Bai 18-Cau trong tieng Anh-P2

Page 1

THE OXFORD ENGLISH ACADEMY - VIETNAM C8, 343 Doi Can St., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam Tel: (+844)3232-1318/ Fax: (+844)3232-1317 Email: info@oea-vietnam.com http://www.oea-vietnam.com

THE OXFORD ENGLISH ACADEMY

BÀI 18: CÂU TIẾNG ANH- PHẦN 2 (ENGLISH SENTENCES) Trong bài trước, chúng ta đã học về các loại câu, và ôn tập về dạng câu đảo ngữ. Trong bài này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về hai dạng câu nữa là câu gián tiếp và câu điều kiện. Trước hết, chúng ta hãy cùng ôn tập về câu điều kiện. CÂU ĐIỀU KIỆN (CONDITIONAL SENTENCES) Câu điều kiện là câu phức hợp thể hiện mối quan hệ điều kiện và kết quả giữa 2 mệnh đề. Câu gồm 2 mệnh đề, mệnh đề điều kiện (mệnh đề phụ) và mệnh đề kết quả (mệnh đề chính). Mệnh đề điều kiện thường bắt đầu bằng các liên từ chỉ điều kiện như if, unless hoặc trạng từ nhấn mạnh kết hợp với đảo ngữ. Ví dụ: 1. If it rain, we will cancel the tennis lesson. 2. Had she worked harder last summer, she wouldn't have been sacked. Vị trí của 2 mệnh đề của câu điều kiện có thể đổi cho nhau mà không thay đổi nghĩa của câu. Mẫu câu và cách sử dụng của câu điều kiện phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là: Thời gian và khả năng hiện thực hóa. Xét về thời gian, ta có câu điều kiện ở thời hiện tại, thời tương lai và thời quá khứ Xét về khả năng hiện thực hóa, ta có câu điều kiên luôn luôn đúng, câu điều kiện có thể xảy ra và câu điều kiện không có thật. Hai yếu tố thời gian và mức độ hiện thực hóa kết hợp với nhau trong câu điều kiện và chi phối mẫu câu được sử dụng. cũng dựa trên sự kết hợp này, người ta thường chia câu điều kiện thành 3 nhóm chính. Câu điều kiện loại 1, là câu diễn tả quan hệ điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. Câu điều kiện loại 1 lại chia làm ba nhóm nhỏ với ba cách sử dụng như sau. Thứ nhất là dạng câu điều kiện luôn luôn đúng hay sự thật hiển nhiên. Mẫu câu Mệnh đề điều Mệnh đề chính kiện (if) S+ V (present S+ V (present simple tense) simple tense) Ví dụ: If you heat water to 100 degrees Celcus, it boils (Nếu bạn đun nước lên 100 độ C, nước sẽ sôi) Đây là điều kiện hiển nhiên, bởi bất cứ khi nào ta đun nước lên 100 độ C, nước sẽ sôi. Thứ 2 là để diễn tả điều kiện hoặc nguyện vọng có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. Mẫu câu Mệnh đề điều Mệnh đề chính kiện (if) S+ V (present S+ V (future simple) simple tense) Ví dụ: If I save enough money, I will buy a small apartment. ( Nếu tôi có đủ tiền, tôi sẽ mua một căn hộ nhỏ.)


Thứ 3 là Để diễn tả một mệnh lệnh, hay một trong điều kiện nào đó Mẫu câu Mệnh đề điều Mệnh đề chính kiện (if) S+ V (present S+ V simple) (imperative) Ví dụ: If your computer breaks down again, call me immediately. (nếu máy tính của cậu lại hỏng, gọi điệnngay cho tôi.) Câu điều kiện loại 2, là câu diễn tả một mong muốn ở hiện tại, nhưng không thể thực hiện được Mẫu câu Mệnh đề điều kiện (if) S+ V (past simple)

Mệnh đề chính S+ + would+ V (bare infinitive)

Ví dụ: If I were you, I would buy a new car. (nếu tớ là cậu, tớ sẽ mua một cái xe ô tô mới.) Ví dụ này có hàm ý: Nhưng tớ không thể mua một cái ô tô mới vì tớ không phải là cậu. Câu điều kiện loại 3 là câu giả định không có thật trong quá khứ. Tức là nó thể hiện một mong muốn đã không thể thực hiện được, hoặc không có khả năng thực hiện được trong quá khứ. Mẫu câu Mệnh đề điều Mệnh đề chính kiện (if) S+ V (past S+ + would+ perfect) have + past participle Ví dụ: If I had worked harder, I would have passed the exams.(Nếu tôi đã học chăm chỉ hơn, thì tôi đã qua được những kỳ thi đó.) Câu này có hàm ý, trong thực tế, tôi đã không cố gắng đủ và đã không vượt qua được các kỳ thi đó.) Bài tập thực hành: 1/ Hãy đọc một đoạn lời trong bài hát “ if you were a sail boat” và “if you go away” và xem loại câu điều kiện được sử dụng trong bài thuộc nhóm mấy. But if you stay I'll make you a day Like no day has been Or will be again We'll sail on the sun We'll ride on the rain And talk to the trees And worship the wind Then if you go I'll understand Leave me just enough love To hold in my hand


If you go away If you go away If you go away. Chữa bài: Trong bài hát vừa rồi, các câu điều kiện đều có mẫu Mẫu câu Ví dụ Mệnh đề điều Mệnh đề chính kiện (if) S+ V (present S+ V (future But if you stay, simple) simple tense) I'll make you a day like no day has been or will be again. Và đều diễn tả một điều kiện hay nguyện vọng có khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. Chúng thuộc câu điều kiện nhóm 1. 2/ Hãy nghe một đoạn trong bài hát “ if you were a sail boat” và xem loại câu điều kiện được sử dụng trong bài thuộc nhóm mấy. If I was hungry you would feed me If I was in darkness you would lead me to the light If I was a book I know you'd read me every night If you're a cowboy I would trail you, If you're a piece of wood I'd nail you to the floor. If you're a sailboat I would sail you to the shore. If you're a sailboat I would sail you to the shore Chữa bài: Trong bài hát “if you were a sailboat”, Trong bài hát vừa rồi, các câu điều kiện đều có mẫu Mẫu câu Ví dụ Mệnh đề điều Mệnh đề chính kiện (if) S+ V (past S+ + would+ V If you're a sailboat I would simple) (bare infinitive) sail you to the shore Và đều diễn tả một điều kiện hay nguyện vọng không có thật ở thời hiện tại và không có khả năng xảy ra . Chúng thuộc câu điều kiện nhóm 2. Một số chú ý khi sử dụng câu điều kiện: Khi sử dụng câu điều kiện, chúng ta cần chú ý một số điểm sau: - sử dụng if hay when - câu đảo ngữ When chỉ dùng được thay cho if trong câu điều kiện có thật và khi muốn nhấn mạnh mức độ chắc chắn của hành động hệ quả và hành động giả định (dù là ở hiện tại hay quá khứ) là cao. Nói cách khác, when tường thuật một sự việc xảy ra khi một điều kiện được đáp ứng, còn if chỉ là một giả định có thể xảy ra. Ví dụ: 1. You will like her garden when you visit her. (Câu chắc sẽ thích khu vườn của cô ấy khi cậu đến thăm cô ấy.) Hàm ý: Cậu sẽ đến thăm cô ấy và cậu sẽ thích khu vườn. Ví dụ: 2. You will like her garden if you visit her. Hàm ý: trong trường hợp cậu đến thăm cô ấy (mà điều này không chắc sẽ xảy ra), thì cậu sẽ thích khu vườn.


Như đã nói ở bài trước, câu đảo ngữ có thể đóng vai của câu điều kiện. Trong trường hợp này, mệnh đề có chứa đảo ngữ được sử dụng thay cho mệnh đề điều kiện “ if…” Việc sử dụng đảo ngữ để thay cho mệnh đề điều kiện giúp cho giọng văn trang trọng hơn. Câu đảo ngữ thường thay thế cho câu điều kiện không có thật. Ví dụ: If Lan had found the right man, she would have got married. --> Had Lan found the right man, she would have got married. Bài tập trắc nghiệm: Chọn phương án đúng (A, B, C, hoặc D) để hoàn thành mỗi câu sau. 1. If everyone ______, how would we control the traffic? A. could fly B. flies C. can fly D. had flown 2. All of us won't go camping ______ the weather stays fine. A. however B. but C. unless D. so Chữa bài: Câu 1. Xét cấu trúc của câu gốc, mệnh đề chính có mẫu: Chủ ngữ+ would+ động từ nguyên thể bỏ “to”, do đó đây là câu điều kiện nhóm 2, câu giả định không có thực ở hiện tại. Động từ ở mệnh đề giả định phải ở thời quá khứ đơn. Do đó, đáp án đúng là A. could fly Câu 2 là câu điều kiện nhóm 1, câu giả định có thực ở hiện tại. Câu này có động từ ở mệnh đề hệ quả chia ở thể phủ định. Về logics, . Do đó, liên từ đứng đầu mệnh đề quan hệ có khả năng là liên từ phủ định unless ( trừ phi). Xét về ngữ nghĩa, người ta thường chỉ đi cắm trại nếu trời đẹp, nên lựa chọn này là phù hợp. Đáp án đúng là C. unless CÂU GIÁN TIẾP/CÂU TƯỜNG THUẬT (INDIRECT SPEECH/REPORTED SPEECH) Câu gián tiếp, hay còn gọi là câu tường thuật là dạng câu kể lại lời của một ai đã nói ra. Ví dụ: 1. “ Don’t go away, please!” 2. John asked Marry not to leave. Câu thứ nhất là câu trực tiếp. Phần lời được trích dẫn trực tiếp được để trong ngoặc kép. Câu thứ 2 tường thuật lại lời nói của John với Marry. Từ 2 ví dụ trên ta thấy, câu gián tiếp có những đặc điểm sau: • Thứ nhất là thay đổi về người nói • Thứ hai là thay đổi về thời gian và không gian Câu gián tiếp thường gồm hai phần: phần đầu là Chủ ngữ và động từ dùng để tường thuật, và phần sau là nội dung được tường thuật. ví dụ: “You should be on time!”  She told him that he should be on time. ở câu ví dụ ta thấy, phần đầu là “ She told him và nội dung được tường thuật là “he should be on time.” Câu gián tiếp là thuật lại lời nói của người thứ nhất đến người thứ ba thông qua người thứ 2, hoặc thông qua chính người thứ 1. Điều này nghĩa là, 1. ngôi của chủ ngữ trong câu gián tiếp khác với trong câu trực tiếp. Đại từ và tính từ sở hữu trong câu gián tiếp thay đổi tùy vào việc ai là người tường thuật. 2. khác với câu trực tiếp là thuật lại nguyên văn lời người nói, câu gián tiếp thuật lại sự việc theo cách của người tường thuật. Ví dụ: 1. Teacher: “ Lan, Can you give me your homework.”  I told Lan to give me her homework. (thầy giáo tự thuật lại lời mình)  He told Lan to give her homework to him. (một người khác thuật lại lời thầy giáo nói với Lan)


Dưới đây là bảng tóm tắt cách đổi đại từ trong câu gián tiếp:

Câu trực tiếp

Câu gián tiếp

I

I/He /She

We

They

Me / You

Him /Her

Us

Them

Mine

Mine/His / Hers

Ours

Theirs

My

My/His / Her

Our

Their

Myself

Himself / herself

Điểm cần chú ý thứ 2 là thời của động từ trong câu tường thuật. Mời các em xem ví dụ dưới đây: 1. “ I am a teacher.”  She said she was a teacher. Trong câu ví dụ, câu tường thuật có động từ tường thuật ở thời quá khứ đơn vì người nói thuật lại một sự kiện hoặc lời nói đã xảy ra tại một thời điểm xác định trong quá khứ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, ví dụ như trong văn phong báo chí hay để làm câu tường thuật sinh động, người tường thuật có thể chia động tường thuật ở thời hiện tại. Ví dụ:  She says she is a teacher. Các em cần chú ý, khi động từ tường thuật ở thời quá khứ, chúng ta phải áp dụng nguyên tắc lùi thời. Thông thường, động từ trong câu gián tiếp sẽ được đổi lùi về một thời so với câu trực tiếp. Bảng dưới đây diễn giải một số ví dụ về lùi thời trong câu gián tiếp. Câu trực tiếp Hiện tại đơn I am an English teacher Hiện tại tiếp diễn  Tuan is cooking his lunch. Hiện tại hoàn thành I have learnt English for 3 years. Quá khứ đơn I wanted to be a teacher Tương lai đơn giản I will help you with the housework. Quá khứ tiếp diễn I was doing the housework at 8 a.m.

Câu gián tiếp Quá khứ đơn She said she was an English teacher. Quá khứ tiếp diễn She said that Tuan was cooking his lunch. Quá khứ hoàn thành He said he had learnt English for 3 years. Quá khứ hoàn thành She said she had wanted to be a teacher Tương lai trong quá khứ (would) He said he would help her with the housework. Quá khứ hoàn thành tiếp diễn She said she had been doing housework at 8 that morning.

Điểm thứ 3 các em cần lưu ý về câu gián tiếp là các trạng từ và trạng ngữ chỉ thời gian và không gian cũng bị chuyển đổi so với câu gốc, tùy thuộc vào vị trí tương đối của người nói. Ví dụ: 1. Câu trực tiếp: “ I visited my mother yesterday” (Tôi đi thăm mẹ tôi hôm qua.)


 Câu gián tiếp: She said she visited her mother the day before. (Cô ấy nói rằng cô ấy đã đi thăm mẹ cô ấy ngày hôm trước 2. Câu trực tiếp: “ I will stay here till Tuan comes back.”  Câu gián tiếp: He said he would stay there till Tuan came back. Bảng dưới đây tóm tắt một số cách chuyển đổi trạng từ/ trạng ngữ khi chuyển một câu trực tiếp sang câu gián tiếp. Câu trực tiếp (Direct speech)

Câu gián tiếp (Indirect speech)

tomorrow

the following day/ the next day

next Sunday

the next Sunday

in two weeks

in two weeks' time

today

the same day/ that day

yesterday

the day before/ the previous day

yesterday evening

the previous evening

the day before yesterday

two days before/ earlier

two days ago

two days before/ earlier

next week

the following week/ the next week

last week

the previous week

now

then

here

there

this morning

that morning

at present

then

this, these, that, those (as adjectives)

the

this, these, that, those (as pronouns)

it, they/ them

Điểm thứ 4 các em cần lưu ý khi viết câu gián tiếp là việc sử dụng các động từ tường thuật (reporting verbs). Động từ tường thuật được dùng để nêu rõ đây là câu tường thuật và nó phản ánh cách nhìn của người tường thuật về mục đích của câu nói gốc. Hãy cùng xem lại ví dụ sau: 1. John to Marry: “ Don’t go away!”  2. John asked Marry not to leave. Câu gốc là lời của John với Mary và là câu yêu cầu “Xin em đừng bỏ đi!” Người tường thuật thấy rõ mục đích của câu nói gốc là yêu cầu nên dùng động từ tường thuật là “ask”. John yêu cầu Mary đừng bỏ đi. Một số động từ tường thuật thường được dùng là: Offer, refuse, agree, advise, warn, promise… Một điểm cần lưu ý nữa là cách chuyển các câu hỏi trực tiếp sang câu gián tiếp. Với các câu hỏi bắt đầu bằng Wh-, ta đảo chủ ngữ lên trước động từ chính, lùi thời và bỏ trợ động từ (nếu có) Ví dụ: “Who is that man?”  he asked me who that man was. Với các câu hỏi nghi vấn, ta dùng whether hoặc if để nối nội dung tường thuật với phần đầu câu, đảo chủ ngữ lên trước động từ chính Ví dụ: “Will you come back?”  He asked if I would come back.


Bài tập thực hành: Chọn phương án đúng (A hoặc B, C, D) ứng với câu có nghĩa gần nhất với mỗi câu cho sẵn sau đây 1. “Be careful! Don't do that again,” he said. A. He encouraged me to do that again. B. He advised me to be careful and do that again. C. He warned me not to do that again. D. He told me to be careful, so I didn't do that again. 2. “Stop smoking or you’ll be ill,” the doctor told me. A. The doctor advised me to give up smoking to avoid illness. B. I was ordered not to smoke to recover from illness. C. I was warned against smoking a lot of cigarettes. D. The doctor suggested smoking to treat illness. Chữa bài: Câu 1 là câu trực tiếp, với hàm ý cảnh báo “ Cẩn thận! Lần sau đừng làm thế nữa.” Câu tường thuật phải diễn tả được thông tin này. Xét các lựa chọn cho sẵn ta thấy: A. là sai vì nó ngược nghĩa với câu gốc B. là sai vì nửa đầu thì đúng nghĩa với câu gốc nhưng nửa sau lại ngược nghĩa với câu gốc. “Anh ta bảo tôi cẩn thận và lần sau cứ làm thế.” C. Câu 4 chỉ có 1 nửa câu là câu tường thuật, còn nửa câu sau lại là câu trực tiếp “anh ta bảo tôi cẩn thận, vậy nên tôi đã không làm thế nữa” và do đó sai ý so với câu gốc. Đáp án đúng là câu C. He warned me not to do that again. Vì câu này chọn động từ tường thuật thể hiện đúng thông điệp của câu gốc là “cảnh báo” và phản ánh tốt nhất nghĩa của câu gốc. Câu 2, cũng là một lời khuyên ở dạng khuyến cáo: cậu không ngừng hút thuốc lá thì sẽ bị ốm đấy.” Xét các đáp án cho sẵn, đáp án D. “Bác sĩ đề nghị tôi hút thuốc lá để chữa bệnh” và đáp án B. “tôi được lệnh hút thuốc lá để chữa bệnh” là hoàn toàn ngược với ý của câu gốc Đáp án C. có vẻ đúng nhưng thực ra không đúng. “ Bác sĩ khuyên tôi không hút quá nhiều thuốc lá”. Câu này có nghĩa là nếu hút thuốc ít thì vẫn ổn, nên không đúng với câu gốc bởi câu gốc khuyên người nghe ngừng hút thuốc lá. Đáp án đúng là A. The doctor advised me to give up smoking to avoid illness. Vì động từ tường thuật thể hiện rõ nhất mục đích của câu gốc là khuyên bảo. câu tường thuật cũng thể hiện đủ nhất thông tin của câu gốc là “ngừng hút thuốc lá để khong bị ốm.”


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.