3 minute read

KẾT LUẬN

bè chết hàng loạt. Đây là thiệt hại về tài sản do ô nhiễm môi trường gây nên (Điều 129 luật bảo vệ môi trường 2014). Như vậy bên gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Hồ sơ pháp lý cho việc yêu cầu bồi thường thiệt hại của các hộ dân bao gồm một số tài liệu chủ yếu sau: (i) Đơn yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại; (ii) Dữ liệu, chứng cứ đã thu thập được; (iii) Biên bản giám định thiệt hại và biên bản về hành vi vi phạm của công ty; (iv) Các tài liệu khác: những thông tin chính về bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại, giấy tờ chứng minh thu nhập từ việc nuôi cá lồng của người bị thiệt hại,… Các giấy tờ trên sau khi được thu thập hợp pháp sẽ được xem là minh chứng cho vấn đề đòi bồi thường thiệt hại có căn cứ của các hộ dân, trên cơ sở đó, áp dụng các quy định của pháp luật buộc các chủ thể vi phạm phải gánh chịu.

Tình huống 19. Công ty CP Hàn Việt chuyên chế biến các phụ phẩm thủy sản với công suất 3000 tấn sản phẩm/năm. Ngày 01/06/2016, qua kết quả thanh tra, Sở Tài nguyên & Môi trường phát hiện công ty đã khai báo không đúng số lượng sản phẩm đã sản xuất. Đoàn thanh tra ra Quyết định xử phạt vi phạm nhưng công ty từ chối nhận Quyết định.

Advertisement

Câu hỏi. 1. Việc đoàn thanh tra phát hiện công ty đã không khai báo đúng số lượng sản phẩm sản xuất công ty có vi phạm pháp luật không? Vì sao? 2. Hành động từ chối nhận Quyết định xử phạt của công ty Hàn Việt có vi phạm pháp luật không? Tại sao?

Định hướng vấn đề.

Vấn đề 1. Công ty có hành vi vi phạm pháp luật vì công ty đã không thực hiện đúng một trong các nội dung báo cáo ĐTM cụ thể là báo cáo không đúng số lượng sản phẩm đã sản xuất (Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định 155/2016/NĐ-CP).

Vấn đề 2. Hành động từ chối nhận Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của

102

công ty là trái pháp luật, đây được xem như công ty có hành vi cản trở hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền (Điểm c Khoản 1 Điều 47 Nghị định 155/2016/NĐ-CP).

Tình huống 20. Công ty CP B xây dựng một nhà máy sản xuất gạch tại thôn X, xã Thanh Bình, huyện Hương Trà, tỉnh TT-Huế. Sau khi nhà máy đi vào vận hành được 01 năm, người dân xã Thanh Bình cho rằng khí thải từ nhà máy ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân. Chính quyền địa phương đã nhiều lần yêu cầu công ty tuân thủ các quy định về môi trường nhưng công ty vẫn không thực hiện.

Câu hỏi. 1. Hành vi của công ty trên có vi phạm pháp luật không? Vì sao? 2. Sau nhiều lần thương lượng không thành người dân địa phương quyết định khởi kiện công ty C ra Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết không? Vì sao?

Định hướng vấn đề.

Vấn đề 1. Nếu công ty A có lượng khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ở mức độ nghiêm trọng thì công ty A có hành vi vi phạm pháp luật. Nếu công ty A có lượng khí thải không vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ở mức độ nghiêm trọng thì công ty A có hành vi vi phạm pháp luật (Khoản 1, Điều 104 Luật Bảo vệ môi trường 2014; Điều 15, Điều 16 nghị định 15/2016/NĐ-CP).

Vấn đề 2. Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết (Khoản 3, Điều 161 và Khoản 1, Điều 162 Luật Bảo vệ môi trường 2014; Khoản 6, Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

Tình huống 22.23 Doanh nghiệp tư nhân Mai Sơn chuyên sản xuất, chế biến rau, củ, quả và Doanh nghiệp tư nhân An Phú chuyên giết mổ gia súc, gia cầm cùng đóng trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La nằm gần suối Nậm Na. Doanh nghiệp

23 Hữu Quyết, Hơn 2.000 hộ dân ở huyện Mai Sơn bị ảnh hưởng bởi nguồn nước ô nhiễm, https://dantocmiennui.vn/xahoi/hon-2000-ho-dan-o-huyen-mai-son-bi-anh-huong-boi-nguon-nuoc-o-nhiem/280429.html 103

This article is from: