4 minute read

2.3.2. Thực trạng ô nhiễm tài nguyên nước ở Việt Nam

chất thải ra từ ô tô, hóa chất gia dụng, v.v., là những tác nhân chính gây ô nhiễm từ khu vực thành thị. Phân khoáng và phân hữu cơ và dư lượng thuốc trừ sâu chiếm phần lớn các chất ô nhiễm. Sự cố tràn dầu ở biển là một trong những vấn đề toàn cầu chịu trách nhiệm về ô nhiễm nước quy mô lớn. Hàng ngàn cá và các sinh vật dưới nước khác chết vì sự cố tràn dầu hàng năm. Ngoài dầu còn có một số các loại chất thải rất khó phân hủy được tìm thấy trên biển như các túi ni - long, nhựa, cao su,... Sự thật về thực trạng ô nhiễm nguồn nước trên thế giới nói về một vấn đề thế giới sắp xảy ra [16].

2.3.2. Thực trạng ô nhiễm tài nguyên nước ở Việt Nam

Advertisement

Nước ta hiện có nền công nghiệp thực sự chưa phát triển, chịu ảnh hưởng của xu hướng đô thị hóa mạnh mẽ , các khu công nghiệp và các đô thị đã xảy ra tình trạng ô nhiễm ở rất nhiều nơi, trên biển, sông suối, trong cả tầng nước ngầm với các mức độ nghiêm trọng khác nhau. Đầu tiên là ô nhiễm biển. Do có đường bờ biển rất dài nên khi ô nhiễm biển xảy ra sẽ cực kì phức tạp.Do sự phát triển kinh tế, hầu hết vùng thềm lục địa đã bị ô nhiễm và dần dần lan ra ngoài khơi. Điển hình như ở Hải phòng, hằng năm có tới hơn 1500 lượt tàu vận tải biển cập cảng Hải Phòng. Lượng dầu cặn qua sử dụng trong quá trình vận tải từ 5-10 m3. Như vậy hàng nghìn m3 dầu cặn qua sử dụng cùng rác thải sinh hoạt của người dân vạn chài và khách du lịch đã tự nhiên theo nhiều cách xả xuống biển. Tình hình ô nhiễm nước ngọt lại càng trầm trọng hơn. Công nghiệp là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm, trong đố mỗi ngành có một loại chất thải khác nhau. Ví dụ KCN Việt Trì mỗi ngày xả hàng trăm nghìn m3 nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, dệt,… khoảng 168m3/ ngày đêm xuống hạ lưu cùng 1 lượng nước thải công nghiệp và sinh hoạt từ thượng nguồn Trung Quốc đã làm chất lượng nước sông Hồng ngày càng xấu đi theo cả không gian và thời gian. Ở Hà Nội các sông như sông Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ có màu đen và hôi thối, đặc

biệt là khu công nghiệp Biên Hòa, Đồng Nai và thành phố HCM tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn làm nhiễm bản các sông ngòi và vùng phụ cận.

Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư càng ngày cang tăng nhanh do dân số và đô thị. Nước thải từ sinh hoạt với nước thải từ các khu tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các khu đô thị ở nước ta.

Nước ngầm cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng cùng với sự ô nhiễm nước sông hồ. Việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn xảy ra ở những vùng ven biển Thái Bình, sông Cửu Long,…

Vài năm trở lại đây, viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường báo cáo có đến hơn 17 triệu người tại Việt Nam chưa được tiếp cận với nước sạch. Những người dân này phải chấp nhận sống chung với nguồn nước ngầm, nước mưa, nước từ nhà máy lọc không an toàn. Chưa dừng lại tại đó, cứ mỗi năm các tổ chức môi trường quốc tế và trong nước vẫn tiếp tục đưa ra những con số rất đáng lo ngại vềtình trạng ô nhiễm nguồn nước ởnước ta: Khoảng 9.000 người tử vong mỗi năm do nguồn nước và vệ sinh kém. Khoảng 20.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước, 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻm em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tại Việt Nam do thiếu nước sạch và vệ sinh kém. Khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen 19.000 tấn rác nhựa thải ra môi trường mỗi ngày, trong đó trung bình mỗi người trong số chúng ta đóng góp đến 1,2kg rác/ngày [14]. Tại các khu công nghiệp hàng trăm đơn vị sản xuất lớn nhỏ, hàng tấn nước thải rác thải chưa qua xử lý đã xả trực tiếp vào đường ống, các chất ô nhiễm hữu cơ, các kim loại còn nguyên trong nước đã thâm nhập vào nguồn nước.Ở nông thôn do điều kiện sinh hoạt còn khó khăn, cơ sở lạc hậu, các chất thải sinh hoạt và cả gia súc, gia cầm chưa qua xử lý đã thấm xuống các mạch nước ngầm, nếu sửdụng nước ngầm không xửlý sẽcó khảnăng mắc các bệnh do nước gây ra.Bên

This article is from: