Chào mừng bạn đến với Hàn Quốc!
4
Bốn mùa · Mùa xuân · Mùa hè · Mùa thu · Mùa đông
8
Dữ kiện và Số liệu
Ẩm thực · Câu chuyện Ẩm thực · Thực phẩm lên men, món ăn chính của người Hàn Quốc
12
Tên gọi chính thức của Hàn Quốc Đại Hàn Dân Quốc (ROK)
Di sản của Hàn Quốc
Thủ đô
· Tỉnh Gangwon-do · Tỉnh Chungcheong-do · Tỉnh Jeolla-do · Tỉnh Gyeongsang-do · Đảo Jejudo · DMZ, khu bảo tồn sinh thái đang được UNESCO xúc tiến xây dựng thành khu bảo tồn sinh quyển
Seoul Diện tích (2015) Bán đảoTriều Tiên : 223.433км2 Hàn Quốc : 100.295км2 Dân số (2016) 51.700.000 người Thể chế chính trị Cộng hoà dân chủ, thể chế Tổng thống Tổng thổng Moon Jae-in Ngôn ngữк Tiếng Hàn (chữ viết : Han-geul)
Seoul Incheon Airport
Gangneung PyeongChang
Thống kê kinh tế (2016) Tổng sản lượng quốc dân (GDP) : 1.411 tỷ USD Tổng thu nhập bình quân đầu người (GNI) : 27.561 USD Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản lượng quốc dân (GDP) : 2,8% Đơn vị tiền tệ (2016) Won (1USD = 1.208 won)
* KTX: 237km within 2hrs PyeongChang 2018
01. Là một trong 5 cung điện lớn của triều đại Joseon, Deoksugung cho thấy vẻ đẹp tuyệt vời về đêm của Seoul, thủ đô Hàn Quốc. 02. Psy đã đạt được danh tiếng quốc tế bằng bài hát “Gangnam Style” mang đầy cảm xúc trên Youtube.
01
02
Chào mừng bạn đến với Hàn Quốc!
Bốn mùa
Một trong những nét đẹp tuyệt vời nhất của Hàn Quốc là vòng quay thiên nhiên bốn mùa mà mỗi mùa có vẻ duyên dáng riêng. Xuyên suốt dòng chảy lịch sử lâu dài của dân tộc, người dân Hàn Quốc đã biết cách tiếp nhận thiên nhiên với tất cả tính đa dạng và sự biến đổi các mùa. Một năm ở Bán đảo Triều Tiên được bắt đầu với những chồi non của mùa xuân, bừng lên sức sống mãnh liệt trong mùa hạ, để rồi chín muồi trong mùa thu và cuối cùng được thư giãn và hồi sinh dưới làn tuyết trắng trong suốt mùa đông. Sự biến đổi đầy màu sắc này được hình thành không chỉ do bán đảo có ba mặt giáp biển mà còn do 60% diện tích lãnh thổ là núi. Người dân Hàn Quốc sống trên bán đảo đã xây dựng và phát triển các văn hóa và các vương triều gần gũi với thiên nhiên và tạo hoá. Chương này sẽ cho chúng ta thấy một số khía cạnh của xã hội Hàn Quốc, liên quan đến thiên nhiên, văn hoá, quan niệm và lối sống truyền thống.
Mùa xuân Đốí với người Hàn Quốc con đường được hiểu là ‘hành trình của cuộc đời’ hay ‘phương tiện kết nối giữa người và người’. Vô số những con đường mòn lữ hành hay đường đi bộ có thế bắt gặp khắp đất nước Hàn Quốc cho chúng ta cơ hội để suy ngẫm về ý nghĩa có tính biểu trưng này. Vào mùa xuân, khi cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa bắt đầu nở, dọc theo mỗi bước đường trên đất nước Hàn Quốc, du khách có thể cảm nhận được sự trỗi dậy của sự sống và sự bừng tỉnh của thiên nhiên sau một giấc ngủ đông dài.
Những con đường mòn trên Núi Jirisan, Con đường cổ ở Đèo Misiryeong trên Núi Seoraksan
4
01 01. Hoa đỗ quyên nở trên sườn Núi Yeongchwisan ở Yeosu Tỉnh Jeolla-do báo hiệu mùa xuân về. 02. Du khách ngắm cảnh, tận hưởng gió và biển khi đi dạo dọc theo con đường Jeju Olle trên Đảo Jejudo.
02
5
03
Mùa hè Bạn có thể trải nghiệm được vẻ đẹp và sự hưng phấn trong không khí nóng bỏng của mùa hè, mùa của những lễ hội đa dạng ngoài trời. Tận dụng lợi thế của môi trường thiên nhiên, có nhiều lễ hội được tổ chức vào mùa hè như: Lễ Hội Tắm Bùn Boryeong, tự hào với bãi biển cát trắng mịn duy nhất ở Châu Á; Lễ hội Văn hóa Hàng hải Mokpo nhằm bảo tồn và quảng bá nền văn hóa hàng hải; Lễ Hội Biển Busan, tràn đầy âm nhạc và sức trẻ…
04 03. Tại Lễ Hội Tắm Bùn Boryeong, mọi người bôi đầy bùn lên người một cách thích thú giúp chiến thắng cái nóng bức của mùa hè. 04. Nam nữ, già trẻ tất cả đều đang vui vẻ thưởng thức Lễ Hội Pháo hoa Quốc tế tại Pohang, Tỉnh Gyeongsang -do. 05. Làng Hahoe, nơi được công nhận là di sản vật thể dân gian quan trọng số 122, tự hào về phong cảnh yên bình và truyền thống lâu đời. 06. Lên chùa để trải nghiệm văn hóa Phật giáo Hàn Quốc và tự khám phá bản ngã của mình.
6
Mùa thu Mùa thu là mùa vạn vật chín muồi. Dưới ánh nắng ấm áp, lá cây chuyển sang màu vàng, đỏ và da cam. Mùa thu là thời gian tốt nhất để đến thăm các làng dân gian truyền thống, những địa điểm lưu giữ các giá trị truyền thống của tổ tiên người Hàn Quốc từ xa xưa cho đến ngày nay. Các làng dân gian giàu truyền thống và lịch sử của Hàn Quốc đặc biệt đẹp như một bức tranh vào mùa thu.
Làng Dân gian Seongeup trên Đảo Jejudo, Làng Yangdong ở Gyeongju, Làng Wanggok ở Goseong, Làng Oeam ở Asan, Làng Museom ở Yeongju, Làng Han-gae ở Seongju
05
Mùa đông Là một đất nước có nhiệt độ chênh lệch khá lớn trong năm, Hàn Quốc rất lạnh vào mùa đông. Tuy nhiên vẫn có thể cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên trong cái giá lạnh đó. Những ngày tuyết rơi nhiều, có thể thấy những bông hoa tuyết trắng xóa. Những vùng đất tuyết phủ, đặc biệt là ở các miền núi cao, tạo ra những bức tranh phong cảnh đẹp đến nghẹt thở. Để sống qua được những tháng mùa đông băng giá, từ lâu người Hàn Quốc đã biết vận dụng tri thức khoa học và trí tuệ để chống lại cái lạnh.
Lò sưởi sàn, tường đất, cửa truyền thống
06
7
Chào mừng bạn đến với Hàn Quốc!
Ẩm thực
Ẩm thực của Hàn Quốc cũng chịu ảnh hưởng bởi 4 mùa khác nhau rõ ràng và bởi những đặc trưng có tính khu vực của bán đảo. Các món ăn địa phương ở mỗi vùng đều được làm từ nguyên liệu thể hiện nét đặc trưng về địa lý và khí hậu của từng vùng. Cách thức chế biến các món ăn này phản ánh triết lý sống khoẻ bằng cách ăn theo kiểu “mùa nào, thức ấy”. Người Hàn Quốc dành sự tôn trọng cao đối với những người làm ẩm thực. Họ nghĩ rằng bàn tay những người làm ẩm thực đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị món ăn và thể hiện tấm lòng, tình cảm của mình vào món ăn đó. Hãy trải nghiệm hương vị và câu chuyện nhiều màu sắc về ẩm thực Hàn Quốc đậm đà, có ý nghĩa và mang đậm tính lịch sử.
Seoul và Tỉnh Gyeonggi-do Không quá mặn hay quá cay, hương vị thanh nhã và nhẹ nhàng
Là quê hương của các món: súp Seolleongtang (được nấu bằng xương bò, thịt ức), súp Yukgaejang (thịt bò xé nhỏ nấu chua cay), món Jokbal (chân giò lợn sốt xì dầu và ớt) của vùng Jangchungdong, súp Haejangguk (được nấu bằng lòng non và tiết bò, được gọi là súp giã rượu) của vùng Cheongjin-dong, món Galbi (sườn bò) của vùng Suwon Tỉnh Gangwon-do Vùng Yeongdong phía đông nổi tiếng với các món ăn như cá tuyết, mực, rong biển và rau rừng, trong khi đó vùng Yeongseo phía tây lại nổi tiếng 8
với các món ăn được làm từ ngô và khoai tây.
Cháo Maemilgukjuk (nấu bằng gạo lúa mạch), món Ggukjeogutang (cá bống hầm cay), súp Mukbap (hạt dẻ lạnh nấu với gạo), súp Gamjaongsimi (nấu bằng bánh khoai tây và thịt), súp Olchaeng-iguksu (nấu bằng bánh bột ngô), súp Makguksu (nấu bằng bánh làm từ lúa mạch) của vùng Chuncheon, món Dakgalbi (sường gà và rai rang cay), và món đậu phụ được làm từ đỗ nổi tiếng của vùng Chodang
01. Bibimbap(cơm trộn) 02. Seolleongtang(súp xương bò) 03. Kimchi(bắp cải muối với tương ớt) 04. Jokbal(chân giò lợn hấp xì dầu) 05. Pyongyang naengmyeon(mì lạnh vùng Pyongyang) 06. Daetongbap(cơm lam) 07. Jeotgal (hải sản muối)
01
02 03
04
05
06
07
9
Tỉnh Chungcheong-do Ẩm thực của vùng này được biết tới là với hương vị thanh nhã và dễ chịu.
Vùng này được biết đến với các món Hobakgegukji (súp mì nấu với cá nước ngọt, Kimchi và ghẹ), và món Sundae (dồi tiết lợn) nổi tiếng ở Byeongcheon. Tỉnh Jeolla-do Vùng trồng lúa khá bằng phẳng này được biết đến với nguồn nguyên liệu thực phẩm phong phú và đa dạng từ các loại nông sản đến hải sản. Vùng này nổi tiếng với nhiều món hải sản muối,
được nhiều người biết đến như món Jeotgal (hải sản muối bằng muối tự nhiên chất lượng cao), món Jang-ajji (hải sản được ngâm với tương ớt chứ không phải với xì dầu), món Mubap (cơm nấu với củ cải trắng thái nhỏ bằng hộp diêm), món Kongnamuljapchae (mì trộn giá đỗ), món Daetongbap (cơm nấu bằng cách cho gạo và ngũ cốc vào ống tre) của vùng Damyang, món Tteokgalbi (sườn bò nướng bằng cách giã nhỏ thịt bò, viên lại với xương rồi nướng).
08. Món Yukgaejang trước đây thường được ăn vào mùa hè nhằm cung cấp thêm năng lượng. Tuy nhiên ngày nay, nó đã trở thành món ăn phổ biến quanh năm. 09. Muối tự nhiên được làm khô một cách tự nhiên nhờ gió và ánh nắng mặt trời. 10. Tteokgalbi là món ăn được chế biến bằng thịt sườn xay nhỏ nặn viên, dính vào xương sườn sau đó nhúng vào gia vị ngọt và nướng bằng than củi. 11. Quá trình làm gia vị lên men truyền thống của món ăn Hàn Quốc 12. Makgeolli là loại rượu gạo truyền thống được ưu chuộng của người Hàn Quốc. 09
10
08
Tỉnh Gyeongsang-do Do thời tiết nóng nên thức ăn vùng này có vị mặn và cay. Vùng này nổi tiếng với các món như cua tuyết lớn ở Yeongdeok, tỏi ở Uiseong, nhân sâm ở Punggi, các loại rong biển như lá kim, tảo bẹ ở Gijang.
Khu vực này cũng nổi tiếng với nước gạo ngọt (Sikhye)l được làm từ gạo của vùng An Dong, thịt bò (Bulgogi) tẩm gia vị ở vùng Eonyang, hồng sấy khô (Gotgam) của vùng Sangju, cơm trộn thịt và các loại rau thập cẩm của vùng Jinju (Bibimbap), cơm cuốn bằng lá kim của vùng Chungmu(Gimbap).
10
Đảo Jejudo Nguồn lương thực của đảo này chủ yếu là lúa mạch và các loại ngũ cốc khác, và các món ăn kèm chủ yếu là hải sản.
lợn luộc thái viên (Dombegogi), bánh bột gạo viên tròn (Omegitteok), cháo ghẹ (Ging-ijuk)...là những món ăn ngon của Đảo Jejudo.
Các loại súp được nấu với nguyên liệu chính là cá như súp cá hố bí ngô(Hobakgalchiguk), súp thịt
Thực phẩm lên men, món ăn chính của người Hàn Quốc Món ăn truyền thống chính của người Hàn Quốc là các loại thực phẩm lên men như Kimchi, tương và các loại gia vị khác khá giàu chất dinh dưỡng. Các loại thực phẩm lên men này được ngâm ủ trong một thời gian dài để cho có vị ngon và tốt cho sức khỏe. Thưởng thức các món ăn này giống như chúng ta đang trải nghiệm với tâm hồn, truyền thống và lịch sử của Hàn Quốc.
11 12
11
Chào mừng bạn đến với Hàn Quốc!
Di sản của Hàn Quốc
Con người bắt đầu sống trên bán đảo Triều Tiên từ mấy nghìn năm trước, và hiện nay vẫn còn nhiều di sản vật thể và phi vật thể của các thời đó để lại. Các di sản truyền thống này là phương tiện để hiểu về con người của quá khứ và cũng là chìa khóa mở cửa tương lai. Tìm hiểu di sản văn hóa của một đất nước cũng giống như nhìn vào DNA nghệ thuật và văn hóa của đất nước đó. Người Hàn Quốc có cảm quan thẩm mỹ riêng, một cảm quan về không gian thể hiện sự hài hoà và thích nghi với thiên nhiên. Cảm quan thẩm mỹ của người Hàn Quốc thể hiện rõ nhất qua các di sản đã được UNESCO xếp hạng. Hiện nay, Hàn Quốc có 44 di sản văn hóa được UNESCO xếp hạng, trong đó có 12 Di sản Thế giới, 19 Di sản Văn hoá Phi vật thể Nhân loại, 13 Di sản Tư liệu Thế giới. Ngoài ra, Hàn Quốc còn có nhiều khu bảo tồn sinh quyển được UNESCO công nhận.
Tỉnh Gangwon-do : Lễ Hội Danoje ở Gangneung là một lễ hội có hình thức dung hợp của đạo Nho, đạo Phật và đạo Shaman Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch được gọi là ngày Lễ Dano. Ngày lễ này đến sau khi kết thúc vụ gieo trồng đầu hạ và mọi người cầu nguyện cho mùa màng bội thu, đánh bắt cá thuận lợi, gia đình bình an… Lễ Hội Danoje ở Gangneung là một trong những lễ hội truyền thống có lịch sử lâu đời nhất của Hàn Quốc. Trong suốt thời gian Lễ Hội Danoje ở Gangneung, các nghi lễ của Nho giáo, các trò chơi dân gian và lễ cầu chúa của tín đồ đạo Shaman cùng được diễn ra. Đây là lễ hội mang tính nghệ thuật, độc đáo cho chúng ta biết 12
về các tôn giáo dân gian cũng như truyền thống hợp tác, hoà đồng ở địa phương này.
Trong suốt thời gian Lễ hội, các bạn có thể đến thăm đền Daegwallyeong (trên sườn núi), đền Guksaseonghwangdang; đồng thời có thể xem vũ kịch hoá trang Gwanno (do chính các viên chức nhà nước trình diễn), các trò chơi dân gian và nghi lễ của đạo Shaman.
01 02
01. Vũ kịch Hoá trang Gwanno là vở kịch không lời được trình diễn trong suốt thời gian diễn ra Lễ Hội Danoje ở Gangneung. 02. Nghi lễ dâng rượu lên thần báo hiệu sự bắt đầu của Lễ Hội Danoje ở Gangneung 13
Tỉnh Chungcheong-do : Nghề dệt vải gai trắng ở Hansan Ngày trước người Hàn Quốc thường mặc áo bằng vải gai để tránh cái nóng của mùa hè. Vải gai là loại vải truyền thống dùng vào mùa hè thể hiện khiếu thẩm mỹ đặc trưng của người Hàn Quốc. Vải gai trắng và sáng như bạch ngọc, sợi của nó mỏng manh và đẹp đến mức người ta có câu “một sợi vải gai, khoảng 12m, cho vừa đầy một bát ăn cơm”. Loại vải gai có chất lượng tốt nhất là vải gai Semosi được dệt ở vùng Hansan.
Trong thời gian Lễ Hội Vải gai Hansan, những người phụ nữ sẽ thực hiện quá trình dệt vải gai cho người xem tại Làng Truyền thống Seocheon.
03
03. Hình ảnh chiếc áo làm bằng vải gai Hansan trắng mịn, gọn gàng và duyên dáng. 04. Mộ đá tập trung khá nhiều đủ để Hàn Quốc được gọi là “đất nước của mộ đá”.
Tỉnh Jeolla-do : Khu vực Mộ đá nổi tiếng thế giới 40% mộ đá cổ của toàn thế giới nằm ở bán đảo Triều Tiên. Nhiều cấu trúc mộ đá cự thạch tập trung ở Tỉnh Jeolla-do, nơi có các loại mộ đá Gochang, Hwasun hay Ganghwa đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Các mộ đá lớn được bảo quản rất tốt, thể loại và hình thức đa dạng nên có giá trị nghiên cứu cao. Các mộ 14
04
đá này là các thực thể quan trọng khơi dậy trí tưởng tượng và sự tò mò về thời kỳ tiền sử.
Tỉnh Gyeongsang-do - Các mộc bản Tripitaka Korena, khắc ghi kinh Phật một cách khoa học thể hiện khát vọng bảo vệ đất nước và được bảo quản tại đền Janggyeongpanjeon(Chùa Haeinsa ở Hapcheon) Bắt đầu từ năm 1237, trải qua 16 năm, toàn bộ Kinh Phật đã được khắc lên 81.258 mộc bản. Các mộc bản này được gọi là Tripitaka Korena. Có hơn 52 triệu chữ Hán được khắc trên các mộc bản
jeon được thiết kế phủ hợp với điều kiện tự nhiên để luôn bảo vệ các mộc bản ở trạng thái tốt nhất.
này. Tất cả những chữ Hán đó được khắc rất tinh xảo, không hề có một sai sót nhỏ. Nếu xếp các mộc bản này thành 1 hàng dọc thì có lẽ chiều dài của nó sẽ hơn 60km. Đã 775 năm trôi qua kể từ khi được tạo ra cho đến ngày nay, chúng vẫn được bảo quản một cách hoàn hảo. Để làm được điều đó không chỉ cần nỗ lực bảo tồn của nhiều thế hệ mà còn nhờ đền Janggyeongpan05. Janggyeongpanjeon, nơi đang bảo quản các mộc bản Tripitaka Korena ở điều kiện gần như hoàn hảo, được thiết kế phù hợp tối ưu với môi trường tự nhiên. 06. Hành động khắc kinh Phật lên 81.258 bản mộc thể hiện khát vọng sâu xa muốn giữ gìn và bảo vệ đất nước.
05
06
15
- Chùa Bulguksa và Động Seokguram chứa đựng tinh thần nghệ thuật và giá trị tôn giáo của thời đại Silla Được hoàn thành vào năm 774, thời đại Silla thống nhất (668-935), Chùa Bulguksa và Động Seokguram là những di sản văn hóa đầu tiên của Hàn Quốc được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Bulguksa là một ngôi chùa đẹp thể hiện sự khéo léo và kỹ thuật của những người thợ đá thời cổ đại. Seokguram được xây
Đảo Jejudo: Đảo Núi lửa và động nham thạch Jeju Đảo Jejudo hoạt động của núi lửa tạo thành 1,8 triệu năm trước. Đây là nơi quần tụ của các loại động thực vật quý hiếm và các hình thái địa chất độc đáo. Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Hallasan, Hệ thống động nham thạch Geomunoreum, đỉnh núi Mặt trời mọc Seongsan Ilchulbong cùng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới với tên gọi Đảo Núi lửa và động Nham
dựng nhân tạo bằng các tảng đá lớn ở sườn núi, với hơn 360 phiến đá, cho thấy người Hàn Quốc thời Silla rất giỏi ở các lĩnh vực nghệ thuật và hình học, toán học và kiến trúc.
thạch Jeju. Các thắng cảnh này được công nhận là di sản thế giới vì các đặc trưng núi lửa và hệ thống hang động độc đáo của chúng.
07. Tượng Phật bằng đá tại Động Seokguram là huyền thoại của nghệ thuật Phật giáo Silla. 08. Chùa Bulguksa tượng trưng cho cõi Phật trên trời. 09. Đỉnh núi Mặt trời mọc Seongsan lchulbong 10. Bạn có thể trải nghiệm lịch sử dân tộc, vẻ đẹp của thiên nhiên và văn hoá Hàn Quốc ở một số nơi được qui định thuộc Khu vực DMZ. 07
08
16
09
DMZ, khu bảo tồn sinh thái đang được UNESCO xúc tiến xây dựng thành khu bảo tồn sinh quyển Tháng 7 năm 1953, chiến tranh Triều Tiên kết thúc, hai miền Nam và Bắc được phân chia bởi ranh giới phi quân sự (DMZ). Khu vực này có chiều rộng là 4km, là khu vực cấm con người ra vào trên 60 năm nên thiên nhiên được bảo tồn nguyên vẹn với các loài động thực vật đa dạng. Nó được công nhận là nơi có giá trị học thuật để nghiên cứu về các hệ sinh thái, và phản ánh khát vọng thống nhất, hoà bình của cả hai miền Nam Bắc.
Công viên hòa bình Pyeonghwa Nuri, Đường hòa bình Pyeonghwa Nuri, Buổi Hoà nhạc Hòa Bình Thế giới
10
17
20
Văn hóa đại chúng, Truyền thông và Nghệ thuật · Âm nhạc đại chúng · Điện ảnh · Phim truyền hình · Thể thao
24
Lịch sử · Từ thời kỳ tiền sử đến thời kỳ Gojoseon · Thời kỳ Tam Quốc và thời kỳ Nam Bắc quốc · Triều đại Goryeo · Triều đại Joseon · Thời kỳ Nhật chiếm đóng và phong trào độc lập · Đại Hàn Dân Quốc
28
Thủ đô Seoul · Khu phố Jongno, thiên nhiên giữa lòng đô thị · Lịch sử và sự phát triển của Seoul phản ánh trong di sản văn hóa · Tính đa dạng của đường phố và các không gian đô thị · Hongdae, nơi gặp lại tuổi trẻ và thưởng thức âm nhạc
32
PyeongChang 2018 · Tầm nhìn: New horizons (Hướng đến chân trời mới) · Khẩu hiệu: Passion, Connected (Đam mê, kết nối) · Biểu tượng · Linh vật
Sô liệu và minh họa Dữ kiện và Số liệu
01. Dongdaemun Design Plaza (DDP) là công trình kiến trúc phi đối xứng lớn nhất thế giới, phản ánh cuộc sống năng động của khu phố Dongdaemun. 02. Liên hoan Phim Quốc tế Busan được tổ chức vào tháng 10 hàng năm là Liên hoan phim quốc tế đầu tiên của Hàn Quốc và là liên hoan phim lớn nhất của Châu Á.
01
02
Chào mừng bạn đến với Hàn Quốc!
Văn hóa đại chúng, Truyền thông và Nghệ thuật
Gần đây, văn hóa và nghệ thuật đại chúng của Hàn Quốc được phổ biến, lan rộng khắp toàn cầu. Nhạc Pop, điện ảnh, phim truyền hình và thể thao đã hoàn toàn giành được vị trí chủ đạo trong nền công nghiệp văn hóa của Hàn Quốc. Hàn Quốc trở thành một cường quốc về văn hóa là nhờ sự thành công và sáng tạo của các diễn viên, đạo diễn và ca sỹ. Văn hoá đại chúng Hàn Quốc hiện đại tiếp nhận văn hóa của các nước khác, dung hòa nó với văn hóa Hàn Quốc chính thống, tạo ra các tác phẩm hấp dẫn, mang lại sự thích thú cho người hâm mộ trên toàn thế giới. Làn sóng Hàn Quốc Hallyu và sự phổ biến của nó rộng ra khắp Châu Á và thế giới xuất phát từ 4 ngành trụ cột sau đây của công nghiệp văn hóa.
Âm nhạc đại chúng: Âm nhạc đại chúng Hàn Quốc càn quét thế giới
Điện ảnh: Phim Hàn Quốc được chú ý bởi hình ảnh và chủ đề sâu sắc
Từ giữa những năm 2000, các ca khúc nhạc đại chúng Hàn Quốc được biết đến với cái tên “K-POP” đã thu hút được nhiều người hâm mộ trên toàn thế giới. Các ca sĩ thần tượng (Idol) của Hàn Quốc luôn chiếm vị trí nổi trội trong các bảng xếp hạng nhạc POP Châu Á với nhịp điệu sống động, giai điệu và ca từ đơn giản, vũ điệu lôi cuốn. Âm nhạc đại chúng Hàn Quốc đã thành công trong việc nâng cao hình ảnh của ‘thương hiệu Hàn Quốc’, một kết quả khó tưởng tượng ở các ngành công nghiệp khác.
Điện ảnh Hàn Quốc nhận được thiện cảm trên toàn thế giới và ngành công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc đang phát triển nhanh chóng cả về phạm vi lẫn tính đa dạng của nó. Nhờ cốt truyện độc đáo, hình ảnh quay đẹp, kịch bản sáng tạo, điện ảnh Hàn Quốc đang ở vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp văn hóa. Những đạo diễn danh tiếng như Im Kwon Taek, Lee Chang Dong, Bong Jun Ho, Kim Ki Deok 01. Girls’ Generation (Thế hệ các cô gái) là một trong các nhóm nhạc được ưu thích nhất tại Hàn Quốc. 02. EXO là nhóm nhạc POP đang nổi của Hàn Quốc.
20
01 02
21
04
03
và Park Chan Wook đã thành công trong việc kết nối với khán giả khắp thế giới. Điều này cho thấy cơ sở vững chắc mà điện ảnh Hàn Quốc đã xây dựng được trên toàn thế giới. Liên hoan Phim Quốc tế Busan và Liên hoan Phim Quốc tế Jeonju là các sự kiện lớn để mọi người có những trải nghiệm sâu sắc hơn về điện ảnh Hàn Quốc.
cho việc vươn ra thế giới. Khán giả nhiều nước đã cảm động khi xem những thước phim về cuộc đời cũng như tình yêu của các ngôi sao trên màn ảnh nhỏ. Nhờ sự thành công của các bộ phim truyền hình và phim truyền hình nhiều kỳ mà nhiều nam nữ diễn viên Hàn Quốc đủ mọi lứa tuổi đã trở nên nổi tiếng.
“Chihwaseon (Painted Fire)” của Im Kwon Taek,
đông (Winter Sonata)”, “Dae Jang Geum (Nàng
“Thơ(Poetry)” của Lee Chang Dong, “Chuyến tàu
Daejanggeum)”, “Những người thừa kế(The Heirs)”
“Tình yêu là gì (What is Love)”, “Bản tình ca mùa
băng giá(Snowpiercer)” của Bong Jun Ho, “Arirang” của Kim Ki Deok, “Trai già(Old Boy)” của Park Chan Wook 03. Liên hoan Phim Quốc tế Busan là Liên hoan phim lớn nhất của
Phim truyền hình: Nhận được tình yêu của khán giả cả trong nước và quốc tế Cuối những năm 1990, phim truyền hình Hàn Quốc lần đầu tiên được xuất khẩu sang Trung Quốc và được nhiều người ưu thích, khởi đầu 22
Châu Á. 04. Bộ phim “Vì sao đưa anh đến” của Đài truyền hình SBS là câu chuyện tình lãng mạn giữa một nữ diễn viên và một chàng trai ngoài hành tinh. 05. Kim Yuna, vận động viên trượt băng nghệ thuật nổi tiếng, là đại sứ danh dự cho Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang năm 2018. 06. Park Ji Sung một huyền thoại bóng đá của Hàn Quốc. 07. Du khách nước ngoài đang mua sắm các sản phẩm văn hoá đại chúng của Hàn Quốc
Thể thao : Hàn Quốc đang nổi lên như một cường quốc thể thao mới Hàn Quốc đã đăng cai một loạt các sự kiện thể thao quốc tế từ Thế vận hội Châu Á Asia Game, tới Thế vận hội Olympic thế giới và Giải vô địch bóng đá thế giới World Cup. Đội tuyển quốc gia Hàn Quốc thường xuyên đạt huy chương vàng trong các trận thi đấu. Có được thành công này là nhờ các chương trình phát triển thể thao chất lượng cao của Hàn Quốc đã đào
05
tạo được hàng loạt các vận động viên tài năng. Chính nỗ lực và sự khổ luyện của của các vận động viên đã làm cho họ trở thành những tấm gương và truyền cảm hứng cho những người hâm mộ trên toàn thế giới.
06
07 23
Chào mừng bạn đến với Hàn Quốc!
Lịch sử
Người Hàn Quốc tự hào với chiều dài lịch sử 5.000 năm của dân tộc mình. Hàn Quốc hiện đại là kết quả của các vương triều, các bộ lạc, các quốc gia đã sinh ra, phát triển và biến mất trên bán đảo này từ cổ đại tới ngày nay. Trải qua nhiều cuộc xâm lăng, sát nhập, di cư, cuối cùng người Hàn Quốc đã bám trụ được và tiếp tục tồn tại trên mảnh đất này. Chính sự kiên trì và lòng quyết tâm của họ đã tạo nên bản sắc lịch sử và văn hoá của đất nước Hàn Quốc.
Từ thời kỳ tiền sử (chưa rõ thời gian) đến thời kỳ Gojoseon (năm 108 trước CN) Các hiện vật của khoảng 700.000 năm trước đã được phát hiện tại Bán đảo Triều Tiên và các khu vực xung quanh. Quốc gia đầu tiên trên bán đảo này là Gojoseon được thành lập vào năm 2333 trước CN. Dangun, vị vua đầu tiên của Gojoseon, theo thần thoại, là con trai của Ngọc Hoàng (Hwanung) và nàng gấu Ungnyeo, người đã chịu sống 100 ngày trong hang tối để trở thành một thiếu nữ sinh đẹp. Quan niệm “Hong-ik In-gan” (Hoằng ích nhân gian), kêu gọi sống và làm việc vì lợi ích của con người, lần đầu tiên xuất hiện trong câu chuyện thần thoại này, và về sau đã trở thành cơ sở triết lý của hệ thống giáo dục và xã hội Hàn Quốc.
24
Thời kỳ Tam Quốc (năm 57 trước CN -năm 668 sau CN) và thời kỳ Nam Bắc quốc (698926) Thời kỳ ba nước Goguryeo (năm 37 trước CN năm 668 sau CN), Baekje (năm 18 trước CN - năm 660 sau CN), và Silla (năm 57 trước CN - năm 935 sau CN) cùng tồn tại được gọi là thời kỳ Tam Quốc. Trong thời kỳ này, Phật giáo đã trở thành một thế lực tôn giáo và văn hoá chiếm ưu thế suốt từ Mãn Châu đến Bán đảo Triều Tiên. Vào cuối những năm 600, khi Silla giành chiến thắng trong cuộc chiến với Goguryeo, đất nước Hàn bước vào thời kỳ Nam - Bắc quốc. Các tổ chức hành chính trung ương và địa phương đã được thiết lập để quản lý lãnh thổ ngày càng trở lên rộng lớn và dân số ngày càng gia tăng.
01 02
01. Tranh Khắc đá ở Cheonjeon-ri, Ulju, bảo vật quốc gia số 147, miêu tả cuộc sống sinh hoạt từ thời tiền sử đến thời đại Silla. 02. Đại Lư hương giát đồng Baekje, bảo vật quốc gia số 287, là một kiệt tác phản ánh tư tưởng và tín ngưỡng thời Baekje.
25
Triều đại Goryeo (918-1392) Triều đại Goryeo do Wang Geon sáng lập vào năm 918 và tồn tại trong vòng 474 năm. Tên gọi “Hàn Quốc” ngày nay cũng bắt nguồn từ chữ Goryeo. Các thương gia đến từ các quốc gia như nhà Tống của Trung Quốc (960-1279), vương quốc Abbass của Ả Rập (750-1258) và các vương quốc cổ đại ở Đông Nam Á đã có hoạt động thương mại sôi nổi với vương triều Goryeo tại cảng biển Byeongnando nhộn nhịp ở phía tây biển Hoàng Hải. Quốc Tử Giám được xây dựng vào năm 992 và là một trong những trường đại học lâu đời nhất trên thế giới. 03 03. Bình gốm Men ngọc bích với Hoạ tiết nổi Mây và Hạc, bảo vật quốc gia số 68, cho thấy chất lượng cao và sự tinh tế của men ngọc bích thời Goryeo. 04. Lễ cúng Tổ tiên Jongmyo Jerye, di sản văn hóa phi vật thể quan trọng số 56, là nghi thức tôn vinh sự cống hiến của vua và hoàng hậu triều đại Joseon. 05. Geunjeongjeon, bảo vật quốc gia số 223, chính điện của Cung điện Gyeongbokgung, nơi yết triều và là nơi tổ chức các sự kiện quan trọng hay tiếp đón sứ giả nước ngoài tới yết kiến nhà vua.
04
26
Triều đại Joseon (1392-1910) Trong 518 năm, triều đại Joseon thống trị qua 27 đời vua nhà Lý, từ đời vua Taejo (tại vị 1392-1398) tới hoàng đế Sun Jong (tại vị 1907-1910). Trải dài từ Vương quốc Joseon (1392-1897) đến Đại Hàn Đế Quốc (1897-1910), triều đại Joseon đã đạt được sự phát triển thịnh vượng về nghệ thuật, nông nghiệp và thương mại. Trong thời gian trị vì của mình (1418-1450), Sejong Đại đế là người đầu tiên trên thế giới phát minh ra vũ kế và cũng là người
05
06 06. Sân bay quốc tế Incheon mở cửa từ năm 2001 và trong suốt 9 năm liền nó liên tục duy trì được vị trí số 1 về dịch vụ sân bay trên thế giới.
sáng chế ra văn tự Hàn vừa thẩm mỹ, vừa khoa học, hiện đang được sử dụng rộng rãi trên khắp mọi miền Hàn Quốc. Hàn Quốc đã từng chiến đấu chống lại sự xâm lăng của các nước láng giềng để bảo vệ đất nước. Thời kỳ Nhật chiếm đóng (1910-1945) và phong trào độc lập Mặc dù bị thế lực thực dân nước ngoài thống trị nhưng người Hàn Quốc vẫn không ngừng đấu tranh giành lại tự do cho mình. Năm 1919, Chính phủ lâm thời của Đại Hàn Dân Quốc được thành lập và đặt căn cứ địa lưu vong tại Trung Quốc.
phát triển kinh tế đáng ngạc nhiên, được biết đến với cái tên “Kỳ tích Sông Hàn”. Năm 1996 Hàn Quốc gia nhập OECD, năm 2010 đã tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Seoul. Từ một đất nước nông nghiệp, Hàn Quốc đã trở thành một quốc gia có nền kinh tế mạnh dựa trên nền tảng của ngành công nghiệp và sản xuất chế tạo, và ngày nay đang tiến đến một nền kinh tế phát triển dựa trên công nghệ sáng tạo. Từ một nước nhận viện trợ những năm 1950, trở thành quốc gia đi viện trợ cho các nước khác ở những năm 2000, Hàn Quốc đang có những bước tiến vượt bậc để trở thành một cường quốc tầm trung trên thế giới.
Đại Hàn Dân Quốc (1945- nay) Sau ngày giải phóng, Hàn Quốc lại phải gánh chịu nỗi đau huynh đệ tương tàn, hai miền chia cắt. Tuy nhiên sau đó, Hàn Quốc cho thấy sự thay đổi tiến bộ rõ rệt về các mặt chính trị, phát triển kinh tế và xã hội. Vào cuối những năm 1980, Hàn Quốc đã tiến hành dân chủ hóa và từ năm 1960 đến những năm 1990, Hàn Quốc đã có bước 27
Chào mừng bạn đến với Hàn Quốc!
Thủ đô Seoul
Seoul là thủ đô của nhiều triều đại khác nhau của Hàn Quốc trong ít nhất 2.000 năm. Đầu tiên, Seoul là thủ đô của vương quốc Baekje (năm 18 trước CN- 660 sau CN), sau đó lại trở thành thủ đô của triều đại Joseon. Từ đó, Seoul luôn là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Hàn Quốc. Ngày nay, Hàn Quốc là trung tâm chính trị, kinh tế, công nghiệp, xã hội, biểu diễn, thể thao, nghệ thuật của Hàn Quốc. Seoul là nơi quá khứ và hiện tại cùng tồn tại, là điểm khởi đầu của nền văn hoá hiện đại, đồng thời là nơi có cảnh quan tuyệt vời, và một nguồn suối trẻ trung và giàu năng lượng. Seoul còn là thành phố đầy ắp những câu chuyện, và là nơi của những cuộc phiêu lưu thú vị.
Khu phố Jongno, thiên nhiên giữa lòng đô thị Khu phố Jongno được bao bọc ba mặt là núi. Một dòng suối chảy ngang qua trung tâm của nó. Khu phố này nằm dọc theo tường thành Seoul, được tạo bởi các dãy Núi Bugaksan, Naksan, Namsan và Inwangsan. Trong khu vực này, quá khứ và hiện tại, thiên nhiên và văn minh, tất cả cùng tồn tại. Ở đây có nhiều chương trình hấp dẫn để du khách có thể thưởng ngoạn các dòng suối, những dãy núi và cuộc sống nhộn nhịp của thành phố.
Hãy sưu các con tem về các trạm dọc theo tường thành cổ của thành phố, hãy đi dạo dưới những con đường quanh co xung quanh, hãy ghé thăm các bảo tàng.
Lịch sử và sự phát triển của Seoul phản ánh trong di sản văn hóa Seoul, trái tim của Hàn Quốc, có rất nhiều di sản văn hóa quan trọng, đặc biệt là nhiều cung điện. Năm cung điện lớn của thời đại Joseon là Gyeongbokgung, Changdeokgung, Changgyeonggung, Gyeongungung (nay là Deoksugung) và Gyeonghuigung - kết nối quá khứ và hiện tại. Khi đặt chân vào các cung điện hoàng gia quy mô hoành tráng, tôn nghiêm này, quý khách sẽ cảm thấy như thể mình đang quay trở về quá khứ.
01. Gwanghwamun, cửa chính của Cung điện Gyeongbokgung 02. Myeong-dong, một trong những khu vực hấp dẫn của Seoul, nơi du khách nước ngoài nhất định phải tìm đến. 28
01 02
29
Là điểm khởi đầu của nhà nước Hàn Quốc hiện đại, Seoul còn là ngôi nhà của nền văn hóa đương đại đa sắc màu. Thành phố không chỉ phấn đấu để phát triển các mặt của đời sống hiện đại mà còn diễn giải lại văn hóa cổ xưa từ góc nhìn hiện đại.
Ga Seoul cũ, Công viên Tapgol
03 03. Khách bộ hành có thể thưởng thức các buổi biểu diễn sôi động trên đường phố tại Daehangno khu vực tập trung các nhà hát và trung tâm nghệ thuật. 04. Có tất cả 31 cây cầu bắc qua Sông Hàn chảy giữa lòng thành phố. 05. Phố Hongdae là nơi gặp gỡ của tuổi trẻ, sự lãng mạn, niềm đam mê và nghệ thuật. 06. Tháp NamsanSeoul trên đỉnh Núi Namsan là một thắng cảnh của Seoul. 07. Hãy cảm nhận vẻ đẹp những ngôi nhà truyền thống của Hàn Quốc tại Làng Truyền thống Bukchon nằm ở giữa các Cung điện Gyeongbokgung, Cung điện Changdeokgung và Đền Jongmyo(đền thờ tổ tiên hoàng gia).
04
30
Tính đa dạng của đường phố và các không gian đô thị Những con đường sẽ được lưu lại trong ký ức của bạn qua các chuyến đi. Con đường là nơi ta có thể gặp những người bạn mới. Ở Seoul bạn có thể bắt gặp các cổ vật cũng như các tác phẩm nghệ thuật và đồ thủ công trên phố Insadong đi dạo xung quanh những ngôi nhà cổ có tuổi đời hàng thể kỷ ở làng Bukchon Hanok, có thể xem các rạp hát hay sân khấu âm nhạc sống động tại Những con hẻm chật chội cũng khá là hấp dẫn. Ngõ hẻm Pimatgol đưa ta trở lại
05
triều đại Joseon, và ngõ Oksu-dong nổi tiếng với những cái cầu thang uốn lượn. Mỗi con ngõ mang một câu chuyện ngày xưa của Seoul.
Chợ thuốc đông y Jegi-dong, Con đường phía sau Đền thờ Sajikdan Hongdae, nơi gặp lại tuổi trẻ và thưởng thức âm nhạc Khu vực Hongdae là nơi gặp gỡ của tâm hồn âm nhạc và tài năng sáng tạo, là trung tâm văn hóa Indie và sân khấu âm nhạc của Seoul. Ở đây người ta có thể thấy nhận được cá tính và sự sáng tạo của các nghệ sỹ, các nghệ sĩ minh hoạ truyện tranh, các ban nhạc rock cũng như tìm hiểu quang cảnh của khu phố ngầm. Du khách có thể thưởng ngoạn nhiều điều hấp dẫn ở đó như chợ trời, nghệ thuật đường phố phong phú, các phòng tranh nghệ thuật và các câu lạc bộ.
06
Chợ trời Hongdae, Bảo tàng đánh lừa thị giác Trickeye Museum, Phòng hòa nhạc Rolling Hall, Phòng Hòa nhạc Indie
07
31
Chào mừng bạn đến với Hàn Quốc!
PyeongChang 2018
Sự kiện thể thao toàn thế giới - Thế vận hội mùa đông lần thứ 23 sẽ diễn ra trong vòng 17 ngày kể từ ngày 09 cho đến ngày 25 tháng 02 năm 2018 tại Pyeongchang, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc. Thế vận hội mùa đông dành cho người khuyết tật Pyeongchang sẽ diễn ra trong vòng 10 ngày từ ngày 09 cho đến ngày 18 tháng 03 năm 2018. Trải qua ba lần thử thách, Pyeongchang Hàn Quốc mới được chọn làm nơi đăng cai thế vận hội mùa đông 2018 khi đạt được trên một nửa số phiếu bầu tại phiên họp toàn thể Ủy ban Olympic thế giới IOC lần thứ 123 diễn ra vào ngày 07 tháng 07 năm 2011 vừa qua. Như vậy, tại Hàn Quốc, sau 30 năm kể từ thế vận hội Seoul năm 1988, lễ khai mạc, bế mạc và phần lớn các cuộc thi trượt tuyết sẽ được đăng cải tổ chức tại Pyeongchang, toàn bộ các trận thi đấu của hạng mục trượt băng được đăng cai tổ chức tại Gangneung và trận đấu trượt tuyết trên núi được đăng cai tổ chức tại Jeongseon. Tầm nhìn: New horizons (Hướng đến chân trời mới) Mở ra một chân trời mới cho thế vận hội thể thao mùa đông để các thế hệ trẻ của thế giới sát cánh
gia tại bất cứ nơi đâu, vào bất cứ lúc nào và kết nối cảm hứng về thể thao mùa đông giữa tất cả mọi người trên thế giới. “Passion” có nghĩa là niềm đam mê, tình yêu,
cùng nhau trên vũ đài mới với năng lực tiềm tàng lớn của Châu Á, để lại những di sản bền vững cho Pyeongchang nói riêng và Hàn Quốc nói chung.
sự say mê vô tận, nó là biểu tượng chứng minh Pyeongchang là sân lễ hội dành cho tất cả mọi người trên thế giới, nơi mọi người cùng truyền cảm hứng cho nhau và trong từ đó còn thể hiện được tinh thần của thế vận hội cũng như tình cảm ấm áp của con người Hàn Quốc. “Connected” có nghĩa là kết nối, kết hợp, tiếp diễn, thông qua cùng dòng mạch, v.v. Nó ẩn ý rằng Pyeongchang là không gian chung của Hàn Quốc để tất cả mọi thế hệ có thể cùng tham gia và truyền cảm hứng cho nhau tại bất cứ nơi đâu,
Khẩu hiệu: Passion, Connected (Đam mê, kết nối) Là tinh thần đam mê nhiệt huyết mà tất cả đều mang theo, nó mang ý nghĩa mở ra một chân trời mới không ngừng mở rộng của thể thao mùa đông, là dịp tất cả mọi thế hệ có thể tham
01. Trung tâm trượt ván Alpensia 02. Công viên thể thao Alpensia 32
01 02
33
vào bất cứ lúc nào thông qua việc cải cách năng lực kỹ thuật và hòa hợp văn hóa. Biểu tượng Biểu tượng của Olympic mùa đông mang ý nghĩa về một thế giới rộng mở cho tất cả mọi người, là nơi hòa hợp giữa người dân thế giới và các ngôi sao thể thao mùa đông (vận động viên) – mùa của băng và tuyết tại Pyeongchang – nơi giao thoa giữa bầu trời và mặt đất. Trong chữ “Pyeongchang” phụ âm đầu “ㅍ” (p) là biểu hiện của sự hòa hợp giữa trời, đất và con người
Còn phụ âm đầu “ㅊ” (Ch) được hình tượng hóa thành băng, tuyết và ngôi sao thể thao mùa đông (vận động viên) Biểu tượng của Thế vận hội mùa đông dành cho người khuyết tật Pyeongchang 2018 có tính liên kết, thể hiện một thế giới ngập tràn hi vọng và hòa bình vượt qua mọi rào cản về chủng tộc, khu vực và khuyết tật. Linh vật Linh vật của Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018 là chú hổ “Soohorang” lấy motip từ loài bạch hổ.
Khẩu hiệu
Biểu tượng
Linh vật
34
06
Trong chữ Soohorang thì “Sooho” mang ý nghĩa bảo vệ cho các vận động viên, người tham gia và khách đến xem thế vận hổi, còn “Rang” xuất phát từ chữ “Rang” trong “Horangi (con hổ)” và “Jeongseon Arirang (Bài ca dao Arirang vùng Jeongseon)” tiêu biểu của vùng đất Gangwondo. Linh vật của Thế vận hội mùa đông dành cho người khuyết tật Pyeongchang 2018 là chú gấu “Bandabi” lấy motip từ loài gấu ngựa. Gấu ngựa mang là động vật dũng mãnh kiên cường, chữ “Banda” có nghĩa là gấu ngựa – người bạn đáng quý của thế vận hội người khuyết tật, còn “Bi” có nghĩa là kỷ niệm thế vận hội.
03 04
03. Sự kiện thí điểm Hello Pyeongchang (Cup trượt băng tốc độ vòng ngắn thế giới ISU tại Gangneung 2016) 04. Sự kiện thí điểm Hello Pyeongchang (Cup trượt băng thế giới FIS 2016/17) 05. Sự kiện thí điểm Hello Pyeongchang (Cup trượt băng tốc độ vòng ngắn thế giới ISU tại Gangneung 2016)
05
35
Chào mừng bạn đến với Hàn Quốc!
Sô liệu và minh họa Mặc dù trải qua nỗi đau chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) đầy bi thảm, người Hàn Quốc vẫn muốn nhìn xa hơn những tàn tích chiến tranh và hướng về phía trước vì cuộc sống tươi đẹp ngày mai. Chính vì vậy, chỉ trong một thời gian tương đối ngắn, Hàn Quốc đã phát triển với tốc độ thần kì. Điều đấy chỉ có thể đạt được bằng sự lao động cần mẫn, đặc biệt là của những người công nhân nhà máy, những người đã đổ máu và nước mắt để xây dựng lại đất nước và tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn. Các thống kê dưới đây cho thấy những phát triển vượt bậc mà người dân Hàn Quốc đã tạo ra. *Nguồn: “Hàn Quốc trong lòng Thế giới 2016”, Viện nghiên cứu Thương mại quốc tế, Hiệp hội Thương mại Hàn Quốc
Số lượng điện thoại di động xuất khẩu
Đứng thứ 1 thế giới
Chỉ số Chính phủ điện tử (đánh giá của LHQ)
Đứng thứ 3 thế giới
Gartner
UNPACS Datacenter
Xếp hạng dịch vụ sân bay thế giới
Doanh số xuất khẩu bán dẫn
Đứng thứ 1 thế giới (Sân bay Incheon) Hội đồng sân bay quốc tế
Đóng tàu (lượng đặt hàng)
Đứng thứ 2 thế giới
Lloyd’s Register, Hiệp hội Đóng tàu Hàn Quốc
Sản lượng ô tô
Đứng thứ 5 thế giới “Công nghiệp sản xuất ô tô của Hàn Quốc”, Hiệp hội sản xuất ô tô Hàn Quốc
Đứng thứ 2 thế giới IHS iSuppli Semiconductor preliminary rankings
Xuất khẩu sợi nhân tạo
Đứng thứ 2 thế giới United Nations Commodity Trade (http://comtrade.un.org)
Tổng kim ngạch xuất khẩu
Đứng thứ 6 trên thế giới WTO(http://stat.wto.org)
4
Bốn mùa · Mùa xuân · Mùa hè · Mùa thu · Mùa đông
8
Dữ kiện và Số liệu
Ẩm thực · Câu chuyện Ẩm thực · Thực phẩm lên men, món ăn chính của người Hàn Quốc
12
Tên gọi chính thức của Hàn Quốc Đại Hàn Dân Quốc (ROK)
Di sản của Hàn Quốc
Thủ đô
· Tỉnh Gangwon-do · Tỉnh Chungcheong-do · Tỉnh Jeolla-do · Tỉnh Gyeongsang-do · Đảo Jejudo · DMZ, khu bảo tồn sinh thái đang được UNESCO xúc tiến xây dựng thành khu bảo tồn sinh quyển
Seoul Diện tích (2015) Bán đảoTriều Tiên : 223.433км2 Hàn Quốc : 100.295км2 Dân số (2016) 51.700.000 người Thể chế chính trị Cộng hoà dân chủ, thể chế Tổng thống Tổng thổng Moon Jae-in Ngôn ngữк Tiếng Hàn (chữ viết : Han-geul)
Seoul Incheon Airport
Gangneung PyeongChang
Thống kê kinh tế (2016) Tổng sản lượng quốc dân (GDP) : 1.411 tỷ USD Tổng thu nhập bình quân đầu người (GNI) : 27.561 USD Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản lượng quốc dân (GDP) : 2,8% Đơn vị tiền tệ (2016) Won (1USD = 1.208 won)
* KTX: 237km within 2hrs PyeongChang 2018
Chào mừng bạn đến với Hàn Quốc!