2 minute read

e. Sự hồi sinh của kiến trúc biểu hiện

S. Boonyatikam, A. Siza, E. Gerber và các công ty thiết kế CPG Consultants, PTW, Aedas Architects, BIG, NR Architect… Ngoài các tác phẩm nổi tiếng từ những năm cuối thế kỷ 20, Ken Yeang vẫn tiếp tục thiết kế các công trình theo xu hướng Sinh thái trong những năm đầu thế kỷ 21 như Thư viện Quốc gia Singapore, DiGi Technical Office ở Malaysia, Solaris Tower ở Singapore, Spire Edge Tower ở Ấn Độ, Bệnh viện Nhi Great Ormond Street ở Luân Đôn. Các KTS Norman Foster với Ga Canany Whart Crossrail ở Luân Đôn và cùng Jean Nouvel thiết kế One Central Park ở Sydney; Jean Nouvel với Tower 25 ở Cypriot; Renzo Piano với Viện Hàn lâm Khoa học California, Bảo tàng Zentrum Paul Klee ở Bern. Còn rất nhiều công trình theo trào lưu Sinh thái trên toàn thế giới như Trường Nghệ thuật, Thiết kế và Truyền thông – Đại học Nanyang ở Singapore, Diamon Building ở Malaysia, Thư viện Ngữ văn – Đại học Tự do Berlin, Ecorium thuộc Viện Sinh thái Quốc gia Hàn Quốc, Al Bahar Towers ở Abu Dhabi, 8 House ở Copenhagen, Ngân hàng Đầu tư Châu Âu ở Luxembourg, Nhà hát Quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh, German Pavillon ở Milan, Cybertecture Egg ở Mumbai. Trong giai đoạn môi trường tự nhiên đang có những chuyển biến xấu đi thì Kiến trúc Sinh thái chính là một hướng chuyển mình của giới kiến trúc sư trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường tự nhiên. Và đây cũng chính là xu hướng nổi trội trong giai đoạn hiện nay, chính bản thân khi còn trong ghế nhà trường cần có những định hướng trong việc thiết kế bền vững nhằm giữ vững môi trường sinh thái được sạch và tốt hơn cũng như giảm bớt việc thải ra các năng lượng không cần thiết.

Ecorium thuộc Viện Sinh thái Quốc gia Hàn Quốc là một dự án của chính phủ nhằm bảo tồn môi trường thiên nhiên và tạo ra một khu vực tập trung các tài nguyên sinh thái quý giá cho nghiên cứu, giáo dục và trưng bày triển lãm. Gồm nhiều nhà kính và các khu vực môi trường được kiểm soát và theo dõi nhằm tái tạo hệ sinh thái toàn cầu với năm khu vực khí hậu trải dài từ khu vực xích đạo đến hai cực trái đất. e. Sự hồi sinh của kiến trúc biểu hiện

Advertisement

Sự hồi sinh của chủ nghĩa Biểu hiện, chủ nghĩa biểu hiện có đặc tính gây xúc cảm cho con người bằng các yếu tố tạo hình, hình thức công trình luôn mang tính liên tưởng, tính ẩn dụ với phương châm “chức năng chính của kiến trúc là cảm xúc”. Do vậy, các công trình sáng tác theo chủ nghĩa Biểu hiện thường có cấu trúc không gian phóng khoáng, mang tính biểu tượng mà ít lệ thuộc vào công năng. Tới thế kỷ 21, khi công nghệ và vật liệu mới trong ngành xây dựng có bước phát triển nhảy vọt thì Kiến trúc Biểu hiện đã trở lại mạnh mẽ với những phương cách thể hiện hoàn toàn mới. Nói đến Kiến trúc Biểu hiện đương đại 17

This article is from: