True Italian Taste 2022 - Italian Breakfast & Aperitivo (Bản Việt)

Page 1

SỔ TAY

Sổ tay điện tử


Bữa sáng & aperitivi kiểu Ý


MỤC LỤC

NỘI DUNG

TRANG

Ăn cùng người Ý: Chế độ ăn kiểu Ý

04

Lịch sử bữa sáng Ý

05

Bữa sáng kiểu ý: Ăn gì và Ở đâu?

07

Bữa sáng ở Toscana

12

Nguồn gốc của Aperitivo

14

Bữa Aperitivo: Ăn gì và Ở đâu?

16

Aperitivo ở Toscana

20

Nhãn hiệu

23


BỮA SÁNG & APERITIVO KIỂU Ý Ăn cùng người Ý: Chế độ ăn kiểu Ý Đối với người Ý, thưởng thức ẩm thực là một phần quan trọng trong đời sống hàng ngày. Từ thời La Mã, người dân Ý vẫn luôn thưởng thức những bữa ăn đặc trưng cho từng khung giờ trong ngày và tuân theo những quy tắc riêng cho nó. Sau hàng Người La Mã thưởng thức các món ăn ngàn năm, thói quen đó cũng không có nhiều thay đổi. Trên thực tế, chế độ ăn hiện nay của người Ý vẫn được chia thành nhiều bữa khác nhau tùy theo thời gian ăn. Ba bữa ăn chính là bữa sáng, bữa trưa và bữa tối, kèm theo là hai bữa ăn nhẹ và thuần túy kiểu Ý: merenda (bữa ăn nhẹ giữa buổi chiều) và aperitivo (thời điểm trước bữa chính vào buổi tối, lúc này bạn có thể nhâm nhi ly rượu trong khi ăn chút đồ ăn nhẹ). Tuy rằng về bản chất, việc ăn uống đối với người Ý là để tận hưởng, nhưng tất cả những bữa ăn này vẫn có những quy tắc và nghi thức nhất định của nó. Khi bạn hiểu được nguyên nhân đằng sau cách thức, địa điểm, thời gian cũng như lý do để dùng bữa, bạn sẽ thực sự hiểu và thưởng thức đời sống ẩm thực của người Ý. Người Ý thường dùng bữa sáng từ 7:00 đến 10:00, họ có thể ăn sáng tại nhà với gia đình hoặc tại quán bar với bạn bè. Trong khi ở nhà, mọi người thích ăn bánh khô phết mứt trái cây hoặc bánh quy kèm tách cà phê espresso nóng thì ở quầy bar, sự kết hợp ưa chuộng nhất chính là cappuccino với cornetto (bánh sừng bò). Bữa trưa rơi vào khoảng 01:00 - 02:30 chiều. Nếu có thời gian, họ sẽ thích ăn ở nhà hơn thay vì dùng bữa ở nhà hàng. Các món ăn thưởng thức trong bữa trưa hầu hết đều theo trình tự sau: món chính thứ nhất (ví dụ: mì pasta hoặc risotto), món chính thứ hai (ví dụ: bít tết với rau ở bên cạnh), và sau đó là món tráng miệng hoặc trái cây. 04


BỮA SÁNG & APERITIVO KIỂU Ý Từ 03:00 đến 04:30 - 05:00 chiều, rất nhiều trẻ em và người lớn thích thưởng thức bữa merenda (bữa ăn nhẹ vào giữa buổi chiều). Món khoái khẩu lúc này có thể là món ngọt như bánh khô phết mứt trái cây, cornetto (bánh sừng bò), bánh quy hoặc vài lát bánh mì với dầu ô liu hay cà chua. Từ 06:00 đến 08:00 tối là thời gian của bữa aperitivo. Đây là khoảnh khắc bình dị mà người Ý đến quán bar để trò chuyện với bạn bè hoặc đồng nghiệp sau giờ làm việc. Aperitivo là khi bạn gọi một ly rượu vang hoặc spritz cocktail pha từ rượu vang, trò chuyện cùng mọi người trong khi ăn thịt nguội và giăm bông, pho mát và các loại bánh kẹp sandwich. Vào cuối ngày, thường vào lúc 08:00 tối, người Ý ăn tối nhẹ tại nhà với súp, canh, salad hoặc món mì pasta. Tuy nhiên, hầu hết người Ý thích ra ngoài ăn tối, và những lựa chọn phổ biến nhất là các tiệm bánh pizza, nhà hàng. Người Ý ăn uống thường với tâm thái hướng về gia đình, về lối sống cân bằng, vui vẻ cùng sự đam mê và sáng tạo. Có thể nói rằng người Ý “theo đuổi” một phương châm sống rất độc đáo: “Sống là để ăn chứ không phải chỉ ăn để sống”. Lịch sử bữa sáng Ý Chiến tranh Thế giới I đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử của bữa sáng Ý. Trong thời kỳ đó, những người lính trong chiến hào được phát cà phê, sữa, bánh quy và sô cô la. Những nguyên liệu này đã tồn tại qua thời điểm xung đột và dần dần trở thành một phần của bữa sáng hàng ngày. Vào những năm 1950, nông dân Ý chủ yếu ăn bánh mì để lâu ngày, bánh Bữa sáng thập niên 40 - 50: bánh ngô polenta, sữa và bánh mì ngô polenta, pho mát, mì ống pasta hoặc bánh mì chấm với sữa tươi. Khi đó, chỉ có số ít những người may mắn mới được ăn bánh quy và uống cà phê vào buổi sáng. Bữa sáng của người Ý vào những năm 50 không chú trọng về sự cân bằng vì đồ ăn khi đó có quá nhiều chất béo và carbohydrate. Tuy nhiên, khi đó người dân cần rất nhiều năng lượng để lao động nên việc tiêu thụ thực phẩm chứa năng lượng cao không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 05


BỮA SÁNG & APERITIVO KIỂU Ý Những năm 1960 được biết đến như là giai đoạn “dolce vita” (cuộc sống ngọt ngào), đây là lúc bữa sáng ngọt kiểu Địa Trung Hải như chúng ta biết ngày nay ra đời, mang đến một làn gió mới thay vì những món ăn sáng mặn vốn có của địa phương. Với sự bùng nổ kinh tế, bàn ăn của người Ý cũng dần xuất hiện bánh sừng bò, bánh quy, bơ, bánh mì phết (Spreads), mứt, mật ong, trái cây. Nếu chỉ 10 năm trước cà phê được coi là loại đồ uống xa xỉ thì đến những năm 1960 cà phê đã trở thành thức uống được Cà phê ở quán bar những năm 1960 trong bộ phim “Il Posto” của Ermanno Olmi, 1961 ưa chuộng nhất trong bữa sáng. Khái niệm “bữa sáng nhẹ” bắt đầu xuất hiện từ những năm 1970. Trong bữa sáng của người Ý vào thời điểm đó bắt đầu xuất hiện thêm sữa chua và bánh quy khô/bánh mỳ nướng, hai món vốn đã được coi là bánh quy tốt cho sức khỏe (biscotti della salute - trong tiếng Ý). Đến những năm 1980, bánh ngô được làm bằng sợi, cám, yến mạch và muesli cũng dần xuất hiện. Hơn nữa, bánh mỳ phết mứt sô cô la và mứt cam là một trong những lựa chọn phổ biến nhất cho bữa sáng. Bắt đầu từ những năm 1990, làn sóng ăn uống lành mạnh nổi lên và kéo dài cho đến bây giờ. Bữa sáng Ý hiện đại ngày nay dựa theo chế độ ăn Địa Trung Hải, giàu chất xơ và vitamin. Nhu cầu đảm bảo sức khỏe dẫn đến việc các sản phẩm làm từ bột nguyên cám phổ biến, ví dụ như bánh quy ít béo hay bánh ngũ cốc khô nguyên hạt. Hơn nữa, ngày càng có nhiều người Ý muốn giảm lượng caffeine hàng ngày và chọn một tách trà nóng hoặc trà thảo mộc thay vì một tách espresso hoặc Bữa sáng với bánh mì phết socola trong những năm 1980 cappuccino. trong bộ phim “Bianca” của Nanni Moretti, 1984

06


BỮA SÁNG & APERITIVO KIỂU Ý Bữa sáng kiểu Ý: Ăn gì và Ở đâu? Đọc đến đây, chúng ta thấy rằng bữa sáng kiểu Ý đã thay đổi rất nhiều qua từng giai đoạn. Bữa sáng kiểu Ý trong những năm của thế kỷ 20 cần cung cấp đủ calo cần thiết cho cả ngày, vì thế nên các món lúc nào cũng rất đầy đặn và chứa nhiều chất béo. Ngày nay, bữa sáng Ý đã trở nên nhẹ nhàng hơn và dựa theo chế độ ăn Địa Trung Hải. Nhìn chung, bữa sáng của người Ý bây giờ chỉ gói gọn trong vài chiếc bánh quy ít béo, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mỳ nướng, bánh sừng bò, sữa chua, mứt phết và hoa quả tươi theo mùa. Cà phê, Cappuccino, cà phê latte và trà là những đồ uống phổ biến nhất. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố đa dạng làm nên một bữa sáng cổ điển Một cốc Cappuchino và bánh sừng bò – sự kết hợp hoàn hảo truyền thống kiểu Ý, tùy thuộc vào việc bạn dùng bữa ở đâu. Trong thực tế, có 2 nơi mà người ta thường dùng bữa: ở nhà và tại quầy bar, quán cà phê kiểu Ý. Cappuccino kèm bánh sừng bò - màn kết hợp kinh điển được biết đến rộng rãi trên thế giới này lại không thực sự phổ biến trong thói quen ăn sáng tại nhà của người Ý, nhưng lại được nhiều người yêu thích ở các quán bar, trung tâm của mọi thị trấn Ý, nơi mà mọi người ở tất cả các lứa tuổi tận hưởng thời gian thư giãn (thường là từ 06:00 đến 10:00 sáng) trước khi bắt đầu ngày mới. Có người thì thích dùng bữa một cách thư thả, được phục vụ tại bàn để dành thời gian trò chuyện với bạn bè hoặc đối tác, người khác thì đứng tại quầy để ăn sáng cho nhanh, thường bữa sáng bên quầy bar chỉ là một cốc cappuccino nhiều bọt sữa cùng bánh sừng bò kiểu Ý cornetto. Đôi lúc, một cốc nước cam tươi cũng có thể đi với combo kinh điển này, hoặc đơn giản hơn là một tách espresso thay vì cappuccino thông thường để tăng thêm năng lượng cho ngày mới. Caffè macchiato sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những ai thích thêm sữa vào tách cà phê nhưng không nhiều như trong cappuccino. 07


BỮA SÁNG & APERITIVO KIỂU Ý Khi dùng tại nhà, bữa sáng Ý rất đa dạng tùy theo khẩu vị thói quen của từng người và tùy theo vùng miền. Với những người không có nhiều thời gian, lựa chọn nhanh nhất là bánh quy với cốc sữa, trà hay cà phê latte ấm nóng. Như đã đề cập, bánh quy ăn sáng ở Ý có rất nhiều hình thù và kích thước khác nhau, chúng thường có vị nhẹ và ít đường hơn bánh tráng miệng hay bánh quy uống trà. Một cách phổ biến khác là kết hợp ngũ cốc, bánh ngô hoặc ngũ cốc dinh dưỡng, với sữa hoặc sữa chua. Bạn có thể cho thêm trái cây tươi như quả mọng, táo hoặc chuối để bổ sung thêm dinh dưỡng cho ngày mới. Chi tiết cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là người Ý thường ăn món tráng miệng còn thừa lại từ đêm hôm trước cho bữa sáng. Món tráng miệng ấy thậm chí còn ngon hơn khi ăn vào ngày hôm sau. Với những ai ưa thích món ăn lành mạnh hơn, họ có thể chọn bánh mì nướng hoặc fette biscottate - lát bánh mì nguyên cám nướng không chứa đường và rất giòn, giống bánh quy giòn hơn là Fette biscottate điển hình kèm mứt dâu phết lên bánh bánh quy thường. Fette biscottate có thể ăn kèm với nhiều loại topping như bơ, mứt, mứt cam, mật ong hay bơ hạt phỉ hoặc cacao. Mứt cam và mứt hoa quả tràn ngập trong các siêu thị ở Ý với đầy đủ các vị: dâu tây, đào, mơ, cam, mâm xôi, mận, anh đào, sung, chanh, việt quất, và hơn thế nữa. Các cửa hàng ở Ý luôn đầy ắp những chai lọ mứt như vậy, và nếu tính cả các loại bơ phết - như bơ hạt phỉ, quả hồ trăn và hạnh nhân - và cả các loại mật ong khác nhau, chúng ta sẽ có vô số cách kết hợp topping với nhau để ăn kèm với fette biscottate. 08


BỮA SÁNG & APERITIVO KIỂU Ý Dù có nhiều đổi thay, cà phê vẫn luôn là một phần không thể thiếu của người dân nước Ý: ngày nay, hầu hết các hộ gia đình đều có máy pha espresso, nhưng có người thì vẫn lựa chọn ấm moka truyền thống để pha cho mình một cốc cà phê mỗi buổi sáng. Là thức uống được tiêu thụ nhiều nhất trên cả nước, cà phê gắn liền với đời sống người dân nơi đây, và dường như đã trở thành một phần thiết yếu của bản sắc dân tộc: tách cà phê nhỏ ấy là hình ảnh gắn liền với văn hóa, truyền thống và sở thích của người Ý trong hơn nửa Caffè Florian (mở cửa năm 1720) là quán bar lâu thế kỷ qua. đời thứ hai trên thế giới mà vẫn đang hoạt động

Vào năm 1570, bác sĩ kiêm nhà thực vật học người Venice ông Prospero Alpini đã giới thiệu cà phê đến Ý sau khi đi khắp Ai Cập, ở đó ông đã quan sát cách người dân địa phương chiết xuất đồ uống từ hạt cà phê rang. Lúc đầu, thức uống này được bán ở các hiệu thuốc Ý như loại hàng xa xỉ dành cho tầng lớp giàu có. Tuy nhiên, vào năm 1683, quán cà phê đầu tiên được mở ở Venice và kéo theo đó là nhiều cửa hàng khác. Vào giữa thế kỷ XVII, các quán cà phê đã gặt hái được nhiều thành công đến nỗi tổng số lượng quán cà phê chỉ riêng ở Venice đã lên đến khoảng 220.

Gian “Phòng Viễn Đông” tại Caffè Florian được trang trí bởi các bức hoạ của Giacomo Casa

09


BỮA SÁNG & APERITIVO KIỂU Ý Các quán cà phê và quán bar, những nơi đầu tiên thu hút giới trí thức địa phương, dần dần chuyển sang trở thành không gian chung cho cộng đồng. Có thể là do hàm lượng caffein cũng như sự hấp dẫn về mùi vị, cùng với biểu tượng là sự giao lưu, chia sẻ, sức phổ biến của cà phê ở Ý đã không bao giờ giảm sút kể từ đó.

Bánh cornetto nóng hổi với các loại nhân bánh

Nhưng nếu nói cà phê là một thành phần thiết yếu trong bản sắc văn hoá của người Ý, thì cappuccino và bánh sừng bò - một cặp đôi điển hình của bữa sáng Ý và được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới - cũng nên được coi là vậy. Nếu chỉ nhìn qua thì chiếc bánh sừng bò Ý “cornetto” sẽ rất giống với bánh sừng bò “croissant” của Pháp; tuy nhiên, chúng có những điểm tương đối khác biệt. Trong khi bánh sừng bò croissant có nhiều bơ và kết cấu hơi giòn xốp, thường không đi kèm với nhân thì bánh cornetto lại ngọt hơn, mềm hơn và thường là bánh có nhân (ripieno). Mứt mơ, sô cô la hay kem hồ trăn (hạt dẻ cười) và kem trứng là những loại nhân bánh phổ biến nhất cho bánh cornetto. Ngoài ra, các loại bánh cornetto không nhân, nguyên cám, hay bánh cornetto chay đều có sẵn tại đa số các quán bar. Nếu bạn ghé thăm một quán bar ở miền Bắc Ý, đừng bị nhầm lẫn bởi cái tên bánh “brioche”, nghe tên gọi khá là “Pháp” nhưng thực ra đó chính là bánh cornetto. Để bánh đậm vị hơn, người dân bản địa rất thích nhúng bánh cornetto vào cốc cappuccino, đôi khi lớp bọt của cốc còn được rắc thêm chút bột cacao. Được pha chế từ espresso, sữa nóng và bọt sữa với tỉ lệ bằng nhau, cappuccino là thức uống phổ biến trên toàn thế giới và đã được giới chuộng cà phê sáng tạo theo nhiều cách qua thời gian. 10


BỮA SÁNG & APERITIVO KIỂU Ý Ở Ý, cốc cappuccino truyền thống chỉ dành cho bữa sáng, hiếm khi được uống trong các bữa khác trong ngày và đặc biệt là không uống sau bữa ăn vì người Ý thường lựa chọn những thức uống nhẹ nhàng hơn như một cốc espresso đơn giản. Trước khi phục vụ cốc cappuccino, các barista thường trang trí cốc bằng một kĩ thuật vẽ có tên là latte art để vẽ tạo hình, biểu tượng hay chữ cái bằng bọt sữa. Mặc dù latte art đã trở nên phổ biến hơn trên toàn thế giới, càng ngày càng sáng tạo và nghệ thuật, nhưng các barista người Ý thường chỉ tạo hình đơn giản như trái tim hoặc hình hoa tulip, để phù hợp với nhịp độ nhanh chóng tại các quầy bar cũng như giữ nguyên tỉ lệ 1:1:1 của espresso, sữa và bọt sữa, một yếu tố rất được thực khách Ý coi trọng.

#cappuccino

Người pha chế sử dụng kỹ thuật tạo hình tinh tế khi pha cốc cappuccino

11


BỮA SÁNG & APERITIVO KIỂU Ý Bữa sáng ở Toscana Bữa sáng đặc trưng nhất của Ý bắt nguồn từ truyền thống địa phương, và do vậy sẽ có sự khác nhau giữa các vùng. Toscana có truyền thống ẩm thực phong phú và một số đặc sản của vùng “góp mặt” trong bữa sáng có thể bao gồm: cantucci, ricciarelli và panforte. Cantucci là loại bánh quy hạnh nhân Bạn cũng có thể làm bánh cantucci với các loại giòn được chế biến theo cách truyền nhân khác, ví dụ như sô cô la và cà phê thống mà không cần thêm men hoặc bơ và được nướng hai lần để có một miếng bánh giòn ngon. Mặc dù chúng bắt nguồn từ thời La Mã cổ đại nhưng phiên bản cantucci hiện đại mà tất cả chúng ta thưởng thức ngày nay đã được những người thợ làm bánh ở Prato (một thành phố gần Florence) sáng tạo lại trong thời kỳ Phục Hưng. Cách thưởng thức cantucci truyền thống là dùng sau bữa ăn bằng cách nhúng vào một ly Vin Santo (một loại rượu tráng miệng ngọt đặc trưng). Tuy nhiên, cantucci cũng rất lý tưởng cho bữa sáng. Bắt nguồn từ truyền thống Siena, ricciarelli là một loại bánh quy khác lạ được làm từ hạnh nhân, đường, mật ong, lòng trắng trứng và được trang trí bằng cách rắc nhẹ một lớp đường bột lên trên. Cũng giống như cantucci, bạn có thể nhúng chúng trong một ly Vin Santo và ăn như một món tráng miệng hoặc ăn trong bữa sáng khi dùng với một tách trà hoặc cà phê thông thường. Có từ thế kỷ XII, panforte là một loại bánh trái cây cũng có nguồn gốc từ vùng Siena, và công thức làm loại bánh này được cho là do các nữ tu viết ra. Bánh có kết cấu mềm và dai là do người ta trộn một loại xi-rô đun sôi làm từ đường và mật ong với các loại hạt, sô cô la, gia vị và kẹo trái cây. Tuy được coi là món tráng miệng điển hình của Giáng sinh nhưng trái cây và các loại hạt có trong công thức cũng là một nguồn năng Bánh panforte của vùng Toscana lượng hoàn hảo vào buổi sáng. 12


BỮA SÁNG & APERITIVO KIỂU Ý Bữa sáng đặc trưng phổ biến nhất ở vùng Tuscan thì phải kể đến schiacciata, một loại bánh mì truyền thống bao gồm bột mì, dầu ô liu, men, nước và đường. Ví dụ, người Tuscan thích nhúng những mẩu bánh mì schiacciata vào caffè latte hoặc cappuccino buổi sáng của họ, tương tự như cách người dân đến từ Genoa - vùng lân cận Liguria, làm với bánh mì focaccia của Bánh schiacciata và cappuccino cho bữa sáng họ. Bữa sáng Lễ Phục sinh của người dân Toscana diễn ra mỗi năm một lần trong lễ Phục sinh, bao gồm các món mặn như bánh mì nướng với pate (gan), trứng luộc chín kỹ, pho mát, capocollo (thịt lợn nguội cắt lát), finocchiona (xúc xích Ý ướp gia vị với hạt thì là tự nhiên), salami (xúc xích) và giăm bông mặn của Toscana. Một bữa sáng truyền thống của vùng Toscana vào Sau đó, món đi cùng với một ly lễ Phục Sinh, giàu hương vị và sự chân thành rượu vang đỏ thượng hạng, “hào quang” của bữa sáng truyền thống là ciaccia di Pasqua, một món nướng trông rất giống bánh mì nhưng thực chất là một chiếc bánh mặn với nhiều pho mát, thịt và nhiều thành phần khác. Một loại bánh nướng phổ biến khác cũng được thưởng thức trong mùa lễ hội của Toscana là Berlingonzo - một loại bánh đơn giản nhưng dày đặc, có hình dạng truyền thống là bánh vòng và có từ thời Cosimo de ‘Medici, khoảng thế kỷ XV. Cùng là loại bánh tráng miệng lễ hội truyền thống như các bánh kể trên, món bánh này cũng được ăn vào bữa sáng bằng cách nhúng vào tách cafe latte nóng giống như cách thường làm Berlingozzo toscano - món tráng miệng của Lễ hội cũng có thể được dùng cho bữa sáng với schiacciata. 13


BỮA SÁNG & APERITIVO KIỂU Ý Nguồn gốc của Aperitivo

Món chính thứ nhất của người La Mã với món khai vị (bánh mỳ dẹt)

Để tiếp tục hành trình văn hóa và ẩm thực Ý qua các phong tục xưa nay, chúng tôi không thể không giới thiệu với bạn về aperitivo của người Ý. Mặc dù aperitivo không hẳn được coi là một bữa ăn chính thống như bữa trưa hay bữa tối, nhưng nó nắm giữ một phần quan trọng của văn hóa và giá trị cộng đồng đối với người Ý. Đất nước Ý là mảnh đất nổi tiếng về lịch sử, ẩm thực và văn hóa, và tất cả các yếu tố này đều được thể hiện qua bữa aperitivo.

Phong tục ẩm thực truyền thống này thường diễn ra vào cuối ngày, trong khoảng từ 6 giờ đến 9 giờ tối, và nó ẩn chứa nhiều câu chuyện liên quan đến lịch sử sau hàng nghìn năm chuyển mình tới phiên bản đương đại chúng ta vẫn đang nhìn thấy ngày nay. Khái niệm “aperitivo” đến từ từ gốc Latinh aperire (“mở”), có nghĩa là khơi gợi, kích thích tiêu hóa, sự thèm ăn trước bữa ăn, thường là bữa tối. Bữa aperitivo đầu tiên là từ thời Đế chế La Mã (khoảng 2000 năm trước), người La Mã thuộc tầng lớp thượng lưu thường tụ tập lại để thưởng thức gustatio - bữa yến tiệc nơi họ dùng rượu mulsum, một loại rượu vang kết hợp với mật ong và gia vị, và vinum absinthiatum (rượu vang trắng với absinthe, có thêm lá xô thơm và hương thảo để cân bằng vị đắng của nó). Những đồ uống này thường được ăn kèm với các món khai vị như bánh mì dẹt với pho mát, trái cây và rau sống, được phục vụ để kích thích hệ tiêu hóa trước bữa ăn chính. Tiếp đến chính là thời kỳ đương đại của bữa aperitivo. Trong thế kỷ XIX, aperitivo thường thiên về đồ uống hơn là về đồ ăn. Khi đó, người Ý sẽ đến các quán caffè, “tiền thân” của các quán bar Ý ngày nay, trước giờ ăn tối để “lót dạ” cho bữa chính sau đó. Đây là thời kỳ sáng tạo và phát triển, đặt tiền đề cho sự phát triển của rượu aperitivo vì đó cũng là khi nhiều nhà chưng cất rượu và nhà sản xuất rượu vang của Ý đã phát minh ra một số loại đồ uống đặc trưng mà chúng ta đang thưởng thức ngày nay. 14


BỮA SÁNG & APERITIVO KIỂU Ý Một mốc quan trọng ta phải nhắc tới là năm 1796, được công nhận rộng rãi là năm ra đời của rượu aperitivo Ý hiện đại. Trên thực tế, vào năm đó, Antonio Benedetto Carpano đến từ Turin đã tạo ra rượu Vermouth nổi tiếng (từ tiếng Đức Wermut, rượu “absinthe”), trộn rượu vang trắng Moscato với 20 loại thảo mộc và gia vị thơm. Nhiều thập kỷ sau, một hộp rượu Vermouth được tặng cho Vua Vittorio Emanuele II, ông yêu thích vị đắng của thức uống này đến nỗi rượu Vermouth (với China Carpano) đã trở thành thức uống khai vị chính thức tại cung điện hoàng gia. Vào năm 1863, Turin cũng là thành phố nơi các nhà sản xuất rượu Alessandro Martini và Luigi Rossi đã Vermouth bởi Carpano trộn rượu trắng với các nguyên liệu như canh-ki-na, lá oregano, tía tô đất, quế và nhiều thành phần khác để tạo ra Martini. Vào thế kỷ XIX, Spritz (hỗn hợp của Prosecco và nước khoáng có ga) ra đời và đó cũng là một trong những đồ uống được ưa chuộng ngày nay. Có nhiều phiên bản khác nhau liên quan đến sự ra đời của Spritz, nhưng phiên bản được công nhận nhiều nhất kể lại rằng: trong thời kỳ chiếm đóng Hapsburg, những người lính Áo ở Tây Bắc nước Ý đã nghĩ rằng rượu địa phương quá mạnh, vì vậy họ yêu cầu một “spritzen” (vài giọt nước) để pha loãng rượu và từ đó Spritz ra đời. Vào cuối thế kỷ XIX, thói quen ăn kèm đồ ăn trong khi uống lan rộng. Do đó, những món ăn nhẹ đơn giản trước bữa tối dùng để ăn kèm với đồ uống trở nên phổ biến hơn. Nhưng phải đến thế kỷ XX, các món ăn kèm này mới chiếm vai trò lớn hơn trong phong tục ăn uống này của người Ý, và cùng với đó, cộng đồng xuất hiện các món ăn nhẹ với khẩu phần lớn hơn, đa dạng hơn. Kết quả là ngày nay chúng ta có được phiên bản aperitivo hiện đại của người Ý, và bữa ăn này ngày càng được đánh giá cao hơn và được trải nghiệm tại nhiều nơi trên thế giới. 15


BỮA SÁNG & APERITIVO KIỂU Ý Bữa Aperitivo: Ăn gì và Ở đâu? Đối với người Ý, aperitivo đại diện cho một phong tục văn hóa thể hiện sự thư thái, tình bạn và tính hòa đồng và thể hiện một cách hoàn hảo chất lượng và sự đa dạng của các sản phẩm Ý. Thời điểm điển hình để thưởng thức bữa aperitivo là từ 6 đến 9 giờ tối, khung giờ cuối Aperitivo được coi là dịp để kết nối với mọi người ngày làm việc, bắt đầu buổi tối, vì thế nên bữa aperitivo thường được coi là bữa “lót dạ” trước bữa tối. Đây là một hình thức lý tưởng để tụ tập với gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp. Nó quen thuộc đến nỗi nếu có một cuộc khảo sát về nội dung tin nhắn được trao đổi nhiều nhất giữa người Ý với nhau thì tin nhắn “Bạn có muốn gặp nhau vào giờ aperitivo không?” sẽ là một trong những tin được nhận và gửi nhiều nhất. Lý do khiến aperitivo trở nên phổ biến đến vậy là do người ta thường dành thời gian này để trò chuyện về cuộc đời với bạn bè, gia đình hoặc gặp gỡ những mối quan hệ mới khi nhâm nhi một ly rượu hoặc cocktaik và ít đồ ăn nhẹ, trong một không gian thư giãn. Đa số người Ý ghé quán bar sau giờ làm việc để thưởng thức một ly rượu hoặc ly cocktail, để giảm căng thẳng sau cả ngày làm việc. Aperitivo không có quy luật nào vì đây là thời gian để thư giãn, tận hưởng niềm vui và sẻ chia giữa người với người. Hàng triệu người Ý yêu thích việc tụ tập tại các quảng trường, quán cà phê hay quầy bar để cùng tận hưởng khoảnh khắc thư giãn với bạn bè, nhâm nhi 1 ly rượu vang hay 1 ly cocktail và đồ ăn kèm. Bữa aperitivo không nhất thiết là phải ra hàng quán, mà bạn hoàn toàn có thể tự chuẩn bị và thưởng thức tại nhà. Người Ý cũng không ngại mời mọi người tới nhà riêng để tổ chức aperitivo trong không khí thân mật và gần gũi hơn. Một điều thú vị nữa mà bạn nên nhớ khi ở Ý là: trước khi uống ngụm đầu tiên của ly rượu, người Ý thường nâng ly và nói “cin cin” khi cụng ly. 16


BỮA SÁNG & APERITIVO KIỂU Ý Trong bữa aperitivo thường uống đồ uống có cồn như rượu vang hoặc cocktail nhẹ, ăn kèm với một ít đồ ăn nhẹ. Đồ uống và đồ ăn kèm sẽ được thiết kế sao cho phù hợp để kích thích sự thèm ăn và “lót dạ” cho bữa tối, vì thế nên đồ uống thường có vị thảo dược, hơi đắng nhẹ hoặc có ga.

Aperol Spritz nổi tiếng

Bữa aperitivo kiểu Ý điển hình

Khi chọn thức uống cho aperitivo, lựa chọn đầu tiên với nhiều người sẽ là Spritz bởi vì sự đa dạng và vị ngon của nó. Có nhiều loại Spritz như: Aperol, Bitter Campari, Select (một loại của Venice), Cynar, Hugo, v.v ... Spritz là một loại cocktail được pha bằng cách pha trộn một phần rượu vang Prosecco (rượu vang trắng DOC của Ý) với một chút vị đắng (Campari, Aperol, Select) và nước soda. Spritz thường được phục vụ với đá và một lát cam hoặc chanh, và một số quán có thể thêm ô liu xanh.

Nhưng cocktail không phải là lựa chọn duy nhất cho bữa aperitivo. Thực tế là nhiều người thích uống rượu vang trước bữa tối, và ở Ý bạn sẽ có vô vàn sự lựa chọn về rượu vang, cả rượu vang thường lẫn rượu vang sủi bọt, đủ để làm vừa lòng khẩu vị của tất cả mọi người. Loại rượu vang được ưa chuộng trong bữa aperitivo là Prosecco, một loại vang sủi bọt hay sủi tăm DOC hoặc rượu vang trắng DOCG từ vùng Veneto và Friuli-Venezia Giulia ở miền Bắc Ý. Rượu vang này được đặt tên theo ngôi làng Prosecco gần thành phố Trieste. Mặt khác, rượu vang đỏ sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nếu đồ ăn kèm là những món ăn có thịt đỏ. Những chai rượu như Sangiovese, Barbera, Bardolino và Amarone rất hợp với đồ ăn kèm trong aperitivo. 17


BỮA SÁNG & APERITIVO KIỂU Ý Những loại đồ uống này thường được ăn kèm với nhiều loại đồ ăn, từ khoai tây chiên, các loại hạt và ô liu, đến các món ăn chế biến phức tạp hơn. Vào giờ aperitivo, nhiều quán bar Ý và nhà hàng thường phục vụ một lát bánh mì với nguyên liệu tươi phủ lên trên. Các món đồ nguội điển hình là prosciutto crudo di Parma (loại giăm bông không nấu chín của Ý từ thành phố Rươu vang kèm “thớt” pho mát và thịt nguội Parma, Emilia-Romagna), prosciutto cotto (prosciutto nấu chín), salame (xúc xích Ý, làm từ thịt khô lên men, thường là thịt lợn) hoặc “nduja” (một loại xúc xích lợn cay từ vùng Calabria, miền Nam nước Ý). Ngoài ra, phô mai chính là sự kết hợp hoàn hảo với các loại thịt này. Khi đề cập đến phô mai, chúng ta phải một lần nữa kể đến một loạt các sản phẩm của vùng: Parmigiano Reggiano (pho mát cứng và lâu năm từ sữa bò, từ vùng Reggio-Emilia), Caprino (pho mát làm từ sữa dê, có thể được ăn tươi hoặc để lâu năm), Pecorino (pho mát cứng từ sữa cừu), Gorgonzola (pho mát xanh làm từ sữa bò tách béo), v.v.

18


BỮA SÁNG & APERITIVO KIỂU Ý Mỗi vùng đều có cách thưởng thức bữa aperitivo khác nhau. Nhìn chung, các vùng ở miền Bắc Ý gần đây đã áp dụng hình thức “happy hour” hoặc có thể gọi tên khác là “apericena” – cho phép bạn kết hợp ăn luôn bữa tối, gói phục vụ kết hợp một - hai ly rượu với thực đơn buffet tự chọn không giới hạn để bạn có thể thử nhiều món finger- Rượu vang kết hợp với khoai tây chiên và cicchetti foods vừa miệng, trong đó có cả pasta, crudités (rau củ tươi thái nhỏ), salad trái cây, pho mát và thịt nguội. Mặt khác, vùng Veneto nổi tiếng với bữa aperitivo khai vị truyền thống, đặc biệt là Venezia. Tại đây, bữa aperitivo là một dịp tụ họp xã hội tại một quán bacaro (quán bar ở Venice), nơi mọi người trò chuyện và uống một ly rượu vang trắng/đỏ (gọi là ombra, “cái bóng”) hoặc Spritz, và gọi món “cicchetti” - lát bánh mì nhỏ phủ pho mát, thịt và cá địa phương. Xuôi về miền Nam, “happy hour” ít phổ biến hơn và tầm quan trọng của thực phẩm địa phương thường chiếm ưu thế. Theo các khu vực khác nhau, bạn có thể nếm thử các sản phẩm đặc trưng khác nhau tương ứng với từng vùng lãnh thổ, với nhiều địa phương vùng biển thì sẽ có các món ăn làm từ cá.

19


BỮA SÁNG & APERITIVO KIỂU Ý Aperitivo ở Toscana Giờ là lúc chúng ta tập trung tìm hiểu về aperitivo của người Ý theo một vùng cụ thể, vùng Toscana. Ở khắp mọi nơi trên đất nước Ý, mọi người đều thích thú và quảng bá khía cạnh xã hội cũng như giá trị văn hóa của phong tục này và mọi người đều có thể tận hưởng nó với bạn bè và gia đình, bên ngoài quán bar hay ở nhà. Bản chất của aperitivo ở Toscana không khác mấy so với các vùng khác của đất nước, nhưng Toscana có điểm đặc biệt hơn nhờ nét phong phú trong đời sống ẩm thực của nơi đây. Trên thực tế, nhờ vào đất đai màu mỡ và đa dạng về thổ nhưỡng, nơi đây trở thành một khu vực phù hợp để trồng giống nho đỏ Sangiovese, từ đó cho phép người dân địa phương sản xuất các loại rượu vang chất lượng cao để uống cùng khi ăn với các loại thịt đỏ. Aperitivo ở Toscana là một ví dụ hoàn hảo về sự kết hợp giữa thức ăn và đồ uống, nhờ vào các loại rượu chất lượng cao cũng như sự đa dạng của phô mai và thịt. Với lịch sử đáng tự hào kéo dài trong hơn ba thế kỷ, rượu vang điển hình nhất của vùng là Chianti Classico, một loại rượu DOCG lấy tên từ nơi nó được sản xuất, vùng Chianti - một vùng núi của Toscana nằm giữa các tỉnh của Florence, Siena và Arezzo. Chủ yếu Đồi Chianti được làm từ giống nho Sangiovese được trồng tại nơi này, đây là loại rượu vang độc đáo và dễ nhận biết với màu hồng ngọc ruby, hình ảnh bó hoa và nồng độ cồn tối thiểu 12%.

20


BỮA SÁNG & APERITIVO KIỂU Ý

Giống nho Sangiovese

Thịt nguội và pho mát với nhiều lựa chọn đa dạng

21

Nho Sangiovese là nguyên liệu cốt yếu cho nhiều loại rượu xuất xứ từ vùng này. Một loại rượu từ Toscana mà bạn nhất định phải thử đó là Brunello di Montalcino, rượu vang đỏ từ Siena, nổi tiếng vì mùi vị và tuổi thọ của rượu. Khu vực Siena cũng là xuất xứ của một loại vang đỏ Tuscan khác - Vino Nobile di Montepulciano (DOCG), một trong những loại rượu lâu đời nhất ở Ý và thường được ăn kèm với thịt đỏ. Một loại rượu vang đỏ đậm và khô hoàn hảo để ăn trong aperitivo là Morellino di Scansano (DOCG) từ vùng ven biển Maremma thuộc tỉnh Grosseto, rất thích hợp để thưởng thức cùng thịt đỏ và các món chế biến từ cá. Trải nghiệm trọn vẹn bữa aperitivo ở Toscana hoàn toàn có thể gói gọn trong một ly rượu vang địa phương cùng những sản phẩm đặc trưng như phô mai Pecorino toscano DOP, một loại phô mai cứng từ sữa cừu đã thanh trùng, thường được kết hợp với mật ong/mứt và trái cây tươi, hoặc phô mai stracchino, một loại phô mai tinh tế và nhiều kem hơn. Một số món thịt nguội địa phương là prosciutto crudo toscano, prosciutto di cinta senese (thịt một giống lợn từ Siena), finocchiona (xúc xích Ý với thì là) và lardo di colonnata (salami từ tỉnh Massa-Carrara).


BỮA SÁNG & APERITIVO KIỂU Ý Thêm nữa, đồ uống có thể ăn kèm với các món ăn được chế biến phức tạp hơn. Aperitivo ở Toscana còn có thể là sự kết hợp giữa món bruschetta và crostini (lát bánh mì nướng) dùng kèm nhiều nguyên liệu khác nhau (topping). Món điển hình nhất là crostino di fegatini (gan gà), nhưng bạn có thể thưởng Cháo cà chua và bánh mì thức các món khác như cháo cà chua và bánh mì, hoặc bánh mì crostino đơn giản với một ít dầu ô liu. Ở Livorno (một tỉnh ven biển đối diện với biển Ligure và biển Tirreno), bạn có thể thưởng thức món cacciucco, một loại súp đặc trưng từ hải sản cũng có thể được dùng làm món khai vị. Hành trình ẩm thực và văn hóa của chúng ta đã đến hồi kết. Chúng tôi mong rằng những thông tin cung cấp trong cuốn sổ tay này giúp bạn có thêm kiến thức về các phong tục ẩm thực Ý, về bữa sáng Ý và aperitivo. Cảm ơn bạn vì đã dành thời gian đi cùng chúng tôi trên chuyến hành trình này. Chúng tôi xin kết thúc bằng một câu thành ngữ cổ của Ý:

Gia đình người Ý tận hưởng bữa ăn cùng nhau

“A tavola non si invecchia mai” (tạm dịch: “Trên bàn ăn, ai cũng như trẻ lại.”) với ý nghĩa rằng tận hưởng thời gian, thư giãn và tán gẫu bên bữa ăn với gia đình và bạn bè giúp chúng ta hạnh phúc và khỏe mạnh.

22


BỮA SÁNG & APERITIVO KIỂU Ý Nhãn hiệu Xét về tầm quan trọng to lớn mà Ý mang lại cho chất lượng nông sản và thực phẩm của họ, không có gì ngạc nhiên khi quốc gia này, cùng với Liên minh Châu Âu, đã hành động để bảo vệ sản phẩm của họ khỏi hàng giả và hàng nhái. Vì vậy, hai nhãn khác nhau đã được tạo ra để đảm bảo chất lượng và chỉ dẫn địa lý của các thành phần thường được sử dụng trên bánh pizza. Chỉ dẫn địa lý có nghĩa là: “Dấu hiệu phân biệt dùng để xác định một sản phẩm có xuất xứ trên lãnh thổ của một quốc gia, khu vực hoặc địa phương cụ thể nơi chất lượng, danh tiếng hoặc đặc tính khác của sản phẩm đó gắn liền với nguồn gốc địa lý của sản phẩm đó”. Tại Ý chúng ta có PDO- Chỉ dẫn nguồn gốc và PGIChỉ dẫn địa lý, là hai chứng nhận dành cho các sản phẩm rượu và thực phẩm chất lượng cao điển hình. Nhưng chính xác những từ viết tắt này có nghĩa là gì và sự khác biệt giữa chúng là gì? Thực tế, đây là những nhãn hiệu đặc biệt của các sản phẩm đặc thù do Liên minh Châu Âu chính thức đăng ký và cấp theo đề xuất của Bộ Chính sách Nông nghiệp, đồng thời cam kết các nhà sản xuất phải được kiểm tra định kỳ bởi một tổ chức chứng nhận độc lập. Do đó, PDO và PGI là các nhãn hiệu được bảo vệ ở cấp độ Cộng đồng Châu Âu, vì lợi ích của người tiêu dùng và chống hàng giả. Hãy nhớ rằng Ý là quốc gia châu Âu có số lượng sản phẩm nông sản thực phẩm PDO và PGI cao nhất được Liên minh châu Âu chứng nhận! 1 PGI, IGP trong tiếng Ý được gọi là Indicazione Geografica Protetta, đơn giản có nghĩa là một sản phẩm có thể được truy xuất nguồn gốc địa lý của nó trong ít nhất một giai đoạn của quá trình sản xuất. Có nghĩa là có thể được liên kết với một địa điểm hoặc khu vực nơi sản xuất, chế biến hoặc chuẩn bị. Mặc dù các thành phần được sử dụng có thể không nhất thiết phải đến từ khu vực địa lý đó, nhưng tất cả các sản phẩm của PGI cũng phải tuân thủ một bộ thông số kỹ thuật chính xác để có thể mang logo của PGI. 23

1

Uỷ ban Châu Âu


BỮA SÁNG & APERITIVO KIỂU Ý PDO hay DOP trong tiếng Ý (Denominazione di Origine Protetta), có nghĩa là “truy xuất nguồn gốc”. Đây là chứng nhận nghiêm ngặt hơn. Nếu một sản phẩm được dán nhãn PDO, thì bạn có thể chắc chắn rằng nó được sản xuất, chế biến và đóng gói ở một khu vực địa lý cụ thể, tuân theo các quy trình được công nhận của các nhà sản xuất địa phương và nguyên liệu từ khu vực liên quan. Các sản phẩm này có đặc tính liên quan chặt chẽ đến nguồn gốc xuất xứ, phải tuân thủ một bộ thông số kỹ thuật chính xác mới có thể mang logo PDO. Do đó, sự khác biệt giữa sản phẩm PDO và sản phẩm PGI nằm ở chỗ, đối với sản phẩm PDO, mọi thứ liên quan đến quá trình chế biến và tiếp thị sản phẩm đều được xác nhận bởi một xuất xứ cụ thể; trong khi đối với sản phẩm PGI, chứng nhận xuất xứ cho sản phẩm sẽ thông qua một vài công đoạn hoặc một vài khâu sản xuất. Đơn giản hơn, nhãn PDO sẽ chỉ chứng nhận các sản phẩm được thu hoạch và đóng gói hoàn toàn tại xuất xứ trên chứng nhận, trong khi sản phẩm có nhãn PGI thì chỉ những công đoạn sản xuất quan trọng nhất (tạo ra đặc tính riêng của nó) được diễn ra tại nơi xuất xứ trên chứng nhận.

24


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.