9 minute read

c. Nhận thức về các quan điểm từ các kiến trúc sư lớn

+ Ấn Độ: các yếu tố được chú trọng trong thiết kế là vật liệu, trang trí địa phương cũng như khả năng thích nghi với khí hậu nhiệt đới trong khu vực. Ngoài ra các môn đệ của Le Corbusier đã phát triển một dòng kiến trúc nhiệt đới mới mẻ dựa trên những yếu tố chắt lọc từ kiến trúc Ấn và khoa học phương Tây. Thành công trong việc kết hợp kỹ thuật bê tông và giải pháp tạo hình lập thể hiện đại với kỹ thuật sử dụng vật liệu địa phương, trang trí, hình tượng đặc trưng trong nghệ thuật tạo hình truyền thống. + Nhật Bản: cũng là nước đạt nhiều thành tựu trong việc phối hợp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống với kiến trúc hiện đại khi mà họ giữ lại mô hình kết cấu dạng khung cùng với các chi tiết trang trí của Nhật, tổ hợp mặt bằng theo nguyên tắc modul hóa cũng như có sự hòa hợp giữa kiến trúc với thiên nhiên. - Tại Mỹ Latinh: Khai thác chất mãnh liệt đầy dam mê, duy mỹ của văn hóa Latinh, thường có một hoặc đồng thời ba đặc điểm như hình khối độc đáo phóng khoáng đầy chất biểu hiện, màu sắc rực rỡ chói lọi, trang trí phong phú. Với sự phát triển của các trào lưu, các xu hướng kiến trúc một phần là nhờ vào những bàn tay khéo léo của các thế hệ kiến trúc sư đi trước. Họ là người tiên phong trong việc gìn giữ cũng như phát triển và sáng tạo ra những trào lưu kiến trúc mới. Họ đem lại những giá trị, những quan điểm quy tắc đến với các thế hệ trẻ thông qua những công trình kiến trúc mang đặc điểm riêng biệt nhưng vẫn có cái chung của các trào lưu kiến trúc. Trong đó nổi bật nhất là bốn cây đại thụ của kiến trúc là: Le Corbusier, Alvar Aalto, Ludwig Mies van der Rohe, và Frank Lloyd Wright đã có những đóng góp to lớn trong việc tạo ra những trào lưu kiến trúc cũng như tiếp tục phát triển. Và các thế hệ sau tiếp tục nối bước thế hệ trước và cũng cho ra những xu hướng mới như: Chủ nghĩa công năng (với Loos, Le Corbusier…), phong cách quốc tế 1950 (với Mies, Philip Johnson, Tange, Niemeyer, nhóm CIAM…) , chủ nghĩa thô mộc 1945 (với Le Corbusier, Kahn…), chủ nghĩa tối giản 1990 (với Zumthor, Siza, Herzog & de Meuron, Perrault, Pei…), hiện đại muộn 1960 (với Ando, Grimshaw, Piano…) và đến hiện nay là sự phát triển của Kiến trúc Parametricism (với Zaha Hadid, …). Cho đến thời điểm hiện tại đã có sự đa dạng trong các trào lưu cũng có những trào lưu suy thoái dần nhưng cũng có các trào lưu vẫn còn đúng với các quan điểm quy tắc vốn có. Và chắc chắn là trong một tương lai gần nhất sẽ có những sự thay đổi đặc biệt như những xu hướng mới ra đời,…, để bản thân không trở nên lạc hậu hơn trước sự thay đổi phát triển của các trào lưu thì bản thân kiến trúc sư hay sinh viên trong trường luôn nắm bắt kịp thời những sự đổi mới ấy nhất là sự đa dạng về vật liệu, sự phát triển không ngừng của công nghệ cũng như những kỹ thuật xây dựng,các hệ kết cấu mới. c. Nhận thức về các quan điểm từ các kiến trúc sư lớn Trong số các thế hệ đi trước thì các kiến trúc sư lớn luôn có những quan điểm tiến bộ trong việc thiết kế như luận thuyết “ Năm điểm kiến trúc mới” của Le Corbusier gồm:

- Nhà xây dựng trên cột, giải phóng không gian tầng 1 - Mặt bằng tự do. - Mái bằng có sân vườn. - Cửa sổ băng ngang - Mặt đứng tự do Và trong năm điểm kiến trúc mới ấy thì đến giờ vẫn có giá trị như việc giải phóng không gian tầng 1 hay sân vườn ở mái bằng,… nhất là trong giai đoạn hiện nay thì việc các công trình tận dụng các khoảng không gian trên mái cho việc làm cảnh quan, hay giải phóng một không gian rộng lớn ở tầng 1 để cho không gian cộng đồng hoặc không gian sinh hoạt,… như thể loại nhà ở, công cộng, chung cư,….. Le Corbusier còn là một kiến trúc sư lớn, nhà tư tưởng lớn của kiến trúc hiện đại, tính tiên phong trong các tác phầm nhưng dù vậy ông vẫn có một số nhược điểm như việc nhấn mạnh đến thuộc tính công năng và kiên trì đến mức các nguyên tắc ấy đã khiến cho kiến trúc của ông dần bị khô cứng, thiếu tính địa phương. Nhưng dù vậy thì các giá trị của ông vẫn còn tiếp tục và thay đổi dựa trên những quan điểm đó.

Advertisement

Công trình nhà ở ở Việt Nam của KTS Võ Trọng Nghĩa với vườn trên mái Thứ hai là các quan điểm đến từ KTS Ludwig Mies van der Rohe, quan điểm của ông mang đậm chất duy lý toán học và tư tưởng này xuyên suốt theo các tác phẩm của ông, coi trọng yếu tố công năng và hướng tới hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng cũng như xây dựng. Và các vấn đề modul hóa, tiêu chuẩn hóa, công nghiệp hóa xây dựng cũng được ông đẩy lên đến mức cao độ, đồng thời còn coi trọng tỷ lệ, tính thống nhất của chi tiết và vật liệu công nghiệp mới. Nhiều công trình của ông có các không gian được giải phóng đến mức tối đa với hệ lưới kết cấu ô vuông đều đặn, nhịp lớn, trừ các khu kỹ thuật để có thể sử dụng cho mọi chức năng theo yêu cầu của hiện tại và tương lai. Ông còn là bậc thầy về nghệ thuật cấu trúc thép, được hoàn thiện và nâng tầm lên mức cao hơn với việc đưa ra “Mối nối duy lý” một chi tiết cấu tạo thể hiện nguyên tắc thiết kế của ông. Các tác phẩm và tư duy thiết kế của KTS Ludwig Mies van der Rohe tiêu biểu cho kiến trúc thương nghiệp trong thời đại công nghiệp và đối với ông thì thẩm mỹ của kiến trúc chính là vẻ đẹp của tỷ lệ, của vật liệu và của bản thân kết cấu. Ông còn là người tạo nên những hình ảnh và nguyên

tắc cơ bản cho thiết kế, xây dựng cao tầng khi đưa bộ phận phục vụ, giao thông tập trung thành một lõi kỹ thuật trung tâm, mặt bằng vạn năng, mặt đứng phủ kính lớn. Các tiêu chuẩn hóa, mặt bằng tự do chỉ có những modul tổng thể căn hộ cố định, còn các phòng thì chia bằng vách nhẹ hoặc hệ tủ tường, mặt đứng chia thành những phân đoạn gồm cửa kính bang ngang hết bước kết hợp với ban công nhỏ và những điều này vẫn còn giá trị to lớn trong việc thiết kế chung cư. Thứ ba là từ KTS Frank Lloyd Wright, ông cho rằng kiến trúc là phải học tập thiên nhiên, sự gắn bó và hướng về tự nhiên, nguyên thủy, trữ tình, tính địa phương và sự đa dạng hóa không ngừng. Kiến trúc hiện đại không chỉ cần thoát khỏi những trang trí cổ điển không cần thiết mà còn phải hài hòa với thiên nhiên, với thế giới nội tâm, tình cảm của con người. Các công trình của ông bên cạnh nét hài hòa với thiên nhiên còn luôn có hình thức bay bổng, táo bạo, cách tổ chức không gian hấp dẫn, độc đáo vượt quá sự tưởng tượng của người đương thời. Các tác phẩm của ông còn phù hợp với phong cách địa phương, văn hóa bản địa của mỗi quốc gia cũng như thích ứng với các điều kiện của quốc gia đó. Ngoài cách tạo hình độc đáo thì Frank Lloyd Wright còn thực nghiệm những giải pháp tổ chức không gian mới, giải pháp kỹ thuật hết sức tiên tiến so với thời đại như sử dụng kết cấu chịu lực bằng hệ cột kiểu hoa muống mảnh mai và mái kính,… Với các lý luận, phong cách cá tính độc đáo cũng như các quan điểm của ông đã và sẽ còn lan tỏa đến nhiều thế hệ kiến trúc sư sau này. Thứ tư là các quan điểm của KTS Alvar Aalto, với Alvar Aalto thì thiên nhiên và tính bản địa mới là yếu tố thu hút sự quan tâm của ông. Quan điểm này được thể hiện rõ qua việc sử dụng vật liệu địa phương, khai tác đặc thù của địa điểm, sự chú ý nghiên cứu sâu sắc điều kiện tự nhiên, khí hậu. Hầu hết các tác phẩm của ông đều có hình thức mềm mại, tinh tế, gần gũi, cách tổ chức mặt bằng và bố cục hình khối không quá vuông mà khá tự do điểm xuyến như hình tròn, nét xiên, đường lượn ngẫu hứng. Bằng việc vận dụng linh hoạt nguyên lý kiến trúc hiện đại, kết hợp với những quan điểm của riêng mình về tính địa phương, vai trò của vị trí địa điểm, khi hậu mà ông đã tạo ra một phong cách riêng của minh trong trào lưu kiến trúc hiện đại. Phong cách kiến trúc hữu cơ của ông đã chứng tỏ sức sống lâu bền và giá trị cho đến ngày nay. Cuối cùng là quan điểm của KTS Richards Neutra, các quan điểm của Neutra là những nghiên cứu về mối liên hệ giữa kiến trúc với tâm sinh lý của con người, là điểm chủ yếu làm cho phong cách của ông khác với các kiến trúc sư hiện đại. Ông còn nhấn mạnh sự liên kết giữa thể chất và tinh thần, giữa nhận thức tâm lý và cảm giác sinh lý. Và điều này đã được ông cụ thể hóa qua các công trình như giải pháp liên kết không gian trong nhà và ngoài nhà bằng hiên lớn có vách kính đẩy. Hạt nhân của căn nhà chính là điểm mà không gian thiên nhiên và không gian nội thất gặp nhau. Một điểm quan trọng nữa là lý thuyết cấu trúc về tương quan sáng – tối, đặc – rỗng, hình – nền. Đồng thời ông còn thử nghiệm một

This article is from: