Survival

Page 1

1


2


3


4


Sáng tác và minh hoạ

Võ Trần An Hạ

5


Copyright © Võ Trần An Hạ Copyright minh hoạ © Võ Trần An Hạ. Bản quyền tác phẩm thuộc về tác giả. Mọi hành vi xuất bản, sao chụp, phân phối dưới dạng in ấn hoặc văn bản điện tử, đặc biệt là việc phát tán trên mạng Internet mà không có sự cho phép của tác giả là vi phạm tới pháp luật. và làm tổn hại tới quyền lợi của tác giả. Không ủng hộ, khuyến khích những hành vi vi phạm bản quyền.

6


CONTENTS CHƯƠNG 1 : BẮT ĐẦU

08

CHƯƠNG 2 : TẠO LỬA

36

CHƯƠNG 3 : TRÚ ẨN

44

CHƯƠNG 4 : NGUỒN NƯỚC

61

CHƯƠNG 5 : THỨC ĂN

71

7


8


BAT DÂU

9


Đó là một ngày nắng khá đẹp, ít mây mù, nên mọi chuyện xảy ra cũng không ai có thể đoán trước được… À quên giới thiệu với các bạn. Tôi là Nam. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về chuyến phiêu lưu bất đắc dĩ của mình, một trải nghiệm mà tôi không bao giờ quên được.

10


Mùa hè năm 15 tuổi của tôi. Tôi một mình bay từ Sài Gòn ra Hà Nội thăm ông bà nội. Tôi thiếp đi ngay khi máy bay vừa cất cánh. Bỗng nhiên một cảm giác rung mạnh làm tôi bật tỉnh dậy. Máy bay rung càng lúc càng mạnh, và cảm giác không giống những cơn chấn động do mây như bình thường. Tất cả hành khách bắt đầu hoảng loạng thật sự. Tôi cảm thấy tim mình thót mạnh hơn và càng lúc càng muốn nổ tung ra ngoài. Cơ trưởng thông báo điều gì đó trên loa và trước khi chúng tôi kịp hiểu vấn đề thì RẦM….

11


12


13


Máy bay gặp trục trặc kỹ thuật nên cơ trưởng phải hạ cánh khẩn cấp xuống một vùng rừng núi hoang sơ mà sau này tôi mới biết là khu vực Nam Trường Sơn của đất nước.

Tôi may mắn không bị gì nhưng rất nhiều người bị thương nặng trong đó có cơ trưởng và cơ phó. Vì ngồi trong khoang lái bị chấn động mạnh nên cả hai đều bất tỉnh, tình trạng nguy kịch. Tôi và anh Vinh, bộ đội mới xuất ngũ và ngồi ngay cạnh tôi trên chuyến bay cùng những người không bị thương khác cố gắng lôi những hành khác bị kẹt ra khỏi chiếc máy bay đã bị hư hỏng nặng. Mọi thứ ngay lúc ấy thật tuyệt vọng, đến bây giờ mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn thấy rùng mình. Chúng tôi thử mọi chiếc điện thoại di động có thể tìm được nhưng không một chiếc nào bắt được sóng. Một chị tiếp viên hàng không thông báo với chúng tôi bộ phận liên lạc đã bị hư hỏng nặng, không thể gọi cấp cứu ngay tức khắc. Chúng tôi phải trông đợi vào đội cứu hộ và mọi người tuy không nói ra nhưng đều tự hiểu, công cuộc tìm kiếm có thể kéo dài nhiều ngày…

14


15


Tuy vậy, gạt lo sợ sang một bên, anh Vinh cùng với tôi và 1 số người khác tiếp tục việc cứu giúp những hành khách bị thương và bị mắc kẹt. Tôi còn nhớ chị Trúc, lúc ấy là bác sỹ của 1 bệnh viện khá lớn trong thành phố. Chị Trúc giúp sơ cứu cho những người bị thương. Dụng cụ sơ cứu rất hạn chế. Chúng tôi phải lấy quần áo và cành cây để nẹp lại cho mọi người. Bây giờ nhớ lại, tiếng la khóc ngày đó vang lên khắp nơi, tôi nhiều đêm vẫn không ngủ được vì ám ảnh.

16


17


Mặt trời khuất sau rặng núi, chúng tôi đốt lửa cho ấm và ngồi lại với nhau. Không gian tĩnh lặng của màn đêm bao trùm càng làm nỗi sợ hãi thêm phần thấm đẫm. Có tiếng khóc thút thích. Tôi cũng hoang mang vô cùng, tin chắc mình không thể thoát khỏi nơi này. Bỗng nhiên anh Vinh lên tiếng:: _ Thôi mọi người cũng đã mệt rồi. Nghỉ ngơi đi, ngày mai chúng ta sẽ nghĩ cách. Tôi nhìn gương mặt anh Vinh, thấy anh chau mày lại. Có vẻ anh đang suy nghĩ gì đó. Rồi nỗi sợ hãi chìm vào cùng giấc ngủ…

18


19


Sáng sớm hôm sau, khi mặt trời mới le lói. Mọi người vẫn còn ngủ say. Tôi nghe tiếng động và thức dậy thì thấy anh Vinh đang chuẩn bị leo lên 1 cây cổ thụ gần đấy. _Anh leo lên cây để làm chi vậy anh Vinh? – Tôi hỏi anh. _ Ừ anh leo lên để tìm phương hướng. – Anh nói. Cũng khá là lâu anh mới leo lên tới ngọn. Tôi đứng ở dưới ngước lên la to hỏi anh: _ Anh thấy gì không? _ Anh thấy 1 dòng sông. – Tiếng anh vọng xuống – Hi vọng đây là đường sống của chúng ta. Rồi anh leo xuống, thu lại dây. Anh đứng 1 hồi và nhìn tôi nói: _ Chúng ta sẽ tìm được cách. Em đừng quá lo. Anh xoa đầu tôi rồi đi. Tôi dõi nhìn theo anh.

20


21


Tới trưa, anh Vinh tập họp mọi người lại rồi nói: _ Mọi người ơi! Tình hình là sáng nay tôi đã xem xét phương hướng, tôi thấy đằng xa có 1 con sông lớn. Tôi có 1 đề nghị như thế này. Chúng ta không thể cứ ngồi ở đây được. Trong khi có rất nhiều người bị thương nặng cần được cấp cứu ngay. Tôi sẽ tìm đường đến con sông đó, đi về cuối hạ nguồn có thể sẽ có người giúp đỡ. Còn mọi người cứ ở đây cố gắng tìm cách liên lạc bằng điện thoại nếu có thể. Mọi người thấy sao?

22


Tiếng xì xầm ngày càng to, sau một hồi tất cả đồng tình với phương án đó. Lúc này anh Vinh cùng chị Trúc nói chuyện với các chị tiếp viên hàng không và một số người khác. Anh Vinh đưa họ 1 danh sách những thứ mà anh cần cho chuyến đi để mọi người giúp tìm kiếm từ máy bay và hành lí của hành khách. Chị Trúc hỏi: _ Anh đi 1 mình vậy liệu có an toàn? Hay là để chúng tôi đi chung với anh?

23


24


_Không cần đâu. Các bạn cứ ở đây để giúp đỡ những người bị thương, họ cần các bạn hơn tôi nhiều. Dù sao tôi cũng là bộ đội xuất ngũ, quen thuộc với rừng rậm hơn. _ Nhưng ít ra cũng phải có ai đó đi với anh để trừ trường hợp nguy hiểm gì chứ. _ Em sẽ đi với anh Vinh. Tôi xông ra hét to. Em cũng muốn giúp. Chị Trúc nhìn anh Vinh với anh mắt nghi ngờ: _Em còn nhỏ xíu liệu có đương đầu được khó khăn? Anh Vinh nhìn vào ánh mắt kiên quyết của tôi một lúc lâu: _ Coi như đây là trải nghiệm đầu đời dành cho em. Tôi tin là chúng tôi sẽ không sao.

25


Đêm đó anh Vinh và tôi ngồi tâm sự rất lâu. Tôi cũng suy nghĩ rất nhiều, thật sự tôi sợ rừng rậm và những cái nguy hiểm không tên bên trong nó. Nhưng không hiểu sao nhìn anh Vinh tôi lại thấy an tâm hơn. Và cảm thấy quyết tâm của anh, tôi càng muốn được tham gia để giúp đỡ mọi người. Chị Trúc giúp chúng tôi chuẩn bị đồ đạc. Tất cả diễn ra trong im lặng. Sáng ngày hôm sau, chúng tôi dậy rất sớm để lên đường. Mọi người ra tiễn 2 anh em. Chị Trúc nói: Hãy cẩn thận, chúng tôi chờ tin các anh. Anh Vinh và tôi cùng đồng thanh: mọi người bảo trọng.

26


27


Khi bước những bước đầu tiên vào chuyến phiêu lưu đó. Tôi hỏi anh Vinh: _ Liệu chúng ta tới đó kịp để tìm người cứu không anh? _ Anh tin là mình sẽ thành công. Em cứ làm theo những gì anh chỉ thì sẽ không sao.

28


29


Kỹ năng

NHUNG VÂT DUNG CÂN THIÊT KHI DI RUNG Sau đây là 1 số danh mục để chuẩn bị cho 1 chuyến đi vào rừng cơ bản. Khi chọn lựa, các bạn phải tùy theo nhu cầu, mục đích, nhiệm vụ, địa thế, khí hậu... mà chọn những vật dụng thích hợp và cần thiết để mang theo.

30


Balo

Đèn

Bật

La bàn

Còi

Thuốc

31


Bình nước

Lều bạt

Giầy cổ cao

Đồ ăn

Quần áo

Dây thừng

32


Kỹ năng

XAC DINH PHUONG HUONG KHI O TRONG RUNG Để thoát ra khỏi một vùng xa lạ hoang vu, để đến đúng điểm đã định trước. các bạn nhất thiết phải tìm ra phương hướng. Trong thực tế, có nhiều người vì không định được hướng, nên đã đi quanh quẩn mãi trong một vùng, và đôi khi lại quay về đúng nơi khởi điểm.

33


Hãy chú ý tới những khu dân cư, nơi có lán trại hay có bất kỳ dấu hiệu sinh hoạt nào của con người và tìm cách di chuyển đến đó. Lúc này bạn phải leo lên điểm cao nhất có thể tiếp cận như ngọn cây, đỉnh đồi để quan sát, tìm những đặc điểm như nhà, ruộng đồng, khói, nếu vào ban đêm có thể tìm ánh lửa, ánh điện… Bạn cũng nên chú ý nghe những tiếng động lớn như tàu, xe, động cơ để từ đó lần đường đi

Gặp thời tiết xấu, không nhìn rõ mặt trời, trăng, sao… và không có địa bàn, các bạn có thể phỏng định phương hướng bằng cách nhìn vào thân cây. Phía nào ẩm ướt nhiều là hướng Bắc (vì mặt trời không đi qua hướng này). Từ đó các bạn suy ra các hướng khác.

Trăng Thượng Tuần: (từ mùng 1 đến mùng 10 âm lịch). Khi ấy trăng khuyết, hai đầu nhọn quay về hướng đông. Tuy nhiên, ta chỉ thấy rõ trăng từ mùng 4 âm lịch. Trăng Trung Tuần: (từ 20 đến 29 – 30 âm lịch). Trăng sẽ khuyết, hai đầu nhọn quay về hướng Tây. Trăng có thể thấy rõ từ 25 âm lịch Ngoài ra, các bạn có thể vạch một đường thẳng tưởng tượng đi qua hai đầu nhọn của mặt trăng thẳng xuống đất, điểm tiếp xúc đó là hướng Nam.

34


Việt Nam chúng ta nằm trong vùng “Châu Á gió mùa” với hai loại gió chính: Gió mùa Đông Bắc và Gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc hoạt động kéo dài từ tháng 10 năm này cho đến tháng 4 năm sau, thổi từ Đông Bắc đến Tây Nam. Còn gió mùa Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, thổi từ Tây Nam đến Đông Bắc. Muốn biết gió thổi hướng nào, các bạn nhìn các ngọn cây, ngọn cỏ, lá cây hoặc cầm ít cát bụi, giấy vụn… thả xuống xem gió cuốn đi hướng nào.

Dùng một cây gậy thẳng dài khoảng 90 cm, cắm thẳng góc với mặt đất. Ta ghi dấu đầu bóng của gậy, lần thứ nhất gọi là điểm A. Sau đó khoảng 15 phút, bóng gậy sẽ di chuyển qua chỗ khác, ta lại đánh dấu bóng của đầu gậy thứ hai, gọi là điểm B. Nối điểm A và B lại, ta có một đường thẳng chỉ hướng Đông Tây (điểm A chỉ hướng Tây, còn điểm B chỉ hướng Đông). Và dĩ nhiên hướng Nam Bắc thì thẳng góc với hướng Đông Tây.

35


Anh Vinh động viên tôi là vậy. Nhưng tôi cảm giác được mọi khó khăn đang chờ đón chúng tôi ở đằng trước. Chúng tôi tiến vào rừng già bằng sự quyết tâm và dũng cảm nhất mà chúng tôi có được.

36


TAO LUA

37


Ngày đầu tiên xa mọi người, chưa có chuyện gì xảy ra. Tôi để ý thấy mỗi lần đi đến đâu anh Vinh sẽ để 1 dấu hiệu nhận biết tới đó để khỏi bị lạc. Chúng tôi cũng rất tiết kiệm trong ăn uống vì đồ ăn dự trữ không nhiều. Đêm đó chúng tôi tìm thấy 1 chỗ khô ráo để nhóm lửa. Tôi chuẩn bị đồ ăn trong khi anh Vinh nhóm lửa. Quan sát anh ấy thành thạo động tác, tôi thật ngưỡng mộ. Sau khi ăn xong, tôi hỏi: _ Anh Vinh, hồi trước lúc đi bộ đội anh được dạy những kĩ năng này à? Anh châm thêm củi và gật đầu. _ Vậy anh chỉ em được không? – Tôi tha thiết hỏi. Anh nhìn tôi rồi cười cười: _ Ừ nhóc muốn học thì anh sẽ chỉ.

38


39


Kỹ năng

TAO RA LUA Nên nhớ lửa là 1 yếu tố cực kì quan trọng trong việc sống còn. Không có nó thì không có ánh sáng trong đêm, cũng như các bạn không thể sưởi ấm và nấu thức ăn được.

40


Các cách thông thường Dĩ nhiên tốt nhất là chúng ta có một hộp diêm không thấm nước, một quẹt gas gọn gàng tiện lợi, hoặc những vật dụng đánh lửa như: Đá đánh lửa (Flint Fire Starter), Đá Ma-nhê (Mangesium Fire Starter).

Vật liệu tạo lửa

Trước khi muốn làm ra lửa, em phải chuẩn bị một số bùi nhùi hay vật dẫn lửa. Đây là những vật tơi, xốp, khô, dễ bắt lửa, dễ cháy.

1

Dùng pin

Nối hay đầu dây kim loại hoặc miếng nhôm của chewgum Pin tiểu vào hai cực âm dương rồi Giấy bạc chew- đánh vào nhau. Nếu cường độ điện đủ mạnh, và bùi nhùi dễ gum bắt lửa (có tẩm xăng dầu càng tốt), thì sau vài lần đánh, lửa sẽ Dây kim loại bùng cháy (các bạn cần đánh nhanh liên tiếp).

Vật liệu cần có:

41


2

Dùng 2 thanh kim loại đánh vào nhau Vật liệu cần có: 1 con dao, 1 thanh kim loại, và bùi nhùi Em kề dao và thanh kim loại (Muỗn, đũa kim loại, 1 con dao khác …) sát bùi nhùi. Đánh dao vào thanh kim loại càng mạnh càng tốt. Sự ma sát của kim loại sẽ tạo ra những tia lửa bắn vào bùi nhùi. 1 hồi sau bùi nhùi sẽ từ từ cháy lên.

3

Dùng thấu kính

Vật liệu cần có: Thấu kính, hoặc mắt kính,... những loại làm ngưng tụ ánh sáng tốt. Em đưa thấu kính lên, đặt thẳng góc với mặt trời, đoạn xê dịch sao cho điểm sáng hội tụ gom lại thành một chấm nhỏ nhất, chiếu thẳng vào mớ bùi nhùi dễ cháy. Vài giây sau khói sẽ bốc lên, chờ khi thấy có điểm lửa, các bạn cầm bùi nhùi lên thổi nhè nhẹ, lửa sẽ bùng lên.

42


43


_Đó là các cách cơ bản anh chỉ em, còn rất là nhiều cách khác. Sau này về được nhà em cũng nên tìm hiểu thêm. Anh Vinh nói rồi leo lên cành cây gần đó. – Bên kia có 1 cành cây nữa, anh kiểm tra rồi không có gì đâu, em leo lên cây mà ngủ tránh thú dữ. Tôi gật gật đầu rồi dọn đồ. Bỏ thêm củi vào lửa để cháy lâu hơn.

44


TRU ÂN

45


Trong rừng thì vắt rất nhiều, tôi đi được một hai bước thì lại có vài con bu vào người. Anh Vinh mắng: _ Anh đã bảo em thoa thuốc đi mà không nghe. Đợi tới lúc xuống được con sông chắc cũng không còn giọt máu nào. Tôi ậm ự lấy thuốc ra thoa lên mấy chổ sung tấy.

46


47


Bỗng trời xầm xì chuyển mưa to. Giờ không phải là mùa mưa, nhưng không hiểu sao hôm nay lại mưa lớn như thế này. Chúng tôi phải tìm nơi trú ẩn gấp không khéo bệnh thì không tốt chút nào. _Nhìn kìa! Có 1 cái hang – Anh Vinh chỉ.

48


49


50


Chúng tôi chạy ngay vào đó và thay đồ ướt ra. Quan sát hang động, anh Vinh tính rằng tối nay sẽ nghỉ lại tại cái hang này, đỡ phải tìm dựng lều. Được một lúc thì chúng tôi tò mò thử vào sâu bên trong hang. Có gì đó ở đây làm cho tôi rợn người.

51


52


1 bầy dơi từ đâu ùa ra. Tôi và anh Vinh vắt chân lên cổ chạy. May thay trời bên ngoài mưa cũng đã ngớt.

53


54


Thế là cuối cùng vẫn phải dựng lều. Tấm lều của chúng tôi đã bị ướt mất nên đành phải dựng bằng lá cây. Tôi đi hái những chiếc lá thật to, còn anh Vinh dựng khung lều. Tôi thật sự cảm thấy quá mệt mỏi chỉ muốn nằm ngủ ngay lập tức.

55


56


57


Kỹ năng

TIM NOI TRU ÂN Khi bị lạc trong rừng thì vấn đề trú ẩn là vấn đề nan giải. Tùy theo điều kiện khí hậu, vật liệu các bạn có sẵn, vật liệu thiên nhiên chung quanh, thời gian chúng ta lưu trú... mà chúng ta kiến tạo một chỗ trú ẩn cho thích hợp.

58


Các bước dựng lều cơ bản

Buộc 3 thân cây lớn cùng đường kính làm cột chống lại như hình . Choãi chúng ra thành 3 góc đều nhau

Thêm những thanh chống phụ, buộc cố định chúng lại ở trên đỉnh (3). Thường thì tổng cộng 5-6 cột chống là tốt lắm rồi.

chúng ta cần vài cây gỗ, tấm vải bạt hay lá cây loại to và một chút khéo léo

Phủ lớp vải bạt ra bên ngoài, cố định chúng lại bằng dây buộc. Việc này khá đơn giản bởi lớp khung chống đỡ đã có sẵn rất chắc chắn. Với một cái cây ta có có thể làm một chiếc lều tương tự.

59


Nơi trú ẩn tự nhiên

Tận dụng các cây lớn bị đổ, gẫy dựng thành một chiếc lều đơn giản.

Với một cái cây ta có có thể làm một chiếc lều tương tự.Vật liệu đơn giản chỉ là một thân cây gỗ,, vải bạt.

Với một cái cây ta có có thể làm một chiếc lều tương tự.Vật liệu đơn giản chỉ là một thân cây gỗ, đá, vải bạt.

60

Ngoài ra, khi không thể dựng lều hay cần 1 chổ nghỉ ngơi nhanh chóng. Thì ta cũng có thể tìm tới hốc cây hay 1 cành cây lớn. Nhưng nhớ phải kiểm tra xem có rắn hay côn trùng nguy hiểm không nhé.


Hang động Hang động là một nơi trú ẩn rất lý tưởng. Từ ngàn xưa, ông cha chúng ta đã lấy hang động làm nơi trú ngụ của gia đình hay bộ tộc. Hang động cho chúng ta một nơi ở, một nhiệt độ ổn định và một chỗ khá an toàn.

Nhận biết hang động Hang động không dễ nhìn thấy từ xa bằng mắt thường nếu không trực tiếp tìm kiếm. Có một số cách sau đây khiến bạn có thể tìm được hang động dễ dàng hơn: - Những khe nứt ở vùng núi đá vôi lộ thiên thường dẫn vào hang động lớn. Kiểm tra những khe nứt mà có gió lùa, hơi lạnh lùa ra thì chắc chắn nó dẫn đến hang động. - Dọc theo bờ biển có những hang động được tạo ra do tác động của sóng. Ở nơi này cũng được nhưng phải chú ý mực nước và thủy triều. - Quan sát sự bay ra, bay vào của loài dơi. Bạn cũng có thể tìm ra được hang động.

61


NGUテ年 NUOC

62


Càng đi sâu trong rừng tôi càng lo lắng, vì vẫn không thấy tăm hơi con sông kia đâu. Cũng ngay lúc đó tôi phát hiện ra nước dữ trữ đã cạn. Tôi lại càng hoang mang hơn.

63


Tôi báo cho anh Vinh biết. Anh chau mày và bỗng nhìn mấy nhánh dây leo rồi nói: _ Lấy nước từ cái này đỡ vậy. Anh leo lên cái cây gần đó, chặt 1 khúc dây leo bự, quả nhiên có nước. Tôi mừng rỡ hứng nước, nhưng cũng chỉ đủ 1 bình. Thôi có còn hơn không.

64


65


Chúng tôi đi với tình trạng thiếu nước như vậy thêm một lúc lâu, đến khi gần như chịu không nổi nữa, thì tôi thấy đằng xa có 1 cây chuối rất bự. Anh Vinh reo lên mừng rỡ. _ Vị cứu tinh của chúng ta đây rồi.

66


67


Kỹ năng

TIM NGUÔN NUOC Nước là nhu cầu số một và cũng là chìa khoá của sự sống và sự mưu sinh ở nơi hoang dã. Cơ thể của chúng ta chứa 75% nước, nhưng cũng rất dễ mất nước qua hệ bài tiết, cho nên chúng ta phải kịp thời bổ sung số lượng nước đã mất, nếu không cơ thể sẽ suy kiệt nước, và nguy đến tính mạng. Người ta có thể nhịn đói hàng tuần nhưng không thể nhịn khát vài ngày

68


Muốn có nước, các bạn chặt ngang thân chuối, cách mặt đất chừng 1 gang tay (20cm). Khoét một lỗ hình chén ở giữa, sâu xuống cho đến phần gốc (củ). Chừa bẹ chung quanh vừa đủ dầy để giữ nước. Khoảng một giờ thì nước trào lên, các bạn múc đổ vào bình chứa nước, và cứ tiếp tục như thế cho đến khi kiệt nước.

Trường hợp gặp cây dừa mới ra hoa, mà chúng ta thì rất cần nước. Hãy níu cuống hoa cho cong xuống (có thể dùng dây để trì giữ lại), và cắt chỗ giáp cuống với buồng hoa. Dùng bao nylon chụp lại để hứng nước. (Đừng để không khí tiếp xúc với vết cắt).

69

Nước mưa đọng lại trong các đốt tre bị kiến đục thủng. Khi gặp một bụi tre , hãy lắc mạnh từng cây tre và tìm kiếm những cây tre nào


Đào lỗ ở vùng trũng thấp, giữa những đồi cát, nơi có cỏ xanh hoặc đất ẩm.

Các bạn cũng có thể tìm thấy những vũng nhỏ chứa nước ở các khe mương, sau các tảng đá lớn, dưới chân các vách núi… Những vũng nầy không thấm xuống đất, vì nó nằm trên một lớp đá hay đất sét nhão. Cũng ít bị bốc hơi vì được che khuất ánh nắng mặt trời.

70

Trùm một tấm nylon khác trong suốt và sạch, lên bụi cây, dằn kín. Dưới ánh mặt trời, lá cây sẽ bốc hơi, ngưng tụ dưới bề mặt tấm nylon, rồi chảy về phía hố tích lũy. Nước nầy cũng tinh khiết, có thể dùng ngay.


Căng 1 miếng vải rộng ra, để suốt đêm. Những mắc lưới đó sẽ thu những giọt nhỏ của sương mù góp lại thành những giọt nước. Nó chảy tự nhiên vào một cái máng ở dưới những mảnh lưới, rồi theo những ống dẫn, đổ vào bể chứ.

Những hốc cây do kiến hay ong đục thủng là một nơi chứa nước sạch khá lâu do ít có ánh mặt trời chiếu vào. Lấy nước từ đó ra bằng ống hút hay các tấm vải sạch.

71

Hầu như tất cả các loại dây leo trong thiên nhiên đều chứa nước, nhất là các loại dây leo thân mềm. Tuy nhiên trước khi sử dụng, các bạn cũng phải biết rõ tính chất loại dây leo.


THUC AN

72


Thêm một ngày trôi qua mà vẫn không thấy dòng sông đâu, đến thưc ăn dự trữ cũng hết. Tôi rất cố gắng nhưng chân tay bắt đầu lả đi. Anh Vinh nhìn tôi lo lắng. Đến chiều tối, chúng tôi dựng trại ở 1 mảnh đất tương đối bằng phẳng, tôi nhóm lửa, còn anh thì đi tìm thức ăn.

73


Lúc về anh quăng cho tôi một gói lá. Tôi mở ra… Á Á Á Á Á Á !!!! Tôi la lớn. Toàn là côn trùng kì nhông kì đà. Trong lúc tôi còn kinh hãi thì anh Vinh đã lấy 1 con thảy vào miệng tỉnh bơ: _ Coi vậy mà nhiều dinh dưỡng lắm, ráng mà ăn, không ăn được thì nướng lên, mùi vị cũng như nhau cả. Anh nướng cho tôi mấy con. Đói quá tôi đành nhắm mắt ăn thử. QUOAAA thật ra mùi vị cũng không đến nỗi tệ như tôi tưởng…

74


75


76


Ngày hôm sau mọi thứ ổn hơn. Chúng tôi tìm thấy 1 dòng suối nhỏ, anh Vinh làm 1 cái cần để câu những con cá ở đó cho đỡ tốn công sức. Những con cá cũng khiến cho chúng tôi được no nê 1 bữa. Nhưng điều làm tôi lo lắng chính là chúng tôi đi càng lúc càng lâu, không biết những người ở lại như thế nào.

77


Kỹ năng

TIM THUC AN Nếu trong giai đoạn thức ăn dự trữ không còn, thì kỹ năng săn bắt tìm kiếm thức ăn là 1 điều quan trọng.

78


Khi săn bắt gồm 3 bước

Phán đoán con mồi

Phát hiện tiếp cận con mồi

Bạn biết khu vực này là nơi sinh sống của loài thú này, khu vực kia là tổ của một loài chim nọ hay lộ trình đi ăn, đi uống nước của một vài loài thú. Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng công việc săn bắt của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều …

Phát hiện con mồi để đánh bắt, để đặt bẫy, để lẩn tránh … Hãy “ đọc “ dấu vết mà một con vật để lại : Dấu chân, phần cỏ cây dập nát, đất bị đào xới như hang, tổ, phân, lông, nước tiểu , mùi đặc trưng và tiếng động …

79

Triệt hạ con mồi. Với những người chưa quen với việc giết hại một con vật nào đó thì sẽ dễ bị run tay, bắn trượt con vật chỉ cách mình vài mét hay tim đập mạnh, hơi thở dồn dập, đổ mồ hôi … Và lời khuyên ở đây là chẳng có lời khuyên nào cả. Thời gian sẽ dạy cho bạn sự trấn tĩnh trước việc này.


Thòng lọng tự giật Đây là một kiểu bẫy tự giật thông dụng. Sử dụng loại thân cây dẻo làm cần bật, cắt hết cành, lá đi để tạo lực bẩy tốt nhất.

Bước 1

Bước 2

Bước 3

Đóng 1 cái cọc gỗ gần thân cây như hình vẽ, cọc gỗ này để làm giá cố định thòng lọng bằng 1 cái chốt đơn giản. Có thể mắc thòng lọng lên các bụi cây, thân cây nhỏ xung quanh nhưng phải chắc chắn thòng

Níu cành cây xuống và buộc chặt vào đầu kia của thòng lọng, chú ý mắc vào chốt sao cho đủ chặt để cố định sợi dây nhưng khi con vật nào đó mắc phải thì chốt

Các loài thú vật khi đi qua sẽ kích hoạt bẫy, thú nhỏ sẽ bị treo luôn trên cây còn các loài thú lớn hơn cũng bị giữ lại

80


Bẫy sập Còn đây là kiểu bẫy nhỏ hơn dành cho các loại thú nhỏ. Chú ý nhìn kĩ cách đặt chốt để khi con thú ăn mồi sẽ làm phiến đá sập xuống đè lên chúng. Loại bẫy này dùng thức ăn để dụ chúng

Lưới bắt chim Nếu tạo ra được một chiếc lưới thì hãy thiết kế lưới ở những vị trí như sau để bắt chim. Phần dưới lưới nên để trùng một chút để khi rơi xuống chim đập cánh loạn xạ sẽ càng bị mắc vào lưới hơn.

Bẫy hố cổ chai đơn giản Đây là một cái bẫy đơn giản và hiệu quả đối với những loài thú nhỏ như sóc, chuột, nhím … và các loài găm nhấm khác. Đào 1 cái hố nhỏ, sau đó nguỵ trang bằng lá cây và cành cây. Các con thú nhỏ

81


82


Cũng đã ba ngày trôi qua từ lúc chúng tôi đi. Cả hai bắt đầu mệt mỏi. Riêng tôi cứ cảm thấy con đường phía trước sao mù mịt quá. Đang nghĩ thế bỗng anh Vinh dừng lại, nghe ngóng cái gì đó. Tôi cũng ngó quanh … Chợt … _ Anh Vinh ơi …! Giọng tôi run run. _ Nam im lặng, hình như anh nghe thấy tiếng nước. Tôi lay anh nhưng không thốt lên lời, anh bực mình: _ Cái gì ….

83


84


85


86


_ Nghe lời anh Nam, bước thật từ từ, chậm chậm. Con hổ còn đang say giấc, hi vọng chúng tôi di chuyển ra khỏi chỗ đó thật mau mà không làm nó thức giấc. Chúng tôi lùi lại thật chậm .... thật chậm .... Bỗng … RẮC. GGGGGGRRRRRRRRRRR

87


88


_CHẠY LẸ NAM, BỎ HẾT LẠI CHẠY THEO ANH! Tôi chỉ còn biết cắm đầu chạy nhanh nhất có thể. Trước đó thì mệt lả, nhưng bây giờ thì mọi năng lượng từ đâu dồn hết vào đôi chân…

89


90


Chạy một đoạn, thì tới con thác lớn. Anh Vinh hớt hải hỏi: _ Em biết bơi không Nam? _ Dạ biết _ Tốt! Vậy nhảy đi. Tôi chưa kịp suy nghĩ thì đã thấy anh nhảy xuống, tôi cũng nhảy theo.

91


Trong tích tắc, chỉ cần chúng tôi nhảy chậm một bước thì con hổ đó đã vồ được cả hai. Tôi chỉ hi vọng không bị chết đuối. Sau đó thì tôi lịm đi.

92


93


94


Tôi nghe có tiếng ai kêu mình. Lờ mờ mở mắt ra, tôi không nhìn thấy rõ họ, chỉ thấy họ đội mũ và mặt bộ đồ màu xanh. ..

95


SẼ TIẾP TỤC

96


97


98


99


2 73945294058279465

100


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.