5 minute read

4.4. Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường quận Hoàng Mai

Từ bảng kết quả trên nhận thấy một số khu đô thị chưa được xử lý nước thải theo quy chuẩn, đặc biệt là cạnh bia hơi Hà Nội, cống thải 11, khu đô thị Kim Văn – Kim Lũ có 4/10 thông số vượt quy chuẩn. Các khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp, KĐT Nam Đô, KĐT Định Công, phường Định Công; KĐT bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt; KĐT Vĩnh Hoàng, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai có 3/10 thông số vượt quy chuẩn.

4.4. Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường quận Hoàng Mai

Advertisement

 Giải pháp về quản lý: -Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường. - Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về môi trường từ cấp phường đến cấp quận. - Lập hồ sơ cơ sở dữ liệu về môi trường và chạy trên phần mềm chuyên dùng để cập nhật hàng năm, kịp thời đánh giá và đưa ra giải pháp quản lý phù hợp. - Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý môi trường từ cấp phường đến cấp quận. - Kịp thời động viên, khen thưởng đối với các đơn vị, cá nhân, tổ chức có đóng góp với sự nghiệp bảo vệ môi trường tại quận. -Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trường trên địa bàn quận - Lập Báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm theo quy định của Luật bảo vệ môi trường và các quy định hiện hành.  Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường Thực hiện các chủ trương và chỉ đạo của nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ chính trị về công tác bảo vệ môi trường, trong đó việc triển khai xây dựng đề án chi cho hoạt động sự nghiệp môi trường không dưới 1% tổng chi ngân sách hàng năm. Bộ Tài nguyên và môi trường đã và đang phối hợp với Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tiến hành điều tra, đánh giá tình hình đầu tư cho công

tác quản lý và bảo vệ môi trường thời gian vừa qua, trên cơ sở đó, xác định rõ mục tiêu, nguyên tắc và phạm vi chi cho sự nghiệp môi trường. Trong thời gian tới, việc tổ chức và triển khai chi 1% ngân sách hàng năm cho sự nghiệp môi trường phải đảm bảo một số nguyên tắc sau: - Phân bổ ngân sách phục vụ công tác quản lý môi trường trên địa bàn quận đảm bảo 1% ngân sách địa phương theo quy định và tăng dần từng năm theo các chương trình, nhiệm vụ cụ thể. - Từng bước xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường: vận động nhân dân, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh dịch vụ, các nhà đầu tư trên địa bàn quận tích cực hưởng ứng các hoạt động bảo vệ môi trường của địa phương. - Xây dựng chương trình, kế hoạch phù hợp nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của Quận. Đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới cần phải đảm bảo: + Xây dựng các cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư bảo vệ môi trường. + Đa dạng hoá nguồn đầu tư, tăng tỷ lệ đầu tư cho bảo vệ môi trường từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. + Vận động nhân dân tham gia đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, tạo điều kiện đẩy mạnh các dịch vụ môi trường. + Xây dựng kế hoạch đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.  Giải pháp kỹ thuật Theo kết quả quan trắc hàm lượng N và P của các hồ khá cao, đều vượt QCVN 14-MT:2015/BTNMT, nhận thấy chất lượng nước trong hồ có dấu hiệu bị phú dưỡng. Giải pháp trước mắt là tập trung xử lý – cải thiện chất lượng nước mặt. Cần thực hiện ngay việc phối hợp với các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý và các bên liên quan ở các địa phương trong cùng lưu vực sông để cùng quản lý và khai thác, sử dụng cho nhiều mục đích và bảo vệ môi trường.

Kiểm soát chất lượng nước mặt để kịp thời thông báo đến cơ quan chức năng xử lý. Nhóm giải pháp khoa học - công nghệ để nâng cao chất lượng môi trường - Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường: Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường để tăng cường năng lực kiểm soát mức độ biến động về các chỉ tiêu môi trường, các điểm ô nhiễm môi trường để hoạch định chính sách, kế hoạch quản lý và đầu tư các hạng mục bảo vệ môi trường phù hợp bao gồm: mạng lưới quan trắc môi trường không khí và tiếng ồn; mạng lưới quan trắc môi trường nước (nước mặt, nước ngầm, nước thải); mạng lưới quan trắc môi trường đất; mạng lưới quan trắc chất thải rắn. - Xử lý và cải thiện chất lượng môi trường trong khu dân cư: Yêu cầu các nhà đầu tư xây dựng bổ sung các công trình xử lý nước thải tập trung tại các khu đô thị đã hoạt động nhằm giảm thiểu tác động đến nguồn nước trong địa bàn quận. Tập trung thực hiện xây xựng mô hình điểm về bảo vệ môi trường cấp phường từ đó nhân rộng ra các đơn vị khác; xử lý và khắc phục ô nhiễm nước mặt tại một số sông, ao, hồ tù đọng thuộc các khu dân cư.  Giải pháp giáo dục truyền thông - Tăng cường nâng cao nhận thức cho các nhà quản lý về ô nhiễm môi trường; các tác động, ảnh hưởng, thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. - Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của chất lượng môi trường không khí xung quanh đối với sức khỏe cộng đồng cũng như ảnh hưởng của nó tới chất lượng cuộc sống.  Giải pháp xử phạt vi phạm hành chính

Thực hiện Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Tăng cường công tác thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiếp nhận và xử lý các đơn thư phản ánh của người dân về ô nhiễm môi trường.

This article is from: