B10 lý thuyết đông y 2013 2014

Page 1

Phản biện là một sinh hoạt thiết yếu trong nghị luận, nhờ đó những kết quả học tập, nghiên cứu được phát triển nhiều mặt và thoát khỏi các quan niệm cực đoan, phiến diện. Lý thuyết Đông Y trình bày tại trang ‘Y học cổ truyền’ được Khí Công Y Đạo phản biện vì bản thân nó thực sự đã có những khuyết điểm :  Đông Y hiện nay có lý thuyết thiếu mất truyền thống, không khế hợp với thực hành và không thể tự khẳng định.  Lý thuyết Đông Y thiếu hiểu biết về Kinh Lạc, một nền tảng sở trường truyền thống nên có những vấn đề không chứng minh được khi học hành.  Lý thuyết Đông Y mơ hồ chẳng những không giải thích thỏa đáng trong Y giới mà còn chứng tỏ không phù hợp với thực tế đã được khoa học đương thời khám phá. (cụ thể là còn có Bộ vị Tấu hiệp với Biểu Lý đủ 3 Bộ vị nơi thân người phù hợp với quan niệm Tam Tài ; Bộ vị này thống lãnh bởi hai Phủ Tạng Tam Tiêu và Tâm Bào Lạc, con đường truyền chuyển Sinh Bệnh lý mà Tây Y gọi là Thần Kinh và Thể Dịch). Hiện nay, Y giới Đông phương tự hào là học hành Y học cổ truyền với lý luận căn bản là ÂM DƯƠNG – NGŨ HÀNH. Thoáng nhìn điều này chưa thấy sai trái nhưng những điểm thiếu sót của nó cần luận thêm mới rõ :  Giáo trình của Đông Y hiện nay luận về Âm Dương cho thấy khá đầy đủ các mặt như tương đối, hổ căn, bình hành, tiêu trưởng…. nhưng chỉ luận theo hiện tượng dễ thấy, ví dụ : 

Âm Dương tương đối : là hiện tượng đối lập của Âm Dương nên cũng như truyền thống, Đông Y hiện nay cũng luận không khác.

1


Âm Dương hổ căn : Đông Y hiện nay luận Âm Dương sở dĩ tồn tại được chứng minh theo hiện tượng là Âm sinh Dương và Dương sinh Âm, trong Dương có Âm và trong Âm có Dương. Đông Y truyền thống luận rõ ràng hơn, hổ căn là song sinh cùng có một gốc tuyệt đối không thể tách rời nên từ gốc đó gọi là Âm Dương thống nhất [hổ căn # thống nhất].

Âm Dương bình hành : Đông Y hiện nay hiểu đơn sơ bình hành là ngang bằng nhau trái với truyền thống là Âm Dương của toàn thể sự vật sở dĩ luôn có thăng bằng mà biến hóa là nhờ vừa có bản chất từ gốc tuyệt đối gọi là Âm Dương thống nhất [bình]; vừa có hiện tượng nơi ngọn tương đối gọi là Âm Dương đối lập [hành].

Âm Dương tiêu trưởng : Đông Y hiện nay nói theo hiện tượng dễ thấy là hễ Âm tiêu thì Dương trưởng, Dương tiêu thì Âm trưởng ; còn Đông Y truyền thống thì đơn giản hơn khi Dương tiêu gọi là Biến, khi Âm trưởng gọi là Hóa, còn nói rõ hơn môi trường của chúng là Khí và gọi với năng lực biến chuyển của Âm Dương là Khí hóa.

 Đông Y hiện nay luận Ngũ Hành tương sinh tương khắc theo hình đồ hiện đại gồm: NGŨ HÀNH HIỆN ĐẠI TƯƠNG SINH

TƯƠNG KHẮC

(vòng tròn)

(đoạn thẳng)

Tương sinh theo vòng thứ tự Ngũ Hành trên một vòng tròn, ví dụ Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy… 2


Tương khắc theo đoạn thẳng có mũi tên, ví dụ Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy…  Đông Y truyền thống luận Ngũ Hành chú trọng Hành Thổ tại trung ương chẳng những cho thấy luận Ngũ Hành theo Bộ vị [thuộc Đất] mà còn phân hiểu thực tế tại Nhân thân vốn có Kinh Lạc cần được luận theo Khí Hóa [thuộc Trời]. NGŨ HÀNH TRUYỀN THỐNG

Y giới Đông Phương hiện nay tự hào lý thuyết của họ có gốc lâu đời từ 4 sách cổ là Nội, Nạn, Thương, Kim (Nội kinh, Nạn kinh, Thương Hàn Luận, Kim Quỹ Yếu Lược tức Tạp Bệnh Luận) nhưng nếu học tập Nội Kinh mà chỉ lựa chọn Tố Vấn bỏ qua Linh Khu là sách luận đầy đủ về Kinh Lạc của Nhân Thân Khí Hóa thì làm sao gọi là thật học ; đọc Nan Kinh mà chưa thấy ở đó có kho tàng Mạch Chứng ; đọc Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận mà chưa thấu hiểu Bản Nghĩa của nó là một bộ Bệnh Lý học nơi thân người với đầy đủ Lục Kinh, Tam Âm Tam Dương có chức năng Khí Hóa và Bộ vị, Ngũ Tạng rõ ràng thì có phải là hiện nay chỉ dùng cái lý thuyết khoa học tự nhiên vốn có của người xưa để khoe khoang tình trạng của một nền Đông Y đã không còn truyền thống, cần được bổ sung và thay thế hay không ? Lý thuyết tương xứng với Thực hành là định luật suốt xưa nay, thử xét khoa học hiện đại luận vật thể chia 2 phần vật chất và tinh thần là thuận lý Âm Dương với giả thuyết không sinh động, còn nếu luận vật thể có sinh động thì cũng không khác với quan niệm Tam Tài vốn có (theo cổ truyền gọi năng lực sinh hoạt là Khí Hóa, hoặc theo hiện đại gọi là Lượng tử).

3


CHÂN THẬT

LÝ THỰC

LÝ SỰ

THUYẾT HÀNH

Lý thuyết không tương xứng với thực hành là lý thuyết suông, không đủ gọi là lý vì chỉ là lời nói không thực, không đi đôi với việc làm (hành). Tình trạng của Đông Y hiện nay có lý thuyết không thể chứng minh phù hợp với việc thực hành là một thiệt thòi lớn cho Đông Y. Từ đó chúng ta thấy được nhu cầu cấp bách của Đông Y hiện nay là thừa kế tận nguồn lý thuyết truyền thống, chẳng những chỉ có Âm Dương Ngũ Hành mà còn phải phù hợp với quan niệm Tam Tài tức là phải hiểu được vai trò của Kinh Lạc nơi thân người ; ngoài 2 Bộ vị Âm Dương là Biểu Lý còn có 1 Bộ vị Tấu [màn lưới Kinh Lạc] liên kết và điều hòa Âm Dương hiệp thành 1 cơ thể thống nhất, phân thành nhiều cơ quan đối lập; ngoài Ngũ Tạng Lục Phủ với hình chất là thực thể của Ngũ Hành còn có chức năng của chúng liên quan đến giác quan và mọi sinh hoạt gọi là năng lực Khí hóa. Lời nói sai lệch là lý không chân, việc làm không đúng là sự không thật. Lý thuyết Đông Y truyền thống đã thể hiện nơi hai sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận không hề như thế ! Kinh Lạc là Trung Đạo, con đường giữa, ra vào, lên xuống, liên kết các thể hiện tượng Âm Dương đối lập (2 thể) thành bản chất Âm Dương thống nhất [thái cực, 1 thể]. Đông Y truyền thống có lý thuyết đầy đủ và tương xứng với thực hành, không có thiếu sót như hiện nay :  Lý thuyết Đông Y truyền thống có căn bản là Âm Dương, đã được Nội kinh Tố Vấn khẳng định nơi chương 'Âm Dương ứng tượng đại luận', chương này có câu 'Trị bệnh tất cầu kỳ Bản', ý nói Bản là Âm Dương hổ căn (Âm Dương cùng có gốc tuyệt đối). Tự 4


hào về học thuyết Âm Dương mà chỉ có thể luận nó theo hiện tượng mà bỏ sót bản chất, lại còn không nắm được Kinh Lạc là con đường hiệp Âm Dương thành nhất thể bản chất (thống nhất) và phân Âm Dương thành nhị thể hiện tượng (đối lập) thì rõ ràng là lý thuyết không đủ truyền thống.  Lý thuyết Đông Y truyền thống có nền tảng là triết học Phương Đông dựa trên cặp Âm Dương Thời Vị, được Nội kinh Tố Vấn mô tả nơi chương 'Ngũ Vận Lục Khí' , chương này cho thấy Ngũ Vận là do Ngũ Hành của Đất giao với Lục Khí của Trời, Lục Khí là do Khí của Trời giao với Hành của Đất bởi năng lực tương giao gọi là Khí giao. Tự hào về Ngũ Hành mà bỏ sót Bộ vị Thổ làm chủ tại trung ương và chức năng Khí hóa của nó nhờ vào dương tính của Lục Khí thì sao gọi là đầy đủ ? Cốt lỏi của Lý thuyết Đông Y truyền thống chính là Kinh Lạc. Đức Trọng Cảnh làm 2 sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận là một bộ Bệnh Lý học mô tả rất rõ Nhân Thân Khí Hóa có đủ Lục Kinh, Lục Khí, Lục Phủ, Lục Tạng ; chẳng những là thừa kế Nội Kinh có hệ thống mà còn cho thấy vấn đề đã vận dụng cơ cấu Dịch Lý [Hệ Dịch Trung Thiên] phù hợp thực tế gồm 3 mối quan hệ Tam Âm Tam Dương, Bộ vị của Nhân Thân Khí Hóa và sự sống động của thân người với 4 Bộ Sinh Lý Bệnh Lý và 16 Tạng Tượng : ĐỒ HÌNH 3 MỐI QUAN HỆ TAM ÂM TAM DƯƠNG 1. KHÍ HÓA

Thái Dương

THÁI DƯƠNG

Hàn

HÀN

Thiếu Âm TRUNG KIẾN

Dương Minh THÁI ÂM

KHUYẾT ÂM

THẤP

PHONG

Táo

Thái Âm TRUNG KIẾN

Thiếu Dương TRUNG

KIẾN

Hỏa

THIẾU DƯƠNG

DƯƠNG MINH

HỎA

TÁO

NHIỆT THIẾU ÂM

5

Nhiệt

Thấp Khuyết Âm

TRUNG KIẾN

Phong


2. BỘ VỊ THÁI DƯƠNG

Thái Dương

HÀN

Thái Âm

Hàn

TRUNG HIỆP

Dương Minh KHUYẾT ÂM

THIẾU ÂM

PHONG TRUNG

Khuyết Âm

Cơ Nhục

NHIỆT

TRUNG HIỆP

Thiếu Dương

HIỆP

Tấu

THIẾU DƯƠNG

DƯƠNG MINH

TẤU

CƠ NHỤC

Bì Phu

Phong Thiếu Âm

TRUNG HIỆP

Nhiệt

BÌ PHU .

THÁI ÂM

3. TRUYỀN KINH THÁI DƯƠNG

THIẾU ÂM

THÁI ÂM

TRUNG

CHUYỂN

THIẾU DƯƠNG

DƯƠNG MINH

KHUYẾT ÂM

.

6

Thái Dương

TRUNG CHUYỂN

Khuyết Âm

Dương Minh TRUNG CHUYỂN

Thiếu Âm

Thiếu Dương TRUNG CHUYỂN

Thái Âm


SƠ ĐỒ

NHÂN THÂN KHÍ HÓA BIỂU

BỘ VỊ VÀ KINH LẠC CHỦ BỘ VỊ BÌ PHU

TÚC THÁI ÂM TỲ KINH

THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU KINH

THỦ KHUYẾT ÂM T. BÀO LẠC KINH

TÂM NÃO NHIỆT

TÚC DƯƠNG MINH VỴ KINH

TÂM BÀO LẠC

BÁN

CÁCH VỴ

BIỂU

-

TỲ

HOÀNH TIỂU TRG - THẬN

KHÍ HÓA VÀ KINH LẠC CHỦ KHÍ HÓA HÀN

PHONG

NHIỆT ĐỚI

TÚC TÚC THỦ THIẾU KHUYẾT THÁI DƯƠNG ÂM DƯƠNG ĐỞM CAN TIỂU KINH KINH TRƯỜNG KINH

THỦ THIẾU ÂM TÂM KINH

TAM TIÊU

BÀNG QUANG

ĐẠI TRƯỜNG

.

7

HÀN

TÚC THIẾU ÂM THẬN KINH

HẠ

TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG KINH

TUNG

ĐỞM – CAN

PHONG

BÁN

TRUNG

TẤU

KHÍ HÓA

PHẾ

THƯỢNG

THỦ THÁI ÂM PHẾ KINH

TẠNG PHỦ

TẤU BIỂU

TẤU

THỦ DƯƠNG MINH ĐẠI TRƯỜNG KINH

CƠ NHỤC

BỘ VỊ


TỨ BỘ SINH LÝ BỆNH LÝ ĐỐC

ÔN

VỴ

TRÚNG PHONG TAM TIÊU

PHONG

HÀN

PHONG THẬN

BÀNG QUANG

THƯƠNG HÀN

CAN

HÀN THẤP

PHẾ

TỲ

THẤP THÁI ÂM – THẤP

NHÂM

.

8

THẤP

TIÊU ÂM

XUNG

ĐỞM

THIẾU ÂM –NHIỆT

TÂM

TIỂU TRƯỜNG

THÁI DƯƠNG- HÀN

ĐÁI

BẢN HÀN

ÔN PHONG

ĐẠI TRƯỜNG

BÀO LẠC

BỆNH

ÔN

BẢN NHIỆT

DƯƠNG MINH -TÁO

TIÊU DƯƠNG


1. Kinh Dương Nhiệt :  Mạch Đốc : Kinh Dương Nhiệt Khí Dương Nhiệt [thuần Dương Nhiệt].  Phủ Đởm : Kinh Dương Nhiệt Khí Âm Hàn.  Phủ Vỵ : Kinh Dương Nhiệt Khí Âm Nhiệt.  Phủ Đại Trường : Kinh Dương Nhiệt Khí Dương Hàn. 2. Kinh Dương Hàn :  Mạch Đái : Kinh Dương Hàn Khí Dương Hàn [thuần Dương Hàn].  Phủ Tam Tiêu : Kinh Dương Hàn Khí Âm Nhiệt.  Phủ Bàng Quang : Kinh Dương Hàn Khí Âm Hàn.  Phủ Tiểu Trường : Kinh Dương Hàn Khí Dương Nhiệt. 3. Kinh Âm Nhiệt :  Mạch Xung : Kinh Âm Nhiệt Khí Âm Nhiệt [thuần Âm Nhiệt].  Tạng Tâm Bào Lạc : Kinh Âm Nhiệt Khí Dương Hàn.  Tạng Tâm : Kinh Âm Nhiệt Khí Dương Nhiệt.  Tạng Thận : Kinh Âm Nhiệt Khí Âm Hàn. 4. Kinh Âm Hàn :  Mạch Nhâm : Kinh Âm Hàn Khí Âm Hàn [thuần Âm Hàn].  Tạng Can : Kinh Âm Hàn Khí Dương Nhiệt.  Tạng Phế : Kinh Âm Hàn Khí Dương Hàn.  Tạng Tỳ : Kinh Âm Hàn Khí Âm Nhiệt.

.

9


 TỨ BỘ SINH LÝ:  Tứ Kỳ Kinh : Đốc – Đái – Xung – Nhâm.  Tứ Kinh Trung Hiện : Đởm – Can – Tam Tiêu – Tâm Bào Lạc.  Tứ Kinh Tiên Thiên : Bàng Quang – Tâm – Tiểu Trường – Thận.  Tứ Kinh Hậu Thiên : Phế - Vỵ - Tỳ - Đại Trường.  TỨ BỘ BỆNH LÝ :  Đơn bệnh tại Tứ Kinh : Ôn – Thấp – Hàn – Phong.  Phối bệnh bởi Tứ Khí : Ôn Bệnh – Phong Ôn – Hàn Thấp – Phong Thấp. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thử xét theo Y Dịch : 

Dùng tượng Bát Quái (quẻ 3 hào) để nói Phủ Tiểu Trường và Tạng Tâm đồng Hành Hỏa vì chúng cùng có tượng Ly ; không rõ bằng dùng Tạng Tượng (quẻ 4 hào) nói Tiểu Trường là Kinh Dương Hàn – Khí Dương Nhiệt, Tâm là Kinh Âm Nhiệt – Khí Dương Nhiệt, Phủ Tạng có Kinh khác nhau vì chúng có ngọn hiện tượng là Âm Dương đối lập nhưng Tiểu Trường Tiêu Dương và Tâm Bản Nhiệt lại cùng có Khí Dương Nhiệt vì chúng đồng có gốc bản chất là Âm Dương thống nhất do đó đồng thuộc Hành Hỏa. Phân tích thêm lại thấy tượng quẻ 4 hào của Tiểu Trường có quẻ Hổ là Thiên Phong Cấu Hỏa Gia Nhân

, Tiểu Trường có tượng Càn

, tượng Tâm có quẻ Hổ là Phong , Tâm có tượng Ly

là Tiên

Hậu Nhiệt Hỏa của Ly. Tiểu Trường và Tâm đồng có tượng Tốn là Phong xác minh Thời Thủy Hỏa giao tế [Thủy được Hỏa hóa Khí thành Phong]. 

Dùng tượng Bát Quái (quẻ 3 hào) để nói Phủ Bàng Quang và Tạng Thận đồng hành Thủy vì chúng cùng có tượng Khảm ; không rõ bằng dùng Tạng Tượng (quẻ 4 hào) nói Bàng Quang là Kinh Dương Hàn – Khí Âm Hàn, Thận là Kinh Âm Nhiệt – Khí Âm Hàn, Phủ Tạng có Kinh khác nhau vì chúng có ngọn hiện tượng là Âm Dương đối lập nhưng Bàng Quang Bản Hàn và Thận Tiêu Âm lại cùng có 10


Khí Âm Hàn vì chúng đồng có gốc bản chất là Âm Dương thống nhất do đó đồng thuộc Hành Thủy. Phân tích thêm lại thấy tượng quẻ 4 hào của Bàng Quang có quẻ Hổ là Lôi Thủy Giải Quang có tượng Khảm

, tượng Thận có quẻ Hổ là Địa Lôi Phục

, Bàng

, Thận có tượng Khôn

là Tiên Hậu Hàn Thủy của

Khảm. Bàng Quang và Thận đồng có tượng Chấn Thủy giao tế [Hỏa nhờ Thủy biến điện thành Lôi].

là Lôi xác minh Thời Hỏa

Tiên sanh Việt Nhân Lưu Thủy đề xướng chấn hưng Đông Y bằng cách học tập Bản Nghĩa hai sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận có nhấn mạnh ‘học tập Đông Y phải học Kinh Lạc ’ là một ưu tư xác đáng giúp Y giới xứng danh kết hợp Đông Tây Y thành một ngành Y học toàn cầu. 07/2013 - Huỳnh Hiếu Hữu

. 11


Hành Y mà không rõ tổ chức Khí Hóa nơi thân người thì không thể chẩn trị quyết định. Cụ Việt Nhân Lưu Thủy thuật Bản Nghĩa 2 sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận cho thấy Đức Trọng Cảnh đã thừa kế tuyệt vời Dịch học, áp dụng Thời Loại Dịch Trung Thiên với 4 Bộ Kinh Khí và 16 Tạng Tượng như sau : 1. Tứ Kỳ Kinh [hiệp nhất chỉ đạo]: DƯƠNG

ĐỐC

DƯƠNG

ÂM

THĂNG

ĐÁI

XUNG

ÂM

XUẤT

NHÂM

NHẬP

GIÁNG

-------LƯỠNG NGHI

TỨ TƯỢNG

TỨ KHÍ

TỨ KINH

TỨ KỲ KINH TÊN TƯỢNG

KINH KHÍ

CHỨC NĂNG

DƯƠNG NHIỆT

ĐỐC

Kinh Dương Nhiệt Khí Dương Nhiệt

Thống đốc Tam Dương Kinh Khí

DƯƠNG HÀN

ĐÁI

Kinh Dương Hàn Khí Dương Hàn

Giáng nhập Tam Dương Kinh Khí

DƯƠNG

ÂM NHIỆT

XUNG

Kinh Âm Nhiệt Khí Âm Nhiệt

Thăng xuất Tam Âm Kinh Khí

ÂM HÀN

NHÂM

Kinh Âm Hàn Khí Âm Hàn

Nhậm lãnh Tam Âm Kinh Khí

ÂM

12

BÁT QUÁI


2. 12 Chính Kinh [cũng là 12 Tạng Phủ, phân 3 thời loại]. Tứ Kinh Tiên Thiên

Tứ Kinh Trung Thiên

Tứ Kinh Hậu Thiên

6 Thủ Kinh

Tiểu Trường

Tâm

Can

Phế THÁI ÂM

Đởm

Đại Trường DƯƠNG MINH

KHUYẾT ÂM

Thận

Tâm Bào

THIẾU DƯƠNG

THIẾU ÂM

THÁI DƯƠNG

Bàng Quang

Tam Tiêu

Vỵ

Tỳ

6 Túc Kinh --a) Tứ Kinh Tiên Thiên : THỦ Thái Dương Tiểu Trường – Thiếu Âm Tâm (Vinh)

TIÊN THIÊN

THỦY HỎA TÚC Thái Dương Bàng Quang – Thiếu Âm Thận (Vệ)

----TỨ KINH TIÊN THIÊN

TÊN

TƯỢNG

KINH KHÍ

CHỨC NĂNG

NGŨ HÀNH

Thủ Thái Dương Tiểu Trường

Kinh Dương Hàn Khí Dương Nhiệt

VINH

HỎA

Thủ Thiếu Âm Tâm

Kinh Âm Nhiệt Khí Dương Nhiệt

VINH

HỎA

Túc Thái Dương Bàng Quang

Kinh Dương Hàn Khí Âm Hàn

VỆ

THỦY

Túc Thiếu Âm Thận

Kinh Âm Nhiệt Khí Âm Hàn

VỆ

THỦY

13

BÁT QUÁI


b) Tứ Kinh Trung Thiên: THỦ Thiếu Dương Tam Tiêu – Khuyết Âm Bào Lạc

TRUNG THIÊN

THỦY HỎA KHÍ HUYẾT TÚC Thiếu Dương Đởm – Khuyết Âm Can---------

TỨ KINH TRUNG THIÊN TÊN

TƯỢNG

KINH KHÍ

CHỨC NĂNG

NGŨ HÀNH

Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu

Kinh Dương Hàn Khí Âm Nhiệt

Lưu thông

THỦY

Thủ Khuyết Âm Tâm Bào Lạc

Kinh Âm Nhiệt Khí Dương Hàn

Tuần hoàn

HỎA

Túc Thiếu Dương Đởm

Kinh Dương Nhiệt Khí Âm Hàn

Thông Khí

MỘC

Túc Khuyết Âm Can

Kinh Âm Hàn Khí Dương Nhiệt

Hành Huyết

MỘC

BÁT QUÁI

----c) Tứ Kinh Hậu Thiên: THỦ Dương Minh Đại Trường – Thái Âm Phế

HẬU THIÊN

KHÍ HUYẾT TÚC Dương Minh Vỵ - Thái Âm Tỳ--------------

TỨ KINH HẬU THIÊN TÊN

TƯỢNG

KINH KHÍ

CHỨC NĂNG

NGŨ HÀNH

Thủ Dương Minh Đại Trường

Kinh Dương Nhiệt Khí Dương Hàn

Khí

KIM

Thủ Thái Âm Phế

Kinh Âm Hàn Khí Dương Hàn

Huyết

KIM

Túc Dương Minh Vỵ

Kinh Dương Nhiệt Khí Âm Nhiệt

Khí

THỔ

Túc Thái Âm Tỳ

Kinh Âm Hàn Khí Âm Nhiệt

Huyết

THỔ

14

BÁT QUÁI


3. Chức năng của 16 Tạng Tượng & 4 bộ Kinh Khí : 4 Kinh Tiên Thiên có chức năng sinh tồn, 4 Kinh Hậu Thiên có chức năng nuôi dưỡng, 4 Kinh Trung Thiên có chức năng điều hành ; 12 Chính Kinh gắn liền với 12 Phủ Tạng chỉ huy mọi cơ năng dưới sự lãnh đạo của 4 Bộ Kỳ Kinh tạo thành một guồng máy sinh sống nơi thân người ; đó là chức năng tổng quát của 16 Tạng Tượng & 4 bộ Kinh Khí. Người biết thừa kế và phát huy quan niệm truyền thống này ắt sẽ đạt được thành quả rực rỡ trong Y giới tương lai. 4. Nhận định : 2 sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận (Kim quỹ yếu lược) đã được Y giới Đông Phương xếp vào Tứ bộ cổ thư[Nội-Nạn-Thương-Kim], lại nữa Tạng Tượng cũng đã được Nội Kinh nhắc đến ; cớ sao ngày nay tránh né đọc sách Thương Hàn và xao lãng học Kinh Lạc đến nỗi không thừa kế được truyền thống này và phát huy nó để xứng danh kết hợp với Tây Y, xây dựng 1 nền Y học toàn cầu ? Trước thực tế đó nhà Đạo học cần đón nhận Khoa học, đối lại nhà Khoa học nên tiếp thu Đạo học để chung sức vun đắp một ngành Y được bổ sung và có lợi ích hơn. Trình bày hệ Dịch Trung Thiên và luận Tứ Kinh Tứ Khí với 16 Tạng Tượng là tiếp nối một sự thật đã lưu truyền từ nhiều ngàn năm trước. Tuy sự thật này hiện chưa được xã hội phương Đông và ngành Y công nhận nhưng theo thời gian với kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học sẽ chứng minh hợp lý vì nó là Y Dịch tự nhiên.

-----+++-----

15


Kính tặng các ông :  Trần văn Tích Bs, tác giả ‘Đông Y Cybernetic’ . 

Đỗ Đức Ngọc, chủ trương Khí Công Y Đạo Việt Nam.

Bùi Quốc Châu, sáng lập môn Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp.

Nền tảng Đạo học Khí Hóa của Đông Y truyền thống là Kinh Lạc, vấn đề này đã được khẳng định rất sớm tại sách ‘Nội Kinh Linh Khu’ [sách này đã được Giáo sư Huỳnh Minh Đức Việt dịch và NXB Đồng Nai ấn hành trong thập niên 1980]. Đây là vấn đề rất lớn e rằng một cá nhân tài hèn trí mọn như tôi không đủ sức đóng góp, nhưng nhìn quanh bốn bên Y giới vắng ngắt, tôi đành thuận ý người xưa ‘không chó bắt mèo thay thế… ’ , miễn cưỡng góp vài thiển ý. Tam Tài (Trời Người Đất) trong vũ trụ nhân sinh là nhận định tự nhiên của loài người truyền tải suốt xưa nay, khắp Đông Tây. Sở trường của Đông Y là Khí hóa, sở trường của Tây Y là Thực nghiệm ; cả hai cùng chú trọng đến năng lực sinh hoạt nơi thân người mà nền tảng đó Đông Y gọi là Kinh Lạc, Tây Y gọi là Thần Kinh ; Đông Tây đều dùng chữ Kinh [thuộc Người], phải chăng là chỉ tận gốc bản chất hổ căn của Âm Dương thống nhất ; Tây Y dùng chữ Thần [thuộc Trời] trước chữ Kinh, Đông Y dùng chữ Lạc [thuộc Đất] sau chữ Kinh, phải chăng là cho thấy ngọn hiện tượng khác nhau của Âm Dương đối lập. Tôi học Đông Y từ những năm đầu của thập niên 1960, khi học với thầy Trác Lâm (Nguyễn Nho Lâm) được biết Bác sĩ Trần văn Tích thỉnh thoảng cũng có đến tham khảo về Đông Y , lúc đó tôi đã tham gia Nam Dương Học Phái và tuy không có duyên tiếp xúc với Bác sĩ Tích nhưng tôi rất hâm mộ ông khi đọc tác phẩm ‘Tư Tưởng Lão Trang trong Y Thuật Đông Phương’. Đầu thập niên 1980 khi cải tạo về tôi lại hân hạnh đọc được luận ‘Đông Y Cybernetic’ ; song song đó tôi tích cực ủng hộ ông Bùi Quốc Châu với sáng kiến Diện Châm và kết hợp với lòng hâm mộ ‘Điều Khiển học’, chúng tôi bước đầu hình thành môn Diện Chẩn - Điều Khiển Liệu Pháp. Tôi rất mong được trao đổi với Bác sĩ Tích, tiếc rằng chưa gặp thì ông đã định cư tại Tây Đức. 16


Khí Công Y Đạo Việt Nam chủ xướng xây dựng ngành Y học bổ sung và song song đó Diện Chẩn Bùi Quốc Châu cũng tự gọi là Việt Y Đạo và phương pháp Y học bổ sung. Giữa lúc Đông và Tây Y chưa kết hợp, phải chăng nền Y học hiện đại cần được bổ sung về kiến thức tương quan giữa Kinh Lạc cổ truyền và Hệ Thần Kinh hiện đại. Có người ca tụng Diện Chẩn – Điều Khiển Liệu Pháp không phải là Tây Y, cũng không phải là Đông Y ; tôi thiết nghĩ đó là tư tưởng cực đoan vì Khí Công và Diện Chẩn đều có nền tảng là Kinh Lạc thì làm sao các môn này tách rời các quan niệm đã có của Đông - Tây ? Hiện nay lý thuyết Đông Y còn thiếu mất truyền thống Khí hóa và Tây Y mặc dù giữ vai trò lãnh đạo ngành Y tế toàn cầu nhưng việc thực nghiệm của họ kém hiệu quả vì không chịu kết hợp và thừa kế phát huy Đông Y hợp lý. Quan niệm toàn cầu hiện nay rất phù hợp với thuyết Tam Tài và nhận định về Tam Cực với học thuyết Âm Dương gồm 2 cực Âm Dương Đối lập và 1 cực Âm Dương Thống nhất. Y Đạo không thể vượt ngoài Tự nhiên (Tam Tài, Tam Cực) cho nên đề cao Âm Dương mà cố chấp sự vật chỉ có hiện tượng là Âm Dương Đối lập trái lại bỏ quên bản chất của nó là Âm Dương Thống nhất thì rất thiếu sót. Kinh Dịch mô tả hướng diễn dịch là ‘Nhất Bản tán vạn thù’ và hướng qui nạp là ‘Vạn Thù qui nhất bản’; chỉ một đường mà có 2 hướng ra vào (Dương hướng Tâm, Âm ly Tâm), con đường này gọi là Đạo nối liền giữa hai cực Âm Dương là Nhất Bản và Vạn Thù, gọi đầy đủ hơn là TRUNG ĐẠO. Nho giáo dựa theo đó gọi Nhất Bản [tại Tâm] là Trung, gọi Vạn Thù [nơi vòng tròn] là Dung. Phật giáo cũng không khác gọi Vạn Pháp là Viên, gọi Nhất Tâm là Trung. Khí Công Y Đạo và Diện Chẩn - Điều Khiển Liệu Pháp đồng chủ trương là ‘ Y học bổ sung’ chứng tỏ Khí [năng lực chuyển hóa] được KCYĐ dùng làm cơ sở luyện tập ; các thuyết Phản chiếu, Đồng ứng của DCĐKLP cũng không ra ngoài Tây Y, Đông Y truyền thống. Tam Tài là Trời Người Đất ứng với 3 vật chất trong thân là Thần Khí Tinh, 3 thể của Kinh Lạc là Khí – Kinh - Lạc.  Cái hộp đen mà Điều Khiển học nói các tín hiệu chẩn đoán và điều trị bệnh ra vào có phải chăng là mạng lưới giao lưu của thể Khí trong vũ trụ và con người mà người xưa gọi chung nó là Hệ Kinh Lạc. 

Cơ sở chuyển hóa của Khí công giúp cho người bệnh trở thành người lành nhờ công phu luyện tập tất yếu là Hệ Kinh Lạc. 17


 Con đường truyền chuyển từ ngoài vào trong và ngược lại từ trong ra ngoài mà DC- ĐKLP gọi là Đồng Ứng và Phản Chiếu cũng không ra ngoài Kinh Lạc và Thần Kinh do Đông Tây Y đã chủ trương. Như vậy, mọi chuyển hóa trong vũ trụ cũng như trong mỗi người đều bằng năng lực gọi là Khí và con đường truyền chuyển nó gọi là Kinh [theo chức năng gọi là KINH KHÍ, theo thể chất gọi là KINH LẠC ]. Kinh Lạc là đường tương quan, phân hiệp, thu phát mọi năng lực Âm Dương tạo ra sinh hoạt nơi thân người. Sở dĩ Y học toàn cầu hiện nay cần được bổ sung bởi vì đã trải qua việc thiếu mất truyền thống và sự kết hợp thừa kế chưa hợp lý, căn bản đó chính là KINH LẠC, màn lưới Khí hóa phân Âm Dương ra Đối lập và hiệp Âm Dương vào Thống nhất của vũ trụ vạn vật cho thấy gốc bản chất và ngọn hiện tượng của chúng là một thể không rời. 07/2013 - Huỳnh Hiếu Hữu.

.

18


Y-HỌC TỰ NHIÊN Sau khi học tập Bản Nghĩa các sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận tôi mới thấy Đông Y vốn có truyền thống đúng như Đạo Đức Kinh, chương 25 có nói ‘Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp Tự Nhiên ‘ . Đức Trọng Cảnh thuật bộ Bệnh Lý học kể trên với 4 Bộ Sinh Lý Bệnh Lý và 16 Tạng Tượng là pháp Đạo Vuông Tròn ; Lục Khí Lục Kinh, Lục Phủ Lục Tạng, Tam Âm Tam Dương là pháp Đạo Tam Cực : ĐẠO TAM CỰC

ĐẠO VUÔNG TRÒN

+ NHIỆT

DƯƠNG

HÀN

=

 Y HỌC-

4 Bộ Sinh lý Bệnh lý và 16 Tạng Tượng

 4 Khí 4 Kinh : Dương Nhiệt – Dương Hàn – Âm Nhiệt – Âm Hàn.  16 Tạng Tượng : 4 Kỳ Kinh : Đốc – Đái – Xung – Nhâm. 4 Kinh Tạng Phủ Trung Hiện : Đởm – Can – Tam Tiêu – Tâm Bào. 4 Kinh Tạng Phủ Tiên Thiên:Tâm- Bàng Quang -Thận- Tiểu Trường. 4 Kinh Tạng Phủ Hậu Thiên : Phế - Vỵ - Tỳ - Đại Trường. . 19

ÂM


TÂM THỨC & NHÂN QUẢ

TÂM Ý

NHÂN DUYÊN

THỨC QUẢ

 NHO HỌC -

Ngũ bộ :

Học

Tam Cực :

Dương

 PHẬT HỌC - Ngũ Uẩn :

Vấn Tư Biện

Hành

Trung

Âm

Sắc

Thọ Tưởng Hành

Thức

Nhân Quả :

Nhân

Duyên

Quả

Tam Tâm :

Tâm

Ý

Thức

Quá khứ

Hiện tại

Vị lai

Y học phương Đông cũng như hầu hết các tôn giáo lớn đều thuận tự nhiên để thiết lập và phát triển. Ngày nay nhiều nhà khoa học đã thấy được tác hại (tác dụng phụ) của thuốc hóa chất và những bất cập của thực nghiệm do không thể nhận định toàn diện nên đã đề xướng xu hướng thuận tự nhiên như xưa gọi là “Y học tự nhiên”, như vậy vấn đề kết luận Đông Y là khoa học tự nhiên rất là xứng đáng. 05/2013 - 10/2013 . Huỳnh Hiếu Hữu

20


KẾT HỢP ĐÔNG TÂY Y trong chẩn đoán và điều trị Nhân loại có 1 nhu cầu chẩn đoán và điều trị mà phân ra 2 ngành Y : 

Đông Y sở trường về Đạo Lý [Khí Hóa].

Tây Y sở trường về Nghĩa Sự [Thực Nghiệm].

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nhiệm vụ xây dựng 1 ngành Y thống nhất là trách nhiệm chung của ngành cho nên việc kết hợp Đông Tây Y đương nhiên trở thành tất yếu. Muốn việc kết hợp này có hiệu quả thì Đông Y phải thấu hiểu Sự Thực Nghiệm của Tây Y và ngược lại Tây Y phải thấu hiểu Lý Khí Hóa của Đông Y. Dưới đây chúng tôi tóm tắt các quan niệm Triết học của Đông phương và yêu cầu kết hợp Đông Tây Y :

TAM TÀI trong VŨ TRỤ & NHÂN SINH ĐỊA [đất]

NHÂN [người]

THIÊN [trời]

TINH

KHÍ

THẦN

ÂM

TRUNG ĐẠO

DƯƠNG

NGŨ HÀNH Ngũ Tạng

LỤC KHÍ Lục Phủ

ĐIỆN QUANG Nhân Điện

2 cặp Hành Âm Dương đối lập

3 cặp Khí Âm Dương đối lập

1 cặp Âm Dương đối lập

1 Hành Thổ tại Trung

1 Khí Phong tại Trung

1 Tâm Đạo tại Trung

HỎA Tâm MỘC Can

THỔ Tỳ THỦY Thận

HẬU THIÊN

HÀN Thái Dương KIM Phế

THẤP Thái Âm Phong

HỎA Thiếu Dương

Phong

THỦY Khuyết Âm

PHONG Khí

TÁO Dương Minh

NHIỆT Thiếu Âm

QUANG Vũ trụ TÂM Đạo ĐIỆN Nhân sinh

TRUNG THIÊN .

21

TIÊN THIÊN


1. KẾT HỢP ĐÔNG TÂY Y :

CHẨN ĐOÁN đơn thuần theo ĐÔNG Y MẠCH TỔNG QUÁT TAY TRÁI TAY PHẢI TRÌ hữu lực TRÌ vô lực SÁC hữu lực SÁC vô lực

THỐN THƯỢNG BIỂU THẦN TÂM-Tiểu Trường HUYẾT PHẾ-Đại Trường KHÍ Biểu Thực Hàn Khí Hư Thần suy Biểu Thực Nhiệt Huyết Hư- Tinh kiệt

QUAN XÍCH TRUNG HẠ TẤU LÝ KHÍ TINH TỲ - Vỵ THẬN- Bàng Quang Vận hóa THỦY CAN – Đởm MỆNH MÔN-Tam Tiêu Chuyển động HỎA Trung Tiêu Thực Hàn Lý Thực Hàn Trung Tiêu Hư Hàn Huyết Hư Tinh Hàn Trung Tiêu Thực Nhiệt Lý Thực Nhiệt Trung Tiêu Hư Nhiệt Khí Hư -Thần loạn

---

CHẨN ĐOÁN có kết hợp ĐÔNG TÂY Y HUYẾT ÁP TÂM THU

HUYẾT ÁP TÂM TRƯƠNG

KHÍ [Khí lực Tim Mạch]

HUYẾT [Chất lượng Huyết Mạch]

THẤP HƯ

CAO

THỰC

HƯ THỰC

THẤP HƯ

THỰC

CAO HƯ

THỰC

NHỊP TIM HÀN

NHIỆT

CHẬM

NHANH

THỰC

THỰC

--KCYĐ và ngành Y học bổ sung là một chủ trương phù hợp với Đông Y truyền thống (Đạo học -Khí Hóa) : 

Khí Công : công phu rèn luyện khí. Trong tam tài Khí thuộc Người ở giữa, Tinh thuộc Đất ở dưới và Thần thuộc Trời ở trên, dùng phép luyện khí để dưỡng sinh và trị bệnh có liên hệ không tách rời với Tinh và Thần. Thực tế cho thấy trong chẩn đoán và điều trị bằng khí công không bao giờ bỏ sót 3 yếu tố Tinh – Khí – Thần.

Y Đạo : Đạo là thống nhất, xưa cũng như nay, Đông không khác Tây nên thực hành Y Đạo tất nhiên phải kết hợp cổ truyền với hiện đại, Đông Y với Tây Y.

Y học bổ sung : là ngành Y học đóng góp các điểm còn thiếu sót của cả 2 ngành Y học Đông Tây hiện nay như Đạo học cần bổ sung Khoa học và ngược lại Khoa học cũng cần bổ sung Đạo học [đạo Tam Cực gồm 1 cực Âm Dương thống nhất và 2 cực Âm Dương đối lập] ; như Lý Khí Hóa cần bổ sung Sự Thực Nghiệm và ngược lại Sự Thực Nghiệm cũng cần bổ sung Lý Khí Hóa [bộ vị Tấu với màn lưới Kinh Lạc là nền tảng Khí Hóa nơi thân người]. 22


Đông Y có phép xem mạch giản lược là dùng mạch tứ tông [Phù – Trầm – Trì – Sác]. 

Khi sử dụng máy đo huyết áp của Tây Y thì 2 mạch Phù Trầm đã được biểu trưng bằng cặp Khí Huyết nên không xét đến, chỉ cần dùng 2 mạch Trì Sác vì nó chậm mau tùy thuộc nhịp tim.

Trên đây phân mạch Trì Sác theo 3 bộ là khảo sát 2 mạch này có kiêm các mạch Phù Trung Trầm, nếu đơn thuần thì mạch Trì Sác do khế hợp với nhịp tim nên suốt 3 bộ Thốn – Quan – Xích và cả 2 tay phải trái cũng không khác nhau.

 LỢI VÀ HẠI CỦA ĐO ÁP HUYẾT MỘT VÀ HAI TAY : Máy đo áp huyết là một dụng cụ chẩn đoán của Tây Y đã được phổ biến rộng rãi nhưng thường thấy tại các phòng mạch cũng như lời khuyên bệnh nhân của các bác sĩ thì việc đo huyết áp chỉ thực hiện với kết quả của một tay, không phân biệt là tay nào, miễn tùy theo thuận tiện. Kết quả này đôi khi do không phân hiểu được tình trạng Hư Thực của bệnh mà cứ dựa theo số đo của máy nên không xét đoán được thực giả, dễ sanh nhầm lẫn. Từ kinh nghiệm xem mạch cổ tay của Đông Y cho thấy hai tay phải trái cần được xét đoán có phối hợp cả hai tay vì mạch cổ tay trái có gốc là Thủy và có ngọn là Huyết, còn cổ tay phải có gốc là Hỏa và có ngọn là Khí : 

Mạch cổ tay trái có tương sanh từ Xích trái Thận Thủy sanh chéo Quan phải Can Mộc, sanh chéo Thốn trái Tâm Hỏa ;

Mạch cổ tay phải có tương sanh từ Xích phải Mệnh Môn Hỏa sanh chéo Quan trái Tỳ Thổ, sanh chéo Thốn phải Phế Kim.

Xưa nay phép xem mạch thường nhầm lẫn nơi bộ Quan tay trái là Can Đởm thay vì Tỳ Vỵ và bộ Quan tay phải là Tỳ Vỵ thay vì Can Đởm [Do quan niệm mạch Xích là gốc Thủy Hỏa của ngọn Khí Huyết nơi Thốn nên dễ có cố chấp] , vấn đề này có quan hệ không nhỏ đối với phương pháp chẩn đoán và điều trị, cần được nhận định thực tế.

Cũng như Phật pháp khi thuyết giảng về những điều khó biết thì phần lớn dẫn lời Đức Phật nói ‘ không thể nghĩ bàn ‘ [bất khả tư nghì] ; Đức Trọng Cảnh khi thuật sách Tạp Bệnh Luận thường không đề cập đến 2 vật chất khó thấy là Hỏa và Khí mà chỉ chứng minh với 2 vật chất dễ thấy là Thủy và Huyết ; như vậy rõ ràng là các cặp Âm Dương - Khí Huyết – Thủy Hỏa tuy không nói nhưng không phải là không có. Thầy Đỗ Đức Ngọc chủ trương KCYĐ với ngành Y học bổ sung từ lâu đã dùng có kinh nghiệm cách đo hai tay kết hợp với máy đo đường chẩn đoán và điều trị bằng Khí Công được nhiều bệnh khó như cao 23


áp huyết, ung thư…. Lương y Tạ Minh thuộc nhóm DC – ĐKLP cũng có nhận xét tương tự và khuyến cáo cần đo huyết áp hai tay. Tóm lại cần đo huyết áp hai tay rồi từ đó dựa theo những con số khác nhau (nếu có) mà luận thêm cho rõ tình trạng Khí Huyết – Hàn Nhiệt của cơ thể để áp dụng thêm các máy móc khác (như máy đo đường…v.v.) ngỏ hầu xác định được hiện trạng Hư Thực của bệnh.  TẠI SAO CẦN PHỐI HỢP VỚI MÁY ĐO ĐƯỜNG ? Thuyết Ngũ Hành hiệp Ngũ Tạng của Đông Y cho thấy ngôi của Tỳ Thổ tại Trung ương là Hành và Tạng căn bản điều hòa 4 Hành và 4 Tạng còn lại ; vị của Tỳ là ngọt [các chất đường bột]; Tỳ chủ bắp thịt và có chức năng vận hóa. Nhịp tim là tốc độ vận động của tim [một bắp thịt] do đó có liên quan không thể tách rời nó với sự tiêu thụ đường [chất ngọt thuộc Tỳ] của cơ thể. Tây Y có định nghĩa ‘ huyết áp = xuất lượng tim x sức cản ngoại biên ‘ , theo đó Đông Y có thể luận : 

Huyết áp tâm thu là sức lưu hành của máu với lực đẩy của tim và tình trạng của mạch [khí lực] .

Huyết áp tâm trương là số lượng và chất lượng máu với tình trạng của mạch máu [huyết lượng].

Huyết áp hoặc cao hoặc thấp cấp thời có thể tăng giảm khí huyết để điều chỉnh nhưng tình trạng của mạch máu (cứng mềm, co dãn, rộng hẹp .v.v…) vốn được hình thành lâu dài, không thể thay đổi trong thời gian ngắn, cho nên đối với những bệnh kinh niên cần phải kiên trì.

Đông Y xếp bệnh áp huyết thuộc Can Phong. Can chủ gân cơ và tàng huyết nơi tĩnh mạch. Đo huyết áp hai tay tuy có thể biết được về Khí Huyết Hàn Nhiệt nhưng chưa thể có kết luận rõ ràng tình trạng Hư Thực của cơ thể nếu chưa biết độ đường của máu nhờ máy đo đường. Kết hợp máy đo áp huyết và máy đo đường để chẩn đoán khách quan và chính xác thay vì chỉ xem mạch [1 trong 4 phép của Đông Y tùy thuộc năng lực nhạy cảm của từng thầy thuốc] là một phát kiến lớn của KCYĐ và ngành Y học bổ sung cần được tiếp tục phát huy.  VAI TRÒ HUYỆT DU THỔ CỦA 6 KINH ÂM : Trời Đất tương giao bởi Khí giao là Ngũ Vận Lục Khí nuôi dưỡng vạn vật, trong người có Ngũ Tạng Lục Phủ sinh hoạt Khí Hóa nối liền với Trời Đất bởi một hệ thống Kinh Lạc tương tự. Đông Y sở dĩ thường nói Ngũ Tạng Lục Phủ là thuận theo cơ chế vừa của Đất là 5 Hành, vừa của Trời là 6 Khí. Thực tế cho thấy người học cần hiểu rõ là khi xét theo hình tướng thì ‘bộ đồ lòng’ chỉ có 5 Tạng 5 Phủ (Can Đởm, Tâm Tiểu Trường, Tỳ Vỵ, Phế Đại Trường, Thận Bàng Quang) ; khi xét theo chức năng thì có 6 Tạng 6 Phủ tương ứng với Lục Kinh Lục Khí, cặp Tạng Phủ thứ 6 đó là Tâm Bào Lạc – Tam Tiêu không thấy hình tướng nơi nội tạng mà là con đường giao thông của 2 chất Hỏa Huyết (Tâm Bào Lạc) và Thủy Khí (Tam Tiêu) trãi khắp và nuôi dưỡng toàn thân ; cặp kinh Khuyết Âm chủ Hỏa Huyết [mạch máu] có Thủ Khuyết Âm Tâm 24


Bào Lạc chủ động mạch và Túc Khuyết Âm Can chủ tĩnh mạch ; cặp kinh Thiếu Dương chủ Thủy Khí [đường nước và luồng hơi] có Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu chủ Thủy và Túc Thiếu Dương Đởm chủ Khí. Lý thuyết Đông Y hiện nay không chú trọng đến Kinh Lạc nên đã bỏ quên Bộ Vị Tấu và hiểu lờ mờ về cặp Tạng Phủ Tâm Bào Lạc – Tam Tiêu là nguyên nhân mai một nền y học này không phải nhỏ. Nơi tay có 3 kinh Dương từ ngoài vào, 3 kinh Âm từ trong ra ; nơi chân có 3 kinh Dương từ trên xuống, 3 kinh Âm từ dưới lên. Khí Trời thông với Người bởi Lục Kinh Dương, khí Đất thông với Người bởi Lục Kinh Âm, trước và sau khi Khí Hóa nơi Tạng Phủ trãi qua một đoạn Kinh Lạc có các huyệt tương ứng với Ngũ Hành gọi là Ngũ Du huyệt. Ngũ Hành thuộc Đất có ngôi Vỵ Thổ tại trung ương thì đoạn Ngũ Du huyệt của 6 kinh Âm cũng có huyệt Du Thổ với chức năng thăng bằng và điều hòa Âm Dương không kém. Có lẽ nhận định được tầm quan trọng này nên người xưa đã dùng huyệt Du Thổ để thay huyệt Nguyên [kinh Dương có huyệt Nguyên được hiểu là chỗ trụ của nguyên khí Tam Tiêu, kinh Âm không có nên dùng huyệt Du Thổ để thay] vì nơi đó người làm châm cứu áp dụng bổ tả đều được ; và có lẽ vì thế mà huyệt Du Thổ của 6 kinh Âm phần lớn có tên bắt đầu bằng chữ ‘ Thái ‘ như Thái Xung [Can], Thái Bạch [Tỳ], Thái Uyên [Phế], Thái Khê [Thận], huyệt Đại Lăng [Tâm Bào Lạc] cũng ngờ là Thái Lăng vì chữ Thái chỉ khác với chữ Đại cái chấm nhỏ, còn lại là Thần Môn [Tâm]. Tạng Tỳ chủ vận hóa và vị ngọt hàm chứa chức năng thăng bằng và điều hòa Âm Dương Tạng Phủ nơi thân người, thiết tưởng dùng các huyệt Du Thổ nơi 6 kinh Âm để điều hòa nhịp tim hoặc đường huyết là hợp lý. 2. KẾT HỢP ĐẠO HỌC VÀ KHOA HỌC : Nhân loại Đông Phương quan niệm ‘Vạn vật đồng nhất thể’, đó là thể Âm Dương trong một sự vật ; lại nói ‘muôn loài đều là một Thái Cực ’, tiếp theo còn nói ‘ Thái cực thị sinh lưỡng nghi ‘ tức sự vật đã phân 2 cực Âm Dương Tiên Thiên rồi liên tục thành hình Hậu Thiên như bây giờ. Tiên sinh Oshawa thuật ‘ Vô song nguyên lý ‘ cho thấy ông có quan niệm tuyệt đối như các thuyết ‘ Tri Hành hợp Nhất ‘ và ‘ Âm Dương Hổ Căn hoặc là Âm Dương thống nhất ‘. Thầy Siêu Thiền viết ‘ Nguyên lý bất triệt để ’ cho thấy ông có quan niệm tương đối. Việc này cho chúng ta thấy Âm Dương nơi 1 sự vật đồng thời có 2 xu thế :  Hai Âm Dương hiệp thành một sự vật và ngược lại một sự vật lại phân thành hai Âm Dương. 

Theo hướng hiệp (qui nạp thành Âm Dương thống nhất) để nghiên cứu gọi là Đạo Học.

Theo hướng phân (phân tích thành Âm Dương đối lập) để nghiên cứu gọi là Khoa Học.

Muôn loài trong vũ trụ đều có bản chất là Âm Dương thống nhất và hiện tượng là Âm Dương đối lập ; bản chất và hiện tượng của sự vật không thể tách rời thì hai đặc tính thống nhất và đối lập của nó tất nhiên cũng không thể phân biệt : 25


Đạo Học nghiên cứu Âm Dương theo hướng qui nạp thuận Đạo Tam Cực gồm : o

2 cực đối lập là cực Âm và cực Dương.

o

1 cực thống nhất tại Tâm [Trung] và đồng thời đối lập qua Tâm [Hòa] và gọi chung là cực Trung Hòa.

Khoa Học nghiên cứu Âm Dương với hướng phân tích theo Nghĩa phát triển của xã hội.

Vấn đề này nếu có sự liên kết giữa Đạo Học và Khoa Học thì mọi việc sẽ tiến hành hòa bình ;Trái lại thì sẽ sinh ra bệnh, loạn. Cho nên nghiên cứu Âm Dương cần quan tâm giữ gìn mối tương quan không thể tách rời này như người xưa đã nhấn mạnh Đạo Tam Cực và như ngày nay một Thiền Sư đã ưu tư luận ‘ Nhà Khoa học nắm tay nhà Đạo học ‘ . 3. KẾT HỢP PHÂN TÍCH & QUY NẠP : Tìm hiểu Kinh Dịch cũng tức là tìm hiểu về Âm Dương, thử quan sát đồ Đại Diễn thì thấy Âm Dương có 2 hướng ra vào : 

Hướng ra gọi là phân tích : Nhất Bản Tán Vạn Thù.

Hướng vào gọi là qui nạp : Vạn Thù Qui Nhất Bản.

Các câu nơi Kinh Dịch ‘ Thái cực thị sinh lưỡng nghi ’.v.v…. hàm ý Thái cực là toàn thể sự vật đã lưỡng phân ra Âm Dương rồi tiếp tục thành hiện trạng. 1 đường mà có 2 hướng ra vào gọi là Đạo, đường này nằm giữa Âm Dương và giữa 2 cực Nhất Bản (tuyệt đối) và Vạn Thù (tương đối) nên gọi là Trung Đạo. Vì thế tìm hiểu Âm Dương mà không hiểu được Trung Đạo với 2 qui luật thường hằng (đồng thời) vừa thống nhất vừa đối lập của nó thì không thể hiểu chính xác về Âm Dương : o

Âm Dương đối lập là 1 phân ra 2 : Âm Dương tương đối.

o

Âm Dương thống nhất là 2 hiệp vào 1 : Âm Dương hổ căn (cùng một gốc).

o

Âm Dương vừa thống nhất vừa đối lập : Âm Dương bình hành.

Sự vật bệnh loạn đều do Âm Dương bất hòa (hoặc thái quá, hoặc bất cập) cho nên trị bệnh hoặc trị loạn đều phải làm cho Âm Dương của nó trở lại điều hòa và thăng bằng. Trong nghiên cứu cần tránh lỗi thái quá hoặc bất cập khi quan niệm về Âm Dương : 

Qui nạp thái quá là tóm gọn dẫn đến tối tăm lẫn lộn (kém Khoa học).

Phân tích thái quá là chia lìa dẫn đến cực đoan cố chấp (kém Đạo học).

26


Học tập Bản Nghĩa của cụ Việt Nhân Lưu Thủy chúng tôi mới thấy được phần nào truyền thống Đông Y đã được Đức Trọng Cảnh gởi gấm nơi 2 sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận. Ở đây cụ dùng từ ‘ phân hiểu ‘ với ngụ ý Âm Dương chia để hiểu chứ không phải chia lìa [phân biệt], chia riêng, cắt đứt lìa từng sự vật. Nghiên cứu sự vật theo hướng qui nạp hoặc phân tích tất nhiên phải giữ điều hòa và thăng bằng Âm Dương của nó tức là không thái quá, không bất cập mà phải theo Trung Đạo với chủ trương ‘ phân hiểu ‘ như cụ đã dặn dò. Ngày 03 – 05 – 09 - 26/12/2013 Huỳnh Hiếu Hữu

-----***----27


TIẾP NỐI ĐỀ XƯỚNG CỦA CỤ VIỆT NHÂN LƯU THỦY

Đức Trọng Cảnh thuật 2 sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận là một Bộ Âm Dương Bệnh Lý học, đến khi Cụ Việt Nhân Lưu Thủy làm Bản Nghĩa 2 sách này đã gần 2 ngàn năm chưa thấy có người thấu hiểu. Chúng tôi tiếp nối học tập 2 sách trên với Bản Nghĩa của Cụ Lưu Thủy và đúc kết thành luận ‘Đông Y với truyền thống Đạo học Khí Hóa’. So sánh Đông Y truyền thống với Đông Y hiện nay có nhiều khác biệt cho thấy đề xướng chấn hưng của Cụ là chính đáng :  Đông Y hiện nay đề cao lý thuyết với luận cơ bản là ‘Âm Dương Ngũ Hành’ nhưng đã có giải thích giới hạn theo tương đối và kết quả thực hành không thuyết phục đối với Y học hiện đại.  Đông Y truyền thống có lý thuyết phù hợp với khoa học tự nhiên được diễn tả từ Kinh Dịch, nổi bật là Hệ Kinh Lạc cơ sở Khí Hóa nơi thân người.  Âm Dương được Đông Y hiện nay huấn luyện bằng giáo trình tuy đầy đủ 4 đặc tính cơ bản là đối lập, hổ căn, bình hành, tiêu trưởng nhưng hầu hết giải thích theo hiện tượng tương đối. Y như vậy, Ngũ Hành cũng được chứng minh theo tương quan vòng tròn là hễ có cái sinh ta thì có cái khắc ta, ví dụ ta là hành Mộc thì sinh ta là hành Thủy, khắc ta là hành Kim ; bỏ qua tánh đặc biệt của Ngũ Hành là thuộc Âm chất chủ Bộ vị, ví dụ hành Thổ tại trung ương và tương đối với Ngũ Hành chủ Vị là Lục Khí chủ Thời.  Đông Y truyền thống tuân thủ đúng với Nội Kinh gồm đủ Linh Khu và Tố Vấn ; Âm Dương của sự vật chẳng những được luận theo hiện tượng đối lập, mà còn theo bản chất thống nhất [Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận] ; ngoài ra luận rõ hơn là Âm Dương sở dĩ biến hóa, phân, hiệp là nhờ Kinh Lạc gắn liền với Phủ Tạng. Cụ Lưu Thủy khẳng định học hành Đông Y thì phải học Kinh Lạc. Chẳng những nó giúp chúng ta thấy rõ nơi thân người có 3 Bộ vị Khí Hóa là Biểu [Dương], Lý [Âm] và Tấu [hệ phân hiệp Âm Dương]. 28


 Đông Y hiện nay thờ Tổ là Hải Thượng Lãn Ông nhưng người lại tuyên bố “Lĩnh Nam không có Thương Hàn”, do đó giới Đông Y không học Thương Hàn Luận là sách Bệnh Lý học có liên hệ mật thiết đến sinh mạng. Kinh Lạc là nền tảng của Khí Hóa, sự sống nơi thân người, gắn liền với Tạng Phủ cho nên xem trọng Nội Tạng mà không nắm được Kinh Lạc thì tất nhiên có thiếu sót lớn.  Đông Y hiện nay không tương xứng kết hợp với Tây Y để xây dựng một nền Y học toàn cầu ; không được thừa kế tận nguồn [Y giới chỉ chú trọng phân tích cây thuốc trong Dược khoa, và công năng của từng huyệt trong điều trị không dùng thuốc] ; cũng không được phát huy thành hiện đại [chỉ phát triển có hình thức về lượng mà không về phẩm] ; bỏ qua đặc tính độc đáo của truyền thống là Lý Pháp đã được trình bày đầy đủ nơi 2 sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận. Chấn hưng Đông Y có yêu cầu thiết yếu nhưng đã vướng phải những trở ngại đáng kể, cho thấy công việc này cần lâu dài và phải kiên trì : 

Trước hết là trình độ của người muốn tiếp nối đề xướng của Cụ Lưu Thủy, phải học tập Bản Nghĩa và hiểu 2 sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận của Đức Trọng Cảnh, từ đó thấy được vai trò của Kinh Lạc, Tứ bộ Âm Dương Hàn Nhiệt và chức năng của Phủ Tạng nơi thân người. Nếu thiếu trình độ mà còn dễ nản lòng thì sẽ bỏ cuộc ngã theo Tây Y.

Tiếp đến là phải vượt được trở ngại do chống đối của giới Đông Y hiện nay với chủ trương bảo thủ lý luận cơ bản đã có và tuân thủ lời của vị Tổ mà họ đã tôn thờ.

Sau nữa là phải vượt được trở ngại do chống đối của giới Y học hiện đại với tham vọng lãnh đạo ngành Y toàn cầu, thừa kế không tận gốc và phát triển Đông Y không đúng mức, khiến nó không còn tương xứng kết hợp với Tây Y.

Chấn hưng Đông Y, tiếp nối đề xướng của Cụ Việt Nhân Lưu Thủy là một cách mạng lớn trong Y giới tất nhiên gặp phải nhiều chống đối và cần nhiều người có trình độ cổ truyền cũng như khoa học ; trách nhiệm không của riêng ai, mà là của nhiều thế hệ nối tiếp liên tục mới có thể khắc phục khó khăn dẫn đến thành công. Tôi đang góp công sức nhỏ bé của cá nhân và mong đợi thế hệ tương lai. Ngày 22/06/2013 - Huỳnh Hiếu Hữu 29


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.