ICHAM Newsletter N.2/2014 (Vietnamese version)

Page 1

Tháng NĂm 2014

Newsletter N.2/2014

PHÒNG THƯƠNG MẠI Ý TẠI VIỆT NAM

Tin nổi bật:  Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, tr.2  Hội thảo về Thuế & Các vấn đề pháp l{, tr.3  Lễ khai trương văn phòng mới, tr.4  MECSPE 2014, tr.5  Hội nghị Khu vực 2014, tr.7  Cosmoprof Bologna, tr.9  Gặp gỡ sinh viên Khoa Ngữ Văn Ý, tr.11  RAI ITALIA phỏng vấn Chủ tịch ICHAM, tr.12  ICHAM & Thành Viên, tr.17


Trang 2

Newsletter N.2/2014

DIỄN ĐOÀN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Cuộc đối thoại cấp cao giữa đại diện chính phủ, chính quyền các tỉnh của Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài đã diễn ra vào ngày 24/3 vừa qua tại TP.HCM trong khuôn khổ của Diễn Đàn Doanh Nghiệp Việt Nam (Vietnam Business Forum - VBF). Diễn đàn được chủ trì bởi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân cùng với đại diện của 15 Phòng Thương Mại là thành viên của VBF. Diễn đàn nhằm tìm ra giải pháp cho các vấn đề cấp bách mà doanh nghiệp đang phải đối mặt, bao gồm việc cấp phép, tuyển dụng, thuế, hải quan, đất đai và tài sản. Đại diện cho ICHAM, Chủ tịch Michele D’Ercole đã có lời phát biểu về những cơ hội mà các doanh nghiệp Ý đang cố gắng nắm bắt ở thị trường Việt Nam và ICHAM sẽ tiếp tục nỗ lực để thúc đẩy các cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp hai nước.

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Bùi Quang Vinh và Chủ tịch ICHAM Michele D’Ercole


Trang 3

Newsletter N.2/2014

HỘI THẢO VỀ THUẾ VÀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ THƯỜNG GẶP Nhằm cung cấp những thông tin mới nhất về thuế cũng như các vấn đề pháp lý thường gặp cho các doanh nghiệp hội viên, ICHAM đã phối hợp với công ty luật PWC tổ chức buổi hội thảo vào ngày 25/03/2014.

Thành viên ICHAM tham dự Hội thảo

Mở đầu hội thảo là phần trình bày của luật sư Veera Meanpaa về chủ đề “Đi sâu vào thực tiễn: Các vấn đề pháp l{ thường gặp trong các vụ mua bán và sáp nhập tại Việt Nam”. Nội dung chính của phần trình bày xoáy vào việc đầu tư trực tiếp nước ngoài, những vấn đề của doanh nghiệp và kinh doanh nói chung. Bà Meanpaa cũng đưa ra lời khuyên cho các thành viên của ICHAM về việc tái cơ cấu, đàm phán, lập hồ sơ cho việc đầu tư và các giao dịch của họ tại Việt Nam. Trong phần tiếp theo, “Cập nhật về Thuế và Các quy định mới về thuế 2013-2014”, chuyên gia về thuế Annett Perschmann Taubert giới thiệu hệ thống thuế quốc tế, bao gồm cơ cấu đầu tư vào Việt Nam và tư vấn tổ chức cơ cấu doanh nghiệp.

(từ trái sang) Luật sư Veera Maenpaa, Chuyên gia thuế Annett Perschmann Taubert, Chủ tịch ICHAM Michele D’Ercole and Đối tác của PwC Richard Irwin


Trang 4

Newsletter N.2/2014

EUROCHAM—EVBN KHAI TRƯƠNG VĂN PHÒNG MỚI Vào ngày 28/03, Phòng Thương Mại Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham), Mạng Lưới Thương Mại Châu Âu – Việt Nam (EVBN) và Phòng Thương Mại Pháp tại Việt Nam (CCIFV) tổ chức lễ khai trương văn phòng mới tại tòa nhà Landmark, 5B Tôn Đức Thắng, TP. HCM. Tham gia sự kiện có sự hiện diện của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu, đại diện của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, Đại sứ quán châu Âu và đại diện của các Tổng Lãnh sự. Về phía Eurocham có sự tham dự của Phó Chủ tịch Tomaso Andreatta, về phía ICHAM là Chủ tịch Michele D’Ercole và Tham tán Thương mại Ý tại Việt Nam Bruna Santarelli.

(từ trái sang) Pierre-Jean Marlgouyres, Chủ tịch EVBN và CCIFV; Delphine Malard, Tham tán thứ nhất Phái Đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, và Nicola Connolly, Chủ tịch Eurocham

(từ trái sang) Tham tán thương mại Ý tại VN Bruna Santarelli, Phó Chủ tịch EUROCHAM Tomaso Andreatta, Trưởng đại diện ICHAM TP. HCM Nguyễn Thương Thảo và Chủ tịch ICHAM Michele D’Ercole


Trang 5

Newsletter N.2/2014

MECSPE: 8 DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THAM DỰ HỘI CHỢ TẠI Ý Từ ngày 24 đến 27 Tháng 3, 8 doanh nghiệp Việt Nam do ông Phạm Hoàng Hải, Giám đốc điều hành của ICHAM, dẫn đầu đã tham dự sứ mệnh thương mại tại vùng Emilia-Romagna, Ý. Chương trình nằm trong khuôn khổ của dự án “Điểm Đến Việt Nam Cho Các Doanh Nghiệp Cơ Khí Chế Tạo Vùng Emilia-Romagna” do chính quyền vùng Emilia-Romagna, Liên đoàn các phòng thương mại vùng Emilia-Romagna (Unioncamere Emilia-Romagna), Phòng thương mại thành phố Modena (Promec) và ICHAM phối hợp tổ chức. Qua hai buổi gặp trực tiếp B2B tại trụ sở Phòng Thương mại Forlì và Modena, các doanh nghiệp Việt Nam đã gặp 34 công ty đến từ vùng Emilia-Romagna hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo. Hơn 90 cuộc gặp được thực hiện đã cho thấy sự quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đầu tư mua các thiết bị công nghệ hiện đại “Made in Italy” và đồng thời tăng cường hợp tác về mặt sản xuất với các doanh nghiệp Ý. Tiếp đó trong ngày 27/03, đoàn đã đến thăm hội chợ MECSPE diễn ra tại Khu Hội Chợ Triển Lãm Parma Fair, với sự hiện diện của Ngài Đại sứ Việt Nam tại Ý Ông Nguyễn Hoàng Long, Chủ tịch Hội Đồng Lập Pháp Vùng Emilia-Romagna Bà Palma Costi, Chủ tịch Phòng Thương Mại TP Parma Andrea Zanlari, và ông Gianfranco Ferilli (Phó Chủ tịch Senaf). Trong lễ khai mạc, Đại sứ Nguyễn Hoàng Long cho biết: “Tôi hy vọng rằng các doanh nghiệp Việt Nam có mặt hôm nay, tại hội chợ MECSPE, sẽ là những người tiên phong cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác nữa. Việt Nam là một thị trường mà các doanh nghiệp Ý vừa và nhỏ có rất nhiều cơ hội để đầu tư và tiếp cận, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ khí công cụ. Để phát triển mạnh Doanh nghiệp Việt Nam nghe giới thiệu về hoạt động hơn, doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường đào tạo của Liên đoàn các phòng thương mại nguồn nhân lực chất lượng cao. Và doanh nghiệp Ý chính là đối tác l{ tưởng của chúng ta”. MECSPE, sự kiện quan trọng nhất trong lĩnh vực cơ khí chuyên dụng, là cơ hội để các công ty Việt Nam tham quan các sản phẩm xuất sắc của ngành công nghiệp cơ khí chế tạo Ý. Sứ mệnh thương mại tại Emilia-Romagna đã cho thấy mối quan hệ gắn kết và lợi ích song phương cho Emilia-Romagna và Việt Nam. Sứ mệnh đó sẽ không thể thành công nếu không có sự hợp tác chặt chẽ và bền vững giữa ICHAM và Liên đoàn các phòng thương mại vùng Emilia-Romagna thông qua “Desk Vietnam” – Văn phòng Việt Nam tại Bologna.


Trang 6

Newsletter N.2/2014

Gặp gỡ B2B giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp vùng Emilia-Romagna

Thăm nhà máy của một công ty Ý

Thưởng thức ẩm thực Ý

Gặp mặt B2B


Trang 7

Newsletter N.2/2014

HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN CÁC PHÒNG THƯƠNG MẠI Ý 2014 CHỦ TỊCH ICHAM TRỞ THÀNH ĐẠI DIỆN KHU VỰC Hội nghị thường niên các phòng thương mại Ý tại châu Á, Ả Rập và Nam Phi năm 2014 đã diễn ra từ ngày 4 đến ngày 6 tháng tư tại Học viện Văn hóa Ý, Đại sứ quán Ý tại Trung Quốc, thành phố Bắc Kinh. Hội nghị là cơ hội tốt để vạch ra các triển vọng cho năm 2014 và tăng cường hợp tác giữa các phòng thương mại trong khu vực. Hội nghị được bắt đầu bằng diễn văn khai mạc của Chủ tịch Phòng Thương mại Ý tại Trung Quốc Franco Cutrupia, tiếp theo đó là Đại sứ Ý tại Trung Quốc Alberto Bradanini và Chủ tịch Liên Đoàn Các Phòng Thương Mại Ý tại Nước Ngoài (Assocamerestero) Leonardo Simonelli Santi. Trong ngày đầu tiên, các đại biểu đã nghe những ví dụ tiêu biểu về sự hiện diện của doanh nghiệp Ý tại Trung Quốc. Tiếp theo đó, Rita Fatiguso, phóng viên nhật báo Il Sole24Ore, chủ trì buổi tọa đàm với các đại diện đến từ Việt Nam, Trung Quốc, Hongkong, Ấn Độ, Indonesia, Nhật, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế hiện thời tại khu vực châu Á – Nam Phi, để từ đó các

Chủ tịch ICHAM Michele D’Ercole và Đại sứ Ý tại Trung Quốc Alberto Bradanini

đại biểu có thể chia sẻ những kinh nghiệm làm thế nào để tăng cường đầu tư và xuất khẩu của Ý vào khu vực châu Á. Trong ngày thứ hai Hội nghị tập trung vào việc bầu cử đại diện mới của khu vực. Sau khi tiến hành bỏ phiếu, Hội nghị đã bầu chủ tịch ICHAM – Ông Michele D’Ercole là Đại diện Các Phòng Thương mại Ý tại Khu vực châu Á, Ả Rập và Nam Phi. Sau đó hội nghị tiếp tục thảo luận về những phương pháp thu hút các doanh nghiệp Ý vừa và nhỏ.


Trang 8

Newsletter N.2/2014

(từ trái sang) Phó chủ tịch Phòng Thương mại Ý tại Nhật Bản Fabrizio Cazzoli, Chủ tịch Liên đoàn các phòng thương mại Ý tại nước ngoài Leonardo Simonelli và Đại diện mới của Khu Vực Michele D’Ercole

Tọa đàm bàn tròn do Rita Fatiguso, phóng viên báo Il Sole 24 Ore, chủ trì

Đại diện các phòng thương mại Ý tại châu Á, Ả Rập và Nam Phi


Trang 9

Newsletter N.2/2014

DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THAM DỰ TRIỂN LÃM COSMOPROF EXPO Từ ngày 3-7 tháng Tư, đoàn doanh nghiệp Việt Nam do ICHAM dẫn đầu đã tham dự hội chợ Cosmoprof và gặp gỡ với hơn 30 nhà triển lãm các sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc đẹp. Kết quả gặp gỡ cho thấy nhu cầu trao đổi hợp tác thương mại giữa Ý và Việt Nam ngày càng tăng nhanh. COSMOPROF WORLDWIDE BOLOGNA là một trong những triển lãm quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp chuyên nghiệp, bao gồm cả thể dục thẩm mỹ và y dược. Triển lãm trưng bày các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp tổng thể, từ móng tay cho đến mỹ phẩm. Cosmprof hướng tới mục tiêu tăng cường gặp gỡ trực tiếp giữa các công ty tham dự triển lãm và khách hàng quốc tế thông qua các cuộc gặp được đặt lịch trước với các nhà nhập khẩu/phân phối đến từ khắp nơi trên thế giới. Hội chợ là dịp để các công ty hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp tìm được đối tác phù hợp với nhu cầu của mình.

Doanh nghiệp Việt Nam tham dự hội chợ

International Buyer Lounge

Gặp gỡ B2B giữa doanh nghiệp Việt Nam và nhà sản xuất mỹ phẩm


Trang 10

Newsletter N.2/2014

ARISTON THERMO KHÁNH THÀNH NHÀ MÁY MỚI TẠI VIỆT NAM Tập đoàn Ariston Thermo, nhà sản xuất hàng đầu về các sản phẩm nhiệt gia dụng và máy nước nóng, vừa khánh thành nhà máy mới gần Hà Nội vào ngày 11 tháng tư vừa qua, nhằm phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong nước và các thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á. Nhà máy có diện tích 50.000 m2 với dự kiến hơn 300 công nhân và sản lượng 1.000.000 máy nước nóng/ năm. Với nhà máy mới này, Ariston Thermo sẽ có thể nâng cao năng lực sản xuất và đáp ứng nhu cầu của thị trường Đông Nam Á. Lễ khánh thành nhà máy mới là đích đến trên chặng đường dài thành công của Ariston Thermo tại Việt Nam. Kể từ năm 1988, Ariston Thermo đã dẫn đầu thị trường cùng với Ariston, một trong những thương hiệu Ý nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Chủ tịch và Giám đốc điều hành của ICHAM cũng có mặt ở sự kiện để chúc mừng lễ khánh thành nhà máy mới của Ariston cùng với Đại sứ Ý tại Việt Nam Lorenzo Angeloni. Ông Paolo Merloni, Chủ tịch Tập đoàn Ariston Thermo phát biểu – “Nhà máy mới góp phần vào việc nâng cao công suất tại khu vực Đông Nam Á – một khu vực đang phát triển mạnh mẽ mà trong đó, Việt Nam là trọng tâm trong chiến lược phát triển của chúng tôi.”

(từ trái sang) Chủ tịch ICHAM Michele D’Ercole, Đại sứ Ý tại Việt Nam Lorenzo Angeloni, và Đại sứ Việt Nam tại Ý Nguyễn Hoàng Long

Đại diện của Ariston Thermo cùng hai Ngài Đại sứ và đại diện của ICHAM


Trang 11

Newsletter N.2/2014

GẶP GỠ THÂN MẬT SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN Ý Một buổi tiếp đón thân mật để chào mừng giáo sư Marcello Silvestrini, giảng viên trường Đại Học Cho Người Nước Ngoài Tại Perugia, đã được tổ chức tại Khoa Ngữ Văn Ý, trường Đại học KHXH và Nhân Văn TP. Hồ Chí Minh vào ngày 14/04. Tại buổi đón tiếp có sự hiện diện của bà Tổng Lãnh Sự Ý tại TP. HCM Carlotta Colli, đại diện ICHAM, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên Khoa Ngữ Văn Ý. Giáo sư Silvestrini cho biết giáo trình dành cho việc dạy và học tiếng Ý bằng tiếng Việtđầu tiên sẽ sớm được xuất bản trong thời gian tới. Đây là một tin đáng mừng vì nhu cầu học tiếng Ý ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở khu vực phía Nam: hiện nay số lượng sinh viên theo học tại khoa Ngữ Văn Ý đã trên 150. Vào cuối buổi gặp, trưởng khoa Trương Văn Vỹ đã có lời phát biểu trong đó ông đánh giá cao sự hỗ trợ của các tổ chức Ý tại Việt Nam và hy vọng rằng hợp tác giữa hai nước sẽ ngày càng chặt chẽ hơn nữa.

Phát biểu của bà Tổng lãnh sự Ý Carlotta Colli tại buổi gặp

(từ trái sang) Đại diện ICHAM Văn Tỉnh Trần Lê, Veronica Ornesti, Tổng lãnh sự Ý bà Carlotta Colli, Trưởng đại diện ICHAM TP. HCM Nguyễn Thương Thảo và Giáo sư Silvestrini


Trang 12

Newsletter N.2/2014

RAI ITALIA PHỎNG VẤN CHỦ TỊCH ICHAM Chủ tịch ICHAM Michele D’Ercole đã tham gia với tư cách là khách mời đặc biệt trong chương trình “Community” của kênh truyền hình Rai Italia phát sóng trên toàn thế giới. Chương trình cũng được chọn lọc chiếu trên kênh RAI Thematic School. “Community” là chương trình dành cho cộng đồng Ý đang sống và làm việc ở nước ngoài thông qua những bài phỏng vấn về những người Ý yêu thích định cư ở ngoại quốc. Chương trình cũng hướng tới những người có { định đi định cư nước ngoài. Câu chuyện của họ hoàn toàn mới mẻ, khác xa câu chuyện đi định cư trong quá khứ. Những con người mới này có những mục tiêu mới và công nghệ mới trong tay. Quan trọng hơn, họ không chỉ có tấm vé ra đi mà còn có cả tấm vé khứ hồi. “Community” ra đời chính vì mục tiêu này: miêu tả cho những người Ý ở nước ngoài về một “nước Ý khác”. Nhận thức được một mạng lưới kết nối mạnh mẽ của những cá nhân và tổ chức luôn yêu và đặt Tổ Quốc Chủ tịch D’Ercole và nhà báo Benedetta Parodi lên hàng đầu. Chính nhờ lòng trung thành vô tư ấy mà nước Ý tiếp tục là điểm hội tụ của thế giới, một đất nước nhỏ bé nhưng giàu giá trị văn hóa và những tài năng lỗi lạc. Trả lời phỏng vấn, chủ tịch ICHAM Michele D’Ercole cho biết về một số hoạt động của ICHAM trong thời gian vừa qua và những kế hoạch sắp tới. Trước hết là việc ông vừa được bầu là Đại diện của Các Phòng Thương mại Ý tại châu Á, Ả Rập và Nam Phi và nhấn mạnh rằng trong một khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh, các Phòng Thương mại cần làm việc hài hòa với nhau để có thể đề xuất với doanh nghiệp những dự án hợp tác chung; ông Michele cũng cho biết thêm về việc ra mắt cuốn sách “Saperi, Diplomazia e Cooperazione” nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt-Ý, trong đó có một chương của ông viết về quá trình phát triển của ICHAM; ngoài ra ông cũng chỉ ra một số lĩnh vực tiềm năng nhất tại Việt Nam dành cho các doanh nghiệp Ý muốn đầu tư vào thị trường này. Trong buổi phỏng vấn chủ tịch Michele cũng giới thiệu hai dự án lớn mà ICHAM sắp triển khai trong thời gian tới: lễ khai trương văn phòng Việt Nam tại Assolambarda, Milan hợp tác cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Ý và dự án “Quảng bá doanh nghiệp thông qua video marketing” – dự án quảng bá các sản phẩm Ý tại thị trường Việt Nam, phối hợp với Đại sứ quán Ý tại Việt Nam và Liên đoàn các phòng thương mại vùng Emilia-Romagna thực hiện. Những dự án trên đã cho thấy Việt Nam ngày càng trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Ý muốn mở rộng hoạt động tại thị trường châu Á.


Trang 13

Newsletter N.2/2014

Bài phỏng vấn sẽ được phát sóng vào ngày 15 tháng 5 năm 2014.

COMMUNITY Chương trình được phát sóng hàng ngày, từ thứ 2 đến thứ 6, do MC Benedetta Rinaldi dẫn chương trình với những nhân vật, câu chuyện, sự kiện và phim ảnh từ cộng động Ý trên khắp thế giới. Chương trình còn giới thiệu về ngôn ngữ Ý, những bài hát nổi tiếng nhất trên thế giới, cách tiếp cận với cộng động Ý ở khắp mọi nơi và những nhân vật Ý xuất sắc. Từ thứ 2 đến thứ 6 New York and Toronto: 6,00 pm Buenos Aires: 7,00 pm Ho Chi Minh City: 3,15 pm Bắc Kinh và Perth: 5,15 pm Sydney: 7,15 pm Johannesburg: 4,30 pm


Trang 14

Newsletter N.2/2014

“LIÊN MINH LIÊM CHÍNH VIỆT NAM” (VIETNAM INTEGRITY ALLIANCE) Vào ngày 22/04 vừa qua tại khách sạn Sofitel - Hà Nội, ICHAM đã tham dự cuộc họp chống tham nhũng và tăng cường tính liêm chính của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Sự kiện do Phòng Thương mại Châu Âu (Eurocham), Hiệp Hội Doanh Nghiệp Anh (BBGV), Towards Experience và Đại sứ quán Anh tổ chức, với sự tham dự của ông David Priestley (Phó chủ tịch BBGV), ông David John Champion (Phó chủ tịch Eurocham), ông David Whitehead (Chủ tịch Auscham – Phòng Thương mại Australia) và ông Gerry Constantino (Phó chủ tịch ECCP Philippines). Chủ trì bởi chuyên gia tư vấn của Towards Transparency ông Phil Newman, cuộc họp đã giới thiệu “Liên Minh Liêm Chính Việt Nam” (tiếng Anh: “Vietnam Integrity Alliance”) với mục tiêu kêu gọi sự tham gia của các tổ chức và doanh nghiệp tư nhân trong các hoạt động chống tham nhũng và thúc đẩy việc thực hiện các nguyên tắc liêm chính, minh bạch và tinh thần trách nhiệm tại Việt Nam.


Trang 15

Newsletter N.2/2014

KHAI TRƯƠNG CỬA HÀNG KEM Ý ĐẦU TIÊN TẠI HÀ NỘI GELATO ITALIA—ITALIAN ARTISAN GELATO Hà Nội, 27/04/2014 – Cửa hàng kem GELATO ITALIA – ITALIAN ARTISAN GELATO chính thức khai trương tại số 31, Tô Ngọc Vân, Quận Tây Hồ với sự hiện diện của ngài Đại sứ Ý Lorenzo Angeloni. Ngài Đại sứ cho biết ông rất vui về việc khai trương cửa hàng kem Ý truyền thống đầu tiên tại Hà Nội và gửi lời chúc của mình đến ông Riccardo và ông Mirko, chủ cửa hàng. GELATO ITALIA – ITALIAN ARTISAN GELATO mang đến trải nghiệm mới nhờ vào sự kết hợp giữa hương vị kem tuyệt hảo và không gian được chăm sóc kỹ càng, là điểm đến hấp dẫn cho cộng đồng Ý và người nước ngoài tại Hà Nội. GELATO ITALIA – ITALIAN ARTISAN GELATO mong muốn mang đến hương vị kem Ý chính thống đến với Việt Nam, tạo ra sự hài hòa giữa những nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ Ý kết hợp với hương liệu hảo hạng của Việt Nam và kinh nghiệm lâu năm của hai bậc thầy làm kem Ý. Những khách hàng tham dự buổi lễ khai trương đã có cơ hội nếm thử miễn phí 24 hương vị kem và trải nghiệm không gian thư giãn ở trong nhà lẫn ngoài trời của cửa hàng. Khách tham dự đều rất hài lòng về chất lượng kem, đặc biệt là những khách hàng Ý đã khẳng định rằng GELATO ITALIA – ITALIAN ARTISAN GELATO là một cửa hàng kem Ý đích thực. Đại diện của ICHAM cũng đã tham dự và gửi lời chúc mừng đến chủ cửa hàng và các nhân viên.


Trang 18

Newsletter N.2/2014


Trang 17

ICHAM & Thành viên

Newsletter N.2/2014

TRÒ CHUYỆN VỚI ĐẠI DIỆN CÔNG TY LUẬT DE MASI TADDEI VASOLI - FEDERICO VASOLI & RICCARDO BIANCO LEVRIN Federico Vasoli là luật sư được công nhận bởi Hội Luật sư Milan và Bộ Tư Pháp Việt Nam, ông cũng là người điều hành công ty luật De Masi Taddei Vasoli cùng với cộng sự của mình là Riccardo Bianco Levrin. 1. Xin chào, hai anh có thể kể về những cảm nhận đầu tiên của mình về Việt Nam được không? Riccardo: Tôi đến Việt Nam vào năm 1994 trong một dự án cho CCISEA (Phòng Thương mại Ý tại Đông Nam Á). Tôi thực sự bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của Hà Nội, vẻ đẹp của thiên nhiên, văn hóa và những cuộc phiêu lưu. Có nét gì đó của quá khứ vẫn còn phảng phất qua hình ảnh của những chiếc xe đạp, những tà áo dài thanh lịch, nụ cười của người dân, những mái nhà cổ, những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi và những em bé đang chạy chơi trên đường ... và tôi thấy mình hòa lẫn vào trong đó. Vì thế vài tháng sau, vào tháng 10 năm 1995, khi đã kết thúc nhiệm vụ, tôi đã chuyển đến Hà Nội và làm việc cho ITS & SOGECRED của BNL Group. Federico: năm 2005 khi đi nghỉ mát cùng gia đình tôi đã đến Việt Nam và lập tức yêu mến đất nước này. Thậm chí nhiều năm về sau tôi vẫn muốn đến thăm Việt Nam, cho dù là đi công tác hay là du lịch. Nhiều tháng sau khi kz nghỉ kết thúc, tôi trở lại Hà Nội để tham dự một buổi hội thảo về các doanh nghiệp vừa và nhỏ do kỹ sư Pietro Sequi chủ trì, do Đại sứ quán Ý tại Hà Nội và Liên đoàn Ý tổ chức. Cũng tại sự kiện này tôi đã gặp Riccardo và hai năm sau chúng tôi chính thức mở văn phòng luật tại Hà Nội. 2. Riccardo, tôi được biết là anh sống ở Hà Nội cùng vợ và hai con, ngoài ra anh còn hoạt động trong lĩnh vực thời trang nữa. Vậy làm thế nào anh có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình? Tôi đã kết hôn với Mỹ An được nhiều năm và chúng tôi hiện có hai đứa con đang ở tuổi thiếu niên: Giovanni và Carlotta. Tôi đã làm việc trong ngành công nghiệp thời trang hơn 15 năm. Chúng tôi thiết kế, sản xuất và cho ra mắt những dòng thời trang có thương hiệu theo họ của tôi. Chúng tôi làm việc không quản mệt nhọc giống như hầu hết các gia đình kinh doanh vừa và nhỏ ở Ý và Việt Nam. Cũng có những giai đoạn khó khăn nhưng chúng tôi rất trân trọng công việc của mình. 3. Federico, anh thường xuyên phải di chuyển bằng máy bay giữa châu Âu và châu Á. Vậy anh có cảm thấy máy bay giống như ngôi nhà thứ hai của mình? Bây giờ tôi cũng không rõ đâu là nhà của mình, có thể là Thụy Sĩ, Ý, Việt Nam, hay thậm chí là Singapore! Nhưng tôi luôn xem Việt Nam như ngôi nhà thứ hai, và cả những nơi khác ở Châu Á nữa (sân bay và âm thanh của những cột đèn giao thông ở Hongkong, đồn cảnh sát cũ ở Singapore, những phương tiện giao thông, những thanh âm, mùi vị, v.v). Qua việc đọc sách, du lịch và đi công tác, tôi biết khá rõ vê châu Âu, thế nhưng châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, mới chính là nơi tôi yêu mến nhất. 4. Riccardo, tôi biết anh rất đam mê chụp ảnh. Theo anh, một nhiếp ảnh gia giỏi cần có phẩm chất gì? Tôi có rất nhiều đam mê: công việc, viết lách, đá bóng và võ thuật. Tôi chơi đá bóng và luyện võ đã được một thời gian khá dài và có thể kết hợp chúng vào công việc. Tôi đang viết một quyển sách nhỏ để giải thích cho các con về đất nước Việt Nam qua những trải nghiệm của tôi: một cuộc đối thoại vui với các con giữa Milan và Hà Nội.


Trang 18

Newsletter N.2/2014

5. Vậy còn Federico, sở thích của anh là gì? Tôi cũng có rất nhiều sở thích mà nếu có đủ thời gian, tôi sẽ cố gắng phát triển chúng. Tôi rất yêu âm nhạc (khi còn trẻ tôi từng đi hát trong một nhóm nhạc nghiệp dư) và điện ảnh nữa (trong một trong những chuyến đi đầu tiên ở Việt Nam, tôi đã đến TP. HCM và xem bộ phim “Sài Gòn Nhật Thực”, chuyển thể từ một câu chuyện cổ xưa của Việt Nam, tôi thích đến nỗi thuộc hết tên diễn viên và quá trình làm phim), tôi cũng rất thích văn chương và lịch sử. Tôi cũng chơi thể thao, bây giờ cứ lúc nào rảnh là tôi lại tập Krav Maga. Tôi đá bóng tệ lắm. Nhưng dù vậy tôi biết là sớm muộn gì Riccardo cũng sẽ bảo tôi vào chơi cho đội của anh ấy. 6. Văn phòng luật của các anh hiện là một trong những hãng luật danh tiếng nhất trong các lĩnh vực: thỏa thuận quốc tế và trong nước, kinh doanh và thương mại (điều lệ, cơ cấu doanh nghiệp, thỏa thuận kinh doanh, mua bán và sáp nhập, chuyển giao doanh nghiệp); phá sản, cơ cấu lại nợ, chống độc quyền và cạnh tranh; bảo hiểm, thu hồi nợ, bản quyền, thuế, giải quyết tranh chấp tại Ý, Việt Nam, Trung Quốc, Hongkong, Malaysia, Singapore và các nước thành viên Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh. Ai là người đã đi tiên phong trong dự án này? Chúng tôi thực sự chỉ là một văn phòng luật nhỏ và đôi khi tôi thấy cần phải cơ cấu lại cho giống một “doanh nghiệp” hơn, nhưng thương hiệu của chúng tôi chính là sự tiên phong đi cùng với truyền thống. Tôi phải cảm ơn rất nhiều người, đặc biệt là mẹ tôi, người đã sáng lập ra văn phòng luật vào năm 1979, kết hợp danh tiếng của gia đình Taddei và truyền thống luật của gia đình Masi. Mẹ luôn có một tầm nhìn tiên phong đáng kinh ngạc mà tôi hy vọng mình đã tiếp thu tốt để có thể xây dựng sự nghiệp ở Trung Quốc và sau đó là những nước khác ở Châu Á. Tôi cũng rất cảm ơn Riccardo vì những hiểu biết sâu rộng của anh về Việt Nam và sự tận tụy mà anh đã dành cho công việc. Không chỉ là một cộng sự đáng tin cậy, anh còn là người bạn thông thái mà tôi có thể trò chuyện về mọi thứ trên đời, từ chính trị đến thể thao và tình cảm. 7. Hiện nay anh đang cộng tác với nhiều văn phòng luật khác trên thế giới, như ở Áo, Bỉ, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha và New York. Anh có cho rằng mình đang điều hành một công ty luật toàn cầu không? Anh còn có những dự định và tham vọng gì cho tương lai? Trước hết, chúng tôi mong muốn tăng cường sự hiện diện của mình ở Việt Nam, thị trường mà chúng tôi nắm khá rõ bên cạnh Ý và châu Âu. Đồng thời trong năm 2014, chúng tôi sẽ khai trương một trụ sở mới tại Thụy Sĩ, và vào tháng 3 tôi sẽ thực hiện hai bài diễn thuyết về Việt Nam tại Anh, nhờ có sự hỗ trợ của đối tác của chúng tôi bên đó. Chúng tôi đang cố gắng tăng cường hợp tác với các đối tác ở Châu Âu để thực hiện những dự án chung. Sau đó chúng tôi sẽ xem xét kỹ lưỡng hơn nữa và biết đâu sẽ có thêm nhiều dự án nảy sinh. Một điều chắc chắn đó là chúng tôi sẽ không ngồi yên một chỗ! 8. Những điều luật của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài đã thay đổi như thế nào trong những năm vừa qua? Chính phủ Việt Nam sẽ thích ứng với các quy định của WTO như thế nào? Federico: Luật pháp của Việt Nam ngày càng trở nên phức tạp, theo một góc độ nào đó thì điều này có ích cho các luật sư người Việt vì họ có thêm căn cứ cụ thể để xử l{ các vụ án. Tuy nhiên, có thể thấy đa số các quy định luật của Việt Nam còn chung chung và luôn có rất nhiều thông tư được ban hành kèm theo một quyết định nào đó. Nhìn chung, tôi nghĩ việc có quá nhiều các quy định là tốt đối với các nhà đầu tư nước ngoài, vì bằng cách này họ có thể tìm ra những điểm chuẩn rõ ràng. Theo tôi, trong tương lai, Việt Nam cần tập trung vào tính rõ ràng trong các điều luật hơn là phục tùng các quy định của WTO: tôi đang nói đến các quy định về y tế, kiểm toán, cổ phần hóa của một doanh nghiệp, việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, điều mà đang diễn ra cùng với việc giới thiệu thuế thu nhập cá nhân


Trang 19

Newsletter N.2/2014

trực tuyến. 9. Anh đã nhìn thấy sự chuyển mình của Việt Nam và châu Á trong những năm vừa qua. Anh cảm thấy trong tương lai Việt Nam và châu Á sẽ phát triển như thế nào? Thuận lợi mà quá trình phát triển nhanh ấy mang lại là gì? Riccardo: Khi mới đến Việt Nam, tôi rất ấn tượng về sự siêng năng học tập của các em bé và sự kính trọng dành cho người già, những người gìn giữ các giá trị đạo đức của gia đình và xã hội. Tuy nhiên, những điều đó đã dần dần phai nhạt theo thời gian. Chúng ta đang sống trong một thời kz với nhiều biến động lớn mà châu Á đang là động lực của thế giới. Federico: Ở châu Á, châu Âu và trên thế giới nói chung luôn tồn tại những điểm tương đồng và khác biệt giữa các quốc gia. Nhìn chung, sự tiến bộ vượt bậc của châu Á đã dẫn đến sự phân chia bất bình đẳng và những hủy hoại to lớn đối với môi trường và an toàn của người tiêu dùng. Kể từ năm 2008, phân cực thế giới giàu nghèo đã trở thành một đề tài tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn chính trị, vì vậy tôi nghĩ nguyên nhân chính không phải do châu Á phát triển quá nhanh, ngược lại chính điều đó đã giúp hàng triệu người thoát khỏi nghèo đói, thực ra nguyên nhân chính là do văn hóa không phát triển, bắt đầu từ châu Âu. Mất đi văn hóa không chỉ đồng nghĩa với những thiệt hại nặng nề về kinh tế (hãy nghĩ về vô số các doanh nghiệp Ý vừa và nhỏ không thể quảng bá những sản phẩm cao cấp của họ) mà còn có những ảnh hưởng nghiêm trọng khác về mặt xã hội và lịch sử (cách đây vài tuần, người dân Việt Nam và Campuchia đã tổ chức lễ tưởng niệm những sự kiện đau buồn diễn ra vào năm 1979 tại Phnom Penh, để những bi kịch đó không lặp lại lần nữa). 10. Trong tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” của Gabriel Garcia Marquez, gia đình Beundias người Colombia sống tại thành phố Macondo, Jose Arcadio Buendia, người cha đỡ đầu và cũng là người lập ra Macond, cùng với vợ là Urdula Iguaran và em họ mình rời khỏi Riohacha của Colombia để tìm một cuộc sống mới và một mái nhà mới. Và Riccardo, anh cũng giống như gia đình Buendias, đến Việt Nam để tìm một đất nước mới. Đó thực sự là một thay đổi rất lớn. Làm sao anh có thể làm được? Riccardo: Ở Hà Nội tôi cảm thấy giống như mình đang ở nhà ở Milan. Vợ và các con tôi cũng cảm thấy thế. Có lẽ chúng tôi là những công dân toàn cầu. 11. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tấn công Việt Nam như thế nào? Riccardo: Rất tiếc là mỗi lần Việt Nam muốn vươn lên lại gặp phải những trở ngại lớn, từ khủng hoảng tài chính những năm 90 cho đến dịch SARS, cúm gia cầm, và gần đây nhất là khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tôi hy vọng là Việt Nam sẽ không bị bỏ lại đằng sau. Federico: theo tôi, nhiều nhà đầu tư Việt Nam đã quá phấn khích trong giai đoạn 2008 khi Việt Nam đang nhận được hàng tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Rất nhiều người trông đợi một lượng tiền đầu tư lớn từ nước ngoài và phương Tây sẽ đổ vào, nhưng thực tế lại không do ảnh hưởng của khủng hoảng cho vay thế chấp 2008-2009 và sau đó là khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Việt Nam là đất nước tuyệt vời, nhưng diện tích nhỏ và tiềm lực tài chính còn hạn chế. Đất nước đang phát triển mạnh nhưng vẫn chưa đủ lực vì thế Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng kinh tế, không giống như Trung Quốc. 12. Những doanh nghiệp Ý nào đã yêu cầu sự hỗ trợ của các anh trong quá trình hợp tác quốc tế? Phần lớn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, bên cạnh đó cũng có những tập đoàn lớn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường cần hỗ trợ về các khía cạnh luật pháp đơn giản vì đối với họ việc hợp tác quốc tế không phải là vấn đề sống còn của doanh nghiệp (vd. thuê ngoài để giảm chi phí, tìm kiếm thị trường mới – bởi đối với họ chỉ cần thị trường Ý thôi là đủ); các doanh nghiệp lớn thì cần những phân tích về luật kỹ hơn về những


Trang 20

Newsletter N.2/2014

vấn đề mà họ quan tâm. Công ty của chúng tôi đều sẵn sàng cho những nhiệm vụ đó và chúng tôi yêu thích cả hai. Chúng tôi không có chuyên gia cho từng lĩnh vực bởi vì hợp tác quốc tế đòi hỏi mọi người đều phải tham gia, bao gồm cả những người không rời khỏi nước Ý nhưng áp dụng được các chiến lược kinh doanh hiệu quả, cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài và từ đó mở rộng ra quốc tế. Riccardo: tôi đồng { với Federico. Tôi chỉ muốn nói là các doanh nghiệp Ý nên tiến hành nghiên cứu kỹ càng trước khi mở rộng việc kinh doanh ra nước ngoài. Việc thu thập thông tin nên dựa vào sự hỗ trợ của các phòng thương mại và doanh nghiệp Ý đang hoạt động tại nước sở tại. Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu phần “phức tạp” của cuộc phỏng vấn 13. “Mỗi khi có một ai đó qua đời, cả vũ trụ sẽ tàn lụi theo. Một người chỉ có thể nhận ra điều đó khi đứng về phía người đã mất” – trích lời Sir Karl Popper (Vienne, 28/07/1902 – Luân Đôn, 17/09/1994), triết học gia người Áo. Anh có nghĩ lời nói đó nhằm để tôn vinh vị lãnh đạo vừa qua đời Nelson Mandela? Liệu ông ấy có phải là người có tầm nhìn xa?

Luật sư Federico Vasoli

Luật sư Riccardo Bianco Levrin

Riccardo: Nelson Mandela đã tạo nên những thay đổi tích cực và đúng hướng. Federico: Khi Mandela được thả ra thì tôi vẫn còn nhỏ, nhưng tôi vẫn nhớ rất rõ giai đoạn đó, khoảng những năm 90 với những biến động lớn trên thế giới, như sự sụp đổ của bức tường Berlin, và ở Ý cũng thế, chẳng hạn như sự kiện Tangentopoli. Thông điệp của Mandela có sức rung chuyển mạnh và vì thế tôi nghĩ ông ấy là người có tầm nhìn xa. Tôi và hàng triệu người khác nữa chỉ đơn giản là những khán giả đang theo dõi từ xa những căng thẳng xung đột về sắc tộc đang diễn ra tại Nam Phi. Tôi nghĩ là câu nói của Popper đúng với mọi người chứ không chỉ với những nhân vật lịch sử: tôi đang nghĩ đến một nhân vật ít nổi tiếng hơn - Frederik Willem de Klerk, vẫn còn sống, người đại diện cho chế độ đã giải phóng Mandela, cho dù ông ta có thích hay không. Và tôi đang nghĩ đến vô số những người vô danh khác, những người mà ước mơ, tầm nhìn và tham vọng của họ đã làm cho điều đó thành sự thật và những người bị kinh ngạc vì những sự kiện lịch sử ấy. Tôi đến từ nước Ý, quê hương của đại văn hào Alessandro Manzoni, tác giả của tiểu thuyết “Những người được đính hôn”. Tác phẩm dường như đi trước suy nghĩ của Popper, miêu tả tầm quan trọng của hai nhân vật thuộc tầng lớp lao động nhưng vô tình đã góp phần tạo nên lịch sử. Về mặt này có một khoảng cách giữa văn hóa Ý và châu Âu với văn hóa châu Á, bởi vì chúng ta xem trọng cuộc sống, quyền lợi và tham vọng của cá nhân, cho dù người đó là ai.


Trang 21

Newsletter N.2/2014

14. Trong bài báo nổi tiếng trên tờ Foreign Affair năm 1993, và trong quyển sách xuất bản 3 năm sau đó, Samuel Huntington đã dự đoán rằng “Sự xung đột giữa các nền văn minh” là hệ quả tất yếu và không thể tránh khỏi khi thế cân bằng hai cực chấm dứt và việc cơ cấu lại thế giới của “những sai lầm về văn hóa”. “Sự xung đột giữa các nền văn minh”: một cách nói ẩn ý sau đó đã trở thành sự tra tấn. Trong những xung đột dữ dội ấy chính là sự va chạm giữa phương Tây và thế giới Hồi giáo. Tuy nhiên liệu đó là viễn cảnh duy nhất của tương lai? Thật sự không còn giải pháp hòa bình nào cho cả hai phía? Liệu có tương lai nào cho một người Hồi giáo dân chủ? Federico: đây là một câu hỏi khó và tôi không nghĩ là mình có thể đưa ra một câu trả lời trọn vẹn. Tôi không hiểu biết nhiều về đạo Hồi, mặc dù đã từng có nghiên cứu qua khi còn học ở Strasburg, tôi chưa từng đi sâu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, tôi chỉ suy nghĩ đơn giản là hai bên có thể chung sống hòa bình với nhau. Theo tôi, phương Tây nên tạo ra một hình mẫu về văn minh và văn hóa, chứ không chỉ có những yếu kém về đạo đức và an sinh. Bên cạnh đó, những người Hồi giáo cực đoan nên tìm hiểu vể những tôn giáo khác, bắt đầu từ Thiên Chúa giáo và những người theo đạo Hồi ở các nước mà Sharia không đại diện cho luật pháp quốc gia. Thậm chí khi giữ lại mong muốn toàn diện, họ có thể hạn chế những nhu cầu đó trong khía cạnh cá nhân, và trên hết họ nên điều chỉnh những giáo điều đã không còn phù hợp với môi trường hiện đại. Tất cả những điều này cũng nên phù hợp với truyền thống địa phương. Giống như ở Việt Nam người dân vẫn ăn mừng Tết, còn ở Ý thì tết âm lịch chỉ dành riêng cho cộng động châu Á. Sẽ rất sai lầm nếu như đồng nhất mọi truyền thống. 15. Bà Bindi vừa được bổ nhiệm là Trưởng Cục Phòng Chống Mafia cách đây vài tháng. Theo anh ở vị trí đó bà ấy sẽ hành động như thế nào? Điều này nghe có vẻ giống như một vị cựu bộ trưởng của Milan mà lại đi dạy ngữ pháp ở đại học La Sapienza, khá là thú vị, đúng không? Riccardo: Bà Bindi là một nhân vật quan trọng trong giới chính trị của Ý. Tương lai sẽ có nhiều thay đổi. Federico: Thật sự thì tôi không thể đánh giá được khả năng của bà Bindi về mặt này. Chắc chắn là những nhân vật quan trọng của chính phủ được chỉ định vì một l{ do chính trị nào đó thay vì thông qua quá trình bầu chọn rõ ràng. Tôi không tin vào những chính phủ máy móc, mỗi chính quyền cần phải có một quan điểm riêng – hiện nay quan điểm ấy đang bị thiếu do mất đi nhận thức về chính quyền, đạo đức, dịch vụ và bởi vì rất nhiều sự lựa chọn bị ảnh hưởng bởi tình hình tài chính và Liên Minh Châu Âu, do đó các nhà lãnh đạo chính quyền không thể tác động được nhiều. Nhưng điều quan trọng là các nhà quản l{ cần phải thông thạo kỹ thuật, ngược lại nhiều chính trị gia lại không thể theo kịp công việc của mình. Chúng ta có thể quay trở lại đề tài văn hóa một lần nữa. 16. Các anh hy vọng gì cho năm mới? Riccardo: năm của chú ngựa gỗ hứa hẹn sẽ là một năm nhiều khó khăn, lắt léo và xung khắc. Các nhà phong thủy đã dự đoán như vậy và có lẽ điều đó sẽ xảy ra. 2014 là chú ngựa hoang không muốn bị thuần hóa. Chúng ta cần có sự kiên nhẫn và bình tĩnh để cưỡi nó. Không nên mạo hiểm để ngã ngựa vì có khả năng chúng ta sẽ không đứng dậy được. Federico: sự trả công xứng đáng, không chỉ ở mức độ cao nhất mà còn trong lĩnh vực của chúng tôi. Tôi hy vọng những nỗ lực của mình và gia đình, của Riccardo và các đồng nghiệp của chúng tôi sẽ được thị trường và những đối tác mà chúng tôi hân hạnh được hợp tác công nhận. Rất cảm ơn các anh về buổi phỏng vấn ngày hôm nay. Van Tinh—TRAN LE


Trang 22

Newsletter N.2/2014

TRÒ CHUYỆN CÙNG ĐẠI DIỆN PACORINI VIỆT NAM - ANDREA FORNARO 1. Chào Andrea, anh có thể cho biết tập đoàn Pacorini được ra đời như thế nào? Quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Pacorini có liên quan mật thiết đến dòng họ Pacorini. Người sáng lập Bruno đã thành lập nên công ty vào năm 1933 tại Trieste, nhưng mãi đến giữ thập niên 60, công ty mới có được thành công nhờ vào công sức của hai anh em Roberto và Federico. Sự hiệu quả trong công việc kinh doanh của họ thể hiện qua việc chú trọng vào thị phần hạt cà phê tươi chưa qua chế biến, bắt đầu đa dạng hóa và mở rộng các hoạt động của công ty thông qua các dự án đầu tư tại Ý và nước ngoài. Việc chuyển đổi từng bước từ một công ty gia đình lên một tập đoàn quốc tế đã Andrea Fornaro đưa Pacorini trở thành một chuẩn mực quan trọng trong thị phần sản xuất cà phê và trong vận chuyển hàng hóa. Chỉ 80 năm sau khi có mặt trên thị trường, ngày nay chúng tôi đã trở thành một tập đoàn có quy mô toàn cầu với trụ sở chính đặt tại Brazil, Hoa Kz, châu Âu, Trung Đông, Singapore, Trung Quốc và Việt Nam. Hơn 10% hạt cà phê tươi trên thế giới đều đi qua các nhà máy của Pacorini. Ngày nay, chúng tôi cũng trở thành một nhân tố quan trọng trong thị trường cacao. Hơn thế nữa, Pacorini đã có được một vị thế vững chắc trong logistics, vận chuyển hàng hóa và vận chuyển hàng hóa bằng tàu thủy với một thị phần riêng của mình. 2. Quá trình xử lý hạt cà phê là gì? Chúng tôi chuyên về xử l{ và phân loại hạt cà phê tươi. Đây là quá trình phân loại trước khi tiến hành chế biến (rang) hạt cà phê. Trải qua nhiều công đoạn với các quy trình khác nhau, chúng tôi đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt đến độ hoàn hảo trước khi đem đi chế biến. Ví dụ, chúng tôi có các thiết bị để phân loại hạt cà phê tùy theo sắc độ, hình dáng hoặc có một số máy móc để loại bỏ sạn, đá ra khỏi hạt cà phê để tránh làm hỏng máy xay. Chúng tôi có những bộ phận phụ trách việc làm sạch và cải tiến chất lượng hạt cà phê tươi thông qua một quy trình phức tạp làm bốc hơi hạt cà phê. Phương pháp này được xem là rất độc đáo tại châu Á. 3. Anh có thể giới thiệu thêm về tập đoàn Pacorini tại Việt Nam được không? Phía tập đoàn đã phát triển việc kinh doanh tại bao nhiêu tỉnh/thành phố? Hiện nay, Pacorini Vietnam có hai nhà máy tại tỉnh Đồng Nai, một kho hàng cho logistics tại thành phố Buôn Mê Thuột tỉnh Dak Lak và một nhà máy mới tại thành phố Đà Lạt, một thành phố rất xinh đẹp của tỉnh Lâm Đồng. Chúng tôi dự định sẽ xây dựng một nhà máy mới ở Hải Phòng 4. Anh nghĩ như thế nào về những chuyển biến của thị phần logistics trong tương lai? Trong tình hình hội nhập toàn cầu hiện nay, biên giới giữa các quốc gia dường như bị xóa bỏ thì logistics đóng một vai trò cực kz quan trọng. Nhưng vấn đề xảy ra thường xuyên trong lĩnh vực này là các công ty/doanh nghiệp cạnh tranh để giành những lợi nhuận dù là rất nhỏ.


Trang 23

Newsletter N.2/2014

5. Theo anh, lợi nhuận có phải là kết quả của một chiến lược khôn ngoan? Và còn cả may mắn nữa… 6. Hiện nay, anh đang đảm nhận chức vụ nào tại công ty? Và thời gian đương nhiệm của anh tính đến thời điểm hiện nay là bao lâu? Năm ngoái, tôi đã chính thức làm việc cho Pacorini được 10 năm. Định hướng trong sự nghiệp của tôi là đón nhận những thử thách khác nhau. Mỗi ngày tôi học được những điều mới và những đồng nghiệp người Việt Nam hỗ trợ tôi rất nhiều. Điều đó giúp cho trách nhiệm của tôi được hoàn thành tốt nhất. 7. Nếu có thể anh muốn thay đổi điều gì ở Sài Gòn? Tôi mong muốn những người sử dụng xe gắn máy sẽ tắt động cơ khi chờ đèn giao thông chuyển sang đèn xanh. Điều này nên là bắt buộc tương tự như việc đội mũ bảo hiểm. Đối với tôi, nền chính trị ở Ý là một sự chịu đựng dài lâu. Thực chất, nó giống như một chương trình tạp kỹ và còn hơn cả vở diễn ngoài trời mà không bao giờ có hồi kết. Các đảng phái thậm chí là khác biệt nhau hoàn toàn về đường lối, chính sách, cũng như niềm tin là những khía cạnh rất khác nhau nhưng lại phản ánh điều gì đó rất đạo đức giả, nói cách khác đó chính là quyền lực. Vậy thì có chính trị để làm gì? Thử tưởng tượng một thực trạng mới và chúng ta nỗ lực để xây dựng nó. Nhưng điều đó lại nghiêng nhiều về sự quản l{ của một cá nhân. 8. “Để trở thành một chính trị gia thành công thì cần có sự ứng khẩu và may mắn nữa”, trích lời của Friedrick Nietzsche. Điều đó có đúng không, theo anh? Tôi nghĩ rằng phần lớn của nhận định đó là đúng. Trên tất cả, tôi tin rằng nghệ thuật của sự ứng khẩu cũng chính là khả năng phân tích tình huống và phản ứng lại cho phù hợp. Điều đó hoàn toàn không dễ dàng, và đòi hỏi một sự linh hoạt và năng khiếu, nhưng tôi tin rằng điều đó chính là tài năng thiên bẩm của một nhà lãnh đạo. 9. Anh nhận thấy vai trò của Ý tại châu Á thế nào? Tôi rất thích dự án Casa Italia, tôi nghĩ rằng nó sẽ là một bước tiến mới và tất cả chúng ta từ miền Nam vẫn có thể tham gia dự án này một cách tích cực. 10. Nghị viên Micaela Biancofiore đã đưa ra một tuyên bố vài tháng trước: “Ba phần tư phụ nữ đều yêu tiền”. Vậy tiền có quan trọng với anh không? Và nhận xét trên theo anh là đúng hay sai? http://video.corriere.it/biancofiore-alfano-aveva-lingua-appiccicata-berlusconi/16d6dab0-5665-11e3-9a328b8b5da15961 Thông điệp tích cực từ những thay đổi của chính phủ Ý chính là hàng loạt những nhân vật như Bà Biancofiore sẽ ra đi nhanh chóng. Sự thật là một thành viên của Nghị viện lại nghĩ rằng bà ta có thể xây dựng một luật lệ như vậy trong một vấn đề phổ quát có liên quan tới tiền bạc thì giống như đề cập tới một vấn đề rất ngớ ngẩn. Không bao gồm vấn đề này, tôi tin rằng những vấn đề nổi lên khi tiền bạc không còn là công cụ để tồn tại và trở thành mục tiêu cho những ai đang đấu tranh cho cuộc sống của họ. Hoặc tồi tệ nhất, họ đánh đổi bằng cuộc sống của những người khác 11. Trong một lần phát biểu ông Ancelotti đã từng tuyên bố: “ Thay vì dẫn đầu Champion League, tôi mong muốn được dẫn đầu ở những lĩnh vực khác!”. Theo ông, ông Ancelotti ám chỉ điều gì? Tôi không biết…có lẽ là giá trị của sự chờ đợi trước khi vở kịch chính thức bắt đầu. 12. Trong buổi tối muộn ngày 15/11/2013, suốt trận đấu giữa Thụy Điển và Bồ Đào Nha hướng đến vòng


Trang 24

Newsletter N.2/2014

chung kết sắp tới diễn ra ở Brazil 2014, Thụy Điển đã bị loại ở vòng đấu cuối cùng của World Cup. Zlatan Ibrahimovic “đã nổi giận” và đã buông lời độc địa. Một phóng viên đã cố gắng để hỏi anh ấy về vết xước trên gương mặt. Chỉ một lúc sau, vấn đề thực sự bùng nổ. “Ông muốn biết về vết xước trên mặt ư? Đi mà hỏi vợ của ông!”. Liệu vợ của người phóng viên đó có liên quan gì đến vết xước trên mặt của Ibra? Và tại sao, với hàng ngàn máy quay phim, không một ai nhìn thấy người phụ nữ nào đi vào sân bóng? Và nhân viên thứ tư ở đâu? Theo quan điểm của anh, FIFA có nên điều tra sự việc này không? Chắc chắn! FIFA không thể im lặng mãi trước những hành động bạo lực như vậy. Thật không thể chịu đựng được. Và bây giờ chung ta chuyển sang môt phần phức tạp hơn của buổi phỏng vấn. 13. Anh có thích văn chương không? Nếu có, tác giả yêu thích của anh là ai? Murakami, những tác phẩm của ông ấy là những cuộc hành trình để khám phá những ẩn khuất trong nội tâm của con người. Saviano nhà văn đã du hành để khám phá những khía cạnh vô hình của xã hội. Paasilina lại mang đến những câu chuyện mang tính giải trí nhưng rất chất lượng. 14. Trong tuyển tập “The Joy” vào năm 1919 với tựa đề cuối cùng “Morning”, Ungaretti viết rằng “Tôi mơ hồ nhận ra sự mênh mông”. Theo anh, nhà văn đã ở trên bình nguyên của Tam giác vàng và…! Anh có thể tiếp tục câu chuyện không? Ông ta đã hút những lá trà…rất tuyệt! 15. “Có những người chưa bao giờ giết ai, nhưng là một trong hàng trăm lần tồi tệ nhất sau đó đã giết chết sáu người.”Fëdor Michajlovič Dostoevskij đã nhấn mạnh. Tôi nhớ rằng Dostoevskij không phải là một cầu thủ chơi cho câu lạc bộ Inter vào thập niên 90, như một người anh/em họ của tôi nghĩ. Anh có kết luận gì cho sự can thiệp này? Đạt tới đỉnh cao của sự hiểm độc là rất khó. Nó khó hơn việc nói về nhân loại nói chung. Tôi tin vào những câu chuyện cá nhân nhiều hơn.Trong một câu chuyện tồi tệ nhất vẫn có những hy vọng mong manh. 16. Trong những tác phẩm của một nhà xã hội học người Ai Cập, ở các quốc gia Hồi giáo “các cuộc bầu cử có thể khiến cho ngọn lửa gần hơn với kho xăng”. Xem xét trường hợp của Iraq và Afghanistan, nền dân chủ phương Tây có thể được áp dụng khắp mọi nơi và trên toàn thế giới? Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm. Tôi tin rằng chúng ta nên giữ trong đầu những gì Gandhi đã nói: “Là sự thay đổi mà bạn muốn thấy trên thế giới”. Châm ngôn của Gandhi đã đánh bại Đế quốc lớn nhất tại thời điểm đó một cách hòa bình. Không có bất kz l{ thuyết nào của bất kz quyển sách triết học nào nhưng tất cả chỉ có trong thực tế. Thông thường, ngày nay, những điều này hay bị lãng quên, châm ngôn và những suy nghĩ của Gandhi bị xem là ngây ngô. Ví dụ này được xem là một công cụ quan trọng để mọi người có thể tiếp nhận và bắt đầu thay đổi. Ví dụ này và sự trùng lặp { tưởng hoàn toàn tách biệt với { nghĩa chuộc lỗi, và còn hiệu quả hơn cả máy bay rải bom. Rất cảm ơn anh về buổi phỏng vấn hôm nay và Chúc anh gặp nhiều may mắn. Người thực hiện: Van Tinh – TRAN LE, Thành viên Ban Lãnh Đạo ICHAM. Email: councillor@icham.org – van.tinh.tran.le@gmail.com


Trang 25

Newsletter N.2/2014

Sự Kiện Sắp Tới Tháng 6

NETPLUS lần thứ 11 do ICHAM tổ chức: Sựnghiệm kiện sắp “Sáu giác quan Ý: Trải theotới cách của bạn!”

Tháng Hội thảo Lineapelle:  NETPLUS 11th Edition do ICHAM tổ chức với chủ đề: “Italian Six Senses: 7 “Thời trang da Ý - Thu Đông 2015” Do it your way!”

Hội thảo chuyên ngành thời trang da Ý


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.