23 minute read
Hà Nội
Tùy điều kiện thực tế và quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có thể sử dụng một hoặc phối hợp sử dụng các phƣơng thức tuyển sinh chƣơng trình chất lƣợng cao nhƣ sau: - Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT + Điểm trúng tuyển phải bằng hoặc cao hơn chƣơng trình đại trà cùng ngành đào tạo + Môn điều kiện là bài thi môn tiếng Anh phải đạt từ 6.0 trở lên (trừ trường hợp thí sinh được miễn thi môn ngoại ngữ tiếng Anh theo quy định của Bộ GD&ĐT) + Hạnh kiểm của lớp 12 từ Khá trở lên - Xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT với các điều kiện xét tuyển nhƣ sau: + Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS (Academic) từ 4.5 trở lên (hoặc tƣơng đƣơng) hoặc giải ba quốc gia môn Tiếng Anh trở lên và có tổng điểm 02 (hai) bài/môn thi tốt nghiệp THPT (không bao gồm điểm ƣu tiên xét tuyển) trong tổ hợp môn xét tuyển của trƣờng (trong đó có môn Toán hoặc Ngữ văn và một môn khác không phải là Ngoại ngữ) đạt từ 12 điểm trở lên. + Hạnh kiểm của lớp 12 từ Khá trở lên; - Xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế và kết quả học tập THPT với các điều kiện xét tuyển nhƣ sau: + Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS (Academic) từ 4.5 trở lên (hoặc tƣơng đƣơng) hoặc giải ba quốc gia môn Tiếng Anh trở lên + Có điểm trung bình chung học tập lớp 12 của 02 môn trong tổ hợp xét tuyển của trƣờng (trong đó có môn Toán hoặc Ngữ văn và một môn khác không phải là Ngoại ngữ) đạt từ 8.0 điểm trở lên + Hạnh kiểm của lớp 12 từ Khá trở lên; * Quy mô tuyển sinh trong 3 năm đầu
Chỉ tiêu đào tạo CTCLC nằm trong tổng chỉ tiêu đào tạo đã xác định hàng năm của Trƣờng. Nhằm bảo đảm chất lƣợng CTĐT CLC trong 3 năm đầu, chỉ nên tuyển sinh khoảng từ 30 đến 40 ngƣời học/CTĐT CLC. - Giảng viên Nguồn giảng viên: Nhằm bảo đảm số lƣợng, chất lƣợng của giảng viên giảng dạy CTĐT CLC, xác định nguồn giảng viên rất quan trọng. Giảng viên giảng dạy CTĐT CLC phải từ nhiều nguồn khác nhau: Các giảng viên cơ hữu của Nhà trƣờng đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng; các giảng viên thỉnh giảng là các nhà khoa học, nhà quản lí ở các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học khác, các cơ quan quản lí nhà nƣớc có uy tín khoa học, có kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực tham gia giảng dạy, và cả giảng viên từ các trƣờng đại học có uy tín trên thế giới. Đối với giảng viên cơ hữu, số lƣợng giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy ít nhất 70% CTĐT và việc tuyển chọn cho giảng viên phải dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ. Các giảng viên (cơ hữu và thỉnh giảng) có trình độ có trình độ thạc sĩ tốt nghiệp ở các trƣờng đại học của các nƣớc phát triển; trình độ tiến sĩ hoặc học hàm PGS, GS đảm nhiệm việc giảng dạy nội dung lí thuyết trong học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành và ngành, chuyên ngành; giảng viên (thỉnh giảng) có trình độ thạc sĩ trở lên, có kinh nghiệm thực tiễn từ 05 năm trở lên có thể tham gia giảng dạy phần thực hành (đặc biệt là thực hành ở chính đơn vị công tác của giảng viên thỉnh giảng). Ở 1-3 khóa đầu tiên đào tạo CLC với ngành Quản lí nhà nƣớc, Quản lí văn hóa, Trƣờng sẽ mời giảng viên uy tín của các trƣờng đại học nƣớc ngoài (bao gồm cả giảng viên Việt Nam có quốc tịch nƣớc ngoài) hoặc giảng viên Việt Nam đã tham gia giảng dạy trình độ đại học trở lên ở nƣớc ngoài hoặc giảng viên đã đƣợc đào tạo trình độ tiến sĩ ở nƣớc ngoài, đáp ứng yêu cầu của CTCLC tham gia giảng dạy các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, ngành và chuyên ngành đƣợc dạy bằng ngôn ngữ của CTĐT nƣớc ngoài hoặc Tiếng Anh với thời lƣợng 20 tín chỉ/CTĐT CLC. Năng lực của giảng viên tham gia giảng dạy CTĐT CLC: Giảng viên giảng dạy CTĐT CLC phải có năng lực về tổ chức, thiết kế nội dung giảng dạy;
Advertisement
năng lực sƣ phạm: sử dụng, lựa chọn phƣơng pháp, phƣơng tiện giảng dạy, đánh giá sinh viên. Cụ thể, giảng viên phải: (1) Có kiến thức sâu rộng, hiện đại, cập nhật về học phần tham gia giảng dạy; (2) Thiết kế đƣợc một chƣơng trình giảng dạy và học tập chặt chẽ, đồng thời thực hiện đƣợc chƣơng trình này; (3) Áp dụng nhiều phƣơng pháp dạy và học,và chọn lựa phƣơng pháp thích hợp nhất để đạt đƣợc kết quả học tập mong đợi; (4) Sử dụng và phát triển nhiều loại phƣơng tiện trong dạy học; (5) Sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để đánh giá việc học của sinh viên phù hợp với những kết quả học tập dự kiến; (6) Tự giám sát và đánh giá việc giảng dạy cũng nhƣ chƣơng trình giảng dạy của chính mình; (7) Có suy nghĩ, cân nhắc kỹ về việc thực hành giảng dạy của chính mình; (8) Xác định các nhu cầu và xây dựng các kế hoạch phát triển liên tục. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo: Nhà trƣờng phải có đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hiện các CTĐT. Cụ thể: (1) Có phòng học riêng cho lớp ĐTCLC đƣợc trang bị máy tính kết nối mạng internet và các thiết bị hỗ trợ giảng dạy, học tập; mỗi sinh viên CTCLC có nơi tự học ở trƣờng, đƣợc sử dụng mạng internet không dây; (2) Có đủ giáo trình, tài liệu tham khảo trong, ngoài nƣớc và đƣợc cập nhật thƣờng xuyên; có thƣ viện và thƣ viện điện tử cho giảng viên và sinh viên tra cứu và sử dụng trong giảng dạy, học tập và NCKH; (3) Có đủ các phòng thí nghiệm, xƣởng thực hành, cơ sở thực tập; có các phần mềm mô phỏng cần thiết phục vụ giảng dạy thực nghiệm cho sinh viên CTCLC và các cơ sở vật chất cần thiết khác theo yêu cầu của CTĐT. Với 04 ngành đề xuất đào tạo CLC chia thành 02 giai đoạn (2020-2021 và 2022-2025), Trƣờng cần đầu tƣ 03 phòng học riêng cho lớp ĐTCLC đƣợc trang bị máy tính kết nối mạng internet và các thiết bị hỗ trợ giảng dạy, học tập; bố trí phòng tự học cho sinh viên chƣơng trình CLC tại Trƣờng có mạng internet không dây; Bảo đảm mỗi học phần trong CTĐT CLC ngành Quản lí văn hóa, Quản lí nhà nƣớc, Luật, Quản trị nhân lực có từ 1-3 đầu giáo trình, tài liệu tham khảo trong nƣớc, ngoài nƣớc đƣợc xuất bản từ 2011 đến nay. - Nguồn tài chính
Khai thác các nguồn tài chính khác nhau phục vụ đào tạo CLC: Ngân sách nhà nƣớc cấp, học phí của sinh viên, các tài trợ quốc tế và các nguồn thu hợp pháp khác.
3.5.2. Các yếu tố trong quá trình dạy học và phục vụ dạy học
Quá trình dạy học, phục vụ dạy học bao gồm: (1) Quá trình dạy học: CTĐT, phƣơng thức đào tạo (phƣơng pháp giảng dạy và học tập, tổ chức và quản lí đào tạo); (2) Quá trình phục vụ dạy học. - CTĐT: đã đƣợc trình bày cụ thể ở mục 3.2. Xây dựng nội dung CTĐT CLC trình độ đại học - Phƣơng thức đào tạo CLC + Tổ chức và quản lí đào tạo: Về thời gian đào tạo: Trƣờng tổ chức đào tạo CLC theo học chế tín chỉ. Thời gian đào tạo CTĐT CLC giống nhƣ CTĐT đại trà là 04 năm với 08 học kì chính/khóa học (không tính học kì phụ đƣợc tổ chức 01 kì/năm học để sinh viên học lại, học cải thiện điểm). Thời gian đào tạo tối đa của mỗi khóa học là 6 năm (12 học kì). Về tổ chức lớp học phần: Lớp học đƣợc tổ chức theo từng học phần dựa vào số lƣợng đăng kí khối lƣợng học tập của sinh viên trong từng học kì. Với CTĐT CLC, số lƣợng sinh viên tối thiểu của mỗi lớp học phần (khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp) là 15 sinh viên (ít hơn so với số lƣợng sinh viên tối thiểu của mỗi lớp học phần trong CTĐT đại trà – hiện tại là 40 sinh viên) và tối đa là 40 sinh viên. Nếu số lƣợng sinh viên đăng ký thấp hơn số lƣợng tối thiểu quy định thì lớp học sẽ không đƣợc tổ chức và sinh viên phải đăng ký chuyển sang học những học phần khác có lớp, nếu chƣa đảm bảo đủ quy định về khối lƣợng học tập tối thiểu cho mỗi học kỳ. Khi thực hành, thảo luận thì số lƣợng nhƣu sau: nhóm thảo luận không quá 30 sinh viên, nhóm thực hành không quá 15 sinh viên.
Về đăng kí học phần: Đầu mỗi năm học, trƣờng phải thông báo lịch trình học dự kiến cho từng chƣơng trình trong từng học kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến sẽ dạy, đề cƣơng chi tiết, điều kiện tiên quyết để
đƣợc đăng ký học cho từng học phần, lịch kiểm tra và thi, hình thức kiểm tra và thi đối với các học phần.
Khối lƣợng học tập tối thiểu mà mỗi sinh viên CTĐT CLC phải đăng ký trong mỗi học kỳ là 16 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học. Không quy định khối lƣợng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ phụ. Không hạn chế khối lƣợng đăng ký học tập của những sinh viên. Về quản lý học vụ: Việc xếp loại học lực, xét học vụ đối với sinh viên CTĐT CLC sẽ đƣợc thực hiện hằng kì. Tuy nhiên, tiêu chí xếp loại học lực, xét học vụ đối với sinh viên CTĐT CLC không nhất thiết phải hoàn toàn giống CTĐT đại trà mà có thể áp dụng tối đa các quy định quản lý học vụ của CTĐT tham khảo. Sinh viên đủ điều kiện tiếp tục theo học CTĐT CLC khi đƣợc xếp hạng học lực bình thƣờng (điểm trung bình trung tích lũy từ 2.0 trở lên). Về việc kiến tập, thực tập của sinh viên: Trƣờng tổ chức cho sinh viên CLC đi kiến tập, thực tập từ năm thứ 3 ở các đơn vị sử dụng lao động, doanh nghiệp mà Trƣờng đã kí kết hợp tác. Về thay đổi trong quá trình đào tạo: Sinh viên CTCLC không đủ điều kiện để tiếp tục học tập CTCLC theo quy định của Trƣờng thì phải chuyển sang học CTĐT đại trà. Sinh viên đang học CTĐT đại trà nếu có nhu cầu và có điểm trung bình trung tích lũy từ 2.5 trở lên có thể đƣợc xem xét tiếp nhận vào học CTCLC (trừ sinh viên năm cuối). + Phƣơng pháp giảng dạy và học tập Về phƣơng pháp giảng dạy: Giảng dạy chỉ đóng vai trò hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc học tập. Giảng viên kích thích sự say mê của ngƣời học đối với việc học tập, đồng thời tạo cơ hội phát triển trí tuệ cho ngƣời học, các giảng viên tạo ra những cơ hội học tập và giao lƣu trong đó ngƣời học có thể tham gia hết mình cả về trí tuệ lẫn tình cảm.13 Về phƣơng pháp học tập: Để học tập đạt chất lƣợng, ngƣời học cần: sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập - cả về mặt nhận thức lẫn tình cảm; có lý do để
13 Chúng tôi đã bàn cụ thể về phƣơng pháp giảng dạy ở mục 3.2.3. 107
học; biết liên hệ với các kiến thức đã học; chủ động trong suốt quá trình học tập. Ngƣời học cần học tập bằng hành động. Học tập bằng hành động là một quá trình học hỏi và suy nghĩ liên tục, có sự hỗ trợ của bạn cùng học, nhằm mục đích tạo ra việc học tập có chất lƣợng ở ngƣời học. Học tập có chất lƣợng là sự chủ động tìm tòi kiến thức do chính ngƣời học thực hiện, chứ không đơn thuần là sự tiếp thu những kiến thức do giảng viên cung cấp. Ngƣời học cần có kỹ năng nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tƣ liệu do chính mình thu thập, đồng thời hiểu đƣợc các chiến lƣợc học tập khác nhau để có thể lựa chọn chiến lƣợc phù hợp nhất cho từng nhiệm vụ học tập cụ thể; có khả năng hình thành cũng nhƣ diễn đạt một cách rõ ràng và chặt chẽ những suy nghĩ và hành động độc lập của mình. Trong phƣơng pháp giảng dạy nghiên cứu tình huống, học viên phải tƣ duy ở cấp độ vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để phân tích và đánh giá, giải quyết tình huống thực tế. Việc xây dựng phƣơng pháp giảng dạy và học tập nói trên phù hợp cùng với Quy định về đào tạo chất lƣợng cao trình độ đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “sử dụng triệt để phƣơng pháp giảng dạy mới theo hƣớng phát huy năng lực cá nhân của sinh viên, tăng cƣờng rèn luyện kĩ năng mềm, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng sử dụng các trang thiết bị hiện đại và các phần mềm chuyên dụng để giải quyết các nội dung chuyên môn”.14 - Hỗ trợ hoạt động dạy học Hoạt động tƣ vấn học tập: Cố vấn học tập cung cấp thông tin, giúp ngƣời học gắn kết với CTĐT thông qua việc tƣ vấn về lựa chọn học phần đăng kí; tƣ vấn xây dựng kế hoạch học tập của cá nhân sinh viên; nghiên cứu, tìm hiểu các nguyên nhân khiến ngƣời học hoàn thành chƣơng trình chậm hơn dự kiến; tƣ vấn về tạm dừng, bảo lƣu kết quả học tập; chuyển đổi từ CTĐT đại trà sang CTĐT CLC và ngƣợc lại; tƣ vấn về phƣơng pháp, kĩ năng học tập đặc biệt với sinh viên năm thứ nhất.
14 Điều 12 Thông tƣ số 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 7 năm 2014 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về đào tạo chất lƣợng cao trình độ đại học 108
Hoạt động nghiên cứu khoa học và các hoạt động hỗ trợ khác: Đối với sinh viên CLC, hoạt động nghiên cứu khoa học rất quan trọng nhằm nâng cao chất lƣợng học tập, khả năng tự học, năng lực phân tích, thực hành, sáng tạo, tự cập nhật kiến thức. Trong khóa học, Trƣờng phải bố trí cho sinh viên CTCLC tham gia NCKH theo nhóm nghiên cứu do các giảng viên hƣớng dẫn hoặc tham gia đề tài NCKH với giảng viên. Hằng năm, Trƣờng phối hợp nghiên cứu với các tổ chức, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất liên quan đến CTCLC và sinh viên CTCLC phải đƣợc tham gia ít nhất 01 đề tài NCKH phối hợp này. Trƣờng thông tin về cơ hội nghề nghiệp cho ngƣời học CTĐT CLC thông qua các hình thức nhƣ: tổ chức hội chợ việc làm, mời chuyên gia, doanh nghiệp đến giao lƣu, trao đổi về yêu cầu tuyển dụng…
3.5.3. Các yếu tố đầu ra
3.5.3.1. Năng lực (kiến thức, kĩ năng, thái độ và trách nhiệm nghề nghiệp) của ngƣời học sau khi tốt nghiệp Chuẩn đầu ra của một CTĐT là hệ thống những chuẩn mực về kết quả của quá trình đào tạo đƣợc định hƣớng theo chuẩn nghề nghiệp hoặc việc làm trong đó thể hiện những yêu cầu khách quan của xã hội và hoạt động lao động nghề nghiệp về kiến thức, kĩ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp mà ngƣời học đạt đƣợc sau khi hoàn thành CTĐT. Sau khi học xong CTĐT CLC tại Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội, ngƣời học có những năng lực cơ bản sau: a. Kiến thức + Kiến thức giáo dục đại cƣơng Kiến thức về lí luận chính trị * Trình bày đƣợc những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; quy luật vận động khách quan của kinh tế; quá trình hình thành và bản chất của nhà nƣớc XHCN; tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tƣ tƣởng, kim chỉ nam hành động của Đảng cộng sản Việt Nam và của cách mạng Việt Nam;
Kiến thức về ngoại ngữ * Trình bày đƣợc ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tƣợng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân; Kiến thức về tin học * Trình bày đƣợc các kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, sử dụng máy tính, xử lý văn bản, sử dụng bảng tính, sử dụng trình chiếu và sử dụng Internet; Kiến thức về pháp luật và môi trường * Trình bày đƣợc kiến thức cơ bản về nhà nƣớc và pháp luật và một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam; * Trình bày khái quát về mối quan hệ giữa con ngƣời với môi trƣờng và phát triển; nội hàm của phát triển bền vững; Kiến thức giáo dục thể chất, quốc phòng an ninh * Trình bày đƣợc kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc; + Khối kiến thức cơ sở ngành Kiến thức theo khối ngành * Phân tích/đánh giá đƣợc những kiến thức thuộc khối ngành của từng ngành cụ thể (cao hơn ít nhất 01 bậc năng lực về kiến thức trên thang bậc của Benjamin S. Bloom so với yêu cầu về kiến thức trong CTĐT đại trà); Kiến thức theo lĩnh vực * Phân tích/đánh giá đƣợc những kiến thức thuộc lĩnh vực của từng ngành cụ thể (cao hơn ít nhất 01 bậc năng lực về kiến thức trên thang bậc của Benjamin S. Bloom so với yêu cầu về kiến thức trong CTĐT đại trà); Kiến thức theo nhóm ngành
* Phân tích/đánh giá đƣợc những kiến thức thuộc nhóm ngành của từng ngành cụ thể (cao hơn ít nhất 01 bậc năng lực về kiến thức trên thang bậc của Benjamin S. Bloom so với yêu cầu về kiến thức trong CTĐT đại trà); + Kiến thức ngành, chuyên ngành * Phân tích/đánh giá đƣợc những kiến thức ngành của từng ngành cụ thể (cao hơn ít nhất 01 bậc năng lực về kiến thức trên thang bậc của Benjamin S. Bloom so với yêu cầu về kiến thức trong CTĐT đại trà); b. Kỹ năng + Kỹ năng chuyên môn * Thực hiện thành thạo các nghiệp vụ chuyên môn (cao hơn ít nhất 01 bậc năng lực về kĩ năng trên thang bậc của Benjamin S. Bloom so với yêu cầu về kĩ năng trong CTĐT đại trà); *Kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việclàm cho mình và cho ngƣời khác; + Kỹ năng mềm * Thực hiện thành thạo việc xây dựng chiến lƣợc giao tiếp; sắp xếp ý tƣởng trong các tình huống giao tiếp cụ thể; * Xây dựng đƣợc nhóm làm việc hiệu quả và phát triển nhóm; điều hành đƣợc hoạt động của nhóm; lãnh đạo đƣợc nhóm làm việc; * Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng tin học cơ bản theo Thông tƣ 03/2014/TTBTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ TT&TT; * Đạt năng lực ngoại ngữ bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam: Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với ngƣời bản ngữ. Có thể viết đƣợc các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, trình bày đƣợc những ƣu điểm, nhƣợc điểm của các phƣơng án lựa chọn; * Kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trƣờng không xác định hoặc thay đổi; c. Năng lực tự chủ và trách nhiệm * Có khả năng tự định hƣớng, thích nghi với các môi trƣờng làm việc khác nhau; Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, cầu thị và có ý thức vƣơn lên, hỗ trợ đồng nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; * Có khả năng đƣa ra các giải pháp về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý thông thƣờng và một số vấn đề phức tạp về chuyên môn có thể xảy ra trong công tác chuyên môn; * Có khả năng xây dựng kế hoạch, điều phối thực hiện kế hoạch, điều tiết hợp lý; Phát huy trí tuệ thập thể, có năng lực đánh giá cải tiến các hoạt động chuyên môn trong hoạt động quản lý; Có ý thức trách nhiệm đối với công việc. 3.5.3.2. Tỉ lệ tốt nghiệp và có việc làm sau tốt nghiệp Tỉ lệ tốt nghiệp các CTĐT CLC đƣợc xác định cao hơn CTĐT đại trà tƣơng ứng. Hiện tại, các CTĐT đại trà của Trƣờng có tỉ lệ tốt nghiệp từ 70% trở lên. Trong đó, ngành Quản lí văn hóa có tỉ lệ tốt nghiệp/ngƣời học trúng tuyển là 90,4%, ngành Quản lí nhà nƣớc có tỉ lệ tốt nghiệp/ngƣời học trúng tuyển là 87,5%, ngành Quản trị nhân lực có tỉ lệ tốt nghiệp/ngƣời học trúng tuyển là 92%. Do vậy, với CTĐT CLC, tỉ lệ tốt nghiệp/ngƣời học trúng tuyển phải từ 85% trở lên. Về tỉ lệ có việc làm sau 01 năm tốt nghiệp của sinh viên các CTĐT CLC đƣợc xác định cao hơn CTĐT đại trà tƣơng ứng. Hiện tại, các CTĐT đại trà của Trƣờng có tỉ lệ có việc làm sau 01 năm tốt nghiệp từ 74% trở lên. Trong đó, ngành Quản lý văn hóa có tỉ lệ có việc làm sau 01 năm tốt nghiệp là 95,2%, ngành Quản lý nhà nƣớc có tỉ lệ có việc làm sau 01 năm tốt nghiệp là 90%, ngành Quản trị nhân lực có tỉ lệ có việc làm sau 01 năm tốt nghiệp là 92%. Do vậy, với CTĐT CLC, tỉ lệ có việc làm sau 01 năm tốt nghiệp của sinh viên phải từ 90% trở lên.
3.5.4. Đánh giá, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo chất lượng cao
Đánh giá, kiểm định chất lƣợng đào tạo bao gồm đánh giá trong (tự đánh giá), đánh giá ngoài (các tổ chức kiểm định độc lập). Việc đánh giá CTĐT CLC tại Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội bao gồm cả tự đánh giá và đánh giá ngoài. Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội sẽ tự đánh giá
CTĐT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo15 sau 01 khoá tốt nghiệp với các tiêu chí đánh giá: mục tiêu và chuẩn đầu ra; bản mô tả CTĐT; cấu trúc và nội dung chƣơng trình dạy học; phƣơng pháp tiếp cận trong dạy và học; đánh giá kết quả học tập của ngƣời học; đội ngũ giảng viên nghiên cứu viên; đội ngũ nhân viên; ngƣời học và hoạt động hỗ trợ ngƣời học; cơ sở vật chất và trang thiết bị; nâng cao chất lƣợng; kết quả đầu ra. Hoạt động tự đánh giá CTĐT theo các bƣớc sau: (1) Thành lập Hội đồng tự đánh giá; (2) Lập kế hoạch tự đánh giá; (3) Thu thập, phân tích và xử lý thông tin, minh chứng; (4) Viết báo cáo tự đánh giá; (5) Lƣu trữ và sử dụng báo cáo tự đánh giá; (6) Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá. Nhà trƣờng sẽ hoàn thành báo cáo tự đánh giá CTĐT và sau 2 khoá tốt nghiệp, Trƣờng đăng ký đánh giá ngoài với một tổ chức kiểm định chất lƣợng giáo dục đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép hoạt động để CTĐT CLC của Nhà trƣờng đƣợc xem xét công nhận đạt tiêu chuẩn chất lƣợng giáo dục.
Tiểu kết chƣơng 3.
Trong chƣơng 3, chúng tôi trình bày nguyên tắc xây dựng CTĐT CLC trình độ đại học: phát triển trên nền của CTĐT đại trà, có tham khảo CTĐT nƣớc ngoài; việc xây dựng CTĐT CLC phải dựa trên chuẩn đầu ra và bảo đảm sự thống nhất về thời lƣợng, nội dung kiến thức giáo dục đại cƣơng ở các ngành; thời lƣợng, nội dung kiến thức khối ngành, lĩnh vực, nhóm ngành ở những ngành cùng khối ngành, lĩnh vực, nhóm ngành. Chuẩn đầu ra của CTĐT CLC tại Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội cao hơn chuẩn đầu ra của CTĐT đại trà tƣơng ứng; cấu trúc tƣơng tự nhƣ CTĐT đại trà; trong khung CTĐT CLC có bổ sung thêm một số học phần mới, nâng cao về chuẩn đầu ra một số học phần đã có trong CTĐT đại trà.
15 Đánh giá theo Thông tƣ số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng chƣơng trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học
Để có thể triển khai một số CTĐT CLC tại Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội từ năm 2021, cần thực hiện một số giải pháp: Phát triển đội ngũ giảng viên, trợ giảng, ngƣời quản lý và cố vấn học tập; đầu tƣ cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học; phát triển hoạt động hợp tác quốc tế và xác định phƣơng thức, chỉ tiêu tuyển sinh.