3 minute read

2.2.9. Tác hại của nước thải công nghiệp

- Quá trình nitrat hóa - khử nitrat hóa Quá trình nitrat hóa: là quá trình oxy hóa sinh hóa nitơ của các muối amon đầu tiên thành nitrit và sau đó thành nitrat trong điều kiện thích ứng (có oxy và nhiệt độ trên 40̊C). Vi khuẩn tham gia quá trình nitrat hóa gồm có 2 nhóm: + Vi khuẩn nitrit: oxy hóa amoniac thành nitrit hoàn thành giai đoạn thứ nhất. + Vi khuẩn nitrat: oxy hóa nitrit thành nitrat, hoàn thành giai đoạn thứ hai. Quá trình nitrat hóa có một nghĩa quan trọng trong kỹ thuật xử lý nước thải. Trước tiên nó phản ánh mức độ khoáng hóa các chất hữu cơ như đã trình bày ở trên. Nhưng quan trọng hơn là quá trình nitrat hóa tích lũy được một lượng oxy dự trữ có thể dùng để oxy hóa các chất hữu cơ không chứa nitơ khi lượng oxy tư do (lượng oxy hoa tan) đã tiêu hao hoàn toàn cho quá trình đó.

2.2.9. Tác hại của nước thải công nghiệp

Advertisement

Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2009 do Bộ tài nguyên môi trường công bố ngày 1/6/2010, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp. Hiên nay, tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm khoảng 43%, nhiều KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng tỷ lệ đấu nối của các doanh nghiệp trong KCN còn rất thấp. Thực trạng trên đã dẫn đến việc phần lớn nước thải của các KCN khi xả ra môi trường đều có các thông số ô nhiễm cao hơn nhiều lần so với quy định. Ví như ở các ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9 - 11, chỉ số nhu câu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD) có thểlên đến 700mg/l và 2.500 mg/l, hàm lượng chất rắn lơ lửng… cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước bề mặt trong vùng dân cư. Ở nước thải công nghiệp, ngoài việc chứa hàm lượng cao các hợp chất hữu cơ như protein,

các dạng carbohydrate, dầu mỡ (từ công nghệ chế biến thực phẩm), hemicellulose, liginin (công nghiệp sản xuất giấy), còn có các hợp chất hóa học khóa phân hủy như các hợp chất có vòng thơm có N, các alkyl benzensufonate (công nghiệp sản xuất bột giặt), các loại dung môi, các kim loại nặng như chì, thủy ngân… Tác hại đến môi trường của nước thải do các thành phần ô nhiễm tồn tại trong nước thải gây ra [3]. - COD, BOD: sự khoáng hóa, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng và giảm pH của môi trường. - SS: lắng đọng ở nguồn tiếp nhận, gây điều kiện yếm khí. - Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước thải công nghiệp ảnh hưởng đến đời sống của thủy sinh vật nước. - Vi trùng gây bệnh: gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da,… - N, P: đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa (sự phát triển bùng phát của các loại táo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong các sinh vật, trong đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra). - Màu: mất mỹ quan. - Dầu mỡ: gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt lớn và gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong quá trình phân hủy yếm khí sinh ra như H2S, NH3, CH4,… làm cho nước có mùi hôi thối. Hậu quả trung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mãn tính liên quan đến ô nhiễm nước nhưviêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng (Trịnh Thị Thanh,2016) [10].

This article is from: