西方建筑历史

Page 1

ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

NHẬN THỨC CỦA BẠN QUA MÔN HỌC

GVHD: ThS.KTS. Nguyễn Kỳ Quốc SVTH: Quách Thái Vinh MSSV: 18510101425 Lớp HP: 030012008 Mã HP: 0300120

1


Mục Lục I. Mở đầu ........................................................................................................ 3 II. Nội dung...................................................................................................... 4 1. Kiến trúc hiện đại ............................................................................................. 4 a.

Nhận thức qua trào lưu kiến trúc hiện đại ..................................................................................... 4

b.

Các xu hướng, chủ nghĩa kiến trúc trong nền kiến trúc hiện đại ................................................... 6

c.

Nhận thức về các quan điểm từ các kiến trúc sư lớn ..................................................................... 9

d.

Các nhận định về sự khủng hoảng của kiến trúc hiện đại ........................................................... 12

2. Sự ra đời và phát triển của trào lưu kiến trúc mới. ........................................ 14 a.

Kiến trúc Hậu hiện đại ................................................................................................................. 14

b.

Kiến trúc Giải tỏa kết cấu ............................................................................................................ 14

c.

Kiến trúc HighTech ..................................................................................................................... 15

d.

Kiến trúc Sinh Thái ....................................................................................................................... 16

e.

Sự hồi sinh của kiến trúc biểu hiện ............................................................................................. 17

f.

Kiến trúc Parametricism .............................................................................................................. 18

g.

Các trào lưu kiến trúc khác.......................................................................................................... 20

III. Kết luận ..................................................................................................... 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 27

2


I.

Mở đầu

Kiến trúc là nơi cho sự thăng hoa về mặt nghệ thuật về sự sáng tạo của con người. Là nơi lưu trữ những vẻ đẹp, kỷ niệm, hồi ức của con người và kiến trúc cũng chính là nhân chứng của lịch sử kiến trúc nói chung và lịch sử phát triển của nhân loài nói riêng. Kiến trúc tự bản thân đã trải qua các giai đoạn phát triển để có thể tiến đến hình thái hiện nay cũng như là sẽ tiếp tục phát triển và cho ra nhiều trào lưu kiến trúc mới. Vì sao nói kiến trúc là nhân chứng của lịch sử vì kiến trúc trải qua từ thời kỳ sơ khai với các kiến trúc còn thô sơ nhưng vẫn để lại những sự bí ẩn, niềm tin vào thần linh của các dân tộc thời kỳ đầu cho đến công trình kiến trúc của các nền văn minh như Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp – La Mã và đến sự ra đời của những phong cách kiến trúc khác nhưng có các đặc trưng riêng cũng như những sự kế thừa từ phong cách cũ như Gothic, Phục Hưng, Thiên chúa giáo tiền kỳ,… Gần đây nhất có thể kể đến là sự phát triển của nền kiến trúc hiện đại và hậu hiện đại, chính sự phát triển về phong cách của các nền kiến trúc mà hình thành ra sự đa dạng về thể loại của công trình như nhà thờ, lâu đài, vila,… Và kiến trúc hiện đại đã đánh dấu sự thay đổi hoàn toàn trong kiến trúc với sự phát triển về vật liệu, về các kết cấu mới cũng như hình thành nên xu thế mới cho kiến trúc. Vậy nên trong các bài học thì kiến trúc hiện đại chính là bài học để lại nhiều ấn tượng cũng như nhiều kiến thức trong việc áp dụng vào chính công việc thiết kế của bản thân sau này.

Kiến trúc thời kỳ đồ đá

Kiến trúc La Mã

Kiến trúc Rococo

Kiến trúc Hiện đại

3


II.

Nội dung 1. Kiến trúc hiện đại a. Nhận thức qua trào lưu kiến trúc hiện đại

Nhờ môn học Lịch sử kiến trúc phương Tây mà bản thân em có sự hiểu biết thêm về các trào lưu, phong cách kiến trúc, những hệ kết cấu độc đáo đủ khiến cho con người có sự ngỡ ngàng trước sự đặc biệt của các loại kết cấu ấy, trong khi các kết cấu ấy được xây dựng chỉ bằng những vật liệu thô sơ thế mà các kết cấu ấy vẫn chịu được những tác động đến từ các yếu tố môi trường, thời gian nhưng vẫn giữ cho các công trình kiến trúc ấy tồn tại cho đến bây giờ như Kim Tự Tháp của Ai Cập, Cattedrale di Santa Maria del Fiore của Ý hay đền Pantheon của nước Ý,….ngoài những điều đó còn để lại nhiều điều thú vị về kiến trúc, vẻ đẹp thẩm mỹ từ công trình và các triết lý sáng tác từ kiến trúc sư của những phong cách kiến trúc ấy. Qua buổi học sự đọng lại của kiến thức cũng chính là một phần nền tảng cho bản thân sau này khi nắm rõ được những đặc điểm chung và riêng của mỗi phong cách kiến trúc. Tìm hiểu, nắm rõ những quy tắc như thức cột, hệ thống các bậc tam cấp cũng như các tác phẩm điêu khắc trang trí cho công trình, chính những kiến thức này có thể giúp ích cho bản thân sinh viên sau này nhằm hiểu và biết về cách thiết kế các công trình theo phong cách cổ điển hoặc tân cổ điển một cách hài hòa hoặc nắm vững các kiến thức ấy để có thể cải tạo, phục dựng lại những công trình kiến trúc mang các phong cách như: Gothic, Tân cổ điển, kiến trúc Cận đại,…có mặt ở trong nước như nhà thờ Mằng Lăng, nhà thờ Đức Bà,…. Nhà thờ Mằng Lăng, Phú Yên là nhà thờ cổ nhất ở Việt Nam, nơi còn sót lại của cuốn sách in chữ Quốc Ngữ đầu tiên. Công trình xây vào năm 1892 và mang đậm đặc trưng của kiến trúc Gothic. với nhiều hoa văn trang trí. Hai bên nhà thờ có hai lầu chuông, chính giữa là thập tự giá. Tất cả sơn màu xanh xám giản dị, hòa đồng với khung cảnh ruộng vườn cây lá Cũng trong giai đoạn này thì các loại hình kiến trúc thay đổi về cả số lượng và chất lượng, nhiều loại hình kiến trúc mới ra đời: -

Hangar máy bay Rạp chiếu bóng Phòng thí nghiệm Các loại hình kiến trúc cũ đều có sự thay đổi rõ rệt trước sự phát triển chóng mặt của nền khoa học kỹ thuật và đời sống của xã hội

4


Chính vì thế mà kiến trúc không còn đơn thuần chỉ là công cụ sinh hoạt đơn giản hay là một sản phẩm mỹ nghệ, thương phẩm nữa mà giờ đây kiến trúc đã trở thành phương tiện đầu cơ chính trị và kinh tế. Ngoài nhiều loại hình kiến trúc ra đời thì còn có vật liệu mới như: Thép, Bê tông cốt thép,… và những vật liệu phổ biến khác như: nhôm, chất dẻo, cao su,…, những vật liệu cũ như: gạch, gỗ thì phương pháp cũng như phạm vi sử dụng cũng được cải tiến, mở rộng, sử dụng triệt để hơn. Đồng thời còn cho ra các kết cấu mới, có sự phân chia rõ rệt hơn giữa thành phần chịu lực và thành phần bao che cũng như sự ra đời của kết cấu nhịp lớn. Đặc biệt là trong giai đoạn Kiến trúc hiện đại cho đến các trào lưu khác trở nên thịnh hành và đây cũng chính là một trong các bài học quý giá để lại cho bản thân như các quan điểm, những kinh nghiệm từ các thế hệ kiến trúc sư đi trước để lại cho các thế hệ sau. Với bản thân người học thì những kinh nghiệm ấy chính là những sự chỉ dẫn đáng quý và rất có ích trong việc tham khảo, tiếp thu và kế thừa các quy tắc, các đặc trưng đại diện cho từng trào lưu kiến trúc ở giai đoạn này. Chính giai đoạn này là cột mốc cho sự phát triển không ngừng của những trào lưu kiến trúc mới sau này. Vì sao nói kiến trúc hiện đại để lại những bài học về các quy tắc, các quan niệm trong thiết kế và cần phải học hỏi, vì khi sự thay đổi về công nghiệp cũng như thay đổi về tư duy con người về một không gian ở sẽ có tiến bộ hơn mặc dù trong giai đoạn chuyển mình có sự chia ra thành hai hướng đối lập nhau. Một hướng với tư duy không muốn thay đổi và không chấp nhận thay đổi với một hướng là muốn có sự đột phá, một xu hướng, phong cách mới ít rườm ra về mặt hình thức và đem lại những lợi ích cho không gian sử dụng cũng như cho chính con người. Họ còn để lại những tiềm đề về số bộ phận kết cấu, sử dụng những vật liệu mới và áp dụng những kỹ thuật mới cho chính công trình mà họ sáng tác những điều này cũng là một phần trong bài học để đời cho sinh viên nhất là sự ra đời của Sách Neufert dữ liệu kiến trúc một trong những cẩm nang đầu đời của sinh viên trước khi thiết kế. Chính vì dám mạo hiểm dám thay đổi mà dẫn đến sự ra đời của Kiến trúc hiện đại.

KTS Ludwig Mies van der Rohe, ông được xem là một trong những người đặt nền móng cho sự phát triển của kiến trúc hiện đại và cũng được xem như là cha đẻ của phong cách kiến trúc tối giản (Minimalism). Ông đã đánh dấu phong cách riêng với các tòa nhà chọc trời ở Mỹ và trở nên nổi tiếng với các tòa nhà hơn là Bauhaus.

5


Công trình Farnsworth House của ông được xây dựng vào năm 1945, với sự đơn giản trong chính thiết kế, độ chính xác cao trong từng chi tiết và trong khâu lựa chọn vật liệu một cách cẩn thận. Đây cũng chính là một trong những công trình được thiết kế trong trào lưu Kiến trúc hiện đại. Kiến trúc hiện đại cho ra đời những công trình kiến trúc với nhiều hình thức mới lạ, ngôn ngữ hình học tự do và đa dạng, dây chuyền công năng được đề cao, hợp lý, tiết kiệm được không gian giao thông, tiết kiệm vật liệu, không trang trí phù phiếm, áp dụng các thành tựu của khoa học và kỹ thuật, giao thoa cùng với thiên nhiên (ánh sáng, cây xanh, nước), tính thẩm mỹ gắn liền với sự hài hòa, hợp lý trong ngôn ngữ kiến trúc, các dạng kết cấu mới có khả năng chống chọi lại với tự nhiên cũng như chịu lực tốt hơn, sản sinh ra thêm các loại vật liệu mới góp phần tạo nên sự đa dạng trong vật liệu xây dựng, kiến trúc. Các xu hướng, các chủ nghĩa về kiến trúc cũng dần dần xuất hiện, đồng nghĩa với việc là có thêm nhiều lựa chọn hơn trong việc sáng tạo ra các công trình mới cũng như tạo ra những nét riêng biệt, đặc trưng của riêng người thiết kế, của nền văn minh hoặc một quốc gia. Và kiến trúc hiện đại một phần phản ánh rõ hơn về sự phát triển của thời đại bấy giờ từ đó thoát khỏi những rào cản, những trói buộc của trào lưu kiến trúc cổ điển tiến tới những công trình kiến trúc mang trong mình những bố cục hình khối, không gian, cách tổ chức mặt bằng tự do phi đối xứng từ đó giúp các kiến trúc sư có thể tự do thả mình mà sáng tạo nên những công trình tiêu biểu của thời đại.

b. Các xu hướng, chủ nghĩa kiến trúc trong nền kiến trúc hiện đại Kiến trúc hiện đại có những khía cạnh rất riêng đại diện cho chính nó, cũng thông qua những công trình ấy đã một phần nào thể hiện rõ nét về những quan điểm, những ngôn ngữ hình học đặc sắc trong thiết kế. Từ những công trình ấy mà bản thân mỗi người đều có những cảm nhận riêng và học hỏi được rất nhiều thứ từ họ như những ý niệm về không gian của mỗi loại công trình, cách phối hợp khéo léo các ngôn ngữ hình học nhưng lại không phá đi sự hài hòa ấy. Vâng và những điều ấy rất đáng để chúng ta suy ngẫm về một chất lượng sống tốt hơn và đem lại hiệu quả cao cho kiến trúc. Cho đến nay thì những trào lưu kiến trúc vẫn còn giữ riêng các giá trị như: -

Kiến trúc duy lý thì đậm chất duy lý toán học, các yếu tố kỹ thuật lại được coi trọng. Thể hiện rõ ở việc đơn giản hóa kết cấu, không gian tổng thể lớn và phân biệt rõ giữa kết cấu chịu lực và bao che, việc phân biệt rõ hệ kết cấu giúp cho việc thiết kế rõ ràng hơn giữa việc chịu lực cũng như bao che nhưng cả hai đều ảnh hưởng trực

6


-

-

-

-

-

tiếp lên nhau nên vỏ bao che hình thù đa dạng thì một phần của hệ kết cấu chịu lực sẽ phát triển và cho ra cái mới để phù hợp với hình dáng của vỏ bao che. Kiến trúc hữu cơ đề cao về một triết lý kiến trúc về sự hài hòa của môi trường sống tự nhiên với môi trường sống của mỗi con người. Đưa con người sống trong môi trường của kiến trúc nhưng vẫn có sự hài hòa về cảnh quan tự nhiên bao quanh kiến trúc và từ đó nâng giá trị của kiến trúc hữu cơ lên tầm cao mới. Chủ nghĩa công năng đề cao về công năng với những hình khối đơn giản, các bộ phận, thành phần kiến trúc được tiêu chuẩn hóa, điển hình hóa nhằm áp dụng vào sản xuất công nghiệp hóa. Ngoài ra còn có kiến trúc thô mộc khi mà đề cao vào những cấu trúc đơn giản, những vẻ đẹp mộc mạc của chất liệu tạo nên một công trình mang trong mình vẻ đẹp của sự mộc mạc, hài hòa nhưng lại không khô khan hay bị thô về thẩm mỹ. Kiến trúc phong cách quốc tế thì lại đề cao về tính xã hội, yếu tố môi trường trong kiến trúc cũng như sử dụng các khoa học kỹ thuật để hợp lý hóa, modul hóa các bộ phận của kiến trúc và đặc trưng bởi tính hình học đơn giản và một sự thiếu hụt tính trang trí, bởi những toà nhà chọc trời nguyên khối với hệ vách, mái bằng và kính có mặt ở khắp nơi, phong cách này đã được sử dụng ở Hoa Kỳ và các nước như Canada, Mexico,… Kiến trúc biểu hiện thì chú ý hơn cả về mặt tạo hình sau đó mới đến công năng và kỹ thuật của công trình từ đó tạo thành sức biểu hiện nghệ thuật của công trình, truyền cảm xúc trên yêu cầu sử dụng. Tạo ra những công trình đậm chất biểu hiện và với hình khối đặc sắc với những ngôn ngữ khác nhau như Nhà hát Opera Sydney, nhà Quốc Hội Brasilia, ngôi nhà trăm mái ở Đà Lạt,...

Và các trào lưu kiến trúc này vẫn giữ được những giá trị sâu sắc cho giới kiến trúc lúc bấy giờ cho đến hiện nay như trong Kiến trúc duy lý, kiến trúc biểu hiện,… và cũng có một số trào lưu kiến trúc tuy bước vào giai đoạn suy thoái nhưng các giá trị ấy vẫn được lưu giữ và kế thừa ngay trong các trào lưu kiến trúc mới sau này. Các trào lưu để lại những giá trị về mặt kết cấu, quy tắc như: + Kiến trúc Duy lý để lại giải pháp kết cấu mới vẫn được sử dụng cho đến hiện nay. -

-

-

Góc tường với việc sử dụng thép hình của tòa nhà Hải quân (Naval Building) ở IIT được ca ngợi coi đó như hình thức kinh điển của chủ nghĩa hiện đại hay đó là "cây cột Ionic của kiến trúc thế kỉ 20. Bọc vật liệu chống cháy ra ngoài kết cấu chịu lực bằng kim loại đối với công trình có hơn 1 tầng buộc Mies phải giấu dầm thép chữ I vào trong tường gạch. Chọn giải pháp áp các dầm thép chữ I vào hai bên cạnh tường. Các dầm này không có giá trị về mặt chịu lực mà chỉ dùng để trưng bày kết cấu chịu lực chính. Ở phía đáy dưới là một bản thép phẳng, ở trên đầu là một viên gạch mỏng.

7


-

Tất cả các chi tiết bằng kim loại được sơn đen tạo thành một đối tượng thống nhất với tỉ lệ hoàn hảo chuyển tiếp từ một cạnh tường này sang tường bên kia.  Giải pháp này được xem như một biểu tượng của kiến trúc mới và bức ảnh về góc tường này xuất hiện trong tất cả các cuốn sách về lịch sử kiến trúc hiện đại. + Kiến trúc Biểu hiện thì các giá trị vẫn được các kiến trúc sư sử dụng nhưng đến giai đoạn chiến tranh thế giới thứ 2 thì bị đặt ngoài vòng pháp luật nhưng không vì thế mà suy thoái mà còn tiếp tục diễn ra và trở lại với những phương cách thể hiện hoàn toàn mới. + Kiến trúc Hữu cơ để lại những giá trị mới cho các công trình hiện nay nhất là khi nền công nghệ dần phát triển đồng nghĩa cho ra nhiều công trình độc đáo hơn đem lại sức sống hơn cho chính công trình. + Kiến trúc Thô mộc cũng trở lại mạnh mẽ cùng với các giá trị quy tắc của bản thân trào lưu, điều này đã được các kiến trúc sư tiếp tục đưa vào trong việc thiết kế các công trình kiến trúc sau này. Nhưng cũng vấp phải những sự phê phán từ các nhà phê bình về kiến trúc nhưng cũng có những người thể hiện sự ủng hộ và đồng tình đối với kiến trúc thô mộc. + Ngoài các các giá trị của những trào lưu khác tuy có sự thoái trào nhưng vẫn xuất hiện trong kiến trúc hiện nay. Tổ hợp Habitat tại Montreal, Canada được hoàn thành năm 1967 được thiết kế theo trào lưu kiến trúc thô mộc. Công trình có dạng hình kim tự tháp xuất xứ từ những ý tưởng “điên rồ” của nhóm Archigram. Tòa nhà dễ nhận biết nhất này bao gồm 354 khối lập phương bằng bê tông giống nhau được sắp xếp theo lối pha trộn hình học độc đáo. Kunsthaus Graz ở Graz, Áo được hoàn thành vào năm 2003 là một ví dụ tốt nhất về kiến trúc hữu cơ. Là Công trình là sự kết nối giữa quá khứ và tương lai, giữa truyền thống và đổi mới. Mặc dù có hình thức khác biệt trong khung cảnh theo phong cách Baroque với mái ngói đỏ cổ kính, lâu đời xung quanh, công trình vẫn được đón nhận và tìm được chỗ đứng cho mình trong thành phố.

Cũng giai đoạn này còn có sự xuất hiện của những xu hướng kiến trúc hiện đại mang đặc thù khu vực như ở Châu Á và Mỹ Latinh. Trong xu hướng ấy các kiến trúc sư bản địa đã hòa trộn một cách khéo léo kiến thức thu nhận từ phương Tây với những nghiên cứu về kiến trúc truyền thống, về điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hóa xã hội tại chính đất nước bản địa để cho ra các tác phẩm vừa đậm chất dân tộc vừa mang hơi thở hiện đại. -

Tại Châu Á:

8


-

+ Ấn Độ: các yếu tố được chú trọng trong thiết kế là vật liệu, trang trí địa phương cũng như khả năng thích nghi với khí hậu nhiệt đới trong khu vực. Ngoài ra các môn đệ của Le Corbusier đã phát triển một dòng kiến trúc nhiệt đới mới mẻ dựa trên những yếu tố chắt lọc từ kiến trúc Ấn và khoa học phương Tây. Thành công trong việc kết hợp kỹ thuật bê tông và giải pháp tạo hình lập thể hiện đại với kỹ thuật sử dụng vật liệu địa phương, trang trí, hình tượng đặc trưng trong nghệ thuật tạo hình truyền thống. + Nhật Bản: cũng là nước đạt nhiều thành tựu trong việc phối hợp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống với kiến trúc hiện đại khi mà họ giữ lại mô hình kết cấu dạng khung cùng với các chi tiết trang trí của Nhật, tổ hợp mặt bằng theo nguyên tắc modul hóa cũng như có sự hòa hợp giữa kiến trúc với thiên nhiên. Tại Mỹ Latinh: Khai thác chất mãnh liệt đầy dam mê, duy mỹ của văn hóa Latinh, thường có một hoặc đồng thời ba đặc điểm như hình khối độc đáo phóng khoáng đầy chất biểu hiện, màu sắc rực rỡ chói lọi, trang trí phong phú.

Với sự phát triển của các trào lưu, các xu hướng kiến trúc một phần là nhờ vào những bàn tay khéo léo của các thế hệ kiến trúc sư đi trước. Họ là người tiên phong trong việc gìn giữ cũng như phát triển và sáng tạo ra những trào lưu kiến trúc mới. Họ đem lại những giá trị, những quan điểm quy tắc đến với các thế hệ trẻ thông qua những công trình kiến trúc mang đặc điểm riêng biệt nhưng vẫn có cái chung của các trào lưu kiến trúc. Trong đó nổi bật nhất là bốn cây đại thụ của kiến trúc là: Le Corbusier, Alvar Aalto, Ludwig Mies van der Rohe, và Frank Lloyd Wright đã có những đóng góp to lớn trong việc tạo ra những trào lưu kiến trúc cũng như tiếp tục phát triển. Và các thế hệ sau tiếp tục nối bước thế hệ trước và cũng cho ra những xu hướng mới như: Chủ nghĩa công năng (với Loos, Le Corbusier…), phong cách quốc tế 1950 (với Mies, Philip Johnson, Tange, Niemeyer, nhóm CIAM…) , chủ nghĩa thô mộc 1945 (với Le Corbusier, Kahn…), chủ nghĩa tối giản 1990 (với Zumthor, Siza, Herzog & de Meuron, Perrault, Pei…), hiện đại muộn 1960 (với Ando, Grimshaw, Piano…) và đến hiện nay là sự phát triển của Kiến trúc Parametricism (với Zaha Hadid, …). Cho đến thời điểm hiện tại đã có sự đa dạng trong các trào lưu cũng có những trào lưu suy thoái dần nhưng cũng có các trào lưu vẫn còn đúng với các quan điểm quy tắc vốn có. Và chắc chắn là trong một tương lai gần nhất sẽ có những sự thay đổi đặc biệt như những xu hướng mới ra đời,…, để bản thân không trở nên lạc hậu hơn trước sự thay đổi phát triển của các trào lưu thì bản thân kiến trúc sư hay sinh viên trong trường luôn nắm bắt kịp thời những sự đổi mới ấy nhất là sự đa dạng về vật liệu, sự phát triển không ngừng của công nghệ cũng như những kỹ thuật xây dựng,các hệ kết cấu mới.

c. Nhận thức về các quan điểm từ các kiến trúc sư lớn Trong số các thế hệ đi trước thì các kiến trúc sư lớn luôn có những quan điểm tiến bộ trong việc thiết kế như luận thuyết “ Năm điểm kiến trúc mới” của Le Corbusier gồm:

9


-

Nhà xây dựng trên cột, giải phóng không gian tầng 1 Mặt bằng tự do. Mái bằng có sân vườn. Cửa sổ băng ngang Mặt đứng tự do

Và trong năm điểm kiến trúc mới ấy thì đến giờ vẫn có giá trị như việc giải phóng không gian tầng 1 hay sân vườn ở mái bằng,… nhất là trong giai đoạn hiện nay thì việc các công trình tận dụng các khoảng không gian trên mái cho việc làm cảnh quan, hay giải phóng một không gian rộng lớn ở tầng 1 để cho không gian cộng đồng hoặc không gian sinh hoạt,… như thể loại nhà ở, công cộng, chung cư,….. Le Corbusier còn là một kiến trúc sư lớn, nhà tư tưởng lớn của kiến trúc hiện đại, tính tiên phong trong các tác phầm nhưng dù vậy ông vẫn có một số nhược điểm như việc nhấn mạnh đến thuộc tính công năng và kiên trì đến mức các nguyên tắc ấy đã khiến cho kiến trúc của ông dần bị khô cứng, thiếu tính địa phương. Nhưng dù vậy thì các giá trị của ông vẫn còn tiếp tục và thay đổi dựa trên những quan điểm đó.

Công trình nhà ở ở Việt Nam của KTS Võ Trọng Nghĩa với vườn trên mái Thứ hai là các quan điểm đến từ KTS Ludwig Mies van der Rohe, quan điểm của ông mang đậm chất duy lý toán học và tư tưởng này xuyên suốt theo các tác phẩm của ông, coi trọng yếu tố công năng và hướng tới hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng cũng như xây dựng. Và các vấn đề modul hóa, tiêu chuẩn hóa, công nghiệp hóa xây dựng cũng được ông đẩy lên đến mức cao độ, đồng thời còn coi trọng tỷ lệ, tính thống nhất của chi tiết và vật liệu công nghiệp mới. Nhiều công trình của ông có các không gian được giải phóng đến mức tối đa với hệ lưới kết cấu ô vuông đều đặn, nhịp lớn, trừ các khu kỹ thuật để có thể sử dụng cho mọi chức năng theo yêu cầu của hiện tại và tương lai. Ông còn là bậc thầy về nghệ thuật cấu trúc thép, được hoàn thiện và nâng tầm lên mức cao hơn với việc đưa ra “Mối nối duy lý” một chi tiết cấu tạo thể hiện nguyên tắc thiết kế của ông. Các tác phẩm và tư duy thiết kế của KTS Ludwig Mies van der Rohe tiêu biểu cho kiến trúc thương nghiệp trong thời đại công nghiệp và đối với ông thì thẩm mỹ của kiến trúc chính là vẻ đẹp của tỷ lệ, của vật liệu và của bản thân kết cấu. Ông còn là người tạo nên những hình ảnh và nguyên

10


tắc cơ bản cho thiết kế, xây dựng cao tầng khi đưa bộ phận phục vụ, giao thông tập trung thành một lõi kỹ thuật trung tâm, mặt bằng vạn năng, mặt đứng phủ kính lớn. Các tiêu chuẩn hóa, mặt bằng tự do chỉ có những modul tổng thể căn hộ cố định, còn các phòng thì chia bằng vách nhẹ hoặc hệ tủ tường, mặt đứng chia thành những phân đoạn gồm cửa kính bang ngang hết bước kết hợp với ban công nhỏ và những điều này vẫn còn giá trị to lớn trong việc thiết kế chung cư. Thứ ba là từ KTS Frank Lloyd Wright, ông cho rằng kiến trúc là phải học tập thiên nhiên, sự gắn bó và hướng về tự nhiên, nguyên thủy, trữ tình, tính địa phương và sự đa dạng hóa không ngừng. Kiến trúc hiện đại không chỉ cần thoát khỏi những trang trí cổ điển không cần thiết mà còn phải hài hòa với thiên nhiên, với thế giới nội tâm, tình cảm của con người. Các công trình của ông bên cạnh nét hài hòa với thiên nhiên còn luôn có hình thức bay bổng, táo bạo, cách tổ chức không gian hấp dẫn, độc đáo vượt quá sự tưởng tượng của người đương thời. Các tác phẩm của ông còn phù hợp với phong cách địa phương, văn hóa bản địa của mỗi quốc gia cũng như thích ứng với các điều kiện của quốc gia đó. Ngoài cách tạo hình độc đáo thì Frank Lloyd Wright còn thực nghiệm những giải pháp tổ chức không gian mới, giải pháp kỹ thuật hết sức tiên tiến so với thời đại như sử dụng kết cấu chịu lực bằng hệ cột kiểu hoa muống mảnh mai và mái kính,… Với các lý luận, phong cách cá tính độc đáo cũng như các quan điểm của ông đã và sẽ còn lan tỏa đến nhiều thế hệ kiến trúc sư sau này. Thứ tư là các quan điểm của KTS Alvar Aalto, với Alvar Aalto thì thiên nhiên và tính bản địa mới là yếu tố thu hút sự quan tâm của ông. Quan điểm này được thể hiện rõ qua việc sử dụng vật liệu địa phương, khai tác đặc thù của địa điểm, sự chú ý nghiên cứu sâu sắc điều kiện tự nhiên, khí hậu. Hầu hết các tác phẩm của ông đều có hình thức mềm mại, tinh tế, gần gũi, cách tổ chức mặt bằng và bố cục hình khối không quá vuông mà khá tự do điểm xuyến như hình tròn, nét xiên, đường lượn ngẫu hứng. Bằng việc vận dụng linh hoạt nguyên lý kiến trúc hiện đại, kết hợp với những quan điểm của riêng mình về tính địa phương, vai trò của vị trí địa điểm, khi hậu mà ông đã tạo ra một phong cách riêng của minh trong trào lưu kiến trúc hiện đại. Phong cách kiến trúc hữu cơ của ông đã chứng tỏ sức sống lâu bền và giá trị cho đến ngày nay. Cuối cùng là quan điểm của KTS Richards Neutra, các quan điểm của Neutra là những nghiên cứu về mối liên hệ giữa kiến trúc với tâm sinh lý của con người, là điểm chủ yếu làm cho phong cách của ông khác với các kiến trúc sư hiện đại. Ông còn nhấn mạnh sự liên kết giữa thể chất và tinh thần, giữa nhận thức tâm lý và cảm giác sinh lý. Và điều này đã được ông cụ thể hóa qua các công trình như giải pháp liên kết không gian trong nhà và ngoài nhà bằng hiên lớn có vách kính đẩy. Hạt nhân của căn nhà chính là điểm mà không gian thiên nhiên và không gian nội thất gặp nhau. Một điểm quan trọng nữa là lý thuyết cấu trúc về tương quan sáng – tối, đặc – rỗng, hình – nền. Đồng thời ông còn thử nghiệm một

11


cách tân về kỹ thuật khi sử dụng giải pháp kết cấu thép và xây dựng bằng khung thép nhẹ. Richards Neutra đã kết hợp hài hòa được những mặt mạnh của chủ nghĩa kiến trúc công năng với tính địa phương, với tinh thần của con người, nhờ vậy lý luận cũng như công trình của ông có một sức sống mạnh mẽ, không mất đi tính thời đại cũng như được tiếp thu bởi các thế hệ kiến trúc sau. d. Các nhận định về sự khủng hoảng của kiến trúc hiện đại Trong phần đầu của cuốn: “ Ngôn ngữ của kiến trúc Hậu hiện đại” xuất bản năm 1977, nhà lý luận phê bình kiến trúc Charles Jencks đã viết rằng: “ Kiến trúc hiện đại đã chết ở Saint Louis, Missouri ngày 15 tháng 7 năm 1972”. Kèm theo đó là bức ảnh về chung cư nhiều tầng ở Pruitt-Igoe do KTS Minoru Yamasaki thiết kế đang bị phá sập từ đó dẫn đến việc nhiều người cho rằng đây chính là dấu chấm hết đối với kiến trúc hiện đại. Nhưng trái với những điều ấy thì trong thực tế kiến trúc hiện đại vẫn đang tồn tài, và phong trào này không phải là sự thoái trào mà là một sự co hẹp về phạm vi ảnh hưởng để nhường chỗ cho những trào lưu kiến trúc mới. Vì cho đến nay chúng ta vẫn dễ dàng tìm thấy các công trình kiến trúc mới mang đậm phong cách hiện đại tiếp tục được kiến tạo, các công trình có thể kể đến như Bảo tàng Nghệ thuật Quốc Gia (Washington D.C), Le Grande Louvre (Paris), tòa nhà OUB Singapore, nhà thờ thánh Nicholas (Springdale), trung tâm công nghệ nano Krishna P. Singh (Philadelphia),… Và Louis Kahn lại cho rằng kiến trúc Hiện đại bị thoái trào vào cuối thập niên 50 đầu 60 là sự hoành tráng kiến trúc, sự truyền cảm của hình khối, sự rung động của không gian, thiếu đi sức mạnh biểu cảm tự thân của vật liệu. Ông còn chỉ ra con đường khắc phục bằng cách đi sâu vào bản chất của kiến trúc và sự cần thiết học hỏi, tôn trọng đề cao sự tự nhiên. Và đúng như vậy các giá trị kiến trúc Hiện đại tuy vẫn giữ được những giá trị của bản thân phong trào ấy nhất là khi chủ nghĩa công năng chỉ chú tâm vào công năng nhưng lại bỏ rơi về tính chất địa phương cũng như sự hài hòa từ tự nhiên. Tuy để lại được sự hoàng tráng của kiến trúc, sự rung động trước không gian nhưng lại khiến cho chủ nghĩa công năng lặp đi lặp lại vô hồn và thiếu cảm xúc. Ngoài ra nhà báo David Hay của trang Curbed thậm chí còn quả quyết rằng Kiến trúc hiện đại đã quay trở lại. Ông viết: “Không phải tất cả các triết lý ban đầu của Chủ nghĩa hiện đại đều bị bác bỏ, Chủ nghĩa hiện đại vẫn giữ được một “thị phần” lớn trong thế giới thiết kế. Đối với câu chuyện này tôi đã hỏi 10 KTS trên cả nước (Mỹ) việc cân nhắc về di sản của nó. Một số người cảm thấy bị đe dọa khi thấy Kiến trúc hiện đại tiếp tục có những ảnh hưởng dù triết lý đã lỗi thời. Một số người khác chỉ đơn giản từ chối nó. Vẫn còn những

12


người khác quyết định rằng bằng cách nắm lấy nó (kiến trúc hiện đại), công việc của họ có tính kỷ luật và suy nghĩ tiến bộ hơn”.

Hai công trình kiến trúc Bảo tàng Nghệ thuật Quốc Gia (Washington D.C), nhà thờ thánh Nicholas (Springdale) chính là sự hiện diện và vẫn mang đậm phong cách của trào lưu kiến trúc hiện đại. Ở San Diego, KTS Lloyd Russell đã dành được rất nhiều giải thưởng danh giá của AIA cho khu căn hộ ở Centre street trong khu dân cư Hillcrest hay nhà của Austin ở Rimrock Ranch. Đó là một công trình với những khối hộp đơn đúng theo kiểu hiện đại và mái rộng để che nắng vùng sa mạc nóng bỏng ở Nam Cali. Russell tin rằng do những thay đổi trong thị trường vật liệu và công nghệ, hầu như không thể thiết kế một cách chính xác theo triết lý của Chủ nghĩa hiện đại. Thay vào đó, ông chọn những loại vật liệu công nghiệp rẻ tiền hơn. Ngày nay, các KTS đang thiết kế trong một thời đại của công nghệ xây dựng quy mô lớn. Vật liệu như khung thép, cũng như các kỹ thuật xây dựng được ưa chuộng bởi KTS theo Chủ nghĩa hiện đại đã lỗi thời, và để lặp lại cách làm đó rất tốn kém. Do đó, để đạt được sự thanh lịch của Chủ nghĩa hiện đại thuần túy luôn đi kèm một cái giá đắt đỏ.

Khu căn hộ Centre Street ở San Diego, hoàn thành: 2010 của KTS Lloyd Russell vẫn mang được các giá trị của kiến trúc hiện đại Và sau cùng thì kiến trúc hiện đại không chết, bởi đơn giản nó là một triết lý, một tư tưởng hướng tới sự đơn giản, hợp lý và dễ dàng nhân rộng. Nó phủ bóng qua nhiều thế hệ KTS, như một chặng đường mà kiến trúc phải đi qua, giúp tỉnh ngộ những con người lạc lối, đưa kiến trúc từ sự rối rắm và thừa mứa trở về với nguyên bản. Và nếu ngần ngại khi cho là kiến trúc hiện đại đơn điệu, hãy ngẫm nghĩ phát biểu của Russell: “Kiểu cách theo lối hiện đại hiện nay tự thân nó đã là trang trí” (modernist styling itself is now the ornament).

13


Sự chuyển biến trong kiến trúc những năm 60 đã làm tiền đề cho sự ra đời của những trào lưu kiến trúc mới và những giá trị của chính kiến trúc hiện đại vẫn được giữ lại cũng như phát triển và thay đổi để phù hợp với tình hình chung của thế giới và cũng chính từ đây nền kiến trúc đã chuyển mình sang với trào lưu kiến trúc hậu hiện đại.

2. Sự ra đời và phát triển của trào lưu kiến trúc mới. Khi kiến trúc hiện đại rơi vào khủng hoảng thì điều này đánh dậu sự ra đời của những trào lưu kiến trúc mới cũng như các trào lưu được tiếp nối theo sau. Khi mà kiến trúc hiện đại được đánh giá là chỉ mang tính hiệu quả trong những hình thức khô cằn bằng bê tông cốt thép và đánh mất khả năng giao tiếp với con người thì sự chuyển mình và sự ra đời của trào lưu kiến trúc mới đã phần nào đó giúp giải quyết cũng như tiếp nối và dung hòa lại các giá trị từ kiến trúc hiện đại để tiếp tục tiến lên, phát triển theo sự phát triển của khoa học công nghệ. Tiếp sự phát triển của kiến trúc hiện đại chính là sự ra đời của những trào lưu mới nhưng vẫn giữ được các giá trị của kiến trúc hiện đại như: -

Kiến trúc hậu hiện đại Kiến trúc Hichtech Kiến trúc Hiện đại hậu kỳ và hiện đại mới Kiến trúc giải tỏa kết cấu Kiến trúc Parametricism và nhiều trào lưu khác.

a. Kiến trúc Hậu hiện đại Kiến trúc Hậu hiện đại là trào lưu kiến trúc ra đời trong giai đoạn kiến trúc Hiện đại đang gặp khủng hoảng và trào lưu này đã giải quyết được các mặt không tốt của nền kiến trúc Hiện Đại như tang khả năng giao tiếp của kiến trúc với con người, xây dựng trên nền tảng của kiến trúc hiện đại bằng việc sử dụng lại các kiểu trang trí của quá khứ và lịch sử để một phần nào đó gợi lại cho mỗi cá nhân về những hình ảnh quen thuộc ấy. Và kiến trúc hiện đại giúp thoát khỏi tính giáo điều phi lý của chủ nghĩa hiện đại nhưng vì quá tự do nên đã mất phương hướng, rơi vào tình trạng cực đoan, sa đà vào hình thức mà coi nhẹ những đòi hỏi về nội dung, tính kinh tế, kỹ thuật. Mặc dù vậy kiến trúc Hậu hiện đại lại tập trung đến tính địa phương nhưng vì chú trọng quá mức đến nỗi sử dụng lại những gì có sẵn mà không tạo ra cái mới hơn, tốt hơn. Chính vì thế mà chỉ tồn tại trong một giai đoạn ngắn.

b. Kiến trúc Giải tỏa kết cấu

14


Khi những kiến trúc mới dần xuất hiện cũng là lúc các công nghệ kỹ thuật xây dựng mới được ứng dụng từ đó dẫn đến những công trình kiến trúc có thêm những hình thức đặc biệt tạo một dấu ấn khó quên về những công trình ấy. Với kiến trúc giải tỏa kết cấu thì đây là sản phẩm của thời đại cơ khí, máy móc với nền công nghiệp hiện đại, nghệ thuật phi hình tượng và cho ra đời những công trình có phong cách riêng biệt với biểu hiện tinh thần tự do, sự sáng tạo không giới hạn. Cố tình tạo ra những công trình phi trật tự trong bố cục hình khối, tỷ lệ, màu sắc, làm mất đi tính hoàn thiện truyền thống, chấp nhận sự tồn tại của các mặt đối lập mà không quan tâm tới sự hòa hợp, mong muốn thể hiện sự vận động, biến đổi thông qua các hình khối uốn vặn, mất ổn định, phi trọng lượng nhằm đạt tới cảm giác bay bổng siêu thực. Tới đầu thế kỷ 21, nhờ sự phát triển mạnh của công nghệ tin học, các mô hình 3D và khả năng liên kết chúng với thiết bị xây dựng giúp tạo ra những hình dạng mà kiến trúc sư thời kỳ trước gần như không thể xây dựng. Ngoài việc sáng tác không ngừng nghỉ của các KTS đã tham gia cuộc triển lãm năm 1988 là sự tham gia của các KTS như G. Richter, R. Zaugg, P. Cook, C. Fournier, P. de Meuron, J. Herzog, J. Meyer, S. Ban, M. Wilford, F. Vázquez, A. Isozaki, T. Ito và các công ty thiết kế The Blobitecture, UN Studio, Biad UFO, RMJM, PES-Architects… Các công trình phong cách Giải tỏa cấu trúc đầu thế kỷ 21 thường nhấn mạnh tới các mảng cắt mạnh mẽ, sự chồng chéo các hình khối không gian kiến trúc và đặc biệt là sự uốn lượn của các khối cong tạo ra sự biến đổi không ngừng nghỉ của cấu trúc, điều đã khiến kiến trúc sư Z. Hadid được coi là “nữ hoàng của cđường cong” (Queen of Curve).

Dancing House được thiết kế theo trường phái kiến trúc giải tỏa kết cấu cấu và gây sững sốt bởi dáng vẻ lạ lẫm của công trình. Công trình đặc sắc ở những khối có bình diện cong tạo thành, được ốp bằng những hợp kim nhôm lấp lánh.

c. Kiến trúc HighTech Ngoài ra còn kiến trúc HighTech sản phẩm của nền công nghệ cao, hiện đại, nhấn mạnh sự thụ cảm thị giác và có xu hướng ưa thích là bộc lộ kết cấu một cách rõ rang trên hình thức kiến trúc, các hệ thống giao thông, đường ống kỹ thuật cũng được phô diễn ra ngoài công trình. Kiến trúc HighTech cho ra đời những công trình kiến trúc mang những nét đẹp không lẫn vào đâu được khi mà đem phô hết các kết cấu ra bên ngoài một cách hài hòa nhưng lại không có sự thô từ vật liệu của kết cấu chính điều này đã đem đến sự khác biệt với các kiến trúc thông thường khi mà giấu các kết cấu vào bên trong. Thế kỷ 21 với

15


những thành tựu về khoa học và công nghệ gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang tới thêm dư địa cho kiến trúc High-Tech, trào lưu High-Tech không chỉ bó hẹp ở các nước phương Tây mà còn lan rộng sang các nước đang phát triển và đem lại khả năng gắn bó với kiến trúc truyền thống bản địa. Những KTS gạo cội của trào lưu High-Tech thế kỷ 20 vẫn tiếp tục sáng tác theo phong cách này nhưng theo những cách tiếp cận mới, phù hợp với kỷ nguyên mới, bên cạnh đó còn có những sáng tác lấy cảm hứng từ cảnh quan và kiến trúc bản địa. Và kiến trúc sư tiên phong của trào lưu này là Norman Forster với những công trình như 30 St Mary Axe, Sân vận động Wembley ở Luân Đôn, Hearst Tower ở New York, Leslie Dan Faculty of Pharmacy ở Toronto, Sân bay vũ trụ Mỹ ở New Mexico, Sân bay quốc tế Queen Alia ở Amman… Cũng phải kể đến các KTS gạo cội như Jean Nouvel với Torre Agbar ở Barcelona, Bảo tàng Louvre Abu Dhabi ở UAE; Richard Rogers với Leadenhall Building ở Luân Đôn; Frank Williams với Mercury City Tower ở Moscow; Santiago Calatrava với Turning Torso ở Malmö. Ngoài ra là các phẩm của công ty thiết kế như Arup với sân vận động City of Manchester hay Tange Associatrs với Mode Gakuen Cocoon Tower ở Tokyo…

Capital Gate tower là công trình đại diện cho kiến trúc HighTech khi phô các hệ kết cấu ra bên ngoài công trình đồng thời sử dụng các dạng kết cấu mới như kết cấu Diagrid và kết cấu Cantilever,… Đây cũng là công trình cho nền kiến trúc mới trong thế kỷ 21

d. Kiến trúc Sinh Thái Ken Yeang có thể được coi là KTS tiên phong của Kiến trúc Sinh thái (EcoArchitecture) với nhiều nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn từ những năm cuối thế kỷ 20. Tuy nhiên, phải đến những năm đầu thế kỷ 21, khi vấn đề sinh thái và biến đổi khí hậu trở nên cấp bách thì Kiến trúc Sinh thái mới trở thành một trào lưu được hưởng ứng rộng rãi ở cấp độ toàn cầu. Kiến trúc Sinh thái xem xét một cách tổng quát về ảnh hưởng của kiến trúc tới hệ sinh thái của khu vực, thậm chí tới hệ sinh thái của một quốc gia hay toàn cầu. Kiến trúc sinh thái còn quan tâm đến các yếu tố tinh thần, phong tục – tập quán, văn hóa – xã hội và lối sống trong thiết kế kiến trúc. Kiến trúc Sinh thái cho rằng: Kiến trúc phải tham gia vào quá trình tự điều chỉnh và đồng hóa nhằm duy trì các giới hạn của trong hệ sinh thái và các thành phần của nó. Trào lưu kiến trúc này cũng được sự ủng hộ của các KTS cựu trào như N. Foster, J. Nouvel, R. Piano, thêm vào đó là các kiến trúc sư J. Law, N. Grimshaw,

16


S. Boonyatikam, A. Siza, E. Gerber và các công ty thiết kế CPG Consultants, PTW, Aedas Architects, BIG, NR Architect… Ngoài các tác phẩm nổi tiếng từ những năm cuối thế kỷ 20, Ken Yeang vẫn tiếp tục thiết kế các công trình theo xu hướng Sinh thái trong những năm đầu thế kỷ 21 như Thư viện Quốc gia Singapore, DiGi Technical Office ở Malaysia, Solaris Tower ở Singapore, Spire Edge Tower ở Ấn Độ, Bệnh viện Nhi Great Ormond Street ở Luân Đôn. Các KTS Norman Foster với Ga Canany Whart Crossrail ở Luân Đôn và cùng Jean Nouvel thiết kế One Central Park ở Sydney; Jean Nouvel với Tower 25 ở Cypriot; Renzo Piano với Viện Hàn lâm Khoa học California, Bảo tàng Zentrum Paul Klee ở Bern. Còn rất nhiều công trình theo trào lưu Sinh thái trên toàn thế giới như Trường Nghệ thuật, Thiết kế và Truyền thông – Đại học Nanyang ở Singapore, Diamon Building ở Malaysia, Thư viện Ngữ văn – Đại học Tự do Berlin, Ecorium thuộc Viện Sinh thái Quốc gia Hàn Quốc, Al Bahar Towers ở Abu Dhabi, 8 House ở Copenhagen, Ngân hàng Đầu tư Châu Âu ở Luxembourg, Nhà hát Quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh, German Pavillon ở Milan, Cybertecture Egg ở Mumbai. Trong giai đoạn môi trường tự nhiên đang có những chuyển biến xấu đi thì Kiến trúc Sinh thái chính là một hướng chuyển mình của giới kiến trúc sư trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường tự nhiên. Và đây cũng chính là xu hướng nổi trội trong giai đoạn hiện nay, chính bản thân khi còn trong ghế nhà trường cần có những định hướng trong việc thiết kế bền vững nhằm giữ vững môi trường sinh thái được sạch và tốt hơn cũng như giảm bớt việc thải ra các năng lượng không cần thiết. Ecorium thuộc Viện Sinh thái Quốc gia Hàn Quốc là một dự án của chính phủ nhằm bảo tồn môi trường thiên nhiên và tạo ra một khu vực tập trung các tài nguyên sinh thái quý giá cho nghiên cứu, giáo dục và trưng bày triển lãm. Gồm nhiều nhà kính và các khu vực môi trường được kiểm soát và theo dõi nhằm tái tạo hệ sinh thái toàn cầu với năm khu vực khí hậu trải dài từ khu vực xích đạo đến hai cực trái đất.

e. Sự hồi sinh của kiến trúc biểu hiện Sự hồi sinh của chủ nghĩa Biểu hiện, chủ nghĩa biểu hiện có đặc tính gây xúc cảm cho con người bằng các yếu tố tạo hình, hình thức công trình luôn mang tính liên tưởng, tính ẩn dụ với phương châm “chức năng chính của kiến trúc là cảm xúc”. Do vậy, các công trình sáng tác theo chủ nghĩa Biểu hiện thường có cấu trúc không gian phóng khoáng, mang tính biểu tượng mà ít lệ thuộc vào công năng. Tới thế kỷ 21, khi công nghệ và vật liệu mới trong ngành xây dựng có bước phát triển nhảy vọt thì Kiến trúc Biểu hiện đã trở lại mạnh mẽ với những phương cách thể hiện hoàn toàn mới. Nói đến Kiến trúc Biểu hiện đương đại

17


thì không thể quên được KTS tiên phong của giai đoạn này – Santiago Calatrava. Tiếp nối những công trình đã nổi tiếng từ những năm 1990, sáng tác của S. Calatrava những năm đầu thế kỷ 21 là hết sức ấn tượng với Bảo tàng Nghệ thuật Milwaukee ở Wisconsin, Auditorio de Tenerife ở Santa Cruz de Tenerife, Tổ hợp thể thao Olympic, Ga LiègeGuillemins ở Bỉ, Cầu Margaret Hunt Hill Bridge ở Dallas, Bảo tàng Ngày mai ở Rio de Janeiro, Ga tàu điện ngầm World Trade Center ở New York, Đại học Bách khoa Florida, Tòa nhà Ciudad de las Artes y las Ciencias ở Valencia. Những công trình Biểu hiện của Herzog & de Meuron cũng hết sức ấn tượng như Bảo tàng Nghệ thuật Tate Modern ở Luân Đôn, Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh, Sân vận động Arena ở Munich, Bảo tàng Khoa học tự nhiên ở Barcelona, Phòng hòa nhạc Elbphilharmonie ở Hamburg. Ngoài ra còn phải kể đến Bảo tàng Nghệ thuật Graz ở Áo, The ArcelorMittal Orbit ở Luân Đôn, Selfridges Building ở Birmingham, Perth Arena ở Australia, Baku Flame Towers ở Azerbaijan, Tbilisi Public Service Hall ở Georgia, Bảo tàng Design Holon ở Tel Aviv, Sân vận động Soccer City ở Johannesburg, Nhà hát lớn Wuxi ở Giang Tô. Kiến trúc Biểu hiện ở đầu thế kỷ 21 chú trọng sử dụng các kết cấu và vật liệu hiện đại như hệ khung – sườn kim loại nhẹ, kết cấu khung – vỏ Diagrid, vỏ bê tông cốt thép siêu mỏng, vật liệu phủ siêu nhẹ như màng nhựa ETFE cho phép tạo ra những hình khối điêu khắc đầy ấn tượng vươn rộng ra không gian mà cần rất ít những điểm tiếp xúc với mặt đất. Bên cạnh đó là việc sử dụng các hệ thống thủy lực, hệ thống đèn LED trên toàn bộ bề mặt ở một số công trình tạo khả năng biến đổi cấu trúc và mặt đứng theo thời gian cũng làm tăng khả năng biểu cảm và gây ấn tượng mạnh. Bảo tàng nghệ thuật Milwaukee, Wisconsin, Mỹ có thiết kế bên ngoài độc đáo với một cấu trúc bêtông có thể chuyển động, với “đôi cánh” là hai tấm chắn nắng mang hình dáng cánh chim hải âu có thể đóng mở. Thể hiện rõ nét của chủ nghĩa kiến trúc biểu hiện.

f. Kiến trúc Parametricism Kiến trúc Parametricism hay còn gọi là kiến trúc tham số, trào lưu kiến trúc xuất hiện khi sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học tự nhiên trong đó có ngành toán học với các dạng hình học mới xuất hiện như Lobachevsky, Fractal, Topology,…đã hỗ trợ cho các kiến trúc sư đương đại nhận thức về không gian và xây dựng nên các ý niệm, lý luận về thị hiếu thẩm mỹ, công năng cho thời đại mới. Những lý luận này sẽ không thể hiện thực hóa nếu như không có một cơ sở vững chắc là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và

18


công nghệ đồ họa máy tính. Những bước tiến mới của kỹ thuật đồ họa trong thập niên 90 của thế kỷ XX đã tạo ra những công cụ thiết kế hỗ trợ đắc lực cho các kiến trúc sư trong việc thể hiện các đường cong, bề mặt hay không gian phức tạp của hình học Topo. Và dạng kiến trúc tham số sẽ áp dụng những quy luật về toán học để cho ra đời các công trình kiến trúc độc đáo, điều này cũng đánh dấu cho sự phát triển mới trong kiến trúc nhất là trong thời kỳ công nghiệp 4.0 khi mà các ứng dụng về nền tảng kỹ thuật và công cụ tính toán máy tính cao cấp ra đời và áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực. Đồng thời sự phát triển của xu hướng kiến trúc Parametricism cũng dẫn đến sự phát triển theo của kỹ thuật xây dựng và các phương pháp kết cấu mới ra đời nhằm chịu lực cho công trình. Kiến trúc tham số có những nguyên tắc thiết kế bao gồm: Giải pháp tạo hình – những nguyên lý, quy định để hướng dẫn việc thiết kế và đánh giá hình thức bên ngoài của công trình; Giải pháp công năng - những nguyên lý, quy định để hướng dẫn việc thiết kế và đánh giá chất lượng công năng của thiết kế. Kiến trúc tham số được coi là một xu thế mang hơi thở của thời đại, cũng đánh dấu những thành quả tiến bộ của nền khoa học tự nhiên và nền khoa học máy tính, đây cũng đánh dấu cho việc kiến trúc đã làm được những điều mà con người thậm chí chưa từng nghĩ đến. Ngoài ra toán học hiện đại có vai trò cực kỳ quan trọng trong tạo hình của Kiến trúc Tham số. Hình học phi Euclide nói chung hay cụ thể là toán học Topo là cơ sở lý luận, logic và là nền tảng, cấu trúc ban đầu để phát triển những mô hình tham số phức tạp sau này, góp phần gỡ bỏ những nguyên tắc cứng nhắc trong tạo hình, thúc đẩy cho xu hướng Kiến trúc Tham số phát triển mạnh mẽ. Kiến trúc Tham số tạo ra một hình khối kiến trúc có sự khác biệt (sự thay đổi) một cách liên tục, tính mềm dẻo và tính linh hoạt. Nó cho phép tạo ra một hình thù phức tạp nhưng liền mạch, thanh lịch và hoàn toàn khả thi trong việc xây dựng trên thực tế. Do được mô hình hóa trên máy tính, Kiến trúc Tham số lập nên một chương trình nghiên cứu dự án thiết kế trước khi công trình được xây dựng. Nó trả lời các câu hỏi cái gì có thể làm được và không làm được trên thực tế từ ý tưởng ban đầu của các kiến trúc sư. Do đó nó cung cấp một sự hiểu biết tốt hơn đối với dự án thiết kế. Điều này cho phép kiến trúc sư xác định mục tiêu, phương pháp và các giá trị mới trong quá trình thiết kế. Sự ra đời của Kiến trúc Tham số đã làm thay đổi cách thức, chiến lược thiết kế của các kiến trúc sư như: việc sơ phác (sketch) hầu như sẽ làm việc với mô hình ba chiều nhiều hơn là vẽ bằng tay, làm việc nhiều hơn với các dạng toán học đương đại cũng như các đoạn mã, mọi đối tượng đều được Module hay Pattern hóa nhằm để tái sử dụng và chia sẻ ý tưởng thiết kế…. Để làm được điều này, các kiến trúc sư phải học những kĩ năng và những công cụ mới để hỗ trợ. Việc áp dụng các phương pháp sáng tác của xu hướng này tỏ ra hiệu quả đối với tất cả các quy mô của dự án thiết kế từ các chi tiết trang trí nhỏ cho đến thiết kế cả một không gian đô thị rộng lớn. Quy mô dự án thiết kế càng lớn thì Kiến trúc Tham số càng tỏ rõ tính hiệu quả của nó. Một đặc điểm quan trọng của xu hướng kiến trúc này là có sự tham gia một cách trực tiếp của máy tính vào quy trình thiết kế của kiến trúc sư. Máy tính không còn đóng vai trò hỗ trợ đơn thuần nữa mà có chức năng "gợi ý" cho Kiến trúc sư tìm kiếm các ý tưởng kiến trúc thông qua các hàm số hình học có chứa đựng tham số. Vai trò thiết kế của kiến trúc sư từ thế chủ động đã chuyển sang thế bị động khi tìm kiếm nét đẹp của các hình khối kiến trúc một cách ngẫu nhiên từ các mô hình được xây dựng trên máy tính. Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là kiến trúc sư ngày càng phụ thuộc vào máy

19


tính, nếu cần thiết, kiến trúc sư hoàn toàn có thể xây dựng các mô hình tham số một cách chủ động từ ý tưởng của mình mà không cần đến sự "gợi ý" của máy tính. Chính những đặc trưng này đã hình thành nên một trào lưu một xu hướng kiến trúc mới nhất là trong giai đoạn phát triển như bây giờ. Không những phát triển trong lĩnh vực kiến trúc mà xu hướng kiến trúc tham số còn được khai thác ở các lĩnh vực về nội thật, thiết kế công nghiệp và cho ra những sản phẩm độc đáo nhưng vẫn đảm bảo về công năng.

Harbin Opera House được thiết kế bởi MAD công trình mang xu hướng của kiến trúc Parametricism với những đường cong uốn lượn mềm mại kết hợp hài hòa với vật liệu đã tạo nên một công trình độc đáo như vậy

g. Các trào lưu kiến trúc khác Khi mà các trào lưu phát triển thì có những trào lưu kiến trúc vẫn tiếp tục trên hành trình của chính bản thân nhưng cũng có những trào lưu kiến trúc tồn tại trong một khoản thời gian ngắn nhưng giá trị của nó vẫn có giá trị nhất định vào một giai đoạn hay cho đến tận bây giờ. Ngoài những trào lưu có tên trong bài học cũng như các trào lưu kiến trúc mới nhưng gây được tiếng vang lớn thì còn có những trào lưu kiến trúc khác và vẫn được sự đánh giá cao từ các kiến trúc sư như chủ nghĩa tối giản, chủ nghĩa chuyển hóa luận, chủ nghĩa kiến tạo,…. Các giá trị, quy tắc của những trào lưu vẫn có sự tiếp thu từ các trào lưu lớn. Trong đó chủ nghĩa tối giản trong kiến trúc được hiểu là đi đến tận cùng của sự đơn giản, đơn giản hết mức có thể, sự tối giản ấy đặc biệt được sử dụng nhiều trong kiến trúc Nhật Bản từ kiến trúc hiện đại cho đến các kiến trúc mang âm hưởng truyền thống. Tính tối giản thể hiện nhất quán từ hình thức kiến trúc cho tới nội thất công trình, kết hợp nhuần nhuyễn giữa một khuynh hướng hiện đại với những giá trị văn hoá – tinh thần truyền thống của Nhật Bản. Nhiều kiến trúc sư Nhật Bản thành công và ghi đậm dấu ấn với phong cách tối giản, chủ nghĩa tối giản trong kiến trúc, mà tiêu biểu là kiến trúc sư Tadao Ando. Những công trình của Tadao Ando thực sự là những tác phẩm nghệ thuật của không gian và ánh sáng, của sự giao hoà của kiến trúc và thiên nhiên, mang một cá tính đặc sắc và đầy sáng tạo. Trong kiến trúc tối giản thì bản thân tiếp thu được các giá trị các đặc trưng riêng chỉ có trong chủ nghĩa tối giản như kiến trúc tối giản tự hoàn thiện bằng những gì ít nhất có thể – đó chính là nhiều. Ít nhất, cũng là hướng tới sự hoàn mỹ và thành công. Từ xuất phát 20


đó, thì “hạn chế” là một trong những nguyên tắc – biểu hiện cụ thể của kiến trúc tối giản. Cũng như các trào lưu khác thì sự đỉnh cao của chủ nghĩa tối giản chính là nằm ở các đặc trưng như: -

-

-

-

Chủ nghĩa tối giản hướng tới giá trị của không gian – bản chất của kiến trúc là không gian, hướng tới giá trị đó và tạo lập nên một không gian chặt chẽ, khúc chiết, cô đọng, thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng. Sự đơn giản của hình thức tổng thể, chi tiết kiến trúc, sự tiết chế trong sử dụng vật liệu, màu sắc… nhằm đem lại tính tập trung vào không gian và đưa không gian thành một nội dung chủ đạo của công trình. Không gian của kiến trúc tối giản còn có tính cân bằng, tĩnh tại, thuần khiết, được tạo nên bởi những mảng tường, mảng trần phẳng, đồng nhất, những đường thẳng, những hình khối đơn giản và những khoảng trống lớn. Việc loại bỏ, hạn chế các chi tiết, màu sắc, những thứ không cần thiết nhằm hướng sự tập trung cho không gian kiến trúc. Chính không gian tạo nên xúc cảm chứ không phải bởi những chi tiết trang trí, đồ đạc hay điều gì khác. Hướng tới bản chất và bản ngã: về mặt hình thức thuần tuý, có thể nhận thấy kiến trúc tối giản mang lại sự khô cứng, nhàm chán và đơn điệu, thậm chí lạnh lùng và thiếu thân thiện. Nhưng bản chất của kiến trúc không nằm ở cái vỏ bề ngoài. Và để cảm nhận được điều đó, ngoài đôi mắt để nhìn, phải cần có một tư duy rộng mở, khám phá. Một kiến trúc sẽ tối giản khi chủ nhân hiểu rõ được bản ngã của mình, và kiến trúc sư chuyển hoá bằng ngôn ngữ kiến trúc. Và cũng chỉ khi hiểu rõ chính mình thì chủ nhân mới thực sự làm chủ và gắn bó được với ngôi nhà. Kiến trúc tối giản có sự tương đồng với văn hoá truyền thống và Thiền tông Nhật Bản (Zen). Zen nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự trầm tư mặc tưởng hơn là việc đọc kinh kệ và các nghi thức tôn giáo cũng như lý luận về giáo pháp. Zen truyền tải những tư tưởng tự do và bản chất cuộc sống. Kiến trúc tối giản hướng tới bản chất của kiến trúc là không gian, đề cao bản chất của không gian và vật liệu. Chính vì lẽ đó, kiến trúc tối giản hoà nhập với văn hoá truyền thống Nhật Bản, tạo nên những không gian mang tính Thiền và những giá trị văn hoá mới thông qua kiến trúc. Nghệ thuật ánh sáng: ánh sáng là một yếu tố cấu thành nghệ thuật kiến trúc. Với kiến trúc tối giản, ánh sáng rất quan trọng và càng có ý nghĩa hơn, nhất là ánh sáng tự nhiên. Màu sắc ở phong cách tối giản hạn chế nên ánh sáng là một thành phần chủ đạo để trang trí và tạo nên giá trị thẩm mỹ thông qua hiệu ứng thị giác. Ánh sáng tự nhiên luôn biến đổi và làm thay đổi những cảm nhận, cảm xúc của người đứng trong không gian đó. Ánh sáng được chủ định trong thiết kế để nhấn mạnh những thành phần, những khu vực chính; làm nổi bật hình khối kiến trúc, nội thất; dùng để dẫn tuyến hoặc tạo nên những khối sáng, bóng đổ theo ý đồ… Ánh sáng cùng hiệu ứng bóng đổ được khai thác thông qua những ô cửa, những vách kính, mái, những khoảng trống, những cấu kiện của hệ kết cấu, qua hệ thống rèm hay cả những tán cây. Ánh sáng nhân tạo cũng được nghiên cứu rất kỹ, tính toán cẩn thận trong ý đồ diễn tả cấu trúc không gian và những thành phần nội thất.

21


Chủ nghĩa tối giản đưa lên tầm cao của sự đơn giản, đơn giản nhưng lại không nhàm chán mà để lại những xúc cảm cho chính người sử dụng, đem lại cảm giác về sự thiền định trong chính không gian tạo cảm giác thư thái. Chính điều này đã làm nên những đặc trưng rất riêng của chủ nghĩa tối giản, xem tưởng chừng đơn giản nhưng lại không đơn giản chút nào khi mà đòi hỏi cao sự phối hợp một cách nhịp nhàng giữa các yếu tố lại với từ tổng thể cho đến những chi tiết dù rất nhỏ, từ những khâu chọn màu sắc, vật liệu cho đến nội thật đều có sự lựa chọn tỉ mỉ cho đến việc đưa nghệ thuật của ánh sáng tự nhiên vào trong không gian nhằm tạo sự nhẹ nhàng, sự thư thái cho con người.

Bảo tàng nghệ thuật hiện đại Fort Worth của KTS Tadao Ando Chủ nghĩa Chuyển hóa luận là một trào lưu kiến trúc mới và nổi lên tại Nhật Bản như một phong trào kiến trúc tiên phong và một bước đi mới trong quy hoạch đô thị, được hướng tới để đưa quy hoạch đô thị Nhật bản lên tầm cao quốc tế. Metabolism là một nỗ lực để thể nghiệm lại một lần nữa mối quan hệ giữa con người và môi trường xây dựng bao quanh. Nằm trong nhiều nguyên lý của chủ nghĩa này có ý tưởng hướng tới nhấn mạnh việc phát triển giải phẫu trong kiến trúc, rằng các thành phố và cấu trúc của nó như những sinh vật sống phát triển song song. Chủ nghĩa chuyển hóa luận hiện hữu nổi bật giữa các phong trào kiến trúc lỗi thời ở thời điểm nó ra đời, nó đã tách ra khỏi “kiến trúc công năng” và hướng sâu vào sự kết nối tập thể của con người và tính linh hoạt của nó. Các công trình được xây dựng theo mô đun, thường chứa đựng các đơn vị nhỏ, cho phép mở rộng và tái sắp xếp không gian để đáp ứng nhu cầu của người ở. Và hội chợ Expo 1970 chính là sự kiện đánh dấu cho sự lan rộng của xu hướng Chuyển Hóa Luận và đã có những ảnh hưởng tới các kiến trúc sư của thế kỉ 20 ở cả phương Đông và phương Tây, bao gồm sử gia Reyner Banham và nhóm tiên phong Archigram ở Anh. Ngày nay, sau gần nửa thế kỷ, các kiến trúc sư vẫn rút ra được nhiều bài học từ chủ nghĩa chuyển hóa luận. Trong nhiều các công trình ta vẫn thường thấy, hệ tường và sàn nhà hòa vào với nhau và tổ hợp thành một hệ các không gian nhỏ ăn khớp vào nhau, cộng sinh và tương hỗ. Những dạng không gian này dường như ngày càng thích ứng với bối cảnh hiện nay khi mà con người đang tiến tới một

22


nền văn hóa dựa trên sự phát triển của các mối quan hệ. Kiến trúc hoạt động như một mạng xã hội, phát triển và biến đổi khi chúng ta không ngừng tìm kiếm và định hình thế giới xung quanh mỗi con người, mỗi bản thân người thiết kế. Xu hướng kiến trúc chuyển hóa luận ra đời nhằm: - Đáp ứng hoặc phát triển không ngừng các yêu cầu của xã hội - Chống sự lão hóa của công trình. Do đó, hình thức này cần phải chống lại sự tĩnh tại, cố định và có khả năng thích ứng với môi trường và thay đổi. Do chú ý đến tính linh hoạt của kiến trúc nên công trình “xây xong” vẫn còn như dang dở, còn phải tiếp tục. Kiến trúc chuyển hóa luận ra đời nhằm thay cho những tư duy về hình khối và chức năng, kiến trúc sư có thể tập trung vào vấn đề không gian và có thể thay đổi chức năng. Với quan niệm không gian kiến trúc cần thay đổi và phát triển không ngừng, các thế hệ kiến trúc sư tiên phong với chủ nghĩa chuyển hóa luận cho rằng kiến trúc có thể đáp ứng các yêu cầu khác nhau trong mỗi thời điểm một cách hoàn chỉnh. Dựa trên cơ sở tính “động” và tính “luôn thay đổi để thích ứng” trong truyền thống văn hóa Nhật Bản, Kisho Kurokawa đề nghị: “Chúng ta cần phải phá vỡ kiến trúc thành những mảnh vụn, có thể thay đổi và không thể thay đổi được…”, và “nếu chúng ta thay thế cho những bộ phận chịu sự thay đổi, toàn thể công trình sẽ đứng vững lâu hơn và năng lượng sẽ được bảo toàn trong một cuộc vận hành kéo dài”. Họ quan niệm trong vật thể kiến trúc tồn tại hai bộ phận, một bộ phận của cái khả biến và bộ phận kia thuộc về cái bất biến. - Bộ phận Bất biến (không thể thay đổi) chính là các giá trị “tinh thần” của công trình như biểu tượng, tôn giáo, sở thích, thẩm mỹ… là những yếu tố mà chúng ta chỉ có thể nhận biết được bằng vốn sống và nhận thức văn hóa của mình. - Bộ phận Khả biến (có thể thay đổi) là các yếu tố như công năng, công nghệ, vật liệu xây dựng… là những cái mà chúng ta có thể nhận biết dễ dàng bằng trực giác, có thể cân đong, đo đếm được.  Vì vậy, hai yếu tố khả biến và bất biến chính là những yếu tố đã tạo cho kiến trúc Chuyển hóa luận một sức sống mãnh liệt để vừa hấp thu được các giá trị quốc tế và hiện đại, lại vừa lưu giữ được đặc trưng của văn hóa truyền thống Chủ nghĩa chuyển hóa luận đã hình thành và phát triển ngay tại Nhật, nơi khai sinh ra về trào lưu kiến trúc mới, quá trình từ lúc ra đời đến khi phát triển thịnh hành đã trải qua những giai đoạn phát triển gắn liền với các KTS Tange Kenzo, KTS Kurokawa, KTS Kikutake,… Và trong cuộc vận động chuyển hoá luận thì các công trình thường được đặt lên phía trên các cây cột, giải tỏa không gian phía dưới cho giao thông và các hoạt động công cộng khác. Không rõ đặc điểm này được hình thành tử luận điểm Piloti của kiến trúc hiện đại, hay hình dáng vươn lên của một cái cây như chủ đề mà chuyển hóa luận muốn nhấn mạnh, đây có lẽ là điểm đặc biệt đối với chủ nghĩa chuyển hóa luận lúc bấy giờ. Và sau sự kiện ở hội chợ Expo 1970 thì kiến trúc chuyển hóa luận đã dần dần được lan tỏa rộng rãi ra thế giới và sau nhiều năm thì các giá trị về chuyển luận hóa có thể được gặp ở các

23


công trình như dự án nhà ở The Interlace tại Singapore, Nakagin Capsule 1972 của Kurokawa,….

Nakagin Capsule 1972 của Kurokawa, có lẽ là công trình được biết đến nhiều nhất và thể hiện rõ nhất những tinh thần của cuộc vận động chuyển hóa luận

Dự án nhà ở The Interlace tại Singapore của OMA lấy cảm hứng từ các giá trị của chủ nghĩa chuyển hóa luận

Từ những năm trào lưu kiến trúc hiện đại hình thành và phát triển cho đến khi rơi vào khủng hoảng nhưng những giá trị của nền kiến trúc hiện đại không mất đi mà vẫn được lưu giữ một phần nền tảng các giá trị ấy thông qua công trình kiến trúc trong đời sống hiện nay. Và trong cuộc khủng hoảng đấy cũng chính là thời điểm cho ra đời những trào lưu kiến trúc mới và sự phát triển của những trào lưu vẫn luôn luôn vận động luôn luôn sáng tạo để cho ra trào lưu mới và tốt hơn. Trong quá trình của lịch sử kiến trúc thì nền kiến trúc đã trải qua vô vàn những trào lưu kiến trúc có những trào lưu vẫn giữ được giá trị của nó cho đến hiện tại nhưng cũng có những trào lưu lại đi vào sự thoái trào vì không còn đáp ứng được về yêu cầu ngày càng cao của con người nhất là khi giai đoạn khoa học kỹ thuật dần dần đa dạng. Dù thuộc trào lưu kiến trúc nào nhưng vẫn để lại được các giá trị to lớn cho các thế hệ kiến trúc trẻ sau này. Tự bản thân trải qua việc học tập các trào lưu hiện hành trong sách vở thì còn có sự nghiên cứu tìm tòi với các trào lưu kiến trúc mới, sự nghiên cứu này nhằm đáp ứng cho nhu cầu thay đổi cũng như nền tảng cuộc sống của con người ngày càng mới hơn. Học được những giải pháp kết cấu mang tính sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo tốt trong việc chịu lực của công trình, hiểu được những quy tắc, đặc điểm của mỗi trào lưu kiến trúc cũng như hiểu được những ưu nhược điểm trong mỗi trào lưu để tìm đến một hướng đi mới như những gì mà các thế hệ kiến trúc sư đi trước đã làm. Học được cách các vị tiền bối phối hợp hài hòa giữa kiến trúc với môi trường như nền kiến trúc hữu cơ hay việc đưa những giá trị hay, độc đáo của mỗi địa phương mỗi dân tộc như kiến trúc hậu hiện đại trở về sau. Nắm vững được những yêu cầu đặc biệt đến từ các yếu tố tự nhiên tại các khu vực mà người kiến trúc sư sẽ tiến hành khai triển, thực hiện hóa công trình. Cũng như ưu tiên và áp dụng trào lưu kiến trúc sinh thái, bền vững vào trong việc thiết kế khi nhu cầu về việc ứng phó với các tác hại từ môi trường, nghiên cứu về các giải pháp giảm năng lượng điện và đưa những nguồn năng lượng tự nhiên vào trong công trình như gió, ánh sáng tự nhiên,…. Từ sự phát triển của trào lưu kiến trúc cũng đi kèm với sự phát triển của kỹ thuật

24


xây dựng hay về các kết cấu mới và chịu lực tốt hơn, chính sự phát triển không ngừng đã kéo thêm sự phát triển cùng tiến của các nhu cầu các yếu tố, các vật liệu,…lên một tầm cao mới. Và hiện nay vẫn có những xu hướng kiến trúc khác như kiến trúc theo dạng module, kiến trúc mang tính cộng đồng, kiến trúc phỏng sinh học….gắn liền với đời sống, với thực trạng của cả xã hội. Hiện nay nhiều công trình kiến trúc gây ấn tượng cho cộng đồng đều đến từ những trào lưu kiến trúc nhưng quan trọng vẫn là giá trị và nền tảng của nó để lại, từ những công trình nhà ở đến những công trình phức tạp, những công trình mang tính biểu tượng cao. Do vậy biết đâu trong một tương lai gần sẽ có sự xuất hiện của những trào lưu kiến trúc mới và lịch sử của nền kiến trúc sẽ được tiếp diễn bởi sự ra đời của các trào lưu mới đó. Hai mươi năm đầu thế kỷ 21 được đánh dấu bởi sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 và sự quan tâm mạnh mẽ tới tình trạng biến đổi khí hậu tòa cầu mang đến cho kiến trúc vận hội mới trong tư duy sáng tạo, những triết lý và tư tưởng mới trong kiến trúc đã hình thành. Các trào lưu kiến trúc đã đạt được nhiều thành tựu từ thế kỷ 20 như: Chủ nghĩa Biểu hiện, Phong cách High-Tech đều có bước phát triển vượt bậc. Đặc biệt là các trào lưu mới hình thành sau này như Giải tỏa cấu trúc, Kiến trúc Sinh thái đã đạt tới đỉnh cao và tạo ra ấn tượng về đặc trưng của nền kiến trúc của thế kỷ mới trong tương lai.

III.

Kết luận

Trào lưu kiến trúc đã để lại những ảnh hưởng sâu rộng đến mọi nơi, các giá trị quy tắc vẫn có sự ảnh hưởng đến người thiết kế trong giai đoạn hiện nay như các lõi kỹ thuật tại các cao ốc văn phòng cho đến những tòa nhà cao nhất vẫn chịu ảnh hưởng bới nhá trị này. Hay sự kết hợp giữa kiến trúc với môi trường xung quanh tạo nên một bộ mặt hài hòa của chính công trình với các công trình khác hay sự gắn bó chặt chẽ giữ kiến trúc với tự nhiên như việc tạo nên một khu vườn ngay chính bên trong công trình. Hay những công trình mang tính biểu hiện, trang trí được thể hiện rõ và khiến cho người xem phải ngẩm nghĩ và liên tưởng đến một con vật hay một vật gì đó nhưng lại không thô và nhàm chán như việc đưa một hình ảnh chân thật vào công trình thì người thiết kế nên có sự cách điệu một cách hài hòa nhưng vẫn đem lại hiệu ứng cho người quan sát và vẫn hình dung ra về ý đồ của người thiết kế. Hay công trình mang các tính chất đơn giản hài hòa thô mộc chỉ với những vật liệu với các tính chất có sẵn cũng như những vật liệu kết cấu như bê tông trần, gỗ,… giống với cách mà các kiến trúc sư của chủ nghĩa thô mộc hay sự đơn giản hài hòa của chủ nghĩa tối giản. Hoặc các kiến trúc theo những trào lưu mới với những chất riêng như việc phô hệ kết cấu và coi việc phô kết cấu ra ngoài nhưng một motip trang trí cho chính mặt đứng của công trình hay sự kết hợp giữa việc sử dụng chủ nghĩa giải tỏa kết cấu cho các công trình mà kết cấu thông thường không đáp ứng được hoặc có những hình dạng khác lạ như kiến trúc tham số, kiến trúc phỏng sinh học. Những giá trị từ chủ nghĩa công năng của Le Corbusier như các giải pháp giải phóng không gian hay việc đưa vườn cây xanh lên mái,.. những điều đó hiện nay có thể bắt gặp ở các công trình hiện đại cho dù là công trình

25


nhà ở cho đến công trình công cộng,… và những giá trị này vẫn còn lưu giữ cho dù chủ nghĩa công năng đã thoái trào khỏi nền kiến trúc. Vâng và các giá trị của những trào lưu kiến trúc lớn chính là những bài học đầu tiên cho bản thân mỗi một kiến trúc sư nhằm tiếp thu, nghiên cứu để cải thiện và áp dụng một cách tốt nhất vào việc thiết kế sau này. Các giá trị ấy vẫn sẽ tiếp diễn theo thời đại và những giá trị này sẽ kết hợp với sự phát triển của thời đại, của nền khoa học kỹ thuật tiên tiến để cho ra những tác phẩm kiến trúc độc đáo cũng như đáp ứng được các giá trị, các yêu cầu của con người trong đời sống. Tóm lại, các trào lưu kiến trúc hiện đại, hậu hiện đại hay các trào lưu mới ra đời sau này đã góp phần hình thành nên giai đoạn kiến trúc mới nhất là trong thời kỳ hiện đại hóa, công nghiệp hóa cũng như sự phát triển của khoa học tự nhiên và máy tính. Các giá trị không tan biến khỏi nền kiến trúc mà nó vẫn luôn hiện diện trong các công trình kiến trúc hiện nay. Và những giá trị quy tắc ấy vẫn được các thế hệ sau gìn giữ và phát huy cho nền kiến trúc trong hiện tại và tương lai, rồi sẽ có một giai đoạn nền kiến trúc sẽ lại chuyển mình với sự hình thành của những trào lưu mới. Những giá trị, quan điểm, quy tắc sẽ là những điều giúp cho bản thân nắm vững được cũng như là nền tảng cho sự cải tiến, sáng tạo ra các công trình ấn tượng hoặc cho ra một trào lưu kiến trúc mới nhằm đáp ứng tốt hơn với yêu cầu của thời đại. Thế hệ kiến trúc sư sau này cũng như bản thân sinh viên sẽ tiếp nối cũng như sử dụng những giá trị đấy để tạo thành những giá trị riêng cho mình nhưng vẫn giữ đúng với những nguyên tắc ấy. Gìn giữ và phát huy những tiềm năng của các trào lưu kiến trúc.

26


TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình lịch sử kiến trúc phần 2 – Đại học Xây dựng – 2006 Bài thuyết trình Kiến trúc Hiện đại thế kỷ 20 https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/100-nam-kien-truc-hien-dai-va-nhungdau-an-khong-the-phai-mo.html https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/kien-truc-the-gioi-20-nam-dau-the-ky21.html https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/phong-cach-toi-gian-trong-kien-truc-vathiet-ke-noi-that.html http://designs.vn/tin-tuc/12-phong-cach-cua-chu-nghia-hien-dai-trong-kientruc_217479.html#.YNx3fh9zztR http://designs.vn/tin-tuc/parametricism-xu-huong-thiet-ke-mang-tinh-toan-cau_13850.html#.YN2K5h9zztR

27


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.