THE OXFORD ENGLISH ACADEMY - VIETNAM C8, 343 Doi Can St., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam Tel: (+844)3232-1318/ Fax: (+844)3232-1317 Email: info@oea-vietnam.com http://www.oea-vietnam.com
THE OXFORD ENGLISH ACADEMY
BÀI 22: NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP (Phần 1) (FREQUENTLY ASKED QUESTIONS. Part 1) Các em học sinh thân mến, Trong bài này chúng ta cùng xem xét những câu hỏi thường gặp do thí sinh ở các nơi gửi về. 1. Hỏi: Các mẫu câu chúng ta hay gặp trong đề thi khác với SVO (các loại) ở chỗ nào? Trả lời: SVO là mẫu câu cơ bản, nó dùng để xây dựng năm nhóm mẫu câu cơ bản tiếng Anh: L ---> S L(linking verb) I ---> SI T ---> STO DT ---> ST O1-O2 CT ---> ST O (C) Nhóm L (linking verb) Đây là nhóm có động từ liên hệ như: be, seem , look, ... Nó bao gồm ba thành phần: Chủ ngữ (S), động từ (V) và bổ túc ngữ (C) S + V + complement Ví dụ: The watermen were busy. Nhóm I (intransitive verb) Đây là nhóm có nội động từ như: fall, sleep, ... Nó bao gồm hai thành phần: Chủ ngữ (S), động từ (V). Nội động từ không cần có tân ngữ. S+V Ví dụ: He fell. Nhóm T (transitive verb) Đây là nhóm có động từ ngoại như: take, buy, ... Nó bao gồm ba thành phần: Chủ ngữ (S), động từ (V) và tân ngữ (O). S+V+O Ví dụ: He used a rail link. Nhóm D (double transitive verb) Đây là nhóm có động từ ngoại kép như: give, find... Nó bao gồm bốn thành phần: Chủ ngữ (S), động từ (V), tân ngữ trực tiếp (direct object) và tân ngữ gián tiếp (indirect object). S + V + O1 + O2 Ví dụ: He sent a parcel to his sister. Nhóm C (complex transitive verb) Đây là nhóm có động từ ngoại phức hợp, như: give, find... Nó bao gồm bốn thành phần: Subject (chủ ngữ), Verb transsitive (động từ ngoại), Direct object (tân ngữ trực tiếp) và Compliment (bổ túc ngữ của tân ngữ trực tiếp. ) S+V+O+C Ví dụ: I expected her more beautiful than that. 2. Hỏi: Chủ ngữ S và tân ngữ O đều là NP. Vậy có điểm gì khác giữa hai thành tố ấy không? Trả lời: Trong hầu hết các trường hợp NP chủ ngữ và NP tân ngữ đều có cấu tạo giống nhau, chỉ có khi chúng là đại từ (NP=pronoun) thì khác nhau, vì đại từ chủ ngữ và đại từ tân ngữ có dạng thức khác nhau, ví dụ I-me, he-him, they-them, v.v...
3. Hỏi: Trong một SVO, thành phần S hoặc O có bao nhiêu NP? Trả lời: Trên thực tế, một câu đơn (simple sentence) có bao nhiêu NP tức là có bấy nhiêu chủ ngữ. Hay nói một cách khác có bấy nhiêu SVO nhưng các thành phần VO giống nhau, chỉ khác nhau về chủ ngữ mà thôi. Ví dụ Mary, John and Sarah went shopping = Mary went shopping, John went shopping, Sarah went shopping. 4. Hỏi: Ngoài cấu trúc SVO trong tiếng Anh có cấu trúc nào không phải là SVO không? Câu đơn, câu ghép và câu phức hợp có phải là SVO không? Trả lời: SVO là cấu trúc câu cơ bản. Từ SVO chúng ta có thể phái sinh hàng triệu câu cụ thể. Có những câu đơn chỉ có một SVO, có những câu ghép (gồm ít nhất 2 mệnh đề độc lập) và câu phức hợp có nhiều SVO (thường gọi là mệnh đề chính và mệnh đề phụ) phối hợp với nhau theo những nguyên tắc xây dựng câu ghép hoặc câu phức hợp. Ví dụ He bought this book. (câu đơn= SVO). She came in and smiled (câu ghép = có hai SVO = She came in + She smiled). I met the woman who had worked for my father (câu phức = có hai SVO, một SVO làm mệnh đề chính = I met the woman + một SVO làm mệnh đề phụ = who (the woman) had worked for my father). 5. Hỏi: Có phải trong các loại câu hỏi, có loại cần đảo động từ, có loại không? Ví dụ What do you do? What makes you angry? Trả lời: Nguyên tắc rất đơn giản: (a) Nếu từ để hỏi có thể đứng làm chủ ngữ cho động từ được thì không đảo động từ. Ví dụ What has happened? thì không thể đảo thành Has what happened? vì bản thân what đã là chủ ngữ của has happened rồi. Những từ để hỏi wh- có thể đứng làm chủ ngữ là: What, Which, Who. Ví dụ Which ( of the coat) impressed you most? Who wrote to you? (b) Những từ không thể đứng làm chủ ngữ, phải đảo động từ là: When, How, Where, Why, vì đây là những trạng từ, mà trạng từ không bao giờ làm chủ ngữ được (chỉ có danh từ, đại từ mới có chức năng chủ ngữ trong câu), và Whose (tính từ sở hữu). Ví dụ When will he arive? How did she do it? Where has she gone? Why did he say that? Whose cat is this? (c) Tuy nhiên khi Who, Which, What mang chức năng tân ngữ trong câu thì lại phải đảo động từ hoặc dùng động từ trợ What do you like? Who/Whom have you met? Which (house) are you going to buy? 6. Hỏi: Những loại câu chủ động nào chuyển sang dạng bị động được? Trả lời: Chỉ có câu chủ động với động từ ngoại (nhóm T) mới chuyển được sang câu bị động vì tân ngữ trong câu chủ động sẽ đứng làm chủ ngữ trong câu bị động. Ví dụ Active: The secretary typed the report Passive: The report was typed (by the secretary) Do vậy trong nhóm DT (động từ ngoại kép) có hai tân ngữ thì chúng ta chuyển được sang hai câu bị động. Active: The department has offered Lan a job Passive:(1) Lan has been offered a job (2) A job has been offered to Lan
Trong khi chuyển dạng câu, cần chú ý thời của động từ. Ví dụ Active: I have already posted the letter Passive: The letter has been posted 7. Hỏi: Có nhiều câu hình như không chuyển được sang dạng bị động. Ví dụ: My shoes need polishing. Vậy có những trường hợp nào không chuyển được từ chủ động sang bị động. Và có những trường hợp đặc biệt nào không? Trả lời: Về nguyên tắc chung, có ba loại câu không chuyển được sang bị động, đó là 1. Câu có động từ nội (intransitive verb), vì động từ nội không có tân ngữ. 2. Những câu chủ động nhưng đã mang nghĩa bị động rồi. Ví dụ như câu trên cũng như ba câu sau đây: These windows need painting We've got these windows to paint (Dùng trong trường hợp người sơn cửa chính là chủ ngữ) The machine isn't safe to use (Dùng trong trường hợp to-infinitive đứng sau một tính từ hoặc nhóm tính từ) 3. Những câu có động từ chỉ trạng thái (state verb) hoặc động từ liên hệ như have, be, belong, exist, seem, lack, resemble, suit,... Chẳng hạn The building seemed empty. They lack the money to send him to university Tuy nhiên một số state verbs cũng vẫn có thể chuyển thành dạng bị động, ví dụ believe, intend, know, like, love, mean, v.v. (Chúng ta phải thuộc lòng.) 8. Hỏi: Làm thế nào để phân biệt được đâu là direct object, đâu là indirect object trong cấu trúc DT? Trả lời: Trong mẫu câu có hai tân ngữ, tân ngữ trực tiếp nói về cái gì/điều gì đã được làm (what). Còn tân ngữ gián tiếp nói về ai (who) đã nhận hành động. Hai câu sau đây sẽ minh họa cho các em rõ một câu có hai tân ngữ. Father bought Lan a white cat. The waiter poured a glass water for everyone. Trong hai câu này a white cat và a glass of water là tân ngữ trực tiếp, vì nó chỉ "cái gì", còn "Lan" và "everyone" là tân ngữ gián tiếp vì nó chỉ "ai" 9. Hỏi: Trong câu có hai tân ngữ: direct và indirect objects, khi tân ngữ trực tiếp đứng trước tân ngữ gián tiếp thì phải dùng giới từ to trước tân ngữ gián tiếp. Ví dụ S V Henry gave
Od Oind some flowers to Claire.
Nhưng có trường hợp phải dùng for trước tân ngữ gián tiếp. Vậy trường hợp nào dùng to, trường hợp nào dùng for? Trả lời: Không có nguyên tắc phổ quát cho trường hợp này, chúng ta chỉ có thể liệt kê những động từ thông dụng cho mỗi loại. Về mặt ý nghĩa có thể nói to định hướng của V, for chỉ điểm đến của V. Động từ dùng "to" bring, feel, give, lend, hand, offer, owe, pass, pay, post, promise, read, sell, send, show, take, teach, tell, throw, write. Ví dụ: I paid the money to the cashier Động từ dùng "for" book, bring, build, buy, choose, cook, fetch, find, get, leave, make, order, pick, reserve, save. Eg. They found a spare ticket for me
10. Hỏi: Trong tiếng Anh có hai loại đại từ quan hệ: đại từ quan hệ chủ ngữ và đại từ quan hệ tân ngữ. Cách dùng của chúng như thế nào? Trả lời: Đại từ quan hệ có 6 loại sau đây. 1. Đại từ quan hệ chủ ngữ: who dùng với người, that/which dùng với súc vật và đồ vật He talked to the people who were staying at the site. The postcard that came this morning was from Lan. 2. Đại từ quan hệ tân ngữ: who/whom dùng với người, that/which dùng với súc vật và đồ vật Lan is visiting the man who (whom) they met on holiday. The old castle that we visited was really interesting. Trong nhiều trường hợp, nhất là trong văn nói, người ta thường bỏ đại từ quan hệ tân ngữ. 3. Đại từ quan hệ chỉ sự sở hữu: whose I met the man whose sister works in television. 4. Đại từ quan hệ đi với It+be dùng để nhấn mạnh It was Tom who broke the glass. It's the computer that gives me headache. 5. Ngoài ra còn ba loại từ nữa gọi là: relative adverbs • Chỉ nơi chốn This is the place where the accident happened. • Chỉ thời điểm Do you remember the day when we first met? • Chỉ nguyên nhân The reason why he came was that he wanted to see Lan. 6. Trường hợp đặc biệt của which: which thay cho toàn câu, chứ không phải chỉ thay cho danh từ đứng trước nó. It rained all night, which was good for the garden. 11. Hỏi: Sau một số động từ bị động, khi nào dùng to V, khi nào dùng to have + V3. Có phải điều đó phụ thuộc vào thời của động từ bị động đó không? Trả lời : Về cách sử dụng động từ, chúng ta có thể phân thành những loại như sau: V1 + to V2 V1 + V2-ing V1 + O1 + V2 (infinitive without "to") Chú thích: V1 là động từ có ngôi (finite verb), V2 là động từ không ngôi (non-finite). Ví dụ He is thought to be a teacher (1) He was thought to be jealous of her (2) He was believed to have escaped (3) 12. Hỏi: Trong cách chuyển câu gián tiếp sau một số động từ như accuse, regret, ... khi nào thì dùng V-ing, khi nào dùng having + V3 (quá khứ phân từ) Trả lời: Điều này có thể minh họa qua các ví dụ sau đây
(1) "You stole my best cassette, Amada," said William. ---> William accused Amada of having stolen his best cassette. ---> William accused Amada of stealing his best cassette. (2) He was sorry he hadn't said good bye to her at the airport ---> He regreted not having said good bye to her ---> He regreted not saying good bye to her 13. Hỏi: Chủ ngữ giả it dùng trong những loại câu nào, trong trường hợp nào? Trả lời: Tên của loại chủ ngữ này trong tiếng Anh là: empty subject, hoặc dummy subject. Một là "it" được dùng như một chủ ngữ giả vì trong một số tình huống, một mệnh đề bắt đầu bằng to-infinitive, như to make new friends, hoặc mệnh đề bắt đầu bằng that như that so few people came, hoặc mệnh đề bắt đầu bằng V-ing như making new friends có thể đứng làm chủ ngữ. Nhưng cấu tạo như thế này thường gây khó hiểu vì chủ ngữ là một mệnh đề dài quá, khó theo dõi, nên ngữ pháp tiếng Anh cho phép dùng một chủ ngữ giả và đưa chủ ngữ thật này về phía sau. • • •
To make new friends is difficult. Making new friends is difficult That so few people came was a pity
It is difficult to make new friends
It was a pity that so few people came
Hai là "it" được dùng trong mẫu câu: S V + it + complement + clause. Ví dụ I find it difficult to make new friends. Như vậy trong cấu trúc này "it" lại là tân ngữ giả, nó đứng thay cho to make new friends. Ba là, chủ ngữ giả dùng với các động từ như seem, appear, happen, chance, turn out, prove. Ví dụ It seems the phone is out of order.= The phone seems to be out of order. Trong câu này it thay cho the phone. Bốn là chủ ngữ giả dùng trong câu mang mục đích nhấn mạnh. Mẫu câu của nó là: It + be + phrase + relative clause. Ví dụ It is the phone that is out of order (hàm ý: điện thoại bị hỏng chứ không phải chuông cửa). It was me who told you the story, remember? Năm là, thông thường nhất, chủ ngữ giả it dùng với môi trường, thời tiết, thời gian và khoảng cách. • Ví dụ It's getting dark (môi trường) It's five o'clock (thời gian) It was cold yesterday (thời tiết) It's only a short walk to the beach (khoảng cách) Ngoài chủ ngữ giả là it chúng ta còn một chủ ngữ giả nữa là there. Nó đi với động từ be dùng để chỉ sự tồn tại của một vật thể, ví dụ There is a young lady at the door. Chủ ngữ giả there chỉ đi với động từ be và nó khác với động từ have ở chỗ there+be thể hiện sự tồn tại của một vật thể hoặc một sự kiện, còn động từ have/has là động từ chỉ sự sở hữu. Ví dụ There is a book on the table chỉ sự tồn tại của một quyển sách ở trên bàn, không thuộc về ai, khác với I have a book on the table chỉ sự có mặt của quyển sách trên bàn và quyển sách đó thuộc về tôi. Chủ ngữ giả there khác với chủ ngữ giả it ở chỗ chúng ta dùng there với một NP mang nghĩa không xác định. Còn it dùng với nhóm từ mang nghĩa xác định trong tình huống. Ví dụ There isn't any truth in the story. Câu này có nghĩa là trong câu chuyện ấy chẳng có gì là thật cả. Nghĩa của nó không có gì cụ thể, không nói rõ cái gì thật, cái gì không thật. Nhưng trong câu It isn't true what they say. Điều họ nói là không thật. Vậy trong câu này nghĩa rất cụ thể: cái điều họ nói là không thật chứ không phải chung chung là không thật. Điểm cuối cùng cần chú ý là chủ ngữ giả there đi với động từ be ở số ít nếu nhóm từ đứng cạnh nó là số ít, và ở số nhiều nếu NP đứng cạnh nó là số nhiều.