-
+ Ấn Độ: các yếu tố được chú trọng trong thiết kế là vật liệu, trang trí địa phương cũng như khả năng thích nghi với khí hậu nhiệt đới trong khu vực. Ngoài ra các môn đệ của Le Corbusier đã phát triển một dòng kiến trúc nhiệt đới mới mẻ dựa trên những yếu tố chắt lọc từ kiến trúc Ấn và khoa học phương Tây. Thành công trong việc kết hợp kỹ thuật bê tông và giải pháp tạo hình lập thể hiện đại với kỹ thuật sử dụng vật liệu địa phương, trang trí, hình tượng đặc trưng trong nghệ thuật tạo hình truyền thống. + Nhật Bản: cũng là nước đạt nhiều thành tựu trong việc phối hợp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống với kiến trúc hiện đại khi mà họ giữ lại mô hình kết cấu dạng khung cùng với các chi tiết trang trí của Nhật, tổ hợp mặt bằng theo nguyên tắc modul hóa cũng như có sự hòa hợp giữa kiến trúc với thiên nhiên. Tại Mỹ Latinh: Khai thác chất mãnh liệt đầy dam mê, duy mỹ của văn hóa Latinh, thường có một hoặc đồng thời ba đặc điểm như hình khối độc đáo phóng khoáng đầy chất biểu hiện, màu sắc rực rỡ chói lọi, trang trí phong phú.
Với sự phát triển của các trào lưu, các xu hướng kiến trúc một phần là nhờ vào những bàn tay khéo léo của các thế hệ kiến trúc sư đi trước. Họ là người tiên phong trong việc gìn giữ cũng như phát triển và sáng tạo ra những trào lưu kiến trúc mới. Họ đem lại những giá trị, những quan điểm quy tắc đến với các thế hệ trẻ thông qua những công trình kiến trúc mang đặc điểm riêng biệt nhưng vẫn có cái chung của các trào lưu kiến trúc. Trong đó nổi bật nhất là bốn cây đại thụ của kiến trúc là: Le Corbusier, Alvar Aalto, Ludwig Mies van der Rohe, và Frank Lloyd Wright đã có những đóng góp to lớn trong việc tạo ra những trào lưu kiến trúc cũng như tiếp tục phát triển. Và các thế hệ sau tiếp tục nối bước thế hệ trước và cũng cho ra những xu hướng mới như: Chủ nghĩa công năng (với Loos, Le Corbusier…), phong cách quốc tế 1950 (với Mies, Philip Johnson, Tange, Niemeyer, nhóm CIAM…) , chủ nghĩa thô mộc 1945 (với Le Corbusier, Kahn…), chủ nghĩa tối giản 1990 (với Zumthor, Siza, Herzog & de Meuron, Perrault, Pei…), hiện đại muộn 1960 (với Ando, Grimshaw, Piano…) và đến hiện nay là sự phát triển của Kiến trúc Parametricism (với Zaha Hadid, …). Cho đến thời điểm hiện tại đã có sự đa dạng trong các trào lưu cũng có những trào lưu suy thoái dần nhưng cũng có các trào lưu vẫn còn đúng với các quan điểm quy tắc vốn có. Và chắc chắn là trong một tương lai gần nhất sẽ có những sự thay đổi đặc biệt như những xu hướng mới ra đời,…, để bản thân không trở nên lạc hậu hơn trước sự thay đổi phát triển của các trào lưu thì bản thân kiến trúc sư hay sinh viên trong trường luôn nắm bắt kịp thời những sự đổi mới ấy nhất là sự đa dạng về vật liệu, sự phát triển không ngừng của công nghệ cũng như những kỹ thuật xây dựng,các hệ kết cấu mới.
c. Nhận thức về các quan điểm từ các kiến trúc sư lớn Trong số các thế hệ đi trước thì các kiến trúc sư lớn luôn có những quan điểm tiến bộ trong việc thiết kế như luận thuyết “ Năm điểm kiến trúc mới” của Le Corbusier gồm:
9