BRAND BOOK
Mỗi con người đều trải qua những giai đoạn trưởng thành khác nhau. Đa số họ đều phát triển tư duy lẫn thể xác một cách bình thường và dễ dàng hòa nhập với cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, trong cộng đồng đó vẫn còn những đối tượng bị khiếm khuyết về nhiều mặt, điển hình đáng quan tâm nhất chính là những người bị rối loạn phổ tự kỷ, đặc biệt là ở trẻ em. Khi người bình thường có thể thích nghi với cuộc sống xã hội, thì ngược lại đối với người lớn hay trẻ em mắc tự kỷ, điều đó rất khó khăn bởi vì họ bị hạn chế về tư duy, hành vi, ngôn ngữ giao tiếp và các kỹ năng cơ bản, do vậy việc hòa nhập hay sinh tồn độc lập là một thứ lớn lao, quá sức với họ. Vì thế, trẻ em - những búp măng non của đất nước cần phải được quan tâm và giúp đỡ tận tình nhiều hơn, mặc dù còn nhiều hạn chế về kiến thức lẫn cơ sở vật chất. Trong bối cảnh xã hội ngày nay, các thông tin trực tuyến thường mang theo những giá trị tích cực, tiêu cực khác nhau mà không phải ai cũng có thể hoàn toàn phân biệt rõ ràng được. Vì thế, vấn đề làm sao để những thông tin đáng tin cậy về bệnh tự kỷ có thể tiếp cận hiệu quả đến đối tượng quan tâm là một trong những vấn đề nhức nhối đối với các bộ ngành liên quan. Người bị tự kỷ sẽ như thế nào? Làm cách nào để giúp đỡ họ? Làm sao để phân biệt và nhận biết căn bệnh đó? Đa số chúng ta không phải ai cũng có thể trả lời chính xác những câu hỏi như thế được khi những thông tin đáng tin cậy vẫn chưa được phổ biến rõ ràng và nhận thức của mọi người vẫn còn hạn hẹp và thiếu chính xác. Chính vì lý do đó mà tổ chức giáo dục truyền thông về bệnh tự kỷ ở trẻ em - Blue Pieces ra đời với sứ mệnh là phổ cập kiến thức đúng đắn để nâng cao nhận thức kịp thời đến mọi người xung quanh để họ có cái nhìn chính xác và cùng chung tay giúp đỡ trẻ em tự kỷ qua các chương trình chia sẻ, gây quỹ, góp phần tạo điều kiện cho các em tự kỷ có thể sống độc lập và hòa nhập xã hội sau này.
MỤC LỤC A
C
1. Xác định vấn đề - Lý do chọn đề tài 2. Brief dự án
1. Ý nghĩa Logo thương hiệu 2. Logo trên nền lưới 3. Khoảng cách an toàn 4. Kích thước tối thiểu 5. Logo trền nền màu 6. Sử dụng logo sai cách 7. Kiểu chữ thương hiệu 8. Hệ thống màu sắc 9. Họa tiết thương hiệu
Giới thiệu đề tài - 10
B
Nghiên cứu đề tài - 16 1. Hiểu đúng về hội chứng tự kỷ a. Bệnh tự kỷ ở trẻ em và tình trạng số ca mắc bệnh hiện nay tại Việt Nam b. Nguyên nhân và dấu hiệu 2. Phương pháp trị liệu cho trẻ em tự kỷ 3. Các tổ chức và chương trình vì trẻ em tự kỷ tại Việt Nam 4. Mức độ nhận thức của cộng đồng Việt Nam về bệnh tự kỷ
6
Quy cách Logo - 30
D
Bộ nhận diện - 46 văn phòng 1. Namecard 2. Thẻ nhân viên 3. Tiêu đề thư 4. Phòng bì nhỏ 5. Phong bì lớn 6. Kẹp hồ sơ
E
Hệ thống nhận diện sự kiện - 56 1. Poster - Giới thiệu sự kiện - Giới thiệu talkshow - Giới thiệu buổi chiếu phim - Các câu nói của trẻ tự kỷ 2. Thẻ đeo sự kiện - Vòng tay sự kiện 3. Brochure - flyer 4. Standee 5. Thiết kế quảng cáo sự kiện - Thư mời tham dự sự kiện - Giao diện trang chủ website - Ảnh bìa Facebook sự kiện - Quảng cáo trên trang báo giấy - Banner online trên báo điện tử 6. Quà tặng - Túi giấy - Sổ tay - Sticker - Áo thun
7
F
Nguồn tham khảo - 80 1. Nguồn tham khảo 2. Bảng khảo sát
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
A
10 Xác định vấn đề Lý do chọn đề tài 11 Brief dự án
1. Xác định vấn đề Xác định vấn đề Trên lý tưởng, số trẻ em tự kỷ tại Việt Nam có chiều hướng giảm. Gia đình và xã hội có sự nhận thức đầy đủ và chính xác về hội chứng, cũng như biết cách tìm kiếm thông tin chính xác để tham khảo, học hỏi và tích cực điều trị cho các em mắc bệnh. Cộng đồng - xã hội tôn trọng và chung tay giúp đỡ trẻ em tự kỷ và gia đình của các em. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay số trẻ em tự kỷ ngày càng tăng cao. Gia đình và xã hội vẫn còn thiếu nhận thức và bị hạn chế cách tiếp cận những thông tin cần thiết và chính xác để biết trẻ có bị tự kỷ hay không và khó có thể giúp đỡ, quan tâm và thấu hiểu trẻ. Mặc dù, các thông tin, phương pháp giáo dục , tổ chức vì trẻ em tự kỷ ngày càng nhiều và cộng đồng ngày càng chú ý hơn, nhưng phần lớn thông tin vẫn sơ sài, thiếu chính xác, ảnh hưởng đến những người quan tâm và gây hệ lụy không tốt đối với sự phát triển của trẻ.
10
Nếu tình hình này tiếp tục kéo dài thì số lượng trẻ bị mắc bệnh sẽ ngày càng cao vì các cá nhân trong cộng đồng còn thiếu hiểu biết về những nguyên nhân gây nên bệnh. Nhiều gia đình sẽ thực hiện các phương pháp sai hoặc từ bỏ việc cố gắng điều trị cho trẻ và trẻ sẽ không thể tự sống độc lập sau này. Để góp phần ngăn chặn những điều trên, việc thành lập một tổ chức - nơi có thể chia sẻ những câu chuyện và tạo điều kiện cho nhiều gia đình có trẻ tự kỷ gặp gỡ chuyên gia có chuyên môn - người thật sự hiểu rõ về tự kỷ, có thể đưa ra các phương pháp hợp lý kịp thời là cần thiết. Đồng thời, tổ chức hy vọng góp phần nâng cao kiến thức của cộng đồng xã hội nói chung về bệnh tự kỷ ở trẻ em, và kêu gọi mọi người cùng chia sẻ, giúp đỡ trẻ em mắc bệnh.
Mục tiêu thiết kế
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho tổ chức vì trẻ em tự kỷ, và hệ thống nhận diện quảng cáo sự kiện của tổ chức thu hút cộng đồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh đến tham gia và tìm hiểu.
Hoạt động cần thực hiện để đạt mục tiêu
1. 2. 3.
4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18.
11
Viết kế hoạch quản lý dự án, phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên Viết brief Xác định vấn đề cần giải quyết, mục tiêu và các bước cần thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra Nghiên cứu bối cảnh dự án Triển khai thực hiện các phương án thử nghiệm thiết kế Logo Trao đổi với GVHD và chỉnh sửa Logo Hoàn thành thiết kế Logo Xây dựng kịch bản chương trình sự kiện Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu Trao đổi với GVHD và chỉnh sửa Xây dựng hệ thống nhận diện quảng cáo Xây dựng bộ quà tặng Trao đổi GVHD và chỉnh sửa Hoàn chỉnh bộ thiết kế của dự án Trao đổi GVHD và chỉnh sửa lần cuối Hoàn chỉnh lần 2, in ấn sản phẩm lần 1 In ấn sản phẩm hoàn chỉnh Thuyết trình bảo vệ đồ án
2. Brief dự án Tên dự án Tên thương hiệu Mục tiêu thương hiệu Tổ chức Blue Pieces được thành lập với 3 mục tiêu chính
Thiết kế Logo, Bộ nhận diện thương hiệu Blue Pieces và Hệ thống nhận diện sự kiện ra mắt tổ chức. Blue Pieces - Autistic Children Foundation Tổ chức vì trẻ em tự kỷ - Mảnh Ghép Xanh 1. Áp dụng các phương thức truyền thông để giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng xã hội về bệnh tự kỷ, giúp mọi người hiểu đúng về bệnh. Từ đó, cộng đồng nhìn nhận cởi mở và bao dung với người mắc ệnh tự kỷ, cũng như biết cách cư xử đúng với trẻ em tự kỷ. 2. Thực hiện các chương trình hằng năm góp phần gây quỹ hỗ trợ các tổ chức khác trong mạng lưới vì trẻ em tự kỷ thực hiện công tác giáo dục trị liệu, tổ chức tập huấn cho phụ huynh, giáo viên giảng dạy trẻ em bị tự kỷ. 3. Đóng vai trò là tổ chức trung gian, tạo không gian gặp gỡ giữa những gia đình với các chuyên gia trong lĩnh vực điều trị bệnh, và phụ huynh có thể chia sẻ những câu chuyện, vấn đề con trẻ của họ.
12
Đối tượng mục tiêu Thông điệp gửi gắm Quy mô sự kiện
Trên 20 tuổi, đặc biệt người trong độ tuổi kết hôn, đã lập gia đình. Quan tâm đến các vấn đề xã hội, sức khỏe, và trẻ em.
CẢM THÔNG - CHIA SẺ - GIÚP ĐỠ Triển lãm nghệ thuật trưng bày tranh vẽ bởi trẻ em tự kỷ. Gặp gỡ trò chuyện giữa các chuyên gia và các vị phụ huynh, cùng chia sẻ về quá trình giáo dục - chăm sóc trẻ tự kỷ. Chiếu phim về câu chuyện của người tự kỷ: Life Animated, Jack of The Red Heart, Fly Away. Gây quỹ bằng cách kêu gọi người tham dự chụp hình check-in chia sẻ mạng xã hội kèm hashtag của chương trình.
Các sản phẩm cần thiết kế
13
Logo Bộ nhận diện thương hiệu Hệ thống nhận diện sự kiện Bộ quà tặng
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
B
16 20 21 23
Hiểu đúng về hội chứng tự kỷ Phương pháp trị liệu cho trẻ em tự kỷ Các tổ chức và chương trình vì trẻ em tự kỷ tại Việt Nam Mức độ nhận thức của cộng đồng Việt Nam về bệnh tự kỷ
1. Hiểu đúng về hội chứng tự kỷ a. Bệnh tự kỷ ở trẻ em và tình trạng số ca mắc bệnh hiện nay tại Việt Nam Rối loạn phổ tự kỷ là dạng khuyết tật phát triển thường xuất hiện khoảng 3 năm đầu đời, nhưng tồn tại lâu dài, gây nên nhiều khó khăn, thậm chí nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt của nhiều gia đình, xã hội và càng nguy hiểm hơn đối với bản thân trẻ em mắc hội chứng này. Thêm vào đó, Rối loạn tự kỷ được mô tả với các đặc trưng cơ bản như: khiếm khuyết về giao tiếp - tương tác xã hội; hành vi hạn hẹp - thường lặp đi lặp lại (Đậu và Vũ, 2015); khuyết tật trí tuệ, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu, rối loạn xử lý cảm giác (Nguyễn, 2016). Hiện nay, chưa có số liệu công bố chính thức về tỷ lệ trẻ em mắc hội chứng tự kỷ ở Việt Nam, nhưng năm 2000, số trẻ tự kỷ được chẩn đoán tăng 122% so với năm trước, và đến năm 2007 tăng lên 268%, tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2000, chỉ có hai trẻ đến khám để điều trị thì năm 2008 số trẻ đến khám là 324, tăng hơn 160 lần (Đậu và Vũ, 2015).
16
Ngoài ra, hội chứng tự kỷ cho thấy số trẻ em nam mắc bệnh nhiều hơn so với trẻ em nữ, và số lượng trẻ thành thị mắc bệnh nhiều hơn số trẻ nông thôn mắc bệnh (Đậu và Vũ, 2015). Tóm lại, số trẻ được chẩn đoán tự kỷ khi ở độ tuổi khá nhỏ vẫn tiếp tục tăng và con số số trẻ tự kỷ trong cộng đồng chưa được chẩn đoán là không hề nhỏ. Do đó, cần nhiều hơn nữa những cá nhân biết đồng cảm, thấu hiểu và kiến thức vững chắc để giúp đỡ những đối tượng tự kỷ, vì tự kỷ là một rối loạn có các mức độ rất khác nhau từ rất nhẹ đến rất nặng, nhưng phần lớn người rối loạn tự kỷ vẫn có khả năng hòa nhập cộng đồng và có thể có những cống hiến ở các mức độ khác nhau cho xã hội thông qua sự giúp đỡ, hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng.
b. Nguyên nhân và dấu hiệu Nguyên nhân Ba nhóm quan điểm về nguyên nhân của hội chứng tự kỷ được thể hiện rõ nhất ở trẻ tự kỷ là: Di truyền học, Sinh lý thần kinh và Môi trường sống (Hoàng, 2019).
Quan điểm di truyền học
Quan điểm môi trường
Quan điểm này liên quan đến Cấu trúc hệ gen, Tính di truyền ở trẻ song sinh, và Mối quan hệ trong gia đình của trẻ tự kỷ.
Môi trường vi mô
Đối với trẻ song sinh, nếu một trẻ có nguy cơ mắc chứng tự kỷ thì trẻ còn lại cùng trứng có khả năng mắc bệnh đến 64%, nhưng nếu trẻ khác trứng thì chỉ khoảng 9%. Trong gia đình có con cái bình thường thì tỷ lệ sinh con bị tự kỷ khoảng 3%. Thêm vào đó, triệu chứng tự kỷ còn lan rộng ở những mối quan hệ bà con thuộc cấp độ I và II. Ngoài ra, một số cha mẹ của trẻ tự kỷ còn có biểu hiện tự kỷ ở mức độ nhẹ như giao tiếp và tương tác xã hội khó khăn.
Quan điểm sinh lí thần kinh Trẻ mắc bệnh tự kỷ do các tổn thương não bộ và hệ thần kinh gây ra. Cụ thể, do số lượng tế bào “purkinije” trong tiểu não của trẻ mắc tự kỷ giảm xuống đáng kể ảnh hưởng đến thính giác, thị giác và sự vận hành vận động, điều khiển các chức năng cơ bản như học tập, cảm xúc, tư duy, chuyển đổi ngôn ngữ ở con người. Ngoài ra, trẻ bị tự kỷ có thể do sự tổn thương thuỳ trán và mắc một số thiểu năng, hoặc sự tổn thương của thùy thái dương với vai trò nhận diện khuôn mặt và nhận thức xã hội.
17
Cha mẹ là người gần gũi, tiếp xúc nhiều nhất với trẻ, vì vậy, chính lối sống, mối quan hệ giữa cha mẹ, những sự cố và cách chăm sóc thể chất - tinh thần lúc mang thai của phụ nữ, và thời kỳ sơ sinh của trẻ là các nguyên nhân chủ yếu gây nên triệu chứng tự kỷ ở trẻ em. Ngoài ra, chính độ tuổi của cha mẹ cũng tác động đến nguy cơ mắc bệnh ở con cái, cha mẹ có tuổi càng cao thì khi mang thai nguy cơ mắc bệnh ở trẻ càng cao, giai đoạn mang thai, giữ gìn chăm sóc cũng cực kỳ khó khăn. Môi trường vĩ mô Tác động về tôn giáo, tín ngưỡng, định kiến xã hội, hoàn cảnh gia đình, kinh tế,... đối với trẻ em là những nguyên nhân ảnh hưởng và tạo nên phản ứng thu hẹp bản thân ở trẻ. Có những gia đình luôn bảo bọc quá mức hoặc tạo nhiều áp lực vô hình lên trẻ khiến trẻ không thể thỏa sức vui chơi, trở nên nhút nhát, thiếu tự tin, sợ đám đông, tự cô lập bản thân và hạn chế sự phát triển khả năng giao tiếp. Ngoài ra, môi trường ô nhiễm, thiếu ánh sáng, cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khiến trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi không vui vẻ.
Dấu hiệu Trong bài nghiên cứu về cảm giác của trẻ tự kỷ của Nguyễn Thanh Hoa (2016), rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ được phân thành 2 cấp độ cơ bản, bao gồm: Trẻ quá nhạy cảm với kích thích cảm giác: trẻ sẽ từ chối ăn thức ăn (vị giác), lấy tay che tai khi gặp môi trường ồn ào (thính giác), hạn chế và không muốn tiếp xúc thân thể, ôm ấp (xúc giác). Trẻ thiếu nhạy cảm: trẻ vận động quá mức (tiền đình, cơ bắp), la hét (thính giác), tự cào và tổn hại thân thể (xúc giác),... Ngoài ra, trẻ có thể gặp vấn đề xử lý thông tin liên quan đến thăng bằng, nhận biết vị trí cơ thể, hành động của trẻ trở nên vụng về, và gặp nhiều khó khăn khi thực hiện những kỹ năng vận động: cầm kéo, viết chữ, buộc dây giày,...
18
Ngoài ra, dựa vào các thông tin cung cấp trên trang Nuôi con rối loạn phát triển (n.d.), trẻ tự kỷ còn dễ gặp những vấn đề về thể chất và y học:
Rối loạn co giật
Rối loạn tiêu hóa
Triệu chứng co giật, động kinh thường bắt đầu từ những ngày trẻ còn nhỏ hoặc có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Việc xảy ra những cơn co giật có thể khiến trẻ bị thoái hoá và dần mất đi kỹ năng ngôn ngữ, nhận thức và hành vi.
Đa số trẻ tự kỷ gặp nhiều trở ngại trong việc tiêu hoá, như táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính. Những hành vi thay thế của trẻ để tự đỡ đau như tự làm tổn thương cơ thể hoặc trở nên hung hăng để khắc phục sự đau do vấn đề tiêu hoá gây ra, bởi vì trẻ tự kỷ không biết cách diễn tả những cơn đau và vấn đề mình mắc phải như thế nào.
Đột biến gen Trẻ tự kỷ thường được bắt gặp có các yếu tố thần kinh di truyền có thể thấy được qua các hội chứng: Fragile X, Hội chứng Angelman, chứng rối loạn thần kinh biểu bì, hội chứng nhiễm sắc thể số 15 và các nhiễm sắc thể khác. Khả năng mắc phải cao ở trẻ bị thiểu năng về mặt nhận thức hoặc chậm phát triển trí tuệ. Việc nhận biết được trẻ có mắc chứng tự kỷ vì đột biến gen hay không sẽ hạn chế và giúp các gia đình ý thức được để tránh nguy cơ sinh thêm con mắc bệnh tự kỷ.
Xáo trộn giấc ngủ Giấc ngủ bị xáo trộn ở trẻ tự kỷ sẽ ảnh hưởng đến quá trình và khả năng tiếp thu của trẻ trong giai đoạn điều trị. Những vấn đề về giấc ngủ gây ra bởi nguyên nhân y học như ngưng thở khi ngủ hoặc tắc nghẽn, trào ngược dạ dày,... Do đó, cần phải xác định đúng các nguyên nhân trên để giải quyết vấn đề này.
Pica Đây là chứng rối loạn ăn uống khi ăn những thứ không phải là thức ăn. Trẻ em nói chung trong giai đoạn 18 - 24 tháng tuổi thường ăn những thứ không phải là đồ ăn là hoàn toàn bình thường, nhưng sau độ tuổi này trẻ vẫn cho vào miệng đồ vật như đất cát, đất sét, phấn bột,… thì trẻ em có khả năng cao mắc bệnh tự kỷ hay khiếm khuyết về phát triển.
19
2. Phương pháp trị liệu cho trẻ em tự kỷ Hiện nay, chưa có một phương pháp nào chữa khỏi hẳn được bệnh tự kỷ. Tất cả phương pháp điều trị trị liệu đều nhằm mục đích giúp cho trẻ có được kỹ năng sống cần thiết nhất để có đủ khả năng sống độc lập.
Có nhiều phương pháp trị liệu cho người tự kỷ được sử dụng phổ biến (Lê, n.d.), đó là: phương pháp phân tích hành vi, phương pháp Discrete Trial Training, phương pháp truyền đạt ngôn ngữ không dùng lời,...
Phương pháp phân tích hành vi (Applied Behavior Analysis or ABA): với mục đích dạy trẻ kỹ năng ngôn ngữ và động tác vận động cơ bản, đồng thời loại bỏ các hành vi tiêu cực bằng cách áp dụng giáo trình giảng dạy được phân đoạn ngắn, đơn giản, có tính lặp lại (DTT). Phương pháp Discrete Trial Training (DTT): được thực hiện tại nơi yên tĩnh và có 6 bước cơ bản nhằm khiến trẻ thực hiện hoặc trả lời các hiệu lệnh của giáo viên để nhận thưởng, sau đó ghi lại kết quả phản ứng của trẻ để quan sát sự tiến bộ. Phương pháp truyền đạt ngôn ngữ không dùng lời (Augmentative and Alternative or ACC): giúp phát triển kỹ năng ngôn ngữ của trẻ ý nghĩa hơn bằng các học tập qua hình ảnh, dấu hiệu và trợ cụ.
Đặc biệt, có những phương pháp trị liệu đã được áp dụng một cách kiên trì và thành công như liệu pháp Floortime. Cụ thể, Floortime (Chơi trên sàn) là phương pháp trị liệu dựa trên tình cảm do Stanley Greenspan phát triển, khuyến khích phụ huynh ngồi bệt xuống sàn và chơi cùng trẻ các trò chơi và cho trẻ dẫn đầu trò chơi đó, từ đó hướng dẫn trẻ tham gia những hoạt động tương tác với mức độ khó tăng dần. Phương pháp đã được đạo diễn Janet Grillo áp dụng điều trị thành công cho người con trai của bà (Đông, 2017).
20
Ngoài ra, phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ của ông Glenn Doman từng được Phương Nga sang tận Mỹ để học phương pháp về điều trị cho con trai của cô và áp dụng thành công, tạo nên rất nhiều cảm hứng và động lực cho cộng đồng phụ huynh có con mắc tự kỷ tại Việt Nam (Bích Hà, 2007). Phương pháp của ông Glenn Doman tập trung áp dụng hình ảnh qua các tấm thẻ dot card, flashcard để giúp trẻ làm quen với các con số, phép toán, chữ cái, cây cối và con vật (Minh Thu, n.d).
3. Các chương trình vì trẻ em tự kỷ tại Việt Nam Trong 10 năm qua tại Việt Nam, nhờ sự tiên phong và hợp tác của Ngành giáo dục và các bộ ngành liên quan, số người biết đến khái niệm bệnh tự kỷ đã tăng đáng kể (Phạm, 2019). Các tổ chức như Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam (VAN), tổ chức tình nguyện Rubik Collaborative, và Saigon Children’s Charity CIO, Let’s Jam đã đều đặn thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa dành cho các trẻ em tự kỷ và phụ huynh, như: Sự kiện VAAD - Ngày Việt Nam nhận thức về tự kỷ và Đại hội thể thao thân thiện dành cho Người tự kỷ; chương trình hướng nghiệp của người tự kỷ, đêm nhạc gây quỹ của Let’s Jam, chương trình Một triệu bước chân ủng hộ tự kỷ năm 2019, và chương trình tập huấn ngắn - dài hạn dành cho phụ huynh, giáo viên dạy trẻ tự kỷ ở các địa phương (Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam, 2020). Năm 2020, nhân ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ, tổ chức VAN đã phát động chiến dịch quyên góp 100.000 chữ A nhằm gây quỹ 200 triệu VNĐ để tổ chức các khóa tập huấn cho phụ huynh có con tự kỷ, bằng việc kêu gọi mọi người cùng chia sẻ hình ảnh kèm theo 3 hashtags (thẻ) của chương trình trên mạng xã hội Facebook đã thu hút lượng lớn người tham gia, mang lại thành công lớn.
21
Tuy nhiên, chiến dịch cũng đã gặp phải các phản ứng trái chiều từ cộng đồng khi cách thức truyền thông chưa rõ ràng, chỉ mới dừng tại việc kêu gọi sự chia sẻ trên mạng xã hội, chưa có tính giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức để mỗi người hiểu đúng về bệnh tự kỷ. Trong cùng năm, tổ chức Tò He đã thực hiện chuỗi chương trình Thắp đèn Xanh lơ, trong đó có Triển lãm nghệ thuật online trưng bày các bức tranh được vẽ bởi trẻ tự kỷ đã lan tỏa nhiều thông điệp đến mọi người. Các buổi triển lãm, workshop được Tò he tổ chức hằng năm nhưng phần lớn tập trung tại Hà Nội, và còn hạn chế tại thành phố Hồ Chí Minh (Tohe Fun, n.d.).
Kết luận: Phần lớn các chương trình vì trẻ tự kỷ ngày này chỉ tổ chức trong cộng đồng trẻ bị tự kỷ và gia đình của em, cũng như ở các trường giáo dục chuyên biệt để giáo dục trị liệu và tạo không gian vui chơi cho trẻ tự kỷ và gia đình được tham gia các hoạt động vui chơi như người bình thường. Tuy nhiên, những hoạt động do các tổ chức sinh viên, doanh nghiệp thường chỉ tập trung tại một số tỉnh thành nhất định, đặc biệt tại thủ đô Hà Nội (ví dụ điển hình như các triển lãm nghệ thuật của Tò He). Một số ít các hoạt động khác mặc dù có lan tỏa đến một bộ phận cộng đồng nói chung nhưng tính giáo dục và truyền thông chưa cao. Nhưng nhìn chung, kết quả đều rất khả quan, khi các phụ huynh có thể đến các tổ chức này để nhờ liên hệ đến các chuyên gia để giúp đỡ - theo chia sẻ của Hạnh Duyên - người thành lập nhóm A4A, sau khi thực hiện chương trình trải nghiệm thực tế “Thử sống như em” tại Đà Nẵng năm 2017. Do đó, việc xây dựng tổ chức sự kiện vì trẻ em tự kỷ cần áp dụng tối đa phương thức truyền thông, đầu tư về nội dung thể hiện để có thể thu hút sự quan tâm chú ý từ nhiều người trong cộng đồng, đặc biệt là người trẻ để họ hiểu đúng về bệnh tự kỷ, những nguyên nhân và giúp họ thay đổi cách sống, cách nhìn nhận vấn đề và lan tỏa thông điệp yêu thương đến với cộng đồng người mắc hội chứng tự kỷ.
22
4. Mức độ nhận thức của cộng đồng Việt Nam về bệnh tự kỷ
Nhìn chung, cộng đồng ngày nay không còn xa lạ về hội chứng tự kỷ khi các phương tiện truyền thông, báo chí và tổ chức nhắc nhiều về bệnh này. Tuy nhiên như đã đề cập ở trên, phần đông chỉ có sự hiểu biết mơ hồ, không rõ ràng hoặc sai lầm về bệnh tự kỷ. Còn đối với các vị phụ huynh, vì tình thương con và những áp lực xung quanh, họ đã tìm đọc và nghe theo nhiều sự chỉ dẫn trên các trang báo mạng và các chia sẻ trong các hội phụ huynh mà không hề biết rằng liệu những dấu hiệu của đứa con có thật sự đúng là con đã mắc bệnh tự kỷ hay không. Qua thông tin từ chương trình “Thử sống như em” - do nhóm tình nguyện A4A thực hiện tại Đà Nẵng, khi được hỏi “Tự kỷ là gì?” người tham gia đều có suy nghĩ chung rằng trẻ em bị mắc chứng tự kỷ là do gia đình và xã hội không quan tâm, hay không tìm được sự đồng cảm, không hòa nhập với thế giới xung quanh, thích thu hẹp bản thân, không giao tiếp bên ngoài, hay bị sốc tâm lý. Bên cạnh đó, có người dù đã trưởng thành và có con vẫn mặc nhiên trả lời rằng trẻ tự kỷ “coi bản thân nó là số một thôi, xung quanh chẳng có ai hết” (nó ở đây là trẻ em tự kỷ), hay chia sẻ từ một bạn sinh viên trước khi tham gia rằng: “Tốt nhất hãy nên để họ sống theo cách của họ, không phải bận tâm” (Đoàn, 2017).
23
Những câu trả lời trên đều cho thấy rằng phần lớn đều nghĩ nguyên nhân là do môi trường tác động mà không hề biết nguyên nhân có thể là do di truyền hoặc do quá trình mang thai, mọi người chủ quan cho rằng trẻ em mắc bệnh là do chính trẻ lựa chọn cách sống thu mình sau các tác động xã hội.
Tại trang nhóm “Hội cha mẹ có con tự kỷ - chậm nói - chậm phát triển - tăng động - Kazuo” trên Facebook, hằng ngày có có rất nhiều cha mẹ đều đặt những câu hỏi băn khoăn liệu con họ có những biểu hiện chậm hơn hoặc không bình thường so với con người khác thì con có mắc bệnh tự kỷ hay không; hay những câu hỏi tìm nơi khám bệnh, điều trị cho con.
Thậm chí, có nhiều phụ huynh đã đặt câu hỏi thế nào là tự kỷ trên trang này. Việc tìm những câu trả lời và chia sẻ trên các nhóm như thế này vừa là điều tốt, xấu mà phụ huynh nên cân nhắc và không nên tin hoàn toàn vì rất có thể dẫn đến những lo lắng không cần thiết, ảnh hưởng đến sự phát triển của những trẻ không mắc bệnh khi áp dụng các hướng dẫn không khoa học.
Hình 1. Những bài đăng hỏi của phụ huynh trong nhóm “Hội cha mẹ có con tự kỷ - chậm nói - chậm phát triển - tăng động - Kazuo” trên Facebook.
24
31.4% Có 68.6% Không
Biểu đồ 1. Phần trăm người tham gia khảo sát có người thân mắc bệnh tự kỷ.
(Nguồn: Khảo sát “Bạn có thật sự hiểu về bệnh tự kỷ?”, câu hỏi số 5)
Theo kết quả từ cuộc khảo sát “Bạn có thật sự hiểu về bệnh tự kỷ?” được thực hiện trực tuyến với sự tham gia của 35 người, có 52,7% số người tham gia có quan tâm đến bệnh tự kỷ, đặc biệt số người quan tâm “rất nhiều” về vấn đề này chiếm 38,2%. Đáng chú ý, 31,4% số người làm khảo sát xác nhận rằng có người thân gia đình, hoặc xung quanh họ mắc bệnh tự kỷ và 87,5% khẳng định sẽ và vẫn cố gắng điều trị tự kỷ cho người thân của họ. Ấn tượng hơn, trả lời câu hỏi “Bạn hiểu thế nào về bệnh tự kỷ? Họ có những đặc điểm gì đặc trưng?”, hơn một nửa số người tham gia cho thấy sự hiểu biết cơ bản của họ về căn bệnh này khi chỉ ra vài biểu hiện như người mắc bệnh bị rối loạn phát triển hoặc do bẩm sinh, gây nên các khó khăn trong giao tiếp, biểu đạt hành vi, ngôn ngữ, cảm xúc và khó khăn, có hành vi lặp đi lặp lại hay dễ bị kích thích với các tác động nhỏ từ xung quanh dẫn đến phản ứng mạnh, dễ bị nổi giận. Trong khi đó, số còn lại chỉ ra rằng người mắc bệnh tự kỷ thích ở một mình và không thích hòa nhập với xung quanh.
25
Né tránh giao tiếp bằng mắt với mọi người
34 (91,9%)
Nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng
17 (45,9%)
Khó ăn
11 (29,7%)
Thụ đông, thích một mình
33 (89,2%) 24 (64,9%)
Chỉ thích chơi với một món đồ vật nào đó Có những hành động lặp đi lặp lại (lắc lư, lăn tròn, búng tay,...)
25 (67,6%)
Hành động, cử chỉ cơ bản (cầm, nắm) vụng về hoặc khó khăn
16 (43,2%) 0
5
10
15
20
25
30
Biểu đồ 2. Nhận thức của người tham gia khảo sát về các dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em (Nguồn Khảo sát “Bạn có thật sự hiểu về bệnh tự kỷ?”, câu hỏi số 8)
Tuy nhiên, dưới tác động của bệnh tự kỷ, trẻ em sẽ có những dấu hiệu khác nhau, ngoài các dấu hiệu đề cập ở trên, mọi người dường như không ngờ rằng trẻ mắc bệnh tự kỷ sẽ có biểu hiện khó ăn, khó tiêu hóa đồ ăn (chỉ 28,6% số người chọn) kèm với những vụng về khi thực hiện những cử chỉ cơ bản (cầm, nắm) (chỉ 42,9% số người chọn) và nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng (45,7%).
26
Thêm vào đó, dù mọi người đã biết và tìm hiểu thông tin về bệnh tự kỷ qua các phương tiện như mạng xã hội (31,4%), báo chí (17,1%), các nhóm hội phụ huynh có con (8,6%),... nhưng 74,3% trong tổng số người tham gia chưa hề biết tới tổ chức nào hoạt động riêng vì trẻ em tự kỷ tại Việt Nam và 97,1% trong số họ chưa từng tham gia bất kỳ chương trình nào vì trẻ em tự kỷ.
35
Thông qua số liệu từ cuộc khảo sát, nhận thấy đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho dự án thành lập
tổ chức vì trẻ em tự kỷ, nhưng bằng cách áp dụng hiệu quả các phương thức truyền thông, kết hợp đầu tư nội dung chương trình, hình ảnh để thu hút
thị hiếu người dùng khiến đối tượng bị kích thích và tìm hiểu về các chương trình của tổ chức thì
trong tương lai khi được hỏi “Thế nào là Tự Kỷ?” mọi người không còn trả lời một cách mơ hồ như
thích chơi một mình, ngại giao tiếp, vì khi càng nhiều người được biết đến tự kỷ là gì, được hiểu
đúng về bệnh và được tham gia quan tâm, ủng hộ trẻ em tự kỷ thì sức mạnh của tình yêu thương sẽ
lan tỏa đến nhiều người khác trong xã hội. Từ đó, cộng đồng biết quan tâm và chia sẻ với nhau, thì số ca chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ ở trẻ em và ngay cả người lớn sẽ giảm.
27
QUY CÁCH LOGO
C
30 Ý nghĩa Logo thương hiệu 31 Logo trên nền lưới 32 Khoảng cách an toàn 33 Kích thước tối thiểu 34 Logo trền nền màu 36 Sử dụng logo sai cách 37 Kiểu chữ thương hiệu 38 Hệ thống màu sắc 39 Họa tiết thương hiệu
1. Logo thương hiệu
Biểu tượng Logo
Mảnh ghép là biểu tượng được Thế giới công nhận cho nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ, vì các mảnh ghép có các hình dáng và màu sắc khác nhau tượng trưng cho sự rối loạn và tính đa dạng của căn bệnh này ở từng người mắc bệnh, không ai giống ai. Chữ cái B và P - ngoài tính đại diện cho tên thương hiệu BLUE PIECES B đại diện cho Bloodline - Huyết thống, Gia đình và P ẩn dụ cho Public (Affair) - Xã hội. Ba ý nghĩa kết hợp tạo thành một khối hộp, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc và bảo vệ trẻ em mắc bệnh tự kỷ đến từ trong gia đình và ngoài xã hội, với mong muốn giúp các em được phát triển an toàn.
Kiểu chữ Logo Kiểu chữ sử dụng trên tên thương hiệu Bue Pieces là Aktiv Grotesk kết hợp với kiểu chữ Avenir Next LT Pro tại dòng tagline “Austictis Children Foudation” của thương hiệu thể hiện tính hiện đại, tính gần gũi, thân thiện.
Màu sắc Logo Sử dụng màu xanh - màu sắc dành cho trẻ em tự kỷ được Thế giới công nhận.
30
2. Logo trên nền lưới Logo bao gồm biểu tượng và wordmark thương hiệu được cẩn thận xây dựng trên nền lưới nhằm đảm bảo sự hài hòa, và cấu trúc chặt chẽ của logo. Phiên bản Logo thu gọn được xây dựng nhằm đảm bảo tính linh hoạt trong việc sử dụng logo thương hiệu ở các bối cảnh khác nhau, khi logo chính không thể hiển thị rõ ràng.
Logo đẩy đủ
Logo thu gọn
31
3. Khoảng cách an toàn
Khoảng cách an toàn của logo bằng 30% độ dài chiều ngang của logo, được tính bằng đơn vị X (X là khoảng cách từ biểu tượng logo đến workmark - xem lại phần Logo trên nền lưới). Khoảng cách an toàn cần được tuân thủ để logo hiển thị rõ ràng và không bất kỳ một yếu tố thiết kế nào xâm chiếm khu vực này.
32
3,5X
3,5X
3,5X
3,5X
4,5X
4,5X
4,5X
4,5X
4. Kích thước tối thiểu
Kích thước tối thiểu là kích thước nhỏ nhất của logo mà chi tiết trên logo vẫn thể hiện rõ ràng. Kích thước nhỏ nhất cho 2 phương án: logo đầy đủ và logo thu gọn là 7 cm và 3 cm.
7 cm
Kích thước nhỏ nhất của logo đầy đủ sử dụng trên danh thiếp, dấu mộc thương hiệu.
Logo đẩy đủ
3 cm
Logo thu gọn
33
Kích thước nhỏ nhất của logo thu gọn sử dụng trên vòng tay sự kiện, thẻ nhân viên; trên các thiết kế đã sử dụng logo đầy đủ để tránh việc lặp lại kiểu logo, hay trên những thiết kế có kích thước nhỏ hoặc không gian đặt logo bị hạn chế không đảm bảo sự rõ ràng của logo đầy đủ, hay tính thẩm mỹ trong bố cục.
5. Logo trên nền màu Màu sắc logo được lựa chọn để truyền tải ý nghĩa thông điệp đề ra, và tính linh hoạt khi sử dụng cả khi in trắng đen và in màu.
Khi logo sử dụng trên nền màu hoặc hình ảnh cần phải có sự tương phản rõ ràng để logo không bị mất chi tiết.
1
2
3
4
5
6
34
Logo đóng vai trò là watermark trên hình ảnh, nên sử dụng logo thu gọn với phương án màu sắc phù hợp và đặt tại vị trí tốt để logo dễ thấy.
35
Trong tình huống logo với tông màu xanh (hình 3) và màu trắng (hình 5) không thể sử dụng, logo với phương án màu ở hình 6 được phép sử dụng.
6. Sử dụng logo sai cách
Không bỏ câu slogan trên
Không kéo dãn logo
Không thay đổi vị trí
logo đầy đủ.
mà không theo tỉ lệ thuận.
giữa biểu tượng và wordmark.
Không thay đổi tỉ lệ kích thước
Không sử dụng biểu tượng logo
Không thay đổi kiểu chữ.
giữa biểu tượng và wordmark.
hoặc wordmark logo riêng lẻ.
Không tùy tiện thay đổi
Không sử dụng hiệu ứng đặc biệt.
màu sắc của logo.
Không lựa chọn phương án màu logo không phù hợp trên nền hình ảnh.
36
7. Kiểu chữ thương hiệu Montserrat
Bold
ABCDEFGHIJKLMNOPQRSTUVWXYZ abcdefghijklmnopqrstuvwxyz 0123456789 !@#$%^&*()
Avenir Next
Demi bold
ABCDEFGHIJKLMNOPQRSTUVWXYZ abcdefghijklmnopqrstuvwxyz 0123456789 !@#$%^&*() Avenir Next
Medium
ABCDEFGHIJKLMNOPQRSTUVWXYZ abcdefghijklmnopqrstuvwxyz 0123456789 !@#$%^&*() Avenir Next
Regular
ABCDEFGHIJKLMNOPQRSTUVWXYZ abcdefghijklmnopqrstuvwxyz 0123456789 !@#$%^&*()
37
8. Hệ thống màu sắc
PANTONE P 102-8 C C M Y K
95% 80% 5% 0%
PANTONE P 75 - 4 C C M Y K
0% 40% 0% 0%
PANTONE P 91-8 C C M Y K
38
65% 100% 0% 0%
PANTONE P 115-4 C C M Y K
35% 0% 0% 0%
PANTONE P 14 - 8 C C M Y K
0% 35% 100% 0%
PANTONE P 151-8 C C M Y K
70% 0% 100% 0%
PANTONE N/A C M Y K
0% 0% 0% 0%
PANTONE P 53 - 8 C C M Y K
95% 80% 0% 0%
PANTONE P PROCESS BLACK U C M Y K
70% 65% 65% 75%
9. Họa tiết thương hiệu Nhân vật thương hiệu Hình tượng nhân vật được lấy cảm hứng từ chính biểu tượng logo có dạng hộp của thương hiệu, bao gồm 4 nhân vật chính đại diện cho trẻ em tự kỷ với 4 mảnh ghép có hình dạng khác nhau, ghép lại tạo thành một hình vuông hoàn chỉnh. Nhân vật được đơn giản hóa về hình dạng cũng như màu sắc nhằm gây sự chú ý đến chiếc hộp trên đầu hay chính xác hơn là biểu cảm, đôi mắt của mỗi đứa trẻ.
39
Màu sắc nhân vật được lựa chọn gồm màu xanh dương sử dụng trên logo thương hiệu, 2 gam màu nóng (đỏ - vàng) và 1 gam màu trung tính (vừa nóng vừa lạnh - màu tím), nhằm nhắc lại thông điệp về sự đa dạng khác nhau của hội chứng tự kỷ, đồng thời thể hiện những sắc màu vui tươi, sống động của trẻ thơ.
Hình ảnh minh họa một số đặc điểm điển hình ở trẻ em tự kỷ
Có mối bận tâm quá mức, bất thường đến các chi tiết nhỏ như dành nhiều giờ chỉ để xếp đồ chơi thành hàng, phân loại đồ chơi theo màu sắc, kích thước thay vì chơi với đồ chơi. Trở nên giận dữ khi có những sự thay đổi, khác biệt về màu sắc, kích thước.
40
Dễ bị kích động, đau đớn khi có sự thay đổi nhỏ về âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ xung quanh môi trường sống.
Bị cuốn hút, ám ảnh với một số đồ vật.
Không nhận thức và cảm giác được các nguy hiểm đang xảy ra.
Bị cuốn hút bởi các vật thể quay tròn như quạt trần, bánh xe.
41
Kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội kém và khó khăn trong việc kết bạn.
Gắn bó bất thường với một số món đồ vật, cảm thấy giận dữ khi người khác chạm vào đồ vật của mình.
Thích ăn những đồ vật khác thường không phải là đồ ăn: đất cát, đất sét, bột màu,...
Cô lập, tách biệt với thế giới bên ngoài, không thích chia sẻ niềm vui, sở thích với người khác.
42
Họa tiết thương hiệu Họa tiết thương hiệu được tạo từ 9 đặc điểm hành vi đặc trưng của trẻ tự kỷ được minh họa ở mục trước. Các nhân vật được xếp theo đường nghiêng, góc 60o so với đường thẳng nằm ngang.
43
BỘ NHẬN DIỆN VĂN PHÒNG
D
46 48 50 51 52 53
Namecard Thẻ nhân viên Tiêu đề thư Phòng bì nhỏ Phong bì lớn Kẹp hồ sơ
1. Name card Namecard bao gồm 2 loại: namecard thương hiệu và namecard nhân viên. Namecard thương hiệu được sử dụng với mục đích chung, giới thiệu thương hiệu. Namecard nhân viên có 2 màu: màu xanh (tương ứng cho chức vụ quản lý) và màu hồng (cho nhân viên).
Thông tin sản xuất
Kích thước: 9 cm x 5,5 cm Giấy Elica, 250gsm, có bồi giấy.
*Thiết kế được xem có tỉ lệ bằng 100% kích thước thật.
5.5 cm
9 cm
7 cm 0.5 cm
Montserrat bold/ 18pt Type 22pt Leading
Avenir Next regular/ 12pt Type 17pt Leading 10 Tracking
46
Website
Avenir Next regular/ 6pt Type 20 Tracking
5.5 cm
9 cm
7 cm 0.5 cm
Montserrat bold/ 18pt Type 22pt Leading
Avenir Next regular/ 12pt Type 17pt Leading 10 Tracking
47
Montserrat bold/ 11pt Type
Website
Avenir Next regular/ 6pt Type 20 Tracking
2. Thẻ nhân viên Thẻ nhân viên bao gồm hai màu có ý nghĩa chức năng như namecard, và có cấu trúc chung là: Hello! I am + [Tên - Họ] nhằm thể hiện sự thân thiện. Mặt sau của thẻ là các quy tắc khi sử dụng thẻ thương hiệu. Kích thước: 5,5 cm x 9 cm In thẻ nhựa, có cán màng.
Thông tin sản xuất
*Thiết kế được xem có tỉ lệ bằng 100% kích thước thật.
5.5 cm 0.5 cm
Hello! I am Han Anh Yen.
Montserrat bold/ 11pt Type
Co-founder
Illustrator
Thông tin Avenir Next regular/ 9pt Type 12pt Leading
+ 84 83 512 8999 yenanhhan@bluepieces.com
Montserrat bold/ 22pt Type 22pt Leading
0.5 cm
9 cm
Hello! I am Yen Anh Han.
+ 84 83 512 8999 hananhyen@bluepieces.com
3 cm
0.45 cm
Chú Ý/ Notice Montserrat bold/ 8pt Type 9pt Leading
Avenir Next medium/ 7.5pt Type regular/ 6.5pt Type 8pt Leading
48
49
3. Tiêu đề thư Thiết kế tiêu đề thư này đi cùng với bộ phong bì thư nhỏ và lớn, do vậy sử dụng logo thu gọn ở phía đầu lá thư nhằm tránh sự lặp lại cũng như tạo nên khu vực viết nội dung phù hợp, hiện đại.
Thông tin sản xuất
Kích thước: 21 cm x 29.7 cm - Khổ A4 Giấy ford, 100 gsm
*Thiết kế được xem có tỉ lệ bằng 60% kích thước thật.
2 cm
4.5 cm
2 cm
1.5 cm
2 cm
+ (84) 83 512 8999
50
www.bluepieces.com
contact@bluepieces.com
90 Dong Khoi, Ward 1, D. 1, HCMC, Vietnam
Avenir Next regular/ 9pt Type
4. Phong bì nhỏ Thông tin sản xuất
Kích thước: 12 cm x 22 cm Giấy Elica, 250 gsm
*Thiết kế được xem có tỉ lệ bằng 60% kích thước thật.
1 cm
8.5 cm
4 cm
1.5 cm
12 cm
1.2 cm
1 cm
10 cm
Avenir Next regular/ 10pt Type 10 Tracking
22 cm
51
5. Phong bì lớn Thông tin sản xuất
Kích thước: 23 cm x 32 cm Giấy Elica, 250 gsm
*Thiết kế được xem có tỉ lệ bằng 30% kích thước thật.
3 cm
1.5 cm 7 cm
52
Avenir Next regular/ 10pt Type 13.5pt Leading/ 10 Tracking
Montserrat extrabold/ 25 tracking 4 pt stroke
6. Bìa kẹp hồ sơ Thông tin sản xuất
Kích thước: 22 cm x 30.5 cm Giấy Elica, 250 gsm
*Thiết kế được xem có tỉ lệ bằng 25% kích thước thật.
1.5 cm
Avenir Next regular/ 10pt Type 13.5pt Leading 10 Tracking
7 cm
10 cm
8 cm
53
BỘ NHẬN DIỆN QUẢNG CÁO
E
57 Bộ Poster 64 Bộ quảng bá sự kiện 72 Bộ quảng bá sự kiện trên phương tiện truyền thông 76 Bộ quà tặng
Chuỗi sự kiện nhận thức vì trẻ em tự kỷ do Blue Pieces - Austistic Children Foudation sẽ tổ chức vào tháng 4 năm 2021 - tháng Thế giới nhận thức về hội chứng tự kỷ. Chuỗi sự kiện bao gồm các hoạt động: - Triển lãm trưng bày tranh vẽ bởi trẻ em tự kỷ. - Buổi trò chuyện gặp gỡ các chuyên gia về hội chứng tự kỷ (talkshow). - Chiếu các bộ phim về trẻ em tự kỷ đoạt giải cao trên Thế giới. - Gây quỹ hỗ trợ trẻ tự kỷ qua việc kêu gọi cộng đồng cùng chia sẻ trên mạng xã hội. Với mục đích quảng bá sự kiện và thu hút đối tượng tại thành phố Hồ Chí Minh đến tham dự, hệ thống nhận diện sự kiện được xây dựng bao gồm các bộ sản phẩm sau: Bộ Poster (50 cm x 70 cm)
Bộ sản phẩm hỗ trợ quảng bá sự kiện
- Poster chính thức giới thiệu sự kiện
- Thẻ đeo sự kiện (9 cm x 11.8 cm)
(SL: 1- có phiên bản poster động)
- Vòng tay sự kiện bằng giấy dai (25 cm x 2 cm)
- Poster giới thiệu buổi gặp gỡ các chuyên gia - Brochure ( 6 mặt gấp - 21 cm x 29.7 cm) (SL: 1) - Poster giới thiệu tên và thời gian chiếu phim (SL: 1) - Poster với những thông điệp từ góc nhìn của trẻ tự kỷ (SL: 8) Bộ sản phẩm quảng bá sự kiện trên các phương tiên truyền thông
- Flyer (14.8 cm x 21 cm) - Standee (60 cm x 120 cm) - Backdrop (SL: 2) - Thư mời - thư cảm ơn tham dự sự kiện (2 tờ A6/bộ thư. Gửi đến khách mời, đối tác, người ảnh hưởng KOL, các vị phụ huynh có con tự kỷ thông qua các trường giáo dục chuyên biệt)
- Giao diện trang chủ website thương hiệu - Ảnh bìa sự kiện trên Facebook
Bộ quà tặng
- Banner online và quảng cáo trên báo điện tử
- Sổ tay (12.5 cm x 20.5 cm)
- Trang quảng cáo sự kiện trên báo giấy
- Áo - Nhãn dán Sticker các nhân vật thương hiệu - Túi giấy đứng (25 cm x 35 cm)
56
Poster chính thức giới thiệu sự kiện, gồm phiên bản
57
tĩnh dùng in ấn, và phiên bản động dùng để đăng tải trên mạng xã hội hoặc trên quảng cáo điện tử khác.
58
Poster giới thiệu buổi gặp gỡ trò chuyện cùng các chuyên gia về bệnh tự kỷ
59
Poster giới thiệu các khung giờ chiếu phim miễn phí, gồm các bộ phim về cuộc đời của trẻ em tự kỷ được công nhận và đoạt các giải thưởng lớn trên thế giới.
Bộ poster hàm chưa những câu thông điệp khác nhau đại diện cho góc nhìn từ trẻ em tự kỷ, được trưng bày tại khu vực triển lãm.
60
Bộ poster này có 2 loại, gồm thiết kế với dáng vòm tròn và thiết kế có dạng hình vuông. Mỗi loại có 4 poster là 4 nhân vật của thương hiệu.
61
62
63
64
Thẻ đeo sự kiện có 4 loại tương ứng với Nhân viên của tổ chức, Tình nguyện viện,Nhà báo/ phóng viên, và Khách mời.
Vòng tay sự kiện có 2 màu sử dụng song song, dùng để check in khách tham dự.
02. 04 09.04.21
65
Brochure (A4) giới thiệu chi tiết nội dung và thời gian của các hoạt động diễn ra trong sự kiện, kết hợp với sơ đồ tổ chức giúp người tham quan có thể xác định vị trí.
66
Flyer thiết kế có 2 mặt, mặt trước là poster sự kiện và mặt sau là tóm tắt các hoạt động sẽ diễn ra trong suốt thời gian tổ chức.
67
[1.1]
[1.2]
[2.1]
[2.2]
Thư mời gồm 2 tờ A6 in hai mặt trong một bộ thư, trên hai tờ thư đều nhắc lại thời gian và địa điểm tổ chức để người nhận chú ý.
68
Vì tính chất sự kiện kéo dài trong nhiều ngày nên sử dụng loại Standee cán form, để tạo sự chắc chắn, hiện đại khi trưng bày sản phẩm. Standee có vai trò liệt kê các hoạt động có trong sự kiện.
[1]
[2]
69
Backdrop có 2 thiết kế: [1] đặt tại khu vực tiếp tân, [2] đặt tại khu vực sân khấu khu talkshow. Hai thiết kế đều sử dụng ý tưởng hình vòm thấy trên các thiết kế poster tựa như cửa sổ, để khách tham quan có thể chụp hình kỷ niệm cả trước và sau backdrop.
720 px
1280 px
80 px 15 px
72
Giao diện trang chủ website thương hiệu được xây dựng theo chuẩn lưới Bootstrap nhằm đảm bảo tính đáp ứng (responsive) của giao diện trên các thiết bị truy cập khác nhau.
73
Ảnh bìa Facebook Event và Banner quảng cáo online trên trang báo mạng phỏng theo thiết kế trang chủ website, nhằm tạo sự thống nhất trong hình ảnh thương hiệu.
74
Thiết kế dàn trang quảng cáo sự kiện trên trang báo giấy, sử dụng 4 hình ảnh minh họa thấy trên poster chính thức.
75
Túi giấy (25cm x 35cm x10cm)
[Mặt trước]
[Mặt sau]
Áo - Sản phẩm trong bộ quà tặng
76
Sổ tay
Thư cảm ơn - đính kèm với quà tặng
Sticker 1
Sticker 2
77
NGUỒN THAM KHẢO
F
80 Nguồn tham khảo 81 Bảng khảo sát
1. Nguồn tham khảo Bích Hà (2007) Bệnh tự kỷ: Hoàn toàn có thể chữa được [online] Người Lao Động. Available at: https:/nld.com.vn/tinh- yeu-hon-nhan/benh-tu-ky-hoan-toan-co-the-chua-duoc-206042.htm [Acessed 19 April 2020] Đậu, T. N. and Vũ, H. V. (2015) Chính sách đối với trẻ em tự kỷ ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, Số 11(96), pp. 60-67. Available at: http://www.vjol.info/index.php/khxhvn/article/viewFile/22718/19420 [Acessed 18 April 2020] Đoàn, N. (2017) Họ muốn bạn dành 2 phút thử sống như trẻ tự kỷ. [online] Tuổi Trẻ. Available at: https:// tuoitre.vn/ho-muon-ban-danh-2-phut-thu-song-nhu-tre-tu-ky-20171017085229144.htm [Acessed 19 April 2020] Đông, N. (2017) 1% dân số mắc tự kỷ: Hãy dùng yêu thương để giúp con trẻ!. [online] Tuổi Trẻ. Available at: https:// tuoitre.vn/1-dan-so-mac-tu-ky-hay-dung-yeu-thuong-de-giup-con-tre-1290497.htm [Acessed 19 April 2020] Đức, T. (2019) Cần chính sách phù hợp cho trẻ em tự kỷ. [online] Đại Đoàn Kết. Available at: http://daidoanket.vn/giao- duc/can-chinh-sach-phu-hop-cho-tre-tu-ky-tintuc444477?fbclid=IwAR3tRaA9PgbFPT0jRzYX-3nSmIXgj5ARlVeKC 71HBQLhbBjjRnj2dvTfZWM [Acessed 18 April 2020] Hoàng, M.P, (2019) Khảo cứu về nguyên nhân của hội chứng tự kỷ. Available at: https://www.researchgate. net/ publication/337273140_KHAO_CUU_VE_NGUYEN_NHAN_CUA_HOI_CHUNG_TU_KY_Research_Into_The_ Causes_Of_Autism_Syndrome [Acessed 20 April 2020] Hồng Minh (2018) Nỗi đau trẻ tự kỷ bị phân biệt đối xử [online] Pháp Luật. Available at: https://plo.vn/xa-hoi/noi-dau-tre- tu-ky-bi-phan-biet-doi-xu-790268.html [Acessed 19 April 2020] K.Chi (2019) Chữa tự kỷ kiểu Tâm Việt: Các chuyên gia nói gì?. [online] Infonet. Available at: https://infonet. vietnamnet.vn/chua-tu-ky-kieu-tam-viet-cac-chuyen-gia-noi-gi-post319053.info [Acessed 19 April 2020] Lê, K. (n.d.) Một số phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ [online] Cẩm nang chăm sóc tâm lý trẻ em. Available at: https:// tamlytreem.com/mt-s-phng-phap-tr-liu-cho-tr-t-k/ [Acessed 20 April 2020] Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam - VAN (2020) MẠNG LƯỚI TỰ KỶ VIỆT NAM TRÂN TRỌNG TRAO TẶNG CHỮ A MÀU XANH. [online] Facebook. Available at: https://www.facebook.com/ photo/?fbid=3180141542211889&set=a.1744451732447551 [Acessed 17 April 2020] Minh Thu (n.d) Phương pháp glenn Doman là gì?.[online] TheAsianparent VietNam. Available at: https:// vn.theasianparent.com/phuong-phap-glenn-doman [Acessed 19 April 2020] Ngô, D. (2019) Giáo dục trẻ tự kỷ: Đang đục nước béo cò. [online] Vietnamnet. Available at: https:/vietnamnet.vn/vn/ban- tron-truc-tuyen/giao-duc-tre-tu-ky-dang-duc-nuoc-beo-co-591130.html [Acessed 17 April 2020] Nguyễn, C. (2018) Tâm lý của phụ huynh khi có con mắc chứng tự kỷ [online] Sức Khoẻ. Available at: https://baosuckhoecongdong.vn/tam-ly-cua-phu-huynh-khi-co-con-mac-chung-tu-ky-71476.html [Acessed 19 April 2020] Nguyễn, T. H. (2016) Tìm hiểu các nghiên cứu về: Vấn đề cảm giác của trẻ tự kỉ và Trị liệu điều hòa cảm giác. Tạp Chí Khoa Học Trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh, Số 1(79), pp. 192. Available at: http://journal.hcmue.edu. vn/index.php/hcmuejos/article/view/391/383 [Acessed 17 April 2020] Những bài đăng hỏi của phụ huynh trong nhóm “Hội cha mẹ có con tự kỷ - chậm nói - chậm phát triển - tăng động - Kazuo” trên Facebook [image] Facebook. Available at: https://www.facebook.com/groups/kazuol [Acessed 19 April 2020] Nuôi con rối loạn phát triển (n.d.) Về tự kỷ: Triệu chứng. [online] Google Sites. Available at: https://sites. google.com/site/nuoicontuky/ve-tu-ky/trieu-chung [Acessed 19 April 2020] Phạm, T. K. T. (2019) Giáo dục trẻ tự kỷ ở Việt Nam: Nhiều bước tiến mới. [online] Forbes Vietnam. Available at: https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/giao-duc-tre-tu-ky-tai-viet-nam-nhieu-buoc-tien-moi-8236.html [Acessed 17 April 2020] Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (n.d). Available at http://kcb.vn/wp-content/uploads/2015/08/15.-PHCN- tr%E1%BA%BB-t%E1%BB%B1-k%E1%BB%B7.pdf [Acessed 20 April 2020) Tohe Fun (n.d.) Tohe Fun (online) Facebook. Available at: https://www.facebook.com/ToheFun [Acessed 18 April 2020]
80
2. Bảng khảo sát Danh sách câu hỏi Câu 1. Bạn bao nhiêu tuổi? Ο < 20 tuổi Ο 20 - 27 tuổi Ο > 27 tuổi Câu 2. Bạn đã lập gia đình chưa? Ο Đã có gia đình Ο Chưa có gia đình Ο Chuẩn bị kết hôn Câu 3. Bạn có thường xuyên quan tâm về những vấn đề liên quan đến trẻ nhỏ không? Nếu có, vấn đề gì khiến bạn lo lắng? Ο Sức khoẻ Ο Tâm lý Ο Thể chất Ο Những vấn đề liên quan đến trẻ: chứng tự kỷ, trầm cảm, biếng ăn,... Ο Khác Câu 4. Hiện nay, tình hình trẻ mắc chứng tự kỷ ngày càng tăng cao, bạn có quan tâm về vấn đề này chứ? Ο Rất nhiều Ο Chưa tìm hiểu Ο Khác
Câu 8. Dưới đây, đâu là biểu hiện của trẻ em mắc bệnh tự kỷ? Ο Né tránh giao tiếp bằng mắt với mọi người Ο Nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng Ο Khó ăn Ο Thụ động, thích một mình Ο Chỉ thích chơi với một món đồ vật nào đó Ο Có những hành động lặp đi lặp lại (lắc lư, lăn tròn, búng tay) Ο Hành động, cử chỉ cơ bản (cầm, nắm) vụng về hoặc khó khăn Ο Khác Câu 9. Bạn thường tìm kiếm thông tin về trẻ tự kỷ và phương pháp giúp đỡ trẻ ở đâu? Ο Mạng xã hội Ο Báo chí Ο Nguồn tài liệu khoa học Ο Các nhóm hội phụ huynh có con Ο Khác Câu 10. Bạn đã từng nghe tới tổ chức nào hoạt động vì trẻ em tự kỷ tại Việt Nam hay chưa? Ο Đã biết Ο Chưa
Câu 5. Trong gia đình hoặc xung quanh bạn, có người mắc bệnh tự kỷ không? Ο Có Ο Không
Câu 11. Bạn đã tham gia các chương trình sự kiện nào vì trẻ em tự kỷ hay chưa? Ο Đã tham gia Ο Chưa tham gia
Câu 6. Nếu có, Gia đình vẫn tiếp tục cố gắng điều trị bệnh cho bạn ấy chứ? Ο Có Ο Không Ο Khác
Câu 12. Nếu có sự kiện về trẻ tự kỷ thì bạn mong muốn sự kiện đó sẽ có những chức năng nào? Ο Chia sẻ những câu chuyện về trẻ tự kỷ Ο Kết nối những gia đình có trẻ tự kỷ với những chuyên gia đáng tin cậy. Ο Giúp các gia đình có trẻ tự kỷ có thể cùng nhau thấu hiểu và giúp đỡ nhau. Ο Giúp các gia đình có những nhận thức đúng đắn về hội chứng này Ο Khác
Câu 7. Bạn hiểu thế nào về bệnh tự kỷ? Họ có những đặc điểm gì đặc trưng?
81
Câu trả lời Số người tham gia khảo sát: 37 người Câu 1. Bạn bao nhiêu tuổi?
Câu 2. Bạn đã lập gia đình chưa?
5.4%
16.2%
16.2%
20-27 >27
78.4%
Chưa Đã có
83.8%
<20
Câu 3. Bạn có thường xuyên quan tâm về những vấn đề liên quan đến trẻ nhỏ không? Nếu có, vấn đề gì khiến bạn lo lắng?
Sức khỏe Tâm lý Thể chất Những vấn đề liên quan đến trẻ: chứng tự kỷ, trầm cảm, biếng ăn,... Trí tuệ 0
5
Câu 4. Hiện nay, tình hình trẻ mắc chứng tự kỷ ngày càng tăng cao, bạn có quan tâm về vấn đề này chứ?
10
15
20
25
30
35
Câu 5. Trong gia đình hoặc xung quanh bạn, có người mắc bệnh tự kỷ không?
14% 47.2% 38.9%
82
Chưa tìm hiểu Rất nhiều Một chút
29.7%
Không 70.3%
Có
Câu 6. Nếu có, Gia đình vẫn tiếp tục cố gắng điều trị bệnh cho bạn ấy chứ?
11.7% Có 88.2%
Không
Câu 7. Bạn hiểu thế nào về bệnh tự kỷ? Họ có những đặc điểm gì đặc trưng? Không nhận thức được mọi thứ xung quanh, hay cười ngờ nghệch, chậm phát triển về trí não
Tự kỷ là bệnh rối loạn thần kinh. đặc điểm: giao tiếp và tương tác khó khăn,
Tự kỷ là hội chứng khuyến tật bẩm sinh về khả năng giao tiếp kém, hạn chế trong việc tương tác với người khác. Hành động hay lặp đi lặp lại 1 cách đơn giản, sợ sệt, nhút nhát.
Chơi một mình
Gặp trở ngại về tâm lý và khó khăn trong giao tiếp Không biết Xa cach moi nguoi, de noi nong Sợ tiếp xúc xã hội, thích một mình, yên tĩnh Trẻ thường ít giao tiếp bằng mắt. Trẻ thường có xu hướng chỉ thích chơi một mình, ít tương tác với các trẻ khác. Ít hoặc không có những cử chỉ điệu bộ để giao tiếp như chào tạm biệt, lắc đầu, xua tay…. Trẻ thường không phản ứng hoặc phản ứng thái quá. Trẻ gặp khó khăn trong việc phát triển và duy trì các mối quan hệ. Trẻ gặp khó khăn trong việc sử dụng và hiểu những cử chỉ, nét mặt khi giao tiếp. Trẻ khó khăn về lời nói. Không thích giao tiếp xã hội Khả năng giao tiếp diễn đạt kém ngại giao tiếp, Dấu hiệu trầm cảm hoặc bộc lộ cảm xúc thái hoá Không thích nói chuyện với những người xung quanh Không thích tiếp xúc và đc mọi người đụng tới Không giao tiếp, thích ở một mình, nói chuyện một mình ít nói chuyện, rất sợ mọi người xung quanh, thường trốn một góc, rất dễ hoảng sợ Né tránh xã hội Tự cô lập bản thân, có xu hướng cảm xúc thái quá như dễ nổi nóng, giận dữ Rối loạn ngôn ngữ , hành vi lặp đi lặp lại , thích chơi một mình Sống trong thế giới tự tưởng tượng, ngại giao tiếp, dễ nổi nóng với người khác Tự kỷ thích ở 1 mình Cách ly với mọi người xung quanh
83
Khong thich tieng on; de bi kich dong ; it chia se; Tự kỷ là một khuyết tật về sự phát triển ảnh hưởng đến nhận thức, tương tác và giao tiếp với xã hội. Đặc trưng là họ gặp phải một số khó khăn về nhận thức, nhưng những khó khăn ấy có ảnh hưởng khác nhau với từng người. Chậm phát triển hơn những đứa trẻ bình thường. Phản ứng không nhanh với môi trường xung quanh. Một số thiếu sự quan tâm và chăm sóc của người thân khi còn nhỏ Thích 1 mình, ko nói chuyện với ng khác, ko ra đường Ít giao tiếp, có xu hướng chơi một mình, ít thể hiện các cử chỉ điệu bộ, khó khăn trong việc bộc lộ cảm xúc và giao tiếp Ko giao tiếp như các bạn trẻ bình thường, muốn gì cũng chỉ hoặc dẫn mình đến nhưng ko nói ra, chậm hơn các bạn cùng trang lứa Rối loạn về hành vi, cảm xúc, cảm giác. gặp khó khăn trong giao tiếp, học tập Không kiểm soát, không diễn đạt được cảm xúc, không nghe lời chỉ muốn làm theo ý của bé. Có bé tự kỉ tăng động, có bé lại tự kỉ chậm nói. Bé khó hoà đồng và khó kết bạn mới Rất thông minh, khác người bình thường, ít nói, không giao tiếp với người xung quanh Rối loạn phát triển, kém giao tiếp, chậm nói, hành vi lặp đi lặp lai... Ít nói, rối loạn ngôn ngữ diễn đạt, không hoà nhập, có biểu hiện cá biệt hoặc tách biệt cộng đồng Không muốn tiếp xúc với nhiều người, thụ động, không thích tiếng ồn, dễ kích động, dễ xảy ra xô xác với người khác hoặc nặng hơn, không kiểm soát được hành động bản thân, nhút nhát, e dè Sợ người lạ, không thích tiếp xúc đám đông Đa số một mình, ko giao tiếp
Câu 8. Dưới đây, đâu là biểu hiện của trẻ em mắc bệnh tự kỷ?
Né tránh giao tiếp bằng mắt với mọi người Nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng Khó ăn Thụ động, thích một mình Chỉ thích chơi với một món đồ vật Có những hành động lặp đi lặp lại Hành động, cử chỉ cơ bản vụng về hoặc khó khăn 0
Câu 9. Bạn thường tìm kiếm thông tin về trẻ tự kỷ và phương pháp giúp đỡ trẻ ở đâu?
7.29%
5
10
15
20
25
Câu 10. Bạn đã từng nghe tới tổ chức nào hoạt động vì trẻ em tự kỷ tại Việt Nam hay chưa?
30
35
Câu 11. Bạn đã tham gia các chương trình sự kiện nào vì trẻ em tự kỷ hay chưa?
2.7%
2.7%
8.1% 27%
32.4% 16.22%
73%
35.1%
97.3%
Tài liệu khoa học
Hội phụ huynh
Chưa
Chưa tham gia
Mạng xã hội
Không tìm hiểu
Đã biết
Đã tham gia
Báo chí
Tất cả
Câu 12. Nếu có sự kiện về trẻ tự kỷ thì bạn mong muốn sự kiện đó sẽ có những chức năng nào?
Chia sẻ những câu chuyện về trẻ tự kỷ Kết nối những gia đình có trẻ tự kỷ với những chuyên gia đáng tin cậy Giúp các gia đình có trẻ tự kỷ có thể cùng nhau thấu hiểu và giúp đỡ nhau Giúp các gia đình có những nhận thức đúng đắn về hội chứng này Khác 0
84
5
10
15
20
25
30