8 minute read

b. Các xu hướng, chủ nghĩa kiến trúc trong nền kiến trúc hiện đại

Công trình Farnsworth House của ông được xây dựng vào năm 1945, với sự đơn giản trong chính thiết kế, độ chính xác cao trong từng chi tiết và trong khâu lựa chọn vật liệu một cách cẩn thận. Đây cũng chính là một trong những công trình được thiết kế trong trào lưu Kiến trúc hiện đại.

Kiến trúc hiện đại cho ra đời những công trình kiến trúc với nhiều hình thức mới lạ, ngôn ngữ hình học tự do và đa dạng, dây chuyền công năng được đề cao, hợp lý, tiết kiệm được không gian giao thông, tiết kiệm vật liệu, không trang trí phù phiếm, áp dụng các thành tựu của khoa học và kỹ thuật, giao thoa cùng với thiên nhiên (ánh sáng, cây xanh, nước), tính thẩm mỹ gắn liền với sự hài hòa, hợp lý trong ngôn ngữ kiến trúc, các dạng kết cấu mới có khả năng chống chọi lại với tự nhiên cũng như chịu lực tốt hơn, sản sinh ra thêm các loại vật liệu mới góp phần tạo nên sự đa dạng trong vật liệu xây dựng, kiến trúc. Các xu hướng, các chủ nghĩa về kiến trúc cũng dần dần xuất hiện, đồng nghĩa với việc là có thêm nhiều lựa chọn hơn trong việc sáng tạo ra các công trình mới cũng như tạo ra những nét riêng biệt, đặc trưng của riêng người thiết kế, của nền văn minh hoặc một quốc gia. Và kiến trúc hiện đại một phần phản ánh rõ hơn về sự phát triển của thời đại bấy giờ từ đó thoát khỏi những rào cản, những trói buộc của trào lưu kiến trúc cổ điển tiến tới những công trình kiến trúc mang trong mình những bố cục hình khối, không gian, cách tổ chức mặt bằng tự do phi đối xứng từ đó giúp các kiến trúc sư có thể tự do thả mình mà sáng tạo nên những công trình tiêu biểu của thời đại. b. Các xu hướng, chủ nghĩa kiến trúc trong nền kiến trúc hiện đại

Advertisement

Kiến trúc hiện đại có những khía cạnh rất riêng đại diện cho chính nó, cũng thông qua những công trình ấy đã một phần nào thể hiện rõ nét về những quan điểm, những ngôn ngữ hình học đặc sắc trong thiết kế. Từ những công trình ấy mà bản thân mỗi người đều có những cảm nhận riêng và học hỏi được rất nhiều thứ từ họ như những ý niệm về không gian của mỗi loại công trình, cách phối hợp khéo léo các ngôn ngữ hình học nhưng lại không phá đi sự hài hòa ấy. Vâng và những điều ấy rất đáng để chúng ta suy ngẫm về một chất lượng sống tốt hơn và đem lại hiệu quả cao cho kiến trúc. Cho đến nay thì những trào lưu kiến trúc vẫn còn giữ riêng các giá trị như: - Kiến trúc duy lý thì đậm chất duy lý toán học, các yếu tố kỹ thuật lại được coi trọng. Thể hiện rõ ở việc đơn giản hóa kết cấu, không gian tổng thể lớn và phân biệt rõ giữa kết cấu chịu lực và bao che, việc phân biệt rõ hệ kết cấu giúp cho việc thiết kế rõ ràng hơn giữa việc chịu lực cũng như bao che nhưng cả hai đều ảnh hưởng trực

tiếp lên nhau nên vỏ bao che hình thù đa dạng thì một phần của hệ kết cấu chịu lực sẽ phát triển và cho ra cái mới để phù hợp với hình dáng của vỏ bao che. - Kiến trúc hữu cơ đề cao về một triết lý kiến trúc về sự hài hòa của môi trường sống tự nhiên với môi trường sống của mỗi con người. Đưa con người sống trong môi trường của kiến trúc nhưng vẫn có sự hài hòa về cảnh quan tự nhiên bao quanh kiến trúc và từ đó nâng giá trị của kiến trúc hữu cơ lên tầm cao mới. - Chủ nghĩa công năng đề cao về công năng với những hình khối đơn giản, các bộ phận, thành phần kiến trúc được tiêu chuẩn hóa, điển hình hóa nhằm áp dụng vào sản xuất công nghiệp hóa. - Ngoài ra còn có kiến trúc thô mộc khi mà đề cao vào những cấu trúc đơn giản, những vẻ đẹp mộc mạc của chất liệu tạo nên một công trình mang trong mình vẻ đẹp của sự mộc mạc, hài hòa nhưng lại không khô khan hay bị thô về thẩm mỹ. - Kiến trúc phong cách quốc tế thì lại đề cao về tính xã hội, yếu tố môi trường trong kiến trúc cũng như sử dụng các khoa học kỹ thuật để hợp lý hóa, modul hóa các bộ phận của kiến trúc và đặc trưng bởi tính hình học đơn giản và một sự thiếu hụt tính trang trí, bởi những toà nhà chọc trời nguyên khối với hệ vách, mái bằng và kính có mặt ở khắp nơi, phong cách này đã được sử dụng ở Hoa Kỳ và các nước như Canada, Mexico,… - Kiến trúc biểu hiện thì chú ý hơn cả về mặt tạo hình sau đó mới đến công năng và kỹ thuật của công trình từ đó tạo thành sức biểu hiện nghệ thuật của công trình, truyền cảm xúc trên yêu cầu sử dụng. Tạo ra những công trình đậm chất biểu hiện và với hình khối đặc sắc với những ngôn ngữ khác nhau như Nhà hát Opera Sydney, nhà Quốc Hội Brasilia, ngôi nhà trăm mái ở Đà Lạt,... Và các trào lưu kiến trúc này vẫn giữ được những giá trị sâu sắc cho giới kiến trúc lúc bấy giờ cho đến hiện nay như trong Kiến trúc duy lý, kiến trúc biểu hiện,… và cũng có một số trào lưu kiến trúc tuy bước vào giai đoạn suy thoái nhưng các giá trị ấy vẫn được lưu giữ và kế thừa ngay trong các trào lưu kiến trúc mới sau này. Các trào lưu để lại những giá trị về mặt kết cấu, quy tắc như: + Kiến trúc Duy lý để lại giải pháp kết cấu mới vẫn được sử dụng cho đến hiện nay. - Góc tường với việc sử dụng thép hình của tòa nhà Hải quân (Naval Building) ở IIT được ca ngợi coi đó như hình thức kinh điển của chủ nghĩa hiện đại hay đó là "cây cột Ionic của kiến trúc thế kỉ 20. - Bọc vật liệu chống cháy ra ngoài kết cấu chịu lực bằng kim loại đối với công trình có hơn 1 tầng buộc Mies phải giấu dầm thép chữ I vào trong tường gạch. Chọn giải pháp áp các dầm thép chữ I vào hai bên cạnh tường. - Các dầm này không có giá trị về mặt chịu lực mà chỉ dùng để trưng bày kết cấu chịu lực chính. Ở phía đáy dưới là một bản thép phẳng, ở trên đầu là một viên gạch mỏng.

- Tất cả các chi tiết bằng kim loại được sơn đen tạo thành một đối tượng thống nhất với tỉ lệ hoàn hảo chuyển tiếp từ một cạnh tường này sang tường bên kia.  Giải pháp này được xem như một biểu tượng của kiến trúc mới và bức ảnh về góc tường này xuất hiện trong tất cả các cuốn sách về lịch sử kiến trúc hiện đại. + Kiến trúc Biểu hiện thì các giá trị vẫn được các kiến trúc sư sử dụng nhưng đến giai đoạn chiến tranh thế giới thứ 2 thì bị đặt ngoài vòng pháp luật nhưng không vì thế mà suy thoái mà còn tiếp tục diễn ra và trở lại với những phương cách thể hiện hoàn toàn mới. + Kiến trúc Hữu cơ để lại những giá trị mới cho các công trình hiện nay nhất là khi nền công nghệ dần phát triển đồng nghĩa cho ra nhiều công trình độc đáo hơn đem lại sức sống hơn cho chính công trình. + Kiến trúc Thô mộc cũng trở lại mạnh mẽ cùng với các giá trị quy tắc của bản thân trào lưu, điều này đã được các kiến trúc sư tiếp tục đưa vào trong việc thiết kế các công trình kiến trúc sau này. Nhưng cũng vấp phải những sự phê phán từ các nhà phê bình về kiến trúc nhưng cũng có những người thể hiện sự ủng hộ và đồng tình đối với kiến trúc thô mộc. + Ngoài các các giá trị của những trào lưu khác tuy có sự thoái trào nhưng vẫn xuất hiện trong kiến trúc hiện nay.

Cũng giai đoạn này còn có sự xuất hiện của những xu hướng kiến trúc hiện đại mang đặc thù khu vực như ở Châu Á và Mỹ Latinh. Trong xu hướng ấy các kiến trúc sư bản địa đã hòa trộn một cách khéo léo kiến thức thu nhận từ phương Tây với những nghiên cứu về kiến trúc truyền thống, về điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hóa xã hội tại chính đất nước bản địa để cho ra các tác phẩm vừa đậm chất dân tộc vừa mang hơi thở hiện đại. - Tại Châu Á:

Tổ hợp Habitat tại Montreal, Canada được hoàn thành năm 1967 được thiết kế theo trào lưu kiến trúc thô mộc. Công trình có dạng hình kim tự tháp xuất xứ từ những ý tưởng “điên rồ” của nhóm Archigram. Tòa nhà dễ nhận biết nhất này bao gồm 354 khối lập phương bằng bê tông giống nhau được sắp xếp theo lối pha trộn hình học độc đáo. Kunsthaus Graz ở Graz, Áo được hoàn thành vào năm 2003 là một ví dụ tốt nhất về kiến trúc hữu cơ. Là Công trình là sự kết nối giữa quá khứ và tương lai, giữa truyền thống và đổi mới. Mặc dù có hình thức khác biệt trong khung cảnh theo phong cách Baroque với mái ngói đỏ cổ kính, lâu đời xung quanh, công trình vẫn được đón nhận và tìm được chỗ đứng cho mình trong thành phố.

This article is from: