B11 ý nghĩa những con số 2014

Page 1

Nhân loại Phương Đông hình dung vạn vật ứng với những con số và sử dụng chúng theo tinh thần Triết học Đông Phương : 

1 = Dương = Thỉ quen đọc là Thủy [bắt đầu–Nguyên]= Vô cực nhi Thái cực = Gốc (cội rễ của vạn vật) = Tuyệt đối – Nhất Nguyên = Nhất Đại (không),căn thể, cội nguồn của muôn loài =những cái cao cả nhất đều gọi là đầu, là nhất, là số 1 = Nhất Tâm = Đạo nhất – Nhất quán (Đức Khổng Tử nói ‘Đạo của ta dùng cái nhất để quán tất cả’; Kinh Thánh nói ‘Chúa Giêsu là con một của Thiên Chúa’) –Đấng duy nhất (như Cốc thần – Thượng đế- Thánh Ala mà các tôn giáo đã tôn thờ)= Nhất Tâm–Nhất định–Nhất quyết - Dốc Tâm[hết lòng] =Nhất thiết trí(Phật trí)=Nhất thừa(Phật thừa)= Số sinh của Hành Thủy[Thiên nhất sinh Thủy Địa lục thành chi]…

VÔ CỰC

nhi

THÁI CỰC

2 = Âm = Thái cực thị sinh Lưỡng Nghi =Âm Dương= Tương đối – Nhị Nguyên =Ngọn (vạn vật đã sinh hóa) = Nhị Đại (Kiến, Thức),Tâm thể của chúng sanh = Nhị Thể (Thân Tâm) =Nhị căn(lợi-độn)= Nhị đế(tục-chân)=Nhị giác(đẳng-diệu)=Nhị giáo(hiển-mật)= Nhị nghĩa(liễu-bất liễu)=Nhị Tâm(chân-vọng)= Số sinh của Hành Hỏa [Địa nhị sinh Hỏa Thiên thất thành chi]… THÁI CỰC thị sinh LƯỠNG NGHI

LƯỠNG NGHI phân PHẢI TRÁI hoặc TRÊN DƯỚI

+

+

-

+ -

-

3 = 1 + 2 = Tam cực = Âm Dương thống nhất + Âm Dương đối lập (dân gian có tục ngữ ‘Mình với ta tuy 2 mà 1, ta với mình vốn 1 mà 2) = 3 Thời [Quá khứ - Hiện tại – Vị lai] = 3 Vị [Thượng – Trung – Hạ, Ngoài – Giữa – Trong] = 3 Bộ Vị Biểu – Tấu – Lý, 3 Thể Thần – Khí – Tinh, 3 Khí Nhiệt – Phong – Hàn, 3 Tiêu Thượng – Trung – Hạ, Tam Dương Kinh, Tam Âm Kinh, 3 mối quan hệ giữa các Kinh (Khí hóa – Bộ vị - Truyền chuyển) = 1 cực bản chất + 2 cực hiện tượng = Tam Tài (Thiên- Nhân- Địa), Tam Vận (Khai- Khu- Hạp) = Chúa 3 ngôi = Phật 3 Bảo = Tam nghiệp 1


(Thân- Khẩu- Ý) =Tam thiện đạo do Tam thiện nghiệp (Trời Người Atula)=Tam ác đạo do tam ác nghiệp(Địa ngục Ngạ quỷ Súc sinh) = Tam độc (Tham- Sân- Si) = Tam Pháp Ấn (Khổ- Vô Thường- Vô Ngã)=Tam Giáo (Nho-Thích-Lão) =Tam Giới (Dục- Sắc-Vô sắc)=Tam Lậu(Dục-Hủ-Vô minh)=Tam Muội[Samadi]=Tam Thừa (Thanh Văn-Duyên Giác-Bồ Tát)… Sự vật trong vũ trụ bảo tồn nguyên lý toàn thể bằng Đạo Tam Cực (hiện tượng không rời bản chất). Bát Quái thuộc hệ quẻ 3 hào (Thượng Trung Hạ) gọi là Tiểu Thành. Kinh Dịch có câu ‘Tham Thiên lưỡng Địa nhi ỷ số ’ phải chăng có nghĩa 3 là số Trời, 2 là số Đất, 3 = 2+1; rồi dựa theo đó nhận định các số chẳn lẻ Âm Dương (ví dụ 5= 4+ 1, 7= 6+1 ,9= 8+ 1..v.v…). 3 là số sinh của Hành Mộc [Thiên tam sinh Mộc Địa bát thành chi] ; Mộc sinh Hỏa [2] mà Thủy [1] sinh Mộc nên nó là Hành khởi động trong hệ thống Ngũ Hành (Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy…).

+ =

HỎA

MỘC

THỔ

KIM

THỦY

4 = 2 x 2 = Tứ Tượng = Tứ Thời của vạn sự vạn vật (Nguyên – Hanh – Lợi – Trinh, Sinh – Trụ - Dị - Diệt) = 4 mùa trong một năm (Xuân – Hạ- Thu – Đông) = 4 buổi trong một ngày (Sáng – Trưa – Chiều – Tối) = Tứ Khí, Tứ Kinh, Tứ Bộ Âm Dương Hàn Nhiệt, Tứ yếu (Lý – Pháp – Phương – Dược), Tứ chẩn (Vọng – Văn – Vấn – Thiết), Tứ Tông Mạch (Phù – Trầm – Trì – Sác) [Y học] = Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) = Tứ Chánh Cần, Tứ Đại (Thổ - Thủy – Phong – Hỏa)=Tứ Châu(Nam thiệm bộ châu-Đông thắng thần châu-Tây ngưu hóa châu-Bắc câu lư châu)=Tứ Đức(thường-lạc-ngã-tịnh)=Tứ Sinh(thai-noãn-thấp-hóa)=Tứ Quả(tu đà hoàn-tu đà hàm-tư na hàm-a la hán)=Tứ Thánh(thanh văn-duyên giác-bồ tát-phật) [Phật học]. Dịch học cho thấy số 2 = Âm Dương = Lưỡng Nghi thuộc hệ quẻ 1 nét [Tiên Thiên] ; số 8 = Bát Quái thuộc hệ quẻ 3 nét [Hậu Thiên] ; giữa Lưỡng Nghi và Bát Quái là Tứ Tượng số 4 theo trật tự vũ trụ ắt là Trung Thiên, có 3 hệ : 2 nét có 4 là Tứ Tượng, 4 nét có 16 là Tạng Tượng, 6 nét có 64 là Tượng Vạn Vật. Hình đồ Thái cực nhi tứ tượng, sự tích bánh chưng bánh dày, lời chúc mẹ tròn con vuông (dân gian). Số 4 còn là số sinh của Hành Kim [Địa tứ sinh Kim Thiên cửu thành chi]…

2


5 = 1 + 4 = Ngũ Hành = Thổ + Mộc Kim Thủy Hỏa = Ngũ Tạng (Can-Tâm-Tỳ-Phế-Thận)=Ngũ Uẩn (Sắc- Thọ - Tưởng- Hành- Thức), Ngũ Đại (không + địa thủy phong hỏa) [Phật học] = Ngũ bộ (Học- Vấn- Tư- Biện- Hành) = Ngũ Vận (5 hành của Đất đã giao khí với Trời) [Nho học] = số sinh của Hành Thổ [Thiên ngũ sinh Thổ Địa thập thành chi]…

6 = 3 x 2 = 2 lần Tam cực = Tam Âm + Tam Dương = 2 tam giác đều đối đỉnh trên là Dương, dưới là Âm = quẻ Dịch 6 hào = Ngũ Vận Lục Khí [Ngũ hành thuộc Đất và Lục Khí của Trời đã giao tế] =Lục Kinh Khí, Lục Phủ, Lục Tạng[Y học] = Lục Căn (mắt-tai-mũi-miệng-thân-ý), Lục Trần, Lục Thức, Lục Hòa, Lục Độ Ba la mật (bố thí,trì giới,nhẫn nhục,tinh tấn,thiền định,trí huệ),Lục Đạo luân hồi do Lục nghiệp(3 thiện nghiệp+3 ác nghiệp), Lục Đại (nhị Đại + Tứ Đại), Lục Dục (sắc dục, hình mạo, uy nghi, ngữ thanh, tế hoạt, nhân tướng).Lục Khí (xuy{thổi}hô{thở ra}-hi{thở dài}-ha{hà hơi}-hư{thở chậm}-hấp{hít vào} )=Lục nhập (6 trần vào lục căn), Lục Thời (ngày:sáng,trưa,chiều ; đêm:chập tối, nửa đêm, [Phật học] . Số 6 còn là số thành của Hành Thủy [Thiên nhất sinh Thủy Địa lục thành chi]…

LỤC KHÍ

LỤC KINH

DƯƠNG HÀN

THÁI DƯƠNG

ÂM HÀN THẤP

PHONG PhongThủy

HỎA Phong Hỏa

DƯƠNG NHIỆT TÁO

THÁI ÂM

ÂM NHIỆT

KHUYẾT ÂM

THIẾU DƯƠNG

DƯƠNG MINH THIẾU ÂM

7 = 1 + 6 = Thất Tổ = 7 ngày trong tuần = 7 bước đến thành công [dân gian]… Thất Thánh Tài, Thất Đại (1 + 2 + 4), Thất Cấu (dục,kiến,nghi,mạn,kiêu,phiền não,san),7 bước đi của Phật giáng sinh trên 7 hoa sen, 7 thất (7x7=49) của một vong linh[Phật học] = thất tình (Hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục). Số 7 là số thành của Hành Hỏa [Địa nhị sinh Hỏa Thiên thất thành chi]…

8 = 4 x 2 = Bát Quái, Bát Thuần, Bát Hợp = 2 + 6 = 2 Cha Mẹ + 6 Con [Dịch học] =2 Khí Âm Dương + 6 Khí Phong Hàn Thử Thấp Táo Nhiệt = 2 mạch Nhâm Đốc + 6 Kinh Thái DươngDương Minh – Thiếu Dương – Thái Âm – Thiếu âm – Khuyết Âm, Kỳ Kinh Bát Mạch, Bát Pháp, 3


Bát Cương [Y học] = Bát Chánh Đạo, Bát Tà Phong [Phật học]. Số 8 còn là số thành của Hành Mộc [Thiên tam sinh Mộc Địa bát thành chi]…

BÁT CHÁNH ĐẠO

BÁT TÀ PHONG

MẠNG NGỮ

KIẾN

LỢI DỰ

TƯ DUY

CHÁNH

TINH TẤN

NIỆM

ĐỊNH

LẠC

XƯNG

NGHIỆP

KHỔ

HỦY SUY

Chánh Mạng = Tâm ý ngay thẳng.

Tà Lợi = Được.

Chánh Nghiệp=Nghề nghiệp chính đáng.

Tà Suy = Mất.

Chánh Định = Thân Tâm tĩnh lặng.

Tà Hủy = Chê.

Chánh Ngữ = Nói năng hiền hòa.

Tà Dự = Khen.

Chánh Tinh Tấn = Kiên trì tiến hóa.

Tà Xưng = Vinh.

Chánh Tư Duy = Suy tư chân thật.

Tà Cơ = Nhục.

Chánh Niệm = Làm việc tĩnh táo

Tà Khổ = Khổ.

Chánh Kiến = Thấy biết sáng suốt.

Tà Lạc = Sướng.

9 = 1 + 8 = Cửu Huyền = 9 phương trời (một phương thượng + 8 phương bàng)= 6 + 3 = Cửu khiếu = con số hên (9 nút trong cờ bạc). Số 9 còn là số thành của Hành Kim [Địa tứ sinh Kim Thiên cửu thành chi]…

10 = Âm = Chung [chấm dứt – Trinh] = 2 + 8 = Lưỡng Nghi [Tiên Thiên] + Bát Quái [Hậu Thiên] = 10 phương Phật (2 phương thượng hạ + 8 phương bàng)=10 thiện nghiệp =10 ác nghiệp = con số xui (số bù trong cờ bạc). Số 10 còn là số thành của Hành Thổ [Thiên ngũ sinh Thổ Địa thập thành chi]…

4


Số 1 [Nguyên Dương] là số khởi sinh, số 10 (Chung Cùng) là số hoàn thành; từ 1 đến 10 là số sinh thành của muôn loài. 

11 = 10 +1 (số chung + số thủy)là số tái sinh = 5 + 6 = số tượng Âm Dương, Trời Đất đã giao tế, nuôi dưỡng muôn loài [Ngũ Vận Lục Khí].

12 = 3 x 4 = 12 Chính Kinh, 12 Tạng Phủ (4 Tạng Phủ Trung Hiện + 4 Tạng Phủ Tiên thiên + 4 Tạng Phủ Hậu thiên) = 6 x 2 = Lục Kinh x Thủ + Túc = Lục Phủ + Lục Tạng [Y học] = Thập nhị nhân duyên [Phật học].Ngoại giao Trung Hoa nói 4 tốt bằng câu 3 chữ…

13 = 12+1 (12 nhân duyên +đấng 1) có người tin là hên ưa chuộng, nhưng cũng có người tin là xui nên tránh né, cấm kỵ = 6 +7= số Âm Dương tuần hoàn trong trật tự vũ trụ của Lục Kinh Lục Khí (Âm số 6, Dương số 7) = thất tình Lục dục.

14 = 2 + 12 = 2 mạch Nhâm Đốc + 12 Chính Kinh.

15 = 14 +1 =số Âm Dương tuần hoàn của 2 mạch Nhâm Đốc và 2 x 6 Kinh.

16 = 8 x 2 = 4 x 4 = 16 quẻ Dịch 4 hào = 16 Tứ Trung Hào = 16 Tạng Tượng = 4 + 12 = 4 Kỳ Kinh + 12 Chính Kinh [Y học]. Lịch sử Phật Giáo nêu rõ tuyên ngôn của Thiền tông là 16 chữ [Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật];Pháp môn Tịnh độ có 16 chữ niệm Phật [Nam mô Tây phương, cực lạc thế giới, đại từ đại bi, a Di đà Phật]. Ngoại giao Trung Hoa dùng 16 chữ vàng hữu nghị…

Từ những con số liên hệ, lịch sử Thi Ca Trung Hoa đã thể hiện : 

Kinh Thi gồm các đoạn 4 câu 4 chữ phải chăng ẩn dụ hệ loại Trung thiên bắt đầu từ Tứ Tượng ?

Thơ Tứ Tuyệt (4 câu 7 chữ) : Dùng số 4 là ý mượn Trung Thiên để chuyển tải, dùng số 7 là ý nhớ Tổ Tiên không quên nguồn gốc.

Thơ Đường (8 câu 7 chữ) : Dùng số 8 xác định hiện tại là Hậu Thiên nhưng 8 = 4 x 2 và với số 7 cho thấy Hậu Thiên không rời Trung Thiên và Tiên Thiên, cội nguồn đã chuyển hóa.

Lịch sử Thi Ca Việt Nam đã thể hiện : 

Thơ Song Thất Lục Bát (từng đoạn 4 câu = 2 câu 7 + 2 câu 6 & 8) : Vẫn dùng Song Thất đánh dấu còn lệ thuộc tư tưởng Thi Ca Trung Hoa nhưng dần dần thoát ra với Lục Bát là thể thơ của riêng Việt Nam mới có. 5


Thơ Lục Bát (từng cặp 2 câu 6 và 8 tiếp nối nhau) : 6 và 8 đều là 2 x 3 hoặc 4 ; xác định Ca truyện trong Hậu Thiên nhưng không rời Tiên Thiên và Trung Thiên, càng rõ ràng hơn bởi niêm luật ‘nhi tứ lục phân minh’. Tiên sanh Nguyễn Du đã thành thi hào của thế giới với truyện thơ “Kim Vân Kiều” và “Văn Tế Thập loại chúng sinh“ ; Tiên sanh Nguyễn Đình Chiểu đã thành danh nhân với truyện thơ “Lục Vân Tiên” và “Ngư Tiều Vấn Đáp Y thuật” đều bằng thơ Lục Bát.

Thơ tự do tuy không gò bó theo niêm luật nhưng thường dùng câu 8 chữ, phải chăng duy trì ý tưởng Bát Quái Hậu Thiên,Tiểu thành là cốt lõi của 64 quẻ Dịch Đại thành ? 2013 - 2014

Huỳnh Hiếu Hữu

------***----6


Lời nói của mỗi dân tộc mỗi khác nhưng đồng là phát biểu của tư tưởng ; thuyết “Thân – Trung - Ấm “ [Phật giáo] cho biết khi linh hồn người chết rời khỏi xác thân thì việc giao dịch với những linh hồn khác ngôn ngữ dễ dàng vì họ không dùng ngôn ngữ mà tiếp xúc nhau bằng tư tưởng. Với quan niệm sự vật là một Thái Cực, Phương Đông đã hình dung toàn thể sự vật là một hình tròn, tổng quát là hai mặt Âm Dương với hai đặc tính bản chất là Âm Dương thống nhất tại Tâm và hiện tượng là Âm Dương đối lập tại vòng tròn ; Từ đó ngôn ngữ của họ là những Hệ Từ. Ví dụ : 

Nho giáo dùng từ TRUNG DUNG thì Trung là Tâm, Dung là vòng tròn ; nói Ngũ Thường NHÂN – NGHĨA – LỄ - TRÍ - TÍN thì bốn chữ Nhân Nghĩa Lễ Trí đều tại vòng tròn, còn Tín tại Tâm… . TRÍ

TRUNG

LỄ

DUNG

TÍN

NGHĨA

NHÂN

Phật giáo dùng từ VIÊN TRUNG thì Viên là vòng tròn, Trung là Tâm hoặc nói Phật tánh là BẤT BIẾN mà tùy duyên, TÙY DUYÊN mà bất biến thì bất biến tại Tâm và tùy duyên là tại vòng tròn ; nói GIỚI – ĐỊNH – HUỆ thì Giới tại Tâm còn Định Huệ là cặp Âm Dương đối lập tại vòng tròn ; nói THAM – SÂN – SI thì Si là tại Tâm, còn Tham Sân là tại vòng tròn ; nói GIÁC NGỘ thì Giác là Biết hành Trung Đạo từ Đời vào Đạo [thông Lý tại Tâm bất biến], còn Ngộ là đã đắc Đạo [đạt Sự nơi vòng tùy duyên] … . HUỆ

SÂN

TRUNG

BẤT BIẾN

GIỚI

SI

GIÁC

VIÊN

TÙY DUYÊN

ĐỊNH

THAM

NGỘ

7


Dân gian nói THÁI HÒA thì Thái là tại Tâm còn Hòa là tại vòng tròn ; nói HÒA BÌNH thì Hòa tại vòng tròn còn Bình tại Tâm ; nói CỘNG HÒA thì Cộng tại Tâm, còn Hòa tại vòng tròn ; nói ĐẠI ĐỒNG TIỂU DỊ thì Đại Đồng cùng tại Tâm, còn Tiểu Dị cùng tại vòng tròn ; nói BÌNH TỈNH thì Bình là Tâm thăng bằng, còn Tỉnh là Tánh không mê muội ; nói CẢM THÔNG là tương giao, Cảm từ vòng tròn đến Tâm còn Thông thì ngược lại ; nói THÔNG ĐẠT tức là vừa có trình độ Thông tại Tâm và Đạt tại vòng tròn… .

THÁI

BÌNH

CỘNG

ĐẠI ĐỒNG

BÌNH

THÔNG

HÒA

HÒA

HOÀ

TIỂU DỊ

TỈNH

CẢM

Toán học dùng quan niệm TRUNG BÌNH giữa hai cực cộng [+] và trừ [-] thì trung bình là tại Tâm [=], cộng và trừ là tại vòng tròn ; đẳng thức là hình dung hai bên bằng nhau bởi dấu bằng [=] ở giữa ; Bất đẳng thức là hình dung hai bên chênh lệch bởi dấu khác [≠]; nói chu vi của vòng tròn = 2 x ∏x r [∏=3.1416, r = bán kính], điều này cho thấy vòng luân hồi trong Phật Pháp dài hơn 6 lần Trung Đạo [đoạn thẳng trực tâm] là đoạn giữa Tâm [Phật] và vòng tròn [Chúng sanh]….

+

TRUNG = BÌNH

PHẬT

BÌNH

BÌNH

-

CHÚNG SANH

ĐẲNG

THƯỜNG

Đức Lục Tổ có nói “bình đẳng không cần giữ Giới”, hẳn là lời chân thật vì bình tức là thăng bằng tại Tâm bất biến còn đẳng là như nhau nơi vòng tùy duyên. Một vị Tổ khác lại nói “bình thường Tâm là Đạo” ; bình là Đạo tại Tâm bất biến còn thường là Đời tại vòng tùy duyên. Như vậy, thì Đạo Âm Dương thống nhất và Nghĩa Âm Dương đối lập trong đời sống cũng không rời 2 biểu tượng đã được Hệ Từ là Tâm và Vòng tròn. 8


Thế giới có chiến tranh là do nhân loại sống tranh giành với nhau,[bất hòa tại vòng tròn] nên đối xử bất công,cấu xé tiêu diệt nhau [bất bình tại Tâm] ; Âm Dương thăng bằng điều hòa thì không bệnh, loạn… .

Nếu mỗi người trong nhân loại thấu hiểu Ngôn Ngữ với Hệ Từ của nó thì có lẽ đời sống của họ sẽ được Thuận Hòa, Minh Triết, và Thánh Thiện hơn. Ngày 10/10/2013 -Huỳnh Hiếu Hữu

-----***----9


NHỮNG ĐIỀU CẦN PHÂN HIỂU VỀ

ÂM DƯƠNG ---------o0o--------Triết học Đông Phương với luận căn bản là “ Vạn vật đồng nhất thể ” ngụ ý vạn vật lớn nhất hoặc nhỏ nhất đều có 1 thể như nhau gọi là Thái Cực (cũng gọi là Đạo) tổng quát là Lưỡng Nghi (gồm 2 phần) có 1 Âm và 1 Dương. Xưa nay luận về Âm Dương rất nhiều, tản mác, làm cho người sau cảm thấy rối rắm mơ hồ, như là một vật không thể sờ nắm được. Nếu như nó là căn bản mà không thấu hiểu thì làm sao đi đến chỗ áp dụng cụ thể, khoa học được ? Luận ngắn này không dài dòng lý lẽ như xưa nay đã có mà chỉ tóm tắt các đặc tính CẦN & ĐỦ của nó ; Sự vật trong vũ trụ đồng có :    

Ngọn hiện tượng là Âm Dương Đối Lập gọi là Âm Dương tương đối. Gốc bản chất là Âm Dương Thống Nhất gọi là Âm Dương Hổ Căn, đồng có gốc tuyệt đối. Ngọn hiện tượng và Gốc bản chất của sự vật không thể chia lìa, nói cách khác Âm Dương Đối Lập và Âm Dương Thống Nhất cũng không thể chia lìa [phân biệt] gọi là Âm Dương Bình Hành. Toàn thể sự vật sinh hoạt do năng lực biến hóa của Âm Dương gọi là Âm Dương Tiêu Trưởng.

Các đặc tính của Âm Dương kể trên là truyền thống, nhưng ngàn năm sau này thường có những nhầm lẫn đáng tiếc. 1. PHÂN HIỂU ÂM DƯƠNG TƯƠNG ĐỐI : Kinh Dịch truyền thống có 3 Thời loại chia theo sự triển khai :  Tiên Thiên : triển khai từng 1 hào [phân 2, lưỡng nghi] do Thuận Đạo Lý có 6 hệ cũng gọi là 6 luân [hệ 1 hào có 2 quẻ Âm Dương gọi là Lưỡng Nghi, hệ 2 hào có 4 quẻ Dương Nhiệt – Dương Hàn – Âm Nhiệt – Âm Hàn gọi là Tứ Tượng, hệ 3 hào có 8 quẻ Càn – Khôn – Chấn – Tốn – Khảm – Ly – Cấn - Đoài gọi là Bát Quái, hệ 4 hào có 16 quẻ là Tạng Tượng, hệ 5 hào có 32 quẻ, hệ 6 hào có 64 quẻ tượng Vạn Vật.  Trung Thiên : triển khai từng 2 hào [phân 4, tứ tượng] do Hiệp Đức Cơ có 3 hệ cũng gọi là 3 luân [hệ 2 hào có 4 quẻ là Tứ Tượng, hệ 4 hào có 16 quẻ là Tạng Tượng, hệ 6 hào có 64 quẻ là tượng Vạn Vật.  Hậu Thiên : triển khai từng 3 hào [phân 8, bát quái] do Tùy Thế Sự có 2 hệ cũng gọi là 2 luân [hệ 3 hào có 8 quẻ là Bát Quái, hệ 6 hào có 64 quẻ là tượng Vạn Vật].

.

10


ĐỒ HÌNH ĐẠI DIỄN

Đồ hình này biểu lộ con đường hai hướng ra vào của Âm Dương [Nhất Bản Tán Vạn Thù và Vạn Thù Qui Nhất Bản]. .

11


Âm Dương tương đối tức đối xứng nhau, đối lập nhau đúng hệ gọi là luân thường, sai hệ gọi là loạn luân. Ví dụ : Đạo Đức Kinh, chương 42 nói : “ Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật “. Nhiều người dịch là ‘ Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật ‘ ; Một hai ba nếu được hiểu theo số lượng thì ý nghĩa quá là lờ mờ, làm sao mà ba sinh vạn vật ? Nhưng nếu dựa theo hệ Đại Diễn của Kinh Dịch thì đoạn này được phân hiểu hợp Tự Nhiên : Đạo sinh nhất : Đạo là Vô Cực sinh Thái Cực gồm Lưỡng Nghi là Nhất Âm Nhất Dương. Nhất sinh nhị : Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng. Nhị sinh tam : Tứ Tượng sinh Bát Quái. Tam sinh vạn vật : Bát Quái [tiểu thành] sinh Vạn Vật [64 quẻ đại thành]. Cũng tiếp theo chương trên, câu “Vạn vật phụ Âm nhi bão Dương, Xung khí dĩ vi hòa” có người dịch ‘Muôn vật đều cõng khí Âm, ôm khí Dương. Hai khí Âm Dương vốn xung nhau, lại kết hợp với nhau để điều hòa ‘. Như vậy rất là khó hiểu vì không rõ sự vật tại sao lại cõng khí Âm, ôm khí Dương ; tại sao lại kết hợp xung khí để điều hòa ? Phải chăng cần phân hiểu Âm Dương với thể, dụng của chúng mới có Âm ôm Dương và Dương cõng Âm ; Xung khí là khí đối lập giữa Âm Dương, dùng nó để thăng bằng và điều hòa Âm Dương nơi sự vật : Vạn vật phụ Âm nhi bão Dương : Muôn vật dùng Dương cõng Âm, dùng Âm ôm Dương. [đó là tượng tương giao của Âm Dương như Địa Thiên giao Thái và Thủy Hỏa Ký Tế]. Xung khí dĩ vi hòa : Xung khí là khí giữa hai cực Âm Dương đối lập, vạn vật dùng khí tương giao này để thống nhất mà đối lập. [hợp mà hòa]. Cụ Việt Nhân Lưu Thủy khẳng định “ Y Đạo từ trong Dịch Đạo đến “, người dặn dò :  Nhất Âm Nhất Dương gọi là Đạo [Thể - Bất Dịch – Thái Cực thị sinh Lưỡng Nghi – Lưỡng Nghi có 2 quẻ 1 hào ] thuộc loại Dịch TIÊN THIÊN.  Nhị Âm Nhị Dương gọi là Khí [Tướng – Biến Dịch – Tứ Tượng có 4 quẻ 2 hào – Tứ Kinh Khí Âm Dương Hàn Nhiệt] thuộc loại Dịch TRUNG THIÊN.  Tam Âm Tam Dương gọi là Kinh [Dụng –Giản Dị - Bát Quái - Lục Khí –Lục Kinh – Lục Phủ - Lục Tạng … ] thuộc loại Dịch HẬU THIÊN. Nhìn lại Đồ Đại Diễn liền thấy ý này phù hợp với Dịch Lý, cớ sao Y giới ngàn năm nay không hề thấu hiểu ? Thậm chí một Y gia nổi tiếng như Trần Tu Viên thời Thanh khi luận Âm Dương của vị thuốc Nhân Sâm còn phân loại nó tính Hàn là Âm và quả quyết là Âm Hàn (thay vì hiểu đúng là Dương Hàn). Xưa nay người học Dịch luận Tứ Tượng theo nghĩa chữ Âm Dương Thái Thiếu [Thái Dương là toàn Dương gồm 2 hào Dương, Thái Âm là toàn Âm gồm 2 hào Âm ; Thiếu Dương là Dương mới sinh gồm 1 hào Dương và 1 hào Âm, Thiếu Âm là Âm mới sinh gồm 1 hào Âm và 1 hào Dương. Theo nghĩa này 2 tượng Thái Dương và Thái Âm do thuần hào Dương hoặc Âm nên không nhầm lẫn, riêng 2 tượng Thiếu Dương và Thiếu Âm vì không quyết định được các hào Âm Dương trên dưới nên có tranh cãi kéo dài]. 12


THÁI DƯƠNG Thái Dương–Thái Âm thuần Âm Dương không lẫn lộn.

DƯƠNG THIẾU DƯƠNG

Thiếu Dương – Thiếu Âm có Âm Dương không quyết định được trên dưới dẫn tới tranh cãi kéo dài.

THÁI ÂM ÂM THIẾU ÂM

Đông Y luận Tứ Tượng theo Khí Âm Dương Hàn Nhiệt gồm có Thái Dương Hàn Khí gọi tắt là Dương Hàn, Dương Minh Táo Khí gọi tắt là Dương Nhiệt, Thiếu Âm Nhiệt Khí gọi tắt là Âm Nhiệt, Thái Âm Thấp Khí gọi tắt là Âm Hàn. THÁI DƯƠNG HÀN KHÍ

DƯƠNG MINH TÁO KHÍ –

DƯƠNG HÀN DƯƠNG NHIỆT

THÁI ÂM THẤP KHÍ

ÂM HÀN

THIẾU ÂM NHIỆT KHÍ

ÂM NHIỆT

Đức Trọng Cảnh làm 2 sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận là ứng dụng loại Dịch Trung Thiên gồm Tứ Tượng tương ứng với Tứ Khí Tứ Kinh [4 quẻ 2 hào], Tạng Tượng tương ứng Tứ Kỳ Kinh và 12 Chính Kinh [16 quẻ 4 hào, 2 hào dưới là Kinh, 2 hào trên là Khí, tương ứng 16 Tứ Trung Hào nơi Kinh Dịch]. Kinh Dịch luận Âm Dương phân hiệp có 2 chiều rõ rệt gồm Đại Diễn là Nhất Bản Tán Vạn Thù với hướng phân nhị [Âm Dương đối lập] từ 1 hào ra 6 hào, và Tiểu Qui là Vạn Thù Qui Nhất Bản với hướng hiệp nhất [Âm Dương thống nhất] từ 6 hào vào 1 hào. Tên chính của Lưỡng Nghi là Âm Dương, còn từ Tứ Tượng trở đi đều có tên khác. Ví dụ : Tứ Tượng gọi theo Tứ Khí là Hàn phân Âm Dương có Âm Hàn Dương Hàn, Nhiệt phân Âm Dương có Âm Nhiệt Dương Nhiệt ; Bát Quái là 8 quẻ có tên theo Thể Dụng của Âm Dương như : 

CÀN : toàn thể Tam Dương – Tượng Cha.

KHÔN : toàn thể Tam Âm – Tượng Mẹ.

CHẤN : thể Khôn dụng Dương tại Hạ - Tượng Trưởng Nam.

TỐN : thể Càn dụng Âm tại Hạ - Tượng Trưởng Nữ.

KHẢM : thể Khôn dụng Dương tại Trung – Tượng Trung Nam.

LY : thể Càn dụng Âm tại Trung – Tượng Trung Nữ. 13


CẤN : thể Khôn dụng Dương tại Thượng – Tượng Thiếu Nam.

ĐOÀI : thể Càn dụng Âm tại Thượng – Tượng Thiếu Nữ. (gọi thể dụng của Bát Quái theo Trời là Âm Dương, theo Đất là Cương Nhu, theo số Lão Thành của Dương là cửu [9], của Âm là lục [6] ). Kinh Dịch xưa nay không đề cập đến loại Dịch Trung Thiên có lẽ vì nó là cơ cấu của Dịch. Thử xét theo Tam Tài [Trời – Người – Đất ] Người là bầu trời đất nhỏ, Trời là Dương, Đất là Âm thì quả nhiên Người là động vật hội tụ năng lực của Âm Dương. Thử xét theo Tam Vận [Khai – Khu – Hạp] ứng với Tam Tài thì Khai Hạp là Âm Dương còn Khu là bản lề đóng mở cửa Âm Dương. Y học ứng dụng Dịch học mà suốt ngàn năm nay Dịch không có Thời Loại Trung Thiên tương ứng với Thời hiện tại và Vị trung ương thì làm sao còn đứng vững để luận về Âm Dương ? 2. PHÂN HIỂU ÂM DƯƠNG HỔ CĂN : Di truyền hiểu theo hiện tượng dễ thấy như Âm sinh Dương, Dương sinh Âm hoặc Âm Tiêu thì Dương cũng vong. Truyền thống biết bản chất khó thấy là Âm Dương của sự vật đồng có một gốc [căn] tuyệt đối. Trong xã hội, vạn vật cũng như loài người tương giao hai chiều, ví dụ có Dương trên, Âm dưới thì Dương giáng, Âm thăng để tương giao ; nếu như Dương ngoài, Âm trong thì Dương nhập, Âm xuất để tương giao. Đối với toán học thì Dương có ký hiệu +, Âm có ký hiệu -, (đối lập) nhưng chúng cân bằng với ký hiệu =, (thống nhất). Trung Đạo giữa 2 cực Âm Dương tuy là đường kính thì cực Dương là bán kính có chiều hướng Tâm, cực Âm là bán kính có chiều ly Tâm. Trung Đạo giữa 2 cực tương đối (vòng tròn) và tuyệt đối (tâm) thì bán kính này cũng có 2 chiều hướng Tâm là Dương và ly Tâm là Âm. Âm Dương là hiện tượng tương đối của vạn vật, có gốc bản chất tuyệt đối gọi là Âm Dương Hổ Căn.

TRUNG ĐẠO Giữa 2 cực Âm Dương Tương Đối

+

Giữa 2 cực Tương Đối và Tuyệt Đối

TUYỆT ĐỐI

=

ÂM

-

DƯƠNG

TƯƠNG ĐỐI

Trước hết, cần phân hiểu Trung Đạo giữa hai cực Âm Dương tương đối là đường kính một chiều mà hai hướng [Dương hướng Tâm và Âm ly Tâm] ; Trung Đạo giữa hai cực tuyệt đối và tương đối là bán kính nhưng có hai chiều Dương hướng Tâm và Âm ly Tâm. Thầy Siêu Thiền viết “Nguyên lý bất triệt để “ là luận Trung Đạo giữa hai cực Âm Dương tương đối ; Tiên sinh Oshawa thuật “ Vô song nguyên lý “ là luận Trung Đạo giữa hai cực tương đối và tuyệt đối, thoạt nhìn dường như khác nhau nhưng lại giống nhau ở chỗ đồng là bán kính mà năng lực Dương thì hướng Tâm, còn Âm thì ly Tâm. 14


Tóm lại Âm Dương Hổ Căn tức là chúng đồng có một gốc tuyệt đối. 3. PHÂN HIỂU ÂM DƯƠNG BÌNH HÀNH : Di truyền hiểu theo hiện tượng dễ thấy là ngang bằng nhau nên bất kể trật tự vũ trụ từ đó nảy sanh tệ nạn ‘chồng chúa vợ tôi ’ thời phong kiến và các cuộc đấu tranh ‘đòi bình quyền ‘ thời tự do. Truyền thống vừa thấy được hiện tượng Âm Dương luân chuyển gọi là hành, lại vừa biết được bản chất thăng bằng của sự vật gọi là bình. Âm Dương đối lập hành tại vòng tròn đồng thời thống nhất tại Tâm.

BÌNH

HÀNH

4. PHÂN HIỂU ÂM DƯƠNG TIÊU TRƯỞNG : Di truyền hời hợt hiểu theo lý thuyết suông là ‘ Âm tiêu thì Dương trưởng, ngược lại Dương tiêu thì Âm trưởng ‘ nên không thể ứng dụng thực tiễn. Truyền thống hiểu cặn kẽ hơn là lý thuyết tương xứng với thực hành. Tiêu Trưởng tức là biến hóa, tuần hoàn tạo thành mọi sinh hoạt của sự vật trong môi trường sống. Sự vật sinh hoạt trải qua tứ Thời [Nguyên – Hanh – Lợi – Trinh ; Sinh – Trụ - Dị - Diệt] là qui luật hằng thường của sự vật nhờ năng lực của vũ trụ và nó đồng một nhịp sinh động gọi là Khí Hóa ; Khí là gọi chung năng lực, Hóa là gọi theo tính năng của Âm Dương [Âm hóa Dương và ngược lại Dương biến Âm]. Tiêu là Giảm, Trưởng là Tăng, Âm Dương đối lập, hễ Âm giảm thì Dương tăng và ngược lại. Dương giảm thì Âm tăng. Tiêu Trưởng theo xu thế khai hạp, hòa bình, thăng bằng sống động chứ không phải tiêu vong như chết lặng. Cần xác quyết là thành tố Âm Dương của sự vật hoặc Tiêu giảm hoặc tăng Trưởng chớ không phải toàn thể Âm Dương vong thoát như trường hợp bệnh chết [Âm vong thì Dương thoát, ngược lại Dương vong thì Âm cũng thoát]. Hiểu Âm Dương Tiêu Trưởng như vậy mới phù hợp qui luật bão toàn năng lượng của vũ trụ vạn vật. 5. VỊ THẾ CỦA ÂM DƯƠNG : Xưa nay do không phân hiểu đầy đủ nên có nhiều thắc mắc và tranh cãi, cần biết rõ vị thế của Âm Dương trong những trường hợp kể sau : a) Âm Dương bất giao tức Âm Dương tại nguyên vị, chưa giao đại, tuần hoàn :  Thái cực chia Âm Dương bằng đường kính dọc thì bên phải là Dương, bên trái là Âm.  Thái cực chia Âm Dương bằng đường kính ngang thì bên trên là Dương, bên dưới là Âm. 15


VÍ DỤ : Kinh Dịch có quẻ Thiên Địa Bỉ tức Dương vẫn ở trên, Âm vẫn ở dưới là tượng Âm Dương bất giao. Kinh nghiệm của những người vớt xác chết trôi cho biết “thấy xác nổi sấp là nam, ngữa là nữ “. b) Âm Dương giao thái tức Âm Dương đã đổi ngôi vị. VÍ DỤ : Kinh Dịch có quẻ Địa Thiên Thái tức Dương đã ở dưới, Âm đã ở trên là tượng Âm Dương đã giao. Cũng do lý này, thuyết Ngũ vận lục khí tại Nội Kinh tức là Ngũ Hành của Đất đã giao với khí Trời làm thành Ngũ Vận, tức là Lục Khí của Trời đã giao với Đất làm thành Lục Khí ; từ đó khí lực bao quanh quả đất nuôi sống vạn vật là Khí Giao. Lão Tử Đạo Đức kinh, chương 42 nói “Muôn vật cõng khí Âm, ôm khí Dương….” là mô tả Âm Dương của sự vật đã giao nhau. c) Âm Dương biến hóa :  Âm ở dưới tiến lên trên để giao với Dương, quá trình này gọi là Hóa.  Dương ở trên thoái xuống để giao với Âm, quá trình này gọi là Biến.  Quá trình Âm Hóa Dương gọi là tiến, quá trình Dương Biến Âm gọi là thoái ; vắn tắt gọi từ dưới lên trên thuộc Dương, từ trên xuống dưới thuộc Âm, cách gọi này không sai nhưng không mô tả được sự tiến thoái của Âm Dương mà người xưa trọng dụng các từ “Khí Hóa, Tiến Hóa, Văn Hóa … “ . d) Âm Dương tuần hoàn :  Sự biến hóa của Âm Dương liên tục trên một vòng không mối với hiện tượng Âm thăng [lên] Dương giáng [xuống].  Vạn vật từ lớn nhất như vũ trụ đến nhỏ nhất như nguyên tử đều có một Thái Cực nên hiện tượng thăng giáng của Âm Dương vô cùng mầu nhiệm, khó thấy biết.  Dương liên kết với Âm bởi một đường gọi là Lạc và ngược lại. Ví như : nơi thân người có Mạch Đốc thuộc Dương giao với Mạch Nhâm thuộc Âm bởi Lạc Trường Cường ; đối lại Mạch Nhâm thuộc Âm giao với Mạch Đốc thuộc Dương bởi Lạc Hội Âm. Khi đã giao thì không còn có thể cố chấp là Dương chỉ ở trên đi xuống mà cũng có Dương theo Âm từ dưới đi lên. e) Âm Dương tiên hậu :  Người xưa có quan niệm thực tế truyền tụng nơi dân gian, Dương trên Âm dưới nên gọi Nam là chồng, Nữ là vợ ; trong di chuyển chồng trước vợ sau là thể hiện lệ này.  Có thắc mắc về Âm Dương nơi thân người tại sao Mạch Đốc là Dương mà phần lớn ở cột sống sau lưng, tại sao Mạch Nhâm là Âm mà ở trước ngực bụng ? Thưa rằng : người là động vật 4 chân đã tiến hóa, 2 chân trước tiến hóa thành 2 tay, như vậy thì cột sống là Dương vẫn ở trên, ngực bụng là Âm ở dưới ; tiến tới trước là đầu, tiếp theo sau là chân. f) Âm Dương giao đại (trao đổi) :  Theo trên là luận Âm Dương tương đối giới hạn trong quan niệm lưỡng nghi, còn mở rộng trong quan niệm Lục Khí [3 cặp Tam Âm Tam Dương] và Ngũ Hành [2 cặp Hành 16


Âm Dương tương đối và một Hành Thổ tại Trung ương] thì tất nhiên phải phân hiểu chi tiết hơn. Âm Dương trong quan niệm Lục Khí : Lục Kinh hành Lục Khí gồm 3 cặp Âm Dương tương đối, quả đất tuần hành quanh mặt trời nên Lục Khí bao quanh quả đất và Thuận theo Thời, có 3 Thời Cơ đối giao :  Khí Hóa : Hàn Nhiệt – Thấp Táo – Phong Hỏa.  Bộ Vị : Bì Hàn – Cơ Phong – Tấu Nhiệt.  Truyền Chuyển : Thái Dương Khuyết Âm – Dương Minh Thiếu Âm – Thiếu Dương Thái Âm.

Nội Kinh có mô tả quan hệ Khí Hóa bằng từ trung kiến [Thái Dương Hàn trung kiến Thiếu Âm Nhiệt, Thái Âm Thấp trung kiến Dương Minh Táo, Khuyết Âm Phong trung kiến Thiếu Dương Hỏa]. Còn 2 mối quan hệ Bộ Vị và truyền chuyển thì chưa thấy nói, nay nhờ học tập Bản Nghĩa 2 sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận tạm thời bổ sung gọi quan hệ Bộ Vị là trung hiệp, gọi quan hệ Truyền Chuyển là trung chuyển.  Âm Dương trong quan niệm Ngũ Hành: Ngũ Hành gồm Thổ + Kim Mộc Thủy Hỏa, vận hành theo 2 thế tương sinh và tương khắc. Do muôn loài đều sinh tồn trên mặt đất nên Hành Thổ là 1 Hành đặc biệt trong Ngũ Hành ; Xưa nay nhân loại có quan niệm “Sống gởi thác về” [sinh ký tử qui] ; vấn đề luận Ngũ Hành tất yếu phải Tùy theo Vị như Hành Thổ dù đối với Cơ sinh hoặc khắc đều tại Vị trung ương vì nó là chỗ muôn loài quay về [vạn vật sở qui], Hành Thủy thì luôn tại Vị Nam vì nó là Hành tiên sinh, Hành Mộc luôn tại Vị Đông vì nó là Hành khởi động còn Hành Hỏa thay vì ở Bắc trong Cơ tương sinh lại ở Tây trong Cơ tương khắc.

Lịch sử dùng huyệt Ngũ Du để điều trị chỉnh thể có câu “Âm thủ kỳ Du, Dương thủ kỳ Hiệp” nghĩa là “bệnh tại Kinh Âm chọn huyệt Du, bệnh tại Kinh Dương chọn huyệt Hiệp” do 2 huyệt này đều thuộc Hành Thổ. Trong Dưỡng Sinh cũng có pháp cứu Túc Tam Lý vì nó là huyệt Du Thổ trên Kinh Vị Thổ. 6. VAI TRÒ CỦA TRUNG ĐẠO ĐỐI VỚI ÂM DƯƠNG : Học thuyết Âm Dương suốt xưa nay dần dần được luận thiên lệch theo hiện tượng Âm Dương đối lập dễ thấy còn bản chất Âm Dương thống nhất khó thấy của nó thì bị bỏ qua.

17


Âm Dương tiêu trưởng là tính biến hóa của sự vật trong vũ trụ xét ra không cần đề cập, chỉ có 3 đặc tính ‘tương đối – hổ căn – bình hành’ trước khi bàn đến Trung Đạo cần được phân hiểu thêm : a) Âm Dương tương đối với quan niệm Tam Tài : DƯƠNG

DƯƠNG ÂM

DƯƠNG

TRỜI

THẦN

VẬT

DƯƠNG ÂM

NGƯỜI

KHÍ

LỰC

ÂM

ĐẤT

TINH

CHẤT

ÂM

Chúng ta thường quan niệm tinh thần là Dương tương đối với vật chất là Âm nhưng cần phân hiểu khi nói đến tinh thần thì nó đã gồm đủ Âm Dương vì thân thuộc Dương còn tinh thuộc Âm ; khi nói đến vật chất thì nó cũng gồm đủ Âm Dương vì vật thuộc Dương còn chất thuộc Âm. b) Âm Dương hổ căn với quan niệm Nhất Tâm :

NHẤT

DƯƠNG

TÙY DUYÊN

TÂM

BẤT BIẾN

ÂM

TÙY DUYÊN

ĐA

Nhất Tâm là bất biến còn Âm Dương là Tùy Duyên. c) Âm Dương bình hành với quan niệm Đạo Đời.

ĐẠO

DƯƠNG

TÙY DUYÊN

ĐẠO

BẤT BIẾN

ÂM

TÙY DUYÊN

ĐỜI

Đạo [tuyệt đối] bất biến còn Đời [tương đối] tùy duyên (Âm Dương biến hóa tùy sinh hoạt).

.

18


d) 2 chiều Âm Dương của 1 Trung Đạo giữa 2 cực :

TRUNG DƯƠNG

ÂM

Trung Đạo giữa 2 cực Âm Dương và giữa 2 cực Tuyệt đối – Tương đối đã trình bày ở trên. Nơi đây phân hiểu thêm vai trò của Trung Đạo đối với Âm Dương. Giữa khoảng cách 2 xu hướng Âm Dương là một trung điểm, nối các điểm này thành một đường có 2 xu hướng, hướng tâm gọi là Dương, ly tâm gọi là Âm [Trung Đạo tất nhiên là đường liên kết giữa 2 cực tuyệt đối và tương đối.

DUNG

Luận về Âm Dương không sơ hốt nơi hiện tượng mà còn phải lưu ý đến bản chất của nó, đặc biệt là Trung Đạo giữa 2 cực hiện tượng và bản chất của sự vật. Đọc kỹ Trung Dung của Nho Giáo và Trung Đạo của Phật Giáo thì rõ. 7. ÂM DƯƠNG TRONG ĐÔNG Y HIỆN NAY VÀ TRUYỀN THỐNG : Đông Y hiện nay tự hào với 4 sách cổ là Nội – Nạn – Thương – Kim nhưng từ lý thuyết đến thực hành nhận thấy có nhiều sai lệch so với truyền thống. Họ luận Bộ Vị chỉ có 2 phần Biểu Lý là ngọn hiện tượng của Âm Dương đối lập ; không có Bộ Vị Tấu là gốc bản chất của Âm Dương thống nhất. Luận Ngũ Hành tuy đủ 2 mặt sinh khắc nhưng không chú ý đến ngôi vị của Hành Thổ tại trung ương là cực thống nhất của 2 cặp Âm Dương Hành còn lại. Từ thiếu sót về gốc bản chất này (Âm Dương thống nhất) hiệp với việc không nắm biết Kinh Lạc nên không thấu hiểu vai trò trung hiện của 2 kinh Thiếu Dương và Khuyết Âm với 2 cặp Phủ Tạng Đởm -Tam Tiêu – Can – Bào Lạc. Chú trọng Âm Dương Ngũ Hành mà xem nhẹ Lục Khí là không khỏi có nhận định thiên lệch về cặp Âm Dương này, lại còn bỏ qua việc học Kinh Lạc là cốt lõi liên kết gốc và ngọn của Âm Dương nơi sự vật. Tất nhiên thực trạng này cần được bổ sung. Đông Y truyền thống tuân thủ Âm Dương Quy Tán tại Kinh Dịch với quan niệm Tam Tài [Trời – Người – Đất], Trời Đất là cặp Âm Dương còn Người là vật có đủ Âm Dương hợp với thuyết “Vạn vật các hữu Thái Cực” hằng có xưa nay. Trong thân người có 3 thể ‘Thần – Khí – Tinh ‘ , 3 cặp Âm Dương Kinh Lạc, mỗi Kinh Lạc có 3 phần ‘Khí – Kinh – Lạc’ . Kinh Lạc hợp thành màn lưới làm nên bộ vị Tấu là một bộ vị đã được Nội Kinh nói đến [Tấu có 3 phần Tấu Bán Biểu -Tấu Bán Lý và Tấu toàn thân] ; cùng thể hiện luật Tam Tài nên Biểu cũng có 3 phần là Bì Phu (Hàn) – Cơ Nhục (Phong) – Tấu Biểu (Nhiệt) ; Lý cũng có 3 phần là Thượng Tiêu – Trung Tiêu – Hạ Tiêu và cũng do Âm Dương giao thái nên Thượng có 3 Tạng (Phế - Tâm – Bào Lạc) chủ Nhiệt, đối lại Hạ có 3 Phủ (Tam Tiêu – Bàng Quang – Đại Trường) chủ Hàn, Trung có 3 cặp Tạng Phủ (Tỳ Vỵ - Can Đởm – Thận Tiểu Trường) chủ Phong (gồm đủ các mặt Âm Dương Hàn Nhiệt). Tóm lại khảo sát Âm Dương nơi thân người cũng như nơi vạn vật phải gồm đủ 2 mặt ngọn hiện tượng đối lập và gốc bản chất thống nhất của nó thì mới là đầy đủ. .

19


8. ĐẠO NGHĨA ÂM DƯƠNG TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY : Học tập Bản Nghĩa của Việt Nhân Lưu Thủy, tôi thấy cụ có đặt vấn đề “Đức Trọng Cảnh là người thuận cựu hoặc là cải tiến ? “. Trước khi học tập và dịch các di cảo của cụ, tôi cũng đắn đo suy gẫm lời phát biểu của một bác sỹ người Nga “phần đông các thầy Lang có khuyết điểm là vượt quá giới hạn của họ” . Tôi nhận thấy cụ Việt Nhân Lưu Thủy đã vượt quá giới hạn nhỏ bé của kiếp người để mở lòng đại dục, còn tôi thì tiếp nối đề xướng chấn hưng Đông Y của cụ, vượt quá cái lý luận thiếu sót của Đông Y hiện nay để tìm lại cội nguồn của một nền Đông Y đã có truyền thống từ Đức Trọng Cảnh. Chỗ vượt quá của chúng tôi có lẽ không giống như các thầy thuốc tự hào suông về học thuyết Âm Dương như hiện nay. Tôi cũng nhận thấy nhiều thức giả hiện nay nhận định các khổ nạn, bệnh tật đương thời phần lớn do loài người đã chia lìa Đạo Nghĩa Âm Dương và chỉ còn xu thế bỏ Đạo giữ lấy Nghĩa mà thôi. Hầu hết người đời than rằng thời này là Mạt pháp, tôi không thấy chữ ‘Mạt’ có nghĩa suy tàn mà chỉ hiểu nó theo nghĩa ‘Bản Mạt’ (gốc ngọn). Ví như Đạo học là gốc, Khoa học là ngọn của một thân cây (gốc lìa ngọn thì chết khô, ngọn lìa gốc thì héo tàn). - Bản chất của sự vật xưa không khác nay, Đông cũng như Tây đó là Đạo Âm Dương thống nhất. - Hiện tượng của sự vật nay khác hẳn xưa, Tây không giống Đông đó là Nghĩa Âm Dương đối lập. Kinh Dịch, Hệ Từ truyện có nói ‘Càn Khôn kỳ Dịch chi môn da, kỳ Dịch chi uẩn da ! ’hàm nghĩa : -

Càn Khôn là tượng Dịch phân ra 2 cửa Âm Dương đối lập.

-

Càn Khôn cũng là tượng Dịch hiệp vào 1 túi Âm Dương thống nhất.

Lại nói ‘Âm Dương chi nghĩa chiếu nhật nguyệt’ hàm ý : ‘Nghĩa của Âm Dương đối lập như mặt trời mặt trăng’. Suốt xưa nay truyền tụng nơi dân gian ý nghĩa ‘Một mà Hai, Hai mà Một’ , (một là Âm Dương thống nhất, hai là Âm Dương đối lập) biểu lộ cái Đạo Tam Cực gồm 2 cực Âm Dương và 1 cực Trung Hòa, với quan niệm Thống Nhất gọi là Đạo, Đối Lập gọi là Nghĩa. Chúng ta dễ dàng thấy : -

1 Đạo Âm Dương thống nhất phân ra 2 Nghĩa Âm Dương đối lập.

-

2 Nghĩa Âm Dương đối lập hiệp vào 1 Đạo Âm Dương thống nhất.

Rõ ràng Trung Đạo giữa 2 cực tuyệt đối và tương đối có 2 chiều, chiều hướng tâm thuộc Dương gọi là Đạo và chiều ly tâm thuộc Âm gọi là Nghĩa; 2 chiều của Trung Đạo này là hằng thường. Nghĩa hiệp tức là Đạo ; Đạo phân tức là Nghĩa. Tương tự như vậy Đạo Nghĩa Âm Dương xưa nay cũng vậy, cho nên Đạo học với Khoa học làm sao có thể chia lìa ? 20


Trong xã hội hiện nay tại sao đầy dẫy khổ đau bệnh tật ? Thức giả cho là do Đạo Nghĩa suy tàn, nhưng là suy tàn như thế nào ? Ví như nay có thảm cảnh ly dị nhiều hơn xưa ? Thưa rằng : Nam Nữ hiệp lại thành Đạo vợ chồng, chỉ một thời gian ngắn không còn trọng Đạo mà chỉ chuyên bất hòa và đòi hỏi Nghĩa vụ của nhau. Các hiện tượng bạo lực như tự sát, giết người tập thể, trấn áp bất công đều phát sinh từ Nghĩa 1 chiều bỏ quên cả Đạo Âm Dương tương quan 2 chiều giữa Đạo Nghĩa Âm Dương là hòa bình (hòa tại Nghĩa đối lập và bình tại Đạo thống nhất). Đạo học là học cái Đạo Âm Dương thống nhất, Khoa học là học cái Nghĩa Âm Dương đối lập. Qui nạp làm một thì gọi là đồng, phân tích làm hai hoặc nhiều hơn thì gọi là dị . Chủ quan đã xảy ra giữa nhà Đạo học và nhà Khoa học, nếu cứ khư khư một chiều quy nạp hoặc phân tích của mình thì làm thế nào có thể thông cảm nhau ? Nhất nguyên gọi là Đạo, Nhị nguyên gọi là Đời (Nghĩa). Đạo Đời sao có thể chia lìa ? Cũng như Đạo học và Khoa học sao có thể chia lìa ? Âm Dương có hiệu năng tương ưng không những chỉ một ngành Y học mà còn đối với tất cả mọi ngành trong xã hội. Để cảm thông nhau tất nhiên nhà Đạo học cần hướng tới Khoa học và nhà Khoa học phải bắt tay nhà Đạo học như một vị Thiền Sư đã ưu tư làm luận. 9. PHÂN BIỆT DẪN ĐẾN CỰC ĐOAN : Người xưa thường nói “ Cô Dương bất sinh, độc Âm bất trưởng “. Cụ Lưu Thủy lại nhắc nhở “chia để hiểu [phân hiểu], không phải chia lìa [phân biệt]“. Âm Dương của một sự vật có hiện tượng tương đối đồng thời có bản chất tuyệt đối là định luật suốt xưa nay, khắp Đông Tây. Dương ở trên nên từ trên xuống, Dương ở ngoài nên từ ngoài vào ; đối lại Âm ở dưới nên từ dưới lên, ở trong nên từ trong ra ; Âm thăng Dương giáng là qui luật đã định. Ví phỏng ngày nay có người nói ngược lại có lẽ chẳng nên bàn cãi mà phải nhận xét vấn đề này theo tự nhiên thì mới là khoa học ! Âm Dương nơi thân người, làm chủ bởi hai mạch Nhâm Đốc, sở dĩ gọi là Đốc vì nó thống lãnh hết thảy năng lực thuộc Dương, sở dĩ gọi là Nhâm vì nó nhậm lãnh hết thảy năng lực thuộc Âm. Mạch Đốc dọc theo xương sống từ trên xuống ; Mạch Nhâm ở tuyến giữa bụng ngực từ dưới lên. Sức xuống của Đốc nhờ mạch Đái hỗ trợ, sức lên của mạch Nhâm nhờ mạch Xung hỗ trợ ; lực vào của Dương và lực ra của Âm cũng tương tự ; vai trò của Kỳ Kinh Bát Mạch mà đại diện là tứ kỳ Kinh Nhâm – Đốc – Xung – Đái mà Đức Trọng Cảnh đã tường thuật là như vậy [Âm Dương là cặp song sinh không thể chia lìa mà rõ ràng chúng hỗ tương giao tế làm nên sức sống của muôn loài].  Giả như có người thắc mắc nếu mạch Đốc từ trên xuống, làm sao giải thích hiện tượng khi châm cứu có luồng khí từ dưới lên và trị được bệnh ở trên ? Thưa rằng : Mạch Đốc thuộc Dương là tương đối với mạch Nhâm thuộc Âm ; còn riêng nó cũng là một Thái Cực gồm đủ Âm Dương, thậm chí đến mỗi huyệt của nó cũng là 1 Thái Cực đủ tính Âm Dương, lên xuống. Huống chi phải nhận thấy Nhâm Đốc liền nhau nơi thân người như một vòng tuần hoàn không mối, thì ý nghĩa lên xuống của chúng đâu phải cố chấp là nhất định ? Âm Dương đối lập sở dĩ liên tiếp tuần hoàn không phải do chúng tự chủ mà do chúng đồng có 1 chủ thống nhất, tạm gọi là Trung Đạo, con đường 2 chiều phân 21


thống nhất thành đối lập và hiệp đối lập thành thống nhất. Do đó người tìm hiểu Âm Dương không nên phân biệt để riêng thấy 1 chiều của Âm hoặc của Dương, của tương đối hoặc của tuyệt đối.  Giả như có người đọc Tạp Bệnh Luận, chương 19, tiết 335 thắc mắc khi thấy bệnh Phu Khuyết chân không đi lùi được, tại sao Châm trị nơi Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang [huyệt Thừa Sơn]. Thưa rằng : Bản Nghĩa nói chương này luận bệnh của Túc Kinh gồm Túc Tam Dương từ đầu đến chân ra nơi huyệt Tĩnh Kim dẫn khí Trời giao với khí Đất ; Túc Tam Âm đưa khí Đất vào người nơi các huyệt Tĩnh Mộc để sẽ giao với khí Trời. Túc Kinh từ khoeo đến ngón chân là vùng có huyệt Ngũ Du ra vào nên có tác dụng điều chỉnh Ngũ Hành rất lớn. Châm Cứu nó để làm cho thăng bằng và điều hòa Âm Dương. Lại có thắc mắc vì tiết 336 lại nói về bệnh ở cánh tay ? Thưa rằng : ’ tuy luận bệnh của Túc Kinh nhưng trong một thể thống nhất sao có thể chia lìa Thủ Túc, cũng như sao có thể chia lìa Âm Dương ?  Giả như có người thắc mắc vì Thận là Âm so với Tâm là Dương tại sao lại nói Thận khí có đủ Âm Dương nắm giữ sinh mạng của người ? Thưa rằng : ‘ Tâm là Dương mà chủ Vinh Huyết nuôi dưỡng toàn thân nên đối lại thì Thận là Âm mà chủ Vệ Khí bảo vệ toàn thân. Huống chi nếu Thiếu Âm Tâm đồng khí Dương Nhiệt với Thái Dương Tiểu Trường thì đối lại Thiếu Âm Thận đồng khí Âm Hàn với Thái Dương Bàng Quang. Ngoài trách nhiệm chủ Vệ tác cường, Thận còn có trách nhiệm di truyền nòi giống, như vậy hiệu năng của Thận không phải nhỏ. Tóm lại, tìm hiểu Âm Dương không thể chia lìa chúng, cũng như không thể chia lìa hiện tượng và bản chất của sự vật. Nếu để Tâm phân biệt ắt dễ sai lầm dẫn đến cực đoan và sinh ra tranh cãi. 10. NHẬN ĐỊNH : Âm Dương là cốt lõi của Triết học phương Đông, là nền tảng của mọi học thuật. Nếu không phân hiểu về 4 đặc tính của nó thì khó lòng tìm hiểu các môn học của phương Đông, đặc biệt là không đủ tri thức để học Đông Y. Cụ Lưu Thủy khẳng định ‘ Y Đạo từ Dịch Đạo đến ‘ thì tìm hiểu Âm Dương ắt phải thông đạt Dịch Lý và thấy được Trung Đạo giữa Âm Dương với vị thế tùy các trường hợp và Đạo Nghĩa của nó trong xã hội hiện nay. Ngày 18/09 - 05/10 - 26/10/2013 Huỳnh Hiếu Hữu

22


NHỮNG ĐIỀU CẦN PHÂN HIỂU VỀ

NGŨ HÀNH Ngũ Hành là 5 loại sự vật tuần hoàn trong vũ trụ. Đông Y hiện nay tự hào với lý luận cơ bản là Âm Dương & Ngũ Hành, theo đó cố chấp Bộ vị chỉ có 2 là Biểu - Lý, Thời loại cũng chỉ có 2 là Tiên Thiên - Hậu Thiên. Đông Y truyền thống hiểu được Bộ vị có 3 là Biểu – Tấu – Lý, thời loại cũng có 3 là Tiên Thiên – Trung Thiên – Hậu Thiên (Âm Dương không chỉ có đối lập mà còn có thống nhất, Đạo học quan niệm đối lập là 2 và thống nhất là 1 nên khẳng định được Đạo có Tam Cực và hiểu được cái lý Âm Dương hổ căn và Âm Dương bình hành). Xét theo Âm Dương thì Ngũ Hành thuộc Âm [Đất] đối lập với nó là Lục Khí thuộc Dương [Trời], giữa Trời Đất có vạn vật điển hình là Người. Cho nên nghiên cứu theo quan niệm Tam Tài thì tương ứng với Trời – Người – Đất có Thần – Khí –Tinh, Tiên Thiên – Trung Thiên – Hậu Thiên, Thời – Cơ – Thế. 1. NGŨ HÀNH VỚI THỜI LOẠI : 

Âm Dương : Vô Cực nhi Thái Cực, Thái Cực thị sinh Lưỡng Nghi [Âm Dương] = Tiên Thiên

Tứ Thời Khí : Sinh – Trụ - Dị - Diệt,Dương Nhiệt - Dương Hàn - Âm Nhiệt - Âm Hàn = Trung Thiên.

Ngũ Hành : Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy = Hậu Thiên.

2. NGŨ HÀNH VỚI NGŨ VẬN : Cùng một đơn vị thời gian mà chia 4 thì thành Tứ Thời [4 mùa], chia 5 thành Ngũ Vận [5 Vận], Đông Y hiện nay thường gọi Thổ Vận thuộc mùa Trường Hạ thành ra 1 năm có 5 mùa, như vậy là có sự nhầm lẫn giữa Thời và Vận vì truyền thống chỉ gọi Thời khi chia 4 như 4 mùa của 1 năm (Xuân – Hạ - Thu – Đông), của 1 ngày (sáng , trưa, chiều, tối). Từ đó chúng ta có thể so sánh như sau : NGŨ HÀNH

MỘC

HỎA

THỔ

KIM

THỦY

NGŨ VẬN

MỘC VẬN

HỎA VẬN

THỔ VẬN

KIM VẬN

THỦY VẬN

Gọi theo

XUÂN

HẠ

TRƯỜNG HẠ

THU

ĐÔNG

TỨ THỜI

2 + 2/5 tháng

2 + 2/5 tháng

2 + 2/5 tháng

2 + 2/5 tháng

2 + 2/5 tháng

Mạnh Trọng Quý

Mạnh Trọng Quý

Tứ Quý

Mạnh Trọng Quý

Mạnh Trọng Quý

Ví dụ : Hoa Mai đỏ 4 mùa đều nở gọi là Mai Tứ Quý, bông Dừa Cạn 4 mùa đều có gọi là Hoa Tứ Quý. 23


3. NGŨ HÀNH VỚI NGŨ DU HUYỆT VÀ BÁT QUÁI :

DU HUYỆT

TĨNH

VINH

DU

KINH

HIỆP

Kinh DƯƠNG

KIM

THỦY

MỘC

HỎA

THỔ

Kinh ÂM

MỘC

HỎA

THỔ

KIM

THỦY

KINH DƯƠNG

KINH ÂM

ÂM

KIM

DƯƠNG

ÂM

MỘC

DƯƠNG

ÂM

THỦY

DƯƠNG

ÂM

HỎA

DƯƠNG

ÂM

MỘC

DƯƠNG

ÂM

THỔ

DƯƠNG

ÂM

HỎA

DƯƠNG

ÂM

KIM

DƯƠNG

ÂM

THỔ

DƯƠNG

ÂM

THỦY

DƯƠNG

4. NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH TƯƠNG KHẮC : -

Theo truyền thuyết Hà Đồ : Các số tương sinh nằm trên lưng con Linh Quy :

24


-

Theo truyền thuyết Lạc Thư : Các số tương khắc hiện trên lưng con Long Mã :

Ngũ Hành thuộc Đất chủ Vị Thế nên khi luận về nó phải chú trọng ngôi vị của mỗi Hành : 

Hành Thổ trong cả 2 trường hợp tương sinh hoặc tương khắc đều ở ngôi vị trung ương [Đức Trọng Cảnh khẳng định nơi Thương Hàn Luận ‘ Vị Thổ tại trung ương, nơi vạn vật quay về ’].

Vòng tương sinh có chiều thuận [chiều kim đồng hồ], trái lại vòng tương khắc có chiều nghịch ; theo đó pháp châm cứu hoặc day vuốt huyệt đều dùng luật bổ thì thuận và tả thì nghịch.

Trong trường hợp tương sinh các cặp Hành đối lập qua Thổ như : Hỏa Thủy, Kim Mộc đều là tương khắc ; trong trường hợp tương khắc các cặp Hành đối lập qua Thổ như : Kim Thủy, Mộc Hỏa đều tương sinh.

Không nên cố chấp với quan niệm tương sinh là khỏe, tương khắc là bệnh mà phải hiểu rõ sinh là giúp thêm, khắc là giảm bớt, cả hai là 1 cặp Âm Dương có chức năng chế hóa làm cho các Kinh Lạc, Tạng Phủ liên quan luôn thăng bằng – điều hòa. Ví dụ tuy Mộc khắc Thổ nhờ đó Thổ có dịch Vỵ (nước chua) tiêu hóa thức ăn, đó là Sinh lý [bình thường]. Chỉ khi nào dịch Vỵ thái quá hoặc bất cập mới sinh bệnh loét dạ dày hoặc ăn không tiêu.

Bệnh lý chỉ xảy ra khi Âm Dương Ngũ Hành bất hòa (tương sinh tương khắc thái quá hoặc bất cập). o Thừa : ví dụ Mộc thái quá không sinh Hỏa để Hỏa sinh Thổ làm Thổ suy rồi ‘ thừa thế ‘ Mộc lại khắc Thổ thái quá. o Vũ : ví dụ Mộc khắc Thổ nhưng Mộc lại suy không khắc nổi khiến cho Thổ ‘ khinh lờn ‘ khắc ngược Mộc.

. 25


Trong điều trị xưa nay thường áp dụng luật tương sinh với câu thiệu ‘ Bổ mẫu Tả tử Bình đồng ‘: 

Bổ [+]: Tại chính Kinh đang điều trị dùng huyệt có Hành mẹ hoặc bổ Kinh có Hành mẹ. Ví dụ : Bổ Thận Thủy dùng huyệt có Hành mẹ là Phục Lưu [Kim], Bổ Tạng có Hành mẹ của Thận Thủy là Phế Kim [bổ Thái Uyên].

Tả [-]: Tại chính Kinh đang điều trị dùng huyệt có Hành con hoặc tả Kinh có Hành con. Ví dụ : Tả Tiểu Trường Hỏa dùng huyệt có Hành con là Tiểu Hải [Thổ], Tả Phủ có Hành con của Tiểu Trường Hỏa là Vỵ Thổ [tả Lệ Đoài].

Bình [=]: Tại chính Kinh dùng huyệt có Hành đồng với Kinh để ổn định hoặc bình Kinh có Hành khắc. Ví dụ : Bình Can Mộc dùng huyệt đồng Hành với Kinh là Đại Đôn, Bình Tạng có Hành khắc là Phế Kim (đã có kinh nghiệm các chứng hiện trong thời vượng của Kinh nào Bình Kinh đó thì khỏi ).

5. NGŨ HÀNH THEO ĐÔNG Y HIỆN NAY :

Tham khảo các giáo trình Đông Y hiện nay đều thấy Hành Thổ không tại Tâm mà cùng 4 Hành còn lại tương sinh thuận (theo chiều kim đồng hồ), còn tương khắc thì biểu trưng bằng các mũi tên thành hình ngôi sao 5 góc. Nhiều người tự hào đây là một đồ hình hiện đại vì chỉ cần một hình mà trình bày đầy đủ 2 mặt tương sinh tương khắc của Ngũ Hành ; có lẽ do chưa hiểu ý nghĩa của Hành Thổ tại trung ương như truyền thống. Ngoài ra khi giảng dạy Ngũ Hành còn nhấn mạnh cái sinh ta, khắc ta và cái ta sinh ta khắc, tư tưởng này tuy thể hiện không sai nội dung qui luật nhưng khiến cho người học thêm lớn “cái Ta” [Tự Ngã ], lại còn đánh mất truyền thống đáng quý của Ngũ Hành (Hành Thổ tại trung ương) .

Đã biết Ngũ Hành thuộc Đất tất nhiên nó phải tương đối Lục Khí thuộc Trời, nhưng nếu chỉ chú tâm lý luận cơ bản về Âm Dương Ngũ Hành là đã xem nhẹ Lục Khí [đồng thuộc Hậu Thiên] vì thế không hề biết đến Tứ Khí [Trung Thiên] được Đức Trọng Cảnh trình bày nơi Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận. (Âm Dương thuộc Tiên Thiên, Ngũ Hành thuộc Hậu Thiên ; nếu không

26


rõ Kinh Lạc Khí Hóa thì con đường nối liền giữa Tiên Thiên và Hậu Thiên tức là Trung Thiên làm sao có thể thấu hiểu ?). 

Thử xét ý nghĩa của những con số, Ngũ Hành = 5 = 4 + 1 = 4 Hành Thủy Hỏa, Kim Mộc[trung thiên] + 1 Hành nguyên thủy là Thổ [tiên thiên] thì thấy Hậu Thiên không bao giờ tách rời Tiên Thiên với Trung Thiên và cũng từ đó thấy rõ hơn vị trí của Hành Thổ tại trung ương ; cũng như trong điều trị Đông Y bằng chủ trương thăng bằng và điều hòa Âm Dương, thường dùng các Du huyệt có Hành Thổ và luôn coi trọng cặp Tạng Phủ Tỳ Vỵ.

Ngày 31/12/2013 – 06/01/2014 Huỳnh Hiếu Hữu

. 27


NHỮNG ĐIỀU CẦN PHÂN HIỂU VỀ

TỨ KHÍ Trời Đất tương giao thành Ngũ Vận Lục Khí, trong thân người có Ngũ Tạng Lục Phủ, ngụ ý Người thông với Trời Đất bởi Lục Kinh thuộc Người với Ngũ Hành thuộc Đất và Lục Khí thuộc Trời. Tại sao lại đặt vấn đề cần phân hiểu về Tứ Khí ? Tứ Khí gồm những khí gì ? Tứ Khí khác với Lục Khí như thế nào ? Trong Đông Y vai trò của Tứ Khí ra sao ? Đó là những thắc mắc phải giải đáp ! 1. KINH DỊCH VỚI 3 THỜI LOẠI : a. Khởi đầu của 3 Thời Loại : 

Lưỡng Nghi [Âm Dương] : 2 quẻ 1 hào [

Tứ Tượng : 4 quẻ 2 hào [

Bát Quái : 8 quẻ 3 hào [

, ,

,

, ,

, ,

] = Tiên Thiên. ] = Trung Thiên.

,

,

.

,

] = Hậu Thiên.

b. Số Hệ của 3 Thời Loại : 

Tiên Thiên : 6 hệ (mỗi hệ tăng giảm 1 hào) = 2x2x2x2x2x2 = Lưỡng Nghi – Tứ Tượng – Bát Quái – 16 quẻ 4 hào – 32 quẻ 5 hào – 64 thành quái.

Trung Thiên : 3 hệ (mỗi hệ tăng giảm 2 hào) = 4x4x4 = Tứ Tượng – 16 Tạng Tượng – 64 thành quái.

Hậu Thiên : 2 hệ ( mỗi hệ tăng giảm 3 hào) = 8x8 = Bát Quái – 64 thành quái.

2. LỤC KHÍ VÀ LỤC KINH : Đông Y thường mô tả Lục Khí theo một trật tự có ý nghĩa : Phong – Hàn – Nhiệt – Thấp – Táo – Hỏa Tương ứng với Lục Kinh là : Khuyết Âm – Thái Dương – Thiếu Âm – Thái Âm – Dương Minh – Thiếu Dương Thực tế cho thấy cặp Kinh Khí Khuyết Âm và Thiếu Dương là một cặp Kinh Khí trung hiện nên chỉ còn lại 2 cặp Kinh (4 Kinh Khí) là Hàn Nhiệt Thấp Táo. 28


Ước tóm LỤC KINH LỤC KHÍ thành TỨ KINH TỨ KHÍ KHUYẾT ẤM PHONG THÁI DƯƠNG HÀN

THIẾU ÂM NHIỆT

DƯƠNG MINH TÁO

THÁI ÂM THẤP THIẾU DƯƠNG HỎA

3. CHỖ KHÁC NHAU GIỮA LỤC KHÍ VÀ TỨ KHÍ : Cụ Việt Nhân Lưu Thủy khi làm Bản Nghĩa 2 sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận đã nói 3 câu đáng nhớ : Nhất Âm Nhất Dương Chi Vị Đạo (Tiên Thiên) ; Nhị Âm Nhị Dương Chi Vị Khí (Trung Thiên) ; Tam Âm Tam Dương Chi Vị Kinh (Hậu Thiên). Và cũng có lời tán thán Đức Trọng Cảnh là ngài đã ‘ ước tóm Lục Kinh Lục Khí thành Tứ Kinh Tứ Khí ‘ nơi bộ Bệnh lý học này. Nhiều người học hành Đông Y đương thời không hiểu cho là cụ bày đặt ; nào ngờ đó là chủ trương của Đức Trọng Cảnh áp dụng Thời Loại Trung Thiên nơi Kinh Dịch vào Đông Y.

NHỊ KHÍ

TỨ KHÍ

LỤC KHÍ

ÂM DƯƠNG

HÀN NHIỆT THẤP TÁO

PHONG HÀN NHIỆT THẤP TÁO HỎA

HÀN [Dương Hàn] DƯƠNG DƯƠNG

ÂM

TÁO

HÀN

HÀN

NHIỆT

NHIỆT

THẤP

ÂM

THẤP [Âm Hàn]

PHONG [Phong Thủy]

HỎA [Phong Hỏa]

TÁO [Dương Nhiệt] NHIỆT [Âm Nhiệt]

ĐẠO TRÚ DẠ LƯỠNG NGHI

ĐẠO VUÔNG TRÒN TỨ TƯỢNG

ĐẠO TAM CỰC BÁT QUÁI

TIÊN THIÊN

TRUNG THIÊN

HẬU THIÊN

. 29


4. VAI TRÒ CỦA TỨ KINH TỨ KHÍ TRONG ĐÔNG Y : Tứ Khí [Dương Nhiệt – Dương Hàn – Âm Nhiệt – Âm Hàn] tức Tứ Tượng mở đầu hệ Dịch Trung Thiên. Nền Triết học Phương Đông đặc biệt chú trọng Thời Vị (Thời thuộc Tiên Thiên, Vị còn gọi là Thế thuộc Hậu Thiên) thì không thể bỏ qua cái ‘ Cơ ‘ chuyển hóa của nó. Phải chăng do quan niệm này mà ngài có tên hiệu là ‘ Trương Cơ ‘ ? a. Tạng Tượng là gì ? Tạng Tượng là chức năng khí hóa của hệ thống Kinh Lạc và Tạng Phủ toàn thân. Chức năng này được hình thành bởi Tứ Kinh, Tứ Khí được mô tả bằng tứ tượng Âm Dương Hàn Nhiệt. Tất cả có 16 quẻ 4 hào thuộc hệ Dịch Trung Thiên, cũng là 16 Tứ Trung Hào của Kinh Dịch. Trong 4 hào của quẻ thì 2 hào dưới là Kinh (nền tảng), 2 hào trên là Khí (lưu chuyển). Cùng có tên của Tứ Tượng nhưng Kinh và Khí đều khác nhau do Tạng Tượng thuộc Hệ Trung Thiên có Tâm giữa 4 hào nên 2 hào dưới (Kinh) được đọc từ trên xuống, 2 hào trên (Khí) được đọc từ dưới lên. TỨ TƯỢNG

KINH

KHÍ

Dương Nhiệt

Dương Nhiệt

Dương Hàn

Âm Nhiệt

Âm Nhiệt

Dương Hàn

Âm Hàn

Âm Hàn

 Dương Nhiệt và Âm Hàn do đồng là 2 nét liền hoặc 2 nét đứt nên giữa Khí và Kinh không thay đổi. Riêng Dương Hàn thì đổi thành Âm Nhiệt và Âm Nhiệt đổi lại là Dương Hàn.

b. Tạng Tượng phân theo Tứ Kinh : 

Kinh Dương Nhiệt (Dương Minh Táo Khí,

):

Kinh Dương Nhiệt Khí Dương Nhiệt (thuần Dương Nhiệt) : Mạch Đốc Kinh Dương Nhiệt Khí Âm Nhiệt : Phủ Vỵ. Kinh Dương Nhiệt Khí Dương Hàn : Phủ Đại Trường. Kinh Dương Nhiệt Khí Âm Hàn : Phủ Đởm.

. 30


Kinh Dương Hàn (Thái Dương Hàn Khí,

)

Kinh Dương Hàn Khí Dương Hàn (thuần Dương Hàn) : Mạch Đái. Kinh Dương Hàn Khí Âm Hàn : Phủ Bàng Quang. Kinh Dương Hàn Khí Dương Nhiệt : Phủ Tiểu Trường. Kinh Dương Hàn Khí Âm Nhiệt : Phủ Tam Tiêu.

Kinh Âm Nhiệt (Thiếu Âm Nhiệt Khí,

)

Kinh Âm Nhiệt Khí Âm Nhiệt (thuần Âm Nhiệt) : Mạch Xung. Kinh Âm Nhiệt Khí Dương Nhiệt : Tạng Tâm. Kinh Âm Nhiệt Khí Âm Hàn : Tạng Thận. Kinh Âm Nhiệt Khí Dương Hàn : Tạng Tâm Bào Lạc.

Kinh Âm Hàn (Thái Âm Thấp Khí,

)

Kinh Âm Hàn Khí Âm Hàn (thuần Âm Hàn) : Mạch Nhâm. Kinh Âm Hàn Khí Dương Hàn : Tạng Phế. Kinh Âm Hàn Khí Âm Nhiệt : Tạng Tỳ. Kinh Âm Hàn Khí Dương Nhiệt : Tạng Can.

c. Tạng Tượng phân theo Tứ Loại : 

Tứ Kỳ Kinh : Đốc – Nhâm – Xung - Đái.

Tứ Kinh Trung Hiện : Đởm – Can – Tiêu – Bào.

Tứ Kinh Tiên Thiên : Tâm – Tiểu Trường – Thận – Bàng Quang.

Tứ Kinh Hậu Thiên : Tỳ - Vỵ - Phế - Đại Trường.

31


TÊN &TƯỢNG của 4 KỲ KINH và 12 TẠNG PHỦ

ĐỐC

BẢN NHIỆT

TIÊU DƯƠNG ĐẠI T.

VỴ

TIỂU T.

TÂM BÀO

TIÊU

ĐÁI

CAN

BẢN HÀN

BÀNG Q.

XUNG

ĐỞM

THẬN

PHẾ

TỲ

TIÊU ÂM

NHÂM

 Tạng Tượng : 4 x 4 = 16 tượng quẻ Âm Dương 4 hào = 8 x 2 = 8 cặp quẻ 4 hào = 4 + 12 = 4 Kỳ Kinh + 12 Tạng Phủ.  4 Kỳ Kinh : 2 x 2 = 2 cặp Kinh Nhâm - Đốc + Xung - Đái tương thác.  4 Kinh trung hiện : 2 cặp Can - Đởm, Tiêu - Bào tương thác.  4 Kinh Tiên Thiên:Tâm-Bàng Quang,Thận-Tiểu Trường [Âm Dương, Tiêu Bản đều tương thác].  4 Kinh Hậu Thiên : Vỵ - Phế, Đại Trường – Tỳ [Âm Dương, Tiêu Bản đều tương thác].  4 cặp Tạng Phủ tại 4 góc: Bản Hàn (Bàng Quang Phế), Bản Nhiệt (Tâm Vỵ), Tiêu Dương (Tiểu Trường Đại Trường), Tiêu Âm (Thận Tỳ) đều tương tổng [tượng Hậu Thiên tức Tiên Thiên đảo ngược]. . 32


5. TỨ BỘ KHÍ HÓA (4 KỲ KINH + 12 TẠNG PHỦ) : Hành Y mà không rõ tổ chức Khí Hóa nơi thân người thì không thể chẩn trị quyết định. Cụ Việt Nhân Lưu Thủy thuật Bản Nghĩa 2 sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận cho thấy Đức Trọng Cảnh đã thừa kế tuyệt vời Dịch học, áp dụng Thời Loại Dịch Trung Thiên với 4 Bộ Kinh Khí và 16 Tạng Tượng như sau : a. Tứ Kỳ Kinh [hiệp nhất chỉ đạo]: DƯƠNG

ĐỐC

DƯƠNG

ÂM

THĂNG

ĐÁI

XUNG

ÂM

XUẤT

NHÂM

NHẬP

GIÁNG

---------LƯỠNG NGHI

TỨ TƯỢNG

TỨ KHÍ

TỨ KINH

TỨ KỲ KINH TÊN TƯỢNG

KINH KHÍ

CHỨC NĂNG

DƯƠNG NHIỆT

ĐỐC

Kinh Dương Nhiệt Khí Dương Nhiệt

Thống đốc Tam Dương Kinh Khí

DƯƠNG HÀN

ĐÁI

Kinh Dương Hàn Khí Dương Hàn

Giáng nhập Tam Dương Kinh Khí

DƯƠNG

ÂM NHIỆT

XUNG

Kinh Âm Nhiệt Khí Âm Nhiệt

Thăng xuất Tam Âm Kinh Khí

ÂM HÀN

NHÂM

Kinh Âm Hàn Khí Âm Hàn

Nhậm lãnh Tam Âm Kinh Khí

ÂM

. 33

BÁT QUÁI


b. 12 Chính Kinh [cũng là 12 Tạng Phủ, phân 3 thời loại]. Tứ Kinh Tiên Thiên

Tứ Kinh Trung Thiên

Tứ Kinh Hậu Thiên

6 Thủ Kinh

Tiểu Trường

Tâm

Tam Tiêu

Can

Phế THÁI ÂM

Đởm

ĐạiTrường DƯƠNG MINH

KHUYẾT ÂM

Thận

THIẾU DƯƠNG

THIẾU ÂM

THÁI DƯƠNG

Bàng Quang

Tâm Bào

Vỵ

Tỳ

6 Túc Kinh --------

1) Tứ Kinh Tiên Thiên : THỦ Thái Dương Tiểu Trường – Thiếu Âm Tâm (Vinh)

TIÊN THIÊN

THỦY HỎA TÚC Thái Dương Bàng Quang – Thiếu Âm Thận (Vệ)

-----TỨ KINH TIÊN THIÊN

TÊN

TƯỢNG

KINH KHÍ

CHỨC NĂNG

NGŨ HÀNH

Thủ Thái Dương Tiểu Trường

Kinh Dương Hàn Khí Dương Nhiệt

VINH

HỎA

Thủ Thiếu Âm Tâm

Kinh Âm Nhiệt Khí Dương Nhiệt

VINH

HỎA

Túc Thái Dương Bàng Quang

Kinh Dương Hàn Khí Âm Hàn

VỆ

THỦY

Túc Thiếu Âm Thận

Kinh Âm Nhiệt Khí Âm Hàn

VỆ

THỦY

34

BÁT QUÁI


2) Tứ Kinh Trung Thiên: THỦ Thiếu Dương Tam Tiêu – Khuyết Âm Bào Lạc

TRUNG THIÊN

THỦY HỎA - KHÍ HUYẾT TÚC Thiếu Dương Đởm – Khuyết Âm Can---------

TỨ KINH TRUNG THIÊN TÊN

TƯỢNG

KINH KHÍ

CHỨC NĂNG

NGŨ HÀNH

Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu

Kinh Dương Hàn Khí Âm Nhiệt

Lưu thông

THỦY

Thủ Khuyết Âm Tâm Bào Lạc

Kinh Âm Nhiệt Khí Dương Hàn

Tuần hoàn

HỎA

Túc Thiếu Dương Đởm

Kinh Dương Nhiệt Khí Âm Hàn

Thông Khí

MỘC

Túc Khuyết Âm Can

Kinh Âm Hàn Khí Dương Nhiệt

Hành Huyết

MỘC

BÁT QUÁI

----3) Tứ Kinh Hậu Thiên: THỦ Dương Minh Đại Trường – Thái Âm Phế

HẬU THIÊN

KHÍ HUYẾT TÚC Dương Minh Vỵ - Thái Âm Tỳ--------------

TỨ KINH HẬU THIÊN TÊN

TƯỢNG

KINH KHÍ

CHỨC NĂNG

NGŨ HÀNH

Thủ Dương Minh Đại Trường

Kinh Dương Nhiệt Khí Dương Hàn

Khí

KIM

Thủ Thái Âm Phế

Kinh Âm Hàn Khí Dương Hàn

Huyết

KIM

Túc Dương Minh Vỵ

Kinh Dương Nhiệt Khí Âm Nhiệt

Khí

THỔ

Túc Thái Âm Tỳ

Kinh Âm Hàn Khí Âm Nhiệt

Huyết

THỔ

. 35

BÁT QUÁI


c. Chức năng của 16 Tạng Tượng & 4 bộ Kinh Khí : 4 Kinh Tiên Thiên có chức năng sinh tồn, 4 Kinh Hậu Thiên có chức năng nuôi dưỡng, 4 Kinh Trung Thiên có chức năng điều hành ; 12 Chính Kinh gắn liền với 12 Phủ Tạng chỉ huy mọi cơ năng dưới sự lãnh đạo của 4 Bộ Kỳ Kinh tạo thành một guồng máy sinh sống nơi thân người ; đó là chức năng tổng quát của 16 Tạng Tượng & 4 bộ Kinh Khí. Người biết thừa kế và phát huy quan niệm truyền thống này ắt sẽ đạt được thành quả rực rỡ trong Y giới tương lai.

6. NHẬN ĐỊNH : 2 sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận (Kim quỹ yếu lược) đã được Y giới Đông Phương xếp vào Tứ bộ cổ thư[Nội-Nạn-Thương-Kim], lại nữa Tạng Tượng cũng đã được Nội Kinh nhắc đến ; cớ sao ngày nay tránh né đọc sách Thương Hàn và xao lãng học Kinh Lạc đến nỗi không thừa kế được truyền thống này và phát huy nó để xứng danh kết hợp với Tây Y, xây dựng 1 nền Y học toàn cầu ? Trước thực tế đó nhà Đạo học cần đón nhận Khoa học, đối lại nhà Khoa học nên tiếp thu Đạo học để chung sức vun đắp một ngành Y được bổ sung và có lợi ích hơn. Trình bày hệ Dịch Trung Thiên và luận Tứ Kinh Tứ Khí với 16 Tạng Tượng là tiếp nối một sự thật đã lưu truyền từ nhiều ngàn năm trước. Tuy sự thật này hiện chưa được xã hội phương Đông và ngành Y công nhận nhưng theo thời gian với kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học sẽ chứng minh hợp lý vì nó là Y Dịch tự nhiên. 2014 - Vô Thường

36


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.