Đại học Kiến Trúc Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên đề Công trình Giáo Dục
Làng Trẻ Em SOS
GVHD: Phạm Thị Thanh Thảo SVTH: Quách Thái Vinh MSSV: 18510101425
Phụ Lục Lời mở đầu...................................................................................... 2 Lý do chọn đề tài ........................................................................... 2 I. KHÁI LƯỢC VỀ LÀNG TRẺ EM SOS ................................. 3 1. 2. 3. 4.
Làng trẻ em SOS là gì ............................................................................3 Hoạt động của Làng trẻ em SOS .........................................................3 Các Làng trẻ em trên thế giới ...............................................................4 Làng trẻ em ở Việt Nam ........................................................................4 a. Khái lược về Làng trẻ em SOS ........................................................4 b. Lịch sử về Làng..................................................................................5 c. Chương trình dự án ...........................................................................5 d. Tổ chức nhân sự ...............................................................................6 e. Quá trình phát triển Làng trẻ em ....................................................6
II.
THIẾT KẾ KHÔNG GIAN LÀNG TRẺ EM SOS ................. 8
1. Mặt bằng tổng thể Làng trẻ em SOS ..................................................8 2. Thiết kế mặt bằng tổng thể Làng trẻ em SOS ...................................9
III.
GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC .................................... 10
1. Bố cục không gian mặt bằng ...............................................................10 2. Bố cục hình khối công trình ..................................................................11 3. Kết cấu và vật liệu ..................................................................................11
IV.
KHÔNG GIAN ĐẶC BIỆT LÀNG TRẺ EM SOS ................ 12
1. 2. 3. 4.
Khu nhà gia đình SOS ............................................................................12 Nhà cộng đồng .......................................................................................13 Trường học Hermann Gmeiner ............................................................13 Lưu xá thanh niên ...................................................................................14
V.
CÔNG TRÌNH THAM KHẢO............................................... 14
1. 2. 3. 4.
Làng trẻ em SOS ở Djibouti...................................................................14 Làng trẻ em SOS ở Illinois .....................................................................18 Làng trẻ em SOS ở Nam ĐỊnh ..............................................................23 Các Làng trẻ em SOS khác ...................................................................26
KẾT LUẬN ...................................................................................... 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 29
1
LỜI MỞ ĐẦU Giáo dục là nhiệm vụ quan trọng của từng quốc gia, từng giai đoạn trong lịch sử. Và trong từng giai đoạn lịch sử ấy, chính quyền của mỗi quốc gia luôn có các giải pháp trong việc giáo dục trẻ em vì trẻ em là nền tảng quan trọng trong việc điều hành và phát triển đất nước. Hiện nay ngoài việc giáo dục cho những đứa trẻ bình thường, khỏe mạnh thì chính quyền, tổ chức phi chính phủ còn tập trung vào nền giáo dục đối với những vùng khó khăn về điều kiện kinh tế, điều kiện tự nhiên hay những đứa trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp, khiếm khuyết về mặt tinh thần, thể chất hoặc những đứa trẻ được sinh ra nhưng thiếu mất sự yêu thương của cha mẹ, những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ ở ngoài xã hội. Chính phủ đã tạo điều kiện trong công tác giáo dục đến mọi trẻ em từ trẻ bình thường, khỏe mạnh đến những đứa trẻ kém may mắn như mồ côi, cơ nhỡ. Cùng với các yêu cầu trong việc giáo dục đã dần hình thành các trường học dành cho trẻ khuyết tật, trường học ở các địa phương có kinh tế khó khăn, vùng sâu vùng xa khó tiếp cận, trường học ở những khu vực có điều kiện tự nhiên không thuận lợi như những nơi hay diễn ra động đất, hay bị ngập lụt và đặc biệt là thành lập làng trẻ em SOS cho trẻ mồ côi, lang thang.
Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều trẻ em sống lang thang ngoài xã hội, trẻ em mồ côi nhưng thiếu sự giáo dục chăm sóc và giúp đỡ. Làng trẻ em SOS chính là giải pháp để giải quyết về các vấn đề giáo dục, giúp đỡ và bảo vệ trẻ mồ côi, lang thang. Làng trẻ em SOS là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận và phi tôn giáo với mục đích và nhiệm vụ cao cả đem lại những lợi ích về mặt giáo dục, mặt tinh thần cho trẻ em khắp mọi nơi trên thế giới. Việc lựa chọn nghiên cứu về Làng trẻ em SOS góp phần nâng cao về chất lượng trong sinh hoạt cũng như giáo dục và bảo vệ trẻ em tốt hơn.
Làng trẻ em SOS
2
I. KHÁI LƯỢC VỀ LÀNG TRẺ EM SOS 1. Làng trẻ em SOS là gì Làng trẻ em SOS (tiếng Đức: SOS-Kinderdorf) là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, phi tôn giáo giúp đỡ và bảo vệ trẻ mồ côi, lang thang, cơ nhỡ. Tổ chức được thành lập năm 1949 bởi Hermann Gmeiner ở Imst, Áo.
Chân dung ngài Hermann Gmeiner
2. Hoạt động của Làng trẻ em SOS Mục đích của Làng trẻ em SOS nhằm mang lại "sự quan tâm chăm sóc như trong một gia đình" cho trẻ nghèo đói, lang thang và trẻ mồ côi. Hàng triệu trẻ em đang sống mà không có một mái ấm gia đình với muôn vàn lý do như: ● ● ● ● ●
Bố mẹ ly hôn. Bạo lực gia đình. Sự thiếu quan tâm của bố mẹ. Không còn bố mẹ do chiến tranh hoặc thiên tai. Bệnh tật - bao gồm cả sự tăng lên của AIDS.
Những đứa trẻ được giúp đỡ để trở lại cuộc sống sau những tổn thương tâm lý và ngăn chặn những mối nguy hiểm như bị bỏ rơi, đối xử bất công, ngược đãi. Các làng SOS hoạt động theo 4 nguyên tắc chung trên toàn thế giới, gồm: "Bà mẹ, các anh chị em, ngôi nhà gia đình và cộng đồng làng". Trong đó, nhân tố chính là các "bà mẹ" - là những phụ nữ từ 25 đến 40 tuổi, không có ý định lấy chồng, không có con riêng, cũng không nặng gánh gia đình, tình nguyện tuyên thệ đảm nhận thiên chức làm mẹ, nuôi dưỡng những trẻ
3
mồ côi (có hoàn cảnh đặc biệt) như những đứa con riêng của mình theo đúng nghĩa xã hội học. Mỗi "bà mẹ" làm chủ một "ngôi nhà gia đình", có toàn quyền định đoạt trong việc nuôi dưỡng từ 8 đến 10 "đứa con" (từ sơ sinh đến 18 tuổi) như những người mẹ khác trong xã hội. Khoảng 10 đến 40 ngôi nhà hợp thành một "làng" SOS.
3. Các làng trẻ em trên Thế Giới Hiện nay làng trẻ em SOS có mặt ở 136 quốc gia và vùng lãnh thổ. 559 làng trẻ em SOS, 159 Trung tâm xã hội, 452 nhà trẻ trường học trung tâm dạy nghề mang đến ngôi nhà mới cho hơn 60.000 trẻ em. Hơn 131.000 trẻ em tham gia các trường mẫu giáo SOS, các trường Hermann Gmeiner và các trung tâm đào tạo nghề SOS. Khoảng 397.000 người được hưởng lợi từ các chương trình của trung tâm y tế SOS và 115.000 người được hỗ trợ bởi các trung tâm xã hội SOS.
Bản đồ vị trí của Làng trẻ em SOS trên thế giới năm 2014
4. Làng trẻ em ở Việt Nam a. Khái lược về Làng trẻ em Làng trẻ em SOS được thành lập đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1968 tại Gò Vấp và Đà Lạt. Mỗi Làng trẻ em SOS gồm 12 -20 ngôi nhà và 1 lưu xá thanh niên. Mỗi ngôi nhà là nơi sinh sống của 1 gia đình SOS gồm một người mẹ SOS chăm sóc 6-10 trẻ. Lưu xá thanh niên dành cho trẻ trai từ 14 tuổi trở lên chuyển sang sống tự lập dưới sự bảo ban của các cậu.
4
Làng trẻ em SOS Đồng Hới, Quảng Bình
b. Lịch sử về Làng Làng trẻ em SOS lần đầu được thành lập vào năm 1968 để cứu giúp trẻ em mất cha, lạc mẹ trong chiến tranh khốc liệt tại Việt Nam. Và sau hơn 30 năm giúp đỡ trẻ mồ côi, bị bỏ rơi và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Làng trẻ em SOS Việt Nam đã phát triển tại 17 tỉnh thành, với hơn 70 chương trình, dự án với tổng số trẻ hưởng lợi lên đến 260.000 trẻ.
Làng trẻ em SOS ở Việt Nam
c. Chương trình dự án Các chương trình, dự án của Làng trẻ em SOS Việt Nam bao gồm: ● Chăm sóc trẻ theo mô hình Gia đình thay thế tại các Làng trẻ em SOS ● Lưu xá thanh niên ● Chương trình Tăng cường gia đình nhằm ngăn chặn tình trạng trẻ bị bỏ rơi tại cộng đồng ● Trường mẫu giáo SOS
5
● ● ● ●
Trường Phổ thông liên cấp Hermann Gmeiner Trường trung cấp nghề Xưởng thực hành kỹ năng nghề Học bổng SOS, học bổng Hermann Gmeiner
d. Tổ chức nhân sự Chủ tịch Làng trẻ em SOS Việt Nam: Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà Giám đốc quốc gia Làng trẻ em SOS Việt Nam: Phó vụ trưởng Lê Minh Giang
Cơ cấu tổ chức nhân sự
e. Quá trình phát triển Làng trẻ em SOS Năm
Ghi chú
Năm
1968
Làng trẻ em SOS tại Gò Vấp 2000 và Đà Lạt được thành lập.
Khánh thành trường Hermann Gmeiner Hải Phòng và trường Hermann Gmeiner Việt Trì, Phú Thọ. Trường mẫu giáo SOS Nha Trang và trường mẫu giáo SOS Bến Tre được đưa vào sử dụng
1976
Làng trẻ em SOS buộc phải 2001 đóng cửa tại Việt Nam
Khánh thành trường Hermann Gmeiner Bến Tre và trường Hermann Gmeiner Cà Mau
6
Ghi chú
1987
Ông Helmut Kutin - người 2002 con của Làng trẻ em SOS đầu tiên tại Áo - làm chủ tịch đã ký hiệp định với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để thành lập Làng trẻ em SOS Việt Nam, một trong những tổ chức nhân đạo đầu tiên quay trở lại Việt Nam.
Khánh thành trường Hermann Gmeiner Nha Trang, Khánh Hòa
1989
Khánh thành Làng trẻ em 2006 SOS Đà Lạt, Lâm Đồng.
Khánh thành Làng trẻ em SOS Thanh Hoá và Làng trẻ em SOS Đồng Hới, Quảng Bình.
1990
Khánh thành Làng trẻ em 2007 SOS Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh; Làng trẻ em SOS Hà Nội và trường mẫu giáo SOS Hà Nội.
Trường mẫu giáo SOS Đồng Hới và trường mẫu giáo SOS Thanh Hóa được đưa vào sử dụng.
1991
Khánh thành Làng trẻ em 2009 SOS Vinh, Nghệ An. Trường mẫu giáo SOS Đà Lạt được đưa vào sử dụng.
Khánh thành Làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
1993
Khánh thành trường 2010 Hermann Gmeiner Đà Lạt. Khánh thành trường Hermann Gmeiner Gò Vấp và trường mẫu giáo SOS Gò Vấp. Trường mẫu giáo SOS Vinh được đưa vào sử dụng
Khánh thành trường Hermann Gmeiner Thanh Hóa
1994
Khánh thành Làng trẻ em 2011 SOS Đà Nẵng, khánh thành trường Hermann Gmeiner Hà Nội và trường Hermann Gmeiner Vinh, Nghệ An.
Trường mẫu giáo SOS Điện Biên được đưa vào sử dụng
1995
Trường mẫu giáo SOS Đà 2012 Nẵng được đưa vào sử dụng
Khánh thành Làng trẻ em SOS Quy Nhơn và mẫu giáo SOS Quy Nhơn, Bình Định.
1997
Khánh thành Làng trẻ em 2014 SOS Hải Phòng và trường
Khánh thành Làng trẻ em SOS Pleiku, Gia Lai và
7
mẫu giáo SOS Hải Phòng; khánh thành Làng trẻ em SOS Cà Mau và trường mẫu giáo SOS Cà Mau.
khánh thành trường Hermann Gmeiner Điện Biên Phủ, Điện Biên
1998
Khánh thành trường 2015 Hermann Gmeiner Đà Nẵng.
Khánh thành Làng trẻ em SOS Thái Bình. Tiếp nhận Làng trẻ em SOS Huế do Hội giúp đỡ trẻ em Việt Nam tại Pháp bàn giao . Trường mẫu giáo SOS Pleiku và mẫu giáo SOS Thái Bình được đưa vào sử dụng.
1999
Khánh thành Trung tâm 2017 đào tạo quốc gia tại Hà Nội, khánh thành Làng trẻ em SOS Việt Trì ở Phú Thọ và trường mẫu giáo SOS Việt Trì. Khánh thành Làng trẻ em SOS Nha Trang, Khánh Hoà và Làng trẻ em SOS Bến Tre.
Sau 30 năm ngày ký Hiệp định giữa Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Làng trẻ em SOS Quốc tế, Làng trẻ em SOS Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng, trở thành quốc gia có số lượng Làng trẻ em SOS và số trẻ hưởng lợi đứng thứ 3 trong 135 quốc gia và vùng lãnh thổ sau Ấn Độ và Brazil.
II. THIẾT KẾ KHÔNG GIAN LÀNG TRẺ EM SOS 1. Mặt bằng tổng thể Làng trẻ em SOS Một bằng tổng thể của một Làng trẻ em SOS thường bao gồm: a. Khu nhà gia đình SOS b. Khu nhà hành chính c. Khu trường học - Trường Mẫu giáo SOS - Trường Hermann Gmeiner các bậc Tiểu học và Trung học d. Khu thể dục thể thao e. Khu sinh hoạt - Trung tâm y tế - Trung tâm xã hội f. Lưu Xá Thanh Niên
8
Tùy vào một số yêu cầu có thêm nhưng công trình khác như trường nghề, xưởng dạy nghề cho trẻ em ở độ tuổi thanh niên.
Bố trí về khu nhà gia đình SOS ở Làng trẻ em SOS Vinh
2. Thiết kế mặt bằng tổng thể Làng trẻ em SOS Việc bố trí tổng mặt bằng của Làng trẻ em SOS phụ thuộc vào hình dạng kích thước của khu đất, các yếu tố về khí hậu, điều kiện tự nhiên, các yếu tố về xã hội, dân cư, các tiêu chuẩn thiết kế và yêu cầu của từng khu vực, của từng địa phương và của từng Quốc Gia. Và việc bố trí các các không gian phải phù hợp với từng chức năng, yêu cầu của từng hạng mục công trình đặc biệt là khu thể thao. Các tổng mặt bằng của Làng trẻ em SOS theo một mô hình chung gồm nhà gia đình, trường học và lưu xá thanh niên.
Mặt bằng tổng thể Làng trẻ em SOS ở Karachi
Mặt bằng tổng thể Làng trẻ em SOS ở Bangladesh
Mặt bằng tổng thể Làng trẻ em SOS ở Nam Sudan
9
Mặt bằng tổng thể Làng trẻ em SOS ở Jordan
III. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC 1. Bố cục không gian mặt bằng a. Bố cục mặt bằng dạng tập trung + Ưu điểm -
Mặt bằng gọn, giao thông ngắn, chiếm ít đất đai xây dựng Các hệ thống kỹ thuật ngắn, tiết kiệm Dễ quản lý, bảo vệ công trình Hình khối đồ sộ, quy mô lớn
+ Nhược điểm -
Nền móng, kết cấu phức tạp Chế độ ánh sáng, thông gió tự nhiên kém, dễ gây ồn ào Thi công xây dựng khó, khó phân đợt xây dựng
b. Bố cục mặt bằng dạng phân tán + Ưu điểm -
Các hoạt động được phân chia rõ ràng, độc lập, giao thông mạch lạc Nền móng kết cấu dễ xử lý Ánh sáng, thông gió tự nhiên dễ giải quyết Dễ phân đợt xây dựng
+ Nhược điểm -
Mặt bằng bố trí phân tán chiếm nhiều đất xây dựng Giao thông bị kéo dài, tốn diện tích phụ, khó bảo vệ công trình Các đường ống kỹ thuật bị kéo dài, gây tốn kém Hình khối, mặt đứng bị kéo dài
c. Bố cục mặt bằng dạng liên hợp + Ưu điểm -
Sử dụng đất đai xây dựng vừa phải, dễ áp dụng Giao thông rõ ràng, mạch lạc, ít tốn diện tích phụ, đường ống Giải quyết được về ánh sáng, thông gió, sân trong tạo vi khí hậu, phong cảnh Mặt đứng, hình khối thẩm mỹ có sinh động hài hòa, dễ bố trí khối chính, khối phụ
+ Nhược điểm -
Giải quyết nền móng kết cấu còn phức tạp Phân đợt xây dựng tùy theo đặc thù đất đai
10
-
Tổ hợp khối, mặt đứng chú ý sự thống nhất hài hòa, tránh chắp vá
2. Bố cục hình khối công trình Mặt đứng công trình thường được thiết kế theo từng điều kiện vi khí hậu của mỗi vùng địa phương, từng quốc gia. Ngoài ra còn đưa những dấu ấn đặc sắc về văn hóa, phong tục của từng dân tộc, từng khu vực vào hình khối, mặt đứng. Phải đảm bảo tính hài hòa, tính thống nhất của công trình đem lại cảm xúc và cảm nhận đến với người sử dụng công trình nhất là trẻ em.
3. Kết cấu và vật liệu Kết cấu của công trình phải phù hợp với từng điều kiện tự nhiên của khu vực, phù hợp với giá trị kinh tế tài trợ của tổ chức nhưng vẫn đảm bảo về an toàn trong thiết kế công trình. Lựa chọn vật liệu xây dựng và sự phản ánh liên tục vốn có về tầm và khả năng của kiến trúc là một cách thay thế thú vị để tiếp cận vấn đề này. Các vật liệu được sử dụng trong nhà ở xã hội cần giải quyết các khả năng kinh tế và địa phương cũng như nhu cầu thực tế về tiếp cận nhà ở trong bối cảnh hiện đại. Một số vật liệu chủ yếu được sử dụng trong nhà ở xã hội, cho cả việc hình thành kết cấu hoặc vỏ bọc. Mục đích của việc này gồm hai mặt: thứ nhất là tạo ra một bức tranh toàn cảnh về các nghiên cứu điển hình trên toàn thế giới với các phong cách xây dựng khác nhau từ nhiều vị trí địa lý và thứ hai, cung cấp nguồn cảm hứng và công cụ cho các kiến trúc sư để tạo ra nhà ở xã hội tốt hơn như: + Đóng khung gỗ khô với mái tôn kẽm không gợn sóng và ván dăm gỗ + Khung gỗ khô bằng thép lá mạ hợp kim nhôm kẽm khung PVC
11
+ Kết cấu BTCT bằng khối xi măng + Tấm cách nhiệt kết cấu đúc sẵn (SIP) được sử dụng cho mái và tường Kết hợp với các vật liệu đơn sơ từ địa phương như gạch, đất sét, bê tông,.... Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay thì các kiến trúc sư đang hướng đến việc thiết kế kiến trúc bền vững, kiến trúc xanh góp phần việc bảo vệ môi trường thông qua các vật liệu xây dựng mới. Đồng thời đảm bảo được giá trị của vật liệu cũng như giá trị về mặt kinh tế đối với công trình xã hội.
IV. KHÔNG GIAN ĐẶC BIỆT LÀNG TRẺ EM SOS 1. Khu nhà gia đình SOS Mô hình khu nhà gia đình SOS là mô hình chăm sóc giáo dục chính trong tổng thể Làng trẻ em SOS. Mô hình bao gồm các mối quan hệ gia đình được phát triển tự nhiên thông qua người mẹ SOS. Khu nhà gia đình SOS có bố cục như một ngôi nhà truyền thống đơn giản với đầy đủ các không gian chức năng như: - Phòng ngủ của mẹ SOS - Phòng ngủ của con: gồm 6 - 10 giường và có tủ quần áo riêng cho mỗi trẻ - Phòng sinh hoạt chung: nơi sinh hoạt chung của các thành viên, nơi vui chơi của trẻ với mẹ, nơi học tập, nơi tiếp khách,... - Phòng bếp - Sân vườn: Sân vườn của nhà được nối kết lại với sân vườn chung của làng là nơi vui chơi, giao tiếp của trẻ Khu nhà gia đình SOS bố trí tại khu vực thoáng mát, rộng rãi và dễ tiếp cận đến các khối công trình văn hóa, giáo dục và thể thao.
Khối nhà Gia đình SOS ở Karachi, Pakistan
12
Mặt bằng nhà Gia đình SOS ở Karachi, Pakistan
Mặt bằng nhà Gia đình SOS ở Karachi, Pakistan
Mặt bằng nhà Gia đình SOS ở Bawana, Delhi
2. Nhà cộng đồng Là nơi đón tiếp khách đến tham quan, các mạnh thường quân đến hỗ trợ trẻ. Được bố trí ở vị trí dễ tiếp cận từ khu nhà ở gia đình và khu vực trường học trong Làng trẻ em.
3. Trường học Hermann Gmeiner Là nơi giáo dục cho trẻ em được chia cấp bậc theo độ tuổi như Mẫu giáo, Tiểu học, THCS, THPT. Trường học được thiết kế với tiêu chuẩn thiết kế cho trường học và đảm bảo đẩy đủ các yêu cầu về không gian, công năng cho việc giáo dục và vui chơi giải trí của trẻ.
Một trường Tiểu học Hermann Gmeiner ở Hà Nội
Một trường Phổ thông Hermann Gmeiner ở Khánh Hòa
13
4. Lưu xá thanh niên Lưu xá thanh niên là một phần không thể thiếu trong mô hình Làng trẻ em SOS. Khi trẻ nam bước vào độ tuổi 14 sẽ được chuyển từ nhà gia đình SOS sang lưu xá thanh niên để sinh sống cho đến khi trưởng thành. Đây cũng là nơi học tập, sinh hoạt của trẻ. Ở đây các em sẽ được các nhân viên giáo dục, người mà các em gọi là "cậu" sẽ hướng dẫn, bảo ban, định hướng trong học tập và cuộc sống. Các cậu vừa là người thầy, vừa là người bạn, vừa dạy dỗ vừa trò chuyện để thấu hiểu tính cách, tâm lý của từng bạn. Lưu xá thường được xây rất gần Làng, cuối tuần các bạn vẫn có thể về nhà thăm Mẹ và các em.
V. CÔNG TRÌNH THAM KHẢO 1. Làng trẻ em SOS ở Djibouti a. Thông tin về Làng trẻ em Kiến trúc sư: KTS Urko Sanchez và cộng sự Vị trí: Tadjoura, Cộng hòa Djibouti Năm hoàn thành: 2014 Diện tích: 2.600 m² Loại hình: Công trình xã hội Khách hàng: Tổ chức bảo trợ trẻ em SOS Quốc Tế
b. Địa lý tự nhiên Djibouti nằm ở khu vực Đông Phi, ở vào vị trí chiến lược bên vịnh Aden và eo biển Bad-el-Mandeb, gần lối vào biển Hồng Hải (Biển Đỏ) và có chung biên giới với Ethiopia, Eritrea, Somalia. Lãnh thổ Djibouti phần lớn là sa mạc, địa hình gồm núi và cao nguyên, ven biển là những đồng bằng hẹp.Toàn bộ lãnh thổ có 8 ngọn núi cao hơn 1000m trong đó điểm cao nhất là ngọn núi lửa Mousa Ali cao 2021 m và thấp nhất nằm ỏ sa mạc Grand Bara thấp hơn mực nước biển 520m Tài nguyên thiên nhiên ở Djibouti chỉ có các vùng địa nhiệt, ngoài ra không hề có nguồn tài nguyên nào khác. Do chịu ảnh hưởng của sa mạc Sahara nên Djibouti có khí hậu sa mạc, khô và nóng, nhiệt độ trung bình 27-32 độ, lượng mưa trung bình năm chỉ khoảng 100–150 mm.
c. Ý tưởng thiết kế Kiến trúc sư Urko Sanchez đã tiến hành tìm hiểu về hệ thống Làng trẻ em SOS, về cộng đồng dân cư nơi mà dự án sẽ được
14
triển khai, bao gồm cả truyền thống du mục và cách ứng xử với khí hậu khắc nghiệt của vùng đất. Đồng thời tìm kiếm về các tài liệu liên quan đến nhà ở truyền thống trong bối cảnh môi trường, vùng khí hậu tương tự và cuối cùng đưa ra thiết kế một MEDINA (thị trấn mê cung) với những điểm độc nhất: - Một môi trường an toàn, không có xe hơi, ở những con đường hẹp và những khoảng sân nhỏ trở thành chốn vui chơi cho trẻ. - Công trình được thiết kế với nhiều không gian mở. Không gian công cộng và không gian riêng được phân chia rõ ràng. Trong mỗi không gian riêng được thiết kế tích hợp giữa khu vực bên trong và bên ngoài, cho phép cư dân duy trì một cuộc sống ngoài trời nhất định. - Một công trình với thảm thực vật phong phú, nơi mà người dân được khuyến khích trồng và chăm sóc cây xanh, cũng như quan tâm đến lợi ích chúng mang lại.
d. Bố cục hình khối Tất cả các căn nhà được bố trí theo trật tự tương đồng định sẵn tuy nhiên có chút thay đổi về cách sắp xếp, các khối nhà được đặt gần nhau, có chiều cao giữa các khối không đồng đều để tạo bóng mát lên nhau, có các ô cửa sổ nhỏ cách đều Bố trí các khối nhà gần nhau và khác nhau ở cả bốn phía, lấy nhau về cách sắp xếp bố cục cảm hứng từ các cửa sổ trong khu phức hợp, thiết lập một cuộc đối thoại trực quan với thành phố xung quanh nó và tạo nên những con hẻm xen giữa theo một trật tự rõ ràng.
15
Tổ hợp công trình tận dụng các luồng không khí được hình thành trong các làn đường và bóng râm tạo ra bởi hướng của các khối công trình và là nguồn cảm hứng chính. KTS đã nghiên cứu cách sắp xếp và chiều cao tối ưu của các nhóm tòa nhà, thiết kế các lối đi và kích thước của cửa sổ và cửa ra vào trong các ngôi nhà với mục tiêu tạo ra các hành lang thông gió thụ động. “Tháp đón gió” được kết hợp tại các điểm quan trọng trong dự án để thu nhận không khí mát mẻ và chuyển tải xuống các tầng bên dưới, duy trì luồng không khí sảng khoái xuyên suốt các không gian bên trong.
Bố trí tháp thông gió trong công trình
Với nhiều không gian mở, không gian công cộng và không gian cá nhân được phân tách rõ ràng, các hộ dân, các khu vực trong và ngoài được kết nối.
e. Bản vẽ kiến trúc
16
Mặt bằng tầng 1
Mặt bằng tầng 2
Mặt đứng công trình 1
Mặt đứng công trình 2
Mặt cắt công trình
f. Vật liệu xây dựng, màu sắc 17
Nguồn vốn tài trợ đến từ Quỹ Viện trợ Hợp tác Đức. Vật liệu sử dụng đơn giản là gạch xi măng, bê tông cốt thép và gạch Cemcrete hoàn thiện từ một công ty tại Nam Phi. Cả bên trong và bên ngoài, các khối bê tông của Làng được phủ một màu vàng nhạt đồng nhất, nhắc lại sự thiếu vắng 'nội thất' xác định và truyền tải cảm giác về một cuộc hành trình liên tục duy nhất từ phòng ngủ đến cả khối công trình.
MẶT CẮT
Sử dụng các khối bê tông đúc sẵn là bắt buộc để cắt giảm chi phí, và các tấm quang điện đã được lắp đặt để tận dụng ánh nắng mặt trời mạnh để tự cung cấp năng lượng phức hợp. Lớp hoàn thiện màu đất trên tất cả các bức tường củng cố mối liên kết của khu phức hợp với cảnh quan, hòa quyện vào đó. Mặc dù khu vực có lượng mưa thấp, nhưng các loại thực vật đã được đưa vào dự án để khuyến khích cư dân chăm sóc yếu tố tự nhiên này, mang lại sự an lành và giúp làm mát không gian.
2. Làng trẻ em SOS ở Illinois a. Thông tin công trình Thiết kế kiến trúc: JGMA Vị trí: Thành phố Chicago, Bang Illinois, Mỹ Năm hoàn thành: 2020 Diện tích: 20000 ft2 Kỹ sư kết cấu: TGRWA Structural Engineers Thiết kế cảnh quan: Site Design Group Nhà sản xuất: AutoDesk, Benjamin Moore, Adobe, Eleganza, GemStone, ShawContract, Trimble
b. Điều kiện tự nhiên Nằm ở phía đông bắc tiểu bang Illinois là hồ Michigan. Illinois giáp với Indiana về phía đông, giáp với Wisconsin về phía bắc. Biên giới với hai tiểu bang Missouri về phia tây nam và Iowa về
18
phis tây bắc là con sông Mississippi. Illinois giáp với Kentucky về phía đông nam qua sông Ohio. Ngoài ra tiểu bang này còn giáp với Michigan nhưng chỉ qua đường biên giới nước trên hồ Michigan. Với chiều dài từ bắc đến nam trải dài 640 km và nằm ở vị trí trung tâm lục địa Bắc Mỹ, khí hậu Illinois thay đổi giữa các vùng miền khác nhau. Phần lớn lãnh thổ bang Illinois có khí hậu lục địa ẩm với mùa hè nóng và ẩm còn mùa đông thì lạnh giá. Miền nam Illinois tiếp giáp với khu vực có khí hậu cận nhiệt đới ẩm nên có mùa đông ôn hòa hơn đôi chút. Lượng mưa trung bình của Illinois dao động từ nơi cao nhất là miền nam (1220 mm) đến nơi thấp nhất ở miền bắc là 890 mm. Khu vực thành phố Chicago thường có tuyết rơi dày vào mùa đông với lượng mưa tuyết đo được trung bình là 96 cm, trong khi ở miền nam tiểu bang lượng mưa tuyết thường ít hơn 35 cm. Nhiệt độ cao nhất ghi được tại Illinois là 47 °C vào ngày 14 tháng 7 năm 1954 tại East St. Louis. Còn nhiệt độ thấp nhất ghi được là -38 °C vòa ngày 5 tháng 1 năm 1999 tại Congerville. Trung bình hàng năm, Illinois phải chịu khoảng 50 ngày mưa bão, cao hơn so với bình quân toàn nước Mỹ. Illinois là nơi thường xảy ra lốc xoáy, trung bình 35 cơn một năm. Vụ lốc xoáy gây chết người nhiều nhất trong lịch sử nước Mỹ đã xảy ra tại Illinois và hai bang kế cận vào năm 1925 làm cho 695 người chết, trong đó có 613 người sống tại Illinois.
c. Ý tưởng thiết kế Thiết kế Làng trẻ em SOS Illinois mới và Trung tâm cộng đồng Maestro Cares thể hiện sự thống nhất về sứ mệnh nuôi dưỡng trẻ em SOS với các khu gia đình xung quanh thuộc cộng đồng Roosevelt Square. Vị trí xây dựng ở một góc nổi bật dọc theo Đại lộ Blue Island đang hoạt động, ngay phía nam và phía tây của khu vực trung tâm thành phố Chicago, chào đón sự tham gia từ khu dân cư lân cận đồng thời thể hiện một hình ảnh bên ngoài tích cực và hấp dẫn với công chúng. Làng SOS này là công trình tiên phong khi là tòa nhà công cộng đầu tiên ở Chicago được cấp phép sử dụng vật liệu gỗ nhiều lớp (CLT). Gỗ CLT là vật liệu tái tạo và có thể tái sử dụng, nó có thể
19
được thu hồi vào cuối tuổi thọ của tòa nhà và tái sử dụng trong các công trình khác.
Vị trí của công trình dọc theo Đại lộ Blue Island
d. Bố cục mặt bằng Thiết kế của JGMA thể hiện bản chất tư duy cầu tiến của tổ chức Làng trẻ em SOS. Bên trong công trình là một cuộc đối thoại được thúc đẩy giữa các chương trình tư nhân gồm văn phòng hành chính và tư vấn; các chương trình cộng đồng, tập thể và cởi mở hơn như khu vực học nhóm, không gian tổ chức sự kiện cộng đồng và nhà bếp giáo dục. JGMA bố trí không gian tụ họp và ăn uống của cộng đồng và sân thượng trên tầng hai, tôn vinh tầm nhìn ra trung tâm thành phố Chicago để truyền cảm hứng cho trẻ em, gia đình và tất cả những ai đi qua.
Mặt bằng trệt tổng thể ở công trình Làng trẻ em SOS Illinois
Trong trung tâm, ngoài các văn phòng, các chương trình hỗ trợ học tập, trị liệu, xã hội và giải trí ra thì các không gian đa năng cũng đã được tạo ra cho các thành viên trong cộng đồng tìm thấy một không gian an toàn tại đây. Không chỉ cho các hoạt động và sự kiện đào tạo, mà còn cho các buổi đoàn tụ gia đình và các bữa tiệc, do đó cung cấp tất cả các tính năng cần thiết để trở thành một trung tâm xã hội thực sự cho cộng đồng địa phương. Trong số các hoạt động khác nhau, một nhà bếp ẩm thực đặc trưng, Goya, là điểm đáng chú ý, nơi cung cấp giáo dục
20
về thực phẩm và dinh dưỡng, cũng như đào tạo chuyên môn cho lĩnh vực khách sạn.
Nội thất công trình Làng trẻ em SOS Illinois
e. Kết cấu và vật liệu Cấu trúc của Tòa nhà là sự kết hợp của Dầm gỗ Glulam và Tấm sàn CLT, các cột và dầm được xây dựng bằng Gỗ dán nhiều lớp (Glulam) để thay thế thép và giảm thiểu lượng khí thải CO2. Các tấm pin mặt trời đặt trên mái nhà tạo ra điện năng trực tiếp cho trung tâm, giảm chi phí điện năng và lượng khí thải CO2. Các thiết bị tiết kiệm năng lượng cũng góp phần giảm bớt khi thải nhà kính.
Chi tiết cấu tạo 2
Chi tiết cấu tạo 1
Mặc dù được hỗ trợ bởi gỗ CLT, Làng trẻ em SOS Illinois được bao bọc trong các tấm tôn gợn sóng màu xanh và kính. Sự cân bằng của mỗi bước di chuyển dọc theo tòa nhà, từ mức độ che phủ đối với toàn bộ cửa sổ, từ sàn đến trần nhà, tương tự như sự chuyển động của sóng vỡ. Màu xanh lam được sử dụng cho ngoại thất đến nội thất bên trong và bao phủ mọi thứ từ các bức tường bên trong đến đồ nội thất để tạo ra một tông màu theo thị giác đồng nhất. JGMA cũng đã giữ cho các cột kết cấu gỗ CLT và tấm trần tiếp xúc với nhau để tạo sự ấm áp cho đối tượng sử dụng.
21
Các tấm pin mặt trời bố trí trên mái tạo ra điện và giảm chi phí điện năng cũng như lượng khí thải CO2. Việc đối thoại với bối cảnh đô thị và đối tượng sử dụng cũng đóng một vai trò quan trọng. Giữa quảng trường rộng lớn và những khu vườn cộng đồng nằm phía trước tòa nhà, các ô cửa sổ lớn và màu xanh, một cuộc đối thoại được tạo ra với những người có thể thoải mái đến Trung tâm Cộng đồng Quảng trường Roosevelt nhờ kết nối giao thông công cộng với các khu vực thuận tiện.
f. Giải pháp xây dựng RaSmith đã thiết kế khung kim loại gia công nguội ở bên ngoài để hỗ trợ tấm ván kim loại. Điều này bao gồm khung kết cấu được gắn vào mái CLT bằng các kẹp lệch và kẹp cứng, các lỗ mở bên ngoài và đáng chú ý nhất là hệ khung hỗ trợ cho các bức tường kính xiên liên tục. Một lượng nhỏ khung ở bên trong lối vào chính cũng là một phần trong phạm vi dự án của RaSmith.
Phần lớn tòa nhà được bao bởi những bức tường kính xiên liên tục. RaSmith đã hỗ trợ các bức tường kính bằng sự kết hợp của việc kéo dài các đầu nối CFS với dạng khung hình spandrel đá. Các đầu nối CFS có chiều dài lên đến 22 feet bao gồm ba đinh tán mã 600S200-97 và ba đường ray liên tục mã 600T25097 được kết nối với các trụ gỗ nặng có giá đỡ tùy chỉnh được thiết kế bởi SER. Các đầu nối CFS được hàn vào khung chữ u đã được tùy chỉnh. Khung sườn được kết nối cứng với mép của mái CLT và được đưa trở lại mặt trên của các tấm mái.
22
Cao độ khung của các bức tường ngoại thất được yêu cầu để xác định hình dạng của khung tường kính. Các kết nối của các thành phần CFS và kết cấu với mái CLT đặt ra một thách thức cụ thể và yêu cầu SER cung cấp một góc kết cấu bổ sung ở mép của mái để hỗ trợ khung sườn đá.
Hệ khung ở bên trong tiền sảnh của lối vào chính bao gồm những thách thức về thiết kế của riêng nó. Cần có các đầu nối dài khoảng 21 foot và được yêu cầu đối với khoảng phía trên của bức tường kính bên trong. Một đầu của các đầu nối được hỗ trợ bởi khung kim loại gia công nguội, đầu còn lại được đóng vào dầm gỗ glulam lớn để hỗ trợ hệ mái của công trình. Dầm gỗ glulam bố trí ở một góc duy nhất từ các đầu nối, có nghĩa là các đầu nối phải được cắt cho vừa vặn và gắn bằng kẹp.
23
g. Mặt đứng và mặt cắt
Mặt đứng Làng trẻ em SOS ở Illinois
Mặt cắt Làng trẻ em SOS ở Illinois
3. Làng trẻ em SOS Nam Định a. Thông tin Tên đồ án: Làng trẻ em SOS Nam Định Vị trí: Tỉnh Nam Định, Việt Nam Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Vóc Năm thiết kế: 2016
b. Vị trí địa lý
24
Địa hình: Địa hình tương đối, bằng phẳng, trên địa bàn thành phố không có đồi núi và có hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Nam Định. Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, Nam Định mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm ấm, có nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 24oC. Lượng mưa trung bình trong năm từ 1750 – 1800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2.
c. Sơ đồ hoạt động của Làng trẻ
d. Bố cục tổng mặt bằng Làng trẻ em SOS
Làng trẻ em SOS Nam Định được thiết kế theo bố cục phân tán và dựa theo đặc điểm sinh hoạt của các đối tượng chính và điều kiện tự nhiên của khu đất, đồ án đã đưa ra phương án bố trí mặt bằng tổng thể cơ bản. Mặt bằng tổng thể của Làng trẻ em SOS Nam Định bao gồm các khu nhà gia đình SOS, lưu xá thanh niên, khu nhà đa năng,
25
khối hành chính, khối trường mầm non và khu vực dành cho sân vườn cảnh quan, quảng trường, sân thể thao và bãi đậu xe.
e. Bố cục mặt bằng Khu nhà ở của gia đình SOS: Bố trí ở hướng Đông Bắc. Phần diện tích lớn nhất, áp dụng phương án bố trí phân tán, kết hợp hướng tâm tăng tính “làng”, tạo “xóm” trong thiết kế. Ưu tiên khu vực lưu lượng giao thông ít, không khí trong lành nhất và gần khu du lịch sinh thái cho khu ở.
Khu nhà hành chính: Khu nhà hành chính của Làng trẻ em SOS được bố trí ở hướng Tây Nam, tiếp cận hai lối giao thông chính của khu đất đồng thời được bố trí gần với lối tiếp cận vào Làng trẻ em. Có cây xanh cảnh quan làm nhiệm vụ cách lý với tiếng ồn từ giao thông đối với khu nhà hành chính. Trường Mầm non: Trường mầm non được bố trí gần với lối tiếp cận của công trình nhưng bố trí không hiểu quả từ vị trí khu nhà ở gia đình đến vị trí trường tiểu học. Đồng thời được bố trí với khoảng cách an toàn với các thiết kế cảnh quan cây xanh cách ly đối với tiếng ồn từ giao thông cũng như đảm bảo an toàn cho trẻ em đi học.
26
f. Hình ảnh về công trình
g. Kết luận Làng trẻ em SOS Nam Định hướng tới đối tượng trẻ em dễ bị tổn thương nhất là trẻ em cơ nhỡ, mong muốn đem lại một công trình giáo dục, nhân văn cho các em, đảm bảo: công năng khoa học, thiết kế bền vững, và đầy tính truyền thống Việt Nam.
4. Các Làng trẻ em SOS khác a. Làng trẻ em SOS ở Bangladesh -
Thông tin dự án: Làng trẻ em SOS ở Bangladesh Vị trí: Sylhet, Bangladesh Kiến trúc sư: Ja Archites Năm hoàn thành: 2017
27
-
Hình ảnh về dự án:
Mặt cắt A - A
Mặt bằng Làng trẻ em SOS ở Bangladesh
Mặt đứng hướng Nam
Mặt đứng hướng Tây
Hình ảnh thực tế của Làng trẻ em SOS ở Bangladesh
b. Làng trẻ em SOS ở Sri Lanka -
Năm xây dựng: 1988
28
-
Năm hoàn thành: 1994 Vị trí: Galle, Sri Lanka
- Kiến trúc sư: C. Anjalendran - Hình ảnh dự án:
Mặt bằng Tổng thể Làng trẻ em SOS ở Sri Lanka
Mặt đứng và mặt cắt nhà gia đình SOS
Mặt bằng nhà gia đình SOS
Hình ảnh về Làng trẻ em SOS ở Sri Lanka
29
KẾT LUẬN Làng trẻ em SOS là công trình thuộc tổ chức phi chính phủ với mục đích cao cả trong việc bảo vệ, giáo dục trẻ em thiếu thốn tình thương, lang thang ngoài xã hội. Công trình vừa là nơi nuôi dưỡng tình thân vừa là nơi giáo dục những đứa trẻ kém may mắn ấy để góp phần tạo ra những nhân tài cho tương lai của đất nước. Việc bố trí công trình hướng đến một ngôi làng nơi chan chứa tình yêu thương giữa trẻ em và các mẹ SOS. Công trình Làng được thiết kế dựa vào các quy tắc các yếu tố tự nhiên, địa hình, hình dạng khu đất, xã hội dân cư của từng địa phương, từng quốc gia và việc thiết kế đối với công trình luôn hướng đến mục tiêu giảm tải về tài chính nhưng vẫn đảm bảo được tính khả dụng của công năng và sự an toàn trong quá trình sử dụng của Làng trẻ em SOS đối với đối tượng sử dụng là trẻ em và các mẹ SOS. Làng trẻ em SOS là công trình đặc biệt và hướng đến mục đích tốt đẹp trong việc giáo dục trẻ em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thông tin về Làng trẻ em SOS và các công trình khác a. https://sosvietnam.org/ b. https://www.sos-childrensvillages.org/ c. https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A0ng_tr%E1%BA%BB_em_ SOS d. https://123docz.net/trich-doan/783415-mo-hinh-gia-dinhtrong-lang.htm e. https://vi.wikipedia.org/wiki/Illinois#Kh%C3%AD_h%E1%BA%A Du f. https://vi.wikipedia.org/wiki/Djibouti g. https://www.archdaily.com/881187/which-are-the-most-usedmaterials-in-social-housing
2. Thông tin về công trình a. https://www.archdaily.com/773319/sos-childrens-village-indjibouti-urko-sanchez-architects b. https://www.floornature.com/urko-sanchez-sos-children39svillage-djibouti-15100/ c. https://www.architectural-review.com/buildings/medinamorphology-for-large-artificial-family-sos-childrens-village-indjibouti-by-urko-sanchez d. https://urbannext.net/sos-childrens-village/ e. https://www.archdaily.com/964223/sos-childrens-villagesillinois-jgma f. https://www.floornature.com/blog/jgma-and-sos-childrensvillages-illinoisas-roosevelt-square-16692/ g. https://www.cfsei.org/rasmith---sos-childrens-village
30
h. https://www.archpaper.com/2021/09/jgma-sos-childrensvillages-center-cross-laminated-timber-first-chicago/ i. http://jaarchitects.com.bd/portfolio/sos-childrens-village/ j. https://milimet.blogspot.com/2018/11/19-o-lang-tre-sos-naminh.html
3. Hình ảnh minh họa a. https://s3.amazonaws.com/media.archnet.org/system/publica tions/contents/442/original/FLS0447.pdf?1384747775 b. https://issuu.pdfdownload.net/page.php?title=Design%20of%20a%20sos%20c hildren%E2%80%99s%20villages%20shylet&doc=design_of_a_s os_children___s_villag&user=md.papon&id=151014101026382e137305ab8666ca4fff083b0ffe3f&count=36 c. http://arifhasan.org/architecture/projects/sos-children-villagekarachi d. https://www.slideshare.net/orny_sumu/au-dormitory-sra-pouvocational-school-sos-children-village-econef-childrencenter-raa-day-care-center e. https://www.behance.net/gallery/130107135/SOS-ChildrenVillages-Isolo-Masters-Thesis-Project
31