ctcc

Page 1

Tuyển họa

Nguyên lý thiết kế công trình công cộng SVTH: Nguyễn Huy Hoàng Mssv: 19510101052



Tuyển họa Nguyên lý thiết kế công trình công cộng ĐH Kiến trúc Tp.Hcm GVHD: Huỳnh Đức Thừa SVTH : Nguyễn Huy Hoàng Mssv; 195101052





Mục lục 01. Kiến trúc phù hợp với tự nhiên môi trường 02. Kiến trúc mang tính dân tộc 03. Yêu cầu thích dụng trong công trình công cộng 04. Yêu cầu bền vững trong công trình công cộng. 05. Yêu cầu kinh tế trong công trình công cộng 06. Ý tưởng thiết kế từ khái niệm vô hình 07. Ý tưởng thiết kế từ khái niệm vô hình 08. Phân biệt hồ saơ thiết kế 2 bước và 3 bước 09. Các không gian chức năng trong công trìnah công cộng 10. Dây chuyền sử dụng trong kiến trúc công trình công cộng 11. Các giải pháp tổ hợp không gian mặt bằng kiến trúc 12. Giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng kiến trúc 13. Quy luật tổ hợp hình thể không gian 14. Các cặp tổ hợp hình thể không gian thẩm mỹ kiến trúc 15. Nguyên tắc thiết kế an toàn thoát angười công trình công cộng 16. Phân biệt các giải pháp thiết kế kết cấu


CHUYÊN ĐỀ 01: Kiến trúc và tự nhiên 


Ảnh:Internet 


Điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến kiến trúc như thế nào? Câu trả lời là rất rõ rệt. Chúng ta có thể dễ dàng thấy điều đó qua các kiến trúc đặc trưng của từng vùng miền. Một trong những mục đích quan trọng của kiến trúc là thỏa mãn yêu cầu sử dụng của con người. Nhu cầu sử dụng rất phong phú, đa dạng. Chúng phụ thuộc vào thể loại hoạt động, địa phương, thói quen, phong tục, tập quán dân tộc. Song trước tiên, kiến trúc phải giúp con người khắc phục được các điều kiện bất lợi của địa hình và khí hậu. Nghĩa là một mặt kiến trúc phải có bố cục mặt bằng, tổ chức không gian phù hợp với đặc điểm công năng. Mặt khác phải phù hợp với môi trường, địa lý tự nhiên, địa hình, khí hậu, địa chất. Đó là lý do để nói, ngoài các yếu tố về văn hóa, thẩm mỹ, thì điều kiến khí hậu ảnh hưởng đến kiến trúc rất rõ rệt. Ở Việt Nam nền kiến trúc đã ảnh hường ‘‘Phong cách kiến trúc nhiệt đới ‘‘


Hành lang lam che bên ngoài kính bên trong tại dinh độc lập

Dinh Độc Lập Kts. Ngô Viết Thụ Xu hướng kiến trúc hiện đại khi xâm nhập nước ta đã được các kiến trúc sư áp dụng cho phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương và đã hình thành nên phong cách “kiến trúc hiện đại nhiệt đới”. Nói đến công trình kiến trúc tiêu biểu thời kỳ này, không thể không nhắc đến dinh Độc Lập do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ và các cộng sự thiết kế.Đây thực sự là công trình ứng xử hài hòa với khi hậu nhiệt đới tại Việt Nam. Mặt đứng công trình quay hướng Đông – Bắc, nên để có nhiều ánh sáng tự nhiên mà vẫn hạn chế được tia bức xạ mặt trời, đồng thời thông gió thoáng khí, tác giả đã khéo léo kết hợp vật liệu kỹ thuật của phương Tây với quan niệm thẩm mỹ truyền thống sáng tạo nên hình ảnh bức rèm khiến người ta liên tưởng đến những hình tượng con tiện hay các dóng trúc vốn là biểu tượng của người quân tử trong quan niệm của người phương Đông.

Ngay cả giải pháp cách nhiệt cho mái cũng được quan tâm. Mái có cấu tạo sàn hai lớp, bên dưới là lớp bêtông chịu lực, bên trên là các tấm đan chống nóng đặt trên gối gạch cách sàn 40cm, chính nhờ lớp đệm không khí đối lưu ở giữa nên giữ cho nhiệt độ trong nhà lúc nào cũng mát mẻ. Đồng thời trong công trình sử dụng một số vật liệu đặc thù như đá rửa, đá mài để tô tường, chẳng thế mà có người đặt dinh Độc Lập vào loại “kiến trúc nhiệt đới tạo nên sắc thái Sài Gòn trong tổng thể chung của kiến trúc đương đại Việt Nam”.

Lam che bên ngoài kính bên trong

Ảnh: Internet


Đại học y dược TP. HCM Kts.Ngô Viết Thụ

Công trình trường đại học Y dược. Các khối nhà lại được gắn kết với nhau nhờ các dãy hành lang có mái che cả ba tầng nhà, nên sự lưu thông giữa các khối chức năng khá thuận lợi và gắn kết một cách hữu cơ với những khu vườn, cây xanh, mặt nước. Đây cũng là công trình thành công về giải pháp chống các tia bức xạ mặt trời. Đối với các mặt nhà quay ra hướng Đông và Tây, hệ thống lam đứng và dày kết hợp với hành lang đã được sử dụng. Còn đối với các mặt nhà hướng Nam và Bắc thì sử dụng giải pháp hành lang kết hợp hệ thống lam hỗn hợp trên cao.




Chuyên đề 02:

Kiến trúc mang tính dân tộc, địa phương

“Có thể nói văn hóa bản địa chính là chìa khóa phát triển kiến trúc xanh hiện đại Việt Nam. Đây thực sự là những điểm sáng! Trong tương lai không xa, chúng ta có quyền hy vọng vào một “ngữ pháp” kiến trúc xanh hiện đại của riêng Việt Nam, đóng góp vào ngôn ngữ kiến trúc thế giới!” Kts. Hoàng Thúc Hào


Nhà cộng đồng xã Cẩm Thanh 1+1>2 Architecs


Được xây dựng như một biểu tượng kết tinh các giá trị văn hóa và góp phần cải thiện sinh kế của cư dân địa phương, Nhà cộng đồng xã Cẩm Thanh lấy ý tưởng thiết kế từ chính ngôi làng cùng những nguyên vật liệu quen thuộc. Công trình Nhà cộng đồng xã Cẩm Thanh là nơi tập huấn ứng phó biến đổi khí hậu và là không gian sinh hoạt văn hóa, thể thao. Trong dài hạn, đây sẽ là trung tâm thử nghiệm nông nghiệp hữu cơ, tổ chức nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm canh tác. Nhìn từ bên ngoài, công trình mang đậm nét đặc trưng tiêu biểu cho hình ảnh nông thôn làng quê Việt Nam với rừng cau thẳng đứng. Giàn cây leo giăng ngang những thân cau kết hợp hệ cấu trúc mái thích nghi gió bão, cùng hình thành

lớp vỏ kép giảm đáng kể bức xạ mặt trời, tạo diện tích bóng mát lớn, sinh động. Sân trong gợi nhắc không gian nhà cổ Hội An, thông gió đối lưu. Đặc biệt, kết cấu cột gỗ và khung tre vững chắc, các nguyên vật liệu thiên có sẵn. Hệ mái lá dừa với vạt mái lớn, dốc vào trong thành phễu thu nước mưa, một phần dẫn ra bể chứa nước phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu, đặt đầu hướng gió, giảm nhiệt gió vào; một phần tái sử dụng cho nhà WC. Tường bao xây gạch hai lớp không nung, tạo lớp đệm không khí, cách nhiệt và ngăn tiếng ồn.


Kết cấu cột gỗ và khung tre vững chắc, các nguyên vật liệu thiên có sẵn.


Hệ mái lá dừa với vạt mái lớn, dốc vào trong

Nhà Cộng đồng xã Cẩm Thanh là một điển hình Kiến trúc xanh theo xu hướng bền vững, phát huy những yếu tố văn hóa, đổi mới không gian, cách tân phương thức sử dụng vật liệu địa phương.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.