Nguyên lý thiết kế công trình công cộng ( tuyển họa )

Page 1

Tuyển họa

Nguyên lý thiết kế công trình công cộng SVTH: Nguyễn Huy Hoàng Mssv: 19510101052



Tuyển họa Nguyên lý thiết kế công trình công cộng ĐH Kiến trúc Tp.Hcm GVHD: Huỳnh Đức Thừa SVTH : Nguyễn Huy Hoàng Mssv; 195101052


v




Mục lục 01. Kiến trúc phù hợp với tự nhiên môi trường 02. Kiến trúc mang tính dân tộc 03. Yêu cầu thích dụng trong công trình công cộng 04. Yêu cầu bền vững trong công trình công cộng. 05. Yêu cầu kinh tế trong công trình công cộng 06. Ý tưởng thiết kế từ khái niệm vô hình 07. Ý tưởng thiết kế từ khái niệm hữu hình 08. Phân biệt hồ saơ thiết kế 2 bước và 3 bước 09. Các không gian chức năng trong công trìnah công cộng 10. Dây chuyền sử dụng trong kiến trúc công trình công cộng 11. Các giải pháp tổ hợp không gian mặt bằng kiến trúc 12. Giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng kiến trúc 13. Quy luật tổ hợp hình thể không gian 14. Các cặp tổ hợp hình thể không gian thẩm mỹ kiến trúc 15. Nguyên tắc thiết kế an toàn thoát angười công trình công cộng 16. Phân biệt các giải pháp thiết kế kết cấu


CHUYÊN ĐỀ 01: Kiến trúc và tự nhiên Môi trường xung quanh có ảnh hưởng đến điều kiện sống của con người. Kiến trúc vì mục đích công năng và thẩm mỹ không thể thoát ly được khỏi ảnh hưởng của hoàn cảnh thiên nhiên, môi trường địa lý và điều kiện khí hậu. Sự bố cục không gian kiến trúc, hình khối, màu sắc vật liệu... ở từng vùng, từng miền khác nhau.


Ảnh:Internet 


Điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến kiến trúc như thế nào? Câu trả lời là rất rõ rệt. Chúng ta có thể dễ dàng thấy điều đó qua các kiến trúc đặc trưng của từng vùng miền. Một trong những mục đích quan trọng của kiến trúc là thỏa mãn yêu cầu sử dụng của con người. Nhu cầu sử dụng rất phong phú, đa dạng. Chúng phụ thuộc vào thể loại hoạt động, địa phương, thói quen, phong tục, tập quán dân tộc. Song trước tiên, kiến trúc phải giúp con người khắc phục được các điều kiện bất lợi của địa hình và khí hậu. Nghĩa là một mặt kiến trúc phải t bố cục mặt bằng, tổ chức không gian phù hợp với đặc điểm công năng. Mặt khác phải phù hợp với môi trường, địa lý tự nhiên, địa hình, khí hậu, địa chất. Đó là lý do để nói, ngoài các yếu tố về văn hóa, thẩm mỹ, thì điều kiến khí hậu ảnh hưởng đến kiến trúc rất rõ rệt. Ở Việt Nam nền kiến trúc đã ảnh hường ‘‘Phong cách kiến trúc nhiệt đới ‘‘


Ảnh:Internet

Hành lang lam che bên ngoài kính bên trong tại dinh độc lập

Dinh Độc Lập

Ảnh:Internet

Kts. Ngô Viết Thụ Xu hướng kiến trúc hiện đại khi xâm nhập nước ta đã được các kiến trúc sư áp dụng cho phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương và đã hình thành nên phong cách “kiến trúc hiện đại nhiệt đới”. Nói đến công trình kiến trúc tiêu biểu thời kỳ này, không thể không nhắc đến dinh Độc Lập do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ và các cộng sự thiết kế.Đây thực sự là công trình ứng xử hài hòa với khi hậu nhiệt đới tại Việt Nam. Mặt đứng công trình quay hướng Đông – Bắc, nên để có nhiều ánh sáng tự

nhiên mà vẫn hạn chế được tia bức xạ mặt trời, đồng thời thông gió thoáng khí, tác giả đã khéo léo kết hợp vật liệu kỹ thuật của phương Tây với quan niệm thẩm mỹ truyền thống sáng tạo nên hình ảnh bức rèm khiến người ta liên tưởng đến những hình tượng con tiện hay các dóng trúc vốn là biểu tượng của người quân tử trong quan niệm của người phương Đông. Ngay cả giải pháp cách nhiệt cho mái cũng được quan tâm. Mái có cấu tạo sàn hai lớp, bên dưới là lớp

Lam che bên ngoài kính bên trong

Ảnh: Internet


Đại học y dược TP. HCM Kts.Ngô Viết Thụ

Công trình trường đại học Y dượcc. Các khối nhà lại được gắn kết với nhau nhờ các dãy hành lang có mái che cả ba tầng nhà, nên sự lưu thông giữa các khối chức năng khá thuận lợi và gắn kết một cách hữu cơ với những khu vườn, cây xanh, mặt nước. Đây cũng là công trình thành công về giải pháp chống các tia bức xạ mặt trời. Đối với các mặt nhà quay ra hướng Đông và Tây, hệ thống lam đứng và dày kết hợp với hành lang đã được sử dụng. Còn đối với các mặt nhà hướng Nam và Bắc thì sử dụng giải pháp hành lang kết hợp hệ thống lam hỗn hợp trên cao.




Chuyên đề 02:

Kiến trúc mang tính dân tộc, địa phương

“Có thể nói văn hóa bản địa chính là chìa khóa phát triển kiến trúc xanh hiện đại Việt Nam. Đây thực sự là những điểm sáng! Trong tương lai không xa, chúng ta có quyền hy vọng vào một “ngữ pháp” kiến trúc xanh hiện đại của riêng Việt Nam, đóng góp vào ngôn ngữ kiến trúc thế giới!” Kts. Hoàng Thúc Hào Ảnh:Internet


Nhà cộng đồng xã Cẩm Thanh 1+1>2 Architecs


Ảnh:Internet

Được xây dựng như một biểu tượng kết tinh các giá trị văn hóa và góp phần cải thiện sinh kế của cư dân địa phương, Nhà cộng đồng xã Cẩm Thanh lấy ý tưởng thiết kế từ chính ngôi làng cùng những nguyên vật liệu quen thuộc. Công trình Nhà cộng đồng xã Cẩm Thanh là nơi tập huấn ứng phó biến đổi khí hậu và là không gian sinh hoạt văn hóa, thể thao. Trong dài hạn, đây sẽ là trung tâm thử nghiệm nông nghiệp hữu cơ, tổ chức nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm canh tác. Nhìn từ bên ngoài, công trình mang đậm nét đặc trưng tiêu biểu cho hình ảnh nông thôn làng quê Việt Nam với rừng cau thẳng đứng. Giàn cây leo giăng ngang những thân cau

kết hợp hệ cấu trúc mái thích nghi gió bão, cùng hình thành lớp vỏ kép giảm đáng kể bức xạ mặt trời, tạo diện tích bóng mát lớn, sinh động. Sân trong gợi nhắc không gian nhà cổ Hội An, thông gió đối lưu. Đặc biệt, kết cấu cột gỗ và khung tre vững chắc, các nguyên vật liệu thiên có sẵn. Hệ mái lá dừa với vạt mái lớn, dốc vào trong thành phễu thu nước mưa, một phần dẫn ra bể chứa nước phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu, đặt đầu hướng gió, giảm nhiệt gió vào; một phần tái sử dụng cho nhà WC. Tường bao xây gạch hai lớp không nung, tạo lớp đệm không khí, cách nhiệt và ngăn tiếng ồn.


Kết cấu cột gỗ và khung tre vững chắc, các nguyên vật liệu thiên có sẵn.


Hệ mái lá dừa với vạt mái lớn, dốc vào trong

Ảnh:Internet

Nhà Cộng đồng xã Cẩm Thanh là một điển hình Kiến trúc xanh theo xu hướng bền vững, phát huy những yếu tố văn hóa, đổi mới không gian, cách tân phương thức sử dụng vật liệu địa phương.


Chuyên đề 03,04,05: Các yêu cầu trong thiết kế kiến trúc Kiến trúc luôn gắn chặt với cuộc sống của con người và nó cùng phát triển theo tiến trình lịch sử loài người. Tác phẩm kiến trúc ra đời là nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của con người, của xã hội. Những yêu cầu đó là: Thích dụng - Vững bền - Mỹ quan - Kinh tế


Ảnh:Internet


Các yêu cầu cơ bản 01.Yêu cầu thích dụng: Bảo đảm thỏa mãn yêu cầu sử dụng tiện nghi cho một công trình là đáp ứng được những nhu cầu thực tế do chức năng của công trình đề ra. Yêu cầu thích dụng tùy từng loại công trình cụ thể có khác nhau. Yêu cầu thích dụng thay đổi trong từng giai đoạn hoàn cảnh lịch sử, không ngừng phát triển theo sự phát triển của cơ sở vật chất và tinh thần của xã hội. Để đảm bảo yêu cầu thích dụng khi thiết kế cần chú ý : - Chọn hình thức - kích thước các phòng theo đặc điểm và yêu cầu sử dụng của chúng, bố trí sắp xếp các phòng chặt chẽ, hợp lí. - Bố trí các thiết bị bên trong như máy móc, đồ đạc và các thiết bị kỹ thuật như ánh sáng, thông hơi, cấp nhiệt, điện, vệ sinh một cách khoa học, thuận tiện cho quá trình sử dụng. - Giải quyết hợp lí cầu thang, hành lang và các phương tiện giao thông khác. - Tổ chức cửa đi, cửa sổ, các kết cấu bao che hợp lí để khắc phục các ảnh hưởng không tốt của điều kiện khí hậu thiện nhiên như cách nhiệt, thông thoáng, che mưa, nắng, chống ồn... Yêu cầu bền vững: Độ bền vững của công trình có nghĩa là kết cấu của công trình phải chịu được sức nặng của bản thân, tải trọng bên ngoài và sự xâm thực của môi trường tác động lên nó trong quá trình thi công và sử dụng. Độ bền vững của công trình bao gồm độ bền cấu kiện, độ ổn định của kết cấu, và độ bền lâu của công trình. - Độ bền của cấu kiện: là khả năng cấu kiện chịu được tải trọng bản thân, tải trong khi sử dụng mà không sinh ra biến dạng vượt quá giới hạn cho phép. - Độ ổn định của kết cấu: là khả năng chống lại được tác động của lực xô, lực xoắn, các biến dạng lớn mà không dẫn đến điều kiện làm việc nguy hiểm của cấu kiện hay công trình, đảm bảo sự ổn định của nền móng, độ cứng của cấu kiện, kết cấu chịu lực. - Độ bền lâu của công trình: là khả năng tính bằng thời gian mà kết cấu chịu lực chính của công trình cũng như hệ thống kết cấu chung của nó vẫn giữ được những điều kiện làm việc bình thường. Thời gian sử dụng an toàn và có lợi nhất gọi là niên hạn sử dụng quy định của công trình. Yêu cầu kinh tế: Yêu cầu kinh tế phải quán triệt ngay từ khâu thiết kế cho đến khi thi công và quản lí. Để đảm bảo yêu cầu này cần chú trọng : - Quy hoạch, kĩ thuật phục vụ trong quá trình thi công và sử dụng phải hợp lí. - Thiết kế công trình phải: + Có mặt bằng và hình khối kiến trúc phù hợp với yêu cầu sử dụng, hạn chế đến tối thiểu diện tích và không gian không cần thiết. + Giải pháp kết cấu phải hợp lí, cấu kiện làm việc sát thực tế, bằng các vật liệu có tính năng làm việc cao, rẻ tiền dễ kiếm, cấu kiện dễ thi công, dễ cấu tạo bằng phương pháp công nghiệp hóa. + Các mặt khác phải đảm bao sau này sử dụng và bảo quản ít tốn kém.


Ảnh:Internet


Ảnh:Internet tt


Ảnh:Internet

Mặt cắt thể hiện các giải pháp về thông gió và, lấy sáng và chống nóngt


tt


Mô hình miêu tả sự dịch chuyển hệ thống năng lượng và vật liệu

Ảnh:Internet


Các giải pháp kiến trúc xanh đã được áp dụng lên công trình bằng cách sử dụng các bức tường gạch không nung (được sản xuất tại chỗ); cấu trúc khung tre; gỗ tái chế; và mái tranh rộng để chắn sức nóng từ đông sang tây nhằm tối ưu năng lượng tiềm năng của thác nước để sản xuất điện chiếu sáng. Nhà cộng đồng Chiềng Yên được xây dựng với mục đích tạo ra một không gian chung – một trung tâm của các loại hình và thông tin – cho nhiều nhóm cộng đồng khác nhau có thể đến để gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ và có thể giới thiệu nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật, đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống, và các hình thái sinh hoạt cộng đồng, đồng thời tạo điều kiện cho các hoạt động du lịch khác được diễn ra tại đây.


Ảnh:Internet

Ảnh:Internet

Không gian hầm dành cho thủ công mỹ nghệ và các hoạt động văn hoá khác


TÍNH BỀN VỮNG Công trình được xây dựng dựa trên gạch đất nung và cấu trúc khung tre vững chắc, vốn là vật liệu tiêu biểu cho kiến trúc bền vững. Được mệnh danh là thép của tự nhiên, tre là loại vật liệu đáng giá của xứ nhiệt đới. Chúng được nhiều đất nước phương Tây vô cùng yêu thích bởi công năng, độ bền, tính chịu lực, thẩm mỹ… Ở đới khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, tre là một giải pháp tuyệt vời, góp phần xây dựng nền “kiến trúc xanh”, có lợi với môi trường. Có thể cân nhắc thay thế cho sắt, thép… các vật liệu chịu lực Hơn thế, việc sử dụng tre trong xây dựng là sự tận dụng nguồn lực của thiên nhiên, giúp công trình thích nghi và bền vững với các yếu tố tự nhiên Đã có rất nhiều KTS định hình tên tuổi bằng vật liệu xanh như tre. Điển hình là KTS Hoàng Thúc Hào với triết lý kiến trúc hạnh phúc, bắt nguồn từ việc sử dụng vật liệu thiên nhiên để tạo nên các không gian tự nhiên nhất, gần gũi và vì con người nhất..

Ảnh:Internet



TÍNH KINH TẾ Nhà cộng đồng Chiềng Yên tận dụng năng lượng và nguồn nguyên vật liệu sẵn có, tối ưu hoá xây dựng và chi phí vận hành. Tất cả rác thải vô cơ từ quá trình xây dựng được dùng để làm gạch nhằm tối ưu hoá chi phí. Gạch nung có lợi thế cách âm, cách nhiệt hiệu quả, khả năng chống cháy cao và không sản sinh ra khí thải độc hại. Khung kết cấu và mái được làm từ tre bản địa và lá cọ


Ảnh:Internet Công trình hoàn thiện nhờ rất nhiều vào các nguồn lực địa phương, nhất là sức người và vật liệu tự nhiên

Nhà cộng đồng Chiềng Yên đã hoàn thành không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cộng đồng phát triển mà còn có khả năng thu hút sự chú ý của xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của địa phương.



Chuyên đề 06

Phác thảo ý tưởng kiến trúc dựa trên khái niệm vô hình

Ảnh:Internet



Khái quát về khái niệm vô hình NHỮNG KHÁI NIỆM VÔ HÌNH NGHĨA LÀ PHẢI THÔNG QUA PHƯƠNG TIỆN MÔ TẢ GIÁN TIẾP, NHƯ: • MỘT LUẬN THUYẾT • MỘT TRIẾT LÝ • MỘT ÁN VĂN CHƯƠNG • MỘT BÀI THƠ • MỘT BẢN NHẠC • • MỘT GIẤC MƠ, MỘT CÂU CHUYỆN, MỘT KÝ ỨC => LÀM CHỖ DỰA CÓ THỂ GỢI MỞ, NẢY SINH Ý TƯỞNG K

Ảnh:Internet


Đài tưởng niệm 11/09

Là một phần của dự án khu liên hơp Ttrung tâm thương mại thế giới. Khu tưởng niệm các nạn nhân 11/9 là hai hồ nước hình vuông lấy ý tưởng từ hai khoảng trống khi hai tòa Tháp Đôi cũ sụp đổ. Hai hồ nước sâu 9m so với mặt đường, đáy hồ làm bằng gương. Bao quanh vách hồ nước làm bằng tường đá khắc tên nạan nhân trên khắp nước Mỹ đã mất trong vụ khủng bố vào ngày 11/09/2001. Đây cũng là tác phẩm đã đánh bại 5200

Lấy ý tưởng từ một bối cảnh lịch sử

đối thủ đến từ 63 quốc gia trên khắp thế giới và giành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế khu tưởng niệm các nạn nhân 11/9 do chính quyền New York tổ chức.

Thác nước chảy tràn từ các vách đá này xuống hồ tạo nên khung cảnh vừa hùng vĩ vừa trang nghiêm. Thác này được xem Xung quanh được bố trì các cây xanh nhằm xoa dịu nối đau kí ức là thác nước nhân tạo lớn nhất nước Mỹ. Công trình tưởng niệm mang tên Reflecting Absence (phản chiếu những linh hồn đã khuất), tác phẩm của kiến trúc sư tài hoa người Israel Michael Arad.


Tên các nạn nhân thiệt mang trong vụ khủng bố 11/09

Các bờ của hồ được khắc tên gần 3.000 nạn nhân thiệt mạng trong các vụ tấn công ngày 11/9/2001 và ngày 26/2/1993, nhưng không phải theo thứ tự bảng chữ cái thông thường, mà theo một cách đặc biệt hơn rất nhiều. Các nạn nhân được nhóm lại theo các tiêu chí như gia đình, đồng nghiệp, những gia đình ngồi cạnh nhau trên các chuyến bay, hay chỉ đơn giản là những người xa lạ nhưng đã từ giã cõi đời tay trong tay khi cố gắng thoát khỏi thảm kịch… Phía dưới là dòng thác chảy xuống như khoảnh khắc tòa nhà sụp đổ, đồng thời cũng thể hiện mội sự yên tĩnh, trang nghiêm, giúp xoa dịu nỗi đau tinh thần và thể xác. Ảnh: Internet


Chuyên đề 07: Phác thảo ý tưởng kiến trúc dưa trên khái niệm hữu hình NHỮNG KHÁI NIỆM HỮUHÌNH: •NGHĨA LÀ PHẢI BẰNG TRỰC GIÁC CẢM NHẬN NHỮNG VẬT THỂ TRONG TỰ NHIÊN NHƯ ĐỒI NÚI, SÔNG HỒ, PHIẾN ĐÁ, BÃI CÁT, BIỂN CẢ • SINH ĐỘNG VẬT TRONG TỰ NHIÊN: BÔNG HOA, RỪNG CÂY, LONG, LÂN, QUY, PHỤNG…. • NHỮNG VẬT MÀ CON NGƯỜI TẠO RA: CỐC, LỌ HOA, THUYỀN, CÁNH BUỒM, NGÔI NHÀ…


Ảnh: Internet


Sân bay quốc tế Chhatrapati Shivaji Các cấu trúc tán trải rộng đặc biệt của nhà ga sân bay quốc tế mới này ở Mumbai được thiết kế bởi công ty SOM của Mỹ là sự kết hợp thú vị từ sự tham khảo cả các công trình gian hàng ngoài trời của kiến trúc truyền thống Ấn Độ và sự sắp xếp của những chiếc lông trên đuôi của con

Ảnh: Internet

Điều thú vị nhất khi thiết kế nhà ga sân bay quốc tế Chhatrapati Shivaji với bốn tầng chính là trần bê tông đục lỗ. Tán này được hỗ trợ bởi 30 cột nhọn mọc lên như các cây nấm được đâm vào nhau, tạo ra một mô hình trang trí của lỗ được bọc với kính màu để cho phép ánh sáng dễ dàng chiếu xuống các không gian. Các tán cây nấm này chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ thiết kế địa phương và hình ảnh đuôi chim công đực. Hình ảnh của chim công đực vốn là biểu tượng chim quốc gia của Ấn Độ thì nay cũng sẽ là biểu tượng đặc trưng cho sân bay.


"Trần nhà trông như những giọt nhước đang nhỏ giọt xuống nền vậy" Kts. Marc Kushner

concept đuôi công


Chuyên đề 08 Hồ sơ thiết kế 2 và 3 bước Chúng khác nhau điểm nào nhỉ ...

Ảnh: Internet


Ảnh: Internet



*Điều 54, Luật xây dựng: 1. Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. 2. Tuỳ theo tính chất, quy mô của từng loại công trình, thiết kế xây dựng công trình có thể được lập một bước, hai bước hoặc ba bước như sau: a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật; b) Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phảim lập dự án đầu tư xây dựng công trình; c) Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng và có quy mô lớn, phức tạp. 3. Đối với công trình phải thực hiện thiết kế hai bước trở lên, các bước thiết kế tiếp theo chỉ được triển khai thực hiện trên cơ sở bước thiết kế trước đã được phê duyệt. Chính phủ quy định cụ thể các bước thiết kế đối với từng loại công trình và nội dung các bước thiết kế.


Chuyên đề 09: Các không gian chức năng

Trong một công trình kiến trúc thường chứa đựng rất nhiều không gian, mỗi không gian đó lại có những chức năng phục vụ cho nhu cầu sử dụng khác nhau của con người. Tuỳ theo nhu cầu sử dụng mà các không gian có hình dáng kích thước và cách tổ chức, bố trí khác nhau.


Ảnh: Internet


Không gian đơn thuần - Là loại không gian đơn giản nhất, nhiều khi không xác định rõ, hoặc thể hiện một cách cụ thể : Một chòi nghỉ chân trong công viên, chỗ chờ xe bus, ban công, logia,...hoặc các phần nhô ra của các mái hắt, che mưa nắng ... - Không gian đơn thuần thường có chức năng sử dụng cụ thể, xong đôi khi cũng không có chức năng rõ ràng, việc tạo dựng các không gian này thường sinh động, phong phú về hình thức.

Trạm xe bus do Calatrava thiết kế


Trạm bus tại Thụy Sĩ

Những không gian đơn thuần với những thiết kế ''không đơn thuần".m

Ảnh: Internet Những trạm xe bus được thiết kế rất độc đáo


Không gian chức năng riêng

- Là loại không gian đơn thuần, đơn giản, nhưng có chức năng sử dụng rất rõ ràng: Không gian lớp học, không gian phòng ngủ, phòng khách, phòng làm việc, phòng khám bệnh, phòng thí nghiệm…. Loại không gian này khi cần có thể thay đổi chức năng sử dụng nhưng không phù hợp lắm vì các thông số kỹ thuật của mỗi không gian thiết kế có khác nhau như: đồ đạc và trang thiết bị sử dụng của mỗi loại không gian chức năng riêng có kích thước hoàn toàn khác nhau, kích thước của không gian: chiều dài, rộng, cao, cửa sổ, cửa đi, rất khác nhau.

Nhà của Bin và Bon


Phòng ngủ của "Nhà của Bin và Bon"

Ảnh: Internet


Không gian đặc thù - Trong các công trình kiến trúc thường có các không gian rất đặc thù cả về kích thước, kiểu dáng, và cách bố trí như : Bếp, khu vệ sinh, cầu thang,… Các loại không gian này không thể thay đổi chức năng sử dụng được và chỉ sử dụng theo đúng chức năng đã được thiết kế.


Cầu thang và khu vệ sinh của KNG Mall

Ảnh: kienviet.net


Không gian chuyên biệt Là loại không gian có chức năng sử dụng rất đặc biệt, nhiều khi rất đa dạng, rất khác nhau cả về hình dạng, kích thước, và nhất là các giải pháp kỹ thuật kết cấu, các trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu sử dụng . Các loại không gian này phổ biến trong các công trình công cộng như: các khán phòng biểu diễn, các khán đài công trình TDTT, các không gian trưng bày bảo tàng, triển lãm …

Ảnh: Internet


Khán phòng nhà hát Sydney


Không gian chức năng hỗn hợp Không gian chức năng hỗn hợp thường là không gian lớn mà bên trong chứa đựng nhiều không gian nhỏ có các công năng sử dụng khác nhau ví dụ như sảnh của các khách sạn, các cao ốc văn phòng: Trong không gian lớn đó bao gồm : Không gian đón tiếp, không gian tiếp khách, Bar cà phê, không gian triển lãm, bán đồ lưu niệm … Ảnh: Crescentmall.com.vn Không gian chức năng hỗn hợp tại Crescent Mall quận 7


Không gian trưng bày tại sảnh

Các gian hàng tại Crescent Mall

SƠ đồ chức năng tầng 4 của Crescent Mall


Chuyên đề 11 Các giải pháp tổ hợp không gian mặt bằng kiến trúc


t

Ảnh: Internet


Tổ hợp theo tuyến hành lang

Hành lang bên tại Đại học kiến trúc TPHCM

Tổ hợp theo tuyến hành lang : Không gian sử dụng được bố trí, sắp xếp về một bên của hành lang giao thông (Hành lang bên), hoặc hai bên của hành lang (hành lang giữa). Ảnh: Internet


Hành lang giữa ( Bảo tàng Louvre)


Tổ hợp kiểu chùm tia, tán xạ Tổ hợp kiểu chùm tia, tán xạ : Các không gian sử dụng được sắp xếp xung quanh không gian chính trung tâm, hoặc một không gian đệm, tạo sự gắn bó, ấm cúng trong quan hệ sử dụng giữa các không gian .


Ảnh: Internet


Tổ hợp kiểu hỗn hợp Tổ hợp kiểu hỗn hợp: (Không gian trong không gian): Nhiều không gian sử dụng được bố trí sắp xếp trong một không gian lớn, tuỳ theo yêu cầu và chức năng sử dụng mà ta có nhiều giải pháp bố trí, tổ chức không gian hỗn hợp khác nhau .


Ảnh: Internet



Tổ hợp hỗn hợp theo tầng cao

Tổ hợp hỗn hợp theo tầng cao : Nhiều công trình công cộng có các không gian chuyên biệt (có nền dốc, hoặc có thiết diện mặt cắt phức tạp : Nhà hát, các công trình TDTT, Triển lãm …) Khi tổ hợp không gian, không chỉ nghiên cứu trên mặt bằng mà còn cần nghiên ctứu kết hợp với thiết diện mặt cắt để khai thác độ cao sử dụng .

Ảnh: Internet



Tổ hợp phòng thông nhau Tổ hợp kiểu phòng thông nhau : Loại này khi sử dụng phải rất chú ý, chỉ có các không gian thông nhau khi sử dụng khôtng làm ảnh hưởng đến nhau thì mới tổ hợp theo kiểu này, ví dụ : Liên thông giữa các phòng trưng bày của bảo tàng, triển lãm; phòng thư ký và giám đốc; phòng khám bệnh; phòng ngủ và vệ sinh.m

Ảnh: Internet



Chuyên đề 12

Các giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng kiến trúc

Ảnh: Internet


Ảnh: Internet


1. Ý NGHĨA CỦA BỐ CỤC MẶT BẰNG Tác phẩm kiến trúc là kết quả nghiên cứu tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó tổ hợp không gian và bố cục mặt bằng kiến trúc là yếu tố quan trọng hàng đầu, nó đóng vai trò quyết định hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, sử dụng của công trình. Tác phẩm kiến trúc rất đa dạng về thể loại, trong mỗi thể loại lại rất phong phú về chức năng sử dụng. Các bộ phận chức năng có mối quan hệ với nhau theo một trật tự nguyên tắc nhất định. Một công trình có bố cục mặt bằng tốt sẽ : 1- Thuận lợi cho hoạt động của các khối chức năng ; giao thông ngắn gọn, không chồng chéo, hiệu quả sử dụng cao, giảm nhẹ sức lao động, tiết kiệm thời gian.. 2- Tạo được thói quen, nền nếp hoạt động của con người theo phong cách khoa học, văn minh . 3- Dễ dàng quản lý và bảo quản công trình . 4- Dễ lựa chọn việc tổ hợp sắp xếp các loại không gian, hệ kết cấu, hệ môđun bố trí các hệ thống kỹ thuật, dễ biểu đạt hình khối, mặt đứng công trình kiến trúc. 2. CÁC CƠ SỞ ĐỂ LẬP BỐ CỤC MẶT BẰNG Muốn tạo được bố cục mặt bằng hợp lý phải dựa vào các cơ sở sau: 1- Tính chất sử dụng, quy luật và trình tự hoạt động của công trình 2- Tiêu chuẩn diện tích, thể tích, chiều cao của các không gian sử dụng 3- Yêu cầu phân cấp sử dụng của công trình 4- Hình dạng kích thước, hướng của khu đất xây dựng và các cơ sở hạ tầng; đường giao thông, các hệ thống kỹ thuật đô thị ; điện, cấp thoát nước, thông tin. 5- Các quy định về vệ sinh môi trường 6- Phong tục tập quán của dân tộc, của địa phương nơi xây dựng công trình 3. CÁC NGUYÊN TẮC BỐ CỤC MẶT BẰNG KIẾN TRÚC . Để có được những tác phẩm kiến trúc có giá trị mà tự nó có sức truyền cảm mạnh mẽ, người kiến trúc sư phải dựa vào những nguyên tắc về bố cục để từ những thực thể vật chất đa dạng được tổ hợp theo một quy luật nào đó có thể gây cảm xúc cho mọi người . Các nguyên tắc bố cục tạo hình : - Một tổ hợp gồm nhiều khối được sắp xếp theo một quy luật, hoặc liên kết chặt chẽ với nhau để tạo thành một khối mới thể hiện một hình tượng nghệ thuật gọi là bố cục tạo hình . - Một tổ hợp bố cục được đánh giá tốt phải đáp ứng các yếu tố : Tổ hợp bố cục phải ở trạng thái cân bằng (Trọng tâm). Nghĩa là không quá nặng, hoặc quá nhẹ về một bên so với trục tổ hợp (Trục cân bằng trọng tâm) . Tổ hợp bố cục phải có sự liên kết giữa các khối với nhau một cách chặt chẽ : * Nếu là hợp khối : Lấy khối giằng khối, (các khối fải ngàm chặt vào nhau) * Nếu phân tán khối : Lấy không gian giằng khối (là khoảng cách giữa các khối với nhau và với ranh giới của khuôn viên bố cục ). Tổ hợp bố cục hoàn chỉnh sẽ không thêm vào, hoặc bớt đi bất cứ một đơn vị khối nào vì sẽ làm tổ hợp mất cân bằng, hoặc mất liên kết . - Trong một số thể loại công trình kiến trúc, tổ hợp bố cục khối còn thể hiện một hình tượng nghệ thuật để gây cảm xúc cho nội dung cấn biểu đạt của công trình (ý tưởng mang tính biểu tượng) Bố cục mặt bằng công trình kiến trúc phụ thuộc các yếu tố : - Đặc điểm, tính chất của công trình mà bản nhiệm vụ thiết kế đã yêu cầu . - Địa hình, địa mạo khu đất nơi xây dựng công trình . - Các quy định của quy hoạch chi tiết, cảnh quan của khu vực . - Các hệ thống giao thông liên hệ khu vực ( Trục giao thông chính, phụ ) - Các hướng, tầm nhìn, góc nhìn (chủ yếu, thứ yếu ) - Các điều kiện về kỹ thuật xây dựng .t - Các yêu cầu đặc biệt khác . Các nguyên tắc tổ hợp bố cục mặt bằng kiến trúc . 1 _ Đảm bảo các nguyên tắc về bố cục tạo hình 2 – Cần chú ý nghiên cứu kỹ các yếu tố ảnh hưởng để lựa chọn giải pháp bố cục cho phù hợp với yêu cầu của công trình . 3 – Cần phân tích, xác định rõ vai trò nhiệm vụ của các khối chức năng chính, phụ để có chế độ ưu tiên trong việc sắp xếp tổ hợp bố cục . 4 – Cần phân biệt rõ về thể loại công trình thiết kế để lựa chọn giải pháp hình thể của tổ hợp bố cục ( khối, dáng, tĩnh, động ..) cho phù hợp với chức năng sử dụng của công trình . 5 – Lựa chọn vị trí của khối chức năng chính, nó phải thực sự là điểm nhấn quan trọng, thu hút sự tập trung, chú ý từ mọi hướng, các khối chức năng phụ không được che chắn làm khuất lấp các khối chức năng chính.


Giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng tập trung .

Tổ hợp bố cục mặt bằng tập trung ( hay hợp khối )là : Toàn bộ các khu chức năng, các không gian sử dụng được sắp xếp trong một khối hoặc một tổ hợp gồm nhiều khối liên kết với nhau chặt chẽ, tạo thành một khối lớn đồ sộ . * Ưu điểm : - Mặt bằng gọn, giao thông ngắn, chiếm ít đất đai xây dựng . - Các hệ thống kỹ thuật ( điện, nước, thông gió ) ngắn gọn, tiết kịêm . - Hình khối, mặt nhà dễ biểu đạt hình đồ sộ, hoành tráng, gây được cảm xúc mạnh. - Dễ quản lý, bảo vệ công trình . * Nhược điểm : - Nền móng, kết cấu phức tạp, nhất là công trình có nhiều loại không gian, hình dáng kích thước khác nhau . - Chế độ ánh sáng, thông gió tự nhiên kém, dễ gây ồn bởi các không gian gần nhau - Thi công xây dựng khó, khó phân đợt xây dựng . * Phạm vi áp dụng : - Thường được dùng ở các đô thị cũ đang phát triển, tại trung tâm thành phố vì đất đai xây dựng quý hiếm . - Dùng khi thiết kế, xây dựng xen cấy vào nơi có các công trình cũ được giữ lại . - Dùng cho các loại công trình đặc biệt cần hình khối đồ sộ, hoành tráng nhằm gây sự chú ý, nhấn mạnh, nhằm đóng góp cho thẩm mỹ của đô thị .


Ảnh: Internet

Bảo tàng Guggenheim BilBao Richard meier

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet


Tổ hợp bố cục mặt bằng phân tán .

- Tổ hợp bố cục mặt bằng phân tán là các khối chức năng được phân bố cách xa nhau và liên hệ với nhau bằng hệ thống giao thông ( hành lang, cầu nối ..) . Ưu điểm : - Các khu vực hoạt động được phân chia khu vực rõ ràng, tương đối độc lập . - Giao thông liên hệ mạch lạc, đơn giản, dễ thoát hiểm . - Nền móng, kết cấu dễ xử lý, dễ phân dợt xây dựng . - Chiếu sáng và thông gió tự nhiên tốt, có thể xen kẽ cây xanh, sân vườn vào các khu chức năng sử dụng, tạo cảnh quan quanh công trình đẹp . Nhược điểm : - Mặt bằng bị trải rộng, chiếm nhiều đất xây dựng . - Giao thông bị kéo dài, tốn dịên tích phụ, khó bảo vệ công trình . - Các hệ thống kỹ thuật ( điện, nước, thông hơi ..) bị kéo dài, gây tốn kém . - Hình khối, mặt đứng bị kéo dài, không cho hình khối đồ sộ, hoành tráng . Phạm vi áp dụng : - Thường được dùng ở những nơi đất đai rộng rãi như vùng ngoại ô thành phố, các đô thị đang mở rộng, nơi có quy hoạch đô thị mới . - Loại bố cục mặt bằng này rất thích hợp với một số loại công trình như : Trường học, Bệnh vịên , Nhà nghỉ mát , Nhà văn hoá . - Loại bố cục này rất phù hợp với những vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, các vùng có địa hình phức tạp như trung du, miền núi có đường đồng mức, cao trình khác nhau .


Khu nhà nghỉ dưỡng sinh thái Sri Lanka

Ảnh: Internet


Tổ hợp bố cục mặt bằng hỗn hợp Tổ hợp bố cục mặt bằng dạng hỗn hợp là dùng giải pháp hợp khối với các bộ phận chức năng sử dụng gắn bó chặt chẽ và thường xuyên, kết hợp với giải pháp phân tán với khối chức năng có tính độc lập tương đối hoặc quan hệ không thường xuyên với các khối khác . Ưu điểm : - Sử dụng đất đai xây dựng vừa phải, dễ áp dụng ở các nơi . - Giao thông rõ ràng, mạch lạc, ít tốn dịên tích phụ và đường ống kỹ thuật . - Giải quyết được một phần chủ yếu về ánh sáng, thông gió tự nhiên, sân trong cải tạo vi khí hậu tốt, cảnh quan đẹp, phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như ở VN . - Hình khối, mặt đứng dễ đạt được hịêu quả thẩm mỹ vì bố cục thể hiện rõ khối chính, phụ . Nhược điểm : - Giải quyết nền móng, kết cấu công trình còn phức tạp, nhất là chỗ tiếp giáp giữa các khối có không gian kích thước lớn nhỏ khác nhau . - Phân đợt xây dựng công trình phải tuỳ theo đặc thù về đất đai xây dựng, vốn đầu tư, và sự phát triển của công trình trước mắt và lâu dài . - Tổ hợp hình khối, mặt đứng công trình phải chú ý sự thống nhất, hài hoà giữa khối chính và khối phụ, tránh tình trạng chắp vá kiến trúc . Phạm vi áp dụng : - Do sự phối hợp một cách linh hoạt giữa kiểu bố cục tập trung và kiểu bố cục phân tán nên áp dụng được rộng rãi ở mọi loại địa hình và các vùng khí hậu . - Thường được vận dụng để thiết kế các công trình công cộng như : Nhà văn hoá, Câu lạc bộ, các công trình thể dục thể thao .


Trung tâm biểu diễn nghệ thuật New York ( Ảnh: Internet)


Chuyên đề 14 Các cặp quy luật tổ hợp hình thể không gian kiến trúc


Ảnh: INternet


Quy luật trật tự – hài hòa:

Nhà thờ đức bà Trật tự là một trong những tiêu chí đầu tiên của thẩm mỹ. Triết gia người Hy Lạp cổ đại từng nói: “Cái đẹp ở trong kích thước và trật tự… cái đẹp là hiện tượng của đời sống, thể hiện trong trật tự và kích thước, trong giai điệu và tiết tấu của sự vật mà con người có thể cảm nhận được”. Dưới góc độ tổ chức không gian mở: trật tự là một sự cân bằng thị giác theo mọi hướng. Ngược lại với trật tự là hỗn loạn, thực tế cho thấy, không thể có cái đẹp trong hỗn loạn. Cần chú ý, một không gian được tổ chức trật tự thái quá dễ gây cảm giác nhàm chán, chẳng hạn một đường dạo với tuyến không gian dài hàng trăm mét không một tiết tấu thay đổi, cho người quan sát cảm giác “chán mắt”. Trong những trường hợp như vậy có thể tạo sự thay đổi đột biến, kích hoạt hệ thần kinh bằng các điểm nhấn thị giác, có thể bằng sự thay đổi chất liệu, mầu sắc, một phân đoạn nào đó, hoặc dùng cây xanh, ánh sáng…

Khi không gian có kích thước lớn, là một quần thể đa dạng, phức tạp như tượng đài, tranh tường, phù điêu lớn thì yếu tố mang lại mỹ cảm là sự hài hòa trong chính bản thân các tác phẩm hay giữa các công trình tác phẩm với các yếu tố trong không gian xung quanh. “Quy luật của sự hài hòa là quy luật của cái đẹp. Cái đẹp là sự phù hợp, sự hòa nhịp như thế nào trong cái tổng thể mà chúng tạo thành, sự hòa họp và hòa nhịp này phải đáp ứng những số liệu chặt chẽ, đáp ứng sự tổ chức và bài trí mà sự hài hòa – tức cái nguyên lý tuyệt đối và khởi nguyên của tự nhiên đòi hỏi . Trong tổ chức không gian mở, trật tự và hài hòa diễn ra một cách toàn diện từ đường nét, hình khối, khồng gian cho đến màu sắc, chất liệu của các đối tượng thị giác. Ví dụ như màu sắc của các yếu tố tồn tại trong không gian mở như cây cỏ, bề mặt lát, các trang thiết bị như ghế đá, các tác phẩm kiến trúc nhỏ… có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên một tổng thể hài hòa.

Ảnh: Internet


Cân bằng - ổn định Trong tác phẩm kiến trúc, cân bằng và ổn định thể hiện trên mặt bằng, mặt đứng và hình khối thông qua mối liên hệ nội tại giữa các thành phần của công trình, giữa công trình với môi trường xung quanh. Sự cân bằng và ổn định gắn bó mật thiết với khái niệm đối xứng, phi đối xứng và phản đối xứng; Trong kiến trúc đối xứng là sự lặp đi lặp lại các thành phần giống nhau qua một trục (đối với đối xứng trục) hoặc qua một tâm (đối xứng qua tâm). Đây là quy luật thường được dùng trong tổ hợp, bố cục và sắp xếp các hình khối không gian của công trình. Cân bằng và ổn định trong kiến trúc thể hiện ớ các điểm sau: Đối xứng hoàn toàn (cân bằng đối xứng) Các bộ phận trong một công trình hoặc các công trình trong tổng thể quy hoạch được bố cục đối xứng qua một hay nhiều trục đối xứng trên mặt bằng – hình khối mặt đứng. Đối xứng hoàn toàn gây cảm giác trang nghiêm, hoành tráng thường áp dụng trong kiến trúc cổ như đình, chùa, nhà thờ, trong kiến trúc mới như trụ sở chính quyền cơ quan pháp luật, nhà quốc hội, trụ sở các cơ quan, các tượng đài quảng trường. Trong đối xứng có sự xuất hiện của trục đối xứng, có thể là thẳng, cong hay gãy khúc và các trục này nhấn mạnh, các thành phần chủ yếu, định hướng tầm nhìn và điều kiện lưu tuyến. Phi đối xứng ( cân bằng không đối xứng) Trong trường hợp này người ta dễ nhận ra sự cân bằng vẫn đạt được khi ta đạt được khi ta dời trục (hoặc tâm), không đối xứng đến vị trí cân bằng của một tổ hợp. Trong kiến trúc, thường thấy đối với các mặt bằng, mặt đứng, hình khối có thể không đối xứng, nhưng cảm giác cân bằng và hài hoà vẫn đạt được đó là người thiết kế đã tổ chức đối xứng ảo, chia các thành phần công trình có sự cân bằng về diện tích, hình khối… Thủ pháp này đòi hỏi sự nhạy cảm, linh cảm của người thiết kế kiến trúc. Thủ pháp phi đối xứng phù hợp với công trình có chức năng phức tạp, có một tổ chức công trình có thể thích ứng tốt với các nhu cầu sử dụng, mang lại sắc thái vui tươi nhẹ nhàng, phóng khoáng, hấp dẫn và gây nên sự đột biến trong bố cục. Thủ pháp này thường sử dụng cho các côang trình kiến trúc mới như nhà văn hoá, khách sạn và các công trình công cộng khác. Việc lựa chọn công trình kiến trúc theo loại đối xứng hay phi đối xứng phụ thuộc vào: + Đặc điểm, tính chất của công trình. Yêu cầu của quy hoạch khu vực xây dựng. Điều kiện địa hình, địa mạo khu đất. Dây chuyền, công năng và không gian sử dụngtt

Cân bằng đối xứng

Cân bằng bất đối xứng

Ảnh: Internet


Quan hệ chính - phụ

Tòa nhà quốc hội Chandigarh, Le Corbusier

Quy luật chính – phụ (hay chủ yếu và thứ yếu): Trong không gian mở với số lượng các yếu tố tạo hình đáng kể khác nhau, cần xác định rõ chính phụ trong mỗi thị cảnh, để dẽ đạt hiệu quả thẩm mỹ, giống như xác định đối tượng chủ đạo trong một bức tranh, nhân vật chính trong một nhóm đối tượng.những không gian chức năng chủ đạo trong không gian mở thường có quy mô lớn, bao trùm và khả năng khống chế thị giác mạnh. Một vườn hoa cũng có

những bộ phận chủ yếu và thứ yếu, bộ phận chủ yếu như bồn hoa, bế cảnh trung tâm với các cây hoa cảnh màu sắc có khả năng chi phối những bộ phận còn lại như đường dạo, ghế đá, đèn chiếu sáng… xung quanh nó. Trong không gian mở thường tổn tại nhiều không gian chức năng với những kích thước rất khác nhau, những quảng trường với kích thước vượt trội, những nhóm không gian dành cho việc ngồi nghỉ ngơi,


Hiệu quả thẩm mỹ thống nhất và hài hoà dễ đạt được nếu trong bản thân một công trình hoặc một quần thể công trình kiến trúc có thành phần chủ yếu và thứ yếu. Vậy, muốn lựa chọn một phần nào, một yếu tố nào của kiến trúc để làm vai trò chủ yếu (điểm chính) của toàn bộ tác phẩm kiến trúc, phải: Tập trung nghiên cứu về khối, hình, chi tiết, biểu đạt ý đồ chủ đạo vào phần chủ yếu (chính), còn các bộ phận khác là phần thứ yếu (phụ) phải phụ thuộc, hổ trợ vào phần chủ yếu để làm nền tôn phần chủ đạo.

Ảnh: Internet


Nhịp điệu- vẫn luật Vần luật trong kiến trúc, còn gọi là nhịp điệu kiến trúc, là một trong những quy luật bố cục không gian kiến trúc cơ bản. Vần luật trong kiến trúc là sự lặp đi lặp lại có quy luật, sự biến hóa có tổ chức các yếu tố bố cục tạo hình kiến trúc cơ bản (như điểm kiến trúc, tuyến (hay đường nét), diện (bề mặt), màu sắc, chất cảm (cảm quan của chất liệu), hình khối, không gian, đơn thể và quần thể kiến trúc), đem lại cho con người một ấn tượng mỹ cảm nhất định. Như vậy, vần luật kiến trúc vừa tạo ra sự thống nhất nhờ việc lặp lại một cách có quy luật các yếu tố tạo hình kiến trúc, nhưng cũng vừa tạo ra sự đa dạng nhờ tính biến hóa có tổ chức trong sắp xếp bố cục kiến trúc. Vần luật liên tục, còn gọi là nhịp điệu đều hay tiết điệu, là vần luật sinh ra do sự sắp xếp lặp lại một cách liên tục một hay một số loại thành phần cơ bản (đường nét, bề mặt, hình khối, không gian) trong bố cục tạo hình kiến trúc. Khi sự lặp lại chỉ với một loại thành phần cơ bản đặt cạnh nhau thì tạo thành vần luật liên tục đơn giản. Nếu sử dụng, trong mỗi lần lặp đi lặp lại một cách liên tục, nhiều (tức là hai hay một số) loại thành phần cơ bản thì sẽ được vần luật liên tục phức tạp.

Vần luật tiệm biến, còn gọi là nhịp điệu tăng giảm đều, là vần luật thay đổi dần dần một cách có quy luật, có sự biến thái trong thành phần của nhịp điệu (tức là các yếu tố kích thước, màu sắc, chất liệu,...).


Nếu vần luật tiệm biến chỉ phát triển đơn hướng hoặc tăng đều hoặc giảm đều, thì vần luật lồi lõm vừa là vần luật tiệm biến (tăng, giảm có quy luật), vừa là vần luật dạng dao động hình sóng, lúc lên lúc xuống, lúc âm lúc dương, lúc hạ thấp lúc đột khởi theo quy luật nhất định.

Vần luật giao thoa hình thành do các thành phần kiến trúc đan chéo nhau, chồng lấn giao thoa với nhau.

Ảnh: Internet


Ảnh: Internet


Tương phản - vi biến

Ảnh: Internet

Tương phản là sự khác nhau rất rõ ràng giữa hai vật thể, hai hình thể làm nổi bật lên những đặc điểm của chúng. Tức là sự khác biệt nhiều về không gian, độ lớn càng mạnh thì cảm xúc gây ra cho người xem càng mãnh liệt. Tương phản còn có thể xem là sự khác biệt về màu sắc, vật liệu làm nổi bật thêm cho nhau. Vi biến là sự tương phản nhẹ, chuyển biến dần dần, khác biệt nhau rất ít như sự chuyền dần dần, thu nhỏ hình khối

của những tòa tháp trong những ngôi đền cổ đại, của những tháp vô tuyền truyền hình hiện đại. Tương phản và vi biến là sự vận tvdụng mức độ khác biệt của một nhân tố tổ hợp với một liều lượng nhiều hay ít để đạt được hiệu quả nghệ thuật. Trong nghệ thuật kiến trúc, tương phản và vi biến là những biểu hiện trên hình khối, mặt đứng để tạo ra những cảm xúc ở mức độ khác nhau Vi biến

Tương phản

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet


Chuyên đề 15: Nguyên tắc thiết kế an toàn thoát người trong công trình công cộng


Ảnh: Internet


Khi thiết kế an toàn thoát người trong công trình công cộng ta chia thành hai giai đoạn: Thoát người ra khỏi phòng và thoát người ra khỏi công trình. 1. – Thoát người ra khỏi phòng . Trong các công trình kiến trúc công cộng, do chức năng sử dụng mà có những không gian, những phòng tập trung đông người .Những không gian, phòng này cần phải tính toán, bố trí hệ thống cửa thoát hiểm . Các nguyên tắc thoát người ra khỏi phòng : 1 – Các phòng có số lượng người > 100 người, phải có ít nhất 2 cửa thoát ra, và các cửa phải có cánh mở ra phía ngoài . 2 – Người ở vị trí xa nhất đến cửa thoát phải < 25 m . 3 – Nếu là các khán phòng, phải đảm bảo khoảng cách giữa các dãy ghế > 0.9 m 4 – Các lối thoát về phía cửa, cầu thang, hành lang phải rõ ràng, không chồng chéo ; phải có tín hịêu, đèn báo, chi tiết ký hịêu bằng màu chỉ hướng . 5 – Hành lang thoát phải đảm bảo đủ rộng (theo tính toán) . 6 – Khoảng cách giữa các cầu thang phải < 50 m . 7 – Nếu là các khán phòng, hoặc các khán đài TDTT phải phân chia thành các lô: - Mỗi lô khán phòng : < 200 chỗ . - Mỗi lô khán đài : < 300 chỗ . 8 – Các hành lang, cầu thang, phải có kết cấu vật liệu bền chắc, có độ chống cháy cao hơn các khu vực khác . 9 – Trong các công trình hiện đại ngày nay, thường thiết kế, bố trí các hệ thống báo động tự động, hoặc hệ thống tự động chữa cháy. Tính toán thoát người : Yêu cầu tính toán : - Xác định thời gian thoát người tổng cộng từ lúc bắt đầu thoát, tới lúc thoát hết người ra khỏi công trình . - Xác định thời gian dừng chân tạm thời, chờ đợi trong khi thoát người . Cơ sở tính toán : - Số người thoát được ở lối đi hành lang tính cho một dòng : 25 người/ dòng/ phút - Chiều rộng cho một dòng người thoát : 0,60 m/ 1 dòng . - Vận tốc di chuyển của dòng người : - Di chuyển trên mặt phẳng ngang : 16 m/ phút . - Lên cầu thang & mặt phẳng dốc : 8 m/ phút . - Xuống cầu thang & mặt phẳng dốc : 10 m/ phút . - Thời gian yêu cầu để toàn bộ người thoát ra khỏi công trình : 6 – 7 phút . - Trong đó :Thời gian để toàn bộ người thoát ra khỏi phòng : 2 – 3 phút . - Diện tích dừng chân (ùn tắc người) tiêu chuẩn : 0,25 – 0,30 m2/ người Các bước tính toán : A. – Tính thời gian thoát người ra khỏi phòng của người ngồi ở vị trí xa nhất . To min = S max / V (phút) Trong đó : To min là thời gian tối thiểu thoát người, S max là khoảng cách xa nhất . B – Tính chiều rộng của cửa cần thiết để thoát người trong thời gian T o min . B yêu cầu = N / 25 To min = (số dòng người) Trong đó : - B yêu cầu : Chiều rộng cửa tính theo số dòng người (0,6 m/ dòng) . - N Tính toán : Tổng số người trong phạm vi cần tính toán . - T o min : Thời gian thoát người tối thiểu . Sau khi tính được chiều rộng cửa theo số dòng người, (sẽ là một số lẻ). Cần lựa chọn kích thước cửa sẽ thiết kế sao cho có tỷ lệ đẹp với không gian phòng . b – Kiểm tra lại khả năng thoát người thực tế : T Thực tế = N / 25 B Thực tế = (phút) . Trong đó : - B Thực tế : Chiều rộng cửa thực tế quy ra kích thước số dòng người .


- Thực tế : Thời gian thoát người qua B Thực tế - N Tính toán : Tổng số người trong phạm vi cần tính toán .

2.– Thoát người ra khỏi công trình . - Các công trình kiến trúc công cộng tùy theo từng thể loại mà có yêu cầu khác nhau về đất đai xây dựng, diện tích, số tầng cao, và số người hoạt động trong công trình . - Nó còn phụ thuộc vào vị trí quy hoạch các tuyến giao thông, cấp của công trình để thiết kế an toàn thoát người ra khỏi công trình . a – Thoát người bình thường : Để thoát người ra khỏi công trình được thuận tịên, khi thiết kế cần chú ý : - Phân bố các cửa thoát người phù hợp với không gian, sức chứa, công suất sử dụng. - Tổ chức giao thông trong công trình đơn giản, thuận tịên di chuyển, đủ kích thước . - Phân bố vị trí cầu thang phù hợp với bán kính phục vụ . - Tại các nút giao thông phải tính toán, bố trí dịên tích chờ đợi, ùn người, cần bố trí quảng trường trước cửa công trình . Tiêu chuẩn : 0,15 – 0,25 m2/ người . - Các tuyến thoát người phải có báo hiệu (hệ thống đèn về ban đêm ), không có vật cản, và phải bằng vật lịêu an toàn . - Có vành đai thoát người khi công trình có sức chứa > 5000 người .Vành đai thoát người góp phần điều hòa thoát người trước khi thoát người ra hệ thống giao thông chính của khu vực, (thường kết hợp bố trí bãi xe ) . b – Thoát người khi có sự cố : - Trong trường hợp có sự cố như cháy, nổ xảy ra, tâm lý chung của mọi người là đều muốn thoát một cách nhanh nhất ra khỏi công trình . Lúc đó thường xảy ra tình trạng hoảng loạn, chen lấn, xô đẩy, lộn xộn, nhất là tại các cửa, đầu nút giao thông, hành lang, cầu thang, cầu thang cứu nạn, và các bộ phận thoát hiểm dự phòng,.. - Vì vậy khi thiết kế phải chú ý các vấn đề sau đây : Phải tính toán lưu lượng người thoát, và tổ chức các tuyến thoát người ra khỏi công trình . Phải tổ chức các tuyến người và phương tịên, xe cứu hỏa, cứu nạn vào công trình Cần bố trí sẵn các phương tịên cấp cứu trong công trình như các họng cấp nước cứu hỏa, cầu thang cứu nạn, .. - Các công trình cao tầng : Ngoài hệ thống giao thông thông thường, cần nghiên cứu bố trí các cầu thang thoát hiểm (xem cấu tạo thang đặc biệt), có thể lên mái, hoặc xuống hầm . Nếu bố trí thang máy thoát hiểm phải sử dụng thang đặc biệt .(Động cơ máy thang không dùng động cơ địên, mà dùng động cơ Diezell, bình Acquy 36v, ..


Chuyên đề 16: Chuymm

Các giải pháp kết cấu

Ảnh: Internet



Tường chịu lực:

Ảnh: Internet

Tường mang tải trọng bản thân và truyền tải của các cấu kiện bên trên và hoạt tải công trình. Là dạng kết cấu đơn giản nhất và cổ diển nhất, vật liệu chủ yếu là gạch đá Đắc điểm: - Khẩu độ không gian nhỏ (<= 4m) - Thi công chậm, thủ công. - Phổ biến, rẻ tiền. - Quy mô 1-2 tầng ( tầng thấp tường dày ) - Không gian nhỏ, phương vị đứng.

Tường ngang chịu lực - Khẩu độ phương chịu lực lớn hơn phương còn lại. - Không gian cố định - Độ lớn khẩu độ phụ thuộc vào độ dày tường

Tường dọc chịu lực": - Khẩu độ phương chịu lực ( phương dọc lớn hơn phương còn lại. - Không gian linh hoạt. - Độ lớn khẩu độ phụ thuộc vào độ dày tường


Kết cấu khung gỗ:

Ảnh: Internet

Hệ thống khung gỗ là một hệ thống rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Nó có mức tiêu hao năng lượng thấp trong quá trình sản xuất, được làm từ các nguồn tái tạo và có sức chịu tải cao.

Nó có các đặc điểm sau: Nó nhẹ, và cho phép xây dựng nhanh chóng mà không có dụng cụ hoặc thiết bị nặng. Mỗi bộ phận có thể dễ dàng mang theo tay - một ngôi nhà chủ yếu trở thành một nghề mộc lớn. Công cụ chính là một khẩu súng đinh cầm tay. Nó có thể thích ứng với bất kỳ hình dạng hình học, và có thể được mạ với nhiều loại vật liệu. Có rất nhiều loại sản phẩm và hệm thống được thiết kế riêng cho loại công trình này. Nó có những đặc điểm tiêu cực này: Nó không phải là lửa cao, vì nó được làm bằng gỗ. Nó không đủ mạnh để chống lại các sự kiện gió lớn như bão lốc và bão.

Ảnh: Internet


Kết cấu khung gỗ có tuổi thọ lên đến 100 năm Ảnh: Internet

Kết cấu khung thép Là kết cấu chịu lực của các công trình xây dựng được thiết kế và cấu tạo bởi thép. Đây là loại kết cấu được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, đặc biệt là trong các công trình xây dựng có quy mô lớn (Nhà thép tiền chế) bởi những đặc tính hữu ích của thép.

Ảnh: Internet


Ảnh: Internet

* Ưu điểm - Có khả năng chịu lực lớn và độ tin cậy cao: kết cấu thép khó biến dạng trong quá trình sử dụng. - Cấu trúc đơn giản, trọng lượng nhẹ hơn bê tông. - Dễ dàng trong vận chuyển, thi công và sửa chữa - Tính công nghiệp hóa cao. - Tính kín, không thấm nước. - Tiết kiệm chi phí: do kết cấu khung thép đơn giản nên giảm thời gian, chi phí thi công cũng như chi phí cho bảo dưỡng sửa chữa - Thi công nhanh

* Nhược điểm: - Có thể bị xâm thực bởi tác động của môi trường, nhiệt độ… Do vậy, những công trình xây dựng có sử dụng kết cấu thép thường được bao phủ bởi lớp sơn bảo vệ, chống gỉ thép - Chịu lửa kém - Giá thành khá cao so với một số vật liệu thô khác như gỗ, sắt…

Ảnh: Internet


Kết cấu khung bê tông cốt thép ( BTCT ) tKết cấu khung là hệ thanh bất biến hình nối với nhau bằng các nút cứng hoặc khớp. Khung bê tông cốt thép hiện nay dang được sử dụng rộng rãi và là kết cấu chịu lực chủ yếu của nhiều loại công trình.

Phân loại theo phương pháp thi công

Khung toàn khối: Ưu điểm : Độ ngang thanh lớn, chịu tải trọng tốt, nên dễ kiểm tra chất lượng Thi công nhanh, dễ cơ giới hóa Nhược điểm; Độ cứng của kết cấu không lớn. Thực hiện các mối nối phức tạp, nhất là các nút cứng.

Khung lắp ghép: Ưu điểm: Các cấu kiện được chế tạo tại xưởng nên dễ kiểm tra chất lượng. Thi công nhanh dễ cơ giới hóa Nhược điểm: Độ cứng của kết cấu không lớn. Thực hiện mối nối phức tạp nhất là các nút cứng t

Phân loại theo hình thức: Khung một tầng: Một nhịp Nhiều nhịp

Khung nhiều tầng: Một nhịp Nhiều nhịp


Insgall Building Tòa nhà Ingalls, một trong những tòa nhà chọc trời đầu tiên trên thế giới và được áp dụng kết cấu khung bê tông cốt thép.

Ảnh: Internet


Kết cấu khung composite Composite bao gồm Com từ Complex và -posite từ position nghĩa là thành phần. Vật liệu Composite là vật liệu được chế tạo tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau nhằm mục đích tạo ra một vật liệu mới có đặc tính sức bền cơ lý hơn hẳn các vật liệu ban đầu, khi mà những vật liệu này làm việc riêng lẻ. Nói cách khác Composite là vật liệu đa thành phần. Vật liệu composite được phát triển trên quy trình công nghệ hiện đại, cấu thành từ 90% nguyên tử carbon và 10% nguyên liệu tổng hợp khác. Với các hạt carbon được sắp xếp theo cấu trúc mạng lưới hình sợi 2 chiều nhằm gia tăng độ bền và nén của vật liệu một cách tốt hơn, đồng thời đảm bảo độ linh hoạt giúp dễ dàng lắp đặt trên mọi công trình khác nhau Ưu điểm của vật liệu trong xây dựng: - Độ bền tốt, khả năng chịu lực kéo và tải trọng cao gấp 15 lần so với thép. - Trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển, dễ thi công, dễ lắp đặt. - Dễ dàng tạo hình phù hợp khi lắp đặt trên các kết cấu công trình đa dạng có kiến trúc phức tạp. - Thời gian ngắn, tiết kiệm chi phí hiệu quả. - Khả năng chống ăn mòn oxy hóa. Làm việc tốt trong môi trường ăn mòn và hóa chất. - Dễ dàng kiểm tra đánh giá lại chất lượng gia cố công trình bằng thiết bị đo chuyên dụng hiện đại.

Ứng dụng của vật liệu composite trong xây dựng:

Gia cố dầm Ảnh: Internet


Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Gia cố dầm, sàn và cột BTCT Ảnh: Internet





Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.