B3 htthlbn

Page 1

VÔ THƯỜNG

HỌC TẬP

THƯƠNG HÀN LUẬN BẢN NGHĨA Bản Nghĩa : VIỆT NHÂN LƯU THỦY Học Tập: HUỲNH HIẾU HỮU

2011- 2013 1


HỌC TẬP CÁC DI CẢO CỦA CỤ LƯU THỦY Cụ Việt Nhân Lưu Thủy (1887 – 1964) sinh quán tại Quảng Nam là một cư sĩ Phật giáo có nhiều năm học hành Đông Y, đã để lại cho đất nước và dân tộc Việt Nam các di cảo (chữ Hán) quí báu với đề xướng chấn hưng Đông Y:   

Á Đông Thương Hàn Luận Bản Nghĩa. Á Đông Tạp Bệnh Luận Bản Nghĩa. Á Đông Thương Hàn Giáo Khoa. Tôi nhờ học tập các di cảo này mà thấy biết được Đông Y vốn có truyền thống Đạo Học Khí Hóa. Từ khi Đức Trọng Cảnh làm 2 sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận đến nay đã gần 2000 năm, các đại gia trong Y giới kể cả giáo trình của trường Đại học Trung Y, chưa thấy ai có lời giải thấu đến nghĩa gốc [Bản Nghĩa] của 2 sách này. Nội Kinh Tố Vấn, Thiên Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận có câu Trị bệnh tất cầu kỳ Bản, ý nói Bản là toàn thể sự vật có tượng Âm Dương; Kinh Dịch, Hệ Từ truyện có câu Càn Khôn kỳ Dịch chi uẩn da, kỳ Dịch chi môn da, Uẩn là túi, Môn là cửa ý nói 1 Đạo Âm Dương thống nhất gồm 2 Nghĩa Âm Dương đối lập. Đức Trọng Cảnh làm luận với Bản Nghĩa Tứ Bộ Âm Dương Hàn Nhiệt là tuân thủ Đạo Vuông Tròn, Cụ Lưu Thủy thấu hiểu tâm ý này, cũng không khác văn hóa Việt Nam đã có sự tích bánh chưng bánh dày. Trong thập niên 1990 tôi cùng các anh em trong nhóm Học tập Đông Y Hán Việt đã kiên trì học tập các di cảo của Cụ, song song với Kinh Dịch và Thiền học mãi đến năm thứ nhất của thập niên 2000 tôi mới bắt đầu có tâm đắc, khi đó tuổi tôi đã 60. Tôi cố gắng Việt dịch các di cảo chữ Hán của Cụ. Năm 2004 tôi bị bệnh tai biến mạch máu não với hậu quả tàn tật không đi lại được, mọi việc đều nhờ đứa con trai giúp đỡ; chưa kịp phổ biến các bản dịch và tường thuật kết quả học tập. Năm 2007 tôi cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ và có được 2 dự thảo :  Đông Y với truyền thống Đạo học Khí Hóa.  Kinh Dịch và Đạo làm Người. Sau thời gian gần 3 năm phổ biến Nội dung luận Đông Y với truyền thống Đạo học Khí Hóa, tôi nhận thấy vấn đề này tuy có gây chú ý nhưng vẫn còn xa lạ đối với Y giới hiện nay; nhưng tôi tin sẽ có ngày nó được công nhận vì là sự thật, khoa học tự nhiên. Tôi không nản lòng, tiếp tục thuật lại việc học tập và các tâm đắc để làm phương tiện tham khảo cho các thế hệ nối tiếp sau này. Cuối Thu 2011, Huỳnh Hiếu Hữu

2


HỌC TẬP THƯƠNG HÀN LUẬN BẢN NGHĨA TẬP 1 Từ lúc tiếp nhận được các di cảo của Cụ Lưu Thủy đến khi đúc kết được cuốn Đông Y với truyền thống Đạo Học Khí Hóa, tư tưởng của tôi đã trải qua 3 giai đoạn: - Hớn hở: Tôi mừng rỡ như vừa gặp một Kỳ nhân và được trao một bí kiếp về Đông Y, tôi chan chứa hy vọng trên bước đường học tập. - Chán nản: Sau một thời gian dài đọc các di cảo, tôi vẫn thấy chưa hiểu nỗi, tôi gần như mất dần lòng tin đối với các tác phẩm này. - Kiên trì:Tôi chợt tỉnh thức, không thể nóng vội, không thể dùng trí thức và lòng dạ hẹp hòi của mình để tiếp thu một tác phẩm giá trị to lớn như vậy; Tôi phải kiên trì học tập nâng cao trình độ của mình. Tôi đã dốc sức học tập Kinh Dịch để rồi kiên trì hơn trong học tập Thương Hàn Luận Bản Nghĩa và đã thu hoạch được một vài nét nhìn như tôi đã trình bày. Tôi ghi lại đôi nét học tập của mình để chia xẻ với những thế hệ sau tôi, không nên xem là Chú giải vì nó chưa được chọn lọc, cũng đừng xem nó như một Giáo trình vì nó chưa đủ tính sư phạm. Nó chỉ là việc làm cố sức của một người đang mong đợi các thế hệ tương lai. Nếu thấy vài điều học tập được ghi lại có khác với Bản Nghĩa xin đừng vội cố chấp; Lúc nào tôi cũng nhớ đến ân ích khai thị của Cụ, vâng lời, tiếp nối và làm cho trong sáng hơn các di cảo của Cụ mà thôi. Trong học tập Bản Nghĩa đối chiếu với Nguyên Văn, Kinh Dịch, Phật Pháp, tôi thấy được một lý do làm cho các thế hệ sau đến nay chưa hiểu được Nội dung của Thương Hàn Luận là tính cố chấp. Ai cũng biết Âm Dương, Hàn Nhiệt là tương đối nhưng cũng đều không chịu biết Sinh Lý cũng như Bệnh Lý là tình trạng chuyển hóa, đắp đổi giữa hai cực này; Và Đạo Tam Cực gọi sự chuyển hóa đắp đổi này là Trung Đạo; Cũng như Phật Pháp chú trọng Trung Đạo giữa hai cực Nhân Quả là Duyên (Nhân – Duyên – Quả). Bệnh Lý cũng Tùy Duyên mà có, do thọ Hàn truyền hoặc thọ Nhiệt chuyển hoặc cùng thọ. Khi làm sách Thương Hàn, Đức Trọng Cảnh cũng rất chính danh. Ví dụ: 

Thái Dương Bệnh: Gọi chung các bệnh tại Thái Dương.

Thương Hàn: Dùng tên bệnh của Thái Dương Bản Hàn để gọi mọi bệnh do Hàn truyền.

Trúng Phong: Dùng tên bệnh của Thái Dương Tiêu Dương để gọi mọi bệnh do Nhiệt chuyển. (Các dòng có màu tím phía sau là ý tưởng của người học tập). 3


THIÊN 1:

THÁI DƯƠNG THƯỢNG (6 Chương, 41 Tiết) Trường hợp làm sách Chú giải đầy đủ thì mỗi Tiết đều được trình bày 3 phần : 

Nguyên Văn: Ghi chữ Hán, dưới mỗi chữ có Âm tiếng Hán Việt.

Dịch Nghĩa: dịch gọn nghĩa tiếng Việt đúng theo Nguyên Văn Hán Việt kể trên.

Chú Giải: Xác thực, thích hợp với từng phân đoạn tại Nguyên Văn.

Nhằm giản lược, tôi không ghi lại Nguyên Văn và Dịch Nghĩa vì các sách đã có.Chỉ ghi lại các Chương Tiết và các phân đoạn của Tiết đã được Bản Nghĩa Chú Giải mà thôi. Trường hợp cần tham khảo thì xem thêm Nguyên Văn tại Thương Hàn Luận Bản Nghĩa.

CHƯƠNG 1:

THÁI DƯƠNG THỂ LỆ (11 Tiết, từ 1 đến 11) Lý do Luận Kinh Thái Dương trước hết đã nói nơi ý nghĩa tên sách, đây chỉ bàn đến Thể Lệ. Người xưa làm sách thường trước hết trình bày Thể Lệ vì Thể Lệ cũng chính là nguyên tắc không thể tách rời Nội dung của sách.Bản Nghĩa nói Thể Lệ của Thái Dương cũng là Thể Lệ của toàn sách, một sách Bệnh Lý học được kế thừa từ Kinh Dịch có Nội dung không ra ngoài cơ cấu mà Kinh Dịch đã dùng với những quan điểm: 

Toàn thể sự vật là một Thái cực, Thái cực thị sinh Lưỡng Nghi là sự vật đã chia ra Âm Dương, rồi Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng …..v..v…… .

Sự vật biến dịch trong môi trường không rời 2 dữ kiện Thời và Vị.

Sự vật biến dịch theo Đạo Tam Cực gồm cả 2 qui luật Âm Dương thống nhất và Âm Dương đối lập.

Tiết 1 : 

Thái Dương Bệnh mạch chứng tổng quát.

Thái Dương Chi Vi Bệnh: Thái Dương không nói Khí-Kinh-Lạc tức là chỉ nói tổng quát bệnh của Kinh này. Chi Vi Bản Nghĩa chú là Thái Dương Chi Kinh Khí Vi Bệnh nghĩa là 4


Kinh Khí của Thái Dương làm bệnh. Kinh-Khí-Lạc là 3 thành phần cốt lõi của Kinh, Khí lưu động Làm bệnh, Kinh cố định chỉ Thọ bệnh, Lạc quan hệ Âm Dương Hàn Nhiệt là đầu mối Truyền - Chuyển bệnh. Nên hiểu Chi Vi với nghĩa rộng hơn là hai mặt Âm Dương của một sự vật,cụ thể ở đây là Hàn Nhiệt, Tiêu Bản. 

Mạch Phù: Chứng của Lạc, mạch máu từ Lý ra Biểu.Thái Dương chủ Biểu cho nên mạch bệnh của Thái Dương tại Biểu là Phù.

Đầu gáy cứng đau: Chứng của Kinh, Kinh Thái Dương đi qua đầu gáy, Kinh bệnh nên đầu gáy cứng đau .

Mà sợ lạnh: Chứng của Khí, Kinh Thái Dương hành Hàn Khí nên người bệnh sợ lạnh.

 Thấy những lời kể trên khác với Bản Nghĩa vì người học có trình độ không thể hiểu đến chổ thấy của tác giả nên tạm thời hiểu trước như vậy rồi từ từ vươn lê.

 Tiết 2-

Thái Dương Tiêu Dương làm Trúng Phong.

Thái Dương bệnh: Gọi là Thái Dương bệnh vì có đủ mạch chứng tổng quát như đã nêu ở Tiết 1.

Phát nóng: Thái Dương Tiêu Khí.

Đổ mồ hôi: Thái Dương Bản Khí .

Sợ gió: Tiêu Bản cùng bệnh.

Mạch Hoãn: Vệ Khí tại Nhục phần bị Phong cản trở.

Gọi là Trúng Phong: Chỉ bệnh Thái Dương Trúng Phong tại Nhục phần.Tiêu Khí là Dương Nhiệt, Bản Khí là Âm Hàn.Trung cũng như Kinh là Bộ Vị giữa Âm Dương, Phong là Hòa Khí giữa Hàn Nhiệt.Khi Sinh Lý thì nói Trung Phong, khi Bệnh Lý thì nói Trúng Phong, chỉ thêm một dấu sắc mà Sinh Lý được đổi thành Bệnh Lý thật giản dị mà có ý nghĩa vô cùng.

 Tiết 3:

Thái Dương Bản Hàn làm Thương Hàn.

Thái Dương bệnh: như tiết trên.

Hoặc đã phát nóng: bệnh tại Kinh.

Hoặc chưa phát nóng: bệnh tại Bản Hàn. 5


Tất sợ lạnh: Hàn Khí chủ Bì phần.

Mình đau: Khí bệnh, Kinh cũng bệnh.

Ói ngược: Phong trước Hàn sau là nghịch (trái với Hàn trước Phong sau là thuận, bệnh tại Bì Phu do Hàn mà ói nên gọi là ói ngược).

Mạch Âm Dương đều Khẩn: trước bộ Quan là Dương, sau bộ Quan là Âm, gọi Dương Hàn che lấp Âm Nhiệt, ba bộ mạch đều Khẩn.

Gọi là Thương Hàn: chỉ bệnh Thái Dương Thương Hàn tại Bì phần.

 Thương Hàn là tên bệnh chủ đề của sách. Thái Dương là Kinh Dương Hàn, Thái Dương chủ Vệ Khí, Dương Vệ bị Hàn Khí làm bị thương nên giản dị gọi là Thương Hàn.

 Tiết 4:

Thương Hàn truyền các Âm kinh làm Hàn Thấp, Phong Thấp.

Thương Hàn một ngày Thái Dương mắc phải: ngày mắc bệnh đầu tiên là ngày Thái Dương thọ chịu.

Mạch như yên tĩnh là không truyền: không truyền là chỉ bệnh tại Thái Dương Kinh. Biết truyền hay không truyền bằng cách xem xét mạch.

Hơi muốn mửa: Thương Hàn truyền Âm Hàn Kinh làm Hàn Thấp.

Nếu như Táo phiền: Thương Hàn truyền Tiêu Âm Nhiệt Kinh làm Phong Thấp.

Mạch Sác cấp: chứng của Lạc, chỉ bệnh truyền đến Tiêu Âm Nhiệt Kinh.

 Tiết 5: 

Thương Hàn không truyền các Dương Kinh.

Thương Hàn hai ba ngày, chứng Dương Minh Thiếu Dương không thấy là không truyền: Nói Thái Dương thọ Thương Hàn, không truyền các Dương Kinh.Biết truyền hoặc không truyền bằng cách xem xét chứng.

.

 Tiết 6:

Thái Dương Tiêu Dương truyền Kinh làm Ôn bệnh, Phong Ôn.

Thái Dương bệnh: Thái Dương Tiêu Dương bệnh.

Phát nóng mà khát:Thái Dương Tiêu Khí bệnh tại Tấu phần.

Không sợ lạnh: tại Tấu phần Nhiệt Khí làm chủ. 6


Gọi là Ôn bệnh: tại Tấu Bán Biểu phần, Dương Nhiệt Kinh thọ Dương Hàn truyền.

Phát Hãn rồi mình nóng như đốt: Dương Hàn lui,Dương Nhiệt thọ Âm Nhiệt.

Gọi là Phong Ôn: tại Tấu Bán Lý phần, Dương Nhiệt thọ Dương Hàn truyền, đồng thọ Âm Nhiệt chuyển.

Phong Ôn làm nên bệnh: nói chứng Phong Ôn tại Biểu.

Mạch Âm Dương đều Phù: Thái Dương Bản Hàn, Thiếu Âm Bản Nhiệt đều bệnh tại Biểu.

Tự đổ mồ hôi: Bản Hàn hiệp với Thiếu Âm Tiêu Khí.

Mình nặng nề: Tiêu Dương hiệp với Thiếu Âm Bản Khí.

Ngủ nhiều: cớ bởi Bản Hàn truyền nhập Bản Nhiệt.

Thở khò khè như ngáy, nói năng khó ra lời: cớ bởi Bản Nhiệt chuyển nhập Bản Hàn.

Nếu bị (lầm) cho Hạ: nói Phong Ôn tại Lý.

Tiểu tiện không lợi: Bản Hàn Bản Nhiệt cùng nhập Lý.

Mắt trực thị: Bản Nhiệt bệnh.

Đái són(tiểu tiện không tự chủ): Bản Hàn bệnh.

Nếu bị (lầm) dùng lửa: nói Phong Ôn tại Tấu.

Nhẹ thì mình phát sắc vàng: từ Bán Biểu đi ra Bì Nhục.

Nặng thì như Kinh Giản, có lúc co giật: từ Bán Lý nhập vào gân cốt.

Nếu dùng lửa để xông: nói tại Tấu Bản Hàn bị Bản Nhiệt Hóa.

Nghịch lần đầu còn có thể kéo dài ngày: thọ hóa tại Tấu.

Nghịch lần nữa thì nguy đến tính mạng: thọ hóa tại Cách tại Đái.

 Tiết 7:

Số ngày truyền Kinh.

Phát nóng sợ lạnh: Tam Dương bệnh.

Không nóng sợ lạnh: Tam Âm bệnh.

7


Phát ở Dương 7 ngày khỏi: 6 Kinh hành tại Biểu là 6 ngày. Phát ở Dương thì giải ở Biểu.Giải tại Biểu thì phải mất thêm 1 ngày trở lại Thái Dương (6+1= 7 ) cho nên phát ở Dương 7 ngày khỏi.

Phát ở Âm 6 ngày khỏi: 6 Kinh hành tại Lý là 6 ngày. Phát ở Âm thì giải ở Lý.Giải ở Lý không cần trở lại Thái Dương nên chỉ 6 ngày là khỏi.

 Tiết 8:

Dương Kinh bệnh từ Tấu đến Biểu.

Thái Dương bệnh đầu đau đến 7 ngày trở lên tự khỏi: vì 7 ngày là số ngày của Dương Kinh giải tại Biểu.

Nếu muốn làm ‘Tái Kinh’: nói Thái Dương bệnh Tái Kinh là muốn nhập Lý.

Châm Túc Dương Minh Kinh(Túc Tam Lý huyệt) khiến cho không truyền nhập Lý thì khỏi.

 Tiết 9: 

Thái Dương hành Kinh Vượng thời.

Thái Dương bệnh lúc muốn giải, theo từ giờ Tỵ đến giờ Mùi: Bệnh ở Thái Dương giải theo giờ Vượng hành KInh của nó từ giờ Tỵ đến giờ Mùi, tức là giờ Ngọ.

 Tiết 10:

Âm Kinh bệnh từ Tấu đến Lý.

Phong gia: nói Âm Kinh bệnh tại Lý.

Biểu giải rồi nhưng chưa được khoan khoái: Biểu giải mà Lý chưa giải.

12 ngày khỏi: chỉ nói số ngày Âm Kinh giải tại Lý.

 Tiết 11:

Âm Dương Hàn Nhiệt Kinh tập trung tại Tấu.

Mình nóng dữ : Sờ thấy Nhiệt tại ngoài.

Lại muốn được mặc áo: Cảm nhận Hàn tại trong.

Vì Nhiệt tại Bì phu: Bì phu là Biểu ngoài (Dương Nhiệt Âm Nhiệt ra hết ở Bì Phu).

8


Hàn tại Cốt Tủy: Cốt Tủy là cơ sở của Tấu, Tấu phần là nơi tập trung tất cả Âm Dương Hàn Nhiệt Kinh (Dương Hàn Âm Hàn vào hết ở Cốt Tủy).

Mình lạnh dữ: Sờ thấy Hàn tại ngoài.

Lại không muốn mặc áo: Cảm nhận Nhiệt tại trong.

Hàn tại Bì Phu: Bì phu là Biểu ngoài (Dương Hàn Âm Hàn ra hết ở Bì Phu).

Nhiệt tại Cốt Tủy: Cốt Tủy là cơ sở của Tấu (Dương Nhiệt Âm Nhiệt vào hết ở Cốt Tủy).

 Gặp bệnh có chứng nóng lạnh như trên thử cho uống thang Tiểu Sài Hồ thì hết, Nguyên Văn chỉ nói Hàn Nhiệt tại Bì Phu - tại Cốt Tủy, ngờ rằng chỉ đề cập đến Tấu Bán Biểu là Bộ Vị giới hạn của Thái Dương làm chủ; Thái Dương đối giao với Thiếu Âm chủ Tấu Bán Lý, cùng nhau điều hòa các Kinh Âm Dương Hàn Nhiệt tại Tấu nên xin phép được đổi lại lời giải để tham khảo.

CHƯƠNG 2:

THÁI DƯƠNG TRÚNG PHONG TẠI NHỤC PHẦN (6 Tiết, từ 12 đến 17) Trúng Phong là bệnh của Thái Dương Tiêu Dương, Kinh Thái Dương có Bản là Hàn, có Tiêu là Nhiệt, Hàn làm bệnh tại Tiêu là Phong (Hàn + Nhiệt); Khí Hóa làm bệnh tại 1 Kinh nơi Trung Khí của Tiêu Bản là vậy. Cơ Nhục cũng là Bộ Vị ở giữa Bì Phu và Tấu cho nên bệnh Thái Dương Trúng Phong tại Cơ Nhục là tương hợp giữa Khí Hóa và Bộ Vị nơi thân người.

 Tiết 12:

Thái Dương Trúng Phong tại Nhục phần.

Thái Dương Trúng Phong: Trúng Phong Thương Hàn đều là Thái Dương Bệnh.Đây không nói “bệnh”, cho đến các Kinh Trúng Phong đều không nói bệnh để ưu tiên chỉ nói bệnh do Hàn truyền.

Dương Phù mà Âm Nhược: đây là Mạch của Thái Dương Trúng Phong Hàn loại khác với Mạch Phù Khẩn của Trúng Phong Nhiệt loại .

Dương Phù thì Nhiệt tự phát, Âm Nhược thì Hạn tự ra: Trúng Phong tại Nhục phần. 9


Gây gây ghét lạnh: chứng thuộc Thái Dương,Thái Âm [Hàn Khí chủ Bì phần].

Rờn rợn ghét gió: chứng thuộc Dương Minh, Khuyết Âm[Phong Khí chủ Nhục phần].

Hâm hấp phát Nhiệt: chứng thuộc Thiếu Dương, Thiếu Âm [Nhiệt Khí chủ Tấu phần].

Mũi kêu: chứng thuộc các Kinh Dương.

Nôn khan: chứng thuộc các Kinh Âm.

Quế Chi thang làm chủ: trị nhất thiết các Kinh Trúng Phong thuộc Hàn loại tại Nhục phần.

 Tiết 13:

Tại Nhục phần Thái Dương Kinh Khí Trúng Phong.

Đầu đau:Thái Dương Kinh.

Phát nóng đổ mồ hôi: Thái Dương Khí.

Ghét gió: tại Nhục phần.

Quế Chi thang làm chủ: trị Thái Dương Kinh Khí Trúng Phong.

 Tiết 14:

Tại Nhục phần Thái Dương Kinh Lạc Trúng Phong.

Gáy, Lưng cứng đơ: Gáy Lưng đều là Kinh, chổ liền nhau là Lạc; cứng đơ ở chổ Kinh Lạc giao liên.

Trái lại đổ mồ hôi ghét gió: bệnh tại Kinh Lạc trái lại mồ hôi do Khí phần mà xuất ra.

Quế Chi gia Cát Căn thang làm chủ: trị Thái Dương Kinh Lạc Trúng Phong.

 Tiết 15:

Tại Nhục phần Âm Hàn Khí Trúng Phong.

Thái Dương bệnh sau khi Hạ mà Khí xung lên: Hàn Khí vẫn tại Ngoại.

Nên cho uống Quế Chi thang, phép dùng như trước: thuộc Thái Dương.

Nếu không xung lên không thể dùng: Hàn Khí tại Nội, thuộc Thái Âm Khuyết Âm.

10


 Tiết 16:

Dương Hàn Trúng Phong khác với Dương Nhiệt Trúng Phong.

Thái Dương bệnh: Thái Dương Tiêu Khí thọ bệnh.

3 ngày: ngày 3 Dương hành kInh.

Đã Phát hãn, nếu Thổ, nếu Hạ, nếu Ôn châm: phàm thuộc Dương Hàn Kinh Khí đã trị.

Vẫn không giải,đấy là hoại bệnh: chẳng phải Bản Dương Hàn bệnh mà là Tiêu Dương Nhiệt bệnh, Bản Dương Hàn bị Tiêu Dương Nhiệt làm Hoại, gọi là Hoại bệnh.

Dùng Quế Chi thang không trúng: bệnh tại Tiêu Khí tức Dương Nhiệt Khí cho nên vậy.

Xem mạch chứng,biết phạm vào nghịch nào, hoặc nghịch do Bản Hàn truyền, hoặc nghịch do Tiêu Nhiệt tự bệnh, hoặc nghịch do Bản Nhiệt chuyển, tùy chứng mà chữa.

 Tiết 17: Thái Dương làm Trúng Phong khác với Thiếu Âm làm Trúng Phong. 

Quế chi (thang) vốn là giải chứng Thái Dương tại Nhục phần.

Nếu người bệnh mạch Phù Khẩn là mạch Thái Dương chuyển Thiếu Âm.

Phát nóng mồ hôi không ra: chứng Thái Dương chuyển Thiếu Âm.

Không thể cho uống: vì đã chuyển Thiếu Âm (làm Thiếu Âm Trúng Phong tại Bì phần).

Phải nên biết như thế, chớ để lầm: Cần phân biệt Hàn Nhiệt.Thái Dương Bản Hàn với Thiếu Âm Tiêu Âm đồng Khí Âm Hàn.Thái Dương Tiêu Dương với Thiếu Âm Bản Nhiệt đồng Khí Dương Nhiệt.

CHƯƠNG 3:

PHONG HÀN TRUYỀN KINH TẠI NHỤC PHẦN (6 Tiết, từ 18 đến 23) Trúng Phong Thương Hàn là bệnh tại Kinh Thái Dương được Kinh này Truyền và các Kinh còn lại đều Thọ chịu. Phong là Khí giữa Hàn Nhiệt, Kinh là đường truyền chuyển giữa Khí 11


và Lạc, Nhục phần là Bộ vị giữa (Trung) Biểu ngoài và Biểu trong, Trung phần là Bộ vị giữa Lý hạ và Lý thượng. Y giới Đông Phương chủ trương Phong là đầu trăm bệnh, khuyên người hành Y phải học Kinh Lạc, Nội Kinh làm Nhiệt Bệnh Luận dặn dò người trị bệnh phải bảo tồn Nhiệt khí, Trọng Sư làm Thương Hàn Luận bảo rằng động lực khởi truyền bệnh tật là Hàn khí, sách này trước hết luận Trúng Phong tại Cơ Nhục rất là độc đáo và có truyền thống.Tấu là màn lưới Kinh Lạc trải suốt Biểu Lý, là con đường Truyền Chuyển Sinh Bệnh lý nơi thân người. Các Chương 3 - 4 – 5 – 6 Bản Nghĩa chứng tỏ Trúng Phong Thương Hàn là bệnh Truyền Kinh.

 Tiết 18:

Tại Nhục phần Dương Nhiệt Kinh Trúng Phong.

Tửu khách bệnh không thể dùng Quế Chi thang: Dương Minh Nhiệt Kinh hành Nhiệt Khí, nên lấy làm tỉ dụ.

Uống thang vào thì nôn ói: Thiếu Dương Kinh cũng hành Nhiệt Thủy.

Bởi vì người nghiện rượu không ưa của ngọt: Đồng là Dương Nhiệt Thủy KInh cho nên đồng không ưa Quế Chi thang cam ôn.

 Tiết 19:

Tại Nhục phần Âm Hàn Kinh Trúng Phong.

Suyễn: Dương Hàn.

Suyễn gia: Âm Hàn là Bản Khí của Dương Hàn nên được gọi là ‘gia’.

Dùng thang Quế Chi gia Hậu Phát Hạnh Nhân: Trị Âm Hàn Khí Suyễn.

 Tiết 20:

Tại Nhục phần Âm Nhiệt Kinh Trúng Phong.

Phàm uống thang Quế Chi mà mửa: vì dùng Quế Chi thang ngộ trị Âm Nhiệt.

Kỳ hậu (về sau) tất mửa ra mủ máu: vì dùng Quế Chi thang ngộ trị Âm Nhiệt Kinh (Kinh tại Khí chi hậu cho nên nói Kỳ hậu).

 Tiết 21:

Tại Nhục phần Thương Hàn truyền Tam Âm Kinh.

Thái Dương bệnh, Phát hãn rồi mồ hôi ra không ngừng: Thái Dương Hàn Khí truyền Tam Âm.

Sợ gió: tại Nhục phần. 12


Đi đái khó: truyền Âm Nhiệt Kinh .

Tay chân hơi căng cứng,khó co duỗi: truyền Âm Hàn Kinh.

Quế Chi gia Phụ Tử thang làm chủ .

 Tiết 22: 

Mạch Xúc hung đầy: Truyền Thủ Tam Âm. -

Quế Chi khứ Bạch Thược thang làm chủ .

Hơi sợ lạnh: Truyền Túc Tam Âm. -

Tại Nhục phần Thương Hàn truyền Thủ Túc Tam Âm.

Tiết 23:

Quế Chi khứ Bạch Thược gia Phụ Tử thang làm chủ .

Tại Nhục phần Thương Hàn truyền Thủ Túc Tam Dương.

Mắc phải 8 – 9 ngày: bệnh Tái Kinh.

Như trạng sốt rét: tại Biểu muốn nhập Tấu phần.

Phát sốt sợ lạnh: chứng Thái Dương.

Nóng nhiều lạnh ít: chứng Dương Minh Thiếu Dương.

Người bệnh không nôn: Thiếu Dương không nhập Lý.

Đại tiện như thường: Dương MInh không nhập Lý .

Một ngày phát 2 -3 lần, mạch Vi Hoãn: các Dương Kinh vẫn tại Dương phần muốn tùy theo giờ Vượng ra ngoài rồi giải.

Mạch Vi mà sợ lạnh : đó là tại Nhục phần Âm Dương đều hư không thể lại Hạn, Thổ, Hạ nữa.

Sắc mặt trái lại có sắc Nhiệt: Bản Hàn truyền Thủ Dương Kinh muốn giải mà chưa giải.

Không ra được chút ít mồ hôi cho nên mình tất ngứa: Bản Hàn truyền Túc Dương Kinh không ra được chút ít mồ hôi để giải.

13


Nên dùng Quế Chi Ma Hoàng Các Bán thang: chỉ phát hạn của Dương Kinh nên nói tiểu (chút ít) , có Dương Nhiệt tại Nội nên nói nghi (nên dùng).Bệnh muốn giải từ Nhục ra Bì nên dùng cả 2 phương Quế Chi, Ma Hoàng mỗi thứ một nửa.

CHƯƠNG 4 :

THƯƠNG HÀN LOẠI VÀ TRÚNG PHONG LOẠI TẠI NHỤC PHẦN ( 7 Tiết, từ 24 đến 30 ) Bản Nghĩa chỉ nói Thương Hàn Loại là diễn tả theo Đạo thống nhất, lý này người học khó theo kịp ; Xin nói thêm Trúng Phong Loại [Nhiệt] theo Nghĩa Âm Dương đối lập với Thương Hàn Loại [Hàn].

Tiết 24:

Thái Dương Bản Khí, Tiêu Khí cùng bệnh.

Thái Dương bệnh: Thái Dương Tiêu Bản làm bệnh.

Mới đầu uống Quế Chi thang: Trị Bản Khí.

Trái lại phiền không giải: có Tiêu Khí tại Nội.

Trước Châm Phong Trì, Phong Phủ: trước trị Tiêu Khí.

Rồi lại dùng thang Quế Chi thì khỏi: rồi sau trị Bản Hàn.

Tiết 25:

Bản Hàn truyền làm Hàn Thấp, Phong Thấp.

Uống Quế Chi thang: trị Bản Hàn.

Ra nhiều mồ hôi: Hàn truyền Âm Kinh.

Mạch Hồng Đại: Tiêu Dương đi theo Bản Hàn.

Dùng thang Quế Chi như phép trước: trị Bản Hàn truyền làm Hàn Thấp.

Hình như sốt rét, ngày phát 2 lần: Hàn Thấp chuyển làm Phong Thấp. 14


Ra mồ hôi tất giải: bởi tại Nhục phần.

Nên dùng Quế Chi Nhị Ma Hoàng Nhất thang: giải từ Nhục ra Bì.

Tiết 26:

Tiêu Dương lìa Bản Hàn làm Nhiệt bệnh.

Uống Quế Chi thang: trị Bản Hàn.

Sau khi ra nhiều mồ hôi: Bản Hàn đi.

Bứt rứt khát nước lắm, không giải, mạch Hồng Đại: Tiêu Dương theo Bản Nhiệt.

Bạch Hổ gia Nhân Sâm thang làm chủ.

Tiết 27:

Dương Nhiệt thọ Dương Hàn làm Ôn bệnh.

Phát nóng sợ lạnh: Thái Dương bệnh.

Nóng nhiều lạnh ít: Chứng Tiêu Dương lìa bỏ Bản Hàn.

Mạch Vi Nhược, đấy là ‘không có Dương’: Dương Hàn truyền Dương Nhiệt làm Ôn bệnh. Không còn bệnh tại Dương Hàn nên gọi là ‘Vô Dương’.

Không thể Phát hãn: bởi không có Dương Hàn.

Nên dùng Quế Chi Nhị Việt Tỳ Nhất thang: Phải Việt (vượt) hạn của Dương Nhiệt.Dương Hàn là chủ, Dương Nhiệt là Tỳ. Giải Dương Nhiệt từ Tấu đến Nhục.

Tiết 28:

Dương Nhiệt thọ Dương Hàn - Âm Nhiệt làm Phong Ôn.

Uống Quế Chi thang: trị Bản Dương Hàn.

Hoặc dùng phép Hạ: trị Tiêu Dương Nhiệt.

Nhưng đầu gáy vẫn cứng đau: thọ Dương Hàn truyền kinh.

Hâm hấp phát sốt, không mồ hôi: thọ Âm Nhiệt.

Dưới Tâm đầy hơi đau, tiểu tiện không lợi: thọ Phong Ôn tại Lý.

Quế Chi khứ Quế gia Phục Linh Bạch Truật thang làm chủ: Quế Chi đứng đầu tên thang là vì Tiêu Dương bệnh do Bản Hàn đưa tới.Khứ Quế Chi vì đã chuyển Bản Nhiệt.Gia Phục Linh Bạch Truật trị nhập Lý làm Phong Ôn. 15


Tiết 29:

Cứu ngộ Thương Hàn Loại Ôn bệnh.

Thương Hàn Loại: gọi bệnh nhập từ ngoài.

Mạch Phù: mạch tại Nhục phần.

Tự đổ mồ hôi: chứng tại Nhục phần.

Tiểu tiện nhiều lần (Sác): Tiêu Dương.

Tâm phiền: Thọ Bản Nhiệt.

Hơi sợ lạnh: Bản Hàn truyền Kinh.

Chân co quắp: Bản Hàn truyền Kinh tất Bản Nhiệt chuyển hệ.

Trái lại dùng Quế Chi thang công Biểu, thế là lầm: Lầm bởi không biết Ôn bệnh thuộc Thương Hàn Loại nên dùng Quế Chi Nhị Việt Tỳ Nhất thang, trái lại còn dùng Quế Chi thang.

Uống vào bèn phát quyết: Vì dùng Quế Chi trị Tiêu Dương Nhiệt, Nhiệt cực phản Quyết.

Trong họng khô: Tiêu Dương thọ Bản Nhiệt.

Phiền táo thổ nghịch: Tiêu Dương thọ Bản Hàn.

Làm thang Cam Thảo Can Khương cho dùng để phục hồi Dương: Trước trị Bản Hàn.

Quyết khỏi,chân ấm,lại làm thang Thược Dược Cam Thảo cho uống chân liền duỗi được: Sau trị Bản Nhiệt.

Nếu nói xàm dùng Điều Vỵ Thừa Khí thang: Điều hòa Bản Hàn Bản Nhiệt tại Nhục phần.

Nếu phát hãn đôi lần, lại gia thiêu châm, Tứ Nghịch thang làm chủ: Trị Bản Hàn Bản Nhiệt hư tại Nhục phần.

Tiết 30:

Cứu ngộ Trúng Phong Loại Phong Ôn.

Chứng giống Dương Đán: Gọi Phong do Nội xuất. Chứng Dương Đán do Thiếu Âm chuyển sang Thái Dương. Đây là chứng Phong Ôn do Thiếu Âm chưa chuyển Thái Dương, đều tại Nhục phần, ngộ trị nên thêm nặng.

Quyết Nghịch: thọ Bản Hàn truyền. 16


Trong họng khô: thọ Bản Nhiệt chuyển.

Bứt rứt vật vã, mửa ngược: Cùng thọ.

2 ống chân co quắp mà nói xàm: Bản Hàn Bản Nhiệt xâm lấn nhau ở dưới, quấy nhiểu nhau ở trên.

Nửa đêm 2 chân ấm, 2 ống chân duỗi: Nửa đêm Dương Khí lại, Âm Huyết hòa.

Mạch Phù thì là Phong: Bản Hàn Bản Nhiệt hiệp.

Đại thì là hư:Bản Hàn Bản Nhiệt cùng hư.

Phong thì sinh sốt nhẹ: hiệp Tiêu Dương.

Hư thì 2 ống chân co rút: thọ Bản Hàn.

Chứng giống Quế Chi; nhân bởi gia thêm Phụ Tử vào, tăng Quế khiến cho đổ mồ hôi: Trị lầm bệnh Phong Ôn.

Phụ Tử làm ấm Kinh cho nên vong Dương: Vong Thiếu Âm Nhiệt Khí, bởi vì dùng Nhiệt trị Nhiệt.

Quyết nghịch: thọ Hàn truyền.

Trong Yết khô, Dương Minh Nội Kết, nói xàm, bứt rứt rối loạn: Dương Nhiệt thọ Bản Nhiệt.

Làm thang Cam Thảo Can Khương cho uống, Nửa đêm Dương Khí trở lại, 2 chân ấm: Trước trị Bản Hàn.

2 ống chân còn hơi co quắp,dùng thang Thược Dược Cam Thảo,thế là chân duỗi được: Sau trị Bản Nhiệt.

Dùng Điều Vỵ Thừa Khí thang, phân hơi nát, dứt chứng nói xàm thì bệnh có thể khỏi: Điều hòa Bản Hàn Bản Nhiệt để ổn định bệnh Phong Ôn do Nội xuất.

.

17


CHƯƠNG 5:

TẠI NHỤC PHẦN PHONG HÀN HIỆP TRUYỀN KỲ KINH ( 4 Tiết, từ 31 đến 34 ) Kỳ Kinh thuộc hệ Âm Dương có chức năng điều hòa Âm Dương Hàn Nhiệt của 6 Kinh.Khi bệnh tại một Bộ vị thái quá hoặc có hai Kinh hiệp bệnh thì thường có truyền Kỳ Kinh.

Tiết 31:

Tại Nhục phần Phong Hàn đồng thời truyền Đốc Kinh.

Thái Dương bệnh: Có Trúng Phong trước, có Thương Hàn trước, có Phong Hàn đồng thời.

Gáy lưng cứng đờ: Truyền Đốc Kinh.

Không mồ hôi: Bệnh nhập Kinh.

Sợ gió: tại Nhục phần.

Cát Căn thang làm chủ .

Tiết 32:

Tại Nhục phần Phong Hàn hiệp truyền Đái Kinh.

Thái Dương hiệp với Dương Minh tất tự hạ lợi: Thái Dương Kinh đi phía lưng của thân, Dương Minh Kinh đi phía trước của thân.Thái Dương Phong Hàn hiệp Dương Minh tất từ đó nhập Đái Mạch mà hạ lợi.

Cát Căn thang làm chủ .

Tiết 33:

Tại Nhục phần Phong Hàn truyền Nhâm Xung Kinh

 Nhâm Xung Kinh đều dính bám vào Dương Minh.Phong Hàn không nhập Đái Kinh mà hạ lợi,tất nhập Xung Nhâm Kinh mà nôn .  Cát Căn gia Bán Hạ thang làm chủ .

.

18


Tiết 34:

Tại Nhục phần Phong Hàn chuyển Thiếu Âm truyền các Kỳ Kinh.

Thái Dương bệnh: hiệp Thiếu Âm đồng thời làm bệnh.

Quế Chi chứng: tại Nhục phần.

Thầy thuốc trái lại cho Hạ: thế là lầm.

Bèn lợi không dứt: Thái Dương hiệp Thiếu Âm mà hạ.

Mạch Xúc là Biểu chưa giải: Thiếu Âm ra ngoài hiệp Thái Dương.

Suyễn: truyền các Kỳ Kinh.

Đổ mồ hôi: tại Nhục phần .

Cát Căn Hoàng Cầm Hoàng Liên thang làm chủ.

CHƯƠNG 6:

THƯƠNG HÀN LÀM BỆNH TẠI BÌ PHẦN. ( 7 Tiết, từ 35 đến 41) Thương Hàn là do Thái Dương Bản Hàn làm bệnh, Bì phần là Bộ Vị có Hàn Khí cùng tương hợp truyền làm bệnh đến các Kỳ Kinh và hai KInh Dương Nhiệt Âm Hàn.

Tiết 35:

Tại Bì phần, Thái Dương Phong Hàn truyền Đốc Nhâm Kinh.

 Thái Dương bệnh: . Hiệp lại nói là Thái Dương Phong Hàn làm bệnh . . Phân ra nói thì Thái Dương là Hàn,Thiếu Âm là Phong cùng bệnh .  Đầu đau phát nóng: chứng Thái Dương,Thiếu Âm đều có .  Mình nhức, eo lưng đau, khớp xương đau nhức: chứng truyền Đốc Kinh của Thái Dương Thiếu Âm đều có .  Sợ gió: mắc bệnh tại Cơ đến Bì. 19


 Không mồ hôi: tại Bì phần.  Suyễn: truyền Đốc Nhâm Kinh.  Ma Hoàng thang làm chủ .

Tiết 36:

Tại Bì phần, Thái Dương Phong Hàn truyền Xung Kinh.

Thái Dương cùng với Dương Minh hiệp bệnh: Thái Dương Phong Hàn hiệp Dương Minh truyền Xung Nhâm Kinh.

Phong Hàn nhập các Kỳ Kinh Lạc thì Suyễn mà ngực đầy vì đều do từ dưới mà đi lên.

Không thể Hạ: bởi tại Bì.

Nên dùng Ma Hoàng thang làm chủ: Thái Dương thì ‘làm chủ’ (chủ chi).Hiệp Dương Minh thì ‘nên dùng’ (nghi).

Tiết 37:

Biện Thái Dương Thiếu Âm là 1 khi đồng Bộ Vị.

 Thái Dương bệnh đã qua 10 ngày: Thái Dương tại Nội tức Thiếu Âm.  Mạch Phù Tế: Hai Kinh (Thái Dương Thiếu Âm) đồng có mạch này.  Ưa nằm: Hai Kinh (Thái Dương Thiếu Âm) đồng có chứng này.  Ngoài đã giải vậy: Giải thì đều giải.Thiếu Âm tại Ngoại tức Thái Dương. Nội Ngoại như vậy, tại Tấu cũng vậy.  Ví như ngực bụng đầy đau, dùng Tiểu Sài Hồ thang: Hai Kinh tại Tấu đồng một chứng, đồng một thang phương; không riêng Chứng trị như vậy, Mạch cũng vậy.  Mạch chỉ Phù, dùng Ma Hoàng thang: Hai Kinh tại Bì phần đồng một mạch, đồng một thang phương.

Tiết 38: 

Biện Trúng Phong Hàn, Nhiệt.

Thái Dương Trúng Phong mạch Phù Khẩn, cùng với ‘Thái Dương Trúng Phong Dương Phù mà Âm Nhược’ xem xét: Kia là Trúng Phong Hàn Loại, đây là Trúng Phong Nhiệt Loại. (Trúng Phong là bệnh do Hàn Nhiệt phối hợp, Thái Dương từ 20


Biểu vào Lý cụ thể là từ Bì vào Cơ phối hợp với Thiếu Âm làm bệnh Thái Dương Trúng Phong Hàn Loại; Thiếu Âm từ Lý ra Biểu cụ thể là từ Cơ ra Bì phối hợp với Thái Dương làm Thái Dương Trúng Phong Nhiệt Loại. Không thể nói là Thiếu Âm Trúng Phong vì đây là bệnh của Thái Dương chủ tại Biểu nhưng rất cần phân hiểu Thái Dương Thiếu Âm là 2 khi làm bệnh khác Bộ Vị ).

Mạch Phù Khẩn: Dương Hàn Nhược (yếu) mà Âm Nhiệt Cường (mạnh) .

Phát sốt sợ lạnh: tại Bì phần.

Mình đau nhức: Bản Nhiệt thọ Bản Hàn.

Không ra mồ hôi, phiền táo: Bản Nhiệt tranh với Bản Hàn.

Đại Thanh Long thang làm chủ: trị Trúng Phong Nhiệt Loại .

Nếu mạch Vi Nhược: lìa bỏ Bản Nhiệt.

Mồ hôi ra sợ gió: hiệp Tiêu Âm.

Không thể uống: bởi không có Bản Nhiệt.

Uống vào Quyết nghịch, gân giật,thịt máy: Lầm trị Trúng Phong Hàn Loại.

Đại Thanh Long thang phát hạn của Thiếu Âm, Hạn nhiều thì vong Dương là vong Âm Nhiệt .

Thành hư chứng, sợ gió: Âm Nhiệt hư.

Phiền táo không ngủ được: Âm Nhiệt hư thì Dương Hàn quấy nhiểu.

Tiết 39:

Biện Ôn bệnh Phong Ôn.

 Mạch Phù Hoãn: Dương thực mà Hàn hư, cùng với mạch Phù Sác Dương hư mà Hàn thực đối nhau.  Mình không nhức: bởi Hàn hư.  Chỉ nặng, chợt có lúc nhẹ: bởi Dương thực.  Không có chứng Thiếu Âm: chỉ Dương Nhiệt làm Ôn bệnh; không Âm Nhiệt thì không làm Phong Ôn, đấy là biện Ôn bệnh Phong Ôn.  Đại Thanh Long thang để ‘phát’: Hàn Nhiệt cùng trị nên gọi Đại, Phong thuộc Đông phương nên nói Thanh, bệnh do Thái Dương Hàn Thủy mà đến nên tên 21


Long. Toàn luận chỉ ở đây dùng một chữ Phát, nói riêng phát Dương Nhiệt mà Âm Nhiệt cũng có thể phát, với không thể phát hạn mà dùng Việt Tỳ để vượt hạn của Dương Nhiệt ý đồng.

Tiết 40:

Biện Hàn Thấp Phong Thấp.

 Biểu không giải: tại Biểu làm Thương Hàn.  Dưới Tâm có thủy Khí: tại Lý làm Hàn Thấp hoặc Phong Thấp.  Nôn khan: Hàn truyền Thái Âm làm Hàn Thấp.  Phát Sốt mà ho: Hàn truyền Thiếu Âm làm Phong Thấp.  Hoặc khát, hoặc lợi, hoặc nghẹn: tại Lý Hàn Thấp hoặc thọ Bản Nhiệt, hoặc thọ Bản Hàn, hoặc cùng thọ.  Hoặc tiểu tiện không lợi, bụng dưới đầy, hoặc Suyễn: tại Lý Phong Thấp hoặc thọ Bản Nhiệt, hoặc thọ Bản Hàn, hoặc cùng thọ.  Dùng Tiểu Thanh Long thang làm chủ: chỉ trị Dương Hàn cho nên nói ‘Tiểu’, Hàn Thấp Phong Thấp đều thọ Thái Dương Bản Hàn truyền Kinh. Ma Quế trị Biểu Hàn, Cương Tân trị Lý Hàn, Thược Thảo trị Lý Nhiệt, Ngũ Vị Tử liễm Bản Nhiệt hòa Bản Hàn, Bán Hạ giáng Bản Nhiệt, tán Bản Hàn.  Hơi lợi bỏ Ma Hoàng gia Phục Linh: Hóa thủy trị Bản Hàn tại Lý.  Khát bỏ Bán Hạ gia Quát Lâu Căn 3 lạng: trị Bản Nhiệt tại Lý hóa Táo.  Nghẹn, bỏ Ma Hoàng gia Phụ Tử: Bản Nhiệt tại trên, Bản Hàn lên theo; Bản Hàn giải, Bản Nhiệt tự giải.  Tiểu tiện không lợi, bụng dưới đầy bỏ Ma Hoàng, gia Phục Linh: Bản Hàn tại dưới, Bản Nhiệt xuống theo; Lợi Hàn thủy tức lợi Nhiệt thủy.  Suyễn, bỏ Ma Hoàng gia Hạnh Nhân: Ma Hoàng phát tại Dương, Hạnh Nhân phát tại Âm, Hàn Thấp – Phong Thấp đều là Âm.

Tiết 41: 

Triệu chứng Phong Thấp dùng thang Tiểu Thanh Long muốn giải.

Thương Hàn,dưới Tâm có thủy Khí: Tại Biểu là Thương Hàn, tại Lý là Hàn Thấp Phong Thấp. 22


Ho mà Suyễn: chứng Phong Thấp.

Phát sốt không khát: chứng Hàn Thấp.

Uống thang rồi khát: đấy là Hàn đi muốn giải.

Tiểu Thanh Long thang làm chủ. [!]

[!] Hàn truyền hiệp với Nhiệt chuyển làm bệnh Phong Thấp sau khi dùng thang Tiểu Thanh Long có triệu khát nước, đó là chứng Hàn lui, Nhiệt không còn chỗ dựa nên bệnh ắt sẽ giải. Đây là bệnh Phong Thấp do Thái Dương truyền Thiếu Âm. Nhân tiết này, Bản Nghĩa dặn dò người học cần phân hiểu bệnh chứng của Thái Dương khác hẳn của Thiếu Âm, cần thận trọng xét kỹ : 

Thái Dương Hàn truyền vào làm Hàn Thấp rồi Phong Thấp hoặc làm Ôn bệnh rồi Phong Ôn ; đó là con đường làm bệnh của Thái Dương truyền Thiếu Âm.

Thiếu Âm Nhiệt chuyển ra làm Phong Ôn rồi Ôn bệnh rồi trở lại Trúng Phong hoặc Phong Thấp rồi Hàn Thấp rồi trở lại Thương Hàn ; đó là con đường làm bệnh của Thiếu Âm chuyển Thái Dương.

Thương Hàn loại mà Bản Nghĩa thường nói không phải chỉ do Hàn truyền (Hàn chứng) mà bao gồm chứng do Nhiệt chuyển (Nhiệt chứng). Bằng chứng là có chỗ khi nói Nhiệt chứng thì Bản Nghĩa xác định đó là Trúng Phong loại.

.

23


THIÊN 2:

THÁI DƯƠNG TRUNG ( 8 Chương , 81 Tiết)

CHƯƠNG 7

THÁI DƯƠNG TẠI BIỂU TRUYỀN CÁC KINH ( 15 Tiết, từ 42 đến 56) Chương này chứng tỏ Thái Dương làm chủ tại Biểu .

Tiết 42:

Thái Dương tại Biểu thống Thiếu Âm.

Thái Dương Thiếu Âm cùng nhau làm Tiêu Bản, cùng nhau làm Nội Ngoại.

Ngoại chứng chưa giải: Hai Kinh đều chưa giải.

Mạch Phù Nhược: Thái Dương Cường mà Thiếu Âm Nhược .

Nên cho Hãn giải đi: Thái Dương giải Thiếu Âm cũng giải.

Nên dùng Quế Chi thang: có Âm Nhiệt tại Nội nên nói nghi (nên dùng).

Tiết 43: 

Thái Dương Bản Hàn với Âm Hàn Khí cùng nhau làm Biểu Lý.

Cho Hạ mà hơi Suyễn: chứng Âm Hàn tại Lý.

Biểu chưa giải: tại Lý chưa giải cho nên tại Biểu chưa giải.

Quế Chi gia Hậu Phác Hạnh Nhân thang làm chủ .

Tiết 44: 

Thái Dương tại Biểu thống Thái Âm, Khuyết Âm.

Thái Dương tại Biểu thống Dương Minh Thiếu Dương.

Thái Dương Tiêu Dương với Dương Nhiệt Khí cùng nhau làm Nội Ngoại. 24


Ngoại chứng chưa giải: Dương Hàn Dương Nhiệt đều chưa giải.

Không thể Hạ: Dương Nhiệt tại Ngoại.

Hạ là nghịch: Dương Hàn tại Ngoại.

Muốn giải Ngoại ‘nên’ dùng Quế Chi thang làm ‘chủ’: Dương Nhiệt thì nghi , Dương Hàn thì chủ .

Tiết 45:

Thái Dương tại Biểu truyền Túc Thái Dương Kinh.

Trước phát hãn không giải: trước Phát hãn tại Khí phần, mà chưa Phát hãn ở Kinh phần.

Rồi lại Hạ đi, mạch Phù không khỏi: bởi bệnh ở Biểu Ngoại mà trị ở Lý Nội.

Phù là tại Ngoại mà trái lại Hạ cho nên không khỏi: Hàn Khí tại Ngoại không thể Hạ, Hàn Kinh tại Ngoại càng không thể Hạ.

Nay mạch Phù cho nên biết là tại Ngoại, cần phải giải Ngoại thì khỏi: tại Khí nên giải, tại Kinh lại càng nên giải.

Quế Chi thang làm chủ .

Tiết 46:

Thái Dương tại Biểu truyền Túc Dương Minh Kinh

Mạch Phù Khẩn: Mạch Hàn truyền Dương Nhiệt Kinh .

Phát Sốt không mồ hôi, mình đau nhức: Chứng Hàn truyền Dương Nhiệt Kinh.

8 – 9 ngày không giải: Dương Nhiệt Kinh nhập Lý.

Biểu chứng vẫn còn, như thế nên Phát hãn: nhân đó khiến tà theo Dương Kinh xuất.

Uống thang rồi hơi bớt: bớt Bản Hàn tại Khí phần.

Người bệnh phát phiền, mắt mờ: tại Kinh phần chưa trừ.

Nặng thì chảy máu mũi, chảy máu mũi rồi thì giải: Hãn nhập Kinh theo Kinh Huyết mà giải.

Sở dĩ như thế vì Dương Minh là Kinh ‘Lưỡng Dương hiệp Minh’, là Dương Khí trùng. 25


Tiết 47: 

Ma Hoàng thang làm chủ: có thể giải Hãn của Khí phần, cũng có thể lại dùng để giải Hãn của Kinh phần.

Thái Dương tại Biểu truyền Túc Thiếu Dương Kinh.

Mạch chứng đồng với trên, chỉ riêng Thiếu Dương là Dương Khí mới sinh, tuy Bản Hàn truyền Kinh nhưng không có chứng ‘mình đau nhức’, cho nên tự chảy máu mũi thì khỏi, không cần dùng Ma Hoàng thang.

Tiết 48:

Thái Dương tại Biểu truyền Túc Thiếu Âm Kinh

Nhị Dương tinh bệnh: Dương Hàn Dương Nhiệt cùng nhập Âm Nhiệt Kinh.Ở Dương là hiệp, vào Âm là tinh.Sau này phỏng theo đó.

Lúc Thái Dương mới mắc bệnh, cho phát Hãn, Hãn trước ra không triệt để: Hãn của Khí phần xuất trước, của Kinh phần chưa xuất.

Nhân đó chuyển thuộc Dương Minh, tự ra in ít mồ hôi, không sợ lạnh: Bản Hàn do Dương Nhiệt nhập Âm Nhiệt.

Không thể Hạ: Hàn chuyển thuộc Dương Nhiệt tại Biểu.

Hạ đi là nghịch: Hàn truyền Âm Nhiệt tại Biểu.

Như thế có thể ‘tiểu’ Phát hãn: chỉ Phát Hãn Thiếu Âm Kinh là ‘tiểu’ , tựa như nên dùng Ma Hoàng Cam Thảo Phụ Tử thang .

Ví phỏng sắc mặt bừng bừng đỏ gay: đấy là Thiếu Âm Kinh tại Biểu thọ Dương Hàn phất uất, nên cho Giải, cho Xông.

Nếu như Phát Hãn không triệt để: Dương Hàn nhập Thiếu Âm Kinh không xuất ra.

Không thể nói là Dương Khí không Việt được: Dương Nhiệt thọ Dương Hàn thì nên cho Việt Hãn, không thể nói chứng này là như vậy.

Đáng Hãn không Hãn: Chứng này là Âm Nhiệt thọ Dương Hàn, phải Phát Hãn là tối yếu, bởi thế không thể nói là Việt Hãn của Dương phần.Tựa như nên dùng Ma Hoàng Phụ Tử Tế Tân thang.

Người bệnh phiền táo: Hàn truyền Âm Nhiệt Kinh. 26


Không biết đau chổ nào, chợt tại trong bụng, chợt tại tứ chi: Biểu Lý bất định.

Dò tìm không thể được: Âm Dương bất phân.

Thở ngắn, chỉ ngồi: trước ngực sau ngực đều thọ chịu.

Vì Hãn tại Thiếu Âm ra không triệt để cho nên thế .

Sao biết được? Vì mạch Sáp cho nên biết: Hàn Kết Âm Nhiệt Kinh, tựa như nên dùng Quế Chi Khứ Quế gia Phụ Tử Bạch Truật thang.

Tiết 49:

Thái Dương tại Biểu truyền Túc Thái Âm Kinh.

Mạch Phù Sác: Dương Nhiệt hư; Dương Nhiệt hư thì Âm Hàn thực.

Theo phép nên đổ mồ hôi mà giải: Trị Dương Nhiệt Âm Hàn nên theo phép Dương Hàn Âm Nhiệt.

Nếu cho Hạ, mình nặng,tim hồi hộp: Bản Hàn truyền Túc Thái Âm Kinh.

Bản Hàn nhập Lý làm bệnh thì không thể Phát Hãn; Bản Hàn bệnh tại Biểu truyền Túc Thái Âm KInh tự đổ mồ hôi sẽ khỏi .

Sở dĩ như thế là vì trong bộ Xích mạch Vi: tại Lý Dương hư cho nên tại Biểu không ra mồ hôi được. Đợi Dương Khí tại Biểu Lý thực, thì tại Tấu tân dịch hòa,bèn tự đổ mồ hôi mà khỏi.

Ôn Dương Khí để làm Hãn, tựa như nên dùng Phục Linh Tứ Nghịch thang.

Tiết 50:

Thái Dương tại Biểu truyền Túc Khuyết Âm Kinh

Mạch Phù Khẩn: Dương Nhiệt Phù mà Âm Hàn Khẩn, phép trị nên theo Mạch Âm Nhiệt Phù mà Dương Hàn Khẩn, mình đau nhức nên dùng Hãn giải.

Giả sử Bộ Xích mạch Trì, đó là tại Lý, Khuyết Âm Kinh thọ Hàn không thể Phát Hãn, tựa như nên dùng Đương Qui Tứ Nghịch thang.

Tiết 51:

Thái Dương tại Biểu truyền Thủ Khuyết Âm Kinh.

Mạch Phù là thọ Biểu Dương Hàn nên dùng Ma Hoàng thang .

Mạch Phù mà Sác: lại thọ Biểu Âm Nhiệt cũng dùng Ma Hoàng thang.

27


Tiết 52:

Thái Dương tại Biểu truyền Thủ Thái Âm Kinh.

Bệnh thường tự đổ mồ hôi: Thủ Thiếu Âm Nhiệt Kinh tại Nội là Vinh khí hòa.

Vinh khí hòa thì Ngoại không hài, vì Thủ Thái Âm Hàn Kinh tại Ngoại là Vệ khí không cùng với Vinh khí hòa hài, cho nên thế.

Vì Vinh khí thọ Bản Nhiệt đi trong Kinh mạch,Vệ khí thọ Bản Hàn đi ngoài Kinh mạch.

Phải nên Phát hãn của Bản Hàn cho Vinh Vệ hòa thì khỏi, Quế Chi thang làm chủ.

Tiết 53:

Thái Dương tại Biểu truyền Thủ Thiếu Âm Kinh

Tạng Tâm không bệnh gì khác, có lúc phát sốt, tự đổ mồ hôi mà không khỏi, đấy là Vệ khí không hòa.

Trước lúc đó, Phát Hãn thì khỏi, Quế Chi thang làm chủ: làm cho Thái Dương chủ Vệ hòa với Thiếu Âm chủ Vinh. (Nếu như Tâm Vinh thọ Hàn nên dùng Nhân Sâm Tứ Nghịch thang) .

Tiết 54:

Thái Dương tại Biểu truyền Thủ Thiếu Dương Kinh.

Thương Hàn: Thủ Thiếu Dương tại Ngoại thọ Hàn.

Mạch chứng cùng với Túc Thiếu Dương đồng, riêng tự đổ máu cam thì giải nên không phải dùng Ma Hoàng thang; cùng với không Phát Hãn, nhân đó đến chảy máu cam, cần phải dùng Ma Hoàng thang có khác.

.

Tiết 55:

Thái Dương tại Biểu truyền Thủ Dương Minh Kinh.

 Thương Hàn không đại tiện 6 -7 ngày , đầu đau có sốt, dùng Thừa Khí thang: thọ Lý Bản Nhiệt, lại thọ Biểu Bản Hàn.  Hễ tiểu tiện trong, biết là thọ Biểu Bản Hàn không thọ Lý Bản Nhiệt.  Cần phải Phát Hãn: thọ Biểu Bản Hàn. 28


 Nếu nhức đầu tất chảy máu cam: Bản Hàn nhập Kinh, Quế Chi thang làm chủ.

Tiết 56:

Thái Dương tại Biểu truyền Thủ Thái Dương Kinh.

Phát Hãn giải: tại Biểu Khí phần giải.

Độ nửa ngày trở lại phiền: tại Biểu Kinh phần chưa giải .

Mạch Phù Sác: Dương hư mà Hàn nhập Kinh.

Có thể Phát Hãn lần nữa: lại Phát Hãn tại Kinh phần.

Quế Chi thang làm chủ .

CHƯƠNG 8

THÁI DƯƠNG TẠI TẤU TRUYỀN KINH (13 Tiết, từ 57 đến 69) Chương này chứng tỏ Thái Dương tại Tấu thống lãnh tất cả Khí Kinh Lạc. 

Tiết 57:

Thái Dương Khí tại Tấu thống nhất thiết Khí.

 Phát Hãn: Biểu khí hư.  Nếu Thổ, nếu Hạ: Lý khí hư.  Vong tân dịch: Tấu khí hư.  Âm Dương hòa tất tự khỏi: Thái Dương Khí có vừa đủ Thiếu Âm Khí tại Nội, Thái Dương Khí hòa không bệnh nào không khỏi. 

Tiết 58:

Thái Dương Kinh tại Tấu thống nhất thiết Kinh.

Sau khi Hạ : tại Lý [Âm] KInh hư. Lại Phát Hãn : tại Biểu [Dương] Kinh hư.

Tiểu tiện không lợi là vì mất tân dịch: tại Tấu các Âm Dương Kinh kiệt.

Chớ nên trị : không cần trị Kinh khác.

29


Được tiểu tiện lợi tất tự khỏi : tại Tấu Thái Dương Kinh có vừa đủ Thiếu Âm Kinh tại Nội, Thái Dương Kinh lợi tất tự khỏi .

Tiết 59:

Thái Dương Lạc tại Tấu thống nhất thiết Lạc.

Sau khi đại Hạ: Lý Kinh hư thì Lý Lạc hư.

Lại Phát Hãn: Biểu KInh hư thì Biểu Lạc hư.

Tất rét run: Tấu Kinh hư.

Mạch Vi Tế: Tấu Lạc cũng hư.

Sở dĩ như thế là bởi Nội(Kinh) Ngoại(Lạc) đều hư: Kinh là Thái Dương vào Lý, Lạc là Thiếu Âm ra Biểu. Kinh tại ‘Nội’ hư thì Lạc tại ‘Ngoại’ cũng hư.

Tiết 60:

Bản Hàn nhập Tấu truyền Âm Hàn KInh.

Sau khi Hạ: tại Tấu Âm Nhiệt hư.

Lại Phát Hãn: Dương Hàn nhập Tấu.

Ban ngày phiền táo không ngủ được: Âm Nhiệt hư thì Dương Hàn quấy nhiễu.

Đêm thì yên tĩnh: Âm Nhiệt hồi phục nên Dương Hàn hòa .

Không nôn: Âm Nhiệt hư.

Không khát: Dương Hàn thực.

Không Biểu chứng: không Biểu Dương Nhiệt chứng.

Mạch Trầm Vi: Dương Hàn hiệp Âm Hàn mà Âm Nhiệt hư cực.

Mình không nóng lắm: Kinh Hàn, Lạc cũng Hàn.

Can Khương Phụ Tử thang làm chủ.

Tiết 61:

Dương Hàn nhập Tấu truyền Âm Nhiệt Kinh.

Sau khi Phát Hãn: Dương Hàn nhập Tấu.

Mình đau nhức: nhập Tấu cùng Âm Nhiệt tương bác (đánh nhau).

30


Mạch Trầm Trì: Dương Hàn nhập Tấu thì mạch Trầm, Âm Nhiệt tại Tấu ‘đương chi’ thì mạch Trầm Trì .

Quế Chi Tân Gia thang làm chủ: Dương Hàn ‘tân gia’ Âm Nhiệt vẫn dùng Quế Chi.

Tiết 62:

Dương Hàn nhập Tấu truyền Dương Nhiệt Kinh.

Sau khi Phát Hãn không thể lại dùng thang Quế Chi vì Dương Hàn đi mà Dương Nhiệt còn ở.

Đổ mồ hôi mà Suyễn: tại Tấu Dương Nhiệt thực .

Không nóng lắm (vô đại nhiệt): tại Tấu không có Âm Nhiệt hiệp. Có thể dùng: Ma Hoàng Hạnh Nhân Cam Thảo Thạch Cao thang làm chủ.

Tiết 63:

Dương Hàn truyền Kinh tại Tấu thượng phần.

Phát Hãn quá nhiều: tại Tấu Dương hư.

Chéo tay lên ấp tim: Dương hư tại Tấu phần trên.

 Dưới tim hồi hộp muốn được án tay vào: Dương hư mà Bản Hàn muốn đi lên.  Quế Chi Cam Thảo thang làm chủ.

Tiết 64:

Dương Hàn truyền Kinh tại Tấu Hạ phần.

 Sau khi Phát Hãn, dưới rún hồi hộp: tại Đái hạ Dương hư mà Hàn thực.  Muốn làm Bôn đồn: Hàn thực ở dưới muốn chạy vội lên trên.  Phục Linh Quế Chi Cam Thảo Đại Táo thang làm chủ.

Tiết 65:

Dương Hàn truyền KInh tại Tấu Trung phần.

Sau khi Phát Hãn: tại Tấu Dương hư.

Bụng trướng đầy: Dương hư mà Hàn thực tại Tấu phần giữa. 31


Hậu Phác Sinh Khương Bán Hạ Cam Thảo Nhân Sâm thang làm chủ.

Tiết 66:

Tại Tấu phần Dương Nhiệt thực, Âm Hàn cũng thực.

Thương Hàn: tại Biểu Dương Nhiệt thực.

Sau khi cho Thổ hoặc cho Hạ: tại Lý Âm Hàn thực.

Dưới Tim nghịch đầy, Khí xung lên ngực: Dương Nhiệt tại ngực, Âm Hàn theo cùng tại ngực.

Đứng dậy thì đầu choáng váng: Dương Nhiệt tại đầu, Âm Hàn theo cùng tại đầu.

Mạch Trầm Khẩn: Dương Hàn tại Nội, Âm Nhiệt theo cùng tại Nội.

Phát Hãn thì động Kinh, thân mình lắc lư chao đảo: Dương Hàn tại Ngoại, Âm Nhiệt theo cùng tại Ngoại.

Phục Linh Quế Chi Bạch Truật Cam Thảo thang làm chủ.

Tiết 67:

Tại Tấu phần Dương Nhiệt thực mà Âm Hàn hư.

Phát Hãn bệnh không giải: Dương Hàn hư mà Dương Nhiệt thực.

Trái lại sợ lạnh là bởi hư vậy: Dương Nhiệt thực do Âm Hàn hư(theo cùng Dương Hàn hư).

Thược Dược Cam Thảo Phụ Tử thang làm chủ.

Tiết 68:

Tại Tấu phần, Dương Hàn hư Âm Nhiệt cũng hư.

Phát Hãn: Dương Hàn hư.

Hoặc Hạ: Âm Nhiệt hư.

Bệnh vẫn không giải: Âm Dương đều hư.

Phiền táo: do Tấu nhập Lý.

Phục Linh Tứ Nghịch thang làm chủ.

32


Tiết 69:

Tại Tấu phần, Dương Hàn hư mà Âm Nhiệt thực.

Sau khi Phát Hãn,sợ lạnh: tại Tấu Dương Hàn hư.

Không sợ lạnh chỉ nóng: tại Tấu Âm Nhiệt thực.

Phải nên hòa Vỵ khí: tả Âm Nhiệt thực để cho Vỵ khí hòa.

Điều Vỵ Thừa Khí thang làm chủ .

CHƯƠNG 9:

TÚC THÁI DƯƠNG KHÍ ( 7 Tiết, từ 70 đến 76) Túc Thái Dương Khí tức Bàng Quang Khí tức Bản Dương Hàn Khí đồng là Âm Hàn Khí với Tiêu Âm Nhiệt Khí tức Thận Khí, tức Túc Thiếu Âm Khí.

Tiết 70:

Túc Thái Dương thọ Thái Dương Thiếu Âm Khí.

Thái Dương Bệnh: Túc Thái Dương Khí phần bệnh .

Sau khi Phát Hãn: Thái Dương Hãn xuất.

Mồ hôi ra rất nhiều: Thiếu Âm Hãn cũng xuất.

Trong Vỵ khô, phiền táo không ngủ được: Thái Dương chuyển sang Thiếu Âm.

Muốn uống nước, cho in ít một, khiến cho Vị Khí hòa thì khỏi: Trị Thiếu Âm.

Nếu mạch Phù, tiểu tiện không lợi: thọ Thiếu Âm Nhiệt Khí.

Hơi sốt ,tiêu khát: thọ Thái Dương Hàn Khí.

Ngũ Linh Tán làm chủ.

Tiết 71: 

Túc Thái Dương thọ Thiếu Âm Nhiệt Khí hư.

Mạch Phù Sác: Dương Khí hư tức Âm Nhiệt Khí hư. 33


Phiền khát: Âm Nhiệt hư thì Dương Hàn không hóa Khí.

Ngũ Linh Tán làm chủ.

Tiết 72:

Túc Thái Dương thọ Hàn Khí thực.

Thương Hàn mồ hôi ra rồi mà khát là Dương Hàn Khí không hóa,Ngũ Linh Tán làm chủ.

Không khát là thọ Hàn truyền KInh, Phục Linh Cam Thảo thang làm chủ.

Tiết 73:

Túc Thái Dương thọ Dương Hàn Âm Nhiệt thực.

Trúng Phong: thọ Âm Nhiệt.

Phát sốt: thọ Dương Hàn.

6 – 7 ngày không giải mà phiền: Hàn Nhiệt cùng thọ.

Có chứng Biểu Lý: Biểu Dương Hàn, Lý Âm Nhiệt cùng tại Tấu.

Khát muốn uống nước: cớ bởi thọ Âm Nhiệt.

Nước vào thì mửa: cớ bởi thọ Dương Hàn.

Gọi là Thủy nghịch: Kinh Túc Thái Dương Hàn Thủy mà lại thọ Hàn Khí là nghịch.

Ngũ Linh Tán làm chủ.

Tiết 74:

Túc Thái Dương thọ Dương Hàn Âm Nhiệt hư.

Chéo tay ấp lên Tim: thọ hư Hàn.

2 tai điếc không nghe: thọ hư Nhiệt.

Sở dĩ như thế, Phát Hãn thì Dương Hàn hư, trùng Phát Hãn thì Âm Nhiệt hư cho nên vậy.

Tiết 75: 

Túc Thái Dương thọ Dương Hàn truyền KInh.

Sau khi Phát Hãn: Thái Dương Khí hư. 34


Uống nước nhiều tất Suyễn: tại Lý Dương hư thọ Hàn truyền.

Dùng nước lạnh tưới dội cũng Suyễn: tại Biểu Dương hư thọ Hàn truyền.

Tiết 76:

Túc Thái Dương thọ Dương Hàn truyền cũng thọ Âm Nhiệt hệ.

Sau khi Phát Hãn: Dương Hàn Khí suy ở Thượng.

Nước, thuốc không uống vào miệng được: Âm Nhiệt Khí theo cùng ở Thượng.

Nếu lại Phát Hãn nữa: Dương Hàn Khí suy ở Nội.

Tất Thổ Hạ không dứt: Âm Nhiệt Khí cũng suy ở Nội.

CHƯƠNG 10

THỦ THÁI DƯƠNG LẠC ( 6 Tiết, từ 77 đến 82) Thủ Thái Dương Lạc tức Tiểu Trường Lạc,tức Tiêu Dương Hàn Lạc. Lạc tùy theo Khí thì Khí của Thủ Thái Dương là Dương Nhiệt nên Lạc của nó là Âm Hàn; còn Lạc tùy theo Kinh vì Kinh là Dương Hàn đối giao với Kinh Âm Nhiệt nên Lạc của nó là Trung Đạo của Dương Hàn + Âm Nhiệt.

Tiết 77:

Thủ Thái Dương Lạc thọ Thái Dương Thiếu Âm hư thực.

Hư phiền không ngủ được: riêng thọ Thiếu Âm Bản Nhiệt.

Nếu nặng thì trăn trở đảo điên, trong Tâm áo não: cùng thọ Thái Dương Bản Hàn.Chi Tử Xị thang làm chủ.

Nếu thiểu Khí là Bản Hàn chuyển sang Bản Nhiệt, Chi Tử Cam Thảo Xị thang làm chủ.

Nếu nôn là Bản Nhiệt chuyển sang Bản Hàn, Chi Tử Sinh Khương Xị thang làm chủ.

35


Tiết 78:

Thủ Thái Dương Lạc thọ Dương Hàn Âm Nhiệt tại Cách.

Phiền Nhiệt: cùng thọ Hàn Nhiệt.

Trong Hung tắc nghẽn: tại Cách, Chi Tử Xị thang làm chủ.

Tiết 79:

Thủ Thái Dương Lạc thọ Dương Hàn Âm Nhiệt tại Biểu tại Lý.

Thương Hàn: tại Biểu.

5 – 6 ngày sau khi đại Hạ: tại Lý.

Mình nóng không dứt: cùng bệnh tại Biểu.

Trong Tâm kết đau: cùng bệnh tại Lý.

Chưa muốn giải: Lý chưa giải cho nên Biểu chưa giải.

Chi Tử Xị thang làm chủ.

Tiết 80:

Thủ Thái Dương Lạc thọ Dương Hàn Âm Nhiệt tại Tấu.

Thương Hàn: tại Biểu. Sau khi Hạ: tại Lý.

Tâm phiền bụng đầy, nằm dậy không yên: thọ tại Tấu.

Chi Tử Hậu Phát thang làm chủ.

Tiết 81:

Thủ Thái Dương Lạc thọ Dương Hàn truyền Kinh tất thọ Âm Nhiệt chuyển hệ.

Mình nóng không dứt: Dương Hàn truyền KInh.

Hơi phiền: Âm Nhiệt chuyển hệ.

Chi Tử Can Khương thang làm chủ.

Tiết 82:

Thủ Thái Dương Lạc không thọ Dương Hàn truyền Kinh, Âm Nhiệt chuyển hệ . 36


 Người bệnh vốn có chứng đi ngoài phân hơi nát : Thủ Thái Dương Lạc hư.  Không thể uống Chi Tử Xị thang : nói phải nên trị chứng hư.

CHƯƠNG 11

TÚC THÁI DƯƠNG KINH ( 8 Tiết, từ 83 đến 90) Túc Thái Dương Kinh tức Bàng Quang Kinh, tức Bản Dương Hàn Kinh đối giao Bản Âm Nhiệt Kinh tức Tâm Kinh, tức Thủ Thiếu Âm Kinh.

Tiết 83:

Túc Thái Dương Kinh thọ Thái Dương Bản Hàn.

Phát Hãn mồ hôi ra không giải: Bản Hàn nhập Kinh.

Vẫn phát sốt: Hàn tại Biểu Kinh.

Dưới Tâm hồi hộp: Hàn tại Lý Kinh.

Đầu váng: Dương Hàn ở trên, Âm Nhiệt theo cùng ở trên.

Mình máy giật: Dương Hàn ở ngoài, Âm Nhiệt theo cùng ở ngoài.

Rung động muốn ngã xuống đất: Dương Hàn thực mà Âm Nhiệt không còn đất dung thân.

Chân Võ thang làm chủ .

.

Tiết 84:

Túc Thái Dương Kinh thọ Thái Dương Tiêu Dương.

Hàn thực ở Kinh mồ hôi ra không giải.

Dương thực ở Kinh Yết hầu khô ráo, không thể Phát Hãn.

Tiết 85:

Túc Tam Dương Kinh hư không thể Phát Thái Dương Hãn. 37


Lâm gia: Túc Dương Kinh thủy hư.

Phát Thái Dương Hãn thì Kinh thủy kiệt mà Kinh Huyết kế tiếp (tất tiểu tiện ra máu).

Tiết 86:

Túc Tam Âm Kinh hư không thể Phát Thái Dương Hãn.

Sang gia tuy mình đau nhức: Túc Âm Kinh Huyết kiệt.

Phát Hãn thì Dương thủy kiệt mà Âm Huyết táo, làm bệnh Kỉnh.

Tiết 87:

Thủ Tam Dương Kinh hư không thể Phát Thái Dương Hãn.

Nục gia: Thủ Tam Dương Kinh hư.

Phát Hãn thì Dương thủy kiệt. . Không hành ở Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh thì trên trán lõm xuống . . Không hành ở Thủ Thái Âm Phế Kinh thì mạch Khẩn cấp .

. Không hành ở Thủ Khuyết Âm Tâm Bào Lạc thì mắt trực thị không đảo được tròng, không ngủ được .

.

Tiết 88:

Thủ Tam Âm Kinh hư không thể Phát Thái Dương Hãn.

Vong Huyết gia: Thủ Tam Âm Kinh Huyết vong.

Phát Hãn thì Dương Khí hư mà Âm Huyết Hàn cho nên rét run lẩy bẩy.

Tiết 89:

Túc Thái Dương Kinh thọ Thiếu Âm Bản Nhiệt.

Dương Hàn thủy được Âm Nhiệt Khí làm thành Hãn,gọi là Hãn gia.

Người vốn hay đổ mồ hôi, lại Phát Hãn nữa thì Thái Dương ‘Hãn’, Thiếu Âm cũng ‘Hãn’.

Hoảng hốt Tâm loạn: Thiếu Âm tại Hạ mà lên Thượng. 38


Tiểu tiện rồi âm vật đau buốt: Thái Dương tại Ngoại mà vào Nội. Đều do Phát Hãn quá nhiều mà ra.

Dùng Võ Dư Lương Hoàn là để chỉ Hãn vậy.

Tiết 90:

Túc Thái Dương thọ Thiếu Âm Tiêu Âm.

Người bệnh có Hàn: Hàn Kinh thọ Hàn Khí.

Lại Phát Hãn, trong Vỵ lạnh tất thổ Vưu trùng: Hãn thì Dương càng hư thì Hàn thậm, tất Vỵ lạnh thổ Vưu trùng.

CHƯƠNG 12

THƯƠNG HÀN TRỊ PHÁP ( 6 Tiết, từ 91 đến 96) Mỗi Kinh có 3 thành phần là Khí – Kinh - Lạc, Bộ Vị tại Biểu cũng có 3 là Bì phần – Tấu phần – Nhục phần; Điều này cho thấy Đức Trọng Cảnh luận bệnh rất chu đáo và Cụ Lưu Thủy tâm đắc được cũng tuyệt vời không thể nghĩ bàn.

Tiết 91:

Khí phần Trị pháp.

Bản Hàn Khí tại Ngoại, nên trước Hãn mà trái lại Hạ, đấy là nghịch: Hàn Khí tại Ngoại (Biểu) mà trái lại trị Nội (Lý) cho nên vậy.

Nếu Phát Hãn trước là trị không nghịch: Hàn Khí tại Ngoại phải nên trị Ngoại trước.Có thể thấy Hàn Khí tại Nội phải nên trị Nội trước.

Bản Nhiệt Khí chủ Nội, nên trước Hạ mà trái lại Hãn là nghịch; nếu Hạ trước là không nghịch: Nhiệt Khí tại Nội, nên trước Hạ. Có thể thấy Nhiệt Khí tại Ngoại phải nên trước Phát Hãn.

Tiết 92:

Kinh phần Trị pháp. 39


Thương Hàn thầy thuốc cho Hạ rồi tiếp tục hạ lợi phân sống không dứt: Dương Kinh vào Lý chuyển sang Âm Kinh.

Mình đau nhức: Âm Kinh ra Biểu chuyển sang Dương Kinh.

Gấp nên cứu Lý: Lý Kinh tức là chổ nhập (vào) của Biểu Kinh.

Sau, mình còn đau nhức, đại tiểu tiện tự điều hòa, gấp nên cứu Biểu: Biểu Kinh tức là chổ xuất (ra) của Lý Kinh.

Nói Biểu Lý chỉ Nhất Kinh, riêng là Âm là Dương thì có phân biệt vậy .

Cứu Lý nên dùng Tứ Nghịch thang : Trị tại Lý Thiếu Âm tức trị chổ nhập của Thái Dương.

Cứu Biểu nên dùng Quế Chi thang: Trị tại Biểu Thái Dương tức trị chổ xuất của Thiếu Âm.

Tiết 93:

Lạc phần Trị pháp.

Bệnh phát sốt đầu đau: Dương Kinh bệnh tại Biểu, cũng là Dương Lạc bệnh tại Biểu.

Mạch trái lại Trầm: Âm Kinh mạch tại Lý, cũng là Âm Lạc mạch tại Lý; nói trị Lạc phải nên tùy theo Kinh.

Nếu không bớt: không biết phép trị Lạc.

Mình mẩy đau nhức: tại Biểu Âm Dương Lạc bệnh.

Cần phải cứu Lý, nên dùng Tứ Nghịch thang: trị tại Lý Âm Dương Kinh.

 Sở dĩ như thế, vì Hàn Kinh từ Biểu vào Lý, Nhiệt Kinh từ Lý ra Biểu. Nối liền Âm Dương Biểu Lý là Lạc. Lạc còn có nghĩa là mạch máu (Tâm Bào Lạc) từ Lý ra Biểu; Biệt của Lạc là Tôn Lạc đều thấy ở ngoài. Đây, trị ‘Ngoại Lạc’ tất do ‘ Nội Kinh’,trị Lạc tất do Hàn khí, Thương Hàn Trị Pháp vậy. 

Tiết 94:

Bì phần Trị pháp.

Thái Dương Bệnh trước cho Hạ mà không khỏi: bởi vì Thái Dương tại Biểu nên Hãn trước, không nên Hạ trước.

Nhân lại Phát Hãn: Thái Dương nên ‘Hãn trước’, không nên Hạ trước rồi lại Hãn.

Thất trị ở Hãn, lại thất trị ở Hạ vì thế Biểu Lý đều hư. 40


Người bệnh do đó sinh chứng Mạo: Thiếu Âm tại Biểu ‘Mạo’ làm Thái Dương gọi là ‘Mạo gia’.

Ra mồ hôi tự khỏi: hòa Thái Dương Thiếu Âm tại Biểu.

Nếu Lý chưa hòa thì sau lại cho Hạ: hòa Thái Dương Thiếu Âm tại Lý.

Tiết 95:

Tấu phần Trị pháp.

Thái Dương Bệnh chưa giải: tại Tấu chưa giải.

Mạch Âm Dương ‘Câu đình’: nhất thiết mạch ‘Câu đình’ tại Tấu – Định lệ vậy!

Tất trước run cầm cập Kinh Lạc của nó rồi sau đổ mồ hôi mà giải; nhất thiết Kinh Lạc đều tập trung tại Tấu – Định lệ vậy!

Chỉ Dương Mạch Vi là Dương Nhiệt Mạch Vi thì Dương Hàn thực.

Trước cho ra mồ hôi mà giải: Dương Hàn nên Hãn trước.

Chỉ Âm Mạch Vi: là Âm Hàn Mạch Vi thì Âm Nhiệt thực.

Cho Hạ mà giải: không nói ‘trước’ là vì Âm Nhiệt tại Biểu có ‘Hãn trước’ ; nhất thiết Âm Dương đều hội ở Tấu – Định lệ vậy!

Nếu muốn Hạ, nên dùng Điều Vỵ Thừa Khí thang cho Hạ: nhất thiết trị Tấu phần Nhiệt Khí nên dùng Bản phương – Định lệ vậy !

Tiết 96:

Nhục phần Trị pháp.

Thái Dương Bệnh phát sốt: đấy là Vệ cường.

Đổ mồ hôi: đấy là Vinh nhược .

Chỉ vì Vệ cường phát sốt, cho nên Vinh nhược mồ hôi ra.Âm Dương tương ứng làm nên vậy.

Muốn cứu Tà Phong: tại Nhục phần Phong bị Hàn truyền cho nên gọi Tà.

Nên dùng Quế Chi thang.

41


CHƯƠNG 13

THÁI DƯƠNG PHONG HÀN TRUYỀN TẤU PHẦN ( 15 Tiết, từ 97 đến 111) Tấu Phần là màn lưới Kinh Lạc trải suốt Biểu Lý gồm có 2 phần Tấu Bán Biểu do Thái Dương làm chủ và Tấu Bán Lý do Thiếu Âm làm chủ. Cần lưu ý tuy theo tương đối nói Tấu là Nhiệt đối lập với Bì là Hàn nhưng theo tuyệt đối thì Âm Dương Hàn Nhiệt ra vào đều tập trung tại Tấu. Xét bệnh tại Lý cần nhận định rõ các mặt Âm Dương - Hàn Nhiệt - Biểu Lý; Người học xin phép được thay chữ truyền tại Bán Lý bằng chữ chuyển để dễ nhận định.

Tiết 97:

Thái Dương Phong Hàn tại Tấu Bán Biểu truyền các Kinh Dương.

Thương Hàn 5 – 6 ngày Trúng Phong : Nói trước bị Thương Hàn rồi sau mới Trúng Phong tại Tấu các Dương Kinh . Có Trúng Phong trước, có Thương Hàn trước, có Phong Hàn đồng thời, có thể thấy Thái Dương Kinh Khí làm bệnh đâu có nhất định!

Nóng lạnh qua lại: Dương Hàn Dương Nhiệt qua lại tại Tấu.

Ngực sườn đầy tức: Dương Hàn Dương Nhiệt hiệp bệnh tại Tấu.

Lìm lịm không muốn ăn uống: Tà bế tại Tấu là nơi Vỵ Khí làm chủ.

Tâm phiền hay nôn: Đồng thời thọ Phong Hàn.

Hoặc trong ngực phiền mà không nôn: Hoặc Trúng Phong mà không Thương Hàn.

Hoặc khát: thọ Bản Nhiệt.

Hoặc trong bụng đau: thọ Bản Hàn.

Dưới sườn đầy cứng: Hàn Nhiệt kết tại Tấu.

Hoặc dưới Tim hồi hộp, tiểu tiện không lợi: Hàn Nhiệt kết tại Lý.

Hoặc không khát, mình có hơi nóng: tại Tấu Bán Biểu.

Hoặc ho: Hàn Nhiệt cùng thọ.

Tiểu Sài Hồ thang làm chủ: Chuyên trị Dương Kinh tại Bán Biểu nên nói ‘Tiểu’.

42


Tiết 98:

Phong Hàn tại Tấu Bán Lý chuyển các Dương Kinh.

Tấu Bán Biểu do Thiếu Dương Hỏa Khí làm chủ. Tấu Bán Lý do Thiếu Âm Nhiệt Khí làm chủ. Bản Hàn vào Bán Biểu tranh với Dương Nhiệt , vào Bán Lý tranh với Âm Nhiệt.

Huyết nhược Khí tận, Tấu Lý khai: Tại Tấu Khí Huyết suy.

Thái Dương Tà nhập cùng với Chính Khí Thiếu Âm chọi nhau, Kết ở dưới hiếp, tức Tấu Bán Lý phần.

Chính Tà phân tranh, nóng lạnh qua lại , nghỉ phát có lúc: Đó là Thái Dương Thiếu Âm ’tương bác’ (chọi nhau).

Lừ đừ không muốn ăn uống:Đó là Thái Dương Thiếu Âm ‘tương kết’ (kết nhau).

Tạng Phủ liền nhau, chổ đau tất ở thấp: Tấu Bán Lý trong liền Phủ Tạng, Kinh của nó đi Tung, ngoài liền Bán Biểu, Kinh của nó đi Hoành – Từ Tung ra Hoành tất đau, từ Tung vào Lý tất xuống thấp.

Thái Dương ở ngoài là Tà cao, cùng với tại Tấu Thiếu Âm thọ (Hàn) làm đau ở thấp, từ dưới mà lên nên khiến sinh nôn.

Tiểu Sài Hồ thang làm chủ.

Uống thang rồi mà khát là thuộc Dương Minh: Ly khai ( lìa bỏ) Dương Hàn, vãng tòng (đi theo) Dương Nhiệt.

Dùng ‘Pháp’ để trị: ‘Pháp’ là Nhiệt của Dương Minh gốc ở Thiếu Âm Nhiệt Khí.

Tiết 99:

Phong Hàn tại Tấu Bán Lý chuyển các Âm Kinh.

Mắc bệnh 6 -7 ngày: ngày của Thái Dương tại Tấu nhập Lý.

Mạch Trì Phù Nhược: . Trì là Âm Nhiệt bị Dương Hàn cản trở. . Phù là tại Tấu. . Nhược là Dương Hàn thọ (chịu) Âm Nhiệt hóa.

Sợ gió lạnh: Thái Dương nhập Nội.

Tay chân ấm: Thiếu Âm xuất Ngoại. 43


Thầy thuốc 2 - 3 lần Hạ, không ăn được: Hạ thì Âm Nhiệt hư mà Dương Hàn thực.

Dưới hiếp đầy đau: Phong Hàn súc tích ở Nội.

Mặt mắt và mình đều vàng: Phong Hàn biểu hiện ở Ngoại.

Cổ gáy cứng: Bản Hàn truyền KInh.

Tiểu tiện khó: Bản Nhiệt chuyển Hệ.

Dùng Sài Hồ thang sau tất hạ trọng: Bệnh đã lìa bỏ Dương Kinh nhập Âm Kinh.

Vốn khát: nhập Âm Nhiệt Kinh.

Uống nước vào thì nôn: nhập Âm Hàn Kinh.

Dùng Sài Hồ thang là không đúng: bởi đã lìa bỏ Dương Kinh.

Ăn cơm vào thì nôn ọe: Bởi đã nhập Âm Kinh.

Tiết 100:

Phong Hàn tại Tấu Bán Biểu truyền các Âm Kinh

Thương Hàn 4 -5 ngày: ngày các Âm hành Kinh.

Mình nóng: Âm Nhiệt.

Sợ gió: Âm Hàn.

Cổ gáy cứng: Phong Hàn truyền KInh.

Dưới hiếp đầy: Từ Bán Lý ra Bán Biểu.

Tay chân ấm mà khát: Từ Âm Nhiệt chuyển sang Dương Nhiệt.

Tiểu Sài Hồ thang làm chủ.

Tiết 101:

Tấu Lý có 2 phần.

Dương mạch Sáp: Dương Nhiệt tại Bán Biểu hư.

Âm mạch Huyền: Âm Hàn tại Bán Lý thực.

‘Pháp đương’ trong bụng đau gấp: Dương Sáp Âm Huyền ‘ Pháp đương’ theo Thái Dương Thiếu Âm. 44


Cấp thống (đau gấp) là tại Kinh Lạc ‘do’ Hoành ‘nhi’ Tung.

Dùng Tiểu Kiến Trung thang: khiến cho Dương Hàn không nhập Lý.

Không bớt thì dùng Tiểu Sài Hồ thang : khiến cho Âm Nhiệt ra ngoài.

Tiết 102:

Tấu Bán Biểu Ngoại liên Bì Nhục.

 Thương Hàn: tại Bì phần. Trúng Phong: tại Nhục phần.  Có chứng Sài Hồ: tại Tấu phần.  Trong 3 phần có 1 chứng Sài Hồ liền trị đi, không cần phải đủ cả, sợ tại Tấu dễ nhập Lý vậy.

Tiết 103:

Tấu Bán Lý Nội Liên Phủ Tạng.

 Phàm bệnh chứng thuộc Sài Hồ thang: Nói chứng trị thang Sài Hồ rất rộng.  Cho Hạ: thì nhập vào Phủ Tạng.  Nếu tại Tấu chứng Sài Hồ không dứt, lại dùng Sài Hồ thang, tất rung động Kinh Lạc tại Tấu, rồi sau ra mồ hôi mà giải.

Tiết 104:

Bản Hàn truyền Kinh tại Tấu làm Thương Hàn .

Thương Hàn 2 – 3 ngày: ngày Tam Dương hành Kinh.

Trong Tâm Quí mà phiền: chứng không truyền Dương Kinh mà truyền Âm Kinh.

Tiểu Kiến Trung thang làm chủ.

Thái Dương Bệnh liền truyền Tam Âm, không tuần tự nhật số vậy.

Tiết 105:

Tiêu Dương thọ Bản Hàn truyền Dương Nhiệt làm Ôn Bệnh truyền Âm Nhiệt làm Phong Ôn.

Thái Dương tức Tiêu Dương; Bệnh: thọ Hàn truyền Kinh.

Quá Kinh hơn 10 ngày: Dương Kinh hành Biểu 7 ngày thì nay hơn 10 ngày vẫn tại Dương Kinh, gọi là ‘quá Kinh’. 45


Trái lại cho Hạ 2 – 3 lần, sau 4 – 5 ngày: là ngày Âm hành Kinh.

Chứng Sài Hồ vẫn còn: nói thủy chung bệnh tại Dương Kinh, không tuần tự theo nhật số.

Trước dùng Tiểu Sài Hồ thang: Ôn Bệnh tại Dương Nhiệt KInh.

Nôn không dứt: Bản Hàn vẫn còn.

Dưới Tâm cấp, uất uất hơi phiền: Bản Hàn tiếp tục truyền hiệp Bản Nhiệt chuyển làm Phong Ôn tại Dương Nhiệt Kinh.

Dùng Đại Sài Hồ thang cho Hạ.

Tiết 106:

Thương Hàn tại Bán Lý làm Phong Ôn, ra Bán Biểu làm Ôn Bệnh.

Thương Hàn 13 ngày không giải: tại Bán Lý làm Phong Ôn.

Ngực Hông đầy mà nôn: Thái Dương Tiêu Bản cùng bệnh.

Xế chiều phát Triều Nhiệt: Thiếu Âm Tiêu Bản cùng bệnh.

Rồi đi ngoài hơi lỏng, đấy vốn là chứng Sài Hồ cho Hạ mà không được lợi, nay lại lợi thì biết thầy thuốc đã dùng thuốc hoàn để Hạ chứng tại Tấu, trị không đúng vậy.

Triều Nhiệt là chứng thực: Phong Ôn tại Tấu Bán Lý.

Trước nên dùng Tiểu Sài Hồ thang giải Bán Biểu Ôn Bệnh.

Sau dùng Sài Hồ gia Mang Tiêu thang giải Bán Lý Phong Ôn.

.

Tiết 107:

Thương Hàn nhập Tấu chuyển làm Nhiệt Bệnh.

13 ngày không giải, quá Kinh nói xàm: đây, Bản Hàn nhập Tấu chuyển sang Bản Nhiệt, có thể dùng thang cho Hạ.

Nếu tiểu tiện lợi thì đại tiện phải rắn: Bản Hàn hạ mà Bản Nhiệt không hạ.

46


Nay trái lại hạ lợi, mạch điều hòa thì biết thầy thuốc dùng thuốc hoàn để hạ nhưng Bản Hàn hạ mà Bản Nhiệt vẫn không hạ, trị không đúng vậy.

Nếu tự Hạ lợi thì Mạch phải nên Vi: Bản Hàn Bản Nhiệt đều Hạ.

Nay trái lại hòa, đấy là Nội thực: Bản Hàn Bản Nhiệt đều chưa hạ, đấy là Thương Hàn chuyển làm Nhiệt bệnh, Điều Vỵ Thừa Khí thang làm chủ.

Tiết 108:

Tiêu Dương tại Tấu chuyển Tiêu Âm làm Hàn Thấp hoặc Phong Thấp.

Thái Dương Tiêu Dương tại Tấu không giải, Nhiệt kết Bàng Quang, người bệnh như cuồng: truyền nhập Thiếu Âm Kinh Huyết.

Huyết tự hạ, hạ thì khỏi: truyền sang Thái Âm Tiêu Âm làm Hàn Thấp.

Nếu tại Ngoại Dương Hàn chưa giải, nên trước cho giải để cho Dương Hàn không nhập Nội hiệp Âm Hàn.

Chỉ còn chứng bụng dưới kết cấp: truyền tại Thiếu Âm Tiêu Âm làm Phong Thấp, thì mới có thể công, nên dùng Đào Hạch Thừa Khí thang.

Tiết 109:

Thương Hàn vào Tấu làm Hàn Thấp, hoặc chuyển làm Thái Dương Phong Thấp, hoặc Thiếu Âm Phong Thấp.

Thương Hàn 8 – 9 ngày: Bản Hàn nhập Tấu làm Hàn Thấp.

Cho Hạ ngực đầy phiền kinh: Hiệp Thái Dương Tiêu Bản làm Phong Thấp.

Tiểu tiện không lợi, nói xàm: Hiệp Thiếu Âm Tiêu Bản làm Phong Thấp.

Cả mình nặng nề không thể xoay trở: Thái Dương Thiếu Âm cùng bệnh.

Sài Hồ gia Long Cốt Mẫu Lệ thang làm chủ.

Tiết 110:

Tại Bán Biểu, Thương Hàn Hoành Kinh chuyển sang Tung Kinh.

Bụng đầy: Túc Âm Kinh Lạc.

Thiềm ngữ (nói xàm): Thủ Âm Kinh Lạc.

Mạch Phù mà Khẩn: các Dương Kinh Lạc. 47


Đấy là ‘Can thừa Tỳ’: Các Kinh truyền đến chỗ thắng.

Tại Bán Biểu Kinh đi Hoành như loại Tả Can, Hữu Tỳ. Vào Bán Lý Kinh nó đi Tung, ‘do Hoành Nhi Tung’ cho nên gọi là Tung.

Châm Kỳ Môn: hội Huyệt các Kinh.

.

Tiết 111:

Tại Bán Lý, Thương Hàn Tung Kinh chuyển sang Hoành Kinh.

Phát sốt ,sợ lạnh: Thủ Túc Dương Kinh.

Đại khát muốn uống nước bụng đầy: Thủ Túc Âm Kinh.

Tự đổ mồ hôi: do Dương Kinh giải.

Tiểu tiện lợi: do Âm Kinh giải.

Đấy là ‘Can thừa Phế’: Các KInh truyền đến chổ không thắng.

Tại Bán Lý Kinh đi Tung, như Phế Can đi Tung lên xuống, ra Bán Biểu Kinh đi Hoành. ‘ Do Tung nhi Hoành’ cho nên gọi là Hoành.

Châm Kỳ Môn: (xem ở trên). (Đây là chổ Trọng Sư giảng Kinh Lạc cực phân minh).

.

CHƯƠNG 14

THỦ THÁI DƯƠNG KINH KHÍ (11 Tiết, từ 112 đến 122) 1 Kinh Thái Dương chia Thủ Túc thành 2 Kinh, Túc Thái Dương Bản Hàn là Kinh Dương Hàn Khí Âm Hàn, Thủ Thái Dương là Kinh Dương Hàn Khí Dương Nhiệt. Bản là gốc, Tiêu là 48


ngọn; Bản Khí là Âm Hàn thì Tiêu Khí đối lập là Dương Nhiệt; Như vậy cùng là Kinh Thái Dương mà Bản là Âm Hàn đồng Khí với Tiêu Âm; Tiêu là Dương Nhiệt đồng Khí với Bản Nhiệt. Thủ Thái Dương Kinh tức Tiểu Trường Kinh, tức Tiêu Dương Hàn Kinh đối giao với Bản Âm Nhiệt Kinh tức Tâm Kinh, Thủ Thiếu Âm Kinh. Thủ Thái Dương Khí tức Tiểu Trường Khí, Tiêu Dương Hàn Khí đồng là Dương Nhiệt với Bản Âm Nhiệt Khí tức Tâm Khí, Thủ Thiếu Âm Khí.

Tiết 112:

Thủ Thái Dương thọ Thái Dương Tiêu Bản truyền 4 Kỳ Kinh

Thủ Thái Dương thọ Bản Hàn truyền Tiêu Dương 2 ngày, trái lại vật vã.

Thầy thuốc không biết chứng Hàn truyền Tiêu Dương, lại dùng lửa chườm lưng làm mồ hôi ra nhiều: Bản Hàn thọ khốn.

Hỏa Nhiệt nhập Vỵ, trong Vỵ thủy kiệt, phiền táo nói xàm: đó là Thủ Thái Dương thọ Tiêu Dương chuyển đến Bản Nhiệt.

Hơn 10 ngày, run rẩy, tự hạ lợi, đấy là muốn giải: Bản Hàn truyền Kinh, Tiêu Dương giải, Bản Nhiệt cũng giải.

Từ thắt lưng trở xuống không ra mồ hôi, muốn tiểu tiện không đi được: thọ Tiêu Dương truyền Đốc Kinh.

Trái lại khi nôn muốn són đái, phần dưới chân sợ gió: thọ Bản Hàn truyền Đốc Kinh.

Đại tiện rắn, tiểu tiện đáng lẽ sác: thọ Tiêu Dương truyền Nhâm Kinh.

Trái lại không sác mà nhiều: thọ Bản Hàn truyền Nhâm Kinh.

Đại tiện rồi, đầu đột nhiên đau: thọ Tiêu Dương truyền Xung Kinh.

Lòng bàn chân tất nóng là vì Cốc Khí chuyển xuống dưới vậy: thọ Bản Hàn truyền Đái Kinh.

Tiết 113:

Thủ Thái Dương thọ Thiếu Âm Tiêu Bản truyền 4 Kỳ Kinh.

Thái Dương Bệnh Trúng Phong: Thủ Thái Dương Trúng Thiếu Âm Phong.

Dùng Hỏa cưỡng ép Phát hãn: Không biết Phát hãn của Thiếu Âm.

Tà Phong bị Hỏa Nhiệt: Phong thọ Hàn tại Cơ là Tà, từ Cơ vào Tấu là bị Hỏa Nhiệt. 49


Thái Dương Kinh hành Khí, Thiếu Âm Kinh hành Huyết, mất đi độ thường.

Thái Dương là Dương, Thiếu Âm Nhiệt Khí cũng là Dương,hai Dương xông đốt nhau, thân mình phát vàng.

Dương Nhiệt thạnh thì muốn nục, Âm Hàn hư thì tiểu tiện khó.

Dương Tân Âm Dịch đều hư thì thân thể khô khao.

Chỉ đầu đổ mồ hôi, đến cổ thì hết: Thái Dương ở trên ra mồ hôi, Thiếu Âm ở dưới không có mồ hôi.

Bụng đầy hơi Suyễn: thọ Tiêu Âm. Miệng khô họng lở: thọ Bản Nhiệt.

Hoặc không đại tiện, lâu ngày thì nói xàm: truyền Đốc Đái Kinh.

Nặng thì ọe, chân tay vật vã không yên, lần áo men giường: truyền Xung Nhâm Kinh.

Tiểu tiện lợi thì người bệnh có thể trị: thọ Bản Nhiệt, được Bản Hàn truyền Kinh vậy.

Tiết 114:

Thủ Thái Dương thọ Bản Hàn tại Biểu vào Lý

Mạch Phù: tại Biểu.

Dùng Hỏa bức ép: Bản Hàn nhập Lý.

Vong Dương là Dương Hàn Vong ở Biểu mà nhập vào Lý.

Kinh cuồng nằm dậy không yên : Bản Hàn nhập Lý nhiểu loạn Bản Nhiệt.

Quế Chi Cứu Nghịch thang làm chủ: trị Hàn tại Ngoại mà nhập Nội làm nghịch.

.

Tiết 115:

Thủ Thái Dương thọ Bản Nhiệt tại Lý ra Biểu.

Thiếu Âm Bản Nhiệt Khí xuất Ngoại làm Thương Hàn gọi là Hình Tác.

Thọ Thái Dương Bản Hàn thì mạch Huyền Khẩn, nay không Huyền khẩn mà lại Nhược là riêng chỉ Bản Nhiệt làm bệnh.

50


Bản Nhiệt tại Cách tất khát, tại Tấu tất nói Xàm, tại Cơ tất phát sốt, tại Bì tất mạch Phù, giải đi mồ hôi ra thì khỏi.

Tiết 116:

Thủ Thái Dương thọ Bản Hàn tại Tấu.

Bản Hàn tại Tấu dùng lửa xông đi, không ra được mồ hôi tất vật vã: Hàn nhập Nhiệt phần.

‘Đáo Kinh’ không giải tất tiện huyết: đại tiểu tiện hiệp Tấu Nhiệt hạ Huyết vậy.

Gọi là Hỏa Tà: Tấu Hỏa thọ Hàn là Hỏa Tà, lại có tên Hỏa nghịch cũng là ý này.

Tiết 117:

Thủ Thái Dương thọ Bản Nhiệt tại Tấu

Mạch Phù Nhiệt thậm: Thực Nhiệt.

Trái lại dùng phép cứu: Chứng Thực Nhiệt mà dùng phép trị Hư Nhiệt.

Tất yết táo thóa Huyết: Hàn vào Dương Nhiệt Kinh tất nục huyết (chảy máu mũi), Nhiệt vào Dương Hàn Kinh tất thóa Huyết (nhổ ra máu).

Tiết 118:

Thủ Thái Dương thọ Bản Nhiệt tại Biểu vào Lý

Mạch Vi Sác cẩn thận không thể cứu: Phàm Thủ Kinh tại Biểu mạch đều Vi Sác, thọ Thực Nhiệt không thể cứu vậy.

Cứu thì nhân Hỏa thành Tà: tại Biểu Hàn phần thọ Hỏa là Tà, dùng Hỏa trị Nhiệt thì phiền nghịch.

Cứu là phép trị Hư Hỏa, Bản Nhiệt là Thực Nhiệt, dùng phép trị Hư để truy trục cái Thực của Bản Nhiệt tất Huyết tán trong mạch.

Hỏa Khí tuy nhỏ, sức Nội công lớn, xém xương hại gân, Huyết khó hồi phục.

Tiết 119:

Thủ Thái Dương thọ Bản Hàn tại Lý ra Biểu

Mạch Phù: Bản Hàn tại Biểu.

Dùng Hỏa cứu đi thì Hàn nhập Lý.

51


Nhân đó Hỏa thịnh, từ thắt lưng trở xuống tất nặng mà tê, tên là ‘ Hàn tại Nội cùng với Hỏa làm nghịch’.

Muốn cho Nội Hàn xuất Ngoại tất phải nên trước giải Hỏa tại Nội làm phiền, rồi có mồ hôi mà giải.

Nhưng, Mạch tất phải Phù, Tà muốn hướng ra ngoài, mới có thể giải vậy.

Tiết 120:

Thủ Thái Dương thọ Bản Hàn truyền các Túc Kinh

Thiêu Châm cho ra mồ hôi: Nhiệt Kinh có thể làm cho ra mồ hôi, Hàn Kinh không thể làm cho ra mồ hôi.

Chỗ châm bị Hàn: Túc Thái Dương Kinh Bản Hàn.

Nổi hạch đỏ: Phản ứng của Thủ Thái Dương Tiêu Dương Kinh .

Bôn đồn, Khí từ bụng dưới xung lên Tâm: các Túc Kinh thọ Hàn truyền , từ dưới mà đi lên.

Cứu trên hạch đó mỗi hạch 1 tráng : cứu chữa sai thất của Thiêu Châm.

Quế Chi gia Quế thang trị các Túc Kinh thọ Hàn.

Tiết 121:

Thủ Thái Dương thọ Bản Hàn truyền các Thủ Kinh

Hỏa nghịch: dùng Hỏa trị Bản Hàn nhập Tấu là nghịch.

Cho Hạ: dùng Hàn trị Bản Hàn tại Tấu cũng là nghịch.

Phiền Táo: nghịch trị xoay chuyển truyền các Thủ Kinh.

Quế Chi Cam Thảo Long Cốt Mẫu Lệ thang làm chủ.

.

Tiết 122: 

Thủ Thái Dương Thương Hàn chuyển Thủ Túc Thiếu Âm Kinh.

Thái Dương không nói bệnh: Thương Hàn tại Thái Dương đã chuyển Thiếu Âm.

52


Gia Thiêu Châm tất Kinh : Thủ Thái Dương là Kinh Dương Hàn dùng Hàn pháp (Thiêu châm là pháp trị Nhiệt nên gọi là dùng Hàn pháp) trị Thái Dương chuyển Thiếu Âm tất truyền Thủ Túc Kinh mà thành chứng sợ (Kinh).

THIÊN 3 : 53


THÁI DƯƠNG HẠ (7 CHƯƠNG, 58 TIẾT)

CHƯƠNG 15

TÚC THÁI DƯƠNG LẠC ( 8 Tiết, từ 123 đến 130) Túc Thái Dương Lạc tức Bàng Quang Lạc có 2 chức năng: 

Lạc thống nhất tùy theo Kinh là đường liên kết giữa 2 Kinh Thái Dương (Dương Hàn) và Thiếu Âm (Âm Nhiệt).

Lạc đối lập tùy theo Khí, do Bàng Quang Khí là Âm Hàn nên đối lập tùy theo Khí là Dương Nhiệt Lạc.

Tiết 123:

Túc Thái Dương Lạc tại Tấu thọ chư Âm Dương

Đáng lý sợ lạnh phát sốt: Kinh Khí bệnh.

Nay tự đổ mồ hôi không sợ lạnh phát sốt: Lạc bệnh.

Bộ Quan mạch Tế Sác: Âm Nhiệt hư , lại là Dương Nhiệt hư, mạch của Túc Thái Dương Lạc hư, là bởi thầy thuốc dùng phép Thổ sai lầm mà Lạc hư vậy.

Bệnh 1 -2 ngày dùng phép Thổ là Thổ tại Dương Kinh.

Trong bụng đói miệng không ăn được: thọ Dương Nhiệt lại thọ Dương Hàn.

Bệnh 3 -4 ngày dùng phép Thổ là Thổ tại Âm Kinh.

Không ưa cháo lại muốn ăn thức lạnh: thọ Âm Nhiệt.

Sớm ăn tối mửa: lại thọ Âm Hàn.

Đấy bởi không biết Túc Thái Dương Lạc thọ Hàn là Tiểu nghịch vậy.

Tiết 124:

Túc Thái Dương Lạc tại Cách thọ Âm Hàn chuyển Dương Nhiệt. 54


Túc Thái Dương Lạc thọ Âm Hàn đáng lý sợ lạnh, trái lại không sợ lạnh, không muốn mặc áo, như thế là chuyển Dương Nhiệt .

Đấy là vì cho Thổ sinh Nội phiền: nói Dương Nhiệt động đến Âm Nhiệt vậy.

Tiết 125:

Túc Thái Dương Lạc tại Cách thọ Dương Nhiệt chuyển Âm Hàn.

Sác là mạch của Dương Nhiệt.

Đáng lẽ tiêu cốc mà lại mửa là cớ gì? Đây là Thái Dương chủ Khí tại Cách do bởi Hãn mà hư, cho nên Cách Khí hư, mạch bèn Sác.

Sác là Khách Khí của Dương Nhiệt, không tiêu cốc được.

Dương Nhiệt chuyển Âm Hàn là thọ Bản Hàn truyền Kinh , cho nên trong Vị lạnh mà mửa.

 Dương Nhiệt đối với Dương Hàn là ‘Tỳ’, đối với Âm Nhiệt thì là ‘Khách’. Toàn sách lấy Bản Hàn Bản Nhiệt làm chủ.

Tiết 126:

Túc Thái Dương Lạc tại Đái thọ Âm Nhiệt chuyển Dương Hàn

Thái Dương Bệnh quá Kinh hơn 10 ngày: Túc Thái Dương Lạc tại Cách đến Đái.

Nôn nao muốn mửa, trong ngực đau, đại tiện nát, bụng hơi đầy, uất uất hơi phiền: Đái phần Lạc thọ Âm Nhiệt chuyển Dương Hàn.

Trước khi tự ‘cực thổ Hạ’: là chứng Âm Hàn chuyển Dương Hàn.

Trước lúc đó là Âm Nhiệt chuyển Dương Nhiệt có thể dùng Điều Vỵ Thừa Khí thang.

Nếu không như thế không thể dùng : vì là Âm Nhiệt chuyển Dương Hàn ; chỉ muốn nôn, trong bụng đau, phân hơi nát ấy là chứng của nó , chẳng phải là chứng Sài Hồ của Dương phần Hàn Nhiệt.

Vì Âm Nhiệt chuyển Dương Hàn có chứng nôn, cho nên biết Âm Hàn chuyển Dương Hàn tất có chứng cực thổ hạ.

Tiết 127:

Túc Thái Dương Lạc tại Đái thọ Dương Hàn chuyển Âm Nhiệt. 55


6 -7 ngày Biểu chứng vẫn còn: Dương Hàn vẫn tại Tấu.

Tại Tấu Thiếu Âm thọ Hàn cho nên mạch Vi, Thái Dương tại Tấu cho nên Trầm.

Thái Dương Thiếu Âm đồng tại Tấu nên Kết Hung, trái lại không Kết, người bệnh phát cuồng vì Nhiệt tại Hạ tiêu.

Bụng dưới nên rắn đầy: do Tấu vào Đái, Thái Dương chuyển Thiếu Âm.

Tiểu tiện tự lợi, hạ Huyết thì khỏi: tại Đái Thiếu Âm chuyển Thái Dương.

Sở dĩ như thế, ( Bàng Quang vì sao Súc Huyết) là vì Túc Thái Dương Lạc tùy Bản Kinh, nhập Lý ứ Nhiệt, Để Đáng thang làm chủ.

Tiết 128:

Túc Thái Dương Lạc thọ Âm Nhiệt truyền Xung Nhâm Kinh

Mình vàng: Lạc thọ Thiếu Âm Huyết hành ở Ngoại.

Mạch Trầm Kết: Lạc thọ Thiếu Âm Huyết Súc ở Nội.

Bụng dưới rắn: truyền Xung Nhâm Kinh.

Tiểu tiện không lợi: Thủy Kết mà Huyết không Kết.

Tiểu tiện tự lợi, người bệnh như cuồng: Thủy không kết mà Huyết Kết.

Để Đáng thang làm chủ: Thủy làm cho Huyết Kết nên dùng Bản phương, Huyết làm cho Thủy Kết nên dùng Đào Nhân Thừa Khí thang.

 Thọ Bản Hàn, tiểu tiện không lợi là Huyết không Kết. Thọ Bản Nhiệt, tiểu tiện tự lợi là Huyết Kết.

Tiết 129:

Túc Thái Dương Lạc thọ Âm Nhiệt truyền Đốc Đái Kinh

Có Nhiệt bụng dưới đầy: Túc Lạc thọ Bản Nhiệt.

Ưng tiểu tiện không lợi, giờ trái lại lợi là có Huyết : Nhiệt Huyết Kết Lạc rồi truyền Đốc Kinh.

Cho Hạ không thể ‘dư dược’: không thể quá nhiều, không thể quá ít.

Để Đáng Hoàn dùng vừa đủ cho bệnh mà thôi.

56


 Huyết Kết Xung Nhâm nên dùng thang, Huyết Kết Đốc Đái nên dùng hoàn. Đấy là pháp vậy.

Tiết 130:

Túc Thái Dương Lạc thọ Dương Hàn truyền các Kỳ Kinh

Tiểu tiện lợi là thọ Bản Hàn truyền Kinh.

Uống nước nhiều tất dưới Tâm Quí: Túc Lạc truyền các Kỳ Kinh.

Tiểu tiện ít tất khổ Lý cấp: thọ Hàn truyền tất có Nhiệt chuyển.

CHƯƠNG 16

PHONG HÀN TRUYỀN TẤU BÁN LÝ ( 14 Tiết, từ 131 đến 144) Sinh Lý là Âm Dương Hàn Nhiệt tương giao - điều hòa, Bệnh Lý là Âm Dương Hàn Nhiệt tranh kết - bất hòa. Cần lưu ý duy một dữ kiện Âm Dương Hàn Nhiệt mà có 2 tình trạng Sinh Lý - Bệnh Lý.

Tiết 131:

Phong Hàn nhập Tấu Bán Lý thượng phần Kết Hung.

Thái Dương Bản Hàn truyền Kinh nhập Tấu Bán Lý cùng với Thiếu Âm Bản Nhiệt ‘tương kết’ cho nên ấn vào đau.

Thiếu Âm Bản Nhiệt mạch thấy Phù ở Thốn khẩu; Thái Dương Bản Hàn mạch thấy Trầm ở Quan là Hàn với Nhiệt kết tại Tấu Bán Lý thượng phần.

Gọi là Kết Hung: tại Cách thượng vậy.

Tiết 132:

Phong Hàn nhập Tấu Bán Lý trung phần Tạng Kết

Kết Hung: tại Cách.

Tạng Kết: Dưới Cách trên Đái (Trung phần). 57


Ăn uống như thường: không tại Cách.

Thỉnh thoảng hạ lợi: tại Đái.

Mạch Thốn Phù: Bản Nhiệt.

Mạch Quan Tiểu Trầm Khẩn: Bản Hàn.

Trên lưỡi trắng: Bản Hàn.

Rêu trơn: Bản Nhiệt.

Khó trị: Trung phần là ngôi của Vỵ Khí, công Tà thì hại Vỵ Khí.

Tiết 133:

Phong Hàn nhập Tấu Bán Lý hạ phần Tạng Kết

Tạng Kết không có Dương chứng: không có chứng Dương Hàn Dương Nhiệt tại Đái hạ.

Không nóng lạnh qua lại: không bệnh tại Tấu .

Người bệnh trái lại yên tĩnh : không bệnh tại Cách.

Trên lưỡi rêu trơn: Âm Hàn Âm Nhiệt Kết tại Đái mà bệnh hiện ra ở trên.

Không thể công: Bởi chỉ Âm Kết.

Tiết 134:

Nguyên do Thái Dương Thiếu Âm tại Tấu Bán Lý làm Kết Hung làm Bĩ.

Dương là Thái Dương tại Ngoại,trái lại cho Hạ quá sớm, nhập Tấu cùng với Thiếu Âm làm Kết Hung.

Âm là Thiếu Âm tại Tấu, trái lại cho Hạ nhân đó làm Bĩ.

Kết Hung là Dương chứng gáy cứng; Bĩ là Âm chứng gáy cũng cứng như trạng Nhu Kỉnh.

Cho Hạ thì Hòa: khiến cho Thái Dương Thiếu Âm hòa vậy.

Nên dùng Đại Hãm Hung Hoàn phương.

58


Tiết 135:

Chứng Kết Hung tại Tấu Bán Lý cùng với chứng tại Cách, tại Đái.

Chứng Kết Hung mạch Phù Đại: từ Đái đến Cách, dùng phương Hãm Hung cho Hạ thì chết.

Chứng Kết Hung đầy đủ là do Tấu đến Cách phiền táo cũng chết. (Nói Bán Lý cùng với Cách Đái bức cận nhau, đều là chứng chết vậy).

Tiết 136:

Thái Dương nhập Tấu Bán Lý với Thiếu Âm Kết

Mạch Phù mà động Sác: mạch tại Tấu.

Phù là Phong: Thái Dương bị Phong, Thiếu Âm cũng bị Phong.

Sác là Nhiệt: Thiếu Âm Nhiệt Khí chủ Tấu.

Động là đau: Thái Dương Hàn Khí vào đánh nhau.

Sác là hư: Thiếu Âm Nhiệt Khí hư.

Đầu đau phát sốt: Phong Hàn.

Hơi đổ mồ hôi trộm: Thiếu Âm Nhiệt hư, Thái Dương ‘đạo chi’ (trộm nó) mà ra .

Trái lại sợ lạnh: Dương Hàn thực tại Tấu.

Thầy thuốc trái lại cho Hạ: thất trị vậy.

Động Sác biến ra Trì: Âm Nhiệt hư bị Dương Hàn biến thành ra Trì.

Trong Cách cự thống: Tà tại Bán Lý nhập Cách.

Trong Vỵ hư trống, khách Khí động Cách: Vỵ Khí (chủ Cách) hư.

Đoản Khí phiền táo: Dương nhập Âm. Trong Tim áo nùng: Hàn nhập Nhiệt.

Từ Tấu vào Cách,từ Cách vào Vỵ,không thể ngăn chặn,Dương Hàn Hãm vào trong, kết rắn, đấy là Kết Hung, Đại Hãm Hung thang làm chủ.

Nếu không Kết Hung tại Tấu phần giữa: . Chỉ đổ mồ hôi đầu: Kết tại Tấu phần trên. . Tiểu tiện không lợi mình tất phát vàng: Kết tại Tấu phần dưới. . Nói không Kết tại Hung mà tan ở trên dưới, bốn bên vậy. 59


Tiết 137:

Thiếu Âm tại Tấu Bán Lý cùng với Thái Dương Kết.

6 -7 ngày: ngày Biểu Lý giao giới.

Kết Hung Nhiệt thực: Thái Dương thực ,Thiếu Âm cũng thực.

Mạch Trầm Khẩn: nói Hàn Nhiệt thực.

Trầm mà Khẩn: nói Hàn Nhiệt của cả hai Thái Dương Thiếu Âm đều thực.

Dưới Tâm đau, án tay vào rắn như đá: mạch thực chứng cũng thực.

Đại Hãm Hung thang làm chủ.

Tiết 138:

Tại Tấu Bán Lý Thái Dương Thiếu Âm mỗi mỗi tự Kết.

Nhiệt Kết tại Lý: tại Lý Thiếu Âm Tiêu Bản tự Kết.

Lại Hàn Nhiệt vãng lai: Thái Dương Tiêu Bản tự Kết.

Dùng Đại Sài Hồ thang: Nội Ngoại tự làm Kết bất đồng ,nhưng đồng phép trị.

Chỉ Kết Hung, không nóng lắm, đây là Thái Dương Hàn Thủy tự Kết tại Hung Hiếp.

‘Câu vô’ (đều không) là: tại Tấu không ‘ Bản Hàn truyền Kinh’ , đều không ‘ Bản Nhiệt chuyển hệ’.

Chỉ đầu đổ mồ hôi: đó là Thiếu Âm Nhiệt Khí tự Kết tại đầu.

Đại Hãm Hung thang làm chủ: Thượng Hạ tự làm Kết bất đồng, nhưng đồng phép trị.

Tiết 139:

Thái Dương Thiếu Âm tương hiệp làm Kết Hung.

Thái Dương Bệnh trùng phát Hãn: Thái Dương Thiếu Âm hiệp tại Biểu.

Mà lại cho Hạ: Thái Dương Thiếu Âm hiệp tại Lý.

Không đại tiện 5 - 6 ngày: Thái Dương Thiếu Âm hiệp tại Đái.

Trên lưỡi ráo mà khát: Thái Dương Thiếu Âm hiệp tại Cách.

Xế qua có chút Triều Nhiệt: Thái Dương Thiếu Âm hiệp tại Bán Biểu.

60


Từ dưới Tâm đến bụng dưới rắn đầy, đau không thể sờ được: Thái Dương Thiếu Âm hiệp tại Bán Lý.

Đại Hãm Hung thang làm chủ.

Tiết 140:

Tiêu Dương Bản Nhiệt làm Tiểu Kết Hung.

Tiểu Kết Hung: là chỉ Nhiệt Khí Kết.

Chính tại dưới Tâm: Nhiệt Khí không truyền Kinh.

Đè vào thì đau: Dương Nhiệt Âm Nhiệt kết nhau.

Mạch Phù Hoạt: chỉ Nhiệt Khí.

Tiểu Hãm Hung thang làm chủ.

Tiết 141:

Bản Hàn Tiêu Âm hoặc Kết hoặc không Kết

Thái Dương Bệnh: Bản Hàn.

2 - 3 ngày không nằm được, chỉ muốn dậy: Bản Hàn truyền Dương Nhiệt mà Âm Nhiệt ứng theo.

Dưới Tâm tất Kết: Thái Dương Thiếu Âm Kết Hung.

Mạch Vi Nhược: Bản Hàn ly khai Âm Nhiệt.

Đấy là vốn có Hàn phần: Bản Hàn vãng tòng (đi theo) Âm Hàn.

Trái lại cho Hạ, nếu lợi dứt tất làm Kết Hung: Bản Hàn hiệp Âm Nhiệt thì lợi dứt mà Kết Hung.

Lợi chưa dứt qua 4 ngày lại cho Hạ, đấy là làm ‘ hiệp Nhiệt lợi’ : Bản Hàn hiệp Tiêu Âm.

 Rời đó thì hiệp đây, rời đây thì hiệp đó, biết được như thế thì hiệp tình trạng của Âm Dương vậy.

.

61


Tiết 142:

Chư Lạc Kết tại Tấu Bán Lý

Thái Dương Bệnh cho Hạ ,mạch Xúc: Thái Dương hướng Ngoại không vào Nội hiệp với Thiếu Âm. Cho nên không Kết Hung muốn giải.

Mạch Phù: Khí Thiếu Âm hướng Ngoại hiệp với Thái Dương tất làm Kết Hung.

Mạch Khẩn tất Yết đau: Âm Nhiệt Lạc thọ Hàn.

Mạch Huyền tất 2 bên sườn câu cấp: Âm Hàn Lạc thọ Nhiệt.

Mạch Tế Sác là đầu đau chưa dứt: Dương Nhiệt Lạc thọ Hàn.

Mạch Trầm Khẩn tất muốn nôn: Dương Hàn Lạc thọ Nhiệt.

Mạch Trầm Hoạt là ‘hiệp Nhiệt lợi’: chư Hàn Lạc thọ Nhiệt.

Mạch Phù Hoạt tất Hạ Huyết: chư Nhiệt Lạc thọ Hàn.

 Tỉ mỉ tìm tòi, xem xét mạch pháp Bản luận, tất nắm được vậy.

Tiết 143:

Chư Khí Kết tại Tấu Bán Lý

Bệnh tại Dương: tại Thái Dương Hàn Khí.

Nên dùng phép Hãn cho giải: nên vậy.

Trái lại dùng nước lạnh để phun và xối: trị không đúng, Âm Nhiệt bị Dương Hàn át không ra được, như thế lại càng thêm phiền.

Trên da nổi mụn: gọi là Ban chẩn (sởi).

Ý muốn uống nước: Âm Nhiệt; trái lại không khát: bị bế bởi Dương Hàn.

Văn Cáp Tán:chỉ trị Dương Nhiệt.

Ngũ Linh Tán: kiêm trị Dương Nhiệt Dương Hàn Kết tại Đái .

Hàn thực kết Hung: Âm Phần Hàn Nhiệt Kết.

Không Nhiệt chứng: không chứng Kết của Dương phần Hàn Nhiệt.

Tam Vật Tiểu Hãm Hung thang: chỉ trị Âm Nhiệt Kết.

Bạch Tán cũng uống được: kiêm trị Âm phần Hàn Nhiệt Kết tại Cách.

62


Tiết 144:

Chư KInh Kết tại Tấu Bán Lý.

‘Tinh’ là 3 Dương ‘tinh nhập’ 3 Âm.

Đầu gáy cứng đau: chư Dương Kinh Kết tại đầu gáy.

Huyễn mạo: chư Âm Kinh Kết tại đầu gáy.

Có lúc như Kết Hung: chư Dương Kinh Kết tại Hung(ngực).

Dưới Tâm Bĩ rắn: chư Âm Kinh Kết tại dưới Tâm.

Châm Đại Chùy (đốt thứ nhất) : trị Dương Kinh.

Châm Phế Du, Can Du: trị Âm Kinh.

Cẩn thận không thể Phát Hãn: bệnh nhập Kinh.

Phát Hãn thì nói xàm, mạch Huyền: chư Âm Dương Kinh Kết tại Hung Thượng (trên Hung).

5 -6 ngày nói xàm không dứt: chư Âm Dương Kinh Kết tại Hung Hạ (dưới Hung ).

Châm Kỳ Môn: Huyệt hội của chư Âm Dương Kinh.

CHƯƠNG 17

THỦ THIẾU DƯƠNG KINH LẠC (6 Tiết ,từ 145 đến 150) Nội Kinh nói Thiếu Dương Hỏa Khí , Bản Nghĩa nói Thiếu Dương là Dương Nhiệt; hai cách nói này giúp cho người đời sau dễ dàng suy luận Kinh Thiếu Dương gồm có Túc Thiếu Dương Đởm là Kinh Dương Nhiệt – Khí Âm Hàn đối giao với Kinh Túc Khuyết Âm Can là Kinh Âm Hàn - Khí Dương Nhiệt; và Kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu là Kinh Dương Hàn – Khí Âm Nhiệt đối giao với Kinh Thủ Khuyết Âm Tâm Bào Lạc là Kinh Âm Nhiệt - Khí Dương Hàn. Tóm lại, Thiếu Dương là Dương( Hàn + Nhiệt) Trung Hiện, Khuyết Âm là Âm ( Hàn + Nhiệt) Trung Hiện; là hiện giữa 2 cặp Âm Dương Hàn Nhiệt để làm đạo lộ giao tế cho các Kinh này. Bản Nghĩa thấy rõ Nguyên Văn đã dùng liên tiếp 4 Chương 17 – 18 – 19 – 20 để nói đến Thiếu Dương không luận về Khí Hóa mà chỉ luận đến Bộ Vị chứng tỏ Thiếu Dương và Khuyết Âm là 1 cặp Kinh rường cột của Tấu Lý có nhiệm vụ làm đường xá và điều hòa các thể Khí Huyết – Thủy Hỏa của toàn thân; không làm bệnh mà chỉ thọ bệnh. 63


Tiết 145:

Thủ Thiếu Dương thọ Thái Dương Thiếu Âm tại Biểu vào Lý

Đàn bà: Kinh Huyết do Thủ Thiếu Dương Kinh thọ Tấu Huyết rồi nhập vào Huyết thất tùy theo tháng mà hạ, nói sở dĩ Đàn bà khác với Đàn ông là vậy.

Trúng Phong phát sốt sợ lạnh: mắc bệnh tại Cơ Nhục.

Vừa lúc Kinh Thủy đến: nhập Tấu Huyết phần.

Mắc phải 7 - 8 ngày: ngày Dương Kinh nhập Lý.

Nhiệt trừ, mạch Trì,mình mát: mạch chứng Thái Dương nhập Lý.

Ngực Hông đầy như trạng Kết Hung, nói xàm: Thái Dương chuyển sang Thiếu Âm.

Đấy là Thủ Thiếu Dương thọ Thái Dương Thiếu Âm nhập Huyết thất.

Châm Kỳ môn: Âm Dương hội Huyệt.

Tiết 146:

Thủ Thiếu Dương thọ Thái Dương tại Biểu vào Lý

Trúng Phong 7 – 8 ngày : Thái Dương tái Kinh nhập Lý.

Tiếp đến bị nóng lạnh phát lên có lúc: hiệp Tấu chứng.

Kinh Thủy vừa dứt: không thọ tại Tấu Thiếu Âm Huyết.

Đấy là Nhiệt nhập Huyết thất, Huyết ở đó tất Kết: chỉ thọ Thái Dương Kết.

Khiến nên trạng như sốt rét phát lên có lúc: Dương phần Hàn Nhiệt muốn ra ngoài.

Tiểu Sài Hồ thang làm chủ.

Tiết 147:

Thủ Thiếu Dương thọ Thiếu Âm tại Biểu vào Lý

Thương Hàn phát sốt: thọ Thiếu Âm Hàn Nhiệt tại Tấu.

Kinh Thủy vừa đến: lại thọ Tấu Huyết.

Ban ngày tỉnh táo: bệnh không tại Thái Dương.

Đêm thì nói xàm như trạng thấy quỉ : bệnh tại Thiếu Âm.

Đây là Thủ Thiếu Dương thọ Thiếu Âm nhập Huyết thất. 64


Đừng phạm Vỵ Khí,tức hạ tiêu Thận Khí, ý nói nên trị hạ tiêu Huyết phần.

Và 2 Tiêu trên tất tự khỏi: không cần trị trên vậy.

Tiết 148:

Thủ Thiếu Dương thọ Thái Dương tại Lý ra Biểu

6 – 7 ngày phát sốt hơi sợ lạnh: tại Âm Dương giao giới.

Tay chân khớp xương đau nhức: Thủ Thiếu Dương Kinh đi phía bên thân.

Hơi nôn ụa: Hàn từ Lý ra Ngoại.

Dưới Tâm chi Kết, Ngoại chứng chưa hết: Kết tại phía bên thân mà chưa lui đi, Sài Hồ Quế Chi thang làm chủ.

Tiết 149:

Thủ Thiếu Dương thọ Thiếu Âm tại Lý ra Biểu.

Đã phát Hãn mà lại còn cho Hạ: Biểu Lý bệnh đã giải.

Ngực Hông đầy hơi Kết: tại Tấu chưa giải.

Tiểu tiện không lợi: thọ Bản Nhiệt.

Khát mà không nôn: thọ Nhiệt hệ mà không thọ Hàn truyền.

Chỉ đầu ra mồ hôi: tại Tấu Bán Lý chưa giải.

Nóng lạnh qua lại: tại Tấu Bán Biểu chưa giải.

Sài Hồ Quế Chi Can Khương thang làm chủ.

Tiết 150:

Thủ Thiếu Dương thọ Thái Dương Thiếu Âm tại Lý ra Biểu

5 – 6 ngày: tại Âm Kinh.

Đầu đổ mồ hôi: Âm Nhiệt.

Hơi sợ lạnh, chân tay lạnh: thọ Âm Hàn.

Dưới Tâm đầy: cùng thọ.

Miệng không muốn ăn: thọ Dương Hàn . 65


Đại tiện rắn: thọ Dương Nhiệt.

Mạch Tế: cùng thọ.

Đấy là ‘ Thủ Thiếu Dương Kết Chi Vi’, có Biểu Dương lại có Lý Âm vậy.

Mạch Trầm là tại Lý: Dương Hàn nhập Tấu.

Đổ mồ hôi là Dương Vi: Âm Nhiệt ra Biểu.

Giả như thuần Thiếu Âm Kết, hẳn không có Thái Dương Ngoại chứng hiệp cùng.Đây thì nữa tại Biểu Thái Dương , nữa tại Lý Thiếu Âm.

Mạch tuy Trầm Khẩn là Thái Dương Thiếu Âm hiệp mạch, không được chỉ cho là Thiếu Âm mạch.

Thiếu Âm không được có mồ hôi, giờ đầu đổ mồ hôi: là Thái Dương Thiếu Âm cộng chứng, cho nên biết chẳng phải có một mình chứng Thiếu Âm.

Bệnh tại Tấu do Dương Kinh xuất, có thể dùng Tiểu Sài Hồ thang.

Bệnh tại Tấu do Âm Kinh xuất, đại tiện được sẽ giải.

CHƯƠNG 18

TÚC THIẾU DƯƠNG KINH LẠC ( 6 Tiết, từ 151 đến 156) Túc Thiếu Dương Kinh Lạc là Đởm Kinh Lạc. Các Kinh đều có Khí đối lập với Lạc. Túc Thiếu Dương Đởm Kinh có Khí là Dương Nhiệt thì có Lạc là Âm Hàn.

Tiết 151:

Túc Thiếu Dương thọ Thái Dương Thiếu Âm tại Tấu phân Kết.

Thương Hàn 5 -6 ngày: thọ Thiếu Âm từ Lý ra Tấu .

Nôn mà phát sốt: thọ Thái Dương tại Biểu vào Tấu.

Chứng Sài Hồ đủ cả: Thái Dương tại Biểu vào Tấu dùng Sài Hồ thang giải. Thiếu Âm tại Lý ra Tấu cũng dùng Sài Hồ thang giải.

66


Chứng Sài Hồ vẫn còn, lại cứ dùng Sài Hồ thang , tất phát sốt đổ mồ hôi mà giải: đấy là phép trị Thái Dương Thiếu Âm tại Tấu Bán Biểu phân Kết.

Nếu dưới Tâm đầy mà rắn đau là Thái Dương tại Ngoại nhập Tấu cùng với Thiếu Âm Kết Hung . Đại Hãm Hung thang làm chủ.

Thiếu Âm tại Tấu tự làm Kết , đầy mà không đau là Bĩ, Bán Hạ Tả Tâm thang làm chủ, đấy là phép trị Thái Dương Thiếu Âm tại Tấu Bán Lý phân Kết.

Tiết 152:

Túc Thiếu Dương thọ Thái Dương Thiếu Âm tại Tấu hợp Kết.

‘Tinh’ là nhị Dương ’Tinh’ nhập Thiếu Âm.

Trái lại cho Hạ thành Kết Hung, dưới Tâm rắn: bởi ‘Tinh’ bệnh mà cho Hạ.

Hạ lợi không dứt: Bản Hàn hiệp Tiêu Âm.

Nước cháo không xuống được: Bản Nhiệt hiệp Tiêu Dương.

Người bệnh Tâm phiền: hiệp tại Tấu vào Cách.

Tiết 153:

Túc Thiếu Dương thọ Thái Dương Bản Hàn làm Bĩ.

Phù là mạch Thiếu Âm tại Biểu, Khẩn là Thái Dương mạch tại Biểu.

Cho Hạ, mạch Khẩn nhập Lý làm Bĩ, án tay thấy mềm là chỉ Bản Hàn làm Bĩ thôi. (Riêng Hàn riêng Nhiệt thì Nhu Bĩ; Hàn Nhiệt hiệp thì Ngạnh Bĩ).

Tiết 154: Túc Thiếu Dương thọ Thái Dương Thiếu Âm Kết tại Tấu, thực. 

Thái Dương: Bản Hàn; Trúng Phong: Bản Nhiệt.

Hạ lợi: Thái Dương truyền vào Thiếu Âm.

Nôn ngược: Thiếu Âm chuyển ra Thái Dương.

Tại Bán Biểu giải rồi mới có thể công Bán Lý.

Nhâm nhấp đổ mồ hôi phát tác có lúc: Tiêu Dương hiệp Tiêu Âm.

Đầu đau dưới Tâm Bĩ, rắn đầy, dẫn đến dưới hiếp đau: Bản Hàn hiệp Bản Nhiệt. 67


Nôn khan, thở vắn: Bản Hàn hiệp Tiêu Âm.

Đổ mồ hôi không sợ lạnh: Bản Nhiệt hiệp Tiêu Dương.

Đấy là Bán Biểu giải, dồn vào Bán Lý chưa hòa, Thập Táo thang làm chủ.

Tiết 155:

Túc Thiếu Dương thọ Thái Dương Thiếu Âm Kết tại Tấu, hư.

Phát Hãn bèn phát sốt sợ lạnh: Biểu hư.

Lại cho Hạ, dưới Tâm Bĩ: Lý hư.

Hãn thì Biểu hư, Hạ thì Lý hư, tại Tấu Âm Dương nhân đó mà kiệt.

Tại Tấu không có Nhiệt của Dương Khí, Độc (một mình) thọ Hàn của Âm Khí.

Lại thêm Thiêu Châm nhân đó Hung phiền: tại Cách thất trị.

Sắc mặt xanh vàng, da thịt máy giật, khó trị: tại Cách không Âm Nhiệt.

Sắc hơi vàng ,tay chân ấm, dễ khỏi: tại Cách có Âm Nhiệt.

Tiết 156:

Túc Thiếu Dương thọ Thiếu Âm Bản Nhiệt làm Bĩ.

Dưới Tâm Bĩ, án vào thấy mềm: chỉ Nhiệt Khí làm Bĩ.

Mạch Túc Thiếu Dương Đởm, xem ở Bộ Quan, thọ Bản Nhiệt cho nên Phù Hoạt.

Đại Hoàng Hoàng Liên Tả Tâm thang làm chủ.

CHƯƠNG 19

THỦ THIẾU DƯƠNG BỘ VỊ ( 6 Tiết, từ 157 đến 162) Hai Kinh Âm Dương Trung Hiện là cốt lõi của Tấu Lý có chức năng điều hòa lưu thông các thể Khí - Huyết, Thủy - Hỏa trao đổi sinh hoạt nơi thân người. Nguyên Văn liên tục dùng 4 Chương 17 – 18 – 19 – 20 để thuyết minh vấn đề này. Bản Nghĩa phân hiểu được rành mạch 68


chẳng những chứng tỏ rất thông suốt Nguyên Văn mà còn nhắc nhở được người sau cần lưu tâm vai trò của Tấu gắn liền với các Kinh Âm Dương Trung Hiện.

Tiết 157:

Thủ Thiếu Dương Kết tại Tấu, chuyển Âm phần Hàn Nhiệt ra Ngoại.

Tâm hạ Bĩ: thọ Kết của Âm phần Hàn Nhiệt.

Lại sợ lạnh, đổ mồ hôi: chuyển Âm Tà ra Ngoại.

Phụ Tử Tả Tâm thang làm chủ.

Tiết 158:

Thủ Thiếu Dương Kết tại Tấu chuyển Dương phần Hàn Nhiệt vào Nội.

Vốn là Bản Hàn, bởi cho Hạ nên hiệp Tiêu Dương mà dưới Tâm Bĩ.

Dùng Tả Tâm thang không giải: không phải để trị Bĩ của Dương Tà.

Khát mà miệng táo phiền: Tiêu Dương Kết ở Nội.

Tiểu tiện không lợi: Bản Hàn Kết ở Nội.

Ngũ Linh Tán làm chủ.

Tiết 159:

Thủ Thiếu Dương thọ Thái Dương Thiếu Âm tại Cách.

Thương Hàn đổ mồ hôi sau khi giải: Thái Dương tại Ngoại giải.

Trong Vỵ không hòa: Thái Dương nhập Nội hiệp Thiếu Âm chưa giải.

Dưới Tâm Bĩ rắn: thọ Thái Dương Thiếu Âm Kết.

Ợ khan mùi đồ ăn: Thiếu Âm tại Cách hạ đi lên.

Dưới Hiếp có Thủy Khí, trong bụng sôi lụp bụp, ỉa chảy: Thái Dương tại Cách thượng đi xuống.

69


Sinh Khương Tả Tâm thang làm chủ: Sinh Khương tán Kết tại Cách; Can Khương ,Bán Hạ trị Dương Hàn; Hoàng Cầm, Hoàng Liên trị Âm Nhiệt; Nhân Sâm, Cam Thảo, Đại táo trợ Vỵ Khí là chủ tại Cách.

Tiết 160: Thủ Thiếu Dương thọ Thái Dương Thiếu Âm Kết tại Cách thượng. 

Thương Hàn Trúng Phong: đồng thời thọ Phong Hàn.

Thầy thuốc trái lại cho Hạ: Phong Hàn nhập Lý.

Người bệnh hạ lợi ngày vài mươi lượt, cơm nước không tiêu hóa, trong bụng sôi lụp bụp: Thái Dương hiệp Thiếu Âm hạ lợi.

Dưới Tâm Bĩ mà rắn đầy: Thái Dương Thiếu Âm hiệp làm rắn.

Nôn khan: Hàn truyền.

Tâm phiền, không yên được: Nhiệt hệ.

Thầy thuốc thấy dưới Tâm Bĩ, không biết Bĩ do bởi Hạ làm nên, lại cho Hạ nữa, chứng Bĩ càng thêm nặng.

Đấy không phải là thực Kết , mà là trong Vỵ hư trống; Chính hư, Khách Khí nghịch lên làm rắn.

Cam Thảo Tả Tâm thang làm chủ.

Tiết 161:

Thủ Thiếu Dương thọ Thái Dương Thiếu Âm Kết tại Đái.

Thương Hàn: thọ Biểu Hàn đồng thời thọ Hàn truyền Kinh.

Uống thuốc thang hạ lợi không dứt : Lưỡng Hàn hiệp bệnh.

Trong Tâm Bĩ rắn: đồng thời thọ Bản Nhiệt.

Uống Tả Tâm thang rồi lại dùng thuốc khác cho Hạ, lợi không dứt: trị Bản Nhiệt mà không trị Bản Hàn.

Dùng Lý Trung thang , lợi càng thêm nhiều: trị Trung tiêu mà không trị đến Hạ tiêu.

Đây là lợi tại Hạ tiêu, Xích Thạch Chỉ Võ Dư Lương thang làm chủ: phép ‘ tắc nhân tắc dụng’ vậy.

Lại còn lợi không dứt, nên cho lợi tiểu tiện: phép ‘ thông nhân thông dụng’ vậy. 70


Tiết 162: Thủ Thiếu Dương thọ Thái Dương Thiếu Âm truyền chư Kỳ Kinh. 

Thương Hàn: thọ Phong Hàn truyền chư Kỳ Kinh.

Thổ Hạ rồi: Lý hư --- Phát Hãn: Biểu hư.

Hư phiền: Tấu hư --- Mạch rất Vi: Cách hư.

8 – 9 ngày: ngày Thái Dương nhập Lý.

Dưới Tâm Bĩ rắn: cùng với Thiếu Âm Kết.

Dưới Hiếp đau, Khí xung lên Yết hầu: truyền Xung Kinh.

Huyễn mạo, Kinh mạch rung động: truyền Đốc Kinh.

Lâu ngày thành chứng Nuy: truyền Nhâm Kinh.

CHƯƠNG 20

TÚC THIẾU DƯƠNG BỘ VỊ ( 7 Tiết , từ 163 đến 169) Thiếu Dương là Dương [Hàn + Nhiệt] Trung Hiện gồm có Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu và Túc Thiếu Dương Đởm là cốt lõi của Tấu Lý; tại Chương 19 đã luận Bộ Vị của Thủ Thiếu Dương, chương này tiếp luận Túc Thiếu Dương Bộ Vị cho thấy rõ vai trò của các cặp Âm Dương Trung hiện.

Tiết 163:

Túc Thiếu Dương Kết tại Tấu.

Phát Hãn, Thổ Hạ sau khi giải: các Bộ Vị đã giải, chỉ tại Tấu phần chưa giải.

Dưới Tâm Bĩ rắn: thọ Dương Hàn Âm Nhiệt Kết tại dưới Tâm.

Ợ hơi không khỏi: Kết ở dưới mà Khí thăng lên trên.

Toàn Phúc Hoa Đại Giả Thạch thang làm chủ.

.

71


Tiết 164:

Túc Thiếu Dương Kết tại Cơ.

Sau khi Hạ, không thể lại dùng Quế Chi thang: cùng với ‘sau khi Hãn, không thể lại dùng Quế Chi thang’ xem xét; Kia nói tại Biểu đến Cơ, đây nói tại Lý đến Cơ.

Hãn ra mà Suyễn: tại Cơ phần Dương Nhiệt.

Không nóng lắm: Âm Nhiệt chuyển sang Dương Nhiệt.

Ma Hoàng Thạch Cao Hạnh Nhân Cam Thảo thang làm chủ.

Tiết 165:

Túc Thiếu Dương Kết tại Biểu tại Lý.

Thái Dương Bệnh Ngoại chứng chưa trừ: Bản Hàn chưa giải,Tiêu Dương cũng chưa giải .

Mấy lần cho Hạ bèn hiệp Nhiệt mà lợi, lợi hạ không dứt: Tiêu Dương hiệp Bản Hàn mà lợi, Bản Hàn cũng hiệp Tiêu Âm mà lợi không dứt.

Dưới Tâm Bĩ rắn: Kết tại Bán Lý.

Biểu Lý không giải: cớ bởi Kết tại Tấu không giải.

Quế Chi Nhân Sâm thang làm chủ.

Tiết 166:

Túc Thiếu Dương tại Bán Biểu Bán Lý phân trị.

Sau khi đại Hạ: Lý hư.

Lại Phát Hãn: Biểu hư.

Dưới Tâm Bĩ: Kết tại Tấu.

Sợ lạnh là Biểu chưa giải: . Trước giải Bản Hàn tại Biểu, dùng Quế Chi thang. . Sau giải Bản Nhiệt tại Tấu, dùng Đại Hoàng Hoàng Liên Tả Tâm thang.

Thái Dương Thiếu Âm nên phân trị vậy.

.

72


Tiết 167:

Túc Thiếu Dương tại Bán Biểu Bán Lý hiệp trị.

Phát sốt đổ mồ hôi không giải: tại Bán Biểu.

Dưới Tâm Bĩ rắn: tại Bán Lý.

Nôn mửa: Hàn Nhiệt hiệp ở trên.

Hạ lợi : Hàn Nhiệt hiệp ở dưới.

Đại Sài Hồ thang làm chủ.

Tiết 168:

Túc Thiếu Dương Kết tại Cách.

Quế Chi chứng: Dương Hàn.

Như chứng Quế Chi: Âm Hàn.

Đầu không đau, gáy không cứng: bệnh không do Dương Hàn.

Mạch Thốn hơi Phù: Bệnh tại Âm Hàn.

Trong Hung Bĩ rắn: Túc Thiếu Dương Kết.

Khí xung lên Yết hầu không thở được: Kết tại Cách.

Đấy là Âm phần Hàn Nhiệt lên ở Cách, nên cho Thổ, dùng Qua Đế Tán.

Các bệnh vong Huyết không thể uống: nói Thủ Tam Âm Kinh Huyết hư, không thể dùng.

Tiết 169:

Túc Thiếu Dương Kết tại Tấu truyền các Kỳ Kinh.

Dưới Hiếp vốn có Bĩ: bình thời vốn có chứng Kết tại Đởm Kinh.

Lan đến bên rốn: truyền Xung Kinh.

Đau dẫn xuống bụng dưới: truyền Đốc Kinh.

Vào Âm cân: truyền Nhâm Kinh.

Đây là Thận Tạng thọ Kết, chứng chết vậy.

73


CHƯƠNG 21

PHONG HÀN TẠI CÁCH MÔ ( 11 Tiết, từ 170 đến 180) Cách Mô không chỉ là vách ngăn chia Nội Tạng thành 3 vùng Thượng – Trung - Hạ mà còn là nơi hội tụ các Kinh Lạc toàn thân, thông lên Phế rồi có biểu hiện ra Thốn Khẩu là nơi Đông Y dùng để xem mạch, chẩn đoán; Nhất là nghiên cứu Bệnh Lý Tim Mạch không thể bỏ qua Bộ Vị này.

Tiết 170:

Tại Cách chư Lạc thọ Bản Nhiệt làm Thương Hàn.

Thương Hàn: chư Lạc thương bởi Hàn thì làm Nhiệt bệnh.

Sau khi Thổ Hạ: chư Âm Lạc tại Lý đến Cách.

7- 8 ngày không giải: chư Dương Lạc tại Biểu đến Cách.

Nhiệt Kết tại Lý, Biểu Lý đều Nhiệt: chư Lạc Kết Nhiệt tại Cách Lý, sở dĩ Biểu Lý đều Nhiệt.

Thỉnh thoảng sợ gió: Lạc của chư Hàn Kinh thọ Nhiệt.

Khát lắm trên lưỡi khô ráo mà phiền, muốn uống nước vài thăng: chư Nhiệt Kinh Lạc thọ Nhiệt.

Bạch Hổ gia Nhân Sâm thang làm chủ.

Tiết 171:

Tại Cách chư Kinh thọ Bản Nhiệt làm Thương Hàn.

Thương Hàn: chư Kinh thương bởi Hàn thì làm Nhiệt.

Không đại Nhiệt: Nhiệt nhập Kinh.

Miệng ráo khát, Tâm phiền: chư Nhiệt Kinh thọ Bản Nhiệt.

Lưng hơi sợ lạnh: chư Hàn Kinh thọ Bản Nhiệt.

Bạch Hổ gia Nhân Sâm thang làm chủ.

74


Tiết 172:

Tại Cách chư Khí thọ Bản Nhiệt làm Thương Hàn.

Thương Hàn: chư Khí thương bởi Hàn thì làm Nhiệt.

Mạch Phù, phát sốt ,không mồ hôi: tại Cách chư Khí thọ Nhiệt.

Biểu không giải thì không thể dùng Bạch Hổ thang: tại Cách chư Hàn Khí vậy.

Khát muốn uống nước không Biểu chứng: tại Cách chư Nhiệt Khí vậy.

Bạch Hổ gia Nhân Sâm thang làm chủ.

 3 Tiết 170 – 171 – 172 Bản Nghĩa đều nói làm Thương Hàn đây là từ quan niệm nhất quán, người quen suy luận tương đối không thể hiểu được, suy gẩm đến tuyệt đối thì mới hiểu được như vậy.

Tiết 173:

Chư Kỳ Kinh tại Cách, Phong Ôn chứng.

Thái Dương Thiếu Dương ‘tinh bệnh’ : 2 Dương ‘tinh’ (dồn) vào Thiếu Âm, Phong Ôn chứng vậy.

Dưới Tâm rắn: chư Kỳ Kinh thọ Phong Ôn tại Hung (ngực) phần.

Cổ gáy cứng mà hoa mắt: chư Kỳ Kinh thọ Phong Ôn tại Bối( lưng) phần.

Châm Đại Chùy, Phế Du, Can Du: trị chư Kỳ Kinh tại Bối phần.

Cẩn thận không thể Hạ: chư Kỳ Kinh tại Hung phần không thể Hạ. Hoặc châm Kỳ Môn, hoặc dùng các thang Tả Tâm, có thể được.

Tiết 174:

Chư Kỳ Kinh tại Cách, Ôn bệnh.

Thái Dương với Thiếu Dương hiệp bệnh: Dương Hàn truyền Dương Nhiệt làm Ôn bệnh.

Tự Hạ lợi dùng Hoàng Cầm thang: Bản Hàn truyền Tiêu Dương làm Ôn bệnh.

Nếu nôn, Hoàng Cầm gia Bán Hạ Sinh Khương thang làm chủ: Ôn bệnh chuyển làm Thương Hàn.

.

75


Tiết 175:

Chư Khí Kinh Lạc tại Cách làm Thương Hàn.

Trong Hung có Nhiệt: Ôn bệnh thuộc Nhiệt loại.

Trong Vỵ có Tà khí: Vỵ Nhiệt thọ Hàn.

Trong bụng đau: Thấp thọ Hàn.

Muốn nôn: Hàn Thấp theo Nhiệt ra Biểu.

Hoàng Liên thang làm chủ.

 Có thể thấy, Thương Hàn là 2 Khí Âm Dương, cùng nhau ly hợp, cùng nhau tuần hoàn. Từ đó phát sinh các tên bệnh vậy. Bản Nghĩa chú rất nhất quán để dẫn cũng như trị, từ Bệnh Lý trở lại Sinh Lý. Nhưng người học đã quen nhìn theo tương đối nên có đổi lại lời chú khác để tiện tham khảo.

Tiết 176:

Chư Kỳ Kinh tại Cách thọ Hàn Thấp.

Thương Hàn 8 – 9 ngày: do Thương Hàn chuyển làm Hàn Thấp.

Phong Thấp tương bác: Hàn Thấp chuyển sang Phong Thấp.

Thân thể đau nhức không thể tự xoay trở được: chư Kỳ Kinh thọ Hàn Thấp.

Không nôn không khát: Khí của chư Kỳ Kinh thọ Hàn Thấp.

Mạch Phù hư mà Sáp: Lạc của chư Kỳ Kinh thọ Hàn Thấp.

Quế Chi Phụ Tử thang làm chủ.

Nếu đại tiện rắn: Hàn Thấp chuyển sang Phong Ôn.

Tiểu tiện tự lợi: Hàn Thấp chuyển sang Phong Thấp.

Khứ Quế gia Bạch Truật thang làm chủ: Khứ Quế Chi vì cớ chuyển sang Phong Ôn, gia Bạch Truật vì cớ chuyển sang Phong Thấp.

Tiết 177:

Chư Kỳ Kinh tại Cách thọ Thái Dương Thiếu Âm làm Phong Thấp .

Phong Thấp xung tương bác: do Hàn Thấp chuyển làm Phong Thấp.

Xương khớp phiền nhức, đau xiết, sờ đến thì đau dữ dội: chư Kỳ Kinh tại Cách thọ Thái Dương Thiếu Âm làm Phong Thấp. 76


Đổ mồ hôi, hơi thở ngắn, tiểu tiện không lợi: chư Kỳ Kinh thọ Thiếu Âm Phong Thấp.

Sợ gió, không muốn cởi áo, hoặc mình hơi sưng: chư Kỳ Kinh thọ Thái Dương Phong Thấp.

Cam Thảo Phụ Tử thang làm chủ.

 Tiết trên Thái Dương chuyển sang Thiếu Âm cho nên khứ bỏ Quế Chi. Tiết này Thiếu Âm chuyển sang Thái Dương cho nên lại dùng Quế Chi.

Tiết 178:

Lạc mạch tại Cách làm Thương Hàn.

Thương Hàn: Lạc mạch thọ Hàn truyền Kinh.

Mạch Phù Hoạt : Lạc mạch thương bởi Hàn mà thành Nhiệt.

Đấy là Biểu ‘Lạc’ làm thành Nhiệt bệnh, do Lý ‘Kinh’ bị thương bởi Hàn.

Lạc mạch thọ Nhiệt, Bạch Hổ thang làm chủ.

 Kinh là Dương Hàn từ Biểu vào Lý, phàm thấy ở ngoài đều là Lạc mạch do Âm Nhiệt từ Lý ra Biểu (xem Mạch độ luận). Luận điều này tìm trong sách Thương Hàn không chỉ thấy một lần, riêng chưa nói rõ như ở Tiết này, là chổ Trọng Sư ‘phụng hát’ (như Thiền Sư ‘đánh hét’ Thiền sinh) khiến cho người học thức tỉnh mãnh liệt về Thương Hàn.

Tiết 179:

Kinh mạch tại Cách làm Thương Hàn.

Mạch do chư Khí tích Đản Trung, từ Cách đến Tấu rồi đến Cơ, Kinh mạch Lạc mạch đều như vậy.

Mạch Kết là chư Kinh ‘Kết’ tại Cách.

Mạch Đại là chư Kinh mạch ‘Đại’ tại Cách.

Tâm động quý: chư Âm Kinh hư thì Tâm động, chư Dương Kinh hư thì Tâm quý.

Chích Cam Thảo thang làm chủ: còn gọi là Phục Mạch thang, bổ ích Kinh mạch vậy.

.

77


Tiết 180:

Lạc mạch Kinh mạch đều thọ Cách Khí.

Mạch đến Hoãn có lúc ngừng một lần rồi lại đến: đấy là Âm Dương Khí tương Kết.

Mạch đến Động mà giữa chừng ngừng lại đến Tiểu Sác, giữa đó có quay lại Động: đấy là Âm Khí bị Dương Kết, không thể đạt ra Ngoại.

Mạch đến Động mà giữa chừng ngừng không thể tự quay về sau đó trở lại Động, lấy mạch khác để Đại (thay thế) nó : đấy là Dương Khí bị Âm Kết, không thể đạt vào Nội.

Phàm xem thấy mạch Kết Đại đều khó trị: tại Cách Vỵ Khí Kiệt vậy.

 Trong Luận phàm 2 chữ ‘ danh viết’ ( gọi tên là) , là chổ Trọng Sư kêu gọi Học giả thức tỉnh, thể nhận Âm Dương trải khắp thân người, mỗi mỗi đều có Bộ Vị rõ ràng. Ở đây, gọi là Kết, gọi là Đại là chỉ Âm Dương tại Cách Bộ.

Cần lưu ý:  Những lời khác với Bản Nghĩa chỉ là thiển ý của một cá nhân đóng góp với người học, cần thận trọng xem xét và chọn lọc vì nó không trái với Bản Nghĩa, chỉ nhằm mục đích làm cho các di cảo này được trong sáng hơn.  Tài liệu này dành cho những người đã và đang học tập Bản Nghĩa và không phổ biến ngoài phạm vi này.  Trường hợp muốn phổ biến rộng hơn nên có một Tài liệu hoàn chỉnh: . Phù hợp với tự nhiên. . Tương xứng với Nguyên Văn. . Tiếp nối được Công Đức của Cụ Lưu Thủy.

(Hết tập 1) 78


HỌC TẬP THƯƠNG HÀN LUẬN BẢN NGHĨA TẬP 2

Cụ Việt Nhân Lưu Thủy khám phá được hầu hết các bí chỉ làm sách của Đức Trọng Cảnh, phân hiểu rõ ràng các Chương Tiết của 2 sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận và đã làm Bản Nghĩa để lại cho các thế hệ sau. Tôi nhờ học tập Thương Hàn Luận Bản Nghĩa mà có được nhận thức Đông Y vốn có Truyền thống Đạo học Khí Hóa kế thừa từ Kinh Dịch. Tôi ghi lại một vài kết quả học tập để các bạn sau tôi dùng làm tài liệu tham khảo. Nếu thấy có chổ khác với Bản Nghĩa xin đừng vội cố chấp vì tôi chỉ có ý vâng lời dạy của Cụ, làm cho các di cảo này được thêm trong sáng mà thôi. Sở dĩ các lời kể về học tập của tôi có chổ khác với Bản Nghĩa vì tôi thật tình nói lên cách hiểu của mình với hy vọng giúp cho người còn kẹt trong tương đối như tôi có thể hiểu, còn chân lý chỉ là một không bao giờ thay đổi.

.

79


THIÊN 4 :

DƯƠNG MINH (10 CHƯƠNG,81 TIẾT)

CHƯƠNG 22

DƯƠNG MINH THỂ LỆ (9 Tiết,từ 181 đến 189) Dương Minh là Kinh Dương Nhiệt, Bản Nghĩa nói là Nhị Dương Tịnh Minh có nghĩa 2 Dương cùng sáng. Kinh Dương Minh thuần Dương đối giao với Kinh Thái Âm thuần Âm; vì thuần Dương nên Kinh này không tự làm bệnh chỉ làm bệnh khi thọ Hàn Khí của Thái Dương hoặc thọ Nhiệt Khí của Thiếu Âm. Dương Nhiệt thọ Dương Hàn làm Ôn Bệnh, Dương Nhiệt thọ Âm Nhiệt làm bệnh Phong Ôn. Các đặc tính còn lại của Dương Minh sẽ được nêu rõ nơi Thể Lệ và các Chương kế tiếp.

Tiết 181: Dương Minh với Tam Dương, Tam Âm liên hệ. 

Thái Dương Dương Minh là Dương Minh chuyển–thuộc-hệ Thái Dương - Thái Âm làm chứng Tỳ Ước.

Chính Dương Dương Minh là Dương Minh chuyển–thuộc-hệ Dương Minh - Thiếu Âm làm chứng Vỵ gia thực.

Thiếu Dương Dương Minh là Dương Minh chuyển–thuộc-hệ Thiếu Dương Khuyết Âm làm chứng Vỵ táo và đại tiện khó.

Tiết 182: Dương Minh thọ Thái Dương Thiếu Âm. 

Vỵ gia thực: là thọ Dương Hàn Âm Nhiệt .

.

80


Tiết 183: Dương Minh thọ Thái Dương Bản Hàn điều hòa Bản Kinh Táo Khí. 

Hỏi : Duyên cớ nào mắc Dương Minh Bệnh ?

Đáp: Thái Dương Bệnh, nếu Phát Hãn, nếu Hạ, nếu Lợi tiểu tiện làm mất tân dịch thì trong Vỵ khô ráo, nhân đó chuyển thuộc Dương Minh, không đi ngoài, Nội thực, đại tiện khó, đấy là Dương Minh.

Tiết 184: 

Dương Minh thọ Thiếu Âm Bản Nhiệt làm Bản Kinh Táo Khí.

Dương Minh Dương Nhiệt là Ngoại chứng của Thiếu Âm, Âm Nhiệt.

Tiết 185:

Dương Minh liên hệ Tam Âm.

Không phát sốt mà sợ lạnh: Hệ Âm Hàn Kinh.

Chứng sợ lạnh sẽ tự hết, rồi tự đổ mồ hôi mà sợ nóng: Hệ Âm Nhiệt Kinh.

Tiết 186:

Dương Minh liên hệ Tam Dương.

Ban đầu tuy sợ lạnh: thọ Thái Dương.

2 ngày tự hết: không truyền Tam Âm.

Tiết 187:

Dương Minh thọ Thái Dương truyền Thiếu Dương.

Mồ hôi ra không triệt để: do Thái Dương chuyển thuộc Dương Minh.

Nôn, không ăn được mà mồ hôi ra dâm dấp: do Dương Minh chuyển thuộc Thiếu Dương.

Tiết 188:

Dương Minh tự bệnh.

3 ngày : ngày Tam Dương hành Kinh.

Chỉ tự bệnh cho nên mạch Đại: Dương Minh là Kinh đa Khí, đa Huyết vậy.

.

81


Tiết 189:

Dương Minh thọ Bản Hàn truyền Kinh tất thọ Bản Nhiệt chuyển Hệ.

Mạch Phù: Mạch Dương Minh thọ Thái Dương.

Mà Hoãn: Dương Minh thọ Bản Hàn truyền.

Tay chân tự ấm: Dương Minh thọ Bản Nhiệt.

Hệ tại Thái Âm: Dương Minh thọ Tiêu Âm.

Thái Âm nên phát mình vàng: tại Tấu Thái Âm chuyển hệ Dương Minh, tức tại Tấu Thiếu Âm chuyển hệ Dương Minh.

Tiểu tiện tự lợi thì không phát vàng: tại Lý Dương Minh thọ Bản Hàn truyền Kinh.

Đến 7 - 8 ngày đại tiện rắn: tại Lý Dương Minh thọ Bản Nhiệt chuyển hệ,

Thương Hàn ‘chuyển hệ’ Dương Minh: tại Biểu Dương Minh thọ Bản Hàn truyền Kinh.

Dâm dấp hơi ra mồ hôi : tại Biểu Dương Minh thọ Bản Nhiệt chuyển hệ.

CHƯƠNG 23

DƯƠNG MINH THỌ PHONG HÀN TẠI TẤU BÁN BIỂU (18 Tiết, từ 190 đến 207) Dương Minh là Kinh Dương Nhiệt, Thái Dương là Kinh Dương Hàn. Dương Minh thọ Phong Hàn của Thái Dương chủ Biểu nên là bệnh Dương phần Hàn Nhiệt tại Biểu.

Tiết 190:

Dương Minh thọ Thiếu Âm Trúng Phong.

Miệng đắng yết khô: thọ Trúng Phong tại Tấu đến Cách.

Bụng đầy mà Suyễn: thọ Trúng Phong tại Tấu đến Đái.

Phát sốt sợ lạnh, mạch Phù mà Khẩn: thọ Trúng Phong tại Tấu ra Biểu.

Nếu cho Hạ thì bụng đầy, tiểu tiện khó: thọ Trúng Phong tại Tấu vào Lý. 82


Tiết 191:

Dương Minh thọ Thái Dương Trúng Hàn.

Phong với Hàn chẳng phải 1 , chẳng phải 2, mà là ‘Thái DươngTiêu Bản’ truyền Dương Minh vậy.

Thọ Thái Dương Tiêu Dương ăn được gọi Trúng Phong.

Thọ Thái Dương Bản Hàn không ăn được gọi Trúng Hàn.

Nếu chia ra mà nói thì Trúng Phong thuộc Thiếu Âm, Trúng Hàn thuộc Thái Dương.

Từ Bì Nhục đến Phủ Tạng, Phong Hàn mỗi mỗi cùng nêu lên. Đấy là yếu điểm học giả tất phải biện xét.

Tiết 192:

Dương Minh Trúng Hàn truyền các Dương Kinh.

Không ăn được: Trúng Hàn.

Tiểu tiện không lợi, chân tay dâm dấp ra mồ hôi: truyền các Dương Nhiệt Kinh.

Muốn làm bệnh ‘cố hà’ tất đại tiện lúc đầu rắn sau nhão nát: truyền các Dương Hàn Kinh.

Sở dĩ như vậy, vì Dương Minh thọ Bản Hàn truyền Kinh, trong Vị hư lạnh, cơm nước không phân biệt, cho nên vậy.

Tiết 193:

Dương Minh Trúng Phong truyền các Dương Kinh.

Muốn ăn, tiểu tiện trái lại không lợi: thọ Thiếu Âm tại Tấu.

Đại tiện tự điều: tại Tấu thọ Thiếu Âm tất có Thái Dương.

Xương khớp nhức, như trạng có Nhiệt: thọ Thiếu Âm tại Biểu mà bệnh.

Bỗng nhiên phát cuồng mồ hôi ra mà giải: thọ Thái Dương tại Biểu rồi giải.

Đấy là Thủy không thắng cốc Khí cùng với Hãn cộng lại: thọ Thiếu Âm tại Lý mà bệnh.

Mạch Khẩn thì khỏi: thọ Thái Dương tại Lý mà khỏi.

 Thái Dương Bản Hàn, Thiếu Âm Bản Nhiệt không lúc nào lìa nhau, nghịch nhau thì bệnh, hòa nhau thì giải. 83


Tiết 194: 

Dương Minh hành Kinh, giờ Vượng tại Thân Dậu.

Dương Minh Bệnh, lúc muốn giải, từ giờ Thân đến giờ Tuất: Giữa Thân - Tuất là Dậu.

Tiết 195:

Dương Minh Trúng Hàn truyền các Âm Kinh.

Không ăn được: thọ Bản Hàn.

Dùng phép công Nhiệt tất ọe: Bản Nhiệt tương ứng vậy.

Trong Vỵ hư lạnh: Dương Minh thọ Bản Hàn truyền Kinh.

Người bệnh vốn hư cho nên công Nhiệt tất ọe: Bản Nhiệt (chủ Vỵ Khí) hư cho nên truyền các Âm Kinh mà ọe.

Tiết 196:

Dương Minh Trúng Phong truyền các Âm Kinh.

Mạch Trì: thọ Bản Hàn truyền Kinh.

Khó ăn được no: cớ bởi Hàn truyền.

No thì hơi phiền,đầu váng,tiểu tiện tất khó: thọ Thái Dương Trúng Hàn cũng thọ Thiếu Âm Trúng Phong.

Đấy là muốn làm bệnh Cốc đản: Phong Hàn súc tích tại Vỵ.

Tuy cho Hạ, bụng vẫn đầy như cũ: Âm Nhiệt có thể Hạ, Dương Hàn không thể Hạ.

Tiết 197:

Dương Minh thọ Phong Hàn truyền Túc Thái Dương Kinh.

Dương Minh Kinh nhiều Khí Huyết, phép nó nhiều mồ hôi.

Trái lại không mồ hôi: là không có Bản Nhiệt.

Thân mình như trạng trùng bò trong da: không Bản Nhiệt thì Bản Hàn Thủy không hóa Khí như trùng bò trong da.

Đấy là vì hư lâu ngày: không Bản Nhiệt đã lâu vậy.

84


Tiết 198:

Dương Minh thọ Phong Hàn truyền Túc Dương Minh Kinh.

Trái lại không mồ hôi: thọ Thiếu Âm Phong.

Tiểu tiện lợi: thọ Thái Dương Hàn.

2 - 3 ngày nôn mà ho chân tay quyết lãnh: cùng thọ Phong Hàn.

Tất khổ vì đau đầu: tất truyền đến Túc Kinh.

Nếu như không nôn không ho, tay chân không quyết lãnh: Dương Minh không thọ Phong Hàn.

Đầu cũng không đau: cũng không truyền đến Túc Kinh.

Tiết 199:

Dương Minh thọ Phong Hàn truyền Túc Thiếu Dương Kinh.

Đầu váng, không sợ lạnh: Dương Minh thọ Phong Hàn.

Phong truyền ở Dương Minh nên ăn được, Hàn truyền ở Dương Minh nên ho.

Người bệnh tất yết đau: truyền Dương Minh tất truyền Thiếu Dương (Dương Nhiệt).

Nếu Dương Minh không thọ Hàn mà không ho, thì không truyền Thiếu Dương nên yết cũng không đau.

Đấy bởi vì Dương Minh Thiếu Dương đồng là Dương Nhiệt Kinh.

Tiết 200:

Dương Minh Phong Hàn truyền Thủ Thái Âm Kinh.

Không mồ hôi, tiểu tiện không lợi: Phong Hàn ứ tại Dương Minh Kinh.

Trong Tâm áo nùng mình tất phát hoàng: truyền đến Thủ Thái Âm Kinh.

Tiết 201:

Dương Minh thọ Phong Hàn truyền Thủ Thiếu Âm Kinh.

‘Bị Hỏa’: nói Thủ Thiếu Âm Tâm Hỏa ‘bị’ Dương Minh Phong Hàn truyền.

Trên trán hơi đổ mồ hôi: Hàn. Tiểu tiện không lợi: Phong.

Tất phát hoàng: truyền đến Thủ Thiếu Âm Kinh. 85


Tiết 202: 

Mạch Phù: thọ Thiếu Âm Phong, mà Khẩn: thọ Thái Dương Hàn.

Tất triều Nhiệt phát tác có lúc: Thủ Thiếu Dương Kinh thọ truyền.

Chỉ thọ Thiếu Âm Phong mạch Phù, tất ‘trộm’ mồ hôi của Thái Dương để xuất ra.

Tiết 203:

Dương Minh thọ Phong Hàn truyền Thủ Thái Dương Kinh.

Miệng ráo: thọ Phong.

Muốn súc miệng không muốn nuốt nước: thọ Hàn.

Tất chảy máu mũi: Thủ Thái Dương Kinh thọ truyền.

Tiết 204:

Dương Minh thọ Phong Hàn truyền Thủ Dương Minh Kinh.

Vốn tự đổ mồ hôi: Dương Minh ‘pháp’ nhiều mồ hôi.

Thầy thuốc phát Hãn, bệnh đã bớt: Dương MInh Trúng Hàn đã bớt.

Vẫn còn hơi phiền, không tỉnh táo: Dương Minh Trúng Phong chưa bớt.

Đại tiện tất rắn, vì mất tân dịch trong Vỵ ráo: Thủ Dương Minh thọ Trúng Phong.

Tiểu tiện ngày đi 3 -4 lần: Hàn vậy.

Nay ngày đi 2 lần, cho nên biết không lâu sẽ đại tiện được, vì tân dịch phải nhập lại trong Vỵ, được Hàn truyền Kinh mà Phong (bệnh) tự dứt vậy.

Tiết 205: 

Dương Minh thọ Phong Hàn truyền Thủ Thiếu Dương Kinh.

Dương Minh thọ Phong Hàn truyền Túc Khuyết Âm Kinh.

Khuyết Âm Bản (vốn,gốc) là Phong Hàn Kinh, tuy thọ truyền bởi Dương MInh , không thể Công vậy.

Tiết 206:

Dương Minh thọ Phong Hàn truyền Túc Thái Âm Kinh.

Dưới Tâm cứng đầy: Túc Thái Âm thọ Kết bởi Phong Hàn.

Công rồi lợi không dứt là chết: Dương Minh hư Thái Âm cũng hư. 86


Lợi dứt thì khỏi: Thái Âm thực, Dương Minh cũng thực.

Tiết 207:

Dương Minh thọ Phong Hàn truyền Túc Thiếu Âm Kinh.

Mặt hiệp sắc đỏ, không thể công: Dương Minh thọ Phong Hàn truyền Túc Thiếu Âm Kinh.

Nếu cho công tất phát sốt sắc vàng: thọ Trúng Hàn truyền.

Tiểu tiện không lợi: thọ Trúng Phong truyền.

CHƯƠNG 24

DƯƠNG MINH THỌ PHONG HÀN TẠI TẤU BÁN LÝ (6 Tiết, từ 208 đến 213) Tấu Bán Lý là phần Tấu trải suốt Lý; là Bộ Vị do Thiếu Âm Nhiệt Khí làm chủ. Dương Nhiệt thọ Phong Hàn tại Tấu Bán Lý tức là Dương Nhiệt vừa thọ Thái Dương truyền, lại vừa thọ Thiếu Âm chuyển. Bản Nghĩa gọi Thương Hàn là Truyền Kinh Bệnh là một tâm đắc hợp lý vì Kinh Thái Dương chủ Vệ Khí trải suốt Biểu Lý và truyền làm bệnh khắp châu thân nhưng người học không nên quên tính đối lập của Âm Dương, có Thái Dương Hàn Khí từ Biểu vào Lý thì song hành cũng có Thiếu Âm Nhiệt Khí từ Lý ra Biểu. Bệnh nào cũng có 2 mặt hoặc do Bản Hàn, hoặc do Bản Nhiệt làm nên hoặc cùng làm nên. Bệnh của Thái Dương chủ tại Biểu do Bản Khí [Hàn] làm Thương Hàn, do Tiêu Dương [Nhiệt] làm bệnh Trúng Phong. Nhưng khi Hàn truyền làm bệnh tại Dương Nhiệt là Ôn Bệnh - Phong Ôn (Nhiệt Loại), và tại Âm Hàn là Hàn Thấp – Phong Thấp (Hàn Loại) thì đều gọi chung là Thương Hàn Loại theo lý nhất quán; Thiển nghĩ điều này không sai nhưng làm cho người học dễ hiểu lầm và cố chấp. Cần phân hiểu thêm như vầy: 

Thái Dương [Dương Hàn] truyền làm bệnh tại Dương Nhiệt là Ôn Bệnh (chữ Bệnh có nghĩa tương đương chữ Hàn), tại Âm Hàn là Hàn Thấp; Thiếu Âm [Âm Nhiệt] chuyển làm bệnh tại Dương Nhiệt là Phong Ôn, tại Âm Hàn là Phong Thấp. Nghĩa này rất phù hợp với tên của 4 bệnh vừa kể.

Trúng Phong Loại [Nhiệt Loại] có 2 bệnh : Ôn Bệnh – Phong Ôn; Thương Hàn Loại [Hàn Loại] cũng có 2 bệnh: Hàn Thấp – Phong Thấp. Nghĩa này phân hiểu rõ ràng 2 loại bệnh hoặc Hàn hoặc Nhiệt. 87


Bản Nghĩa cũng do tâm đắc về Truyền Kinh nên thường dùng chữ Truyền trong nhiều trường hợp làm bệnh, thọ bệnh, làm cho dễ có cố chấp mọi bệnh đều do Hàn làm. Sự thật Hàn Nhiệt trong Sinh Lý cũng như trong Bệnh Lý đều thể hiện 2 mặt Âm Dương tương đối. Xin phép được dùng như vầy :

Hàn (từ Biểu vào Lý) làm bệnh dùng chữ Truyền.

Nhiệt (từ Lý ra Biểu) làm bệnh dùng chữ Chuyển.

Chính Khí lưu hành có trật tự làm cho khỏi bệnh dùng chữ Hành.

Tiết 208:

Dương Minh thọ Thái Dương Thiếu Âm tại Tấu Bán Lý.

Không Thổ,không Hạ: nói Thái Dương do Ngoại nhập Tấu Bán Lý (khác với tại Nội rồi đến Bán Lý).

Tâm phiền: cùng với Bán Lý Thiếu Âm làm bệnh.

Có thể dùng Điều Vỵ Thừa Khí thang : Bản phương chủ trị Thiếu Âm Nhiệt Khí tại Tấu Bán Lý; mà Dương Minh ‘thừa’ Thái Dương Hàn Khí tại đó cũng có thể dùng. Cho thấy Dương Minh ‘thừa’ Thái Dương, tức ‘thừa’ Thiếu Âm vậy.

Tiết 209:

Dương Minh thọ Thái Dương Thiếu Âm truyền các Dương Kinh tại Tấu Bán Lý.

Mạch Trì: Mạch của Bản Hàn truyền Kinh.

Tuy ra mồ hôi, không sợ lạnh mình tất nặng: tuy có Dương Minh Nhiệt chứng, nhưng có Thái Dương Hàn chứng.

Thở ngắn, bụng đầy mà Suyễn: thọ Thái Dương Thiếu Âm tại Bán Lý.

Có sốt cơn: quyết chắc tại Bán Lý vậy, đấy là bệnh tại Bán Biểu đã giải, toàn nhập vào Bán Lý, có thể công.

Tay chân dâm dấp ra mồ hôi, đấy là đại tiện đã rắn: Thái Dương Bản Hàn ’tinh’ (dồn) vào Thiếu Âm Bản Nhiệt, Đại Thừa Khí thang làm chủ.

Nếu mồ hôi nhiều, phát sốt nhẹ,sợ lạnh: tại Bán Biểu Dương Hàn chưa giải.

Sốt không có cơn: tại Bán Lý Âm Nhiệt chưa bệnh, Đại Tiểu Thừa Khí thang chưa thể dùng. 88


Nếu các Dương Kinh thọ Dương Hàn nhập Lý bụng đầy lắm không thông, có thể dùng Tiểu Thừa Khí thang: chỉ Dương Hàn bệnh vậy.

Hơi hòa Vỵ Khí: làm cho Âm Nhiệt hòa. Đừng cho xổ mạnh: mà thương Vỵ Khí.

Tiết 210:

Dương Minh thọ Thái Dương Thiếu Âm truyền các Âm Kinh tại Tấu Bán Lý.

Sốt cơn, đại tiện rắn, có thể dùng Đại Thừa Khí thang: Dương Minh thọ Bản Hàn Bản Nhiệt truyền các Âm Kinh.

Nếu phân không rắn không thể cho dùng: còn chưa truyền các Âm Kinh.

Nếu không đại tiện, muốn biết có phân táo hay không,để thăm dò trong Vỵ hư thực, cho uống (1 ít) Tiểu Thừa Khí thang, thuốc vào trong bụng chuyển Thất Khí (trung tiện): do Dương Kinh chuyển nhập Âm Kinh.

Đấy là có phân táo, có thể cho công: tại Vỵ có Bản Nhiệt.

Không chuyển Thất Khí: tại Vỵ không Bản Nhiệt.

Cho công thì phân lúc đầu rắn sau nhão nát, trướng đầy, không ăn được: Thái Âm.

Uống nước vào ọe: Khuyết Âm.

Sau đó phát sốt, tất đại tiện rắn mà lại ít: Thiếu Âm vậy ! dùng Tiểu Thừa Khí thang để hòa.

Không chuyển Thất Khí, cẩn thận không thể công: Vỵ Khí với Thận Khí không tiếp nối nhau.

Tiết 211:

Dương Minh thọ Thái Dương Thiếu Âm truyền Xung Kinh.

Thực thì nói xàm: Dương Minh thọ Bản Hàn Bản Nhiệt thực.

Hư thì nói lắp: Dương Minh Chính Khí hư.

Trực thị nói xàm: Vỵ thượng quản với Xung Kinh.

Suyễn đầy thì chết: Vỵ trung quản với Xung Kinh.

Hạ lợi cũng chết: Vỵ hạ quản với Xung Kinh. 89


Tiết 212:

Dương Minh thọ Thái Dương Thiếu Âm truyền Đốc Kinh.

Phát Hãn nhiều: mất Thái Dương tân dịch.

Nếu lại Phát Hãn lần nữa: mất Thiếu Âm tân dịch.

Vong Dương nói xàm: Vong Thái Dương tức vong Thiếu Âm.

Mạch Đoản thì chết: Dương Minh tân dịch kiệt tức Đốc Kinh kiệt.

Mạch tự hòa thì không chết: Dương Minh tân dịch còn thì Đốc Kinh còn.

Tiết 213:

Dương Minh thọ Thái Dương Thiếu Âm truyền Nhâm Kinh.

Sau Thổ Hạ bệnh vẫn không giải: Dương Hàn Âm Nhiệt vẫn còn tại Tấu Bán Lý.

Không đại tiện 5 -6 ngày lên đến hơn 10 ngày: Dương Minh thọ Dương Nhiệt.

Xế chiều phát sốt cơn, không sợ lạnh: cùng thọ Dương Hàn.

Nói một mình như trạng thấy quỷ: truyền Nhâm Kinh.

Nếu nặng: Bệnh do Tấu nhập Cách.

Không biết người : Tà nhập Túc Dương Minh.

Măn áo sờ giường: Tà nhập Thủ Dương Minh.

Sợ sệt không yên: Tà nhập Đốc Kinh.

Hơi Suyễn, mắt trực thị: Tà nhập Xung Kinh.

Mạch Huyền thì sống: tại Cách tân dịch còn.

Mạch Sáp thì chết: tại Cách tân dịch mất.

Nếu nhẹ: Tà do Cách ra Tấu.

Phát sốt nói xàm: chứng tại Tấu.

Đại Thừa Khí thang làm chủ, nếu uống 1 lần đi ngoài được, thôi không uống lần sau: Tà được tiết ra ngoài vậy.

.

90


CHƯƠNG 25

TÚC DƯƠNG MINH TẠI TẤU, ĐẾN LÝ (8 Tiết, từ 214 đến 221) Túc Dương Minh Vỵ là Kinh Dương Nhiệt - Khí Âm Nhiệt, là Kinh Khí đảo ngược của Thủ Thiếu Âm Tâm. Túc Dương Minh với Thủ Thiếu Âm đồng là Bản Nhiệt đối giao với Thủ Thái Âm và Túc Thái Dương đồng là Bản Hàn. Do đồng là Bản Nhiệt làm chủ tại Lý nên Túc Dương Minh tại Tấu cũng là chủ tại Tấu Bán Lý.

Tiết 214:

Túc Dương Minh thọ Thái Dương Thiếu Âm truyền Thủ Dương Kinh.

Nhiều mồ hôi, tân dịch ra ngoài: Dương Hàn ở ngoài Vỵ.

Trong Vỵ ráo: Âm Nhiệt vào trong Vỵ.

Đại tiện tất rắn, rắn thì nói xàm: truyền Thủ Dương Kinh, Tiểu Thừa Khí thang làm chủ.

Nếu uống một lần hết nói xàm: phân táo đã hạ, thì thôi chớ uống nữa.

Tiết 215:

Túc Dương Minh thọ Thái Dương Thiếu Âm truyền Thủ Âm Kinh.

 Nói xàm, phát sốt cơn: Vỵ thọ Dương Hàn Âm Nhiệt tại Tấu Bán Lý.  Mạch Hoạt mà tật: truyền Thủ Âm Kinh; Tiểu Thừa Khí thang làm chủ.  Uống thang vào chuyển thất Khí: Vỵ có Âm Nhiệt,lại uống 1 thăng nữa.  Nếu không chuyển thất Khí: Vỵ không có Âm Nhiệt, không thể cho uống.  Hôm sau không đi ngoài, mạch trái lại Vi Sáp: Thủ Âm hư vậy, không thể lại cho dùng Thừa Khí thang.

.

91


Tiết 216:

Túc Dương Minh thọ Thái Dương Thiếu Âm truyền Túc Dương Kinh.

Nói xàm, có sốt cơn: Vỵ thọ Dương Hàn Âm Nhiệt tại Bán Lý.

Trái lại không ăn được, trong Hệ Dương Minh Vỵ - Đại Trường có phân táo 5 – 6 cục : thọ Dương Hàn.

Nếu ăn được, chỉ phân rắn: thọ Âm Nhiệt.

Đại Thừa Khí thang làm chủ.

Tiết 217:

Túc Dương Minh thọ Thái Dương Thiếu Âm truyền Túc Âm Kinh.

 Hạ Huyết nói sảng: Túc Âm Kinh thọ truyền bởi Dương Minh Phong Hàn.  Đấy là Nhiệt nhập Huyết thất: Dương Kinh hiệp Âm Kinh đi xuống.  Chỉ đầu đổ mồ hôi: Âm Kinh hiệp Dương Kinh đi lên.  Châm Huyệt Kỳ Môn: Âm Dương hội huyệt.  Tùy thực chứng tại Dương Kinh Âm Kinh mà tả, khiến cho theo Dương Minh ra mồ hôi thì khỏi.

Tiết 218:

Túc Dương Minh thọ Thái Dương Thiếu Âm làm Phong Thấp.

 Ra mồ hôi, nói xàm: Dương Hàn tại Vỵ.  Là bởi trong Vỵ có phân táo: Âm Nhiệt tại Vỵ.  Đấy là chứng Dương Minh Phong Thấp.  Âm Nhiệt tại Lý cần cho Hạ.  Dương Hàn chưa nhập Lý, quá Kinh mới có thể Hạ: cần phải xét Dương Hàn đã nhập vào trong Vỵ chưa?  Nếu Hạ sớm, nói năng tất loạn: bởi cớ chỉ Hạ được Âm Nhiệt, mà không Hạ được Dương Hàn.  Dương Hàn nhập Lý nên Biểu hư, nhập Lý hiệp với Âm Nhiệt nên Lý thực. 92


 Thực tại Vỵ cho Hạ thì khỏi, nên dùng Đại Thừa Khí thang, đấy là phép trị Dương Minh Phong Thấp.

Tiết 219: Túc Dương Minh thọ Thái Dương chuyển Âm Hàn làm Hàn Thấp. 

Thương Hàn: Thái Dương.

4-5 ngày: chuyển Thiếu Âm Tiêu Âm.

Thái Dương nhập Lý thì mạch Trầm, hiệp Tiêu Âm thì Suyễn đầy.

Trầm là tại Lý: Hàn Thấp.

Trái lại cho phát Hãn, tân dịch vượt ra: tại Biểu Thái Dương hư.

Đại tiện trở nên khó: tại Lý Thiếu Âm thực.

Lâu ngày thì nói xàm: bởi Thiếu Âm tại Lý thực. Đấy là Dương Minh Hàn Thấp.

Tiết 220:

Túc Dương Minh thọ Thái Dương chuyển Dương Nhiệt làm Ôn Bệnh.

 

Hiệp: là Dương Hàn Dương Nhiệt hiệp lại.

Bụng đầy, mình nặng khó xoay trở:Tam Dương hiệp bệnh tất có tam Âm tại Nội.

Miệng mất cảm giác, sắc mặt bẩn: tại Cách.

Nói xàm: thọ Bản Nhiệt.

Phát Hãn thì nói xàm: cớ bởi Bản Nhiệt chuyển hệ.

Cho Hạ thì trên trán đổ mồ hôi, tay chân nghịch lãnh: cớ bởi Bản Hàn truyền Kinh.

Nếu tự đổ mồ hôi: ly khai Bản Hàn Bản Nhiệt làm Ôn Bệnh.

Bạch Hổ thang làm chủ.

Đái són: thọ Bản Hàn.

Thiếu Âm bệnh tự đổ mồ hôi là Âm Nhiệt vong [mất]. Dương Minh bệnh tự đổ mồ hôi là Dương Nhiệt thậm [quá nhiều]. 

Dùng Tứ Nghịch thang , Bạch Hổ thang nên biện rõ. 93


Tiết 221:

Túc Dương Minh thọ Thái Dương chuyển Thiếu Âm làm Phong Ôn.

Nhị Dương tinh bệnh: Dương Hàn Dương Nhiệt dồn vào Thiếu Âm.

Chứng Thái Dương đã dứt: Thái Dương chuyển qua Thiếu Âm.

Chỉ phát sốt cơn: Bản Hàn dồn vào Bản Nhiệt.

Chân tay dâm dấp ra mồ hôi: Bản Hàn dồn vào Tiêu Âm.

Đại tiện khó mà nói xàm: Tiêu Dương dồn vào Bản Nhiệt, cho Hạ nên dùng Đại Thừa Khí thang; đấy là Dương Minh Phong Ôn.

CHƯƠNG 26

THỦ DƯƠNG MINH TẠI TẤU, ĐẾN LÝ (10 Tiết, từ 222 đến 231) Dương Minh là Kinh Dương Nhiệt, Thủ Dương Minh Đại Trường là Kinh Dương Nhiệt Khí Dương Hàn, Túc Dương Minh Vỵ là Kinh Dương Nhiệt - Khí Âm Nhiệt. Cùng một Kinh Dương Nhiệt mà có Khí khác nhau, Dương Hàn chủ Biểu, Âm Nhiệt chủ Lý; Hiểu được Hàn vào, Nhiệt ra thì Bệnh Lý của Kinh này sẽ dễ dàng nhận thấy được. 

Tiết 222:

Thủ Dương Minh thọ Thái Dương Thiếu Âm tại Cách tại Tấu.

 Mạch Phù: thọ Âm Nhiệt tại Cách, mà Khẩn: thọ Dương Hàn tại Tấu.  Yết ráo: thọ Âm Nhiệt; miệng đắng: thọ Dương Hàn.  Bụng đầy mà Suyễn: cùng thọ tại Cách.  Phát sốt đổ mồ hôi, không sợ lạnh trái lại sợ nóng, mình nặng: cùng thọ tại Tấu.  Phát Hãn tất vật vã, Tâm bồi hồi, nói xàm: tại Cách thọ Nhiệt hóa.  Thêm Thiêu Châm thì kinh sợ, phiền táo không ngủ được: tại Tấu thọ Hàn hóa.  Cho Hạ, trong Vỵ hư rỗng, khách Khí động Cách, trên lưỡi đóng rêu: cùng thọ Hàn Nhiệt tại Cách tại Tấu. Chi Tử Xị thang làm chủ. 94


Tiết 223 :

Thủ Dương Minh thọ Dương Nhiệt làm Ôn Bệnh.

Khát, miệng khô lưỡi ráo muốn uống nước: Ôn Bệnh.

Bạch Hổ gia Nhân Sâm thang làm chủ.

Tiết 224 :

Thủ Dương Minh thọ Âm Nhiệt làm Phong Ôn.

Mạch Phù phát sốt: Ôn Bệnh.

Khát muốn uống nước, tiểu tiện không lợi: chuyển làm Phong Ôn.

Trư Linh thang làm chủ.

Tiết 225:

Thủ Dương Minh thọ Dương Nhiệt làm Ôn Bệnh, thọ Âm Nhiệt làm Phong Ôn.

 Đổ nhiều mồ hôi mà khát: là Ôn Bệnh.  Mồ hôi ra nhiều, trong Vỵ ráo: chuyển làm Phong Ôn.  Trư Linh thang lợi tiểu tiện Cẩn thận dùng trị Dương Minh Phong Ôn trong trường hợp mất nhiều tân dịch làm táo thái quá.

Tiết 226:

Thủ Dương Minh thọ Âm Hàn làm Hàn Thấp.

Mạch Phù: Thái Dương; mà Trì: Hàn Khí.

Biểu Nhiệt: Thái Dương; Lý Hàn: Hàn Khí.

Hạ lợi thanh cốc: Dương Hàn nhập Lý chuyển Âm Hàn làm Hàn Thấp.

Tứ Nghịch thang làm chủ.

Tiết 227: Thủ Dương Minh thọ Hàn Thấp chuyển làm Thái Dương Phong Thấp. 

Trong Vỵ hư lạnh không ăn được: Hàn Thấp.

Uống nước thì ọe: chuyển làm Thái Dương Phong Thấp. 95


Tiết 228:

Thủ Dương Minh thọ Hàn Thấp chuyển làm Thiếu Âm Phong Thấp.

Mạch Phù phát sốt: Thủ Dương Minh Táo Khí.

Miệng khô mũi ráo, ăn được thì chảy máu mũi: chuyển làm Thiếu Âm Phong Thấp.

Tiết 229:

Thủ Dương Minh Khí thọ Thái Dương Thiếu Âm.

Bên ngoài có sốt, chân tay ấm: thọ Thái Dương Thiếu Âm tại Biểu.

Không Kết Hung: không thọ Thái Dương Thiếu Âm tại Tấu.

Trong Tâm áo nùng, đói không ăn được: thọ Thái Dương Thiếu Âm tại Lý.

Chỉ đổ mồ hôi đầu: thọ Thái Dương Thiếu Âm tại Cơ.

Chi Tử Xị thang làm chủ.

Tiết 230:

Thủ Dương Minh Lạc thọ Thái Dương Thiếu Âm.

 Phát sốt cơn: thọ Thái Dương Thiếu Âm tại Tấu Bán Lý.  Đại tiện nhão, tiểu tiện bình thường: tại Tấu Thái Dương Bệnh, nhưng Thiếu Âm không bệnh.  Ngực Hông đầy không khỏi: tại Tấu Lạc bệnh nhưng Kinh không bệnh.  Tiểu Sài Hồ thang làm chủ.

Tiết 231:

Thủ Dương Minh Kinh thọ Thái Dương Thiếu Âm.

Dưới hông rắn đầy: thọ tại Trung tiêu.

Không đi ngoài: thọ tại Hạ tiêu.

Nôn, trên lưỡi rêu trắng: thọ tại Thượng tiêu.

Thượng tiêu được thông: rêu trắng hết. 96


Tân dịch được hạ: đại tiện thông.

Vỵ Khí nhân đó điều hòa: ngực hông kết rắn khỏi.

Mình dâm dấp ra mồ hôi mà giải: Thượng Hạ an, Nội Ngoại hòa vậy.

Tiểu Sài Hồ thang kiêm trị.

CHƯƠNG 27

TÚC DƯƠNG MINH TẠI TẤU ĐẾN BIỂU (6 Tiết, từ 232 đến 237) Đức Trọng Cảnh dùng liên tiếp 4 Chương 25 – 26 – 27 -28 luận Thủ Túc Dương Minh tại Tấu đến Lý và tại Tấu đến Biểu. Người học liên tưởng Bản Nhiệt đồng Khí Dương Nhiệt với Tiêu Dương, Bản Hàn đồng Khí Âm Hàn với Tiêu Âm. Kinh Dương Minh [Dương Nhiệt] đối giao Kinh Thái Âm [Âm Hàn]; tất nhiên thấy được Dương Minh là Tấu Dương Nhiệt đối giao Thái Âm là Tấu Âm Hàn; 2 Kinh này thuần Âm thuần Dương là cặp Âm Dương Táo Thấp ngoài mối liên hệ đối giao Âm Dương nó còn thọ Biểu Dương Hàn và Lý Âm Nhiệt để điều hòa. 3 thang Thừa Khí tại Thương Hàn Luận (Tiểu Thừa Khí - Điều Vỵ Thừa Khí – Đại Thừa Khí) đủ chứng tỏ Dương Minh là Tấu Dương Nhiệt gắn liền với Dương Hàn chủ Biểu và Âm Nhiệt chủ Lý.

Tiết 232:

Túc Dương Minh thọ Thiếu Âm truyền Xung Nhâm Kinh.

Dương Minh Trúng Phong: Trúng Thiếu Âm Phong.

Mạch Huyền Phù Đại: . Huyền là Dương Nhiệt Kinh thọ Hàn truyền. . Phù là tại Biểu. . Đại là Dương Nhiệt hiệp Âm Nhiệt.  Khí đoản, cả bụng đầy: Thiếu Âm đồng làm bệnh với Thái Dương tại Tấu.  Dưới hông đau đến Tâm, án vào lâu thì Khí không thông, mũi khô, không ra được mồ hôi: thọ Bản Nhiệt rồi truyền Xung Nhâm Kinh. 97


 Ưa nằm, cả người và mặt mắt đều vàng: thọ Bản Hàn truyền Xung Nhâm Kinh.  Tiểu tiện khó, có sốt cơn, thỉnh thoảng ọe! Cùng thọ Bản Hàn Bản Nhiệt truyền Xung Nhâm Kinh.  Trước sau tai sưng, châm vào bớt một ít: thọ Phong Hàn truyền chư Dương Kinh tại Cơ.  Ngoại chứng không giải, đến 10 ngày, mạch tiếp tục Phù có thể dùng Tiểu Sài Hồ thang : thọ Phong Hàn truyền chư Dương Kinh tại Tấu.  Mạch chỉ Phù, không có chứng khác, dùng Ma Hoàng thang: thọ Phong Hàn truyền chư Dương Kinh tại Bì.  Không đái được: Thận ,bụng đầy: Tỳ, thêm ọe: Can.  Không trị được: thọ Phong Hàn truyền chư Âm Kinh tại Lý.

Tiết 233:

Túc Dương Minh thọ Thiếu Âm truyền Đốc Kinh.

Tự đổ mồ hôi: mất tân dịch ở Tấu.

Phát Hãn: mất tân dịch ở Biểu.

Tiểu tiện tự lợi: mất tân dịch ở Lý.

Đấy là Dương Minh tân dịch kiệt ở trong, tuy phân rắn không thể công: Dương Minh tân dịch kiệt tức Đốc Kinh tân dịch kiệt.

Cần phải tự mót đi ngoài: Giúp Dương Minh tức giúp Đốc Kinh tân dịch.

Thông khoan bằng Mật Thắng, Thổ Qua Căn, nước mật lợn: phép làm cho tự mót đi ngoài.

Tiết 234:

Túc Dương Minh thọ Thái Dương truyền Xung Nhâm Kinh.

Mạch Trì: thọ Hàn.

Ra nhiều mồ hôi, hơi sợ lạnh: truyền Xung Nhâm KInh.

Nên dùng Quế Chi thang.

98


Tiết 235:

Túc Dương Minh thọ Thái Dương truyền Đốc Kinh.

Mạch Phù: tại Biểu.

Không mồ hôi mà Suyễn: Bản Hàn truyền Đốc Kinh.

Phát Hãn nên dùng Ma Hoàng thang.

Tiết 236:

Túc Dương Minh tại Tấu chuyển Âm Hàn ra Ngoại, Dương Nhiệt vào Nội.

Phát sốt đổ mồ hôi: Túc Dương Minh bệnh tại Tấu.

Nhiệt bốc ra không thể phát hoàng: chuyển Âm Hàn ra Ngoại.

Chỉ đầu đổ mồ hôi đến cổ thì hết, mình không có mồ hôi: Âm Hàn ở Ngoại, Âm Nhiệt theo cùng ra Ngoại .

Tiểu tiện không lợi: chứng Túc Dương Minh tại Tấu.

Khát muốn uống nước: chuyển Dương Nhiệt vào Nội.

Ứ Nhiệt tại Lý, mình tất phát hoàng: Dương Nhiệt ở Nội, Dương Hàn theo cùng vào Nội.

Nhân Trần Cao thang làm chủ.

Tiết 237:

Túc Dương Minh tại Cách chuyển Âm Nhiệt lên Thượng, Dương Hàn xuống Hạ.

Người bệnh hay quên tất có súc Huyết: Túc Dương Minh chuyển Âm Nhiệt lên Cách Thượng.

Vốn có ứ Huyết lâu ngày khiến cho hay quên: chuyển Âm Nhiệt lên Thượng, Dương Hàn theo đó cùng lên.

Phân tuy rắn: chuyển Âm Nhiệt xuống Hạ.

Đại tiện trái lại dễ, sắc phân ắt đen: chuyển Âm Nhiệt xuống Hạ, Dương Hàn theo đó cùng xuống.

Để Đáng thang làm chủ. 99


CHƯƠNG 28

THỦ DƯƠNG MINH TẠI TẤU ĐẾN BIỂU (6 Tiết, từ 238 đến 243) Gọi Dương Nhiệt Âm Hàn là Tấu vì chúng là đường liên kết Âm Dương Hàn Nhiệt giữa cặp Dương Hàn [chủ Biểu] và Âm Nhiệt [chủ Lý] thực tế Trung Đạo này khi thấy được thì ở khắp mọi nơi. 

Tiết 238:

Thủ Dương Minh tại Cách với Dương Nhiệt Âm Hàn.

Cho Hạ trong Tâm bực bội mà phiền: Dương Nhiệt hiệp Âm Hàn đi lên, Âm đi theo Dương vậy.

Trong hệ Vỵ Đại Trường có phân Táo: Âm Hàn ở trên Âm Nhiệt theo cùng lên trên, Âm đi theo Âm vậy.

Trong bụng đầy, phân lúc đầu rắn sau nhão: Âm Hàn hiệp Dương Nhiệt đi xuống, Nhiệt đi theo Hàn không thể công vậy.

Nếu như có phân táo: Dương Nhiệt ở dưới Âm Nhiệt theo cùng ở dưới, Nhiệt đi theo Nhiệt vậy, Đại Thừa Khí thang làm chủ.

Tiết 239:

Thủ Dương Minh tại Tấu với Dương Hàn Âm Nhiệt.

Không đi ngoài 5 - 6 ngày : Thủ Dương Minh Táo Khí tức Thiếu Âm Nhiệt Khí.

Quanh rốn đau, phiền táo phát lên có lúc: Âm Nhiệt tại Ngoại tất tòng Dương Hàn.

Đấy là có phân táo làm cho không đại tiện được: Dương Hàn tại Nội tất tòng Âm Nhiệt.

 Dương chủ Ngoại, Âm chủ Nội cho nên vậy. Hiệp với trên xem xét, Âm Dương theo nhau, Hàn Nhiệt đổi dời, tương ly tương hiệp, ‘huyền minh u vi’ (sâu xa kín nhiệm), chưa từng thấy ở sách khác, Trọng Sư quả là chân Thánh Y.

Tiết 240: 

Thủ Dương Minh tại Tấu với Thái Dương Thiếu Âm.

Phiền Nhiệt: Thái Dương tại Nội (ở trong) tòng (theo) Thiếu Âm. 100


Mồ hôi ra thì giải: Thiếu Âm tại Ngoại theo Thái Dương.

Giống như sốt rét, xế chiều phát sốt cơn: Đấy là thuộc Thủ Dương Minh, có Bản Nhiệt tất có Bản Hàn.

Mạch thực thì cho Hạ: trị tại Nội Thái Dương Thiếu Âm, nên dùng Đại Thừa Khí thang.

Mạch Phù thì phát Hãn: trị tại Ngoại Thái Dương Thiếu Âm, nên dùng Quế Chi thang.

Tiết 241: Thủ Dương Minh thọ Thái Dương Thiếu Âm truyền Nhâm Kinh.  6-7 ngày không đại tiện, phiền không giải được: thọ Bản Nhiệt, lại thọ Bản Hàn.  Bụng đầy đau, đấy là có phân táo: truyền Nhâm Kinh.  Vốn có túc thực: nói Bản Nhiệt bất ly (không lìa) Bản Hàn, nên dùng Đại Thừa Khí thang.

Tiết 242 :

Thủ Dương Minh thọ Thái Dương Thiếu Âm truyền Đốc Kinh.

Tiểu tiện không lợi, đại tiện khi khó khi dễ: thọ Âm Nhiệt truyền Đốc Kinh.

Suyễn choáng váng không nằm được: thọ Dương Hàn truyền Đốc Kinh.

Đấy là có phân táo: nói nguyên do Đại Trường bệnh truyền đến Đốc Kinh, nên dùng Đại Thừa Khí thang.

Tiết 243:

Thủ Dương Minh thọ Thái Dương Thiếu Âm truyền Xung Kinh.

Ăn cơm muốn nôn: thọ Dương Hàn truyền Xung Kinh, Ngô Thù Du thang làm chủ.

Uống thuốc vào lại nặng hơn: thọ Âm Nhiệt truyền Xung Kinh, không thể dùng.

.

101


CHƯƠNG 29

DƯƠNG MINH TẠI TẤU VỚI CÁC KINH CHUYỂN THUỘC ( 6 Tiết, từ 244 đến 249) Thái Dương Hàn Khí (Dương Hàn) chủ Biểu, Bộ vị Biểu có 3 là Bì Phu – Cơ Nhục – Tấu Biểu; Bì Phu là Biểu ngoài, thuộc hệ 2 Kinh chủ Bộ vị (da lông) là Thủ Dương Minh Đại Trường và Thủ Thái Âm Phế, cùng với 2 Kinh chủ Khí Hóa (Hàn khí) là Túc Thái Dương Bàng Quang và Túc Thiếu Âm Thận; Tấu Biểu là Biểu trong, thuộc hệ 2 Kinh chủ Bộ vị (tủy xương) là Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu và Thủ Khuyết Âm Tâm Bào Lạc, cùng với 2 Kinh chủ Khí Hóa (Nhiệt khí) là Thủ Thái Dương Tiểu Trường và Thủ Thiếu Âm Tâm; Cơ Nhục là Biểu giữa, thuộc hệ 2 Kinh chủ Bộ vị (bắp thịt) là Túc Dương Minh Vỵ và Túc Thái Âm Tỳ, cùng với 2 Kinh chủ Khí Hóa (Phong khí) là Túc Thiếu Dương Đởm và Túc Khuyết Âm Can. Thiếu Âm Nhiệt Khí (Âm Nhiệt) chủ Lý, Bộ vị Lý cũng có 3 là Thượng – Trung - Hạ; Thượng là Lý trên, từ Cách trở lên có 3 Tạng là Phế, Tâm, Tâm Bào Lạc; Hạ là Lý dưới, gồm Đái trở xuống có 3 Phủ là Tam Tiêu, Bàng Quang, Đại Trường; Trung là Lý giữa, dưới Cách trên Đái có 3 cặp Tạng Phủ là Tỳ Vỵ, Can Đởm, Thận Tiểu Trường. Tấu là màn lưới cả 6 Kinh trải suốt Biểu suốt Lý gồm 4 Kinh Âm Dương Hàn Nhiệt và 2 Kinh Âm Dương Trung Hiện là Thiếu Dương và Khuyết Âm làm chủ Bộ vị này. Tấu là Trung Đạo có Bộ vị ở giữa (Trung), có Khí Hóa là Phong (Hòa). Sinh Lý là toàn thể sự vật Trung Hòa cũng gọi là Trung Phong; Bệnh Lý gọi khác một chút là Trúng Phong, chỉ thay đổi không dấu bằng dấu sắc, cách gọi tế nhị này cho thấy Sinh Lý - Bệnh Lý tuy 2 mà 1. Cơ Nhục tại Biểu với phần giữa tại Lý cũng là vai trò của Tấu. Như vậy Tấu là nơi Biểu Lý, Âm Dương, Hàn Nhiệt trao đổi; Nếu bất hòa (Hàn Nhiệt thiên thắng) là bệnh. Dương Hàn từ ngoài vào, Luận gọi là Truyền, Hàn vào trong là Âm Hàn và Bản Nghĩa nói rõ Âm Hàn là Bản khí của Thái Dương; Âm Nhiệt từ trong ra, Luận gọi là Chuyển, Nhiệt ra ngoài là Dương Nhiệt và Bản Nghĩa nói rõ Dương Nhiệt là Bản khí của Thiếu Âm. Liên quan Dương Nhiệt dùng từ Chuyển Thuộc, liên quan Âm Nhiệt dùng từ Chuyển Hệ. Tấu là Bộ vị trao đổi của các Kinh Âm Dương Hàn Nhiệt để có điều hòa trong Sinh Lý và bất hòa trong Bệnh lý; Bản Nghĩa thường nói tại Tấu có Truyền Kinh ắt có Chuyển Hệ rõ ràng là Âm Dương Hàn Nhiệt tương ứng không khác với Đạo Tam Cực gồm đủ 2 mặt Thống nhất và đối lập (Nho giáo, sách Trung Dung nói Doãn quyết chấp Trung; Tố Vấn Âm Dương ứng tượng đại luận nói Trị bệnh tất cầu kỳ Bản, không còn gì phải ngờ Bản chính là Tấu, Bộ vị biểu hiện toàn thể sự vật). Màn lưới Kinh Lạc tại Biểu có Tấu Bán Biểu, màn lưới Kinh Lạc tại Lý có Tấu Bán Lý thì màn lưới Kinh Lạc làm đường vào của Dương Hàn là Âm Hàn nên có thể gọi Âm Hàn là Tấu Bán Hàn. Màn lưới Kinh Lạc làm đường ra của Âm Nhiệt là Dương Nhiệt nên có thể gọi Dương Nhiệt là Tấu Bán Nhiệt. Thống nhất chỉ một Tấu mà phân hai thì có Tấu Bán Biểu – Tấu Bán Lý và Tấu Bán Hàn – Tấu Bán Nhiệt. Đạo Tam Cực vốn đã minh xác mối

102


quan hệ không rời giữa Âm Dương thống nhất và Âm Dương đối lập thể hiện tự nhiên nơi xã hội và thân thể loài người.

Tiết 244:

Dương Minh tại Tấu với các Kinh chuyển thuộc.

Thốn Hoãn: Dương Minh tại Biểu hư.

Quan Phù: Dương Minh tại Tấu hư.

Xích Nhược: Dương Minh tại Lý hư.

Phát sốt đổ mồ hôi: tại Cơ hư.

Lại sợ rét không nôn: tại Bì hư.

Dưới Tâm đầy tức: tại Tấu hư.  Đấy là mạch chứng Dương Minh hư chuyển thuộc các Kinh.

Nếu như không hạ: là Dương Minh thực các Kinh trái lại chuyển thuộc nó.

Không đi ngoài 10 ngày vẫn không thấy khó chịu: chuyển thuộc Âm Hàn Kinh.

Không sợ lạnh mà khát: chuyển thuộc Dương Nhiệt Kinh.

Khát muốn uống nước, dùng pháp cứu chữa: chuyển thuộc Âm Nhiệt Kinh.

Khát thì nên dùng Ngũ Linh Tán: chuyển thuộc Dương Hàn Kinh.

Tiết 245:

Dương Minh với Thái Dương chuyển thuộc.

Mạch Dương Vi là chỉ Dương Hàn bệnh; chỉ Dương Hàn mồ hôi ra ít là hòa, mồ hôi ra nhiều là thái quá.

Mạch Dương Thực: có Dương Nhiệt hiệp, mồ hôi ra nhiều thì Vỵ Thủy kiệt,cũng là thái quá.

Thái quá thì Dương Hàn tuyệt ở Lý, vong tân dịch, đại tiện nhân đó rắn, đấy là Dương Minh với Thái Dương chuyển thuộc nhau và không chuyển thuộc vậy.

.

103


Tiết 246:

Dương Minh với Thiếu Âm chuyển thuộc.

Phù là Dương Minh, Khâu là Thiếu Âm.

Dương Minh Thiếu Âm tương bác, Vỵ Khí sinh Nhiệt: thọ Thiếu Âm Nhiệt.

Phần Dương sẽ tuyệt: Dương Hàn tuyệt ở Lý.

Tiết 247:

Dương Minh với Thái Âm chuyển thuộc.

Mạch Phù là Dương Minh, Sáp là Thái Âm.

Dương Minh Phù thì Vỵ Khí cường(khỏe) .

Thái Âm Sáp thì tiểu tiện đi luôn.

Thái Âm bị Dương Minh ‘bác’ (lấn áp) thì đại tiện khó, Tỳ bị Vỵ Ước (bó buộc), Ma Tử Nhân Hoàn làm chủ.

Tiết 248:

Dương Minh với Thiếu Dương chuyển thuộc.

3 ngày: Thiếu Dương.

Phát hãn không giải, hầm hầm phát sốt: Thiếu Dương chuyển thuộc Dương Minh.

Điều Vỵ Thừa Khí thang làm chủ.

Tiết 249: 

Dương Minh với Khuyết Âm chuyển thuộc.

Sau khi cho Thổ bụng trướng đầy: Khuyết Âm chuyển thuộc Dương Minh, dùng Điều Vỵ Thừa Khí thang.

.

104


CHƯƠNG 30

DƯƠNG MINH HÓA TÁO CHƯ KINH (6 Tiết, từ 250 đến 255) Dương Minh là Kinh Dương Nhiệt chủ Táo Khí, thọ Âm Nhiệt để củng cố, đồng thọ Dương Hàn để điều hòa Táo Khí. Dương Minh Táo Khí lại đối giao với Thái Âm Thấp Khí trong hệ điều hòa Âm Dương Táo Thấp. Khi Âm Dương Hàn bất cập thì Âm Dương Nhiệt thái quá làm bệnh Táo thực; càng thực thái quá hoặc lâu ngày thì lây lan đến các Kinh khác. 

Tiết 250:

Dương Minh Táo hóa Thái Dương.

Thổ ,Hạ, Phát Hãn: thì Thái Dương thủy kiệt mà táo (ráo).

Tiểu tiện luôn, đại tiện nhân đó rắn: thọ Dương Minh táo hóa.

Dùng Tiểu Thừa Khí thang để hòa đi.

Tiết 251:

Dương Minh táo hóa Khuyết Âm

Dương Hàn Dương Nhiệt hiệp bệnh là chứng Tiểu Sài Hồ.

Dương Hàn Âm Nhiệt hiệp bệnh là chứng Đại Sài Hồ.

 Mắc bệnh 2-3 ngày: là Dương Nhiệt.  Mạch Nhược: là Âm Hàn, gọi là không có chứng Thái Dương Sài Hồ.  Phiền táo: Dương Nhiệt táo hóa Âm Hàn.  Dưới Tâm rắn: Dương Nhiệt Âm Hàn kết.  Đến 4 -5 ngày: là ngày Âm Nhiệt hành Kinh, tức là ngày Dương Nhiệt được trợ, tuy ăn được, dùng Tiểu Thừa Khí thang để hòa, cho đỡ chút ít.  Đến 6 ngày: là ngày Âm Hàn hành Kinh, thọ táo hóa bởi Dương Nhiệt. Dùng Tiểu Thừa Khí để công.  Nếu không đại tiện 6 -7 ngày, tiểu tiện ít: 6 ngày là Âm Hàn, 7 ngày là Dương Hàn, đấy là Âm Hàn được Dương Hàn trợ (giúp).  Tuy không ăn được, phân lúc đầu rắn, sau tất nát, cho công thì phân nát: có Dương Hàn trợ thì không thể táo hóa. 105


 Nếu tiểu tiện lợi, phân định (chắc hẳn) rắn: có Âm Nhiệt trợ tất táo hóa, nên dùng Đại Thừa Khí thang.  Nói Dương Nhiệt Âm Hàn đều là Tiêu Khí, Dương Nhiệt là Tiêu Khí của Bản Hàn và Âm Hàn là Tiêu Khí của Bản Nhiệt, đều do Bản Khí đưa đến chỗ bị bệnh; đấy là Thái Dương Thiếu Âm sở dĩ thống hết thảy các Kinh.

Tiết 252:

Dương Minh táo hóa Thiếu Dương.

 6-7 ngày: ngày do Biểu nhập Lý, Thiếu Dương là Kinh Bán Biểu Bán Lý.  Trong mắt không tỉnh táo, con ngươi không hòa: Thiếu Dương thọ Dương Minh.  Không có chứng Biểu Lý: nói tại Tấu.  Đại tiện khó, mình hơi nóng: đấy là Dương Nhiệt thực, do Âm Nhiệt mà thực.  Gấp cho Hạ: (bảo) tồn Âm dịch, nên dùng Đại Thừa Khí thang.

Tiết 253:

Dương Minh tự táo hóa.

 Dương Minh phát sốt: do thọ Thái Dương Hàn mà phát sốt.  Dương Minh nhiều mồ hôi: do Thái Dương Hàn Khí mà nhiều mồ hôi.  Gấp cho Hạ: bảo(tồn) Dương dịch, nên dùng Đại Thừa Khí thang. 

Tiết 254:

Dương Minh táo hóa Thiếu Âm.

Phát Hãn không giải: Dương Minh tại Ngoại không giải.

Bụng đầy đau: chứng của Thiếu Âm tại Nội tức chứng của Dương Minh nhập Nội.

Gấp cho Hạ: sợ Âm Dương đều sẽ vong, nên dùng Đại Thừa Khí thang.

 Xem xét 3 chứng Hạ gấp trên, Dương Minh đều thừa [thuận theo] Thái Dương Thiếu Âm.

Tiết 255: 

Dương Minh táo hóa Thái Âm.

Bụng đầy không giảm: Dương Nhiệt nhập Âm Hàn. 106


Giảm không đáng kể: chỉ giảm Dương phần, chưa giảm Âm phần.

Phải cho Hạ, nên dùng Đại Thừa Khí thang.

CHƯƠNG 31

DƯƠNG MINH LÀM THƯƠNG HÀN LOẠI ( 6 Tiết, từ 256 đến 261) Tất cả các bệnh do Hàn Truyền ngoài Kinh Thái Dương, Bản Nghĩa đều gọi chung là Thương Hàn Loại. Người học tập cần phân hiểu để tránh nhầm lẫn khi trị liệu. Các bệnh như Phong Ôn, Ôn Bệnh thuộc Nhiệt Loại; các bệnh như Phong Thấp, Hàn Thấp thuộc Hàn Loại. 

Tiết 256:

Dương Minh tại Tấu thọ Thương Hàn chuyển làm bệnh khác.

Dương Minh Thiếu Dương hiệp bệnh: đồng Dương Nhiệt chứng.

Tất hạ lợi: đồng thọ Dương Hàn truyền Kinh tới.

Mạch không thua là thuận: Dương Hàn không thua Dương Nhiệt là thuận.

Khắc hại lẫn nhau: Dương Hàn bị Dương Nhiệt khắc hại gọi là ‘phụ’.

Mạch Hoạt: Dương Nhiệt thực, mà Sác: Dương Hàn hư. Trong Hàn có Nhiệt là chứng túc thực, cần cho Hạ, nên dùng Đại Thừa Khí thang.

Tiết 257:

Dương Minh tại Tấu làm Thương Hàn rồi đến Nhiệt Bệnh.

Không Biểu Lý chứng: nói tại Tấu. Phát sốt 7 - 8 ngày: Dương Minh tại Tấu.

Tuy mạch Phù Sác: tại Tấu Âm Nhiệt hư.

Có thể cho Hạ: cớ bởi Dương Nhiệt cũng tại Tấu.

Giả như đã Hạ rồi: Dương Nhiệt không giải, hiệp Âm Nhiệt thì tiêu cơm chống đói.

Đến 7 - 8 ngày không đại tiện là thọ Âm Nhiệt ứ Huyết , Để Đáng thang làm chủ.

Nếu mạch Sác không giải mà đi ngoài không dứt, ấy là chuyển Âm Hàn đại tiện ra mủ máu vậy. 107


Tiết 258:

Dương Minh tại Tấu làm Thương Hàn rồi đến Hàn Thấp.

Phát Hãn rồi mình mắt vàng: thọ Lý Âm Hàn.

Âm Hàn không thể Hạ, cầu tìm (phép trị) trong môn Hàn Thấp.

Tiết 259:

Dương Minh tại Tấu làm Thương Hàn rồi đến Phong Thấp.

 Mình vàng như màu quả quít: tại Ngoại Dương Nhiệt thọ Dương Hàn.  Tiểu tiện không lợi, bụng hơi đầy: tại Nội Dương Nhiệt thọ Dương Hàn.  Nhân Trần Cao thang làm chủ: trị tại Tấu mà Nội Ngoại giải vậy.

Tiết 260 : 

Dương Minh là Nhiệt, tại Tấu cũng là Nhiệt phần. Hai Nhiệt xông đốt nhau, mình vàng phát sốt, Chi Tử Bá Bì thang làm chủ.

Tiết 261: 

Dương Minh tại Tấu làm Thương Hàn rồi đến Ôn Bệnh.

Dương MInh tại Tấu làm Thương Hàn rồi đến Phong Ôn.

Kinh Khuyết Âm [Túc Âm Hàn] hành Huyết với Kinh Dương Nhiệt [Túc Thiếu Dương] hành Thủy (Khí)cùng nhau ứ Nhiệt tại Lý tất cùng nhau phát vàng ở ngoài. Ma Hoàng Liên Kiều Xích Tiểu Đậu thang làm chủ.

.

108


THIÊN 5:

THIẾU DƯƠNG (1 CHƯƠNG, 10 TIẾT)

CHƯƠNG 32

THIẾU DƯƠNG THỂ LỆ (10 Tiết, từ 262 đến 271) Tứ Kinh Khí Âm Dương Hàn Nhiệt gồm 2 cặp: 

Cặp Dương Hàn Âm Nhiệt mỗi Kinh có đủ tính Âm Dương Hàn Nhiệt nên đều có chức năng tự làm bệnh.

Cặp Kinh Dương Nhiệt thuần Dương, Âm Hàn thuần Âm không thể tự làm bệnh, chúng nó phải thọ Dương Hàn – Âm Nhiệt để làm bệnh.

Phân ra Âm Dương – Hàn Nhiệt có 4 Kinh nhưng cùng tồn tại trong 1 thân người các Kinh này liên kết không rời, giao tế làm thành Sinh lý (điều hòa) và Bệnh lý (bất hòa). Hành trình giao tế của các Kinh này là đường giao thông tại Bộ Vị Tấu, màn lưới của tất cả Kinh, trong đó có 2 Kinh Thiếu Dương – Khuyết Âm làm nền tảng. Bản Nghĩa nói Thiếu Dương là Dương Nhiệt, Khuyết Âm là Âm Hàn rất có liên quan vấn đề này. Kinh Thiếu Dương gồm có: 

Túc Thiếu Dương Đởm là Kinh Dương Nhiệt – Khí Âm Hàn, điều này xác minh Bản Nghĩa nói đúng.

Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu là Kinh Dương Hàn – Khí Âm Nhiệt, điều này được nối tiếp để kết luận Thiếu Dương là Kinh Dương Nhiệt, Dương Hàn Trung Hiện.

Sau Đức Trọng Cảnh, có nhiều chú gia thấy Thiên Thiếu Dương chỉ có 1 Chương 10 Tiết đều bảo là có thiếu mất; Bản Nghĩa khẳng định không phải như vậy vì bệnh của Kinh Thiếu Dương đã được luận tại các Thiên Thái Dương, cụ thể là tại Thái Dương Hạ có 4 Chương 17 – 18 - 19 - 20 đều luận về Kinh Thiếu Dương. Vã lại Thiếu Dương là Dương Trung Hiện giữa Dương Hàn và Dương Nhiệt nên luận trị Thiếu Dương cũng đã có nơi Dương Minh vì vậy thiên này giản lược chỉ còn Chương Thể Lệ 10 Tiết.

.

109


Tiết 262:

Thiếu Dương thọ Thái Dương Thiếu Âm.

Thiếu Dương là Hỏa Khí.

Miệng đắng: thọ Thái Dương Hàn Khí.

Họng khô: thọ Thiếu Âm Nhiệt Khí.

Mắt hoa: cùng thọ vậy.

Tiết 263:

Thiếu Dương Trúng Phong.

Hai tai không nghe được: Kinh đi bên mé bên thân Trúng Phong.

Mắt đỏ: Kinh của Hỏa Khí.

Trong ngực đầy mà phiền: thọ Thái Dương Thiếu Âm.

Không thể cho Thổ Hạ: không phải thuần chứng Lý.

Thổ Hạ thì Bản Hàn truyền Tam Tiêu Kinh nên hồi hộp, truyền Đởm Kinh nên kinh sợ.

Tiết 264:

Thiếu Dương Thương Hàn.

Mạch Huyền Tế: Dương Vi cho nên Tế, mà thọ Hàn cho nên Huyền.

Đầu đau: thọ Dương Hàn.

Phát Nhiệt: thọ Âm Nhiệt.

Thuộc Thiếu Dương: Kinh Dương Trung Hiện (giữa Dương Hàn và Dương Nhiệt). Bản Nghĩa nói là Kinh bán Âm bán Dương e không phù hợp bằng nói là bán Dương Hàn - bán Dương Nhiệt hoặc nói gọn là Kinh Dương bán Hàn bán Nhiệt.

Thiếu Dương không thể phát Hãn: không phải thuần Biểu Kinh.

Phát Hãn thì nói xàm: Dương Hàn đi mà Âm Nhiệt lại.

Đấy là thuộc Vỵ: Âm Dương hòa.

Vỵ hòa thì khỏi: cớ bởi Âm Dương hòa.

Không hòa thì thọ Âm Nhiệt bệnh mà phiền, thọ Dương Hàn bệnh mà quý. 110


Tiết 265:

Thiếu Dương Hàn Thấp không chuyển Phong Thấp.

Vốn Thái Dương bệnh không giải, chuyển nhập Thiếu Dương, dưới hiếp đầy đau: làm Thương Hàn vậy.

Nôn khan không ăn được: Thương Hàn chuyển làm Hàn Thấp.

Nóng lạnh qua lại: cớ bởi tại Bán Biểu làm Hàn Thấp.

Còn chưa cho Thổ Hạ, mạch Trầm Khẩn: chưa nhập Bán Lý, không chuyển làm Thiếu Âm Phong Thấp, Tiểu Sài Hồ thang làm chủ.

Tiết 266:

Thiếu Dương Ôn Bệnh chuyển làm Phong Ôn.

 Đã cho phát Hãn, cho Thổ, cho Hạ, cho Ôn châm: trị Thiếu Dương Ôn Bệnh.  Nói xàm, Sài Hồ thang chứng đã dứt: Thiếu Dương Ôn Bệnh chuyển làm Phong Ôn.  Đấy là Hoại Bệnh: Bản Hàn đã hoại, chuyển sang Bản Nhiệt vậy.  Tìm xem phạm ở nghịch nào, dùng ‘pháp’ trị đi: hoặc là Ôn Bệnh, hoặc là Phong Ôn; nhất thiết mọi chứng nghịch phạm ở Thiếu Dương đều theo ‘pháp’ Dương Minh, ‘pháp’ Thái Dương để trị. Sở dĩ Bản Kinh chỉ có 10 Tiết tự đủ.

Tiết 267:

Thiếu Dương thọ Tam Dương Truyền Kinh.

 Mạch Phù Đại: Dương Hàn hiệp Dương Nhiệt.  Lên trên Bộ Quan: Bộ Vị của Thiếu Dương tại Trung.  Chỉ muốn ngủ: thọ Dương Hàn. Nhắm mắt thì đổ mồ hôi: thọ Dương Nhiệt.

Tiết 268:

Thiếu Dương Truyền Kinh Tam Âm.

 6- 7 ngày: ngày Âm Dương giao giới.  Không sốt cao: do đã nhập Âm Kinh.  Phiền táo: do bởi Dương nhập vào Âm.

111


 Đây là Thiếu Dương thọ Tam Dương truyền vào Tam Âm. Các chú gia bảo rằng Tam Âm là trực trúng, là chưa từng đọc kỷ thiên này.

Tiết 269:

Thiếu Dương không truyền Tam Âm.

 Tam Dương hành Kinh đã dứt, Tam Âm đáng lẽ thọ Tà: thọ truyền từ Thiếu Dương.  Trái lại ăn được mà không nôn: Thiếu Dương không thọ Tam Dương cho nên không truyền Tam Âm.

Tiết 270:

Thiếu Dương không thọ Tam Dương Truyền Kinh.

 Thọ Tam Dương thì mạch Đại, không thọ Tam Dương thì mạch Tiểu.  Muốn khỏi: không truyền vào Tam Âm.

Tiết 271:

Thiếu Dương hành Kinh vượng thời.

 Giờ Vượng của Thiếu Dương hành Kinh là giờ Mão( từ Dần đến Thìn)..

.

112


THIÊN 6:

THÁI ÂM (1 CHƯƠNG,8 TIẾT)

CHƯƠNG 33

THÁI ÂM THỂ LỆ. (8 Tiết, từ 272 đến 279) Thái Âm là Kinh Âm Hàn, Túc Thái Dương Bàng Quang (Bản Dương Hàn) cũng đồng là Khí Âm Hàn với Túc Thiếu Âm Thận (Tiêu Âm Nhiệt). Các bệnh của Kinh Thái Âm như Thái Âm Trúng Phong tại Nhục phần dùng thang Quế Chi, các bệnh Âm Hàn tại Lý dùng bọn Tứ Nghịch, Hàn Thấp, Phong Thấp đều đã trình bày tại các Thiên Thái Dương nên không lập lại; Kinh Thái Âm lại còn đối giao với Kinh Dương Minh trong Hệ điều hòa Táo Thấp đã được luận trị nơi Thiên Dương Minh cho nên Thiên này giản lược chỉ còn 1 Chương Thể Lệ.

Tiết 272:

Thái Âm thọ truyền tại Cơ rồi đến Tấu.

 Bụng đầy mà mửa: thọ Dương Hàn.  Ăn không xuống: thọ Âm Nhiệt.  Tự ỉa chảy thêm nặng: thọ Âm Hàn.  Có lúc bụng tự đau: thọ Dương Nhiệt.  Cho Hạ thì trong ngực Bĩ rắn: thọ truyền tại Cơ rồi đến Tấu.

Tiết 273:

Thái Âm Trúng Phong.

Tứ chi phiền nhức: thọ tại Biểu.

Mạch Dương Vi: không thọ Dương Hàn; Mạch Âm Sác: không thọ Âm Nhiệt; mà Trường là đắc Vỵ Khí hòa, là muốn khỏi.

.

113


Tiết 274:

Thái Âm hành Kinh Vượng thời.

 Giờ Vượng của Thái Âm hành Kinh là từ giờ Hợi đến giờ Sửu (giờ Tý).

Tiết 275:

Thái Âm Thương Hàn.

 Thái Âm Bệnh mạch Phù, có thể Phát Hãn, Quế Chi thang làm chủ.

Tiết 276:

Thái Âm thọ Dương Hàn làm Hàn Thấp.

 Ỉa chảy không khát là thuộc Thái Âm: Thái Dương Bản Hàn truyền vào Thái Âm.  Bởi vì Tạng nó có Hàn: Thái Âm Tạng Hàn Thấp là Bản Khí của Thái Dương.  Phải làm cho Ôn, nên dùng loại Tứ Nghịch: nhất thiết mạch chứng bệnh Thái Âm chọn lấy nơi Thái Dương. Sở dĩ Thiên này chỉ có 1 Chương 8 Tiết !

Tiết 277:

Thái Âm thọ Âm Nhiệt làm Phong Thấp.

Mạch Phù: Âm Nhiệt, mà Hoãn: Âm Hàn.

Tay chân tự ấm là hệ tại Thái Âm: Thiếu Âm hệ với Thái Âm.

Thái Âm đáng lý phát mình vàng: Thái Âm hệ với Thiếu Âm.

Nếu Thái Âm không hệ với Thiếu Âm mà tiểu tiện tự lợi thì Thiếu Âm cũng không hệ với Thái Âm mà không thể phát vàng.

Nếu Thiếu Âm hệ với Thái Âm mà bạo phiền hạ lợi thì Thái Âm cũng hệ với Thiếu Âm, hơn 10 ngày tất tự dứt. Đấy là Thái Âm Thiếu Âm không rời nhau.

Tỳ gia thực, vật thối nát phải tự trừ đi: cùng nhau làm bệnh lại cùng nhau trừ bệnh, Đạo của Âm Dương vậy.

Tiết 278:

Thái Âm thọ Ôn Bệnh, Phong Ôn.

 Bụng đầy, có lúc đau: Ôn Bệnh, Quế Chi gia Thược Dược thang làm chủ.  Rất thực và đau: Phong Ôn, Quế Chi gia Đại Hoàng thang làm chủ. 114


Tiết 279:

Thái Âm không thọ Ôn Bệnh, không thọ Phong Ôn.

Mạch Nhược: tại Tấu Dương Nhiệt hư không làm Ôn Bệnh.

Người bệnh tiếp tục đi ỉa: Dương Nhiệt hư, Âm Nhiệt cũng hư không làm Phong Ôn.

Giả thiết phải dùng Đại Hoàng Thược Dược, nên giảm bớt (lượng), bởi vì Vỵ Khí yếu, tức Dương Nhiệt Âm Nhiệt yếu vậy.

.

115


THIÊN 7 :

THIẾU ÂM (6 CHƯƠNG, 45 TIẾT)

CHƯƠNG 34

THIẾU ÂM THỂ LỆ (4 Tiết, từ 280 đến 283) Thiếu Âm là Kinh Âm Nhiệt, Kinh Âm mà hành Nhiệt Khí đối giao với Thái Dương là Kinh Dương Hàn, Kinh Dương mà hành Hàn Khí. Dương Hàn chủ Vệ, nếu Kinh Dương hành Hàn Khí bất hòa thì làm bệnh. Âm Nhiệt chủ Vinh, khi Kinh Âm hành Nhiệt Khí bất hòa thì cũng làm bệnh. Cặp Kinh này có đủ tính Âm Dương Hàn Nhiệt nên có đủ chức năng tự làm bệnh. Trong Sinh Lý cũng như Bệnh Lý, người học tập cần nắm vững 2 mối quan hệ không rời là Thiếu Âm Bản Nhiệt đồng Khí Dương Nhiệt với Thái Dương Tiêu Dương và Thái Dương Bản Hàn đồng Khí Âm Hàn với Thiếu Âm Tiêu Âm.

Tiết 280:

Thiếu Âm Kinh Khí với Thái Dương liên quan.

Mạch Vi Tế: Vi là Nhiệt Khí Vi, Tế là Âm Kinh Tế, Nhiệt Khí bị Âm Kinh làm cho Tế tiểu. Nhiệt Khí Vi tức ‘Thái Dương’ tại Lý Vi. Âm Kinh Tế tức ‘Hàn Khí’ tại Lý thực.

Chỉ muốn ngủ: tại Lý Nhiệt Khí thọ chịu Âm Kinh ức chế; tại Biểu Thái Dương Kinh thọ chịu Hàn Khí ức chế cũng vậy.

Tiết 281:

Thiếu Âm Tiêu Bản với Thái Dương liên quan.

Muốn mửa mà không mửa: cớ bởi Thiếu Âm Tiêu Âm mà Bản Nhiệt, với Thái Dương Bản Hàn mà Tiêu Dương đồng.

Tâm phiền chỉ muốn ngủ: cớ bởi Thiếu Âm Bản Nhiệt mà Tiêu Âm, với Thái Dương Tiêu Dương mà Bản Hàn đồng.

5-6 ngày tự ỉa chảy: Tiêu Âm; mà khát: Bản Nhiệt. 116


Đấy là thuộc Thiếu Âm: Kinh Hàn (Âm) mà Khí Nhiệt.

Hư cho nên đòi nước để tự cứu: Thái Dương, ‘là’ Dương Kinh.

Nếu tiểu tiện sắc trắng: Thái Dương, ‘chủ’ Hàn Khí.

Đấy là Thiếu Âm Bệnh hình đầy đủ: Thái Dương Bệnh hình vậy.

Tiểu tiện sắc trắng là nói hạ tiêu Thiếu Âm Bản Nhiệt hư cho nên thọ Tiêu Âm không chế được thủy; cũng như ở hạ tiêu Bản Hàn thực, tiểu tiện sắc trắng, mà Tiêu Dương ở trên hư không chế được thủy vậy.

 Thiếu Âm Thái Dương không chỉ Nội Ngoại đồng mà Thượng Hạ cũng không bất đồng.

Tiết 282:

Thiếu Âm Bản Khí với Thái Dương liên quan.

 Mạch Âm Dương đều khẩn: Khẩn tại Thái Dương là ‘không mồ hôi’ Bản Hàn bế ngăn làm cho Bản Nhiệt không ra ngoài được. Khẩn tại Thiếu Âm ‘trái lại đổ mồ hôi’ là Vong Dương, Bản Hàn ép bức Bản Nhiệt ra ngoài.  ‘ Pháp’ , ấy là Thiếu Âm tất thọ Thái Dương truyền Kinh, ‘pháp’ nhất định vậy.  Phải đau họng: Thiếu Âm Nhiệt Khí.  Mà lại mửa ỉa: tất thọ Thái Dương Hàn Khí truyền Kinh.

Tiết 283 :

Thiếu Âm Tiêu Khí với Thái Dương liên quan.

Ho: là Âm Nhiệt thọ Dương Hàn. Tại Tấu Tiêu Dương thọ Tiêu Âm cũng ho.

Hạ lợi: Bản Nhiệt thọ Bản Hàn. Tại Tấu Tiêu Dương thọ Tiêu Âm cũng hạ lợi.

Tiêu Âm tại Tấu thọ Bản Nhiệt sinh nói xàm. Tiêu Dương tại Tấu bị hỏa bức ép cũng nói xàm.

Tiêu Dương tại Tấu tiểu tiện khó, Tiêu Âm tại Tấu mà cưỡng Phát hãn cũng tiểu tiện khó.

 Tiêu Khí có liên quan do Bản Khí liên quan đưa đến, cho nên ‘kiêm ngôn’ vậy.

.

117


CHƯƠNG 35

THIẾU ÂM TẠI BIỂU ĐẾN LÝ. ( 10 Tiết, từ 284 đến 293) Nhiệt Khí từ Lý ra Biểu. Hàn Khí từ Biểu vào Lý . Chương này nói Thiếu Âm tại Biểu đến Lý là ngụ ý hễ Dương Hàn từ Biểu vào Lý thì Âm Nhiệt cũng từ Lý ra Biểu; Hàn Nhiệt cũng là Âm Dương, 2 mặt không rời làm nên Sinh lý hoặc Bệnh lý nơi thân người. 

Tiết 284:

Thiếu Âm chủ Lý.

 Thái Dương chủ Biểu mạch Phù, Thiếu Âm tại Biểu theo Thái Dương trị pháp, Thái Dương nên Phát hãn, Thiếu Âm cũng nên Phát hãn.  Thiếu Âm chủ Lý mạch Tế Trầm Sác, Thái Dương tại Lý theo Thiếu Âm trị pháp. Thiếu Âm không thể Phát hãn, Thái Dương cũng không thể Phát hãn.

Tiết 285:

Thiếu Âm tại Cách và Đái.

Tại Cách mạch Vi không thể Phát hãn, vong Thái Dương tức vong Thiếu Âm vậy.

Tại Cách Thái Dương hư thì tại Đái Thiếu Âm mạch Xích Nhược, lại cũng không thể cho Hạ: Mạch Xích Nhược, lại không thể cho Hạ.

 Tại Cách tại Đái nhất Khí quán thông, Thái Dương Thiếu Âm nhất Khí quán thông vậy.

Tiết 286:

Thiếu Âm tại Biểu và Lý.

 Mạch Khẩn: mạch Thiếu Âm Thái Dương tại Biểu.  Đến 7 -8 ngày tự ỉa chảy, đột nhiên mạch Vi: mạch chứng Thiếu Âm tại Lý, cũng là mạch chứng Thái Dương tại Lý.  Tay chân lại ấm, mạch lại hết Khẩn: Thiếu Âm tại Biểu giải, Thái Dương tại Biểu cũng giải.  Tuy phiền ỉa chảy tất tự khỏi: Thiếu Âm tại Lý giải, Thái Dương tại Lý cũng giải.  Tại Biểu tại Lý nhất Khí quán thông, Thiếu Âm Thái Dương nhất Khí quán thông vậy. 118


Tiết 287:

Thiếu Âm tại Tấu Bán Biểu

Hạ lợi: Thái Dương Bản Hàn tại Bán Biểu.

Lợi tự dứt: Thiếu Âm Bản Nhiệt cũng tại Bán Biểu.

Sợ lạnh mà nằm co: Bản Hàn tại Bán Biểu rồi ra Bì Cơ.

Tay chân ấm, có thể trị: Bản Nhiệt cũng tại Bán Biểu rồi ra Bì Cơ.

Tiết 288:

Thiếu Âm tại Tấu Bán Lý.

Sợ lạnh mà nằm co: Bản Hàn thực tại Bán Lý.

Tự phiền muốn cởi bỏ áo chăn: Bản Nhiệt cũng thực tại Bán Lý. Hàn Nhiệt đều thực nên có thể trị.

Tiết 289:

Thiếu Âm Trúng Phong tại Cơ.

 Mạch Dương Vi: không truyền Tam Dương.  Mạch Âm Sác: không truyền Tam Âm.  Là muốn khỏi: chỉ riêng tại Cơ vậy.

Tiết 290: 

Thiếu Âm Vượng thời.

Giờ Vượng của Thiếu Âm hành Kinh là từ giờ Tý đến giờ Dần (giờ Sửu).

Tiết 291:

Thiếu Âm Bản Nhiệt truyền Xung Nhâm Kinh.

Thiếu Âm Bệnh mửa ỉa: Xung Kinh thọ (bệnh) nên mữa, Nhâm Kinh thọ (bệnh) nên ỉa.

Tay chân không nghịch lãnh, trái lại phát sốt là không chết: Xung Nhâm Kinh thọ Âm Nhiệt.

Mạch không đến (bất chí ): thọ Âm Hàn.

119


Cứu Thiếu Âm 7 tráng: Quan Nguyên là chổ hội của Xung Nhâm, cứu huyệt Thái Khê là Du huyệt của Túc Thiếu Âm Thận Kinh, huyệt Công Tôn tại Tỳ Kinh thông Xung mạch.

Tiết 292:

Thiếu Âm Bản Nhiệt truyền Đốc Kinh.

8-9 ngày, cả người chân tay đều nóng: Dương Nhiệt hiệp Âm Nhiệt.

Nhiệt tại Bàng Quang, tất tiểu tiện ra máu: Bàng Quang thọ Thiếu Âm Nhiệt Khí hành Thủy. Đốc Kinh thọ Thiếu Âm Nhiệt Khí hành Huyết, Thủy tận (hết) thì Huyết chí (đến) vậy.

Tiết 293:

Thiếu Âm Bản Nhiệt thọ Thái Dương Bản Hàn truyền Xung Nhâm Đốc Kinh.

Chư Kỳ Kinh thọ Thái Dương Hàn truyền mà quyết, tất thọ Thiếu Âm Nhiệt hệ mà không mồ hôi.

Nếu cưỡng phát hãn của Thiếu Âm, tất động đến huyết của các Kỳ Kinh, hoặc do Xung Nhâm Kinh theo mắt ra, hoặc do Đốc Kinh theo miệng mũi ra.

Gọi là ‘Hạ thọ Hàn truyền Kinh mà quyết,Thượng thọ Nhiệt chuyển hệ mà Kiệt’.

Hàn Nhiệt cùng bệnh cho nên khó trị.

.

120


CHƯƠNG 36

THIẾU ÂM TỬ CHỨNG (6 Tiết, từ 294 đến 299) Nhiệt Khí là chính, hoặc thái quá hoặc bất cập đều làm bệnh, Nhiệt bị trở ngại bởi Âm Kinh không thông ra ngoài cũng làm bệnh. Nhiệt Khí tiêu vong là chết.

Tiết 294:

Thiếu Âm Bản Nhiệt tại Tấu Vong.

Sợ lạnh mình co: tại Tấu Bản Nhiệt vong (mất).

Mà ỉa chảy: Tấu Nhiệt vong, Lý Nhiệt cũng vong.

Tay chân nghịch lãnh: Tấu Nhiệt vong, Biểu Nhiệt cũng vong.

3 bộ phận cùng vong là chứng không trị được.

Tiết 295:

Thiếu Âm Bản Nhiệt tại Lý Vong.

Mửa ỉa: Bản Hàn nhập Lý.

Phiền táo: với Lý Nhiệt bức bách nhau.

Tay chân nghịch lãnh là chết: Lý Nhiệt vong, Biểu Nhiệt cũng vong.

Tiết 296:

Thiếu Âm Bản Nhiệt tại Cách Vong.

Ỉa chảy dứt: Bản Nhiệt tại Cách hạ vong.

Đầu váng, thỉnh thoảng tự tối mắt là chết: Bản Nhiệt tại Cách thượng vong.

Tiết 297:

Thiếu Âm Bản Nhiệt tại Đái Vong.

6-7 ngày: ngày Dương Hàn tái Kinh nhập Lý.

Thở dốc lên là chết: Âm Nhiệt từ Đái thoát lên.

121


Tiết 298:

Thiếu Âm Bản Nhiệt thọ Hàn tại Ngoại bị Bản Hàn bức bách cho đến Vong.

 Tay chân quyết nghịch sợ lạnh: Hàn thực tại Biểu.  Mình co: Hàn thực tại Tấu.  Mạch không đến (Bất chí) : Hàn thực tại Lý.  Không phiền mà vật vã là chết: Ngoại Hàn bức ép Nội Nhiệt đến vong.

Tiết 299:

Thiếu Âm Bản Nhiệt thọ Hàn tại Nội bị Bản Hàn bức bách cho đến Vong.

 Mạch Trầm Vi Tế: Hàn thực tại Lý.  Chỉ muốn nằm, đổ mồ hôi, không phiền, tự muốn mữa: Hàn thực tại Biểu.  Đến 4 -5 ngày tự ỉa chảy: Hàn thực tại Tấu.  Rồi lại phiền táo không nằm ngủ được là chết: bức bách tại Tấu đến vong Bản Nhiệt.

CHƯƠNG 37

THIẾU ÂM TẠI LÝ ĐẾN BIỂU. ( 9 Tiết ,từ 300 đến 308) Hàn vào Nhiệt ra, Âm Dương đắp đổi không rời trong thân người là định lý muôn đời của vạn vật, điều hòa là Sinh lý, bất hòa là Bệnh lý. Chương này chẳng những ngụ ý Thiếu Âm [chủ Lý] Thái Dương [chủ Biểu] tương ứng, mà còn phân rõ 3 phần Khí - Kinh - Lạc của Thiếu Âm.

Tiết 300:

Thiếu Âm Khí thọ Bản Hàn truyền Kinh tại Cơ đến Bì.

 Mới mắc phải: mới đầu tại Cơ Nhục.  Lại phát sốt: thọ Bản Hàn mà lại phát Thiếu Âm Bản Nhiệt. 122


 Mạch Trầm: cớ bởi Âm Kinh tại Biểu thọ Hàn truyền.  Ma Hoàng Phụ Tử Tế Tân thang làm chủ.

Tiết 301:

Thiếu Âm Khí thọ Bản Hàn truyền Kinh tại Cơ Nhục.

 Mắc phải: mắc tại Cơ Nhục.  2-3 ngày: tại Cơ Nhục thọ Bản Hàn truyền Kinh.  Dùng Ma Hoàng Phụ Tử Cam Thảo thang để Phát hãn nhẹ: phát Thiếu Âm Bản Nhiệt thọ Hàn bởi vì 2 -3 ngày không có Thiếu Âm Lý chứng, có thể Phát hãn nhẹ vậy.

Tiết 302:

Thiếu Âm Khí thọ Bản Hàn truyền Kinh tại Cơ đến Tấu.

Mắc phải 2 -3 ngày trở lên: tại Cơ rồi đến Tấu.

Trong Tâm phiền không nằm được: bởi vì Bản Hàn mà truyền Bản Nhiệt Kinh, lại tại Tấu là Nhiệt phần.

Hoàng Liên A Giao thang làm chủ.

Tiết 303:

Thiếu Âm Kinh thọ Bản Hàn tại Bì.

 Mắc phải 1 -2 ngày: mắc tại Bì Cơ.  Trong miệng hòa: Bệnh không tại Khí phần.  Lưng sợ lạnh: Thiếu Âm Kinh thông với Bối (lưng).  Nên cứu đi: trị tại Kinh (cứu huyệt Cách Du).  Phụ Tử thang làm chủ: trị Kinh tất trị Khí.

Tiết 304:

Thiếu Âm Kinh thọ Bản Hàn tại Cơ.

 Mình mẩy đau: thọ Hàn tại Cơ.  Tay chân lạnh: từ Cơ đến Bì. 123


 Xương khớp nhức: từ Cơ đến Tấu.  Mạch Trầm: thọ Bản Hàn tại Lý đến Cơ.  Phụ Tử thang làm chủ.

Tiết 305:

Thiếu Âm Kinh thọ Bản Hàn tại Tấu.

 Ỉa chảy: thọ Bản Hàn truyền.  Ra mủ máu: Hàn nhập Âm Nhiệt Kinh.  Đào Hoa thang làm chủ.

Tiết 306:

Thiếu Âm Lạc thọ Bản Hàn tại Tấu.

2 - 3 ngày: chư Dương Lạc.

4 - 5 ngày: chư Âm Lạc.

Bụng đau: Âm Dương Lạc giao tập tại Tấu.

Tiểu tiện không lợi: Bản Nhiệt chuyển hệ.

Hạ lợi không dứt: Bản Hàn truyền Kinh.

Ỉa mủ máu: Hàn nhập Nhiệt Lạc.

Tiết 307:

Thiếu Âm Lạc thọ Bản Nhiệt tại Tấu.

 Hạ lợi: thọ Bản Hàn truyền.  Ỉa mủ máu: thọ Bản Nhiệt tại Tấu. 

Có thể Châm thích: trị Kinh mà Lạc tự giải. (Châm Thiếu Âm Huyệt: U Môn, Giao Tín, Kỳ Môn).

.

Tiết 308: 

Thiếu Âm Lạc thọ Bản Hàn Bản Nhiệt tại Tấu đến Cách.

Mửa ỉa: tại Lý thọ Bản Hàn. 124


Tay chân quyết lãnh: tại Biểu thọ Bản Hàn.

Phiền táo muốn chết: bởi vì Bản Nhiệt mà thọ Bản Hàn tại Tấu đến Cách.

Ngô Thù Du thang làm chủ.

CHƯƠNG 38

THIẾU ÂM BỆNH TẠI CÁCH PHẦN (10 Tiết, từ 309 đến 318) Vỵ là Kinh Dương Nhiệt - Khí Âm Nhiệt nên Vỵ chủ Cách là hiển nhiên. Cách lại là nơi hội của tất cả các Kinh Âm Dương Hàn Nhiệt nên Thiếu Âm tại Cách được luận bệnh đầy đủ các mặt Âm Dương Hàn Nhiệt.

Tiết 309:

Thiếu Âm Lạc tại Cách thọ Bản Nhiệt.

Hạ lợi: thọ Hàn truyền.

Yết đau: thọ Nhiệt hệ.

Ngực đầy Tâm phiền: cùng thọ, Trư Phu thang làm chủ.

Tiết 310:

Thiếu Âm Khí tại Cách thọ Bản Nhiệt.

 2 - 3 ngày yết đau: nói Thiếu Âm thọ Hàn tại Cách chuyển thành Nhiệt, có thể dùng Cam Thảo thang.  Không bớt thì dùng Cát Cánh thang: trị Cách kiêm trị tại Tấu.

Tiết 311:

Thiếu Âm Kinh tại Cách thọ Bản Nhiệt.

 Trong Yết bị thương sinh mụn lỡ: tại Cách thọ Nhiệt.  Nói năng không ra tiếng: Thiếu Âm Kinh không Thái Dương tân dịch.  Dùng Khổ Tửu thang làm chủ: (Thiếu Âm Kinh hệ thiệt Bản). 125


Tiết 312: 

Trong Yết đau: Thiếu Âm Nhiệt Kinh thọ Hàn.

Bán Hạ tán: trị Kinh.

Cập thang: Kiêm trị Khí.

Tiết 313: 

Thiếu Âm Khí tại Cách thọ Bản Hàn.

Thiếu Âm Lạc tại Cách thọ Bản Hàn.

Ỉa chảy: thọ Hàn truyền, Bạch Thông thang làm chủ.

Tiết 314:

Thiếu Âm Kinh tại Cách thọ Bản Hàn.

 Ỉa chảy mạch Vi: chỉ có Bản Hàn mà không Bản Nhiệt.  Dùng Bạch Thông thang ỉa chảy không dứt: thọ Bản Hàn truyền Kinh.  Quyết nghịch: thọ tại Biểu.  Không có mạch: thọ tại Lý.  Nôn khan : Bản Hàn hiệp Tiêu Âm.  Phiền: Bản Hàn hiệp Bản Nhiệt.  Bạch Thông gia Trư Đởm Trấp thang làm cho Bản Nhiệt hòa Bản Hàn.  Mạch hiện ra đột ngột thì chết: Bản Hàn bức Bản Nhiệt ra ngoài.  Hơi đến dần dần thì sống: Bản Hàn với Bản Nhiệt tương đắc.

Tiết 315:

Thiếu Âm Hàn Thấp.

2 - 3 ngày: chư Dương Kinh.

Đau bụng: chư Kinh đều tập trung tại Tấu.

Tiểu tiện tự lợi, tay chân nặng nề: chư Dương Kinh thọ Hàn Thấp.

Đau nhức tự ỉa chảy: chư Âm Kinh thọ Hàn Thấp.

Đấy là có thủy khí: Thái Dương chuyển sang Thiếu Âm Hàn Thấp.

4 - 5 ngày: chư Âm Kinh.

126


Người bệnh hoặc ho: Bản Nhiệt chuyển sang Bản Hàn.

Hoặc tiểu tiện tự lợi, hoặc ỉa chảy, hoặc nôn: đấy là Thiếu Âm chuyển sang Thái Dương Hàn Thấp.

Chân Võ thang làm chủ.

Ho thì gia Ngũ Vị Tử: liễm nạp Bản Nhiệt. Gia Tế Tân, Can Khương: làm cho Bản Hàn tương hòa với Bản Nhiệt, trị Thiếu Âm Hàn Thấp vậy.

Tiểu tiện tự lợi: bỏ Phục Linh.

Nếu Hạ lợi: bỏ Thược Dược gia Can Khương 2 lạng.

Nếu nôn: bỏ Phụ Tử, gia Sinh Khương cộng với trước thành ½ cân. Trị Thái Dương Hàn Thấp vậy.

Tiết 316:

Thiếu Âm Phong Thấp.

Ỉa chảy nguyên cơm nước: Thiếu Âm thọ Bản Hàn truyền Kinh.

Lý Hàn ngoại Nhiệt: Bản Hàn nhập Lý cho nên Bản Nhiệt xuất Ngoại.

Tay chân quyết Nhiệt: Bản Nhiệt ra ngoài, Bản Hàn cùng theo ra ngoài.

Mạch Vi muốn tuyệt: Bản Hàn bức bách ở trong, Bản Nhiệt cơ hồ tuyệt. Đấy là Thiếu Âm chuyển Thái Dương Phong Thấp.

Mình trái lại không sợ lạnh, người bệnh sắc mặt đỏ hoặc bụng đau: đấy là Thái Dương chuyển Thiếu Âm Phong Thấp.

Hoặc nôn khan hoặc yết đau: Thái Dương Bệnh tức Thiếu Âm Bệnh.

Hoặc lợi dứt, mạch không thấy: Thái Dương vong tức Thiếu Âm vong. Dùng Thông mạch Tứ Nghịch thang làm chủ.

Mặt đỏ: gia hành 9 nhánh: Thiếu Âm tại Ngoại Phong Thấp.

Bụng đau, bỏ hành gia Bạch Thược: Thiếu Âm tại Nội Phong Thấp.

Nôn khan gia Sinh Khương, yết đau bỏ Thược Dược gia Cát Cánh: Thái Dương tại Biểu Phong Thấp.

Lợi dứt, mạch không thấy bỏ Cát Cánh gia Nhân Sâm: Thái Dương tại Lý Phong Thấp. 127


Tiết 317:

Thiếu Âm Ôn Bệnh.

Tứ Nghịch tán trị Dương Minh Ôn Bệnh,có thể trị Thiếu Âm Ôn Bệnh, Âm Nhiệt trực tiếp Dương Nhiệt vậy.

Hoặc Ho:là Âm Nhiệt thọ Bản Hàn làm ho,Dương Nhiệt thọ Bản Hàn cũng làm ho.

Hoặc hồi hộp: thọ Dương Hàn.

Hoặc tiểu tiện không lợi: thọ Âm Nhiệt.

Hoặc trong bụng đau: thọ Âm Hàn.

Hoặc ỉa chảy mót rặn: thọ Dương Nhiệt. Thiếu Âm Ôn Bệnh chuyển sang Dương Minh Ôn Bệnh.

Ho thì gia Ngũ Vị Tử trị Bản Nhiệt, Can Khương trị Bản Hàn, cùng chủ trị ỉa chảy. Là phép trị Hàn nhập Nhiệt Kinh làm ho làm ỉa chảy.

Hồi hộp gia Quế Chi: trị Dương Hàn.

Tiểu tiện không lợi gia Phục Linh: trị Âm Nhiệt.

Trong bụng đau gia Phụ Tử: trị Âm Hàn.

Ỉa chảy mót rặn, dùng phép nấu Phỉ bạch: trị Dương Nhiệt hạ lợi.

Tứ Nghịch tán làm chủ.

Tiết 318:

Thiếu Âm Phong Ôn.

Hạ lợi: thọ Hàn truyền.

6 - 7 ngày ho mà nôn: ngày từ Âm sang Dương, từ Thiếu Âm Phong Ôn chuyển sang Thái Dương Thương Hàn.

Khát, Tâm phiền, không ngủ được: Thiếu Âm Phong Ôn, dùng Trư Linh thang làm chủ.

 Thiếu Âm Ôn Bệnh, Phong Ôn đều trực tiếp đến, đều có thể chuyển làm Thái Dương Thương Hàn ; hiệp với Thái Dương hạ thiên, tìm tòi nơi các Tiết, tự thấy được cái ý lập ngôn của Trọng Sư.

.

128


CHƯƠNG 39

THIẾU ÂM TẠI TẤU. (6 Tiết, từ 319 đến 324) Luận Âm Dương đối lập có Biểu Lý, Biểu ngoài là Bì Phu chủ Hàn Khí thì đối lập với nó là Biểu trong là Tấu Biểu chủ Nhiệt Khí. Lý trên (Cách trở lên) chủ Nhiệt Khí thì đối lập với nó là Lý dưới (Đái trở xuống) chủ Hàn Khí. Đó là trình bày Tấu theo nghĩa Âm Dương đối lập; Còn luận về Tấu theo Đạo Âm Dương thống nhất thì Tấu là Bộ vị giữa Biểu Lý, là nơi hội của tất cả các Kinh Âm Dương Hàn Nhiệt Tiêu Bản vì thế Thiếu Âm tại Tấu cũng thọ bệnh đủ các mặt này.

Tiết 319:

Dương Minh Thiếu Dương tòng Thiếu Âm Bản Nhiệt.

Mắc phải: mắc Thái Dương Hàn truyền tại Cơ Nhục.

2 - 3 ngày: Dương Minh, Thiếu Dương.

Miệng ráo: Dương Minh tòng Bản Nhiệt.

Yết khô: Thiếu Dương tòng Bản Nhiệt.

Gấp Hạ ngay: Âm Dương cùng Nhiệt, nguy trong sớm chiều.

Dùng Đại Thừa Khí thang làm chủ.

Tiết 320 :

Thái Dương tòng Thiếu Âm Bản Nhiệt.

Thái Dương tòng Bản Nhiệt thì Hàn Khí tòng Tiêu Âm, Nhiệt tòng Nhiệt thì Hàn tòng Hàn vậy.

Tự ỉa nước trong sắc xanh ròng: Hàn tòng Hàn.

Dưới Tâm ắt đau, miệng khô ráo: Nhiệt tòng Nhiệt.

Gấp Hạ ngay: sợ Nhiệt cực trở lại Hàn thì chết.

Nên dùng Đại Thừa Khí thang.

.

129


Tiết 321:

Tam Dương tòng Thiếu Âm Bản Nhiệt.

Tam Dương thống (gồm) ở Thái Dương, Tam Âm thống ở Thiếu Âm.

6 - 7 ngày là ngày Âm Dương giao giới.

Bụng trướng không đi ngoài được: Tam Âm Tam Dương thực tại Thiếu Âm là chứng chết.

Gấp Hạ ngay, nên dùng Đại Thừa Khí thang.

Tiết 322:

Tam Âm tòng Thiếu Âm Tiêu Âm.

Mạch Trầm: bởi vì Âm tòng Âm,chứng chết !

Gấp Ôn ngay; Tứ Nghịch thang làm chủ.

Tiết 323:

Dương Minh Thiếu Dương tòng Thiếu Âm Tiêu Âm.

Ăn uống vào miệng thì mửa : tòng Tiêu Âm.

Trong Tâm cuồn cuộn muốn mửa lại không mửa được: bởi Nhiệt tại Dương Nhiệt.

Dương Nhiệt mới mắc phải Dương Hàn tại Nhục phần truyền Kinh, tay chân nóng mạch Huyền Trì, đấy là Dương Nhiệt tòng Dương Hàn tại trong ngực, không thể Hạ mà nên cho Thổ vậy.

Nếu như trên Cách có Hàn ẩm nôn khan: đấy là Dương Hàn tòng Tiêu Âm tại Cách thượng không thể cho Thổ.

Gấp Ôn ngay: Hàn thực mà Dương vong vậy.

Nên dùng Tứ Nghịch thang.

Tiết 324:

Thái Dương Tiêu Dương tòng Thiếu Âm Tiêu Âm.

Hạ lợi (ỉa chảy): tòng Tiêu Âm.

Mạch Vi Sáp: bởi bệnh tại Tiêu Dương.

Nôn: tòng Tiêu Âm. 130


Đổ mồ hôi: bởi bệnh tại Tiêu Dương.

Tất đi ngoài nhiều lần: tòng Tiêu Âm.

Trái lại ít phân: bởi bệnh tại Tiêu Dương.

Tiêu Âm tại hạ cần Ôn, Tiêu Dương tại thượng nên dùng phép cứu.

.

131


THIÊN 8:

KHUYẾT ÂM (6 CHƯƠNG, 55 TIẾT)

CHƯƠNG 40

KHUYẾT ÂM THỂ LỆ (5 Tiết, từ 325 đến 329) Khuyết Âm là Kinh Âm Hàn Âm Nhiệt Trung Hiện đối giao với Thiếu Dương là Kinh Dương Hàn Dương Nhiệt Trung Hiện. Cặp Kinh Âm Dương Trung Hiện này là nền tảng của Tấu Lý, Bộ Vị giao Tế của 4 Kinh Âm Dương Hàn Nhiệt; không có chức năng tự làm bệnh hoặc nhờ đến cặp Kinh Dương Hàn Âm Nhiệt để làm bệnh; Chúng nó chỉ thọ bệnh của các Kinh Âm Dương Hàn Nhiệt mà thôi.

Tiết 325:

Khuyết Âm thọ Thái Dương Thương Hàn.

Tiêu khát: thọ Túc Thái Dương Khí.

Khí xung lên Tâm: thọ Thủ Thái Dương Khí.

Trong Tâm nhức nóng, đói mà không muốn ăn: thọ Thái Dương Tiêu Dương.

Ăn thì mửa giun, cho Hạ thì ỉa không dứt: thọ Thái Dương Bản Hàn.

Tiết 326:

Khuyết Âm thọ Thiếu Âm Trúng Phong.

Mạch hơi Phù là muốn khỏi: tại Biểu thọ Thiếu Âm vi (nhẹ).

Mạch không Phù là chưa khỏi: tại Biểu thọ Thiếu Âm thậm (nặng).

Tiết 327: 

Khuyết Âm Vượng thời.

Giờ Vượng của Khuyết Âm là từ giờ Sửu đến giờ Mão (giờ Dần). 132


Tiết 328:

Khuyết Âm Ôn Bệnh Phong Ôn.

Khát muốn uống nước: thọ Dương Minh làm Ôn Bệnh, thọ Thiếu Âm làm Phong Ôn.

Cho uống ít ít ,khỏi: Khuyết Âm là Âm tận, Dương Khí còn thiểu (nhỏ, ít).

Tiết 329:

Khuyết Âm Hàn Thấp Phong Thấp.

Thọ Thái Âm làm Hàn Thấp, thọ Thái Dương làm Phong Thấp, có chứng ‘quyết nghịch’ không thể cho Hạ, vì không có Thiếu Âm Nhiệt Khí vậy.

Phàm bệnh không có Thiếu Âm Nhiệt Khí là ‘hư gia’ không thể Hạ.

CHƯƠNG 41

KHUYẾT ÂM THỌ PHONG HÀN TẠI BIỂU TẠI LÝ (12 Tiết, từ 330 đến 341) Khuyết Âm đối giao với Thiếu Dương cùng là cặp Âm Dương Trung Hiện thọ bệnh suốt Biểu suốt Lý.

Tiết 330:

Khuyết Âm thọ Thái Dương truyền Kinh.

Trước quyết lãnh: trước thọ Bản Hàn. Sau phát sốt: sau thọ Tiêu Dương.

Đi ỉa tất tự dứt: bởi cớ thọ Tiêu Dương.

Thấy Quyết thì đi ỉa trở lại: bởi cớ thọ Bản Hàn.

Tiết 331:

Khuyết Âm thọ Thiếu Âm truyền Kinh.

Mới đầu: mới đầu thọ truyền tại Cơ Nhục.

Trước là trước thọ Thiếu Âm Bản Nhiệt 6 ngày, Tiêu Âm ứng theo quyết 9 ngày mà ỉa chảy. 133


Phàm thọ Tiêu Âm tất Quyết lãnh ỉa chảy, đáng lý không ăn được, nay trái lại ăn được sợ Bản Nhiệt ra ngoài do Tiêu Âm ‘trừ’ nơi ‘trung’ vậy.

Cho ăn miến mà không phát sốt thì biết là Vỵ Khí vẫn còn, tức Bản Nhiệt vẫn còn, bệnh tất khỏi.

Sợ đột nhiên sốt đến rồi lại lui thì là không Vỵ Khí, không Bản Nhiệt vậy.

Sau 3 ngày chẩn mạch thấy sốt vẫn tiếp tục, Bản Nhiệt còn tức Vỵ Khí còn, hẹn đến nửa đêm rạng sáng khỏi.

Sở dĩ như thế, vì Khuyết Âm hành (đi) giữa Thái Dương Thiếu Âm, chỗ tiếp với Thái Dương giao với Thiếu Âm là nữa đêm rạng sáng, cho nên quyết Nhiệt tương ứng, không lỗi ngày hẹn.

Nếu thiên về Thiếu Âm Bản Nhiệt, đấy là Nhiệt Khí có dư, tất phát ung nùng. thiên về Tiêu Âm tức làm ‘trừ trung’.

Tiết 332:

Khuyết Âm thọ Dương Hàn Âm Hàn làm quyết.

Mạch Trì: thọ Dương Hàn.

Trái lại cho dùng Hoàng Cầm thang để triệt Nhiệt: triệt Dương Nhiệt.

Trì là Hàn: Âm Hàn.

Trái lại dùng Hoàng Cầm thang để triệt Nhiệt: triệt Âm Nhiệt.

Trong bụng lạnh đáng lý không ăn được: thọ Dương Hàn lại thọ Âm Hàn.

 Nay lại ăn được gọi là ‘trừ trung’, chết: Trừ Khí Khuyết Âm Trung Hiện, tức Khí Thiếu Dương xung hòa, lại là Vỵ Khí, là Bản Nhiệt Khí, tùy chổ ‘tại’ mà tên gọi khác nhau vậy.

Tiết 333:

Khuyết Âm thọ Dương Nhiệt Âm Nhiệt làm Nhiệt.

Trước quyết lãnh sau phát sốt: trước thọ Dương Hàn, sau thọ Dương Nhiệt, ỉa chảy tất tự dứt: cớ bởi thọ Dương Nhiệt.

Đổ mồ hôi,trong họng đau: đã thọ Âm Hàn, lại thọ Âm Nhiệt, Hầu người bệnh tất sưng tắc: cớ bởi thọ Âm Nhiệt. 134


Phát sốt không mồ hôi: bệnh ở ngoài, thì ỉa chảy tự dứt: bệnh ở ngoài thì không bệnh ở trong.

Nếu không dứt tất sẽ ỉa ra mủ máu: bệnh ở dưới, ỉa ra mủ máu thì hầu người bệnh không sưng tắc: bệnh ở dưới thì không bệnh ở trên.

 Nói Khuyết Âm với Dương Nhiệt tương ứng ở trong ngoài. Với Âm Nhiệt tương ứng ở trên dưới vậy.

Tiết 334:

Biện Khuyết Âm Nhiệt quyết có nặng nhẹ.

2 - 3 ngày: Dương Kinh.

Bệnh tại Dương Kinh trước thọ Dương Hàn mà quyết tất thọ Dương Nhiệt mà phát Nhiệt.

Bệnh tại Âm Kinh trước thọ Âm Nhiệt mà Nhiệt tất thọ Âm Hàn mà quyết.

Quyết nhiều thì Nhiệt cũng nhiều: thọ Thiếu Âm.

Quyết ít thì Nhiệt cũng ít: thọ Thái Dương.

Tại Âm nên Hạ mà trái lại Phát Hãn: Âm tà do Hãn mà đi lên tất miệng bị thương lỡ đỏ.

Tiết 335:

4 - 5 ngày: Âm Kinh.

Khuyết Âm tại Biểu thọ Thiếu Âm.

Quyết 5 ngày Nhiệt cũng 5 ngày: là tương ứng.

6 ngày đáng lẽ quyết, mà không quyết là tự khỏi: còn có Bản Nhiệt.

Quyết rốt cục không quá 5 ngày, vì 5 ngày là ngày Thiếu Âm hành Kinh tại Ngoại, cho nên biết bệnh tự khỏi.

Tiết 336:

Khuyết Âm tại Biểu thọ Thái Dương.

Phàm Lục Kinh, mỗi Kinh hành Khí của nó để thuận tiếp nhau, Khuyết Âm không cùng với Thái Dương thuận tiếp làm nên Quyết.

Khuyết Âm là Âm Hàn mà thọ truyền bởi Thái Dương Hàn Khí là nghịch, vì Hàn thọ Hàn cho nên lãnh. 135


Tiết 337:

Khuyết Âm thọ Phong Hàn truyền Xung Kinh.

Mạch Vi mà quyết: Dương Vi cho nên Âm quyết.

6 - 7 ngày da lạnh: Thái Dương Khuyết Âm liên tiếp.

 Vật vã không lúc tạm yên: Thái Dương Thiếu Âm thay nhau làm bệnh, Khuyết Âm ( ở giữa hai Kinh này) thọ chịu không có lúc dứt.  Đấy là chứng Khuyết Âm Tạng Quyết: chứng Can Hàn, không phải chứng Vưu Quyết.  Can Hàn truyền Xung Kinh làm Vưu Quyết, Vưu Quyết là người bệnh mửa giun, với Tạng Quyết không truyền Xung Kinh có khác.  Nay người bệnh yên tĩnh mà lại có lúc phiền, đấy là vì Can Tạng lạnh ở dưới, do Can thọ Phong Hàn truyền Xung Kinh mà lên vào Cách cho nên phiền giây lát lại hết.  Ăn vào thì nôn rồi lại phiền: từ Can nhập Vỵ, Xung Kinh bám theo Dương Minh mà đi lên.  Giun nghe mùi đồ ăn ngoi ra, người bệnh phải mửa giun: cớ bởi dính bám Dương Minh Vỵ.  Vưu Quyết là Xung Kinh thọ Khuyết Âm Phong Hàn truyền, dùng Ô Mai Hoàn làm chủ.  Lại chủ chứng lợi kéo dài: có thể trị chứng lợi kéo dài của Xung Kinh, cũng có thể trị chứng lợi kéo dài của Đốc, Nhâm Kinh. Tam Kỳ Kinh vốn 1 nguồn vậy.

Tiết 338:

Khuyết Âm thọ Phong Hàn truyền Nhâm Kinh.

Sốt nhẹ Quyết ít, đầu ngón tay lạnh: truyền Nhâm Kinh tại Biểu.

Lìm lịm không muốn ăn: truyền Nhâm Kinh tại Lý. Phiền táo: từ Biểu vào Lý.

Tiểu tiện lợi sắc trắng: Bản Hàn nhập mà Bản Nhiệt trừ.

Muốn được ăn là bệnh sẽ khỏi: Nhiệt trừ hết mà Vỵ Khí còn.

Quyết mà nôn, ngực sườn đầy phiền: truyền Nhâm Kinh tại Tấu.

Sau đó tất đi ỉa mủ máu: tại Tấu hành Huyết phần. 136


Tiết 339:

Khuyết Âm thọ Phong Hàn truyền Đốc Kinh.

Tay chân Quyết lãnh: truyền Đốc Kinh tại Biểu.

Không Kết Hung: Đốc Kinh ở tại lưng (bối).

Bụng dưới đầy ấn vào đau: chổ hội của Đốc với Xung Nhâm.

Lạnh Kết tại Bàng Quang, Quan Nguyên: chổ phân kỳ (chia nhánh) của Đốc với Xung Nhâm.

Tiết 340:

Khuyết Âm thọ Thiếu Âm truyền Kinh tại Lý

Thọ Tiêu Âm thiểu mà Bản Nhiệt đa, bệnh đó đáng lý khỏi.

4 ngày đến 7 ngày sốt không dứt là Bản Nhiệt thái quá tất sẽ ỉa mủ máu.

Tiết 341:

Khuyết Âm thọ Thái Dương truyền Kinh tại Lý.

Thọ Tiêu Dương ít mà Bản Hàn nhiều là bệnh tiến tới.

Dương Khí thoái thì Hàn Khí tiến vậy.

CHƯƠNG 42

KHUYẾT ÂM TỬ CHỨNG (6 Tiết, từ 342 đến 347) Khuyết Âm là Âm Hàn Âm Nhiệt Trung Hiện đối giao với Thiếu Dương là Dương Hàn Dương Nhiệt Trung Hiện đồng có chức năng khắc chế điều hòa. Khuyết Âm mất chức thì Âm Dương Hàn Nhiệt không tương trợ, Âm Hàn Âm Nhiệt tiêu vong là chết. 

Tiết 342:

Dương Hàn nhập Lý tử chứng.

6 - 7 ngày tay chân nghịch lãnh: Âm Hàn ra ngoài hợp với Dương Hàn.

Phiền táo: Dương Hàn vào trong hợp với Âm Hàn.

Cứu Khuyết Âm để làm ấm, không ấm, chứng chết vậy. Nguyên, Thái Xung]. 137

[cứu 2 huyệt Quan


Tiết 343:

Âm Dương Ngoại Vong tử chứng.

Phát sốt: Âm Nhiệt ra ngoài.

Ỉa chảy Quyết nghịch: Âm Hàn bức bách bên trong.

Vật vã không nằm được: chỉ thọ Âm Hàn, chứng chết vậy!

Tiết 344:

Hạ lợi vong Âm tử chứng.

Phát sốt ỉa chảy rất nặng: Âm Nhiệt vong.

Quyết không dứt là chết: Âm Hàn cũng vong vậy.

Tiết 345:

Hãn xuất vong Dương tử chứng.

6 - 7 ngày không đi ngoài: Dương Hàn vong.

Bức rứt phát sốt rồi ỉa chảy: Âm Nhiệt vong.

Đổ mồ hôi không ngừng: Âm Hàn theo đó cùng vong.

Tiết 346:

Âm Dương tại Cách đều hư.

5-6 ngày không Kết Hung: Âm Nhiệt hư không kết với Dương Hàn.

Bụng mềm, mạch Hư, lại Quyết: Dương Nhiệt hư không kết với Âm Hàn.

Không thể Hạ, đấy là vong Huyết: Âm Nhiệt Dương Nhiệt đều vong vậy.

Tiết 347:

Tại Tấu Dương Hàn thực, Âm Nhiệt hư.

Phát sốt: Dương Hàn thực.

Mà Quyết: Âm Nhiệt hư.

7 ngày hạ lợi là khó trị: ngày Dương Hàn hành Kinh tại Tấu.

138


CHƯƠNG 43

KHUYẾT ÂM THỌ PHONG HÀN TẠI TẤU TẠI CÁCH (10 Tiết, từ 348 đến 357) Tấu là Bộ Vị tập trung của các Kinh Lạc Âm Dương Hàn Nhiệt, Cách cũng là nơi các Kinh Lạc hội tụ để truyền đạt lên Phế, thông ra Thốn Khẩu để hiện các chức năng của Kinh Lạc và Tạng Phủ, Cách lại cũng là nơi làm chủ của Vỵ Khí. Chương này luận bệnh Khuyết Âm thọ Phong Hàn tại Tấu tại Cách cho thấy rõ vai trò Trung Hiện của nó. 

Tiết 348:

Khuyết Âm tại Tấu chuyển Bản Hàn ở Ngoại Tiêu Âm theo đó cùng ra Ngoại.

Mạch Xúc: chuyển Bản Hàn ở Ngoại.

Tay chân quyết nghịch: Tiêu Âm theo đó cùng ra Ngoại.

Có thể dùng cứu: bệnh tại Ngoại.

Cứu Thủ Túc Khuyết Âm Kinh, 2 Huyệt Nội Quan, Thái Xung.

Tiết 349 :

Khuyết Âm tại Tấu chuyển Bản Nhiệt ở Nội Tiêu Dương theo đó cùng vào Nội.

Mạch Hoạt: Bản Nhiệt tại Tấu.

Mà Quyết: Bản Nhiệt tại Tấu nhập Lý, Tiêu Dương theo đó cùng vào, đấy là Lý có Nhiệt, Bạch Hổ thang làm chủ.

Tiết 350 :

Khuyết Âm thọ Thái Dương Thiếu Âm tại Tấu.

Tay chân quyết Hàn: thọ Thái Dương tại Tấu.

Mạch Tế muốn tuyệt: tại Tấu không Thiếu Âm.

Âm Dương bất tương cộng là nghịch, dùng Đương Qui Tứ Nghịch thang làm chủ.

Người bệnh bên trong có cửu Hàn: thọ Bản Hàn truyền Kinh, Khuyết Âm (Âm Hàn) là Thái Dương Bản Khí, cho nên nói ‘cửu Hàn’ , dùng Đương Qui Tứ Nghịch gia Ngô Thù Du Sinh Khương thang làm chủ. 139


Tiết 351:

Khuyết Âm thọ Thái Dương Thiếu Âm tại Tấu rồi đến Biểu.

Ra nhiều mồ hôi, sốt không lui: thọ Thiếu Âm Tiêu Bản.

Trong bụng co thắt, tay chân nhức: thọ Thái Dương Thiếu Âm tại Tấu.

Lại ỉa chảy Quyết nghịch mà sợ lạnh: thọ Thái Dương tại Tấu đến Biểu.

Dùng Tứ Nghịch thang làm chủ.

Tiết 352:

Khuyết Âm thọ Thái Dương Thiếu Âm tại Tấu rồi đến Lý.

Hãn nhiều: thọ Thiếu Âm Tiêu Bản. Hạ lợi nhiều: thọ Thái Dương Tiêu Bản.

Quyết lãnh: thọ Hàn Truyền Kinh.

Dùng Tứ Nghịch thang làm chủ.

Tiết 353:

Khuyết Âm thọ Bản Hàn Bản Nhiệt tại Cách thượng.

Tay chân quyết lãnh: Khuyết Âm bệnh thì quyết, lại thọ Dương Hàn thì lãnh.

Mạch Sạ Khẩn: Khuyết Âm thọ Bản Hàn thì Khẩn, lại thọ Bản Nhiệt thì sạ Khẩn.

Đấy là tà Kết ở trong ngực: Khuyết Âm là chính, thọ Hàn Nhiệt là tà.

Dưới Tâm đầy mà phiền: thọ tại Cách.

Đói mà không ăn được: thọ tại Cách thượng.

Đấy là bệnh tại trong ngực: tại Cách vậy, cho Thổ nên dùng Qua Đế tán.

Tiết 354:

Khuyết Âm thọ Bản Hàn Bản Nhiệt tại Cách hạ.

Quyết: Bản Hàn thực.

Nên trước trị chứng thủy: trị Bản Hàn tại Cách hạ.

Rồi trị đến chứng Quyết: trị Bản Nhiệt hư.

Không như thế thì thủy ẩm ngấm vào Vỵ sinh ỉa chảy: Bản Nhiệt hư thì Bản Hàn truyền Kinh vậy.

Dưới Tâm hồi hộp: Bản Nhiệt hư.

140


Tiết 355:

Khuyết Âm thọ Bản Hàn Bản Nhiệt tại Cách.

6 - 7 ngày : từ Biểu nhập Lý đang ở Cách phần.

Sau khi đại Hạ: Cách Khí hư.

Mạch Thốn Trầm mà Trì: Bản Hàn nhập Cách thì mạch Trầm.

Nếu Bản Nhiệt tại Cách hư thì Trầm mà Trì.

Tay chân quyết lãnh: Bản Hàn thực.

Hạ bộ mạch không đến: Bản Nhiệt hư.

Yết hầu không lợi nhổ ra mủ máu: Bản Nhiệt hiệp Bản Hàn cùng đi lên.

Ỉa chảy không dứt: Bản Hàn hiệp Bản Nhiệt cùng đi xuống.

Ma Hoàng Thăng Ma thang làm chủ.

Tiết 356:

Khuyết Âm tại Cách chuyển Tiêu Dương Tiêu Âm xuống dưới.

4 - 5 ngày: ngày Tiêu Âm hành Kinh.

Trong bụng đau: Tiêu Âm ở dưới.

Nếu chuyển Khí hướng xuống bụng dưới: Tiêu Âm ở dưới, Tiêu Dương theo đó xuống dưới.

Đấy là muốn sinh ỉa chảy mà chưa ỉa: có Tiêu Dương tại Nội vậy.

Tiết 357:

Khuyết Âm tại Cách chuyển Bản Hàn Bản Nhiệt lên trên.

Vốn tự ỉa do lạnh, thầy thuốc lại cho mửa, Hàn Cách: chuyển Bản Hàn lên trên.

Càng nghịch càng mửa ỉa, nếu ăn vào miệng liền mửa ngay: Bản Hàn đã nghịch lên trên, Bản Nhiệt cùng theo lên trên, dùng Can Khương Hoàng Cầm Hoàng Liên Nhân Sâm thang làm chủ.

.

141


CHƯƠNG 44

THỦ KHUYẾT ÂM (12 Tiết, từ 358 đến 369) Thủ Khuyết Âm Tâm Bào Lạc xưa nay Đông Y không rõ Tâm Bào Lạc là Tạng gì ? , có ý kiến còn nêu là màn bao tim không có chức năng. Quan điểm sai lầm này đã kéo dài làm cho Đông Y phải mai một. Chương này chẳng những xác định rõ ràng Tâm Bào Lạc thuộc Kinh Âm Nhiệt Trung Hiện (Kinh Âm Nhiệt Khí Dương Hàn), nó chính là Hệ Tuần Hoàn ngoài tim có chức năng giao tế giữa Âm Nhiệt Dương Hàn; cụ thể là Tâm Bào Lạc [Hỏa] đối giao với Tam Tiêu [Thủy].

Tiết 358:

Thủ Khuyết Âm tại Tấu thọ Âm Nhiệt.

Tam Âm đều có chứng hạ lợi do thọ Hàn truyền Kinh, còn lại phỏng theo đó.

Có sốt nhẹ mà khát: thọ Âm Nhiệt.

Mạch Nhược, nay tự khỏi: không còn thọ Hàn truyền Kinh .

Tiết 359:

Thủ Khuyết Âm tại Tấu thọ Dương Hàn.

Mạch Sác có sốt nhẹ: Dương Hàn có Dương Nhiệt.

Đổ mồ hôi nay tự khỏi: Dương Hàn giải.

Ví như mạch lại Khẩn là chưa giải: Thương Hàn truyền Kinh vậy.

Tiết 360:

Thủ Khuyết Âm tại Tấu thọ Âm Hàn.

Tay chân quyết lãnh không có mạch (Vô mạch): Âm Hàn tại Ngoại Âm Nhiệt cũng tại Ngoại.

Dùng phép Ôn không ấm: không Âm Nhiệt.

Mạch không trở lại mà hơi Suyễn là thọ Âm Hàn.

Mạch Thiếu Âm thua kém Phu Dương (Dương Nhiệt) là thuận, mà kém Âm Hàn là nghịch, cho nên chết. 142


Tiết 361:

Thủ Khuyết Âm tại Tấu thọ Dương Nhiệt.

Mạch Thốn trái lại Phù Sác: Dương Nhiệt hư.

Giữa bộ Xích mạch tự Sáp: Âm Hàn Kết.

Tất đái ỉa mủ máu : đại tiểu tiện có máu, thọ Dương Hàn truyền Kinh.

Tiết 362:

Thủ Khuyết Âm tại Biểu tại Lý thọ Âm Nhiệt.

Ỉa chảy nguyên cơm nước không tiêu: tại Lý không Âm Nhiệt.

Không thể công Biểu, đổ mồ hôi tất trướng đầy : tại Lý Âm Nhiệt hư thì tại Biểu Dương Hàn nhập vào.

Tiết 363:

Thủ Khuyết Âm tại Biểu tại Lý thọ Âm Hàn.

Mạch Trầm, Huyền là Hạ hư: thọ Âm Hàn tại Hạ mà không có Âm Nhiệt.

Mạch Đại là chưa dứt: thọ Âm Hàn mà có Dương Nhiệt.

Mạch Vi Nhược Sác là muốn tự dứt: thọ Âm Hàn mà có Âm Nhiệt.

Tuy phát sốt, không chết: Âm Nhiệt hòa Âm Hàn.

Tiết 364:

Thủ Khuyết Âm tại Biểu tại Lý thọ Dương Hàn.

Mạch Trầm: Dương Hàn nhập Lý.

Mà Trì: tại Lý Thủ Khuyết Âm thọ phải.

Mặt người bệnh hơi đỏ, mình có hơi nóng: Âm Nhiệt ra Biểu, Thủ Khuyết Âm thọ phải.

Ỉa chảy nguyên cơm nước: Dương Hàn nhập Lý với Âm Hàn.

Tất uất mạo rồi giải, bệnh nhân hơi Quyết: Âm Nhiệt xuất Biểu với Dương Hàn.

Sở dĩ mặt hơi đỏ là vì Âm Nhiệt tại Hạ hư thì lên trên mặt gọi là ‘Đới Dương’ vậy.

143


Tiết 365:

Thủ Khuyết Âm tại Biểu tại Lý thọ Dương Nhiệt.

Mạch Vi mà khát: thọ Dương Nhiệt.

Nay tự khỏi: không hiệp Dương Hàn Âm Nhiệt.

Ví như không bớt, tất đi ngoài ra mủ máu: hiệp Âm Hàn.

Tiết 366:

Thủ Khuyết Âm tại Cách với Âm Nhiệt.

Mạch Tuyệt: tại Cách không Âm Nhiệt.

Tay chân Quyết lãnh: tại Biểu không Âm Nhiệt.

24 giờ sau có mạch trở lại tay chân ấm là sống: tại Cách có Âm Nhiệt thì tại Biểu có Âm Nhiệt.

Không có mạch trở lại là chết: tại Cách không Âm Nhiệt thì tại Lý không Âm Nhiệt.

Tiết 367:

Thủ Khuyết Âm tại Cách với Âm Hàn.

Ỉa chảy ngày mười mấy lần: tại Cách Âm Hàn Thực.

Mạch trái lại Thực: tại Cách Âm Hàn Thực, Âm Nhiệt cũng Thực, chứng chết vậy.

Tiết 368:

Thủ Khuyết Âm tại Cách với Dương Hàn.

Hạ lợi thanh cốc: thọ Hàn truyền.

Lý Hàn Ngoại Nhiệt: Dương Hàn tại Lý bức bách Âm Nhiệt ra ngoài.

Mồ hôi ra mà quyết: Âm Nhiệt ra ngoài, Âm Hàn cũng ra ngoài.

Thông Mạch Tứ Nghịch thang làm chủ.

Tiết 369: 

Thủ Khuyết Âm tại Cách với Dương Nhiệt.

Dương Nhiệt gốc ở Âm Nhiệt, có thể kiêm bệnh, có thể kiêm trị. 144


Thủ Khuyết Âm là Kinh Âm Nhiệt Trung Hiện mà tại Cách thọ Nhiệt, cho nên Kiết lỵ mót rặn.

Bạch Đầu Ông thang làm chủ.

CHƯƠNG 45

TÚC KHUYẾT ÂM (10 Tiết, từ 370 đến 379) Túc Khuyết Âm Can là Kinh Âm Hàn Trung Hiện chủ Huyết đối giao với Kinh Túc Thiếu Dương Đởm là Kinh Dương Nhiệt Trung Hiện chủ Khí. 

Tiết 370 :

Túc Khuyết Âm tại Biểu tại Lý thọ Bản Hàn.

Hạ lợi, tại Lý thọ Bản Hàn tất có Tiêu Âm ứng, cho nên bụng trướng đầy.

Tại Biểu thọ Bản Hàn tất có Bản Nhiệt ứng, cho nên mình đau nhức.

Trước Ôn Lý nên dùng Tứ Nghịch thang: Bản Hàn giải thì Tiêu Âm giải.

 Rồi công Biểu nên dùng Quế Chi thang: Tiêu Dương (Thái Dương Tiêu)giải thì Bản Nhiệt cũng giải.

Tiết 371:

Túc Khuyết Âm tại Biểu tại Lý thọ Tiêu Dương.

Hạ lợi (đi ỉa) muốn uống nước: thọ Tiêu Dương nhập Nội.

Là vì có Nhiệt: tại Nội Bản Nhiệt ứng.

Dùng Bạch Đầu Ông thang làm chủ.

Tiết 372:

Túc Khuyết Âm tại Biểu tại Lý thọ Bản Nhiệt.

Đi ngoài mà nói xàm: thọ Bản Nhiệt tại Lý.

Là vì có phân táo: Tiêu Dương tại Biểu nhập vào.

Dùng Tiểu Thừa Khí thang làm chủ. 145


Tiết 373:

Túc Khuyết Âm tại Biểu tại Lý thọ Tiêu Âm.

Sau khi hạ lợi lại phiền: Tiêu Âm bệnh mà Bản Nhiệt ứng theo.

Ấn vào dưới Tâm thấy mềm là hư phiền: Tiêu Âm hư, Bản Nhiệt cũng hư.

Chi Tử Xị thang làm chủ.

Tiết 374: 

Túc Khuyết Âm thọ Thiếu Âm Tiêu Bản tại Tấu.

Ẩu gia: Khuyết Âm.

 Có ung nùng: thọ Bản Nhiệt.  Không thể trị chứng nôn, mủ hết thì tự khỏi: không cần trị Tiêu, chú ý ở Bản.  Túc Khuyết Âm lấy Thiếu Âm Nhiệt Khí làm Bản.

Tiết 375:

Túc Khuyết Âm thọ Thái Dương Tiêu Bản tại Tấu.

 Nôn: Bản Hàn.  Mà Mạch Nhược: Ly khai (lìa bỏ) Tiêu Dương.  Tiểu tiện lại lợi: Bản Hàn hiệp Tiêu Âm.  Mình có hơi nóng thấy Quyết: Bản Hàn hiệp Tiêu Âm Nhiệt.  Khó trị: vì Bản Hàn và Tiêu Âm Nhiệt cùng bệnh.  Tứ Nghịch thang làm chủ.

Tiết 376:

Túc Khuyết Âm thọ Bản Hàn Bản Nhiệt tại Tấu.

Nôn khan mửa bọt dãi: thọ Bản Hàn truyền.

Đau đầu: có Bản Hàn truyền tất có Bản Nhiệt hệ.

Ngô Thù Du thang làm chủ.

.

146


Tiết 377:

Túc Khuyết Âm thọ Tiêu Dương Tiêu Âm tại Tấu.

Nôn: thọ Tiêu Âm.

Phát sốt: thọ Tiêu Dương.

Dùng Tiểu Sài Hồ thang làm chủ.

Tiết 378:

Thương Hàn nhất thiết các Kinh Nội Ngoại đều thọ Khuyết Âm tại Tấu.

Thổ mạnh, Hạ mạnh: Khuyết Âm là tận cùng của tam Âm.

Hư cực rồi lại ra rất nhiều mồ hôi: Khuyết Âm là khởi thỉ của tam Dương.

‘Ngoại Khí phất uất’: Âm Nhiệt tại Nội mà ra ngoài hiệp với Dương Hàn tại Ngoại.

Lại còn dùng nước để làm cho ra mồ hôi: Dương Hàn tại Ngoại mà vào trong hiệp với Âm Nhiệt tại Nội.

Sở dĩ như thế, vì trong Vỵ hư lạnh: nhất thiết Kinh Nội Ngoại đều thọ Vỵ Khí, Vỵ hư do Can lạnh dẫn đến, cho nên nhất thiết Kinh liên quan với Can.

Tiết 379:

Thương Hàn nhất thiết các Kinh Thượng Hạ (lên xuống) đều thọ Khuyết Âm tại Cách.

Ọe: Túc Khuyết Âm chuyển tam Âm từ dưới đi lên.

Bụng đầy: Túc Khuyết Âm chuyển tam Dương từ trên đi xuống.

Trước Khuyết Âm là tam Dương tức Dương Hàn, Dương Nhiệt bộ.

Sau Khuyết Âm là tam Âm tức Âm Hàn, Âm Nhiệt bộ. Đấy là ‘Tứ bộ’.

Biết được bộ nào không lợi, làm cho lợi đi thì khỏi: Tứ bộ đều thống (gồm) tại Cách, Túc Khuyết Âm Kinh. Nắm biết điều đó để cầu tìm ’Thương Hàn trị pháp’ thì ‘tất’ (xong, hết) vậy!

147


THIÊN 9 :

KINH LẠC (2 CHƯƠNG,18 TIẾT) Đức Trọng Cảnh làm sách Thương Hàn Luận không nhấn mạnh đến Kinh Lạc nhưng từ đầu đến cuối không tiết nào không nói đến Kinh Lạc rồi cuối sách dùng 2 Chương này để kết với thâm ý nhắc nhở người sau phải chú tâm đến Kinh Lạc. Cụ Lưu Thủy hiểu được điều này và phân được 2 Chương Hoắc Loạn nói về Kinh, Âm Dương Dịch nói về Lạc quả là 1 giác ngộ phi thường. Tuy nhiên, do tuân thủ sự truyền tải từ ngàn xưa, Bản Nghĩa vẫn còn xếp 2 Chương sau cùng này vào Thiên Khuyết Âm; Nhận thấy như vậy chưa được hợp lý nên người học xin phép tách 2 Chương này thành 1 Thiên mới có tên là Kinh Lạc. Đông Y xưa nay cũng do bỏ xót tính quan trọng của Kinh Lạc nên không chịu biết Tấu là Bộ Vị hằng có nơi Nhân Thân Khí Hóa. Kinh Lạc có trật tự hành Kinh tạo ra Sinh Lý khi bình thường và Bệnh Lý khi bất thường gọi là Truyền Kinh Bệnh; Không hiểu được Lý truyền biến của bệnh tật thì không thể dùng Pháp chuyển hóa từ Bệnh Lý trở lại Sinh Lý để trị liệu hữu hiệu được.

CHƯƠNG 46

HOẮC LOẠN NÓI VỀ KINH (11 Tiết, từ 380 đến 390) Tại Lý, Kinh đi dọc (Tung, lên xuống); Tại Biểu, Kinh đi ngang (Hoành, ra vào). Cần lưu ý dù là Âm hoặc Dương, Kinh nào cũng trải suốt Biểu Lý nhưng cũng không thể chối bỏ việc Kinh Dương chủ Biểu, Kinh Âm chủ Lý.

Tiết 380:

Tại Lý, Kinh đi lên đi xuống.

Hoắc loạn: chứng tại Lý.

Ói mửa mà lại ỉa: nói Kinh hành thủy, tại Lý thì đi lên đi xuống.

Tên là Hoắc loạn. 148


Tiết 381 :

Tại Biểu, Kinh đi ra đi vào.

Phát sốt, đầu đau, mình nhức, sợ lạnh: Biểu Kinh chứng.

Mửa ỉa: Lý chứng.

Tiết trên chứng Hoắc loạn Lý Kinh tại Nội, nó đi Tung.

Tiết này chứng Hoắc loạn nêu rõ Biểu Kinh nhập Lý đi từ Hoành đến Tung.

Từ mửa ỉa, rồi hết ỉa, trở lại phát sốt: từ Lý đến Biểu, Kinh lại đi từ Tung đến Hoành, tuần hoàn không dứt vậy!

Tiết 382 :

Kinh đi ra vào lên xuống có giao đại (trao đổi).

Thương Hàn: Dương Kinh tại Ngoại.

Mạch Vi Sáp: nhập Nội chuyển sang Âm Kinh.

Vốn là Hoắc loạn: Âm Kinh tại Nội.

Nay là Thương Hàn: xuất Ngoại chuyển sang Dương Kinh. Đấy là Âm Dương Kinh ra vào trao đổi nhau.

Đã 4 - 5 ngày: Âm Kinh.

Đến trên Âm KInh, chuyển nhập Âm tất đi ỉa: Thủ Âm KInh ở trên chuyển xuống Túc Âm Kinh ở dưới.

Vốn nôn ỉa chảy là không thể trị: cớ bởi do Thủ Âm chuyển Túc Âm.

Muốn đại tiện: Túc Kinh ở dưới.

Trái lại chỉ trung tiện nhưng không ỉa: ở dưới Túc Kinh chuyển lên Thủ Kinh ở trên.

Thuộc Dương Minh, đại tiện tất rắn: cớ bởi do Túc Dương chuyển Thủ Dương. Đấy là Thủ Túc Kinh lên xuống trao đổi nhau.

Tại Lý thì lên xuống trao đổi 6 ngày 1 chu.

Tại Biểu thì vào ra trao đổi 7 ngày 1 chu.

13 ngày ra vào lên xuống Kinh đi khắp hết vậy. 149


Tiết 383:

Kinh đi ra vào lên xuống có thuận nghịch.

Ỉa chảy: do Thủ Âm đến Túc Âm.

Đáng lý tiện rắn: do Túc Âm đến Túc Dương.

Rắn thì ăn được là khỏi: do Túc Dương đến Thủ Dương. Đấy là Âm Dương Kinh lên xuống đi thuận.

 Trái lại không ăn được: do Dương đến Âm. Đấy là Âm Dương Kinh lên xuống đi nghịch.

Đến giữa Kinh sau hơi ăn được: Dương Kinh từ ngoài vào trong.

Lại quá 1 Kinh ăn được: Âm Kinh từ trong ra ngoài.

Qua đi 1 ngày là phải khỏi: Đấy là Âm Dương Kinh vào ra đi thuận.

Không khỏi là không thuộc Dương Minh: Đấy là Âm Dương Kinh vào ra đi nghịch.

Tiết 384:

Âm Dương Kinh tại Tấu Lý thống (gồm,tóm) nơi Thái Dương Hàn Khí.

Sợ lạnh, mạch Vi mà lại ỉa chảy: tại Tấu chư Dương Kinh thống nơi Thái Dương Hàn Khí.

Hết ỉa chảy là vong Huyết: tại Tấu chư Âm Kinh cũng thống nơi Thái Dương Hàn Khí.

Tứ Nghịch gia Nhân Sâm thang làm chủ.

Tiết 385:

Âm Dương Kinh tại Biểu tại Lý thống nơi Thái Dương Hàn Khí

 Hoắc loạn: Âm Dương Kinh tại Lý.  Đầu đau phát sốt mình đau nhức: Âm Dương Kinh tại Biểu.  Nóng nhiều muốn uống nước: chư Dương Kinh Hoắc loạn, dùng Ngũ Linh Tán làm chủ. 150


 Lạnh nhiều không muốn uống nước: chư Âm Kinh Hoắc loạn, Lý Trung Hoàn làm chủ.  Trên rốn có hơi xục xục: Thận Kinh có Thủy, động đến Tâm.  Bỏ Bạch Truật gia Quế: Bạch Truật không phải thuốc của Tâm Thận, dùng Quế ôn Tâm để hành thủy.  Mửa nhiều: Bào Phế Kinh có thủy, gia Sinh Khương.  Ỉa nhiều: Tỳ Can Kinh có thủy, dùng Truật trở lại.  Hồi hộp: Thận Kinh có thủy, gia Phục Linh.  Khát muốn uống nước: Tỳ Kinh có thủy, tăng dùng Truật.  Trong bụng đau: Dương Hàn nhập Âm Nhiệt Kinh, tăng gia Nhân Sâm.  Lạnh nhiều: Dương Hàn nhập Âm Hàn Kinh, tăng dùng Can Khương.  Bụng đầy: Dương Hàn nhập Tam Âm Kinh, gia Phụ Tử.  Sau khi uống húp cháo nóng: cũng như Tiểu Kiến Trung dùng Di đường, thang Quế Chi có húp cháo, đều là trợ Vỵ Khí để trừ Dương Hàn.

Tiết 386:

Âm Dương Kinh mới đầu mắc bệnh ở Thái Dương tại Cơ Nhục.

 Thổ Tả dứt: Thái Dương tại cơ hòa, chư Âm Dương Kinh tự hòa.  Mình đau không hết: Thái Dương tại Cơ chưa hòa.  Nên châm chước (xem xét) Thái Dương Kinh để hòa giải bên ngoài.  Dùng Quế Chi thang để ‘tiểu hòa’: nói Quế Chi thang hòa Thái Dương tại Cơ Nhục, chư Hàn Kinh có thể hòa, chư Nhiệt Kinh có thể ‘tiểu hòa’.

Tiết 387:

Dương Hàn Kinh hành (đi) ở Bì, Cơ, Tấu.

Thổ Tả: tại Lý Kinh.

Tứ Chi co rút: tại Tấu Kinh. Tay chân quyết lãnh: tại Bì Kinh.

Dùng Tứ Nghịch thang làm chủ.

Đổ mồ hôi, phát sốt, sợ lạnh: tại Cơ Kinh.

151


Tiết 388:

Âm Hàn Kinh đi ở Bì, Cơ, Tấu.

Đã Thổ lại Tả, tiểu tiện lại lợi: tại Lý Kinh.

Mồ hôi ra nhiều: tại Cơ Kinh.

Ỉa nguyên cơm nước, trong lạnh ngoài nóng: tại Bì Kinh.

Mạch Vi muốn tuyệt: tại Tấu Kinh.

Tứ Nghịch thang làm chủ.

Tiết 389:

Âm Nhiệt Kinh đi ở Biểu Lý.

Thổ hết Tả dứt: tại Lý có Âm Hàn nhưng cũng có Âm Nhiệt.

Đổ mồ hôi mà Quyết: tại Biểu có Âm Nhiệt nhưng cũng có Âm Hàn.

Chân tay co quắp không giải, mạch Vi muốn tuyệt: tại Tấu Âm Nhiệt Dương Hàn không rời nhau.

Thông Mạch Tứ Nghịch gia Trư Đởm Trấp thang làm chủ.

Tiết 390:

Dương Nhiệt Kinh đi ở Bì, Cơ, Tấu.

Thổ lợi, cho ra mồ hôi: tại Biểu tại Lý Dương Nhiệt không rời Dương Hàn.

Mạch Bình, hơi phiền: tại Tấu Dương Nhiệt không rời Dương Hàn.

Mới hư: Dương Nhiệt.

Không thắng được cốc Khí : Dương Hàn.

Tại Cơ Dương Nhiệt không rời Dương Hàn.

 Nhất thiết không rời Dương Hàn Kinh, cho nên tên sách là Thương Hàn.

.

152


CHƯƠNG 47

ÂM DƯƠNG DỊCH NÓI VỀ LẠC (7 Tiết, từ 391 đến 397) Đông Y xưa nay cố chấp Lạc chỉ là đường ngang nối liền 2 Kinh dọc Âm Dương Hàn Nhiệt. Cũng bởi giới hạn sức hiểu như vậy nên suốt ngàn năm nay người học Đông Y không hiểu được Tâm Bào Lạc là gì ?. Sự thật này khiến cho Đông Y không thực tế, không phù hợp khoa học và phải mai một lâu dài. Cần phải hiểu Lạc có nghĩa rộng hơn, Tâm Bào Lạc là đường đi trong mạch của Hỏa Huyết từ Lý ra Biểu đối giao với đường đi ngoài mạch của Thủy Khí từ Biểu vào Lý. Lạc có 2 loại : 

Một là Lạc đối lập với Khí tại mỗi Kinh hoặc là đường giao tế giữa 2 Kinh Âm Dương Hàn Nhiệt đối lập (thể hiện chức năng Âm Dương đối lập). 

Hai là Lạc tùy theo Kinh, Trung Đạo liên kết 2 Kinh Âm Dương làm 1 (thể hiện chức năng Âm Dương thống nhất). Chương này luận Lạc làm bệnh do Âm Dương trao đổi và cũng dùng phép trị bằng cách trao đổi Âm Dương.

Tiết 391:

Âm Dương Lạc.

Thương Hàn: Lạc tại Biểu.

Âm Dương Dịch: Lạc tại Lý. Nói Thiếu Âm chủ Lý Lạc, chưa có thể ra ngoài mối liên quan với Thái Dương chủ Biểu Lạc.

Mình mẩy nặng: Lạc tất y (nương tựa) theo Kinh.

Kém hơi: Lạc tất y theo Khí. Nói Lạc bệnh chưa có thể lìa Kinh Khí.

Bụng dưới gò thắt: do Bàng Quang Lạc chuyển nhập Thận Lạc, gọi là Âm Dương Dịch.

Hoặc dẫn đến bộ sinh dục co rút: Thận Lạc nối liền Nhâm Lạc.

Khí xung lên ngực: Thận Lạc liền với Xung Lạc.

Đầu nặng không muốn cất lên, trong mắt sinh hoa: Thận Lạc liền với Đốc Lạc thượng phần. 153


Chân gối co quắp: Thận Lạc liền với Đốc Lạc hạ phần.

Thiêu Côn Tán làm chủ :

. Tiểu tiện lợi giải: Kinh giải Lạc tự giải. . Đầu Âm hơi sưng thì khỏi: Thận Lạc giải chư Lạc giải. . Đàn bà đàn ông lấy đũng quần của người khác phái đốt uống: Âm Dương Dịch vậy.

Tiết 392 :

Thiếu Âm Nhiệt Lạc thọ Hàn tại Tấu.

Bệnh nặng mới khỏi: Thiếu Âm Bệnh tại Tấu đã khỏi.

Làm lụng mệt nhọc mà bệnh trở lại:Thiếu Âm Lạc tại Tấu chưa khỏi.

Dùng Chỉ Thực Chi Tử Xị thang làm chủ.

Nếu có túc thực gia Đại Hoàng: Thái Dương Lạc tại Tấu kiêm bệnh vậy.

Tiết 393:

Thái Dương Hàn Lạc thọ Nhiệt tại Tấu.

Thương Hàn mới khỏi: Thái Dương Lạc bệnh tại Ngoại đã khỏi.

Lại phát sốt: tại Tấu Lạc chưa khỏi.

Dùng Tiểu Sài Hồ thang làm chủ.

Tiết 394:

Thiếu Âm Nhiệt Lạc thọ Hàn tại Đái.

Bệnh nặng mới khỏi: Thiếu Âm bệnh.

Từ eo lưng trở xuống có Thủy Khí: chuyển sang Thái Dương Hàn Lạc.

Mẫu Lệ Trạch Tả Tán làm chủ: nguyên do của Cổ trướng, Ung trướng vậy.

Tiết 395:

Thiếu Âm Nhiệt Lạc thọ Hàn tại Cách.

Hay khạc nhổ lâu ngày không khỏi: trên Cách Nhiệt Lạc chuyển Hàn.

Nên dùng Lý Trung Hoàn: đấy là nguyên do của Ế cách, Ung nuy vậy.. 154


Tiết 396:

Thái Dương Hàn Lạc thọ Nhiệt tại Cách.

Thương Hàn giải rồi: Thái Dương giải.

Gầy yếu kém hơi, Khí nghịch muốn mữa: chuyển sang Thiếu Âm Nhiệt Lạc.

Dùng Trúc Diệp Thạch Cao thang làm chủ.

Tiết 397:

Thái Dương Hàn Lạc thọ Nhiệt tại Đái.

Mạch đã giải: Bệnh không ở Cách.

Mà sớm chiều hơi phiền: Bệnh còn ở Đái.

Bệnh mới khỏi: Thái Dương khỏi.

Tỳ Vỵ Khí còn yếu: Thiếu Âm Nhiệt Khí còn kém.

Không thể tiêu cơm cho nên hơi phiền: Hàn Khí vẫn còn.

Giảm ăn thì khỏi: Khiến cho Hàn Khí không còn chổ dựa núp.

CẦN LƯU Ý:  Học Tập Thương Hàn Luận Bản Nghĩa tập 2 ít thấy khó hiểu hơn trước, phải chăng tâm thức người học đã dần mở rộng ?!!  Tư liệu này chỉ ghi lại một Ý nghĩ học tập chưa được chọn lọc, chưa nên phổ biến rộng.

(Hết tập 2) 155


DANH MỤC PHƯƠNG THANG  Xếp theo mẫu tự ABC.  Sau mỗi tên thang phương là số Tiết có dùng, số đậm là có thành phần và cách dùng (nơi bản gốc). 1- Bạch Đầu Ông thang 369, 371 2- Bạch Hổ thang 178, 220, 349. 3- Bạch Hổ gia Nhân Sâm thang 26, 170, 171, 172, 223. 4- Bạch Tán phương 143. 5- Bạch Thông thang 313, 314. 6- Bạch Thông gia Trư Đởm Trấp thang 314. 7- Bán Hạ Tán Cập thang 312. 8- Bán Hạ Tả Tâm thang 151. 9- Cam Thảo thang 310. 10- Cam Thảo Can Khương thang 29, 30. 11- Cam Thảo Phụ Tử thang 177. 12- Cam Thảo Tả Tâm thang 160. 13- Can Khương Phụ Tử thang 60. 14- Can Khương Hoàng Cầm Hoàng Liên Nhân Sâm thang 357. 15- Cát Căn thang 31, 32. 16- Cát Căn gia Bán Hạ thang 33. 17- Cát Căn Hoàng Cầm Hoàng Liên thang 34. 18- Cát Cánh thang 310. 19- Chân Võ thang 83, 315. 20- Chi Tử Xị thang 77, 78, 79, 82, 222, 229, 373. 21- Chi Tử Cam Thảo Xị thang 77. 156


22- Chi Tử Sinh Khương Xị thang 77. 23- Chỉ Thực Chi Tử Xị thang 392. 24- Chi Tử Bá Bì thang 260. 25- Chi Tử Can Khương thang 81. 26- Chi Tử Hậu Phác thang 80. 27- Chích Cam Thảo thang Phục Mạch thang) 179. 28- Đại Hãm Hung Hoàn phương 134. 29- Đại Hãm Hung thang 136, 137, 138, 139, 151. 30- Đại Hoàng Hoàng Liên Tả Tâm thang 156, 166. 31- Đại Sài Hồ thang 105, 138, 167. 32- Đại Thanh Long thang 38, 39. 33- Đại Thừa Khí thang 209, 210, 213, 216, 218, 221, 238, 240, 241, 242, 251, 252, 253, 254, 255, 256, 319, 320, 321. 34- Đào Hạch (Nhân) Thừa Khí thang 108,128. 35- Đào Hoa thang 305, 306. 36- Để Đáng thang 127, 128, 237, 257. 37- Để Đáng Hoàn phương 129. 38- Điều Vị Thừa Khí thang 29, 30, 55, 69, 95, 107, 126, 208, 248, 249. 39- Đương Qui Tứ Nghịch thang 50, 350. 40- Đương Qui Tứ Nghịch gia Ngô Thù Du Sinh Khương thang 350. 41- Hậu Phác Sinh Khương Bán Hạ Cam Thảo Nhân Sâm thang 65. 42- Hoàng Cầm thang 174, 332. 43- Hoàng Cầm gia Bán Hạ Sinh Khương thang 174. 44- Hoàng Liên thang 175. 45- Hoàng Liên A Giao thang 302. 46- Khổ Tửu thang 311. 157


47- Lý Trung thang 161, 385. 48- Lý Trung Hoàn phương 385, 395. 49- Ma Hoàng thang 35, 36, 37, 46, 47, 51, 54, 232, 235. 50- Ma Hoang Phụ Tử Cam Thảo thang 48, 301. 51- Ma Hoàng Phụ Tử Tế Tân thang 48, 300. 52- Ma Hoàng Hạnh Nhân Cam Thảo Thạch Cao thang 62, 164. 53- Ma Hoàng Thăng Ma thang 355. 54- Ma Hoàng Liên Kiều Xích Tiểu Đậu thang 261. 55- Ma Tử Nhân Hoàn phương 247. 56- Mật Tiển Đạo phương 233. 57- Mẫu Lệ Trạch Tả Tán phương 394. 58- Ngô Thù Du thang 243, 308, 376. 59- Ngũ Linh Tán phương 70, 71, 72, 73, 158, 248, 385. 60- Nhân Sâm Tứ Nghịch thang 53, 53b. 61- Nhân Trần Cao thang 236, 259. 62- Ô Mai hoàn phương 337. 63- Phụ Tử thang 303, 304. 64- Phụ Tử Tả Tâm thang 157, 158. 65- Phục Linh Tứ Nghịch thang 49, 68. 66- Phục Linh Cam thảo thang 72, 354. 67- Phục Linh Quế Chi Cam Thảo Đại Táo thang 64. 68- Phục Linh Quế Chi bạch Truật Cam thảo thang 66. 69- Qua Để Tán phương 168, 353. 70- Quế Chi thang 12, 13, 15, 16, 17, 18, 20, 24, 25, 26, 28, 29, 30, 42, 44, 45, 52, 53, 55, 56, 62, 92, 96, 164, 234, 275, 370, 386. 71- Quế Chi khứ Bạch Thược thang 22. 158


72- Quế Chi khứ Bạch Thược gia Phụ Tử thang 22, 176. 73- Quế Chi khứ Bạch Thược gia Thục Tất Mẫu Lệ Long Cốt Cứu Nghịch thang 114. 74- Quế Chi gia Cát Căn thang 14. 75- Quế Chi Cam Thảo thang 63. 76- Quế Chi Cam Thảo Long Cốt Mẫu Lệ thang 121. 77- Quế Chi gia Đại Hoàng thang 278, 279. 78- Quế chi Hậu Phác gia Hạnh Nhân thang 19, 43. 79- Quế Chi Ma Hoàng các bán thang 23. 80- Quế Chi Nhân Sâm thang 165. 81- Quế Chi nhị Ma Hoàng nhất thang 25. 82- Quế Chi nhị Việt Tỳ nhất thang 27. 83- Quế Chi gia Phụ Tử thang 21. 84- Quế Chi gia Quế thang 120. 85- Quế Chi khứ Quế gia Phụ Tử Bạch Truật thang 48, 176. 86- Quế Chi khứ Quế gia Phục Linh Bạch Truật thang 28. 87- Quế Chi gia Thược Dược thang 278. 88- Quế chi Tân gia thang 61. 89- Tiểu Sài Hồ thang 37, 97, 98, 99, 100, 101, 103, 105, 106, 146, 150, 151, 230, 231, 232, 265, 266, 377, 393. 90- Sài Hồ gia Mang Tiêu thang 106. 91- Sài Hồ gia Long Cốt Mẫu Lệ thang 109. 92- Sài Hồ Quế Chi thang 148. 93- Sài Hồ Quế Chi Can Khương thang 149. 94- Sinh Khương Tả Tâm thang 159. 95- Toàn Phúc Hoa Đại Giả Thạch thang 163. 96- Tiểu Hãm Hung thang 140, 143. 159


97- Tiểu Kiến Trung thang 101, 104. 98- Tiểu Thanh Long thang 40, 41. 99- Tiểu Thừa Khí thang 209, 210, 214, 215, 250, 251, 256, 372. 100- Tứ Nghịch Tán phương 317. 101- Tứ Nghịch thang 29, 92, 93, 226, 276, 322, 323, 351, 352, 370, 375, 387, 388. 102- Tứ Nghịch gia Nhân Sâm thang 384. 103- Thập Táo thang 154. 104- Thiêu Côn Tán phương 391. 105- Thổ Qua Căn phương (thất lạc). 106- Thông Mạch Tứ Nghịch thang 316, 368. 107- Thông Mạch Tứ Nghịch gia Trư Đởm Trấp thang 389. 108- Thược Dược Cam Thảo thang 29, 30. 109- Thược Dược Cam Thảo Phụ Tử thang 67. 110- Trúc Diệp Thạch Cao thang 396. 111- Trư Đởm Trấp phương 233. 112-

Trư Linh thang 224, 225, 318.

113- Trư Phu thang 309. 114- Văn Cáp Tán phương 143. 115- Võ Dư Lương Hoàn phương 89. 116- Xích Thạch Chỉ Võ Dư Lương thang 161.

Tôi không giữ bản quyền với kỳ vọng thế hệ nối tiếp làm trong sáng và lợi ích hơn các di sản văn hóa của dân tộc Việt./.

160


MỤC LỤC ĐỀ MỤC

TRANG

 HỌC TẬP CÁC DI CẢO CỦA CỤ LƯU THỦY

2

 HỌC TẬP THƯƠNG HÀN LUẬN BẢN NGHĨA TẬP 1 (3 THIÊN, 21 CHƯƠNG, 180 TIẾT)

3

THIÊN 1 : THÁI DƯƠNG THƯỢNG 

Chương 1: Thái Dương Thể Lệ

11 Tiết

4

Chương 2 : Thái Dương Trúng Phong tại Nhục Phần

6 Tiết

9

Chương 3 : Trúng Phong Thương Hàn Truyền Kinh

6 Tiết

11

Chương 4 : Thương Hàn Loại và Trúng Phong Loại

7 Tiết

14

Chương 5: Phong Hàn hiệp truyền Kỳ Kinh

4 Tiết

18

Chương 6: Thương Hàn làm bệnh tại Bì Phần

7 Tiết

19

THIÊN 2 : THÁI DƯƠNG TRUNG 

Chương 7 : Thái Dương tại Biểu truyền các Kinh

15 Tiết

24

Chương 8 : Thái Dương tại Tấu truyền Kinh

13 Tiết

29

Chương 9 : Túc Thái Dương Khí

7 Tiết

33

Chương 10 : Thủ Thái Dương Lạc

6 Tiết

Chương 11 : Túc Thái Dương Kinh

8 Tiết

Chương 12 : Thương Hàn trị Pháp

6 Tiết

Chương 13 : Thái Dương Phong Hàn truyền Tấu phần

15 Tiết

Chương 14 : Thủ Thái Dương Kinh Khí

11 Tiết

35 37 39 42 49

THIÊN 3 : THÁI DƯƠNG HẠ 

Chương 15 : Túc Thái Dương Lạc

8 Tiết

Chương 16 : Phong Hàn truyền Tấu Bán Lý

14 Tiết

Chương 17 : Thủ Thiếu Dương Kinh Lạc

6 Tiết

.

161

54 57 63


Chương 18 : Túc Thiếu Dương Kinh Lạc

6 Tiết

66

Chương 19 : Thủ Thiếu Dương Bộ Vị

6 Tiết

68

Chương 20 : Túc Thiếu Dương Bộ Vị

7 Tiết

71

Chương 21 : Phong Hàn tại Cách Mô

11 Tiết

74

 HỌC TẬP THƯƠNG HÀN LUẬN BẢN NGHĨA TẬP 2 (6 THIÊN,26 CHƯƠNG ,217 TIẾT)

79

THIÊN 4 : DƯƠNG MINH 

Chương 22 : Dương Minh Thể Lệ

9 Tiết

80

Chương 23 : Dương Minh thọ Phong Hàn tại Tấu Bán Biểu

18 Tiết

82

Chương 24 : Dương Minh thọ Phong Hàn tại Tấu Bán Lý

6 Tiết

87

Chương 25 : Túc Dương Minh tại Tấu đến Lý

8 Tiết

91

Chương 26 : Thủ Dương Minh tại Tấu đến Lý

10 Tiết

94

Chương 27 : Túc Dương Minh tại Tấu đến Biểu

6 Tiết

Chương 28 : Thủ Dương Minh tại Tấu đến Biểu

Chương 29 : Dương Minh tại Tấu với các Kinh chuyển thuộc nhau 6 Tiết

Chương 30 : Dương Minh hóa Táo chư Kinh

6 Tiết

Chương 31 : Dương Minh làm Thương Hàn loại

6 Tiết

6 Tiết

97 100 102 105 107

THIÊN 5 : THIẾU DƯƠNG 

Chương 32 : Thiếu Dương Thể Lệ

10 Tiết

109

THIÊN 6 : THÁI ÂM 

Chương 33 : Thái Âm Thể Lệ

8 Tiết

113

THIÊN 7 : THIẾU ÂM 

Chương 34 : Thiếu Âm Thể Lệ

4 Tiết

Chương 35 : Thiếu Âm tại Biểu đến Lý

10 Tiết

Chương 36 : Thiếu Âm Tử Chứng

6 Tiết

Chương 37 : Thiếu Âm tại Lý đến Biểu

9 Tiết

116 118 121 122

162


. 

Chương 38 : Thiếu Âm bệnh tại Cách phần

10 Tiết

125

Chương 39 : Thiếu Âm tại Tấu

6 Tiết

129

THIÊN 8 : KHUYẾT ÂM 

Chương 40 : Khuyết Âm Thể Lệ

5 Tiết

132

Chương 41 : Khuyết Âm thọ Phong Hàn tại Biểu tại Lý

12 Tiết

133

Chương 42 : Khuyết Âm Tử Chứng

6 Tiết

137

Chương 43 : Khuyết Âm thọ Phong Hàn tại Tấu tại Cách

10 Tiết

139

Chương 44 : Thủ Khuyết Âm

12 Tiết

142

Chương 45 : Túc Khuyết Âm

10 Tiết

145

148

THIÊN 9 : KINH LẠC 

Chương 46 : Hoắc loạn nói về Kinh

11 Tiết

Chương 47 : Âm Dương Dịch nói về Lạc

7 Tiết

153 156

 DANH MỤC PHƯƠNG THANG

161

 MỤC LỤC

163

163


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.