PHIẾU ĐĂNG KÝ THAM GIA GIẢI THƯỞNG THÀNH TỰU 2012 1. Thông tin tác giả đăng ký (hoặc đại diện nhóm tác giả): - Họ và tên: Giang Huỳnh Như - Nơi công tác: Trung tâm nghiên cứu di truyền và sức khỏe sinh sản (CGRH), Đại học Quốc gia TPHCM, IVFAS (Bệnh viện An Sinh) - Địa chỉ liên hệ: 10 Trần Huy Liệu, Quận Phú nhuận, TPHCM - Số điện thoại: 01213 231 721 - Địa chỉ email: giangnhu80@yahoo.com 2. Tên đề tài/ công trình tham dự giải thưởng và đơn vị/ cấp quản lý đề tài: Atosiban cải thiện tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ có thai ở những bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần 3. Các tác giả chính của đề tài/ công trình: Vương Thị Ngọc Lan, Vũ Nhật Khang, Giang Huỳnh Như, Hồ Mạnh Tường 4. Tóm tắt nội dung đề tài/ công trình: Đây là nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu đầu tiên về tác dụng của atosiban lên cơn co tử cung, tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ thai lâm sàng ở các bệnh nhân được chuyển phôi trữ lạnh. Nghiên cứu được tiến hành trên 71 bệnh nhân có tiền căn thất bại làm tổ nhiều lần được chuyển phôi trữ lạnh. Atosiban được truyền trước, trong và sau khi chuyển phôi. Kết quả của nghiên cứu cho thấy atosiban có thể có ích cho những bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần với tần suất của cơn co tử cung giảm đi đáng kể sau khi sử dụng atosiban, tỉ lệ làm tổ của phôi và tỉ lệ thai lâm sàng lần lượt là 13.9% và 43.7%. Một trong các cơ chế có thể là atosiban làm giảm cơn cơ tử cung từ đó làm cải thiện tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ thai lâm sàng nhưng cũng có thể bao gồm các cơ chế khác. Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí RBM Online (2012).
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài/ công trình: Thất bại làm tổ làm yếu tố chính ảnh hưởng lên tỉ lệ thành công của TTTON. Cơn co tử cung quá nhiều có thể làm giảm tỉ lệ làm tổ của phôi. Cơn co tử cung có thể làm phôi di chuyển về phía vòi trứng hay cổ tử cung/âm đạo. Quá trình chuyển phôi nhẹ nhàng, ít sang chấn có ý nghĩa quan trọng trong sự thành công của chu kỳ TTTON do hạn chế sự chế tiết oxytocin, từ đó làm giảm bớt cơn co tử cung. Bên cạnh đó, kích thích buồng trứng cũng làm một trong các cơ chế làm tăng cơn co tử cung hơn so với chu kỳ tự nhiên. Để làm hạn chế cơn co tử cung, người ta đã áp dụng nhiều cách như thao tác chuyển phôi nhẹ nhàng với catheter mềm, tránh chạm vào đáy tử cung. Về thuốc, cũng có nhiều loại dược phẩm được áp dụng với nhiều kết quả khác nhau, trong đó có atosiban. Atosiban là chất đối vận phối hợp của oxytocin/vasopressin V1A . Đầu tiên, thuốc được chỉ định trong điều trị dọa sinh non. Bên cạnh đó, tác dụng an toàn trên phôi cũng đã được chứng minh trên mô hình động vật. Với tác dụng giảm co thắt tử cung và cải thiện tưới máu lên cơ tử cung, thuốc đã được sử dụng trên các chu kỳ TTTON với những trường hợp sinh sống đã được báo cáo. Nghiên cứu này một lần nữa khẳng định tác dụng của atosiban lên cơn co tử cung, cũng như cải thiện tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ thai lâm sàng ở những bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần. 6. Ý nghĩa thực tiễn, ứng dụng của đề tài/ công trình: Trong TTTON, một số bệnh nhân vẫn không thành công sau nhiều chu kỳ mặc dù được chuyển phôi tốt, nội mạc tử cung thuận tiện và được trực tiếp điều trị bởi các bác sĩ lành nghề. Trong những trường hợp này, thất bại làm tổ nhiều lần là nguyên nhân gây hiếm muộn cho các bệnh nhân này. Khoảng 2/3 các trường hợp thất bại làm tổ nhiều lần là do môi trường tử cung không thuận lợi, 1/3 là nguyên nhân đến từ chất lượng phôi. Có rất ít cách điều trị cho các bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần. Với đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần, có thể nói tỉ lệ có thai lâm sàng đã được cải thiện từ 0% (thất bại nhiều chu kỳ) trở thành 43,7% sau khi được sử dung atosiban trong chuyển phôi. Tỉ lệ thai lâm sàng này tương đương với tỉ lệ thai lâm sàng chung tại trung tâm của chúng tôi (45%). Kết quả hứa hẹn của nghiên cứu này là tiền đề cho các nghiên cứu khác về ứng dụng atosiban cho những bệnh nhân có tiên lượng tốt hơn hay thường quy tất cả các bệnh nhân làm TTTON.
7. Đề tài/ công trình được nghiệm thu hoặc công bố: - Hội nghị “Update in Infertility Treatment”, Ho Chi Minh City, October, 2011 - Hội nghị Kỹ thuật Hỗ trợ sinh sản toàn quốc lần 2, TPHCM tháng 4 2012 - 4th Asia Pacific Initiative in Reproduction (ASPIRE) Meeting, Osaka, Japan September 2012 - Đăng trên tạp chí Reproductive BioMedicine Online – Impact factor 2.041 (Vuong Thi Ngoc Lan et al., Reproductive BioMedicine Online Volume 25, Issue 3 , Pages 254-260, September 2012) 8. Thông tin khác về đề tài/ công trình: Đây là nghiên cứu đầu tiên được công bố trên y văn thế giới về sử dụng Atosiban giúp cải thiện tỉ lệ thành công trong TTTON. Đề tài tạo được sự chú ý đối với giới chuyên môn trong lãnh vực này trên thế giới và mở ra nhiều hướng nghiên cứu sắp tới. Việt nam được xme là một trong những nước đi đầu hiện nay trong hướng nghiên cứu này trên thế giới. Đề tài đã được báo cáo tại các hội nghị toàn quốc, khu vực và thế giới. Hiện nay, đã có nhiều hội nghị chuyên ngành trong khu vực mời báo cáo viên Việt nam trình bày kết quả nghiên cứu và những vấn đề liên quan của nghiên cứu này. Đề tài do Trung tâm Nghiên cứu Di truyền và Sức khỏe sinh sản (CGRH), Khoa Y Đại học Quốc gia TPHCM chủ trì thực hiện. 9. Đính kèm bảng báo cáo đầy đủ (full-text) toàn văn đề tài/ công trình: Bản sao của tài liệu 3 hội nghị có liên quan và bài toàn văn trên tạp chí RBMO tháng 9/2012.