5 minute read
3. Mô phỏng cổ đại
chỉ là con người phi ngã, hành động theo lý trí và vì nhiệm vụ xã hội trừu tượng. Dẫu vậy, các nhân vật vẫn ít nhiều hiện lên chất riêng của mình, họ vẫn có tình cảm nồng cháy, có trái tim da diết sắt son, lại càng nhiều hơn là đầu óc tỉnh táo, sáng suốt, có ý thức sâu về nghĩa vụ của bản thân. Rodrigo dù yêu Simen say đắm, nồng nàn đến mấy, vẫn không thể từ bỏ nhiệm vụ trả thù cho cha, rửa nhục cho thanh danh của dòng họ. Giết chết cha của Simen, chàng biết rõ tính chất hệ trọng của việc mình làm và bất chấp tất cả, bất chấp cả sự đổ vỡ của tình yêu, cả trái tim tan nát của người tình. Những câu thơ nhấn mạnh liên tiếp của Pierre Corneille đã lột tả được điều này. - Bắt chước cái tự nhiên thế nào cho “dễ chịu” và bắt chước những thực tế xấu xa ghê tởm hay kinh khủng phải mực thước, do đó không nên đưa vào những cảnh khốc liệt và đẫm máu, mà chỉ cần thể hiện một cách gián tiếp. Trận chiến giữa Don Rodrigo và bá tước Don Gomes cũng không được miêu tả trực tiếp mà chỉ được thuật lại qua lời kể của kẻ thua trận. Cái chết của bá tước được thông báo qua lời của quý tộc Don Alonso. Hay trận chiến oanh liệt của Le cid và quân Mô cũng chỉ dừng lại ở đôi câu bẩm báo lên đức vua. Trong “Horace”, cảnh dàn trận của quân đội hai bên được kể lại qua lời của Curiace; cảnh Horace và Curiace đánh nhau sinh tử được kể lại thông qua lời của nàng Giuli; cảnh Camille đau khổ bị anh mình đâm chết chỉ vang vọng tiếng kêu của Camille ở hậu trường: “A! Tên đốn mạt!”.
3. Mô phỏng cổ đại
Advertisement
Bi kịch cổ điển luôn lấy cổ đại, cụ thể là những thành tựu văn hóa Hy - La cổ đại để làm chất liệu sáng tác bởi cổ đại, cổ nhân thường được gắn với tính vĩnh cửu, trường tồn và mẫu mực tuyệt đối. Boileau cho rằng: chân lý phổ biến đã được thể hiện, lý tính tuyệt đối đã được kết tinh, các nhà văn về sau chỉ việc mô phỏng. Các nhà bi kịch cổ điển mong muốn có thể phát hiện ra những điểm cộng đồng về tâm lý và đạo đức với cổ nhân đi trước, mà chính vì đó, cốt truyện chủ chốt của họ thường được dựa trên các tác phẩm cổ đại. Bởi theo quan niệm xưa, những kiệt tác được trân trọng từ thời cổ đại thì vốn là mẫu mực và có giá trị vĩnh hằng, thể hiện được chân lý phổ biến, kết tinh được lý tính tuyệt đối nên các
21
nhà văn chỉ cần mô phỏng lại những tác phẩm ấy khi sáng tác. Nhìn chung, trong khuôn khổ những đề tài “mô phỏng cổ đại”, các nhà văn cổ điển chủ nghĩa vẫn giữ được tính sáng tạo về mặt xây dựng nhân vật và đem lại cho những đề tài ấy một ý nghĩa đương thời về mặt luân lý, đạo đức. Điều này cũng hoàn toàn thích hợp với chính thể phong kiến tập trung thế kỉ XVII ở Pháp cùng chủ nghĩa cổ điển hình thành trên cơ sở xã hội đó. Corneille đã tìm đến với những đề tài cổ đại như nền tảng bi kịch của mình. Năm 1640, lấy đề tài trong lịch sử Cổ La Mã, ông viết hai vở “Orax” và “Cinna”. Các vở “Horace” và “Polyeucte” cũng được ông vay mượn chất liệu và khai thác từ những tác phẩm cổ đại. “Horace” đã được Corneille gần như “vay mượn” nguyên xi câu chuyện được nhà viết sử cổ đại Tite-Live (59 TCN – 17 CN) ghi lại trong “Décades”. Dù việc mô phỏng cổ đại ít nhiều khiến văn học đứng trước nguy cơ ngày một nghèo nàn đi nhưng sự sáng tạo không phải là không có. Song song với việc “bắt chước”, ý thức cải biến, truyền tải những ý nghĩa mới mẻ hợp thời trong tác phẩm của mình vẫn luôn được các nhà bi kịch chú trọng. Họ xác định rằng: “Chúng ta phải dựa vào những anh lùn được cõng trên vai những người lớn, chúng ta thấy nhiều hơn người xưa, người xưa đã đem cả tầm võ của họ để kê kích cho những kích thước bình thường của chúng ta lên cao hơn hẳn họ”. Như Mark đã nhận xét, họ để cho các nhân vật “mặc trang phục thần thánh của người xưa, nói những lời lẽ bắt chước để diễn những tấn tuồng mới của lịch sử thế giới”. Khi so với những ghi chép của Tite-Live, thì “Horace” của Corneille có xuất hiện thêm một nhân vật Sabine, dù là một nhân vật phụ, nhưng lại cực kỳ quan trọng để góp phần đưa tác phẩm trở thành một bi kịch kiệt tác. Tuy học tập cổ nhân, nhưng ý thức cá nhân vẫn cựa quậy trong các sáng tác của ông, điển hình là những cuộc đấu tranh trong tâm hồn của Camille hay Sabine, mà vốn đấu tranh tâm hồn trong bi kịch cổ điển khá là hiếm. Hay trong hồi II, lớp 3 của vở kịch, cuộc đối thoại giữa hai người bạn đã từng rất thân, nay trở thành kẻ thù của nhau trong cuộc đấu kiếm sinh tử, cũng đã cho thấy được tính chất hai mặt trong thế giới quan của ngay bản thân tác giả, thể hiện rõ một sự sáng tạo thành công của tài năng nghệ thuật Pierre Corneille. Guez de Balzac đã nhận xét Corneille “...đã vẽ lên một La Mã tất cả những gì mà La Mã có thể có ở Paris, một La Mã của Tite-
22