7/6/2021
TẠP CHÍ
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN 1
HUỲNH THỊ MAI PHƯƠNG NGUYỄN THÀNH KHUÊ
MỤC LỤC 01 KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KIẾN TRÚC CẢNH QUAN 03 LANDSCAPE INFRASTRUCTURE CƠ SỞ HẠ TẦNG CẢNH QUAN 08 VƯỜN TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN
KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN Luis Barragan (1902 –1988)
“Tôi không phân chia kiến trúc, cảnh quan và làm vườn. Đối với tôi, chúng là một”. - Luis Barragan.
KHÁI NIỆM KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
K
iến trúc cảnh quan là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau (quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu khắc, hội họa, ...) nhằm giải quyết những vấn đề tổ chức môi trường nghỉ ngơi - giải tri, thiết lập và cải thiện môi sinh, bảo vệ môi trưởng, tổ chức nghệ thuật kiến trúc. Kiến trúc cảnh quan là hoạt động định hướng của con người tác động vào môi trường nhân tạo để làm cân bằng mối
quan hệ qua lại giữa các yếu tổ thiên nhiên và nhân tạo, tạo nên sự tổng hòa giữa chúng. Đô thị hóa phát triển kéo theo sự gia tang đất xây dựng, đẩy dần thiên nhiên xa rời con người, gây nên sự rối loạn sinh thái, ô nhiễm môi trường. Bởi vậy kiến trúc sư cảnh quan nghiên cứu tổng thể từ phạm vi vùng, miền đến giới hạn nhỏ hẹp của môi trường bao quanh con người có lợi cho sự sống, phù hợp sinh thái phát triển (eco-development) mang lại mối quan hệ tổng hòa giữa thiên nhiên – con người – kiến trúc.
1
ĐÔI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KIẾN TRÚC CẢNH QUAN Đối tượng của kiến trúc cảnh quan:
M
ôi trường sống của con người luôn luôn bị biến đổi trong quá trình phát triển của xã hội với sự tác động tương hố của hai nhóm thành phần nhân tạo và thiên nhiên, của nhân tạo với nhân tạo, của thiên nhiên với thiên nhiên. Mối quan hệ có thể hòa hợp hay không hòa hợp, mâu thuẫn hay không mâu thuẫn.
Nhiệm vụ của kiến trúc cảnh quan: Mục tiêu của kiến trúc cảnh quan là xây dựng môi cảnh vững bền, thỏa mãn các nhu cầu và hoạt động sống của con người trong môi trường trong lành, hài hòa và tiện nghi. Để đạt được mục tiêu này, kiến trúc cảnh quan có các nhiệm vụ sau đây:
Môi trường sống cần được tổ chức hợp lý, thỏa mãn các yêu cầu sử dụng, sự trong lành của môi sinh và thẩm mỹ, đáp ứng sự phát triển đa dạng và phong phú của cuộc sống con người.
Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và di tích cảnh quan trong môi trường nhân tạo hóa và vùng bao quanh.
Cảnh quan là một cơ thể luôn phát triển và biến đổi theo mùa, vì vậy các thành phần hình thành và tạo dựng cảnh quan còn nằm trong một tổng thể có mối quan hệ khắng khít nhưng biến đổi theo thời gian. Kiến trúc cảnh quan cần phân tích, tổng hợp các mối quan hệ ấy để xây dựng môi cảnh bền vững, gần với quy hoạch không gian (vùng, đô thị và nông thôn) với thiết kế kiến trúc công trình để bỏ khuyết cho quy hoạch không gian và thiết kế công trình.
Tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị cạn kiệt, thu hẹp do các hoạt động kinh tế của con người, đặc biệt công nghiệp hóa và đô thị hóa. Vì vậy việc bảo vệ gìn giữ "ngân quỹ" thiên nhiên là rất cấp bách. Kiến trúc cảnh quan có nhiệm vụ lập những biện pháp dự báo và sử dụng thiên nhiên có giá trị cho các hoạt động nghỉ ngơi - giải trí, phối hợp với các ngành chuyên môn khác để tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái, đặc biệt tổ chức bảo vệ và khai thác các di tích cảnh quan góp phần vào việc bảo tồn di sản văn hóa và phục vụ du lịch văn hóa. Giữ gìn và nhân giá trị của cảnh quan thiên nhiên trong các điểm dân cư, đặc biệt là điểm dân cư đô thị. Tổ chức môi trường nghỉ ngơi – giải trí, môi trường thẩm mỹ và môi trường trong sạch.
2
Bảo tàng nghệ thuật Seattle, Công viên điêu khắc Olympic (Seattle Art Museum: Olympic Sculpture Park), Seattle, Washington, Mỹ)
LANDSCAPE INFRASTRUCTURE CƠ SỞ HẠ TẦNG CẢNH QUAN KHÁI NIỆM
L
andscape infrastructure nghĩa là cơ sở hạ tầng cảnh quan (Infrastructure = cơ sở hạ tầng).
“Landscape infrastructure” là một cách tiếp cận mới, tiên tiến để thiết lập các chiến lược về cơ sở hạ tầng đa năng, bền vững về mặt kinh tế và môi trường, đảo ngược quá trình đô thị hóa và tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá.
Khi thế giới đối mặt với nhu cầu cấp thiết về các hệ thống cơ sở hạ tầng mới và được sửa chữa, các chuyên gia thiết kế và quy hoạch có cơ hội quan trọng để hình dung lại các mạng lưới hỗ trợ nhiều mục đích và chức năng. Cơ sở hạ tầng đa năng bảo tồn đất, chia sẻ gánh nặng tài chính cho sự phát triển của nó, khôi phục các hệ sinh thái tự nhiên bị bỏ qua hoặc bị hư hại trước đây, củng cố các lựa chọn giao thông lành mạnh và cung cấp cho
3
công chúng khả năng tiếp cận không gian mở cần thiết. Lanscape infrastructure là xu hướng trong thiết kế cảnh quan đương đại. “Landscape infrastructure”, không hoàn toàn mới, nhưng chắc chắn là một trong những ý tưởng nổi bật trong kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị, được phản ánh trong mô tả của cuốn sách, theo trang web của SWA:
hợp các hệ sinh thái tiềm ẩn được quan tâm hang đầu. Việc xác định cơ sở hạ tầng đương đại đòi hỏi một đội ngũ kiến trúc cảnh quan, kỹ sư, kiến trúc sư và nhà quy hoạch đa lĩnh vực để nhận ra đầy đủ những lợi ích đối với hệ thống văn hóa và thiên nhiên của chúng ta".
Chicago's Millennium Park
"CƠ SỞ HẠ TẦNG, như chúng ta biết, không còn thuộc về lĩnh vực độc quyền của các kỹ sư và nhà hoạch định giao thông. Trong bối cảnh các thành phố và thị trấn đang thay đổi nhanh chóng, cơ sở hạ tầng đang trải qua một sự thay đổi mô hình trong đó lập trình đa sử dụng và tích
Buffalo Bayou Promenade, Houston Tăng khả năng chứa lũ của phần đường dạo bộ Buffalo Bayou thêm 18,65 mẫu Anh thông qua việc đào 23.013 mét khối đất. Cải thiện khả năng chịu được vận tốc nước mưa (ứng suất cắt) của kênh lên 400%, do đó giảm tác động gây hại cho kênh dòng.
4
High Line Park, New York Tháng 1/2007 người ta thành lập Ủy ban Olympic London 2012 Bền vững nhằm đảm bảo Olympic này sẽ là một Olympic thân thiện với môi trường nhất. Mục tiêu chính bao gồm: – Sử dụng công nghệ ít khí thải carbon để xây dựng Công viên Olympic và các địa điểm thi đấu; – Hạn chế rác thải trong các công đoạn của quá trình xây dựng; – Sử dụng các nguồn nguyên liệu sinh thái; – Nâng cao thói quen sống khỏe mạnh; – Phối hợp tốt với người dân sống xung quanh khu vực Công viên Olympic mới.
London 2012 Olympic Park
5
ĐẶC ĐIỂM 1. Cơ sở hạ tầng:
M
ột thực tế không thể phủ nhận rằng một khi kết hợp với kiến trúc, tính di động và cảnh quan, cơ sở hạ tầng có thể có nhiều ý nghĩa hơn việc kết hợp các “lãnh thổ”, giảm thiểu phân biệt chủng tộc và sự ra rìa, đồng thời kích thích cá hình thức mới của sự tương tác. Từ đó có thể thành “cảnh quan”. Sự tích hợp của hệ thống cấu trúc cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ của cảnh quan đòi hỏi người ta phải xác định lại hệ thông cũ trong một mô hình mới. Một hệ thống phù hợp hơn với hệ thống sinh thái tự nhiên.
cộng đồng, và chuyển đổi đô thị tàn lụi thành điểm đến đô thị. Cuối cùng, hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông cần thiết phải đảm báo đa chức năng: yêu cầu về không gian công cộng và phải được kết nối vs các hệ thống hoạt động đô thị khác như giao thông công cộng, nhu cầu đi lại cho người đi bộ, quản lý nước, phát triển kinh tế, tiện ích công cộng và hệ thống sinh thái, … 2. Cơ sở hạ tầng cảnh quan:
Thứ nhất, bản chất của cơ sở hạ tầng ngày nay là kế thừa, khi mà các hệ thống cơ sở hạ tầng nhanh chóng trở nên lạc hậu, được tái tạo lại, chịu sự tác động của lực lượng địa chính trị và kinh tế toàn cầu. => Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày nay đòi hỏi phải được thiết kế để có tính linh hoạt và khả năng thích ứng.
Ngoài các đặc điểm về vật chất, tính phi tập trung và đa chức năng để định nghĩa “Landscape Infrastructure”; nó còn bao gồm các thuộc tính liên quan đến hình thức, chức năng và thời gian, tất cả đều có tác dộng tích lũy mang lại lợi ích lớn hơn. Một dự án “landscape Infrastructure” có thể có đủ các yếu tố vừa được nêu trên, trong đó mỗi thuốc tính nổi trội hơn một thuộc tính khác với các mức độ khác nhau về quy mô, phạm vi và ảnh hưởng.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng truyền thống được hình thành như một hệ thống tập trung, đơn mục đích. Xu hướng của hệ thống cơ sở hạ tầng ngày nay là trở nên phi tập trung.
A. Performance (Hiệu suất): là một hệ thống đơn nguyên, “landscape infrastructure” có khả năng tuân thủ các yêu cầu và đạt được kết quả có thể đo lường được.
Ví dụ: Giải quyết nước mưa chảy tràn, năng lượng... Bên cạnh việc thực hiện các chức năng dự kiến, các biến thể da chức năng của cơ sở hạ tầng có thể là chất xúc tác cho sự hồi sinh đô thị thông qua việc tăng cường không gian mở, phục hồi
B. Aggregate (Tập hợp): “Landscape infrastructure” thường được coi là các đội tượng tách rời. Khi được tập hợp và củng cố -> có khả năng khắc phụ và thậm chí đôi khi đảo ngược tác động tiêu cực. -> tính tập thể có thể mở rộng.
6
3. Network (Mạng lưới): 4. Increment (Sự gia tăng): Cơ sở hạ tầng (infrastructure) là một liên kết tập hợp các nhóm khác nhau lại với nhau, tạo nên sự gắn kết và có mục đích. Quy mô tuyệt đối và nguồn lực khổng lồ dành cho mạng lưới cơ sở hạ tầng mang lại cơ hội to lớn để tận dụng tiềm lực chưa được thực hiên trong môi trường đô thị. => Làm việc theo hướng kết nối.
Tính chất gia tăng của các các dự án cơ sở hạ tầng phụ thuộc trực tiếp vào khẳ năng duy trì tang trưởng của thành phố trong một khoảng thời gian được đo lường. => Cho phép thay đổi và thích ứng, cũng như mở rộng theo thời gian.
7
VƯỜN TRÀ ĐẠO
NHẬT BẢN Lối vào vườn Trà đạo Nhật Bản
Chaniwa (茶庭)
Có thể nói vẻ đẹp sân vườn kiếu Nhật Bản là biểu tượng và tính cách của con người Nhật Bản. Đó là niềm tin đạo Thần Nhật Bản – Shinto và Phật Giáo. Theo quan niệm của người bản xứ, khu vườn lột tả chính xác nhất lòng kính trọng của con người đối với tự nhiên. Do đó hầu hết các mẫu sân vườn đều mang đậm chủ nghĩa tượng trưng.
TÊN GỌI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
C
haniwa - một nơi mà khi đã bước vào bạn sẽ không thể quên được sự ấn tượng mà nó tạo ra: sự đơn giản, tĩnh mịch tạo nên một không khí trang nghiệm và thành kính. Sở dĩ có tên như vậy là bởi khu vườn có liên hệ mật thiết với Trà Đạo, tục uống trà của giới Thiền Sư. Khi tham gia vào nghi lễ thưởng trà (Chanoyu) của người Nhật bạn sẽ phải vào trà thất (Chashitsu) và trà thất thì lại nằm trong Chaniwa. Nói cách khác, Chaniwa là khu vườn được thiết kế dành cho những nơi có tổ chức Chanoyu.
Ngoài cái tên Chaniwa thì khu vườn còn có tên gọi khác thơ mộng hơn. Đó chính là Rojiniwa, tức là khu vườn trong sương. Roji chính là lối đi được bao phủ bởi sương, kết nối giữa thế giới trần tục và thế giới tâm linh. Thông qua lối đi này, các vị khách sẽ loại bỏ được những thứ ô uế, gột rửa tâm hồn để đạt được sự thanh tịnh, yên bình trong tâm hồn. Hình ảnh sương mù trong từ Roji cũng một phần nào đó tương đồng với làn khói nghi ngút tỏa ra từ tách trà nóng trong Trà Đạo. Mang lại cảm giác hư ảo, tĩnh mịch nhưng cũng rất thanh tịnh, trang nghiêm.
8
CÂY XANH TRONG VƯỜN TRÀ
L
oại cây được sử dụng nhiều là những cây có cành nhánh mềm mại, các cành nhánh xen kẽ lẫn lộn, ngẫu nhiên trông rất tự nhiên. Thông thường số cây trong một nhóm thường là 3, trông sẽ tự nhiên hơn là 2 và 4, cũng như bố trí theo một tam giác lệch trông có vẻ là ít sắp đặt hơn là một tam giác đều.
Các chi tiết cần lưu ý khi chọn cây:
Tên, chủng loại, điều kiện sinh trưởng. Loại cây thay lá hay cây thường xanh: Cây thường xanh duy trí màu sắc cơ bản của khu vườn, giữ cho khu vườn được màu xanh quanh năm. Trong khi đó cây thay lá tạo nên những sự thay đổi, khiến cho khu vườn không đơn điệu và tạo nét đẹp sinh động theo từng mùa. Chiều cao: Chiều cao cây sau khi cắt tỉa. Cây dùng để làm dáng, trang điểm: Cần lựa chọn cây thích hợp và tiết chế ở mức độ tối thiểu. Chú ý những cây thay lá theo mùa (màu sắc mỗi mùa, cách thay lá), màu sắc của cây thường xanh, đặc trưng biểu cảm của cành nhánh.
9
MỘT SỐ LOẠI CÂY ĐƯỢC TRỒNG TRONG VƯỜN TRÀ
Tre ở vườn Trà Đạo Nhật Bản, San Francisco
Tre, trúc
T
(竹)
re là một phần không thể thiếu trong vườn Nhật nói chung và vườn trà nói riêng. Tre tạo nên vẻ duyên dáng uyển chuyển cho bất cứ những gì kết hợp với chúng. Chúng góp phần tạo những nét thẳng đứng cho khu vườn. Ngoài ra, vẻ mềm mại làm cho chúng lúc nào cũng lay động cho dù ngay cả ở trong một sân vườn thiếu gió. Tre được chăm sóc tốt sẽ phát triển rất nhanh. Cần lưu ý đến việc ngăn chặn rễ lan rộng bằng những tấm chắn (chôn xuống đất) cao khoảng 5-6 tấc có chu vi tương tự, bao quanh cây. Những cây nhỏ có thể được cắt tỉa thành những hàng rào đan chặt, thành những gò đồi hay giả cách những tảng đá, hoặc có thể um tùm tự nhiên.
Cây Anh Đào Anh Đào là cây nở hoa vào mùa xuân, thể hiện bản chất phù du của cuộc sống và vẻ đẹp. Chúng đã được đưa vào làm vườn và rất được ưa chuộng từ thời Heian (7941185), cũng là cách thể hiện tầm quan trọng của bốn mùa với nghệ thuật thiết kế sân vườn. Cây Anh Đào, ít chịu được việc cắt tỉa thường để phát triển tự nhiên. Ở Việt Nam, cây Anh Đào cũng được các nghệ nhân ưa chuộng và thường xuyên sử dụng trong nghệ thuật sân vườn.
Hoa Anh Đào nở trong vườn Trà Đạo Nhật, công viên Golden Gate, San Francisco
サ ク ラ 10
Cây Phong Nhật Bản
エ デ
Cây phong mang lại sự duyên dáng, chuyển động và thay đổi cho khu vườn. Lá của chúng trải qua sự thay đổi màu sắc của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Được sử dụng trong các khu vườn Nhật tại nhiều quốc gia trên thế giới, phát triển tốt trong khí hậu Tây Bắc Thái Bình Dương.
Hai từ được người Nhật sử dụng để chỉ cây Phong gợi lên sự tôn kính: Momiji (thường dùng để chỉ những cây Phong mùa lá đỏ) và Kaede (nói đến các cây phong khác). Momiji nghĩa là “trở nên đỏ hay vàng”. Cơn sốt Kaede cảnh bắt nguồn từ ngôn ngữ cổ xưa là Ka Kaudeude (Kaeru=Con Ếch, de=ngón tay/ngón chân). Những chiếc lá của cây Phong đã gợi lên hình ảnh bàn chân con Ếch. Sau nhiều năm trôi qua, cách gọi này được rút ngắn lại thành Ka Kaede.
Phong Nhật Bản về mùa thu ở Nara, Nhật Bản
カ
T
rong hơn 300 năm, người Nhật đã tôn kinh cây rụng là nhỏ này, phát triển hàng trăm giống được trồng.
Rêu, cỏ Nhật Một trong những cây truyền thống dùng để phủ đất là cỏ, hầu hết chúng đều là cây thường xanh. Ngoài ra có thể dùng rêu có kết cấu mịn để phủ đất trong khu vườn. Đa số những cây cảnh quan trồng phủ đất đều đòi hỏi phải thường xuyên chăm sóc, quét để chúng có thể được đón nhận ánh sáng và không khí đầy đủ.
/コケ、日本草/ Vườn rêu, Kyoto, Nhật Bản
11
CÁC THÀNH PHẦN CỦA VƯỜN TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN
Roji /Lối đi đầy sương/
Roji ở Koto-in, Kyoto
Lối đi dẫn đến trà thất, là sợi dây kết nối giữa thế giới trần tục và thế giới tâm linh, thông qua con đường này con người gột rửa được linh hồn. Lối đi có cách bố trí đá đư ợc gọi là tobi-ishi, tức là đá tảng. Các tảng đá to, kích thước và hình dạng khác nhau, được sắp xếp độc lập thành dạng lối đi cong, ít khi thẳng. Không có bất kù bụi cây nào che lấp. Tobi-ishi thường dùng để dẫn lối đi đến những điểm đích được quy định trước theo ý đồ. Những tảng đá này mang ngụ ý là để chân của khách uống trà không bị dính bùn đất. Người đi vào vườn trà phải có một trạng thái tâm tư hài hòa, không bị vướng bận bởi bất cứ điều gì thì mới có thể tịnh tâm thưởng trà.
路 地
Sotomon /Cổng ngoài/ Cổng ngoài là biểu tượng của sự loại trừ thế giới bên ngoài khỏi thế giới của Trà Đạo. Cổng thường làm bằng tre, có mái. Thông thường các vị khách khi bước vào sẽ không được đi thẳng trực tiếp vào vườn mà sẽ luôn có cây cối chắn lại, muốn đi tiếp thì phải rẽ sang một hướng khác.
/外 門/ Sotomon ở khách sạn New Otani, Tokyo
12
Chumon/ Nakakuguri /Cổng nhỏ, cổng giữa/ Cổng giữa nhỏ hơn cổng ngoài, là vật ngăn cách giữa vườn ngoài và vườn trong. Nó chỉ đớn giản là một hàng rào cây bụi hoặc hàng rào tre.
/中門・中潜/ Machiai /Nơi ngồi chờ bên ngoài/ Khu vực ngồi chờ có mái che, đóng vai trò như một khu vực tiếp tân, nơi mà các vị khách tập trung tinh thần, tịnh tâm trước khi tiến đến vườn trong. Sau này người ta còn xây thêm nhà vệ sinh, nơi thay quần áo phù hợp với Trà Đạo dành cho khách.
待 合 13
Tsukubai /Bồn rửa tay bằng đá/ Được đặt ở sát cổng nhỏ của vườn trà hoặc nơi mang tính chất lễ nghi để khách trước khi bước vào sẽ thực hiện nghi thức rửa tay, rửa miệng nhằm tẩy rửa cho sạch sẽ, trước khi bước vào một buổi lễ trà hoặc đến thăm nơi ở của Phật tử trong chùa. Ngày nay, Tsukubai như một tiểu cảnh trang trí hoặc mang chức năng nào đó. Nguồn gốc của tên gọi Tsukubai có nghĩa là cúi xuống, như là thể hiện một hành động khiêm nhường. Khách tham dự một buổi tiệc trà sẽ cuối xuống rửa tay trước khi bước vào.
Tsukabai ở Nagatomi house, Hyougo
Tsukubai thường là đá, và có chiếc gáo nhỏ nhằm giúp khách có thể sử dụng thuận tiện hơn. Nguồn nước chảy ra từ ống tre, nó được gọi là Kakei.
蹲 踞
Ocha-no-i /Nước pha trà/ Gần trà thất sẽ có giếng nước ngọt để pha trà và làm sạch các dụng cụ pha trà. Thành giếng bằng đá, phía trên miệng giếng được che đậy bằng các khúc tre gắn kết với nhau bằng một sợi dây. Ocha-no-I ở Kamakura
/お茶の居/
14
Đèn đá được coi như một điểm dẫn đường trong khuôn viên vườn trà. Nó thường nằm cạnh lối đi. Ngoài ra, đèn đá còn xuất hiện bên cạnh tsukubai và ocha-no-i.
灯 籠
Tourou ở vườn Kenrokuen, Kanazawa
Tourou /Đèn đá/
Chiriana /Hồ chất thải/ Một cái hố nhỏ hình vuông hoặc tròn được đào cạnh trà thất. Ban đầu nó được dùng để chứa những rác thải trong quá trình dọn dẹp vườn để chuẩn bị đón khách của chủ nhà. Nó còn mang một ý nghĩa là nơi để lại những vướng bận, những thứ không tốt đẹp của khách trước khi bước vào trà thất.
塵
Chiriana ở Bảo tàng Nghệ thuật Nezu, Tokyo
穴 15
茶 Chashitsu /Trà thất/
室
Trà thật là một căn phòng nhỏ dành riêng cho việc uống trà nó còn được gọi là “nhà không”. Điều thiết yếu là trà thất phải hòa nhịp với cảnh vật xung quanh, tự nhiên như cây cối và những tảng đá. Bước vào phòng trà là một bầu không khí lặng lẽ cô đọng, không có màu sắc rực rỡ mà chỉ có màu vàng nhạt của tấm thảm rơm và màu tro nhạt của những bức vách bằng giấy.
16
17