Ebook - Chuẩn bị cho kỳ thi JLPT cùng Riki nihongo

Page 1


1. JLPT là gì? 2. Cấu trúc đề thi JLPT dành cho cấp độ sơ cấp 3. Một số lưu ý khi làm bài thi. 4. Các môn thi và thời gian thi 5. Điểm số các phần thi 6. Kinh nghiệm trước khi đi thi? 7. Thế nào là thi đỗ kỳ thi năng lực tiếng nhật JLPT? 8. Kỳ thi JLPT được tổ chức khi nào? Xem ngày thi và thời hạn đăng ký ở đâu? 9. Làm thế nào để đăng ký thi năng lực tiếng nhật JLPT? Khi nào có kết quả?


Kỳ thi JLPT đang đến gần, bạn cần chuẩn bị những gì? Có thể bạn đã biết, kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT là kỳ kiểm tra trình độ tiếng Nhật cho người nước ngoài có nhiều thí sinh tham gia nhất ở Việt Nam. Đây không chỉ là cơ hội để bạn tìm kiếm một tấm bằng cho công việc tương lai, mà còn là cách giúp để bạn thấy được hiệu quả học tiếng Nhật của mình đến đâu. Hãy cùng Riki Nihongo tìm hiểu những điểm cơ bản cần biết và các mẹo làm bài thi JLPT hiệu quả nhé!

JLPT N5 N4 N3 N2 N1

日本語


JLPT là gì? 日本語能力試験(にほんごのうりょくしけん) hay tên trong tiếng Anh là Japanese Language Proficiency Test (JLPT), tiếng Việt gọi là kỳ thi Năng Lực Tiếng Nhật. Đây là kỳ thi đánh giá tiếng Nhật nổi tiếng, phổ biến và có uy tín nhất hiện nay. JLPT được tổ chức bởi Japan Foundation (国 際交流基金 ‒ こくさいこうりゅうききん), một tổ chức thuộc Bộ Ngoại Giao Nhật Bản. Hiện tại JLPT được tổ chức hàng năm tại 65 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới Hiện tại, kỳ thi Năng lực Tiếng Nhật (Năng lực Nhật ngữ, hay Japanese Language Proficiency Test) được tổ chức với 5 cấp bậc từ N1 (khó nhất) tới N5 (dễ nhất). Đối tượng tham gia: Tất cả mọi người không có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Nhật đều có thể tham gia kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT, không phân biệt tuổi tác, dân tộc, tôn giáo hay giới tính.

Website JLPT


Cấu trúc đề thi

JLPT

DÀNH CHO CẤP ĐỘ SƠ CẤP CẤU TRÚC ĐỀ THI N5 (Thời gian thi)

Phần 1 Từ vựng (25 phút)

文字 語彙

Số câu

Tiêu đề Mục 1

漢字読み

12

Cách đọc những từ được viết bằng Hán tự.

Mục 2

表記

8

Những từ được viết bằng Hiragana sẽ được viết sang Hán tự hoặc Katakana như thế nào.

Mục 3

文脈規定

10

Tùy theo mạch văn tìm những từ được quy định phù hợp về mặt ngữ nghĩa là từ nào.

Mục 4

言い換え類義

5

Tìm những cách diễn đạt, những từ gần nghĩa với các từ đã cho.

16

Có thể phán đoán được hình thức ngữ pháp nào phù hợp với nội dung câu văn.

5

Có thể tạo được câu văn mạch lạc về mặt ý nghĩa và đúng cú pháp.

5

Có thể phán đoán được câu nào phù hợp với dòng chảy của đoạn văn.

文の文法 1 Mục 1 Phần 2 Ngữ pháp đọc hiểu (50 Phút)

Mục tiêu

文法 Mục 2

(文法形式の判断) 文の文法 2 (文の組み立て)

Mục 3

文章の文法


Tiếp

(Thời gian thi)

Tiêu đề

Mục 4 Phần 2 Ngữ pháp đọc hiểu (50 Phút)

読解 Mục 5

内容理解(短文) (短文) 内容理解(中文)

Số câu

3

Đọc và hiểu được nội dung của một văn bản khoảng 80 chữ Hán tự đơn giản về các ngữ cảnh, các vấn đề có liên quan đến học tập, cuộc sống hay công việc.

2

Đọc và hiểu được nội dung của một văn bản khoảng 250 chữ Hán tự đơn giản về đề tài có liên quan đến cuộc sống hàng ngày.

1

Có thể tìm ra những thông tin cần thiết trong các bản tin, bản hướng dẫn… có khoảng 250 chữ Hán tự cơ bản.

(中文) Mục 6

Phần 3 Thi nghe (30 Phút)

情報検索

Mục tiêu

Mục 1

課題理解

7

Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại. (Nghe và nắm bắt những thông tin cần thiết, giải quyết những chủ đề mang tính cụ thể và có thể biết được cái thích hợp tiếp theo là cái gì)

Mục 2

ポイント理解

6

Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại. (Phải nghe cái đã được chỉ thị từ trước, có khả năng nghe và lược ra những điểm chính)

Mục 3

発話表現

5

Vừa nhìn hình vừa nghe giải thích tình huống để chọn lựa câu thoại thích hợp.

Mục 4

即時応答

6

Nghe câu thoại ngắn chẳng hạn như một câu hỏi rồi chọn câu ứng đáp thích hợp.


CẤU TRÚC ĐỀ THI N4 (Thời gian thi)

Phần 1 Từ vựng (30 phút)

文字 語彙

Số câu

Tiêu đề Mục 1

漢字読み

12

Cách đọc những từ được viết bằng Hán tự.

Mục 2

表記

8

Những từ được viết bằng Hiragana sẽ được viết sang Hán tự hoặc Katakana như thế nào.

Mục 3

文脈規定

10

Tùy theo mạch văn tìm những từ được quy định phù hợp về mặt ngữ nghĩa là từ nào.

Mục 4

言い換え類義

5

Tìm những cách diễn đạt, những từ gần nghĩa với các từ đã cho.

Mục 5

用法

5

Biết được từ đó sử dụng như thế nào trong các câu được đưa ra.

15

Có thể phán đoán được hình thức ngữ pháp nào phù hợp với nội dung câu văn.

5

Có thể tạo được câu văn mạch lạc về mặt ý nghĩa và đúng cú pháp.

5

Có thể phán đoán được câu nào phù hợp với dòng chảy của đoạn văn.

文の文法 1 Mục 1 Phần 2 Ngữ pháp đọc hiểu (60 Phút)

Mục tiêu

文法 Mục 2

(文法形式の判断) 文の文法 2 (文の組み立て)

Mục 3

文章の文法


Tiếp

(Thời gian thi)

Tiêu đề

Mục 4 Phần 2 Ngữ pháp đọc hiểu (60 Phút)

読解 Mục 5

内容理解(短文) (短文) 内容理解(中文)

Số câu

4

Đọc và hiểu được nội dung của một văn bản khoảng 100 ~ 200 chữ Hán tự đơn giản về các ngữ cảnh, các vấn đề có liên quan đến học tập, cuộc sống hay công việc.

4

Đọc và hiểu được nội dung của một văn bản khoảng 450 chữ Hán tự đơn giản về đề tài có liên quan đến cuộc sống hàng ngày.

2

Có thể tìm ra những thông tin cần thiết trong các bản tin, bản hướng dẫn… có khoảng 400 chữ Hán tự cơ bản.

(中文) Mục 6

Phần 3 Thi nghe (35 Phút)

情報検索

Mục tiêu

Mục 1

課題理解

8

Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại. (Nghe và nắm bắt những thông tin cần thiết, giải quyết những chủ đề mang tính cụ thể và có thể biết được cái thích hợp tiếp theo là cái gì.)

Mục 2

ポイント理解

7

Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại. (Phải nghe cái đã được chỉ thị từ trước, có khả năng nghe và lược ra những điểm chính)

Mục 3

発話表現

5

Vừa nhìn hình vừa nghe giải thích tình huống để chọn lựa câu thoại thích hợp.

Mục 4

即時応答

8

Nghe câu thoại ngắn chẳng hạn như một câu hỏi rồi chọn câu ứng đáp thích hợp.


Các thông tin khác: Điểm Phần 1 và 2:

Tối đa:120 điểm

Điểm liệt: 38 điểm

Điểm phần nghe:

Tối đa: 60 điểm

Điểm liệt: 19 điểm

Điểm đậu:

N5 80 điểm và N4 90 điểm

* Chú ý: thang điểm thực tế từng mục trong bài thi sẽ khác nhau tùy theo mức độ khó của phần đó. Thang điểm này tổ chức JLPT không công bố nên việc tính điểm đậu chỉ mang tính tương đối.


Một số lưu ý

khi làm bài thi Một số kiến thức cần chú ý: CÁC CẤU TRÚC SỬ DỤNG THỂ て 1.∼ている/ています: diễn tả hành động đang diễn ra * Tôi đang đọc sách: 本を読んでいる。 * Cửa đang mở: ドアが開いている。 * Đang nói chuyện với bạn: 友達と話している。 2. まだ∼ていません:hành động vẫn chưa hoàn thành * Tôi vẫn chưa ăn sáng: まだ朝ごはんを食べていません。 * Anh ấy vẫn chưa về: 彼はまだかっていない。 * Tôi vẫn chưa quyết định: まだきめていません。 3. ∼てください: đề nghị, yêu cầu ai đó làm gì * Trong lớp hãy nói bằng tiếng Nhật: 教室で日本語で話してください。 * Hãy chờ một chút: ちょっと待ってください。 Có thể bỏ「ください」khi nói với người dưới, ít tuổi hơn, cấp dưới hoặc bạn bè thân thiết. * Chờ chút nhé: ちょっと待って。 * Nói to lên: 大きいこえで話して。

JLPT N5, N4: Đây là 2 trình độ sơ cấp , từ vựng và ngữ pháp vẫn chưa quá nhiều và khó, nhất là trình độ N5. Đối với ngữ pháp N4, sẽ có một số điểm khó hơn một chút vì có nhiều thể mới như thể khả năng, bị động, sai khiến, bị động sai khiến … và đặc biệt là kính ngữ. Nhưng đối với người mới làm quen với tiếng Nhật ở trình độ sơ cấp, có lẽ 2 kĩ năng đáng sợ nhất vẫn là nghe hiểu và đọc hiểu. Ở trình độ N5,N4 kĩ năng nghe chỉ yêu cầu nghe được thông tin cần thiết trong hội thoại ngắn, nói chậm, từ đơn giản trong các tình huống hay gặp thường ngày như trong gia đình, lớp học, cuộc sống xung quanh… Kĩ năng đọc hiểu yêu cầu có thể đọc hiểu cụm từ, câu, đoạn văn ngắn viết bằng hiragana, katagana, và một số chữ hán đơn giản, hay gặp trong cuộc song thường ngày. Thế nhưng để làm chủ được tiếng Nhật ngay từ trình độ sơ cấp cũng không phải là chuyện dễ dàng. Có những nghiên cứu đã nêu ra rằng nếu học tiếng Anh chỉ mất 3 tháng để làm quen và bắt đầu giao tiếp cơ bản thì tiếng Nhật cần tới 1 năm để làm quen và bắt đầu sử dụng được nó. Vậy nên đừng nản, hãy cố lên.


Một số lưu ý

khi làm bài thi 4. ∼てもいいですか:xin phép làm một việc gì đó * Tôi ngồi ở đây được không? ここにすわって もいいですか。 * 7h tôi đến được không? 7時に 来てもいいですか。 Để trả lời cho mẫu trên: - はい、いいですよ。 - いいえ、いけません/だめです。 5. ∼てはいけません: * Ở đây cấm hút thuốc: ここでたばこを すってはいけません。 * Nguy hiểm, cấm vào: あぶない、入ってはいけません。 6. ∼て、∼: dùng để nối câu, diễn đạt những hành động nối tiếp nhau, chú ý thứ tự hành động. * Tôi ăn trưa xong rồi về nhà: ごはんを食べて かえる。 * Buổi sáng tôi ngủ dậy rồi đọc báo: あさ起きて しんぶんを読む 7. ∼てから、∼:Xong khi làm xong việc gì đó thì làm việc khác

*∼てから: Chỉ miêu tả 2 hành động, thường là có liên quan đến nhau. Khi chủ ngữ 2 vế khác nhau, thường sẽ dùng cấu trúc: S1がV1てから、S2 が/はV2 ∼ませんか/∼ましょうか/∼ましょう: ∼ませんか:Mời ai đó làm gì. * Bạn ăn bánh không? ケーキをたべませんか。 * Tối đi xem phim không? 夜えいがを見に行きませんか。 ∼ましょう:Đề nghị, rủ rê, kêu gọi (cùng làm gì đó đi) * Cùng học tiềng Nhật nào: 日本語をべんきょうましょう。 * Cùng ăn cơm thôi: ごはんをたべましょう。 * Cùng cố găng nhé: がんばりましょう。 ∼ましょうか:Đưa ra lời đề nghị giúp đỡ ai * Để em xách hộ cặp cho cô ạ: かばんを もちましょうか。 * Để tớ gọi taxi cho cậu nhé: タクシーをおよびましょうか。 Hoặc đưa ra lời đề nghị cả 2 cùng làm việc gì đó:

* Sau khi nghĩ xong thì hãy nói ra nhé: 考えてから言ってくださいね

* Sau giờ học cùng đi thư viện không?

* Sau khi học xong ở trường thì tôi đi làm thêm: 学校が終わって から アルバイトに行く。

授業のあと いっしょに図書館に行きましょうか。

Phân biệt ∼て và ∼てから: Giống nhau: Cùng diễn tả những hành động xảy ra liên tiếp và theo thứ tự. Khác nhau: *∼て、∼ : có thể miêu tả nhiều hơn 2 hành động, các hành động không cần liên quan đến nhau, chủ ngữ 2 vế thường


Một số lưu ý

khi làm bài thi 9. So sánh hơn: N1はN2 より+Adj です。 - 車は自転車よりはやいです。 - マリアさんはわたしよりせが高いです。 N2よりN1のほうがAdjです。 - 自転車より車のほうがはやいです。 - わたしよりマリアさんのほうがせが高いです。 10. So sánh nhất: N1(のなかで)N2が一番(いちばん)Adj です。 - どうぶつで ねこが一番すきです。 - 日本で東京が一番にぎやかです。 - クラスの中でアンさんが一番せが高いです。 8. Tính từ khi kết hợp với N/V - Adj い/な+N: きれいなへや

おもしろいえいが

しずかなまち

おいしい食べもの

- Adj い+く+V: * かれは早く食べます:anh ấy ăn nhanh * にくを うすく きってください。:Hãy cắt thịt thật mỏng. - Adj な+にV: * かのじょはきれいに じを書きます


Các môn thi

và thời gian thi

Bạn có thể xem bảng dưới đây, trong đó có 3 phần: * 言語知識(文字 ・ 語彙 ・ 文法) : Kiến thức ngôn ngữ (Chữ, Từ vựng, Ngữ pháp) * 読解:Đọc hiểu * 聴解:Nghe hiểu Cấp N1 và N2 thi kiến thức ngôn ngữ (chữ, từ vựng, ngữ pháp) và đọc hiểu chung. Còn N3, N4, N5 thì chia làm hai phần. Phần 1 là kiến thức ngôn ngữ gồm chữ, từ vựng. Phần 2 là kiến thức ngôn ngữ về ngữ pháp và đọc hiểu. Các cấp từ N5~N1 đều có thi nghe hiểu riêng.

Tất tần tật những điều bạn cần biết về kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT


Điểm số

các

phần thi Điểm các phần thi năng lực tiếng Nhật như trong bảng sau: Các phần thi đều có tổng điểm trong phạm vi 0 ~ 180, trong đó: Cấp N1, N2, N3: - Kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp): 0 ~ 60 - Đọc hiểu: 0 ~ 60. - Nghe hiểu: 0 ~ 60. Cấp N4, N5: - Kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp) – Đọc hiểu: 0 ~ 120. - Nghe hiểu: 0 ~ 60.

Tất tần tật những điều bạn cần biết về kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT


Mẹo hay làm đề thi JLPT theo từng phần Trước khi đi thi Nhớ mang theo phiếu dự thi (được gửi kèm phong bì) mà nếu quên cũng không sao, vẫn được thi như bình thường. Cái cần mang là CMTND hoặc Hộ chiếu, nếu thiếu cái này thì sẽ không được thi JLPT, hoặc được thi nhưng phải làm giấy cam đoan (mang giấy tờ tùy thân sau 10 ngày đến văn phòng). Giám thị sẽ kiểm tra CMTND và sẽ phát lại thẻ dự thi (để đi nhận kết quả sau này) do đó phiếu dự thi không mang đi cũng được, nhưng CMTND (hoặc Hộ chiếu) thì bắt buộc phải mang theo. Đem theo nước uống, vì thi rất dài, nghỉ giải lao tầm 20 phút, uống nước sẽ giúp bạn tỉnh táo. - Ăn sáng đầy đủ, ăn nhiều thịt (vì tốt cho não). - Bút chì 2B

Trong khi thi Thời gian bài thi JLPT khá dài, từ 9h – 12h00 hoặc hơn tùy vào đề thi (N3 là dài nhất và N5 là ngắn nhất), cộng với các thủ tục chắc phải mât đến 180 phút), có 3 lần nghỉ giữa các phần, thỉnh thoảng bạn nên nhấp ngụm nước, não sẽ làm việc hiệu quả hơn. Giờ nghỉ các bạn nên ra ngoài hít khí trời, ngồi trong phòng mãi, thiếu oxy cũng không tốt cho não. Bài thi làm hoàn toàn bằng bút chì (2B), không nên xài 3B vì nó quá đậm và cũng không nên xài HB vì nó quá nhạt. Mang theo bút bi là không cần thiết. - Làm xong rồi thì đừng check, so đáp án làm gì mất công, có khi lại xuống tinh thần, tốt nhất là uống nước, ra hít thở không khí, đi vệ sinh (thi đọc mất 70 phút liền đó), nếu thích có thể đọc qua chút tài lịêu chuẩn bị cho phần thi kế tiếp. - Xé giấy thi phải hết sức cẩn thận, tránh làm rách, vì sẽ không có tờ thay thế.Chú ý đến thời gian, mỗi phần nên có chiến lược thời gian cụ thể. Nếu bạn đã làm quá thời gian quy định cho phần từ vựng, hãy khoanh bừa và dành thời gian cho các phần sau. - Chú ý đến thời gian, mỗi phần nên có chiến lược thời gian cụ thể. Nếu bạn đã làm quá thời gian quy định cho phần từ vựng, hãy khoanh bừa và dành thời gian cho các phần sau.

Sau khi thi Nhớ được câu nào cần thì kiểm tra, không thì cũng không sao cả. Thông thường thì những câu trong phòng thi bạn không làm được, thi xong ra ngoài check lại thì sẽ nhớ rất lâu. - Cất giữ cẩn thận phiếu giữ thi để về sau xin kết quả, các bạn cũng nên ghi lại mật khẩu để kiểm tra kết quả online phòng khi quên. - Đúc kết lại kinh nghiệm cho kì thi lần sau và chuẩn bị lên kế hoạch cho kì thi JLPT sắp tới

JLPT

Kinh nghiệm trước khi thi


Trình độ tiếng Nhật: N5 Điểm tổng: Trên 90 điểm (Tối đa: 180) Điểm kiến thức ngôn ngữ & Đọc hiểu: Trên 38 điểm (Tối đa: 120) Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60) Trình độ tiếng Nhật: N4 Điểm tổng: Trên 90 điểm (Tối đa: 180) Điểm kiến thức ngôn ngữ & Đọc hiểu: Trên 38 điểm (Tối đa: 120) Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60) Chú ý là khác với kỳ thi JLPT trước đây (chỉ cần điểm tổng lớn hơn điểm đậu), kỳ thi JLPT mới ngoài yêu cầu điểm tổng phải lớn hơn mức đậu, còn yêu cầu điểm thành phần phải lớn hơn mức chuẩn (ví dụ điểm chuẩn của Đọc hiểu là 19 điểm, điểm chuẩn của Nghe hiểu là 19 điểm). Điểm đậu kỳ thi JLPT cũ: 1-kyuu: Trên 70%, tức là trên 280 điểm. Điểm tối đa: 400 điểm. 2-kyuu, 3-kyuu, 4-kyuu: Trên 60%, tức là trên 240 điểm. Tối đa: 400 điểm.

Thế nào là thi đỗ kỳ thi

năng lực tiếng Nhật

JLPT ???


Kỳ thi JLPT được tổ chức khi nào? Xem ngày thi và thời hạn đăng ký ở đâu?

Làm thế nào để đăng ký thi, kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT? Khi nào có kết quả?

Ở Việt Nam, kỳ thi JLPT được tổ chức vào tháng 7 và tháng 12 ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Huế.

Các bước như sau:

Nơi xin hồ sơ: Hà Nội: Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà nội (số 1, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy). Đại học Hà Nội (Nguyễn Trãi, Văn Quán, Hà Đông). Thành phố Hồ Chí Minh: Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1) Đà Nẵng: Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng (131 Lương Nhữ Hộc, Cẩm Lệ) Huế: Đại học Ngoại ngữ Huế (57 Nguyễn Khoa Chiêm, phường An Cựu, Tp. Huế)

1. Mua giấy đăng ký thi và hồ sơ hướng dẫn tại những nơi tổ chức thi. 2. Đăng ký thi, trả tiền lệ phí thi. Thời gian đăng ký: Kỳ thi tháng 7 đăng ký vào tháng 3 ~ tháng 4. Kỳ thi tháng 12 đăng ký vào tháng 8 ~ tháng 9. Trả kết quả: Kỳ thi tháng 7: Khoảng tháng 9. Kỳ thi tháng 12: Khoảng tháng 3.


Luyện thi kỳ thi năng lực Nhật ngữ là một trong những cách giúp bạn học và hiểu tiếng Nhật nhanh nhất. Nếu bạn không định thi JLPT, bạn cũng nên tìm kiếm đề thi thử online và thử khả năng của mình nhé. Và đừng quên là bước ra khỏi phòng thi, tất cả giờ chỉ còn là “ quá khứ”, về đến nhà bạn nên tranh thủ dò lại các đáp án còn nhớ, xem kết quả có khớp không. Giữ cẩn thận phiếu dự thi để tra kết quả online, nên lưu lại mật khẩu đã chọn tránh quên. Cuối cùng, dù kết quả thi như thế nào hãy nhớ rằng bạn cũng đã cố gắng hết khả năng rồi, có ra sao cũng chẳng hề hối tiếc. “Xõa” sau thi với ưu đãi tự thưởng cho bản thân bằng những món ăn tuyệt vời nhé. Sau đó thì rút ra vài kinh nghiệm xương máu, tận dụng cho các kỳ thi khác. Cảm ơn bạn đã luôn đồng hàng cùng Riki trong thời gian qua. Hy vọng những kiến thức chúng mình chia sẻ sẽ có ích cho bạn. Riki Chúc các bạn có một kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT thuận lợi, với kết quả viên mãn, trên cả sự mong đợi.Chúng mình luôn đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục tiếng Nhật ^^!.


Mọi thắc mắc về tiếng Nhật và kỳ thi JLPT vui lòng liên hệ

Hotline tư vấn: 1900633692 - 0984921292

Website: riki.edu.vn

Facebook: Riki Nihongo

Địa chỉ văn phòng: Số 8, Trần Đăng Ninh, Dịch Vọng Cầu Giấy, Hà Nội


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.