6 minute read

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

giao thông đô thị, phát triển công nghiệp, dịch vụ... triển khai tổ chức và thực hiện chưa theo hướng xanh, thân thiện với môi trường và phát triển kinh tế chưa thực sự đi đôi với giải quyết các vấn đề văn hóa, xã hội, môi trường bền vững. Như vậy Hà Nội nói chung và quận Thanh Xuân nói riêng cần có chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội - môi trường một cách hài hòa, trên cơ sở, phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và mang tính cấp bách. Chính vì vậyvấn đề bảo vệ môi trường là một trong những yêu cầu rất bức xúc và trọng tâm hiện nay cần phải sớm có những giải pháp giải quyết kịp thời.

Trên cơ sở những yêu cầu đó, nhóm tác giả nhận thấy trong nhiều giải pháp mang tính cấp bách thì giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Đoàn Thanh niên với việc bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Bởi Đoàn Thanh niên là lực lượng xung kích tại cơ sở, là thành tố quan trọng của hệ thống chính trị nhằm hiện thực hoá những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước tại địa phương trong công tác BVMT.

Advertisement

Từ những lý do mang tính lý luận và thực tiễn cấp bách như trên, trên cơ sở những kiến thức được học tập nghiên cứu từ chuyên ngành Chính trị học ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, qua tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu, văn bản quy định của pháp luật, nhà nước, của Bộ, Ngành, của Thành phố Hà Nội và quận Thanh Xuân để có thêm những kiến thức cần thiết chuyên sâu phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu. Nhóm tác giả quyết định chọn đề tài:

“ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với việc bảo vệ môi trường trên địa bàn quận Thanh Xuân - thành phố Hà Nội”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu về vấn đề quản lý, xây dựng, quy hoạch, đô thị xanh, đô thị thông minh theo hướng phát triển bền vững đã có nhiều đề tài, công trình đã đề cập đến, có thể kể đến như sau: + Tác phẩm “Môi trường Văn hóa đô thị hiện đại”- GS.TS. Mạc Đường (Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 2016): Nội dung của tác phẩm, tác giả

cho rằng trong lịch sử, ở bất cứ thời đại nào, xã hội đô thị cũng điều là một xã hội “nhị nguyên” của đời sống hai mặt: phát triển và phản phát triển, văn minh và tội ác, nhân văn và phi nhân văn gắn kết với nhau như hình với bóng, như bình minh và đêm tối. Và theo tác giả không gian đô thị càng mở rộng, đời sống đô thị càng thịnh vượng so với nông thôn nghèo khổ, các khu phố hoành tráng xuất hiện để chứa đựng các kiểu sống phức tạp khác nhau. Và tiếp theo là sự bất ổn do tội phạm, tranh chấp quyền sở hữu đất đai, chen lấn và tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường do khí thải, CO2, nước thải, rác,… tăng lên nhanh chóng như sự nhanh chóng tăng trưởng đô thị hóa. Và cho rằng do tính nhị nguyên của đô thị phát triển nhanh, do nhận thức thiên lệch về thành tựu “thay da đổi thịt” nên vấn đề quản lý đô thị thường không đuổi kịp với thực trạng trạng “xấu” của đô thị hóa. + Tác phẩm “Chiến lược và Chính sách Môi trường” - GS. Lê Văn Khoa, TS. Nguyễn Ngọc Sinh, TS. Nguyễn Tiến Dũng (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2006): Được biên soạn trong khuôn khổ của đề án “Xây dựng năng lực Quản lý Môi trường ở Việt Nam” nhằm tăng cường cung cấp các tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho sinh viên về các vấn đề môi trường toàn cầu, chiến lược toàn cầu về môi trường và phát triển bền vững, chính sách môi trường thế giới, luật môi trường thế giới, luật pháp và chính sách bảo vệ mội trường,.. qua đó đem lại cách nhìn khoa học và hiện đại về nhận thức đối với môi trường. + Đào Ngọc Nghiêm (2013), Đô thị xanh, thông minh - mô hình phát triển của Thủ đô Hà Nội, Hội thảo khoa học quốc tế. Tác giả đã đưa ra bối cảnh đô thị hóa của một số nước và Việt Nam và phát triển bền vững là một xu thế tất yếu của toàn cầu, tác động đến từng lĩnh vực với những nghiên cứu cụ thể, chuyên ngành hơn, trong đó có đô thị hóa, đó là đô thị bền vững - đô thị sinh thái - đô thị xanh - kiến trúc xanh. Phát triển bền vững là quá trình liên tục cân bằng và hài hòa các mục tiêu kinh tế - văn hóa - xã hội và môi trường sinh thái. Từ đó tác giả xác định mô hình phát triển đô thị xanh ở Hà Nội “Xanh -

văn hiến - văn minh - hiện đại”, đô thị năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao trong nước, khu vực và quốc tế, có môi trường sống tốt… + Nguyễn Hồng Thục (2013), Các yếu tố của phát triển đô thị xanh thông minh tại Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc tế. Tác giả đã đưa ra hiện trạng đô thị hóa diễn ra ở quy mô và tốc độ chưa từng thấy ở Việt Nam - đây là vấn đề nóng nhất hiện nay. Đô thị hóa nhanh góp phần không nhỏ để thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước. Tác giả cũng chỉ ra các bệnh đô thị: kiến trúc lộn xộn, giao thông tắc nghẽn, ô nhiễm môi trường, dự án đô thị theo kiểu phòng ngủ độc canh mà thiếu vắng các dịch vụ công cộng thiết yếu, bất động sản không có lối ra… Từ đó tác giả đã đưa ra cách tiếp cận mới về các đô thị là tăng trưởng kinh tế, tài nguyên đô thị, môi trường sinh thái, tăng trưởng xanh, quy hoạch lãnh thổ bền vững dựa trên các cơ sở pháp lý. + Nguyễn Văn Cường (2015), Phát triển các khu đô thị mới theo hướng bền vững: Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội, Luận án tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra định nghĩa về đô thị hóa, đô thị phát triển bền vững. Qua việc nghiên cứu tác giả đã tiến hành khảo sát việc phát triển các khu đô thị mới ở Hà Nội. Tác giả đã khẳng định về phát triển các khu đô thị cần mang tính bền vững. + Phạm Ngọc Tuấn (2015), Phát triển các khu đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quy hoạch vùng và đô thị, Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển các khu đô thị mới, các tiêu chí phát triển khu đô thị mới theo hướng bền vững. Tác giả nghiên cứu chuyên sâu về quy hoạch đô thị vùng theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. + “Phát triển bền vững đô thị: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của thế giới”, của Đào Hoàng Tuấn (2008)… đã nêu một cách tổng quát các kinh nghiệm phát triển bền vững đô thị và đối chiếu với Việt Nam cho thấy quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ nhưng việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng, do vậy dân cư nông thôn mất tư liệu sản xuất không

This article is from: