5 minute read

4.1.2. Kinh tế - xã hội

4.1.2. Kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Advertisement

Cơ cấu kinh tếchuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷtrọng ngành thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp. Đến năm 2019, tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng 53,28%, ngành thương mại, dịch vụ 45,63% và ngành nông nghiệp 1,09%. Việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh được quan tâm. Các loại hình doanh nghiệp tăng trưởng cả về số lượng và quy mô, so với thời điểm đầu số lượng doanh nghiệp tăng 2,1 lần (9.486 doanh nghiệp), doanh thu tăng 3 lần đạt 87.686 tỷ đồng, sử dụng số lao động tăng 1,72 lần (114.000 lao động). Chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp được tăng cường chỉ đạo. Toàn quận đã chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp được 297,4 ha đạt 75% diện tích đất nông nghiệp khu vực bãi Sông Hồng (trong đó 196,2ha cây trồng và 101,2 ha nuôi thủy sản). Giá trị sản phẩm nông nghiệp thu hoạch được trên 1 ha đất sau chuyển đổi đạt khoảng 200 đến 300 triệu đồng.

Do ảnh hưởng suy giảm kinh tế giai đoạn 2016 - 2017, kinh tế trên địa bàn quận trong giai đoạn 5 năm duy trì tốc độ tăng trưởng khá tuy nhiên chưa đạt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng giá trị sản xuất do quận quản lý bình quân là 15,83% (kế hoạch 17 - 17,5%). Trong đó: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ tăng bình quân 18,32%, giá trị sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 14,19%, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân 1,94%.[1]

Tổng thu ngân sách 5 năm 2015 - 2019 đạt 8.794 tỷ đồng gấp 2,11 lần so với nhiệm kỳ trước. 4.1.2.2. Điều kiện xã hội  Dân số

Tính đến cuối năm 2019, dân sốcủa quận Hoàng Mai vào khoảng 373 nghìn người. Dân số quận Hoàng Mai từnăm 2015 đến năm 2019 tăng 23 nghìn người, tức là tỷ lệ tăng khoảng 6,5%.

Tỷ suất sinh thô hàng năm tại quận Hoàng Mai trong giai đoạn 2015- 2019 ở mức cao nên mức giảm tỷ suất sinh chưa đạt kế hoạch đề ra (02 năm tăng là năm 2015 tăng 0,87‰; năm 2016 tăng 3,9‰; 03 năm giảm là năm 2017 giảm 3,4‰; năm 2018 giảm 0,05‰; năm 2019 giảm 0,5‰). Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng vào năm 2018 giảm xuống còn 7,1%. Đến năm 2019, tỷ lệ số hộ nghèo đã giảm xuống còn 0,36%, tạo việc làm mới cho 27.413 lao động.

Nhìn chung, công tác dân số, gia đình và chăm sóc trẻ em tại quận Hoàng Mai trong giai đoạn 2015 - 2019 được thực hiện tương đối tốt. Chương trình Dân số - KHHGĐ của quận đề ra đã có hiệu quả làm ổn định tăng dân số tự nhiên và nâng cao chất lượng dân số. Ngoài ra, quận Hoàng Mai còn triển khai Đề án sàng lọc trước khi sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh và kiểm soát tỉ lệ sinh con thứ ba.

Mặc dù quận Hoàng Mai đã thực hiện công tác kiểm soát tăng dân số tốt, nhưng qua các năm, dân số quận Hoàng Mai vẫn tăng lên, chưa kể một lượng lớn dân di cư từ các vùng nông thôn hoặc tỉnh thành khác đi vào thành phố cư trú dưới hình thức tạm trú hoặc không khai báo tạm trú với cơ quan quản lý. Chính vì thế quận Hoàng Mai cũng gặp vô số các sức ép của vấn đề gia tăng dân số đối với môi trường như các quận nội thành khác của Thành phố Hà Nội.  Giao thông vận tải

Hệ thống giao thông của quận Hoàng Mai tương đối thuận lợi, có 3 loại hình chính là đường thủy, đường sắt và đường bộ. a. Đường thủy: Có tuyến sông Hồng, có cảng Khuyến Lương với diện tích khoảng 5 ha, có một cầu cảng với khảnăng thông qua 200.000 tấn hàng hóa/năm, tuy nhiên hiện tại việc khai thác cảng Khuyến Lương còn rất thấp so với khả năng thực tế. Bên cạnh đó, dọc theo tuyến sông Hồng là một số bến, bãi, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân b. Đường sắt: Trên địa bàn quận có ga Giáp Bát, vừa là ga hành khách vừa là ga hàng của tuyến đường sắt Bắc - Nam với diện tích khoảng 11 ha, chiều dài 800 m.

c. Đường bộ: Hiện tại, trên địa bàn quận có nhiều tuyến đường bộ quan trọng chạy qua như: Đường Giải Phóng ,Tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ, Tuyến đường Pháp Vân - Khuyến Lương, Đường Tam Trinh, Đường Lĩnh Nam,… - Hệ thống các điểm bến bãi đỗ xe như: + Bến xe phía Nam với quy mô 3,57 ha. Đây là bến xe được đầu tư xây dựng tương đối tốt, hiện đã sử dụng hết công suất với lưu lượng 300 - 400 xe/ngày, đáp ứng lượng hành khách 8.000- 10.000 người/ngày. + Bến xe tải Yên Sở nằm trên mặt đường Pháp Vân - Khuyến Lương diện tích 1,5 ha, hiện chưa khai thác hết công suất. + Bến đỗ xe tải Kim Ngưu thuộc phường Hoàng Văn Thụ với quy mô diện tích 1,56 ha mới được đầu tư xây dựng. + Các bãi đỗ xe trong các khu đô thị Định Công, Linh Đàm, Đền Lừ... đều đã xây dựng, quy mô và chất lượng tốt.

Nhìn chung, hệ thống giao thông đô thị và trong các khu đô thị của quận đã được quan tâm đầu tư, nhưng nhiều tuyến xây dựng còn thiếu đồng bộ hệ thống dẫn nối ra các tuyến đường chính. Hệ thống đường giao thông và các công trình kỹ thuật ở khu vực làng xóm cũ chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ. Đây là những vấn đề cần quan tâm, giải quyết.[1]  Du lịch

Bảng 4.3. Tổng hợp hoạt động ngành du lịch Thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2018

TT

Sản phẩm

1 Tổng mức bán ra của ngành du lịch lữ hành (tỷ đồng) 4.817 5.953 6.829 7.085

2015 2016 2017 2018

2 Khách du lịch

Khách quốc tế đến Hà Nội (nghìn lượt khách) 1.303,7 1.660,9 1.843,5 2.007,0

Khách nội địa đến Hà Nội (nghìn lượt khách) 7.819,6 8.460,8 9.420,5 9.250,0

This article is from: