2 minute read
2. Cơ sở hình thành của chủ nghĩa cổ điển
độc lập với hài kịch, bi kịch phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính.” (Lê Bá Hán và nnk., 2006). Bi kịch là một thể loại gắn liền với những thành tựu của văn học thế giới, nhất là tác phẩm của hai thời kỳ: Hy Lạp cổ và thời kỳ Phục Hưng. Aristotle định nghĩa bi kịch là một tác phẩm hợp nhất bao gồm một khoảng thời gian, câu chuyện, bối cảnh và nhân vật chính. Cốt truyện của bộ phim bao gồm một hành động tuyệt vời, đầy đủ. Từ phương diện thể loại, nói như Gulaiev, “Bi kịch là một tác phẩm kịch được xây dựng trên một xung đột, thể hiện về mặt thẩm mỹ những mâu thuẫn tồn tại trong cuộc sống giữa khát vọng chủ quan của cá nhân con người và khả năng khách quan không thể thực hiện được của nó”. Hay như Phạm Vĩnh Cư đã nói, bi kịch là thể loại của “những vấn đề “cuối cùng” của cuộc sống con người”. 1.3. Nguyên tắc sáng tác Theo từ điển Tiếng Việt, nguyên tắc là điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm. Ví dụ như: giữ đúng nguyên tắc, nguyên tắc sử dụng máy móc, nguyên tắc sống… Vậy, nguyên tắc sáng tác, hay còn gọi là phương pháp nghệ thuật được hiểu là hệ thống hoàn chỉnh những nguyên tắc tư tưởng – nghệ thuật chi phối toàn bộ quá trình hoạt động sáng tạo để xây dựng nên tác phẩm nghệ thuật mà trước hết là biến nội dung cuộc sống thành nội dung nghệ thuật và cùng với nội dung, chi phối sự sáng tạo hình thức tác phẩm. Nguyên tắc sáng tác không chỉ là sự tổng hợp những phương thức, thủ pháp, biện pháp nghệ thuật, mà còn là sản phẩm của thế giới quan ở đây đã được cụ thể hóa thành một số nguyên tắc sáng tác nghệ thuật cơ bản.
2. Cơ sở hình thành của chủ nghĩa cổ điển
Advertisement
2.1. Cơ sở xã hội
Chủ nghĩa cổ điển Pháp hình thành trên cơ sở nhà nước phong kiến tập trung trong thế quân bình đối lập giữa hai giai cấp phong kiến và tư sản. Giai cấp tư sản thế kỉ XVII ở Pháp dần phát triển tương đối mạnh mẽ, đòi hỏi một thị trường thống nhất nên mâu thuẫn
15