đề cương tốt nghiệp

Page 1

Niên khóa

2013-2018

2 0 1 8

Khoa Kiến Trúc Mỹ Thuật

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP KTS

TRUNG TÂM VĂN HÓA BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÔNG HỒ

GVHD: THS/KTS PHAN NGUYỄN HOÀNG NGUYÊN SVTH : NGUYỄN VĂN TÙNG MSSV :1311210301; Lớp : 13DKI02


X

in gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Hoàng Nguyên và các thầy cô khác đã đồng hành cùng em trong suốt quá trình làm đề cương tốt nghiệp. Cảm ơn em Dương em Dũng và các em nhỏ tỉnh Bắc Ninh đã gửi cho anh những thông tin cụ thể về đề tài.

G

ửi tặng đề tài này cho tất cả những người có, đã và đang quan tân đến những vấn đề bảo tồn nét Văn Hóa Truyền Thống lâu đời của con người Việt Nam.


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

MỤC LỤC

Chia làm 3 phần chính: phần mở đầu phần đặc điểm đề tài và nghiên cứu chuyên sâu.

PHẦN MỞ ĐẦU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI + Giới thiệu về làng tranh đông hồ. + Giới thiệu về đề tài. + Lí do chọn đề tài + Các công trình tham khảo ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỀ TÀI + Sơ đồ phân khu chức năng của nhà văn hóa. + Đặc điểm chi tiết các không gian chức năng chính + Đặc điểm kĩ thuật trong thư viện + Đặc điểm về hình thức kiến trúc + Phương pháp- kĩ thuật bảo quản tranh + Tiêu chuẩn thiết kế ttvh NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU + Vật liệu đăc biệt trong công trình + Vật liệu truyền thống trong tk kiến trúc + Nhiệm vụ thiết kế các hạng mục

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 1


Đề cương tốt nghiệp.

I 1 : PHẦN MỞ ĐẦU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông Hồ.

I.

II

III

GIỚI THIỆU VỀ LÀNG TRANH ĐÔNG HỒ. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 1.2.Tranh đông hồ. 1.3 Làng tranh Đông Hồ 1.4. Thực trạng làng tranh Đông Hồ 1.5. Những vấn đề gây tranh cãi GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI. 1. Trung tâm văn hóa là gì? 2. Tính chất chung của trung tâm văn hóa. 3. Bảo tồn là gì. 4. Phát triển du lịch là gì ? 4.1 Khái niệm du lịch bền vững. 4.2 Tại sao cần phát triển du lịch bền vững. 4.3 Tại sao việc thực hiện phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam lại gặp nhiều khó khăn, đó là những khó khăn gì?

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 lí do khách quan 2. lí do chủ quan

IV

CÁC CÔNG TRÌNH THAM KHẢO 1 Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm. 2 Gạch đỏ Triều Dương 3 ELBPHILHARMONIE, Herzog & de Meuron

PHẦN 2 : ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỀ TÀI

Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông Hồ.

I

SƠ ĐỒ PHÂN KHU CHỨC NĂNG CỦA NHÀ VĂN HÓA. 1. Phân khu chức năng chung. 2. Sơ đồ dây chuyên công năng trong TTVH truyền thống và hiện đại. 3. Các loại dây chuyền công năng trong Trung tâm Văn Hóa.

II

ĐẶC ĐIỂM CHI TIẾT CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG CHÍNH

III

1. Khối đón tiếp 2. Khối Trưng bày triển lãm. 3. Khối Nhà Hàng 4. Khối Hành Chính 5. Khối hội trường. ĐẶC ĐIỂM KĨ THUẬT TRONG TRUNG TÂM VĂN HÓA 1. Hệ thống kết cấu 2. Hệ thống chiếu sáng tự nhiên và bao che 3. Hệ thống chiếu sáng nhân tạo

2 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

IV

4. Hệ thống thông gió 5. Hệ thống thiết bị chuyên dụng trong TTVH ĐẶC ĐIỂM VỀ HÌNH THỨC KIẾN TRÚC

V

1. Xu hướng cổ điển. 2. Xu hướng khối đơn. 3. Xu hướng nhiều khối. 4. Xu hướng hình tượng. PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT BẢO QUẢN TRANH

VI

1. Chống ẩm 2. Chống nấm mốc TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ TTVH 1. Cơ sở xác định quy mô công trình 2. Cơ sở xác định quy mô thiết kế 3. Các cơ sở thiết kế hội trường 4. Các cơ sở thiết kế không gian khác.

PHẦN 3 : NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU

Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông Hồ.

I II

VẬT LIỆU ĐĂC BIỆT TRONG CÔNG TRÌNH 1. Giới thiệu về vật liệu âm thanh VẬT LIỆU TRUYỀN THỐNG TRONG TK KIẾN TRÚC 1. Vật liệu truyền thống. 2. Vật liệu truyền thống trong khu vực

III

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ CÁC HẠNG MỤC

HẾT

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 3


Đề cương tốt nghiệp.

phần mở đầu:

tổng đề tài

quan

4 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018

về


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

PHẦN MỞ ĐẦU

GIỚI THIỆU VỀ LÀNG TRANH ĐÔNG HỒ

V

iệt nam có 1 làng tranh đồng hồ với truyền thống lâu đời, với những nét vẽ dân tộc với con người mặn mà đằm thắm.

pic.1 Tranh khắc gỗ tại làng tranh đông hồ tỉnh Bắc Ninh.

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 5


Đề cương tốt nghiệp.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Làng tranh Đông Hồ

Trang Thanh Hiền ( DH Mỹ thuật Việt Nam)

15 CENTURY

A

T

heo nhà nghiên cứu: Trang Thanh Hiền có chia sẻ và cho biết: Ông tổ của nghề khắc in tranh là ông: Lương Nghĩa Hộc, người ở thế kỷ 15. Ông này đã từng sang Trung Quốc và học nghề khắc in tranh ở Trung Hoa. Mang về truyền lại cho làng Hồng Lục, Liễu Tràng Hải Dương. Sau đó nghề tranh này được phổ biến khắp nơi.

15 CENTURY

B gỗ đã từ thời Lý Trần. Đó chính là những mộc bản kinh phật. Ở Mộc bản kinh phật, bên cạnh những bản khắc chữ, cũng có những bản khắc mang hình vẽ. Và làng Hồng Lục, Liễu Tràng ở Hải Dương. Nơi được truyền nghề khắc in tranh đầu tiên cũng chính là nơi những người thợ khắc lên bộ mộc bản kinh phật đầu tiên ở chùa Vĩnh Nghiêm nổi tiếng.

K

hông phải ngẫu nhiên mà một dòng tranh khắc gỗ vốn du nhập từ Trung Hoa nhưng lại được phát triển mạnh mẽ ở Đại Việt. Chưa nhiều người biết, thực chất thể loại tranh khắc

17 CENTURY

C Nhà nghiên cứu Trang Thanh Hiền nói: “Rất có thể chính cái nôi này đã tạo nên bước đệm phát triển rực rỡ cho dòng tranh Đông Hồ thế kỷ 17. Tuy nhiên, việc ra đời của mộc bản kinh phật lại bắt nguồn từ nguyên nhân vô cùng giản dị”. Tóm lại, nguồn gốc lịch sử tranh dân gian Đông Hồ xuất phát từ nghề in tranh bằng các bản khắc gỗ, hay còn gọi là bản khắc mộ. Ông tổ làng nghề khắc in tranh là ông Lương Nghĩa Hộc và nơi có làng nghề khắc in tranh đầu tiên là lòng Hồng Lục, Liễu Tràng tỉnh Hải Dương.

Bản khắc in tranh mộc bản kinh phật chùa vĩnh nghiêm nổi tiếng Hải Dương

Nghệ nhân khắc bản gỗ tranh dân gian Đông Hồ

6 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

Nửa đầu thế kỷ 20

AFTER 1945

D Sau năm 1945, chữ Hán và chữ Nôm bị chính quyền coi là phong kiến lạc hậu, liệt vào danh mục bài xích. Nên rõ ràng các bản khắc gỗ tranh Đông Hồ đục bỏ phần này. Cho đến tận sau này, khi muốn khôi phục những dòng thơ tự đó, nhưng ít người có thể đọc và hiểu được các ký tự đó, nên đành phải bỏ đi.

PRESENT

20 CENTURY

E

F

Cho đến nửa đầu thế kỷ 20 sau đó suy tàn dần. Vật liệu hiện đại cũng như nhiều sản phẩm khác trở nên đa dạng nên làng nghề trở nên dần bị suy tàn. Cho đến nửa đầu thế kỷ 20 sau đó suy tàn dần.

Cho đến thời điểm hiện nay, dòng tranh Đông Hồ không còn được chuộng như xưa, nhu cầu người mua treo ít xuống. Thì người dân làng Đông Hồ phải làm một công việc khác để lo kế sinh nhai và lo cho gia đình. Hiện ở làng Hồ Bắc Ninh hiện nay đã có nhiều người chuyển sang nghề làm hàng Mã.

Ít phô biến ở hiện tại.

Những biết thể của tranh đông hồ cho đến hiện tại

Suy tàn nữa đầu tk 20

Chính quyền khai trừ chữ Hán.

Ván khắc mộc bản tranh dân gian Đông Hồ nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 7


Đề cương tốt nghiệp.

8 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

`

TRANH ĐÔNG HỒ Giấy in và màu sắc của tranh Đông Hồ

Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới. Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia[1]. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học cho Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ để đệ trình UNESCO đề nghị công nhận Di sản văn hóa phi vật thể[2]. Thơ Tú Xương về tranh Đông Hồ ngày Tết có câu: Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo chuột Loẹt lòe trên vách bức tranh gà

Ngoài các đặc điểm về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn - hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang), v.v. Đây là những màu khá cơ bản, không pha trộn và vì số lượng màu tương ứng với số bản khắc gỗ, nên thường thường tranh Đông Hồ chỉ dùng tới 4 màu mà thôi.

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 9


Đề cương tốt nghiệp.

10 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

`

LÀNG TRANH ĐÔNG HỒ Vị trí và hoàn cảnh ra đời làng tranh.

Làng tranh Đông Hồ xưa là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội chừng trên 35 km. Làng Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ) nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ. Quanh năm rất nhiều khách du lịch trong ngoài nước đến làng tranh Đông Hồ thăm và mua tranh Đông Hồ làm kỷ niệm. Một số khách sạn, nhà hàng từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh cũng về đây đặt những bức tranh khổ lớn để trang trí cho cách phòng khách, hoặc phòng ăn lớn. Từ Hà Nội muốn đi Đông Hồ đường gần nhất du khách thường đi là xuôi theo đường Quốc lộ số 5 (đường đi Hải Phòng) đến ga Phú Thụy, cách Hà Nội chừng 15 km thì rẽ trái, đi chừng 18 km nữa, qua các địa danh khá nổi tiếng của huyện Gia Lâm (Hà Nội) như phố Sủi, chợ Keo, chợ Dâu (Thuận Thành-Bắc Ninh) là đến phố Hồ-huyện lỵ Thuận Thành. Rẽ trái thêm 2 km là đến làng Hồ. Cũng có thể đi hết phố Hồ, lên đê rẽ trái, gặp điếm canh đê thứ hai sẽ có biển chỉ dẫn đường xuống làng Đông Hồ. Làng Đông Hồ xưa còn gọi là làng Mái. Các cụ làng Đông Hồ vẫn truyền lại mấy câu ca rằng: Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về làng Mái với anh thì về Làng Mái có lịch có lề Có sông tắm mát có nghề làm tranh. Làng Đông Hồ nằm ngay sát bờ sông Đuống, ngày xưa chỉ cách sông một con đê, đó là ý trong câu “Có

sông tắm mát có nghề làm tranh”. Ngày nay, do sự bồi lấp của dòng sông nên từ đê ra đến mép nước giờ khá xa. Còn “làng Mái có lịch có lề” thì nghĩa là gì? Tục ngữ Việt Nam có câu: giấy rách phải giữ lấy lề. Chữ “lề” ở đây tượng trưng cho những quy tắc đạo đức của người xưa, rất trọng danh dự, khí tiết. Còn dân làng Mái, dân nghệ thuật rất trọng lời ăn tiếng nói. Không như nhiều làng quê khác, người dân làng Hồ, nhất là phụ nữ, ăn nói rất lịch lãm, trên dưới thưa gửi rất rõ ràng. Người làng kể rằng kể cả từ xưa, rất hiếm khi trong làng có tiếng người mắng chửi nhau. Do công nghệ phát triển, tranh dân gian làng Hồ bây giờ không tiêu thụ nhiều như trước. Qua nhiều thế kỷ, 17 dòng họ đã quy tụ về làng, vốn xưa tất cả đều làm tranh. Nhưng đến nay, dân làng Hồ hiện chủ yếu sống bằng nghề làm vàng mã. Hiện nay chỉ còn hai gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam cùng con cháu là theo nghề tranh, gìn giữ di sản tranh Đông Hồ. Hàng năm làng Hồ có hội làng vào rằm tháng vào 3 âm lịch. Trong hội làng có những nghi thức truyền thống như tế thần, thi mã, thi tranh rất vui vẻ. Làng còn có các làvn điệu dân ca như: Hỡi anh đi đường cái quan Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu Mua tờ tranh điệp tươi màu Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều.v

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 11


Đề cương tốt nghiệp.

THỰC TRẠNG LÀNG TRANH ĐÔNG HỒ

Và việc bảo tồn một làng nghề truyền thống

Làng Đông Hồ, nay thuộc thôn Đông Khê, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Từ xưa cho đến nay làng quê ấy được biết đến với cái tên thân thuộc “Làng tranh Đông Hồ” và đã có bao du khách về với làng Tranh Đông Hồ bằng tiếng gọi mời mặn mà tình nghĩa . Là một làng nhỏ nằm bên bờ nam sông Đuống với phong cảnh nên thơ, hữu tình cùng với nghề sản xuất tranh dân gian truyền thống, đã tạo nên nét đẹp đặc trưng của một làng quê Việt Nam. Làng tranh Đông Hồ có truyền thống văn hoá lâu đời, với nhiều phong tục tập quán đẹp trong truyền thống văn hoá, lễ hội và tình nghĩa xóm làng. Người dân Đông Hồ cần cù, tài, khéo, sống “có lịch có lề” thuỷ chung như nhất. Làng nghề truyền thống tranh dân gian Đông Hồ mà sản phẩm là những bức tranh mộc mạc, vui tươi, hồn nhiên, nội dung gần gũi với đời sống thường ngày của con người. Phản ánh sâu đậm những nguyện vọng, ước mơ của người dân lao động. Miêu tả những phong tục tập quán lễ thức làng quê cổ xưa. Tranh Đông Hồ gồm nhiều thể loại, đề tài khác nhau: Tranh thơ, tranh sinh hoạt thường nhật, tranh lịch sử, tranh vẽ theo những tích truyện, tranh cảnh vật. Tranh Đông Hồ thường dùng nhiều bản khắc để in , mỗi bản là một mầu. Mầu vẽ thường lấy từ thiên nhiên: Trắng từ vỏ con điệp ngoài biển, đỏ son lấy từ sỏi son trên đồi núi, vàng lấy từ hoa hoè, đen từ tro lá tre... Giấy in là giấy dó, được làm từ vỏ cây dó trên rừng. Người làng tranh Đông Hồ vốn xưa nay ít nhà 12 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018

chuyên làm ruộng, phần lớn theo nghề tranh, và ngày nay đa phần là sản xuất và buôn bán vàng mã. Phong cảnh làng tranh nên thơ là thế, cảnh trợ tranh làng Đông Hồ những tết thủơ ấy đông vui là thế, nay chỉ còn trong thi ca, ký ức và thay vào đó là một làng nghề truyền thống năng động, nhậy bén trong cơ chế thị trường. Với những đổi thay nhanh chóng, đi trên đường làng hay vào các ngõ xóm, có thể thấy ngay không khí lao động khẩn trương, nhộn nhịp ở từng gia đình trong việc sản xuất các mặt hàng thủ công truyền thống như: Tranh dân gian, đồ chơi trẻ em bằng giấy, nhuộm giấy mầu, các loại đồ mã. Thu hút được hầu hết số lao động vào các khâu sản xuất, không chỉ vào thời gian nông nhàn, mà nay đã là một nghề sản xuất quanh năm của số đông các gia đình trong làng với tổng doanh thu hàng tỷ đồng/ năm. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân làng nghề ngày được nâng cao, làng quê đã ngói hoá 100%, nhiều gia đình xây nhà kiên cố, nhà nhiều tầng, trong nhà tiện nghi sinh hoạt khá đầy đủ và là một trong những làng có tốc độ đô thị hoá nhanh ở huyện Thuận Thành. Giờ thì khách muốn tìm hiểu tranh dân gian trở về làng Đông Hồ không còn bao giờ gặp lại hình ảnh của một làng tranh như thủơ xưa nữa và người dân sản xuất tranh dân gian chỉ còn là số ít, có thể đếm được trên đầu ngón tay, tập trung ở vài ba gia đình nghệ nhân như: Gia đình nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam, Nguyễn Đăng Chế và Trần Nhật Tấn, là những gia đình thực sự còn tâm huyết với nghề, có công sưu tầm nghiên cứu, bảo tồn dòng tranh dân gian truyền thống của cha ông đã có hàng trăm năm nay. Chính nhờ công lao bảo tồn và duy trì sản xuất tranh dân gian của ba gia đình lão nghệ nhân trên mà địa danh “làng nghề truyền thống-tranh Đông Hồ” mới còn tồn tại là một trong những địa chỉ du lịch văn hoá hiếm có ở nước ta. Hiện nay, về làng Đông Hồ hàng năm số lượng du khách đến thăm quan và mua tranh dân gian không nhiều, chủ yếu là người nước ngoài. Nên sản phẩm bán được chỉ khoảng 2 - 3 nghìn bộ tranh/ năm, giá


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

mỗi bộ tranh chỉ 3-4 USD/bộ là nhiều. Với một nhu cầu về tranh dân gian như vậy, nên đây cũng không phải là một nghề sống dư giả của số đông người dân làng nghề. Sự tồn tại của một làng nghề truyền thống, đặc biệt là nghề sản xuất tranh dân gian sẽ trở thành vấn đề cực khó hiện nay. Nên chăng, khi Nhà nước đã có chính sách ưu tiên để phục hồi và bảo tồn nền văn hoá dân tộc qua các di tích lớn như: Chùa Dâu, chùa Bút tháp, khu di tích Kinh Dương Vương… thì một địa chỉ văn hoá dân gian như làng tranh Đông Hồ có truyền thống hàng trăm năm, cũng nên xây dựng tổ chức lại một khu làm tranh nhỏ (Bảo tàng/khu trưng bầy) với nhà tranh mái lá, nền đất, sân phơi cùng các đồ nghề làm tranh truyền thống, để du khách trong và

Dẫu những ngày giáp tết cổ truyền dân tộc giờ đây không còn thấy cảnh chợ tranh sầm uất trên bến dưới thuyền của một làng nghề truyền thống-tranh dân gian Đông Hồ , thì vẻ thấp thoáng của mầu giấy điệp phơi trên các sào nứa ngoài sân đất cũng gợi cho ta về một thời dĩ vãng tranh xưa làng cổ, còn ấm áp tình quê hương trong những sắc mầu giản dị, hồn nhiên mà thấm đậm tình người./.

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 13


Đề cương tốt nghiệp.

14 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC 2018


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC 2018 15


Đề cương tốt nghiệp.

phân tích đề tài

16 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ `

“BẢO TỒN”

Bảo tồn là gì ??

“Bảo tồn là sự quản lý, sử dụng của con người về sinh quyển nhằm thu được lợi nhuận bền vững cho thế hệ hiện tại trong khi vẫn duy trì tiềm năng để đáp ứng những yêu cầu và nguyện vọng của thế hệ tương lai”. Đối tượng bảo tồn (tức là các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể) cần thỏa mãn hai điều kiện: Một là, nó phải được coi là tinh hoa, là một giá trị đích thực được thừa nhận minh bạch, không có gì phải hồ nghi hay bàn cãi. Hai là, nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm năng, đứng vững lâu dài với thời gian, là cái giá trị của nhiều thời (tức là có giá trị lâu dài) trước những biến đổi tất yếu về đời sống vật chất và tinh thần của con người, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra cực kỳ sôi động. Bảo tồn nguyên vẹn (bảo tồn trong dạng tĩnh) Bảo tồn nguyên vẹn văn hóa vật thể ở dạng tĩnh là vận dụng thành quả khoa học kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại đảm bảo giữ nguyên trạng hiện vật như vốn có về kích thước, vị trí, chất liệu, đường nét, màu sắc, kiểu dáng. Khi cần phục nguyên, cần sử dụng hiệu quả các phương tiện kỹ thuật như: đồ họa kỹ thuật vi tính công nghệ 3D theo không gian ba chiều, chụp ảnh, băng hình video, xác định trọng lượng, thành phần chất liệu của di sản văn hóa vật thể. Sau khi bảo tồn nguyên vẹn, phải so sánh đối chiếu số liệu với nguyên mẫu đã được lưu giữ chi tiết để không làm biến dạng. Bảo tồn văn hóa phi vật thể ở dạng tĩnh là điều tra sưu tầm, thu thập các dạng thức văn hóa phi vật thể như nó hiện có theo quy trình khoa học nghiêm túc chặt chẽ, giữ chúng trong sách vở, các ghi chép, mô tả bằng băng hình (video), băng tiếng (audio), ảnh... Tất cả các hiện tượng văn hóa phi vật thể này có thể lưu giữ trong các kho lưu trữ, các viện bảo tàng. Bảo tồn trên cơ sở kế thừa (bảo tồn trong dạng động)

Bảo tồn động, tức là bảo tồn các hiện tượng văn hóa trên cơ sở kế thừa. Các di sản văn hóa vật thể sẽ được bảo tồn trên tinh thần giữ gìn những nét cơ bản của di tích, cố gắng phục chế lại nguyên trạng bằng nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại. Đối với các di sản văn hóa phi vật thể, bảo tồn động là bảo tồn các hiện tượng văn hóa đó ngay chính trong đời sống cộng đồng. Bởi lẽ, cộng đồng không những là môi trường sản sinh ra các hiện tượng văn hóa phi vật thể mà còn là nơi tốt nhất để giữ gìn, bảo vệ, làm giàu và phát huy chúng trong đời sống xã hội. Các hiện tượng văn hóa phi vật thể tồn tại trong ký ức cộng đồng, nương náu trong tiếng nói, hình thức diễn xướng, nghi lễ, nghi thức, quy ước dân gian. Văn hóa phi vật thể luôn tiềm ẩn trong tâm thức và trí nhớ của những con người đặc biệt mà chúng ta thường mệnh danh là những nghệ nhân hay là những báu vật nhân văn sống. Do đó bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể còn đồng nghĩa với việc bảo vệ những báu vật nhân văn sống. Đó là việc xã hội thừa nhận các tài năng dân gian, tôn vinh họ trong cộng đồng, tạo điều kiện tốt nhất để họ sống lâu, khỏe mạnh, phát huy được khả năng trong quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Cần phải phục hồi các giá trị một cách khách quan, sáng suốt, tin cậy, khoa học chứ không thể chủ quan, tùy tiện. Tất cả những giá trị phải được kiểm chứng qua nhiều phương pháp nghiên cứu có tính chất chuyên môn cao, có giá trị thực chứng thuyết phục thông qua các dự án điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản các dấu tích di sản văn hóa phi vật thể. Bảo tồn theo quan điểm phục hồi nguyên dạng chính là phương thức lý tưởng nhất. Nếu không thể bảo tồn nguyên dạng thì có thể bảo tồn theo hiện dạng đang có.

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 17


Đề cương tốt nghiệp. `

“PHÁT TRIỂN DU DỊCH” Phát triển du lịch là gì ?

I. Khái niệm về du lịch bền vững

D

u lịch bền vững là du lịch giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường thiên nhiên và cộng đồng địa phương, và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn sinh thái mà du lịch phụ thuộc vào. Mạng Lưới tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (United Nation World Tourism Organization Network - UNWTO) chỉ ra rằng du lịch bền vững cần phải: 1. Về môi trường: Sử dụng tốt nhất các tài nguyên môi trường đóng vai trò chủ yếu trongphát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu, và giúp duy trì di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên. 2. Về xã hội và văn hóa: Tôn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa của các cộng đồng địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã được xây dựng và đang sống động, và đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ liên văn hóa. 3. Về kinh tế: Bảo đảm sự hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp những lợi ích kinh tế xã hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ một cách công bằng, bao gồm cả những nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận ổn định và các dịch vụ xã hội cho các cộng đồng địa phương, và đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo. Khái niệm phát triển du lịch bền vững không chỉ tập trung vào việc bảo vệ môi trường mà còn tập trung vào việc duy trì những văn hóa của địa phương và đảm bảo việc phát triển kinh tế, mang lại lợi ích công bằng cho các nhóm đối tượng tham gia. II. Tại sao lại cần phát triển du lịch bền vững? u lịch là một trong những công nghệ tạo nhiều lợi tức nhất cho đất nước. Du lich có

D 18 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đạt các Mục Tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) mà Liên Hơp Quốc đã đề ra từ năm 2000, đặc biệt là các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới tính, bền vững môi trường và liên doanh quốc tế để phát triển. Chính vì vậy mà du lịch bền vững (sustainable tourism) là một phần quan trọng của phát triển bền vững (sustainable development) của Liên Hợp Quốc và của Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Phát triển du lịch bền vững là một chủ đề được thảo luận rất nhiều ở các hội nghị và diễn đàn lớn nhỏ trên toàn thế giới. Mục đích chính của phát triển bền vững là để 3 trụ cột của du lịch bền vững - Môi trường, Văn hóa xã hội và Kinh tế - được phát triển một cách đồng đều và hài hòa. Những lí do đi sâu vào chi tiết để giải thích tại sao lại cần phát triển du lịch bền vững thì có nhiều, nhưng có thể thấy rất rõ ở 3 yếu tố từ định nghĩa trên: Thứ nhất: Phát triển du lịch bền vững giúp bảo vệ môi trường sống. Vì bảo vệ môi trường sống không chỉ đơn giản là bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm sống trong môi trường đó, mà nhờ có việc bảo vệ môi trường sống mà con người được hưởng lợi từ đó: Không bị nhiễm độc nguồn nước, không khí và đất. Đảm bảo sự hài hòa về môi trường sinh sống cho các loài động thực vật trong vùng cũng là giúp cho môi trường sống của con người được đảm bảo. Thứ hai: Phát triển du lịch bền vững còn giúp phát triển kinh tế, ví dụ, từ việc khai thác các đặc sản văn hóa của vùng, người dân trong vùng có thể nâng cao đời sống nhờ khách du lịch đến thăm quan, sử dụng những dịch vụ du lịch và sản phẩm đặc trưng của vùng miền, của vùng. Phát triển du lịch bền vững cũng giúp người làm du lịch, cơ quan địa phương, chính quyền và người tổ chức du lịch được hưởng lợi, và người dân địa phương có công ăn việc làm. Thứ ba: Phát triển du lịch bền vững còn đảm bảo các vấn đề về xã hội, như việc giảm bớt các tệ nạn xã hội bằng việc cung cấp công ăn việc làm cho người dân trong vùng. Ở một cái nhìn sâu và xa hơn, du lịch bền vững giúp khai thác nguồn tài nguyên một cách có ý thức và khoa học, đảm bào cho các nguồn Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 19


Đề cương tốt nghiệp.

Phát triển du lịch ( tiếp theo )

tài nguyên này sinh sôi và phát triển để thế hệ sau, thế hệ tương lai có thể được tiếp nối và tận dụng. Với ba lí do được đề cập đến ở bên trên, ta có thể thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của phát triển du lịch bền vững trong chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Phát triển du lịch bền vững để có thể đạt được 3 yếu tố đó đòi hỏi rất nhiều công sức và sự làm việc nghiêm chỉnh trong lúc thực hiện, đặc biệt đối với một nước nền kinh tế còn nghèo và còn nhiều phụ thuộc như Việt Nam, cùng với III. Tại sao việc thực hiện phát triển du việc phát triển dân số,hệ thống lịch bền vững ở Việt Nam lại gặp nhiều luật lệ chồng chéo, và hệ thống khó khăn, đó là những khó khăn gì? hành chánh còn nhiều yếu kếm. Nhưng đâu mới là nguyên nhân hó khăn thứ nhất có thể nhìn thấy chính cho việc thực hiện phát rất rõ đó là Việt Nam chưa có một hệ triển du lịch bềnvững còn gặp thống cơ sở hạ tầng bao gồm có đường xá nhiếu khó khăn? Đó là những giao thông đi lại, với đủ các tiêu chuẩn an khó khăn gì? toàn và dễ tiếp cận cho khách du lịch để thực hiện việc di chuyển nhanh chóng, an toàn và thuận tiện.

K

Khó khăn thứ hai là việc ng ười dân khi ở những khu vực du lịch này thường xâm phạm đến các tài sản của khu vực du lịch mà không ý thức được hết ảnh hưởng lâu dài đến vấn đề môi trường sinh thái và những lợi ích lâu dài cho công động.

C

ho đến khi nào du lịch bền vững được thực hiện một cách sâu rộng và đạt hiệu quả cao nhất để tạo công ăn việc làm cho hơn 80 triệu người dân, giúp bảo vệ môi trường và tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của thế hệ tương lai Đó dường như là một câu hỏi còn đang cần lời giải đáp của rất nhiều người, đặc biệt của các bên liên quan và vai trò của các nhà lãnh đạo chính trị.

20 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

m

qu

nh ả a

Du lịch Việt Nam nằm trong diện khai thác kém hiệu quả không phát huy được cục diện truyền thống, chính vậy cần 1 bàn tay nhất quán của mọi phía trong ngành du lịch nước nhà.

Nét đ Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 21

ẹp V iệ

t N a


Đề cương tốt nghiệp.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Các yếu tố khách quan Nhằm bảo tồn tính đa dạng của văn hóa dân tộc Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách liên quan đến công tác bảo tồn văn hóa dân tộc có tác dụng tích cực đối với việc kế thừa, phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc đồng thời thúc đẩy bình đẳng, đoàn kết, tiến bộ toàn dân tộc. Đông Hồ nằm giữa nôi văn hoá Bắc Bộ. Quanh Đông Hồ có rất nhiều khu di tích văn hoá lịch sử như chùa Bút Tháp, chùa Dâu, chùa Keo, đền thờ Kinh Dương Vương, chùa Phật Tích Đông Hồ xưa được gọi tắt là làng Hồ, có tên nữa là Đông Mại hay làng Mái, thuộc tổng Hồ huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, trấn Kinh Bắc. Làng Hồ nổi tiếng với nghề làm tranh. Những tác phẩm giàu tính dân gian ra đời từ bàn tay của người dân Đông Hồ đã đi vào ca dao, đi vào cuộc sống và trở thành một địa chỉ văn hóa truyền thống của người Việt. 22 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018

Tính thời sự : Ngày xưa làng Đông Hồ có chợ tranh, có cảnh buôn bán tấp nập trên bến dưới thuyền. Chợ mang tính cộng đồng, sinh hoạt văn hoá. Nay không còn chợ nữa, do đó cần phục hồi sinh hoạt chợ như một sinh hoạt của làng nghề. . Trung tâm văn hóa ở vu vực Đông Hồ nhằm giới thiệu về văn hoá, không đơn thuần chỉ là chõ mua bán kiếm tiền mà là một không gian có tính sinh hoạt cộng đồng, có tính giao lưu (giữa người cùng làng với nhau, giữa người trong làng ở nơi khác đến). Ngoài ra công trình văn háo ở khu vực còn giúp đỡ cho công tác nghiên cứu nghệ thuật của những người có quan tâm đến nghệ thuật tranh dân gian.


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

D

Các yếu tố chủ quan

o lụt lội, làng Đông Hồ đã rời xa sông , gắn liền với các làng xã khác và khó có thể xác định ranh giới giữa Đông Hồ và các làng xóm láng giềng, do đó cải tạo và phục hồi Đông Hồ nghĩa là sẽ có tác động đến các làng khác nữa. Đề tài đó vượt quá khuôn khổ của một bài tốt nghiệp, do đó đồ án này chỉ tập trung thiết kế một trung tâm bảo tồn gìn giữ lại nghề truyền thống và phát triển phục vụ kinh doanh, nâng cao đời sống người dân tạI đây, thúc đẩy phát triển tranh Đông Hồ theo nhiều hướng khác nhau, thu hút khách du lịch tới thăm quan ....

M

ang đến cho làng tranh 1 sức sống mới hơi thở mới là khát khao cũng như ước muốn của rất nhiều người. Đồng thời đáp ứng tính hợp lí cho việc bảo tồn văn hóa dân tộc.

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 23


Đề cương tốt nghiệp.

trung tâm văn hóa

CÔNG TRÌNH THAM KHẢO Tổ hộp các công trình kiến trúc trong nước và quốc tế mang tính bảo tồn đồng thời phát triển du lịch.

24 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 25


Đề cương tốt nghiệp.

ĐẤT NƯỚC NHÌN TỪ BẢO TÀNG Xu hướng hiện đại “bảo tàng hóa” di sản văn hóa theo nghĩa rộng là bảo tồn và phát huy tất cả các di sản văn hóa đã bị/ được đưa ra khỏi môi trường tồn tại ban đầu và đặt trong một môi trường nhân tạo do con người tổ chức ra – đó là các bảo tàng. Còn theo nghĩa hẹp là một phương án tối ưu và hiện đại, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trực tiếp ngay trong môi trường sinh thái nhân văn, nơi di sản văn hóa được sáng tạo ra, hiện đang tồn tại gắn bó với cộng đồng cư dân là chủ thể của những di sản văn hóa ấy: một “bảo tàng sống – tại chỗ”, bao gồm trong đó tự nhiên, con người và di sản văn hóa vật thể – phi vật thể.

chuyên đề (bảo tàng quân sự/ chiến tranh chẳng hạn), còn bảo tàng các địa phương hầu hết thể hiện những di sản văn hóa, nhưng cũng không nhất thiết phải trình bày đầy đủ các thời kỳ văn hóa mà thường tập trung vào những thành tựu, di sản độc đáo nhất. Bên cạnh đó, hệ thống bảo tàng tư nhân (không quan trọng quy mô lớn nhỏ mà được đánh giá qua giá trị sưu tập hiện vật) theo những chủ đề khác nhau sẽ khai thác giá trị nhiều mặt của di sản văn hóa.

Hiện nay ở nước ta, loại hình bảo tàng lịch sử địa phương hay lịch sử các ngành nghề, lĩnh vực là chủ đạo, loại hình bảo tàng thiên nhiên cũng như bảo tàng văn hóa các cộng đồng tộc người ở từng vùng địa lý còn khá hiếm hoi. Nếu thực sự coi “bảo tàng là thiết chế văn hóa” phản ánh “lịch sử như một dòng chảy trong truyền thống văn hóa” thì hệ Ở nhiều nước, lịch sử đất nước thường được thể thống bảo tàng nước ta cần được sắp xếp lại để hạn chế sự hiện ở bảo tàng quốc gia, hoặc một vài bảo tàng 26 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

Những bảo tàng đầu tiên ở Việt Nam là do người Pháp thành lập vào khoảng đầu thế kỷ 20, trong đó có Bảo tàng Henri Parmentier ở Đà Nẵng, nay là Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm.

trùng lặp về nội dung và cả hình thức trưng bày, nhất là giữa các bảo tàng địa phương vì đều được xây dựng theo chung một “kịch bản” nặng về chiến tranh mà còn nhẹ về văn hóa – xã hội. Nên chăng xây dựng bảo tàng theo vùng văn hóa vì các tỉnh trong vùng thường có cùng đặc điểm về điều kiện tự nhiên và đặc trưng văn hóa tộc người; quá trình lịch sử xã hội của các cộng đồng tộc người không có nhiều khác biệt. Nội dung lịch sử của vùng mang tính khái quát và phong phú hơn. Trong hệ thống bảo tàng Việt Nam, những bảo tàng cấp quốc gia và một số bảo tàng đầu ngành thuận lợi cho việc đảm nhận vai trò bảo tàng vùng, miền. Bảo tàng các tỉnh phát triển theo hướng bảo tàng chuyên đề về đời sống xã hội, ngành nghề, nhân vật, sự kiện… Càng

đa dạng hóa chủ đề, nội dung trưng bày thì sự hấp dẫn du khách đến với bảo tàng càng tăng lên, mang lại một nguồn thu không nhỏ từ vé bảo tàng và các dịch vụ như đồ lưu niệm, các tập sách, hình ảnh, băng đĩa về hiện vật bảo tàng, và các dịch vụ khác. Ở bất kỳ quốc gia nào, hệ thống bảo tàng và di tích lịch sử – văn hóa luôn là “gương mặt” khả ái và tiêu biểu nhất mà quốc gia đó muốn giới thiệu với bạn bè quốc tế. Không chỉ vậy, nó còn là tấm gương để chính quốc gia đó soi vào, nhìn thấy mình trong quá khứ để hiểu mình hơn ở hiện tại và tương lai. Chính vì vậy hệ thống bảo tàng và di tích – gọi chung là những di sản văn hóa – được nhà nước và nhân dân luôn có ý thức bảo tồn, gìn giữ đồng thời có nhiều hình thức giới thiệu và tôn vinh những giá trị của nó. Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 27


Đề cương tốt nghiệp.

BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT

GẠCH ĐỎ TRIỀU DƯƠNG

Xây dựng năm 2014, Red Brick Art Museum là nơi trưng bày nghệ thuật Gạch nung Trung Quốc và thế giới, được thành lập bởi các nhà sưu tập Nghiêm Thế Kiệt , Tào Mai. Bảo tàng nằm ở quận Triều Dương, Bắc Kinh,Trung Quốc, có diện tích 20.000 mét vuông, với gần 10.000 mét vuông không gian triển lãm. Hai tầng trên bao gồm 9 gian triển lãm, 2 khu vui chơi giải trí công cộng, giảng đường, phòng ăn, quán cà phê và nhiều tiện ích khác. Tầng hầm là một phòng chiếu phim. KTS, giáo sư Đổng Dư Cán tại Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc của Đại học Bắc Kinh , đã sử dụng gạch đỏ làm vật liệu che phủ tòa nhà. Gạch đỏ được sử dụng làm tường, sàn, cầu thang, các mặt

tiền, các khối âm trang trí hình học và các khe gió giúp chủ động điều tiết, kiểm soát ánh sáng, chiếu sáng và đối lưu không khí bên trong. Bê tông thô mộc tạo nên kết cấu vững chắc cho trần, sàn, hành lang, lối đi bộ hay chỗ ngồi chung quanh không gian triển lãm. Giếng trời lớn chiếu sáng từ phía trên. Những khu vườn, khu vực tiếp khách, các tuyến đường đi bộ bằng đá ở bên ngoài được giữ nguyên các nguyên tắc vườn truyền thống. Với cấu trúc thô mộc, vững chắc, không gian liên tục khép- mở, các chất liệu được gắn kết tỉ mỉ, tổ chức không gian hiện đại hài hòa với ngôn ngữ kiến trúc truyền thống, Bảo tàng kích thích mọi người tìm kiếm, khám phá, tận hưởng từng khoảnh khắc trầm mặc, thiền tịnh.

28 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 29


Đề cương tốt nghiệp.

ELBPHILHARMONIE, Herzog & de Meuron Nằm ở rìa của khu phố HafenCity, Hamburg là Elbphilharmonie Concert của Herzog & de Meuron. Công trình mới nằm trên mái của một nhà kho tồn tại trước đó, với các mặt lắp kính bao gồm 1.100 tấm kính một chiều phản chiếu cũng như tạo ra hiệu ứng lấp lánh ở bên ngoài, các tấm kính đã được định hình một cách riêng biệt với độ chính xác đến từng milimet và được đánh dấu bằng đá bazan nhỏ màu xám phản quang để tránh bị hấp thụ nhiệt. Đề án được lên kế hoạch để mở hoàn toàn vào đầu năm tới với ba phòng hòa nhạc, một khách sạn, và 45 căn hộ cá nhân.

30 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ Tâm điểm của dự án là phòng hòa nhạc lớn – Great Hall, được thiết kế bởi Herzog & de Meuron, hợp tác cùng nhà âm thanh nổi tiếng Yasuhisa Toyota và Ben Koren, công ty ONE TO ONE. Phòng hòa nhạc có 2.150 ghế khán giả. Các bức tường, vách ngăn và trần của Great Hall bao gồm 10.000 tấm thạch cao và trang bị hệ thống cách âm chuyên dụng tránh âm thanh giải trí lan truyền ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt các căn hộ xung quanh. Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng này, Ben Koren của ONE TO ONE đã áp dụng vào quá trình th công hàng loạt các công nghệ tiên tiến.

Herzog & de Meuron hợp tác cùng ONE TO ONE để tạo ra dữ liệu số cho khuôn mẫu khuếch tán âm thanh của Great Hall. Khuếch tán âm thanh là sự phân tán của năng lượng âm thanh trong phòng. Các bề mặt không khuếch tán, phản xạ trong phòng hòa nhạc có thể dẫn đến một số tính chất âm thanh không tốt. Vấn đề này có thể được cải thiện một phần bằng cách tăng cường khuyếch tán.

Koren và nhóm cộng sự đã tạo ra một triệu tế bào khuếch tán âm thanh có hình dạng riêng biệt, kích thước từ 2 đến 6 inch dựa trên các thông số kỹ thuật về âm thanh. Các tế bào này được đặt ngẫu nhiên ở các khu vực khác nhau của Great hall. Công việc này không thể thực hiện được bằng cách thức truyền thống mà bằng sự phát triển các thuật toán tùy chỉnh của ONE TO ONE, sử dụng các định nghĩa tham số cho các tế bào. Mỗi tế bào được đặt trên bề mặt tường của Great hall với kích thước, hình dạng , chiều sâu và vị trí được kiểm soát, tính toán dựa trên yêu cầu của các chuyên gia âm thanh.

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 31


Đề cương tốt nghiệp.

trung tâm văn hóa

PHẦN 2 : ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỀ TÀI I

SƠ ĐỒ PHÂN KHU CHỨC NĂNG CỦA NHÀ VĂN HÓA. 1. Phân khu chức năng chung. 2. Sơ đồ dây chuyên công năng trong TTVH truyền thống và hiện đại. 3. Các loại dây chuyền công năng trong Trung tâm Văn Hóa.

II

ĐẶC ĐIỂM CHI TIẾT CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG CHÍNH 1. Khối đón tiếp 2. Khối Trưng bày triển lãm. 3. Khối Nhà Hàng 4. Khối Hành Chính 5. Khối hội trường.

III

ĐẶC ĐIỂM KĨ THUẬT TRONG TTVH 1. Hệ thống kết cấu 2. Hệ thống chiếu sáng tự nhiên và bao che 3. Hệ thống chiếu sáng nhân tạo 4. Hệ thống thông gió 5. Hệ thống thiết bị chuyên dụng trong TTVH

IV

ĐẶC ĐIỂM VỀ HÌNH THỨC KIẾN TRÚC 1. Xu hướng cổ điển. 2. Xu hướng khối đơn. 3. Xu hướng nhiều khối. 4. Xu hướng hình tượng.

V

PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT BẢO QUẢN TRANH 1. Chống ẩm 2. Chống nấm mốc

VI

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ TTVH 1. Cơ sở xác định quy mô công trình 2. Cơ sở xác định quy mô thiết kế 3. Các cơ sở thiết kế hội trường 4. Các cơ sở thiết kế không gian khác.

32 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 33


Đề cương tốt nghiệp.

II. ĐẶC ĐIỂM CÁC CHI TIẾT KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG CHÍNH Mỗi không gian điều biểu trưng lên một đặng điểm riêng của nó, không những về những đặc điểm mang tính quy chuẩn mà còn là những đặc điểm mang tính sáng tạo và sáng tạo còn mang những dáng dấp khác nhau tạo nên đặc điểm không gian chức năng riêng biệt.

1. KHỐI ĐÓN TIẾP

Giữa truyền thống và hiện đại HÌNH THỨC QUẦY TIẾP TÂN Quầy tiếp tân giữa truyền thống vầ hiện đại có điểm tương đồng khá lớn, để phục vụ duy 1 công năng là để hướng dẫn thông báo cũng như là bộ mặt của không gian nên thường được trang trí với phong cách lôi cuốn chỉ khác ở cách sử dụgn vật liệu cũng như thiết kế kiểu dáng khác nhau. HÌNH THỨC TRANG TRÍ Truyền thống : sử dụng bối cảnh cũng Hiện đại: đòi hỏi tính triết lí của công như màu sắc không gian mang âm trình sử dụng vật liệu hiện đại đón đầu hưởng cổ điển như vật liệu trang trí những xu hướng kiến trúc đặc trưng. thường không xa rời với địa phương KHU VỰC QUẦU LƯU NIỆM Quầu lưu niệm thường là không gian mở tương tác trực tiếp với không gian xung quanh nhằm tăng sự chú ý của khách tham quan và du lịch, tùy theo cổ truyền hoặc hiện đại mà quầu cũgn được trang trí giống với t1nh chất của sảnh. KHU VỰC QUẦU LƯU NIỆM khu vực ngồi chờ khách là không gian mở, giớng với quầu lưu niệm nhưng được tương tác trực tiếp với sảnh trở thành 1 phần của tiền sảnh tiện cho quan sát các vị trí khác nhau. SẢNH CHÍNH Gần như là bộ mặt của công trình từ phong cách đến phục vụ đề được thể hiện ở sảnh, là đầu mút giao thông chính đều hướng công năng của công trình. Sảnh chính lớn chó sức chứa cao phục khách tham quan và du lịch. Khoảng lùi của sảnh thường lớn hơn 6m để chỗ cho mái che chỗ đâu xe . .. . Trước sảnh chính là tiền sảnh là chỗ cho thủ tực giữ đồ..... 34 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 35


Đề cương tốt nghiệp.

2. KHỐI TRƯNG BÀY TRIỂN LÃM Giữa trong nước và quốc tế

TRIỂN LÃM VIỆT NAM

Không gian triển lãm ở Việt nam rất đặc sắc do có nhiều bản sắc vùng miền và dân tộc nhưng thường nằm ở quy mô không lớn, sử dụng ánh sáng cũng như kiểm soát bụi bẩn không thực sự tốt, cần đề cao tính triết lí của hiện vật triển lãm.

36 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

TRIỂN LÃM NƯỚC NGOÀI Triển lãm nước ngoài có sự hài hòa về cung cách hoặt động lẫn hài hòa về ánh sáng và bố cục.

Triễn lãm ở các nước phát triển được đầu tư lượng kinh phí lớn, vì thế mang đến cho triển lãm nước ngoài những tiêu chí về thẩm mỹ cao, chất lượng tốt. Tính đa dạng cũng như yếu tố tương tác không gian tốt, điều đó là những thứ đáng học hỏi và áp dụng vào Việt Nam. Không gian triển lãm cần tính toán kĩ càng các hạng mục như chiếu sáng giao thông trong khu vực triển lãm, đồng thời là vấn đề lưu giữ và bảo quản sản phẩm triển lãm khiến sản phẩm triễn lãm không bị hư tổn, không bị ẩm mốc và đãm bảo an ninh cho sản phẫm. Ở các triển lãm quốc tế nội dung triển lãm được khai thác để thiết kế không gian hòa hợp với hiện vật trung bày, đây là điểm khá nổi bật và đáng khen ngợi của các triển lãm quốc tế.

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 37


Đề cương tốt nghiệp.

KHỐI NHÀ HÀNG Nhà hàng trong trong nhà văn hóa là bộ phận kinh doanh phục vụ nhu cầu ăn uống tại nhà văn hóa, phục vụ chủ yếu cho: khách du lịch, khách dự các hội nghị, Chức năng chính của nhà hàng là kinh doanh thức ăn, đồ uống và phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng. Đây là hoạt động có vai trò quan trọng trung tâm văn hóa, đảm bảo thỏa mãn tối ưu nhu cầu cấp thiết của khách du lịch hiện nay, đó là không chỉ “ăn no – mặc ấm” mà là “ăn ngon – mặc đẹp” là quảng bá ẩm thực địa phương đến với khách du lịch.

38 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

ĐẶC ĐIỂM NHÀ HÀNG TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ NHÀ HÀNG TRONG NƯỚC

NHÀ HÀNG NGOẠI QUỐC

Điểm tương đồng: đều có chung nhiệu vụ là phục vụ nhu cầu ẩm thực của khách tham quan. Bên cạnh đó ở những thành phố lớn có sự giống nhau về xu hướng thiết kế nhà hàng. Điểm khác nhau: Tùy vào mức độ kinh tế mà nhiều địa phương tác động đến thiết kế trong nhà hàng cũng khác nhau. Thường trang bị là những cơ sở ăn uống nhỏ. Nhiều công trình mang tính hướng ngoại nên không tìm được bản sắc riêng của không gian nhà hàng.

Điểm khác nhau: Thiết kế đa dạng, có tính tương tác địa phương thẩm mỹ , màu sắc hài hòa tùy mục đích sử dụng. Thường những thiết kế của nhà hàng có nét riêng biệt cũng như tính liên hệ khu vực tốt. Đầy đủ không gian chức năng và

ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ Do có sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa nhất là trên phương diện ẩm thực mà các phong cách thiết kế nhà hàng cũng mang những sắc thái tương đồng về thiết kế cũng như ẩm thực. Từ đó xảy ra hiện tượng vay mượn chủ nghĩa thiết kế nhà hàng, chính vậy cần phát triển nét riêng của nhà hàng mang văn hóa ẩm thực địa phương vào nhà hàng truyền thống. Đồng thời quảng bá ẩm thực Việt Nam ra bạn bề các nước.

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 39


Đề cương tốt nghiệp.

4. KHỐI HÀNH CHÍNH

Giữa trong nước và quốc tế

KHỐI QUẢN TRỊ HÀNH CHÍNH

Thường những khu hành chính là khu vực mang âm hưởng của sự nghiêm chỉnh độp lập tạo tính uy nghiêm của khu hành chính. Nhưng trong thời buổi hiện nay hướng tới sự thoải mái vui tươi là cách mà những văn phòng hành chính hướng đến .

40 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

5.KHỐI HỘI TRƯỜNG Linh hồn của hội trường (khán phòng) không nằm ở thẩm mỹ hay màu sắc những yếu tố đó chỉ tác động đến hội trường 1 phần nhỏ, cái chính nằm ở xử lí ánh sáng và âm thanh bề mặt. Chính vì 2 yếu tố trên TTVH du lịch và phát triển Đông Hồ lụa chọn thiết kế khán phòng mang âm hưởng của sự hiện đại, hướng đến tối ưu hóa vật liệu để cải thiệu triệt để vấn đề âm thanh và ánh sáng trong khán phòng tạo vẻ tiện nghi trang trọng mang đến ấn tượng cho khán giả tương tự với công trình Herzog.

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 41


Đề cương tốt nghiệp.

B

ao gồm những đặc trưng riêng cũng như những thiết kế kết cấu nhằm đãm bão cho công trình hoặt động Bao gồm những hạng mục như thiết kế kết cấu tải trọng , thiết kế chiếu sáng sinh hoạt .....

III. ĐẶC ĐIỂM KĨ THUẬT TRONG TTVH pic.Đặc điểm về sử lí ánh sáng trong công trình.

42 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

1. Hệ thống kết cấu 1.1 Xác định tải trọng: Tải trọng là lực tác động từ bên ngoài lẫn bên trong.. Trung tâm Văn hóa ngòai kết cấu tĩnh để chịu lực cho sàn, cho hiện vật trung bày mà còn có tải trọng động của khách du lịch khách tham quan . Cần quan tâm đến nhất là khu vực triển lãm và khu vực khán phòng ở đây lượng tải trọng độn tập trung khá nhiều.. Chính vì vậy đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế là 1 việc rất cần thiết. Xem trên tiêu chuẩn xây dụng khán phòng : TCXDVN 355: 2005 “Tiêu chuẩn thiết kế nhà hát - phòng khán giả - Yêu cầu kỹ thuật” quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với các nhà hát để biểu diễn kịch nói, nhạc kịch, vũ kịch, ca múa nhạc... Tiêu chuẩn TCXDVN 355: 2005 được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 35/2005/QĐ-BXD ngày 19 tháng 10 năm 2005. Sàn sân khấu, sàn diễn 500 kg/m2 Sàn tiền đài, hậu đài, sân khấu phụ 400 kg/m2 Sàn các phòng tập, xưởng lắp ráp bài trí, xưởng cơ điện, các kho 400 kg/m2 Sàn các phòng phục vụ sân khấu, hóa trang, các phòng điều khiển âm thanh, ánh sáng 300 kg/ m2 pic.Hình thức kết cấu chiu tải ở các không gian lớn. Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 43


Đề cương tốt nghiệp.

2. Hệ thống chiếu sáng tự nhiên

Ánh sáng tự nhiên là nguồn cung cấp ánh sáng trực tiếp tối ưu và hiệu quả nhất cho bất kỳ thiết kế, công trình nào. Để thiết kế nhà đẹp thì trong mọi không gian, trong môi trường sinh hoạt hay làm việc, ánh sáng tự nhiên sẽ giúp bạn có được cảm giác thoải mái, dễ chịu nhất. Sử dụng ánh sáng tự nhiên sẽ tốt hơn cho sức khỏe của con người. Phong cách lấy sáng thường có 2 cách, lấy sáng từ mặt bên ( cửa sổ), lấy sáng từ mái ( cửa sổ mái) tùy theo hình thể công trình thực tế mà áp dụng. Lưu ý theo biểu độ quỹ kiến mặt trời phương thức lấy sáng cửa sổ mái thường có độ sáng trung bình gấp đôi phương thức lấy sáng từ mặt bên . Trong khi việc lấy sáng theo tiêu chuẩn dễ dàng tính toán ra diện tích cửa sổ thì việc che nắng cho công trình lại phức tạp hơn nhiều. Vấn đề là công trình thì cố định mà mặt trời thì di chuyển liên tục, do đó việc che nắng trong mọi trường hợp gần như là rất khó.

pic. 1 số hình thức lấy sáng tự nhiên trong thiết kế kiến trúc.

44 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018


A. CHIẾU SÁNG QUA CỬA:

Đ

ây là hình thức lấy sáng tự nhiên điển hình của hầu hết các công trình kiến trúc trong đó có trung tâm văn hóa. Hình thức lấy sáng tự nhiên qua cửa được thể hiện bằng hình thức kết hợp vật liệu trong suốt kết hợp với vật liệu của ở các lối vào, cách lấy sáng này khá truyền thống và phổ biến ở Việt Nam

B. CHIẾU SÁNG QUA CỬA SỔ:

H

ình thức lấy sáng qua cửa sổ là hình thức lấy sáng truyền thống được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ r6ta1 lâu đời chính về thế sử dụng sáng sáng qua cửa sổ là 1 biện pháp tiện lợi dễ thi công.

C. LỖ CỬA CHIẾU SÁNG SÂU(SKYLIGHT- SKYDOME)

T

ỉ lệ của chiếu sáng sâu được tính theo nguyên tắc 1,5X - 2X tránh được ánh sáng trực tiếp đến không gian triển lãm mà còn tạo nên hiệu quả khuếch tán dịi êm cho phần không gian bên dưới .


D. CHIẾU SÁNG QUA LAM

Đ

ây là hình thức lấy sáng tự nhiên từ những khe ở của vật liệu. Từ sự cố tình của kiến trúc sư mà ánh sáng qua lam được tạo hình bắt mắt thú vị . Kéo theo hình thức lam khác nhau dẫn đến hình thù ánh sáng khác nhau, có khi là những hình vương hình tròn chiếc lá..... tạo cho công trình có những điểm thu hút đặc biệt thú vị.

E. LẤY SÁNG CỬA MÁI

L

à dạng lấy sáng từ bên trên thông qua việt khoét lỗ trên mái. Đồng thời nhằm biến đổi nguồn sáng, cửa mái được trang bị thêm nhiều những loại thoải tinh có khả năng khếch đại hoặc điều hòa ánh sáng từ mái. Ánh sáng từ mái có đặc điểm chạy sáng rất thú vị và tùy vào tính chất khác nhau của thời tiết mà ánh sáng cũng khác.

F. LẤY SÁNG THÔNG TẦNG

L

ấy sáng từ thông tầng là biện pháp điều hòa ánh sáng trong công trình mang đến nhiều hiệu quả nhưng chiếm nhiều diện tích sử dụng


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

pic. 1 số hình thức lấy sáng nhân tạo trong thiết kế kiến trúc.

3. HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG NHÂN TẠO

Ư

u điểm Chiếu sáng nhân tạo tác động đến thẩm mỹ rất nhiều mà ánh sáng tự nhiên hoàn toàn không bù đắp được. Chiếu sáng tự nhiên mang đến những cái nhìn mới cho công trình.

K

huyết điểm Kinh phí cũng gọi là ảnh hưởng đến kinh thế 1 phần, những sản phẩm về nhân tạo đều gây ảnh hưởng đến môi trường sống và sinh hoạt.

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 47


Đề cương tốt nghiệp.

pic. các thủ thuật về ánh sáng trong không giain triển lãm.

a. Nguyên lí chiếu sáng nhân tạo trong trung tâm văn hóa

Chiếu sáng nhân tạo là sự phân bố hợp lí ánh sáng cho các khu vực nằm bên trong và bên ngoài tung tâm văn hóa giúp đem lại hiệu ứng thị giác cho khách thu lịch và khách tham quan. 2 đối tượng mà trung trung tâm văn hóa cần tập trung hướng đến xử lí là khu vực triển lãm sản phẩm hiện vật và khu vực hội trường , ở đây ánh là là là phép nhàu trong không gian. chỉ khi ánh sáng đạt hiệu quả cao nhất thì không gian mới thực sự bộc lộ hết khả năng của nó. Hình thức sử dụng của chiếu sáng nhân tạo là bố trí các loại đèn chuyên dụng với mục đích điều tiết ánh sáng hợp lí.

48 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018


A. CHIẾU SÁNG CHUNG ĐỀU

C

hiếu sáng chung đều cần đảm bảo độ rọi đồng đều trên ề mặt nhận sáng và bề mặt làm việc. b1ong đèn có thể bố trí đều trên trần và giá sách sao cho đủ độ rọi cần thiết chong các phòng làm viêc. Ưu điểm Tạo độ rọi đồng đều có ảnh hưởng rất tốt tới mắt. Khuyết điểm Lãng phí điện năng và không phải chỗ nào cũng cần độ rọi như nhau.

B. CHIẾU SÁNG CỤC BỘ

L

à hệ thống chiếu sáng riêng cho những nơi cần độ rọi cao như chiếu sáng tranh ảnh, chiếu sáng hiện vật Ưu điểm Tạo độ rọi cao cho bề mặt sản phẩm triển lãm. có thể điều chỉnh đực hướng chiếu sáng. có thể dùng những đèn chiếu sáng điện áp thấp để nâng cao hiệu suất. Khi không sử dụng có thể tắt đèn để tiết kiệm năng lượng. Khuyết điểm Chỉ cung cấp độ rọi mang tính cục bộ không đảm bảo độ rọi cho cả phòng

C. CHIẾU SÁNG NGANG DỌC

L

à hình thức sử dụng đèn huỳnh quang bố trí ngang hoạc dọc tạo ánh sáng mang tính đồng đều Việc bố trí này rất thuận tiện cho việc bố trí đường điện. ưu điểm là ít tốn kém điện năng trong sinh hoạt.


4.HỆ THỐNG THÔNG GIÓ

Thông gió tự nhiên Với trung tâm văn hóa cần lưu ý đến vấn đề bao che với những không gian mở cần lưu ý đến viẹc sử dụng vật liệu, tránh để tình trạng ẩm mốc ảnh hưởng đến sản phẩm trưng bày cũng như nật liệu xây dựng. Đối với các triển lãm nag tính mở cần hạn chế để bị tác động của khói bụi, ...

Thông gió nhân tạo hệ thống thông gió nhân tạo thường phổ biến trong các công trình hiện đại vì đáp ứng được nhiều yêu cậu về độ thông thoáng và sạch sẽ ở đây hệ thống giông gió chủ yếu là những máy điều hòa không khí; Có 3 dạng điều hòa không khí: - Hệ thống điều hòa trung tâm. - Hệ thống điều hòa không khí VRV - Hệ thống điều hòa không khí cục bộ ( máy lạnh ) Trung tâm văn hóa thường sử dụng hệ thống điều hòa turng tâm hoặc VRV.


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

1 số công trình tận dụng gió tự nhiên.

1 số vật liệu điều hòa gió tự nhiên.

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 51


Đề cương tốt nghiệp.

Kiến trúc văn hóa rất đa dạng và phong phú bởi mỗi nơi đều có 1 nét văn hóa riêng từ đó tạo ra những kiểu kiến trúc văn hóa riêng biệt. Tùy theo thời kì mà kiến trúc văn hóa cũng khác nhau. Tùy theo đặc điểm mà công trình được chia thành 1 số loại hình chủ yếu như: Xu hướng cổ điển. Xu hướng hợp khối Xu hướng tách khối Xu hướng hình tượng

gallery of Santa Fe de Bogotá Foundation / El Equipo de Mazzanti. Photograph by Andrés Valbuena

IV. ĐẶC ĐIỂM VỀ HÌNH THỨC KIẾN TRÚC TRUNG TÂM VĂN HÓA 52 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018

Mỗi hình thức đều mang 1 hoặc nhiều ý nghĩa khác nhau biểu thị nên tính nhất công trình và phù hợp vs yếu tố địa phương.


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

A. XU HƯỚNG CỔ ĐIỂN Để chỉ các công trình văn hóa có mặt bằng và hình thức xử lí nội ngoại thất thất được xử lí bằng đường nét , hoa văn giống với kiến trúc phục hưng. Điều này là cho công trình trở nên nghiêm nghị . Ở Việt Nam thì thiết kết gần giống với những công trình hành chính thiếu thẩm mỹ và rất đơn điệu.

B. XU HƯỚNG HỢP KHỐI

Lấy ý tưởng từ những khối cơ bản, hoặc được liên kết bằng các hình khối khác nhau tại thành 1 thể duy nhất, tạo ra tính cô đọng và liên kết.

B. XU HƯỚNG TÁCH KHỐI

Là hình thức chia không gian thành nhiều khối khác nhau tạo ra những thình thức kiến trúc thú vị mới lạ và nhận được nhiều sự thu hút.

C. XU HƯỚNG HÌNH TƯỢNG Từ những vật liệu hình khối với mục đích gợi đến những vật thể, vật chất liên quan đến tính chất trung tâm văn hóa tạo ra sự quen thuộc thân thiện.

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 53


Đề cương tốt nghiệp.

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT BẢO QUẢN TRANH

54 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

A. CHỐNG ẨM Yêu cầu về độ ẩm thích hợp để bảo quản tranh: Nhiệt độ 20oC, Độ ẩm: 50% Các biện pháp chống ẩm: Thông gió: dùng quạt hoặc mở cửa để thông gió tự nhiên, chống ẩm cho tài liệu. Chỉ tiến hành thông gió khi trong kho không thấp hơn nhiệt độ ngoài kho là 5oC. Khi mở của thông gió không để bụi, côn trùng, khí độc, ánh sáng lọt thêm vào kho. Dùng máy hút ẩm, máy điều hòa không khí chạy 24/24 trong 1 ngày đêm.

B. CHỐNG NẤM MỐC Để chống nấm mốc phải thường xuên quét chải lau chùi làm vệ sinh cho tranh ảnh. Phải luôn luôn duy trì chế độ thông gió chế độ nhiệt độ- độ ẩm tối ưu cho môi trường bảo quản tranh ảnh.

C. CHỐNG CÔN TRÙNG

Khử trùng cho tranh ảnh thường dùng biện pháp xông khí. hạn chế đến mức tối đa khả năng xâm nhập của chuột vào kho tranh tài liệu...

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 55


Đề cương tốt nghiệp.

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ TRUNG TÂM VĂN HÓA

TCVN 9365 : 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn sửa đổi, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

56 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo nhà văn hóa - thể thao. CHÚ THÍCH: 1) Nhà văn hóa - thể thao được dùng vào mục đích tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao ở cấp quận, huyện. 2) Đối với nhà văn hóa - thể thao có yêu cầu đặc biệt, khi các cơ quan có thẩm quyền cho phép thì được thiết kế theo yêu cầu, nhiệm vụ thiết kế riêng. 2. Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có). TCVN 26221), Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế; TCVN 4474, Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4513, Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4205 : 20121), Công trình thể thao - Sân thể thao - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4529 : 20121), Công trình thể thao - Nhà thể thao - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 5577 : 20121) ,Rạp chiếu bóng - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 5674, Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công nghiệm thu; TCVN 7447, Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà; TCVN 7958 : 2008, Bảo vệ công trình xây dựng - Phòng chống mối cho công trình xây dựng mới; TCVN 9835 : 20121), Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống; TCVN 16 : 19862), Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng; TCXDVN 264 : 20022), Nhà và công trình - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng. 3. Quy định chung 3.1.Căn cứ vào tính chất, chức năng sử dụng và quy mô công trình, nhà văn hóa - thể thao được phân làm hai loại: - Nhà văn hóa - thể thao với nội dung hoạt động thông thường; - Nhà văn hóa - thể thao với nội dung hoạt động mang tính chất đặc trưng của vùng miền. 3.2. Quy mô nhà văn hóa - thể thao được tính theo sức chứa của phòng khán giả, từ 100 người đến 500 người. 4. Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng 4.1. Khu đất xây dựng nhà văn hóa - thể thao phải nằm trong quy hoạch chung được duyệt, phù hợp với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội hiện tại của địa phương và khả năng phát triển trong tương lai. 4.2. Khu đất xây dựng nhà văn hóa - thể thao phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Môi trường sạch đẹp phù hợp với các hoạt động văn hóa, thể thao, học tập, rèn luyện; - Có hệ thống giao thông thuận tiện, đảm bảo cho công tác xây dựng và đáp ứng được yêu cầu hoạt động của nhà văn hóa - thể thao trong tương lai; - Thuận lợi cho việc cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc…; - Khu đất ở vị trí cao ráo, thoáng mát, ít tốn kém cho biện pháp xử lý đặc biệt về nền móng công trình hoặc thoát nước khu vực; - Nhà văn hóa - thể thao phải được bố trí ở khu vực trung tâm quận, huyện với bán kính phục vụ quy định trong Bảng 1.

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 57


Đề cương tốt nghiệp. Loại nhà văn hóa 1. Đối với các quận 2. Đối với các huyện Bảng 1 - Bán kính phục vụ của nhà văn hóa - thể thao

Bán kính phục vụ từ 2 000 đến 3 500 từ 3 500 đến 5 000

4.3. Diện tích đất xây dựng nhà văn hóa - thể thao căn cứ vào quy mô, tính chất điểm dân cư và được quy định trong Bảng 2. Sức chứa phòng khán giả người 1. Nhà văn hóa - thể thao với nội dung hoạt động thông thường

Diện tích xây dựng ha

Tên gọi

- Loại lớn từ 400 đến 500 từ 0,8 đến 1,0 - Loại trung bình từ 200 đến 300 từ 0,6 đến 0,7 - Loại nhỏ từ 100 đến 200 từ 0,4 đến 0,5 2. Nhà văn hóa với nội dung hoạt động mang tính chất đặc trưng của vùng miền. - Loại lớn nhỏ hơn 500 - Loại trung bình nhỏ hơn 400 - Loại nhỏ từ 200 đến 300 Bảng 2 - Diện tích đất xây dựng nhà văn hóa - thể thao

từ 0,6 đến 0,7 0,5 từ 0,3 đến 0,4

4.4. Nên bố trí nhà văn hóa - thể thao gần các công trình văn hóa, thể thao khác và phải tính tới khả năng phối hợp giữa các công trình để tạo thành các tổ hợp văn hóa - thể thao của đô thị. 4.5. Hạn chế sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng nhà văn hóa - thể thao. Trường hợp sử dụng đất nông nghiệp thì phải được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 4.6. Nhà văn hóa - thể thao phải được bố trí cách chỉ giới xây dựng hoặc chỉ giới đường đỏ của đường giao thông chính không nhỏ hơn 6 m. 4.7. Phải tuân theo các quy định về khu bảo vệ và khoảng cách ly an toàn đối với các công trình xây dựng như quy định về quy hoạch xây dựng [1]. Khoảng cách ly vệ sinh tối thiểu của nhà văn hóa - thể thao được quy định Bảng 3. Tên công trình - Bệnh viện - Nghĩa trang, bãi rác - Nhà máy có độ độc hại cấp I - Nhà máy có độ độc hại cấp II - Nhà máy có độ độc hại cấp III - Nhà máy có độ độc hại cấp IV - Nhà máy có độ độc hại cấp V

Khoảng cách ly tối thiểu 1 000 2 000 1 000 500 300 100 50

CHÚ THÍCH: Nếu công trình ở cuối hướng gió chủ đạo thì khoảng cách này cần được tính toán cho thích hợp. Bảng 3 - Khoảng cách ly vệ sinh đối với nhà văn hóa - thể thao 58 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ 4.8. Hướng của các khối chức năng chính của nhà văn hóa - thể thao phải bảo đảm đón được gió chủ đạo về mùa hè. Tận dụng được ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng tối đa cho các phòng trong công trình. 4.9. Thiết kế tổng mặt bằng nhà văn hóa - thể thao cần phù hợp với các yêu cầu sau: - Phân khu chức năng rõ ràng; - Tổ chức giao thông hợp lý; - Phù hợp với yêu cầu sử dụng. 4.10. Tỷ lệ diện tích đất xây dựng cho các khu chức năng chính của nhà văn hóa thể thao được tính toán như sau: - Diện tích xây dựng các công trình kiến trúc: từ 30 % đến 35 %; - Diện tích xây dựng sân tập ngoài trời: từ 25 % đến 30 %; - Diện tích cây xanh, sân vườn: từ 15 % đến 20 %; - Diện tích đất giao thông nội bộ: 10 %. 4.11. Xung quanh khu đất xây dựng nhà văn hóa - thể thao phải có hàng rào bảo vệ và dải cây xanh để chắn gió, bụi và giảm tiếng ồn. Chiều rộng dải cây xanh không nhỏ hơn 5 m đối với đường giao thông thường và 10 m đối với đường giao thông có mật độ lớn. 4.12. Trước lối ra vào của nhà văn hóa - thể thao (nơi có phòng biểu diễn) cần có bãi đỗ xe và nơi tập kết người, tiêu chuẩn diện tích là 0,3 m2/chỗ ngồi. Chiều rộng đường phân tán khán giả cần tính toán phù hợp nhưng không nhỏ hơn 1 m/500 khán giả. Chỉ tiêu tính toán diện tích bãi để xe được lấy như sau: - Xe ô tô: 25 m2/xe; - Xe mô tô, xe máy: 3,0 m2/xe; - Xe đạp: 0,9 m2/xe. 4.13. Khu đất xây dựng nhà văn hóa - thể thao phải có ít nhất hai cổng ra vào cho người đi bộ và xe máy, ô tô. Cần có đường giao thông riêng cho khu vực kho và bãi để xe. 5. Nội dung công trình và yêu cầu giải pháp thiết kế 5.1. Yêu cầu chung 5.1.1. Tiêu chuẩn diện tích xây dựng của các khối chức năng chính trong nhà văn hóa - thể thao được quy định như sau: - Khối hoạt động quần chúng 50 %; - Khối học tập 35 %; - Khối công tác chuyên môn 10 %; - Khối quản lý hành chính 5 %. 5.1.2. Không gian các phòng chức năng của nhà văn hóa - thể thao cần có tính thích ứng và tính linh hoạt cao về mặt sử dụng. Các phòng phải được bố trí thuận tiện về mặt phân khu sử dụng và quản lý. 5.1.3. Khi thiết kế nhà văn hóa - thể thao cần bố trí các phòng hoạt động riêng cho trẻ em, người già tại nơi có lối ra vào an toàn, thuận tiện. Phòng hoạt động của trẻ em cần trang trí vui nhộn, màu sắc tươi sáng phù hợp với đặc điểm và sự phát triển tâm sinh lý của trẻ.w CHÚ THÍCH: Cần tính đến nhu cầu sử dụng của người khuyết tật trong công trình. Yêu cầu thiết kế tuân theo TCXDVN 264 : 2002. 5.2. Khối hoạt động quần chúng 5.2.1. Nội dung của khối hoạt động quần chúng gồm các phòng chính sau: - Phòng khán giả; - Phòng vui chơi giải trí; - Phòng giao tiếp; - Phòng triển lãm (phòng trưng bày, phòng truyền thống); - Phòng đọc sách, thư viện; - Phòng thể thao, sân thể thao. Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 59


Đề cương tốt nghiệp. 5.2.2. Phòng khán giả 5.2.2.1. Phòng khán giả gồm: sảnh, phòng khán giả, sân khấu, phòng máy chiếu. 5.2.2.2. Tiêu chuẩn diện tích của phòng khán giả là từ 0,7 m2/chỗ ngồi đến 1,0 m2/chỗ ngồi. CHÚ THÍCH: 1) Trường hợp quy mô phòng khán giả lớn hơn 300 chỗ: việc thiết kế tia nhìn, bố trí ghế, lối đi lại, thiết kế âm thanh, phòng máy chiếu phải tuân theo TCVN 5577:2012. 2) Trường hợp quy mô phòng khán giả từ 300 chỗ trở xuống có thể thiết kế thành phòng hoạt động đa năng với nền phẳng; 3) Cốt cao độ của sân khấu có thể bằng cốt cao độ của phòng khán giả và chất lượng âm thanh phải đảm bảo về độ rõ của lời nói. 5.2.3. Phòng vui chơi giải trí 5.2.3.1. Căn cứ vào nội dung hoạt động và nhu cầu thực tế để thiết kế hình dáng và bố cục. Có thể thiết kế kèm theo phòng quản lý và kho. 5.2.3.2. Trường hợp quy mô của phòng giải trí lớn thì nên tách riêng phòng giải trí của trẻ em và phòng giải trí của người lớn. Bên ngoài phòng giải trí trẻ em nên kết hợp khu vực sân chơi. 5.2.3.3. Diện tích của phòng giải trí được xác định như sau: - Phòng giải trí loại lớn: 70 m2 - Phòng giải trí loại trung bình: 50 m2 - Phòng giải trí loại nhỏ: 30 m2 5.2.4. Phòng giao tiếp 5.2.4.1. Phòng giao tiếp bao gồm: phòng khiêu vũ, phòng trà, phòng quản lý, căng tin. 5.2.4.2. Cạnh phòng khiêu vũ cần thiết kế không gian gửi mũ áo, gian hút thuốc và kho nhỏ. Tiêu chuẩn diện tích của không gian này là 2 m2/người. 5.2.4.3. Phòng khiêu vũ cần có 2 cửa mở trực tiếp với bên ngoài, hoặc hành lang. Diện tích phòng khiêu vũ từ 160 m2 đến 220 m2. 5.2.4.4. Phòng trà cần có không gian chuẩn bị, trong đó có bố trí chậu rửa, thiết bị đun nước. 5.2.4.5. Nền sàn phải bằng phẳng, không trơn trượt. Được trang trí nội thất và ánh sáng tốt. Phải có khả năng cách âm, chống ồn, lan truyền âm thanh ảnh hưởng đến các khu vực khác. 5.2.5. Phòng triển lãm 5.2.5.1. Phòng triển lãm gồm: phòng trưng bày, hành lang triển lãm và kho. Diện tích sử dụng của phòng trưng bày không nhỏ hơn 65 m2. 5.2.5.2. Phòng trưng bày cần sử dụng chiếu sáng tự nhiên là chính và tránh ánh sáng lóa và ánh sáng chiếu thẳng. 5.2.5.3. Chiều rộng và chiều cao lối ra vào của phòng trưng bày, hành lang cần phù hợp với các yêu cầu về thoát người, đảm bảo an toàn cho việc vận chuyển tranh ảnh và đồ triển lãm. 5.2.5.4. Đường đi trong các gian trưng bày bố trí thuận tiện cho giao thông. Vị trí đặt các tủ trưng bày và thiết bị chiếu sáng phải được sắp xếp có tính linh hoạt cao. 5.2.6. Phòng đọc sách - Phòng đọc sách gồm: phòng đọc, phòng tư liệu, kho sách báo. - Phòng đọc sách cần đặt ở nơi yên tĩnh, có đủ ánh sáng, tránh ánh sáng lóa và ánh sáng chiếu thẳng. Cửa sổ lấy ánh sáng nên có thiết bị che nắng. - Khi quy mô của phòng đọc sách không nhỏ hơn 50 m2, nên tách phòng đọc trẻ em riêng. 5.3. Khối học tập 5.3.1. Khối học tập cần bố trí ở nơi yên tĩnh trong nhà văn hóa - thể thao (trừ phòng luyện tập tổng hợp, phòng tập thể thao, sân thể thao). Khối học tập gồm các phòng sau: - Phòng luyện tập tổng hợp; - Phòng tập thể thao; 60 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ - Sân tập thể thao; - Phòng học; - Phòng dạy mỹ thuật. 5.3.2. Phòng luyện tập tổng hợp 5.3.2.1. Phòng luyện tập tổng hợp cần bố trí ở vị trí hợp lý, không làm ảnh hưởng đến các phòng lân cận. 5.3.2.2. Cần bố trí khu vệ sinh, phòng tắm cho người đến tập; CHÚ THÍCH: Trường hợp cần thiết phải có kho. 5.3.2.3. Trong phòng tập các môn: múa, thể dục thẩm mỹ, thể hình, thể dục nghệ thuật và một số môn đặc thù dọc theo tường cần bố trí tay vịn, lan can để tập luyện. Trên mặt tường không bố trí cửa và cần đặt gương soi toàn thân. 5.3.2.4. Tiêu chuẩn diện tích sử dụng của phòng luyện tập tổng hợp là 6 m2/người. 5.3.2.5. Số người luyện tập không lớn hơn 25 người/ca tập. 5.3.2.6. Chiều cao phòng xác định dựa trên yêu cầu sử dụng, nhưng không thấp hơn 3,6 m. CHÚ THÍCH: Đối với phòng tập thể thao, chiều cao phòng cần phù hợp với quy định hiện hành. 5.3.2.7. Mặt sàn của phòng luyện tập tổng hợp nên sử dụng loại sàn gỗ. 5.3.2.8. Cửa ra vào nên làm bằng cửa cách âm. 5.3.3. Phòng tập thể thao Phòng tập thể thao của các bộ môn phải đảm bảo đúng kích thước sàn tập theo quy định trong Bảng 4. CHÚ THÍCH: Trường hợp trong nhà văn hóa - thể thao có tổ chức thêm một số các hoạt động thể thao khác như bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, bóng đá, cờ tướng, cờ vua và một số môn thể thao khác theo yêu cầu của địa phương thì tiêu chuẩn diện tích được lấy theo các quy định trong TCVN 4205 : 2012 và TCVN 4529 : 2012. Kích thước m Môn thể thao Dài

Rộng

Chiều cao thông thủy

Số người trong một ca tập người

Ghi chú

12

Kích thước sân như sau: - Sân chơi đơn: 13,4 m x 5,18 m. - Sân chơi đôi: 15,4 m x 6,1 m. Nếu bố trí 2 sân liền nhau thì khoảng cách giữa 2 sân không nhỏ hơn 3 m.

1. Cầu lông

15

8

2. Bóng bàn

7,7

4,5

4

8 người/bàn

3. Vật cổ điển, tự do

24

14

5

12

4. Thể dục thể hình, thẩm mỹ

50

18

6

CHÚ THÍCH: Chiều cao thông thủy là chiều cao từ mặt sàn hoàn thiện đến mặt dưới của kết cấu chịu lực hoặc trần đã hoàn thiện. Bảng 4 - Kích thước sàn tập của một số môn thể thao trong nhà văn hóa - thể thao 5.3.4. Phòng học 5.3.4.1. Phòng học trong nhà văn hóa - thể thao được tổ chức thành 2 loại: phòng học nhỏ và phòng học lớn. Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 61


Đề cương tốt nghiệp. 5.3.4.2. Số người của mỗi lớp học nhỏ khoảng 40 người và lớp học lớn khoảng 80 người. 5.3.4.3. Tiêu chuẩn diện tích không nhỏ hơn 1,4 m2/người. 5.3.5. Phòng dạy mỹ thuật 5.3.5.1. Tiêu chuẩn diện tích được tính 2,8 m2/người. Mỗi lớp không lớn hơn 30 người. 5.3.5.2. Hướng chiếu sáng chính từ cửa cho các phòng dạy mỹ thuật nên là hướng Bắc. 5.3.5.3. Trong phòng dạy mỹ thuật cần đặt chậu rửa ở bốn góc phòng và bố trí ổ cắm điện. 5.4. Khối công tác chuyên môn 5.4.1. Khối công tác chuyên môn gồm: Phòng làm công tác văn hóa văn nghệ, mỹ thuật, âm nhạc, múa, kịch, nhiếp ảnh, ghi âm - hình và một số chuyên môn khác, lãnh đạo các phòng ban, ban chỉ huy thiếu niên nhi đồng, ban văn hóa quần chúng. 5.4.2. Phòng mỹ thuật nên đặt hệ dây treo tường (treo tranh ảnh), thiết bị che ánh sáng, chậu rửa. Diện tích sử dụng từ 24 m2 đến 32 m2. 5.4.3. Phòng âm nhạc bố trí từ 1 đến 2 phòng dạy đàn. Mỗi phòng có diện tích sử dụng từ 16 m2 đến 32 m2 và phải tính đến yêu cầu về chất lượng âm thanh trong phòng và cách âm. 5.4.4. Phòng nhiếp ảnh cần bố trí phòng chụp ảnh và buồng tối in tráng phim. 5.4.4.1. Buồng tối cần đảm bảo yêu cầu che ánh sáng và thông gió, hút thải cục bộ. 5.4.4.2. Cần bố trí gian thực hành trong phòng nhiếp ảnh. Căn cứ vào quy mô có thể bố trí từ 2 đến 4 gian, mỗi gian có diện tích không nhỏ hơn 4 m2. 5.4.5. Phòng ghi âm, ghi hình cần bố trí ở nơi yên tĩnh trong nhà văn hóa - thể thao. Yêu cầu thiết kế phòng ghi âm, ghi hình phải tuân theo quy định trong TCVN 5577 : 2012. 5.4.5.1. Trang trí nội thất của phòng ghi âm, ghi hình và phòng điều khiển cần đảm bảo chất lượng âm thanh. 5.4.5.2. Trên tường ngăn giữa phòng ghi âm với phòng điều khiển cần có cửa quan sát cách âm. 5.5. Khối quản lý hành chính 5.5.1. Khối quản lý hành chính có vị trí thuận tiện liên hệ với bên ngoài và quản lý bên trong. Khối quản lý hành chính gồm các phòng giám đốc, phòng làm việc, phòng văn thư đánh máy, phòng kế toán, phòng lễ tân, phòng trực ban. 5.5.2. Các phòng phụ trợ của khối quản lý hành chính gồm: kho, phòng kỹ thuật điện, nhà xe, thường trực - bảo vệ và một số phòng phục vụ khác bố trí theo yêu cầu thực tế của từng công trình. Diện tích các phòng được tính toán theo tiêu chuẩn định mức diện tích làm việc [2]. 6. Yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy 6.1. Thiết kế phòng cháy, chữa cháy cho nhà văn hóa - thể thao phải tuân theo các quy định về an toàn cháy cho nhà và công trình [3] và TCVN 2622. 6.2. Bậc chịu lửa của nhà văn hóa - thể thao được quy định trong Bảng 5. Số tầng cao - Lớn hơn hoặc bằng 3 tầng - Nhỏ hơn 3 tầng Bảng 5 - Bậc chịu lửa của nhà văn hóa - thể thao

Bậc chịu lửa Lớn hơn hoặc bằng bậc II Bậc III

6.3. Các phòng biểu diễn, phòng triển lãm, phòng khiêu vũ, phòng giải trí, phòng đa năng nên bố trí tại tầng 1 và có lối ra vào trực tiếp. 6.4. Chiều rộng thông thủy của hành lang trong nhà văn hóa - thể thao không nhỏ hơn quy định trong Bảng 6. CHÚ THÍCH: Chiều rộng thông thủy Khoảng cách giữa hai mép tường đối diện, hoặc là khoảng cách giữa hai mép cột (nếu có) đã hoàn thiện. 62 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ Hành lang giữa phòng đặt ở Hành lang bên phòng đặt ở hai bên một bên 1. Khối hoạt động quần chúng 2,1 1,8 2. Khối học tập 1,8 1,5 3. Khối công tác chuyên môn 1,5 1,2 Bảng 6 - Chiều rộng thông thủy nhỏ nhất của hành lang trong nhà văn hóa thể thao Bộ phận

6.5. Tất cả các cửa trên lối thoát người đều phải mở ra ngoài hành lang. Không được dùng cửa quay, cửa xếp, cửa đẩy. 6.6. Chiều rộng cửa ra vào chính của phòng triển lãm, phòng khiêu vũ, phòng vui chơi giải trí lớn không nhỏ hơn 1,5 m. 6.7. Những nơi tập trung đông người ở sảnh, cầu thang, đường thoát người cần bố trí đèn chiếu sáng sự cố và bảng hiệu chỉ dẫn phân tán. 7. Yêu cầu về cấp thoát nước và thiết bị kỹ thuật vệ sinh 7.1. Khi thiết kế hệ thống cấp thoát nước và thiết bị kỹ thuật vệ sinh cho nhà văn hóa - thể thao phải tuân theo quy định trong TCVN 4513 và TCVN 4474. 7.2. Nước cấp cho nhà văn hóa - thể thao phải được lấy từ hệ thống cấp nước chung. Trường hợp ở những nơi không có hệ thống cấp nước đô thị, cho phép tận dụng các nguồn nước tự nhiên để sử dụng nhưng phải được xử lý bằng các biện pháp lắng, lọc. 7.3. Khi thiết kế mạng lưới đường ống cấp nước bên trong phải tính theo tổng lưu lượng dùng nước lớn nhất của mọi yêu cầu sử dụng. 7.4. Cho phép thiết kế hệ thống cấp nước nóng cục bộ cho các phòng có nhu cầu cần thiết phục vụ học tập. 8. Yêu cầu về thông gió - điều hòa không khí và tiếng ồn 8.1. Trong nhà văn hóa - thể thao phải thiết kế hệ thống thông gió và điều hòa không khí cho những phòng có số lượng người tập trung đông như: phòng khán giả, phòng triển lãm, phòng khiêu vũ, phòng giải trí lớn, phòng đa năng để đảm bảo yêu cầu vệ sinh và chống nóng về mùa hè. 8.2. Khi thiết kế hệ thống thông gió, điều hòa không khí cho nhà văn hóa - thể thao phải bảo đảm nhiệt độ tính toán trong nhà của các phòng theo quy định trong Bảng 7. Tên phòng

Nhiệt độ trong phòng oC

1. Phòng khán giả, phòng triển lãm, phòng khiêu vũ, phòng đọc sách, lớp học, phòng làm việc, phòng giải trí. 2. Phòng thể thao 3. Phòng luyện tập tổng hợp

Từ 20 đến 25 Từ 18 đến 20 Từ 22 đến 25

Bảng 7 - Nhiệt độ tính toán trong một số phòng của nhà văn hóa - thể thao 8.3. Các phòng khán giả dưới 400 chỗ và tất cả các phòng học, làm việc phải thiết kế thông gió tự nhiên và có hệ thống quạt trần. 8.4. Các khu vệ sinh cần có thiết bị thông gió, hút thải cục bộ. 8.5. Cấp tiếng ồn cho phép trong các loại phòng không lớn hơn quy định trong Bảng 8.

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 63


Đề cương tốt nghiệp. Tên phòng

Cấp tiếng ồn cho phép dB

1. Phòng âm nhạc (phòng có yêu cầu yên tĩnh cao 2. Phòng học, phòng đọc sách 3. Phòng vui chơi giải trí

30 50 55

Bảng 8 - Cấp tiếng ồn cho phép trong nhà văn hóa - thể thao 9. Yêu cầu về chiếu sáng, kỹ thuật điện và thông tin liên lạc, viễn thông 9.1. Tận dụng triệt để chiếu sáng tự nhiên, trực tiếp cho các phòng: phòng tập thể thao, phòng học, phòng triển lãm, phòng đa năng. Khi thiết kế chiếu sáng tự nhiên cần áp dụng các hình thức chiếu sáng sau: - Chiếu sáng bên qua cửa sổ các tường bao che; - Chiếu sáng bên qua mái, cửa mái qua lỗ lấy sáng ở mái và các lỗ sáng ở vị trí cao của nhà; - Chiếu sáng hỗn hợp (kết hợp chiếu sáng bên và chiếu sáng bên). 9.2. Khi thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho các phòng phải đảm bảo độ đồng đều nhỏ nhất: - 0,7 cho chiếu sáng bên; - 21 cho chiếu sáng hỗn hợp (tỷ số giữa độ rọi lớn nhất và nhỏ nhất). 9.3. Các phòng có chức năng chính trong nhà văn hóa - thể thao cần được ưu tiên chiếu sáng tự nhiên. Tỷ lệ diện tích cửa sổ với diện tích sàn của phòng không nhỏ hơn quy định trong Bảng 9 Tên phòng

Tỷ lệ diện tích cửa sổ/diện tích sàn

1. Phòng triển lãm, Phòng đọc sách 2. Phòng mỹ thuật 3. Phòng vui chơi giải trí, giao tiếp 4. Phòng văn nghệ, âm nhạc, múa, kịch 5. Phòng học 6. Phòng luyện tập tổng hợp Bảng 9 - Tỷ lệ diện tích cửa sổ với diện tích sàn để tính chiếu sáng tự nhiên

1/3

1/5

9.4. Cần có biện pháp và thiết bị làm giảm độ chói mắt hoặc không bị lóa do ánh sáng trực tiếp hay phản chiếu khi có mặt trời. 9.5. Tất cả các không gian trong nhà văn hóa - thể thao phải được thiết kế chiếu sáng nhân tạo. Độ chiếu sáng nhỏ nhất trên mặt phẳng tính toán quy ước được quy định trong Bảng 10.

Tên các phòng 1. Các phòng biểu diễn

2. Phòng giải tr

- Phòng khán giả - Sân khấu - Phòng hóa trang - Máy chiếu - Phòng giải trí - Phòng khiêu vũ, phòng trà

64 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018

Độ chiếu sáng trung bình lux từ 75 đến 150 từ 50 đến 100 từ 50 đến 100 từ 20 đến 50 từ 50 đến 100 từ 50 đến 100

Ghi chú Sân khấu cần có chiếu sáng làm việc


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ 3. Phòng triển lãm

- Phòng triển lãm, hành lang

từ 75 đến 150

4. Các phòng đọc

- Phòng đọc

từ 75 đến 150

- Phòng làm việc mỹ thuật - Phòng chụp ảnh - Phòng ghi âm - Các phòng khác

từ 75 đến 150 từ 75 đến 150 từ 50 đến 100 từ 50 đến 100

- Phòng luyện tập tổng hợp - Lớp học thường - Lớp học lớn - Lớp học mỹ thuật

từ 75 đến 150 từ 75 đến 150 từ 75 đến 150 200

5. Các phòng học tập

6. Các phòng làm việc chuyên môn

Nên bố trí chiếu sáng cục bộ Nên bố trí chiếu sáng cục bộ Nên bố trí chiếu sáng cục bộ

CHÚ THÍCH: Mặt phẳng tính toán quy ước để thiết kế chiếu sáng là mặt phẳng cách sàn 0,8 m Bảng 10 - Độ rọi chiếu sáng nhỏ nhất trên mặt phẳng tính toán 9.6. Khi thiết kế chiếu sáng nhân tạo cho nhà văn hóa - thể thao ngoài những quy định trên còn phải tuân theo TCXD 16:1986. 9.7. Thiết bị phân phối điện cần bố trí ở nơi dễ quản lý, có đường ra vào thuận tiện. 9.8. Thiết kế điện trong nhà văn hóa - thể thao cần tính đến khả năng các phòng hoạt động đa chức năng và tăng thêm số lượng thiết bị. 9.9. Đường dây trong các phòng cần đi ngầm và bố trí phù hợp với các thiết bị sử dụng điện khác nhau. 9.10. Việc lắp đặt đường dây dẫn điện và thiết bị điện tuân theo quy định trong TCVN 7447. 9.11. Hệ thống chống sét cho công trình phải tuân theo quy định trong TCVN 9385 : 2012. 10. Yêu cầu về công tác hoàn thiện 10.1. Công tác hoàn thiện cần tuân theo quy định trong TCVN 5674 và đảm bảo yêu cầu thích dụng, bền vững và mỹ thuật. 10.2. Yêu cầu về phòng chống mối phải tuân thủ các quy định trong TCVN 7958:2008. 10.3. Cần bố trí các thùng rác công cộng đảm bảo thuận tiện khi sử dụng, đảm bảo khoảng cách và vệ sinh môi trường. 10.4. Sàn của phòng khán giả phải chống trơn, trượt và quét dọn dễ dàng. Trong các phòng kỹ thuật thì mặt sàn phải ốp và lát bằng vật liệu không cháy. 10.5. Các phòng hoạt động quần chúng cần sử dụng vật liệu lát nền dễ cọ rửa, lau chùi, chịu mài mòn. Phòng hoạt động của trẻ và người già cần sử dụng sàn gỗ. 10.6. Tường và sàn trong khu vệ sinh phải có lớp chống thấm. Chiều cao lớp quét chống thấm tính từ mặt nền hoặc sàn hoàn thiện từ 1,0 m đến 1,2 m cho các phòng khu vệ sinh và 1,5 m cho phòng tắm. 10.7. Ở khe cửa ra vào phòng khán giả, phòng khiêu vũ, phòng ghi âm phải có điện cách âm. Cửa của khối hoạt động quần chúng, khối học tập không được làm ngưỡng cửa. 10.8. Công tác hoàn thiện công trình gồm: sơn, lát, trát, ốp… phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và sử dụng. Cần kết hợp đồng bộ trang trí nội thất, ngoại thất, đường xá, cây cảnh, sân vườn. 10.9. Trường hợp mái của nhà văn hóa - thể thao được sử dụng làm nơi hoạt động ngoài trời thì phải có lan can chắn các cạnh trống của mái. Chiều cao lan can bảo vệ không nhỏ hơn 1,2 m. Khi lan can bằng kim loại thì các chi tiết của lan can không được làm ảnh hưởng đến hoạt động của người sử dụng.

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 65


Đề cương tốt nghiệp.

66 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

PHẦN 3 : NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU

Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông Hồ.

I

VẬT LIỆU ĐĂC BIỆT TRONG CÔNG TRÌNH 1. Giới thiệu về vật liệu âm thanh

II

VẬT LIỆU TRUYỀN THỐNG TRONG TK KIẾN TRÚC 1. Vật liệu truyền thống.

III

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ CÁC HẠNG MỤC

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 67


Đề cương tốt nghiệp.

I. VẬT LIỆU ĐẶC BIỆT TRONG CÔNG TRÌNH

1. Giới thiệu về vật liệu âm thanh: Âm thanh trong khán phòng là điều kiện không tể thiếu của không gian và khán phòng có thể gọi lá phổi của trung tâm văn hóa, là nơi họp mặt hội nghị, giới thiệu đấu gián sản phẩm, nhiều hoạt động xảy ra ở đây, chính thế công trình hướng tới xử lí 6m thanh bề mặt mang tính triệt để về âm thanh tạo cho khán ph2ong những trải nghiệm thú vị. Trên thế giớ có rất nhiều khán phòng có trang bị đầy đủ thiết bị cũng như thiết kế phù hợp với khả năng tiếp nhận âm thanh, cũngv có những nơi với những sáng tạo về vật liệu âm thanh rất tốt, ở đây có thể nói đến như Elbphilharmonie Hamburg / Herzog & de Meuron

68 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

TIÊU CHUẨN THẾT KẾ HỆ THỐNG ÂM THANH.

Tiêu chuẩn chất lượng âm thanh hội trường ​- Âm thanh cần phải rõ ràng, trong sáng, hút âm mạnh cho các microphone bục phát biểu, âm thanh phủ thật đều trong không gian hội trường, người nghe cảm thấy dễ chịu do chất lượng âm thanh ngọt ngào, hãy sử dụng những micro chuyên nghiệp như thương hiệu Audio- Technica… – Thiết kế phải giảm thiểu các tình huống gây hú. Lưu ý việc vang dội âm thanh, gây hú còn phụ thuộc vào người kỹ thuật viên điều chỉnh, nội thất hội trường xung quanh như tường, nền trần, rèm, bàn ghế, số lượng khán giả, kiến trúc xây dựng… – Âm thanh đủ mạnh đáp ứng cho số lượng khán giả trong hội trường.Thiết kế sẽ khác nhau tùy số lượng khán giả và độ lớn của hội trường. – Âm thanh tương đối phủ đều trong hội trường, đảm bảo mức độ chênh lệnh cảm nhận của người nghe tại các vị trí không có khác biệt đáng kể. – Chất tiếng trong sáng, độ trung thực cao: làm hài lòng những khán giả tinh tế và khó tính. – Chất lượng loa, độ ổn định cao, đồng bộ, công nghệ tiên tiến. Nên sử dụng các thương hiệu nổi tiếng, uy tín: JBL, Martin, AKG, Soundcraft, Crown ,….. Vị trí đặt loa chuẩn trong âm thanh hội trường – Tùy theo không gian hội trường, nhưng không gian hội trường tối thiểu phải đủ rộng để đặt các loa cách nhau ít nhất từ 3m, cách người ngồi khoảng 3,5 m và cách tường 0,8m. ​- Vị trí lý tưởng để đặt loa trong hội trường cần đáp ứng các yêu cầu sau: + Đặt cách xa tường và sàn nhà để tránh tiếng dội của âm trầm (bass) + Dùng tai nghe để kiểm tra khoảng cách các loa cho phù hợp. Thông thường hai loa tạo thành một tam giác đều là hợp lý. + Đặt loa hướng về phía người nghe cách người nghe gần nhất tối thiểu 3,5m. + Tâm của màng loa tương đương với chiều cao ngang tai của người nghe. + Khoảng trống sau lưng của người nghe càng lớn càng tốt. Có thể đặt một tấm hút âm bằng vải hoặc xốp để chống các âm thanh dội từ tường lại. Lưu ý: Với phòng nghe nhạc, ta không nên thiết kế trần nhà dạng vòm, vì như vậy sẽ tạo nên tiếng dội không mong muốn. Còn đối với những trần nhà quá cao bạn nên sử dụng loa tháp. Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 69


Đề cương tốt nghiệp.

VẬT LIỆU TRUYỀN THỐNG TRONG THIẾT KẾ KT

Giấy gió. Giấy dó là loại giấy được sản xuất từ vỏ những cây dó (như dó giấy, dó liệt...), theo quy trình thủ công được truyền lại qua nhiều thế hệ ở một số làng nghề ở Việt Nam. Giấy dó được dùng cho vẽ tranh trong mỹ thuật dân gian Việt Nam, đặc biệt là để làm giấy điệp cho tranh Đông Hồ, hay lưu giữ các tài liệu, nhờ vào nhiều ưu điểm, nổi bật nhất là độ bền theo thời gian. Giấy dó có đặc tính xốp nhẹ, bền dai, không nhoè khi viết vẽ, ít bị mối mọt, hoặc dòn gãy, ẩm nát. Giấy dó xốp, nhẹ do nguyên liệu, cách chế biến, xử lý nguyên liệu và công nghệ sản xuất giấy dó quy định. Giấy dó có cấu trúc dạng sợi, các xơ sợi li ti cố kết với nhau tựa mạng nhện, nhiều lớp, không theo thứ tự sợi ngang, dọc như tấm lụa dệt, mà theo dạng chuyển động brown, đa chiều. Giấy dó có trọng lượng riêng bằng khoảng một nửa các loại giấy sản xuất công nghiệp. Độ bền: Tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, trong số những tài liệu giấy, thì tài liệu giấy dó có tuổi thọ cao nhất. Các tài liệu giấy dó là những loại tài liệu được sản sinh lâu đời nhất, từ khi các phương tiện bảo quản chưa được phát triển. Bắt màu, hút ẩm và thoát ẩm: Vì xốp nên giấy dó rất dễ bắt màu khi viết, in Cách nhiệt, cách âm, thẩm âm, cháy kiệt: Cũng vì xốp nên giấy dó cách nhiệt, cách âm tốt, do có cấu trúc dạng sợi đa chiều Trong thiết kế kiến trúc giấy có thể dùng làm trang trí cho triển lãm cũng như làm vật liệu cho 1 số khu vực với mục đích mang tính mới lạ và truyền thống cho công trình Việt 70 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

III. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ CÁC HẠNG MỤC.

Thống kê sơ bộ của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, mỗi năm, Bắc Ninh đón gần 3 triệu lượt khách đến thăm quan, khám phá văn hóa truyền thống, tham gia lễ hội và các sự kiện văn hóa, thể thao… Thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoảng 1.500 tỷ đồng. Doanh thu và lượng khách sử dụng dịch vụ du lịch có xu hướng tăng nhanh, bình quân 10% - 15%/năm. Riêng giai đoạn 2011 - 2016 đạt mức tăng trưởng cao nhất 26% năm. Thời gian tới, du lịch Bắc Ninh có nhiều thuận lợi, đó là sự chỉ đạo của Bộ Chính trị qua Nghị quyết 08-NQ/TW. Đặc biệt, nhiều giải pháp thiết thực, cụ thể được tỉnh hướng đến nhằm đưa ngành công nghiệp không khói từng bước khẳng định vai trò trong phát triển kinh tế địa phương. (BNP) - Từ đầu năm đến nay, ngành Du lịch Bắc Ninh đón 781 nghìn lượt khách, tăng 17% so cùng kỳ năm trước; doanh thu phục vụ đạt 620 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ. Các hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch tiếp tục được đẩy mạnh. Trong đó, tổ chức quầy thông tin quảng bá di sản văn hóa, du lịch Bắc Ninh tại liên hoan Du lịch Mẫu Sơn năm 2017; tham gia Liên hoan Du lịch làng nghề - Ẩm thực Hà Nam; quảng bá thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng…. Đặc biệt, từ tháng 8/2017, tổ chức chương trình hát “Dân ca Quan họ” trên thuyền tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan đã thu hút hàng nghìn khán giả đến thưởng thức. Trung tâm Xúc tiến Du lịch Bắc Ninh giới thiệu đến du khách nhiều hoạt động phong phú như: trưng bày giới thiệu tranh dân gian Đông Hồ; sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê; trình diễn di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại - hát Quan Họ; giới thiệu các sản vật, món ăn đặc sản nổi tiếng như: rượu hoa cúc Hiệp Anh, tương Bần, nem Bùi Xá (Thuận Thành)… những sản phẩm độc đáo về văn hóa và ẩm thực của người Kinh Bắc.

781000

Tăng 17%

KHÁCH THAM QUAN

SO VỚI CÙNG KÌ NĂM TRƯỚC

620 tỷ đồng

DOANH THU

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 71


Đề cương tốt nghiệp.

THÀNH PHẦN CÁC HẠNG MỤC TRONG CÔNG TRÌNH - Là công trình cấp I, thuộc phân cấp công trình dân dụng; loại công trình văn hóa, thương mại của khu vực, - theo quy hoạch, diện tích đất 15ha , diện tích sử dụng 5ha mật độ xây dựng 15-25% - số tầng cao trung bình 1-3.

Hạng mục A

KHỐI ĐÓN TIẾP

SL

Chỉ tiêu diện tích

sảnh chính

2

Sảnh phụ

3

bàn tiếp tân thông tin du lịch

4

4. khu vực ngồi chờ cho khách

5

khu trưng bày và bán hàng lưu niệm (quầy + kho)

400 ng

760

6. khu vệ sinh + gửi đồ

7

quầy bar, ăn nhẹ

8

các văn phòng hổ trợ

72 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018

Ghi chú

QCXDVN 06:2010

0,4-0,5 m / người

200

0,2-0,3 m2/ người

120

0,1 m2/ người

40

Từ quầy tiếp tân có thể nhìn thấy lối vào,

0.15 m2/ người

60

chiếm 10% không gian sảnh, 15 chỗ ngồi, gồm quầy giải khát và thức ăn nhẹ.- Gần sảnh, chiếm 10% không gian sảnh - Dễ nhận diện nhưng phải tách biệt với khu vực tiếp tân và giao thông khu vực sảnh

0,4

160

m2/người 0.1 m2/ người (WC nam)

6

Cao m

2

1

Diện tích (m2)

40

0.1 m2/ người (WC nữ)

1 m2/chổ (10%)

40 100

>3,8

Khoảng lùi trước sảnh >=5.5m, có thể tiếp cận được bãi xe, Tạo các chỗ đậu xe tạm dưới mái đón, bãi xe taxi, bãi xe chờ. Người khuyết tật tiếp cận bằng ramp độ dốc <=1:10


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ - phòng kế toán

20

- phòng ký gửi

8

- phòng quản lý tiếp tân

20

- phòng kiểm soát vé an ninh

15

- phòng điều hành điện tử

15

- vệ sinh cho nhân viên và quản lý

10

- kho

12 1745

KHỐI LƯU TRÚ

30 phòng – 45 giường

B

(Khách sạn 45 giường) 1

Sảnh khách sạn

2

Nhà hang khách sạn

Tiêu chuẩn khách sạn 3 sao 110 40 chổ

Số chổ bằng 80% số giường

Sảnh

230 20

Phòng ăn

3m /chổ

120

bar

0,8 m /chỗ (25%)

8

Bếp

0,8 m2/chỗ

32

2

2

Soạn

20

kho

20

Vệ sinh

10

Dịch vụ giải trí

290

Vũ trường (sân sinh hoạt cộng đồng dân tộc)

100

karaoke

25

b illard

15

Phòng thể dục (pitness)

30

Hồ bơi

120

4

Phòng ngủ

1115

4a

Standard 60%

3

4b

4c

TCVN: 4391-2015

673

single

4

32 m /ph

128

double

5

35 m2/ph

175

Twin

6

35 m2/ph

210

Family

4

40 m /ph

160

single

1

32 m /ph

32

double

3

35 m2/ph

105

Twin

3

35 m2/ph

105

Family

1

40 m /ph

40

2

2

Delux 30%

282 2

2

Suite 10%

160

1 phòng ngủ

1

40

40

2 phòng ngủ

1

55

55

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 73


Đề cương tốt nghiệp. Phòng vip 5

1

65

65

Khu giử trẻ

120

Sảnh kết hợp quầy cho nhân viên giám sát

10

Khu gửi đồ để giày dép

2

Khu sinh hoạt vui chơi tập trung

50

Tiếp cận sân vườn ngoài trời

Khu đọc sách

12

Cung cấp ánh sáng tự nhiên

Khu video game

12

Khu trò chơi

12

Nhà banh

12

Nhà vệ sinh

12

C

KHỐI CÔNG CỘNG

6769

1

Khối trưng bày triển lãm + nghiên cứu (50% lượng khách)

2010

Sảnh

0.15-0.18 m2/người/

Vệ sinh Phòng thuyết minh, giới thiệu

TCXDVN281:2004

50 30

100 chỗ

220

Trưng bày tạm thời

150

Không gian trưng bày ngoài trời

400

Phòng đọc tra cứu tài liệu

100

Phòng đọc điện tử

60

Phòng trưng bày chuyên đề 1: tự nhiên

300

Phòng trưng bày chuyên đề 2: con người

300

Phòng trưng bày chuyên đề 3: thảm họa

300

Kho trung chuyển

Nội thất, trang trí phù hợp, cuốn hút trẻ nhỏ

2

50

100

m2/tầng 2

Khối hội trường – biểu diễn

900

(50% lương khách) Sảnh

0.15-0.18 m2/kháng giả

50

Vệ sinh

60

Nhân viên + đạo cụ

100

khán phòng biểu diễn

500 ghế

0,7-1 m2/ chổ nguồi

500

Rạp phim 7D

30 chổ

2-3 m2/chổ

90

Rạp phim 4D

60 chổ

1-2 m2/chổ

100

3

Khối nhà hàng

350 chổ

2006

3a

Nhà hàng chính

200 chỗ

1292

Khu bếp chung

150

Khu bếp làm bánh

30

74 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018

TCXDVN 355:2005


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

3b

3c

3d

Khu kho nguyên liệu

30

Kho đồ đông lạnh

20

Kho đồ khô

20

Kho nước uống rượu

20

Kho đồ nội thất

30

Khu rửa chén để ráo chén đĩa

20

Vệ sinh nhân viên

20

Khu trưng bày thức ăn và trình diễn nấu nướng

70

Bar phục vụ nước uống và rượu

60

Khu bàn ăn tập trung kết hợp bục trình diễn, sàn nhãy

270

Chỗ ngồi nhìn ra cảnh quan đẹp bên ngoài hoặc điểm nhấn nội thất

Khu bàn ăn 2 người

160

60 chỗ. Chỗ ngồi nhìn ra cảnh quan đẹp bên ngoài hoặc điểm nhấn nội thất

Khu bàn ăn tổ chức thành nhóm

30

Chỗ ngồi nhìn ra cảnh quan đẹp bên ngoài hoặc điểm nhấn nội thất

Reception

20

Khu vệ sinh cho khách

50

Nhà hang đặc sản

50 chổ

Liên hệ với khu bếp, mở ra khu ngồi của khách

300

Kho lưu trữ thực phẩm từ bếp chính

8

Kho thực phẩm

12

Kho nước uống, rượu

8

Kho trang thiết bị

12

Khu bếp (sơ chế, nấu, soạn chia)

40

Nhà bếp vệ tinh ( Satellite Kitchen)

Khu trưng bày đặc sản

40

Chỗ ngồi nhìn ra cảnh quan đẹp bên ngoài hoặc điểm nhấn nội thất

Khu bàn ăn

180

Nhà hang Á

50 chổ

207

Kho lưu trữ thực phẩm từ bếp chính

35

Kho thực phẩm (có ngăn lạnh)

12

Kho nước uống, rượu

8

Kho trang thiết bị

12

Khu bếp (sơ chế, nấu, soạn chia)

40

Nhà bếp vệ tinh ( Satellite Kitchen)

Khu bàn ăn

100

Chỗ ngồi nhìn ra cảnh quan đẹp bên ngoài hoặc điểm nhấn nội thất

Nhà hàng Âu

50 chổ

207

Kho lưu trữ thực phẩm từ bếp chính

35

Kho thực phẩm (có ngăn lạnh)

12

Kho nước uống, rượu

8

Kho trang thiết bị

12

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 75


Đề cương tốt nghiệp.

4

Khu bếp (sơ chế, nấu, soạn chia)

40

Nhà bếp vệ tinh ( Satellite Kitchen)

Khu bàn ăn

100

Chỗ ngồi nhìn ra cảnh quan đẹp bên ngoài hoặc điểm nhấn nội thất

Khối spa chăm sóc sức khỏe

470

(25% lượng khách) Khu trong nhà

400

Sảnh đón

50

Khu giải khát nội bộ

50

Thay và giử đồ

65

Khu vệ sinh

15

Phòng xông hơi khô và ướt

15

Khu lounge chung

90

Phòng trị liệu đơn

15

Phòng trị liệu đôi

20

Phòng tập gym

50

Khu salon

30

Khu ngoài trời

70

Chòi massage và trị liệu

12

Khu lounge ngoài trời

58

5

Khối vận động, giải trí

1383

5a

Hồ bơi + hoạt động dưới nước

4a

4b

658 8 m /người

Hồ bơi tập trung

2

Hồ cạn cho trẻ em Bồn sủi

350

Kích thước khoảng 25x12m, hình dạng tự do. Đấy hồ dốc từ 0,80,9m đến 1,2m (có thế sâu hơn để lặn

90 3

tạo thành nhóm cho khoảng 8 người trở lại. Giữa các nhóm có ngăn cách tương đối như là tường, tác phẩm điêu khắc hoặc cây xanh.

Poll deck kết hợp bar bờ hồ

150

Bờ hồ: *>=1,2m để tiếp cận | 3,2m (đặt ghế tắm nắng) đến 6,2m (hồ lớn hơn) * Bề mặt bờ hồ mịn, không trơn, bền, thoát nước tốt

Phòng thay đồ và vệ sinh

35

Kho phục vụ hồ bơi

30

Trekking + leo núi

225

Sảnh đón

50

Shop dụng cụ + giải khát

50

kho

25

Bãi tập vận động

100

5c

Khu cắm trại

500

C

KHỐI KỸ THUẬT VÀ PHỤ TRỢ

590

5b

76 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018

3


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ Khu giặt ủi

100

Quầy tiếp nhận

50

Kho đồ dơ

20

Kho đồ sạch

20

Dây chuyền giặt ủi

10

Khu kho tập trung

125

Sảnh kiếm soát

15

Kho đồ nội thất gỗ

45

Kho vài voc

30

Kho sành, sứ, thủy tinh

20

Kho thiết bị điện tử, cơ khí

15

3

Bãi thu gom rác

50

4

Xe điện phục vụ

130

1

2

Các trạm phục vụ

3

60

kho xe điện

70

Khu sửa chửa, bảo trì và văn phòng kỹ thuật

70

Xưởng bào trỉ đố gỗ

35

Xưởng bảo trì đồ điện tử

20

Phòng điều hành kỷ thuật trung tâm

15

Hệ thống kỷ thuật

115

Trạm biến thế

30

Máy phát điện dự phòng

30

Máy bơm

20

Trạm xử lý nước thải

35

D

KHỐI HÀNH CHÍNH

582

40 nhân viên

1

Khu nhà ở, sinh hoạt nhân viên

320

Bố trí phân tán để nhân viên tiện liên hệ với khu vực làm việc trong công trình

Phòng quàn lý kiểm soát an ninh

25

Phòng ăn kết hợp canteen có bố trí bếp riêng

50

Phòng họp hoặc đào tạo nhân viên

40

5

6

Phòng nghỉ nhân viên

2

2

khu cơ khí đặt cách khu sử dụng của khách ít nhất 5m tính theo chiều cao tầng để tiếng ồn và độ rung không ảnh hưởng nhiều.

Bố trí gần đường bộ

30

Phòng thay và gửi đồ nhân viên

50

Nhà vệ sinh

50

Dãy phòng lưu trú cho nhân viên

100

Khu văn phòng điều hành

262

Sảnh

12

Quầy thư ký

12

Khu ghế chờ

20

Phòng tiếp khách

12

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 77


Đề cương tốt nghiệp.

E

Không gian làm việc văn phòng tập trung

60

Phòng tổng giám đốc và vệ sinh riêng

25

Phòng giám đốc các bộ phận nhỏ

20

Phòng họp ban điều hành

25

Khu vệ sinh cho nhân viên

25

Kho thiết bị

12

KHU ĐẬU XE

660

Bãi xe máy

Xe máy 0,8 m2/chổ

160

Bãi xe ô tô + xe khách

Xe oto 25m2/chổ

500

TỔNG DIỆN TÍCH XÂY DỰNG

30% xe máy, 35% ô tô xe khách, 35% phương tiện công cộng (cáp treo, xe điện, bus)

11106

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. quy chuẩn xây dưng việt nam. 2. Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam. Tập 4: tiêu chuẩn thiết kế 3. TCVN 9365 : 2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 281 : 2004 4. Phát triển du lịch bền vững. 5. Elbphilharmonie Hamburg / Herzog & de Meuron 6. Centre Culturel Jean-Marie Tjibaou / Renzo Piano 7. TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 4510 : 1988 STUĐIÔ ÂM THANH – YÊU CẦU KĨ THUẬT VỀ ÂM THANH KIẾN TRÚC Sound studio – Technical specifications for room acoustics 8. TCXDVN 355: 2005 “TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ NHÀ HÁT - PHÒNG KHÁN GIẢ” 9. The FORUM Associative / Manuelle Gautrand Architecture 78 Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018


Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông hồ

Trung tâm văn hóa bảo tồn và phát triển du lịch Đông Hồ.

CULTURAL Architecture

C

hân thành cảm ơn thầy đã xem và đánh giá. Nhận xét của thầy giúp hoàn thiện bản thân em hơn rất nhiều. Hết.

Đồ án Tốt Nghiệp Kiến trúc 2018 79


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.