Q DcOonanes (0)

0Maps(O)

S c ie n t if ic c la s s if ic a t io n : Th« sao u belongs to th« fam ily Bovidae. It is classified a s P se u d o ryx n gh»tinh*nsis.

----------

—auqj^iynMU

Q Quotations (0)

Keep HMTCh resits tot open

Hình 14: Ket quả tìm kiếm một thông tin trong Encatar Việc lưu giữ thông tin từ Encatar cũng tương tự như từ Internet: - Đối với thông tin dạng chữ: muốn lấy đoạn thông tin nào cần bôi đen vùng đó, nhấn chuột phải và chọn Copy (hình 15), sau đó dán thông tin đó sang phần mềm xử lí chữ. - Đối với thông tin là hình ảnh tĩnh: cũng thực hiện thao tác: nhấp chuột pliái váo hình ánh dó, chọn Copy (hinh 16;, sau đó dan thông tin đo sang phần mềm xử lí hình ảnh tĩnh. - Đôi với thông tin là hình ảnh động thì cần sử dụng một phần mềm thứ ba, phần mềm có khả năng chụp màn hình dạng động như TechSmith Camtasia Studio.

43


FỊ' \fữ |S 1

1 V Microsoft S tu d e n t /0 0 9 DVD Ẹ.te

PàvoritEỉ

Hefci

-A>

DNA

Deơxvribonucleic Acicl Q ShowQudltt

r-

O s h o « M Article

©

(*> Hid r./ưode (CW+f >

> .ho*A lH rd«

1. IN TR O D U C TIO N -» DNA Fingerprinting -* Genetic Engineering ■* GanetlCf, role o f DSA -* Human Genome Pro)*rt -» Molecular Biology

Đ-mt..

•£• I I . S TR U C T U R E

Add to E*varitBS...

»

Find n Dictionary Fnd in IhesaLrus

9 I I I . P R O T EIN 8 Y N T H E 8 I8

*

Clrl ♦ D

A Fnd m Eq m í U F0

Read Aloud IV . R E P L IC A T IO N ♦

C fr U P

Computer Model of tho DNA HellM Th* Universitf C«lilomi« at Berkele» Museum of Palaontologr off»rs »n explsn«tion of th« strustura of d f 0 «»nb0nud«ic «cid (ON*). ht»p./A*vw uomB.bMtM4« .t>4u'

[Molecule of the Month] I DNA Th» MoUcvIe of Th« M'M'th project offers information on the dxm ical tUuchi'* «mi properties of deoxyribonucleic • a d (ONA), at n*ll «t information on the hijton' of It* >h. erf. ...

V . T O O LS AND P R O C ED U R ES

Hình 15: Lưu giữ thông tin ở dạng chữ trong Encatar File

Edit

Favorites

4elp

tom ắxm ằ

Th« deoxynbonudtic êòd (DMA) moUcvl* It the g»p«[ Ạ bkitpnnt for *ach 0*11 and ultimately tha blueprint th ít d«termin«» •vary ch«r»cten«tic ol • living organism In 1953 Am«nc4n biocfcemut James Watson, hft, and Dotuh biophyiicist Fr»no» Cnck, rv'rt. d o cn b ed the structure of th» DNA molecule «t « double heltx, somsnhat like • ipiral staircase with many individual «t#p» Th*ir work * * t tidtd bf x-r»r diffraction pKtur*( of th« DN* moltcul* t«k»n br Bnbih biophysicMt Mèunc* Wilkin* *nd British phr«>c»l ch*mi«» Rosalind Franklin. In 19&2 Cndi, W«t»on, sod Wilkmt received tha Nobel Pme for ttieir pioneering work on th t ftrvictura of th» DNA molecul*. tn c n rlA fn< v< l*pcdi«

E

Hình 16: Lưu giữ thông tin ở dạng hình ảnh tĩnh trong Encatar 44


4.

Đánh giá thông tin trên Internet

Thông tin trên Internet rất nhiều nhưng không phải mọi thông tin đều luôn luôn đúng và luôn luôn đáng tin. Hãy ghi nhớ rằng với Internet thì không có ai là người thực sự điều hành nó. Bất cứ ai cũng có thể xuất bản thông tin lên trên Internet mà không hề bị kiểm duyệt. Nhũng thông tin đó có thể chính xác hoặc không chính xác, có ý nghĩa hoặc không có ý nghĩa. Vì vậy, việc đánh giá chất lượng thông tin trên Internet là hết sức quan trọng nên người sừ dụng phải đánh giá thông tin trước khi quyết định lưu giữ nó hay không. Để có thể đánh giá thông tin trên Internet, chúng ta dựa theo những gợi ý sau đây: - Nguồn thông tin: Trang web này được điều hành bởi cá nhân hay tổ chức? Tổ chức là của nhà nước hay tư nhân? Là phi lợi nhuận hay có lợi nhuận? - Luôn biết rõ mình đang ờ đâu trên Internet: Bởi trong nhiều trường hợp, mặc dù người dùng xuất phát từ một trang web chính thống nhưng do theo các đường liên kết mà lại có thể đến một trang web hoàn toàn khác, thậm chí rất “lá cải”. Học cách đọc địa chi web để dễ nhận biết mình đã di chuyển giữa các trang web như thế nào. - Nhận biết nhanh website qua têrí miền. Ví dụ: “.com” là của các tổ chức thương mại (commercial); “.org” là các tồ chức nói chung (organization), thường là phi lợi nhuận; “.net” là các tổ chức mạng; “ gov” là của chính phù (government); “.edu” là cùa các tổ chức giáo dục (education); “.ac” là của các viện nghiên cứu chuyên sâu (academy), “.vn” là của Việt Nam... Thực tế, có nhiều tổ chức và các trường đại học đã phát triển các biểu mẫu đánh giá website cho người học. Trong đó, những thông tin cơ bản mà người sừ dụng cần lưu tâm đó là: Ai là tác giả của website? Tên miền website như thế nào? Trình độ của người quản lí hoặc tạo ra website ra sao? Mục đích của website là gì? Độ khách quan cùa thông tin do website cung cấp? Website có cung cấp cách liên hệ với tác giả hay người quản trị không? Website được cập nhật lần cuối khi nào? Có bất cứ đường liên kết nào không hoạt động hay không?... Trong đó có thể thấy, về cơ bản, một website chính thống luôn 45


có thông tin liên hệ với tác giả, người quản lí một cách rõ ràng. Thông tin này thường ờ mục “về chúng tôi” (About Us) hoặc “Liên hệ” (Contact). Biết và sử dụng những biểu mẫu, cách đánh giá website sẽ giúp người sử dụng khai thác được thông tin từ Internet một cách đúng đán, chính xác và khoa học. Ngoài những mối quan tâm về nguồn gốc của website như ưên, hiểu biết về đặc tính công nghệ cùa website cũng giúp người dùng có cách nhìn nhận đúng đắn về thông tin trên Internet. Vói các trang web thuộc thế hệ web 2.0 như Blog, Wiki, Forum (Diễn đàn) hay Facebook, Yammer, Ning... cho phép người dùng tương tác trực tiếp với web, có thể tự viết và xuất bàn thông tin thì rõ ràng tính đáng tin của thông tin sẽ không cao. Điều này cũng đúng với cả website Bách khoa toàn thư mở (www.wikipedia.org; https://vi.wikipedia.org). Thông tin từ Wikipedia chi có giá trị tham khảo như khoa học thường thức chứ không có giá trị tham khảo trong các công trình nghiên cứu khoa học. Nhiều tổ chức khoa học và trường đại học đã có những quy định cụ thể về việc không ghi nhận các tham khảo từ Wikipedia. Điều khoản Sử dụng của Wikipedia cũng đã thể hiện rõ đặc điểm của trang, thông tin trên Wikipedia là do bất cứ người sử dụng nào muốn đóng góp đưa lên. Điều đó có nghĩa, thông tin có thể đã cũ hoặc do người không có chuyên môn viết hoặc thậm chí do cá nhân nào đó muốn cố tình cung cấp sai thông tin. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận là cố những website được quản trị bời một hay một số cá nhân nhưng có chất lượng thông tin tốt. Đây thường là website của những nhà khoa học, nhà giáo, người có chuyên môn tốt. Các website này được xây dựng lên với mục đích chia sẻ và pliỊic vụ cộng đòng. Điển hlnh ưong uưừng hụp này là Học viện cùa Khan (khanacademy.com). Khởi điểm của website này chỉ là tập hợp những bài giảng riêng lẻ trên YouTube của Salman Khan, một thầy giáo ờ Hoa Kỳ. Nhưng với chất lượng chuyên môn tốt, giờ đây website đã ưở thành địa chỉ của hàng triệu lượt học sinh trên toàn cầu học tập vói hàng triệu bài giảng miễn phí ở hầu khắp các môn học. Trong lĩnh vực Sinh học, website về sinh trưởng, phát triển và cảm ứng ở thực vật (Plant in Motion) của TS. Roger p. Hangarter (Đại học Indiana - Hoa Kỳ) là một ví dụ. Website giới thiệu rất nhiều hình ảnh thực ở dạng “rút gọn thòi

46


gian” (Time Lapse) về các “chuyên động” của thực vật trong quá trình sinh trường, phát triển. Website là nguồn tư liệu tốt để GV và HS có thể “nhìn” thây quá trình sinh trưởng và phát triên của thực vật như thế nào. Hay website Góc Sinh học (http://www.biologycorner.com/) của cô giáo Shannan Muskopf cũng là một địa chi tham khảo tốt với GV Sinh học. Website này cung cấp nhiều nguồn tư liệu, đường liên kết hữu ích liên quan cũng như kê hoạch bài dạy hay hoạt động học tập phong phú. Vậy, điều cốt lõi ở đây là việc đánh giá thông tin sẽ trở nên hiệu quả hon nêu người sử dụng có nền tàng kiên thức chuyên môn tôt. 5.

Sử dụng thông tin khai thác đuọc trên Internet một cách phù họp, đúng quy định

Việc khai thác thông tin với sự hỗ trợ của Internet là hết sức thuận tiện. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng thông tin nói chung, phục vụ quá trình dạy học và nghiên cứu nói riêng rất cần sự hiểu biết về Luật Sớ hữu trí tuệ (Luật số 50/2005/QH11 được Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chú nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sô 36/2009/QH12 về Luật sừa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sờ hữu trí tuệ được Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 19 tháng 06 năm 2009) và Luật bàn quyền cùa Hoa Kỳ. Trong đó, khoản 1, điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ đã xác định: “Quyền tác già phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng kí hay chưa đăng kí”. Điều 18 và 19 cùa Luật xác định: Ọuyền tác giả đối với tác phầm quy đinh tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Khoản 1, điều 14 của Luật cũng nêu rõ: “Tác phâm văn học, nghệ thuật và khoa học được bào hộ bao gồm: a) Tác phâm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chừ viết hoặc kí tự khác; b) Bài giảng, bài phát biêu và bài nói khác; c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc; đ) Tác phẩm sân khấu; e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh); g) Tác phẩm tạo hình, mĩ thuật ứng dụng; h) Tác phẩm nhiếp ảnh; i) Tác phẩm kiến trúc; k) Bàn hoạ đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, 47


công trình khoa học; /) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu”. Điều này có nghĩa, không phải những bài viết trên Internet là không có bản quyền và không phải thông tin trên Internet là miễn phí. Tuy nhiên, đối với GV, Luật Sở hữu trí tuệ cũng xác định khi người sử dụng “Tự sao chép một bàn nhăm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân” thì không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao với các tác phẩm đã công bố (Điều 25, mục a, khoản 1). Song, việc sử dụng này “không được làm ánh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm”. Ngoài ra, điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phàm tạo hình hay chương trình máy tính. Trong xu thế hội nhập hiện nay, GV cũng cần biết về Luật bản quyền (của Hoa Kỳ) cũng được áp dụng đối với thông tin trên mạng Internet. Theo đó, “Bản quyền là sự độc quyền về sàn xuất hay sao chép, biêu diên ở nơi công cộng, hoặc xuất bàn các ấn phâm góc hoặc các tác phâm nghệ thuật". Lưu ý rằng gần như tất cả thông tin trên Internet là được bào vệ bản quyền, kể cả có những thứ được gửi tới hộp thu cá nhân qua địa chi e-mail. Tuy nhiên trong giáo dục, các GV có quyền sử dụng điều luật “sử dụng hợp lệ”. Theo đó, việc sao chép, ghi âm hoặc bởi bất cứ cách nào đối với sản phẩm được bảo vệ bản quyền mà nhằm mục đích để phê bình, bình luận, báo cáo, giảng dạy, xin học bổng hoặc nghiên cứu, được coi là không vi phạm Luật bàn quyền. GV cần tự hỏi những câu hỏi sau đề đảm bảo đã sử dụng đúng quyền sử dụng hợp lệ hay chưa khi bắt đâu sử dụng một sản phâm:

- Chúng ta sừ dụng nguồn thông tin này để nhàm mục đích thương mại hay cho các mục đích phi lợi nhuận? - Sản phẩm chúng ta sử dụng là gì? Là sách, báo, tranh, ảnh, video hay phần mềm? - Tỉ lệ chúng ta sử dụng sản phẩm này so với tổng số khối lượng, số lượng hay thời lượng của sản phẩm là như thế nào? - Liệu việc chúng ta sừ dụng có làm ảnh hưởng đối với thị trường tiềm năng của sản phẩm hay không? 48


N h ư vậy, nếu GV sử dụng một phẩn nhỏ nguồn tư liệu vói mục đích phục vụ giáo dục, Iighiêtt cứu, đồng thòi không phát tán rộng rãi nguồn tu-liệu thì dược xem là sử dụng họp lệ. Nhưng như thế nào là sử dụng một phần nhỏ nguồn tư liệu? Theo quy định của điêu khoản “sử dụng hợp lệ” thì một số gợi ý sau đây là khung tham chiếu cho GV khi khai thác nguồn tư liệu: - Dôi với tài liệu, văn bàn: một chương riêng lẻ từ một cuốn sách; một bài thơ 250 từ hoặc tối đa 250 từ của bài thơ dài hơn; một bài viết tối đa 2.500 từ hoặc ít hơn; - Đối với âm nhạc, lời bài hát, phim âm nhạc: tối đa 10% nhưng không quá 30 giây nhạc và lời từ một tác phẩm âm nhạc. - Đôi với tranh và ảnh: Một biểu đồ, hình ảnh minh hoạ riêng lẻ từ một cuỏn sách, bài báo; Một bức tranh hay ảnh có thể được sừ dụng toàn bộ nhưng không được hơn 5 bức tranh hay ảnh của cùng một tác già, không han 10% hay 15 tranh, ảnh từ một bộ sưu tập tuỳ điều kiện nào nhỏ hơn. Tuy nhiên, GV phải lưu ý khi sử dụng phần mềm máy vi tính. Vì phần mèm máy vi tính là dòng sản phẩm dễ bị nhân bản và phát tán. Do đó, điều luật về sử dụng hợp lệ không áp dụng được với phần mềm. Mọi cá nhân hay tổ chức đều phải tuân thù Luật bản quyền khi sừ dụng phần mềm. Cụ thể, khi mua một phần mềm tức là ta chỉ mua giấy phép (license) sứ dụng phần mềm đó chứ không phải ta sở hữu phần mềm đó. Mỗi người khi mua giấy phép sừ dụng một phần mềm đều có quyền cài phần mêm đó trên một máy tính và tạo một bàn sao phần mềm đó với mục đích luu uữ (Jụ phòng, còn Iiguài mục đích liên thì cần phải được sự

chấp thuận cùa chủ sờ hữu bản quyền. Với phần mềm sử dụng thừ (Shareware, Trialware), nó chỉ miễn phí với mục đích đánh giá và thường chi được thừ trong thời gian tối đa không quá 30 ngày; nếu muốn tiếp tục sừ dụng, phải trả tiền mua giấy phép sử dụng phần mềm đó. Với phần mềm miễn phí (Freeware) cũng vẫn phải tuân theo luật bản quyền. Đó là người sử dụng có thể phát tán phần mềm thoải mái, được tiếp tục phát triển phần Iĩiềm đó nhưng không được bán. Chi có phần mềm mờ (Public Domain Software) mới thực sự miễn phí, bàn quyền sử dụng bị loại bỏ. 49


Những phần mềm này không bị hạn chế về phát tán, phổ biến; có thể sửa đổi phần mềm gốc, phát triển phần mềm mới dựa trên nó và được bán sản phẩm này. Trong tất cả các trường hợp trên, việc sử dụng các sản phẩm có bản quyền thì người sử dụng đều phải công khai nguồn gốc thông tin, sản phẩm một cách rõ ràng và đúng chuẩn. Ví dụ: - Với bài báo, sách, bài viết cần đề rõ: tên tác giả, thời gian xuất bản, tiêu đề, nhà xuất bản. Nếu tư liệu là hình ảnh thì tên tác già phải đề rõ cùng với hình ảnh đó. - Với tài liệu tham khảo từ Internet thì có thể tham khảo chuẩn trích dẫn phổ biến hiện nay của Hiệp hội Tâm lí Hoa Kỳ (American Psychological Association - APA). Cụ thể: + Với bài viết ưên mạng và có tác giả thì cách trích dẫn như sau: Họ và tên tác giả (ngày, tháng, năm xuất bàn), Tên bài viết, Trích từ địa chi đầy đù cùa website. Ví dụ: Teemu Leinonen (2005), History o f ICT in education - and. where we are heading? Trích dẫn từ: http:// flosse.blogging.fi/2005/ 06/23/critical-history-of-ict-in-education-and-w here-w e-are-heading/ + Với bài viết khuyết danh ưên mạng thì cách trích dẫn như sau: Tên bài viết, (ngày, tháng, năm xuất bản), Trích dẫn từ địa chi đáy đủ trên website cùa bài viết. Ví dụ: What's Wrong with Wikipedia? Harvard Guide to Using Sources, A Publication of the Harvard College Writing Program. Trích dẫn từ http://isites.harvard.edu/icb/icb.do?keyword=k70847&pageid = icb.page346376 - Với các tư liệu đưạc tham khảo từ các nguồn thư viện điện từ có bản quyền như Encatar, việc trích dẫn cũng phải đề rõ các thông tin về sở hữu bản quyền: bắt đầu bàng kí hiệu © (kí hiệu bản quyền), năm phát hành và tên chủ sở hữu bản quyền. Ví dụ: ©, 2008 Microsoft Corporation. Encatar Encyclopedia.

50


6.

Giói thiệu một số nguồn thông tin Sinh học trên Internet

TT

Nội dung

Địa chỉ

Từ khoá

1

Một quyên sách Sinh học đại cương đầy đủ với nhiều kiến thức cập nhật, hình ánh minh hoạ rõ nét.

http://www2.estrella mountain.edu/faculty /farabee/BIOBK/Bio BookTOC.html

On Line Biology Book

http://leam.genetics. utah.edu/

Learn Genetics

2

Trang web về Di truyền học cùa Đại học Uhtan (Hoa Kỳ). Đây là website trình bày nhiều kiên thức Sinh học ở mức độ tương tác rât cao.

3

Trang web trình bày các kiến thức Sinh học đại cương theo hướng mô phòng, tương tác thú vị.

http://www.biologyi nmotion.com/index .html

Biology in motion

Website chuyên về giới động vật cua Bào tàng động vật, Đại học Michigan (Hoa Kỳ).

http ://animaldi ver sity.org

The Animal Diversity Web

http://plantsinmotion .bio.indiana.edu/plan tmotion/starthere .html

Plants In Motion

5

Hình ảnh thực về các quá trình sinh trường, phát triển và cảm ứng của thực vật do TS. Roger p. Hangarter của F)ựi học Indiana (Hoa Kỳ) phát triển.

6

Trang web cung cấp hình ảnh về cấu tạo giải phẫu người.

http://www.innerbo dy.com/

Inerbody

https://www.biodigi tal.com/

Biodigital

7

Trang web cung cấp hình ảnh 3D về cấu tạo, giải phẫu người. Yêu cẩu máy tính có card màn hình hỗ trợ 3D.

4

51


Địa chỉ

T ừ khoá

TT

Nội dung

http://www.biology comer.com/

The

8

Trang web cung cấp một số thông tin về dạy và học Sinh học phổ thông do cô giáo Shannan M uskopf phát triển.

http://hiềnnv.vn (tên miền tiếng Việt)

hiennv.vn

9

Trang web cung cấp các thông tin sưu tầm về kiến thức Sinh học, kiến thức giáo dục và tư liệu dạy học bộ môn do tác giả của tài liệu này xây dựng.

http://truonghocket noi.edu.vn/

10

Cổng thông tin hỗ trợ giáo viên trung học cà nước về sinh hoạt chuyên môn, phát triển chuyên môn và tư liệu dạy học.

11

Trang web của Trung tâm http://giaoducphotho Nghiên cứu và Sản xuất Học ng.edu.vn liệu, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với nhiều nguồn tư liệu dạy học miễn phí cho GV các bộ môn.

Biology Comer

hoặc quy đổi sang mã ASCII là: http://xn—hinnvlólb.vn Trường học kết nối

Giáo dục phổ thông

Bài tập chương 2 C âu 1: Sử dụng công cụ Google và công cụ Bing để tìm hình ảnh với các từ khoá sau: a) Tìm hình ảnh với từ khoá TẾ BÀO theo hai cách: (1) Nhập từ Tế bào không đặt trong ngoặc kép; (2) Nhập từ "Tế bào” đặt trong ngoặc kép. So sánh, nhận xét kết quả tìm kiếm của hai cách tìm kiếm. b) Tìm hình ảnh với từ khoá “Tế bào” và từ khoá “Cell”. So sánh, nhận xét kết quả tìm kiếm của hai từ khoá. 52


c) Tim hình ảnh với từ khoá “succession” (diễn thế sinh thái) và “virut" (Vi rút). So sánh, nhận xét kết quá tìm kiếm cùa hai từ khoá. d) Nhập từ khoá theo các cú pháp sau (chi nhập phần in đậm nghiêng): vỉrut —> tìm kiếm lần 1. “virut” - “computer” —» tìm kiếm lần 2. “virut”+“biology” —> tìm kiếm lần 3. So sánh, nhận xét về kết quà của 3 lần tìm kiếm. e) lìm hình ảnh theo hai từ khoá sau: “ameba" và “amoeba". So sánh, nhận xét kết quả tìm kiếm cùa hai từ khoá. f) Tim hình ảnh theo cú pháp sau: “am eba”+gif+animation. Nhận xét vê kết quà tìm kiếm. Câu 2: Tìm địa chi của website trình bày toàn văn công trình “Nguồn gốc các loài” (phiên bàn đầu tiên) của Đác Uyn ờ dạng e-book trực tuyến. Câu 3: Tìm một số địa chi website giới thiệu các giáo án dạy học Sinh học phổ thông. Câu 4: Tim hình ảnh động về quá trình nguyên phân (Từ khoá: Mitosis). Câu 5: “Nhìn chung trong quá trình học tập của HS phổ thông, GV không nên khuyến khích các em trực tiếp tra cứu thông tin ưên mạng Internet. Neu thực sự cần thiết, GV hãy tải thông tin về và cung cấp cho các em tham khảo ở dạng ngoại tuyến (offline). Vì Internet là không an toàn với các em”. Theo anh/chị nhận định trên đây là đúng hay sai? Quan điểm của anh/chị về vấn đề này như thể nào?

T à i liệu th am k h ả o ch ư ơ n g 2 1.

Health Net (1999), A health and wellness guide to the Internet, The McGraw - Hill Companies.

2. Tập đoàn Intel (2002), Intel® teach to the future. 3.

VN-Guide (2002), 3.500 địa chi Internet, Nhà xuất bàn Thống kê.

4.

Nguyễn Đức Thành, Ngô Văn Hưng, Nguyễn Văn Hiền (2005), Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên trung học phô thông về đôi mới phương pháp dạy học Sinh học, Dự án Phát triển giáo dục THPT, Viện Nghiên cứu sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 53


CHƯƠNG 3

LựA CHỌN, XÂY DựNG VÀ BIÊN TẬP HÌNH ẢNH PHỤC VỤ DẠY VÀ HỌC SINH HỌC Sử dụng Internet giúp GV khai thác được nhiều tài nguyên thông tin kĩ thuật số, đặc biệt là kênh hình, nhằm phục vụ bài dạy. Nhưng vấn đề đặt ra là không phải hình ảnh (tĩnh và động) nào cũng có thể sử dụng ngay được vì nhiều lí do. Đối với hình ảnh tĩnh, phổ biến nhất là hình có nhiều chú thích bàng tiếng nước ngoài hoặc hình có thể thừa chi tiết. Còn đối vói các video clip, việc lồng lại tiếng hoặc biên tập lại là cần thiêt. Đặc biệt, từ những hình ảnh đã có, người GV cũng có thể xây dựng thành video dạy học của riêng mình. Do đó, người GV cần có khả năng biên tập, chỉnh sửa hình ảnh đã khai thác được sao cho phù hợp nhất với ý đồ sư phạm của mình. Bên cạnh đó, lựa chọn được tài nguyên hình ảnh phù hợp cũng có ý nghĩa quan ưọng đối với sự thành công của quá trình tổ chức dạy học bộ môn. 1. Lựa chọn tài nguyên thông tin ở dạng hình ảnh phù họp vói bài dạy Sinh học Trong dạy học Sinh học, các nguồn tư liệu ờ dạng hình ảnh đóng vai trò quan trọng vì hình ảnh (tĩnh hay động) giúp trực quan hoá, sinh độ' hoá rất nhiều kiến thức sinh học trừu tượng. Do đó, tìm kiếm được nguôn tư liệu phù hợp với bài dạy là rất có ý nghĩa. Song, kĩ năng lựa chọn hình ảnh ưong một bộ tư liệu khai thác được từ mạng Inemet lại càng quan ưọng hơn. Nhưng néu lựa chọn lư liêu không pliù hụp hoặc quá “Ô111 đồm” thì đôi khi phản tác dụng. Vậy có những tiêu chí nào giúp cho việc lựa chọn hình ảnh được phù hợp với ý đồ sư phạm? Trước tiên, hình ành được lựa chọn phài chính xác và đúng về mặt kiến thức. Tính sinh động, trực quan của hình ảnh cũng phải phù hợp với kiến thức của bài. Bên cạnh đó, hình ảnh được lựa chọn phải có tính bổ sung so vói tư liệu đã có ưong sách giáo khoa. Hơn nữa, cũng cần lưu ý về chất lượng hình ảnh và khả năng dễ chinh sửa, biên tập của hình ảnh. Ngoài ra, GV cũng cần lưu ý về nguồn gốc hình ảnh 54


và hình ảnh có tính phù hợp với địa phương sẽ là ưu điểm lớn khi tổ chức hoạt động học tập của HS. Đc thuận lợi trong quá trình sử dụng, những tiêu chí trên có thể được lượng hoá theo phiếu đánh giá hình ành được trình bày trong bàng 7. Theo đó, hình ảnh nào có điểm đánh giá cao hon sẽ được lựa chọn. Hứng 7: Phiếu đánh giá tài nguyên thông tin ở dạng hỉnh ảnh (Mức độ đạt được ở tùng tiêu chí: thấp nhất là 1, cao nhất là 3) Tiêu chí

Mức độ đạt đưọc 1

2

3

Độ đúng và chính xác về mặt kiến thức Tính sinh động, trực quan của hình ảnh Chat lượng và khả năng dễ chỉnh sửa cùa hình ảnh Mức độ bổ sung so với tư liệu đã có trong sách giáo khoa Tính phù hợp với địa phương Tổng điểm

55


ANIMAL CILL

Bài tập 3 Neu lựa chọn một trong năm hình ảnh sau đề dạy kiến thức mới ve cấu tạo tế bào ờ cơ thế đa bào thì anh/chị sẽ lựa chọn hình ảnh nào? Vì sao?

56


Bài tập 4 Neu tìm được hình ánh về 3 chu trình phát triển biến thái hoàn toàn nhu minh hoạ trên thì anh/chị sẽ chọn hình ánh nào đế to chức dạy học kiến thức về Phát trién qua biên thái? Vì sao?

2.

Chỉnh sửa tranh ảnh Sinh học

Hiện nay có rất nhiều phần mềm giúp chỉnh sừa tranh ảnh, từ mức độ đoa giản đến mức độ chuyên nghiệp. Phổ biến nhất là phần mềm Ph>)toShop cùa Adobe. Song phần mềm Photoshop lại tương đối khó sử dụng, không phải máy tính nào cũng cài đặt và chạy được phần mềm này. Vì vậy. tài liệu này sẽ hưởng dẫn sử dụng phần mem Paint để chinh sửa tranh ảnh. Đây là phan mềm sử dụng đơn giản. Đặc biệt, hầu hết các máy vi tính đều có phần mềm này nếu đã cài hệ điều hành Windows. Đây là một tiện ích luôn đi kèm hệ điều hành Windows. 2.1. Làm quen phần mềm Paint -

Khới động phần mềm Paint: Nhấp chuột vào Start -> Program —»

Accessories —> Paint. Màn hình Paint xuất hiện như hình 17.

57


Hình 17: Màn hình khỏi động của phần mềm Paint ((a) Đối với hệ điểu hành Windows XP; (b) Đối với hệ điều hành Windows 7) Trong đó, một thành phần quan trọng của Paint là công cụ vẽ (hình 18 và hình 19). Công cụ chọn vùng tự d o ----Cục tẩy ----Công cụ chọn màu từ ___ một vùng tranh Bút vẽ -------Bình xịt màu

-W 'Ẳ

-*■& &■*CK +9

Ề+-

Kính lúp, phóng to/ "thu nhỏ mọt vùng tranh - Bút lông vẽ -Công cụ nhập chừ

Vẽ đường thẳng ----

-Vẽ đường cong

Vẽ hình chữ nhật, hình vuôngv s hlnli UÙI1, ỉiìnli bàu dục —

Công cụ chọn vùng -theo nìrih chữ nhật _Cốc đồ màu cho một vùng

"Vẽ hình đa giác - * 0 CD*"-

"Vẽ hình goc tròn _►Vùng trạng thái cùa công cụ

Hình 18: Hộp công cụ vẽ cùa phần mềm Paint với hệ điểu hành Windows XP

58


Hình 19: Các công cụ chính của phần mềm Paint với hệ điều hành Windows 7 Trang đó: 1 - Bảng thuộc tính của toàn bộ phần mềm Paint (đóng, mờ, lưu, in file; cài đặt thuộc tính của Paint); 2 - Tab Home của phần mem Paint; 3 - Tab View cùa phần mềm Paint (phóng to, thu nhỏ, hiển thị lưới vẽ, thước, xem toàn màn hình); 4 - Công cụ cắt thu gọn hình; 5 - Bút vẽ; 6 - Cốc đổ màu cho một vùng; 7 - Công cụ nhập chữ; 8 - Bút lông; 9 - Vùng công cụ vẽ các hình; 10 - Các thuộc tính vẽ viền ngoài cùa hình; 1 1 - Các thuộc tính nét thanh, đậm của bút vẽ, bút lông, hình vẽ; 12 —V ù n g th u ộ c tín h c h ế bàn: sao ch c p , căt, d án ;

13 - Công cụ chọn vùng; 14 - Công cụ thay đổi kích thước của tranh; 15 - Công cụ xoay hình ảnh; 16 - Cục tẩy; 17 - Công cụ chọn màu từ một vùng tranh; 18 - Kính lúp, phóng to (nhấp chuột phải), thu nhỏ (nhấp chuột trái) một vùng tranh; 19 - Công cụ đổ màu cho hình vẽ. 59


Với phần mềm Paint ở Windows XP thì ờ góc dưới bên trái màn hình là bảng màu. Quan trọng nhất trong bảng màu này là hai ô vuông nhỏ chồng lên nhau ở góc bên trái. Trong đó, màu của ô vuông phía trên biểu thị màu vẽ, màu của ô vuông phía dưới biểu thị màu nền. Màu mặc định là đen và trắng, tức là màu vẽ là đen và màu nền là trẳng. Đe chọn màu cho ô vuông phía trên (màu vẽ) thì nhấp chuột trái một lần vào ô màu mong muốn trong bảng màu. Để chọn màu cho ô vuông phía dưới (màu nền) thì nhấp chuột phải một lần vào ô màu muốn chọn trong bàng màu (hình 20). Màu vẽ 7 % !”

urrrumrrrmuw

Màu nền Hình 20: Bảng màu của phần mềm Paint vói hệ điều hành Windows XP Trong khi đó, đối với Windows 7, bảng màu cùa phần mềm Paint nằm ưên cùng thực đơn Home. Và tính năng lựa chọn màu vẽ và màu nền thao tác khá thuận lợi. Cụ thể, để chọn màu vẽ thì chọn Color 1 rồi chọn màu mong muốn; để chọn màu nền thì chọn Color 2 rồi chọn màu mong muốn (hình 21).

■ Color 1

□ Color 2

n — m i— □ □ □ □ □ □ □ □ □ □

Edit colors

Colors

Hình 21: Bảng màu cùa phần mềm Paint với hệ điểu hành Windows 7 1.2. S ử dụng một số tính năng cần thiết của Paint Trong phần này giói thiệu hai nhóm tính năng thường xuyên được sử dụng để chình sửa tranh ảnh một cách đơn giàn là: xoá một phần bức ừanh và chình sửa chữ trong ưanh. Muốn chỉnh sửa bất kì bức ưanh nào bằng Paint thì đầu tiên phái mờ bức tranh đó ra bàng chính phần mềm này. 60


Dối với Windows XP cách mở như sau: nhấp chuột vào File —» chọn Open —> chọn bức tranh muốn chinh sừa —> nhấn Open. Đối với Windows 7 cách mờ như sau: nhàp chuột bảng thuộc tính phần mêm Paint (góc trên bên trái của phần mềm) —» chọn Open —> chọn bức tranh muốn chình sửa —> nhấn Open. 1.2.1. Xná một phần cùa bức tranh Nốu bức tranh có một số chi tiết không cần thiết thì có hai cách để loại bo phần thừa của bức tranh: Cách ì: Áp dụng cho trường họp phần muốn xoá nằm ở ngoài riềm bức tranh hoặc màu nền của bức tranh là đồng nhất. Ví dụ để loại bó dòng chữ “Intermembrane Space” ờ bức tranh dưới (hình 22), làm như sau: Chọn công cụ chọn vùng (dạng hình chừ nhật), con chuột sẽ chuyển thành hình dấu + —> kéo con chuột ngang qua vùng chữ “Intermembrane Space” để đánh dấu nó rồi nhấn phím Delete trên bàn phím, vùng chữ đó sẽ bị xoá bỏ. '* cMoropl<ut.jpg Pdint

(a)

(b)

Hình 22: Xoá một phần bức tranh (a - Windows XP ; b - Windows 7) Cách 2: Áp dụng cho trường hợp vùng muốn xoá nằm trong bức tranh và có nhiều màu pha trộn với nhau, màu nền không đồng nhất, về nguyên tắc là sẽ dùng một vùng màu gần vùng muốn xoá đê che lêu vùng muốn xoá.

61


Ví dụ ờ bức tranh trên trong hình 22, muốn xoá bớt đường kè chú thích về không gian giữa hai lớp màng (Intermembrane Space), kè xiên vào bên trong bức tranh, thì làm như sau: 1. Chọn công cụ chọn vùng dạng hình chữ nhật (có thề dùng nút “kính lúp” để phóng to phần bức ưanh này lên). 2. Đánh dấu một phần ngay cạnh vùng muốn xoá. 3. Chọn Copy, chọn Paste. Phần vừa dán sẽ nằm ở ngay góc ưên bên phải màn hình. 4. Dùng chuột kéo vùng vừa được dán đó vào vùng muốn xoá và nhấp chuột ra ngoài để xác nhận giá trị, vùng muốn xoá đã bị che đi bởi một vùng màu giống hệt các vùng bên cạnh. 5. Cứ lặp lại các bước từ 1 - 4 như trên cho đến khi che hết vùng muốn xoá là được. Kết quả xoá đường kẻ chú thích này như hình 23.

Hình ban đầu

Hình đã được sửa

Hình 23: So sánh hình ảnh trước và sau khi xoá một phần bức tranh 1.2.2. Thay chữ trong tranh Có hai kiểu thay chữ: Kiểu 1: Thay chữ kèm theo chèn nền. Tranh trong hình 22 cần thay các dòng chữ chú thích tiếng Anh bàng tiếng Việt. Ví dụ để thay dòng chữ Outer Membrane thành dòng chữ Màng ngoài, thực hiện như sau: 62


1. Chọn công cụ nhập chữ —> con chuột chuyển thành hình dấu +. 2. Dưa con chuột ra vùng chữ muốn thay, nhàn vào kéo chuột ngang qua vùng đó. Buông chuột ra sẽ thấy vùng chữ đã bị che đi và con trỏ chuột nhấp nháy, sẵn sàng cho việc nhập chữ. Một hộp điều khiến font chữ sẽ hiện ra (hình 24) với Windows XP hoặc thực đơn điều khiển thuộc tính chữ được kích hoạt (hình 25) với Windows 7. 3. Đánh dòng chữ tiếng Việt muốn thay thế vào vùng đó. 4. Nhấp chuột ra ngoài vùng đó để xác nhận giá trị. 5. Vùng chữ tiếng Anh đã được thay bàng tiếng Việt và như vậy chữ vừa được thay sẽ đồng thời che nền chừ tiếng Anh ở đằng sau.

BBSS

Mang ngoà^

•ThyUhoM

y j Ị12y ’ i I Western

MB

Hình 24: Hộp điều khiển fo n t chữ trong Paint của Windows XP

63


Hình 25: Thực đơn thuộc tính chữ của Paint trong Windows 7 Kiểu 2: Thay chữ nhưng vẫn giữ lại nền màu đằng sau. Kiểu này có giá trị khi muốn nhập thẳng chữ vào bên trong một bức tranh nào đó. Ví dụ trong bức tranh ưên, để nhập thẳng chữ Lục lạp vào phần dưới của bức ữanh tiến hành như sau: + Tiến hành các bước 1, 2 và 3 như trình bày ở kiểu 1 trên, chi khác là vị trí ô nhập chữ đặt ở phần dưới của bức tranh (hình 26).

Hình 26: Nhập chữ vào bên trong tranh

64


+ Sau đó, đôi với Windows XP, để làm “trong suốt” nền của vùng chừ vừa nhập, nhâp chuột vào ô vuông bên dưới của vùng trạng thái, sẽ thấy chừ vừa nhập đã nàm hoàn toàn bên trong nền của bức tranh (hình 27). # c H lo r o p la s t .jp g - P a lm

<? tề

-lie

Edit

[mage

Colors

Help

M ang n g o à i

o

CD

Chọn ô dưới cùa vùng trạng thái công cụ nhập chữ.

of T h y la k o id s )

Hình 27: Thao tác làm trong nền của vùng nhập chữ với Paint của Windows XP + Đôi với Windows 7, để làm trong nền của vùng nhập chữ, nhấp chuột vào tính năng Transparent trong tab thuộc tính chữ (hình 28). B B P s M M Ị

!

tMt

i Cp»oj« iiu liarapattnl Ctxon

M ảng ngo A i. •Ạ Ì O p a q u e |iA l T ra n sp a re n t j

■ C o lo r

B ack gro u n d T ran sp aren t b a c k g ro u n d

(Slack of TfcyUkokts)

Hình 28: Thao tác làm trong nền của vùng nhập chữ với Paint của Windows 7 65


3.

Chỉnh sửa và xây dụng video clip Sinh học

Hình ảnh động trên mạng hiện nay có nhiều định dạng: dạng video (.avi; mpg, wmv, .flv, .mkv...), dạng flash (,swf) hay dạng gif. Trong đó, phổ biến nhất là các định dạng video. Trong tài liệu này sẽ hướng dẫn cách sử dụng các công cụ miễn phí, sẵn có để biên tập hoặc xây dựng những video clip Sinh học. Hơn nữa, việc chuyển đổi giữa các định dạng video hiện nay cũng khá thuận lợi. GV có thể sử dụng các công cụ trực tuyến miễn phí như: http://www.oaline-convert.com hoặc http://www.convertfiles.com/ để thực hiện việc chuyển đổi định dạng video. GV cũng có thể sử dụng phần mềm miễn phí A ny Video Converter để thực hiện việc chuyên đổi định dạng này. Ở những phần mềm dưới đây, video cần biên tập cần được chuyển đổi về định dạng avi hoặc mpeg hay wmv. 3.1. Chỉnh sửa, xây dựng video clip bằng phần mem Windows Movie M aker 3.1.1. Chỉnh sửa video clip bang phan mem Windows Movie Maker Cũng giống như phần mềm Paint, Windows Movie Maker là phần mềm tích hợp sẵn trong hệ điều hành Windows XP. Điều này có nghĩa, bất cứ máy vi tính nào cài hệ điều hành Windows XP đều có sằn phần mềm này. Các bước cơ bản sử dụng phần mềm này như sau: Bước 1: Khởi động phần mềm Windows Movie Maker: Vào Start —» Programs —> Windows Movie Maker. M à n h ìn h p h â n m è m n h ư tro n g h ìn h 29.

Trong đó: 1 - Vùng Movies Tasks chứa toàn bộ các thao tác chính của quá trình chỉnh sửa, biên tập video. 2 - Vùng chứa các đoạn clip, âm thanh, tranh, ảnh nguyên liệu để xây dựng, biên tập video. 3 - Vùng xem trước video. 4 - Vùng chế bản (Timeline/Story board) chứa hình ảnh, âm thanh, chữ, hiệu ứng theo kịch bàn cần được xây dựng hay biên tập. 66


Hình 29: Màn hình chính phần mềm Windows Movie Maker Bước 2: Nhập đoạn phim cần xử lí. Nhâp chuột vào Import Video trong vùng Movies Tasks và chọn đoạn phim cần chinh sửa và nhấp chuột vào Im port (Nếu muốn đoạn phim nhập vào được chia tự động thành nhiều đoạn nhỏ hơn thì chọn vào tính năng Creat clips fo r video files) (hình 30). Lun ý là phần mềm này chi hỗ trợ một số định dạng video như: avi, mpg, mpeg. Do đó, nếu video được tải về từ You Tube thì cần được chuyền đổi về các định dạng này trước khi tiến hành chình sửa.

Hình 30: Nhập đoạn video cần biên tập

67


Bước 3: Chỉnh sửa phim. Đe chỉnh sửa trình tự phim: kéo thả từng đoạn phim ngắn (clip đã được cắt ra khi nhập phim) và đưa xuống Vùng chế bắn theo đúng thứ tự mong muốn (hình 31).

ỵ'é*-

I. FtMth Movtn

<*)

MOV.. M«*mg Tip. •«)

Hình 31: Nhập các đoạn clip vào vùng Timeline theo kịch bản Đe tắt tiếng gốc của phim: chọn vào nút Set Audio Levels rồi kéo thanh trượt về phía Audio/M usic ưên cửa sổ Audio Levels đê tắt âm thanh gốc (hình 32). wm ■■■■■■■■■■

Á IB

/?

V

><ê>\£1

Ịg

3

ltow Tknoliie

JL •jfc 0 ‘V

a '

Hình 32: Chỉnh sửa âm thanh cùa video gốc

68


Đè thêm chữ thuyết minh cho đoạn phim: chọn vào phần Make titles or credits trong phần Edit Movie à bên trái màn hình. Sau đó chọn vào loại vị trí đặt chữ phù hợp được hiện ra ở cứa sổ tiếp theo và nhập chù' vào (hình 33, 34). Thời lượng cùa chữ xuất hiện cũng có thể thay đổi khi điều chinh ở vùng Timeline. 1. Cap ture V id e o Capture from video device Import video

ỊãâẼNMNS:

import pictures Import audio or musk

2. E d it M ovie

SB

(*

ESO

View video effects View video transitions ttigs gr

r

Make an AutoMovié(_)

3. F in is h M ovie M ovie M aking T ip s

HOW to capture video How to edrt dips HOW to add titles, effects, transitions HOW to save and share movies

Hình 33: Nhập chữ vào đoạn clip W h e re do yo u wont to ad d a title?

Add

ofth®

m o v te -

Add title before the selected cho on the storyboard. Add title on the ?clectc<|^fe) on the storyboard. Add utle after the selected dip on the storyboard. Add credits at the end of the movie.

Cancel

Hình 34: Các vùng mà chữ được nhập vào sẽ hiện ra trên video Trong đó: 1 - Nhập chữ từ bắt đầu phim; 2 - Nhập chữ vào đoạn clip trước đoạn đoạn được chọn; 3 - Nhập chữ vào clip được chọn; 4 - Nhập chữ vào clip sau đoạn được chọn; 5 - Nhập chữ vào phần cuối của phim. 69


Bước 4: Lưu lại phim đã được biên tập. Sau các thao tác căn chinh về hình ảnh, âm thanh và chữ, tiến hành xem thử và thấy phù hợp, chúng ta sẽ tiến hành lưu đoạn video mới. Chọn vào mục Save to my computer trong phần Finish Movie rồi tiến hành đặt tên file cho phim, chọn thư mục lưu giữ phim và nhân phím N ext để bắt đầu lưu lại phim vừa được biên tập. Theo mặc định, phim sẽ được lưu lại ờ dạng .wmv. Định dạng này dễ dàng sử dụng ưong Microsoft PowerPoint và khi cần thiết cũng có thể thay đổi nhờ các công cụ chuyển đổi định dạng phim. 3.1.2. Xây dựng video clip Sinh học bằng phần mềm Windows Movie Maker Phan mem Windows Movie Maker cho phép xây dựng phim từ các nguyên liệu là hình ảnh và đoạn clip. Có thể chèn âm thanh và lồng tiếng thuyết minh vào đoạn video theo kịch bản rất dễ dàng. v ề cơ bản, quy trình xây dựng phim dạy học được tiến hành qua 4 bước: (1) Xác định mục tiêu của phim; (2) Xây dựng kịch bản phim; (3) Tìm kiếm hình ảnh hoặc tự ghi hình, chụp ảnh theo kịch bán; (4) Xây dựng phim theo kịch bản từ các nguồn tư liệu đã có. Ví dụ: GV có thể xây dựng phim để minh hoạ quá trình Diễn thế sinh thái. Đây là quá trình Sinh học diễn ra trong một thời gian rất dài, vì vậy, dùng phim minh hoạ sẽ là cách làm phù hợp, sinh động. Vậy mục tiêu của phim là minh hoạ quá trình Diễn thế sinh thái. Kịch bàn cơ bàn của phim là hình ành của cùng một vùng sinh thái được phát triến theo từ n g n ă m (th ò i g ia n ) n h ă m g iú p ngircri x em có th ê th â y m ộ t cá ch trự c

quan quá trình diễn thế. Nhung thực tế là, trong một thời gian ngắn, GV sẽ rất khó có điều kiện ghi hình hay chụp ảnh cùng một khu vực sinh thái để nhìn thấy sự phát triển như vậy. Do đó, tìm kiếm hình ảnh phù họp là hết sức cần thiết. Sau khi có đủ hình ảnh, GV sẽ sử dụng phần mềm Windows Movie Maker để xây dựng phim. Các bước cơ bản sử dụng phần mềm Windows Movie Maker để xây dựng phim mới như sau: Bước 1: Khởi động phần mềm và nhập hình ảnh, âm thanh nguyên liệu.

70


Thao tác cơ bàn nhu nhập phim. Tuy nhiên, thay vì chọn Import video, thì chọn Import pictures rồi chọn Import audio or music (hình 35).

Hình 35: Nhập hình ảnh, âm thanh nguyên liệu vào phần mềm Windows Movie Maker Bước 2: Xây dựng phim. - Tập hợp hình ảnh theo kịch bản: kéo từng hình ảnh nguyên liệu và đưa xuống Vùng chế bản theo đúng thứ tự mong muốn (thao tác như kéo thả các đoạn clip). - Tạo hiệu ứng cho các hình ảnh: + Chuyển chế độ xem của Vùng chế bản từ chế độ Storyboard sang Timeline. Nhấp chuột vào dòng Show Timeline đề chuyển chế độ xem (hình 36); + Dùng chuột điều chỉnh thời gian xuất hiện của từng hình ảnh trên dòng Timeline. Kéo về phía phải làm tăng thời gian xuất hiện; kéo về phía trái làm giảm thời gian xuất hiện (hình 37).

Hình 36: Chuyến đỗi chế độ xem giữa Timeline và Storyboard của vùng chế bản 71


s

* \ %I V id eo

E

Audto/Music

TWe Overlay

Hình 37: Thay đổi thời gian xuất hiện của hình ảnh trong video + Tạo hiệu ứng cho hình ảnh: Chuyển chế độ xem Vùng chế bản về Storyboard. Nhấp chuột vào View Video Effects trong phần Edit Movie của vùng Movie Tasks để gọi các dạng hiệu ứng cùa hình ảnh. Lựa chọn hiệu ứng phù hợp và kéo thà hiệu ứng đó vào bức hình mong muốn (hình 38). Ví dụ, ưong trường hợp muốn bức hình đầu của khu vực diễn thế sinh thái là ở dạng cổ xưa (hình đen trắng) thì nhấp chọn hiệu ứng Film Age, Oldest. Tương tự bức hình tiếp theo sẽ lả hiệu ứng FimI Age, Older... Đe xoá hiệu ứng đã lựa chọn thì nhấp chuột phải vào bức hình tại vị trí có hình ngôi sao (góc dưới, bên trái của mỗi bức hình) rồi chọn Delete Effects (hình 39). 1. Capture V id eo

(5)

C a p t u r e fro m v id e o d e v ic e Im p ort v id e o Im p o rt p ic tu r e s Im p o rt a u d io o r m usic

2. Edit Movie

0

Showcollections View video effects View video t r a n s it s Make titles or credks Make an AutoMovie

3. Finish Movie

®

Hình 38: Tạo hiệu ứng cho từng hình ảnh trong Windows Movie Maker

72


Hình 39: Xoá hiệu ứng hình ảnh chua phù hợp trong Windows Movie Maker + Tạo hiệu ứng chuyển cành giữa các hình ảnh: v ẫn ờ chế độ xem Storyboard, nhấp chuột vào View video transitions trong phần Edit Movie cùa vùng Movies Tasks để gọi các dạng hiệu ứng chuyển cảnh. Lựa chọn hiệu ứng phù hợp và kéo thả hiệu ứng đó vào khoảng giữa của hai bức hình (hình 40). Các chế độ về chèn chữ trên từng hình ảnh cũng như đoạn đầu và cuối của phim được thực hiện với các thao tác như đã trình bày ở phần chinh sửa video. 1. Capture Capture from video device Import video Import pictures Import audio or music

2. E d it M ovie

®

Hình 40: Tạo hiệu ứng chuyển cảnh giữa từng bức hình

73


Chèn thêm âm thanh cho đoạn phim: được thực hiện sau khi đã hoàn tất việc điều chỉnh hiệu ứng, chèn chữ thuyết minh cả đầu và cuối phim. Chuyển chế độ xem của Vùng chế bản sang dạng Timeline. Ờ vùng Edit Movie chọn dòng Show collections. Kéo thả file âm thanh từ vùng chứa âm thanh nguyên liệu xuống dòng Audio/Music. Dùng chuột để kéo thay đổi độ dài của âm thanh vừa bằng với độ dài của hình ảnh và hiệu ứng vừa xây dựng (hình 41). [vĩ U ntitlril

Wlmlnw* Mnvie Mdkri

w

*0 '

1. Captu re V id e o

O'

:0 T « K i

Cotoctcro

áỊcolertioni

-ị)

Import video Import pktirag

3. F in is h Movie M ovie M aking T ip * !

100

T .

Kéo thả âm thanh xuông vùng Timeline ------7 H H j -----------QQcnroo

im a o o

ữottooo

o.oa'4Qcc

a**.©®* COO!

Dùng chuột di chuyên vị trí kết thúc âm thanh và chữ phù hợp với hình ành_____ Hình 41: Chèn âm thanh và điều chỉnh âm thanh, p h ụ đê p h ù hợp với hìnli ảnh

Lồng tiếng cho đoạn phim: GV có thể chủ động lồng tiếng thuyết minh của mình vào đoạn phim vừa xây dựng. + Bật tính năng ghi âm: Nhấp chuột vào nút Narrate Timeline trên thanh Storyboard (hình 42). + Ghi âm: nhấn vào nút Narration để bắt đầu ghi âm phần lời thuyết minh (hình 43).

74


"s.

'

'I ' ' too

I Narrate Timeline

a show Storyboard 0:0010 00 o'oo^o 00 rr

0:00:^0.00

ũ:0ũ'4ũũũ

0:00:50.00

5ea B B e e th o v e n _ f U f _ e li s e A u d io / M u s ic

Title O verlay

N h...

B...

N ă..

ẳ ẩ _ J ể iL ^ J ji£

í/ỉn/í 42: Bật tính năng ghi ăm trong Windows Movie Maker I

E* * w

Took X ) * c*

Op

Kn

D>*g»>« ptot^ack ncfcokx on »<s imafc

Lfrart'

H*

@ 'M*J

CofecOons

Narrate Timeline D r a g t h e p l a y b a c k in d ic a t o r o n t h e tim e lin e to a n e m p t y p o S te p s:

1.

S t a r t N a r r a t io n

2.

’ Stop Narration

In p u t le v e l

Done S h o w m o re o p tio n s

M ic V o lu m e

L e a r n m o r e a b o u t n a r r a t i n g t h e tim e lin e

Hình 43: Ghi âm lời thuyết minh cho đoạn phim trong Windows Movie Maker Bước 3: Lưu lại phim đã vừa được xây dựng. Các thao tác lưu lại phim giống như đã trình bày ở phần chình sửa video ở trên. 3.2. Chỉnh sủn, xây dựng video clip bằng phần mềm M ovie M aker 3.2. ]. Làm quen với phần mem Movie Maker th ì

Đối với máy vi tính cài hệ điều hành Windows Vista và Window 7 phần mềm có chức năng tương tự Windows Movie Maker không 75


được cài đặt sẵn. Người dùng phải tải gói Windows Live Essential miễn phí về để cài đặt. Một trong số những phần mềm của gói là Movie Maker (hình 44).

1

S e le c t p r o g r a m s t o

1

Any oo«n Windows

in s ta ll

orogitnv *»ai M CKW60 automaticiliy

These p r o g 'j i m wiii b<* installed no

MiatKoft OoeOnve

it

(a SB

Meucngor

35 * ■ Kioto Gjllery and Movie Makfr

® d J M" 1 Writer

a

ìặ

Fimlty Safety

OuOook Connector p«cfc

I ■

J 1

t m i*

1

Hình 44: Màn hình cài đăt gói Windows Live Essential với phần mềm Movie Maker Sau khi cài đặt, để khởi động Movie Maker ta làm như sau: Vào Start —» Chọn Programs —> Chọn Movie M aker. Màn hình khởi động của Movie Maker như hình 45. E J> ii? 2 S £ ÌẬM M .

r ~ , **

.....

,

l

e •

i ;

S

Q

1

T

i

t*0>«

i

UtfM

l

?

n

m dilwfflionraw if Irv v iilm m triM nk

1

Of -

-------- --

Hình 45: Màn hình khởi động của Movie Maker Trong đó: 1 - Vùng thực đơn điều khiển của phần mềm; 2 - Vùng xem trước video đang biên tập; 3 - Vùng chế bản. 76


Các bước sử dụng cơ bản phần mềm Movie Maker cũng tương tự phần mem Windows Movie Maker. Tuy nhiên, cách bố trí thực đơn có điểm khác. Vì vậy, tài liệu sẽ giới thiệu chi tiết tính năng từng thực đơn cùa phần mem Movie Maker. Thực đon Home được giới thiệu lan lượt các trong hình 46,47 và 48. H om e

Q Paste

Ắ ịầ

A n im a tio n s

V is u a l E ffe c ts

P r o je c t

j j; W e b c a m v id e o

E j

J>

A d d v id e o s an d p h o to s

Add m u s ic

R e c o r d n a r ra ti* p*. A fe y S n a p s h o t

Vi

Title D

C a p tio n

‘11(4edits -

Add

C lip b o a r d

1

10

Hình 46: Thực đơn Home (a) của phần mềm Movie Maker Trong đó: 1 - Bàng thuộc tính của phần mềm; 2 - Vùng chế bản (cắt, sao chép, dán); 3 - Thêm video, hình ảnh vào vùng chế bản; 4 - Thêm nhạc vào video đang chế bàn; 5 - Chụp ảnh vùng màn hình xem trước; 6 - Ghi âm lời thuyết minh; 7 - Ghi hình trực tiếp bang webcam của máy vi tính; 8 - Thêm lời giới thiệu đầu phim; 9 - Chèn thêm chữ chú thích vào khung hình (hình ảnh) đã được chọn trong vùng chế bản; 10 —T h ê m lờ i k c t cu ô i p h im . Edit

■jmmr ■■

■HUE KZZL1 mtttm. M y

.

-•

AutoMovìe themes

Hình 47: Thực đơn Home (b) của phần mềm Movie Maker với vùng tính năng cung cấp mẫu dựng phim theo chủ để 77


Rotate left

Remove

Rotate right Ị Ộ Ị Select all

A ị

Editing

Ú1

f

Save m ovie'

Sign in

I I

Hình 48: Thực đơn Home (c) cùa phần mềm Movie Maker Trong đó: 1 - Công cụ xoay hình; 2 - Công cụ lựa chọn hình ảnh, phim trong vùng chế bản-, 3 - Công cụ giúp chia sẻ sản phẩm lên One Drive; 4 - Công cụ giúp chia sẻ sàn phẩm lên Facebook; 5 - Công cụ lưu video trên máy vi tính; 6 - Phần đăng nhập vào tài khoản của Windows Live. Thực đon A nim ations được giới thiệu trong hình 49, 50. Home

Anim ations

1

Visual Effects

1

Project

View *

( J Duration: 1.50

-

^

II

Apply to all

2

1

Hình 49: Thực đơn Animations (a) của phần mềm Movie Maker Trong dó: 1 - Vùng mẫu hiệu ứng chuyển cánh giừa cac hình ánh hoặc clip; 2 - Vùng công cụ xác định thời gian chuyển cành (Duration) tính bằng giây và tính nàng cho phép áp dụng một hiệu ứng chuyển cảnh cho tất cả các phân đoạn clip hoặc hình ảnh (Apply to all).

78


Hình 50: Thực đon Animations (b) của phần mềm Movie Maker vói vùng mẫu hiệu úng chuyên động cùa tùng khung hình hoặc hình (inh dược lựa chọn Neu muốn một hình ảnh (clip) sẽ chuyên động dần sang trái thì chọn vào hình ánh (clip) đó ở trên vùng chế bán, sau đó nhấp chuột vào hiệu ứng chuyển động phù hợp trên thực đơn A nim ations (hình 50) là được. Thực đon Visual Effects (hình 51) có tính năng cho phép đặt hiệu ứng về màu sắc đối với hình ánh hoặc clip được lựa chọn trong vùng chế bàn. Ví dụ, nếu muốn biến hình ảnh (đoạn clip) màu về trạng thái đen trắng thì chọn hình ảnh (clip) cần chinh sửa trong vùng chế bàn trước, sau đó chọn hiệu ứng làm đen trắng ảnh trong thực đơn Visual Effects. Brigntncsỉ

■I

m

n

m

m

P

m

H

U

-

' O Apply to »11

Hình 51: Thực đon Visual Effects của phần mềm Movie Maker Thực đon Project (hình 52) giúp tuỳ biến video theo hướng nhấn mạnh vào phần lời ghi âm (Emphasize narration) hay làm nôi phần Video hơn (Emphasize video) hoặc tập trung làm nổi phần âm thanh của video (Emphasize music) hoặc giữ cân bàng các yếu tố này (No emphasis). Tính năng Fit to music được lựa chọn sẽ giúp phần mềm tự động điều chinh thời gian cua m ỗi hình anh được ghép vào VỜI nhau

(clip) để đảm bảo tổng thể cả hình và nhạc được khớp nhau. Ngoài ra, thực đơn này còn giúp định hình video ờ dạng màn ảnh rộng (Widescreen) hay màn ành chuẩn {Standard). H om e

SB

A n im a t i o n s

Project

\

a

%

■nnhaíir^ Fm me Em p h a t lz e ! E mn ph h »íÍ7^ a s iz e F Em m nh p haa< s iz n a rra tio n I v id e o re u sie

No e m p h a s is

F it to m u s ic

W id e s c r e e n s t a n d a r d

(16:9)

]

(4:3)

Aspect ratio

Hình 52: Thục đơn Project của phần mềm Movie Maker

79


T hực đon View giúp phóng to, thu nhò (Zoom) vùng chế bàn cũng như đặt chế độ xem hình ảnh đang biên tập ờ vùng này (Thumbnail size). Tính năng Preview f u ll screen cho phép xem trước sản phẩm ở chế độ toàn màn hình. Tính năng Waveforms được lựa chọn cho phép nhìn thấy biểu đồ sóng âm phần âm thanh của video (hình 53). = D I

Home

Anim ations

« 0 B ar Zoom in

Zoom out

Reset

Thumbnail size -

Visual Effects

Project

a* Preview full screen

W aveforms

Time zoom

Hình 53: Thực đơn View của phần mềm Movie Maker 3.2.2. Chỉnh sửa video clip bằng phần mem Movie Maker Nhập phim can chinh sừa vào phần mềm Movie Maker: Tại thực đơn Home chọn A dd videos and photos để nạp đoạn video cần chinh sừa vào phần mềm. - Loại bỏ đoạn một đoạn phim: Dùng chuột kéo thanh trượt để * ; V định vị vị trí đâu của đoạn cân phân tách trên vùng chê bản. Vào thực đom Edit, chọn Split để chia tách đoạn clip (hình 54). Lặp lại thao tác kéo thanh trượt để chọn điểm cuối của đoạn cần phân tách và chọn Split. Nhấp chuột vào đoạn video cần loại bỏ, nhấp chuột phải và chọn Remove (hình 55).

Hình 54: Phân tách đoạn video cần biên tập thành từng đoạn trong Movie Maker 80


.................. j£ 2 B R

Ho <n*

Animation!

Ij, F a ilt in;

Visual Eftett*

N ont

Proiict S p ííđ t

1 6 ar*5r« u re '■& Deration <Wit ■ Auiiw

] -

>p«

Adjust

; 0 iopy I □

5 < l«d all

c. ^

t aa videos a n d photo* B#niOM ----t\ s«t Jtsrt po|nt*"»

* • - * £ * Ktlim ba - t Ị -V ; «*•

00 00 .00 /01 :49.11 " 3

E«J«<

fg j

«k !<<

Set «nd paint

ndl

Hình 55: Loại bỏ một đoạn video bằng phần mềm Movie Maker Tat tiêng gốc của phim: Chọn thực đơn Edit, chọn Video volume và chỉnh âm lượng về nhỏ nhất (hình 56).

B ỉB Home 4 o f

^ Fade in:

Animations None

^ eo , Fadeout: Non«

volume

Hình 56: Tắt tiếng cùa video gốc bằng phần mềm Movie Maker Thêm chữ thuyết minh cho đoạn phim: Dùng chuột kéo thanh trượt đến vị trí muốn xuất hiện chữ thuyết minh, trong thực đơn Home chọn Caption. Sau đó tiến hành nhập chữ mong muốn (hình 57). Có thể đặt hiệu ứng cho chừ thuyết minh trong phần Effects của thực đơn Format (cùa Textbox). 81


Có thể dùng chuột để điều chỉnh khoảng thời gian xuất hiện của chữ ở đây

Hình 57: Thêm chữ thuyết minh cho đoạn phim bằng phần mềm Movie Maker -

Lưu lại phim đã được biên tập: Chọn Save movie trong thực đơn

Home —» chọn For Computer để lưu lại file kết quả trên máy vi tính. Với Movie Maker, khi lưu file trên máy vi tính, định dạng file lưu lại mặc định là M PEG-4, người sử dụng cũng có thể chọn định dạng Windows Media Video file (wmv) để lưu lại. Cả hai định dạng này đều chạy tốt ừên các máy vi tính cài đặt Windows. 3.3. Xây dựng video clip từ hình ảnh tĩnh bằng phần m ần Photo Story 3 fo r Windows 3.3.1. Sơ lược vê phần mềm Photo Story 3 fo r Windows Photo Story 3 for Windows (Photo Story) là một phần mềm nhỏ và miễn phí của ‘Microsoft. Phần mềm này có thể chạy tương thích từ Windows XP trờ lên. Có thể dễ dàng tìm kiếm phần mềm này trên mạng Internet. Tính năng chính của phần mềm là cho phép sắp xếp, đóng gói những hình ảnh ròi rạc thành một video clip theo kịch bản nhất định với đầy đủ âm thanh, phụ đề và hiệu ứng phù hợp. Điều này cho phép GV “động hoá” những bức hình tĩnh, làm cho thông tin được truyền tải sinh động và dễ hiểu hơn. Do đó, những sản phẩm của phần mềm còn được gọi là những câu chuyện kĩ thuật số.

82


Sư Jụng phần mềm này giúp GV Sinh học dễ xây dựng những video clip phan ánh những kiến thức bộ môn có tính chất tiến trình như: quá trình sinh trường, phát triên cùa sinh vật hay mô tà từ ngoài vào trong cấu tạo của một đối tượng sinh vật... Điều quan trọng là GV cần có kịch bản rõ ràng và có hình ảnh nguyên liệu phù họp. 3.3.2. Các bước sứ dụng cơ bản phần mềm Photo Story Bối cành để làm quen phần mềm Photo Story là xây dựng phim về Diễn thò sinh thái như phần nêu trên. v ề cơ bản, Photo Story tô chức các tính năng theo một chuỗi các cửa sổ làm việc với từng nhóm ưnh năng được thiết lập rõ ràng. Khi hoàn thành mỗi bước có thể nhấp chuột vào nút Next để đi tiếp hoặc nhấp chuột vào Back đề quay lại chinh sửa. Các bước hướng dẫn dưới đây về cơ bản sẽ đi theo thứ tự của từng cừa sô làm việc. Bưóc 1: Khởi động phần mềm Vào Start —>Programs —»Photo Story 3 fo r 'Windows. Màn hình khởi động như hình 58. Trong đó, có 3 lựa chọn cần lưu ý, đó là bắt đầu một câu chuyện mới (Begin a new story) hay chinh sửa một file phim đang xây dựng (Edit a project) hoặc là xem một câu chuyện đã được hoìn thành (Play a story).

Hỉnh 58: Màn hình khởi động của phần mềm Photo Story

83


Bưóc 2: Nhập hình ảnh nguyên liệu của câu chuyện Chọn Begin a new story —» Next rồi chọn Import Pictures để nạp ảnh nguyên liệu (hình 59). Khi nạp hình ảnh, người sử dụng có thể chọn nhiều ảnh để nạp một lần khi nhấn, giữ phím Cưl và nhấp chuột vào hình ảnh mong muốn. Khi nạp ảnh xong, thứ tự hình ảnh xuất hiện có thể được sắp xếp lại bằng việc lựa chọn theo các nút điều chỉnh thứ tự hình ảnh trong vùng kịch bản. Im p o r t a n d a r r a n g e y o u r p ic t u r e s

S e k x x the pictitffS )rcu w an: to use n year Siory, and trwn arrange tftem :p. orcl<*r on the liim itnp.

Nút nạp hình ảnh nguyên liệu

c Vùng kịch bản

Các nút điều chinh thứ tự hình ành trong vùng kịch bàn

Hình 59: Cửa sổ nạp hình ảnh nguyên liệu của phần mềm Photo Story

Bước 3: Biên tập, chỉnh sửa hình ảnh nguyên liệu Khi hình ảnh nguyên liệu nhập vào có kích thước không phù họp với h iệ u ứ n g lự a c h ọ n sẽ x u á l h iệ n v ièn đ en xuxig q u a n h k h u n g h ìn h . D o đó,

phần mềm cung cấp tính nang “cất gọn” các hình ảnh nguyên liệu để tạo kích thước bằng nhau. Việc này được thực hiện khi lựa chọn tính năng “Remove black borders” được bố trí ngay dưới nút “Im port pictures" (hình 60) rồi nhấn Yes to all (nếu muốn xử lí một lần tất cả các hình ảnh nguyên liệu) hoặc chọn Yes (để xử lí theo từng hình ảnh một).

84


R e m o v e b la c k b o r d e r s .

H ình 60: Tính năng sủa hình ảnh của phần mềm Photo Story Trong đó: 1 - Tính năng hiệu chinh màu sắc tự động từng bức ảnh; 2 - Tính năng loại bỏ hiện tượng mắt đò trong các bức ảnh (do bị phản ánh sáng trong quá trình chụp); 3 - Tính năng xoay hình ảnh; 4 - Tính năng chinh sửa hình ảnh mở rộng (hình 61).

Hình 61: Cửa sổ chỉnh sửa hình ảnh m ở rộng

85


Tính năng chinh sửa hình ảnh mở rộng ngoài khả năng như các chức năng 1, 2, 3, 4 được đề cập ưong hình 60 còn cho phép người dùng tạo các hiệu ứng về màu sắc lên hình ảnh nguyên liệu trong chức năng Add E ffect (hình 61). Bưóc 4: Thêm phụ đề cho hình ành Sau khi đã nạp ảnh, sắp xếp và chỉnh sửa hình ảnh phù hợp, nhấp chuột vào N ext để đến cửa sổ nhập chữ vào hình ảnh. Ở cửa sô này, người sử dụng cũng có thể tiếp tục chinh sửa màu sắc của hình ảnh nguyên liệu (hình 62). c

t ỉ l>holo S l o r y 3 fo r W in d o w s

fxl

Add a title to your pictures

You can add text on a picture to create a tkle for your story.

LMBUMMắaắiẩttũttmu

H ìn h 62: C ử a s ỏ n h ậ p c h ữ vào h ìn h â n h cử a p h ầ n m ề m P h u tư S to ry

Trong đó: 1 - Nút điều chinh font chữ, màu sắc chữ. 2 - Vùng nhập chữ. 3 - Vùng căn dòng chữ (căn ngang và dọc màn hình). 4 - Vùng điều chinh hiệu ứng màu sắc của hình ảnh (như ưnh năng Add E ffect được mô tả trong hình 61). Bước 5: Lồng tiếng thuyết minh; đặt hiệu ứng chuyển động hình ảnh và chuyển cảnh

86


Sau khi đã hoàn thành việc nhập chữ vào hình ảnh, nhấp chuột vào nút N ext để sang cửa sổ lồng tiếng và đặt hiệu ứng hình ảnh. Đe trực tiếp lồng tiếng, người sử dụng nhấp chuột vào nút Ghi âm (.Record Narration) màu đò để thu lại lời thuyết minh đồng bộ với clip. Tại khu vực ghi âm này cũng có vùng để đánh máy sẵn lời thuyết minh giúp cho việc ghi âm được thuận lợi (hình 63). Đe tạo hiệu ứng chuyển động cho từng hình ảnh và hiệu ứng chuyển cảnh giữa các hình ảnh thì chọn vào nút Customize M otion (Tối ưu hoá chuyẻn động) ở ngay dưới cừa sổ xem trước hình ảnh (hình 63). Khi đó cửa sô điều khiên hiệu ứng được gọi ra với 2 vùng chức năng: Vùng Motion and Duration để điều khiển chuyển động của từng hình ảnh và đặt thòi gian tồn tại của từng hình ảnh trong clip (hình 64); Vùng Transition để đặt hiệu ứng chuyển cành giữa các bức hình (hình 65). C* l* h o fo S io ry 3 f o r W in d o w s

Narrate your pictures and customize motion

ba năm tiếp theo

You can narrate your story by ckkjnq the rod Record button. Step through yo t* p c t ix e i as you narrate by ckking a picture on the ft n s trp . Learn more atxxX cuitom anq motion and selecting transitions

rw o'

30:00 Stopped

Í < T|pe n o le i here to aid y t x r memory as you

ate thts Picture. >

Nút ghi âm . Customise

Nút điều khiển hiệu ứng hình ảnh

Vùng đánh máy lòi th u y ế t m in h

Hình 63: Cửa sổ lồng tiếng vò đặt hiệu ứng hình ảnh của phần mềm Photo Story

87


C u s to m iz e M otion

Hình 64: Vùng đặt hiệu úng chuyển động của hình ảnh Trong đó, khi chọn vào tính năng Specify start and end position o f motion (Xác định vị trí bắt đầu và kết thúc của chuyển động) sẽ cho phép người dùng xác định vùng bức hình xuất hiện đầu tiên (khung hình bên trái) và vùng bức hình kết thúc (khung hình bên phải). Bên dưới phần Duration cho phép đặt số giây tồn tại của từng hình ảnh trong clip, có thể ở dạng tự động hoặc theo số giây chính xác mong muốn. 'j ĩ<«n> L.. 0

E H fln H B H

sta rt o r ren t ptctixe utU g • tranrtJon C u r or* picture:

Previous ptctw e:

SHRWS

f tn M o n » i______________________________

X Bomb*. H orbonul

ỊI

M BoMttt, Vortical

__ a 0 Set transition duration automatice*y

o Number of second* to (kp»*y th« tf andUon 1

_____ I "* I ___________

.

~~ y|

Ỹ"

Hình 65: Vùng điều khiển hiệu ứng chuyển cảnh giữa các hình ảnh

88


Bước 6: Chèn âm thanh (nhạc) nền cho video clip Sau khi hoàn thành việc đặt hiệu ứng chuyển động và chuyển cảnh cho hình ảnh, nhấp chuột vào N ext để sang cửa sổ thiết lập âm thanh nền (hình 66). c Photo Slory 3for Windows

fỊ~j

Add background music

Nhập nhạc nền có sẵn

Tự soạn nhạc nền

Xoá một đoạn nhạc nền

T. Select Music...

Create Music..

ĩ

Tide: Artfrt:

For Else Beethoven

Afcum:

ANDH_CONFIDANTS-The yoatest classical cotection

Genre:

other

Fh:

C:\DocunentJ and Settno*\Weicome\My Documenti\Dwffitoads\For Else - Beethoven .mp3

Volum volume: e:

'-V ĨX '

• '

'•

Low

L t)

< Bjek

I I

Next a

Hình 66: Cửa sổ nhập nhạc nền cho đoạn video clip.

Biróc 7: Lưu lại sản phẩm clip đã hoàn thành trên máy vi tính Chọn Next ờ cửa sổ chèn âm thanh nền để sang cửa sổ đóng gói đoạn video clip (hình 67). Trong đó, dẻ lưu lại cáu chuyện kì thuật số vừa xây dựng thì chọn vào Save your story fo r play back on your computer (Lưu câu chuyện vào máy vi tính cùa bạn) và nhấn Next. Đoạn clip sẽ được tự động dóng gói và lưu thành file wmv, có thể xem trên bất cứ máy vi tính nào cài đặt Windows cũng như chạy tốt ưên phần mềm PowerPoint.

89


( ỉ P h o to S to ry 3 f o r W in d o w s

C-T “ ( 5 c !

S a ve your story What do you want to do with your story?

LM II

Send the story In an ®-mai message Save your story for playback on a Pocket PC tw*h Windows Meda Player 10 Mobie

Save your story for playback on a Smartphone w*h Windows Meda Player 10 Mobto

a&ffl

Oìtthfg.rDgftÃflrc.aaMttg.gitt»Miggaft Wefaag F‘ktnar ie name

,

-----,- -rị I f t y Wdeo^yphoicoSteryl .*mv"| I > ' Quaky Settings

t

o

Browse...

I

: 1 . -% ffr i.

* '" " *

Profto:

Prort* for computers • 2 (640x460)

OwoipUan;

Recommended f the Jtory If going to be played ful KTMn on • computer (1.7 GHr procBMor, 2S6MB of RAM or Nghir). video toe: 640x400

g i L

^

Hato

~|

-— . B I B — I

SjveProtact...

I

W

L I

4

& p p f

K&iii&ú-iSsmtiằisẾ

r :

<Bact

~ I I

— Nad >

-

_ I

C an al

Hìn/ỉ 67: Cửa sổ đóng gói đoạn video clip vừa được xây dựng 4.

Xây dựng hoạt hình mô phỏng kiến thức Sinh học

Hiện nay, có nhiều phần mềm có thể thực hiện được việc mô phỏng các kiến thức. Phổ biến nhất là phần mềm Macromedia Flash. Bên cạnh đó, phần mềm Microsoft PowerPoint (PPT) ngoài tính năng trình chiếu thì cũng có khả năng hỗ ữợ việc xây dựng các hoạt hình mô phỏng. Hơn nữa, phần mềm PPT có khả năng thực hiện nhiệm vụ này với các thao tác sử dụng trực quan. Vì vậy, tài liệu này sẽ giới thiệu phần mềm PPT với những thác tác cơ bản cũng như nhấn mạnh vào những tính năng cần thiết nhằm đảm bảo mục tiêu kép: GV vừa sử dụng phần mềm để tạo bài dạy đa phương tiện, vừa sứ đụng để xây dựng các hoạt hình mô phóng kiến thức Sinh học. 4.1. Các thao tác s ử dụng cơ bản phần mềm PPT Phần mềm PPT, phiên bản chạy trên máy tính bàn, về cơ bản có tính năng và bố trí chức năng tương tự nhau qua các phiên bản từ 2007 đến 2010, riêng phiên bản 2013 có những bố trí khác hơn các dòng sàn phẩm trước. Vì vậy, trong tài liệu này sê giới thiệu phần mềm ở cả hai phiên bản 2007 và 2013 ở những tính năng được bố trí khác nhau.

90


* Khỏi động phần mềm PPT: Nhấp chuột vào nút Start —» All Programs Microsoft PowerPoint (hình 68). /

Hutu

IfMtrt

Onion

Anlnxtioni

" — ' •*.; p»jti / N9bo«>d f-

••■

Ilry

a

i

I? ±4 s

*v

A,

A • •“

;_ . , _ .: BE M 35 SB Ì s s I

Pent

g g jg ■ if 8

m

Idữ-lnĩ

v t«

!AT»-;!-:( !i=- -= liat í*íj:-- ,ltó .J ul!

* jlU ie t

Slid* • > jD « t« » SHOO

Htrir*

Slid* Show

'Pl '■' i r '"*'*'

Microsoft Office

I

U' \

^(rti

_•-* —* -■** C £ 5n»0*0«*."» ■ W p w *rr»oj« Quk* - i n k . Onnvtnf >

s « -■—m ii 1 g T

g .|

MftjMv c fh v .t

i„R*pi»M * ^ s«l*a • tiM iry

LiiBHM W uuM I * : : ..’■ _________

c ”

.......................

Sober

0

ctct 'Add I

,

A ntrtfcn.

Click to add title Click to add subtitle

_ -

I

SlWJt 1 o f t

Click to a d d

II_

-Q ffK tW

n o te s

— --

0$

(2}AutoPr«vtow 11

■;fitm iififa *

*

ĩ i ĩ ậ IS

Hình 68: Màn hình chính của phần mềm PPT Trong đó: 1 - Vùng thực đơn chức năng của phần mềm; 2 - Vùng quản lí các trang trình chiểu (slides); 3 - Vùng soạn thảo; 4 - Vùng quản lí hiệu ứng các đoi tượng (bật ra khi được gọi). * Thêm trang soạn thảo (slide): Chọn vào New Slide trên thực đom Home để thêm một trang mới. Hoặc chọn sang vùng quàn lí slide và nhấn phím Enter. Để di chuyển giữa các ưang soạn thảo thì sừ dụng các phím PgUp, PgDn trên bàn phím. * B ót trang soạn thảo: Trong trường hợp muốn loại bỏ một trang soạn thảo nào đó thì làm như sau: Di chuyển đến trang soạn thảo muôn bỏ đi, chọn Delete trên thực đơn Home (hình 69) hoặc nhấn phím Delete trên bàn phím. 91


í®

.<3 • Home ịI

— —s

0 Paste

Insert

Dtsign

iHa T ỈM ìị ò 2 KSesei J

Clipboard lipboard C **

Slide n

""

Animations

Ịíb /

Slide Show

“ lA' ...... a * s Á- A a - ] Ịi

J S lid t s f

Font

Chọn Delete để bớt trang dã chọn

S B 3 H

Chọn New Slide để thêm trang mới

Click

Hình 69: Thêm, bót trang trong phần mềm PPT * Nhập các đối tirọng: Chữ và hình ảnh Nhập chữ: nhấp chuột vào các vùng có dòng chừ “Click to add title”, “Click to add subtitle” hoặc dòng chữ “Click to add text” để nhập chữ. Cách nhập chữ giống như soạn thảo ưên MS.Word. Nhập hình ảnh: Nhấp chuột vào thực đom Insert, chọn Picture (PPT 2007) hay Pictures (PPT 2013) và lựa hình ảnh phù hợp để chèn vào trang trình bày. Thực đơn này có sự khác nhau về đối tượng hình ảnh được lựa chọn để chèn vào bài trình bày giữa PPT 2007 và PPT 2013 (hình 70). Presentatioi ỵ •>; PPT 2007

m

" Art

- ì& Ế m Ễ lỂ Ề ị''

CẤU TẠO TÈ BÀO

Album •

Wuitmwitt .______ i.

IKANSrf Llp \ m Table

ŨỀ+

‘Sẫa

Pictures Online Screenshot Photo Pictures * Album ' ______________ Images__________________

Hình 70: M ột phần thực đơn Insert của PPT 2007 và 2013 92


* Tạo hiệu úng cho các đối tuọng Chọn vào đối tượng muốn tạo hiệu ứng di chuyển (chữ hoặc hình) trên màn hình soạn thào —» vào thực đơn Animations. + Dối với PPT 2007, ta chọn tiếp vào Custom Anim ation -> Hộp điều khiển các hiệu ứng sẽ được bật ra bên phải màn hình (Hộp Custom Animation). Nhấn chuột vào nút Add Effect sẽ hiện ra 4 nhóm hiệu ứng: Entrance (Nhóm hiệu ứng đi vào); Emphasis (Nhóm hiệu ứng nhấn mạnh); E xit (Nhóm hiệu ứng thoát ra); Motion Paths (Nhóm hiệu ứng tạo đường chuyển động cho đối tượng) (hình 71).

Hình 71: Cách gọi hộp điều khiển hiệu ứng trong PPT 2007 Làm quen với hộp điều khiển hiệu ứng (hình 72):

93


1

Nút loại bò hiệu ứng Nút điều chinh hiệu ứng (Thực chất

nút Add Effect)

----- —

4

♦ Custom Anim ation,

Change

Vùng dạc lệnh điều khiẻn cho hiệu ứng: On Click (hiệu ứng bát dầu khi nhấp chuột); With Previous (Hiệu ứng bẳt ________ ^ đầu cùng với hiệu ứng trước đấy); After Previous (Hiệu ứng bắt đầu sau hiệu ứng trước dấy một thời gian nhất ________ ^ định, do người sứ dụng tự đặt) I—

Modify : Wipe

Hướng chuyến động cùa đối tượng

Start: Ị

~j~*] Very Fast &

Group 2

jfr-Gfoup-atft Group 9

Thứ tự xuất hiện cùa đối tượng —

Bàng điều khiển thuộc tính cùa mỗi hiệu ứng

©

| \ i Group 9

©

1*. Group 9

| [ _____afr Gfoup"i6..................... ©

Xem thừ trước hoạt động cùa các hiệu ứng trong trang soạn tháo Tự động chạy thừ hiệu ứng khi vừa được chọn

13

Speed:

[From Top

Tốc độ chuyến động cùa đối tượng

Điều chinh lại thứ tự xuất hiện của đối tượng

Remove 1

with Previous

Direction:

1 ''ft

'•’ I

-

Re-Order

» 1► Play

v jj

Ệ Ị Group 28

E

Ị1Ẹ3 Slide 5how~j

►Jv AutoPreview

Hình 72: Hộp điều khiển hiệu ứng các đối tượng cùa PPT 2007

Nếu chọn hiệu ứng đi vào (xuất hiện) thì làm như sau: Sau khi nhấn nút Add Effect thì di chuyển chuột vào dòng Entrance, các hiệu ứng trong nhóm sẽ được hiện ra, chọn bất cứ hiệu ứng nào và xem thử (hình 73). Cách chọn các hiệu ứng trong các nhóm hiệu ứng còn lại cũng tương tự như trên.

94


• W o t 9ft P w w 'w

ik

1 - Blind!

sfc

I - Box

Entrance I$

3 . Checkerboard sv

MvrtU ee

1- Diamond

Emphasis

ĩ-&

Exit

Ị-Ù

Motion Paths ►

5 . Fly In

More Effects...

Hình 73: Cách đặt hiệu ứng xuất hiện cho đối tượng đã được lựa chọn trong trang soạn thảo + Đối với PPT 2013, thực đơn A N IM A TIO N S được bố trí khác so với PPT 2007 (hình 74). Trong đó, các nhóm hiệu ứng được bố trí trực quan hơn và vẫn gồm 4 nhóm hiệu ứng. Tuy nhiên, việc gọi bảng quản lí các nhóm hiệu ứng cũng như bật hộp điều khiển hiệu ứng có sự khác biệt với PPT 2007. t B ’>■ 0 ĩ ' 1 H0M£ NỈH1

ị,

★ Msne

PlíV'**

PlHOUtKlCMSGK IMNSmONS AWKIU6 5UDÍỈH0* KVIW

íaọrẰi

adt

H)rh

n»k!

ir

n

*

♦00-NS

mmM X

L_

(I

format

^

1^. £^A«nióoePm« !

íit-t

Add

Hmtbon

fctmto

7

MMHOTỊỊCii :

m

iMvid

líe/dnAmmitian : Ị* Ị : •»*.WÌJtr ttaftf

tonềm

1 1 1

2

.........ỉ

H ìn h 74: Tìụrc đơn A N IM A T IO N S cửa P P T 2 0 1 3

Trong đó: 1 - Vùng gán hiệu ứng cho đối tượng; 2 - Vùng điều khiển hiệu ứng. Trên thực đơn này, có hai cách để gọi bảng quản lí các hiệu ứng: chọn vào thực đơn thả xuống của vùng 1 hoặc chọn vào nứt Add Animation ở vùng 2. Bàng quản lí các nhóm hiệu ứng là như nhau ở cả hai cách gọi (hình 75). Trong khi đó, để bật hộp điều khiển hiệu ứng thì trên thực đơn A N IM A TIO N S chọn vào núi Animation Pane (hình 76) 95


SJ

(rl I

*> '

o

*

HOME

INSERT

Prcsantatiorv^ - MowwPcxnt DESIGN

TRANSITIONS

ANIMATIONS

SllDE SHOW

RiVIEW

VIEW

ADD-INS

k Appear

'íHr

W ipe

ij£ Zoom

Hr

ft

It

Fly In

Float In

Split

r*

V it*f

W heel

R an d om B ars

G ro w & Turn

Fade

Tir Sh a p e

w

Sw ivel

Bounce

F m p h asis jW(

P u lse

D esatu rate

C o m p le m e...

; Ầ' C o lo r Pulse

*

■jfr

Darken

L ighten

4-5

Spin

Grow /Shrink

■i T ran sp are n c y

•k

★ Line C olor

'4 -

T eeter

O b ject C o lo r

■A-

Fill C olor

ykr

'W

U nderline

B old Flash

B old Reveal

Brush C o lo r

Font C olor

★ W ave

E xit r

X

if

Vbr

;:3ầr .

M o re £ n tra n c e E ffects... M ore E m p h asis Effects...

It

M o re Ẹ&it E ffects...

M o re M otion Paths...

-fi­

Gọi thêm 4 nhóm hiệu ứng

ll

Hình 75: Bảng quản lí các nhóm hiệu ứng của PPT 2013 Reorder Animation

Animation Pane

► Start On Click

T r ig g e r * ,

© Duration:

02.00

c

3 Delay:

00.00

t I ▼ Move Later

'*<■ A n im a to r Painter

meed Anim atioi _

Nhâp chuột vào đây đê gọi hộp điều khiển hiệu ứng Vùng đặt lệnh điêu khiên và sắp xếp hiệu ứng Hộp điểu khiển hiệu ứng

•A. Move Earlier

▲Timing

Animation Pane

▼ X

> Play From i * 1 *

Group IS

2v> Group 15 ★

□ i

ĩ I

Group 15

. ọ ổựiỉi)

Hình 76: Cách bật hộp điều khiển hiệu ứng của PPT 2013 96


* Thay đổi nền trang trình bày: Thay đôi nền theo mẫu có sẵn: Đang ờ trang bât kì cùa màn hình soạn thao, vào thực đơn Design rồi chọn một mẫu Themes để áp dụng (hình 77). Q .J

'A'9

—'

H oai

- 1>

*

Innrt

Preientstionl - M;tTasaft PowerPoint Ce» tn

Animations

Slid* Show

Rcvi«w

Vifw

-

Y ‘t*>

m Colon

^ Ịj B4<kgioorvđ stylet -

* [j** Iff t

hM* B*<k9,0<jnd Gi»phki

Tlt(i<vn

itt.3

"

Add4f»

BMLgiound

r-

Hình 77:Thực đơn Design của PPT 2007 Tiự thay đổi nền theo ý đồ riêng: Di chuyền về trang đầu cùa bài trình bày, chọn vào thực đơn View —» Slide M aster (hình 78), khi đó màn hình quàn lí sẽ được bật ra. Lúc này có thể thay đổi màu nền hoặc thiết kế theo ý đồ riêng sau đó chọn vào Close Master View để đóng màn hình quàn lí và quay về màn hình soạn thảo. Tất cả các trang sẽ được thay đồi theo phần thiết kế từ màn hình quàn lí. ,

• Miorwoft P»*wFoint 'À/'

Hom,

Intirt

£ f t ỉn « a AnirMtieni

i l s ả t p Ì=L ả Na»n*l

sortif

N«l«l ỉlidt « Slid* JUndout Notfl Piflt Show •MMttr .u iiitV MMtw ‘ ■'•■'.U— : — ' :

Slid* Shew

R««tw

1

Wtb*9t M!

v.t*

_

«*

AM-lni

NH : W M m Ịị m i -0^ Colo,

X w

•nUWNlt

* * * -T\ L.__ . vMndow 5» »*»« *>"<

g

SwWd* Wlrxjoori • ;

3

M k,0‘ M«ro,

Hình 78: Thực don View và nút Slide Master * Làm quen công cụ vẽ hình Để tử vẽ các hình trong PPT thì cần sử dụng công cụ vẽ. Công cụ này hỗ trợ vẽ các dạng hình từ đường thẳng cho đến các hình khối khác nhau theo mẫu hoặc tuỳ biến. Sử dụng tốt công cụ này sẽ cho phép GV chủ động vẽ và xây dựng được nhiều bối cảnh minh hoạ các đơn vị kiến thức trừu tượng. Công cụ vẽ hình được quản lí trong thực đơn Insert. Đe bật công cụ này, vào thực đơn Insert —> Shapes (hình 79). Và khi vẽ và chọn bất cứ hình nào được vẽ bằng công cụ này thì thực đơn Format hình sẽ được gọi ra. Trong thực đơn Format này, vùng Shape Styles có ý nghĩa quan trọng, bới nó cho phép tuỳ biến hình như đổ bóng, thay đổi màu sắc, thay đổi kiểu nét vẽ... (hình 80).

97


' ụ. Hom e

3Table -

'

k iiw t

p

Picture Clip Ait

Presentat I

D n lg n

A ntiM llo n i

a w * Show

Rmii-Wi

§ sraFs£ -

Photo jShipeO m artAft Ch«rt Album* ' -

WfaVrtir*

I7 Stapes L ........."'............... Reunify Used

*

■ W Q C Q A X X O dQ 'O 'V /C>* U fa

Ej c DŨQD o Cj a H O A tiO ũ y O O ® || ® & c> oar!i.i7ooB 0 □©@<«>D©<?X# s (3 0 [ ) { } B o tk fliro w

b o o o « ÍÌ "frA tr> í£ đ c 5 w?í5>>ỘÕD»[>0<ĩ3â ỊỹO ^ Equation Shapes i = «■*■«** □ Q o £ 7 0 0 Q ơ o 0 d Ụ

P o p ạ ® ® I 0 A \7 c o QGCDQ

OO^ứOO®®®®®© Íiw«wìrí3íycá

E i 0 0 0 B (®1 s B (51 s S ! □

//ìn/ỉ 79: Các/í gpi công cụ vẽ trong PPT

MHH -

ẩk Ạ

•, ■....

"BA' *“ •“ Â t- » £ 1

<4 Bring ts Prool * Lì- *lign -

■ :,

• te ỉ--r

íiu a io n Put*

r> . .. .

Sặ R«*»u *

,

Iứ 8 _

“ G Ỉ 1-3' sue

Presentationl - Microsoft PowerPoint sign

Animations

Slide Show

R«iew

Vi.

Shape Fill »• ■ +t

iffi

^Ji K

mm, Shape Outline

«3 Shape Effects - -

Công cụ đồ màu cho hình “►Công cụ tuỳ biền viến ngoài cùa hình Công cụ đồ bóng cho hình

Hình 80: Thực đon Format vồ vùng Shape Styles của PPT 98


* Liên kết giữa các trang trong bài trình bày Đây là tính năng cho phép tạo bài trình bày có logic, dễ theo dõi. Ví dụ: GV có thể tạo ra “Mục lục” của bài sau đó liên kết mỗi mục với một (một số) trang trong bài trình bày. Khi tổ chức cho HS học tập hết mục đó, GV lại quay lại “Mục lục” để đi tiếp. Cách trình bày như vậy sẽ khoa học và có hệ thống. Ví dụ cụ thề trong việc tổ chức dạy và học một đơn vị kiến thức Sinh học là “Cấu tạo tế bào”, cách bố trí liên kết giữa trang “Mục lục” với các trang “con” được trình bày như sơ đồ 8.

2

3

4

Sơ đồ 8: Minh hoạ về liên kết giữa các trang trong PPT Vậy ở đây có liên kết từ trang “Cấu tạo tế bào” tới từng trang chi tiết về “Màng tế bào”, “Tế bào chất” và “Nhân”. Để liên kết từ trang “Cấu tạo tế bào” (trang 1) tói trang “Màng tế bào” (ưang 2), chọn vào dòng chữ Màng tế bào trên trang 1 rồi vào thực đơn Insert —> Action Settings. Khi đó cửa sổ liên kết sẽ bật ra, chọn vào H yperlink to, chọn tiếp vào Slide (hình 81).

99


ctIon Settings •'

• a sa

Mouse O k * I Mouse Over I Action on d d t — -----------

c

None

<*■ Hyperink to: Next Slide

JL

Last SMe Last Slide Viewed End Show Custom Show...

15

URL...

c

objecl action:

r

Play sound;

[OfcStwfl..

r

21

Highlight click

I

OK

I

Cancel

Hình 81: Cửa sổ liên kết giữa các trang Tiếp đó chọn vào Slide “Màng tế bào” ưong cửa sổ mới đượ: bật ra, rồi nhấn OK hai lần là được (hình 82). Thao tác liên kết giữa trang 1 với trang 3 và 4 tiếp tục được lặp lại như trên.

Hình 82: Minh hoạ thao tác tạo liên kết giữa các trang 100


* Liên kết giũa các đối tucmg trong một trang trình bày (trong một slide) Đây là tính năng rất hay cùa phần mềm PPT. Tính năng này cho phép điều khiên các đối tượng trong cùng một slide một cách chú động. Sừ dụng tính năng này, người GV có thề xây dựng được nhiều dạng hoạt hình, dạng hoạt động (giải mã ô chữ, trẳc nghiệm .. .)• Ví dụ về liên kết giữa các đối tượng trong cùng một trang: - Tinh huống dạy học: Khi dạy về chu trình sinh - địa - hoá, GV có thể yêu cầu HS tự trình bày về chu trình của nước. Sau đó, cho HS nhấp chuột vào dòng chữ "Chu trình cùa nước” để làm xuất hiện hình minh hoạ của chu trình này nhàm giúp HS tự đánh giá kiến thức của mình. - Phân tích về mặt kĩ thuật: Như vậy, khi trình diễn, nhấp chuột vào dòng chừ thì hình ánh mới xuất hiện, còn nếu không nhấp chuột vào dòng chữ thì hình ảnh minh hoạ sẽ không xuất hiện. Đây chính là sự liên kết giữa dòng chữ và hình ảnh trong cùng một trang trình diễn. Trong trường họp này, dòng chữ “Chu trình của nước” là đối tượng gốc và hình ánh vế chu trình nước là đối tượng đích. Sự liên kết như trên được làm như sau: + Ờ màn hình soạn thảo, trên một trang nhập dòng chữ “Chu trình cùa nước” và chèn hình ảnh về chu trình cùa nước (hình 83).

CHU TRÌNH CỦA NƯỚC

Hình 83: Minh hoạ dàn trang để tạo liên kết trong cùng một trang trong PPT

101


+ Đặt hiệu ứng bất kì cho dòng chữ (hoặc không cần đặt hiệu ứng nếu không cần thiết). Vì đối tượng gốc có thể đặt hiệu ứng hoặc không, nếu phù hợp vói kịch bản. + Đặt hiệu ứng bất kì cho hình ảnh. Đối tượng đích bắt buộc phải đặt hiệu ứng. + Chọn vào bảng thuộc tính hiệu ứng của hình chu trình nước. Đây là bước quan trọng, định nghĩa về lệnh của hiệu ứng với đối tượng đích. Nhấp vào tam giác thả xuống của bảng hiệu ứng, rồi chọn vào Timing (hình 84). Sau đó cửa sổ thuộc tính của hiệu ứng sẽ bật ra. Nhấp chuột vào nút Trigger (hình 85), rồi chọn vào Start effect on click o f chọn vào tam giác thả xuống rồi chọn vào dòng Title 1 (dòng chữ ở tiêu đề) (hình 85) và nhấn OK. Tức là đã định nghĩa hiệu ứng của hình ảnh minh hoạ chỉ bắt đầu khi nhấp chuột vào dòng chữ. + Bây giờ bật màn hình trình diễn lên, nhấp vào dòng chữ sẽ thấy hình ảnh minh hoạ xuất hiện. Neu không nhấp vào dòng chữ thì màn hình trình diễn sẽ chuyển trang, hình ảnh minh hoạ sẽ không xuất hiện.

teLggg-zl S Ẽ"” ) start:

HỆ B

Ị j-ft Ị On on dick

start On Click start With Previous

is

Start After Previous t t t e c t O p t io n s -

Show Advanced Timeline Bemove

Hình 84: Cách gọi cửa sổ thuộc tính của hiệu ứng trong PPT

102


I V HÉMÌ Effect

Effect

Timing I

j

Tim ing

Start:

Start:

0

p€lay:

V '

Qelay:

secon d s

I On a ic k

0

Q secon d s

Sp £€ d:

0.5 se c o n d s (Very Fast) [ ▼ i

Spged :

0.5 se c o n d s (V ery Fast)

B epeat

(none)

B e p eat.

(n on e)

pn

Remind vvh«n done ploying I r lg g e r s J

Q

Ị ị” 3 Remind when done playing

Irw«« »1 I vf. A nim ate a s part o f dtck se q u en ce I 9 S tart effe c t on c#ck of:

Canc«l

Hình 85: Tạo liên kết giữa các đối tượng trong cùng một trang bằng tính năng Trigger Như vậy, về nguyên tắc chung, sự liên kết trong một trang ít nhất phái có hai đối tượng. Một đối tượng được gọi là đối tượng gốc và một đối tượng gọi là đối tượng đích. Đối tượng gốc có thể tạo hiệu ứng hoặc không tạo hiệu ứng. Nhưng đối tượng đích bắt buộc phải tạo hiệu ứng. Sau đó, định nghĩa hiệu ứng cho đối tượng đích là bắt đầu khi nhấp chuột vào đôi tirọmg gốc. Theo cách làm ưên, GV có thể thiết kế nhiều hoạt học tập như: trắc nghiệm điểm nóng (hot pot), trắc nghiệm nhiều lựa chọn, giải mã bức tranh bị che bời nhiều miếng ghép, giải mã ô chữ,... 4.2. Xây dựng hoạt hình mô phỏng kiến thức Sinh học bằng phần mềm PowerPoint Ở đây sẽ sử dụng việc xây dựng đoạn hoạt hình mô phỏng quá trình xâm nhập của virut (dạng Phage) vào vi khuẩn làm ví dụ cho toàn bộ quá trình sừ dụng phần mềm PPT trong việc phát triến các hoạt hình mô phỏng kiến thức bộ môn. Thông qua ví dụ này, người học sẽ học được các thao tác quan trọng của PPT như vẽ hình, nhóm hình, nhân bàn hình, kết hợp các nhóm hiệu ứng, đặt lệnh điều khiển cho các hiệu ứng. Nội dung của hoạt hình: một con virut (dạng Phage) hấp phụ và tuồn ADN vào trong một con vi khuẩn. Phân tích yếu tố tạo đoạn hoạt hình: Để làm được đoạn hoạt hình mô phòng này thì cần một hình vẽ tượng trưng cho con vi khuẩn, một hình vẽ 103


tượng trưng cho con virut. Con vi khuẩn xuất hiện trước và ở vị trí cố định. Con virut xuất hiện sau và “chạy” vào, dừng lại một chút và hấp phụ lên con vi khuẩn (toàn bộ chuỗi chuyển động này của con virut là cần 1 hình vẽ). Sau đó con virut tuồn ADN vào trong con vi khuẩn (cần thêm 1 hình vẽ virut giống như con ưước). Tác động để bắt đầu đoạn hoạt hình này là chỉ cần một lần nhấp chuột. Cụ thể kịch bản và xây dựng trên phần mềm PPT 2007 như sau: Kịch bản

Thể hiện trên PPT Vẽ một hình bầu dục nằm ở góc dưới bên phải cùa trang soạn thảo (Slide): Vào thực đơn Insert —> Shapes —> chọn hình Oval (hình bầu dục).

Hình ảnh một vi khuẩn xuất hiện trên màn hình 1

Chọn Shape Styles trong thực đon Form at —> lựa chọn dạng bóng nổi Intense Effect rồi đổ màu (xanh đậm). Chữ “vi khuẩn” ờ dạng in hoa được đặt ở mép dưới của hình bầu dục. Hình minh hoạ:

( ^

Nhấp chuột, một con virut (phage) xuất hiện

104

VI KHUAN

^

- Vẽ hình một con virut (phage): đầu là hình lục giác dựng đứng; đuôi là hình chữ nhật nhưng vẽ thật dài và hẹp, chân đế là một hình bầu dục nhỏ nằm ngang, gai đuôi là 3 đường thẳng. Nhóm các hình ưên thành một nhóm và chọn đổ bóng cùng kiểu cùa “Vi khuẩn” ở trên (.Intense Effect) và đổ màu (đỏ đun).


Thể hiện trên PPT

Kịch bản - Hình minh hoa:

1 - Nhân bản (copy) con virut trên thành con thứ hai. Con virut số 1 đặt ở góc trên bên ưái màn hình, con virut số 2 đặt ở góc trên bên phải màn hình. - Tạo hiệu ứng cho con virut số 1: Vào Animations, chọn Custom Anim ation, chọn nhóm hiệu ứng Entrance, chọn hiệu ứng Spiral In trong nhóm Exciting. Đặt lệnh bắt đầu hiệu ứng bàng nhấp chuột (Start On click) và tốc độ chuyển động của đối tượng là nhanh (Speed: Fast).

Con virut chuyển động và “hấp phụ” lên con vi khuẩn

- Chọn con virut số 2. Dỡ nhóm các hình vẽ đã tạo ra hình con virut. Kéo ngắn đuôi con virut lại (kéo ngắn hai đường thẳng song song đã tạo ra đuôi con virut). Điều chỉnh hình sao cho con virut số 2 “lùn” hom so với con virut số 1. - Chuyển vi trí con virut số 2 lên “nằm” trên bề mặt của con vi khuẩn. - Chọn con virut số 1. Vào Add E ffect và chọn nhóm hiệu ứng vẽ đường chuyển động (Motion Paths). Chọn Draw Custom Path (tự vê đường chuyển động), chọn dạng Curve (vẽ đường cong tự do). Vẽ đường chuyển động sao cho điểm dừng của con sổ 1 trùng hoàn toàn với con số 2, trên bề mặt của con vi khuẩn. Đặt lệnh điều khiển của hiệu ứng là After Previous (sau hiệu ứng

105


Kịch bản

Thể hiện trên PPT trước) và thời gian ngừng so với hiệu ứng trước là 2 giây. Thao tác vẽ đường chuyển động và căn vị trí cho hai con virut trùng nhau khi thực hiện trên PPT 2013 sẽ dễ dàng hơn. Do phiên bản PPT này có thêm tính năng khi vẽ đường chuyển động sẽ tạo ra một hình ảo của hình gốc tại vị trí kết thúc đường chuyển động. Điều này giúp người sử dụng có thể thấy trực quan kết quả chuyển động của đối tượng. - Chọn con virut số 1. Vào A dd E ffect, chọn nhóm hiệu ứng Exit. Chọn dạng hiệu ứng Wipe (cuộn) với hướng chuyển động là từ trên xuống (From Top), tốc độ chuyển động của hiệu ứng là rất nhanh (Very Fast). Đặt lệnh điều khiển hiệu ứng là A fter Previous (sau hiệu ứng trước) và thời gian ngừng so vói hiệu ứng trước là 1 giây.

Con virut co bao đuôi lại và tiêm ADN vào trong con vi khuẩn

- Chọn con virut số 2. Vào Add Effect, chọn nhóm hiệu ứng Entrance, chọn dạng hiệu ứng Wipe (cuộn) với hướng chuyển động từ trên xuống (From Top), tốc độ chuyển động là rất nhanh (Very Fast). Đặt lệnh điều khiển hiệu ứng là With Previous (bắt đầu cùng lúc với hiệu ứng trước đẩy). - Vẽ một đoạn ADN: Vào thực đom Insert —> chọn Shapes —» chọn Curve (vẽ đường cong tự do) trong nhóm Lines. Vẽ hai đường zích zắc, chạy song song và nhóm lại để tạo một đoạn phân tử ADN. Chuyển đoạn ADN này xuống vị trí nằm ngay bên dưới con virut số 2, đổ màu (xanh da trời). - Tạo hiệu ứng cho phân tử ADN. Chọn phân tử ADN, vào Add Effect, chọn nhóm hiệu ứng E ntrance, chọn dạng hiệu ứng Wipe với hướng chuyển động từ trên xuống, tốc độ chuyển động là rất nhanh. Đặt lệnh điều khiển hiệu ứng là With Previous (bất đầu cùng lúc với hiệu ứng trước đấy).

106


Kịch bản

Thể hiện trên PPT Bật màn hình trình diễn lên (dùng phím F5, nếu trình diên từ đầu; nút Slide Show, nếu trình từ chính trang đang soạn thảo đó). Nhấp chuột 1 lần sẽ thấy đoạn hoạt hình tự động chạy.

Trình diễn đoạn hoạt hình

Toàn bộ đoạn hoạt hình trên được thể hiện ở dạng màn hình soạn thảo như hình 86. “‘ "’■° ■ĩ) ■S tH VM» □ Lạtó l i Kỳ M i l l % W n

Mình hc« v.íiit I«ni nhap vi Miiifln ppt [CcmpếỉibíSỉy Mod#! * Microsoft Po*írf>oint

M on ln««r*

TibK

W tt ■

Du 10"

AMmiho

S*»OW

PttíweCHp Photo Sfup«i Sm»rt*rt Chíft Alt AH ...

H fM »

Hytx'liftt Art,Ml

v*n»

A04-MS

*

ề 4 7 $ 1 S * S S 3

Twt H#»d«r W0fdA#t 0 » » 6o< ‘ft rooter ti i m

SM« VHX" Ofcjict Nuirbtf

MoyM Sound

P3 X

I M d tto ii

i 1 V ./

C lic k to a d d n o te s

'o n k » T W '

I E

AutoPr**!.*

y

C Ỉ .........

H ình H6: M àn hình soạn thản hoạt hình m inh hoọ virut xâm nhập vàn vi

khuẩn bằng phần mềm PPT 2007

Như vậy, để xây dựng đoạn hoạt hình mô phỏng quá trình sinh học, có thể tham khảo các bước sau đây: Bước 1: Lựa chọn một đoạn nội dung, kiến thức cần mô phỏng. Chú ý khả năng phù hợp của kiến thức khi sử dụng mô phòng. Bước 2: Thiết kế kịch bản trên giấy trước, có thể đặt các câu hòi như: + Diễn biển quá trình này như thế nào? 107


+ Nên tách diễn biển thành mấy bước? Có cần những bước điều khiển riêng hay không? + Minh hoạ các yếu tố bằng hình vẽ nhu thế nào? + Những dạng hiệu ứng nào có thể sử dụng khi làm hoạt hình mô phỏng? Bước 3: Làm thử ưên máy. Khi mới vẽ hình trên máy, nên vẽ hình đơn giản (dạng 2 chiều) trước, khi điều chinh tất cả các hiệu ứng được phù họp thì mới chuyển sang dạng nổi (3 chiều). Bước 4: Làm thừ với những ý tường đã có và chình sừa sau.

Bài tập chương 3 C âu 1: Để tổ chức cho HS tự khám phá kiến thức về đặc điểm của tế bào lông hút thì GV cần tìm hình ảnh có tính chất như thế nào? C âu 2: Nếu tìm tài nguyên hình ảnh để tổ chức dạy học kiến thức về “Bộ máy quang họp” thì anh/chị sê tìm và biên tập hình ảnh có đặc điểm như the nào để giúp HS có thể học kiến thức phần này một cách có hệ thống? C âu 3: Một GV muốn nêu câu lệnh với HS: “Quan sát hình ảnh và mô tả quá trình thụ phấn và thụ tinh ở thực vật có hoa". Vậy để tổ chức cho HS có thể thảo luận theo câu lệnh này thì người GV nên khai thác từ Internet những hình ảnh có đặc điểm như thế nào? Câu 4: Một GV khi xây dựng hoạt hình về cơ chế tổng hợp ARN đã chia thành các giai đoạn như sau: 1. Tách mạch ADN; 2. Lắp ghép các ribônucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung; 3. AKN rời khối nhân. Anh/chị có nhận xét gì về sự phân chia các giai đoạn này? Nêu chỉnh sửa việc phân chia này như thế nào để có thể tổ chức cho HS độc lập khám phá kiến thức? Câu 5: Tim và lưu giữ hình ảnh tế bào thực vật từ mạng Internet như hình minh hoạ dưới đây.

108


Nhận xét về đặc điểm kĩ thuật của hình ảnh này. Những đặc điểm này có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình chình sửa, biên tập? Tiến hành các thao tác chinh sừa hình ánh trên để thu được hình ảnh trên như hình minh hoạ dưới đây: V á c h t i bào Màng t i bào T h a Golgi

Ribõxỏm Màng lư t t nộl chất trơn

I r e S ^ r/

\ B r f l -----L ụ c l,p

Nhân con Nhân tế bào Màng lưới nội chất hạt

Hạt tinh bột bão chát © E.M. Armstrong 2001

Câu 6: Cho dàn trang hình ảnh như hình dưới đây. Hãy điền số thứ tự xuất hiện/biến mất của các yếu tố, miêu tả sự thay đổi màu sắc, hiệu ứng của các yếu tố nhàm tạo thành một đoạn hoạt hình minh hoạ thí nghiệm ảo so sánh giữa chất xúc tác vô cơ với chất xúc tác sinh học (enzim) bàng phần mềm Microsoft PowerPoint.


Tinh bột + HCI

Câu 7: Xây dựng video clip minh hoạ về các hình thức phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn của sinh vật. Câu 8: Sử dụng phần mem Microsoft PowerPoint để tạo dàn ý bài trình bày với sự liên kết giữa các trang như sau:

c ơ s ờ VẠT CHAT v à c ơ c h ê di TRUYÊN Ở CẬP Độ p h a n Từ- ADN

Câu 9: Sừ dụng phần mềm Microsoft PowerPoint để xây dựng hoạt hình mô phỏng các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Câu 10: Sử dụng tính năng liên kết ữong cùng một trang của phần mềm Microsoft PowerPoint để tạo bài trẳc nghiệm về cấu tạo tế bào với ý tưởng sư phạm là: Khi GV hỏi về vị trí của một bào quan, HS nhấp chuột vào đúng vị trí bào quan đang được hỏi, chú thích tương ứng 110


được hiện ra. Nếu chọn sai vị trí, tên bào quan tương ứng vị trí sai đó cũng hiện ra để báo là HS đã chọn chưa chuẩn. GV có thể nhấp chuột lên tên bào quan đã được chọn để “ẩn” tên đi nhằm hỗ trợ việc kiểm tra, củng cố được nhiều HS.

Tài liệu tham khảo chương 3 1.

Nguyễn Đức Thành, Ngô Văn Hưng, Nguyễn Văn Hiền (2005), Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên trung học phô thông vê đôi mói phương pháp dạy học Sinh học, Dự án Phát triển giáo dục Trung học phổ thông, Viện Nghiên cứu sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

111


CHƯƠNG 4

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG XÂY DựNG VÀ TỔ CHỨC BÀI DẠY SINH HỌC Như đã trình bày ở chương 1, ứng dụng CNTT trong dạy học hiện nay được triển khai theo ba xu hướng. Nhưng dù ở xu hướng nào thì về mật kĩ năng công nghệ, người GV Sinh học cũng cần làm chủ được các kĩ năng cơ bản như đã trình bày trong chương 2 và chương 3. Bên cạnh đó, hiệu quả dạy học thực sự luôn phụ thuộc vào chiến lược, phương pháp và kĩ thuật dạy học của GV. Trong chương này, xét theo điều kiện dạy và học hiện nay ở Việt Nam, * giáo trình sẽ tập trung trình bày biện pháp xây dựng và tổ chức bài dạy Sinh học ở hướng 1 (bài dạy có sự hỗ trợ của CNTT) và hướng 2 (bài dạy tích hợp CNTT) ở cả hai khía cạnh kĩ năng công nghệ và phương pháp dạy học. 1.

Xây dựng và tổ chức bài dạy Sinh học có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

Bài dạy có sự hỗ trợ của CNTT hay còn được quen gọi là “bài giảng điện tử”, có một số đặc điểm sau:

- về hình thức: GV có thể thể hiện toàn bộ bài dạy bàng “bài giảng điện tử” hoặc một đoạn bài dạy với sự hỗ trợ của CNTT kết hợp với các phương tiện khác. Bài dạy, do đó, trờ nên sinh động hơn.

- về nội dung: kiến thức được trực quan hoá bằng kênh hình (có thể két hợp cả kênh tiéng) kếi hựp với kênh chữ hựp lí, rổ rằng. Nội dung minh hoạ có thể là các cơ chế, quá trình, các thí nghiệm ... - về công nghệ: GV chủ yếu sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint (PPT) để thiết kế bài dạy. Người được “hường lợi” công nghệ trực tiếp là GV. Ở Việt Nam, theo xu hướng này thì một phần mềm có chức năng hỗ trợ trình bày bài dạy tương tự phần mềm PPT cũng đã được xây dựng và phát triển đó là phần mềm ViOLET của Công ty c ổ phần Tin học Bạch Kim. Bên cạnh đó, với xu thế phát triển của công nghệ, thế hệ các loại 112


bàng thông minh (Smart Board/Interactive Board) cũng đã ra đời. Nhưng về mặt bản chất, loại hình tổ chức dạy học sử dụng bảng tương tác cũng vẫn thuộc xu hướng 1 này. Đặc điểm chung: Bài dạy được nâng cao chất lượng hơn nhờ sự minh hoạ sinh động của công nghệ. Hỗ trợ HS nhận thức các cơ chế, quá trình trừu tượng được tốt hơn. Sờ dĩ ở Việt Nam, việc ứng dụng CNTT chủ yếu theo hướng (1) là do cà yếu tố khách quan và chù quan. Yếu tố khách quan là hệ thống cơ sở hạ tầng ờ nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của hướng (2) và (3), đặc điểm phân phối chương trình chưa thuận lợi cho GV tổ chức, thực hiện bài dạy theo hướng này. Yeu tố chủ quan là GV cũng chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng trong dạy học theo hướng (2) và (3). Trong khi ờ hướng (1), người GV có thể tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có với thể thức lên lớp không có nhiều thay đôi. 1.1. Xây dim g bài dạy Sinh học có s ự h ỗ trợ của công nghệ thông tin Để người GV Sinh học có thể thiểt kế được bài dạy có sự hỗ ượ cùa CNTT, các nghiên cứu lí luận và thực tiễn cho thấy quá trình chuẩn bị bài dạy Sinh học có thể thành các giai đoạn và các bước được trình bày như

Sơ đò 9: Quy trình xây dựng bài dạy Sinh học có sự hỗ trợ của CNTT 113


Cơ sờ đưa ra các bước này như sau: - Trước hết, các bước này có mối quan hệ logic, tương hỗ với nhau. Đầu tiên, bài dạy cần được GV phân tích sâu về nội dung, GV cần xác định được đâu là kiến thức HS Phải biết (Must know), Nên biết (Should know) và Có thể biết (Could know). Việc phân loại kiến thức như thế này là cơ sở để GV có thể xác định được mục tiêu bài dạy (căn cứ ưên kiến thức phải biết) và cũng là cơ sở để GV xây dựng cấu trúc bài dạy (bước 1 và 2). - Xác định được mục tiêu bài dạy tức là GV xác định được “đầu ra” của bài học và do đó GV cần xác định được nội dung, biện pháp kiểm tra đánh giá để đo lường được “đầu ra” của HS (bước 3). Sau khi đã cơ bản xác định được kiến thức trọng tâm của bài, biện pháp kiểm tra đánh giá thì GV cần phải tham khảo thêm các nguồn tài liệu bổ sung khác (ngoài SGK) để làm phong phú thêm bài dạy và đặc biệt tìm hiểu những cách thể hiện kiến thức khác so với SGK. Đây là bước cần thiết được bổ sung vào trong quá trình chuẩn bị bài dạy (bước 4). - Khi đã có những nội dung của bài, người GV cần lựa chọn loại phương tiện để giúp thực hiện tốt bài dạy (bước 5) và rõ ràng điều này ảnh hưởng đến PPDH (bước 6). Tất cả các bước từ 1 đến 6 chi là chuẩn bị nguyên liệu cho việc xây dựng giáo án, hay nói ngược lại, trong giáo án phải thể hiện được đầy đủ mục tiêu, nội dung, phương tiện, PPDH (bước 7). - Và khi đã có giáo án, GV mới có thể thiết kế bài dạy trên máy vi tính vói đầy đủ ý đồ sư phạm. Tuy nhiên, thực tế đã có nhiều GV khi thể hiện bài dạy ưên PPT thì HS không thể ghi chép và không biết cấu trúc bài học như thế nào. Do đó, trước khi bẳt tay vào thiết kế trên máy VI tính, người GV cần phải cân nhắc, lựa chọn về hình thức thể hiện bài dạy sao cho người học dễ theo dõi và thể hiện được logic khoa học của bài. Trong các giai đoạn và các bước trên, khả năng tham gia của CNTT là khác nhau (bảng 8). Nhưng xuyên suốt các giai đoạn và các bước này, kiến thức chuyên môn và kĩ năng về mặt sư phạm luôn được huy động và sử dụng.

114


Bủng 8: S ự tham gia cùa CNTT trong các bước chuẩn bị bài dạy Sinh học Bước

Giai đoạn

Kĩ năng sử dune CNTT

Giai đoạn chuẩn bị tư liệu và lựa chọn PPDH cho bài dạy

1. Phân tích cấu trúc nội - Khai thác tư liệu dung bài dạy; từ Internet và các 2. Xác định mục tiêu bài nguồn thư viện điện tử khác. dạy; 3. Xác định nội dung và - Xử lí thông tin phương pháp kiểm tra, theo ý đồ sư phạm (xử lí chữ, hình đánh giá người học; 4. Xác định các nguồn tài ảnh, âm thanh). liệu bổ sung cho bài dạy; 5. Xác định phương tiện dạy học; 6. Xác định PPDH; 7. Xây dựng giáo án.

Giai đoạn lựa chọn hình thức thể hiện bài dạy

Chọn hình thức thể hiện bài dạy ở dạng giả web, dạng mục lục hay dạng tab.

Giai đoạn thiết kế bài dạy trên máy

- Thiết kế khung bài dạy. - Thể hiện thông tin cơ bản của bài.

Lập kế hoạch

Thực hiện

Nội dung

Sử dụng các phần mềm trình diễn đa phương tiện (MS PowerPoint...)

Diễn giái cụ thẻ báng 7 như sau: - Ờ bước 1 và 2, người GV sinh học hoàn toàn thực hiện các thao tác phân tích logic nội dung chuyên ngành, chưa cần đến sự hỗ trợ của CNTT. - Trong bước 3, CNTT thể hiện đuợc ưu thế khi GV sử dụng phương pháp kiểm ưa trắc nghiệm. Do đó, ở bước này khi người GV cần cân nhăc về nội dung, hình thức kiểm ưa, đánh giá bài dạy với sự hỗ trợ của CNTT. Và lúc này, yêu cầu mới về năng lực của GV để ứng dụng CNTT được hiệu quả đó là người GV phải có khả năng lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá, cùng cố kiến thức với sự hỗ trợ của CNTT. 115


CNTT giúp đa dạng hoá hình thức kiểm tra, đánh giá cũng như cách thức phản hồi thông tin với người học. Người học thay vì trả lời miệng thì có thể được tương tác với phần mềm, được thử - sai và tự rút ra kinh nghiệm. Đặc biệt, kết quả đánh giá sẽ hết sức khách quan, công khai và nhanh chóng. Ví dụ về hình thức trắc nghiệm một đơn vị kiến thức Sinh học khi thiết kế trên phần mềm PPT được trình bày trong hình 87.

(1 ) C h át truyÀn thõng tin di tru yển từ nhản ra tA bào chết là . ..

(A )a a

(2 ) Th à n h phàn có c h ử c năng vận ch u yẲ n a xlta m ln vào rlbóxòm là ...

(B )a a m ở đẩu

(3 ) Hợp chết cung cáp năng lu v n g cho quá trinh hoột hoế a xh amin là ...

(C )m A R N

(4) Lu ô n có mặt đầu tièn trong quế trinh tổng h<7p chuỗi polypeptK

(D )tA R N

nhưng l f i không có m ặt ờ phan từ prôtỏin hoàn ch in h lề . .. (S )Đ a n vị c A u t'O nỏn ch uỗ i potypeptít lã ...

(E )A T P

1— 5---4 ---------------

5-------- ÌMÉMD-ÌMD Hình 87: Ví dụ về một hình thức trắc nghiệm được thiết kế bằng phần mềm PPT - Trong bước 4, Internet thực sự là công cụ đắc lực hỗ trợ người GV khai thác thông tin bổ sung cho bài dạy. Yêu cầu đối vói GV Sinh học lúc này không chì là có kĩ năng khai thác mạng mà quan trọng hơn là kĩ nãng lựa chọn được nguồn tài nguyên phù hợp, chính xác để tổ chức tốt các hoạt động học tập. - Ở bước 5, phương tiện dạy học ở đây cũng có thể là những tư liệu về hình ảnh Sinh học. Do đó, khả năng chình sửa, biên tập hay xây dựng mới những hình ảnh phục vụ bài dạy là hết sức quan trọng với GV. Và nếu bài dạy được thiết kế với sự hỗ ữợ của CNTT thì rõ ràng sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn phương tiện, PPDH và “kịch bản” lên lóp (bước 5, 6, 7). Ví dụ: So sánh việc dạy một đoạn kiến thức về “Hoạt hoá axit amin” khi có và không có sự hỗ trợ của CNTT sẽ thấy sự khác nhau rất rõ về PPDH, kịch bản lên lớp và khả năng tích cực hoá HS. 116


Vì hoạt hoá axit amin là một cơ chế sinh hoá, diễn biến động theo một logic nhất dịnh. Trong khi đó, nếu không có sự hỗ trợ cùa CNTT thì nguôn thông tin chủ yếu đến với HS sẽ là: + Nội dung SGK. + Sự mô tả bang diễn giảng của GV. Với các nguôn thông tin đó, dù GV có cố gắng vận dụng phương pháp dạy học tích cực đến đâu thì cũng không làm được các việc sau: + Tổ chức cho HS quan sát diễn biến động của quá trình hoạt hoá. + Yêu cầu HS thao tác với máy tính để mô tả lại diễn biến, cơ chế hoạt hoá đó. Cả hai hoạt động này lại có giá trị sư phạm to lớn song không thể có được nếu thiếu sự hỗ trợ của CNTT. Việc phân tích trên cũng có thể tóm lược qua bảng 9. Bàng 9: So sánh cách dạy một đoạn bài dạy Sinh học khi có và không có sự hỗ trợ của CNTT Cách dạy khi không có sự hỗ trợ của CNTT

Cách dạy khi có sự hỗ trợ của CNTT

GV có hai cách dạy: - Một là giảng giải - Hai là tổ chức cho HS nghiên cửu SGK.

Cách dạy của GV: Yêu cầu HS quan sát (hoặc tự thực hiện) mô phỏng trên màn hình về quá trình hoạt hoá axit amin và ưả lời câu hỏi: Quá trình hoạt hoá axit amin diễn ra như thế nào? - HS (cá nhân): Quan sát và trà lời câu hỏi

Rõ ràng khi có sự hỗ trợ của CNTT thì bài dạy sẽ trờ nên hiệu quả hơn rất nhiều, dễ dàng tích cực hoá người học, phát triển khả năng quan sát, tư duy phân tích và đánh giá (những tư duy bậc cao), thay vì phải bị động nghe giảng hoặc nhắc lại kiến thức trong SGK. Trong các bước này, yêu cầu về năng lực lựa chọn, phối hợp PPDH để tận dụng được ưu thế của CNTT và tổ chức hoạt động nhận thức của HS được tích cực là yêu cầu quan trọng.

117


Việc sử dụng CNTT trong bước 8 có thê chia thành 2 mức độ: sử dụng CNTT để thiết kế một đoạn bải dạy hoặc toàn bộ bài dạy. Dù ở cấp độ nào cũng đòi hỏi người GV kĩ năng thiết kế và tìn h bày bài học logic, khoa học. Khi thể hiện “bài giảng điện tử” GV cần lưu ý thực hiện hiện những kĩ thuật để HS có thể theo dõi, ghi chép và lưu giữ được cấu trúc bài học. Nguyên tẳc chung của các dạng trình bày là dạng “xương cá”, nghĩa là cung cấp cho người theo dõi một trục nội dung chính và từ đó rẽ nhánh ra các nội dung chi tiết hơn. về kĩ thuật thể hiện bài dạy có thể ở dạng già web, dạng mục lục, dạng tab... Trong trường hợp cần thiết, GV cũng cần phải quy định về màu sắc chữ, ví dụ màu đen là thông tin cần ghi lại; màu đỏ là câu lệnh, câu hỏi; màu xanh là thông tin trao đổi thêm ... Ví dụ về các cách dàn trang, trình bày bài dạy ở dạng “giả web” và dạng “mục lục” được trình bày ở hình 88. SINH TỔNG HỢP PRÔTÊIN I.OUẬ TRlNH SINH TONO HỢP PRÔTCN T O W J o K t.i» m í ĩ . G I* đ o ạ n g lil m í

Hoat \'<'H

CÁU TẠO TÉ BÀO

A t v li f i - n

- T ồ n g h ợ p c h u ỗ i p o ly p e p t i t 1. Mảng tè bào

*, D lln N ền b. a # c OMni M.Cl

2. Té bào chát

f^MoiiSWH

« ,, . b. Nh.i< •• ị

• Dạng “giả web”

Dạng “Mục lục”

Hình 88: Các hình thức thể hiện “bài giảng điện tử” Ở hình thức “giả web”: Tiêu đề chính của bài được đặt trên cùng, toàn bộ bố cục chính của bài dạy được đặt ở một bên (thường là cạnh ưái). Khi dạy đến mục nào thì mục đó được in đậm lên, còn các mục đã dạy qua hoặc sắp dạy đến sẽ ở dạng chữ mờ. Ở hình thức “Mục lục” : Khung chính của bài sẽ được giới thiệu từ đầu. Khi trình bày đến mục nào thì được liên kết đến nội dung chi tiết của mục đó. Sau khi đi hết nội dung từng mục thì lại quay trở về “mục lục” ban đầu.

118


Theo các cách trình bày này, học sinh sẽ dễ dàng biết được cấu trúc nội dung bài học cũng như dễ dàng theo dõi tiến trình học. Cũng trong giai đoạn thiết kế trên máy vi tính này, GV phải lưu ý một số điểm về mặt kĩ thuật như: cách thề hiện thông tin phải đúng bàn chất, ngăn gọn và súc tích; cố gắng truyền tải thông tin ớ dạng hình ảnh; khi thể hiện thông tin ờ dạng chữ thì cần lưu ý về cỡ chữ, cách sử dụng màu chữ đảm bảo tính tương phàn với màu nền bài trình bày (đen - vàng; đen - trâng; đỏ, xanh - trắng,...), câu viết ngắt dòng hợp lí,... Như vậy, để thiết kế bài dạy Sinh học có sự hỗ trợ của CNTT, người GV cần tiến hành qua 8 bước chuẩn bị. Sáu trong 8 bước này có sự tham gia của CNTT và cũng yêu cầu người GV những năng lực mới, tương ứng về cả kĩ năng công nghệ và PPDH bộ môn. 1.2. Tỏ chức bài dạy Sinh học có s ự hỗ trợ của công nghệ thông tin v ề cơ bản, hình thức tổ chức bài dạy Sinh học có sự hỗ trợ của CNTT vẫn theo thề thức lên lớp ở dạng tiết, bài. Trong đó, người GV tổ chức hoạt động học tập của HS thông qua hệ thống câu lệnh, câu hỏi và nguyên liệu kiến thức đến với HS thông qua SGK và bài trình bày đa phương tiện. Do đó, các kĩ năng tổ chức, quản lí giờ học của GV không có nhiều thay đổi so với giờ học bình thường. Trong giai đoạn này, khi tìn h bày bài dạy đa phương tiện trên phần mềm PPT cần lưu ý về một số kĩ thuật trình diễn sau: Trình diễn từ đầu bài trình bày: - Cách 1: Vào thực đtm Slide Show và chọn From B eginning (hình 89)7 - Cách 2: Nhấn phím F5 trên bàn phím. Hình 89: Cách bật bài trình bày đa phương tiện từ trang đầu tiên trong PPT

119


Trình diên từ một trang bất kì: Ờ màn hình soạn I 491 mJj £!) M :sb rr*' thảo, di chuyển về trang muốn bắt đầu trình diễn, nhấn chuột vào nút Slide Show ở góc dưới bên phải màn hình hoặc nút Slide Show trong hộp điều khiển Hiệu ứng (Custom Animation) bên I *• 1 ^ 3 5M» I ị phải màn hình (Hình 90) hoặc ĩM Ằ nhấn tổ hợp phím Shift+F5. Hình 90: Cách bật chế độ trình diễn từ một trang bất kì trong PPT Ị^* o P ^e w

Đ iê n k h iê n c á c

hiệu úng khi đang trình diễn

120

- Gọi các hiệu ứng xuât hiện lân lượt có các cách sau đây: nhấp chuột trái; nhấn phím Space trên bàn phím; nhấn phím PgDn trên bàn phím, nhấn phím mũi tên đi xuống hoặc phím mũi tên sang phải trên bàn phím; nhấn phím Enter trên bàn phím; nhấn phím chữ cái ‘W ’ (Next) trên bàn phím. - Gọi lùi lại một hiệu ứng (thu lại một hiệu ứng vừa trình diễn) có cách sau đây: nhấn phím PgUp trên bàn phím; nhán phím mũi tẽn đi lẽn hoạc phim mũi tẽn sang trái ưên bàn phím; nhấn phím Back Space trên bàn phím; nhấn phím chữ cái “P” (Previous) trên bàn phím. - Di chuyển về trang đầu tiên cùa bài trình diễn: nhấn phím Home trên bàn phím; hoặc nhấn đồng thời hai chuột trái và phải và giữ trong khoảng 2 giây. - Di chuyển về trang cuối cùng cùa bài trình diễn: nhấn phím End trên bàn phím. - Làm trắng màn hình khi đang trình diễn: nhấn phím chữ cái “W” hoặc dấu phẩy (,) trên bàn phím.


- Làm đen màn hình khi đang trình diên: nhân phím chữ cái “B ” hoặc nhấn dấu chấm (.) trên bàn phím. - Nhấn tổ hợp phím Crtl+P để chuyển con chuột sang dạng bút viết. - Nhấn tổ họp phím Ctrl+A để chuyển con chuột về dạng trò bình thường. - Nhấn tồ hợp phím Ctrl+E để chuyền con chuột thành dạng tẩy (đặc tính này chỉ xuất hiện nếu người trình bày đã sử dụng chế độ bút viết để viết lên trang trình diễn). - Đang ở chế độ trình diễn, muốn quay về chế độ soạn thào từ bất kì vị trí nào thì nhấn phím Esc hoặc tô hợp phím Ctrl+Break hoặc phím dấu trừ trên bàn phím. Như vậy, bài dạy Sinh học có sự hỗ ư ợ của CNTT là bài dạy mà về mặt hình thức vận hành không có nhiều khác biệt so với mô hình bài dạy truyền thống - phấn, bàng. Ở hình thức dạy học này, CNTT là phương tiện có giá trịthúc đẩy và hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học hơn.Nhưng rõ ràng, ở cả giai đoạn chuẩn bị và thể hiện bài dạy người GV luôn cần những kĩ năng mới cả về mặt công nghệ và sư phạm. 2.

Xây dựng và tổ chức bài dạy Sinh học tích họp công nghệ thông tin

Khác với bài dạy có sự hỗ trợ cùa CNTT, bài dạy tích hợp CNTT là bài dạy mà ở đó CNTT trở thành một thành phần cơ hữu của toàn bộ quá trình dạy và học. Neu không có CNTT, hoạt động dạy và học sê diễn ra kém hiệu quả và thậm chí sẽ không thể diễn ra được, không thể đạt được mục tiêu dạy học. Trong mô hình bài dạy này, người “hưởng lợi” công nghệ sẽ kíiông chì dừng lại ờ GV mà nó còn được mở rộng tói cả HS. CNTT trở thành một phương tiện hục tập hiệu quả và càn tliiét với IIS. Đặc biệt, ở mô hình dạy học này, PPDH chủ yếu mà GV sử dụng sẽ là các phương pháp chuyên biệt, dựa ưên hoạt động nhóm, như PPDH dựa trên dự án, dạy học giải quyết vấn đ ề ... 2.1. Ví dụ về mô hình bài dạy Sinh học tích hợp công nghệ thông tin Đây là bài dạy được tiến hành trên chù đề/bài học: “Virut và bệnh truyền nhiễm" (Sinh học 10) vời tiếp cận dạy học dựa trên dự án. Tóm tắt bài dạy: Dự án được giao cho HS là “Phát triển thuốc chữa bệnh do virut gây ra". Theo đó, HS được đặt ữong bối cảnh là những nhà 121


dược học của một công ty dược phẩm. Do đó, HS được yêu cầu nghiên cứu về virut, đánh giá những ảnh hường của virut tới đời sống con người nhằm kêu gọi được đầu tư cho dự án và đề xuất thuốc hoặc ý tương có thể chữa được các bệnh gây ra do virut gây ra. Cụ thể là chữa bệnh do 2 virut nguy hiểm hiện nay gây ra là HIV và SARS. Hoạt động học tập của H S bao gồm: nghiên cứu về cấu tạo, cấu trúc, vòng đời của virut. Tìm ra cách phân loại virut. Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo, cấu trúc với phương thức sống của virut. Giải thích về tính chất “sống” của virut. Từ kiến thức trong SGK và tìm thông tin ưên Internet, trao đổi với các chuyên gia qua email, HS tổng hợp được vai trò của virut cũng như những ảnh hường của chúng tới cuộc sổng của chúng ta. HS cũng có chọn ra loại virut mà các em cho là có ảnh hường nhất đến cuộc sống con người để thể hiện khả năng tổng quan thông tin. Từ đó, HS đề xuất ý tưởng, giải pháp để có thể chữa được bệnh do virut gây ra. N hũng sản phẩm cụ thể mà HS cần hoàn thành là: Một bài trình bày đa phương tiện để giới thiệu với các “nhà đầu tư” những kiến thức đại cương về virut; cách phân loại virut; phân u'ch về mối quan hệ giữa cấu tạo, cấu trúc với phương thức sống cùa virut; giải thích tại sao có thể xếp virut như một dạng sống; những kiến thức về virut HIV và virut SARS, thực hiện sự so sánh về hai loại virut này; phân tích những tác động của chúng đối với đời sống con người và những đề xuất về ý tưởng, biện pháp về phòng tránh và chữa bệnh do virut gây ra. Các em cũng được yêu cầu sử dụng phần mềm biên soạn để viết một bản tin để tuyên truyền cho cộng đồng về tác động tích cực và tiêu cực của virut đối với xã hội đồng thòi cung có thể giới thiệu loại virut mà các em cho là có nhiều ảnh hường nhất đến đời sống của con người. Một trang web được thiết kế (dạng chạy ngoại tuyến) để tuyên truyền về biện pháp phòng tránh bệnh do virut gây ra cũng như kêu gọi ủng hộ, đầu tư cho ý tường nghiên cứu, sản xuất thuốc chữa bệnh do virut gây ra. Trang web cũng cần những đường liên kết hữu ích khác về cùng chủ đề và hình ảnh, phim về virut nói chung. Tóm lược về bài dạy được trình bày như sau:

122


Chủ đề/bài học

Ý tưỏng dự án

Bài tập giao cho HS

Virut và bệnh truyền nhiễm

Phát triển thuốc chữa bệnh do virut gây ra - bệnh AIDS hoặc bệnh SARC (HS theo nhóm đóng vai là các nhà nghiên cứu).

Bài tập 1: HS thiết lập bài trình bày PPT để giới thiệu với các “nhà đầu tư” những kiến thức đại cương về virut, phân loại, sự nhân lên của virut... và tác động cùa chúng đổi với xã hội; giới thiệu ý tưởng bước đầu về thuốc chùa bệnh do virut gây ra. Bài tập 2: HS viết một bản tin (bang Word hoặc Publisher) cho cộng đồng nói về lịch sừ nghiên cứu virut, tác động cùa virut tới đời sống con người. Bài tập 3: HS thiết lập website (dạng ngoại tuyến) tuyên truyền với cộng đồng về phòng tránh bệnh do virut và kêu gọi ùng hộ, đầu tư cho dự án phát triển thuốc chữa bệnh do virut gây ra.

Các bước tổ chức bài dạy cơ bản: Trước lihi bắt đầu bài dạy: - GV xác định nhiệm vụ, ý tưởng dự án; xác định các nguồn thông tin liên quan từ SGK và Internet. Có thể GV cũng cần liên hệ với các chuyên gia liên quan. - GV thử hoàn thành các nhiệm vụ, bài tập được giao vói vị trí như là HS để trải nghiệm trước nhũng khó khăn, thuận lợi mà HS có thể gặp p h ải tro n g q u á trìn h triể n khai n h iệ m vụ. T ừ đ ổ . G V th iế t k ế p h iê u đ án h

giá hoạt động học tập cùa HS với những trọng số phù hợp với từng dạng nhiệm vụ được giao. - GV liên hệ, chuẩn bị trước các thủ tục hành chính liên quan, ví dụ như đặt lịch phòng máy vi tính cho HS hay viết thư (email) tới phụ huynh thông báo về hoạt động học tập sấp tới của HS để nhờ hỗ trợ khi cần thiết... Trong khi thực hiện bài dạy: - GV giới thiệu bài dạy; giao nhiệm vụ cho HS (tuỳ đặc điểm của HS, GV cũng có thể giới thiệu sơ luợc kiến thức đại cương và giao nhiệm vụ cho HS bàng bài trình bày PPT). 123


- Chia nhóm học sinh. - Định hướng các nhóm thực hiện các bài tập: Với mỗi dạng sản phẩm (bài trình bày PPT, bài soạn thảo bản tin và website), GV giới thiệu mẫu ví dụ mà mình đã xây dựng để định hướng cho HS. Sau đó, GV phát phiếu đánh giá từng loại sản phẩm cho các nhóm xem, thảo luận và hiểu yêu cầu do GV đặt ra. - Dành thời gian còn lại cho HS tự học theo nhóm. Ước lượng thời gian học tập chủ đề này là 3 tuần, với 2 tiết lên lớp (phòng máy). - Tổ chức cho các nhóm báo cáo sản phẩm đã hoàn thành sau khi hết thời gian triển khai dự án trong 1 tiết còn lại. Như vậy có thể thấy, trong bài dạy này, trên nền tảng là tiếp cận dạy học dựa trên dự án, CNTT đã trờ thành phương tiện thiết yếu cho hoạt động dạy và học của GV và HS. Trong suốt tiến trình từ chuẩn bị cho đến tổ chức bài dạy, CNTT là công cụ quan trọng hỗ trợ GV nghiên cứu, chuẩn bị bài dạy. Điểm đặc biệt là GV sử dụng CNTT để đi trước trên con đường mà HS dự kiến sẽ đi qua, để từ đó có thể tổ chức cho HS học tập được hiệu quả hơn; công tác đánh giá được khách quan hơn. Đối với HS, CNTT đã tạo cơ hội cho các em được chủ động học tập vượt ra khỏi không gian của lớp học, được đa dạng hoá công cụ trong thu thập, xừ lí và trình bày thông tin một cách sáng tạo. CNTT là đòn bẩy cho hoạt động tư duy bậc cao của HS. 2.2. Xây dựng bài dạy Sinh học tích hợp công nghệ thông tin Quy trình xây dựng bài dạy Sinh học tích hợp CNTT với tiếp cận dạy học dựa trên dự án hoậc giải quyết vấn đề về cơ bản gồm các bước sau: Bước 1: Phân tích cấu trúc nội dung của bài học hoặc một số bài học. Xác định mục tiêu học tập cụ thề tương ứng; Bước 2: Xác định chủ đề, chủ điểm dạy học tương ứng đảm bào tính thống nhất, toàn vẹn của đom vị, khối lượng kiến thức; đảm bảo tính tích hợp, liên môn của hoạt động học tập; Bước 3: Xây dựng câu hỏi, bài tập nhằm đo được mục tiêu học tập; Bước 4: Đe xuất ý tưởng dự án hoặc tình huống có vấn đề, lựa chọn (các) vai trò cụ thể phù hợp sao cho hấp dẫn với học sinh, đồng thời giúp học sinh giải quyết được các vấn đề đặt ra phù hợp vói nội dung bài học (trả lời được các câu hỏi, bài tập đã đặt ra); 124


Bước 5: Tim kiếm các nguồn tài liệu tham khảo liên quan; Bước 6: Thừ hoàn thành các nhiệm vụ đã đặt ra theo dự án (vấn đề) học tập ờ vị trí như một HS; Bước 7: Lập kế hoạch đánh giá hoạt động học tập của HS; Bước 8: Lập kế hoạch các bước tổ chức bài dạy. Túm bước nêu trên không phải được thực hiện theo đường thẳng tuyến tính mà là một vòng xoáy trôn ốc, có tác động qua lại lẫn nhau, đảm báo tính liên quan và đúng hướng trong khi thiết kế bài dạy. Phân tích cụ thể đặc điểm và nhiệm vụ của GV, vai trò của CNTT trong 8 bước trên như sau: Ở bước 1, 2 và 3, việc phân tích nội dung, chuân kiến thức và xác định chủ đề học tập có ý nghĩa quan trọng. Thực tế cũng cho thấy, không phải tất cả các kiến thức, nội dung HS đều có thể tự học dễ dàng. Trong khi đó, với tiếp cận dạy học dựa trên dự án, phần lớn nhiệm vụ học tập được giao cho HS để tự tìm hiểu, tự giải quyết. Điều đó cũng có nghĩa, chỉ những kiến thức có tính ứng dụng, vận dụng cao, GV mới có thể lựa chọn và thiết kể thành bài dạy tích hợp CNTT. Bời ở đó, HS phải tự tìm kiếm, khai thác, xử lí và chia sẻ thông tin; nếu nhiệm vụ không vừa sức người học sẽ không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Một điểm quan trọng nữa đó là với sự Ượ giúp của CNTT, thông tin là luôn sẵn có, HS có thể dễ dàng tìm ra các kiến thức đơn giàn, liên quan. Vì vậy, ở bước 3, khi thiết kế các nhiệm vụ, bài tập, câu hỏi, người GV cần lưu ý để tránh những vấn đề mà HS chi cần sao chép thông tin là hoàn thành. Phân tích ở bài dạy ví dụ trên để thấy những nhiệm vụ như: lựa chọn loại virut có ảnh hưởng nhiều nhất tới đòi sống con người hay đề xuất ý tưởng, thuốc chữa bệnh... là những nhiệm vụ đòi hỏi tư duy tống hợp, sáng tạo của người học. Câu trà lời chi có được từ chính quá trình học tập, tìm kiếm, xử lí thông tin của các em chứ không thể sao chép nguyên văn đâu đó từ Internet. Ở bước 4, người GV cần nhiều khả năng như quan sát, nhận biết vấn đề thực tiễn gắn liền vói nội dung bài học; khả năng sáng tạo tình huống, lựa chọn vai trò phù hợp với học sinh. Đây được xem là một ưong những bước khó đối với GV. Muốn phát triển được dự án hay tình huống học tập gấn liền với chù đề dạy học, người GV cần đặt ra cho mình những 125


câu hỏi như: Có những vấn để lớn nào mà nhân loại hay cộng đồng địa phương đang phái đối mặt? vấn để chù yếu mà cộng đồng địa phương đang gặp phải là gì? Chủ để, bài học này gắn với những van để trên như thế nào? (Kiến thức cùa bài học, chù để có những ứng dụng như thế nào? Những ímg dụng này liên quan tới các vắn để trên như thế nào?) Có những tình huống, sự kiện, tô chức, nhân vật nào liên quan đến giải quyết các vấn đề trên?... Để từ đó, người GV cân nhắc, lựa chọn tình huống, dự án và vai trò giao cho HS đảm sự gắn kết giữa kiến thức, kĩ năng đang học với vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Thực tế là nhân loại đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như: chiến tranh - hoà bình (Peace); bùng nổ dân so (Population); ô nhiễm môi trường (Polution) và đói nghèo, bệnh tật (Poor) hay còn được biết đển như một thuật ngữ quốc tế là 4P (viết tắt của 4 chữ tiếng Anh). Ngày nay, những vấn đề như phát triển bền vững, biến đổi khí hậu cũng là những chủ đề toàn cầu quan tâm. Ngoài ra, tại mỗi địa phưomg cũng có những mối quan tâm cụ thể (và cũng thường gan vói một trong những vấn đề lớn nêu trên) như bảo tồn văn hoá hay sinh vật đặc hữu của địa phương, vấn đề di cư, vấn đề du lịch bền vững, vấn đề giao thông,... Dù có rất nhiều vấn đề của thực tiễn, nhưng sự sáng tạo của người GV trong việc xây dựng tình huống, đặt nhiệm vụ dự án cho HS đảm bảo sự gắn kết giữa kiến thức với thực tế là hết sức quan trọng. Theo đó, có một số dạng dự án, tình huống dạy học mà GV có thể tham khảo để xây dựng bài dạy Sinh học tích họp CNTT như: Dự án phục vụ cộng đồng: Những dự án này gắn với nhu cầu thực tiễn của cộng đồng ở địa phương và cho phép học sinh áp dụng bài học tro n g lớ p h ọ c v à o n g a y tìn h h u ô n g thự c tố tại n ơ i ở. V í d ụ n h ư lậ p k ế

hoạch trồng cây hay bảo vệ sinh vật quý hiếm ờ địa phương. Dự án mô phòng/đóng vai: Những dự án này được thiết kế nhằm cung cấp cho học sinh kinh nghiệm thực tể ban đầu. Học sinh sẽ vào vai một người khác, sống trong một tình huống mô phỏng với khoảng thời gian và không gian nhất định. Mô phỏng và đóng vai thường là cách thu hút sự chú ý của HS. Ví dụ như đóng vai nhà nghiên cứu, nhà dược học, nhà môi trường học,... thậm chí là tình huống tham dự một sự kiện quốc tế nào đó.

126


Dự án xây dựng và thiết kế: Những dự án này dựa trên nhu cầu thực tế hay giả tường. Các dự án này đòi hỏi học sinh phải xây dựng được mô hình thực sự hay lập kế hoạch đề xuất giải pháp cho các vấn đề nêu ra. Ví dụ như dự án “Xây dựng mô hình trồng và phân phối rau xanh an toàn”. Dự án giải quyết vấn đề: Dự án yêu cầu học sinh đề xuất giải pháp cho các vấn đề thực tế hay các vấn đề đang tranh cãi trên thực tế. Ví dụ như dự án “Nuôi động vật hoang dã: nên hay không?”. Du án tra cứu web: Đây là dự án mà một số hay tất cà thông tin mà người học sử dụng đều được lấy từ nguồn Internet. Ví dụ như dự án “Truyền thông nâng cao nhận thức người dân để bảo vệ loài Sao La”. Đe thực hiện dự án này, HS sê phải tra cứu, tổng hợp các nguồn thông tin trên mạng, do đối tượng nghiên cứu khó tiếp cận và tư liệu trong sách phổ thông cũng không nhiều. Việc phân chia các loại dự án như trên chỉ là tương đối. Nhiều khi trong loại dự án này lại hàm chứa loại dự án kia. Điều cơ bản ở đây vẫn là sự sáng tạo của người GV trong việc lựa chọn vấn đề sao cho vừa đảm bảo tính hấp dẫn, tính vừa sức, vừa gắn với chuẩn kiến thức, kĩ nãng của bộ môn. Ở bước 5, sau khi đã bước đầu định hình ý tưởng dự án, tình huống dạy học, người GV sẽ tiến hành việc tìm kiếm các tư liệu liên quan ưên Internet. Bước 5 và bước 6 thường đi liền với nhau. Trong đó, người GV sẽ sừ dụng CNTT để thử nghiệm các nhiệm vụ, các bài tập mà mình dự kiến giao cho HS. Quá trình này giúp người GV chuẩn hoá được nhiệm vụ giao cho HS về mức độ vừa sức, mức độ khả thi và những điểm mấu chốt HS cần đạt được. Đây là những tiền đề quan trọng đề GV phát tnển các công cụ hỗ trợ việc học tập của HS bao gồm các phiếu học tập, phiếu thông tin nguồn (bao gồm cả đường liên kết tới các trang mạng liên quan) và phiếu đánh giá các nhiệm vụ học tập của HS. Lập kế hoạch đánh giá các hoạt động học tập của HS ở bước 7 có thể nói là một hoạt động đặc trưng của mô hình bài dạy tích hợp CNTT. Bời mô hình học tập này tập trung rất rõ vào người học nên những đánh giá mang tính hình thành và tổng kết là rất cần thiết. Một dự án học tập tốt là dự án phải định ra được kết quả cuối cùng ngay trong ý tưởng. Điều đó 127


có nghĩa là dự án phải được khởi đầu từ mục đích, xác định được HS sẽ biết gì, chì ra được cách đo lường mức độ đạt được mục tiêu ở HS. Tất cả những điều trên cần phái được Ưnh toán trước khi triển khai bài dạy. Một trong những công cụ đánh giá phù hợp với những yêu cầu ưên và được sử dụng nhiều nhất trong mô hình dạy học tích họp CNTT là những phiếu đánh giá (Rubric - quy chuẩn đánh giá). Phiếu đánh giá là “những hướng dẫn, quy tắc, nguyên tắc mà dựa vào đó HS phản ánh, tạo ra kết quả hoặc những hoạt động được đánh giá”. Thường thì một phiếu đánh giá chứa đựng những thông báo tiêu chuẩn và một thước đo. M ột phiếu đánh giá giúp tạo ra những mong muốn rõ ràng cho HS, GV, cha mẹ và những người quan tâm. Phiếu đánh giá thực chất là một tài liệu hỗ ượ học tập (scaffolding). Dựa vào phiếu đánh giá, HS sẽ biết mình phải làm gì và mình đã làm được gì. Phiếu đánh giá đàm bảo tính thường xuyên, liên tục, tính khách quan ưong quá trình dạy - học. Vì phiếu đánh giá được sử dụng trước, trong và sau khi dự án được HS hoàn thành. HS cũng có thể sử dụng phiếu đánh giá để tự đánh giá, đánh giá chéo nhóm và đánh giá cùng với giáo viên. Phiếu đánh giá cũng có thể chia thành 2 loại là phiếu phân tích và phiếu tổng hợp. Trong đó, phiếu phân tích là phiếu có các tiêu chí đánh giá được chẻ nhỏ với từng mức thang đo, còn phiếu tổng hợp xem kết quả đánh giá như một tổng thể để đo lường chung. Ví dụ về phiếu đánh giá phân tích đối với nhiệm vụ viết bàn tin trong dự án “Virut và bệnh truyền nhiễm” được trình bày trong bảng 10. Bảng 10: Ví dụ về phiếu đánh giá đối vói nhiệm vụ viết bàn tin trong dự án “Virut và bệnh truyền nhiễm ”

Tiêu chí

Đánh giá cùa nhóm khác

só đlẻm TB

Khá

Tốt

01 bài viết khẳng định ảnh hưởng của virut nói chung tới con người

1-4

5-7

8-10

01 bài viết giới thiệu về loại virut có ảnh hưởng nhiều nhất tới con người

1-4

5-7

8-10

128

Đánh giá của giáo viên Ẹ È Ễ ỈỂ Ê Ể ẫ.


Tiêu chí

Đánh giá của nhóm khác

Số điểm

Nội dung

TB

Khá

Tốt

Nêu lí do, tiêu chí lựa chọn loại virut trên

1-4

5-7

8-10

Các ví dụ minh hoạ về ảnh hưởng cùa virut tới mọi mặt của đời sống con người

1-4

5-7

8-10

Những thông tin hữu ích khác liên quan đến chủ đề virut

l^ ị

5-7

8-10

T rình bày

TB

Khá

Tốt

Lập luận logic

1-4

5-7

8-10

Văn phong sinh động

1-4

5-7

8-10

Sử dụng hình minh hoạ phù hợp

1-4

5-7

8-10

Diễn đạt tạo hướng gợi mở suy nghĩ cho người đọc

1-4

5-7

8-10

Các kĩ nâng công nghệ được thể hiện (Sử dụng mẫu, chinh sửa mẫu, kết hợp màu săc)

1-4

5-7

8-10

Tổng điểm

Đánh giá của giáo viên .:’

.

100

x ế p loại Đe biết thêm lí thuyết và mẫu phiếu đánh giá giáo viên có thể tham khảo tại địa chỉ website: http://rubistar.4teachers.org/index.php (một ưang web giúp giáo viên xây dựng phiếu đánh giá trực tuyến và miễn phí). Bước lập kế hoạch các bước tổ chức bài dạy tích hợp CNTT (bước 8) cũng cần được GV tiến hành cẩn thận. Trong đó, GV cần đặc biệt lưu ý về sự phù họp với kế hoạch giáo dục nhà trường đã được phê duyệí. Việc phân chia nhiệm vụ phù hợp với thời lượng học tập của HS, thời gian HS

129


có thể cần đến phòng máy vi tính của trường, thời gian HS đi lấy số liệu thực tế, thời gian HS thảo luận trên lớp với sự hỗ trợ của GV hay thời gian các nhóm báo cáo sản phẩm ,..., tất cả đều cần được cân nhắc và đưa vào kế hoạch tổ chức bài dạy. Gợi ý về kế hoạch tổ chức bài dạy có thể như trình bày trong bảng 11. Bảng 11: Gợi ý về khung lập kế hoạch tổ chức bài dạy tích hợp công nghệ thông tin TT

Công việc cần triển khai

Giai đoạn trước khi bài dạy bắt đầu 1

Liên hệ, đặt lịch phòng máy tính

2

Chuẩn bị thiết bị máy chiếu, màn chiếu

3

Thông báo với phụ huynh về dự án sắp được triển khai

4

Thảo luận với tổ bộ môn về triển khai dự án

5

Khớp lịch học với kế hoạch giáo dục của nhà trường

6

Liên hệ với GV bộ môn Tin học, Công nghệ để có sự hỗ trợ trong quá ưình triển khai

7 8 Giai đoạn trong khi thực hiện bài dạy 1

Giới thiệu dự án với HS

2

Hỗ trợ HS thảo luận, xây dựng kiến thức trên lớp

3

Tập hợp hồ sơ đánh giá tiến trình học tập của từng HS và từng nhóm

4

Chụp ảnh, thu thập bàng chứng học tập của HS

5

Phối hợp, hỗ trợ HS khi nghiên cứu thực địa

6 7

130

Thòi điểm hoàn thành


TT

Công việc cần triển khai

Thòi điểm hoàn thành

Giai đoạn sau khi thực hiện bài dạy 1

Họp tô chuyên môn nhận xét, rút kinh nghiệm

2

Phát hành thư cảm ơn các cá nhân, tổ chức đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho quá trình triển khai hoạt động học tập

3

Tiên hành sao lưu, sắp xếp, lưu trữ tư liệu học tập liên quan cùng các sản phẩm của HS

4

Tô chức trưng bày sàn phàm ấn tượng cùa HS

5 2.2. Tổ chức bài dạy Sinh học tích hợp công nghệ thông tin Có thề thấy, với mô hình bài dạy Sinh học tích hợp CNTT, phần lớn thời gian và khối lượng công việc cùa GV tập trung ở giai đoạn xây dựng bài dạy. Trong giai đoạn tồ chức bài dạy tích hợp CNTT, vai trò của người GV chủ yêu là tô chúc, định hướng, gợi ý, giữ nhịp độ học tập cho HS hoạt động tự chù theo từng nhóm. Tuỳ theo đặc điểm của bài dạy, việc tổ chức hoạt động học tập của GV có thể bao gồm việc giới thiệu nội dung bài học (trong nhiều trường hợp việc giới thiệu bao gồm cà việc dạy sơ lược những kiến thức cơ bản, cần thiết cho HS trước khi thực hiện dự án); phân chia nhóm của HS; hướng dẫn HS cách lập biên bàn làm việc nhóm hay bàng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm... Việc định hướng, gợi ý HS có thể bao gồm việc tư vấn trực tiếp cho các nhóm HS khi có thắc mắc phát sinh trong quá trình làm việc hay tố chức phát phiếu học tập, phiếu đánh giá hoặc thông tin nguồn dành cho HS. Ví dụ, ưong dự án về “Virut và bệnh truyền nhiễm” nêu trên, trong tiết 1 của tuần 1, GV thực hiện các hoạt động về công tác tổ chức (giới thiệu bài, phân chia nhóm). Khi HS bất đầu làm quen với nhóm, phân công nhiệm vụ rõ ràng và bước vào thào luận nhóm, lúc đó người GV sẽ chuyển sang nhiệm vụ định hướng và tư vấn. Từ tiết 1 đến tiết 2 của tuần 2, người GV có thể lên lớp nhưng chỉ thực hiện nhiệm vụ giải đáp thắc mắc cho bất cứ nhóm nào có nhu

131


cầu hỗ trợ. Còn nếu không, đó là thời gian GV quan sát, đánh giá tinh thần, thái độ của từng cá nhân HS và cả nhóm đề có cơ sở ghi nhận sự tiến bộ của các em. Đe thực hiện vai trò định hướng, tư vấn, người GV cần luôn đảm bảo tính “sẵn sàng” hỗ trợ HS một cách trực tiếp hoặc qua các phương tiện công nghệ khác như điện thoại, email, chat... ở mọi thời điểm trong quá trình HS triển khai dự án. Bởi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, HS có thể gặp phải những khó khăn về mặt kiến thức, về mặt phương pháp làm việc, nghiên cứu hay những khó khăn về mặt sử dụng phương tiện công nghệ... Lúc đó, những tư vấn kịp thời cùa GV sẽ có giá trị giáo dục cao, góp phần thúc đẩy niềm đam mê học tập của các em. Bên cạnh đó, việc GV định hướng kịp thời còn giúp đàm bảo hoạt động học tập của HS đi đúng hướng, đúng trọng tâm. Do trong quá trình triển khai dự án, HS với hứng thú của mình dễ “lan man” sang các hoạt động khác không đúng trọng tâm như tự chụp hoặc thu thập quá nhiều hình ảnh; mải thu thập thông tin mà không tập trung phân tích, tổng hợp thông tin; tập trung vào hình thức hơn nội dung sản phẩm... Song song với việc định hướng, gợi ý cho HS triển khai nhiệm vụ, GV còn cần lưu ý giữ nhịp độ học tập của HS. Đó là nhắc HS luôn sừ dụng biên bản làm việc nhóm và phiếu đánh giá để tự kiểm tra lại tiến độ làm việc của mình, tự kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với các tiêu chí đánh giá; lưu ý các thời điểm quan trọng của kế hoạch triển khai dự án học tập; thời điểm nộp sản phẩm và báo cáo... Thực tế ưong cùng một thòi điểm học tập, HS sẽ còn học nhiều môn và tham gia nhiều hoạt động khác nhau, vì vậy đảm bảo nhịp độ học tập của các em hợp lí với kế hoạch học tậ p p h ù h ợ p là rất q u an trọ n g

Một đặc điểm khác nữa ữong quá trình tổ chức bài dạy Sinh học tích hợp CNTT là các yếu tố kĩ thuật. Bởi quá trình học tập của HS sẽ gắn liền với các công cụ của CNTT bao gồm cả máy vi tính, mạng Internet, máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm, máy chiếu, màn chiếu, máy in... Do đó, những khó khăn liên quan đến các yếu tố kĩ thuật hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, quá trình hỗ trợ của GV cũng đòi hỏi khả năng hiểu biết cơ bản của GV về việc khai thác và sử dụng các phương tiện kĩ thuật liên quan. Nhưng điểm quan trọng là, GV cần quán triệt quan điểm: GV 132


không phái là chuyên gia cùa mọi lĩnh vực, không phái là người biết tất cà và kliông phái là nguồn thông tin duy nhất. Quán triệt quan điẽm này để trong quá trình hỗ trợ HS, GV hãy biết cách khuyến khích sự hợp tác, chia sẻ giữa các HS ở trong một nhóm và giữa các nhóm. Bởi rõ ràng khả năng nắm bãt công nghệ của HS là nhanh hơn và rất có thể HS sẽ tự hỗ trợ được nhau để giải quyết những khó khăn về mặt kĩ thuật. Có được như vậy, bài học sẽ thành công ít nhất là ở khía cạnh phát triển văn hoá chia sè và kĩ năng làm việc nhóm ở HS. Bên cạnh đó, việc phối hợp với GV bộ môn Tin học, Công nghệ cũng cần được triển khai. Đây cũng là một đặc điểm của mô hình bài dạy tích hợp CNTT, thúc đẩy sự hợp tác liên môn giữa các GV một cách tự nhiên và hiệu quả. Với bài dạy tích hợp CNTT, sản phẩm cùa HS sẽ ở nhiều định dạng khác nhau: bài trình đa phương tiện, bài báo, bản tin, tờ rơi, website... Các sàn phẩm này là thành quả học tập, nghiên cứu, lao động chủ yếu của các nhóm HS. HS luôn có tâm lí tự hào và mong muốn được chia sẻ các sản phẩm này. Vì vậy, trong quá trình tổ chức bài dạy, GV nhất thiết phải bố trí thời gian cho tất cả các nhóm được báo cáo, chia sè và đánh giá sàn phẩm của nhau. Để đàm bào tính công bằng, GV cần ấn định thời gian các nhóm nộp sản phẩm cùng một lúc và khi báo cáo, các nhóm chi được sử dụng sản phẩm đã nộp để trình bày. Bên cạnh đó, trước khi cho HS báo cáo, GV cần phổ biến rõ thời gian mỗi nhóm được báo cáo, cách tự đánh giá và đánh giá chéo, cách theo dõi và nêu câu hỏi, cách trả lời câu hỏi và đi đến kết luận chung. Như vậy có thể thấy, trong suốt tiến trình tổ chức bài học tích hợp CNTT, ugưòi GV luôn là ngưừi di bêu cạiih HS, liõ Uự, động viôn, định

hướng để HS tự lực làm việc vói tất cả nãng lực của mình. Công nghệ lúc này trờ thành yểu tố thiết yếu của quá trình tự học của HS; là công cụ hỗ trợ GV quản lí, tổ chức hoạt động học tập của HS và là công cụ giao tiếp giữa GV và HS. Tóm lược các dạng hoạt động và một số công việc cụ thể của GV trong giai đoạn tổ chức bài học tích hợp CNTT được trình bày trong bảng 12.

133


Bang 12: Tóm lược một sổ dạng hoạt động và công việc cụ thế cùa giáo viên khi tô chức bài dạy Sinh học tích họp công nghệ thông tin D ạng hoạt động

M ột số công việc cụ thể của giáo viên

Tổ chức hoạt động học tập của HS

- Giới thiệu nội dung bài học - Phân chia nhóm HS - Hướng dẫn HS lập biên bản làm việc nhóm hoặc bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm - Hướng dẫn quy trình báo cáo, đánh giá sàn phẩm của các nhóm

Định hướng, gợi ý hoạt động học tập cùa HS

- Tư vấn trực tiếp cho các nhóm HS khi các em có thắc măc trong quá trình làm việc nhóm - Phát phiếu học tập, phiếu đánh giá hoặc tờ thông tin nguồn - Định hướng HS hỗ ượ nhau vượt qua những khó khăn về mặt kĩ thuật mà các em có thể gặp phải

Giữ nhịp độ học tập của HS

- Sử dụng biên bàn làm việc nhóm và phiếu đánh giá để định hướng HS làm việc đúng tiến độ, đúng trọng tâm - Lưu ý HS những mốc thời gian quan trọng cùa quá trình học tập

Bài tập chương 4 Câu 1: Với bài “Hoán vị gen”, anh/chị có thể thiết kế bài dạy có sự hỗ trợ của CNTT như thế nào? Câu 2: Khi dạy một phần thí nghiệm được mô tả trong tài liệu học tập, GV có thế có hai cách tố chức hoạt động học tập dành cho HS như sau: Cách 1: Yêu cầuHS: - Tự đọc tài liệu và mô tả lại thí nghiệm. - Có thể giải thích kết quả thí nghiệm như thế nào? Cách 2: Yêu cầu HS: - Hãy dự đoán diễn biến của thí nghiệm. - Hãy dự đoán kết quả của thí nghiệm. - Thử giải thích tại sao thí nghiệm lại có kết quà như vậy. 134


Hãy so sánh hai cách tô chức hoạt động học tập này ờ góc độ tích cực hoá người học. Neu có sự hỗ trợ cùa CNTT về thí nghiệm ào thì anh/chị sẽ sừ dụng bộ câu hỏi/câu lệnh nào? Vì sao? Câu 3: Với kiến thức về “Dan truyền xung thần kinh trong cung phản xạ”, đơn vị kiến thức nào có thế tổ chức vấn đáp - tìm tòi bộ phận với sự hỗ trợ của CNTT? Hãy xây dựng hoạt động dạy học cụ thể phần kiến thức cần sự hỗ trợ của CNTT. Câu 4: Theo anh/chị có thể sử dụng CNTT để tồ chức dạy học toàn bài hay theo tùng đơn vị kiến thức nhất định với bài “ứ n g động”? Vì sao? Câu 5: WebQuest là hình thúc học tập mà ờ đó mọi thông tin, hướng dẫn cách học đều được GV hướng dẫn HS qua một địa chi website. Vậy WebQuest là mô hình bài dạy có sự hỗ trợ của CNTT hay là mô hình bài dạy tích hợp CNTT? Chất lượng dạy học ớ cá hai mô hình này phụ thuộc vào yếu tố kĩ thuật hay PPDH? Vì sao? Câu 6: Tổ chức lớp học đảo chiều (flipped classroom) nghĩa là GV giao nhiệm vụ cho HS tự đọc, tự tìm hiểu, tự làm bài tập ở nhà trước. Khi đến lớp HS trình bày lại hoặc chia sẻ kiến thức hay nêu thắc mắc để cùng nhau chiếm lĩnh kiến thức được tốt hơn dưới sự tổ chức cùa GV. Neu có sự hỗ trợ cùa CNTT, anh/chị có thể tổ chức hình thức học tập này như thế nào để đàm bảo việc tích hợp CNTT?

Tài liệu tham khảo chương 4 1. 2. 3.

4.

Nguyễn Văn Hiền (2006), Thiết kế bài dạy Sinh học bàng phần mềm Microsoft PowerPoint, Tạp chí Giáo dục, số 152, Tr. 33 - 34. Intel (2009), Chương trình Dạy học của Intel - Khoá học cơ bàn, Phiên bản 10.1. Nguyễn Đức Thành, Ngô Văn Hưng, Nguyễn Vãn Hiền (2005), Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên trung học pho thông về đoi mới phuomg pháp dạy học Sinh học, Dự án Phát triển giáo dục Trung học phổ thông, Viện Nghiên cứu sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. The Vietnam —Australia Training Project (2002), Training o f Trainers Program 2002, Block 1, 2, 3 and 4 course materials, The Vietnam Australia Training Center, Hanoi University of Foreign Studies, Hanoi. 135


NHÀ XUẢT BẢN ĐẠI HỌC

PHẠM

Đ ịa c h ỉ: 136 Xuân T huỳ, c ầ u G iáy, Hà Nội Đ ỉện th o ạ i: 04 .3 754 773 5 I F a x : 04.37547911 E m a il: hanhchinh@ nxbdhsp.edu.vn I W e b site : w w w .nxb d hsp .ed u.vn

Chịu trách nhiệm xuất bàn: Giám dổc: T S . N GU YỄN BÁ CƯÒNG

Chịu trách nhiệm nội dun g: Tổng biên tập: G S .T S . Đ ỗ V IỆ T HÙNG

Người nhận x é t: G S .T S . ĐINH QUANG SÁ O P G S .T S . L Ẻ HUY HOÀNG T S . N GÔ VĂN HƯNG

B iên tập nội dun g: PHẠM HỎNG B Ắ C - Đ ỗ TH| HÓNG

K ĩ thuật vi tính: ĐÀO PHƯƠNG D UYẾN

Trình b ày bìa: T IÊU VĂN ANH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY VÀ HỌC SINH HỌC

Mã s ố : 0 1 .0 1 .0 2 /1 7 - G T 2 0 15 In 5 0 0 cuố n, khổ 16 X 2 4 cm , tại T ru n g tâm N C & S X Học liệu - T rư ờ n g Đ H S P H à N ộ i

S 6 x á c nhận Đ K X B : 1027-2015 /C X B IP H /0 2 -8 3 /Đ H S P Q uyết định xuất bản sổ : 2 0 7 /Q Đ -N X B Đ H S P ngày 25/4/2015 In xong v à nộp lưu chiểu Q u ỷ II nãm 20 1 5 .



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.