8 minute read
2.1.2. Tình huống điển hình
from Xây dựng bộ tình huống điển hình và giảng dạy thử nghiệm học phần Luật Môi trường tại Trường ĐH Luật
cách thức tiếp cận nội dung các nền tảng pháp lý theo trình tự như trên, việc gợi mở vấn đề sẽ trở nên dễ dàng hơn, giúp hoạt động lý luận sẽ được tiến hành hiệu quả. + Sau khi lựa chọn, dẫn chiếu chính xác các cơ sở pháp lý để vận dụng vào quá trình giải quyết, sinh viên sẽ tự đặt ra những câu hỏi để hướng đến giải quyết vấn đề theo hướng đa diện, tổng thể nhất. Trong giai đoạn này, sinh viên sẽ tự mình lập luận, đưa ra những quan điểm để giải quyết vấn đề trên cơ sở bám sát nội dung điều chỉnh của các cơ sở pháp lý được đưa ra. Lý luận làm rõ vấn đề có ý nghĩa trong việc giúp sinh viên tự thuyết phục bản thân mình về các quan điểm, định hướng đưa ra mà còn tạo ảnh hưởng đến suy nghĩ của các sinh viên khác khi tham gia vào cùng một nhóm học tập. Các quan điểm được đưa ra đều được cân nhắc, phân tích, bàn luận kỹ càng để hướng đến việc lựa chọn quan điểm tối ưu nhằm giải quyết vấn đề. Để thực hiện vai trò này, buộc phải có sự phân công về vai trò cho từng sinh viên có trong nhóm học tập theo nguyên tắc phân công tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích các quy phạm pháp luật trong từng lĩnh vực, sinh viên sau đó sẽ cùng trao đổi trong nhóm để giải quyết hiệu quả từng vấn đề riêng lẻ, tạo ra thành quả chung trong giải quyết tình huống. + Dựa trên các cơ sở pháp lý được đưa ra, trải qua quá trình lập luận, tư duy, phản biện của mỗi sinh viên và từng nhóm sinh viên học tập, việc kết thúc vấn đề, đưa ra hướng giải quyết cuối cùng đối với tình huống là hoạt động cuối cùng. Ví dụ, hành vi săn bắt cá thể Voọc chà vá chân nâu của các đối tượng trên địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế được xem là hành vi xâm phạm đến các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, được quy định tại Phụ lục II Nghị định 32/2006/NĐ-CP và Nghị định số 160/2013/NĐ-CP. Căn cứ các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009, Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, hành vi của các chủ thể buộc phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật gây ra. Nhằm thúc đẩy khả năng học hỏi, vận dụng vấn đề, thúc đẩy sinh viên tư duy
42
Advertisement
lý luận sáng tạo, một số tình huống đưa ra là tình huống mở. Nhóm tác giả chỉ đưa các nội dung từ tình huống, việc gợi mở, giải quyết vấn đề hoàn toàn thuộc về sinh viên. Trên cơ sở các quan điểm tiếp cận được sinh viên đưa ra, giảng viên cần tiến hành đánh giá tính hợp lý/chưa hợp lý trong quan điểm tiếp cận (nếu có) để giúp sinh viên nhìn nhận vấn đề chuẩn xác, trọn vẹn hơn. Việc đánh giá, nêu rõ những hạn chế trong quan điểm lập luận của sinh viên giúp sinh viên hiểu rõ lí do không tiếp cận, giải quyết vấn đề như sinh viên đã đề xuất.
Chương 2. TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH HỌC PHẦN LUẬT MÔI TRƯỜNG 2.1. Nhóm tình huống điển hình trong kiểm soát ô nhiễm môi trường 2.1.1. Cơ sở lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là trạng thái môi trường trong đó xảy ra sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật môi trường, các tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.3 Trên cơ sở khái niệm ô nhiễm môi trường được đưa ra, khái niệm tiếp cận về kiểm soát ô nhiễm cũng được nhìn nhận, quy định thống nhất khi xem đây là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm. Xuất phát từ các tiếp cận về nội hàm các khái niệm như trên, ô nhiễm môi trường trong đời sống thực tiễn xảy ra do hành vi đưa vào môi trường các chất gây ô nhiễm dưới các dạng khác nhau (thể rắn, thể lỏng, thể khí, là chất hóa học, chất phóng xạ hay các dạng vật chất khác..) làm biến đổi trạng thái cân bằng, hài hòa của diễn thế sinh thái trong trạng thái bình thường. Cơ chế biến đổi này phải diễn ra theo chiều hướng tiêu cực trên cơ sở đối chiếu định
3 Khoản 8, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
43
lượng rõ ràng bằng các quy định của pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật môi trường và các tiêu chuẩn môi trường kéo theo là sự xuống cấp về chất lượng đời sống của con người. Rõ ràng môi trường là một thành tố đặc thù, có mối quan hệ mật thiết với đời sống con người, vì vậy khi xảy ra những hệ lụy tiêu cực đến môi trường sinh thái, con người là chủ thể phải gánh chịu những hậu quả này. Cơ chế này giúp nhìn nhận tầm quan trọng trong cơ chế kiểm soát về ô nhiễm môi trường khi xem hoạt động ngăn chặn, phòng ngừa các vấn đề về ô nhiễm môi trường phát sinh đóng vai trò chính yếu trong việc gìn giữ các giá trị sinh thái, thực hiện tốt giai đoạn này sẽ dễ dàng hơn trong việc đối phó, giải quyết các vấn đề về môi trường sinh thái. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường được thể hiện rõ thông qua các cơ chế đặc thù như tiến hành thu thập, công bố thông tin môi trường đến rộng rãi cộng đồng dân cư để nhìn nhận tổng quan về thực trạng môi trường; tiến hành việc quy hoạch bảo vệ môi trường; kiểm tra phương diện môi trường của các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh và thực hiện cơ chế quản lý chất thải một cách hiệu quả. Nói ngắn gọn, thông qua nội dung chương này, sinh viên cần nắm rõ những nội dung chính bao gồm: (1) Các cơ chế quản lý nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường (thu thập thông tin môi trường, kiểm tra phương diện môi trường của các chủ thể kinh doanh và hoạt động quy hoạch bảo vệ môi trường). Xuất phát từ bản chất của hoạt động sản xuất kinh doanh luôn tiềm tàng những mối nguy hại về vấn đề bức tử môi trường, vì vậy bên cạnh việc đáp ứng những điều kiện đặt ra đối với việc thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh, pháp luật đặt ra cơ chế tiến hành giám sát tập trung vào việc thực hiện trách nhiệm về môi trường, tập trung giao cho chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, làm căn cứ pháp lý vững vàng để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể khi xảy ra hành vi vi phạm. (2) Nắm bắt các vấn đề pháp lý trong các quy định đặt ra đối với vấn đề quản
44
lý, xử lý chất thải hiện nay. Cũng nằm trong xu hướng chung với tất cả các quốc gia trên thế giới, việc phát thải và quản lý chất thải luôn là vấn đề “nóng” tại Việt Nam. Hiện nay, việc quản lý chất thải được áp dụng theo một trong 3 mô hình, bao gồm quản lý chất thải cuối đường ống sản xuất, quản lý chất thải theo đường ống sản xuất và đánh vào thị trường tiêu dùng. Mặc dù nhìn nhận tính hiệu quả đáng kể trong việc xử lý các chất độc hại có trong các vật chất thải bỏ sau quá trình sản xuất, kinh doanh của phương pháp quản lý chất thải theo đường ống sản xuất, tuy nhiên chính sự tốn kém đáng kể về mặt chi phí đầu tư, vận hành hệ thống, trang thiết bị máy móc là rào cản đối với các doanh nghiệp khi áp dụng mô hình này vào quản lý chất thải khi yếu tố lợi nhuận vẫn luôn là tiền đề xuyên suốt mà họ hướng đến. Trong bối cảnh các nhà sản xuất bằng mọi cách tạo ra được tối đa những khoản lợi nhuận trong quá trình sản xuất kinh doanh như tại các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, phương pháp quản lý chất thải cuối đường ống sản xuất mặc dù kém hiệu quả hơn nhưng ít tốn kém nên rõ ràng nó mang tính khả thi cao hơn. Đối với phương pháp còn lại, việc đánh vào thị trường tiêu thụ được thực hiện đồng thời ở 2 góc độ: tác động từ phía doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất và cả người tiêu dùng. Đối với chủ thể là các nhà sản xuất, cơ chế ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ các chính sách, đặc biệt là chính sách áp thuế suất thấp đối với các loại hàng hóa, nguyên, vật liệu thân thiện với môi trường các doanh nghiệp sử dụng hoặc các công trình bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp đã đầu tư trên nguyên tắc ghi nhận vai trò bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Với cơ chế này, doanh nghiệp được trao một lợi thế rất lớn khi giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường mang tính cạnh tranh hơn so với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác không được hưởng ưu đãi về thuế. Hệ quả là hàng hóa, dịch vụ của họ dễ dàng tiếp cận, được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn. Cũng từ mô hình này, thúc đẩy các doanh nghiệp trên thị trường buộc phải thực hiện vai trò bảo vệ môi trường để được hưởng những ưu đãi từ góc độ nhà nước, nếu không muốn bị tụt hậu,
45