Factsaboutkorea(1611logomod) vi

Page 1

NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT VỀ HÀN QUỐC 한국의 어제와 오늘

www.korea.net

NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT VỀ HÀN QUỐC 한국의 어제와 오늘


NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT VỀ HÀN QUỐC Năm xuất bản 2015 Copyright © 1973 Trung tâm Quảng bá Văn hóa Hải ngoại Cơ quan phát hành : Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Trung tâm Quảng bá Văn hóa Hải ngoại 408, Galmae-ro, Sejong-si, Government Complex-Sejong Điện thoại : 82-44-203-3339~47 Fax : 82-44-203-3595

Website : www.korea.net ISBN 978-89-7375-605-6


NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT VỀ HÀN QUỐC 한국의 어제와 오늘


Mục lục

Đời sống sinh hoạt

4

Du lịch

Trang phục Hanbok

Di tích lịch sử ở Seoul

Ẩm thực

Trung tâm mua sắm và địa điểm du lịch nổi tiếng

Nhà Hanok

Con đường tuổi trẻ

Các ngày lễ Tết

Nghỉ dưỡng thiên nhiên

Tôn giáo

Xã hội

Du lịch địa phương

34

Khái quát về Hàn Quốc Giáo dục, Nghiên cứu, Công nghiệp

Nghệ thuật truyền thống Làn sóng văn hóa Hàn Quốc Hallyu

Lễ hội địa phương

Bí quyết và động lực trở thành cường quốc thể thao

Sự chuyển đổi thành Xã hội đa văn hóa

Di sản UNESCO ở Hàn Quốc

Làng nhà cổ Hanok

Thể thao

Lao động và Phúc lợi xã hội

Văn hóa

122

Thế vận hội Mùa hè Seoul 1988

60

Giải bóng đá vô địch thế giới Hàn Quốc Nhật Bản 2002 Giải vô địch điền kinh thế giới 2011 Thế vận hội Mùa hè London 2012 Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang 2018 Taekwondo

168


Lịch sử

186

Sự khởi đầu của lịch sử (Thời tiền sửThời đại Gojoseon)

Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thị trường cạnh tranh tự do Thương hiệu hàng đầu và tiêu chuẩn Hàn Quốc

Thời kì Nam Bắc Triều: Triều Silla thống nhất và Balhae

Nỗ lực tăng trưởng toàn cầu

Triều đại Goryeo Triều đại Joseon

Quan hệ Liên Triều

Sự suy vong của triều Joseon và quá trình thôn tính Hàn Quốc của đế quốc Nhật.

Bối cảnh lịch sử của sự phân chia Nam Bắc

Phong trào đấu tranh đòi độc lập

Hàn Quốc và Triều Tiên gia nhập Liên hợp Quốc

Tiến đến trở thành quốc gia dân chủ và cường quốc kinh tế

Trao đổi và hợp tác liên Triều Nỗ lực duy trì hòa bình

224

Hiến pháp

Các trang Web liên quan

Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp

Nguồn ảnh

Các tổ chức độc lập Chính quyền địa phương Quan hệ Quốc tế

238

Kinh tế Hàn Quốc – Kỳ tích sông Hàn

Sự ra đời của Tam Quốc và các nhà nước khác

Chính quyền

Kinh tế

260


Đời sống sinh hoạt 생활


1

Trang phục Hanbok Ẩm thực Nhà Hanok Các ngày lễ Tết Tôn giáo


6


1

Đời sống sinh hoạt 생활

Sống trong một môi trường tự nhiên với 3 mặt giáp biển, nhiều núi ít đồng bằng và khí hậu 4 mùa rõ rệt, người Hàn Quốc đã phát

Một gia đình mặc hanbok (trái)

triển nền văn hóa ăn, mặc, ở vô cùng độc đáo và ưu việt.

Trang phục Để chống chọi với mùa đông lạnh giá và mùa hè nóng bức, người Hàn Quốc đã tìm tòi nhiều loại nguyên liệu đa dạng để làm trang phục như sambe (sợi gai dầu), mosi (cây gai), bông và lụa để tạo nên loại trang phục truyền thống của mình. Ví như vào mùa đông, họ làm áo ấm bằng cách sử dụng bông mềm nhồi vào giữa hai lớp lụa hoặc vải bông rồi khâu chúng lại bằng các đường khâu mảnh, còn mùa hè họ may áo bằng sợi gai dầu và sợi cây gai. Những trang phục này có điểm nhấn là những đường nét duyên dáng, tạo nên khí chất thanh cao, quý phái và được gọi là hanbok. Trang phục truyền thống hanbok đã có lịch sử từ hàng nghìn năm trước. Người Hàn Quốc trong quá khứ có xu hướng thích màu trắng giản dị hơn là những bộ quần áo màu sắc sặc sỡ nhiều trang trí họa tiết. Đó là lý do tại sao họ được gọi là “dân tộc áo trắng” hay “dân tộc yêu chuộng hòa bình”. Tuy vậy, tùy theo từng thời kì và địa vị xã hội, người Hàn Quốc cũng mặc những bộ quần áo màu sắc rực rỡ với các họa tiết cầu kì. 7


Ngày nay, Hàn Quốc là quê hương của rất nhiều nhà thiết kế thời trang tài năng, những người đã được thế giới công nhận thông qua những thiết kế kết hợp nét đẹp truyền thống và cảm hứng nghệ thuật hiện đại. Nhờ ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc Hallyu, những bộ phim cổ trang, ví dụ như Nàng Dae Jang Geum, được giới thiệu rộng rãi, góp phần đưa hình ảnh trang phục hanbok đến nhiều nơi trên thế giới. Ngày càng có nhiều người nước ngoài ưa chuộng và mặc hanbok. Người Hàn Quốc ngày nay dường như ưa chuộng trang phục được lấy cảm hứng bởi phong cách phương Tây hiện đại hơn trang phục truyền thống. Mặc dù một vài người vẫn duy trì mặc đồ truyền thống trong đời sống hàng ngày, nhưng phần lớn người Hàn Quốc thường chỉ mặc hanbok trong những dịp đặc biệt như ngày lễ tết hay cưới hỏi. Với mong muốn giữ gìn những giá trị truyền thống và năng lực sáng tạo độc đáo, người Hàn Quốc dần làm mới, cách điệu bộ trang phục hanbok cho phù hợp với dòng chảy hiện đại. Quận Gangnam-gu nổi tiếng với “Gangnam style”, một bài hát K-pop đã làm khuynh đảo thế giới năm 2012. Gangnam-gu ở thủ đô Seoul là một quận lớn nơi có những khu vực dân cư sung túc nằm dọc theo các khu nghệ thuật hạng nhất và các tuyến phố thời trang đông đúc nhất của Hàn Quốc. Ngày nay quận này thu hút số lượng lớn các du khách yêu thích thời trang từ khắp nơi trên thế giới. Các lễ hội thời trang thường niên được tổ chức ở đây thường bao gồm cả những buổi trình diễn và cuộc thi thời trang Quốc tế với sự tham gia của nhiều nhà thiết kế thời trang nổi tiếng. Nếu như quận Gangnam-gu là trung tâm của thời trang cao cấp thì quận Dongdaemun-gu lại là trung tâm của thời trang bình dân dành cho giới trẻ. Đây là khu vực có hệ thống cơ sở hạ tầng từ sản xuất, lưu thông đến phân phối thời trang được trang bị hoàn thiện đáp ứng tốt nhu cầu của các nhà thiết kế trẻ. 8


Dongdaemun được coi là một cái nôi thời trang hiện đại của Hàn Quốc, đồng thời cũng là điểm du lịch, mua sắm hấp dẫn đối với du khách nước ngoài.

Ẩm thực Kể từ xa xưa, người Hàn Quốc đã coi trọng quan niệm “y thực đồng nguyên” (醫食同源), nghĩa là về căn bản món ăn và vị thuốc thuộc cùng một gốc nên có giá trị chữa bệnh như nhau. Theo đó, sức khỏe bắt nguồn từ thói quen ăn uống nên trước hết phải dùng ẩm thực để chữa bệnh, sau đó mới điều trị bằng thuốc. Quan niệm này đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của y học Hàn Quốc cổ truyền.

Đồ ăn lên men Một trong số những từ khóa then chốt giúp hiểu về món ăn Hàn Quốc truyền thống là sự “lên men”, quá trình chuyển hóa giúp món ăn“chín”, làm tăng mùi vị, giá trị dinh dưỡng và giúp bảo quản món ăn trong một thời gian dài. Những món ăn lên men tiêu biểu của Hàn Quốc bao gồm doenjang (tương đậu nành), ganjang (nước tương), gochujang (tương ớt) và jeotgal (nước mắm). Những món tương này có thể được ủ lên men từ vài tháng đến

Doenjang Jjigae (Canh tương đậu nành) Món canh được nấu bằng cách pha tương đậu nành vào nước dùng đun sôi, sau đó cho thêm các nguyên liệu như thịt, ngao, rau, đậu, nấm và đun cho đến khi nước còn xâm xấp.

vài năm.

Doenjang (Tương đậu nành) và Ganjang (Nước tương) Hai trong số món ăn quan trong nhất trong ẩm thực lên men của Hàn Quốc là doenjang và ganjang. Hai món này được chế biến dựa trên nguyên liệu cơ bản là meju. Meju được làm bằng cách ngâm đậu nành trong nước và luộc đến khi chín kỹ. Sau đó, 9


nghiền nát đậu, nặn thành các miếng to cỡ viên gạch, rồi để khô và lên men. Bước cuối cùng, các phiến meju đã lên men sẽ được xếp vào vại, đổ nước muối và bên trên bỏ thêm ớt khô, than nóng để loại bỏ tạp chất và mùi trong quá trình lên men. Sau khi ủ lên men trong vại từ 2 đến 3 tháng, thành phẩm sẽ được tách ra thành hai phần, phần rắn là doenjang và phần nước là ganjang. Trong đó, phần nước tương ganjang tiếp tục lại được ủ thêm trong vòng 3 tháng nữa để tạo nên hương vị đâm đà, nguyên chất. Giống như rượu nho, ganjang càng ủ lâu thì càng thơm và ngon. Tương đậu nành doenjang tiếp tục được ủ thêm 5 tháng và sau đó được sử dụng để chế biến các món ăn. Jangdokdae (Góc sân để chum vại) Khu vực sử dụng để lưu trữ những chiếc vại sành dùng để bảo quản các đồ ăn lên men như nước tương ganjang, tương đậu nànhdoenjang, mắm jeotgal.

10

Gochujang (Tương ớt) Gochujang (Tương ớt) là gia vị truyền thống của Hàn Quốc được chế biến bằng cách cho mạch nha vào bột hồ (bột gạo nếp, bột lúa mạch, bột mì, bột kiều mạch) và sau đó hóa đường. Sau đó cho meju (dùng làm tương ớt) vào cùng muối và bột ớt, trộn đều


tất cả rồi ủ lên men trong vại, ủ càng lâu thì càng thơm ngon. Gochujang từ lâu đã là một trong những gia vị truyền thống quan trọng nhất của người Hàn Quốc. Ớt và gochujang thường được đề cập đến như một biểu tượng cho tính cách mạnh mẽ và năng động của người Hàn Quốc.

Jeotgal (Hải sản ướp muối) Một thành phần hầu như không thể thiếu cho món kimchi và là gia vị rất phổ biến được sử dụng để làm tăng mùi vị của món ăn, jeotgal (hải sản ướp muối) được làm bằng cách trộn muối hoặc gia vị với một trong các loại hải sản như cá cơm, tôm, hàu, hoặc ngao tùy theo mùa và đặt ở nơi thoáng mát để hỗn hợp lên men. Thời gian lên men càng lâu thì mùi vị của món ăn sẽ càng đậm đà. Đặc biệt, món sikhae-cá sống cắt nhỏ, trộn với gạo và các gia vị để lên là món ăn có vị rất ngon và vô cùng được ưa thích ở Hàn Quốc.

Kimchi Là món ăn đại diện cho ẩm thực Hàn Quốc và được thế giới công nhận là thực phẩm bổ dưỡng có tác dụng chống ung thư ưu việt.

Saeujeot (Mắm tép) Người Hàn Quốc trộn tép nguyên con với muối, ủ lên men để làm ra món mắm tép saeujeot. Món mắm tép này và mắm cá cơm được coi là 2 loại gia vị nêm thông dụng nhất trong số các món mắm jeotkal truyền thống. Đặc biệt, khi muối kim chi, mắm tép được cho vào sẽ giúp tăng thêm hương vị của món ăn.

Có nhiều loại kimchi, nhưng trong đó tiêu biểu nhất là kimchi cải thảo được chế biến qua các công đoạn gồm rửa sạch cải thảo, ướp muối rồi sau đó trộn với gia vị tổng hợp như củ cải, hành, tỏi, gừng, ớt bột và mắm tép. Nhiều vùng ở Hàn Quốc còn trộn thêm cả hải sản tươi để tăng hương vị cho kimchi. Kimchi thường được ăn sau khi lên men vài ngày, nhưng cũng có một vài người thích mugeunji (kimchi chín), là loại kimchi được lên men kỹ trong từ một đến hai năm. Nguyên liệu làm kimchi đa dạng tùy theo loại nông sản đặc trưng của từng địa phương. Ví dụ như thủ đô Seoul nổi tiếng với gungjung kimchi (kimchi cung đình), bossam kimchi (loại kimchi 11


Làm Kimchi Baechu (Kimchi cải thảo) 1

2

3

4

5

6

1 Chuẩn bị nguyên liệu. 2 Bổ đôi và rửa sạch cải thảo, sau đó ngâm trong nước muối. 3 Rửa sạch cải đã ngâm muối bằng nước lạnh rồi vắt ráo nước. 4 Trộn đều các gia vị đã chuẩn bị với nước mắm để làm nhân trộn. 5 Nhồi đều hỗn hợp nhân vào giữa các lớp bẹ cải. 6 Cuốn gọn cây cải thảo và bảo quản ở nơi thoáng mát.

12


dùng để cuộn ăn cùng với thịt), chonggak kimchi (kimchi lá củ cải và củ cải non), và kkakdugi (kimchi củ cải thái hạt lựu), trong khi đó, tỉnh Jeolla-do nổi tiếng với món godeulppaegi kimchi (kimchi dưa chuột) và gat kimchi (kimchi lá mù tạt). Năm 2001, Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế đã công nhận kimchi Hàn Quốc đạt tiêu chuẩn quốc tế và hoàn toàn khác với gimuchi của Nhật Bản. Và vào năm 2012, Ủy ban này đã ghi nhận nguyên liệu cải thảo dùng cho kimchi của Hàn Quốc là một dòng riêng (Kimchi Cabbage), vốn trước đó được xếp vào “Cải thảo Trung Quốc” (Chinese Cabbage). Năm 2003, trong kimchi lá SARS (viêm đường hô hấp cấp) bùng nổ khắp thế giới thì tin tức về việc người Hàn Quốc an toàn nhờ ăn kimchi đã được lên truyền thông và thu hút được rất nhiều sự quan tâm chú ý của cộng đồng quốc tế. Tác dụng của kimchi ngày càng được biết đến rộng rãi. Đến năm 2006, tạp chí sức khỏe của Mỹ Health Magazine đã bầu chọn kimchi là một trong năm món ăn có lợi cho sức khỏe nhất trên thế giới.

Bibimbap Bibimbap (nghĩa đen là “cơm trộn”) về cơ bản là món ăn được thực hiện bằng cách trộn cơm với nhiều nguyên liệu như trứng rán lòng đào, thịt bò băm nhỏ và các loại rau tươi. Món này cũng được bày biện trong nồi đá nóng và trộn đều trước khi ăn. Món ăn này có liên quan mật thiết với Jeonju, thành phố của những hương vị truyền thống và đã được UNESCO công nhận là“Thành phố sáng tạo ẩm thực UNESCO” lần thứ 4 trên thế giới. Hàng năm cứ vào mùa thu, Jeonju lại tổ chức các lễ hội ẩm thực, tiêu biểu như Lễ hội cơm trộn Bibimbap và thu hút nhiều chuyên gia sành ăn trong và ngoài nước đến tham gia. Bibimbap gần đây đã bắt đầu thu hút sự chú ý của thế giới vì được biết đến là món ăn giúp ngăn ngừa nhiều chứng bệnh. 13


Cùng với kimchi và thịt bò Bulgogi, bibimbap được bầu chọn là một trong những món ăn tiêu biểu của ẩm thực Hàn Quốc. Đây cũng là một trong những thực đơn được ưa thích trên các chuyến bay của các hãng hàng không Hàn Quốc. Hiện nay, món cơm trộn này vẫn đang được nghiên cứu để đưa nó trở thành thành món ăn dễ làm, tiện thưởng thức hơn nữa.

Bulgogi Bulgogi, nghĩa đen là “thịt nướng trên lửa”, là món ăn dùng thịt bò thái mỏng ướp với nước tương, đường, nước lê sau đó xào khô cùng các loại rau trên phản lửa. Tùy từng loại thịt mà có món bulgogi thịt bò hay bulgogi thịt lợn. Bulgogi là một trong số ít những món ăn từ thịt được yêu thích bởi vì người Hàn Quốc vốn dĩ thích ăn rau. Đây cũng là món ăn rất hợp khẩu vị với những người nước ngoài nên rất được họ ưa chuộng. Bulgogi gần đây đã được sử dụng ở các nhà hàng món ăn nhanh để làm nhân hamburger hay pizza

Tteok(Bánh gạo) Tteok là bánh gạo Hàn Quốc, được làm bằng bột gạo trộn với đậu hay đỗ rồi hấp hay làm chín. Mặc dù cơm vẫn là lương thực chính, nhưng người Hàn Quốc cũng sử dụng tteok trong các bữa ăn. Đây cũng là món ăn không thể thiếu trong những dịp đặc biệt của gia đình hoặc các sự kiện như tiệc sinh nhật, tiệc cưới và ngày lễ truyền thống. Bột gạo là nguyên liệu chính để làm tteok, nhưng ngoài ra còn có thể trộn các loại ngũ cốc, hoa quả, quả hạch và cây gia vị khác như ngải cứu, đậu đỏ, táo ta, đậu nành và hạt dẻ. Từ xa xưa, người Hàn Quốc trong quá khứ đã gán cho tteok rất nhiều ý nghĩa biểu trưng.Ví dụ như baekseolgii (bánh gạo trắng) ăn vào ngày sinh nhật đầu tiên của trẻ sơ sinh để cầu trường thọ, patsirutteok (bánh đậu đỏ hấp) 14


Món cơm trộn Bibimbap: Cơm chín dùng kèm với rau trộn, gia vị, thịt bò thái nhỏ, tương ớt (Trên) Thịt bò Bulgogi: Thịt bò thái lát mỏng được ướp cùng gia vị và nướng trên lửa. (Dưới)

15


ăn khi khởi đầu một công việc kinh doanh vì màu đỏ của bánh sẽ đầy lùi những điều xui xẻo. Vào năm mới, người Hàn Quốc sẽ thái lát thanh bánh gạo trắng để nấu canh tteokguk. Vào Tết Trung thu Chuseok (Ngày 15 tháng 8 âm lịch) sẽ có bánh songpyeon, bánh gạo hình bán nguyệt với vỏ bánh từ bột gạo bọchỗn hợpmật ong, hạt dẻ, đậu nành, hoặc vừng. Phường Nagwon-dong ở Seoul là nơi rất nổi tiếng vì có nhiều cửa hàng tteok.

Juk (Cháo) Juk, món cháo ninh nhuyễn các loại ngũ cốc giống như nấu bột, là món ăn bổ dưỡng cho trẻ em hay người già là những người vốn dĩ tiêu hóa kém. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, có nhiều cửa hàng bán cháo đã chế biến ra nhiều loại cháo khác nhau, dựa trên các nguyên liệu đa dạng, phong phú như ngũ cốc và các loại rau củ quả. Bên cạnh đó, những cơ sở chế biến các loại cháo ăn liền với nhiều chủng loại khác nhau cũng ngày một nhiều thêm.

Bánh gạo Injeolmi Là một loại bánh Hàn Quốc được làm bằng cách giã nhuyễn cơm nếp trong cối sau đó phủ bột đậu nành. Bánh gạo injeolmi mềm mà dai và có nhiều dinh dưỡng, tốt cho tiêu hóa nên rất được ưa thích.

16

Janggukjuk (Cháo tương) Món cháo được làm bằng cách ninh nhừ gạo kèm thịt bò và nấm đông cô, sau đó nêm gia vị tương ganjang. Món cháo này có nhiều đạm nên rất tốt cho người già hoặcngười bệnh.

Kongguksu(Mì sữa đậu nành) Món mì được chế biến bằng cách ngâm cho đậu nành nở ra, luộc để xát vỏ và sau đó xay nhuyễn để làm nước, trộn ăn cùng mì. Trong đậu nành có nhiều chất đạm nên đậu nành còn được người Hàn Quốc gọi là “thịt bò mọc lên từ ruộng”.


Bún/mì và mì lạnh Ẩm thực liên quan đến bún, mì ở Hàn Quốc rất phát triển. Một loại trong số đó là jangchiguksu (nghĩa đen là “mì tiệc”), mang nghĩa là món mì sợi đun trong nước dùng nóng hổi mang thiết đãi khách trong những bữa tiệc quan trọng. Vì thế, người Hàn Quốc còn hay sử dụng những quán ngữ liên quan đến mì như: “Bao giờ cho tôi ăn mì đây?” để thay cho câu hỏi: “Bao giờ bạn kết hôn?”. Mì cũng là món ăn quen thuộc trong các bữa tiệc sinh nhật để tượng trưng cho mong muốn hướng đến cuộc sống khỏe mạnh, trường thọ. Món naengmyeon (mì kiều mạch lạnh) cũng là một trong những món ăn lâu đời ở Hàn Quốc, được chế biến bằng cách trộn mì kiều mạch với nước hầm thịt ướp đá. Tùy từng vùng mà có nhiều loại mì lạnh khác nhau, tiêu biểu là mì trộn gia vị cay (Hamheung naengmyeon) và mì trộn nước dùng có đá (Pyeongyang naengmyeon).

Hanjeongsik (Bữa ăn truyền thống của Hàn Quốc) Hanjeongsik là bữa ăn truyền thống của người Hàn Quốc, một bữa cơm quen thuộc điển hình với cơm, canh và khoảng 3 đến 5 món phụ, thường là rau. Cùng với sự phát triển của đời sống mà số lượng và chủng loại các món ăn phụ ngày càng nhiều lên. Do đó một bữa ăn truyền thống có thể có tới hơn chục món phụ. Bên cạnh đó, lại có những bàn ăn chỉ bày ba món cơ bản là cơm, canh và kimchi. Các thành phố ở khu vực Đông Nam của Hàn Quốc như Jeonju, Gwangju rất nổi tiếng với những bữa ăn truyền thống vừa nhiều về lượng lại vừa phong phú về nguyên liệu.

Ẩm thực chay Hàn Quốc Ẩm thực chay là các món ăn được nấu tại nhà chùa. Vì các nhà sư không ăn thịt nên trong chùa đã phát triển rất nhiều công thức chế biến để bổ sung chất đạm từ rau quả hay đậu nành. Ngày nay 17


Hanjeongsik (Bữa ăn truyền thống của Hàn Quốc) Một bữa ăn truyền thống của Hàn Quốc điển hình gồm cơm, canh và một loạt các món phụ được chia theo số lượng đĩa/ bát như 3, 5, 7, 9 và 12. Sau khi dùng bữa chính, người Hàn Quốc cũng có thói quen ăn hoa quả hay các món ăn tráng miệng.

có nhiều người ăn chay hoặc chữa bệnh bằng ẩm thực ăn món chay như một liệu pháp vì sức khỏe.

Rượu Một lượng lớn phong phú các loại đồ uống có cồn đã được phát triển ở các vùng khác nhau của Hàn Quốc để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng địa phương trong các ngày nghỉ, lễ hội, lễ tưởng niệm và các dịp kỷ niệm khác. Hiện nay có khoảng 300 loại đồ uống truyền thống tại Hàn Quốc, như rượu Munbaeju (rượu lê mọc tự nhiên) và rượu Songjeolju (rượu nút thông) ở Seoul; rượu Sanseong Soju (rượu chưng) ở Gwangju thuộc tỉnh Gyeonggi-do; rượu Hongju (rượu đỏ) và Leegangju (rượu chưng ) ở đảo Jeolla-do; rượu Sogokju(rượu gạo) ở Hansan thuộc tỉnh Chungcheong-do;rượu Insamju (rượu sâm) ở Geumsan; Gyodong Beopju (rượu gạo) và Andong Soju (rượu chưng cất) ở Gyeongju thuộc tỉnh Gyeongsangbuk-do; và Okseonju (rượu chưng cất) ở Hongcheon thuộc tỉnh Gangwon-do.

18


Một trong những đồ uống có cồn truyền thống phổ biến nhất của Hàn Quốc ngày nay là makgeolli (rượu gạo), còn được biết đến với những cái tên khác như nongju (rượu của người nông dân), takju (rượu đục) và dongdongju (rượu nổi lên hạt gạo). Rượu này được chế biến bằng cách hấp gạo, lúa mạch hoặc lúa mì, trộn cùng với mạch nha và để lên men. Đây là loại rượu tương đối nhẹ vì chỉ có hàm lượng cồn khoảng 6-7%. Với mong muốn đưa loại rượu lên men makgeolli này trở thành một thứ đồ uống yêu thích trên thế giới, các nhà sản xuất đã rất chú trọng đến mùi vị đặc trưng của rượu, đồng thời nhiều trường nghề và đội ngũ nếm, thử rượu chuyên nghiệp cũng đã xuất hiện. Một loại đồ uống có cồn phổ biến rộng rãi khác của Hàn Quốc là soju được làm bằng cách trộn nước và hương liệu vào rượu chiết xuất từ khoai lang và ngũ cốc. Tuy rượu này có hàm lượng cồn đa dạng và nặng hơn rượu makgeolli, nhưng giá cả lại rẻ hơn một nửa nên soju được tầng lớp bình dân Hàn Quốc cũng như nhiều người nước ngoài ưa chuộng.

Makgeolli Loại rượu truyền thống phổ biến trên toàn Hàn Quốc được làm bằng cách hấp gạo, lúa mạch hoặc lúa mì rồi trộn với mạch nha, nước và sau đó để lên men.

19


Nhà Hanok Người Hàn Quốc từ xưa đã có trình độ kiến trúc vô cùng khoa học, tinh tế để xây dựng nhà ở vừa an toàn, kiên cố, vừa thích nghi với môi trường tự nhiên xung quanh. Một đặc điểm đặc biệt của hanok là hệ thống làm nóng dưới sàn nhà được gọi là ondol. Đây là cách giữ ấm đã có từ xa xưa,trước cả khi người Hàn phát triển ra kiểu nhà Hanok. Phương pháp sưởi ondol sử dụng hệ thống các ống dẫn chạy bên dưới sàn đá của phòng với hơi nóng được thoát ra từ lò sưởi trong bếp. Hệ thống này cũng được thiết kế để hút khói hiệu quả qua các đường dẫn dưới sàn nối với ống khói. Một yếu tố quan trọng khác của ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc là tấm ván lót sàn (maru). Các tấm lót sàn maru thường được bố trí đặt sao cho duy trì một khoảng không nhất định so với mặt đất để không khí tự do lưu thông bên dưới, tạo một môi trường sống mát mẻ trong suốt mùa hè. Kiến trúc thông minh kết hợp ondol và maru tạo cho ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc một không gian sống thoải mái, giúp gia chủ giữ ấm trong mùa đông khắc nghiệt và mát mẻ, thư thái trong cả mùa hè nóng như thiêu. Mái nhà truyền thống hanok được lợp bằng ngói làm từ đất sét với nhiều màu sắc hoặc lợp bằng rơm khô. Thông thường mái ngói có màu xám đậm, nhưng một số nhà lại phủ ngói màu xanh giống như dinh làm việc của Tổng thống Hàn Quốc được gọi là “Cheongwadae”, nghĩa đen là “Nhà ngói xanh”. Các ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc thường là nhà gỗ, nhưng nếu được bảo quản tốt thì có thể sử dụng được rất lâu. Ví dụ như Geungnakjeon (Điện cực lạc) ở Chùa Bongjeongsa, nằm trên Núi Cheondeungsan, thành phố Andong, tỉnh Gyeongsangbuk-do được xây dựng từ năm 1363, là tòa nhà còn tồn tại lâu nhất của Hàn Quốc còn duy trì nguyên vẹn cấu trúc ban đầu sau 650 năm. Vị trí lí tưởng để xây dựng nhà hanok là khu đất mà đằng sau 20


là núi để chắn gió lạnh, đằng trước là suối để dễ dàng lấy nước. Nhà hanok, công trình kiến trúc hài hòa giữa thiện nhiên và con người đang ngày càng càng thu hút nhiều sự quan tâm, không chỉ ở Hàn Quốc mà còn trên toàn thế giới. Ngày nay, có hơn 60% dân số Seoul sống trong các căn hộ chung cư hiện đại, nhưng điều thú vị là những tòa nhà chung cư cao tầng này đều áp dụng hệ thống sưởi bằng các đường ống nước nóng bố trí dưới sàn nhà lấy cảm hứng từ hệ thống sưởi ondol cổ xưa. Kể cả những căn nhà riêng cũng sử dụng ondol khi xây dựng. Hệ thống sưởi này không chỉ rất thịnh hành ở Hàn Quốc mà gần đây đã dần trở nên được ưa chuộng ở nhiều quốc gia có nền nhiệt thay đổi cao.

Nhà Hanok Seobaekdang- Thư bách đường, nằm tại làng Yangdong, thôn Yangdong-ri, huyện Gangdong-myeon, thành phố Gyeongju, tỉnh Gyeongsangbuk-do.

21


Giáo sư Robert Fouser và Hanok Giáo sư Robert Fouser, người nước ngoài đầu tiên được Đại học Quốc gia Seoul mời giảng dạy cho sinh viên Khoa Giáo dục ngôn ngữ tiếng Hàn và hướng dẫn các sinh viên cao học. Ông cũng là một người có đam mê lớn với các ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc hanok. Trước đây, giáo sư đã từng mở khoa ngôn ngữ tiếng Hàn tại Đại học Kagoshima, Nhật Bản. Trước đây, giáo sư đã từng sống trong một ngôi nhà hanokcổ ở khu vực Bukchon (Bắc Thôn). Sau này, ông chuyển đến Seochon (Tây Thôn) và tự xây cho mình một ngôi nhà hanokmới. Ông không chỉ nâng niu ngôi nhà mình sống mà còn tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, cảnh quan của khu Seochon. Ngày nay, ngoài các khu vực cổ của Seoul như Bukchon và Seochon, nhà hanok còn nhận được sự quan tâm của nhiều nơi trên toàn Hàn Quốc. Giáo sư Robert Fouser dự định sẽ xây dựng hệ thống lí luận về nhà hanok để giải thích về các giá trị sinh hoạt và giá trị văn hóa của nhà truyền thống hanok.

22


Các ngày lễ Tết Ngày Tết Hàn Quốc là một xã hội nông nghiệp cho tới đầu thế kỷ 20. Theo đó, ở Hàn Quốc có rất nhiều hoạt động liên quan tới sinh hoạt của nhà nông. Những ngày lễ và lễ hội ở Hàn Quốc thường được tính theo lịch âm và gắn bó chặt chẽ với tín ngưỡng dân gian. Ngày năm mới âm lịch (Seol hay Seollal) là ngày lễ lớn nhất trong năm. Vào ngày đầu năm mới, người Hàn Quốc thường ăn tteokguk, gọi là “canh bánh gạo” để đánh dấu thêm một tuổi. Phong tục quỳ lạy chúc người lớn trường thọ gọi là Sebae và người lớn sau đó sẽ phát tiền mừng tuổi cho trẻ em, gọi là Sebaetdon. Một lễ hội theo mùa quan trọng khác được gọi là Daeboreum (Ngày rằm) kỷ niệm ngày rằm của tháng đầu tiên trong năm theo âm lịch. Vào ngày này, mọi người ăn món ăn truyền thống gọi là

Nhà Hanok Ngôi nhà cổ Yun Jeung của một học giả nho giáo trong giai đoạn hậu Joseon (13921910)ở thôn Gochon-ri, huyện Noseong-myeon, thành phố Nonsan, tỉnh Chungcheongnam-do. Ngôi nhà còn được gọi theo tên hiệu của Yun Jeung là MyeongjaeGotaek(Minh Trai cổ trạch)

23


“ogokbap”, một món ăn được làm từ năm loại ngũ cốc và dùng với các loại rau trộn. Người dân Hàn Quốc còn tổ chức chơi trò chơi hướng tới sự đoàn kết của cộng đồng địa phương và thực hiện nghi thức cầu nguyện để ước nguyện về mùa màng bội thu. Ngày Tết Trung thu Chuseok được tổ chức vào ngày mười lăm tháng tám âm lịch cũng là một ngày lễ lớn trong năm của người Hàn Quốc. Chuseok còn được gọi là ngày Lễ Tạ ơn với mâm cúng là sản vật và hoa quả vừa thu hoạch để dâng lên trời đất, tổ tiên. Vào ngày Tết Nguyên đán Seollal và ngày Chuseok, người dân Hàn Quốc thường đoàn tụ và nghỉ lễ bên nhau.

Ngày lễ Các phụ huynh Hàn Quốc kỷ niệm một trăm ngày sinh (baegil) và sinh nhật đầu tiên (dol) cho con của họ bằng những lễ kỷ niệm đặc biệt có sự tham gia của gia đình, họ hàng và bạn bè. Họ thường tổ chức một bữa tiệc kỷ niệm lớn với những lời cầu nguyện cho sức khỏe, thành công và sống lâu cho đứa trẻ. Theo truyền thống, họ hàng hoặc khách đến dự tiệc sẽ tặng em bé nhẫn vàng như một món quà đặc biệt. Đám cưới cũng là một ngày lễ quan trọng của người Hàn 1

Quốc. Ngày nay hầu hết người Hàn Quốc chọn vợ chồng theo

2

nguyện vọng cá nhân nhưng ở giai đoạn trước thế kỷ 20, trong

1. Sebae (Quỳ lạy chúc năm mới) Người Hàn Quốc có truyền thống vào ngày đầu nămmới (ngày 1 tháng 1 âm lịch) con cháu sẽ quỳ lạy chúc mừng năm mới ông bà, cha mẹ. 2. Chuseok và nặn bánh Songpyeon Trong TếtTrung thu Chuseok (ngày 15 tháng tám âm lịch), các gia đình tụ tập cùng nhau và nặn bánh songpyeon (bánh hình trăng khuyết)

24

xã hội Nho giáo “nam nữ thụ thụ bất thân” thì các cuộc hôn nhân đều do bố mẹ hoặc bà mối sắp đặt. Người Hàn Quốc tin rằng lá số tử vi, được gọi là Saju (Tứ trụ, tức bốn trụ cột của Định mệnh, tức năm- tháng- ngày- giờ sinh) sẽ quyết định vận mệnh của một người. Bởi vậy người Hàn Quốc thường xem bói đầu năm để đoán may rủi và trao đổi thông tin lá số tử vi trước khi lập gia đình. Trong truyền thống xưa, lễ cưới cũng được xếp vào một nghi lễ quan trọng của cả làng bởi đó là lễ khi toàn bộ làng xóm tụ


25


tập cùng nhau chúc mừng đôi trẻ. Cô dâu mặc áo choàng cưới lộng lẫy, đội mũ hoa, còn chú rể mặc quan phục được gọi là samogwandae (sa mạo quan đái) Ngày nay người Hàn Quốc thường tổ chức lễ cưới theo phong cách phương Tây, nhưng một số nghi thức truyền thống như Pyebaek (nghi lễ lạy chào chính thức của cô dâu và chú rể với những người lớn tuổi của gia đình chồng) và Ibaji (món ăn đáp lễ sau khi cưới mà cô dâu dâng lên gia đình nhà chú rể) vẫn còn tồn tại. Ở Hàn Quốc, trẻ sơ sinh khi vừa chào đời sẽ được tính là một tuổi và người Hàn Quốc sẽ tổ chức lễ mừng thọ 60 tuổi vào ngày sinh nhật thứ 59. Tuổi 60 có ý nghĩa sâu sắc đối với người Hàn Quốc vì biểu thị sự hoàn thiện của một vòng lục tuần, đánh dấu một người đã sống đủ lâu để trải nghiệm tất cả nguyên lý của trời và đất. Ngày nay đàn ông và phụ nữ Hàn Quốc có tuổi thọ trung bình khoảng 80 tuổi, sống thọ hơn nhiều so với trước đây nên sinh nhật 60 tuổi không còn được tổ chức quá cầu kỳ như trước.

Đám cưới truyền thống Lễ cưới truyền thống của Hàn Quốc phần lớn bao gồm ba bước: JeonallyeLễ tổ tiên, chú rể mang lễ vật là con ngỗng gỗ đến nhà cô dâu để bái lạy tổ tiên; Gyobaerye-Lễ giao bái, cô dâu và chú rể cúi chào nhau theo nghi thức truyền thống; và Hapgeullye-lễ hợp cẩn, cặp uyên ương trao rượu cho nhau. Ảnh chụp cảnh cô dâu và chú rể đang cúi chào nhau theo nghi thức Gyobaerye trước bàn thờ lễ.

26


Ngàylễ quốc gia Chính phủ Hàn Quốc quy định năm ngày nghỉ Quốc gia: Ngày độc lập (Samiljeol, ngày 1 tháng 03 năm 1919), kỷ niệm Phong trào ngày mùng một tháng ba, một trong những phong trào hòa bình vận động độc lập lớn nhất của Hàn Quốc nhằm chống lại ách thống trị của thực dân Nhật, và ngày Lập hiến (Jeheonjeol, ngày 17 tháng 7 năm 1948) kỷ niệm ngày công bố Hiến pháp nước Đại Hàn Dân Quốc. Ngày giải phóng (Gwangbokjeol, 15 tháng 8 năm 1945), kỷ niệm ngày giải phóng đất nước thoát khỏi khỏi ách thống trị của Thực dân Nhật; Ngày Quốc Khánh (ngày 3 tháng 10 âm lịch năm 2333 Trước Công Nguyên), đánh dấu sự thành lập triều đại Gojoseon, nhà nước đầu tiên của đất nước Hàn Quốc; Ngày Hangeul (Hangeullal, 9 tháng 10 năm 1446), kỷ niệm ngày sáng tạo và công bố hệ thống chữ viết Hàn Quốc. Những ngày lễ Quốc gia này là những ngày nghỉ chính thức, ngoại trừ Ngày lập hiến

Các ngàynghỉ lễ chung Các ngày nghỉ lễ chung là ngày mọi người dân được nghỉ việc theo luật Hàn Quốc bao gồm: Tết Nguyên đán Seollal (hoặc Tết âm lịch, kỷ niệm trong 3 ngày), Chuseok (Tết trung thu ngày 15 tháng 8 âm lịch, kỷ niệm trong 3 ngày), Ngày sinh của Đức phật (ngày 8 tháng 4 âm lịch), Ngày trẻ em (ngày 5 tháng 5), Ngày tưởng niệm thương binh liệt sĩ (ngày 6 tháng 6) và Giáng sinh. Tổng số có mười lăm ngày nghỉ lễ chung (trừ ngày Lập hiến).

Tôn giáo Hàn Quốc là quốc gia nhiều tôn giáo cùng tồn tại hòa bình, từ Saman giáo đến Thiên chúa giáo, Phật Giáo, Khổng Giáo và Hồi Giáo. Theo thống kê năm 2005, 53% dân số Hàn Quốc có theo

27


Ngày nghỉ lễ chung ở Hàn Quốc

Ngày 1 tháng 1

Năm mới Seollal (Âm lịch)

Ngày đầu tiên của năm. Ngày đầu tiên của năm theo âm lịch. Người Hàn Quốc ăn tteokguk (Canh bánh gạo thái lát) để tượng trưng thêm một tuổi và lạy chào năm mới đối với người lớn tuổi.

Ngày 1 tháng 3

Ngày độc lập

Kỷ niệm phong trào ngày mùng 1 tháng ba, phong trào độc lập quy mô lớn phản đối chế độ thực dân của Nhật năm 1919.

Ngày 8 tháng 4

Ngày Phật Đản (âm lịch)

Kỷ niệm ngày sinh Thích ca mâu ni. Rất nhiều nghi lễ trang trọng được tổ chức ở các chùa chiền trên toàn Hàn Quốc. Vào Chủ Nhật trước ngày Phật Đản, dọc con phố Jongno, thủ đô Seoul treo đầy đèn lồng hoa sen vô cùng lộng lẫy.

Ngày 5 tháng 5

Ngày trẻ em

Rất nhiều các sự kiện dành cho trẻ em được tổ chức trên toàn quốc.

Ngày 6 tháng 6

Ngày 15 tháng 8

Ngày 15 tháng 8

Ngày 3 tháng 10

28

Một lễ tưởng niệm Quốc gia được tổ chức tại Ngày tưởng niệm Nghĩa trang Quốc gia để tôn vinh và tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ các anh hùng chiến tranh và cựu chiến binh.

Ngày giải phóng

Kỷ niệm ngày giải phóng Hàn Quốc thoát khỏi 35 năm bị đàn áp dưới ách thống trị của thực dân Nhật. Cùng ngày này, vào năm 1948 là ngày thành lập Chính phủ nước Đại Hàn Dân Quốc.

Chuseok (Âm lịch)

Tết Trung thu ở Hàn Quốc được biết đếnvới những tên gọi khác nhau như Chuseok và Hangawi. Lễ Tạ ơn này của Hàn Quốc được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Vào ngày này, các gia đình sẽ đoàn tụ, cúng lễ tại mộ chí của tổ tiên và vừa ngắm trăng tròn vừa ước nguyện vào buổi tối.

Kỷ niệm ngày thành lập của triều đại Gojoseon, Ngày Quốc khánh nhà nước đầu tiên của Hàn Quốc, do Dangun lập nên năm 2333 TCN.

Ngày 9 tháng 10

Ngày Hangeul

Ngày lễ kỉ niệm việc ban bố Hunminjeongeum (Huấn dân chính âm-Hangeul). Ngày này cũng được chọn là ngày khuyến khích nghiên cứu và phổ cập Hangeul -hệ thống chữ viết Hàn Quốc.

Ngày 25 tháng 12

Giáng sinh

Kỷ niệm ngày sinh Chúa Jesus bằng các sự kiện tôn giáo. Giống như phương Tây, tại Hàn Quốc những người theo đạo và không theo đạo đều chúc mừng ngày này.


tôn giáo. Thống kê năm 2008 chỉ ra rằng có hơn 510 tổ chức tôn giáo ở Hàn Quốc.

Trong số đó, Phật giáo và Khổng giáo là hai luồng tư tưởng gốc rễ trong đời sống người Hàn Quốc, hơn một nửa số các di tích và di sản văn hóa của Hàn Quốc có liên quan đến hai tôn giáo này. Kể từ khi Phật giáo du nhập vào Hàn Quốc năm 372 sau Công Nguyên, trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc đã có hàng chục ngàn ngôi chùa và số tín đồ theo đạo Phật cũng nhiều hơn so với các tôn giáo khác. Được xem là hệ tư tưởng nhà nước của thời đại Joseon (1392-1910), Khổng giáo được đề cao như một cương lĩnh hành động mang tính luân thường đạo lý hơn là một tôn giáo và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự trung thành, hiếu thảo và phẩm chất cao đẹp khác. Người theo Khổng giáo cũng coi trọng việc thờ cúng tổ tiên với niềm tin rằng các linh hồn tổ tiên có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của con cháu, và cố tìm các vị trí tốt cho mộ của tổ tiên họ. Tuy nhiên, ngày nay nét truyền thống này đã dần bị mai một và đa số người Hàn Quốc đổi từ tập tục địa táng sang hỏa táng. Thiên chúa giáo thâm nhập vào Hàn Quốc từ Trung Quốc qua các công sứ của thời đại hậu Joseon, những người đã đến thăm Bắc Kinh và dẫn theo các linh mục phương Tây. Những người đầu tiên theo đạo Thiên chúa giáo La Mã ở Hàn Quốc tuy bị đối xử hà khắc, bị tra tấn hay nhục hình nhưng tôn giáo này đã nhanh chóng lan rộng đến các tầng lớp dân chúng trên khắp mọi miền Hàn Quốc. Nhiều tín đồ Thiên chúa giáo đã tử vì đạo trong thời Joseon đã khiến Hàn Quốc trở thành quốc gia có số thánh nhiều thứ tư trên thế giới. 29


Nền văn hóa tôn giáo đa dạng Trong quá trình phát triển trở thành một xã hội đa dân tộc, đa văn hóa và đa tôn giáo, Hàn Quốc bảo vệ sự đa dạng trong tôn giáo bằng luật pháp. Người Hàn Quốc được quyền tự do lựa chọn và sinh hoạt tôn giáo theo các tôn giáo chính như Thiên chúa giáo, Cơ đốc giáo, Phật giáo, Khổng giáo, và Hồi Giáo, hay những môn đồ của các tôn giáo riêng của Hàn Quốc như Viên Phật Giáo và Thiên đạo giáo.

Đạo Tin lành được truyền đến Hàn Quốc trong suốt những năm cuối của thế kỷ 19 bởi những người truyền giáo Bắc Mỹ, và nhanh chóng chiếm được lòng tin của nhiều người qua hệ thống giáo dục, trường học và dịch vụ y tế. Ngày nay, những người theo đạo Tin lành ở Hàn Quốc mở rất nhiều trường trung học cơ sở và phổ thông, cao đẳng và đại học, và trung tâm y tế để truyền bá tư tưởng của Đạo Tin lành. Ở Hàn Quốc, các tôn giáo bản địa như Thiên đạo giáo, Viên phật giáo và Đại tông giáo luôn có nhiều hoạt động nhằm mở rộng tín ngưỡng khắp toàn quốc. Thiên đạo giáo (Cheondogyo) được thành lập dựa trên Giáo lý Đông học (Donghak) thế kỷ 19, duy trì học thuyết cho rằng “Con người là thượng đế”, tạo nên ảnh hưởng lớn trong quá trình hiện đại hóa của Hàn Quốc. Đại tông giáo (Daejonggyo) là tôn giáo được thành lập đầu thế kỷ 20 nhằm thờ phụng Dangun, người sáng lập nhà nước đầu tiên của Hàn Quốc, cũng góp phần đẩy mạnh chủ nghĩa

Quy mô các nhóm tôn giáo

1 2

1. Nhà thờ lớn Chungdong ở Seoul Nhà thờ của đạo Tin lành đầu tiên của Hàn Quốc được thành lập năm 1897 tại Jeong-dong, Seoul. 2. Lễhội rước đèn hoa sen Lễ hội được tổ chức nhân kỷ niệm ngày sinh của Đức phật Thích ca mâu ni vào ngày 8 tháng 4 âm lịch.

30

Giáo phái Tin Lành Phật giáo 43% 10.726

Khác 1,9% 483

34,5%

2005

8.616

Thiên chúa giáo 20,6%

5.146

※ Các tôn giáo khác bao gồm Khổng giáo, Viên phật giáo, Jeungsangyo (Tắng sơn giáo), Cheondogyo (Thiên đạo giáo), Daejonggyo (Đại tông giáo) và Hồi giáo. [Nguồn: Cục Thống kê Hàn Quốc]


31


32


dân tộc của Hàn Quốc. Năm 1955, Hàn Quốc lần đầu tiên sáng lập Hiệp hội nhà thờ Hồi giáo và và thầy tế Hàn Quốc đầu tiên. Vào năm 1967, Hiệp hội trung ương Hồi giáo Hàn Quốc được thành lập và hiện có khoảng hơn 60 nhà thờ Hồi giáo và hơn 100.000 tín đồ Hồi Giáo tại Hàn Quốc. Bên cạnh những tôn giáo chính, Saman giáo cũng đóng

1 2

1. Bên trong nhà thờ lớn Myeong-dong, Seoul 2. Nhà thờ Hồi giáo Trung ương Seoul ở Itaewon, Seoul

một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người Hàn Quốc. Tôn giáo này thể hiện sự cố gắng giúp con người kết nối với thế giới linh hồn và dự đoán tương lai. Khi bắt đầu kinh doanh hay trước khi kết hôn, người Hàn Quốc cũng thường hay xem bói.

33


Xã hội 사회


2

Khái quát về Hàn Quốc Giáo dục, Nghiên cứu, Công nghiệp Lao động và Phúc lợi xã hội Sự chuyển đổi thành Xã hội đa văn hóa


Nga

Trung Quốc Núi Baekdusan

Núi Myohyangsan

Pyeongyang Núi Geumgangsan

Vùng biển phía Đông

Núi Seoraksan Gaeseong

Đảo Baengnyeongdo

Đảo Ganghwado

Seoul

Incheon

Đảo Ulleungdo

Đảo Dokdo

Núi Taebaeksan

Hoàng Hải (biển Tây)

uố

c

Daejeon

Tỷ lệ

Chú giải

H ển

Busan

Eo

Gwangju

bi

Ulsan Jirisan

àn

Q

Daegu

Đảo Geojedo Jindo

Đường ranh giới Thủ đô Thành phố Núi

Eo biển Jejudo Núi Hallasan Đảo Jejudo

36

Nhật Bản


2 Xã hội 사회

Khái quát về Hàn Quốc Đặc điểm địa lý và địa hình Bán đảo Triều Tiên (vĩ độ 33˚ - 43˚; kinh độ 124˚ - 132˚) nằm ở giữa Đông Bắc Á, giáp Trung Quốc về phía Tây và Nhật Bản về phía Đông. Bán đảo Triều Tiên có đường kinh độ dài 950 km vĩ độ rộng 540 km và có tổng diện tích 223.405 km², trong đó Hàn Quốc chiếm khoảng 100.283,9 km (2014). Trừ phía Bắc tiếp giáp với đại ²

lục Châu Á, ba mặt còn lại của bán đảo giáp biển. Địa hình bán đảo chủ yếu là núi chiếm 70% và đồng bằng chỉ chiếm 30% toàn bộ lãnh thổ. Núi cao trên 1.000m so với mực nước biển chỉ chiếm 15% diện tích núi, trong khi núi thấp dưới 500 m chiếm 65%.

Khái quát về Hàn Quốc Tên Quốc gia: Đại Hàn Dân Quốc Thủ đô: Seoul (từ năm 1394) Quốc ca: Aegukga (Ái quốc ca) Quốc kỳ: Taegeukgi (Cờ Thái cực) Quốc hoa: Mugunghwa (Hoa Mugung, tên gọi tiếng Anh là Hibiscus hay Rose of Sharon) Ngôn ngữ: Tiếng Hàn, Chữ viết: Hệ thống chữ viết Hangeul Diện tích đất: 223.405 km2 (bán đảo Hàn Quốc) Hàn Quốc: 100.283,9 km2 (2014) Vị trí địa lý: Bán đảo Triều Tiên (vĩ độ 33˚ - 43˚; kinh độ 124˚ - 132˚ )

Giờ tiêu chuẩn: trước giờ GMT 9 tiếng Dân số: 51,33 triệu (2014) Hệ thống chính trị: Chủ nghĩa dân chủ tự do; chế độ Tổng thống Tổng thống: Park Geun-hye (từ năm 2013) Chỉ số kinh tế (2014) - GDP: 1.410 tỷ đô la Mỹ - Thu nhập Quốc dân theo đầu người: 28.180 đô la Mỹ - Tốc độ tăng trưởng GDP: 3,3% - Tiền tệ: won (1 đô la Mỹ = 1.099,3 won; Tỷ giá biến động tùy thời điểm)

37


Dãy núi Taebaeksan tạo thành xương sống của bán đảo Triều Tiên , với phần phía đông của của dãy mọc cao hơn phần phía Tây. Các dòng sông bắt nguồn từ các khu vực núi cao ở phía đông và chảy về phía tây và biển phía Nam, tạo thành các đồng bằng phù hợp cho canh tác ngũ cốc.' Các mạch núi phía Đông ảnh hưởng mật thiết đến kiến tạo khí hậu và sinh hoạt của người dân. Gió đông thổi qua núi tạo ra hiệu ứng Phơn gây ra gió mạnh và khô. Thành núi cao khiến giao thông bất tiện và cản trở sự phát triển. Tuy nhiên, chính điều đó đã mang đến lợi thế cho dân cư địa phương: phong cảnh tự nhiên vẫn được bảo tồn nguyên vẹn và trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhiều khách du lịch. Biển Đông có bờ biển tương đối thẳng, bằng phẳng và mức chênh lệch thủy triều chỉ khoảng 30 cm. Tuy nhiên, đường duyên hải lại có mực nước sâu hơn 1.000 m. Theo kết quả định vị thủy âm được thực hiện bởi Cơ quan quản lý Hải dương học và Thủy văn học Hàn Quốc, phần sâu nhất của Biển Đông nằm trên khu vực phía bắc đảo Ulleungdo (sâu 2.985 m). Trái lại, bờ biển Tây lại nông, dẫn đến sự hình thành các đợt thủy triều trên diện rộng. Phần sâu nhất của Biển Tây là ở phần nước xung quanh đảo Gageodo, huyện Sinan-gun, tỉnh Jeollanam-do (sâu 124 m). Sự lên và xuống của thủy triều có sự khác biệt rõ rệt, chênh đến 7 – 8 m. Bờ biển phía Nam có bờ biển răng cưa nhiều đảo. Khoảng 3.000 đảo nhỏ chính nằm trên bờ biển phía tây và Nam của Hàn Quốc. Rất nhiều bãi biển quanh bán đảo có cảnh đẹp thiên nhiên và cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Thay đổi thời tiết trong năm Bán đảo Triều Tiên nằm trong vùng ôn đới. Có những thay đổi khí hậu rõ rệt giữa bốn mùa riêng biệt. Dưới ảnh hưởng của khí hậu lục địa, có sự khác nhau rõ rệt về nhiệt độ giữa mùa hè và mùa 38


đông. Mùa hè nóng và ẩm, mùa đông lạnh và khô. Trong vòng ba mươi năm qua, nhiệt độ trung bình mùa hè là 20,5 – 26,1 ˚C, trong khi nhiệt độ trung bình mùa đông là-2,5 – 5,7 ˚C. Mùa mưa bắt đầu vào cuối tháng sáu trong khoảng một tháng. Lượng mưa trong suốt giai đoạn này trong năm chiếm đến 60 – 70% lượng mưa trung bình một năm, khoảng 1.300 mm. Khi mùa mưa kết thúc, thời tiết sẽ nối tiếp bằng một đợt nóng kéo dài. Trong suốt tháng tám, tháng nóng nhất trong năm, xảy ra hiện tượng đêm nhiệt đới, khiến nhiệt độ ban đêm cao bất thường trên 25 ˚C. Rất nhiều người Hàn Quốc đi nghỉ hè trong giai đoạn này. Trong mùa cao điểm, số du khách thường xuyên tìm đến Haeundae ở Busan là khoảng trên dưới 1 triệu người. Gyeongpodae ở Gangneung, và Daecheon ở vùng biển phía Tây cũng là điểm tránh nóng mùa hè nổi tiếng ở Hàn Quốc. Vào mùa đông, tuyết rơi và đóng băng ở khắp Hàn Quốc, do đó mọi người có thể tận hưởng thú vui trượt ván hay trượt tuyết. Đặc biệt nổi tiếng là khu trượt tuyết ở tỉnh Gangwon-do. Lượng tuyết rơi mùa đông ở những khu vực núi của tỉnh Gangwon-do rất lớn, có khi trong 1, 2 ngày mà tuyết đã rơi dày 50 – 60cm. Nhiệt độ ban ngày trung bình vào mùa xuân và mùa thu duy trì ở mức 15 - 18 ˚C. Vào những mùa này, bầu trời trong và thời tiết dễ chịu rất phù hợp cho các hoạt động tham quan, dã ngoại ngoài trời. Gần đây, bán đảo Triều Tiên đã có dấu hiệu dịch chuyển thành khí hậu cận nhiệt đới cùng với xu hướng tăng nhiệt độ của toàn cầu. Vào mùa hè, nhiệt độ lên trên 35 ˚C. Vào mùa xuân, cây khô và cây đầu xuân nở hoa sớm hơn so với trước đây. Trong vòng 4 – 5 năm qua, rất nhiều diễn biến liên tục và bất thường về khí hậu đã được ghi chép lại. Từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 1 năm 2011 đã có một đợt lạnh kéo dài liên tục 39 ngày. Bão tuyết đã xảy ra ở bờ biển phía Đông tỉnh Kangwon và thành phố Pohang thuộc tỉnh 39


40


Kyeongsangbuk với lượng tuyết rơi lớn kỉ lục trong suốt 79 năm qua. Vào tháng 7 năm 2011, mưa lớn tập trung ở Seoul và vùng lân cận đã được ghi chép lại là lượng mưa nhiều nhất trong lịch sử quan trắc khí tượng của Hàn Quốc. Theo các ghi chép quan trắc khí hậu, nhiệt độ trung bình ở Bán đảo Triều Tiên đã tăng thêm 1,5 ˚C trong thập kỷ qua. Chỉ mười năm trước, bán đảo Triều Tiên thường có khí hậu ba ngày lạnh thay đổi sang bốn ngày ấm áp (tam hàn tứ ôn). Tuy nhiên, hiện nay quy luật này không còn đúng nữa.

1 2 3 4

Doenjang Jjigae 1. Mùa xuân trên đỉnh Baraebong của núi Jirisan 2. Mùa hè ở thung lũng Garibong của núi Seoraksan 3. Mùa thu ở núi Gayasan 4. Mùa đông trên đỉnh Jeseokbong của núi Jirisan (Nguồn: Công viên Quốc gia Hàn Quốc)

Đường giới hạn tăng trưởng của các loại thực vật như cây táo và trà xanh đang dịch chuyển dần xuống phía bắc. Sự tăng lên về số lượng của nhiều loài cá cận nhiệt đới dọc bờ biển của bán đảo Triều Tiên là minh chứng rõ hơn về hiện tượng ấm lên toàn cầu. Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu theo dõi sự hình thành của rặng san hô ngầm ở bãi biển thành phố Busan. Ở khu vực biển gần đảo Jeju cũng cho thấy hiện tượng tăng lên của các loại thực vật biển cận nhiệt đới.

Dân số Các nhà khảo cổ học cho rằng con người bắt đầu định cư ở bán đảo Triều Tiên trong khoảng 700.000 năm TCN, trong suốt thời kỳ đồ đá cũ. Dân số Hàn Quốc năm 2014 đạt 51,33 triệu dân, trong đó 49,4% dân số tập trung ở Seoul và cùng lân cận đã cho thấy rõ nét hiện tượng tập trung mật độ cao của dân số đô thị. Chính phủ Hàn Quốc nhận thức tỷ lệ sinh đẻ thấp hiện nay là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Tỷ lệ này tăng nhẹ lên 1,19 tính đến năm 2013 nhờ các nỗ lực của chính phủ nhưng vẫn thấp so với tiêu chuẩn trung bình của khối OECD (1,71 năm 2012). Trái lại, tuổi thọ của người Hàn Quốc lại xấp xỉ 81,3 tuổi (2010), cao hơn 1,1 tuổi so với mức trung bình của khối OECD là 80,2 tuổi. Sự dịch chuyển dân cư quy mô lớn của dân tộc Hàn bắt đầu từ cuối thế 41


kỷ 19 và đến đầu thế kỷ 20. Ban đầu, người Hàn Quốc di cư tới Trung Quốc, Nga, và Mỹ, nhưng vào giữa thế kỷ 20, quá trình di dân ngày càng trở nên đa dạng hơn, đến nhiều quốc gia hơn. Số kiều bào Hàn Quốc sống ở nước ngoài là 7,01 triệu (2013). Trong đó có 2,57 triệu người ở Trung Quốc; 2,09 triệu người ở Mỹ; 0,89 triệu người ở Nhật và 0,61 triệu người ở các nước thuộc liên minh Châu Âu. Kể từ năm 2011, dòng thuần dân số vào đã đông hơn dòng thuần ra. Số người nước ngoài cư trú hoặc làm việc tại Hàn Quốc tăng đáng kể, đặc biệt từ năm 2000. Theo Thống kê Hàn Quốc, năm 2014 đã có 407.000 người nước ngoài nhập cảnh vào Hàn Quốc. Về mục đích đến Hàn Quốc, việc làm (41,4%) đứng đầu danh sách, theo sau là định cư ngắn hạn (19,8%), định cư dài hạn hoặc định cư vĩnh viễn (6,4%), du lịch (6,0%), và du học (5,2%). Gần đây, rất nhiều người nước ngoài đã đến Hàn Quốc với nhiều mục đích khác nhau như kết hôn với người Hàn, làm việc, và học tập v..v…

Ngôn ngữ và chữ viết Ngôn ngữ mà người Hàn Quốc sử dụng là tiếng Hàn, thuộc hệ thống ngôn ngữ Altai. Văn tự tiếng Hàn sử dụng Hangeul, hệ thống chữ viết được sáng tạo bởi Vua Sejong (Thế Tông) (13971450) triều đại Joseon. Người Hàn Quốc rất tự hào về Hangeul bởi đây là hệ thống chữ viết giàu tính khoa học, dễ học, dễ biểu đạt. Hangeul gồm 14 phụ âm (ㄱㄴㄷㄹㅁㅂㅅㅇㅈㅊㅋㅌㅍㅎ) và 10 nguyên âm (ㅏㅑㅓㅕㅗㅛㅜㅠㅡㅣ). Đây là một hệ thống chữ viết khoa học, có thể biểu đạt hầu hết tất cả các âm thanh. Hàng năm, tổ chức UNESCO đều tiến hành trao tặng “Giải thưởng xóa nạn mù chữ Vua Sejong” cho những người có công lớn trong việc đẩy lùi nạn mù chữ trên toàn thế giới. Việc lấy tên Vua Sejong để đặt tên cho giải thưởng quốc tế thể hiện sự ghi 42


nhận những nỗ lực lớn của nhà vua trong việc cho ra đời bảng chữ cái Hangeul, dễ học và sử dụng.

Quốc kì (Taegeukgi) Taegeukgi (Thái cực kì), quốc kỳ của Hàn Quốc bao gồm 1 vòng tròn được tạo thành bởi 2 hình bán nguyệt, 1 màu xanh và 1 màu đỏ có dạng như lốc xoáy (biểu tượng thái cực lưỡng nghi), 4 góc là 4 nhóm vạch màu đen nổi bật trên nền trắng tượng trưng cho 4 quẻ trong bát quái của âm dương ngũ hành. Nền trắng của lá cờ tượng trưng cho sự tinh khiết, tính đồng nhất và tinh thần yêu chuộng hòa bình của dân tộc Hàn. Phần trung tâm là biểu tượng của thái cực gồm Âm-màu xanh và Dương-màu trắng kết hợp hài hòa với nhau thể hiện sự hài hòa âm dương, tác động lẫn nhau giúp cho vũ trụ và vạn vật phát triển vô cùng. Bốn góc của Taegeukgi được trang trí bởi bốn quẻ trong âm dương ngũ hành. Quẻ Càn tượng trưng cho trời, mùa xuân, phương Đông và lòng nhân từ. Quẻ Khôn tượng trưng cho đất, mùa hè, phương Tây và sự ngay thẳng hào hiệp. Quẻ Khảm tượng trưng cho mặt trăng, mùa đông, phương Bắc và sự thông thái. Quẻ Ly tượng trưng cho mặt trời, mùa thu, phương Nam và lễ nghĩa. 4 quẻ này tuần hoàn phát triển không có điểm dừng:

Vua Sejong Sejong là vị vua thứ tư của triều đại Joseon và được tôn kính như là một trong những vị vua vĩ đại nhất của Hàn Quốc. Ông đã phát minh ra rất nhiều thành tựu vĩ đại trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, quốc phòng, nghệ thuật và văn hóa. Một trong những thành tựu vĩ đại nhất của vua Sejong là làm ra bảng chữ cái Hangeul vào năm 1444 với tên gọi Huấn dân chính âm. Đây là hệ thống chữ viết vô cùng dễ học, hiệu quả và khoa học.

Càn Ly Khôn Khảm Càn. Nền trắng và 4 quẻ được trang trí trên Cờ Thái cực là biểu tượng cho hy vọng, hòa bình, sự đồng nhất, sáng tạo và vĩnh cửu trường tồn. Quốc kì của Hàn Quốc đã được tạo nên với đặc trưng sử dụng biểu tượng thái cực vốn gắn bó với đời sống của tổ tiên dân tộc Hàn. Biểu tượng vòng tròn thái cực âm dương thể hiện sự hài hòa gắn bó giữa con người và vũ trụ cùng sự phát triển trường tồn của Hàn Quốc, quốc gia chỉ có một dân tộc duy nhất.

43


Triển lãm Thượng Hải 2010 Gian hàng của Hàn Quốc được trang trí bằng các nguyên âm và phụ âm Hangeul.

44


45


Biểu tượng Quốc gia

Geon (Bầu trời)

Gam (Nước) Màu đỏ: Dương

Màu xanh: Âm

Ri (Lửa)

Quốc hoa: Mugunghwa (Hoa Mugung)

Gon (Đất)

Quốc kì: Taegeukgi

Ái quốc ca (Quốc ca) Sáng tác: Ahn Eak-tai

Nhạc

Dù biển Đông khô cạn, núi Baekdusan có mòn

Trời sẽ bảo vệ chúng ta, tổ quốc muôn năm!

(Điệp khúc) Sông núi hoa lệ dài ba ngàn lý mọc đầy Mugunghwa,

người Đại Hàn mãi đi trên con đường Đại Hàn, tất cả là giang sơn của chúng ta.

46


Quốc ca (Aegukga) Quốc ca Hàn Quốc được soạn năm 1935 bởi ông Ahn Ik-tai, ông đã thêm giai điệu vào phần lời được viết từ đầu những năm 1900. Trước đó, cả nước đã hát lời này bằng nhạc điệu của bài Oldeuraengsain. Quốc ca chính thức được công nhận cùng với sự thành lập của chính phủ nước Đại Hàn Dân Quốc vào 15 tháng 8 năm 1948.

Quốc Hoa (Mugunghwa) Mugunghwa (Hoa Mugung) là quốc hoa của Hàn Quốc, loại hoa tượng trưng cho những đặc điểm điển hình nhất của người Hàn Quốc :tấm lòng chân thành, sự ân cần và tính bền bỉ. Khoảng cuối thế kỷ thứ 9, sử ký ghi lại rằng Trung Quốc đã gọi Hàn Quốc là “Quốc gia của mugunghwa.” Mugunghwa (hoa vô cùng) mang ý nghĩa là “loài hoa không bao giờ tàn”. Quốc ca của Quốc gia cũng xuất hiện loại hoa này: “Sông núi hoa lệ dài ba ngàn lý mọc đầy mugunghwa”

Chế độ chính trị Hàn Quốc thực hiện chế độ bầu cử Tổng thống trong đó Tổng thống được lựa chọn thông qua bầu cử trực tiếp của người dân với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống hiện tại, Park Geun-hye, đã được bầu từ tháng 12 năm 2012 cho nhiệm kỳ bắt đầu vào 25 tháng 2 năm 2013. Chính phủ Hàn Quốc hoạt động theo phương thức Tam quyền phân lập, trong đó có cơ quan Lập pháp gồm 300 nghị sĩ quốc hội nhiệm kỳ 4 năm và cơ quan Tư pháp gồm 14 thẩm phán tòa án tối cao nhiệm kỳ 6 năm. Có 17 chính quyền cấp vùng trực thuộc trung ương và 227 chính quyền địa phương cơ sở. Người đứng đầu của các chính quyền địa phương và các thành viên của hội đồng địa phương được bầu theo nhiệm kỳ 4 năm. 47


Sự phân chia hai miền Năm 1948, là năm ghi dấu sự thành lập của hai chính phủ là Đại Hàn Dân Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Triều Tiên ) trên bán đảo Triều Tiên. Hàn Quốc và Triều Tiên được xác nhận là hai quốc gia độc lập theo luật pháp Quốc tế. Tuy nhiên, Luật của Hàn Quốc lại ghi nhận Hàn Quốc và Triều Tiên là một quốc gia theo thể thức một nước hai chế độ.

Giáo dục, Nghiên cứu, Công nghiệp Chế độ giáo dục Người Hàn Quốc rất coi trọng giáo dục.Trong quá trình công nghiệp hóa, nguồn lực con người là một yếu tố quan trọng được đầu tư nhằm đối phó hiệu quả với hiện trạng nguồn vốn và tài nguyên khan hiếm của quốc gia. Lòng nhiệt tình trong việc đầu tư và khuyến khích con em học tập của các phụ huynh đóng vai trò quyết định tới thành quả phát triển kinh tế thần kì của Hàn Quốc. Hệ thống trường học cơ bản gồm hệ mẫu giáo (1 đến 3 năm), tiểu học (6 năm), trung cấp cơ sở (3 năm), trung học phổ thông (3 năm) và 4 năm đại học. Cũng có những trường cao đẳng chuyên nghiệp (2 hoặc 3 năm) và trường sau đại học (dành cho cấp đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ). Kể từ năm 2004, tất cả người Hàn đều phải hoàn thành trung học cơ sở theo chính sách giáo dục bắt buộc. Năm 2013, chính phủ bắt đầu thanh toán trợ cấp chăm sóc trẻ em cho trẻ em từ sơ sinh đến 5 tuổi. Mức cạnh tranh giáo dục cao Nhờ có một hệ thống giáo dục tốt và sự quan tâm lớn dành cho giáo dục nên Hàn Quốc có nguồn nhân lực tài năng, lành nghề trong hầu hết tất cả các lĩnh vực. Các trường đại học Hàn Quốc đã đào tạo ra những lớp người trẻ tuổi tài năng chuyên về khoa 48


học cơ bản, bao gồm vật lý và các lĩnh vực chính khác, như điện tử, kỹ thuật cơ khí, quản lý kinh doanh, kinh tế, và kế toán. Phần lớn người trưởng thành ở Hàn Quốc có thể nói tiếng Anh cơ bản, một bộ phận biết sử dụng thêm một ngoại ngữ khác. Ngày nay, các trường học phổ thông Hàn Quốc đã đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề nên thu hút đượcnhiều học sinh và đã đào tạo ra nhiều lớp thanh niên trẻ có chứng chỉ nghề chuyên ngành. Theo Chương trình Đánh giá sinh viên Quốc tế của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), sinh viên Hàn Quốc có thành tích học tập cao trong môn đọc, toán và khoa học.

Đầu tư Nghiên cứu và Phát triển Hàn Quốc có rất nhiều nhân tài tham gia nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, công nghệ hiện đại trên nhiều lĩnh vực. Họ làm việc trong các Viện nghiên cứu của chính phủ, trường đại học hay các Trung tâm nghiên cứu của doanh nghiệp. Ngoài lĩnh vực nhân văn và lĩnh vực quốc phòng, Hàn Quốc

Số trường ở Hàn Quốc (2014)

8.826

5.934

3.186 2.326 1.209 166 Mẫu giáo

Tiểu học

Trung học cơ sở

139

Trung học Trường đặc Cao đẳng phổ thông thù/chuyên nghề/chuyên nghiệp nghiệp

201 Đại học

Sau đại học (Cao học)

Đơn vị: Trường / Nguồn: Bộ giáo dục

49


“Giáo dục Hàn Quốcsẽ có sức ảnh hưởng lớn như Làn sóng văn hóa Hàn Quốc Hallyu” Tổng thống Mỹ Barack Obama thường đề cập đến sự sốt sắng và quan tâm cao độ của phụ huynh Hàn Quốc trong việc giáo dục của con em mình, để thôi thúc phụ huynh Mỹ nỗ lực, hăng hái hơn. Chiến dịch đổi mới , phát triển giáo dục trên các lĩnh vực Khoa học, Kĩ thuật, Công nghệ, Số học ở các trường trung học cơ sở và phổ thông Mỹ do Tổng thống Obama phát động năm 2009 được đánh giá là đã tham khảo nhiều từ kinh nghiệm của Hàn Quốc. Trường hợp thành công nhất về giới thiệu giáo dục kiểu Hàn đến Mỹ là Trường Democracy Prep Charter School ở New York. Đây là ngôi trường thuộc Harlem, New York, một khu vực rất tai tiếng về tệ nạn ma túy và tội phạm và 80% số sinh viên của trường xuất thân trong những gia đình nghèo khó, thu nhập thấp. Hiệu trưởng Seth Andrew (34) của trường này đã giảng dạy một năm tại Hàn Quốc và nhận thức được rõ ràng về niềm tin của người Hàn Quốc rằng cách duy nhất để thoát khỏi đói nghèo chính là giáo dục. Do đó ông đã vun đắp niềm tin cho các học sinh của mình, khiến họ tin tưởng ‘nếu học tập chăm chỉ thì dù ở Harlem, bạn vẫn có thể thành công’, đồng thời ông cũng đưa vào áp dụng nét văn hóa kính trọng thầy cô giáo của người Hàn Quốc. Chỉ sau 6 năm, nỗ lực của ông cuối cùng đã thành công rực rỡ. Năm 2010, trường ông đã được chọn là trường tốt nhất trong số 125 trường bán công ở New York trong năm 2010 – 2011. Seth Andrews đã nói “Tôi chắc chắn rằng giáo dục kiểu Hàn Quốc sẽ tạo nên một cơn bão giống như là K-pop hay Làn sóng văn hóa Hàn Quốc Hallyu”.

dành ngân sách Nghiên cứu và phát triển của chính phủ để hỗ trợ các chương trình nghiên cứu trong rất nhiều lĩnh vực chủ đạo gồm lĩnh vực công cộng, dự án tích hợp công nghệ mũi nhọn, phát triển năng lượng xanh, phúc lợi, sinh học, máy móc và linh kiện. Số lượng người làm nghiên cứu của Hàn Quốc từ năm 2012 đến nay có tổng cộng 401.714 người; chiếm tỷ lệ rất cao bởi với 1.000 người làm Olympic Khoa học Quốc tế Hàn Quốc luôn đạt thành tích xuất sắc trong cáckỳ thi Olympic Khoa học Quốc tế thường niên dành cho sinh viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trên toàn thế giới với các môn gồm toán, vật lý, hóa học, sinh học, thiên văn học và công nghệ thông tin.

kinh tế thì có 12,4 người làm nghiên cứu. Thành quả nghiên cứu và hoạt động của họ đã được phản ánh qua số lượng lớn các bằng sáng chế đa dạng, phong phú ở cả trong và ngoài nước.

Xã hội công nghệ thông tin tốc độ cao Hàn Quốc là cường quốc dẫn đầu về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và là quốc gia năng động nhất trong lĩnh vực này trên thế giới. Đây cũng là quốc gia đầu tiên trên thế giới thương mại hóa

50


công nghệ CDMA và WiBro và đến năm 2011 đã ứng dụng công nghệ này để thực hiện lắp đặt trên toàn quốc. Hàn Quốc cũng đưa phát thanh truyền hình đa phương tiện kỹ thuật số (DMB) trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày của người dân, đồng thời xây dựng mạng truyền thông 4G (LTE) trên cả nước. Những kỹ thuật công nghệ thông tin và truyền thông này đã tạo nên những thay đổi đa dạng trong các lĩnh vực xã hội, bao gồm cả đổi mới về quản lý hành chính nhà nước. Nhờ các công nghệ tiên tiến đó, toàn bộ quy trình hành chính kể từ khi khai sinh, đi làm, chuyển nhà đến khai tử đều được xử lý trực tuyến một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn. Thông qua dịch vụ mạng xã hội (Social Networking Service: SNS), chính phủ cung cấp những thông tin hữu ích cho người dân và người dân cũng thông báo những bất tiện trong sinh hoạt cho chính phủ, tạo nên hệ thống giao tiếp tương tác đầy hiệu quả. Từ năm 2002 đến 2012, Hàn Quốc đã xuất khẩu công nghệ liên quan đến chính phủ điện tử trị giá khoảng 873,18 triệu đô la Mỹ. Theo đánh giá được tiến hành 2 năm 1 lần của Liên Hợp Quốc về thực hiện chính phủ điện tử, Hàn Quốc đã có 3 lần đứng thứ

Phòng đọc kỹ thuật số tại Thư viện Quốc gia Hàn Quốc Đây là nơi người dân có thể truy cập và sử dụng rất nhiều văn bản tài liệu điện tửvà tham gia biên tập, viết tài liệu cũng như nghiên cứu.

51


nhất vào các năm 2010, 2012 và 2014 trên tổng số 193 nước. Hàn Quốc cũng đứng đầu về các chỉ số phát triển liên quan đến cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông và nguồn nhân lực cũng như sự tham gia trực tuyến của người dân. Với sự cải tiến cơ sở hạ tầng truyền thông mũi nhọn và việc tăng số lượng Dịch vụ mạng xã hội Một số dịch vụ mạng xã hội tiêu biểu như Twitter, Cyworld và Facebookđã giúp củng cố và phát triển thêmquan hệ thân thiết giữa những người bạn, đồng nghiệp, đồng môn, đồng thời cũng đóng vai trò tạo ra những mối quan hệ mới giúp hình thành nên mạng lưới nhân lực rộng rãi

thiết bị truyền thông di động, con người đã có thể tham gia vào giao tiếp và trao đổi thông tin trong thời gian thực với người khác trên toàn thế giới. Các dịch vụ mạng xã hội như Twitter và Facebook đã mang đến những thay đổi có tính cách mạng trong xã hội. Đặc biệt, SNS Kakao Talk (Phần mềm chat trực tuyến dành cho di động toàn cầu) được phát triển ở Hàn Quốc năm 2010 đã thu hút sự quan tâm lớn ở trong và ngoài nước. Với số lượng người sử dụng dịch vụ vượt hơn 100 triệu người trên toàn thế giới, Kakaotalk đang được sử dụng bởi phần lớn những người Hàn Quốc dùng điện thoại thông minh, ngoài ra còn một số lượng lớn là kiều bào Hàn Quốc và người nước ngoài. Pop Cast, một dạng khác của SNS, đang tạo nên một thị trường mới trong lĩnh vực truyền thông (Truyền hình phát thanh). Đánh giá của Liêp hợp quốc về thực hiện chính phủ điện tử

Hệ thống thông tin của cơ quan hành chính Công nghệ thông tin, truyền thông giúp các tổ chức hành chính thực hiện nhiệm vụ được giao hiệu quả hơn bằng cách cung cấp các dịch vụ thông tin liên quan đến các lĩnh vực cá nhân như thủ tục hải quan, bằng sáng chế, kế toán ngân sách, quản lý thảm họa, kiểm soát nhập cư, phân loại thư điện tử, trả lời khiếu nại công, thuê người, vận chuyển, đăng ký nhà ở…

Hạng mục

2005

2008

2010

2012

2014

Chỉ số phát triển chính phủ điện tử

Thứ 5

Thứ 6

Thứnhất

Thứ 4

Thứ 2

Các dịch vụ trực tuyến

0,97 (thứ 4)

0,82 (thứ 6)

1,00 (thứ nhất)

1,00 (thứ nhất)

0,97 (3)

Information and communication infrastructure

0,67 (thứ 9)

0,69 (thứ 10)

0,64 (thứ 13)

0,83 (thứ 7)

0,93 (thứ 2)

Vốn nhân lực

0,98 (thứ 10)

0,98 (thứ 7)

0,99 (thứ 7)

0,94 (thứ 6)

0,92 (thứ 6)

Chỉ số tham gia trực tuyến

Thứ 4

Thứ 2

Thứnhất

Thứnhất

Thứnhất

(Nguồn: UN DESA)

52


Hiện nay SNS còn ảnh hưởng đến chính trị thông qua việc tạo ra các luồng dư luận, bên cạnh chức năng liên kết như phân phối thông tin hoặc giải trí.

Thay đổi và tầm nhìn Hàn Quốc đang nhanh chóng thay đổi từ xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp chuyển sang xã hội dựa trên tri thức. Nguồn nhân lực được xem là yếu tố quan trọng nhất của xã hội và là nguồn lực cạnh tranh cơ bản của quốc gia. Ở Hàn Quốc, sự phát triển của các sản phẩm văn hóa chất lượng cao giàu tính sáng tạo, trong đó nguồn lực con người kết hợp với nguồn lực văn hóa, được xem là một lĩnh vực công nghiệp sẽ đóng vai trò chủ đạo trong thế kỷ 21. Ví dụ tiêu biểu về sản phẩm văn hóa đầy tiềm năng của Hàn Quốc có thể kể đến như K-pop, phim truyền hình (Nàng Dae Jang Geum), và hoạt hình cho trẻ em (Chú chim cánh cụt Pororo). Theo Chương trình Phát triển Liên hợp Quốc (UNDP), chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) của Hàn Quốc ngày càng tăng lên, phản ánh kết quả tập trung vào đầu tư Pororo, nhân vật hoạt hình được mọi trẻ em Hàn Quốc yêu thích đóng vai trò tiên phong trong sự phát triển của hoạt hình và các sản phẩm đa dạng liên quan đến các nhân vật xuất hiện trong phim hoạt hình. Ngành công nghiệp này hứa hẹn là một lĩnh vực phát triển đầy tiềm năng trong tương lai của Hàn Quốc.

53


Bốn loại bảo hiểm xã hội Các cá nhân có liên quan, doanh nghiệp và chính phủ chia sẻ phí bảo hiểm bắt buộc cho bốn loại bảo hiểm xã hội: bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm lương hưu và bảo hiểm việc làm.

và phát triển nhân lực như một yếu tố then chốt trong lĩnh vực công nghiệp sáng tạo. Chỉ số phát triển con người là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia.

Lao động và Phúc lợi xã hội Hệ thống An ninh xã hội Hàn Quốc vận hành một hệ thống lao động và phúc lợi đáp ứng các tiêu chuẩn Quốc tế. Ba quyền cơ bản của người lao động được bảo đảm gồm quyền tổ chức, đàm phán tập thể; quyền hành động tập thể; quyền thành lập công đoàn lao động. Các công chức, viên chức nhà nước cũng có quyền cơ bản được đảm bảo như người lao động mặc dù có một số hạn chế về quyền hành động tập thể. Trong những năm 1980, Hàn Quốc đã áp dụng chế độ lương tối thiểu, phản ánh nỗ lực nâng cao quyền lợi của người lao động. Chính phủ Hàn Quốc cũng ban hành chế độ quy định không được phân biệt đối xử nam nữ, phải tuyển dụng người khuyết tật để bảo vệ cơ hội tìm việc làm cho người khuyết tật. Hàn Quốc cũng vận hành hệ thống bảo hiểm xã hội để phòng ngừa và bảo vệ người dân trước các tai nạn, thảm họa, bệnh tật, thất nghiệp và tử vong. Người lao động mua Bảo hiểm tai nạn lao động để được bảo hiểm về tai nạn, bệnh tật hoặc tử vong xảy ra trong quá trình làm việc. Không chỉ người lao động mà tất cả người dân đều phải tham gia bảo hiểm sức khỏe toàn dân. Tính đến tháng 6 năm 2014 đã có 50,14 triệu người (gồm cả người nước ngoài), chiếm 98,5% tổng dân số đang nhận được lợi ích từ bảo hiểm y tế do chính phủ quản lý. Hệ thống bảo hiểm y tế của Hàn Quốc là mô hình mẫu mực về cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao với mức giá thấp. 54


Người lao động mua Bảo hiểm thất nghiệp nếu trong trường hợp bị sa thải thì sẽ được nhận 50% số lương lao động được nhận trong suốt thời gian làm việc và được đào tạo để xin việc làm mới. Ngoài ra, người lao động cũng tham gia bảo hiểm hỗ trợ thôi việc và trợ cấp hưu trí để chuẩn bị cho cuộc sống sau về hưu. Tất cả mọi người dân Hàn Quốc đều có nghĩa vụ mua bốn loại bảo hiểm xã hội (bảo hiểm tai nạn lao động, sức khỏe, thất nghiệp và lương hưu). Chủ doanh nghiệp và chính phủ cũng phải chịu một phần trách nhiệm thanh toán phí bảo hiểm. Người dân thanh toán phí bảo hiểm theo tỷ lệ thu nhập của mỗi cá nhân, tạo điều kiện tái phân phối thu nhập. Mục đích của hệ thống phúc lợi công cộng quốc gia phát triển toàn diện từ mô hình “từ cái nôi đến khi yên nghỉ” chuyển sang mô hình “từ thai nhi đến khi yên nghỉ”. Lao động nữ có thai được nghỉ thai sản 90 ngày, trong đó 60 ngày có trả lương. Sản phụ cũng có quyền nghỉ phép một năm và nhận một phần lương để chăm con. Bắt đầu từ năm 2013, chính phủ Hàn Quốc cũng thanh toán trợ cấp chăm sóc trẻ em cho các cặp vợ chồng có con từ 5 tuổi trở xuống. Với việc gia tăng số dân cao tuổi, phúc lợi cho người già cũng trở thành một vấn đề xã hội quan trọng. Chính phủ đã thông qua bảo hiểm chăm sóc dài hạn cho người già và hệ thống lương lưu cơ bản cho người già.

Vị trí của người phụ nữ ở Hàn Quốc Cuốn sách lịch sử Samguk yusa (Tam quốc di sự) do nhà sưIryeon biên soạn năm 1281 có một thần thoại rất thú vị về sự xuất hiện đầu tiên của người phụ nữ Hàn Quốc. Đó là câu chuyện về một con gấu ở ẩn trong hang tối suốt 21 ngày, kiên trì chỉ ăn ngải cứu và tỏi nên sau đó đã biến thành một người con gái. Người con gái này đã cưới con trai của vị thần cai quản bầu 55


trời và sinh ra một người con trai tên Dangun, sau này chính là tổ tiên của người Hàn Quốc. Thần thoại này của người Hàn Quốc đã minh họa rõ nét cho tính cách tiêu biểu của phụ nữ Hàn là kiên nhẫn và bền bỉ. Vào thế kỷ thứ nhất TCN, một nữ anh hùng tên Soseono đã đóng vai trò quyết định trong việc thành lập nên vương Quốc Goguryeo và Baekje. Vào đầu thế kỷ thứ 7, nữ hoàng Seondeok của Silla cũng thể hiện vai trò lãnh đạo trong việc ổn định cuộc sống của người dân thường, giúp đỡ người nghèo và xây dựng đài quan sát Cheomseongdae (Chiêm Tinh đài) và ngôi tháp chín tầng tại Chùa Hwangnyongsa (Hoàng Long tự). Vào đầu thế kỷ thứ 10, Nữ hoàng Sinhye, vợ Vua Taejo (Thái Tổ) của Goryeo cũng hỗ trợ đức vua trong việc thành lập các chính sách quốc gia quan trọng. Bà Sin SaIm Dang người đã sống ở đầu thế kỷ 16 triều đại Joseon được tôn vinh như một biểu tượng về người phụ nữ ‘hiền mẫu lương thê’ và chân dung của bà đã được in trên tờ tiền mệnh giá 50.000 won. Nữ liệt sĩ Yu Gwan-sun cũng là một biểu tượng ái quốc hàng đầu của Hàn Quốc. Bà bị bắt trong phong trào độc lập ngày 1/3/1919 và đã hi sinhở tuổi 18 sau khi bị lính Nhật tra tấn. Những người nước ngoài công du đến Hàn Quốc vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã lưu lại những ghi chép rằng phụ nữ Hàn Quốc có địa vị xã hội cao hơn rõ rệt so với phụ nữ ở các quốc gia lân cận như Trung Quốc hay Nhật Bản. Điều này được thể hiện rõ ngay cả trong thời điểm hiện tại. Năm 2001, Hàn Quốc trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thành lập Bộ Phụ nữ như một cơ quan hành chính cấp Trung Ương. Hiện nay Bộ này đã được đổi tên thành Bộ bình đẳng giới và gia đình, mở rộng vai trò đảm nhiệm các chính sách về gia đình, thanh thiếu niên và gia đình đa văn hóa. Năm 2013, bà Park Geun-hye trở thành Nữ Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc trong lịch sử 65 năm kể từ khi chính phủ Đại Hàn Dân Quốc được thành lập. 56


Sự chuyển đổi thành Xã hội đa văn hóa Hàn Quốc vốn là một dân tộc đơn sắc tộc, nhưng hiện nay Hàn Quốc đang dần trở thành một xã hội đa văn hóa với số lao động nhập cư và sinh viên nước ngoài gia tăng nhanh chóng kể từ cuối thế kỷ 20 đến nay. Tính đến năm 2014, số người nước ngoài cư trú tại Hàn Quốc đã là 1,57 triệu người, số dân di trú theo con đường kết hôn quốc tế là 240.000 người. Số lao động nhập cư là 850.000 người. Người Trung gốc Hàn (Tộc Triều Tiên) chiếm tỉ lệ lớn nhất trong số những người ngoại quốc đang sống tại Hàn Quốc. Gần đây, số các hộ gia đình đa văn hóa đã tăng lên 230.000 hộ, phần lớn là kết quả của số lượng lớn hôn nhân giữa người Hàn và người nước ngoài. Chính phủ đã thành lập một văn phòng chuyên cung cấp hỗ trợ cho các hoạt động xã hội của công dân nước ngoài sống tại Hàn Quốc và thực thi Đạo luật hỗ trợ các gia đình đa văn hóa. Theo đạo luật, này các trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa (www. liveinkorea.kr) đã được mở tại 200 địa điểm trên toàn quốc, cung cấp nhiều dịch vụ như: lớp học tiếng Hàn được thiết kế để giúp người nước ngoài hòa nhập với cuộc sống ở Hàn; tư vấn tâm lý; tổ chức sự kiện để kỷ niệm các lễ hội ở các Quốc gia khác và cơ hội tìm kiếm việc làm. Cùng với việc du nhập của đa dạng các nền văn hóa nước ngoài là các vấn đề xã hội nảy sinh do những khác biệt về lối sống, cách nghĩ. Chính phủ Hàn Quốc nhận thức rõ về tầm quan trọng của những khác biệt văn hóa này và đang đề ra các biện pháp để khắc phục. Một trong các dự án này là hỗ trợ phát triển các làng văn hóa trở thành địa điểm du lịch. Một trong những địa điểm du lịch Đa văn hóa tiêu biểu là khu China town tại phường Seollin-dong, quận Jung-gu, thành phố Incheon. Lịch sử của khu này bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, khi 57


Tình hình người nước ngoài định cư ở Hàn Quốc

Khác (21,1%) Phillipine (4,1%)

2014

Trung Quốc (bao gồm những người gốc Hàn) (53,7%)

Mỹ (4,5%) Nam Á (4,8%) Việt Nam (11,8%)

(Nguồn: Bộ Hành chính tự trị)

những người gốc Hoa đến đây định cư, tận dụng khoảng cách địa lý gần với Trung Quốc để kinh doanh. Gần đây khu vực này trở thành trung tâm lưu chuyển giao thông với Trung Quốc, phát triển văn hóa và lịch sử, đồng thời trở thành địa điểm du lịch thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Tại phường Wongok-dong, quận Danwon-gu, thành phố Ansan, tỉnh Gyeonggi-do cũng có một ‘đặc khu làng đa văn hóa’ là nơi cư trú của người nước ngoài đến từ nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn độ và Pakistan và là nơi có thể mua được nhiều hàng hóa đặc sản của các nước. Ở phường Ichon-dong, quận Yongsan-gu, thủ đô Seoul có làng người Nhật, ở phường Itaewon, quận Yongsan có làng Hồi giáo ở gần đền Isalem. Bên cạnh đó, ở phường Banpodong, quận Gangnam-gu có làng Seorae của người Pháp, ở Wangsimni có khu người Việt và ở phường Changsin-dong có phố người Nepal. Jasmine Lee là người Hàn gốc Phillipine hiện đang là nghị sĩ quốc hội kì thứ 19, làm việc trong Ủy Ban Gia đình và Bình đẳng 58


giới . Bà được biết đến với những nỗ lực bảo vệ phúc lợi và sự phát triển các quyền con người trong của gia đình đa văn hóa. Tính đến tháng 11 năm 2013, có tổng số 56 người nước ngoài đến từ 13 quốc gia đang đảm nhiệm cương vị là công chức làm việc tại các văn phòng chính quyền trung ương và địa phương. Có một số trường hợp tiêu biểu như Kim Mi-hwa người Hàn-Hoa, một quan chức của thành phố Changwon. Những người nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực truyền thông nổi tiếng như Robert Holley (người gốc Mỹ) và Sam Hammington (người Úc). Hoạt động của họ đã đóng góp vai trò lớn trong việc hình thành nên xã hội đa văn hóa và góp phần xây dựng một xã hội hòa hợp, thống nhất trong tương lai.

59


VΔ n hΓ³a λ¬Έν


3

Di sản UNESCO ở Hàn Quốc Nghệ thuật truyền thống Làn sóng văn hóa Hàn Quốc Hallyu


3 Văn hóa 문화

Kể từ khi mới định cư đến bán đảo Triều Tiên, người Hàn Quốc đã phát triển nền văn hóa đa dạng, độc đáo, dựa trên cảm nhận nghệ thuật ưu việt. Điều kiện địa lý đặc thù của bán đảo mang đến cho người Hàn Quốc cơ hội tiếp nhận cả văn hóa lục địa, văn hóa biển và dễ dàng thích ứng với điều kiện tự nhiện, nhờ đó người Hàn Quốc có thể sáng tạo ra nền văn hóa độc đáo và mang tính đồng cảm cao. Các loại hình di sản văn hóa Hàn Quốc bao gồm âm nhạc,

62


nghệ thuật, văn học, múa, kiến trúc, trang phục và ẩm thực là những phần quan trọng trong nền văn hóa Hàn Quốc, đồng thời tạo nên một kết hợp thú vị và đa dạng cùng mối dây liên kết giữa truyền thống và hiện đại. Ngày nay, nghệ thuật và văn hóa Hàn Quốc đang thu hút sự quan tâm của nhiều người trên toàn thế giới. Những thành tựu văn hóa và nghệ thuật ở mọi lứa tuổi của Hàn Quốc đang dẫn dắt rất nhiều tài năng trẻ hướng ra các cuộc thi khiêu vũ và âm nhạc danh giá nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, các tác phẩm văn học Hàn Quốc đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ để phục vụ độc giả toàn cầu. Gần đây, nhạc pop của Hàn Quốc đã thu hút một lượng rất lớn người hâm mộ trên toàn thế giới không chỉ ở Nhật Bản, Trung Quốc hay khu vực Đông Nam Á mà còn ở cả Mĩ , Nam Mĩ và Châu Âu. Một trong những thành công vang dội nhất là bài hát nổi tiếng thế giới Gangnam Style của ca sỹ Psy.

Khu vực di tích lịch sử Gyeongju Gyeongju từng là thủ đô của triều đại Silla (676935)trong khoảng một thiên niên kỷ. Thành phố vẫn còn có rất nhiều tàn tích khảo cổ học từ thời đó, nên nơi đây còn được gọi là “viện bảo tàng không tường và không mái”. Bức ảnh chụp cảnh các ngôi mộ đất Silla ở trong thành phố.

63


Phồn vinh văn hóa mà Hàn Quốc đang tận hưởng gần đây là kết quả từ nền văn hóa và nghệ thuật truyền thống được xây dựng dựa trên các phẩm chất kiên trì, bền bỉ, kết hợp với cảm nhận nghệ thuật tinh tế được hoàn thiện qua lịch sử lâu đời của người Hàn Quốc. Năng lực thẩm thấu nghệ thuật tinh tế của người Hàn Quốc được phản ánh qua các bức họa trên tường mộ của Giai đoạn Tam quốc, các cổ vật đầy cảm hứng nghệ thuật độc đáo mang dấu tích của từng giai đoạn lịch sử như triều đại Silla thống nhất (676935), Goryeo (918-1392) và thời đại Joseon (1392-1910). Năng lực cảm nhận thẩm mỹ đã được truyền lại cho các thế hệ nghệ sĩ cũng như mọi người dân Hàn Quốc trong xã hội hiện đại ngày nay. Hàn Quốc bảo tồn được rất nhiều di sản văn hóa vô giá, và một phần trong số đó được Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là các di sản thế giới từ năm 1990. Có tổng cộng 40 di sản của Hàn Quốc được liệt kê trong danh sách Di sản thế giới hoặc Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, hoặc được nêu trong Sổ lưu trữ ký ức thế giới của UNESCO.

Di sản UNESCO ở Hàn Quốc Di sản thế giới Cung Changdeokgung Cung Changdeokgung ở phường Waryong-dong, quận Jongnogu, Seoul là một trong năm Cung điện hoàng gia của triều đại Joseon (1392-1910). Nơi đây vẫn còn lưu giữ những kết cấu cung điện nguyên bản và những kiến trúc còn nguyên vẹn. Cung Changdeokgung được xây dựng vào năm 1405 để làm Biệt thự hoàng gia nhưng về sau đã trở thành chính cung của triều đại Joseon sau khi chính cung Gyeongbokgung (Cảnh Phúc) bị phá hủy trong trận hỏa hoạn năm 1592 khi Nhật Bản xâm lược Hàn Quốc. Sau đó, Cung Changdeokgung tiếp tục vai trò là chính 64


cung cho tới năm 1867, khi Cung Gyeongbokgung được sửa chữa và hồi phục lại tình trạng xưa. Cung Changdeokgung được liệt kê vào danh sách di sản thế giới của UNESCO vào năm 1997. Các tòa cung điện xưa được bảo tồn không hư hại, kể cả Cổng Donhwamun, cổng chính của cung; Điện Injeongjeon, Điện Seonjeongjeon, và vườn hoa truyền thống xinh đẹp phía sau các cung điện chính. Trong cung còn có khu nhà Nakseonjae (Lạc Thiện trái), là quần thể các tòa nhà truyền thống trang nhã được xây dựng vào giữa thế kỷ 19 được dùng làm nơi sinh sống của các thành viên hoàng gia.

Tông miếu Jongmyo Tông miếu tọa lạc ở phường ở Hunjeong-dong, quận Jongnogu, Seoul là điện thờ tổ tiên hoàng gia của triều đại Joseon (13921910). Điện được xây để cất giữ 83 bài vị của các vị vua Joseon, các hoàng hậu, hoàng thân và những người đã được ban tước vị hoàng tộc sau khi chết. Do Triều Joseon đề cao hệ tư tưởng

Điện Injeongjeon ở Cung Changdeokgung Cung điện được sử dụng cho những sự kiện quốc gia quan trọng như Lễ đăng quang của các vị vua, yết kiến vua chúa và đón tiếp chính thức các công sứ nước ngoài.

65


Khổng giáo nên các triều đại Joseon cũng rất chú trọng việc truyền bá Khổng giáo và thần thánh hóa những nơi đặt bài vị tổ tiên. Hai tòa nhà chính tại Điện thờ hoàng gia, Điện Jeongjeon (Chính điện) và Điện Yeongnyeongjeon (Vĩnh Ninh) có cấu trúc đối xứng, và có sự khác biệt trong chiều cao của ngai, chiều cao đến mái dua và đỉnh mái, và bề dày của cột được phân chia theo cấp bậc và địa vị trong triều.Toàn bộ hai tòa điện thờ vẫn giữ nguyên những đặc trưng ban đầu mang phong cách kiến trúc độc đáo của thế kỷ 16. Ngày nay, các nghi thức tưởng niệm, thờ cúng tổ tiên trong hoàng gia Joseon vẫn được định kì thực hiện tại điện thờ.

Pháo đài Hwaseong (Hoa Thành) ở Suwon Pháo đài Hwaseong (Hoa Thành) ở quận Jangan-gu, thành phố Suwon, tỉnh Gyeonggi-do là một pháo đài lớn (chiều dài 5,7km) được Tông miếu Jongmyo Điện thờ trung tâm của Khổng giáo ở Triều đại Joseon có đặt các bài vị của các vị vua và hoàng hậu thời đại Joseon.

66

xây dựng từ năm 1796 dưới triều đại Vua Jeongjo (Chính Tổ) (17761800) thuộc triều đại Joseon. Việc xây dựng pháo đài được bắt đầu sau khi nhà vua rời mộ của phụ hoàng mình là thái tử Sado (Tư Điệu) từ Yangju ở tỉnh Gyeonggi-do về vị trí hiện tại gần pháo đài.


Công trình được thiết kế tỉ mỉ và cẩn thận để thực hiện hiệu quả chức năng bảo vệ thành phố Suwon. Khác với các pháo đài khác, Hwaseong còn thực hiện chức năng là cầu nối thương mại và là một công trình văn hóa vô cùng độc đáo. Học giả Jeong Yak-yong, hiệu Dasan, một đại học giả trong thời hậu Joseon của Hàn Quốc vào thế kỷ XVIII là người phụ trách xây dựng pháo đài. Ông đã sử dụng Geojunggi (một loại cần cẩu) áp dụng nguyên lý ròng rọc và Nongno (thiết bị cố định bánh ròng rọc được sử dụng để nâng nguyên liệu xây dựng nặng như đá)

Chùa Bulguksa (Phật Quốc) và AmSeokguram (Thạch Quật) Am Seokguram là một trong những viện tu khổ hạnh của Phật giáo được xây vào năm 774, nằm trong hang động nhân tạo trên núi Tohamsan, thành phố Gyeongju, tỉnh Gyeongsangbuk-do. Trong am có một tượng Đức phật đang ngồi, xung quanh là các hộ pháp và môn đồ được khắc chạm nổi. Cửa am quay mặt ra phía Đông và được thiết kế rất khéo léo để Đức phật luôn đón nhận được những tia sáng mặt trời đầu tiên mọc từ biển Đông hướn gvào trán ngài. Được hoàn thành vào cùng thời điểm khánh thành Am Seokguram, Chùa Bulguksa là tổ hợp nhiều công trình kiến trúc lớn, bao gồm hai tháp đá là tháp Seokgatap (Tháp Thích Ca) hay còn gọi là Muyeongtap (Tháp vô ảnh) và tháp Dabotap (Tháp Đa Bảo) dựng ở trước sân trong của điện thờ chính của Điện Daeungjeon. (Đại Hùng điện) Hai tháp này được xem là những tháp từ thời Silla kiên cố nhất hiện còn tồn tại. Tháp Seokgatap đẹp vì cấu trúc đơn giản, trong khi tháp Dabotap lại được ngưỡng mộ vì các chi tiết chạm khắc công phu, tinh xảo. Tháp Dabotap (Tháp Đa Bảo) được chú ý bởi cấu trúc độc đáo được xây dựng bằng các khối đá granit khắc chạm công phu. Hình ảnh của tháp còn được in trên mặt của đồng xu 10 won của Hàn Quốc. Trái lại, tháp Seokga, hay còn gọi là Tháp Shakyamuni 67


68


(Thích Ca Mâu Ni), nổi tiếng vì kiến trúc đơn giản nhưng vẫn thể hiện được vẻ đẹp hoàn mĩ nhờ vào tỉ lệ đối xứng và cân bằng của tháp. Tháp hiện được xem là nguyên mẫu của tất cả các tháp đá ba tầng được xây ở Hàn Quốc sau này. Những báu vật khác được lưu giữ tại Chùa Bulguksa là hai cây cầu đá trang nhã, Cheongungyo (Thanh Vân kiều- Cầu mây xanh) và Baegungyo (Bạch Vân kiều- Cầu mây trắng), dẫn đến Điện Daeungjeon, điện Đạt ma là các điện chính của chùa. Cây cầu tượng trưng cho hành trình mà mọi tín đồ Phật giáo cần vượt qua để đến được Miền cực lạc.

Các Lăng mộ hoàng gia của Triều đại Joseon Triều đại Joseon (1392-1910) đã để lại cho thế hệ sau tổng cộng 44 lăng mộ của các vị vua và hoàng hậu, hầu hết đều ở trong và xung quanh khu vực thủ đô gồm các thành phố Guri, Goyang và Namyangju ở tỉnh Gyeonggi-do. Một vài lăng mộ hoàng gia được bố trí theo những nhóm nhỏ ở lăng Donggureung, lăng Seooreung,

1 2 3

4

1. Pháo đài Hwaseong ở Suwon Pháo đài thế kỉ 18 với đặc trưng tiêu biểu về khả năng phòng ngự này được xây dựng trên cơ sở kiến thức và công nghệ tiên tiến nhất được biết đến ở cả phương Đông và Tây tại thời điểm đó. 2. ChùaBulguksa Ngôi chùa thời Silla này được xây vào thế kỷ thứ 6 nổi tiếng về mặt kiến trúc vì đây là ví dụ điển hình cho giáo lý Phật ở mọi nơi trên thế giới. (Ảnh: Cầu Cheongungyo và Baegungyo ở Đền Bulguksa)

3,4. Am Seokguram Đức phật chính ngồi trên đài sen cao quý tại vị trí trung tâm.

lăng Seosamneung và lăng Hongyureung. Trong số này, có bốn mươi lăng mộ được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Các Lăng mộ hoàng gia của Triều đại Joseon thể hiện văn hóa lăng mộ được đúc rút từ hệ tư tưởng Khổng giáo và quan niệm phong thủy địa lý. Những di tích lịch sử này được đánh giá rất cao vì đã bảo tồn được nguyên vẹn hình dáng ban đầu.

Hai dãy tàng kinh Điện Janggyeongpanjeon của Chùa Haeinsa Điện Janggyeongpanjeon (Điện Tàng kinh bản) là nơi bảo quản các bản kinh Phật khắc gỗ lâu đời nhất của triều đại Goryeo(918-1392). Hai dãy nhà này được khánh thành vào năm 1488 với phương pháp xây dựng khoa học, độc đáo có khả năng kiểm soát thông gió và chống ẩm cao để đảm bảo lưu trữ an toàn các bản in gỗ lâu năm. 69


Điện Janggyeongpanjeon (Điện Tàng kinh bản) được xây dựng

1 2 3

ở vị trí cao nhất của Chùa Haeinsa(khoảng 700m so với mực nước

1. Lăng Donggureung Tổ hợp các Lăng mộ hoàng gia được xây dựng cho chín vị Vua Joseon và mười bảy Hoàng hậu, hoàng phi.

biển). Bốn tòa nhà được xây dựng quay mặt vào nhau, lợi dụng địa hình thung lũng nhiều gió của núi Gaya nên có tác dụng thông gió vô cùng hiệu quả. Cửa sổ lưới mở với các kích thước khác nhau được sắp xếp ở các hàng trên và dưới ở cả tường trước và sau của dãy

2. Lăng Yeongneung Lăng mộ Vua Sejong và hoàng hậu Soheon

nhà để luồng khí di chuyển thông thoáng từ trên xuống dưới.

3. Lăng Mongneung Lăng mộ Vua Seonjo, hoàng hậu Uiin và Hoàng hậu Inmok

thích hợp thể hiện công nghệ kiến trúc khoa học vượt trội. Nền nhà

Cửa sổ lưới được thiết kế để kiểm soát luồng gió duy trì nhiệt độ được xây bằng các lớp than, đất sét, cát, muối và vôi bột đầm chặt cũng giúp kiểm soát độ ẩm của các phòng khi thời tiết mưa nhiều hoặc hạn hán.

Pháo đài Namhansanseong (Nam Hán Sơn Thành) Pháo đài Namhansanseong cách Seoul khoảng 25km về hướng Đông Nam, được tái kiến thiết trên quy mô lớn vào năm 1626 trong thời đại của Vua Injo (Nhân Tổ) thuộc Triều đại Joseon, để làm nơi ẩn náu cho Vua và dân tộc ông trong trường hợp khẩn cấp quốc gia. Pháo đài Namhansanseong được xây dựng trên nền móng

Phản đá, hộ pháp đá bảo vệ Lăng mộ hoàng gia Mỗi Lăng mộ hoàng gia Joseon đều được bảo vệ bởi các phản đá và xếp đá xung quanh lề. Đặc biệt trước các lăng mộ luôn được đặt hai linh vật bằng đá là cừu- tượng trưng cho tính chất ôn hòa và hổ - tượng trưng cho sự hung dữ. Ở khu vực trước chính diện lăng mộ còn đặt một bàn đá hình chữ nhật làm nơi cúng tế các linh hồn, hai bên là các cột đá bát giác đủ cao để đảm bảo tầm nhìn từ cả hai phía. Phía trước tượng động vật là các cột đèn có chỗ châm đèn chiếu sáng và ba phản đá chắn ở các phía Đông Tây và Bắc. Ở hai bên cột đèn sẽ có một hoặc hai bức tượng quan văn đứng đối diện nhau, phía dưới là tượng quan võ.

70


71


cũ của Pháo đài Jujang được xây dựng vào gần một nghìn năm trước, năm 672, trong thời đại Vua Munmu của Triều đại Silla thống nhất. Vị trí phòng thủ của pháo đài được củng cố bằng cách lợi dụng địa hình gồ ghề của ngọn núi (cao so với mực nước biển trung bình 480m); chu vi của thành là khoảng 12,3km. Theo như ghi chép từ thời Joseon, có khoảng 4.000 người đã sống trong thành phố được xây bên trong pháo đài. Các cung, Tông miếu Jongmyo và Điện thờ Sajikdan (Xã Tắc) được xây dựng trong pháo đài vào năm 1711 trong thời đại Vua Sukjong của triều đại Joseon. Pháo đài Namhansanseong (Nam Hán Sơn Thành) Pháo đài trên núi được sử dụng với vai trò là thủ phủ tạm thời trong triều đại Joseon. Công trình kiến trúc này cho thấy các kỹ thuật xây dựng pháo đài đã phát triển mạnhtrong suốt thế kỷ từ 7-19.

72

Pháo đài cũng là nơi phản ánh những cuộc chiến tranh quốc tế diễn ra liên tục tại khu vực Đông Á trong suốt thế kỉ thứ 16 đến thế kỉ 18. Thông qua các cuộc chiến tranh này, các quốc gia trong khu vực như Hàn Quốc (Joseon), Nhật Bản (Thời kỳ AzuchiMomoyama), và Trung Quốc (Thời kỳ Minh và Thanh) cũng mở rộng quan hệ giao lưu, trao đổi văn hóa, kinh tế trên diện rộng. Sự thâm nhập của súng đại bác từ các nước phương Tây đã


mang đến rất nhiều thay đổi cho các vũ khí bên trong pháo đài và ảnh hưởng đến cách xây dựng pháo đài. Pháo đài chính là một “ghi chép sống” về những thay đổi trong kiến trúc và kiến thức quân sự thế kỷ 7-19.

Khu Di tích lịch sử Vương triều Baekje Baekje là một trong những vương triều cổ đại ở bán đảo Triều Tiên, được thành lập từ năm 18 trước Công nguyên và tồn tại đến năm 660 sau Công nguyên. Quần thể di dích lịch sử vương triều Baekje nằm rải rác ở vùng núi trung tây Hàn Quốc, bao gồm tám địa điểm khảo cổ. Đó là Pháo đài Gongsanseong (Di tích Lịch sử số 12) và Lăng mộ cổ ở Songsan-ri (Di tích Lịch sử số 13) thuộc Thành phố Gongju, Pháo đài Busosanseong (Di tích Lịch sử số 5), Khu Khảo cổ ở Gwanbuk-ri (Di tích Lịch sử số 428), Khu Đền Jeongnimsa (Di tích Lịch sử số 301), Lăng mộ cổ ở Neungsan-ri (Di tích Lịch sử số 14) và các bức tường (lịch sử số 68) của Thành phố Buyeo-gun, Khu Khảo cổ ở Wanggung-ri và Khu đền Mireuksa thuộc Thành phố Iksan. Quần thể di tích lịch sử này là một minh chứng lịch sử còn tồn tại tới ngày nay về mối quan hệ giữa các vương triều cổ đại ở phía Đông châu Á, bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 7 và trở thành đại diện cho quá trình phát triển kiến trúc và sự truyền bá đạo Phật ở các quốc gia này. Sự tồn tại của di tích lịch sử này cùng với danh tiếng của thành phố thủ đô, các ngôi chùa Phật giáo, các lăng mộ cổ, kiến trúc và những ngôi chùa bằng đá đại diện cho nền văn hóa, tôn giáo và tính thẩm mỹ của vương triều cổ đại Baekje. Được công nhận là chi tiết quan trọng trong quần thể thành phố cổ, pháo đài, cung điện, tường thành, lăng mộ hoàng gia, các ngôi chùa Phật giáo thể hiện các giá trị phổ quát nổi bật của quần thể di tích lịch sử vương triều Baekje. Khu di tích đã bảo tồn được những giá trị kiến trúc cổ xưa và 73


1 2 3

1. Pháo đài Gongsanseong, Gongju 2. Khu Lăng mộ hoàng gia Songsan-ri, Gongju 3. Khu Đền Jeongnimsa, Buyeo

chứng minh những tiến bộ vượt bậc về công nghệ của người cổ đại. Pháo đài, tường thành, lăng mộ hoàng gia trên núi và vị trí tuyến đường giao thông đều được đưa vào khu di sản và vùng đệm. Mỗi kết cấu trong khu di tích đều là di sản văn hóa được nhà nước công nhận, và một số địa điểm thuộc khu di tích đã được đưa vào Chương trình trọng điểm bảo vệ Thành cổ. Đồng thời, mỗi kiến trúc khu khảo cổ, pháo đài, lăng mộ cổ, kiến trúc ngôi chùa bằng đá thuộc Quần thể Di tích Vương triều Baekje bảo lưu toàn bộ bố cục và kiến trúc ban đầu của thành phố. Nhiều khoản đầu tư đã đổ vào khu di sản và các kiến trúc bên trong để nỗ lực duy trì tính lịch sử và xác thực của khu di tích trên mọi phương diện.

Danh sách Ký ức thế giới của UNESCO Hunminjeongeum (Huấn dân chính âm- Âm đúng để dạy dân) Hangeul là tên của hệ thống chữ viết Hàn Quốc và bảng chữ cái, Bản Huấn dân chính âm giải lệ Văn bản là chú thích về nguyên lý và đặc điểm của cho ba âm: đầu, giữa và cuối, tạo thành âm tiết của chữ Hàn Quốc bằng cách thể hiện qua 94 từ ví dụ.

gồm các mẫu tự được mô phỏng từ hình dáng tạo nên bởi cơ quan phát âm của con người khi phát âm và hình dạng tượng trưng của thiên-địa- nhân (bầu trời-mặt đất- con người). Đây là bảng kí tự rất dễ học, dễ nhớ và dễ sử dụng.Hangeul được Vua Sejong công bố vào năm 1446 . Cũng trong cùng năm đó, Vua Sejong đã yêu cầu các học giả viết bản Hunminjeongeum haeryebon (Huấn dân chính âm giải lệ) để cung cấp các thông tin về mục đích, nguyên tắc và hướng dẫn sử dụng. Một trong những bản thảo này hiện nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng mỹ thuật Kansong và đã được liệt kê trong Danh sách Ký ức thế giới của UNESCO vào năm 1997. Bản Hunminjeongeum đã mở ra một chân trời rộng mở mới cho tất cả người Hàn

74


75


Quốc, thậm chí phụ nữ và những người ở giai cấp thấp nhất trong xã hội cũng có thể học đọc, viết và thể hiện suy nghĩ của bản thân một cách đầy đủ và rành mạch. Mẫu tự Hunminjeongeum ban đầu gồm 28 chữ cái, nhưng hiện nay chỉ có 24 chữ cái được sử dụng. Vào năm 1989, UNESCO đã cùng với chính phủ Hàn Quốc sáng lập ra “Giải xóa mù chữ Vua Sejong” để trao tặng cho các tổ chức hoặc cá nhân có công lao to lớn và đạt được các kết quả đặc biệt đóng góp cho việc thúc đẩy xóa nạn mù chữ trên thế giới.

Joseon Wangjo Sillok (Joseon Hoàng triều thực lục) Biên niên sử hoàng triều Joseon Joseon wangjo sillok (Joseon Hoàng triều thực lục) là bản ghi ghép hàng năm về các vua và quan thời Joseon trong suốt 472 năm từ 1392 đến 1863. Biên niên sử hoàng triều Joseon Joseon wangjo sillok (Joseon Hoàng triều thực lục) gồm 2.077 quyển và được lưu giữ tại Thư viện Kyujanggak thuộc Đại học Quốc gia Seoul. Sau khi nhà vua băng hà, biên niên sử của nhà vua sẽ được biên soạn ngay trong thời kỳ đầu kế vị của vị vua trị vì tiếp theo, dựa trên các bản kê khai hàng ngày được gọi là “bản thảo lịch sử” (sacho), do các sử quan viết lại. Biên niên sử được xem là các nguồn tư liệu lịch sử cực kỳ quý giá bởi chúng chứa đựng thông tin chi tiết về chính trị, kinh tế, văn hóa và các khía cạnh khác của xã hội Joseon. Một khi biên niên sử được biên soạn và đặt trong “sử khố” (sago-kho lịch sử), sẽ không ai được phép mở ra. Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ, trong các trường hợp đặc biệt khi cần phải tham khảo hướng dẫn các lễ nghi mang tính quốc gia quan trọng như nghi thức tưởng niệm tổ tiên hoàng gia hoặc tiếp đón công sứ nước ngoài thì có thể xem lại một phần các tài liệu này. Ban đầu có bốn kho lịch sử, một ở Chunchugwan (Văn phòng 76


Hồ sơ nhà nước) tại Cung đình hoàng gia, và có ba kho nữa ở các trung tâm hành chính vùng chủ chốt ở miền Nam, gồm Chungju, Jeonju và Seongju. Tuy nhiên, các kho lịch sử này đã bị phá hủy vào năm 1592 khi Nhật xâm lược Hàn Quốc. Sau đó Triều đại Joseon phải xây những kho sử mới trên một vài ngọn núi xa xôi hẻo lánh như núi Myohyangsan, núi Taebaeksan, Odaesan và Manisan.

Seungjeongwon Ilgi(Nhật ký Ban thư ký hoàng gia) Tài liệu ghi chép về đời sống công khai và trao đổi với quan lại của các vị vua Joseon. Văn bản này được soạn hàng ngày tại viện Seungjeong (văn phòng thư ký của hoàng triều) từ tháng 3 năm 1623 đến tháng 8 năm 1910. Các ghi chép được thu thập thành 3.243 tập và bao gồm chi tiết về chỉ dụ hoàng gia, tờ trình và thỉnh cầu từ các bộ và các cơ quan chính phủ khác. Nhật ký hiện được lưu giữ tại Thư viện Kyujanggak, Đại học Quốc gia Seoul.

Ilseongnok (Nhật tỉnh lục) Ghi chép về hoạt động của các vua cuối thời Joseon và việc điều hành triều chính. Mặc dù đây là nhật ký riêng của nhà vua nhưng

Ilseongnok (Nhật tỉnh lục) Nhật ký Hoàng gia về các hoạt động thường ngày của nhà vua và các vụ việc hành chính của nhà nước từ năm 1760 đến năm1910, tức vị vua cuối cùng của triều đại Joseon kế vị.

văn bản này vẫn được coi là một tài liệu công khai của triều đình. Các ghi chép từ năm 1760 (Vua Yeongjo năm 36) đến 1910(Vua Yunghui năm thứ 4) được biên soạn thành tổng cộng 2.329 tập. Ghi chép cung cấp thông tin chi tiết và sống động về tình hình chính trị trong và ngoài nước cũng như các trao đổi văn hóa đang diễn ra giữa phương Đông và phương Tây từ thế kỷ 18 đến 20.

77


Nghi thức hoàng gia -Uigwe (Nghi Qũy) 75 cuốn sách ghi chép nghi thức hoàng gia mang tên Uigwe (Nghi Qũy) chứa đựng thông tin và minh họa về các thủ tục và lễ nghi được thực hiện trong đám cưới, đám tang, đại tiệc và các buổi tiếp sứ thần nước ngoài cũng như các hoạt động văn hóa của hoàng gia. So với Joseon wangjo sillok, những quyển sách này được viết thực tế hơn với nhiều thông tin và hình ảnh về các sự kiện cụ thể, ví dụ như một cuộc du hành của vua. Chủ đề được đề cập đến thường xuyên nhất là các Đám cưới hoàng gia, sắc phong Hoàng hậu và Hoàng thái tử, đám tang cấp nhà nước và hoàng tộc, và xây dựng Lăng mộ hoàng gia, mặc dù cũng có đề cập đến các sự kiện phản ánh hình ảnh mẫu mực của nhà vua như tham gia cày ruộng tịch điền hay các đợt xây dựng hoặc nâng cấp các cung điện. Trong tài liệu còn đề cập đến việc Nghi thức hôn lễcủa Vua Yeongjo và Hoàng hậu Jeongsun (Triều đại Joseon, thế kỷ 18) Nghi thức cấp nhà nước được tổ chức trong hôn lễ Vua Yeongjo, vị vua thứ 21 của Joseon và Hoàng hậu Jeongsun năm 1759. Ảnh: Hình ảnh hôn lễ Vua Yeongjo, vị vua thứ 21 của Joseon và Hoàng hậu Jeongsun được ghi lại trong Uigwe (Nghi Qũy)

thi công Pháo đài Hwaseong và chuyến thăm chính thức của Vua Jeongjo tới thành lũy mới vào cuối thế kỷ 18. Những ghi chép về nghi thức hoàng gia mang tên Uigwe (Nghi Quỹ) vốn được lưu trữ trong kho lịch sử, nhưng đáng tiếc là chúng đã bị phá hủy bởi ngọn lửa trong cuộc xâm lược của Nhật vào năm 1592. Chỉ 3.895 tập Uigwe còn lại đã được xuất bản sau chiến tranh. Một vài trong số đó đã bị Quân đội Pháp mang đi vào năm 1866 và được lưu giữ trong Thư viện quốc gia Pháp đến năm 2011, sau đó tất cả các tài liệu đã được trả lại nhờ một loạt những đề nghị liên tục từ chính phủ Hàn Quốc và giới nghiên cứu sử học.

Janggyeongpanjeon (Điện Tàng kinh bản) và Jegyeongpan (Giả kinh bản) Bộ kinh được khắc trên 81.258 bản gỗ còn có tên gọi là “Bát vạn đại tạng kinh”. Hay còn được gọi là Tripitaka(tiếng Pali là 78


Tipitaka) có nghĩa là "tam bảo” (gồm kinh, luật và luận), bao gồm những quy tắc về cuộc sống tôn giáo (Vinaya-pitaka), được diễn thuyết cùng với kinh Phật (Sutta-pitaka) và những bài thuyết giảng của các môn đồ của Đức Phật (Abhidhamma-pitaka).“Bát vạn đại tạng kinh”được lưu giữ tại Chùa Haeinsa, thuộc huyện Hapcheongun, tỉnh Gyeongsangnam-do.Việc xây dựng chùa đã được thực hiện trong suốt Triều đại Goryeo (918-1392) thuộc dự án quốc gia bắt đầu vào năm 1236 và hoàn thiện trong mười lăm năm. Điện Janggyeongpanjeon (Điện Tàng kinh bản) do người Goryeo lập nên, họ dựa vào sức mạnh của Phật giáo để thoát khỏi tình cảnh đất nước Goryeo bị quân Mông Cổ xâm lược và phá hủy vào thế kỷ 13. Điện Janggyeongpanjeon (Điện Tàng kinh bản) thường được so sánh với các Bộ đại tàng kinh khác của các triều đại Tống, Nguyên và Minh ở Trung Quốc, và được đánh giá cao vì nội dung phong phú và hoàn thiện hơn. Quy trình sản xuất bản in gỗ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghệ in ấn và xuất bản ở Hàn Quốc.

Điện Janggyeongpanjeon (Điện Tàng kinh bản) và Jegyeongpan (Giả kinh bản) Tuy là một bộ kinh Phật nhưng văn bản này cũng có vai trò như một tư liệu lịch sử phản ánh tình hình chính trị, văn hóa, tư tưởng của thời đại Goryeo.

79


Tài liệu về Phong trào vận động dân chủ 18/5 tại Gwangju vào năm 1980 Bộ tài liệu về Phong trào vận động dân chủ Gwangju gồm văn bản và những bức ảnh phản ánh cuộc nổi dậy quy mô lớn chống lại chế độ quân sự tại thành phố Gwangju ở miền Nam Hàn Quốc vào ngày 18/5/1980. Việc các bản ghi chép về 1 sự kiện hiện đại được liệt vào danh sách Ký ức thế giới là điều hiếm thấy. Số tài liệu này nêu bật một khoảnh khắc quan trọng trong quá trình đất nước chuyển tiếp sang thời kỳ dân chủ. Tuyển tập được công nhận là bản ghi chép có ảnh hưởng lớn đến việc phá vỡ hệ thống Chiến tranh lạnh và thiết lập nền dân chủ tại Đông Á vào những năm 1980. Bộ tài liệu về Phong trào vận động dân chủ Gwangju ban đầu được ghi chép và bảo quản để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động và bồi thường cho các nạn nhân có liên quan. Tuyển tập đồ sộ này bao gồm hơn 850 nghìn trang tài liệu, bức ảnh, băng ghi âm và các hình ảnh chuyển động mô tả quá trình phát triển của Phong trào từ ngày 18 đến 27 tháng 5 năm 1980. Có rất nhiều các tổ chức đã bảo quản các tài liệu này trước đó như Tổ chức tưởng niệm ngày 18 tháng 5, Viện lưu trữ quốc gia, Bộ Lục quân, Thư viện Quốc gồm Văn rất nhiều tổ chức khác ở Mỹ.

Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại của Hàn Quốc

JongmyoJerye (nghi lễ cúng tế) và Jongmyo Jeryeak (nhạc tế tông miếu) Nghi thức tổ tiên hoàng gia (Jongmyo Jerye) là nghi lễ thường niên được tổ chức vào Chủ nhật đầu tiên của tháng 5 để tỏ lòng kính trọng các vị vua và hoàng hậu Joseon đã mất, được dựng bài vị tại Điện thờ Jongmyo (Tông miếu) phản ánh thời kỳ Nho giáo trở thành ý thức hệ quốc gia, hướng con người thực đạo lý, giữ gìn những lễ nghi và trật tự trong xã hội.

80


Jongmyo Jeryeak (nhạc tế tông miếu) gồm có ba phần chính là âm nhạc, bài hát và điệu múa. Âm nhạc sử dụng rất nhiều nhạc cụ truyền thống như Taak, Hyonak giúp làm nổi bật vẻ đẹp vừa rực rỡ vừa nghiêm trang của các điệu múa Văn vũ (Munmu) và Võ Vũ (Mumu). Jongmyo Jerye (nghi lễ cúng tế) và Jongmyo Jeryeak (nhạc tế tông miếu) là loại hình nghệ thuật truyền thống đa kết hợp, kết hợp giữa âm nhạc và múa, được bảo tồn nguyên vẹn trong suốt 500 năm.

Hát kể chuyện Pansori Pansori là một loại hình hát kể chuyện dân gian có được có người hát sorikkun, người đánh trống gosu và khán giả. Người hát đứng trên sân khấu kể một câu chuyện theo chủ đề và có vần điệu trong tiếng đệm trống của nhạc công cùng những lời cổ vũ của khán giả thỉnh thoảng xen vào giữa bài hát gọi là chuimsae. Hình thức hát kể chuyện pansori phát triển từ thế kỷ 18 và nhận được

Jongmyo Jeryeak (âm nhạc tế lễ tông miếu) và Mumu (Võ vũ) (đội quân múa nghi thức) Nghi thức tưởng nhớ tổ tiên hoàng gia được tổ chức theo mùa tại Điện thờ Jongmyo. Trong quá trình thực hiện nghi lễ có đội quân chuyên múa nghi thức gọi là Ilmu (Dật vũ), gồm Văn vũ (Munmu) và Võ Vũ (Mumu). Quân Văn vũ nhảy uyển chuyển nhẹ nhàng theo đúng khí chất quan văn còn quân Võ Vũ lại có các chuyển động đầy mạnh mẽ và quyết liệt.

81


Hát kể chuyện Pansori Là hình thức biểu diễn Opera truyền thống của Hàn Quốc do một nghệ sĩ đóng vai trò là người kể chuyện (sorikkun), vừa hát vừa kể chuyện kết hợp với cử chỉ, điệu bộ để phù hợp với nhịp điệu của tiếng trống. (Nguồn: Viện âm nhạc truyền thống Hàn Quốc)

rất nhiều sự mến mộ của công chúng Hàn Quốc nên dần trở thành một loại hình âm nhạc truyền thống.

Lễ hội Gangneung Danoje Là lễ hội truyền thống lâu đời nhất của Hàn Quốc được tổ chức vào dịp Đoan Ngọ hàng năm (5 tháng 5 âm lịch). Vào dịp này hàng năm, lễ hội được tổ chức tại Gangneung, tỉnh Gangwon-do. Lễ hội bắt đầu với nghi thức truyền thống cúng thần núi Daegwallyeong và tiếp tục với rất nhiều trò chơi, sự kiện và nghi thức dân gian. Người tham gia lễ hội nguyện cầu xin mùa màng tươi tốt, cuộc sống gia đình, bình an và thịnh vượng và làng xóm hòa hợp, thống nhất. Lễ hội bắt đầu bằng nghi thức nấu rượu dâng thần trước Tết Đoan Ngọ một tháng. Người Hàn Quốc gọi rượu dâng thần là sinju tức “thần tửu”. Tiếp theo, người ta làm giỗ Sơn Thần và thần Thành Hoàng theo nghi thức Nho giáo. Đây là hai vị thần trấn ải đèo Daegwallyeong được coi là cửa ngõ của vùng Gangneung.

82


Tiếp sau là rất nhiều sự kiện lễ hội như Múa mặt nạ Gwanno, trình diễn kịch câm của đoàn nghệ sĩ đeo mặt nạ, chơi đu, ssireum (đấu vật Hàn Quốc), biểu diễn âm nhạc truyền thống nông thôn, gội đầu và ăn bánh gạo surichwi. Đặc biệt, nghi thức gội đầu dành cho phụ nữ với ý nghĩa đuổi ma quỷ và cầu mong đời sống khỏe mạnh, trường thọ.

Lễ hội Gangneung Danoje (Lễ hội Đoan Ngọ Gangneung) Hội Danoje tại vùng Yeongdong là lễ hội truyền thống lớn nhất tại Hàn Quốc, kéo dài gần bốn tuần lễ từ tháng 4 tới đầu tháng 5 âm lịch. Ảnh: Người đeo mặt nạ múa tại Lễ hội Danno

Người Hàn Quốc cũng tin rằng nếu nấu nước cây thủy xương bồ (changpo) để gội đầu thì tóc cũng sẽ bóng mượt hơn.

Múa vòng tròn Ganggangsullae Múa vòng tròn Ganggangsullae là điệu múa truyền thống kết hợp nhảy theo vòng tròn và các trò chơi dân gian được thực hiện bởi những người phụ nữ miền biển tỉnh Jeollanam-do. Điệu múa này thường được múa vào ngày Tết Trung thu Chuseok hay ngày rằm Daeboreum (Ngày trăng tròn đầu tiên của Năm mới âm lịch). Ngày nay, điệu múa này đã trở thành một loại hình nghệ thuật truyền thống và được biểu diễn trên toàn quốc tại các buổi diễn dân gian. 83


Tuy nhiên, màn trình diễn xưa ban đầu bao gồm một vài trò chơi dân gian như Namsaengi nori (Trò chơi của chú hề lêu lổng Namsadang), deokseok mori (Cuộn chiếu rơm) và gosari kkeokgi (hái chồi non dương xỉ). Khi thực hiện điệu múa Ganggangsullae sẽ có một người hát chính và những người khác hát phụ họa theo. Nhịp ban đầu rất chậm chãi, nhẹ nhàng nhưng càng về sau càng nhanh và các nhịp chân, chuyển động múa cũng phải nhanh theo cho phù hợp với nhịp điệu của toàn bài.

Trò chơi dân gian Namsadang Namsadang là một hình thức biểu diễn dân gian của do phường diễn nghệ thuật chủ yếu là nam giới, biểu diễn tại các làng quê và khu chợ. Nội dung buổi diễn rất phong phú với âm nhạc và các điệu nhảy dân gianpungmul nori, đi bộ trên dây jultagi, xoay đĩa

1 2

3

1.Trò chơi Namsadang Đoàn biểu diễn nghệ thuật truyền thống có ít nhất 40 người, phần lớn là nam giới và được chỉ huy bởi một Kkokdusoe (người đứng đầu). Đây là một hoạt động văn nghệ tiêu biểu của tầng lớp dân thường từ cuối thời Joseon. 2. Nuôi chim ưng Nuôi và huấn luyện chim ưng để săn bắt đã từng là phương pháp phổ biến trong thời xưa nhưng hiện nay đây chỉ là một hoạt động ngoài trời để tìm kiếm sự hòa hợp giữa con người với tự nhiên. 3. Cúng cầu siêu Yeongsanjae Nghi lễ thể hiện niềm tin vào đức Phật được thực hiện vào ngày thứ 49 sau ngày chết của một ai đó để dẫn lối linh hồn đến miền cực lạc.

84

daejeop dolligi, kịch mặt nạ gamyeongeuk và múa rối kkokdugaksi noreum. Đây là hình thức biểu diễn nghệ thuật lâu đời nhất của Hàn Quốc do những người nông dân lưu truyền và phát triển trong dân gian. Trong các buổi biểu diễn truyền thống, bao giờ cũng xuất hiện các nhạc cụ như trống buk, trống phong yêu janggu, còn có chiêng jing và phèng kkwaenggwari và kèn nabal, kèn bầu taepyeongso. Các nhạc cụ cùng điệu múa sẽ giúp người nông dân xua tan mệt mỏi khi cày ruộng, gieo mạ hay gặt lúa, nhằm nâng cao năng suất lao động và nâng cao tinh thần tập thể, cộng đồng.

Tế lễ Yeongsanjae (Linh Sơn Trai) Tế lễ Yeongsanjae (Linh Sơn Trai) là nghi lễ Phật giáo dành cho người chết được thực hiện vào ngày thứ 49 sau ngày mất của một người để an ủi linh hồn đã chết. Đây là nghi thức được thực hiện từ thời Goryeo (918-1392) để cầu nguyện cho sự phồn thịnh và thái bình của quốc gia, bách tính.


85


1

Yeongsanjae (Linh Sơn Trai) là nghi thức cúng cầu siêu cho

2

hương hồn của người đã khuất, nhưng trên hết, nghi lễ này còn

1. Môn võ Taekkyeon Các động tác của Taekkyeon lấy sức mạnh từ sự chuyển động nhịp nhàng và hài hòa của toàn thân, dùng cơ thể để để chế ngự đối thủ và bảo vệ bản thân. 2. Đi dây Jultagi Trình diễn đi trên dây không chỉ dừng ở biểu diễn kĩ thuật cơ thể mà còn là trò chơi dân gian kết hợp với ca hát, hài kịch và các chuyển động điêu luyện

mang ý nghĩa truyền đạt lời dạy của đức Phật Thích Ca tới tất cả các linh hồn phiêu bạt, mọi người và tất cả các sinh vật có trên thế gian này. Giống như loài bướm phải trải qua quá trình thoát khỏi vỏ bọc sâu kén, theo lời của đức Phật thì con người cuối cùng cũng sẽ được giải thoát khỏi bể khổ. Đây không phải là một buổi biểu diễn mà là một nghi thức có sự tham gia của cả cộng đồng để cùng suy ngẫm và chiêm nghiệm về lời dạy của đức Phật.

Múa lên đồng Yeongdeunggut ở đền Chilmeoridang, đảo Jejudo Đây là một hình thức cúng tế cầu thái bình và mùa màng bội thu được thực hiện tại nhiều làng mạc trên đảo Jejudo. Tại đảo Jeju, tháng 2 âm lịch được gọi là tháng Yeongdeung. Yeongdeung là tên của thần gió và ngày Yeongdeung là ngày thần gió hạ giới. Vào thời gian này, bà thần gió Yeongdeung đi thăm các ngôi làng, cánh đồng và sẽ rời đi vào ngày rằm.

86


Môn võ Taekkyeon Taekkyeon là một trong những môn võ truyền thống lâu đời có từ thời kỳ trước công nguyên và có tên gọi khác là Gakhui (“môn thể thao của chân”) và Bigaksul (“Nghệ thuật chân bay”). Nghĩa gốc của “Taekkyeon” có nghĩa là “đá chân”. Taekkyeon có nguồn gốc lịch sử, đặc điểm võ thuật hoàn toàn khác với môn võ Taekwondo. Giống như hấu hết các môn võ thuật không sử dụng vũ khí khác, Taekkyeon tập trung tới nâng cao kỹ năng phòng thủ của bản thân và tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần thông qua việc luyện tập những chuyển động cơ thể theo nhịp điệu âm nhạc, đặc biệt tập trung sử dụng bàn chân và chân. Phương pháp đấu võ của Taekkyeon khuyến khích tập trung nhiều vào phòng thủ hơn tấn công, đặt một chân lên trước đối phương và sử dụng tay và bàn chân hoặc nhảy lên và đấm vào mặt đối thủ để giành chiến thắng.

87


Arirang(Bên trái) Bài hát dân gian được yêu thích phổ biến nhất của tất cả người Hàn Quốc với đoạn điệp khúc “Arirang, Arirang, Arariyo.” Sau đây là bản nhạc Arirang bằng tiếng Anh

Đi dây Jultagi Trò chơi dân gian đi bộ trên dây được tổ chức nơi cánh đồng hay địa điểm rộng, kết hợp với hát và múa. Trò đi dây Jultagi thường có một nghệ sĩ hài gwangdae đi thăng bằng trên dây, hát kể chuyện Pansori, biểu diễn mặt nạ và kịch múa rối. Phía dưới có eorit gwangdae (chú hề) đóng vai trò là người đối đáp bằng lời nhận xét hóm hỉnh và hành động hài hước tạo bầu không khí sôi động, vui vẻ. Đi trên dây còn được trình diễn trang trọng tại cung đình để kỷ niệm các dịp đặc biệt như Tết Nguyên đán hoặc nghênh đón các vị khách đặc biệt như công sứ nước ngoài. Dần dần trò chơi này đã trở về với làng quê hay khu chợ để phục vụ cho đời sống tinh thần của người dân. Jultagi cũng hay xuất hiện trong ngày mừng thọ hay tiệc sinh nhật của nhà giàu. Trong khi đi trên dây ở các quốc gia khác có xu hướng chỉ tập trung vào kỹ thuật đi, thì đi trên dây ở Hàn Quốc lại nhấn mạnh đến bài hát và vở kịch cũng như phản ứng của các khán giả để tạo thành một trò chơi tập thể của cộng đồng.

Nuôi chim ưng Những người nuôi chim ưng buộc một dây da quanh cổ chân chim và một thẻ có ghi tên người chủ nuôi và chiếc chuông nhỏ trên đuôi chim. Vai trò của chiếc chuông là để xác định vị trí của chim ưng sau khi chim ưng lao xuống vồ mồi. Truyền thống này của Hàn Quốc được UNESCO liệt kê trong Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của Nhân loại vào năm 2010 cùng với những di sản được bảo tồn ở 11 quốc gia khác trên toàn thế giới như Cộng hòa Séc, Pháp, Mông cổ, Tây Ban Nha và Siria.

Arirang Arirang là tên của bài hát dân gian tiêu biểu của Hàn Quốc. Có rất nhiều biến thể của bài hát, mặc dù lời điệp khúc có chung từ 88


89


“arirang” hoặc “arari”. Arirang được hát với nhiều mục đích như động viên công việc đồng áng nặng nhọc của nhà nông, thổ lộ tình cảm với người thương, lời cầu nguyện về cuộc sống bình yên, hạnh phúc hoặc khuấy động bầu không khí vui vẻ, sôi động. Một yếu tố giúp Arirang luôn tồn tại trong tim người Hàn Quốc nhiều năm như vậy là do nhịp điệu gần gũi, dễ cảm thụ và ai cũng có thể viết lời trên nền nhạc để làm thành bản nhạc cho chính mình. Homer B. Hulbert (1863-1949), một nhà truyền giáo người Mỹ là người đầu tiên ghi lại bản nhạc và nhắc đến tầm quan trọng của bài hát Arirang. Ông đã giới thiệu Arirang trong bài báo có tiêu đề “Thanh nhạc Hàn Quốc”đăng trên tạp chí Korean Repository, phát hành tháng 2 năm 1896. Nội dung giới thiệu về Arirang có đoạn: Airirang là bài hát phổ biến nhất tại Hàn Quốc và có vai trò quan trọng giống như món cơm trên bàn ăn hàng ngày của người Hàn Quốc. Những bài hát khác chỉ là sự mô phỏng lại của Arirang và đi đến đâu trên khắp lãnh thổ Hàn Quốc ta cũng có thể nghe được bài hát này. Có rất nhiều lời hát cũng như biến thể phối nhạc của bài hát Arirang, nội dung các bài hát thường đề cập đến đời sống, tâm tình của người Hàn Quốc như các câu chuyện trong truyền thuyết, văn học dân gian, hát ru, bài hát uống rượu, cuộc sống gia đình, du lịch và tình yêu. Lời hát của bài Arirang có thể ví là sự kết hợp của bài đồng dao nước Anh, thơ William Wordsworth và Byron, truyện “Bài hát và câu chuyện của chú Remus” của nhà văn Mỹ Joel Chandler Harris.

Kimjang: Muối và chia sẻ kimchi ở Hàn Quốc Kimjang là hoạt động làm kimchi được thực hiện ở trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc vào dịp cuối thu, là một phần của việc chuẩn bị thức ăn tươi, bổ cho mùa đông. Kimchi luôn là một trong những món ăn cơ bản có mặt trên bàn ăn của người Hàn Quốc từ thời xa xưa. 90


Bởi vậy, muối Kimjang từ lâu cũng đã trở thành một hoạt động quan trọng để chuẩn bị cho mùa đông của người Hàn Quốc. Việc chuẩn bị làm kimchi cho mùa đông nếu phân chia cụ thể thì phải kéo dài cả năm. Vào mùa xuân, các gia đình Hàn Quốc đã chuẩn bị mua mắm ướp hải sản như mắm tôm, mắm cá cơm…là một trong những nguyên liệu quan trọng dành để muối kimchi. Vào mùa hè, người Hàn Quốc lại chuẩn bị muối biển tinh phơi khô, đến cuối hè thì thu hoạch và phơi ớt để xay thành ớt bột. Vào cuối thu và đầu xuân là thời điểm thích hợp để muối kimchi. Các thành viên trong gia đình và cộng đồng đều tụ tập cùng nhau vào ngày nhất định để cùng thực hiện muối kimchi. Tuy đã phát triển trở thành quốc gia công nghiệp hóa hiện đại, truyền thống làm kimchi lâu đời vẫn được duy trì như một hoạt động văn hóa tập thể để duy trì truyền thống, niềm tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, chia sẻ của người Hàn Quốc trong xã hội hiện đại. Truyền thống sinh hoạt văn hóa, ẩm thực tốt đẹp này đã được tổ chức UNESCO ghi nhận văn hóa muối Kimjang vào Danh sách Di sản thế giới phi vật thể của nhân loại vào ngày 5 tháng 12 năm 2013.

91


Di sản thế giới 1 Am Seokguram và Chùa Bulguksa Nguyên mẫu của kiến trúc và điêu khắc Phật giáo phát triển vào thời Silla. Địa điểm thành phố Gyeongju, Gyeongsangbuk-do Website www.sukgulam.org 2 Hai dãy nhà kho Điện Janggyeongpanjeon của Chùa Haeinsa Gian nhà kho cổ nhất tại ChùaHaeinsa lưu giữ hơn 80.000 bản Đại trường Kinh thời Goryeo. Địa điểm Huyện Hapcheon-gun, tỉnh Gyeongsangnam-do Website www.haeinsa.or.kr 3 Điện thờ Jongmyo (Tông miếu) Điện thờ Khổng giáo cất giữ bài vị các vị vua và hoàng hậu triều đại Joseon Địa điểm quận Jongno-gu, Seoul Website jm.cha.go.kr 4 Cung Changdeokgung (Xương Đức) Cung điện hoàng gia chính thức của Triều đại Joseon trong vòng 258 năm từ năm 1610 đến 1868. Địa điểm quận Jongno-gu, Seoul Website www.cdg.go.kr 5 Pháo đài Hwaseong (Hoa Thành) Kiệt tác kiến trúc quân sự của triều đại Joseon kết hợp tính khoa học, thực tiễn và hài hòa cùng vẻ đẹp thiên nhiên. Địa điểm Thành phố Suwon,tỉnh Gyeonggi-do Website www.swcf.or.kr 6 Khu di tích lịch sử cố đô Gyeongju Khu di tích lịch sử cố đô Gyeongju bảo tồn các di tích, bảo vật từ hơn một nghìn năm trước đây của của Gyeongju, thủ đô của Silla. Địa điểm Thành phố Gyeongju, tỉnh Gyeongsangbuk-do Website guide.gyeongju.go.kr 7 Di tích Gochang, Hwasun và Ganghwa Mộ đá là một trong những loại mộ thời tiền sử, là di vật lịch sử cho thấy về văn hóa Cự thạch (hay còn gọi là văn hóa Đá lớn) của nhân loại. Đây là tài liệu quý báu giúp tìm hiểu về cuộc sống của tổ tiên người Hàn thời tiền sử, phong tục tang lễ cũng như nghệ thuật kiến trúc cổ đại Địa điểm Huyện Gochang-gun ở tỉnh Jeollabuk-do, huyện Hwasun-gun ở tỉnh Jeollanam-do, và huyện Ganghwa-gun ở thành phố Incheon 8 Đảo núi lửa Jejudo và động nham thạch Đỉnh núi lửa và động nham thạch được hình thành do sự phun trào của núi Hallasan, ngọn núi cao nhất Hàn Quốc. Địa điểm Núi Hallasan, động Geomunoreum, và đỉnhSeongsan Ilchulbong , đảo Jejudo Website jejuwnh.jeju.go.kr 9 Lăng mộ hoàng gia của Triều đại Joseon Di tích lịch sử tiêu biểu của triều đại Joseon, triều

92

2 đại cuối cùng của Hàn Quốc. Khu lăng mộ này gồm 40 ngôi mộ, 13 lăng, tổng cộng là 53 mộ được xây dựng trong hàng thế kỷ trên địa thế tuyệt đẹp Địa điểm quận Seocho-gu ở Seoul, và thành phố Guri và Yeoju ở tỉnh Gyeonggi-do 10 Các ngôi làng lịch sử của Hàn Quốc: làng Hahoe và làng Yangdong Các ngôi làng của gia đình quý tộc ở triều đại Joseon phản ánh rõ cơ cấu gia đình theohệ tư tưởng Khổng Giáo Địa điểm thành phốAndong và thành phố Gyeongju, tỉnh Gyeongsangbuk-do 11 Pháo đài Namhansanseong Pháo đài trên núi từng được chọnlàm kinh đô tạm thời trong Triều đại Joseon, phản ánh kỹ thuật xây dựng pháo đài đã phát triển trong suốt thế kỷ 7-19. Địa điểm Thành phố Gwangju,tỉnh Gyeonggi-do

7

8

12 Khu di tích lịch sử Baekje Website www.baekje-heritage.or.kr

Danh sách Ký ức thế giới của UNESCO 13 Hunminjeongeum (Huấn dân chính âm- Âm đúng để dạy dân) Tập sách khắc gỗ được in vào năm 1446, gồm những chú giải về hệ thống chữ viết Hàn Quốc. 14 Biên niên sử Joseon Wangjo Sillok (Joseon hoàng triều thực lục) Biên niên sử của Triều đại Joseon từ năm 1392 đến 1863, được đóng thành 1.893 tập trong 888 quyển sách. Website sillok.history.go.kr 15 Baegun Hwasang Chorok Buljo Jikji Simche Yojeol (Trực chỉtâm thể yếu tiết) Baegun hwasang chorok buljo jikji simche yojeol(Trực chỉ tâm thể yếu tiết) là tài liệu Phật Giáo dành cho các học giả là nhà sư học cấp cao học, in bản khắ ckim loại đầu tiên trên thế giới Website www.jikjiworld.ne 16 Seungjeongwon Ilgi (Nhật ký Ban thư ký hoàng gia) Ghi chép hàng ngày về các vua Joseon, chứa đựng nhiều thông tin và giá trị lịch sử Website kyu.snu.ac.kr 17 Uigwe (Nghi Qũy): Nghi thức hoàng gia của Triều đại Joseon Bộ sưu tập các ghi chép hiếm hoi có kèm minh họa về các dịp quan trọng của quốc gia và hoàng gia trong Triều đại Joseon. Website kyujanggak.snu.ac.kr 18 Janggyeongpanjeon (Điện Tàng kinh bản) và Jegyeongpan (Gia kinh bản) Bộ Đại trường kinh được khắc chạm trên 80.000 bản in gỗ phản ánh các thông tin giá trị về chính trị, văn hóa và triết lý sống của triều đại Goryeo ở thế kỷ 13. Website www.haeinsa.or.kr

10

14

15

16


20 19 Dongui Bogam (Đông y bảo giám) Đông Y Bảo Giám là một bộ sách về y học phương Đông cổ truyền của Hàn Quốc, được quan ngự y Huh Jun biên soạn vào thế kỷ thứ 17 (từ năm 1610 đến năm 1613). Tác phẩm này tổng hợp một cách có hệ thống các bệnh liên quan đến nội khoa, ngoại khoa, phụ khoa và nhi khoa.

27

31

20 Ilseongnok (Nhật tỉnh lục) Nhật ký về các vị vua Joseon từ năm 1752 đến 1910, gồm các tài liệu ghi chép về các sự kiện quốc gia và hoạt động hàng ngày của các vị vua Joseon. 21 T ài liệu ghi chép về Phong trào vận động dân chủ 18/5 tại Gwangju vào năm 1980 Một bộ sưu tập đồ sộ các tài liệu, phim, ảnh… về các phong trào dân chủ lan rộng xung quanh phong trào vận động dân chủ Gwaingju vào tháng 5 năm 1980. 22 Nanjung Ilgi (Loạn Trung nhật ký) Nhật ký cá nhân củaĐô đốc Yi Sun-sin, ghi chép các hoạt động hàng ngày của ông và hoàn cảnh, tình thế các trận chiến trong thời kỳ Nhật Bản xâm lược Joseon Imjin Waeran (1592-1598).

32

23 Tài liệu lưu trữ Saemaul Undong (Phong trào làng mới) Tài liệu lưu trữ Saemaul Undong (Phong trào làng mới), một phong trào điển hình đã dẫn đến sự phát triển thành công của các cộng đồng nông thôn và diệt trừ tận gốc đói nghèo vào những năm 1970.

Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại 34

37

24 Jongmyo Jerye (nghi lễ cúng tế) và Jongmyo Jeryeak (nhạc tế tông miếu) Nhạc cụ, bài hát và các điệu múa truyền thống được thực hiện trong suốt nghi lễ tưởng niệm được tổ chức tại Jongmyo (Tông miếu, Điện thờ tổ tiên hoàng gia) 25 Hát kể chuyện Pansori Nghệ thuật hát nhạc kịch opera truyền thống của Hàn Quốc do một nghệ sĩ đóng vai trò là người hát và kể chuyện, kết hợp với các điệu bộ và cử chỉ và phối hợp với một người đánh trống, phụ họa cùng. 26 Lễ hội Đoan Ngọ Gangneung Danoje Lễ hội mùa hè được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 âm lịch 27 Múa vòng tròn Ganggangsullae Điệu múa và cũng là trò chơi dân gian, kết hợp với các bài hát truyền thống do phụ nữ thể hiện để mừng lễ hội mặt trăng.

39

28 Trò chơi dân gian Namsadang Buổi biểu diễn dân gian truyền thống được trình diễn trong các cộng đồng nông thôn bởi các gánh hát lưu động gồm khoảng 40 người (Namsadang) phần lớn là nam giới và do một nhạc trưởng (Kkokdusoe) dẫn đầu.

29 Lễ cầu siêuYeongsanjae (Linh sơn) Nghi thức Phật giáo được thực hiện để an ủi và dẫn dắt linh hồn của người chết đến miền cực lạc. 30 M úa lên đồng Yeongdeunggut ở đền Chilmeoridang, đảo Jejudo Đây là nghi thức tín ngưỡng dân gian lâu đời được thực hiện tại Chilmeoridang, đền thờ thành hoàng làng ở phường Geonip-dong, đảo Jeju 31 Múa Cheoyong Điệu múa cung đình được thực hiện bởi năm người đeo mặt nạ Cheoyong và mặc trang phục năm loại màu đỏ. 32 Hát phổ thơ biểu diễn cùng dàn nhạc Gagok Thanh nhạc truyền thống được biểu diễn bằng cách thêm giai điệu cho một bài thơ cùng với dàn nhạc. 33 Kiến trúc gỗ truyền thống Daemokjang Nghệ thuật xây dựng các công trình kiến trúc truyền thống được thiết kế và giám sát bởi các nghệ nhân thợ xây bậc thầy. 34 Nuôi chim ưng Nghệ thuật nuôi và huấn luyện chim ưng sănmồi. 35 Đi dây Jultagi Trò chơi truyền thống trong đó người đi bộ trên dây trình diễn những chuyển động leo dây và kết hợp với diễn kịch và tấu hài. 36 Taekkyeon Võ thuật truyền thống Hàn Quốc tập trung vào phòng vệ mục đích tự bảo vệ bản thân và nổi tiếng là có lợi cho sức khỏe thể chất và thần kinh. 37 Dệt sợi Mosi (cây gai ) ở vùng Hansan Truyền thống dệt cây gai, một loại vải chất lượng tốt được sử dụng để sản xuất quần áo mùa hè, được bảo tồn ở Hansan. 38 Bài hát truyền thống Arirang Bài hát dân gian với nhiều biến thể được người Hàn Quốc mọi thời đại yêu thích. 39 Văn hóa Kimjang- Muối và chia sẻ kimchi Truyền thống văn hóa chuẩn bị và muối kimchi để ăn trong mùa đông có sự tham gia của cả gia đình hoặc cộng đồng. 40 Biểu diễn nghệ thuật truyền thống Nongak (nông nhạc) Các nghi thức, âm nhạc và nhảy múa đề cầu nguyện cho thái bình và sự thịnh vượng của làng xóm, cộng đồng

Để biết thêm chi tiết về di sản văn hoá Hàn Quốc, mời bạn vào trang web ‘www.cha.go.kr’. 93


Arirang(Bên trái) Bài hát dân gian

Nghệ thuật truyền thống Gugak Thuật ngữ gugak nghĩa đen là “quốc nhạc” đề cập đến âm nhạc truyền thống Hàn Quốc và các loại hình nghệ thuật có liên quan khác bao gồm bài hát, điệu nhảy và nghi lễ. Lịch sử âm nhạc ở Hàn Quốc cũng dài như chính lịch sử của quốc gia này. Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ 15 thờiVua Sejong (Thế Tông) thuộc Triều đại Joseon (1392-1910), âm nhạc Hàn Quốc mới chính thức trở thành chủ đề nghiên cứu nghiêm túc và được phát triển thành hệ thống, dẫn đến sự sáng tạo của hệ thống ký âm nhịp điệu lâu đời nhất ở Châu Á được gọi là jeongganbo. Những nỗ lực của Vua Sejong trong việc biên soạn âm nhạc cung đình đã dẫn tới sự sáng tạo ra hệ thống ký âm nhạc của riêng Hàn Quốc và tạo nền tảng phát triển âm nhạc tế lễ đặc biệt để trình diễn trong các Nghi lễ Tổ tiên hoàng gia tại Điện thờ Jongmyo (Tông miếu). Âm nhạc và nghi lễ tại Tongmyeo đã được UNESCO liệt kê vào Danh sách đại diện Di sản văn hóa phi vật thể

94


của Nhân loại vào năm 2001. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ này là Yeomillak, mang nghĩa là “Niềm vui của Nhân dân”. Thuật ngữ gugak ban đầu được sử dụng bởi Jangagwon, một tổ chức triều đình thời hậu Joseon chịu trách nhiệm về âm nhạc, phân biệt âm nhạc truyền thống Hàn Quốc với nhạc nước ngoài. Âm nhạc truyền thống Hàn Quốc điển hình được chia thành vài loại: loại “nhạc chính thống” (được gọi là jeongak or jeongga) được sử dụngtrong hoàng gia và tầng lớp quý tộc Joseon; nhạc dân gian bao gồm pansori, sanjo và japga; jeongjae (nhạc và múa cung đình) được trình diễn cho nhà Vua tại các nghi lễ quốc gia; nhạc và nhảy gắn liền với các truyền thống tín ngưỡng dân gian và Phật giáo như salpuri, seungmu, và beompae; và những bài hát thơ được yêu thích bởi giới trí thức ưu tú như gagok và sijo. Jeongak là các bài hát cung đình và sijo (Thơ ba dòng truyền thống Hàn Quốc) là các hình thức sinh hoạt văn hóa của giai cấp thống trị xưa. Các thể loại nhạc khác như nhạc Shaman, nhạc 95


Phật, nhạc dân gian, pansori, japga,và sanjo được yêu thích trong tầng lớp bình dân được gọi là minsogak(nhạc dân gian). Trong số rất nhiều bài hát dân gian, Arirang là bài hát tiêu biểu được UNESCO liệt kê vào Danh sách đại diện Di sản văn hóa phi vật thể của Nhân loại vào năm 2012. Bài hát được người dân Hàn Quốc đặc biệt yêu thích bởi giai điệu tha thiết và nhiều biến thể lời hát. Người Hàn Quốc cũng đã phát triển một loạt các dụng cụ âm nhạc. Những dụng cụ âm nhạc truyền thống này gồm hơn 60 loại với sáo, các loại đàn dây, các loại trống và nhạc cụ gõ… sẽ cùng hòa âm với nhau để tạo ra các làn điệu đa dạng. Có nhiều nhạc cụ truyền thống gồm nhạc cụ gió như piri, daegeum, danso và taepyeongso; nhạc cụ dây như gayageum, geomungo, haegeum, ajaeng và bipa; và nhạc cụ gõ như buk, Buchaechum (Múa quạt) Loại hình múa truyền thống của Hàn Quốc thường được biểu diễn theo nhóm các vũ công nữ tay cầm quạt có trang trí hoa.

96

janggu, kkwaenggwari và jing.

Múa dân gian Người Hàn Quốc đã thừa hưởng rất nhiều điệu múa dân gian


như salpurichum (điệu múa làm trong sạch linh hồn), gutchum (điệu múa nghi lễ Shaman), taepyeongmu (điệu múa hòa bình), hallyangchum (điệu múa của người lười), buchaechum (múa quạt), geommu (múa gươm), và seungmu (điệu múa của nhà sư). Trong số này, talchum (múa mặt nạ) và pungmul nori (biểu diễn nhạc cụ) là hai hình thức biểu diễn nhằm châm biếm tầng lớp quý tộc Joseon và có mối quan hệ mật thiết với cộng đồng nông thôn, nơi từ lâu đã là nền móng của văn hóa và truyền thống Hàn Quốc. Hầu hết những người biểu diễn đều trình diễn ở chợ hoặc trên cánh đồng và luôn kết hợp với các hình thức biểu diễn khác như gõ trống, nhảy và hát.

Hội họa và Thư pháp Hội họa đã luôn là một thể loại nghệ thuật chính của Hàn Quốc từ thời cổ xưa. Nghệ thuật của Hàn Quốc cổ được thể hiện qua

“Myeong-Seon (Suy ngẫm cùng Trà)” của tác giả Kim Jeong-hui (bút danh: Chusa, 17861856) (Joseon,thế kỷ 19)

những bức bích họa trong lăng mộ Goguryeo (năm 37 TCN – 668) gồm nhiều manh mối có giá trị về tín ngưỡng của người Hàn thời đầu về nhân quyền và vũ trụ cũng như cảm nhận nghệ thuật và kĩ thuật. Trong lịch sử, các tư tưởng và phong cách này đã bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc và sau đó là Nhật Bản. Các nghệ sĩ Goryeo (918-1392) yêu thích khắc chạm tượng Phật và đã để lại cho con cháu một vài kiệt tác vĩ đại. Giới trí thức ưu tú Joseon ưa thích trường phái tranh thủy mặc, khơi gợi tưởng tượng về cây cỏ và côn trùng, hoa cúc, hoa mai, ví dụ như Tứ quân tử (Sagunja, gồm lan, cúc, trúc, mai) và Mười sinh vật trường thọ (Sipjangsaeng). Hội họa Hàn Quốc vào thế kỷ 18 chứng kiến sự thăng hoa của hai nghệ sĩ vĩ đại, Kim Hong-do 97


Ssireum (Đấu vật Hàn Quốc) của Kim Hong-do (1745-1806) Bức họa của họa sĩ Kim Hong-do, một trong những danh họa nổi tiếng nhất thời hậu Joseon, phác họa nhanh chóng cảnh đấu vật truyền thống Hàn Quốc có hai võ sĩ thi đấu vật và vây quanh là các khán giả đang hò reo cổ vũ.

98


và Sin Yun-bok. Hai hoa sĩ đều lấy đề tài mĩ thuật là các hoạt động hàng ngày của những người dân bình thường. Họa sĩ Kim Hongdo yêu thích vẽ lại lăng kính vạn hoa của con người trong rất nhiều tình huống và khung cảnh khác nhau của cuộc sống hàng ngày. Còn họa sĩ Sin Yun-bok lại nỗ lực hết mình để khắc họa lại những khoảnh khắc đầy phá cách,ví dụ như hình ảnh người phụ nữ để lộ đùi khi nghỉ bên dòng suối. Những bức tranh này vào giai đoạn đó bị coi dâm thư vì quá mới mẻ và táo bạo. Thư pháp được phát triển ở Hàn Quốc chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc. Nét đẹp của dòng chữ, nét chữ và sinh lực nằm trong những nét bút và sự chuyển màu tài tình của mực được đánh giá cao. Thư pháp có liên quan chặt chẽ với tranh thủy mặc bởi chúng sử dụng kỹ thuật và dụng cụ tương tự nhau được gọi là “Bốn người bạn của học giả” gồm giấy, bút, thỏi mực và đá mài mực. Hàn Quốc đã sản sinh rất nhiều nhà thư pháp bậc thầy, trong số có Kim Jeong-hui (1786-1856) đặc biệt nổi tiếng vì đã phát triển thành phong cách riêng của ông, được gọi là Chusache hoặc phong cách Chusa (Chusa là bút danh của ông). Các tác phẩm thư pháp của ông đã làm say mê kể cả những bậc thầy thư pháp Trung Quốc trong thời kỳ đó và hiện vẫn được tôn sùng khắp nơi bởi vẻ đẹp nghệ thuật hiện đại xuất sắc.

Đồ gốm Đồ gốm Hàn Quốc, hiện đang nhận được nhiều tán dương nhất từ những người sưu tập trên thế giới, điển hình được chia thành ba nhóm: Cheongja (Đồ tráng men ngọc bích), Buncheong (đồ sành sứ phủ men), và Baekja (đồ sứ trắng). Đồ tráng men ngọc bích là đồ sành sứ đã trải qua quá trình phát triển trên đôi tay của những thợ gốm Goryeo trong khoảng 400 đến 1.000 năm trước. Đồ gốm tráng men ngọc bích được chú ý bởi bề mặt xanh màu 99


Khu vực lò nung ở Gangjin, tỉnh Jeollanam-do Tàn tích còn lại của các lò nung cổ xưa có thể được thấy ở Gangjin, một trong những nơi sản xuất đồ gốm tráng men ngọc bích trong triều đại Goryeo

ngọc bích hấp dẫn và kỹ thuật khảm độc đáo của người Hàn Quốc được sử dụng để trang trí gốm. Gangjin ở tỉnh Jeollanamdovà Buan ở tỉnh Jeollabuk-do là hai nơi làm gốm chính trong thời đại Goryeo (918-1392). Các món đồ sứ trắng đại diện cho nghệ thuật gốm sứ Triều đại Joseon (1392-1910). Trong khi một vài trong số những đồ sứ này phô bày bề mặt trắng sữa, rất nhiều sản phẩm được trang trí bằng nhiều loại họa tiết được sơn bằng sắt đã ôxi hóa, đồng, hoặc chất nhuộm xanh coban vô giá được nhập từ Ba Tư qua Trung Quốc. Cung đình hoàng gia Joseon cũng tự vận hành các lò nung riêng ở Gwangju, tỉnh Gyeonggi-do, nơi sản xuất các sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Các kỹ thuật tiên tiến được sử dụng để sản xuất đồ sứ trắng được tiết lộ sang Nhật do những thợ gốm Joseon đã bị bắt cóc trong cuộc xâm lược Hàn Quốc của Nhật Bản (1592-1598). Nhóm gốm sứ Hàn Quốc thứ ba, Buncheong, được thực hiện bởi các thợ gốm Goryeo sau khi Vương quốc sụp đổ năm 1392. Loại gốm sứ này có đặc điểm là bề mặt được tráng men và các họa tiết trang trí đơn giản hấp dẫn được tạo bằng cách 100


1 3

2 4

1. Bình tráng men hình quả dưa (Goryeo, thế kỷ 12) 2. Lọ tráng men ngọc bích với họa tiết hoa mẫu đơn (Goryeo, thế kỷ 12) 3. Bình Buncheong với họa tiết sen và cây nho (Joseon, thế kỷ 15) 4. Bình gốm sứ trắng với họa tiết dây thừng bằng sắt có lót tráng men (Joseon, thế kỷ 16) (Nguồn: Viện bảo tàng quốc gia Hàn Quốc)

101


sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau. Nhóm gốm sứ Hàn Quốc thứ ba, Buncheong, được thực hiện bởi các thợ gốm Goryeo sau khi Vương quốc sụp đổ năm 1392. Loại gốm sứ này có đặc điểm là bề mặt được tráng men và các họa tiết trang trí đơn giản hấp dẫn được tạo bằng cách sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau.

Thủ công mỹ nghệ Trong quá khứ, những thợ thủ công nam và nữ Hàn Quốc đã phát triển rất nhiều kỹ thuật sản xuất các món đồ gia dụng. Họ làm các đồ nội thất gỗ như tủ quần áo, tủ tường và bàn ghế được chế tác qua con mắt nghệ thuật sắc bén về độ cân bằng và đối xứng. Các nghệ nhân cũng đan những chiếc túi, hộp và chiếu xinh đẹp bằng cây tre, đậu tía hoặc hồ trì. Giấy dâu tằm truyền thống được Tủ hai tầng Chiếc tủ gỗ đựng quần áo này được trang trí lộng lẫy với các họa tiết khảm ngọc trai. (Nguồn: Viện bảo tàng Dân gian quốc gia Hàn Quốc)

sử dụng để làm mặt nạ, búp bê và đồ trang trí kỷ niệm; những đồ vật gia dụng khác nhau được trang trí bởi lớp sơn đen và đỏ có chất liệu từ tự nhiên. Các nghệ nhân còn phát triển nghệ thuật sử dụng các sừng trâu, quả bầu, và vỏ sò nhuộm xinh đẹp để trang trí đồ nội thất. Đồ thêu, các nút thắt trang trí (maedeup) và nhuộm tự nhiên cũng là một trong những lĩnh vực quan trọng trong nghệ thuật và nghề thủ công truyền thống Hàn Quốc. Các lĩnh vực này được khai thác rộng rãi để làm quần áo, đồ gia dụng và đồ trang sức thời trang cá nhân.

Làn sóng văn hóa Hàn Quốc Hallyu Một thuật ngữ hiện được sử dụng rộng rãi để sự phát triển của làng giải trí và văn hóa Hàn Quốc tại Châu Á và các nơi khác trên thế giới là Hallyu, có nghĩa là “Làn sóng văn hóa Hàn Quốc”. Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên vào giữa những năm 1990 sau khi Hàn Quốc ký kết quan hệ ngoại giao với 102


1 2

3 4

1. Hộp đựng đồ cá nhân của phụ nữ 2. Vải nhuộm tự nhiên 3. Phụ kiện thêu 4. Búp bê giấy dâu tằm Hàn Quốc

103


Trung Quốc năm 1992. Các phim truyền hình và nhạc Pop của Hàn Quốc được cộng đồng người nói tiếng Trung rất yêu thích. Một trong những phim truyền hình đầu tiên thành công, bộ phim Tình yêu là gì? được phát sóng trên đài CCTV Trung Quốc năm 1997. Khi đó bộ phim có tỷ lệ người xem 4,2%, nghĩa là trên 150 triệu khán giả Trung Quốc đã xem bộ phim này. Nhạc pop Hàn Quốc, đặc biệt là nhạc kết hợp các điệu nhảy, đã được rất nhiều thanh thiếu niên Trung Quốc yêu thích sau khi nó được phát sóng từ Bắc Kinh vào năm 1997 trong một chương trình vô tuyến được gọi là Phòng nhạc Seoul. Thời khắc quyết định khơi mào cơn sốt văn hóa pop Hàn Quốc ở Trung Quốc là buổi biểu diễn của ban nhạc nam H.O.T Hàn Quốc, được tổ chức tại Nhà thi đấu công nhân Bắc Kinh vào tháng 2 năm 2000. Các bản tin Trung Quốc đã sử dụng thuật ngữ Hallyu (Hàn lưu) để miêu tả về buổi hòa nhạc này. Làn sóng văn hóa Hàn QuốcHallyu chính thức được công nhận trong một bài báo được xuất bản trong Nhật báo thanh niên Bắc Kinh vào đầu tháng 11 năm 1999. Làn sóng văn hóa Hàn Quốc đã đến Nhật Bản vào năm 2003 khi bộ phim truyền hình Bản tình ca mùa đông của đài KBS được “Gangnam Style” của Psy “Gangnam Style” (Phong cách Gangnam) của ca sĩ Psy đã tạo ra cơn bão trên toàn thế giới với điệu nhảy ngựa. Đây là bài hát K-Pop đầu tiên phá kỷ lục và đứng đầu Bảng xếp hạng top 40 bài hát Vương Quốc Anh năm 2012. Bài hát cũng đã giành vị trí thứ 2 trong Bảng xếp hạng top 100 đĩa đơn trong suốt 7 tuần. Bức ảnh bên trái chụp Psy đang biểu diễn cho những người hâm mộ Hàn Quốc tụ tập tại Tòa thị chính thành phố Seoul năm 2012

104

chiếu trên NHK. Bộ phim đã đạt được một thành công to lớn tức thì, thôi thúc những người hâm mộ Nhật Bản náo nức tìm đến thăm các địa điểm trong phim, bao gồm đảo Namiseom, Hàn Quốc. Tính đến tháng 7 năm 2013, các tổ chức liên quan đến Hallyu đã có tổng số thành viên là 9 triệu người. Sự say mê “Làn sóng văn hóa Hàn Quốc” đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như văn hóa, ẩm thực,văn học truyền thống và ngôn ngữ Hàn Quốc. Theo số liệu mới nhất, tính đến năm 2013 có 987 câu lạc bộ liên quan đến Hallyu với tổng số 9 triệu thành viên; 234 câu lạc bộ (khoảng 6,8 triệu người) ở Châu Á và Châu Đại Dương, 464 câu lạc bộ (khoảng 1,25 triệu người) ở


105


106


Châu Mỹ, 213 câu lạc bộ (khoảng 1,17 triệu người) ở Châu Âu, và 76 câu lạc bộ (khoảng 60 ngàn người) ở Châu Phi và Trung Đông. Phần lớn những câu lạc bộ này là tập hợp những người hâm mộ K-Pop, nhưng gần đây, đã bắt đầu xuất hiện những nhóm mới hâm mộ những lĩnh vực đa dạng khác nhau như phim ảnh, ẩm thực, du lịch Hàn Quốc.

K-Pop K-Pop là nhạc Pop Hàn Quốc. Thuật ngữ bắt nguồn từ chữ đầu của “Korea” và kết hợp với thể loại nhạc “Pop”. Kể từ khi mới bước chân vào thị trường thế giới từ giữa những năm 2000, K-Pop đã thu hút rất nhiều người hâm mộ ở Đông Á và đang lan nhanh đến nhiều phần ở Châu Âu, Mỹ và Nam Mỹ. Sự phát triển toàn cầu của K-Pop được phán ánh rõ nhất qua sự tỏa sáng của ca khúc Gangnam Style của ca sĩ Psy. Bài hát này đã lan ra toàn thế giới ngay sau khi phát hành vào cuối năm 2012. Đây là bài hát K-Pop đầu tiên đứng thứ nhất trong Bảng xếp hạng top 40 bài hát Vương Quốc Anh và đứng thứ 2 trong Bảng xếp hạng top 100 đĩa đơn trong suốt 7 tuần. Đây cũng là ca khúc đạt 2 tỷ lượt xem trên Youtube (tính đến tháng 11 năm 2014) kể từ lúc được tải lên vào ngày 15 tháng 7 năm 2012. Thành công trên toàn thế giới của “Gangnam Style”đã vượt qua làn sóng các các nhóm thần tượng K-Pop như TVXQ, Super Junior, Big Bang, 2NE1, Beast, Girls’ Generation, 2PM và Wonder Girls, những nhóm nhạc vốn giữ vị trí thống trị thị trường nhạc pop trên toàn Châu Á. Nhóm TVXQ có tổng cộng 65 buổi lưu diễn ở Nhật Bản từ năm 2006 đến 2012, có khoảng 700.000 người hâm mộ và bán được hơn hơn 6,3 triệu đĩa. Vào cuối năm 2009, nhóm nhạc nữ Wonder Girls trở thành nhóm nhạc Hàn Quốc đầu tiên lọt vào Bảng xếp hạng top 100 đĩa đơn với ca khúc “Nobody”.

Hai nhóm thần tượng K-Pop hàng đầu là: Big Bang (trên) và 2NE1 (dưới)

107


Người hâm mộ K-Pop ở Tây Ban Nha

Sự nổi tiếng của các ca sĩ K-Pop phần lớn dựa vào giọng ca đầy nội lực, ngoại hình nổi bật trên sân khấu rực rỡ và khả năng trình diễn vũ đạo hoàn hảo của các ca sĩ. Để trở nên tự tin và có sức lôi cuốn trên sân khấu, các nghệ sĩ ngoài tài năng thiên bẩm thì phần lớn phải trải qua nhiều năm dày công luyện tập chăm chỉ. Các nhóm nhạc thần tượng Hàn Quốc đang làm lan tỏa hơi nóng K-Pop trên toàn cầu từ Châu Á tới Châu Úc, Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Gần đây, các nhóm thần tượng K-Pop đã có xu hướng kết hợp biểu diễn cùng với các nghệ sĩ khác trong cùng một công ty giải trí. Một trong số những sự kiện thành công nhất theo hình thức này là vào tháng 6 năm 2011, các nghệ sĩ của Công ty giải trí SM Entertainment đã trình diễn trong một buổi biểu diễn chung tại Le Zenith de Paris ở thủ đô Pháp và thu hút hơn 7.000 người hâm mộ theo dõi. Sự kiện được xem là một bước đệm quan trọng đối với các nghệ sĩ K-Pop, giúp họ có ý thức nghiêm túc hơn về việc chiếm lĩnh thị trường âm nhạc Châu Âu. Năm 2011 Hàn Quốc cũng đã tổ chức nhiều lễ hội âm nhạc tại nhiều thành phố khác nhau trên toàn thế giới, bắt đầu với Lễ hội K-Pop thu hút hơn 45.000 người hâm mộ tới Tokyo Dome vào tháng 7. Công ty giải trí JYJ đã có các buổi biểu diễn ở Tây Ban 108


Nha và Đức, và các nghệ sĩ của CUBE Entertainment đã trình diễn ở Anh và Brazil. Vào tháng 10, nhóm nhạc nữ Girls’ Generation đã tổ chức một buổi biểu diễn đặc biệt tại Madison Square Garden, New York và thành công của buổi biểu diễn đã được đăng lên trang nhất Nhật báo New York vào ngày 23 tháng 10 với bức ảnh lớn về khung cảnh buổi biểu diễn và dòng tiêu đề khá giật gân “Sự tấn công của các ngôi sao K-Pop”. Vào tháng 2 năm tiếp theo, một lễ hội K-Pop trọng đại khác được tổ chức ở Sân vận động Palais Omnisports Bercy, Paris với hơn 10.000 người hâm mộ đến từ khắp Châu Âu đã ngồi kín toàn bộ sân vận động. Trong số họ có những người hâm mộ cuồng nhiệt đã đến từ Đức, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Phim truyền hình Thành công vang dội của bộ phim Tình yêu là gì? (MBC) và Bản tình ca mùa đông(KBS) ở Trung Quốc và Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển phim truyền hình Hàn Quốc tại Châu Á và ra toàn thế giới. Phim truyền hình Hàn Quốc đã mê hoặc khán giả nước ngoài: Sự nghiệp vĩ đại (trái) và Cơn mưa tình yêu (phải)

109


Những thành công này được tiếp nối bởi bộ phim Nàng Dae Jang Geum (MBC), bộ phim truyền hình cổ trang về một nữ đầu bếp mồ côi về sau đã trở thành y nữ đầu tiên của nhà vua. Được phát sóng vào giữa năm 2003 và 2004, bộ phim đã trở thành một trong những phim truyền hình có tỷ lệ người xem cao nhất ở Hàn Quốc trước khi được xuất khẩu đến 87 quốc gia trên toàn thế giới, bao gồm các nước Hồi giáo như Iran nơi có 80% người xem. Bộ phim hấp dẫn người xem bởi hình ảnh văn hóa truyền thống Hàn Quốc như ẩm thực cung đình Hàn Quốc, trang phục truyền thống và kiến thức y học. Câu chuyện thành công đáng kể của phim truyền hình Hàn Quốc được tiếp tục trong năm 2011với việc xuất khẩu ra nước ngoài các bộ phim như Sự nghiệp vĩ đại (SBS, 2010), Cuộc đời lớn (SBS, 2010), Khu vườn bí mật (SBS, 2011), Cơn mưa tình yêu (KBS, 2012)và Gió mùa đông năm ấy (SBS, 2013). Trong số này, phim Cơn mưa tình yêu đã đạt doanh số mỗi tập là 450 triệu won ngay khi chưa kết thúc trình chiếuvà đã được xuất khẩu sang Nhật với giá 9 tỷ won. Năm 2013, phim truyền hình Gió mùa đông năm ấy được xuất khẩu tới mười Quốc gia Châu Á, trong đó Trung Quốc và Nhật Bản, Hồng Kong, Đài Loan. Đặc biệt ở khu vực châu Mỹ, bộ phim này đã được kí hợp đồng xuất khẩu để phát sóng ở đài truyền hình địa phương.

Phim điện ảnh Sự phổ biến trên toàn thế giới của văn hóa nhạc Pop Hàn Quốc đã dẫn đến sự tái xuất của các ngôi sao phim điện ảnh nhưdiễn viên Bae Yong-joon (được gọi là Yon Sama ở Nhật Bản), diễn viên Jang Dong-gun, Lee Seo-jin, Kwon Sang-woo, Won Bin, Jang Keun-suk, Lee Byung-hun, Rain, Jun Ji-hyun và Bae Doo-na. Trong số này, các diễn viên Lee Byung-hun, Rain, Jun Ji-hyun và 110


Bae Doo-na đã được giao vai chính trong các phim điện ảnh của Hollywood. Danh tiếng quốc tế nổi trội mà các đạo diễn và ngôi sao phim điện ảnh Hàn Quốc ngày nay đạt được một phần là do các liên hoan phim quốc tế được tổ chức ở Hàn Quốc bao gồm Liên hoan phim quốc tế Busan (BIFF), Liên hoan phim quốc tế Jeonju (JIFF) và Liên hoan phim khoa học viễn tưởng quốc tế Bucheon (BiFan). Cộng đồng phim quốc tế gần đây đã bắt đầu thể hiện sự

Liên hoan phim Hàn Quốc

Liên hoan phim quốc tế Busan (2-11 tháng 10 năm 2014) Liên hoan phim quốc tế Busan nhanh chóng trở thành lễ hội phim Châu Á hàng đầu sau lần đầu tổ chức vào năm 1996 và được tổ chức thường niên vào khoảng tháng 10. Liên hoan phim với sự tham gia của những bộ phim tài liệu, phim hoạt hình, phim thương mại, phim điện ảnh độc lập, phim điện ảnh kĩ thuật số, phim analog ...đã trở thành một địa điểm làm nên tên tuổi cho các đạo diễn và diễn viên Châu Á.

Liên hoan phim khoa học viễn tưởng quốc tế Bucheon

(17-27 tháng 7 năm 2014)

Được tổ chức vào tháng 7 hàng năm tại Bucheon, Gyeonggi-do kể từ năm 1997, liên hoan phim đã giới thiệu đến những người yêu thích phim Hàn Quốc các phim kinh dị, rùng rợn, huyền bí và khoa học viễn tưởng được sản xuất ở Hàn Quốc và các quốc gia Châu Á khác.

Liên hoan phim quốc tế Jeonju (1-10 tháng 5 năm 2014) Được khởi đầu vào năm 2000 và tổ chức thường niên ở Jeonju, ngôi nhà của văn hóa truyền thống Hàn Quốc, liên hoan phim tập trung vào các bộ phim được chú ý bởi sự sáng tạo nghệ thuật, thách thức những thông lệ có sẵn.

<www.jiff.or.kr>

<www.bifan.kr>

<www.biff.kr>

111


Đạo diễn phim Kim Kiduk. Bên cạnh các diễn viên Lee Jung-jin và Jo Minsu (phải), đạo diễn Kim trở thành đạo diễn phim người Hàn Quốc đầu tiên giành giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim quốc tế Venice lần thứ 69 với tác phẩm Pieta.

hứng thú với các phim điện ảnh Hàn Quốc. Các đạo diễn phim Hàn Quốc đã thu hút nhiều chú ý của nhiều nhà phê bình phương Tây bao gồm đạo diện Im Kwon-taek, Lee Chang-dong, Park Chan-wook, Hong Sang-soo, Kim Ki-duk, Kim Jee-woon, Im Sang-soo và Bong Joon-ho. Các đạo diễn đều đã sản xuất những kiệt tác xứng với sự ủng hộ và kỳ vọng dành cho họ như Túy họa tiên (2002) của Im Kwon-taek, Bí mật ánh dương của Lee Changdong (2007), Khát máu (2009) của Park Chan-wook và Mùi vị của đồng tiền (2012) của Im Sang-soo. Đặc biệt, vào tháng 9 năm 2012, đạo diễn Kim Ki-duk đã trở thành đạo diễn người Hàn Quốc đầu tiên nhận giải sử tử vàng trong liên hoan phim quốc tế Venice với bộ phim Pieta. Kim Ki-duk bắt đầu sự nghiệp đạo diễn năm 1996, chỉ ba năm sau khi tạm dừng việc học nghệ thuật ở Paris từ năm 1990 đến 1993, và bắt đầu cho ra đời những tác phẩm như Quán trọ quạt lồng (1998), Hòn đảo (2000), và Kẻ ở nhờ kỳ dị (2004). Đây là 112


những bộ phim độc đáo, gây nên nhiều tranh cãi trong giới bình luận phim và khán giả hâm mộ. Cùng với ông, các đạo diễn khác như Park Chan-wook, Kim Jee-woon và Bong Joon-ho cũng được biết đến trong giới phê bình và được mời tới Hollywood làm phim để bộ phim được công chúng tiếp nhận rộng rãi hơn. Vào năm 2012, Đội quân siêu trộm, bộ phim của đạo diễn Choi Dong-hoon được đề cử tranh giải tại Chương trình Nghệ thuật điện ảnh thế giới đương đại tại Liên hoan phim Quốc tế Toronto 2013. Sự phát triển và thành công của phim điện ảnh Hàn Quốc đã tạo nên nhiều thành công phòng vé vang dội. Ví dụ, phim Đội quân siêu trộm đã thu hút 12,98 triệu người xem chỉ riêng ở Hàn Quốc, và được bán tới tám nước Châu Á gồm Singapore, Malaysia, Brunei và Indonesia. Một vài phim khác cũng thu hút hơn mười triệu người xem bao gồm Hoàng đế giả mạo (2012), Biệt đội ám sát (2003), Cờ thái cực giương cao (2004), Nhà vua và chàng hề (2005), Vật chủ (2006) và Sóng thần ở Haeundae (2009). Trong khi đó, Liên hoan phim quốc tế Guanajuato đã chọn Hàn Quốc là khách mời danh dự vào tháng 7 năm 2011, và công chiếu tổng số 76 phim Hàn bao gồm Hành lang thì thầm và Bước đường cùng dưới chương trình tập trung vào các phim kinh dị Hàn Quốc và tác phẩm của hai đạo diễn phim Bong Joon-ho và Kim Dong-won.

Âm nhạc Nhạc cổ điển Hàn Quốc đã sản sinh ra những nghệ sĩ đạt tiêu chuẩn quốc tế cao nhất trong cả lĩnh vực nhạc có lời và nhạc không lời. Ví dụ, năm nghệ sĩ trẻ người Hàn Quốc đã giành năm giải hạng mục piano, thanh nhạc và violin tại Cuộc thi Tchaikovsky thế giới được tổ chức vào năm 2011, một trong ba cuộc thi âm nhạc quốc tế hàng đầu. 113


114


Hàn Quốc đã tiếp tục sản sinh ra những ca sĩ xuất sắc như Su-

1

mi Jo (giọng nữ cao), Hong Hei-kyung (giọng nữ cao), Shin Young-

2

ok (giọng nữ cao), Kwang-chul Youn (giọng nam trầm) và Samuel Yoon (giọng nam trung trầm). Về khí nhạc, có Yeol Eum Son (piano), Dong-hyek Lim (piano), Sarah Chang (violin) và Zia Hyun-su Shin (violin) là các nghệ sĩ thường xuyên biểu diễn cho người hâm mộ chủ yếu ở Hàn Quốc, Mỹ và nhiều nước Châu Âu. Lee Hee-ah, nghệ sĩ piano bốn ngón tay, cũng là một nghệ sĩ piano nổi tiếng trên toàn thế giới không chỉ vì màn trình diễn tuyệt vời của bà mà còn vì lòng dũng cảm, vượt lên những khó khăn, hạn chế của bản thân. Họ là những người nối tiếp của thế hệ nhạc sĩ cổ điển đời thứ nhất của Hàn Quốc, bao gồm hai nghệ sĩ piano, Han Tong-il và Kun-woo Paik, người đã làm say mê các thính giả quốc tế trong những năm 1950 đến 1970 và hiện vẫn

1. Nhạc trưởng đại tài Chung Myung-hun đã giữ vai trò là giám đốc âm nhạc và là nhạc trưởng của nhà hát Opéra de la Bastille ở Paris. Ông đã nhận Giải thưởng âm nhạc Una Vita Nella tại nhà hát Teatro La Fenice ở Venice vào tháng 7 năm 2013. 2. Kim Ki-min và Olesya Novikova đang trình diễn Hồ thiên nga cùng đoàn Mariinsky Ballet & Orchestra. Kim là diễn viên múa Châu Á đầu tiên gia nhập đoàn Mariinsky Ballet.

đang biểu diễn cho nhiều người hâm mộ âm nhạc. Chung Myung-whun, nhạc trưởng đại tài hiện tại của dàn nhạc Seoul Philharmonic Orchestra, đã bắt đầu sự nghiệp của ông trong thế giới âm nhạc cổ điển với vai trò là nghệ sĩ piano. Ông đã biểu diễn dưới tư cách là một thành viên của nhóm Chung Trio với hai chị em gái của ông, Chung Kyung-wha, người đã được công nhận trên toàn thế giới là nghệ sĩ violin và Chung Myung-wha, người chơi đàn cello. Sau đó, ông chuyển sang làm người chỉ huy và đã chỉ huy một vài dàn nhạc danh giá nhất trên thế giới như Berlin Philharmonic, London Philharmonic, và Paris Orchestra. Sau này, ông được bổ nhiệm làm giám đốc âm nhạc và nhạc trưởng của dàn nhạc Opera de la Bastille ở Paris.

Rạp hát Khán giả Hàn Quốc gần đây đã bắt đầu chú ý đến các vở hài nhạc kịch được biểu diễn ở sân khấu nhà hát. Nhu cầu thưởng thức ca kịch ngày càng cao dẫn đến việc ngày càng có nhiều buổi trình 115


diễn các ca kịch nổi tiếng trên thế giới như Jekyll & Hyde, Chicago và Cats biểu diễn bởi đoàn nghệ sĩ nước ngoài hoặc đoàn nghệ sĩ Hàn Quốc. Nhiều tác phẩm opera mới do các nghệ sĩHàn Quốc thực hiện đã được bước lên sân khấu và một vài trong số những tác phẩm này đã được mời trình diễn ở Nhật và Đông Nam Á. Sân khấu nhà hát nhạc lớn mạnh ở Hàn Quốc đã dẫn đến sự thành lập các nhóm nghệ sĩ ca kịch nổi tiếng Choi Jung-won, Nam Kyung-joo và Jo Seung-woo là những người nổi tiếng về ca kịch sân khấu; Yoon Bok-hee, Insooni và Ock Joo-hyun là những người đã trở thành những nghệ sĩ xuất sắc thông qua thành công trên sân khấu K-Pop.

Nhảy hiện đại và múa ba lê Sự thành lập của Công ty múa quốc gia Hàn Quốc vào năm 1962 đã tạo nên động lực cho làn sóng yêu thích nhảy hiện đại ở Hàn Quốc. Sin Cha Hong (sinh năm 1943), người hiện được công nhận là vũ sư tiên phong đầu tiên của Hàn Quốc và là nghệ sĩ biểu diễn hàng đầu. Bà đã học múa từ Alwin Nikolais ở Mỹ và làm việc ở đó đến năm 1990. Sau này ba quay trở về Hàn Quốc để tham gia vào nhiều hoạt động liên quan đến nhảy hiện đại. Hàn Quốc vào những năm 1980 đã chứng kiến sự thành lập của nhiều tổ chức múa ba lê như Đoàn múa ba lê quốc gia, Đoàn múa Ba lê Seoul…Đây hiện vẫn đang là những cơ sở cống hiến những màn trình diễn ba lê cổ điển ở Hàn Quốc và quốc tế. Ở Hàn Quốc có nghệ sĩ Kang Sue-jin là nghệ sĩ Châu Á đầu tiên là trở thành vũ sư chính của vũ đoàn Ba lê Stuttgart (Đức) vào năm 1986. Một nghệ sĩ khác là Seo Hee đã gia nhập Đoàn múa ABT của Mĩ vào năm 2004 và trở thành vũ sư chính tại ABT vào năm 2012. Nghệ sĩ Kim Ki-min đã trở thành nam diễn viên ba lê Châu Á đầu tiên gia nhập và trở thành nghệ sĩ biểu diễn đơn đầu tiên tại đoàn nghệ thuật Nga Mariinsky Ballet năm 2012. 116


Mĩ thuật hiện đại Hiện nay có rất nhiều họa sĩ Hàn Quốc hoạt động tích cực như Chun Kwang Young, Park Seo-bo, Lee Jong-sang, Song Soonam, Lee Doo-shik, Lee Wal-jong, Youn Myeung-ro, Lee Il, Kang Ik-joong, Lim Ok-sang. Có một số gương mặt nghệ sĩ lâu năm tiêu biểu như Chang Ree-suok, Chang Doo-kun, Paek Young-soo, Chun Kyung-ja, Kim Chang-yeul, Suh Se-ok. Lĩnh vực điêu khắc có nghệ sĩ Kim Young-won và Choi Jongtae là những nghệ sĩ đã chế tác bức tượng Vua Sejong tại quảng trường Gwanghwamun. Trong lĩnh vực nghệ thuật hình ảnh video có nghệ sĩ tiêu biểu là ông Park Nam-jun. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Hàn Quốc vào những năm 1970 đã dẫn đến sự thành lập của rất nhiều trung tâm nghệ thuật của quốc gia và tư nhân, trong đó có khoảng 60 trung tâm đặc biệt nằm ở khu vực thành phố Seoul, Insa-dong và Samcheong-dong. Tiêu biểu trong số này có Không gian nghệ thuật Gana, Phòng trưng bày Gongpyeong Trung tâm nghệ thuật Seoul và Viện bảo tàng mỹ thuật Kyung-in.

Gwangju Biennale Là triển lãm nghệ thuật sắp đặt lớn ở Châu Á, Gwangju Biennale đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết thành phố Gwangju với phần còn lại của Hàn Quốc và thế giới thông qua nghệ thuật đương đại. Được tổ chức lần đầu vào năm 1995, đây là triển lãm đầu tiên về loại hình này ở Châu Á.

Gần đây, khu phía Nam Sông Hangang,tiêu biểu là phương Cheongdam-dong, thuộc quận Gangnam-gu, Seoul nổi lên là trung tâm của mỹ thuật Hàn Quốc. Một trong những triển lãm quốc tế tiêu biểu khác là Gwangju Biennale. Triển lãm này được thành lập vào năm 1995 đã phát triển thành triển lãm nghệ thuật đương đại lớn ở Châu Á.

Văn học hiện đại Việc xuất bản bằng tiếng anh quyển tiểu thuyết Xin hãy chăm sóc mẹ của tác giả Shin Kyung-sook bởi nhóm xuất bản Knopf Doubleday ở Mỹ vào tháng 4 năm 2011 được xem là dấu hiệu Làn sóng văn 117


Ấn bản tiếng Anh của tiểu thuyết Xin hãy chăm sóc mẹ của nhà văn Shin Kyung-sook (trái) và Ko Un (phải), một trong những nhà thơ đương đại được hâm mộ rộng rãi ở Hàn Quốc ngày nay.

hóa Hàn Quốcđã lan rộng sang lĩnh vực văn học. Quyển sách được liệt vào danh sách top mười quyển sách bán chạy nhất của Amazon ngay khi phát hành ở thị trường Mỹ, và đã nhanh chóng được xuất bản ở khoảng 30 quốc gia ở Châu Á (bao gồm Nhật Bản) và Châu Âu, và ở Châu Úc. Vào tháng 6 năm 2012, tác giả Shin Kyung-sook đã tổ chức một buổi gặp mặt thành công ở Ljubljana, thủ đô Slovenia để giới thiệu bản dịch tác phẩm của bà sang tiếng Slovenia. Một tác phẩm khác là Li Chin đã được dịch sang tiếng Pháp và được xuất bản bởi công ty xuất bản Pháp Philippe Picquier. Gong Ji-young là một tiểu thuyết gia Hàn Quốc rất thành công với những tác phẩm như Những giờ hạnh phúc của chúng ta (2005), Ngôi nhà vui vẻ (2007) và Câm lặng (2009). Những tác phẩm này được chuyển thể thành phim và tạo nên những thành công phòng vé lớn. Một tác phẩm gây tiếng vang khác của bà là “Dogani” cũng đã được dịch và xuất bản sang tiếng Nhật vào năm 2012 đồng thời được chuyển thể thành phim điện ảnh tại Hàn Quốc. 118


Ko Un là một tên tuổi lớn đại diện cho những nhà thơ đương đại Hàn Quốc, người đã thường xuyên được nhắc đến là một trong những cá nhân được đề cử cho Giải Nobel văn học. Ông vẫn đang tiếp tục viết những bài thơ chạm đến trái tim độc giả kể từ bài thơ đầu tiên mang tên Bệnh lao vào năm 1958. Ko Un xuất bản tập thơ Mười nghìn mạng sống, vào năm 2010 và tập thơ của ông đã được xuất bản ở Đức và Thổ Nhĩ Kỳ vào một năm sau đó. Hai thập kỷ vừa qua đã ghi dấu những phát triển vượt bậc và cơ hội tìm kiếm độc giả nước ngoài cho văn học đương đại Hàn Quốc. Các tiểu thuyết của Hàn Quốc được dịch sang tiếng nước ngoài trong suốt giai đoạn đó bao gồm Bí mật và dối trá (tiếng Nga, 2009) của Eun Hee-kyung, Thời gian mưa, Củi và Chèo thuyền không có cột buồm (Tiếng Thụy Điển, 2009) của Yun Heung-gil, và Một nơi xa và đẹp (tiếng Trung và Thổ Nhĩ Kỳ, 2010) và Các mâu thuẫn (tiếng Bulgari, 2010) của Yang Gui-ja. Đại học Sofia, Bulgari sau khi thành lập khoa Hàn Quốc học vào năm 1995 đã thực hiện chuyển dịch và xuất bản các tiểu thuyết đương đại và truyện ngắn Hàn Quốc như Chú lùn ném quả bóng nhỏ của Cho Se-hui và Anh hùng bị xoắn của chúng ta của Yi Mun Yol. Các tác phẩm này đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của độc giả. Niềm say mê K-Pop trên toàn cầu đã dẫn đến sự quan tâm hơn tới các tác phẩm văn học Hàn Quốc và ngôn ngữ tiếng Hàn, đặc biệt hướng tới đối tượng những người hâm mộ trẻ. Viện ngôn ngữ Sejong được thành lập vào năm 2008 với mục đích hỗ trợ giáo dục ngôn ngữ tiếng Hàn trên khắp thế giới đã tăng số chi nhánh từ 17 trung tâm năm 2008 lên 113 trung tâm năm 2013. Trong khi đó, Hội nghị văn thơ mang tên “Bút quốc tế” lần thứ 78 đã tổ được tổ chức vào tháng 9 năm 2012 ở Gyeongju, thủ đô một nghìn năm của nhà nước Silla. 119


Hội nghị văn thơ này được tổ chức lần thứ 3 ở Hàn vào các năm 1970 và 1988 và 2012 đã thu hút 700 học giả từ 114 quốc gia trên toàn thế giới, bao gồm những người trúng giải Nobel như Jean-Marie Gustave Le Clezio ở Pháp, Akinwande Oluwole Wole Soyinka ở Nigeria, và Ferit Orhan Pamuk ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Làn sóng ẩm thực Hàn Quốc Làn sóng văn hóa Hàn Quốc còn mở rộng đến lĩnh vực văn hóa khác là ẩm thực. Các nhà hàng phục vụ các món truyền thống Hàn Quốc như New York, London và Paris nhận được sự tán dương từ những người sành ăn kén chọn nhất. Kimchi, bulgogi, bibimbap và các món ăn khác là các món ăn quen thuộc của người Hàn Quốc qua nhiều thế hệ giờ đang bắt đầu xuất hiện trên bàn ăn của nhiều gia đình trên thế giới. Các bếp trưởng ở các nhà hàng Mỹ bắt đầu kết hợp các món ăn truyền thống Hàn Quốc với truyền thống phương tây, tạo nên bánh bibimbap (cơm trộn) burger, sườn bò với sốt gochujang(tương ớt), bánh kimchi hotdog và bít tết gochujang(tương ớt) cho người New York, những người luôn sẵn sàng đón nhận những sáng tạo ngoại lai. Các nhà hàng Hàn Quốc ở Paris tăng lên khoảng 100 nhà hàng với rất nhiều khách hàng là công dân Pháp, mặc dù trước đó thực khách chỉ là những người Hàn sinh sống, làm việc tại nước ngoài. Theo nghiên cứu mới nhất, các món ăn phổ biến nhất được phục vụ bởi các nhà hàng Hàn Quốc ở Paris là bibimbap(cơm trộn) và bulgogi(thịt bò xào), trong đó bibimbap đặc biệt được đánh giá cao vì tính cân bằng dinh dưỡng cũng như mùi vị, gia vị độc đáo. Vào tháng 7 năm 2012, một bữa tối đặc biệt kiểu Hàn Quốc đã được tổ chức tại Viện bảo tàng Victoria and Albert, London để kỷ niệm Thế vận hội London. Khoảng 300 khách mới đã ấn tượng mạnh với các món ăn Hàn Quốc được phục vụ tại bữa tối. 120


Các viện bảo tàng quốc gia ở Hàn Quốc 11 Viện bảo tàng quốc gia Jinju Địa điểm: Thành phố Jinju, tỉnh Gyeongsangnam-do Ngày nghỉ: Thứ hai và dịp tết 1/1 <jinju.museum.go.kr>

14

10

16 1 15 17

12 Viện bảo tàng quốc gia Gongju Địa điểm: Thành phố Gongju, tỉnh Chungcheongnam-do Ngày nghỉ: Thứ hai và dịp tết 1/1 <gongju.museum.go.kr>

18 12

Viện bảo tàng quốc gia Naju 13

7

5 19 2

6

<naju.museum.go.kr> Vườn thực vật quốc gia Hàn Quốc 14

4

3

Địa điểm: Thành phố Naju,tỉnh Jeollanam-do Ngày nghỉ: Thứ hai và dịp tết 1/1

11

Địa điểm: Thành phố Pocheon,tỉnh Gyeonggi-do Ngày nghỉ: Chủ nhật, thứ hai, tết 1/1, tết âm lịch và tết trung thu

8

<www.kna.go.kr>

20 13

15 Viện bảo tàng Cung điện quốc gia Hàn Quốc 9

Địa điểm: Quận Jongno-gu, Seoul Ngày nghỉ: Thứ hai <www.gogung.go.kr>

1 Viện bảo tàng quốc gia Hàn Quốc Địa điểm: Quận Yongsan-gu, Seoul Ngày nghỉ: Thứ hai và dịp tết 1/1 <www.museum.go.kr>

16 Viện bảo tàng Dân gian quốc gia Hàn Quốc 6 Viện bảo tàng quốc gia Daegu Địa điểm: Quận Suseong-gu, thành phố Daegu Địa điểm: Quận Jongno-gu, Seoul Ngày nghỉ: Thứ 3 &dịp tết 1/1 Ngày nghỉ: Thứ hai và dịp tết 1/1 <daegu.museum.go.kr>

2 Viện bảo tàng quốc gia Gyeongju Địa điểm: Thành phố Gyeongju, tỉnh Gyeongsangbuk-do Ngày nghỉ: Thứ hai và dịp tết 1/1 <gyeongju.museum.go.kr>

7 Viện bảo tàng quốc gia Cheongju Địa điểm: Thành phố Cheongju, tỉnh BắcChungcheong -do Ngày nghỉ: Thứ hai và dịp tết 1/1 <cheongju.museum.go.kr>

3 Viện bảo tàng quốc gia Gwangju Địa điểm: Quận Buk-gu, Gwangju Ngày nghỉ: Thứ hai và dịp tết 1/1 <gwangju.museum.go.kr>

8 Viện bảo tàng quốc gia Gimhae Địa điểm: Thành phố Gimhae, tỉnh Gyeongsangnam-do Ngày nghỉ: Thứ hai và dịp tết 1/1 <gimhae.museum.go.kr>

4 Viện bảo tàng quốc gia Jeonju Địa điểm: Thành phố Jeonju, tỉnh Jeollabuk-do 9 Viện bảo tàng quốc gia Jeju Ngày nghỉ: Thứ hai và dịp tết 1/1 Địa điểm: thành phố Jejudo, đảo Jejudo <jeonju.museum.go.kr> Ngày nghỉ: Thứ hai và dịp tết 1/1 <jeju.museum.go.kr> 5 Viện bảo tàng quốc gia Buyeo Địa điểm: Huyện Buyeo-gun, tỉnh 10 Viện bảo tàng quốc gia Chuncheon Chungcheongnam-do Địa điểm: Thành phố Chuncheon, tỉnh Ngày nghỉ: Thứ hai và dịp tết 1/1 Gangwon-do <buyeo.museum.go.kr> Ngày nghỉ: Thứ hai và dịp tết 1/1 <chuncheon.museum.go.kr>

<www.nfm.go.kr>

Bảo tàng lịch sử đương đại quốc gia Hàn Quốc 17 Địa điểm: Quận Jongno-gu, Seoul Ngày nghỉNgày nghỉ: Thứ hai và dịp tết 1/1 <www.much.go.kr> Bảo tàng bưu điện 18

Địa điểm: Thành phố Cheonan, tỉnh Chungcheongnam-do Ngày nghỉ: Thứ hai, ngày lễ công, tết 1/1, tết âm lịch & tết trung thu <www.postmuseum.go.kr>

Bảo tàng hải đăng quốc gia 19

Địa điểm: Thành phố Pohang, tỉnh Gyeongsangbuk-do Ngày nghỉ: Thứ hai, tết âm lịch & tết trung thu <www.lighthousemuseum.or.kr>

20 Viện nghiên cứu quốc gia về di sản văn hóa biển Địa điểm: Thành phố Mokpo, tỉnh Jeollanam-do Ngày nghỉ: Thứ hai <www.seamuse.go.kr>

121


Du lịch 관광


4

Di tích lịch sử Seoul Trung tâm mua sắm và địa điểm du lịch nổi tiếng Con đường tuổi trẻ Nghỉ dưỡng thiên nhiên Du lịch địa phương Làng nhà cổ Hanok Lễ hội địa phương


4 Du lịch 관광

Dancheong Dancheong là một phương pháp trang trí truyền thống cho cung điện và đền miếu với các họa tiết phức tạp về năm màu chính, xanh (tượng trưng cho phía Đông), trắng (Tây), đỏ (Nam), đen (Bắc) và vàng (trung tâm). Phong cách hội họa này cũng có tác dụng bảo vệ cấu trúc gỗ khỏi các sự phá hủy của thiên nhiên.

Thủ đô Seoul cũng là một phần quan trọng trong di sản văn hóa Hàn Quốc và là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất đối với du khách nước ngoài đến thăm Hàn Quốc. Khu vực trung tâm chính của thành phố được bao quanh bởi những bức tường lịch sử được xây cách đây hơn 600 năm và chứa nhiều di sản lịch sử có giá trị bao gồm các Cung điện hoàng gia, cổng pháo đài và các quận dân cư cổ xưa.

Di tích lịch sử Seoul Cung Gyeongbokgung (Cung Cảnh Phúc) Tọa lạc ở chân núi Bugaksan, ngọn núi chính nhìn từ trên cao xuống khu vực trung tâm của Seoul, Cung Gyeongbokgung xưa là Cung điện hoàng gia chính trong khoảng 200 năm từ khi được 1 2

xây dựng vào năm 1395, chỉ ba năm sau khi thành lập Triều đại Joseon (1392-1910) cho tới khi cung bị thiêu hủy Nhật Bản xâm

1. Cung Gyeongbokgung (Cảnh Phúc) Cung điện Hoàng gia chính thức của Joseon, ở trung tâm Seoul

lược Hàn Quốc vào năm 1592. Sau đó, cung bị lãng quên trong

2. Khu vườn của Cung Changdeokgung(Xương Đức) Quang cảnh vườn thượng uyển của Cung Changdeok, bao gồm Đình Buyongjeong,Juhamnu, và Hồ Buyongji ở giữa.

vào tay thực dân Nhật. Thực dân Nhật đã phá hủy phần trước

124

đống đổ nát trong vòng 275 năm và được phục hồi lại vàonăm 1867.Tuy nhiên, chưa đến năm mươi năm sau, cung điện lại bị rơi của cung điện để xây Dinh toàn quyền Nhật Bản ngay phía trước. Dinh toàn quyền mang kiến trúc tân cổ điển đã tiếp tục được sử dụng làm các cơ quan chính phủ kể cả sau khi Hàn Quốc


125


126


được giải phóng vào năm 1945. Mãi đến năm 1996, dinh này mới bị phá hủy như một phần của nỗ lực xóa bỏ những dấu vết còn lại của giai đoạn thuộc địa. Một vài trong số những tàn tích của tòa

Cổng Geummamun tại Cung Changdeokgung Khu vườn ở Jongno-gu, Seoul (trái)

nhà đã được đưa đến Dinh độc lập của Hàn Quốc ở Cheonan, Hàn Quốc để làm tư liệu trưng bày. Dự án khôi phục Cung Gyeongbokgung bắt đầu vào năm 1990. Đến năm 2010, một phần của cung đã được phục hồi và cổng chính Gwanghwamun cũng đã được đặt trở lại vị trí ban đầu. Ngày nay, một phần của cung đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, tiêu biểu có kiệt tác kiến trúc tráng lệ là Điện Geunjeongjeon và Đình Gyeonghoeru.

Khu vườn của Cung Changdeokgung (Xương Đức) Vườn thượng uyển của Cung Changdeokgung, một trong những Cung hoàng gia của triều đại Joseon (1392-1910) nổi tiếng sự hài hòa giữa các kiến trúc trang nhã và môi trường tự nhiên xung quanh. Khu vườn, hay còn gọi là “bí uyển” (biwon) hay “cấm uyển” (geumwon) từng là địa điểm tổ chức cho các sự kiện hoàng gia như các bữa tiệc và buổi công diễn. Trong vườn có hồ sen và vài ngôi đình trang nhã được xây xung quanh. Khu vườn mở cửa toàn bộ cho công chúng tham quan tới tận giữa những năm 1970. Về sau do bị hư hại nặng nên vườn phải đóng cửa trong vài năm để khôi phục về tình trạng ban đầu. Chỉ có một phần khu vườn được mở lại cho công chúng từ tháng 5 năm 2004. Hiện nay các du khách phải đặt chỗ trước để vào thăm khu vườn.

Cung Deoksugung ( Cung Đức Thọ) Với hầu hết người Hàn Quốc ngày nay, cung Deoksugung có mối liên hệ rất lớn với cuộc đấu tranh đầy gian nan của Triều đại Joseon chống lại sự xâm lược của các thế lực đế quốc vào cuối 127


Cung Deoksugung Không giống như những Cung điện hoàng gia Joseon khác, cung Deoksugung bao gồm cả những tòa nhà đá theo phong cách phương Tây và các cấu trúc gỗ truyền thống.

thế kỷ 19. Đây là nơi Vua Gojong đã đã từng ở sau khi ông rời công sứ quán Nga, nơi ông đã ẩn náu một năm trước đó nhằm thoát khỏi sự can thiệp của Đế quốc Nhật Bản. Thời đó xung quanh cung Deoksugung có các sứ quán của Mỹ, Nga, Anh và Pháp. Ngày nay, minh chứng rõ ràng nhất của hào quang là cung điện đế quốc duy nhất trong lịch sử Hàn Quốc được thể hiện qua nghi thức đổi gác, được tổ chức ba lần một ngày vào lúc 11h sáng, 2h chiều, 3h30 phút chiều các ngày trong tuần trừ thứ hai tại Cung Deoksugung. Lối di dạo dọc các bức tường phía nam của cung điện rất lãng mạn nên được nhiều giới 1 2

1. Cổng Sungnyemun 2. Cổng Heunginjimun Seoul, thủ đô của Triều đại Joseon, được bảo vệ bởi một thành lũy bằng đá dài với tám cổng, ngày nay vẫn có thể nhìn thấy hai trong số đó là cổng Sungnyemun (Namdaemun hoặc cổng Nam) và Heunginjimun (Dongdaemun hoặc cổng Đông).

128

trẻ Hàn Quốc tìm đến tham quan. Sungnyemun tiếng Hán là “Sùng lễ môn” nổi tiếng là Bảo vật Quốc gia số 1 của Hàn Quốc, trong khi cổng số 2, Heunginjimun, là cổng duy nhất trong tám cổng pháo đài được bảo vệ bởi một bức tường chắn hình bán nguyệt.

Cổng Sungnyemun (Namdaemun – cổng Nam) Sungnyemun, hoặc “Sùng lễ môn” là cổng phía Nam của thành lũy pháo đài cổ được xây dựng để bảo vệ thủ đô (khu vực trung tâm


129


của Seoul ngày nay) của Joseon. Tất cả hàng hóa và mọi người đến từ phía Nam phải đi qua cánh cổng này để vào Seoul. Đây là cổng pháo đài lớn nhất hiện vẫn còn tồn tại ở Hàn Quốc, và được công nhận là Bảo vật Quốc gia Số 1 vào năm 1962. Kiến trúc gỗ kiểu đình ở phần trên của cổng đã bị hư hại nghiêm trọng do bị đốt phá vào tháng 2 năm 2008, Về sau, công trình được khôi phục về hình dáng ban đầu thông qua dự án khôi phục tổng thể quy mô diễn ra trong 5 năm. Cổng Namdaemun gắn liền với một quần thể lớn các địa điểm mua sắm được hình thành quanh đó, bao gồm khu chợ truyền thống đang dần phát triển thành một địa điểm du lịch chính. Khu vực luôn nhộn nhịp với những người mua sắm người Hàn Quốc và nước ngoài đến tìm mua các sản phẩm nổi tiếng của chợ như quần áo, đồ dùng nấu bếp, thiết bị gia đình và các hàng hóa khác được bán ở mức giá thấp hợp lý nhưng chất lượng tốt. Rất nhiều cửa hàng kinh doanh trong khu vực này điều hành cả xưởng hay nhà máy riêng để duy trì mức giá cạnh tranh. Chợ Namdaemun hiện có trên 9.300 quầy hàng và thu hút hơn 500.000 người mua hàng mỗi ngày. Khu chợ này cũng đã tạo nên một mạng lưới kinh doanh Quốc tế rộng lớn của các thương gia Hàn Quốc rải rác trên toàn thế giới. Chợ Namdaemun chiếm thị phần xuất nhập khẩu quần áo, thời trang lớn trong thị trường Hàn Quốc và thế giới

Cổng Heunginjimun (Dongdaemun – Cổng Đông) Nằm ở phía đông của thành cổ Seoul, Heunginjimun (Hưng nhân chi môn, Cánh cổng nêu cao lòng nhân từ) là địa điểm thăm quan thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước nhờ ý nghĩa lịch sử và có vị trí gần một vài chợ lớn xung quanh. Các khu chợ Gwangjang, chợ Pyeonghwa, chợ Sinpyeonghwa và chợ tổng hợp Dongdaemun đều được quy về gọi bằng cái 130


tên chung là chợ Dongdaemun.Tất cả những chợ này đặc biệt nổi tiếng về các mặt hàng thời trang đa dạng, đặc biệt là quần áo và phụ kiện. So với các cửa hàng bách hóa nơi thường bán các sản phẩm cao cấp với giá cao, những chợ ở Dongdaemun có nhiều người bán buôn cung cấp các sản phẩm chất lượng cao với giá cạnh tranh cho những người bán lẻ ở Hàn Quốc.

Trung tâm mua sắm và địa điểm du lịch nổi tiếng Insa-dong Insa-dong là một phường ở khu trung tâm Seoul với rất nhiều cửa

Trung tâm mua sắm Dongdaemun

hàng đồ cổ, cửa hàng bán sách cổ, phòng trưng bày nghệ thuật, cửa hàng thủ công mỹ nghệ, cửa hàng bút lông, phòng trà truyền thống, nhà hàng và quán bar mang lại cho du khách nhiều cơ hội trải nghiệm văn hóa lý thú. Con phố Insa-dong là nơi tụ tập nghệ sĩ, nhà văn và phóng viên Hàn Quốc, hiện đang thu hút nhiều du khách từ khắp mọi nơi trên thế giới. Vào năm 1988, chính quyền thủ đô Seoul đã công nhận Insa-dong là Con phố văn hóa truyền thống và cấm xe ô tô đi qua đây vào cuối tuần để tạo môi trường thoải mái hơn cho du khách.

Myeong-dong Myeong-dong từ lâu đã là con phố mua sắm đông đúc và giàu có nhất ở Hàn Quốc nơi có rất nhiều cửa hàng cao cấp và cửa hiệu sang trọng thu hút người mua sắm từ khắp Hàn Quốc và du khách từ các Quốc gia Châu Á khác đến mua các đồ cao cấp, quần áo thương hiệu, mỹ phẩm, giầy dép, phụ kiện thời trang và đồ lưu niệm. 131


132


Myeong-dong cũng là trung tâm tài chính, văn hóa cũng như thương mại của Hàn Quốc kể từ sau chiến tranh Triều Tiên (19501953). Vào những năm 1970 và 1980 đây là khu vực sinh hoạt của nhiều người năng động, yêu thích thời trang và hướng ngoại Hàn Quốc. Vị trí của Myeong-dong trong ngành công nghiệp thời trang Hàn Quốc đã có phần suy yếu trong thời gian gần đây, nhưng ảnh hưởng của nó trong thị trường thời trang Hàn Quốc vẫn rất quan trọng. Rất nhiều thương hiệu thời trang hàng đầu trên thế giới hiện vẫn có hoặc vừa mở các cửa hiệu mới ở quận này nhằm giành lại khách hàng từ những con đường thời trang mới nổi ở khu vực Gangnam cũng như thu hút du khách nước ngoài. Myeong-dong còn có Nhà thờ công giáo Myeongdong, thành lập năm 1898 và là địa điểm tập trung cho tất cả tín đồ công giáo. Trong khu vực Myeong-dong còn có Đại sứ quán Trung Quốc với lối kiến trúc cổ xưa.

Phố Apgujeong Rodeo Được đặt theo tên của khu phố Rodeo Drive ở Beverly Hills của Mỹ và là nơi có những cửa hàng thời trang danh giá nhất trong

1

khu vực. Phố Rodeo ở Apgujeong-dong được xem là “thánh địa

2

của thời trang Hàn Quốc” và đóng vai trò mở đầu xu hướng thời trang ở Hàn Quốc. Phố Rodeo có rất nhiều cửa hàng sang trọng, bao gồm các cửa hàng uy tín của các thương hiệu thời trang hàng đầu trên thế giới, và các nhà hàng cao cấp, quán café và quán bar. Phố cũng có các cửa hàng bán những đồ thời trang đặc biệt đáp ứng nhu cầu cho những tín đồ thời trang trẻ tuổi, và đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của người mua sắm. Con phố thời trang đáp ứng nhiều thị hiếu khác nhau, từ những cửa hàng sang trọng cao cấp tới những cửa hàng độc

1. Insa-dong Con đường văn hóa truyền thống rất nổi tiếng nhất với du khách nước ngoài khi đến Seoul. Ở hai bên đường có nhiều cửa hàng đồ cổ, phòng trưng bày nghệ thuật, cửa hàng thủ công mỹ nghệ, phòng trà truyền thống, nhà hàng và quán bar. 2. Myeong-dong Quận thời trang đông đúc nhất Hàn Quốc và là điểm du lịch số một đối với những du khách nước ngoài đến thăm Seoul

133


nhất vô nhị. Vào tháng 10, con phố trở thành địa điểm chính cho Lễ hội văn hóa Apgujeong, trình chiếu phim điện ảnh, các buổi trình diễn về tóc, thời trang, cuộc thi nhảy và các hoạt động văn hóa sôi động khác.

Con đường tuổi trẻ Jongno và Suối Cheonggyecheon Cùng với Myeong-dong, Jongno là một trong hai địa điểm tiên phong cho sự phát triển vang dội của nền văn hóa và kinh tế ban đầu của Hàn Quốc trong những năm 1970 và 1980. Giữa các tuyến Jongno 2 ga vàJongno 3 ga có một vài rạp chiếu phim cổ nhất Seoul, các hiệu sách lớn, và Trung tâm học tiếng uy tín luôn tấp nập học viên. Suối Cheonggyecheon (Thanh Khê) là dòng suối lịch sử cắt ngang trung tâm Seoul, đã hoàn thành dự án cải tạo, khôi phục vào năm 2005. Ngày nay, suối Cheonggyecheon đã trở thành một trong những điểm du lịch hàng đầu của thành phố Seoul. Trong quá khứ, dòng suối đóng vai trò cung cấp nguồn nước cho các gia đình sống xung quanh đó, nhưng suối đã bị lấp vào năm1950. Cây cầu vượt được xây trên suối được xem là một biểu tượng tăng trưởng của công nghiệp Hàn Quốc trong những năm 1960 và 1970. Tuy nhiên, cây cầu vượt này đã bị phá hủy vào năm 2003 trong dự án khôi phục dòng suối được hoàn thiện trong 2 năm sau đó. Hiện nay, một dòng suối nhân tạo chạy dọc con đường mòn cũ và cung điện đã cải tạo đáng kể môi trường sinh thái xung quanh và hệ thống thủy sinh của dòng suối.

Phố Hongdae (Phố đại học Hongik) Trong giai đoạn đầu những năm 1990, Hongdae, hoặc khu vực xung quanh đại học Hongik, đã chứng kiến sự bùng nổ của 134


những quán café và câu lạc bộ nhạc sống thu hút người yêu nhạc trẻ tuổi từ khắp các nơi ở Seoul. Dần dần Hongdae trở thành một trong những khu vực văn hóa năng động nhất Seoul. Điều khác biệt giữa Hongdae và con phố khác là các buổi biểu diễn đường phố của các ban nhạc tự do được tổ chức một cách ngẫu hứng, rải rác. Các ban nhạc chơi rất nhiều thể loại nhạc phong phú như rock, funk và nhạc techno và luôn khuấy động bầu không khí trẻ trung, năng động nơi đây.

1

2

1. Suối Cheonggyecheon Một không gian hấp dẫn để thư giãn và nghỉ ngơi ở giữa khu trung tâm Seoul 2. Phố Hongdae Những con phố đông đúc với nhiều nghệ sĩ trẻ đầy nhiệt huyết và các khán giả

Phố Hongdae cũng có vô số phòng trưng bày nghệ thuật được ủy thác trưng bày các tác phẩm gốc của những nghệ sĩ trẻ đang nổi. Một vài trong số những nghệ sĩ phối hợp cùng nhau để thể nghiệm nhiều loại hình âm nhạc mới mẻ, phá cách hoặc trình diễn các loại hình nghệ thuật khác như sắp đặt, mỹ thuật.

Phố Garosu-gil ở phường Sinsa-dong Garosu-gil có nghĩa đen là “phố hai hàng cây bên đường”. Đây là một con phố thuộc quận Sinsa-dong có hai hàng cây ngân hạnh trồng dọc bên đường. Phố và các các ngõ xung quanh gần đây đã phát triển thành một trong những địa điểm du lịch chính ở Seoul, hàng ngày thu hút hàng chục nghìn người yêu thích thời trang tới các cửa hàng café cao cấp, phòng trưng bày nghệ thuật, các cửa hàng sang trọng và các cửa hàng thời trang cao cấp. 135


1

Vào những năm 1990, phố Garosu-gil đã bắt đầu thu hút

2

những nhà thiết kế thời trang trẻ tuổi nhiều tham vọng, những

1. Phố Garosu-gil ở Sinsa-dong Con phố đông đúc với những người mua sắm trẻ tuổi yêu thích thời trang

người đã mở những cửa hàng dọc con đường và cuối cùng biến

2. Itaewon Khu phố văn hóa Quốc tế tiêu biểu của Hàn Quốc

những cửa hàng khác bán những đồ nội thất trang nhã, nội thất

phố thành “con phố thời trang”. Thành công của những cửa hàng này đã kéo theo việc mở và các phụ kiện thời trang đi kèm.

PhốItaewon Itaewon, nằm ở phía nam của núi Nam ở trung tâm Seoul, là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của thành phố, đặc biệt là đối với du khách nước ngoài thích mua sắm, giải trí và cảm giác phóng khoáng trong một môi trường thoải mái hơn. Sự phát triển của phố Itaewon liên quan đến sự hiện diện của căn cứ Lục quân 8 của Hoa kỳ từ Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) gần khu vực Yongsan. Ngày nay, ở khu vực Itaewon và phường Hannam-dong gần đó, có rất nhiều sứ quán nước ngoài như Đức, Đan Mạch, Achentina, Rumania, Uruguay, Lebanon, Hungary, Brunei và Quatar, và có cả Nhà thờ Hồi giáo cùng các cộng đồng nước ngoài đa dạng khác. Các con phố ở Itaewon có rất nhiều cửa hàng bán quần áo và đồ thời trang, câu lạc bộ đêm, quán bar và nhà hàng, nhiều nơi trong số đó cung cấp cho du khách Hàn Quốc các món ăn nước ngoài từ Mexico, Ấn Độ, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ, và khu vực riêng biệt theo từng nước. Itaewon được Chính phủ Hàn Quốc bình chọn là Khu du lịch đặc biệt vào năm 1997, và tiến hành tổ chức Lễ hội Làng văn hóa toàn cầu (Global Village Festival) vào tháng 10 hàng năm. Phố Itaewon cũng thường xuyên tổ chức các buổi diễn đường phố để phục vụ du khách nước ngoài. 136


137


Nghỉ dưỡng thiên nhiên Núi Jirisan Núi Jirisan là ngọn núi cao nhất và lớn nhất trong đất liền Hàn Quốc. Núi Jirisan gồm nhiều đỉnh núi tuyệt đẹp, như đỉnh cao nhất Cheonwangbong (1.915m), Đỉnh Nogodan và Banyabong. Các mạch núi và thung lũng kéo dài 40km từ phía Đông sang phía Tây. Ngọn núi tiếp giáp với ba tỉnh Jeollanam-do, Jeollabuk-do và Gyeongsangnam-do. Núi có diện tích rừng chiếm khoảng 20% tổng diện tích rừng của Hàn Quốc. Năm 1967, ngọn núi này đã được chỉ định là Công viên Quốc gia đầu tiên của Hàn Quốc. Núi Jirisan nằm ở cuối phía Nam của Baekdu Daegan, Cảnh mùa xuân trên Núi Jirisan (Nguồn: Dịch vụ Công viên Quốc gia Hàn Quốc)

138

dãy núi lớn tạo thành xương sống của Bán đảo Triều Tiên, chạy dọc từ núi Baekdusan ở phần phía Bắc lớn nhất của bán đảo. Núi Jirisan mang những đặc điểm địa lý của miền nam,


có bề ngoài hùng vĩ và các khu rừng rậm rạp cung cấp môi trường sống tự nhiên cho các loại động thực vật quý hiếm như hươu xạ Siberia, sơn dương goran Hàn Quốc, cây bulo Châu Á và cây đỗ quyên. Những đỉnh núi chính của ngọn núi chạy từ đỉnh núi cao nhất Cheonwangbong ở phía Đông tới đỉnh Nogodan ở phía Tây, tạo thành các thung lũng sâu đầy nước thượng nguồn của các con Sông chính của Hàn Quốc như Sông Nakdonggang, Sông Seomjingang và Sông Namgang. Một vài trong số những thung lũng này có những khu rừng nguyên sơ, đáng chú ý nhất là Piagol và Baemsagol, tạo nên cảnh quan đẹp ngoạn mục thu hút hơn hai triệu người đi bộ thăm quan mỗi năm. Núi Jirisan có môi trường sống tự nhiên cho rất nhiều loại động thực vật phản ánh sự cân bằng sinh thái của ngọn núi. Ở

139


Thác nước Soseung tại núi Seoraksan (Sokcho, Gangwon-do)

đây có các động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng như hươu xạ Siberia và sơn dương goran Hàn Quốc. Khu vực chân núi còn trở thành điểm du lịch tự nhiên lớn nhất Hàn Quốc như vùng hoa đỗ quyên mênh mông phủ kín đồng bằng cao nguyên Seseok Pyeongjeon, khu rừng cổ rậm rạp Piagol. Di sản văn hóa vô giá này bao gồm một vài tài sản văn hóa quý giá nhất của Hàn Quốc, tiêu biểu các ngôi đền Phật giáo lịch sử ẩn chứa vô số Bảo vật lịch sử và văn hóa. Núi Seoraksan Ngọn núi cao thứ ba của Hàn Quốc sau Núi Hallasan và Núi Jirisan, Núi Seoraksan nằm ở giữa Baekdu Daegan, dãy núi lớn tạo thành xương sống của Bán đảo Triều Tiên, với đỉnh núi cao nhất Daecheongbong (1.708m) hướng về phía bờ biển phía Đông của Hàn Quốc. Ngọn núi có đặc điểm là những đỉnh núi đá và những vách đá có hình dáng kỳ lạ và những thung lũng sâu có

140


các hồ nước trong như pha lê, hay được so sánh với Núi Geumgangsan, tức là “núi kim cương” ở phía Bắc. Núi Seoraksan từ lâu đã được ngưỡng mộ là ngọn núi có cảnh

Phong cảnh Núi Seoraksan

(Nguồn: Sở Công viên Quốc gia)

đẹp số một ở Hàn Quốc. Ngọn núi che phủ một diện tích lớn ở phía trung đông của Bán đảo Triều Tiên, được chia thành ba khu vực, gồm Oeseorak (Núi tuyết phía ngoài) ở phía đông của Đỉnh Daecheongbong, Naeseorak (Núi tuyết phía trong), ở phía Tây và Namseorak (Núi tuyết phía Nam) có con suối khoáng nổi tiếng được gọi là Suối khoáng Osaek ở phía Bắc. Núi cũng có nguồn suối Namdaecheon chảy từ khu vực Yangyang về Biển Đông, và các Sông Bukhangang và Soyanggang, chảy về phía Tây tạo thành Sông Hangang cắt ngang Seoul. Núi Seoraksan là nơi trú ẩn an toàn cho rất nhiều động thực vật quý hiếm hoặc đang có nguy cơ tuyệt chủng như cá hồi Manchuria, cá tuế Hàn Quốc, hoa kim chung (geumgang chorong), và cây nhung tuyết. 141


Cảnh đêm ở Tháp truyền hình N Seoul và đình tám cạnh Palgakjeong ở núi Namsan (bên phải)

Năm 1970, ngọn núi Seoraksan được chọn làm Công viên Quốc Gia và vào năm 1982 được UNESCO xếp vào Mạng lưới khu dự trữ sinh quyển thế giới. Núi Seoraksancũng có rất nhiều di sản lịch sử, văn hóa và thiên nhiên bao gồm các chùa Phật giáo như Chùa Baekdamsa, Chùa Sinheungsa và Am Bongjeongam, một trong năm ngôi chùa lưu giữ di hài của Đức phật Thích ca mâu ni; vách đá Heundeulbawi và Ulsanbawi, đỉnh núi đá cao 873m với cảnh đẹp hùng vĩ. Núi Seoraksan nổi tiếng với cảnh đẹp hấp dẫn được tạo bởi các đỉnh núi cao, thung lũng sâu, các cấu trúc đá độc đáo và các ngôi đền Phật giáo cổ xưa hàng năm thu hút hàng triệu người hành hương từ khắp nơi của Hàn Quốc Trong khi đó, ở thành phố du lịch Seorak-dong xây dựng lối đi lên núi, có mạng lưới nơi nghỉ trọ tiện nghi và cơ sở hạ tầng giải trí đầy đủ, thuận tiện cho du khách và khách hành hương. Du lịch ở núi Seorak thường kết hợp với đi thăm các địa điểm xung quanh như Đài quan sát và Cung thiên văn Goseong nằm gần Khu phi quân sự (DMZ) ở bờ biển phía Đông. Núi Namsan và núi Bukhansan Núi Namsan cao 262m so với mực nước biển và nằm chính giữa thành phố Seoul. Có rất nhiều đường mòn đi bộ lên núi đẹp được người dân Seoul ưa thích sử dụng. Ngọn núi cũng có hệ thống cây xanh râm mát, cung cấp không khí trong lành và có hoa nở quanh năm. Sẽ mất khoảng một giờ để đi bộ đến đỉnh núi bằng bất kỳ con đường nào, mặc dù du khách có thể chọn cách đi bằng cáp treo. Từ trên ngọn núi, có rất nhiều điểm ngắm cảnh đẹp Seoul, tiêu biểu là Tháp truyền hình N Seoul. Tháp truyền hình N Seoul (tháp Namsan) là nơi các du

142


143


khách có thể nhìn toàn cảnh Seoul và vào những ngày trời quang, còn có thể nhìn thấy thành phố Incheon và bờ biển phía Tây, cũng như trạm cứu hỏa được sử dụng để làm tín hiệu liên lạc đường dài trong Triều đại Joseon. Ở chân núi, có một số cơ sở văn hóa như Nhà hát Quốc gia Hàn Quốc, Thư viện thành phố Seoul, và Làng Hanok Namsangol. Công viên Quốc gia Bukhansan ở phía Bắc Seoul cũng là địa điểm nổi tiếng cho các hoạt động ngoài trời, đặc biệt là các con đường đi bộ và leo núi. Chỉ mất 30 phút đi từ trung tâm Seoul bằng phương tiện công cộng, bao gồm xe buýt và tàu điện ngầm. Baegundae là đỉnh cao nhất của ngọn núi, có độ cao 836,5m so với mặt nước biển. Các con sông lớn ở Hàn Quốc Leo núi tại Núi Bukhansan (Nguồn: Dịch vụ Công viên Quốc gia Hàn Quốc)

144

Hai dòng sông lớn bắt nguồn từ khu vực núi trung đông của Bán đảo Triều Tiên nhập vào với nhau trở thành Sông


Hangang chảy qua Seoul trước khi chảy về biển Tây. Các con sông cung cấp nước cho toàn bộ cánh đồng và nhà máy trong và ngoài khu vực thủ đô và nước uống cho nhiều thành phố trong đó có Seoul. Các con sông được xây dựng với nhiều đập để kiểm soát lũ lụt và sản xuất điện. Con sông dài nhất ở Bán đảo Triều T iên là sông Nakdonggang, chảy dài 520km qua tỉnh Gyeongsangbuk-do và Gyeongsangnam-do trước khi chảy vào Biển Nam. Cửa sông có một vùng châu thổ rộng lớn gọi là đảo Eulsukdo, khu vực có những cánh đồng lau sậy phát triển dày đặc và bãi cát rộng, hình thành môi trường cư trú lớn nhất củacác loài chim châu Á. Những con sông chính khác ở Hàn Quốc gồm sông Geumgang và Yeongsangang, cung cấp nước cho vựa lúa lớn nhất ở phía Tây Nam của Hàn Quốc, và sông Imjingang, Mangyeonggang và Seomjingang cũng cấu thành nguồn nước quan trọng cho khu vực còn lại của Hàn Quốc.

Cảnh mặt trời lặn trên sông Yeongsangang, nguồn nước chính cho vùng Tây Nam Hàn Quốc

145


Đảo Jejudo Jejudo là hòn đảo lớn nhất Hàn Quốc (xấp xỉ 73km từ Đông sang Tây, 31km từ Nam sang Bắc), nằm ở eo biển phía Tây Nam đất liền Hàn Quốc. Hòn đảo hình ovan vẫn lưu giữ di sản văn hóa đậm sắc khác biệt rõ rệt với lục địa. Đây cũng là tỉnh duy nhất của Hàn Quốc trồng quýt ở điều kiện tự nhiên, cung cấp nguồn thu nhập lớn cho các hộ gia đình kể từ những năm 1960. Jejudo còn là địa điểm du lịch trăng mật cực kỳ nổi tiếng đối với người Hàn Quốc trong suốt những năm 1970 và 1980. Đảo Jejudo cũng trở thành một trong những địa điểm du lịch hàng đầu của Hàn Quốc, thu hút hàng trăm nghìn du khách từ các Quốc gia lân cận, tiêu biểu có Nhật Bản và Trung Quốc. Năm 2006, chính phủ Hàn Quốc đã công bố đảo Jejudo là Tỉnh tự trị đặc biệt Jejudo nhằm mục đích xây dựng khu vực này thành Vùng thương mại tự do. Ngày nay, Jejudo cũng là địa điểm rất phổ biến để tổ chức các cuộc họp quốc tế quan trọng, tiêu biểu như các cuộc họp thượng đỉnh. 146


Đảo Jejudo được hình thành sau rất nhiều lần phun trào của núi lửa và có nhiều đặc điểm địa hình núi lửa riêng biệt bao gồm 368 oreum (cụm núi lửa phụ) và khoảng 160 hang nham thạch. Di sản thiên nhiên độc đáo này đã giúp hòn đảo được ghi vào Mạng lưới khu dự trữ sinh quyển thế giới của UNESCO vào năm 2002, Di sản thế giới vào năm 2007 và Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu vào năm 2010. Việc công nhận đảo Jejudo là di sản tự nhiên toàn cầu hi

1

2

1. Hồ miệng núi lửa Baengnokdam của núi Hallasan Một miệng núi lửa hình lòng chảo (sâu 111mvà chu vi 1.720m) tại đỉnh núi Hallasan 2. Đỉnh Seongsan Ilchulbong Một trong những đỉnh nham thạch hình thành trong quá trình phun trào núi lửa của đảo Jejudo.

vọng sẽ thúc đẩy hơn giá trị của hòn đảo là điểm du lịch và là một trong những tài sản môi trường chủ chốt của Hàn Quốc. Núi Hallasan là một ngọn núi lửa đang ngủ, có chiều cao cao 1.950m so với mực nước biển và là ngọn núi cao nhất ở Hàn Quốc. Núi Hallasan có hơn 1.800 loại thực vật phân chia môi trường sống theo độ cao và phô bày thảm thực vật cực kỳ đa dạng. Ngọn núi phần lớn gồm bazan, và dốc mạnh ở phía Nam 147


và thoải hơn ở phía Bắc. Baengnokdam (Bạch nộc đàm) là hồ trên đỉnh núi lửa với hơn 50 nón pazarit rải rác xung quanh. Seongsan Ilchulbong, đỉnh núi mặt trời mọc, nằm ở đỉnh phía Đông của đảo Jejudo, cũng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng. Đỉnh núi lửa cao 182 m này giống một giảng đường lớn với trung tâm hình bát sâu có đầy sậy và viền là các vách đá dựng đứng. Khi nhìn từ trên cao xuống, đỉnh núi trông giống như một sân vận động hình tròn. Rất nhiều du khách so sánh đỉnh Ilchulbong giống như một bước bình phong mở ra khung cảnh lâu đài hùng vĩ hay tựa như một vương miện tròn khổng lồ. Đỉnh núi mặt trời mọc Seongsan Ilchulbong được công nhận là kỳ quan thiên nhiên của Jejudo, thu hút rất đông khách tham quan trong dịp lễ hội ngắm mặt trời mọc đầu năm. Ngoài ra, đảo Jejudo còn nổi tiếng với động Yongcheon ở thôn Woljeong-ri, ấp Gujwa-eup, là tổ hợp hang động đá vôi và ống dung nham dài 2,5 km. Các hang động đá vôi còn có ở ở Hyeopjae và Pyoseon. Cùng với sự phun trào của núi lửa, dung nham bị bắn ra nhiều phía và hình thành những tảng đá lớn nhỏ, phân bố trùng trùng điệp điệp tạo nên một quang cảnh kỳ thú cho rừng Gotjawal ở Jejudo. Đây là một trong số hiếm những khu rừng tồn tại song song hai thảm thực vật nhiệt đới và ôn đới. Những cánh rừng gỗ rậm rạp, nguyên sơ này còn được mệnh danh là “lá phổi của Jejudo”. Tổ hợp du lịch Jungmun nằm ở bờ biển Nam của thành phố Seogwipo có rất nhiều địa điểm và cơ sở hạ tầng hấp dẫn phục vụ cho các hoạt động ngoài trời, bao gồm bơi và tắm nắng, chơi golf, cưỡi ngựa và săn bắn. Khu vực này còn quy tụ nhiều khách sạn đẳng cấp thế giới, thác nước ba tầng ở Cheonjeyeon và bãi cột đá Jusangjeolli. Điểm du lịch gần đây 148


mới được thêm vào danh sách du lịch của vùng là Thủy cung lớn nhất Châu Á được mở cửa từ tháng 7 năm 2012. Một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi đến Jejudo là đường mòn Olle kéo dài theo đường bờ biển. Du khách có thể vừa đi bộ, vừa thưởng thức cảnh đẹp hoặc trải nghiệm ngủ qua đêm miễn phí trên ngọn hải đăng cạnh bờ biển. Jejudo còn nổi tiếng với “Samdado”, là cách nói vui chỉ “ba đặc sản” dồi dào, phong phú của đảo là đá, phụ nữ và gió. Jejudo có nhiều đá là do hoạt động của núi lửa. Các ngôi nhà và cánh đồng được bao quanh bởi những bức tường đá để chắn gió. Jejudo nhiều phụ nữ là do phát triển nghề lặn biển dành cho các haenyeo (hải nữ), tức các thợ lặn nữ. Một trong những đặc sản nổi tiếng của Jejudo còn là“xương rồng nopal”. Đây là loài xương rồng có chất lượng ưu việt trong số hơn 10.000 chủng loại xương rồng trên thế giới. Cho dù phải chống chịu với những đợt gió biển thổi mạnh và môi trường sống khắc nghiệt nhưng loài xương rồng này vẫn kiên cường bám đất và sinh trưởng tới gần 100 năm nên còn được gọi là “Bách niên thảo”. Ở Jejudo còn có một hòn đảo nằm ở cuối cùng của cực Nam lãnh thổ Hàn Quốc, cách Jeju 10km là đảo Mara; cách Jejudo 149km về phía Tây là địa điểm của Trạm nghiên cứu hải dương Ieodo. Đảo Ulleungdo vàđảo Dokdo Nằm cách đất liền 130km,về phía đông của bán đảo Triều Tiên, Ulleungdocũng là đảo núi lửa giống như Jejudo và có diện tích xấp xỉ 72 km2. Dọc bờ biển Đông có những vách đá dốc đứng như đã được cắt gọt, đáy biển sâu nên vùng duyên hải quanh đảo Unlleungdo cũng có mực nước rất sâu. Tại phần trung tâm của đảo hình thành nên một vùng đất bằng phẳng gọi là vịnh 149


1

Nari. Cách đảo Ulleungdo về phía Đông Nam 87.4 km có một

2

đảo đá nhỏ gọi là Dokdo, đóng vai trò là điểm cực Đông của

1. Cảng Dodong ở đảo Ulleungdo Một đảo núi lửa nằm trên biển Đông 2. Đảo Dokdo (Ulleung, tỉnh Gyeongsangbukdo) Dokdo gồm hai đảo đá nhỏ là Dongdo và Seodo, nằm cách nhau khoảng 150m, và có 89 mỏm đá rải rác xung quanh.

lãnh thổ Hàn Quốc. Hòn đảo này hiện nay được bảo vệ bởi Lực lượng bảo vệ bờ biển Dokdo. Dokdo gồm hai đảo đá lớn là Dongdo (đảo Đông) và Seodo (đảo Tây) và tám mươi chín khối đá nhỏ, san hô. Tuy đất đá trên đảo cằn cỗi và gió biển mạnh nhưng hiện trên đảo vẫn có khoảng 70 loại thực vật đang sinh trưởng. Vài năm trước đây, cả cây thông và cây hoa trà cũng đã được đem ra trồng tại đảo. Năm 1982, đảo Dokdo được công nhận là Khu vực sinh sống của chim biển Dokdo và Di tích thiên nhiên số 336 và sau đó được công nhận là Khu vực bảo tồn Dokdo năm 1999. Hallyeosudo Hallyeosudo chỉ đường bờ biển duyên hải dài 120km kéo dài từ thành phố Yeosu, tỉnh Jeollanam-do tới đảo Hansando, tỉnh Gyeongsangnam-do. Hallyeosudo đuợc đặt tên theo các âm tiết đầu tiên của Hansando và Yeosu. Hallyeosudo từ lâu đã được ca ngợi vì phong cảnh đẹp hùng vĩ với biển xanh lấp lánh, các hòn đảo lớn nhỏ chập trùng, những vách đá có hình dạng đẹp tuyệt vời và đường bờ biển đầy ấn tượng. Khu vực này cũng nổi tiếng là môi trường sống của các loài động thực vật biển đa dạng, và từ năm 1968 đã trở thành công viên biển Quốc gia đầu tiên của Hàn Quốc.

Cây hoa trà đảo Odongdo Odongdo là một hòn đảo nhỏ ờ ngoài Yeosu được bao phủ bởi hơn 3.000 cây hoa trà nở hoa từ tháng 10 cho đến giữa mùa đông.

Yeosu là một trong những thành phố công nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc và là nơi tổ chức Triển lãm thế giới 2012. Thành phố có nhiều điểm du lịch nổi bật, trong đó có đảo Odong với rừng hoa trà rực rỡ và các bãi biển xinh đẹp phủ đầy cát mịn. Hallyeosudo còn là một di tích lịch sử liên quan đến chiến thắng hải quân dưới sự lãnh đạo của Đô đốc Yi Sun-shin,

150


151


152


chống lại quân Nhật xâm lược Hàn Quốc vào năm 1592, dưới triều đại Joseon. Với diện tích biển chiếm đến 76% tổng diện tích, Hallyeosudo là một trong những địa điểm du lịch tự nhiên tuyệt vời nhất ở Hàn Quốc với phong cảnh, địa hình đẹp lộng lẫy gồm quần thể biển, đảo và đất liền. Vào tháng 2 năm 2013 cây cầu dài thứ tư trên thế giới mang tên vị đại tướng Yi Sun-shin đã được thông xe và sau đó trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng cùng với cây cầu Namhae nối đất liền với đảo Namhaedo. Đảo Namiseom Đảo Namiseom nằm trên sông Bukhangang, ở vị trí 3,8 km về phía Nam huyện Gapyeong-gun, tỉnh Gyeonggi-do. Vào năm

1 2 3

1. Hallyeosudo Công viên biển Quốc gia đầu tiên của Hàn Quốc nổi tiếng vì cảnh biển đẹp hùng vĩ được tạo thành bởi rất nhiều hòn đảo với kích cỡ khác nhau nhấp nhô trên biển xanh. 2. Đường đi bộ trong rừng Metasequoia trên đảo Namiseom 3. Các dải ruy băng cầu nguyện được buộc vào hàng rào thép gai dựng phân chia hai miền Nam-Bắc tại khu phi quân sự DMZ và Cầu tự do.

1943, sau khi dựng đập Cheongpyeong thì phải đi thuyền mới vào được đảo Namiseom. Là bối cảnh quay phim của bộ phim truyền hình Bản tình ca mùa đông nổi tiếng, đảo Namiseom đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng với những người hâm mộ Làn sóng văn hóa Hàn Quốc Hallyu. Đảo Namiseom có nhiều loài thực vật, trong đó tiêu biểu nhất là gồm cây thông Hàn Quốc, cây gỗ đỏ ban mai, cây gỗ roi trắng và cây bạch quả. Các hàng cây được bố trí thẳng hàng, tạo thành rất nhiều con đường mòn tự nhiên lãng mạn. Đến tham quan đảo Namiseom, du khách có thể đi dạo hoặc đi xe đạp trên những con đường ngân hạnh hay đường bờ sông đầy lãng mạn. Trên đảo còn có nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như phòng trưng bày nghệ thuật, viện bảo tàng, cửa hàng thủ công, nhà nghỉ, khu cắm trại. Khu phi quân sự trên Bán đảo Triều Tiên Sau khi chấm dứt chiến tranh Triều Tiên vào năm 1953, nhằm tuân thủ theo ký kết của Hiệp định đình chiến Triều Tiên, hai 153


miền Nam-Bắc đã xây dựng nên Đường ranh giới quân sự (MDL) và Khu phi quân sự Bán đảo Triều Tiên (DMZ) dài 250km và rộng xấp xỉ 4km, gồm 2km ở phía nam và 2km ở phía bắc. Ở phía Tây của DMZ, có một làng nông nghiệp gọi là Làng Daeseongdong, hay còn được người Hàn Quốc gọi là “Làng tự do”. Khu vực phía Tây của DMZ cũng gồm Panmunjeom (Bàn Môn điếm) nơi đã ký Hiệp định đình chiến Triều Tiên vào năm 1953. Đây là Khu vực an ninh chung (JSA), nơi chỉ cho phép những người có giấy phép được cấp bởi Ủy ban quân sự đình chiến (MAC) ra vào. Việc cấm ra vào tự do ở DMZ trong 60 năm gần đây đã giúp duy trì môi trường tự nhiên trong khu vực này ở tình trạng nguyên vẹn, thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu môi trường toàn thế giới.

Du lịch địa phương Gyeongju, Thủ đô nghìn năm Thành phố Gyeongju ở tỉnh Gyeongsangbuk-do xưa kia từng là kinh đô của Triều đại Silla cổ của Hàn Quốc (57 TCN – 935) trong khoảng một thiên niên kỷ, có rất nhiều di sản và di tích 1 2

1. Núi Namsanở Gyeongju Hình ảnh Đức Phật ngồi được chạm khắc trên bề mặt đá của Núi Namsan. 2. Lăng mộ của Vua Muryeong (Gongju, tỉnh Chungcheongnam-do) Hầm chôn trong lăng mộ Vua Muryeong, vị vua thứ 25 của Baekje, và hoàng hậu của ông đã thể hiện ảnh hưởng của các triều đại phía Nam Trung Quốc.

154

phản ánh các thành tựu văn hóa xuất sắc của triều đại này. Di sản lịch sử và văn hóa hiện còn tồn tại đã giúp thành phố được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2000 dưới tên gọi mới là “Khu vực di tích lịch sử thành phố Gyeongju”. Các minh chứng di sản phản ánh hào quang của nền văn hóa Silla gồm Chùa Bulguksa (Phật Quốc tự), được xây dựng để hiện thế giới lý tưởng của Đạo Phật mà người Silla tôn sùng, am Seokguram (Thạch Quật), một hang động nhân tạo được tôn vinh vì cấu trúc kiến trúc độc đáo và các tác phẩm


155


điêu khắc nổi bật. Đài Cheomseongdae (Chiêm Tinh), được xem là đài thiên văn cổ nhất Châu Á; Chùa Hwangnyongsa và Chùa Bunhwangsa đóng vai trò là trung tâm văn hóa của Phật Giáo thời kì Silla. Hoàng gia và tầng lớp quý tộc thời kì Silla đã để lại cho thế hệ sau những lăng mộ lớn trong và xung quanh thành phố Gyeongju ngày nay. Các nhà khảo cổ đã khám phá ra các kho tàng vô giá trong một vài lăng mộ này, như hình ảnh của một con thiên mã được sơn trên vỏ cây gỗ roi trắng (lăng mộ Cheonmachong), và những con quạ vàng được trang trí xa hoa bằng kỹ thuậttiên tiến và trang nhã (Lăng mộ Geumgwanchong). Bên cạnh giá trị khám phá khảo cổ học, bản thân những lăng mộ cổ này ở trung tâm thành phố Gyeongju cũng tạo nên cảnh quan đẹp dị thường và hấp dẫn. Các tín đồ Phật giáo Silla vào thế kỷ 8 đã làm một cái chuông cực lớn được gọi là “Chuông thần của đại đế Seongdeok”. Cũng như kích thước đồ sộ của nó, chiếc chuông nổi tiếng vì có âm thanh kéo dài rõ ràng khi đúc, như “ống âm”, và hoa văn trang trí chạm trổ công phu ở bề mặt bên ngoài thân chuông. Núi Namsan nằm ở phía Nam của thành phố Gyeong Ju, đóng vai trò như một thành trì bảo vệ thành phố và cho đến nay ở đây vẫn còn lưu lại rất nhiều di tích Phật giáo. Những di tích Phật giáo này thể hiện rõ đặc trưng nền văn hóa Phật giáo gắn với tín ngưỡng coi trọng núi và tín ngưỡng am thạch của thời kì Silla. Gongju và Buyeo, Thủ đô của Baekje Gongju và Buyeo là hai thành phố thuộc tỉnh Chungcheongnamdo, hai thành phố này là thủ đô của Triều đại Baekje Hàn Quốc 156


trong giai đoạn cuối thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 7. Các thành tựu văn hóa của Baekje trong giai đoạn này được thể hiện rõ nhất qua Lăng mộ của Vua Muryeong và các lăng mộ cổ khác ở Gongju, Nakhwaam Rock, và hồ Gungnamji ở Buyeo. Gongju và Buyeo là hai thành phố thuộc tỉnh Chungcheongnam-do, hai thành phố này là thủ đô của Triều đại Baekje Hàn Quốc trong giai đoạn cuối thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 7. Các thành tựu văn hóa của Baekje trong giai đoạn này được thể hiện rõ nhất qua Lăng mộ của Vua Muryeong và các lăng mộ cổ khác ở Gongju, Nakhwaam Rock, và hồ Gungnamji ở Buyeo. Các nhà khảo cổ học đã khám phá bên trong lăng mộ có nhiều vật phẩm chôn cùng quý giá được bảo tồn gần như nguyên vẹn, cung cấp nhiều manh mối quan trọng về lối sống của người Baekje. Buyeo, thủ đô cuối cùng của Baekje trong 123 năm đến năm 660, cũng có nhiều di tích lịch sử, văn hóa quan trọng phản ánh thời hoàng kim phát triển văn hóa của Triều đại Joseon. Nhiều di sản thời Baekje khác được bảo tồn trong thành phố, như tảng đá Nakhwaam liên quan đến thời kì bị diệt vong của thời đại Baekje; vườn sen Gungnamji có những đặc trưng của Vườn thượng uyển Baekje. Ngày nay, các địa điểm này đều trở thành các khu du lịch hấp dẫn đối với những du khách yêu lịch sử. Làng Hahoe ở Andong và làng Yangdong ở Gyeongju Vào năm 2010 hai làng cổ Hahoe ở Andong và Yangdong ở Gyeongju đã được UNESCO công nhận là “Làng lịch sử thế giới”. Các ngôi làng đã được hình thành và phát triển bởi một số gia đình quý tộc có thế lực của Joseon. Hiện nay, ngôi làng 157


1

vẫn duy trì, lưu giữ các không gian sinh hoạt nguyên vẹn trong

2

các ngôi nhà cũng như cảnh quan xung quanh.

1. Nghệ thuật lên đồng Byeolsingut làng Hahoe Điệu nhảy đeo mặt nạ truyền thống theo hình thức lên đồng được bảo tồn ở làng Hahoe, thành phố Andong, nhằm mục đích phê phán, châm biến giai cấp thống trị của xã hội Joseon 2. Làng Yangdong, thành phố Gyeongju Ngôi làng hiện vẫn duy trì lối sống truyền thống được bảo tồn, gìn giữ suốt 500 năm

Các ngôi làng tiêu biểu của Hàn Quốc có nét chung ở chỗ đều được xây dựng ở những vị trí chọn theo phong thủy ‘lưng tựa vào núi, nước chảy trước mặt’. Mỗi ngôi làng là một quần thể các ngôi nhà xen kẽ với các miếu thờ gia đình, trường học, đình làng. Bao quanh làng là các cánh đồng trồng trọt xung quanh cung cấp lương thực cần thiết cho người dân trong làng. Làng Hahoe ở Andong được hình thành vào thế kỷ 17 khi một số gia đình của gia tộc Pungsan Ryu định cư ở đó. Ngôi làng hiện vẫn bảo tồn được hơn 450 ngôi nhà mái tranh và mái ngói truyền thống. Nakdongkang là con sông uốn lượn bao quanh ngôi làng với đôi bờ là những rặng thông san sát tạo nên một quang cảnh

Seonyu Julbullori Lễ hội đốt lửa truyền thống nàythường được thực hiện bằng cách kéo bốn dây thừng dài khoảng 230m từ đình Mansongjeong của làng đến mỏm núi Buyongdae sau đó treo các túi bột than củi rễ dâu tằm trên các dây thừng này để châm lửa đốt.

đồng quê tuyệt đẹp. Làng Hahoe còn giữ lại một loại hình biểu diễn truyền thống của làng là nghệ thuật lên đồng kết hợp múa mặt nạ được gọi là byeolsingut tallori. Đây là nghi lễ gửi gắm lời cầu nguyện thần linh phù hộ cho sự bình an, thịnh vượng của làng. Ngoài ra, có lễ hội truyền thống như lễ hội lửa hoaseonyu julbullori vẫn còn được lưu giữ lại cho đến ngày nay. Dọc theo sông Hyeongsangang, cách thành phố Gyeongju 16km về phía Đông Bắc còn có làng Yangdong, là ngôi làng lưu dấu lịch sử hơn 500 năm của triều đại Joseon. Ngôi làng có khoảng 160 ngôi nhà truyền thống, cả mái ngói và mái tranh, được bao quanh bởi môi trường tự nhiên hài hòa theo dòng suối chảy ra từ núi. Làng Yangdong được đánh giá

158


159


cao không chỉ bởi vẻ đẹp cổ kính mà còn vì giá trị lịch sử phản

1 2 3

ánh hệ tư tưởng Nho giáo tiêu biểu cho tầng lớp quý tộc, các

4

1. Làng Hanok Bukchon 2. Làng Hanok Jeonju 3. Nhà Seongyojang ở Gangneung 4. Nhà khách Bukchon

phong tục dân gian truyền thống của dân tộc Hàn Quốc.

Làng nhà cổ Hanok Gần đây, kiến trúc hanok truyền thống ngày càng được quan tâm nên xuất hiện nhiều loại hình kiến trúc cách tân nhà hanok nhằm làm nổi bật giá trị nghệ thuật và đặc điểm thiết kế của nhà Hanok. Cũng bởi vậy mà các ngôi làng nhà truyền thống hanok đã dần trở thành một địa điểm du lịch thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Hai ngôi làng nhà cổ hanok tiêu biểu nhất là Làng Hanok Bukchon ở Seoul và làng Hanok Jeonju ở Jeonju. Làng Hanok Bukchon ở Seoul là khu vực dân cư ở phía Bắc quận Jongno và suối Cheonggyecheon ở khu trung tâm Seoul. Bukchon, thôn Bắc là tên gọi ngôi làng tập trung các gia đình quan lại, quý tộc giàu có tập trung sinh hoạt ở khu vực phía Bắc của suối Cheonggyecheon.

Du lịch Hàn Quốc Số khách du lịch nước ngoài đến Hàn Quốc đã tăng nhanh chóng trong những năm gần đây, tăng từ 5 triệu vào năm 2001 lên hơn 12 triệu năm 2013.

Sự tăng trưởng trong du lịch gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của Làn sóng văn hóa Hàn Quốc Hallyu trên toàn Châu Á và tiêu biểu là lượng khách du lịch lớn đến từ Trung Quốc.

160

Số du khách nước ngoài đến Hàn Quốc Đơn vị: 1.000 người (Nguồn: Tổng cục Du lịch Hàn Quốc)

14.200 12.170

11.140

9.790

5.140

2001

2011

2012

2013

2014


161


1

Sức hấp dẫn Bukchon nằm ở bầu không khí cổ xưa, những

2

ngôi nhà truyền thống được bảo tồn nguyên vẹn và những con

1. Lễ hội nhảy đeo mặt nạ Quốc tế ở Andong Lễ hội này đóng góp vào nỗ lực bảo tồn và khôi phục nghệ thuật lên đồng Hahoe byeolsingut ttallori cũng như thúc đẩy các hoạt động văn hóa liên quan đến mặt nạ khác trên thế giới. 2. Lễ hội bùn Boryeong Một trong những lễ hội mùa hè phổ biến nhất ở Hàn Quốc ngày nay. Hàng năm, lễ hội bùn Boryeong thu hút hàng chục nghìn người trong và ngoài nước đến đây nghỉ ngơi và giải trí.

ngõ nhỏ quanh co nối dài những ngôi nhà. Bên cạnh Bukchon có hai cung điện hoàng gia chính của triều đại Joseon là Cung Gyeongbokgung và cungChangdeokgung. Phía sau Bukchon có Núi Inwangsan và Bukhansan đứng ngay sau, và xung quanh có sự xen kẽ của các tòa nhà cao tầng hiện đại, tạo nên hình ảnh một Seoul hài hòa giữa hiện tại và quá khứ. Khu làng nhà cổ hanok lớn nhất Hàn Quốc nằm ở thành phố Jeonju. Làng Hanok Jeonju có khoảng 700 ngôi nhà mái ngói truyền thống, một vài trong số đó đã chuyển thành nhà khách, khách sạn, phòng trà và xưởng mỹ nghệ, mang đến cho du khách cơ hội trải nghiệm di sản văn hóa địa phương. Làng Hanok Jeonju có một số di tích văn hóa lịch sử tiêu biểu như Miếu thờ Gyeonggijeon có ảnh chân dung chính thức của Vua Taejo (Thái Tổ), người sáng lập nên Triều đại Joseon; trường học Khổng giáo địa phương hyanggyo, và đài Omokdae nơi du khách có thể quan sát tổng thể toàn bộ ngôi làng. Làng Hanok Jeonju còn có cơ sở trải nghiệm văn hóa truyền thống như uống trà đạo hay học cách làm đồ thủ công mỹ nghệ từ giấy hanji. Tuy không phải là ngôi làng có nhiều nhà truyền thống hanok, nhưng khu điền trang Seongyojang, thành phố Gangneung, tỉnh Gangwon-do là một điền trang rất nổi tiếng, nơi du kháchcó thể trực tiếp trải nghiệm nhà hanbok truyền thống. Seongyojang là khu điền trang được xây dựng bởi một thế gia Sĩ đại phu thuộc tầng lớp thượng lưu của triều Joseon và đã được bảo tồn nguyên vẹn hơn 300 năm. Ngày này nơi đây vẫn được sử dụng là nhà ở của hậu duệ dòng họ đó. Seongyojang được xem là ví dụ rõ ràng về nơi ở của tầng lớp thống trị giàu có thời Joseon. Seongyojang cũng gồm các gian nhà gồm khu vực gian trong

162


163


(anchae) dành cho phụ nữ, khu vực gian ngoài liền kề (sarangchae) để tiếp khách, khu vực người hầu (haengnangchae) dành cho người hầu và các phòng riêng biệt (byeoldang). Ngoài không gian nhà ở, tại lối đi vào còn có một hồ nước nhân tạo được bố trí kết nối với đình Hwallaejeong.

Lễ hội địa phương Giống như nhiều nơi khác trên thế giới, cộng đồng địa phương ở Hàn Quốc đã phát triển rất nhiều chương trình du lịch và sự kiện văn hóa để đánh dấu thành tựu hoặc tôn vinh di sản văn hóa và vẻ đẹp thiên nhiên được ông cha truyền lại.

Ví dụ, ở thành phố Boryeong, tỉnh Chungcheongnam-do có lễ hội bùn địa phương thu hút những người đi nghỉ mát trong mùa hè từ khắp mọi nơi trên Hàn Quốc và nước ngoài. Ở thành phố Andong có lễ hội mặt nạ quốc tế thường niên thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Các lễ hội nổi tiếng khác bao gồm Lễ hội đường chân trời ở Gimje, giới thiệu các chương trình trải nghiệm văn hóa nông nghiệp được bảo tồn ở Gimje, tỉnh Jeollabuk-do; lễ hội văn hóa Hanji ở Jeonju và lễ hội Bibimbap ở Jeonju được tổ chức để tôn vinh di sản đã giúp thành phố Jeonju được UNESCO công nhận là “Thành phố sáng tạo ẩm thực”. Ở thành phố Jinju, tỉnh Gyeongsangnam-do có lễ hội Jinju Namgang được tổ chức để tưởng nhớ người dân thường ở Jinju, những người đã chiến đấu dũng cảm để bảo vệ quê hương khỏi thế lực xâm lược Nhật Bản trong cuộc chiến chống lại quân Nhật Bản- Imjin Waeran (Biến Loạn Nhâm Thìn năm 1592) vào cuối thế kỷ 16. Lễ hội mang đến cho du khách quang cảnh huyền ảo, lung linh với những chiếc đèn lồng trôi dọc sông Namgang vào ban đêm. 164


Ở thành phố Chuncheon, tỉnh Gangwon-do có Liên hoan kịch câm Quốc tế Chuncheon (CIMF) mang đến một loạt các buổi công diễn lý thú được biểu diễn bởi các nhà hát kịch câm đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.

165


Các lễ hội địa phương chính ở Hàn Quốc

1

6 3 4

5

2

7 1

2

3

8

7

8

6 9 10

9

4

10

5 Thông tin chi tiết về các lễ hội của Hàn Quốccó thể tham khảo trên trang web: www.visitkorea.or.kr 166


Tỉnh Chungcheongnam-do

Tỉnh Gyeongsangnam-do

1. Lễ hội nhảy quốc tế Cheonan Lễ hội giới thiệu các điệu nhảy truyền thống của Hàn Quốc và các điệu nhảy dân gian trên thế giới, thu hút sự quan tâm của người dân đủ mọi lứa tuổi và du khách trong và ngoài nước cùng tham gia. Thời gian: 7-11/10/2015. Địa điểm: Công viên Cheonan Samgeori, và công viên Arario, thành phố Cheonan Website: cheonanfestival.com

6. Lễ hội văn hóa trà tự nhiên Hadong Lễ hội này tổ chức nhiều sự kiện giải trí và các chương trình tập trung vào truyền thống uống trà của Hàn Quốc. Periodo: 22-25/5/2015. Địa điểm: Viện văn hóa trà Hadong, huyện Hwagaemyeon và xã Akgyang-myeon ở huyện Hadong-gun. Website: festival.hadong.go.kr

2. Lễ hội nhân sâm Geumsan Lễ hội mùa thu nhằm giới thiệu công dụng đã được khoa học kiểm chứng của nhân sâm Hàn Quốc trồng ở Geumsan. Khách du lịch đến đây không chỉ có cơ hội được tẩm bổ từ các sản phẩm sâm mà còn được tham gia vào nhiều hoạt động của lễ hội như thi nấu ăn, thi đào sâm. Thời gian: 2-11/10/ 2015. Địa điểm: Phố nhân sâm và thảo mộc, Quảng trường triển lãm nhân sâm, huyện Geumsan-gun Website: www.insamfestival.co.kr

7. Lễ hội Jinju Namgang Yudeung Được khởi đầu để đánh dấu truyền thống thả đèn lồng trên sông Namgang nhằm tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc xâm lược của Nhật Bản vào năm 1592. Lễ hội tổ chức một loạt các sự kiện dựa theo dòng lịch sử kỳ thú, trong đó nổi bật nhất là triển lãm đèn lồng truyền thống từ khắp các nơi trên thế giới, hoạt động thả đèn trên sông và bắn pháo hoa. Thời gian: 1-11/10/2015. Địa điểm: Vùng lân cận Sông Namgang, Jinju Website: www.yudeung.com

Tỉnh Gangwon-do

Tỉnh Jeollabuk-do

3. Lễ hội câu cá trên băng Sancheoneo ở Hwacheon Lễ hội mùa đông này được tổ chức trên Suối Hwacheoncheon bị đóng băng, đem đến bầu không khí sôi động, náo nhiệt với các cuộc thi câu cá trên băng,thi bắt cá hồi bằng một tay không. Thời gian: 10/1 – 1/2/ 2015 Địa điểm: Suối Hwacheoncheonvà năm thôn, thị xã ở huyện Hwacheon Website: www.narafestival.com

8. Lễ hội đường chân trời ở Gimje Lễ hội giới thiệu văn hóa địa phương đặc sắc được khơi nguồn từ nền văn hóa nông nghiệp và các hoạt động văn hóa truyền thống độc đáo của Hàn Quốc. Thời gian: 7-11/10/2015. Địa điểm: Quảng trường Byeokgolje, Gimje Website: festival.gimje.go.kr

4. Liên hoan kịch câm Quốc tế Chuncheon Lễ hội này trình diễn rất nhiều vở kịch và các loại hình nghệ thuật độc đáo làm nổi bật hình dáng và chuyển động của cơ thể con người. Thời gian: 24-30/5/2015 Địa điểm: Thành phố Chuncheon Website: www.mimefestival.com

9. Lễ hội bướm huyện Hampyeong Lễ hội này có các triển lãm và sự kiện thú vị khác nhau về hoa và bướm. Thời gian: 1-10/5/2015. Địa điểm: Công viên triển lãm Hampyeong, huyện Hampyeong-gun Website: www.hampyeong.go.kr

5. Lễ hội nấm thôn Yangyang Lễ hội tôn vinh mùa thu hoạch nấm thông với một loạt các hoạt động thú vị liên quan đến sản phẩm địa phương đặc biệt này của Yangyang. Thời gian: 1-4/10/2015 Địa điểm: Vùng lân cận Suối Namdaecheon ở huyện Yangyang Website: song-i.yangyang.go.kr

10. Lễ hội đồ tráng men ngọc bích Gangjin Lễ hội này tổ chức các hoạt động và chương trình đa dạng nhằm bảo tồn và phát triển thêm di sản văn hóa đồ tráng men ngọc bích triều đại Goryeo. Thời gian: 1-9/8/2015. Địa điểm: Khu lò nung đồ tráng men ngọc bích Goryeo ở Gangjin Website: www.gangjinfes.or.kr

Tỉnh Jeollanam-do

167


Thể thao 스포츠


5

Bí quyết và động lực trở thành cường quốc thể thao Thế vận hội Mùa hè Seoul 1988 Giải bóng đá vô địch thế giới Hàn Quốc/Nhật Bản 2002 Giải vô địch điền kinh thế giới 2011 Thế vận hội Mùa hè London 2012 Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang 2018 Taekwondo


5 Thể thao 스포츠

Đội tuyển quốc gia Hàn Quốc đã làm cả thế giới phải sửng sốt với xếp hạng thứ 5 trong bảng huy chương (vàng, bạc và đồng) tại Thế vận hội Mùa hè London 2012. Cũng đáng chú ý là đội tuyển Hàn Quốc đã giành được huy chương đồng trong môn bóng đá tại Thế vận hội này. Tiềm năng bóng đá được chứng minh bởi sự hiện diện của một vài cầu thủ Hàn Quốc ở Liên hoàn bóng đá Châu Âu. Bên cạnh đó, tại thế vận hội Bắc Kinh 2008, đội tuyển Hàn Quốc đã giành huy chương vàng môn bóng chày với những cầu thủ Hàn Quốc hiện đang có rất nhiều người hâm mộ ở Mỹ và Nhật Bản. Các nước Châu Á xưa từng không nổi trội trong môn trượt băng nghệ thuật, nhưng Yuna Kim, một nữ vận động viên người 2

1 3

1. Shin-soo Choo là cầu thủ tham gia giải bóng chày chuyên nghiệp Major League ở Texas.

Hàn Quốc đã làm thay đổi quan niệm này bằng cách phá nhiều kỷ lục thế giới trong môn trượt băng. Trong đấu kiếm, môn từng được xem là môn thể thao của người phương Tây và quý tộc, các vận động viên Hàn Quốc cũng đã giành rất nhiều huy chương. Có một sự kiện nổi tiếng là nhiều người Hàn Quốc giành chiến thắng cả giải

2. Nữ hoàng trượt băng Yuna Kim đã chiến thắng Giải vô địch trượt băng nghệ thuật thế giới năm 2013.

vô địch Golf chuyên nghiệp (PGA). Đặc biệt, trong top 10 của giải

3.Năm 2013, nữ Goft thủ In-bee Park đã được chọn là cầu thủ LPGA của năm.

chức tại Hàn Quốcvào giữa năm 2010 và 2013 được ở Yeongam,

170

Golf chuyên nghiệp dành cho nữ đã có tới 3, 4 vị trí thuộc về nữ tuyển thủ Hàn Quốc. Cuộc thi đua xe tốc độ F1 cũng đã được tổ tỉnh Jeollanam-do, Hàn Quốc. Bên cạnh đó, một sự kiện thể thao


171


quốc tế khác cũng được tổ chức ở Hàn Quốc là giải đua xe đạp chuyên nghiệp thường niên Tour de Korea.

Bí quyết và động lực trở thành cường quốc thể thao

Các yếu tố quan trọng nhất đằng sau sự chuyển mình thành cường quốc thể thao của Hàn Quốc là số lượng lớn khán giả thể thao và sự đầu tư hiệu quả vào thể thao của chính phủ. Chính phủ luôn gắng kiếm tìm các vận động viên trẻ tuổi đầy triển vọng, đào tạo họ hiệu quả, và giúp họ xây dựng kỹ năng bằng cách tích lũy kinh nghiệm trong các giải đấu nội địa. Hàn Quốc cũng chú trọng hạ tầng thể thao chuyên nghiệp chuyên dành cho việc đào tạo các vận động viên tham gia các sự kiện thể thao quốc tế như Thế vận hội Olympic hoặc Thế vận hội Châu Á.

Cơ sở hạ tầng thể thao quốc gia

Nhiều người yêu bóng đá Hàn Quốc tụ tập cùng nhau vào sáng sớm ngày nghỉ để thưởng thức môn thể thao này. Các làng cũng tổ chức đội bóng để thi đấu và hiện nay có khoảng hơn 500.000 thành viên tham gia các đội, câu lạc bộ đá bóng.

Giải điền kinh Chuncheon Được tổ chức ở Chuncheon, tỉnh Gangwon-do tháng 10 hàng năm

172


Xu thế biến động về số câu lạc bộ thể thao khác và hội viên 93

95

98

101

98 90

83

82 75

4.554 4.132

3.646 2.702

2.914

2.985

3.081

3.086

3.081

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Các câu lạc bộ

Các thành viên

2012

2013

2014

[Đơn vị: Nghìn/ Câu lạc bộ- Hội Viên / Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch]

Cơ sở hạ tầng thể thao của Hàn Quốc vô cùng đa dạng và được liên kết rộng khắp. Tính đến năm 2013, số thành viên tham gia câu lạc bộ của người yêu thể thao đã lên tới 4,13 triệu người, 90.386 câu lạc bộ, chiếm 8,1%tổng dân số. Số hội viên ra nhập các câu lạc bộ bóng đá lên tới 590.000 người, đứng đầu danh sách.Theo sau là số thành viên câu lạc bộ tennis, cầu lông, bóng bàn, bóng cổng, và môn thể dục uốn dẻo Con đường mòn Olle ở Jejudo Con đường cho người đi bộ ở đảo Jejudo “Olle” là một thổ ngữ Jeju, nghĩa là ngõ dẫn từ đường lớn vào nhà. Bà Seo Myeong-suk, một phóng viên, đã bắt đầu sử dụng thuật ngữ “Olle” – chỉ con đường đi bộ trên núi sau khi lấy cảm hứng từ con đường hành hương tới Santiago de Compostela ở phía Bắc Tây Ban Nha. (Nguồn: Tổ chức Jeju Olle)

173


hàng ngày. Chính phủ cố gắng khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động thể chất tích cực hơn bằng cách hỗ trợ các câu lạc bộ thể thao. Hầu hết các câu lạc bộ thể thao đều tổ chức các cuộc thi đấu, các sự kiện sinh hoạt giao lưu hàng năm. Trong vài năm vừa qua, số lượng câu lạc bộ điền kinh tại Hàn Quốc đã tăng nhanh chóng. Vào mùa xuân và thu, các cuộc thi điền kinh được tổ chức vào cuối tuần trên toàn đất nước. Một cuộc thi điền kinh không chuyên thu hút hàng nghìn đến hàng chục nghìn người tham gia. Rất khó để có thể tính toán chính xác số người dân tham gia các cuộc chạy marathon. Một tổ chức xã hội đã ước tính số người tham gia vào các sự kiện chạy bộ chậm, chạy và điền kinh ở Hàn Quốc dao động trong khoảngtừ 800.000 đến 4 triệu người. Có hơn 20.000 người, bao gồm vận động viên chuyên nghiệp và nghiệp dư đã tham gia vào sự kiện điền kinh được tổ chức gần đây. Là một quốc gia nhiều núi, Hàn Quốc có môi trường lý tưởng cho những người leo núi và những người đi bộ đường dài. Có

Số khán giả trung bình theo dõi các trò chơi thể thao chuyên nghiệp chính

10.983

11.374

10.709 7.157

5.358

1.471

4,575 1,472

2009 Bóng chuyền

174

11.429

13.747

13.055

12.873 11.402

11.562

2010 Bóng rổ

5.400

7.656

5.687 4.092

1.744

8.115

1.744

2011

2012

Bóng đá

Bóng chày

1.525 2013

4.458 1.967 2014

[Đơn vị: người/ Nguồn: MCST]


nhiều núi gần các thành phố lớn, cho phép cư dân thành phố dễ dàng tham gia leo núi và đi bộ trên núi. Hàn Quốc cũng có nhiều điểm leo núi trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng. Trong những năm gần đây, con đường mòn đồi núi trên đảo Jejudo đã trở thành là địa điểm du lịch yêu thích dành cho những người thích đi bộ đường dài. Chính quyền địa phương đã cùng hợp tác, trao đổi với nhau để nỗ lực thi công những con đường đi bộ tốt hơn. Đạp xe đạp cũng được chú ý vì đó là môn thể thao thân thiện với môi trường, và các câu lạc bộ xe đạp cũng ngày càng tăng. Một hệ thống rộng lớn các con đường đi xe đạp đã được thiết lập trên toàn đất nước. Ngày nay, nhiều người Hàn Quốc yêu thích đạp xe dọc các con sông chính của đất nước vào dịp cuối tuần. Một lượng lớn ngườiHàn Quốc là fan hâm mộ của bóng chày, bóng đá và bóng chuyền chuyên nghiệp. Cổ vũ cho đội yêu thích là một thói quen giải trí tiêu biểu của người Hàn Quốc. Các môn bóng chày và bóng đá chuyên nghiệp tương ứng có 8 triệu và 3 triệu khán giả theo dõi mỗi năm.

Kết hợp thể thao và khoa học Vào Thế vận hội Mùa hè London 2012, Hàn Quốc đã giành huy chương vàng ở chung kết môn nhảy sào. Thành tựu này là kết quả của việc kết hợp giữa thể thao và khoa học. Các nhà khoa học thể thao đã nghiên cứu điều kiện tối ưu để có thể đạt được các kỹ năng khó nhất. Họ đã đưa ra kết luận rằng khoảng thời gian tối ưu cho vận động viên chạm vào giá sào là 0,15 giây và góc tối ưu giữa tay và cơ thể là 22 độ. Nếu làm được như vậy, vận động viên có thể ở trên không trung lâu hơn và quay nhanh hơn. Việc nghiên cứu các điều kiện phù hợp nhất với thể lực và tạng người Hàn Quốc đã giúp vận động viên Hàn Quốc giành được huy chương vàng trong các kì đại hội. Viện khoa học thể thao Hàn Quốc (KISS) là cơ quan nghiên

Viện Khoa học thể thao Hàn Quốc - KISS Viện Khoa học thể thao Hàn Quốc ở quận Nowon-gu, Seoul tham gia vào sự phát triển và đóng góp các phương pháp thể dục vật lý, nghiên cứu nhằm giúp các vận động viên nâng cao kỹ năng, đào tạo ra những vận động thể thao hàng đầu trong tương lai và nghiên cứu toàn diện về lĩnh vực khoa học thể thao.

175


Trung tâm huấn luyện Jincheon Trung tâm huấn luyện có trang bị đủ cho 350 vận động viên ở mười hai môn thể thao (gồm điền kinh, bắn súng, bơi, tennis, tennis mềm, bóng chuyền, bóng rổ, bóng chày, bóng mềm, chèo thuyền,bơi xuồng và bóng bầu dục), các trang thiết bị bổ sung được thiết kế để giúp các vận động viên điều chỉnh điều kiện thể chất, và các trang thiết bị phù hợp.

cứu chuyên ngành về các lĩnh vực thể thao. Ở Viện có mội đội ngũ các chuyên gia về động lực học, tâm lý học, sinh lý học thể thao. Những chuyên gia này sẽ giúp các vận động viên đạt được kết quả tốt nhất có thể khi thi đấu. Đã có 5 chuyên gia đồng hành với đội tuyển Quốc gia trong suốt Thế vận hội mùa hè London 2012. Có tổng số mười sáu đoàn thể liên quan đến thể thao Hàn Quốc và tất cả đều trao đổi thông tin qua một hệ thống máy tính tích hợp. Hàn Quốc có nhiều cơ sở hạ tầng luyện tập và đào tạo, gồm Trung tâm đào tạo Taereung ở Seoul. Trung tâm ở Taereung được trang bị trang thiết bị đào tạo, đường chạy, sân thi đấu trong và ngoài nhà, bể bơi trong nhà đáp ứng tiêu chuẩn Quốc tế, và có một ký túc xá đủ sức chứa cho 300 vận động viên. Năm 2011, Hàn Quốc đã xây dựng một cơ sở đào tạo mới ở Jincheon, tỉnh Chungcheongbuk-do cho các vận động viên tham gia luyện tập để chuẩn bị cho các giải đấu quốc tế. Trong số những người đã rèn luyện ở đây có những vận động viên đã đạt huy chương vàng và bạc môn điền kinh, bơi, và bắn súng trường ở Thế vận hội mùa hè London 2012. Cơ sở hạ tầng ở Jincheon sẽ được mở rộng để đáp ứng cho 800 vận động viên ở 25 môn thể thao khác nhau. Một cơ sở khác chuyên về tăng cường chức năng tim phổi của vận động viên là Trung tâm huấn luyện núi Hambaeksan gần Taebaek.

Biểu tượng của thế vận hội 1988 Biểu tượng được thiết kế dựa trên biểu tượng vòng tròn âm dương có trên lá cờ Taegeuk (Thái cực). Vòng tròn âm dương họa tiết truyền thống được truyền cho nhiều thế hệ Hàn Quốc, được sử dụng rộng rãi để trang trí trên cửa vào của các ngôi nhà và trên các đồ thủ công.

176

Thế vận hội Mùa hè Seoul 1988 Thế vận hội mùa hè lần thứ 24 được tổ chức ở Seoul vào năm 1988, với số vận động viên kỷ lục là 13.340 người tham dự đến từ 159 Quốc gia. Tinh thần chính của Thế vận hội là “hòa giải và tiến bộ”. Ủy ban tổ chức đã đặt ra các mục tiêu như ‘tham gia đông nhất, hòa hợp tốt nhất, thành tích cao nhất, an toàn nhất, tiết kiệm nhất’.


Hàn Quốc đã trở thành Quốc gia thứ 2 ở Châu Á và thứ 16 trên thế giới giữ vai trò chủ nhà tổ chức Thế vận hội Olympic. Các cuộc thi được tổ chức gồm 23 môn thể thao chính thức và 2 môn trình diễn. Hàn Quốc xếp thứ 4, giành 12 huy chương vàng, 10 huy chương bạc và 11 huy chương đồng. Thế vận hội mùa hè Seoul có ý nghĩa to lớn vì nó đã trở thành kì thế vận hội của sự hòa hợp nhờ thu hút được sự tham gia đông đảo của các quốc gia ở cả phương Đông và phương Tây sau sự tẩy chay của các quốc gia khối phương Tây với thế vận hội Moscow 1980 và sự tẩy chay trả đũa của các khối phương Đông ở thế vận hội Los Angeles năm 1984. Sự kiện Olympic tổ chức ở Seoul đã khắc phục những xung đột ý thức và phân biệt chủng tộc theo Hiến chương thế vận hội. Đây cũng được xem là cơ hội để công khai giới thiệu cho toàn thế giới thành quả phát triển kinh tế và văn hóa truyền thống và năng lực, phẩm chất của người Hàn Quốc.

Giải bóng đá vô địch thế giới Hàn Quốc - Nhật Bản 2002 Được tổ chức trong 31 ngày (31/5 đến 30/6), Giải bóng đá vô địch thế giới Hàn Quốc - Nhật Bản là Cúp thế giới đầu tiên được đồng tổ chức bởi hai quốc gia. Đây cũng là giải bóng đá vô địch thế giới đầu tiên được tổ chức ngoài Châu Âu và Châu Mỹ. Sự kiện này đã tạo nên một loạt các kết quả không ngờ, trong đó điều bất ngờ nhất có lẽ là chiến thắng của Hàn Quốc khi vào đến vòng bán kết. Việc đăng cai tổ chức giải đấu quốc tế này cũng là cơ hội để Hàn Quốc giới thiệu về tình thần ủng hộ thể thao hết mình với bạn bè quốc tế thông

Những con quỷ đỏ chiếm lĩnh đường phố Sau sự ủng hộ tích cực cho đội bóng đội nhà mặc áo màu đỏ trong suốt Giải bóng đá vô địch thế giới FIFA 2002 Hàn Quốc-Nhật Bản, những người hâm mộ thể thao Hàn Quốc đã được mệnh danh bằng cái tên“Những con quỷ đỏ”. Ước tính hơn một nửa dân số Hàn Quốc, tức 21.930.000 người đã tham gia vào việc cổ vũ trong suốt giải đấu 2002.

qua hình ảnh biển người mặc áo phông màu đỏ đầy nồng nhiệt. Trong suốt trận đấu của đội tuyển Hàn Quốc với đội Đức tranh vị trí thứ tứ kết, có tổng số 6,5 triệu người, tức một phần tám dân số Hàn Quốc đã xuống đường tụ tập cổ vũ cho trận đấu. 177


1 2

Giải vô địch điền kinh thế giới 2011 Giải điền kinh thế giới được tổ chức ở Daegu, thành phố lớn thứ

1. Người Hàn Quốc ủng hộ đội tuyển Quốc gia ở trước Quảng trường trước tòa thị chính thành phố Seoul trong suốt Giải bóng đá vô địch thế giới Hàn Quốc - Nhật Bản năm 2002. Nhiều người nước ngoài chia sẻ, họ rất ấn tượng với những khẩu hiệu và tinh thần cổ vũ vừa nhiệt tình, vừa có tổ chức của người hâm mộ.

ba của Hàn Quốc, từ ngày 27 tháng 8 đến ngày 4 tháng 9 năm

2. Các thí sinh thi đấu chạy vượt rào tại giải vô địch điền kinh thế giới IAAF 2011 ở Daegu.

Daegu, bảng điện tử độ phân giải cao ở sân vận động đã hiển thị

2011 thu hút sự theo dõi của hơn 100 triệu khán giả từ khắp các nơi trên thế giới. Sân vận động Daegu cũng là địa điểm tổ chức nhiều giải thi đấu thể thao quốc tế khác, trong đó có Giải bóng đá vô địch thế giới Hàn Quốc - Nhật Bản và Đại hội thể thao sinh viên mùa hè 2003. Trong suốt Giải vô địch điền kinh thế giới IAAF 2011 ở tốc độ chạy tới đơn vị từng giây đem lại sự ngạc nhiên và cảm động cho khán giả trên toàn thế giới trước sự nỗ lực của các vận động viên.

Thế vận hội Mùa hè London 2012 Tại Thế vận hội Mùa hè London 2012, Hàn Quốc đứng thứ 5 về số huy chương vàng, bạc và đồng. Trong số các Quốc gia Châu Á, Hàn Quốc đứng thứ 2 sau Trung Quốc. Các vận động viên Hàn Quốc giành 13 huy chương vàng, 8 huy chương bạc và 7 huy chương đồng ở môn bắn cung, bắn súng trường, đấu kiếm, thể dục, judo và bơi lội. Đáng chú ý là Quốc gia đã giành huy chương vàng ở giải đơn nam, đơn nữ và đồng đội nữ và giành huy chương đồng ở bộ môn đồng đội nam. Trong môn bắn súng trường, Hàn Quốc đã giành 3 huy chương vàng,2 huy chương bạc và chứng tỏ cho cả thế giới biết rằng Hàn Quốc là cường quốc về bắn súng trường. Hàn Quốc cũng giành được huy chương vàng ở bộ môn bắn cung và bắn súng trường, mỗi người đạt hai huy chương vàng. Bộ môn Judo cũng đạt 2 huy chương vàng và đấu vật được một huy chương vàng. 178


179


Vận động viên Hàn Quốc đạt huy chương vàng ở Thế vận hội Mùa hè London 2012

Vận động viên Ki Bo-bae (Bắn cung) Ki Bo-bae đã giành hai huy chương vàng ở nội dung bắn cung cá nhân nữ và đồng đội.

Vận động viên Park Tae-hwan (Bơi lội) Vận động viên Park Tae-hwan đã giành hai huy chương bạc ở giải bơi tự do 200m và tự do 400m dành cho nam.

Vận động viên Kim Jang-mi (Bắn súng) Vận động viên Kim Jang-mi đã giành huy chương vàng ở bộ môn bắn sung lục 25m dành cho nữ.

180


Vận động viên Choi In-jeong (Đấu kiếm) Đội đấu kiếm của Quốc gia đã đạt được kết quả đáng chú ý tại Thế vận hội mùa hè London 2012. Trong đó, vận động viên Choi In-jeong đã giành huy chương bạc tại giải thi đấu đồng đội nữ nội dung epee.

Vận động viên Kim Jae-bum (Judo) Vận động viên Kim Jae-bum đã giành huy chương vàng ở hạng cân 73-81kg dành cho nam tại Giải vô địch thế giới và Thế vận hội mùa hè London 2012.

Vận động viên Yang Hak-seon (Thể dục) Vận động viên Yang Hak-seon đại diện Hàn Quốc với huy chương vàng môn thể dục. Anh đã đạt điểm số cao nhất là 7,4 điểm với cú xoay nhảy ba lần 1.080 độ.

181


Đội tuyển Quốc gia Hàn Quốc tiến vào sân vận động trong lễ khai mạc Thế vận hội Mùa hè London 2012.

Bộ môn đấu kiếm của Hàn Quốc cũng gây ngạc nhiên cho toàn thế giới. Vốn là môn thể thao dành cho quý tộc của phương Tây, nhưng bộ môn đấu kiếm nam đồng đội và nữ đơn đã giành được thành tích 2 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 3 huy chương đồng. Bộ môn thể dục dụng cụ của Hàn Quốc cũng tỏa sáng tại đại hội với một huy chương vàng. Vận động viên Yang Hak-seon đã vinh danh Hàn Quốc khi đạt huy chương vàng đầu tiên ở hạng mục thể dục dụng cụ. Bộ môn thế mạnh của Hàn là Taekwondo tuy chỉ đạt một huy chương vàng nhưng kết quả này cũng cho thấy môn thể thao có nguồn gốc ở Hàn Quốc này ngày càng trở thành phổ biến trên thế giới với vai trò là một môn thể thao toàn cầu. Khẩu hiệu của Hàn Quốc khi tham dự Thế vận hội Mùa hè London 2012 là “Từ London đến London”, nghĩa là sự trở lại London của đội tuyển sau Thế vận hội London 1948. Khẩu hiệu này cũng mang tính chất đánh dấu sự trưởng thành của Hàn Quốc khi chuyển mình từ một quốc gia nhận viện trợ nước ngoài

182


thành quốc gia cung cấp viện trợ chỉ sau 64 năm. Đây cũng là thông điệp mang mong muốn chia sẻ những tài nguyên và kinh nghiệm tích lũy của Hàn Quốc với các Quốc gia khác.

Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang 2018 Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018 sẽ được tổ chức từ ngày 9 đến 25 tháng 2 năm 2018. Hàn Quốc đã chuẩn bị hồ sơ đấu thầu để đăng cai tổ chức Thế vận hội mùa đông 2010 và 2014 nhưng đã thất bại. Và cuối cùng, đến lần nộp hồ sơ thứ ba, Hàn Quốc đã thành công khi được chọn là nước chủ nhà củaThế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018. Trước đó vào 30 năm trước, Hàn Quốc cũng đã là nước

Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang 2018 Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) Jacques Rogge tuyên bố Pyeongchang là thành phố chủ nhà cho Thế vận hội mùa đông 2018.

đăng cai Thế vận hội mùa hè năm 1988. Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018 sẽ là thế vận hội mùa đông thứ hai được tổ chức ở Châu Á sau thế vận hội được tổ chức ở Nagano, Nhật Bản năm 1998. Thế vận hội mùa đông và mùa hè, Giải vô địch bóng đá thế giới, Giải vô địch điền kinh thế giới IAAF được xem là bốn sự kiện thể thao quốc tế quan trọng nhất được tổ chức tại Hàn Quốc. Tính đến năm 2018, Hàn Quốc sẽ là quốc gia thứ sáu đăng quang tất cả các giải đấu toàn cầu– sau Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Nga.

Taekwondo Taekwondo là môn võ tự vệ, trong đó người thi đấu sử dụng cả tay và chân. Đây là môn võ đầu tiên bắt nguồn từ Hàn Quốc và dần phát triển thành môn võ quốc tế. Vào thời xa xưa, người Hàn Quốc luyện tập Taekwondo như một việc bắt buộc để chuẩn bị cho chiến tranh. Theo thời gian,Taekwondo dần trở thành một hình thức thi đấu võ dân gian 183


184


và cuối cùng trở thành một môn thể thao phân định thắng thua. Năm 1961, Taekwondo dần trở thành môn thể thao chính thức và

Minh họa Taekwondo trên báo Times Square, New York

năm 1971, Taekwondo được chính thức công nhận là môn thể thao quốc gia Hàn Quốc. Năm 1973, Giải vô địch Taekwondo thế giới lần đầu tiên được tổ chức ở Seoul và năm 1980, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã công nhận Taekwondo là sự kiện chính thức của Thế vận hội. Hiện nay, Taekwondo trở thành môn thể thao toàn cầu với khoảng 100 triệu người tham gia trên toàn cầu. Taekwondo nhấn mạnh tầm quan trọng của kỷ luật tinh thần và bởi vậy nên môn võ này phổ biến trong cả nam và nữ. Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ phát triển Taekwondo bằng cách cử các võ sư bậc thầy Taekwondo đi khắp nơi trên thế giới. Lực lượng tích cực gìn giữ hòa bình của Liên hợp Quốc dạy Taekwondo cho dân địa phương ở nhiều lãnh thổ bị tranh chấp. Ở nhiều nơi trên thế giới, Taekwondo được xem là biểu tượng của Hàn Quốc. Vì tác dụng giáo dục liên quan đến kỷ luật và rèn luyện tinh thần, Taekwondo đang là một biện pháp chữa trị dành cho người trẻ tuổi bị nghiện (nghiện Internet, Game, bao lực).

185


Lịch sử 역사


6

Sự khởi đầu của lịch sử Quốc gia (Thời tiền sử Thời đại Gojoseon) Sự ra đời của Tam Quốc và các nhà nước khác Thời kì Nam Bắc triều: Triều Silla thống nhất và Balhae Triều đại Goryeo Triều đại Joseon Sự suy vong của triều Joseon và quá trình thôn tính Hàn quốc của đế quốc Nhật. Phong trào đấu tranh đòi độc lập Tiến đến trở thành quốc gia dân chủ và cường quốc kinh tế


Rìu tay Dụng cụ đa chức năng này có niên đại từ thời kỳ đồ đá cũ, được phát hiện ở thôn Jeongok, huyện Yeoncheon, tỉnh Gyeonggi-do.

188


6 Lịch sử 역사

Sự khởi đầu của lịch sử Quốc gia (Thời tiền sử Thời đại Gojoseon) Lịch sử của quốc gia Hàn Quốc bắt đầu ở vùng Mãn Châu và Bán đảo Triều Tiên khi con người bắt đầu định cư vào 700.000 năm trước đây. Những địa điểm lịch sử tiêu biểu liên quan đến con người Thời kỳ đồ đá cổ, những người đã sử dụng các dụng cụ làm từ sừng động vật và các dụng cụ làm từ mảnh vỡ đá, gồm hang động Geomeunmoru ở Sangwon, tỉnh Pyeongannam-do; thôn Jeongok-ri ở Yeoncheon, tỉnh Gyeonggi-do; thôn Seokjangri ở Gongju, tỉnh Chungcheongnam-do; và Hang Durubong ở Cheongwon, tỉnh Chungcheongbuk-do. Những cư dân đầu tiên sinh sống ở bán đảo đã sống sót bằng cách săn bắn động vật và

Đồ thủ công có họa tiết lược Đồ vật có đáy nhọn này được phát hiện ở phường Amsa-dong, Seoul, địa điểm lịch sử tiêu biểu của Thời kỳ đồ đá mới. (Nguồn: Viện bảo tàng quốc gia Hàn Quốc)

thu lượm thực vật để sinh hoạt theo từng nhóm nhỏ. Ở Hàn Quốc, thời kỳ đồ đá mới bắt đầu khoảng 8.000 năm trước công nguyên. Người dân canh tác, trồng trọt các loại ngũ cốc như kê, và sử dụng các dụng cụ đá được mài bóng. Họ bắt đầu định cư vĩnh viễn ở nhiều nơi và hình thành các cộng đồng thị tộc. Những người này đã làm rất nhiều công cụ đá nền khác nhau bằng cách mài đá. Một trong những đặc điểm tiêu biểu nhất của thời kỳ đồ đá mới là thủ công họa tiết lược, các mô hình đã được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên Bán đảo Triều Tiên, gồm Amsa-dong, 189


Seoul; Namgyeong, Pyeongyang; và Suga-ri, Gimhae. Thời kỳ đồ đồng bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ 10 Trước công nguyên ở Bán đảo Triều Tiên và vào thế kỷ thứ 15 Trước công nguyên ở Mãn Châu. Các địa điểm lịch sử liên quan đến Thời kỳ đồ đồng được tìm thấy ở tỉnh Liêu Ninh và Cát Lâm, Trung Quốc và trên toàn Bán đảo Triều Tiên. Với sự phát triển của văn hóa đồ đồng, xã hội đã xuất hiện thủ lĩnh thị tộc, người có ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng. Các thủ lĩnh thị tộc mạnh nhất bắt đầu hợp nhất nhiều thị tộc thành một, và những nhóm này dần dần phát triển thành các quốc gia đầu tiên. Các bộ tộc đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập Gojoseon, nhà nước đầu tiên được công nhận của người Hàn Quốc. Hai thế lực lớn nhất của Gojoseon là bộ tộc tin vào trời và một bộ tộc khác tôn thờ gấu. Hai bộ tộc này cùng nhau ủng hộ Dangun Wanggeom là đưa Dangun lên làm thầy tế chính và nhà lãnh đạo chính trị của họ. Gojoseon đã phát triển nền văn hoá độc lập ở Liêu Ninh, Trung Quốc và dọc sông Daedong. Vào thế kỷ thứ 3 TCN, các vị vua như Vua Bu và Vua Jun đã trở nên hùng mạnh và truyền ngôi lại cho con cháu họ. Họ đã thiết lập một hệ thống luật lệ vững chắc,

190


được ủng hộ bởi những người hầu cận có địa vị cao và có quân đội đứng đầu là các tướng. Cho đến cuối thế kỷ thứ 3, Triều đại nhà Tần đã bị thay thế bởi Triều đại nhà Hán ở Trung Quốc, tạo nên một giai đoạn xã hội biến động. Rất nhiều người đã di chuyển về phía Nam tới Gojoseon. Người lãnh đạo của họ, Wiman, đã lên ngôi vào năm 194 Trước công nguyên và mở rộng lãnh thổ Gojoseon. Vào thời gian này, Gojoseon đã tiếp nhận văn hóa đồ sắt, phát triển nông nghiệp và thủ công đa dạng, và tăng cường sức mạnh quân đội. Quốc gia đã Gojoseon chiếm lợi nhuận với vai trò trung gian trong thương mại giữa Bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc, tận dụng lợi thế vị trí địa lý gần Trung Quốc. Điều này đã dẫn đến xung đột giữa Gojoseon và nhà Hán Trung Quốc. Nhà Hán đã tấn công Gojoseon với lực lượng lục quân và hải quân rất lớn. Gojoseon kiên cường chống lại cuộc tấn công và giành chiến thắng vĩ đại vào giai đoạn đầu của cuộc chiến, nhưng thủ đô tại Pháo đài Wanggeomseong đã bị phá sau một năm sau chiến tranh, và Gojoseon đã sụp đổ vào năm 108 Trước công nguyên.

Mộ đá dạng bàn ở thôn Bugeun-ri, Ganghwa

191


Mộ đá Bảy kỳ quan thế giới còn lưu giữ các di tích thời cổ đại như Đại kim tự tháp (giữa) ở Giza, Vạn lý trường thành ở Trung Quốc, và bãi đá cổ Stonehenge ở Anh. Mộ đá ở Hàn Quốc không nằm trong 7 kỳ tích này nhưng cũng là một Công viên mộ đá ở Suncheon, tỉnh Jeollanam-do

trong những di tích tiêu biểu trên thế giới. Rất nhiều mộ đá rải rác khắp Bán đảo Triều Tiên vì những lý do sau: Thứ nhất, Bán đảo Triều Tiên có hơn 36,000 mộ đá, chiếm khoảng một nửa tổng số mộ đá trên thế giới. Thứ hai, các đồ chế tác đa dạng, bao gồm xương người, đồ vật đá, đồ chế tác ngọc và đồng, đã được khai quật từ những mộ đá, mặc dù nhiều mộ đá trong số đó là mộ trống. Những khám phá này đặt ra nhiều nghi vấn có liên quan như ai đã làm nên những mộ đá, vào khi nào, và tại sao? Những người cổ đại đã sinh hoạt như thế nào? Thứ ba, nhân loại vẫn chưa tìm ra lời giải đáp về cách những phiến đá to như vậy được vận chuyển như thế nào và từ đâu, hay các mộ đá đã được xây dựng bằng kĩ thuật nào?

Dao đồng hình đàn Măng đô lin và Dao đồng mỏng (Gojoseon) Hai đồ chế tác này đại diện cho Thời kỳ đồ đồng. Chúng được xem là vũ khí hoặc các vật tế lễ. Đồ bên trái trông tương tự một bipa (đàn Măng đô lin Hàn Quốc), còn bên phải mỏng hơn và là một đường thẳng. (Nguồn: Viện bảo tàng quốc gia Hàn Quốc)

Trong quá khứ, các mộ đá ở Hàn Quốc được sử dụng được phân thành hai loại: loại hình bàn phía Bắc và loại hình ván phía Nam. Sau khi các mộ đá hình ván được phát hiện ở phía bắc sông Hangang, các phân loại miền Bắc/miền Nam đã bị bỏ. Trong khi đó, các học giả đã thêm các loại mới vào hệ thống phân loại này. Các mộ đá thường là các lăng mộ, nhưng rất khó để nói chắc chắn điều này. Yi Gyu-bo, một học giả vĩ đại thời Goryeo ở thế kỷ 12, đã để lại những nhận xét sau về mộ đá: “Con người nói rằng các vị chúa đã đặt những mộ đá ở đó từ thuở xưa. Đó thực sự là một kỹ thuật tuyệt vời.”

192


Vào đầu thế kỷ 20, nhà truyền giáo người Mỹ Horace Grant Underwood đã tuyên bố rằng các mộ đá không phải lăng mộ mà chúng được đặt ở đó để phục vụ các nghi lễ hiến tế các vị thần mặt đất. Một nhà nghiên cứu truyền thống dân gian Hàn Quốc tên Son Jin-tae đã chỉ ra một truyện dân gian trong đó các mộ đá được cho là nhà của các phù thủy (Mago halmeoni). Các mộ đá hiếm khi được tìm thấy ở Trung Quốc, (ngoại trừ Mãn Châu), hoặc Nhật Bản, nhưng hàng ngàn mộ đá có thể được tìm thấy ở khắp Bán đảo Triều Tiên. Chúng được xây dựng trong hàng ngàn năm, nhưng quá trình này đã dừng vào một thời điểm nào đó trước Công nguyên. Có rất nhiều bí ẩn chưa được sáng tỏ xung quanh các mộ đá, như lý do chúng tập trung với số lượng lớn như vậy trên Bán đảo Triều Tiên hay sự liên hệ của chúng với các mộ đá được tìm thấy ở Châu Âu hoặc Ấn Độ. Năm 2000, việc UNESCO chấp nhận đơn của chính phủ Hàn Quốc đăng ký các mộ đá ở Ganghwa, Hwasun, và Gochang là di sản văn hóa thế giới đã chứng thực sự quan tâm đang tăng cao của thế giới đến tầm quan trọng của các mộ đá trong lĩnh vực văn hóa của nhân loại.

Sự ra đời của Tam quốc và các nhà nước khác Đến cuối giai đoạn Gojoseon, các nhà nước bộ lạc đã hợp nhất làm một ở Mãn Châu và trên Bán đảo Hàn Quốc. Buyeo được thành lập ở các đồng bằng dọc sông Songhuajiang ở Mãn Châu và Cát Lâm. Người Buyeo đã trồng trọt mùa màng và nuôi gia súc, tiêu biểu như ngựa. Họ cũng đã chế tạo các bộ da lông thú. Đến đầu thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, họ bắt đầu gọi người lãnh đạo chính là Vua và tích cực tiếp xúc với các nước khác, thậm chí quan ngoại hệ ngoại giao với Trung Quốc. Vào cuối thế kỷ thứ 3, Buyeo đã hợp 193


nhất thành Goguryeo. Người Buyeo tổ chức một lễ hội thường niên gọi là Yeonggo vào tháng 12. Trong suốt lễ hội, họ tổ chức một nghi lễ hiến tế cho trời, cùng nhau ca hát nhảy múa, và thả các tù nhân. Buyeo đã tan vỡ trong quá trình thành lập liên minh khu vực, nhưng các bè phái đã tham gia thành lập Goguryeo và Baekje vẫn tự hào về dòng máu Buyeo. Samguk sagi (Lịch sử của Tam quốc) đã nói rằng Gojumong, người đã sáng lập Goguryeo vào năm 37 Bia đá củaĐại đế Gwanggaeto (Goguryeo, thế kỷ thứ 5) Gwanggaeto, vị vua thứ 19 của Goguryeo, đã mở rộng lãnh thổ vương quốc mình đến Mãn Châuvà các tỉnh gần biển của Siberia. Vào năm 414, con trai Vua Jangsu đã lập một bia đá (cao 6,39m và nặng 37 tấn) tại thành phố Jian, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc ngày nay để tưởng nhớ các thành tựu vĩ đại của phụ hoàng mình. Nội dung khắc trên bia đá gồm 1.775 ký tự giải thích quá trình nhà nước Goguryeo được thành lập và mở rộng lãnh thổ.

TCN có nguồn gốc từ Buyeo.

Goguryeo Goguryeo đã giúp các khu vực gần núi Baekdusan và dọc sông Amnokgang (Yalu) phát triển cực kỳ thịnh vượng. Ngay sau khi thành lập, Goguryeo đã xâm chiếm một số nước nhỏ ở khu vực và chuyển kinh đô tới thành Gungnaeseong (Tonggu) gần sông Amnokgang. Qua rất nhiều cuộc chiến, Goguryeo đã xua đuổi được bè cánh trung thành với Triều đại Hán và mở rộng lãnh thổ xa đến Liaodong ở phía Tây và mở rộng về phía Bắc của Bán đảo Triều Tiên ở phía Đông. Goguryeo dần trở thành một nước hùng mạnh, giành quyền kiểm soát Mãn Châu và phía Bắc Bán đảo Triều Tiên . Cũng có một số quốc gia nhỏ, như Okjeo và Dongye ở dọc bờ biển Đông của Bán đảo Triều Tiên, vị trí hiện tại tương ứng với tỉnh Hamgyeong-do và phía Bắc của tỉnh Gangwon-do. Do có vị trí nằm ở khu vực xa xôi hẻo lánh nên những quốc gia này phát triển chậm. Okjeo nộp nhiều cống vật như muối và cá cho Goguryeo. Người Dongye đã tổ chức một nghi thức hiến tế trời được gọi là Mucheon vào tháng 10, nâng cao tinh thần đoàn kết bằng cách nhảy múa và ca hát cùng nhau. Các sản phẩm đặc biệt của họ bao gồm cung tên, được gọi là dangung, và gwahama (loài ngựa kích thước nhỏ để đi qua dưới các cay hoa quả). Hai nước Okjeo

194


Tam quốc và Gaya (thế kỷ thứ 5 sau công nguyên)

Goguryeo

Pyeongyang

Vùng biển phía Đông Usanguk Dokdo

Hoàng Hải (biển Tây)

Ungjin (Gongju) Sabi (Buyeo) Baekje

Silla Gaya

Geumseong (Gyeongju)

Tamna

và Dongye về sau cũng sát nhập vào Goguryeo. Khu vực đến phía Nam của Gojoseon bị chiếm hữu bởi một nhóm lớn các quốc gia nhỏ gồm Mahan, Jinhan, và Byeonhan. Mahan là liên minh gồm 54 nước nhỏ (có tổng số 100.000 hộ gia đình) sống tại các tỉnh Gyeonggi-do, tỉnh Chungcheong-do, và tỉnh Jeolla-do ngày nay. Byeonhan nằm ở khu vực thành phố Gimhae và Masan ngày nay. Jinhan nằm ở khu vực gồm Daegu và Gyeongju ngày nay. Hai nước này đều gồm khoảng 40.000 – 50,000 hộ gia đình. Ba nước nhỏ được gọi chung là Samhan (Ba nước Hàn). Người Samhan tổ chức các nghi thức hiến tế trời vào tháng 5 và 195


Một bức tranh cảnh săn bắn ở Lăng mộ của các Vũ công (Goguryeo; thế kỷ thứ 5) Hoạt động săn bắn sôi nổi của người Goguryeo (năm 37 TCN – 668 TCN)

tháng 10. Vào các dịp này, mọi người tụ tập cùng nhau ăn mừng, uống rượu, ca hát và nhảy múa.

Cùng với sự lan rộng của văn hóa đồ sắt và sự phát triển các Bình với các bức tượng bằng đất sét (Silla; thế kỷ thứ 5)

kỹ năng trồng trọt, các nước mạnh như Goguryeo, Baekje và

Vào thời xa xưa, người dân đã làm các bức tượng bằng đất sét có hình dạng khác nhau hoặc mô phỏng hình động vật để làm đồ chơi hoặc vật tùy táng. Chiếc bình này thể hiện tín ngưỡng tôn giáo của người Silla và là một nguyên liệu quan trọng cho các học giả và người say mê lịch sử và nghệ thuật.

Goguryeo là nước đầu tiên trong Tam quốc ổn định và trở

(Nguồn: Viện bảo tàng quốc gia Hàn Quốc)

Silla dần trở nên ổn định ở Mãn Châu và Bán đảo Triều Tiên. thành một quốc gia có chủ quyền. Goguryeo bắt đầu mở rộng lãnh thổ vào cuối thế kỷ thứ nhất và áp dụng hệ thống quân chủ tập trung vào cuối thế kỷ thứ 2. Vào đầu thế kỷ thứ 4, Vua Micheon đã đánh đuổi bè phái nhà Hán, Trung Quốc ra khỏi Bán đảo Triều Tiên. Vào năm 372 (năm thứ 2 của triều đại Vua Sosurim), Goguryeo đã công nhận Phật giáo là quốc giáo và ban bố hệ thống luật pháp nhằm nỗ lực thành lập hệ thống thống trị phù hợp. Goguryeo cũng thành lập viện giáo dục Khổng giáo Taehak. Đại đế Gwanggaeto là con trai của Vua Sosurim đã đánh đuổi Khitan, Sushen, Dongbuyeo và mở rộng lãnh thổ đến Mãn Châu. Ông cũng giành được nhiều pháo đài của Baekje ở phía Nam và giúp Silla vượt qua khủng hoảng bằng việc đánh đuổi những kẻ xâm lược Wako.

196


Vương miện vàng của Gaya Vương miện này được khai quật ở Goryeong, tỉnh Gyeongsang-do, là đồ trang sức dạng đứng và có các miếng ngọc cong đối xứng.

Baekje Baekje được thành lập vào thế kỷ thứ 18 TCN bằng cách tập hợp những người sống dọc sông Hán (Hangang), là những người có nguồn gốc từ Buyeo và Goguryeo, và những người di cư từ các nơi khác. Vào giữa thế kỷ thứ 4, trong triều đại Vua Goi, Vương quốc Baekje đã nắm toàn bộ quyền kiểm soát các khu vực dọc sông Hán (Hangang) và thành lập hệ thống thống trị chính trị vững chắc bằng cách tiếp nhận có chọn lọc những nét văn hóa tiên tiến của Trung Quốc. Vào thế kỷ thứ 4, Vua Geunchogo đã đánh chiếm Mahan

và mở rộng lãnh thổ về bờ biển phía Nam của Geunchogo ngày nay. Dọc biên giới phía bắc, Baekje giáp mặt với Goguryeo trong cuộc tranh giành nắm chủ quyền tỉnh Hwanghae-do ngày nay. Baekje cũng nắm quyền kiểm soát Gaya ở phía Nam. Vào lúc đó, lãnh thổ Baekje gồm các tỉnh Gyeonggi-do, Chungcheongdo, Jeolla-do, khu vực trung lưu sông Nakdong, tỉnh Gangwondo, và tỉnhHwanghae-do ngày nay. Silla Silla khởi đầu từ Saroguk, một trong những nước nhỏ của Jinhan và chính thức thành lập thành vương quốc vào năm 57 TCN bởi 197


dân bản địa của Gyeongju ngày nay và người dân từ các vùng khác. Những người có họ Park, Seok, và Kim lần lượt thay nhau nắm quyền. Vào khoảng thế kỷ thứ 4, Vương quốc này đã chiếm hầu hết các khu vực phía Đông sông Nakdong.

Trong triều đại Vua Naemul, Silla đã cho phép các đội quân Goguryeo đóng quân trong nước mình để giúp đánh đuổi quân xâm lược Wako. Silla cũng tiếp nhận nền văn hóa và văn minh Trung Quốc thông qua Goguryeo. Ở Byeonhan Liên minh Gaya đã xuất hiện với người lãnh đạo là Geumgwan Gaya ở khu vực nằm dọc khúc sông dưới của sông Nakdonggang. Liên minh này đã phát triển văn hóa Đèn đốt hương mạ đồng to của Baekje (thế kỷ thứ 6) Đồ vật quý báu này đã giúp các nhà nghiên cứu nâng cao hiểu biết về kỹ năng sản xuất, thủ công, văn hóa nghệ thuật, tôn giáo và tư tưởng Baekje. (Nguồn: Viện bảo tàng quốc gia Hàn Quốc)

đồ sắt và có tác động đáng kể đến các khu vực dọc sông Nakdong. Các nước nhỏ của Gaya đã bắt đầu trồng lúa nước từ sớm và thương mại tích cực với Wa (Nhật Bản) và Lelang, tận dụng lợi thế sắt được sản xuất tại địa phương và các tuyến đường biển thuận tiện. Thống nhất tam quốc thành nước Silla Vào thế kỷ thứ 5, mỗi nước trong tam quốc (Goguryeo, Baekje, và Silla) trên Bán đảo Triều Tiên đều thực hiện chính sách mở rộng lãnh thổ theo bộ máy thống trị được thành lập với trung tâm là Vua.

Ở nhà nước Goguryeo, Vua Jangsu, con trai của Vua Gwanggaeto đã di chuyển kinh đô tới Pyeongyang vào năm 427. Ông đã chiếm Hanseong (ngày nay là Seoul), kinh đô của Baekje, và các khu vực dọc sông Hangang, mở rộng lãnh thổ xuống Jungnyeong (khu vựcDanyang và Yeongju ngày nay) và tới cả huyện Namyang-myeon, tỉnh Gyeonggi-do. Nhờ có sự mở rộng lãnh thổ này, Goguryeo nổi lên là một thế lực hùng hậu ở Đông Bắc Á. Baekje đã dời thủ đô đến Ungjin (ngày nay là Gongju) vào 198


năm 475, sau khi Goguryeobị xâm lấn tại khu vực dọc sông Hangang về tay Baekje đã cố gắng tái xây dựng lực lượng để giành lại lãnh thổ đã mất. Vua Dongseong của Baekje đã củng cố liên minh với Silla để đối phó với Goguryeo. Vua Muryeong củng cố kiểm soát địa phương nhằm nỗ lực thiết lập nền móng thịnh vượng. Vua Seong, con trai của Vua Muryeong, đã di chuyển kinh đô Baekje tới Sabi (ngày nay là Buyeo), cố gắng cải cách hệ thống thống trị, và giành lại quyền kiểm soát các khu vực dọc sông Hangang bằng cách liên minh với Silla. Về phía Silla, Vua Jijeung đã thay đổi tên hiệu thành Silla vào đầu thế kỷ thứ 6. Ngoài ra, Silla còn cải cách hệ thống chính trị, và tái cơ cấu khu vực hành chính, gồm cả thủ đô.Vua Jijeung đã sát nhập Usanguk (gồm đảo Ulleungdo và đảo Dokdo ngày nay) vào lãnh thổ Silla vào năm 512. Vua Beopheung đã củng cố hệ thống thống trị bằng cách công bố luật pháp, đưa ra các luật về quan chức, và công nhận Phật giáo là tôn giáo chính thức của quốc gia. Ông cũng sát nhập Geumgwan Gaya nhằm nỗ lực mở rộng lãnh thổ. Vua Jinheung đã tái tổ chức Hwarangdo thành tổ chức quốc gia và mở rộng đáng kể lãnh thổ. Ông đã nắm quyền các vùng đất dọc sông Hangang từ Baekje, xâm chiếm Dae Gaya ở Goryeong, giành lấy các vùng dọc sông Nakdong, và mở rộng lãnh thổ về phía Hamheung dọc bờ biển Đông. Vào năm 612, nhà Tùy (Trung Quốc), triều đại đã thống nhất tất cả lục địa Trung Quốc thành một quốc gia, huy động hơn một triệu lính để tấn công Goguryeo. Đại tướng Eulji Mundeok của Goguryeo đã đánh bại hầu hết quân xâm lược Trung Quốc ở Salsu (ngày nay là sông Cheongcheongang). Triều đại nhà Tùy chịu tổn thất to lớn do thất bại này và rơi vào tay Nhà Đường vào năm 618. Nhà 199


Chuông thần của Đại đế Seongdeok (Silla thống nhất; thế kỷ thứ 8) Chuông nặng 18,9 tấn và được cho là chiếc chuông lớn nhất nước. Chuông này còn được gọi là Chuông Emille. Hình ảnh các tiên nữ đang bay trong bức tranh bên phải thể hiện kỹ năng trang trí thanh nhã của Silla.

Đường Trung Quốc cũng tấn công Goguryeo vài lần nhưng đều thất bại. Trong quá trình Goguryeon ngăn chặn sự tấn công xâm lược của Nhà Tùy và Đường Trung Quốc thì Baekje thường xuyên tấn công Silla. Silla sau khi thất bại trong việc tìm kiếm sự liên kết với Goguryeon, cuối cùng đã liên kết với nhà Đường xâm lược Baekje. Quân đội Silla với sự lãnh đạo của Kim Yu-sin đã đánh bại lực lượng tinh nhuệ của quân đội Baekje với chỉ huy là Gyebaek ở Hwangsanbeol và đã hành quân đến Sabi, thủ đô của Baekje. Quân đội của nhà Đường Trung Quốc đã xâm lược Baekje qua cửa sông của sông Geumgang. Cuối cùng, Baekje đã đầu hàng thế lực Silla-nhà Đường vào năm 660. Thế lực Silla-nhà Đường sau đó đã tấn công Goguryeo, từng là vương quốc hùng mạnh nhất Đông Bắc Á. Tuy nhiên, Goguryeo đã dùng hết tiền tài, sức lực trong hai cuộc chiến tranh quy mô lớn chống lại hai triều đại Trung Quốc và cuối cùng đã sụp đổ vào năm 668. Xâm lược Baekje và Goguryeo nhờ liên minh với Silla, nhà Đường Trung Quốc đã cố gắng kiểm soát toàn bộ Bán đảo Hàn Quốc, gồm cả Silla. 200


Silla đã tiến hành cuộc chiến chống lại nhà Đường, đánh bại hải quân nhà Đường tại cảng Gibeol gần cửa sông của sông Geumgang, và đánh đuổi toàn bộ lực lượng nhà Đường ra khỏi bán đảo. Cuối cùng, Silla đã hoàn thành chiến công vĩ đại là thống nhất Bán đảo Triều Tiên vào năm 676.

Thời kì Nam Bắc triều: Triều Silla thống nhất và Balhae Với thành quả thống nhất của ba quốc gia trên Bán đảo Hàn năm 668, Silla đã có sự phát triển đáng kể cả về lãnh thổ và dân số. Silla thống nhất đã bước vào giai đoạn phát triển kinh tế cực thịnh. Bên cạnh đó, Silla cũng khôi phục mối quan hệ giao lưu với nhà Đường Trung Quốc. Hai quốc gia đã có những trao đổi sôi nổi giữa các thương nhân, thầy tu và nhà Nho. Silla đã xuất khẩu hàng thủ công vàng bạc và nhân sâm sang nhà Đường, nhập khẩu sách, đồ sứ, vải lụa sa tanh, quần áo và sản phẩm thủ công. Các hàng hóa từ Trung Á được chào bán đến Silla, và các thương nhân từ khu vực đó đã đến Silla thông qua Con đường tơ lụa và các tuyến đường biển. Các cảng chính của Silla gồm Ulsan và Danghangseong (ngày nay là Hwaseong, tỉnh Gyeonggi-do), qua đó rất nhiều hàng hóa từ Trung Á và Nam Á đã được nhập khẩu. Vào đầu thế kỷ thứ 9, Đại tướng Jang Bo-go của Silla đã thành lập một căn cứ tiền tuyến ở Cheonghaejin (ngày nay là Wando, tỉnh Jeollanam-do) để đề phòng cướp biển và khuyến khích thương mại với các quốc gia láng giềng như Trung Quốc và Nhật Bản. Trong khi đó, những người sống sót từ Vương quốc Goguryeo sụp đổ đã chống lại sự thống trị của nhà Đường Trung Quốc. Vào năm 698, một nhóm người đó với sự lãnh đạo của Dae Jo-yeong đã thành lập nên nhà nước Balhae gần núi Dongmo ngày nay ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Vương quốc mới Balhae và vùng Mãn Châu phát triển trở thành thế đối trọng với nhà nước Silla ở phía 201


Nam. Balhae đã bắt đầu mở rộng lãnh thổ và giành lại quyền kiểm soát hầu hết các lãnh thổ cũ của Goguryeo. Trong suốt triều đại Vua Mu, Balhae đã kiểm soát phía bắc của Mãn Châu. Vua Mun đã cải cách chế độ thống trị và chuyển kinh đô tới Sanggyeong (ngày nay là Ningan-xian, tỉnh Heilongjiang) vào khoảng năm 755. Người Balhae tự hào là người thừa kế của Goguryeo. Các thư tín được Nhật Bản giữ chỉ ra rằng các vị vua Balhae tự nhận mình là Vua của Goguryeo.

Silla thống nhất và Balhae (Thế kỷ thứ 8)

Balhae

Sanggyeong

Pyeongyang

Vùng biển phía Đông

Usanguk Hoàng Hải (biển Tây)

Silla Geumseong (Gyeongju)

Tamna

202

Dokdo


Balhae cuối cùng đã phát triển quá lớn và hùng mạnh đến mức người thời Đường Trung Quốc gọi dân tộc này là Haedong seongguk (“quốc gia thịnh vượng ở vùng biển phía Đông”), nhưng sau đó Balhae đã sụp đổ vào năm 926 vì núi Baekdusan phun trào núi lửa và người Khitan xâm lược.

Triều đại Goryeo Vào cuối thế kỷ thứ 8, Silla đã bị suy yếu do đấu tranh nội bộ giành quyền lực trong giới quý tộc.Và vào thế kỷ thứ 10, các lãnh đạo của các bè phái hùng mạnh ở địa phương như Gyeon Hwon và Gungye đã thành lập triều đại riêng. Vào năm 892, Gyeon Hwon đã thành lập Vương quốc tên gọi là Hubaekje (Hậu Baekje), thủ đô là Wansanju và giành quyền kiểm soát tỉnh Jeolla-do và Chungcheong-do ngày nay. Vào năm 901, Gungye, một thành viên của gia tộc hoàng gia Silla, đã thành lập Hugoguryeo (Hậu Goguryeo), nắm quyền kiểm soát toàn bộ tỉnh Gangwon-do và Gyeonggi-do ngày nay. Ông đã mở rộng lãnh thổ, cải cách hệ thống thống trị, và đổi kinh thành về Cheorwon. Ông cũng thay đổi tên hiệu quốc gia thành Taebong. Gungye đã đánh mất sự yêu mến của dân chúng khi ông cố gắng kiểm soát các lãnh đạo địa phương và củng cố ngai vàng. Vào năm 918, ông đã bị Wang Geon, một lãnh đạo địa phương

Bình Prunus tráng men với họa tiết mây và sếu lồng vào nhau (Goryeo; thế kỷ thứ 12) Đồ sứ tráng men ngọc bích xanh đại diện cho đồ gốm thời đại Goryeo. Các hoạ tiết trang nhã trên những đồ này được tạo bằng cách lồng đất sét trắng và đen vào rãnh khía khắc trên bề mặt. Các họa tiết này được xem là kỹ năng độc nhất vô nhị.

từ Songak đánh bại. Wang Geon đã thay đổi quốc hiệu thành Goryeo, tuyên cáo rằng quốc gia sẽ thừa kế Goguryeo, và di chuyển kinh đô tới Songak. Goryeo vẫn còn thù địch với Hậu Baekje và thừa nhận chính sách ủng hộ tích cực với Silla. Vào năm 935, Silla thống nhất đã hợp nhất vào Goryeo. Do tranh chấp quyền lực giữa những người lãnh đạo ở Hậu Baekje, Gyeon Hwon đã đầu hàng Wang Geon. Vào năm 936, Hậu Baekje thất bại trước Goryeo. Do đó, Wang Geon đã thống nhất Hậu tam quốc trên Bán đảo Triều Tiên. Goryeo đã thừa nhận Khổng giáo 203


là hệ tư tưởng chính trị và thành lập một hệ thống giáo dục hiệu quả bằng cách thành lập Gukjagam (Quốc tử giám) và rất nhiều hyanggyo (trường học tư nhân địa phương). Nhìn chung, Phật giáo cũng có ảnh hưởng đáng kể đến xã hội Goryeo. Vương quốc đã thừa nhận hướng tiếp cận khoan dung hơn với tôn giáo, như Jikji (1377), văn bản được in bằng mẫu in kim loại

được biểu hiện trong Yeondeunghoe (Lễ hội diễu hành đèn hoa sen) và Palgwanhoe (lễ hội tám lời thề), các nghi lễ trong đó người cầu nguyện được ban phúc, dựa trên sự pha trộn của tôn giáo dân gian và Phật giáo. Goryeo đã trao đổi thương mại sôi nổi với nhiều quốc gia, gồm nhà Tống Trung Quốc. Nhiều thương nhân từ nhà Tống Trung Quốc, Trung Á, Ả rập, Đông Nam Á và Nhật Bản đã đến Byeongnando, cửa ngõ vào kinh đô Gaeseong. Các thương nhân từ nhà Tống Trung Quốc đã bán sa tanh, lụa và thảo dược, trong khi các thương nhân từ Goryeo bán quần áo sợi gai dầu và nhân sâm. Các vật quý như ngà, pha lê, hổ phách được nhập từ Ả rập. Và cái tên “Hàn Quốc” đã bắt nguồn từ chữ“Goryeo” trong giai đoạn này. Vương quốc Goryeo đã khai sinh ra một nền văn hóa huy hoàng. Các họa tiết lồng được tìm thấy trên các đồ sứ ngọc bích xanh Goryeo chứng thực nghệ thuật độc đáo không thể so sánh ở bất kỳ nơi nào trên thế giới vào thời điểm đó. Bộ Đại trường kinh Phật khắc chạm trên 81.258 bản in gỗ được làm trong Giai đoạn Goryeo, là tinh hoa của văn hóa Phật giáo và là đỉnh cao thành tựu công nghệ in gỗ. Mẫu in kim loại đầu tiên trên thế giới cũng được phát minh trong giai đoạn Goryeo. Theo các ghi chép có liên quan, người Goryeo đã phát minh ra các mẫu in kim loại hơn 200 năm trước Johannes Gutenburg ở

204


Châu Âu. Một quyển sách có tiêu đề Jikji (tuyển tập các bài giảng của các nhà sư) được in vào năm 1377 bằng mẫu in kim loại, ra đời sớm hơn 78 năm trước khi bản in kim loại lần đầu tiên ở Châu Âu in vào năm 1455. Cuốn“Jikji”hiện được lưu giữ tại Thư viện quốc gia Pháp và được ghi vào Sổ lưu giữ ký ức của thế giới vào năm 2001. Chiến tranh với người Mông Cổ Vào đầu thế kỷ thứ 13, vai trò của Trung Quốc đã thay đổi đột ngột. Người Mông Cổ xâm chiếm nhà Kim ở Trung Quốc và mở rộng ảnh hưởng đến Bán đảo Triều Tiên. Quân Mông Cổ đã

Goryeo (XI secolo)

Seogyeong (Pyeongyang)

Vùng biển phía Đông

Gaegyeong (Gaeseong) Usanguk Namgyeong (Seoul ) Dokdo

Hoàng Hải (biển Tây)

Donggyeong (Gyeongju)

Tamna

205


xâm lược Goryeo bảy lần từ năm 1231 đến 1259. Trong nỗ lực chống lại các đợt tấn công này, Goryeo đã di chuyển kinh đô đến Ganghwa. Thậm chí những người dân thường và nô lệ cũng tham gia chiến đấu chống lại những kẻ xâm lược. Vào năm 1259, một hiệp định hòa bình được ký kết giữa hai quốc gia. Triều đại nhà Nguyên của Trung Quốc được thành lập do Mông Cổ chấp nhận sáu điều kiện hòa bình của Goryeo, bao gồm đảm bảo sự tồn tại tiếp tục của triều đại Goryeo và quân Mông Cổ ngay lập tức rút khỏi Bán đảo Triều Tiên. Hiệp định là kết quả của việc Goryeo bền bỉ chống lại kế hoạch của Mông Cổ muốn kiểm soát Goryeo. Mặc dù có hiệp định với hòa bình nhưng một nhóm quân đội Goryeo vẫn tiếp tục đánh nhau với quân Mông Cổ. Các hoàng đế Goryeo liên tục di dời căn cứ tổ chức Jindo, sau đó là Jejudo và đã tiếp tục chiến đấu tới năm 1273. Chiến dịch bốn mươi hai năm chống lại quân Mông Cổ, thế lực hùng mạnh nhất thế giới vào thời điểm đó đã là minh chứng cho tinh thần bền bỉ và bất khuất của dân tộc Goryeo. Tuy nhiên, nông nghiệp, đất đại đã bị tàn phá nặng nề và cuộc sống người dân bị phá hủy do nhiều năm dài chiến tranh. Mông Cổ đã phá hủy nhiều di sản văn hóa quý giá, trong đó có tháp chín tầng tại Chùa Hwangnyongsa.

Triều đại Joseon Vào cuối thế kỷ 13, Goryeo đã lâm vào tình trạng khó khăn do thù trong giặc ngoài như cuộc đấu tranh quyền lực trong giới quý tộc và sự xâm nhập của các tên cướp đội khăn đỏ và cướp biển Wako. Vào lúc đó, Tướng quân Yi Seong-gye rất nổi tiếng trong dân chúng vì đã đánh đuổi giặc ngoại xâm. Ông đã lật đổ Triều đại Goryeo và thành lập một triều đại mới gọi là Joseon. Yi Seong-gye lên ngôi vua, lấy hiệu là vua Taejo (Thái Tổ), trở 206


thành vị vua đầu tiên của triều đại Joseon, ông chọn Hanyang (ngày nay là Seoul) là nơi có phong thủy thuận tiện là kinh đô của triều đại mới. Ông cũng yêu cầu xây dựng Cung Gyeongbokgung (Cảnh Phúc) và điện thờ Jongmyo (Tông miếu) cũng như các con đường và chợ trong kinh đô. Kinh đô mới, nằm ở trung tâm Bán đảo Triều Tiên, dễ dàng tiếp cận và giao lưu với nhiều nơi trong và ngoài nước qua sông Hangang chảy ngang qua trung tâm của kinh đô.

Joseon (Abad Ke-15)

Hamgil-do (Hamgyeong-do) Pyeongan-do

Hamheung

Pyeongyang Vùng biển

Hoàng Hải (biển Tây)

phía Đông Hwanghae-do Haeju Gyeonggi-do Gangwon-do Ulleungdo Hanseong (Seoul) Wonju Dokdo

Chungcheong-do

Gongju Jeonju

Gyeongsang-do Daegu

Jeolla-do

Jejudo

207


208


Vua Taejong (Thái Tông) là là con trai của Vua Taejo (Thái Tổ) và là vị vua thứ ba của triều đại Joseon đã có công ổn định ngôi vị, đặt nền móng xây dựng đất nước Ông ban bố luật Hopae (Hiệu bài) để quản lý dân số quốc gia, và tổ chức sáu bộ quản lý hành chính quốc gia, gồm Bộ Hộ, Bộ Lại, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ

Bản đồ thiên văn Cheonsang Yeolcha Bunya Jido(Triều đại Joseon; Thế kỷ thứ 17) Bản đồthiên văn (bên trái) thể hiện vị trí các chòm sao. (Nguồn: Viện bảo tàng Cung điện quốc gia Hàn Quốc)

Lễđểtrực tiếp báo cáo lên nhà vua. Vua Sejong (Thế Tông), vị vua thứ tư và là con trai của Vua Taejong (Thái Tông), đã mở ra một kỷ nguyên phồn vinh trên các mặt chính trị, xã hội và văn hóa. Các học giả tại Jiphyeonjeon (Tập hiền điện) do Vua Sejong thành lập đã nghiên cứu và phát triển đất nước. Trong suốt triều đại các Vua Sejong, Vua Yejong và Vua Seongjong đã lập ra Bộ luật Gyeongguk daejeon (Quốc triều Hình luật) với mục đích xây dựng hệ thống thống trị bền vững lâu dài.

Sáng tạo bảng chữ cái Hangeul Người Hàn Quốc đã từ thời cổ đại đã sử dụng chữ Hán và sau đó vay mượn mẫu tự chữ Hán để ghi lại tiếng Hàn như các hình thức Idu (Lại độc) hay Hyangchal (Hương trát). Tuy nhiên, các hình thức vay mượn này cũng không đáp ứng được việc truyền đạt, biểu thị ngôn ngữ một cách tự do nên dẫn tới nhu cầu phải có một hệ thống chữ viết dễ đọc, dễ viết hơn. Vào năm 1443, Vua Sejong (Thế Tông) đã sáng tạo ra chữ Hangeul (bảng chữ cái tiếng Hàn) và ban hành rộng rãi trong dân chúng vào năm 1446. Nguyên lý hình thành nên các chữ cái dựa trên hình dạng của các cơ quan phát âm và được các nhà khoa học đánh giá là hệ thống kí tự khoa học và dễ học nhất trên thế giới. Sự ra đời của hệ thống kí tự mới này đã tạo nên một đòn bẩy nâng cao sự tương tác giữa chính phủ và nhân dân và đóng vai trò quyết định trong việc đặt nền móng cho một quốc gia tiến tiến giàu văn hóa.

209


Sự phát triển của khoa học và công nghệ Khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu mạnh mẽ trong triều đại Joseon, tiêu biểu là các phát minh như chiếc đồng hồ nước Jagyeongnu, đồng hồ mặt trời Angbuilgu và hỗn thiên nghi Honcheonui. Máy đo lượng mưa là thiết bị đo mưa và mực nước sông đầu tiên trên thế giới. Ngoài ra thiết bị này còn được sử dụng để đo và lấy chuẩn khi đo đạc đất đai, làm bản đồ. Trong triều đại của Vua Taejo (Thái Tổ) cũng đã lập bản đồ thiên văn dựa trên bản vẽ trước đó từ thời Goguryeo. Trong triều đại Vua Sejong (Thế Tông) đã chế tạo Thất chính toán (Chiljeongsan, Tính toán các di chuyển của bảy yếu tố vũ trụ dựa trên lịch Shoushili của Trung Quốc và lịch Hồi giáo của Ả rập. Trong lĩnh vực y học cũng có nhiều thành tựu đáng chú ý được thể hiện qua các tài liệu như Hyangyak jipseongbang (Tuyển tập các đơn thuốc Hàn Quốc) và Uibang yuchi (Bộ sưu tập có phân Angbuilgu (Joseon; thế kỷ thứ 17~18)

loại các đơn thuốc y tế). Các mẫu in kim loại, như Gyemija và Gabinja, được chế tác

Đồng hồ mặt trời, biểu thị sự thay đổi về thời gian và mùa (Bên trái)

trong các triều đại Taejong và Sejong tạo điều kiện xuất bản được

(Nguồn: Viện bảo tàng Cung điện quốc gia Hàn Quốc)

nhiều đầu sách.

Máy đo lượng mưa (Joseon; thế kỷ thứ 18) Máy đo mưa được sử dụng để lắp đặt ở Seonhwadang, Daegu (Bên phải)

210


Quan hệ đối ngoại triều đại Joseon Triều đại Joseon duy trì quan hệ thân thiết với nhà Minh. Trung Quốc. Hai bên thường phái các đoàn sứ thần và giao lưu trên nhiều mặt như văn hóa, kinh tế. Joseon cũng chấp nhận yêu cầu của Nhật Bản về thương mại song phương bằng cách mở các cảng Busan, Jinhae, và Ulsan. Vào năm 1443, Joseon ký một hiệp định với Tsushima, người lãnh đạo của Nhật Bản về thương mại song phương. Joseon cũng thông thương với các quốc gia Châu Á khác như Ryukyu, Xiêm, và Java.

Sự phát triển của thủ công mỹ nghệ Đồ sứ có lẽ là đồ thủ công tiêu biểu nhất của thời đại Joseon. Đồ tráng men ngọc bích bột xanh xám hoặc đồ sứ trắng được sử dụng phổ biến tại cung điện hoàng gia hoặc văn phòng chính phủ. Gốm sứ xanh Cheongja (Thanh sứ) có màu sắc thanh thoát, nền nã rất được ưa chuộng vào thời kỳ đầu Joseon. Kỹ thuật sản xuất đồ sứ của Joseon đã đạt tới đỉnh cao đến đầu thế kỷ 16 và đạt đến trình độ chế tác gốm sứ trắng Baekja (Bạch sứ) của Hàn Quốc. Gốm Baekja (Bạch sứ) kế thừa truyền thống của Goryeo có kiểu dáng đơn giản, nền nã, phù hợp với sở thích nho nhã của các học giả Khổng giáo.

Bạch sứ Baekja (Joseon, Thế kỷ 15) Bình sứ trắng Baekja điểm họa tiết xanh hình hoa mai, tre và chim đầy tinh tế. (Nguồn: Viện Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc)

Imjin Waeran (Biến loạn Nhâm Thìn) Trong suốt thế kỷ thứ 14 và 15, Joseon duy trì mối quan hệ tốt với Nhật Bản. Tuy nhiên, vào thế kỷ 16, Nhật Bản đã đòi phần tỷ lệ thương mại lớn hơn và bị triều đình Joseon từ chối. Nhật Bản đã gây ra Imjin Waeran (Biến loạn Nhâm Thìn năm 1510), Eulmyo Waebyeon (Biến loạn Ất Mão vào năm 1555) làm khuynh đảo xã hội Joseon. Ở Nhật Bản, Toyotomi Hideyoshi đã thống nhất đất nước sau 120 phân tranh, nội chiến. 211


Sau đó, vào năm 1592 đến năm 1598, Toyotomi Hideyoshi đem hơn 200.000 lính sang xâm lược Joseon với mục đích phân tán sức mạnh của các vương hầu trong nước và ổn định sự thống trị ở Nhật Bản. Cảm thấy bị đe dọa bởi quân xâm lược Nhật Bản, Vua Seonjo của Joseon đã cầu viện sự giúp đỡ của nhà Minh và lánh nạn tới vùng Uiju. Tuy nhiên, quân Nhật Bản đã tiến sâu vào các tỉnh phía Bắc như Pyeongang và Hamgyeong-do. Các nghĩa binh trên toàn Joseon nổi dậy. Đặc biệt đáng chú ý là lực lượng hải quân Hàn Quốc với sự lãnh đạo của Tướng quân Yi Sun-shin. Chiến thắng hải quân của ông đã giúp triều đại Joseon kiểm soát được vựa lúa tỉnh Honam và cắt đứt kết nối với tàu viện trợ của quân Nhật. Khi quân Nhật xâm lược Joseon trở lại vào năm 1597, mặc dù Tướng quân Yi Sun-shin chỉ có trong tay mười ba tàu chiến nhưng ông đã giành chiến thắng trước hạm đội 133 tàu của Nhật Bản. Trận chiến trên vịnh Myeongnyang là một trong những chiến thắng quân sự vĩ đại nhất mọi thời đại, và được ghi danh là một trong những trận chiến hải quân lớn nhất trên thế giới. Sau cái chết của Toyotomi Hideyoshi, quân xâm lược Nhật Bản rút quân về nước. Trong suốt cuộc chiến bảy năm, nhiều di sản văn hóa của triều đại Joseon, tiêu biểu như chùa Bulguksa đã bị phá hủy. Quân Nhật cũng phá hủy và lấy đi nhiều tư liệu, mẫu in và các tác phẩm nghệ thuật, mỹ thuật của Joseon. Với những chiến lợi phẩm chiến tranh này, người Nhật học hỏi được kĩ nghệ và tinh thần phát triển, ngoài ra, những nghệ nhân Joseonbị quân Nhật bắt cóc đã giúp Nhật phát triển văn hóa gốm sứ. Sự phát triển của văn hóa bình dân Vào cuối triều đại Joseon, thương mại và công nghiệp bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng. Các trường học tại địa phương trở nên phổ biến, cải thiện chất lượng đời sống của người dân, 212


văn hóa giải trí cũng được phát triển với nhiều loại hình khác nhau. Tiểu thuyết được viết bằng hệ thống kí tự Hangeul được lưu hành rộng rãi, hát kể chuyện pansorivà múa mặt nạ là hai hình thức sinh hoạt giải trí phổ biến của nhân dân. Đặc biệt, hát kể chuyện pansori được ưa thích tại nhiều nơi khi truyền tải các câu chuyện cụ thể hòa quyện với lời hát và âm nhạc. Nhân vật Gwangdae có thể linh hoạt thêm hoặc bớt trong các câu chuyện và khán giả sẽ phụ họa bằng các lời cổ vũ chuimsae. Loại hình biểu diễn có sự tham gia của cả cộng đồng này đã trở thành phương tiện giải trí và phát triển thành văn hóa chính trong giai cấp lao động. Vào cuối thế kỷ 19, Shin Jae-hyo là tác giả, nhà nghiên cứu về nghệ thuật hát kể chuyện Pansori và đồng thời cũng là người đã biên soạn, chỉnh sửa cho các tác phẩm Pansori.Năm tác phẩm pansoritiêu biểu gồm Chunhyangga (Xuân Hương ca) hay Simcheongga (người con gái hiếu thảo Simcheong), Heungboga (Anh em nhà Heungbo), Sugungga (Thủy cung ca) và Jeokbyeokga (Xích bích ca). Các loại hình biểu diễn dân gian theo hình thức kịch mặt nạ như tal nori và sandae nori cũng trở nên phổ biến trong cộng đồng. Biểu diễn dân gian Sandae Đây là loại kịch sân khấu truyền thống trong đó các diễn viên nam và nữ đeo mặt nạ pha trò, nhảy múa và hát.

213


Sự suy vong của triều Joseon và quá trình thôn tính Hàn quốc của đế quốc Nhật. Với sự bắt đầu mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp vào thế kỷ 18, chủ nghĩa tư bản đã phát triển ở Châu Âu và mở ra nhu cầu giao dịch lớn. Các quốc gia Châu Âu mở rộng thuộc địa ở Châu Á và Châu Phi. Vào giữa thế kỷ thứ 19, các thế lực phương Tây đã bắt nhà Thanh Trung Quốc và Nhật Bản mở cửa và sau đó yêu cầu tương tự với Joseon, nhưng Joseon đã từ chối và đẩy lùi các cuộc tấn công hải quân vào năm 1866 của quân Pháp và năm 1871 của quân Mỹ. Vào năm 1875, Nhật Bản đã phái chiến hạm Unyo tấn công đảo Ganghwado và Yeongjongdo, yêu cầu Joseon mở cửa thông thương nước ngoài. Cuối cùng, vào một năm sau, tức năm 1876, Hiệp ước Đảo Ganghwado được ký kết một năm sau đó, buộc triều đình Joseon phải mở cửa ba cảng là Wonsan ở phía Đông, Incheon ở phía Tây và Busan ở bờ biển phía Nam. Theo đó, các thế lực đế quốc, trong đó có Nhật, càng tích cực giành giật với nhau để bóc lột tài nguyên của đất nướcJoseon. Vào năm 1897, Joseon đã đổi tên thành Đại Hàn Đế Quốc và thúc đẩy cải tổ và chính sách mở cửa nhưng đã quá muộn. Nhật Bản đã sớm giành nhiều chiến thắng trọng yếu trong cuộc Hiệp ước đảo Ganghwado Hiệp ước đảo Ganghwado là một hiệp ước thương mại được ký kết giữa Joseon và Nhật Bản vào 27 tháng 2 năm 1876. Tuy nhiên đây là một hiệp ước đơn phương, vô cùng bất bình đẳng được tiến hành dưới đe dọa vũ lực của Nhật Bản

chiến với nhà Thanh, Trung Quốc và Nga, nổi lên là một cường quốc ở Đông Bắc Á, và từng bước thôn tính Joseon. Nhiều người yêu nước Hàn Quốc, tiêu biểu như nhà cách mạng Ahn Jung-geun đã hy sinh thân mình để chống lại sự thôn tính đó nhưng tất cả đều không thành công. Vào tháng 8 năm 1910, Đại Hàn Đế Quốc chính thức trở thành thuộc địa của Nhật.

Phong trào đấu tranh đòi độc lập Trong suốt giai đoạn thuộc địa (1910-1945), Nhật Bản đã bóc lột tài nguyên Joseon, cấm sử dụng tiếng Hàn, cấm viết chữ Hangeul, 214


thậm chí còn bắt người Hàn Quốc đổi họ thành họ Nhật Bản và bắt người Hàn Quốc đi lính, cưỡng chế lao động. Tuy nhiên, tinh thần phản kháng và đấu tranh đòi độc lập của người Hàn Quốc vẫn được bền bỉ duy trì ở trong và ngoài nước. Ở trong nước, họ thành lập các tổ chức bí mật như Bộ nghĩa quân độc lập, Tổ chức khôi phục quốc quyền Joseon, Tổ chức Đại Hàn Quang Phục…để hoạt động chống lại quân Nhật. Những nhà yêu nước cũng thành lập những căn cứ tiền tuyến cho phong trào độc lập ở Trung Quốc, Nga, và Mỹ. Cuộc biểu tình đòi độc lập được tổ chức một cách hòa bình chưa từng có tiền lệ trên thế giới đã được quyết định tiến hành. Vào ngày 1 tháng 3 năm 1919, các lãnh đạo Hàn Quốc đã công bố Tuyên ngôn độc lập. Các sinh viên và dân thường tụ tập cùng nhau tiến hành biểu tình đòi độc lập trên khắp các đường phố. Phong trào lan tới những người Hàn Quốc ở Mãn Châu, các tỉnh duyên hải của Siberia, Mỹ, Châu Âu và thậm chí là

Các lãnh đạo của Chính phủ lâm thời Đây là các nhà lãnh đạo then chốt của Chính phủ lâm thời được thành lập vào tháng 4 năm 1919 tại Thượng Hải, Trung Quốc ngay sau phong trào vận động giành độc lập 1/3/1919. Họ đã lãnh đạo nhiều phong trào yêu nước cho đến khi giành giải phóng dân tộc vào tháng 8 năm 1945.

Nhật Bản. Sau Phong trào độc lập ngày 1 tháng 3 năm 1919, các tổ chức đại diện Hàn Quốc đã được thành lập ở Seoul, các tỉnh duyên hải của Siberia, và Thượng Hải. Chính phủ lâm thời Hàn Quốc được thành lập ở Thượng Hải là chính phủ Cộng hòa dân chủ đầu tiên của Hàn Quốc; được trang bị hệ thống chính trị và hiến pháp hiện đại được cấu thành bởi ba nhánh cơ bản (Hành pháp, Lập pháp và Tòa án). Vào những năm 1920, hơn ba mươi đơn vị vũ trang độc lập Hàn Quốc đã tham gia vào các hoạt động kháng chiến ở Mãn Châu và các tỉnh duyên hải của Siberia. 215


Có rất nhiều những chiến thắng tiêu biểu của phong trào đòi độc lập như chiến thắng Bongodong tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Vào tháng 6 năm 1920, do chiến sĩ Hong Beom-do chỉ huy, chiến thắng Cheongsalli tại huyện Helongxian, Mãn Châu tháng 10 năm 1920 dưới sự lãnh đạo của Kim Jwa-jin. Năm 1940, Chính phủ lâm thời Hàn Quốc đã thành lập Quân giải phóng Hàn Quốc ở Trùng Khánh, Trung Quốc, tập hợp nhiều đoàn chiến sĩ độc lập hoạt động rải rác khắp nơi ở Mãn Châu. Chính phủ lâm thời Hàn Quốc đã tuyên bố chiến tranh chống lại Nhật Bản và cử các đội quân tới các mặt trận ở Ấn Độ và Myanmar để chiến đấu theo Phe Đồng minh. Một số chiến sĩ Hàn Quốc trẻ tuổi đã được đào tạo đặc biệt từ các đơn vị quân đội đặc nhiệm của Mỹ để trang bị các kiến thức và năng lực chống lại quân Nhật ở Hàn Quốc. Vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, sau quá trình đấu tranh đòi độc lập không ngừng nghỉ của quân dân Hàn Quốc cũng như nhờ kết quả của việc Nhật Bản đầu hàng ở Chiến tranh Thái Bình Dương, Hàn Quốc cuối cùng cũng đã giành độc lập. Quân Mỹ và Xô Viết đã dàn quân tới miền Nam và Bắc của vĩ tuyến 38 trên Bán đảo Triều Tiên nhằm tước vũ khí quân Nhật còn sót lại trên Bán đảo Hàn

Tiến đến trở thành quốc gia dân chủ và cường quốc kinh tế

Vào ngày 10 tháng 5 năm 1948, cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của Hàn Quốc với sự giám sát của Liên Hợp Quốc được tổ chức để bầu ra 198 Nghị sĩ Quốc hội. Vào ngày 17 tháng 7 cùng năm, Hiến pháp được ban hành; Rhee Seung-man và Yi Si-yeong, hai chiến sĩ độc lập được tôn vinh bởi người Hàn Quốc, đã được bầu là Tổng thống và Phó Tổng thống đầu tiên của quốc gia. Vào 15 tháng 8 năm 1948, nước Đại Hàn Dân Quốc đã được ban bố với chế độ dân chủ tự do, kế thừa tính hợp pháp từ Chính phủ Hàn Quốc lâm 216


thời. Liên hợp quốc đã công nhận chính phủ của nước Đại Hàn Dân Quốc là chính phủ hợp pháp duy nhất trên Bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, ở phía bắc vĩ tuyến 38, cuộc tổng bầu cử dưới sự giám sát của Liên hợp quốc đã không thực hiện được do sự phản đối của Liên minh Xô Viết. Vào ngày 9 tháng 9 năm 1945, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập theo chế độ chủ nghĩa cộng sản. Kim Il-sung (Kim Nhật Thành), người từng đã giữ vai trò là tướng lĩnh trong Quân Đội Nga Xô Viết, đã trở thành nhà lãnh đạo đứng đầu. Trong sự đối lập giữa chế độ dân chủ tự do ở miền nam và chế độ độc tài cộng sản ở miền bắc, chính phủ Đại Hàn Dân Quốc với sự lãnh đạo của Tổng thống Rhee Seung-man đã gặp nhiều vấn đề như thành lập quy định trong nước, loại trừ tàn dư của thực dân và khắc phục những mâu thuẫn của các phái tả hữu. Vào ngày 25 tháng 6 năm 1950, quân đội Triều Tiên cùng với lính và xe tăng Xô Viết đã xâm chiếm miền Nam, phát động cuộc nội chiến trên bán đảo Triều Tiên. Ủy ban an ninh của Liên hợp quốc đã đều lên án cuộc xâm lược của Triều Tiên và đưa ra quyết định các nước thành viên sẽ cử quân đội hỗ trợ đến Hàn Quốc. Khi làn sóng chiến tranh đã bị đẩy về phía Bắc với sự can thiệp của quân đội Liên hợp quốc, các đội quân Trung Quốc đã can thiệp vào cuộc chiến ở mặt trận phía Bắc. Chiến tranh đã ngừng bằng việc hai miền Nam-Bắc ký Hiệp định đình chiến vào ngày 27 tháng 7 năm 1953 nhưng không có bên nào giành được chiến thắng hoàn toàn. Tổng thống Rhee Seung-man có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa tiến trình “cộng sản hóa” Hàn Quốc bằng các biện pháp ngoại giao và vận động các tổ chức dân sự. Một cuộc chiến cốt nhục tương tàn kéo dài ba năm do phe Cộng sản khơi mào khiến toàn bộ Bán đảo Triều Tiên chìm trong đổ nát. Hàng triệu lính và người dân bị giết. Hầu hết các cơ sở hạ tầng công nghiệp của Hàn Quốc bị phá hủy. Hàn Quốc trở thành quốc 217


gia nghèo nhất thế giới. Tuy nhiên, cuộc chiến đã dạy cho Hàn Quốc bài học về sự quý giá của tự do. Chiến tranh đã trở thành tiền đề xây dựng nền móng chủ nghĩa yêu nước trong trái tim những thanh niên, học sinh và quân nhân. Đây chính là động lực và sức mạnh cho tiến trình hiện đại hóa xã hội sau này của Hàn Quốc. Tổng thống Rhee Seung-man đã củng cố chính quyền bằng nền thống trị độc tài. Vị Tổng thống chuyên quyền độc đoán và những người thân cận đã có những động thái chính trị như tùy ý sửa đổi hiến pháp và gian lận bầu cử, trong khi nạn tham những lan tràn đã khiến cuộc sống của người dân Hàn Quốc thêm khó khăn. Cuộc Cách mạng 19/4 bùng nổ sau khi công chúng phát giác có bầu cử gian lận nhằm mở rộng sự cai trị của vị Tổng thống bạo ngược. Tổng thống Rhee Seung-man đã phải trốn sang Hawaii Mỹ để giảm áp lực. Ngay sau đó, Hiến pháp được sửa đổi, và hệ thống nội các và quốc hội lưỡng viện đã được thông qua. Hàn Quốc bắt đầu chế độ Hiến pháp mới với sự lãnh đạo bởi Thủ tướng Jang Myeon, nhưng tình trạng chính trị vẫn vô cùng mâu thuẫn, các cuộc đấu tranh và biểu tình chính trị của sinh viên liên tục nổ ra trên các đường phố Hàn Quốc. Vào tháng 5 năm 1961, một nhóm các sĩ quan quân đội trẻ với sự lãnh đạo của Đại tướng Park Chung-hee đã nắm quyền trong một cuộc đảo chính. Trong cuộc bầu cử Tổng thống được tổ chức vào tháng 10 năm 1963 Park Chung-hee đã được đề cử làm làm Tổng thống và đã đắc cử vào tháng 12 cùng năm. Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Park đã lập kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm với khẩu hiệu “Hiện đại hóa đất nước” và đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh chóng nhờ thực hiện chính sách định hướng xuất khẩu. Những chuyên gia kinh tế gọi đây là là “Kỳ tích sông Hàn”. Chính phủ Hàn Quốc tập trung vào các dự án phát triển trong điểm như xây dựng đường cao tốc Gyeongbu, tàu điện ngầm đô 218


thị. Phong trào Nông thôn mới Saemaeul đã biến Hàn Quốc từ một xã hội nông nghiệp nghèo nàn thành quốc gia công nghiệp hiện đại. Vào tháng 10/1972, cuộc cách tân đã bị đàn áp nhưng phong trào dân chủ vẫn được tiếp diễn. Vào ngày 26 tháng 10 năm 1979 đã xảy ra một thảm kịch sát hại tổng thống và sau đó, một nhóm mới các sĩ quan với sự lãnh đạo bởi Đại tướng Chun Doo-hwan đã nắm quyền sau cuộc đảo chính. Thế lực quân đội mới đã ngăn chặn những lời kêu gọi dân chủ hóa bằng vũ lực, điển hình là Phong trào dân chủ hóa ngày 18 tháng 5. Chun Doo-hwan tuyên bố lên nắm quyền Tổng thống và tập trung vào ổn định kinh tế. Dưới sự lãnh đạo của ông, quốc gia đạt được tăng trưởng kinh tế liên tục. Vào tháng 6 năm 1987, Roh Tae-woo, một Nghị sĩ có triển vọng giữ chức Tổng thống của đảng cầm quyền, đã đưa ra thông báo đặc biệt về việc ông sẽ chấp nhận yêu cầu dân chủ hóa và bầu cử Tổng thống trực tiếp của người dân. Vào ngày 16 tháng 12 cùng năm, ông đã trúng cử Tổng thống nhiệm kỳ 5 năm. Ông đã chính thức được bổ nhiệm thành Tổng thống vào ngày 25

Đường cao tốc Gyeongbu Đường cao tốc quốc gia đầu tiên ở Hàn Quốc nối liền Seoul và Busan được thông xe vào năm 1970.

219


tháng 2 năm 1988. Chính quyền Roh Tae-woo đã thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước cộng sản, gồm Liên bang Xô Viết, Trung Quốc, và những nước ở Đông Âu. Trong nhiệm kỳ của ông, cả Hàn Quốc và Triều Tiên đã đồng thời gia nhập Liên hợp quốc vào ngày 17 tháng 9 năm 199. Chính phủ Kim Young-sam, được thành lập năm 1993, đã đấu tranh xóa bỏ tham nhũng bằng cách ban hành luật bắt buộc các công chức nhà nước phải kê khai toàn bộ tài sản và thực hiện chế độ khai báo danh tính thực trong giao dịch tài chính. Mức độ minh bạch trong giao dịch kinh doanh cũng được tăng cường chặt chẽ. Chính phủ cũng thực hiện hệ thống tự trị địa phương toàn quyền. Kim Dae-jung trở thành Tổng thống năm 1998. Chính phủ của ông đã thành công trong việc vượt qua khủng hoảng tài chính xảy ra năm 1997 và cố gắng phát triển cả song song chủ nghĩa dân chủ và nền kinh tế thị trường. Trong mối quan hệ với phía Bắc, chính phủ đã thông qua “chính sách ánh nắng”. Vào ngày 15 tháng 6 năm 2000, các lãnh đạo của hai miền Nam Bắc đã gặp nhau tại hội nghị Thượng đỉnh được tổ chức ở Pyeongyang, Triều Tiên đã phát đi một tuyên bố chung. Theo đó, hai quốc gia thành lập một hệ thống tái hòa giải và hợp tác, tổ chức các cuộc gặp đoàn tụ cho gia đình ly tán, nối lại tuyến đường sắt Gyeongui và Donghae, triển khai các dự án kinh tế chung như khai thác du lịch núi Geumgang. Chính phủ Roh Moo-hyun, được thành lập năm 2003, đã tập trung vào ba mục tiêu lãnh đạo chính, gồm thực hiện chế độ dân chủ với sự tham gia của người dân, phát triển xã hội cân bằng, và thiết lập hòa bình và thịnh vượng khu vực Đông Bắc Á. Chính phủ cũng tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần 2 giữa các nhà lãnh đạo hai quốc gia ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên vào ngày 4 tháng 10 năm 2007, đồng thời đạt được thỏa thuận về hiệp định thương mại tự do FTA với Mỹ. 220


Tổng thống thứ 18, Park Geun-hye Bà đã chính thức trở thành Nữ Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc vào tháng 2 năm 2013.

Chính quyền Lee Myung-bak bắt đầu từ tháng 2 năm 2008, đã thiết lập năm chỉ số đánh giá chính nhằm xây dựng hệ thống phát triển mới với trọng tâm là thay đổi và thực tiễn. Chính phủ đã nhấn mạnh rằng đây sẽ là chính phủ phục vụ nhân dân, cải cách và biên chế rút gọn lại các tổ chức chính phủ, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước để điều hành hiệu quả, kết hợp các cải cách hành chính. Hàn Quốc dần hướng ra thế giới thông qua việc gia nhập các tổ chức, đoàn thể quốc tế như Cộng đồng kinh tế Bán đảo Triều Tiên , Liên minh Hàn-Mỹ sáng tạo thế kỷ 21. Bà Park Geun-hye đã trở thành Tổng thống đời thứ 18 của Hàn Quốc và là nữ tổng thống đầu tiên được bầu ra trong cuộc tổng tuyển cử được tổ chức vào ngày 19 tháng 12 năm 2012. Bà Park chính thức nắm quyền vào ngày 25 tháng 2 năm 2013. Chính phủ của Tổng thống Park Geun-hye đã đưa ra một mục tiêu cho thời đại mới là: Hạnh phúc của người dân và phát triển đất nước. Trong sáu năm(1948-2013), Hàn Quốc đã chuyển đổi từ một trong những nước nghèo nhất thế giới thành một cường quốc kinh tế và là hình mẫu của chế độ dân chủ tự do. Quá trình này có thể được nhìn nhận là ví dụ độc nhất vô nhị trong lịch sử thế giới. 221


Bảng tóm tắt lịch sử Hàn Quốc Phân chia thời đại trong lịch sử Hàn Quốc luôn thu hút sự quan tâm của người dân. Samguk sagi(Theo Tam quốc sử ký) và Samguk yusa (Tam quốc di sự), lịch sử của triều đại Silla đã được phân thành ba giai đoạn: đầu, giữa, và cuối triều đại Silla. Giai đoạn tam quốc Silla (57 TCN ~ 935 SCN) Baekje (18 TCN ~ 660 SCN) Goguryeo (37 TCN ~ 668 SCN)

Vương miện vàng (Silla; thế kỷ thứ 6) Có hình dáng ba nhánh cây đứng thẳng, hai trang trí hình sừng hươu và các trang trí gồm các tấm vàng tròn và ngọc bích hình dấu phảy và hai bên có hai phụ kiện hình lá cây.

Thời kỳ đồ đồng Gốm sứ họa tiết lược Gojoseon Đây là các đồ bằng Giai đoạn Samhan đất nung đại diện cho Thời kỳ đồ đá mới có các họa tiết hình học, như chấm, vạch, Dao đồng kiểu Liêu Ninh và dao vòng tròn trên bề mặt đồng mỏng Dao đồng đại diện cho thời kỳ đồ đồng từ thời kỳ tiền đồ sắt.

Gaya (42~562)

Áo giáp và mũ Được làm trong Giai đoạn Gaya (thế kỷ thứ 5). Tấm thép được uốn vòng quanh cơ thể người và gắn liền bằng đinh.

Thời kỳ đồ sắt Buyeo

Thời kỳ đồ đá cũ Thời kỳ đồ đá mới

Hàn Quốc TCN

5000

2000

1000

500

200

100

d. C.

200

300

400

500

Trung Quốc Nhà Tùy (581~618)

Thời kỳ đồ đồng Nhà Thương (1600~1046)

Nhà Chu (1046~256)

Giai đoạn chiến quốc (475~221) Nhà Tần (221~206) Nhà Tây Hán (206 TCN ~ 25 SCN)

Các triều đại Nam và Bắc (420~589)

Giai đoạn Xuân Thu (770~476) Nhà Đông Hán (25~220)

Giai đoạn tam quốc (220~280) Nhà Tấn (265~420)

Phía đông Văn minh đồng bằng Lưỡng Hà Triều đại Ai Cập thống nhất

Ngày sinh chúa Giê-su Đế chế La Mã đã tuyên bố đạo Cơ đốc là tôn giáo quốc gia (392) Phân chia đông – tây của đế chế La Mã (395)

Văn minh Hy Lạp Sự thành lập Đế chế La Mã (735) Triết gia Socrates (470~399) Alexander Đại đế (356~323)

222

Julius Caesar (101~44) Chiến tranh Punic lần 1 (264~241) Chiến tranh Punic lần 2 (219~201) Chiến tranh Punic lần 3 (149~146)

Người Anglo Saxon xây dựng vương quốc tại Anh (449) Mahomet (570~632)


Việc phân chia giai đoạn căn cứ vào triều đại thống trị nhìn chung được chấp nhận thực tiễn từ đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, nhiều hệ thống phân loại lịch sử mới đã được sử dụng rộng rãi với sự thừa nhận các phương pháp nghiên cứu phương tây về lịch sử hiện đại Hàn Quốc.

Joseon (1392-1910)

Silla thống nhất (676~562) Tượng phật ở AmSeokguram Tượng Phật là tác phẩm điêu khắc thể hiện nét đẹp thẩm mỹ của Silla thống nhất, khắc họa hình ảnh Đức phật Thích ca mâu ni người đã đạt tới cảnh giới khai sáng.

Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 Hàn Quốc/ Nhật Bản

Goryeo (918~1392)

Palmandaejanggyeong (Bát vạn đại trường kinh) được bảo quản tại Điện Janggyeongpanjeon (Điện Tàng kinh bản) thuộc Chùa Haeinsa Bộ Đại trường kinh được khắc chạm trên 81.258 bản in gỗ phản ánh các thông tin giá trị về chính trị, văn hóa và triết lý sống của triều đại Goryeo ở thế kỷ 13. Đây được coi là bộ minh Phật lâu đời và được gìn giữ toàn diện nhất.

Hunminjeongeum (Huấn dân chính âm) Tài liệu giải thích nguyên lý hình thành của bảng chữ cái Hangeul. Hangeul là hệ thống chữ viết của tiếng Hànđ ược sáng lập bởi Vua Sejong (1418~1450).

700

Nhà Đường (618~907)

900

Chiến tranh Triều Tiên (1950 ~ 1953)

Thành lập chính phủ Đại Hàn Dân Quốc (1948) Đại Hàn Đế Quốc (1897-1910)

Balhae (698~926)

600

Thế vận hội mùa hè Seoul lần thứ 24 (1988)

1000

1100

1200

1300

1400

1500

Nhà Minh (1368~1644)

Nhà Tống (960~1279)

1800

1900

Nhà Thanh (1616~1911)

2000

Thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949)

Nhà Nguyên (1271~1368)

Giai đoạn năm triều đại và mười vương quốc (907 ~ 960)

Thành lập Đại Hàn Dân Quốc (1912)

Cuộc viễn chinh đầu tiên (1096~1099) Marco Polo (1254~1324) Magna Carta (1215) Charles Đại đế trở thành hoàng đế La Mã phương tây (800)

Hijra (622), năm đầu tiên theo lịch Hồi giáo

Cuộc chiến trăm năm (1344 ~ 1434) Công nghệ in của Gutenberg (1455) Columbus phát hiện Châu Mỹ (1492) Cuộc cải cách tin lành của Luther (1517)

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914~1918) Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939~1945) Nội chiến Mỹ (1861~1865) Tuyên ngôn độc lập của Mỹ (1776) Cách mạng Pháp (1789 ~ 1793) Chiến tranh ba mươi năm (1618 ~ 1648)

223


Chính quyền 정부


7

Hiến pháp Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp Các tổ chức độc lập Chính quyền địa phương Quan hệ Quốc tế


7 Chính quyền 정부

Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc được thành lập vào ngày 15 tháng 8 năm 1948. Ba tháng trước đó, 198 thành viên đầu tiên của Quốc hội đã được bầu trong cuộc tổng bầu cử đầu tiên của quốc gia được tổ chức dưới sự giám sát của Liên Hợp Quốc. Vào 17 tháng 7năm 1945, Quốc hội đầu tiên đã công bố Hiến pháp. Các thành viên của quốc hội đã bầu Rhee Seung-man là Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc vào ngày 20 tháng 7. Rhee Seung-man nổi tiếng trong và ngoài nước là người lãnh đạo của phong trào độc lập quốc gia. Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 3 được tổ chức ở Paris vào tháng 12 năm đó đã thông qua nghị quyết rằng chính phủ được thành lập ở phía Nam của vĩ độ 38 là chính phủ hợp pháp duy nhất trên Bán đảo Triều Tiên.

Hiến pháp Hiến pháp của Hàn Quốc được công bố vào ngày 17 tháng 7 năm 1848, tức một tháng rưỡi sau khi được thông qua. Chính phủ Hàn Quốc cũng công nhận ngày này là ngày lễ quốc gia và được tổ chức kỉ niệm hàng năm. Hiến pháp được sửa đổi lần đầu vào tháng 7 năm 1952, khi sửa đổi thứ 9 và cuối cùng được thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 27 tháng 10 năm 1987. Hiến pháp đã công nhận chế độ dân chủ tự do là nguyên tắc 226


cai trị cơ bản của đất nước; bảo đảm quyền tự do của người dân và các quyền khác theo luật pháp. Hiến pháp cũng bảo đảm cơ hội bình đẳng trong tất cả lĩnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa và công nhận sự cần thiết của việc xây dựng một đất nước có nền tảng phúc lợi vững chắc. Hiến pháp cũng quy định rằng tất cả mọi người có nghĩa vụ đóng thuế, bảo vệ tổ quốc, giáo dục và lao động. Hiến pháp cũng nêu rõ cần nỗ lực duy trì hòa bình quốc tế; các hiệp ước quốc tế được quốc gia ký kết và luật pháp được chấp nhận trên thế giới cũng có cùng hiệu lực với luật trong nước. Theo Hiến pháp, tình trạng liên minh được đảm bảo tuân theo luật và hiệp ước quốc tế.

Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp Quốc hội là cơ quan đại diện cho ý kiến của người dân. Tất cả luật pháp của quốc gia đều được lập bởi Quốc hội. Hiện nay, Quốc hội có 300 nghị sĩ cố định, mỗi người đều có nhiệm kỳ 4 năm. Quốc gội gồm 246 nghị sĩ được bầu cử từ các cử tri địa phương

Các ghế trong Quốc hội thứ 19 của các đảng chính trị Độc lập (3)

Đảng công lý (5)

Đảng Thế giới mới Saenuri (160)

Quốc hội khóa 19 Đảng Liên minh dân chủ chính trị mới (130)

(2015, 6)

227


và 54 nghị sĩ được bầu cử bởi các đảng chính trị với mục đích đảm bảo cân bằng về người đại diện. Hiện tại, đảng cầm quyền là đảng Thế giới mới (Saenuri) vì Đảng này có số ghế lớn nhất tại Quốc hội. Đảng đối lập Liên minh dân chủ chính trị mới.Quốc hội đầu tiên được thành lập vào tháng 5 năm 1948. Các Nghị sĩ của Quốc hội thứ 19 hiện tại (tháng 5

Sơ đồ tổ chức chính phủ Tổng thống

• Ủy ban kiểm toán và thanh tra Hàn Quốc

• Ủy ban truyền thông Hàn Quốc

• Viện tình báo quốc gia Thủ tướng

• Cục an ninh quốc dân

• Ủy ban Thương mại bình đẳng Hàn Quốc

• Cục tổ chức cán bộ

• Ủy ban tài chính quốc gia

• Sở pháp chế

• Ủy ban Quyền công dân và chống tham nhũng Hàn Quốc

• Bộ Ái quốc và cựu chiến binh

• Ủy ban An ninh và an toàn hạt nhân

• Bộ An toàn thực phẩm và dượcphẩm

Bộ Kế hoạch Tài chính

Bộ Giáo dục

Bộ Tương lai, sáng tạo và khoa học

Bộ Ngoại giao

Bộ Thống nhất

Bộ Tư pháp

Bộ Quốc phòng

Bộ Hành chính tự trị

Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch

Bộ Nông lâm

Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng

Bộ Y tế và phúc lợi

Bộ Môi trường

Bộ Lao động việc làm

Bộ Phụ nữ và gia đình

Bộ Giao thông và đất đai Hàn Quốc

Bộ Hải dương và Thủy sản

228


năm 2012 – tháng 5 năm 2016) được bầu cử trong buổi bầu cử tổ chức vào tháng 4 năm 2012. Tòa nhà Quốc hội nằm ở Yeouido gần Sông Hangang chảy qua Seoul. Quyền hành pháp của chính phủ được thực thi bởi Cơ quan Hành pháp đứng đầu là Tổng thống. Hiện nay, Tổng thống được bầu cử thông qua bầu cử trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm. Theo Hiến pháp, Tổng thống khôn được bầu tiếp ở nhiệm kỳ tiếp theo. Tổng thống hiện tại Park Geun-hye là Tổng thống nữ đầu tiên của Hàn Quốc qua cuộc bầu cử vào ngày 19 tháng 12 năm 2012 và chính thức nắm quyền vào ngày 25 tháng 2 năm 2013. Trong cuộc họp nội các, Tổng thống và Thủ Tướng giữ vai trò Chủ tịch và phó chủ tịch, thảo luận kỹ lưỡng về các chính sách quan trọng theo quyền của Ban Hành pháp của chính phủ. Nếu vắng mặt Tổng thống, Thủ tướng thay mặt kiểm soát các bộ của chính phủ. Hiện nay, Ban hành pháp của chính phủ vận hành hai ban, năm cơ quan, hai mươi hai bộ, mười sáu cơ quan chủ quản và sáu ủy ban. Cơ quan Tư pháp của chính phủ gồm Tòa án tối cao, Tòa thượng thẩm, tòa án quận, tòa án gia đình, tòa án hành chính, tòa sáng chế cùng nhiều tòa án khác. Chánh Án tòa án tối cao được Tổng thống bổ nhiệm với sự đồng thuận của Quốc hội, các thẩm phán tòa án tối cao khác được Tổng thống chỉ định dựa theo đề cử của Chánh Án. Nhiệm kỳ cho Chánh Án và thẩm phán là 6 năm.

Các tổ chức độc lập Bên cạnh các cơ quan Lập pháp, Hành pháp và Tư Pháp của chính phủ, rất nhiều cơ quan thực hiện các chức năng độc lập tương ứng. Tòa án hiến pháp có quyền xem xét lại một đạo luật cụ thể có trái với hiến pháp hay không để nhận định kháng cáo đối với việc tố cáo quan chức cao cấp và quyết định giải tán một đảng chính trị theo Hiến pháp. 229


Danh sách các Tổng thống Hàn Quốc

230

Park Geun-hye

Lee Myung-bak

Roh Moo-hyun

Tổng thống thứ 18 (2013 - )

Tổng thống thứ 17 (2008-2013)

Tổng thống thứ 16 (2003-2008)

Kim Dae-jung

Kim Young-sam

Roh Tae-woo

Chun Doo-hwan

Tổng thống thứ 15 (1998-2003)

Tổng thống thứ 14 (1993-1998)

Tổng thống thứ 13 (1988-1993)

Tổng thống thứ 11 và 12 (1980-1988)

Choi Kyu-hah

Park Chung-hee

Yun Bo-seon

Rhee Syngman

Tổng thống thứ 10 (1979-1980)

Tổng thống thứ 5, 6, 7, 8, 9 (1963-1979)

Tổng thống thứ 4 (1960-1962)

Tổng thống thứ 1, 2 và 3 (1948-1960)


Tòa án Hiến pháp gồm ba thẩm phán được chỉ định bởi Tổng thống, ba thẩm phán được chỉ định bởi Quốc hội, và ba thẩm phán được chỉ định bởi Chánh Án tòa án tối cao. Thống đốc của Tòa án Hiến pháp được chỉ định bởi Tổng thống với sự đồng thuận của Quốc hội. Ủy ban bầu cử quốc gia xử lý các vấn đề liên quan đến bầu cử, quản lý công bằng các cuộc trưng cầu dân ý, các đảng chính trị và tổ chức chính trị. Thành viên của ủy ban không được phép tham gia vào một tổ chức chính trị đặc biệt nào hoặc tham gia vào các hoạt động chính trị. Nhiệm kỳ của họ là 6 năm. Chủ tịch được bầu trong số các thành viên. Ủy ban Nhân quyền quốc gia Hàn Quốc (NHRCK) thực hiện vai trò tôn trọng và nhận thức giá trị con người là những cá nhân có toàn quyền bằng cách bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người. Ủy ban này được thành lập vào tháng 11 năm 2001 theo nguyện vọng tha thiết của người dân về cải thiện điều kiện nhân quyền trong quá trình dân chủ hóa tại Hàn Quốc. Ủy ban cũng xử lý các trường hợp liên quan đến xâm phạm hoặc phân biệt nhân quyền liên quan đến người nước ngoài cư trú hoặc làm việc tại Hàn Quốc.

Chính quyền địa phương Quốc gia đã thông qua hệ thống tự trị địa phương vào tháng 6 năm 1995. Đạo luật tự trị địa phương có hiệu lực vào năm 1949, nhưng việc tự trị địa phương đã không được thực hiện trong suốt giai đoạn dịch chuyển chính trị, bao gồm Chiến tranh Hàn Quốc, Cách mạng Sinh viên 19 tháng 4 năm 1960 và cuộc đảo chính tháng 16 tháng 5 năm 1961. Các chính quyền địa phương được phân chia thành chính quyền địa phương cấp cao và cấp thấp. Cùng với thành phố tự 231


Thành phố tự trị đặc biệt Sejong Đây là chính quyền địa phương cấp cao thứ 17 của Hàn Quốc được thành lập vào ngày 1 tháng 7 năm 2012 với mục đích giải quyết các vấn đề về dân số quá đông ở khu vực thủ đô Seoul phân tán chức năng chính quyền vốn chỉ tập trung ở khu vực thủ đô ra khắp cả nước cũng như thúc đẩy phát triển cân bằng đất đai và quân quyền. Đến cuối năm 2014 đã có 17 bộ ngành trung ương di chuyển đến thành phố Sejong và thực hiện nâng cao hiệu quả xử lý hành chính của Hàn Quốc.

trị đặc biệt Sejong được thiết lập vào tháng 7 năm 2012, số chính quyền địa phương cao cấp đã đạt tới con số mười bảy (gồm Thành phố đặc biệt Seoul, sáu đô thị lớn, tám tỉnh, và tỉnh tự trị đặc biệt Jeju). Số chính quyền địa phương cấp thấp là 227 (Thành phố/Huyện/Quận). Người đứng đầu các chính quyền và ủy viên hội đồng địa phương được lựa chọn thông qua bầu cử trực tiếp. Nhiệm kỳ người lãnh đạo chính quyền địa phương là bốn năm, và có thể tái ứng cử đến ba nhiệm kỳ. Không có giới hạn số nhiệm kỳ mà ủy viên hội đồng địa phương có thể tham gia. Hệ thống tự trị địa phương có ý nghĩa to lớn, thể hiện chủ nghĩa dân chủ “tận gốc” trở thành hiện thực qua việc tôn trọng ý kiến và sự tham gia của cư dân địa phương.

Quan hệ quốc tế Hàn Quốc đã cố thúc đẩy quan hệ hợp tác và giao lưu với các quốc gia khác. Tính đến tháng 7 năm 2012, quốc gia đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 nước, vận hành đại sứ quán thường trực ở 112 quốc gia,thêm vào 42 văn phòng lãnh sự và 4 văn phòng đại diện. Trong quá khứ, chính sách ngoại giao của Hàn Quốc tập trung vào các nước phương Tây và Mỹ, Nhưng từ cuối những năm 1980, Hàn Quốc đã đẩy mạnh ngoại giao đa dạng với cả các nước chủ nghĩa xã hội. Hàn Quốc đã tích cực tham gia với vai trò là thành viên của các tổ chức quốc tế khác nhau như UNESCO, IMF, APEC, IAEA, ILO, WHO. Hàn Quốc đã trở thành thành viên của Liên hợp quốc vào năm 1991 và gia nhập Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào năm 1996. Hàn Quốc cũng thực hiện các hoạt động trong vai trò là thành viên của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) từ khi gia nhập vào năm 1947. 232


Các chính quyền địa phương

Chính quyền cấp tỉnh 9

Tỉnh Gyeonggi-do

Địa điểm: Suwon Dân số: 1,22 triệu Diện tích: 10.171 km2

www.gg.go.kr 10

10

9

www.provin.gangwon.kr

12 11

8

11

15

5 13 6 16 7

4 14

17

www.chungnam.net 12

Thành phố đặc biệt (thành phố trực thuộc trung ương) và Thành phố cấp vùng (thành phố cấp tỉnh) Thành phố Seoul

www.seoul.go.kr 2

Thành phố Incheon

Địa điểm:ĐườngJeonggak-ro, quận Namdong-gu Dân số: 2,88 triệu Diện tích: 1.041 km2

www.incheon.go.kr 3

Thành phố Daejeon

Địa điểm:Đường Dunsan-ro, quận Seo-gu Dân số: 1,53 triệu Diện tích: 540 km2

www.daejeon.go.kr 4

Thành phố Gwangju

Địa điểm:Đường Naebang-ro, quận Seo-gu Dân số: 1,47 triệu Diện tích: 501 km2

www.gwangju.go.kr

5

Thành phố Daegu

Địa điểm: Đường Gongpyeong-ro, quận Jung-gu Dân số: 2,50 triệu Diện tích: 884 km2

www.daegu.go.kr 6

Thành phố Ulsan

Địa điểm:Đường Jungang-ro, quận Nam-gu Dân số: 1,16 triệu Diện tích: 1.060 km2

www.ulsan.go.kr 7

Thành phố Busan

Địa điểm: Đường Jungang-ro, quận Yeonje-gu Dân số: 3,53 triệu Diện tích: 770km2

www.busan.go.kr 8

Thành phố Sejong

Địa điểm: Đường Guncheong-ro, ấp Jochiwon-eup Dân số: 120.000 Diện tích: 465km2

www.sejong.go.kr

Tỉnh Chungcheongbuk-do

Địa điểm: Cheongju Dân số: 1,57 triệu Diện tích: 7.406 km2

www.cb21.net 13

Địa điểm: Đường Sejong-ro, quận Jung-gu Dân số: 10,14 triệu Diện tích: 650 km2

Tỉnh Chungcheongnam-do

Địa điểm: Hongseong Dân số: 2,05 triệu Diện tích: 8.204km2

3

1

Tỉnh Gangwon-do

Địa điểm: Chuncheon Dân số: 1,54 triệu Diện tích: 16.874 km2

1

2

Tỉnh Jeollabuk-do

Địa điểm: Jeonju Dân số: 1,87 triệu Diện tích: 8.067 km2

www.jeonbuk.go.kr 14

Tỉnh Jeollanam-do

Địa điểm: Muan Dân số: 1,91 triệu Diện tích: 12.267 km2

www.jeonnam.go.kr 15

Tỉnh Gyeongsangbuk-do

Địa điểm: Daegu Dân số: 2,7 triệu Diện tích: 19.029 km2

www.gyeongbuk.go.kr 16

Tỉnh Gyeongsangnam-do

Địa điểm: Changwon Dân số: 3,33 triệu Diện tích: 10.535 km2

www.gsnd.net 17

Thành phố tự trị đặc biệt Jejudo

Địa điểm: Jejugo Dân số: 590.000 Diện tích: 1.849 km2

www. jeju.go.kr

233


Hàn Quốc đóng góp cho thế giới với vai trò là thành viên của các cộng đồng quốc tế thông qua hợp tác quốc tế được tổ chức ở cấp chính phủ và thông qua các hoạt động tình nguyện của các tổ chức tư nhân. (Ảnh: Tình nguyện viên COPION Hàn Quốc với dân bản địa ở Kathmandu, Nepal)

Hợp tác quốc tế Hàn Quốc đang nỗ lực hết sức trong lĩnh vực hợp tác quốc tế và với nâng cao sức mạnh kinh tế. Hàn Quốc tham gia vào các chương trình được tổ chức nhằm hỗ trợ các quốc gia nghèo đói thông qua Ngân hàng thế giới, IMF, OECD. Gần đây, Hàn Quốc cũng cùng chung sức với thế giới để giữ gìn hòa bình, ổn định kinh tế toàn cầu, bảo vệ môi trường. Hàn Quốc chủ trì Hội nghị thượng định G20 được tổ chức ở Seoul vào tháng 11 năm 2010, khẳng định vị thế quốc gia hàng đầu của mình, với khẩu hiệu “Cùng tăng trưởng sau khủng hoảng”. Hàn Quốc nhận được nhiều lời khen về xử lý một cách hiệu quả vấn đề đối ngoại, là chương trình nghị sự cốt lõi liên quan đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Sự kiện Seoul đứng tổ

234


chức hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 5 và là lần đầu tiên được tổ chức ở Châu Á đã khẳng định vị thế quan trọng của Hàn Quốc trên trường quốc tế. Hội nghị An ninh Hạt nhân Seoul 2012 là một sự kiện khác đã cho thấy rõ ràng vị trí của Hàn Quốc là quốc gia chủ chốt trong những nỗ lực vì hòa bình thế giới. Sự kiện do Seoul tổ chức thảo luận về vấn đề bảo vệ các cơ sở hạ tầng hạt nhân, bao gồm các nhà máy điện, và cách tổ chức hợp tác quốc tế để ngăn chặn khủng bố hạt nhân. Đây là hội nghị thứ hai liên quan đến an ninh hạt nhân sau hội nghị được tổ chức ở Washington DC vào tháng 4 năm 2010. Tại cuộc họp được tổ chức tại Seoul, các quốc gia tham gia đã công nhận Thông cáo Seoul 11 điều về các biện pháp cụ thể để thực hiện an toàn hạt nhân. Hàn Quốc đang nâng cao vị thế của mình trong cộng đồng quốc tế nhờ đạt được những thành tựu đáng chú ý trong lĩnh vực Tăng trưởng xanh. Các ví dụ chính về những khởi đầu này gồm việc mở trụ sở Quỹ Khí hậu xanh Liên hợp quốc (GCF) ở Seoul và chuyển Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) thành cơ quan quốc tế. Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) được chính phủ Hàn Quốc thành lập vào tháng 6 năm 2010. Và tại Hội nghị Phát triển bền vững (Rio+20) của Liên hợp quốc được tổ chức vào tháng 6 năm 2012 ở Rio de Janeiro, Brazil Viện này đã được công nhận là cơ quan quốc tế. GGGI được kỳ vọng sẽ có những đóng góp lớn lao cho sự phát triển của cộng đồng quốc tế. Hỗ trợ các nước đang phát triển Chỉ trong nửa thế kỷ, Hàn Quốc đã chuyển mình từ một trong các quốc gia nghèo nhất thế giới thành một quốc gia phát triển có khả năng cung cấp viện trợ cho các nước khác. Với câu chuyện thành công phi thường này, Hàn Quốc xứng đáng là chủ nhà của Diễn 235


đàn Hiệu quả viện trợ cấp cao, cuộc họp quốc tế quy mô lớn nhất trong lĩnh vực phát triển và hợp tác, được tổ chức ở Busan tháng 11 năm 2011. Các chương trình viện trợ nước ngoài của Hàn Quốc được thực hiện thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA). Cơ quan này được thành lập vào năm 1991 với vai trò tổ chức Tổ chức tín dụng quốc tế GCF được mệnh danh là“Ngân hàng thế giới trong lĩnh vực môi trường”. Đây là tổ chức đã được thành lập trong trong phiên họp thứ 16 của hội thảo các bên về UNFCCC (Hội nghị khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu) tổ chức ở Cancun, Mexico vào năm 2010. (Ảnh: Công viên Trung tâm ở Thành phố Quốc tế Songdo, Incheon)

236

các chương trình nhằm mục đích hỗ trợ các nước đang phát triển và chia sẻ kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc. KOICA phân bổ nguồn vốn ODA (Hỗ trợ phát triển chính thức) khoảng 400 – 500 triệu đô la Mỹ hàng năm tới các nước đang phát triển ở Châu Á và Châu Phi; Những quỹ này đóng góp cho rất nhiều lĩnh vực gồm giáo dục, y tế, nông lâm ngư nghiệp, hành chính công, và năng lượng công nghiệp. Hàn Quốc cũng tích cực cố gắng nâng cao hoạt động quản trị ở các quốc gia đang phát triển bằng cách hỗ trợ đào tạo các công chức chính phủ.


Viện đào tạo công chức trung ương cung cấp các chương trình đào tạo thuộc nhiều lĩnh vực gồm lãnh đạo, quản lý nhân sự, kế hoạch tài chính và công nghiệp, phát triển nông thôn theo kinh nghiệm từ phong trào Làng mới Saemaeul ở Hàn Quốc vào những năm 1970. Có tổng cộng hơn 1.500 cán bộ công chức nước ngoài đã tham gia vào những khóa học này từ năm 1984. Hàn Quốc cũng nhiệt tình đóng góp vì hòa bình và an ninh thế giới thông qua việc tham gia vào một loạt các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và ủng hộ ngân sách gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Hiện nay, quân đội Hàn Quốc đang đóng quân ở tám nước gồm Li-băng, Nam Xu-đăng, Ấn độ, Pakistan, và Tây Sahara, những nơi họ thực hiện nhiệm vụ duy trì trật tự, cứu trợ, dịch vụ y tế và các hoạt động khác.

237


Kinh tế 경제


8

Kinh tế Hàn Quốc – Kỳ tích sông Hàn Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thị trường cạnh tranh tự do Thương hiệu hàng đầu và tiêu chuẩn công nghiệp Hàn Quốc Nỗ lực tăng trưởng toàn cầu


8 Kinh tế 경제

Kinh tế Hàn Quốc – Kỳ tích sông Hàn Hiến pháp Hàn Quốc quy định rằng "tất cả mọi công dân đều được bảo đảm quyền sở hữu tài sản." Hàn Quốc đã công nhận hệ thống kinh tế thị trường, tôn trọng quyền của các cá nhân và Ô tô xuất khẩu từ nhà máy Ulsan của Hyundai Motor Ô tô là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Hàn Quốc

240

doanh nghiệp tự do tiến hành các hoạt động kinh tế, và đảm bảo lợi nhuận và tài sản họ làm ra và tích góp được. Tuy nhiên, Hiến pháp không bảo đảm tính vô hạn, tự do mưu cầu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tự do. Hiến pháp quy định


Năm mặt hàng xuất khẩu hàng đầu và số lượng xuất khẩu của Hàn Quốc Thiết bị tinh thể lỏng 28.160

Thiết bị tinh thể lỏng 25.971 Sản phẩm dầu mỏ 52.787

Sản phẩm dầu mỏ 56.098 Tàu thủy 39.753

2012

Tàu thủy 37.168

2013 Chất bán dẫn 57.143

Chất bán dẫn 50.430 Ô tô 47.201

Ô tô 48.635

[Đơn vị: triệu đô/ Nguồn: Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng]

rằng nếu phát hiện lợi dụng tư bản để gây thiệt hại cho người khác thì luật pháp sẽ đứng ra can thiệp và điều chỉnh. Đây là biện pháp giảm thiểu những vấn đề phát sinh liên quan đến nền kinh tế thị trường tự do. Hàn Quốc đã đạt tăng trưởng kinh tế với tốc độ chưa từng có trong khi hầu hết cơ sở hạ tầng công nghiệp của quốc gia đã bị phá hủy trong Chiến tranh Hàn Quốc kéo dài 3 năm và đất nước đã cạn kiệt vốn và tài nguyên thiên nhiên. Bởi vậy quá trình phát triển kinh tế này được thế giới gọi là"Kỳ tích sông Hàn". Vào đầu những năm 1960, Hàn Quốc đã tiếp tục đẩy mạnh các kế hoạch phát triển kinh tế định hướng xuất khẩu. Ban đầu, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp nhẹ được sản xuất ở các nhà máy nhỏ, hoặc nguyên liệu thô. Vào những năm 1970, chính phủ đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng hóa chất nặng và đặt nền tảng cho xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nặng. Hiện nay, Hàn Quốc có rất nhiều ngành công nghiệp có tính 241


cạnh tranh quốc tế vững chắc, như công nghiệp đóng tàu, sắt thép và hóa chất. Hàn Quốc đã đăng cai tổ chức Thế vận hội Seoul 1988, tạo tiền đề gia nhập vào hàng ngũ các nước bán tiên tiến. Truyền thông đại chúng quốc tế đã gọi Hàn Quốc là một trong bốn con hổ Châu Á, cùng với Đài Loan, Singapore, và Hồng Kông. Vào tháng tháng 12 năm 1996, Hàn Quốc đã trở thành nước thứ 29 gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tếOECD, phần lớn gồm các quốc gia phát triển trên thế giới. Vậy là Hàn Quốc đã từ một‘con rồng châu Á’ vươn lên thành ‘con rồng của Thế giới’. Vào năm 1960, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đạt 32,8 triệu đô la Mỹ; nhưng tính đến năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đã tăng 559,6 tỷ đô la Mỹ. Vào năm 1948, GDP đầu người đạt ở mức thấp, chỉ 60 đô la Mỹ nhưng đến năm 2013, chỉ số này đã là 26.205 đô la Mỹ.

GDP

Đơn vị: trăm triệu đô la Mỹ

2014

14.495

2013

13.043

2012 2011 2010

2011

5.335

1990

2.703 643 81

26.205 22.489 22.489

2010

20.759

2009

10.493

2000

1970

11.164

9.309

2007

1980

2012

8.344

2008

28.180

2013

11.292

10.147

2009

2014

17.193

2008

19.296

2007

21.695

2000

11.292

1990 1980 1970

6.303 1.660 225

[Nguồn: Ngân hàng Hàn Quốc]

242


Trong bối cảnh thiếu vốn và tài nguyên, Hàn Quốc dần tạo lập cấu trúc kinh tế định hướng xuất khẩu tập trung vào các doanh nghiệp lớn. Các cơ quan đầu não của các tập đoàn doanh nghiệp lớn đã dần nắm vai trò thống trị nền công nghiệp. Bên cạnh đó, do kinh tế quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu nên cấu trúc nền kinh tế cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện bên ngoài. Vào tháng 11 năm 1997, khủng hoảng ngoại tệ bùng phát khiến Hàn Quốc phải xin viện trợ của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF). Đây là thử thách đầu tiên mà Hàn Quốc phải đối mặt sau nhiều năm tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Hàn Quốc đã có bước đi mạnh mẽ trong việc đào thải những doanh nghiệp hoạt động kém ra khỏi thị trường và tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc công nghiệp. Chỉ trong hai năm, đất nước đã tìm lại được tốc độ tăng trưởng trước đó và cân bằng lại giá cả thị trường, kiểm soát được cán cân thặng dư tài khoản vãng lai. Vào thời kỳ đất nước khó khăn đã có hơn 3,5 triệu người dân tình

Quy mô thương mại của Hàn Quốc (2013) 4.157 3.848

2.541

1.547 1.246

Trung Quốc

Mỹ

Đức

Nhật Bản

Hà Lan

1.233

Pháp

1.118

1.075

983

966

Vương Hàn Quốc Hồng Kông Canada Quốc Anh [Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ/ Nguồn: IMF]

243


nguyện góp vàng giúp chính phủ hoàn trả số vốn đã vay từ IMF và cả nước đã thu được 227 tấn vàng. Thế giới đã vô cùng thán phục trước tinh thần hy sinh, tình nguyện của người dân Hàn Quốc với nỗ lực quyết tâm hoàn trả các khoản nợ quốc gia. Trong giai đoạn khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng ngoại hối trong vòng 3 năm, Hàn Quốc cũng phải nhận về mặt trái của việc đưa vào áp dụng chế độ kinh tế-tín dụng quốc tế hóa. Chi tiêu tài chính của chính phủ đã ngày càng tăng đã khiến cho chênh lệch giàu nghèo ngày càng nghiêm trọng. Sau khi vượt qua khủng hoảng kinh tế, kinh tế Hàn Quốc đã tiếp tục ghi nhận những chỉ số tăng trưởng bền vững. GDP danh nghĩa đã tăng gấp đôi từ 504,6 tỷ đô la Mỹ năm 2001 lên 1.049,3 tỷ đô la Mỹ năm 2007, tốc độ tăng trưởng cao 4~5% mỗi năm, ngoại trừ giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trên thực tế, trong suốt giai đoạn 2008-2010, khi hầu hết các nước trên thế giới đang trải qua khủng hoảng tài chính thì Hàn Quốc đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc ở mức 6,3%. Các cơ quan ngôn luận truyền thông lớn của thế giới đã gọi thành tựu của Hàn Quốc là “cuốn sách giáo khoa về kinh nghiệm khôi phục sau khủng hoảng”. Đến năm 2010, Hàn Quốc đã nổi lên là quốc gia xuất khẩu lớn thứ 7 trên thế giới. Từ năm 2011 đến 2013, tổng khối lượng xuất nhập khẩu đạt 1 tỷ tỷ đô la Mỹ. Do đó, Hàn Quốc đã trở thành nước thứ 9 trên thế giới đạt được mục tiêu 1 tỷ đô la Mỹ hàng năm trong lĩnh vực ngoại thương. Dự trữ ngoại tệ đạt 363,6 tỷ đô la Mỹ tính đến cuối tháng 12 năm 2014. Hiện nay Hàn Quốc đang trong vị thế hoàn toàn ổn định để đương đầu với khủng hoảng ngoại tệ, với tỷ lệ nợ nước ngoài ngắn hạn là 31,7% năm 2014. Do được công nhận về thành quả phát triển kinh tế thần kỳ, uy tín của Hàn Quốc trên trường quốc tế ngày một tăng cao. 244


Dự trữ ngoại tệ 2014

363,6

2013

346,5

2012

327,0

2011

306,4

2010

291,6

2009

270,0

2008

201,2

2007 2000

262,2 96,2

[Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ/ Nguồn: Ngân hàng Hàn Quốc]

Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thị trường cạnh tranh tự do Hàn Quốc đã thông qua nền kinh tế thị trường tự do và đang trong quá trình đàm phán với nhiều quốc gia khác để ký thêm Hiệp định thương mại tự do (FTA). Hàn Quốc cũng thực hiện mở cửa cho phép người nước ngoài tự do đầu tư vào trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp nội địa tự do bình đẳng đầu tư ra nước ngoài. Hàn Quốc tạo nhiều lợi thế cho các nhà đầu tư nước ngoài theo mục tiêu dài hạn đưa đất nước trở thành trung tâm tài chính lớn và căn cứ hậu cần khu vực Đông Bắc Á.

Mở cửa thị trường và ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Hàn Quốc đã mở cửa thị trường ở hầu hết các lĩnh vực, trong đó có tỷ trọng lớn dành cho nông nghiệp. Người Hàn Quốc từ xưa đã coi nông nghiệp có tầm quan trọng lớn, xem đó là nền tảng của vũ trụ. Gạo được coi mặt hàng nông nghiệp cuối cùng sẽ được mở 245


Lễ ký hiệp định tự do thương mại (FTA) giữa Mỹ và Hàn Quốc Ông Kim Hyun Jong, đại diện Hàn Quốc và ông Karan, phó chủ tịch bộ thương mại Mỹ bắt tay ký kết hiệp định tự do thương mại giữa hai bên.

tự do đến năm 2015. Hàn Quốc đang tiếp tục đẩy mạnh mở cửa toàn diện thị trường thông qua các ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với nhiều quốc gia. Hàn Quốc ký kết Hiệp định Thương mại Tự do với nhiều quốc gia nhằm mục tiêu mở rộng lãnh thổ kinh tế trên toàn thế giới. Tính đến tháng 6 năm 2015, Hàn Quốc đã ký Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với 50 quốc gia như Chi Lê, Singapore, Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Ấn Độ, Liên minh Châu Âu (EU), Peru, Liên bang Mỹ, và Thổ Nhĩ Kỳ. FTA Hàn- Columbia, FTA Hàn-Việt Nam đã hoàn tất việc kí kết và đang trong thời gian chờ ngày chính thức có hiệu lực. Ngoài ra, Hàn Quốc đang tiếp tục đàm phán FTA với RCEP (Hiệp định đối tác toàn diện khu vực) và Indonesia.

Hệ thống hỗ trợ Đầu tư trực tiếp nước ngoài Hàn Quốc không chỉ ủng hộ hệ thống thị trường mở mà còn 246


khuyến khích FDI theo Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài. Ở Hàn Quốc, “FDI” có nghĩa là “tổ chức/cá nhân ngườinước ngoài

Cảnh quan cảng Busan, cảng biển lớn nhất ở Hàn Quốc

sở hữu 10% trở lên số cổ phiếu thường của doanh nghiệp nội địa thông qua đầu tư từ 100 triệu won trở lên, hoặc doanh nghiệp có trụ sở nước ngoài mượn vốn dài hạn (5 năm hoặc hơn) từ doanh nghiệp mẹ ở nước ngoài”. Theo Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài, chính phủ bảo vệ lợi nhuận kiếm được của các nhà đầu tư nước ngoài và đảm bảo cho họ rất nhiều lợi ích như ưu đãi giảm nhượng thuế, hỗ trợ tiền mặt, nới lỏng các quy chế liên quan đến đất đai. Chính phủ Hàn Quốc cũng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và giao dịch ngoại tệ của người nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài được phép đưa lợi nhuận họ kiếm được trên cơ sở vận hành hiệu quả và sáng tạo ở Hàn Quốc ra nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể nhận được hỗ trợ từ chính phủ Hàn Quốc liên quan đến đất đai cần thiết để thành lập nhà máy hoặc cơ sở hạ tầng nghiên cứu, việc mua hoặc thuê hoặc 247


xây tòa nhà, hoặc lắp đặt cơ sở hạ tầng điện tử hoặc thông tin liên lạc. Nhà đầu tư có thể xin thanh toán từng phần trong 20 năm trong trường hợp liên quan đến mua đất sở hữu bởi chính phủ hoặc chính quyền địa phương. Chính phủ cũng hỗ trợ tiền mặt xét trên quy mô đầu tư của nước ngoài và số người địa phương được tuyển dụng. Chính phủ sẵn lòng và sẵn sàng cung cấp đất đai và vốn nếu doanh nghiệp nước ngoài chứng minh năng lực khoa học công nghệ xuất sắc và duy trì cam kết về việc tuyển dụng số lượng nhân công địa phương nhất định. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem là một trong những chỉ tiêu đánh giá một quốc gia kinh doanh tài chính quốc tế. Hơn thế, lợi nhuận từ đầu tư nước ngoài tại Hàn Quốc còn được sử dụng như một chỉ số để ước tính nền kinh tế tương lai. Lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng lên ngay từ sau cuộc khủng hoảng ngoại tệ vào năm 1988 và đến nay vẫn đang cho thấy xu thế tăng liên tục. Tổng mức kim ngạch đăng ký cho đầu tư trực tiếp tính đến quý 3 năm 2014 đạt 14,82 tỷ đô la Mỹ, cao nhất trong số các chỉ số cộng dồn 3 quý so với trước đây. Tổng FDI dự kiến xu hướng tăng trưởng cân bằng liên quan đến các loại hình kinh doanh, khu vực và loại hình đầu tư. Chính phủ tiếp tục cải thiện hệ thống cung cấp hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hàn Quốc đã cải thiện các điều kiện cho FDI, tiêu biểu như vào tháng 10 năm 2010, chính phủ đã giảm tiêu chí hỗ trợ tiền mặt cho các nhà đầu tư nước ngoài và mở rộng phạm vi đất sở hữu nhà nước/đô thị tự trị đủ điều kiện cho các hợp đồng tư nhân tham gia đấu thầu để giảm điều kiện FDI. Năm 2014, Nghị định thi hành và Điều lệ thi hành Đạo luật khuyến khích đầu tư nước ngoài được sửa đổi để tạo tiền đề thực hiện mục tiêu trở thành doanh nghiệp toàn cầu. Quốc gia cũng lập kế hoạch thu hút FDI bằng cách cung cấp hỗ trợ tiền 248


mặt cho các trụ sở hạ tầng nghiên cứu và phát triển và áp dụng các chính sách các khuyến khích như giảm/miễn thuế,tổ chức các hội đàm quan hệ quốc tế. Hàn Quốc cũng mời các quốc gia mới nổi có các quỹ thặng dư gồm Trung Quốc và các quốc gia Trung Đông đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ trong nước với giá trị gia tăng cao. Chính phủ Hàn Quốc đã tổ chức “China Desk” vào tháng 5 năm 2010, và “dịch vụ thảm đỏ” cũng được khai thác để cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hàn Quốc cũng lựa chọn ra những Đại sứ truyền thông là người nước ngoài ở Mỹ, Vương Quốc Anh, Trung Quốc và Nhật Bản, đồng thời thông qua các tổ chức tự trị địa phương tiếp tục nỗ lực để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài.

Đầu tư để trở thành trung tâm hậu cần khu vực Hàn Quốc đang chuẩn bị để hướng đến thời kì hoạt động thương mại đạt 2 nghìn tỷ đô la Mỹ. Đặc biệt là đang nỗ lực nhằm trở thành trung tâm phân phối hàng hóa của Đông Bắc Á.

Xu thế đầu tư trực tiếp nước ngoài

19.003 16.286

15.454

14.548

13.673 11.563

11.712

2005

2008

9.093

3.204

1996

1999

2002

2011

2012

2013

2014

[Đơn vị: Triệu đô/ Nguồn: Bộ Công nghiệp, thương mại và tài nguyên]

249


Sân bay Incheon – Điểm trung chuyển hàng không chủ đạo Điểm trung chuyển hàng không chủ đạo phải hội tụ điều kiện có khả năng vận hành 24/24 suốt bốn mùa và tập trung tất cả các chuyến bay trên toàn thế giới. Ở Đông Nam Á có các điểm trung chuyển hàng không chủ đạo gồm sân bay Kansai ở Osaka, sân bay Chek Lap Kok ở Hồng Kông và sân bay Incheon ở Hàn Quốc. (Ảnh: Toàn cảnh sân bay quốc tế Incheon)

Hàn Quốc đang đầu tư lớn vào các công nghệ mũi nhọn và tự động hóa các trang thiết bị hạ tầng bốc xếp hàng hóa xuất nhập khẩu, với mục tiêu tăng mạnh lợi thế cạnh tranh hậu cần. Hàn Quốc đang đẩy mạnh mạng lưới hàng hóa hàng không và mở rộng khu công nghiệp liên hợp gần các sân bay. Hàn Quốc đứng thứ ba về vận tải hàng không trong các nước gia nhập Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế(ICAO) và Sân bay quốc tế Incheon đứng thứ 2 thế giới về khả năng xử lý hàng hóa quốc tế. Hàng hóa hàng không ngày càng tăng giá trị, chiếm khoảng 25% giá trị phí vận chuyển, mặc dù chỉ chiếm 0,2~0,3% tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển. 250


Để phát triển vận tải Hàn Quốc, chính phủ Hàn Quốc đã mở rộng kho cảng hàng hóa ở sân bay Incheon và xây dựng trường hàng không để đào tạo nhân lực cao cấp chuyên chịu trách nhiệm quản lý vận tải hàng không. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng cải thiện hệ thống hậu cần vận tải hàng không tới quy mô lớn bằng cách áp dụng công nghệ thông tin cao cấp. Sân bay quốc tế Incheon được trang bị hệ thống thông tin vận tại hàng không vô cùng hiện đại, có khả năng xác định và theo dõi từ khâu đặt hàng. Hệ thống cơ sở hạ tầng này vẫn đang tiếp tục được phát triển và hoàn thiện. Theo đúng kế hoạch, khối lượng hàng hóa quốc tế được xử lý tại sân bay quốc tế Incheon sẽ tăng đáng kể từ 2,72 triệu tấn năm 2010 lên 3,5 triệu tấn năm 2015. Đáng chú ý là sân bay quốc tế Incheon xếp thứ hạng đầu tiên trên thế giới trong chín năm liên tục trong đánh giá thường niên

Xu thế biến động vận tải hàng không của Sân bay quốc tế Incheon

50,1 46,7

46,2

46,4

48,1

46,2

49,2 47,8

44,2

1,70

1,84

2002

2003

2,13

2,15

2004

2005

43,8

2,34

2,56

2,42

2,31

2008

2009

45,6

44,6

42,9

40,6

2,68

2,54

2,46

2,46

2,56

2010

2011

2012

2013

2014

1,18

2001

Lưu lượng hàng hóa (triệu TEU)

2006

2007

[Nguồn: Bộ Hải dương và thủy sản Hàn Quốc]

Khối lượng chuyển tàu (% lưu lượng hàng hóa)

251


Khối lượng hàng hóa (gồm chuyển tàu) được xử lý tại các cảng ở Hàn Quốc 39,7 37,7

36,4 35,4

34,9

35,5

35,5

35,1

35,7 34,5

35

34,3 21,61

31,1

9,99

2001

11,89

2002

13,19

2003

14,52

15,22

15,97

2004

2005

2006

Lưu lượng công ten nơ (triệu TEU)

40,3

17,54

17,93

2007

2008

Khối lượng chuyển tàu (% lưu lượng công ten nơ)

22,55

23,47

2012

2013

24.73

19,37 16,34

2009

2010

2011

2014

[Nguồn: Bộ Hải dương và thủy sản Hàn Quốc]

về dịch vụ sân bay được thực hiện bởi Hội đồng Sân bay Quốc tế (ACI), một hội đồng cố vấn cho hơn 1.700 sân bay trên toàn thế giới. Kết quả này chứng tỏ chất lượng vận hành tuyệt đối của sân bay quốc tế Incheon. Bên cạnh đó, sân bay Incheon còn trở thành sân bay đầu tiên trên thế giới được vinh danh ở Đại sảnh danh dự của Hiệp hội hàng không Quốc tế. Vì là một bán đảo nên Hàn Quốc có nhiều cảng thương mại quốc tế như Busan, Incheon, Pyeongtaek, Gwangyang, Ulsan, Pohang và Donghae. Vào năm 2013, khối lượng hàng hóa được xử lý tại các cảng Hàn Quốc đạt 1.358,96 triệu tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong số này, công suất công ten nơ đạt 23,47 triệu TEU và khối lượng chuyển tàu đạt 9,32 triệu TEU, tương ứng tăng 4,1% và 9,7%, so với năm trước. Tăng trưởng này góp phần củng cố vai trò Hàn Quốc là căn cứ hậu cần vận tải hàng hóa chính của khu vực Đông Bắc Á.

252


Thương hiệu hàng đầu và tiêu chuẩn Hàn Quốc Hàng năm, chính phủ thiết lập “Tiêu chuẩn hàng hóa quốc tế” nhằm đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, nâng cao chất lượng hàng hóa, tạo tiền đề đẩy mạnh xuất khẩu của Hàn Quốc. Trong số các hàng hóa đạt “Tiêu chuẩn hàng hóa quốc tế”

Cạnh tranh trong lĩnh vực đóng tàu Công nghiệp đóng tàu của Hàn Quốc có lợi thế cạnh tranh về tàu thủy có giá trị lớn, liên quan đến phát triển tài nguyên và vận chuyển.

trong năm 2012 có 143 hàng hóa chiếm thị phần thế giới cao nhất. Tiêu biểu như sản phẩm bán dẫn bộ nhớ, TFT-LCD, thiết bị khử muối biển, tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng và bộ nhớ flash. Các hạng mục này càng ngày càng tăng dần theo các năm. Công nghệ thông tin là một trong những thế mạnh lớn nhất của Hàn Quốc. Đây là lĩnh vực tổng hợp các kĩ thuật vô hình, hữu hình cần thiết cho quá trình thông tin hóa như đổi mới quản lý và cải cách hành chính cũng như các kỹ năng liên quan đến phần mềm máy tính, mạng internet, đa truyền thông, và các dụng cụ truyền thông. 253


Hàn Quốc là lực lượng dẫn đầu thế giới về công nghệ truyền thông di động, với hạ tầng truyền thông hiện đại gồm: 2 hệ thống công nghệ di động thế hệ thứ 4 (4G) trên toàn quốc: mạng WiBro trở thành dịch vụ phổ biến toàn quốc vào năm 2011 và công nghệ 4G (LTE) hiện cũng là một công nghệ phổ biến toàn quốc. Dựa trên nền tảng vững chắc này, cán cân thương mại liên quan đến CNTT của Hàn Quốc đã đạt được thặng dư hơn 70 triệu đô la Mỹ vào cả năm 2011 và 2012. Hàn Quốc cũng phát huy khả năng cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực điện thoại di động, chất bán dẫn, máy tính, và thiết bị ngoại vi, hiện đang tiếp tục cố gắng duy trì vị thế tiên phong trong các lĩnh vực này trong môi trường công nghệ thông tin đang thay đổi nhanh chóng. Đóng tàu và sản xuất ô tô cũng là một trong những thế mạnh của Hàn Quốc. Vào năm 2011, Hàn Quốc đã nhận được 48,2% tổng đơn hàng đóng tàu toàn cầu tương ứng 13,55 triệu CGT (đơn vị tấn trọng tải thô chuyển đổi). Hàn Quốc cũng phát huy tiềm năng cạnh tranh lĩnh vực đóng tàu giá trị cao như tàu khai thác dầu khí, tàu chở hàng kích thước lớn và tàu LNG. Vào năm 2012, Hàn Quốc đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất ô tô (4,56 triệu chiếc). Đây là kết quả của các nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm và ký kết FTA với nhiều quốc gia trên thế giới. Đáng chú ý là số lượng ô tô được sản xuất vào năm 2012 là là con số kỷ lục trong bối cảnh suy thoái kinh tế của toàn thế giới và giá dầu quốc tế tăng cao. Trên thế giới có nhiều quốc gia sử dụng năng lượng hạt nhân, nhưng hầu hết phải phụ thuộc vào số ít các quốc gia thiết kế và xây dựng nhà máy năng lượng hạt nhân. Hiện chỉ có năm quốc gia: Mỹ, Nhật Bản, Nga, Pháp và Hàn Quốc được trang bị công nghệ xây dựng nhà máy năng lượng hạt nhân. Hàn Quốc đã trở thành quốc gia xuất khẩu nhà máy năng lượng hạt nhân thứ 6 254


trên thế giới thông qua phát triển xây dựng các nhà máy hạt nhân sang các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE). Ngoài ra Hàn Quốc cũng có thế mạnh lớn trên thị trường quốc tế trong lĩnh vực hóa chất và sắt thép. Vào năm 2008-12, giá trị của lĩnh vực này đã tăng từ 23,38 tới 46,12 tỷ đô la Mỹ, một phần nhờ sức mạnh của Làn sóng văn hóa Hàn Quốc Hallyu đang dần lan rộng ra toàn thế giới. Các sản phẩm văn hóa bao gồm các xuất bản, âm nhạc, truyền hình và điện ảnh. Hàn Quốc cũng quan tâm đầu tư nhiều vào đang bỏ nhiều công sức đáng kể vào ngành công nghiệp game và các nội dung liên quan đến game. Công nghiệp game là một trong những ngành công nghiệp triển vọng tích hợp với các lĩnh vực công nghệ khác như video, ý tưởng, máy tính. Hàn Quốc có lẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới mà khắp nơi đều có các quán Internet (PC bang). Ngành công nghiệp game cũng đã trở thành một nét văn hóa mang tính xã hội tại Hàn Quốc. Năm 2012, công nghiệp game của Hàn Quốc đã đạt 10 tỷ tỷ won doanh thu và lợi nhuận xuất khẩu đạt 2,85 tỷ tỷ won. Lĩnh vực công nghiệp văn hóa cũng đóng góp một phần lớn vào nền kinh tế như xuất khẩu, đầu tư và tuyển dụng. Đây được coi là một ngành có tiềm năng tăng trưởng lớn đầy hứa hẹn trong tương lai. Hàn Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực để nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Một trong những nỗ lực này là tích hợp công nghệ thông tin và các công nghệ khác theo kế hoạch “Tầm nhìn Công nghệ thông tin quốc gia 2020”. Ví dụ như ứngdụng công nghệ thông tin vào ngành công nghiệp chế tạo ô tô hay đưa kĩ thuật IT vào ngành đóng tàu để tăng cường tính an toàn của sản phẩm. Điều này không chỉ cải thiện chất lượng sản phẩm mà còn khuyến khích phát triển các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao. 255


Nhà máy năng lượng hạt nhân Yeong-kwang ở Cheon-nam Hàn Quốcđã đầu tư liên tục vào việc tạo năng lượng hạt nhân. Năng lượng hạt nhân chiếm một vị trí quan trọng trong việc tạo năng lượng của quốc gia. Hàn Quốc đã thể hiện khả năng công nghệ với toàn thế giới thông qua việc xuất khẩu nhà máy năng lượng hạt nhân kiểu Hàn Quốctới các nước Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất UAE vào năm 2011.

Nỗ lực tăng trưởng toàn cầu Hiện tại, Hàn Quốc đang nỗ lực tự chuyển đổi thành hệ thống kinh tế toàn cầu. Mặc dù đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong một giai đoạn ngắn nhưng điều này đã dẫn đến vấn đề về mất cân bằng trong việc chỉ tập trung phát triển và đầu tư xuất khẩu cho các doanh nghiệp lớn. Điều này vô hình chung làm mất cơ hội phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, sự cần thiết của tăng trưởng chung được lựa chọn là phương án tiềm năng để giải quyết vấn đề trên. Việc này đã trở thành một vấn đề mang tính quốc tế trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Vào tháng 12 năm 2010, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập Ủy ban Tăng trưởng chung để giải quyết mâu thuẫn bằng đối thoại giữa các tập đoàn doanh nghiệp và khối doanh nghiệp vừa và nhỏ.

256


Ủy ban được giao trách nhiệm vận động tạo ra bầu không khí tăng trưởng chung ở các ngành công nghiệp, kiểm soát và công bố các chỉ số tăng trưởng chung của các doanh nghiệp lớn, chỉ định các hạng mục và mặt hàng phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giải quyết mâu thuẫn giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên các thỏa thuận mang tính xã hội. Hội nghị G20 được tổ chức năm 2010 tại Seoul giữa bối cảnh

Công nghiệp game, nội dung văn hóa hàng đầu Không chỉ nổi tiếng với lĩnh vực sản xuất ô tô và đồ điện tử, Hàn Quốc còn trở thành một cường quốc xuất khẩu các sản phẩm văn hóa, tiêu biểu nhưK-pop, chương trình truyền hình và game. (Ảnh: giới trẻ đang chơi video game tại sự kiện G-star 2013 được tổ chức ở Busan)

sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và Hội nghị G7 bộc lộ nhiều giới hạn khi chỉ tập trung vào các nước phát triển. Hội nghị G20 phản ánh nhận thức mang tầm quốc tế với hệ thống thảo luận có sự tham gia của các nước đang phát triển. Trong suốt 30 năm qua, các nước đang phát triển cũng đóng vai trò và chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế toàn cầu nhưng hệ thống tài chính quốc tế lại không hề phản ánh được những thay 257


Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Seoul 2010.

đổi trên. Đây chính là lý do các nước thống nhất tiến hành tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20 cấp Bộ trưởng Bộ tài chính. Tại Hội nghị G20 được tổ chức ở Seoul năm 2010, Hàn Quốc đã giữ vai trò chủ tịch, phản ánh vai trò tích cực, chủ động của mình trong trật tự kinh tế quốc tế. Hội nghị G20 ở Seoul đã thông qua “Tuyên bốSeoul”, bản thỏa thuận gồm 20 nội dung hội nghị và 74 hạng mục được thỏa thuận. Có ba văn bản đi kèm với “Tuyên bố Seoul” là “Đồng thuận phát triển vì tăng trưởng chung Seoul”, “Kế hoạch hành động trong nhiều năm” và“Kế hoạch hành động chống tham nhũng” . “Tuyên bố Seoul” nhấn mạnh vai trò của các nước phát triển và đang phát triển bằng các biện pháp chấm dứt chiến tranh ngoại hối giữa các quốc gia chính và cải cách IMF vốn tập trung vào các quốc gia phát triển.

258


Thông qua tuyên bố này, các nước thể hiện nỗ lực ổn định thị trường tài chính toàn cầu và hỗ trợ các quốc gia nghèo đang cố gắng phát triển kinh tế. Tuyên bố góp phần nâng cao vị thế của Hàn Quốc trong thị trường tài chính và kinh tế toàn cầu.

259


Quan hệ liên Triều 남북관계


9

Bối cảnh lịch sử của sự phân chia Nam Bắc Hàn Quốc và Triều Tiên gia nhập Liên hợp Quốc Trao đổi và hợp tác liên Triều Nỗ lực duy trì hòa bình


9 Quan hệ liên Triều 남북관계

Mặc dù các xung đột và đối đầu giữa Hàn Quốc và Triều Tiên trong khu vực phi quân sự DMZ vẫn vô cùng căng thẳng trong hơn 65 năm qua, nhưng không khí đối thoại và trao đổi, hợp tác vẫn được củng cố tạm thời giữa hai quốc gia trong các Hội nghị thượng đỉnh được tổ chức năm 2000 và 2007. Tuy nhiên, mối đe dọa tấn công từ phía Triều Tiên vẫn gây căng thẳng dọc khu phi quân sự DMZ.

Bối cảnh lịch sử của sự phân chia Nam Bắc Với sự đầu hàng của Nhật Bản trong Chiến tranh Thái Bình Dương vào tháng 8 năm 1945, bốn thập kỷ dưới ách thống trị của thực

Ngày 25 tháng 06 năm 1950

Bùng nổ Chiến tranh Triều Tiên

262

Ngày 27 tháng 07 năm 1953

Ký Thỏa thuận đình chiến

Ngày 04 tháng 07 năm 1972

Thông báo Tuyên bố chung Nam-Bắc vào ngày 4 tháng 7 năm 1972


dân Nhật đã kết thúc và quân đội Mỹ và Xô Viết đã lần lượt chia nhau đóng quân ở phía nam và bắc của vĩ tuyến 38. Sự kiện đã dẫn đến sự phân chia Bán đảo Triều Tiên thành hai quốc gia tách biệt. Vào 25 tháng 6 năm 1950, Triều Tiên đã tấn công Hàn

Quốc, khơi mào cuộc chiến cốt nhục tương tàn trong ba năm. Bán đảo Triều Tiên vẫn tiếp tục bị chia cắt cho đến khi thỏa thuận đình chiến vào 27 tháng 7 năm 1953 được kí kết và tình trạng này vẫn tiếp diễn trong suốt 60 năm qua và kéo dài cho đến tận ngày nay.

Hàn Quốc và Triều Tiên gia nhập Liên hợp Quốc Trước khi Hội nghị liên Triều được tổ chức vào năm 2000 và 2007, hai bên đã có những tín hiệu hòa giải tích cực sau nỗ lực ngoại giao với phía Bắc của chính phủ Hàn Quốc. Kết quả là hai miền đã đồng ý cùng gia nhập Liên hợp quốc tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 46 vào tháng 9 năm 1991.

Việc cùng gia nhập vào Liên hợp quốc có ý nghĩa lịch sử quan trọng, đánh dấu việc kết thúc cuộc tranh luận luật pháp giữa hai quốc gia, khởi đầu một kỷ nguyên hòa giải và cùng tồn tại.

Ngày 30 tháng 11 năm 1972

Hội nghị đầu tiên của Ủy ban hợp tác Nam-Bắc

Ngày 20~23 tháng 9 năm 1985

Lần xum họp đầu tiên của các thành viên gia đình bị ly tán

Ngày 18 tháng 11 năm 1998

Bắt đầu chuyến thăm của người Hàn Quốc tới núi Geumgangsan

263


Trao đổi và hợp tác liên Triều Giữa tháng 9 năm 1990 và tháng 10 năm 1992, Hàn Quốc và Triều Tiên đã tham gia tổng cộng tám cuộc họp song phương, gồm các Đối thoại cấp cao đầu tiên được tổ chức ở Seoul. Vào tháng 12 năm 1991, hai bên đã ký thỏa thuận hòa giải, không xâm lược, trao đổi và hợp tác giữa miền Nam-Bắc (còn được gọi là Thỏa thuận cơ bản liên Triều). Thỏa thuận tập trung vào sự tôn trọng lẫn nhau giữa hai quốc gia, từ bỏ xung đột vũ trang, trao đổi và hợp tác trên nhiều lĩnh vực, và đảm bảo tự do trao đổi nhân sự giữa hai quốc gia. Từ giữa những năm 1990 trở đi, chính phủ Hàn Quốc đã liên tục hỗ trợ phía Bắc, nơi liên tục trải qua các khó khăn kinh tế nghiêm trọng. Vào giai đoạn 1999-2007, phía Nam đã cung cấp tổng cộng 2,55 triệu tấn phân bón cho phía Bắc, bắt đầu với 155.000 tấn trong năm 1999 và kể từ đó cung cấp trong khoảng 200.000 đến 300.000 tấn mỗi năm. Đây cũng là phương pháp hiệu quả để giúp nhân dân Triều Tiên đang bị thiếu lương thực do hệ thống trồng trọt thiếu hiệu quả và thiếu phân bón, hóa chất. Hội nghị thượng đỉnh liên Triều được tổ chức năm 2000 và 2007 đã mang lại động lực cho việc

Ngày 13~15 tháng 07 năm 2000

Hội nghị thượng đỉnh Liên Triều đầu tiên

264

Ngày 15 tháng 09 năm 2000

Các vận động viên của Hàn Quốc và Triều Tiên cùng xuất hiện tại lễ khai mạc Thế vận hội Sydney 2000

Ngày 30 tháng 07 năm 2003

Lễ khánh thành Khu công nghiệp Gaeseong


tăng cường mạnh mẽ đối thoại, trao đổi, và hợp tác giữa hai phía. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã tạm thời ngừng cung cấp lương thực và phân bón sau hàng loạt các hành động khiêu khích liên tiếp của Triều Tiên. Đỉnh điểm là việc phóng các tên lửa diện rộng và thử nghiệm hạt nhân. Tuy nhiên, Hàn Quốc vẫn tiếp tục hỗ trợ nhân đạo cho trẻ em hoặc viện trợ cứu trợ khẩn cấp.

Sự đoàn tụ của các thành viên gia đình bị chia cắt Có khoảng mười triệu thành viên gia đình bị chia cắt ở Hàn Quốc và Triều Tiên. Cuộc họp đầu tiên của Hội chữ thập đỏ liên Triều đã được tổ chức vào tháng 8 năm 1971 để thảo luận về khả năng đoàn tụ của gia đình bị ly tán nhưng không đạt được nhiều kết quả do hai bên bất đồng quan điểm.

Hai bên đã bắt đầu lại cuộc họp vào những năm 1980, và đã đi đến thỏa thuận cuối cùng về việc tổ chức gặp mặt cho các gia đình ly tán. 30 gia đình của Triều Tiên và 35 gia đình của Hàn Quốc đã được đoàn tụ trong 4 ngày từ ngày 20 tháng 9 năm 1985. Đây là một sự kiện vô cùng quan trọng sau 40 năm hai miền chia cắt. Hai bên cũng đã đồng ý cho các đoàn nghệ sĩ giao lưu trong sự kiện đoàn tự này.

Ngày 19 tháng 09 năm 2005

Tuyên bố chung về phi hạt nhân hóa của Bán đảo Triều Tiên được công bố tại Hội đàm 6 bên lần thứ 4.

Ngày 19 tháng 09 năm 2005

Hội nghị thượng đỉnh Liên Triều lần thứ hai

265


Việc đoàn tụ gia đình trở thành một sự kiện đều đặn sau Hội nghị được tổ chức năm 2000, và sau đó được tổ chức vào 18 lần, từ tháng 8 năm 2000 đến tháng 10 năm 2010. Triều Tiên đã cung cấp một địa điểm đặc biệt tại núi Geumgangsan cho những dịp đoàn tụ này. Thêm vào đó, các cuộc đoàn tụ qua video được thực hiện ở 7 dịp khác nhau giữa tháng 8 năm 2005 đến tháng 11 năm 2007. Khu công nghiệp Gaeseong Dự án Khu công nghiệp Gaeseong là dự án được tiến hành dưới hình thức Triều Tiên cho phép các doanh nghiệp tư nhân Hàn Quốc xây dựng các nhà máy trên vùng đất cho thuê ở Gaeseong để xây công xưởng và phân chia cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong thời hạn thuê: 50 năm.

Gaeseong là thành phố lớn thứ ba ở Triều Tiên sau Pyeongyang và Nampo. Thành phố này gần Hàn Quốc, chỉ cách khu vực đình chiến Panmunjeom (Bàn Môn Điếm) 8km. Theo thỏa thuận ban đầu được lập năm 2000, dự án chính thức bắt đầu vào tháng 11 năm 2002 với việc công bố Luật Khu công nghiệp Gaeseong của Triều Tiên.

5 de diciembre de 2007

Khách du lịch Hàn Quốc bắt đầu chuyến viếng thăm tới Khu công nghiệp Gaeseong

266

11 de diciembre de 2007

Khánh thành đường tàu vận tải hàng hóa tuyến Gyeongui và Donghae (đường tàu chở hàng tuyến Munsan ở phía Nam và Bongdong ở phía Bắc)


Tình hình sản xuất và công nhân ở Khu công nghiệp Gaeseong

46.997

46.950 40.185 32.332

22.378

25.142 25.648 18.478

53.448

7.373

53.947 52.329

49.866 46.284 42.561 38.931

1.491

22.538 11.160

6.013 2005

2006

2007

2008

Số công nhân Triều Tiên

2009

2010

Khối lượng sản xuất (Đơn vị: Mười triệu đô)

2011

2012

2013

2014

[Nguồn: Bộ Thống nhất]

Lễ khởi công được tổ chức vào tháng 6 năm 2003, với sự tham gia của các nhân vật chính trị và kinh tế nổi tiếng từ hai miền Nam Bắc. Hiện nay, có hơn 120 doanh nghiệp và các thầu phụ Hàn Quốc đang hoạt động tại Khu công nghiệp Gaeseong và hơn 50.000 công nhân Triều Tiên làm việc tại Gaeseong. Hoạt động sản xuất hàng hóa đã bắt đầu từ tháng 12 năm 2004. Hàn Quốc và Triều Tiên đã ký 4 thỏa thuận về Bình thường hóa hoạt động tại khu công nghiệp Gaeseongcùng với các thỏa thuận về truyền thông, thông quan, nhập cảnh và cư trú.

267


Nỗ lực duy trì hòa bình

Chính phủ Hàn Quốc đã nỗ lực để duy trì hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên và phát triển mối quan hệ tốt với Triều Tiên thông qua các đối thoại, trao đổi và hợp tác. Hàn Quốc kiên quyết bảo vệ lập trường cơ bản như tiếp tục cố gắng cải thiện các mối quan hệ với phía Bắc thông qua đối thoại và hợp tác, thậm chí trong những giai đoạn cực kỳ căng thẳng như vụ Triều Tiên tạm đóng cửa Khu công nghiệp Gaeseong. Cả chính phủ và nhân dân Hàn Quốc đã hết mình nỗ lực để duy trì bầu không khí xã hội ổn định và hài hòa trên Bán đảo Triều Tiên. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng liên tục đối thoại và hợp tác với các quốc gia xung quanh nhằm ứng phó linh hoạt với các tình huống căng thẳng trên Bán đảo Hàn Quốc. Cùng với các nỗ lực đối nội và đối ngoại như trên, tuy hiện vẫn là quốc gia duy nhất trên thế giới bị chia cắt nhưng Hàn Quốc vẫn được xem là một trong những quốc gia an toàn nhất trên thế giới. Kể từ lúc thành lập vào tháng 2 năm 2013, chính phủ của Tổng thống Park Geun-hye luôn nỗ lực xây dựng niềm tin giữa hai miền Nam- Bắc để cải thiện quan hệ hai miền, thức đẩy hòa bình và tiến tới thống nhất trênbán đảo Triều Tiên. Quá trình này được gọi là “Tiến trình xây dựng lòng tin trên bán đảo Triều Tiên ”. Thông qua “Tiến trình tin tưởng trên bán đảo Hàn”, Chính phủ Hàn Quốc sẽ vừa áp dụng các biện pháp an ninh vừa cứng rắn kết hợp với đối thoại và hợp tác một cách cân bằng, hài hòa nhằm khuyến khích Triều Tiên đưa ra những chọn lựa thích đáng, bao gồm việc từ bỏ chương trình hạt nhân của mình. Hàn Quốc sẽ tăng cường phát triển chung cùng Triều Tiên vì sự nghiệp thống nhất trên bán đảo Hàn. 268


Đây chính là cơ sở để gìn giữ hòa bình khu vực Đông Bắc Á và rộng hơn là hòa bình trên toàn thế giới.

269


Các trang web liên quan

Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc,Brazil brazil.korean-culture.org

Cánh cổng dẫn đến Hàn Quốc

Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, Vương Quốc Anh london.korean-culture.org

Trung tâm Quảng bá Văn hóa Hải ngoại www.korea.net Tổng cục du lịch Hàn Quốc www.visitkorea.or.kr Đại lý Thúc đẩy đầu tư-thương mại Hàn Quốc www.kotra.or.kr

Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, Trung Quốc china.korean-culture.org Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, Thượng Hải shanghai.korean-culture.org Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, Tokyo www.koreanculture.jp Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, Osaka osaka.korean-culture.org Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, Việt Nam vietnam.korean-culture.org Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, Sydney koreanculture.org.au Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, Philippines phil.korean-culture.org Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, Indonesia id.korean-culture.org

Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, Đức germany.korean-culture.org Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, Pháp www.coree-culture.org Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, Nga russia.korean-culture.org Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, Kazakhstan kaz.korean-culture.org Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ tr.korean-culture.org Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, Ba Lan pl.korean-culture.org Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc,Hungary hu.korean-culture.org Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, Tây Ban Nha www.spain.korean-culture.org Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, Bỉ brussels.korean-culture.org Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc,Nigeria ngr.korean-culture.org

Cơ quan hành pháp Bộ Kế hoạch tài chính www.mosf.go.kr

Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, Thái Lan thailand.korean-culture.org

Bộ Tương lai, sáng tạo và Khoa học www.msip.go.kr

Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, Ấn Độ india.korean-culture.org

Bộ Giáo dục www.moe.go.kr

Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, Washington, D.C www.koreaculturedc.org

Bộ Ngoại giao www.mofa.go.kr

Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, New York www.koreanculture.org

Bộ Thống nhất www.unikorea.go.kr

Centro culturale coreano, Los Angeles www.kccla.org

Bộ Tư pháp www.moj.go.kr

Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, Argentina argentina.korean-culture.org

Bộ Quốc phòng www.mnd.go.kr

Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, Mexico mexico.korean-culture.org

Bộ Hành chính tự trị www.mogaha.go.kr

270


Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch www.mcst.go.kr

Cục quản lý di sản văn hóa Hàn Quốc www.cha.go.kr

Bộ Nông lâm thực phẩm www.mafra.go.kr

Cục quản lý phát triển nông thôn www.rda.go.kr

Bộ Thương mại, công nghiệp và năng lượng www.motie.go.kr

Cục lâm nghiệp Hàn Quốc www.forest.go.kr

Bộ Phúc lợi Y tế www.mw.go.kr

Cục sáng chế www.smba.go.kr

Bộ Môi trường www.me.go.kr

Cục khí tượng www.kipo.go.kr

Bộ Lao động việc làm www.moel.go.kr

Cục xây dựng đô thị phức hợp hành chính www.kma.go.kr

Bộ Phụ nữ và gia đình www.mogef.go.kr

Ủy ban truyền thông Hàn Quốc www.nacc.go.kr

Bộ Giao thông và Đất đai www.molit.go.kr

Ủy ban thương mại công bằng Hàn Quốc www.kcc.go.kr

Bộ Hải dương và thủy sản www.mof.go.kr

Ủy ban tín dụng www.ftc.go.kr

Sở Pháp chế www.moleg.go.kr

Ủy ban quyền lợi quốc dân & chống tham nhũng Hàn Quốc www.fsc.go.kr

Sở Cựu chiến binh ái quốc www.mpva.go.kr Sở Cựu chiến binh ái quốc www.mfds.go.kr Tổng cục Thuế www.nts.go.kr

Ủy ban quyền lợi quốc dân & chống tham nhũng Hàn Quốc www.acrc.go.kr Ủy ban an toàn hạt nhân www.nssc.go.kr

Tổng cục hải quan www.customs.go.kr

Cơ quan lập pháp

Cục đấu thầu www.pps.go.kr

Quốc hội Đại Hàn Dân Quốc www.assembly.go.kr

Cục Thống kê Hàn Quốc www.kostat.go.kr

Cơ quan tư pháp

Viện Công tố www.spo.go.kr

Tòa án tối cao www.scourt.go.kr

Cục Binh vụ www.mma.go.kr Cục dự án quốc phòng www.dapa.go.kr Cục cảnh sát www.police.go.kr Sở an toàn quốc dân www.mpss.go.kr

Các tổ chức độc lập Tòa án hiến pháp www.ccourt.go.kr Ủy ban quản lý bầu cử trung ương www.nec.go.kr Ủy ban nhân quyền quốc gia www.humanrights.go.kr

271


Nguồn ảnh Tổ chức du lịch lễ hội Andong

Ủy ban thế vận hội Hàn Quốc

Đoàn biểu diễn nghệ thuật truyền thống Anseong Baudeogi

Đài truyền hình KTV

Ủy ban tổ chức lễ hội bùn Boryeong

Trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc Kyujanggak, Đại học quốc gia Seoul

Liên hoan phim quốc tế BUSAN

Viện bảo tàng nghệ thuật Samsung Leeum

Tổ chức nghệ thuật và văn hóa Cheonan

Nhật báo Munhwailbo (Newsbank)

Viện bảo tàng quốc gia Cheung-ju

Ủy ban tổ chức Nara

Nhật báo Joseon

Viện bảo tàng Dân gian quốc gia Hàn Quốc

Nhà thờ lớn Jeongdong

Viện âm nhạc quốc gia Hàn Quốc

Cục quản lý di sản văn hóa Hàn Quốc

Viện bảo tàng quốc gia Hàn Quốc

Thành phố Daegu

Viện bảo tàng Cố cung Hàn Quốc

Truyền thông Khám phá

Báo Newdaily

Ewha Media

Báo NEWSIS

Trung tâm di sản Gagok

Báo OhmyNews

Địa điểm khảo cổ phương Amsa, Seoul

Nhà văn Kim Byung Hun

Viện bảo tàng đồ tráng men ngọc bích

Liên hoan phim khoa học viễn tưởng quốc tế Bucheon

Ủy ban lễ hội Gangneung Danoje

Nhà văn Seo Heun Kang

Tổ chức Gwangju Bienale

Trung tâm giáo dục Shuttrestock

Viện bảo tàng quốc gia Gyeongju

Suh Jae-sik

Trụ sở nhà máy năng lượng hạt nhân Hanbit

Hiệp hội Taekgeon Hàn Quốc

Công viên Hasisi

Thư viện quốc gia Hàn Quốc

Cục quản lý khu kinh tế tự do Incheon

Hiệp hội giấy thủ công mĩ nghệ truyền thống

Tổng Công ty Cảng hàng không quốc tế Incheon

Ủy ban bảo tồn nghi lễ Yeongsanjae

Viện Ẩm thực truyền thống Hàn Quốc

Thành phố Tongyeong

Tổ chức Jeju Olle

Hình ảnh chủ đề

Trung tâm di sản tự nhiên thế giới Jeju

Nhà văn Lee Dong Mi

Viện Bảo tàng Tiền sử Jeongok

Ủy ban làng Yangdong

Liên hoan phim quốc tế Jeonju

Huyện Yangyang-gun

Hiệp hội bảo tồn Jongmyo Jerye

Ủy ban bảo tồn Yeondeunghoe

Nhật báo JoongAng

Công ty giải trí YG

Quỹ Nghệ thuật và Văn hóa Kansong

Công ty in Yonart

Kim Cheol Hwan

Phòng trưng bày Yoon's Color

Trung tâm Quảng bá Văn hóa Hải ngoại

Victory Production & Company

Cục khí tượng

Chungdong First Methodist Church in Seoul

Tổng công ty quản lý công viên quốc gia Hàn Quốc Tổng cục Du lịch Hàn Quốc Hiệp hội chức năng di sản văn hóa Hàn Quốc

272



DATOS SOBRE COREA 한국의 어제와 오늘

www.korea.net

DATOS SOBRE COREA 한국의 어제와 오늘


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.