20 minute read

g. Các trào lưu kiến trúc khác

tính, nếu cần thiết, kiến trúc sư hoàn toàn có thể xây dựng các mô hình tham số một cách chủ động từ ý tưởng của mình mà không cần đến sự "gợi ý" của máy tính. Chính những đặc trưng này đã hình thành nên một trào lưu một xu hướng kiến trúc mới nhất là trong giai đoạn phát triển như bây giờ. Không những phát triển trong lĩnh vực kiến trúc mà xu hướng kiến trúc tham số còn được khai thác ở các lĩnh vực về nội thật, thiết kế công nghiệp và cho ra những sản phẩm độc đáo nhưng vẫn đảm bảo về công năng.

Harbin Opera House được thiết kế bởi MAD công trình mang xu hướng của kiến trúc Parametricism với những đường cong uốn lượn mềm mại kết hợp hài hòa với vật liệu đã tạo nên một công trình độc đáo như vậy

Advertisement

g. Các trào lưu kiến trúc khác

Khi mà các trào lưu phát triển thì có những trào lưu kiến trúc vẫn tiếp tục trên hành trình của chính bản thân nhưng cũng có những trào lưu kiến trúc tồn tại trong một khoản thời gian ngắn nhưng giá trị của nó vẫn có giá trị nhất định vào một giai đoạn hay cho đến tận bây giờ. Ngoài những trào lưu có tên trong bài học cũng như các trào lưu kiến trúc mới nhưng gây được tiếng vang lớn thì còn có những trào lưu kiến trúc khác và vẫn được sự đánh giá cao từ các kiến trúc sư như chủ nghĩa tối giản, chủ nghĩa chuyển hóa luận, chủ nghĩa kiến tạo,…. Các giá trị, quy tắc của những trào lưu vẫn có sự tiếp thu từ các trào lưu lớn.

Trong đó chủ nghĩa tối giản trong kiến trúc được hiểu là đi đến tận cùng của sự đơn giản, đơn giản hết mức có thể, sự tối giản ấy đặc biệt được sử dụng nhiều trong kiến trúc Nhật Bản từ kiến trúc hiện đại cho đến các kiến trúc mang âm hưởng truyền thống. Tính tối giản thể hiện nhất quán từ hình thức kiến trúc cho tới nội thất công trình, kết hợp nhuần nhuyễn giữa một khuynh hướng hiện đại với những giá trị văn hoá – tinh thần truyền thống của Nhật Bản. Nhiều kiến trúc sư Nhật Bản thành công và ghi đậm dấu ấn với phong cách tối giản, chủ nghĩa tối giản trong kiến trúc, mà tiêu biểu là kiến trúc sư Tadao Ando. Những công trình của Tadao Ando thực sự là những tác phẩm nghệ thuật của không gian và ánh sáng, của sự giao hoà của kiến trúc và thiên nhiên, mang một cá tính đặc sắc và đầy sáng tạo. Trong kiến trúc tối giản thì bản thân tiếp thu được các giá trị các đặc trưng riêng chỉ có trong chủ nghĩa tối giản như kiến trúc tối giản tự hoàn thiện bằng những gì ít nhất có thể – đó chính là nhiều. Ít nhất, cũng là hướng tới sự hoàn mỹ và thành công. Từ xuất phát

đó, thì “hạn chế” là một trong những nguyên tắc – biểu hiện cụ thể của kiến trúc tối giản. Cũng như các trào lưu khác thì sự đỉnh cao của chủ nghĩa tối giản chính là nằm ở các đặc trưng như:

- Chủ nghĩa tối giản hướng tới giá trị của không gian – bản chất của kiến trúc là không gian, hướng tới giá trị đó và tạo lập nên một không gian chặt chẽ, khúc chiết, cô đọng, thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng. Sự đơn giản của hình thức tổng thể, chi tiết kiến trúc, sự tiết chế trong sử dụng vật liệu, màu sắc… nhằm đem lại tính tập trung vào không gian và đưa không gian thành một nội dung chủ đạo của công trình.

Không gian của kiến trúc tối giản còn có tính cân bằng, tĩnh tại, thuần khiết, được tạo nên bởi những mảng tường, mảng trần phẳng, đồng nhất, những đường thẳng, những hình khối đơn giản và những khoảng trống lớn. Việc loại bỏ, hạn chế các chi tiết, màu sắc, những thứ không cần thiết nhằm hướng sự tập trung cho không gian kiến trúc. Chính không gian tạo nên xúc cảm chứ không phải bởi những chi tiết trang trí, đồ đạc hay điều gì khác. - Hướng tới bản chất và bản ngã: về mặt hình thức thuần tuý, có thể nhận thấy kiến trúc tối giản mang lại sự khô cứng, nhàm chán và đơn điệu, thậm chí lạnh lùng và thiếu thân thiện. Nhưng bản chất của kiến trúc không nằm ở cái vỏ bề ngoài. Và để cảm nhận được điều đó, ngoài đôi mắt để nhìn, phải cần có một tư duy rộng mở, khám phá. Một kiến trúc sẽ tối giản khi chủ nhân hiểu rõ được bản ngã của mình, và kiến trúc sư chuyển hoá bằng ngôn ngữ kiến trúc. Và cũng chỉ khi hiểu rõ chính mình thì chủ nhân mới thực sự làm chủ và gắn bó được với ngôi nhà. - Kiến trúc tối giản có sự tương đồng với văn hoá truyền thống và Thiền tông Nhật

Bản (Zen). Zen nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự trầm tư mặc tưởng hơn là việc đọc kinh kệ và các nghi thức tôn giáo cũng như lý luận về giáo pháp. Zen truyền tải những tư tưởng tự do và bản chất cuộc sống. Kiến trúc tối giản hướng tới bản chất của kiến trúc là không gian, đề cao bản chất của không gian và vật liệu. Chính vì lẽ đó, kiến trúc tối giản hoà nhập với văn hoá truyền thống Nhật Bản, tạo nên những không gian mang tính Thiền và những giá trị văn hoá mới thông qua kiến trúc. - Nghệ thuật ánh sáng: ánh sáng là một yếu tố cấu thành nghệ thuật kiến trúc. Với kiến trúc tối giản, ánh sáng rất quan trọng và càng có ý nghĩa hơn, nhất là ánh sáng tự nhiên. Màu sắc ở phong cách tối giản hạn chế nên ánh sáng là một thành phần chủ đạo để trang trí và tạo nên giá trị thẩm mỹ thông qua hiệu ứng thị giác. Ánh sáng tự nhiên luôn biến đổi và làm thay đổi những cảm nhận, cảm xúc của người đứng trong không gian đó. Ánh sáng được chủ định trong thiết kế để nhấn mạnh những thành phần, những khu vực chính; làm nổi bật hình khối kiến trúc, nội thất; dùng để dẫn tuyến hoặc tạo nên những khối sáng, bóng đổ theo ý đồ… Ánh sáng cùng hiệu ứng bóng đổ được khai thác thông qua những ô cửa, những vách kính, mái, những khoảng trống, những cấu kiện của hệ kết cấu, qua hệ thống rèm hay cả những tán cây. Ánh sáng nhân tạo cũng được nghiên cứu rất kỹ, tính toán cẩn thận trong ý đồ diễn tả cấu trúc không gian và những thành phần nội thất.

Chủ nghĩa tối giản đưa lên tầm cao của sự đơn giản, đơn giản nhưng lại không nhàm chán mà để lại những xúc cảm cho chính người sử dụng, đem lại cảm giác về sự thiền định trong chính không gian tạo cảm giác thư thái. Chính điều này đã làm nên những đặc trưng rất riêng của chủ nghĩa tối giản, xem tưởng chừng đơn giản nhưng lại không đơn giản chút nào khi mà đòi hỏi cao sự phối hợp một cách nhịp nhàng giữa các yếu tố lại với từ tổng thể cho đến những chi tiết dù rất nhỏ, từ những khâu chọn màu sắc, vật liệu cho đến nội thật đều có sự lựa chọn tỉ mỉ cho đến việc đưa nghệ thuật của ánh sáng tự nhiên vào trong không gian nhằm tạo sự nhẹ nhàng, sự thư thái cho con người.

Bảo tàng nghệ thuật hiện đại Fort Worth của KTS Tadao Ando Chủ nghĩa Chuyển hóa luận là một trào lưu kiến trúc mới và nổi lên tại Nhật Bản như một phong trào kiến trúc tiên phong và một bước đi mới trong quy hoạch đô thị, được hướng tới để đưa quy hoạch đô thị Nhật bản lên tầm cao quốc tế. Metabolism là một nỗ lực để thể nghiệm lại một lần nữa mối quan hệ giữa con người và môi trường xây dựng bao quanh. Nằm trong nhiều nguyên lý của chủ nghĩa này có ý tưởng hướng tới nhấn mạnh việc phát triển giải phẫu trong kiến trúc, rằng các thành phố và cấu trúc của nó như những sinh vật sống phát triển song song. Chủ nghĩa chuyển hóa luận hiện hữu nổi bật giữa các phong trào kiến trúc lỗi thời ở thời điểm nó ra đời, nó đã tách ra khỏi “kiến trúc công năng” và hướng sâu vào sự kết nối tập thể của con người và tính linh hoạt của nó. Các công trình được xây dựng theo mô đun, thường chứa đựng các đơn vị nhỏ, cho phép mở rộng và tái sắp xếp không gian để đáp ứng nhu cầu của người ở. Và hội chợ Expo 1970 chính là sự kiện đánh dấu cho sự lan rộng của xu hướng Chuyển Hóa Luận và đã có những ảnh hưởng tới các kiến trúc sư của thế kỉ 20 ở cả phương Đông và phương Tây, bao gồm sử gia Reyner Banham và nhóm tiên phong Archigram ở Anh. Ngày nay, sau gần nửa thế kỷ, các kiến trúc sư vẫn rút ra được nhiều bài học từ chủ nghĩa chuyển hóa luận. Trong nhiều các công trình ta vẫn thường thấy, hệ tường và sàn nhà hòa vào với nhau và tổ hợp thành một hệ các không gian nhỏ ăn khớp vào nhau, cộng sinh và tương hỗ. Những dạng không gian này dường như ngày càng thích ứng với bối cảnh hiện nay khi mà con người đang tiến tới một

nền văn hóa dựa trên sự phát triển của các mối quan hệ. Kiến trúc hoạt động như một mạng xã hội, phát triển và biến đổi khi chúng ta không ngừng tìm kiếm và định hình thế giới xung quanh mỗi con người, mỗi bản thân người thiết kế. Xu hướng kiến trúc chuyển hóa luận ra đời nhằm: - Đáp ứng hoặc phát triển không ngừng các yêu cầu của xã hội - Chống sự lão hóa của công trình. Do đó, hình thức này cần phải chống lại sự tĩnh tại, cố định và có khả năng thích ứng với môi trường và thay đổi. Do chú ý đến tính linh hoạt của kiến trúc nên công trình “xây xong” vẫn còn như dang dở, còn phải tiếp tục. Kiến trúc chuyển hóa luận ra đời nhằm thay cho những tư duy về hình khối và chức năng, kiến trúc sư có thể tập trung vào vấn đề không gian và có thể thay đổi chức năng. Với quan niệm không gian kiến trúc cần thay đổi và phát triển không ngừng, các thế hệ kiến trúc sư tiên phong với chủ nghĩa chuyển hóa luận cho rằng kiến trúc có thể đáp ứng các yêu cầu khác nhau trong mỗi thời điểm một cách hoàn chỉnh. Dựa trên cơ sở tính “động” và tính “luôn thay đổi để thích ứng” trong truyền thống văn hóa Nhật Bản, Kisho Kurokawa đề nghị: “Chúng ta cần phải phá vỡ kiến trúc thành những mảnh vụn, có thể thay đổi và không thể thay đổi được…”, và “nếu chúng ta thay thế cho những bộ phận chịu sự thay đổi, toàn thể công trình sẽ đứng vững lâu hơn và năng lượng sẽ được bảo toàn trong một cuộc vận hành kéo dài”. Họ quan niệm trong vật thể kiến trúc tồn tại hai bộ phận, một bộ phận của cái khả biến và bộ phận kia thuộc về cái bất biến. - Bộ phận Bất biến (không thể thay đổi) chính là các giá trị “tinh thần” của công trình như biểu tượng, tôn giáo, sở thích, thẩm mỹ… là những yếu tố mà chúng ta chỉ có thể nhận biết được bằng vốn sống và nhận thức văn hóa của mình. - Bộ phận Khả biến (có thể thay đổi) là các yếu tố như công năng, công nghệ, vật liệu xây dựng… là những cái mà chúng ta có thể nhận biết dễ dàng bằng trực giác, có thể cân đong, đo đếm được.  Vì vậy, hai yếu tố khả biến và bất biến chính là những yếu tố đã tạo cho kiến trúc Chuyển hóa luận một sức sống mãnh liệt để vừa hấp thu được các giá trị quốc tế và hiện đại, lại vừa lưu giữ được đặc trưng của văn hóa truyền thống Chủ nghĩa chuyển hóa luận đã hình thành và phát triển ngay tại Nhật, nơi khai sinh ra về trào lưu kiến trúc mới, quá trình từ lúc ra đời đến khi phát triển thịnh hành đã trải qua những giai đoạn phát triển gắn liền với các KTS Tange Kenzo, KTS Kurokawa, KTS Kikutake,… Và trong cuộc vận động chuyển hoá luận thì các công trình thường được đặt lên phía trên các cây cột, giải tỏa không gian phía dưới cho giao thông và các hoạt động công cộng khác. Không rõ đặc điểm này được hình thành tử luận điểm Piloti của kiến trúc hiện đại, hay hình dáng vươn lên của một cái cây như chủ đề mà chuyển hóa luận muốn nhấn mạnh, đây có lẽ là điểm đặc biệt đối với chủ nghĩa chuyển hóa luận lúc bấy giờ. Và sau sự kiện ở hội chợ Expo 1970 thì kiến trúc chuyển hóa luận đã dần dần được lan tỏa rộng rãi ra thế giới và sau nhiều năm thì các giá trị về chuyển luận hóa có thể được gặp ở các

công trình như dự án nhà ở The Interlace tại Singapore, Nakagin Capsule 1972 của Kurokawa,….

Dự án nhà ở The Interlace tại Singapore của OMA lấy cảm hứng từ các giá trị của chủ nghĩa chuyển hóa luận Nakagin Capsule 1972 của Kurokawa, có lẽ là công trình được biết đến nhiều nhất và thể hiện rõ nhất những tinh thần của cuộc vận động chuyển hóa luận

Từ những năm trào lưu kiến trúc hiện đại hình thành và phát triển cho đến khi rơi vào khủng hoảng nhưng những giá trị của nền kiến trúc hiện đại không mất đi mà vẫn được lưu giữ một phần nền tảng các giá trị ấy thông qua công trình kiến trúc trong đời sống hiện nay. Và trong cuộc khủng hoảng đấy cũng chính là thời điểm cho ra đời những trào lưu kiến trúc mới và sự phát triển của những trào lưu vẫn luôn luôn vận động luôn luôn sáng tạo để cho ra trào lưu mới và tốt hơn. Trong quá trình của lịch sử kiến trúc thì nền kiến trúc đã trải qua vô vàn những trào lưu kiến trúc có những trào lưu vẫn giữ được giá trị của nó cho đến hiện tại nhưng cũng có những trào lưu lại đi vào sự thoái trào vì không còn đáp ứng được về yêu cầu ngày càng cao của con người nhất là khi giai đoạn khoa học kỹ thuật dần dần đa dạng. Dù thuộc trào lưu kiến trúc nào nhưng vẫn để lại được các giá trị to lớn cho các thế hệ kiến trúc trẻ sau này. Tự bản thân trải qua việc học tập các trào lưu hiện hành trong sách vở thì còn có sự nghiên cứu tìm tòi với các trào lưu kiến trúc mới, sự nghiên cứu này nhằm đáp ứng cho nhu cầu thay đổi cũng như nền tảng cuộc sống của con người ngày càng mới hơn. Học được những giải pháp kết cấu mang tính sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo tốt trong việc chịu lực của công trình, hiểu được những quy tắc, đặc điểm của mỗi trào lưu kiến trúc cũng như hiểu được những ưu nhược điểm trong mỗi trào lưu để tìm đến một hướng đi mới như những gì mà các thế hệ kiến trúc sư đi trước đã làm. Học được cách các vị tiền bối phối hợp hài hòa giữa kiến trúc với môi trường như nền kiến trúc hữu cơ hay việc đưa những giá trị hay, độc đáo của mỗi địa phương mỗi dân tộc như kiến trúc hậu hiện đại trở về sau. Nắm vững được những yêu cầu đặc biệt đến từ các yếu tố tự nhiên tại các khu vực mà người kiến trúc sư sẽ tiến hành khai triển, thực hiện hóa công trình. Cũng như ưu tiên và áp dụng trào lưu kiến trúc sinh thái, bền vững vào trong việc thiết kế khi nhu cầu về việc ứng phó với các tác hại từ môi trường, nghiên cứu về các giải pháp giảm năng lượng điện và đưa những nguồn năng lượng tự nhiên vào trong công trình như gió, ánh sáng tự nhiên,…. Từ sự phát triển của trào lưu kiến trúc cũng đi kèm với sự phát triển của kỹ thuật

xây dựng hay về các kết cấu mới và chịu lực tốt hơn, chính sự phát triển không ngừng đã kéo thêm sự phát triển cùng tiến của các nhu cầu các yếu tố, các vật liệu,…lên một tầm cao mới. Và hiện nay vẫn có những xu hướng kiến trúc khác như kiến trúc theo dạng module, kiến trúc mang tính cộng đồng, kiến trúc phỏng sinh học….gắn liền với đời sống, với thực trạng của cả xã hội. Hiện nay nhiều công trình kiến trúc gây ấn tượng cho cộng đồng đều đến từ những trào lưu kiến trúc nhưng quan trọng vẫn là giá trị và nền tảng của nó để lại, từ những công trình nhà ở đến những công trình phức tạp, những công trình mang tính biểu tượng cao. Do vậy biết đâu trong một tương lai gần sẽ có sự xuất hiện của những trào lưu kiến trúc mới và lịch sử của nền kiến trúc sẽ được tiếp diễn bởi sự ra đời của các trào lưu mới đó. Hai mươi năm đầu thế kỷ 21 được đánh dấu bởi sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 và sự quan tâm mạnh mẽ tới tình trạng biến đổi khí hậu tòa cầu mang đến cho kiến trúc vận hội mới trong tư duy sáng tạo, những triết lý và tư tưởng mới trong kiến trúc đã hình thành. Các trào lưu kiến trúc đã đạt được nhiều thành tựu từ thế kỷ 20 như: Chủ nghĩa Biểu hiện, Phong cách High-Tech đều có bước phát triển vượt bậc. Đặc biệt là các trào lưu mới hình thành sau này như Giải tỏa cấu trúc, Kiến trúc Sinh thái đã đạt tới đỉnh cao và tạo ra ấn tượng về đặc trưng của nền kiến trúc của thế kỷ mới trong tương lai.

III. Kết luận

Trào lưu kiến trúc đã để lại những ảnh hưởng sâu rộng đến mọi nơi, các giá trị quy tắc vẫn có sự ảnh hưởng đến người thiết kế trong giai đoạn hiện nay như các lõi kỹ thuật tại các cao ốc văn phòng cho đến những tòa nhà cao nhất vẫn chịu ảnh hưởng bới nhá trị này. Hay sự kết hợp giữa kiến trúc với môi trường xung quanh tạo nên một bộ mặt hài hòa của chính công trình với các công trình khác hay sự gắn bó chặt chẽ giữ kiến trúc với tự nhiên như việc tạo nên một khu vườn ngay chính bên trong công trình. Hay những công trình mang tính biểu hiện, trang trí được thể hiện rõ và khiến cho người xem phải ngẩm nghĩ và liên tưởng đến một con vật hay một vật gì đó nhưng lại không thô và nhàm chán như việc đưa một hình ảnh chân thật vào công trình thì người thiết kế nên có sự cách điệu một cách hài hòa nhưng vẫn đem lại hiệu ứng cho người quan sát và vẫn hình dung ra về ý đồ của người thiết kế. Hay công trình mang các tính chất đơn giản hài hòa thô mộc chỉ với những vật liệu với các tính chất có sẵn cũng như những vật liệu kết cấu như bê tông trần, gỗ,… giống với cách mà các kiến trúc sư của chủ nghĩa thô mộc hay sự đơn giản hài hòa của chủ nghĩa tối giản. Hoặc các kiến trúc theo những trào lưu mới với những chất riêng như việc phô hệ kết cấu và coi việc phô kết cấu ra ngoài nhưng một motip trang trí cho chính mặt đứng của công trình hay sự kết hợp giữa việc sử dụng chủ nghĩa giải tỏa kết cấu cho các công trình mà kết cấu thông thường không đáp ứng được hoặc có những hình dạng khác lạ như kiến trúc tham số, kiến trúc phỏng sinh học. Những giá trị từ chủ nghĩa công năng của Le Corbusier như các giải pháp giải phóng không gian hay việc đưa vườn cây xanh lên mái,.. những điều đó hiện nay có thể bắt gặp ở các công trình hiện đại cho dù là công trình

nhà ở cho đến công trình công cộng,… và những giá trị này vẫn còn lưu giữ cho dù chủ nghĩa công năng đã thoái trào khỏi nền kiến trúc. Vâng và các giá trị của những trào lưu kiến trúc lớn chính là những bài học đầu tiên cho bản thân mỗi một kiến trúc sư nhằm tiếp thu, nghiên cứu để cải thiện và áp dụng một cách tốt nhất vào việc thiết kế sau này. Các giá trị ấy vẫn sẽ tiếp diễn theo thời đại và những giá trị này sẽ kết hợp với sự phát triển của thời đại, của nền khoa học kỹ thuật tiên tiến để cho ra những tác phẩm kiến trúc độc đáo cũng như đáp ứng được các giá trị, các yêu cầu của con người trong đời sống.

Tóm lại, các trào lưu kiến trúc hiện đại, hậu hiện đại hay các trào lưu mới ra đời sau này đã góp phần hình thành nên giai đoạn kiến trúc mới nhất là trong thời kỳ hiện đại hóa, công nghiệp hóa cũng như sự phát triển của khoa học tự nhiên và máy tính. Các giá trị không tan biến khỏi nền kiến trúc mà nó vẫn luôn hiện diện trong các công trình kiến trúc hiện nay. Và những giá trị quy tắc ấy vẫn được các thế hệ sau gìn giữ và phát huy cho nền kiến trúc trong hiện tại và tương lai, rồi sẽ có một giai đoạn nền kiến trúc sẽ lại chuyển mình với sự hình thành của những trào lưu mới. Những giá trị, quan điểm, quy tắc sẽ là những điều giúp cho bản thân nắm vững được cũng như là nền tảng cho sự cải tiến, sáng tạo ra các công trình ấn tượng hoặc cho ra một trào lưu kiến trúc mới nhằm đáp ứng tốt hơn với yêu cầu của thời đại. Thế hệ kiến trúc sư sau này cũng như bản thân sinh viên sẽ tiếp nối cũng như sử dụng những giá trị đấy để tạo thành những giá trị riêng cho mình nhưng vẫn giữ đúng với những nguyên tắc ấy. Gìn giữ và phát huy những tiềm năng của các trào lưu kiến trúc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình lịch sử kiến trúc phần 2 – Đại học Xây dựng – 2006 Bài thuyết trình Kiến trúc Hiện đại thế kỷ 20 https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/100-nam-kien-truc-hien-dai-va-nhungdau-an-khong-the-phai-mo.html https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/kien-truc-the-gioi-20-nam-dau-the-ky21.html https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/phong-cach-toi-gian-trong-kien-truc-vathiet-ke-noi-that.html http://designs.vn/tin-tuc/12-phong-cach-cua-chu-nghia-hien-dai-trong-kientruc_217479.html#.YNx3fh9zztR http://designs.vn/tin-tuc/parametricism-xu-huong-thiet-ke-mang-tinh-toan-cau_13850.html#.YN2K5h9zztR

This article is from: